Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Tin thứ Sáu, 28-06-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1Cầu truyền hình Hát cùng Trường Sa (NLĐ).   - ‘Bốn mùa tình ca’ gây quỹ học bổng cho con chiến sĩ Trường Sa (VNE). - Lính biển canh trời (Tin tức). Chiến sĩ nhà giàn DK1 sẵn sàng chiến đấu canh trời thềm lục địa => 
Cử tri đặc biệt quan tâm đến vấn đề biển đảo (HQ).  - BT Thành ủy TP.HCM: Dứt khoát phải giữ chủ quyền biển đảo! (Infonet). “Chúng ta nói rất ít nhưng làm nhiều là được, và dứt khoát phải bảo vệ, giữ cho được bằng mọi giá”.
Biển Đông: Lật tẩy chiêu độc Trung Quốc dùng văn hóa xâm phạm chủ quyền Việt Nam (Soha).  - Ảnh tiến trình xây dựng phi pháp của Trung Quốc tại Hoàng Sa, Trường Sa (SM).  - Trung Quốc đã chiếm và XD phi pháp trên Đá Châu Viên như thế nào? (TTVN).
VN ‘không dùng vũ lực ở Biển Đông’ (BBC). “Vị tướng [Phùng Quang Thanh – BTV] nói Việt Nam và Trung Quốc đang đàm phán để thống nhất một vùng đánh cá chung cho ngư dân hai nước”.

Biển Đông: Trọng tâm Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Brunei (VOA).
Mỹ-Philippines tập trận gần bãi đá Scarborough (RFI). - Mỹ, Philippines tập trận chung ở Biển Đông (BBC). “Mục tiêu của các hoạt động tập trận dạng này là tiếp tục thúc đẩy hợp tác giữa hai lực lượng vũ trang và hoàn thiện phản ứng chống khủng bố và an ninh hàng hải”. - Philippines muốn để Nhật, Mỹ tiếp cận nhiều hơn với các căn cứ quân sự (VOA). - Philippines tăng cường hợp tác quân sự với Nhật, Mỹ (NLĐ).
Nhật Bản đứng về phía Philippines trong tranh chấp Biển Đông (VOA). - Nhật Bản nhắc lại cam kết giúp Philippines bảo vệ biển đảo (RFI). “Chúng tôi đồng ý rằng sẽ phải đẩy xa hơn nữa công cuộc hợp tác song phương nhằm bảo vệ các hòn đảo xa xôi…, bảo vệ lãnh hải cũng như bảo vệ các lợi ích hàng hải”. Nhật cam kết giúp Philippines bảo vệ lãnh thổ ở biển Đông (TN).  - Mỹ, Nhật sẽ hiện diện nhiều hơn tại căn cứ Philippines (TTXVN).
Trung Quốc “tức tối” vì Sách Trắng quốc phòng Nhật (DT).
UNCLOS 1982: Trung Quốc bội ước (RFI). “Nếu tòa án trọng tài chấp nhận Tuyên bố các yêu cầu của Philipines và phán quyết có lợi cho Philippines, điều này sẽ bác bỏ khẳng định của Trung Quốc về ‘chủ quyền không thể tranh cãi’ ở Biển Đông. Tất cả các bên tranh chấp – Việt Nam, Malaysia và Brunei – sẽ được hưởng lợi từ phán quyết này”.
TQ: Đối đầu ở Biển Đông [sẽ] dẫn đến diệt vong (VNN). - Bắc Kinh cảnh cáo đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông sẽ thất bại (VOA). “Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh nếu các nước có tranh chấp ở Biển Đông tìm cách củng cố các tuyên bố chủ quyền thiếu cơ sở của họ dựa vào sự giúp đỡ của các lực lượng bên ngoài thì các nỗ lực đó rốt cuộc sẽ trở thành những tính toán chiến lược sai lầm, không đáng để bỏ công”. - Trung Quốc thành lập căn cứ nghiên cứu ở Biển Đông (VOA).
CON MỒI COC CỦA TRUNG NAM HẢI (Bùi Văn Bồng). “… thực tế Trung Quốc vẫn giữ quan niệm về COC theo cách ‘chỉ có ta hiểu được ta’ không những lời tuyên bố, gợi mở… Cho nên, nói gì thì nói, ai cũng hiểu rằng: Trung Quốc nói là một chuyện khác”.
3<- Hợp tác Quân binh chủng góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam – Pháp (QĐND).
Ông Tổng bí thư của đảng CSVN lấy tư cách gì để ký Tuyên Bố Chung giữa 2 quốc gia Việt Nam và Thái Lan? (DLB). - Những cái “liềm” rĩ sét! (DLB).
Việt Nam – cuộc thảo luận bị hủy bỏ, những câu hỏi về quan hệ Việt-Nhật (Boxitvn). Đây là bản dịch toàn bộ bài báo bữa trước đã điểm phần tóm tắt trên BBC.  Rõ ràng cần phải nhìn lại về những quan hệ quốc tế và lợi  ích kinh tế riêng của mỗi quốc gia, ở đây là với Nhật Bản. Nhớ lại vụ sập cầu Cần Thơ (Nhật “viện trợ” ODA xây dựng) chết ngót 50 mạng người, rồi vụ người Nhật hối lộ quan chức Điện lực HCM ồn ào nhiều năm, lên tới Quốc hội Nhật. Nhưng rồi tất cả cũng lại rơi vào im ắng, chắc không có nước nào mà chính phủ và doanh nhân Nhật đổ tiền vô được cư xử “đẹp” như vậy. Chỉ có người dân nước sở tại còng lưng trả nợ mà không được mở miệng là khổ!
Bất đồng chính kiến tăng, Việt Nam bắt blogger (DCVO).
Yêu nước là yêu Trúng Cuốc (DLB).
Chủ tịch Sang thăm Indonesia (BBC). - Việt Nam và Indonesia trở thành đối tác chiến lược (RFI). “Hiện đã có 8 nước có quan hệ loại này với Việt Nam, bao gồm 3 thành viên thường trực Liên Hiệp Quốc : Nga, Anh và Trung Quốc, hai cường quốc Bắc Á là Hàn Quốc và Nhật Bản, một cường quốc Nam Á là Ấn Độ. Tại Châu Âu, hai đối tác chiến lược của Việt Nam là Đức và Tây Ban Nha”. - Video: Quan hệ hợp tác Việt Nam – Indonesia (VTV). - Nâng quan hệ Việt Nam-Indonesia lên Đối tác Chiến lược (VOV).
VIỆT NAM NƠI THỂ HIỆN CHIẾN LƯỢC MỸ VÀ KẾ HOẠCH BÀNH TRƯỚNG MỀM CỦA TÀU (Trí Nhân Media).
Cử tri đặc biệt quan tâm đến vấn đề biển đảo (HQ).
Giới lập pháp Mỹ yêu cầu Việt Nam phóng thích luật sư Lê Quốc Quân (VOA). “Các nghị sĩ [dân biểu – BTV] Mỹ nhấn mạnh bảo vệ nhân quyền, viết blog thể hiện quan điểm về các vấn đề xã hội và tham gia các hoạt động dân sự là những việc làm yêu nước đóng góp rất lớn cho sự phát triển của quốc gia”.
NHỮNG TRÒ HỀ RẺ TIỀN NHẤT VÀ SỰ CÁO CHUNG KHÔNG LỜI  (Trí Nhân Media). “Qua 3 lần thử lửa với Tiến sĩ Vũ, cái mà nhà nước Cộng sản đạt được là bắt nhốt và hành hạ ông, và đồng thời, họ cũng trả giá cho chuyện này quá nặng là thế giới bắt đầu xem thường họ ra mặt, họ bị xếp vào nhóm man di mọi rợ, khác xa văn minh nhân loại”.
- Phỏng vấn Chánh Trị sự Hứa Phi: Chức sắc Cao Đài tham gia Liên tôn bị mời làm việc! (RFA).
Việt Nam : Tiếng than của dân oan rền vang hai miền Nam-Bắc (RFI).
Những đổi thay từ trong lòng xã hội Châu Á (Financial Times/Defend the Defenders). “Vẫn còn những giới hạn mà xã hội dân sự có thể đạt được. Ở những nước độc tài, như Trung Quốc hoặc Việt Nam, những người hoạt động đã phải học cách bám vào các vấn đề không trực tiếp thách thức chính quyền”.
BÁO CÁO CỦA DƯ LUẬN VIÊN 2013 – THỜI TRANG TUẦN 21 – NICK VUJICIC  (Trí Nhân Media).
Dự thảo Hiến pháp: sự gian lận có hệ thống? (RFA). “Con số hơn 26 triệu góp ý ấy thật ra chỉ là một nhóm, một tổ chức và nhất là của một đảng mà thôi. Nó không phải là con số đông áp đảo mà nhà nước tìm kiếm. Đại biểu quốc hội không lạ gì cách tổ chức lấy phiếu như vậy và đơn phản đối của nhóm kiến nghị 72 chỉ là lời nhắc nhở mạnh mẽ.”.
5- Trương Thanh Đức:  BÌNH LUẬN DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013 (CVHP/ TTPLDS).
-  Peter Drysdale: Đất đai và các vấn đề chính trị tại châu Á (TCPT/East Asia Forum). =>
Kê khai tài sản, cái gốc của vấn đề chống tham nhũng (RFA). Nhà báo Phạm Chí Dũng: “Việc công khai tài sản cũng không hề được minh bạch trên báo chí theo bất cứ chủ trương nào. Một số cơ quan chính quyền cho rằng việc công khai trên báo chí lại liên quan đến quyền tự do cá nhân được quy định trong hiến pháp”.
NHỮNG CÁI “LIỀM” RỈ SÉT !  (Trí Nhân Media). “Suy cho cùng, khi những cái “búa liềm báo chí” ấy khua lên, công luận nhân dân chỉ thấy toàn là “rỉ sét” rơi xuống , những cái “búa liềm” lâu năm được gói bằng cuốn “sổ hưu” và “cơm áo” không dám kề cận cục đá mài “trung thực” – dù chỉ một lần,  mà họ thừa hiểu, cuốn “sổ hưu” và “cơm áo” của họ do mồ hôi nước mắt đồng bào nhân dân chi trả !?
Kinh tế-xã hội sáu tháng có nhiều chuyển biến tích cực (TTXVN).
Cử tri đề xuất phải có luật trách nhiệm (PNTP).  - Lắng nghe dân bằng tấm lòng (NLĐ). - HĐND thành phố Hà Nội sẽ lấy phiếu tín nhiệm 18 chức danh (QĐND).
Trách nhiệm của lãnh đạo (DV).
Kiểm tra hàng loạt đập thủy điện (VNN).
Bộ Tư pháp “tuýt còi” thông tư có quy định về “tạm ngừng xuất khẩu” (QĐND).
- Hà Nội: ‘Phí’ 12 tỷ đào đường nhựa, phủ bê tông cho xe buýt đi (VNN).
Bao giờ người dân thôn Xuân An có cầu? (QĐND).
Hình sự hóa quan hệ dân sự (TBKTSG).
Khi công an đòi “3 cùng” với nhân dân (DLB).
Thêm 200 lao động “chui” Việt Nam bị phát giác tại Matxcơva (RFI).
4<- Người tị nạn đường bộ gặp lại nhau ở Canada sau 30 năm (VOA).
Kevin Rudd – thủ tướng mới của Úc (Boxitvn/ FB NVT).
HRW: 2 triệu người Tây Tạng bị cưỡng bách dời cư kể từ năm 2006 (VOA). - HRW tố cáo chính sách Tây Tạng của Bắc Kinh (RFI). “Đã hơn 2 triệu người Tây Tạng bị di dời từ năm 2006, cùng hàng trăm ngàn người du mục ở vùng cao nguyên phía đông của Tây Tạng, cũng như tại tỉnh Thanh Hải”.  - Hình ảnh bạo loạn ở Tân Cương, 27 người chết (VNN).
Tổng thống Hàn Quốc muốn Bắc Kinh gây sức ép với Bình Nhưỡng (RFI). “Seoul cho biết trước là nếu Bình Nhưỡng chấp nhận con đường hòa bình thì sẽ được Hàn Quốc viện trợ kinh tế và vận động quốc tế trợ giúp”.
Trung-Hàn nhất trí thúc đẩy đàm phán với Triều Tiên (TTXVN). - Lãnh đạo Nam Triều Tiên, Trung Quốc họp thượng đỉnh (VOA).
Campuchia vào mùa bầu cử (BBC). - Cam Bốt rầm rộ khai mạc vận động tranh cử Quốc hội (RFI). “Thủ tướng Hun Sen và những lãnh đạo Đảng Nhân dân Cam Bốt – PPC – đánh dấu ngày khai mạc vận động hôm nay bằng một buổi lễ theo nghi thức Phật giáo trước 10.000 người mặc áo, đội mũ với logo của đảng”.
Tổng thống Nga Putin hết « phép lạ » (RFI).

“Lớp học trên trời” Yak-52 của Không quân Việt Nam (KT). -  Việt Nam có vũ khí đánh chìm tàu sân bay Liêu Ninh (PNT). Không nên “tự sướng” tới độ dùng ngôn từ hiếu chiến kiểu này. (dám gọi cả tên cúng cơm Niềm tự hào của KHựa cơ à :O)
- Tin mừng cực hót! Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu đẩy mạnh công tác chống tham nhũng (GDVN). - Thủ tướng yêu cầu “hết sức tiết kiệm” (TN). (Dạo này hot quá, hôm qua thì Vào  Đảng không phải để lên chức, hôm nay lại tiếp tục chống tham nhũng tiết kiệm, chả kém Thánh Tưng nhể :D)
- Tin này cũng hot nữa: BT Lê Thanh Hải giáo huấn: Nghe dân thực lòng chứ không phải đầu môi chót lưỡi (PLTP). 
KINH TẾ
Bốn thách thức trong ngắn hạn của nền kinh tế (HQ).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Không được lơ là với lạm phát (TT).   - 2014: Phấn đấu tăng GDP 6%, giữ lạm phát 7% (HQ).  - “Không nên sốt ruột về mức tăng trưởng” (TBKTSG).
DNNN phải giải thể sau 2 năm thua lỗ liên tục (HQ).  - ‘Sếp’ doanh nghiệp Nhà nước được thưởng nhiều nhất 1,5 tháng lương (Zing).
Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn vay (TBKTSG).
Ngân hàng Nhà nước giảm trần lãi suất huy động USD và VND (SGTT).  - Giảm lãi suất, nới tỉ giá (NLĐ).  - Lãi suất không hợp lý người dân lại đầu tư vàng (VOV). - Tăng tỷ giá: “Để phản ánh thị trường chính xác hơn”(VnEco).  - USD tự do vọt lên 21.400 đồng/USD (TT).
Thủ tướng đánh giá cao về điều hành thị trường vàng (VnEco).  - Không gia hạn tất toán vàng (TBKTSG).  - 917.000 lượng vàng ra thị trường trước ngày tất toán (VnEco).  - Chuyên gia: Mua vàng khả năng lỗ rất lớn (TBKTSG).  - “Tiềm ẩn rủi ro… đầu cơ vàng” (KT). - Bóc tách “ma trận” vốn vàng (VnEco).  - Giá vàng thế giới có thể giảm tới đâu? (VnEco).  - Giá vàng sẽ về đâu? (NLĐ).
2Thủ tướng thúc giục đưa VAMC vào hoạt động (VNE).  - Hết “phép thần” rồi? Hay là Thủ tướng thử nhờ tư vấn của … hoa hậu coi:  Đại sứ và Hoa hậu đang ở đâu? (VNN).  Bộ ba nhà ngoại giao, hoa hậu và chuyên gia kinh tế => 
Tin nổi không: “Hai ba con Đại sứ và Hoa hậu đang cùng Viện trưởng Lê Xuân Nghĩa, các cộng sự chuẩn bị cho hai cuộc hội thảo lớn sắp tới tại Hà Nội và TP.HCM về quản lý nợ xấu và chiến lược mua bán -  sát nhập”.
“Không thể giải ngân nhanh gói 30.000 tỷ đồng được” (VnEco).
- SỬA NGHỊ ĐỊNH VỀ XĂNG DẦU: Chưa xóa được bất hợp lý ! (NLĐ).  - Petrolimex lo không có tiền nộp thuế xăng dầu (SGTT).
Hiệp hội có được đặt giá sàn xuất khẩu? (TBKTSG).
42% nông dân không hài lòng với cuộc sống (TBKTSG).
Những suy nghĩ nhân vụ khoai tây Trung Quốc (DLB). - Rước giặc về nhà (Nguyễn Thông).
- Video: Đối thoại chính sách: Quản lý và điều hành giá điện theo cơ chế thị trường (VTV). Đáng xem, để thấy cái lớn hơn là một nền kinh tế méo mó (“thị trường định hướng XHCN”) và không minh bạch đem tới hậu quả ghê gớm đến thế nào, sờ đâu cũng đầy dẫy những điều phi lý, kẽ hở cho tham nhũng, … để rồi cứ lùng bùng trong những mớ bòng bong, “tiến thoái lưỡng nan”.
Hội thảo quốc tế ‘Kinh doanh và quyền con người’ (DĐDN).
Trung Nguyên: Cá lớn phải quẫy sóng to (TBKTSG).
Trúng thầu mạng di động ở Myanmar (BBC).
EU quyết định cách đối phó với các ngân hàng thua lỗ (VOA).

VĂN HÓA-THỂ THAO
Chọn Quốc phục Việt Nam: Năm người, mười ý (VOV).
Con đường xuất khẩu văn chương Việt: Những bước chông chênh (PNTP).
BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ ( KỲ 48 ) (Nhật Tuấn).

6<- Nỗ lực dấn thân để “lột xác” (NLĐ).
Sếp văn hóa “tung chưởng” (Sơn-Thi-Thư).
- Truyền hình thực tế: Tranh nhau “miếng bánh” (NLĐ).
Jean-Claude Gallotta: Biên đạo múa như nghề đạo diễn phim (PNTP).
Rút phép Nữ hoàng biển: Rồng Việt kiện Cục Nghệ thuật biểu diễn (TT).
Trò đùa phản cảm (NLĐ).
Thẩm vấn 4 trọng tài nghi nhận hối lộ (NLĐ).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Giáo viên, chuyên gia “kêu than” về chương trình, SGK nặng và khó (DT).  - Băn khoăn về sách giáo khoa điện tử (ND).  - Hơn 300 cuốn sách gói trong 0,5 kg (VNN).  - Chấn chỉnh trường học dùng sách chưa thẩm định (VNN).  - Chấn chỉnh sách giáo khoa dạy Tiếng Anh tiểu học (TTXVN).
7Vẫn thi ĐH ở trường tiểu học (NLĐ).  - Chỗ ở giá 35.000 đồng cho thí sinh (QĐND).  - Huế: Hơn 12.000 suất cơm miễn phí cho thí sinh thi ĐH (PNTP).  - Thầy Khắc Hiếu tung clip tháo gỡ ‘trăn trở’ trước kì thi Đại học (Tiin).  -Sinh viên Ngoại thương làm clip ấn tượng tặng sĩ tử thi ĐH (Tiin).
Hà Nội cố giữ để “cổng trường không bị đạp đổ” (SM). - Căng thẳng tuyển sinh đầu cấp (ND).   Phụ huynh xếp hàng mua hồ sơ xin học cho con, em tại Trường mầm non Thanh Xuân Bắc =>
Quản lý dạy thêm, học thêm đúng đối tượng (ND).
Phát triển giáo viên trung học phổ thông và trung cấp (TTXVN).
Gia đình – môi trường giáo dục đầu tiên (ĐBND).  - Khi trẻ thèm được… nghèo (DT).
- Video: Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa bệnh động mạch vành (VTV).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Một bệnh nhân bị nhiễm cúm H1N1 rất nặng (TT).
- NGHÈO LẠI HOÀN NGHÈO: Đưa cần câu, đừng cho con cá! (NLĐ).
Vỡ mộng “làm chui” xứ lạ! (NLĐ).
Xã hội đen thâu tóm nguồn vật liệu xây dựng tại địa phương (VNE).
Phạt công ty bỏ rơi khách Việt ở Thái Lan 80 triệu đồng (TN).
Tai nạn giao thông liên hoàn làm 4 người nguy kịch (TTXVN).
8<- Hà Nội: Ngồi lên 2 quan tài, quấn chăn tẩm 20 lít xăng đòi tự thiêu (NLĐ).  - Vụ hai cháu bé bị đâm 11 nhát dao: Hung thủ khai “muốn có người chết cùng” (TN).
Nghệ sĩ cải lương Kim Tử Long bị bắt trên chiếu bạc (Zing).
Cận cảnh gỗ lậu “nhộn nhịp” ở Phong Nha – Kẻ Bàng (TN).
Mùa hè với những học trò nghèo (RFA). “Khi nghe chúng tôi hỏi bằng cách nào mà các em ăn ba bữa giữa thành phố đắt đỏ này chỉ với chưa đầy mười ngàn đồng. Em cười nói rằng chỉ cần một bịch xôi, kiếm một mái hiên, con hẻm nào đó để ngồi là xong một bữa… Tối về, vùi ngủ một giấc, sáng mai lại lên đường”.
Mại dâm (Văn Công Hùng).
Nhật chưa miễn visa cho du khách VN (BBC).
BBC đạt số người nghe xem kỷ lục (BBC).
Công nhân Trung Quốc thả giám đốc người Mỹ (VOA).
Con trai Michael Jackson làm chứng ở tòa (BBC).
Bangkok sẽ chìm dưới nước vào năm 2030 ? (RFI). “Nếu không có chính sách thích ứng, thì do các hiện tượng thiên nhiên cực đoan và mực nước biển dâng lên, diện tích có thể bị ngập lụt của Bangkok là 40%, trong trường hợp nước biển dâng cao 15 cm”.
- Video: Thành phố cổ Keasong – Triều Tiên: Di sản thế giới mới (VTV).

QUỐC TẾ
Pháp giúp lập đài phát thanh Syria độc lập (RFI). - Mỹ bắt đầu chuyển vũ khí cho phiến quân Syria (Tin tức).  - Tàu cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy Syria gãy đôi (NLĐ).
Ngoại trưởng Mỹ tìm cách hồi sinh hòa đàm Israel-Palestine (VOA). - Ngoại trưởng Mỹ: Tiến trình hòa bình thử thách lãnh đạo Israel, Palestine (VOA).
Tổng thống Ai Cập đả kích phe chống đối trước các cuộc biểu tình (VOA). “Ông Morsi chế nhạo các đối thủ của ông, tố cáo các viên chức trong ngành tư pháp là tham ô, và đổ lỗi cho chính quyền cũ và những người ủng hộ chính quyền đó về những vấn đề của đất nước”.  - Phe đối lập Ai Cập và lộ trình “giai đoạn chuyển tiếp” (TTXVN).  - Trớ trêu (Tin tức).
9Pakistan lập ủy ban điều tra ông Pervez Musharraf (TTXVN).
Afghanistan: Nước sản xuất, sử dụng thuốc phiện nhiều nhất (VOA). =>
Bộ trưởng Quốc phòng Libya Bargathi bị cách chức (TTXVN).
Tổng thống Mỹ thăm Sénégal nhằm đẩy mạnh hợp tác quân sự, kinh tế (RFI). - Tổng thống Obama đến Senegal (VOA). - TT Obama ca ngợi nền dân chủ Senegal, gọi ông Mandela ‘vị anh hùng’ (VOA).
Snowden được ai giúp rời Hong Kong? (BBC). - Snowden vẫn chưa rời sân bay Moscow (BBC). - Edward Snowden có thể “bị kẹt” lâu dài ở sân bay Matxcơva (RFI). - Snowden không thể ra khỏi Nga vì giấy tờ không hợp lệ (Tin tức).  - Ecuador cấp giấy “quá cảnh an toàn” cho Snowden (TTXVN).  - Mỹ không “thương lượng cửa sau” về Snowden (PNTP).  - Chiến đấu cơ Mỹ sẽ không chặn máy bay chở Snowden (VNE).  - Snowden sống ra sao ở khu quá cảnh sân bay (Tin tức).  - CIA ngăn chặn rò rỉ thông tin mật (NLĐ).
Kevin Rudd nhậm chức thủ tướng Úc (BBC). - Ông Rudd tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Australia (VOA).
Tòa án LHQ chuẩn bị xử vụ tranh chấp lãnh thổ Campuchia-Thái Lan (VOA). “Đền Preah Vihear – ngôi đền Ấn Độ giáo của người Khmer được xây cách nay 900 năm, đã bị hư hại trong cuộc giao tranh”.
Ông Mandela trong tình trạng nguy kịch (VOA). - Sức khỏe của ông Mandela có dấu hiệu ‘cải thiện’ (VOA). - Bộ trưởng Australia báo tin nhầm “Mandela từ trần” (TTXVN).  - Obama ca ngợi Mandela là anh hùng thế giới (VNE).  - Con gái Mandela bực mình gọi truyền thông là ‘kền kền’ (VOV). - Tổng thống Obama ca ngợi ông Mandela (VOA). - TT Nam Phi hủy chuyến công du vì lo ngại sức khỏe của ông Mandela (VOA).
Thổ Nhĩ Kỳ dân chủ đến mức nào? (DLB).
Châu Âu họp Thượng đỉnh bàn về thất nghiệp (RFI).
Ủy ban Quốc hội Mỹ chỉ trích việc quản lý của Cơ quan BBG (VOA).

* RFA: + Sáng 27-6-2013; + Tối 27-6-2013.
* RFI:  27-6-2013
* VTV: + Chào buổi sáng – 27/06/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 27/06/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 27/06/2013; + Tài chính tiêu dùng – 27/06/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 27/06/2013; + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 27/06/2013; + 360 độ Thể thao – 27/06/2013; + Thể thao 24/7 – 27/06/2013; + Cuộc sống thường ngày – 27/06/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 27/06/2013; + Danh ngôn và Cuộc sống – 27/06/2013; +Thời tiết du lịch – 27/06/2013; + Thời sự 12h – 27/06/2013; + Thời sự 19h – 27/06/2013.

Thất thoát hàng trăm tỷ nhưng lãnh đạo ngành điện nói mới chỉ khoảng 5 phần nghìn và có thể chấp nhận được?!


Các năm 2007, 2008 và 2009 Ban quản lý dự án các công trình điện miền Nam (AMN, đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh) và Ban quản lý dự án các Công trình điện miền Bắc (AMB, đóng tại Hà Nội) đều trực thuộc Tổng Công ty Truyền tải Điện Quốc gia được giao chuẩn bị đầu tư các tuyến đường dây Truyền tải điện: Đường dây 110 kV Trảng bàng – Đức Hoà; Đường dây 500 kV Phú Mỹ – Sông Mây; Đường dây 500 kV Sông Mây – Tân Định và đường dây 220 kV Vân Trì – Sóc Sơn. Đây là các tuyến đường dây huyết mạch có vai trò hết sức quan trọng trong việc tiêu thụ công suất của các nhà máy mới được đầu tư xây dựng và chống quá tải cho hệ thống. Vì thế được EVN và Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia ưu tiên sử dụng vốn vay để đầu tư đúng tiến độ. Để thực hiện nhiệm vụ được giao, 2 đơn vị này đã tiến hành ký kết hợp đồng với Nhà thầu Tân Cường Thành để cung cấp dây dẫn các loại. Tân Cường Thành là Công ty có nguồn gốc Trung Quốc, trụ sở tại Đà Nẵng. Cụ thể: Hợp đồng số 03/2007/SPPMB/TCT/ĐD 110 KV Trảng Bàng – Đức Hoà; Hợp đồng số 16/2008/SPPMB/TCT/500KV Phú Mỹ – Sông Mây; Hợp đồng số 15/2008/SPPMB/TCT/500KV Sông Mây – Tân Định và Hợp đồng số 0910/220Z-229 Vân trì – Sóc Sơn. Tổng giá trị của các Hợp đồng này là hơn 60 tỷ đồng.  Trong đó AMN 3 Hợp đồng giá trị hơn 40 tỷ, AMB 1 Hợp đồng giá trị hơn 20 tỷ.
Điều kỳ lạ là mặc dù khối lượng dây dẫn lớn, chủng loại khác nhau, yêu cầu kỹ thuật phức tạp nhưng như hẹn trước, kết quả đấu thầu của 2 đơn vị ở 2 đầu đất nước lại chọn đúng một ÔNG ở Đà Nẵng. Và mặc dù biết rõ tầm quan trọng, sự bức thiết đối với các công trình này nhưng các ông con của “quả đấm thép” vẫn bình chân như vại. Không chủ động làm việc với dân trên tinh thần xây dựng mà vẫn là thái độ xách mé, đổ hết cái khó, cái bức xúc cho người dân và chính quyền địa phương và kết quả là giải phóng mặt bằng chậm so với tiến độ đề ra.
Ở phía khác, đến hẹn mà Tân Cường Thành không thấy chủ hàng lên nhận hàng, lại đúng lúc kinh tế khó khăn thế là Tân Cường Thành liền thế chấp ngân hàng TMCP Sài  Gòn để vay vốn. Ôi thôi, thế là hết. Đau đớn thay, để lấp vào chỗ trống đó (Vì không thể không đầu tư các công trình này), Tổng Công ty Truyền tải Điện Quốc gia lại phải đấu thầu, mua sắm và đương nhiên là lại phải hưởng hoa hồng lô dây khác vì chờ biết đến bao giờ. Theo một người có trách nhiệm tại EVN thì rất khó đòi lại toàn bộ lô dây đó. Nếu có đòi lại được 1 phần thì may ra cũng chỉ bù cho chi phí hầu kiện và cũng phải rất lâu. Chi phí khi mua là hơn 60 tỷ, nhưng chi phí vốn để mua lô dây đó từ năm 2007 đến nay cũng phải gấp đôi số đó nữa. Thời buổi “thóc cao gạo kém” nhưng ngành điện khi mất không hàng trăm tỷ mà không một chút xót xa. Chưa hết, Ông VTN, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Truyền tải Điện Quốc gia lại so sánh 100 tỷ thất thoát với tổng số vốn đầu tư hàng năm của Tổng Công ty (khoảng 20 ngàn tỷ) là nếu có thất thoát thì cũng chỉ mới 5 phần nghìn?!. Chắc ý của Ông Phó Tổng là vẫn còn chấp nhận được đối với một đơn vị có khối lượng đầu tư nhiều như Tổng Công ty.
Một điều trớ trêu khác là trách nhiệm. Tân Cường Thành đã thế chấp lô hàng của 2 đơn vị này để vay ngân hành TMCP Sài gòn từ tháng 11/2010 mà mãi gần 2 năm sau 10/2012 chủ hàng mới biết. Chắc là do tài sản của Nhà nước, lại được ngồi trên đống tiền nên chẳng ai thèm lo. Đến khi phát hiện ra mời bày đặt thủ tục ký biên bản gửi hàng miễn phí này nọ. Chuyện thật như bịa. Sự việc nghiêm trọng như thế nhưng không hiểu sao cả AMN và AMB đều nhất loạt bảo vệ Nhà thầu, tìm mọi cách gỡ tội cho nhà thầu. Mặt khác lại tìm cách trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho giải phóng mặt bằng khó khăn, tức là lỗi của dân chứ không phải ngành điện. Lúc nào cũng vậy mà. Sự thật là mặt bằng có thể chậm nhưng chỉ vài vị trí trụ thôi, chứ không thể cả tuyến.  Nếu công tác chuẩn bị đầu tư chu đáo, khởi công đúng hạn thì các B thi công sẽ là người giữ hộ tài sản, tránh được tình trạng dở khóc, dở cười hiện nay. Và cho dù giải phóng mặt bằng chậm thật nhưng những người được giao quản lý tài sản của “quả đấm thép” có trách nhiệm như tài sản của mình thì Tân Cường Thành dù muốn cũng khó lòng qua mặt được như vậy.
Hiện tại, cả AMN và AMB đang khẩn trương làm việc với các công ty luật để kiện Tân Cường Thành. Chi phí mà các công ty luật đưa ra là khoảng 770 triệu chỉ để làm thủ tục khởi kiện Tân Cường Thành, còn kết quả thế nào thì biết thế!. Quá trình lựa chọn Công ty tư vấn luật cũng nhiều khuất tất. Đã chốt thời gian nhận báo giá của các Công ty tư vấn luật nhưng sau đó lại nhận thêm đơn của các Công ty khác, do lãnh đạo giới thiệu. Thế là rối như canh hẹ.
Có thể thấy, vụ Tân Cường Thành này phát lộ là do đến mức không thể “làm thinh” được nữa. Khối u đã vỡ tan tành. Do vậy, dư luận có quyền nghi vấn trong bóng tối còn có hàng chục, hàng trăm vụ  Tân Cường Thành khác ở các đơn vị khác của ngành điện. Mỗi vụ 1 -2 trăm tỷ, chục vụ 2000 tỷ. Thế thì sẽ đến lúc EVN phải tăng giá điện hàng ngày và cũng không cần điều kiện giá nguyên liệu chủ yếu thay đổi theo biên độ 2 phần trăm nữa mà 2 phần nghìn cũng cứ tăng. Và cũng thật lạ, bồi thường giải phóng mặt bằng cho người dân thì cò kè bớt một thêm hai, còn thất thoát thì tính bằng đơn vị trăm tỷ. Thôi thì đành chịu bà con nhé. Chẵng lẽ không dùng điện của EVN, trời nóng thế này…


 









Tác giả Duy Thông

Trữ trăm tấn vàng, người Việt thiệt hại ngàn tỷ

(yên tâm, bán 1 mớ cho ngân hàng giá cao rồi đi gom lại từ dân giá thấp, quả là 1/2 NoBel, hehe)

 Thói quen tích trữ vàng lâu đời đã giúp người Việt tích lũy một lượng vàng đến hàng trăm tấn. Đã từng có những ước tính 400 hay hơn 1.000 tấn vàng trong dân nhưng chưa được kiểm chứng. Mặc dù vậy, với hàng trăm tấn vàng đang nắm giữ, qua đợt giảm giá lần này, dân Việt Nam đã thiệt hại hàng chục ngàn tới hàng trăm ngàn tỷ.
Trữ nhiều vàng, thiệt hại lớn
Căn cứ vào số liệu thống kê của các ngân hàng Thụy Sĩ, nơi cung vàng chủ yếu cho thị trường Việt Nam, tổng lượng vàng nhập về Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2011 khoảng 500 tấn. Trong đó năm thấp nhất là 5 tấn và cao nhất là 80 tấn. Cũng trong khoảng thời gian này, lượng vàng miếng xuất sang các ngân hàng Thụy Sĩ trung bình khoảng 1 tấn mỗi năm, tối đa đạt 20 tấn/ năm trong giai đoạn 2007 – 2009. Lượng vàng gửi tiết kiệm tại các ngân hàng Việt Nam khoảng 100 tấn. Như vậy, khoảng 400 tấn vàng còn lại vẫn được nắm giữ rải rác trong dân.
Tuy nhiên, số liệu từ Hội đồng Vàng thế giới cung cấp còn lớn hơn rất nhiều. Theo đó, vàng dự trữ trong dân ở Việt Nam khoảng 1.072 tấn. Đây là con số cộng dồn từ các hóa đơn mua bán vàng của Việt Nam ở nước ngoài từ năm 2000 đến nay. Việt Nam xếp vị trí khoảng thứ 5 thế giới về lượng vàng dự trữ.
Ngoài ra còn số liệu nghiên cứu của Hiệp hội Khai thác vàng ở Anh (GFMS) công bố thì số lượng vàng mà người dân Việt Nam tích trữ vào khoảng 460 tấn.
Như vậy, theo số liệu từ các cơ quan, hiện số vàng do người dân Việt Nam đang sở hữu ước tính từ 400- 1.000 tấn, tương đương với 16-41 tỷ USD, theo giá hiện nay.
Trong 2 tháng qua, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Theo tính toán, giá vàng cứ giảm 1 triệu đồng/lượng thì số tiền những người tích lũy vàng cả nước sẽ mất đi khoảng từ 10.400 tỷ đồng đến 26.000 tỷ đồng. Đây là con số thiệt hại quá lớn cho những ai tích trữ vàng, nhất là với những người mua số lượng lớn lúc giá cao đến nay vẫn giữ. Thậm chí, nếu tính giá đỉnh điểm trong những năm qua là 49 triệu và cao nhất trong năm nay gần 47 triệu/lượng, thì thiệt hại mà người nắm vàng gánh chịu còn lớn hơn.
Theo ông Nguyễn Việt Anh, Phó Tổng Giám đốc TienPhong Bank, trong ngắn hạn, giá vàng sẽ chịu áp lực bán mạnh. Với những tác nhân từ sự sụt giảm của giá thế giới có thể về dưới 1200usd/ounce. Ở trong nước, với việc các NH có trạng thái âm phải tất toán trước 30/6 có thể cho thấy lực mua sau 30/6 sẽ không còn như thời điểm gần đây, điều này dẫn đến giá vàng Việt Nam sẽ nhanh chóng giảm khoảng cách so với giá thế giới quy đổi. Sau 30/6 khoảng cách này hợp lý sẽ ở mức 2 triệu đến 3 triệuVNĐ.
Như vậy, giá vàng trong nước có thể chịu cảnh mất giá “kép” và giá vàng càng giảm mạnh, càng làm cho thiệt hại về vàng tăng lên.
Vàng vào giai đoạn rủi ro
Một nhà đầu cơ vàng đã từng thắng lớn trong những năm qua lại đang bị thua thiêt và mắc kẹt trong đợt giảm giá vàng lần này tâm sự: đầu năm trước, khi giá vàng ở mức 39 triệu đồng ông đã mạnh dạn đầu cơ, mua vào vài trăm cây 1 lúc, khi giá tăng lên tới 43 triệu đồng đã bán ra hết thu về khoản lời lớn. Sau đó, lại tiếp tục đầu cơ mua vào lúc giá lên 44 triệu đồng/lượng và bán ra lúc 46 triệu đồng/lượng. Với dự báo giá vàng còn tăng nên đã quyết định làm vụ lớn, vay thêm vốn mua vàng lúc giá đạt ngưỡng 47 triệu đồng/lượng, hy vọng bán ra ở mức xấp xỉ 50 triệu đồng/lượng, nhưng giá không tăng thêm mà đi theo chiều hướng giảm.
“Cứ chần chừ đợi giá lên, mãi không bán đến lúc vàng xuống 43 triệu đồng/lượng, thấy không hy vọng tăng mới bán thì đã lỗ nặng. Cả vốn lẫn lãi các lần trước không bù đắp nổi”, nhà đầu tư này tâm sự.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng giá vàng đang thấp nếu lúc này người dân có nhu cầu như phải trả nợ bằng vàng thì nên mua để thanh toán, còn mua để đầu tư sinh lợi thì không nên.
Giá vàng phụ thuộc nhiều yếu tố như sự ổn định, tăng trưởng hay suy thoái kinh tế, đặc biệt là kinh tế thế giới; tỉ giá hối đoái; giá của nhiều loại hàng hóa khác. Bên cạnh đó, yếu tố đầu cơ của các tổ chức đầu tư và kinh doanh vàng lớn trên thế giới cũng rất quan trọng. Với tiềm lực tài chính mạnh, các tổ chức này có thể tạo ra lực cung – cầu đủ mạnh để tạo ra mức giá vàng mới cho thế giới. Vì vậy, việc kinh doanh vàng với quy mô lớn trở nên rất rủi ro đối với hầu hết nhà đầu tư cá nhân ở Việt Nam hiện nay.
Dù giá vàng trong nước có giảm mạnh nhưng so với giá thế giới vẫn chênh nhau hơn 6 triệu đồng/lượng. Trong ngắn hạn, giá vàng đang giảm nhưng nếu nhiều người vẫn đổ xô mua sẽ có thêm nhiều diễn biến bất ngờ. Một là giá dừng lại, không giảm theo giá thế giới do nhu cầu mua vàng trong nước tăng lên, hai là nếu có giảm thì mức giảm không lớn. Cả hai trường hợp này người dân đầu tư vàng đều thiệt.
Về dài hạn càng không nên đầu tư vàng bởi giá vàng thế giới không phụ thuộc vào một nền kinh tế nào. Theo các chuyên gia, giá kim loại quý này có thể còn tiếp tục giảm, vì vậy không nên bị lôi kéo vào hoạt động mua vàng với số lượng lớn. Luôn đảm bảo rằng tài sản được đa dạng hóa và chỉ giữ vàng ở mức tối thiểu, không nên giữ tỷ lệ quá cao trong nguồn tài sản đầu tư.
Theo đó, tỷ lệ thích hợp trong danh mục tài sản của nhà đầu tư có thể từ 2-5%, tỷ lệ 5% được coi là “dũng cảm”. Cần có chiến lược thoát ra nhanh nếu vàng chiếm tỷ lệ trên 5% trong danh mục tài sản đầu tư, phải chủ động thời điểm bán vàng với giá cạnh tranh tốt nhất. Cần biết rõ khả năng dễ bị tổn thương của vàng, nhiều nhà đầu tư đã bị tổn thương với vàng do không nhận thức được điều đó.
Theo VEF

Thủ tướng đánh giá cao về điều hành thị trường vàng

Thủ tướng Chính phủ biểu dương nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ, trong đó có thị trường vàng.


“Vừa qua, tôi đánh giá cao về cách điều hành thị trường vàng. Bao nhiêu năm qua, vàng làm cho tỷ giá rất gay go, nhưng điều hành đã làm được điều này”.
Phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ chiều 27/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tỏ ý biểu dương nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ, trong đó có thị trường vàng.
Theo người đứng đầu Chính phủ, việc điều hành thị trường vàng trong thời gian qua không phải chỉ nhằm mục tiêu giá vàng trong nước bằng với giá vàng thế giới. Theo Thủ tướng là “không có cái đó”.
Bởi lẽ, theo Thủ tướng, Việt Nam không phải là nước sản xuất được vàng mà phải nhập khẩu vào chịu thuế, vận chuyển mất bao nhiêu, làm sao bằng giá gốc được.
Do đó, điều hành thị trường vàng phải là làm sao huy động được nguồn lực vàng, người có vàng không bị thiệt hại gì.
“Điều này là khó nhưng vẫn phải làm để ổn định kinh tế vĩ mô. Đi đâu cũng niêm yết bằng vàng thì làm sao ổn định kinh tế vĩ mô được. Ý kiến nào tốt thì tiếp thu, nhưng không có lùi, không thể quay lại tự do vàng thành phương tiện thanh toán như trước đây”, Thủ tướng nói.
Kết luận chung về tình hình chung kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm, Thủ tướng khẳng định “chủ trương đưa ra là đúng rồi, nhưng nghiêm túc rằng việc này còn chậm. Rút kinh nghiệm là cần quyết liệt hơn trong khâu thực hiện, chúng ta làm có cái còn chậm quá, chẳng hạn như Công ty mua bán nợ phải mất 6, 7 tháng mới ra được nghị định”.
Về vấn đề nhà ở xã hội, Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ đã đưa ra gói hỗ trợ nhưng bây giờ vẫn còn ý kiến khác nhau về thế nào là thu nhập thấp, thế nào là nhà ở xã hội, các địa phương lại khác nhau về tiêu chí…do đó cần quyết liệt hơn để cụ thể hóa thể chế để thực hiện.
“Chắc chắn sẽ có chỗ này phù hợp, chỗ kia không phù hợp, nên các bộ, ngành cần lắng nghe để bổ sung thực hiện. Chẳng hạn như về nhà ở xã hội, lắng nghe và tiếp thu đi, cái gì chưa phù hợp thì bổ sung kịp thời”, Thủ tướng lưu ý.
Lưu ý trong điều hành 6 tháng cuối năm, Thủ tướng nhấn mạnh, cần tiếp tục tập trung điều hành phù hợp các giải pháp để kiểm soát tốt lạm phát, không chủ quan.
“Có đồng chí nói, tôi cũng thừa nhận là không quá lo lắng, nhưng không phải là không có tình huống lạm phát cao trở lại. Giá xăng dầu, dịch vụ phải điều hành sao cho phù hợp để tăng trưởng hợp lý nhưng kiểm soát được lạm phát, gắn với đó là tăng tổng cầu, gắn với mục tiêu tăng trưởng đề ra là 5,5%”.
Thủ tướng yêu cầu, trước hết, trong điều hành phải giảm mặt bằng lãi suất, tuy nhiên giảm nhưng phải phù hợp với lạm phát, bởi lãi suất huy động bằng hoặc thấp hơn lạm phát thì làm sao huy động được tiền?
“Đề nghị hết sức lưu ý tăng dư nợ tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ… Phấn đấu đưa dư nợ tín dụng vào đúng chỗ, đúng doanh nghiệp có triển vọng. Điều hành làm sao cho nhịp nhàng, đừng giật cục. Cố gắng đưa Công ty quản lý nợ vào hoạt động trong tháng này để xử lý nợ xấu”, Thủ tướng nói.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ đạo các bộ, ngành phải tích cực để các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản vì tồn kho bất động sản hiện vẫn rất lớn.
Về tái cơ cấu kinh tế, Thủ tướng lưu ý, hiện đề án tổng thể đã có rồi, các doanh nghiệp, bộ ngành cần sớm trình đề án tái cơ cấu của ngành, lĩnh vực và địa phương mình.
Theo lịch trình, phiên họp Chính phủ sẽ được tiếp tục trong ngày mai, 28/6.
Theo VNEconomy

Tư duy phòng lạnh

Đó là những tư duy hay quyết sách có tác động lớn tới nhiều mặt đời sống xã hội và người dân của các cơ quan quản lý nhà nước được thai nghén, hoạch định rồi ban ra từ các căn phòng máy lạnh mát rượi.

Lên tiếng tại hội thảo “Bức tranh nông thôn, nông dân Việt Nam” nhìn từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPSARD) phối hợp Báo Nông thôn Ngày nay tổ chức ngày 27-6, ông Phạm Quốc Doanh, Phó Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp của Chính phủ, đã thốt lên rằng: “Với nông dân, đừng ngồi bàn giấy, phòng lạnh để ra chính sách”.
Theo ông Doanh, các báo cáo nghiên cứu của IPSARD đã chỉ ra hàng loạt rủi ro đối với người nông dân và sản xuất xuất nông nghiệp nhưng lại thiếu một rủi ro rất quan trọng là về cơ chế, chính sách. Vị quan chức này đã dẫn ra hàng loạt những chính sách, quy định được đưa ra thời gian qua như xe chính chủ, thịt bán không quá 8 giờ… để minh chứng cho thứ chính sách được ban ra từ phòng máy lạnh, hoàn toàn không thực tế và khả thi. Những “chính sách phòng lạnh” này là nhân tố có thể mang lại những rủi ro, khó khăn không nhỏ cho nông dân cũng như người dân nói chung.
Cách tư duy và chính sách phòng lạnh mà vị quan chức thuộc lĩnh vực nông nghiệp đề cập có thể còn thấy ngay qua phát ngôn gây sốc của ông Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn. Trong khi không ít người dân hoang mang trước thông tin phát hiện 26 tấn khoai tây Trung Quốc chứa chất có khả năng gây ung thư cao gấp 16 lần mức cho phép thì ông cục trưởng này vẫn bình thản tuyên bố “chưa mất an toàn”. Ông ta còn nói thẳng rằng phải chấp nhận những trường hợp như khoai tây độc này.
Kiểu tư duy phủi trách nhiệm của người đứng đầu lĩnh vực bảo vệ thực vật nước nhà khiến dư luận bức xúc. Chính từ phát ngôn thể hiện tư duy và quan điểm ấy mà dư luận và người dân mới hiểu vì sao trong nước lại lan tràn các loại nông sản độc hại của nước ngoài. Những thứ thực phẩm độc hại này có thể không khiến người ta chết ngay song nó đang bào mòn, tích tụ… để gây hại khôn lường cho sức khỏe không chỉ một mà nhiều thế hệ.
Rõ ràng những tư duy, chính sách và quyết định từ phòng máy lạnh mang lại những rủi ro khôn lường cho người dân và xã hội song lại đang bị xem nhẹ. Báo cáo của một cơ quan nghiên cứu “đầu bảng” trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn không đả động chút nào tới thứ rủi ro cơ chế chính sách dù trên thực tế đó là thứ rủi ro có thể gây ra tác hại không hề nhỏ. Ông Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật có thể sẽ vẫn bình an trên chiếc ghế của mình như nhiều vị quan chức có những phát ngôn gây sốc trước đó. Thứ tư duy, chính sách và quyết định từ phòng lạnh vì thế chắc sẽ còn tiếp tục gây ra nhiều tác hại, rủi ro.
Theo NLĐ

VIỆT NAM NƠI THỂ HIỆN CHIẾN LƯỢC MỸ VÀ KẾ HOẠCH BÀNH TRƯỚNG MỀM CỦA TÀU

Lý Đại Nguyên
24-06-2013
Trong vòng gần một tháng đến nay, kể từ ngày 31/05/2013, Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việtcộng, được đề bạt đọc Diễn Văn Dẫn Đề cho Hội Nghị An Ninh Khu Vực - Đối Thoại Shangri-La 2013, tại Singapore về “Xây Dựng Lòng Tin Chiến Lược vì Hoà Bình, Hợp Tác, Thịnh Vượng của Á Châu  Thái Bình Dương”, để Nguyễn Tấn Dũng có dịp khẳng định: “Các nước trong khu vực coi trọng vai trò của Trung Quốc và Hoakỳ và ủng hộ hành động của hai cường quốc này, nếu như chiến lược và việc làm của Washington và Bắckinh tuân thủ pháp luật quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền của các quốc gia”
Bài diễn văn đu dây có điều kiện này, bị phái đoàn Trung Cộng ra mặt bất mãn, nhưng được toàn thể hội nghị đánh giá cao và bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Chuck Hagel tỏ ra hài lòng.
Ngày 05/06/13 đến lượt Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Samuel Locklear, trực tiếp chỉ huy các lực lượng quân sự Mỹ tại đây, tuyên bố tại Malaysia rằng: “Chúng tôi sẽ phản đối bất kỳ ai dùng vũ lực để thay đổi trạng thái nguyên trạng hiện nay. Chúng ta cần duy trì những gì ở đâu, thuộc về ai thì vẫn như thế cho tới khi có được Bộ Quy Tắc Ứng Xử - COC, hoặc một giải pháp mà các quốc gia liên quan chấp nhận một cách hòa bình”.
Rồi đến hai ngày 07 và 08/06/2013, cuộc gặp thượng đỉnh bỏ túi giữa tổng thống Hoakỳ, Barack Obama với chủ tịch Trung Cộng, Tập Cận Bình ở Nam California, để ông Tập Cận Bình tỏ ra hy vọng: “Hai nước có thể xây dựng một mô hình mới của các quan hệ nước lớn”. Từ đó không khí ngoại giao của Viêtnam sôi hẳn lên.
Ngày 19/06/13, nhận lời mời của Tập Cận Bình chủ tịch Trungcộng, Trương Tấn Sang chủ tịch Việtcộng chính thức thăm Trung Hoa và được đón tiếp linh đình tại Đại Lễ Đường Nhân Dân Bắckinh, với 21 phát súng đại bác, đúng nghi thức đón tiếp quốc trưởng của một nước. 
Có lẽ đây là bước đầu thành công của Trungcộng về chủ trương Đối Thoại Song Phương với Việtnam, một nước có quan hệ về vấn đề Biển Đông, trong khi Hoakỳ và các nước Asean luôn luôn chủ trương Đối Thoại Đa Phương. Trương Tấn Sang và Tập Cận Bình đã chứng kiến ký kết 10 văn kiện hợp tác song phương. Đáng chú ý như: “Hai nước mở rộng, kéo dài đến năm 2016 về việc hợp tác thăm dò dầu khí ngoài khơi vịnh Bắc Việt”“Bộ nông nghiệp hai nước sẽ lập đường dây nóng để giải quyết các vụ va chạm liên quan đến ngư dân trên biển”
Làm việc này, Trungcộng muốn ngăn chủ trương: “Hai nước Việtnam và Hoakỳ đang hợp tác để phát triển Lực Lượng Cảnh Sát Biển đủ năng lực giúp ngư dân Việtnam khi gặp nạn”. Trên đây là lời tuyên bố của chuẩn đô đốc Mỹ. William Lee, phụ trách về chính sách hoạt động và năng lực của Tuần Duyên Hoakỳ ngày 09/04/13.
Trungcộng và Việtcộng hai bên còn ký: “Chương trình hành động giữa hai chính phủ về triển khai quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện”. Từ trước tới giờ Trungcộng thường chỉ bí mật ra lệnh cho các lãnh tụ Đảng Cộng Sản Việt Nam phải thực hiện những gì Bắckinh muốn, đây là lần công khai ký kết với Nhà Nước Việt Cộng về đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện song phương giữa hai chính phủ. 
Trong tuyên bố chung Việtnam và China kết thúc bằng lời cam kết: “Trước khi tranh chấp trên biển được giải quyết dứt điểm, hai bên nhất trí giữ bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, đồng thời sử dụng đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa bộ ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến đại cục quan hệ Việt – Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông”. Đúng với ý nghĩa lời tuyên bố của Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Samuel Locklear nêu trên.
Nhằm thực hiện kế hoạch “Bành Trướng Mềm” với chính sách hợp tác song phương hoà bình giữa Việt - Hoa của Bắc kinh, Nguyễn Phú Trọng tổng bí thư đảng Việtcộng đã nhận lời mời của thủ tướng Thái, Yingluck Shinawatra, một nước đang giữ vai trò Điều Phối Viên quan hệ Asean và Trungcộng, từ ngày 25 đến 27/06/13, phái đoàn  90 người, gồm bộ trưởng Ngoại Giao, Quốc Phòng, Kế Hoạch, Đầu Tư, Lao Động - Thương Binh và Xã Hội. Việtnam và Thailan nâng quan hệ song phương thành Quan Hệ Đối Tác Chiến Lược. 
Tháilan là quốc gia đầu tiên trong khối Asean ký Hiệp Định Đối Tác Chiến Lược với Việtnam. Ngoài gặp và làm việc với thủ tướng Yingluck Shinawatra, ông Trọng còn hội kiến với quốc vương Thái Bhumibol và nhận bằng tiến sĩ danh dự môn Chính Trị Học tại đại học Thammasat. Bản tin trong ngày 25/06, của tờ Jakarta Post loan báo Trương Tấn Sang chủ tịch nước Việtnam sẽ đến thăm nước này vào ngày 27/06/13 để thảo luận với tổng thống Indonesia. Susilo Bambang Yudhoyono về một loạt các vấn đề bao gồm các quan hệ song phương, cũng như các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Trong khi đó về phía Mỹ đã mời Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Việtnam, thượng tướng Đỗ Bá Tỵ và phái đoàn tướng lãnh như: Trung tướng Phương Minh Hòa, tư lệnh Phòng Không và Không Quân, Trung tướng Phạm Ngọc Hùng, phó Tổng Cục Tình Báo, Chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Ninh, phó tư lệnh Hải Quân, Thiếu tướng Phạm Hữu Mạnh, chánh văn phòng Bộ Tổng Tham Mưu và Thiếu tướng Vũ Chiến Thắng, cục trưởng Đối Ngoại sang thăm Hoakỳ, từ ngày 17 đến 22/06/2013. 
Ngày 20/06/13, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đã gặp đại tướng Martin Dempsey, chủ tịch Hội Đồng Tham Mưu Liên Quân Hoakỳ, hai đoàn đã có cuộc hội đàm, trong đó “Ngoài khu vực châu Á - Thái Bình Dương hai ông Dempsey và Đỗ Bá Tỵ còn thảo luận về chính sách chuyển dịch trọng tâm về khu vực của chính  quyền Obama”. 
Tướng  Đỗ Bá Tỵ khẳng định: “Việtnam coi trọng phát triển quan hệ toàn diện với Hoakỳ, trong đó có quan hệ quốc phòng”. Ông bày tỏ hy vọng “Hai bên tiếp tục triển khai bản Thoả Thuận thúc đẩy hợp tác quốc phòng đã ký kết”. Tướng Đỗ Bá Tỵ cũng khẳng định: “Sẽ làm hết sức mình để thúc đẩy quan hệ Asean - Mỹ”. Về phần mình, tướng Dempsey bày tỏ: “Ủng hộ giải quyết tranh chấp Biển Đông  bằng biện pháp hoà bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công Ước của LHQ về Luật Biển 1982”.
Ông Danny Russel vốn là một trong các “kiến trúc sư” chiến lược xoay trục sang châu Á của chính quyền Obama, được tổng thống bổ nhiệm làm trợ lý Ngoại Trưởng thay ông Kurk Campbell đã cam kết trước Thượng Viện ngày 20/06/13 rằng: “Sẽ lưu ý Bắckinh là, Trungquốc chỉ có thể phát triển, nếu như Á Châu trở thành một vùng pháp quyền, một vùng có trật tự và một vùng tôn trọng các nước láng giềng, chứ không phải là nơi mà cưỡng chế đe doạ ngự trị”. 
Ông Russel nhấn mạnh: “Hoakỳ có lợi ích thúc đẩy một giải pháp hòa bình cho các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Điều cơ bản đối với Washington là bảo đảm tự do lưu thông và thương mại trong vùng”. Chủ tịch tiểu ban Đối Ngoại Thượng Viện Mỹ, nghị sĩ Ben Cardin hy vọng ông Russel sớm được Thượng Viện chấp thuận. Trong khi ngoại trưởng John Kerry đang bị Do Thái và Ông Putin cầm chân ở vũng lầy Trung Đông, nếu bà Susan Rice cố vấn An Ninh Quốc Gia và ông Danny Russel trợ lý Ngoại Trưởng Mỹ, cùng đặc trách về châu Á thì chiến lược Hoakỳ ở đây mới sớm tiến triển.  
Lý Đại Nguyên
 25/06/2013

Ông Tổng bí thư của đảng CSVN lấy tư cách gì để ký Tuyên Bố Chung giữa 2 quốc gia Việt Nam và Thái Lan?

Dân Làm Báo - Trong chuyến đi Thái Lan, ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư của đảng CSVN đã ký một tuyên bố chung Việt Nam - Thái Lan trong đó bao gồm nhiều cam kết giữa 2 quốc gia trên các lãnh vực quan hệ chính trị, hợp tác quốc phòng, an ninh, kinh tế, xã hội, văn hóa, khu vực và quốc tế. 
Trong Hiến pháp hiện thời của nước CHXHCNVN, không một điều nào quy định tổng bí thư một đảng có trách nhiệm và quyền hạn để thực hiện việc này.
Toàn chương VII, điều 101 Hiến pháp 1992 quy định Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Ông TBT đảng CS trong chuyến đi lãnh bằng Ts Thammasat (nhờ vào sự vận động trước đó của Bộ Ngoại giao) đã ngồi nhầm vào ghế của ông Trương Tấn Sang, lạm quyền Chủ tịch nước và vi phạm hiến pháp quốc gia khi ký bản Tuyên bố chung Việt-Thái.
Tổng Bí Thư - người đứng đầu của một đảng duy nhất luôn tự phong và giành lấy vai trò lãnh đạo muôn năm của đất nước đã ngồi xổm lên Hiến pháp, xem Hiến pháp như mớ giấy vụn thì liệu Hiến pháp này có còn giá trị gì để là văn bản chính trị cao nhất của đất nước mà nhà nước Việt Nam đã và đang tiêu tiền thuế của nhân dân kêu gọi cả nước góp ý, xây dựng?
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét