Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Lượm tin tức

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Gái giạt  (Thoibao Canada) -Thưa quý bạn, “đi giạt” hay “giạt vòm” là trường hợp các thanh thiếu niên nam hay nữ tự ý bỏ nhà đi hoang, không cần biết tới hậu quả. Ở đây, hai tiếng “giạt vòm” có vẻ hơi lạ, sự thật tiếng “vòm” chỉ có nghĩa là “gia đình”: họ coi gia đình nơi họ sinh sống với cha mẹ rất rẻ rúng, chỉ giống như vòm cây đối với con chim vậy thôi, họ bỏ đi hoang không hề thương tiếc.
VIỆT NAM NƠI THỂ HIỆN CHIẾN LƯỢC MỸ VÀ KẾ HOẠCH BÀNH TRƯỚNG MỀM CỦA TÀU -Lý Đại Nguyên -(Trinhanmedia)

NHỮNG TRÒ HỀ RẺ TIỀN NHẤT VÀ SỰ CÁO CHUNG KHÔNG LỜI-(Trinhanmedia)

HỒI KÝ VỀ HÀ NỘI 1954- (Trinhanmedia)

Quốc Tế Hóa Biển Đông? - Trần Khải (Vietbao)
Trung Cộng, VC: Đồng Phạm - Vi Anh(Vietbao)
Uy Tín Tổng Thống Và Dân Biểu Mỹ Rơi Tự Do – Vi Anh(Vietbao)
Trở Về Bắc Hàn  – Trần Khải(Vietbao)  -Hãy so sánh hình ảnh này: Cậu Han-sol đã dám nói rằng chú của cậu là Kim Jong-un hiện nay là một “nhà độc tài”; còn 9 cậu bé vị thành niên bị chiêu dụ về lạị Bắc Hàn đã phải đứng trước ống kính quay phim của KCNA tuyên xưng đức tin thần thánh vào lãnh tụ Kim Jong-un.
Học Vẹt Giúp Thi Đậu?  – Cô Tư Sài Gòn -(Vietbao)

La Viện: Trung Quốc không ‘né tránh chiến tranh’ (TP)  —-Philippines “bật đèn xanh” đưa quân đội Mỹ vào Biển Đông? (VnM)

Chuyện chỉ có ở Việt Nam: Những nhà vô địch SEA Games lớp 4, lớp 6  (LĐ) -Mới đây, báo chí đã phát hiện ra một chuyện hy hữu của thể thao VN khi có một đội tuyển của TPHCM liên tục đóng góp cho thể thao VN những nhà vô địch SEA Games, Châu Á hay kể cả Olympic trẻ, song lại “thất học” đến mức khó tin. Cả 20 thành viên của đội, có người đã ở tuổi U.40 mà chưa ai học hết lớp 12.

KINH TẾ
Tỉ giá chính thức tăng kịch trần (LĐ) -Sau một năm rưỡi “bất di bất dịch” ở mức 20.828 đồng/USD, tỉ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng từ ngày 28.6 chính thức được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng thêm 1% lên mức 21.036 đồng/USD.  —NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá 1% lên 21.036 VND/USD (Gafin)   —Tăng tỷ giá: “Để phản ánh thị trường chính xác hơn” (VnEc)
Giá điện sẽ tăng  (SM) -Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ diễn ra sáng nay 27/6, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết từ nay đến cuối năm có thể tăng giá điện. Trong khi đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN lại xoa dịu bằng…
Phó Tổng Giám đốc EVN: Chưa tăng giá điện vào 1/7(Gafin)   —Chính thức hạ trần lãi suất huy động VND, USD từ 28/6(Gafin)
Hoàng Anh Gia Lai sẽ bán các dự án thủy điện và bất động sản(Gafin)  —NHNN dư tới 14.000 lượng vàng phiên hôm nay(Gafin)
Viettel không trúng thầu viễn thông tại Myanmar(Gafin)
Giảm tiếp 400 nghìn, giá bán vàng xuống 36,6 triệu đồng/lượng(Gafin) – Giá mua vàng giảm 450 nghìn đồng/lượng, chạm mốc 36 triệu đồng/lượng. Khoảng cách với giá thế giới rút ngắn còn 5,2 triệu đồng/lượng.
Lúc 14h20′ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội mua vào bán ra ở 36 – 36,62 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tại TPHCM giao dịch ở 36 – 36,6 triệu đồng/lượng.
917.000 lượng vàng ra thị trường trước ngày tất toán (VnEc) -  Hôm nay, Ngân hàng Nhà nước chỉ bán được 26.000 lượng vàng trong tổng số 40.000 lượng vàng chào thầu. Ngày thứ Sáu, cơ quan này tiếp tục chào thầu 1,5 tấn vàng.
Không đánh giá đúng thị trường, vàng đấu thầu ế chỏng (Songmoi)
Ngày mai, trần lãi suất huy động sẽ giảm về mức 7% (VnEc)   —Lập doanh nghiệp mới: Xu hướng “né” ngành tài chính, bất động sản (VnEc)

Ngân hàng “chăm chỉ” giảm lãi suất, doanh nghiệp vẫn đói vốn (SM)

Khủng hoảng tiền mặt trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc  (Gafin)  —Ngân hàng lớn Trung Quốc ngừng cho vay do thiếu tiền (Gafin) >>>Ảnh hưởng khủng hoảng tiền mặt Trung Quốc sẽ kéo dài

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Chuyện chỉ có ở Việt Nam: Những nhà vô địch SEA Games lớp 4, lớp 6 (LĐ). Hậu quả của cả một căn bệnh thành tích, chỉ chăm chắm chạy theo số lượng huy chương trong các cuộc thi, vừa lợi mình, vừa được tiếng chế độ tươi đẹp.
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Chiêu “khoe thân” để nổi tiếng: Hết thời! (NLĐ)   —Mạo danh làm từ thiện để bán hàng giá cao(NLĐ)   —Hám tiền, người đẹp sa chân(NLĐ)  —Giết người, cướp của để…báo hiếu cho cha mẹ!(NLĐ)  —Khách sộp trộm 6 dây chuyền vàng, camera chịu thua(NLĐ)
Rể Trung Quốc lấy vợ Việt: Động phòng rồi trả vợ, đòi tiền (TP)  —Nữ phó phòng “đại náo” Trà Vinh: Sự thật về bào thai “không chính chủ” (TP)
Dừng bóc đường nhựa cho buýt nhanh (TP) – Liên quan việc bóc hàng loạt đường nhựa ở Hà Nội để làm đường xe buýt nhanh (BRT), chiều qua trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện chủ đầu tư cho biết, dự án chỉ bóc vài km làn đường nhựa đoạn đầu tuyến, phần còn lại BRT sẽ đi chung đường với phương tiện khác. Với diện tích mặt đường đã bị bóc, Hà Nội đã gây lãng phí khoảng 12 tỷ đồng.
Có làm mới có ăn, không làm lấy kít gì ăn-chớ cái gì mà lãng phí.-Cứ thế làm tới đi cho nó banh.
9X đâm chết nam sinh viên để cướp xe(TP)    —-Xét xử nhóm nhân viên điện lực tham ô gần 10 tỷ đồng(TP)   —47 hồ sơ giả người có công(TP)
Một phụ nữ bị tạt axit khi đang ngủ (NLĐ)   —-Cựu hoa hậu Mỹ Xuân bị tù 2 năm 6 tháng (NLĐO)-   —Thanh niên bị đập đầu đến chết: Có 5 đối tượng tham gia (NLĐO)-   —Hà Nội: Ngồi lên 2 quan tài, quấn chăn tẩm 20 lít xăng đòi tự thiêu (NLĐO)-
Hà Nội: Bác sĩ, hộ sinh góp 500 triệu bồi thường cho 1 sản phụ (NLĐO)-   —Xe khách chất lượng cao cán chết 2 ông cháu (NLĐO)-   —Cán bộ thuế bị đâm thủng ruột, vợ hôn mê trên giường (NLĐO)-   —Tiếp viên quán nhậu tổ chức cướp tài sản khách quen (NLĐO)-

QUỐC TẾ
Tiết lộ sự giàu có của gia tộc nhà Assad (LĐ) – Bon lãnh đạo độc tài  bao giờ cũng giàu sụ do bóc lột và ăn cướp người Dân của mình.
Pháp giúp lập đài phát thanh Syria độc lập (RFI)
Tàu chở vũ khí cho quân nổi dậy Syria gãy đôi trên biển(LĐ)   —Vì sao Nga sơ tán hết quân khỏi Syria?(LĐ)
Triều Tiên bán tên lửa đạn đạo giá 100 triệu USD (NLĐO)

Trận chiến về quyền lực

Trong bài “Quyền lực”, khi định nghĩa quyền lực là khả năng chi phối, khống chế và sai khiến người khác, tôi chỉ xuất phát từ góc độ chính trị, lại là thứ chính trị học truyền thống, tương đối đơn giản. Thật ra, khái niệm quyền lực còn phức tạp hơn thế rất nhiều.
Nói đến quyền lực, những người quen đọc triết học và lý thuyết văn học hậu hiện đại hẳn sẽ nghĩ ngay đến Michel Foucault (1926-84), người nổi tiếng về việc đưa ra một cách hiểu mới về khái niệm quyền lực, một cách hiểu rất có ảnh hưởng trong giới nghiên cứu không những về triết học hay văn học mà còn cả về tâm lý học, xã hội học, chính trị học và rất nhiều lãnh vực khác.
Theo Foucault, quyền lực không phải chỉ là một cấu trúc hay một tác tố (agency) bao gồm những gì mà một số người có khả năng khống chế, cưỡng bức hay ra lệnh người khác theo cách hiểu cũ. Theo ông, quyền lực có mặt ở mọi nơi (1), nó phân tán hơn là tập trung, nó nhập thể hơn là sở hữu, nó thuộc về diễn ngôn hơn là thuần túy có tính chất cưỡng bức.
Thuộc về diễn ngôn (discourse), quyền lực gắn liền với kiến thức (bởi vậy, ông hay dùng chữ “quyền lực/kiến thức” – power/knowledge): Mỗi xã hội có một “chế độ chân lý” (regime of truth) hay một thứ chính trị chung về chân lý (general politics of truth), nghĩa là một thứ diễn ngôn có chức năng quy định thế nào là đúng và thế nào là sai, thế nào là thật và thế nào là giả, thế nào là tốt và thế nào là xấu, rồi dựa trên những tiêu chuẩn ấy, nó quy định những gì nên làm và những gì không nên hoặc không được làm, cuối cùng, dựa theo đó, nó đánh giá và đưa ra những cách thưởng phạt khác nhau. Cái “chế độ chân lý” ấy được xác lập bằng các diễn ngôn khoa học và các cơ chế sản xuất các diễn ngôn ấy và sau đó, được gạn lọc, phổ biến và củng cố bằng giáo dục cũng như hệ thống truyền thông (2).
Từ trái: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng.
Từ trái: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng.
Cái “chế độ chân lý” ấy không nhất thiết bất biến và cũng không chỉ được áp đặt từ trên xuống dưới. Nếu “quyền lực đến từ mọi nơi”, như Foucault có lần nhấn mạnh, quyền lực/kiến thức cũng có thể đến từ những người bị trị. Mọi người đều có thể tham gia vào “trận chiến cho chân lý” (battle for truth), tuy nhiên, theo Foucault, cái gọi là “chân lý” ở đây không phải là các sự thật được khám phá mà chủ yếu là các quy định theo đó người ta phân biệt cái đúng và cái sai và những hệ quả quyền lực gắn liền với những cái được gọi là đúng ấy. Nói cách khác, đó là cuộc đấu tranh về tình trạng của chân lý và về vai trò kinh tế cũng như chính trị của cái gọi là chân lý (3).
Áp dụng lý thuyết của Foucault vào hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, chúng ta thấy ngay cuộc chiến đấu cho tự do và dân chủ thực chất là một cuộc chiến về quyền lực, để giành lại những quyền (rights) căn bản của dân chúng. Nhưng nói đến cuộc chiến quyền lực, không nên chỉ nghĩ đến các cuộc cách mạng bằng vũ trang hay bạo lực hay, tiêu cực và nhẹ nhàng hơn, các cuộc biểu tình hay tuyệt thực, thậm chí, không phải chỉ ở các bài tố cáo hay phê phán các sự lợi dụng quyền lực (bao gồm cả tệ nạn tham nhũng) hay hành xử quyền lực một cách sai lầm của nhà cầm quyền. Cuộc chiến quyền lực còn diễn ra một cách âm thầm trong việc xác định các khái niệm để định hướng cách suy nghĩ và đánh giá của mọi người về những vấn đề quan trọng của đất nước.
Về phương diện này, nên lưu ý, giới cầm quyền Việt Nam, hay đảng Cộng sản nói riêng, rất có ý thức. Họ vận dụng nó một cách triệt để và nhất quán suốt từ khi mới được thành lập. Họ có tham vọng viết lại từ điển tiếng Việt, ở đó, họ định nghĩa lại rất nhiều từ liên quan đến đời sống chính trị. Với họ, những chữ như “tự do”, “dân chủ”, “cách mạng”, “giải phóng”, “bình đẳng”, “tiến bộ”, “lạc hậu”, “trí tuệ”, “nhân dân”, “đất nước”, “cải tạo”, v.v. mang ý nghĩa khác hẳn. Bởi vậy, cãi với họ ở từng điểm một là một công việc vô ích. Vấn đề cần thiết hơn là vạch trần ra những âm mưu xuyên tạc chữ nghĩa, và từ đó, khung khái niệm của họ, và thay thế chúng bằng những cách hiểu mới thích hợp và chính xác hơn.
Một ví dụ cụ thể nhất là chữ yêu nước.
Trước, với người Việt Nam, yêu nước là quan tâm đến đồng bào, gắn bó với vận mệnh dân tộc và cương quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền cũng như sự phồn thịnh của đất nước. Thời Pháp thuộc, đảng Cộng sản, khi định nghĩa khái niệm yêu nước, một mặt, tập trung vào khía cạnh độc lập, mặt khác, nhấn mạnh vào yếu tố giai cấp, đặc biệt nhắm vào nông dân và vấn đề đất đai. Trong chiến tranh Nam Bắc, từ 1954 đến 1975, đảng Cộng sản lại tập trung vào mục tiêu thống nhất, nghĩa là yếu tố lãnh thổ và chủ quyền. Sau năm 1975, họ lại định nghĩa: yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội, ở đó ý thức hệ nổi trội hơn tinh thần dân tộc. Sau năm 1990, khi hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở Nga và Đông Âu, chiêu bài chủ nghĩa xã hội không còn thuyết phục nữa, họ dần dần quay trở lại với yếu tố dân tộc: yêu nước, với họ, là bảo vệ những thành quả của cuộc cách mạng kéo dài cả hơn nửa thế kỷ trong việc giành lại độc lập và thống nhất đất nước.
Thế nhưng, gần đây, khi âm mưu bành trướng lãnh thổ và lãnh hải của Trung Quốc càng ngày càng lộ liễu, khi Việt Nam đang phải đối diện với ý đồ lấn chiếm biển đảo của Trung Quốc, đảng Cộng sản và nhà cầm quyền Việt Nam, một lần nữa, lại thay đổi nội dung khái niệm yêu nước. Yêu nước, với họ, bây giờ chỉ còn ba nội dung chính: Một, tập trung vào sự phát triển kinh tế; hai, giữ gìn sự ổn định chính trị (nghĩa là duy trì bộ máy lãnh đạo tuyệt đối của đảng); và ba, quan trọng nhất, tin tưởng và phó thác toàn bộ vận mệnh đất nước cho đảng! Với cách hiểu “mới” như thế, lòng căm thù giặc cũng như ý chí tranh đấu để bảo vệ độc lập và chủ quyền lại bị xem là… phản quốc, và những người có những biểu hiện ấy một cách công khai bị đối xử như là kẻ thù!
Cũng vậy, gần đây, họ muốn sử dụng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc Hội để chứng minh Việt Nam cũng có dân chủ, thậm chí, “dân chủ gấp vạn lần” các nước tư bản khác (theo lời bà Nguyễn Thị Doan, phó Chủ tịch nước) vì trên thế giới không ở đâu có hình thức bỏ phiếu như vậy (theo lời Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội). Ở đây, người ta thu hẹp ý nghĩa dân chủ vào việc bỏ phiếu mà cố tình lờ đi ba vấn đề quan trọng và căn bản trước, trong và sau cuộc bỏ phiếu ấy: Một, các đại biểu Quốc Hội có thực sự là đại biểu của dân chúng? Hai, việc chia thang điểm thành ba: tín nhiệm cao/tín nhiệm/tín nhiệm thấp có thực sự khoa học và có ý nghĩa?
Và ba, cái gì xảy ra sau cuộc bỏ phiếu ấy? Những người bị tín nhiệm thấp sẽ ra sao? Sẽ bị cách chức hay vẫn tiếp tục ngồi ì ra đó đến cuộc bỏ phiếu lần tới và lần tới nữa nữa?
Vân vân.
Nhìn mọi âm mưu tuyên truyền tại Việt Nam từ góc độ như thế, chúng ta sẽ thấy ngay đâu là tâm điểm của cuộc đấu tranh quyền lực tại Việt Nam hiện nay.
Nguyễn Hưng Quốc
26.06.2013
--------------------
Chú thích:
1.    Michel Foucault (1998), The History of Sexuality: The Will to Knowledge, London: Penguin, tr. 63.
2.    Michel Foucault (1980), Power/Knowledge (Colin Cordon biên tập), New York: Pantheon Books, tr. 131.
3.    Như trên, tr. 132.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)

Hàng đoàn tàu cá Trung Quốc xâm phạm biển Việt Nam

(để chào mừng tuyên bố chung vừa ký nhể!!!)

Hàng đoàn tàu đánh cá Trung Quốc xâm nhập rất sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà nhà cầm quyền Hà Nội không dám có biện pháp mạnh để đối phó.
“Trong vòng nửa năm qua, lực lượng BĐBP Đà Nẵng phát hiện và đẩy đuổi trên 480 lượt tàu cá nước ngoài, trong đó chủ yếu tàu thuyền Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, khai thác trái phép trên khu vực đông bắc Đà Nẵng, chỉ cách bờ khoảng 20-45 hải lý; tăng gần 300 trường hợp so với cùng kỳ năm 2012.”
Báo Tiền Phong hôm Thứ Ba cho hay như vậy khi tường thuật “ Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị định 77/CP của Chính phủ về công tác phối hợp giữa các lực lượng Công an, quân sự, phòng cháy chữa cháy” của lực lượng Bộ đội Biên phòng thành phố Đà Nẵng.
Trong bản tin vừa nói, tờ Tiền Phong cho biết “Tàu thuyền nước ngoài, Trung Quốc đánh bắt trộm hải sản gia tăng, với mật độ dày, sử dụng thủ đoạn đi thành từng tốp đông có sự phối hợp của tàu vũ trang giả dạng, tàu vận tải, tàu cung ứng cho hoạt động đánh bắt hải sản...”
Đội tàu đánh cá 32 chiếc của Trung quốc dàn hàng ngang trong ngày khởi hành xuống phía tây nam Trường Sa giữa Tháng 5-2013, xâm phạm vùng biển Việt Nam. (Hình: hinews.cn)
Sự vi phạm trắng trợn khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam và vào rất gần với bờ biển Việt Nam như thế, những năm qua, người ta không thấy tàu tuần, cảnh sát biển bắt giữ đám tàu ngang ngược của Trung Quốc.
Tháng Ba vừa qua, tờ Tuổi Trẻ ngày 28 tháng 3, 2012 cùng nhiều tờ báo khác đưa tin “năm 2012 Bộ đội biên phòng Đà Nẵng đã phát hiện 717 lượt tàu cá xâm phạm trái phép trên khu vực đông bắc Đà Nẵng từ 25-45 hải lý, tăng hơn 550 lượt vi phạm so với năm 2011.”
Điều này chứng tỏ ngày càng diễn ra nhiều hơn sự xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, ngang nhiên đánh cá, khai thác thủy sản trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Bản tin này của tờ Tuổi Trẻ cũng mô tả “Những tàu cá này đi thành từng tốp có số lượng đông, những tàu có công suất lớn hoặc trang bị vỏ sắt đi phía trước, bảo vệ, hỗ trợ cụm 4-10 tàu ngang nhiên lấn chiếm ngư trường, xua đuổi tàu cá của ngư dân Việt Nam. Điều này gây nhiều khó khăn cho hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân cũng như công tác kiểm tra, bảo vệ chủ quyền của lực lượng chức năng”.
Ngược lại với thái độ chỉ kêu ca mà không bắt giữ hay có hành động mạnh hơn của nhà cầm quyền CSVN, các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam hoạt động gần khu vực quần đảo Hoàng Sa, mà Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền, thường bị tàu tuần Trung quốc đâm, bắn hay bắt giữ.
Ngày 20 tháng 5, 2013, tàu đánh cá số hiệu QNg 90917 TS của tỉnh Quảng Ngãi trên có 15 ngư dân hoạt động hoàn toàn trong khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã bị tàu tuần của Trung quốc mang số 264 đâm vỡ mạn tàu, đe dọa mạng sống của ngư dân Việt. Trước đó, ngày 28/2/2013, tàu đánh cá của ông Phạm Quang Thạnh (cũng thuộc tỉnh Quảng Ngãi) đã bị các tàu tuần Trung quốc mang số hiệu 262 và 263 uy hiếp rồi bắn cháy.
Nhà cầm quyền Hà Nội chỉ phản đối suông qua đường ngoại giao và không nhận được sự bảo đảm nào từ Bắc Kinh là những hành động vô nhân đạo như thế được chấm dứt. Không những vậy, Bắc Kinh còn đổ lỗi cho ngư dân Việt Nam.
Nhiều người dân Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc bá quyền đã bị nhà cầm quyền Hà Nội đàn áp. Một số người từng biểu tình bày tỏ lòng yêu nước như nhà báo tự do Điếu Cày, Lê Quốc Quân, và nhiều người khác hiện đang bị chế độ Hà Nội cầm tù.
(Người Việt)

Sách yêu thích của các đại gia công nghệ


Bill Gates, Steve Jobs, Jeff Bezos... đều là những người có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của công nghệ và trang Business Insider đã tổng hợp thông tin để xem họ chọn đọc sách như thế nào.


Amazon sở hữu "tủ sách lớn nhất thế giới" nên việc CEO Jeff Bezos đọc nhiều sách là điều dễ hiểu. Ông chia sẻ với Fast Company rằng ông mua khoảng 10 cuốn mỗi tháng. Còn cuốn ông thích nhất là Build to Last: Successful Habits of Visionary Companies (Xây dựng để trường tồn - Thói quen thành công của những tập đoàn vĩ đại) của Jim Collins/Jerry Porras và The Remains of the Day (Tàn tích của ngày) của Kazuo Ishiguro. Bezos cho hay cuốn The Remains of the Day giúp ông rút ra nhiều điều về cuộc sống vào sự nuối tiếc.

Trong cuộc trò chuyện với cộng đồng Reddit gần đây, Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, đề cập tới cuốn sách ông rất thích là The Better Angels of Our Nature: Why Violence Has Declined (Những thiên thần với bản tính nhân đạo hơn: Vì sao bạo lực giảm bớt) của Steven Pinker. "Nó dài nhưng là cái nhìn sâu sắc về việc giảm nạn bạo lực và phân biệt chủng tộc qua thời gian", Gates giải thích. Một tác phẩm khác là The Catcher in the Rye (Bắt trẻ đồng xanh) của J.D. Salinger. "Một tác phẩm thông minh khi thừa nhận rằng người trẻ thường đôi chút bối rối nhưng lại nhanh nhạy và nhìn ra những thứ mà người lớn không thể thấy. Thế nên tôi thích nó", Chủ tịch Microsoft chia sẻ.

Trên trang cá nhân Facebook, CEO Mark Zuckerberg chỉ kể tên duy nhất cuốn Ender's Game (Cuộc đấu của Ender) của Orson Scott Card trong danh mục "Quan tâm". Tuy nhiên, anh này lại nói với The New York Times rằng tác phẩm anh thực sự thích là The Aeneid của Virgil.

Larry Ellison, CEO của Oracle, cũng mê các tác phẩm văn học và một trong những cuốn yêu thích mới nhất của ông là Napoleon của Vincent Cronin. "Đọc rất thú vị vì ta sẽ biết một người với xuất thân khiêm tốn có thể làm được gì trong đời và lịch sử có thể bóp méo hoàn toàn sự thật ra sao", Ellison kể với trang Achievement.

Tim Cook, CEO Apple, thích sách Competing Against Time (Cạnh tranh với thời gian) của George Stalk và ông từng trao cuốn này, với nội dung về việc sử dụng chuỗi cung ứng như một vũ khí chiến lược trong kinh doanh, cho nhân viên.

Jack Dorsey, nhà sáng lập Twitter, yêu thích The Checklist Manifesto (Phút dừng lại của người thông minh) của Atul Gawande, đề cao hành động quan trọng nhất nhưng cũng hay bị lơ là nhất của con người : lập một danh sách đơn giản cũng có thể giúp chúng ta xoay sở trong những tình huống phức tạp nhất.

Trong cuốn tiểu sử Steve Jobs, Walter Isaason đã liệt kê nhiều cuốn sách được nhà đồng sáng lập Apple đánh giá cao, trong số đó có các tác phẩm của William Shakespeare, Innovator's Dilemma (Thế lưỡng nan của nhà đổi mới) của Clayton Christensen, Zen Mind, Beginner's Mind (Thiền Tâm, Sơ Tâm) của Shunryu Suzuki, Autobiography of a Yogi (Tự truyện của một Yogi) của Paramahansa Yogananda và Moby Dick của Herman Melville.
Châu An

Du lịch Việt đưa khách đến Thái Lan ép mua sắm để bù lỗ

Cuộc cạnh tranh khốc liệt trong ngành du lịch ở Việt Nam đã khiến du khách thành nạn nhân của thủ thuật “móc cạn túi tiền.”
Tiết lộ mới đây của chính người trong ngành này nói rằng, các tour được thiết kế với giá “bèo” để rồi sau đó du khách bị ép bỏ tiền túi đi “tour phụ.” Giá tour phụ này lúc nào cũng cao ngất so với giá thật, và công ty du lịch thu lại khoản chênh lệch để bù đắp khoản lỗ.
Theo báo Thanh Niên, đó là tình trạng lộn xộn trong ngành kinh doanh du lịch hiện nay ở Việt Nam.
Du khách đi tour Thái của Travel Life nằm vật vạ ở sân bay tại Bangkok chờ về nhà. (Hình: báo Thanh Niên)
Giá một tour du lịch Thái Lan gồm Bangkok và Pattaya 6 ngày-5 đêm chỉ vào khoảng 7.3 triệu đồng, tương đương 360 đô/người. Nhưng nhân viên một công ty cho hay, khi khách “vào tour” coi như “vào tròng.”
Không chịu bó gối khoanh tay ngồi khách sạn buồn hiu, khách đành phải móc tiền túi ra đi ăn buffet, xem nhạc hội, thăm viếng thắng cảnh, đi “massage truyền thống,” v.v... Ðây là lúc du khách phải trả thêm cho chuyến đi “tour giá rẻ.” Sau cùng, mỗi người tính tổng cộng chi phí chuyến đi mới bật ngửa: giá tour không rẻ chút nào.
Ít người biết rằng giá “tour phụ” đã được tính cao gấp đôi. Công ty du lịch nhờ vậy được các nhà hàng, nhà hát, tiệm massage... gửi tiền huê hồng.
Ông Phan Ðình Huê, giám đốc công ty du lịch Vòng Tròn Việt cho biết, thị trường du lịch Thái Lan hiện nay hết sức lộn xộn.
Hầu hết các công ty du lịch của Việt Nam đều đưa giá tour thấp dưới “giá thành.” Ông Huê “bật mí” về thủ thuật của các công ty du lịch: “Họ sẽ gỡ lại tiền tour giá rẻ bằng cách dắt du khách đi mua sắm, xem các sex show... với giá cao, và nhận số tiền huê hồng của chủ các địa điểm này. Công ty Việt thường móc nối với công ty Thái để đưa khách vào tròng theo kiểu nói trên.”
Không ít du khách bị công ty du lịch “nhốt chặt” trong các địa điểm mua sắm hàng buổi trời, đến khi nào khách chịu mua hàng mới thôi. Có người cho biết, “bị” ép đi đến mỏi chân cũng chưa được thả ra. Với họ, chuyến du lịch ngoại quốc không như mong ước, mà trở thành những cuộc đi đày gian khổ thật sự.
Ông Huê cũng cho biết, một số đoàn du khách không chịu mua sắm, không coi show thì công ty Thái Lan buộc công ty Việt Nam phải trả tiền bù lỗ cho họ, khoảng 45 đôla một du khách. Trong trường hợp VN cũng không chịu thì du khách Việt bị bỏ rơi giữa chừng, trở thành những “người đi đày” bất đắc dĩ như trường hợp của công ty Travel Life vừa rồi.
Một số du khách cũng cho hay, không chỉ du khách đi tour Thái Lan mới sa vào những cảnh ngộ này. Ngay cả du khách đi Cambodia, Lào, Miến Ðiện... cũng lâm vào tình trạng tương tự.
Không ít du khách từng mua tour Angkor Wat-Phnom Penh 4 ngày-3 đêm chỉ tốn $170 của một công ty du lịch ở Sài Gòn. Nhưng tại khách sạn, du khách bị “năn nỉ” mua vé coi nhạc hội, đi massage với giá “ở trên trời.” Du khách còn bị ép vào cả các tiệm bán nữ trang hàng tiếng đồng hồ một cách vô bổ. Người hướng dẫn du lịch không ngần ngại thú thật rằng, “Du khách ráng vô tiệm đi một vòng để công ty thu được tiền huê hồng trả lương nhân viên.”
Báo Thanh Niên còn khuyên du khách chớ “mê” giá tour rẻ để tránh bị đày. Mua những tour này, du khách sẽ phải ở khách sạn xa trung tâm; bữa ăn nhạt nhẽo; bị tống vô khu shopping cả ngày; bị ép chi đủ thứ, và bị đưa vào các chuyến bay đi trễ-về sớm...
(Người Việt)

Mại dâm

Võ Thị Mỹ Xuân
Mấy hôm nay đề tài mại dâm đang Hot trên các báo và cả trong dư luận vỉa hè. Sáng ngồi nhẩn nha ly cà phê liếc báo thì mới thấy hôm nay xử em hoa hậu Mỹ Xuân bán dâm. Tối qua thì tv trung ương đưa 1 phóng sự về mại dâm Đồ Sơn, đưa chi tiết, cận cảnh, tuốt tuột, mà người làm phóng sự là một em phóng viên nữ. Mình đã sởn da gà khi xem cái phóng sự ấy. Đến thế là cùng, nhân phẩm của con người...
Báo Tuổi Trẻ cũng đang chơi Fơi a tông mấy kỳ mại dâm, mà là mại dâm nam, đủ nam phụ lão ấu mua bán trên ấy.
Dư luận sôi lên là bởi một bác nào đấy ở cái cục  có nhiệm vụ chống mại dâm nói rằng ở Đồ Sơn và Quất Lâm không có mại dâm. Báo hại bao nhiêu người cười khẩy, chứng minh cái câu của người Nam "Nói dzậy mà không phải dzậy" là đúng.
Nó chứng minh một điều rằng: Mại dâm là cái món không thể chống được, kể cả các bác hô hào to nhất là chống thì có khi các bác ấy cũng thừa biết là không thể chống theo kểu hành chính mệnh lệnh cấm đoán được. Nó sinh ra và tồn tại từ khi có loài người. Thời phong kiến thối nát bỏ rọ trôi sông thế mà còn chả chống, chả cấm được, huống gì bây giờ. Nàng Kiều vĩ đại trong văn học Việt đấy, dẫu nàng thốt lên "Thân lươn bao quản lấm đầu/ chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa" thì nàng vẫn 15 năm lưu lạc, nhưng rồi nàng vẫn ngời ngời sáng, vẫn bắt biết bao sĩ tử học trò từ phổ thông tới tiến sĩ phải chứng minh là nàng trong sạch...
Thế thì hà cớ gì chúng ta bây giờ, cứ bắt chị em làm cái nghề ấy, phải là tội phạm, phải là xấu xa bẩn thỉu.
Tôi có nghe một vài chị em phụ nữ, có chức hẳn hoi, bảo nếu công nhận mại dâm là 1 nghề là xúc phạm, là hạ cấp nhân cách phụ nữ. Xin thưa chính cái kiểu cấm không xong, bắt không xong, lâu lâu lại lôi ra một ít chị em làm vật tế thần, bêu riếu họ, xỉ nhục họ... mới là xúc phạm, là hạ cấp nhân cách chị em.
Xưa thời Pháp sài lang đô hộ, nó cho mở nhà Săm, chị em muốn vào đấy phải làm thủ tục rất đàng hoàng, có nhân thân, có phiếu khám sức khỏe, chịu sự quản lý, và như thế tất nhiên có... đóng thuế. Chị em nào không có môn bài đi vạ vật ngoài đường đón khách là a lê hấp, về đồn. Rành mạch và nhân đạo, và an toàn và không xỉ nhục nhau kiểu như tối qua tivi chiếu 2 anh chị ấy ngồi thổn thện trên giường, xấu hổ không chịu được.
Bây giờ ví dụ nhé, ở mỗi thành phố, chọn chỗ nào khuất khuất tí, cho xây ở đây một khu nhà, màu vàng chẳng hạn. Chị em vào đấy  được chăm sóc sức khỏe, được tư vấn, được bảo vệ, được nộp thuế... tôi đố các anh chàng nào ở thành phố ấy dám láng cháng vào đấy, ngược lại, dân nơi khác đến, nếu bí, vào mua vé đàng hoàng, được bảo hộ, ngẩng cao đầu mà vào chứ không phải như bây giờ lén lén lút lút, chỉ béo mấy anh cò chăn dắt...
Chính khi ấy, chị em được tôn trọng, được bình đẳng, nghề ấy cũng như mọi nghề khác- tất nhiên đấy là nghề có điều kiện.
Chứ như những gì báo chí nước ta đang đưa, chao ơi, mại dâm cả nam cả nữ, cả nửa nam nửa nữ nó... rầm rộ như hội thế, nhà cầm quyền lâu lâu mở một cú chiến dịch, một vài em lên thớt, nhục nhã ê chề, rồi đâu lại vào đấy.
Như cô bé Mỹ Xuân đang đứng trước tòa kia, rồi tương lai của cô ấy như thế nào khi thanh thiên bạch nhật xử như thế? Liệu đấy có phải là hành vi nhân đạo... Còn bao nhiêu người chưa bị bắt, chưa bị lộ... mà thực ra, đấy có phải tội không nhỉ?
Theo như những gì tôi hiểu, và đọc trên báo- như loạt bài trên Tuổi Trẻ chẳng hạn- thì đấy là một nhu cầu- của nhiều người, cả nam và nữ. Cấm nó vẫn xì, mà lại tốn người thực hiện lệnh cấm, mà lại bất ổn xã hội vì không quản lý được, vậy có nên xem lại không?
Là nhà cháu uống cà phê vào, đọc mấy tờ báo xong gõ chơi vậy, coi như phát chào buổi sáng, nghe thì nghe không nghe thì... thôi,...
Văn Công Hùng
(Blog Văn Công Hùng)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét