Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

Tin ngày 14/6/2013 - cập nhật

NÓNG! – Về việc TS Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực, sáng nay, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh vừa gửi một bức thư tới TBT Nguyễn Phú Trọng và CTN Trương Tấn Sang. Cũng sáng nay, LS Dương Hà và LS Trần Vũ Hải đã tới Cục Quản lý trại giam đề nghị gặp lãnh đạo, nhưng sau một hồi chờ đợi, họ được trả lời là người có trách nhiệm đang đi vắng.
——
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- “Tám” cuối tuần: Niềm tin là cái chi chi (Người lót gạch). “Vua quan đảng cầm quyền nói lời như thật với dân ở trong nước ‘biển Đông là của Việt Nam. Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam’. Trong khi những người dân yêu nước căm phẩn Tầu xâm lược biển đảo Việt Nam, biểu tình ôn hòa, nhà/đảng cầm quyền trăm mưu nghìn kế; kể cả kế giả làm côn đồ vô học; cấm cản, bắt bớ, đánh đập, giam cầm, bỏ tù! Nghịch lý hết chỗ nói“.
- Blogger Phạm Viết Đào bị ‘bắt khẩn cấp’ (Người Việt). – CÓ NHIỀU NGƯỜI SẴN SÀNG CHẾT CHO DÂN TỘC NÀY ĐƯỢC SỐNG (FB BS). – CAPITALISM and FREEDOM (Tự do và Tư bản) (FB WeGreen/ Thùy Linh).
- Báo “lề Phải” của anh Huynh, anh Hợp quản lý đây: “Đổi vợ đổi chồng” – Chế tài còn bỏ ngỏ (CL/ DT). Văn minh như bọn Tây, bọn Mỹ cũng chào thua!
KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ

Chính trị – Xã hội

Blogger Phạm Viết Đào bị công an bắt giữ -(RFA) —   Blogger Phạm Viết Đào bị bắt (BBC)  -  —Công an Hà Nội bắt khẩn cấp ông Phạm Viết Đào (GDVN)—Bắt khẩn cấp đối tượng Phạm Viết Đào (Tintuc)
Ân xá Quốc tế kêu gọi hành động khẩn cấp cho TS Cù Huy Hà Vũ -(RFA)  —Phải làm gì? -(RFA)
Philippines “kể tội” Trung Quốc ở Biển Đông (VnM)   —Biển Đông sau gặp gỡ cấp cao Tập – Obama (SGTT)  —Trung Quốc nên làm rõ đường chín đoạn (TVN)
Biển sẽ mang lại cả ‘xương’ lẫn ‘thịt’? (TVN)  —“Gác tranh chấp, cùng phát triển” ở Biển Đông có khả thi? (TVN)
“Hành xử hung hăng” của Trung Quốc buộc Philippines tăng chi tiêu quốc phòng (PT)  >>>Philippines không là dải lụa mềm trên Biển Đông>>>>Mỹ sẽ không hi sinh mối quan hệ với Trung Quốc vì Biển Đông?>>>“Biển Đông sẽ được chơi theo luật kiểu Mỹ – Trung”>>>>Giải quyết bằng chiến tranh chớp nhoáng, quy mô nhỏ?>>>Trung – Mỹ đã ‘mật đàm’ về Biển Đông?
18 tàu Hải giám Trung Quốc đang “bủa vây” Philippines trên Biển Đông (GDVN)   —Nhật Bản muốn dùng Luật biển, TQ lộ điểm yếu, sợ công lý quốc tế (GDVN)
Trung Quốc sẽ dồn toàn bộ trọng tâm chiến lược vào Biển Đông (GDVN) >>>Thủ đoạn chiến thuật của TQ khi sử dụng tàu đệm Zubr trên Biển Đông>>>Quà dành cho TQ của Nhật-Mỹ: Đã chọn cứ tiến hành, bất chấp phản đổi>>>Trung Quốc đang thực sự đe dọa khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Chủ tịch Trương Tấn Sang sang thăm Trung Quốc tuần tới -(RFA)   —Vượt biên vì bị cấm đạo -(RFA)   —-Việt-Mỹ hợp tác hỗ trợ nhân đạo(VOA)  —Việt Nam phản đối tem Trung Quốc có hình Hoàng Sa (VOA)
Cầu trời ít mưa… -(RFA)   -Sài Gòn bắt đầu chạm mùa mưa, những cơn mưa hối hả, xối xả, đôi khi rả rích kéo dài. Những cơn mưa Sài Gòn đối với những lao động nghèo, buôn thúng bán bưng, chạy xe ôm, đẩy xe trái cây, bán nước dạo, đánh giày, bán vé số… Cơn mưa đối với họ giống như một tai họa lãng mạn.
Đừng xem thường các loại cúm gia cầm -(RFA)   —-Việt Nam tăng cường kiểm soát lao động bất hợp pháp qua biên giới -(RFA)   —-Nguyên nhân gây vỡ đập thủy điện Ia Krel 2 -(RFA)
Đà Lạt trước những thách thức về quy hoạch đô thị (RFI)   —-Làm rõ những nghi ngờ về ô nhiễm, hồ thải bùn đỏ dự án bauxite Nhân Cơ (GDVN)
Nhật ký nghị trường: “Tín nhiệm cao” người điều hành chất vấn (VnEc)   —-Sau 24 năm ‘cường quốc’, Việt Nam có gì? (TVN)   —Đầu tư đào tạo nhiều, lao động nghề vẫn thiếu (VNN)
Bộ trưởng không chắc 2020 du lịch VN vượt Thái Lan (VNN)“Chặt chém” khách, nhưng hình ảnh chưa mất! (LĐ)  —Du lịch “chặt chém”, đạo đức xuống cấp  (NLĐ)   — Án kinh tế nhiều, xử treo cũng nhiều (NLĐ)
Thủ tướng: Xử lý nghiêm vụ vỡ đập thủy điện ở Gia Lai (NLĐ)  —Phó thủ tướng: ‘Xử nghiêm vụ vỡ đập thủy điện Ia Krel 2′ (VNN) -”xử lý nghiêm”, nghe hoài nhàm!!!  -Đấy ,cái kiểu này 2 hôm nay, họa có điên :Bỏ quy định cấm xây nhà nhại kiến trúc kiểu Pháp (NLĐ)  —-“Cấm xây nhà kiểu Pháp” là… sai sót in ấn (VEF)   —-Bà bệnh tim nhịn thuốc nhường cháu chữa bệnh (VNN)
Cấp mã số công dân: Tốn hơn 4.000 tỉ đồng  (NLĐ)  -Khoảng 4.000 tỉ đồng để xây dựng cơ sở kỹ thuật hạ tầng và cấp CMND mới 12 số; khoảng 30-40 tỉ đồng/năm để thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư
TP HCM: Đổi mũ bảo hiểm xịn từ 8 giờ sáng nay  (NLĐO) – Ban An toàn giao thông TP HCM cho biết chương trình đổi mũ bảo hiểm đạt chuẩn có trợ giá sẽ bắt đầu lúc 8 giờ hôm nay, 14-6.
Đừng “chà đạp” thiên nhiên nữa!  (NLĐ) -Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam tiếp tục kiến nghị không nên cho triển khai 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A do thiệt hại quá lớn và không thể bù đắp   —Muốn bộ trưởng khẳng định lộ trình tăng lương (NLĐ)
Sự im lặng của con sói (Viettusaigon -RFA) 

Lòng tin và sự xấu hổ (Nguyễn hưng Quốc -VOA)

Đảng đi đường đảng, dân đường dân (Bùi Tín -VOA)

THƯ CỦA CÁC HỘ DÂN BỊ CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT LÀM KHU LIÊN HỢP BÌNH DƯƠNG. -(Boxitvn)

Câu hỏi tham vấn các tổ chức dân sự/nghề nghiệp và các chuyên gia về việc tham gia Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật sử dụng các nguồn nước quốc tế cho các mục đích phi giao thông thủy (1997)  -TS Tô Văn Trường – (Boxitvn)  -Do bận công việc ở xa, tôi không thể tham gia hội thảo nhưng đọc 4 câu hỏi của Ban tổ chức, tôi thấy phải viết ra các suy nghĩ của mình để những người quan tâm tham khảo.

Quốc hiệu nên khiêm nhường và phù hợp với thời kỳ quá độ  -Nguyễn Ngọc Lanh -(Boxitvn)  –1- Vẫn loay hoay công nghiệp hóa, không nên cứ vỗ ngực tự xưng XHCN -Đoạn kết của CƯƠNG LĨNH khẳng định THỜI KỲ QUÁ ĐỘ sẽ dài, rất dài.

Quét rác » (ĐCV) – Tác của blog pro&contra. Bây giờ tôi ân hận về sự dễ dãi đó. Ngôi nhà của tôi vẫn tiếp tục rộng mở cho bất kì ai muốn ghé thăm, song kể từ nay tôi sẽ mời tất cả những phát ngôn rác rưởi về với nhau trong đặc khu của chúng : thùng rác.
Ơi đồng bào Việt Quốc (Thơ của Nguyễn Phương Uyên) »  - -   Ơi đồng bào Việt Quốc Đất nước không chiến tranh Cớ chi đau thắt ruột Sự tự hào ngộ nhận Một chế độ bi hài sau chiến tranh Bọn cường quyền gian…
Kiều Việt nhân hậu – Kiều Tàu ác hiểm »  - -(ĐCV) - Thơ của cụ Nguyễn Du chẳng những làm say lòng người đọc mà là cuốn thơ duy nhất linh ứng….
Đảng Cộng Sản Việt Nam nếm mùi Dân Chủ »  - -(ĐCV) - Nhưng ảnh hưởng của cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần này sẽ không ngừng ở việc tạm giải quyết việc tranh chấp nội bộ đảng mà nó có thể có ảnh hưởng đến…
Thống đốc được đấy chứ -(Đào Tuấn )  -Dưới “thời” ông Bình, người dân giật mình khi hàng loạt các ngân hàng, đại gia một thời phải “tái cơ cấu”. Chữ hàng loạt cũng từng được dùng cho một thời “ra ngõ gặp ngân hàng”.
Nhà vệ sinh chống bom nguyên tử (Đào Tuấn) -  Người ta nhét tiền vào đâu để hết những 600 triệu cho một diện tích 29m2?
Đơn giá 20 triệu đồng/m2, thậm chí không có trong đó tiền sử dụng đất. Thật là ngậm ngùi cho chung cư cao cấp ở Thủ đô.
Tất nhiên, căn nhà vệ sinh nọ không giát vàng. Cũng không có bồn tắm xông hơi, bể sục, thiết bị massage, cảm ứng tự động. Cũng chẳng phải thiết kế kiên cố kiểu boongke để chống động đất, bom nguyên tử hay sóng thần. Nó kỳ khôi ở chỗ dù tốn đến 600, hay  721 triệu thì các thầy cô giáo phải tao nhã đến nỗi dùng búa, đột đục thêm những cái lỗ để… thoát nước, trong khi đó, các bác bảo vệ phải xách nước chứa sẵn để học trò dùng ca múc nước dội.
Thiện chí bất đắc dĩ (Đào Tuấn ) -Chỉ có điều, sự thiện chí đó chỉ xuất hiện sau khi đích thân Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang có văn thư yêu cầu Công an Hải Dương kiểm tra, báo cáo lại toàn bộ sự việc.

Đoàn Nam Sinh – Chúng ta đang sống chung với ma?(Danluan)

Thomas Fuller – Bệnh tiểu đường – cái giá Việt Nam phải trả cho phát triển(Danluan)

Phạm Viết Đào – Tìm cơ chế để nhà báo được bộc lộ chính kiến của mình như các blogger(Danluan)

Thủ tướng Việt Nam vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, song với vị thế đã suy yếu(Danluan)


Vững chãi Trường Sa – Kỳ 2: Những người “cưỡi mây, đạp nước”(TNO)   —-18 tàu Trung Quốc đổ vào, Philippines lên “kế hoạch khẩn cấp” (PLTP)
Lá phổi có vấn đề  (TN) -Một thời sách giáo khoa dạy rằng, đất nước VN ta có rừng vàng biển bạc. Biển bạc là đúng, vì VN có hơn 3.000 km bờ biển, nguồn lợi hải sản dồi dào, nguồn dầu hỏa cũng đầy tiềm năng. Rừng vàng cũng không sai.

Kinh tế

Cầm đồ, cắm thẻ, sinh viên
Cơn lốc cắm thẻ, cầm bằng  -TP – Soi nhiều cửa hiệu cầm đồ ở Hà Nội, chúng tôi tận thấy một cơn lốc cắm bằng đại học, thẻ sinh viên và nhiều loại giấy tờ bằng cấp khác. Thời buổi kinh tế khó khăn, người ta phải đành lòng mang đi cắm những món đồ không ai ngờ tới. Đằng sau những món đồ đó là cả những thân phận và cảnh ngộ…===>>>
Sự khác nhau giữa nông dân và cán bộ  -TTC -  Vì sao người người, nhà nhà ai cũng muốn con mình sau này sẽ là cán bộ mà không phải là nông dân? Vậy thì cán bộ và nông dân khác nhau ở điểm nào? Chúng tôi đưa ra vài so sánh để mọi người có thể biết được sự khác nhau cơ bản ấy:
Năm 2015, lương tối thiểu đủ sống tối thiểu (TP)   ——Thu nhập quá thấp: Sao không tính chuyện tích lũy? (VL)   —-5 triệu đồng/tháng, ăn chưa đủ sao mua được nhà? (VNN)—Đại gia bán chó, người nghèo cầm cố … răng (VEF)
Giá mua bán vàng chênh nhau 300.000 đồng/lượng   (TNO) Sáng nay 14.6, giá vàng trong nước giảm trở lại theo đà giảm của giá vàng thế giới.

Thế giới

Hải quân Ấn Độ ‘đua sức’ với Trung Quốc (TP)
Nước Mỹ điên đầu vì Edward Snowden -(RFA)    —Vụ Snowden gây khó khăn cho bang giao Trung-Mỹ (VOA)   —Mỹ, Nhật: Cần duy trì ổn định ở Biển Hoa Ðông(VOA)   —-An ninh Mỹ bảo vệ chương trình theo dõi thông tin cá nhân (RFI)
Hạ viện Hoa Kỳ bị coi rẻ thêm(VOA)   -Theo một cuộc thăm dò công luận mới được công bố của Hoa Kỳ thì cứ 10 người Mỹ mới có một người chấp nhận cách làm việc của Hạ viện Hoa Kỳ
Tổng thống Nga Vladimir Putin thành lập tổ chức chính trị mới (RFI)    —Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ ra ‘cảnh báo cuối cùng’ với người biểu tình(VOA)
Syria: Trẻ em bị sử dụng làm bia đỡ đạn trong cuộc nội chiến -(RFA)   —LHQ: Gần 93.000 người thiệt mạng trong cuộc nội chiến Syria(VOA)
Bắc Hàn đổ lỗi Nam Hàn phá hủy cuộc gặp giữa hai phía -(RFA)
Ðình công ở Hy Lạp lên án việc đóng cửa cơ quan truyền thông ERT(VOA)   —Tổng đình công tại Hy Lạp phản đối việc đóng cửa hệ thống truyền thông nhà nước (RFI)
Các nước Phi Châu ngày càng bất mãn với Trung Quốc (VOA)    —Ghana cố chặn đứng làn sóng tìm vàng của người Trung Quốc (RFI)
Cuộc sống mới của « ngôi sao » ly khai Trung Quốc Trần Quang Thành (RFI)   —–Liên Hiệp Châu Âu kiện Trung Quốc trước Tổ chức Thương mại Thế giới (RFI)
Chính phủ Thái Lan và phe nổi dậy ở miền Nam tái lập đàm phán (RFI)
Ethiopia phê chuẩn hiệp định sông Nile gây nhiều tranh cãi(VOA)   —-Tìm thấy nhật ký thất lạc của sĩ quan Đức quốc xã -(RFA)  —–Thợ điện người Anh kể lại chuyện bị bắt cóc ở Indonesia -(RFA)   —-Gần 100 căn nhà bị thiêu rụi vì cháy rừng ở Colorado(VOA)

Văn hóa –XH- Giáo dục – Khoa học

Hoa Kỳ: Gen con người không thể được cấp bằng sáng chế (VOA)  —Bisphenol A rất có thể làm hỏng men răng của trẻ nhỏ (RFI)
Charlie Nguyễn nói về Bụi đời chợ Lớn (BBC/nghe)
Bộ Giáo dục: Còn nhiều vi phạm thi tốt nghiệp (VNN)  —Sinh viên ra trường chật vật trả nợ ngân hàngVNN)  —Vụ tiêu cực thi tốt nghiệp: ‘Lỗi của người lớn’VNN)
Theo dấu Sơn Nam – Kỳ 5: Bắt sấu ở đảo tiên (TN) >>>Theo dấu Sơn Nam – Kỳ 4: “Cọp nước” miền Tây>>>Theo dấu Sơn Nam – Kỳ 3: Thầy võ và tướng cướp>>>Theo dấu Sơn Nam – Kỳ 2: Cây huê xà bí ẩn>>>Theo dấu Sơn Nam: Đi tìm “Con trích ré”

Phụ nữ Đài Loan bị y án tử hình vì giết người thân  -(RFA)   —Không phát hiện có mại dâm ở Đồ Sơn, Quất Lâm  (TP)  —Vụ nhà vệ sinh bạc tỷ: Phó Giám đốc Sở GD – ĐT thừa nhận khuyết điểm (GDVN)   —Nhà nữ sinh lớp 11 bị đặt vòng hoa vì mâu thuẫn ái tình (Zing)
Đột nhập nhà hàng xóm, hiếp dâm bé gái 12 tuổi (TP)    —Vụ CA Hải Dương đền bù 650 triệu: Tự bỏ tiền túi! (VNN)   —Vạch mặt người ‘tiếp tay’ cho tai nạn giao thông (VNN)
Một thìa ‘siêu chất’ nước phở, nước lẩu ngọt lừ(VNN)   —-Những món ‘sốt’ xình xịch, ăn vào lo ngay ngáy(VNN)   —Công nghệ chế khúc bạch từ da lợn thối (VNN)
Lộ diện đường dây chạy án (NLĐ)   —Cảnh cáo Ban Giám đốc NXB Hội Nhà văn (TN)   —Gần 1.500 tấn quặng không rõ nguồn gốc (TN)

CÓ NHIỀU NGƯỜI SẴN SÀNG CHẾT CHO DÂN TỘC NÀY ĐƯỢC SỐNG


Xem ra chuyện bắt bớ không làm cho người ta chùn bước. Có vẻ như, càng bắt bớ càng làm cho người ta can đảm hơn thay vì sợ hơn. Mình biết, còn rất nhiều người sẵn sàng vào tù để đất nước này thay đổi.

Hơn tuần trước, nghe tin chúng dọa bắt ABS, một người bạn của BTV đang học ở nước ngoài có hỏi BTV tin đó thế nào. Người này nói rằng: "nếu chúng bắt anh Vinh, em sẽ về nước đi tù thay". Hôm nay nghe tin tác giả cuốn sách đình đám đòi về nước, mình cũng can ngăn, bảo: từ từ xem sao, về bây giờ coi chừng chúng bắt anh. Anh ấy thản nhiên trả lời: bắt thì bắt, có gì đâu mà lo. Câu trả lời thản nhiên, xem chuyện đi tù như là đi chơi, làm BTV giựt mình.

Dường như mọi người xem chuyện đi tù vì những tội danh như điều 258 Bộ Luật Hình sự: "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước", hay điều 88 “tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”, hoặc điều 79, tội "lật đổ chính quyền nhân dân"... là niềm vinh dự, là "Tổ Quốc gọi" nên họ sẵn sàng lên đường trả nợ núi sông!

BTV cũng xin nói trước, nếu ABS (tức anh Nguyễn Hữu Vinh) có bị bắt, thì người ta cũng không thể đóng cửa TTX Vỉa Hè như họ làm khi bắt bớ 2 blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào là đóng blog ngay lập tức. Hiện anh ABS không giữ quyền admin TTXVH nên không thể đóng trang Ba Sàm được. Và người ta cũng không thể dùng ABS để buộc BTV đóng cửa trang này, bởi đây là trang web lề dân và "của dân", cho dù BTV không còn điều hành đi nữa thì cũng sẽ có người điều hành trang này. Chuyện bắt ABS để dập tắt tiếng nói của TTXVH của người dân là không khả thi.

“Tiến công Việt Nam theo kế hoạch A: đánh một trận, thiên hạ sẽ ổn định”

Điều nghiên chiến lược

Từ trước đến nay Việt Nam và Đông Nam Á đều thuộc phạm vi thế lực truyền thống của Trung Quốc. Trong phần lớn thời gian của lịch sử, Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng hữu hảo. Nhưng từ sau thập kỷ 70 của thế kỷ trước, do thực lực của nước ta suy yếu nên đã dần dần mất đi quyền kiểm soát đối với khu vực này. Việt Nam nhân cơ hội này đã xâm chiếm lãnh thổ của nước ta, đưa tới hai nước thù địch, giao chiến với nhau.

Hiện nay, Việt Nam là mối đe dọa chủ yếu nhất đối với an ninh lãnh thổ Trung Quốc, là trở ngại lớn nhất đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhìn từ góc độ khác cho thấy Việt Nam cũng là đầu mối và trung tâm chiến lược của toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Muốn kiểm soát lại Đông Nam Á cần chinh phục Việt Nam. Chinh phục Việt Nam là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất để Trung Quốc mở rộng về phía Nam.

Việt Nam là nước có thực lực quân sự mạnh nhất ở Đông Nam Á, lại có kinh nghiệm chiến tranh phong phú, đặc biệt là kinh nghiệm tác chiến với các nước lớn quân sự. Cho nên nhìn từ góc độ nào thì Việt Nam đều là “khúc xương khó nhằn”. Dựa theo câu nói của Mao Chủ tịch thì về chiến lược chúng ta cần coi thường địch, nhưng về chiến thuật phải coi trọng đối thủ. Cho nên hành động quân sự đối với Việt Nam cần phải có một kế hoạch tác chiến tỷ mỉ khoa học.

Địa hình Việt Nam rất đặc thù, ví von một cách thông tục thì Việt Nam giống như một con rắn nước kỳ quái nằm ở cực Đông của bán đảo Trung Nam. Hướng Bắc-Nam thì dài, hướng Đông - Tây thì hẹp. Chiều dài Bắc-Nam khoảng 1600km, chỗ hẹp nhất hướng Đông-Tây chỉ có 50km. Địa thế Việt Nam phía Tây cao, phía Đông thấp, địa hình ba phần tư là núi và cao nguyên.

Phía Bắc Việt Nam nhiều dãy núi liên tiếp nhau bị ngăn cách bởi những khe núi vực sâu, cao 300-1500m so với mặt nước biển. Phía Nam là cao nguyên và đồi núi, cao 500-1500m so với mặt nước biển. Trên núi sông suối nước chảy xiết, mùa mưa nước lũ tràn lan, rừng rậm nhiệt đới bao phủ 40% diện tích toàn lãnh thổ. Cho nên phần lớn các khu vực ở Việt Nam không thích hợp với tác chiến cơ động với quy mô lớn.

Theo bài học thất bại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và kinh nghiệm thành công của chúng ta trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ, việc sử dụng lực lượng sơn cước và máy bay trực thăng vũ trang là biện pháp tốt nhất tiến hành chiến tranh sơn địa và chiến tranh rừng núi. Chỉ cần đột phá được tuyến phòng ngự ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, một khi tiến vào đồng bằng sông Hồng thì lực lượng thiết giáp sẽ lại phát huy uy lực lớn.

Còn việc đưa lực lượng thiết giáp theo cách tiến công cũ như trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ đã chứng minh không thành công. Như vậy chỉ có thể mở một chiến trường mới, tập kết nhanh chóng và hiệu quả với quy mô lớn lực lượng thiết giáp. Việc thực hiện đòn đột kích mang tính hủy diệt đối với khu vực trung tâm của địch là điều then chốt để giành chiến thắng trên mặt đất.

Làm thế nào chế phục được Việt Nam "con rắn kỳ quái này?" Điều chủ yếu quyết định bởi việc làm thế nào nhanh chóng chặt đứt đầu rắn. Tục ngữ Trung Quốc có câu “đánh rắn đánh phải đánh vào đốt thứ 7, vị trí đốt thứ 7 là chỗ hiểm của rắn”.

Chúng ta chú ý thấy rằng khu vực ven biển miền Trung Việt Nam có một địa phương gọi là Thanh Hoá. Khu vực này là mũi cực Nam của đồng bằng sông Hồng, là cửa đi ra biển của sông Mã. Từ Thanh Hoá hướng về phía Nam và Đông Tây, địa hình đột nhiên thu hẹp lại giống như cổ con rắn, chia cắt Việt Nam thành 2 phần Nam-Bắc hoàn toàn khác nhau.

Toàn bộ tuyến đường sắt và đường bộ huyết mạch chủ yếu nối liền hai miền Bắc - Nam đều đi qua Thanh Hoá --- mảnh đất nhỏ hẹp này. Vị trí địa lý của Thanh Hoá rất giống tuyến đường độc đạo chiến lược Cẩm Châu của nước ta. Cho nên, Thanh Hoá chính là yết hầu khống chế đầu rắn phía Bắc của Việt Nam. Bóp nghẹt yết hầu này, cũng có nghĩa là bóp nghẹt đốt thứ 7 của con rắn.

Thanh Hoá có địa thế thấp, đồng thời cũng là bình nguyên rộng bằng phẳng, rất thích hợp với việc tiến hành đổ bộ với quy mô lớn. Nếu vận dụng phương pháp đổ bộ, thì có thể nhanh chóng đưa nhiều lực lượng thiết giáp vào chiến trường. Như vậy xe tăng một khi đổ bộ lên bờ sẽ tránh gặp phải địa hình núi non, tận dụng ưu thế địa hình đồng bằng, nhanh chóng tiến về Hà Nội. Nếu việc tác chiến đổ bộ ở Thanh Hoá diễn ra thuận lợi, sẽ khiến cục diện toàn bộ chiến trường nẩy sinh thay đổi cơ bản, khiến việc quân ta nhanh chóng giải quyết vấn đề Việt Nam có thể trở thành khả năng. Điều kiện đổ bộ thuận lợi như vậy, vì sao quân Mỹ trước đây không lợi dụng. Điều này chủ yếu là do trong thời gian chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc đã cảnh cáo Mỹ cấm vượt qua vĩ tuyến 17. Mỹ luôn nhớ đến thất bại trong chiến tranh Triều Tiên, cho nên lời cảnh cáo của Trung Quốc đã có tác dụng răn đe nhất định. Còn Thanh Hoá nằm ở gần vĩ tuyến 20. Đến ngay vĩ tuyến 17 quân Mỹ không dám vượt qua, thì việc đổ bộ lên Thanh Hoá càng không dám nghĩ đến.

Tổng hợp những xem xét trên, chế định ra kế hoạch tác chiến tiến công Việt Nam dưới đây:

1- Bố trí binh lực:

Việc tác chiến với Việt Nam quyết định đột kích theo 3 hướng, chiến pháp là “hướng tâm hợp vây” và thực hiện phương châm chiến lược Bắc trước Nam sau. Dựa vào phương châm chiến lược này chia lực lượng tiến công thành 3 tập đoàn chiến dịch Bắc, Đông và Nam.

Hướng Vân Nam: lấy tập đoàn quân 14 thuộc lục quân làm chủ lực đảm nhận nhiệm vụ tiến công của tập đoàn Bắc. Đồng thời để thích ứng với nhu cầu trong giai đoạn đầu khai chiến tiến hành tác chiến ở vùng núi, sẽ rút 1 lữ đoàn sơn cước và 1 đại đội vận tải đường không của tập đoàn quân 13 tăng cường cho tập đoàn quân 14. Hướng Vân Nam tổng cộng có khoảng 60 nghìn quân.

Hướng Quảng Tây: lấy tập đoàn quân 42 làm chính, đảm nhận nhiệm vụ tiến công của tập đoàn Đông; rút 1 lữ đoàn thiết giáp và 1 trung đoàn vận tải đường không của tập đoàn quân 41 tăng cường cho tập đoàn quân 42. Sư đoàn không quân số 2 thuộc lực lượng không quân phụ trách chi viện trên không cho tập đoàn Đông. Hướng Quảng Tây tổng cộng có 100 nghìn quân.

Hướng đổ bộ từ biển của tập đoàn Nam, tập đoàn quân số 1 của lục quân và 2 lữ đoàn thuỷ quân lục chiến đảm nhận nhiệm vụ tiến công chủ yếu. Sư đoàn cơ giới 127 thuộc tập đoàn quân 54 của lục quân là lực lượng thê đội 2, đảm nhận là mũi đột kích bằng xe tăng chủ yếu tiến công Hà Nội. Đồng thời chủ lực hạm đội Nam Hải và lực lượng không quân thuộc hải quân phụ trách chuyên chở quân đổ bộ và chi viện yểm trợ trên không ở khu vực tác chiến này. Sư đoàn không quân số 9 thuộc lực lượng không quân thì phụ trách kiểm soát không phận khu vực miền Trung Việt Nam. Tập đoàn Nam tổng cộng khoảng 150 nghìn quân, trong đó lực lượng đổ bộ khoảng 100 nghìn quân.

Tập đoàn quân 24 và quân đoàn lính dù số 15 thuộc quân khu Tế Nam là lực lượng dự bị.

Cho đến nay, tổng số binh lực tham chiến của quân ta khoảng 520 nghìn quân (không tính lực lượng tên lửa và không quân chiến lược), tác chiến tại tuyến 1 có 310 nghìn quân. Dự tính đưa 1200 xe tăng, 3000 xe thiết giáp, 3200 máy bay chiến đấu các loại vào tham gia tác chiến.

2 - Thực hiện tác chiến:

Dự kiến thời gian tác chiến là 31 ngày:

a - Giai đoạn tiến công chiến lược:

* Ngày đầu tiên của chiến tranh: lực lượng tên lửa của ta bắt đầu tiến hành tiến công đợt 1 bằng tên lửa đối với 300 mục tiêu chính trị quân sự quan trọng trên toàn bộ lãnh thổ của địch. Sẽ phóng vào lãnh thổ địch 500 tên lửa chiến thuật tầm ngắn, 100 tên lửa chiến thuật hành trình, hải quân sẽ phóng 200 tên lửa hành trình từ căn cứ trên đất liền và 100 tên lửa hành trình từ căn cứ trên biển. Lực lượng kỹ thuật điện từ tiến hành gây nhiễu điện từ mạnh đối với trung tâm chỉ huy, hệ thống thông tin và rađa của địch. Máy bay oanh tạc chiến lược tiến hành oanh tạc chiến lược có trọng điểm đối với các nhà máy phát điện và cơ sở công nghiệp cỡ lớn của địch.

* Ngày thứ hai: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân xuất kích 1000 lượt máy bay tiến hành tiến công hoả lực chính xác đợt 2 đối với các mục tiêu quân sự quan trọng của địch và tiến hành đánh giá hiệu quả của cuộc tiến công bằng tên lửa đợt 1. Lực lượng tên lửa tiếp tục phóng 300 tên lửa chiến thuật về phía địch.

* Ngày thứ ba: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân xuất kích 1500 lượt máy bay tiến hành không tập với quy mô lớn hơn các mục tiêu quân sự quan trọng của địch. Tiêu diệt triệt để lực lượng không quân và hải quân còn lại của quân đội Việt Nam. Hải quân tiếp tục phóng 100 tên lửa hành trình từ căn cứ trên đất liền, tiến hành phá huỷ các điểm đã xác định.

b - Giai đoạn tiến công chiến thuật:

* Ngày thứ tư: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân xuất kích 1000 lượt máy bay tiến hành tiến công hoả lực lần thứ 3 đối với các mục tiêu quân sự chủ yếu của địch. Đồng thời các tập đoàn quân tiến công sử dụng Katusha tầm xa và pháo cỡ lớn tiến hành đột kích đối với các mục tiêu quan trọng của địch. Hạm đội Nam Hải hoàn thành nhiệm vụ phong toả toàn bộ khu vực biển vịnh Bắc Bộ và tuyến đường phía cực Nam của Nam Hải (biển Đông). Hạm đội Đông Hải thực hiện cảnh giới vòng ngoài, thực hiện vu hồi từ xa.

* Ngày thứ năm: lực lượng không quân và lực lượng không quân của hải quân xuất kích 500 lượt máy bay tiến hành oach tạc chính xác có trọng điểm đối với các mục tiêu quân sự quan trọng của địch. Đập tan khả năng phản kích của địch. Máy bay trực thăng tiến công của lục quân phối hợp với pháo binh mặt đất tiến hành đột kích các mục tiêu nằm sâu trong chiến tuyến của địch. Đồng thời các lực lượng tham gia tiến công tiến vào vị trí tập kết, 10 tàu đổ bộ cỡ lớn và 100 tàu đổ bộ cỡ vừa chuyên chở quân đổ bộ xuất phát từ các quân cảng. Lực lượng không quân của hải quân và lực lượng tàu ngầm chịu trách nhiệm bảo vệ việc đổ bộ cũng như không phận có liên quan.

c - Giai đoạn tác chiến trên mặt đất:

* Sáng sớm ngày thứ sáu: các lực lượng tiến công tiến hành chuẩn bị hoả lực trong 1 tiếng đồng hồ cuối cùng, sau đó từ 3 hướng Bắc, Đông và Nam nhanh chóng tiến vào bên trong lãnh thổ Việt Nam. Hướng tiến công của tập đoàn Bắc và tập đoàn Đông vẫn đi theo hướng mà trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ năm 1979 đã vận dụng. 2 lữ đoàn thuỷ quân lục chiến thuộc thê đội đổ bộ thứ nhất của tập đoàn Nam lần lượt mở hướng đổ bộ ở hai khu vực Tịnh Gia và Lặc Trường, sau đó hoà nhập vào nhau.

* Ngày thứ bảy và thứ tám: lực lượng đổ bộ củng cố trận địa trên các bãi đổ bộ. Chủ lực của tập đoàn quân số 1 tiếp tục đổ bộ lên bờ mở rộng khu vực đổ bộ. Đồng thời sử dụng binh lực của 1 trung đoàn nhanh chóng tiến về phía Nam, dựa vào địa hình có lợi, ngăn cản quân đội Việt Nam tiến về chi viện cho phía Bắc.

* Ngày thứ chín và thứ mười: chủ lực tập đoàn quân số 1 công chiếm Thanh Hoá, cắt đứt sự liên hệ giữa chủ lực quân Việt Nam ở phía Bắc với các lực lượng ở phía Nam, hoàn thành việc bao vây chiến lược đối với Hà Nội. Đồng thời sử dụng binh lực của 1 sư đoàn công chiếm Nghĩa Đàn và dựa vào địa hình và tuyến ven biển thực hiện phòng ngự đối với hướng Nam, ngăn cản quân đội Việt Nam chi viện cho phía Bắc.

* Ngày thứ mười một: tập đoàn Bắc và tập đoàn Đông lần lượt tiến công đột phá Yên Bái và Lạng Sơn, hình thành thế tiến công gọng kìm đối với Hà Nội. Sư đoàn cơ giới 127 của tập đoàn quân 54 của lục quân hoàn thành việc đổ bộ.

* Ngày thứ mười hai và mười ba: sư đoàn 127 tiến về Hà Nội, nhanh chóng công chiếm Ninh Bình. Như vậy 3 tập đoàn đột kích chiến dịch Bắc, Đông và Nam của ta sẽ lần lượt tiến vào khu vực dự định, hoàn thành việc bao vây Hà Nội.

* Ngày thứ mười bốn và mười lăm: các đơn vị đóng nguyên vị trí đợi lệnh, nghỉ ngơi chỉnh đốn đội ngũ, củng cố các khu vực đã chiếm. Lực lượng không quân và pháo tầm xa của ta tiến hành chuẩn bị tiến công hoả lực trước khi tổng tiến công. Đồng thời tập đoàn quân 24 tiếp tục đưa vào chiến trường Việt Nam .

* Ngày thứ mười sáu: bắt đầu tổng tiến công Hà Nội, dự kiến trong 3 ngày hoàn thành việc công chiếm Hà Nội.

* Ngày thứ mười chín, hai mươi: các lực lượng nghỉ ngơi 2 ngày.

* Ngày thứ hai mốt: chủ lực của tập đoàn quân 24 và tập đoàn quân số 1 bắt đầu tác chiến tiến đánh miền Nam Việt Nam

* Đến ngày thứ ba mươi mốt: công chiếm toàn bộ Việt Nam .

Mấy điểm thuyết minh về kế hoạch tác chiến này:

Thứ nhất, vì sao chỉ tiến hành 5 ngày không tập đã đưa lực lượng mặt đất vào?

Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, trong tình hình có nhiều vũ khí chính xác và ưu thế hải quân tuyệt đối, nhưng Mỹ vẫn tiến hành chuẩn bị không tập kéo dài 1 tháng, sau đó mới đưa lực lượng mặt đất vào. Chúng ta sở dĩ nhanh chóng đưa lực lượng mặt đất vào, chủ yếu là do giữa Việt Nam và Irắc có sự khác biệt nhau.

Trước hết tính chất phức tạp của môi trường địa lý Việt Nam đã quyết định hiệu quả cao nhất của không tập chỉ trong giai đoạn bắt đầu chiến tranh, lợi dụng tính bất ngờ, gây sát thương lớn cho phía địch. Sau đó quân địch sẽ nhanh chóng điều chỉnh bố trí binh lực, lợi dụng địa hình nhiều núi và rừng tiến hành ẩn nấp có hiệu quả. Mà Việt Nam cả năm có độ ẩm rất cao, mây mù bao trùm, khiến việc trinh sát trên không của chúng ta rất khó khăn.

Cho nên nếu không dựa vào sự phối hợp chính xác của lực lượng mặt đất, hiệu qủa cuộc việc tiếp tục không tập sẽ không cao. Ngoài ra, Việt Nam không có lực lượng thiết giáp với quy mô lớn, chủ yếu lấy lực lượng bộ binh nhẹ và lực lượng sơn cước làm chính. Những lực lượng này khiến quân đội Việt Nam dễ phân tán và lẩn tránh. Như vậy chỉ có thể dựa vào lực lượng lục quân để tiến công theo địa điểm chỉ định.

Còn một điểm nữa là Mỹ luôn nhòm ngó vào Việt Nam. Chỉ cần chúng ta tiến hành chiến tranh với Việt Nam, Mỹ nhất định sẽ tìm cách ngăn cản. Chỉ cần nhanh chóng đưa lực lượng mặt đất vào, biến Việt Nam thành một chiến trường thực sự, hình thành cục diện hỗn chiến, thì mới có thể triệt để ngăn chặn Mỹ thọc tay vào.

Thứ hai, kế hoạch tác chiến này thực hiện 3 hướng đột kích, theo chiến pháp “hướng tâm hợp vây”

Trong đó tập đoàn đổ bộ hướng Nam là hướng chủ công và trọng điểm tiến công của quân đội ta. Vì vậy lực lượng thiết giáp mạnh nhất và tinh nhuệ nhất cần được tập trung sử dụng tại hướng này. Tập đoàn đột kích hướng Đông là hướng tiến công bổ trợ. Tập đoàn Bắc hướng thực hiện kiềm chế chiến lược.

Thứ ba, do cuộc chiến tranh đối với Việt Nam là cuộc chiến tranh chính quy lấy địa hình rừng núi làm chính, cho nên các cuộc tiến công của máy bay trực thăng sẽ phát huy tác dụng tương đối quan trọng.

Lực lượng không quân thuộc lục quân của quân đội ta hiện nay còn thiếu nghiêm trọng. Để thích ứng với nhu cầu tác chiến với Việt Nam trong tương lai, các quân đoàn cần tăng cường xây dựng lực lượng không quân, nên trên cơ sở các trung đoàn không quân thuộc các tập đoàn quân hiện nay, mở rộng biên chế thành các lữ đoàn. Nâng cao mạnh mẽ khả năng tiến công phòng thủ lập thể và khả năng điều hành trên chiến trường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét