Nóng cập nhật liên tục - HNTW 7: Kết quả bỏ phiếu chọn 3 nhân sự bổ sung vào Bộ Chính trị, Nguyễn Bá Thanh rơi!
Hôm nay ngày 4/5/2013, Ban chấp hành Trung ương dành nguyên ngày để thảo
luận và bỏ phiếu chọn 3 nhân sự bổ sung vào Bộ chính trị. Sau nhiều
diễn biến gay cấn, các tranh cãi nảy lửa và các cuộc bỏ phiếu sít sao
cho hơn 10 ứng cử viên (trong đó có 3 nhân sự do Bộ chính trị giới
thiệu), cho đến thời điểm hiện tại (19h) cuộc bỏ phiếu mang tính quyết
định vẫn đang diễn ra.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang giới thiệu các ứng cử viên mới cho 3 vị trí bổ sung của Bộ Chính trị
Thông tin mới cập nhật từ kết quả bầu chọn nhân sự bổ sung vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư lúc 09:50 tối nay (thứ 7 ngày 4/5/2013):
Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng đã giới thiệu tổng cộng 18
vị để tranh cử vào 3 vị trí bổ sung cho Bộ chính trị và 2 vị trí bổ
sung cho Ban Bí thư. Có 6 vị xin tự rút lui, còn lại 12 vị. Ban chấp
hành Trung ương Đảng đã tiến hành các vòng bầu chọn. Kết quả như sau:
Vòng đầu tiên: Duy nhất ông Nguyễn Thiện Nhân đã được sự ủng hộ rất cao
với gần 90% phiếu bầu, trở thành người đầu tiên vào Bộ Chính trị. Xin
chúc mừng ông Nhân, một người lãnh đạo có thực tài và tâm huyết với đất
nước. Đáng ngạc nhiên, ông Vương Đình Huệ, một nhân sự được Bộ Chính trị
đề cử lại bị rớt với số phiếu ủng hộ rất thấp, cũng như ông Vương Đình
Huệ, 10/12 vị còn lại không ai đạt đủ số phiếu.
Ông Nguyễn Thiện Nhân |
Ông Nguyễn Thiện Nhân sinh ngày 12/6/1953, người duy nhất vào Bộ Chính trị trong vòng bỏ phiếu đầu tiên
Vòng thứ hai: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân đạt trên 70% số phiếu, trở thành
người thứ 2 lọt vào Bộ Chính trị. Tới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
đề nghị Ban chấp hành Trung ương tạm ngừng bỏ phiếu Bộ Chính trị và
chuyển sang phần bỏ phiếu cho các ứng viên Ban Bí thư.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân sinh ngày 12/4/1954, hiện là Phó Chủ tịch Quốc hôi.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ông Trần Quốc Vượng |
Theo tin từ blog Cầu Nhật tân cho biết, 1 đồng chí Văn phòng Trung ương: lo sợ trước nạn soán Đảng của các nhóm lợi ích đứng sau một số Ủy viên Bộ Chính trị, cũng như để có lực hậu thuẫn và thực hiện những sách lược đề ra về trong sạch đội ngũ, bài trừ tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phải đấu rất căng suốt nhiều ngày trước và ngay trong Hội nghị 7 nhằm gia tăng quyền lực, uy thế của Đảng trong Bộ Chính trị. Cụ thể, có một số ứng viên bổ sung vào cửa này yêu cầu Trung ương phải bỏ phiếu thì Tổng Bí thư kiên quyết suất dành riêng cho Nguyễn Bá Thanh là bất khả xâm phạm. Nói cách khác, Tổng Bí thư đã đích thân “lobby” cho ông Thanh trước Trung ương. Như vậy ông Thanh chắc chắn sẽ lọt vào Bộ Chính trị trong cuộc bỏ phiếu ngày hôm nay tại Trung ương.
Nguồn tin còn cho hay: nhiều người nhận định, nếu ông Thanh không trúng Bộ Chính trị, tức đã có một cuộc đảo chính trong nội bộ Đảng.
Một vé nữa tuy không phải Bộ Chính trị nhưng rất quan trọng trong nhiều việc cơ mật của Đảng đó là vé vào Ban Bí thư của Chánh văn phòng Trung ương Trần Quốc Vượng. Nhân sự này cũng được đích thân ông Nguyễn Phú Trọng hậu thuẫn khi Trung ương bỏ phiếu tại Hội nghị 7 khóa 11.
Ngoài ra có tin cho hay, khi đề cập quy hoạch nhân sự cao cấp của Đảng cho thời gian tới, Tổng Bí thư ngỏ ý Bí thư Phạm Quang Nghị của Hà Nội “hội đủ điều kiện” để kế tục chức vụ Tổng Bí thư của Đảng nhiệm kỳ tiếp.
Cho dù lúc này đã gần nửa đêm, cho dù nhiều ý kiến đề nghị dừng việc bỏ phiếu theo ý kiến của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Song các đại biểu phái hữu dự hội nghị đã kiên quyết yêu cầu làm cho tới kết quả cuối cùng.
Chưa bao giờ Ban chấp hành Trung ương Đảng lại diễn ra hội nghị nghiêm túc như lần Hội nghị Trung ương 7 này, đã hơn 10 giờ tối mà các vị lãnh đạo vẫn đang tận tâm, tận lực vì sự ổn định, phát triển đất nước nhằm đem lại ấm no cho đồng bào.
Tin mới nhất: Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ rớt trong cuộc bỏ phiếu bầu bổ sung Bộ Chính trị vừa kết thúc cách đây ít phút.
(TTHN tổng hợp từ nhiều nguồn tin)
Một bài báo “tự diễn biến” lạ của vị Phó GS - TS Học viện Hành chính
Tôi thật sự khá ngạc nhiên khi đọc bài “Về quyền sở hữu đất đai trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”
đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử (bài đã bị gỡ xuống - TTHN), ký tên
PGS, TS. Trần Thị Cúc Học viện Hành chính. Sau khi bài này được đăng
trên internet, người ta đã gọi đây là một bài viết có nhiều quan điểm
“lạ”. Đúng là nó quá “lạ”. Thật khó tin người viết lại là một phó giáo
sư và cơ quan đăng tải nó lại là Tạp chí cộng sản.
Trong bài, có vẻ như bà PGS Trần Thị Cúc tán dương quan điểm nên thực
hiện sở hữu tư nhân về đất nông nghiệp; đồng thời bà phê phán rằng sở
hữu toàn dân về đất đai đã bộc lộ nhiều bất cập. Bà còn tán dương quan
điểm trong bài “Sở hữu đất đai về tư nhân là tất yếu”.
Tôi đọc trong bài thì thấy đúng là có nhiều quan điểm “lạ”. Ví như đoạn
này: “Sở hữu tư nhân, đặc biệt đối với đất nông nghiệp cũng có nghĩa là
thực hiện mục tiêu của cách mạng dân tộc Việt Nam là bảo đảm nguyên tắc
“người cày có ruộng”, khi mà 70% dân số nước ta sinh sống ở nông thôn và
liên quan tới nghề nông”.
Choáng! Không hiểu bà phó giáo sư lấy nguyên tắc này ở đâu ra, hiểu như
thế nào. Nay xin trích lại một đoạn trong Chánh cương, sách lược vắn tắt
do đồng chí Nguyễn Ái Quốc soạn thảo
Từ năm 1930 có ghi: Đảng “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và
thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa
Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập. Dựng
ra chính phủ công nông binh... Thâu hết sản nghiệp lớn… của tư bản đế
quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nông binh quản lý. Thâu
hết ruộng đất của đề quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày
nghèo”. “Người cày có ruộng” hoàn toàn khác so với “tư nhân hoá ruộng
đất” thưa bà Phó giáo sư! Chưa bao giờ trong đường lối quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam xác định “người cày có ruộng” là “tư nhân hoá đất
ruộng” như bà hiểu. Nếu như thế thì còn đâu là mục tiêu của cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa nói chung. Lẽ nào
một phó giáo sư của một Học viện Hành chính của Đảng lại có thể có cách
hiểu “lạ” như vậy.
Trong bài viết của mình, bà phó giáo sư Cúc cũng có nói đến những bất
cập trong chế định sở hữu toàn dân về đất đai như sau:” Khái niệm sở hữu
toàn dân được quy định trong Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai năm
2003, trong khi đó Luật Dân sự năm 2005 lại quy định, đất đai thuộc sở
hữu nhà nước. Hai khái niệm này là khác nhau về chủ thể, nhưng trên thực
tế nhiều người lại hiểu là một. Về mặt pháp lý, khái niệm sở hữu toàn
dân là không rõ ràng về mặt chủ thể, khách thể và nội dung của quyền sở
hữu. Khái niệm sở hữu toàn dân không phải là khái niệm pháp lý, cũng
không phải là khái niệm kinh tế, mà là khái niệm mang tính chính trị.
Khái niệm không rõ ràng dễ dẫn đến sự lạm quyền của một số cán bộ nhà
nước, dẫn đến lãng phí nguồn lực đất đai của người sử dụng đất.
Quy định về sở hữu toàn dân đối với đất đai chưa được cụ thể hóa một
cách đầy đủ, chưa làm rõ được quyền của “toàn dân” với tư cách là chủ sở
hữu. Trên thực tế, các quy định hiện hành của Hiến pháp chưa giải quyết
hài hòa về lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất; lợi
ích của Nhà nước với người dân có đất bị thu hồi chưa được bảo đảm tương
xứng, dẫn đến việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp;
tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này còn nhiều; tình hình khiếu nại,
tranh chấp về đất đai còn diễn biến phức tạp.
Theo tổng kết của ngành Thanh tra, thì khiếu kiện đất đai chiếm tới 70 -
80% trong tổng số khiếu kiện, nguyên nhân là do thu hồi đất trên quy mô
lớn, đền bù giá rẻ, nông dân mất tư liệu sản xuất, con cái của họ không
có việc làm, dễ sa vào tệ nạn xã hội”. Từ đó, bà còn “chém gió”: “Quy
định về chế độ sở hữu toàn dân đối với tất cả các loại đất là không phù
hợp với thông lệ quốc tế, cản trở sự phát triển của dân tộc theo dòng
chảy tiến bộ của nhân loại (!).
Trong khi chê chế định sở hữu toàn dân về đất đai còn nhiều bất cập
nhưng đoạn cuối bài viết, bà Cúc vẫn kiến nghị: “Dự thảo sửa đổi Hiến
pháp cần tiếp tục khẳng định hình thức sở hữu toàn dân mà Nhà nước là
đại diện chủ sở hữu đối với đất công cộng, đất rừng nguyên sinh, tài
nguyên dưới lòng đất và tài nguyên khác”. Thật là một kiểu lập luận phi
lô-gic.
Đọc những dòng bà Cúc viết về các bất cập của sở hữu toàn dân về đất
đai, quả thực tôi thấy nó chưa thực sự thuyết phục, có vẻ như nó được
copy ở đâu đó về chứ không phải là các quan điểm khoa học, có căn cứ lý
luận và thực tiễn. Thưa bà, xin bà chỉ ra chỗ nào Hiến pháp “chưa làm rõ
quyền của toàn dân”, “chưa giải quyêt hài hoà lợi ích…”, “lợi ích của
Nhà nước với người dân có đất bị thu hồi chưa được bảo đảm tương xứng,
dẫn đến việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; tham
nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này còn nhiều; tình hình khiếu nại, tranh
chấp về đất đai còn diễn biến phức tạp”…hay bà chỉ “ăn theo nói leo” vô
tội vạ. Xin nêu ý kiến của mấy chuyên gia để bà tham khảo: “GS, TSKH
Đặng Hùng Võ không đồng tình với quan điểm sở hữu toàn dân về đất đai là
nguyên nhân của tiêu cực, tham nhũng. Ông phân tích: “Hiện nay đúng là
có chuyện một số nơi đang lạm dụng trong thu hồi đất nhưng tôi khẳng
định việc này không liên quan đến câu chuyện sở hữu. Chúng ta đừng tưởng
sở hữu toàn dân thì Nhà nước có quyền này một cách rất thoải mái. Luật
Đất đai năm 2003 quy định rõ những trường hợp nào thì Nhà nước mới thu
hồi. Chỉ có điều khi thực hiện luật, nhiều nơi tự tiện mở rộng quyền
này. Vấn đề cần sửa là cơ chế thu hồi đất”.
Tại cuộc họp báo tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992, Thứ trưởng Bộ Tư
pháp Hoàng Thế Liên cho biết, phần lớn tổng kết việc thực hiện Hiến pháp
năm 1992 của các tỉnh, thành phố và 30 bộ, ngành đều đề nghị giữ nguyên
chế định đất đai thuộc sở hữu toàn dân trong Hiến pháp, nhấn mạnh cần
chú trọng hơn quá trình thể chế hóa chế định này vào các luật và nghị
định. PGS, TS Dương Đăng Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự kinh tế (Bộ
Tư pháp) cũng cho rằng, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai không phải là
nguyên nhân gây sự gia tăng khiếu kiện mà chủ yếu là do khâu hành pháp,
điều hành, quản lý đất đai. Dân đi biểu tình, khiếu nại tố cáo không bao
giờ nói rằng, đòi xóa bỏ ngay chế độ sở hữu toàn dân và dân cũng không
yêu cầu xác lập ngay chế độ sở hữu tư nhân về đất đai mà dân chỉ nêu
những vấn đề cụ thể xuất phát từ khâu thực thi pháp luật. Cho nên, nhiệm
vụ bây giờ là phải làm những việc đó chứ không phải thay đổi chế độ sở
hữu về đất đai.
Tôi không dám nói đây là một bài viết “tự diễn biến”, có thể bà Cúc viết
ra với nhiều tâm huyết nhưng chỉ khuyên bà viết ra những gì nên suy
nghĩ cho kỹ, hiểu cho đúng rồi hãy viết, chứ viết kiểu này thì đúng là
lợi bất cập hại….
Nguyễn Văn Minh - Báo QĐND
Bùi Tín - Cộng đồng các nước Dân chủ
Cựu Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan
03.05.2013
Cộng đồng các nước dân chủ - Community of Democracies – là một tổ chức
do Liên Hiệp Quốc khởi xướng từ năm 2000, đúng vào đầu thế kỷ 21, đến
nay đã được hơn 12 năm. Hội nghị sáng lập ra tổ chức này được gọi là Hội
nghị Varsawa do chính phủ Ba Lan tổ chức trong 3 ngày 25, 26 và 27
tháng 6 năm 2000 tại thủ đô Ba Lan. Hai nhà hoạt động chính trị có sáng
kiến lập nên tổ chức quốc tế này là nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan
Branislaw Gérémek và nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Madeleine
Albright.
Chính phủ 6 nước đầu tiên hưởng ứng sáng kiến trên đây gồm có: Chile, Tiệp Khắc, Ấn Độ, Mali, Bồ Đào Nha, và Nam Triều Tiên. Các nước này, cùng BaLan và Hoa Kỳ, được coi là 8 nước đồng sáng lập Cộng đồng các nước Dân chủ.
Hội nghị Varsawa đã thông qua Tuyên bố Varsawa nêu lên tôn chỉ và mục đích của Cộng đồng các nước Dân chủ, chỉ rõ những nguyên tắc và nội dung thực thi dân chủ cơ bản là:
- bầu cử tự do, bình đẳng, công bằng;
- tự do ngôn luận, tự do chính kiến;
- tự do tụ tập hòa bình.
Phát biểu tại Hội nghị Varsawa, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc hồi ấy là ông Kofi Annan đã ca ngợi Cộng đồng các nước Dân chủ là một tổ chức nhận sứ mệnh phát triển các giá trị dân chủ ra khắp thế giới.
Cộng đồng các nước Dân chủ gồm có 2 mảng thành viên: một mảng là các chính phủ, đại diện các chính phủ, các bộ trưởng các nước thành viên đã là các nước dân chủ, và một mảng là các đại diện các tổ chức hoặc cá nhân thuộc các tổ chức chính trị phi chính phủ, xã hội dân sự ở các nước chưa có dân chủ, đang đấu tranh giành tự do dân chủ,vốn là những giá trị căn bản quý nhất của thời đại.
Đến năm 2006 đã có 16 nước của Liên Hiệp Quốc gia nhập Cộng đồng các nước Dân chủ, là: Cape Verde, Chile, Tiệp Khắc, Nam Triều Tiên, Ấn Độ, Ý, Mali, Mexico, Ma-roc, Mông Cổ, Phillipines, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Nam Phi, El Salvador và Hoa Kỳ. Đến năm 2011 có thêm Lithuania là nước thứ 17 tham gia.
Năm 2007, Cộng đồng các nước Dân chủ thành lập một Ban thư ký thường trực tại thủ đô Varsawa và năm 2008 đã cử Giám đốc thường trực là ông Bronislaw Misztal, giáo sư Trường Đại học Công giáo (Catholic University of America) ở thủ đô Washington.
Hiện nay Tổng thư ký Cộng đồng các nước Dân chủ là bà Maria Lessner, nguyên là đại sứ Thụy Điển về Dân chủ tại Liên Hiệp Quốc.
Theo quy định, cứ 2 năm Cộng đồng các nước Dân chủ họp một lần ở cấp bộ trưởng. Năm 2002 họp tại Hán Thành; năm 2005 tại Santiago; năm 2007 tại Bamako; năm 2009 tại ở Istambul; năm 2011 tại Lithuania. Năm nay là cuộc họp cấp bộ trưởng lần thứ 7, đã diễn ra ở Ulan Bator, Mông Cổ, trong các ngày 27, 28 và 29 tháng 4 vừa qua.
Năm nay là lần đầu tiên dư luận Việt Nam được biết đến về tổ chức mang tên Cộng đồng các nước Dân chủ. Đó là do Bộ Ngoại giao và hệ thống tuyên huấn thông tin của đảng CS và nhà nước VN cố tình che dấu vì coi đó là tổ chức nguy hiểm cho họ. Họ coi đây là một tổ chức chống Cộng quốc tế, thù địch, cần cách ly và cô lập.
Chính phủ VN hiện tại không thể tham gia Cộng đồng này do bản chất phản dân chủ của họ; họ cố tình ngăn chặn không để cho các tổ chức dân sự, các chiến sỹ dân chủ, các công dân tự do biết đến, liên hệ, tham gia các cuộc họp của Cộng đồng này.
Được biết cuộc họp ở Mông Cổ vừa qua có 1200 đại biểu thuộc hơn 100 quốc gia tham dự, trong đó đáng chú ý là có 134 đại biểu của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức của xã hội dân sự thuộc 52 nước (19 nước thuộc châu Á, 4 nước Trung Đông, 10 nước châu Phi, 15 nước Đông và Tây Âu và 4 nước Nam Mỹ). Thủ tướng Mông Cổ Novovilin Altankhuyag đã khai mại hội nghị. Bà Tổng thư ký Maria Lessner đã đọc báo cáo chính.
Chủ đề thảo luận năm nay là vấn đề «Giáo dục Dân chủ trong xã hội». Sự kiện dân chủ hóa Miến Điện và dân chủ hóa Bắc Phi và Trung Đông được luận bàn sôi nổi. Việc phát triển mạng lưới châu Á các quốc gia dân chủ cũng được trao đổi rộng rãi.
Rất mong qua những tin tức được phổ biến từ cuộc họp năm nay, các tổ chức phi chính phủ, các đoàn thể xã hội, các chiến sỹ dân chủ, các công dân tự do Việt Nam, ở trong nước cũng như ở nước ngoài, sẽ quan hệ với Cộng đồng các nước Dân chủ và các cơ quan của Cộng đồng để có thêm một lực lượng đấu tranh phối hợp có hiệu quả, nhằm phá tan thế bao vậy, cô lập của chính quyền chuyên chế.
Vấn đề thực thi dân chủ, tự do bầu cử, tự do ngôn luận – báo chí, tự do tôn giáo, tụ tập hòa bình, phát triển xã hội dân sự do Cộng đồng các nước Dân chủ cổ vũ rất trùng hợp với những đòi hỏi sinh tử nóng bỏng của nhân dân Việt Nam hiện nay.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm và có các địa chỉ liên lạc của tổ chức trên đây cùng khá nhiều tư liệu bổ ích khác qua tìm kiếm trên mạng google: Community of Democracies – UN.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Chính phủ 6 nước đầu tiên hưởng ứng sáng kiến trên đây gồm có: Chile, Tiệp Khắc, Ấn Độ, Mali, Bồ Đào Nha, và Nam Triều Tiên. Các nước này, cùng BaLan và Hoa Kỳ, được coi là 8 nước đồng sáng lập Cộng đồng các nước Dân chủ.
Hội nghị Varsawa đã thông qua Tuyên bố Varsawa nêu lên tôn chỉ và mục đích của Cộng đồng các nước Dân chủ, chỉ rõ những nguyên tắc và nội dung thực thi dân chủ cơ bản là:
- bầu cử tự do, bình đẳng, công bằng;
- tự do ngôn luận, tự do chính kiến;
- tự do tụ tập hòa bình.
Phát biểu tại Hội nghị Varsawa, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc hồi ấy là ông Kofi Annan đã ca ngợi Cộng đồng các nước Dân chủ là một tổ chức nhận sứ mệnh phát triển các giá trị dân chủ ra khắp thế giới.
Cộng đồng các nước Dân chủ gồm có 2 mảng thành viên: một mảng là các chính phủ, đại diện các chính phủ, các bộ trưởng các nước thành viên đã là các nước dân chủ, và một mảng là các đại diện các tổ chức hoặc cá nhân thuộc các tổ chức chính trị phi chính phủ, xã hội dân sự ở các nước chưa có dân chủ, đang đấu tranh giành tự do dân chủ,vốn là những giá trị căn bản quý nhất của thời đại.
Đến năm 2006 đã có 16 nước của Liên Hiệp Quốc gia nhập Cộng đồng các nước Dân chủ, là: Cape Verde, Chile, Tiệp Khắc, Nam Triều Tiên, Ấn Độ, Ý, Mali, Mexico, Ma-roc, Mông Cổ, Phillipines, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Nam Phi, El Salvador và Hoa Kỳ. Đến năm 2011 có thêm Lithuania là nước thứ 17 tham gia.
Năm 2007, Cộng đồng các nước Dân chủ thành lập một Ban thư ký thường trực tại thủ đô Varsawa và năm 2008 đã cử Giám đốc thường trực là ông Bronislaw Misztal, giáo sư Trường Đại học Công giáo (Catholic University of America) ở thủ đô Washington.
Hiện nay Tổng thư ký Cộng đồng các nước Dân chủ là bà Maria Lessner, nguyên là đại sứ Thụy Điển về Dân chủ tại Liên Hiệp Quốc.
Theo quy định, cứ 2 năm Cộng đồng các nước Dân chủ họp một lần ở cấp bộ trưởng. Năm 2002 họp tại Hán Thành; năm 2005 tại Santiago; năm 2007 tại Bamako; năm 2009 tại ở Istambul; năm 2011 tại Lithuania. Năm nay là cuộc họp cấp bộ trưởng lần thứ 7, đã diễn ra ở Ulan Bator, Mông Cổ, trong các ngày 27, 28 và 29 tháng 4 vừa qua.
Năm nay là lần đầu tiên dư luận Việt Nam được biết đến về tổ chức mang tên Cộng đồng các nước Dân chủ. Đó là do Bộ Ngoại giao và hệ thống tuyên huấn thông tin của đảng CS và nhà nước VN cố tình che dấu vì coi đó là tổ chức nguy hiểm cho họ. Họ coi đây là một tổ chức chống Cộng quốc tế, thù địch, cần cách ly và cô lập.
Chính phủ VN hiện tại không thể tham gia Cộng đồng này do bản chất phản dân chủ của họ; họ cố tình ngăn chặn không để cho các tổ chức dân sự, các chiến sỹ dân chủ, các công dân tự do biết đến, liên hệ, tham gia các cuộc họp của Cộng đồng này.
Được biết cuộc họp ở Mông Cổ vừa qua có 1200 đại biểu thuộc hơn 100 quốc gia tham dự, trong đó đáng chú ý là có 134 đại biểu của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức của xã hội dân sự thuộc 52 nước (19 nước thuộc châu Á, 4 nước Trung Đông, 10 nước châu Phi, 15 nước Đông và Tây Âu và 4 nước Nam Mỹ). Thủ tướng Mông Cổ Novovilin Altankhuyag đã khai mại hội nghị. Bà Tổng thư ký Maria Lessner đã đọc báo cáo chính.
Chủ đề thảo luận năm nay là vấn đề «Giáo dục Dân chủ trong xã hội». Sự kiện dân chủ hóa Miến Điện và dân chủ hóa Bắc Phi và Trung Đông được luận bàn sôi nổi. Việc phát triển mạng lưới châu Á các quốc gia dân chủ cũng được trao đổi rộng rãi.
Rất mong qua những tin tức được phổ biến từ cuộc họp năm nay, các tổ chức phi chính phủ, các đoàn thể xã hội, các chiến sỹ dân chủ, các công dân tự do Việt Nam, ở trong nước cũng như ở nước ngoài, sẽ quan hệ với Cộng đồng các nước Dân chủ và các cơ quan của Cộng đồng để có thêm một lực lượng đấu tranh phối hợp có hiệu quả, nhằm phá tan thế bao vậy, cô lập của chính quyền chuyên chế.
Vấn đề thực thi dân chủ, tự do bầu cử, tự do ngôn luận – báo chí, tự do tôn giáo, tụ tập hòa bình, phát triển xã hội dân sự do Cộng đồng các nước Dân chủ cổ vũ rất trùng hợp với những đòi hỏi sinh tử nóng bỏng của nhân dân Việt Nam hiện nay.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm và có các địa chỉ liên lạc của tổ chức trên đây cùng khá nhiều tư liệu bổ ích khác qua tìm kiếm trên mạng google: Community of Democracies – UN.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét