Ngày xử thứ 2 vụ án Đoàn Văn Vươn: Vỡ trận, đột ngột dừng phiên tòa
Ngày hôm nay, bên trong phiên tòa được những người có mặt mô tả là Vỡ
Trận. Hôm nay lời khai của các bên nhiều chỗ không khớp. Ví dụ: Bên nào
nổ súng trước, thì:
Ông Mải, Trưởng công an huyện và một số nhân viên khẳng định là hoàn
toàn không nổ súng. Nhưng có một nhân viên lại khẳng định là mình có bắn
chỉ thiên.
Anh Đoàn Văn Quý khai: Tôi đem bình gas ra, nhưng chưa cho nổ. Bỗng thấy
một tiếng súng, thì lúc đó tôt giật mình, khiến súng nổ.
Về việc bồi thường và xin giảm nhẹ cho bị cáo: Nhiều công an huyện đề
nghị giảm nhẹ về mặt hình sự cho anh Đoàn Văn Vươn và gia đình. Khi được
tòa hỏi vì sao lại xin ân giảm. Công an nói: Vì việc cưỡng chế là sai
pháp luật.
Công an huyện là bị hại trong phiên tòa khẳng định không yêu cầu anh
Vươn và gia đình bồi thường cho họ. Tòa và Luật sư hỏi vì sao lại đề
nghị không bồi thường. Công anh huyện nói: Vì chúng tôi đi làm nhiệm vụ,
mọi vấn đề đã có cơ quan và nhà nước lo cho rồi (Đã có Đảng và Nhà nước
lo mà!).
Chuyện về cái rãnh nước ở lối vào khu nhà anh Quý, cũng gây vỡ trận trong tòa. Chúng tôi sẽ thuật lại sau đây ít phút nữa.
(Blog Nguyễn Xuân Diện)
------------------
BBC: Phiên tòa ông Vươn: đột ngột dừng xử
Ngày thứ hai phiên tòa xử Đoàn Văn Vươn và người thân về tội ‘Giết người’ và ‘Chống người thi hành công vụ’ vừa bị kết thúc sớm đột ngột vào lúc 15h thứ Tư ngày 10/4, truyền thông trong nước đưa tin.
Theo tường thuật của truyền thông trong nước thì diễn biến đáng chú ý trong phiên tòa ngày hôm nay là cả hai phía bị cáo lẫn bị hại đều cáo buộc bên kia nổ súng trước và tất cả bị hại đều xin miễn yêu cầu đòi bị cáo bồi thường.
Còn các trang mạng lề trái, vốn không được đến gần khu vực Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng, thì cho biết các lực lượng an ninh tiếp tục phong tỏa tòa án để ngăn chặn người dân đến theo dõi phiên tòa được tuyên bố là ‘công khai’ này.
Ai nổ súng trước?
Bản tin trên trang mạng của VnExpress chạy tít: ‘Không ai nhận đã nổ súng trước trong vụ Đoàn Văn Vươn’.
VnExpress dẫn lời ông Đoàn Văn Quý, em trai ông Vươn khai tại phiên tòa là ‘chỉ bóp cò khi nghe thấy tiếng súng của lực lượng cưỡng chế’ được ông Quý miêu tả là ‘đông’, ‘mặc áo giáp’ và ‘đem theo vũ khí’.
Theo báo này thì ‘ông Quý thừa nhận...còn đè các bao đá lên hai bình gas để khi kích nổ bình gas có thể gây sát thương cho người khác’.
Tuy nhiên, lời cáo buộc này của ông Quý bị các bị hại là các công an viên tiến hành vụ cưỡng chế hôm 5/1 năm 2012 bác bỏ, theo VnExpress.
"Các bị cáo vi phạm pháp luật nhưng một phần do bức xúc nên cần xem xét cho các bị cáo." - Vũ Anh Tuấn, bị hại, công an huyện Tiên Lãng
Báo này dẫn lời ông Vũ Anh Tuấn, công an huyện Tiên Lãng và là người bị thương nặng nhất trong vụ việc, cho biết khi tiến vào khu đầm của gia đình ông Vươn lực lượng cưỡng chế ‘chỉ mang công cụ hỗ trợ’ và ‘dùng loa kêu gọi’.
Theo lời của bị hại này được dẫn lại, thì ông ‘thấy rất rõ ông Quý mở cửa sổ và nổ súng’ mặc dù trước đó trong tổ đi tiên phong của ông ‘không ai bắn súng vào nhà ông Quý’.
Ông Lê Văn Mải, trưởng Công an Tiên Lãng và người dẫn đầu tổ tiên phong tiến vào khu đầm ông Vươn, cũng được dẫn lời nói trước tòa rằng ông không ra lệnh nổ súng.
Báo Người Lao Động thì nhấn mạnh chi tiết: ‘Bị hại xin giảm nhẹ cho bị cáo’.
Theo tường thuật của nhật báo này thì ‘tất cả các bị hại đều từ chối bồi thường thiệt hại về vật chất cũng như tinh thần’ dù mức độ thương tật là mất từ 25% đến 43% sức lao động.
Người Lao Động dẫn lời công an Tuấn nói trước Tòa rằng: “Các bị cáo vi phạm pháp luật nhưng một phần do bức xúc nên cần xem xét cho các bị cáo”.
‘Người hùng của dân’
"Ông Vươn, 50 tuổi, đã trở thành người anh hùng thật sự trong lòng của quần chúng ở một quốc gia cộng sản mà các thưa kiện đất đai đã trở nên rất nóng bỏng" - Hãng tin Pháp AFP
Trong bản tin tường thuật của mình về phiên tòa, hãng tin Pháp AFP gọi ông Đoàn Văn Vươn là ‘một người nông dân trở thành người hùng của quần chúng’.
“Ông Vươn, 50 tuổi, đã trở thành người anh hùng thật sự trong lòng của quần chúng ở một quốc gia cộng sản mà các thưa kiện đất đai đã trở nên rất nóng bỏng,” hãng tin này viết.
AFP dẫn lời ông Vươn nói tại tòa hôm 2/4 rằng ông ‘không có ý định làm tổn thương dù đó là ai’ mà chỉ muốn ‘dọa’ lực lượng cưỡng chếP
Bị cáo Vươn cũng được dẫn lời nói là ông ‘buộc phải chống lại lệnh cưỡng chế’ mà ông cho là phi pháp ngõ hầu thu hút sự chú ý của các lãnh đạo tối cao của đất nước sau khi đã thưa kiện nhiều lần nhưng không có kết quả.
Phim 'Vợ chồng anh Vươn'
Vụ án Đoàn Văn Vươn bị mỉa mai là một 'bộ phim' do Viện kiểm sát Hải Phòng đạo diễn
Hãng tin này cũng cho biết hành động phản kháng này của gia đình ông Vươn, vốn rất hiếm hoi ở Việt Nam, đã làm bùng nổ ‘một phong trào rộng lớn trên cả nước ủng hộ gia đình ông Vươn’.
‘Công lý cho ông Vươn’
Trong lúc này, trên mạng đang lan truyền bản ‘Tuyên ngôn: công lý cho Đoàn Văn Vươn’ do ba sinh viên trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh khởi xướng để kêu gọi chữ ký ủng hộ các bị cáo qua mạng.
Trao đổi với BBC, sinh viên Nguyễn Trang Nhung, một trong những người khởi xướng ‘Tuyên ngôn’ này cùng với các bạn đồng môn là Bùi Quang Viễn và Phạm Lê Vương Các, nói mục đích của văn bản này là ‘khuyến khích tòa án thật sự độc lập, can đảm và khách quan nhất có thể’ và cũng để ‘góp một tiếng nói’ để ‘gây sự chú ý của dư luận’ về phiên tòa.
Trang Nhung cho biết kể từ xuất hiện trên mạng hôm 31/3, đến nay ‘Tuyên ngôn’ này đã thu hút được ‘gần 2.000 chữ ký’ từ những người thuộc nhiều ngành nghề khác nhau ở cả trong và ngoài nước, trong đó có ‘những nhân vật được công chúng biết đến’.
Sinh viên này nói nhóm khởi xướng ‘Tuyên ngôn’ có quan ngại ‘tòa xử không công minh’ vì trong các vụ án tương tự giữa chính quyền và người dân thì người dân ‘không thể nào có được sự công bằng’ vì ‘cơ quan xét xử không độc lập’.
"Cáo trạng không mô tả hết các tình tiết của sự việc, để lọt một số người có hành vi vi phạm lợi ích của người dân và những hành vi của bị cáo không được mô tả chính xác mà theo cách bất lợi cho bị cáo. Cách dẫn dắt đến tội giết người cũng không thỏa đáng"- Nguyễn Thị Trang Nhung, sinh viên Luật
Nhận xét về cáo trạng của cơ quan công tố Hải Phòng, sinh viên Nhung nói ‘không khách quan và có thiếu sót’.
“Cáo trạng không mô tả hết các tình tiết của sự việc, để lọt một số người có hành vi vi phạm lợi ích của người dân và những hành vi của bị cáo không được mô tả chính xác mà theo cách bất lợi cho bị cáo. Cách dẫn dắt đến tội giết người cũng không thỏa đáng,” chị nói.
Chị Nhung cũng phản bác tội danh ‘Giết người’ mà bên công tố cáo buộc các bị cáo.
Theo lập luận của chị, thì ông Vươn không thể bị truy tố ‘Giết người’ vì ‘hậu quả chết người chưa xảy ra’.
Có chăng, cũng theo lời sinh viên này, thì ông Vươn chỉ có thể truy tố tội ‘giết người chưa đạt’. Nhưng ngay cả ở tội danh này, chị cũng thấy không thuyết phục vì các bị cáo ‘không có mong muốn có hậu quả chết người xảy ra’.
Về sự quan tâm của các sinh viên Luật đồng môn đối với vụ án đang thu hút dư luận này, Trang Nhung cho biết là ‘rất mờ nhạt, yết ớt.
“Có một số người quan tâm nhưng có quan điểm khác,” chị nói, “Họ nói rằng bị truy tố như vậy là xứng đáng”.
(BBC)
------------------
BBC: Phiên tòa ông Vươn: đột ngột dừng xử
Ngày thứ hai phiên tòa xử Đoàn Văn Vươn và người thân về tội ‘Giết người’ và ‘Chống người thi hành công vụ’ vừa bị kết thúc sớm đột ngột vào lúc 15h thứ Tư ngày 10/4, truyền thông trong nước đưa tin.
Theo tường thuật của truyền thông trong nước thì diễn biến đáng chú ý trong phiên tòa ngày hôm nay là cả hai phía bị cáo lẫn bị hại đều cáo buộc bên kia nổ súng trước và tất cả bị hại đều xin miễn yêu cầu đòi bị cáo bồi thường.
Còn các trang mạng lề trái, vốn không được đến gần khu vực Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng, thì cho biết các lực lượng an ninh tiếp tục phong tỏa tòa án để ngăn chặn người dân đến theo dõi phiên tòa được tuyên bố là ‘công khai’ này.
Các bị cáo không thừa nhận đã nổ súng trước |
Bản tin trên trang mạng của VnExpress chạy tít: ‘Không ai nhận đã nổ súng trước trong vụ Đoàn Văn Vươn’.
VnExpress dẫn lời ông Đoàn Văn Quý, em trai ông Vươn khai tại phiên tòa là ‘chỉ bóp cò khi nghe thấy tiếng súng của lực lượng cưỡng chế’ được ông Quý miêu tả là ‘đông’, ‘mặc áo giáp’ và ‘đem theo vũ khí’.
Theo báo này thì ‘ông Quý thừa nhận...còn đè các bao đá lên hai bình gas để khi kích nổ bình gas có thể gây sát thương cho người khác’.
Tuy nhiên, lời cáo buộc này của ông Quý bị các bị hại là các công an viên tiến hành vụ cưỡng chế hôm 5/1 năm 2012 bác bỏ, theo VnExpress.
"Các bị cáo vi phạm pháp luật nhưng một phần do bức xúc nên cần xem xét cho các bị cáo." - Vũ Anh Tuấn, bị hại, công an huyện Tiên Lãng
Báo này dẫn lời ông Vũ Anh Tuấn, công an huyện Tiên Lãng và là người bị thương nặng nhất trong vụ việc, cho biết khi tiến vào khu đầm của gia đình ông Vươn lực lượng cưỡng chế ‘chỉ mang công cụ hỗ trợ’ và ‘dùng loa kêu gọi’.
Theo lời của bị hại này được dẫn lại, thì ông ‘thấy rất rõ ông Quý mở cửa sổ và nổ súng’ mặc dù trước đó trong tổ đi tiên phong của ông ‘không ai bắn súng vào nhà ông Quý’.
Ông Lê Văn Mải, trưởng Công an Tiên Lãng và người dẫn đầu tổ tiên phong tiến vào khu đầm ông Vươn, cũng được dẫn lời nói trước tòa rằng ông không ra lệnh nổ súng.
Báo Người Lao Động thì nhấn mạnh chi tiết: ‘Bị hại xin giảm nhẹ cho bị cáo’.
Theo tường thuật của nhật báo này thì ‘tất cả các bị hại đều từ chối bồi thường thiệt hại về vật chất cũng như tinh thần’ dù mức độ thương tật là mất từ 25% đến 43% sức lao động.
Người Lao Động dẫn lời công an Tuấn nói trước Tòa rằng: “Các bị cáo vi phạm pháp luật nhưng một phần do bức xúc nên cần xem xét cho các bị cáo”.
‘Người hùng của dân’
"Ông Vươn, 50 tuổi, đã trở thành người anh hùng thật sự trong lòng của quần chúng ở một quốc gia cộng sản mà các thưa kiện đất đai đã trở nên rất nóng bỏng" - Hãng tin Pháp AFP
Trong bản tin tường thuật của mình về phiên tòa, hãng tin Pháp AFP gọi ông Đoàn Văn Vươn là ‘một người nông dân trở thành người hùng của quần chúng’.
“Ông Vươn, 50 tuổi, đã trở thành người anh hùng thật sự trong lòng của quần chúng ở một quốc gia cộng sản mà các thưa kiện đất đai đã trở nên rất nóng bỏng,” hãng tin này viết.
AFP dẫn lời ông Vươn nói tại tòa hôm 2/4 rằng ông ‘không có ý định làm tổn thương dù đó là ai’ mà chỉ muốn ‘dọa’ lực lượng cưỡng chếP
Bị cáo Vươn cũng được dẫn lời nói là ông ‘buộc phải chống lại lệnh cưỡng chế’ mà ông cho là phi pháp ngõ hầu thu hút sự chú ý của các lãnh đạo tối cao của đất nước sau khi đã thưa kiện nhiều lần nhưng không có kết quả.
Phim 'Vợ chồng anh Vươn'
Vụ án Đoàn Văn Vươn bị mỉa mai là một 'bộ phim' do Viện kiểm sát Hải Phòng đạo diễn
Hãng tin này cũng cho biết hành động phản kháng này của gia đình ông Vươn, vốn rất hiếm hoi ở Việt Nam, đã làm bùng nổ ‘một phong trào rộng lớn trên cả nước ủng hộ gia đình ông Vươn’.
‘Công lý cho ông Vươn’
Trong lúc này, trên mạng đang lan truyền bản ‘Tuyên ngôn: công lý cho Đoàn Văn Vươn’ do ba sinh viên trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh khởi xướng để kêu gọi chữ ký ủng hộ các bị cáo qua mạng.
Trao đổi với BBC, sinh viên Nguyễn Trang Nhung, một trong những người khởi xướng ‘Tuyên ngôn’ này cùng với các bạn đồng môn là Bùi Quang Viễn và Phạm Lê Vương Các, nói mục đích của văn bản này là ‘khuyến khích tòa án thật sự độc lập, can đảm và khách quan nhất có thể’ và cũng để ‘góp một tiếng nói’ để ‘gây sự chú ý của dư luận’ về phiên tòa.
Trang Nhung cho biết kể từ xuất hiện trên mạng hôm 31/3, đến nay ‘Tuyên ngôn’ này đã thu hút được ‘gần 2.000 chữ ký’ từ những người thuộc nhiều ngành nghề khác nhau ở cả trong và ngoài nước, trong đó có ‘những nhân vật được công chúng biết đến’.
Sinh viên này nói nhóm khởi xướng ‘Tuyên ngôn’ có quan ngại ‘tòa xử không công minh’ vì trong các vụ án tương tự giữa chính quyền và người dân thì người dân ‘không thể nào có được sự công bằng’ vì ‘cơ quan xét xử không độc lập’.
"Cáo trạng không mô tả hết các tình tiết của sự việc, để lọt một số người có hành vi vi phạm lợi ích của người dân và những hành vi của bị cáo không được mô tả chính xác mà theo cách bất lợi cho bị cáo. Cách dẫn dắt đến tội giết người cũng không thỏa đáng"- Nguyễn Thị Trang Nhung, sinh viên Luật
Nhận xét về cáo trạng của cơ quan công tố Hải Phòng, sinh viên Nhung nói ‘không khách quan và có thiếu sót’.
“Cáo trạng không mô tả hết các tình tiết của sự việc, để lọt một số người có hành vi vi phạm lợi ích của người dân và những hành vi của bị cáo không được mô tả chính xác mà theo cách bất lợi cho bị cáo. Cách dẫn dắt đến tội giết người cũng không thỏa đáng,” chị nói.
Chị Nhung cũng phản bác tội danh ‘Giết người’ mà bên công tố cáo buộc các bị cáo.
Theo lập luận của chị, thì ông Vươn không thể bị truy tố ‘Giết người’ vì ‘hậu quả chết người chưa xảy ra’.
Có chăng, cũng theo lời sinh viên này, thì ông Vươn chỉ có thể truy tố tội ‘giết người chưa đạt’. Nhưng ngay cả ở tội danh này, chị cũng thấy không thuyết phục vì các bị cáo ‘không có mong muốn có hậu quả chết người xảy ra’.
Về sự quan tâm của các sinh viên Luật đồng môn đối với vụ án đang thu hút dư luận này, Trang Nhung cho biết là ‘rất mờ nhạt, yết ớt.
“Có một số người quan tâm nhưng có quan điểm khác,” chị nói, “Họ nói rằng bị truy tố như vậy là xứng đáng”.
(BBC)
Video cưỡng chế nhà ông Vươn: Công an nổ súng trước
Lực lượng vũ trang được chủ tịch huyện Tiên Lãng, Hải Phòng huy động để cưỡng chế khu đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn |
Tại tòa, hôm nay cãi nhau chầy cối là ai bắn trước. May quá, Truyền hình
Công An cho thấy bên CA đã bắn trước. Clip này được lấy chính thống
trên truyền hình.
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=JgnY8o4RiZE
Ai đó trên này nói là sau khi bị bắn thì anh các anh CA mới điều quân
mang giáp với súng ống xuống hiện trường thì xem đoạn phút 1:0 nhé, nổ
mìn 2 phát bùm bụp lúc khởi đầu đã thấy các anh ấy súng, chó , giáp đến
cả trăm người vây anh em nhà anh Vươn rồi chứ không phải là sau khi nổ
mìn, nổ súng mới điều CSCĐ xuống,chứng tỏ công an quân đội đã chuẩn
bị,chứ không thể điều động cực nhanh đến vậy.
Còn đoạn phút thứ 2:34, 2:38 , 2:53 nhé lỗ nhiều phết, mấy lỗ này chắc
là đại ca Vươn tự bắn vào tường nhà mình. Nhưng xem lỗ đạn thì hình như
chính quyền Tiên lãng đang bao che cho anh Vươn thì phải vì lỗ đạn mà
anh Vươn bắn vào tường toàn lỗ đạn AK. Trong khi báo chí mô tả là anh
Vương dùng hoa cải
Nói chung là các anh ý xả súng không thương tiếc ngay từ đầu rồi chứ
không phải như mấy cha làm báo mô tả. Vụ này mà không phá nhà thì còn
nhiều cái hay để mổ xe lắm.
Nói chung vụ việc sai to hơn, nghiêm trọng hơn chúng ta tưởng nhưng vì
là giữ thể diện cho chính quyền Hải Phòng nên báo chí cũng được chỉ đạo
nói nhẹ nhàng hơn về việc sử dụng lực lượng vũ trang.
Một vụ cướp có vũ khí nguy hiểm hơn thế này nhiều mà còn thuyết giáo,
vận động , tiếp cận nhẹ nhàng hơn thê này nhiều. Cũng không đến mức tiêu
diệt đối tượng như thế này, điển hình như vụ cướp tiệm vàng có súng AK ở
hà nội cách đây mấy năm .
(Blog Cu Vinh)
BÀI ĐÃ XÓA: Vụ án Đoàn Văn Vươn và đồng phạm: nhiều bị cáo phản cung, kêu oan
Chiều 2-4, HĐXX sơ thẩm vụ án Đoàn Văn Vươn và đồng phạm “giết người, chống người thi hành công vụ” tiếp tục phần xét hỏi 5 bị cáo còn lại trong vụ án.
Trong khi các bị cáo Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Quý phần nào thừa nhận hành vi phạm tội thì các bị cáo Đoàn Văn Vệ, Nguyễn Thị Thương, Phạm Thị Báu cho rằng hành vi của mình không như cáo trạng truy tố.
Mở đầu phiên xét hỏi buổi chiều, HĐXX hỏi bị cáo Đoàn Văn Sịnh có thừa nhận các lời khai của bị cáo Vươn tại tòa hay không, bị cáo Sịnh cho biết có những nội dung như bị cáo Vươn đã khai. Theo đó, có việc bị cáo đã cùng bàn bạc việc chống lại lực lượng cưỡng chế khu đầm tôm nhà Đoàn Văn Vươn vào thời điểm trước khi diễn ra vụ cưỡng chế khoảng 10 ngày.
Tuy nhiên, ngày 5-1-2012, khi xảy ra sự việc bị cáo Sịnh chỉ đứng trên đê, không tham gia vào việc chống đối này. Ngay cả chuyện chi 4,3 triệu đồng để cho Đoàn Văn Quý mua súng như cáo trạng cáo buộc, bị cáo cũng khai chỉ cho vay tiền để tiêu.
Mặc dù thừa nhận lời khai của bị cáo Vươn tại tòa, bị cáo buộc là người thực hiện phần việc làm hàng rào chắn trên con đường dẫn vào khu đầm bãi của Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Vươn; tiến hành rải rơm trên đường… để tưới xăng đốt rơm, đốt bình ga kích nổ mìn tự chế, nhưng bị cáo Sịnh cũng cho rằng mình bị mớm cung, ép cung chứ không phải như vậy.
Bị cáo viện cớ khi được tống đạt kết luận điều tra, cáo trạng vụ án, bị cáo chỉ nhận chứ không đọc được nội dung do mắt kém, nên không biết việc bị truy tố về hành vi giết người. Tuy nhiên, khi đại diện viện kiểm sát công bố bản tường trình của bị cáo tự viết, rõ ràng thì bị cáo Sịnh không có ý kiến gì thêm.
Tại phần xét hỏi bị cáo Đoàn Văn Quý (em trai Vươn), bị cáo này thừa nhận việc đã sử dụng súng bắn đạn hoa cải bắn vào lực lượng cưỡng chế. Bị cáo ý thức được việc sử dụng súng bắn vào đám đông là nguy hiểm đến tính mạng của họ nhưng vẫn thực hiện bắn hai phát súng về phía lực lượng cưỡng chế, khi thấy có người ngã thì thôi và rút chạy.
Nguồn gốc khẩu súng được Đoàn Văn Quý khai nhận do anh trai đưa tiền cho mua trước đó 2 tháng. Sau đó bị cáo tự nhồi thuốc súng, đạn bi vào 4 viên. Đối với việc cài đặt mìn tự tạo, bị cáo cho rằng việc cài thuốc nổ, gói mìn là xem trên ti vi; việc đặt kíp mìn là do bị cáo tự nghĩ ra. Nguồn gốc số thuốc nổ thì gia đình đã có từ cách đây mấy chục năm. Bị cáo cho rằng việc nổ súng hay định đốt đống rơm là do bị ức chế, cùng đường nên mới quyết định như vậy. Tại phiên tòa, Quý đã khai nhận việc chôn 2 bình gas tại các vị trí khác nhau nhằm mục đích đe dọa là chính.
Khác với hai bị cáo trên, bị cáo Đoàn Văn Vệ, Phạm Thị Báu bác bỏ hoàn toàn lời khai của Đoàn Văn Vươn tại tòa, đồng thời không chấp nhận cáo trạng truy tố bản thân về tội danh được nêu trong cáo trạng. Bị cáo Vệ khai mình được nhờ đi mua súng giúp một người anh vợ của Quý ở bên Thái Bình.
Tuy nhiên sau khi nhờ mua, chưa lấy súng về thì Quý không lấy nữa nên Vệ đã trả lại một phần tiền. Vệ khai hoàn toàn không biết việc mua súng này nhằm chống lại lực lượng cưỡng chế. Ngay hôm 5-1-2012, khi Vệ nghe tiếng súng liền chạy từ trên nhà xuống với mục đích đưa người bị thương đi cấp cứu chứ không biết việc cưỡng chế.
Trong khi đó, bị cáo Phạm Thị Báu trả lời khá sắc sảo những câu hỏi của HĐXX, đại diện Viện kiểm sát và luật sư. Bị cáo phản đối bản cáo trạng và cho rằng những cáo buộc mình mua xăng, rải rơm, làm hàng rào, mua mũ len để phục vụ cưỡng chế là không đúng.
Bị cáo cho rằng việc mua xăng là phục vụ sản xuất của gia đình; mua mũ len cho chồng con vì thời tiết khi đó lạnh đến 13oC; làm hàng rào là để chống trộm cắp và rải rơm là việc bình thường hàng ngày mà trước đó vẫn làm. Từ đó, bị cáo cho rằng mình không có hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố.
Bị cáo Nguyễn Thị Thương (vợ của Đoàn Văn Vươn) cũng khai việc làm hàng rào chỉ nhằm mục đích che chắn người qua lại, chống trộm cắp chứ bị cáo không biết việc chồng và mọi người có kế hoạch chống người thi hành công vụ.
Hầu hết các nội dung được hỏi bị cáo đều không nhớ được nhưng vẫn cho rằng mình bị oan do bị ép cung.
Theo dự kiến, sáng mai 3-4, phiên tòa sẽ tiếp tục phần xét hỏi bị cáo Đoàn Văn Qúy, sau đó chuyển sang tranh tụng.
Theo Tuổi Trẻ
Alan Phan - Sao quê hương mình già nua đến vậy?
Thêm chú thích |
Các nhà đầu tư thế giới thường nghĩ về Việt Nam như một quốc gia trẻ
trung, đang lên và chứa nhiều tiềm năng nhất trong số các thị trường mới
nổi. Họ ấn tượng với con số tăng trưởng về dân số, về sự kiện là 58%
người VN dưới tuổi 25, và theo nhãn quan của người Âu Mỹ, đây là phân
khúc sáng tạo và cầu tiến nhất của bất cứ xã hội nào. Họ tìm đến VN mong
những đột phá kỳ diệu và một vận hành năng động kiểu thung lũng Silicon
(trung tâm IT của Mỹ ở phía nam San Francisco). Sau vài năm tung tiền
mua tiềm năng và cơ hội, họ thường thất vọng và âm thầm bỏ đi. Tại sao?
Những giả thuyết ngây thơ
Họ đã không lầm về những số liệu tạo nên hình ảnh đó. Tuy nhiên, sự phân
tích và biện giải về logic của họ vướng phải vài giả thuyết và tiền đề
không chính xác. Một người có số tuổi còn trẻ không có nghĩa là sự suy
nghĩ và vận hành của người đó cũng phải trẻ trung như số tuổi, nhất là
khi họ lớn lên trong một xã hội khép kín, ít tiếp xúc với thế giới.
Tôi còn nhớ một đai gia IT nổi tiếng cũng đã từng kết luân trong một
buổi hội thảo về kinh tế là số người sử dụng điện thoại di động ở VN đã
tăng trưởng ấn tượng 36% mỗi năm trong 5 năm qua và lên đến 68 triệu
người hay khoảng 80% dân số. Kết luận của anh chuyên gia trẻ này là
tương lai về công nghệ thông tin của VN phải sáng ngời và sẽ vượt trội
các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines…
Đây là những kết luận ngây thơ về thực tại của xã hội. Một người trẻ
suốt ngày la cà quán cà phê hay quán nhậu sẽ không đóng góp gì về sáng
tạo hay năng động; cũng như vài ba anh chị nông dân với điện thoai cầm
tay không thay đổi gì về cuộc diện của nông thôn ngày nay (nông dân vẫn
chiếm đến 64% của dân số xứ này).
Tôi thích câu nói (không biết của ai): Tất cả bắt đầu bằng suy nghĩ (tư
duy). Suy nghĩ tạo nên hành động, hành động liên tục biến thành thói
quen và thói quen tạo nên định mệnh. Định mệnh của cá nhân phát sinh từ
tư duy cá nhân, định mệnh tập thể đúc kết bởi suy nghĩ của tập thể.
Tư duy, thói quen và định mệnh
Quên đi góc nhìn cá nhân, hãy tự suy nghĩ về tư duy thời thượng của xã
hội này và từ đó, ta có thể nhận thức được những hành xử và thói quen
của người dân VN. Bắt đầu từ tầng cấp lãnh đạo về kinh tế, giáo dục và
xã hội đến lớp người dân kém may mắn đang bị cơn lũ của thời thế cuốn
trôi; tôi không nghĩ là một ai có thể lạc quan và thỏa mãn với sự khám
phá.
Những thói quen xấu về chụp giựt, tham lam, mánh mung, dối trá, liều
lĩnh, sĩ diện… vẫn nhiều gấp chục lần các hành xử đạo đức, cẩn trọng,
trách nhiệm, danh dự và hy sinh. Dĩ nhiên, đây là một nhận định chủ
quan, sau một lục lọi rất phiến diện trên báo chí, truyền hình và diễn
đàn Internet. Nhưng tôi nghĩ là rất nhiều người VN sẽ đồng ý với nhận
định này.
Tôi nghĩ lý do chính yếu của những thói quen tệ hại này là bắt nguồn từ
một tư duy già cỗi, nông cạn và nhiều mặc cảm. Tôi có cảm giác là ngay
cả những bạn trẻ doanh nhân và sinh viên mà tôi thường tiếp xúc vẫn còn
sống trong một thời đại cách đây 100 năm, dưới thời Pháp thuộc. Thực
tình, nhiều bậc trí giả đã lo ngại là so với thời cũ, chúng ta đã đi
thụt lùi về đạo đức xã hội và hành xử văn minh.
Tôi thường khuyên các bạn trẻ hãy đọc lại những tiểu thuyết của thời
Pháp thuộc trước 1945. Họ sẽ thấy đời sống và các vấn nạn của một nông
dân trong truyện của Sơn Nam vẫn không khác gì mấy so với một nông dân
qua lời kể của Nguyễn Ngọc Tư. Bâng khuâng và thách thức của những gia
đình trung lưu qua các câu chuyên của Khái Hưng rất gần gũi với những
mẫu chuyện ngắn của nhiều tác giả trẻ hiện nay. Ngay cả những tên trọc
phú, cơ hội và láu lỉnh trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng cũng mang
đậm nét hình ảnh của những Xuân Tóc Đỏ ngày nay trong xã hội.
Ôm lấy quá khứ ở thế kỷ 21
Tóm lại, tôi có cảm tưởng chúng ta vẫn sống và vẫn tranh đấu, suy nghĩ
trong môi trường cả 100 năm trước. Những mặc cảm thua kém với các ông
chủ da trắng vẫn ám ảnh các bạn trẻ ngày nay. Chúng ta vẫn bàn cãi về
những triết thuyết mà phần lớn nhân loại đã bỏ vào sọt rác. Trong lãnh
vực kinh doanh, phần lớn các doanh nhân vẫn cho rằng bất động sản và
khoáng sản là căn bản của mọi tài sản. Sản xuất gia công và chế biến
nông sản vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Một
doanh nhân Trung Quốc đã mỉa mai với tôi khi đến thăm một khu công
nghiệp của VN, “Họ đang cố học và làm những gì chúng tôi đang muốn
quên”.
Tôi đang ở tuổi 66. May mắn cho tôi, nền kinh tế toàn cầu đã thay đổi
khác hẳn thời Pháp thuộc. Tôi không cần phải dùng tay chân để lao động,
cạnh tranh với tuổi trẻ. Kinh doanh bây giờ đòi hỏi một sáng tạo chỉ đến
từ trí tuệ và tư duy đổi mới. Thân thể tôi dù bị hao mòn (xương khớp
lỏng lẻo, tai mắt nhấp nhem..). nhưng trí óc tôi và tinh thần vẫn trẻ
hơn bao giờ hết. Thêm vào đó, nó không bị phân tâm bởi những hóc môn
(hormones) về đàn bà hay những thứ lăng nhăng khác như các bạn trẻ. Do
đó, hiệu năng và công suất của sự suy nghĩ trở nên bén nhậy hơn.
Người Mỹ có câu, “Những con chó già không bao giờ thay đổi” (old dogs
never change). Do đó, tôi thường không thích trò chuyện với những người
trên 40, nhất là những đại trí giả. Nhưng tôi thất vọng vô cùng khi về
lại VN và gặp toàn những ông cụ non mới trên 20 tuổi đời: Nhút nhát, cầu
an, thụ động, chỉ biết ăn nhậu, và đua đòi theo thời thế. Họ sống như
các ông già đã về hưu, họ nói năng như một con vẹt, lập đi lập lại những
giáo điều, khẩu hiệu đã hiện diện hơn trăm năm. Họ làm việc như một con
ngựa bị bịt kín đôi mắt để chỉ nhìn thấy con đường một chiều trước mắt.
Nhiều người đỗ lỗi cho những thế hệ trứơc và văn hóa gia đình đã kềm kẹp
và làm cho thế hệ trẻ này hay ỷ lại và hư hỏng. Cha mẹ vẫn giữ thói
quen sắp đặt và quyết định cho các con đã trưởng thành (ngay khi chúng
vào tuổi 30, 40..) về những cuộc hôn nhân, công việc làm, ngay cả nhà
cửa và cách sinh họat. Hậu quả là một thế hệ đáng lẽ phải tự lập và lo
tạo tương lai cho mình theo ý thích lại cuối đầu nghe và làm theo những
tư duy đã lỗi thời và tụt hậu.
Trong khi thế giới đang hồi sinh với thế hệ trẻ tự tin tràn đầy năng lực
cho những thử thách của thế kỷ 21, thì người trẻ VN đang lần mò trong
bóng tối của quá khứ, với sự khuyền khích của các nhóm muốn giữ quyền
lực và bổng lộc. Tôi tự hỏi, sao quê hương mình … già nua nhanh như vậy?
Những nhiệt huyết đam mê của tuổi thanh niên bây giờ chỉ dành cho những
trận đá bóng của Châu Âu? Tôi nhìn vào những nghèo khó của dân mình so
với láng giềng chỉ là một tình trạng tạm thời. Nhưng tôi lo cho cái tư
duy già cỗi của tuổi trẻ sẽ giữ chân VN thêm nhiều thập niên nữa. Cái
bẫy thu nhập trung bình to lớn và khó khăn hơn mọi ước tính.
(Góc nhìn Alan)
Giáo sư Jenny Graves: Đàn ông sẽ tuyệt chủng trong một thời gian nữa
Giáo sư Jenny Graves, chuyên gia hàng đầu về di truyền người Úc đã
nghiên cứu và đưa ra dự đoán trong vòng 5 triệu năm nữa đàn ông sẽ tuyệt
chủng. Và quá trình đó đã bắt đầu.
Bình thường, mỗi con người với hình dáng cấu trúc được quy định bởi 23
cặp nhiễm sắc thể (NST), trong đó có 1 cặp NST giới tính. Ở đàn bà cặp
NST này là XX, còn ở đàn ông là XY.
Giáo sư Graves dẫn kết quả các cuộc nghiên cứu cho thấy nhiễm sắc thể Y
cần thiết để cấu tạo nên một người đàn ông đang chết dần mòn và cuối
cùng có thể biến mất trong 5 triệu năm tới. “Cách đây 300 triệu năm,
nhiễm sắc thể Y có khoảng 1.400 gien và hiện nay nó chỉ còn 45 gien”,
giáo sư Graves nói.
Sự thật 100%: Đàn ông đang mất giống |
Tuy nhiên, chuyên gia trên cũng cho rằng đàn ông có thể noi theo con
đường của một loài gặm nhấm, vốn có khả năng tái sinh sản mà không cần
các gien thiết yếu tạo nên nhiễm sắc thể Y. Theo các nhà nghiên cứu hàng
đầu, một loài người thứ 2 có thể được sản sinh trong tương lai.
Và khi đó, Giáo sư Graves tin rằng phụ nữ sẽ giành chiến thắng trong trận chiến của hai giới.
Bà nói rằng sự mong manh vốn có của nhiễm sắc thể giới tính nam Y khiến
người đàn ông đang trượt về phía tuyệt chủng. Khi nhiễm sắc thể Y rơi ra
từng mảnh, một nhiễm sắc thể có thể mất vai trò của Y thiếu, dẫn đến
việc tạo ra một loài mới của con người.
Đã có một tiền lệ cho việc này trong tự nhiên, trong các hình thức của
một con chuột gai Nhật Bản đã sống sót dù mất của nhiễm sắc thể Y của
nó. Trong thực tế, quá trình có thể đã được tiến hành ở một số nhóm
người.
Còn Giáo sư Sykes khẳng định: “Nhiễm sắc thể Y đang bị hư hỏng dần và, tôi tin, nó sẽ biến mất.”
Nhiễm sắc thể Y di truyền từ cha sang con, nó là yếu tố làm nên giới
tính “nam” ở những đứa bé. Về cơ bản, con người là nữ: nhiễm sắc thể Y
chỉ “xuất hiện bất ngờ” ở một vài tuần sau khi người phụ nữ thụ thai và
qui định nên giới tính của đứa trẻ là “nam”. Sykes giải thích: “Về mặt
di truyền học, nam giới là sự biến đổi gen từ nữ giới.”
Tuy nhiên, theo GS Sykes, không giống như những nhiễm sắc thể khác,
nhiễm sắc thể Y không thể tự sửa đổi bản thân nó và sẽ biến mất trong
khoảng 125.000 năm nữa.
Không giống như các nhiễm sắc thể X, nhiễm sắc thể Y không đi đôi thành
cặp (nghĩa là có XX, XY chứ không bao giờ có YY). Trong quá trình phân
chia tế bào, nếu có xảy ra sai sót nào đó về gen thì các nhiễm sắc thể
từng cặp đi kèm sẽ tự sửa lỗi cho nhau trong khi nhiễm sắc thể Y thì
không thể. Sai sót đó sẽ không bao giờ được sửa chữa. “Vì vậy, nếu điều
đó truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thì cuối cùng sẽ không còn có
nhiễm sắc thể Y.” Sykes cảnh báo.
Sykes cũng cho biết, hiện trên thế giới có khoảng 7% đàn ông bị mắc
chứng vô sinh. Nguyên nhân có thể là do nhiễm các chất độc hóa học hay
chất ô nhiễm, nhưng phần nhiều trong số đó lại bắt nguồn từ việc nhiễm
sắc thể Y bị thoái hóa, khiến gen bị biến dị. Như vậy, với xu hướng
nhiễm sắc thể Y của đàn ông mỗi lúc một thoái hóa mà không có khả năng
tự sửa chữa thì trong tương lai nó sẽ ít dần và đến một giai đoạn nào
đó, biến mất. Thời gian đó, theo tính toán sẽ là 5.000 thế hệ, tương ứng
với 125.000 năm.
Số lượng tinh dịch đang giảm xuống một cách đáng ngạc nhiên – giảm
khoảng 20% trong vòng 50 năm qua. Nguyên nhân vì sao: Căng thẳng thần
kinh? Rượu? Ô nhiễm môi trường? – Ai mà biết được. Nhưng nó là một mối
lo ngại sâu sắc về sự sinh tồn của “một nửa thế giới” đối với chúng ta.
Dù các nghiên cứu này được công bố nhưng các chuyên gia khác đã kêu gọi những người đàn ông không phải hoảng sợ.
Giáo sư Robin Lovell-Badge, một chuyên gia NST thể giới đến từ Viện
Nghiên cứu Y học Quốc gia ở London, Anh cho rằng các nghiên cứu đã cho
thấy có nhiều sự hủy diệt trong vụ nổ vũ trụ nhưng NST Y đã không bị mất
bất kỳ gen trong ít nhất là 25 triệu năm.
Giáo sư Chris Mason, Đại học London trấn an nam giới: Năm hay sáu triệu
năm nên có rất nhiều thời gian cho khoa học y tế để sản xuất phương
pháp giúp sửa chữa NST Y. Và phát minh này có thể đoạt giải Nobel Y học.
(VTC News)
Cô giáo ra đề thư gửi lãnh đạo Trung Quốc: 'Người lớn giật mình'
"Có lẽ chúng ta và cả ông cũng nên đọc một số lời các
em đã viết, để biết thế hệ tương lai của Việt Nam nghĩ gì về đất nước
mình và nước láng giềng Trung Quốc".
- Dư luận đang rất quan tâm đến
những bài văn “lạ” là “thư gửi lãnh đạo Trung Quốc” của một số học sinh
lớp 4 do cô dạy. Vì sao cô lại chọn đề bài này cho các em?
Cô Đặng Nguyệt Anh: Có
thể mọi người thấy lạ, chứ thật ra từ năm trước, trong nhiều giờ học,
tôi đã dạy các em về chủ quyền biển đảo. Gần đây, các báo lại đưa tin
rất nhiều về chuyện tàu cá Việt Nam bị bắn cháy ca-bin, tôi nghĩ tại sao
không đưa sự kiện này vào bài thi, bài kiểm tra cho các em học sinh để
giáo dục lòng yêu nước? Những câu chuyện này vừa có sự phẫn nộ, vừa rất
xúc động, các em sẽ có dịp tốt để thể hiện tình cảm, suy nghĩ của mình
đối với quê hương đất nước, sau những gì các em đã được học.
Ban đầu, tôi cũng chỉ định ra đề để các
em nhập vai là con ngư dân và viết thư cho một bạn người Trung Quốc,
giống như mô-típ viết thư cho bạn bè quốc tế trong cuộc thi viết thư
UPU. Nhưng nghĩ thêm thì như thế chưa có gì mới lạ, tại sao không nghĩ
đến một giả thiết đặc biệt hơn, đó là gửi đến người lãnh đạo cao nhất
của nhà nước Trung Quốc? Viết thư cho bạn cùng lứa thì các em làm nhiều
rồi, nhưng viết thư cho một người lớn tuổi, lại là một nguyên thủ quốc
gia thì điều đó sẽ rất mới mẻ, sẽ kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo
của các em.
Cô giáo Đặng Nguyệt Anh, cô giáo của những đề văn "lạ". Ảnh: Quyên Quyên |
- Ra đề như thế có quá “già” và khó
không so với tuổi các em? Vả lại, đọc một số bài làm khác, khó ai có thể
nghĩ các em lại biết về “16 chữ vàng và 4 tốt” trong mối quan hệ giữa
Việt Nam với Trung Quốc, ngay cả lãnh đạo của Trung Quốc là ai, nhiều
người lớn cũng chưa chắc biết.
Đúng là có một số thông tin các em viết
trong bài không hề được dạy từ trước. Trước khi phát đề bài, tôi kể cho
các em nghe về việc tàu cá nước mình bị tàu Trung Quốc bắn cháy ca-bin
mà báo chí đã đưa tin. Sau đó, tôi giới thiệu cho các em biết nhà lãnh
đạo Trung Quốc là ai và quan hệ hai nước Việt Nam – Trung Quốc lâu nay
thế nào, gần đây vấn đề chủ quyền biển đảo của Việt Nam ra sao. Khi tôi
kể chuyện, một số em tham gia khá sôi nổi vì các em đã được nghe trên
các chương trình thời sự hoặc nghe bố mẹ nói chuyện. Sau nữa, tôi đọc
cho các em nghe bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” của nhà thơ Nguyễn Việt
Chiến. Tôi thấy các em lớp bốn còn nhỏ mà đã biết chăm chú lắng nghe
trong niềm xúc động khiến tôi càng hào hứng hơn.
Phần thời gian còn lại của buổi sinh
hoạt, tôi để các em được hoàn toàn tự nhiên viết bức thư gửi lãnh đạo
Trung Quốc theo suy nghĩ và trí tưởng tượng của các em. Khi thu bài, đọc
qua một lượt, tôi thấy một số bài viết hơi gượng, hơi già dặn so với
lứa tuổi do các em phải cố gắng nhập vai để viết về một vấn đề chính trị
không hề dễ viết; một vài bài khác lại rất hồn nhiên, có chỗ còn vụng
về. Nhưng bài nào cũng có một vài ý khá thú vị có chỗ các em viết khiến
những người lớn như chúng ta cũng phải giật mình…
Tôi nghĩ: có lẽ chúng ta và cả ông cũng nên đọc một số lời các em đã viết, để biết thế hệ tương lai của Việt Nam nghĩ gì về đất nước mình và nước láng giềng Trung Quốc.
Tôi nghĩ: có lẽ chúng ta và cả ông cũng nên đọc một số lời các em đã viết, để biết thế hệ tương lai của Việt Nam nghĩ gì về đất nước mình và nước láng giềng Trung Quốc.
- Một số độc giả sau khi đọc thư của
em Trương Ánh Dương đã phản hồi rằng giọng văn già quá, chắc đây là bài
văn do người lớn làm rồi “đưa vào miệng” các em? Cô nói sao về điều
này?
Đó hoàn toàn là bài do em Ánh Dương viết. Có thể một số người hoài nghi
nhưng đó chính là những suy nghĩ của em khi nhận đề văn và những thông
tin tôi gợi ý như trên. Tất cả thời gian chia sẻ thông tin, đọc - nghe
thơ và làm bài chỉ trong 90 phút. Sau khi thu bài, tôi chỉ sửa vài chỗ
trên bài của các em (bài đã được chụp ảnh đấy thôi). Chưa em học sinh
nào trong câu lạc bộ được góp ý, làm lại bài vì đến cuối tuần tôi mới
gặp và trả bài cho các em. Đề bài tập này dành cho các học sinh giỏi
văn, đang tham gia câu lạc bộ bồi dưỡng năng khiếu văn khối 4 Trí Đức
nên tôi yêu cầu khó hơn cả đề kiểm tra dành cho khối 5 đại trà.
- Sau trường hợp của những bài văn “lạ” như “Nghĩ về đồng tiền” của em Nguyễn Trung Hiếu, “Ba ngày làm chuột” của em Ngô Thùy Dương… nay lại đến “thư gửi lãnh đạo Trung Quốc", vì sao cô lại chọn những cách ra đề như thế này?
Thật sự là tôi rất ghét lối dạy học theo
văn mẫu, nó làm thui chột cả tâm hồn lẫn khả năng tư duy vốn hồn nhiên,
trong sáng và sáng tạo của các em. Thế nên tôi rất tránh học sinh của
mình phải học văn theo kiểu sao chép. Trong những bài thi học sinh giỏi,
hoặc trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ năng khiếu văn, tôi cố gắng ra
những đề văn mà các em không thể dùng một cuốn sách hướng dẫn, một bài
văn mẫu nào, các em phải hoàn toàn dựa vào kiến thức, tư duy và năng
khiếu của chính mình.
Khi làm bài theo cách như vậy, mặc dù có
thể xuất hiện những câu văn rất ngô nghê, hồn nhiên, nhưng đó lại là
những điều chân thực nhất để bố mẹ hiểu con cái, cô giáo hiểu học trò.
Vả lại, những điều xuất phát từ chính tâm hồn, tư duy của các em sẽ có
sự tác động lớn đến các bạn khác trong việc các em học hỏi lẫn nhau để
cùng tiến bộ.
- Ngoài các đề văn độc đáo cho học
sinh lớp Trí Đức, cô có thường xuyên ra những đề tương tự trong các bài
kiểm tra ở trường Hà Nội - Amsterdam?
Không! Ở mỗi lớp, mỗi học kỳ hoặc mỗi
năm học, tôi chỉ ra một “đề lạ” thôi. Cốt là để nắm bắt khả năng của học
sinh chính xác hơn và hiểu tâm tư của các em hơn. Có khi chấm tập bài
làm theo đề ấy đến mấy ngày rồi lại không lấy điểm, chỉ để làm kỷ niệm.
Bình thường thì tôi phải ra đề sao cho học sinh có thể đạt điểm tốt
trong các kỳ thi của trường, của Sở Giáo dục và của Quốc gia chứ!
Cô Đặng Nguyệt Anh và em Nguyễn Trung Hiếu, tác giả bài văn "Nghĩ về đồng tiền" từng gây sự chú ý rất lớn trong dư luận. |
- Ở trên cô có nói, từ lâu đã dạy
các em về chủ quyền biển đảo, vậy cô dạy bằng cách nào để các em thấy
gần gũi và dễ nhớ, dễ hiểu?
Về chủ đề biển đảo Việt Nam, tôi từng có
dịp gặp gỡ, giao lưu với anh Vũ Trọng Lâm, PGĐ Nhà xuất bản chính trị
quốc gia. Biết anh đã ra Trường Sa, có nhiều tư liệu, hình ảnh, tôi đã
đến cơ quan anh để hỏi chuyện, xin ảnh và video clip. Về nhà, tôi làm
các slide bài giảng, chọn các hình ảnh đẹp, có ý nghĩa để mang tới cho
học sinh những buổi học thú vị và xúc động.
Rồi qua anh Lâm, tôi được quen biết, trò
chuyện với một số cán bộ, chiến sĩ ở Trường Sa. Sau đó cô trò chúng tôi
cùng viết thư gửi ra đảo. Có những buổi trên lớp, tôi trực tiếp liên
lac với anh Dũng, bạn Hiếu hay em Tùng ở đảo Trường Sa Lớn và đảo Sinh
Tồn. Qua điện thoại, tôi để các em trò chuyện với các bác, các anh bộ
đội, cả hát cho nhau nghe nữa. Hơi tốn tiền điện thoại nhưng tác dụng
của những buổi sinh hoạt như vậy theo tôi là rất tuyệt.
Có những kỷ niệm với chiến sĩ Tùng ở
Trường Sa mà tôi nhớ mãi: tôi và Tùng đã từng trò chuyện và hát song ca
qua hai đầu điện thoại - một bài hát về biển đảo Việt Nam: “Nơi anh tới
là biển xa, nơi anh tới, ngoài đảo xa…”. Lúc ấy vợ chồng tôi và gia đình
anh Lâm đang ở đảo Hòn Mê. Cả tôi, Tùng, và những người đứng xung
quanh tôi lúc ấy đều nghẹn ngào xúc động.
Sau đó vài tháng, trong một lần trở về đất liền, Tùng đã kỳ công mang một cây bàng vuông về doanh trại rồi tiếp tục mang ra Hà Nội. Tùng nhờ anh Vũ Trọng Lâm mang cây bàng ấy đến trường Hà Nội - Amsterdam tặng thầy trò trường tôi. (Trước đó, anh Phạm Văn Đại - Phó giám đốc Sở giáo dục và đào tạo Hà Nôi, hiệu trưởng trường chúng tôi và một số thầy cô cùng học sinh yêu mến chiến sĩ Trường Sa đã viết thư và gửi quà ra đảo). Tiếc là cây không hợp thổ nhưỡng nên không lên xanh được…
Tùng còn gửi một đoàn Hà Nội ra thăm đảo về cho tôi và chị Doãn Vân Anh mấy hòn đá rất đẹp. Trên đó, em đã nắn nót viết chữ “Tâm” và tên cô giáo Đặng Nguyệt Anh. Đến bây giờ, chúng tôi và Trường Sa vẫn thỉnh thoảng liên lạc với nhau qua điện thoại. Tôi đã từng được đến đảo Hòn Mê. Ước gì có một ngày cả gia đình tôi được đến với Trường Sa.
Sau đó vài tháng, trong một lần trở về đất liền, Tùng đã kỳ công mang một cây bàng vuông về doanh trại rồi tiếp tục mang ra Hà Nội. Tùng nhờ anh Vũ Trọng Lâm mang cây bàng ấy đến trường Hà Nội - Amsterdam tặng thầy trò trường tôi. (Trước đó, anh Phạm Văn Đại - Phó giám đốc Sở giáo dục và đào tạo Hà Nôi, hiệu trưởng trường chúng tôi và một số thầy cô cùng học sinh yêu mến chiến sĩ Trường Sa đã viết thư và gửi quà ra đảo). Tiếc là cây không hợp thổ nhưỡng nên không lên xanh được…
Tùng còn gửi một đoàn Hà Nội ra thăm đảo về cho tôi và chị Doãn Vân Anh mấy hòn đá rất đẹp. Trên đó, em đã nắn nót viết chữ “Tâm” và tên cô giáo Đặng Nguyệt Anh. Đến bây giờ, chúng tôi và Trường Sa vẫn thỉnh thoảng liên lạc với nhau qua điện thoại. Tôi đã từng được đến đảo Hòn Mê. Ước gì có một ngày cả gia đình tôi được đến với Trường Sa.
- Vấn đề biển Đông và chủ quyền biển
đảo đang rất được nhân dân cả nước quan tâm, sau đề bài “Viết thư cho
lãnh đạo Trung Quốc”, cô có dự định nghĩ thêm những đề văn mới liên quan
tới chủ đề này?
Thực tế thì đợt vừa rồi, ngoài đề văn
lớp 4 mà mọi người đã biết, tôi cũng ra hai đề văn cho lớp 5 Trí Đức về
chủ đề biển đảo, trong đó có một đề gợi ý các em nhập vai con một ngư
dân Việt Nam viết thư cho một bạn ở Trung Quốc. Ngoài ra, ở đề Tiếng
Việt lớp 3, tôi yêu cầu các em đặt câu có những từ ngữ “Hoàng Sa”,
“Trường Sa”, “bảo vệ biển đảo” và có hình ảnh nhân hóa về những con tàu
hải quân trên biển… Sắp tới, có thể tôi sẽ tiếp tục mang câu chuyện tàu
cá bị bắn cháy ca-bin cho các em học sinh lớp lớn làm văn nghị luận xã
hội. Hy vọng sẽ tìm được nhiều bài văn hay, ý tưởng mới lạ và hoàn toàn
xuất phát từ chính tâm hồn, tình cảm, tư duy của các em.
Trung Quốc lo lắng đang bị bủa vây tứ phía
Trung Quốc cho rằng Nhật Bản đang tìm mọi biện pháp để “bao vây” Trung Quốc và hạn chế độ ảnh hưởng của nước này trong khu vực.
Từ ngày 30-3, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bắt đầu có chuyến thăm Mông
Cổ hai ngày. Các nhà phân tích cho rằng, chuyến thăm này của ông Shinzo
Abe nhằm mục đích nâng cao vị thế của Nhật Bản ở Đông Bắc Á, hoàn thành
việc xây dựng chiến lược ngoại giao “bao vây” Trung Quốc.
Trung Quốc bực mình
7 năm sau chuyến thăm Mông Cổ của cựu thủ tướng Nhật Bản Junichiro
Koizumi, mới có vị nguyên thủ Nhật Bản sang thăm quốc gia nằm trong lục
địa Trung Á này.
Trước khi quyết định sang thăm Mông Cổ, ông Shinzo Abe cho biết rất có
hứng thú với đất nước Mông Cổ. Ông Shinzo Abe nói rằng: “Mông Cổ là quốc
gia vô cùng quan trọng, tôi sẽ tích cực xem xét để có kế hoạch sang
thăm”. Hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản đưa tin, chuyến thăm này của
ông Shinzo Abe nhằm thúc đẩy hợp tác với Mông Cổ để khai thác nguồn tài
nguyên than đá có trữ lượng lớn của nước này, để nguồn cung cấp năng
lượng cho Nhật Bản được đa dạng hơn, đồng thời tăng cường mối quan hệ
mang tính chiến lược với Mông Cổ trong lĩnh vực đảm bảo an ninh.
Trong lĩnh vực môi trường, Nhật Bản có thể viện trợ về mặt kỹ thuật để
Mông Cổ có thể giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở thủ đô Ulan Bator,
cung cấp khoản vay lớn cho nhà máy nhiệt điện lớn nhất của Mông Cổ và
hỗ trợ nước này trong việc xây dựng trường đại học y khoa đào tạo bác
sĩ. Ngược lại, Nhật Bản lại được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên than đá
phong phú của Mông Cổ.
Hãng thông tấn Kyodo cho biết, theo ước tính của chính phủ Nhật Bản, do
bị ảnh hưởng bởi nhà máy điện hạt nhân ngừng vận hành, giá thành nhiên
liệu của nhà máy nhiệt điện ở Nhật Bản năm 2012 tăng khoảng 3.200 tỉ Yên
so với trước khi xảy ra trận động đất sóng thần hồi tháng 3-2011. Ông
Shinzo Abe hy vọng thông qua việc khai thác mỏ than Tavan Tolgoi có trữ
lượng lớn nhất thế giới của Mông Cổ để giảm bớt giá thành nhiên liệu cho
Nhật Bản.
Hình minh họa |
“Bao vây” tứ phía
Hoàn Cầu cho rằng, ngoài sự hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, mục đích
chủ yếu của ông Shinzo Abe là bao vây chính sách ngoại giao hướng về giá
trị của Trung Quốc.
Kể từ khi ông Shinzo Abe lên nắm quyền vào tháng 12-2012 đến nay, mới
chỉ có 3 tháng. Nhưng trong thời gian này, ông Shinzo Abe đã sang thăm
ba nước Asean là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia, bây giờ đến lượt Mông
Cổ. “Cánh tay phải” của ông Shinzo Abe là ngoại trưởng Fumio Kishida
cũng đã sang thăm 3 nước Asean là Philippines, Singapore và Brunei. Đây
còn chưa tính đến những trao đổi của ông Shinzo Abe và các thành viên
trong nội các của ông ta với Mỹ và các nước EU “về vấn đề Trung Quốc”.
Hoàn Cầu phân tích: Xét về vị trí địa lý, các nước châu Á mà ông Shinzo
Abe và ngoại trưởng Fumio Kishida sang thăm đã tạo thành đường bao vây
hình vòng cung đối với Trung Quốc. Giáo sư sử học trường đại học Phúc
Đán Phùng Vĩ cho biết: “Thái Lan là “bạn cũ” của Nhật Bản, thời kỳ Chiến
tranh thế giới thứ hai nằm cùng phe với Nhật Bản, thuộc lập trường các
nước khối trục. Còn Việt Nam thì đã những bất đồng và tranh chấp trong
vấn đề Nam Hải (biển Đông), đồng thời có cùng chung lợi ích với Nhật
Bản; Indonesia thì có thị trường rất lớn. Ông Shinzo Abe và ngoại trưởng
Fumio Kishida phân công nhau sang thăm các nước Đông Nam Á, đồng thời
cũng lôi kéo Mông Cổ để tạo dựng nên vòng vây nhằm vào Trung Quốc.
Khối trục là từ gọi chung các quốc gia chiến đấu chống lại lực lượng
Đồng Minh trong thời Đệ nhị thế chiến. Ba thế lực chính của khối Trục
là: Đức quốc xã, Italia, Nhật Bản.
Ông Hy Vũ – chuyên gia Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Trung Quốc
cho rằng, Mông Cổ là một quốc gia không thể thiếu trong cục diện Đông
Bắc Á, Nhật Bản thiết lập quan hệ hợp tác an ninh với Mông Cổ, chắc chắn
có thể nâng cao vị thế và độ ảnh hưởng của Nhật Bản trong cục diện Đông
Bắc Á. Đồng thời, do Mỹ đã đầu tư rất lớn về mặt chiến lược đối với
Mông Cổ nên việc Nhật Bản tăng cường đầu tư an ninh cho Mông Cổ cũng là
xuất phát từ yếu tố nước đồng minh.
Xã luận của các hãng truyền thông Nhật Bản đã chứng thực cho quan điểm
trên. Ngày 31-3, tờ Yomiuri Shimbum của Nhật Bản nói rằng “thúc đẩy Mông
Cổ - quốc gia phía Bắc giáp Nga, phía Nam giáp Trung Quốc phát triển
chính trị dân chủ và kinh tế thị trường sẽ rất có lợi cho chiến lượng
ngoại giao của Nhật Bản, đồng thời cũng góp phần kiềm chế Trung Quốc; Tờ
Sankei Shimbun của Nhật cũng nhấn mạnh rằng: “Trước khi hàn gắn mối
quan hệ với Trung Quốc, phát triển quan hệ với các nước xung quanh Trung
Quốc là lựa chọn được ưu tiên trong chiến lược ngoại giao của Nhật Bản.
Tờ Asahi Shimbun cũng cho biết: Một trong những nguyên nhân khiến Nhật
Bản lựa chọn Mông Cổ làm trạm đầu tiên ở Đông Bắc Á là “có thể kiềm chế
sự trỗi dậy của Trung Quốc”.
Ngoài ý nghĩa chiến lược, “bao vây Trung Quốc” đồng thời còn bao hàm yếu
tố kinh tế. Do quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản hết sức phức tạp, giá
thành sức lao động ở thị trường Trung Quốc đang ngày càng tăng, không ít
doanh nghiệp Nhật Bản bắt đầu dịch chuyển trọng tâm đầu tư sang khu vực
Đông Nam Á để giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc.
Về kinh tế không hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc, về mặt chiến lược
thì bao vây Trung Quốc, đây được Nhật Bản coi là hai điểm quan trọng có
lợi cho an ninh và sự phát triển của kinh tế Nhật Bản.
Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản do ông Shinzo Abe lãnh đạo liên tiếp tung
ra những biện pháp mới. Ngày 15-3, ông Shinzo Abe tuyên bố Nhật Bản sẽ
gia nhập đàm phán Hiệp định mậu dịch tự do đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP). Sau đó, Nhật Bản sẽ viện trợ hàng trăm triệu NDT cho châu Phi và
Srilanka. Trước những động thái này, Trung Quốc cho rằng đây cũng là
biện pháp để Nhật Bản hạn chế độ ảnh hưởng của Trung Quốc trong các khu
vực có liên quan.
Hoàn Cầu cho rằng, cuộc khủng hoảng tài chính và những thiệt hại do trận
động đất sóng thần hồi tháng 3-2011 gây ra đã khiến nền kinh tế Nhật
Bản rơi vào trạng trái tăng trưởng âm. Nhưng lúc này đây, Nhật Bản vẫn
không ngừng “rải tiền” ra ngoài, vì lòng sĩ diện mà phải bấm bụng cầu
toàn, khiến nền kinh tế trong nước càng thêm khó khăn. Không biết nếu cứ
tiếp tục thế này, Nhật Bản còn kiên trì được bao lâu?
(Tiền phong)
Học hết lớp 4, làm chủ tịch xã 2 nhiệm kỳ (DT)
UBND quận Hoàng Mai giải trình vụ trụ sở gần 90 tỷ xuống cấp nghiêm trọng (Dân trí)
10 năm cải cách hành chính coi như thất bại! (ĐV) -
Gà lớn nhanh ở nhà máy nước nhiều tỷ đồng (ĐV) - gần 10 tỉ đồng trôi sông!!!
Không có chuyện Indonesia, Việt Nam mua máy bay quân sự của Trung Quốc (GDVN)
TP.HCM: Nắng nóng 37 độ C, hàng loạt trẻ nhập viện vì tiêu chảy (GDVN)
Giảng viên đại học kiểu… gà đồi! (TVN) – Chỉ dựa vào hai tiêu chí mà luật quy định, đội ngũ giảng viên ĐH của chúng ta chắc chắn còn lâu mới đạt đến trình độ khu vực chứ chưa nói đến trình độ quốc tế.
Những con đường tới trường xem mà…run sợ (VNN) -Nghèo khó, thiên tai, chiến tranh…. là những nguyên nhân khiến trên thế giới vẫn còn những đứa trẻ phải trèo đèo lội suối, bất chấp bom đạn để đi tìm con chữ.
Cảnh cáo phó phòng GD ‘quan hệ’ với 10 nữ giáo viên (VNN) —Ai cho giáo viên trung thực? (VNN)
Trường học tiền tỷ chưa bàn giao đã… nguy cơ sập (VNN)
Trà, cà phê ‘đánh thức’ gen ung thư (VNN) -Trà, cà phê và một loại hương liệu sử dụng trong ngành chế biến thịt lợn đứng đầu bảng danh sách các loại thực phẩm có khả năng kích hoạt gen ung thư.
Bài thuốc nam chữa viêm xoang (TN)
<<<===Thu Minh mặc váy ‘gây hiểu nhầm’ (GDVN)
Vụ thảm sát 5 thợ rừng: Lời khai rợn tóc gáy của kẻ thủ ác (TN) —TPHCM: Kinh hoàng container cuốn hàng chục phương tiện vào gầm (KT) —Xe container đâm 11 xe dừng đèn đỏ (ĐV)
Xôn xao nữ sinh Trung Quốc làm tang lễ cho chính mình (VTC) —-Đã rõ nguyên nhân vụ PGĐ sở lái “xe điên” - VietnamNet —-Vé số rách rời 8 mảnh, Công ty XSKT Đà Nẵng vẫn trả thưởng - Tuổi Trẻ —Xe tải lao thẳng vào resort -Ngoisao.net
Lý Nhã Kỳ không dọa mà chỉ ’quát’ giá váy (ĐVO)- Lý Nhã Kỳ nói không đem váy ra dọa ai nhưng giá những bộ đồ cô sở hữu khiến nhiều người phát hoảng. —Hai đối tượng bịt mặt dùng súng truy sát một thanh niên (TN)
Độc chiêu khủng bố con nợ ‘có 1 không 2′ (VNN) —Chủ nhà hàng mách chiêu bán phở lợn sề (VNN) –Tiêu hủy hơn 1 tấn heo sữa thối (TN)
Xử lý biển hiệu tiếng nước ngoài ở Mũi Né (TN) —Học sinh dạy nhau làm súng tự chế sát thương khủng khiếp (DT)
Nữ sinh cấp 3 lộ clip sex quay ở nơi công cộng -Kênh 14 —– Đại gia chi gần 17 tỷ đồng làm đám cưới con trai -Ngoisao.net —-Biến hóa chất dỏm thành sữa tắm ngoại (TT)
'Mâu thuẫn'
"Khuyến khích buôn lậu"
UBND quận Hoàng Mai giải trình vụ trụ sở gần 90 tỷ xuống cấp nghiêm trọng (Dân trí)
10 năm cải cách hành chính coi như thất bại! (ĐV) -
Gà lớn nhanh ở nhà máy nước nhiều tỷ đồng (ĐV) - gần 10 tỉ đồng trôi sông!!!
Không có chuyện Indonesia, Việt Nam mua máy bay quân sự của Trung Quốc (GDVN)
TP.HCM: Nắng nóng 37 độ C, hàng loạt trẻ nhập viện vì tiêu chảy (GDVN)
Trung Quốc tố Nhật Bản do thám tàu chiến - Dân Việt
Tàu chiến Nga không được sửa chữa ở nước ngoài (Tin
Nóng) Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ban lệnh cấm Bộ Quốc phòng Nga
sửa chữa tàu của hạm đội Nga ở các xưởng nước ngoài, Izvestia dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho biết.
Chung tay xóa “lớp học há mồm” (VOV) —-Đại sứ du lịch thì cứu….được ai? (ĐV)
Giảng viên đại học kiểu… gà đồi! (TVN) – Chỉ dựa vào hai tiêu chí mà luật quy định, đội ngũ giảng viên ĐH của chúng ta chắc chắn còn lâu mới đạt đến trình độ khu vực chứ chưa nói đến trình độ quốc tế.
Những con đường tới trường xem mà…run sợ (VNN) -Nghèo khó, thiên tai, chiến tranh…. là những nguyên nhân khiến trên thế giới vẫn còn những đứa trẻ phải trèo đèo lội suối, bất chấp bom đạn để đi tìm con chữ.
Cảnh cáo phó phòng GD ‘quan hệ’ với 10 nữ giáo viên (VNN) —Ai cho giáo viên trung thực? (VNN)
Trường học tiền tỷ chưa bàn giao đã… nguy cơ sập (VNN)
Trà, cà phê ‘đánh thức’ gen ung thư (VNN) -Trà, cà phê và một loại hương liệu sử dụng trong ngành chế biến thịt lợn đứng đầu bảng danh sách các loại thực phẩm có khả năng kích hoạt gen ung thư.
Bài thuốc nam chữa viêm xoang (TN)
<<<===Thu Minh mặc váy ‘gây hiểu nhầm’ (GDVN)
Vụ thảm sát 5 thợ rừng: Lời khai rợn tóc gáy của kẻ thủ ác (TN) —TPHCM: Kinh hoàng container cuốn hàng chục phương tiện vào gầm (KT) —Xe container đâm 11 xe dừng đèn đỏ (ĐV)
Xôn xao nữ sinh Trung Quốc làm tang lễ cho chính mình (VTC) —-Đã rõ nguyên nhân vụ PGĐ sở lái “xe điên” - VietnamNet —-Vé số rách rời 8 mảnh, Công ty XSKT Đà Nẵng vẫn trả thưởng - Tuổi Trẻ —Xe tải lao thẳng vào resort -Ngoisao.net
Lý Nhã Kỳ không dọa mà chỉ ’quát’ giá váy (ĐVO)- Lý Nhã Kỳ nói không đem váy ra dọa ai nhưng giá những bộ đồ cô sở hữu khiến nhiều người phát hoảng. —Hai đối tượng bịt mặt dùng súng truy sát một thanh niên (TN)
Độc chiêu khủng bố con nợ ‘có 1 không 2′ (VNN) —Chủ nhà hàng mách chiêu bán phở lợn sề (VNN) –Tiêu hủy hơn 1 tấn heo sữa thối (TN)
Xe đâm vào vách núi, lật trên đèo Prenn, 36 người thoát chết (TNO) Khoảng
5 giờ 20 phút sáng nay 3.4, trên đèo Prenn Đà Lạt (Lâm Đồng) xảy ra vụ
tai nạn nghiêm trọng khiến 15 người phải đi cấp cứu.
Nữ sinh cấp 3 lộ clip sex quay ở nơi công cộng -Kênh 14 —– Đại gia chi gần 17 tỷ đồng làm đám cưới con trai -Ngoisao.net —-Biến hóa chất dỏm thành sữa tắm ngoại (TT)
Hàng chục tấn dầu vón cục xâm lấn bãi biển Vũng Tàu (Tinnong) -Chỉ
trong buổi sáng nay 3.4, nhân viên khu du lịch biển Đông (TP.Vũng Tàu)
đã thu gom 900 bao tải dầu vón cục, mỗi bao nặng khoảng 40kg.
Thống đồng Bình hết sức 'mâu thuẫn về giá vàng'
Ngày 4/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng thứ hai, với
tổng khối lượng vàng dự kiến 26 nghìn lượng và mức giá tham chiếu 43.61
triệu đồng/lượng.
Tuy nhiên, những ảnh hưởng lên thị trường của đợt đấu thầu lần thứ nhất
hôm 28/3 khiến giới chuyên gia quan ngại về chính sách quản lý vàng của
Ngân hàng Nhà nước.
Giá vàng trong nước vẫn chênh lệch khá cao so với giá vàng nước ngoài, bất chấp những thay đổi trong chính sách của Ngân hàng Nhà nước. |
Đợt đấu thầu hồi cuối tháng Ba, cũng với lượng chào thầu 26 nghìn lượng
vàng và giá tham chiếu 43,6 triệu đồng/lượng chỉ có hai đơn vị trúng
thầu và lượng vàng được mua chỉ dừng lại ở 2000 lượng, đồng nghĩa với
việc 24 nghìn lượng còn lại không có người mua.
Không những vậy, giá tham chiếu của Ngân hàng Nhà nước đặt ra bị chỉ trích là 'quá cao'.
Trước tác động của phiên đấu thầu này, giá vàng miếng trong nước đã tăng
trở lại, khoảng cách chênh lệch giữa vàng trong nước với thế giới cũng
tăng từ 2,8 triệu đồng/lượng lên hơn 4 triệu đồng/lượng.
Trả lời phỏng vấn BBC tiếng Việt ngày 3/4, kinh tế gia Lê Đăng Doanh cho rằng đây là "điều hết sức mâu thuẫn."
"Ngân hàng Nhà nước nói muốn bình ổn thị trường vàng nhưng lại không quan tâm đến việc giảm giá vàng," ông nói.
"Cách đây ít lâu, thông điệp của Thống đốc đưa ra là muốn kéo giá vàng
về với giá thế giới. Nhưng gần đây ông ấy lại nói là không quan tâm tới
điều ấy nữa."
"Tôi thấy rằng đây là điều hết sức mâu thuẫn và không biết là chính sách
đó của Nhà nước đang giúp giải quyết gì cho thị trường vàng Việt Nam
hiện nay?"
"Trước kia thì thống đốc nói là bình ổn và có thị trường vàng, muốn kéo
giá vàng trong nước chênh lệch khoảng độ 500 nghìn đồng/lượng là phù hợp
so với chi phí. Nhưng giờ lại thấy hành động của Ngân hàng Nhà nước
không đi theo hướng ấy."
"Nếu không đi theo hướng ấy, thì liệu thị trường vàng có thực sự là thị
trường vàng hay không, và liệu có huy động được vốn vàng trong người dân
hay không?"
Ông Lê Đăng Doanh cho rằng cần tạo sự thông thương giữa thị trường vàng trong nước và nước ngoài, rút ngắn độ chênh lệch giá giữa hai thị trường. |
Hôm 1/4 vừa qua, Thiếu tướng Nguyễn Tiến Lực - Phó Tổng cục trưởng, Tổng
cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm cho biết việc Ngân hàng Nhà nước
giao doanh nghiệp SJC được dập và kinh doanh vàng miếng và coi đó là
thương hiệu vàng quốc gia đang gây nhiều vấn đề cho nền kinh tế.
Trả lời báo trong nước, ông Lực nói từ năm 2012 đến nay ngoài việc xuất
hiện độ chênh lệch giá lớn giữa giá vàng trong nước và nước ngoài, đã
xuất hiện vàng giả SJC, vàng kém chất lượng đưa vào các doanh nghiệp
kinh doanh bán cho dân.
"Việc quy định SJC là thương hiệu vàng quốc gia đã đem lại lợi ích cho
Công ty SJC, làm phương hại đến lợi ích của các thương hiệu vàng miếng
khác", ông Lực bình luận.
Ngoài ra, sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và nước ngoài được ông
Lê Đăng Doanh cho rằng dễ làm gia tăng tình trạng buôn lậu:
"Ngân hàng Nhà nước muốn kiểm soát vàng chấm dứt hiện tượng đầu cơ vàng và tình trạng buôn lậu."
"Nhưng giá vàng càng chênh lệch giữa giá trong nước và giá thế giới thì tạo điều kiện khuyến khích cho việc buôn lậu."
"Trong kinh tế học, người ta đã xác định nếu mức cách biệt giá quá lớn,
không có bức tường thành nào của thuế qua hoặc hải quan có thể ngăn chặn
được việc buôn lậu."
"Với tình hình đó thì tôi nghĩ tình hình buôn lậu vàng vẫn sẽ tiếp tục xảy ra."
"Tạo sự thông thương"
Ông Lê Đăng Doanh cho rằng cần "tạo sự thông thương giữa thị trường vàng trong nước và thế giới".
"Tôi nghĩ rằng đã đến lúc cần phải có tham khảo ý kiến của các chuyên
gia và của hiệp hội vàng để đưa ra giải pháp có tính chất thị trường"
Ông cũng cho rằng cần phải đạt được chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới vào khoảng 500 nghìn đồng/lượng.
"Như vậy sẽ chấm dứt được tình trạng buôn lậu vàng," ông nói.
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét