Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Tin ngày 11/7/2013 - Về chuyến đi TQ của Chủ tịch

  • Cuba : Internet đã đến với người dân, nhưng còn quá đắt (RFI) - << Tôi rất thích có được internet ở nhà, nhưng tại Cuba thì không thể được >>. Nancy Garcia, một giáo viên 53 tuổi đã từng sống mười năm tại Panama tiếc rẻ. Bà phải đến các dịch vụ internet công cộng để vào mạng, các cửa hàng này vừa được mở tại quốc gia cộng sản Cuba.
  • Cảnh sát Canada điều tra tai nạn xe lửa ở Lac-Mégantic (RFI) - Cảnh sát Québec, Canada hôm nay 10/07/2013 tiếp tục điều tra về vụ một đoàn tàu chở dầu phát nổ hôm thứ Bảy 7/7 làm khoảng hơn năm chục người chết và mất tích tại ngôi làng nhỏ Lac-Mégantic. Hai trăm điều tra viên đã được huy động. Công ty đường sắt và lực lượng cứu hỏa đều đổ lỗi cho nhau.
  • Mỹ: Cấm du khách rán trứng trên vỉa hè (RFI) - Sự hiếu kỳ đôi khi cũng gây rắc rối, phiền hà. Gần đây, ban quản lý khu vườn quốc gia Thung lũng Tử thần, nằm giữa bang California và Nevada, ở phía tây Hoa Kỳ phải thỉnh cầu du khách << Xin vui lòng đừng rán trứng trên vỉa hè >>.
  • Ai Cập bổ nhiệm Thủ tướng (RFI) - Hôm qua, 09/07/2013, ông Hazem Beblawi, cựu Bộ trưởng Tài chính, đã được bổ nhiệm làm Thủ tướng chính phủ lâm thời của Ai Cập và ông Mohamed El-Baradei, cựu Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế làm Phó Tổng thống kiêm Ngoại trưởng. Tổng thống lâm thời do quân đội chỉ định Adly Mansour, cũng đã công bố một bản Hiến pháp tạm thời, bao gồm một lịch trình dự trù từ đây đến đầu năm 2014 sẽ thông qua Hiến pháp mới và tổ chức bầu cử Quốc hội.
  • Mafia Nhật ra báo (RFI) - Hãy thử tưởng tượng một hôm nào đó, bạn nhìn thấy tuần báo << Mafia weekly >> hoặc << Cosa Notra Giormale >>.
  • Miến Điện:Ngân hàng Trung ương hoạt động độc lập hơn (RFI) - AFP hôm nay 10/07/2013 dẫn lời một viên chức ngân hàng giấu tên cho biết, một đạo luật mới cho phép Ngân hàng Trung ương Miến Điện độc lập hơn sắp được ban hành. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh Miến Điện đang tiến hành một loạt cải cách kinh tế, nhằm thu hút các nhà đầu tư ngoại quốc.
  • Fukushima : Nghi ngờ nước nhiễm phóng xạ tràn ra biển (RFI) - Cơ quan An toàn Nguyên tử Nhật Bản hôm nay 10/07/2013 cho biết đang lo ngại nước ngầm nhiễm độc của nhà máy điện hạt nhân bị tai nạn ở Fukushima có thể chảy ra biển. Trong một hội nghị được công khai trên internet, một thành viên của cơ quan này đã kết luận : << Có nhiều nghi ngại là nước nhiễm phóng xạ cao độ tích tụ trong đất có thể tràn ra biển >>.
  • Mỹ - Trung cố thu hẹp bất đồng về thương mại và an ninh mạng (RFI) - Hôm nay, 10/07/2013, tại Washington, Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ mở cuộc đối thoại thường niên trong hai ngày, với hai chủ đề chính: trao đổi thương mại và an ninh mạng. Washington và Bắc Kinh sẽ cố gắng thu hẹp bất đồng trên những vấn đề này, nhưng không ai chờ đợi sẽ có những bước đột phá trong cuộc đối thoại năm nay.
  • New Zealand cắt viện trợ cho Tonga nếu dùng máy bay Trung Quốc (RFI) - Chính quyền New Zealand vào hôm nay 10/07/2013 xác nhận đã đình chỉ một chương trình viện trợ hàng triệu đô la cho Tonga, một đảo quốc nhỏ tại vùng Nam Thái Bình Dương. Lý do là vì nước này đã quyết định đưa vào sử dụng trên các đường bay nội địa một loại máy bay do Trung Quốc sản xuất, nhưng đã bị tai tiếng là thiếu an toàn trong thời gian gần đây.
  • Người gốc Việt sống biệt lập ở Mỹ? (VOA) - Một nghiên cứu cho hay, người Việt ở Mỹ còn thuộc một trong số các sắc dân châu Á có trình độ học vấn, thu nhập thấp và có tỷ lệ người thất nghiệp cao.
  • Canada điều tra vụ cháy xe lửa chở dầu (VOA) - Các nhà điều tra đang tìm hiểu xem một đám cháy trước đó có liên hệ gì tới vụ trật đường ray của xe lửa chở dầu và những vụ nổ chết người ở Quebec
  • Những câu hỏi bức thiết (VOA) - Bản Tuyên bố chung và 10 văn kiện ký kết giữa Chủ tịch nước Việt Nam và Trung Quốc đang được bàn luận rộng rãi
  • Sân khấu chính trị Úc (VOA) - Tôi theo dõi tình hình chính trị trên thế giới ở một phạm vi khá rộng, nhưng thường tập trung vào bốn điểm chính
  • Bắt khẩn cấp sau hỗn chiến sông Yên (BBC) - Bảy người bị công an Thanh Hóa bắt khẩn cấp sau vụ hỗn chiến với 70 người tham gia vì tranh nhau bãi ngao trên sông Yên, làm ba người chết.
  • Rò rỉ báo cáo về Osama Bin Laden (BBC) - Osama Bin Laden không bị phát hiện suốt gần một thập niên ở Pakistan do sự cẩu thả của chính quyền, theo một báo cáo bị rò rỉ.
  • 'Tôi đi chống tham nhũng' (BBC) - Bà Lê Hiền Đức kể về quá trình bà theo đuổi chống nạn bớt xén tiền ăn của học sinh tại một trường tiểu học.
  • 'Tôi đã phải đưa hối lộ' (BBC) - Điều tra toàn cầu về tham nhũng nói nhiều người Việt Nam 'phải đưa hối lộ' để giải quyết việc công.
  • Thụ tinh nhân tạo giá rẻ (BBC) - Nhóm bác sỹ ở Bỉ tuyên bố sẽ mở ra 'kỷ nguyên mới' cho thụ tinh nhân tạo với chi phí chỉ còn khoảng trên 5 triệu đồng Việt Nam.
  • Công an đề xuất phạt vi phạm hành chính (BBC) - Bộ Công an lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo xử phạt vi phạm hành chính, với đề xuất phạt tới 1 triệu rưởi đồng cho hành vi chửi bới, chì chiết thân nhân.
  • Sai lầm của Edward Snowden (BBC) - Một người Mỹ đủ cân nhắc và kiên nhẫn không chọn cách đấu tranh cho quyền riêng tư và tự do dân sự như cách của Snowden?
  • Cảnh sát Thái chống béo phì (BBC) - Học tiếng Anh qua video: Cảnh sát thừa cân ở Thái Lan phải trải qua khóa huấn luyện đặc biệt để giảm béo.
  • Quảng Ngãi: Lính Trung Quốc phá tàu, đánh ngư dân đến ngất xỉu (BaoMoi) - PNO - Ngày 10/7, UBND huyện Lý Sơn-Quảng Ngãi xác nhận, 2 tàu cá mang số hiệu QNg 96787 TS của ông Võ Minh Vương và QNg 90153 TS của ông Mai Văn Cường (đều ngụ xã An Vĩnh, Lý Sơn) đã bị tàu số hiệu 306 của Trung Quốc phá nát, khi họ đang đánh cá trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
  • Ngư dân lại bị tấn công (BaoMoi) - Trong lúc đánh bắt ở quần đảo Hoàng Sa, 2 tàu cá của ngư dân huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã bị tàu Trung Quốc khống chế, đập phá, chặt cột cờ và lấy đi nhiều tài sản
  • Trung Quốc cần thay đổi giọng điệu và hành động ở biển Đông. (BaoMoi) - Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới nhưng cái đích trở thành một siêu cường vẫn còn ở phía trước. Một siêu cường không chỉ có sức mạnh vượt trội về kinh tế, quân sự mà còn phải có một chính sách ngoại giao "anh cả" với tầm ảnh hưởng thế giới, chứ không phải theo kiểu "cá lớn nuốt cá bé", "mạnh hiếp yếu".
  • Mỹ-Trung Quốc bàn bạc gì về Biển Đông? (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Mỹ và Trung Quốc ngày 10/7 tiến hành đối thoại hàng năm về an ninh-kinh tế ở Washington, trong đó dự kiến sẽ thảo luận về vấn đề Biển Đông.
  • Trung Quốc lấn lướt trên biển Đông, Philippines bi quan (BaoMoi) - (Phunutoday) - Hình ảnh tàu Hải giám TQ ở bãi cạn Scarborough, TQ phản đối Sách Trắng Quốc phòng của Nhật Bản, Mỹ-Nhật do thám cuộc tập trận Nga-Trung, phe nổi dậy Syria bị tố sử dụng chất độc sarin...là tin tức thời sự chính ngày 10/7.
  • 'Trung Quốc dùng vũ lực thay đổi hiện trạng Biển Đông' (BaoMoi) - TPO - Trung Quốc đang cố gắng “sử dụng vũ lực để thay đổi hiện trạng” Biển Đông bằng cách liên tục phô diễn sức mạnh quân sự của mình, theo Sách Trắng quốc phòng Nhật Bản đưa ra vào hôm qua, 9/7.
    Tàu Trung Quốc gần Senkaku/Điếu Ngư.
  • Bãi Cát Vàng, Trường Sa và những bằng chứng thép (BaoMoi) - GiadinhNet - Những tấm bản đồ, những thư tịch cổ chứng minh ranh giới đến từ nhiều bên khác nhau, được đặt cạnh nhau và tương đồng đã là một bằng chứng, một chân lý không thể chối cãi. Chân lý rằng, Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam từ bao đời nay.
  • Đợt 2 tuyển sinh ĐH 2013: Đề thi tiếp tục phân loại cao (BaoMoi) - Hôm qua (9-7) thí sinh (TS) các khối B, C, D và khối năng khiếu đã qua ngày thi đầu tiên đợt 2. Đề thi các môn toán, sinh học, tiếng Anh khối B, D và môn địa lý, lịch sử khối C được bảo mật tuyệt đối và không có sự cố, dù việc thay đổi thứ tự các môn thi có thể dẫn đến sự nhầm lẫn đề thi. Cả nước có 125 TS vi phạm quy chế thi bị xử lý kỷ luật.
  • Những bằng chứng lịch sử về Trường Sa, Hoàng Sa (BaoMoi) - Tiếp nối thành công của Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” diễn ra tại Hà Tĩnh hồi đầu tháng 6 vừa qua, ngày 9/7, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Tổng cục Chính trị tiếp tục đưa triển lãm này ra Hà Nội.
  • Khẳng định chủ quyền không thể lay chuyển (BaoMoi) - ANTĐ - Triển lãm bản đồ và tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam-Những bằng chứng lịch sử”, được giới thiệu tới người dân Thủ đô từ ngày 9-7 đến hết ngày 15-7 tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, số 28A Điện Biên Phủ.
  • Phấn khởi vì “trúng tủ” đề biển đảo (BaoMoi) - (Dân Việt) - Vấn đề thời sự về Biển Đông cùng với ý nghĩa chiến lược của đảo, quần đảo xuất hiện liên tiếp trong đề thi đại học khối C năm nay. Nhờ thế, sĩ tử đã có một buổi sáng khá nhẹ nhàng bởi phần lớn đều ôn “tủ” nội dung này.
  • Tướng TQ "đe" Ấn Độ, "mắng" Philippines (BaoMoi) - Viên tướng nổi tiếng diều hâu của Trung Quốc - La Viện vừa lên tiếng đe dọa Ấn Độ và chửi bới Philippines trong vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với nước này.
  • Hàng loạt bản đồ Việt Nam có Hoàng Sa, Trường Sa sắp được số hóa (BaoMoi) - Với quyết tâm đập tan luận điệu “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, Việt kiều Trần Thắng – người đang sở hữu bộ sưu tập đồ sộ bản đồ Việt Nam có Hoàng Sa, Trường Sa – đang lên kế hoạch số hóa các bằng chứng lịch sử này để bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
  • Chủ quyền biển, đảo: Bằng chứng về Hoàng Sa, Trường Sa của VN. (BaoMoi) - Sáng nay, 09/7/2013, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa khai mạc triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Hàng trăm tài liệu lịch sử và hiện vật quý giá, minh chứng hùng hồn về chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đã được trưng bày tại đây.
  • Trung Quốc có thể rút khỏi UNCLOS (BaoMoi) - SGTT.VN - Trung Quốc đang rất muốn hiện thực hóa tham vọng "đường lưỡi bò" ở biển Đông nhưng lại vấp phải rào cản lớn nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Ông Trương Tấn Sang sắp đi Mỹ

http://infonet.vn/Uploaded/lehien/2013_06_13/ctTTS.jpg

Chúng tôi vừa được tin ông Trương Tấn Sang, trong vai trò chủ tịch nước CHXHCNVN, sẽ đến Hoa Kỳ để hội kiến với Tổng Thống Obama vào ngày 25/7 tới đây.
Tin này góp phần giải thích lý do tại sao ông Sang phải dẫn đầu một phái đoàn đi gấp sang Bắc Kinh vào ngày 19/6 vừa qua. Chuyến đi đó, theo các tuyên bố chính thức là để "khẳng định chính sách nhất quán của Ðảng, Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Ðảng và Nhà nước Trung Quốc."
Cũng trong chuyến đi này, phái đoàn của ông Trương Tấn Sang đã ký 10 thỏa ước và công bố một bản thông báo chung với Trung Quốc. Các văn kiện này đang làm nhiều giới người Việt phẫn nộ vì hoàn toàn mang giọng điệu áp đặt của Bắc Kinh và dâng nhượng các quyền lợi của Việt Nam theo chiều hướng "Những gì của Trung Quốc là của Trung Quốc; Những gì của Việt Nam là khu khai thác chung." Các vụ hải quân Tàu bắn giết ngư dân Việt suốt hơn 5 năm qua cũng không được nhắc tới.
Theo một cựu viên chức ngoại giao tại Hà Nội với nhiều kinh nghiệm về cách hành xử của giới lãnh đạo đảng và nhà nước, thì xác suất rất cao ông Trương Tấn Sang đã phải trình bày đầy đủ các ý định trong chuyến đi Mỹ sắp tới cho Chủ tịch kiêm Tổng bí thư đảng CSTQ Tập Cận Bình./.
(Diễn đàn Chân Trời Mới)

Họ đem đất nước vào hẳn quỹ đạo Trung Quốc

“…đầu thập niên 1980 họ đã tin tưởng một cách sắt đá vào Liên Xô để rồi kinh hoàng khi Liên Xô đột ngột tan vỡ. Lịch sử sắp lặp lại. Nhưng lần này họ không còn quan thầy nào để dựa nữa…”


Chuyến đi Trung Quốc của ông Trương Tấn Sang vừa qua đã phá mọi kỷ lục về số lượng hiệp ước ký kết. Bản tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc sau chuyến viếng thăm này cho biết hai bên đã đồng ý và thỏa thuận trên nhiều điểm rất quan trọng và đã ký kết tám hiệp ước và "nhiều văn kiện hợp tác kinh tế khác".
Câu hỏi đầu tiên là hai bên đã ký kết những gì? Nội dung các thỏa hiệp không hề được công bố, ngay cả quốc hội, theo hiến pháp là cơ quan quyền lực cao nhất và quyết định chính sách đối ngoại, cũng không được thông báo.
Điều chắc chắn là ông Trương Tấn Sang đã chỉ tới Bắc Kinh để chính thức hóa những gì đã được quyết định từ trước và do Trung Quốc áp đặt.
Điều cũng chắc chắn không kém, dù chỉ dựa trên bản tuyên bố chung, là ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã đem đất nước vào hẳn quỹ đạo Trung Quốc. Ai cũng biết quan hệ hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam là một quan hệ lệ thuộc nhưng sự lệ thuộc đó đã trở thành toàn diện và triệt để sau những gì mà ông Sang vừa ký, bởi vì nó còn được "thúc đẩy", "mở rộng", "tăng cường" và "làm sâu sắc thêm". Đặc biệt nghiêm trọng là Việt Nam đã cam kết "điều phối" và "phối hợp" với Trung Quốc, nói cách khác nhận mệnh lệnh của Trung Quốc, trong các quan hệ đối với thế giới kể cả với Liên Hiệp Quốc. Chúng ta mất chủ quyền. Và chúng ta cũng có nguy cơ mất cả lãnh thổ bởi vì chính quyền CSVN đã chấp nhận để bảy tỉnh biên giới Việt Nam "hợp tác" và "cùng phát triển" với các khu tự trị của Trung Quốc ở biên giới mở đường cho những đòi hỏi tự trị mà Trung Quốc sẽ xúi dục và tài trợ, trước khi ly khai.
Chính quyền CSVN cũng đồng thời vừa bóp chết khả năng hợp tác chặt chẽ với các nước dân chủ phát triển. Vào lúc mà Trung Quốc đang được nhìn như một mối nguy có hy vọng gì để Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật và các nước dân chủ chuyển giao cho Việt Nam những vũ khí và kỹ thuật hiện đại khi Việt Nam đã trở thành một chư hầu của Trung Quốc với cam kết "làm sâu sắc thêm hợp tác giữa quân đội hai nước" và hợp tác chặt chẽ trong mọi lĩnh vực, kể cả khoa học và kỹ thuật? Không có gì đáng ngạc nhiên nếu từ nay quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ và Châu Âu cũng sẽ sút giảm. Việt Nam mất chủ quyền và còn sẽ rất khốn đốn thêm về kinh tế.
Những người lãnh đạo cộng sản đã hành động như thế bởi vì dù xung đột với nhau họ đều đồng ý với nhau là phải bám vào Trung Quốc mới giữ được chính quyền. Về điểm này họ rất nhất trí. Nhưng họ lầm to. Trung Quốc không vững vàng như họ tưởng mà chỉ là một phá sản chưa tuyên bố. Nó sẽ không thể duy trì mức tăng trưởng kinh tế giả tạo bằng những chi tiêu công cộng và bằng cách sản xuất rồi tồn kho như hiện nay. Càng che đậy lâu bao nhiêu sự sụp đổ càng đau đớn bấy nhiêu. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chỉ có nhờ hợp tác với thế giới nhưng hiện nay sự hợp tác này đang chuyển sang thế kình địch. Và Trung Quốc không chỉ sắp phá sản về kinh tế mà còn đang bị hủy diệt vì sông cạn, đất khô, nước không uống được, không khí không thở được. Chính sự tồn tại của Trung Quốc đang bị đe dọa.
Đảng CSVN chỉ cần nhìn lại chính kinh nghiệm của họ. Cho tới đầu thập niên 1980 họ đã tin tưởng một cách sắt đá vào Liên Xô để rồi kinh hoàng khi Liên Xô đột ngột tan vỡ. Lịch sử sắp lặp lại. Nhưng lần này họ không còn quan thầy nào để dựa nữa.
Ban Biên Tập Tổ Quốc
(Tổ Quốc)

Nguyễn Trọng Vĩnh - Về chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Trương Tấn Sang

Rõ ràng là bản “Tuyên bố chung” hoàn toàn lợi cho Trung Quốc còn phía ta lại bị ràng buộc bởi nhiều điểm trong các mục. - Nguyễn Trọng Vĩnh
Tôi vừa đi nghỉ mát về, có bạn đến chơi. Sau khi thăm hỏi sức khỏe, bạn hỏi:
- Bác có theo dõi chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Trương Tấn Sang không?
Tôi nói:
- Có.
- Bác có đọc bản tuyên bố chung không? Bác có nhận xét gì?
Sau đây là ý kiến của tôi:
Sau Đại hội XI, hầu hết các vị lãnh đạo quan trọng đều đã lần lượt sang thăm Trung Quốc. Còn Chủ tịch Trương Tấn Sang thì chỉ mới đi thăm Philippines, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Nga, Brunei, chưa thăm Trung Quốc.
Cảm thấy Chủ tịch Trương Tấn Sang có suy nghĩ khác về Trung Quốc, ông Tập Cận Bình quyết định mời Chủ tịch Trương Tấn Sang sang thăm, mong uốn ba tấc lưỡi cùng với sự đón tiếp long trọng, nồng nhiệt thuyết phục tranh thủ Chủ tịch Trương Tấn Sang có lợi cho Trung Quốc.

Chủ tịch Trương Tấn Sang không thể không đáp ứng lời mời.
Tôi có cảm tưởng bản “Tuyên bố chung Việt - Trung” do phía Trung Quốc soạn thảo, chủ yếu lợi cho họ.
Ngay đầu mục 2 người ta nêu ngay bài bản lừa phỉnh cũ: “Phương châm 16 chữ, tinh thần 4 tốt, tình hữu nghị Việt – Trung là tài sản quý báu của hai nước”…
Từ trước đến nay, có bao giờ Trung Quốc thực hiện các “phương châm” và “tinh thần” đó đâu? Ngược lại, hoạt động của họ từ lâu nay chỉ nhằm thực hiện mưu đồ hiểm ác khống chế chúng ta, thực tế họ đã khống chế chúng ta về cả quân sự, chính trị, kinh tế.
Về quân sự:
Không kể việc đánh cướp Hoàng Sa của chúng ta năm 1974 và cuộc xâm lược của 60 vạn quân giết hại đồng bào, tàn phá các tỉnh biên giới của chúng ta vào tháng 2/1979, chỉ kể từ khi Trung Quốc đưa ra “Phương châm 16 chữ, tinh thần 4 tốt”, họ cậy có bộ máy quân sự đồ sộ, tự tung tự tác liên tục hoành hành bá đạo ở biển Đông mà ta không làm gì được.
Tờ “Hoàn cầu thời báo” của Đảng Cộng sản Trung Quốc không biết bao nhiêu lần lăng mạ ta, dọa đánh ta, hung hãn nhất là câu “diệt bọn Việt Nam làm lễ tế cờ cho trận đánh Nam Sa…”, ta cũng phải im.
Về chính trị:
Trung Quốc ngăn ta không được nhắc đến cuộc xâm lược tháng 2/1979 của họ, không được truy nhận liệt sĩ đối với cán bộ, chiến sĩ ta trong trận chiến ấy, cũng như đối với 64 cán bộ, chiến sĩ ta hy sinh trong trận Trung Quốc chiếm bãi đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa của chúng ta, hành động tưởng niệm các liệt sĩ trong hai trận chiến ấy cũng bị cấm.
Trung Quốc tùy tiện can thiệp vào sự sắp xếp nhân sự trong bộ máy Đảng, chính quyền của nước ta, ngăn ta không được quốc tế hóa vấn đề tranh chấp biển Đông, không được đàm phán đa phương, ép ta không được để cho dân biểu tình, không cho phép báo chí phản đối Trung quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam, ngăn ta không được quan hệ mật thiết với Mỹ.
Gần đây, các bài thi viết về học tập đạo đức Hồ Chí Minh mà đụng đến Trung Quốc và biển Đông thì không được xét chấm. Tóm lại trung Quốc muốn gì đều được.
Về kinh tế:
Trung Quốc lũng đoạn thị trường nước ta, hàng hóa Trung Quốc tràn ngập kể cả hàng hóa độc hại chèn ép hàng hóa của ta. Hiểm ác hơn nữa, Trung Quốc còn qua thương lái phá hoại kinh tế nước ta. Hàng trăm tấn dưa hấu, vải thiều thối bỏ ở cửa khẩu Lạng Sơn; đặt mua giá cao “trồng khoai tím”, “chặt dừa non” của đồng bào Nam Bộ rồi bỏ không mua; mua rễ cây hồ tiêu giá cao để “làm thuốc”, làm mất mùa tiêu khiến nông dân điêu đứng.
Cả ba mặt đều bị họ khống chế.
Chả lẽ nước ta chỉ còn cái vỏ độc lập thôi ư?!
Sang mục 3 Điểm III ghi: “…tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ Đảng và Nhà nước…”.
Việt Nam được đào tạo cán bộ cho Trung quốc ư? Hay là chỉ Việt Nam đưa người sang để Trung Quốc đào tạo cho trở thành cán bộ thấm nhuần tư tưởng “thần phục Trung Quốc”?
Điểm IV tiếp đó ghi: “…tăng cường giao lưu cấp cục, vụ giữa hai Bộ Ngoại giao”.
Thông thường bang giao giữa các quốc gia chỉ có thăm gặp gỡ cấp cao, rồi đến cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng, thấp nhất chỉ đến cấp trợ lý Bộ trưởng gặp nhau đối thoại. Nay Trung Quốc muốn giao lưu xuống cấp cục, vụ là có dụng ý gì? Phải chăng cấp cục, vụ Việt Nam sang giao lưu để Trung Quốc có dịp “đãi đằng thịnh soạn, thân tình” nhằm thuyết phục, mua chuộc họ?
Điểm VII có đoạn ghi: “…khuyến khích doanh nghiệp nước mình sang nước kia đầu tư, tạo điều kiện an toàn và thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư”.
Điểm này chủ yếu là tạo thuận lợi và an toàn cho các doanh nghiệp Trung Quốc đã và sẽ đầu tư vào nước ta, doanh nhân Việt Nam mấy ai dám đầu tư vào Trung Quốc? Bởi vì sản phẩm công nghiệp thì Trung Quốc thứ gì cũng có, doanh nhân ta đầu tư sang thì sản xuất gì, kinh doanh gì cạnh tranh được với các doanh nghiệp Trung Quốc?
Điểm XI ghi: “…tăng cường hợp tác giữa các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước, nhất là giữa 7 tỉnh của Việt Nam gồm Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, với 4 tỉnh (khu tự trị) của Trung Quốc gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Hải Nam…”.
Tỉnh Điện Biên nằm sâu trong nội địa Việt Nam có dính gì đến biên giới và tỉnh Hải Nam của Trung Quốc cũng chả phải là tỉnh biên giới với Việt Nam mà Trung Quốc cũng lôi vào, thực tế là chỉ có 3 tỉnh của Trung Quốc mà đòi hợp tác với 7 tỉnh của Việt Nam. Rõ ràng là có ý đồ xấu. Các tỉnh biên giới của ta được lợi gì? Có chăng là được mua thuốc men gần và hàng hóa rẻ tiền từ Trung Quốc tràn vào hoặc được sang Phòng Thành, đi tham quan Côn Minh, Quế Lâm dễ dàng. Còn về phía Trung Quốc? Đã là “hợp tác” thì tạo điều kiện cho đối tượng ra vào dễ dàng, nhân viên, thương lái Trung Quốc được đi khắp nơi trong tỉnh của ta, nắm được tình hình các mặt, biết rõ địa hình địa vật, đường đi lối lại, tài nguyên, khoáng sản, đặc sản… để khi cần thì họ lợi dụng.
Điểm XII tiếp ghi: “…Cải thiện điều kiện và nâng cao hiệu quả thông hành cho người và hàng hóa qua cửa khẩu nhằm phục vụ việc qua lại và phát triển kinh tế…”.
Điểm này cũng chủ yếu thuận lợi cho Trung Quốc. Từ trước đến nay ta kiểm soát hàng lậu và hàng kém phẩm chất (gia cầm thải loại, phủ tạng động vật, v.v.) đã khó rồi, nay người Trung Quốc trực tiếp đưa hàng hóa vào nội địa nước ta thì kiểm soát và kiểm dịch càng vô cùng khó. Hiện tại, người Trung Quốc theo các công trình họ trúng thầu, khai thác bô xít Tây Nguyên, du lịch tự do rồi ở lại… đã có khoảng vạn người. Nay người trung Quốc được vào dễ dàng thì sẽ tăng đến bao nhiêu? Đội quân thứ 5 sẽ rất lớn.
Về vấn đề trên biển, lẽ ra phải được ghi: Các vấn đề khác nhau trên biển, kiên trì đàm phán trên cơ sở Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, tránh gây căng thẳng thêm, xúc tiến hoàn thiện và ký quy tắc ứng xử COC, thì lại viết “…sử dụng tốt các cơ chế như đàm phán biên giới, lãnh thổ cấp chính phủ… hiệp thương đàm phán tìm kiếm giải pháp mà hai bên đều có thể chấp nhận được…”.
Trên biển Đông, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của chúng ta, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta được xác nhận theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982. Phía Trung Quốc hoàn toàn không có gì, cái “lưỡi bò” do chính phủ Quốc Dân Đảng Trung Quốc tự vẽ không có giá trị, không được quốc tế thừa nhận, Trung Quốc chỉ to mồm tuyên bố khống chủ quyền gần hết biển Đông (trước đây gọi là biển Nam Trung Hoa). Họ không có gì lại đòi “hai bên đều có thể chấp nhận được”. Thật vô lý!
Từ trước đến nay, mọi hành động ngang ngược và xâm phạm chủ quyền nước ta như đưa hàng ngàn tàu cá có tàu hải giám và tàu chiến đi kèm xâm phạm vùng biển Trường Sa của ta, bắn, đuổi ngư dân ta, bắt và đâm hỏng tàu cá của ngư dân ta, phá hoại việc khảo sát trong thềm lục địa của ta… do Trung Quốc gây ra đều bị Bộ Ngoại giao và Hiệp hội Nghề cá của ta phản đối công khai, báo đăng, dân biết, các hãng thông tấn nước ngoài đưa lại.
Nay trong bản tuyên bố chung, Trung Quốc ghi được: “thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc thiết lập đường dây nóng về các việc phát sinh đột xuất của nghề các trên biển… xử lý thỏa đáng các vụ việc phát sinh đột xuất… phù hợp với quan hệ hai nước”; “sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng…”.
Như vậy là từ đây Trung Quốc có gây ra những vụ việc côn đồ phi pháp trên biển Đông thì Bộ Nông nghiệp và Bộ Ngoại giao Việt Nam có phản đối cũng sẽ chỉ được phản đối nội bộ trong điện thoại, dân ta không biết, báo không đăng, các nước ngoài không biết để khỏi xấu mặt Trung Quốc.
Mục 6 ghi: “…Hai bên nhất trí tăng cường điều phối và phối hợp tại các diễn đàn đa phương như Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Kinh tế Châu Á, tổ chức Thương mại Thế giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, Diễn đàn ASEAN, Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc, Hội nghị cấp cao Đông Á…”.
“Phối hợp” có nghĩa là đồng ý với những chủ trương của Trung Quốc. Trong các diễn đàn nói trên, các nước như Philippines, Malaysia, Singapore, Brunei thường nêu việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của họ, họ đặt vấn đề không dùng vũ lực, sớm hoàn thiện và ký COC. Trong khi đó, vì “phối hợp” nên Trung Quốc cản được Việt Nam không nói gì đến thái độ và hành động của họ ở biển Đông, lĩnh vực mà trung Quốc ở thế yếu về chính trị và pháp lý trước dư luận.
Việt Nam là nạn nhân chính trong vấn đề biển Đông mà không nêu ý kiến gì khiến các nước ASEAN có liên quan nghi ngờ thái độ của Việt Nam, ảnh hưởng đến sự đoàn kết thành một khối vững chắc giữa các nước bị xâm phạm chủ quyền để đối phó với chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc.
Rõ ràng là bản “Tuyên bố chung” hoàn toàn lợi cho Trung Quốc còn phía ta lại bị ràng buộc bởi nhiều điểm trong các mục.
Sau cùng Chủ tịch Trương Tấn Sang mời Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Việt Nam. Ông Tập Cận Bình chỉ cám ơn, lập lờ không rõ có nhận lời hay không.
Thái độ “kẻ cả” thường như thế.
Nguyễn Trọng Vĩnh
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

NS. Tô Hải - Nền văn hóa đậm đà bản sắc… tả pí lù!

Lâu nay, bị những cái “đinh” của thời cuộc như:
- Nghị quyết 4 của các ông ấy đi vào đời sống…
- Góp ý sửa đổi hiến pháp….
- Mở màn khai cuộc các “trò diễn” của các đại biểu quốc hội của đảng cộng sản Việt Nam Khóa 13 lần thứ ….…
- Tình hình nước sôi lửa bỏng bị Tàu bành trướng “bất chiến tự nhiên thành” trên mọi mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, đời sống của mảnh đất chữ S đã, đang và sẽ “trở thành một… tỉnh Âu Lạc của Đại Hán ..từ nay đến năm 2060”…
- Với sức còn thoi thóp có hạn, mình không thể nào đề cập tới chuyện văn hóa đang đại suy thoái, thậm chí đại loạn, chẳng còn phương hướng nào thậm chí đại quân hồi vô phèng….nhưng không có một cơ quan, một cá nhân nào đủ sức thuyết phục dân văn hóa bớt … nổi loạn cả…
- Thôi thì, nhân những ngày chờ đợi 10 vấn đề anh Tư Sang mới ký kết với các “đồng chí cựu thù trước mắt và nguy hiểm”, được công bố minh bạch trước toàn dân, để có thể tiếp tục làm tiếp cái nhiệm vụ cuối đời tự đặt ra cho mình là Vạch trần những gì là sai trái, là lừa dối, là bịp bợm …nhân dân để muôn năm ngồi trên ngai vàng của cái tập toàn lợi quyền mang tên đảng cộng sản còn sót lại…..Thì
- Mình đành lại nhẩy dzô cái đề tài văn hóa đang có nhiều cơn nổi loạn từ vĩ mô đến vi mô thời gian qua mà, vì quá bận rộn về các vấn đề gai góc trước mắt nên ít nhà nghiên cứu chính trị, văn hóa-xã hội để ý tới. Đó là:
SỰ BIẾN CHẤT KHÔNG THỂ TƯỞNG TƯỢNG NỔI CỦA MỘT NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM ĐÃ TỚI MỨC…TẢ PÍ LÙ!
Căn cứ vào những gì đã và đang diễn ra được chính các cơ quan truyền thông các ông ấy phản ảnh hàng ngày trên mọi phương tiện đang vô tình “vạch áo cho thiên hạ xem lưng”, dù đứng ở góc độ nào, không một ai có một chút ít văn hóa mà không thấy: Rõ ràng đây là một thời loạn xà ngầu về lý luận và quan điểm thẩm mỹ nhất, lộn tùng phèo giữa cái Thật và cái Giả nhất, đại nhập nhèm nhất giữa cái Xấu và cái Đẹp, giữa cái Thiện và cái Ác nhất. Đồng thời cũng là một thời đại loạn tạo nên nhiều.. “anh hùng văn hóa” ba lăng nhăng nhất!
Đúng như quy luật mà ông tổ Mác của họ ở bên Đức đã phán từ xa xưa:
Vật chất quyết định ý thức con người…
Kinh tế là cơ sở ha tầng, văn hóa là thượng tầng kiến trúc ….
Nói nôm na: Kinh tế nào đẻ ra nền văn hóa đó!
Ngẫm lại cuộc đời mình, hơn nửa thế kỷ “bỗng dưng” tự chui đầu vào đội ngũ làm công tác “văn hóa của đảng”, được tâng bốc lên làm “kỹ sư tâm hồn” làm….bồi bút cho chủ nghĩa cộng sản từ thời còn huy hoàng, hống hách, huênh hoang đi giải phóng loài người, hưởng cũng khá nhiều những vinh quang… hão (!) nhờ những hoạt động “xây dựng một nền văn hóa công nông, hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc” (sic!) Nhưng sự thật ngày càng lộ ra là chỉ có… phá sạch, đốt sạch cả một quá khứ huy hoàng của các bậc tổ tiên, cha chú, đàn anh đã gây dựng nên để thay thế bằng một nền văn nghệ công nông, phục vụ cho đấu tranh giai cấp mà ..càng nghĩ càng thấy xấu hổ!
Chứng kiến những đau khổ, hàm oan của một số văn nghệ sỹ vì cái Đẹp mà bị đọa đầy cho đến chết không thể nhắm mắt nổi như Nguyến Hữu Đang, Hữu Loan, Trần Dần, Phùng Quán...tiếp theo là lớp người khi chết đi mới dám để lại những “di cảo xám hối” cho đời sau như Nguyễn đình Thi, Chế Lan Viên, Nguyễn Khải…,làm mình đã mở mắt đánh liều vạch ra những thời kỳ, văn nghệ chỉ còn là một công cụ đấu tranh giai cấp và tuyên truyền cho mọi ý đồ của Đảng ra sao để đến hôm nay …tất cả đã bị lịch sử xếp xó! Không ai còn thèm đọc, thèm nghe, thèm xem những cái gọi là “tác phẩm” ngợi ca cải cách ruộng đất, ”hợp tác xã cấy thưa, thừa thóc”, hoặc “xẻ giọc Trường Sơn đi chống Mỹ cứu nước” mà chẳng ai không biết là đi áp đặt chủ nghĩa cộng sản trên đầu hơn 20 triệu dân Việt Nam còn lại ở miền Nam! Không ai không nhớ câu “Ta đánh đây là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc” của ông Lê Duẩn! chứ câu “Không có gì quí hơn độc lập tự do”đã từ lâu chỉ còn là một khẩu hiệu rỗng tuếch, nhằm động viên tầng tầng, lớp lớp trai tráng lên đường chiến đấu và bỏ xác khắp nơi cho một tham vọng điên cuồng: giải phóng loài người xây nên một thế giới đại đồng, người người yêu quí nhau, muốn làm bao nhiêu hưởng bao nhiêu đều được tuốt!
Và hậu quả là chính các hậu duệ trung thành của các ông ấy cũng không thể duy trì được cái đường lối văn nghệ công nông của các ông ấy đề ra khi chiếm được Miền Nam. Dù đã tịch thu hết, đốt hết, cấm hết, nhưng tất cả những gì là Hay, là Đẹp, là Chân Thiện Mỹ cứ ngang nhiên xâm nhập để giải phóng ngay tâm hồn và tư tưởng của người dân miền Bắc lâu nay bị nhai mãi một món ăn vô vị là văn nghệ công nông!
Mình lại nhớ cái thời còn làm việc dưới sự chỉ đạo của các ông Trần Bạch Đằng, Võ văn Kiệt, mình đã được báo Sài gòn Giải Phóng duyệt đăng cả một bài dài phản biện cái ý chỉ đạo “Tuy kinh tế 5 thành phần nhưng văn hóa thì chỉ có 1” là không biện chứng! Mình cũng dẫn chứng tiếp theo bằng những bài tiếp theo “Nhạc nhảy, nhạc rock, pop không có tội, chỉ những người xử dụng nó với những mục đích xấu thì có tội mà thôi, để bảo vệ cho một số nhóm “ca khúc chính trị” tốt bị đánh đồng với một số nhóm “ca khúc chính trị mà vô chính trị” đang đứng trước nguy cơ bị ….dẹp tiệm bởi những cái đầu bảo thủ đến mốc meo!(*)
Nhưng càng về sau mình càng thấy: Không một lý luận gia chính trị, một lý thuyết văn hóa nào, có thể chỉ đạo nổi cáí thứ văn hóa ….vô văn văn hóa cả, khi văn hóa đã bị kinh tế -xã hội bắt làm “con tin”: theo tao, phục vụ tao thì tồn tại!
Quy luật này đã tuyệt đối phát huy khi được cái gọi là “Đổi Mới” (thật ra là trở về như…cũ) phát… hỏa với lời hô của ông tổng bí thư Đỗ Mười: “Tất cả toàn dân hãy làm giầu!”
Sau đó là những lời khuyến khích “văn nghệ sỹ hãy tự cởi trói” hoặc “tự cứu mình trước khi trời cứu”, hoặc “người viết không được bẻ cong ngòi bút”…đã như các pháo lệnh tiến lên tự lột xác mình!
Thế là cả một cái chợ trời văn hóa văn nghệ khổng lồ, đua nhau phát triển ….Thôi thì đủ thứ trường phái, quan niệm thẩm mỹ,…chen vai thích cánh trên đường kiếm…. tiền! Đến nỗi một ông nhạc sỹ khá nổi danh một thời đã phải công khai viết trên một tờ tập san là: Thời buổi kinh tế thị trường này, văn nghệ cũng như hàng hóa! Cái gì bán chạy nhất, cái đó là hay nhất (!) Chẳng hiểu đây là nhận thức của ông ta hay vì bất mãn với thời cuộc mà ông ta kết luận ….thiếu văn hóa đến thế….Nhưng, sau đó thì quả là:
Không ai còn có thể hãm phanh được những “con ngựa văn nghệ điên” được nữa!
Bên cạnh những tác phẩm “tránh xa chính trị” có một vài sáng tác muốn viết bằng “ngòi bút không bẻ cong” đã được rụt rè ra đời như : ”Chuyện kể năm 2.000”, như “Thời của thánh thần”, như “Ba người khác” …
Dù đã biết thân biết phận tự kiểm duyệt nhiều nhưng…cũng lập tức mắc ngay phải cái đuôi “xã hội chủ nghĩa” của khâu xét duyệt, phát hành gây khó khăn không ít.
Tuy nhiên không có đấu tố, phê phán, đi cải tạo, đuổi khỏi Hội Nhà Văn như ngày nào!….Trái lại, các ngành nghệ thuật không có chữ nghĩa cụ thể khác như mỹ thuật, âm nhạc thì được tự do thỏa chí tang bồng hơn!
Đôi khi cãi nhau hết hơi cũng chẳng thể đánh giá thế nào là hay là dở. Cho nên nghệ thuật trừu tượng, sắp đặt, bắt đầu được bung ra mà không một ai dám lên tiếng phê phán, nhận xét vì sợ mang tiếng bảo thủ, lạc hậu, cổ hủ . Thôi thì triển lãm “bướm, lông, chim” bằng người thật việc thật, sắp đặt “đọc sách sống trên bồn cầu” mà người triển lãm ngồi vừa đọc vừa…”ị”cho mọi người xem là chính tác giả…Tiếp theo là nhiếp ảnh truổng cời nghệ thuật, văn học pooc- nô, ”Sợi xích“, thơ không vần với những từ tục nhất được lấy làm ý hay,tứ đẹp bay bổng trên những lông, những mu, những bẹn, những vú, những háng những thứ mà gõ lên chữ, mình cũng không dám vì sợ bẩn tay! Riêng về giới âm nhạc thì xuất hiện như từ trên trời rơi xuống một lớp người nửa Tây, nửa Ta, nửa Tàu, nửa Mỹ đang chiếm lấy đỉnh cao của sự tự do sáng tác nhất thế giới bởi những bài hát mà lời ca là cả nhửng tuyên ngôn về cách sống cho thanh niên thời đại như “Yêu một người là dại”, ”Cho anh yêu em nốt đêm nay”, "Ứ, ừ em chẳng chịu đâu”…mà đỉnh cao phá phách cần đếch gì đời là nhóm “Đại-Lâm-Linh” (**)
Sân khấu thì giã từ mọi thánh đường để lao vào các thứ “Đời cười 1, Đời cười 2”
Điện ảnh thì sau “Ngã Ba Cháo Lòng”, nhà sản xuất, kiêm đạo diễn, kiêm nhà thơ kiêm nhạc sỹ cho biết “làm văn nghệ thời nay dễ như chơi” và nổi tiếng nhất với câu: “Tớ mua Hội Đồng Xét Duyệt Phim trong 5 phút!”! Rồi sau đó, đã biến mất khỏi thị trường văn hóa cho tới nay! Tuy vậy điều anh ta nói cũng ít nhất có cái …đúng vì…từ đó đã khai mào cho sự ra đời của một lô một lốc các nghệ sỹ, đạo diễn phút chốc trở thành sao, siêu sao, ca sỹ, nhạc sỹ không một nốt nhạc lận lưng, không một ngày thèm qua lớp giảng dạy của các ông Đình Quang, Lê đăng Thực, Đoàn Dũng…!
Nhiều, nhiều lắm những chuyện vô lý không có nhẽ trong lãnh vực văn hóa nghệ thuật ở cái xứ Việt “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” này! Nó xảy ra hàng ngày mà tưởng như chuyện tiếu lâm!
Nhưng tất cả, kể cả trời, phật, thánh, thần cũng không sao đưa đến cho đất nước này một nền văn hóa thấm đậm chất nhân văn, dân tộc và khoa học được nữa khi cái xã hội quái thai này nó đã đẻ ra nền văn hóa đại loạn, mất gốc và..cực kỳ ….vô văn hóa mất rồi!

vanhoatapilu
"Thảm cảnh điện ảnh" (photo by Pháp luật & xã hội):
Tấm gương phản chiếu của "thảm cảnh xã hội"
vanhoatapilu1
vanhoatapilu2
Làm hoa hậu, làm Tú Bà, làm cả gái điếm vẫn không làm cô gái này
tắt nụ cười giơ ngón tay "Number one"
 vanhoatapilu_batung
Bà Tưng không ngại tự quảng cao cái bộ ngực khổng lồ của mình
còn được một nhạc sỹ có tên Đào Trong Thịnh bảo kê cho ra một CD ca nhạc !!?

Vậy thì:
Làm gì? Hay chẳng làm gì!
Kể từ cái ngày 14 tháng 3 năm 2010, khi mình cất lên tiếng kêu vô vọng về “sự tha hóa đến thối tha trong văn hóa nghệ thuật” trong phấn đấu ký số 44, tưởng rằng sẽ bị ném đá chết thôi nhưng, té ra chỉ nhận được những lời khen, hoặc những cú điện đồng tình, thậm chí của cả vài chú em đang có ít quyền hành, hứa hẹn sẽ cố gắng chấn chỉnh…Nhưng….cho tới hôm nay xem ra khó ai có thể cản nổi những con ngựa bất kham văn hóa nghệ thuật này: Chỉ kể những sự kiện xảy ra ở cả vĩ mô và vi mô gần đây nhất là đủ thấy rõ ràng: Sự xuống cấp đến thảm hoại là quy luật tất nhiên vô phương cứu chữa.
Lý do: không ai có thể trả lời và giải quyết cho những câu hỏi về các hiện tượng thoái hóa thê thảm của nền văn hóa Việt hôm nay như:
- Ai đã duyệt cho cả 8.000 lễ hội mỗi năm với đủ các hủ tục, kiếm tiền công đức tùm lum?
- Ai cho khai thác đến cả đền thờ vua Hùng bằng cái trò đặt “đá yểm “dỏm để thu hút quần chúng?
-Ai khơi ra cái chuyện đàn XÃ TẮC để rồi cuối cùng chẳng có nổi một kết luận khi có những ý kiến cho là ngay đàn xã tắc ngày nay chẳng có nghĩa gì vì… đã bị vua Lý thứ 8 phế bỏ (!) hoặc “nếu Paris mà cứ giữ lại các di tích kiểu VN thì sẽ chẳng có Paris hoa lệ và ánh sáng ngày nay”
…Vậy mà vấn đề cứ… trờ eo treo!
- Ai đề ra những chiến lược văn hóa, điện ảnh và tầm nhìn đến cả 30 năm sau một cách …” viển vông, vu vơ, nông cạn”, thậm chí không biết nổi thế giới hiện nay đang dần đi tới điện ảnh kỹ thuật số chứ không còn phim ảnh 35 ly như ta hiện nay nữa!
- Ai cho phép mỗi ngày, có tới trên 70 kênh phát các bộ phim thực sự làm khán giả Việt Nam mê say, đặc biệt là phim Tàu (!) trong khi phim Việt Nam đang bị đánh giá là “thảm họa điện ảnh” kiểu “Cảm ứng hoàn hảo” của Nguyễn Lê Dũng (?) và “Nàng men cháy bỏng” của Võ Tấn Bình (?)! Trong khi đó những kẻ nắm quyền điện ảnh nước nhà quẳng ra cả tỷ tỷ đồng cho 2 bộ phim nhà nước "Cát Nóng" (đạo diễn Lê Hoàng) và “Đam Mê” (Đ/d Vũ Tiến Sơn) thì…chiếu vài buồi, vắng khách nên ….bỏ kho! Thảm cảnh điện ảnh này ai gây ra? ai? ai? thủ phạm có cả đấy nhưng nói ra chẳng ai còn muốn cất lời vì ngay giới điện ảnh coi…khinh từ khuya rồi! Bằng chứng là 2 cuộc họp để bàn về chiến lước và tầm nhìn của điện ảnh tổ chức ở 2 miền vừa qua…chẳng ai đang làm điện ảnh thật sự thèm đến dự. Ngoài mấy bố già lụ khụ hết hơi, nhà báo nhiều hơn đại biểu có giấy mời! Tại sao? tại ai? Có gì khó đâu mà không biết!
(đây là 2 tấm gương phản chiếu nhau: Thảm cảnh điện ảnh” và “thảm cảnh xã hội”-ảnh 1,2,3)
-Ai đã đưa sân khấu một thời cực thịnh tới tình trạng tuồng chèo chỉ còn phục vụ vài ông Tây, bà đầm….? Còn các nhà hát quanh gọi là dân tộc thì quanh năm tắt lửa tối đèn? Cón hầu hết các NSND, NSUT kịch nói danh tiếng một thời thì…lao đi đi đóng hài để kiếm ăn bằng cách cù vào nách, vào rốn khán giả? Cho đến hôm nay chỉ cần một cái tít “Sống lại một thời tử tế với Lưu Quang Vũ“ trên báo PNTPHCM cũng đủ nói lên cái thời đang sống nó là cái thời gì? Lại ray rứt với câu hỏi Tại sao? Tại ai?....không đươc, không dám và không… thèm trả lời!
-Ai đã được phép đề cao Hoàng quang Thuận một nhà thơ …thần thánh, một kỹ sư khoa học thông tin, bỗng một đêm thánh đã nhập hồn giúp ông ta viết một mạch 121 bài thơ trong vòng 4 tiếng đồng hồ! Nhà thơ gieo rắc quan niệm thần bí mơ hồ đó lại còn được “Hội Thảo Khoa học”, được tự quảng cáo và tự đề nghị giải Nobel về văn học nữa! Tất cả đều có người cầm cân nảy mực về văn hóa điều khiển cả, khiến gần như toàn thể giới văn học Việt Nam đều phải lên tiếng chửi thẳng thừng!
-Ai đã tổ chức chia chác, đánh giá tác phẩm, để đến nỗi mỗi lần khen thưởng hàng năm lại là một chuỗi những bê bối, phe cánh, vạch xấu nhau, thậm chí thẳng tay chỉ tội đúng ngay những người cầm cân nảy mực là các Hội đồng xét duyệt, các Ban Giám khảo, chẳng có lương tâm cũng chẳng có tài năng hơn ai nên đã khen thưởng những tác phẩm… dở nhất thậm chí đề cao cả nhứng “tác rả” đạo nhạc, đạo văn, đạo cả tranh lẫn đạo…ảnh!
Và còn nhiều nhiều câu hỏi được đặt ra mà không một ai dám thay mặt đảng – Nhà nước trả trả lời vì không thể đổ tội cho lực lượng thù địch nào khác ngoài chính người của các ông cơ cấu ra!
Với mình thì mình lại xin nói thẳng một lần nữa:
Tình hình văn hóa xã hội hiện nay xuống cấp chưa từng thấy: đâm chém, cướp, hiếp, giết người loạn cào cào, mại dâm, buôn người, loạn luân, thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi chính là tác động của các thứ văn hóa đại loạn này. Ngược lại chính những hiện tượng ghê tởm của một xã hội “sờ đâu cũng thấy tiêu cực” cũng chính là tấm gương phản ảnh của văn hóa trong một xã hội vô đạo lý! Cụ thể hơn, Đó là:
TỘI CỦA NHỮNG CON NGƯỜI, ĐÃ CHẲNG NHỮNG KHÔNG LÃNH ĐẠO ĐƯỢC AI, CÒN BẤT LỰC TRƯỚC NHỮNG SỰ NỔI LOẠN CỦA CÁC THỨ VĂN HÓA RÁC RƯỞI!
Cụ thể hơn nữa,
ĐÓ LÀ TỘI CỦA ĐẢNG CÁC ÔNG ĐÃ GIAO VIỆC CAI QUẢN TÂM HỒN DÂN TÔI VÀO TAY NHỮNG KẺ VÔ TÀI BẤT TƯỚNG!
Cuộc lấy phiếu tín nhiệm vừa rồi, chính người của các ông cũng bước đầu đánh giá cái tên Hoàng tuấn Anh ở mức tín nhiệm thấp đặc biệt rồi! Nhân dân đã quá biết trình độ của ông này, khi được nghe ông trả lời rất ngây ngô, vớ vẩn như ...chẳng trả lời chi, trước quốc hội của các ông rồi!
Trong khi còn nắm trong tay sự lãnh đạo toàn diện còn chờ gì mà các ông không “lấy điểm” với Nhân Dân mà phế truất ngay những loại người ăn hại đái nát này cơ chứ!
Tô Hải
-------------------
(*) gần 1000 bài báo đã in và được giải thưởng về báo chí của Hội Nhạc sỹ VN mình đang còn lưu giữ được cho đến hôm nay
(**) Mình đã thống kê trên các chương trình truyền hình và ngay trên 70 kênh truyền hình cáp nhà mình (chắc còn thiếu nhiều kênh 2, 3, 4, 5 của các đài lân cận mà mình không biết) thì:
Cùng một ngày có tất cả trên 40 phim Tàu 34 phim Hàn & phim Hồng Kông. Đặc biệt phim Tàu trong tháng 6/2013 có đầy đủ những Tam Quốc, Võ Tắc Thiên, Tây Du Ký, Lộc đỉnh Ký, Dương Quí Phi, Tiếu Ngạo Giang Hồ ….cùng với 3 kênh đặc trị mỗi ngày 8 đến 10 bộ phim Mỹ là HBO, 5 Stars Movies và Cinemax! Sức mấy mà điện ảnh “Việt Lam” cạnh tranh nổi!
Chẳng lẽ: Có bàn tay “thù địch” làm việc mở cửa tênh hênh này?
(Blog Tô Hải)

Nhà sàn tiền tỷ của các 'quan' Hà Giang

Hà Giang lâu nay luôn được coi là một tỉnh nghèo vùng phên dậu của Tổ quốc với hơn 50% hộ nghèo. Nhưng đối nghịch lại tình cảnh này lại là sự hiện hữu của những ngôi nhà sàn “khủng”, phần lớn làm bằng gỗ “tứ thiết” của các lãnh đạo tỉnh.
Ngôi nhà “khủng” bắt mắt và có tiếng nhất hiện nay ở Hà Giang, đầu tiên phải nhắc đến nhà của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Đàm Văn Bông. Hiện ngôi nhà sàn này đang “nằm” tại thôn Cao Bành, xã Phương Thiện (TP. Hà Giang). Đây là nơi ông Bông vẫn thường xuyên đi về trong ngày. Vật liệu làm ngôi nhà này chủ yếu là gỗ trai, gỗ nghiến, một trong những gỗ nằm trong nhóm 2B nghiêm cấm khai thác, vận chuyển và được bảo tồn nghiêm ngặt theo quy định của Chính phủ.
Những ngôi nhà sàn bề thế làm bằng gỗ 'tứ thiết' của 'quan' tỉnh nghèo Hà Giang (1)
Nhà của chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Đàm Văn Bông
“Ngang ngửa” với nhà chủ tịch UBND tỉnh Đàm Văn Bông là ngôi nhà của phó bí thư thường trực, chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Vương Mí Vàng. Nằm trên đường đi 4 huyện nghèo, thuộc diện 30a là Đồng Văn, Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, ngôi nhà “tọa” tại địa bàn Tổ 8, phường Quang Trung, Thành phố Hà Giang. Theo người dân, muốn có ngôi nhà này phải có tiền tỷ, chưa kể các trang thiết bị đi cùng. Ngôi nhà này độc đắc bởi nó chỉ làm bằng… một loại gỗ: Gỗ nghiến!
Những ngôi nhà sàn bề thế làm bằng gỗ 'tứ thiết' của 'quan' tỉnh nghèo Hà Giang (2)
Ngôi nhà của phó bí thư thường trực, chủ tịch HĐND tỉnh Vương Mí Vàng.
Ngoài 2 ngôi nhà sàn nổi tiếng của 2 quan chức này, ngôi nhà sàn của ông giám đốc Sở Nội vụ Hà Giang Hoàng Đức Tiến tại xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang) cũng nổi danh và được nhiều người biết đến. Ngôi nhà này “độc” vì nó được làm hoàn toàn bằng gỗ trai. Một thứ gỗ hiện nay đang cạn kiệt ở tỉnh Hà Giang, nó chỉ còn ở khu vực xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang. Theo cánh thợ, để có ngôi nhà như thế này ước chừng cũng phải “vứt xuống” vài tỷ đồng.
Những ngôi nhà sàn bề thế làm bằng gỗ 'tứ thiết' của 'quan' tỉnh nghèo Hà Giang (3)
Nhà sàn của ông giám đốc Sở Nội vụ Hà Giang Hoàng Đức Tiến
Nằm tại khu “đất vàng” thuộc tổ 18, phường Minh Khai (TP. Hà Giang), ông Lưu Đình Phát, phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng vợ là bà Chúng Thị Chiên, ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, phó chủ tịch HĐND tỉnh cũng “nổi danh” với ngôi nhà sàn bề thế.
Theo người dân trên miền quê “đá nhiều hơn đất” này thì: Nếu không phải “các bác ấy”, dẫu có là đại gia, doanh nghiệp đang làm ăn phát đạt thì cũng khó mua, vận chuyển an toàn các loại gỗ thuộc nhóm”tứ thiết” này để về làm nhà chứ chưa nói gì đến dân thường.
Những ngôi nhà sàn bề thế làm bằng gỗ 'tứ thiết' của 'quan' tỉnh nghèo Hà Giang (4)
Nhà ông Lưu Đình Phát, phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng vợ là
bà Chúng Thị Chiên, ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, phó chủ tịch HĐND tỉnh

Ngôi nhà của nguyên hạt phó Hạt Kiểm lâm Vị Xuyên Nguyễn Thanh Tứ cũng đẹp và đắt không kém “các bác” trên tỉnh. Ngôi nhà này đang khiến người dân địa phương và khách thập phương khi qua thôn Minh Tiến, xã Quang Minh (Bắc Quang) phải ngỡ ngàng. 
Những ngôi nhà sàn bề thế làm bằng gỗ 'tứ thiết' của 'quan' tỉnh nghèo Hà Giang (5)
Nhà của nguyên hạt phó Hạt Kiểm lâm Vị Xuyên Nguyễn Thanh Tứ

Tuy nhiên, ngay tại xã Phương Thiện, nơi xuất thân của chủ tịch UBND tỉnh Đàm Văn Bông còn rất nhiều ngôi nhà sàn dột nát, cần sửa chữa của dân...
Những ngôi nhà sàn bề thế làm bằng gỗ 'tứ thiết' của 'quan' tỉnh nghèo Hà Giang (6)

Đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc thanh, kiểm tra làm rõ những phản ánh trên. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về những ngôi nhà sàn “khủng” này.
Duy Phong  
(Kinh tế Nông thôn)

Mai dâm hoành hành, chính quyền sở tại “ba không”

“Ổ, động mại dâm lớn như thế mà công an không biết, địa phương không có trách nhiệm, chính quyền không vào cuộc”.

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - chủ tịch Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm - thẳng thắn nói về câu chuyện mại dâm ở Đồ Sơn (Hải Phòng), Bình Thạnh (TP.HCM) và Quất Lâm (Giao Thủy, Nam Định) khi chủ trì hội nghị trực tuyến về công tác này hôm 8-7.

Ông yêu cầu ba địa phương trên phải kiểm điểm nghiêm túc lãnh đạo và trưởng công an quận Bình Thạnh, quận Đồ Sơn và huyện Giao Thủy vì tình trạng buông lỏng quản lý, để tệ nạn mại dâm hoạt động trắng trợn, gây bức xúc trong dư luận nhân dân.

Thông điệp của lãnh đạo Chính phủ đưa ra rất kiên quyết, đi kèm với địa chỉ rõ ràng, không còn là thông tin dư luận đồn đoán chung chung.

Còn nhớ cách đây gần một tháng, vào ngày 14-6, thông tin “ở Đồ Sơn, Quất Lâm không có mại dâm” trên một tờ báo - dẫn lời ông Phạm Ngọc Dũng, phó trưởng phòng chính sách phòng chống mại dâm, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) - đã gây phản ứng mạnh trong dư luận về độ... hài hước và gây sốc.
http://image1.xahoi.com.vn/news/2013/7/3/mai-dam.jpg

Trao đổi với báo Tuổi Trẻ sau phát ngôn này, ông phó trưởng phòng chính sách phòng chống mại dâm giãi bày: “Trước thông tin phản ánh hiện tượng mại dâm ở Đồ Sơn, Quất Lâm, chúng tôi có văn bản chỉ đạo địa phương kiểm tra, xác minh. Theo báo cáo của sở LĐ-TB&XH Hải Phòng, Nam Định thì qua kiểm tra đánh giá không phát hiện hiện tượng như báo chí nêu, không phát hiện chứng cứ liên quan đến hoạt động mại dâm”.
Trong khi đó, như Tuổi Trẻ ngày 15-6 đưa tin, chỉ qua khảo sát của một tổ chức phi chính phủ là Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI), đã xác định có hàng trăm phụ nữ đang hoạt động mại dâm ở hai địa điểm Quất Lâm (Nam Định) và Đồ Sơn (Hải Phòng).
Thật ra, chuyện “Đồ Sơn không phát hiện mại dâm” cũng chẳng mới mẻ gì. Gần 10 năm trước, khi báo Tuổi Trẻ đăng tải loạt phóng sự điều tra gây chấn động về công nghệ mại dâm ở thị xã ven biển này, chính quyền thị xã khi đó đã triệu tập cuộc họp cùng đại diện các đoàn thể trên địa bàn. Tại đây, bất chấp nội dung và các chứng cứ, hình ảnh mà loạt bài đưa ra, đại diện chính quyền và các đoàn thể thị xã Đồ Sơn một mực khẳng định ở đây không có mại dâm và đòi báo... cải chính.
Mười năm trôi qua, mại dâm ở Đồ Sơn vẫn “ổn định” như thế, và rồi thêm Quất Lâm, Hải Thịnh (Nam Định)... Người dân biết cả, báo chí nhiều lần phản ánh, cán bộ, công chức trong các cuộc chuyện trò “ngoài luồng” cũng chẳng lạ gì những điểm nóng đầy nhức nhối này. Thế nhưng, duy chỉ báo cáo của chính quyền và công an sở tại cũng như cơ quan được giao nhiệm vụ phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương lại dường như “ba không” - không nghe, không thấy, không biết - về thực trạng này.
Từng gay gắt yêu cầu “giám đốc Công an TP Hà Nội phải đóng giả người dân để tìm ra sai phạm và xử lý nghiêm” trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông, và lần này với công tác phòng chống tệ nạn mại dâm, chỉ đạo của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là rất cương quyết. Nhân dân đang dõi theo các bước xử lý của TP Hải Phòng, tỉnh Nam Định và TP.HCM.
(Tuổi trẻ)

Ông Morsy: làm thế nào để phá hỏng một quốc gia trong 369 ngày

Chúng ta hãy làm cho rõ điều này: Không ai có thể vui vẻ trước sự chia rẽ và đổ máu đang diễn ra trên các con phố Cairo vào lúc này, đặc biệt khi giới quân sự leo thang đàn áp. Nhưng chúng ta hãy cũng làm cho rõ điều này: Một người đàn ông phải gánh trách nhiệm tối đa cho cuộc khủng hoảng về sự lãnh đạo – ông Mohamed Morsy.
Với lý do giờ đây bị quân đội giam giữ một cách tùy tiện sau khi bị thâu tóm vào ngày 3 tháng 7, bên cạnh cơn say với bạo lực của lực lượng an ninh Ai Cập, của sự đàn áp liều lĩnh, cựu Tổng thống Ai Cập và phong trào Anh em Hồi giáo của ông ta có quyền hợp pháp để khiếu nại về cách hành xử vô lý đối với họ. Nhưng chúng ta đừng quên làm thế nào mà chúng ta đã đạt tới thời khắc ảm đạm này. Vào đêm 30 tháng 6, khi đối mặt với cuộc vận động và biểu tình quần chúng chưa từng có trên toàn quốc, ông Morsy đã bị tổn thương về mặt chính trị, tính hợp pháp của ông ta đã bị suy yếu, khả năng quản lý của ông ta đối với Ai Cập đã bị hủy hoại tới mức không thể cứu vãn. Đáp ứng lại các chiến dịch vận động biểu tình từ cấp cơ sở trở lên, hàng triệu người đã đổ xuống đường phố, các thành phần quan trọng trong bộ máy hành chính nhà nước đã công khai từ bỏ Tổng thống, để ông ta ở lại với một va li đầy ảo tưởng và quyền lực trên danh nghĩa. Ông ta đứng trước một quốc gia đang lâm vào tình trạng phân cực nguy hiểm, cơ cấu xã hội của nó đang bị tan rã. Tại thời điểm đó, thoáng xuất hiện vài lựa chọn để Ai Cập tránh được kết quả nghiệt ngã dẫn đến cuộc xung đột quốc gia. Tất cả nằm ở trong tay ông Morsy.
Mặc dù kế thừa những vấn đề chính trị, kinh tế, và xã hội khó xử lý, ông Morsy đã đứng trước nhiều lựa chọn khi lên nắm quyền vào ngày 30 tháng 6 năm 2012, và ông ta đã chọn cách tranh quyền đoạt lợi cho phe phái, cho những chính sách có tổng bằng không, và chính sách mị dân của chủ nghĩa dân túy. Trong một hệ thống thiếu vắng các hoạt động kiểm tra và cân đối, những lựa chọn đó khiến cho mức độ phân cực ngày càng tăng lên, phá hoại niềm tin và làm tê liệt nhà nước. Những quyết định này phản ánh thái độ thù địch của ông ta trước những chỉ trích, cũng như sự phỉ báng mà ông ta và nhóm Anh em Hồi giáo dành cho vai trò của phe đối lập trong xã hội Ai Cập. Trong giai đoạn trước khi xảy ra các cuộc biểu tình ngày 30 tháng 6 năm nay, lễ kỷ niệm ngày nhậm chức đầu tiên của ông ta, nhưng ông Morsy vẫn chỉ miễn cưỡng đưa ra những lời hứa hão và những cử chỉ giả tạo, trong khi đã có thể tìm thấy một lối thoát có trật tự cho Ai Cập thông qua nhượng bộ và thỏa hiệp.
Những quyết định sai lầm dẫn đến tai họa được thực hiện trong suốt nhiệm kỳ của ông ta, và trong thời gian trước và sau khi xảy ra các cuộc biểu tình ngày 30 tháng 6 tại Ai Cập, đã đẩy Ai Cập đến đỉnh điểm cuộc tranh chấp quốc gia và xung đột bạo lực. Một Tổng thống cố chấp, bị cô lập, đã chọn cách bỏ qua thực tế và đẩy quốc gia vào con đường dẫn đến sự can thiệp đáng tiếc, nhưng không thể phủ nhận, của giới quân đội vào nền chính trị dân sự. Trong khi ông Morsy và nhóm Anh em Hồi giáo giờ đây sẽ chắc chắn đóng vai trò nạn nhân quen thuộc của họ, được hỗ trợ đáng kể bởi sự tàn bạo và ngu dốt của thành phần an ninh ưa đàn áp của Ai Cập, nhưng trách nhiệm chính gây ra sự lật đổ ông Morsy và tình trạng nguy hiểm tại Ai Cập nằm trên vai ông Tổng thống và nhóm Anh em Hồi giáo bị lật đổ của ông ta. Không điều nào trong số đó là không thể tránh khỏi.
Điều này không có nghĩa là nhóm Anh em Hồi giáo bây giờ sẽ bị tẩy chay, bị bách hại, hoặc bị ép buộc hoạt động bí mật. Nhóm Anh em Hồi giáo là một phong trào tôn giáo, xã hội, chính trị mang tính hữu cơ, bám rễ sâu, và có cơ sở vững chắc. Nó phải thuộc về một phần của tương lai Ai Cập. Nhưng thành phần của nó trong quá khứ gần đây của Ai Cập đã trở thành một thảm họa không hơn không kém.
Quyết định cuối cùng dẫn đến tai họa của ông Morsy chỉ khẳng định cái thế giới quan chia bè kéo cánh thiển cận của ông ta, khi đặt ưu tiên của nhóm Anh em Hồi giáo lên trên quốc gia. Nói một cách đơn giản, ông ta đã không thể hiểu được rằng xã hội bí mật của ông ta không thể độc quyền đối với Ai Cập, còn chiến thắng bầu cử của họ không phải là một ủy nhiệm vô hạn. Nhóm Anh em Hồi giáo tin rằng hàng loạt các cuộc bầu cử diễn ra trong suốt các năm 2011 và 2012, về nhiều phương diện đã đại diện cho các cuộc bầu cử cuối cùng trong thời đại của ông Hosni Mubarak, đã chứng tỏ một điều gì đó thuộc về bản chất của xã hội Ai Cập và địa vị của nhóm Anh em Hồi giáo bên trong đó.
Những nét tiêu biểu này – bao gồm sự ngoan cố, tính hẹp hòi, và bệnh kiêu ngạo thái quá – được biểu lộ một cách sinh động khi chiếc xe Ai Cập lao nghiêng đến ngày 30 tháng 6, nhưng chúng đã không ngừng thể hiện rõ nét trong giai đoạn nắm quyền ngắn ngủi mà không may của nhóm Anh em Hồi giáo.
Các cuộc biểu tình và xung đột bạo lực xảy ra tại Ai Cập năm 2013 vượt quá quy mô và phạm vi của những cuộc biểu tình lật đổ ông Mubarak năm 2011. (Ảnh: Internet)
369 ngày cầm quyền của ông Morsy là thí dụ tiêu biểu của sự thiếu vắng cải cách, bị xa lánh bởi các nhà hoạt động xã hội và cải cách; thiếu hòa giải, làm trở ngại mọi tiềm năng tiếp cận với các thành viên của chế độ cũ; chính thể độc quyền, hẹp hòi, bị xa lánh bởi tất cả các lực lượng chính trị – bao gồm cả các đồng minh Hồi giáo ngày trước của ông ta, đặc biệt là Đảng al-Nour đã bỏ rơi ông Morsy trong giờ phút cuối cùng của ông ta. Cách tiếp cận với quyền lực một cách liều lĩnh như vậy khuyến khích sự tha hóa, sự tê liệt chính quyền, để cuối cùng dẫn đến đàn áp và bất mãn – và nảy sinh đối kháng.
Các kế hoạch cụ thể đáng bị chỉ trích và bắt nguồn ngay thời kỳ hậu Mubarak, khi nhóm Anh em Hồi giáo đã chọn cách theo đuổi một tiến trình chuyển giao quyền lực có tính hình thức về mặt thủ tục, coi nền dân chủ chỉ là bầu cử, trong khi bỏ qua những cải cách cơ bản đối với một hệ thống thất bại. Lối thoát hẹp để đương đầu với nhà nước cảnh sát và chủ nghĩa tư bản bè phái của ông Mubarak đòi hỏi phải có một chút tình đoàn kết giữa các lực lượng đã gây ra cuộc nổi dậy chống lại ông Mubarak. Nhưng trong chuỗi sự kiện phản bội, bước đầu tiên mà nhóm Anh em Hồi giáo lựa chọn là con đường trang bị lại cho họ các công cụ của nhà nước độc tài Mubarak, bên cạnh các công cụ đàn áp, còn bản thân nhóm Anh em Hồi giáo nắm giữ cương vị lãnh đạo.
Nhóm Anh em Hồi giáo không chỉ giúp tương trợ và tán thành kế hoạch chuyển giao tạm thời của các nhà lãnh đạo quân sự, dù bị rạn nứt bởi những lỗ hổng và thiếu sót, mà còn ngay lập tức bêu xấu các đối thủ của họ trên cơ sở của chủ nghĩa mị dân thô thiển bằng tôn giáo và chủ nghĩa bè phái. Các lực lượng cải cách và hoạt động xã hội, những kẻ tìm cách thách thức trật tự chính trị mới nổi, đã bị bôi đen, bị đối xử như những kẻ gây trở ngại trong cuộc tranh giành quyền lợi bè phái của nhóm Anh em Hồi giáo. Việc đó đã khởi động một quá trình chuyển giao quyền lực không có thực chất, mà đặc điểm duy nhất của nó chỉ là tạo ra một loạt các cuộc bầu cử gây mệt mỏi.
Mặc dù thiếu tin tưởng, nhiều nhà cải cách vẫn đã chọn cách hỗ trợ ông Morsy trong chiến dịch chống lại Ahmed Shafiq, một thành viên kỳ cựu của chế độ Mubarak, vì sợ bị rơi trở lại tình trạng độc tài. Những người miễn cưỡng ủng hộ đã bị dụ dỗ bởi một loạt các hứa hẹn về cách cai trị toàn diện, bao gồm cả cam kết lựa chọn một nhóm các cố vấn đa dạng và một nhóm đa dạng khác cho việc thành lập cơ quan soạn thảo hiến pháp cho đất nước. Cuộc lèo lái này đã gây ảnh hưởng mang tính quyết định trong chiến thắng bầu cử sít sao, chật vật của ông Morsy.
Những sự cam đoan như vậy, dù được thừa nhận trong một tài liệu chính thức gần một năm trước đây, vẫn gần như chưa được thực hiện đồng đều, tạo điều kiện cho một gian đoạn hỗn loạn để chủ nghĩa độc tài tái hiện, bên cạnh cách quản lý yếu kém về tổng thể, cũng như sự phân cực sâu sắc. Tranh thủ những hạn chế trong cơ chế kiểm tra và cân đối, ông Morsy tìm cách vô hiệu hóa ngành tư pháp, trong khi bắt đầu phối hợp, nhưng rốt cuộc vẫn là vô ích, các nỗ lực thâu tóm các thể chế, cơ quan nhà nước khác nhau. Đáng trách nhất trong chuỗi hoạt động này là những nỗ lực đạt thỏa hiệp với những kẻ đã từng tra tấn nhóm Anh em Hồi giáo trước kia trong giới cảnh sát, một bộ máy còn chưa được cơ cấu lại, để khiến cho các hành vi lạm dụng, vô trách nhiệm vẫn tiếp diễn. Trong khi đó, ông Morsy và chính phủ của ông ta đã ca ngợi lực lượng cảnh sát, tăng lương và thăng chức cho các thành viên của họ. Thật là một sự mỉa mai đáng kinh ngạc khi lực lượng cảnh sát này hiện đang tham gia vào nỗ lực đàn áp, gây sức ép để nhóm Anh em Hồi giáo và những người ủng hộ họ phải phục tùng.
Về mặt lập pháp, chính phủ của ông Morsy thúc đẩy các luật giới nghiêm trên nhiều mặt trận khác nhau, bao gồm cả luật cản trở các tổ chức lao động độc lập và can thiệp vào chương trình hoạt động của các tổ chức phi chính phủ. Chính phủ của ông ta đã hầu không làm gì để ngăn chặn các đợt truy tố nhắm vào các hành vi vi phạm quyền phát ngôn, trong đó có trường hợp báng bổ chính quyền hoặc có liên quan đến việc xúc phạm tổng thống. Hơn nữa, hệ thống tư pháp hình sự đã bị thối nát, nhưng lại được sử dụng như một công cụ chính trị trong bối cảnh xuất hiện cuộc thương thảo ngoài vòng pháp luật của một nhóm công tố viên đã qua sàng lọc.
Cuộc thương lượng đó đã được thông qua bằng lời tuyên bố về hiến pháp độc tài của ông Morsy vào tháng 11 năm 2012, tạm thời cho phép ông ta miễn khỏi sự giám sát tư pháp và tạo tiền đề cho việc thông qua một văn bản được soạn thảo cẩu thả để trở thành văn bản nền tảng của đất nước. Đối với nhiều người, đây là hành động cuối cùng trong quá trình thể chế hóa cuộc khủng hoảng chính trị ở Ai Cập. Sự phân cực gay gắt làm cho các hoạt động quản lý chính phủ cơ bản thậm chí cũng trở nên bất khả thi và đẩy mạnh cuộc khủng hoảng kinh tế đất nước – với tỷ lệ thất nghiệp tăng lên nhanh chóng tạo ra sự phản đối của các ngành nghề trước đây còn yên lặng trong xã hội. Phe đối lập với ông Morsy không còn bị giới hạn về mặt địa lý hoặc bị xác định bởi giai cấp; thay vào đó nó đã lan tỏa rộng rãi về mặt địa lý, đại diện cho một loạt các thành phần phổ biến trong xã hội Ai Cập, bao gồm cả các khu vực bỏ phiếu của người nghèo đô thị và những vùng nông thôn khác nhau.
Cuối cùng thì sự bất mãn mọc nhanh như nấm này đã đổ xuống đường bằng các cuộc biểu tình vượt quá quy mô và phạm vi của những cuộc biểu tình lật đổ ông Mubarak trong tháng Giêng và tháng Hai năm 2011. Các dấu hiệu cảnh báo đã xuất hiện để cho tất cả mọi người đều nhìn thấy, ngoại trừ có lẽ cho các nhà lãnh đạo ngạo mạn, mải vui tươi của nhóm Anh em Hồi giáo.
Trong khi chiến dịch nổi dậy “Tamarod” là một kết quả phi thường của sự sáng tạo và tài tổ chức, thành công của nó chủ yếu đã được xác nhận dựa vào sự phẫn nộ và thất vọng được hình thành trong xã hội Ai Cập, trước cung cách lãnh đạo chính quyền ngày càng trở nên độc tài, độc quyền, nhưng lại không đủ năng lực của ông Morsy. Thiếu vắng một cơ chế hiến pháp cho việc phế truất tổng thống ngay lập tức, hàng triệu người đã xuống đường kêu gọi ông ta hãy ra đi, một số hy vọng rằng áp lực dư luận sẽ buộc ông ta phải từ chức, trong khi những người khác đề cao sự can thiệp của giới quân đội.
Trước những dấu hiệu bất tín nhiệm gây tiếng vang lớn và tình hình an ninh mong manh của quốc gia vào ngày 30 tháng Sáu, khả năng xảy ra bạo lực là rất cao. Nhưng vào thời điểm quan trọng đó, ông Morsy vẫn có còn những lựa chọn. Ông ta, và chỉ một mình ông ta, đã có thể giảm những lời lẽ hùng biện và tránh được cuộc đổ máu xảy ra sau đó. Thay vào đó, thái độ lãnh đạm khinh suất của ông ta đảm bảo rằng sẽ không thể có các giải pháp thỏa hiệp. Vì vậy, Ai Cập chỉ còn lại với điều không thể tránh khỏi: một cuộc lật đổ quân sự và một cuộc chiến tranh thảm khốc trên đường phố.
Một lối thoát danh dự cho ông Morsy đã có thể chính là lời công nhận về thực tại. Một ban chính phủ bị tê liệt, bên cạnh một uy quyền mong manh nhưng lại thiếu vắng khả năng quản lý hiệu quả – ngay cả khi còn ở đỉnh cao của sự tín nhiệm –, đã không còn tư cách để thực hiện vai trò của mình. Một lối thoát an toàn khác thông qua thương lượng cũng đã có thể giữ gìn các quyền lợi chính trị và đảm bảo sự quay trở lại tham gia chính trị của nhóm Anh em Hồi giáo trong công cuộc kiến thiết chuyển giao quyền lực và các cuộc bầu cử sắp tới. Một lối thoát như vậy cũng đã có thể đảo ngược sự thất hứa đối với những cam kết và sự không thừa nhận kết quả cuộc tranh cử tổng thống trước đó, qua đó nới lỏng sự hội tụ của những sức ép lớn lên trên giới lãnh đạo Ai Cập trong giai đoạn đầy biến động này.
Một quyết định như vậy đòi hỏi ông Morsy phải đưa ra một đánh giá toàn diện đối với các sai sót của mình, cũng như một đánh giá khách quan về động lực hiện tại của đất nước. Dù cho các bước đi như vậy có khó khăn đến mấy, nhưng đó là lối thoát duy nhất của Ai Cập. Thay vào đó, đất nước này lựa chọn nuốt hết viên thuốc độc này đến viên thuốc độc khác.
Về chung cuộc, cũng sẽ không xuất hiện một trật tự chính trị thiết thực nào, chưa nói đến một quá trình chuyển đổi dân chủ, mà không có sự tham gia đầy đủ, công bằng, và tự do của nhóm Anh em Hồi giáo. Trong lúc bị biệt giam và có lẽ trong bụng vẫn chứa đầy sự phẫn nộ chính đáng về số phận của bản thân, nhưng ông Morsy vẫn có thể giúp đưa Ai Cập trở lại từ bờ vực. Để làm như vậy, tuy nhiên, sẽ đòi hỏi ông ta phải là một nhà lãnh đạo thực sự và chấp nhận một sự nhượng bộ đau đớn – đó là đặt tương lai của đất nước ông ta lên hàng đầu.
Michael Wahid Hanna
Ngọc Hoà dịch
* Michael Wahid Hanna là một thành viên cao cấp tại quỹ Century Foundation. Theo dõi ông ta trên Twitter: @ mwhanna1.
Nguồn: Michael Wahid Hanna, “Blame Morsy”, Foreign Policy, ngày 8 Tháng Bảy, 2013.
Bản Tiếng Việt © 2013 The Pacific Chronicle

Bài thi đại học điểm 0 chấn động dư luận

Sau kỳ thi đại học ở Trung Quốc, dư luận rất chú ý vào kết quả các bài thi, trong đó có những bài thi tuy bị điểm 0 nhưng gây được ấn tượng mạnh với người đọc.
Hơn 9 triệu thí sinh Trung Quốc đang hồi hộp chờ đợi kết quả của cuộc thi vào đại học nổi tiếng “nhọc nhằn” hay còn gọi là gaokao ở đất nước này. Sau 12 năm đèn sách, các sĩ tử và những bậc phụ huynh rồi sẽ biết được điểm số sẽ quyết định ngôi trường đại học mà các em sẽ được vào, đồng thời là bước ngoặt quyết định cuộc đời của các em sau này.
Truyền thông Trung Quốc và cư dân mạng cũng đang phát sốt với kỳ thi này. Đề thi và đáp án được đưa lên mạng, các đề văn được thảo luận trên sóng phát thanh và truyền hình, những bài thi đạt điểm cao được tung hô trên các tờ báo trung ương và địa phương.
Thế nhưng không phải tất cả thí sinh đều tham dự kỳ thi vô cùng quan trọng này với thái độ nghiêm túc đến vậy. Từ lâu trong các kỳ thi đại học ở Trung Quốc đã tồn tại một hiện tượng gọi là “bài luận điểm 0”. Đây là những bài luận mà thí sinh trả lời cho câu hỏi chính trong môn thi văn hóa và ngôn ngữ bắt buộc nhưng không được chấm một điểm nào.
Nhiều bài luận như vậy sau đó đã được tung lên mạng, và vì đề bài ở mỗi tỉnh là khác nhau nên có rất nhiều bài luận như vậy được đưa lên. Trong số đó có nhiều bài văn hoàn toàn là do thí sinh cố tình chơi khăm chứ không phải do ngu dốt.
Bên ngoài cổng trường thi vào đại học ở Trung Quốc
Một trong những bài văn đó của một thí sinh ở tỉnh Tứ Xuyên với đề bài là “Sự công bằng kiểu Trung Quốc”. Bài văn đó bắt đầu như sau:
“Khi nhìn thấy đề bài, tôi đột nhiên muốn cười phá lên. Vâng, đúng vậy, tôi muốn bật cười. Như thể tôi có thể nhìn thấy khuôn mặt dữ tợn xám xịt của vị giám khảo khi nhìn thấy bài thi này.”
“Báo chí nước nhà cho biết, giá bất động sản Trung Quốc đã tăng vọt gấp 20 lần trong thập niên vừa qua. Khi mà tất cả những thanh niên có hoài bão không thể ngóc đầu lên được vì bị giá nhà đè bẹp, vậy công bằng ở đâu?”
Bài văn viết tiếp:
“Mức lương tháng của những người bình thường chỉ đủ để mua nửa mét vuông bất động sản mỗi tháng, trong khi bất cứ chiếc đồng hồ nào của “Đại ca Đồng hồ” (chỉ quan chức Dương Đạt Tài đeo đồng hồ hàng hiệu khi đi kiểm tra hiện trường một vụ tai nạn – PV) cũng trị giá hàng chục ngàn tệ, và “Đại ca Đồng hồ” thậm chí còn tuyên bố rằng mình sở hữu hàng chục đồng hồ như thế.
Đại ca Đồng hồ còn nói rằng ông ấy có rất nhiều căn hộ ở Bắc Kinh. Thế nên mắt tôi gần như bật ra khỏi tròng khi đọc đề bài thi này.
Thật may là sau đó xuất hiện một “Đại tẩu Nhà đất”, người mà bằng những hành động của mình đã nói với “Đại ca Đồng hồ” rằng: Ngươi chẳng là cái thá gì cả, đồ trẻ ranh!
Rốt cuộc trên báo chí tràn ngập tin tức cho biết “Đại tẩu Nhà đất” có hàng chục căn hộ ở Bắc Kinh, cộng thêm 4 cuốn sổ đăng ký nhà. Những cuốn sổ đó là thật, và bà ấy có 4 số chứng minh nhân dân khác nhau (4 nhân thân hợp lệ khác nhau).”
Thí sinh này định nghĩa công bằng bằng cách điểm lại một loạt những vụ việc bị báo chí phanh phui gần đây:
“Xã hội công bằng là nơi mọi người đều bình đẳng, nơi luật pháp là tối thượng, nơi nhân viên quản lý đô thị không đánh đập dân thường, nơi hiệu trưởng không vào khách sạn với nữ sinh, nơi bác sỹ tập trung chữa trị cho bệnh nhân.”
Thí sinh này nêu lên thực trạng: “Tôi sinh ra trong xã hội này, hít thở bầu không khí ô nhiễm cao độ, ăn những loại thực phẩm có thể giết chết tôi bất cứ lúc nào, nhìn vị giám đốc công ty thuốc lá quốc doanh thu về bạc triệu.”
“Khi hơn mười ngàn con lợn chết bị vứt xuống sông Hoàng Phố, tôi nhận ra rằng nếu tôi không tin vào “sự công bằng” này, tôi rồi cũng sẽ có kết cục như chúng. Tôi vẫn mong chờ một cuộc đời “công bằng”, nơi các quan chức trung thực và làm việc thật sự, nơi các doanh nhân kinh doanh có lương tâm, nơi giá nhà không cao ngất ngưởng đến lố bịch, nơi con người sống trong hạnh phúc và mãn nguyện.”
Bài văn này kết thúc với một lời thách thức giám khảo:
“Hãy cho em một điểm 0, thưa giám khảo kính mến. Em không sợ đâu, sữa bột Sanlu còn không giết được em thì một điểm 0 nào có hề hấn gì. Xin đừng do dự, hãy ngoạc bút vào ô điểm, rồi giám khảo có thể đi đánh mạt chược…”
Trong khi đó, một thí sinh ở Thượng Hải khi được yêu cầu làm bài nghị luận về “những điều quan trọng hơn trong cuộc sống” đã trả lời rằng đó là “trở thành một ca sĩ nhạc rock thực sự”, “chiến đấu với một ban nhạc rock”, “sống tự do” và “có bạn gái”. Thí sinh này viết: “Em không muốn tham dự kỳ thi gaokao. Rốt cuộc, với trình độ này em chỉ có thể vào được trường đời mà thôi”. Và hiển nhiên điểm số mà thí sinh này nhận được là con số 0 tròn trĩnh.
Trong kỳ thi đại học năm 2009, một thí sinh muốn nổi trội trong đám đông đã viết bài thi của mình bằng ký tự hình xương, một dạng văn tự cổ được sử dụng từ thời kỳ Đồ Đồng. Được biết giám khảo đã phải tìm một chuyên gia để giải mã bài văn này, sau đó họ đã phải bàn bạc rất nhiều mới quyết định cho điểm 8 trên thang điểm 60.
Điều đáng nói là phản ứng của cộng đồng mạng đối với những bài văn kiểu này khá tích cực. Nhiều người cho rằng những nỗ lực cá nhân này cần được cho điểm cao vì tính sáng tạo bởi không chỉ các học sinh thấy nhàm chán với hệ thống thi cử hiện tại ở một đất nước đang phấn đấu đổi mới hơn nữa như Trung Quốc.
Bảo Thành (Theo Economist)
(Khampha.vn) 
 
 Bản tin tiếng Anh

  • Alibaba to fund acquisitions (Washington Post) - Alibaba said on Monday that money raised through a potential share-listing will fund acquisitions that will help the country's biggest e-commerce company broaden its services.
  • Infant formula prices lowered after govt probe (Washington Post) - An increasing number of foreign and domestic milk powder companies have cut the prices of their products after the government launched an anti-monopoly probe earlier this month.
  • More Chinese firms investing in the US (Washington Post) - Despite technical and political obstacles, Chinese business investment in the United States will keep growing fast in the near future, experts said.
  • Debate heats up on role of govt giants (Washington Post) - The major Chinese banks State-owned — have always shown a preference to lend to the major SOEs and not riskier private concerns.
  • Ding Xuedong named new China Investment Corp chairman (Washington Post) - The State Council has appointed its deputy secretary-general Ding Xuedong as the new chairman of China Investment Corp, the country's sovereign wealth fund, according to a statement on Friday.
  • Matrimony and money (Washington Post) - Marriage is supposed to be for richer or for poorer, but some Chinese couples have taken the marriage vows to another level.
  • Showing off in Shanxi (Washington Post) - Tradition and culture were the main attractions recently at the ancient city of Taiyuan. Chen Liang and Sun Ruisheng tell us which were the main acts.
  • Peng, Hsieh win Wimbledon doubles, creating history (Washington Post) - Hsieh Su-wei and Peng Shuai won their first Grand Slam title with a 7-6 (1), 6-1 victory Saturday over Australian duo Ashleigh Barty and Casey Dellacqua in the women's doubles final at Wimbledon.
  • Strongman contestants visit Shaolin Temple (Washington Post) - Competitors in the 2013 China World Strongman Championship visited the Shaolin Temple in Zhengzhou, Henan province, on Sunday afternoon to study Chinese martial arts with monks.
  • Herculean effort (Washington Post) - The event is part of the World's Strongest Man Competition that brings together 32 strong men from 31 countries and regions.
  • Kill or cure: Vaccines in China (Washington Post) - More than one billion vaccines are given to Chinese people every year, but for every life they help save from disease - the dreaded jab also harms more than 1,000 children.
  • Chinese, Nigerian presidents hold talks on ties (Washington Post) - Chinese President Xi Jinping on Wednesday held talks with visiting Nigerian President Goodluck Jonathan on strengthening bilateral partnership and China-Africa relations.
  • Xinjiang: the full account (Washington Post) - More than one week after rioters killed 24 people at Lukqun Township in northwest China's Xinjiang Uygur Autonomous Region, the charred walls of a police station still serve as a painful reminder of that violent morning on June 26.
  • Japanese defense report worrisome, says China (Washington Post) - Foreign Ministry Spokeswoman Hua Chunying on Tuesday described an annual defense report recently issued by Japan as an attempt to play up the "China threat," adding that Japan's efforts to bolster its military are worrisome.
  • Xinjiang suspect says terror attack was planned (Washington Post) - The terrorist attack in the Xinjiang Uygur autonomous region on June 26 was carefully planned and did not target any particular ethnic group, said a captured suspected terrorist.
  • Japan should face up to history (Washington Post) - For the Chinese people, July 7, 1937 is a day etched on their minds. It was the day which marked the beginning of the eight-year-long China's War of Resistance Against Japanese Aggression.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét