- Ra đa, tên lửa canh trời Trường Sa (QĐND/PT). - Ngư dân kể chuyện bị tàu Trung Quốc vây và đâm trên biển Hoàng Sa (GDVN). - Phải đóng tàu to, tàu sắt (DV).
- Khai mạc hội thảo về Biển Đông tại Hàn Quốc (VOV).
- Tướng TQ: Dùng “chiến lược cải bắp” chiếm đoạt phi pháp Trường Sa (GDVN).
- Philippines, Đài Loan điều tra song song vụ ngư dân bị bắn chết (TT). - Khi nào Mỹ “xuất tướng”, giúp hòa giải tranh cãi Đài Loan-Philippines? (DT).
- Lý Khắc Cường công khai đòi Nhật Bản “trả lại” Senkaku (GDVN). - Thủ tướng Trung Quốc đòi Nhật trả lãnh thổ 'đánh cắp' (TP). - Nhật đáp trả thủ tướng Trung Quốc về đảo tranh chấp (TN). - Quân đội Nhật Bản sẽ tăng cường sức mạnh “tấn công phủ đầu” (SM).
- Nhật Bản sắp bán lô máy bay quân sự đầu tiên cho Ấn Độ (Infonet).
- Mã Anh Cửu sẽ cưỡi thiết giáp chỉ huy diễn tập “xung đột ở Biển Đông” (GDVN).
- Tàu sân bay Mỹ uy hiếp tàu Trung Quốc ở Biển Đông (Infonet). - Tại sao Trung Quốc 'hoảng hồn' trước tàu sân bay Mỹ? (TP).
- ĐB Dương Trung Quốc: Hiến pháp 'treo' đến bao giờ? (VNN). - Đại biểu Quốc hội góp ý Điều 4 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (CP/TN). – ĐBQH Nguyễn Đình Quyền: “Đảng lãnh đạo toàn diện Nhà nước và xã hội nhưng không làm thay” (GDVN). - Cần cơ chế để dân giám sát Đảng (TT). – Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp, TS Đinh Xuân Thảo: Tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến nhân dân (TP). – Quốc hội thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Cần quy định rõ ràng các quyền cơ bản của con người (LĐ). - Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Vì lợi ích chính đáng của nhân dân (ĐĐK).
- Tên nước phải phù hợp với nguyện vọng, khát vọng của nhân dân (HNM). - Không xem xét đổi tên nước cũng phải giải trình thuyết phục (DT). - “Đổi tên nước sẽ tốn kém trăm bề” (VnEco). - Đổi tên nước: đồng tiền thay đổi, dễ sinh loạn (Infonet). - Nhiều đại biểu quốc hội đề nghị giữ nguyên tên nước (TN). - 'Dân không quan tâm tên nước như thế nào' (VNN).
- Siết kỷ cương ngân sách (SGĐT). - Nhiều bộ, ngành, địa phương sử dụng kinh phí sai chế độ: Trách nhiệm thuộc về ai? (ĐĐK).
- Bô-xít Tây Nguyên: Nguy cơ ô nhiễm nước và bụi đất đỏ (NĐT).
- Đền bù rẻ hơn 416 lần: Dân xin lại đất của mình bị… bỏ hoang (NNVN). - Dồn điền đổi thửa ở xã Yên Bình (Ý Yên, Nam Định): Dồn đổi hay bán đất? (ĐĐK).
- Hoàng Anh Gia Lai có vượt qua bĩ cực? (SM).
- Vụ người dân mang quan tài “diễu phố” ở Vĩnh Phúc: “Nghi ngờ liên quan đến con rể Chủ tịch tỉnh là có căn cứ” (GDVN).
- Nở rộ dịch vụ che giấu bê bối của quan chức Trung Quốc (DT). - CNA: Bạc Hy Lai đã “nhận tội”, có thể bị phạt tù ít nhất 20 năm (GDVN).
- Lãnh đạo Triều Tiên ra lệnh giấu tàu chiến (LĐ). - Hàn Quốc cự tuyệt tổ chức chung sự kiện với Triều Tiên (Infonet).
KINH TẾ
- Nợ của doanh nghiệp nhà nước đe dọa nợ công Việt Nam (VOV). - Nợ công đã lên tới 95% GDP? (DT). - Nợ công và bài học từ châu Âu (ĐĐK).
- Thông tư 02: Thống đốc chưa thể nói điều “khó nói”? (VnEco). - Vốn điều lệ 500 tỷ, VAMC giải quyết 500.000 tỷ nợ xấu bằng cách nào? (GDVN).
- Kinh tế Việt Nam 'Trên đường gập ghềnh tới tương lai' (PT). - Hai kịch bản viễn cảnh kinh tế vĩ mô Việt Nam 2013 (TTXVN).
- Cảnh báo lãi suất huy động “âm” (Infonet).
- Lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng (ĐĐK).
- Ngân hàng “cầu khấn” cho doanh nghiệp… mau khỏe! (PT).
- Năm 2013, tăng trưởng của Việt Nam cao nhất là 5,35% (VOV).
- Không để “lợi ích nhóm” móc túi người lao động (LĐ).
- Vàng chính thức lên giá 41 triệu đồng/lượng (VOV). - Tiếp tục đấu thầu 1 tấn vàng vào sáng mai (DT). - Thời điểm tốt để đầu tư vàng (ĐT).
- Giá cổ phiếu ồ ạt tăng trần (TT). - Dòng tiền lớn đổ vào, VN-Index tăng hơn 12 điểm (TN). - Trông gì ở cục tiền nghìn tỉ? (LĐ). - Tiền của nhà đầu tư bị lạm dụng như thế nào? (NCĐT).
- Nhiều gói tín dụng nhà ở giá rẻ (CP). - DN làm nhà ở xã hội nói gì về giá dưới 10 triệu đồng/m2? (Infonet). - Căn hộ cao cấp cắt lỗ hàng tỷ đồng (TP). - Căn hộ cao cấp giảm giá 30-40%: Không có gì lạ! (SM). - Dân mua nhà trên giấy sẽ không còn “sống trong sợ hãi”? (DT).
- Xăng dầu đang lãi khủng (ĐĐK).
- Lãnh đạo tỉnh xin lỗi doanh nghiệp (NNVN).
- Sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội: Làm gì thoát khỏi “màn tuyn, phích nước, bóng đèn”? (TP).
- Ngành xi măng đang dần “dễ thở” hơn (ĐTCK).
- Sản xuất phân bón sẽ hết phụ thuộc vào nhập khẩu! (PT).
- Sụt giảm sản lượng cá ngừ do khai thác bằng đèn cao áp (VOV).
- Nguy cơ “bẫy” tự do hóa thương mại với Trung Quốc (TN). - Doanh nghiệp dệt may Trung Quốc sắp đổ xô vào Việt Nam? (DT).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Bất ngờ với biệt tài bí ẩn của vua chúa VN (KT).
- Con gái Ngô Tất Tố bức xúc chuyện cha bị xúc phạm (Giadinh.net/LĐ).
- Hai Huy chương vàng được trao tại cuộc thi sân khấu tuồng và dân ca kịch (ND).
- Nhà thơ Giang Nam và sự thật về “cô du kích” (ANTĐ).
- “Người phi thường” Nguyễn Ngọc Ký nói về Nick Vujicic (VNN/DT).
- Nhạc sĩ Ngọc Đại: Tôi đồi trụy chỗ nào? (LĐ).
- Biên đạo múa Trần Ly Ly: “Nếu vì tiền tôi đã không chọn múa!” (PT).
- Lý Nhã Kỳ sang Tây vẫn nhận là Đại sứ du lịch (ĐV).
- Phim về tội ác ở Trung Quốc đoạt giải Kịch bản tại Cannes (DT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Chủ trương thay sách giáo khoa mới – phải quyết liệt, khẩn trương: Bài 1: Viết sách rồi mới viết chương trình – Hệ lụy của quy trình ngược (CAND).
- Thiết bị nào thí sinh được mang vào phòng thi? (TP).
- Tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội: Cơ hội vào trường công rộng mở (DT).
- Đề văn mở theo 'mốt': Bỗng dưng nhà nghèo (VNN).
- Đà Nẵng: Đến hẹn lại… xếp hàng chờ xin cho con vào trường mầm non (DT). - May rủi vào tấm phiếu (GD&TĐ).
- Trung tâm dạy nghề “đắp chiếu” (DV). - Người lao động tốt nghiệp đại học khó tìm việc (ĐĐK).
- Nuôi chữ cho con (PNTP).
- 5 học sinh đi bắt cua, 2 em chết đuối (TN). - Cách làm giảm bớt nỗi đau học sinh đuối nước? (VNN).
- Trung Quốc: Giáo viên lạm dụng tình dục 16 nữ sinh (DT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Huy động các tàu cá cứu hộ tàu Quảng Ngãi bị nạn (Infonet). - Những mảnh đời ngư phủ (NNVN).
- Bộ trưởng Y tế nói về giải pháp giảm tải bệnh viện (VOV).
- Lại nhập khẩu nội tạng trắng động vật: Ám ảnh ngộ độc (ĐĐK).
- Người dân Thanh Hóa làm việc “chui” cho Trung Quốc: Đặt cược mạng sống bên kia biên giới (LĐ).
- Số người hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng nhanh (SGGP).
- Mối lo làng quê: Bi kịch không được nghèo (NNVN). - Tín dụng đen “bủa vây” làng quê (NNVN).
- Quảng Ninh: Tiếp vụ “Ta luy sạt lở, đất đá đổ sập xuống 30 nhà dân” (DV).
- Cán bộ cửa khẩu phải biết mình là gương mặt đất nước! (TT).
- Sự kiện Nick Vujicic đến VN: Giá mà bớt khoa trương hơn! (Infonet). - Ngồi đâu xả rác đó: văn minh bỏ quên ở nhà? (TT).
- Những sản phụ lặng lẽ lên rẫy… sinh con (DT).
- Đắng lòng hậu phá thai: Nghĩa địa ảo, nỗi đau thật (DV).
- Tài xế ô tô tông chết 3 người ra đầu thú (TN). - Thông tin thêm về vụ ô tô đâm người văng lên nóc nhà (HNM). - Người phụ nữ bị ô tô đâm văng lên mái nhà đang mang bầu (TP).
- Buồn chuyện tình cảm, thiếu nữ gieo mình tự vẫn (DT).
- Sửng sốt về “khả năng đặc biệt” từ tuổi 12 của cậu bé ở Vĩnh Phúc (LĐ).
- Tổng thống Mỹ thị sát Oklahoma (VOV).
QUỐC TẾ
- Mỹ cân nhắc tăng viện trợ cho phe đối lập Syria (VOV). - Jordan cũng muốn tên lửa Patriot (TN). - Hezbollah ra mặt tham chiến tại Syria (PNTP). - Cuộc chiến Syria đã tràn sang Lebanon? (Tin tức). - Mỹ sẽ tăng viện trợ cho phiến quân Syria sau tuyên bố của Hezbollah (GDVN). - Giao tranh tiếp diễn, Trung Quốc cân nhắc mọi giải pháp về Syria (LĐ).
- Iran triển khai đồng loạt bệ phóng tên lửa tầm xa mới (Infonet).
- Mỹ, Nga, Trung: Ai thực sự là 'đại cao thủ' UAV? (TP).
- Tăng gái gọi để giảm nạn hiếp dâm! (LĐ).
- 'Soi' 6 quả bom của thanh niên Mỹ âm mưu khủng bố (TP).
- 'Chiêu' bí mật của ông Putin về đàm phán lãnh thổ (TP).
- Xe chở cảnh sát đặc nhiệm Philippines bị phục kích, 7 người chết (TN).
- Thông báo sự cố nhiễm phóng xạ chậm, quan chức Nhật xin lỗi (TT).
- Nổ bom tự chế ở Bangkok, 7 người bị thương (TN).
Ông Dương Trung Quốc: Hiến pháp 'treo' đến bao giờ?
VietnamNet
- Cả ngày hôm nay (27/5), QH thảo luận ở tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Buổi sáng, tại tổ Đồng Nai, ĐB Dương Trung Quốc, thành viên Ban biên tập dự thảo, đã có bài phát biểu dài 15 phút. Ông mở đầu với quyền phúc quyết của người dân:
“Toàn nhân danh”
Quyền phúc quyết đang trở thành một nguyên lý mà tất cả các bản hiến pháp đều hướng tới. Nhưng theo tôi, hiện người dân chưa có công cụ để thực hiện quyền này.
Chưa bao giờ Hiến pháp được bàn thảo một cách sôi nổi như hiện nay. Dù có rất nhiều thiện ý trong quá trình lấy ý kiến nhân dân nhưng theo tôi, chúng ta vẫn chưa có cơ sở nào để khẳng định ta đã tập hợp hết ý kiến .
Rất nhiều cuộc hội thảo , rất nhiều cuộc sinh hoạt xã hội. Và những tập sách dày. Nhưng ta có thể nói đây là tất cả ý kiến nhân dân không?
Bản dự thảo lần thứ ba về Hiến pháp đưa ra vào thời điểm vừa kết thúc thời gian sôi nổi lấy ý kiến nhân dân. Chúng tôi đã tiếp nhận được một bản dự thảo phong phú với tinh thần cởi mở , nhiều ý kiến khác nhau. Đó cũng là thời điểm mà đưa ra hai phương án đổi tên nước . Lần đầu tiên Chủ tịch QH khi chủ trì họp đã đề nghị xây dựng thành hai phương án cho QH thảo luận và để người dân cùng chia sẻ.
Nhưng đến bản dự thảo cuối cùng , tất cả các vấn đề được gọi là nhạy cảm nhất, được xã hội quan tâm nhất đã trở lại như ban đầu.
Tôi cho rằng vấn đề quan trọng nhất ta phải giải quyết là tình trạng “treo” Hiến pháp.
Trong các bản Hiến pháp đã đề cập rất nhiều vấn đề liên quan đến quyền của người dân, trong đó có quyền dân thể hiện quyền phúc quyết của mình. Vậy nhưng ta vẫn cứ treo suốt 68 năm qua. Không phải chuyện gì xa lạ mà là những vấn đề rất gần mà ta đã nhiều lần đề cập.
Thứ nhất, quyền tự do hội họp và biểu tình như đã nêu ngay trong Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp nào cũng được nhắc tới. Rồi luật Biểu tình mà cho đến những kỳ họp gần đây nhất đã nhất trí soạn thảo, coi đó là công cụ quản lý xã hội và thể hiện quyền của người dân.
Thứ hai là quyền lập hội. Người dân phải có cơ hội và diễn đàn để thể hiện quyền của mình. Dự thảo luật về hội chúng ta cũng đã bàn thảo rất nhiều lần rồi. Sửa đi sửa lại không ít lần, mà giờ vẫn gác lại.
Thứ ba là trưng cầu dân ý, vấn đề phổ quát của toàn thế giới và trong tất cả các văn bản đều đề cập tới. Tôi đã có cơ hội cùng các nhà lãnh đạo đi khảo sát ở các nước, hình như cũng có cơ quan được phân công chủ trì xây dựng luật. Nhưng cho đến giờ vẫn chưa có công cụ ấy. Vậy người dân thể hiện ý nguyện của mình ở diễn đàn nào, định lượng như thế nào? Không có. Bất kỳ lúc nào ta cũng nói đến chuyện ý kiến nhân dân, nhưng toàn là chuyện nhân danh cả thôi.
Tôi cho đây là các vấn đề cần phải khắc phục.
Trong chương trình xây dựng luật của QH không hề đề cập đến luật Biểu tình, đến luật về hội và câu chuyện trưng cầu dân ý . Vậy thì chắc chắn nếu Hiến pháp này thông qua lại tiếp tục treo. Và không biết treo đến bao giờ. Tôi cho rằng, lẽ ra QH nên trang bị các công cụ này, có được những luật này thì việc lấy ý kiến nhân dân mới đi vào đúng bản chất, chúng ta nắm bắt và định lượng được và chúng ta có quyết định. .
“Cỗ xe phải biết tiến, lùi”
Nhóm vấn đề thứ hai, về một số vấn đề ta gọi là nhạy cảm.
Bản Hiến pháp năm 1946 ra đời trong một bối cảnh lịch sử đặc thù. Khi đó, Đảng lãnh đạo cũng phải rút vào bí mật. Nhưng có ai không nói đến vai trò lãnh đạo của Đảng đâu. Hiến pháp năm 1959 là bản thứ hai mà Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp tham gia chỉ đạo và soạn thảo. Ta vẫn thấy thể hiện rõ sự tự tin của người lãnh đạo. Như vậy, tuy không trực tiếp đề cập tới nhưng bản chất sự lãnh đạo đó nằm ở định hướng và đường lối phát triển đất nước…
Hiến pháp năm 1980 có những tình huống đặc thù. Với những nội dung thể hiện việc phải xử lý tình huống ngay khi đó nên có phần duy ý chí và bị tác động bởi hoàn cảnh….
Các vấn đề như điều 4 cũng bắt đầu được ghi từ bản Hiến pháp năm 1980. Vấn đề sở hữu toàn dân cũng từ năm 1980, rồi đổi tên các cơ chế tổ chức của Chính phủ như Hội đồng Bộ trưởng, Hội đồng nhà nước. Nhưng bản Hiến pháp này cũng chỉ tồn tại được 12 năm, sau đó phải sửa bằng Hiến pháp năm 1992.
Đến lượt bản Hiến pháp năm 1992 được thông qua trong bối cảnh ta đang đứng trước rất nhiều yếu tố chưa chín muồi, trong đó có cả yếu tố hội nhập.
Sửa Hiến pháp cũng có kế thừa nhưng phải nhìn trong quan điểm lịch sử.
Như chuyện đổi tên nước . Trong quá trình thảo luận, nhiều người sợ rằng đổi tên nước như thế thì là thụt lùi. Nhưng cỗ xe phải biết tiến biết đi lùi thì mới điều chỉnh để đi đúng hướng. Người lái xe cũng như vậy thôi, nếu cứ phăm phăm tiến về phía trước thì liệu có đi qua nổi những lúc khó khăn. Vì vậy không nên coi đó là lùi mà phải coi đó là sự trở lại với những giá trị ban đầu.
… Sự lựa chọn không phải là chính đáng hay không chính đáng mà ở chỗ phải được phân tích kỹ. Tôi rất băn khoăn ở chỗ ta đã đầu tư không ít để lấy ý kiến nhân dân, nhân dân rất hào hứng để tham gia, vậy mà ta lại chỉ nhân danh ý kiến nhân dân để điều chỉnh mà lại không thuyết phục thì tôi cho là sẽ ảnh hưởng đến hiệu ứng xã hội.
Tôi chỉ muốn nhấn mạnh là sửa đổi hay làm Hiến pháp là cả một cơ hội lịch sử , bởi nó sẽ chi phối hay điều chỉnh xã hội chúng ta ít nhất trong vài chục năm.
Tôi cho là phải suy nghĩ cẩn thận, đặc biệt là xây dựng cơ chế cho người dân tham gia. Tôi mong rằng, với ý kiến hơi trái chiều một chút, đó là phải chăng ta có thể chậm lại một chút, sớm khắc phục tình trạng treo một số quyền cơ bản của công dân. Sau đó có thể làm một cách căn cơ. Với những vấn đề đòi hỏi bức xúc của xã hội bây giờ, ta có thể điều chỉnh bằng một số văn bản luật.
Không vì cái trước mắt mà phải thông qua việc sửa đổi Hiến pháp có giá trị lâu dài.
Lê Nhung ghi - Ảnh: Lê Anh Dũng
- Cả ngày hôm nay (27/5), QH thảo luận ở tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Buổi sáng, tại tổ Đồng Nai, ĐB Dương Trung Quốc, thành viên Ban biên tập dự thảo, đã có bài phát biểu dài 15 phút. Ông mở đầu với quyền phúc quyết của người dân:
“Toàn nhân danh”
Quyền phúc quyết đang trở thành một nguyên lý mà tất cả các bản hiến pháp đều hướng tới. Nhưng theo tôi, hiện người dân chưa có công cụ để thực hiện quyền này.
Chưa bao giờ Hiến pháp được bàn thảo một cách sôi nổi như hiện nay. Dù có rất nhiều thiện ý trong quá trình lấy ý kiến nhân dân nhưng theo tôi, chúng ta vẫn chưa có cơ sở nào để khẳng định ta đã tập hợp hết ý kiến .
Rất nhiều cuộc hội thảo , rất nhiều cuộc sinh hoạt xã hội. Và những tập sách dày. Nhưng ta có thể nói đây là tất cả ý kiến nhân dân không?
Bản dự thảo lần thứ ba về Hiến pháp đưa ra vào thời điểm vừa kết thúc thời gian sôi nổi lấy ý kiến nhân dân. Chúng tôi đã tiếp nhận được một bản dự thảo phong phú với tinh thần cởi mở , nhiều ý kiến khác nhau. Đó cũng là thời điểm mà đưa ra hai phương án đổi tên nước . Lần đầu tiên Chủ tịch QH khi chủ trì họp đã đề nghị xây dựng thành hai phương án cho QH thảo luận và để người dân cùng chia sẻ.
Nhưng đến bản dự thảo cuối cùng , tất cả các vấn đề được gọi là nhạy cảm nhất, được xã hội quan tâm nhất đã trở lại như ban đầu.
Tôi cho rằng vấn đề quan trọng nhất ta phải giải quyết là tình trạng “treo” Hiến pháp.
Trong các bản Hiến pháp đã đề cập rất nhiều vấn đề liên quan đến quyền của người dân, trong đó có quyền dân thể hiện quyền phúc quyết của mình. Vậy nhưng ta vẫn cứ treo suốt 68 năm qua. Không phải chuyện gì xa lạ mà là những vấn đề rất gần mà ta đã nhiều lần đề cập.
Thứ nhất, quyền tự do hội họp và biểu tình như đã nêu ngay trong Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp nào cũng được nhắc tới. Rồi luật Biểu tình mà cho đến những kỳ họp gần đây nhất đã nhất trí soạn thảo, coi đó là công cụ quản lý xã hội và thể hiện quyền của người dân.
Thứ hai là quyền lập hội. Người dân phải có cơ hội và diễn đàn để thể hiện quyền của mình. Dự thảo luật về hội chúng ta cũng đã bàn thảo rất nhiều lần rồi. Sửa đi sửa lại không ít lần, mà giờ vẫn gác lại.
Thứ ba là trưng cầu dân ý, vấn đề phổ quát của toàn thế giới và trong tất cả các văn bản đều đề cập tới. Tôi đã có cơ hội cùng các nhà lãnh đạo đi khảo sát ở các nước, hình như cũng có cơ quan được phân công chủ trì xây dựng luật. Nhưng cho đến giờ vẫn chưa có công cụ ấy. Vậy người dân thể hiện ý nguyện của mình ở diễn đàn nào, định lượng như thế nào? Không có. Bất kỳ lúc nào ta cũng nói đến chuyện ý kiến nhân dân, nhưng toàn là chuyện nhân danh cả thôi.
Tôi cho đây là các vấn đề cần phải khắc phục.
Trong chương trình xây dựng luật của QH không hề đề cập đến luật Biểu tình, đến luật về hội và câu chuyện trưng cầu dân ý . Vậy thì chắc chắn nếu Hiến pháp này thông qua lại tiếp tục treo. Và không biết treo đến bao giờ. Tôi cho rằng, lẽ ra QH nên trang bị các công cụ này, có được những luật này thì việc lấy ý kiến nhân dân mới đi vào đúng bản chất, chúng ta nắm bắt và định lượng được và chúng ta có quyết định. .
“Cỗ xe phải biết tiến, lùi”
Nhóm vấn đề thứ hai, về một số vấn đề ta gọi là nhạy cảm.
Bản Hiến pháp năm 1946 ra đời trong một bối cảnh lịch sử đặc thù. Khi đó, Đảng lãnh đạo cũng phải rút vào bí mật. Nhưng có ai không nói đến vai trò lãnh đạo của Đảng đâu. Hiến pháp năm 1959 là bản thứ hai mà Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp tham gia chỉ đạo và soạn thảo. Ta vẫn thấy thể hiện rõ sự tự tin của người lãnh đạo. Như vậy, tuy không trực tiếp đề cập tới nhưng bản chất sự lãnh đạo đó nằm ở định hướng và đường lối phát triển đất nước…
Hiến pháp năm 1980 có những tình huống đặc thù. Với những nội dung thể hiện việc phải xử lý tình huống ngay khi đó nên có phần duy ý chí và bị tác động bởi hoàn cảnh….
Các vấn đề như điều 4 cũng bắt đầu được ghi từ bản Hiến pháp năm 1980. Vấn đề sở hữu toàn dân cũng từ năm 1980, rồi đổi tên các cơ chế tổ chức của Chính phủ như Hội đồng Bộ trưởng, Hội đồng nhà nước. Nhưng bản Hiến pháp này cũng chỉ tồn tại được 12 năm, sau đó phải sửa bằng Hiến pháp năm 1992.
Đến lượt bản Hiến pháp năm 1992 được thông qua trong bối cảnh ta đang đứng trước rất nhiều yếu tố chưa chín muồi, trong đó có cả yếu tố hội nhập.
Sửa Hiến pháp cũng có kế thừa nhưng phải nhìn trong quan điểm lịch sử.
Như chuyện đổi tên nước . Trong quá trình thảo luận, nhiều người sợ rằng đổi tên nước như thế thì là thụt lùi. Nhưng cỗ xe phải biết tiến biết đi lùi thì mới điều chỉnh để đi đúng hướng. Người lái xe cũng như vậy thôi, nếu cứ phăm phăm tiến về phía trước thì liệu có đi qua nổi những lúc khó khăn. Vì vậy không nên coi đó là lùi mà phải coi đó là sự trở lại với những giá trị ban đầu.
… Sự lựa chọn không phải là chính đáng hay không chính đáng mà ở chỗ phải được phân tích kỹ. Tôi rất băn khoăn ở chỗ ta đã đầu tư không ít để lấy ý kiến nhân dân, nhân dân rất hào hứng để tham gia, vậy mà ta lại chỉ nhân danh ý kiến nhân dân để điều chỉnh mà lại không thuyết phục thì tôi cho là sẽ ảnh hưởng đến hiệu ứng xã hội.
Tôi chỉ muốn nhấn mạnh là sửa đổi hay làm Hiến pháp là cả một cơ hội lịch sử , bởi nó sẽ chi phối hay điều chỉnh xã hội chúng ta ít nhất trong vài chục năm.
Tôi cho là phải suy nghĩ cẩn thận, đặc biệt là xây dựng cơ chế cho người dân tham gia. Tôi mong rằng, với ý kiến hơi trái chiều một chút, đó là phải chăng ta có thể chậm lại một chút, sớm khắc phục tình trạng treo một số quyền cơ bản của công dân. Sau đó có thể làm một cách căn cơ. Với những vấn đề đòi hỏi bức xúc của xã hội bây giờ, ta có thể điều chỉnh bằng một số văn bản luật.
Không vì cái trước mắt mà phải thông qua việc sửa đổi Hiến pháp có giá trị lâu dài.
Lê Nhung ghi - Ảnh: Lê Anh Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét