Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Tin thứ Tư, 19-06-2013

Tin thứ Tư, 19-06-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H3<- CHUYỆN ĂN Ở TRƯỜNG SA (Văn Công Hùng). – Video: Nhà báo với tình yêu biển đảo (VTV).  Truyền thông Việt và công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo: Khi truyền thông chung tay…  (NB&CL).  - Cứu 8 ngư dân bị tàu lạ đâm chìm (TN).  – Hỗ trợ tổ hợp tác, tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển (QĐND). -
- Chủ tịch nước Việt Nam sắp thăm chính thức Trung Quốc (VOA). – Chủ tịch nước Việt Nam chuẩn bị chuyến công du Trung Quốc (RFA). “Mục tiêu được ông này [Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, ông Lương Thanh Nghị-BTV] nói là để tăng cường sự tin cậy chính trị, hợp tác giữa hai đảng cộng sản và hai nước với nhau. Lãnh đạo của hai nước cũng sẽ định ra phương hướng lớn cho mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước đi vào chiều sâu…
- Chủ tịch Sang ‘bàn Biển Đông với TQ’ (BBC). Ông Dương Danh Dy: “Mấu chốt cuối cùng vẫn là vấn đề chủ quyền lãnh thổ của hai bên ở Biển Đông. Căn cứ vào thái độ lập trường của Trung Quốc hiện này thì không thể nào giải quyết được và những biện pháp như thăm viếng chỉ có tính cách làm dịu bớt căng thẳng”. – Chủ tịch nước: Việt- Trung cần trao đổi thẳng thắn về vấn đề trên biển (VGP/NLĐ).   - Một số vấn đề cần nhắc CT Sang trong chuyến thăm TQ (DLB). - Quan hệ Việt-Trung: tiếp tục duy trì “16 chữ vàng – 4 tốt” ? (DLB). – Tháng 6 sôi động của quan hệ Việt – Trung (VNN).
- Nhân sự kiện quan trọng trong quan hệ Việt-Trung, mời xem tư liệu từ phía TQ, mới được CTV của trang BS dịch: 1849. HÒA ĐÀM GENÈVE NĂM 1954 – NỖI KHÓ XỬ CỦA TRUNG QUỐC (1).
- Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – Chủ quyền: Các khía cạnh lịch sử và pháp lý: Paracel and Spratly Archipelagos – Sovereignty: Historical and Legal Aspects (Part I) (Sudestatiatico.com). – Historical and Legal Aspects (Part II).
- GS Tương Lai: Khoảnh khắc năm năm (Boxitvn).
- Philippines: Hệ thống tên lửa phòng không Israel quan trọng hơn hiệp định với Mỹ? (ANTĐ).
- Giao Long TQ ra Biển Đông, Indonesia chuẩn bị ’trận đánh lớn’ (PN Today).
- Chuẩn! Chúng tao bán nước đó! (DLB). “… khi chị Nga chất vấn công an tại trại Lộc Hà: ‘Tại sao chúng tôi đi biểu tình phản đối TQ xâm lược, đánh, bắt, giết ngư dân VN mình mà các anh bắt, đánh đập, giam giữ chúng tôi? Có phải ngành công an các anh đang bảo kê cho TQ xâm chiếm biển đảo, đánh, giết ngư dân hay sao?’. Công an viên có tên Nguyễn Đức Trung có số hiệu 195-456 đã trả lời ‘Chuẩn!’.
H2- GS Lê Xuân Khoa: Việt Nam sẽ ra sao sau bài Diễn văn Shangri-La (BoxitVN). “Tình hình Việt Nam quá phức tạp, không ai có thể đoán biết được các toan tính của ông Dũng, của phe đối thủ và của Trung Quốc như thế nào. Điều chắc chắn là thông tin nội bộ sẽ được bảo mật chặt chẽ hơn bao giờ hết. Có thể vì thế mà một số nhà báo có khả năng tiếp cận với những nguồn tin nội bộ đã bị cơ quan an ninh bắt khẩn cấp để bịt miệng và răn đe những người khác“. GS Lê Xuân Khoa gặp gỡ các GS Hoàng Ngọc Hiến, Phan Đình Diệu và Nguyễn Huệ Chi ngày 12-1-2005 tại Hà Nội =>
- LS Trần Vũ Hải : Báo chí chính thức phải thông tin đầy đủ về Cù Huy Hà Vũ (RFI). – Phỏng vấn Nghệ sĩ Kim Chi: Tù chính trị bị phân biệt đối xử ra sao (RFA). “Tôi rất muốn được gặp riêng để mà thăm Cù Huy Hà Vũ nhưng anh em giám thị nói rằng đây là một phạm nhân mà bọn em không được phép cho bất cứ ai vào thăm trừ khi có những đoàn quốc tế hay gia đình vợ con”. – Từ Phất Lộc đến Weimar (phần 2 về nhà tù) (Người Buôn Gió). Mời xem lại: Phần 1
- LỜI KÊU GỌI – TUYỆT THỰC ĐỒNG HÀNH CÙNG CÙ HUY HÀ VŨ VÀ CÁC TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM (TNM). – Phỏng vấn bác sĩ Phạm Hồng Sơn: Bảy ngày tuyệt thực vì Cù Huy Hà Vũ (BBC).
- Trương Minh Đức: Đinh Nhật Uy bị bắt vì “không thuyết phục được Đinh nguyên Kha nhận tội”? (DLB). “Từ khi nhà cầm quyền csvn biết 2 gia đình Uyên và Kha nộp đơn Kháng án thì Uy cũng cho biết là có ‘ai đó’ nhiều lần đến vận động Nhật Uy phải vào khuyên Nguyên Kha trong phiên tòa phúc thẩm sắp tới phải ‘Nhận tội’ thì được ‘khoan hồng’, họ còn đưa ra so sánh là sự nhận tội thì Uy sẽ được làm ăn bình thường, còn bằng không, làm họ mất mặt với công luận và Quốc Tế thì Nguyên Kha sẽ bị tăng án mới… đang điều tra thêm vụ thuốc pháo và có thể ghép cho Kha thêm tội ‘Khủng Bố’.” – Điều 258, chúng ta và truyện ngụ ngôn bó đũa (NKYN/ Dân Luận).
- 12 NGO thúc giục Ngoại trưởng Kerry nêu trường hợp Lê Quốc Quân (Defend the Defenders). – Các tổ chức phi chính phủ yêu cầu Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng cho luật sư Lê Quốc Quân (RFI). – Yêu cầu Ngoại trưởng Kerry về LS Quân (BBC). “Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông John Kerry, sẽ có mặt tại hội nghị Asean vào cuối tháng này. Với lá thư ngày 17/6/2013, các tổ chức ký tên yêu cầu ông tận dụng cơ hội này để đòi chính phủ Việt Nam trả tự do cho ông Quân”.
- Vấn đề Nhân quyền và quan hệ Việt-Mỹ (VOA). GS Carl Thayer: “Theo quan điểm của tôi, có những người bên trong Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đàn áp nhân quyền để phá hoại các nỗ lực cải thiện quan hệ với Mỹ, thế cho nên Việt Nam phải trả một cái giá trong việc đối đầu với Trung Quốc, khi nước này có hành động lấn át, hay sử dụng vũ lực”.
- Song Chi: Một vài suy nghĩ về “nghệ thuật” trị dân của một nhà nước độc tài (1) (RFA’s blog).
- MỘT NGÀY GIỖ TỔ NGHỀ BÁO (Huỳnh Ngọc Chênh). “Nhưng báo gọi là cách mạng chỉ có từ sau năm 1925, trong khi nghề báo đã xuất hiện tại Việt Nam cách đây đã gần 150 năm. Đó là khi tờ Gia Định Báo bằng chữ Quốc Ngữ của cụ Trương Vĩnh Ký phát hành số đầu tiên vào ngày 15.4.1865 tại Sài Gòn. Cụ Trương Vĩnh Ký đương nhiên là ông tổ của nghề báo ở VN“. – Mời xem lại: Báo chí miền Bắc thời Pháp thuộc: Từ Nguyễn Văn Vĩnh đến Phạm Quỳnh (Nguyễn Ngọc Chính).
- Chào mừng “Ngày báo chí cách mạng Việt nam” 21/6 nên các trang mạng XH bị chặn: Truy cập Facebook ở VN ‘gặp khó khăn’ (BBC). Nếu lấy ngày 15-4 là ngày tờ Gia Định Báo của cụ Trương Vĩnh Ký phát hành số đầu tiên làm ngày “báo chí VN” thì sẽ không bị chặn? – CÁCH VÀO FACEBOOK KHI BỊ CHẶN (FB BS). Độc giả V.M.T. bình luận: “Sắp 21/6 có khác, chặn họng bà con khắp chốn cùng nơi, và thấy số lượng bài ít hẳn đi. Ban đầu không biết lý do gì vì nhà em vẫn ra vô bình thường, nay mới biết là chúng tổng tiến công chặn FB“.
- Lương tri cựa quậy (Boxitvn). - NHỚ LẠI TRUYỆN NGẮN BÚT MÁU CỦA NHÀ VĂN VŨ HẠNH (TNM). – BÁO CHÍ VIỆT NAM, BAO GIỜ CHO ĐẾN… THỜI XƯA!? (FB BS). – Đại sứ Anh thảo luận mạng về báo chí (BBC). “An toàn cho nhà báo trong tác nghiệp’ là một vấn đề nóng ngày càng thu hút sự chú ý của dư luận và cũng là một lĩnh vực được Đại sứ quán Anh hỗ trợ từ hai năm gần đây thông qua các dự án với các tổ chức phi chính phủ”.
- Luật sư Nguyễn Văn Đài – Trần Huỳnh Duy Thức & Con đường nào cho Việt Nam (Dân Luận). – Đặng Thanh Chi – Cái giá của sự thật trọn vẹn (THDCĐN/ Dân Luận). “Khi một thể chế chân chính biến chất trở thành một chế độ cầm quyền bất xứng, lỗi ở ai? do quần chúng thờ ơ chấp nhận? hay do cán bộ các cấp biết khôn khéo giữ thân? hay do những người lãnh đạo gian ngoan biết cách giữ quyền?
- Mười lời khuyên quan trọng khi quay phim các cuộc biểu tình và phản kháng dân sự (Dân Luận).
- Không lùi thời hạn thông qua Hiến pháp sửa đổi (TN).
H1<- HÌNH ẢNH BÀ CON TRỊNH NGUYỄN GIỮ ĐẤT CHO CÁC GIA ĐÌNH CHÍNH SÁCH (Tễu). Không khéo bà con Trịnh Nguyễn lại đứng lên, như dân làng Ô Khảm ở Trung Quốc, trừng phạt các quan chức, tự do bỏ phiếu bầu lãnh đạo mới. Mời xem lại Làng Ô Khảm, tấm gương đẩy lùi cường quyền ở Trung Quốc (RFI). – Oxfam: Việt Nam nên nghiên cứu thấu đáo Luật Đất đai (GĐ).
- Nên cho thí điểm mô hình chính quyền đô thị từ 2014 (TT).  – Được lợi nhiều từ chính quyền đô thị (NLĐ).
- Đề xuất giảm bớt các hình thức khen thưởng cấp NN (TTXVN).
- Lãng phí cũng phải xử lý hình sự? (PLVN).  – Gây lãng phí thời gian cũng bị “định tội” (VnM).  – Lãng phí vẫn tràn lan dù có luật (TBKTSG).  – Hô hào suông, khó chặn lãng phí (NLĐ).
- ĂN …“NHÀ VỆ SINH” (TNM). - Tại sao người Việt gian tham? (DLB).
Buộc phải tạm ngưng giữa chừng bình luận về vụ tuyệt thực của TS Cù Huy Hà Vũ, để chuyển qua một vấn đề bức bối khác, liên quan tới cái bộ Văn-Thể-Du.
.
Nỗi bức xúc được nhân lên, trước hết từ điệu cười không thể chỉ diễn tả bằng hai chữ “trâng tráo” của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, cùng lối chống chế hết sức vô trách nhiệm của ông ta, mà đến tờ báo “hiền lành” của Quốc hội cũng phải buột miệng kêu than. Kế đến là câu chuyện bị cho là làm “xấu xí hình ảnh bóng đá VN” về Sân Mỹ Đình, qua thương thảo chuẩn bị cho trận đấu với Arsenal. Và ngay mới đây, khi phiên tòa xử một bị cáo tuổi 16 giết ông nội để có tiền chơi game vừa diễn ra, thì cùng ngày, hay tin một vị thành niên khác bị bắt vì giết ông ngoại cũng vì mục đích đơn giản đó.
.
Tại sao lại nối kết mấy câu chuyện tưởng như xa lạ với nhau này?
.
Giữa lúc khắp nơi, từ làng quê cho tới xưởng máy, người dân đang cùng kiệt vì hết đường làm ăn, nơi thì lúa chín đầy đồng không bán được, nơi lúa lép hàng ngàn héc ta, vật giá lên cao, thất nghiệp tràn làn, … thì giữa diễn đàn Quốc hội, cũng không khỏi có nhiều ý kiến lo lắng. Nỗi lo này lan sang cả câu chuyện người ta quyết vung tay chi tới 120 triệu USD cho “cuộc chơi” đăng cai ASIAD 19. Thế nhưng, khi có đại biểu chất vấn, ông bộ trưởng, thay vì giải trình rành rẽ thiệt hơn về kinh tế, lại cười nhâng nháo, “thách thức” rằng thậm chí sẽ còn có thể đăng cai Olympic nữa.
.
Chỉ ít ngày sau nụ cười kia của kẻ nắm quyền, tiền của dân, muốn chi xài ra sao cũng được, thì Quốc hội bàn về Dự thảo Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, với nhiều ý kiến chê bai thứ luật rất hình thức, trong khi tình trạng lãng phí lại ngày càng ghê gớm. Ta cũng không thể quên, rằng những màn “lãng phí” đó rất liên quan tới cuộc “chỉnh đốn”, cùng những lời hô hào chống tham nhũng của đảng CSVN, lúc này đang lịm dần đi từng ngày.
.
Mười năm trước, để đăng cai Seagame 22, hàng loạt công trình thể thao lớn, trong đó có sân Mỹ Đình, được vội vã xây dựng, tốn kém không biết bao nhiêu, mà hiệu suất sử dụng lại rất kém. Trong khi ở Philippines, cũng với mục tiêu đó, họ cho nâng cấp các sân bóng, nhà thể thao sẵn có, để sau đại hội thể thao, người dân dễ dàng được hưởng các công trình “bình dân” này, hơn là những thứ “hoành tráng” tốn kém ở VN.
1.
Thế rồi, không phải chỉ sân Mỹ Đình làm xấu hình ảnh thể thao VN, khi đằng sau đó, có lẽ là câu chuyện lợi ích lớn, “ngoài sổ sách” từ việc cho thuê sân mở hàng quán, bãi đậu xe, v.v.., mà ta còn dễ bắt gặp khắp nơi trên đất nước này, các trung tâm văn hóa, thể thao được “làm kinh tế” bát nháo đủ kiểu.
.
Chưa hết! Ngoài “làm kinh tế”, còn có trò “làm chính trị”, bằng việc tận dụng cả những nơi vui chơi giải trí cho trẻ em để xây dựng những công trình khác, từ “bia tưởng niệm”, cho tới nhà hội họp học tập nghị quyết …
.
Trẻ em không có nơi vui chơi, chúng chỉ còn biết tìm đến trò chơi điện tử. Tới khi xảy ra những câu chuyện thương tâm trên, báo chí, các nhà quản lý lại vội đổ tại cho thứ vô tri là … game, hơn là tìm tới ngọn nguồn, từ những “kẻ cướp” có bộ mặt quan cách.
- Thí điểm cấp mã số định danh công dân tại Hải Phòng (PLVN).
- Phỏng vấn Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng: Sự thật sức mạnh của ĐCSVN hiện nay (RFA). “Hiện chỉ còn khoảng 30% đảng viên thuộc về “nhóm thủ cựu” (tức nhóm cách mạng lão thành, nhóm giáo điều, nhóm đặc quyền đặc lợi, nhóm kém năng lực không muốn ra khỏi biên chế…). Khá chua chát nhưng lại cần phải trần thuật một cách hài hước, điều được xem là “một bộ phận không nhỏ” của những nhóm này lại mang tâm lý ‘còn đảng còn mình’.” - Việt Nam: góc nhìn của một doanh nhân (Mercury News/ DCVOnline).
- Dân Choa: Đã làm khoa học cần phải trung thực (Quê Choa). “Đã làm khoa học cần phải trung thự, tất nhiên rồi. Cũng như làm báo điều cốt tử là phải trung thực. Nhưng trung thực không bằng có định hướng, dưới XHCN tươi đẹp của chúng ta các nhà khoa học làm khoa học cũng phải có định hướng như làm báo. Rứa đo rứa đo!” – Chủ động rút đề cử “Vườn quốc gia Cát Tiên” (TQ).
- Phỏng vấn bà Michele Brown: ‘Tôi từng suýt bị đánh ở Việt Nam’ (BBC). “Tôi cũng mong là với giáo dục và hiểu biết ngày càng rộng hơn, người ta sẽ nhận ra rằng, chó mèo có thể làm bạn của người. Thực ra, chúng là thú cưng của con người, nhưng có thể nhiều người hiện nay vẫn chưa có khái niệm về thú cưng”.
- Nắm thực tế từ… phòng máy lạnh! (NLĐ). “Bị động, thiếu thông tin từ địa bàn quản lý, đến khi xảy ra chuyện mới hay và đi kiểm tra; chưa kiểm tra mà đã thông báo trước. Khi trống giong cờ mở vào cuộc thì kết quả là… chẳng phát hiện được gì. Hậu quả, người dân lãnh đủ còn tệ nạn, tai ương thì cứ tồn tại nhơn nhơn, dai dẳng”.
- GS Nguyễn Khắc Nhẫn – Bài học của sự cố mất điện lớn tại miền nam Việt Nam (Dân Luận). “Tôi thiết tha đề nghị Chính phủ Việt Nam cấp tốc thay đổi chiến lược về năng lượng để khỏi hối tiếc. Chính phủ cần thể hiện một quyết tâm chính trị tham vọng và quyết liệt trong việc khuyến khích triệt để khai thác năng lượng tái tạo, hiệu quả và tiết kiệm năng lượng. Ta đừng vội quên sự đổi hướng thông minh và can đảm của nước Đức và cũng nên biết rằng Danemark sẽ có 100% năng lượng mặt trời vào năm 2050!” Với “tầm nhìn xa trên… 10 km” thì GS Nguyễn Khắc Nhẫn chớ có mơ họ sớm thay đổi chiến lược về năng lượng.
- Thủy điện nhỏ giúp nhà đầu tư phá rừng hợp pháp (PN Today).
- Một Bí thư xã ở Vĩnh Phúc dùng bằng giả (VTV). – Video: Mua bán bằng giả (VTV).
- Bãi nhiệm chức Chủ tịch HĐND huyện Hồng Ngự đối với ông Nguyễn Hồng Lâm (PNTP).
- Bắn cảnh cáo nhưng… trúng người (NLĐ).
- ‘Hợp đồng chuyển nhượng Bảo Long – Bảo Sơn quá sơ sài’ (VNE).
- Về sự kiện Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai: Doanh nghiệp “giật mình” trong ứng xử với truyền thông (TBKTSG).
- Mỹ tiếp tục gây áp lực với TQ về vấn đề tin tặc bất chấp vụ Snowden (VOA).
- Muốn biểu tình ở Thiên An Môn, một người Trung Quốc bị bắt (RFI). “Gu Yimin, 37 tuổi, nguyên quán ở Giang Tô, ngày 14/06/2013 đã chính thức bị quy là nghi can ‘xúi giục lật đổ quyền lực Nhà nước’.” – Thủ tướng Anh nói với BBC về Trung Quốc (BBC).
Kim Jong Un quyết định sử dụng kinh nghiệm của Hitler (Kichbu). – Đặc sứ cao cấp Bắc Triều Tiên đến Trung Quốc (VOA). – Ban Ki Moon thảo luận về Bắc Triều Tiên và Syria với Trung Quốc (RFI). – Mỹ sẵn sàng đàm phán với Bắc Triều Tiên (VOA).  – Mỹ, Triều: “Người no không nói chuyện với kẻ đói” (KT).   – Triều Tiên nhập 100.000 điện thoại thông minh Trung Quốc (TT).  – Vì sao Triều Tiên thường đưa ra các tuyên bố quan trọng vào ngày lễ? (DT). – Hàn Quốc gọi thầu cung cấp máy bay chiến đấu (RFI).


- Tặng CA Nguyễn Đức Trung (195-456) và tập đoàn côn an bán nước đã nói lên sự thật: Tao bán nước – Làm gì tao? (DLB). “Thiên triều dầy đặc trung ương đảng/ Sẵn lòng tuân thủ lịnh của Tàu/ Quân đội công an là lính Khựa/ Chúng tao bán nước… làm gì nhau?“. – Nói với đảng (DLB).
- Cú giật mình của “Truyền thông nhà nước” (RFA). “Những câu chuyện như câu chuỵên của tiến sĩ Hà Vũ, hay của kiến nghị 72…đều nằm trong im lặng xa cách đại đa số dân chúng. Sức mạnh của công nghệ thông tin dù chưa tiếp cận với đa số người Việt Nam, nhưng cũng đã làm cho truyền thông của đảng không còn một mình một chợ nữa”.
- Facebook tại Việt Nam lại không vào được (The Box). – Facebooker xôn xao vì không vào được ‘nhà mình’ (Ngôi sao). – Facebooker Nguyễn Văn Nguyên — Theo Qinjian, một blogger Trung Quốc: “Tội lỗi của Facebook là cho bạn tiếp xúc với những người bạn muốn tiếp xúc. Tội của Twitter là cho bạn nói những gì bạn muốn nói. Tội của Google là cho bạn biết điều bạn muốn biết. Tội của YouTube là chứng minh điều bạn muốn chứng minh. Vì thế tất cả các mạng xã hội này thường bị gây khó dễ ở những nước độc tài…
- Trong lúc các trang mạng xã hội như Facebook, WordPress, Youtube… đang bị chặn quyết liệt, thì báo QĐND, mục phòng, chống ‘diễn biến hòa bình” có bài: Tự do internet của Việt Nam là sự thật không thể bác bỏ.
- Ngày nhà “Láo” Việt Nam (DLB). “Họ luôn nói dối! Không phải họ không biết sự thật nhưng với cái tâm lý đánh đĩ của đảng luôn thích Tốt Khoe, Xấu Che cho nên đảng đặt ra một bộ phận được gọi là ban Tuyên Giáo (láo) nhằm định hướng (một từ hoa mỹ chứ thật ra phải dùng chữ răn đe) những ai hành nghề báo chí tại VN“.
  –   Facebooker Ngoc Nhi Nguyen: “15 triệu dân ghiền FB này mà đồng loạt lên tiếng chống đối, xuống đường biểu tình đòi lại FB thì đảng có mà đi bán muối.  Lúc đó thì hết còn đổ tội là thế lực thù địch xúi giục mà cũng chẳng có cái luật nào bắt chúng được. Chẳng lẽ đòi FB lại là ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’ hay sao ? Mà lúc đó đảng ta ra tay đàn áp thì lại càng chết , thế giới nó nhìn vào, báo chí nó giựt tít ‘CSVN đàn áp dân đòi FB’ thì có mà đội quần thiên hạ !“. – Con dao hai lưỡi (Hà Hiển). - “V for Vendetta” – Cuộc nổi dậy của lý tưởng (TCPT).
- Giám đốc CA Bắc Giang liên quan công trình đầu tư trái phép: Quyền cao không ngại Luật? (NNVN).
- LIÊN QUAN CÁC TRƯỜNG GÀ Ở CÁI BÈ (TIỀN GIANG): Phó công an tố trưởng công an xã bảo kê trường gà (PLTP).
KINH TẾ
- MỪNG – LO QUANH ‘GÓI GIẢI CỨU’ (Bùi Văn Bồng).
- Tái cơ cấu, quyết liệt nhưng không thể vội vàng (ĐTCK).
- Nợ xấu có giá như… cổ vật (NLĐ).
- Làm lại cảng Vân Phong từ “di sản” Vinalines (PLVN).
- Mua nhà lãi 0% và chuyện thị trường tự cứu (VnEco).  – Mỏi mòn chờ nhà chung cư (NLĐ).
- Giá hạ, vàng đấu thầu tiếp tục “cháy hàng” (VnEco).
- Tỷ giá nóng là do các ngân hàng tạo ra (ĐT).
- Trần Đăng Khoa: Không thể giàu có nhờ lúa gạo! (VOV).  – Chỉ mong bán được lúa, không dám mơ có lãi (TQ).  – Mở rộng cánh đồng mẫu lớn để tăng chất lượng gạo (TBKTSG).
- VASEP tìm “đồng minh” giải quyết vụ kiện chống phá giá tôm (HQ).
- Sẽ giảm một nửa thuế, phí ôtô? (VnEco).
- Trung Quốc đang lèo lái nền kinh tế thế giới ? (RFI). “Trung Quốc vẫn giữ vũ khí chính của mình là đồng nhân dân tệ. Trung Quốc tự ấn định hối suất của đồng nhân dân tệ, mà không tuân theo quy tắc cung-cầu trên thị trường như đồng đô-la hay euro. Trong các hoạt động giao thương quốc tế, Trung Quốc luôn dùng đồng nội địa của mình để trao đổi để khẳng định sức mạnh và tầm ảnh hưởng của mình”.


- Mua tạm trữ lúa gạo: Áp lực kho chứa đè nặng lên vai các DN (NNVN).
- Những làng quê ôm nợ: Mười năm toàn lỗ (NNVN).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ (KỲ 46) (Nhật Tuấn).
- Bài ca số phận (Nguyễn Thị Hồng Ngát).
- Phim tài liệu Đông Nam Á: Ấn tượng với sự “dấn thân” và “lệch pha” (SK&ĐS).
- Nhà hát Giao hưởng – nhạc vũ kịch: Lại rối chuyện xây ở đâu (PNTP).
H7<- Biến 100 người thành nhân tượng ở Nha Trang (VNN).
- Quá hiếm ca khúc về cha (NLĐ).
- Sân Mỹ Đình xuống nước, chấp nhận mức 800 triệu đồng (VNN).
- Giá thuê sân Mỹ Đình ‘đã ổn’ (BBC).
- Hai danh thủ bóng đá Pháp ra tòa vì gặt “lúa non” (RFI).


GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Trên 97% học trò cả nước thi TNPT trở thành tú tài (TT).  – Hơn 40.000 học sinh trượt tốt nghiệp THPT (VNE).
- Ngỡ ngàng với đề văn (NLĐ).  – Thi vào 10 tại Hà Nội: Làm rõ một trường hợp thi hộ (GĐ).  – Thi vào 10: Đổi toàn bộ cửa kính để tránh tiêu cực? (Infonet).
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng là được thi liên thông (TT).
- Thả nổi liên kết đào tạo (ĐBND). – Trường Cao đẳng Asean đào tạo chui hàng loạt địa điểm (TT).
H4- Cùng tưởng tượng về Trần Bình Trọng (Cám buồm). =>
Cách dạy lạ ở lò luyện thi chật cứng 900 học sinh (Kênh 14).
- Võ Tòng Xuân: Hợp tác Doanh nghiệp – Viện/Trường trong môi trường chính sách công (TS).
- Nhật Bản : Tranh luận về việc dùng cơ thể động vật để nuôi nội tạng người (RFI).
- Nhóm phát hiện ADN từng được đề nghị hai giải Nobel cùng lúc (RFI).
- Phát hiện thêm 280 miệng núi lửa mới trên Mặt trăng (TTXVN).


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Philippines bắt giữ 18 thủy thủ VN (BBC). “18 thuyền viên Việt Nam trên một tàu chở hàng đã bị giam giữ sau khi tàu này đâm vào một bãi san hô ở miền trung Philippines“. – 18 thuyền viên Việt Nam bị bắt giữ ở Philippines (TN).
- Trục vớt tàu Malaysia, 4 thợ lặn ngạt khí độc chết tại khoang (TT).  – Xuống giếng vớt rác, 2 người chết, 1 người ngộ độc khí (TN).
- Hệ lụy nghiêm trọng từ mất cân bằng giới;  – Bất chấp “lệnh” cấm, vẫn siêu âm lựa chọn giới tính thai nhi (ANTĐ).
- Bộ VH-TT-DL làm việc với công ty bỏ rơi khách ở Thái (TN).  – Đoàn du lịch Việt Nam bị bỏ rơi lên đường về nước (TTXVN).  – 700 khách Việt bị bỏ rơi: Bức xúc người trong cuộc (KT).  – Rước họa vì ham rẻ (NLĐ).
- Mua sừng tê giác, mua móng chân người giá cao (VOA). “… việc cần làm là khởi xướng các hoạt động và nỗ lực để nhắm tới nhóm người tiêu dùng đã xác định sẵn, … Điều này bao gồm nâng cao nhận thức về một sự thật, đó là sừng tê giác không thể chữa bệnh hiểm nghèo, không giúp gia tăng khả năng tình dục hay có vai trò làm thuốc bổ nói chung. Nó được cấu tạo chủ yếu từ keratin, giống như móng tay và móng chân người”.
H5<= NSƯT Trần Hạnh - Chạnh lòng cuộc sống neo đơn của nghệ sĩ Việt khi về già (Kênh 14).
- Thêm 2 người chết vì cúm heo ở Việt Nam (VOA).
- Mại dâm công khai ở Đồ Sơn, Quất Lâm (NLĐ).
- Tâm thần vì “đập đá” (PNTP).
- Hành trình tới Sơn Lập đi tìm mặt trời – P1 (Bát Trảm Đao).
- Nỗi lo ốc bươu vàng (GD&TĐ).
- Video: Vì sao cát thổ phỉ có đất sống ? (VTV).
- Rắc rối trên chuyến bay từ Việt Nam (BBC).
- Đánh giá tác động môi trường của các đập nước (RFA).
- Ô nhiễm tại Bắc Kinh : Gần 10 nghìn người chết sớm mỗi năm (RFI).
- Singapore và Malaysia : Ô nhiễm không khí vì khói mù Indonesia (RFI).


QUỐC TẾ
- Mỹ-Nga thúc đẩy họp về Syria (BBC). – Mỹ, Nga: Nên thông qua thương lượng để chấm dứt nội chiến Syria (VOA). – TT Obama hoài nghi về khả năng thiết lập vùng cấm bay ở Syria (VOA).  – Vì sao Mỹ muốn nhúng tay vào Syria (VNE).  – Dân Mỹ phản đối Tổng thống hậu thuẫn quân nổi dậy Syria (NLĐ). - Vấn đề Syria chế ngự các cuộc thảo luận tại hội nghị G8 (VOA).  – G8 không đề cập đến số phận của Tổng thống Syria (VOV).  – Bất đồng về Syria, G8 tìm đồng thuận về chống trốn thuế (RFI).  -  Nga: Lực lượng đối lập Syria không đặt điều kiện cho đối thoại (VOV).  – Nga – Mỹ bất đồng sâu sắc (NLĐ).
- Iran sẽ minh bạch hơn về chương trình hạt nhân (VTV).  – “Iran sẵn sàng thỏa thuận việc ngừng làm giàu urani” (TTXVN).  – Iran muốn cải thiện quan hệ với bên ngoài (NLĐ). – Mỹ sẵn sàng thảo luận hạt nhân với Iran (VOA).
- Mỹ và Taliban đàm phán hòa bình (TT).
- Đánh bom tại Pakistan, 70 người thương vong (VOV).
- Đánh bom liều chết ở Iraq, gần 90 người thương vong (TTXVN). – Nổ bom tự sát kép giết chết 29 người ở Iraq (VOA).
- Lãnh đạo G8 đồng ý chấm dứt trả tiền chuộc cho khủng bố (VOA).
- Chính phủ Afghanistan chính thức kiểm soát an ninh (RFI). – Lực lượng Afghanistan bắt đầu tự đảm nhiệm an ninh (VOA). Ông Karzai: “Để cho các lực lượng Afghanistan chỉ huy chính mình và phục vụ cho đất nước. Đối với người dân Afghanistan thì đây là một ngày cũng vĩ đại như vậy, và có lẽ còn vĩ đại hơn nữa”.
- Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ người biểu tình (VOA).  – Thổ Nhĩ Kỳ: Cảnh sát tấn công bắt giữ hơn 100 người biểu tình (PNTP).  – Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ các biện pháp ứng phó với người biểu tình (VOV).
H6- Biểu tình lan rộng tại Brazil (ANTĐ). – Brazil: Biểu tình rầm rộ chống giá cả đắt đỏ (RFI). “Rio de Jaineiro, thành phố đông thứ hai đất nước, lập kỷ lục về số người tham gia, với hơn 100.000 người tuần hành tại khu trung tâm thương mại của thành phố”. - Biểu tình lan rộng ở Brazil (BBC). =>

- IMF: kế hoạch cứu nguy Hy Lạp thất bại nặng nề (RFI). “Quyết định của bộ ba nhà tài trợ quốc tế cho Hy Lạp đẩy quốc gia này vào một thế kẹt có nghĩa là ngày hôm nay – bốn năm sau kế hoạch cứu nguy Hy Lạp đầu tiên – nợ công của quốc gia này vẫn còn cao. Hy Lạp vẫn mang hình ảnh của một quốc gia bị khủng hoảng, và cụ thể là chính quyền nước này phải đi vay tín dụng với lãi suất cao”.
- LHQ: Miến Điện nên giải quyết nhu cầu lâu dài cho người Rohingya (VOA).
- Hungary khởi tố nghi phạm phát xít Csatary (RFI).
- Tổng thống Obama bênh vực chương trình theo dõi của NSA (VOA).


* RFA: + Sáng 18-06-2013; + Tối 18-06-2013
* RFI: 18-06-2013
* VTV: + Chào buổi sáng – 18/06/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 18/06/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 18/06/2013; + Tài chính tiêu dùng – 18/06/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 18/06/2013; + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 18/06/2013; + 360 độ Thể thao – 18/06/2013; + Thể thao 24/7 – 18/06/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 18/06/2013; + Cuộc sống thường ngày – 18/06/2013; + Danh ngôn và cuộc sống – 18/06/2013; + Thời tiết du lịch – 18/06/2013; + Thời sự 12h – 18/06/2013.

1849. HÒA ĐÀM GENÈVE NĂM 1954 – NỖI KHÓ XỬ CỦA TRUNG QUỐC (1)

Mạng Trung Quốc 360doc.com
10-11-2010
Người dịch:  Quốc Thanh
Bài này trích từ “Nghiên cứu về lịch sử thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa -2” 《中华人民共和国建国史研究2》 Tác giả:  Dương Khuê Tùng   Nơi xuất bản: Nhà xuất bản nhân dân Giang Tây  Năm xuất bản: 9.2009. (Xin xem: book.douban.com/subject/3923370/).


ĐẠO NGHĨA QUỐC TẾ VÀ LỢI ÍCH QUỐC GIA: HÒA ĐÀM GENÈVE NĂM 1954 – NỖI KHÓ XỬ CỦA TRUNG QUỐC
Nước Trung Quốc mới vừa được thành lập đã bị cuốn ngay vào 2 cuộc chiến tranh quy mô lớn với nước ngoài. Một cuộc là Chiến tranh Triều Tiên xảy ra ngoài cương giới vùng Đông Bắc Trung Quốc, một cuộc nữa là Chiến tranh Đông Dương xảy ra ngoài cương giới phía nam Trung Quốc. Cả hai cuộc chiến tranh này gần như đồng thời diễn biến thành Chiến tranh kháng Mỹ viện Triều và Chiến tranh viện Việt kháng Pháp của Trung Quốc, và không hề ngẫu nhiên, chúng hiển nhiên đều có mối liên quan chặt chẽ với đặc tính chính trị của chính Trung Quốc. Nếu như nói Trung Quốc buộc phải dùng hình thức chí nguyện quân để trực tiếp tham gia vào Chiến tranh Triều Tiên, đồng thời trên thực tế trở thành kẻ gánh vác chủ yếu cho cuộc chiến tranh này, rồi còn có thể ở một chừng mực nào đó mà quy nguyên nhân cho sự can thiệp quy mô lớn của “quân đội Liên hợp quốc” do Mỹ đứng đầu, nhen ngọn lửa chiến tranh tới bờ Áp Lục Giang, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia của Trung Quốc, thì việc Pháp bổ sung lực lượng cho cuộc Chiến tranh Đông Dương chỉ là để kéo dài sự thống trị thực dân đã một dạo bị mất đi của mình, chứ không hề cấu thành sự đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia của Trung Quốc mới, vậy thì vì sao chính quyền Trung Quốc mới lại vẫn cứ chi viện với hầu hết mọi hình thức, trừ xuất quân? Rất rõ ràng rằng, bất luận là Chiến tranh Triều Tiên hay Chiến tranh Đông Dương, điều thúc giục chính quyền Trung Quốc mới buộc phải quan tâm cao độ và tích cực viện trợ không hề chỉ là do chúng liên quan đến vấn đề an ninh của chính Trung Quốc. Một nguyên nhân còn quan trọng hơn là những người cộng sản Trung Quốc đã chiến thắng tin rằng họ phải thi hành nghĩa vụ quốc tế của mình.
Do đã có Trung Quốc là hậu phương lớn an toàn, do đã có kinh nghiệm chiến tranh của Trung Quốc cùng sự viện trợ quân sự và vật tư trực tiếp của nước này mà Việt Nam độc lập đồng minh[i] chỉ vẻn vẹn trong thời gian có mấy năm, đã nhanh chóng từ yếu biến thành mạnh, đã xoay chuyển được tình thế chiến trường, bắt đầu trở thành một lực lượng lớn mạnh đủ sức thách thức với ách thống trị của thực dân Pháp. Song, chính giữa lúc đối sánh lực lượng hai bên bắt đầu phát sinh bước ngoặt lịch sử, thì một cuộc Hội nghị Genève năm 1954 đã khiến cho giữa Việt Nam và Pháp đi đến thỏa thuận về phân định ranh giới đình chiến. Hàng vạn bộ đội và cán bộ của Việt Nam độc lập đồng minh buộc phải từ miền Nam Việt Nam và Lào, Campuchia rút về miền Bắc Việt Nam, mục tiêu giải phóng hoàn toàn Việt Nam và giải phóng Lào, Campuchia, thành lập Liên bang Đông Dương cách mạng trong mộng tưởng vốn có đã phải từ bỏ vì thế, Việt Minh chỉ được có một nửa Việt Nam. Mà đóng vai trò chính trong vạch ranh giới đình chiến lại chính là các nhà lãnh đạo Trung Quốc mới đã luôn luôn tích cực ủng hộ cuộc chiến tranh giải phóng Đông Dương. Vì sao chính sách đối ngoại của Trung Quốc mới lại có sự thay đổi quan trọng và nhanh chóng như vậy? Gần đây, một số nhân chứng và nhà nghiên cứu đã đưa ra một vài sự giải thích về việc chính quyền Trung Quốc mới điều cố vấn quân sự cho Việt Minh cùng những nỗ lực hòa bình trong Hội nghị Genève…, song dường như vẫn thiếu sự bàn thảo có hệ thống và đi sâu về tình hình và bối cảnh chuyển đổi chính sách của Trung Quốc mới. Bài này thử bàn về vấn đề này có kết hợp với những gì đã kinh qua trong chuyển đổi chính sách của Trung Quốc mới.
Giải phóng Đông Dương?
Ngày 2.9.1945, trước tình huống Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện, thông qua cuộc “Cách mạng Tháng Tám” dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tuyên bố ra đời, Hồ Chí Minh giữ chức Chủ tịch Chính phủ lâm thời nhân dân. Song, do phe Đồng minh tuyên bố Đông Dương từ vĩ tuyến 16 về phía nam là khu vực đầu hàng của quân đội Anh, về phía bắc là khu vực đầu hàng của quân đội Trung Quốc (tức Quốc dân đảng), nên sau đó quân đội Pháp đã tiến vào với quy mô lớn với sự hỗ trợ của quân đội Anh, mưu đồ khôi phục sự thống trị thực dân của mình đã bị người Nhật cướp mất. Hồ Chí Minh buộc phải tuyên bố thành lập Việt Nam độc lập đồng minh, phát động Chiến tranh chống Pháp trước tình hình quân Pháp Bắc tiến quy mô lớn, để giành lại độc lập và thống nhất cho Việt Nam.
Cuộc Chiến tranh chống Pháp của Việt Nam ngay từ đầu đã là một cuộc đấu không cân sức. Đảng Việt Nam trước đây chỉ mới đánh chiến tranh du kích, bộ đội vừa không được huấn luyện lại vừa thiếu kinh nghiệm chiến tranh chính quy, cộng thêm không có vũ khí tương đối hiện đại, lại phải đối mặt với quân đội Pháp trang bị đầy đủ, đặc biệt là có ưu thế về chi viện không quân, Chiến tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam ngay từ đầu đã ở vào tình cảnh khá khó khăn. Căn cứ địa Trung ương Đảng Việt Nam tuy ở vùng núi Việt Bắc, lại gần biên giới Trung Quốc, nhưng lại thường xuyên bị quân Pháp càn quét và ném bom, đường thông biên giới cùng các yếu điểm chiến lược quan trọng đều bị quân Pháp chiếm giữ. Trước tình hình ấy, sau khi được tin nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập, Hồ Chí Minh, từng là cộng sự suốt thời gian dài với Đảng cộng sản Trung Quốc, đã liên lạc điện đài với Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc khi cuộc Chiến tranh chống Pháp nổ ra, lập tức cử ngay người tới Bắc Kinh yêu cầu Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc viện trợ.
Trung Quốc mới được những người cộng sản Trung Quốc thành lập trong chiến tranh, đã căn cứ vào lý luận cách mạng của Mao Trạch Đông, dùng phương pháp vũ trang để đoạt chính quyền, đi theo con đường lấy nông thôn bao vây thành thị. Vì thế, từ thời kỳ Diên An cho đến sau khi Trung Quốc mới được thành lập, Mao Trạch Đông luôn kiên trì giữ vững quan điểm “nhiệm vụ trọng tâm và hình thức tối cao của cách mạng là vũ trang đoạt chính quyền, là lấy chiến tranh giải quyết vấn đề. Nguyên tắc cách mạng theo chủ nghĩa Mac-Lenin này là đúng phổ biến, dù là ở Trung Quốc hay ở các nước, nhất loạt đều là đúng”. (Mao Trạch Đông tuyển tập, Quyển 2, tr. 541). Chính xuất phát từ quan điểm này, những người cộng sản Trung Quốc ngay từ buổi đầu thắng lợi đã tích cực khích lệ Đảng cộng sản các nước lạc hậu học theo tấm gương của mình.  Mặc dù, khi xem xét đến hoạt động cách mạng ở một số nước Châu Á vẫn còn hết sức khó khăn, “hết sức tránh công khai”, họ không thể không có đôi chút bảo lưu khi tuyên truyền về đường lối cách  mạng Trung Quốc, song thái độ hi vọng vào kinh nghiệm của Trung Quốc có thể mở ra con đường giải phóng cho người dân các nước lạc hậu ở họ thì lại rất dễ dàng nhận thấy. (Lưu Thiếu Kỳ văn cảo, tr. 39-42, tr. 134-135). Vì thế, Hồ Chí Minh lại giương cao ngọn cờ đấu tranh vũ trang, đồng thời cầu viện nơi họ, đương nhiên là họ đã tích cực ủng hộ.
Tháng 12.1949, các đại biểu Lý Ban, Nguyễn Sơn do Hồ Chí Minh cử đi đã tới Bắc Kinh, yêu cầu Đảng cộng sản Trung Quốc gửi cán bộ quân sự cho họ, đồng thời đề nghị cung cấp trang bị cho 3 sư đoàn và viện trợ tài chính 10 triệu USD. Do lúc này Mao Trạch Đông đã đi thăm Moskva, nên Lưu Thiếu Kỳ chủ trì công việc của Trung ương ở Bắc Kinh chịu trách nhiệm toàn diện về công tác viện Việt. Ông không chỉ gửi điện cho bộ đội của Lâm Bưu và Trần Canh vừa mới tới Quảng Tây, vẫn còn chưa kết thúc tác chiến hoàn toàn, yêu cầu họ “trinh sát tình hình con đường liên lạc giữa Quảng Tây với bộ đội Hồ Chí Minh”, chuẩn bị cung cấp sự viện trợ cần thiết cho Đảng Việt Nam, đồng thời đặc biệt gửi điện nói với Đảng Việt Nam là mong họ cử một đoàn đại biểu chịu trách nhiệm về mặt chính trị bí mật tới Trung Quốc để thảo luận và quyết định thiết lập mối quan hệ hai đảng cùng các vấn đề trong đấu tranh phản đế. Khi được biết về vấn đề phía Việt Nam yêu cầu điều cán bộ quân sự sang giúp quân đội nhân dân Việt Nam tác chiến, Lưu Thiếu Kỳ  và các nhà lãnh đạo khác đã nhanh chóng quyết định phái La Quý Ba, chủ nhiệm Văn phòng Quân ủy Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đưa người tới Việt Nam khảo sát tình hình, để quyết định xem viện trợ và tuyển chọn cử đi các nhân viên quân sự ra sao. Dĩ nhiên, khi cân nhắc đến tình hình Trung Quốc mới vừa được thành lập, sự thống nhất chưa thực hiện được, chiến tranh vẫn đang tiếp diễn, về kinh tế lại càng cực kỳ khó khăn…, Lưu Thiếu Kỳ và các nhà lãnh đạo khác ở Bắc Kinh sau khi bàn bạc, “chỉ đồng ý cung cấp cho Việt Nam một phần đạn dược vũ khí, thuốc men” và một phần vật tư, không đáp ứng được yêu cầu cung cấp trang bị cho 3 sư đoàn và 10 triệu USD từ phía Việt Nam. Còn Mao Trạch Đông ở Moskva sau khi được báo cáo lại, đã tỏ thái độ tích cực còn rõ hơn cả Trung ương ở trong nước. Sau khi được biết Hồ Chí Minh sẽ đến Bắc Kinh, ông yêu cầu Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc một cách rõ ràng rằng: “Với những khoản Việt Nam yêu cầu viện trợ, cái nào có thể được thì nên đáp ứng. Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức, Đổng Tất Vũ, Nhiếp Vinh Trăn đều nên tới ga đón”. (Lưu Thiếu Kỳ văn cảo, tr.165, tr. 186-188).
Trung tuần tháng 1.1950, Trung Quốc tuyên bố lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tiếp đó, Hồ Chí Minh bí mật bay qua Bắc Kinh tới Moskva, cùng trao đổi với Stalin, Mao Trạch Đông về nhiều vấn đề như xây dựng Đảng Việt Nam, Mặt trận dân tộc, quân sự và ngoại giao… Trong cuộc hội đàm, lãnh đạo hai Đảng Trung-Xô đều biểu thị rõ thái độ quyết tâm viện trợ cho Việt Nam giành thắng lợi trong đấu tranh chống Pháp. (Lưu Thiếu Kỳ văn cảo, tr. 343-348).  Theo sự phân công của hai Đảng Trung-Xô, phía Trung Quốc nhanh chóng thành lập Đoàn cố vấn quân sự do Vi Quốc Thanh làm trưởng đoàn, đồng thời tổ chức cho quân đội vận chuyển từ Liễu Châu qua Nam Ninh đến biên giới các loại vũ khí đạn dược và thiết bị quân sự mà phía Việt Nam cần, thậm chí theo kế hoạch đã trao đổi thống nhất, sẽ đưa các sư đoàn 308 (thiếu 1 trung đoàn) và 309, trung đoàn 174 Quân đội nhân dân Việt Nam bí mật đi vào trong các căn cứ địa Nghiễn Sơn Vân Nam và Tĩnh Tây Quảng Tây đã chuẩn bị riêng sẵn, để hai quân khu Quảng Tây chịu trách nhiệm thay đổi trang bị toàn diện và tiến hành huấn luyện.
Tháng 6.1950, Trung ương Đảng Việt Nam sau khi đã trao đổi lại với đại diện La Quý Ba của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, đồng thời với Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc thông qua La Quý Ba, đã quyết định phát động Chiến dịch Biên giới, nhằm phá vỡ vòng phong tỏa của quân Pháp đối với Căn cứ địa Việt Bắc, mở tuyến giao thông Trung-Việt. Vì thế, Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc không chỉ căn cứ theo yêu cầu của Đảng Việt Nam ra lệnh cho Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc nhanh chóng tới tiền tuyến Việt Bắc, tổ chức thành lập Ủy ban chi viện, phụ trách việc huy động và vận chuyển các vật tư viện trợ như lương thực, đạn dược thuốc men…, đặt bệnh viện dã chiến để thu hồi và chữa trị thương binh quân Việt Nam, đồng thời còn cử thêm Trần Canh, Phó tư lệnh Quân khu Tây Nam kiêm Phó tư lệnh Quân khu Vân Nam, với danh nghĩa đại diện Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, tới hiệp trợ tiến hành chỉ huy việc tổ chức toàn bộ chiến dịch.
Trần Canh và những người khác bí mật lên đường tới Việt Nam vào thượng tuần tháng 7, sau khi đã nghiên cứu kĩ cùng với Mao Trạch Đông về ý tưởng và phương án cụ thể của Chiến dịch Biên giới, ngày 16.9, tức vào ngày thứ hai quân Mỹ đổ bộ lên Incheon Triều Tiên, đã hiệp trợ các nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam như Võ Nguyên Giáp…chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam nổ súng mở màn chiến dịch này. Mao Trạch Đông lúc này một mặt quan tâm cao độ đến tình hình Chiến tranh Triều Tiên, mặt khác vẫn đích thân tham gia chỉ đạo Chiến dịch Biên giới của Việt Nam, phê duyệt các báo cáo chiến trận từ tiền tuyến đồng thời có những chỉ thị cần thiết, yêu cầu quân dân Việt Nam bắt được địch xong phải “kiên quyết, triệt để tiêu diệt, cho dù có bị thương vong tương đối lớn cũng không được tiếc rẻ, không được dao động”. (Nhóm biên soạn lịch sử Đoàn cố vấn, tr.22). Chính nhờ sự giúp đỡ to lớn từ phía Trung Quốc mà chỉ trong thời gian chưa đầy 1 tháng, tức vào trước ngày Chí nguyện quân nhân dân Trung Quốc chính thức xuất quân tới Triều Tiên, Chiến dịch Biên giới đã giành được thắng lợi quan trọng. Chiến dịch này tiêu diệt được toàn bộ 8 tiểu đoàn địch, bắt sống khoảng 8000 tên, tịch thu một lượng lớn vũ khí đạn dược, thu hồi 5 thành phố, 13 huyện thị trấn, hệ thống phòng ngự tại biên giới Trung-Việt của quân Pháp hoàn toàn bị tan rã, tuyến giao thông Trung-Việt được khơi thông triệt để, cả một vùng biên giới dài 750km trở thành căn cứ địa vững chắc của Đảng Việt Nam.
Cuộc Đấu tranh viện Việt kháng Pháp sau đó của Trung Quốc gần như đồng bộ với cuộc Chiến tranh kháng Mỹ viện Triều. Trong khoảng thời gian hơn 3 năm, chính quyền Trung Quốc mới mặc dù đứng trước một loạt những vấn đề phức tạp có liên quan tới toàn bộ lợi ích quốc gia như phục hồi kinh tế, Chiến tranh Triều Tiên và củng cố chính quyền…, lẽ ra cần rút ngắn chiến tuyến, giảm bớt ngoại viện, song điều mà Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc cân nhắc nhiều hơn cả hiển nhiên là nghĩa vụ quốc tế của mình, chứ không phải chỉ là lợi ích quốc gia đơn thuần. Họ không chỉ huy động một lượng lớn súng pháo, đạn dược và các loại vật tư  từ bộ đội trong nước vốn không dư dả gì để cung cấp cho quân dân Việt Nam, giúp đỡ trang bị và huấn luyện bộ đội bộ binh, pháo binh, công binh…, đồng thời còn hiệp trợ cụ thể cho Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức một loạt các hành động chiến dịch trọng yếu. Từ góc độ tác chiến quân sự với quân Pháp, đồng thời cũng là từ góc độ giải phóng toàn bộ Đông Dương, Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc còn tích cực ủng hộ Đảng Việt Nam mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia, giúp đỡ cuộc đấu tranh giải phóng Lào và Campuchia. Tới khoảng năm 1953, cuộc Đấu tranh chống Pháp đã mở rộng sang cả Lào và Campuchia, đồng thời hình thành nên lực lượng chống trả của 3 nước Đông Dương lấy Việt Nam độc lập đồng minh làm cốt cán. (Tiền Giang, tr.72-74, 96-97;  Nhóm biên soạn lịch sử Đoàn cố vấn, tr.21-22, 56, 60, 88-89;  Thực lục, tr.42).
Đi đến Genève
Thái độ tích cực của Trung Quốc mới đối với việc viện trợ cho Việt Nam cùng cuộc Đấu tranh giải phóng toàn bộ Đông Dương, đối với cuộc Chiến tranh kháng Mỹ viện Triều được tiến hành gần như đồng thời, đã phản ánh rất rõ quyết tâm dám gánh vác trách nhiệm lịch sử viện trợ cho phong trào cách mạng Châu Á của các nhà lãnh đạo Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc. Đặc biệt là khoảng 2 tháng sau khi xuất quân sang Triều Tiên, tháng 2.1950, chí nguyện quân đã đánh lui quân Mỹ cùng “quân đội Liên hợp quốc” bất khả chiến bại ra khỏi ngoài sông Áp Lục tới vài trăm dặm, giúp Đảng lao động Triều Tiên đoạt lại Bắc Triều Tiên, đồng thời cuối cùng đã trụ vững được ở gần đường ranh giới quân sự phân giới Nam-Bắc Triều Tiên, điều này càng làm cho Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc thêm phần coi khinh Đế quốc Mỹ. Kết quả là, giữa 3 bên Trung-Xô-Triều, Trung Quốc là bên đảm nhận trách nhiệm tác chiến chủ yếu nhất lại là bên cuối cùng tán thành thỏa hiệp đình chiến với Mỹ. (Dương Khuê Tùng, tr.12).
Tháng 3.1953, Stalin qua đời, thái độ của giới lãnh đạo Liên Xô đối với Chiến tranh Triều Tiên thay đổi đột ngột, cộng thêm Bắc Triều Tiên cũng tha thiết mong muốn thực hiện hòa bình, chính quyền Trung Quốc tuy hết sức bất bình với thái độ của Mỹ về vấn đề tù nhân chiến tranh…, song khi xem xét đến tình hình này cũng áp dụng phương châm thỏa hiệp. Tháng 7, Chiến tranh Triều Tiên sau khi đã trải qua cục diện đánh đánh đàm đàm kéo dài khoảng 2 năm trời, cuối cùng đã thực hiện đình chiến. Triều Tiên đình chiến, đặc biệt là sự thay đổi về thái độ của giới lãnh đạo Liên Xô, là dấu hiệu báo trước toàn bộ mối quan hệ quốc tế, nhất là mối quan hệ căng thẳng giữa hai mặt trận lớn Xô-Mỹ sẽ bắt đầu chuyển sang hòa hoãn cùng với tình thế này. Sau khi trải qua chiến tranh và căng thẳng kéo dài gần 3 năm, chính sách hòa hoãn được sự ủng hộ và đóng vai trò chủ đạo của Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô cũng dần dần được sự tán đồng của lãnh đạo Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao Chu Ân Lai, rõ ràng là mong muốn nhìn thấy một môi trường quốc tế hòa bình, có thể để cho Trung Quốc mới bắt đầu xây dựng nền kinh tế quy mô lớn. Với tư cách là người đại diện chủ yếu nhất đề xướng nền ngoại giao hòa bình, ông nêu rõ: Mặc dù sự đối lập giữa hai mặt trận lớn vẫn là cơ bản, nhưng nó không có nghĩa là chiến tranh tất phải xảy ra. “Nếu như cuộc chiến tranh mới có thể đầy lùi được, thì cũng có thể được ngăn chặn”. Hiện nay, “điểm cơ bản trong chính sách của chúng ta là thực hiện chung sống hòa bình và cạnh tranh hòa bình giữa các nước theo các chế độ khác nhau”. (Chu Ân Lai niên phổ, tr.305).
Chiến tranh kháng Mỹ viện Triều là cuộc giao đấu đầu tiên của người cộng sản Trung Quốc với người Mỹ, đồng thời cũng là cuộc chiến tranh hiện đại đầu tiên mà họ đã trải qua. Mặc dù kết quả của cuộc chiến tranh khích lệ lòng người, song rất nhiều nhà lãnh đạo trong Đảng đã nhìn ra, thắng lợi của “[hạt] kê cộng với súng trường” qua kinh nghiệm cho thấy rõ là không đủ để ứng phó với vũ khí quân sự hiện đại được trang bị đến tận răng của quân Mỹ, giữa hai bên có sự chênh lệch lớn về trang bị, hỏa lực và hải không quân, khiến cho Trung Quốc mới không chỉ phải chi trả sự hi sinh lớn hơn nhiều so với Mỹ, mà còn phải nhờ vào trang bị quân sự của Liên Xô mới có thể duy trì được khả năng đọ sức quân sự tiến hành trong thời gian dài trên chiến trường với Mỹ. Sự thực ấy cũng khiến cho lãnh đạo Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc nhận rõ được tính tất yếu và tính cấp bách của việc nhanh chóng thực hiện công nghiệp hóa Trung Quốc, nhằm thúc đẩy hiện đại hóa quốc phòng.

Trung Quốc mới ở buổi đầu thành lập thương tích đầy mình, mọi thứ đều đợi xây dựng lại, nhiệm vụ khôi phục và xây dựng kinh tế hết sức nặng nề. Song nếu tiến hành chiến tranh sẽ làm hạn chế nghiêm trọng việc nhà nước dồn lực lượng chủ yếu đầu tư vào xây dựng kinh tế. Năm 1950, 52% chi tiêu tài chính quốc gia là chi phí quân sự, 60% trong đó dành cho viện trợ chiến tranh chống Mỹ. Đến năm 1952, tuy chiến tranh đã bước vào giai đoạn giằng co, chi phí quân sự vẫn chiếm tới 33% tổng chi tiêu tài chính quốc gia, phần chủ yếu trong đó cũng dùng vào Chiến tranh kháng Mỹ viện Triều. Nghe nói, vì cuộc chiến tranh dài gần 3 năm này, Trung Quốc đã mất khoảng 10 tỷ USD. (Lực Bình, tr.261; Diêu Húc, số 5 năm 1980). Mặc dù năm 1952, khi Chu Ân Lai dẫn đầu đoàn đại biểu đi thăm Liên Xô đã chú trọng đề xuất với Liên Xô giúp Trung Quốc thực hiện công nghiệp hóa và thực thi Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, song trước khi chiến tranh kết thúc,các khoản viện trợ cụ thể vẫn khó lòng thực hiện được hòan toàn. Hầu hết khoản tiền trị giá 300 triệu USD mà Mao Trạch Đông đã ký vay trong chuyến thăm Liên Xô vào đầu năm 1950 và khoản viện trợ của Liên Xô cho đến trước khi kết thúc chiến tranh sau đó đều không thể không dùng cho chiến trường kháng Mỹ viện Triều và vào việc đổi mới trang bị cho bộ đội. Vì thế, cùng với Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất năm 1953 bắt đầu được thực thi toàn diện, nhất là vào ngày 15.6 năm đó, Mao Trạch Đông bắt đầu đề ra Đường lối chung của thời kỳ quá độ xã hội chủ nghĩa, công việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cải tạo xã hội chủ nghĩa được triển khai toàn diện, tạo một môi trường quốc tế hòa bình ổn định ở ranh giới đình chiến của Triều Tiên, nhằm tập trung lực lượng thực hiện bước quá độ của chủ nghĩa xã hội, cần nói đó cũng là một sự lựa chọn chiến lược mà đa số lãnh đạo Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc mong muốn nhìn thấy.
Triều Tiên đình chiến, thái độ của Trung Quốc mới đối với cuộc Chiến tranh Đông Dương nhanh chóng bắt đầu trở thành một vấn đề buộc phải cân nhắc. Bởi vì, cũng giống như Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Đông Dương thực sự cũng đã trở thành một điểm nóng chiến tranh đối kháng giữa Trung Quốc và Mỹ. Cũng vào năm 1950, Pháp khôi phục lại sự thống trị ở Việt Nam đã được sự ủng hộ công khai ở một chừng mực nào đó của Mỹ.  Ngoại trưởng Mỹ Dean Acheson vào ngày 11.5 năm này từng ra một tuyên bố riêng loan tin để ngăn chặn sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á, Mỹ sẽ cung cấp viện trợ về quân sự và kinh tế với hàng chục triệu USD. Sau đó, mặc dù Chiến tranh Triều Tiên đã kiềm chế cực lớn sức mạnh của Mỹ, song Mỹ vẫn luôn trợ giúp Pháp tiến hành chiến tranh về ngoại giao và vật chất. Từ năm 1951 đến 7.1954, chính phủ Mỹ chỉ trong phần lên kế hoạch đã có mức viện trợ cung cấp cho Pháp để dùng cho chiến trường Đông Dương đã lên tới con số hơn 20 tỉ USD. (Lôi Anh Phu, tr.57). Sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Mỹ dĩ nhiên sẽ dồn sự chú ý nhiều hơn đến Đông Dương, khả năng xảy ra cuộc chiến tranh ở Đông Dương giữa Trung Quốc và Mỹ tăng lên đáng kể.
Lường đoán về nguy cơ Mỹ có khả năng dính líu vào cuộc Chiến tranh Đông Dương chắc chắn là xuất phát điểm chủ yếu mà Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc cân nhắc chính sách vào lúc này. Sau khi Chiến tranh Triều Tiên vừa mới kết thúc, lại triển khai một cuộc đọ sức quân sự mới ở Đông Dương với các nước Pháp, Mỹ…, hiển nhiên không phải là điều mà các nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc mong muốn. Việc xuất quân kháng Mỹ viện Triều vào năm đó đã từng dẫn đến tranh luận gay gắt trong nội bộ Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, cho dù phải coi trọng cao độ chủ nghĩa quốc tế, song Mao Trạch Đông chủ trương xuất quân cũng không thể không cân nhắc tới việc sẽ đem lại một loạt những vấn đề phức tạp về quân sự và ngoại giao, vì thế phải suy đi tính lại lợi hại được mất. Chiến tranh Triều Tiên cuối cùng cũng đã kết thúc, nếu như lại xảy ra chiến tranh trực tiếp với Mỹ lần nữa ở Đông Dương, thì không chỉ môi trường hòa bình có lợi cho triển khai việc xây dựng nền kinh tế quy mô lớn do đình chiến Triều Tiên hình thành nên sẽ không tồn tại, Trung Quốc sẽ lại phải vác gánh nặng chiến tranh, mà  cả điều kiện tác chiến ở Đông Dương cũng khác một trời một vực với điều kiện tác chiến ở Triều Tiên. Năm đó sở dĩ phải xuất quân sang Triều Tiên, một cân nhắc quan trọng là vì ngành công nghiệp nặng của Trung Quốc đều nằm ở 3 tỉnh vùng Đông Bắc, để Mỹ tiến đến bờ sông Áp Lục, thì vùng Đông Bắc sẽ không có ngày nào yên. Còn sở dĩ có thể xuất quân sang Triều Tiên được, một cân nhắc quan trọng cũng là vì Triều Tiên ở rất gần các cơ sở công nghiệp của Trung Quốc và Liên Xô là nước cung cấp viện trợ quân sự, đủ để bảo đảm cho sự cung ứng kịp thời những trang bị và vật tư cần cho chiến tranh. Tác chiến ở Đông Dương sẽ không có được tiền đề như vậy. Không chỉ sự đe dọa từ bên ngoài không nghiêm trọng bằng, mà còn với tình trạng tòan bộ hệ thống giao thông ở Nam Bộ tương đối kém, nếu muốn vượt qua cả đất Trung Quốc để vận chuyển kìn kìn những trang bị và vật tư cần cho chiến tranh xuống cương giới phía nam thì cũng quá là khó khăn. Hơn nữa, địa hình địa mạo của Đông Dương cũng rất bất lợi cho sự tác chiến của những binh đoàn lớn. Lưu ý đến những nhân tố này, sau khi chính phủ Liên Xô đề xuất ý tưởng cũng vạch ranh giới đình chiến ở Đông Dương giống như Triều Tiên, nhiều nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc dĩ nhiên đã nghiêng về hướng chọn lựa sự ủng hộ hòa bình rất nhanh.
Tất nhiên, một bàn tay đâu làm nên tiếng vỗ. Lúc này vừa hay đại đa số người Pháp cũng mong muốn đình chiến. Chiến tranh liên tục hơn 6 năm trời, gây hao tổn một lượng lớn nhân lực vật lực và cả sinh mệnh của lớp thanh niên Pháp, lại nhìn rõ mồn một lực lượng Việt Nam độc lập đồng minh đang ngày một lớn mạnh, hi vọng tiêu diệt được chính quyền Hồ Chí Minh ngày càng mờ mịt, cộng thêm Triều Tiên lại đang thực hiện đình chiến, tâm lí chán ghét chiến tranh của dân chúng Pháp dĩ nhiên là ngày một tăng.  Về điều này, Đảng Việt Nam cũng hiểu khá rõ. Mặc dù sự lường đoán về điều kiện hòa bình của họ vẫn còn không giống hẳn với Trung Quốc và Liên Xô, nhưng Hồ Chí Minh sau khi nhận được lời đề nghị từ phía Liên Xô cũng đã hưởng ứng rất nhanh bằng bài nói chuyện công bố công khai vào 11.1953. (Hồ Chí Minh tuyển tập, tập 2, tr.263).
Sau khi được sự chấp thuận của 2 đảng Trung, Việt, tháng 1.1954, Bộ trưởng ngoại giao Liên Xô Molotov đã đưa ra đề nghị về hòa hoãn cục diện quốc tế, đồng thời thảo luận về vấn đề áp dụng các biện pháp có liên quan tại Hội nghị ngoại trưởng tại Berlin do 4 nước Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô triệu tập, trong đó có bao gồm vấn đề thực hiện đình chiến ở Đông Dương. Do nhận được sự hưởng ứng từ Pháp và Anh, khi cuộc Hội nghị ngoại trưởng kết thúc vào 19.2, Bộ trưởng ngoại giao 4 nước đã nhất trí tuyên bố đồng ý triệu tập Hội nghị Genève vào 2 tháng sau đó, để thảo luận riêng về giải quyết hòa bình cho vấn đề Triều Tiên và vấn đề đình chiến ở Đông Dương. (Bell, tr.23 và tr. 178). Nhận được tin này, Chu Ân Lai nhận định rõ ràng: Hội nghị Genève đóng vai trò quan trọng trong việc làm dịu tình hình căng thẳng quốc tế, Trung Quốc không chỉ cần tham gia tích cực, mà còn phải tranh thủ giải quyết một số vấn đề tại Genève. Trước tiên, phải tranh thủ thực hiện ngừng bắn lấy vĩ tuyến 16 làm đường ranh giới Nam-Bắc, thông qua khẩu hiệu thống nhất hòa bình, độc lập dân tộc và bầu cử tự do mà thúc giục Pháp rút quân, phản đối sự can thiệp của Mỹ, nỗ lực làm cho chính phủ Hồ Chí Minh trở thành chính phủ hợp pháp duy nhất do người dân Việt Nam bầu ra. Cho dù trong Hội nghị có không đi đến bất cứ thỏa thuận nào, thì cũng phải làm cho cuộc đàm phán hòa bình này không đến nỗi bị gián đoạn hoàn toàn, tranh thủ hình thành cục diện vừa đánh vừa đàm, nhắm làm gia tăng những khó khăn trong nội bộ Pháp và những mâu thuẫn giữa Pháp và Mỹ. Thứ đến là tranh thủ mở ra con đường giải quyết tranh chấp quốc tế bằng sự thương lượng giữa các nước lớn, thừa cơ tăng cường các hoạt động ngoại giao và quốc tế của chính mình, phân hóa phe đế quốc chủ nghĩa, phá vỡ sự phong tỏa và cấm vận của Mỹ đối với Trung Quốc mới.  Tại Hội nghị Ban thư ký Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, chủ trương này của Chu Ân Lai đã được phê chuẩn. (Chu Ân Lai niên phổ, tr. 355-356; Lý Liên Khánh, tr.7-11).
Tình thế quân sự lúc này ở Đông Dương rõ ràng là có lợi cho Việt Nam, Lào và Campuchia. Hồi mùa thu năm 1953, Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đã căn cứ theo Kế hoạch quân sự đã có được từ Tổng tư lệnh viễn chinh Đông Dương Navarre của Pháp để đề xuất với Việt Nam phương châm chiến lược tiêu diệt trước tiên quân địch ở vùng Lai Châu, giải phóng Bắc và Trung Liêu Quốc[ii], sau đó chuyển dần chiến trường về hướng Nam Lào và Cao Miên[iii],  uy hiếp Sài Gòn. Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc đã dựa vào đó để soạn thảo Kế hoạch tác chiến mùa đông lấy việc đoạt lại cả vùng Tây Bắc làm mục tiêu.  Navarre hiển nhiên cũng ý thức được giá trị chiến lược của vùng Tây Bắc Việt Nam, vì thế đã không ngần ngại dốc toàn lực sống mái đột ngột điều 6 tiểu đoàn nhảy dù xuống yếu địa chiến lược Điện Biên Phủ gần biên giới Lào ở phía tây bắc Việt Nam, từ đó liên tục gia tăng binh lực, mở sân bay, xây công sự, tích trữ vật tư quân sự, tạo thành cụm Tập đoàn cứ điểm phòng ngự kiên cố, đồng thời tăng quân sang lào, điều 6 tiểu đoàn chiếm các vùng Mãnh Khê, Mãnh Khoa…, thiết lập phòng tuyến Nam Ô Giang liên kết Thượng Lào với Điện Biên Phủ. Hành động này của quân Pháp chính là đã tạo ra một cơ hội tiêu diệt địch để quân đội nhân dân Việt Nam tập trung lực lượng chuẩn bị tác chiến Tây bắc. Hai bên Trung-Việt nhanh chóng trao đổi ấn định Kế hoạch Chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng thời không chút chần chừ liên tục điều đến xung quanh Điện Biên Phủ bộ đội lựu đạn, pháo cao xạ của quân đội nhân dân được trang bị huấn luyện tại Trung Quốc, cùng bộ đội pháo binh, công binh vốn có của quân đội nhân dân. Trong khi đó, các bộ đội khác của quân đội nhân dân lần lượt Nam tiến ồ ạt theo kế hoạch đã định. Đến trung tuần tháng 2, các cuộc tấn công vào Thượng, Trung, Hạ Lào của quân đội nhân dân đều giành được những thành công rất lớn, về cơ bản đã thực hiện được kế hoạch mở tuyến giao thông chiến lược Nam-Bắc Đông Dương như đã định, đồng thời kiểm doát được 6 con đường quốc lộ theo hướng Đông-Tây là số 6, 7, 8, 9, 12…, phần lớn các tuyến giao thông chiến lược tại Đông Dương của quân Pháp đều bị chặt đứt, như vậy, một lượng lớn binh lực của Pháp đổ vào Điện Biên Phủ sẽ không tránh khỏi như cá nằm trong chậu.
Tích cực đánh là để giành lấy hòa. Càng gần đến ngày họp Hội nghị Genève, Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc lại càng chủ trương phải đánh hăng hơn một chút. Phương châm “Lấy đánh thúc hòa” đã được đề ra trong tình thế như vậy. (Từ Diệm, tr.243-244). Sau khi phương châm tham gia Hội nghị Genève đã được xác định, Chu Ân Lai gọi điện riêng cho Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam, yêu cầu Đoàn cố vấn và quân đội nhân dân trước khi thảo luận về vấn đề khôi phục hòa bình Đông Dương tại Hội nghị Genève, “để giành được thế chủ động về ngoại giao, liệu có thể làm giống như trước đình chiến Triều Tiên là tổ chức đánh vài trận thật đẹp tại Việt Nam hay không”. (Nhóm biên soạn Lịch sử Đoàn cố vấn, tr.88-89; Chu Ân Lai niên phổ, tr.358). Thế là vấn đề thực thi Chiến dịch Điện Biên Phủ đã được đưa vào chương trình nghị sự.
Chiến dịch Điện Biên Phủ mang ý nghĩa khá quan trọng đối với việc giành được quyền chủ động ngoại giao tại Hội nghị Genève của Việt Nam, buộc chính phủ Pháp phải đồng ý phân giới đình chiến. Ngày 13.3, Chiến dịch mở màn. Quân ủy Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc quan tâm chặt chẽ, sẵn sàng giúp đỡ quân đội nhân dân giải quyết mọi vấn đề vào bất cứ lúc nào, bao gồm điều cán bộ công binh lao ra tiền tuyến, giúp đào hào ngầm dùng thuốc nổ phá tung cứ điểm quân địch, lâm thời tăng viện  một trung đoàn pháo tên lửa tổng cộng 24 tiểu đoàn pháo cùng huy động một lượng lớn xe giúp vận chuyển một lượng lớn đạn dược, vũ khí và lương thực… cần cho chiến dịch. Thái độ của Mao Trạch Đông rất rõ ràng: Không chơi đau người Pháp thì không thể giải quyết được vấn đề. Quân dân Việt Nam không chỉ phải chuẩn bị nắm lấy Điện Biên Phủ, nhanh chóng chiếm lấy Luang Prabang, mà còn phải chuẩn bị tinh thần lỡ ra Hội nghị Genève không có kết quả, thì phải đoạt lấy Hà Nội, tấn công Sài Gòn, giải phóng toàn bộ Đông Dương. (Mao Trạch Đông văn cảo, tr.474-475).
Đương nhiên, muốn chơi đau được người Pháp, lại muốn không để cho Pháp nghiêng về phía Mỹ là nước chủ chiến, đòi hỏi phải có mẹo đáng kể. Ngày 19.4, đúng vào ngày Chu Ân Lai chính thức được bổ nhiệm làm trưởng Đoàn đại biểu nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đi dự Hội nghị Genève, ông liền đặc biệt tiếp kiến đại sứ Ấn Độ là người luôn truyền đi thông điệp giữa Trung Quốc, Mỹ và Anh, muốn ông ta “nói với các nước Phương Tây như Anh, Pháp… rằng họ đang đứng trước hai con đường phải lựa chọn lấy một, hoặc là quan hệ tốt với nhân dân Châu Á, do đó mà bảo đảm được một phần lợi ích cho họ, hoặc là  cự tuyệt con đường này, chọn lấy con đường đi cùng với Mỹ, do đó mà sẽ mất tất cả”. “Đoàn đại biểu Trung Quốc sẽ làm hết sức mình để tìm cách đi đến thỏa thuận, nhất là đi đến thỏa thuận về vấn đề khôi phục hòa bình ở Đông Dương”. (Chu Ân Lai niên phổ, tr. 360-361). Lưu ý tới tác động nguy hiểm của Mỹ, Mao Trạch Đông cảnh báo lãnh đạo Quân ủy: Phải tính đến khả năng Việt Nam có ngừng bắn. Ngay cả sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ đã đại thắng quân Pháp, cánh cửa tấn công Lào và Hà Nội đã được mở ra, thì ông ta vẫn cứ yêu cầu tiền phương phải khống chế quy mô tác chiến, không được mở rộng, chỉ giữ ở độ gây áp lực vừa phải, để giành lấy sự thành công ở cuộc đàm phán Genève. (Mao Trạch Đông văn cảo, tr. 480, 509). Sách lược này của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đã đạt được mục đích lôi kéo Mỹ, Pháp trung lập, đi đến thỏa thuận.
(Còn tiếp 1 kỳ)
Nguồn: Mạng Trung Quốc 360doc.com
Bản tiếng Việt © BS2013


[i]   Gọi tắt: Việt Minh –ND.
[ii]  Tức Lào –ND.
[iii]   Tức Campuchia –ND.
[iv]   Tức New Zealand. Tôi để theo cách gọi của người VN trước đây –ND.

Tại sao người Việt gian tham?

Trần Thành Nam (Danlambao - Cách đây vài năm tôi có viết bài “Người Việt gian tham?” với suy tư về thực trạng người Việt hiện nay được coi là đặc biệt gian và tham trong mắt người nước ngoài, và gửi lên mạng. Bài viết được một số trang mạng đăng lại rải rác trong thời gian qua, và được nhiều comments khá phong phú. Tôi rất trân trọng sự đồng tình và chia sẻ của nhiều người đọc, cũng như rất tôn trọng sự phản đối của một số khác cho rằng người Việt cũng chỉ gian tham như người khác thôi, và còn kém xa người Tàu.
Về chuyện người Việt có gian tham như, bằng hay hơn người Tàu không, có lẽ tất cả người Việt chúng ta đều đồng ý: Không!
Nhưng nếu nói cái “Không!” đó có phải là quan điểm của người các dân tộc khác khi nhìn nhận hai dân tộc “anh em”, “tương tương… nhau” hoài này hay không, thì tôi không dám chắc? Để làm rõ điều này cần có một cuộc khảo sát nghiên cứu xã hội học trên phạm vi quốc tế mà tôi không có điều kiện thực hiện. Giá mà người Việt chúng ta ở hải ngoại làm rõ được điều này để chúng ta thấy rõ bức “chân rung” của mình như thế nào, để con cháu chúng ta biết mà …”run” thay vì “rung”, thì tốt biết mấy!
Tôi viết bài này để trả lời câu hỏi khó tự nêu ra sau bài “Người Việt gian tham?” trên, tất nhiên theo quan điểm của mình, cụ thể là làm rõ bốn ý nhỏ sau:

Thứ nhất, tôi muốn nhắc lại và đồng ý rằng gian tham là đúng là một thuộc tính của con người nói chung, và dân tộc nào cũng có tính đó, dân tộc ta cũng vậy. Nhưng dân tộc Việt hiện nay (tôi nhắc lại: hiện nay) dường như đang có hai đặc tính đó là nổi trội nhất và hơn hẳn so với người nước khác (không tính người Tàu), nên người nước ngoài hiểu người Việt mới phải nói với nhau: Greedy n Sticky Vietnameses! Bài viết “Người Việt gian tham?” của tôi không bao hàm quan điểm của người Tàu về người Việt, vì tôi không có điều kiện làm việc với họ nhiều, không thân với họ, và thực sự cũng không quan tâm đến quan điểm của họ về chúng ta.

Thứ hai, tôi muốn biết, muốn thử lý giải, theo quan điểm cá nhân, người Việt mình có gian tham bằng hay hơn người Tàu?
Tôi cho rằng không. Đơn giản vì chúng ta biết chính vì người Việt không thể gian tham như người Tàu được nên Tổ tiên chúng ta mới phải bỏ xứ sở đầu tiên để chạy khỏi người Tàu tàu suốt mấy nghìn năm nay, và chính vì thế dân tộc ta mới có tên là Việt. Việt tức là chạy khỏi Tàu, vượt núi về phía Nam. Việt ngay từ khi Tàu còn đang là cái nôi văn hóa và đang là một đỉnh cao văn minh nhân loại thực sự lúc bấy giờ, từ mấy nghìn năm trước.
Người Mông Cổ cũng đã phải bỏ chạy nền văn mình Tàu để lên phương Bắc cho đến khi băng giá Xibiri ngăn họ lại. Người Nhật và người Hàn quốc chạy ra biển phía Đông và may mắn có những bán đảo, quần đảo làm nơi tự vệ và dung thân, phục quốc. Và các dân tộc Tây Tạng cũng ngàn đời chạy xa phía về Tây và cố thủ trên cao nguyên sa mạc vô cùng khắc nghiệt mà cố tồn tại hơn là gắn kết với “văn minh” Tàu… Còn Tổ tiên người Việt chúng ta đã vượt núi non hiểm trở về phía Nam cho đến khi biển chắn trước mặt núi dồn sau lưng phải dừng lại, rồi lại cứ men theo bờ biển mãi để cho càng xa “văn minh” càng tốt lành, suốt mấy nghìn năm...
Chỉ xét thế đủ biết cái “văn minh” của người Tàu nó phải có cái gì đó thật đáng sợ khủng khiếp đến nỗi các dân tộc biên thuộc Tàu đều phải bền bỉ nhất loạt bỏ xứ chạy thay vì tự qui tụ về hay bị thu hút về “Trung Tâm thế giới”, “văn minh” đó. Đó tất cả đều là những dân tộc có “sông núi tương thông”, “văn hóa tương liên” với người Tàu cả…
Không dân tộc nào dù “tương tương” như vậy mà thực sự muốn có văn minh của Tàu cả! Dân tộc Việt ta cũng vậy. Việt tức là bỏ Tàu! Có cái gì đó không thể chấp nhận làm chúng ta không thể ở lại với người Tàu? Đó là vì chúng ta là dân tộc nhỏ sống đơn giản dựa vào thiên nhiên, ít chịu tư duy, không có nhà triết học hay tư tưởng nào, không ác độc và thâm độc như người Tàu, không tự coi mình là người ngôi trên đầu thiên hạ, là trung tâm thế giới... Người Tàu vừa gian vừa tham, lại càng vô cùng ác độc, hiểm thâm. Ở lại với họ, chúng ta sẽ phải như họ, tức là tộc Việt sẽ biến mất.
Hôm nay họ chỉ tự nhận mình là người Tàu xấu xí thôi, nhưng chính lịch sử và văn hóa dân tộc họ đã ghi nhận lại trùng trùng điệp điệp những bằng chứng cho thế giới thấy họ vô cùng ác độc, thâm hiểm như thế nào. Không có dân tộc nào coi mạng sống con người, đồng loại nhỏ như người Tầu. Không có dân tộc nào coi việc cha mẹ đổi con cho nhau để ăn thịt con là bình thường như người Tàu. Cũng chẳng có dân tộc nào tôn sùng và đưa việc buôn vua bán chúa lên thành chiến lược chiến tranh và chính trị phổ biến như người Tàu… Tôi dám chắc, ngày hôm nay người Tàu, nhất là người Tàu cộng sản, đang có cả kế hoạch hạ gục cường quốc số 1 thế giới là Mỹ bằng cách… đưa người Tàu của Hoa Nam lên làm tổng thống nước Mỹ, như họ đã và đang làm với nhiều nước “tương tương”. Đó mới là gian tham ở cấp độ sư phụ, cấp độ bản chất!
Tàu gian thâm độc ác vô cùng đáng sợ và không thể sống cùng nên chúng ta mới phải Việt! Việt nữa! Việt nữa! Và Việt mãi!
Tóm lại, chúng ta không thể gian tham như hay bằng người Tàu được. Bởi vì, chính vì không muốn gian thâm như họ mà chúng ta phải Vượt, chúng ta phải Việt! Chúng ta là Việt!
Thứ ba, tôi muốn tìm lý do, tại sao người Việt hiện đại chúng ta lại trở lên gian tham hơn, trong khi bản chất Việt tức là chạy xa Tàu, tức là không muốn gian tham như Tàu?
Trong số tất cả các dân tộc nhỏ bé (so với Tàu) phải bỏ cả xứ sở ban đầu để vượt mọi nguy nan chạy khỏi “nền văn minh” Tàu đó, có lẽ dân tộc Việt ta có may mắn hơn cả là được thiên nhiên ưu đãi. Dù vậy, suốt mấy nghìn năm lịch sử dân tộc, chỉ vì xuất thân vẫn có hai cái “tương tương” đó mà dân tộc ta đã bị người Tàu tương cho biết bao nhiêu tai ương tàn khốc.
Dường như đó chưa phải là những thảm họa lớn nhất, vì dân tộc Việt ta đã vượt qua, xứng với cái tên Vượt của mình. Nhưng chỉ từ 1945 thì dân tộc ta lại tự “tương” và bị “tương” thêm cho mình hai cái “tương tương” nữa là “Tư tưởng tương đồng” và nguyện “tương lai tương thuộc” tức phụ thuộc cùng “nát như tương bần”… Đó mới chính là thảm họa! Vì đó sẽ là cái chết tự nguyện của dân tộc ta! Cuộc trường chinh Việt dã bốn nghìn năm kết thúc tại đây chăng? Xóa sổ dân tộc Việt?!
Có lẽ Thoát Trung luận mà anh Giáp Văn Dương đã viết đúng cho tất cả các dân tộc vô phúc bị phải hai cái “tương tương” với dân tộc Tàu, tức là có biên giới “tương” thông, văn hóa “tương” liên... Và có lẽ những cuộc di tản khỏi chế độ hiện nay của nước ta đều là những cuộc Việt, những cuộc Việt dã để cứu con em Việt một lần nữa chỉ vì đất nước đã bị có thêm những cái “tương tương” khác nữa? Về bản chất, tôi thấy cũng là như vậy. Người Việt ra đi khỏi Việt nam hôm nay là để được làm người Việt!
Tự khoác lên cổ dân tộc Việt bốn cái “tương tương”, chế độ cộng sản đã làm cho dân tộc Việt không thể vượt thoát khỏi người Tàu được nữa, làm cho người Việt không được là Việt! Quá trình là Việt của cả dân tộc mấy nghìn năm đã bị quay ngược!
Vâng, theo tôi, chính vì có thêm hai cái “tương tương” sau này đó mà suốt hơn nửa thế kỷ nay dân tộc Việt ta mới trở nên không Việt nữa, không còn chất Việt nữa, vì không Việt được nữa, mà là cộng sản mất rồi, mà trở nên thành dân tộc gian tham hơn bình thường và trước đó nhiều, như ngày nay anh bạn tôi hay đa số người nước ngoài (không phải Tàu) nhìn nhận.
Và thứ tư, tôi muốn tranh luận với nhà văn, nhà văn hóa Vương Trí Nhàn, khi ông nói trên báo Giáo dục rằng “bệnh gian và tham của người Việt đã hết thuốc chữa”. Bác Nhàn là nhà văn, nhà văn hóa tiên phong trong việc thẳng thắn dũng cảm đả phá thói hư tật xấu của người Việt, tôi rất khâm phục. Nhưng tiếc là bác chưa phải Lỗ Tấn... không sợ chết. Phải chăng vì thế bác bắt bệnh chưa đúng? Bác bắt bệnh thế thì bác kết luận thế thôi, làm tôi bớt phục bác đi một nửa.
Còn theo tôi, như tôi đã nói ở trên, chỉ vì dân tộc ta có thêm hai cái “tương tương” với Tàu nên từ đó đạo đức dân ta nó thành ra gian tham như vậy, vì không còn là người Việt nữa! Người Việt không gian tham! Người Việt không gian tham hơn bất cứ dân tộc nào khác! Nhưng hiện nay thì người Việt đang gian tham hơn đa số các dân tộc khác, trừ người Tàu.
Vì thế, để người Việt không gian tham, không phải là không còn thuốc chữa, phải không bác Vương? Tôi biết bác chẳng bao giờ chịu để trí mình nhàn đâu? Bác biết tôi muốn nói gì rồi đấy. Bao giờ dân tộc ta cắt được đi hai cái “tương tương” mà một bộ phận không nhỏ đã khoác lên đầu dân tộc ta gần bảy chục năm nay, thì dân tộc Việt ta lại được Việt tiếp, lại được là Việt! Tức là không còn gian tham trong mắt mình và mọi người như hiện nay nữa! Tôi tin sẽ sớm có ngày đó! Dân tộc ta xứng đáng với điều đó! Dân tộc ta là điều đó: Là Việt! Tức là không gian tham.
Như tôi đã nói trong bài trước: Chúng ta sẽ phải chờ mùa gieo hạt sau thôi. Cũng sắp tới rồi.

Chuẩn! Chúng tao bán nước đó!

Viên CA tại trại giam Lộc Hà tên Nguyễn Đức Trung (số hiệu 195-456)
Hiền Sỹ (Danlambao) - Theo lời kể về câu chuyện đi biểu tình của mình, chị Trần Thị Nga, một người yêu nước ở Phủ Lý, Hà Nam đã cho ta thấy bộ mặt bán nước trơ trẽn của đảng cộng sản. Đến mức chính viên công an cộng sản có tên Nguyễn Đức Trung, số hiệu 195-456 đã thẳng thừng tuyên bố “Chuẩn!” khi bị chất vấn về việc công an cộng sản làm tay sai cho Tầu.
Trên thực tế, tất cả các cuộc biểu tình của đồng bào trong nước chống giặc Tầu cho đến hôm nay đều bị đảng cộng sản đàn áp dã man. Những kẻ trực tiếp thi hành lệnh của đảng đó là những tên công an, an ninh, côn đồ khoác lên mình khẩu hiệu “Còn đảng còn mình, còn đảng còn tiền”. Nhưng từ trước đến nay, chưa môt tên công an nào dám đối mặt với người dân nói thẳng chúng làm tay sai cho Tầu mà chỉ mị dân bằng luận điệu “giữ hòa bình ổn định, đã có đảng và nhà nước lo”. Câu chuyện ngày 2/6 tại trại giam Lộc Hà của chị Trần Thị Nga đã cho thấy sự trơ trẽn đến mức bỉ ổi của đội ngũ công an nhà cầm quyền cộng sản. Đội ngũ này đang sống nhờ mồ hôi nước mắt của người dân Việt nhưng lại bán linh hồn cho giặc.
Cụ thể, câu chuyện của chị Nga có đoạn, khi chị Nga chất vấn công an tại trại Lộc Hà: "Tại sao chúng tôi đi biểu tình phản đối TQ xâm lược, đánh, bắt, giết ngư dân VN mình mà các anh bắt, đánh đập, giam giữ chúng tôi? Có phải ngành công an các anh đang bảo kê cho TQ xâm chiếm biển đảo, đánh, giết ngư dân hay sao?". Công an viên có tên Nguyễn Đức Trung có số hiệu 195-456 đã trả lời “Chuẩn!”(1). 
Nghe câu nói đó, thật sự chúng ta xót xa cho một dân tộc Việt Nam đã sản sinh ra những người anh hùng như Lê Lợi, Quang Trung lại có thể sản sinh ra một lũ bán nước hại dân như công an cộng sản ngày nay. Lời trả lời của tên công an đã xác nhận đảng cộng sản là một lũ bán nước thật sự chuẩn xác như chính lời xác nhận của tên Trung. Bản chất hèn với giặc ác với dân đã được chính miêng công an của đảng cộng sản xác nhân, điều này cũng cho thấy bản chất trơ trẽn, không biết xấu hổ trước tổ tiên, trước đất nước và trước triệu đồng bào Việt Nam của đảng cộng sản. Và thật đáng buồn riêng cho cha mẹ của tên công an Nguyễn Đức Trung số hiệu 195-456, vì họ đã sinh nhầm một tên bán nước hại dân mà rồi đây lịch sử sẽ ghi vào sách vở như một trong hàng triệu Lê Chiêu Thống của đảng cộng sản. 
Nhưng lần giở những chuỗi sự kiện từ lâu nay, chúng ta có thể thấy rằng những phát ngôn như của tên Nguyễn Đức Trung cũng không có gì xa lạ. Chỉ có điều, nghe nó như một nhát dao cứa vào tim, vào niềm tự hào dân tộc của chúng ta. Hãy nhìn đảng cộng sản giao Hoàng Sa – Trường Sa cho Tầu bằng một công hàm trơ trẽn của Phạm Văn Đồng mà đứng đầu là Hồ Chí Minh. Hãy nhìn những Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Bãi Tục Lãm mất bởi đảng cộng sản vào tay Tầu. Hãy nhìn từng đợt biểu tình bị đàn áp dã man thì chúng ta thấy rõ ràng lời của tên Nguyễn Đức Trung như một sự khẳng định của đội ngũ công an “Chúng tao bán nước đó! Làm gì được nào?”.
Lịch sử đã chứng minh, Hồ Chí Minh khi đem chủ thuyết cộng sản về gây di họa cho Việt Nam thì đã từng 2 lần là đảng viên đảng cộng sản Trung cộng(2). Bởi vậy, cũng không có gì ngạc nhiên khi đảng cộng sản Việt Nam tiếp nối tư tưởng làm chư hầu cho Trung cộng mà Hồ Chí Minh mong muốn. Để đến hôm nay, những cháu ngoan của Hồ Chí Minh như tên Nguyễn Đức Trung đã thừa nhận sự thật bán nước của đảng cộng sản là “Chuẩn”!
Đảng cộng sản cuối cùng cũng đã lòi cái đuôi bán nước và bản mặt trơ trẽn làm tay sai cho giặc ra trước bàn dân thiên hạ bằng câu nói của tên công an mang tên Nguyễn Đức Trung. Nó như một cái chốt cuối cùng đã bung để lộ ra bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của một tên mafia không hơn, không kém. Chính vì vậy, không còn cách nào khác, người dân Việt Nam nếu không muốn Bắc thuộc thêm một lần nữa cần phải đứng lên dẹp bỏ đảng cộng sản Việt Nam. Vì đảng cộng sản Việt Nam chính là con nuôi của Trung cộng. Chỉ có chặt được cánh tay nối dài của giặc Tầu thì dân tộc Việt Nam mới có thể thoát khỏi thảm cảnh một Tây Tạng thứ hai. 
Người dân Việt Nam ngày hôm nay đã không còn u mê như gần 1 thế kỷ trước khi chấp nhận một chủ thuyết hoang tưởng và một lũ phản quốc làm lãnh đạo dân tộc. Những âm mưu bẩn thỉu “hèn với giặc, ác với dân” cuối cùng cũng đã và đang lộ ra trước ánh sáng. Không còn cách nào khác, nhân dân Việt Nam phải đồng lòng, chung tay vạch trần thêm những âm mưu thâm hiểm của đảng cộng sản để có một sức phản kháng cần thiết lật đổ chế độ cộng sản. Chi có như vậy Việt Nam chúng ta mới thực sự trường tồn .
17/6/2013.

Tao bán nước - Làm gì tao?

Nguyên Thạch (Danlambao) - Tặng CA Nguyễn Đức Trung (195-456) và tập đoàn côn an bán nước đã nói lên sự thật
Tao bán nước đó, làm gì tao?
Đảng tao quyết chí theo anh Tàu
Việt Nam là tỉnh thiên triều Hán
Ừ, tao bán nước… làm gì nhau?
Thương nước, yêu nòi… xưa rồi Diễm
Thời đại ngày nay, chỉ biết tiền
Nam Quan, Bản Giốc Hoàng Trường bán
Có tiền… cuộc sống mới là tiên?
Dân bây hó hé đi biểu tình
Việt Nam không như nước văn minh
Nên nhớ chúng tao là cộng sản
Côn an được lịnh dập cho kinh.
Tao là bạo lực, là chuyên chính
Còn đảng, còn mình, đấy mục tiêu
Trung thành tuyệt đối làm lá chắn
Trung ương ra lịnh… chẳng nói nhiều.
Tổ quốc thuộc Tàu đã từ lâu
Mao Hồ ơn nghĩa rất thâm sâu
Huynh đệ anh em cùng một nước
Việt Nam là một tỉnh của Tầu.
Che dấu làm chi thêm lải nhải
Chẳng thà sự thật cứ nói mau
Ti Vi đã chiếu cờ Trung Quốc
Việt Nam xác nhập thành sáu sao.
Dẫu muốn, dẫu không… chuyện đã rồi!
Chư hầu… chấp nhận làm đám tôi
Quyền tiền… được vậy là phước lớn
Mặc kệ chúng bây cứ ỉ ôi.
Thiên triều dầy đặc trung ương đảng
Sẵn lòng tuân thủ lịnh của Tàu
Quân đội công an là lính Khựa
Chúng tao bán nước… làm gì nhau?
Nhân sinh bất học, bất tri lý
Vô sản, bần nông… nhưng có chí
Kiên nhẫn mài dùi rồi cũng đạt
Dễ gì bỏ cuộc, không trân quí.
 

Chính trị – Xã hội

Hội thảo ASEAN-Trung Quốc về cứu hộ trên Biển Đông (TTXVN)   —Tư lệnh Hải quân Mỹ thăm Philippines thảo luận về Biển Đông (GDVN)   —-“Việc giải quyết vấn đề Biển Đông là hết sức hệ trọng” (ANTĐ)

Tham vọng và ẩn ý của Tập Cận Bình trong cuộc gặp với Obama (GDVN)   —-Chiến sĩ ngoài quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được xét tặng Huy chương (GDVN)  —Ấn Độ phê chuẩn xây dựng quân đội ứng phó với 34 sư đoàn quân của TQ(GDVN)
Cú “giật mình” của truyền thông nhà nước (RFA) – Truyền thông nhà nước lại một lần nữa được huy động để chứng minh rằng việc luật sư Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực là không có thật.
Tù chính trị bị phân biệt đối xử ra sao (RFA) – Nữ nghệ sĩ Kim Chi được đề cử dẫn đầu một phái đoàn văn nghệ sĩ đi thăm các tù nhân tại bốn tại giam nổi tiếng. Tuy nhiên bà không đuợc phép thăm những người tù chính trị, kể cả TS luật Cù Huy Hà Vũ.
Sự thật sức mạnh của ĐCSVN hiện nay -(RFA)   —Vấn đề Nhân quyền và quan hệ Việt-Mỹ (VOA)
Đoàn thủy thủ Việt bị giữ lại trên tàu Panama chờ điều tra-(RFA)   —Việt – Lào hoàn tất cắm mốc biên giới-(RFA)
‘Suýt bị đánh ở Việt Nam’  (BBC) -Một người phản đối ăn thịt chó nói Việt Nam là nơi nguy hiểm.
Có “rừng vàng biển bạc”, sao Việt Nam không giàu?(GDVN) -  Tại bị bọn lưu manh nó cướp hết còn đâu mà giàu!!!
Phát động giải báo chí “Vì sự nghiệp đạiđoàn kết toàn dân tộc (SGGP)

Chúng ta nói là đất đai là sở hữu toàn dân, vậy nếu cần thiết thì chúng ta trưng cầu dân ý, xem nhân dân có đồng ý vấn đề này hay không?  -Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) (VnEc)-   Rồi lấy gì cưỡng chế, thu hồi…để có xe hơi biệt thự, đô la….
Chính quyền xã tiếp tay cho người lấn chiếm đất? (DV)

Sau vỡ đập thủy điện: Thiếu đói đang cận kề -  (Dân Việt) – Đã hơn 1 tuần sau vụ vỡ đập Thủy điện Ia Krel 2 (rạng sáng 12.6), người dân xã Ia Dom (huyện Đức Cơ) chưa hết bàng hoàng vì chết hụt; họ đang đối mặt với sự thiếu đói đã cận kề từng nhà…
Một vài suy nghĩ về “nghệ thuật” trị dân của một nhà nước độc tài (1) (Song Chi -RFA) >>>Một vài suy nghĩ về “nghệ thuật” trị dân của một nhà nước độc tài (2)
Các em lại ra toà- (Lê diễn Đức -RFA)  -Phiên toà Phương Uyên và Nguyên Kha là một hiện tượng và biểu tượng của tinh thần phản kháng dứt khoát, trực diện và ngoại lệ. Vì rằng, từ trước đến nay, trong tất cả các phiên toà xét xử những nhà bất đồng chính kiến, những nhà tranh đấu dân chủ và nhân quyền, chưa hề có một ai can đảm thừa nhận chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kinh tế

Dừng chủ trương đầu tư hơn 90 dự án tại Phú Quốc (VnEc)   —Dừng hai dự án “tỷ đô” của Vinalines và Petro Vietnam (VnEc)
Chuyện đi tìm “đáy” là xúi dại (DNSG) -  Trong khuôn khổ hội thảo “Triển vọng phục hồi của thị trường bất động sản” do Báo Đầu Tư và Cushman & Wakefield tổ chức tuần qua, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường cho rằng, thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đang tồn tại nhiều nghịch lý.

Thế giới

TQ yêu cầu điều tra vụ 6 sinh viên nước họ bị tấn công ở Pháp-(RFA)   —Blogger TQ: Bắc Kinh che đậy vụ tai tiếng mới về tình dục -(VOA)   —-Đặc sứ cao cấp Bắc Triều Tiên đến Trung Quốc -(VOA)
Triều Tiên đã biên chế thêm 900 xe tăng mới, nhiều gấp đôi Hàn Quốc(GDVN)  —Trung Quốc cảnh báo Philippines không đàm phán nghề cá với Đài loan (GDVN)
Cảnh sát bắt giữ mấy chục người biểu tình ở khắp Thổ Nhĩ Kỳ -(VOA)
LHQ: Miến Điện nên giải quyết nhu cầu lâu dài cho người Rohingya -(VOA)
Hungary khởi tố nghi phạm Đức Quốc Xã 98 tuổi -(RFA)   —Kuwait treo cổ “quái vật Hawalli”-(RFA)   —Một nhà sư Thái bị chỉ trích vì đi máy bay riêng-(RFA)   —Thứ trưởng nồng mùi rượu, điều trần bị ngưng-(RFA)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Chủ tịch TP HCM ký QĐ không công nhận hiệu trưởng ĐH Hùng Vương(GDVN)
Thầy Đỗ Việt Khoa: Kết quả thi tốt nghiệp làm đẹp báo cáo địa phương(GDVN)

TP.HCM: Phát hiện người đàn ông chết bất thường trong khách sạn (GDVN)   —–Tạm giữ một thanh tra giao thông gây tai nạn chết người(GDVN)
Người dân “ngơ ngác” về dàn xe biển xanh tại khu du lịch hồ Đại Lải(GDVN)   —-Phẫn nộ: 3 anh em con chú con bác thay nhau hiếp dâm thiếu nữ(GDVN)   —-Thanh tra một loạt công trình nhà vệ sinh giá “khủng” ở Quảng Ngãi  (GDVN)
Bia ôm thác loạn – Bài 2: Tới… Z (SGGP)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét