– Dùng súng đánh cướp dã man hai tàu VN ngoài Hoàng Sa (ĐV). – Cái tựa đã được đổi thành: Đang xác minh hai tàu cá VN bị cướp ngoài Hoàng Sa. Nhưng nội dung bài và cái tựa ban đầu đã được lưu lại trên trang Sài Gòn News. “Họ
nhảy lên tàu đập phá tài sản, đánh đập ngư dân bằng rùi cui, trong ca
bin tôi vội gỡ máy định vị giấu đi, thế nhưng khi chặt phá toàn bộ dây
hơi, dây neo, họ lục soát lấy đi toàn bộ máy định vị, máy dò, và hệ
thống I com cùng trên 3 tấn cá, rồi vội vã bỏ đi, ước thiệt hại trên 200
triệu đồng“. Báo cáo chủ tịch nước, xin chủ tịch cho mở đường dây
nóng ngay! Alô anh Tập một tiếng, lấy tình “bạn vàng, bạn tốt” ra mà cứu
ngư dân. Các ngư dân đi trên tàu cá QNg 96787 TS còn chưa hết bàng hoàng sự việc vừa xảy ra. =>
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Triển lãm bản đồ và tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa tại Hà Nội (VOV). – Chúng em bảo vệ biển, đảo quê hương (PLTP). – Biển Đông xuất hiện liên tiếp 3 năm trong đề thi (VNN). – Chủ đề Biển Đông tiếp tục thử thách các thí sinh ở môn Địa lý (GDVN).
- Hòa thượng Thích Quảng Độ lên tiếng phản đối bản Tuyên bố chung VN-TQ (Quê mẹ). “Đứng
trước tình trạng quy hàng và nô lệ Bắc phương của Nhà nước CHXHCNVN và
Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN kêu gọi chư Tăng,
Ni, không phân biệt Giáo hội nào, cùng Phật giáo đồ toàn quốc và hải
ngoại hãy kết liên thành sức mạnh với mọi thành phần dân tộc để đối phó
với nguy cơ mất nước…”
- Chuyện Lê Thị Hợp (Đinh Tấn Lực). Về việc thẩm phán Lê Thị Hợp bị ốm khiến phiên tòa xử Luật sư Lê Quốc Quân bị hoãn.
- TS Trần Nhơn: CÓ CHỦ NGHĨA MÁC – LÊ NIN? (BS). “Đảng
nuốt chửng chính quyền hình nộm,/ Cánh tay đoàn thể cuội nối dài./ Hệ
tuyên huấn một dàn lưỡi gỗ,/ Mị lừa dân, giam giữ tương lai./ Khi siêu
cường Nga Xô tan rã,/ Mặt nạ Lê nin cũng tả tơi./ Kho tư liệu Tháng Mười
giải mã,/ Phơi trần tội ác chống loài người./ Lê nin lập Cheka mật vụ,/
Hủy hoại nền dân chủ sơ khai./ Đóng sập cửa chính trường đa đảng,/ Mở
kỷ nguyên toàn trị độc tài…“
- Thơ “phản động” với một vài nhận xét (DLB). “Đọc
trên các trang mạng lề dân chúng ta gặp khá nhiều, thậm chí rất nhiều
những bài thơ loại này. Nhưng có lẽ những bài thơ phản động như vậy xuất
hiện từ thời Nhân Văn Giai Phẩm. Đầu tiên phải kể là Phan Khôi“. – Phan Khôi: Cấm sách, sách cấm (TCPT). Ôn cố tri tân chuyện kiểm duyệt văn hóa phẩm.
- Sau khi nói cần phải làm (Phạm Duy Nghĩa). “…người dân không được phép buông quyền được biết, được tham gia, được hối thúc quan chức trả lời về những việc mình làm. Vũ khí tự vệ của nhân dân, kể cả chống lại bất an toàn giao thông, hóa ra cũng chính là một nền dân chủ”.
- Nhìn từ chuyện Bộ trưởng muốn cách chức Giám đốc Sở (VnEconomy). “Hệ thống hành chính của Việt Nam hiện được vận hành theo cả chiều ngang và chiều dọc...” Do được vận hành đủ chiều nên mới nghiêng ngả lung tung.
- Cụ bà tự thiêu: Bộ Tư pháp lên tiếng (KP). – Cụ bà tự thiêu ở sân tòa có bức xúc về thi hành án (TT). – Cụ già tự thiêu ở sân tòa án, day dứt về sự tử tế (VOV).
- GS Nguyễn Minh Thuyết: Khắc phục tồn đọng từ quá khứ (DV). – Về chế độ đa sở hữu đối với đất đai. (Kỳ 2) (Tầm nhìn).
- Về việc xin cấp giấy chứng nhân làm người bào chữa cho anh em ông Đoàn Văn Vươn (Nguyễn Tường Thụy).
- “Lãng phí” …từ đâu? (Tầm nhìn).
- ĐƯỜNG QUEO VÌ QUAN TỈNH (Sơn Thi Thư).
- Kiên quyết thu hồi dự án “rùa” (SGGP). – Xây sân bay Long Thành: gần 10.000 hộ dân bị ảnh hưởng (SGTT).
- Sông Yên không yên bình (LĐ). – Hỗn chiến do tranh chấp bãi ngao (NNVN). – “Hỗn chiến” trên sông: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 (DV). – Công an tỉnh Thanh Hóa vào cuộc vũ hỗn chiến đẫm máu trên sông (GDVN). – Lại thêm một vũ hỗn chiến vì tranh chấp đất làm 3 người trọng thương (GDVN).
- Nói không với bằng tại chức có hợp lý (TVN). – Cần thi tuyển “thực sự” để làm quan (Tầm nhìn). – Thảm đỏ đón ai? (ĐĐK). – Nhân tài ư! Xin mời về pha trà (Đào Tuấn). “Nhân tài muốn về Thủ đô ư? Cứ phải chuẩn bị tinh thần bằng việc “pha trà” cái đã…”
- Tao thương mày quá, mày ơi! (KP).
- Báo Dân trí chính thức xác nhận bị tấn công (VOV) (còn cả Vietnamnet nữa cơ, cực kỳ khó vào)
- Tràn dầu, người nuôi cá lồng khốn đốn (NNVN).
- Cán bộ thanh tra giao thông bị tố vào nhà trọ với gái có chồng (NNVN). – Xem xét miễn nhiệm chức danh chủ tịch tỉnh Trà Vinh (PLTP).
- “TRÊN VÙNG ĐẤT CỦA NHỮNG NỤ CƯỜI KHÔNG BAO GIỜ TẮT!” (Dòng đời/ FB Nguyễn Việt Anh).
- Niệu liệu pháp (Quê Choa). “Ông
trợn mắt nói cả thành phố Huế uống hết mình tao đâu, không tin mày hỏi
anh Tường (Hoàng Phủ Ngọc Tường) anh Điềm (Nguyễn Khoa Điềm). Vừa lúc
anh Điềm xách cặp đi vào, mình hỏi ngay, anh gật đầu nghiêm trang, nói
ừ, mình thực hiện lâu rồi. Không dám hỏi gì thêm anh Điềm, mình ra khỏi
phòng, cứ ngơ ra không biết sao mà đến anh Điềm cũng uống nước đái từ
lâu rồi“. Nhớ lại một thời, nước ta dùng nước tiểu và xuyên tâm liên trị bá bịnh!
- Trung Quốc: Giám đốc công an xin lỗi mẹ nạn nhân bị hiếp dâm (TTXVN/TP). – Quân khu Thẩm Dương TQ lên tiếng vụ con trai Phó tư lệnh phạm pháp (GDVN).
KINH TẾ
- Liệu kinh tế Việt Nam sẽ thoát đáy? (RFA). PGS, TS. Ngô Trí Long: “Nền
kinh tế hiện nay mới thoát khỏi trì trệ thôi, dấu hiệu phục hồi vẫn còn
mờ nhạt và chưa có nét. Nó thể hiện, tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ
năm trước vẫn thấp hơn, năm nay là 4.9%, cùng kỳ năm ngoái là 4.93%. Nói
chung tốc độ sản xuất, tốc độ tăng trưởng đạt một mức thấp nhất trong
vòng nhiều năm trở lại đây”.
- VAMC sẽ hoạt động trong tháng 7/2013 (VOV). – Xử lý nợ xấu: Phải mất 4-5 năm (VTV/NLĐ).
- Những quyết sách đột phá, đồng bộ. (Kỳ 2) (Tầm nhìn).
- Tiếp thị vay vốn: tràn ra vỉa hè, xông vào toilet. (Tầm nhìn).
- 5 giải pháp tức thời ổn định tỷ giá USD/VND? (VnEco). – Tình trạng 2 tỷ giá lại xuất hiện trong ngân hàng (VOV).
- Sáng 9-7, đấu thầu thêm 1,5 tấn vàng (HNM). – Vàng lại đồng loạt tăng giá (VOV). – Đến lượt vàng nội giảm, ngoại tăng (KP).
- Dầu khí khoanh 9.000 tỉ đồng tiền nợ cho điện lực (TT). – Còn nợ ‘dầu và than’ hơn 9.300 tỷ, ‘điện’ sắp tăng giá? (SM).
- Tìm hướng đi riêng để tăng doanh số (SGTT).
- Quốc gia khởi nghiệp, quyển sách “hớp hồn” CEO Đặng Lê Nguyên Vũ (P4) (GDVN). – Gia hạn cho vay tín dụng xuất khẩu cà phê lên 36 tháng (VOV).
- Cá tầm Việt Nam: Chuyện ông ninh, ông nang (LĐ). – Cá bớp giá thấp, khó bán (NNVN). – Không nên né tránh sự thật (Tầm nhìn).
- Cơ cấu lại sản xuất lúa gạo (SGGP). – Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam (VOV).
- Tiêu thụ bia của Việt Nam: Sánh vai Trung Quốc và Nhật Bản (?!) (ĐĐK).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Trần Đình Sử: Tính nhân văn trong phê bình văn học hôm nay (PBVH).
- Nguyễn Thị Khánh Minh: Vọng Âm Bleuet Xanh (Du Tử Lê).
- Những tư tưởng ảnh hưởng đến văn hóa trang phục cung đình Việt Nam: Kỳ 3: Quan niệm Hoa Di (tiếp theo và hết) (TS). Xem lại: – Kỳ 2: Quan niệm Hoa Di. – Kỳ 1: Tư tưởng đế vương.
- Cháy nhà cổ ở Hội An (DV). – Chi 7,5 tỷ để chống mối cho khu phố cổ Hội An (VOV).
- Khi cầm Chứng chỉ trên tay… (ĐĐK).
- Nghệ thuật ‘bạo lực’ (TP). – Vụ rò rỉ phim “Bụi đời Chợ Lớn” trên mạng: Im lặng đáng ngờ! (NLĐ). – Sẽ tiến hành thu hồi đĩa lậu ‘Bụi đời Chợ Lớn’ (TTVH).
- Chiếc càvạt trên áo các ông bầu (LĐ).
- Stardust – vài bản dịch khác của bạn bè (Anh Vũ).
- Vẻ đẹp của sự…tàn phá (Hiệu Minh).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Cuộc thi đời người, như trò rủi may (TVN).
- Nếu con không vào được đại học? (PNTP).
- Trẻ Hà Nội đổ xô đi học bơi miễn phí (TTVH).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- 100% thuốc ép chín trái cây là hàng lậu (Infonet). – Phát hiện thêm nhiều mẫu rau nhiễm hóa chất độc hại (LĐ). – “Tương ớt miền Trung sử dụng chất gây ung thư rất nhiều” (VietQ/VEF). – Mẹ đẻ, trẻ nhỏ đang ăn rau ngót nhiễm độc (VEF).
- Trai Trung lấy vợ Việt (NNVN).
- Kim Tử Long đánh bạc: Pháp luật không có chuyện góp vui (NĐT). – Vụ đánh bạc liên quan đến NSƯT Kim Tử Long: Bắt tạm giam 7 đối tượng (LĐ).
- Thu nhập khủng ở “thiên đường sung sướng” (Soha). - Kiên quyết dẹp tệ nạn mại dâm (NNVN). – Để mại dâm hoành hành, lãnh đạo nhiều địa phương bị kiểm điểm (PT). – Động mại dâm lớn như thế mà công an không biết (TT).
QUỐC TẾ
- Giao tranh tại Syria tăng cao, phe nổi dậy hy vọng có võ khí (VOA). – Nga chỉ trích phương Tây áp dụng ‘tiêu chuẩn kép’ về Syria (Tin tức). – Quân đội Syria chiếm thành phố trọng điểm Homs (LĐ). – Nhà điều tra về vũ khí hóa học của LHQ tới Syria (VOV).
- Quân đội Ai Cập tố người biểu tình gây đổ máu (VOV). – Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu Liên Hợp Quốc trừng phạt Ai Cập (VOV). – Vì sao ông M.Morsi bị mất chức? (LĐ). – Ai Cập thông báo thời điểm bầu cử (Tin tức). – Người Ai Cập cần một Chính phủ có thể mang lại ‘cơm ăn áo mặc’ (SM). – Ai Cập: Phe Huynh Đệ Hồi Giáo kêu gọi tiếp tục biểu tình (VOA).
- Venezuela nhận đơn xin tị nạn của Snowden (TT). – Số phận Snowden cân bằng nhờ Cuba (NLĐ). – Mỹ phạm luật pháp quốc tế trong vụ Snowden (Tin tức). – Tòa án tiếp tay Chính phủ Mỹ trong vụ nghe lén (VOV).
Dùng súng đánh cướp dã man hai tàu VN ngoài Hoàng Sa
Thứ ba, 09/07/2013, 11:13
Trong lúc tham gia đánh bắt hải sản tại ngư trường
Hoàng Sa, hai tàu cá Việt Nam đã bị truy đuổi, đánh phá và tịch thu
toàn bộ tài sản buộc phải chạy về cập đảo Lý Sơn vào sáng 9/7.
Đó
là tàu QNg 96787 TS của ngư dân Võ Minh Vương, 38 tuổi, ở thôn Tây xã
An Vĩnh – Lý Sơn, vừa là chủ tàu kiêm thuyền trưởng, trên tàu có 15 lao
động và tàu cá QNg 90153 TS, do ngư dân Mai Văn Cường, 40 tuổi, ở thôn
Tây làm thuyền trưởng.
Vừa
cho con tàu cá 450 CV cập đảo Lý Sơn trong tình trạng tan hoang, chủ
tàu kiêm thuyền trưởng Võ Minh Vương, khuôn mặt chưa hết thất thần bàng
hoàng kể lại, 9 giờ sáng ngày 4/7, ông cho tàu nhổ neo rời đảo Lý Sơn ra
khai thác hải sản tại ngư trường Hoàng Sa, đến 7 giờ ngày 6/7, khi tàu
cá của ông đang neo đậu tại tọa độ 16 độ,47’ kinh độ Đông – 112 độ,14’
kinh độ Bắc thì một tàu lạ sơn màu trắng số hiệu 306 bất ngờ xuất hiện
hướng về mình nên thuyền trưởng Vương cho tàu nhổ neo chạy về hướng đất
liền.
Con
tàu lạ kéo ga, tăng tốc đuổi theo, tuy đã cho tàu chạy hết công suất,
nhưng ít phút sau tàu họ với đầy đủ súng ống đã đuổi kịp tàu cá và có
những hành động uy hiếp ngư dân đi trên tàu:
“Bọn
cướp tay lăm lăm súng cập mạn tàu cá, rồi ra hiệu tất cả lao động đi
trên tàu giơ tay sau gáy tập trung nơi mũi tàu cá, vừa nhảy lên tàu
không nói câu nào, họ sử dụng dùi cui liên tiếp đánh đập ngư dân, sau đó
dùng búa rìu chặt phá toàn bộ 6 bành dây hơi, 2 bành dây neo, đập nát
cửa kính ca bin tàu, rồi lục soát lấy đi toàn bộ hệ thống Icom, máy dò,
định vị, 2 thuyền thúng và trên 3 ngàn lít dầu cùng nhiều vật dụng khác
rồi bỏ đi, mặc cho chúng tôi van xin, ước thiệt hại gần 400 triệu đồng” Thuyền trưởng Vương bàng hoàng kể lại.
Các ngư dân đi trên tàu cá QNg 96787 TS còn chưa hết bàng hoàng sự việc vừa xảy ra.
|
Còn
ngư dân Nguyễn Văn Hùng; 42 tuổi, thuyền viên đi trên tàu cá QNg 96787
TS nhớ lại, Khi họ cập mạn tàu tôi đang loay hoay dưới hầm đá, nghe
tiếng động mạnh tôi vội chui lên khỏi hầm, vừa lên boong tôi đã lĩnh
trọn trận mưa dùi cui, họ quá hung hãn, nên chúng tôi chỉ còn biết im
lặng để họ muốn làm gì thì làm.
Ngoài
tàu cá QNg 96787 TS của ngư dân Võ Minh Vương, thì sáng ngày 6/7 tàu cá
QNg 90153 TS, của ngư dân Mai văn Cường, 40 tuổi, ở thôn Tây xã An Vĩnh
làm thuyền trưởng, trên tàu có 14 lao động cũng bị con tàu lạ sơn trắng
truy đuổi, đập phá và tịch thu toàn bộ tài sản.
Theo
thuyền trưởng Mai Văn Cường cho biết, khoảng gần 9 giờ sáng khi các lao
động đang tham gia khai thác hải sản tại tọa độ 16 độ,24’ kinh độ Bắc –
112 độ 06’ kinh độ Đông thì tàu lạ lù lù xuất hiện, thấy tình hình
không ổn nên ông vội cho tàu tăng tốc kéo ga bỏ chạy, tuy nhiên vì trục
trặc hệ thống máy nổ nên chạy được vài hải lý tàu đột ngột tắt máy, nên
tàu lạ đuổi kịp.
“Họ
nhảy lên tàu đập phá tài sản, đánh đập ngư dân bằng rùi cui, trong ca
bin tôi vội gỡ máy định vị giấu đi, thế nhưng khi chặt phá toàn bộ dây
hơi, dây neo, họ lục soát lấy đi toàn bộ máy định vị, máy dò, và hệ
thống Icom cùng trên 3 tấn cá, rồi vội vã bỏ đi, ước thiệt hại trên 200
triệu đồng”. Thuyền trường Mai Văn Cường bức xúc nói.
Trung
tá Nguyễn Văn Thanh, Đồn phó Đồn biên phòng Lý Sơn cho biết, sau khi 2
tàu cá cập đảo, đơn vị đã cử lực lượng xuống xác minh vụ việc, bước đầu
cho thấy việc đập phá và tịch thu toàn bộ tài sản trên 2 tàu cá này là
thật, nhiều ngư dân còn những vết tích bị đánh đập.
“Chúng tôi đang hoàn tất thủ tục để báo cáo lên trên có biện pháp giải quyết” Trung tá Thanh nói.
Theo Baodatviet
Thơ “phản động” với một vài nhận xét
Người Đọc Thơ (Danlambao) - Tôi
vô tình đọc được một đoạn của một bài viết trong một trang báo tại điểm
rửa xe (mà không biết tên tờ báo) phân tách và chửi rủa “bọn làm thơ phản động”,
nhưng lại không đưa ra một bài thơ, hay một câu thơ phản động tiêu biểu
nào. Thành ra tôi không hiểu như thế nào là thơ phản động. Nhưng tôi có
nghe, thậm chí nghe cả ngày trên tivi, radio, loa phường những từ “bọn phản động”, “tư tưởng phản động”, “quan điểm phản động”. Và tôi với tay lấy cuốn Tự điển Tiếng Việt của Nguyễn Kim Thản xuất bản năm 2005, từ phản động được giải nghĩa như sau: “chống lại sự tiến bộ, chống lại cách mạng: bọn phản động, tư tưởng phản động.” Như vậy thơ phản động là thơ chống lại cuộc “Cách mẹ cái mạng” (nói theo AQ của Lỗ Tấn)
Thực tình đưa những khái niệm này khác vào thi ca quả là một điều gượng
ép thậm chí vô bổ và vô lễ đối với thơ. Nhưng trong cuộc sống đầy rẫy
những khái niệm này nọ thì thi ca bị tung lên vật xuống là một điều
không tránh khỏi. Bản chất của thi ca thì nói một cách đơn giản như Lê
văn Siêu thì có lẽ là đúng nhất: “Lời nói muốn lọt vào tai người
nghe, trước hết phải là một lời thơ. Lời thơ muốn được truyền từ người
này qua người nọ trước hết phải hợp với nhịp sống ở nội tâm cũng như ở
ngoại cảnh.”
Nhưng thơ thì xuất hiện từ lúc chưa có chữ viết và nó phải được xuất
phát với một ngữ điệu êm đềm và không có bất cứ một khái niệm nào.
Nhưng cuộc sống hiện đại thì quá om sòm, nào loa tăng âm, còi hụ báo
động, bô xe rút ruột, máy bay siêu thanh, bom rơi, súng nổ… và đầy dẫy
những dóc láo, nịnh bợ… nên cái ngữ điệu êm đềm của cái thuở ban đầu bị
biến chất đến đau lòng. Rồi những khái niệm tùm lum tà la của cuộc sống
mới gán ghép nào là thơ yêu nước, thơ châm biếm, thơ chua, thơ nâng bi,
thơ hiện thực phê phán (?!)… và bây giờ là thơ phản động. Và thơ bỗng
nhiên không còn thơ nữa khi mà cái thuộc tính êm đềm của nó nhạt phai
dần, thậm chí còn bị lên án là lãng mạn, yếu đuối, đồi trụy (!). Nó
không còn là ngôn ngữ của tấm lòng mà nó trở thành một phương tiện để
cho người ta sử dụng rất ư là… tào lao. Nó sản sinh ra loại “thơ nâng bi”. Thứ này là quái thai, là điếm nhục cho thơ.
Thôi thì, sống thời nào theo thời ấy. Bây giờ thì thử nhận xét xem cái gọi là “thơ phản động” nó ra làm sao?
Thực ra thì không có cái gọi là thơ phản động, mà chỉ có những người
phản động làm thơ. Không một người làm thơ nào phân loại thơ mình cả. Họ
làm thơ theo cảm xúc của mình.
Những người phản động làm thơ thì chưa bao giờ nghĩ là mình làm thơ phản
động. Đây là một cái mũ mà cộng sản chụp lên đầu những người làm thơ
chống lại họ. Thôi thì cứ đội cái mũ ấy chớ sao? Dù gì cũng có cái mà
che nắng, che mưa.
Đọc trên các trang mạng lề dân chúng ta gặp khá nhiều, thậm chí rất
nhiều những bài thơ loại này. Nhưng có lẽ những bài thơ phản động như
vậy xuất hiện từ thời Nhân Văn Giai Phẩm. Đầu tiên phải kể là Phan Khôi.
Ông có bốn câu lục bát mà đọc xong là phải ù tai:
Làm sao cũng chẳng làm sao,
Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi.
Làm chi cũng chẳng làm chi,
Dẫu có bề gì cũng chẳng làm sao.
Bốn câu thơ mang đầy ngữ điệu của nghi vấn, nhưng cụ Chương Dân lại
khẳng định một cách chắc chắn bằng cách quăng bỏ 4 cái dấu chấm hỏi vào
sọt rác. Đúng là phản động
Kế đến là Trần Dần. Ai cũng nghĩ là hai câu này là cực kỳ phản động “Ta
bước đi không thấy phố, không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên nền cờ
đỏ”.Theo tôi nghĩ hai câu mà ông trăn trối với người thân treo trong đám
tang ông mới thực sự là phản động dữ dội :
“Tôi khóc những
chân trời
không
có
người bay
Lại khóc những người bay
không có
chân trời”
Và Lê Đạt trong “Nhân câu chuyện mấy người tự tử”:
“...Anh công an nơi ngã tư đường phố
Chỉ đường cho
xe chạy
xe dừng
Rất cần cho luật giao thông
Nhưng đem bục công an đặt giữa trái tim người
Bắt tình cảm ngược xuôi
Theo luật lệ đi đường nhà nước
Có thể gây nhiều đau xót
ngoài đời”
Đúng ra, bài thơ này của Lê Đạt nói theo kiểu Cộng Sản là “hiện thực phê phán”,
nhưng chúng đâu có chịu vậy và nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, trong đó có Lê
Đạt được phát cho cái mũ phản động để mà đội đầu cho đỡ nắng khi đi đập
đá ở núi Cánh Diều
Cũng không thể quên Phùng Quán với cái số phận nghiệt ngã của người làm thơ không có… bút:
Lời Mẹ Dặn
….
Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi
Đứa bé mồ côi thành nhà văn
Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm
Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ.
Người làm xiếc đi dây rất khó
Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn
Đi trọn đời trên con đường chân thật.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêụ
Tôi muốn làm nhà văn chân thật, chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.
(1957)
Và sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm, thơ phản động sống ngoắc ngoải ở trong đầu
của rất nhiều người mà chẳng hề có dịp nên thơ. Thỉnh thoảng ở Miền Nam
trước 1975 chỉ xuất hiện lai rai nhưng không nhiều lắm. Ví đụ như Kim
Nhật sửa hai câu thơ của Tố Hữu (thủ lĩnh trường phái “Thơ Nâng Bi”,
cách gọi của các nhà thơ miền Nam)
“Thương biết mấy khi nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin” (Tố Hữu)
Rồi khi Staline bị hạ bệ, ở miền Nam lại xuất hiện câu thơ nhái rất ư phản động.
“Run bỏ mẹ… khi nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin” (Kim Nhật)
Khi Cộng Sản chiếm miền Nam, tình hình có vẻ lắng xuống, nhưng từ năm
1986, nó bắt đầu xuất hiện một cách gần như công khai. Ta bắt đầu nghe
những cơn gió phản động đang lất phất trong :
Đoạn Cuối Thế Kỷ
Tôi cùng thế kỷ này già nua như nhau. Tôi chết trước.
Thế kỷ chết rồi, đẻ ra thế kỷ non hơn, 21.
Tôi chết rồi, thơ sau đó sẽ xanh hơn
Cố nhiên đó là thơ nhân loại khác.
Nếu có luân hồi, tôi sẽ về, sẽ đọc,
Sẽ nâng niu làn cỏ lạ lên môi hôn.
Nếu không có, đã đi là đi mất
Chỉ tôi mất thôi, nhân loại đang còn
Và chắc chi thế kỷ sau còn yêu thơ nữa?
Cầu cho đừng dại dột như thế kỷ này thơ ít mà nhiều bom
Cầu cho đừng khôn vặt như thế kỷ này
Để nuôi sống xác thân, đem làm thịt linh hồn
Chế Lan Viên 12/87
Hay như bài thơ:
Thời Thượng
Chẳng còn ai yêu vầng trăng và hương lúa ngoài đồng
Yêu bà Tiên hay đám mây trên lầu Hoàng Hạc
Giờ là thế giới của xe cúp, tivi, phim màu ngũ sắc
Của quyền lực, tuổi tên, đốp chát
Vị trí nhà thơ như rác đổ thùng!
Chả ai nhớ bà mẹ cắm chông bạc tóc
Nhớ cô gái chèo đò vượt lửa qua sông.
Chế Lan Viên 1988
Hơi thơ như là một nỗi uất nghẹn trước cái thói “ăn cháo đái bát” bắt
đầu lộ diện sau một thời gian dài được che chắn bằng những luận điệu dối
trá.
Nhưng vẫn là những ngọn heo may, nhanh chóng bị ngăn chận lại cho đến
ngày internet bắt đầu phổ biến. Đại loại như một trong hàng trăm bài thơ
của Thái Bá Tân:
Châm ngôn tập 3, bài 573
Ngẫm mà thấy nghèn nghẹn.
Nhà nước thì hô hào
Ngư dân ra bám biển.
Rồi sau đó thế nào?
Sau đó thì giặc bắn,
Cướp cá, bắt cả người.
Thế mà lạ, nhà nước
Chỉ “phản đối” vài lời.
Một nhà nước bất lực
Không thể làm được gì
Để bảo vệ dân chúng,
Nghĩa là yếu cực kỳ.
Thế thì thà nói thẳng
Bà con cứ ở nhà.
Biển thằng giặc đã chiếm.
Nguy hiểm, đừng đi xa.
Thế đấy, các bác ạ.
Cứ nghĩ mà thấy buồn.
Càng giận ông nhà nước,
Càng thấy thương bà con
Thái Bá Tân 28.03.2013
Còn rất nhiều những nhà thơ tên tuổi làm “thơ phản động”. Nhưng trong
phạm vi bài viết này, tôi muốn nói đến những bài thơ của những người
chưa hoặc không thành danh với thơ. Với những bài thơ “cực kỳ phản động”
trên các trang mạng lề dân với trang chính hay các comment. Những câu
thơ ấy được viết bởi những người làm thơ có nghề và cả những người có
một chút năng khiếu. nhưng gì thì gì, đó lại là những câu thơ chân thật
nhất, trần trụi hay bay bướm trong ngôn ngữ nhằm một mục đích duy nhất
là lên án cái xấu xa, ti tiện và đớn hèn của chính quyền Cộng Sản. Kể cả
những bài thơ, câu thơ đầy chia sẻ và đồng cảm với những con người
trung thực.
Ở đó ta gặp những bài thơ đầy ẩn ức như :
…
Ôi đất nước!
Chả có gì thích thú
Lãnh đạo quốc gia, đần đú tham tàn
Chín mươi triệu dân chán nản hoang mang
Đầy dẫy khu đen lang thang khắp nước!
Tôi đứng đây nhìn chị chạy xuôi, anh chạy ngược
Chỉ mong kiếm miếng ăn thôi, mà bữa được bữa không!
Còn những thằng, những con cán bộ vào cơ quan thì kẻ khoe đít, đứa chỏng mông...
Bởi cơ chế “chuyên” không bằng “hồng” lãnh đạo!
Những ngày lễ lộc, khắp làng khắp phố trưng đầy cờ máu
Băng rôn vẽ vời... hình chồn cáo hôi tanh
Lục lộ giao thông làm ngơ với xe bản đỏ bảng xanh
Còn bảng trắng thì phải đành nộp phạt.
Biểu hiệu rợn người... búa liềm giáo mác...
Từ Bắc chí Nam, một bãi rác tởm người
Tôi đứng đây nhìn những khỉ, những đười ươi
Đang trí trá làm người phải đạo…
Nguyên Thạch (Chán mớ đời)
Hoặc đầy cay độc như:
Trả lại quần tôi Bác Yêu ơi
Đêm qua Bác cắn rách tã tơi
Già còn sung quá ai chịu nổi !
Đêm 7 ngày 3 rụng rã rời...
Em Mười Sáu
Hay nhẹ nhàng một cách chua cay và rất có nghề như:
Chóp bu sang Tàu cảm tác
Tới cửa Thiên An bóng xế tà
Công an bốn phía rợp cờ hoa
Lom khom bước tới run đầu gối
Gượng gạo ôm hôn xót nỗi nhà
Cái ghế lung lay khi mãi quốc
Chức quyền lỏng chỏng lại tan gia
Dừng chân chẳng đặng, trời non nước
Chủ tớ tình hờ khựa với ta
Tú Địa
Hay là một lời kêu gọi khẩn thiết:
Ô hô cuộc thế trái ngang,
Văn minh gục ngã, rợ man cởi đầu!
Xảo điên gian ác đỏ ngầu
Ngọn cờ chết chóc nhuộm màu quê hương.
Bao năm chồng chất máu xương,
Giờ còn gây lắm nhiễu nhương lăng loàn!
Mãi quốc đã quyết mưu toan
Nhục mặt cộng sản An Nam lâu rồi!
Mau vùng dậy đồng bào ơi,
Nếu không sẽ hận muôn đời vong nô!
AR.15
Hoặc thủ thỉ như một lời tâm sự đầy chia sẻ:]
Lời Cám Ơn Gởi Uyên Kha và những người tuổi trẻ
Xin cho chú, người già nua lẫm cẫm
Được cúi đầu nói hai tiếng Cám ơn.
Các cháu đã làm tỉnh giấc một giang sơn
Chạy suốt từ miền Nam ra đất Bắc
Lời hai cháu đã phá tung xiềng xích
Đã còng trói tâm hồn, ràng buộc nghĩ suy
Triệu triệu con người tỉnh dậy bước chân đi
Tìm lẽ sống cho mình, cho dân tộc
Các cháu đã thể hiện lòng yêu đất nước
Ngẩng đầu cao thách thức bạo quyền
Lời nói trong veo và rất nhẹ nhàng
Nhưng quyết liệt như tiền nhân thuở trước
Gần bốn mươi năm tang thương vận nước
Gần bốn mươi năm sống nhục sống hèn
Bao nhiêu con người đói khát đã dần quen
Bao nhiêu con người oằn mình trong áp bức
Các cháu không quen vì tâm hồn bất khuất
Các cháu không quen nhìn tổ quốc lâm nguy
Lời nói nhẹ nhưng rất đỗi quyền uy
Lay động cả những tâm hồn chai cứng
Có triệu triệu tấm lòng chung lời thề “Sát Thát”
Nắm chặc tay gìn giữ một non sông
Nắm chặc tay gìn giữ lấy biển Đông
Đuổi cỗ xâm lăng, dập đầu quân bán nước
Lần đầu tiên chú ngẫng lên nhìn tổ quốc
Sau ba mươi tám năm gục mặt, cúi đầu
Các cháu là niềm tin, cố kết lòng nhau
Nhờ các cháu cả non sông đứng dậy
Vũ Bất Khuất
Nhưng vẫn còn đó một tinh thần lạc quan:
Muôn tâu Ngọc Đế
Ở dưới Trần gian
Cộng sản dã man
Giết hại Dân lành
Một lũ côn đồ
Lấy danh côn an
Ngang tàn hết biết
Từ Nam chí Bắc
Tang tốc lầm than
Kêu Trời không thấu
Côn đồ thảo khấu
Cộng sản lập ra
Chúng hèn với giặc
Mà ác với Dân
Cướp nhà cướp đất
Nợ máu chồng chất
Cúi đầu với giặc
Đạp mặt người Dân
Bản chất cộng nô
Ngu hết sức nói
Dâng đất Tổ Tiên
Rồi tới biển đảo
Nguồn sống ngư Dân
Không còn như trước
Nay phải làm mướn
Cho giặc ngoại xâm
Đích Thị Tàu khựa
Nay Thần tấu rõ
Xin Ngài ban Chỉ
Thiên binh Thiên tướng
Theo Thần đi xuống
Cứu thế độ Dân
Tiêu diệt Cộng phỉ
Cho Dân được nhờ
Sống đời Tự Do
Cơm no áo ấm
Không còn giặc Cộng
Tạo Phước cho đời
Táo Thần thay mặt
Tất cả người Dân
Cảm ơn Ngọc Đế
Bye bye see you later
Gà Tre
Tất nhiên không thiếu những lời tố cáo, vạch mặt chỉ tên bọn hèn mạt bán rẻ non sông:
Vùng Lên
Hồn sông núi đang ngày đêm réo gọi
Bao anh hùng trên mọi lối non sông
Hãy vùng lên! hỡi giống Việt tiên rồng
Dẹp nội loạn - quét tan dòng xâm lược
*
Ngàn thế hệ đã âm thầm tiến bước
Từ Nam quan đến mủi nước Cà mau
Đã hy sinh bao xương trắng máu đào
Hoàng kỳ lộng gió tung cao phất phới
*
Nay Cộng nô vì tham tâm gian dối
Dâng đất liền biển nước của ông cha
Hà khắc muôn dân- lừa đảo gian tà
Khom lưng rước giặc vào nhà Đại Việt
*
Ôi! còn đâu ải Nam Quan oanh liệt
Gươm anh hùng xung trận diệt xâm lăng
Bản Giốc hờn - tuôn giòng thác gầm vang
Như uất hận muốn ngập tràn ải Bắc
*
Giữa biển lớn nhấp nhô tàu lũ giặc
Hoàng - Trường sa - chia cắt mẹ Việt Nam
Khí hờn căm sôi sục biển ngút ngàn
Nổi sóng lớn - muốn quét tan giặc cướp
*
Rừng núi Tây nguyên - hàng hàng lớp lớp
Giặc Tàu ô qua - đội lốt công nhân
Muôn dân đen bỏ xứ - chạy lấy thân
Bán nước cầu vinh - bất cần nhân nghĩa
*
Khắp đất nước - tham quan như bầy đĩa
Hút cạn cùng máu mủ của nhân dân
Tiếng khóc than ai oán khắp xa gần
Mất sản nghiệp - lê tấm thân khốn khổ
*
Hởi khí thiêng và muôn lòng yêu nước
Hãy cùng nhau chung bước chống xâm lăng.
Quét Cộng nô - đuổi giặc cướp hung hăng
Trả về đất mẹ - ngàn năm vẹn toàn !
ThiBang-05-7-2013
Và đôi khi còn cả là một lời xin lỗi những tội lỗi không phải do mình gây ra:
Xin Lỗi Miền Nam
Xin lỗi Miền Nam thật dấu yêu
Nói ra càng xấu hổ thêm nhiều
Bởi ta mê muội nghe lừa phỉnh
Xúc phạm cô em gái mỹ miều.
Thuở ấy nào ta đã biết gì
Đảng truyền lệnh xuống thế là đi
Đảng dạy: "Là con người Cộng sản
Tương tàn cốt nhục bận lòng chi."
Vì thế mà ta đã quá hăng
Bạo hành giết chóc ở Miền Nam
Mãi khi ta tưởng mình chiến thắng
Là lúc ta thấy mình ăn năn.
Ấy là khi ta vào Sài Gòn
Em đẹp như tiên hút cả hồn
Ta nghe em khóc lời ai oán
Vì phải mang tên của cáo chồn.
Rồi ta lang thang qua từng phố
Người dân hiền hậu sống văn minh
Cửa nhà sung túc đời êm ấm
Mà sao nét mặt họ buồn tênh.
Trên suốt chặng đường ta đã qua
Từ nam Bến Hải đến Biên Hòa
Người dân bồng bế thi nhau chạy
Tránh ta như là tránh quỷ ma.
Bây giờ gặp em ta đã hiểu
Thế nào là hai chữ tự do
Ta mới là người cần giải phóng
Ra khỏi xích xiềng của Cộng nô.
Chua xót, hỡi Miền Nam dấu yêu!
Dù ta hối hận biết bao nhiêu
Cũng đều quá muộn vì em đã
Tan nát, còn đâu nét diễm kiều.
Phan Huy.
Có rất, rất nhiều những bài thơ, câu thơ như thế xuất hiện, có thể họ là
những tên tuổi ảo, nhưng chắc chắn là những con người thật với những
cảm xúc cũng rất chân thật. Thơ của họ có thể không đi vào văn học nhưng
chắc chắn sẽ đi vào lịch sử. Một giai đoạn lịch sử mà chính họ không
bao giờ muốn. Và họ đã nói lên tiếng nói của lòng mình. Nếu như đất nước
yên bình, thơ của họ rất có thể sẽ chuyển đổi ngôn ngữ trở thành ca dao
và không cần phải “phản động” làm gì?
Mọi người dù nhớ hay quên những câu thơ ấy, nhưng cái đọng lại khi đọc là mát lòng, bức bối, ngậm ngùi và… Cáu tiết.
Những bài thơ ấy, câu thơ ấy đã, đang và còn xuất hiện nhiều hơn, mạnh mẽ hơn và tất nhiên hiệu quả hơn.
Cấm sách, sách cấm
C.D. [1]
Ở vào
thế kỷ hai mươi, là thế kỷ mà thiên hạ làm phách, hô lớn lên hai chữ tự
do, nói rằng đâu đâu cũng phải tôn trọng sự tự do, đâu đâu cũng phải tôn
trọng quyền ngôn luận, quyền xuất bản nầy, bỗng dưng nghe đến hai chữ
“cấm sách” thì há chẳng phải là một sự lạ hay sao? Song le, là lạ cho ở
xứ nào kia, còn xứ nầy, sự ấy đã ra như cơm bữa rồi, không còn lạ gì
nữa.
Sự cấm
sách đã không phải là lạ, thì dầu viết ra một cuốn sách mà bàn về sự ấy,
chắc cũng không ai cho là lạ, huống chi viết sơ một vài cột báo mà bàn,
thì lại là sự rất thường. Duy có một vài cột báo, viết thế nào mà có
hiệu lực mạnh làm sao, đến nỗi ngày nay báo ra, ngày mai phế lịnh cấm
sách, nếu được vậy thì lại là sự lạ hơn.
Nhưng mà có đâu! Chúng tôi làm gì có phép thông thần ấy? Mà dầu cho ai nữa cũng không có.
Vậy thì chúng tôi viết đây để làm chi? Định nói cái gì?
Không, chúng tôi nói rất tầm thường,
không có gì lạ. Như một đứa con nít khi kẻ lớn bảo ngồi yên trên giường
thì chúng tôi cũng ngồi yên, không dám vùng dậy chạy, song chỉ lấy tay
mó máy cái này cái kia, hay là rúc rích đôi chút mà thôi. Vài năm nay, cả ba kỳ ta nơi nào cũng có cấm sách, mà cấm nhiều nhứt là Trung Kỳ rồi đến Bắc Kỳ, vậy phải lấy tình thiệt mà khai rằng ở Nam Kỳ có rộng rãi hơn, có dễ thở hơn. Ấy nhưng mà phân biệt như vậy có làm gì, hễ đã cấm thì bất luận ít nhiều, đều mang tiếng chung là cấm sách cả.
Mà có mang tiếng cũng không làm sao, có ngại gì cái đó. Không lẽ muốn tránh tiếng rồi để cho những sách bậy bạ được lưu hành tự do mà không cấm.
Ủa mà có sách gì lại là sách bậy bạ? Dâm thơ chăng? Yêu thơ chăng? Không biết. Hễ cho là bậy bạ thì nó là bậy bạ.
Cấm thì cấm. Nhưng mà tốt hơn là nên cho biết tại làm sao mà cấm.
Một cuốn sách, in ra cốt để bán, cũng như con người có chơn để đi xứ nọ xứ kia. Nay ví phỏng an trí một người nào ở một nơi mà không cho đi đâu, thì người ấy tức là người có tội rồi, mà trước khi an trí đó, tòa án phải tuyên minh tội trạng của người ấy. Cấm một cuốn sách mà không cho bán, cũng vậy, cũng nên tuyên minh tội trạng của nó.
Hiện nay có nhiều cuốn sách bị cấm mà không hiểu vì cớ gì. Mà cũng không ai đem sự ấy ra kêu nài. Phải, không kêu nài là phải, vì có buộc tội thế nào đó, thì mới có chỗ đôi co; còn như cứ chiếu theo đạo luật chỉ có một chữ ( chữ Cấm ( mà thi hành, thì còn ai nói năng gì được nữa?
Hay là không cho ai nói năng gì được như vậy là đắc sách? Có lẽ. Nhưng mà thường thường hễ người ta không nói ra cho hả hơi được thì lại cứ bực tức trong lòng.
(Tòa kiểm duyệt bỏ hết một đoạn.)
Mà chưa biết chừng, hoặc giả vì sách vở đặt câu không nên thân mà cấm đi chăng ; nếu vậy thì lại là may phước cho học giới ta biết chừng nào.
Trên đó là cấm sách; dưới đây là sách cấm.
Một cuốn sách, bất kỳ nội dung nó ra
làm sao, cứ để yên không cấm thì người ta coi như thường. Dầu có lắm
người khích thích vì nó chăng nữa, song cũng còn có lắm người coi như
thường. Ðến cấm đi một cái, thì hết thảy ai nấy đều chú ý vào nó. Cấm
đi, là muốn cho người ta đừng đọc, mà không ngờ lại làm cho người ta
càng đọc! Người ta nói rằng một pho tượng gỗ đã sơn thếp rồi mà chưa khai quang điểm nhãn thì nó chưa linh, đến chừng khai quang điểm nhãn rồi thì nó mới linh. Ấy vậy, cấm cuốn sách nào, tức là khai quang điểm nhãn cho cuốn sách ấy.
Cho nên ở ta đây đã có nhiều sách linh lắm, có nhiều cuốn đã hiển thánh rồi. Việt Nam vong quốc sử và Hải ngoại huyết thơ đã hiển thánh hai mươi năm nay; còn mới đây Một bầu tâm sự cũng đòi đạp đồng ngang lên nữa.
Thiên hạ họ mua sách cấm mắc tiền lắm, thường giá mắc gấp đôi lúc chưa cấm, lâu ngày, rồi đến gấp mười gấp trăm. Tức như dân An Nam là dân không ham đọc sách, hay tiếc tiền, mà đến sách cấm thì cũng trằn trọc trằn xa mua cho được. Mua rồi đọc chùng đọc vụng, ai biết đâu mà bắt.
Người Tàu đương đời Mãn Thanh, vào khoảng Khương Hy, Kiền Long, có nhiều bộ sách bị cấm, mà cấm chừng nào thì người ta lại càng đọc và càng lấy làm thích chừng nấy. Có người đời bấy giờ đã nói: “Các cái vui ở thế gian không cái nào bằng trong đêm có tuyết, đóng cửa lại mà đọc sách cấm”. (Nguyên văn bằng chữ Hán: Thiên hạ chi lạc mạc quá ư tuyết dạ bế môn độc cấm thơ).
Ở đất nhà Nam ta, chỉ có mây mù mà không có tuyết, làm cho giảm mất cái thú vui trong khi đọc sách cấm. Song le, đã có cái thú khác thế vào. Có người đã phát minh ra được và nói rằng: “Không có cái thú gì bằng cái thú trong lúc trời mưa, đóng cửa cho chặt lại, rồi……đọc sách cấm!”
Cái thế lực của sách cấm là như vậy, còn cấm sách nữa thôi? …
Ðông Pháp thời báo, Sài Gòn, s.763 (1.9.1928)
[1]C.D. là chữ viết tắt bút hiệu Chuơng Dân của Phan Khôi
Chính trị – Xã hội
Bao giờ cho đến tháng 9 và…? (PT) —-Biển Đông: Philippines căng, Trung Quốc chùn? (VnM) –Philippines gửi thông điệp Biển Đông đến các đại sứ quán, tổ chức QT (GDVN) —Biển Đông sẽ ra sao, nếu TQ rút khỏi UNCLOS? (KT)
Sự xảo quyệt của Trung Quốc ở Biển Đông đang qua mặt dư luận? (GDVN)
Khi Trung Quốc luôn là cạm bẫy -(RFA) -“Ai cũng biết quan hệ hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam là một quan hệ lệ thuộc nhưng sự lệ thuộc đó đã trở thành toàn diện và triệt để sau những gì mà ông Sang vừa ký…”
BIỂN BÁO IN CHỮ TÀU Ở CÔNG TRƯỜNG NGAY GIỮA THỦ ĐÔ HÀ NỘI (Nguyễn hồng Kiên FB) - MỜI CÁC PHÓNG VIÊN CÓ THẺ ĐẾN ĐƯỜNG NGUYỄN TRÃI ! ===>>>
Bảng chữ cái Trung Quốc in trên bàn học sinh?” (VnEx)
Tập lần cho nó quen, chớ mai mốt tiên nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên Liên bang CHXHCN làm sao mà đọc mà nói.
Người Khmer và người Việt ở Campuchia chưa thể hợp nhất? -(RFA) —Người Việt hải ngoại thắp nến cầu nguyện cho LS Lê Quốc Quân -(RFA)
Phiên xử Lê Quốc Quân bị hoãn vì nhiều lý do -(RFA) -“Đặc biệt là cách hành xử của chính quyền này thì mình cũng không bao giờ lường trước được –lúc họ thích thì đưa ra xử, lúc không thích thì họ hoãn chứ chả có trình tự pháp luật gì cả. “
20% người Việt sống trong điều kiện thiếu vệ sinh -(RFA) —Xem xét, miễn nhiệm chức Phó Chủ tịch UBND TP.HCM của ông Lê Minh Trí (PN)
Vì sao Sở Giao thông Hải Phòng bất lực? (TP)Thủy điện nhỏ: Họa không nhỏ (NLĐ) -Song song với sự cố thủy điện Sông Tranh 2, tần suất các sự cố diễn ra đối với những đập thủy điện nhỏ cũng khá dày, một dấu hiệu đáng lo ngại, đặc biệt là sự an nguy của người dân vùng hạ lưu
Học giả Nhật: Cần xem lại quan hệ Nhật-Việt -(Bùi Tín -VOA) -Trong số ra ngày 25/6/2013, tờ Asahi Shinbun, nhật báo lớn nhất của Nhật Bản, có đăng bài viết dưới nhan đề «Thảo luận khó khăn, những vấn đề trong hợp tác với Việt Nam» của Ari Nakano, một học giả khá quen thuộc với bạn đọc Việt Nam.(1)
Tự Lực Văn Đoàn – thêm một lần lỡ hẹn! (Nguyễn xuân Hoàng -VOA)
Tháng 7, nhân kỷ niệm cách mạng tư sản Pháp -Đỗ Thúy Hường -(Boxitvn)
Vietnamese businessman, Mr Nguyen Van Duc, exposed the ugliest sides of the Vietnamese communist regime during his presentation to President Truong Tan Sang -(Boxitvn)
Phụ đề tiếng Anh: Nguyễn Hùng
“Không Dân Đảng tính làm sao?” -Thiện Tùng -(Boxitvn)
Đêm nay hòa bình sao mắt Mẹ [vẫn] chưa vui -Nguyễn Duy Vinh -(cựu học sinh Nguyễn Trãi, Sài Gòn) – (Boxitvn)
Thế giới
Cảnh sát TQ đụng độ với người dân Tây Tạng -(RFA) —-An ninh Trung Quốc bắn vào người dân Tây Tạng-(VOA) —Trung Quốc mua được Su-35, S-400 sẽ đe doạ các khu vực xung quanh (GDVN) —Quân đội Trung Quốc đau đầu vì chính sách một con (Infonet)Miến: 42 binh lính nhỏ tuổi được giải ngũ -(RFA)
Cập nhật tình hình Ai Cập -(RFA) —-Ai Cập: Phe Huynh Đệ Hồi Giáo kêu gọi tiếp tục biểu tình-(VOA) —Lãnh đạo lâm thời Ai Cập kêu gọi kiềm chế (BBC)
Mỹ, Trung họp bàn giảm thiểu tranh cãi về an ninh mạng-(VOA) —Giao tranh tại Syria tăng cao, phe nổi dậy hy vọng có võ khí-(VOA)
Chiếc hồ thời cổ đại có thể có vô số sinh vật -(VOA) —Phát hiện ngôi chùa cổ xưa nhất của Phật giáo tại Nepal-(VOA)
Hungary cải cách ruộng đất để thâu tóm đất đai cho các nhóm lợi ích thân chính phủ (RFI)
Văn hóa – Giáo dục – Khoa học
Sáng nay (9/7), hơn 600.000 thí sinh dự thi đại học đợt hai (GDVN)Elly Trần Nhật Bản khoe ngực bự với bikini hoa (PNTD) -====>>>
Trung Quốc tịch thu chân gà quá hạn nhập lậu từ Việt Nam -(VOA)
Mua túi xách, đồng hồ hàng hiệu giả có thể bị phạt tù 1 năm (GDVN) – Ở Mỹ.
Tàu hỏa tông liên hoàn 3 ô tô, 1 xe máy (NLĐ) – Trảng Bom Đồng Nai.
CÓ CHỦ NGHĨA MÁC – LÊ NIN?
TS Trần Nhơn
Học thuyết Mác dẫu nhiều bất cập,
Nhưng chứa đầy tố chất nhân văn.
Dòng thời đại tuôn trào cập nhật,
Mác lắng nghe, cầu thị chân thành.(1)
Con đường bạo lực thời trai trẻ,
Mác đã ly khai lúc cuối đời.
Ăng ghen để lại nhiều di huấn,
Điều chỉnh tư duy cũ – lỗi thời.(1)
Tư bản học nhiều điều từ Mác,
Luôn dẫn đầu thế giới văn minh.
Chủ, thợ đối đầu thành đối tác,
Phúc lợi tăng, phát triển vững bền.
Quốc tế Hai xây nền công lý,
Là mùa trái ngọt Mác – Ăng ghen.(1)
Quốc tế Ba – con đường đảng trị,
Chính quyền bên họng súng Lê nin.(1,2)
Lê nin mượn Mác làm nền tảng,
Chế thành tà đạo phản nhân văn.
Cuồng say bạo lực, siêu quyền Đảng,
Xây nhà tù lớn nhốt nhân dân. (2)
Đảng nuốt chửng chính quyền hình nộm,
Cánh tay đoàn thể cuội nối dài.
Hệ tuyên huấn một dàn lưỡi gỗ,
Mị lừa dân, giam giữ tương lai.
Khi siêu cường Nga Xô tan rã,
Mặt nạ Lê nin cũng tả tơi.
Kho tư liệu Tháng Mười giải mã,
Phơi trần tội ác chống loài người.
Lê nin lập Cheka mật vụ, (3)
Hủy hoại nền dân chủ sơ khai.
Đóng sập cửa chính trường đa đảng,
Mở kỷ nguyên toàn trị độc tài.(2)
Trí, phú, địa, hào đào tận … rễ, (4)
Là bản sao chính gốc Lê nin.
Nội chiến Đỏ tương tàn huynh đệ,
Từ bàn tay đồ tể Krem lin.
Dẹp quân chủ, xây nền đảng chủ,
Siêu quái thai lịch sử loài người.
Sta lin, Mao Trạch Đông… đao phủ,
Hậu duệ Lê nin tiếng để đời.
Trùm khủng bố cực đoan Hồi giáo
Chẳng so tày tà đạo Lê nin.
Toàn trị độc tài chuyên ngụy tạo
Nhiều phiên tòa chuột diệt công thần…(5)
Mọi chiêu thức phi nhân, gian xảo,
Là ngón nghề tà đạo Tháng Mười.
Ác giả đã đến ngày ác báo,
Bàn tay không che nổi mặt trời.
Mác – Lê (nin) là cụm từ khiên cưỡng, (1,6)
Do Sta lin lắp ghép, tô hồng.
Hãm dân khí, cầm tù tư tưởng,
Dối lừa trí thức, phản công nông.
Mượn chính đạo cắm râu tà thuyết,
Mác, Lê (nin) không thể ghép vào nhau. (1,6)
Hai mươi năm Trường thành Xô viết
Sụp đổ rồi, còn chưa rõ vàng thau?
Thế giới phẳng không cần “Chủ nghĩa”,
Chẳng cần ý thức hệ lai căng.
Xây thiết chế Tam Quyền Phân Lập:
Trừ gian thần dối Đảng lừa dân.
Chống bạo lực tương tàn huynh đệ,
Lo ngại chi diễn biến hòa bình! (7)
Hậu dân sinh, nâng cao dân trí,
Ý Đảng lòng dân sẽ cộng sinh.
Gandhi (8), Phan Chu Trinh (9) vĩ đại
Khơi nguồn sức mạnh vượt thời gian:
Bất bạo động, khoan dung đối thoại,
Sâu dân, mọt nước phải quy hàng.
Tháng 5/2011
TS Trần Nhơn
(1) Xem “Mao Trạch Đông ngàn năm công tội” (phần Lời Kết) của tác giả Tân Tử Lăng.(2) Quốc hội dân bầu đầu tiên, với 24% nghị viên thuộc đảng Bolshevik, họp lần đầu tiên ngày 18/1/1918. Nhưng chỉ 24 giờ đồng hồ sau, Lê nin hạ lệnh giải tán Quốc hội. Trước các họng súng của Hồng Vệ, không ai dám lên tiếng phản đối. Kể từ tháng 6/1918, các thành viên Menshevik và Xã Hội Cách Mạng trong các Ủy ban Xô viết do dân bầu lên đều bị tống ra ngoài. Toàn quốc được điều hành bằng một hệ thống Xô viết hàng dọc. Vào tháng 7/1918, quốc gia Cộng Hòa XHCH Liên bang Xô viết Nga được thành lập dưới một Hiến pháp Xô viết khét mùi căm thù giai cấp.
(3) Cheka (ЧК – чрезвычайная комиссия / chrezvychaynaya komissiya – Ủy ban Đặc nhiệm). Cơ quan này tuân phục Đảng vô điều kiện và sẵn sàng tiêu diệt mọi loại “kẻ thù nhân dân” do Đảng chỉ định. Đây là một quyết định nghiêm trọng (có tinh bước ngoặt) vì nó chính thức và chủ ý đặt chế độ lên trên luật pháp. Chỉ trong vòng 3 năm (1918 – 1921) số người chết dưới tay Cheka bằng tổng số nạn nhân của mật vụ Nga hoàng suốt 100 năm trước đó.
(4) Lê nin đích thân ký nhiều chỉ thị, công điện diệt trừ địa chủ không ghê tay. Một trong những tội ác của Lê nin đối với cuộc cải cách ruộng đất Nga, đã cụ thể để lại tang chứng qua bức điện thư, chính tay Ông thảo gửi cho thuộc cấp thi hành mệnh lệnh của Chủ tịch Hội đồng Ủy viên nhân dân, vào năm 1918:
“Các Đồng chí! Cuộc bạo động của bọn địa chủ ở năm huyện phải bị đàn áp một cách không thương tiếc…Đây là yêu cầu của cuộc Cách mạng, vì khắp nơi đang diễn ra “cuộc chiến đấu cuối cùng”. Với bọn địa chủ, phải cho chúng một bài học.
1- Treo cổ (nhất định phải treo cổ để cho quần chúng thấy). Ít nhất 100 tên địa chủ, phú hộ – sát nhân.
2- Công bố tên tuổi bọn chúng.
3- Tịch thu tất cả lúa mì của bọn chúng.
4- Bắt con tin…như quyết định ngày hôm qua.
Phải làm thế nào để dân chúng cách hàng trăm dặm đều thấy, run sợ, hay biết và gào lên: Bóp cổ! Bóp cổ đến chết bọn địa chủ – sát nhân.
Ký Tên; Lenin.
Tái bút: Hãy tìm những người cứng rắn”.
Đối với tầng lớp trí thức bất đồng chính kiến, Lê nin tống khứ ra sống lưu vong ở nước ngoài (trên hai chuyến tàu thuê của Đức – Chuyên thứ nhất (28/9/1922) có 70 trí thức, chuyến thứ hai (19/11/1922) mang theo 150 trí thức cùng gia đình).
(5) Hành vi của Sta lin trong những năm 1930 minh họa đầy đủ nhất (và ở đỉnh cao nhất) đặc trưng khủng bố nhà nước của chế độ độc đảng toàn trị của Chủ nghìa Lê nin. Tuy Lê nin có khí chất ôn hòa hơn, không thô lỗ, sắt máu và cuồng bạo như Stalin. Nhưng những hành vi khủng bố phi nhân tính của Stalin, Mao Trạch Đông và một số lãnh tụ vô sản khác trên thế giới (ở nhiều mức độ khác nhau), đều là sản phẩm quái thai của tà thuyết Lê nin, không thể nói khác được.
“Đảng trị – trị Đảng, trị dân/Bịt miệng công thần, nối giáo quan tham…” (TN).
(6) Lê nin đã “xét lại” Mác (rất nghiêm trọng) theo hướng cực đoan tả khuynh, phản nhân văn.
“Lê nin mang nặng thù nhà/Sửa học thuyết Mác đẻ ra Tháng Mười” (TN). Không có cái gọi là Chủ nghĩa Mác – Lê nin. Sta lin đã gán ghép như vậy để nối nghiệp tà đạo, tiếp tục lừa dối, đè đầu cưỡi cổ nhân dân. Theo hồi ức của Liuba, cháu gái cố Tổng bí thư Brezhnev, sinh thời Brezhnev từng nói với em trai mình: “Chủ nghĩa cộng sản cái quái gi, đều là những lời nói trống rỗng lừa bịp dân chúng”.
GS. Tương Lai viết về cái gọi là “Chủ nghĩa Mac – Lênin”
(trong bài Góp ý kiến về “Cương lĩnh” với tiêu đề “Bối cảnh thời đại và dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trình Đại hội XI”):
”…a. Từ lâu, những người cộng sản có sự hiểu biết sâu sắc về lý luận trong một số đảng Cộng sản đã từ bỏ khái niệm và cụm từ “Chủ nghĩa Mác-Lênin”. Có Đảng Cộng sản đã chính thức từ bỏ khái niệm và cụm từ đó từ khoảng năm chục năm nay. Họ chỉ thừa nhận rằng có học thuyết của C.Mác và rồi sau đó có sự đóng góp của V.I.Lênin và của một số nhà lý luận cộng sản khác vào học thuyết ấy, chứ không hề có cái gọi là “chủ nghĩa Mác-Lênin”, một sản phẩm xuyên tạc, cả cố ý và vô tình của J.Stalin…
b. Điều cần lưu ý là, sinh thời C.Mác không bao giờ tự nhận có một “chủ nghĩa Mác”, thậm chí C.Mác nói rằng : “Tôi chỉ biết một điều là tôi không phải là người Mác-xít.” (C.Mác & Ph. Angghen Toàn tập. Tập 37. NXBCTQG. HN.1977, tr.603 )
Về sau này, do nhu cầu của cách mạng mà những đồng chí của C.Mác, trước hết là Ph.Angghen, mới nói đến “Chủ nghĩa Mác” với tính cách là một học thuyết nhằm dẫn dắt sự nghiệp cách mạng. C.Mác nói vậy là do nhận thức sâu sắc được sứ mệnh chân chính của một nhà khoa học. Nhưng sau đó, với trách nhiệm lãnh tụ của phong trào công nhân, Ph.Angghen cần đến một học thuyết để làm ngọn cờ tư tưởng lý luận cho phong trào, thì không có ai xứng đáng hơn là C. Mác.
Khái niệm “chủ nghĩa Mác” ra đời là một đòi hỏi của lịch sử phong trào công nhân thế giới, trước hết là Châu Âu. Vả chăng, lúc này C.Mác đã qua đời! Sau này, “chủ nghĩa Lênin “ cũng được tạo dựng theo cách ấy nhưng rồi với thời gian, đã bị diễn dịch theo động cơ và những dụng ý khác của J. Stalin, đã làm biến dạng cái gọi là “chủ nghĩa Lê Nin” đó.
Ở ta, thuật ngữ “Chủ nghĩa Lênin” được xuất hiện năm 1927 trong cuốn “Đường Cách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc : “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” ( Hồ Chí Minh Toàn tập. Tập 2. NXBCTQG. Hà Nội 1995. tr.268).
Lúc ấy chưa xuất hiện thuật ngữ “Chủ nghĩa Mác-Lênin” vì thuật ngữ này chỉ được tạo ra từ đầu những năm 1930 và chính thống hoá trong tác phẩm “Lịch sử tóm tắt của Đảng Cộng sản (BSV)” (tức là Đảng Bolchevik ) do J. Stalin chỉ đạo.
Rõ ràng là, cũng như chính bản thân những tác giả của nó với tư cách là nhà khoa học và nhà cách mạng, sự nghiệp của C.Mác đang còn dang dở. Tư tưởng lý luận của C.Mác cần được bổ sung, sửa chữa và phát triển, điều mà C.Mác thường xuyên thực hiện trong suốt cả cuộc đời của mình. Cần hiểu rằng, C.Mác là người mà “sự sửa chữa đến nhanh hơn sự hình thành, chưa kịp hình thành đã sửa chữa”. Vì thế, với chúng ta ngày nay, điều quan trọng nhất là học thuyết của C.Mác cần phải được phát triển trong bối cảnh mới, phải nghiên cứu, tìm tòi vì nó chưa có, hoặc cái đã có thì không còn thích hợp nữa! Ấy thế mà, dựng lên một “chủ nghĩa”, gán cho cho nó cái tên là “Chủ nghĩa Mác-Lênin” theo ý đồ của J.Stalin, bao hàm trong đó sự xuyên tạc những tư tưởng khoa học và cách mạng của C.Mác để phục vụ cho những toan tính của J.Stalin và của một số người khác, xác định đó là “nền tảng tư tưởng”, là “kim chỉ nam”, để rồi buộc phải “trung thành” với nó là một bi kịch. Tệ hại hơn, ai có ý định đặt lại vấn đề đó thì bị xem như là phản bội, là “chống Đảng”. Đó chính là một ngộ nhận lịch sử hết sức lớn mà hệ luỵ của nó thì không sao lường hết được…
c. Nói cho cùng, ngộ nhận lớn đó cũng là sản phẩm của một giai đoạn lịch sử đầy những biến động trên phạm vi toàn cầu với những khúc tráng ca chen lẫn những bi ca về số phận của những dân tộc, những con người, trong đó có những người cộng sản. Những trang lịch sử đầy kịch tính đó không chỉ dành riêng cho đất nước ta, mà còn là đối với cả hệ thống xã hội chủ nghĩa, từ Liên Xô, sang các nước Đông Âu và rồi Trung Quốc, Mông Cổ, CHND Triều Tiên, Lào và Cu ba. Sẽ còn phải tốn nhiều giấy mực để viết về bi kịch lịch sử này nhằm rút ra những bài học cho những người cộng sản, cho sự nghiệp phát triển của từng quốc gia, dân tộc… Vấn đề đặt ra chính là, vì sao một nghịch lý lớn đến như vậy mà trong suốt một thời gian dài, rất dài,“giới lý luận chính thống” của ta không hề đề cập đến? Những ai liều lĩnh mon men định đề cập đến những vấn đề nói trên, những vấn đề mà giới nghiên cứu học thuật “Mácxít” hoặc “Mác học” thế giới đang thường xuyên tranh luận và trao đổi, đều bị quy kết là “chệch hướng”, là “xét lại”. Sự bưng bít thông tin, tệ “độc quyền tư tưởng, áp đặt tư duy và tuỳ tiện quy kết” của một số ít người được giao trọng trách về công tác lý luận, văn hoá tư tưởng và tổ chức đã khiến cho tầm mắt của giới lý luận bị hạn chế. Họ dễ bị ru ngủ và nuôi dưỡng trong những giáo điều cũ kỹ, lạc hậu, ẩm mốc mà một số trong họ vẫn thành thật đinh ninh rằng mình “trung thành” với sự nghiệp của Đảng.
Tình trạng lạc hậu của lý luận đã ảnh hưởng nặng nề đến tư duy của Đảng khiến cho tầm mắt của không ít những nhà lãnh đạo của Đảng cũng bị hạn chế. Đây chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân đưa đến những sai lầm khiếm khuyết trong đường lối, chính sách của Đảng, kìm hãm sự phát triển của đất nước mà đáng ra Đảng đã có thể đưa dân tộc mình sau khi đánh thắng thực dân, phát xít, đế quốc từng là những thế lực làm mưa làm gió trên thế giới, đã có thể bước mạnh trên con đường xây dựng lại đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, sánh vai cùng thế giới.
Thật ra thì trước nay, những bộ óc lớn của Đảng cũng đã từng tìm cách vượt qua những hạn chế của hệ thống lý luận vốn bị tác động chi phối và ảnh hưởng nặng nề của những tư tưởng sai lầm xuyên tạc lý luận của C.Mác và đóng góp của V. Lênin, để nhào nặn lên cái gọi là “Chủ nghĩa Mác-Lênin”. Hồ Chí Minh là minh chứng nổi bật nhất, tiêu biểu nhất. Từ những năm 20, 30 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra những nhận định thật táo bạo, hoặc như những quyết sách mạnh mẽ có ý nghĩa xoay chuyển cục diện của thời kỳ chính quyền cách mạng còn trong trứng nước, của việc đổi tên Đảng thành Đảng Lao Động Việt Nam với sự khẳng định “Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là đảng của dân tộc Việt Nam” (Hồ Chí Minh Toàn tập. Tập 1. NXBCTQG. Hà Nội. 1995. tr. 464 và 465).
Đáng tiếc là do những áp lực từ nhiều phía, đặc biệt là ảnh hưởng của lý luận giáo điều tả khuynh “Maoít ”, luận điểm đúng đắn của Hồ Chí Minh về “Đảng của dân tộc” đã không được triển khai đúng như nó cần phải có. Cần nhớ rằng, không phải năm 1951 Hồ Chí Minh mới đưa ra luận điểm này, mà cách đó ¼ thế kỷ, năm 1924 Nguyễn Ái Quốc đã từng đòi hỏi phải “xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông” và khẳng định rằng “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn nhất của đất nước…Người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhất của đời sống xã hội của họ”. Vì sao ? Vì Nguyễn Ái Quốc đã sớm nhận ra ở Việt Nam “ cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây” (sdd).
Khi mà học thuyết khoa học và cách mạng của C.Mác bị “nông dân hoá” trong quá trình “đi về phương Đông”, để rồi bị nhào nặn theo lý luận kiểu “maoít”, thì việc tỉnh táo soát xét lại não trạng của những người bị đầu độc đến mức nào bởi nội dung “phản Mác” của nó là hết sức cần thiết và bức xúc !…”
(7) Lo sợ “diễn biến hỏa bình” có nghĩa là thích” diễn biến chiến tranh” tương tàn huynh đệ hay sao? Đổi thay, diễn biến lả quy luật muôn đời. Đứng yên là bảo thủ, trì trệ; là tụt hậu, tự sát. Ai cũng muốn “diễn biến hòa bình” (không ai muốn “diễn biến chiến tranh”) theo hướng tiến bộ, văn minh: Tiếp tục công cuộc đổi mới đồng bộ, mạnh mẽ, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân (với thiết chế Tam Quyền Phân Lập), chôn vùi thể chế lai căng toàn trị lỗi thời theo tà thuyết Lê nin.
(8) Mahatma Gandhi: (1869 – 1948), là anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ. Trong suốt cuộc đời, ông phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo lực và thay vào đó, chỉ áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức tối cao. Nguyên lí bất bạo lực (còn gọi là bất hại) được ông đề xướng với tên Chấp trì chân lí (sa. satyāgraha) đã ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh bất bạo động trong và ngoài nước cho đến ngày nay, bao gồm phong trào Vận động Quyền công dân tại Hoa Kỳ (American Civil Rights Movement) được dẫn đầu bởi Martin Luther King, Jr..
Bằng phương tiện bất hợp tác, Gandhi đã dẫn khởi nền độc lập Ấn Độ, đưa nước mình thoát sự đô hộ của Anh, khích lệ những người dân bị đô hộ khác phấn đấu cho nền độc lập của nước nhà và đả đảo triệt để Đế quốc Anh. Nguyên lí Chấp trì chân lí của Gandhi cũng thường được dịch là “con đường chân thật”, “truy tầm chân lí”, đã cảm kích những người chủ trương hành động giành tự do như Đạt-lại Lạt-ma Đăng-châu Gia-mục-thố (Tenzin Gyatso), Lech Wałęsa, Stephen Biko, Aung San Suu Kyi và Nelson Mandela. Tuy nhiên, không phải tất cả những nhà lĩnh đạo nêu trên đều theo nguyên tắc bất bạo lực và bất kháng cự khắt khe của Gandhi.
Gandhi thường nói là nguyên tắc của ông đơn giản, lấy từ niềm tin truyền thống của Ấn Độ giáo: Chân lí (satya) và bất bạo lực (ahiṃsā). Chính ông nói rằng: “Tôi chẳng có gì mới mẻ để dạy đời. Chân lí và bất bạo lực đều có từ xưa nay”.
(9) Phan Châu Trinh
Phan Châu Trinh (1872 – 1926)
.Khoa Canh Tý (1900), Phan Châu Trinh đỗ cử nhân thứ ba ở trường Thừa Thiên. Năm sau (1901), triều đình mở ân khoa, ông đỗ phó bảng. Đến năm Quý Mão (1903) thì được bổ làm Thừa biện Bộ Lễ.
Là người có học vấn, lại tiếp xúc với nhiều người có tư tưởng canh tân và đọc được các tân thư[3], năm 1905, ông từ quan, rồi cùng với hai bạn học là Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng (cả hai đều mới đỗ tiến sĩ năm 1904) làm một cuộc Nam du, với mục đích xem xét dân tình, sĩ khí và tìm bạn đồng chí hướng.
.Sau cuộc Nam du, Phan Châu Trinh ra Nghệ-Tĩnh, Thanh Hóa, Hà Nội để gặp gỡ và hội ý với các sĩ phu tiến bộ, rồi lên căn cứ Đề Thám quan sát tình hình, nhưng thấy khó có thể tồn tại lâu dài[5].
Năm 1906, ông bí mật sang Quảng Đông (Trung Quốc) gặp Phan Bội Châu, trao đổi ý kiến rồi cùng sang Nhật Bản, tiếp xúc với nhiều nhà chính trị tại đây (trong số đó có Lương Khải Siêu) và xem xét công cuộc duy tân của xứ sở này[6].
Mùa hè năm 1906, Phan Châu Trinh về nước. Việc làm đầu tiên là gửi một bức chữ Hán (quen gọi là Đầu Pháp chính phủ thư) cho Toàn quyền Jean Beau vạch trần chế độ phong kiến thối nát, yêu cầu nhà cầm quyền Pháp phải thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Việt và sửa đổi chính sách cai trị để giúp nhân dân Việt từng bước tiến lên văn minh.
Sau đó, với phương châm “tự lực khai hóa” và tư tưởng dân quyền, Phan Châu Trinh cùng Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đi khắp tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận để vận động cuộc duy tân. Khẩu hiệu của phong trào lúc bấy giờ là: Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh. Phương thức hoạt động của phong trào là bất bạo động, công khai hoạt động nhằm khai hóa dân tộc, cải cách trên mọi lãnh vực, khuyến khích giáo dục bỏ lối học từ chương, phát động phong trào học Quốc ngữ, mở mang công thương nghiệp, chấn hưng công nghệ, bỏ mê tín dị đoan, kêu gọi cắt tóc ngắn, cắt ngắn móng tay,…
Thời gian này, ông viết bài Tỉnh quốc hồn ca, kêu gọi mọi người duy tân theo hướng dân chủ tư sản như vừa lược kể[5].
Tháng 3 năm 1908, phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ nổ ra, và bị nhà cầm quyền Pháp sai quân đi đàn áp dữ dội. Phan Châu Trinh cùng nhiều thành viên trong phong trào Duy Tân bị nhà cầm quyền buộc tội là đã khởi xướng nên đều bị bắt[7]
Phan Châu Trinh bị bắt ở Hà Nội, bị đày đi Côn Lôn ngày 4 tháng 4 năm 1908.
. Tháng 8 năm đó, ông được đưa về đất liền. Tại Sài Gòn, một hội đồng xử lại bản án cho ông được ân xá, nhưng buộc xuống Mỹ Tho chịu quản thúc. Ở đây, ông làm nhiều bài thơ về các nhân vật tên tuổi của Nam Kỳ.
Bởi không hoạt động gì được, ông viết thư cho Toàn quyền Đông Dương đòi được sang Pháp hoặc trở lại Côn Lôn, nhất định không chịu cảnh bị giam lỏng ở Mỹ Tho nữa. Vì vậy, nhân có nghị định ngày 31 tháng 10 năm 1908 của chính phủ Pháp về việc lập một nhóm giảng dạy tiếng Hán tại Pháp, năm 1911, chính quyền Đông Dương cử một đoàn giáo dục Đông Dương sang Pháp, có cả Phan Châu Trinh và con trai là Phan Châu Dật.
Sang Pháp, việc đầu tiên của ông là đưa cho Hội Nhân quyền Pháp bản điều trần về vụ trấn áp những người dân chống sưu thuế tại Trung Kỳ năm 1908 (thường gọi là Trung Kỳ dân biến thủy mạt ký).
Ngày 19 tháng 6 năm 1919, Phan Châu Trinh cùng với Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành soạn bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” gửi cho Hội nghị Versailles, ký tên chung là “Nguyễn Ái Quốc“, và đã gây được tiếng vang.
Ngày 29 tháng 5 năm 1925, Phan Châu Trinh cùng nhà cách mạng trẻ Nguyễn An Ninh xuống tàu rời nước Pháp, đến ngày 26 tháng 6 cùng năm thì về tới Sài Gòn. Sau đó, ông Ninh đưa ông về thẳng khách sạn Chiêu Nam Lầu[10] của cha mình là ông Nguyễn An Khương. Ở đây mấy ngày, thì ông về ở tại nhà riêng của ông Khương ở Mỹ Hòa[11] để tiện việc tiếp đón bạn bè đến thăm và trao đổi công việc, đồng thời cũng để tiện cho ông Nguyễn An Cư (chú của ông Ninh, một lương y nổi tiếng) chăm sóc sức khỏe.
Tuy bị bệnh nhưng Phan Châu Trinh cố gắng diễn thuyết thêm hai đề tài là Ðạo đức và luân lý Đông Tây, Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa. Hai bài này đã có tác động không nhỏ đến thế hệ trẻ tại Sài Gòn, trong đó có Tạ Thu Thâu.
Đang lúc Phan Châu Trinh nằm trên giường bệnh, thì hay tin ông Ninh vừa bị mật thám Pháp đến vây bắt tại nhà vào lúc 11 giờ 30 trưa ngày 24 tháng 3 năm 1926. Ngay đêm hôm đó, lúc 21 giờ 30, ông qua đời tại khách sạn Chiêu Nam Lầu và được đem quàn tại Bá Huê lầu, số 54 đường Pellerin, Sài Gòn[12].
Hơn 6 vạn người dân đã đến Sài Gòn, không phân biệt chính trị, đảng phái, tôn giáo tham dự, đã đưa linh cữu Phan Châu Trinh đến nghĩa trang của hội Gò Công tương tế lúc 6 giờ sáng ngày 4 tháng 4 năm 1926.
“ | “Ngày đi chôn, dân chúng sắp hàng dài đi dọc đường Pellerin, qua Norodom, quẹo Paull Planchy đến Phú Nhuận rồi thẳng lên Tân Sơn Nhất. Hàng chục ngàn người nghiêm trang, tay đeo băng tang xếp hàng đi, có thanh niên của Đảng Jeune Annam giữ gìn trật tự suốt dọc đường. Một đám tang lớn chưa từng có ở Sài Gòn, đám tang thể hiện sự giác ngộ của quần chúng, đám tang là tấm lòng của đồng bào đối với nhà ái quốc suốt đời chỉ nghĩ đến dân”. |
”
|
—Nguyễn Thị Minh, Nguyễn An Ninh – “Tôi chỉ làm cơn gió thổi”
|
Chủ trương cách mạng
Sau khi cáo quan về quê, Phan Châu Trinh dốc lòng vào công việc cứu nước. Mặc dù rất đau xót trước cảnh thực dân Pháp ngược đãi người Việt Nam, quan điểm của Phan Châu Trinh trước mắt chưa nên đặt nhiệm vụ khôi phục chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc (tức đánh đuổi Pháp), mà nhiệm vụ cấp bách là phải:
- Khai dân trí: bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữ cùng kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục xa hoa.
- Chấn dân khí: thức tỉnh tinh thần tự lực, tự cường, mọi người giác ngộ được quyền lợi của mình, giải thoát được nọc độc chuyên chế.
- Hậu dân sinh: phát triển kinh tế, cho dân khai hoang làm vườn, lập hội buôn, sản xuất hàng nội hóa…
Đối với đường lối hoạt động cứu nước của người bạn thân là Phan Bội Châu (ông gặp Phan Bội Châu vào khoảng tháng 7 năm 1904 và sau đó trở thành đôi bạn thân thiết), Phan Châu Trinh rất hoan nghênh việc bạn và tổ chức của bạn (Duy Tân hội) đã vận động được một số học sinh ra nước ngoài học tập và phổ biến những tài liệu tuyên truyền giáo dục quốc dân trong nước. Song, ông phản đối chủ trương bạo động và tư tưởng bảo hoàng của người bạn này[13].
Thương tiếc
Phan Châu Trinh qua đời, có rất nhiều liễn đối và thơ văn điếu ông. Trong số đó có bài điếu văn của Huỳnh Thúc Kháng, người bạn thân thiết của ông, mang ý nghĩa lịch sử rõ nét nhất về quan điểm chính trị của Phan Châu Trinh. Trích một đoạn:
…Một đoạn lịch sử của tiên sinh hơn hai mươi năm trời, nào bị tù đày, ở nước này sang nước khác, trải bao nhiêu phen nguy hiểm, trong giây phút này không thể lược thuật lại cho được; chúng tôi xin tóm tắt lại mà nói sơ: Chủ nghĩa tiên sinh đệ nhất là đánh đổ chuyên chế, làm cho dân quyền tự do, còn cái phương pháp tiến hành thì tiên sinh thường nói rằng:
-Tình hình trong nước ta bây giờ đang vào nguy ngập, nếu muốn cải cách thì cần liên lạc đoàn thể mới được. Tiếc cho người nước mình còn đang mê mộng, đồng chí với tiên sinh chẳng được mấy người . Vì vậy mà tấm lòng bị phân hóa ra uất ức, uất ức hóa nên đại bệnh huống gì những điều mắt thấy tai nghe dể làm cho tiên sinh cảm xúc mà đau được, chết được, thương ôi!
-Thôi, đất vàng một nắm, giấc mộng ngàn thu, sự nghiệp anh hùng, ngày nay hết cuộc. Chúng tôi chỉ mong mai sau này những người kế chí tiên sinh, làm cho vẻ vang dân tộc Việt Nam ta. Thì linh hồn tiên sinh sẽ được yên ổn mà ngậm cười nơi suối vàng.
Một vài nhận xét
Trích một vài ý kiến (để tham khảo):
- Nhà sử học Phạm Văn Sơn:
Dù có những nhận định khác nhau về lập trường chính trị Phan Châu Trinh, nhưng không ai không công nhận ông là một người có tư tưởng dân chủ sớm hơn hết ở Việt Nam[14].
- GS. Huỳnh Lý:
Tuy nhiên, vào thời điểm lịch sử của ông, khi thế lực của chủ nghĩa thực dân trên toàn cầu còn rất mạnh, việc ông yêu cầu hết chính phủ ở Đông Dương đến chính khách tư sản ở Pháp, thực hiện cải cách chính trị trước sau đều vấp phải trở lực…nên cuối cùng dẫn ông đến thất bại.
Về sáng tác thơ văn, Phan Châu Trinh đã góp phần vào việc thức tỉnh nhân tâm, làm dấy lên phong trào yêu nước sôi nổi trong ba thập niên đầu thế kỷ 20[15].
- Nhóm tác giả sách Đại cương cương lịch sử Việt Nam:
Đặc biệt hơn nữa là con đường ông chọn là con đường dấn thân tranh đấu nhưng ôn hòa, bất bạo động. Đây là điểm khác biệt chính giữa ông và Phan Bội Châu. Phan Châu Trinh xem vấn đề dân chủ còn cấp bách hơn độc lập và tin rằng có thể dùng luật pháp, cách cai trị có quy củ theo kiểu Âu Mỹ để quét sạch những hủ bại của phong kiến. Với tinh thần yêu nước nồng nhiệt, suốt đời gắn bó với vận mệnh đất nước, với cuộc sống sôi nổi, gian khổ và thanh bạch, ông xứng đáng để hậu thế ngưỡng mộ[16].
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét