Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

Tin ngày 05/5/2013

Ai đã “qua mặt” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?

Giờ đây, giới phân tích kinh tế và giới bình luận chính trị ở Việt Nam có lẽ đang hướng đến câu hỏi: Làm thế nào mà Nguyễn Tấn Dũng lại bị Nguyễn Văn Bình qua mặt? Người đóng vai trò “tổng đạo diễn” sau lưng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ai – “bố già” nào?
Vào tuần đầu tháng 4/2012, bầu không khí kinh tế Việt Nam lại bị khuấy động bởi tin đồn về chuyện Ngân hàng Nhà nước sắp hạ lãi suất. Nhưng khác rất nhiều với dĩ vãng tin đồn vào đầu tháng 12 năm ngoái, lần này không những đã không có bất cứ một sự phủ nhận nào từ phía Ngân hàng Nhà nước, mà tin đồn trên còn được xác nghiệm bởi một đại diện có thẩm quyền của cơ quan này.
Lãi suất huy động sẽ được giảm về mức 12%/năm.
Thực ra, cơ chế hạ lãi suất sẽ trở nên bình thường nếu điều được gọi là “lộ trình” của nó diễn ra mà không bị chen lấn bởi những dụng ý hết sức bất thường.
Trước lần dự kiến hạ lãi suất này, vào trung tuần tháng 3/2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã thực hiện đợt giảm lãi suất huy động từ 14%/năm về 13%/năm. Nhưng rất đáng chú ý, động thái hạ lãi suất tháng Ba đã được khởi phát không phải từ “thiện chí” của Ngân hàng Nhà nước, mà xuất phát từ một yêu cầu có tính cấp thiết của chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Vì sao chỉ trong vòng chưa đầy một tháng lại đã có đến hai thông tin về hạ lãi suất, trong khi suốt nửa năm trước, bất chấp 80.000 doanh nghiệp các ngành sản xuất, nông nghiệp và xuất khẩu phải phá sản và ngừng hoạt động do lâm vào cảnh khốn đốn vì đói vốn, Ngân hàng Nhà nước đã không một lần thực hiện kéo giảm các loại lãi suất huy động và lãi suất cho vay?
Tái cấu trúc hay đầu cơ thâu tóm?
Trong mối “quan hệ” giữa người đứng đầu chính phủ và lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước, người ta lại nhận ra khá nhiều điểm thú vị.
Được bổ nhiệm mới cùng thời với vai trò tái đắc cử của Thủ tướng, Nguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước – được giới thạo tin Việt Nam xem như một “ngôi sao” trong hàng ngũ những người có khả năng kế cận những chức vụ cao nhất của chính phủ. Được bầu chọn là ủy viên Trung ương Đảng và được chọn lựa là một thành viên của Chính phủ mới, ông Bình chỉ xếp sau vị trí Phó Thủ tướng.
Khác với người tiền nhiệm Nguyễn Văn Giàu, do nắm khá chắc về nghiệp vụ chuyên môn, Nguyễn Văn Bình dường như đã nhanh chóng củng cố được vị trí của mình với vai trò là cánh tay phải của Thủ tướng trong hoạt động điều hành tín dụng và tiền tệ.
Nhưng cũng bởi không nắm được chuyên môn ngành ngân hàng, và trong thực tế thì không thể nào nắm được, Nguyễn Tấn Dũng lại bị lệ thuộc gần như tuyệt đối vào những mảng miếng số liệu và thao tác kỹ thuật đầy phức tạp của Nguyễn Văn Bình, đặc biệt liên quan đến hoạt động điều hành lãi suất liên ngân hàng và điều hòa vốn trong hệ thống thị trường liên ngân hàng.
Đó cũng là một hệ quả phải xảy ra, khi từ chủ trương của Thủ tướng Dũng và Bộ Chính trị chấp thuận về chương trình tái cấu trúc ngân hàng đến năm 2015, một số ngân hàng nhỏ đã bị ngân hàng lớn thâu tóm thẳng thừng, thay cho việc hỗ trợ để duy trì thế tồn tại độc lập trong một nền kinh tế bị phụ thuộc quá nhiều vào các nhóm lợi ích.
Sự việc vừa thâm trầm vừa đình đám khi ba ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Sài Gòn (SCB) và Tín Nghĩa (TinNghiaBank) được “hợp nhất theo chủ trương của Đảng và Chính phủ” vào tháng 10/2011 là một minh họa điển hình. Cũng vào thời gian này, người ta được biết đến vụ sáp nhập ở ngân hàng Bản Việt – nơi bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đang đóng vai trò chủ chốt.
Cũng cần lưu ý là trong suốt quá trình vụ việc trên xảy ra, báo chí Việt Nam đã chỉ được Ban Tuyên giáo Trung ương định hướng để mô tả bằng từ “hợp nhất” thay cho cách nói “thâu tóm” hay “thôn tính” có vẻ như quá sỗ sàng và thẳng ruột ngựa.
Đến tháng 3/2012, giới ngân hàng thêm một lần nữa ồn ào khi thêm một vụ thâu tóm nữa xảy ra: Ngân hàng Habubank được đưa về dưới trướng của ngân hàng SHB. Một nghịch lý cũng đồng thời phát lộ là khi tin đồn về vụ thâu tóm này lan ra khắp dư luận, dù trước đó khẳng định rằng tin đồn đó không chính xác, nhưng khi vụ thâu tóm hoàn tất, Ngân hàng Nhà nước lại chính thức có văn bản chấp thuận cho “hợp nhất thành công” này.
Không thể nhìn nhận khác hơn là dấu ấn rất rõ của Ngân hàng Nhà nước qua các vụ thâu tóm trên. Trong suốt quý 4/2011, Nguyễn Văn Bình đã trở thành chính khách có tần suất phát ngôn nhiều nhất về vấn đề ngân hàng. Chủ trương tái cấu trúc đã được ông liên tiếp nêu ra trong các buổi điều trần trước Quốc hội và thông tin cho báo giới. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà theo Nguyễn Văn Bình cần phải thực hiện tốt đối với tái cấu trúc ngân hàng là giải quyết vấn đề thanh khoản còn rất khó khăn.
Nhưng “khó khăn thanh khoản” cũng lại là nguyên do chính, sau khi nguy cơ lạm phát đã không còn đủ thuyết phục bởi chỉ số tiêu dùng CPI nằm dưới mức 1% trong 5 năm liên tiếp cuối năm 2011, để Ngân hàng Nhà nước chưa thể hạ lãi suất nhằm giúp cho nền kinh tế Việt Nam tái phục hồi tăng trưởng được.
Phương châm điều hành tín dụng và tiền tệ “linh hoạt và uyển chuyển” cũng là cụm bổ từ được Nguyễn Văn Bình kế thừa một cách sắc sảo và đầy tính vận dụng từ Nguyễn Tấn Dũng, mà kết quả đã chỉ hiện ra một trò chơi chữ nghĩa, trong khi toàn bộ nền kinh tế vẫn dài cổ ngóng đợi cơ chế bơm tiền.


Trò chơi tín dụng và hậu quả dân sinh
Không phải Nguyễn Tấn Dũng không biết về những lần trì hoãn hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Trước sức ép không ngớt của công luận và dư luận, vị Thủ tướng này đã bộc lộ thái độ nổi nóng đối với người cấp dưới của ông trong những buổi họp chính phủ.
Vào cuối tháng 11/2011, trong buổi điều trần trước Quốc hội, ông Dũng đã lần đầu tiên yêu cầu ông Bình phải giảm ngay lãi suất, và yêu cầu này cũng được thể hiện trong hầu hết các nghị quyết phiên họp chính phủ từ đó đến nay.
Nhưng đến sát Tết Âm lịch 2012, tình hình vẫn chưa có tín hiệu xoay chuyển. Một cái Tết lại đến với hình ảnh phân hóa xã hội trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết: trong khi các ngân hàng ngồn ngộn tiền lãi và tiền thưởng, nhiều doanh nghiệp lại không đủ tiền để trả lương cho công nhân.
Một con số mà chỉ sau Tết Âm lịch 2012 mới lộ ra là vào trước Tết, Ngân hàng Nhà nước đã bơm khoảng 76.000 tỷ đồng cho các ngân hàng –  một động thái được đánh giá là nhằm cứu thanh khoản của ngân hàng. Một con số khác mà vào đầu tháng 4/2012 mới được tiết lộ là lượng tiền mà Ngân hàng Nhà nước bơm vào thị trường liên ngân hàng trước Tết lên đến hơn 170.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, “thị trường” doanh nghiệp và dân sinh vẫn hầu như không nhận được một đồng nào!
Trong bối cảnh lặng như tờ khi quý đầu của năm 2012 đã trôi qua, dư luận và báo chí đã phải đồng thanh than vãn, kêu la trong một tâm trạng hết sức bức xúc. Sự khó hiểu và nghi vấn đã dâng lên rất cao: vì sao Ngân hàng Nhà nước lại cố tình trì hoãn việc giảm lãi suất, trong lúc gần như toàn bộ nền kinh tế lâm vào tình trạng đình đốn sản xuất?
Đình đốn sản xuất cũng là thực trạng mà nền kinh tế cùng phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đang lâm vào trong thời gian này, một thực trạng không thể phủ nhận được với tỷ lệ hàng tồn kho lên tới 60-70%, sức sản xuất giảm đi 30-40%, bất chấp những con số vẫn thường cho thấy “những chuyển biến tích cực” về GDP hay chỉ số tăng trưởng ở một số khu vực, như báo cáo thường thấy của những ngành tham mưu đắc lực cho chính phủ như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước…
Đến lúc này, số doanh nghiệp bị phá sản và phải ngừng hoạt động đã lên đến khoảng 80.000, tức bổ sung thêm vào “đội quân thất nghiệp dài hạn” của năm 2011 khoảng 30.000. Hàng ngày, người dân đọc thấy nhan nhản trên báo chí các thông tin về ngành thủy sản, mía đường, da giày, cà phê, thép, xi măng… đang trong tình trạng nguy cấp, với tỷ lệ bình quân đang lâm vào nguy cơ phải phá sản và ngừng hoạt động lên đến 30-40%, thậm chí có ngành đến 2/3.
Khác rất nhiều với năm 2008, chính phủ và các bộ ngành ở Việt Nam không thể lấy lý do khủng hoảng kinh tế thế giới như một “tác động tiêu cực” mà đã làm cho nền kinh tế Việt Nam trở nên tồi tệ như hiện nay. Bất chấp kết quả của Nghị quyết 11 của chính phủ ban hành vào tháng 2/2011 về thắt chặt chi tiêu công và tín dụng, kết quả kiểm tra tình hình chi tiêu tại rất nhiều chính quyền địa phương ở Việt Nam vẫn phản ánh một tình trạng “đi đêm” không thể chấp nhận được. Thậm chí tại một số địa phương, chi tiêu công vẫn đều đặn tăng lên, công trình xây dựng trụ sở chính quyền vẫn tiếp tục mọc lên, cho dù GDP của địa phương giảm sút trầm trọng. Riêng tại một số khu vực chịu ảnh hưởng của thiên tai, đã xảy ra hiện tượng đói ăn.
Nếu Lang Hàm Bình, một giảng viên của Trường đại học Hồng Kông và cũng là một chuyên gia phản biện có uy tín, đã phản bác thẳng thừng rằng con số 8-9% tỷ lệ tăng trưởng GDP của Trung Quốc thật ra chỉ là số ảo, thì với Việt Nam, điều được gọi là “quyết tâm” của chính phủ trong việc duy trì GDP ở mức 7-8% trong năm 2011 và 6-7% trong năm 2012 thật ra cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Ông Phạm Chí Dũng với
bút danh Thường Sơn
Ngược lại, uy tín của chính phủ và cá nhân Thủ tướng chưa bao giờ bị suy thoái đến thế trong nhận thức người dân. Tất cả những công việc được gọi là “điều hành kinh tế linh hoạt và uyển chuyển” trong những năm qua chỉ mang đến hậu quả quá lớn về tham nhũng, nợ công, nặng thuế và đời sống ngày càng trở nên khốn khó của đại bộ phận dân chúng, trong đó có cả một bộ phận công chức và viên chức nhà nước.
Thủ tướng cũng trở thành con tin!
Sau ít nhất năm lần yêu cầu hạ lãi suất mà không có kết quả, có vẻ như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không còn giữ được kiên nhẫn với Nguyễn Văn Bình. Vai trò của Thống đốc – từng được xem là sáng giá vào tháng 8/2011, nhưng sau 8 tháng điều hành lại đã bị báo chí phản ánh và phê phán quá nhiều về sự lạm dụng để làm lợi cho các nhóm lợi ích đầu cơ vàng và ngân hàng, trong khi bỏ mặc nền kinh tế chết đói.
Thông tin từ vài cuộc họp của chính phủ với ngành ngân hàng cho thấy Thủ tướng đã cảm thấy uy tín điều hành của mình bị giảm sút đáng kể trong dư luận xã hội khi để cho Ngân hàng Nhà nước “qua mặt” và đẩy nền kinh tế vào thế đình lạm. Đó cũng là lý do vì sao vào đầu tháng 3/2012, với  thái độ “quyết liệt”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải hạ ngay lãi suất.
Riêng lần này đã có kết quả. Nhưng cũng phải đến một tuần sau chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thông báo hạ lãi suất huy động mới được Nguyễn Văn Bình nêu ra. Báo chí lại có dịp mổ xẻ nghi vấn về “độ trễ” đó khi một số ngân hàng đã lợi dụng thời gian lệch pha này để hút tiền gửi của khách hàng từ ngắn hạn sang dài hạn.
Tuy nhiên, việc Ngân hàng Nhà nước chính thức thông báo hạ lãi suất từ 14% xuống 13% là hầu như không có ý nghĩa, vì trước đó khá nhiều ngân hàng, cả lớn lẫn nhỏ, đều thực hạ lãi suất huy động và cho vay. Khác hẳn với giai đoạn quý 4/2011, lần này các ngân hàng đều tự nguyện hạ lãi suất. Một động thái thực tâm chia sẻ với doanh nghiệp chăng? Hay còn bởi nguyên do nào khác?
Trong một cuộc họp của giới ngân hàng vào cuối tháng 3/2012, lãnh đạo của ACB – một ngân hàng tư nhân thuộc loại lớn nhất ở Việt Nam, đã tiết lộ một thông tin chưa có tiền lệ: ngân hàng này dư thừa đến 3 tỷ USD mà không cho vay được. Ngay lập tức, thông tin này đã bổ sung cho nhiều lời đồn đoán trước đây về thực trạng các ngân hàng trong nhóm G12 (một nhóm ngân hàng lớn do Ngân hàng Nhà nước lập ra, chiếm đến 85% thị phần tín dụng toàn quốc) luôn bị dôi dư vốn nhưng không làm cách nào “tiếp cận được doanh nghiệp” do mặt bằng lãi suất cho vay còn treo cao đến hơn 20%. Mặt khác, thông tin này này cũng khiến cho lý do “khó khăn thanh khoản” của Thống đốc Nguyễn Văn Bình trở nên phi lý, lại càng cho thấy chủ trương tái cấu trúc ngân hàng thực ra chỉ là một hoạt động ngụy tạo thêm những khó khăn cho nền kinh tế để phục vụ cho ý đồ thâu tóm của những con cá mập lớn đối với cá mập nhỏ trong giới ngân hàng với nhau.
Với thực trạng trên, có lẽ không quá đáng khi cho rằng trong suốt một thời gian dài, nền kinh tế, doanh nghiệp, người dân và có lẽ cả Thủ tướng đã trở thành con tin của chính Ngân hàng Nhà nước và nhóm lợi ích ngân hàng ở Việt Nam.
“Bố già” nào phía sau Nguyễn Văn Bình?
Trở lại với hai thông tin về hạ lãi suất xảy ra trong chưa đầy một tháng vào thời gian này, cùng với một dự thảo thông tư mới nhất của Ngân hàng Nhà nước về việc đẩy mạnh cho vay chứng khoán và bất động sản mới được công bố vào đầu tháng 4/2012, người ta có thể nhận ra thái độ “kiên quyết” của Thống đốc Nguyễn Văn Bình đối với cơ chế nới lỏng tín dụng.
Với cặp mắt thâm sâu của giới đầu cơ, một khi kinh tế dân sinh đã bị bỏ mặc trong hơn một năm qua, tín dụng chỉ có thể được nới lỏng khi cần kích thích cho sự chuyển động của thị trường đầu cơ. Vậy thị trường đầu cơ đó là gì?
Từ đầu năm 2012 đến nay, chứng khoán đã trở thành thị trường đầu cơ đầu tiên tạo được “bước chuyển mình”, với tỷ lệ tăng đến gần 40%. Chất xúc tác mang tính quyết định cho sự chuyển động này đến từ Nguyễn Văn Bình và cả Vương Đình Huệ – Bộ trưởng Bộ Tài chính, một người mà vào năm ngoái còn được dư luận đánh giá khá cao qua quan điểm của ông “không thể vì 11 doanh nghiệp xăng dầu mà phải vì 84 triệu người dân Việt Nam”.
Hình ảnh thường được mô tả là hàng núi tiền đã được đổ vào thị trường chứng khoán từ sau Tết Âm lịch 2012 đến nay. Những tin đồn ngày càng được xác thực cũng là hàng núi tiền, thông qua nhiều con đường và nhiều kỹ thuật khác nhau, đã được dịch chuyển từ khu vực ngân hàng sang các công ty chứng khoán.
Với bất động sản, e là tình hình cũng đang có chiều hướng biến chuyển tương tự như những gì đã diễn ra với thị trường chứng khoán. Với cách nhìn của giới đầu cơ, những thông tin liên tiếp về hạ lãi suất sẽ không thể làm cho giá nhà đất ở Việt Nam tiếp tục giảm, ít ra trong vài ba tháng tới. Mà đã không giảm thì có nghĩa là thị trường này đang lập đáy. Cơ chế nới lỏng tín dụng và cả dự kiến chủ trương chính quyền mua lại nhà chung cư bị ế của các doanh nghiệp cũng góp phần mở đầu cho một chương mới đối với thị trường đầu cơ đang khốn quẫn này, đồng thời chính thức chấm dứt quá trình “gom hàng” của các nhóm tài phiệt lớn.
Chưa phải hết, nhưng những gì đã mô tả trong bài viết này là một số sự việc chủ yếu, nằm trong chuỗi mắt xích chủ yếu, đã diễn ra trong thị trường và cả chính trường tại Việt Nam trong 8 tháng qua, từ khi Chính phủ mới được thành lập.
Giờ đây, giới phân tích kinh tế và giới bình luận chính trị ở Việt Nam có lẽ đang hướng đến câu hỏi: Làm thế nào mà Nguyễn Tấn Dũng lại bị Nguyễn Văn Bình qua mặt? Người đóng vai trò “tổng đạo diễn” sau lưng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ai – “bố già” nào?
Trong thực tế, một nửa câu hỏi đã được giải đáp từ những lời đồn đoán vỉa hè. Trong con mắt của người dân, không thể hiểu khác hơn là nửa còn lại của câu hỏi đó vẫn cần được giải thích cặn kẽ ngay trong những tháng tới, trước khi những đối tượng của câu hỏi gây ra hậu quả quá lớn cho quốc gia.
Thường Sơn
CTV Phía Trước
© TC Phía Trước

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

  • Pig 26, heo biến đổi gien đầu tiên để kháng bệnh dịch hạch (RFI) - Hẳn ai cũng còn nhớ cách đây 17 năm, viện nghiên cứu sinh học Roslin institute của Scotland đã cho ra đời chú cừu nhân bản Dolly đầu tiên. Vào tháng 4 năm nay, viện Roslin Institute vừa cho công bố một kết quả nghiên cứu về động vật biến đổi gien.
  • Pháp vinh danh đạo diễn Hồng Kông Vương Gia Vệ (RFI) - Khai mạc Festival French May Art tại Hồng Kông, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius ngày 05/05/2013 sẽ trao tặng đạo diễn Vương Gia Vệ huy chương Văn học và Nghệ thuật - Commandeur des Arts et des Lettres. Tác giả của In The Mood for Love đã được công chúng Pháp mến mộ từ cuối thập niên 1990.
  • Phi công ngủ trưa, giao máy bay cho tiếp viên !? (RFI) - Hãng hàng không quốc gia Ấn Độ Air India hôm nay, 40/05/2013, thông báo đã đình chỉ công tác một phi công và hai nữ tiếp viên hàng không sau khi hệ thống lái tự động của máy bay bị ngưng hoạt động vì « lơ đễnh ».
  • Thủ tướng Thái kiện một nhà vẽ tranh biếm họa (RFI) - Cảnh sát Thái Lan hôm qua, 03/05/2103, cho biết, một luật sư của thủ tướng Thái Yingluck Shinawatra đã đệ đơn kiện một họa sĩ biếm họa nổi tiếng, vì trên mạng xã hội Facebook, ông này đã so sánh thủ tướng với một gái điếm.
  • Ngoại trưởng Ấn Độ có thể sẽ hủy chuyến đi Trung Quốc (RFI) - Trả lời một đài truyền hình Ấn Độ, ngày 04/05/2013 Ngoại trưởng Salman Khurshid không loại trừ khả năng hủy chuyến công du Trung Quốc được dự trù vào tuần tới nếu vẫn còn bế tắc trong vụ lính Trung Quốc xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ tại khu vực Himalaya.
  • Tàu cá Trung Quốc làm hỏng khu bảo tồn của Philippines (RFI) - Ngày 04/05/2013 cơ quan quản lý bãi san hô Tubbataha cho biết vụ tàu cá Trung Quốc xâm nhập bị mắc cạn ở khu di sản Thế giới của Philippines vào tháng trước làm hư hại 4 000 mét vuông diện tích san hô hàng trăm năm tuổi. Đây là khu vực đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản Thế giới.
  • Giới phóng viên Việt Nam phản ứng đề xuất sửa Luật báo chí của Bộ Công an (RFI) - Theo báo chí trong nước hôm qua, 03/05/2013, Bộ Công an Việt Nam vừa cho biết sẽ đề xuất việc sửa đổi Điều 7 Luật báo chí, theo hướng yêu cầu báo chí phải cung cấp nguồn tin cho thủ trưởng các cơ quan điều tra. Đề xuất này đã gây xôn xao làng báo chí Việt Nam, vốn đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều tra các vụ tham nhũng.
  • Malaysia : Liên minh cầm quyền có nguy cơ thất cử (RFI) - Hôm nay, 04/05/2013, Thủ tướng Malaysia Najib Razak và lãnh đạo đối lập Anwar Ibrahim mở cuộc vận động tranh cử cuối cùng trước cuộc bầu cử Quốc hội ngày mai, một cuộc bầu cử mà liên minh cầm quyền lần đầu tiên có nguy cơ thất cử.
  • Israel oanh kích nơi dấu vũ khí ở Syria (VOA) - Hồi gần đây Israel nói họ đã thực hiện vụ không kích hồi tháng Giêng nhắm vào một đoàn xe chở vũ khí ở Syria mà họ tin là đang trên đường chuyển cho phe Hezbollah ở Libăng.
  • 'Asean phải kiềm chế thành viên' (BBC) - China Daily đăng bài nói Asean phải kiềm chế các thành viên, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, để giữ quan hệ với Trung Quốc.
  • Obama 'không điều quân tới Syria' (BBC) - Tổng thống Barack Obama nói ông không nghĩ tới việc điều binh lính tới Syria, trong khi có tin Israel không tạc nước này.
  • Triển lãm ảnh Việt Nam tại London (BBC) - Triển lãm ảnh ở London về Hà Nội và đồng bằng sông Hồng đầu những năm 1980 được nhà ngoại giao Anh, Sir John Ramsden, ghi lại.
  • Sinh viên dựng cột cờ Tổ quốc giữa Biển Đông (BaoMoi) - TPO - Sáng 4/5, tại khu vực núi Thới Lới, ngọn núi cao nhất trên đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi diễn ra lễ khởi công xây dựng cột cờ Tổ quốc.
    Mô hình cột cờ Tổ quốc trên núi Thới Lới – Lý Sơn. Ảnh: H.V.
  • Có dấu hiệu TQ chuẩn bị dùng vũ lực ở Biển Đông (BaoMoi) - (Phunutoday) - Có dấu hiệu Bắc Kinh chuẩn bị dùng vũ lực ở Biển Đông , TQ cố tình tạo ra các chủng virus cúm nguy hiểm chết người và không chấp nhận Triều Tiên là quốc gia hạt nhân... là tin tức thời sự chính ngày 4/5.
  • Trung Quốc tăng tàu chiến cho Hạm đội Nam Hải (BaoMoi) - (Petrotimes) – Ngày 4/5, tại căn cứ hải quân Tam Á, Trung Quốc đã biên chế chính thức tàu Hộ vệ tên lửa Nhạc Dương 575 cho Hạm đội Nam Hải – một động thái nhằm tăng cường khả năng phòng thủ bờ biển cũng như phô trương sức mạnh của Bắc Kinh trên Biển Đông.
  • Mỹ: 'Senkaku nằm trong phạm vi đảm bảo an ninh' (BaoMoi) - Mỹ đã nêu rõ lập trường về tranh chấp ở Hoa Đông xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khi Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel gặp gỡ người đồng cấp Nhật Bản Itsunori Onodera.
  • Lời nói phải đi đôi với việc làm (BaoMoi) - Viễn cảnh mới để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông đã được gợi mở sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị bất ngờ đề xuất mở cuộc đàm phán “Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông trên cấp độ vụ trong tương lai gần” hôm 2/5. Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích nhận định, những lời nói hoa mỹ cần phải được kiểm chứng bằng hành động cụ thể, tích cực, với tinh thần cầu thị.
  • Trung Quốc thêm tàu chiến ở Biển Đông (BaoMoi) - (VTC News) – Tàu khu trục tên lửa Nhạc Dương 575 gia nhập hạm đội Nam Hải, đơn vị được giao nhiệm vụ đảm bảo an ninh trên Biển Đông của hải quân Trung Quốc.
  • Tàu khu trục tên lửa gia nhập Hạm đội Nam Hải (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Ngày 3/5, tại quân cảng Tam Á, Trung Quốc đã chính thức biên chế tàu khu trục mang tên lửa loại 054A mới cho Hạm đội Nam Hải nhằm tăng cường khả năng tác chiến cho Hải quân nước này.
  • Trung Quốc chụp mũ láng giềng (BaoMoi) - Thông tấn xã Đài Loan đưa tin, trong chuyến công du Indonesia hôm 2/5, Vương Nghị, tân Ngoại trưởng Trung Quốc tiếp tục công khai chụp mũ cho "một số quốc gia và thế lực cá biệt" khuấy động căng thẳng Biển Đông, bất chấp một thực tế chính Bắc Kinh mới đang là kẻ leo thang, trực tiếp gây ra những căng thẳng trên vùng biển này.
  • Bắc Kinh muốn khởi động đàm phán COC? (BaoMoi) - TT - Tại Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngỏ ý Bắc Kinh muốn khởi động đàm phán Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC) với ASEAN. Nhưng liệu có thể tin vào sự cam kết này khi Trung Quốc cứ nói kiểu nước đôi?
  • Có gì bên trong một nhà giàn giữa Biển Đông? (BaoMoi) - TPO - Được Nhà nước và Quân đội đầu tư thích đáng, hệ thống nhà giàn canh giữ thềm lục địa nước ta được xây dựng khá vững chắc, khang trang và hiện đại.
    “Modul” phụ của nhà giàn được nối với khu chính bằng kết cấu cầu thép vững chắc. Nhà giàn đón khách. Các sĩ quan trẻ tuổi chụp ảnh với vị khách nữ xinh đẹp. Tranh cổ động cho các nhiệm vụ trên nhà giàn. Hình ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội trên vách nhà giàn. Khẩu hiệu của chiến sĩ nhà giàn. Tủ sách của nhà giàn. Phòng chiến sĩ. Phòng một trong các sĩ quan chỉ huy. Chậu cây trên nhà giàn. Lính nhà giàn gồm nhiều thế hệ, từ các sĩ quan can trường nhiều năm gắn bó với nhà giàn đến các chiến sĩ vừa nhập ngũ được mấy tháng. Chủ và khách cùng hát vang bài “Đời mình là một khúc quân hành”. Nhà giàn tiễn khách. Lính nhà giàn đứng cạnh các tấm pin mặt trời cung cấp đủ điện năng cho các hoạt động của nhà giàn. Biển tuyệt đẹp nhìn từ nhà giàn.
  • Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam: Sự thật lên tiếng (BaoMoi) - Chúng tôi có mặt tại Quảng Ngãi đúng ngày các tộc họ trên huyện đảo Lý Sơn tổ chức lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, được cảm nhận đầy đủ giá trị thiêng liêng về chủ quyền đất nước. Lịch sử dân tộc hiện hữu trong những lễ hội, cả lễ hội vật thể lẫn phi vật thể. Dấu chân người Việt, văn hóa người Việt đã hiện hữu trên từng hòn đảo xa. Những di sản văn hóa ấy là tiếng nói chắc nịch góp phần khẳng định chủ quyền thiêng liêng của lãnh thổ Việt Nam trên biển.
  • 9 kế 'phá' Trung Quốc trên Biển Đông (BaoMoi) - Giám đốc An ninh châu Á - Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ (CNAS) nhận định về khó khăn của Mỹ trong việc duy trì hòa bình trên Biển Đông trước những động thái cứng rắn của Bắc Kinh.
  • 900 sinh viên xếp chữ 'Việt Nam' khổng lồ (BaoMoi) - Sau chặng hành quân ra đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), chiều 3/5, 900 sinh viên ưu tú đại diện cho các trường ĐH, CĐ cả nước đã cùng xếp hình 2 chữ “Việt Nam” khổng lồ trên hòn đảo tiền tiêu trước Biển Đông.
  • Trung Quốc từng luôn thừa nhận “Hoàng Sa là của Việt Nam” (BaoMoi) - “Tôi rất ấn tượng với câu hỏi của Giáo sư Carl Thayer, Chuyên gia Đông Nam Á, thuộc học viện Quốc phòng Úc: Khi Việt Nam thực thi chủ quyền Nhà nước trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua hoạt động của đội Hoàng Sa, trong quá trình đó có gặp phải bất kỳ phản ứng nào từ phía Trung Quốc không?”
  • Học giả TQ: Có dấu hiệu Bắc Kinh chuẩn bị dùng vũ lực ở Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Thạch Tề Bình kết luận, tất cả những động thái, dấu hiệu đó trên Biển Đông cho thấy Trung Quốc đều có sự chuẩn bị từ trước, vạch ra kế hoạch (xâm lấn, xâm chiếm Biển Đông) và sau đó mới "động thủ". Bắc Kinh vẫn đang tiếp tục có những âm mưu, toan tính mới.
  • Thuê trực thăng cứu ngư dân trên biển (BaoMoi) - TT - Rạng sáng 3-5, năm ngư dân của tàu cá BV 7679 TS bị ngộ độc khí trên biển Đông đã được liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro thuê trực thăng đưa về bờ chữa trị.

Việt Nam : Buổi dã ngoại trao đổi về nhân quyền Chủ nhật 05/05/2013

Bản tuyên ngôn nhân quyền quốc tế được Liên Hiệp Quốc côgn bố năm 1948.
Bản tuyên ngôn nhân quyền quốc tế được Liên Hiệp Quốc côgn bố năm 1948.

Nhóm Các Công dân Tự do dự định ngày mai Chủ nhật 05/05/2013 sẽ tổ chức các buổi dã ngoại trao đổi về nhân quyền tại ba thành phố Sài Gòn, Nha Trang và Hà Nội và đang kêu gọi mọi người ở ba thành phố này, nhất là giới trẻ, tham gia đông đảo.

Cô Phạm Thanh Nghiên, một nhà đấu tranh dân chủ, từng bị kết án bốn năm tù vào đầu năm 2010 vì đã tọa kháng phản đối công hàm Phạm Văn Đồng và hiện đang bị quản chế, thì chọn hình thức dã ngoại ngay trước sân nhà của cô. Từ Hải Phòng, Phạm Thanh Nghiên trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ :

RFI : Xin chào Phạm Thanh Nghiên, là một trong những người đầu tiên ký tên vào Lời tuyên bố Các Công dân Tự do, tức là nhóm khởi xướng buổi dã ngoại ngày mai, Thanh Nghiên có thể cho biết là vì sao các bạn chọn hình thức dã ngoại để trao đổi về nhân quyền ?

Phạm Thanh Nghiên : Kể từ khi ra Lời tuyên bố Các Công dân Tự do, chúng tôi cũng đã có những tuyên bố khác thể hiện quyền con người của mình. Ngày 05/05, chúng tôi sẽ có buổi dã ngoại trao đổi về quyền con người. Đứng tên tổ chức là các blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Hoàng Vi, Trịnh Anh Tuấn và đầu tiên là Nguyễn Văn Dũng. Riêng tôi, tuy không trực tiếp đứng tên tổ chức, nhưng tôi có một hình thức khác, phù hợp với hoàn cảnh hiện nay của tôi, đó là dã ngoại ngay trước sân nhà mình.

Dã ngoại là một hình thức rất nhẹ nhàng, như là một buổi picnic giữa bạn bè, gia đình, với hình ảnh gần gũi, thân quen, thoải mái, trong một không gian rộng lớn, để các bạn trẻ, kể cả các phụ huynh và tất cả những người khác quan tâm đến quyền con người đều có thể tham gia. Cho nên, chúng tôi mới chọn hình thức dã ngoại.

Các buổi dã ngoại này sẽ diễn ra ở các công viên 30/04 tại Sài Gòn, do bạn Nguyễn Hoàng Vi phụ trách; công viên Bạch Đằng tại Nha Trang, do blogger Mẹ Nấm phụ trách; công viên Nghĩa Đô, do blogger Trịnh Anh Tuấn phụ trách.

RFI : Tuy các buổi dã ngoại này diễn ra một cách nhẹ nhàng, nhưng không thể loại trừ khả năng công an ngăn cản, xua đuổi hoặc bắt bớ. Trong những trường hợp đó, những người tham gia phải phản ứng ra sao ?

Phạm Thanh Nghiên : Nếu như được thoải mái thảo luận, thì đó quả một điều may mắn, đáng mừng. Nhưng nếu như bị ngăn cản, không cho sinh hoạt tại các địa điểm đã thông báo, thì các bạn sẽ được hướng dẫn tới những nơi khác. Những người muốn tham dự thì nên đọc kỹ bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền. Nếu tình huống xấu xảy ra, chúng ta phải ý thức rằng cuộc dã ngoại này là cuộc dã ngoại trao đổi về nhân quyền rất chính đáng và rất ôn hòa. Chúng ta phải cho mọi người thấy được rằng của chúng ta là những người rất hiền lành và làm những công việc rất chính đáng.

Nếu bị ngăn cản, tinh thần chung là đồng lòng và chia sẽ, chấp nhận, không phản kháng trước bất cứ một biện pháp, nào, kể cả đánh đập, để nói lên tiếng nói của mình về quyền con người và để cho công luận trong nước và trên thế giới biết rằng người Việt Nam rất khát khao về quyền con người và vì quyền con người, chúng tôi sẳn sàng bị bắt bớ, bị đánh đập, bị hành hung.

RFI : Riêng đối với Thanh Nghiên, thì hình thức dã ngoại sẽ như thế nào ?

Phạm Thanh Nghiên : Là người còn bị quản chế trong vòng 3 năm, tôi đã chọn hình thức dã ngoại ngay trước sân nhà mình, mới người mẹ thân yêu của tôi. Tôi cũng rất muốn có những bạn bè khác đến với tôi để kể chuyện cho nhau nghe về nhân quyền. Tôi cũng viết bài « Dã ngoại trước sân nhà. Tại sao không ? » và đã có lời mời công khai trên mạng Facebook về buổi dã ngoại 05/05.

Tôi sẽ rất mừng nếu được đón tiếp những công dân tự do khác đến trao đổi với tôi về quyền con người. Tôi tin là sẽ không bao giờ có kịch bản ngày 18/9 lần thứ hai như là cách đây 5 năm, khi tôi toạ kháng tại gia để khẳng định chủ quyền của dân tộc, phản đối công hàm Phạm Văn Đồng.

Tôi nghĩ rằng sẽ không có ai bị bắt khi nói với người khác : « Tôi là con người ». Nếu ở địa vị nhà cầm quyền, tôi cũng sẽ không bao giờ đàn áp hay ngăn cản, vì nếu như họ đàn áp, ngăn cản, thì không có gì bình luận hơn về lối hành xử của nhà cầm quyền đối với công dân của mình, trong khi họ chỉ đơn giản nói : « Tôi là con người ».

RFI : Nhân quyền cũng là vấn đề được nói đến nhiều trong bối cảnh người dân được mời đóng góp ý kiến về sửa đổi Hiến pháp. Nhưng theo Thanh Nghiên, người dân Việt Nam nói chung và giới trẻ nói riêng đã có ý thức nhiều về nâng cao dân chủ, nhân quyền hay không hay đa số vẫn còn thờ ơ về vấn đề này?

Phạm Thanh Nghiên : Có thể nói một cách công bằng rằng, so với những năm trước thì giới trẻ Việt Nam hiện nay ít nhiều quan tâm hơn đến các vấn đề của đất nước. Nhưng nhiều người cũng vẫn còn bàng quan, thờ ơ với hiện tình của đất nước.

Việc sửa đổi Hiến pháp cũng là dịp để đánh giá về cái nhìn của giới trẻ hiện nay đối với đất nước. Tôi đã quen biết và gặp gỡ một số bạn trẻ là sinh viên, các bạn cũng đã bày tỏ với tôi quan điểm về quyền công người, về dân chủ, về Hiến pháp...Tôi rất hy vọng họ sẽ làm điều gì đó hơn tôi, hơn những người khác, để làm thay đổi thực trạng của đất nước.

Tôi cũng đã tiếp xúc nhiều với những nhân viên an ninh còn rất trẻ và có thể là một số người cũng đã có chuyển biến trong tư tưởng. Tuy họ mang trên vai nhiệm vụ mà Đảng giao cho, nhưng họ cũng có lối hành xử không đến nỗi tệ, tức là ôn hoà hơn so với những năm trước, khi mà tôi chưa đi tù, tức là thể hiện tiến bộ hơn trong nhận thức.

Tuy nhiên đây không phải là quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà chỉ là chuyển biến tư tưởng của một vài cá nhân, chính quyền sẽ không có thay đổi gì về việc cải thiện quyền con người. Kỳ vọng quá nhiều vào sự thay đổi của nhà cầm quyền là một sự ngộ nhận.

Giới trẻ bây giờ tuy có tiến bộ hơn trước, nhưng tôi cho rằng chúng ta cần nhiều hơn thế, chứ không chỉ là những cá nhân đơn lẻ, hay một bộ phận nhỏ, để có thể hy vọng tiến trình dân chủ hóa sẽ đến sớm hơn ở Việt Nam.

RFI: Xin cám ơn cô Phạm Thanh Nghiên.
Thanh Phương (RFI)

Giới phóng viên Việt Nam phản ứng đề xuất sửa Luật báo chí của Bộ Công an

Việt Nam có hơn 700 đầu báo nhưng dưới sự chỉ đạo của một "ông biên tập".
Việt Nam có hơn 700 đầu báo nhưng dưới sự chỉ đạo của một "ông biên tập".

Theo báo chí trong nước hôm qua, 03/05/2013, Bộ Công an Việt Nam vừa cho biết sẽ đề xuất việc sửa đổi Điều 7 Luật báo chí, theo hướng yêu cầu báo chí phải cung cấp nguồn tin cho thủ trưởng các cơ quan điều tra. Đề xuất này đã gây xôn xao làng báo chí Việt Nam, vốn đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều tra các vụ tham nhũng.

Điều 7 của Luật báo chí hiện hành quy định rằng báo chí chỉ tiết lộ tên người cung cấp thông tin « khi có yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân hoặc Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng ». Nay Bộ Công an đề nghị bổ sung vào Điều 7 là báo chí cũng phải cung cấp nguồn thông tin cho « thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp ».

Trả lời phỏng vấn hôm qua về đề xuất nói trên của Bộ Công an, nhà báo Mai Phan Lợi, phó tổng thư ký tòa soạn báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh, cho rằng nếu Điều 7 Luật báo chí được sửa đổi như thế thì sẽ có thêm hàng ngàn người được cấp thẩm quyền truy nguồn tin của báo chí và nó sẽ thành « một sự kiện chấn động với các nhà báo hoạt động trong lĩnh vực xác minh đơn thư, điều tra theo yêu cầu bạn đọc. » Nhà báo Mai Phan Lợi nhắc lại đã có nhiều trường hợp người tố cáo bị trả thù và quy định hiện nay cho báo chí giấu nguồn tin chính là nhằm bảo vệ những người cung cấp thông tin.

Trả lời tờ Tuổi Trẻ, ông Huỳnh Dũng Nhân, phó chủ tịch Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho rằng đề xuất cơ quan báo chí phải cung cấp nguồn tin cho cơ quan điều tra là « hoàn toàn không nên ». Theo ông Nhân, nếu luật quy định như vậy thì chẳng còn ai dám cung cấp tin cho báo chí nữa.

Một blogger ở Việt Nam, nguyên là một phóng viên, cho biết là thật ra cho tới nay, dù luật không quy định, nhưng công an Việt Nam đã vẫn thường xuyên yêu cầu nhà báo phải cung cấp nguồn thông tin. Nếu Điều 7 Luật báo chí được sửa đổi theo đề xuất của Bộ Công an, việc điều tra và viết bài về tham nhũng sẽ lại càng khó khăn hơn.
Thanh Phương (RFI)

Bộ Công an triệt thoái tinh thần báo chí

Cảnh sát Việt Nam
Bộ Công an có ẩn ý gì khi yêu cầu truy xét nguồn tin của báo chí?

Việc Bộ Công an đòi truy xét nguồn tin của báo chí trong tình hình tham nhũng đang ngày càng trở nên một vấn nạn và bi kịch của đất nước như hiện nay chỉ làm triệt thoái tinh thần chống tham nhũng của báo chí, thay vì động viên họ, theo nhận xét của nhà báo tự do từ trong nước.

Trao đổi với BBC hôm 04/5/2013 từ Sài Gòn, ông Phạm Chí Dũng, người đang được tại ngoại sau khi bị Công an TP Hồ Chí Minh câu lưu bốn tháng, cho rằng thời điểm mà ngành Công an đưa ra yêu cầu buộc ngành báo chí chia sẻ nguồn tin là rất không hợp lý.

Ông Dũng đặt câu hỏi: "Tại sao vào đúng thời điểm này Bộ Công an lại nêu một đề xuất như thế mà tại sao không phải một thời điểm khác?

"Tại sao năm 2012 khi tình hình tham nhũng rất căng thẳng trong bối cảnh suy thoái kinh tế nặng nề, và đầu năm nay, khi đã có hướng mở về một số chủ trương chống tham nhũng, thì Bộ Công an không đề xuất, mà lại đề xuất vào thời điểm này?

"Tôi cho là có một hàm ý, một ẩn ý gì đó. Nhìn chung tôi cho rằng đề xuất này không nên đặt ra và nói chung là không hợp lý."

Ông Dũng đưa ra con số so sánh và cho rằng chính ngành báo chí, truyền thông có vai trò mạnh mẽ hơn cả các hệ thống điều tra thuộc ngành tư pháp, trong việc phát giác tham nhũng thời gian gần đây.

Người được cho là cựu cán bộ ngành an ninh trước khi được điều sang làm cán bộ thuộc chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng bị câu lưu trong một vụ án có thể 'có màu sắc chính trị', nói:

"Trong tình hình đó lại đặt ra vấn đề này, vấn đề truy xét nguồn tin từ báo chí, tôi cho là, như một số anh em báo chí phản ánh trong vài ngày vừa rồi, làm như vậy gần như là một cái gì đó làm triệt thoái tinh thần chiến đấu của anh em báo chí, thay vì hỗ trợ cho họ"
Ông Phạm Chí Dũng
"Một số quan chức nhà nước và cả một số phản biện gia đã nhận xét là có đến 70-80%, thậm chí là hơn, các vụ việc tham nhũng, tham ô, tiêu cực là do báo chí phát hiện.

"Như vậy chỉ còn lại từ 20-30% là do hệ thống tư pháp phát hiện hoặc do người dân tố cáo trực tiếp, và có thể nói tỷ lệ phát hiện do các cơ quan tư pháp vẫn là ẩn số, cho tới giờ này. Tức là hiệu quả làm việc không cao.

'Lạ lùng và kỳ quặc'

Ông Dũng cho rằng hiệu quả chống tham nhũng của các cơ quan tư pháp, điều tra của nhà nước không đạt yêu cầu và đánh giá tình hình tham nhũng càng ngày càng nặng nề, trở thành một vấn nạn, bi kịch của đất nước.

"Trong tình hình đó lại đặt ra vấn đề này, vấn đề truy xét nguồn tin từ báo chí, tôi cho là, như một số anh em báo chí phản ánh trong vài ngày vừa rồi, làm như vậy gần như là một cái gì đó làm triệt thoái tinh thần chiến đấu của anh em báo chí, thay vì hỗ trợ cho họ.

"Có thể nói là tham nhũng móc xích chằng chịt dây dợ lẫn nhau và thông tin có thể lộ ra ở bất kỳ nguồn nào, cho nên việc đưa ra ánh sáng một vụ việc tham nhũng là điều hết sức quý giá.

"Một trong những điều quan trọng nhất như các nước phát triển trên thế giới làm, thí dụ như ở Pháp, là phải bảo vệ bằng được nguồn tin cá nhân, người cung cấp tin và kể cả nhà báo viết bài, viết tin, làm bài," ông nói.

Móc xích các sự kiện với các đề xuất trước đó của Bộ Công an như cho phép nổ súng vào đối tượng chống người thi hành công vụ, nhà báo tự do nhận xét:

"Tôi cho cái này cũng liên quan tới một cái gì đó, cái quyền nổ súng vào người chống người thi hành công vụ, và Bộ Công an gần đây có vài đề xuất có thể nói lạ lùng và kỳ quặc và tính thời điểm đưa ra, tôi cho là không ổn."

Nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới năm nay, 03/5/2013, ông Phạm Chí Dũng nói với BBC rằng ông đồng quan điểm với nhiều bloggers và truyền thông lề dân, truyền thông xã hội khi cho rằng tự do báo chí trong nước đang bị nhà nước, chính quyền hạn chế chặt. Ông nói:

"Họ đánh giá, họ dùng những tính từ, tôi xin nhắc lại như là ông Phạm Minh Hoàng nói là 'quằn quại'... Và tôi cho là bị hạn chế rất nhiều.

"Trong thực tế, quyền này bị hạn chế do tất cả các cơ quan báo chí, báo đài, cơ quan truyền thông đều nằm trong tay của nhà nước và đươc kiểm soát rất chặt chẽ bởi các đảng viên tin cẩn"
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh
"Tôi chưa muốn dùng những tính từ nặng hơn nhưng nếu cứ để vấn đề như thế này và nó lại móc xích với vấn vừa đề cập, tức là đề xuất của Bộ Công an, thì lúc đó tính chiến đấu và chống tham nhũng của báo chí gần như không còn gì hết."
Hôm thứ Sáu, cũng nhân ngày này, đánh giá tình hình về tự do báo chí trong nước, blogger Huỳnh Ngọc Chênh, người được Tổ chức Phóng viên Không Biên giới và hãng Google đồng trao giải thưởng Công dân mạng Netizen năm 2013 cho hay:

"Ở Việt Nam, pháp luật công nhận quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của người dân, và nhà nước Việt Nam cũng tự nguyện tham gia các tổ chức quốc tế, trong đó cam kết bảo vệ các quyền tự do của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.

"Tuy nhiên trên thực tế, quyền này bị hạn chế do tất cả các cơ quan báo chí, báo đài, cơ quan truyền thông đều nằm trong tay nhà nước và được kiểm soát rất chặt chẽ bởi các đảng viên tin cẩn.

"Và do vậy những tiếng nói khác với tiếng nói và đường lối của Đảng không được thông tin lên; tuy nhiên, người dân Việt Nam vẫn đấu tranh cho quyền tự do của mình nhờ có hệ thống Internet và qua hệ thống đó thì các trang blogs, các mạng xã hội truyền tải được những thông tin, suy nghĩ của dân."

'Tình hình khả quan lên?'

Tuy nhiên, ông Huỳnh Ngọc Chênh cũng cho rằng việc chính quyền cho phép ông hay ông Bùi Thanh Hiếu, được biết đến với tên Blogger Người Buôn Gió, được đi lại nước ngoài là một dấu hiện mới. Ông nói:

"Như ông Bùi Thanh Hiếu, hay như tôi được ra vào tự do thì tôi nghĩ cũng là xu hướng chung, không được ngăn chặn và xâm phạm vào quyền con người một cách thô bạo. Chuyện đi ra nước ngoài là nằm trong quyền của con người được tự do đi lại, có lẽ nhà nước càng ngày càng nới ra trong chuyện đó."

Về phần mình, ông Phạm Chí Dũng nói ông khá ngạc nhiên về việc ông Chênh không bị chính quyền ngăn cản tới Pháp nhận giải, nhưng ông liên hệ sự việc đó với sự kiện sau khi ông Chênh tới Pháp, Việt Nam và Pháp đã làm việc ở cấp Ngoại trưởng nâng tầm quan hệ song phương lên đối tác chiến lược.
"Tôi không cho là có vấn đề gì đó quá nặng nề đối với anh Huy Đức, nhưng chắc sẽ có những chuyện mà anh không mong muốn. Hiện nay, bối cảnh 2013 nó đang khác khá nhiều so với 2012"
Ông Phạm Chí Dũng
"Tôi cho đó là lý do duy nhất để anh Huỳnh Ngọc Chênh được đi Paris nhận một giải thưởng mà chính quyền vẫn cho là không phù hợp với thể chế chính trị ở Việt Nam một cách dễ dàng mà không bị ngăn cản gì."

Còn về việc ông Bùi Thanh Hiếu hay Blogger Người Buôn Gió được phép sang Đức, ông Dũng nhận xét việc này liên quan tới một giấy mời theo đó ông Hiếu sang Đức để 'đi học' một việc 'nhẹ nhàng hơn là nhận giải.'

Song ông Dũng cũng liên hệ chuyến đi này với sự kiện bang giao quốc tế của Việt Nam và nói nó xảy ra "chỉ ba ngày sau sự kiện đối thoại nhân quyền Việt Mỹ" diễn ra ở Hà Nội.

Nhân dịp này, nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, người vừa được tờ Tuổi Trẻ xin lỗi chính thức về việc đưa thông tin sai lệch về ông trong thời gian ông bị Công an TP Hồ Chí Minh câu lưu, cũng bình luận về blogger Osin, tức nhà báo Huy Đức, sau khi tác giả này công bố cuốn sách Bên Thắng Cuộc.

Ông Dũng nói: "Nếu Huy Đức viết cuốn Bên Thắng Cuộc và trở về Việt Nam vào cuối năm 2012, đặc biệt thời điểm tháng 11, tháng 12/2012, là thời gian lúc đó tôi vẫn bị câu lưu, thì không ổn cho nhà báo Huy Đức đâu. Tại vì lúc đó còn căng thẳng, rất căng thẳng.

"Và tôi còn nhớ lúc đó vụ bắt Lê Quốc Quân là cuối cùng tính cho tới thời điểm hiện nay, nhưng nó xảy ra vào thời điểm ngày 27/12/2012, và thời gian đó là thời gian Bên Thắng Cuộc phát hành. Nếu Huy Đức trở về thời gian đó thì sẽ có những vấn đề gì đó từ phía cơ quan chức năng.

"Tôi không cho là có vấn đề gì đó quá nặng nề đối với anh Huy Đức, nhưng chắc sẽ có những chuyện mà anh không mong muốn. Hiện nay, bối cảnh 2013 nó đang khác khá nhiều so với 2012, tôi đánh giá tình hình hiện nay khả quan hơn, thậm chí khá nhiều, so với năm 2012," ông nói với BBC.
Quốc Phương
BBC Việt ngữ

Giám đốc Vườn Tam Đảo mất chức


Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo

Giám đốc Vườn Quốc gia Tam Đảo Đỗ Đình Tiến bị cách chức sau vụ bê bối liên quan Trung tâm cứu hộ gấu.

Theo quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ông Tiến bị mất chức từ ngày 1/5.

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo bộ này "kiểm điểm nghiêm túc” và “làm rõ trách nhiệm" của Giám đốc vườn Quốc gia Tam Đảo trong vụ Trung tâm cứu hộ gấu đối diện nguy cơ phải rời đi để lấy đất cho dự án du lịch sinh thái.

Kết luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nói trong năm 2012, giữa Vườn Quốc gia Tam Đảo và Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam thuộc Tổ chức Động vật châu Á "đã nảy sinh những mâu thuẫn mà nguyên nhân bắt đầu từ phía ông Đỗ Đình Tiến".

"Theo đó, ông Tiến đã có những hành vi cản trở hoạt động và phát triển của Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam, mục đích nhằm lấy một phần đất của dự án cứu hộ gấu để giao cho Công ty cổ phần Trường Giang làm dự án du lịch sinh thái."

Sau khi các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế, trong đó có BBC, lên tiếng, Thủ tướng Việt Nam đã can thiệp.

Theo công văn đề ngày 15/01/2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận “duy trì hoạt động và tiếp tục triển khai dự án xây dựng Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo.”

Du lịch sinh thái

Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo được Thủ tướng chính phủ phê duyệt từ năm 2008 cho phép hoạt động trong vòng 20 năm.

Hồi tháng 7/2012, trung tâm nhận được công văn của Bộ Quốc phòng yêu cầu ngừng hoạt động và mở rộng vì lý do an ninh quốc phòng ở khu vực này.

Tuy nhiên, phía trung tâm cho rằng, ông Đỗ Đình Tiến, giám đốc vườn Quốc gia Tam Đảo đã “vận động hành lang” nhằm thông qua dự án du lịch sinh thái.

Ông Đỗ Đình Tiến từ chối mọi cáo buộc trong cuộc phỏng vấn với BBC, song qua một số giấy tờ mà BBC được xem, ông Tiến là người đã gửi công văn lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về ba dự án xin thuê đất làm du lịch.

Trong ba công ty đề xuất dự án du lịch này, có công ty cổ phần Trường Giang Tam Đảo mà con gái ông giám đốc vườn có 10% cổ phần.

Trung tâm gấu Tam Đảo nuôi dưỡng 104 cá thể gấu trong điều kiện bán tự nhiên nhằm hồi phục sức khỏe và chức năng cho các con gấu bị khai thác mật, trước khi trả về thiên nhiên.
(BBC)

Hoãn phóng vệ tinh viễn thám đầu tiên của VN

Trung tâm Vũ trụ châu Âu (ESA) tại Kourou thuộc Pháp
Trung tâm Vũ trụ châu Âu (ESA) thông báo hoãn phóng vệ tinh vì điều kiện thời tiết xấu

Việt Nam hoãn phóng tên lửa mang vệ tinh viễn thám VNREDSat-1, dự định diễn ra vào thứ Bảy 4/5/2013, từ bãi phóng tên lửa Guiana Space Center tại đảo Kourou (thuộc Pháp), vì lý do thời tiết xấu, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) ra thông báo.

Theo ESA vì "điều kiện thời tiết không thuận lợi tại Trung tâm Vũ trụ Guiana ở Kourou nên ESA và Arianespace (đơn vị chịu trách nhiệm phóng tên lửa) đã quyết định hoãn" vụ phóng này.

"Một ngày phóng khác sẽ được quyết định tùy thuộc vào diễn biến thời tiết tại Kourou," tuyên bố của ESA viết tiếp.

Tên lửa được dự kiến sẽ mang 2 vệ tinh quan sát trái đất nhỏ và một vi vệ tinh.
Vẫn theo ESA, vệ tinh Proba-V nặng 140kg được thiết kế để ghi bản đồ rừng và đồng ruộng nhằm hỗ trợ việc giám sát mùa màng dự báo nạn đói.

Vệ tinh VNREDSat-1 nặng 115kg được thiết kế như một dụng cụ giám sát khí hậu cho việc nghiên cứu khoa học và kỹ thuật của Việt Nam.

Vệ tinh thứ ba nặng 1,3gk, vi vệ tinh Estonian ESTCube-1, sẽ được dùng để thử nghiệm lực đẩy điện năng lượng mặt trời.

Tiến sĩ Bùi Trọng Tuyên, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ vũ trụ, Trưởng Ban quản lý Dự án vệ tinh nhỏ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, được Báo Điện tử Chính phủ trích dẫn nói "hi vọng việc phóng vệ tinh sẽ được thực hiện vào sáng mai (5/5)",

Ông Tuyên giải thích: "Thông thường, thời gian để vệ tinh sẵn sàng trên bệ phóng chỉ có thể kéo dài khoảng 1 ngày, do vậy nếu vào ngày mai thời tiết tiếp tục không thuận lợi, việc phóng sẽ tiếp tục bị trì hoãn và chắc chắn sẽ phải bắt đầu một quy trình mới".

"Quy trình lắp đặt vệ tinh vào tên lửa để sẵn sàng phóng lên quỹ đạo thông thường mất 20 ngày", ông Tuyên nói.

Được biết dự án VNREDSAT-1 có tổng đầu tư là 55,8 triệu Euro, lấy từ vốn vay viện trợ phát triển chính thức của Chính phủ Pháp và 65 tỷ đồng vốn đối ứng từ Chính phủ Việt Nam.

Theo ông Tuyên thì VNREDSat-1 khác với vệ tinh viễn thông Vinasat 1, Vinasat 2 đã được phóng đi về độ cao và nó "cho phép vệ tinh chuyển động trên toàn cầu và có khả năng chụp ảnh quang học tất cả các vùng trên bề mặt Trái đất từ độ cao xấp xỉ 663 km".

Vệ tinh VNREDSat-1 được nói là sẽ góp phần giúp Việt Nam trong việc "đánh giá và ứng phó với cháy rừng, bão lũ, tràn dầu cũng như nhiều thảm họa thiên nhiên khác, nhất là nước biển dâng và biến đổi khí hậu."
(BBC)
Bản tin tiếng Anh
  • Spirits sales slump sharply (Washington Post) - The price of Chinese high-end liquor has dropped sharply, or even halved, this year, due to the government's reining in of lavish spending as part of its anti-corruption drive.
  • Luxury sellers adapt to changing market (Washington Post) - High-end demand has tapered off this year due to recent government measures aimed at checking extravagant spending and reining in corruption.
  • Property price growth rate dips in April (Washington Post) - Property prices in China's major cities saw an 11th consecutive monthly increase in April, but the growth rate slowed as the government's latest tightening policies gradually kicked in.
  • Car rental boss switches on to e-vehicles (Washington Post) - With local governments in most major Chinese cities fighting a losing battle against worsening air pollution, Ray Zhang in Shanghai has an idea.
  • UnionPay issues its first card in US (Washington Post) - China UnionPay, the dominant bank card organization in China, took a further move to enhance its global presence as it launched the first card in the US.
  • Sport of joy and hope (Washington Post) - High-school students in Tianquan county, Sichuan province, enjoy a soccer match on May 3, 2013.
  • The lost art of a gallery (Washington Post) - Threatened by aggressive auction houses and having a loose system of artist representation, Beijing galleries have been battling to survive since they first began to appear on the scene in the early 2000s.
  • Shanghai's all-boys classes to double enrollment (Washington Post) - The operator of Shanghai's first all-boys classes plans to expand enrollment for the new semester as one of its founders hailed the once-controversial program a success.
  • Jump for joy after flight of fantasy (Washington Post) - Flying enthusiasts jump for joy after taking to the skies at an airport in Huanghua, North China’s Hebei province, on May 1, 2013.
  • More students resume classes in quake-hit region (Washington Post) - A total of 2,502 students relocated and resumed classes on Thursday in Tianquan county, Southwest China's Sichuan province, 13 days after the area was hit by a 7.0-magnitude earthquake.
  • Recognizing good work (Washington Post) - National awards honor contributions by outstanding workers across the country.
  • Rekindling memories of Nixon's 1972 visit (Washington Post) - Forty-one years after former US president Richard Nixon's landmark visit to China, the two sides are seeking to improve bilateral ties as a delegation from the United States retrace the trip's legacy.
  • China a firm force in maintaining peace in S China Sea (Washington Post) - China is a staunch force in maintaining peace in the South China Sea, and it will continue its efforts in strengthening coordination and cooperation with the ASEAN to make contributions to the peace in the region.
  • Nixon's grandson retraces historic week (Washington Post) - A delegation of 40 dignitaries from the United States led by a grandson of Richard Nixon arrived in Beijing on Thursday to retrace the 37th US president's 1972 visit to China.
  • China's elder-care services to reach households (Washington Post) - Home and neighborhood-based elder-care services will be available in all of China's urban communities and half of its rural areas by the end of 2015, the country's vice minister of civil affairs vowed on Wednesday.
  • Xi Jinping meets model workers (Washington Post) - Hybrid rice researcher Yuan Longping told President Xi Jinping on Sunday that he hopes his hybrid rice will one day be grown throughout the world.
  • Reform and opening up reshapes Chinese labor (Washington Post) - With agricultural production becoming more efficient, surplus laborers have flocked to cities to look for jobs, ballooning the country's urban population and changing the way China's labor force is defined.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét