Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Tin ngày 11/7/2013 - tiếp

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

798 – Dáng cúi của Trương Chủ tịch & ác mộng ngư phủ miền Trung

tcb-4s
Dư âm về vụ cúi khí thấp trước đám lính ắc-ê trong chuyến Hoa du của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vẫn đang được dư luận bàn tán chưa nguôi. Thì ngày 6/7 vừa rồi hai tàu cá của ngư dân Lý Sơn Quảng Ngãi lại bị một bọn ‘nói tiếng TQ, mặc đồ sỹ quan’ tới đánh đập và cướp bóc một cách dã man ngay trên ngư trường truyền thống của mình. Thật thương cho ngư phủ miền Trung qúa đi thôi. Đất khô cằn sỏi đá, gió cát quanh năm, một mảnh vườn không đủ chó ngồi để trồng cây tỏi cây hành mà đá núi còn chen lấn màu xanh cây trái. Đành trông chờ vào con cá con mú ngoài khơi xa. Vậy mà những năm gần đây, cứ tới mùa đánh bắt xa bờ thì lại bị anh “bạn vàng” Trung Quốc ra thông báo cấm biển. Đợi tới khi hết lệnh của ảnh, biển kịp bước vào mùa giông bão. Ai dám lao ra biển mưu sinh bất chấp tính mạng ngàn cân treo sợi tóc như thế?
Riêng năm nay, trước chuyến đi thăm hữu nghị nước cộng sản đàn anh phương Bắc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tới thăm ngư phủ các tỉnh miền Trung vào hai ngày 14-15/4/2013.
CT Trương Tấn Sang nói chuyện với ngư dân Quảng Nam trong chuyến thăm chiều 14-4, ông nói: “Biển của ta, ta cứ đánh bắt”, và hứa sẽ có biện pháp bảo vệ ngư dân... (Ảnh: TTO/infonet)
CT Trương Tấn Sang nói chuyện với ngư dân Quảng Nam trong chuyến thăm chiều 14-4, ông nói: “Biển của ta, ta cứ đánh bắt”, và hứa sẽ có biện pháp bảo vệ ngư dân… (Ảnh: TTO/infonet)
Tại Quảng Nam Trương Chủ tịch tuyên bố: “Biển của ta, ta cứ đánh bắt”, và hứa sẽ có biện pháp bảo vệ ngư dân. Tại đảo Lý Sơn, đối thoại trực tiếp với bà con, Chủ tịch cũng phủ dụ: “Quốc gia nào cũng có chủ quyền. Chủ quyền biển đảo của chúng ta thì bà con cứ ra mà đánh bắt. Điều đó đã khẳng định rồi, không gì phải bàn” (Xem ở đây).
Công bằng mà xét, trong 4 vị tứ trụ đương thời nhà ta, Trương Chủ tịch là người đạt được nhiều thiện cảm nhất với ngư dân miền Trung nói riêng và người lao động nghèo khó trong cả nước nói chung.
Vậy mà chỉ một cú cúi mình hơi bị thấp trước hàng quân danh dự to con béo mượt của Tàu trước Đại lễ đường Bắc Kinh vào chiều ngày 19/6 vừa rồi khiến nhiều người ngỡ ngàng. Đành rằng người xưa từng nói “cung kính đứng đầu đạo đức”. Hay “một điều nhịn chín điều lành”. Đứng trước lễ đón rước vô cùng nồng nhiệt của cường quốc kinh tế quân sự vào hàng thứ hai thế giới. Mà lại đang là đối tác chiến lược ở ”tầm cao mới” của nước nhà thì khiêm nhường chút đỉnh cũng nên lắm. Miễn là giữ được môi trường hòa bình để mà phát triển. Quan thì chắc ghế và phát tài. Dân thì an hưởng thái bình.
“Nhiều người từ tàu Trung Quốc tràn lên tàu cá của ông Vương rồi dùng dao chặt 720m dây hơi thành nhiều đoạn nhỏ, lấy đi nhiều thiết bị, ngư lưới cụ cùng 1 tấn cá và hút 5000 lít dầu diesel, ước tổng thiệt hại 400 triệu đồng“. (Ảnh: VNE)
“Nhiều người từ tàu Trung Quốc tràn lên tàu cá của ông Vương rồi dùng dao chặt 720m dây hơi thành nhiều đoạn nhỏ, lấy đi nhiều thiết bị, ngư lưới cụ cùng 1 tấn cá và hút 5000 lít dầu diesel, ước tổng thiệt hại 400 triệu đồng“. (Ảnh: VNE)
Chớ trêu thay, những ngư phủ Lý Sơn khốn khó, những người mà đích thân Trương Chủ tịch ra tận nơi đối thoại và úy lạo kia, chỉ sau có hơn 2 tuần kể từ cú “cung kính” hơi qúa đà của vị Chủ tịch đã bị đàn em của cái đội quân danh dự hùng tráng kia trên cái tàu Ngư chính 306 ngược đã một cách không thương xót. Không chỉ dừng ở hành vi cướp cá, cướp dầu, máy định vị, đám cướp ‘nói tiếng TQ, mặc đồ sỹ quan’ kia còn ‘tấn công, chặt cờ’ đánh đập cả người và tàu thuyền một cách vũ phu trên chính ngư trường mà Chủ tịch đã căn dặn “Biển của ta, ta cứ đánh bắt” ấy.
Theo nhời bình luận trên trang Ba Sàm hôm nay (10/7), trong khi tất cả các tờ báo lớn của quốc doanh vẫn im hơi lặng tiếng. Ngoại trừ tờ Đất Việt còn Đang xác minh hai tàu cá VN bị cướp ngoài Hoàng Sa“, xem bọn nào đã tấn công ngư dân ta, thì BBC đã phỏng vấn nạn nhân, và khá rõ thủ phạm như nội dung trên…. Đáng lo là cho tới đầu giờ sáng nay, dường như cũng mới chỉ có Đất Việt đưa tin vụ việc nghiêm trọng trên, thậm chí chưa thấy báo nào đưa lại tin của ĐV.
Cho dù cơ quan chức năng do Trung tá Nguyễn Văn Thanh, Đồn phó Đồn biên phòng Lý Sơn cho biết, sau khi 2 tàu cá cập đảo, đơn vị đã cử lực lượng xuống xác minh vụ việc, bước đầu cho thấy việc đập phá và tịch thu toàn bộ tài sản trên 2 tàu cá này là thật. (Xem ở đây).
Tàu Kiểm ngư số 306 được giao trọng trách "thực thi pháp luật" ở khu vực QĐ Hoàng Sa có diện tích khoảng 500.000 km²) - Đây chính là con tàu đã đánh cướp hai chiếc tàu QNg 96787 và QNg 90153 trên vùng biển Hoàng Sa của VN vào ngày 6/7/2013 vừa qua (Ảnh: hinews.cn)
Tàu Kiểm ngư số 306 được giao trọng trách “thực thi pháp luật” ở khu vực QĐ Hoàng Sa có diện tích khoảng 500.000 km² – Đây chính là con tàu đã đánh cướp hai chiếc tàu QNg 96787 và QNg 90153 trên vùng biển Hoàng Sa của VN vào ngày 6/7/2013 (Ảnh: hinews.cn)
Như vậy sau cú “kính cẩn nghiêng mình” của bác Trương Chủ tịch, các ”bạn vàng” của đảng vẫn tiếp tục ngược đãi ngư dân và khinh miệt quốc kỳ của xứ ta như đã từng diễn ra bấy nay. Đó là sự thật. Tổng thiệt hại cả hai tàu ước tính khoảng 600 triệu VNĐ thôi. Nhưng mối nhục cho quốc thể thật đong đầy.
Chắc chưa tới mức “cháy (cabin) và chết” (người) nên anh Nghị cũng chả cần lên tiếng, các tờ báo hàng đầu của quốc doanh (chắc đèn xanh chưa bật) đành thây kệ cho truyền thông của “xứ giẫy chết” (như BBC; RFA; RFI; VOA) một mình một chợ thả sức tung hoành (?)
Xem lại bản Tuyên bố chung Viêt Nam-Trung Quốc (ngày 21/6/2013 tại Bắc Kinh) thấy có dòng ghi rõ như thế này:
“Hai bên hài lòng trước sự phát triển của quan hệ hai Đảng trong những năm qua, nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác giữa hai Đảng, thúc đẩy cơ chế giao lưu hợp tác giữa hai Ban Đối ngoại và Ban Tuyên giáo, Tuyên truyền của hai Đảng vận hành thuận lợi”. (Trích điểm 3iii - Tuyên bố chung).
À ra vậy, những năm qua đã xẩy ra bao tai ương cho ngư dân ta bởi tụi “tàu lạ” mà “Hai bên vẫn hài lòng” để “nhất trí làm sâu sắc… giao lưu hợp tác giữa hai Ban Đối ngoại và Ban Tuyên giáo, Tuyên truyền…” như thế thì báo chí phải tuân thủ nghiêm chỉnh ”định hướng” của mấy anh Tuyên giáo lưỡng quốc Việt-Tàu là điều đương nhiên.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sau lễ ký Tuyên bố chung... (Ảnh: Đất Việt)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sau lễ ký Tuyên bố chung… (Ảnh: Đất Việt)
“Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí việc Lãnh đạo hai Đảng, hai nước duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển xuất phát từ tầm cao chiến lược và đại cục quan hệ hai nước. Hai bên sẽ nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”, sử dụng tốt các cơ chế như đàm phán biên giới lãnh thổ cấp Chính phủ…, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên…” (Trích điểm 4- Tuyên bố chung).
Không biết có phải cụm từ tầm cao chiến lược và đại cục đã vô hiệu hoá toàn bộ cái gọi là sự chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển khiến dù tranh chấp Việt-Trung ở Biển Đông có phức tạp đến đâu thì cũng chỉ mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên. Đó chính là lá bùa hiểm độc phục vụ cho tham vọng độc chiếm Hoàng Sa-Trường Sa với bản đồ hình lưỡi bò nuốt trọn 80% Biển Đông mà Việt Nam không có một động thái khả thi nào làm anh “bạn vàng” phương Bắc điều chỉnh cả về nhận thức và hành vi.
06526FD7-9930-4068-9895-430AB50110C2_w268_r1Có ý kiến cho rằng, khi nội bộ giới “đỉnh cao trí tuệ” xứ mình đang tranh giành nhau quyết liệt bởi lợi ích nhóm. Khiến nhóm nào cũng muốn tranh thủ sự hậu thuẫn của ông “bạn vàng” lòng tham không đáy. Thì đừng có xui dân tay không tấc sắt ra đương đầu ở chỗ mũi tên hòn đạn làm gì, tội nghiệp bà con?
“Trước trí tuệ vĩ đại tôi cúi đầu, trước một trái tim vĩ đại tôi quỳ gối.”
(Lời triết gia W. GOT)
Một người từng trải và hiểu biết như Trương Chủ tịch, liệu cái cúi đầu hơi thấp qúa mức cần thiết của ông trước đám ắc-ê lính Tàu ở Bắc Kinh hôm 19/6 có phải do sự kính nể cả trí tuệ lẫn trái tim của chúng hay không?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi ngư dân Bùi Văn Phải, huyện đảo Lý Sơn bị tàu Trung Quốc bắn cháy ca bin trong lúc đang khai thác ngư trường của Việt Nam tại đảo Hoàng Sa. (Ảnh: Thanh Long-TTXVN)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi ngư dân Bùi Văn Phải, huyện đảo Lý Sơn bị tàu Trung Quốc bắn cháy ca bin trong lúc đang khai thác ngư trường của Việt Nam tại đảo Hoàng Sa. (Ảnh: Thanh Long-TTXVN)
Chắc chắn câu trả lời là không! Đơn giản ông đành chịu “lấm mình” mong gửi đi một thông điệp “thần phục” để làm vừa lòng ông “bạn vàng” kiêu ngạo nhằm câu giờ và mong họ rủ lòng thương. Biết đâu giảm đi phần nào nỗi cơ cực của những phận nghèo (như ở Lý Sơn) mà ông đã mục sở thị đối diện. Nhưng sau sự kiện Tàu cá Việt Nam ‘bị tấn công, chặt cờ’ hôm 6/7 vừa rồi, không biết Trương Chủ tịch đã tĩnh trí lại để hiểu thấu được câu danh ngôn của Đại Văn hào V-Hugo: “Trên đời chỉ có một thứ mà ta cúi đầu thán phục: đó là thiên tài và chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt.”
Tiếc thay, anh “bạn vàng” của đảng kính yêu của ông Chủ tịch có thực sự là thiên tài với trái tim nhân hậu (lòng tốt) hay không thì ông đã biết tỏng rồi còn gì?!
Gocomay

LẠI MỘT LỄ KỶ NIỆM AMT CỦA EVN, TỐN GẦN 5 TỶ ĐỒNG

evn-amt-langphi
Ban AMT nhận Huân chương Độc lập hạng Ba do ông Lê Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công Thương trao

Ngày 7 tháng 7 năm 2013, tại Đà Nẵng đã diễn ra lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập hạng 3 của Ban quản lý dự án các Công trình điện Miền Trung (AMT). Cơ quan này chĩ vẻn vẹn 130 người, đóng tại 478 đường 2/9, Đà nẵng. Được EVN thành lập từ năm 1988 với nhiệm vụ đầu tư xây dựng các công trình đường dây và trạm 220 – 500 kV khu vực Miền Trung. Được biết đây là một trong nhiều đơn vị của ngành điện có tỗng mức đầu tư hàng năm cực lớn, trên dưới 10.000 tỷ đồng. Thử hỏi các DN trong nước, dù lớn cỡ nào, có được mức đầu tư khủng như vậy.
*
Điều đáng nói là AMT không phải đầu tư bằng vốn tự có của chính nó hay của EVN mà chủ yếu là dụng vốn vay ODA của các nước hoặc các tổ chức tín dụng như WB hay ADB… Đến nay, nợ phải trả của AMT là 1900 tỷ, mỗi tháng cơ quan này phải trả lãi trên dưới 20 tỷ.
Mặc dù nợ nần chồng chất, lãi mẹ đẻ lãi con như vậy nhưng Ông Nguyễn Đức Tuyễn, Tỗng Giám đốc là người nịnh hót, chịu chơi có hạng. Tại AMT ai cũng đánh gía thấp trình độ năng lực của Ông Giám đốc, ngược lại các lãnh đạo của EVN từ to đến nhỏ lại đánh giá rất cao. Phải chăng năng lực được đánh giá qua các buổi nhậu thâu đêm suốt sáng khi tiếp lãnh đạo hay là xuất phát từ những phong bì dày cộp mà Ông Tuyển biếu xén cấp trên.
Nói như vậy là vì cá nhân Ông Tuyển mới chân ướt, chân ráo về AMT, với khoảng thời gian đó, nếu không dùng tiền chạy EVN thì thử hỏi dù kiệt xuất đến đâu cũng không thể được huân chương hạng hai, hạng nhất. Đó là chưa kể khi thanh tra đường dây 500 kV mạch 1, 2, với hàng loạt sai phạm, phải chạy hết cửa này, cửa nọ mới thoát khỏi khởi tố. Trong AMT này thử hỏi ai không biết. Có lãnh đạo nào của EVN dám nói không và công khai bảo vệ sự trong sáng của AMT cũng như Ông Tuyễn không?
Chỉ nội việc tổ chức lễ ký niệm và nhận huân chương hết gần 5 tỷ bạc của nhân dân đã nói lên điều đó. Cơ quan AMT chỉ 130 người, mà lễ lạt hoành tráng mời hơn 300 quan khách từ Hà nội vô và từ Sài gòn ra. Riêng vé máy bay khứ hồi của mỗi khách khoảng 5 triệu đồng, đã ngốn bay hơn 1 tỷ. Tiền thuê Hội trường, khách sạn sang trọng vào loại bậc nhất Đà nẵng với hệ thống phòng VIP ngốn gần 2 tỷ. Các bữa tiệc liên hoan trước và sau khi lễ lạt mà thức uống duy nhất Ballentine 21 năm. Rồi thì xe cộ, đón tiếp….khoảng 2 tỷ nữa. Chúng tôi nhìn thấy thực khách ăn uống, ngủ nghĩ mà phát thèm. Dân chúng địa phương nhất là những người có công, những Bà mẹ Việt nam Anh Hùng vẫn còn đói khổ mà quan chức nhà nước ăn nhậu tới trời. thật khủng khiếp quá.
Nhìn ảnh chụp các vị thực khách thấy gia chủ phải kỳ công lắm mới mời được. Từ Thứ trưởng Lê Dương Quang đến các lãnh đạo các Tổng cục, cục thuộc Bộ Công thương đến các Ban thuộc Tổng cục, cục; Từ Chủ tịch HĐTV Hoàng Quốc Vượng và các Uỷ viên HĐTV của EVN, Từ Tổng Giám đốc Phạm Lê Thanh và các Phó Tổng Giám đốc đến lũ lượt các Trưởng Ban của EVN; từ Lãnh đạo (đầy đủ) của Tổng Công ty đến lãnh đaọ các đơn vị trong EVN. Nói chung là đông không kể xiết. Đến nỗi khi xong việc người Đà nẵng muốn ra Hà nội hay vô Thành Phố Hồ Chí Minh đều phải bay vào ngày sau, dù hãng hàng không đã tăng chuyến. Dân Đà Nẵng hoặc ở hai đầu Đà Nẵng mấy ngày nay vẫn không hiểu vì sao không mua nỗi vé?! Khi cơm no, rượu say, một cán bộ Đảng của EVN đã vui lòng thổ lộ: Vì tổ chức vào ngày chủ nhật lại được giao vé tận tay, không đi cũng phí…Thật đúng là không đi cũng phí…
Sự việc trên đã một lần nữa đập vào mắt nhân dân, dù suy thoái đến đâu, dù dân khổ đến đâu nhưng đó quyết không phải là của ngành điện, hay ít nhất là không phải của cán bộ ngành điện, ngành độc quyền. Đành chịu chứ biết làm sao, nhân dân ơi.
Chính phủ cũng không cần bày đặt cấm này cấm nọ (Chính phủ đã có văn bản nghiêm cấm đón các danh hiệu thi đua một cách xa hoa lãng phí và nhiều lần Chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhắc nhở các Bộ, Ngành về vấn nạn này). Vì ngành điện hiểu rằng lệnh cấm đó không có mình. Liệu có thể nói không ai quản lý được ngành điện không – Ngành độc quyền? Tôi cứ nghĩ lễ mừng kỹ niệm hay đón nhận huân chương gì đó chủ yếu là để đội ngũ người lao động nhìn lại quãng đường đã qua và chuẩn bị cho giai đoạn sắp tới, và rất nên tổ chức ấm cũng, đơn giản và tiết kiệm nhất là trong hoàn cảnh đất nước khó khăn như hiện nay. Nhưng những ai chứng kiến lễ kỹ niệm của AMT vào ngày 7/7/2013 vừa qua thì sẽ thất sự lãng phí và khuếch trương một cách quá đáng. Tiền chùa mà, không xài cũng phí…!
Xin hỏi các vị lãnh đạo cao cấp ngành điện, rồi đây các ngài có đủ liêm sĩ để rao giảng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong ngành không, hay học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nữa không. Hay các Ngài vẫn theo lối cũ: Các anh làm (ý nói nhân dân), các anh học chứ Tôi và gia đình, vợ con tôi không cần học!? Phục lắm thay.
Chúng tôi thật tâm mong các vị trong sáng hơn, bớt ăn chơi hoang phí, tránh quá no cơm ấm cật lại dậm dật … thì khổ dân quá.…Chúng tôi cũng mong khi nâng chén rượu cực đắt tiền mà các vị uống như suối, như sông thì xin các vị chút lương tâm san bớt cho dân thìa cháo với.
Nhiều hộ dân mất đất, di dời nhà cửa, để các vị xây dựng đường dây, cuộc sống đang muôn vàn khó khăn, chỉ cần được các vị giúp một phần trăm, một phần nghìn bữa tiệc của các vị là họ đã hả dạ lắm rồi.
Bao nhiêu gia đình đang sống giở, chết giở vì nằm dưới đường dây, sờ đâu cũng thấy điện, bệnh tật liên miên, không tìm thấy lối thoát, cuộc sống ngày càng hoảng loạn, không thần kinh rồi cũng thành thần kinh…
Có lúc nào các vị tự vấn lương tâm mình là nếu gia đình mình lâm vào hoàn cảnh đó thì chắc nghị định, thông tư của Chính phủ đã phải viết kiểu khác rồi không?!…Chẳng lẽ dân cứ mãi kêu mà chẳng thấu trời thế này chăng?
Tác giả Xuân Hiếu

Bản đồ tham nhũng toàn cầu

Cứ bốn người thì có một người đưa hối lộ cho cơ quan công quyền trong năm ngoái, theo một khảo sát do Transparency International tiến hành tại 95 nước.
Tình trạng tại các nước châu Phi tồi tệ nhất với Sierra Leone có tới 84% những người trả lời nói đã đưa hối lộ và bảy trong số 10 nước có tỷ lệ tham nhũng lớn nhất nằm ở vùng cận Sahara của châu Phi. Hãy xem danh sách dưới đây. Những nước có mức tham nhũng thấp nhất theo khảo sát là Đan Mạch, Phần Lan, Nhật Bản và Australia, với mức đưa hối lộ dưới 1%.

Tương tácBạn đã bao giờ đưa hối lộ?

27% trung bình thế giới
Nước hàng đầu
1. Sierra Leone 84%
2. Liberia 75%
3. Yemen 74%
4. Kenya 70%
5. Cameroon - 62% 14
5. Libya - 62% 14
5. Mozambique - 62% 9
5. Zimbabwe - 62% 12
9. Uganda - 61% 2
Người dân, % Số nước
Nhấp chuột để mở to nhỏ
Tại 105 quốc gia, chính trị gia, thẩm phán tòa án và cảnh sát đứng đầu danh sách người trong các định chế nhà nước bị dân chúng coi là tham nhũng nhất. Trong gần một nửa số các nước này, chính trị gia bị xem là ít đáng tin cậy nhất. Các tổ chức tôn giáo và doanh nghiệp có tỷ lệ tham nhũng thấp nhất.

Tương tácCơ quan công quyền bị xem là tham nhũng nhất?

Nhấp chuột để mở to nhỏ
Nguồn: Minh bạch Quốc tế, Phong vũ biểu Tham nhũng Toàn cầu, 2013
Phong vũ biểu Tham nhũng Toàn cầu 2013 của Minh bạch Quốc tế thu thập dữ liệu từ 95 nước - đối với một số nhỏ các nước, bao gồm Brazi và Nga, dữ liệu cho một số câu hỏi đã không được tính do có lo ngại về độ tin cậy và hợp lý.
Biên độ sai sót cho mỗi nước là 3%. Mẫu khảo sát đặc trưng thường bao gồm 1.000 người. Bốn nước - Cyprus, Luxembourg, Vanuatu và Đảo Solomon - có mẫu khảo sát 500 người và biên độ sai sót 4%.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét