Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Bài viết đáng chú ý: đàn áp tàn tệ - nhân quyền bằng con số 0

TS Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực để phản đối các hành vi phạm pháp này của giám thị Lường Văn Tuyến


                                                          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                                                     Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
                                                                                 ------------------

                                                                            Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2013

                                                                ĐƠN TỐ CÁO
                                       GIÁM THỊ TRẠI GIAM SỐ 5 – BỘ CÔNG AN
                                         CỐ Ý GIẾT CÔNG DÂN CÙ HUY HÀ VŨ

Kính gửi: Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam
- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
- Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình
- Viện trưởng VKS nhân dân tối cao Nguyễn Thanh Bình
- Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang
- Ủy ban thường vụ Quốc Hội
- Ủy ban Tư pháp Quốc Hội
- Ủy ban Pháp luật của Quốc Hội
Đồng kính gửi: Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam
Tôi là Nguyễn Thị Dương Hà, thường trú tại 24 Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nôi, căn cứ Điều 74 Hiến pháp quy định về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và Luật tố cáo, tôi tố cáo với Quý Cơ quan, Quý vị về việc Giám thị Lường Văn Tuyến, Trại giam số 5 – Bộ Công an (Yên Định, Thanh Hóa) cố ý giết công dân Cù Huy Hà Vũ như trình bày sau đây.
Chồng tôi, Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, thường trú tại 24 Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội, bị Tòa án nhân dân tối cao kết án 07 (bảy) năm tù, 03 năm quản chế là trái quy định “Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp” tại khoản 1 Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền chính trị và dân sự mà Việt Nam là thành viên từ 1982, trái quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin” tại Điệu 69 Hiến pháp. Thực vậy, ông Cù Huy Hà Vũ bị Nhà nước bỏ tù do đã nêu yêu cầu bỏ Điều 4 của Hiến pháp quy định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội. Thế nhưng tại Kỳ họp thứ 5 Quốc Hội khóa 13 đang diễn ra. Quốc Hội đã công nhận những ý kiến yêu cầu bỏ Điều 4 Hiến pháp của công dân góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là quyền của công dân, là hoàn toàn hợp pháp, việc làm này của Quốc Hội tự nó đã chứng minh ông Cù Huy Hà Vũ hoàn toàn không có tội và vì vậy bị bỏ tù oan!
Ngày 11/11/2012, căn cứ Điểm a khoản 1 Điều 168 (Thẩm quyền, thời hạn và thủ tục giải quyết tố cáo) và Điều 169 (Trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo) Luật thi hành án hình sự, ông Cù Huy Hà Vũ đã gửi giám thị trại giam Lường Văn Tuyến “Đơn tố cáo Lê Văn Chiến, cán bộ trại giam số 5 – Bộ Công an cố ý giết công dân Cù Huy Hà Vũ”.
Khoản 2 Điều 168 Luật thi hành án hình sự quy định: “Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể kéo dài hơn nhưng không quá 90 ngày” Điều 169 Luật thi hành án quy định: “Cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra”.
Thế nhưng khi tôi lên thăm chồng tôi vào ngày hôm qua, 25/5/2012, tại trại giam, ông Cù Huy Hà Vũ trước mặt các cán bộ giám sát của trại giam đã thông báo cho tôi biết là ông Vũ không những không nhận được văn bản giải quyết Đơn tố cáo của ông Vũ từ giám thị Lường Văn Tuyến mà ngày 12/5/2013 giám thị Lường Văn Tuyến lại cho cán bộ Lê Văn Chiến vào trực phòng giam ông Cù Huy Hà Vũ và do đó ngày 12/5/2013 sau 180 ngày kể từ khi ông Vũ gửi giám thị Tuyến Đơn tố cáo, ông Vũ tiếp tục gửi giám thị Lường Văn Tuyến văn bản yêu cầu giải quyết Đơn tố cáo Lê Văn Chiến, cán bộ trại giam số 5 – Bộ Công an cố ý giết công dân Cù Huy Hà Vũ trong đó ghi rõ: “Trong trường hợp giám thị không giải quyết Đơn tố cáo này của tôi – Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ – sẽ tuyệt thực để phản đối hành vi phạm pháp này của giám thị (không giải quyết tố cáo này như Hiến pháp và luật Thi hành án hình sự, Luật tố cáo quy định). Thế nhưng đã 2 tuần trôi qua mà giám thị Tuyến vẫn tiếp tục lờ giải quyết Đơn tố cáo của ông Cù Huy Hà Vũ nên ông Vũ tuyên bố cho tôi biết là từ ngày hôm nay, 27/5/2013, ông Vũ tuyệt thực.
Như vậy bằng việc cố ý không giải quyết Đơn ngày 11/11/2012 của ông Cù Huy Hà Vũ tố cáo Lê Văn Chiến, cán bộ trại giam số 5 – Bộ Công an cố ý giết công dân Cù Huy Hà Vũ bất chấp cảnh báo tuyệt thực của ông Vũ, giám thị trại giam Lường Văn Tuyến đã cố ý giết chồng tôi – Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, nhất là giám thị Tuyến biết rõ là ông Vũ bị bệnh tim và cao huyết áp.
Ngoài ra, giám thị trại giam Cù Huy Hà Vũ còn xâm phạm nhiều quyền lợi hợp pháp khác của ông Cù Huy Hà Vũ như quyền gặp vợ ở phòng riêng không quá 24 giờ, quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật thi hành án hình sự, nhiều lần xâm phạm quyền gửi thư quy định tại Khoản 1 Điều 47 Luật thi hành án hình sự, không cho nhận một số đồ dùng thiết yếu không thuộc danh mục cấm... Tất cả những xâm phạm quyền lợi hợp pháp này của ông Vũ của giám thị trại giam Lường Văn Tuyến cùng với việc giám thị Tuyến chà đạp quyền tố cáo của ông Vũ như trên vừa chứng minh đã đẩy ông Vũ đến quyết định tuyệt thực để phản đối các hành vi phạm pháp này của giám thị Tuyến bởi không còn đường nào khác để bảo vệ quyền lợi của mình trong điều kiện bị giam tại trại giam số 5 – Bộ Công an.
Bằng tố cáo này, tôi yêu cầu Quý Cơ quan, Quý vị khẩn cấp chặn đứng bàn tay tội ác của giám thị trại giam số 5 – Bộ Công an Lường Văn Tuyến để bảo vệ tính mạng và các quyền lợi hợp pháp khác của chồng tôi – Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, nhất là khi ông Cù Huy Hà Vũ hoàn toàn vô tội và bị bỏ tù trái pháp luật, và qua đó để bảo vệ nhân quyền – quyền công dân khỏi bị chà đạp ở Việt Nam!
Trân trọng,
Người tố cáo
Nguyễn Thị Dương Hà
Nơi gửi:
- Như trên;
- Các Luật sư của ông Vũ;
- Gia đình ông Vũ;
- Lưu.

Nguyễn Chí Đức - Tiếng nói của một cựu chiến binh Cộng Sản ra khỏi ĐCSVN năm 1992 và ủng hộ đa đảng


Dẫn nhập: đây là cuộc trao đổi ngắn hết sức tình cờ, dân dã không hề được trau chuốt hay sắp xếp giữa tôi và một người cùng quê hương nhân dịp đi ăn đám giỗ một trăm ngày của ông bác ruột. Tôi hi vọng sau khi xem xong đoạn đối thoại ngắn dưới đây thì các cựu quân nhân, trí thức, công chức đã đang đóng góp trí tuệ/xương máu và thành danh dưới chế độ Cộng Sản cũng nên mạnh dạn thêm chút để góp phần cải tạo xã hội đang ngày càng nát bét. Quí ông, quí bà hãy tự lựa chọn lựa cho mình thế đứng giữa “Trí Thức Cận Thần” với “Hiền Tài Quốc Gia”, giữa “Công Dân Tự Do” với “Nô Lệ Cộng Sản”, giữa Sự Thật với Giả Dối.

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=mU1srQjD3sI

Duy Ninh: Họ tên là Nguyễn Duy Ninh (dạ) vào bộ đội năm 1967, ba tháng là đi B vào đường 9 Khe Sanh. Sau đó là các chiến dịch là Quảng Trị, rồi là bên Bắc Lào, rồi lại quay về đường 9 Nam Lào, rồi là đến 72 Quảng Trị, rồi đến chiến dịch cuối cùng là (chiến dịch thứ 5 là) chiến dịch Hồ Chí Minh vào đến tận cùng là chỗ cầu Bình Triệu của Sài Gòn. Sau đó về ra ngoài này là đến năm 77 là chuyển nghành.
Chí Đức: Anh có thể giới thiệu tên, tuổi, quê quán, năm sinh, ngày vào đảng và ngày ra đảng
Duy Ninh: Quê quán, họ và tên như khi nãy là Nguyễn Duy Ninh. Quê quán thì là làng Khả Phong này, xã Nam Sơn này, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Vào bộ đội là năm 67, vào Đảng năm 72. Tiếp theo là chuyển nghành sang nghành giáo dục, lại chuyển xuống BTC Tỉnh Ủy Nghệ An được 6 năm, về vì hoàn cảnh gia đình lại về cho gần nhà về BTC Huyện Ủy Đô Lương 10 năm, sau đó là làm thế nào để về. Tuổi chưa đủ nhưng mà năm tính ra là được 32 năm, cho nên là do 32 năm đó bù vào chỗ thiếu tuổi thì do chỗ đó cho nên về được. Về năm 92 nghỉ luôn.
Chí Đức: Lúc ấy năm 92 anh bao nhiêu tuổi?
Duy Ninh: 48 hầy (*)
Chí Đức: đồng lúc anh cũng ra khỏi Đảng luôn hay sao?
Duy Ninh: Ra luôn! Nghỉ luôn! Không lấy!
(Tiếng một người chen vào : Năm mấy? Nghỉ! Tức là không lấy giấy giới thiệu về)
Chí Đức: Thế bây giờ anh có tâm tư nguyện vọng gì đối với quê hương-đất nước và dân tộc không?
Duy Ninh: Bây giờ làm thế nào để cho thực chất là dân chủ cái đã.
Chí Đức: Cụ thể dân chủ là cái gì?
Duy Ninh: Dân chủ là người dân làm chủ chiếu theo cái Hiến Pháp và Pháp Luật. Đúng như thế chứ không phải Hiến Pháp làm thế này mà bên kia cái thực hiện lại làm cách khác. Người ta dùng mọi cái biện pháp này, cái gọi là biện pháp thực chất là thủ đoạn. Ép người ta chỗ này, ép người ta chỗ kia thì buộc người ta phải là theo nhưng thế không thể được.
Chí Đức: Nhưng có một số ý kiến là dân chủ đồng nghĩa phải đa đảng thì anh, theo ý kiến anh thì như thế nào?
Duy Ninh: Đa đảng là đúng. Phải đa đảng. Bởi vì nếu như có một đảng thì anh muốn làm sai bao nhiêu cũng được. Nếu đa đảng, có 2 đảng trở lên người dân có thể là: tôi chọn anh này đúng. Mặc dù nó không đúng vĩnh cửu, nó không đúng lâu dài, nhiệm kỳ này anh đúng tôi chọn anh, nhiệm kỳ sau anh sai tôi chọn đảng khác tôi theo. Đúng là tôi theo, mà hợp với ý dân là tôi theo. Đấy! “Ý đảng lòng dân” nhưng “Ý Đảng lòng dân” đã gặp nhau được bao nhiêu?
Chí Đức: bây giờ vì thời gian có hạn, xin hỏi anh một câu cuối cùng là bây giờ giả sử có một huặc một vài đảng khác mà đảng yêu nước mà đảng vì quyền lợi của dân tộc Việt Nam thì anh có ủng hộ không?
Duy Ninh: Về tinh thần là tôi ủng hộ nhưng về sức lực và thể chất (ám chỉ bản thân) có thể là chỉ được giới hạn một mức nào đó thôi.
Chí Đức: Bây giờ mà có một hội những người Huynh Đệ những người mà ra khỏi Đảng thì anh có ủng hộ, anh có tham gia không?
Duy Ninh: Tôi tham gia. Vâng!
Chí Đức: Vâng, xin cám ơn anh!
(*) : ông Nguyễn Duy Ninh sinh năm 1947, ra khỏi ĐCSVN âm thầm năm 1992
Bonus: dưới đây là đoạn trao đổi khác với ông Nguyễn Hồng Bích từng là một quân nhân Cộng Sản và cũng ra khỏi ĐCSVN một cách âm thầm năm 1992.
http://www.youtube.com/watch?v=spmw9GJTPi8&feature=player_embedded
 Nguyễn Chí Đức

(Blog Đông hải Long vương)

Hội thảo khoa học về Biển Đông ở Hàn Quốc (PNTD)   —-Khai mạc hội thảo về Biển Đông tại Hàn Quốc (VOV)   —-Tướng Trung Quốc tuyên bố chiến lược chiếm đảo (ĐV)   —–Tướng TQ: Dùng “chiến lược cải bắp” chiếm đoạt phi pháp Trường Sa (GDVN)

Ngư dân kể chuyện bị tàu Trung Quốc vây và đâm trên biển Hoàng Sa  (GDVN)
Lý Khắc Cường công khai đòi Nhật Bản “trả lại” Senkaku (GDVN)  —Nhật đáp trả thủ tướng Trung Quốc về đảo tranh chấp (TN)
3 hạm đội TQ tập trận trái phép “dằn mặt” các bên tranh chấp Biển Đông  (GDVN)
Tàu sân bay Mỹ uy hiếp Trung Quốc ở Biển Đông (Zing) -  Khi Trung Quốc và Philippines đang tranh chấp căng thẳng tại bãi Cỏ Mây trên Biển Đông, tàu sân bay Mỹ USS Nimitz lại diễn tập ở gần khu vực này khiến Trung Quốc lo lắng.
“Đổi tên nước sẽ tốn kém trăm bề” (VnEc)- Còn cái dụ sửa HP có tốn trăm bề không?? làm ì xèo rột cuộc trớt he, mèo vẫn hoàn mèo chả đổi cái gì hết, có chăng đổi mấy cái chữ viết. Mấy cái chữ cũng tốn khối tiền.
“Đảng lãnh đạo toàn diện Nhà nước và xã hội nhưng không làm thay”  (GDVN)  —Cần cơ chế để dân giám sát Đảng (TT) -
CQ An ninh tiến hành bắt, di lý ông Trương Duy Nhất ra Hà Nội  (GDVN)
Không để “lợi ích nhóm” móc túi người lao động (LĐ) -  “Lúc kinh tế khó khăn này, tôi càng thấy phải cảm ơn nông dân Việt Nam – những người luôn chịu thương, chịu khó duy trì cuộc sống cho mình và tham gia cứu giúp cả nền kinh tế đất nước” – GS Nguyễn Đình Kháng (ảnh), nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế – Chính trị học – bày tỏ. GS Kháng cũng cho rằng một trong những thủ phạm gây những méo mó cho nền kinh tế hiện nay chính là “lợi ích nhóm”, phải được ngăn chặn kịp thời.
Lợi ích nhóm là bọn chó nào mà ghê thế nhỉ ??? Đến đảng và nhà nước của Giai cấp Vô Sản nó cũng coi chả ra gì!?- Đây cả bầy luôn :Tăng tuổi nghỉ hưu: Đừng vì lợi ích nhóm! >>>> “Lợi ích nhóm” khiến dự án được cấp phép tràn lan  >>>>Chống lợi ích nhóm bằng những dấu hỏi >>>>Ximăng Điện Biên không được dùng ở Điện Biên: Bộc lộ lợi ích nhóm(?!) >>>>Lợi ích nhóm
Nhận diện mối quan hệ “đen”  (NLĐ) -Lần đầu tiên Ủy ban Kiểm tra Trung ương xây dựng đề tài nghiên cứu khoa học về mối quan hệ không bình thường của cán bộ, đảng viên có chức quyền với doanh nghiệp để trục lợi
Tín dụng đen “bủa vây” làng quê  (NLĐ) -Trong khi ngân hàng đua nhau hạ lãi suất tiền vay xuống còn 13%/năm thì tín dụng “đen” vẫn đứng ở mức lãi “khủng” từ 120% đến 200%/năm, nhưng nông dân chấp nhận, chính quyền biết cũng đành bất lực…

Vụ việc của Trương Duy Nhất mang mầu sắc chính trị

Một bức hình rất Trương Duy Nhất
Cái tôi cần là tư tưởng, chứ không phải là những chiến binh; cái tôi cần là tư duy và khả năng thực hành tư duy chứ không phải là sắt và máu!


Tràn ngập trên các trang mạng là tin blogger Trương Duy Nhất bị cơ quan Công an bắt giữ vì xâm phạm đều 258 Bộ Luật Hình Sự. Tuy nhiên điều khác biệt là ở chỗ cộng đồng mạng không thực sự sục sôi, không bày tỏ phẫn uất, cũng chưa thấy dấy lên phong trào kiến nghị đòi thả tự do cho Trương Duy Nhất!

Điều này là trái ngược với dư luận và phản ứng của dư luận khi Bùi Hằng hay Phương Uyên bị bắt! Những nhà dân chủ đã không (chưa) phong thánh cho Nhất.

Trương Duy Nhất là một trong những blogger viết về mảng chính trị sắc bén nhất, ngòi bút hay đúng hơn là tư duy của Nhất dường như không biết kiêng dè, đã công kích là phải trực diện, phải quyết liệt và không nhân nhượng. Nhất cổ vũ cho dân chủ bằng tình cảm và cả tư duy của mình.

Cũng có khi Nhất bị thiên về cảm tính nhưng nhân vô thập toàn, người ta không thể đòi hỏi một cây viết lúc nào cũng cho ra các sản phẩm sắc bén, đanh như thép, hay ngòi bút làm đòn xoay chế độ cho được.

Nhất là blogger lớn có ảnh hưởng trong cộng đồng mạng và (có lẽ) Nhất theo phái phản biện trung thành, đôi khi Nhất cũng bày tỏ những sự thất vọng (đến mức tột cùng của mình), sự bi phẫn trong một số entry.

Trở lại với việc Trương Duy Nhất bị bắt.

Nếu chiếu theo luật 258 hay 79, hay 88 thì có lẽ ít nhất phân nửa blogger viết về chính trị sẽ bị bắt giữ. Những điều luật này thiếu sự chính xác cần có của một bộ luật hình sự, thiếu luôn cả sự khoa họ. Chính điều này đã tạo nên một đám mây mù, rất dễ bắt tội công dân.

Không phải là những nhà làm luật Việt Nam không hiểu điều đó, mà đơn giản là tự bản thân nhu cầu của họ (nhu cầu thống trị của nhà nước, nhu cầu của giai cấp thống trị - nói theo ngôn của Mác) đã buộc họ phải soạn thảo ra những điều luật như vậy.

Và nó làm ra cái gọi là an ninh tư tưởng, tạo tiền đề để luôn sẵn sàng bắt giam bất cứ ai có thể miễn là đã đánh dấu là "thế lực thù địch".

Vâng chẳng có lý nào một công dân yêu cầu Tổng Bí thư một đảng từ chức, Thủ tướng từ chức, hay nói "không ơn Đảng, ơn chính phủ", tiến hành cùng Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm... lại bị bắt khẩn cấp và tống tù vì lý do lợi dụng quyền dân chủ, tự do ngôn luận....

Tất nhiên lý thuyết thì chỉ là lý thuyết còn thực tế là chúng ta đang sống tại Việt Nam nơi có những điều luật như 258, 79, hay 88. Và bởi vì "Pháp luật là công cụ của giai cấp thống trị" - cũng nói theo ngôn ngữ của Mác!

Thời điểm hiện tại là thời điểm rất nhạy cảm, một sự kiện dù nhỏ nhưng sẽ đem lại tính kích ứng xã hội rất cao. Cơ quan An ninh hẳn hiểu rõ điều đó, nhưng tại sao vẫn quyết định bắt Trương Duy Nhất?

Khi Nguyễn Bá Thanh còn ở Đà Nẵng, Trương Duy Nhất có viết trời viết bể thì cùng lắm là bị điều tra lý lịch, thăm hỏi, uống trà. Nhất cũng tỏ ra nắm rất vững pháp luật và các quyền công dân của mình, hoàn toàn không có việc "bắt giam khẩn cấp Trương Duy Nhất".

Nhưng Bá Thanh ra Hà Nội cùng với những biến động chính trị gần đây và kết cục đã đến... Trương Duy Nhất bị bắt ở Đà Nẵng và ngần ngay lập tức được di lý ra Hà Nội để điều tra.

Điều này cho thấy tầm quốc gia của vụ bắt giữ Trương Duy Nhất, nó không gói trong phạm vi địa phương (tỉnh, thành). Người mở án điều tra, quyết tâm bắt Trương Duy Nhất là ở Hà Nội, không phải ở Đà Nẵng và đó hẳn phải là một quá trình chuẩn bị (hay điều tra) chứ không phải là lệnh bắt giữ đột xuất.

Nhìn mặt khác điều này cũng nói lên sức công phá mạnh mẽ của blog Góc nhìn khác.

Cách đây hơn một tháng Hantimes có nhận được một số thông tin, bình luận về việc sẽ có một cuộc tảo thanh sau Hội nghị VII. Cuộc tảo thanh này nhằm dẹp tan những blogger đã đi quá sâu vào đấu tranh chính trị ở thượng tầng kiến trúc. Cuộc tảo thanh có lẽ được bắt đầu tư việc trang BS bị hack (hoặc dựng lên màn kịch bị hack). Mới đây cũng rộ tin đồn sẽ bắt giữ chủ trang Ba Sàm

Tất nhiên giả thuyết thì vẫn cứ là giả thuyết, tin đồn thì vẫn là tin đồn và nó được đặt ra như một dấu hỏi để ngỏ!

Mà tin đồn thì không ai bịt miệng được!

Bỏ qua những tranh đấu chính trị ta có thể nói gì về việc Trương Duy Nhất một blogger lớn bị bắt giữ? Điều phải nói lại là Nhất có tư duy hơn hẳn những nhà dân chủ hiện thời, Nhất cá tính, mạnh mẽ và quyết liệt trong tư duy của mình.

Nhất không đòi lật đổ thể chế (như rất nhiều người kêu gọi), Nhất cũng không chủ trương sắt và máu. Nhưng bằng tư duy của mình Trương Duy Nhất đã đưa những độc giả của trang Góc nhìn khác đi dần đến sự thực, sự khai phóng về tư duy, đi dần tới nhu cầu hít thở bầu không khí dân chủ thực sự.

Và sự thực Nhất đã làm điều đó! Nhất đã "Tập huấn dân chủ", loại bỏ đi những tư tưởng, sự trông chờ vào "đấng cứu thể" để công dân có thể tự nhận thức về mình, xác định vị thế của mình.

Người ta lo ngại chính là lo ngại điều này, chứ không phải là những kêu gào la hét, những bịa đặt, căm thù vốn tràn đầy trên mạng ảo. Cái họ sợ là tư tưởng, vũ khí quan trọng nhất là tư tưởng chứ không phải là não trạng yếu đuối sợ sệt hay những thét gào bùng xung nhưng rỗng tuếch.

Và ở khía cạnh này thì Trương Duy Nhất cần phải bị bắt giữ. Những thứ còn lại cứ để tự sinh tự dưỡng và rồi tự tha hóa, tự biến chất đi. Nó sẽ tha hóa biến chất đến mức người ta sẽ phỉ nhổ vào chính cái gọi là "phong trào đòi dân chủ".

Sự phá hoại không gì tàn khốc hơn thế!!

Gần như ngay lập tức khi Trương Duy Nhất bị bắt, thì một loại sâu đã được cài vào một bức hình, bức hình này được đăng trong entry của một blogger khá nổi tiếng. Entry này viết về một sự kiện đang "hot" và gây nhiều tranh cãi ở Việt Nam.

Sâu (hay loại viruts) này sẽ đẩy ra một yêu cầu đăng nhập tên, pass để truy cập blog. Mục đích cài sâu thì không rõ để làm gì, chủ nhân thực sự của của con sâu (viruts) này cũng không rõ là ai. Rất nhiều người đã dính loại sâu (viruts) này và nó đem lại cho họ những phiền toái nhỏ trong quá trình truy cập các trang mạng, đặc biệt là khi cố vào trang của Trương Duy Nhất.

Vụ việc của Nhất mang mầu sắc chính trị chứ không phải như vụ việc của Cô gái đồ long và do vậy nó sẽ tiềm ẩn nhiều bất trắc hơn. Trong trường hợp Nhất là một an ninh mạng, dấn thân quá sâu vào cuộc đấu tranh chính trị ở thượng tầng kiến trúc thì tôi vẫn dành sự kính trọng cho một một người như Trương Duy Nhất.

Đó là một đối thủ lớn và xứng đáng nhận được sự tôn trọng.

Trong trường hợp Trương Duy Nhất bộc trực chiến đấu, cổ vũ vì một sự thực và khai phóng tư duy, vì dân chủ (hay cả vì chính cái tôi cá nhân của Nhất), Nhất càng xứng đáng để cả cộng đồng này tôn trọng, thậm chí kính nể! Cái chúng ta cần và đang rất thiếu là những người như thế, những bài viết như thế chỉ có những điều như thế mới tạo dựng một nền tảng tư duy cần thiết!
Han Times
(Blog Han Times)

Bộ Công an xác nhận bắt ông Nhất

Thông báo trên trang web của Bộ Công an
Công an xác nhận bắt ông Nhất vì điều 258 Bộ luật Hình sự
Trang tin điện tử của Bộ Công an Việt Nam hôm 27/5 đã xác nhận thông tin blogger Trương Duy Nhất bị bắt một ngày trước đó.
Bản tin ngắn của Bộ Công an chỉ bao gồm bốn câu thông báo:
"Ngày 26/5/2013, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an ra Lệnh bắt khẩn cấp và Lệnh khám xét khẩn cấp đối với Trương Duy Nhất, sinh năm 1964 tại Quảng Nam; hộ khẩu thường trú và chỗ ở số 25, phố Tống Phước Phổ, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng vì có hành vi vi phạm pháp luật theo Điều 258 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam.
"Quá trình thực hiện lệnh bắt, khám xét khẩn cấp, Cơ quan ANĐT Bộ Công an phối hợp với Công an TP. Đà Nẵng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
"Thái độ của Trương Duy Nhất chấp hành.
"Các cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của Trương Duy Nhất để xử lý theo quy định của pháp luật."
Bộ Công an không nói gì về chuyện họ đã chuyển ông Nhất từ Đà Nẵng ra Hà Nội ngay trong ngày 26/5.
Trước đó Bộ này cũng đã có thông báo về vụ ông Nhất bị bắt nhưng không đầy đủ như thông báo mới nhất.
Blogger Trương Duy Nhất đã có nhiều năm viết cho báo của ngành công an và của Mặt trận Tổ quốc trước khi tuyên bố nghỉ viết báo để có thể viết những gì ông thực sự muốn viết trên blog 'Một góc nhìn khác'.
Ông Nhất từng đề cao vai trò và khả năng của ông Nguyễn Bá Thanh, cựu Bí thư Đà Nẵng và nay là Trưởng Ban Nội chính Trung ương.
Tuy nhiên ông Nhất đã bày tỏ sự thất vọng khi ông Thanh thất bại trong cuộc chạy đua giành ghế trong Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 7 hồi đầu tháng này.
Hai người lọt vào Bộ Chính trị sau các màn kịch chính trị là Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, vốn không nằm trong danh sách ban đầu mà Bộ Chính trị đề nghị để Ban Chấp hành Trung ương phê duyệt theo giới quan sát.
Blogger đồng thời là nhà báo tự do Huỳnh Ngọc Chênh đã có những nhận xét tích cực về ông Trương Duy Nhất.
Ông Chênh nhận xét ông Nhất là "người thẳng thắn, mạnh dạn, tích cực đóng góp cho hệ thống này" và mô tả điều ông gọi là "Tất cả các bài viết của ông Nhất đều toát lên tinh thần xây dựng để mong muốn có hệ thống tốt đẹp hơn".
Chuyển ra Hà Nội
Trước thông báo của Bộ Công an, một loạt các báo trong nước đã đăng tải tin ông Nhất bị bắt.
Tờ Thanh Niên tối 26/5 nói Bộ Công an bắt ông Nhất vì có "hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự."
Vài tiếng sau báo Tuổi Trẻ nói Bộ Công an đã khám nhà ông nhất trong bà tiếng đồng hồ sáng 26/5 và "ông Nhất đồng ý ký vào các biên bản."
Sau đó ông Nhất bị chuyển ra Hà Nội vào buổi chiều.
Chủ nhân của blog 'Một góc nhìn khác' đã nhiều lần gặp rắc rối với Bộ Công an nhưng đây là lần đầu tiên người ta chính thức khép ông vào điều 258 của Bộ luật Hình sự.
Ông Nhất chỉ là một trong hàng chục blogger bị bắt vì chỉ trích trực diện chính quyền bị coi là độc đoán ở Việt Nam.
'Tình nguyện đi tù'
Vụ bắt ông Nhất cũng đã gây ra nhiều phản ứng trên mạng xã hội Facebook.
Ông Hồ Hải đăng Bấm hình gốc mà báo Tuổi Trẻ dùng và bình luận: "Trương Duy Nhất hiên ngang trên đường vào sân bay Đà Nẵng ra Hà Nội để điều tra, nhưng những người áp giải Nhất lại cúi đầu."
Sau đó Tuổi Trẻ đã cắt bỏ hình ảnh hai nhân viên an ninh cúi đầu và chỉ để ảnh một mình ông Nhất.
Blogger Người Buôn Gió, người mới đây không bị cản trở khi xuất cảnh sang Đức, viết: "Anh Nhất ơi! Nếu mỗi người dân Việt Nam có ''góc nhìn khác'' thì làm gì có ban tuyên giáo để "định hướng dư luận''.
Blogger Mẹ Nấm viết: "Cho dù Trương Duy Nhất là ai, viết cái gì đi chăng nữa thì tôi nghĩ cộng đồng blogger Việt Nam phải lên tiếng cho trường hợp của anh Nhất để bảo vệ quyền tự do ngôn luận của mình.
"Cá nhân tôi tình nguyện đi tù cùng Trương Duy Nhất để bảo vệ quyền được nói những điều mình nghĩ."
Cây viết Đoan Trang bình luận: "Thật tình mình chả sợ, vì đã viết blog chính trị thì xác định là bị quấy phá sách nhiễu (political harassment) là “một phần tất yếu của cuộc sống” rồi.
    "Từ một người viết báo Công an, hơn ai hết anh ta phải biết mình nên viết gì, có thái độ ra sao với dân với nước?" " - nguyentandung.org
"Nhưng mình đang suy nghĩ một cách rất nghiêm túc về việc phải làm cách nào để vô hiệu hoá Điều 88 (thường được dùng để bắt người bất đồng chính kiến) và Điều 258 (đặc biệt được ưa dùng để bắt nhà báo).
"Phải có một cách nào đó chứ... đúng không, các bạn của tôi, các đồng nghiệp của tôi?"
Trong khi đó trang web Bấm nguyentandung.org có bài 'Vụ Trương Duy Nhất: Bài học cho những kẻ ngông cuồng vọng tưởng' trong đó bình luận "Từ một người viết báo C
ông an, hơn ai hết anh ta phải biết mình nên viết gì, có thái độ ra sao với dân với nước?"
'Đảng ở với ai'
Ông Nhất chỉ là trường hợp mới nhất bị bắt vì chỉ trích trực diện chính quyền
Từ Hoa Kỳ, Trinity Hồng Thuận viết trên Facebook: "Không cần phải có dính dáng gì tới đảng này đảng nọ mới bị bắt đâu nhé. Chỉ cần KHÁC một chút là sẽ ngồi tù ráo. :D"
Người dùng Facebook Thanh Bình dẫn lại hai bình luận xung quanh việc ông Nhất bị bắt và đưa ra ý kiến của riêng mình:
"Bình luận về vụ blogger Trương Duy Nhất (chủ trang một "góc nhìn khác"), Osin Huy Đức treo status "Ở nơi không thể tồn tại một góc nhìn khác"
"Bạn Bố Cu Hưng (nhà báo Thế Hiển, báo Pháp Luật TP) bèn bình luận như thế này: "Vấn đề cuả một nhà báo là phải có thông tin. Khi thiếu khả năng hoặc cơ hội tiếp cận thông tin thì góc nhìn nếu khác là chửi đổng mà nếu giống là a dua. Stt này sẽ thuyết phục nếu anh Osin Huy Đức nắm rõ luận điểm khởi tố anh Trương Duy Nhất"
"Bạn BCH có hai điểm sai rất căn bản
"Thứ nhất, TDN bây giờ là blogger, ko phải là nhà báo chuyên nghiệp. Dĩ nhiên một blogger ko ăn lương, ko thẻ nhà báo thì ko thể nào cơ hội tiếp cận thông tin như một nhà báo chính thống . Bố Cu Hưng đòi hỏi như thế thì thật là ngớ ngẩn
"Thứ hai, một nhà nước pháp quyền thì ko thể bắt giam một người vì tội "chửi đổng" và "a dua" . Nói như bạn BCH thì đứa nào kênh kiệu, có cái mặt đáng ghét thì phải bắt nhốt cho hết à ?
Cũng trên Facebook, ông Ngô Nhật Đăng viết: "Thế là đủ hết : Công nhân, nông dân , bộ đội, luật sư, nhà báo, nhà văn , nhà thơ, doanh nhân....đều có mặt trong nhà tù của đảng.
"Thế thì đảng ở với ai bây giờ?"
(BBC)

Vợ ông Trương Duy Nhất “thắp đèn” giúp Công an khám nhà

Hôm nay (27.5), ông Nguyễn Tâm - Tổ trưởng khu phố 3 (phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu) nơi ông Trương Duy Nhất cư trú cho Dân Việt biết, lúc Cơ quan Công an khám nhà, ông Nhất rất bình thản và còn hướng dẫn cơ quan Công an đi từng phòng để khám xét.
Theo ông Tâm, lúc cơ quan công an mời ông tới để cùng chứng kiến khám xét nhà ông Trương Duy Nhất thì học sinh của bà Phượng (vợ ông Nhất) tập trung rất đông.
Để tiện cho cơ quan công an làm việc, tất cả học sinh của chị Phương đã được mời rời khỏi nhà ông Nhất. Số đông học sinh này tỏ ra rất bất ngờ khi thấy nhiều công an tập trung tới nhà cô giáo mình. Tuy nhiên ông Nhất cùng với vợ tỏ ra bình thản khi cơ quan Công an đọc lệnh khám xét nhà.
Nhà ông Trương Duy Nhất đóng kín cửa không tiếp ai sau khi ông Nhất bị bắt.

"Lúc đó khoảng 9 giờ sáng ngày 26.5, tôi đang đi dự cuộc họp trên UBND phường Hòa Cường Bắc thì được đồng chí công an phụ trách khu vực gọi điện về cùng tham gia chứng kiến vụ việc. Khi Công an vào nhà tiến hành khám xét thì khu vực này bị cắt điện nên trong nhà ông Nhất rất tối. Thấy các anh công an không thực hiện được việc khám xét chị Phượng đã xuống bếp lấy nến thắp sáng lên rồi dẫn các anh công an đi từng phòng để khám xét" - ông Tâm kể.
"Khi cơ quan Công an vào tới phòng làm việc của ông Nhất, thì hình ảnh dễ thấy nhất chính là những tấm bằng khen, các giải thưởng báo chí của ông Nhất treo khắp phòng, trong đó có giải thưởng của Báo Đại Đoàn Kết" -ông Tâm cho biết thêm.
Cũng theo ông Tâm, thời điểm công an khám nhà, ông Nhất vẫn tỏ ra bình thản. "Đồ đạc giấy tờ nhiều các anh cứ xem. Nhưng mong các anh đừng làm đảo lộn và làm đỗ vỡ" - ông Tâm kể lại lời ông Nhất nói với cơ quan công an.
Theo lời kể của ông Tâm, Công an tuy khám xét rất kĩ nhưng đồ đạc giấy tờ trong nhà ông Nhất vẫn y nguyên trạng ban đầu, không đổ vỡ lộn xộn, đúng như ông Nhất yêu cầu.
"Khoảng 11 giờ 30 thì công việc khám xét mới xong. Lúc này cơ quan Công an đã thu rất nhiều giấy tờ, điện thoại, máy tính xách tay. Mọi thứ Công an thu giữ từ nhà ông Nhất đều được cơ quan Công an kiểm kê và niêm phong công khai có chữ ký của ông Nhất vào từng thứ một. Sau đó được lập biên bản có chữ ký của tôi, đại diện Công an và ông Nhất. Đến khoảng 12 giờ 15 thì cơ quan Công an đã đọc lệnh bắt ông Nhất và dẫn ông Nhất lên xe rời khỏi nhà" - ông Tâm kể.
Ông Tâm còn cho biết thêm, ông hoàn toàn bất ngờ khi ông Trương Duy Nhất bị bắt. Bởi lâu nay ông Nhất sống trong khu phố, chấp hành rất tốt mọi quy định của tổ, phường, không vi phạm gì. Tuy gia đình ông Nhất sống rất khép kín nhưng được bà con chòm xóm mến mộ bởi chị vợ là giảng viên của một trường Đại học danh tiếng của Đà Nẵng. Còn đứa con gái duy nhất của 2 vợ chồng thì đang học năm 2 đại học và rất ngoan ngoãn dễ thương.
Trước đó ngày 26.5.2013, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã ra lệnh bắt và khám xét khẩn cấp đối với Trương Duy Nhất (SN 1964 trú số 25 đường Tống Phước Phổ, quận Hải Châu).
Ông Nhất bị bắt vì có hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258 Bộ luật Hình sự.

Trương Duy Nhất là ai?

Dư luận đang bàn tán xôn xao về việc Trương Duy Nhất bị bắt, vì đây là cái tên gây ra khá nhiều “tiếng vang” trong thời gian qua. Chắc hẳn với một số người mới đọc qua bài viết của Nhất sẽ thấy một cái nhìn không đụng hàng và suy đoán rằng đây là một con người tài năng nhưng đa đoan, song nếu tìm hiểu kỹ về con người này ta sẽ thấy “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Nhất được xem là người đại diện cho một lớp người có tài nhưng không có phẩm hạnh.
.
Trương Duy Nhất vốn xuất thân là một nhà báo, từng công tác tại báo Công An Quảng Nam – Đà Nẵng và Đại Đoàn Kết nhưng có lẽ vì không khoái cái gò bó, hay vì số tiền kiếm được từ nghề báo chân chính không đủ trang trải nên Nhất đã lái sự nghiệp viết lách theo một ngã rẽ khác để được tự do làm báo theo ý mình. Thế nhưng quá khứ tốt đẹp bao nhiêu thì thực tại lại ê chề, nhục nhã bấy nhiêu. Nhất đã lạc lối trong chính con đường mình đã chọn, từ lâu người đọc đã không còn thấy những bài viết sắc sảo, góc cạnh nữa mà thay vào đó là những bài viết mì ăn liền, rẻ tiền, ngôn từ kiểu cố đấm ăn xôi, mặc ai hiểu sao thì hiểu miễn có lợi cho mình. Điển hình như bài viết về Phương Uyên, dù sự thật trắng đen đã tỏ như ban ngày, nhưng Nhất vẫn viết “đó là những giọt máu Uyên viết lên mảnh vải trắng câu “tàu khựa cút khỏi biển đông”? Ở đây, Nhất đã cố tình cắt bỏ những chứng cứ thể hiện việc Uyên đả kích, chửi bới và kêu gọi lật đổ Nhà nước… để gieo rắc vào suy nghĩ của người đọc rằng “chính quyền xử tội sinh viên yêu nước”, vậy sự công tâm của một người gắn mác nhà báo ở đâu? Khi mà trước đó Nhất từng hùng hồn tuyên bố “bổn phận của công an là tiêu diệt sâu mọt chứ không phải chĩa súng vào cây bút dám vứt bỏ hy sinh tất tật mọi quyền lợi để dốc lòng cạn tâm ngày đêm phản biện góp bàn cho sự thay đổi tích cực của Đảng và dân tộc như Trương Duy Nhất”. Qua đây mới thấy rõ Nhất không chỉ giỏi kiếm tiền bằng cách xuyên tạc, cắt xén và bới móc mà con biết “ngụy trang kín đáo” gắn mác nhà báo để làm cái vỏ bọc cho mình thực hiện những toan tính của một kẻ “tay sai”, chấp nhận bẻ cong ngòi bút chân chính và từ từ đi vào cung đường của ma quỷ và đánh mất đi đạo hạnh của một người viết báo chân chính.

Ảnh minh họa.

Thậm chí, Nhất còn tự cho mình là kẻ có “khí chất hơn người” bằng cái điệu bộ ngang tàn hảo hớn, mặc cho dư luận có miệt thị, rẻ khinh thì Nhất vẫn nghênh ngang tiến bước theo cách riêng. Đặc điểm dễ nhận thấy ở Nhất chính là thái độ “không sợ trời, không sợ đất”… chỉ sợ lẽ phải? Người ta thường nói có tật giật mình là vậy. Nực cười hơn khi Nhất kêu gọi ông Nguyễn Bá Thanh từ chức Trưởng ban Nội chính trung ương, phê phán ông đủ điều, trong khi trước đó chính Nhất đã hết lời tung hô, khen ngợi ông Thanh… Không biết Nhất nghĩ gì khi viết ra câu đó, một con người hai mặt như vậy sao có thể tự cho mình là người đứng về lẽ phải, làm xã hội tốt lên, đúng là suy diễn của kẻ tôi cao tài thấp, điếc không sợ súng.
.
Nhưng thói đời, đi đêm lắm có ngày gặp ma, cuối cùng thì Nhất cũng đã bị bắt vì “hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ Luật Hình sự, có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. Nhưng ngay cả khi bị bắt thì bản mặt của Nhất lúc ở sân bay vẫn rất bình thản và dương dương tự đắc, quả đúng như câu “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”.
.
Người xưa có câu: “gieo nhân nào gặp quả đó”, Nhất đã gieo nghiệp thì ngày hôm nay phải gặp chướng cũng không có gì đáng bàn cãi. Chỉ tiếc cho một cây bút góc cạnh từng được xem là cây đa, cây đề trong làng báo nay đã cùn, cằn, cỗi. Chuyện của Nhất khiến ta liên tưởng đến Huỳnh Ngọc Chênh, người cũng từng bước ra từ nghề báo nhưng thay vì dùng ngòi bút để đẩy lùi cái xấu, làm đẹp đất nước thì Nhất và Chênh lại tự tìm một hướng đi khác, thậm chí là bán rẻ linh hồn cho quỷ dữ, bất chấp việc vi phạm pháp luật và quay lưng lại với quê hương. Liệu rằng cái kết của Trương Duy Nhất có khiến cho nhiều người tỉnh ngộ, để không biến tài hoa trở thành tai họa. Cuộc đời tựa như một viên đá, chính bạn là người quyết định để viên đá ấy bám rong rêu hay trở thành viên ngọc sáng?
.
Thảo Nguyên

(Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả)
(Nguyễn Tấn Dũng.org)

Lê Diễn Đức - Trương Duy Nhất và góc nhìn khác

Nhà báo Trương Duy Nhất
Tôi không hề quen biết và chẳng có chút tư thù gì với Trương Duy Nhất. Thế nhưng đã có  lần bút chiến với anh qua bài "Cù Huy Hà Vũ, Ngô Bảo Châu, một phương trình, hai nghiệm số".
Số là trong bài "Ngô Bảo Châu và sự sợ hãi" trên blog "Một góc nhìn khác", trên cơ sở comments của những ai đó mà Trương Duy Nhất mô tả là “mắng xả thóa mạ bằng thứ ngôn từ hàng chợ, chửi xỉa một vị giáo sư khả kính vừa đoạt giải Nobel toán học là “giáo sư cừu gặm cỏ”, rồi anh gộp tất cả mọi người khác vào một cái rọ “khoác danh dân chủ".
Bài viết của tôi cho rằng, có thể cũng có những kẻ "khoác danh dân chủ" nhưng không có cơ sở nào chứng mình những lời nói chợ búa ấy là của những người hoạt động dân chủ, nhân quyền. Không thể có cách gán ép vô cớ như thế. Thế giới mạng là không gian ảo, với những nickname giả mạo, đen trắng lẫn lộn, hư thật khó lường, cách viết của Trương Duy Nhất là thái độ xúc phạm tới những người tranh đấu dân chủ chân chính.
Tôi đã được đáp lại hình như một hay hai bài vơi thái độ tức tối, nhưng tôi không tranh luận tiếp mà cho rằng mình ở về phía đúng, điều gì cần nói thì đã nói hết.
Rồi cũng qua đi. Tôi xem việc tranh cãi là chuyện rất nực bình thường giữa những người cầm bút, không cố chấp.
Tôi vẫn tiếp tục đọc các bài của Truơng Duy Nhất trên blog "Một góc nhìn khác" và anh vẫn là friend của tôi trong danh sách của Facebook.
Để ý từ khoảng hơn một năm nay, tôi thấy anh có nhiều bài phản biện về các vấn nạn và góc tối của xã hội Việt Nam sâu sắc, can đảm. Tôi vẫn quý trọng và cảm phục anh. Đôi khi có chút lo lắng cho thân phận của anh, dù có tin đồn đại là anh có một thế lực nào đó che chắn.
Sau Hội nghị Trung ương 6, đoạn anh viết về Trương Tấn Sang không dám nhận ông X là Nguyễn Tấn Dũng, tôi đã trích cho bài viết của mình:
"Tại sao cái tên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng- người bị Bộ Chính Trị yêu cầu kỷ luật cũng không dám công khai, phải nói trại ra là “một đồng chí ủy viên BCT” như kiểu không dám gọi đích danh mấy loại tàu cướp của Trung Quốc mà phải gọi là “tàu lạ” vậy? Đến mức khi giải trình với cử tri, Chủ tịch nước vẫn không dám nêu tên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà phải gọi là “đồng chí X”. Đây là sự tế nhị, là nguyên tắc bảo vệ "tình đồng chí" trong đảng, hay là sự thỏa hiệp, là thái độ hèn hạ, bất lực? Thế thì làm sao còn dám kêu gọi người dân đừng sợ hãi, đừng sợ trù úm để cùng đảng chống tham nhũng?".
Hôm nay, 26/5, được tin Bộ Công an đã bắt Trương Duy Nhất về việc vi phạm điều 258 Bộ Luật Hình Sự, tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Tin anh bị bắt làm tôi xúc động. Một đồng nghiệp gặp tai ương.
Không biết Trương Duy Nhất đã "lợi dụng các quyền tự do dân chủ" nào, vì làm gì có các quyền ấy ở CHXHCN Việt Nam. Nhưng những bài viết của anh là tiếng nói trung thực của một người cầm bút. Những điều anh nói không lạ, nhưng không phải ai cũng dám viết, chính danh và công khai, thể hiện mạnh mẽ mong muốn của quần chúng thấp cổ bé miệng. Anh đã làm đúng phận sự xung kích của người cầm bút trong một chế độ mà mọi cái nhìn khác với Đảng là bị trấn áp, bỏ tù.
Sau khi làm việc với công an và an ninh cuối năm 21012, Trương Duy Nhất víết:
"Nên biết đọc và nhìn những bài viết trên trang của tôi ở nghĩa tích tực. Và thật sự rất nhiều bài viết, nhiều phản biện góp bàn của tôi đã tạo ra những hiệu ứng và thay chuyển tốt. Hơn 4 năm trước, khi một ông Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương phán định trang Trương Duy Nhất có “thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội“, tôi đã trả lời rằng “nếu chỉ đọc thấy trên trang này “thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội“, thì chính quí vị mới là kẻ tiêu cực, thiếu ý thức và kích động, thậm chí là… phản động!.
Tôi không phải tội phạm. Những bài viết trên trang blog Trương Duy Nhất- Một góc nhìn khác cũng không đả phá, không phản động. Những loại giấy mời, triệu tập và hình thức khảo tra đó hãy dành cho những thằng phản động đang “cõng rắn cắn gà nhà”, những “nhóm lợi ích” đang thâu tóm hệ thống ngân hàng và tài sản quốc gia, những “bầy sâu ăn hết phần của dân”, những “bộ phận không nhỏ” trong đảng đang đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ.
Đấy mới là cách bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ. Bọn đó mới là tội phạm, là lũ trọng phạm đang đục khoét đe dọa đến sự tồn vong của đảng và chế độ, chứ không phải là trang blog của tôi. Bọn đó mới là lũ phải gửi “giấy mời”, phải triệu tập, phải bắt giam, phải… chém đầu bêu trước nhân dân!
Đó mới đúng là chức phận của ngành công an. Cái còng và khẩu súng là để chĩa vào bọn vinh thân phì gia, những kẻ đang cài nhét con cháu vào ghế này chức nọ bất chấp nguyên tắc và đạo lý, đục khoét ăn hại tàn phá đất nước, chứ không phải chĩa về những cây bút dám vứt bỏ hi sinh tất tật mọi quyền lợi để dốc lòng cạn tâm đêm ngày phản biện góp bàn cho sự chuyển thay tích cực của đảng và dân tộc như Trương Duy Nhất".
Tiếng nói thẳng thắn và trực diện của người con đất Quảng này đã dáng mạnh vào tất cả những gì tệ hại nhất hôm nay của hệ thống cầm quyền. Không bị bắt giữ và ngăn chặn mới là chuyện lạ.
Mong anh chân cứng đá mềm và bình an.
© 2013 Lê Diễn Đức
(RFA Blog's)

Lý do chính của việc bắt giữ Trương Duy Nhất

Thông tin ông Trương Duy Nhất bị bắt không làm nhiều người ngạc nhiên nhưng đây là vụ việc được dư luận chú ý. Nhiều người đã thắc mắc, bàn tán và đưa ra những nhật định ban đầu. Nhưng lý do chính của việc bắt giữ Trương Duy Nhất là gì? Mời các bạn xem phân tích dưới đây:
Ngày 26/05/2013, Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an cùng với Công an Đà Nẵng đã tiến hành bắt khẩn cấp ông Trương Duy Nhất (49 tuổi, ngụ tại TP.Đà Nẵng). Chiều cùng ngày ông Trương Duy Nhất bị di lý ra Hà Nội để phục vụ điều tra về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự.
Thủ pháp cắt khúc, chia nhỏ thông tin,..nhằm cung cấp cho người đọc cái nhìn sai lệch để từ đó áp đặt thông điệp tấn công người khác là nghề của Nhất.

Di lý Trương Duy Nhất ra Hà Nội để phục vụ điều tra
Các thông tin về vụ việc được công bố kịp thời và đầy đủ trên các phương tiện truyền thông cho thấy mức độ nghiêm trọng của vụ việc và quyết tâm xử lý vi phạm của cơ quan chức năng.
Chúng ta đều biết ông Trương Duy Nhất lập ra các website, blog và viết bài có nội dung bịa đặt, giả dối bôi xấu Đảng, chính quyền và thậm chí nêu đích danh cá nhân lãnh đạo. Chỉ cần lướt qua trang của Nhất sẽ thấy hàng loạt bài viết ngoài việc cắt bớt thông tin thì Nhất còn xúc phạm trực tiếp đến các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, từ Tổng bí thư đến Chủ tịch nước, Thủ tướng,… cho đến các lãnh đạo Đảng và Nhà nước khác. Trong các bài viết này, Nhất phán xét, kết luận bôi nhọ và xuyên tạc mọi khía cạnh từ cá nhân, gia đình đến các hoạt động điều hành, lãnh đạo của các vị nói trên trong suốt một thời gian dài. Gần đây, Nhất đã không ngần ngại khẳng định không tôn trọng và cho rằng không cần phải nhớ đến ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây chính là góc nhìn vô ơn và bất lương!. Thế thì vấn đề ở đây là việc Trương Duy Nhất đã có hành vi vi phạm pháp luật vì xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm của người khác được quy định rõ ràng tại Điều 258, Bộ luật Hình sự.
Ngay sau thông tin vụ việc bắt giữ được giới truyền thông đưa đi, các đối tượng chống đối, cơ hội chính trị liền bù lu bù loa rằng “vụ việc vi phạm quyền tự do ngôn luận”. Thật nực cười, khi Nhất bôi nhọ, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác thì chính bản thân Nhất đã xâm phạm vào quyền tự do, lợi ích của người khác rồi đó. Nhất chỉ tôn trọng tự do của bản thân “nói cho sướng miệng”, nhưng Nhất không quan tâm đến tự do của người khác! Rõ rằng Công an đang điều tra Trương Duy nhất về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự.
Vậy thì việc Công an bắt giữ Nhất để phục vụ điều tra về hành vi của Nhất khi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự là hoàn toàn chính xác và hợp lý và đây chính là lý do chính của việc bắt giữ Trương Duy Nhất. Mọi kết quả sẽ rõ ràng sau khi có kết luận điều tra của cơ quan chức năng. Chúng ta hãy chờ xem…
Nội dung Điều 258, Bộ luật Hình sự
Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Trường Sa
(Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả)
(nguyentadung.org)

Bỏ phiếu tín nhiệm đừng để 'hòa cả làng' hay “hạ bệ” nhau

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết. Ảnh: Ngọc Quang
GS Nguyễn Minh Thuyết
GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là để tìm ra nhân sự phù hợp nhất, đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ nhất định, chứ không phải để kỷ luật ai. Mặt khác, cũng cần tránh làm chiếu lệ theo kiểu 'hòa cả làng'...

Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 13, cử tri cả nước đặc biệt quan tâm tới quy trình lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm lần đầu tiên được đưa vào thực tế. Vậy làm thế nào để đánh giá một chức danh, lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm thực sự có hiệu quả, PV đã ghi nhận những chia sẻ của GS. Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
Thời gian đánh giá “tín nhiệm” quá dài
PV: Thưa GS Nguyễn Minh Thuyết, ai cũng biết việc Quốc hội tổ chức lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm đối với 49 chức danh do Quốc hội bầu là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc đánh giá tín nhiệm lại chia làm ba mức: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. GS đánh giá thế nào về thang tín nhiệm này?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Theo quy định tại Điều 13 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội thì Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn khi có đề nghị của Uỷ ban TVQH hoặc có kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm (20%) tổng số đại biểu Quốc hội hay của một cơ quan Quốc hội (Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội).
Tuy vậy, trên thực tế, từ khi Luật ra đời đến nay, việc bỏ phiếu tín nhiệm chưa bao giờ được thực hiện. Trong số các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn, nhiều vị trí đã đảm nhiệm tốt công việc, nhưng cũng còn nhiều vị trí chưa hoàn thành nhiệm vụ, tuy nhiên Ủy ban TVQH và các cơ quan của Quốc hội chưa bao giờ đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm một ai.
Luật cũng không quy định cách lấy ý kiến của ĐB Quốc hội thế nào. Có tới 92% ĐB Quốc hội là Đảng viên, mà về nguyên tắc thì đảng viên không thể ký kiến nghị tập thể để bỏ phiếu tín nhiệm, bởi vì làm như vậy là vi phạm 19 điều đảng viên không được làm.
Việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 35 về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm lần này là để khắc phục tình trạng trên, thực hiện quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội.
Theo Nghị quyết, các chức danh sẽ được đánh giá tín nhiệm theo ba mức: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. So với cách xếp loại lưỡng phân “tín nhiệm - không tín nhiệm” thì xếp hạng theo ba mức có thể sẽ tạo ra một khoảng dễ xuê xoa, vì dù không “tín nhiệm cao” người ta cũng sẽ bỏ phiếu “tín nhiệm”, chứ ít khi đưa nhau xuống tận hạng cuối cùng (tín nhiệm thấp).
PV: Việc bỏ phiếu tín nhiệm với một chức danh do Quốc hội bầu phải cần tới hai năm tín nhiệm thấp (thực tế là 3 năm, vì không tính năm đầu nhậm chức), GS có nghĩ rằng thời gian đánh giá tín nhiệm các chức danh như vậy là quá dài?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Theo quy định, nếu một vị trí cán bộ trong số 49 chức danh này bị 2/3 tổng số ĐB Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp” hoặc 2 năm liền bị quá nửa tổng số ĐB Quốc hội bỏ phiếu “tín nhiệm thấp” thì mới xem xét đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội.
Quy định này không phù hợp với Luật HĐGS của Quốc hội, vì theo Luật thì chỉ cần có kiến nghị của 20% tổng số ĐB Quốc hội là đã phải bỏ phiếu tín nhiệm rồi, chứ không cần tới 2/3 tổng số ĐB Quốc hội hoặc chờ tới 2 năm.
Quá trình bỏ phiếu tín nhiệm như vậy là cồng kềnh và chậm. Ở nhiều nước phát triển, chúng ta thấy chỉ cần vài tháng đã có thể thay đổi một vị trí nhân sự quan trọng. Tất nhiên, so sánh thì vô cùng, vì có người sẽ nói là mỗi quốc gia có cách điều hành, hoạt động khác nhau, nhưng chậm chạp thế thì làm sao “đi tắt đón đầu” để đuổi kịp và vượt thiên hạ được?
PV: Theo GS, ĐB Quốc hội nên lưu ý những gì để việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm thực sự có hiệu quả?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Lẽ ra khi ứng cử vào một chức danh quan trọng thì ứng viên cần phải trình bày chương trình hành động với Quốc hội. Tuy nhiên, ở nước ta, tất cả các ứng viên đều không phải cam kết gì, cho nên việc đánh giá sẽ gặp khó khăn.
Nhưng đại biểu Quốc hội vẫn có thể căn cứ vào các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch 5 năm, kế hoạch hằng năm, các báo cáo kết quả công tác của Chính phủ, bộ ngành, kết quả chất vấn và những điều báo chí, cử tri phản ánh, những điều bản thân ĐB Quốc hội quan sát, tìm hiểu được qua các kênh chính thống hoặc kênh riêng để đánh giá.
Điều cử tri mong muốn ở ĐB là khi đánh giá, phải có được đầy đủ thông tin, nghiên cứu, cân nhắc kỹ, không để bị chi phối bởi tình cảm hoặc dư luận chưa qua kiểm chứng.
“Không nên thảo luận kín”
PV: Giả sử tất cả 49 chức danh này đều được đánh giá “tín nhiệm cao” hoặc “tín nhiệm” thì GS thấy đó là điều đáng mừng hay đáng lo?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Bình thường, nếu tất cả đều được tín nhiệm cao hoặc tín nhiệm thì rất đáng mừng. Nhưng trong tình hình kinh tế - xã hội có nhiều hạn chế, yếu kém, khuyết điểm như hiện nay mà cả 49 chức danh đều đạt tỷ lệ tín nhiệm cao thì đánh giá như vậy có lẽ là không chính xác. Kinh nghiệm rút ra từ kết quả kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ương 4 ở các địa phương, bộ ngành cho thấy chuyện “hòa cả làng” dễ xảy ra lắm. Đánh giá không chính xác, không công tâm là điều đáng lo vì nó thêm một lần nữa làm mất lòng tin của dân.
PV: Việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm mới làm lần đầu, có thể chưa được thoải mái lắm, vì xưa nay người ta có tâm lý “đẹp đẽ khoe ra, xấu xa đậy lại”, và thường thì ai cũng sợ bị đánh giá thấp, rồi mất vị trí mình đang có. Nhưng có lẽ, cần phải nhận thức vấn đề khác đi, đó là bỏ phiếu tín nhiệm để tìm ra người phù hợp với chức danh ấy trong thời kỳ nhất định, chứ không phải nhằm “hạ bệ” ai đó….
GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi thấy đó là hướng suy nghĩ tích cực. Nhìn ra các quốc gia phát triển, có thể thấy không ít trường hợp từ chức hoặc bị cách chức chỉ sau một thời gian lại trở về chức vụ tương đương, thậm chí còn có thể lên cao hơn nữa. Cho nên, theo tôi, đã đến lúc nước ta cũng phải thay đổi cách làm nhân sự. Mặt khác, dư luận và các đại biểu hãy nghĩ theo hướng tích cực hơn: lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là để tìm ra nhân sự phù hợp nhất, đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ nhất định, chứ không phải để kỷ luật ai. Nếu nghĩ ngược lại thì việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm trở nên nặng nề, khó có thể thực hiện có kết quả.
Cũng theo tinh thần này, tôi cho rằng, việc thảo luận, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm cần được công khai, minh bạch ngay từ đầu. ĐB Quốc hội là những người thay mặt dân để bàn việc nước. Quốc hội bàn tức là dân bàn. Vì vậy, không nên “thảo luận kín”, mà hãy để người đân theo dõi xem những đại diện của họ đã bàn và quyết định thế nào. Qua ý kiến ĐB, cử tri cũng có thể góp ý để điều chỉnh cho đúng. Ví dụ, nếu ĐB đánh giá một bộ trưởng nào đó thực thi nhiệm vụ chưa tốt, nhưng cử tri đánh giá ngược lại thì họ cũng có thể thông qua báo chí hoặc trực tiếp gửi kiến nghị để ĐB xem xét lại, đánh giá khách quan hơn.
Trân trọng cảm ơn những chia sẻ sâu sắc Giáo sư!
(GDVN)

Nợ công VN đã lên tới 95% GDP?

Tổng nợ công năm 2012 ước tính khoảng 55,4% GDP. Tuy nhiên, nếu tính cả nợ trong hệ thống ngân hàng của DNNN và khoản nợ bằng trái phiếu trong nước không được Chính phủ bảo lãnh khác thì nợ công Việt Nam lên tới 95% GDP, vượt xa ngưỡng an toàn 60% GDP.
Đồng hồ nợ công của Việt Nam trên Economist: Mỗi người dân cõng trên lưng 817,74 USD nợ công.
Đồng hồ nợ công của Việt Nam trên Economist: Mỗi người dân "cõng trên lưng" 817,74 USD nợ công.
Tại báo cáo nghiên cứu "Nợ công và tính bền vững ở Việt Nam", Uỷ ban Kinh tế cho biết, tính đến hết năm 2011, tổng nợ công của Việt Nam vào khoảng 54,9% GDP, trong đó nợ công nước ngoài và nợ công trong nước lần lượt là 30,9% và 24,0% GDP. Các con số tương ứng ước tính cho năm 2012 là 55,4% GDP; 29,6% GDP và 25,8% GDP.
Tuy nhiên, theo nhận xét của Uỷ ban, rủi ro tiềm tàng lớn nhất đối với nợ công của Việt Nam có lẽ không phải ở những khoản nợ được ghi nhận trên sổ sách. Vấn đề nằm ở những khoản nợ xấu của khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) - mà rất có thể sẽ phải dùng ngân sách nhà nước để trả - mới là mầm mống đe doạ tính bền vững của nợ công Việt Nam. Cụ thể, khoản nợ nước ngoài của khu vực tư, mà chủ yếu là DNNN, không được Chính phủ bảo lãnh chiếm 10,6% GDP.
Ngoài ra, nợ trong hệ thống ngân hàng của khu vực DNNN theo ghi nhận tại đề án Tái cấu trúc DNNN của Bộ Tài chính (2012) cũng chiếm xấp xỉ khoảng 16,5% GDP. Nếu tính đến các con số này và cộng với các khoản nợ bằng trái phiếu trong nước không được Chính phủ bảo lãnh khác của DNNN, Uỷ ban Kinh tế cho biết, nợ công Việt Nam sẽ lên tới xấp xỉ 95% GDP!
Tỷ lệ này rõ ràng đã vượt xa so với ngưỡng an toàn (60% GDP) được khuyến cáo bởi các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (World Bank) hay Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Đồng thời, cao hơn nhiều so với tỷ lệ được công bố trên Đồng hồ nợ công thế giới của Economist.

Cấu trúc nợ công của Việt Nam.
Cấu trúc nợ công của Việt Nam.
Hiện nay, theo định nghĩa, tổng nợ công là nợ trong nước và nợ nước ngoài của khu vực công, bao gồm nợ của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương nhưng không bao gồm nợ của DNNN, kể cả những doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn. Chỉ có nợ của các DNNN được Chính phủ bảo lãnh mới được tính vào tổng nợ công.
Nợ nước ngoài tính bằng nội tệ tăng với tốc độ chóng mặt
Uỷ ban cũng lưu ý rằng, mặc dù nợ nước ngoài có thể được hưởng lãi suất thấp song lại tiềm ẩn đầy rủi ro về tỉ giá. Sự mất giá của đồng nội tệ sẽ khiến cho gánh nặng nợ nước ngoài tính theo nội tệ tăng lên.
Các chủ nợ lớn của Chính phủ Việt Nam bao gồm Nhật (chiếm 34,3% tổng nợ) và các tổ chức quốc tế như IDA (24,9%) và ADB (15,0%). Mỹ và khối EU chỉ chiếm lần lượt 0,3% và gần 6,9% tổng nợ của Chính phủ Việt Nam, tuy nhiên nợ theo đồng tiền của các nước/khu vực này lại chiếm tỉ trọng lớn.
Theo nhận xét của Uỷ ban, các chủ nợ thường có xu hướng sử dụng những đồng tiền mạnh, và việc vay nợ theo các đồng tiền mạnh này khiến nợ nước ngoài chịu rủi ro cao khi chúng có xu hướng lên giá theo thời gian.
Cụ thể, chỉ tính kể từ đầu năm 2010 đến cuối tháng 6/2011, ba đồng tiền chủ chốt gồm EUR, USD và JPY trong giỏ nợ nước ngoài của Việt Nam đã lên giá lần lượt khoảng 12%, 13% và 26% so với VND. Điều này cũng đồng nghĩa với việc gánh nặng nợ nước ngoài tính theo nội tệ đang tăng với tốc độ chóng mặt và gây sức ép đối với thâm hụt ngân sách và chính sách tiền tệ.
Uỷ ban Kinh tế đánh giá, việc tiếp cận các nguồn thông tin chính thống và cập nhật về nợ công, nợ nước ngoài và nợ của DNNN ở Việt Nam là hết sức khó khăn. Nguồn thông tin chính thống về nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay được cung cấp duy nhất qua Bản tin Nợ nước ngoài phát hành định kỳ 6 tháng/lần của Bộ Tài chính. Dù vậy, bản tin mới nhất cũng chỉ phản ánh sơ sài về thống kê nợ nước ngoài cho tới hết năm 2010.
Các thống kê khác về nợ công trong nước và đặc biệt là nợ của khối DNNN đều không được công bố chi tiết và chính thống. Các số liệu của DNNN được nhóm nghiên cứu của Uỷ ban Kinh tế thu thập và tính toán đề dựa trên báo cáo của Bộ Tài chính tại các kỳ họp Quốc hội và thống kê dư nợ tín dụng trong hệ thống ngân hàng của NHNN.
Do vậy, Uỷ ban Kinh tế cho rằng, thách thức đầu tiên trong việc quản lý nợ công Việt Nam đó là việc xây dựng một hệ thống cung cấp và quản trị thông tin nợ công/nợ nước ngoài một cách minh bạch và nhanh chóng. Điều này cần có sự nhìn nhận đúng đắn của các nhà quản lý và hoạch định chính sách ở Việt Nam về vấn đề quản lý rủi ro nợ công hiện nay.
Bích Diệp
(Dân trí)

“Đổi tên nước sẽ tốn kém trăm bề”

Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992... Có hai loại ý kiến về tên nước trong thời gian qua: giữ nguyên hoặc lấy lại tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

"Không cần đổi tên nước vì nếu đổi tốn kém trăm bề", đại biểu Phạm Trường Dân phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 27/5 về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

"Tên nước hiện tại đã là một ấn tượng, dấu ấn rất lớn trong nhân dân khi đưa ra trong thời điểm thống nhất hai miền Nam - Bắc. Đổi tên nước sẽ rất tốn kém ngân sách, trong lúc khó khăn như này, đó là một gánh nặng rất lớn cho nhân dân", vị đại biểu này nhấn mạnh.

Cùng nói về tên nước, đại biểu Hồ Thị Thủy lại phản ánh hầu như cuộc tiếp xúc cử tri và thảo luận nào tại tỉnh cũng có ý kiến muốn lấy lại tên nước.

“Nói không sửa để khỏi tốn kém thì không thuyết phục, vì nếu đúng và cần thiết thì tốn kém cũng vẫn phải làm”, bà Thủy nhấn mạnh.

Song tại các tổ thảo luận khác, nhiều vị đại biểu đồng tình với tiếp thu của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp về quan điểm giữ nguyên tên nước.

"Mặc dù có ý kiến nhân dân góp ý đổi tên nước nhưng đại đa số dân nhất trí tên nước hiện nay và tôi thấy là hợp lý, nên giữ chứ không nên đổi", đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm phát biểu.

Về điều 4, các ý kiến phát biểu khi đề cập đến đều nhất trí cần phải hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng, nhưng một số vị đề nghị cần xây dựng cơ chế để các tầng lớp nhân dân giám sát hoạt động của Đảng. Bởi người dân rất quan tâm đến việc Đảng chịu trác nhiệm như thế nào.

"Nhân dân đặt ra yêu cầu này với mong muốn rất là tốt đẹp, là muốn Đảng ta mạnh lên, nếu không có động thái nào tiếp thu thì người dân sẽ rất là buồn", Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tp.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm phát biểu.

Đại biểu Huỳnh Minh Thiện đề nghị đặt tên mới là Hiến pháp 2013 hay 2014 tùy thời điểm công bố, vì lần này sửa đổi cơ bản, toàn diện.

Với các chương khác, quan điểm sở hữu đất đai toàn dân cũng nhận được sự đồng tình cao, tuy nhiên hiến định về thu hồi đất vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi.

Nhiều vị đại biểu cho rằng, nếu sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế xã hội thì không nên thu hồi mà phải trưng mua để đảm bảo lợi ích của người dân.

Tiếp tục tranh cãi về vai trò của kinh tế nhà nước

Bên cạnh nhiều nội dung khá chụm thì các ý kiến về chế độ kinh tế lại khá phân tán.

Dự thảo mới nhất đưa ra tới ba phương án về nội dung này.

Phương án 1: nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển.

Phương án 2: nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Phương án 3: nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật.

Bên cạnh nhiều ý kiến đồng ý với phương án 1 và 2 với sự quả quyết cần hiến định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, thì các ý kiến trái chiều cũng rất mạnh mẽ.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị chọn phương án 3 vì nếu chỉ nói kinh tế nhà nước chủ đạo thì dễ gây mặc cảm với các thành phần khác.

"Nếu theo phương án 1 thì còn đâu nữa mà bình đẳng", bà Tiến không ngại bày tỏ quan điểm trái ngược với các đại biểu ngay cùng đoàn Tp.HCM. Phương án 3 cũng nằm trong sự lựa chọn của đại biểu - doanh nhân Đặng Thành Tâm.

Tán thành quan điểm của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, đại biểu Trần Du Lịch cũng chọn phương án không nói ai chủ đạo cả. "Hiến pháp là của cả xã hội, tuân thủ tư tưởng của Cương lĩnh chứ không phải chép lại Cương lĩnh, viết như phương án 3 không ảnh hưởng gì đến Cương lĩnh của Đảng cả", ông Lịch quả quyết.

Vị đại biểu này cũng ngậm ngùi nói lời xin lỗi cả đoàn, vì ông là thành viên ban biên tập, không chỉ góp ý mà còn tự thiết kế cả một số điều, chương nhưng không được tiếp thu chữ nào. Tâm tư của ông, VnEcnonomy sẽ phản ánh sâu hơn tại nhật ký nghị trường hôm nay.
(VnEcnonomy)

Vì sao cần bắt ngay ABS?

Trên mạng đang rộ tin về khả năng sớm bị bắt của ABS (tức Nguyễn Hữu Vinh), một cựu an ninh đang vận hành trang blog ABS, một trang liên tục có các hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước thời gian vừa qua.
Sở dĩ blog ABS có thể công khai hoạt động suốt một thời gian dài mà vẫn vô sự vì có sự bảo kê của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Sau vụ bắt Trương Duy Nhất, Cơ quan An ninh điều tra đã phát hiện một số manh mối dẫn đến việc ABS cần phải bị bắt và điều tra như một mắt xích của một vụ án chính trị cực lớn.
Nguyễn Hữu Vinh thường xuyên đến nhận tin, nhận chỉ đạo riêng của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
tại nhà riêng (số 51 Phan Đình Phùng, Q. Ba Đình, Hà Nội)
Như vậy, vì sao An ninh Điều tra cần bắt ABS?
.
Thứ nhất, ai cũng thấy blog Anh Ba Sàm đóng vai trò “kẻ tung hứng” với Quan Làm Báo trong dịp diễn ra HNTW6. Trong thời gian đó, Quan Làm Báo ở nước ngoài được Trương Tấn Sang chỉ đạo Đặng Thị Hoàng YếnĐặng Thành Tâm thành lập và bơm thông tin cho “nã đại bác” liên hồi vào Đảng và Nhà nước. Ở trong nước, ABS tung hứng, nâng bi phụ hoạ đâm từng mũi giáo tẩm thuốc độc vào Thủ tướng và Chính Phủ; vào Tổng bí thư và BCH TW; tấn công trực tiếp không kiêng dè vào Đảng và Chế độ. Thực tế cho thấy không có ai trong Bộ Chính trị ngoài Trương Tấn Sang tránh được những mũi lao tanh máu này. Và chỉ có hệ thống tư pháp do Chủ tịch nước lãnh đạo là yên ổn nhận tiền chạy án cho kẻ xấu, làm ngơ trước khiếu kiện của nhân dân và tha hồ bẻ cong vành móng ngựa để trục lợi về kinh tế lẫn chính trị.
.
Trò "tung hứng, nâng bi" Quan làm báo của Nguyễn Hữu Vinh (ảnh chụp từ blog ABS)
.
Thứ hai, blog ABS đã trực tiếp tham gia sâu vào trận đánh lớn trên truyền thông do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tổ chức nhằm bôi nhọ và xuyên tạc nhắm vào các nỗ lực điều hành kinh tế, xây dựng và bảo vệ đất nước của Chính phủ. Chính blog này cùng với các báo chính thống tay sai của Chủ tịch nước đã góp phần đưa đất nước vào tình trạng rối loạn hiện nay: quần chúng thì mất lòng tin vào Đảng, các chỉ đạo, điều hành bị nghi ngờ, xuyên tạc, trên bảo dưới không nghe,…
.
Thông tín viên RFA
Đinh Ngọc Thu và Thanh Trúc
Thứ ba, blog ABS thực chất là vỏ bọc cho sự cộng tác giữa Trương Tấn Sang với Việt Tân. Nếu quan sát sẽ thấy, Việt Tân cũng như một loạt các trang mạng phản động, một số báo chính thống của Việt Nam không bao giờ tấn công Chủ tịch nước, mà ngược lại thường khen ngợi, xưng tụng lên tận mây xanh. Đại diện của Việt Tân trong “liên danh” này chính là Biên tập viên không tên Đinh Ngọc Thu, người đang trực tiếp tham gia điều hành và quản trị blog ABS. Ai ở hải ngoại cũng đều biết Đinh Ngọc Thu là một cây bút đã viết hàng trăm bài viết, bài dịch trên RFA nhằm lên án, tấn công bôi nhọ chính quyền và Đảng Cộng sản Việt Nam. Đối tượng này thường cầm đầu các cuộc biểu tình của Cộng đồng người Việt tỵ nạn và Việt Tân tổ chức để lên án chế độ tại Việt Nam, tác động chính quyền Mỹ phải có những sách lược ngăn chặn, ngừng viện trợ cho Việt Nam, kêu gọi đồng bào hải ngoại kiên quyết không gửi tiền về nước,…
.
Đinh Ngọc Thu chỉ đạo biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ (Nguồn: Vua làm báo)
Giới phân tích đều cho rằng, so với ABS thì mức độ chống phá, xuyên tạc và vi phạm pháp luật của Trương Duy Nhất không thấm vào đâu. Cho nên việc ABS theo chân Trương Duy Nhất trả giá cho các hành động sai trái vi phạm pháp luật của mình là điều đương nhiên và sẽ sớm xảy ra.
Câu hỏi tiếp theo là sau Trương Duy Nhất, ABS sẽ là những ai?
  (TSNH)

Quốc hội đề xuất trưng cầu ý dân về điều 4

"Nếu trưng cầu, một câu trả lời gần như chắc chắn là đa số người dân vẫn tin tưởng vào Đảng, chúng ta sẽ có kết quả tích cực về điều 4. Những xu hướng, tư tưởng khác sẽ không còn lý gì để tranh luận".

Khẳng định vai trò của Đảng

Thảo luận tổ dự thảo sửa đổi Hiến pháp chiều 27/5, ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) đề xuất đưa điều 4 về vai trò lãnh đạo của Đảng ra trưng cầu ý dân.

Ông dẫn dắt từ quan điểm “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” để nêu vấn đề: Quyền lập hiến thuộc về QH hay nhân dân.

điều 4, hiến pháp, trưng cầu ý dân, phúc quyết
ĐB Đỗ Mạnh Hùng. Ảnh: Minh Thăng

“Đưa bản Hiến pháp cho toàn dân bỏ phiếu là không khả thi, không phải mọi người dân đều có điều kiện tiếp cận, nghiên cứu, hiểu thấu đáo để bỏ phiếu cho một bản Hiến pháp cụ thể. Có lẽ vẫn phải thảo luận ở nghị trường”, ông Hùng nói. “Thế nên về mặt hình thức, QH vẫn thảo luận và bỏ phiếu thông qua Hiến pháp. Nhưng có một cấp độ nữa là một số điểm trong Hiến pháp có thể trưng cầu ý kiến nhân dân”.
“Tiếp xúc cử tri nhiều nơi, từ các cán bộ lão thành cho đến sinh viên, nhiều ý kiến đề nghị QH nghiên cứu đưa điều 4 ra trưng cầu ý dân”, ĐB Thái Nguyên phản ánh.
“Phân tích của cử tri rất nên lắng nghe: Nếu trưng cầu, một câu trả lời gần như chắc chắn là đa số người dân vẫn tin tưởng vào Đảng và chúng ta sẽ có kết quả tích cực về điều 4. Khi ta đã lấy ý kiến dân rồi, những xu hướng, tư tưởng khác, chưa nói đến các thế lực thù địch, sẽ không còn lý gì để tranh luận nên hay không nên quy định điều này trong Hiến pháp, vì tối cao là người dân đã quyết định, không phải tranh luận nhiều”, ĐB Đỗ Mạnh Hùng phân tích.
Theo ông Hùng, lý lẽ mà UB sửa đổi Hiến pháp đang đưa ra, với 3 lý do là kế thừa Hiến pháp 1992, là tất yếu khách quan và là sự cần thiết của thực tế, chưa thật thuyết phục. “Trưng cầu để người dân quyết định sẽ khẳng định giá trị lịch sử của bản Hiến pháp này, sau này cũng không mất nhiều thời gian xử lý vấn đề này trong các văn bản pháp luật”, ĐB Thái Nguyên nói.
ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) và ĐB Huỳnh Thành (Gia Lai) chia sẻ ý kiến này: Nếu lấy được ý kiến toàn dân về điều 4 thì có thể một lần nữa khẳng định vai trò của Đảng, cũng là cơ hội gạn lọc để biết chỉ số niềm tin của dân đối với Đảng, để Đảng tiếp tục phấn đấu, nâng cao năng lực lãnh đạo của mình.
Chưa thể trưng cầu vì chưa có luật
Phó đoàn chuyên trách tỉnh Tuyên Quang, ĐB Hoàng Việt Phương, lại có ý kiến khác: “Khẳng định vai trò và sự lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp là đang thực hiện và cụ thể hóa di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. 
Theo ông Phương, không nên trưng cầu ý dân vì “ta đã lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, sau đó lấy ý kiến của ĐB, rồi lại lấy ý kiến dân. Khi QH thông qua rồi, nếu trưng cầu ý dân mà ý kiến không giống thì không đúng”.
Trưởng đoàn Gia Lai, ĐB Hà Sơn Nhin, cũng lưu ý hết sức thận trọng và cân nhắc việc trưng cầu ý dân vì thực tiễn diễn biến nhanh, khó lường hết các khả năng. 
Về vấn đề này, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường góp ý: “Theo thông lệ quốc tế, nếu đem toàn dân phúc quyết một bản Hiến pháp sửa đổi, bổ sung như thế này thì chỉ hỏi một câu “đồng ý hay không đồng ý" với toàn văn bản Hiến pháp. Còn nhặt ra trong Hiến pháp vấn đề gì để trưng cầu thì không phù hợp lắm”.

điều 4, hiến pháp, trưng cầu ý dân, phúc quyết
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường: Ta chưa sẵn sàng về mặt pháp lý... Ảnh: Lê Anh Dũng

Chia sẻ ý kiến “nếu trưng cầu được thì tư thế sẽ rất đàng hoàng”, nhưng theo Bộ trưởng Tư pháp, lần này chưa thể trưng cầu vì chưa có luật về trưng cầu ý dân.
“Có ý kiến cho rằng QH có thể ra một nghị quyết về trưng cầu ý dân, nhưng tôi rất sợ rằng đó lại là một nghị quyết vội vàng như nghị quyết về lấy ý kiến nhân dân hay lấy phiếu tín nhiệm, đều thông qua 100% ở phiên họp cuối”, ông Cường nói.
“Tôi thiên về ý, một khi đã xác định Hiến pháp là nhân dân làm ra, QH có thông qua thì cũng chỉ thay mặt dân, cũng nên có trưng cầu ý dân, nhưng là cho những lần sau chứ chưa phải lần này, vì giờ ta chưa sẵn sàng về mặt pháp lý cho việc đó”, Bộ trưởng Tư pháp khẳng định.
(VNN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét