Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

Tin ngày 03/4/2013 - cập nhật

Chính trị – Xã hội

Trung Quốc, ASEAN nhất trí xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông - (Petrotimes)   —Quan điểm mới nhất của Mỹ về tranh chấp ở Biển Đông (ĐV)
Mỹ ủng hộ đưa tranh chấp biển Đông ra tòa án quốc tế (NLĐ)   —Trung Quốc lo bị bủa vây tứ phía (TP)
Thiếu tướng Lê Kế Lâm: TQ bật đèn xanh cho cấp dưới (ĐV)    –Làm gì để vô hiệu hóa mối đe dọa quân sự TQ? (VNN)
Thêm một bài thơ “sục sôi” tình yêu nước gửi lãnh đạo TQ (GDVN)  —TS Nguyễn Nhã bật khóc trước lá thư của học sinh gửi lãnh đạo TQ (GDVN)
Cô giáo ra đề thư gửi lãnh đạo Trung Quốc: ‘Người lớn giật mình’ - (GDVN) – “Có lẽ chúng ta và cả ông cũng nên đọc một số lời các em đã viết, để biết thế hệ tương lai của Việt Nam nghĩ gì về đất nước mình và…
Chà! cái này ngó bộ..”lạ” hè- “người lớn giật mình”- Người lớn nào mà giật mình thế nhỉ??? Cô Giáo mà hôm nay ra được cái Đề văn như thế mà học trò Tiểu học viết được như thế là điều đáng mừng và nên “nhân rộng” ra chớ-Vì như hế là hy vọng Tổ quốc Việt nam sẽ bền vững và lấy lại được những gì bị “Trung cộng lấy”- “Người lớn giật mình” là người lớn hèn ,bưng bô cho Trung cộng,làm tay sai cho TC. mới phải giật mình.Nó bán nước nó mới giật mình sợ Bắc kinh nó đập đầu.
Trung Quốc không còn là ‘Chúa tể Voldemort’? (TVN) -  Những năm qua, Washington luôn coi Trung Quốc là Chúa tể Voldemort trong vấn đề địa chính trị – tức là người không được gọi đích danh vì sợ gây tổn hại đến quan hệ kinh tế và ngoại giao. Nhưng chính sách đó dường như đã kết thúc trong những tuần gần đây.
Trung Quốc lại giở chiêu ‘la làng’ trên Biển Đông - Tiền Phong    —-Biển Đông và nỗi lo trước mùa mưa bão - SGTT
Việt Nam: Kẻ nghèo ngồi canh “núi của” ở Biển Đông (TTXVN) - - Lời tòa soạn: Trong vài năm trở lại đây, vấn đề Biển Đông luôn được các độc giả trong và ngoài nước quan tâm. Ngày càng nhiều các học giả đưa ra những bằng chứng…
Tin này xuất hiện trên Baomoi.com, nhưng theo đường dẫn qua Danviet thì mất tiêu!?  : Tàu cá trình báo bị Trung Quốc phá hủy, tịch thu tài sản - Dân Việt
ở chỗ này cũng chép lại một khúc rồi dẫn Link,qua DV cũng không.  :
http://news.skydoor.net/news/Tau_ca_trinh_bao_bi_Trung_Quoc_pha_huy_tich_thu_tai_san/341799
Tàu cá trình báo bị Trung Quốc phá hủy, tịch thu tài sản -Dân Việt – Một chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu cá Quảng Ngãi đã trình báo việc bị tàu Trung Quốc uy hiếp, rồi dùng vật nhọn đâm thủng thùng nước ngọt, chặt dây hơi quăng xuống biển và thu một máy thông tin….Xem tiếp>>>
Ở đây còn nguyên Bài:   http://citinews.net/xa-hoi/tau-ca-trinh-bao-bi-trung-quoc-pha-huy–tich-thu-tai-san-2GKHAAY/
Tàu chiến Mỹ đến Singapore (NLĐ)
Bị phạt nặng nếu xuất bản bản đồ thiếu Hoàng Sa và Trường Sa(RFA)    —Cảnh sát biển VN sẽ túc trực bảo vệ ngư dân(RFA)
Sớm lập tổ chức công đoàn ở huyện đảo Trường Sa (TTXVN)  —Dân mạng tung hô “bản đồ sống” mang dáng hình Việt Nam (TN)
Việt Nam xét xử vụ ông Đoàn Văn Vươn (VOA)    —Công an đánh đập và bắt bớ người dân đến phiên tòa Đoàn Văn Vươn (RFA)   —Diễn tiến ngày đầu tiên phiên tòa xử ông Đoàn Văn Vươn (RFA)
Một ngày với phiên toà Đoàn Văn Vươn (Lê diễn Đức -RFA)
‘Thu phục lòng dân’ (BBC) -  Bà Kim Chi nói tha bổng ông Vươn sẽ thu phục được lòng dân  –.Bà Kim Chi lên tiếng về vụ Tiên Lãng (BBC/nghe)
Đảng Cướp Đất (Ngô nhân Dụng -Nguoiviet) -Sau này lịch sử Việt Nam sẽ ghi nhận trong thế kỷ 20 diễn ra một vụ cướp đất khổng lồ do đảng Cộng sản Việt Nam chủ động.
Anh em ông Ðoàn Văn Vươn đối diện bản án trái luật (NV)  —Vụ xử anh Đoàn Văn Vươn – Tấm ảnh của AFP (Hiệu Minh)
* Báo Tuổi trẻ: Xét xử Đoàn Văn Vươn và đồng phạm: nhiều bị cáo phản cung, kêu oan nhưng nội dung đã bị thay bằng tin “Bắt ốc, hai học sinh tiểu học chết đuối“. (Anhbasam)
Vì sao vụ Đoàn Văn Vươn không chuyển sang Tòa (VNN)
Xét xử vụ án Đoàn Văn Vươn: Bị hại xin giảm nhẹ cho bị cáo  (NLĐO)- Ngày thứ 2 xét xử vụ án Đoàn Văn Vươn (3-4), ngoài việc không yêu cầu bồi thường thiệt hại, tổn thất về tinh thần, một số bị hại còn nói: “Các bị cáo vi phạm pháp luật nhưng một phần do bức xúc nên cần xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo”.
Chống trả chỉ nhằm cảnh báo (?!)  (NLĐ)  -Bị cáo Đoàn Văn Vươn nói rằng việc cho nổ bình gas và dùng súng bắn là để “cảnh báo” chứ không có mục đích giết người song HĐXX nêu rõ đây là những công cụ rất nguy hiểm, các bị cáo hiểu rõ có thể gây chết người  >>>Ngày đầu xét xử vụ Đoàn Văn Vươn: Các bị cáo bác lời nhau >>>Xét xử anh em ông Đoàn Văn Vươn >>>Vụ Tiên Lãng: 8 luật sư bảo vệ gia đình ông Đoàn Văn Vươn >>>Vụ Tiên Lãng: Đầu tháng 4, xét xử ông Vươn và người thân
Tường thuật và quan điểm về phiên xử ông Đoàn Văn Vươn của blogger Nguyễn Tường Thụy và Linh mục Nguyễn Văn Phương Chánh xứ Giáo xứ Thái Hà. (RCTM)
“Giết người” hay “Tình tiết giảm nhẹ”? (RFA)  — Bị cáo Vươn thừa nhận: “Có kế hoạch chống cưỡng chế” (PL) -Một số bị cáo phản cung, phủ nhận sự tham gia vào việc chống cưỡng chế nhưng lời khai chứa đựng nhiều mâu thuẫn.
Quan điểm của LS. Lê Thị Công Nhân về Dự thảo nghị định “cho công an CSVN bắn người chống cán bộ thi hành công vụ” (phần 2) (RCTM)
Nhận định của ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân, về một vài ý niệm căn bản đã được nêu lên và rất cần thiết trong hiến pháp. (RCTM)
Công an TP HCM lên tiếng về thu hồi đất  (BBC) -  Công an TP HCM lo ngại thu hồi đất cho dự án làm ăn dễ bị các nhóm lợi ích lạm dụng và đề nghị Nhà nước không can thiệp.
Ngày càng nhiều người Việt Nam vượt biển sang Australia tị nạn (VOA)
VN cần hơn 10 tỷ đô la để khắc hậu quả bom mìn sau chiến tranh(RFA)   —-Việc cắm mốc biên giới Việt – Lào sắp hoàn tất(RFA)
*****************************************************************************************************************

DANH SÁCH NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 30) -(Boxitvn) – Số người ký tên đến đợt 30: 12.654

Cướp đất của dân làm hại kinh tế   (Ngô nhân Dụng – Nguoiviet) -Khi một nhóm người chiếm quyền sở hữu tất cả ruộng đất trong một nước, không phải chỉ những người dân mất đất bị thiệt thòi.
Nỗi niềm của cựu tù Thanh Cẩm (Nguyên Huy -Nguoiviet) – Vào trưa hôm Thứ Bẩy, 23 Tháng Ba, tại tư gia cựu tù Lê Sơn trong thành phố Anaheim, hơn 30 anh em cựu tù Thanh Cẩm, Thanh Hóa, cùng phu nhân của mình đã có cuộc họp mặt hàng năm để nhìn lại sinh hoạt của “gia đình” sau một năm và nhất là sau đại hội toàn thế giới lần thứ hai của cựu tù Thanh Cầm diễn ra trong hai ngày vào Tháng Năm năm ngoái tại Nam California.
Có lạm phát hay không? (Nguyễn xuân Nghĩa -Nguoiviet) –  Bài này không viết về lạm phát tại Việt Nam nên nhà mạng của nhà nước Hà Nội khỏi mất công chặn phá. Xin cứ đọc thoải mái…

Chính Sách Hạt Nhân Của Triều Tiên – Lợi Thế Chiến Lược Của Mỹ?  -Đào Như (Vietbao)
Trang Sử Việt: Trương Hống, Trương Hát - Nguyễn Lộc Yên -(Vietbao) – Hai anh em ông Trương Hống và Trương Hát là danh tướng của Triệu Quang Phục. Không rõ năm sinh và năm mất của hai ông. Hai anh em ông đã giúp Triệu Việt Vương đánh đuổi quân Lương xâm lược ra khỏi đất nước.

Lỗ Trí Thâm – Sự phá sản mang tên Đoàn Văn Vươn (Danluan)

Phạm Chí Dũng – Bài học từ Tiên Lãng (Danluan)

Thiện Hýp – Vè Tiên Lãng(Danluan)

Xích Tử – Báo chí Việt Nam, qua hiện tượng Đài Truyền hình Việt Nam muốn làm Pháp đình tôn giáo(Danluan)

Đào Tuấn – Thưa Bộ trưởng, ông cứ giả vờ kê cao gối mà ngủ quên  (Danluan)

Chris Brummitt – Công lý bị thách thức tại Việt Nam(Danluan)

Trần Huy Thuận – Ba mươi năm “Chỉ thị Z30″- không có địa chỉ chịu trách nhiệm(Danluan)

TS. Vũ Duy Phú – Thư ngỏ gửi Chủ tịch nước và Tổng Bí thư(Danluan)

Nguyễn Văn Thạnh – Đấu tranh bằng con tim và lý trí(Danluan)


THẤY GÌ QUA VỤ ÁN ĐOÀN VĂN VƯƠN (BS. Hồ Hải)

Đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định của Dự thảo Hiến pháp sửa đổi năm 2013 – CVHP
Điều 4: Đề nghị sửa thành:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức chính trị nhận trách nhiệm lãnh đạo nhà nước do nhân dân uỷ thác thông qua quá trình bầu cử tự do. Đảng Cộng sản Việt nam cử đại biểu của mình tham gia tranh cử vào các chức danh của bộ máy nhà nước.
2. Đảng Cộng sản Việt nam, các cơ quan và đảng viên của Đảng chấp hành hiến pháp và pháp luật.
3. Các hoạt động của Đảng phải chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân. Cơ chế kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với các hoạt động của Đảng được luật quy định.
Phiên xử Đoàn Văn Vươn qua lời kể của LS Trần Đình Triển » (ĐCV)
Nông dân Việt Nam bị đưa ra tòa vì tội chống lại công an (AP/ DCVOnline)
Thế lực thù địch của Đảng (DCVOnline)
Bia Mộ – Chương 1  -(DCVOnline)
PGS, TS. ĐINH NGỌC VƯỢNG: Ý CHÍ NGƯỜI DÂN VÀ SỰ MINH BẠCH CẦN THIẾT CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN (Bùi Văn Bồng)
Hãy chấm dứt làm những con hủi, hãy làm Người! (QLB). “Họ đã gây tội ác không những đối với đồng loại mà đối với chính những người thân yêu của họ và gây tội ác đối với chính bản thân họ! Họ đã đánh đổi Hạnh phúc có thật của mình cho một chủ thuyết, cho một Đảng mà đến hôm nay đã hiện nguyên hình chính là Đảng X – Đảng tham nhũng, độc tài, phát xít”. Những bài báo như thế này vô tình đã phơi bày cho mọi người thấy những cái trò gian manh, lừa đảo của chế độ ta. (Anhbasam)
Khi bộ trưởng hứa cái rẹt, nói ráo hoảnh (Đào Tuấn)
Có đất nào như đất ấy không ? (Vương Trí Nhàn). “Giáo dục phải đào tạo ra những con người tự do, tự mình đi tìm chân lý, sự thật. Nói theo một cách nào đó, sống tức là lựa chọn. Con người tự do là con người có ý chí và có khả năng tự mình lựa chọn, chứ không phải chịu sự áp đặt của người khác, dù là ai, trong lựa chọn. Và khi đã lựa chọn, thì tự mình chịu trách nhiệm về sự lựa chọn đó…”
Hơn 150 cựu binh đảo Trường Sa Đông tổ chức gặp mặt (PL)-  Hồinăm ngoái cũng xin phép tổ chức ở Nha trang nhưng rồi “bị trớt quớt”.
Bị tố cáo, Chủ tịch HĐQT Khoáng sản Bắc Kạn“chửi thề“ - Pháp luật VN   —-Tranh cãi xem bóng đá, Chủ tịch xã ra lệnh còng tay dân - TP   —–Cà Mau: Phó phòng giáo dục nhắn tin khiếm nhã (DV)
Di sản thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng bị cầm cố thế nào?  (VNN) -Thật khó tin khi giấy giao nhận hồ sơ (sổ đỏ của di sản thiên nhiên thế giới) rất sơ sài, bà Trường không hề ghi chức vụ và cả hai bên đều không đóng dấu của cơ quan.

Trong quy hoạch vẫn được cấp phép xây dựng (NLĐ)

Thứ trưởng và Nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng ngược chiều (DV)  —Cựu ứng viên TT Mỹ thăm gia đình cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (VNN)
Xã văn hóa vì…đạt chỉ tiêu đưa người đi cai nghiện? (ĐVO) – Xã Tây Tựu đã lựa chọn cách không trao giấy chứng nhận gia đình văn hóa cho tất cả các hộ dân vì có trao họ cũng không treo.
Thư ngỏ gửi bộ trưởng Thăng về đường sắt tốc độ cao! (ĐV)  —  —–Việt Nam xếp top thế giới về nạo phá thai (ĐV)
Mobifone giải thích chào mừng tới Trung Quốc ở thác Bản Giốc (ĐV)   —Bò Úc, bò Mỹ, thịt “bẩn” tuồn vào Việt Nam (VEF)
Ăn lương tối thiểu khó kiếm người yêu (VEF)  -Với mức lương tối thiểu 3 triệu đồng, chưa đủ trang trải những nhu cầu tối thiểu, không dám nghĩ tới giao lưu, giải trí… khiến nhiều bạn trẻ gần như không dám nghĩ chuyện yêu đương, gia đình.   —Thất nghiệp tiếp tục tăng  (SGTT)
Triệu góp ý và một bản dự thảo (VNN) -Thống kê cho thấy trong đợt cao điểm góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp, đã có tới 20 triệu lượt ý kiến. Hình hài của đạo luật gốc sẽ như thế nào?   —Nhân dân TP.HCM cơ bản đồng thuận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (PL)
300 năm nữa Việt Nam mới phá hết bom mìn (TN)
Muốn đường tốt thì… đóng phí nhiều lên!  (NLĐ) -Trên Quốc lộ 1A đoạn Hà Nội – TPHCM sẽ có 21 trạm thu phí BOT và khoảng cách giữa các trạm sẽ là 70 km   —-Dùng đường bộ “buôn bán” với dân (TP)
Phí đường bộ sẽ tăng gấp 3,5 lần  -TP – QL1A là huyết mạch tuyến Bắc Nam của cả nước. Tuy nhiên, đang có nhiều quan ngại khi việc mở rộng 4 làn xe với hình thức BOT sẽ dẫn tới phí chồng phí khi hàng loạt trạm thu phí mới hình thành và tồn tại tới hơn 20 năm. Mức thu phí sẽ cao gấp 3,5 lần.
- Nước mưa thì không phải đóng phí (LĐ).  – Đầu tư mở rộng QL1: Lo phí chồng phí! (VNN). - Thứ trưởng Bộ GTVT: Không có chuyện trạm thu phí dày đặc ở quốc lộ 1A (GDVN).
Lao động ở Malaysia thiệt đủ đường (NLĐ) -Không được tăng lương theo quy định mới, lao động Việt Nam ở Malaysia còn bị trừ thuế levy, trừ tiền ở ký túc xá…
Đừng đẩy khó cho dân (NLĐ) -  Làm việc với Đoàn Đại biểu (ĐB) Quốc hội TPHCM về tình hình thực hiện Luật Cư trú tại quận Bình Tân sáng 2-4, nhiều ĐB cho rằng một số điều khoản của luật đang gây khó cho người dân trong việc đăng ký tạm trú, thường trú.  >>>Dự Luật cư trú: Dễ cho Nhà nước, khó cho dân >>>Thực hiện Luật Cư trú, nhiều bất cập phát sinh >>>Sau một năm thực hiện Luật Cư trú: Phát sinh kẽ hở
Đến lượt Trung Trung bộ khát nước  -SGTT.VN – Cùng với Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Trung Trung bộ cũng đang thiếu nước. Mưa ít, nắng nóng đến sớm nên mới đến tháng 3 mực nước trên các sông, hồ, đập ở các tỉnh Trung Trung bộ đã xuống rất thấp.
Đưa vụ đòi nước cho sông Vu Gia ra Quốc hội (PL)   —Đại biểu dân cử không nên trả lời báo chí kiểu đối phó (PL)
Thành phố Rạch Giá thiếu nước ngọt nghiêm trọng -TP – Nắng nóng kéo dài nhiều ngày qua khiến cho mực nước trên các sông ở TP Rạch Giá (Kiên Giang) xuống thấp, độ mặn tăng cao, lấn sâu vào nội đồng. Nguồn nước ngọt phục vụ cho hoạt động của nhà máy nước ở TP Rạch Giá đã bị nhiễm mặn, kéo theo việc cung cấp nước cho sinh hoạt cho cả thành phố và huỵện Hòn Đất bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Cảnh báo hàng Trung Quốc đội nhãn mác Việt -(PL) -Hai năm cách chức bảy đội trưởng, luân chuyển 60 cán bộ vì có dấu hiệu nhũng nhiễu.
“Lợi dụng chính sách kích cầu, khuyến khích tiêu dùng hàng VN của nước ta, nhiều mặt hàng sản xuất từ Trung Quốc đã được đưa vào thị trường nội địa, dán mác Việt Nam để bán…” – bà Nguyễn Thị Như Mai, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hà Nội kiêm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội, đã cảnh báo như vậy tại cuộc giao ban báo chí do Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 2-4….
Mười năm nữa mới có thị trường điện đúng nghĩa (TBKTSG)     —21.700 tỷ đồng nâng lương tối thiểu công chức? (VnEc)
Hát giữa ngàn khơi (SGGP). - Sinh ra để lặn biển (TT). - Hơn 150 cựu binh đảo Trường Sa Đông tổ chức gặp mặt (PLTP). 
Thêm một bài thơ "sục sôi" tình yêu nước gửi lãnh đạo TQ (GDVN). 
Biển Đông và nỗi lo trước mùa mưa bão (SGTT). - Vì sao VN chưa lúc nào thành quốc gia có sức mạnh trên Biển Đông? (TTXVN/GDVN). 
Trung Quốc “tung tin vịt” chuyện 'mon men' tới bãi ngầm James? (PT). 
Trung Quốc, ASEAN nhất trí xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (PT). 
Hạm đội tàu chiến Trung Quốc trở lại Biển Đông (DT). - Trung Quốc tung tin “vịt” về hạm đội tàu chiến ở Biển Đông? (DT). - Trung Quốc lại giở chiêu 'la làng' trên Biển Đông(TP). 
Trung Quốc lo bị bủa vây tứ phía (TP). 
Mỹ hết sức lo ngại về căng thẳng biển Đông (TN). - Hoa Kỳ sẽ đồn trú luân phiên tại Singapore (PT). 
- TỄU TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP PHIÊN TÒA XỬ ANH VƯƠN (Tễu). 
- DOANVANVUON.COM (Thùy Linh). - LẠI VẪN VƯƠN.... (Văn Công Hùng). 
- Thông tin tiếp theo về tình hình Trương Văn Dũng (Nguyễn Tường Thụy).  - NỖI BUỒN HOA PHƯỢNG (Mai Xuân Dũng). 
- Xử sơ thẩm vụ án "Đoàn Văn Vươn cùng đồng bọn giết người, chống người thi hành công vụ" (CAND).  - Mời xem lại: Thng: Thu hi, cưng chế, phá nhà ông Vươn là sai lut (ĐV). Chống lại những kẻ làm sai luật, bảo vệ tài sản hợp pháp của mình, chẳng lẽ sẽ bị án nặng thế này: Ông Đoàn Văn Vươn có thể lĩnh án từ 12 năm tù ? 
- Nguyễn Văn Thạnh: ĐẤU TRANH BẰNG CON TIM VÀ LÝ TRÍ (Huỳnh Ngọc Chênh). 
Hội thảo về giảng dạy các môn học về nhân quyền (TTXVN). 
Hơn 26 triệu ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (SGGP). 
Đại biểu dân cử không nên trả lời báo chí kiểu đối phó (PLTP). 
- Thừa Thiên - Huế: Chủ tịch xã bị tố đánh người, còng tay dân trái phép (DT). 
Sẽ đưa vụ "tranh chấp" nguồn nước thủy điện Đăk Mi 4 ra Quốc hội (Infonet). - Đấu tranh đòi ngưng xây đập trên Nộ giang (SGTT). - Thủy điện bức tử sông Đắk Bla (TT). 
Vinashin, Vinalines từng đứng trên bờ vực phá sản (Infonet). - Vinashin sẽ trả được nợ khi kinh tế thế giới phát triển lại (VOV). - Chính phủ sẽ đòi nợ khi Vinashin, Vinalines có điều kiện (PN Today). - Khoanh nợ cho Vinashin, bán bớt tàu Vinalines (TP). 
Bảo tàng Hà Nội sắp có “em” (LĐ). 
- Xin cứu BĐS “khôn lỏi” dễ nghe hơn “lời trái tai” Alan (Alan Phan). “Dù phía sau những tranh luận, phản biện đó là gì, nhân danh ai, dù rằng cả 2 phía đều nhắc đến lợi ích của người dân có nhu cầu nhà ở, thì điều hiển hiện rõ ràng nhất là một bên “nổi giận” để bảo vệ bản thân và túi tiền đang nguy cơ rơi rụng hết, một bên lỡ động chạm đến các chủ thể nắm lợi ích khổng lồ đó”. - “Thị trường bất động sản đã dạy chúng ta bài học đắt giá” (VnEco). - TS Alan Phan nhận lời tranh luận trực tiếp về bất động sản (TT). - "Chỉ cần 30% DN tồn tại là đủ hồi sinh thị trường BĐS" (GDVN). 
- Khi bộ trưởng hứa cái rẹt, nói ráo hoảnh (Đào Tuấn). 
Khởi tố vụ "chạy" suất chung cư người nghèo (TN). 
- Biên chế cán bộ, công chức, viên chức: Nghịch lý thừa và thiếu: Bài 2: Bất cập giữa số lượng và chất lượng (HNM). - Chủ tịch xã mới học lớp 4 (NNVN). - Cà Mau: Phó phòng giáo dục nhắn tin khiếm nhã (VNE/DV). - Bị tố cáo, Chủ tịch HĐQT Khoáng sản Bắc Kạn“chửi thề“ (PLVN). - VFF lại nhận được “rượu tự trọng” (LĐ). - Nên 'thưởng' cho… trộm!(PT). 
Sổ đỏ và ngày nói dối (TTVH). - Vụ mang sổ đỏ di sản thế giới (Phong Nha - Kẻ Bàng) đi “cầm cố”: Trần tình của Giám đốc Vườn Quốc gia (TP). 
Nâng cấp quốc lộ 1 cần 120 nghìn tỷ đồng (Infonet). - Không có chuyện phí chồng lên phí sau nâng cấp Quốc lộ 1 (ĐĐK). - Phí đường bộ sẽ tăng gấp 3,5 lần (TP). 
Trung Quốc tiếp tục điều chỉnh tăng lương tối thiểu (TTXVN). 
Thảm cảnh khốn khó của không quân Triều Tiên (Infonet). - Vì sao Triều Tiên tái khởi động lò phản ứng có thể là tin tốt? (LĐ). - Mỹ điều chiến hạm thứ hai đến khu vực bán đảo Triều Tiên (TN).

Kinh tế

Ngân hàng “thừa” 110 nghìn tỷ đồng vốn vàng (VnEc)
Có “cửa” nào cho Tràng Tiền Plaza? (VnEc)  —-  —-Kinh tế buồn, càng sôi… tranh cãi - VnEconomy   ——“Thị trường bất động sản đã dạy chúng ta bài học đắt giá” - VnEconomy
Kinh doanh hàng không ở Việt Nam “tồn tại đã là khó”  -VnEconomy   —–Nhóm BĐS gửi thư mời TS.Alan Phan trong thất vọng (ĐV)
TS. Alan Phan: “Hiểu rõ luật chơi và cúi đầu chấp nhận”  (SGTT)   —Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM từ chối đối thoại với Alan Phan (TP)
‘Nếu để khủng hoảng, hậu quả khôn lường!’ (TP)  —Bi hài DN địa ốc ‘cầu cứu’ cổ đông (TP)
Thỏa sức chăn trâu trên đất của đại gia Hà Thành (VL) -Những bãi đất bỏ không giữa những khu biệt thự đầy ngổn ngang trong khu đô thị mới (KĐTM) Dương Nội trả thành bãi thả trâu lý tưởng.
Hoang vắng ở đô thị kỳ vọng đẹp nhất Đông Nam Á (VL)  ——Hậu đấu thầu vàng, khoảng cách chênh lệch tăng lên 4,1triệu (ĐV)
Vì sao ông Đặng Văn Thành bị Sacombank xiết nợ? (ĐV)   —Nhân viên ngân hàng vỡ nợ 50 tỉ đồng (NLĐ)
Mua rễ tiêu, thương lái Trung Quốc triệt hạ đặc sản VN (VNN)  -Thời gian gần đây người trồng hồ tiêu ở huyện Chư Sê (Gia Lai) xôn xao việc thương lái Trung Quốc thông qua tiểu thương trên địa bàn lùng mua gốc, rễ hồ tiêu với giá cao   —Người Đài Loan thuê đất trồng thanh long ở Bình Thuận (NLĐ)
Ế ẩm, tiểu thương không dám đua theo giá xăng (VNN)    —-DN ‘thây ma’ khó có cửa vay vốn (VNN)
Lãi suất “đi ngược”  (TN) -Hơn 1 tuần trôi qua kể từ khi Ngân hàng Nhà nước  chính thức thực hiện giảm lãi suất huy động từ 8% xuống 7,5%, lãi suất cho vay vẫn chưa giảm. Đáng nói là, lãi vay trung và dài hạn vẫn ở mức cao khiến doanh nghiệp khó có thể lên kế hoạch đầu tư lâu dài.
Việt Nam liệu quay lại tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ? (TTXVN). 
Kiến nghị đưa lãi suất huy động về 7% (PT).
Hoàn thiện cơ chế kiểm soát giá vàng trúng thầu (ĐT). - Giá vàng bất ngờ “lao dốc” (KP). 
Nhà ở xã hội: Cả dân và doanh nghiệp cùng kêu (ANTG). - Cách tiếp cận tiên đề cho bài toán giải cứu bất động sản (SGTT). 
Quỹ bình ổn xăng dầu có... ổn? (SGGP). - Một người dân vẫn ngủ ngon khi nghe tin giá xăng tăng (Tin khó tin). 
Kinh doanh hàng không ở Việt Nam “tồn tại đã là khó” (VnEco). - Hàng không cạnh tranh đường bay Air Mekong để lại (NLĐ). 
Ế hàng hiệu Gucci - Milano thanh lý (VNE). - Thanh lý đồ Gucci và Milano ở cửa hàng 63 Lý Thái Tổ, chưa ai đăng ký (LĐ). 
Vụ sữa dê Danlait bán giá “cắt cổ” người tiêu dùng: Ai tiếp tay? (PL&XH). - Vụ sữa dê Danlait: Cấp phép đối nhau chan chát (VTC/Infonet). 
Xử lý dứt điểm vấn đề chồn nhung đen trong tháng 4 (NNVN). 
Làm ăn với Trung Quốc: Từ thua tới... thiệt (DNSG). - VinaPhone trước nghi vấn nhập lậu SIM (LĐ/Sống mới). 
Lao động VN tại Hàn Quốc không tin chiến tranh sẽ xảy ra (Sống mới). 
Bộ trưởng tài chính Síp mất chức vì để xảy ra khủng hoảng (DT).

Thế giới

Tư lệnh Lực lượng Quốc tế ở Afghanistan đi thăm Pakistan (VOA)
Triều Tiên: ‘Chơi bài ngửa’ là diệt vong (TP)   —Bắc Triều Tiên tái khởi động lò phản ứng hạt nhân (VOA)   —-Triều Tiên cấm công nhân Hàn Quốc vào khu công nghiệp Keasong (SGGP)
Triều Tiên – Những thông tin tuyệt mật (ĐV) – ….Một nguồn tin từ Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho biết là trên thực tế tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao đã được Bình Nhưỡng áp dụng với các đơn vị tên lửa từ ngày 26/3 và mục tiêu của các đòn tấn công được tuyên bố là các căn cứ quân sự Mỹ ở Hawai, Guam và phần lục địa của lãnh thổ Mỹ (Alaska).
Đêm 28 rạng ngày 29/3, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã ký một sắc lệnh theo đó bộ đội tên lửa sẵn sàng tấn công vào các căn cứ của Mỹ ở Nam Triều Tiên và Thái Bình Dương. Sáng 30/3, Kim Jong-un lại tuyên bố tình trạng chiến tranh với Hàn Quốc. Liệu có một cuộc tấn công bằng tên lửa vào các mục tiêu như đã tuyên bố trên không và khả năng thực sự của Bắc Triều Tiên đến đâu? …
Mỹ điều tiếp chiến hạm tới Thái Bình Dương   (VNN) -Lầu Năm Góc tuyên bố điều thêm hai chiến hạm nữa tới tây Thái Bình Dương sau khi vừa cử tàu khu trục tàu khu trục USS Fitzgerald áp sát Triều Tiên.
13 trẻ em chết trong vụ hỏa hoạn tại trường Hồi giáo ở Miến Ðiện(VOA)
Trung Quốc thả một tù chính trị sau 17 năm bị giam(RFA)  —Trung Quốc kết thúc tập trận trên vùng biển Tây TBD (RFA)  —Luyện chưởng bằng game  (BBC) -TQ dùng video game để luyện quân và bồi dưỡng tư tưởng.
Thừa tiền, thiếu tự do  (NLĐ) -Trung Quốc (TQ) đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với số người giàu tăng lên hằng năm. Theo điều tra của tạp chí Forbes công bố hồi cuối tháng 3, số người giàu ở TQ có tài sản đầu tư từ 100.000 USD đến 1 triệu USD tính đến cuối năm 2012 là 10,26 triệu người và đến cuối năm nay sẽ là 12 triệu người (trong tổng số 1,3 tỉ dân).
TT Putin ra luật mới liên quan đến bầu cử(RFA)  —Sudan thả tù chính trị(VOA)   —Nga bắt quan chức đóng tài khoản ở nước ngoài (PL)
Thủ lãnh nhóm Hamas tái đắc cử, nắm quyền thêm 4 năm nữa(VOA)  —-Mỹ tố cáo Ai Cập bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận(VOA)
Thủ Tướng Singapore viếng thăm Tòa Bạch Ốc (NV)  —Ấn Độ Bắt Hàng Loạt Nhà Hoạt Động Kashmir (VB)
Tỷ lệ thất nghiệp trong khối sử dụng đồng euro tăng kỷ lục(VOA)  —Ðánh bom xe bồn ở Iraq, 9 người thiệt mạng(VOA)
Ông chủ WikiLeaks lập đảng, ra tranh cử Thượng viện Úc (NLĐ) -Ông Julian Assange, nhà sáng lập website WikiLeaks, hôm 1-4 đã chọn luật sư Greg Barns làm người đứng đầu chiến dịch tranh cử để giúp ông có một ghế tại Thượng viện Úc trong cuộc bầu cử vào ngày 14-9 tới.
Hơn 500 sinh viên ngộ độc, 7 ca nhiễm cúm H7N9   (NLĐO) – Tân Hoa Xã ngày 2-4 dẫn lời người phát ngôn Bộ Y tế Ai Cập Yahia Moussa cho biết có tới 561 sinh viên Đại học al-Azhar của Ai Cập đã bị ngộ độc thức ăn, nhưng may mắn không ai tử vong.
Đấu tranh đòi ngưng xây đập trên Nộ giang   SGTT.VN – Gần một thập kỷ sau khi các nhà hoạt động vì môi trường ngăn chặn được kế hoạch xây dựng 13 đập nước trên sông Nộ, một trong hai con sông đang có dòng chảy tự do còn sót lại ở Trung Quốc, giờ đây dòng sông bị tái đe doạ.

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Chung tay xóa “lớp học há mồm” (VOV)   —-Đại sứ du lịch thì cứu….được ai? (ĐV)
Giảng viên đại học kiểu… gà đồi! (TVN) – Chỉ dựa vào hai tiêu chí mà luật quy định, đội ngũ giảng viên ĐH của chúng ta chắc chắn còn lâu mới đạt đến trình độ khu vực chứ chưa nói đến trình độ quốc tế.
Những con đường tới trường xem mà…run sợ  (VNN) -Nghèo khó, thiên tai, chiến tranh…. là những nguyên nhân khiến trên thế giới vẫn còn những đứa trẻ phải trèo đèo lội suối, bất chấp bom đạn để đi tìm con chữ.
Cảnh cáo phó phòng GD ‘quan hệ’ với 10 nữ giáo viên (VNN)   —Ai cho giáo viên trung thực? (VNN)
Trường học tiền tỷ chưa bàn giao đã… nguy cơ sập  (VNN)
Trà, cà phê ‘đánh thức’ gen ung thư   (VNN) -Trà, cà phê và một loại hương liệu sử dụng trong ngành chế biến thịt lợn đứng đầu bảng danh sách các loại thực phẩm có khả năng kích hoạt gen ung thư.
Bài thuốc nam chữa viêm xoang (TN)
"Sấm truyền" đáng sợ về cái chết của thái giám Hoàng Ngũ Phúc (KT). 
Đương tỏ dần góc khuất một gia tộc (Kỳ cuối) (PT). 
Giỗ tổ nghề hát xẩm (SGGP). - Giỗ Tổ nghề hát xẩm 2013: Lo cho những người đang “giữ lửa” (DV). - Rầm rộ các hoạt động Giỗ tổ nghề hát xẩm (TTVH). 
8 dân tộc tham gia Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (DV). - Chuyện cổ tích về người gửi hồn trong tượng đá Chămpa (DT). 
- Nửa đêm, đọc Phong kiều dạ bạc (Anh Vũ). 
- Phạm Ngọc Tiến: ĐỖ PHẤN “GẦN NHƯ LÀ SỐNG” (Nguyễn Trọng Tạo). - NICO, Paris: GẦN NHƯ LÀ SÔNG – ĐỖ PHẤN VÀ VĂN CHƯƠNG PHÂN LẬP (Nguyễn Trọng Tạo). 
- Nhớ chị Bội Trâm- Đám cưới và đêm tân hôn (Quê Choa). 
Nhân cách văn học Võ Hồng (SGGP). - Võ Hồng, và nỗi “cô đơn uy nghi” (SGTT). 
NSND Ngọc Giàu: Phải chi có một khán phòng nhỏ... (TN). 
Giỗ đầu NSND Trọng Khôi: Sẽ có hồi kí về "Ông Nghị Hách" (TTVH). 
- Nhạc Trịnh Công Sơn: Nhìn từ sân khẩu của ca sĩ nghiệp dư (NNVN). 
Phú Quang kể chuyện đời mình bằng tiếng nhạc (ANTĐ). 
Các nhạc sĩ nói về đề cử Nhạc sĩ: Quốc Trung, Tạ Quang Thắng được đánh giá cao (TTVH). 
Đại sứ du lịch thì... cứu được ai? (PN Today).
- Có đất nào như đất ấy không ? (Vương Trí Nhàn). “Giáo dục phải đào tạo ra những con người tự do, tự mình đi tìm chân lý, sự thật. Nói theo một cách nào đó, sống tức là lựa chọn. Con người tự do là con người có ý chí và có khả năng tự mình lựa chọn, chứ không phải chịu sự áp đặt của người khác, dù là ai, trong lựa chọn. Và khi đã lựa chọn, thì tự mình chịu trách nhiệm về sự lựa chọn đó…” 
- GS Chu Hảo: Tư duy về tư duy (SGTT). 
Dư luận dậy sóng vì quy định mới của Bộ Giáo dục-Đào tạo (LĐ). 
Bộ GD - ĐT chỉ đạo: "Không được cắt xén chương trình..." (VTV).  - Sẽ cắt giảm còn 300 sinh viên/vạn dân (VOV). 
Cần cương quyết khống chế điểm sàn (DT). - Tuyển sinh ĐH, CĐ 2013: Dự kiến có 2 mức điểm sàn? (VTC/Infonet). - Sẽ có 2 mức điểm sàn ĐH, CĐ 2013 (PT). 
- Khi học sinh giỏi chê ngành sư phạm: Giáo viên không chỉ cần một mức lương đặc biệt (KTĐT). - Những ngành học đón đầu thị trường lao động (SGGP). 
Trẻ cụt vốn vì “tiền lớp 1” (Giadinh.net).   
GS.TS Trịnh Xuân Thuận: Mãi theo đuổi “người tình vũ trụ” (TT).
 XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG

Nắng nóng, xót xa bệnh nhân chen chúc gầm giường (Infonet).
Hai nghi phạm bị bắt khai nhận tham gia giết các phu trầm (DT). - Lời khai rợn người của 2 nghi phạm vụ giết dã man 5 phu trầm (LĐ). 
- Thông tin su su Tam Đảo “tắm” thuốc kích thích: Sự hiểu lầm tai hại! (NNVN). - Người dùng còn chủ quan với chất lượng đũa tre dùng một lần (DV). 
Liên tục mất tượng Phật cổ tại Bình Định (LĐ). 
Lật xe trên đèo Prenn, hơn 30 người thoát chết (SGGP). 
 - 2030: Đi tàu Hà Nội-TPHCM sẽ chỉ mất 10 tiếng (KP).  
- Trung Quốc: Lo ngại nguy cơ H7N9 biến dị lây từ người sang người (TTXVN). - Nhiều người Trung Quốc mắc chủng virus cúm gà mới (PT).
Vụ thảm sát 5 thợ rừng: Lời khai rợn tóc gáy của kẻ thủ ác (TN)   —TPHCM: Kinh hoàng container cuốn hàng chục phương tiện vào gầm (KT)  —Xe container đâm 11 xe dừng đèn đỏ (ĐV)
Xôn xao nữ sinh Trung Quốc làm tang lễ cho chính mình (VTC)  —-Đã rõ nguyên nhân vụ PGĐ sở lái “xe điên” - VietnamNet  —-Vé số rách rời 8 mảnh, Công ty XSKT Đà Nẵng vẫn trả thưởng - Tuổi Trẻ  —Xe tải lao thẳng vào resort -Ngoisao.net
Lý Nhã Kỳ không dọa mà chỉ ’quát’ giá váy  (ĐVO)- Lý Nhã Kỳ nói không đem váy ra dọa ai nhưng giá những bộ đồ cô sở hữu khiến nhiều người phát hoảng.   —Hai đối tượng bịt mặt dùng súng truy sát một thanh niên (TN)
Độc chiêu khủng bố con nợ ‘có 1 không 2′ (VNN)   —Chủ nhà hàng mách chiêu bán phở lợn sề (VNN)  –Tiêu hủy hơn 1 tấn heo sữa thối (TN)
Xe đâm vào vách núi, lật trên đèo Prenn, 36 người thoát chết  (TNO) Khoảng 5 giờ 20 phút sáng nay 3.4, trên đèo Prenn Đà Lạt (Lâm Đồng) xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng khiến 15 người phải đi cấp cứu.
Xử lý biển hiệu tiếng nước ngoài ở Mũi Né (TN)

NHỮNG LÝ LUẬN ĐẶC SẮC CỦA HAI VỊ TƯỚNG

  Phen này các thế lực thù địch có mà chạy đằng trời, chỉ có chết tới bị thương. Một khi hàng loạt vị tướng đã đăng đàn trên báo QĐND thì những luận điệu nguy hiểm của các thế lực thù địch chỉ còn lại là những câu chữ vô hồn mà thôi.

Qua đây, Vo Văn Ve tôi chân thành khuyên các thế lực thù địch cần đặt mua dài hạn và thật siêng đọc báo QĐND thì mới thấu hiểu được nhiều lý luận sâu sắc tài tình của các tác giả chính luận, từ đó mới mong rút ra được các kinh nghiệm thiết thực trong viết nách ný nẽ ný nuận.

Xin giới thiệu một số luận điểm cơ bản trong hai bài viết gần đây của Thượng tướng, Viện sĩ, TS KHQS Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (ở đây) và Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn (ở đây). Kèm theo là một số lời bình của Vo Văn Ve (phần in đậm) để nói với các thế lực thù địch,  cho nó … khí thế:

Thượng tướng, Viện sĩ, TS KHQS NGUYỄN HUY HIỆU, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng :
- Kể từ khi Hiến pháp năm 1992 được ban hành cho đến nay đã hơn hai thập kỷ. Hai thập kỷ qua cũng chỉ ra rằng, từ khi Đảng ta ra đời cũng như trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chưa bao giờ các thế lực thù địch từ bỏ âm mưu “diễn biến hòa bình”, nhằm gạt bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới lật đổ chính quyền cách mạng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 
Bây giờ mới lộ mặt thật của các thế lực thù địch nhé. Tướng Hiệu đã vạch rõ rằng các cậu đã chống phá kể từ khi Đảng ra đời. Tuổi thọ các cậu hóa ra cũng ngang ngang với Đảng.
- Liệu có phải “luật hóa” vai trò cầm quyền của Đảng không? Phải khẳng định rằng, dù không có một đạo luật cụ thể về Đảng, nhưng Đảng ta đã tự nguyện, tự giác đưa mọi hoạt động của mình vào khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Phải khẳng định rằng, sẽ chẳng cần tới “luật hóa” vai trò cầm quyền của Đảng nhé. Toàn thể nhân dân, dân tộc, đất nước Việt Nam hãy yên tâm (và phải tin tưởng) rằng Đảng ta đã tự nguyện tự giác đưa mọi hoạt động của mình vào khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Mọi hoạt động ngoài khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật đều không phải là của đảng, mà do các thế lực thù địch dựng lên để bôi xấu hoặc mạo danh Đảng kiếm lời bất chính.
- Đối với nhân dân Việt Nam, nói đến Đảng là nói đến tình cảm thiêng liêng, là thể hiện niềm tin và tình yêu son sắt của nhân dân dành cho Đảng.
Rõ ràng rằng, những ai không có tình cảm thiêng liêng, không có niềm tin và tình yêu son sắt đối với Đảng thì không phải là nhân dân Việt Nam. Nếu tỉ lệ này có lớn bao nhiêu chăng nữa thì dứt khoát cũng không bao giờ là nhân dân Việt Nam. Chẳng qua lâu nay do Đảng bận rộn trăm công nghìn việc nên chưa có điều kiện khảo sát tình cảm và niềm tin của nhân dân mà thôi.
- (Vì) Sự khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định trong bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chính là thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng, khẳng định Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là sự thể hiện ý chí, lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân.  (Mà) Ý chí, lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích cơ bản của nhân dân lao động và cả dân tộc, đó là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. (Từ đó suy ra) Việc hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thành quy định trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chính là thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam.
Vo Văn Ve bổ sung thêm mấy từ Vì, Mà, Từ đó suy ra, để các thế lực thù địch (CTLTĐ) thấy được đây là một lập luận cực kỳ sắc bén, đừng mong cãi chày cãi cối. Mà CTLTĐ có hiểu được “ý chí, lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân” là cái gì không? Làm sao mà hiểu được! Nhiều giáo sư đầu ngành lý luận cũng như VVV tớ đây còn chưa hiều thì CTLTĐ đừng mong hiều nhá. Có thế mới thấy được cái sự uyên thâm và uyên bác của tác giả.
- Vấn đề vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được ghi trong Hiến pháp, không chỉ đơn giản là “văn bản hóa” mà còn thể hiện thái độ công khai tuyên bố tính đảng, tính giai cấp trong Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Không đơn giản, nhé. Cuối cùng thì CTLTĐ phải hiểu một chân lý giản đơn nhưng không hể đơn giản, đó là: Hiến pháp phải mang tính đảng và tính giai cấp, nhé !

Trung tướng NGUYỄN THANH TUẤN:
- Trong chiến đấu, tôi và đồng đội đã gạt bỏ tình cảm riêng tư, hạnh phúc cá nhân, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh góp phần làm nên chiến thắng.
Cái hay là ở chỗ: sẵn sàng hy sinh để vượt qua … hy sinh, bởi vậy nên còn sống.
- Biết bao các anh, các chị đã ngã xuống khi còn tuổi thanh xuân, đã hy sinh cho Đảng mà không một đòi hỏi, không một hối tiếc, bởi vì họ đã coi lý tưởng của Đảng là lý tưởng của mình, sự nghiệp của Đảng là sự nghiệp của mình...
Các thế lực thù địch hãy nhớ lấy: Biết bao các anh, các chị đã hy sinh cho Đảng, chứ tác giả không nói hy sinh cho Tổ quốc đâu nhé. Điều đó cho thấy Đảng là tất cả. Vo Văn Ve đang yêu cầu tác giả hãy đề nghị các cấp có chức năng chuyển đổi “Tổ Quốc Ghi Công” thành “Đảng Ghi Công”.

- Từ những suy nghĩ của riêng mình, suy rộng ra của toàn quân cũng như vậy. Không có Đảng thì không có Quân đội nhân dân Việt Nam, vì quân đội ta do Đảng sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện; không có Đảng và Bác Hồ thì không có quân đội ta.
Không thể sắc bén hơn được nữa! Từ những suy nghĩ riêng của mình, suy rộng ra toàn quân cũng như vậy ! Quá hay !
Hơn nữa: không có Đảng thì không có quân đội ta; mà không có Đảng và không có Bác Hồ thì cũng không có quân đội ta! Tài tình thật !

- Đảng là mẹ và chúng con quyết nguyện theo mẹ; Bác Hồ là cha và chúng con nguyện theo cha.
Các thế lực thù địch có cha có mẹ không? Nếu có thì phải hiểu ý nghĩa sâu xa, sâu sắc và sâu thẳm  của câu này. Đừng bao giờ cắc cớ hỏi những câu xằng bậy, đại loại như vì sao không là ngược lại, Đảng là cha, Bác là mẹ nhé.  Nếu có thắc mắc, hãy hỏi ngay tác giả!

- Chính vì vậy mà quân đội ta đã viết nên và tô thắm truyền thống "Trung với Đảng, hiếu với dân"; " Trung với nước, hiếu với dân”.
Uyên thâm vô cùng ! Đây là hai truyền thống  khác nhau chứ không phải một. Vì sao lại để hai mà không nhập vào cho nó gọn? Đơn giản bời nếu nhập vào thì phải chọn một trong hai phương án: “Trung với Đảng và nước, hiếu với dân”, hoặc “Trung với nước và Đảng, hiếu với dân”. Đảng và nước, cái nào trước, cái nào sau? Khó chọn lắm, khó lắm. Vì thế cứ để riêng hai truyền thống, khi nào cần cái gì thì miềng xài cái đó cho nó linh hoạt !

- Đối với thế hệ chúng tôi và những lớp người đi trước, Đảng, Bác Hồ, nhân dân là cha, là mẹ; Quân đội nhân dân Việt Nam là con của Bác, của Đảng, của dân. Đạo lý người Việt Nam không cho phép ai từ bỏ cha mẹ.
Đến đây, trong phạm trù “cha mẹ” nói ở trên đã xuất hiện thêm một đối tượng nữa, thành phần thứ ba,  là “nhân dân”. Thật là diệu kỳ và huyền ảo !

- Bất kỳ ai đòi quân đội từ bỏ sự trung thành với Đảng, với Bác Hồ là đều trái đạo lý, trái lịch sử. Chúng tôi, những người đã trải qua, hoặc đang trong quân ngũ, mang đạo lý của dân tộc, không chấp nhận quan điểm đó
“Chúng tôi, … mang đạo lý của dân tộc” chính là lời dạy bảo đầy tự hào, lời khuyên nhủ tha thiết chân tình mà tác giả gủi đến các thế lực thù địch. Tác giả đã mang đạo lý của dân tộc thì mọi người, kể cả các thế lực thù địch chống phá, hãy ráng đi theo tác giả để khi nào đó, được tác giả trao cho một ít đạo lý của dân tộc mà bớt thù địch, bớt chống phá đi nhé !

VO VĂN VE

Những phát ngôn đáng nhớ trong vụ Tiên Lãng

Dân Việt - Vụ án "Giết người, chống người thi hành công vụ" liên quan tới Đoàn Văn Vươn và các đồng phạm đang được xét xử công khai. Dân Việt điểm lại những phát ngôn đáng nhớ cách đây hơn 1 năm về trước.

Bất nhất trong phát ngôn của cựu Chủ tịch Tiên Lãng
Ngày 6.1.2012, trả lời trên báo Pháp luật TP.HCM sau khi tiến hành vụ cưỡng chế đầm tôm anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn, ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng đã khẳng định: “Khu đầm nằm trong vùng quy hoạch sân bay quốc tế Tiên Lãng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, tạm thời huyện cho thuê để “phát triển kinh tế-xã hội của địa phương”.
Ông Lê Văn Hiền
Trong khi đó, trả lời báo Người Lao Động, cũng Chủ tịch Lê Văn Hiền lại cho biết: “Việc thu hồi 38,5 ha đầm nuôi trồng thủy sản tại bãi bồi sông Văn Úc, khu vực Cống Rộc, xã Vinh Quang do ông Đoàn Văn Vươn quản lý đến nay đã hết thời gian giao đất theo thẩm quyền”.
Được biết, ông Lê Văn Hiền hiện được chuyển lên làm chuyên viên của Sở Nội vụ TP. Hải Phòng!
“Có thể viết thành sách vụ tác chiến”
Ngày 8.1, trả lời báo điện tử VnMedia, ông Đỗ Hữu Ca – Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng – đã nhận định: “Vụ việc hôm ấy tuy bắt không được đối tượng nhưng mà trấn áp được đối tượng. Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này… Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách”.
Ngay sau phát biểu này, GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội nêu ý kiến: “Khi thấy ông Đỗ Hữu Ca nói rằng “vụ cưỡng chế là một chiến tích lớn của công an Hải Phòng”, tôi vô cùng sửng sốt, không thể tin nổi đây là ý kiến của một giám đốc công an TP. Ông Ca dùng các cụm từ “rất là hay”, “rất là đẹp” nói về sự phối hợp tác chiến trong vụ cưỡng chế. Thú thật là tôi không biết bình luận thế nào”.
“Dân bất bình nên… phá nhà ông Vươn!”
Ông Đỗ Trung Thoại - Phó Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng – nói trên báo Tuổi trẻ rằng: “Sau khi vụ việc xảy ra, quần chúng nhân dân, nhất là nhân dân các xã khu vực ven biển huyện Tiên Lãng, rất bất bình, đề nghị cơ quan chức năng phải sớm đưa ra xét xử nghiêm minh đối với những người cố tình chống đối”.
Trả lời trên báo điện tử Danviet ngày 18.1 về đối tượng phá nhà ông Vươn, ông Thoại đã khẳng định: “Dân bất bình nên phá nhà ông Vươn”.
Trên thực tế, chính quyền địa phương UBND huyện Tiên Lãng đã huy động lực lượng chức năng, thuê phá nhà ông Vươn và vụ án hủy hoại tài sản gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã được khởi tố.
Ngày 11.1, ông Ngô Ngọc Khánh, Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng khẳng định trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam rằng: “Chúng tôi khẳng định rằng việc thu hồi đất của huyện là hoàn toàn đúng đắn và đúng thẩm quyền pháp luật”.
Trả lời Vnexpress, ông Khánh cũng cho biết thêm: “Anh Vươn không phải người tốt. Nói đúng ra, anh Vươn chẳng có công lao gì, cũng chẳng phải là người đi đầu vì sử dụng hàng chục ha và thu lời nhưng không đóng góp gì cho địa phương. Đặc biệt từ năm 2007 đến nay, anh hoàn toàn ăn không. Anh đắp đê để thu lợi cá nhân chứ có ích gì cho xã hội”.
Trong khi đó, trả lời Danviet, Luật sư Lê Đức Tiết – Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật MTTQ VN cho biết: “Trong thời gian về tận địa phương tìm hiểu sự việc, đoàn chúng tôi tiếp xúc với 11 người không hẹn trước, trong đó có những đảng viên lão thành, có người nguyên là bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang, có người có đất bị thu hồi, có những người không có liên quan gì… Tất cả họ đều không tán thành với việc làm của chính quyền nơi đây. Người dân cho rằng chính quyền có những xử lý trái đạo lý. Có nhiều người nói đây là vụ việc bất bình thường.”

Việt Nam: Kẻ nghèo ngồi canh "núi của" ở Biển Đông

Lời tòa soạn: Trong vài năm trở lại đây, vấn đề Biển Đông luôn được các độc giả trong và ngoài nước quan tâm. Ngày càng nhiều các học giả đưa ra những bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền của Việt Nam với vùng biển này cũng như đưa ra những nghiên cứu, lập luận của mình để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

Chùm bài viết của tiến sĩ Đặng Xuân Phương, Vụ trưởng, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã đề cập một cách toàn diện từ vị trí địa lý, điều kiện vật chất, quy mô lãnh thổ, quy mô dân số, đặc điểm dân tộc tới đặc điểm thể chế Nhà nước, để xem xét vấn đề của Việt Nam với Biển Đông (trên cơ sở vận dụng quan điểm lý luận về các thành tố địa – chiến lược cốt yếu đã góp phần tạo ra sự hưng thịnh của các cường quốc trên biển mà A. F. Mahan [1840-1914], một chiến lược gia hải quân người Mỹ đã nghiên cứu, đề ra vào cuối thế kỷ XIX).

Vietnam+ trân trọng gửi tới độc giả chùm bài viết "Luồng gió mới để Việt Nam thành 'quốc gia mạnh về biển'," thể hiện quan điểm nghiên cứu của tác giả.


Bài 1 - Việt Nam: Người nghèo ngồi canh "núi của" Biển Đông

Khi tình hình Biển Đông đang gia tăng “sức nóng” một cách nhanh chóng, nguy cơ Việt Nam có thể bị cuốn vào xung đột vũ trang liên quan tranh chấp lãnh thổ là không nhỏ.

Câu chuyện cần xem xét một cách nghiêm túc ở đây là, tại sao trong suốt chặng đường dài của lịch sử dân tộc Việt Nam chưa lúc nào có thể tận dụng được ưu thế ven biển để vươn lên thành một quốc gia có sức mạnh trên Biển Đông?

Ngồi… nhìn khối “của cải”

Từ hơn một ngàn năm nay, vùng biển Đông đã tập trung các tuyến hàng hải quốc tế có mật độ giao thương vào loại cao giữa các nước Đông Bắc Á với các nước Đông Nam Á, Nam Á, Trung Đông, Châu Phi và xa hơn nữa là các nước Tây Âu. Tầm quan trọng của Biển Đông lại ngày càng được khẳng định đối với thế giới do sự phụ thuộc ngày càng tăng của các nước Châu Á-Thái Bình Dương vào nguồn dầu mỏ được cung cấp từ Trung Đông cũng như các nguồn tài nguyên tiềm tàng trong lòng đất dưới đáy Biển này.

Trong khu vực Đông Nam Á nói riêng, không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều nước khác đều mong muốn có thể tiến lên vị trí cường quốc nhờ biển. Nhưng không phải quốc gia nào cũng hội tụ các điều kiện và có tiềm năng để thực hiện được mục tiêu này, ngay cả khi có đường bờ biển dài và sở hữu nhiều đảo, quần đảo.

Trong lịch sử văn minh nhân loại, có những quốc gia đã biết tận dụng được vị trí đặc biệt của mình để vươn lên thành cường quốc biển. Thời cổ đại, người La Mã sau khi làm chủ bán đảo Italy cũng đã tận dụng lợi thế này để vươn ra kiểm soát toàn bộ các khu vực lãnh thổ nằm chung quanh biển này và trở thành Đế quốc vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Sau này, hai Đế quốc Anh và Mỹ (có tính kế tục nhau) đều đã nổi lên duy trì sức mạnh thống trị biển cả từ những thắng lợi quân sự và quan trọng hơn cả là biết tận dụng những vị trí hiểm yếu trên biển xét về phương diện địa – chiến lược như các eo biển Manche, Gibraltar, Mallaca hoặc các kênh đào Suez, Panama.

Đầu thế kỷ XXI, khi người ta bắt đầu nói nhiều về một nền văn minh mới nổi trên hai bên bờ của Thái Bình Dương, cũng là lúc đất nước Việt Nam chúng ta đang nằm cạnh một khu vực tập trung nhiều mâu thuẫn hàng đầu thế giới về lợi ích quốc gia cũng như sự thiếu tin tưởng vào những giá trị của pháp luật quốc tế.

Vì vậy, vị trí địa lý của Việt Nam trên bên bờ Biển Đông, xem ra vừa thuận lợi nhưng cũng lại cực kỳ nguy hiểm. Điều này cũng giống như ta đang ở ngay cạnh một khối “của cải” có giá trị to lớn nhưng lại chưa có thực lực để chiếm hữu, sử dụng có ích nhất cho mình nên luôn bị kẻ khác nhòm ngó, tìm cách chiếm đoạt và rất dễ xâm hại đến bản thân.

Đại bộ phận dân cư chưa sẵn sàng tiến ra biển

Trong vòng hơn 5 thế kỷ đầu tiên sau khi Việt Nam dành độc lập (thế kỷ X-XV), chắc chắn nếu không có một tiềm lực kinh tế hùng hậu tại vùng châu thổ Sông Hồng (rộng khoảng 15.000 km2) và quy mô dân số đông hơn khoảng gấp 5 lần so với người Chăm thì Đại Việt đã không thể thắng. Và, hình thái địa-chiến lược đối với quốc gia ven biển Việt Nam hẳn sẽ không như hiện nay nếu người Chăm lúc đó có được một vùng đồng bằng rộng lớn hơn và quy mô dân số đông hơn ở Miền Trung.

Thực tế cho thấy một dân tộc dù nhỏ nhưng nếu biết phát huy sức mạnh tổng hợp về quân sự-kinh tế trên biển và biết tận dụng hợp lý các đặc điểm địa thế của đất nước mình thì các quốc gia thù địch dù có quy mô lãnh thổ và dân số lớn hơn, cũng không thể dễ dàng thôn tính.

Dù vậy, cần nói rõ, nếu quốc gia cứ ỷ lại vào những lợi thế đã có sẵn mà không biết chủ động vượt lên trước thì cuối cùng cũng sẽ bị kẻ địch tìm ra cách khắc chế và đè bẹp. Nguy cơ diệt vong vẫn có thể đến không bao lâu sau khi dành chiến thắng.

Trong suốt quá trình lịch sử, quy mô dân cư gắn với yếu tố biển (làm nghề đi biển hoặc sinh sống ở vùng ven biển, hải đảo) của Việt Nam thường thấp hơn khá nhiều so với số dân các vùng còn lại của đất nước.

Trong thời Trung đại, chưa có tới 30% dân cư trên đất nước Việt Nam có đời sống liên quan đến yếu tố biển. Hiện nay, khi nhận thức về tầm quan trọng của biển cũng như các lợi ích kinh tế từ biển mang lại đã lớn hơn rất nhiều thì quy mô dân số các vùng ven biển và hải đảo cũng không lớn hơn là bao nhiêu (Đề án 52 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2009 về kiểm soát dân số các vùng biển, hải đảo và ven biển cũng đã dự báo quy mô dân số các vùng này từ 2015 đến 2020 vào khoảng 34-37 triệu người, tức là khoảng 35-40% dân số toàn quốc).

Quy mô dân số ven biển Việt Nam cho thấy dù đất nước có được mặt biển rất rộng và rất thoáng nhưng đó chưa hẳn đã là lợi thế và cộng đồng dân tộc chưa sẵn sàng để trở thành một cộng đồng mạnh về biển. Sự thiếu khả năng liên kết các vùng ven biển một lần nữa đã minh chứng cho hạn chế mang tính tất yếu về phân bố quy mô dân số gắn với lợi ích của biển.

Lãnh thổ như “nhà siêu mỏng”

Với quy mô lãnh thổ không lớn nhưng lại có cấu trúc địa hình phức tạp, dải đồng bằng ven biển bị cắt bởi nhiều dãy núi ăn ra sát biển nên suốt dọc miền Trung, hầu như không có một vùng đồng bằng nào đủ lớn cho phép tạo sức mạnh kinh tế đáp ứng nhu cầu của 5% dân số Việt Nam.

Trong số các đô thị được coi là lớn nằm ven biển miền Trung như Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, không có thành phố nào có kinh tế cảng biển đóng vai trò chủ lực của vùng. Các thành phố này đều rất khó có khả năng trở thành đầu kéo cho sự phát triển kinh tế biển của Việt Nam.

Và, cho dù Chính phủ đã quy hoạch đến 15 khu kinh tế ven biển đến năm 2020 để tạo tiền đề phát triển các đô thị công nghiệp, hàng chục sân bay, hàng chục cảng biển (và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến kinh tế biển) thì khả năng tạo ra được mối liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa các khu kinh tế này là rất khó khăn và có nguy cơ lặp lại tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả.

Nguyên nhân của vấn đề này là do địa hình miền Trung thiếu vắng không gian bằng phẳng, rất khó phát triển được các ngành, lĩnh vực hậu cần kinh tế biển cũng như khó khăn nghiêm trọng cho liên kết vùng ven biển với các vùng kinh tế khác.

Nói tóm lại, lợi thế mặt tiền của biển đối với nước ta đến nay chưa thể khai thác. Tình thế không khác nào dù có vị trí đất nằm ngay trên phố lớn, đường to nhưng một khi đã là “nhà siêu mỏng” thì không thể sinh hoạt thoải mái hoặc kinh doanh có hiệu quả./.

Bài 2: Những bất lợi về kinh tế, quân sự ở vùng Biển Đông

'Ăn thịt' chính mình!


Xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản đã và đang mang về cho Việt Nam hàng chục tỉ đô la Mỹ mỗi năm. Nhưng, nhiều ý kiến cho rằng cách phát triển kinh tế dựa vào tài nguyên thô chẳng khác gì "ăn thịt" chính mình.

Từ thô tới thô!
Chỉ trong vòng bảy năm, tính từ cuối năm 2005, sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng gần 2,5 lần, cao su (thiên nhiên) xuất khẩu cũng tăng hai lần. Nhưng thành quả này cũng phải trả giá rất đắt, vì trong cùng thời gian đó, chỉ riêng ở khu vực Tây Nguyên 206.000 héc ta rừng đã biến mất.
Trong thập niên 80 của thế kỷ trước, xuất khẩu tài nguyên từng là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của Việt Nam. Giờ đây, tuy tỷ lệ doanh thu từ các mặt hàng khoáng sản chỉ còn chiếm khoảng một phần mười tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng Việt Nam vẫn là một nền kinh tế phát triển dựa vào tài nguyên.
Thật vậy, theo nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, công nghiệp khai khoáng đóng góp 10-11% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu các loại khoáng sản trên 9,6 tỉ đô la Mỹ, trong đó nhiều nhất vẫn là dầu thô (8,228 tỉ đô la Mỹ) và than đá (1,238 tỉ đô la Mỹ). Tuy nhiên, nếu tính cả giá trị của những ngành mà Việt Nam đã phải trả giá bằng chính những tài nguyên quý giá nhất (rừng, đất đai) để có được, thì sự phụ thuộc của nền kinh tế vào tài nguyên là rất lớn.

Cho đến nay, các nhà địa chất đã phát hiện được ở Việt Nam trên 5.000 điểm mỏ với 60 loại khoáng sản khác nhau, từ khoáng sản kim loại như: đồng, chì, kẽm, sắt, mangan, crom, titan, molybden, wolfram, thiếc, bauxite... cho đến các khoáng sản phi kim loại là nguyên liệu của ngành phân bón, vật liệu xây dựng, và khoáng sản năng lượng (dầu khí, than). Tuy nhiên, do phần lớn là khai thác, sơ chế rồi xuất khẩu dưới dạng thô, nên nó không có đóng góp gì đáng kể cho sự phát triển của các ngành công nghiệp.
Việc các cơ quan quản lý nhà nước ngó lơ cho các doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản thô, thay vì lấy nguồn tài nguyên khoáng sản làm "mồi" để thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến, khiến cho Việt Nam mất dần cơ hội để phát triển những ngành công nghiệp quan trọng, những lĩnh vực phụ trợ có sức lan tỏa lớn.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, từ năm 2009-2011, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 2,1-2,6 triệu tấn khoáng sản các loại (không kể than, dầu thô) với điểm đến chủ yếu là Trung Quốc, và chỉ mang lại giá trị 130-230 triệu đô la Mỹ. Riêng năm 2012, lượng khoáng sản xuất đi có giảm, chỉ còn gần 800.000 tấn, bằng đường chính ngạch. Nếu cộng cả số xuất lậu, xuất qua đường biên mậu, số lượng còn lớn hơn nữa. Chẳng hạn như vào năm 2008, chỉ riêng xuất lậu quặng titan ước tính đã lên đến 200.000 tấn.
Ở một số lĩnh vực, và dưới sức ép của Chính phủ, doanh nghiệp khai khoáng cũng có "đầu tư vào khâu chế biến" để xuất khẩu, nhưng thực tế chỉ là "ít thô" hơn mà thôi. Ngay những cơ sở tinh luyện đồng, dù được một số doanh nghiệp giới thiệu là "công nghệ cao", nhưng công nghệ ấy cũng chỉ làm được đồng có độ tinh khiết 99,9%, chưa đủ "sạch" so với yêu cầu chung của các ngành công nghiệp sử dụng đồng làm nguyên liệu, vốn chỉ sử dụng đồng tinh khiết đến 99,99%.
Lợi có đủ bù đắp thiệt hại!
Cho đến nay, khai thác tài nguyên để xuất khẩu vẫn là ngành kiếm được nhiều lợi nhuận, nhưng cái lợi đó chỉ chảy vào một nhóm nhỏ doanh nghiệp. Việc khai thác ồ ạt tài nguyên và khoáng sản để xuất khẩu khiến cho nền kinh tế đã, đang và sẽ tiếp tục phải trả giá trong nhiều năm nữa.
Trước hết là sự lãng phí. Tại hội thảo "Tài nguyên khoáng sản và sự phát triển bền vững ở Việt Nam" diễn ra vào cuối tháng 11-2011, các diễn giả đã đưa ra con số trên 2.000 doanh nghiệp với 4.218 giấy phép khai khoáng đã được cấp. Điều đáng nói ở đây là sự cấp phép dễ dãi, mà một số chuyên gia kinh tế cho là do nhóm lợi ích chi phối, cộng với sự "dễ dãi" cả về công nghệ khai thác, làm cho tài nguyên bị thất thoát rất lớn.
Chẳng hạn như thất thoát trong khai thác than hầm lò đến 40-60%; khai thác apatit tổn thất 26-43%; khai thác quặng kim loại tổn thất 15-20%... Ngoài ra, do các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến nguồn quặng chính, nên không tận thu được các khoáng sản đi kèm khác cũng như các quặng nghèo. Ví dụ, độ thu hồi vàng từ quặng chỉ được 30-40%.
Tiếp đến, việc các cơ quan quản lý nhà nước ngó lơ cho các doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản thô, thay vì lấy nguồn tài nguyên khoáng sản làm "mồi" để thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến, khiến cho Việt Nam mất dần cơ hội để phát triển những ngành công nghiệp quan trọng, những lĩnh vực phụ trợ có sức lan tỏa lớn. Đây mới là thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế.
Hơn nữa, việc mở đường cho khai thác tài nguyên mà không gắn với phát triển công nghiệp chế biến còn đẩy nhanh tốc độ "chảy máu tài nguyên". Khi các ngành công nghiệp nội địa phát triển thì tài nguyên cũng không còn. Công nghiệp chế biến gỗ là một ví dụ điển hình. Trong suốt thập niên 1980 và những năm đầu thập niên 1990, Việt Nam xuất khẩu ồ ạt nguyên liệu gỗ. Mỗi năm, hàng triệu mét khối gỗ tròn và gỗ xẻ đã được đưa xuống tàu để xuất khẩu. Giờ đây, khi ngành công nghiệp sản xuất đồ gỗ phát triển thì nguồn gỗ nội địa cũng không còn. Chúng ta cũng có thể tìm thấy một ví dụ tương tự đang xảy ra với ngành khai thác than.
Đáng ngại hơn, việc phát triển kinh tế dựa chủ yếu vào việc khai thác và xuất khẩu tài nguyên thô còn làm triệt tiêu động lực phát triển khoa học công nghệ. Đây là sự khác biệt giữa những nền kinh tế nghèo tài nguyên, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore... và những nền kinh tế giàu tài nguyên như Nigeria, quốc gia đã kiếm được 350 tỉ đô la Mỹ từ xuất khẩu dầu thô từ năm 1965-2000 và giờ đây đang là một trong những nước nghèo của thế giới. Các nhà kinh tế gọi đó là lời nguyên tài nguyên, là "căn bệnh Hà Lan".
Ở Việt Nam, "lời nguyền tài nguyên" rõ nét nhất có lẽ là ở lĩnh vực nông nghiệp. Để có sản lượng cà phê, cao su, tiêu, tôm... xuất khẩu tăng liên tục, chúng ta đã phải trả giá bằng hàng triệu héc ta rừng. Chỉ trong năm năm, 2006-2011, 124.000 héc ta rừng ngập mặn ven biển đã biến mất để nhường chỗ cho các ao tôm, ao cá, tương đương diện tích bị mất trong 63 năm trước đó.
Việc gia tăng sản lượng dựa vào tăng diện tích canh tác đã góp phần thủ tiêu động lực phát triển khoa học kỹ thuật nông nghiệp (để tăng sản lượng thông qua tăng tăng suất).
Và, giờ đây chúng ta đang phải trả giá và sẽ còn phải trả giá nhiều hơn trong tương lai.
Theo Tấn Đức - Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Tư duy về tư duy

SGTT.VN - GS.TS Chu Hảo (nguyên thứ trưởng bộ Khoa học, công nghệ và môi trường, giám đốc NXB Tri Thức, phó chủ tịch quỹ văn hoá Phan Châu Trinh), vừa có buổi trình bày gần hai giờ đồng hồ với chủ đề “Suy nghĩ về tư duy” tại trung tâm Văn hoá Pháp (L’Espace – Hà Nội) hôm 1.4. Chúng tôi xin lược ghi một phần trình bày của ông về hai loại hình tư duy giúp ích cho con người hàng ngày: tư duy phản biện và tư duy sáng tạo. Tựa và phân đoạn của Sài Gòn Tiếp Thị.
Ba nguyên tắc của tư duy phản biện
Tư duy phản biện có thể định nghĩa như thế nào? Robert H. Ennis định nghĩa: “Tư duy phản biện là sự suy nghĩ sâu sắc, nhạy cảm, thực tế và hữu ích để quyết định niềm tin hay hành động”. Một định nghĩa nữa của Matthew Lipman: “Tư duy phản biện là loại tư duy bảo vệ ta không bị ai lừa phỉnh và ta không tự lừa phỉnh mình”. Còn khá nhiều định nghĩa khác, nhưng theo tôi đây là hai định nghĩa sâu sắc nhất.
“Nếu Einstein tin rằng Newton là thánh thì ông ấy không làm gì tiếp được nữa”.
Năm 1995, K.B.Beyer đã đưa ra các nguyên tắc của tư duy phản biện. Thứ nhất là không định kiến. Thứ hai, tư duy phản biện phải có tiêu chí, tiêu chuẩn rõ ràng và không mập mờ. Thứ ba là sự thành thục tư duy logic và tư duy biện chứng của người sử dụng tư duy phản biện. Nếu không biết hai loại tư duy này thì không thể nào tư duy phản biện được. Đó là những nguyên tắc chung. Sản phẩm của tư duy phản biện là các phán đoán mà ta hy vọng đúng chứ chưa chắc đã đúng. Ai nắm chắc hai loại tư duy công cụ trên, không có định kiến thì may ra có những phán đoán gần nhất với những gì sẽ xảy ra vì phán đoán là cho tương lai.
Thế nhưng có một sản phẩm khác của tư duy phản biện rất quan trọng là nếu sử dụng loại tư duy này thì năng lực tư duy tự động được nâng cao, vì đây là cách rèn giũa tư duy tốt nhất: tư duy sáng tạo.
Bảy phẩm chất để tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo là tư duy nhằm tạo ra giá trị mới trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Giá trị mới có thể là một bức tranh, một bản nhạc chưa đâu có, một định lý, một lý thuyết xã hội học… kể cả giá trị mới trong thể thao.
Tư duy sáng tạo nhằm sáng tạo ra những giá trị mới chứ không dạy cho người ta một mớ kiến thức chất vào đầu như chất vào kho. Thứ hai, đó là tư duy của những cá nhân có một số phẩm chất đặc biệt. Những phẩm chất đó cụ thể là:
Độc lập suy nghĩ. Thời chúng ta bị bao cấp về tư duy, suy nghĩ dần dần sẽ qua dù chưa qua được đâu. Nhưng qua nhanh hay chậm là tuỳ mỗi chúng ta tự quyết định lấy cái độc lập tư duy của mình.
Dám hoài nghi và hoài nghi không có vùng cấm. Cái gì cũng có thể hoài nghi được thì mới sáng tạo được. Nếu Einstein tin rằng Newton là thánh thì ông ấy không làm gì tiếp được nữa.
Tự tin vào năng lực sáng tạo của mình. Vì con người có tới bảy loại trí khôn và mỗi người sẽ có thế mạnh ở một loại trí khôn nào đó để có thể sáng tạo.
Ưa mạo hiểm. Tôi nhớ cố Tổng bí thư Lê Duẩn đã nói một câu rất hay: “Làm cách mạng thì phải chấp nhận 30% mạo hiểm”. Đầu tư cũng vậy thôi, đặc biệt là đầu tư chứng khoán càng cần mạo hiểm…
Pho tượng Người suy tư của Rodin.
Phẩm chất tiếp theo là giàu trí tưởng tượng. Einstein từng nói: “Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức”. Có một mớ kiến thức mà không biết tưởng tượng thì chẳng làm được gì sáng tạo cả. Henri Poncaré nói thế này: “Logic giúp chúng ta chứng minh còn trực giác giúp chúng ta khám phá”. Trực giác ở đây hoạt động một cách đặc biệt.
Một phẩm chất nữa là sự kiên nhẫn. Edison là người khổ sở với những phép thử, các thí nghiệm mà hàng trăm lần sai mới được một lần đúng. Và ai cũng biết câu phát biểu của Edison: “Thiên tài có 1% trí óc thôi còn 99% là đổ mồ hôi”. Trong tư duy sáng tạo có hiện tượng loé sáng, thăng hoa, xuất thần hay đốn ngộ. Cái này chỉ có được khi suốt đời, suốt năm, suốt tháng kiên trì, nhẫn nại nghĩ về điều đó một cách sâu sắc, liên tục. Và đến một thời điểm nó loé sáng ra.
Cuối cùng là cái vô thức. Tôi đã từng tới trung tâm nghiên cứu về những người khuyết tật não ở đại học Sydney (Úc). Đặc biệt người khuyết tật ở thuỳ não phải, nơi có nhiều tiềm năng sáng tạo, thì dù không hề được học hành nhưng có thể vẽ những bức tranh tuyệt vời. Trong số những người khuyết tật não, có người có khả năng hết sức đặc biệt.
Sáng tạo không có giới hạn lĩnh vực, nhưng sự sáng tạo trong khoa học và nghệ thuật có một khác biệt cơ bản. Trong khoa học không có ông Newton này sẽ có ông Newton khác. Nhưng nếu không có Mozart thì không thể có bản Giao hưởng 40, hay không có Picasso thì không có những tuyệt tác lập thể.
Khổng Tử đưa ra cái gọi là “tử tuyệt tứ”: vô ý, vô tất, vô cố và vô ngã. Vô ý không có nghĩa là không có ý gì mà có nghĩa là để cho đầu óc mình mở rộng, luôn luôn có thể tiếp thu những cái mới. Vô cố là không bám vào một ý tưởng nào. Vô tất là không chấp nê điều gì. Và vô ngã không phải là không có bản thân mình mà không có cái bản thân ích kỷ của mình. Những người sáng tạo phải có được những đức tính này.
Nhưng vẫn có một hiện tượng không dễ giải thích là tại sao khoa học phương Tây phát triển mà phương Đông không phát triển? Có lẽ bởi phương Đông không chấp nhận phủ định của phủ định.
GS.TS Chu Hảo

Báo Pháp - Việt Nam: Phiên tòa xử một người anh hùng được lòng dân

Hôm nay thứ ba ngày 2 tháng 4 mở phiên tòa xét xử anh Doan Van Vuon, một người nông dân thủy sản đã chống lại lực lượng cưỡng chế đất vào tháng 1 năm 2012
Đoàn Văn Vươn, một người nông dân thủy sản Việt Nam, hôm nay ra tòa ở Hải Phong, một thành phố nằm ở phía Bắc VN, cùng với ba người đàn ông khác đều là thành viên của gia đình theo đạo công giáo vì tội giết người, trong khi vợ và em dâu ông bị buộc tội chống người thi hành công vụ.
Vào tháng 1 năm 2012, Đoàn Văn Vươn đã làm 4 người công an và 2 người bộ đội bị thương vì họ đến trưng dụng đất đai của ông. Hành động chống đối này, rất hiếm khi xảy ra ở Việt Nam, đã châm ngòi cho một chiến dịch rộng lớn khắp quốc gia để hỗ trợ cho gia đình ông Vươn. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người từng cho rằng việc trục xuất gia đình họ là bất hợp pháp", đã hứa sẽ truy tố những quan chức địa phương biến chất. Vì vậy, vào thứ hai tuần sau, 5 cựu quan chức địa phương cũng sẽ ra tòa vì việc phá nhà ông Đoàn Văn Vươn.
Trong khi chờ đợi phiên tòa xử ông Đoàn Văn Vươn, những con đường xung quanh khu vực tòa án đều bị chặn lại nhằm ngăn chặn những cuộc nổi dậy của dân chúng. Việc cưỡng chiếm đất đai là một chủ đề rất nhạy cảm ở Việt Nam, nhưng căng thẳng tăng cao đối với vụ anh Vươn. Nếu như từ năm 1993 người Vn có quyền "sử dụng đất đai" trong vòng 20 năm, nhưng đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà nước, thì có hàng triệu người nông dân bị các quan chức biến chất đe dọa. Một ví dụ khác về việc lạm dụng hệ thống này, năm 2007, hàng ngàn người tập trung ở TP HCM tố cáo việc tịch thu đất của nông dân để xây trung tâm thương mại.

Vụ án Đoàn Văn Vươn: Bị hại xin giảm nhẹ cho bị cáo

Ngày thứ 2 xét xử vụ án Đoàn Văn Vươn (3-4), ngoài việc không yêu cầu bồi thường thiệt hại, tổn thất về tinh thần, một số bị hại còn nói: “Các bị cáo vi phạm pháp luật nhưng một phần do bức xúc nên cần xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo”.
Bị cáo Đoàn Văn Vươn (bìa trái, hàng thứ nhất) trong phiên toà sáng ngày 3-4 - Ảnh chụp qua màn hình

8 giờ 15 sáng, phiên toà bắt đầu với phần xét hỏi. Các bị cáo được đưa vào toà trong bộ trang phục giống như lần xuất hiện đầu tiên ngày 2-4.

Dù nhận thức được việc làm của mình có thể gây nguy hiểm cho lực lượng cưỡng chế song Đoàn Văn Quý vẫn làm vì theo lời của bị cáo này: “Không phân biệt được ai, chỉ nghĩ là bị mất trắng. Căn nhà đang ở là toàn bộ công sức của vợ chồng. Ngoài đầm, bị cáo không còn làm ở chỗ nào vì đã bán hết dồn hết vốn vào đầm". Bị cáo Quý vẫn cho rằng việc tạo ra quả mìn, bắn súng "là để cảnh báo chứ không nhằm giết người".

Được luật sư Trần Đình Triển hỏi, bị cáo Đoàn Văn Quý tái khẳng định bị cáo Nguyễn Thị Thương (vợ bị cáo Đoàn Văn Vươn) và Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ bị cáo Đoàn Văn Quý) không được biết, bàn bạc, phân công nhiệm vụ trong việc chống lại đoàn cưỡng chế. Bởi thời gian làm rào vẫn chưa có kế hoạch cưỡng chế, chỉ biết là rào để chống trộm.   

Trong phiên tòa, bị cáo Quý nói đoàn cưỡng chế bắn trước song tại buổi xét hỏi, các bị hại đều phủ nhận việc này.

Bị hại Vũ Anh Tuấn cho biết trước khi Quý bắn thì không có ai nổ súng cả. “Tôi là người bị thương đầu tiên và không có ai có súng, áo giáp trong đoàn cưỡng chế. Theo tôi biết, hình ảnh áo giáp, súng chỉ xuất hiện sau khi đã có các chiến sĩ bị thương. Tôi cũng không được mang công cụ hỗ trợ” - bị hại Tuấn nói trước toà.
Bị hại Vũ Anh Tuấn xin xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo - Ảnh chụp qua màn hình


Cũng theo bị hại Vũ Anh Tuấn, tổ công tác thực hiện biện pháp kêu gọi thuyết phục là chính. Trước khi vào đến hàng rào thứ nhất, đoàn công tác đã kêu gọi qua loa, mời người nhà ra mở cổng để vào làm việc hành chính. Sau đó thì xuất hiện tiếng nổ. Sau khi tiếng nổ thứ nhất, hàng rào bị bung ra, trong nhà vẫn đóng cửa, không có người bên ngoài.
“Khi tổ công tác tiến sát đến hàng rào thứ 2 thì anh Quý mở cửa sổ bắn súng về phía bọn tôi. Tôi bị thương ngay phát súng đầu tiên. Tôi nhìn rất rõ vì khoảng cách chỉ hơn 10 mét. Ngay sau đó tôi nghe thêm 2- 3 phát nổ nữa”, bị hại Tuấn cho biết.
Bị hại Lê Văn Mải (nguyên Trưởng công an huyện Tiên Lãng) cũng cho biết đoàn cưỡng chế không có áo giáp, chỉ duy nhất 2 bộ đội có nhiệm vụ rà phá bom mìn, một số dùng công cụ hỗ trợ như dùi cui, duy nhất đội phó đội hình sự (Công an huyện Tiên Lãng) Thuỷ được trang bị 1 khẩu K54.
Theo bị hại này, việc cưỡng chế hành chính không có gì lớn, chủ yếu thuyết phục, động viên để anh Vươn chấp hành làm việc chứ không có việc dùng vũ lực hoặc có phương án nào khác.
Sau khi có vụ nổ thứ nhất, ông Mải yêu cầu 2 công binh rà bom mìn từ hàng rào thứ nhất đến hàng rào thứ 2. Lực lượng công an đi sau. Khi đến gần hàng rào thứ hai, thì xuất hiện phát súng thứ hai. “Lúc này, tôi vừa quay sang đồng chí Tuấn, vừa cúi xuống thì tôi bị bắn vào sườn bên phải, thấy người ấm và choáng lập tức” - bị hại Mải nói. Theo bị hại Mải, đến lúc này vẫn chưa có ai trong đoàn cưỡng chế sử dụng súng.  

Bị hại Lê Văn Mải từ chối bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần - Ảnh chụp qua màn hình

Bị hại Đỗ Xuân Trường cùng các bị hại Nguyễn Văn Phong, Nguyễn Văn Hoàng, Đào Văn Đức cũng đều xác nhận theo đúng kế hoạch, tổ 3 đoàn cưỡng chế không được trang bị vũ khí và áo giáp.

Tuy nhiên, khi các luật sư đặt các câu hỏi về kế hoạch tăng cường tấn công gia đình Đoàn Văn Vươn thì bị hại Lê Văn Mải từ chối trả lời vì cho rằng nội dung này là bí mật công tác, không có nghĩa vụ trả lời và nằm ngoài nội dung vụ án.

Theo cáo trạng, các bị hại gồm: Lê Văn Mải (1957), Nguyễn Văn Phong (SN 1991), Vũ Anh Tuấn (SN 1979), Đào Văn Đức (SN 1976), Đỗ Xuân Trường (SN 1988), Đào Trọng Dũng (SN 1980) và Lê Văn Ghi (SN 1968).

Sau khi giám định pháp y, kết quả cho thấy, các nạn nhân nói trên đều bị nhiều vết thương và giảm sức lao động, trong đó Lê Văn Ghi bị 16 vết thương, giảm 43% sức lao động; Đỗ Xuân Trường bị 9 vết thương, giảm 35% sức lao động; Lê Văn Mải bị 8 vết thương, giảm 25% sức lao động;... Bị hại Đỗ Xuân Trường cho biết bị thương 1 cánh tay trái, sườn và mắt trái, giảm 30% sức lao động. Một số viên đạn chưa lấy được, một số viên ở hốc mắt thì không lấy ra được. 

Tuy nhiên, trong buổi sáng 3-4 tại toà, tất cả các bị hại đều từ chối bồi thường thiệt hại về vật chất cũng như tinh thần. Đáng chú ý, bị hại Vũ Anh Tuấn nói với Hội đồng xét xử (HĐXX): “Các bị cáo vi phạm pháp luật nhưng một phần do bức xúc nên cần xem xét cho các bị cáo”. Bị hại Đỗ Xuân Trường cũng nói: “Bị hại nhất trí với ý kiến đồng chí Tuấn”.

Trong phiên xét xử sáng ngày 3-4, tòa tiếp tục với phần luật sư hỏi các bị hại để tái khẳng định lại một số diễn biến, tình tiết trong vụ án. 
Phiên toà kết thúc lúc 11 giờ 45 và dự kiến bắt đầu trở lại vào lúc 14 giờ chiều 3-4.
(Người Lao động) 

Cướp đất của dân làm hại kinh tế

Hình minh họa
Khi một nhóm người chiếm quyền sở hữu tất cả ruộng đất trong một nước, không phải chỉ những người dân mất đất bị thiệt thòi. Tai hại lớn hơn là nền kinh tế của cả nước bị đẩy vào tình trạng trì trệ. Đây là điều mà ai đã học qua môn kinh tế đều biết.
Người dân được cấp phát quyền sử dụng đất, ruộng, nhưng không được làm chủ thật sự. Vì họ không có quyền đem ruộng đất trao đổi. Quyền sử dụng cũng bị giới hạn trong 20 năm cho nên không khích lệ người ta có kế hoạch khai thác lâu dài. Nhưng điều tai hại nhất là ruộng đất không được biến thành VỐN, còn gọi là Tư bản, Das Kapital như Karl Marx viết, tiếng Anh là Capital.
Nhiều người Việt Nam đã đọc cuốn Huyền bí của Tư bản (the Mistery of Capital) của Hernando de Soto, ra đời năm 2003. De Soto đã chứng minh rằng tại các nước nghèo ở châu Mỹ La tinh, ở châu Phi, châu Á, một chướng ngại lớn trong việc phát triển kinh tế là thiếu vốn, thiếu tư bản. Người ta chỉ nghĩ đến kêu gọi nước ngoài đầu tư, trông chờ tư bản ngoại quốc. Nhưng cũng tại các quốc gia đó, de Soto thấy có hàng ngàn tỷ đô la vốn nằm đọng, đáng lẽ có thể huy động được nhưng lại bị bỏ phí. Lý do chính là người dân không có quyền làm chủ đất.
Nghiên cứu các nước nghèo, de Soto tìm ra hàng ngàn tỷ đô la bị phung phí như vậy chỉ vì dân nghèo không được làm chủ đất. Họ sống ở những khu ổ chuột, dân làm nhà, ở đó từ đời cha đến đời con, nhưng không có quyền làm chủ mảnh đất họ dựng nhà. Nhiều người đã kinh doanh, tạo ra các xí nghiệp nhỏ, nhưng lại không được hợp pháp hóa, vì họ không là chủ mảnh đất dựng lên các cửa hàng hay xí nghiệp đó. Khi các tài sản này không được chính thức công nhận, người chủ không thể đem cầm thế để vay vốn của ngân hàng. Họ không thê dùng tài sản đó để góp vốn làm ăn với người khac, không thể đem bán hay mua lại, ngoại trừ trong một nhóm nhỏ những người quen biết nhau. Nếu tất cả được chính thức hóa, thì tổng số vốn có thể được huy động lên rất lớn.
Thí dụ ở Haiti, nước nghèo nhất châu Mỹ La tinh, de Soto thấy tổng số tài sản bị bỏ quên này lớn hơn tất cả những món tiền ngoại quốc đầu tư vào Haiti trong suốt thời gian hai trăm năm, từ khi độc lập, năm 1804, đến đầu thế kỷ 21. Lớn gấp 150 lần! Chỉ vì quyền sở hữu không được xác nhận, nền kinh tế thiếu vốn. Nếu được công nhận, chính các nhà kinh doanh nhỏ có thể dần dần mở mang công việc làm ăn của họ.
Lấy thí dụ gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Họ bỏ công sức đắp đê ngăn nước mặn, dẫn nước ngọt, trồng cây, nuôi tôm, nuôi cả, trong mấy chục năm trời. Diện tích khai thác lớn dần, từ 20 mẫu đến 40 mẫu (ha). Sống trong một nền kinh tế tự do bình thường, một gia đình đã dùng mồ hôi nước mắt gần nửa đời người để tích lũy được một tài sản như vậy, thì tài sản đó có thể biến thành vốn làm ăn, để họ phát triển lớn hơn. Chỉ cần khai khẩn đất trong vòng 5 đến 10 năm là họ đã có một tài sản có thể dùng để hợp tác làm ăn hay đem cầm thế, đi vay ngân hàng rồi. Người chủ có thể mời người khác góp thêm vốn với mình, dùng mảnh đất mình đã khai thác làm phần vốn đóng góp. Hoặc người ta đến ngân hàng, ký giấy vay nợ, dùng mảnh đất đó cầm thế cho món nợ. Sau khi làm ăn, tài sản lớn hơn, lại đi vay thêm để phát triển. Sau 20 năm, số vốn họ có thể huy đông sẽ giúp họ tự biến thành các nhà kinh doanh về hải sản. Với sức cần cù chịu khó, đã chứng tỏ trong việc khai thác đất biển thành đầm nuôi tôm, gia đình Đoàn Văn Vươn xứng đáng trở thành những nghiệp chủ mới. Những công ty Google, Facebook lớn nhất trong công nghệ tin học ngày nay đều bắt đầu theo cách đó.
Nhưng ở Việt Nam, gia đình Đoàn Văn Vươn không có cơ hội phát triển, ngoài một cách duy nhất là tiếp tục đổ mồ hôi trên đầm lầy. Bởi vì không được làm chủ mảnh đất mà họ đổ máu và mồ hôi khai khẩn, cho nên họ không bao giờ có thể dùng tài sản đó gây dựng thêm vốn. Mà cuối cùng, chính họ lại bị đe dọa trục xuất ra khỏi mảnh đất mà họ đã tạo dựng nên.
Chính sách không cho dân làm chủ đất gây ra những cảnh oan khuất đau lòng như trường hợp Đoàn Văn Vươn. Nhưng mối tai hại thực ra còn lớn hơn nhiều, vì gây tai hại cho kinh tế cả nước chứ không phải cho riêng một gia đình nào. Bởi vì đảng Cộng sản thu tất cả đất đai vào tay một nhóm người quyết định, người dân Việt từ thành thị đến nông thôn đều “tay trắng,” không ai được làm chủ một mảnh đất nào cả. Họ có thể bỏ công sức làm lụng để xây hay mua một ngôi nhà, hoặc biến một thửa đất thành ruộng trồng hoa mầu sinh lợi. Nhưng họ không có quyền làm chủ. Tài sản của họ có thể được biến thành vốn, nhưng bị đặt vào thế bất động. Đó cũng là cảnh tượng mà Hernando de Soto mô tả ở Ai Cập hay ở Haiti!
Số tài sản bất động ở nước ta lớn đến bao nhiêu? Muốn biết, chúng ta phải ước tính xem một nông dân trung bình đang có tài sản độ bao nhiêu. Thí dụ, một nông dân gần đây đã cương quyết từ chối không để cho nhà nước thu hồi khu ruộng của gia đình anh, trao cho các công ty xây dựng; anh từ chối không nhận tiền bồi hoàn trị giá gần 200 triệu đồng. Giả thử chúng ta coi nhà nước tính đúng giá 200 triệu một cách công bằng. Nhưng trong thí dụ này, chúng ta càng thấy chính sách cướp đất gây cảnh bất công thế nào.
Người nông dân này biết tính toán lợi và thiệt khi từ chối. Bởi vì sau khi nhận số tiền đó rồi, gia đình anh sẽ mất ngay công việc làm, mất luôn kế sinh nhai. Đối với các ông nhà nước, trả 200 triệu “đúng giá,” nhưng đối với một nông dân thì không! Vì với 200 triệu đồng, gửi ngân hàng mỗi năm anh sẽ được hưởng bao nhiêu? Nếu ngân hàng trả lãi suất 10% thì mỗi năm anh sẽ nhận được 20 triệu đồng. Nhưng với mức lạm phát hiện nay, 20 triệu đồng sang năm được lãnh sẽ còn giá trị 20 triệu nữa hay không? Với giá sinh hoạt tăng 10% một năm, một đồng năm tới chỉ còn giá trị bằng 90 xu năm nay thôi! Rồi ba, bốn năm sau, số tiền 20 triệu đó có tương đương bằng 10 triệu bây giờ hay không? Nghĩa là số tiền nhận được sẽ càng ngày càng nhỏ đi! Ngược lại, nếu gia đình anh tiếp tục cầy cấy trên thửa ruộng, thì nếu năm nay số thóc lúa kiếm được trị giá 40 triệu, sang năm cũng số lúa đó sẽ lên 44 triệu vì giá sinh hoạt tăng 10%. Và năm sau đó, số thu hoạch có thể bán được hơn 50 triệu; cứ thế tăng lên mãi theo đà lạm phát!
Ví thử chúng ta công nhận tài sản của một nông dân trung bình là 200 triệu đồng, thì 40 triệu nông dân Việt Nam hiện nay đang ngồi trên một đống tài sản đáng giá 8,000 “triệu triệu” đồng, tương đương với 400 tỷ đô la Mỹ! Đó là một số vốn khổng lồ mà nếu de Soto trông thấy sẽ phải kinh hoàng!
Tài sản đó không thể huy động được biến thành vốn, chỉ vì người nông dân không được công nhận là chủ thửa ruộng mình cầy! Con số 400 tỷ đô la trên chỉ ước tính trên ruộng đất mà thôi. Nếu tính cả những khu đất mới được khai thác trên rừng, dưới biển, như gia đình Đoàn Văn Vươn đã làm, nếu tính thêm cả đất làm nhà ở, xây nhà máy trong các thành phố, thì tài sản bị ứ đọng, không được biến thành vốn ở nước Việt Nam sẽ lên hàng ngàn tỷ đô la. Nếu mỗi năm Việt Nam nhận được 20 tỷ đô la đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, thì số vốn bất động ở nước ta còn lớn bằng số đầu tư ngoại quốc trong năm trăm năm, cho tới một một ngàn năm!
Vụ án Đoàn Văn Vươn là một cơ hội để các nhà kinh tế nước ta, cùng tất cả giới trí thức, thanh niên, và các doanh nhân đặt vấn đề với đảng Cộng sản. Chủ trương cấm dân không được làm chủ nhân ruộng và đất đã được nhập cảng từ Nga xô vào nước ta từ 30 năm nay. Đã tới lúc phải hủy bỏ chính sách lạc hậu và phản kinh tế này. Nó ngăn cản sức phát triển kinh tế của dân tộc.
Ngô Nhân Dụng

Ba mươi năm "Chỉ thị Z30"- không có địa chỉ chịu trách nhiệm

30 năm trước, tháng 6 năm 1983, một vụ sai phạm nghiêm trọng mang tên “chỉ thị Z30” gây nhiều chuyện bi thảm cho một số gia đình có nhà cao tầng ở Hà Nội, đe dọa lan rộng sang các tỉnh thành khác, đã được chặn đứng.
Z30 là một “chỉ thị” vô cùng bí hiểm. Bí hiểm từ hình thức ban hành đến nội dung chỉ thị: truyền miệng chứ không có văn bản nên không rõ nội dung chính xác đến đâu. Bí hiểm từ nguồn “phát hành” (không biết tác giả thực cự của chỉ thị Z30 là cơ quan nào) đến “người” chỉ đạo, đôn đốc, điều hành thực hiện. Cuối cùng, sai phạm nghiêm trọng do cái chỉ thị bí hiểm này gây ra, tuy rất may là đã được chặn lại, nhưng “trách nhiệm” thuộc về ai, tổ chức nào, thì không có “địa chỉ”!
Sau 30 năm, bây giờ thử cùng điểm lại một số diễn biến của vụ việc:
Theo ông nguyên chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (qua lời kể của nhà báo Bùi Hoàng Tám đăng trên báo Pháp luật TP HCM đầu tháng 3/2008), “… một buổi chiều, ông An (lúc ấy đang làm bí thư tỉnh ủy Hà Nam Ninh) nhận được công văn từ Công an thành phố Nam Định gửi sang trình bí thư tỉnh ủy duyệt phương án kiểm tra hành chính và tịch thu tài sản bất minh. Kèm theo công văn là một bản danh sách gồm hơn 200 gia đình nằm trong diện phải ra quyết định tịch thu tài sản. Tiêu chí để lập danh sách là những đối tượng có nhà từ hai tầng trở lên và được xếp thứ tự ABC”. Bùi Hoàng Tám kể tiếp: “Mới nhìn qua bản danh sách, Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Văn An tái mặt”. Ông Nguyễn Văn An tâm sự: “… rất hoang mang không biết xử trí thế nào cho phải. Nếu không ký quyết định triển khai thì biết đâu lại làm trái ý chỉ đạo của trên mà ký thì không có cơ sở pháp luật.”. Sáng sớm hôm sau, ông An lên Hà Nội “ nghe ngóng”, ông kể: “Ông định vào thẳng Văn phòng Trung ương Đảng để hỏi cho ra nhẽ nhưng lại thôi vì nghĩ mình là cán bộ trẻ, mới nhậm chức chưa lâu nên cũng có phần rụt rè, e ngại” (http://bhoangtam.vnweblogs.com/).
Ông Đoàn Duy Thành (nguyên bí thư thành ủy Hải Phòng) nói: “Hồi đó nghe cấp dưới trình bày, lãnh đạo nhiều tỉnh, thành cũng phân vân nhưng là phân vân thế thôi chứ không ông nào dám lên gặp lãnh đạo trung ương hỏi cho ra nhẽ. Thế nên cứ tỉnh này gọi điện thoại dò hỏi tỉnh kia. Ông Thành nhớ là vào tháng 3, tháng 4 gì đó, ông nhận được cuộc điện thoại từ TP.HCM của ông Bảy Dự (Nguyễn Võ Danh) - Phó Bí thư Thành ủy hỏi là “Hải Phòng có làm không?”. Sau đó thì ông Mười Cúc (nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, lúc đó là Bí thư Thành ủy TP.HCM) cũng không cho TP.HCM làm,” (báo đã dẫn, kì 3).
Hôm sau, ông An cùng ông chủ tịch tỉnh đã bí mật ra Hải Phòng tìm hiểu xem ngoài đó thực hiện thế nào. Nguyên bí thư Hải Phòng kể lại (báo đã dẫn, tác giả Phan Lợi và Lê Kiên): “Lúc đó, tôi phân tích rất kỹ rồi nói với anh An rằng: “Tôi biết chú ra đây hỏi chuyện tôi là chú cũng có ý định không thực hiện nên anh em mình phải quyết tâm, cho dù có mất chức bí thư, mất vị trí ủy viên Trung ương thì tôi cũng không thực hiện “Z30”.”. Ông Đoàn Duy Thành còn kể với hai tác giả nói trên rằng: “Trước hội nghị Trung ương, báo Đảng đăng sáu bài phê phán các tỉnh không thực hiện “Z30” thì một bài phê phán Bắc Giang, năm bài còn lại phê Hải Phòng. Ông Thành gặp tổng biên tập nói thẳng là báo có đăng một trăm bài thì cứ đăng nhưng không có chỉ thị thì Hải Phòng vẫn không thực hiện”.
Quyết tâm không thực hiện chỉ thị Z30 của ông bí thư Hải Phòng còn thể hiện qua tâm sự của ông với bà vợ: “Bữa đó về đến nhà đã đúng nửa đêm. Tôi trằn trọc không ngủ được, đem chuyện kể hết với nhà tôi. Nhà tôi nói: “Anh định đương đầu đến bao giờ?”. Tôi trả lời: “Tôi sẽ đương đầu đến khi còn cái đầu này”. Trước đó, ông Thành sau khi động viên ông An cùng ông quyết không thực hiện chỉ thị Z30, còn nói trước cho ông An biết: “Đến tháng 6 họp hội nghị Trung ương, tôi sẽ phát biểu về vấn đề này”. Và ông Đoàn Duy Thành đã làm đúng như ông đã tự hứa.
Với tiêu đề “Độc thoại” ở hội nghị Trung ương, hai nhà báo Phan Lợi và Lê Kiên đã viết trên báo Pháp luật Tp. HCM: “Bữa sáng khai mạc hội nghị Trung ương, Phó Thủ tướng Phạm Hùng điều khiển phiên họp. Bao nhiêu trăn trở, suy tư bấy lâu, nay có điều kiện lên tiếng giãi bày trước các đồng chí trong Ban Chấp hành Trung ương, ông Thành đã nói một mạch hai tiếng đồng hồ.
Ông nhớ lại: “Anh Phạm Hùng chỉ định tôi phát biểu đầu tiên. Tôi chỉ dành 15 phút đầu để nói về kế hoạch sáu tháng cuối năm. Sau đó, tôi nói rằng bây giờ tôi phải đề cập ngay đến vấn đề đang sôi nổi và bức xúc của xã hội, đặc biệt là Hải Phòng, là chuyện Z30.
Trong lúc phát biểu, tôi kể tường tận sự việc tôi được chứng kiến tại ba gia đình bị tịch thu ở Hà Nội, họ than khóc thế nào, ai oán ra sao... Sao lại làm thế được? Sao anh không chứng minh được tài sản người ta là bất minh mà vẫn vô cớ tịch thu? Sao anh không giải thích rõ ràng lý do tịch thu đó? Tôi nói thẳng rằng làm như thế là trái đạo lý, làm mất nhân tâm, cản đường xây dựng, phát triển, trái với cả tư tưởng kinh tế của Mác...”
Nói đến đây, ông Thành trầm ngâm, nhấp một ngụm nước rồi tiếp lời: “Tôi phải nói căng như thế vì hội nghị Trung ương là cơ hội duy nhất. Nếu ở hội nghị Trung ương mà không ngăn được thì coi như muộn mất rồi, người dân sẽ phải gánh chịu một trận “bão táp” mới mà hậu quả chắc chắn là hết sức nặng nề. Tôi nói xong, anh Phạm Hùng đứng bật lên, nói: “Sáng tạo, rất sáng tạo, tôi ủng hộ anh Thành.”.
Ông Đoàn Duy Thành kể tiếp: “không khí hội trường im bặt. Tổng Bí thư Lê Duẩn đứng lên, chậm rãi nói: “Còn đồng chí nào phát biểu nữa không? Còn đồng chí nào nói đạo lý hơn đồng chí Thành nữa thì cứ phát biểu”. Sau gợi ý của Tổng Bí thư, ông Quất (Bí thư Bắc Giang), rồi đến một đồng chí ủy viên Trung ương phía Nam đứng lên nói ngắn gọn, bày tỏ sự ủng hộ đối với ý kiến của tôi”. “Khó hiểu nhất là không có ai đứng lên bảo vệ “Z30”, thành ra ý kiến phản đối trở thành “độc thoại” một chiều” - ông Thành trầm ngâm. Rồi ông kể tiếp: “Lúc anh Ba Duẩn nói xong, tôi nghĩ bụng “Thế là ổng đã ủng hộ mình rồi!”. Tôi rỉ tai anh Nguyễn Văn Linh (nguyên Tổng Bí thư, lúc ấy là Bí thư Thành ủy TP.HCM): “Anh phát biểu đi để góp thêm tiếng nói mạnh mẽ, Nam bộ cũng phản đối “Z30” mà. Anh Linh bảo: “Ông nói thế là đủ lắm rồi!”.”
Ông Nguyễn Văn An cũng kể với nhà báo Bùi Hoàng Tám (blog đã dẫn): “Lần ấy, ông Thành đã nói liền 2 tiếng đồng hồ về những sai lầm của Chỉ thị Z30. Ông ấy cho rằng Chỉ thị Z30 là sai lầm, là trái pháp luật và phi đạo lý. Việc vô cớ tịch thu nhà cửa của người dân khi họ không vi phạm pháp luật, không bị pháp luật xử mà chỉ bằng một quyết định của chính quyền là xông vào đuổi người ta ra đường là vô lý... Thấy ông ấy càng phát biểu càng hăng, tôi cũng thoáng lo lo. Nhất là những lúc ông ấy thống thiết nói rằng đã trực tiếp xem tịch thu 3 căn nhà ở Hà Nội. Ông ấy tả thảm thiết lắm. Khi đội công tác đẩy họ lên xe chở đi, họ kêu khóc, họ đội khăn tang. Rồi ông ấy đặt câu hỏi: Chúng ta làm cách mạng để làm gì? Người Cộng sản là phải hy sinh suốt đời vì nhân dân, đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Những việc chúng ta làm như thế này là trái đạo lý, là vi phạm pháp luật. Ông ấy còn kể thời ông ấy làm Bí thư Quận uỷ Ngô Quyền, đã nói với người dân rằng khi kháng chiến thắng lợi, bà con sẽ hết cảnh nghèo khổ, không còn phải chui rúc trong cái nhà tranh, vách đất, dột nát quanh năm mà sẽ ở nhà xây to đẹp, họ đã vỗ tay hoan hô không ngớt mà giờ đây, hơn 30 năm sau khi thắng Pháp, chúng ta không có tiền xây nhà cho dân, nay dân xây, ta lại tịch thu thử hỏi còn đâu là đạo lý”. Nhà báo Bùi Hoàng Tám hỏi Ông Nguyễn Văn An: “ Khi ông Thành nói thế, bác có lo không ?- Lo chứ. Chuyện này hệ trọng lắm, chỉ cần sơ xảy là hỏng cả một sự nghiệp chứ không đùa nên tôi luôn liếc nhìn sang chỗ Tổng bí thư Lê Duẩn và Phó Thủ tướng Phạm Hùng, thấy cả hai ông đều nghe rất chăm chú và có chiều đăm chiêu lắm. Nhất là đến đoạn ông Thành yêu cầu khi nào có ý kiến chính thức của Bộ Chính trị, Ban bí thư và Thủ tướng Chính phủ sẽ thi hành nghiêm túc còn điện thoại nhắc nhở "theo Hà Nội mà làm" để có phong trào thì ông ấy không làm và xin chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, tôi thấy Phó Thủ tướng Phạm Hùng hườm hườm vài cái, cười rồi nói: "Sáng tạo, rất sáng tạo. Tôi ủng hộ ý kiến của anh Thành".”
“Như vậy là câu chuyện về “Z30” đã kết thúc một cách không trống, không kèn. Từ đó về sau này, không ai nhắc lại nữa, không nơi nào thực hiện, cũng không ai nói thêm gì nữa”. Báo Pháp luật Tp.HCM kết luận.
Như vậy là đã 30 năm trời trôi qua, cái gọi là “chỉ thị Z30”, ra đời đầy bí hiểm, sau khi đã gây điêu đứng cho một số gia đình,
đã kết thúc trong âm thầm và bí hiểm. MỘT VỤ SAI PHẠM NGHIÊM TRỌNG ĐÃ KHÔNG CÓ “ĐỊA CHỈ CHỊU TRÁCH NHIỆM”.
Trần Huy Thuận

Ông Vươn nói gì trước tòa?

"Theo kế hoạch, bị cáo cùng người thân chuẩn bị 2 bình gas, kíp mìn, dây điện, 200 gram thuốc nổ. Ngoài ra bị cáo còn giao cho Đoàn Văn Vệ đi mua khẩu súng hoa cải giá 8 triệu đồng".
Trong phiên tòa xét xử ngày 2/4, khi được thẩm vấn về động cơ và nguyên nhân vụ gây sát thương 7 người tham gia cưỡng chế, bị cáo Đoàn Văn Vươn khai rằng, sau khi nhận quyết định cưỡng chế, bị cáo đã nhiều lần họp cùng các anh em trai trong gia đình. Bị cáo cho biết, cả gia đình không đồng tình với quyết định cưỡng chế.
Về quá trình lập kế hoạch, ông Vươn khai nhận: “Bị cáo cho người nhà lập hàng rào, dùng cả súng, mìn để tạo ra vụ án hình sự nhằm mục đích cơ quan điều tra sẽ vào cuộc quyết liệt”.
Bị cáo Vươn khai nhận động cơ và nguyên nhân khiến 7 người bị thương khi tham gia cưỡng chế.
Theo kế hoạch bị cáo cùng người thân chuẩn bị 2 bình gas, kíp mìn, dây điện, 200gram thuốc nổ. Ngoài ra bị cáo còn giao cho Đoàn Văn Vệ đi mua khẩu súng hoa cải giá 8 triệu đồng.
Trước ngày cưỡng chế diễn ra, bị cáo Vươn và Quý chuyển vợ, con cùng đồ đạc gia đình đi chỗ khác vì không muốn vướng víu. Mọi việc từ chuẩn bị rơm, cài kíp nổ, bị cáo đều hướng dẫn Quý làm. Theo trình bày của ông Vươn, một ngày trước buổi cưỡng chế, bị cáo có mời 2 phóng viên xuống khu đầm nhà mình. Tuy nhiên, bị cáo không nói cho họ biết về kế hoạch rải rơm, đặt kíp nổ…
Trước toà, bị cáo Vươn khai tiếp, sau khi chuẩn bị xong xuôi mọi thứ, ông này có nói với Quý và những người trong nhà rằng, đợi cho lực lượng chức năng đến gần khoảng 18m mới bắn. Nếu không xảy ra cưỡng chế thì sẽ không nổ súng.
Trong khi đó, vị đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại toà cho rằng, lời khai tại cơ quan điều tra, ông Vươn có khai, sau khi Quý cho nổ kíp mìn, nếu những người bị thương vẫn còn xông lên được thì sẽ dùng súng bắn đạn hoa cải.
Khai tiếp tại toà, ông Vươn cho rằng có nghe Quý thông báo “mọi việc đã xong” nên đứng trên đê để theo dõi diễn biến tình hình. Quý và một số người thân vẫn nấp trong nhà cố thủ. “Từ trên đê, bị cáo nghe tiếng nổ lớn, người bị thương được đưa đi cấp cứu”, Vươn khai. Bị cáo cũng thừa nhận đã nhận thức được việc nổ súng vào lực lượng chức năng có thể gây thương tích và nguy hiểm đến tính mạng của họ.

Bị cáo Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Sịnh đang được xét xử sơ thẩm.
Phiên tòa sẽ được kéo dài tới mùng 5/4.
Bản cáo trạng số 10/CT-P1A của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân TP Hải Phòng do ông Bùi Đăng Dung - Phó Viện trưởng VKSNDTP Hải Phòng ký ngày 4/1/2013 đã xác định: Năm 1993, Đoàn Văn Vươn, sinh năm 1963, thường trú tại thôn Thuý Nẻo, xã Bắc Hưng (Tiên Lãng - TP Hải Phòng) được UBND huyện Tiên Lãng giao 21 ha đất bãi bồi ngoài đê biển quốc gia thuộc xã Vinh Quang với thời hạn sử dụng 14 năm kể từ ngày 4/10/1993. Trong quá trình đắp bờ, ông Vươn đã lấn chiếm ra ngoài diện tích được giao 19,3 ha, UBND huyện Tiên Lãng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tiếp tục giao bổ sung phần đất lấn chiếm này cho ông Vươn để nuôi trồng thuỷ sản, thời hạn sử dụng đến ngày 4/10/2007.
Ngày 7/4/2009, UBND huyện Tiên Lãng ra Quyết định số 461/QĐ-UBND thu hồi diện tích 19,3 ha đất nói trên đã hết thời hạn sử dụng. Do không đồng ý với quyết định thu hồi đất, Đoàn Văn Vươn đã khởi kiện đến Tòa hành chính Tòa án nhân dân TP Hải Phòng.
Vụ án được Tòa án địa phương giải quyết và giữ nguyên Quyết định số 461/QĐ-UBND, ngày 24/11/2011, UBND huyện Tiên Lãng ra Quyết định số 3307/QĐ-UBND về việc cưỡng chế thu hồi đất đối với diện tích 19,3 ha và ban hành kế hoạch tổ chức cưỡng chế. Quyết định thu hồi đất và kế hoạch cưỡng chế được UBND huyện thông báo cho Đoàn Văn Vươn, đồng thời chỉ đạo tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương giải thích, vận động nhưng Đoàn Văn Vươn vẫn không chấp nhận.
Sau khi nhận được thông báo của UBND huyện về việc cưỡng chế thu hồi đất đầm, ông Vươn đã nhiều lần cùng anh em trong gia đình gồm Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Thoại, Phạm Thái bàn bạc quyết tâm giữ lại khu đầm bằng mọi cách.
Theo đó, Vươn và Sịnh bàn bạc và thống nhất với mọi người làm hàng rào ngăn lối đi, làm mìn tự tạo chôn trên đường vào, mua xăng để đốt và dùng súng hoa cải bắn vào lực lượng cưỡng chế. Việc bàn bạc diễn ra tại nhà Vươn, nhà Quý và có mặt Nguyễn Thị Thương (vợ Đoàn Văn Vươn) và Phạm Thị Báu (vợ Đoàn Văn Quý).
Sau khi gây án các đối tượng nêu trên đã bỏ trốn, sau đó lần lượt bị Công an TP Hải Phòng bắt giữ.
Khi bắt giữ Vươn, Sịnh, Vệ - CQĐT đã thu giữ thêm 3 điện thoại di động; 1 vỏ tút đạn bằng kim loại và một số giấy tờ khác. Với hành vi của các bị can, Viện kiểm sát nhân dân TP Hải Phòng cho rằng, đã có đủ cơ sở xác định các bị can đã có hành vi đồng phạm tội giết người theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ luật hình sự có khung hình phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Đối với Nguyễn Thị Thương và Phạm Thị Báu đã tiếp nhận ý chí của Vươn, Quý, Sịnh về việc chống lại người thi hành công vụ và có hành vi trực tiếp tham gia làm hàng rào, trải rơm, mua xăng, mua mũ len để tạo điều kiện cho các bị can khác thực hiện hành vi chống đối những người thi hành công vụ, do vậy có đủ cơ sở xác định các bị can đã có hành vi chống người thi hành công vụ theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 257 Bộ luật hình sự có khung hình phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Sau khi kết thúc phần công bố cáo trạng, sáng cùng ngày Hội đồng xét xử vụ án “ Giết người” và “ Chống người thi hành công vụ” sẽ chuyển tiếp sang phần xét hỏi các bị cáo và bị hại liên quan đến vụ án.
Lê Tú
(Infonet)

Lê Diễn Đức - Một ngày với phiên toà Đoàn Văn Vươn

Phiên toà sơ thẩm xét xử Đoàn Văn Vươn và người thân bắt đầu vào ngày 2/4. Một ngày mệt nhọc và căng thẳng. Từ ngoài vào trong.
Đúng như tôi dự đoán, khó có thể thay đổi được ý đồ của nhà cầm quyền với bản cáo trạng đã lật ngược vấn đề. Điều này dễ thấy từ thái độ của nhà cầm quyền từ bên ngoài và bên trong cũng như định hướng dư luận.
Bên trong. Từ việc cướp đất bất hợp pháp chuyển thành "công vụ", khi bản trong bản cáo trạng đã cố tình ngày 4/01/2013 của Viện kiểm sát Nhân dân Hải Phòng đã cố ý bỏ quên một chí tiết rất quan trọng mang tính quyết định cho kết luận về vụ án: cưỡng chế thu hồi đất của gia đình anh Đoàn Văn Vươn là sai trái.
Đúng là "tòa án đã giải quyết và giữ nguyên quyết định số 461/QĐ-UBND" ngày 7/4/2009, tức quyết định thu hồi đất, nhưng anh Vươn đã kiện quyết định này lên Toà Phúc thẩm và Tòa Phúc thẩm đã hoà giải, bằng “Biên bản thỏa thuận” giữa nguyên đơn và bị đơn: nếu nguyên đơn rút đơn thì UBND huyên Tiên Lãng sẽ tiếp tục cho thuê đất. Ngày 19/4/2011 anh Vươn rút đơn, ngày 22/4 Toà án đình chỉ xét phúc thẩm, nhưng ngày 24/11/2011 UBND huyện Tiên Lãng đã lật lọng, vẫn ra quyết định 3307/QĐ-UBND cho thu hồi.
Vụ án đã bị đảo lộn! Từ truy tố những quan tham đã tiến hành cưỡng chế cướp đất sai pháp luật thành truy tố những người nông dân cùng đường, quyết tâm giữ đất, giữ thành quả lao động của mình bằng mọi giá.
Người ta đã nỗ lực bảo vệ bằng được những tay cướp đất bằng một phiên toà bất công, trái với luân thường đạo lý. Công lý thuộc về kẻ mạnh. Người nông dân chân chất, chấn lâm tay bùn, chẳng có gì hơn ngoài tiêng kêu oán hận và đau thương. Nhà cửa tan tành, cơ ngơi bị tàn phá, tương lai không biết sẽ ra sao.
Báo chí lề đảng đồng loạt đưa tin về phiên toà, nhưng rõ ràng theo hướng bất lợi cho những người bị nạn. Chủ yếu thông tin được dựa trên cáo trạng mà bản thân nó đã sai trái. Việc mớm cung, ép cung kèm theo đe doạ, đánh đập trong giai đoạn điều tra mà những nạn nhân khai trước toà đều không được nói tới.
Sự quan tâm và theo dõi của nhiều người chưa lúc nào như thế. Nó như là sự dồn nén bất công đầy ắp trong xã hội và có dịp được bộc lộ. Đây là một vụ án lớn. Lần đầu tiên người nông dân đã nổ súng chống lại lực lượng cưỡng chế của chính quyền. Đã có hơn 800 bài báo và hàng ngàn bình luận trên báo lề đảng. Đã có cuộc họp chỉ đạo của Thủ tướng. Đã có tiếng nói của rất nhiều nhân vật từng giữ trọng trách trong chính quyền.

Đoàn Văn Vươn tại phiên toà ngày 2/4 - Ảnh: AP
Người ta đã so sánh vụ án với "vụ án Nọc Nạn" năm 1928, như một phép thử nên công lý xã hội chủ nghĩa với thực dân, phong kiến. Trong vụ án Nọc Nạn, bốn người nông dân và một lính Pháp chết, nhưng toà đại hình Cần Thơ đã tha bổng cho những người liên quan. Thắng lợi của công lý trước hết thuộc về báo chí tự do của Sài Gòn bây giờ. Nhiều nhà báo đã vào cuộc, xuống tận nơi điều tra và nhờ hai luật sư Pháp biện hộ miễn phí cho nông dân.
Vụ án Đoàn Văn Vuơn xảy ra trong bối cảnh khác. Nó đánh vào điểm nóng nhất và phức tạp nhất của chế độ hiện tại: Dân oan. Đã có hàng triệu lượt người tới các cơ quan công quyền khiếu nại về đất đai. Lũng đoạn, đầu cơ, và tham nhũng đã đưa đến những thảm kịch bi thảm như bà Đinh Thị Liêng đã tự thiêu, hay mẹ con bà Phạm Thị Lài ở Cần Thơ, khoả thân phản đối. Người anh hùng lao động trở thành kẻ bơ vơ không nhà, như vụ án bà Nguyễn Thị Sương, cựu giám đốc Nông trường Sông Hậu.
Bên Ngoài. Vụ án Đoàn Văn Vươn đã cho thấy một không khí khác khác hẳn. Có tới 7, 8 chiêc xe khách chở bà con nông dân Văn Giang, Dương Nội vào Hải Phòng tham dự phiên toà, nhưng bị chặn lại ở trạm thu phí Quán Toan, cách trung tâm Hải Phòng 20 km. Trong số này, nhìn thấy một số khuôn mặt quen thuộc như chị Bùi Thị Minh Hằng, Trương Văn Dũng, v.v... Những con người hết lòng, không phải chỉ vì anh Vươn, mà vì công lý, vì cần có sự cảm thông, chia sẻ cùng một nỗi oan ức, đã bất chấp khó khăn, tìm cách tiếp cận phiên toà.
Họ đã hình thành có tổ chức, ăn mặc đồng phục áo phông trắng có dòng chữ "Không có đất chúng tôi sống thế nào",  có biểu ngữ cầm tay chuẩn bị sẵn. Tuy nhiên vẫn còn thụ động, thiếu vắng chiến thuật và biện pháp, vì đã lường trước sự phong toả như những phiên toà trước đó xử anh Cù Huy Hà Vũ hay anh Điếu Cày. Mọi con đường vào toà án đều bị chặn, nhưng một số lọt được, chắc đi bằng phương tiện riêng. Có thể nhìn thấy một số khuôn mặt quen thuộc Mai Xuân Dũng, Phạm Hồng Sơn, giáo sư Ngô Đức Thọ, Nguyễn Hoàng Vi... Sẽ hiệu quả biết bao, dù cách vài trăm mét, hàng trăm người sẽ tạo ra môt khí thế khác, sẽ gây áp lực mạnh mẽ. Họ đã bị phong toả, đánh đập thô bạo, bắt giữ và số người tới gần nơi có phiên toà chỉ khoảng vài chục.
Thật là đểu cáng và ô nhục. Một phiên toà được gọi là công khai mà hèn hạ, thổ tả như vậy! Người nhà anh Đoàn Văn Vươn cũng không ai được vào, kể cả đã trình hộ khẩu và chứng minh thư cũng không được. Sau khi kêu gào thảm thiết khản cả giọng, cuối cùng an ninh mới cho mẹ và chị gái anh Vươn vào dự phiên tòa.
Ủng hộ anh Đoàn Văn Vươn đã không dừng lại ở gom chữ ký, kiến nghị, đốt nến cầu nguyện ở nhà thờ.
Rất tiếc, không thấy sự có mặt của bà con giáo dân, trong khi ngày 29/3/2013, Đức cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa Bình trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam và Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Giáo phận Hải Phòng, đã đồng ký tên trong một Văn thư gửi tới TAND thành phố Hải Phòng, yêu cầu “làm việc khách quan theo như tinh thần sửa đổi Hiến Pháp mà Việt Nam đang nỗ lực thực hiện. Trong mọi trường hợp, chỉ nhân danh công lý để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân”. Văn thư khẳng định: “”Việc cưỡng chế của chính quyền huyện Tiên Lãng là hành vi vi phạm pháp luật, nên tự bản chất nó không còn là “thi hành công vụ”… Việc chuẩn bị của anh em Đoàn Văn Vươn trong việc cài chất nổ đơn giản quanh vườn và việc xử dụng súng hoa cải là một hành động tự vệ chính đáng… Vì thế, họ phải được trả tự do và được bồi thường thiệt hại thỏa đáng”.
Nếu như có một lời kêu gọi giáo dân xuống đường tham dự trong buổi đốt nến cầu nguyện... Nếu thôi, bởi vì tôi hiểu rằng, nhà thờ không muốn đi quá giới hạn.
Dù sao, sự có mặt của bà con nông dân, của những bloggers can đảm cũng nói lên được một điều gì đó. Nó cho thấy vai trò tổ chức cần thiết như thế nào. Phải có phương án B. Nếu bị chặn thì hành động phải ra sao?
Vẫn còn những ngày tới. Đoàn Văn Vươn và những người thân e rằng khó thoát khỏi âm mưu đã xác định sẵn của bạo quyền: che giấu sai lầm của các quan chức Hải Phòng trong vụ cưỡng chế sai pháp luật, dằn mặt dân oan truớc mọi hành động chống đối.
Khó mà có thể có công lý khi phiên toà "công khai" mà bị phong toả như "một khu tự trị". Dù chưa kết thúc phiên toà, những bản án nặng nề như định mệnh đã buộc vào cổ người nông dân chân chất, muôn đời lầm than, "ngẩng đầu lên chẳng thấy mặt trời".
© Lê Diễn Đức - RFA Blog 

Xét xử Đoàn Văn Vươn và đồng phạm: nhiều bị cáo phản cung, kêu oan


Phía trong phiên tòa ngày hôm qua, Anh Đoàn Văn Vươn và thân nhân một mực kêu oan: "Hành động của họ chỉ là tự vệ chính đáng, chứ không có ý chống người thi hành công vụ". Trên các mặt báo lề phải, họ tố cáo anh Đoàn Văn Vươn, duy chỉ có Báo Tuổi trẻ Online đã có bài bênh vực cho gia đình anh Đoàn Văn Vươn: "Vụ án Đoàn Văn Vươn và đồng phạm: nhiều bị cáo phản cung, kêu oan". Tuy nhiên đã bị gỡ sau đó ít tiếng. Bài viết vẫn còn được lưu trữ trên trang Phunutoday.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét