Tin thứ Năm, 04-04-2013
- Ông Đoàn Văn Vươn bị đề nghị mức án 5-6 năm tù (TP). “Đại diện VKSND đã đề nghị mức án: Ông Đoàn Văn Vươn (50 tuổi) 5-6 năm tù giam về tội Giết người; Đoàn Văn Quý (47 tuổi) từ 4 năm 6 tháng đến 5 năm tù giam về tội Giết người; Đoàn Văn Sịnh (56 tuổi) từ 3 năm 6 tháng đến 4 năm tù giam; Đoàn Văn Vệ (39 tuổi) từ 24 đến 30 tháng tù cho hưởng án treo về tội Giết người; Phạm Thị Báu (tức Hiền, 31 tuổi, vợ ông Quý) từ 18 đến 24 tháng tù cho hưởng án treo về hành vi chống người thi hành công vụ; Nguyễn Thị Thương (43 tuổi, vợ ông Vươn) từ 15 đến 18 tháng tù cho hưởng án treo”. - Đoàn Văn Vươn bị đề nghị mức án 5 - 6 năm tù (DT). Ông Đoàn Văn Vươn bị đề nghị 5-6 năm tù giam (NLĐ). - Ông Đoàn Văn Vươn bị đề nghị 5-6 năm tù (VNE).
----------
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Bộ TT&TT trao quà ủng hộ Trường Sa (VNN). - Tặng sổ tiết kiệm cho gia đình bốn liệt sĩ hy sinh tại Trường Sa (ND). - Hà Nội với Trường Sa, Trường Sa với Hà Nội (QĐND). - Các cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam: Tri ân các chiến sĩ Trường Sa (LĐ). - Chương trình lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa (TN). - Đi biển kiểu lưới rút Đàn 19 (PLTP). - Người Việt thạo nghề biển và giỏi thủy chiến (TQ). =>
- Nguyễn Việt Chiến: "Đọc bức thư gửi lãnh đạo TQ như sát muối vào lòng người dân Việt Nam" (GDVN). - Audio bé lớp 4 gửi thư cho lãnh đạo TQ: 'Con thích làm bộ đội' (GDVN). - Bài thơ 'Gửi cho con tình yêu đến Biển' viết trong... 12 phút (GDVN). - Á hậu Việt Nam gửi lời tâm huyết tới lãnh đạo Trung Quốc (GDVN). - Tập trường ca "tổ quốc nhìn từ biển" (GDVN). - Hoàng Sa, Trường Sa lung linh trên những con tem quý (KT). - Măng non quận 8 vì Trường Sa thân yêu (SGGP). - Hát về chủ quyền biển đảo! (SGGP).
- Phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Nghĩa: Đòi nợ ngoài đông hải (RFA/ Ba Sàm). “Lãnh đạo Hà Nội đã cam kết những gì và mắc nợ đến mức nào, người dân phải có quyền biết và có quyền lên tiếng để phủ nhận nếu đấy là những khoản nợ mà quốc tế có thể gọi là đáng tởm. Thứ hai là trong cuộc tranh luận hiện nay về Hiến pháp, phải chấm dứt vai trò thống trị của đảng, … và cơ chế đại diện người dân là Quốc hội phải có thực quyền để thẩm xét mọi dự án hay cam kết của hệ thống lãnh đạo cũ hầu người dân khỏi bị ngoại bang ức hiếp và bóc lột”.
- Có âm mưu gây hiểu sai về chủ quyền trong một số sản phẩm (TT). - FPT Retail gỡ bản đồ 'quên' Trường Sa, Hoàng Sa (TP). - Phạt bản đồ thiếu Hoàng Sa-Trường Sa (BBC).
- Tướng Lê Mã Lương: Thư gửi lãnh đạo TQ khơi gợi lòng tự hào dân tộc (GDVN). - Tướng Lê Mã Lương bàn về ba “kế sách” để Việt Nam mạnh lên ở Biển Đông (GDVN). - Một người Việt gốc Hoa: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam (GDVN).
- Chiến hạm TQ tới Đá Vành khăn (BBC). - Học giả Trung Quốc: Biển Đông đàm phán không xong thì giở vũ lực (GDVN). - Vì sao Trung Quốc hung hăng ở Biển Đông? (VnM). - Trung Quốc điều tiêm kích ra Biển Đông tập trận (KT). - Hạm đội Nam Hải Trung Quốc về lại căn cứ ở Hải Nam (GDVN). - Malaysia “không thấy” tàu Trung Quốc xuống bãi James (NLĐ). - Quốc gia nào án ngữ ‘con đường sinh mệnh’ của Trung Quốc? (ĐV). - Đuối lý, Trung Quốc vẫn hung hăng "bắt nạt hàng xóm" ở Biển Đông (VnMedia).
- Biển Đông : Ngoại trưởng Mỹ tỏ ý rất quan ngại về tình hình căng thẳng (RFI). “Ông Kerry đã nói một cách cụ thể là nhân các hội nghị sắp tới đây của khối ASEAN, phía Mỹ sẽ bày tỏ lập trường ủng hộ sáng kiến của Philippines về việc thành lập một tòa án trọng tài trong khuôn khổ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)”. - HOA KỲ THẮT NỐT MẮT LƯỚI CUỐI CÙNG ĐỂ NHỐT TRUNG CỘNG: NEPAL (NP Nepal).- Chí Phèo Trung quốc lo bị bủa vây tứ phía? (DLB/ T). - Mỹ ủng hộ trọng tài phân xử Biển Đông (VNN). - Ngoại trưởng Mỹ quan ngại về căng thẳng trên biển Đông (TT). - Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở châu Á (TP).
- ASEAN, Trung Quốc hướng tới Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (ND). - ASEAN-Trung Quốc nhất trí nỗ lực xây dựng COC (PLTP). - Nhất trí về bộ quy tắc trên biển Đông (TN). - ASEAN và Trung Quốc thoả thuận tăng cường đối thoại thân thiện (TTXVN/LĐ). - Thủ tướng Singapore cảnh báo về những nguy cơ đe dọa Châu Á (RFI). Thủ tướng Lý Hiển Long: “Chúng ta phải tìm cách ngăn ngừa mọi tính toán sai lầm hay hành động không hay có nguy cơ đẩy lùi khu vực châu Á lại nhiều năm”. - Thái Lan xoay trục về phía Trung Quốc nhưng không bỏ đồng minh Mỹ (RFI).
- Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Trung Quốc - Philippines thỏa thuận ngầm vụ kiện “đường lưỡi bò”? (PT). - Mỹ cam kết hỗ trợ Philippines giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông (PT). - Tranh chấp trên biển Đông: Mỹ ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc (TP).
- Thủ tướng Dũng dự Đối thoại Shangri-La (BBC). “Sự tham gia [của thủ tướng Việt Nam] và quan điểm của Việt Nam về các vấn đề quốc phòng hiện tại cũng như các cơ hội giải quyết xung đột sẽ thêm sức nặng đáng kể cho các cuộc thảo luận quan trọng về an ninh khu vực sẽ diễn ra [tại Đối thoại Shangri-La]”. - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm diễn giả chính của Đối thoại Shangri-La (TN).
- Những bất lợi về kinh tế, quân sự ở vùng Biển Đông (TTXVN).
- Tập Cận Bình sẽ gặp cựu Thủ tướng Nhật Bản ở Hải Nam? (GDVN). - Trung, Nhật gặp gỡ... Senkaku/Điếu Ngư hạ nhiệt? (KT). - Sức mạnh tàu ngầm Nhật Bản (TN). - Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đến Mỹ tham gia diễn tập tái chiếm đảo (GDVN).
- Thêm một chiến dịch vận động nhân quyền cho Việt Nam (VOA). “Ngày 11/4 sẽ có cuộc điều trần tại Hạ viện Mỹ về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, tập trung vào 3 lĩnh vực: đàn áp tôn giáo, nạn tra tấn-bạo hành của công an, và nạn buôn người”.
- Báo chí Việt Nam kêu gọi Mỹ thay đổi nhận thức về nhân quyền (VOA). “Các chính khách Mỹ ‘đánh giá tiêu cực, phản ánh không trung thực về thực tế vấn đề nhân quyền ở Việt Nam’ và xem nhân quyền là điều kiện để phát triển quan hệ song phương là ‘quan niệm rất vô lý’, ‘đi ngược lại xu thế tiến bộ của nhân loại”.
<- Bà Jane Fonda: 'Jane Hà Nội' nói về cách mạng đồng cảm (BBC).
- Phiên tòa xét xử anh Đoàn Văn Vươn và thân nhân bước qua ngày thứ 2 (DLB). - Ngày thứ hai xét xử vụ án Đoàn Văn Vươn: Thẩm vấn bị hại và nhân chứng (TTXVN/TN). - Ngày thứ hai xét xử vụ Đoàn Văn Vươn: Ai nổ súng trước? (LĐ). - Không ai nhận đã nổ súng trước trong vụ Đoàn Văn Vươn (VNE). - Nguyên trưởng CA Tiên Lãng: Tôi không ra lệnh nổ súng! (VNN). - Phiên xử vụ ông Đoàn Văn Vươn chiều 3.4 tạm nghỉ sau 30 phút xét hỏi (LĐ). - TƯỜNG THUẬT CỦA LS TRẦN ĐÌNH TRIỂN VỀ NGÀY THỨ 2 PHIÊN SƠ THẨM (FB Trần Đình Triển/ Tễu). - NGÀY XỬ THỨ 2: VỠ TRẬN - PHIÊN TÒA BỊ DỪNG ĐỘT NGỘT (Tễu). - Phiên tòa ông Vươn: đột ngột dừng xử (BBC). - On Trial and Split Apart, Vietnamese Clan Defiant (AP/ ABC).
- MẶC ĐỊNH TỘI DANH VỚI ANH ĐOÀN VĂN VƯƠN !? (FB Sao Hồng). - Đoàn Vương Thanh: Nghe tin Tòa Hải Phòng xử anh Vươn và người thân, chợt nghĩ đến Tòa án nhân dân đặc biêt… (Quê Choa). “Thông tin về vụ xử Đoàn Văn Vươn và người thân ở Hải Phòng làm nhiều người nhức nhối và khó hiểu dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng ta, tại sao những người nông dân ấy lại bị xử án một cách ‘bí mật’ và oan khuất?”
- NHẬT KÝ CHUYẾN THAM DỰ PHIÊN TÒA ĐOÀN VĂN VƯƠN (Bùi Hằng). - Dân oan Nam - Bắc biểu tình ủng hộ ông Đoàn Văn Vươn (RFA). “Bữa nay chị lên ủng hộ ông Đoàn văn Vươn, tại vì toà án xử chị không còn cái quần mặc, nên chị nghe vụ án Đoàn Văn Vươn đi tới đâu là chị lên tới đó. Bữa nay cũng là sáu bảy chục người”. - Công an đẩy dân vào thế đối nghịch (RFA). “Cũng có những người công an thực sự phải cúi mặt trước những điều Minh Hằng nói. Câu cuối cùng Minh Hằng kết luận với họ Minh Hằng nói rằng chính các anh, các anh đã đào cái hố sâu và rộng các anh đổ xuống đấy toàn là những chất dơ bẩn cặn bã để ngăn cái hố sâu đó với nhân dân”.
- Trịnh Tuyên-nguyên sỹ quan CSĐT công an Thanh Hóa: Ông Đoàn Văn Vươn và những người trong gia đình ông không có tội (Quê Choa/ Ba Sàm). “Có một điều đáng buồn là ‘người ta’ chỉ nghĩ đến định tội danh cho ông Đoàn Văn Vươn mà không định tội danh cho những người lãnh đạo chỉ huy lực lượng xâm phạm trái pháp luật quyền bất khả xâm phạm nơi ở và cố ý hủy hoại tài sản nhà ông Vươn? Về luật, họ hoàn toàn có đủ căn cứ phạm tội! Hay họ quan niệm chỉ những thằng dân đen mới có tội?” - VỤ ÁN ĐOÀN VĂN VƯƠN: HOAN HÔ CÁC CHIẾN SĨ CÔNG AN- ĐỐI TƯỢNG ” BỊ HẠI” TRONG VỤ ÁN (Nguyễn Quang Vinh).
- Thông tin thêm về bức ảnh đã đưa trong bản tin hôm qua: 3 tù - 2 trốn - 6 bị thương (FB Nguyễn Lân Thắng). - Bổ sung lúc 10h15’: Phản hồi của KTS Trần Thanh Vân (Comment blog BS). "Vậy ai bị thương nặng hơn? Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý có can tội giết người không?... Riêng bức ảnh Đại tá Quang chụp cùng anh Vũ Anh Tuấn, chiến sĩ công an huyện Tiên Lãng là người bị thương nặng nhất trong 6 người bị thương hôm 5/1/2012 là một bằng chứng hùng hồn khẳng định rằng anh em Đàn Văn Vươn không can tội giết người".
- Ngày thứ hai xét xử vụ Đoàn Văn Vươn: Có mâu thuẫn trong lời khai của công an (TN). - Đoàn Văn Quý khai nhận nổ bình ga chỉ để dọa đoàn cưỡng chế (DV). - Các tình tiết đã phản lại các bị cáo (QĐND). - Ôi, Bài của CÔNG CÔNG ?! (Bùi Văn Bồng). - Các bị hại không yêu cầu bồi thường (TT). - Xét xử Đoàn Văn Vươn: Các bị hại từ chối bồi thường (VTC). - Vụ Tiên Lãng: Các bị hại xin rút yêu cầu bồi thường (TTXVN). =>
Bị hại Lê Văn Mải (trái) và bị hại Vũ Anh Tuấn (phải)
- Bắc Phong - Chuyện quan Tiên Lãng hại người (Dân Luận). - 'Có bức cung, dụ cung' trong vụ ông Vươn (BBC). - “Giết người” hay “Tình tiết giảm nhẹ”? (RFA/ Ba Sàm). - Phỏng vấn sinh viên Nguyễn Trang Nhung: 'Lo ngại tòa xử không công minh' (BBC). - VỤ ÁN ĐOÀN VĂN VƯƠN: Ơ KÌA, CÁC BÁC ƠI, THẾ “CÁC ĐỒNG CHÍ NGUYÊN NHÂN” ĐÂU? (Nguyễn Quang Vinh).
- Liên chi hội nuôi trồng thủy sản giúp gì cho gia đình ông Vươn? (RFA). “Vì ông Vươn là chủ tịch nên chúng tôi cũng tính đến phương án bố trí anh em trong Ban Chấp hành, các hội viên ra đó để động viên tinh thần gia đình nhà anh Vươn”.
- Lưu Thu Trang: Thư tố cáo UBND Phường 1 - Quận Gò Vấp (DLB).- Đoàn Văn Vươn và: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”!? (*) (DLB). - Hòa thượng Thích Không Tánh ủng hộ Lời kêu gọi của gia đình Anh Đoàn Văn Vươn (QM). - “KHÁT VỌNG ĐOÀN VĂN VƯƠN” (Nguyễn Quang Vinh). - TỪ ĐỒNG NỌC NẠN ĐẾN ĐẦM ĐẠI NẠN ! (Bùi Văn Bồng). - Nói cho rõ: NỌC NẠN, không phải NỌC NẠNG ! (Bùi Văn Bồng). - HAI BÀI VÈ CÁCH NHAU 84 NĂM.
- Một lần " thử" CA vận?! (FB Trương Ba Không). “Chằng còn vẻ oai oai ta là công an như tối hôm qua mà thay vào đó là bộ mặt sượng sùng khi mình nói: Tôi rất hiểu và cảm thông cho các anh khi hôm qua vừa nhổ ra với tôi và chị tôi nhưng sau đó nuốt ực ngay vào cũng bởi các anh đã mất đi khả năng kiếm cơm một cách chân chính rồi thành ra phải nhất nhất tuân thủ. Tôi biết là các anh đủ biết ngượng điều đó khi tôi nói: Bố các anh tôi tin các anh vẫn cãi đấy, nhưng với Sếp thì không bao giờ”.
- Nguyễn Trung: Hội nghị Trung ương 4 – sự kiện Đoàn Văn Vươn và vấn đề sửa đổi Hiến pháp
(viet-studies). - Từ vụ Tiên Lãng, nghĩ về sửa đổi Hiến pháp – Nguyễn Đăng Dung (NCLP/ CVHP). - Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 – Đỗ Thành Nhân (CVHP). - Một số góp ý đối với chế định về nhà nước pháp quyền và quyền con người trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (NCLP). - Triệu góp ý và một bản dự thảo (VNN). - Hiệu quả của việc góp ý sửa đổi hiến pháp tới đâu? (RFA/ Ba Sàm). - Họp Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Chắt lọc tinh hoa trí tuệ của nhân dân (TTXVN/DV). - BAN BIÊN TẬP DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 HỌP PHIÊN TOÀN THỂ: Đề cao chủ quyền nhân dân hơn (PLTP). - Ý kiến chưa tiếp thu cần có sự giải trình (LĐ). - Nên có khoản mục riêng về báo chí trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (NB&CL). - Chủ quyền nhân dân và việc sửa đổi Hiến pháp (Soha).
- TS Vũ Duy Phú: THƯ NGỎ GỬI BỘ CHÍNH TRỊ (Bùi Văn Bồng). “Tóm lại, nếu toàn Đảng, TƯ đảng, và Bộ Chính trị muốn tồn tại hoà bình và được nhân dân tiếp tục tín nhiệm, ủng hộ, và bảo vệ thì nên thông minh, sáng suốt, nhậy bén, bớt kiêu ngạo cộng sản, bớt chủ quan, thuận theo nguyên vọng của nhân dân và xu thế tất yếu của thời đại”. - Hãy xoá bỏ độc tài để cứu nguy đất nước (DĐCN).
- Ai là phản động? (DLB). - Một đề nghị gởi đến cộng đồng Blogger Việt Nam (DLB). “Nếu đảng Cộng Sản Việt Nam không dám tranh luận công khai, tức là họ mặc nhiên công nhận sự đuối lý của mình. Và như vậy, những màn trình diễn trên các phương tiện truyền thông sẽ tự động trở nên trơ trẽn, vô duyên, và sẽ mất đi sức thuyết phục”.
- Phan Chu Trinh - Hợp Quần Doanh Sinh Thuyết (blog Nguyễn Văn Dũng/ DL).
- “Không để tàu Vinashin, Vinalines bị giữ thành “tàu ma” (VnEco). - Vụ thủy thủ tàu Vinalines neo đậu ở các cảng biển nước ngoài kêu cứu: "Bộ đã nói là sẽ có trách nhiệm chứ không chỉ nói cho vui" (GDVN).
- Thống đốc Bình 'mâu thuẫn về giá vàng' (BBC). “Cách đây ít lâu, thông điệp của Thống đốc đưa ra là muốn kéo giá vàng về với giá thế giới. Nhưng gần đây ông ấy lại nói là không quan tâm tới điều ấy nữa”.
<- DỰ ÁN BẢO TÀNG KHOA HỌC TỈNH ĐỒNG NAI TỔNG ĐẦU TƯ 1.400 tỷ ĐỒNG CÓ PHẢI LÀ TƯ DUY CỦA KẺ ĐIÊN? (Kha Trà Phương). Không phải “tư duy của kẻ điên”, mà là tư duy của những kẻ moi tiền thuế của dân để xài. - Đất nước của những nhà Thông Thái (Minh Văn). - Bộ chính trị đảng CSVN: Nhà máy đốt tiền (DLB).
- BỎ HƠN 70 TRIỆU TÀNG THƯ VÂN TAY?: CMND 12 số: Không nên! (NLĐ).
- Chuyện con “dồng” của cụ Bá (Đào Tuấn). “Thật tội nghiệp cho cái chữ ‘công’ khi giờ đây của công đã trở thành lợi tư, cho sờ sờ những vị quan chức tưởng mình là ‘Công bộc’ có thể nấp trong… mây để bắt chung chi ngay cả những người nghèo nhất, để sài công quỹ vô tội vạ, để rút ruột những thứ của công, thực tế đang chứng minh cũng là thứ của… chẳng ai cả”. - Đà Nẵng rối bời sau kết luận thanh tra đất đai (PLTP). - Đà Nẵng thời ’hậu’ Nguyễn Bá Thanh (PN Today).
- Thành lập Hội đồng đền bù dự án cảng Kê Gà (PLTP).
- Nhức nhối con số “một triệu đô” trong “dự án ma” của ông Đinh Đức Lập (Hữu Nguyên).
- Lập 21 trạm thu phí trên quốc lộ 1A: Bộ GTVT chủ trương “phí chồng phí”? (LĐ). - Bộ Giao thông vận tải: Hàng chục trạm thu phí BOT trên quốc lộ 1 chỉ có lợi! (SGTT). - '21 trạm thu phí BOT quốc lộ 1 là gánh nặng cho dân' (VNE). - “Thay máu” Quốc lộ 1A: Ngổn ngang băn khoăn (LĐ). - Các ông bàng quan thế? (LĐ). - Nghệ An "xà xẻo" hành lang quốc lộ IA (LĐ). - Thủ tướng chỉ đạo xử lý 4 trạm thu phí ô tô (VnM). - Khó chia sẻ khi phí cao, đường kém (TN). - Cầu vượt thép mới sử dụng đã lún (TP).
- Di sản thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng bị cầm cố thế nào? (VNN). - Cầm cố sổ đỏ di sản hay cầm cố lòng tin? (TQ). - Xác minh tin đồn sổ đỏ vườn quốc gia bị "cầm cố" (TTXVN). - Cầm cố sổ đỏ Di sản thế giới: Chuyện “bán giời không văn tự” (PT). - Giám đốc vườn quốc gia đi đòi sổ đỏ (TP). - Kiến nghị giữ công chứng nhà đất (PLTP). - “Phù phép” bán nhà sở hữu nhà nước (TN).
- GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: Nghị định trái luật sẽ bị “tuýt còi” (VH). - Tích cực giải quyết việc dân (SGGP). - Ai xử phạt những quy định trên trời? (NB&CL).
- Lục Dân: Ông
chủ tịch Quận Hai Bà Trưng đã đặt mình vào vị trí những cô giáo bị cắt hợp đồng
không? (Trần Nhương).
- Từ 1/7, lương tối thiểu công chức tăng 100 nghìn đồng (PT).
- Học hết lớp 4, làm chủ tịch xã 2 nhiệm kỳ (DT).
- Vụ bị còng tay vì cổ vũ bóng đá: Cán bộ sai sẽ phải xin lỗi công khai (LĐ). - Trưởng công an xã bị tố đánh người trọng thương (KT).
- Vụ chủ tịch xã đánh người: Thị ủy chỉ đạo xử lý (DV). - An Giang: Vi phạm đạo đức, Phó công an huyện mất chức (DV). - Hà Nội: Cán bộ phường hành hung hàng xóm (TP).
- Minh Diện: NHỮNG NGƯỜI BÁN VÉ SỐ (Bùi Văn Bồng). “Nhưng khi con người sống bên nhau, cũng nhau trên thế gian này mà không có trước có sau, chỉ biết vơ vét về mình vinh thân phì gia đến mấy cũng không thấy đủ, không biết thương nhau, thì Trời, Phật, Thánh, Thần chắc cũng không ôm xuể, phải đành bó tay thôi!”
- Trần Huy Thuận: Ba mươi năm "Chỉ thị Z30"- không có địa chỉ chịu trách nhiệm (Trần Nhương).
- Phát hiện nhóm người Trung Quốc trộm cước viễn thông Việt Nam (TN). - Tội phạm Trung Quốc trộm cước viễn thông ở Hà Nội (TN). - Vụ thu mua gốc, rễ tiêu: Nghi vấn đem xay để trộn vào bột tiêu (DV).
- Trung Quốc ngập sâu trong rắc rối (TVN).
- Chính quyền Trung Quốc trả tự do cho một nhà sư Tây Tạng sau 17 năm cầm tù (RFI). =>
- Triều Tiên: Nói chiến tranh, làm... cải cách (KT). - Triều Tiên: 'Chơi bài ngửa' là diệt vong (TP). - Chuyên gia Nga: Triều Tiên chỉ muốn "tống tiền" chứ không dám đánh (GDVN). - Bùi Tín: Khi cậu ‘Ủn’ lên gân (VOA’s blog). - Bình luận về nguy cơ chiến tranh Liên Triều (BBC). - Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, công nhân Việt nghĩ gì? (VOA). - Triều Tiên phong tỏa khu công nghiệp chung (TN). - Bắc Hàn cấm công nhân Nam Hàn vào Kaesong (BBC). - Bắc Triều Tiên cấm công nhân miền Nam vào Kaesong (VOA). - Bắc Triều Tiên cấm lao động Hàn Quốc vào khu công nghiệp Kaesong (RFI). - Kim Jong-un đã phê chuẩn phương án tác chiến (GDVN). - Triều Tiên duyệt kế hoạch tấn công hạt nhân vào Mỹ (TTXVN). - Triều Tiên: Chiến tranh có thể nổ ra trong “hôm nay hoặc ngày mai” (TN). - Căng thẳng Triều Tiên đe dọa châm ngòi Đại chiến 3(LĐ).
- Trò chơi hạt nhân của Triều Tiên gây hại cho Trung Quốc (KT). - Trung Quốc bất ngờ triệu Đại sứ Hàn - Mỹ - Triều Tiên đưa ra cảnh báo (GDVN). - Học giả Mỹ: Kích Triều Tiên là cái cớ để Washington "vây" Trung Quốc (GDVN). - Pháp giục Trung Quốc tác động Triều Tiên (VNE).
- Mỹ hứa sẽ ‘bảo vệ Nam Hàn’ (BBC). - Mỹ phô trương lực lượng răn đe Bình Nhưỡng (RFI). - Ngoại trưởng Mỹ: Triều Tiên có thể trở lại đàm phán (TP). - Hàn Quốc kêu gọi Triều Tiên tránh làm gia tăng căng thẳng (VOV). - Mỹ coi đe dọa của Triều Tiên là có thực (VOV). - Mỹ điều tên lửa đánh chặn đến Guam (TN).
- Campuchia tập trận bắn đạn thật (RFA).
KINH TẾ
- Kinh tế đi xuống sau 5 năm gia nhập WTO (VNE). - Công bố nhiều yếu kém trong đầu tư sau 5 năm gia nhập WTO (LĐ). - Không còn là dự đoán kinh tế (Alan Phan). - TS Vũ Quang Việt: Tin mừng: sáng mở mắt thấy nợ xấu giảm? (Diễn Đàn).
- Thu hút FDI: Thành tích tỷ đô và niềm tự hào khó nuốt (VEF). - 8 tỉ USD đổi 1% GDP tăng trưởng: quá đắt! (PLTP).
- TS Vũ Quang Việt: Ngân hàng, tài chính: nguyên nhân khủng hoảng (Diễn Đàn). - Tránh khủng khoảng: cần thay đổi luật tín dụng 2010 (Diễn Đàn). - 'Tín dụng tăng chậm không đáng lo' (StockBiz). - Ngân hàng đọng vốn (TN). - ‘Vua tiền mặt’ và những vụ thâu tóm ngàn tỷ (VEF).
- Các tỷ phú đã đẩy giá bất động sản tăng vọt (VnM). - Trồi sụt giá cổ phiếu bất động sản (TBKTSG). - Thị trường bất động sản: Làn sóng chuyển sang nhà xã hội (TP). - Bất động sản: Văn hóa tranh luận (PLTP).
<- Thêm nhiều cổ phiếu vào diện cảnh báo, ngừng giao dịch (VnEco). - Giá cả đang giữ bè cao trong bản giao hưởng thị trường (Sống mới). - Cổ đông bỏ quyền, gây khó cho doanh nghiệp (ĐTCK).
- Ngày mai, đấu thầu tiếp 26.000 lượng vàng (NLĐ). - Vàng đấu thầu giá 43,61 triệu/lượng (VnM). - Doanh nghiệp vàng 'nín thở' chờ phiên đấu thầu lần hai (VNE). - Chuyện lạ trước phiên đấu thầu vàng lần II (PLTP). - Biến động lớn trước thềm đấu thầu vàng miếng (VnEco). - Tiếp tục đấu thầu 26.000 lượng vàng: Kịch bản ế sẽ lặp lại? (TP).
- Không phá giá tiền đồng Việt Nam (ANTĐ).
- Giảm được nhiều hơn mất (TQ). - Đề xuất xóa nợ tiền thuế không có khả năng thu hồi (CP). - Tiền thuế: Sẽ xóa nợ cho doanh nghiệp nhà nước (PLTP). - Ông Đặng Văn Thành nợ Sacombank bao nhiêu? (NLĐ).
- Không hạn chế DN kinh doanh truyền hình trả tiền (VNN).
- Lắm kiểu thu phí ATM (PLTP). - Dự án Kim Văn - Kim Lũ: Xây 39 tầng, rao bán căn hộ đến tầng 42? (Infonet/GDVN).
- Sữa ngoại "móc túi" trắng trợn các bà mẹ Việt? (KT).
- Ngành điều VN: Nguy cơ mất thương hiệu số 1 thế giới (DĐDN).
- Gạo đồ Việt Nam có ưu thế hơn Thái Lan (TBKTSG). - Giá gạo xuất khẩu thấp kỷ lục (DV). - Cấp phép xuất khẩu gạo: Chờ quy hoạch về thương nhân xuất khẩu gạo (SGTT).
- Video: Tiêu điểm: Câu chuyện về đầu ra bền vững cho cây mía (VTV).
- Tận cùng nỗi khổ dân nuôi chồn nhung đen (VTC).
- Hàn Quốc tiếp tục dừng tiếp nhận lao động Việt Nam: Lãng phí tiền tỷ, vạn người lo âu (TP).
- Trung Quốc mua tôm, doanh nghiệp trong nước yếu thế (TBKTSG). - Bí ẩn hành tung “chuyên gia” Trung Quốc (NLĐ). - Vụ buôn lậu hàng hiệu Ý: Bắt tạm giam nhân viên áp tải hàng lậu (TN). - Biến hàng hiệu thành hàng Trung Quốc để trốn thuế (PT).
- Dự án khu công nghiệp – cảng biển Hải Hà: Lãng phí hàng trăm tỉ đồng (SGTT).
- Trung Quốc đang nợ nước ngoài gần 737 tỷ USD (TTXVN).
- CH Síp và cái giá đánh đổi (VH).
- Nhà giàu Nga bỏ Cyprus đến Mỹ (NLĐ). - Tổng thống Putin ra “tối hậu thư” cho quan chức có tài sản ở nước ngoài (DT).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- NSƯT Hồ Kiểng đột ngột qua đời (GDVN). - NSƯT Hồ Kiểng đột ngột qua đời (NLĐ). - "Ông già lập dị tử tế" Hồ Kiểng qua đời ở tuổi 89 (TT). - NSƯT Hồ Kiểng đột ngột qua đời vì trượt ngã (iHay). - NSƯT Hồ Kiểng nhiều lần khó thở vẫn gắng gượng trên phim trường (TN). - NSƯT Hồ Kiểng qua đời (TN). - Mạc Can khóc Hồ Kiểng (PLTP). - Vĩnh biệt cụ Đỗ Đình Truật (TN).
- YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (KỲ 48) (Nhật Tuấn).
- Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Trái tim cộng sản hay người nghệ sĩ? (BBC).
- Chuyện nghệ sỹ "đôi co": Sân si hay chiêu trò? (VOV).
- Báo động trước những biểu hiện lệch lạc của một bộ phận giới trẻ (VH). - Đức Hiệp "thanh minh" việc đu lên tượng đài không sai!? (VOV). - Trò PR “rẻ tiền”: Không bị xử! (NLĐ).
- Bổ nhiệm Đại sứ Du lịch: Quy chế một đằng, thực thi một nẻo (VNN). - Ai cần đại sứ du lịch? (DV).
- Đại sứ du lịch và vũ điệu 'hoang mang style' (TVN). =>
- Danh hiệu và lòng tự trọng (TVN).
- Bùi
Hoàng Tám: Nhu
nhú thì đã, tưng bừng thì chưa! (Trần Nhương).
- Ném đá lên trời (Nguyễn Thế Thịnh).
- Thời trang với phụ nữ Việt Nam (RFA).
- Đình làng kỳ bí - Kỳ 4: Làng khuyến học (TN).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Nguyên Phó Chủ tịch nước khẳng định vai trò của trường ngoài công lập (GDVN). - Đổi mới giáo dục: Phải thay đổi tư duy khoa cử, quan trường (TP). - Đổi mới giáo dục bắt đầu từ ngành sư phạm (SGGP). - Mình là người Việt, hãy dạy con theo cách của người Việt! (PN Today).
- Hai điểm sàn: Rắc rối kỹ thuật, pha loãng chất lượng (TTXVN). - Hai mức điểm sàn: “Cứu” trường khó tuyển sinh! (NLĐ). - Băn khoăn (TN). - Bộ GD-ĐT dự kiến phương án 2 điểm sàn: Điểm sàn không là phao cứu sinh (LĐ). - Tuyển sinh ĐH, CĐ: 2 mức điểm sàn là bước thụt lùi ! (TN). - Hai điểm sàn ĐH, CĐ: Có giảm chất lượng đầu vào? (TT).
- Ai cho giáo viên trung thực? (VNN). - "Nỗi nhục" học sinh… tiên tiến (DT). - Hệ lụy của bệnh thành tích trong giáo dục: Thân trò... ví “xẻ làm đôi” (LĐ).
- Cho con học trường quốc tế để thoái hóa biến chất à? (QLB). - Trường quốc tế nào cho con ? - Kỳ 4: Để trẻ mê đọc sách (TN). - Ôn thi tốt nghiệp THPT không được gây quá tải (SGGP). - Luyện thi đại học: Kẻ giàu, người khánh kiệt (DV). - Ôn thi tốt nghiệp THPT không được gây quá tải (SGGP).
<= Tranh cãi nảy lửa Toán 8 điểm của trò lớp 1 (VNN). Nhìn đáp án các bài toán này giống như các phiên tòa ở xứ ta, xử sao cũng đúng. Các em học sinh không sai, cô giáo cũng không sai, nền giáo dục cũng không sai, chỉ có cái hệ thống này sai, mới đẻ ra cái nền giáo dục này, đào tạo ra những thầy cô ra đề bài như thế.
- Kiên quyết xử lý cơ sở giáo dục mầm non tư thục không đủ điều kiện (SK&ĐS). - Học chữ trước khi vào lớp 1: Lỗi của ngành giáo dục (DV). - Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn thị Bình: Thăm trường trẻ tự kỷ (TN).
- Ghi hình học sinh không đội MBH để răn đe (NLĐ). - Bình Định: Thầy giáo thừa nhận đánh nhiều học sinh (DV). - Thầy giáo đánh học sinh chảy máu xin lỗi (TP).
- Đìu hiu thư viện trường học: Kỳ 1: Nỗi buồn kho sách (GD&TĐ).
- Nửa năm theo học trường “ma” (1): 30 sinh viên từ “trên trời rơi xuống” (ANTĐ).
- Chung tay xóa “lớp học há mồm” (VOV).
- Thay đổi trên da báo hiệu bệnh nội tạng (RFA).
- Tròn 40 năm điện thoại di động ra đời (BBC).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Video: Tai nạn giao thông liên hoàn tại TP.HCM (VTV). - TP.HCM: Container mất thắng tông nát 10 xe, nhiều người vào cấp cứu! (NLĐ). - Lật xe khách, 15 người nhập viện (TT). - Báo chí đóng vai trò quan trọng giảm TNGT (VNN).
- Nhức nhối nạn xâm hại trẻ em - Kỳ 2: Hậu quả kinh hoàng (TN).- Bạo lực gia đình, những con số biết nói (PT). - Phụ huynh vô tư chở con không mũ bảo hiểm (PT).
- Khi người trẻ bi quan với cuộc sống (TT).
- Lại nỗi lo thiếu điện mùa khô (DV).- Kiệt sức với nắng nóng (SGGP).
- Hà Nội có thể xảy ra mưa đá vào ngày thứ Sáu? (PT). - Hơn 18.000 ngôi nhà bị hư hại do mưa đá, lốc xoáy (QĐND). - Mưa đá và biến đổi khí hậu (VOV).
- Thả nổi hàng độc hại (NLĐ). - Chợ tử thần TP.HCM: Đại biểu HĐND phản pháo gay gắt (VTC).
- Vụ sát hại 5 phu trầm: Giết người chỉ trong vài phút (NLĐ). - Kiếp phu trầm tha hương xứ người (TP).
- Giải mã hiện tượng "đồ vật tự cháy" tại Nghệ An (TTXVN).
- Kỳ diệu chuyện hà hơi chữa gãy xương? (PT).
- Vụ “sữa dê Danlait giả”: Quá nhiều sai phạm! (VnM).
- Hơn 100 cảnh sát triệt phá sới bạc di động "khủng" ở Hưng Yên (LĐ).
- Hành trình phá án vụ giết hại 5 người tìm trầm (TN). - Cận cảnh cuộc vây bắt kẻ giết người không ghê tay (TT). - Vụ sát hại 5 phu trầm: Chưa bao giờ thấy hiện trường rùng rợn như vậy (TP/GDVN).
- Án mạng kinh hoàng tại đám giỗ (TT). =>
- Nữ sinh cấp 3 lộ clip sex quay ở nơi công cộng (Kênh 14). - Nữ học sinh cấp 3 mang thai bị sát hại dã man (KT).
- Xuất hiện hàng chục tấn dầu vón cục ở bãi tắm Vũng Tàu (NLĐ).
- Thanh Hóa: Lợn chết trôi đầy sông (NLĐ). - Cơ quan chức năng tiếp tay cho thịt bò bẩn (SGGP). - Lợn chết nhồi bao tải trôi trắng sông ở Thanh Hóa (Sống mới).
- Vụ vé số bị rách làm đôi ở An Giang: Sẽ xem xét hỗ trợ ông Tùng (DV).
- Công chức trẻ: 'Làm em ăn thèm vác nặng' (VNN). - Bạn muốn xuất ngoại làm nghề gì? (BBC).
- Khu xử lý ô nhiễm gây ô nhiễm! (TP).
- “Đặt hàng” trộm... trâu (PT). - Voi bị bắn chết, xẻ thịt ở Quảng Bình (TP).
- Có đủ ARV: Thách thức lớn của cuộc chiến chống SIDA tại Việt Nam (RFI).
- Cúm chết người lảng vảng (NLĐ). - Cúm gia cầm H7N9 : Việt Nam cấm nhập khẩu gia cầm từ Trung Quốc (RFI). - Việt Nam phòng cúm A/H7N9 từ Trung Quốc (VNN). - Cảnh giác H7N9 lây qua biên giới (TP). - Triển khai các biện pháp ngăn dịch cúm A(H7N9) từ Trung Quốc (VOV).
- Hoa Kỳ: Giá vé bay tùy theo cân nặng (BBC). - Hoa Kỳ: Visa H-1B được đăng ký nhanh chóng (VOA).
QUỐC TẾ
- Mâu thuẫn nội bộ tàn phá phe nổi dậy Syria (VnM). - Quân nổi dậy Syria chiếm căn cứ phòng không Darra (TTXVN). - Nga chuyển hàng viện trợ nhân đạo cho người tỵ nạn Syria (VOV). - 600 tay súng thánh chiến châu Âu chiến đấu ở Syria (TTXVN).
- LHQ lần đầu tiên phê chuẩn hiệp ước về buôn bán vũ khí toàn cầu (VOA). - Liên Hiệp Quốc thông qua bước đầu hiệp ước về buôn bán vũ khí quy ước (RFI).
- Chính quyền Miến Điện mở điều tra về hỏa hoạn tại một trường Hồi giáo ở Rangoon (RFI). - Miến Điện : Xung đột tôn giáo có thể đưa đất nước trở lại thời kỳ quân phiệt ? (RFI). “Nếu xung đột tiếp tục lan rộng, thì tình trạng bất ổn sẽ tạo cớ cho quân đội trở lại áp đặt quyền kiểm soát”. - Miến Ðiện điều tra vụ hỏa hoạn đền thờ Hồi giáo (VOA). =>
- Malaysia chuẩn bị tổng tuyển cử (BBC). - Thủ tướng Malaysia giải tán Quốc hội (VOA). - Thủ tướng Malaysia thông báo giải tán Quốc hội (RFI).
- Lãnh đạo khu vực tìm cách giải quyết tình hình Cộng hòa Trung Phi (VOA). - "Thế trận" khôn khéo của Trung Quốc ở châu Phi (VOV).
- Tổng thống Chypre cảnh báo ‘những ngày khó khăn phía trước’ (VOA). - Chypre : Tân bộ trưởng Tài chính tuyên bố thực thi toàn bộ các cam kết với Châu Âu (RFI).
- Nga cấm sửa chữa tàu hải quân ở nước ngoài (PT). - Báo Mỹ: "Nga thực sự do dự khi bán tàu ngầm lớp Amur cho Trung Quốc" (GDVN). - Trung Quốc lại “vỡ mộng”: Tàu ngầm Amur không có động cơ AIP(ANTĐ). - Nga thừa biết TQ sắm vũ khí để phục vụ cho tranh chấp với láng giềng? (GDVN).
- Giao tranh Israel-Gaza tái tục chú trọng tới các phần tử Salafist (VOA).
- Afghanistan: 44 người chết trong vụ tấn công tòa án (TTXVN).
- Giới trẻ Pakistan không thích dân chủ? (BBC).
- Mỹ treo thưởng 5 triệu đô để bắt nghi can tội phạm chiến tranh (VOA). - Bê bối chạy chức thị trưởng New York (TN). - Bắt đầu chọn bồi thẩm đoàn cho vụ án Michael Jackson (VOA).
- Malaysia giải tán quốc hội (TT). - Malaysia: Quốc hội bị giải tán (PT).
- 'Chavez hiện ra chúc Maduro thắng cử' (BBC)
- 7 người chết trong vụ tấn công tòa án ở Afghanistan (VOA).
- Tổng thống Pháp hứa diệt trừ tham nhũng trong chính phủ (VOA). - Cựu Bộ trưởng Ngân sách Pháp bị khởi tố về tội rửa tiền trốn thuế (RFI).
- Sức khỏe ông Mandela khả quan hơn (VOA).
* VTV1: + Chào buổi sáng - 03/04/2013; + Tài chính kinh doanh sáng - 03/04/2013; + Tài chính kinh doanh trưa - 03/04/2013; + Tài chính tiêu dùng - 03/04/2013; + Điểm hẹn văn hóa - 03/04/2013; + Nhip đập 360 độ Thể thao - 03/04/2013; + 360 độ Thể thao - 03/04/2013; + Thể thao 24/7 - 03/04/2013; + 7 ngày công nghệ - 03/04/2013; + Cuộc sống thường ngày - 03/04/2013; + Khoảnh khắc thường ngày - 03/04/2013; + Danh ngôn và cuộc sống - 03/04/2013; + Thời tiết du lịch - 03/04/2013; + Thời sự 12h - 03/04/2013.
Bắn giết ngư dân Việt Nam, Trung Quốc cho là hợp lý! (Văn Quang)
Thongluan“…Với lại, biển của mình, sao phải sợ!”.Ông Tự đã trải qua không ít hiểm nguy, thậm chí bị phía Trung Quốc nhiều lần bắt, đánh đập, phá sạch ngư cụ nhưng ông luôn tâm niệm: ‘Biển Hoàng Sa đã gắn bó với máu thịt của mình rồi, không thể dứt bỏ được’… “
Trước những hành động man rợ và những câu trả lời hỗn xược đầy tính du côn thách thức của Trung Quốc, Việt Nam sẽ làm gì? Đó là một câu hỏi của hầu hết người Việt Nam trong lúc này. Bởi không thể phủ nhận một thực tế là Hải quân VN bây giờ còn yếu trước sức mạnh của Trung Quốc. Và cũng vin vào sức mạnh ấy, Trung Quốc nghênh ngang, tàn bạo đối với tàu thuyền của VN trên biển Đông. Nhưng không phải bất cứ một quốc gia hùng mạnh nào cũng nhe nanh múa vuốt toan tính nuốt chửng những nước láng giềng. Như thế thì còn gì là công pháp Quốc Tế, làm gì còn là lương tâm, còn gì là nhân loại, làm sao mơ đến chuyện hòa bình trên toàn thế giới này. Con người chỉ biết tranh giành cắn xé lẫn nhau, con mạnh ăn thịt con yếu thì chỉ còn là loài dã thú!
Dân đã sẵn sàng hy sinh cho danh dự tổ quốc
Người VN chúng ta, qua bao thăng trầm trong lịch sử, đất nước hàng ngàn năm đô hộ giặc Tàu rồi cũng vùng dậy, đòi quyền sống, quyền tự do cho dân tộc của mình. Đó là tinh thần bất khuất của dân Việt, hẳn Bắc Kinh vẫn chưa quên. Lúc này chính là lúc tinh thần quật cường bất khuất đó trỗi dậy mạnh mẽ. Tung Quốc đừng dại dột thử lòng yêu nước của dân tộc Việt.
Nhưng nói thế chưa đủ, phải chứng tỏ bằng hàng động thiết thực hơn, phải bằng mọi cách ngăn chặn ngay bàn tay máu man rợ của kẻ thù.
Phản đối không xong, hội nghị này hội nghị kia, đề nghị đàm phán song phương, đa phương đều chẳng mang lại mảy may kết quả nào, vậy cách cuối cùng là gì? Chỉ còn cách chống trả, quyết liệt chống trả. Còn một người cũng đánh, thua cũng đánh, đánh tới cùng, đánh cho chúng phải lập tức ngưng ngay những hành động tàn ác của chúng lại. Không ai muốn chiến tranh, nhưng giặc đến nhà cướp bóc, chém giết chủ nhân, không đánh trả chỉ còn mỗi việc là xin làm nô lệ.
Hãy tự hỏi, bọn xâm lươc TQ còn điều gì tàn ác, man rợ nhất đối với người VN mà chúng chưa làm? Từ tẩm độc thực phẩm đến phá hoại kinh tế ngấm ngầm bao lâu nay tại nông thôn, xuất cảng lao động sang VN, phá hoại đời sống của người dân từ biên giới đến đất liền, tấn công giết người cướp của tại vùng biển VN… Chúng đã buộc người VN phải xả thân chiến đấu chống lại.
Thưa bạn, đó cũng là ý nghĩ trung thực nhất của mọi người dân VN hiện nay. Có thể họ không nói thành lời, nhưng từ trong tận cùng ý thức của người dân là như thế. Tuy nhiên, cụ thể Việt Nam sẽ phải làm gì, người dân vẫn còn chưa biết, còn chờ đợi vào chính phủ. Hơn bao giờ hết, người dân Việt đã rất sẵn sàng hy sinh tất cả để giữ gìn giang sơn, nêu cao danh dự của dân tộc, bảo vệ đời sống của hơn 80 triệu dân.
Trong bài tuần trước, tôi đã tường thuật về “Trung Quốc ngày càng hung hãn trắng trợn hơn tại biển Đông” thì ngay đầu tuần này, Trung Quốc lại hung tợn, tàn bạo hơn, chúng đã bắn tan hoang tàu đánh cá của ngư dân VN. Có lẽ nhiều bạn đọc đã biết tin này, nhưng tôi không thể không lên tiếng, ở đây tôi tường thuật chi tiết hơn và vạch trần những toan tính cùng hung cực ác của bọn “tân thổ phỉ” này, cùng những câu trả lời hống hách đểu cáng của chúng sau khi bị phản đối vì bắn bừa bãi vào tàu các của ngư dân VN.
Chạy trối chết tránh hai gọng kìm của tàu sắt TQ
Trong lúc hành nghề khai thác thủy sản ở vùng biển Hoàng Sa, ngày 20/3, tàu cá của ông Bùi Văn Phải quê ở xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi bị tàu của Trung Quốc rượt đuổi và nổ súng.
Thuyền trưởng Phạm Quang Thạnh bên chiếc tàu
bị Trung Quốc bắn cháy
Anh Thạnh kể: “Cố nhấn ga, luồn lách, tàu cá của chúng tôi mới thoát được gọng kìm của 2 tàu sắt và bỏ chạy. Khi ra cách đảo Linh Côn khoảng 6-7 hải lý, 2 tàu Trung Quốc mới không đuổi nữa”.
Lần thứ hai chạy không thoát, bị tàu TQ chặn đầu và liên tục nã đạn
Chiều cùng ngày, tàu QNg 96382 TS tiếp tục quay trở lại đảo Linh Côn đánh bắt. Vì tàu đi nghề lặn, không gặp được luồng cá nên tàu anh Thạnh phải ở lại nhiều ngày sát đảo Linh Côn. Đến khoảng 10 giờ ngày 20-3, khi 9 ngư dân đang lặn ở đảo Linh Côn lại phát hiện tàu tuần tra màu trắng của Trung Quốc mang số hiệu 786 tiến lại gần.
Cabin tàu cá QNg 96382 TS bị tàu Trung Quốc bắn cháy rụi,
may mắn 4 bình gas trên tàu không phát nổ.
Nếu nổ tất cả ngư dân chắn chắn sẽ chết.
Bị trúng đạn từ tàu Trung Quốc, cabin bốc cháy dữ dội, để lộ ra 4 bình gas lớn. Sợ bình gas phát nổ, các ngư dân trên tàu lao vào dùng nước biển dập lửa. Sau khoảng 30 phút, lửa trên tàu được dập tắt nhưng toàn bộ áo quần, mền, chiếu… của ngư dân bị cháy rụi. Lúc này, tàu Trung Quốc cũng bỏ đi.
Ngư dân Lê Thu, đi trên tàu, kể thêm: “Khi tàu Trung Quốc đuổi theo và kẹp mạn tàu cá, một số lính trên tàu lăm lăm tay súng không nói không rằng liên tục nã đạn, mặc cho lúc đó anh em chúng tôi đã tập trung trên mũi tàu”.
Hành vi giết người vô cùng nham hiểm
Bạn đọc Tư Đào phân tích: “Ngoài việc ngang ngược cố hữu, Trung Quốc còn thể hiện là một quốc gia hết sức nhẫn tâm và vô nhân đạo. Tàu tuần tra của họ trang bị hỏa lực đầy đủ và thản nhiên bắn thẳng vào tàu đánh cá của ngư dân không một tấc sắt, trong khi 9 ngư dân đang ngậm ống thở lặn sâu dưới làn nước biển. Đây là hành vi giết người thực sự vì chỉ cần tàu đánh cá chạy nhanh thì những ngư dân đang lặn sẽ bị mất ống thở hoặc trồi lên nhanh quá sẽ bị chết hoặc nghẽn máu não gây tàn phế. Với những quốc gia có một chút lòng nhân đạo thì chắc chắn tàu tuần tra của họ sẽ không có hành động độc ác như thế”.
Tàu và máy bay TQ thường xuyên truy đuổi bắn phá, cướp phá tàu cá VN
Vụ truy đuổi và bắn tàu cá Quảng Ngãi vào ngày 20/3 không phải là hành động đơn lẻ của Trung Quốc. Theo Hội Nghề cá Việt Nam, trong hai tháng đầu năm nay thôi, Trung Quốc đã gia tăng việc cản trở, xua đuổi tàu cá của Quảng Ngãi với ít nhất 5 vụ nghiêm trọng được báo cáo.
Trưa 28/1, một tàu cá khác của Quảng Ngãi cũng bị tàu của Trung Quốc bắn vào cabin làm vỡ hai tấm kính và cháy quần áo của thuyền viên. Các ngư dân bị cướp 200 mét dây câu và đuổi ra khỏi khu vực Hoàng Sa. Nhiều tàu cá khác bị tàu Trung Quốc, thậm chí cả trực thăng, rượt đuổi.
Các tàu và trực thăng của Trung Quốc đang diễu võ
dương oai với nước láng giềng
Bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, cho biết sau khi xác minh, đã biết được thông tin 2 trường hợp tàu cá của ngư dân bị tàu Trung Quốc ngăn cản đánh bắt hợp pháp trên quần đảo Hoàng Sa. Ngoài tàu ông Phải còn có tàu của ông Dương Văn Giàu (ngụ xã An Hải, huyện Lý Sơn) bị tàu Trung Quốc quấy phá, ngăn chặn.
Cũng theo một số ngư dân ở Bình Châu, huyện Bình Sơn – Quảng Ngãi, việc tàu cá Trung Quốc dùng súng bắn gây cháy tàu cá của ngư dân khi đang đánh bắt hợp pháp ở vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam đã xảy ra từ lâu và nhiều trường hợp.
Ngư dân Đặng Tằm (ở tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) cho biết vào đầu năm 2013, khi tàu của ông đang đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa thì bị tàu tuần tra của Trung Quốc uy hiếp và bắn cháy. Khi trở vào đất liền, tàu của ông Tằm vẫn còn dấu vết của viên thuốc cháy xoáy vào thành tàu, để lại một lỗ sâu hoắm.
Thuyền trưởng Đặng Tằm (Quảng Ngãi) chỉ vào vết đạn
do tàu Trung Quốc bắn vào mạn tàu của ông vào đầu năm 2013.
Tính ra từ đầu năm đến nay có 20 vụ tàu cá của Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc ngăn cản, bắn phá khi đang hành nghề ở Hoàng Sa. Hành động dùng vòi rồng, đạn lửa bắn cháy tàu cá đã diễn ra từ lâu…
Theo các ngư dân, hiện ở ngư trường Hoàng Sa, Trung Quốc có khoảng 25 -30 tàu gồm nhiều lực lượng như kiểm ngư, tuần tra, hải giám. . . đang ráo riết hoạt động, thường xuyên uy hiếp, tấn công tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Công hàm phản đối và đòi bồi thường của chính phủ VN
Ngày 25-3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cho biết đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối việc tàu nước này uy hiếp, bắn cháy tàu cá mang số hiệu QNg 96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi trong lúc đang hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo ông Lương Thanh Nghị, đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa tính mạng và gây thiệt hại tài sản của ngư dân Việt Nam. Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Ông Nghị nói:
“Việt Nam kiên quyết phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xử lý nghiêm hành động sai trái và vô nhân đạo nói trên, bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam”
Về vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell, cho biết Washington rất “quan ngại” và đang tìm hiểu thêm thông tin về vụ việc. Nhưng ông nhấn mạnh, “chúng tôi phản đối mạnh mẽ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực hay áp bức” trên Biển Đông.
Công hàm của VN được trả lời như thế nào?
Bộ Ngoại giao Trung Quốc chối bỏ việc tàu nước này bắn cháy cabin tàu cá Việt Nam. Người phát ngôn Hồng Lỗi trắng trợn khuyến cáo, Việt Nam cần yêu cầu ngư dân tránh vào vùng biển của Trung Quốc.
Trước báo giới ở Bắc Kinh, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc thẳng thừng tuyên bố rất ngang ngược: “Phản ứng của cơ quan chức năng của Trung Quốc trước một tàu cá bất hợp pháp của Việt Nam là đúng đắn và hợp lý”.
Ông này còn ngang nhiên nói rằng: “Chúng tôi hy vọng phía Việt Nam tiến hành các bước nghiêm túc nhằm cải thiện việc giáo dục và quản lý ngư dân để tránh các hoạt động trái phép như vậy”.
Tuy vậy, người phát ngôn Trung Quốc lại từ chối trả lời các câu hỏi liệu có hay không việc tàu Trung Quốc bắn vào tàu cá Việt Nam và liệu tàu Trung Quốc có phải tàu chiến hay không.
Trung Quốc lớn lối, đe dọa hỗn xược thẳng thừng
Xinhua còn đưa tin, tàu Ngư Chính 46012, thuộc biên chế Tổng đội Giám sát Hải dương và Nghề cá tỉnh Hải Nam, sáng nay (26-3) bắt đầu rời cảng Hải Khẩu để tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, điểm nóng về tranh cãi chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc, trên Biển Đông.
Chuyến đi lần này của tàu Ngư Chính được lên kế hoạch kéo dài đến ngày 13/4, với nhiệm vụ chủ yếu là tuần tra tại khu vực bãi cạn mà Philippines gọi là Scarborough còn Trung Quốc gọi là Hoàng Nham trên Biển Đông.
Chuyến đi nhằm bảo vệ cái gọi là “chủ quyền và quyền hàng hải của Trung Quốc, tăng cường quản lý đối với bãi cạn, xử lý các tàu nước ngoài xâm phạm lãnh hải và nghề cá, đảm bảo an ninh sản xuất cho khu vực bãi cạn”
Ngô Tráng, cục trưởng Cục Ngư chính Nam Hải thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, nói”: “Đây là lần đầu tiên Tổng đội Giám sát Hải dương và Nghề cá tỉnh Hải Nam thực hiện nhiệm vụ tại bãi cạn Hoàng Nham, quãng đường rất dài và đối diện với nhiều tình huống phức tạp trên biển”.
“Trong khi tuần tra, nếu phát hiện các nước láng giềng có hành động xâm phạm lãnh hải và nghề cá thì sẽ tiến hành các biện pháp mạnh, nếu cần thiết có thể lên tàu lục soát hoặc bắt giữ”.
Ngô Tráng cho biết thêm tàu Ngư Chính 46012 có lượng rẽ nước 576 tấn, từng được điều tới Biển Đông và nhiều lần đuổi các tàu nước ngoài đi vào vùng nước mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh hải của mình. Còn lực lượng của Cục Ngư chính Nam Hải có nhân sự hơn 4.000 người, năm nay ngoài việc lưu tâm đến bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, đá Vành Khăn, thì sẽ tăng cường lực lượng tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vịnh Bắc Bộ.
Diễu võ dương oai sức mạnh của kẻ cướp
Trong khi đó Hải quân Trung Quốc lại khoe sức mạnh bằng việc bắt đầu cuộc diễn tập xa bờ trên Biển Đông và khu vực tây Thái Bình Dương với 4 tàu chiến hạng nặng.
Đội hình tham gia cuộc “diễn tập” này gồm 4 tàu chiến, 4 máy bay trực thăng và một tàu đệm khí. Tàu hộ tống Hoành Thủy 572 và tàu đổ bộ 999 Tỉnh Cương Sơn đậu tải quân cảng Tam Á trước khi thực hiện diễn tập xa bờ.
Tàu hộ tống Hoành Thủy 572 và tàu đổ bộ 999 Tỉnh Cương Sơn
đậu tải quân cảng Tam Á trước khi thực hiện diễn tập xa bờ.
Các tàu của Trung Quốc và với Philippines đối đầu tại bãi cạn Scarobrough/Hoàng Nham trong nhiều tháng hồi năm 2011, căng thẳng do tranh chấp chủ quyền vẫn kéo dài đến nay. Đầu năm nay, Manila đưa tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế về Luật Biển của Liên Hợp Quốc. Philippines thể hiện mong muốn hội đồng trọng tài sẽ coi tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực tranh chấp là sai trái.
Tuy nhiên, Trung Quốc bác bỏ vụ kiện và cho rằng nước này và từ chối cử đại diện đến tòa án trọng tài quốc tế.
Có lẽ VN cũng phải đưa TQ ra tòa án Quốc Tế. Nhưng nếu quốc tế chưa hay không có phản ứng gì hữu hiệu, TQ vẫn cướp bóc, nổ súng vào tàu cá của ngư dân Việt thì sao? Chờ được vạ má đã xưng. VN phải tự bảo vệ trước đã.
“Cướp bóc bắn phá là hợp lý”, lộ mặt nguyên hình kẻ cướp
Rõ ràng TQ đã lộ mặt “côn đồ”, bất chấp lý lẽ, coi thường các nước láng giềng để thực hiện mộng bá quyền ở biển Đông. Một tên cướp lộ nguyên hình, công khai cho rằng việc cướp bóc là “đúng đắn và hợp lý” thì chẳng còn gì để đàm phán nữa!
Tâm nguyện của người dân Việt Nam lúc này là cần phải có hành động cương quyết cứng rắn đáp trả những hành động tàn ác và tuyên bố ngang ngược của tên láng giềng thâm độc. Hải quân VN và những lực lượng bảo vệ biển của VN đã đến lúc phải vào cuộc bảo vệ được tính mạng và tài sản của người dân. Hãy noi gương tiền nhân: thua cũng đánh, còn một người cũng đánh.
“Chừng nào còn sống, tôi còn ra Hoàng Sa”
Hãy nghe một ngư dân tỏ rõ quyết tâm của người sống chết với biển đảo quê hương. Ông Đặng Tự (40 tuổi, ở tại thôn Châu Thuận, xã Bình Châu) nói: “Thời điểm này ra Hoàng Sa sẽ gặp nhiều tàu Trung Quốc cản trở, bắn phá nhưng đây là ngư trường của ông cha để lại, nếu không ra thì sẽ mất. Với lại, biển của mình, sao phải sợ!”.
Ông Tự đã trải qua không ít hiểm nguy, thậm chí bị phía Trung Quốc nhiều lần bắt, đánh đập, phá sạch ngư cụ nhưng ông luôn tâm niệm: “Biển Hoàng Sa đã gắn bó với máu thịt của mình rồi, không thể dứt bỏ được”… Theo ông Tự, ra Hoàng Sa trước hết là để đánh bắt, sau đó bảo vệ ngư trường, biển đảo. Ông dứt khoát bày tỏ: “Chừng nào còn sống, tôi còn ra Hoàng Sa”.
Ngư dận quyết tâm bám biển Hoàng Sa bởi vùng biển là của mình. Đừng để người dân hỏi: Khi chúng tôi bị tàu TQ cướp bóc, bắn giết, cảnh sát biển VN, lực lượng biên phòng, tàu tuần tra của VN ở đâu?
Văn Quang
Ghi chép tháng Ba… (Nguyễn Thượng Long)
Thongluan
“…Cho đến hôm nay người Việt Nam trong nước vẫn thiếu một triết lý dân chủ sâu sắc và đủ mạnh để soi đường, chưa có một dự án chính trị hoàn hảo để phấn đấu, vì vậy chúng ta sẽ còn phải đối diện với nhiều vụ tương tự như vụ “Lại một con sâu muốn chui vào xây tổ trong danh sách Kiến Nghị 72”…”
2011 – 2012 trôi đi … để lại trong lòng người dân Việt những ký ức không thể phai mờ. Đó là những cuộc xuống đường của không ít trí thức, văn nghệ sĩ, sinh viên, học sinh …trên các đường phố Sài Gòn và Hà Nội. Những cuộc xuống đường đó mãi mãi âm vang thông điệp về lòng yêu nước nồng nàn, bột phát của mọi người trước cảnh Đất Đai – Biển – Đảo …của ông bà đang bị người hàng xóm Phương Bắc lần lần thôn tính và sự bất bình sâu sắc của công dân trước những lùi bước không bình thường của Ban Lãnh Đạo Việt Nam.
Năm 2013 trôi qua chưa đầy một quý, đó là giai đoạn mà niềm tin của người dân đối với ĐCS Việt Nam bị tổn thương rất nghiêm trọng trước những gì mà Hội Nghị Trung Ương 6 phơi bầy…thì sự kiện nổi trội nhất, xuyên suốt, gây ảnh hưởng sâu rộng nhất, chính là sự ra đời của Kiến Nghị 7 điểm sửa đổi hiến pháp do 72 vị Nhân Sĩ và Trí Thức chủ trương cùng Dự thảo Hiến Pháp 2013 của các vị này, là “Tuyên Bố của những công dân tự do”…phát triển tức thì từ bài báo của nhà báo trẻ Nguyễn Đắc Kiên, một nhà báo có bản lĩnh vô cùng hiếm hoi thuộc lề đảng. Kiến Nghị 72 và Tuyên Bố của các công dân tự do… nay đã có nhiều ngàn chữ ký của người Việt Nam trong nước và ngoài nước hưởng ứng.
Có thể nói, điều đặc biệt ở thời kỳ này là độ tuổi của những người quan tâm đến thời cuộc… ngày càng trẻ và ý thức công dân không đơn giản chỉ vì tình cảm yêu nước bột phát mà đã ở bình diện cao hơn hẳn. Với chữ ký tán thành “Kiến Nghị 72”– “Tuyên Bố Của Các Công Dân Tự Do”, mọi người đã gửi đi thông điệp:
“Để Việt Nam thoát khỏi tụt hậu, để đẩy lùi tham nhũng, để xoá bỏ bất công, để Việt Nam không phải quỵ luỵ trước Trung Quốc… chúng tôi đòi được sống tự do, đòi thay đổi thể chế chính trị qua việc thay đổi Hiến Pháp”.
Điều hết sức bất ngờ, cũng là điều chưa từng thấy… Kiến Nghị 72 và Tuyên Bố của các công dân tự do, đã nhận được sự ủng hộ tức thì của 3 tôn giáo lớn nhất ở Việt Nam thông qua: “Lời Tuyên Bố Của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam”, hàng ngàn Phật Tử của “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất”, Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo Thuần Tuý”, Khối 8406 ra tuyên bố hưởng ứng. Cùng lúc, trên các trang mạng trong nước và ngoài nước, xuất hiện hàng loạt bài viết, Thư Ngỏ…gửi đích danh các ông Nguyễn Phú Trọng, Phan Trung Lý… trình bày những suy nghĩ rất thẳng thắn của mình về các vấn đề liên quan đến sửa đổi hiến Pháp 1992… như các tác giả Nguyễn Trung, Trần Nhơn, Nguyễn Quang A, Tương Lai, Huệ Chi, Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Nhà Văn Nguyên Bình, Nhà Giáo Hoàng Xuân Phú… cùng hàng loạt các bài viết của các Bloger danh tiếng như Nguyễn Trọng Tạo, Thanh Trúc, Nguyễn Hữu Vinh, Đoan Trang, Mẹ Nấm, Phạm Thanh Nghiên, Chí Đức, Phương Bích, Tường Thuỵ… Trí thức việt Nam ở Hải Ngoại không thể không nhắc đến những tên tuổi lớn như Nhà lãnh đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên – Học Giả Nguyễn Gia Kiểng, Nhà ái quốc Nguyễn Minh Cần, Nhà Báo Bùi Tín
Có thể nói, chưa bao giờ khát vọng đòi dân chủ, đòi canh tân đất nước lại bùng cháy quyết liệt như những ngày này.
Lão thành cách mạng Nguyễn Minh Cần đang tị nạn ở Matxcova thảng thốt: “Bão Nổi Lên Rồi!”.
Chính trị gia – Học giả Nguyễn Gia Kiểng từ Paris nói với mọi người nỗi ưu tư: “Đảng Cộng Sản Việt Nam đã cáo chung về uy tín!”.
Cựu Đại Sứ Việt Nam tại Thái Lan – Nhà Văn Nguyễn Trung lo lắng:
“Sửa đổi, xây dựng hiến Pháp mới lần này, không gắn với cải cách thể chế chính trị… sẽ là một việc làm chẳng những vô nghĩa mà còn nguy hại cho đất nước”.
Nhà báo lão thành Bùi Tín, người thầy của nhiều nhà báo lề đảng thể tình:
“Không có biện pháp nào đúng, hợp lý hơn ngoài tổ chức đối thoại bình đẳng. Vận mệnh của đất nước đang được đặt ra khẩn trương và quyết định trong thời cơ cực hiếm qua lần sửa đổi Hiến Pháp này”.
Gặp lại sau chuyến du hành Phương Nam nhiều ngày của tôi, cựu Đại Tá Công An Lê Hồng Hà nói với tôi: “Ông ĐQB nói: Thời kỳ dùng Nghị Quyết để thuyết phục quần chúng đã hết, để ĐCS tồn tại được! Chỉ còn con đường bạo lực mà thôi”. Những gì diễn ra gần đây cho biết câu chuyện lúc trà dư tửu hậu của 2 bậc lão thành khả kính kể trên không phải là không có lý.
Khi kêu gọi người dân góp ý kiến cho sửa đổi Hiến Pháp lần này, ĐCS Việt Nam những tưởng mọi chuyện rồi cũng “Xuôi chèo mát mái” như những lần góp ý đã từng có trong quá khứ. Chính vì thế ngài Phan Trung Lý – Chủ nhiệm UBPL Quốc Hội, Trưởng Ban biên tập dự thảo sửa đổi HP 1992, trong một phút phấn hứng đã…: “Không có điều nào cấm kị cả, kể cả Điều 4!”, nhưng những gì đã xảy ra lại hoàn toàn ngược lại. Hoá ra ông Lý cũng mắc bệnh bốc đồng! Cũng nổ văng mạng! Cũng chém gió vùn vụt …chẳng kém gì bố con thằng nào!
Chưa ai quên những nhắc nhở rất sớm của các ông Lê Hồng Anh, Đinh Thế Huynh về “Quân Đội và Công An phải kiên quyết đập tan sự lợi dụng dân chủ để công kích đảng và nhà nước VN. Quá bất ngờ trước sự ra quân ào ạt của Nhân Sĩ – Trí Thức với “Kiến Nghị 72”… Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cảnh cáo:
“Lợi dụng việc lấy ý kiến góp ý hiến pháp để tuyên truyền, vận động nhân dân chống lại đảng, chống lại chính quyền… phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn. Thứ hai, pháp luật quy định, nghị quyết quốc hội quy định, bản lấy ý kiến là bản của Ủy ban Dự thảo Hiến pháp công bố, trên cơ sở tiếp thu ý kiến thảo luận của QH, thực ra là chúng ta cũng đã trình bày trong các cơ quan của Trung ương, của đảng, đã được QH nhất trí, tổ chức lấy ý kiến, thì đó là cái bản duy nhất. Tự tổ chức lấy ý kiến khác của anh là không được. Đó là cách làm không đúng quy định, tôi chưa nói là vi phạm pháp luật”(BBC, thứ tư, 27 tháng 2, 2013).
Lại có người nói năng bậy bạ trên Anh Ba Sàm rằng:
“Đảng và chính quyền đã có cở sở tiêu diệt và đánh dập đầu mấy con “rắn chiêu hồi” như tên Nguyễn Đình Lộc, Nguyễn Quang A, Chu Hảo, Tương Lai, Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Trung v.v….
Những con “rắn chiêu hồi” vì kèn cựa, bất mãn, trâu buột ghét trâu ăn, khi giao việc cho thì làm như cứt, khi mất chức thì phản bội chiêu hồi…Bọn “ăn cháo đái bát” phải bị trừng trị nghiêm khắc để làm gương:
- Cấm không cho xuất ngoại.
- Tìm chứng cứ, thậm chí là tạo chứng cứ để bắt, đưa vào tù.
- Không cho con cái lũ chó này ngóc đầu dậy.
- Cắt các mối quan hệ thu nhập.
- Làm cho chúng lúc nào cũng căng thẳng mệt mỏi.
- Cắt các mối liên hệ với bên ngoài.
Để khi chúng hối hận thì cho quay về với lương thiện, với tư cách một người dân bình thương…”. (Blog To Hai ngày 1/3/2013 Báo Động! Báo Động! Lũ thú vật phát cuồng)
Hốt hoảng trước sự lớn mạnh quá bất ngờ của phong trào đòi dân chủ, tự do, nhân quyền… ngày 25/2/2013 trong lần đi thăm và làm việc với ban thường vụ Tỉnh uỷ Phú Thọ và Vĩnh Phúc về tình hình thực hiện NQ XI, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng nhận định về các “luồng ý kiến” trong sửa đổi Hiến pháp:
“Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức…”
Các ý kiến mà ông gọi là “suy thoái” đó bao gồm đóng góp về Điều 4 Hiến pháp quy định sự lãnh đạo của Đảng CSVN, tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội….
Ông nói: “Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không?”
“Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! … Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … thì đó là cái gì?”
Có thể nói, thế trận giữa những khát khao canh tân đất nước của Nhân Sĩ – Trí Thức trong nhóm Kiến Nghị 72 (KN72) và tham vọng bảo thủ của ĐCS vào những ngày đầu là ở thế giằng co ngang ngửa. Thực tế đó là điều chưa từng thấy và không thể chấp nhận được đối với TBT Nguyễn Phú Trọng. Quá mất bình tĩnh, lóng ngóng chống đỡ những đợt “Lên Bóng” rất có bài bản của các vị Nhân Sĩ trong nhóm 72…ông Trọng chọn những xuất ngôn quá khinh xuất…làm mất uy tín chính trị của ĐCS nói chung và của chính ông nói riêng. Nói theo ngôn ngữ đá banh, ông Trọng đã “đốt lưới nhà”.
“Hoạ Vô Đơn Chí”, ngay đêm hôm đó nhà báo trẻ Nguyễn Đắc Kiên bằng bài phản biện tuyệt hảo của mình, với “Tiếng Bom”: “Ông Trọng không đủ tư cách áp đặt câu “Suy Thoái” cho nhân dân Việt Nam!”, một lần nữa anh lại làm tung mành lưới của Nguyễn Phú Trọng… để không đầy 24 tiếng sau…Nguyễn Đắc Kiên lĩnh “Thẻ Đỏ” buộc phải rời sân báo “Gia Đình và Xã Hội”, thành “Người Tự Do” hoàn toàn. Không khí quyết đấu bước vào giai đoạn cao trào căng thẳng. Tỉ số của trận đấu lúc này là 3 – 0, phần thắng nghiêng về đội KN72..
Sài Gòn những ngày đầu tháng 3 trôi đi trong thời tiết vô cùng oi bức của một mùa khô khốc liệt. Tôi chứng kiến cái khí hậu khắc nghiệt đó cùng lúc với thành công vang dội của ông Lê Thanh Hải với sáng kiến, phát đến tận từng hộ gia đình tập tài liệu “Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992” cùng những định hướng để người dân chỉ còn có việc đánh dấu vào ô ĐỒNG Ý là xong. Tôi tin rằng Hà Nội – Hà Đông nơi tôi ở cùng các Thành Phố lớn nhỏ khác rồi cũng sẽ nhận được sự chuyển giao công nghệ chế tạo “Đồng Ý” kiểu này.
Từ thượng tuần tháng 3 trở đi, đội BẢO THỦ phản công quyết liệt. Trận đấu hầu như chỉ diễn ra trên phần sân của đội KN72. Lợi thế độc quyền truyền thông lề phải được Ban Lãnh Đạo đội BẢO THỦ khai thác tối đa. Ngày ngày VTV phát sóng ra đòn không mệt mỏi bằng những bài viết, những phát biểu, những tung hô Đảng của mọi loại người trong xã hội…nhưng tất cả chỉ chung một hoà thanh: “Không đa nguyên – đa đảng!”, “Không bỏ điều 4!”, “Không tam quyền phân lập!”, “Không phi chính trị hoá quân đội!”…và “Chủ nghĩa Mác – Lê và CNXH là sự lựa chọn của toàn dân!”…Có thể nói, kịch tính nhất của hiệp đấu này diễn ra trong chương trình thời sự của VTV vào tối 22 – 3 – 2013. “Đội Trưởng” đội KN72 Nguyễn Đình Lộc (Cựu Bộ Trưởng bộ Tư Pháp – một trong những tác giả của HP 1992) ngày 4 – 2 – 2013 oai vệ thế nào trước văn phòng Quốc Hội lần trao “Kiến Nghị 72” …thì nay ông mệt mỏi, buồn bã, mất hết tự tin khi xuất hiện trước ống kính của VTV. Ông đã nói đúng những điều đã xảy ra, nhưng ngữ điệu và thần thái ông lại là của một kẻ sám hối. Xin đọc kĩ những lời lẽ này bằng thái độ hết sức bình tĩnh:
“ Phải nói rằng, phần tôi thật ra đóng vai trò thì cũng… nói là trưởng đoàn thì có vẻ như to lắm, nhưng thật ra thì đến đấy mới được lên trưởng đoàn (cười to), đến lúc trao thì mới được lên trưởng đoàn. Thế thành ra… sao gọi là trưởng đoàn…
Còn trước đó thì thật ra những cái bản ấy tôi không tham gia. Tôi không tham gia. Vì tôi là nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, cho nên các đồng chí, các bạn ấy có vẻ tín nhiệm giao việc trao thôi, chứ còn tôi không tham gia vào việc xây dựng cái tờ văn bản ấy. Cho nên bây giờ mọi người cứ bảo là tôi thế này tôi thế kia. Nếu mà tôi làm thì tôi nhận thôi, nhưng bởi vì tôi không làm cái đó. Chính anh em khác bảo làm. Hôm ấy mình chỉ là người đến đấy thì được giao làm trưởng đoàn… thế thôi.
Tất nhiên thì (cười) trước khi trao phải đọc. Tôi cũng có nghiên cứu, và bản thân tôi lúc bấy giờ cũng có muốn sửa một số chỗ. Sau các đồng chí bảo là không, vì là cái này công bố trên mạng rồi, bây giờ mình sửa thì không nên. Cho nên vẫn cứ trao. Thật ra thì đến lúc đó thì mới giao cho tôi trao. Trước đó không trao đổi kĩ. Tôi thấy là là… cũng có lúc định là người khác trao. Nhưng mà cái hôm cuối cùng, gặp nhau trước khi ấy, thì lại bảo là bác Lộc phải trao. Thì tôi trao.
Như tôi đã nói, việc viết những cái văn bản ấy, tôi không tham gia. Tất nhiên tôi có tham gia ý kiến. Nhưng tôi không phải là người biên tập. Còn cái dự thảo mà gọi là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 thì tôi hoàn toàn không tham gia. Cũng không phải là người thành lập cái nhóm đó. Kí là kí vào cái đoạn 7 điểm thôi, chứ còn cái Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 tôi không hề biết cái đó.”
Trước diễn biến bất ngờ này, mọi người nghĩ gì và nói gì?
Những trận “ném đá” ở nhiều cung bậc tức thì đến với ông Lộc:
Blogger Hoàng Thanh Trúc: “Sĩ Khí cũng đổi màu!”
Blogger Đoan Trang nói: “Sự 2 mang không thể chấp nhận được nữa!”.
Từ Hà Nội, Blogger nổi tiếng Chí Đức mách nước:
“Ông Nguyễn Đình Lộc nên tự sát chính trị để chuộc lại phần nào danh dự cho chính mình”.
Những người đã từng đứng bên ông Lộc buổi sớm 4/2/2013 trước văn phòng Quốc Hội, họ đã nói gì?
-Tiến sĩ Nguyễn Quang A:
“Có nghi vấn tạo dựng đoạn clip tối 22 – 3 -2013! Có thể ông Lộc nói như thế với ai đó lúc Trà dư Tửu Hậu và bị quay lén!”
-Giáo Sư Tương Lai:
“Phát biểu của ông Nguyễn Đình Lộc trên VTV là không minh bạch, không rõ ràng gây hiểu lầm”. “Phát biểu như thế là có hại cho bản thân ông ấy, nhưng không ảnh hưởng gì tới nội dung bản Kiến Nghị 72”.
-Giáo Sư Huệ Chi:
“Ông Lộc đã phải chịu quá nhiều sức ép khi ra trả lời phỏng vấn của VTV. Hành động của ông Lộc có thể thông cảm được, ông Lộc không phải là loại người tráo trở, lật lọng”.
-Nhà Thơ Nguyễn Trọng Tạo:
“Trước hết, thấy thái độ ngập ngừng, lựa lời của một chính khách của chế độ, nói sao để VTV có thể chấp nhận đưa lên sóng, nhưng cũng gửi tới được người xem/nghe thông điệp về sự thật phía sau lời nói của ông.”… “Tôi nghĩ, ông Lộc đã không phản bội ông, mà ông đã nói rõ sự thật về ông trước vấn đề được VTV đưa ra”.
VĨ THANH!
Là một trong nhiều ngàn công dân Việt Nam ký tên vào Kiến Nghị 72, qua sự cố Nguyễn Đình Lộc, tôi nghĩ:
“Ngày 22/3/2013, trả lời phỏng vấn của VTV, ông Nguyễn Đình Lộc đã nói không sai những gì mà ông liên quan với Kiến Nghị 72. Nhưng, cách ông diễn đạt những điều đó lại rất thiếu “Lửa”, không tương thích với tầm vóc của một Bộ Trưởng có hạng. Lựa chọn cách diễn đạt an toàn đó, ông Lộc làm buồn lòng 71 vị Nhân Sĩ và Trí Thức còn lại trong nhóm KN72 và bỏ rơi không thương tiếc hơn 10 000 chữ ký của người dân Việt Nam vì khát khao đất nước có thay đổi tích cực mà họ tán thành KN72.
Với VTV! Đã đến lúc phải nói thẳng với nhau rằng: Hãy thôi đi cái thời độc quyền truyền thông theo kiểu “Cả vú lấp miệng em!”, cái thời lấy triết lý của trùm phát xít Gơ Ben :“Cứ nói sai! Cứ nói ngược! Cứ nói lộn mãi! Cũng sẽ có người tin”, như vụ cắt xén lời của Linh Mục Ngô Quang Kiệt, vụ đưa tin: “Đã có bằng cớ về việc chia tiền thuê biểu tình chống Trung quốc…”, gần đây nhất là vụ nguỵ tạo “Linh Mục Nguyễn Quốc Hiếu” của Giáo Phận Bắc Ninh!… Đã đến lúc, bên cạnh những clip “NHẬN TỘI!” của Lê Thăng Long, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim… được VTV phát đi phát lại thì người dân cũng phải được biết “Tiếng Sét Nổ Giữa Trời Quang!” của Nghệ Sĩ Kim Chi, “Tiếng Bom Phạm Hồng Thái” của Nhà Báo Nguyễn Đắc Kiên và những chữ ký rất kiên quyết của nhiều ngàn người Việt Nam đã đang và sẽ còn hiện diện trong “Kiến Nghị 72”cùng “Tuyên Bố Của Các Công Dân Tự do!” ở trạng thái không bị bóp méo, không bị bôi bác để phủ nhận.
Nếu bài trả lời phỏng vấn VTV của ông Nguyễn Đình Lộc là có vấn đề! Thì những ai đã gia tăng áp lực, hù doạ… để ông Lộc nói những lời thiếu “Lửa” như thế…họ có nhiều vấn đề hơn. Ông Lộc có thể thông cảm được, còn đường đường “phương diện quốc gia” mà lại hành xử như thế… là không bình thường, không mã thượng.
Với các nhà Dân Chủ trong nước, tôi xin thưa: Thể hiện mình là một Nhân Sĩ có tiết tháo, không khó. Để làm người cầm cờ cho một thực thể chính trị xứng tầm đối trọng với ĐCS Việt Nam lúc này… chúng ta hình như vẫn chưa đạt được. Cho đến hôm nay người Việt Nam trong nước vẫn thiếu một triết lý dân chủ sâu sắc và đủ mạnh để soi đường, chưa có một dự án chính trị hoàn hảo để phấn đấu, vì vậy chúng ta sẽ còn phải đối diện với nhiều vụ tương tự như vụ “Lại một con sâu muốn chui vào xây tổ trong danh sách Kiến Nghị 72” mà trang Bauxite mới phát hiện. Có thể nói, chúng ta vẫn chưa có minh chủ…” (NTL)
Để khép lại bài viết này, xin mọi người cùng đọc lại nhận định của bà Phạm Thị Hoài:
“Tôi cho rằng, sự cố Nguyễn Đình Lộc là một phép thử quan trọng. Tôi chờ đợi ở nhóm KN72 một diễn ngôn đủ sức mạnh và tầm vóc để đương đầu”.
Những ngày bị cách ly khỏi phiên toà xử Đoàn Văn Vươn
Tháng 3/2013
Nguyễn Thượng Long
Tháng 3/2013
Nguyễn Thượng Long
Học giả Trung Quốc: Biển Đông đàm phán không xong thì giở vũ lực
(GDVN)
– Hải quân Trung Quốc sẽ đốc toàn lực ủng hộ chính phủ Trung Quốc,
trong trường hợp giải quyết tranh chấp chủ quyền (ở Biển Đông – PV)
không có hiệu quả, Bắc Kinh sẽ giở vũ lực.
Tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn, hạm đội Nam Hải được giới truyền thông Trung Quốc ví như “hàng không mẫu hạm” kéo ra tập trận (trái phép) ở Biển Đông, Trường Sa |
Trước đó, tờ Bưu điện Hoa Nam dẫn lời Tưởng Vĩ Liệt, Phó đô đốc – Tư lệnh hạm đội Nam Hải và chỉ huy trưởng của cuộc tập trận (trái phép) vừa qua cho biết, hải quân Trung Quốc và hạm đội Nam Hải sẽ tổ chức tập trận ngày càng thường xuyên hơn, nhưng điều đó không có nghĩa chính sách quốc phòng của Trung Quốc đã thay đổi.
Viên Tư lệnh này cho hay, trong đợt tập trận vừa rồi ở Biển Đông và Tây Thái Bình Dương, hạm đội Nam Hải đặc biệt chú trọng sử dụng máy bay cảnh báo như một trung tâm chỉ huy, dẫn đường tác chiến, một phương thức hiệp đồng tác chiến mới giữa lực lượng không quân và chiến hạm hải quân.
Trong một động thái có liên quan, Lưu Tích Quý, Cục trưởng Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc tuyên bố sẽ thường xuyên “tuần tra” tại Hoàng Hải, Hoa Đông và Biển Đông để bảo vệ cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc ở các khu vực này, đồng thời phái lực lượng cắm chốt bãi cạn Scarborough mà Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát từ Philppines hồi cuối tháng 4 năm ngoái.
Trước những động thái leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông, một nhà bình luận quân sự Ma Cao, Antony Wong Dong cho rằng những phát biểu của Tưởng Vĩ Liệt chủ yếu “nhằm vào” các quốc gia có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc, ví như Philippines và Việt Nam. Cuộc tập trận vừa rồi của hạm đội Nam Hải ít nhiều có tính “uy hiếp” đối với các nước này.
Những phát biểu nêu trên của giới chức Trung Quốc, theo Antony Wong Dong, nhằm ngầm truyền đi một thông điệp, hải quân Trung Quốc sẽ đốc toàn lực ủng hộ chính phủ Trung Quốc, trong trường hợp giải quyết tranh chấp chủ quyền (ở Biển Đông – PV) không có hiệu quả, Bắc Kinh sẽ giở vũ lực.
Trên danh nghĩa, hạm đội Nam Hải vẫn đang cố gắng che dấu, làm mờ tham vọng chiến lược của mình và nỗ lực tỏ ra hữu hảo với các nước (láng giềng có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc – PV).
Hồng Thủy (Nguồn: Hoàn Cầu)
- Học giả TQ: Tập Cận Bình “rắn” hơn Hồ Cẩm Đào trong vấn đề Biển Đông
- Tàu chiến Trung Quốc sẽ “hỗ trợ” Hải giám, Ngư chính trên Biển Đông
- Video: HĐ Nam Hải tập trận diệt tàu ngầm ở Biển Đông 33 giờ liên tục
- TQ kéo chiến đấu cơ từ đất liền ra Biển Đông tập trận với HĐ Nam Hải
- Video: Hạm đội Nam Hải tập trận đổ bộ chiếm “đảo D” ở Biển Đông
- Triều Tiên cố tình bộc lộ lực lượng: 30 tàu ngầm, 1852 chiến đấu cơ?
- Kim Jong-un bí mật ra lệnh: Không được nổ súng trước!
- Trung Quốc rơi Su-27, Đái Húc cho là “cái giá phải trả”
- Học giả TQ: Tập Cận Bình “rắn” hơn Hồ Cẩm Đào trong vấn đề Biển Đông
- Trung Quốc công khai tuyên bố phái lực lượng “cắm chốt” Scarborough
- Trung Quốc xác nhận rơi máy bay quân sự Su-27, 2 phi công thiệt mạng
- Nghị sĩ Mỹ: Vì “sĩ diện”, Kim Jong-un hoàn toàn có thể đánh Mỹ – Hàn
- Trung Quốc đang mất cảnh giác với B-52, B-2 và F-22 Mỹ?
- Philippines thay Tư lệnh Miền Tây, đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông
- Syria phát hiện thiết bị gián điệp Israel theo dõi Hải quân Nga
Lận đận gái mại dâm Việt mưu sinh ở nước ngoài
Thâm nhập nền công nghiệp “xác thịt” hợp pháp ở Thái Lan:
Lận đận gái mại dâm Việt mưu sinh ở nước ngoài
(Dân Việt) – Phía sau nền công nghiệp mại dâm sạch ở Bangkok còn có những cô gái hoạt động nghề này bất hợp pháp, trong đó có nhiều người từ Việt Nam. Được bán dâm có đóng thuế là ước mơ lớn của họ.
Trong những năm gần đây, chạy xe mô-bi-lết (mobylette) – loại xe máy nhỏ xíu mà tiếng kêu lại cực to – đã thành một trào lưu khá “xôm trò” tại TP.HCM. Nhưng có một lời khuyên cho những người tử tế là chớ có dại mà chạy loại xe này trên đường phố Bangkok. Tại đây, đó là loại xe dành riêng cho những gã ma cô dẫn khách đến với các “động” mại dâm “lậu”, bất hợp pháp. Chiếc xe như một biển hiệu đỗ đâu đó quanh các khách sạn có đông khách du lịch.
Gái mại dâm đứng mời khách ở cửa quán bar
|
20 giờ, tôi leo lên yên sau một chiếc mô-bi-lết ngay sát khách sạn Chalena mà tôi ở. Gã lái xe khởi động máy rồi chạy tà tà vài vòng. Tay phải cầm lái, tay trái gã luồn ra sau đưa tôi tấm bìa bằng bàn tay ghi vỏn vẹn: “Fast: 1.000 baht – Slow: 2.000 baht”. Tôi hiểu ngay tấm bảng báo giá ấy là: “tàu nhanh” giá 1.000 baht (bạt), qua đêm 2.000 bạt (rẻ bằng một nửa so với mại dâm hợp pháp).
Tôi gật bừa: “OK”. Đó là câu trao đổi duy nhất của chúng tôi suốt từ lúc gặp nhau đến giờ. Xe đi đến một điểm trung chuyển, tôi cùng 6 người khách khác được đưa lên một chiếc taxi để đến với “chợ tình” bất hợp pháp ở Thái Lan.
Không đủ điều kiện để hành nghề mại dâm (hợp pháp) là tình trạng chung của 50 cô gái tại một tầng hầm sát ngoại ô Bangkok. Tầng hầm này thiết kế không khác gì các quán đèn đỏ tại Patpong.
Thu sang đây đã gần 3 tháng nhưng vì vóc dáng nhỏ con nên các quán
mại dâm không nhận vào làm. Chính vì thế, cô bé này chỉ đi khách “lậu”
qua lời giới thiệu của các bà chị. Mà các bà chị cũng còn đang “ế” nhăn
răng nên xem ra công cuộc “xuất khẩu lao động” của Thu cũng lắm gian
nan.
Điểm khác biệt duy nhất là giá cả mọi thứ liên quan đến mại dâm chỉ
rẻ bằng một nửa. Khi mại dâm bất hợp pháp bị phát hiện thì chỉ chủ chứa
và gái bán dâm bị xử lý, còn khách hàng vô can. Vì thế, nhiều vị khách
thích tìm đến những tụ điểm này. Tuy nhiên, ở đâu cũng vậy, “hám của rẻ”
luôn khiến người ta dính vào vô vàn rắc rối.Phần nhiều những cô gái bán dâm ở đây không phải là người Thái Lan. Khi nghe hai cô gái đeo số 26, 27 thì thào với nhau: “Mấy thằng cha bàn 6 coi bộ khoái tụi mình đó nghe” thì tôi biết quán bar lậu này đúng là “Liên Hiệp Quốc” và gái bán dâm Việt Nam cũng khá nhiều.
Tại các quán bar sex bất hợp pháp, chủ chứa cho phép các nhân viên của mình đến tận bàn “mời” khách trong tình trạng lõa lồ để khách “xem hàng”. Hai cô gái số 26, 27 đến bàn tôi. Nghe khách nói giọng quê nhà, cô số 26 nhăn nhó: “Xui tận mạng! Lại gặp mấy ông Việt Nam”.
Sau này tôi mới biết, những cô gái Việt khi gặp khách Việt thì gần như nắm chắc cơ hội… mất khách. Đơn giản vì đàn ông Việt vốn sính ngoại, chẳng ai dại gì đến đây để tìm con gái Việt. Khi nhận được số tiền boa bằng nửa số tiền “đi khách” như quy định, hai cô nàng mới hớn hở khoác tấm áo mỏng ngồi tiếp chuyện chúng tôi.
Bán dâm hợp pháp không dễ
Vậy ra, quán bar này có tới hơn 10 cô gái người Việt Nam. Chủ chứa thu tới 50% tiền “đi khách” nên đời sống cũng khá khó khăn, công việc cũng không ổn định. Các quán bar thay đổi địa điểm liên tục (để tránh bị phát hiện) nên các cô gái làm nghề bán dâm “lậu” này cùng lúc hợp tác với vài chủ. Khi nào có điện thoại gọi thì đến biểu diễn và tìm khách. Lan Anh (số 26) và Nguyệt Anh (số 27) sang Thái 2 tháng nay nhưng vẫn không thể xin được vào một quán mại dâm hợp pháp trên đường Patpong vì những điều kiện quá khắt khe về thủ tục.
Ở Bangkok, phần nhiều các cô gái Việt sang Thái Lan bán dâm phải chấp nhận làm tại các quán bar “lậu”. Thế mới biết, trong một nền công nghiệp mại dâm sạch, chỉ có cơ thể không thôi thì chưa đủ điều kiện để hành nghề. Khi biết đoàn chúng tôi đông người và có nhu cầu “vui vẻ, giá rẻ”, Lan Anh và Nguyệt Anh vội giới thiệu: “Kêu taxi về chỗ bọn em, có gần chục đứa tha hồ cho các anh chọn. Lấy số điện từng đứa rồi thích ai thì gọi”.
Các cô gái này khá gian nan khi hành nghề mại dâm trên đất khách.
|
Lan Anh chỉ vào một cô bé nhỏ như cái kẹo: “Con nhỏ Thu coi bộ vậy mà hết sẩy đó anh. Ưu tiên nó nha! Mới yêu có một lần, lại vừa mới sang Thái, gần như “zin” đó”. Cô bé Thu cười cầu tài rồi nhanh nhẹn rót nước, chăm sóc khách một cách lóng ngóng.
Mấy cô chị gạ gẫm: “Anh mở hàng cho nó đi, sắp hết tháng rồi mà vẫn chưa có tiền gia hạn visa”. Thì ra, vào Thái Lan hoặc các nước Đông Nam Á thì người Việt Nam không cần phải có visa nhưng thời hạn lưu trú chỉ là 30 ngày. Quá thời gian trên phải đi gia hạn lại mất 60USD để có thêm 30 ngày nữa. Tuy nhiên, các chị em tại đây mỗi lần gia hạn lại mất tới 3.000 bạt (khoảng 130USD) cho các “cò visa” bởi không biết thủ tục và đường đi, nước bước.
Quanh nồi lẩu bình dân chúng tôi mời, câu chuyện của đám người đi Thái “xuất khẩu lao động” cũng rôm rả ra phết. Về chuyện làm ăn, mấy cô chị lớn vẽ ngay một phương án kinh doanh khá mạo hiểm cho Thu: “Thôi, khó xin vào các quán bar thì tao giới thiệu làm ăn với mấy thằng taxi cũng được”. Đây là phương án phổ thông nhất dành cho các chị em Việt Nam không được nhận vào làm ở các quán bar.
Chụp ảnh nude, in thành catalog rồi kết hợp với một số anh chàng lái taxi nào đó. Khi gặp khách du lịch, mấy anh chàng này sẽ tiếp thị, phát catalog giùm cho, khách có nhu cầu thì liên lạc. Điều phiền toái là kết hợp làm ăn kiểu này thì chị em sẽ phải sống “già nhân ngãi, non vợ chồng” với anh chàng taxi đó. Tóm lại là vừa tốn tiền, vừa tốn tình. Nghe mấy bà chị bàn bạc công việc làm ăn, Thu bảo: “Thôi thế cũng được, cho qua buổi khó khăn này đã”.
Nghe kể chuyện cảnh sát Malaysia mới giải cứu được gần 40 cô gái tại một ổ mại dâm bất hợp pháp tại đất nước này, mấy chị em mại dâm người Việt tại Bangkok cười ngất: “Giết chúng nó chứ giải cứu cái nỗi gì? Đang có chỗ làm yên ổn tự nhiên bị mất việc, bị trục xuất, đời tàn còn gì!”.
Tại Bangkok hay tại bao nhiêu khu đèn đỏ hợp pháp trên khắp Đông Nam Á này, chắc sẽ còn nhiều những cô gái mại dâm Việt Nam đang vật lộn “mưu sinh” nơi đất khách. Nhưng chắc chắn dù ở đâu thì cũng có một điều không thay đổi, làm mại dâm là tủi, là nhục, là chấp nhận một cuộc sống không có tương lai.
Theo Dòng Đời
HOA KỲ THẮT NỐT MẮT LƯỚI CUỐI CÙNG ĐỂ NHỐT TRUNG CỘNG: NEPAL
Nguyễn Phú Nepal
TIN NAM Á 03/04/2013:
NEPAL
CỰU TỔNG THỐNG MỸ JIMMY CARTER YÊU CẦU NEPAL ĐỪNG NGĂN CHẶN NGƯỜI TÂY TẠNG LƯU VONG DƯỚI ÁP LỰC CỦA TRUNG CỘNG
<<<===Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter tại Kathmandu, Nepal
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Kathmandu hôm Thứ hai
01/04/2013, trong chuyến thăm viếng Nepal 04 ngày, cựu Tổng thống
Mỹ Jimmy Carter đã yêu cầu Nepal không nên ngăn chặn những người
Tây Tạng di tản dưới áp lực của Trung Cộng.
Ông nói: “Đã có một thỏa thuận ngầm trong quá khứ rằng
người tỵ nạn Tây Tạng sẽ không bị ngược đãi khi họ đến đây
(Nepal). Nhưng (hiện nay) chính phủ Trung Quốc đang áp lực Nepal
để ngăn chặn dòng người di tản.”
Carter bày tỏ hy vọng rằng chính phủ Nepal sẽ không ngược
đãi hoặc can thiệp vào sự tự do của người Tây Tạng (lưu vong)
dưới áp lực của bất kỳ nước nào. “Tôi nghĩ rằng họ (người
Tây Tạng lưu vong) có quyền để đi đến nơi nào mà họ muốn.”
Cựu Tổng thống Mỹ đã có các buổi nói chuyện với Tổng
thống Nepal Ram Baran Yadav, Thủ tướng lâm thời Regmi và lãnh đạo
các đảng chính trị lớn ở Nepal. Ý kiến của ông về ngày bầu
cử mới vào tháng 11 năm nay đã giúp chấm dứt cuộc tranh cãi
giữa các đảng về ngày bầu cử.
Nhân vật 88 tuổi này cùng với tổ chức của ông ( Carter
Center) sẽ giám sát cuộc bầu cử trong khi Carter hứa sẽ đích
thân đến Nepal để quan sát vào ngày bầu cử. Vào tháng 4 năm
2008, Carter cũng đã đến Nepal để quan sát cuộc bầu cử đầu tiên
bầu ra Quốc hội lập hiến sau khi vương quyền Nepal bị xóa bỏ.
Cho đến nay các đảng cánh hữu của Nepal vẫn chỉ trích Carter
và tổ chức của ông đã không khách quan khi nhận xét về cuộc
bầu cử năm 2008 là “tự do và công bằng” trong khi chỉ quan sát
hời hợt ở một vài điểm bỏ phiếu quanh thủ đô Kathmandu.
Đáp lại các chỉ trích này, Carter nói rằng các nhân viên
của Carter Center đã đến các nước nhiều tháng trước khi các
cuộc bầu cử diễn ra để thực hiện cái gọi là “thực sự quan
sát”. Ông nói: “Chắc chắn là có những sự hăm dọa (để bắt ép
bỏ phiếu cho họ) bởi Maoist và các đảng khác mà chúng tôi đã
ghi nhận trong các báo cáo. Tuy nhiên, tổng quát, theo quan điểm
của tôi, cuộc bầu cử ấy đã thể hiện thỏa đáng ý chí của
nhân dân Nepal. Nó không hoàn hảo nhưng theo đánh giá của tôi, nó
trung thực và công bằng đủ để nói rằng nó là một cuộc bầu
cử thành công.”
(Ghi chú: trong cuộc bầu cử năm 2008 đảng Maoist đã thu
được 38,10% số ghế trong Quốc hội lập hiến trở thành đảng
chiếm đa số trong quốc hội, họ đã cùng với Đảng Cộng sản
Nepal (17,97% ) thành lập chính phủ lập hiến đầu tiên và luôn
luôn giữ yếu tố quyết định trong tất cả các quốc sách của
Nepal từ năm 2008 đến nay, kể cả tình trạng hỗn loạn trong
chính trường Nepal hiện tại).
Carter cũng hối thúc các đảng đang gây khích động tẩy
chay cuộc bầu cử sắp tới (33 đảng do đảng cộng sản cực đoan
CPN-Maoist cầm chịch) đừng sử dụng bạo lực và cản trở cuộc
bầu cử. Ông bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về sự đe dọa sử dụng
bạo lực, đe dọa và thậm chí bắt cóc các nhân viên bầu cử
trong khi họ làm công việc đăng ký cho các cử tri bởi CPN-Maoist.
Carter đề nghị rằng tất cả các hành vi can thiệp vào việc
đăng ký của cử tri cũng như liên quan đến cản trở cuộc bầu cử
đều phải bị cảnh sát xử lý và đưa ra tòa. Ông nói rằng
CPN-Maoist nên hoặc là ủng hộ cuộc bầu cử bằng cách tham gia
như là một ứng viên hoặc là sẽ bị khống chế không để phá
hoại cuộc bầu cử bằng lực lượng cảnh sát. Tuy nhiên Carter
cũng nói thêm rằng Baidya – lãnh tụ cực đoan của cộng sản Nepal
đã bảo đảm với ông rằng đảng của ông ta (CPN-Maoist) sẽ không
dùng đến bạo lực (trong tiến trình bầu cử sắp đến).
Cũng trong ngày hôm qua (02/04/2013) Carter đã trao đổi với
đại sứ Ấn Độ tại Nepal Jayanta Prasad và đề nghị Ấn Độ giữ
một vai trò mang tính xây dựng để hổ trợ các cuộc bầu cử ở
Nepal.
Carter sẽ đến Myanmar sau khi rời Nepal để gặp Tổng thống Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi.
TIẾNG BOM ĐOÀN VĂN VƯƠN VANG TỚI NEPAL
Nguyễn Phú Nepal
BÌNH LUẬN: Từ vài năm gần đây, tin tức về Việt
Nam luôn được quan tâm tại Nepal không chỉ giới chính trị, các
đảng cộng sản Maoist mà cả dân thường. Họ dõi theo Việt Nam để
mong tìm thấy một hình mẫu vươn lên khỏi đói nghèo và lạc
hậu. Thế nhưng hầu hết các tin tức thu thập được đều tiêu cực:
tham nhũng, tai nạn giao thông kinh hoàng cả số lượng và hậu
quả của từng vụ, sự phá sản của các tập đoàn nhà nước… Và
gần đây là tin tức về đất đai.
Xin quý vị lãnh đạo đừng nghĩ vụ Đoàn Văn Vươn là nhỏ,
là chuyện nội bộ của một huyện, một thành phố. Tiếng bom
Đoàn Văn Vươn đã vang đi rất xa, đến tận xứ sở hẻo lánh trên
núi như Nepal. Xử không khéo sẽ mất không chỉ lòng tin của dân
Việt Nam trong và ngoài nước mà mất luôn cả thiện cảm của các
nước thế giới thứ ba. NPTIN NAM Á: NEPAL: 02/04/2013
Nhật báo bằng tiếng Anh hàng đầu của Nepal – The Himalayan Times – hôm nay đã đăng tải hình ảnh những người ủng hộ anh Đoàn Văn Vươn bên ngoài Tòa Sơ Thẩm Hải Phòng.
Ghi chú bên dưới bức ảnh: ” Những người biểu tình đứng bên
ngoài một Tòa Án Nhân Dân địa phương để ủng hộ anh nông dân
nuôi cá Đoàn Văn Vươn và các thành viên của gia đình anh đang bị
xử án tại Hải Phòng, thành phố duyên hải phía Bắc ngày
02/04/2013. Bất chấp sự hiện diện dầy đặc của công an, nhiều
người biểu tình đã tụ tập bên ngoài tòa án xử người nông dân
đã dùng mìn tự tạo chống lại cuộc cưỡng chế (của chính
quyền).”
***********************
Phan chu Trinh : Hợp Quần Doanh Sinh Thuyết
Nguyễn văn Dũng FB
Trong thời điểm cuối năm 2011, tôi có một người bạn (mà tôi hay gọi là chị) đi du lịch qua Nhật bản, tiện thể tôi nhờ chị ấy mua hộ tôi “tuyển tập Phan Bội Châu”. Ngày đó tôi vẫn thích Phan Bội Châu bởi ông là một trong những Chí Sỹ đã học tập tại nhật, là người dấn thân cho công cuộc phục hưng đất nước. Tôi cũng đọc qua nhiều tác phẩm như “Ngục Trung Thư”, “Việt Nam Vong Quốc Sử” và một số tác phẩm thơ như “Hải Ngoại Huyết Thư”… do đó để hiểu về ông hơn, tôi muốn đọc hết tác phẩm nên đã nhờ mua sách. Chị ấy đến cửa hàng sách và có hỏi sách cho tôi, tuy nhiên sách về Phan Bội Châu thì không có, chỉ có sách của Phan Châu Trinh “mà chỉ còn duy nhất một bộ thôi, em không mua nhanh thì người ta bán mất đấy” chị ấy nhắn tin cho tôi như vậy. Không do dự, tôi liền nhờ chị ấy mua giúp, và có thể nói là một cơ duyên giúp tôi “gặp” Phan Châu Trinh và hiểu rõ ràng hơn về tư tưởng của Ông.Tôi đọc ngấu nghiến hết 3 tập của PCT trong khoảng một tháng trời, đọc đi đọc lại nhiều lần những bài tôi thấy hay, những bài đọng lại trong tôi nhiều cảm xúc. Nhiều bài hay đến mức tôi phải ngồi đánh máy và tôi nghĩ rằng sẽ có dịp nào đó mình giới thiệu nó với “bạn bè mạng”, bởi tất cả các bài viết của PCT tuy đã 100 tuổi nhưng tôi thấy vẫn còn tính thời sự hiện nay.
Bài Hợp Quần Doanh Sinh Thuyết dưới đây là một ví dụ. Trong bài viết PCT lên án sự lười nhác của dân An Nam (VN) “học không hay, cày chẳng biết”, chỉ giỏi thói “gian manh, lừa lọc”, Còn đối với những kẻ “biết đọc sách” thì chưa ai “viết được một quyển sách, đăng được một tờ báo, để gọi là lay tỉnh người nước ta trong một phần muôn”.
Rất hy vọng bài viết của ông dưới đây sẽ làm lay động tâm chí, tiếp thêm sức mạnh cho “ai đó”, vì đất nước mà hãy ra sức học tập.
——
Hợp Quần Doanh Sinh Thuyết
Mở bản họa đồ của hai nửa địa cầu, xem sử dân tộc trong năm mảnh Đại Châu, mà nhìn rộng ra, hơn hai mươi triệu loài người, hàm răng đội tóc, vuông chân tròn đầu, hỏi xem có nước nào: lập Quốc ở trước mặt đất hơn hai nghìn năm, tụ Bắc chí Nam, nào ven bể nào đất liền hơn hai nghìn dặm, năm loại kim khắp đất, năm trăm giống thóc đầy đồng, nào rừng tre nào miễu gỗ, nào muối mắm chăn tằm, cất chân tìm là được đủ ăn no bụng. Những kẻ bước chân đến nước mình, kiếm ăn đến xứ mình, đều lưng vốn gấp nghìn, hàng bày đủ mặt, mà cái ông chủ ngồi ôm cái non sông gấm vóc đó,cứ lì lì, lười chân biếng tay, bịt tai nhắm mắt học không hay, cày không biết, công chẳng thiết thương chẳng cần, mùa được mà gào đói, nằm ấm mà than rét; trừ cách cúi đầu quỳ gót, khóc lóc van xin người ngoài, không còn có một nghề gì, một nghiệp gì để tụ độ lấy thân cả, hẹp đất chật trời, không còn gì là thú sống, ốm hen hoi hả, sớm chẳng chắc chiều, như người nước ta vậy không? Chắc hẳn là không có….
Hỏi xem có giống người nào: quây quần hơn hai nghìn vạn cùng sinh một đất, cùng bơi một dòng, trong ngoài cùng một tục truyền, Nam Bắc cùng một thứ tiếng; khoe khoang nhau bằng lễ nghi văn hiến, xưng hô nhau bằng chú bác anh em; thế mà đãi giống khác, tiếp người ngoài thì vâng theo chiều chuộng, chỉ sợ không chu; đến như cùng giống cùng nói, lại nỡ coi như quân thù, lạt như nước lã; ngã chẳng đau xót, mưu mẹo lừa nhau; không có một chút nào là tình liên lạc, không có một mảy nào là bụng thương yêu; không có cái đoàn thể bền chặt nào là đông quá ba người, không có một hội xã lợi ích nào là vốn hơn trăm bạc; chùa Phật điện Thần, vàng son rực rỡ; tiệc ca chiếu rượu, mâm chén ngổn ngang; ném món tiền nghìn lạng để cầu một chức quan, phá nghiệp nhà bậc chung để lấy một tên đỗ; thế mà nói đến chuyện lập hội buôn mở trường học, dựng xưởng thợ, khẩn đồn điền thì thu tay đứng nhìn, một cái lông không muốn mất; lợi bằng cái tóc thì so kè, họa bằng cái núi thì không nghĩ; như người nước ta ấy không? chắc hẳn là không có….
Than ôi! Lấy sợi tóc mành mà buộc nặng ngàn cân, hơi xểnh cửa sinh là lâm vào đất chết; ruổi cho ma, nói cái tình thương yêu đây đấy, bỏ cái nhầm gián cách nọ kia; hợp sông làm bể, giùm cây nên rừng; phàm việc sống phải nhớ, trừ ra chết mới bỏ; mưu sống như thế còn sợ không toàn; huống hồ lại họp một bọn vô số những hàng người cổ xưa, không học thức, không lý tưởng, không nghề nghiệp không công đức, mà cho ra chống chọi trong giữa chừng mạnh được yếu thua, không sống mống chết này, ta không biết trông mong gì chẳng đem lòng lo sợ.
Ấy vì thế nên những người có biết, phải khóc máu sôi tim, mỏi mồm khan tiếng, mà ngay ngáy lo cho đồng bào ta trong nước sau này. Bài “hợp quần doanh sinh” của ông Mai Sơn có lẽ cũng có ý ấy chăng? Cũng có chí ấy chăng? Ông là một người có tiếng ở bắc kỳ nay lại đem sức theo đòi học mới; bể dâu biến cải, từng trải đã nhiều; nấn ná bấy lâu, ta biết rằng không có thể cứ nít thít mà nằm yên được, muốn ra tay tổ chức mtộ công cuộc cho xã hội mà trước hết viết bài này đ ểhỏi người đời; ngẫm nghĩ ý trong bài thì chẳng qua là lấy họp đoàn thể, mở thực nghiệp là cái nghĩa thứ nhất trong lúc mở màn.
Song lại sợ dân đức dân trí nước mình còn chưa đủ nói chuyện ấy chăng. Nên lại lấy những tập tục hủ bại từ trước, những tình trạng khốn nạn hiện nay, đem ra mà ghép lên lời, tỉ tót cân quyền, ba tiếng than sau, theo với một câu xướng trước.
Tôi đến Hà Thành mới đầy vài tháng, muốn tìm những văn nghị luận của các sỹ phu ngoài bắc, đã lâu mà chưa được bài nào Gần đây ở nhà ông Nghiêm là chủ họi Hà THành QUảng Hợp Ích Thương hội, được xem bài này của ông Mai Sơn không xiết vui mừng, vội khuyên để xuất bản Lại được sớm hôm đi lại, cùng nhau bàn bạc, thời sự, mới biết rằng ông đối với tiền đồ Tổ quốc sắp nói trong một bộ sách lớn, mà bài này chẳng qua một mảnh lông trong chiếc áo cát quang đó thôi. Và chẳng cứ như điều được biết, thời cái thế kỷ 20 này, chính là cái cuộc đời của người văn minh, cùng người bán khai, đương ganh đua lấy bước sinh tồn. Các nước Châu Âu, Châu Mỹ trong vòng năm mươi năm nay; cái dây gắn bó của dân tộc, muôn người cùng lòng, còn đường tiến hóa của nước nhà, một ngày ngàn dặm; mà những kẻ lo sâu nghĩ xa ở trong nước, còn không ngại mòn óc nát tim, ráo môi khô lưỡi; hàng ngày xây một cái huyễn tưởng sắp tới, rất hiếm rất nguy, để rền rĩ ngay cạnh nách; hằng ngày một cái mục đích, rất tươi rất tốt, để khua múa ngay bên mình; mà các nước Á đông chúng ta cùng rung động xôn xao về cơn sóng gió mới của toàn thế giới. Những bậc nhân dân chí sĩ giật mình về nhưng cơ sống chết mất còn của dân của nước, cùng nhau xuôi ngược kêu rao, ngậm ngùi than vãn; sớm viết một tập sách, chiều ra một tờ báo; để hằng ngày gõ vào đầu, khua vào óc cho ngư ờitrong nước; khác nào vớt chết đuối, chữa cháy nhà, không thể một khắc nào là để chậm; khác nào đói ăn cơm, khát uống nước, không thể một người nào là nhạt nhẽo. Ấy thế mà một người rên trăm người hỏi, một người xướng trăm người theo, đọc những sách, xem những lời bàn; cơ hồ không biết là nét chữ hay dòng châu, là nét mực hay dòng máu; khiến cho người xem phải khóc phải ngâm, phải nghe phải tức, phải dựng chân tóc, phải đau khúc lòng. Đến nay xếp vào nhà có thể chật đến xà ngang, tải lên xe có thể nhọc cho trâu kéo(thử chi vị: hãn ngưu, sung đống = chính là bảo; làm chảy mồ hôi trâu, làm đầy cả sàn nhà). Thế mà vẫn chưa thôi, nước ta trong mươi năm nay, thế nước rất là đỗi khó khăn, lòng người ngày càng suy kém, mờ ám trước mắt, cái đường nguy hiểm sau này đều có cái thế tan hoang không đợi trọn ngày, điều đó cần phải kể. Người biết thời mới xét được ra, người khéo miệng mới bày được gió. Thế mà những kẻ đọc sách biết chữ trong nước chưa có ai làm được một bài bàn, viết được một quyển sách, đăng được một tờ báo, để gọi là lay tỉnh người nước ta trong một phần muôn. Dẫu có một vài ông học sĩ, đôi ba cậu thiếu niên, gọi độc lập, nói tự do… song chẳng qua khí khái hão mà tức tối xằng, chắp nhặt vài ba danh từ mới để làm câu nói đầu lưỡi chứ thực thì không phương châm, cũng không mục đích, không lòng kiên nhẫn, không chí lâu bền, lúc xoay đông lúc lại chuyển tây, chốc nóng bốc, chốc đã lạnh ngắt. Giả phỏng có ai lấy lời ngông ý hỏi mà bẻ bai, đem mặt giận tiếng to mà dọa nạt, thời lại hồn mê chí quẩn, mặt xám mình run, lấm lét bàng hoàng, bỏ ngay chủ ý. Tìm lấy kẻ đã ngã thêm hăng, trăm lay chẳng chuyển, thời thực là chưa thấy được mấy người. Sĩ đã thế rồi, dân lại càng quá, con mong gì không chồn không khuất, tự đứng tự đi, trơ trơ giữ vững trong vòng, đối mặt bi ca, dưới chỗ mấy lần áp chế, mở toang lối quậy, quát lớn gào to, phá tan giấc mơ mọng cho triệu người, cứu vớt kiếp đắm chìm cho muôn thủa, để mở một con đường sinh hoạt cho nhân dân, phóng một tia sáng quang minh cho Tổ Quốc nữa đâu!
Than ôi! non sông Hồng Lạc, bể dâu chưa tắt khí thiêng, thời buổi gió mấy, thảo dã còn nhiều người giỏi. Lên cao gọi một tiếng; nước ta còn có người nữa không? Ta chắc rằng trong vòng gió bụi, dưới chốn suối rừng, tất nhiên có một ông Mai Sơn vùng ngồi dậy, nhoẻn miệng cười mà rằng; “việc đó không phải là việc lạ lùng gì lắm”, mơ màng nghĩ đến, tinh thần tìm đến, ta lại chắc rằng ông Mai Sơn cũng cho câu nói của ta, phải như Hà Hán đâu xa mà ngờ!
Phan Châu Trinh soạn
chương thâu phiên âm theo nguyên bản chữ nôm
(phan châu trinh toàn tập – tập 2 trang 83 đến 86) nxb đà nẵng
(trong bài, Tôi vẫn giữ nguyên dấu “;” theo ý đồ người biên tập. Tuy nhiên ý đồ là gì thì tôi cũng ko rõ)
Thủ tướng Singapore cảnh báo về những nguy cơ đe dọa Châu Á
Phát biểu trong buổi ăn tối tập hợp giới lãnh đạo doanh nghiệp tại
Mỹ, sau cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Obama tại Nhà Trắng, thủ
tướng Lý Hiển Long xác định : « Chúng ta phải tìm cách ngăn ngừa mọi
tính toán sai lầm hay hành động không hay có nguy cơ đẩy lùi khu vực
châu Á lại nhiều năm ».
Về quan hệ Mỹ Trung, lãnh đạo Singapore, một đối tác lâu đời của Mỹ nhưng lại có quan hệ hữu hảo với Trung Quốc, đã cho là hiện « có đủ chỗ » tại châu Á để cho hai cường quốc Thái Bình Dương cùng thích nghi với nhau.
Theo ông Lý Hiển Long, trong tư cách siêu cường quốc vẫn còn uy lực trong nhiều thập niên tới đây, Hoa Kỳ lẽ dĩ nhiên phải bảo vệ quyền lợi của mình. Còn Trung Quốc, vì muốn « giành một chỗ đứng tương xứng dưới ánh nắng mặt trời » sẽ « cảnh giác trước mọi động thái bị xem nhằm hạn chế quyền tự do hành động của họ ».
Trong thời gian gần đây, quan hệ đã xấu đi nhiều giữa Trung Quốc và Nhật Bản do tranh chấp quần đảo ở Biển Hoa Đông, trong lúc Việt Nam và Philippines đã dẫn đầu khối Đông Nam Á trong việc chỉ trích Bắc Kinh về các hành vi bị tố cáo là thái quá tại Biển Đông. Căng thẳng ở Châu Á còn gia tãng thêm với các hành động của Bắc Triều Tiên.
Trong bối cảnh đó, Singapore đã bật đèn xanh cho Mỹ triển khai 4 tàu chiến thế hệ mới tại căn cứ của mình. Với sự hiện diện tại chỗ của các phương tiện này, Hoa Kỳ có thể nhanh chóng tung lực lượng đến các vùng nước nông ven biển. Chiến hạm đầu tiên, USS Freedom đang trên đường đến Singapore.
Trong cuộc tiếp xúc với thủ tướng Lý Hiển Long vào hôm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hoan nghênh công cuộc « hợp tác quân sự rất chặt chẽ » giữa hai bên. Ông Obama còn cám ơn Singapore đã « tạo mọi điều kiện để Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện thật sự ở Thái Bình Dương ».
Theo giới quan sát, các nhà lãnh đạo Singapore thường được Mỹ công nhận là có những lời khuyên và phân tích xác đáng về tình hình châu Á, đặc biệt là về các diễn biến ở Trung Quốc.
Về quan hệ Mỹ Trung, lãnh đạo Singapore, một đối tác lâu đời của Mỹ nhưng lại có quan hệ hữu hảo với Trung Quốc, đã cho là hiện « có đủ chỗ » tại châu Á để cho hai cường quốc Thái Bình Dương cùng thích nghi với nhau.
Theo ông Lý Hiển Long, trong tư cách siêu cường quốc vẫn còn uy lực trong nhiều thập niên tới đây, Hoa Kỳ lẽ dĩ nhiên phải bảo vệ quyền lợi của mình. Còn Trung Quốc, vì muốn « giành một chỗ đứng tương xứng dưới ánh nắng mặt trời » sẽ « cảnh giác trước mọi động thái bị xem nhằm hạn chế quyền tự do hành động của họ ».
Trong thời gian gần đây, quan hệ đã xấu đi nhiều giữa Trung Quốc và Nhật Bản do tranh chấp quần đảo ở Biển Hoa Đông, trong lúc Việt Nam và Philippines đã dẫn đầu khối Đông Nam Á trong việc chỉ trích Bắc Kinh về các hành vi bị tố cáo là thái quá tại Biển Đông. Căng thẳng ở Châu Á còn gia tãng thêm với các hành động của Bắc Triều Tiên.
Trong bối cảnh đó, Singapore đã bật đèn xanh cho Mỹ triển khai 4 tàu chiến thế hệ mới tại căn cứ của mình. Với sự hiện diện tại chỗ của các phương tiện này, Hoa Kỳ có thể nhanh chóng tung lực lượng đến các vùng nước nông ven biển. Chiến hạm đầu tiên, USS Freedom đang trên đường đến Singapore.
Trong cuộc tiếp xúc với thủ tướng Lý Hiển Long vào hôm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hoan nghênh công cuộc « hợp tác quân sự rất chặt chẽ » giữa hai bên. Ông Obama còn cám ơn Singapore đã « tạo mọi điều kiện để Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện thật sự ở Thái Bình Dương ».
Theo giới quan sát, các nhà lãnh đạo Singapore thường được Mỹ công nhận là có những lời khuyên và phân tích xác đáng về tình hình châu Á, đặc biệt là về các diễn biến ở Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét