Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Bài viết đáng chú ý: Các blogger bắt đầu rơi vào "tầm ngắm"?!

Nóng: Rộ tin đồn An ninh Điều tra sẽ tiến hành bắt ABS

Sáng nay thứ 2 đầu tuần, ở các quán nước, quán cafe khu vực Hàng Hành, Triệu Việt Vương..., đặc biệt là khu vực công an TP. Hà nội 87 Trần Hưng Đạo người ta thầm thì bảo nhau sau blogger Trương Duy Nhất đệ tử của ông Nguyễn Bá Thanh sẽ là ABS. Một số đối tượng chống đ/c X sẽ bị thanh trừng nhằm mục đích cắt tiết gà dọa khỉ.
Được biết ABS tức ông Nguyễn Hữu Vinh, một trung tá an ninh xin ra khỏi ngành để lập công ty thám tử tư và là người chịu trách nhiệm về trang blog ABS. Một blog chống đảng và nhà nước một cách tích cực, đây là một mắt xích trong vụ án quan trọng. Điều này đã gây tranh cãi trong lãnh đạo đảng, nhất là khi người ta biết người bảo kê cho ABS là Chủ tịch Trương Tấn Sang.
Dư luận cho rằng đây là khởi đầu của phe đ/c X sau khi giành được thế thượng phong trong HNTW 7 vừa kết thúc ở Hà nội.
Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và đưa tin về việc này.
Minh Hùng

Ai đã chỉ đạo bắt Trương Duy Nhất ?

Như trên mạng đã phân tích, việc bắt Trương Duy Nhất vào thời điểm này gây bất ngờ với giới phân tích. Thứ nhất là vụ bắt xảy ra ngay trước thời điểm lấy phiếu tín nhiệm Quốc hội. Thứ hai là đối tượng bị bắt là Trương Duy Nhất chứ không phải là các blogger quá khích khác như Phạm Viết Đào, Nguyễn Hữu Vinh, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Xuân Diện… Chính vì vậy đây là một vụ bắt “rất lạ”, việc bắt khám xét và di lý ra Hà Nội chỉ diễn ra trong vài giờ đồng hồ và ngay lập tức sau đó truyền thông đồng loạt lên tiếng cho thấy đây là một vụ bắt được chuẩn bị rất kỹ và rất quyết tâm.

Trương Duy Nhất bị bắt vì dám trở cờ, làm phản ban thường trực NQTW4?
Vậy ai đã chỉ đạo bắt Trương Duy Nhất?
.
Chắc chắn không phải là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nếu ông Dũng muốn bắt thì đã làm từ lâu do Trương Duy Nhất từ nhiều năm nay đã liên tục viết bài tấn công, bôi nhọ cá nhân ông. Mặt khác, nếu ông Dũng chỉ đạo bắt thì lần này sẽ bắt đồng loạt nhiều người chứ không chỉ riêng gì Nhất.
.
Theo nguồn tin chưa kiểm chứng của Tư Sang nham hiểm, lần này chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo bắt Trương Duy Nhất, dĩ nhiên với sự đồng tình của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Như đã phân tích trong bài "Hệ thống chuyên chính của nhà nước Việt Nam đã chết lâm sàng", trước đây Trương Duy Nhất nằm trong nhóm các blogger được Trương Tấn Sang bảo kê và sử dụng để tấn công Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Từ sau HNTW6 và gần đây là HNTW7, Trương Duy Nhất bất mãn, trở nên nguy hiểm và mất kiểm soát viết các bài tấn công ngược: kêu gọi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từ chức, chê bà Phó Doan là người “không biết xấu hổ”, chê Trương Tấn Sang “hèn hạ” khi không dám nêu tên đồng chí X thậm chí gần đây còn chửi thẳng ông Sang là kẻ “nói nhiều làm ít”.
.
Những hành động này của Nhất trở nên không thể chấp nhận được đối với Tổng bí Thư và Chủ tịch nước nên một lệnh chỉ đạo miệng trực tiếp từ Tổng bí thư, Chủ tịch nước đã giao cho A87 (nơi đã 3 lần gọi Nhất lên nhắc nhở) phải khẩn cấp bắt và vô hiệu hoá Trương Duy Nhất trước thời điểm bỏ phiếu tín nhiệm Quốc hội đã được thực hiện.
.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã không thể chấp nhận sự tồn tại của blogger "Một góc nhìn khác"
Tư Sang nham hiểm dự báo, Điều 258 chỉ là sự khởi đầu, là cái cớ để bắt Trương Duy Nhất, nếu Nhất không ngoan ngoãn hợp tác và chấm dứt chỉ trích Tổng bí thư, Chủ tịch nước, nhiều Điều khác trong Bộ Luật Hình sự đang chờ đợi Trương Duy Nhất.
(TSNH)

Vì sao blogger Trương Duy Nhất bị bắt

Blogger có tiếng Trương Duy Nhất đã bị bắt hôm 26/5 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Báo Thanh Niên đưa tin Bộ Công an bắt ông Nhất vì có "hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự."
Ông Nhất, năm nay 49 tuổi, nghỉ viết báo và chuyển sang viết blog Một góc nhìn khác từ đầu năm 2011 để có thể nói thẳng những suy nghĩ của mình.
Blog thẳng thắn chỉ trích đích danh các lãnh đạo Việt Nam đã nhiều lần bị tin tặc tấn công và hiện cũng đang không thể truy cập được.
Tâm sự với độc giả khi chuyển sang viết blog, ông Nhất nói ông đã làm cho báo Công An Quảng Nam Đà Nẵng 8 năm và sau đó có vài năm làm tại báo Đại Đoàn Kết.
Ông Nhất đã nhiều lần bị Bộ Công an Việt Nam gây sức ép về những gì ông viết trên blog.
Blogger này từng chê Chủ tịch nước Trương Tấn Sang "Bấm hèn hạ" khi không dám nêu đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người bị Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật tại Hội nghị Trung ương 6 hồi cuối năm 2012.
Ông Sang gọi người bị đề nghị kỷ luật là "đồng chí X".
Mới đây ông Nhất kêu gọi ông Nguyễn Bá Thanh từ chức Trưởng ban nội chính trung ương sau khi Ban chấp hành Trung ương bác đề nghị đưa ông vào Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 7 hồi đầu tháng này.


Blogger Trương Duy Nhất
Ông Nhất bị bắt sáng 26/5
'Khát khao thay đổi'
Một loạt các cuộc bắt bớ ở Việt Nam từ đầu năm 2012 được cho là có phần liên quan tới cuộc tranh giành quyền lực đang diễn ra trong đội ngũ cầm quyền cao cấp của Việt Nam.
Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh
Ông Nhất từng kỳ vọng nhiều vào ông Nguyễn Bá Thanh
Tại hai hội nghị trung ương gần đây nhất, Ban chấp hành Trung ương gồm 175 vị đã bác các đề nghị liên quan tới nhân sự của Bộ Chính trị, từ việc kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng cho tới việc đưa người được xem là đối thủ của ông, Trưởng ban nội chính Nguyễn Bá Thanh, vào Bộ Chính trị.
Trước khi bày tỏ sự thất vọng về ông Nguyễn Bá Thanh sau thất bại của ông này tại Hội nghị trung ương 7, ông Nhất từng có nhiều kỳ vọng vào vị cựu Bí thư Đà Nẵng:
Ông Nhất nói trong một Bấm phỏng vấn với BBC hồi đầu năm nay:
"Trong con mắt của tôi, thì ông Nguyễn Bá Thanh là một nhân vật cần có trong lúc này, kể cả về tính cách, lẫn tài năng và tư duy. Không chỉ riêng tôi, mà nhiều người tỏ ra rất hồ hởi trước 'hiện tượng Nguyễn Bá Thanh'.
"Người dân đang khát khao một sự thay đổi, đúng sai gì không biết, nhưng tình hình đã quá u ám, trì trệ kéo dài. Phải thay đổi, phải khác những gì đang có.
"Tôi cho rằng ông Nguyễn Bá Thanh là người làm được việc, nếu giao việc cho ông Thanh thì ông sẽ là nhân vật ít nhiều mang lại sự đổi thay chứ không u ám như bây giờ."
'Viết điều cần viết'
Blogger Trương Duy Nhất thu hút được nhiều sự chú ý khi bỏ viết báo để chuyên tâm viết blog.
Giải thích về quyết định này, ông Nhất viết hồi năm 2011:
"Trong nhiều năm liền, với chức phận là một nhà báo ăn lương, tôi luôn phải viết cả những điều không muốn viết.
"Ừ thì cũng như muôn vàn nhà báo khác thế thôi. Đó là những bài báo viết không cần suy nghĩ, không động não, không tư duy, viết khoán cho đủ chỉ tiêu bài vở nhận lương hàng tháng. Những bài báo vô thưởng vô phạt mà tự thân mình phải xấu hổ khi núp dưới bút danh khác.
"Nhưng: làm báo chả lẽ mãi như vậy? Trên trang blog của mình, tôi đã nhiều lần treo câu này “Nếu không có quyền nói (viết) tất cả những điều mình muốn, thì ít ra cũng giữ cái quyền không nói những điều người ta ép buộc nói". Đó là câu của cụ Huỳnh Thúc Kháng, người sáng lập đồng thời là chủ nhiệm tờ báo Tiếng Dân, sau này cụ được Hồ Chí Minh cử làm quyền Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
"Tôi đã chọn cách của cụ Huỳnh trong nhiều năm khi giữ cho mình cái quyền “không nói (viết) những điều người ta ép buộc nói”.
"Nhưng đã đến lúc tôi chọn phương cách khác, lắc đầu nói không với cụ Huỳnh: Nếu không có quyền nói (viết) tất cả những điều mình muốn, thì... nghỉ làm báo để viết được những điều mình cần viết!”
Ông Nhất chỉ là trường hợp mới nhất trong số hàng chục cây viết mà Việt Nam đã bắt giam trong vài năm qua.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới coi Việt Nam nằm trong số ít các nước bị coi là "Kẻ thù của Internet" do chính sách hà khắc của Hà Nội với các cây viết bày tỏ quan điểm ôn hòa trên không gian ảo.
(BBC)

Tưởng Năng Tiến - Chỉ Một Góc Nhìn Duy Nhất

 Trương Duy Nhất
Trước một thông tin, trước một tác phẩm, một bài viết, một cây bút, một góp bàn phản biện, chỉ được phép dùng chính phương cách truyền thông “tham chiến”, chứ không được phép dùng đến cái còng số 8, nòng súng và nhà giam.
Sau quyết định (“Nghỉ Báo Viết Blog”) của Trương Duy Nhất, có độc giả “bình” rằng đây là một “cáo phó” cho báo bổ thời bao cấp. Ông Mặc Lâm thì mô tả hành động này như là một phương cách “thoát khỏi vòng kim cô” của nhà báo nổi tiếng này.
Trương Duy Nhất, nói nào ngay, không phải là người đầu tiên có quyết định ngon lành như thế. Hơn nửa thế kỷ trước, Nguyên Hồng còn tuyên bố một câu (ngon) hơn thế:
- “Đủ, đủ lắm rồi. Ông đéo chơi với chúng mày nữa.”
Ấy thế nhưng chả bao lâu sau, vẫn theo lời kể của Tô Hoài:
“Hội Nhà văn Đức tặng Hội Nhà văn Việt Nam 200 cái xe đạp Diamant mới cứng. Nguyên Hồng được điện khẩn mời xuống công tác. Ấy là việc dắt chiếc xe đạp đứng vườn hoa Cửa Nam trò chuyện với người qua đường. Vô tuyến truyền hình của Việt, của Đức quay giới thiệu nhà văn với tặng phẩm hữu nghị quốc tế.
Nguyên Hồng hồi ấy mới để râu, rõ ra phong thái học giả phương Đông. Tuyên truyền thế thôi, cả hội chẳng được sờ vào vành bánh chiếc xe nào. Hai trăm cái xe lăn cả vào kho Bộ Thương nghiệp.” (Tô Hoài. Cát Bụi Chân Ai. Wesminster, CA: Hồng Lĩnh, 1993.)
Tôi nghe nói, Bộ Thương Nghiệp, vào thời điểm vàng son của nó, quản  luôn cả đến cây kim và sợi chỉ nữa cơ. Nhờ thế, nhà nước cột chặt được tất cả mọi người, không xót một ai.  Muốn “đéo chơi” (với chúng nó) nữa cũng chả phải là chuyện dễ dàng gì.
Cái thời hoàng kim (thổ tả) đó, của chúng nó, may quá, đã qua. Bây giờ, cả ông hai ông Hữu Thỉnh và Đinh Thế Huynh dù có tam cố thảo lư, và khiêng đủ “200 chiếc xe đạp Diamont mới cứng” đến tận nhà (chắc) cũng không cách chi thuyết phục được Trương Duy Nhất trở lại cái “Hợp Tác Xã Tư Tưởng” của nhà nước nữa.
Nhất đã đi rồi.
“Hợp Tác Xã Tư Tưởng” là chữ dùng (riêng) của Trương Duy Nhất để mô tả những sinh hoạt có liên quan đến sách báo thời bao cấp. Cái thời mà blogger Đào Tuấn đặt tên, một cách (vô cùng) lãng mạn, là “Thời Đại Buông Rèm.” Tôi vốn sính Tây nên gọi cái thứ của nợ này là một loại ghetto, dành cho những người cầm viết, ở Việt Nam.
 
Trong Thế Chiến Thứ II, ghettos được Đức Quốc Xã tạo nên (ở nhiều thành phố Đông Âu) để làm nơi tập trung người Do Thái. Với thời gian, hạn từ ghetto được phổ biến theo một nghĩa  rộng rãi hơn – để chỉ những nơi biệt cư, thường là nghèo nàn và chật hẹp, của một nhóm người (nào đó) trong lòng phố thị:Black Ghetto, Mexican Ghetto, Chinese Ghetto, Student Ghetto, Gay Ghetto...
Từ hơn nửa thế kỷ qua, nhà đương cuộc Hà Nội cũng thiết lập một loại ghetto bẩn chật (tương tự) để làm nơi quần tụ cho những người cầm viết. Kẻ nào lỡ bước qua (hay bị đẩy ra) khỏi lằn ranh của cái ghetto văn hoá này là sẽ bị rơi ngay vào “bước đường cùng” – theo như (nguyên văn) lời của Bùi Ngọc Tấn:
“Có một ý kiến (hay chỉ thị) không thành văn nhưng mạnh hơn văn bản mà tất cả các báo, các nhà xuất bản đều thực hiện rất triệt để và nghiêm chỉnh là không in bài của Mặc Lân, Lê Bầu. Nếu hạn hữu có in cũng không được ký tên hai người… không được in đã hẳn, nhuận bút cũng không có nốt.
Túng thiếu. Mà phải có tiền. Phải sống. Đang loay hoay với kế mưu sinh thì Dương Tường đến. Nào ai ngờ được chính anh chàng lơ ngơ này lại là người giải quyết cho Mặc Lân vấn đề cực kì khó khăn ấy: Đi bán máu…
Lân mừng như người chết đuối vớ được cọc… Tiền tính theo cc còn tem phiếu thì đồng loạt. Mỗi người được lĩnh tem 2 cân đường, 4 cân đậu phụ, 2 kí thịt, 2 hộp sữa. Thế là mất đi một ít màu nhưng túi nằng nặng tiền và tem phiếu. Cho nên những ngày đi bán máu rất vui…
Bán máu êm ả là thế mà nhiều lúc vẫn giật mình. Ví như đang ngồi nhìn cả vào người y tá chờ gọi tên mình thì người ấy bỗng bật ra những cái tên bất ngờ nhất:
Chính Yên!
Phan Kế Bảo!
…..
Phương Nam!
Tranh Babui.
Toàn những người quen. Toàn những trí thức. Ngượng nghịu nhìn nhau. Rồi cũng quen dần. Lương thiện thì rõ ràng là lương thiện rồi. Nhưng nó tố cáo bước đường cùng.” (Bùi Ngọc Tấn. “Thời gian gấp ruổi“. Viết về bè bạn. Virginia: Tiếng Quê Hương, 2006.)
Và đến “bước đường cùng” thì mới thấm thía hương vị của một tô phở, cho dù là phở quốc doanh. Nó có thể làm cho khách qua đường phải ứa nước miếng, và (đôi khi)… nước mắt:
“Ngày ấy từ quê ra đèo nhau qua hiệu phở, ngửi mùi thơm ngào ngạt, quyến rũ, hai vợ chồng cùng thấy đói, thấy thèm và bảo nhau vào ăn phở. Nhưng khi lục túi chỉ còn ba trăm. Đúng một bát phở chín. Không hơn. Ai ăn? Bà bảo ông ăn vì trông ông gầy quá. Ông bảo bà ăn. Bà bảo thế thì không ai ăn cả. Cùng về. Nhưng ông biết bà đã nhịn thèm nhịn nhạt, nhường chồng con bao nhiêu năm rồi. Ông quát lên khe khẽ, bắt bà phải ăn. Bà vâng lời ông. Ông còn dặn bà: Nửa bát đầu cứ thế ăn, nửa bát sau hãy cho chanh ớt. Như vậy em được ăn hai thứ phở.” (Bùi Ngọc Tấn. Vũ trụ không cùng. Fall Church,Virginia: Tiếng Quê Hương, 2007).
Ở trong vòng ghetto, tuy bẩn chật nhưng được cái an toàn. Nó an toàn đến độ khiến không ít kẻ sinh tật múa gậy vườn hoang – theo như lời than phiền của tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, về một cây viết và một tờ báo tăm tiếng (và tai tiếng) nhất hiện nay:
“Vì sao Nguyễn Như Phong và báo An Ninh Thế Giới dám tự tung tự tác, ngang nhiên hoành hành, đổi trắng thay đen, ngậm máu phun người như vậy? “
An Ninh Thế Giới không phải là tờ báo duy nhất chuyên ngậm máu (hay ngậm cứt) phun ngườinhư thế. Ngày 31 tháng 10 năm 2009, qua một bài báo (“Bán dâu - Hủ tục man rợ vẫn hoành hành”) tờ Tiền Phong cũng đã ngang hiên xỉ nhục người dân ở huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, về điều mà họ mô tả là “tập tục vô luân” nơi địa phương này: ”Thích thì bỏ tiền cưới vợ, khi ‘bực mình’ thì rao bán cả vợ cả con, bố mẹ chồng cũng có quyền bán con dâu và cháu nội…”
Một tuần sau, cũng báo Tiền Phong, số ra ngày 8 tháng 11, đăng lời “xin lỗi nhân dân và chính quyền xã Phong Dụ cùng bạn đọc...” vì “tác giả bài báo đã xào xáo và không hiểu biết gì về tập tụcvà đời sống bà con đồngbào dân tộc, thêm thắt, thổi phồng sự việc...”
Xin lỗi quấy quá, cho có lệ vậy thôi, chứ “đổi trắng thay đen” hay “thêm thắt, thổi phồng sự việc” để phỉ báng thiên hạ – đối với những người cầm viết trong ghetto Việt Nam – chỉ là chuyện nhỏ, không đáng để họ phải bận tâm. Họ còn được dung túng để thay mặt cho cả ngành tư pháp của xứ sở này kết án hết người này, đến người nọ về tội danh này hay tội danh khác nữa cơ.
Qua một cuộc phỏng vấn, do Lê Thị Thái Hoà thực hiện, đọc được ở Thanh Niên Online vào ngày 30 tháng 4 năm 2008, nhà văn Trần Đăng Khoa cho biết:
”Tôi nói thật, chưa bao giờ tôi viết có xúc cảm hết. Thời trẻ con cũng thế và sau này cũng vậy. Thấy cần viết là tôi viết. Họ đặt ký tôi viết về người này người kia thì tôi viết. Thế là có tập Chân dung và Đối thoại đấy. »
“Thế ... đấy” nhưng tập Chân Dung Và Đối Thoại vẫn được tái bản đều đều. Lý do: ghetto chữ nghĩa ở VN là một loại công ty độc quyền, không có đối thủ, miễn có cạnh tranh, và thường kín như bưng. Bởi vậy, khi Trần Đăng Khoa hé mở cho chút xíu ánh sáng (sự thật) soi rọi vào một vài mảng tối thui ở đất nước này là tác phẩm của ông liền được đón chào nhiệt liệt.
Dù thế, chỉ hơn một năm sau, qua một cuộc phỏng vấn khác – đọc được vào hôm 13 tháng 7 năm 2009, do Hồng Thanh Quang thực hiện – Trần Đăng Khoa đã nói khác ngay. Ông không đề cập đến chuyện “viết không cần cảm xúc” hay “viết theo đơn đặt” nữa. Thay vào đó, ông nêu lên“thiên chức của nhà văn” bằng những lời lẽ hết sức trang trọng và cảm động:
“Bởi vì ở Phương Đông cũng như ở Việt Nam, văn chương đích thực, phải tải Đạo, như cụ Đồ Chiểu nói: Chở bao nhiêu Đạo, thuyền không khẳm. Vì thế, trong con mắt của xã hội, nhà văn là cao quí, là đại diện cho giá trị đạo đức và văn hoá xã hội.”
Cảm ơn Trần Đăng Khoa, và cảm ơn Trời. Thế thời, rõ ràng, đã đổi. Và đổi nhanh ngoài sức tưởng tượng của tất cả mọi người. Mới bữa nào người dân Việt còn thi thoảng uống cà phê chui, nay thì họ ngồi đầy những tiệm cà phê internet.
Cái phương tiện truyền thông (tân kỳ) này đã làm cho quả địa cầu nhỏ lại. Nhân loại nhích lại gần nhau hơn. Việt Nam không còn là một nơi biệt cư, dành riêng cho một dân tộc hoàn toàn mù thông tin, như trước nữa. Bây giờ mà vẫn cứ “viết theo đơn đặt hàng” thì rách việc như không. Và điều này thì Trương Duy Nhất biết rõ hơn rất nhiều người.
Cuối bài “Viện Sĩ Tự Sướng” (viết ngày 4 tháng 2 năm 2011) ông cho biết: “Tôi post bài này lên lúc 14 giờ 57, xong đi một vòng chúc Tết. Chưa đầy 2 tiếng sau về mở lại thì thấy báo Nhân Dân đã tháo bài này xuống khỏi trang Nhân Dân điện tử.”
Trước đó không lâu, báo Pháp Luật cũng bị một tai nạn tương tự vì bài báo “Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng Xuất Sắc Nhất Châu Á” của ông hay bà Phượng Lê nào đó. Nó cũng được “tháo xuống” tức thì.
Hệ thống truyền thông quốc doanh, rõ ràng, không còn là nơi để có thể múa gậy vườn hoang (như xưa) nữa. Dù nấp dưới bút danh nào, và trong ngõ ngách nào chăng nữa, hễ cứ nói bậy hay nói láo là bị chúng “vả” vào mồm – khiến mặt mũi sưng vù – ngay tức khắc.
Cái ghetto chữ nghĩa Việt Nam bây giờ, ví von mà nói, là một con thuyền lủng. Nó sắp đắm đến nơi. Bởi thế, khi Trương Duy Nhất tuyên bố “bỏ thuyền” thì ai cũng lấy làm mừng. Đây là một tin vui. Một người ngay thoát nạn!
Nhất đã đi rồi!
Tưởng là đi đâu, ai dè ổng đi ... vô hộp, theo như tin loan của Thanh Niên On Line, đọc được vào hôm 26 tháng 5 năm 2013:
“Bộ Công an vừa tiến hành bắt giữ ông Trương Duy Nhất (49 tuổi, ngụ tại TP.Đà Nẵng) về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự.”
Nguyên Hồng, rõ ràng, vẫn may mắn hơn Trương Duy Nhất. Thời của ông nhà văn ở miền Bắc Việt Nam ngày trước – nói nào ngay –cửa tù không mở rộng (hết cỡ) như thời của ông nhà báo hôm nay, trên toàn lãnh thổ. Bởi vậy, nhiều người cầm bút ở Việt Nam đã chọn cuộc sống trong ghetto (được lúc nào hay lúc đó) thay vì ở trong tù. Cái trước, khách quan mà xét, vẫn rộng rãi thoải mái hơn cái sau  nhiều lắm. Thiệt đúng là một xứ sở chỉ có một góc nhìn duy nhất.!
Tưởng Năng Tiến
(RFA Blog's)

Trương Duy Nhất: Cái còng và khẩu súng không thể chĩa vào Nhất

ảnh (3) Tháng 10 năm ngoái, “Một góc nhìn khác” đã nhận được lời cảnh cáo về “ thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội “.

Tuy nhiên, bấy giờ Trương Duy Nhất đã trả lời rằng “nếu chỉ đọc thấy trên trang này “ thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội “, thì chính quí vị mới là kẻ tiêu cực, thiếu ý thức và kích động, thậm chí là… phản động!”. Nói thẳng như thế, với cơ quan an ninh.
Không ít lần, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp (trên một bản sử ký chẳng hạn tôi đã nói anh “mó dái ngựa”) tôi bóng gió nói về việc Trương quá thẳng thắn và những lời lẽ sắc bén như dao cạo của anh khiến ngay cả những người đọc bình thường cũng gây sốc. Nhưng, với tính cách người xứ Quảng (nơi anh lớn lên từ bé), Trương Duy Nhất nói anh không chịu nổi “cách nói kiểu Bắc Hà”.
Sau khi anh post bài này, tôi có trao đổi với anh rất dài. Trương Duy Nhất có đùa rằng nếu anh “có làm sao” thì hy vọng tôi là người sẽ đi thăm anh. Tuy nhiên, Nhất khẳng định Công an không thể bắt anh được. Vì anh công khai tên tuổi. Vì anh nói thật. Vì người ta không thể bắt một người vì nêu chính kiến cá nhân, dẫu những ý kiến đó là chỉ trích và có thể làm người khác tức giận.
Nhưng hôm nay, Trương Duy Nhất đã bị bắt. Dù lý do chưa được tiết lộ. Nhưng với điều 258, có lẽ, sẽ ít nhiều liên quan đến những điều anh viết. Thôi thì cứ coi như là “Sinh nghề tử nghiệp”. Cứ coi như anh phải trả giá cho khí chất xứ Quảng thẳng đến không thể chịu nổi.
Đây là bài mà Trương Duy Nhất đã viết vào tháng 10 năm ngoái, với nhan đề “Viết sau 3 cuộc làm việc với công an”.
Sau khi về quê ngoại truy lục lý lịch, sáng qua thứ sáu 12/10/2012, công an tiếp tục làm việc với tôi.
Thật ra đây là lần thứ ba. Hai lần trước tôi đã im lặng bởi coi đó là những động thái góp ý thiện chí, tích cực. Lần này là A 87 (cục an ninh thông tin truyền thông Bộ Công an), cơ quan an ninh văn hóa và an ninh điều tra. Thượng tá Trần Quốc Bảo khuôn mặt tươi tỉnh, dễ cảm tình. Phía công an Đà Nẵng, đại tá Nguyễn Ngọc Dương và thượng tá Nguyễn Nho Chinh (trưởng- phó phòng PA83) thì không xa lạ gì. Đây là 3 khuôn mặt tạo cho tôi nhiều ấn tượng tốt, cho tới bây giờ.
Nhưng sau khúc chào hỏi dạng tuyên bố lý do, giới thiệu mục đích quen thuộc khá nhã nhặn cảm tình là một buổi khảo tra, qui chụp khá nặng nề kéo dài đến gần 12 giờ trưa (cho dù tôi đã tuyên bố trước là chỉ làm việc đến 11 giờ). 3 cán bộ khá trẻ với những tập bài viết photo dày cộp ngồi đối diện tôi là Nguyễn Văn Cương (A87, không biết hàm chức gì vì mặc thường phục, không phù hiệu không bảng tên), thiếu tá Nguyễn Ngọc Ánh (PA83) và thượng úy Lê Thanh Dương (PA92).
Phía công an gọi cuộc làm việc, truy hỏi này là “trao đổi đối thoại”, nhưng tôi không có nhu cầu trao đổi đối thoại với công an. Những gì cần viết tôi đã viết, những gì cần nói tôi đã nói, những gì cần trao đổi tôi cũng đã trao đổi, trao đổi đến cạn nghĩa dốc lòng qua hai lần làm việc trước. Vì thế lần thứ 3 này tôi không còn nhu cầu trao đổi đối thoại nữa.
Một “biên bản lấy lời khai” được lập như mọi lần. Tôi ký như muốn rạch nát tờ giấy sau khi ghi “Tôi không đồng ý với cách ghi “lời khai” bởi tôi không phải là tội phạm và cũng không có hành vi sai phạm nào. Tôi không đồng ý với những nhận xét mang tính qui chụp của câu hỏi. Trang blog của tôi không có bất cứ điều gì sai phạm”.
Đã 3 lần công an mời tôi lên làm việc. Thậm chí đã nhiều lần tôi chấp nhận cả các hình thức “trao đổi đối thoại” ở quán nhậu- cà phê. Vì thế, đây cũng sẽ là lần cuối cùng tôi chấp nhận đến làm việc với công an theo giấy mời.
Tôi đã định dành một bài chi li trả lời lại những câu hỏi khảo tra đầy tính qui chụp qua tất cả 3 cuộc làm việc, nhưng nghĩ lại thấy không cần thiết. Điều đó đến giờ là quá thừa.
Nên biết đọc và nhìn những bài viết trên trang của tôi ở nghĩa tích tực. Và thật sự rất nhiều bài viết, nhiều phản biện góp bàn của tôi đã tạo ra những hiệu ứng và thay chuyển tốt. Hơn 4 năm trước, khi một ông Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương phán định trang Trương Duy Nhất có “ thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội “, tôi đã trả lời rằng “nếu chỉ đọc thấy trên trang này “ thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội “, thì chính quí vị mới là kẻ tiêu cực, thiếu ý thức và kích động, thậm chí là… phản động!”.
Tôi không phải tội phạm. Những bài viết trên trang blog Trương Duy Nhất- Một góc nhìn khác cũng không đả phá, không phản động. Những loại giấy mời, triệu tập và hình thức khảo tra đó hãy dành cho những thằng phản động đang “cõng rắn cắn gà nhà”, những “nhóm lợi ích” đang thâu tóm hệ thống ngân hàng và tài sản quốc gia, những “bầy sâu ăn hết phần của dân”, những “bộ phận không nhỏ” trong đảng đang đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ.
Đấy mới là cách bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ. Bọn đó mới là tội phạm, là lũ trọng phạm đang đục khoét đe dọa đến sự tồn vong của đảng và chế độ, chứ không phải là trang blog của tôi. Bọn đó mới là lũ phải gửi “giấy mời”, phải triệu tập, phải bắt giam, phải… chém đầu bêu trước nhân dân!
Đó mới đúng là chức phận của ngành công an. Cái còng và khẩu súng là để chĩa vào bọn vinh thân phì gia, những kẻ đang cài nhét con cháu vào ghế này chức nọ bất chấp nguyên tắc và đạo lý, đục khoét ăn hại tàn phá đất nước, chứ không phải chĩa về những cây bút dám vứt bỏ hi sinh tất tật mọi quyền lợi để dốc lòng cạn tâm đêm ngày phản biện góp bàn cho sự chuyển thay tích cực của đảng và dân tộc như Trương Duy Nhất. (Ảnh: Trương Duy Nhất (áo đen) trong một lần ra Hà Nội)

Người Buôn Gió - Lời cuối với nhau hay "Chúng ta đều ở trong rọ"

Người Buôn Gió
Người Buôn Gió: đại ca ở lại bình an nhé
em té đây
ngày kia em đi Châu Âu
chả biết bao giờ về lại xứ Vệ này
Trương Duy Nhất: Ủa, ai cho đ đi?i mà
Đi được à?
Người Buôn Gió: bỘ công an thông báo cho đại sứ Đức'
là dỡ lệnh cấm rồi
đại sứ làm visa cho em và mua vé rồi
Trương Duy Nhất: Ồ, chúc mừng nhé. BÌnh an!
Người Buôn Gió: Cái ông quốc vụ khanh Đức hồi Tết sang đây họp nói gì ko biết
nên bọn nó cho em đi
em đi học ngoại ngữ thời gian
chắc cũng lâu
sau này về viết blog song ngữ luôn
Trương Duy Nhất: Hi, đã quá rồi
Tin bất ngờ đấy.
Người Buôn Gió: khi em đi rồi em mới thông báo lên trên FB
Trương Duy Nhất: Ngồi máy bay rồi, bay trên trời rồi mới chắc!
Người Buôn Gió: ko, cái này thì chắc rồi, xưa nay em có nói gì quá đâu
cái gì chắc chắn em cũng chỉ nói đến 70% thôi mà
Trương Duy Nhất: Hi, bay trên trời rồi mới chắc
Người Buôn Gió: chỉ có đi hẳn hay đi được về thôi
còn ko có chuyện cấm đi nữa
Trương Duy Nhất: Chúc may mắn, bình an. Mình thoát chạy đã.
__________________________
Trước khi đi mình đã có lời mong anh được bình an, chả dám khuyên anh vì ít tuổi hơn, chỉ dám mong anh bình an thế. Tự nhiên lúc đi có cảm giác anh Nhất là người sẽ có khả năng bị nguy hiểm nhiều nhất. Không phải cùng chí hướng với anh, nhưng cùng cảnh viết blog nên đồng cảm vậy.

Trích bài "Chúng Ta Đều Ở Trong Rọ":

Nhưng bỏ qua những cái chi tiết ly kỳ rẻ tiền mà bọn bồi bút kiếm chác cơm gạo. Chúng ta vẫn phải nhận ra rằng, Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ bị bắt vì những bài viết trước đó, và anh hoàn toàn bị bất ngờ vì không nghĩ rằng họ không bắt lúc anh mới đưa lên mạng. Mà đợi thời gian sau mới bắt, cũng như Điếu Cày, Ba Sài Gòn, Vi Đức Hồi... đều vậy.
Ai mà nghĩ được anh Điếu Cày bị bắt ngay sau khi kết thúc 30 tháng tù giam, vì những bài viết trước đó. Những bài viết mà nói thẳng ra trong số chúng ta chẳng ai có thể nhớ nội dung nó là gì dù có đọc.
Chúng ta, những người viết blog "lề bên trái" những người chưa bị bắt chỉ là "của để dành" khi người ta cần lập chiến công nhân dịp xét duyệt phong hàm, chức hay phục vụ quan với một nước nào đó. Một sự thật phũ phàng có thể làm ai đó nhụt chí. Nhưng nhìn rõ vào sự thật để đón nhận nó không bị bất ngờ vẫn tốt hơn. Ít nhất chúng ta có thể soạn kịch bản cho mình, không phải thụ động cúi đầu đọc một cái kịch bản mà người ta đưa cho.
Vụ những thanh niên trong tổ chức Tuổi Trẻ Yêu Nước mà Phương Uyên bị bắt mới đây. Ít ai để ý là báo chí nói Phương Uyên cùng tổ chức với Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Thành. Mà Việt Khang, Anh Bình bị bắt trước đó cả năm, rồi đến trước đại hội Đảng TQ an ninh bắt tiếp Phương Uyên. Ngay sau khi vừa đưa Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình ra xét xử.
Biết trước không có nghĩa là để biết sợ mà tránh. Có những cái biết trước để chuẩn bị cho mình một tâm lý thanh thản, đi đến nơi biết trước là sẽ đến. Để những ngày tháng ở nơi đó mình sẽ sống thế nào để không uổng phí, biến một ngày mà người ta trừng phạt mình thành một ngày có ích cho mình sau này.

"Chính phủ giữ nguyên quan điểm góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992"


Thông tin này được Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khẳng định tại cuộc họp báo thường kỳ do Chính phủ tổ chức vào cuối giờ sáng ngày 26/5.
Theo lịch làm việc, hôm nay các ĐB Quốc hội sẽ thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Đây là một trong những nội dung quan trọng tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 13 mà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã khẳng định tại phiên khai mạc kỳ họp này.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, thực hiện ý kiến của Trung ương và các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã tiến hành rất nghiêm túc việc tổng kết Hiến pháp 1992 và góp ý vào việc sửa đổi Hiến pháp. Chính phủ đã góp ý toàn diện tất cả các nội dung, đương nhiên trong đó nội dung liên quan đến tổ chức Chính phủ được Chính phủ thảo luận kỹ hơn. Đối với những vấn đề mới, Chính phủ tiến hành tổ chức lấy ý kiến từ dưới và thảo luận nhiều lần. Những ý kiến của Chính phủ đều là những ý kiến đã gửi Quốc hội.
“Chính phủ đã bỏ phiếu biểu quyết từng điều một về bản ý kiến của mình. Bản ý kiến của Chính phủ tổng hợp các ý kiến từ dưới trình lên, cộng với kết quả bỏ phiếu trong Chính phủ về từng vấn đề. Đương nhiên, quan điểm của Chính phủ khi đã được bàn bạc, Chính phủ sẽ thống nhất, biểu quyết tập thể theo đúng nguyên tắc. Nếu Chính phủ có thay đổi quan điểm nào cũng phải lấy ý kiến lại. Cho đến giờ phút này, Chính phủ chưa có cuộc thảo luận nào để xem xét ý kiến của mình có thay đổi không”, Bộ trưởng Đam nói.
Hôm nay Quốc hội thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Trước đó, vào đầu tháng 4 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp chuyên đề bàn về góp ý vào dự thảo sửa đổi hiến pháp, có kiến nghị nhiều nội dung quan trọng:
Về các nội dung liên quan đến quyền lập hiến của nhân dân, Chỉnh phủ cho rằng cần xác định quyền lập hiến là thể hiện cao nhất chủ quyền nhân dân, gồm quyền sáng kiến lập hiến, quyền tham gia góp ý trong quá trình dự thảo HP và cuối cùng là quyền biểu quyết thông qua trưng cầu dân ý.
Chính phủ cũng có những kiến nghị về quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân, cho rằngcần ghi nhận nguyên tắc các quyền con người, quyền cơ bản của công dân được bảo đảm thực hiện bằng luật và cũng chỉ có thể bị hạn chế bằng luật. Như vậy, khoản 2 điều 15 dự thảo sửa đổi HP cần giới hạn hẹp hơn nữa căn cứ giới hạn quyền, thành: “Quyền con người, quyền cơ bản của công dân có thể bị giới hạn bằng luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia và sức khỏe của cộng đồng”. Khác với dự thảo, có thêm hai trường hợp “trật tự, an toàn xã hội”, “đạo đức xã hội” và không có “bằng luật”.
Chính phủ cũng đề nghị thay thế cụm từ “theo quy định của pháp luật" thành “theo quy định của luật” ở nhiều quyền cơ bản quan trọng: Quyền bí mật thư tín (điều 23); quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước (điều 24); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình (điều 26); quyền bảo hộ về sở hữu tư nhân, quyền thừa kế (Điều 33).
Chính phủ cũng có kiến nghị liên quan đến thu hồi đất và quyền sử dụng đất. Cụ thể, khoản 3 điều 56 dự thảo sửa đổi HP quy định Nhà nước trưng mua, trưng dụng có bồi thường “theo giá thị trường” với tài sản của công dân. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản, thì khoản 3 điều 58 dự thảo lại quy định Nhà nước thu hồi “có bồi thường theo quy định của pháp luật”. Chỉnh phủ cho rằng quy định như vậy là không rõ ràng và mâu thuẫn với nhau. Vì vậy, cần sửa đổi theo hướng Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản, hay thu hồi đất thì đều phải bồi thường theo giá thị trường.
Trước đó, vào ngày 21/5, ông Phan Trung Lý, Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội đã trình bày trước Quốc hội bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 sau khi đã ghi nhận ý kiến góp ý của các nhà khoa học, các tổ chức, nhân dân… trong đó có những nội dung hết sức quan trọng được nhân dân đặc biệt quan tâm:
Về thẩm quyền của Chủ tịch nước với hoạt động hành pháp, UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nhận thấy, Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về đối nội, đối ngoại. Trong một số trường hợp cần thiết, Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về những vấn đề mà Chủ tịch nước quan tâm nhằm giúp Chủ tịch nước thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Do đó, UB soạn thảo sửa đổi hiến pháp chỉnh lý và trình Quốc hội cho ý kiến về nội dung này theo hướng: “Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước”.
Về thẩm quyền thống lĩnh lực lượng vũ trang, UB soạn thảo sửa đổi Hiến pháp nhận thấy, căn cứ vào mô hình tổ chức bộ máy của nhà nước ta và thực tiễn công tác cán bộ hiện nay, việc Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh Tổng tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam là phù hợp.  Do đó, UB soạn thảo sửa đổi Hiến pháp dự kiến chỉnh lý để trình Quốc hội cho ý kiến về việc bổ sung các trường hợp về phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân trong các lực lượng vũ trang nhân dân và bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam cho đầy đủ và phù hợp".
Về các ý kiến xoay quanh vấn đề giữ nguyên hoặc lấy lại tên nước là “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, UB soạn thảo Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nhận thấy, tên nước là “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” hoặc “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” đều thể hiện rõ chính thể của nước ta là “cộng hòa”, bản chất của nhà nước ta là “nhà nước dân chủ. Tuy nhiên việc giữ nguyên tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhằm tiếp tục khẳng định con đường phát triển đất nước lên chủ nghĩa xã hội bảo đảm tính ổn định, tránh việc phải thay đổi quốc huy, con dấu, quốc hiệu trên các văn bản giấy tờ. Hơn nữa, trải qua 37 năm, tên gọi này đã trở nên quen thuộc với nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.
Về điều 4, UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp báo cáo Quốc hội, việc giữ Điều 4 quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng là cần thiết, kế thừa Điều 4 của Hiến pháp năm 1992, khẳng định tính lịch sử, tính tất yếu khách quan vai trò lãnh đạo của Đảng với quá trình cách mạng, với quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
Đối với những ý kiến cho rằng cần có Luật về sự lãnh đạo của Đảng, UB soạn thảo sửa đổi Hiến pháp, cho rằng: Đảng ta là Đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo thông qua cương lĩnh, chiến lược, các định hướng và chính sách; cách thức, nội dung lãnh đạo được thể hiện đã đáp ứng được yêu cầu của từng giai đoạn, từng thời kỳ. Bên cạnh đó, quy định mọi tổ chức Đảng, đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật hiện đã là một bảo đảm quan trọng để nhân dân có điều kiện giám sát, giúp cho đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn, xứng đáng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Vì vậy, UB soạn thảo sửa đổi Hiến pháp đề nghị Quốc hội không đưa nội dung Luật lãnh đạo của Đảng vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Ngọc Quang
(GDVN)

Sửa Hiến pháp, nhìn từ góp ý của dân

Tuần làm việc thứ hai của kỳ họp Quốc hội thứ 5 bắt đầu với các phiên thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp...
Nhiều ý kiến cho rằng, với việc thay đổi nhiều chương mục, sửa đổi, bổ sung 102 điều và thêm 11 điều mới, tức là sửa cơ bản Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001), nên đặt tên mới là Hiến pháp năm 2013 (hoặc năm 2014) tuỳ theo thời điểm công bố, không nên đặt tên là Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013).
Các phiên thảo luận tổ cả ngày thứ Hai (27/5) về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 sẽ bắt đầu tuần làm việc thứ hai của kỳ họp Quốc hội thứ 5.
Trước đó, trong ngày đầu tiên của kỳ họp, bản dự thảo mới nhất sau khi tiếp thu ý kiến nhân dân đã được trình bày trước Quốc hội trong phiên họp được truyền hình trực tiếp.
Ngay sau đó, một loạt báo cáo dày hàng trăm trang từ Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước... tổng hợp ý kiến đóng góp của nhân dân, đã được cung cấp cho các vị đại biểu.
Cần tên mới cho Hiến pháp
Theo đánh giá của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Viêt Nam tại bản tổng hợp góp ý dài 101 trang, đại đa số các ý kiến góp ý dù góc độ tiếp cận và quan điểm có khác nhau nhưng với  tinh thần xây dựng, đoàn kết và mong muốn bản Hiến pháp này phải phản ánh được sâu sắc ý chí và nguyện vọng của nhân dân, góp phần xây dựng một bản Hiến pháp chất lượng, khoa học, mang tính nhân dân, phù hợp tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Nhiều ý kiến cho rằng, với việc thay đổi nhiều chương mục, sửa đổi, bổ sung 102 điều và thêm 11 điều mới, tức là sửa cơ bản Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001), nên đặt tên mới là Hiến pháp năm 2013 (hoặc năm 2014) tuỳ theo thời điểm công bố, không nên đặt tên là Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013).
Ở lời nói đầu, trong các góp ý cụ thể có đề nghị thay cụm từ “thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước” bằng cụm từ “thể chế hóa đường lối xây dựng đất nước” vì hiểu theo cách viết đoạn này thì Cương lĩnh cao hơn Hiến pháp.
Góp ý vào điều 70 ở chương Bảo vệ tổ quốc, nhiều ý kiến đề nghị nên sắp xếp thứ tự như sau: “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, nhưng Đảng vẫn phải hoạt động tuân thủ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, lợi ích của Tổ quốc phải đặt trên lợi ích của Đảng, báo cáo giải thích lý do đề nghị đưa “Tổ quốc” lên trước “Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Tại dự thảo sửa đổi Hiến pháp mới nhất, điều 70 đã được thể hiện lại: “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân…”.
Quyền lập hiến thuộc về nhân dân
Chương Quốc hội cũng nhận được nhiều ý kiến đề nghị chỉnh sửa. Dự thảo quy định “Quốc hội cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Đa số ý kiến được tổng hợp cho rằng, về bản chất chế độ, chủ quyền nhân dân là tối cao, cho nên quyền lực nhân dân là cao nhất. Xét dưới góc độ tư duy logic thì không thể trong một chỉnh thể, một chính thể lại có hai chủ thể cao nhất.
Nhưng điều quan trọng hơn, nếu quy định Quốc hội là “cơ quan quyền lực cao nhất” sẽ mâu thuẫn với linh hồn của điều 2 (tất cả mọi quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân), báo cáo nêu rõ.
Vẫn theo tổng hợp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, có nhiều ý kiến đề nghị phải bỏ đoạn 2, điều 74 dự thảo là “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến”. Theo đó, quyền lập hiến thuộc về nhân dân và Quốc hội cũng không thể có quyền giám sát tối cao, mà quyền giám sát tối cao thuộc về nhân dân, Quốc hội chỉ có quyền giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước.
Tại báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở ý kiến nhân dân đã trình bày trước Quốc hội, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho rằng, “quy định Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp là hợp lý”.
Hợp nhất chức danh Chủ tịch nước và Tổng bí thư
Góp ý chung ở chương Chủ tịch nước, nhiều ý kiến đề nghị dự thảo Hiến pháp lần này cần quy định tăng quyền cho Chủ tịch nước, là thời điểm chín muồi để hợp nhất chức danh Chủ tịch nước và Tổng bí thư, sắp xếp bổ sung để làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong mối quan hệ với cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Đa số trong 82.011 ý kiến góp ý ở điều 92, theo báo cáo, đề nghị thay đổi phương thức bầu Chủ tịch nước theo hướng “Chủ tịch nước do nhân dân bầu trực tiếp trong số đại biểu Quốc hội”. Bởi, quy định như vậy mới thể hiện được tính độc lập và thể hiện quyền lực của Chủ tịch nước mạnh hơn.
Với điều 93, đa số ý kiến đề nghị cần làm rõ và đề cao thực quyền của Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Nhà nước. Việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước phải xứng với vị trí của nguyên thủ quốc gia.
Cần quy định cụ thể, rõ hơn về các quyền của Chủ tịch nước đối với Chính phủ như quyền giám sát của Chủ tịch nước đối với Thủ tướng Chính phủ vì Thủ tướng là do Chủ tịch nước giới thiệu để Quốc hội bầu.
Mặt trận Tổ quốc cũng phản ánh nhiều ý kiến đề nghị các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ, bổ sung nội dung tuyện thệ trước nhân dân, trước Quốc hội về việc trung thành Hiến pháp, trung thành với đất nước, với nhân dân và quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân.
Trên cơ sở nghiên cứu ý kiến nhân dân, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã bổ sung trình Quốc hội quy định về việc tuyên thệ khi nhậm chức của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết.
Sau hai phiên thảo luận tổ ngày 27/5, liền hai ngày 3 và 4/6, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Nội dung này sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp.
(VnEconomy)

Trương Duy Nhất trong trò chơi quyền lực

Có lẽ tôi đang ở Đà Nẵng đúng vào lúc xảy ra sự việc bắt khẩn cấp blogger Trương Duy Nhất nên có vài đề nghị tôi bình luận về sự kiện đang nóng nầy. Tôi từ chối vì biết quá ít về anh. Tôi chỉ gặp Trương Duy Nhất có một lần duy nhất trong đời tính đến ngày hôm nay (he he, không biết mai mốt có được gặp anh ở đâu nữa không) và trước đó cũng chưa hề giao du gì với anh, cả trên mạng lẫn qua điện thoại.
Tôi gặp anh một lần nhưng tôi lại có cảm tình với anh, ngược lại hẳn với trước đây, tôi rất không thích anh ta.
Lúc đó mới vừa có tin tôi có tên trong danh sách chín người trên toàn thế giới được đề cử để tranh giải Netizen do RSF và Google tổ chức.
Khi ấy Nhất có công việc vào Sài Gòn rồi được bạn bè Sài Gòn rủ rê đi nhậu, các bạn ấy rủ rê luôn tôi. Nhất đến sau khi mọi người đã đến đông đủ. Anh bước vào và đến thẳng chỗ tôi dù trước đó tôi với anh chưa hề gặp nhau, trịnh trọng bắt tay và nửa đùa, nửa thật tuyên bố: Xin được vinh dự bắt tay trước với người được giải thưởng lớn quốc tế.
Tôi vội đính chính: Mới được đề cử thôi còn phải qua bình chọn nữa, còn xa lắm mới đụng tay vào cái giải ấy. Rồi tôi cũng nửa đùa nửa thật nói tiếp: Anh em thấy mình già cả sống đủ rồi nên xô đại mình xuống hồ cá sấu để làm anh hùng cứu mỹ nhân đấy thôi.
Nhất có vẽ thích thú với lời nói đùa ấy nên trong bửa nhậu hay nhắc đi nhắc lại câu chuyện tếu nầy.
Bửa nhậu hôm đó có vài người viết blog và một số bạn khác không viết bog nhưng đều quen biết Nhất. Nhất nhỏ tuổi nhất trong đám nhưng cách nói năng rất ngang ngang và rất bằng vai phải lứa với mọi người. Điều ấy đã gây cho tôi một cảm giác là tay này hơi ngạo mạn và có chút phách lối. Tuy vậy đến cuối bửa tiệc, qua nội dung nói chuyện, Nhất đã không làm tôi ghét thêm mà còn xua tan đi những tình cảm khó chịu của tôi đối với Nhất trước đây. Tuy cũng hay đùa cợt nhưng Nhất luôn có thái độ chừng mực và cầu thị khi nói đến những việc nghiêm túc
Thật ra, nếu ai đã đọc Nhất nhiều rồi thì sẽ không thấy khó chịu lắm với cách nói ngang phè theo kiểu Quảng Nam của Nhất ngoài đời. Trong các bài viết của anh, anh “phang” như búa bổ vào đầu rất nhiều người, kể cả những người đang có chức vị cao nhất. Anh cũng không chừa những blogger và những người đấu tranh dân chủ mà anh không ưa. Do vậy mà một số bài viết của Nhất thường đưa đến những tranh luận gay gắt trên thế giới mạng.
Và cũng do vậy mà có nhiều luồng dư luận nghi ngờ Nhất là người của an ninh cài vào. Hầu như những lần tôi ra Đà Nẵng tôi đều nghe người nầy người nọ “khẳng định” với tôi Nhất là “hai fai”. Những người “khẳng định” ấy là nhà báo hưu trí uy tín, là doanh nhân, là nhà báo đương việc, là văn nghệ sĩ, là thường dân…Trước những ý kiến như vậy tôi chỉ lặng im lắng nghe chứ không biểu lộ sự đồng tình hay phản đối.
Nhất là một blogger khá độc lập, ít khi nào thấy anh hùa theo số đông. Anh hầu như không tham gia vào việc ký các kiến nghị, kể cả kiến nghị rất chính đáng của 72 nhân sĩ trí thức về góp ý sửa đổi hiến pháp vừa rồi.
Qua các bài viết của Nhất, có thể thấy rằng anh luôn đứng trong hệ thống để phản biện. Những phê phán của anh thường nhắm vào các hiện tượng tiêu cực và nhằm mục đích mang lại sự tốt đẹp cho hệ thống.
Tuy nhiên cách phê thẳng thừng và nặng nề của anh khó lòng làm cho người ta tiếp thu nhất là người ta đang ở cương vị lãnh đạo, chưa nói là sẽ dấy lên sự thù oán với anh.
Trước và sau các sự kiện quan trọng của đảng và nhà nước, nhất là các sự kiện liên quan đến sắp xếp nhân sự, Trương Duy Nhất thường có bài bình luận mà mới đây theo Phạm Chí Dũng là “mức độ cập nhật thông tin của bài viết rất cao” ý nói rằng anh có được những thông tin mà chỉ những người trong cuộc cấp cao mới có thể có.
Trước sự kiện ông Nguyễn Bá Thanh ra nhận chức trưởng ban nội chính, Nhất có nhiều bài tỏ ra ca ngợi nhân vật nầy. Nhưng mới đây, sau khi ông Thanh không vào được BCT, Nhất lại viết bài khuyên ông Thanh nên từ chức về vườn.
Trước khi diễn ra hội nghị TW 7, Nhất làm cho mọi người sửng sốt khi thẳng thừng “phang” hai ông tổng bí thư và thủ tướng là nên từ chức vì những lỗi lầm của họ gây ra khi lãnh đạo đảng và điều hành kinh tế.
Tôi cũng sững sốt về bài viết nầy (pha lẫn sự khâm phục) và cả bài viết khuyên ông Thanh từ quan mới đây của Nhất, rồi không biết làm gì hơn nên đã pha trò chọc ghẹo Nhất trên facebook qua status ” Đồng chí Trương Duy Nhất làm công tác tổ chức rất tốt…sắp tới đây ai lên thay các vị ấy thì đồng chí sớm cho biết kẻo nhân dân trông chờ”. Nhất không ý kiến gì về chọc ghẹo của tôi. Có lẽ anh nghiêm túc trước những việc nghiêm túc, không có kiểu cái gì cũng ba lơn như tôi.
Phải chăng vì “mức độ cập nhật thông tin trong các bài viết rất cao” nên dư luận nghi ngờ rằng Nhất có trong đường dây theo phe phái nào đó trong cuộc chơi quyền lực đang diễn ra khá gay gắt hiện nay. Việc bắt khẩn cấp Nhất ngay trước khi diễn ra việc bỏ phiếu tín nhiệm ở quốc hội cũng là sự trùng hợp đáng suy gẫm.
Cô Thụy My của đài RFI khá nhạy bén khi mời blogger Phạm Chí Dũng bình luận về sự việc blogger Trương Duy Nhất bị bắt. Trước đây, Dũng cũng bị bắt khẩn cấp vì những bài báo có “mức độ cập nhật thông tin khá cao”.
Nếu bị bắt vì lợi dụng dân chủ theo điều 258, thì sẽ có rất nhiều người bị bắt, hà cớ gì chỉ có mình Nhất? Game of thrones?
Tôi đang xem phim truyền hình nhiều tập “Game of Thrones” nên bổng dưng nảy ra cái tựa cho có vẽ có chút tiếng Anh cho sang chứ chẳng có ý sâu xa gì. he he
Huỳnh Ngọc Chênh
* Game of thrones có tựa theo tiếng Việt: Trò chơi quyền lực hay Cuộc chiến ngai vàng
(Huỳnh Ngọc Chênh blog)
 

Chuyện lạ người đàn ông mọc đuôi ở Hà Giang

Anh Vàng Seo Chúng
Từ lúc sinh ra đến nay đã tròn 40 mươi năm anh Vàng Seo Chúng ở bản Tả Lử Thận(xã Pà Vầy Sủ, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) mang bên mình chiếc đuôi dài nửamét.
Kỳ 1: Đi tìm người mọc đuôi
“Vùng đất đuôi chồn” là từ mà các chiến sĩ Bộ chỉ huy quân sự Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang gọi vùng đất Pà Vầy Sủ - cực Tây của tỉnh địa đầu Tổ quốc Hà Giang.
Mấy đồng chí bộ đội biên phòng bảo rằng, vùng đất ấy có nhiều chuyện huyền bí. Những truyền thuyết xen lẫn sự thật về con người, thế giới tự nhiên, đến giờ vẫn không thể nào lý giải được.
Trong vô số những chuyện kỳ lạ, thì chuyện một người đàn ông mọc đuôi như đuôi khỉ ở “vùng đất đuôi chồn” có lẽ là lạ lùng nhất. Vậy là chúng tôi lên đường, vượt 200 cây số đến mảnh đất nhìn trên bản đồ đúng như cái đuôi con chồn.
Vật vã mãi trên cung đường dốc ngược thì cũng đến được Trạm biên phòng Pà Vầy Sủ, nhưng cuốc bộ từ đồn biên phòng này đến bản Tả Lử Thận thì muốn đứt hơi.
Con đường dựng đứng như đường lên trời. Những dốc cao dựng ngược đến nỗi gót người đi trước muốn chạm mặt người đi sau.
Đứng trên đỉnh dốc nhìn xuống thấy trung tâm xã Pà Vầy Sủ,với những mái nhà lợp phi-brôximăng hắt ánh mặt trời như những bông hoa mận rơivãi dưới thung lũng.
Đến bản Tử Lử Thận, hỏi ai cũng chỉ nhận được hai chữ “chư pâu” (không biết). Đồng chí cán bộ biên phòng dẫn chúng tôi đến ngôi nhà giữa bản. Nhà chẳng có ai. Chị hàng xóm sau một hồi ngượng nghịu thì mới nói bằng tiếng H’Mông, rằng anh Chúng lên nương từ sớm, chiều mới về.
Mấy cậu bé lem nhem rách rưới trong bản xung phong chạy vào rừng gọi người mà dân bản gọi là Chúng “khỉ”.
Mặt trời ngấp nghé dãy núi bên kia của tỉnh Lào Cai thì Vàng Seo Chúng xua đàn trâu 3 con từ trong rừng về bản.
Ở tuổi 43, song anh Vàng Seo Chúng có vẻ khắc khổ, già nua. Vùng đất chỉ có mây vờn gió núi, mùa đông băng tuyết, mùa hè gió như bão, miếng ăn kiếm khó, nên ai cũng có khuôn mặt khắc khổ, chứ không riêng gì anh Chúng. Đồng chí cán bộ biên phòng lý giải như vậy.
Dáng người nhỏ bé, gầy gò, nhưng anh có sức khỏe phi thường. Anh Chúng đi rừng như con dê leo núi. Người đàn ông miền rừng này từng đi bộ ra tận Hà Giang, tới 200km để chơi cho biết.

Đuôi của anh Chúng

Mấy năm trước, nghe đài nói Sapa đẹp, anh đã đi bộ 300km cắt sang Si Ma Cai, Bắc Hà, rồi đến tận Sapa của Lào Cai vãn cảnh. Thưởng ngoạn chán chê, anh mới về. Anh chỉ mang theo bọc gạo. Trên đường về, anh luồn rừng săn con sóc, con chuột, hái rau rừng, rồi tạt vào nhà dân nấu nướng nhờ. Gia đình nào đón vị lữ khách kỳ lạ này, thì sẽ được bữa thịt rừng tươm tất.
Chúng tôi vạch ống chân nhỏ xíu của người đàn ông kỳ lạ này ra xem. Ai cũng ồ lên kinh ngạc. Cặp chân nhỏ, nhưng vằn lên từng thớ thịt như nhưng sợi dây leo rừng già.
Ngoài khả năng đi rừng khỏe, Vàng Seo Chúng còn nổi tiếng với khả năng chịu lạnh. Mùa đông ở Pà Vầy Sủ thì thực kinh hoàng. Tuyết rơi lả tả, nước trong khe đóng băng. Tiết trời mùa đông lạnh đến nỗi con gà không dám ra khỏi ổ. Ấy thế nhưng, Vàng Seo Chúng chỉ mặc độc một cái áo may ô, hay chiếc áo sơ mi sờn cũ.
Để khẳng định điều hàng xóm kể là đúng, Vàng Seo Chúng dẫn chúng tôi vào trong nhà, chỉ cái buồng nhỏ. Anh đố chúng tôi tìm được chiếc áo rét nào của anh. Giường anh nằm cũng chẳng có chăn bông. Anh bảo, mùa đông lạnh thế nào, anh cũng chỉ cần đốt lửa, rồi cởi trần và lăn kềnh bên bếp lửa ngủ cho ngon.
Nhìn hàng ngàn bắp ngô treo lủng liểng trên mái nhà, quanh bếp ám khói, tôi bảo: “Ngô nhiều thế này, gia đình anh Chúng không lo thiếu ăn nhỉ?”. Anh Chúng cười hiền: “Người H’Mông mình chỉ nghèo, chứ không đến nỗi thiếu cái ăn đâu. Gạo thóc thì ít, nhưng ngô thì nhiều. Ăn hết gạo thì xay ngô ăn mèn mén. Tổ tiên mình vẫn ăn mèn mén từ xưa rồi, không thấy khổ gì đâu”.

Cái đuôi của anh Chúng dài nửa mét
Biết chúng tôi vất vả lặn lội từ Hà Nội lên vùng đất tận cùng này là để tìm hiểu về cái đuôi của anh, nhưng còn ngần ngại chưa dám hỏi, nên anh bảo: “Các chú muốn hỏi về cái đuôi của anh chứ gì. Thích thì anh cho xem thôi mà, không có gì ngại đâu.
Cái đuôi làm cho mình nổi tiếng khắp huyện nên mình vui lắm, chứ không xấu hổ đâu à. Bố mẹ mình sinh ra thế nào, thì mình vui vẻ chấp nhận như thế ấy”.
Vừa nói dứt lời, anh Chúng vén luôn chiếc ao nâu sồng, vòng tay ra sau lưng, kéo tuột chiếc đuôi dài ngoằng cho chúng tôi xem.
Hóa ra cái đuôi ấy mọc từ thắt lưng anh Chúng, chứ không phải từ phần hông. Cái đuôi dài tới nửa mét, có màu đen nhánh như tóc. Cầm vào đuôi, vuốt nhẹ, thấy rất mượt mà.
Đồng chí cán bộ biên phòng gọi anh hàng xóm tìm mượn giúp chiếc thước dây. Anh đo từ cuống đuôi, thì thấy chiếc đuôi dài đúng nửa mét.
Theo lời kể của anh Chúng, bản Tả Lử Thận tuy cao tận trời, mây vần vũ ngày đêm, nhưng lại chẳng mấy khi trời thả nước xuống, nên rất hiếm nước. Mùa đông, nước càng ít hơn. Chính vì thế, vào mùa đông, đồng bào H’Mông gần như không tắm. Tiết kiệm nước, nên anh Chúng cũng chẳng tắm. Vậy nên, qua mùa đông, cái đuôi ấy chuyển sang màu hung.
Thế nhưng, đến mùa hè, trời hay mưa, nước khe chảy đầy bể, anh thường xuyên tắm thì chiếc đuôi lại chuyển sang màu đen bóng như tóc mun, rất mềm mại.
Theo anh Chúng, anh để ý từ nhiều năm nay, thì thấy mỗi năm đuôi anh lại dài ra thêm khoảng 10cm. Cách đây 4 năm, cái đuôi dài đến nỗi, anh quấn 3 lần vòng bụng mới hết. Khi đó, chiếc đuôi dài phải hơn 3m.
Tuy nhiên, vì chiếc đuôi dài quá, gây vướng víu, nên vợ anh đề nghị cắt vợi đi. Chiều ý vợ, lại cắt quá tay, nên chiếc đuôi chỉ còn như hiện tại. Sau khi cắt đuôi, anh bị ốm một trận tơi bời.
Vợ đã may cho anh chiếc túi nhỏ, đi đâu xa, anh lại nhét túm “đuôi” vào túi buộc lại và treo ở bụng.
Còn tiếp…
Dương Thụy Bình
(VTC)

Những vụ bê bối bán visa ở sứ quán Mỹ

Những chuyện bê bối về việc cấp visa từng xảy ra ở nhiều sứ quán Mỹ khi nước Mỹ luôn là điểm đến mong muốn của nhiều người trên thế giới, trong khi việc vượt qua quá trình xin visa là không hề dễ dàng.


Michael Sestack - người có thẩm quyền cấp visa không di dân của Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM - bị cáo buộc nhận tiền hối lộ - Ảnh: Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM
Đầu năm 2000, tại sứ quán Mỹ ở thủ đô Georgetown của Guyana, một viên chức sứ quán tên Thomas Carroll, khi đó 32 tuổi và cũng là người phụ trách bộ phận visa không di dân, bị phát hiện đã bán tới 800 visa với giá từ 10.000-15.000 USD/visa và kiếm khoảng 4 triệu USD. Đây là một trong những vụ bê bối bán visa lớn nhất trong lịch sử Bộ Ngoại giao Mỹ.
Bán visa, thuê sát thủ
Theo Workpermit.com, luật pháp Mỹ quy định những người liên quan tới các hành vi gian lận visa có thể bị truy tố hình sự. Trường hợp không bị truy tố hình sự, tất cả visa gian lận sẽ bị hủy bỏ và những người từng có visa gian lận này sẽ không thể vào Mỹ trong vòng 10 năm hoặc thậm chí lâu hơn.
Khi vụ việc bại lộ, Carroll thậm chí thuê cả sát thủ để đe dọa những nhân chứng định ra làm chứng chống lại y. Theo tờ Los Angeles Times, Carroll khi đó thường sử dụng “cò” để bán visa thay vì bán visa trực tiếp cho người mua.
Tháng 3-2000, khi gặp người kế nhiệm mình ở sân bay quốc tế Miami, Carroll, từng làm tại các sứ quán ở Đài Loan và Trung Quốc đại lục, trắng trợn đề nghị người kế nhiệm “phê duyệt 250 visa để đổi lấy 1 triệu USD tiền mặt”. Carroll thậm chí còn khuyên người kế nhiệm giấu tiền trong két sắt thay vì gửi tiền vào ngân hàng để tránh bị phát hiện tài sản tăng đột biến.
Khi bắt giữ y tại nhà bố mẹ ở Chicago, các điều tra viên phát hiện rất nhiều tiền và vàng với tổng trị giá khoảng 1,8 triệu USD. Để tránh sự nghi ngờ, Carroll khi còn tại chức đã đề nghị cấp visa cho một số đơn đạt chuẩn nhưng lại dùng những suất này cho những người khác - cách thức để tránh bị điều tra từ cấp trên và bộ phận chống lừa dối visa.
Tờ Los Angeles Times khi đó phỏng vấn một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ thì quan chức này nói việc điều tra rất khó khi cán bộ visa ở các sứ quán có quyền rất nhiều trong việc cấp visa. Ngoài ra, quy định cũng yêu cầu các sứ quán phải hủy các đơn xin visa sau một năm nên rất khó theo dõi lượng đơn xin visa này.
Năm 2002, Thomas Carroll bị kết án 22 năm tù. Tuy vậy, sau đó đến năm 2004, tòa phúc thẩm xem xét lại án và giảm mức án của y xuống còn 6 năm. Ít nhất 26 người trong tổng số những người từng được Carroll bán visa sau đó đều phạm tội từ gây mất trật tự cho đến tội nặng như cưỡng dâm tập thể.
Một vụ bán visa khác ở sứ quán Mỹ tại Việt Nam
Năm 2003, lại có hai nhân viên sứ quán Mỹ ở thủ đô Colombo của Sri Lanka là Long N. Lee (51 tuổi) và chồng là Acey R. Johnson (32 tuổi) bị kết tội lừa đảo visa và buôn người. Hai nhân viên này sau đó bị kết tội nhận hối lộ và cấp trái phép khoảng 200 visa từ sứ quán Mỹ ở Sri Lanka, Fiji và Việt Nam.
Vụ điều tra kéo dài trong vòng 11 tháng. Theo tài liệu của Bộ Tư pháp Mỹ, khi sứ quán Mỹ ở Việt Nam mới thành lập, bà Lee là cán bộ lãnh sự đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội từ năm 1995-1997. Sau đó bà Lee là người phụ trách hành chính ở sứ quán Mỹ tại Sri Lanka và Fiji từ năm 1997-2003. Ông Johnson thì làm nhân viên lãnh sự ở đại sứ quán Mỹ tại Sri Lanka và Fiji từ năm 1997-2003.
Bà Lee sau này thừa nhận đã sắp xếp chuyện bán visa ở Hà Nội từ năm 1995. Theo cách làm này, các “cò” visa ở vùng bắc Virginia, vùng Sacramento và vùng Los Angeles sẽ lấy tiền từ những người nước ngoài, chủ yếu là người Ấn Độ và Việt Nam, rồi giúp những người các nước này qua quá trình xin visa. Lee và/hoặc Johnson sau đó sẽ tác động để visa được cấp rồi nhận tiền hoa hồng, số tiền này lên tới hàng trăm ngàn USD. Theo chỉ dẫn của Lee và Johnson, các cò môi giới sẽ chuyển tiền thành nhiều đợt, mỗi đợt đều dưới 10.000 USD để tránh sự chú ý của các ngân hàng và các cơ quan pháp lý. Tiền sẽ được chuyển cho Lee, Johnson hoặc người thân của họ. Trong số các “cò” visa trong vụ này có hai người Việt Nam ở Gardena, California.
Cả Lee và Johnson đều bị kết án khoảng 5 năm tù, bị buộc phải nộp lại 750.000 USD tiền thu nhập bất chính và nộp phạt mỗi người 12.500 USD. Hai người sau khi ra tù phải chịu thêm ba năm quản thúc.
Tới năm 2009, một nhân viên ngoại giao khác của Mỹ, Michael John O’Keefe, 62 tuổi, phó phụ trách bộ phận visa không di dân ở lãnh sự quán Mỹ tại Toronto, Canada, bị phạt 1 năm tù và phải nộp phạt 5.000 USD vì liên quan tới bê bối visa. O’Keefe, có 22 năm làm việc trong ngành ngoại giao. Trong giai đoạn từ 2004-2006, anh ta bị phát hiện đã nhiều lần nhận vé hai chiều giữa Toronto và Las Vegas cùng với dịch vụ vũ nữ, tiền ăn ở New York, cùng nhiều đồ trang sức để đẩy nhanh quá trình phỏng vấn và cấp visa cho 21 nhân vật liên quan tới công ty đồ trang sức STS Jewels. Liên quan tới vụ này, một nhân vật của STS Jewels cũng đã phải lãnh án tù.
(Tuổi trẻ)
 

Tôn Vân Anh Phản biện với Jonathan London. Hâm nóng giấc mơ là con đường duy nhất?

Bài viết của ông Jonathan London trên blog của ông „Đừng giữ một giấc mơ đã chết, hãy tập trung vào hiện tại” mà sau đó được BBC đăng lại đã gây nhiều tranh cãi mà hai bài viết „Con đường nào đi tới?” và „Tôi thấy giấc mơ vẫn còn đó” của ông sau đó có vẻ chỉ làm chìm sóng gió một cách miễn cưỡng.
Tuy ông Jonathan London nói về bài viết coi cờ vàng “đã chết” là “có một số thiếu sót nghiêm trọng và nội dung bài viết đã gây buồn lòng và làm tổn thương nhiều người” nhưng tôi lại cảm thấy băn khoăn nhiều hơn an ủi.
Có hai vấn đề ông đưa ra. Một là ông xin lỗi và không muốn xúc phạm tình cảm của những ai trân trọng cờ vàng. Hai là ông vẫn duy trì quan điểm nên dẹp chuyện vẫy cờ sang một bên khi chưa lo xong chuyện thay đổi thể chế. Giữa hai vấn đề, người đọc được bồi bổ thêm kiến thức về những suy nghĩ của ông với Việt Nam.
Thứ nhất, việc phân giải bản chất của tác giả, xin lỗi và nhận lời xin lỗi hay không là việc mà tôi xin miễn bình luận, coi đây như một trong các yếu tố có thể xuất hiện trong lúc tranh luận và mỗi người trong công chúng có đặc quyền tha thứ riêng. Nhưng những yếu tố còn lại làm tôi vô cùng e ngại mà theo tôi không thể khép lại sau các bài viết của ông tiến sĩ.

Ướp sống?
Coi chuyện vẫy cờ là „chướng ngại vật” trong môi trường đấu tranh dân chủ cho Việt Nam dĩ nhiên đẩy cờ vàng ra rìa công cuộc chống đối cam go hiện nay đồng thời làm những người muốn nhận lời xin lỗi từ ông như tôi đặt thêm dấu hỏi ông xin lỗi điều gì và đang nhắn nhủ chúng tôi điều gì. Nói nôm na, ông bỗng dưng nhận thấy giấc mơ cờ vàng „chưa chết” nhưng khuyên hãy ướp mạng sống của nó trong lúc chờ thời cơ. Hỡi ơi!
Tôi có những bất đồng tương tự khi đọc các suy nghĩ của ông trong bài „Có con đường nào đi tới?”. Xin lần lượt liệt kê.
Thời Cộng Hòa Nhân Dân Ba Lan, tướng Wojciech Jaruzelski từng phải bất ngờ ban lệnh thiết quân luật, chỉ trong vòng 3 năm đẩy hơn 10 ngàn người hoạt động dân chủ vào trại giam, chưa tính số nạn nhân bị thủ tiêu. Nhân mạng, tù đầy, uy hiếp…. Tất cả chỉ để ướp lạnh mọi giấc mơ. Cuối cùng thì giấc mơ thành hiện thực không chỉ đối với Ba Lan trong khi có người mong nó bị chết cóng từ lâu mà tốt nhất là đi vào quên lãng.
Nói cho cùng, nếu cứ ướp lạnh „have a dream” của Nelson Mandela thì không rõ ngày nay văn minh nhân loại nằm ở xó xỉnh nào đây.
Có quá nhiều giấc mơ thực sự sống cùng dân tộc và con người thực với trái tim biết khát khao luôn là ác mộng của độc tài. Bởi thế mà đã hơn 50 năm sau khi Đại Lai Lạt Ma rời quê lánh nạn, nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn phải chật vật đối phó với những ước mơ của ông. Dĩ nhiên lá cờ truyền thống của Tây Tạng là biểu tượng bị cấm đoán khay khắt nhất và Trung Quốc liệt kê vô vàn lý do để biện hộ cho việc cấm đoán đó. Y như đảng cộng sản Việt Nam đang làm với cờ vàng.
Tạm thôi?
Tôi không thấy trên thế giới có học giả nào khuyên Đạt Lai Lạt Ma rời bỏ ước mơ hay giả bộ phủ nhận biểu tượng Tây Tạng để coi đó là sách lược đối với Trung Quốc dẫu sự giành giật ở Tây Tạng đang ngày một tàn nhẫn mà hậu quả tới nay là các vụ tự thiêu diễn ra gần như triền miên.
Hãy nhìn sang Tây Tạng, Miến Điện, Ba Lan… để biết không thể vừa hòa mình vào lô-gích của độc tài, vừa bài trừ tệ nạn do chính độc tài tạo ra.
Ở Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi thà để đối phương trù dập mình, chứ không chấp thuận chùn bước dù luôn có cơ hội „chủ động tạm thôi”.
Đi ngược lại mong muốn của độc tài nghĩa là nắm bắt cơ hội duy nhất và con đường duy nhất cho chúng ta xoay đổi thế cờ. Vì thế việc học giả Jonathan London lên tiếng ủng hộ ý tưởng „tạm ngưng vẫy cờ” làm tôi vô cùng khó hiểu, nhất là khi ông tiếp tục hứa hẹn ủng hộ nhân dân Việt Nam trên con đường dân chủ hóa đất nước.
„Chúng ta”?
Ở Việt Nam, từ nay tới khi tình thế ngã ngũ, muốn hay không, sẽ luôn có hai phe: một phe ít nhiều thuộc đảng cộng sản và một phe của của xã hội ít nhiều tổn thương. Qua bài viết của tiến sĩ Jonathan London tôi được biết trong hàng ngũ đảng có „nhiều người thông minh tận tụy” và họ có những khát vọng „như tất cả chúng ta”. Tôi thật sự phát hốt và cáo lỗi xin ông đừng cho tôi vào đám „chúng ta” đó.
Tại sao việc họ „bị trói trong các thể chế còn khiếm khuyết” là điều được dĩ nhiên công nhận như một thực tế khách quan, như những bối rối trong lúc đợi chờ Gov-ba-chốp hoặc Kim Dae Jung xuất hiện tại Việt Nam? Trong khi đó „chúng tôi” phải tiếp tục chứng kiến bao phiên tòa phi lý, bao bản án phi nhân mà tác giả là „thể chế khiếm khuyết” được mông má bởi những nhân vật „thông minh tận tụy”. Tôi không thể tin và không thể chấp nhận lời nói ngọt ngào rằng nỗi uất giận và khát khao của tôi và của những người trong đảng cộng sản „cũng như nhau”. Khát vọng của những ông bố bà mẹ có con bị chế độ vùi dập, khát vọng của những người muốn tìm sự thật cho những án mạng khuất tất trong đồn công an, khát vọng của những thuyền nhân tìm tự do trên biển, khát vọng của dân oan bị cướp đoạt đất sống và khát vọng của những người „điên tiết” bởi bài viết của ông không thể đem so sánh bừa phứa với khát vọng của 3 triệu đảng viên phần lớn tồn tại được nhờ các „khiếm khuyết” vì e rằng việc so sánh này khiến ông phải xin lỗi thêm lần nữa.
Cờ lạ?
Tiến sĩ Jonathan London cho rằng có thể dung hòa giữa việc tạm ngưng vẫy cờ vàng và tạm ngưng bàn chuyện quốc kì trong hi vọng „một ngày nào đó Việt Nam sẽ có một lá cờ mà tất cả mọi người cùng chấp nhận” trong khi ông tiếp tục khuyến khích chúng tôi nhìn xem có những con đường nào đi tới.
Phải bàn luôn chuyện quốc kì cho ra nhẽ, bởi tôi thấy có xu hướng trong những bài viết và lời bình của ông J.London muốn người Việt tham vọng mang thêm một lá cờ lạ nào đó vào Việt Nam. Lại thêm một ý kiến làm tôi phải phản đối.
Sẽ là mị dân khi nói các dân tộc có thể đi vào tương lai mà không mang theo hành trang quá khứ. Cũng không có lá cờ nào dĩ nhiên được một thể chế dân chủ nào đó vẽ ra mà không màng tới các giá trị truyền thống vượt thời gian và phi đảng phái.
Việt Nam được thế giới biết tới như một dân tộc khác biệt tại Á Châu với màu vàng tượng trưng cho giáo lý Phật Pháp tiểu thừa. Màu vàng cũng là màu của người chủ quốc vương trên ngai vàng. Nếu có tìm thêm màu sắc của các cuộc khởi nghĩa như Trần Hưng Đạo, bà Trưng bà Triệu… thì cũng rất khó tìm ra màu đỏ. Tìm sao vàng càng bó tay. Trong trường hợp Việt Nam, màu đỏ thật sự đại diện cùng sự có mặt của phong trào cộng sản nước Nga. Kể cả „bác” Hồ cũng không dấu điều đó khi bắt trước Trung Quốc nhập nội cờ đỏ từ rất xa về Việt Nam.
Chỉ có các giá trị và truyền thống mới là điểm dựa có sức đột phá tiếp sức cho mọi thế hệ dân chủ Việt Nam, từ Hòa Thượng Thích Quảng Độ, linh mục Nguyễn Văn Lý, tới các bạn trẻ mới vào tù gần đây. Khi độc tài tưởng đã hạ bệ được „chúng ta” bằng bạo lực thì giá trị truyền thống là giá đỡ có thật và hiên ngang nhất bảo vệ sự sống dân tộc dẫu có người vẫn chưa nhận ra điều đó. Việc người Việt trưng cờ vàng không chỉ là việc nhắc nhở quá khứ hay nâng niu cảm xúc mà đang thực hiện công cuộc xây dựng tương lai bằng cách duy trì giá trị dân tộc thâu suốt. Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha hiên ngang trước tòa bởi có được sự nâng đỡ vô giá đó và trên hết thấu hiểu sức mạnh đó.
Dân chủ nhà nước yêu dân chủ ngoài luồng?
Ông Jonathan London nói vì có câu chuyện vẫy cờ mà môi trường dân chủ Việt Nam gặp „chướng ngại vật” khi ông gộp những người „thuộc bộ máy nhà nước” và những người „đối lập với nhà nước” vào cùng một khối. Tôi hoài nghi điều này bởi trên thực tế, phe nhà nước chỉ nhập cuộc dân chủ khi tình thế đã ngã ngũ hoặc đã bị dồn tới chân tường. Việc vẫy cờ màu gì trước và sau đó chỉ là một trong các cớ câu giờ.
Còn nếu xét việc vẫy cờ từ góc nhìn của những nhà hoạt động dân chủ „ngoài luồng” thì nguồn cảm hứng không bao giờ mâu thuẫn với hành động bởi họ gánh mạo hiểm quá cao. Các nhà hoạt động thấu hiểu điều gì là giá trị cần ưu tiên khi bị bài trừ. Lá cờ, nếu đã là nguồn cảm hứng, thì sẽ không thể đồng thời là chướng ngại vật trong công cuộc đeo đuổi mục đích. Nỗ lực của người Việt tị nạn trước kia cho tới Nguyễn Phương Uyên ngày nay đã chứng minh sức mạnh phi thường của sự liên kết đó.
Ngoài ra, các „chướng ngại vật”, nếu có, cũng không thành vấn đề phải dấu nhẹm. Các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam theo tôi không muốn ngoảnh mặt làm ngơ với các „chướng ngại vật” mà trước sau phải đối diện. Ngoài việc quốc kì, chúng ta còn phải tranh luật dài dài để đòi công bằng cho các thân nhân và chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, phải giải quyết được các oan ức đất đai, phải biết thành tâm tưởng nhớ boat people bỏ mạng tìm tự do, phải đòi công bằng cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong khi vẫn phải đối diện với Giáo Hội Phật Giáo của nhà nước…
Hai chân mạo hiểm ngã ba đường
Người Việt hiện nay đang thực sự dành vai trò thách thức đối phương qua tự do tư duy và tinh thần bất khuất. Những con đường nào cho Việt Nam ư? Bài học của những cuộc các mạng đã thành công cho thấy con đường chính nghĩa chỉ có một, nhưng ý kiến thì nhiều. Có ý kiến cho rằng có thể đặt hai chân ở hai bờ chiến tuyến để giữ vai trò khó định nghĩa như ông J.London với tờ Nhân Dân. Cũng có gợi ý khác về con đường kém vinh quang, đầy mạo hiểm ở giữa khoảng không của hai cái chân đôi khi được gọi là cây cầu hòa hợp… Không biết có tới được đích hay không nhưng chắc chắn chui qua háng chân là con đường luồn lách và cúi đầu.
Tôi không cho rằng đội ngũ dân chủ Việt Nam có xu hướng tìm giải pháp trung dung dẫu phía bên kia là đảng cộng sản đang nỗ lực vận động cho ý tưởng này.
Theo dõi hướng đi của thế hệ trước như Hòa Thượng Thích Huyền Quang, tù nhân lương tâm Trương Văn Sương, Nguyễn Hữu Cầu… và theo dõi động lực vận hành của cỗ xe dân chủ thời nay thì có thể đi tới kết luận rằng người vạch đường thấu đáo nhất là người đã gán số phận mình quyết cho cỗ xe chạy tới đích. Kẻ đứng giữa ngã ba đường tất nhiên có thể khua khoắng chướng ngại vật với dụng ý tốt nhưng e đó là hành vi vô bổ đầy mạo hiểm. Hơn nữa, khi đã thống nhất cỗ xe đang chạy là cơ hội duy nhất kéo Việt Nam rời độc tài thì chúng ta đừng phân vân mà hãy chủ động vịn tay tiếp sức. Về phía mình, tôi sẽ cố gắng dẫu tôi sinh sau 1975, từng có nhiều năm học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa tại Hà Nội và nay đang hoạt động xã hội tại Ba Lan.
 25 tháng 5 năm 2013, Warszawa
© Tôn Vân Anh

TS Tô Văn Trường - Con số mà biết nói năng

Trong dân gian có câu truyền khẩu:
“Hòn đất mà biết nói năng
Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn”.
Nhìn vào con số thống kê ở Việt Nam do bệnh thành tích và “phục vụ yêu cầu lãnh đạo” nên thường được “chế biến” theo ý kiến chỉ đạo của những người có trách nhiệm ở cả trung ương và địa phương. Không có gì phải ngạc nhiên,  trên báo Phụ nữ Today mới đây đăng bài phỏng vấn ông Chủ tịch hội Thống kê quốc gia Nguyễn Văn Tiến đã huỵch toẹt thẳng thừng các chỉ số thống kê luôn có hai loại. Loại dùng công bố cho dân hầu hết là con số láo, khác xa với chỉ số thật. Chủ tịch hội Thống kê quốc gia còn khuyên người dân một cách rất mỉa mai và… ngang ngược rằng “chấp nhận công bố bao nhiêu biết bấy nhiêu, người dân thấy sao cứ biết vậy đi!”.
Nhìn lại lịch sử từ năm 1954-1975 đất nước Việt Nam chia làm hai miền thuộc hai chế độ chính trị khác nhau. Ở miền Bắc, ngành thống kê áp dụng phương pháp luận của “Hệ thống các bảng cân đối vật chất - MPS”. Ở miền Nam, Viện Thống kê thuộc chính quyền Sài Gòn áp dụng “Hệ thống các tài khoản quốc gia - SNA”. Thời kỳ 1976-1988 đất nước thống nhất, ngành thống kê áp dụng MPS cho phạm vi cả nước. Từ 1989 đến nay, ngành thống kê Việt Nam áp dụng SNA trên phạm vi toàn quốc (ngày 25-12-1992, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 183/TTg về việc chính thức áp dụng hệ thống SNA trên phạm vi cả nước thay cho hệ thống MPS trước đây).
Theo tôi hiểu tất cả mọi số liệu thống kê đều phải đi từ số liệu nguyên thủy, số liệu gốc từ nơi phát sinh ra. Trình độ phát triền khoa học, công nghệ cho phép thu thập số liệu này ngày càng đầy đủ hơn, chuẩn xác hơn. Thống kê về tình hình kinh tế-xã hội có phức tạp hơn so với những số liệu, thống kê về các hiện tượng tự nhiên. Vấn đề được đặt ra không phải chỉ là có được số liệu thống kê mà còn phải biết phân tích xử lý thống kê. Chẳng hạn như có số liệu thống kê tổng số nợ, nợ xấu  và số liệu đó được hình thành từ việc tổng hợp các khoản nợ do các con nợ và chủ nợ đứng ra cho vay. Thế nhưng khi báo cáo lại không chịu làm rõ là ai nợ, vay nợ để kinh doanh trong lĩnh vực nào  thì khó có thể có giải pháp thích hợp để khắc phục tình hình. Các đại biểu Quốc hội cũng không chú ý đúng mức đến yêu cầu Chính phủ phải báo cáo cụ thể thực trạng đó mà nặng về đòi hỏi phải có con số chuẩn xác về nợ.  Đó là thiếu sót trong việc xử lý phân tích số liệu thống kê.
        
Về tính độc lập của Tổng cục Thống kê. Trước đây, thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt, có lúc ông gộp lại Thống kê vào Bộ Kế hoạch. Chuyên gia tư vấn Vũ Quang Việt  xin gặp thẳng ông Kiệt và trình bày là Thống kê các nước phải độc lập để bảo đảm tính khách quan, ngân sách phải được Quốc hội qui định trực tiếp. Mọi điều tra và báo cáo thống kê không phải thông qua bất cứ ai. Ông Kiệt sau đó đồng ý, tách công tác thống kê để đảm bảo tính độc lập.  Thời kỳ sau này, người ta lại cho thống kê  được gộp vào thành một phần của Bộ Kế hoạch & Đầu tư với lý do gộp vào để dễ quản lý, chứ còn thống kê vẫn độc lập!? Trong thực tế, nói vậy chứ không phải vậy!
Sự tin cậy của số liệu thống kê ở diện quốc gia : Theo chuyên gia Vũ Quang Việt cho biết ngay từ những năm 1989-1990 con số thống kê đã không thể tin cậy được. Nhiều số liệu tính toán về tiền tệ do Ngân hàng nhà nước (thời ông Cao Sỹ Kiêm là Thống đốc) cung cấp cho các tổ chức quốc tế là số giả, không thể dùng được. Lúc ấy, số liệu theo kiểu xã hội chủ nghĩa dù không giả cũng không thể dùng  vì chúng không được xây dựng theo nguyên tắc quốc tế. Để giúp Việt Nam lúc đó, chuyên gia Vũ Quang Việt  là người chịu trách nhiệm đưa phương pháp tính của Liên Hiệp Quốc vào VN đã hướng dẫn Tổng cục thống kê thực hiện và trực tiếp  phải tự tính ra số liệu dựa vào thông tin được cung cấp.
Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, người ta chịu nhiều áp lực, ngày càng công bố ít số liệu chi tiết nên khó kiểm tra độ tin cậy. Ngoài ra trình độ nghiệp vụ cũng hạn chế hơn thời xưa.
Sự tin cậy của số liệu thống kê ở diện địa phương: Những số liệu này ngay từ những năm 1990 cũng không thể tin cậy được. Bệnh nặng nhất là bệnh giả dối do các địa phương muốn có thành tích. Tổng cục Thống kê có thể sửa lại dựa vào số liệu điều tra để tính GDP cho địa phương nhưng người ta ngại về quy chế và mối quan hệ xã hội nên không dám làm. Cách làm tốt nhất là có thể phải xóa bỏ thống kê địa phương để đỡ tốn tiền vì những con số đó làm ra không có giá trị. Nếu cần lập thống kê vùng phải do Tổng cục Thống kê trực tiếp điều hành. Các nước khác, đều làm như thế.
Sự tin cậy của thống kê thất nghiệp .  Tổng cục Thống kê nói là được hướng dẫn bởi ILO là tổ chức về lao động của Liên Hiệp Quốc. Nhưng ngạc nhiên nhất là thống kê thất nghiệp không phản ánh gì tăng trưởng GDP.  Một trong những điều thấy rõ là khi làm thống kê thất nghiệp mà đưa khu vực nông thôn vào là có vấn đề, nhất là lao động nông nghiệp vẫn còn  chiếm trên 70% lực lượng lao động. Làm sao có thể đánh giá thất nghiệp những người này khi họ làm theo mùa vụ và khi chỉ làm 1 tiếng đồng hồ cũng không bị coi là thất nghiệp. Các nước chỉ đo thất nghiệp ở thành phố. Những con số này mới phản ánh đúng tình trạng việc làm. Minh chứng cho thấy nếu 69% là ở nông thôn mà hầu hết coi như không có thất nghiệp thì tỷ lệ thất nghiệp cả nước rất thấp dù thất nghiệp ở thành thị (hoạt động trong công nghiệp và dịch vụ) tăng rất cao. Nếu thất nghiệp ở thành thị tăng từ 2% lên 8% mà thất nghiệp ở  nông thôn không tăng thì thất nghiệp cả nước chỉ tăng từ 0.6% lên. 2.44%.
Thông kê ngân hàng. Các chuyên gia muốn đánh giá công tác của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rất khó khăn vì thường chỉ công bố vài số liệu, cũng không hệ thống nên khó lòng theo dõi và phân tích.  Họ cũng chỉ đưa ra số liệu khi bắt buộc phải công bố. Mấy năm gần đây, khi nhóm lợi ích đầy quyền lực ‘thọc’ vào ngân hàng, thì con số thống kê càng tùy tiện, phấn hứng theo cái roi chỉ đạo ‘nhảy múa’ lộn tùng phèo không biết đâu mà lần, nhiều biểu hiện cố tình ‘lập lờ đánh lận con đen’.
Bài học kinh nghiệm của nước ngoài
Tổng thống Obama mới đề cử ông John H. Thompson là người đứng đầu một tổ chức nghiên cứu có uy tín nhất khu vực tư nhân vào vị trí lãnh đạo Cục điều tra dân số nhưng phải được Thượng viện thông qua. Tiêu chí lựa chọn người đứng đầu làm công tác thống kê là có kinh nghiệm về chuyên môn và quản lý, bản lãnh, ủng hộ đổi mới và có mối quan hệ tốt với Quốc hội, có khả năng lập kế hoạch nghiêm túc cho cuộc tổng điều tra năm 2020, cố gắng tiết kiệm, sử dụng kinh phí có hiệu quả và thích ứng với thời đại kỹ thuật số. Ngân sách thường xuyên của Cục thống kê dân số này là: $900 triệu/năm. Ngân sách cho điều tra thống kê cơ bản (10 năm một lần) năm 2010 là 13 tỷ US, và có thể lên tới $25 tỷ vào năm 2020. Theo luật pháp, các thông tin số liệu đều phải công bố công khai minh bạch, thuận tiện cho người quan tâm phân tích, sử dụng.
          
Ở Mỹ, với mong muốn thu được số liệu đúng và đầy đủ để điều hành xã hội và nền kinh tế thì thông qua công nghệ và tiền người ta có thể làm được điều đó nhưng ở Việt Nam ngay cả khi có đổ ra hàng núi tiền cũng chẳng thể hy vọng có được con số chính xác và đầy đủ bởi vì hệ thống chính trị không muốn công khai con số thật nếu có. Mặt khác, bản thân nhiều người đi điều tra cũng bị lây nhiễm căn bệnh "tham nhũng cấu trúc"! Người bạn ở Viện nghiên cứu kể cho nghe có dự án đã từng trả nhiều tiền để làm thật, cũng có chuyên gia sang tập huấn, có sử dụng công cụ GPS nhưng mà rồi họ vẫn cứ làm điêu, vẫn bịa đặt để cho xong chuyện nói ra, xấu hổ lắm!
Giải pháp cần thiết ở Việt Nam
          
Ngẫm suy câu nói của Chủ tịch hội Thống kê quốc gia khuyên người dân một cách rất mỉa mai và… ngang ngược rằng “chấp nhận công bố bao nhiêu biết bấy nhiêu, người dân thấy sao cứ biết vậy đi!”. Đó là nỗi đau không chỉ của riêng ai.
Nam
          
Ngày nay, ở các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây, sự lật độ này diễn ra dưới hình thức thay thế đảng cầm quyền bằng đảng đối lập nhưng rồi đảng đối lập cũng phải nhường lại vị thế đó cho đảng mà họ đã thay thế. Chủ yếu vì không được lòng dân. Từ thực tế lịch sử đó, chúng ta có thể suy ngẫm là làm sao ngăn chặn sự thoái hóa của đội ngũ lãnh đạo. Hồ Chí Minh đã thấy vấn đề đó nên đã có lời dạy cán bộ là công bộc của dân, nhân dân là chủ nhà nước và nhà nước chỉ là người quản lý thế nhưng thực tế người ta chỉ đi học những cái gì khác.
          
Hiện nay, người dân thấy rõ việc Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã thể hiện việc cố tình loại bỏ quyền làm chủ của nhân dân mặc dù quyền đó đã được Hiến pháp 1992 khẳng định. Do đó, để tháo gỡ những tồn tại về việc đội ngũ cán bộ các cấp đã lạm dụng quyền lực được giao là một vấn đề chung của nhân loại, không riêng của một nước nào. Từ đó, cần suy nghĩ, tìm giải pháp có hiệu lực thực tế để khắc phục, gắn với đặc điểm kinh tế-xã hội của nước ta.
          
Thay cho lời kết
           
Chỉ tiêu GDP ngày nay được nhắc đến nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong các báo cáo thành tích cuối năm ở các địa phương. GDP tăng trưởng cao thường gắn liền với sự hãnh diện, GDP tăng trưởng thấp là một sự lo âu vì người ta thường nhìn vào “cái ghế” hơn là tôn trọng sự thật của các con số. Điều này gây ra khó khăn rất lớn cho những người sử dụng và các nhà hoạch định chính sách vĩ mô. Cái sai, cái láo của con số thống kê chỉ là một biểu hiện thấy rõ của cái sai lỗi hệ thống ở nước ta:

“Nhìn ra thế giới mà xem
Thông kê không thể tèm lem ù xòa
Thống kê theo kiểu con ma cụt đầu

Những con số làm mồi câu
Những con số biết trở đầu xuống đuôi
            
Khi đằng cán, lúc đằng chuôi
Chẳng qua cũng để mà nuôi chức quyền
            
Con số mà biết kêu lên
Biết bao cái ghế chức quyền phăng teo.”
TS Tô Văn Trường
(Blog Bùi Văn Bồng)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét