- Trao bằng khen cho người sưu tầm bản đồ khẳng định chủ quyền của VN với Hoàng Sa, Trường Sa (LĐ). – Đà Nẵng ghi công Việt kiều sưu tập bản đồ chứng minh chủ quyền Hoàng Sa (Infonet).
- Vụ “Bản đồ Việt Nam trong clip của Arsenal”: Tổng cục TDTT nói gì? (DV). – VFF yêu cầu Arsenal dùng đúng bản đồ Việt Nam (SM).
- Nga chuyển giàn khoan dầu từ Cuba sang Việt Nam (VnEco). – Các nước lớn liên tiếp nhận phần ở châu Á-Thái Bình Dương (PNT).
- Chủ tịch nước tới thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) (VOV). – Việt Nam – Trung Quốc sẽ trao đổi thẳng thắn về Biển Đông (PT).
- Hội thảo ASEAN-Trung Quốc về cứu hộ trên Biển Đông (TTXVN). - Trung Quốc, ASEAN tìm kiếm một Biển Đông an toàn hơn (VNE). – ‘Đã tới lúc lập Hội đồng Biển Đông’ (SM).
- Philippines, Mỹ tập trận tấn công đổ bộ gần bãi cạn Scarborough (TN). – Hải quân Mỹ – Philippines lại sắp tập trận tại bãi cạn Scarborough (Infonet). – Philippines điều quân thay thế lực lượng đồn trú trái phép ở Bãi Cỏ Mây (PT).
- Thông qua luật đất đai: Ý kiến của dân và những điều cần suy ngẫm (Tầm nhìn). – Coi quyền sử dụng đất là tài sản của dân (ĐT).
- Chuyện chất vấn ở nghị trường (Tầm nhìn).
- Cuộc chiến không cân sức: Lãng phí – ngân quỹ (DT). – Cơ chế mới cho việc phát hiện lãng phí (GD&TĐ). – Thanh tra một loạt công trình nhà vệ sinh giá “khủng” ở Quảng Ngãi (GDVN).
- Xung quanh dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên: Hãy đến để hiểu rõ hơn! (PT).
- “Nhà báo phải biết tự bảo vệ” (TN).
- Trung Quốc-Triều Tiên bắt đầu đàm phán ở Bắc Kinh (TTXVN). – Triều Tiên đã triển khai 900 xe tăng mới (DT).
Nga chuyển giàn khoan dầu từ Cuba sang Việt Nam (VnEc) – Theo
hãng thông tấn AFP, tập đoàn Zarubazhneft của Nga sẽ chuyển giàn khoan
dầu Songa Mercur từ Cuba sang Việt Nam ngay trong tuần này.
Philippines đã thay quân đồn trú trên Bãi Cỏ Mây, Trường Sa (GDVN)Philippines, Mỹ tập trận tấn công đổ bộ gần bãi cạn Scarborough -(TNO) Hải quân Philippines và Mỹ sắp sửa tiến hành cuộc tập trận tấn công đổ bộ vào tuần tới ở gần bãi cạn Scarborough, khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines ở biển Đông.
Chủ tịch nước tới thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) (VOV)- Sao lại phải viết thêm Trung quốc ở trong ngoặc, không lẽ có Bắc kinh của…. —-Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tới Bắc Kinh (ĐV)
Dân kiếm không nổi 50 ngàn, quan xin dự án nghìn tỷ (ĐV) —Việt Nam tụt 20 bậc về tỷ lệ phụ nữ tham chính (LĐ) —Đường dài khiếu nại, tố cáo của công dân (LĐ) —-Bộ trưởng Bộ Y tế: Điểm tin Báo Người Lao Động mỗi sáng (NLĐO)
Sớm thiết lập đường dây nóng cứu hộ, cứu nạn trên Biển Đông (NLĐ)
Quốc hội đồng ý giảm thuế cho báo in (PLTP) —Đề nghị loại bỏ án hình sự đối với nhà báo (PLTP) —Khốn khổ vì Thông tư 14 – Bài 3: Trái nhiều luật! (PLTP)
- Dự thảo Thông tư Quy định mua, bán nợ xấu của VAMC (Vietstock).
- Ngân hàng “mơ” tăng tín dụng 15% (LĐ). – “Phao cứu sinh” cho ngân hàng yếu (StockBiz).
- Sếp chứng khoán Á châu: TTCK không được như mong đợi (Infonet).
- Chẻ nhỏ căn hộ cho ‘vừa’ gói 30.000 tỷ đồng (VNE/PLTP). - Các ngân hàng triển khai chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở (VOV). - Áp dụng ổn định thuế GTGT 5% với nhà ở xã hội (VOV). - Doanh nghiệp nín thở chờ địa phương công bố giá đất 2014 (SM). - Dự án BĐS thanh lý, phát mãi của VN hấp dẫn nhà đầu tư ngoại (GDVN). – Đất Sóc Sơn: Hết “sốt”, giá rẻ như cho (Tầm nhìn). – Phòng trọ sinh viên ế ẩm thời kinh tế khó khăn (SM).
- TKV mạnh tay cắt giảm lương nhân viên (VnEco).
- Cà phê mất giá do triển vọng được mùa (VnEco).
- Nông dân kiệt sức – Bài cuối: Lận đận sáng chế nhà nông (TP). – Nông dân chặt bỏ vườn cacao (TT).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Phát động Cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam lần thứ hai (TTXVN/TTVH).
- Bất cập 10 năm chưa tôn vinh một nghệ nhân nào (Infonet).
- Chơi tranh – đẳng cấp ở đâu? (TTVH).
- Sống chân tình, đời không quên mình (TTVH).
- Sắp ra mắt ‘chợ’ kịch bản cho sân khấu (TTVH).
- Giám đốc sân Mỹ Đình đòi chia vé VIP trận Arsenal (TP). – Ban quản lý sân Mỹ Đình ký hợp đồng với VFF (TT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Học trung cấp nghề để đạt được mơ ước (Infonet).
- Kỳ thi tốt nghiêp THPT 2013: Thành công, vì sao? (GD&TĐ). – Phản ánh khá trung thực quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh (GD&TĐ).
- Tạm thời đình chỉ dạy văn tại lò luyện thi ê a ở Hà Nội (DT). – Cô giáo ở ‘lò luyện thi ê a’ lên tiếng (VNN). – Học sinh “dậy sóng” lên tiếng bảo vệ cô giáo lò luyện 900 người (Soha).
- Tuyển sinh lớp 10 căng như thi đại học (Giadinh.net).
- Thủ khoa toàn quốc học mà như chơi (VNE).
- Mừng đỗ tốt nghiệp, tắm suối, 2 học sinh chết đuối (NLĐ/TP). – Nam sinh lớp 9 dũng cảm cứu 5 em nhỏ khỏi đuối nước (Soha).
- “Chuyện lạ” trong trường học Nhật Bản (GD&TĐ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Người Việt đang ăn chè ‘vô hạn sử dụng’ mà không biết (NĐT). – Nhận diện nước mắm, tương ớt có độc (TP).
- Ồ ạt bán thân cây sắn (TP).
- Nước thải công nghiệp xả thẳng – Kỳ 2: Lo ngại bệnh tật từ nông sản (TP).
- “Cò” lấy chồng Trung Quốc lộng hành ở miền Tây (PNTP/LĐ).
- Những em nhỏ nặng gánh mưu sinh (GD&TĐ).
Đại gia Trung Quốc chọn vợ như tuyển phi tần, cung nữ (TN) – Không có gì lạ, bới chế độ CS là chế độ quân chủ phong kiến chuyên chế kiểu mới rất rõ ràng.Tạm giữ 3 kẻ đòi nợ thuê(TN) —-Đâm bạn học, tù chung thân(TN) —Thuê xà lan đổ trộm nước thải ra sông(TN) —-Triệt phá xưởng sản xuất súng trái phép lớn nhất Hải Phòng (TN) —-Đốt nhà vì bị ngăn lấy vợ (TN) —Đòi cưới vợ, đốt nhà mẹ, đâm anh rể bị thương (NLĐO)- Bị mẹ từ chối bán nhà để cưới vợ cho mình một thanh niên nghiện đã đốt nhà mẹ ruột rồi đâm luôn anh rể vào chữa cháy.
Vì sao người Việt thích tìm sex? (Thebox) —Nạo hút thai, một phụ nữ bị thủng tử cung (DV) —Vụ ông Nguyễn Hữu Lộc bị bắt: “Ôm” nhiều chức, vung vãi hàng trăm tỉ đồng (LĐ)
Bắn cảnh cáo nhưng… trúng người (NLĐ) -Trưởng và phó công an xã bắn tổng cộng 9 phát. Ngoài 4 phát chỉ thiên, số còn lại trúng một người được cho là chống người thi hành công vụ
Phó công an tố trưởng công an xã bảo kê trường gà (PLTP) -Ngày
18-6, nguồn tin báo Pháp Luật TP.HCM cho biết ông LTD, Phó Công an xã
Hòa Khánh, huyện Cái Bè (Tiền Giang) đã gửi đơn đến thanh tra Công an
tỉnh Tiền Giang, tố cáo thượng úy NTD, trưởng Công an xã Hòa Khánh có
hành vi “bảo kê” cho một trường gà hoạt động.
Công an ở đâu mà để nhà báo xông pha một mình? (PLTP) – “Cảm giác đầu tiên của tôi khi đọc bài điều tra “Trường gà vùng giáp ranh Đồng Nai – Lâm Đồng” (Pháp Luật TP.HCM
ngày 17-6) là rất phục sự dấn thân của PV. Các bạn đã không ngại nguy
hiểm, thâm nhập vào trường gà để lột tả được mọi mặt của tệ nạn này.
Việc giả dạng, đóng vai người bán vé số của các bạn là rất sáng tạo. Quá
trình điều tra công phu và đầy bất trắc, nếu bị phát hiện thì các bạn…
chết chắc” - bạn đọc levinh@… nhận xét. —Tạt nước ớt vào công an để trả thù (PLTP)
Nghi vợ ngoại tình, chồng đâm vợ chết tại chỗ (NLĐO)-
Do nghĩ vợ có người đàn ông khác lại không nghe lời mình khuyên can,
Nguyễn Văn Nhuận, 42 tuổi ở Bạc Liêu, đã dùng dao đâm nhiều nhát vào
ngực, lưng làm người vợ gục chết tại chỗ.Hà Nội: Phóng 2-3 xe máy truy sát đẫm máu 1 người chạy bộ (NLĐ) —Hai thanh niên dùng rựa chặn xe ôtô đòi tiền mãi lộ (PLTP)
Người Việt đang ăn chè ‘vô hạn sử dụng’ mà không biết (NĐT)
- Phiến quân Syria đã được trang bị tăng T-62, T-55 tịch thu từ Libya (GDVN). – Pháp thay đổi thái độ về vai trò của Iran trong vấn đề Syria (GDVN).
- Lãnh đạo 7 nước G8 “đánh hội đồng” Putin, TT Nga quyết bảo vệ Assad (GDVN). – Thủ tướng Anh: Có bom Thế chiến II tại nơi tổ chức G8 (Soha). – G8 tuyên bố: Triều Tiên cần từ bỏ chương trình hạt nhân (NĐT).
- Afghanistan bực bội Mỹ về đề xuất đàm phán với Taliban (TN). – Bước đi đầu tiên hướng tới hòa bình tại Afghanistan (TTXVN).
- Ông chủ WikiLeaks sẽ “cố thủ” tới 5 năm (KP). – Ông chủ WikiLeaks không dám rời London vì sợ Mỹ bắt (DV).
- Edward Snowden muốn tị nạn ở Iceland (SGGP). – Sau ông chủ WikiLeaks, Ecuador đánh tiếng ‘nhận’ luôn Edward Snowden (TTVH).
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Dự cảm chính trường Việt từ vụ bắt ba blogger
Sau khi blogger Trương Duy Nhất, chủ trang blog « Một góc nhìn khác » bị
bắt vào ngày 26/05/2013, thì hơn hai tuần sau, ngày 13/6 đến lượt một
blogger nổi tiếng khác là Phạm Viết Đào cũng bị bắt theo điều 258 Luật
hình sự Việt Nam về « lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích
của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân ». Và hai ngày sau
đó, tức ngày 15/6 thì blogger Đinh Nhật Uy, anh của Đinh Nguyên Kha –
người vừa bị lãnh án cùng với sinh viên Nguyễn Phương Uyên vì tội «
tuyên truyền chống Nhà nước » - cũng bị bắt theo điều 258.
Chính trường Việt Nam sắp tới liệu sẽ có những biến động gì khác ? Chúng
tôi đã mời nhà báo tự do Phạm Chí Dũng hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh,
cũng là tiến sĩ về kinh tế, bình luận về vấn đề này. Nhà báo Phạm Chí
Dũng cũng đã từng bị bắt vào tháng 7/2012 với cáo buộc lật đổ chính
quyền.
RFI : Thân chào nhà báo Phạm Chí Dũng, rất cám ơn anh đã vui lòng
nhận trả lời phỏng vấn của RFI. Thưa anh, vụ bắt ba blogger vừa qua có
thể cho thấy những dấu hiệu mới nào về chính trị?
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Giới phân tích quốc tế và trong nước có thể đã
có được vài ba cơ sở nào đó cho việc dự báo triển vọng chính trị Việt
Nam trong thời gian tới.
Không khí chính trường trong nửa cuối năm 2013 được hứa hẹn sẽ không quá thâm trầm. Thậm chí là ngược lại.
Và thậm chí, vụ bắt giữ blogger và cũng là nhà văn Phạm Viết Đào cùng
bloger Đinh Nhật Uy đã xảy đến khi kỳ họp lần thứ 5 Quốc hội khóa XIII
còn chưa kết thúc, tiếp nối cho sự việc bắt giữ blogger Trương Duy Nhất
khi kỳ họp này mới chỉ bắt đầu.
Vụ bắt giữ nhà văn Phạm Viết Đào lại xảy ra chỉ hai ngày sau khi có kết
quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 47 chức danh chủ chốt, trong đó phần lớn
tỷ lệ phiếu “tín nhiệm thấp” được dành cho quan chức khối chính phủ, và
phần lớn bình luận cho điều bị xem là “thất bại” đã được giới truyền
thông quốc tế dành cho Thủ tướng chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước.
Một chuyển động đáng chú ý không kém là có vẻ gần giống với hoạt động
thăm Bắc Kinh của tân ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân khi Hội
nghị trung ương 7 của Đảng vào tháng 5/2013 còn chưa kết thúc, thông tin
về chuyến đi Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã được mở ra
vào những ngày cuối cùng của kỳ họp quốc hội lần này.
Biển Đông lại vẫn là nguyên cớ nổi sóng trong quan hệ giữa hai quốc gia -
nếu nhìn từ Bắc Kinh xuống Hà Nội theo một đường kinh tuyến.
RFI : Anh có đọc nhận định của giáo sư Carlyle A.Thayer, giảng viên
bộ môn Chính trị học tại Đại học New South Wales thuộc Học viện Quốc
phòng Úc, về chuyện “triều cống” ? Anh bình luận như thế nào về nhận
định này ?
Tôi nhớ là có đọc, không những đọc mà còn đọc kỹ nhận định của giáo sư
Thayer trên RFI và một số đài khác. Theo tôi thấy thì có thể, lá cờ
“Mười sáu chữ vàng” chính là lý do để giáo sư Thayer nêu ra một nhận
định rằng việc bắt bớ các blogger là chiến lược phục vụ quan hệ cho
chuyến đi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trước khi sang Trung Quốc,
như một món quà dâng tiến về cam kết trung thành giữ vững đường lối chủ
nghĩa xã hội theo nước bạn.
Tất nhiên lập luận của giáo sư Thayer sẽ phần nào có lý, với điều kiện
cả ba blogger bị bắt vừa qua đều liên quan đến luồng tư tưởng và bài
viết chống Trung Quốc. Tuy nhiên với trường hợp Trương Duy Nhất, sự khác
biệt lớn của blogger này với hai người kia là những bài viết của Nhất
ít đề cập đến vấn đề chủ quyền Việt Nam ở khu vực Biển Đông, trong khi
lại thường nhấn mạnh đến những vấn đề nội chính quốc gia và đánh giá
thẳng thắn một cách đáng kinh ngạc về uy tín không vẹn toàn của một số
lãnh đạo cao cấp như Tổng bí thư và Thủ tướng.
Mà như vậy, chúng ta có thể thấy là chân đứng trong nhận định của giáo sư Thayer có thể không chắc chắn lắm.
RFI : Thưa anh, đã có nhiều bài phân tích sau vụ bắt giữ ba blogger vừa rồi, anh nhận xét như thế nào về những bài phân tích này?
Tôi đọc khá nhiều. Nhưng mà cho tới thời điểm này, tôi cho rằng bài bình
luận có tiêu đề “Cảm nhận trong ba vụ bắt người liên tiếp vừa qua?” của
blogger Người Buôn Gió vào 15/6/2013 chứa đựng những phân tích và đánh
giá sâu sắc nhất. Người Buôn Gió có nêu ra một số điểm tương đồng giữa
các vụ bắt giữ đã được tác giả nêu bật và so sánh, đối chiếu, gợi cho
bạn đọc cái nhìn đa chiều, đa dạng và không kém ẩn ý về những mâu thuẫn
nào đó trong “nội bộ”.
Nhưng chúng ta cần lưu ý rằng yếu tố “nội bộ” cũng là điểm tương đồng
lớn giữa nội dung thể hiện của hai blogger Phạm Viết Đào và Trương Duy
Nhất, trong khi với blogger Đinh Nhật Uy lại không phải như vậy.
Vì thế câu hỏi đặt ra đối với bạn đọc và dư luận là nếu để phục vụ quan
hệ “bốn tốt”, người ta chỉ cần bắt hai blogger Phạm Viết Đào và Đinh
Nhật Uy là đủ. Nhưng vì sao lại bắt cả blogger Trương Duy Nhất ? Mà việc
bắt Trương Duy Nhất đã khiến cho dư luận quốc tế phải đặc tả về điều bị
xem là “Nhà nước Việt Nam ghi điểm xấu về nhân quyền”?
Một câu hỏi khác không thể không nghĩ đến là liệu một chính khách nhiều
kinh nghiệm ở đất Bắc Hà như ông Trương Tấn Sang lại có thể thiếu khôn
ngoan đến nỗi, thay vì gia tăng lấy lòng dân trong bối cảnh người dân bị
suy thoái khôn tả niềm tin đối với chế độ như hiện nay, thì lại tăng
cường bắt bớ những người chống sự can thiệp của Trung Quốc ngay trước
chuyến đi Bắc Kinh của mình - một hành động chắc hẳn càng làm cho lòng
dân thêm phẫn nộ?
Nhưng nếu dấu hỏi về ông Trương Tấn Sang là thiếu cơ sở, trở nên vô lý
và vô nghĩa thì liệu còn câu hỏi nào khác, hay những gì vừa xảy ra chỉ
thuần túy mang một sắc màu nào đó của “nội bộ” ?
RFI : Như vậy theo anh, có dấu hiệu nào khác từ động thái được xem là “nội bộ”?
Theo tôi là có. Tính logic và phản logic của những câu hỏi mà tôi vừa
đặt ra lại càng trở nên phức hợp vì có một dấu hiệu rất đáng lưu tâm và
cần được “truy xét” cặn kẽ.
Vì nếu mà bạn đọc, dư luận theo dõi thường xuyên thì thấy là không hề
diễn ra một chiến dịch “phản tuyên truyền” nào trên các báo Đảng. Không
xuất hiện bài chính luận hay xã luận nào về các đối tượng bị bắt giữ,
tính từ thời điểm blogger Trương Duy Nhất bị bắt cho đến nay. Như vậy là
đã có một sự im lặng.
Sự im lặng bất thường của các báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, Công an
nhân dân và của cả vài ba tờ báo nhỏ mang trên mình tư cách “dư luận
viên” - những tờ báo khá thường lên tiếng về vấn đề “phòng, chống diễn
biến hòa bình” và những vụ bắt giữ, xét xử các nhân vật dân chủ - lóe
lên tín hiệu gì?
Với nhiều trường hợp lên tiếng trước đây của báo Đảng, hiển nhiên hành
động tuyên truyền này được thực hiện theo chỉ đạo của Ban Tuyên giáo
trung ương và từ cả những cấp cao hơn nữa trong những vụ việc đặc biệt,
thể hiện một “chủ trương nhất quán trong tập thể lãnh đạo”. Nhưng ứng
với vụ bắt giữ ba blogger vừa qua, sự kín tiếng của báo Đảng lẽ nào cho
thấy những tờ báo này đã không nhận được một sự chỉ đạo nào? Mà nếu
không có chỉ đạo thì cũng có thể không có sự thống nhất giữa các lãnh
đạo chăng? Nếu điều này xảy ra, động thái đơn lẻ trong chỉ đạo “chiến
dịch” bắt giữ đã đến từ phía nào và từ những ai, nhằm mục đích gì? Đó là
những câu hỏi để chúng ta suy xét.
RFI : Thưa anh trong phần trả lời phỏng vấn RFI vào tuần trước, anh
có nêu lên vấn đề nguồn tin như là một yếu tố chính trong vụ blogger
Phạm Viết Đào bị bắt . Vấn đề anh vừa nêu có liên quan đến “nguồn tin”
không và liệu từ đó có thể có những hệ quả nào khác?
Vấn đề nguồn tin vẫn được tôi bảo lưu, và có thể phát triển sang một vài
hệ quả khác. Theo những gì mà tôi đã trải nghiệm, thì câu hỏi “Từ ai?”
gần như chắc chắn là câu hỏi mà hai blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết
Đào đang phải tìm cách thỏa mãn cho các điều tra viên trong quá trình
điều tra, xung quanh chủ đề những tin tức rất nhạy cảm của hai blogger
này đã thể hiện và khả năng về nguồn tin mà họ nhận được.
Nếu quả những tin tức của hai blogger này là từ nguồn nội bộ và có tính
xác thực, vụ việc của họ sẽ là một vấn đề lớn, thậm chí rất nghiêm trọng
- theo cách nhìn của những người chỉ đạo bắt giữ. Khi đó, sau công đoạn
truy xét nguồn tin sẽ là một lộ trình nào đó dẫn đến người hoặc những
người cung cấp nguồn tin, liên quan đến vi phạm đảng viên và có thể cả
trách nhiệm pháp lý. Tin tức càng có giá trị nội bộ thì nguồn tin càng
có phẩm hạng và có thể càng liên đới những nhân vật cao cấp hơn.
Thực tế an ninh điều tra ở Việt Nam trong một số năm qua đã cho thấy có
những vụ việc được xếp vào dạng “quốc gia đại sự”, xuất phát từ những
tin tức và nguồn tin quá nhạy cảm trong nội bộ.
RFI : Xin phép được đặt cho anh một câu hỏi « nhạy cảm » : Anh có thể
cho biết một ít kinh nghiệm của mình khi bị bắt giam vào năm ngoái ?
Có thể được… Bản thân tôi đã từng có một chứng nghiệm về những rắc rối
và nguy hiểm liên quan đến vấn đề nguồn tin. Sự việc xảy ra vào tháng
7/2012, khi tôi bị cơ quan an ninh điều tra bắt khẩn cấp. Tất nhiên,
nguồn tin là một trọng tâm trong rất nhiều câu hỏi của điều tra viên đối
với tôi. Với rất nhiều câu và cả chữ nghĩa trong vài chục bài viết của
mình, tôi đã phải cố gắng chứng minh là không có mối liên hệ nào với một
nguồn tin nào.
Thật may mắn, tất cả đã kết thúc với tôi một cách trong sáng, nghĩa là
những thông tin trong bài viết của tôi chẳng dính dáng và cũng chẳng
liên quan đến bất cứ một quan chức nào trong nội bộ, dù ở cấp thấp nhất.
Vấn đề của tôi cũng vì thế có phần lắng đọng hơn.
Vô tình hay hữu ý, chỉ vài tháng sau vụ bắt giữ tôi, chính trường Việt
Nam đã “nổi sóng” với quá nhiều dư luận về những đồng chí nào đó bằng
mặt không bằng lòng. Hình như mọi chuyện đang phải đi đến điểm thắt nút.
Trong cảm nhận cá nhân, tôi đang tự hỏi là liệu vào năm nay, một kịch
bản “nổi sóng” như năm ngoái có lặp lại, sau vụ bắt giữ ba blogger?
RFI : Thưa anh, đặt giả thiết nếu kịch bản này tái hiện thì nó có thể
ảnh hưởng như thế nào đối với chính trường và những người hoạt động
nhân quyền ở Việt Nam?
Chắc chắn là có ảnh hưởng. Theo tôi nếu kịch bản này lặp lại vào năm
2013, còn có thể đậm đà tố chất bi tráng hơn với biên độ sóng mạnh hơn
cả “cơn hồng thủy” năm ngoái, song lại có thể biến động theo chiều ngược
lại với gia tốc biến động khá nhanh trong nửa cuối năm nay.
Nếu kịch bản này lặp lại, có thể giáo sư Thayer của Australia sẽ không
hoàn toàn đúng. Tức theo cảm nhận của tôi, những gì liên quan đến chính
kiến Bắc Kinh có thể chỉ chiếm tối đa 20% trong những hàm ý bắt giữ các
blogger.
Nhưng 80% còn lại cũng không hẳn dành trọn vẹn cho những người dân chủ.
Những gì mà tôi hình dung về tác động tiêu cực đối với phong trào dân
chủ phản biện ở Việt Nam có lẽ chỉ chiếm khoảng 30% trong số 80% này.
Những người dân chủ như Người Buôn Gió có lẽ cũng không phải quá bận
lòng về chuyện phong trào dân chủ phản biện sẽ bị “diệt từ trong trứng
nước” trong thời gian tới. Cho dù có thể còn thêm ai đó sẽ bị bắt giữ
bởi điều 258 - một phạm trù thường liên quan mật thiết đến các vấn đề
đấu tranh nội bộ.
Đơn giản vì người ta còn đang quá bận rộn với câu hỏi “Ai là người cung cấp tin này cho anh ?”.
RFI : Như vậy theo anh giới trí thức Việt Nam nên giữ một thế đứng như thế nào trong tình hình hiện nay?
Tình hình hiện nay theo tôi là một bối cảnh nhập nhoạng như hiện thời,
có lẽ câu hỏi “Ai là người cung cấp tin này cho anh?” sẽ gián tiếp giúp
giới nhân sĩ trí thức Việt Nam - những người có thực tâm dân chủ - cảm
nghiệm rõ hơn về chân đứng độc lập cần xác lập của mình. Đó là : Không
nên bị lệ thuộc vào bất cứ phe phái “nội bộ” nào, mà chỉ phản biện và
tranh đấu cho tất cả những gì thuộc về quyền lợi của nhân dân - dĩ nhiên
là nhân dân bao gồm người nghèo và theo nghĩa đa số.
RFI : Chúng tôi xin chân thành cảm ơn nhà báo Phạm Chí Dũng đã dành
thì giờ trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ, đặc biệt là trong bối cảnh
có thể nói là khá căng thẳng hiện nay tại Việt Nam.
Thụy My
(RFI)
Dương Đình Giao - Nên có một ngày chung dành cho báo chí Việt Nam
(Viết nhân ngày báo chí Việt nam)
Tôi biết tên chính thức của ngày 21.6 theo quy định là “Ngày báo chí
cách mạng Việt Nam”, nhưng tôi không muốn để hai chữ “cách mạng”. Tôi
nghĩ nếu muốn có riêng ngày báo chí cách mạng Việt Nam, chúng ta cũng
nên có một ngày dành cho báo chí Việt Nam nói chung ngoài ngày dành
riêng cho báo chí “lề phải”.
Sao có thể không nói tới tờ báo đầu tiên của nước ta: Tờ Gia Định báo xuất bản lần đầu năm 1865.
Sao có thể không nói tới nhà báo đầu tiên, ông Trương Vĩnh Ký (1837 – 1888). Không chỉ là nhà báo, ông còn là người biết nhiều ngoại ngữ (thạo tới 26 thứ tiếng), ông còn là tác giả của hơn 100 bộ sách, về nhiều ngành khoa học khác nhau, là thành viên của nhiều tổ chức khoa học trên thế giới, không biết trong lịch sử báo chí nước ta, đã có nhà báo nào hơn ông điều này.
Rồi tờ Tiếng dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng (1927 – 1943), tờ báo tư nhân đầu tiên ở Trung Kỳ.
Rồi những tờ Phong Hóa, Ngày nay, Tiểu thuyết thứ Năm, Tiểu thuyết thứ bảy ở Hà Nội vào những năm 40 của thế kỷ trước, những cái nôi đã nâng niu những tác phẩm thơ ca, truyện ngắn, tiểu thuyết theo lối hiện đại đầu tiên của văn học Việt Nam khi mới chào đời?
Và ngay cả với sự nghiệp cách mạng do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, sao có thể không nói tới những tờ báo yêu nước ở Hà Nội trong vùng tạm bị chiếm (1947 – 1954) và những tờ báo ở Sài Gòn trước năm 1975 đã góp phần không nhỏ khích lệ lòng yêu nước của nhân dân trong vùng địch kiểm soát, đồng hành cùng phong trào yêu nước của học sinh sinh viên rất đỗi hào hùng. Họ không phải là những người cộng sản nhưng họ là những người yêu nước chân chính, những đóng góp của họ đã góp phần vào công cuộc giải phóng đất nước khỏi ách áp bức của ngoại bang.
Rồi còn tờ báo Người cùng khổ (Le paria) xuất bản ở Pari năm 1922, đăng tải rất nhiều bài báo đầy tính chiến đấu của những người Việt Nam yêu nước trong đó có Nguyễn Ái Quốc với lời tuyên ngôn sắc bén: “là vũ khí để chiến đấu, sứ mạng của nó đã rõ ràng: Giải phóng con người”.
Chỉ nói tới báo chí cách mạng (tính từ 1925) là vẫn coi đảng hơn cả Dân tộc, Đất nước, Nhân dân. Dân tộc là vĩnh hằng, Nhân dân là bất diệt, Đất nước mãi trường tồn, trong khi đảng liệu có “muôn năm”? Báo chí Việt Nam đã có tới nay gần 150 năm, báo chí cách mạng được bao nhiêu năm? Ai có thể sống mãi cùng thời gian? Cho nên, nếu không có “ngày báo chí Việt Nam” mà chỉ có “ngày báo chí cách mạng Việt Nam” thì đây là một sự hẹp hòi và thiếu khiêm nhường.
Là thứ phẩm chất không được phép có của một đảng cầm quyền.
Dương Đình Giao
(FB. Duong Dinh Giao)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét