- Pháp không rũ bỏ trách nhiệm tại châu Á-Thái Bình Dương (RFI) - Sách Trắng về quốc phòng Pháp năm 2013 được công bố hôm nay 29/04/2013 nhấn mạnh, việc Hoa Kỳ tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương « không rũ bỏ trách nhiệm của Pháp ». Nước Pháp đang hợp tác về mặt quốc phòng và an ninh với nhiều quốc gia, trong đó có Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam.
- Samsung, chuẩn bị chuyển giao quyền lực cho một thế hệ thứ ba (RFI) - Nỗi ám ảnh lớn nhất của Samsung hiện nay không phải là nổ ra chiến tranh với Bắc Triều Tiên, cũng không phải là Apple, đối thủ đáng gờm nhất trong ...
- Pháp muốn tranh thủ con tàu tăng trưởng của Trung Quốc (RFI) - Chuyến công du Trung Quốc trong hai ngày 25-26/04/2013 của Tổng thống Pháp François Hollande tiếp tục được báo Pháp phân tích.
- Bạo động tôn giáo: Miến Điện phải tăng cường hỗ trợ người Hồi giáo (RFI) - Báo cáo của Ủy ban điều tra chính thức hôm nay 29/04/2013 khuyến cáo, Miến Điện cần khẩn cấp giúp đỡ hàng chục ngàn người Hồi giáo ...
- Thêm nhiều vụ bắt giam sau bạo động Tân Cương (RFI) - Theo báo chí Trung Quốc ngày 29/04/2013, chính quyền Tân Cương đã bắt giữ thêm một số phần tử « khủng bố » sau vụ bạo động tại ...
- Hy Lạp thông qua luật tái cơ cấu khu vực công : 15.000 công chức bị sa thải (RFI) - Sau nhiều cuộc tranh cãi sôi nổi, hôm qua 28/04/2013 Quốc hội Hy Lạp thông qua một loạt các biện pháp cắt giảm chi tiêu, với 168 phiếu thuận và ...
- Thủ tướng Syria bị ám sát hụt (RFI) - Theo Đài truyền hình nhà nước Syria sáng ngày 29/04/2013, thủ tướng Waël al-Halaqi đã thoát chết trong một vụ tấn công hụt nhắm ...
- Kaesong, biểu tượng duy nhất của hợp tác liên Triều, bị đóng cửa (RFI) - Kể từ hôm nay, 29/04/2013, khu công nghiệp Kaesong không còn bóng người. Những nhân viên Hàn Quốc cuối cùng rút khỏi nơi đây.
- Libya : Các nhóm vũ trang bao vây trụ sở nhiều bộ ở Tripoli (RFI) - Hôm nay, 29/04/2013, trụ sở bộ Ngoại giao Libya ở thủ đô Tripoli vẫn tiếp tục bị bao vây.
- Triển lãm bằng chứng lịch sử "Hoàng Sa của Việt Nam" cho khách quốc tế (RFI) - Sáng nay 29/04/2013 tại Bảo tàng Đà Nẵng đã khai mạc cuộc triển lãm « Hoàng Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử », giới thiệu nhiều tư liệu quý chứng minh quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
- Thái Lan : Phiên tòa xử phe Áo Vàng bị hoãn lại (RFI) - Phiên tòa dự kiến diễn ra hôm nay 29/04/2013 xử những người phe Áo Vàng bảo hoàng ở Thái Lan vì một loạt các cuộc biểu tình năm 2008, đặc biệt là vụ phong tỏa hai sân bay của thủ đô, đã được dời lại.
- Trung Quốc chấm dứt đặc quyền xe bảng số quân đội (RFI) - Báo chí chính thức Trung Quốc hôm nay 29/04/2013 cho biết, chính quyền sẽ chấm dứt các đặc quyền dành cho các xe mang biển số quân ...
- Thủ tướng Nhật thăm Nga với hy vọng giải quyết tranh chấp quần đảo Kuril (RFI) - Ngày 29/04/2013, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hội đàm với tổng thống Nga Vladimir Putin tại Matxcơva.
- Pháp công bố Sách Trắng về Quốc phòng (RFI) - Ngày hôm nay, 29/04/2013, Pháp công bố Sách Trắng về Quốc phòng và An ninh. Chính tổng thống François Hollande là người quyết định cuối cùng về viễn cảnh phát triển bộ máy quân sự trong vòng 15- 20 năm tới, với những ràng buộc về ngân sách.
- Người từng giữ kỷ lục Guinness chết trong khi thực hiện trò mạo hiểm (VOA) - Bác sĩ cho biết ông Sailendra Nath Roy, cảnh sát viên 48 tuổi và là người thích mạo hiểm, đã qua đời tại bệnh viện vì bị nhồi máu cơ tim nặng
- TT Afghanistan phản hồi cáo giác nhận 'hàng túi tiền của CIA' (VOA) - Hàng chục triệu đô la được nhét đầy trong va li, ba lô, đôi khi là những túi ni lông và được đem tới văn phòng Thổng thống Afghanistan khoảng mỗi tháng
- Tháng Tư (VOA) - Khi nhớ đến ngày 30/4 và câu thơ 'Tháng Tư đầu mùa hạ' của Nguyễn Khuyến cùng lúc, tôi lại đâm ra nghĩ ngợi
- Tại sao phải trốn chạy hòa bình? (VOA) - Ngày 30/4/2013 đánh dấu kỷ niệm lần thứ 38 ngày Sài Gòn thất thủ, ngày miền Nam Việt Nam bị miền Bắc CS tiêu diệt
- Các cuộc bầu cử lịch sử có thể đem lại thay đổi lớn ở Malaysia (VOA) - Cuộc bầu cử này là cuộc đọ sức giữa Mặt Trận Quốc gia do Thủ tướng Razak lãnh đạo đối đầu với đảng Hiệp ước Nhân dân do cựu Phó Thủ tướng Ibrahim đứng đầu
- 7 người Nam Triều Tiên bị giữ lại ở Kaesong (VOA) - Bắc Triều Tiên giữ lại 7 người Nam Triều Tiên trong số những nhân viên còn lại ở khu công nghiệp Keasong vì điều mà họ gọi là 'các chi tiết hành chánh' vào phút chót
- Tháng Tư Mùa Xuân và Những Tấm Màn (VOA) - Tháng Tư, tôi đi dưới bầu trời mây trắng, nắng ấm và mềm như chiếc khăn quàng trên vai, hai chân thong thả bước
- Thêm nhiều người bị bắt sau vụ bạo động ở Tân Cương (VOA) - 8 nghi can đã bị câu lưu tuần trước và nay Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Mạnh Hồng Vĩ cho biết có thêm nhiều người đang bị thẩm vấn
- Hà Lan chìm trong cơn 'sốt vàng' (VOA) - Nhà cửa và đường phố ở Hà Lan được trang trí với màu quốc kỳ và màu vàng của Hoàng cung trong lúc dân chúng chuẩn bị cho lễ đăng quang của tân quốc vương
- Nghi can gởi thư tẩm độc cho Tổng thống Obama ra tòa (VOA) - Người đàn ông bị truy tố về việc gởi thư tẩm độc cho Tổng thống Obama, một thượng nghị sĩ liên bang và một thẩm phán tiểu bang sẽ ra tòa hôm nay
- Những nhân viên Nam Triều Tiên cuối cùng ở Kaesong về nước (VOA) - Nam Triều Tiên rút những nhân viên còn lại ở khu công nghiệp liên doanh với Bắc Triều Tiên, một diễn tiến sẽ phá vỡ mối liên kết hòa bình cuối cùng giữa hai nước
- Việt Nam mở hội thảo, triển lãm, khẳng định chủ quyền biển đảo (VOA) - Thành phố Đà Nẵng khai mạc cuộc triển lãm, trưng bày những chứng cớ lịch sử và chính trị khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
- LHQ: Cần có tinh thần trách nhiệm để giảm thiểu rủi ro thiên tai (VOA) - Một hội nghị kinh tế khu vực ở Bangkok trong tuần này tập trung vào việc trợ giúp các nền kinh tế Á Châu có sức chống chỏi bền bỉ hơn trước thiên tai
- Kỷ niệm 30-4, trùng tu mộ thuyền nhân Việt Nam tử nạn (VOA) - Văn khố Thuyền nhân Việt Nam,một tổ chức thiện nguyện cộng đồng tại Melbourne, tiếp tục đẩy mạnh chương trình trùng tu mộ phần thuyền nhân
- Trung Quốc bắt đầu đưa du khách đến Hoàng Sa (VOA) - Tua du lịch đầu tiên của Trung Quốc đến Hoàng Sa đã ra khơi hôm chủ nhật 28 tháng 4, bất chấp sự chống đối của Việt Nam.
- Di dân Ðông Nam Á đem lại sức sống mới cho kinh tế Ðài Loan (VOA) - Chính phủ Ðài Loan nới lỏng các luật lệ về lao động di trú hồi năm ngoái để nhân thêm công nhân
- 5 người chết trong vụ nổ bom ở tây bắc Pakistan (VOA) - Một vụ nổ bom giết chết ít nhất 5 người tại thành phố Peshawar trong vùng tây bắc, giữa lúc bạo động tăng mạnh trước cuộc bầu cử quốc hội ngày 11/5
- Các vụ đánh bom xe ở miền nam Iraq giết chết 18 người (VOA) - Những vụ nổ bom xe hơi tại các khu vực đa số dân là người Shia ở miền trung và miền nam Iraq, giết chết ít nhất 18 người và gây thương tích cho hơn 50 người
- Nổ lớn ở Prague, ít nhất 40 người bị thương (VOA) - Một vụ nổ lớn ở thủ đô Prague của Cộng hòa Czech đã gây thương tích cho ít nhất 40 người, khiến cảnh sát phải phong tỏa một khu vực du lịch
- IMF: Châu Á sẽ dẫn đầu sự hồi phục của kinh tế toàn cầu (VOA) - Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết kinh tế Á châu sẽ dẫn đầu sự hồi phục của kinh tế toàn cầu trong năm 2013
- Bangladesh dọn dẹp địa điểm vụ sập tòa nhà 8 tầng (VOA) - Nhân viên ở Bangladesh bắt đầu dùng thiết bị nặng để dọn dẹp địa điểm của vụ sập nhà ở ngoại ô Dhaka, nơi ít nhất 380 người thiệt mạng khi tòa nhà bị sập
- Tổng thống Nga thảo luận với Thủ tướng Nhật tại Moscow (VOA) - Ông Abe có mặt ở Moscow để thảo luận với ông Putin về việc nới rộng các mối liên hệ thương mại và giải quyết vụ tranh chấp lãnh thổ từ thời thế chiến thứ hai
- Thủ tướng Syria thoát chết trong một vụ đánh bom ở Damascus (VOA) - Thủ tướng Syria Mael al-Halqi đã thoát hiểm trong một vụ đánh bom ở Damascus. Vụ nổ giết chết 6 người, trong đó có 5 thường dân
- 'Còn nghèo lại thích nghỉ dài' (BBC) - Các kỳ nghỉ dài ở Việt Nam có ảnh hưởng đến nhu cầu của doanh nghiệp và hiệu suất của nền kinh tế?
- Nhiều vali tiền của CIA rơi vào túi ai? (BBC) - Hàng chục triệu đô la tiề̉n mặt CIA chuyển cho văn phòng của Tổng thống Karzai đã rơi vào tay phe phái chống đối và buôn ma tuý.
- Thủ tướng Nhật Bản thăm Nga (BBC) - Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tới Nga trong chuyến thăm cấp cao nhất đầu tiên suốt một thập niên nay để bàn chuyện năng lượng và tranh chấp lãnh thổ.
- Du khách Trung Quốc ra Hoàng Sa (BBC) - Tàu du lịch của Trung Quốc lần đầu đưa khách ra quần đảo Hoàng Sa, theo truyền thông nhà nước.
- Ký sinh trùng kháng thuốc chống sốt rét (BBC) - Ở Campuchia, loại ký sinh trùng gây sốt rét bắt đầu tỏ ra lờn với loại thuốc hay sử dụng để chữa bệnh này.
- Bắt chủ tòa nhà bị sập ở Bangladesh (BBC) - Chính quyền Bangladesh đã bắt người chủ của tòa nhà bị sập tại thủ đô Dhaka, làm chết hàng trăm người.
- Đua xe đạp cúp Truyền hình 2013 (BBC) - Hình ảnh ngày khởi động cuộc đua xe đạp Cúp Truyền hình TP Hồ Chí Minh 2013 ở Đà Lạt.
- Nghi phạm vụ thư tẩm ricin bị truy tố (BBC) - Một người đàn ông bị bắt ở Mississippi, Mỹ, và bị truy tố trong vụ thư tẩm độc gửi đến Tổng thống Barack Obama.
- Hội thảo về Hoàng Sa, Trường Sa (BBC) - Tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được đưa ra thảo luận tại hội nghị quốc tế ở Quãng Ngãi.
- 'Cuộc chiến không cân sức' nhà Điếu Cày (BBC) - Vợ cũ blogger Điếu Cày, người bị chuyển trại liên miên, nói ông bị đưa ra Nghệ An mà không rõ trại nào và gia đình vẫn khiếu kiện.
- Sinh viên Phương Uyên ra tòa ngày 16/5 (BBC) - Được biết sinh viên Nguyễn Phương Uyên sẽ ra tòa ngày 16/5 tới vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước, trong khi có cáo buộc cô bị đánh trong trại giam.
- Nghỉ lễ dài hại kinh tế Việt Nam? (BBC) - Có ý kiến từ hội doanh nghiệp nói nghỉ lễ dài và dầy là gánh nặng cho doanh nghiệp, dù có lợi cho người lao động Việt Nam.
- Nữ cảnh sát Dubai cưỡi Ferrari đi tuần (BBC) - Loạt siêu xe Ferrari FF mới được Dubai đặt dành riêng cho các nữ cảnh sát đi tuần trong khu vực đông khách du lịch.
- 'Không tin vào mình thì lãnh đạo ai?' (BBC) - Giáo sư Ngô Đức Thịnh nói việc nhiều đảng viên, lãnh đạo đang cầu 'âm phù dương trợ' phản ánh việc thiếu niềm tin vào bản thân và thể chế của họ.
- Nếu Việt Nam Cộng Hòa chiến thắng? (BBC) - Luật sư Nguyễn Văn Đài cho rằng nếu Việt Nam Cộng Hòa thắng, Việt Nam có thể chỉ thua duy nhất Nhật Bản về kinh tế.
- Tháng Tư nghĩ về văn hoá và áo dài (BBC) - Bỏ quê hương ra đi, nhiều người không mang theo được gì ngoài văn hoá nguồn cội đã thấm vào lòng.
- 30 tháng Tư trong thế giới mạng (BBC) - Sự kiện 30/04 năm nay có thêm sự tham gia nhiều và mạnh hơn của cư dân mạng ở cả trong và ngoài nước.
- Cải cách chính trị để giữ chủ quyền (BBC) - Ý kiến cho rằng Việt Nam cần cải cách chính trị để thu hút trợ giúp của quốc tế ở Biển Đông.
- Kỷ niệm 38 năm Cuộc chiến Việt Nam (BBC) - Ngày 30/4/1975 chính quyền Sài Gòn sụp đổ, kết thúc cuộc chiến Việt Nam kéo dài hàng chục năm.
- Đông Hải khơi dậy tiềm năng, thế mạnh kinh tế biển (BaoMoi) - Huyện Đông Hải (Bạc Liêu) nằm sát Biển Đông, có diện tích hơn 560 km2. Từ nhiều năm nay, Đông Hải nổi tiếng trong tỉnh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về nghề nuôi tôm, đánh bắt hải sản xa bờ và dịch vụ hậu cần nghề biển.
- Công chức Trung Quốc “chật cứng” trên tàu đến Hoàng Sa (BaoMoi) - Ngày 29.4, tờ South China Morning Post đưa tin số cán bộ quan chức Trung Quốc chiếm phần lớn trên chuyến tàu du lịch phi pháp kéo dài 4 ngày, khởi hành ngày 28.4, đến Hoàng Sa.
- Những bất thường của chuyến du lịch phi pháp ra Hoàng Sa (BaoMoi) - (Toquoc)-Hành khách trên chuyến tàu du lịch phi pháp từ Trung Quốc đến quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam hầu hết là giới chức tỉnh Hải Nam.
- Hùng binh biển Đông (BaoMoi) - Hùng binh Trường Sa, Hùng binh biển Đông..., những hình ảnh của đội hùng binh thực thi chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thể hiện một cách vô cùng sống động trên biển trời Tổ quốc trong cùng một ngày.
- Ngư dân miền Trung kiên trì bám biển Hoàng Sa, Trường Sa (BaoMoi) - Ngư dân miền Trung không hề nhụt chí trước sự ngang ngược của tàu Trung Quốc. Những con tàu của ngư dân miền Trung vẫn vươn khơi bám biển Hoàng Sa, Trường Sa đánh bắt hải sản, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ Quốc...
- Trung Quốc gây hấn với tất cả láng giềng? (BaoMoi) - Sau vụ đụng độ mới nhất giữa Trung Quốc với Ấn Độ vì tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biên giới, nhiều người mới giật mình nhận rarằng, hình như Trung Quốc đang tìm cách gây hấn với tất cả các nước láng giềng xung quanh họ.
- Anh hùng Nguyễn Thành Trung: Tiếc vì không được đánh chìm 43 tàu địch ở Hoàng Sa* (BaoMoi) - "Hàng ngày, máy bay RF5 có nhiệm vụ bay và chụp ảnh các tọa độ từ nhỏ nhất ở Hoàng Sa, xem có thay đổi gì, tàu chiến Trung Quốc di chuyển ra sao, bố trí các cụm phòng thủ thế nào... đưa về chiếu ra cho tất cả phi công theo dõi. Tụi tôi đếm từng tàu một, thậm chí đếm được cả số ghi trên tàu, chia bản đồ ra làm bốn, mỗi góc tư giao cho một phi đoàn, phi đoàn thứ năm bay bảo vệ trên không. Họ có 43 tàu tất cả và quyết tâm của tụi tôi là đánh chìm tất cả 43 tàu đó trong vài giờ." - Đại tá, anh hùng phi công Nguyễn Thành Trung.
- Trung Quốc ‘hung hăng, quá đáng’, Triều Tiên rậm rịch tập trận (BaoMoi) - (Phunutoday) - Philippines 'tố' TQ ‘hung hăng, quá đáng’ trên Biển Đông, TQ tức tốc lên kế hoạch công du 4 nước Asean, Triều Tiên rậm rịch chuẩn bị tập trận... là những tin tức thời sự chính ngày 29/4.
- 'Cột mốc sống' khẳng định chủ quyền Biển Đông (BaoMoi)
- TP - Mưu sinh ở nơi sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc,
nhưng hàng nghìn ngư dân các huyện vùng biển Thanh Hóa vẫn đang nỗ lực
tìm kiếm ngư trường, vững chân trên con sóng dữ, ra khơi, bám biển. Bởi
ai cũng chung suy nghĩ, biển của ta, ta cứ ra khơi.
Ngư dân Thanh Hóa đánh bắt và bán cá trên biển. ảnh: Hoàng Lam.
- Quan chức Trung Quốc chen chúc du lịch phi pháp Hoàng Sa (BaoMoi) - PNO - Chuyến tàu du lịch phi pháp từ Trung Quốc đến quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam chở theo hầu hết là giới chức tỉnh Hải Nam.
- Trung Quốc tổ chức du lịch phi pháp đến Hoàng Sa: Quan nhiều hơn dân (BaoMoi) - (TNO) Đa số những người có mặt trên chuyến tàu du lịch phi pháp từ Trung Quốc đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khởi hành hôm 28.4 không phải là du khách thông thường mà là các quan chức ở tỉnh Hải Nam.
- Philippines: Trung Quốc “hung hăng, quá đáng” trên Biển Đông (BaoMoi) - Các hoạt động của Hải quân và lực lượng tàu công vụ Trung Quốc nhằm giành chủ quyền trên Biển Đông là “hung hăng và quá đáng”.
- Siêu tàu đổ bộ của TQ không thích hợp ở Biển Đông (BaoMoi) - (Phunutoday) - Sau nhiều năm chờ đợi, TQ đã được sở hữu tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới, tuy nhiên theo chuyên gia TQ tàu này thì không thích hợp để Trung Quốc sử dụng ở Biển Đông cũng như ở Điếu Ngư/Senkaku.
- Trường Sa-máu thịt của tổ quốc luôn trong trái tim mỗi người Việt Nam! (BaoMoi) - (GDVN) - Trong vô vàn những cảm xúc, những câu chuyện về Trường Sa mà một phóng viên trẻ như tôi thu nhận được sau chuyến đi mà cả đời tôi sẽ chẳng thể nào quên, có một cảm giác rất kì lạ. Kì lạ thật, khi chúng tôi lênh đênh giữa biển suốt mấy ngày liền, khi đất liền - nơi chúng tôi sống - đã ở xa lắm rồi... thì đặt chân lên đảo, chúng tôi lại thấy mình như đang trở về một nơi thân thuộc và gắn bó lắm. Bởi vì đất mẹ cũng chính là đây, ở giữa biển Đông mênh mông này...
- Hoàng Sa rực rỡ trong tâm tưởng khách du lịch Việt Nam (BaoMoi) - Trong 2 ngày 28 và 29/4 Hoàng Sa trở thành một địa danh thiêng liêng khi Lễ Khao lề Thế lính trở thành di sản văn hóa tại Lý Sơn. Trong cùng ngày Triển lãm “Hoàng Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” tại Đà Nẵng cũng đã thu hút phóng viên Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới chứng kiến những tư liệu chứng minh chủ quyền lâu đời của Việt Nam tại quần đảo này.
- Ngoại trưởng Trung Quốc sẽ thăm 4 nước ASEAN (BaoMoi) - (Petrotimes) – Chưa đầy 1 tuần sau khi Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 22 bế mạc tại Brunei, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ có chuyến công du 4 nước Thái Lan, Indonesia, Singapore và Brunei.
- Giới trẻ Đà Nẵng sôi nổi đón lễhội pháo hoa (BaoMoi) - Trước khi Cuộc thi Trình diễn pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng khai hội, giới trẻ Đà thành đã tổ chức nhiều chương trình đặc biệt chào đón sự kiện quan trọng này.
- Lực lượng bảo vệ đầu tiên của Việt Nam ở Biển Đông (BaoMoi) - Theo Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới của Chính phủ, đội Hoàng Sa là lực lượng bảo vệ đầu tiên của Nhà nước Việt Nam để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa (tên gọi chung cho quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thời nhà Nguyễn)...
- Hoàng Sa, Trường Sa là phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam (BaoMoi) - PNO - Sáng 29/4, Sở Ngoại vụ, Bảo tàng Đà Nẵng, UBND huyện đảo Hoàng Sa (TP. Đà Nẵng) tổ chức triển lãm “Hoàng Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử” cho du khách trong nước và quốc tế nhân dịp lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2013.
- Trung Quốc bắt đầu đưa người du lịch trái phép ra Hoàng Sa (BaoMoi) - Ngày 28/4, tàu du lịch Coconut Princess (Gia Hương công chúa) của Công ty vận tải biển eo biển Hải Nam đã ngang nhiên chở hơn 200 người Trung Quốc từ Hải Khẩu (tỉnh Hải Nam) ra du lịch trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
- Trung Quốc bị cáo buộc tiếp tục xâm lấn các nước láng giềng (BaoMoi) - PN - Ngày 28/4, ba tàu hải giám Trung Quốc đã tiến vào vùng biển cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư 12 hải lý. Đây là ngày thứ chín liên tiếp tàu Trung Quốc xuất hiện ở khu vực này.
- Philippines 'tố' Trung Quốc ‘hung hăng, quá đáng’ trên Biển Đông (BaoMoi) - TPO - Các hoạt động của Hải quân và lực lượng tàu hàng hải phi quân sự của Trung Quốc nhằm giành chủ quyền trên Biển Đông là hành động “hung hăng và quá đáng”.
- Tàu du lịch Trung Quốc bất chấp quốc tế ra Hoàng Sa (BaoMoi) - Trên tàu có 100 khách, được “tuyển chọn lựa kỹ lưỡng về sức khỏe, nhân thân” và đã trả từ 7.000 - 9.000 nhân dân tệ (hơn 23 triệu - hơn 30 triệu đồng) cho chuyến du lịch phi pháp kéo dài 4 ngày.
- Ngoại trưởng Trung Quốc đến 4 nước ASEAN (BaoMoi) - Sau khi Hội nghị thượng định ASEAN lần thứ 22 vừa kết thúc hôm 26/4, Ngoại trưởng Vương Nghị của Trung Quốc đã tức tốc lên kế hoạch công du 4 nước Thái Lan, Indonesia, Singapore và Brunei từ ngày 30/4 đến 3/5.
- Trường Sa vươn mình, lớn lên cùng đất nước (BaoMoi) - (VOH) - Quần đảo Trường Sa gồm hơn 100 hòn đảo nhỏ, bãi đá, cồn san hô và bãi cạn, vùng biển rộng khoảng 160.000 đến 180.000 km2. Diện tích phần nổi của quần đảo khoảng 10 km2.
- Philippines muốn luật pháp chiến thắng tại Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Philippines sẽ không đấu tranh chỉ để có một “thắng lợi tinh thần” khi đệ đơn kiện Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ chủ quyền của nước này trên Biển Đông lên Tòa án quốc tế của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (ITLOS), Tổng biện lý Philippines Francis Jardeleza tuyên bố.
- Philippines tố Trung Quốc “hung hăng quá đáng” (BaoMoi) - Tư lệnh Hải quân Philippines – Phó Đô đốc Jose Luis Alano mới đây đã lên tiếng chỉ trích những hành động gần đây của Hải quân và lực lượng tàu hàng hải phi quân sự của Trung Quốc ở bên ngoài bờ biển nước này nhằm tranh giành chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông là “hung hăng và quá đáng”.
- Nắm chắc thời cơ tạo thế, lực vững chắc cho tổ quốc (BaoMoi) - Ba mươi tám năm, kể từ ngày 30/4/1975 lịch sử, dân tộc Việt Nam đã làm nên chiến thắng vĩ đại để non sông Việt Nam thu về một mối, Bắc Nam sum họp một nhà, trên đất nước không còn bóng tên xâm lược.
- Tàu du lịch Trung Quốc đang xâm phạm Hoàng Sa (BaoMoi) - Khởi hành từ ngày 28/4, một tàu du lịch Trung Quốc trong đó có riêng 100 ghế dành cho đại diện 100 tỉnh thành Trung Quốc đang thực hiện tour 4 ngày tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.
- Trường sa, Hoàng sa: Tổ quốc - Trí thức, danh dự và trách nhiệm! (BaoMoi) - (GDVN) - “Có khi nào chúng ta ngủ trong một giấc ngủ dài với những huyễn hoặc tự ru ngủ mình rằng Tổ quốc mình đang bình yên và vĩnh cửu?”.
30 tháng Tư trong thế giới mạng
Sự kiện 30/04 được chính quyền nói đế́n nhiều trên phương tiện
truyền thông nhà nước và cũng là chủ đê bảo chí tiếng Việt tại hải
ngoại khai thác, nhưng gần đây có thêm sự tham gia nhiều và mạnh hơn
của cư dân mạng.
Là trang thu hút hàng chục triệu người Việt trong nước và ở nước ngoài sử dụng, Facebook, mạng xã hội từng bị chặn tại Việt Nam, đang xuất hiện các thông điệp tương đối trái chiều để đánh dấu sự kiện 30/04.
Tờ Dân Trí có bài mô tả rằng “các bạn trẻ treo trên tường nhà cùng với việc thay avatar hình lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam”.
“Cộng đồng mạng còn hạ quyết tâm “nhuộm đỏ” Facebook với sự xuất hiện của quốc kì, đó không chỉ là trào lưu mà là hành động thiết thực thể hiện tình yêu với quê hương đất nước,” bài báo của Dân Trí viết.
Trong khi đó Đốp Catherine có bài ‘30/4 - anh hỏi em nghĩ gì?’ trên Facebook được khá nhiều người tán thưởng.
Tác giả bình luận “Những ngày này em lên facebook, những avatar cờ vàng ba sọc đỏ xen lẫn với avatar cờ đỏ sao vàng. Những ngày này, người ta đang tranh cãi nhau nên gọi nó là ngày gì: giải phóng hay quốc hận".
'Giải phóng'
Biểu tình "Ngày Quốc Hận" chiều 27/04/13 tại Place du Trocadéro, Paris.
“Em đã đọc về Sài Gòn trước 75, em đã thấy những hình ảnh của một Sài Gòn phồn thịnh, tự do nên em không thể coi đó là ngày giải phóng.
“Em sinh sau đẻ muộn, em biết chuyện hàng ngàn người bỏ mạng ngoài biển khơi, em hiểu nỗi đau của những người còn sống sót và đến được bến bờ tự do nhưng em không muốn mang chữ hận thù bên cạnh mình.
“Em sẽ gọi nó là ngày tang thương, dù thực ra, cuộc tang thương của đất nước mình bắt đầu trước đó cả ba mươi năm”, tác giả viết.
Trong khi đó từ Đại học Harvard, nhà báo Huy Đức, tác giả cuốn "Bên Thắng Cuộc” dẫn lời Thủ tướng Thái Lan nói "Chúng tôi tự hào vì không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả" khi đáp lại câu “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to" của cố Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt khi ông thăm nước này vào năm 1991.
Trong một entry ngắn trên Facebook, Huy Đức dẫn lời cố Chủ tịch Hồ ChíMinh nói: "Nước độc lập mà dân không có tự do, hạnh phúc, thì độc lập đó cũng không có ý nghĩa".
Nhà báo có nhiều người hâm mộ trên Facebook viết tiếp “Ngày 30-4-1975, cũng có thể coi là ngày chiến thắng nhưng nó chỉ mới là chiến thắng của những người cộng sản”.
“Cho dù đã sau 38 năm, theo tôi, vẫn có thể tạm gác lại chuyện đánh giá bản chất của cuộc chiến tranh.
"Nếu những người cộng sản tin những gì mình đã làm là cao cả thì nên chiểu theo "lời dạy của Hồ Chí Minh", thấy cái gì dân chưa có tự do thì trả tự do cho dân, thấy cái gì dân chưa hạnh phúc thì để cho dân mưu cầu hạnh phúc.
“Cái ngày mà đảng cộng sản Việt Nam làm được điều đó xin cứ gọi là ngày giải phóng và chắc chắn sẽ có không ít người dân cũng coi đó là ngày chiến thắng”, nhà báo Huy Đức bình luận trên Facebook của mình.
Con em 'chế độ cũ'
“38 năm- Nhà nước của một nửa” của Ngô Minh là bài viết được phát tán khá nhiều khác trên mạng.
Tác giả mở bài nói “Cứ nghĩ đến đất nước từ sau năm 1975 đến nay, đã 38 năm gọi là “thống nhất” nhưng thực tế lòng người chưa về một mối”.
Người dân tại cả hai bên chiến tuyến đều chịu thiệt hại về người và của trong Cuộc chiến Việt Nam.
“Thực tế vẫn tồn tại hai loại người: Người phe của cách mạng và người thuộc phe “ngụy quân ngụy quyền”. Hai “loại người” cùng sống trong một làng, ấp, xã này khác biệt nhau từ ý thức hệ đến những chế độ chính sách cụ thể hàng ngày.
"Những phân biệt đối xử như vậy khiến người dân liên quan đến “ngụy quân ngụy quyền” cứ nghĩ: Nhà nước này là nhà nước của những người cách mạng, không phải nhà nước của mình. Nghĩa là nhà nước của một nửa,” tác giả viết.
Bài viết mô tả về sự phân biệt đối xử với “con em ngụy quân ngụy quyền, những người làm việc dưới chế độ cũ” và cáo buộc điều tác giả gọi là có một loại “nhà nuớc một nửa khác”.
“Đó là nhà nước ra tay ủng hộ bọn cướp đất của dân, điều động cảnh sát , quân đội trấn áp nhân dân để cho bọn cướp đất làm giàu như ở Tiên Lãng, Văn Giang. Ở Tiên Lãng, người nông dân bị hại đứng lên chống lại bọn cướp thì bị xử tù nặng hơn bọn cướp. Nghĩa là nhà nước là nhà nước một nửa, nhà nước của quan chức tham nhũng”, tác giả nhận xét.
Phải nói thẳng rằng, 38 năm qua, nhà nước cầm quyền đã không có được một chính sách xã hội thích đáng để hàn gắn vết thương lòng của dân tộc, tạo nên sự hòa họp, hòa giải dân tộc, mà nhiều khi còn làm cho tình trạng bất hòa tăng lên.
Tôi cứ nghĩ, nếu cứ tiếp tục quản lý đất nước theo ý thức hệ “địch–ta” như thế này thì đến trăm năm nữa người Việt cũng không hòa giải dân tộc được.
Còn công dân mạng ky tên Phương Bích thì lấy nguồn cảm hứng từ bài thơ “Đất nước, những năm tháng thật buồn” của ông Nguyễn Khoa Điềm, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2001-2006) để viết bài “Hòa giải dân tộc cũng là chuyện của người Việt trong nước” vì điều tác giả gọi là ông Điềm đã “nói hộ tâm tư của không ít người, trong đó có cả tôi”.
“Ít nhất đã có nhiều người ở cả hai phía của cuộc chiến trước đây, giờ trở thành bạn bè thân thiết qua mạng. Họ đều có chung một khao khát cho đất nước, sau ngần ấy năm đau khổ vì chiến tranh và ly tán, nay phải được bình yên và hạnh phúc.
“Tôi tin chả có thế lực thù địch nào bên ngoài, nguy hiểm bằng chính sự tha hóa ở bên trong đang làm mục ruỗng đất nước mình,...
“Chuyện hòa giải không còn là của riêng người Việt trong nước và người Việt tha phương, mà chính người Việt trong nước cũng cần hòa giải với nhau. Nếu không cố gắng tìm tiếng nói chung, vô hình chung chúng ta càng đẩy mình ra xa nhau,” tác giả Phương Bích viết.
(BBC)
Là trang thu hút hàng chục triệu người Việt trong nước và ở nước ngoài sử dụng, Facebook, mạng xã hội từng bị chặn tại Việt Nam, đang xuất hiện các thông điệp tương đối trái chiều để đánh dấu sự kiện 30/04.
Tờ Dân Trí có bài mô tả rằng “các bạn trẻ treo trên tường nhà cùng với việc thay avatar hình lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam”.
“Cộng đồng mạng còn hạ quyết tâm “nhuộm đỏ” Facebook với sự xuất hiện của quốc kì, đó không chỉ là trào lưu mà là hành động thiết thực thể hiện tình yêu với quê hương đất nước,” bài báo của Dân Trí viết.
Trong khi đó Đốp Catherine có bài ‘30/4 - anh hỏi em nghĩ gì?’ trên Facebook được khá nhiều người tán thưởng.
Tác giả bình luận “Những ngày này em lên facebook, những avatar cờ vàng ba sọc đỏ xen lẫn với avatar cờ đỏ sao vàng. Những ngày này, người ta đang tranh cãi nhau nên gọi nó là ngày gì: giải phóng hay quốc hận".
'Giải phóng'
Biểu tình "Ngày Quốc Hận" chiều 27/04/13 tại Place du Trocadéro, Paris.
“Em đã đọc về Sài Gòn trước 75, em đã thấy những hình ảnh của một Sài Gòn phồn thịnh, tự do nên em không thể coi đó là ngày giải phóng.
“Em sinh sau đẻ muộn, em biết chuyện hàng ngàn người bỏ mạng ngoài biển khơi, em hiểu nỗi đau của những người còn sống sót và đến được bến bờ tự do nhưng em không muốn mang chữ hận thù bên cạnh mình.
“Em sẽ gọi nó là ngày tang thương, dù thực ra, cuộc tang thương của đất nước mình bắt đầu trước đó cả ba mươi năm”, tác giả viết.
Trong khi đó từ Đại học Harvard, nhà báo Huy Đức, tác giả cuốn "Bên Thắng Cuộc” dẫn lời Thủ tướng Thái Lan nói "Chúng tôi tự hào vì không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả" khi đáp lại câu “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to" của cố Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt khi ông thăm nước này vào năm 1991.
Trong một entry ngắn trên Facebook, Huy Đức dẫn lời cố Chủ tịch Hồ ChíMinh nói: "Nước độc lập mà dân không có tự do, hạnh phúc, thì độc lập đó cũng không có ý nghĩa".
"Nếu những người cộng sản tin những gì mình đã làm là cao cả thì nên chiểu theo "lời dạy của Hồ Chí Minh", thấy cái gì dân chưa có tự do thì trả tự do cho dân, thấy cái gì dân chưa hạnh phúc thì để cho dân mưu cầu hạnh phúc"
Nhà báo Huy Đức
Nhà báo có nhiều người hâm mộ trên Facebook viết tiếp “Ngày 30-4-1975, cũng có thể coi là ngày chiến thắng nhưng nó chỉ mới là chiến thắng của những người cộng sản”.
“Cho dù đã sau 38 năm, theo tôi, vẫn có thể tạm gác lại chuyện đánh giá bản chất của cuộc chiến tranh.
"Nếu những người cộng sản tin những gì mình đã làm là cao cả thì nên chiểu theo "lời dạy của Hồ Chí Minh", thấy cái gì dân chưa có tự do thì trả tự do cho dân, thấy cái gì dân chưa hạnh phúc thì để cho dân mưu cầu hạnh phúc.
“Cái ngày mà đảng cộng sản Việt Nam làm được điều đó xin cứ gọi là ngày giải phóng và chắc chắn sẽ có không ít người dân cũng coi đó là ngày chiến thắng”, nhà báo Huy Đức bình luận trên Facebook của mình.
Con em 'chế độ cũ'
“38 năm- Nhà nước của một nửa” của Ngô Minh là bài viết được phát tán khá nhiều khác trên mạng.
Tác giả mở bài nói “Cứ nghĩ đến đất nước từ sau năm 1975 đến nay, đã 38 năm gọi là “thống nhất” nhưng thực tế lòng người chưa về một mối”.
Người dân tại cả hai bên chiến tuyến đều chịu thiệt hại về người và của trong Cuộc chiến Việt Nam.
“Thực tế vẫn tồn tại hai loại người: Người phe của cách mạng và người thuộc phe “ngụy quân ngụy quyền”. Hai “loại người” cùng sống trong một làng, ấp, xã này khác biệt nhau từ ý thức hệ đến những chế độ chính sách cụ thể hàng ngày.
"Những phân biệt đối xử như vậy khiến người dân liên quan đến “ngụy quân ngụy quyền” cứ nghĩ: Nhà nước này là nhà nước của những người cách mạng, không phải nhà nước của mình. Nghĩa là nhà nước của một nửa,” tác giả viết.
Bài viết mô tả về sự phân biệt đối xử với “con em ngụy quân ngụy quyền, những người làm việc dưới chế độ cũ” và cáo buộc điều tác giả gọi là có một loại “nhà nuớc một nửa khác”.
“Đó là nhà nước ra tay ủng hộ bọn cướp đất của dân, điều động cảnh sát , quân đội trấn áp nhân dân để cho bọn cướp đất làm giàu như ở Tiên Lãng, Văn Giang. Ở Tiên Lãng, người nông dân bị hại đứng lên chống lại bọn cướp thì bị xử tù nặng hơn bọn cướp. Nghĩa là nhà nước là nhà nước một nửa, nhà nước của quan chức tham nhũng”, tác giả nhận xét.
Phải nói thẳng rằng, 38 năm qua, nhà nước cầm quyền đã không có được một chính sách xã hội thích đáng để hàn gắn vết thương lòng của dân tộc, tạo nên sự hòa họp, hòa giải dân tộc, mà nhiều khi còn làm cho tình trạng bất hòa tăng lên.
"Tôi tin chả có thế lực thù địch nào bên ngoài, nguy hiểm bằng chính sự tha hóa ở bên trong đang làm mục ruỗng đất nước mình"
Phương Bích
Tôi cứ nghĩ, nếu cứ tiếp tục quản lý đất nước theo ý thức hệ “địch–ta” như thế này thì đến trăm năm nữa người Việt cũng không hòa giải dân tộc được.
Còn công dân mạng ky tên Phương Bích thì lấy nguồn cảm hứng từ bài thơ “Đất nước, những năm tháng thật buồn” của ông Nguyễn Khoa Điềm, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2001-2006) để viết bài “Hòa giải dân tộc cũng là chuyện của người Việt trong nước” vì điều tác giả gọi là ông Điềm đã “nói hộ tâm tư của không ít người, trong đó có cả tôi”.
“Ít nhất đã có nhiều người ở cả hai phía của cuộc chiến trước đây, giờ trở thành bạn bè thân thiết qua mạng. Họ đều có chung một khao khát cho đất nước, sau ngần ấy năm đau khổ vì chiến tranh và ly tán, nay phải được bình yên và hạnh phúc.
“Tôi tin chả có thế lực thù địch nào bên ngoài, nguy hiểm bằng chính sự tha hóa ở bên trong đang làm mục ruỗng đất nước mình,...
“Chuyện hòa giải không còn là của riêng người Việt trong nước và người Việt tha phương, mà chính người Việt trong nước cũng cần hòa giải với nhau. Nếu không cố gắng tìm tiếng nói chung, vô hình chung chúng ta càng đẩy mình ra xa nhau,” tác giả Phương Bích viết.
(BBC)
Đà Nẵng 30/04, hai mặt của một thành phố
Thành phố hào nhoáng…
29 tháng Ba năm 1975, quân đội Bắc Việt chiếm Đà Nẵng, sau đó một tháng,
họ chiếm Sài Gòn, thủ đô của người miền Nam Cộng Hòa. Việt Nam bước
sang một thời đại mới trong lịch sử mà ở đó, sự sợ hãi và những chuyến
chạy trốn, rời bỏ quê hương, chấp nhận cuộc đời lưu vong cũng như một bộ
mặt mới của Việt Nam nhếch nhác, bụi bặm và nghèo khổ cũng bắt đầu lộ
ra. Nỗi lo toan về cái ăn, phải xếp hàng chờ đợi hoặc giành giật từng
lạng gạo, gam thịt chẳng khác nào đời sống bầy đàn…
Ba mươi tám năm trôi qua, có nhiều thay đổi ở Việt Nam, các thành phố
lớn phía Nam vĩ tuyến 17 như Sài Gòn, Cần Thơ, Đà Nẵng được thay da đổi
thịt.
Nhưng, sự xuất hiện của hàng triệu biệt thự đồ sộ, hàng ngàn khu chung
cư triệu đô và xe hơi hạng sang cũng là một ranh giới quá lớn giữa giàu
và nghèo trên đất nước, một lổ hổng không thể bù đắp được bởi sự vong
thân của bộ phận lớn lớp trẻ từ một nền giáo dục coi trọng vật chất và
lạc hậu, sự băng hoại của bộ máy cầm quyền và sự mất dấu những giá trị
văn hóa.
Đơn cử thành phố Đà Nẵng, một thành phố lớn bậc nhất miền Trung vào
những năm trước 1975 với hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ từ bến cảng, sân
bay, nhà ga xe lửa cho đến bệnh viện đa khoa, bệnh viện tư của các cộng
đoàn giáo hội Kito, trường học cấp 3, đại học, cầu cống… Nhìn chung, so
với các nước khu vực trong những năm cuối thập niên 1960, đầu thập niên
1970, Đà Nẵng có thể ngang bằng, thậm chí lớn hơn đảo quốc Singapore.
Nhưng không bao lâu sau đó, biến cố 1975 xẩy ra, thành phố này trở nên
nhếch nhác, bẩn thỉu và nghèo khổ.
Mãi cho đến năm 1997, sau khi tách khỏi tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, đứng
riêng tên Đà Nẵng và thành đơn vị hành chính trực thuộc trung ương, với
hàng loạt chính sách mở cửa kêu gọi đầu tư nước ngoài, thành phố Đà Nẵng
khởi sắc, mùi nước hoa thay cho mùi cá kho dưa cải, những biệt thự mọc
lên, bờ biển được qui hoạch, chia lô cho dịch vụ du lịch, nhiều cây cầu
được xây dựng và có một sự thay đổi, xáo động lớn về mặt văn hóa, chính
trị ở thành phố này.
Người dân đánh cá bên cạnh cầu sông Hàn, Đà Nẵng hôm 16/2/2011 AFP photo |
Xóa sạch những giá trị văn hóa, tâm linh
Sự thay đổi, xáo trộn đáng kể trong đời sống người Đà Nẵng phải nói đến
là thay đổi ngành nghề và chỗ ở. Với hàng loạt chính sách, dự án có liên
quan đến đất đai nhằm xây dựng các công trình, trong đó gồm cả công
trình nhà nước và công trình ăn chia giữa nhà cầm quyền với tư nhân,
hàng chục ngàn hộ dân của thành phố bị buộc phải di dời nhà cửa, thay
đổi ngành nghề, ruộng nương bị thu hồi đền bù và sau đó phân thành nhiều
lô nhỏ để bán.
Nông dân dành dụm tiền mấy chục năm nay, nhận thêm tiền đền bù, chỉ đủ
để mua lại một đến hai lô đất bán ưu tiên với giá cao gấp nhiều chục lần
so với giá đất vườn và ruộng được đền bù. Kết quả, sau khi đền bù giải
tỏa, dân lao động chỉ đủ khả năng mua đất và làm lại một căn nhà vừa đủ
để ở, không còn ruộng, vườn để canh tác, nhiều người tuổi đã cao, không
thể học nghề được nữa, phải đi làm thuê tứ xứ kiếm sống.
Kẻ được nhất trong những chính sách này là các quan chức và tư bản có mối quan hệ thân thiết với giới quan chức.
Phía sau gương mặt hào nhoáng và giàu có của Đà Nẵng là sự mất mát của
nhiều thứ, trong đó, đáng kể nhất là lòng kính ngưỡng tôn giáo và những
giá trị văn hóa, lịch sử.
Nếu như cầu Sông Hàn mọc lên, xóa sổ Cầu Vồng, tiếp theo là phiên tòa
đầy man trá xử đại tá công Trần Văn Thanh mà theo người dân Đà Nẵng nhận
định là nhằm đe nẹt, đánh phủ đầu những ai có ý định tố giác và phơi
bày tham nhũng ra trước ánh sáng công luận.
Thì liền sau đó không bao lâu, trường Sao Mai bị đập phá, dọn bằng và vụ
anh Phạm Thành Sơn tự thiêu vì oan ức chuyện đền bù đất đai diễn ra
ngay trước cổng ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, cái chết của anh Sơn
và sự mất dấu của trường Sao Mai, hay còn gọi là trường Trần Phú sau năm
1975 đều có liên quan đến cây cầu Rồng. Cây cầu mà theo các phương tiện
truyền thông nhà nước đánh giá là có con rồng dài nhất thế giới nhưng
trên thực tế, trên thế giới này chẳng có mấy nước lấy rồng làm biểu
tượng, cũng như chẳng có mấy nước tự xem mình là con rồng cháu tiên như
Việt Nam.
Và, giáo xứ Cồn Dầu, đây là câu chuyện đáng ghê sợ của một Đà Nẵng mạnh
lên với sức mạnh quái thú, liếm sạch những gì chướng mắt nó.
Nghĩa trang Cồn Dầu, Giáo xứ Cồn Dầu và nếp văn hóa, tín ngưỡng lâu đời
của đồng bào ở Cồn Dầu đang dần bị xóa sổ bởi bàn tay qui hoạch, giải
tỏa đền bù. Những ngôi làng lâu đời khác ở Hòa Minh, Hòa Khương, Hòa
Vang, Hòa Khánh đều đang rơi vào tay nhà tư bán để họ biến nó thành sản
phẩm địa ốc đắt giá. Người dân đang đối diện với nạn thất nghiệp và ranh
giới giàu nghèo hiện rõ trong từng nét mặt, bữa ăn, chỗ ở.
Những căn hộ ở khu “ổ chuột” được lợp bằng mái tôn ẩm thấp ở phường Mân Thái, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Source diaoconline.vn
Sự phân hóa giàu nghèo
Sự giàu có, vương giả của nó hiện hữu đồng thời với những trại
tế bần mà nhà cầm quyền gọi là trung tâm bảo trợ xã hội, những khu trại
kín cổng cao tường, có bảo vệ và chó săn túc trực để sẵn sàng đánh mùi
và bắt nhốt những ai trốn trại.
Nói về trại tế bần Đà Nẵng, người ta nghĩ ngay đến đường dây 05113505505
hoặc 05113550770. dành cho những ai nhìn thấy người ăn xin, lang thang
cơ nhỡ và bán hàng rong ở trung tâm thành phố thì gọi nó, sẽ có công an
cơ động chạy xe bịt bùng đến bắt họ về nhốt vào trại, cho đi lao động và
cho ăn cơm theo giờ giấc đã qui định. Sở dĩ có sự hiện hữu của những
khu trại nhốt người chẳng khác nào tù nhân với không khí ghê rợn này là
do chính sách “5 không” do chủ tịch thành phố Nguyễn Bá Thanh đề xướng
và thực hiện nhằm đảm bảo bộ mặt đẹp đẽ, sáng sủa và giàu có của thành
phố.
Nếu đi xa hơn một chút về phía Đông Nam thành phố, bạn sẽ gặp một xóm
trọ gọi là xóm ba-đờ-ghe lợp tôn cũ nát, một dãy chung cư trông xa giống
như dãy chuồng ngựa trong phim kiếm hiệp Tàu và nếu bạn tiếp tục bước
vào bên trong khu chung cư này, bạn sẽ hết sức ngạc nhiên trước một cuộc
sống nghèo khổ, tồi tàn tưởng như đang ở một vùng quê hẻo lánh, đói khổ
nào đó. Thực tế, nó chỉ cách trung tâm Đà Nẵng chưa đầy 5 cây số, nó
chưa phải là ngoại ô Đà Nẵng.
Đứng từ khu chung cư tồi tàn này hoặc đứng từ Giáo xứ Cồn Dầu để nhìn về
cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý, cầu Sông Hàn hay cầu Thuận Phước, cảm giác
như những cây cầu này rất gần, và nếu đứng ở khoản sân đầy cỏ và rác của
khu chung cư ba-đờ-ghe để xem bắn pháo bông nhân ngày 30 tháng Tư, cảm
giác như đóm pháo có thể rơi lên đầu bất kì giờ nào. Và không chừng, nó
có thể rơi lọt những tấm tôn rách, gây cháy nổ cả khu chung cư nhếch
nhác này.
Nhưng, đó là chuyện của năm cũ, sắp tới, khu chung cư này lại phải di
dời để trả mặt bằng cho một công trình khác, những ngư dân xóm ba-đờ-ghe
phải chạy vạy, xin xỏ nhà cầm quyền để họ thương tình cho cảnh nghèo,
bán cho một căn hộ chung cư chật hẹp khác mà sống qua ngày.
Câu chuyện về Đà Nẵng còn rất dài, bài tường trình ngắn chỉ là một lát
cắt nhỏ nhân dịp thành phố Đà Nẵng tổ chức lễ hội bắn pháo bông mừng 30
tháng Tư. Dịp mà sự phù hoa của bữa ăn vài chục triệu và nỗi nghèo khó
kiếm từng đồng lẻ sống qua ngày ở Đà Nẵng được phơi bày rõ nét nhất. Mặc
dù kẻ giàu có hay người nghèo khổ đều muốn giấu đi thân phận của mình
vì dù sao, cũng phải treo cờ và ăn mừng. Ăn mừng là chuyện được nhà nước
khuyến khích, treo cờ là chuyện nhà nước bắt buộc, nhưng giàu và nghèo
là chuyện riêng của mỗi người, không liên quan gì đến sự reo hò và cờ xí
sặc sỡ, rình rang…!
Uyên Nguyên, tường trình từ Việt Nam cho RFA
2013-04-29
Nguyễn Hưng Quốc - Tháng Tư
Tôi có tật ít nhớ ngày và nhớ tháng. Tôi chỉ nhớ thứ: Thứ hai, Thứ ba, Thứ tư, v.v.. Có lẽ lý do chính là vì tôi dạy học. Điều quan trọng nhất đối với người đi dạy là nhớ thứ mấy mình dạy từ mấy giờ đến mấy giờ. Thời khóa biểu in và dán trên bức tường ngay trước mặt cũng chỉ ghi giờ và ghi thứ. Còn ngày? Chả có gì quan trọng cả. Trừ ngày lễ, dĩ nhiên. Về tháng, tôi không để ý mấy, chủ yếu là do thời tiết ở Úc. Xin lưu ý, bình thường, đối với con người, tháng chỉ là một ý niệm khá trừu tượng, chỉ có mùa là cụ thể. Bởi nó gắn liền với khí hậu. Với những cơn nóng và cơn lạnh. Với những chiếc máy quạt (hoặc máy lạnh) và những chiếc áo ấm. Sống ở Việt Nam từ nhỏ đến trưởng thành, với tôi, tháng giêng, chẳng hạn, gắn liền với mùa xuân, với sự mát mẻ, với câu thơ của Xuân Diệu “tháng giêng ngon như một cặp môi gần”; tháng sáu, bảy và tám, với sự oi bức và với mùa nghỉ hè; tháng mười hai, với giá rét, với mùa đông và với Giáng sinh, hoặc (theo lịch ta), với Tết. Mối quan hệ ấy đã trở thành nếp trong đầu, hơn nữa, trên da thịt. Ở Úc thì khác. Tháng một lại là mùa hè và là mùa nghỉ hè; tháng sáu và bảy lại dịp nghỉ mùa đông. Mối quan hệ quen thuộc giữa tháng và mùa, bị lệch đi, chênh chao hẳn, khiến cho tôi, dù sống ở Úc cả mấy chục năm, cứ thường xuyên bị bối rối khi muốn nhớ đến tháng. Dĩ nhiên, nhìn trên lịch, vẫn biết. Nhưng cái biết ấy sao mà chông chênh, rất dễ bị vụt mất. Trong nhận thức, lúc nào cũng có cảm giác như đang bềnh bồng trong một không gian có mùa nhưng không có tháng.Xe tăng của quân đội miền Bắc Việt Nam tiến vào dinh Ðộc Lập ngày 30/4/1975. |
Tháng Tư đầu mùa hạ
Tiết trời thực oi ả
Tiếng dế kêu thiết tha
Đàn muỗi bay lả tả
Nỗi ấy biết cùng ai
Nỗi này buồn cả dạ
Biếng nhắp năm canh chầy
Gà đã sớm giục giã.
Thoạt đầu, tôi không hiểu sao mình lại nhớ và ngâm nga bài thơ ấy. Thứ nhất, ở Úc, đang giữa mùa thu, trời bắt đầu trở lạnh, chả dính dáng gì đến mùa hạ cả. Thứ hai, đó cũng không phải là một bài thơ hay của Nguyễn Khuyến. Ít nhất không hay bằng mấy bài ông viết về mùa thu. Sau, tôi mới sực nhớ, yếu tố khiến tôi bị ám ảnh không chừng chỉ nằm ở chữ “Tháng Tư”.
Có lẽ từ trong tiềm thức, tôi đang nhớ đến ngày 30 Tháng Tư.
Nhưng khi nhớ đến ngày 30/4 và câu thơ “Tháng Tư đầu mùa hạ” của Nguyễn Khuyến cùng lúc, tôi lại đâm ra nghĩ ngợi.
Với người miền Nam, và sau này, cộng đồng người Việt ở hải ngoại, biến cố 30/4 được gọi tên theo tháng: Tháng Tư, lúc chính quyền miền Nam bị sụp đổ. Thỉnh thoảng, với một số người miền Trung hoặc một số người lính tham chiến ở miền Trung, biến cố ấy còn có tên khác: Tháng Ba. Thật ra, tên Tháng Ba chỉ trở thành phổ biến chủ yếu nhờ một tác phẩm: cuốn Tháng Ba gãy súng của Cao Xuân Huy. Đó là một trong vài cuốn hồi ký chiến tranh hay nhất và được nhiều người đọc nhất ở hải ngoại. Nhà văn Cao Xuân Huy (1947-2010), Trung úy Thủy quân lục chiến, lúc ấy đang đóng quân ở Quảng Trị. Đơn vị của ông bị vỡ trận ở đó, hơn một tháng trước khi Sài Gòn thất thủ. Tuy nhiên, chữ Tháng Ba rõ ràng không phổ biến bằng chữ Tháng Tư. Gọi Tháng Tư, chưa đủ, người Việt ở hải ngoại thêm một tính từ phía sau, thành “Tháng Tư Đen”. Cụm từ “Tháng Tư Đen” trở thành nhan đề của khá nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, kể cả ca khúc, hơn nữa, của một số cuốn sách của người Tây phương, ví dụ, gần đây nhất, cuốn Black April: The Fall of South Saigon, 1973-75 của George Veith (2012). Đánh mấy chữ “tháng tư đen” trên Google, chúng ta sẽ thấy hiện lên cả trên một triệu kết quả.
Ở trong nước, đặc biệt về phía chính quyền, chữ thông dụng nhất cho biến cố này là “đại thắng mùa xuân”. Trước hết, nó gắn liền với chữ “chiến dịch mùa xuân 1975”, trên lý thuyết, bắt đầu từ ngày 4 tháng Một 1975; nhưng trên thực tế, thực sự bắt đầu từ chiến dịch Tây nguyên vào đầu tháng Ba, và kết thúc vào ngày 30/4 tại Sài Gòn. Như vậy, tính theo mùa, cuộc tổng tấn công năm 1975 bắt đầu từ mùa xuân và kết thúc vào tháng đầu tiên của mùa hạ. Toàn bộ cái gọi là “chiến dịch Hồ Chí Minh”, giai đoạn cuối cùng của cuộc tổng tấn công, diễn ra từ ngày 26 đến 30 tháng Tư đều nằm trong mùa hạ. Tuy nhiên, ngôn ngữ chính thức của chính quyền Việt Nam, từ truyền thông đại chúng đến sử liệu, đều gọi trận thắng cuối cùng của họ tại Sài Gòn là “đại thắng mùa xuân”. Xin lưu ý: chữ “mùa xuân” trong “chiến dịch mùa xuân” và trong “đại thắng mùa xuân” có hai hàm nghĩa khác nhau. Trong ngữ cảnh đầu, “mùa xuân” chỉ là mùa khô, thời điểm ít mưa nhất trong năm, do đó, thuận lợi cho các cuộc hành quân và việc vận tải vũ khí cũng như lương thực phục vụ cho chiến đấu. Trong ngữ cảnh sau, chữ “mùa xuân” được chọn, thay cho mùa hạ, chỉ vì nó gợi lên ấn tượng về một thời kỳ mới mẻ, tươi đẹp và đầy sức sống. “Đại thắng mùa xuân”, do đó, chắc chắn là có nhiều ý nghĩa và gợi nhiều liên tưởng hay hơn hẳn “đại thắng mùa hạ” hay “đại thắng mùa hè”, chẳng hạn. Đó là một lựa chọn vừa có tính chất tu từ vừa có tính chất chính trị.
Đối với người Việt ở hải ngoại, sự sụp đổ của miền Nam không được nhớ theo mùa, thậm chí, ít khi theo tháng: Nó được nhớ theo ngày: ngày 30 tháng Tư. Trong lịch sử Việt Nam hiện đại, không có mấy biến cố lịch sử gắn liền với một ngày cụ thể như thế. Nhớ đến Cách mạng tháng Tám, người ta nhớ tháng chứ không nhớ ngày, trừ ngày Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập ở quảng trường Ba Đình, vốn rơi vào tháng 9. Nhắc đến trận Điện Biên Phủ, người ta cũng nhớ tháng chứ không nhớ ngày. Trừ các sử gia, không mấy người nhớ ngày quân đội Pháp đầu hàng là ngày nào.
Thêm một khác biệt nữa: Với người miền Bắc, đặc biệt, với chính quyền, ngày 30/4 là một ngày kết thúc; với người miền Nam cũng như với người Việt ở hải ngoại, đó là ngày khởi đầu. Kể chuyện, bằng văn viết hoặc bằng văn nói, người Việt ở miền Bắc, nhất là những người có chức quyền, thường bắt đầu bằng cuộc kháng chiến chống Pháp, rồi kháng chiến chống Mỹ, và, cuối cùng, kết thúc bằng ngày 30/4. Rất hiếm khi người ta nhắc một cách chi tiết và thanh thản về những điều xảy ra sau đó. Cái thời gọi là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa với những giá lương tiền ở miền Nam cũng như cả thời bao cấp trong cả nước nói chung đều bị làm ngơ. Báo chí chính thống tảng lờ, làm như nó không từng hiện hữu. Người Việt ở miền Nam và ở hải ngoại thì thường bắt đầu câu chuyện bằng chính cái ngày 30/4 để tiếp theo là những chuyện đổi tiền, chuyện kinh tế mới, chuyện học tập cải tạo, chuyện đánh tư sản mại bản, chuyện sổ hộ khẩu và sổ lương thực, chuyện công an khu vực, và, cuối cùng, chuyện vượt biên và có thể, chuyện hải tặc.
Với những khác biệt ấy, khác với tất cả các biến cố khác, ngày 30/4 là ngày phân hóa nhất trong lịch sử Việt Nam. Nói theo lời Võ Văn Kiệt: ngày ấy, có triệu người vui nhưng cũng có triệu người buồn. Bắt chước cách nói quen thuộc về tình bạn quen thuộc, chúng ta cũng có thể nói: Hãy nói bạn nghĩ gì về ngày 30/4, tôi sẽ nói bạn là ai.
Rõ nhất là “bạn” thuộc về “phe thắng cuộc” hay phe thua cuộc.
Tuy nhiên, cái gọi là “phe” ở đây không phải là một đơn vị rõ ràng và thuần nhất, nhất là ở cái gọi là “phe thắng cuộc”. Nếu bên phe thua cuộc, hầu như ai cũng như ai, tất cả đều, với những mức độ khác nhau, có vô số những mất mát; bên thắng cuộc, ngược lại, hầu như chỉ có một số có chức và có quyền là được nhiều lợi lộc. Không ít người, ở miền Bắc, cảm thấy mình gần gũi với phe thua hơn phe thắng. Tôi nghe kể có người ở Hà Nội, ngay sau năm 1975, vào thăm con cháu ở Sài Gòn, cứ trách những người “thua cuộc”: “Sao bọn cháu không ra giải phóng miền Bắc mà lại để miền Bắc chiếm miền Nam thế này hở?” Trả lời Đinh Quang Anh Thái trong một cuộc phỏng vấn vào tháng Tư năm 2000, nhà văn Dương Thu Hương kể, năm 1975, vào thăm thân nhân ở Sài Gòn, trong khi những người ở miền Bắc vào đều “hớn hở cười” thì bà lại khóc. Khóc vì hai lý do chính: một, bà nhận thấy việc miền Nam thua miền Bắc đồng nghĩa với việc một “nền văn minh đã thua [một] chế độ man rợ”; và hai, vì bà thấy “tuổi xuân của [bà] đã hy sinh một cách uổng phí”. Nhận thức ấy làm cho bà từ một người thắng cuộc trở thành một người thua cuộc: Thua cuộc vì, trong suốt cả mấy chục năm, bà chỉ là nạn nhân của một nền tuyên truyền dối trá.
Bởi vậy, chữ “bạn là ai” ở trên không phải bao giờ cũng bao hàm ý nghĩa đánh giá.
Trong số các bạn thân của tôi, có hai người ở hai cực khác nhau trong kinh nghiệm về ngày 30/4. Cả hai đều là thầy giáo. Chỉ khác là một người thì lớn lên ở miền Bắc và một người thì trưởng thành ở miền Nam.
Người bạn ở miền Bắc, trước năm 1975, là bộ đội, đóng quân ở một khu rừng nào đó có lần anh kể nhưng tôi không nhớ. Anh sống từng giờ trong nguy hiểm và đói khát. Bom đạn có thể dội vào nơi anh đóng quân bất cứ lúc nào. Anh nhìn hết người bạn này đến người bạn khác chết. Rất hiếm người chết được toàn thây. Rồi bỗng dưng, một ngày, đang trên đường hành quân, anh nhận được tin Sài Gòn được “giải phóng” và chiến tranh chấm dứt. Anh nhảy cẫng lên vì mừng rỡ. Sau này, cả mấy chục năm, cứ đến ngày 30/4, anh lại có cảm giác mừng rỡ như mới thoát khỏi một cảnh hiểm nghèo và một giai đoạn dài đen tối. Nhận định của anh về chế độ xã hội chủ nghĩa và chính quyền Việt Nam thay đổi nhiều nhưng cái cảm giác mừng rỡ ấy vẫn còn hầu như nguyên vẹn. Có lần, nói chuyện với tôi, nhắc đến ngày 30/4, anh dùng chữ “giải phóng”; sau, có lẽ sực nhớ tôi là người miền Nam, không chừng áy náy, anh bèn nói: “Xin lỗi về chữ ‘giải phóng’. Nhưng thành thực mà nói, với tôi, ngày ấy là một ngày ‘giải phóng’ thực sự.”
Người bạn ở miền Nam, ngược lại, vốn là một công chức cao cấp trong chính quyền Sài Gòn, sau năm 1975 bị bắt đi cải tạo năm bảy năm; được thả, anh vượt biên sang Úc; và ở Úc, anh là một giáo sư. Vì nhiệt tình muốn giúp đất nước, anh về Việt Nam làm việc mấy năm, dưới danh nghĩa đại diện cho một trường đại học lớn tại Úc. Anh kể, bình thường, anh không thấy có sự khác biệt đáng kể nào giữa anh - trong tư cách một Việt kiều hay một trí thức miền Nam trước năm 1975 - với các đồng nghiệp ở Hà Nội. Có. Nhưng không đáng kể. Giới hạn trong phạm vi giáo dục, mọi sự hợp tác được tiến hành khá trôi chảy. Nhưng, cũng theo lời anh, mỗi lần đến ngày 30 tháng Tư, lòng anh lại buồn rười rượi. Anh không muốn ra đường; và ở nhà, anh cũng không muốn mở ti vi lên xem. Tất cả đều làm cho anh thấy lạc lõng: Anh nhận thấy rất rõ là anh không thuộc về đám đông chung quanh. Họ là những người chiến thắng. Họ ca ngợi chiến thắng. Còn anh lại là người chiến bại, và sau đó, là một tù nhân. Anh không oán hận. Nhưng anh thấy cay đắng.
Với tôi, cả hai đều là bạn tốt; và theo nhận xét của tôi, đều là những người tốt, đặc biệt yêu nước, lúc nào cũng tha thiết muốn làm một cái gì đó cho đất nước. Sự khác biệt của họ chỉ là sự khác biệt về kinh nghiệm.
Mà họ lại không được quyền chọn lựa kinh nghiệm ấy.
Thế nhưng những kinh nghiệm ấy lại đeo đẳng theo họ mãi. Và làm cho họ xa cách nhau.
Ít nhất là một ngày trong năm.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bằng cách nào, họ đến được đất tự do? (phần 1)
Biến cố 30 Tháng Tư năm 1975 làm thay đổi vận mệnh cả dân tộc Việt Nam.
Mỗi người dân Việt sống trong giai đoạn này, ít nhiều đều bị cuốn vào
vòng xoáy của thời cuộc, của những biến đổi đau thương.
Cũng từ đây, lịch sử hiện đại Việt Nam phải ghi nhận thêm một sự kiện
đau đớn của dân tộc khi hàng triệu người dân chấp nhận làm thân phận của
kẻ ly hương, rứt ruột rời xa gia đình, xa xóm làng, xa tất cả những gì
thân quen nhất để tìm đường đến đất tự do.
Chuyến ra đi của mỗi người là một câu chuyện rất riêng, không ai giống
ai, nhưng tất cả đều là một hành trình không quên trong cuộc đời của họ,
dù thời gian hơn 30 năm đã trôi qua.
Những người Việt Nam vượt biển được đưa vào bờ biển của Malaysia năm 1978 AFP photo |
Đào Nguyễn, hiện là một chuyên viên tài chánh đang sống tại Houston
thuộc tiểu bang Texas, rời Việt Nam vài ngày 29 Tháng Tư năm 1975, khi
vừa tròn 10 tuổi.
Theo Đào, chuyến đi định mệnh của cô “tương đối trôi chảy và ít nước mắt hơn so với rất nhiều người Việt khác”:
“Lúc bấy giờ tôi còn là một đứa nhóc tì nên hoàn toàn không có quyết
định gì. Ai biểu đi thì đi, xách thì xách, khiêng thì khiêng.
Chiều ngày 29 tháng Tư năm ấy, ba tôi đưa gia đình đến bãi Sau Vũng Tàu để rời Việt Nam cùng với một số gia đình khác.
Nhìn hình ảnh của ba tôi từ từ nhỏ lại, xa dần, mờ dần rồi khuất hẳn,
tôi cứ ngỡ ba sẽ đi sau bằng một chiếc tàu khác. Nhưng không ngờ ba tôi
đã quyết định ở lại chọn con đường nghĩa khí cho riêng ông.
Tàu rời bến lúc 7 giờ chiều và đến 4 giờ sáng thì loa phóng thanh báo
tin tàu bị bể bơm nước và kêu gọi đàn ông thanh niên phụ tát nước. Trời
còn tối đen, lúc đó mọi người lo lắng tàu sẽ đắm.
Các bà thi nhau đọc kinh cầu nguyện như ri. May mắn lúc đó có một chiến hạm của Mỹ đi qua và cho tất cả lên tàu.
Nghĩ đến những người đi vượt biên rồi bị cướp bóc, hãm hiếp, hoặc bị
rớt xuống biển tôi thấy đau xót quá bởi tự do của họ đã phải đổi bằng
một giá quá lớn.- Đào Nguyễn, Texas
Từng người một leo lên cái thang dây trong tiếng la hét, khóc lóc. Một
số bà mẹ, trong đó có mẹ của tôi réo gọi con cái mang theo hành lý leo
lên.
Bây giờ nghĩ lại cũng còn ngán vì một tay phải nắm vào thang dây, còn
tay kia thì xách đồ nặng. Rồi lại còn phải leo xuống để lấy thêm đồ
trong lúc người ta từ dưới đang đi lên và lính Mỹ thì không cho xuống,
mà mẹ tôi thì cứ la um sùm.
Tôi còn nhớ khi tôi nói: 'thôi mẹ ơi, bỏ lại tất cả đi!' tôi bị mẹ 'bộp' cho một cái đau điếng nên im luôn cho tới mấy ngày.
Chuyện đến đất tự do của tôi chỉ có vậy thôi. Nhưng nghĩ đến những người
đi vượt biên rồi bị cướp bóc, hãm hiếp, hoặc bị rớt xuống biển tôi thấy
đau xót quá bởi tự do của họ đã phải đổi bằng một giá quá lớn!”
Những người Việt vượt biển. Photo courtesy of UNHCR
Ra đi, vì không được học đại học
Chị Jennifer Nguyễn, ngoài 50 tuổi, đang sống tại thành phố Seattle
thuộc tiểu bang Washington, nhớ mãi kỷ niệm về các chuyến đi vượt biên
của mình vào năm 1979, sau khi không được chấp nhận vào trường Cao Đẳng
Sư Phạm với lý do “có thân nhân đi nước ngoài.”
Chị Jennifer kể:
“Sau khi học xong lớp 12 khoảng Hè năm 1979, tôi đậu vào trường Cao Đẳng
Sư Phạm nhưng bị đuổi học vì có thân nhân đi nước ngoài. Thế là ba tôi
bắt tôi phải vượt biên vì không còn tương lai nếu chỉ có bằng tú tài.
Tôi đi chuyến đầu chung với mấy anh chị, hết thảy là 6 người. Chuyến đó ở
nhà có bao nhiêu nữ trang của Má tôi chết để lại đem chung một mớ cho
người tổ chức.
Sau khi ngủ một đêm trong một ngôi chùa ở Vũng Tàu, tất cả bị công an ập
vào bắt chở vào trại giam Vũng Tàu và bị tịch thu hết phần nữ trang còn
lại.
Lần đó, mấy chị em tô bị tù một tháng, trong đó có một chị ruột và một chị dâu tôi đang mang thai khoảng 6, 7 tháng.
Tôi đậu vào trường Cao Đẳng Sư Phạm nhưng bị đuổi học vì có thân
nhân đi nước ngoài. Thế là ba tôi bắt tôi phải vượt biên vì không còn
tương lai.- Jennifer Nguyễn. Seattle
Sau chuyến đó, tôi không muốn đi nữa vì quá hãi hùng chuyện ở tù, nhưng
ba tôi không chịu thua và thuyết phục tôi đi cho bằng được.
Tôi tiếp tục đi chuyến thứ 2, thứ 3, vẫn không thành công nhưng hên là không bị bắt mà trở về nhà an toàn.
Đến lần thứ 4 vào khoảng cuối năm 1979, chỉ vài ngày trước lễ Giáng Sinh, tôi ra đi ngay tại thành phố Mỹ Tho, nơi tôi ở.
Đi một mình, không có ai tiễn đưa vì sợ bị lộ. Tôi chỉ cần đi bộ ra vườn
hoa mất khoảng 15 phút từ nhà, rồi bước qua bờ tường của vườn hoa là
xuống tới ghe.
Ghe này là ghe chính, giả dạng đi đánh cá, từ từ đi ra cửa biển. Khi gặp
tàu đi tuần thì tôi phải thục đầu xuống vì da tôi trắng không giống dân
đi đánh cá. Ghe thì nhỏ mà có đến 76 người, ngồi chật như xếp cá mòi
vậy.
Ghe vượt sóng ra cửa biển, đi chưa bao lâu thì bị công an rượt. Chủ ghe
xả hết tốc độ, thoát được công an, nhưng ghe lại bắt đầu lạc phương
hướng.
Chưa hết, đến lúc mọi người tìm nước uống thì chỉ thấy toàn là dầu thôi.
Thì ra vì gấp rút lúc đổ người và tiếp liệu vào tàu chính, thùng để
nước và dầu nằm lẫn lộn, mở thùng nào cũng toàn là dầu chứ không tìm
thấy nước, thế là bà con bắt đầu dành nước uống, chửi lộn nhau chí chóe.
Đi không biết bao lâu thì thấy vài chiếc tàu nhỏ, nhưng ban đêm nên
không dám ra hiệu cầu cứu mà phải chờ đến trời sáng nhìn cho kỹ rồi mới
dám đốt vải để xin tiếp cứu thì họ lại làm lơ.
Mọi người vừa nản vừa lo vì lương thực mang theo chỉ có một bao gạo do
chủ ghe đem theo nấu cháo phát cho mọi người, ăn sắp hết, nước thì lộn
với dầu…
Sau 3, 4 ngày lênh đênh trên biển thì nhìn thấy dãy núi ở xa xa, bà con
mừng như chết đi sống lại vậy. Thế là chủ ghe và một số người bàn là
phải phá ghe và vứt máy xuống biển thì nó mới cho ghe mình vào. Sau vài
giờ dằn co thì ghe được vào gần đến bờ, mọi người phải nhảy xuống biển
và tự lội vào.
Khi vào bờ rồi thì mọi người mới biết mình đến bờ biển Mã Lai, phải ngủ
trên bờ biển một đêm, đến chiều ngày hôm sau mới có tàu của Cao Ủy Tị
Nạn chở sang đảo Pulau Bidong.
Những ngày trên trại thì hết đi xin quần áo cũ thì xin đồ ăn hộp của
những người đi định cư trước để ăn thêm phần ăn do Cao ủy phát. Tôi ở
trại khoảng hơn 6 tháng.
Đến ngày ra cầu Jetty để đi định cư, được nghe ca sĩ Lệ Thu hát trên đài
bài “Ngày Mai em đi…” nghe vui cho mình nhưng cũng không khỏi chạnh
lòng nghĩ đến những người quen trên đảo bị rớt phỏng vấn không biết đến
bao giờ mới tới phiên họ đi định cư..”
(còn tiếp)
Ngọc Lan, thông tín viên RFA
2013-04-29
Trịnh Hội - Tại sao phải trốn chạy hòa bình?
Ngày 30 Tháng Tư năm 2013 đánh dấu kỷ niệm lần thứ 38 ngày Sài Gòn thất thủ, ngày Miền Nam Việt Nam bị Miền Bắc Cộng Sản tiêu diệt - hay thường được nhiều người gọi là ngày kết thúc cuộc chiến Việt Nam. Nếu không có ngày này, tôi tin rằng đã không có nhiều nhà hàng Việt Nam như hiện nay nơi bạn ở. Và nếu không có ngày này thì chắc chắn tôi cũng đã không có mặt hôm nay tại nơi này để nói cho các bạn rõ về những gì đã xảy ra từ dạo đó.Vì đã sinh sống qua gần 2 thập niên ở nước ngoài trước khi quyết định trở lại Việt Nam vào năm 2007, tôi thường được những người tôi gặp trong các chuyến đi của tôi trên thế giới hỏi tôi về thời gian tôi sinh sống ở Việt Nam trong thời kỳ hậu chiến sau năm 1975 và về tình hình đất nước hiện nay, 38 năm sau. Điều thường khiến tôi ngạc nhiên nhất là khi tôi hỏi lại họ về những gì họ đã biết về đất nước tôi thì hình như chỉ có 2 phiên bản Việt Nam được nhắc tới.
Phiên bản thứ nhất là một Việt Nam đẩy rẫy những câu chuyện kinh hoàng và những hình ảnh về một đất nước tan nát vì bị cuộc chiến do người Mỹ dẫn đầu tàn phá. Phiên bản thứ hai là một con hổ kinh tế đang trỗi dậy ở Viễn Đông, điểm đến “thời thượng” của những người trẻ trung và danh tiếng.
Những người Việt Nam tị nạn đi qua một chiếc tàu Hải quân Mỹ; Operation Frequent Wind là cuộc rút quân cuối cùng ở Sài Gòn ngày 29/4/1975. (Ảnh tư liệu của chính phủ liên bang Mỹ) |
.
Hay ít ra nó cũng có vẻ như vậy.
Cho đến khi tôi cho họ biết sự thật không hẳn vậy.
Như các bạn thấy, cũng giống như 2 triệu người Việt Nam khác đã rời bỏ đất nước từ cái ngày định mệnh đó 38 năm trước đây, gia đình tôi đã đến nước Úc như những người tỵ nạn, do hậu quả của cuộc chiến Việt Nam. Sự thật chúng tôi là một phần trong cuộc vượt thoát ồ ạt đầu tiên của người Việt Nam rời bỏ quê cha đất tổ.
Mặc dù đã xảy ra nhiều cuộc chiến tranh với nước Trung Hoa láng giềng ở phương bắc, mặc dù đã trải qua một trăm năm đấu tranh giành độc lập chống chủ nghĩa thực dân Pháp, và mặc dù đã là nạn nhân của một nạn đói khủng khiếp do người Nhật gây ra trong Thế chiến thứ II, tiếp theo đó là Chiến tranh Việt Nam kéo dài cho đến năm 1975, người Việt nam đã luôn gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn và chấp nhận chịu đựng tất cả để chọn Việt Nam làm quê cha đất tổ.
Bất chấp mọi cuộc đổ máu. Bất chấp mọi mất mát, thiệt hại.
Nhưng, lần đầu tiên trong lịch sử của đất nước chúng tôi và chẳng bao lâu sau khi chiến tranh chấm dứt, người ta bắt đầu ra đi, thoạt tiên là từng nhóm nhỏ, rồi sau đó là hàng chục ngàn người. Họ đi bằng thuyền và đi bộ. Bất chấp mọi hiểm nguy trên biển cả và những gì đang chờ đợi họ tại bến bờ bên kia. Theo ước tính, từ 10% cho đến 30% tổng số thuyền nhân đã không bao giờ được đặt chân lên đất liền. Từ 1975 đến 1997, khi cuộc vượt thoát ồ ạt chấm dứt, đã có khoảng 1 triệu người Việt Nam đến được các nước lân cận.
Điều này bắt buộc phải đặt ra câu hỏi: Tại sao họ lại phải trốn chạy hòa bình?
Câu trả lời rất đơn giản. Đó là ngay cả sau khi chiến tranh kết thúc và hòa bình được lập lại, sự thật và công lý chưa bao giờ thắng thế trên đất nước tôi. Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về quyền tự do hội họp và lập hội, Ông Maina Kiai, mới đây đã gọi tình trạng này là một “cơn hôn mê hòa bình” (peace coma). Rằng nhân danh hòa bình, chúng ta đã cố tình làm ngơ trước những vi phạm trắng trợn nhất về quyền con người bởi các chế độ áp bức nhất trên thế giới hiện nay, trong đó có chế độ Cộng sản Việt Nam.
Ba tháng sau ngày 30 Tháng Tư 1975, cha tôi, cùng với hàng trăm ngàn quân nhân và trí thức của Miền Nam Việt Nam đã bị tống vào các “trại cải tạo” mà không được xét xử. Ba 3 năm sau đó, ông được thả nhưng không được phép trở lại nghề dạy học; thay vào đó, giống như các gia đình khác bị buộc tội “phản cách mạng”, chúng tôi bị đuổi ra khỏi căn nhà của chúng tôi ở Sài Gòn và cưởng bách dời cư đến những nơi gọi là “các khu kinh tế mới” để nhường chỗ cho một nhà nước không tưởng mới.
Thuyền nhân Việt Nam chờ được cứu vớt.
Điều đó đã tạo ra làn sóng đầu tiên của thuyền nhân rời khỏi Việt Nam. Cha tôi là một trong những người này.
Kế tiếp, những người Cộng sản chiến thắng mới bắt tay vào việc quốc hữu hóa mọi doanh nghiệp và khởi sự thực hiện một chương trình kinh tế xã hội chủ nghĩa theo đó mọi tư liệu sản xuất và quyền sở hữu đất đai giờ đây đều thuộc về nhà nước thay vì các cá nhân như trước.
Điều này gây nên làn sóng người tỵ nạn thứ nhì rời bỏ Việt Nam, và đợt vượt thoát này chỉ ngừng lại khi Hà Nội nhận ra rằng việc tiếp tục thực hiện chính sách đó sẽ đưa đển chỗ sụp đổ hoàn toàn của nền kinh tế đất nước. Được hỗ trợ bởi tinh thần của chính sách “perestroika” (cải tổ) ở Liên Xô cũ vào cuối thập niên 1980, các nhà lãnh đạo đảng bắt đầu một loạt cải cách kinh tế và trong 2 thập niên qua những cải cách này đã giúp Việt Nam thoát ra khỏi nạn nghèo khổ cùng cực.
Tuy nhiên chế độ xã hội và chính trị của đất nước này vẫn không có gì thay đổi và cho đến tận hôm nay, tất cả đất đai vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà nước và hàng trăm người bất đồng chính kiến vẫn còn bị giam cầm chỉ vì họ dám thách thức sự cai trị độc đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự thật là Facebook bị ngăn chặn, không một phương tiện truyền thông độc lập nào được phép hoạt động, các cuộc biểu tình phản đối bị nghiêm cấm, và những người bảo vệ nhân quyền thường xuyên bị sách nhiễu, khủng bố. Để cuối cùng một số nhân vật bất đồng chính kiến phải đào thoát để xin tỵ nạn chính trị ở các nước khác trong khi những người ở lại có thể bị kết án đến 16 năm tù vì những hoạt động ủng hộ nhân quyền của họ.
Như vậy, một sự thật phũ phàng là vẫn còn người tỵ nạn từ Việt Nam và không có hòa bình thật sự hay công lý được thực hiện trên quê hương tôi.
Bởi thế, câu hỏi mà tôi thường đặt ra là:
Tất cả những người có thiện ý từng phản đối cuộc chiến Việt Nam trong những thập niên 60 và 70 ngày nay đang ở đâu?
Phải chăng họ chẳng màng tìm hiểu những gì đã xảy ra sau đó tại Việt Nam?
Quan trọng hơn, giờ đây họ có thể làm gì để góp phần giúp cho Việt Nam trở thành một nơi tốt đẹp hơn, tự do hơn? Như họ đã từng nhiệt tình tuyên bố cách đây 4 thập niên trước.
Đây là bài viết mới nhất của tôi được đăng nguyên bản bằng tiếng Anh trên báo Asia Times tuần này. Trong tuần tới tôi mong là sẽ có những tờ báo khác đăng lại. Riêng hôm nay tôi xin gửi các bạn bài dịch này. Nếu có ý kiến gì xin các bạn cứ email cho tôi biết at: hoitrinh@hotmail.com.
Trịnh Hội
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Trần Mộng Tú - Tháng Tư Mùa Xuân và Những Tấm Màn
Tháng Tư, tôi đi dưới bầu trời mây trắng, nắng ấm và mềm như chiếc khăn quàng trên vai, hai chân thong thả bước, mặt ngước nhìn hàng cây bên đường, hàng cây xanh ngọt màu cốm non, những chùm lá nho nhỏ, cong cong he hé mở ra như những cánh môi thiếu nữ mới lớn. Những vạt cỏ xanh non mịn như nhung thỉnh thoảng điểm một đóa hoa bồ-công-anh nhỏ xíu như chiếc khuy màu vàng từ áo khoác ai rơi xuống. Hoa đỗ quyên cũng bắt đầu khe khẽ nở dịu dàng bên một góc hàng rào nhà ai. Mùa xuân ở Seattle đẹp lắm, những giọt nước mưa trong veo và những giọt nắng vàng như mật ong. Ngửa mặt lên là uống vào lồng ngực cả lượng xuân của đất trời.Ước gì, ừ nhỉ, ước gì đừng có Tháng Tư oan khiên của nước mình ngày đó. Tháng Tư hàng năm vẫn đến. Ban ngày, những hình ảnh, bài viết tràn ngập trên máy điện toán, những nhắc nhở trong những lần gặp gỡ hàn huyên với bè bạn; ban đêm mang theo cả vào giường, vào giấc mơ, giật mình cho số năm tháng đã đi qua trên xứ người.
Tôi đi trong ân sủng của đất trời, nhưng sao lòng không thanh thản, những hình ảnh không đẹp cứ theo nhau về trong tâm trí. Chiến tranh quê mình, chiến tranh quê người. Những cái xấu và cái ác như mực đổ loang vào lòng giấy.
Những vòm lá trên cao nghiêng xuống như cái tán làm râm một khoảng đất dưới chân đi, tôi bỗng rùng mình liên tưởng đến những tấm hình trong một bài báo được một chị bạn thân mới chuyển cho đọc tối hôm qua: “The Veils of Aleppo: Photographs by Franco Pagetti” của Rania Abouzeid. Bài viết đề cập đến những tấm ảnh của nhiếp ảnh gia Franco Pagetti chụp những tấm màn cửa chăng từ bức tường đổ bên này sang mái nhà vỡ bên kia ở thành phố Aleppo. Trải qua hai năm của cuộc nội chiến ở đất nước Syria làm hơn 70 ngàn người chết, Aleppo là chiến trường đẫm máu nhất, nơi cả hai phe đều tìm cách chiếm đi chiếm lại nhiều lần, không lúc nào ngưng tiếng súng. Những tấm màn trước đây để che khung cửa sổ tránh cặp mắt tò mò của hàng xóm, hay che ánh nắng mặt trời thì bây giờ nó làm một nhiệm vụ của một lá chắn cho sinh mạng con người.
Franco Pagetti là người đã bắt chụp những hình ảnh trong những cuộc chiến ở Syria, Afghanistan và Iraq đã nhìn ra được cái đẹp đau thương của những tấm màn cửa chăng trong những thành phố đổ nát vì bom đạn. Các tấm màn được chăng lên giữa lối đi của hai tòa nhà đổ nát (những gì còn lại của người dân), chúng làm nhiệm vụ che chở cho người dân đi đến một tiệm bánh hay đi thăm một người thân. Cái tấm màn mang mầu xám của vôi vữa, gạch vụn, của bụi than của nhà cháy và thỉnh thoảng pha một vệt đỏ bầm của máu đó đã lãnh cái nhiệm vụ che chở rất mong manh.Trong những bức hình ông chụp, không có người, chỉ có những tấm màn cửa. Màn cửa như một nhân chứng, một rào cản cho cuộc nội chiến bất tận của hai bên. (Khác gì cuộc chiến Nam-Bắc của Việt Nam). Giống như rất nhiều khía cạnh của xung đột, những tấm màn cửa mất đi cái việc che cửa giản dị chính thực của nó. Hôm nay nó phải làm một nhiệm vụ hoàn toàn khác hẳn. Những màn cửa này làm ông Pagetti nhớ đến những bức tường bê tông dặm này sang dặm kia, chằng chéo khắp thành phố Baghdad trong cuộc thánh chiến tồi tệ nhất vào những năm 2006-2007.
Bất cứ người dân nào, nếu di chuyển bên dưới tấm bạt đó, đều phải biết thật rõ phía phản chiếu của ánh sáng mặt trời và hướng gió thổi tới, để tránh cho cái bóng của mình không hiện lên tấm màn đong đưa đó. Nếu sơ ý mà một tay bắn tỉa đang rình rập đâu đấy nhìn thấy bóng người trên tấm bạt thì ngay lập tức sẽ vang lên đoành…đoành…đoành….Một thân người gục xuống. Hoặc một cơn gió vô tình thổi qua, tấm màn lật lên, một họng súng hướng ngay mặt và lại đoành… đoành …đoành…Thêm một thân người gục xuống.
Chiến tranh ở nơi nào trên mặt đất cũng thế, nhất là những cuộc nội chiến. Hai miền Bắc Nam hay hai bên Tả Hữu xung đột, người dân hiền lành ở giữa, luôn luôn là những nạn nhân hứng tất cả tang thương.
Đất nước tôi cũng có tấm màn tre (bamboo curtain) buông xuống giữa hai miền Nam Bắc từ năm 1954. Tấm màn tre đó đã che kín mắt người dân miền Bắc, họ hoàn toàn không biết gì về đời sống của dân miền Nam, cho đến khi họ vào“Giải Phóng”. Trong cuộc chiến nào, cũng chỉ có người dân là đáng thương hơn hết.
Bức màn tre ở nước tôi đã tháo xuống gần bốn mươi năm rồi. Súng đạn, hỏa tiễn không nổ nữa, nhưng người dân Việt vẫn đi dưới những tấm màn vô hình, để tránh cái chết. Điều bất hạnh là những tấm màn này không che được phía phản chiếu của ánh sáng mặt trời, không giúp tránh được luồng gió. Người dân không chết vì những tay súng bắn sẻ nữa mà chết bằng nhiều cách khác nhau, không cần súng đạn.
Nếu ông Franco Pagetti có đến Việt Nam bây giờ, thì chẳng còn điểm“hot”nào của chiến tranh để cho ông thâu vào ống kính nữa. Mấy cái đề tài như Địa đạo Củ Chi hay mấy cái “Xe tăng tiền phong” trưng ở trong dinh Độc Lập cũ hay ngoài “Lăng Bác” thì người ta đã chụp mòn cả rồi. Tôi chắc ông sẽ chẳng đến Việt Nam đâu vì cái ống kính chuyên thâu hình ảnh chiến tranh của máy ông khi đem ra chụp những đề tài về đời sống xã hội của một Việt Nam bây giờ e rằng nó sẽ không thâu được những tấm hình trung thực.
Tôi đi trong mùa xuân Seattle, đi dưới những đám mây trắng nõn và bầu trời xanh như biển, đi giữa nắng vàng óng ánh và ngang qua những gốc hoa đào. Tôi đi như thế đã mấy chục mùa xuân và tôi còn được đi bao lâu nữa, làm sao tôi biết được. Nhưng có một điều tôi biết rõ ràng là lòng tôi không hề vui mỗi lần mùa xuân đến đánh dấu một năm mới. Tôi hay tự hỏi mình hai câu: “Mình xa quê bao lâu rồi nhỉ?”(mặc dù biết rất rõ) và “Mình còn quê hương không nhỉ?” Nói là mình mất quê hương thì không đúng, vì quê hương bây giờ Bắc Nam thống nhất, mình muốn về thăm lúc nào mà chẳng được. Nhưng nói là còn quê hương thì tôi thấy cũng không còn. Vì khi tôi về thăm, thành phố thay đổi, nhà cửa thay đổi và người sống ở đó hoàn toàn lạ lẫm. Lạ không phải vì người ta không phải là họ hàng thân thuộc, nhưng cách ăn ở, cư xử, nói năng của ai cũng làm mình ngạc nhiên. Mà ngay cả những người đang sống ở trong nước với nhau bây giờ, họ cũng không còn cho nhau cái tình người ấm áp nữa. Họ khác xưa nhiều quá! Họ lại không nhìn mình như một người đồng hương mà chỉ nhìn mình như một du khách, làm mình tự thấy mình bị gạt ra khỏi cái phần đất thân yêu đó. Nói về thăm quê hương mà như đi du lịch sang một nước lạ thì lòng ai vui được.
Tháng Tư nào cũng buồn và Tháng Tư nào tôi cũng đi dưới mùa xuân với một trái tim nặng trĩu.
Tôi viết những câu thơ trên trái tim mình
Trái tim tôi là một ngôi làng bên ngoài tổ quốc (Thơ-tmt)
Trần Mộng Tú
4/2013
(VOA)
Có độc lập, nhưng dân chủ ở đâu?
*BÙI MINH QUỐC
Cách đây 8 năm, nhân dịp báo Tuổi trẻ đăng nhật ký của bác sĩ liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và thư của tiến sĩ cựu chiến binh Mỹ Fred ( người đã có công lưu giữ nhật ký Đặng Thùy Trâm) gửi các bạn trẻ Việt Nam, tôi đã viết bức thư ngỏ dưới đây nhờ báo Tuổi trẻ, Tiền phong, Thanh niên và các báo đăng nhưng không báo nào đăng, nay xin nhờ các trang mạng bốn phương công bố giùm, trân trọng cám ơn.
THƯ NGỎ TRÂN TRỌNG GỬI:
CÁC BẠN TRẺ VIỆT NAM
VÀ HAI BẠN MỸ FRED, ROB
Các bạn quý mến,
Tôi đã đọc với niềm xúc động sâu xa và nhiều nghĩ ngợi nhật ký của bác sĩ liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và thư của tiến sĩ cựu chiến binh Mỹ Fred gửi các bạn trẻ Việt Nam đăng trên báo Tuổi Trẻ.
Khi Thùy Trâm ngã xuống vì đạn Mỹ, tôi đang ở chiến trường Quảng Nam, cách Quảng Ngãi không xa. Trước đó, đêm 8.3.1969, vợ tôi, nhà báo, nhà văn Dương Thị Xuân Quý ngã xuống vì một loạt đạn của lính Nam Triều Tiên khi từ dưới hầm bí mật bò lên tìm cách thoát ra khỏi vòng vây tại Duy Xuyên, Quảng Nam. Sau Đặng Thùy Trâm, chiều 1.5.1971, bạn tôi, nhà báo, nhà văn Chu Cẩm Phong trút hơi thở cuối cùng trong một cuộc chiến đấu quyết liệt từ dưới hầm bí mật để đáp lại lời gọi hàng của lực lượng đối phương đông gấp bội bao vây tấn công từ bên trên cũng tại Duy Xuyên, Quảng Nam. Giữa tháng 4.1975, tại Đà Nẵng, một sĩ quan quân đội Sài Gòn tìm gặp tôi và trao cho tôi cuốn nhật ký của Chu Cẩm Phong mà bạn tôi đem theo bên mình tưởng đã bị vĩnh viễn cuốn đi vô tăm tích trong bão lửa chiến tranh. Người sĩ quan cho tôi biết mới đầu anh đọc vì hiếu kỳ nhưng càng đọc anh càng cảm phục nhân cách của tác giả nên đã gìn giữ trân trọng suốt bốn năm bất chấp hiểm nguy, giống hệt trường hợp Fred đối với Đặng Thùy Trâm. (Nhật ký của Chu Cẩm Phong đã được nhà xuất bản Văn Học ấn hành năm 2000 với nhan đề “Nhật ký chiến tranh” và nhà xuất bản Đà Nẵng tái bản năm 2005 trong “Tuyển tập Chu Cẩm Phong”).
Thùy Trâm kém tôi hai tuổi, kém Xuân Quý, Chu Cẩm Phong một tuổi . Chúng tôi cùng một lứa được giáo dục đào tạo dưới mái trường xã hội chủ nghĩa tại thủ đô Hà Nội và lên đường vào Nam chiến đấu theo tiếng gọi KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO. Nhật ký của Trâm, Quý, Phong đều ghi rõ tâm nguyện của mỗi người, mà cũng là của cả thế hệ chúng tôi, sẵn sàng dâng hiến, không chút tính toán so đo, từng ngày sống và cả cuộc đời cho độc lập, tự do.
Độc lập cho dân tộc và tự do cho mỗi con người.
Những giá trị thiêng liêng ấy đã được ghi rõ, có thể nói không phải bằng mực mà bằng máu, trong Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ từ 229 năm trước và của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà từ 60 năm trước.
Không phải đến 2/9/1945 trong Tuyên ngôn Độc lập, mà ngay từ 1942 trong “Nhật ký trong tù”, tư tuởng không có gì quý hơn độc lập tự do đã được chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
Trên đời ngàn vạn điều cay đắng
Cay đắng chi bằng mất tự do
Mỗi việc mỗi lời không tự chủ
Để cho người dắt tựa trâu bò.
(Thiết nghĩ bốn câu thơ trên cần được treo cùng chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh tại tất cả các hội nghị, đại hội Đảng và đoàn thể ở mọi cấp ).
Nhà văn Nguyên Ngọc, sau khi đọc nhật ký Đặng Thùy Trâm đã qua hình ảnh người con gái trí thức anh hùng này mà nghĩ về người trí thức, viết rằng người trí thức là người “vừa sống vừa luôn biết tự quan sát mình, quan sát sự sống cách sống của mình, luôn tự thẩm định mình, luôn tự đặt ra cho mình những câu hỏi về tư cách sống của chính mình”. Tôi hiểu, cái tư cách sống ấy của người trí thức, hay cái tiêu chí hàng đầu phải có để được coi là trí thức không phải là bằng cấp mà phải là bản lĩnh suy nghĩ độc lập, là cái năng lực biết gọi đúng tên sự vật, cái ý chí kiên quyết giành và giữ lấy quyền tự do nói lên công khai những hiểu biết của mình bất chấp mọi hiểm nguy.
Như Ga-li-lê: “Dù sao, nó ( trái đất ) vẫn quay”, dẫu cho Bru-nô bị lên giàn hỏa và Ga-li-lê bị lưu đày. Nói đến tư cách sống của người trí thức, không thể không nhắc lại ở đây lời của nhà văn cách mạng quá cố rất đáng kính Nguyễn Minh Châu: “Làm thằng nhà văn Việt Nam vào lúc này mà tìm cách lẩn tránh vấn đề dân chủ là thiếu tư cách” (Trích thư gửi nhà thơ Nguyễn Trung Thu, tháng 4/1988).
Nhiều đồng đội của Fred, Rob cầm súng sang Việt Nam, họ được nghe bảo rằng hoặc thực sự nghĩ rằng họ đi chiến đấu để giúp nguời Việt Nam bảo vệ những giá trị đã được ghi trong Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ, nhưng rồi thực tế chiến tranh cho thấy họ đã đến để gián tiếp hoặc trực tiếp bắn vào những giá trị ấy đang đượcấp ủ nâng niu trong tâm hồn những con người Việt Nam như Đặng Thùy Trâm.Chính sự mẫn cảm về những giá trị ấy trong nhật ký Đặng Thùy Trâm của thượng sĩ Nguyễn Trung Hiếu đã giúp Fred trở thành người gìn giữ cho văn hoá Việt Nam một báu vật. Vô cùng cám ơn anh Nguyễn Trung Hiếu và các bạn Fred, Rob. Nhân đây, một lần nữa tôi xin gửi tới một ân nhân lớn, mà nhiều năm từ ngày gặp tôi không biết ở đâu, lời cám ơn chân thành, đó là anh Nguyễn Hiếu (hoặc Hoàng Đình Hiếu), người đã gìn giữ và trao cho tôi cuốn nhật ký của Chu Cẩm Phong. Nguyễn Trung Hiếu, Hoàng Đình Hiếu, Fred, Robơi, trong cuộc “châu về Hợp phố” này có một cái gì đó thật linh thiêng, cái linh thiêng nằm trong những giá trị tinh thần kết tinh từ bao đời được truyền tỏa qua hồn thiêng các chiến sĩ đã hy sinh vì độc lập tự do mà tất cả các dân tộc, cảnhân loại và mỗi con người chúng ta đều tôn thờ.
Tôi, người may mắn sống sót sau những hy sinh của Dương Thị Xuân Quý, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Giá, Chu Cẩm Phong cùng hàng triệu đồng bào đồng chí của tôi, từ 1975 trở đi càng ngày càng thấy nhân dân tôi đã lâm vào một bi kịch thê thảm nhất, cay đắng nhất, quái gở nhất : vì độc lập tự do mà cuồng nhiệt tự nguyện dốc cả sông máu núi xương để rồi “tự do” tự nguyện choàng lên cổ mình một cái ách nô lệ “vàng son” mang tên là sựlãnh đạo của Đảng thực chất chỉ là sự cai trị độc đoán của hơn một trăm ủy viên trung ương thậm chí chủ yếu là mười mấy ủy viên bộ chính trị.
Nô lệ đến mức người ta bảo bỏ phiếu cho ai là ngoan ngoãn bỏ cho người ấy, chẳng biết người ấy tốt xấu thế nào.
Nô lệ đến mức muốn nói điều mình nghĩ,mình thấy, mình biết cũng không báo nào đăng cho, cỡ như cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt trả lời phỏng vấn mà cũng không được đăng trọn vẹn.
Nô lệ đến mức người ta áp đặt cáiđường lối sai lầm dựa trên một kiểu lý luận nói lấy được (chữ dùng của tướng quân Trần Độ) là “Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” cũng không biết mà cãi, hoặc biết mà không dám cãi, hoặc muốn cãi thì cũng không có diễn đàn mà cãi.
Trong dịp đại hội lần thứ 7 của Hội nhà văn Việt Nam (tháng 4.2005), mấy đồng nghiệp của tôi - nhà thơ Xuân Sách, nhà thơ Trần Mạnh Hảo, nhà văn Hoàng Quốc Hải - phát biểu tại diễn đàn chỉ tha thiết xin nhà nước thành lập cơ quan kiểm duyệt chính thức, công khai, để nhà văn cứ viết hết cỡ theo lương tâm mình, còn nhà nước không vừa ý chỗ nào thì cứ cắt nhưng phải in rõ chấm chấm chấm kiểm duyệt bỏ chấm chấm chấm như thời chế độ thực dân.
Ôi, đau đớn làm sao, nhục nhã làm sao ! Hỡi hồn thiêng các liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, Dương Thị Xuân Quý, Nguyễn Văn Giá, Chu Cẩm Phong, Nguyễn Thi, Lê Anh Xuân , Trần Đăng, Thôi Hữu, Nam Cao, Trần Mai Ninh… và tất cả các liệt sĩ của tất cả các thế hệ đã ngã xuống vì độc lập tự do, hãy về đây mà chứng kiến cho nỗi nhục của chúng tôi ! Chẳng lẽ chiến đấu như thế hy sinh như thế để chuốc lấy nỗi nhục này ?
Sau bao nhiêu năm chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do, nay chỉ xin cái mức tự do ngôn luận như thời thực dân mà cũng không được. Xưa là nô lệ cho ngoại bang, nay lại làm nô lệ cho một nhúm cầm quyền nhân danh Đảng. Nhục quá ! Nhục đến nỗi “đến bữa quên ăn nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa…” (con cúi xin Đức Thánh Trần cho con mượn lời này để bày tỏ nỗi lòng). Trong Bộ chính trị hiện nay có một ủy viên cùng lứa tuổi cùng chiến đấu trên một giải chiến trường ác liệt Khu Năm-Trị Thiên với Đặng Thùy Trâm, Dương Thị Xuân Quý, Chu Cẩm Phong, đó là nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm mà câu thơ của anh từng làm rung động bao trái tim Việt Nam thời ấy qua giai điệu Trần Hoàn “Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ…Mai sau con lớn làm người tự do”. Nhân đây tôi muốn gửi một lời nhắn hỏi: Nguyễn KhoaĐiềm à, anh có chia sẻ nỗi nhục này của chúng tôi không ? Và nếu chia sẻ thì anh làm gì cho khỏi nhục ?
Một bạn trẻ thành đạt nào đó đã phát biểu trên báo Tuổi Trẻ: “Tài sản của tôi là nỗi nhục nghèo khổ” – ý nói từ chỗ thấy nhục vì nghèo khổ mà có chí vươn lên làm giàu. Tiến sĩ Fred, với thiện chí và thiện cảm chân thành đáng quý cũng nhắc bạn trẻ Việt Nam noi gương Đặng Thùy Trâm mà phấn đấu đưa đất nước sớm thoát khỏi nghèo khổ. Rất hoan nghênh. Nhưng tôi muốn nhắc : có một nỗi nhục còn lớn hơn nỗi nhục nghèo khổ là nỗi nhục nô lệ, nỗi nhục của kẻ “mỗi việc mỗi lời không tự chủ để cho người dắt tựa trâu bò”, mà thậm nhục là gần ba triệu đảng viên, hơn tám mươi triệu dân lại đành nô lệ cho chỉ hơn một trăm ủy viên trung ương, mười mấy ủy viên bộ chính trị. Đặng Thùy Trâm cũng như mọi liệt sĩ Việt Nam hy sinh cho Tổ Quốc là một Tổ Quốc trên đó mỗi con người phải được làm người tự do, như lời thơ Nguyễn Khoa Điềm họ đã hát vang thời ấy. Tình trạng không có tự do dân chủ trên Tổ Quốc Việt Nam hôm nay đang từng ngày từng giờ xúc phạm dòng máu thiêng của các liệt sĩ.
Không cam chịu mãi tình trạng nhục nhã đau đớn ấy, tiếp nối sự dấn thân cao cả của những Đặng Thùy Trâm, Dương Thị Xuân Quý, Chu Cẩm Phong …, trong giới trẻ đã xuất hiện những chiến sĩ dấn thân cho tự do, họ không tiếc những vị trí làm việc ngon lành mà có lẽkhông ít bạn trẻ đang mơ ước để quyết dấn thân và sẵn sàng chịu khổ nạn, các bạnấy bị chụp những bản án vô căn cứ, bị tù đày chỉ vì đã viết và dịch các bài về dân chủ, viết đơn khiếu kiện giúp và viết bài bênh vực các bà mẹ Việt Nam anh hùng bị ức hiếp…
Thủ tướng Phan Văn Khải sau khi đọc nhật ký của hai liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc, gửi thư cho toà soạn và bạn đọc báo Tuổi Trẻ nhấn mạnh: “Đưa đất nước tiến kịp thời đại với ý chí mãnh liệt như ý chí giành độc lập, thống nhất”.Tôi muốn góp thêm vào đây một ý này :đối với đất nước ta hiện nay, muốn tiến kịp thời đại, trước hết là phải gấp rút thoát ra khỏi sự tụt hậu về chính trị. Hệ thống chính trị lạc hậu hiện nay là trở lực lớn nhất cho sự phát triển lành mạnh và bền vững của đất nước. Sau cách mạng Tháng Tám, chúng ta đã xây dựng được một thể chế chính trị dân chủ tiến bộ nhất châu Á, nhưng phải tạm gác công việc hoàn thiện nền dân chủ ấy vì hai cuộc kháng chiến. Từ đấy dân chủ là một món nợ - món nợ xương máu - mà những người cách mạng chúng ta nợ nhân dân ta. Sau một thời gian dài bị gạt ra một cách khuất tất, dân chủ lại được đưa vào ghi thành mục tiêu xây dựng xã hội trong cương lĩnh của Đảng tại đại hội 9, song tiếc thay cái dân chủ ấy mới chỉ có trên mặt giấy. Rõ ràng trong bộ phận đảng viên cầm quyền đã có một thế lực cố ý vỗ nợ dân chủ, phản bội nhân dân, lừa dối nhân dân, miệng nói dân chủ mà tay thì nắm hết quyền vơ hết lợi của dân.Bọn vỗ nợ dân chủ với bọn tham nhũng là một.
Tôi tin rằng nếu nhân dân ta, nhất là giới trẻ, biết chuyển toàn bộ sức mạnh đã có trong công cuộc giành độc lập thống nhất sang công cuộc dân chủ hoá đất nước thì chúng ta sẽ sớm đòi được món nợ dân chủ.
Tôi tin rằng trong giới cầm quyền vẫn còn nhiều đồng chí tốt, nhiều đồng chí thuộc lớp trẻ, muốn sớm trả món nợ dân chủ cho nhân dân, nhưng lúng túng giữa một mớ bùng nhùng các mối quan hệ quyền lực. Theo tôi, tháo gỡ cái bùng nhùng này cũng không đến nỗi khó, chỉ cần một thao tác đơn giản là lời nói đi đôi với việc làm, lời nói về dân chủ thì đã có nhiều rồi, hãy bắt tay vào làm, hàng loạt công việc cho dân chủ hoàn toàn có thể làm ngay hôm nay, ngay ngày mai, chẳng hạn hãy mở ngay một cuộc gặp mặt bàn tròn, một hội nghị Diên Hồng với nội dung “Làm thế nào để chuyển sức mạnh dân tộc trong công cuộc giành độc lập thống nhất trước kia sang công cuộc dân chủ hoá đất nước hôm nay?”. Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã nói nhiều về dân chủ, đã dẫn lời Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân chủ là cái chìa khoá vạn năng giải quyết mọi khó khăn”, chẳng lẽ ở cương vị của mình lại không sớm tổ chức được một hội nghị Diên Hồng như thế ? Nhưng đó mới chỉ là nói, làm được đâu dễ !? Hoặc là ngay từ ngày mai, tất cả các báo mỗi kỳ dành một trang cho diễn đàn dân chủ đăng tất cả mọi ý kiến khác nhau để tìm kế sách, biện pháp tối ưu nhằm đưa mục tiêu dân chủ từ nghị quyết vào cuộc sống, việc này hoàn toàn có thể làm ngay chỉ cốt có thực tâm làm dân chủ, thực tâm tôn trọng nghị quyết do chính mình biểu quyết.
Tôi cũng tin rằng giới trẻ đầy năng động cũng sẽ chẳng thụ động ngồi chờ ai đem dân chủ tự do đến cho mình, hoàn toàn có thể ngay hôm nay ngay ngày mai, bắt đầu bằng việc tự động ngồi lại với nhau làm một cuộc Diên Hồng Trẻ với nội dung như thế.
Đất nước ta đã hàng nghìn năm dưới ách chuyên chế, chỉ đến cách mạng Tháng Tám 1945 mới chuyển sang kỷ nguyên dân chủ nhưng rồi bị đứt đoạn, sau ngày thống nhất tưởng rằng sẽ xây dựng được một chế độ dân chủ gấp triệu lần ai ngờ lại là một chế độ chuyên chế toàn trị độc đảng theo kiểu vừa Sta-lin-nít vừa Mao-ít được Việt Nam hoá. Tôi nghe thấy hồn thiêng sông núi, hồn thiêng các liệt sĩ đang thúc giục chúng ta : đây là thời điểm lịch sử, hãy cùng nhau chung sức chung lòng làm nhiệm vụ lịch sử, chuyển toàn bộ sức mạnh dân tộc trong công cuộc giành độc lập thống nhất sang công cuộc dân chủ hoá đất nước,đưa đất nước thực sự đặt bước vững chắc vào KỶ NGUYÊN DÂN CHỦ. Trong sự nghiệp lịch sử trọng đại này, vai trò của các bạn trẻ, với vô vàn sáng kiến, là rất quyếtđịnh.
Trân trọng gửi tới các bạn trẻ niềm tin và hy vọng của tôi.
B.M.Q
BÙI MINH QUỐC
03 Nguyễn Thượng Hiền-ĐàLạt
Bùi Văn Bồng Blog
Đào Tiến Thi - Suy nghĩ về vai trò của trí thức hôm nay
Một gánh cương thường nặng núi sông
(Phan Văn Trị)
Sau hôm Nguyễn Chí Đức bị đánh (do đi dự phiên toà “công khai” xử Đoàn
Văn Vươn), tôi gọi điện hỏi thăm. Dù đang bị đau cả thể xác lẫn tinh
thần nhưng Chí Đức chỉ nói qua về mình, còn chủ yếu anh đề cập các vấn
đề của đất nước với một nỗi lo lắng khôn nguôi. Cuối cuộc nói chuyện,
Chí Đức buồn bã bảo tôi: “Em sợ rằng trong khoảng 5 năm nữa, lớp các bác
nhân sỹ, trí thức lớn hôm nay sẽ vãn đi hoặc là đã quá già mà không có
lớp kế tục. Nếu chỉ có những người như bọn em thì dầu có hăng hái cũng
chẳng mấy tác dụng”.
Nỗi lo của Chí Đức cũng là nỗi lo của tôi. Thực ra thì đội ngũ trí thức
có tinh thần phản biện, đóng góp vào công cuộc tiến bộ xã hội và bảo vệ
đất nước vẫn không ngừng tăng lên, nhưng những người có uy lực thì vẫn
là số ít. Ấy là những bậc trí thức vốn trước đó có một vị thế nhất định ở
“lề phải”. Khi tham gia “lề trái – lề dân”, họ có sức mạnh riêng, nhưng
họ lại phải hai lần dũng cảm để bước qua: trước khi chấp nhận những
phiền toái, tai ương đến với mình, họ phải chấp nhận từ bỏ hầu hết những
bổng lộc đã có.
Cho nên ngoài số vẫn đang trong cơn mê dài (mê danh, mê lợi, mê quyền
lực, mê bổng lộc bề trên) đáng khinh bỉ, thì thật cũng khó mà trách
những người biết cả nhưng lẩn tránh trách nhiệm xã hội, rút vào “tháp
ngà khoa học” hoặc phiêu du tháng ngày.
Cũng từ vấn đề Chí Đức đặt ra, tôi bất giác nghĩ đến tình huống nếu bây
giờ Trung Cộng tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược thì liệu dân tộc này
đã chắc gì làm được một cuộc kháng chiến như triều Nguyễn nửa cuối thế
kỷ XIX? Cuộc kháng chiến ấy, theo hình dung của nhà thơ Bế Kiến Quốc:
Thuở ấy non sông lâm trận giặc
Pháo mã bâng khuâng lạc thế cờ
Vua thì nhu nhược, triều đình nát
Lòng ai trung nghĩa hoá bơ vơ.
Thực tế thuở ấy, tuy rằng vua (Tự Đức) nhu nhược, tuy rằng kháng chiến
một cách cầm chừng nhưng vẫn còn là kháng chiến. Đặc biệt thuở ấy có
tầng lớp văn thân, sỹ phu là linh hồn của cuộc chiến tranh giữ nước, dù
có thể không trực tiếp tham gia đánh giặc.
Đốc học Nam Định Phạm Văn Nghị (1805 – 1880) vốn sức yếu nhưng nghe tin
Pháp đánh Đà Nẵng (1858), đã tự chiêu mộ trong đám học trò và thanh
nhiên yêu nước được một đội quân 300 người xin vua đi chiến đấu. Vào đến
Huế thì quân Pháp đã rút khỏi Đà Nẵng, vào đóng quân ở Gia Định; ông
lại xin vào Gia Định nhưng Tự Đức bắt ông trở về (vì triều đình đang
muốn “hoà” với giặc Pháp).
Trương Định (1820 – 1864) vốn chỉ là một quản cơ đồn điền – một chức nhỏ
trong quân đội làm nhiệm vụ chiêu mộ dân nghèo đi khai hoang, gặp lúc
đất nước có giặc đã tự chiêu mộ được 6000 nghĩa binh, đánh địch suốt
vùng Gò Công – Tân An. Khi triều đình Huế ký hoà ước Nhâm tuất (1862),
yêu cầu ông bãi binh, ông đã nói một câu nổi tiếng: “Triều đình Huế
không nhìn nhận chúng ta, nhưng chúng ta cứ bảo vệ Tổ quốc chúng ta”[1].
Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) là nhà thơ chiến sỹ vẫn còn phảng phất
hào khí Đồng Nai thời đi mở đất. Suốt từ những ngày đầu Pháp đánh Gia
Định cho đến khi vua Hàm Nghi bị bắt (1888), thơ văn ông là nguồn cổ vũ
to lớn đối với cuộc chiến đấu của nhân dân Lục tỉnh.
Phan Văn Trị (1830 – 1910) đỗ đạt, tài cao nhưng gặp buổi loạn không ra
làm quan, ở nhà dạy học và bốc thuốc, đồng thời chiến đấu bằng ngòi bút
trong cuộc Nam Kỳ kháng chiến. Ông nổi tiếng với 10 bài hoạ để đập lại
Tôn Thọ Tường – một trí thức có tài nhưng thân Pháp, tuyên truyền cho tư
tưởng đầu hàng.
Hoàng Diệu (1828 – 1882) là một quan văn, nhưng ngay khi nhận chức tổng
đốc Hà Nội (1880) đã ra sức lo bố phòng, chuẩn bị đánh giặc. Trong cuộc
giữ thành ngày 25-4-1882, ông là người trực tiếp chỉ huy chiến đấu cho
đến khi vỡ trận (trong khi các quan võ dưới quyền ông bỏ chạy ngay từ
phút đầu). Trước khi thắt cổ tự tận, ông để lại bức Di biểu đầy huyết
lệ: “Thành mất không sao cứu được, nghĩ thẹn với nhân sỹ đất Bắc lúc
sinh thời. Thân chết có quản gì, nguyện theo Nguyễn Tri Phương xuống
đất”.
Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871) vừa là nhà Nho, vừa là một người Công
giáo, một người hiểu biết thế giới phương Tây, cho nên liên tiếp đưa ra
các kiến nghị nhằm chấn hưng đất nước. Nếu vua Tự Đức nghe theo ông thì
không những nước ta thoát khỏi cuộc nô dịch của thực dân Pháp, mà có thể
thoát cả đêm trường trung cổ[2]. Làm phiên dịch trong các cuộc đàm phán
giữa triều Nguyễn với thực dân Pháp, nắm rõ tình hình quân Pháp, lại
nhằm đúng lúc Pháp bối rối trong chiến tranh Pháp – Phổ (1870 – 1871),
ông đã vạch ra kế hoạch đánh úp Gia Định để lấy lại Nam Kỳ, nhưng tiếc
rằng kế hoạch chưa được duyệt thì ông mất.
Nguyễn Lộ Trạch (1853 – 1895), cũng giống như Nguyễn Trường Tộ, luôn
luôn đưa ra kiến nghị mong triều đình Huế thực thi cải cách. Trong Thời
vụ sách (Kế sách đối với thời cuộc), ông đề ra một loạt biện pháp cấp
bách để phòng thủ và phát triển đất nước, trong đó có việc đưa con em
tài giỏi ra nước ngoài học khoa học thực nghiệm và cơ khí phương Tây, mở
rộng ngoại giao với các nước châu Âu, nhất là Đức và Anh để kiềm chế
Pháp. Trong khi triều Nguyễn cứ loay hoay lo đi chuộc lại Lục tỉnh (Nam
Kỳ) thì theo Nguyễn Lộ Trạch, Lục tỉnh có thể lấy lại nếu thế nước mạnh
lên và nhất là từ nay đừng để xảy ra sự việc như Lục tỉnh nữa.
Sơ qua một vài gương “trung nghĩa hoá bơ vơ” như trên để thấy cái không
khí bi thương nhưng anh dũng của dân tộc ta thời ấy, đồng thời cũng thấy
rằng họ không hẳn đã “bơ vơ”. Phải nói rằng, dù vua quan nhà Nguyễn hèn
nhát, từng bước bán rẻ cơ đồ cho ngoại bang, nhưng nhân dân và văn
thân, sỹ phu ta đã làm cho thực dân Pháp phải lao đao khốn đốn. Chúng
phải mất 25 năm (1858 – 1883) mới cơ bản chiếm xong nước ta và sau đó
còn phải mất gần 30 năm nữa để “bình định”. Bởi sau khi nhà vua 14 tuổi
Hàm Nghi xuất bôn và xuống chiếu Cần vương (1885) thì cả nước lại bùng
lên một phong trào kháng chiến sôi nổi, mạnh mẽ chưa từng thấy, kéo dài
cho đến tận những năm cuối cùng của thế kỷ XIX.
Các văn thân, sỹ phu thuở ấy đều xuất thân Nho học. Tuy rằng học thuyết
Nho giáo đến lúc này đã trở nên bảo thủ, bất cập với thời đại, nhưng bù
lại, ý thức trách nhiệm với đời do Nho giáo hun đúc cộng với lòng yêu
nước nồng nàn đã cho họ tầm vóc của những người trượng phu của thời đại.
Nhiều văn thân, sỹ phu đã hy sinh một cách lẫm liệt vì nghĩa lớn.
Còn bây giờ? Cứ tình hình này mà không được cải thiện thì khi Trung Cộng
tấn công, kịch bản diễn ra sẽ hết sức tồi tệ, thậm chí chúng ta hôm nay
có thể rất đáng xấu hổ với hậu thế. Tôi hình dung đó là cái cảnh trên
“thượng tầng” thì “Ngọn cờ ngơ ngác trống canh trễ tràng”, còn bên dưới
thì binh lính hoang mang, lòng dân ly tán. Lấy đâu ra những Trương Định,
Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Xuân Ôn, Phan
Đình Phùng, Nguyễn Quang Bích,...?
Tất nhiên, ngày nay nếu “non sông lâm trận giặc” thì các nhân sỹ, trí
thức không có lợi thế như các văn thân, sỹ phu thời trước: tất cả đều
tay không tấc sắt. Chỉ có “ba tấc lưỡi” làm vũ khí duy nhất. Nhưng “ba
tấc lưỡi” ở vào những tình thế khẩn cấp nhiều khi cũng không còn giá
trị. Vậy thì phải làm gì? Câu trả lời là phải tích cực khai dân trí từ
bây giờ. Phải cho đông đảo nhân dân ý thức được quyền và nghĩa vụ của
mình đối với đất nước. Cách đây hơn 100 năm, Cụ Phan Bội Châu đã viết:
“Nước vốn là gia tài của dân ta. Có cái gia tài không gì lớn bằng như
thế, có một tổ nghiệp vô lượng vô biên như thế, mà ta nỡ bỏ hoang như
ruộng đá (...) đem hết trách nhiệm mất còn của nước gửi gắm cho một số
rất ít người, nào vua nào quan kia. Giặc đến chỉ hỏi vua và quan, còn ta
chỉ nhởn nhơ trong cái vũng danh lợi của loài sên loài nhặng, vui thú
trong cái chốn dục vọng ăn uống gái trai. Đến nỗi hỏi có nước không,
nước còn không lại cứ mơ mơ màng màng không biết trả lời ra sao”. Xem
thế thì đa số dân ta ngày nay “cổ hủ” biết bao khi vẫn nghĩ “đã có Đảng
và Nhà nước lo”.
Cũng có một điều mừng là các bác trí thức – quan chức cũ đứng về phía
“lề trái – lề dân” vẫn tiếp tục đông lên, trong đó có cả những “danh”
lớn: Nghệ sỹ Kim Chi, TS. Nguyễn Đình Lộc (nguyên Bộ trưởng Tư pháp),
Thiếu tướng công an Phạm Chuyên (nguyên Giám đốc Công an Hà Nội), nhà
thơ Nguyễn Khoa Điềm (nguyên Uỷ viên Bộ chính trị, Trưởng ban Tư tưởng
Văn hoá Trung ương Đảng),... Chẳng có ai vận động được các bác cả. Mà
chẳng qua là sự phản tỉnh, để rồi cuối cùng trở về với nhân dân, với
dân tộc. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có những vần thơ thật da diết, đặc
biệt bài thơ mới đây: Đất nước những tháng năm thật buồn.
– Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta
Trong không gian đầy sợ hãi?
– Bây giờ lá cờ trên cột cờ Đại Nội
Có còn bay trong đêm?
Sớm mai còn giữ được màu đỏ?
Bây giờ con cá hanh còn bơi trên sông vắng
Mong gặp một con cá hanh khác?
Giá như sự phản tỉnh ấy đến với cả những người đương chức? Thì đất nước
lo gì không có những Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Tri
Phương, Hoàng Diệu, Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng,...?
Non sông cứ mỗi ngày lại “lâm trận giặc” (cả “nội xâm” và ngoại xâm) sâu hơn.
Trước mắt, một mùa hè lại đang đến. Chẳng biết hè này Trung Cộng sẽ giở
những chiêu trò gì nữa để tiếp tục áp chế chủ quyền của ta? Nhưng có một
điều biết trước: Dù Trung Cộng ngang ngược đến đâu, Đảng và Nhà nước ta
vẫn chủ trương “kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam
với tinh thần không để sự việc tái diễn” như tướng Nguyễn Chí Vịnh đã
hứa với Trung Cộng hồi mùa thu 2011, sau khi có hàng loạt cuộc biểu tình
vào mùa hè năm ấy.
Và nhiệm vụ lại đặt trên vai các vị nhân sỹ, trí thức. Làm gì đây? Kiến
nghị? – Không ai nghe. Biểu tình? – Bị cấm ngặt. Nhưng chẳng nhẽ bó tay?
Không thể bó tay, bởi vì:
Một gánh cương thường nặng núi sông.
Đào Tiến Thi
-----------------
[1] Trong các sách giáo khoa ngày trước câu này là : “Triều đinh nghị
hoà thì cứ nghị hoà, Định không nỡ ngồi nhìn giang sơn chìm đắm”.
[2] Trong Thiên hạ đại thế luận, những điều kiến nghị nhà nước phong
kiến của Nguyễn Trường Tộ thật gần gũi chúng ta hôm nay. Ví dụ đoạn sau
đây:
“Hiện nay tình hình trong nước rối loạn (...) tiền của sức lực của dân
đã kiệt quệ, việc cung ứng cho quân binh đã mệt mỏi, trong triều đình
quần thần chỉ làm trò hề cho vui lòng vua, che đậy những việc hư hỏng
trong nước, ngăn chặn những bậc hiền tài, chia đảng lập phái khuynh loát
nhau, những việc như vậy cũng đã nhiều; ngoài các tỉnh thì quan tham
lại nhũng xưng hùng xưng bá tác phúc tác oai, áp bức tàn nhẫn kẻ cô thế,
bòn rút mỡ dân, đục khoét tuỷ nước, việc đó đã xảy ra từ lâu rồi. Những
kẻ hận đời, ghét kẻ gian tà, những kẻ thất chí vong mạng, phần nhiều ẩn
núp nơi thảo dã, chính là lúc Thắng, Quảng sẽ thừa cơ nổi dậy. Thế mà
sao đối ngoại thì không có cách nào để động đến một mảy may lông của
quân Pháp, cũng chẳng thuyết phục được ai để giải vây cho, lại đi tàn
sát dân mình, giận cá chém thớt, khiến cho dân bị cái hại “cháy nhà vạ
lây”. Thật đúng như câu nói: “đào ao đuổi cá”, “nối giáo cho giặc”. Cây
cối trước hết tự nó hủ mục sau mới bị sâu đục; nước mình trước hết không
biết tự giữ thể diện thì người ta mới khinh mình; dân loạn bên trong,
rồi kẻ địch mới nhân đó mà vào. Như thế loạn không phải chỉ từ bên ngoài
mà ở ngay trong nước vậy. Than ôi! Dân chúng phụng sự quan trên, đóng
thuế nạp tô, để mong được sống yên thân, thế mà bây giờ lại lấy những
thứ nuôi sống người đó để làm hại người, nỡ khiến dân chúng vấp phải họa
binh đao, nỡ tranh giành cái nhỏ mà bỏ cái lớn, cũng như muốn bảo tồn
cành lá mà lại đem đẵn cả cội gốc. Cho nên mới nói: không sợ thế giặc
ngang tàng mà sợ lòng người rời rạc. Lòng người đã rời rạc, đã muốn
chóng mất, thì dù có thành trì bằng kim loại, có ao nước sôi cũng phải
bỏ mà chạy, ai ở đó chịu chết mà giữ cho”.
(Blog Tễu)
30/4, tôi nghĩ về Thủ tướng
Lời bình của Trương Duy Nhất: Bài viết của tác giả Bình Minh trên website nguyentandung.org. Chẳng biết là khen hay… chửi Thủ tướng? Và không hiểu khi đọc được bài này, Thủ tướng cảm thấy vui mừng hay xấu hổ?
Toàn dân
đang chuẩn bị reo vang khúc nhạc chào mừng 38 năm ngày thống nhất đất
nước. Ngày lễ 30/04 bước ra đường đâu đâu cũng thấy rợp một màu cờ đỏ
sao vàng, những băng rôn, áp phích chào mừng… Nhà nhà bắt đầu dắt nhau
về thăm quê, người người lại í ới gọi nhau: khoác ba lô đi du lịch nào!
Nghỉ lễ dài thế cơ mà, không đi thì có mà phí! Mà thật, không đi thì phí
quá đi chứ!
Vậy mà tôi lại thấy có một người cứ “bỏ phí” hết ngày nghỉ lễ này sang ngày nghỉ lễ khác, hết năm này lại sang năm khác. Và con người không có ngày lễ đó mà tôi đang nhắc đến ở đây không ai xa lạ mà chính là chú Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhà ta đấy các bạn ạ! Tôi tự hỏi: 30/4 này, Thủ tướng ngài nghĩ gì? Ngài có muốn về quê thăm những người thân như mọi người không? Ngài có muốn cùng gia đình mình đi du lịch ở đâu đó không? Hay đơn giản hơn là ngài có muốn được ở nhà chỉ để được ngủ nướng, xem ti vi, chở vợ đi thăm bạn bè, hay ăn bửa cơm họp mặt gia đình… như chúng tôi vẫn làm vào những ngày nghỉ lễ này không?
Tôi là người thích xem thời sự và thường xuyên theo dõi tin tức của đất nước mình. Có lẽ vì thế mà tôi luôn dành một sự quan tâm đặc biệt tới các hoạt động của Thủ tướng
Tôi biết rằng chặng đường chiến đấu và cống hiến của Thủ tướng là cả một hành trình dài đầy nỗ lực để xứng đáng với kỳ vọng và trọng trách và nhân dân giao phó, tuy rằng khó tránh những khuyết điểm nhưng có một điều không thể phủ nhận đó là “Thủ tướng đã cho thế giới có một cái nhìn khác về Việt Nam”.
Vậy mà tôi lại thấy có một người cứ “bỏ phí” hết ngày nghỉ lễ này sang ngày nghỉ lễ khác, hết năm này lại sang năm khác. Và con người không có ngày lễ đó mà tôi đang nhắc đến ở đây không ai xa lạ mà chính là chú Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhà ta đấy các bạn ạ! Tôi tự hỏi: 30/4 này, Thủ tướng ngài nghĩ gì? Ngài có muốn về quê thăm những người thân như mọi người không? Ngài có muốn cùng gia đình mình đi du lịch ở đâu đó không? Hay đơn giản hơn là ngài có muốn được ở nhà chỉ để được ngủ nướng, xem ti vi, chở vợ đi thăm bạn bè, hay ăn bửa cơm họp mặt gia đình… như chúng tôi vẫn làm vào những ngày nghỉ lễ này không?
Tôi là người thích xem thời sự và thường xuyên theo dõi tin tức của đất nước mình. Có lẽ vì thế mà tôi luôn dành một sự quan tâm đặc biệt tới các hoạt động của Thủ tướng
Tôi biết rằng chặng đường chiến đấu và cống hiến của Thủ tướng là cả một hành trình dài đầy nỗ lực để xứng đáng với kỳ vọng và trọng trách và nhân dân giao phó, tuy rằng khó tránh những khuyết điểm nhưng có một điều không thể phủ nhận đó là “Thủ tướng đã cho thế giới có một cái nhìn khác về Việt Nam”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. |
Tôi xin được chia sẻ với các bạn một vài suy nghĩ của tôi…
Tôi là một người con đất Việt và tôi luôn tự hào vì nơi mình được sinh
ra và được cống hiến sức mình cho đất nước hình chữ S này. Công việc của
tôi hàng ngày vẫn là: chịu trách nhiệm chính cho sự tồn tại, duyệt và
đưa ra kế hoạch phát triển công ty… Vâng đó chính là công việc của một
người quản lý… Từ những kinh nghiệm làm quản lý, tôi nghiệm ra rằng, để
quản lý một công ty nhỏ không phải dễ, quản lý một công ty tầm lớn hơi
đã là chuyện không đơn giản… Giờ đây để quản lý một đất nước lại càng
khó biết bao nhiêu?!… Cái khó lớn nhất là làm sao để cho mọi người hiểu
mình mong muốn điều gì cho đất nước? Lãnh đạo cần tầm nhìn, cần lòng
tin, cần sáng tạo, cần can đảm, cần khả năng khơi lửa trong lòng những
người cấp dưới theo mình… vậy làm sao khơi lửa trong lòng của mọi người
đây?
Lãnh đạo là phục vụ. Lãnh đạo luôn suy nghĩ rằng mình không chỉ dựa vào
quan niệm cấp dưới có 8 tiếng một ngày trong cơ quan để hoàn tất công
việc mình làm, mà hoài bão lớn hơn nữa là phải làm tốt những mong muốn
của toàn dân… nhưng không phải ai cũng hiểu chuyện đó mà thậm chí còn có
rất nhiều những kẻ dèm pha, đặt điều, nói xấu, ngấm ngầm… để hạ thấp uy
tín lãnh đạo nhằm thực hiện những mưu đồ cá nhân riêng.
Nhân đây tôi cũng muốn chia sẻ với các bạn một câu chuyện:
Xưa có một người kỳ tài về vẽ tranh, nhưng ông cũng có một quan niệm
sống rất “nghệ thuật”. Khi ở tuổi về già, ông muốn truyền thụ lại những
kinh nghiệm vẽ tranh của mình, những nghệ thuật sống của mình nên ông đã
mở lớp dạy vẽ. Trong lớp học vẽ có một học trò rất được ý ông, từ tính
cách cho đến đam mê ông cảm thấy cũng gần giống mình. Trước khi hoàn tất
khóa học vẽ, ông đã cho gọi anh chàng này vẽ ra 1 bức tranh xem như để
kết thúc phần học của mình. Ông nói:
- Con hãy vẽ 1 bức tranh mà con cho rằng thật đẹp, nếu được mọi người
công nhận thì ta xem như con đã được chứng nhận là một họa sĩ giỏi thật
thụ.
Anh học trò đồng ý và đã vẽ 1 bức tranh thật đẹp sau đó đưa cho thầy mình xem, ông thầy liền nói:
- Bây giờ con hãy đem bức tranh của mình mang ra giữa phố chỗ đông người
qua lại nhất và đặt bức tranh của mình lên, bên dưới bức tranh con hãy
ghi dòng chữ: “Đây là bức tranh đẹp nhất, tôi rất cám ơn nếu mọi người
nếu thấy có chỗ sai thì hãy lấy bút đỏ bên dưới đánh dấu chéo vào nơi
đó”.
Một tháng sau anh quay lại lấy bức tranh đưa cho thầy mình xem. Kết quả
là bức tranh đó bị đánh dấu chéo đỏ khắp nơi, dường như bức tranh đang
bị nhuộm đỏ bởi các dấu chéo.
Anh học trò rất buồn, vì thấy đó là công sức và tâm huyết của mình nhưng
kết quả không như mong muốn. Thầy anh ta xem bức tranh qua sau đó liền
bảo anh ta vẽ một bức tranh khác. Anh học trò về vẽ bức tranh thứ 2, khi
đã hoàn tất, anh đưa cho thầy mình xem bức tranh đó và lần này thầy anh
lại bảo:
- Con hãy mang bức tranh này đặt lại nơi ấy. Nhưng lần này con hãy ghi
bên dưới dòng chữ: “Đây là bức tranh đẹp nhất. Tôi rất cám ơn nếu ai đó
có thể phát hiện ra cái sai và hãy lấy cọ màu đặt bên dưới bức tranh này
giúp tôi sửa lại chi tiết sai đó”.
Ông còn dặn học trò mình hãy lấy bút, cọ màu vẽ đặt bên dưới bức tranh
đó, và để bức tranh ở đó 2 tháng. Hai tháng sau, anh học trò quay lại
lấy bức tranh và đưa cho thầy mình xem. Anh rất ngạc nhiên khi thấy bức
tranh của mình chẳng hề bị sửa lại. Thầy anh liền bảo:
- Con thấy đó, ở mỗi người có những ưu điểm và khuyết điểm. Nhưng người
khác chỉ nhìn thấy khuyết điểm của mình. Họ dám chỉ ra khuyết điểm của
người khác nhưng khi bảo họ khắc phục thì họ lại không dám làm.
Tôi đã nghiệm ra được rất nhiều điều bổ ích từ câu chuyện trên, và tôi
mong rằng các bạn hãy luôn nhìn, đánh giá người khác bằng thái độ khách
quan, ghi nhận cả ưu và khuyết điểm của họ. Cũng như vậy các bạn hãy
đừng chỉ nhìn vào những điều chưa hoàn thiện của Thủ tướng mà hãy nhìn
nhận vào những sự cống hiến của ông ấy. Vì như câu chuyện trên đã nói
nếu chúng ta chỉ nhìn nhận bằng khuyết điểm thì cho dù bức tranh có đẹp
đến thế nào đi chăng nữa cũng sẽ đầy những dấu gạch chéo màu đỏ.
Vài dòng tâm sự gửi Thủ tướng,
Bạn đọc Bình Minh
Mưu đồ của CT Trương Tấn Sang là gì?
Sau hội nghị TW6 tôi phải mất khá nhiều công phu để tìm hiểu sự thật cái
chuyện “kỷ luật”. Bởi vì TW khoá này mới làm có 1 năm rưởi sao lại tính
án “kỷ luật”, còn khoá trước thì đại hội đã kết, đã quyết rồi. Tôi gặp
nhiều Uỷ viên BCH Trung ương tìm hiểu. Hầu hết họ đều cho rằng “chỉnh
đốn đảng là cần nhưng không phải làm như vậy”. Đây là mưu đồ riêng của
Trương Tấn Sang mà Tổng bí thư và hơn nữa Bộ chính trị bị mắc mưu Trương
Tấn Sang. Tôi viết bài phân tích dưới đây để thấy, rút ra bài học và
kêu gọi mọi người có chức vụ trong đảng hãy cảnh giác.
Tại hội nghị TW6 Trương Tấn Sang luôn tìm cách để buộc phải kỷ luật cho
được Nguyễn Tấn Dũng, và cùng với Trương Tấn Sang nhiều người, nhất là
cư dân mạng nghĩ rằng : kỷ luật là hạ bệ được Nguyễn Tấn Dũng khỏi chức
Thủ tướng, đó là sự lầm tưởng lớn. Nên nhớ rằng trước đây Trương Tấn
Sang bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo vẫn được đề bạt từ Trưởng ban
kinh tế lên Thường trực Ban bí thư rồi Chủ tịch nước. Nếu Nguyễn Tấn
Dũng có bị kỷ luật bằng hình thức nhẹ hơn là khiển trách như Bộ chính
trị đề nghị thì vẫn là mức nhẹ nhất dưới mức kỷ luật mà Trương Tấn Sang
đã nhận trước đây, nên không có chuyện mất chức. Vậy thì cái mong muốn
của Trương Tấn Sang là gì ?
Mưu đồ làm Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước của Trương Tấn Sang liệu có thành hiện thực?
Trương Tấn Sang biết khoá tới 2 ứng cử viên Tổng bí thư nặng ký là
Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang mà Sang thì đã một lần nhận án kỷ
luật và gần đây lùm xùm chuyện trai gái, chuyện lý lịch, chuyện mất đoàn
kết nội bộ, cho nên bằng mọi giá phải bôi xấu, phải làm mất uy tín
Nguyễn Tấn Dũng và nếu có án kỷ luật cho Dũng thì kỳ tới Trương Tấn Sang
cầm chắc cái chức Tổng bí thư. Còn nếu như trời cho như Đặng Thị Hoàng
Yến, Đặng Thành Tâm mong muốn là hạ được Dũng để 4 Sang làm Thủ tướng
thì nhóm lợi ích quây quanh Sang sẽ làm mưa làm gió. May thay, trời có
mắt, thánh thần có mắt, Ban chấp hành TW có mắt nên ý đồ của nhóm Trương
Tấn Sang đã không thành.
Cũng cần nhìn thấy sự gán ghép áp đặt đến trơ trẻn của Trương Tấn Sang.
Trong tờ trình về án kỷ luật đối với Nguyễn Tấn Dũng của Bộ chính trị
đưa ra Ban chấp hành TW, Sang thuyết phục Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
phải ghi khuyết điểm số 1 là đã để một bộ phận cán bộ đảng viên tha hoá
biến chất. Nực cười thay, nếu đưa vụ này thành án kỷ luật thì người đầu
tiên phải nhận không ai khác là Tổng bí thư khoá trước là Nông Đức Mạnh
và ông Thường trực Ban bí thư Trương Tấn Sang, sau đó là các ông Chủ
nhiệm Uỷ ban kiểm tra (Nguyễn Văn Chi), Trưởng ban tổ chức (Hồ Đức
Việt), Trưởng ban Tuyên giáo (Tô Huy Rứa) rồi mới đến các uỷ viên Bộ
chính trị (trong đó có ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng…)
Khi BCH trung ương phản đối, 21 ý kiến ở hội trường thì 16 ý kiến phản
bác, khi đó nghe nói Trương Tấn Sang nêu ra cao kiến thôi không bỏ phiếu
nữa. Sang cho rằng bằng ấy đủ hạ uy tín Nguyễn Tấn Dũng nên cứ để lình
bình như thế hay hơn. May thay Ban chấp hành TW đòi phải bỏ phiếu và
trên 74% đã phản bác án kỷ luật của Bộ chính trị. (74% vì 175 uỷ viên TW
hôm đó có 3-4 người đi công tác vắng).
Dù có quyết định của Ban chấp hành TW,Trương Tấn Sang vẫn không chịu
dừng, anh ta bàn cách tán phát nội dung tờ trình của Bộ chính trị về án
kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng đến cơ sở. Có lẻ vì thế mà chúng tôi được đọc nó
trên mạng và biết được sự thể. Cái đích của Trương Tấn Sang là tận dụng
và phát huy tờ trình này để bêu rếu Thủ tướng. Đồng thời cùng lúc
Trương Tấn Sang vào Thành phố Hồ Chí Minh, tập họp các tờ báo “hẩu” của
Sang khi anh ta làm Bí thư ở TP. Hồ Chí Minh và dưới tư cách tiếp xúc cử
tri cũng lại chiêu bêu rếu nói xấu Thủ tướng, hô hào dân chúng chống
lại Chính phủ. Trương Tấn Sang không ngượng mồm nói rằng “dân nói là
đúng, ai nói dân sai thì người đó là sai” thử hỏi Trương Tấn Sang nếu
dân đó là bọn chống đảng, chống Tổ quốc như Quan làm báo thì cũng gọi là
nói đúng à ? Chủ tịch nước mà hớ hênh như vậy thì nguy hiểm quá.
Trương Tấn Sang ơi, tôi là lớp trên của anh, tôi kêu gọi lương tâm anh
hãy thức tỉnh. Đã làm đến Chủ tịch nước thì hãy biết đất nước đang ra
sao. Kinh tế đang khó khăn, kinh doanh đang đình đốn bởi ảnh hưởng từ
suy thoái toàn cầu, Việt Nam làm gì để vượt qua cơn bão này ? anh có
biết bỏ cái mưu đồ cá nhân để chung vai với Bộ chính trị, với Chính phủ
lo cho đất nước phát triển, giúp dân Việt đỡ cơn bĩ cực đói nghèo không
?.
Tôi muốn anh hãy tự kiểm điểm mình, hãy bỏ cái trò kích bác, lôi kéo,
phân hoá làm mất đoàn kết nội bộ làm suy yếu chế độ,để cùng nhau vì sự
tồn vong của đảng và của dân tộc.
Nguyễn Văn Việt
(Lão thành cách mạng)
Ls Trần Hồng Phong - Lấy đâu ra “con người XHCN” để xây dựng thành công CNXH?
Ngày 30/4 này là đã 38 năm đất nước thống nhất, dồn lực xây dựng chủ
nghĩa xã hội (CNXH). Thế mà tới nay chúng ta vẫn chưa xây dựng xong chế
độ XHCN như “Bác Hô và nhân dân đã chọn” ( lời của Đảng). Một xã hội cái
gì cũng hay, cũng đẹp, không còn giai cấp lãnh đạo hay bóc lột, mọi
người hưởng thụ theo nhu cầu, ai cũng ấm no, hạnh phúc … thì ai mà chẳng
muốn. Nhưng chưa bao giờ thấy, dù chỉ thoảng qua, vì sao?
Tôi bèn lên Google đánh câu : “ Vì sao chưa xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội?”. Kết quả là … không có trả lời nào !
Suy nghĩ một lát, tôi liền nhớ Bác Hồ có nói: “muốn xây dựng thành công
CNXH thì phải có những con người XHCN”. Ngày còn đi học ở trường Đại học
kinh tế TP.HCM, tôi được giảng và nhớ đại khái con người XHCN rất là
hay, và phải là người: vô sản (không có tài sản riêng), luôn sẵn sàng hy
sinh vì mọi người, có lý tưởng cao đẹp, có tri thức …vv.
Tôi ngồi nghĩ hoài, chẳng thấy ai trong số những người mình quen, hoặc
biết xứng đáng là con người XHCN cả. Tôi lại tự hỏi: vậy lấy đâu hay từ
đâu mà có được những con người XHCN?
Thế là tôi lại tiếp tục tìm trên mạng internet. Thì vừa may, tìm được
bài “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới”. (tại đây)
Trong phần “Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến
lược trồng người”, chỉ ra rõ là “Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần có
những con người XHCN”. Và giải thích thế này: “Con người XHCN đương
nhiên phải do CNXH tạo ra”. (Xin nói rõ : Đây là tài liệu chính thống
đang được giảng dạy ở các trường Đại Học. Khoảng những năm 1990, khi tôi
đang học đại học thì chưa có môn “tư tưởng Hồ Chí Minh” này).
Đến lúc này và theo đó, tôi mới vỡ lẽ là: Thì ra lâu nay chúng ta chưa
có những “con người XHCN” là vì chúng ta chưa có CNXH. Cương lĩnh, đường
lối của Đảng cộng sản Việt Nam tới nay đều khẳng định là chúng ta đang
xây dựng, chứ chưa có CNXH.
Thế nhưng, Bác Hồ lại dạy là “muốn xây dựng CNXH thì trước hết cần phải
có con người XHCN”. Thế mới khó chứ. Việc này sao thấy cứ như là đánh đố
theo kiểu: con gà có trước hay quả trứng có trước.
Chợt nhớ cách nay cũng chưa lâu, ở TP.HCM có qui định là muốn có hộ khẩu
thành phố thì phải có nhà ở thành phố. Mà muốn có nhà ở TP thì phải có
hộ khẩu ở TP. Làm người dân, trong đó có tôi, phải kêu trời ! May quá,
sau đó có Luật cư trú, nên mới thoát được cảnh “thách đố” nhau như vậy.
Quay lại chuyện xây dựng CNXH ở nước ta. Theo tôi được học, thì chính
chủ nghĩa Mác – Lê Nin cũng chỉ đưa ra mô hình XHCN dựa theo trí tưởng
tượng của mình. Còn trên thực tế chưa từng có. Và khoảng 200 quốc gia
trên toàn thế giới hiện nay, hình như cũng chỉ có duy nhất Việt Nam mình
là chọn con đường XHCN.
( Có người nói là Trung Quốc, hay Triều Tiên, Cu Ba cũng chọn con đường
XHCN. Nhưng thực ra không phải. TQ là nước đa đảng, còn Triều Tiên và Cu
Ba thì giống như phong kiến thì đúng hơn, chế độ cha truyền con nối,
hoặc anh nhường cho em…).
Như vậy, nói túm lại, thắc mắc của tôi là : chúng ta chưa có CNXH, thì
làm sao có con người XHCN ? Mà chưa có con người XHCN thì làm sao có thể
xây dựng CNXH được? Bác nào biết vui lòng giải thích dùm !
Ls Trần Hồng Phong
(Quê Choa)
Lý do bệnh nhân ung thư ở Việt Nam nhiều nhất thế giới
Mỗi năm, số bệnh nhân mới mắc ung thư ở Việt Nam là 150.000 người, trong
đó có 75.000 người tử vong, con số này có xu hướng tăng trong những năm
tiếp theo.
Nguyên nhân chủ yếu do các loại hóa chất độc hại có trong thức ăn hàng
ngày, theo báo cáo của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam.
Điều này làm cho Việt Nam là nước có bệnh nhân ung thư nhiều nhất trên thế giới.
Nước mắt lăn tròn trên má người mẹ có con bị ung thư. |
Theo kết quả khảo sát năm 2011, tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày tại Việt
Nam cao gấp 5 lần so với Lào, Philipines, Thái Lan và các nước trong
khu vực.
Cũng báo cáo, trong cả nước, Hà Nội và TP.HCM có tỷ lệ người mắc bệnh
ung thư vú cao nhất với tỷ lệ 30/100.000 người tại Hà Nội và 20/100.000
người tại TP.HCM (năm 2010).
Ung thư vú hiện đang trở thành loại bệnh thường gặp nhất ở nữ giới và
được dự báo có xu hướng tiếp tục tăng. Lý do là mỗi ngày họ phải sử dụng
những chiếc áo ngực Trung Quốc có chứa đủ thứ hóa chất gây bệnh mà
không hề hay biết.
Hiện tại, cả nước có từ 240.000 – 250.000 người mắc bệnh ung thư. Trong
đó, chủ yếu là ung thư phổi, dạ dày, đại tràng, ung thư gan, ung thư vú
và cổ tử cung (đối với nữ).
Mỗi năm, số bệnh nhân mới mắc ung thư là 150.000 người, trong đó có
75.000 người tử vong. Theo dự báo, con số này có xu hướng tăng trong
những năm tiếp theo.
Nguyên nhân gây bệnh thì có nhiều, song chủ yếu là do nguồn nước ô nhiễm và nguồn thực phẩm có chứa chất bảo quản độc hại.
Hàng ngày, người dân phải ăn những loại thực phẩm bị tẩm độc bởi những
loại hóa chất độc hại từ Trung Quốc. Chỉ tính trong năm 2012 đã có hàng
ngàn vụ việc liên quan đến thực phẩm bẩn có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc
trong nước bị phát hiện và bắt giữ. Trong đó, hầu hết đều có chứa các
chất bảo quản gây nguy cơ mắc bệnh ung thư cho người tiêu dùng: táo,
khoai tây, lê…
Người tiêu dùng tẩy chay hàng Trung Quốc và lựa chọn thực phẩm trong
nước nhưng cũng chẳng được an toàn hơn khi hàng loạt các thực phẩm, hoa
quả trong nước được tẩm ướp và chế biến, bảo quản bằng hóa chất như giá
đỗ, chuối, đu đủ, cà chua, mít…
Ngay cả những thứ quà vặt cho trẻ em như bim bim, bánh kẹo hay những thứ
đồ chơi cho trẻ như thú nhún, cây thông Noel cũng trở nên nguy hiểm đổi
với con người bởi bên trong đó là những loại hóa chất trở thành tác
nhân gây ra bệnh ung thư.
Chính vậy, tỷ lệ mắc ung thư ở trẻ em của Việt Nam vào loại cao nhất thế giới trong những năm qua và sẽ tiếp tục tăng.
Diệp Thanh
(Nguoiduatin.vn)
TIN LÃNH THỔ
- Philippines tăng cường sắm tàu chiến baomoi
- Đông Hải khơi dậy tiềm năng, thế mạnh kinh tế biển baomoi
- Công chức Trung Quốc “chật cứng” trên tàu đến Hoàng Sa baomoi
- Những bất thường của chuyến du lịch phi pháp ra Hoàng Sa baomoi
- Hùng binh biển Đông baomoi
- Ngư dân miền Trung kiên trì bám biển Hoàng Sa, Trường Sa baomoi
- Trung Quốc gây hấn với tất cả láng giềng? baomoi
- Anh hùng Nguyễn Thành Trung: Tiếc vì không được đánh chìm 43 tàu địch ở Hoàng Sa* baomoi
- Trung Quốc ‘hung hăng, quá đáng’, Triều Tiên rậm rịch tập trận baomoi
- ‘Cột mốc sống’ khẳng định chủ quyền Biển Đông baomoi
- Bên trong xưởng chế tạo máy bay tiêm kích Su-30SM của Nga giaoduc
- Báo Mỹ so sánh máy bay Mỹ-Nga: Nhiều tính năng của F-35 thua xa Su-35 giaoduc
- Trung Quốc rất muốn hợp tác với Nga phát triển tàu ngầm hạng trung? giaoduc
- Trung Quốc bị Nga, Ucraina đá bật khỏi gói thầu bán xe tăng cho Peru giaoduc
- TQ sẽ ngày càng bị cộng đồng quốc tế cô lập vì tranh đoạt ở Biển Đông giaoduc
- “Các loại tàu ngầm hạt nhân hiện có của Trung Quốc đều vô dụng” giaoduc
- Kim Jong-un chỉ thị thành lập Binh chủng Hạt nhân? giaoduc
- Công binh chiến đấu Hà Lan – Bỉ tập trận chiến thuật chung giaoduc
- Trung Quốc phóng vệ tinh quan trắc mặt đất tỷ lệ phân giải cao giaoduc
- Mỹ khẳng định bán “Ưng biển” V-22 cho Israel giaoduc
TIN XÃ HỘI
- Doanh nghiệp muốn vay vốn mua vàng đấu thầu vinacorp
- Làm sao bán doanh nghiệp được giá? vinacorp
- Lạm phát 2013 phụ thuộc… chính sách điều hành giá? vinacorp
- Mỳ tôm Miliket ‘âm thầm’ tồn tại vinacorp
- Người Việt ăn 5 tỷ gói mì mỗi năm vinacorp
- Niềm tin kinh tế eurozone giảm mạnh hơn dự báo vinacorp
- Samsung VN xuất khẩu 20 tỷ USD, nộp thuế 150.000 USD vinacorp
- Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng với Mỹ vinacorp
- Trắng – Đen từ Vàng vinacorp
- ‘Con số đẹp’ của Ngân hàng nhà nước và ‘món nợ’ TPP vinacorp
- Cát Tiên “giàu” hay “nghèo”? nld
- Một cô dâu Việt chết bí ẩn nld
- 25 tỉ đồng trôi xuống sông nld
- Chiến công vĩ đại của thế kỷ XX nld
- Quốc lộ 1A dần “lột xác” nld
- Vỡ òa niềm vui và nỗi đau tienphong
- Hơn 5 tỉ đồng quà tặng quân, dân Trường Sa và nhà giàn DK1 phapluattp
- Cô dâu Việt chết ở HQ: Đám cưới bất ngờ 24h
- Trồng 1,7 km cỏ đậu dọc xa lộ Hà Nội nld
- Sóc Trăng: Ba ngôi nhà “mất tích” vì sạt lở bờ sông nld
- Gỡ rối giao thông hai “điểm nóng” nld
- Anh hùng Nguyễn Thành Trung: Tiếc vì không được đánh chìm 43 tàu địch ở Hoàng Sa* phapluattp
- Đánh bom Boston: Người mẹ nhiều nghi vấn 24h
- Nhầm chân ga, cán chết 1 công nhân nld
- Tự do báo chí ở Việt Nam và Miến Điện rfa
- Bằng cách nào, họ đến được đất tự do? (phần 1) rfa
- Trả thưởng cho người có vé số rách rời nld
- Thêm vụ trúng số 100 triệu không được trả thưởng tienphong
- Cảnh báo thực trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ở VN rfa
- Chủ nhân vé số rách chính thức nhận 100 triệu tienphong
- Cựu binh Mỹ tìm sự thật ảnh thảm sát Mỹ Lai 24h
- Nỗi buồn tháng Tư rfa
- Giới trẻ VN nghĩ gì về quá khứ? rfa
- PHÁP – QUỐC PHÒNG: Pháp không rũ bỏ trách nhiệm tại châu Á-Thái Bình Dương rfi
- Hà Nội: Phó CA phường bị hất lên nắp capo 24h
- HÀN QUỐC: Samsung, chuẩn bị chuyển giao quyền lực cho một thế hệ thứ ba rfi
- ĐIỂM BÁO: Pháp muốn tranh thủ con tàu tăng trưởng của Trung Quốc rfi
- 30 tháng Tư trong thế giới mạng bbc
- Đà Nẵng 30/04, hai mặt của một thành phố rfa
- Vào nhầm số, xe tải lùi… xuống vực 24h
- Việt Nam mở hội thảo, triển lãm, khẳng định chủ quyền biển đảo voa
- MIẾN ĐIỆN: Bạo động tôn giáo: Miến Điện phải tăng cường hỗ trợ người Hồi giáo rfi
- TRUNG QUỐC: Thêm nhiều vụ bắt giam sau bạo động Tân Cương rfi
- HY LẠP: Hy Lạp thông qua luật tái cơ cấu khu vực công : 15.000 công chức bị sa thải rfi
- Míttinh kỷ niệm 38 năm Ngày Giải phóng miền Nam laodong
- Kỷ niệm 30-4, trùng tu mộ thuyền nhân Việt Nam tử nạn voa
- Trung Quốc bắt đầu đưa du khách đến Hoàng Sa voa
- SYRIA: Thủ tướng Syria bị ám sát hụt rfi
- Cô dâu Việt chết ở HQ: Nỗi đau của mẹ 24h
- Trở lại Truông Bồn tienphong
TIN KINH TẾ
- ‘Bầu’ Thắng giữ chức chủ tịch HĐQT Ngân hàng Kiên Long vinacorp
- BIDV dự kiến niêm yết quý IV vinacorp
- Cơ hội để các ngân hàng cơ cấu lại kỳ hạn vinacorp
- Doanh nghiệp muốn vay vốn mua vàng đấu thầu vinacorp
- Không dễ tìm cổ đông chiến lược nước ngoài vinacorp
- Một số cổ đông lớn vẫn chống đối tái cơ cấu ngân hàng vinacorp
- Vietcombank cảnh báo nguy cơ lừa đảo nhằm đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng vinacorp
- Vẫn chưa có kết quả thanh tra ngân hàng ACB vinacorp
- ĐHCĐ Ngân hàng OCB: Thống nhất phương án tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng vinacorp
- ‘Con số đẹp’ của Ngân hàng nhà nước và ‘món nợ’ TPP vinacorp
- Việt Nam đứng thứ 2 ASEAN về kiều hối năm 2012 danviet
- Ai là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt? baomoi
- Điểm nhấn tích cực trong quyết toán thuế baomoi
- Gần 25.000 căn hộ biến thành nhà xã hội vnexpress
- Xe nửa triệu USD cho nữ cảnh sát Dubai vnexpress
- Làng buôn cá cảnh xuyên quốc gia baomoi
- Vốn ngoại “ấm dần”… baomoi
- Khuyến mãi đậm, sức mua yếu nld.
- Thú tiêu tiền kỳ quặc của tỷ phú vnexpress
- 4 tháng, vốn đầu tư từ ngân sách đạt hơn 51.000 tỉ đồng baomoi
- Có gì mới ? baomoi
- Gia hạn nợ xấu, không nên đánh đồng baomoi
- Xuất khẩu thủy sản giảm gần 8% baomoi
- Xã hội hóa đầu tư trạm cân xe baomoi
- Thận trọng với USD thị trường tự do baomoi
- Việt Nam mất điểm trước nhà đầu tư Nhật Bản vnexpress
- Đà Nẵng: Du khách bị “chém đẹp” tiền phòng, ép giá danviet
- Sim VIP quên sử dụng, khách lao đao danviet
- Trắng – Đen từ Vàng cafef
- Không làm chung vẫn ngồi cùng cafef
- “Nóng” lên cùng tháng 5 vneconomy
- Xem xét hỗ trợ người nuôi yến phapluattp
- Đại gia chứng khoán, bất động sản đua nhau xin lỗi cổ đông vnexpress
- 100 triệu đồng tiền thưởng đã về tay nông dân có vé số bị rách vnexpress
- Coccoc mà đấu Google… cafef
- Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng với Mỹ cafef
- ‘Sẽ còn nhiều doanh nghiệp chết lâm sàng’ tienphong
- Nghỉ lễ 5 ngày, sức mua khó hiểu phapluattp
- Làm sao bán doanh nghiệp được giá? cafef
- Những thương hiệu Việt sống bền bỉ nhất tienphong
- Du lịch kiểu VIP cafef
- Lúc này nên mua nhà không? phapluattp
- “Nóng” lên cùng tháng 5 cafef
- Cơ hội để các ngân hàng cơ cấu lại kỳ hạn cafef
- HAT: Lỗ 1,39 tỷ đồng quý I/2013 cafef
- Nước mắm Phú Quốc bị thách thức tienphong
- Bước chân Huawei tại Việt Nam cafef
- EVN Hà Nội đảm bảo cấp điện ổn định mùa nóng danviet
- Nâng tầm lao động Việt tienphong
- Khu kinh tế Vũng Áng tạo việc làm cho hơn 12.000 người phapluattp
TIN GIÁO DỤC
- ‘Bộ Giáo dục đang chạy theo một quán tính rất nguy hiểm’ giaoduc
- ‘Kẻ lười biếng’ từ chối lên báo giaoduc
- ‘Kẻ lười biếng’ là thần chém gió hay tên đốt đền? giaoduc
- ‘Bộ GD&ĐT đang vi phạm pháp luật’! giaoduc
- Maria Ozawa, Chí Phèo và… đạo đức giaoduc
- ‘Kẻ lười biếng’ và cách nhanh nhất để Bộ Giáo dục lấy lại niềm tin giaoduc
- Nhà giáo Phạm Toàn công bố sơ đồ tổ chức lại hệ thống giáo dục giaoduc
- Vinschool ươm mầm tinh hoa với chi phí… Việt giaoduc
- Giám thị ‘gạ tình đổi điểm’: ‘Nữ sinh có nhu cầu thì tôi mới nhắn tin’ giaoduc
- Giám thị gạ nữ sinh ‘đổi tình lấy điểm’ giaoduc
TIN ĐỜI SỐNG
- Viết tiếp bài “Chết để con được học”: Bị “đè chết” bởi viện phí và học phí phapluattp
- Ở khách sạn bị mất nhẫn kim cương phapluattp
- Giảm án phạt tù cho nhiều phạm nhân dịp 30.4 danviet
- Làm rõ phó văn phòng tỉnh ủy bị tố quan hệ bất chính phapluattp
- Cuộc tháo chạy của hai cô gái bị bắt nhốt trong căn nhà hoang danviet
- Một người đàn ông treo cổ tự tử vì mắc bệnh phapluattp
- Điều tra “CSGT cười khi thấy xe… nhồi khách” danviet
- Xe tải lao xuống vực, cắm vào đường ray xe lửa danviet
- Triển lãm ảnh chiến tranh Việt Nam ở Mỹ: Khoảng lặng giữa cuộc chiến danviet
- Bắt giam bác sĩ gây tai nạn liên hoàn phapluattp
- Chuyện chưa kể về bài thơ làm nức lòng 2 chiến tuyến Nam – Bắc danviet
- Cô gái bị xích chân, chạy vào nhà dân kêu cứu phapluattp
- Bắt xe khách chở gần 40.000 trứng gà lậu phapluattp
- Hé lộ nghi phạm hiếp dâm bé gái 12 tuổi phapluattp
- Đánh chết người rồi chôn xác phi tang phapluattp
- Kẻ cướp bị thương sau khi gây án phapluattp
- Kiện lao động tập thể, tòa nào thụ lý? phapluattp
- Kiện THA đòi hủy kết quả bán đấu giá phapluattp
- Tòa nói phạm tội không chuyên nghiệp, bị kháng nghị phapluattp
- Không yêu cầu đương sự khởi kiện bổ sung, bị hủy án phapluattp
- Người Trung Quốc vô cảm trước tai nạn của đồng loại phunutoday
- Bắt thêm đối tượng giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn baomoi
- Minh Hằng được cả nghe lẫn nhìn,vẫn bị Cống hiến bỏ qua phunutoday
- Con ở miền Nam ra thăm Lăng Bác baomoi
- Sập dầm cầu vượt cao tốc Nội Bài-Lào Cai phunutoday
- Huyện Củ Chi cấp sổ đỏ cho người bị tâm thần baomoi
- Nữ hoàng nội y Hồng Kông tung ảnh mới cực nóng bỏng phunutoday
- Cảnh sát biển VN hợp tác đối phó nguy cơ tiềm ẩn phunutoday
- Trung Quốc tuyển khách du lịch ra Hoàng Sa thế nào? phunutoday
- Bắt “ninja” ở Vũng Tàu baomoi
- Huyền thoại săn bắt cướp H88: Triệt phá nhóm “răng cá mập“ baomoi
- Nhát dao hiểm ác dứt tình anh em baomoi
- Điểm yếu chết người trên chiến hạm tối tân nhất của Mỹ phunutoday
- Mỹ Tâm có hổ thẹn trước sự bao dung của quê hương? phunutoday
- Hà Nội tràn ngập sắc đỏ mừng ngày ‘Bắc Nam sum họp’ baomoi
- Thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh: Đại đoàn kết toàn dân baomoi
- Tránh người qua đường, xe tải lật nhào baomoi
- Bắt giam bác sĩ gây tai nạn liên hoàn baomoi
- Chiến thắng 30/4 và sức mạnh của QĐND Việt Nam baomoi
- Người lính bắt sống tướng Đờ Cát bây giờ thế nào? baomoi
- Cô gái bị xích chân, chạy vào nhà dân kêu cứu baomoi
- Bắt xe khách chở gần 40.000 trứng gà lậu baomoi
- Một người đàn ông tự sát tại nhà baomoi
- Nhìn lại hơn 20 năm tìm kiếm “Quốc phục” baomoi
- Nhìn lại những thước phim sống động của đại thắng mùa Xuân năm 1975 baomoi
- Những hình ảnh xúc động về người lính Trường Sa baomoi
- Vỡ òa niềm vui và nỗi đau baomoi
- “Ôi! Việt Nam, tôi nhớ đến từng ngõ ngách” baomoi
- Những người vợ nông nổi nld
- Xe ben lật, đá đổ vùi một phụ nữ đi bộ danviet
TIN CÔNG NGHỆ
- Học thuyết mới về sự hình thành của Stonehenge baomoi
- Một loạt tablet mới sắp được ra mắt của Samsung baomoi
- Lộ diện Optimus GK cho riêng thị trường Hàn Quốc baomoi
- 10 ứng dụng tốt nhất dành cho Galaxy S4 baomoi
- Laptop lai máy tính bảng Asus Taichi về Việt Nam baomoi
- Thiết kế đẹp như mơ không còn là độc quyền của Apple baomoi
- Tuyệt chiêu đơn giản giúp cải thiện trí nhớ baomoi
- Những tính năng iPhone 5 bị ẩn baomoi
- Câu chuyện thiết kế của Galaxy S4 baomoi
- Viber nhanh chóng vá lỗi bảo mật màn hình khóa baomoi
TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ
- Thang Duy đẹp lên nhờ tình yêu dantri
- Những gia đình nghệ sỹ đáng ngưỡng mộ của showbiz Việt dantri
- Ngọc Hân đẹp dung dị trong trang phục thổ cẩm A Lưới dantri
- Ánh sáng thép – vẻ đẹp của người lính dantri
- Nhạc sỹ Hoàng Hà và ca khúc “Đất nước trọn niềm vui” dantri
- Chiêm ngưỡng nhà chung sang trọng của thí sinh Project Runway VN baomoi
- Trò chuyện với tác giả bài hát nhiều kỉ lục nhất Việt Nam baomoi
- Nữ hoàng nội y Hồng Kông tung ảnh mới cực nóng bỏng baomoi
- Sốt mạng ảnh “độc” mừng chiến thắng 30/4 baomoi
- Lê Hoàng chấm thi và những pha hứng đòn “vỗ mặt” baomoi
- Mỹ Tâm có hổ thẹn trước sự bao dung của quê hương? baomoi
- Psy trở thành Đại sứ du lịch Hàn Quốc 2013 baomoi
- 30 cách kết hợp hoa đẹp cho bàn tiệc cưới baomoi
- Rùng mình với màn rượt đuổi trong trailer Fast & Furious 6 baomoi
- Chuyện chưa kể về bài thơ làm nức lòng 2 chiến tuyến Nam – Bắc baomoi
- 3 cách cắt ‘biến hóa’ áo thun baomoi
- Có thật “tiền nào của ấy” hay thời lạm phát của ca nhạc? baomoi
- “Ăn thịt chó là “bất trung bất nghĩa”"! baomoi
- 5 món không thể bỏ qua khi đến Sài Gòn baomoi
- Canh bạc mới của Mạc Văn Úy baomoi
- Các vụ thảm án đau lòng trong làng mẫu baomoi
- Bài ca thống nhất của hai thế hệ ca sĩ baomoi
- Ngất ngây ‘đại tiệc’ pháo hoa Đà Nẵng baomoi
- Bún mực lạ miệng baomoi
- Hà Nội, những phố xưa nghề mới baomoi
- Bộ Giáo dục Hamas dạy học sinh bắn AK và đánh bom? zing
- Hoài Linh ‘đóng cửa’ Facebook vì bị nhái zing
- Điều tra ‘CSGT cười khi thấy xe… nhồi khách’ zing
- Mỹ Tâm cười ‘hết cỡ’ tại sân bay Đà Nẵng sau ồn ào hét giá cát-xê zing
- Ngất ngây ‘đại tiệc’ pháo hoa Đà Nẵng zing
- Khỏa thân cả tiếng đồng hồ, không kiếm đủ tiền mua bát phở dantri
- Siêu mẫu Brazil đẹp lãng mạn trong ảnh quảng cáo mới dantri
- Nên bỏ điều khoản cấm kết hôn đồng giới zing
- Con gái vua nhạc Pop đi ăn cùng mẹ đẻ dantri
- Người mẫu Ý mặc áo lót… ra phố dantri
- Ông Dương Văn Tùng đã nhận thưởng 100 triệu tờ vé số rách zing
- Du ngoạn rừng đá dantri
- Victoria Beckham: “Tôi không thể tự làm tất cả mọi việc” dantri
- Dương Triều Vũ và Thanh Thuý được yêu thích nhất liveshow 8 dantri
- Những chuyện tình kinh điển trên màn ảnh dantri
- Tinh hoa 4 quốc gia trong đêm thời trang “Sự biến đổi kỳ diệu” dantri
- “Mỹ nhân vạn người mê” Trần Hảo trở lại dantri
- Việt Nam ‘hóa phép’ vũ khí chiến lợi phẩm như thế nào? zing
- Juliet là một phụ nữ… da màu? dantri
- Ấn tượng đêm khai mạc Festival nghề Huế 2013 dantri
- “Họ là những người đã viết nên huyền thoại” dantri
- Hàng vạn du khách đội mưa trong đêm khai trương du lịch Sầm Sơn 2013 dantri
- Trao bằng công nhận di sản phi vật thể Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa dantri
TIN THẾ GIỚI
- ADB có Chủ tịch mới vinacorp
- Chứng khoán châu Á tăng trước lạc quan vào các ngân hàng trung ương vinacorp
- Giá vàng thế giới có tuần tăng mạnh nhất 3 tháng vinacorp
- Ngân hàng châu Á ngày càng lấn lướt phương Tây vinacorp
- Niềm tin kinh tế eurozone giảm mạnh hơn dự báo vinacorp
- Nữ tướng Facebook kiếm 845 triệu USD một năm vinacorp
- S&P 500 và Nasdaq không đứng vững trước GDP quý 1 vinacorp
- Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng với Mỹ vinacorp
- USD gần cao nhất 4 năm so với yên nhờ kinh tế Mỹ phục hồi vinacorp
- Việc làm ngành chứng khoán: chưa bao giờ khó khăn như lúc này! vinacorp
- Pháp sơ tán khu vực Khải Hoàn Môn vì sợ đánh bom baomoi
- Hé lộ tiêm kích Nga “dọa” tàu sân bay Mỹ baomoi
- Hàn Quốc nghi Triều Tiên chuẩn bị phóng tên lửa đạn đạo vnexpress
- Triển lãm ảnh chiến tranh Việt Nam ở Mỹ: Khoảng lặng giữa cuộc chiến baomoi
- Cảnh sát Nepal điều tra vụ tranh cãi trong vụ leo núi Everest voa
- Nhật – Nga quyết phá thế bế tắc nld
- Đánh hay không đánh Syria ? nld
- Iran tự sản xuất tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại baomoi
- Người Bangladesh đòi treo cổ chủ tòa nhà bị sập vnexpress
- Iraq buộc 10 kênh truyền hình ngưng hoạt động vì gây chia rẽ nld
- Trung Quốc muốn gì từ Triều Tiên? baomoi
- Cận cảnh đội hình xe tăng vào giải phóng Sài Gòn baomoi
- Tác giả “Em bé Napalm” và mối tình với cô gái Việt baomoi
- Nga: Cáo buộc Syria sử dụng vũ khí hóa học chỉ là cái cớ baomoi
- Nguyễn Văn Thiệu: “Cờ thí” trong ván cờ chính trị Mỹ baomoi
- Mỹ kêu gọi Triều Tiên lựa chọn con đường hòa bình baomoi
- Nỗi lo lãng phí thực phẩm ở Anh nld
- Người mẹ nhiều nghi vấn nld
- Chết vì cố lập kỷ lục thế giới nld
- Người từng giữ kỷ lục Guinness chết trong khi thực hiện trò mạo hiểm voa
- Nổ liên tiếp trên thế giới nld
- TT Afghanistan phản hồi cáo giác nhận ‘hàng túi tiền của CIA’ voa
- Thành viên Hội Tam Hoàng bị giết dã man nld
- Các cuộc bầu cử lịch sử có thể đem lại thay đổi lớn ở Malaysia voa
- Con trai 9 tuổi lái “siêu xe”, tỉ phú Ấn Độ phải hầu tòa nld
- 7 người Nam Triều Tiên bị giữ lại ở Kaesong voa
- Triều Tiên cảnh báo ngược đời nld
- ‘Người bạn bí ẩn’ bác bỏ chuyện tẩy não Tamerlan vnexpress
- Thêm nhiều người bị bắt sau vụ bạo động ở Tân Cương voa
- Hà Lan chìm trong cơn ‘sốt vàng’ voa
- Những nhân viên Nam Triều Tiên cuối cùng ở Kaesong về nước voa
- LHQ: Cần có tinh thần trách nhiệm để giảm thiểu rủi ro thiên tai voa
- Di dân Ðông Nam Á đem lại sức sống mới cho kinh tế Ðài Loan voa
- Triều Tiên sắp xây dựng bản sao đồng hồ Big Ben tienphong
- Tòa nhà sập sau tiếng nổ tại Pháp, ba người chết vnexpress
- Venezuela tố nhà làm phim Mỹ gây bất ổn vnexpress
- Triều Tiên hàng hiệu và thiếu đói tienphong
- Thủ tướng Nhật tới Nga để bàn tranh chấp đảo vnexpress
- Trung Quốc dẹp đặc quyền của xe quân sự vnexpress
- Philippines ‘tố’ Trung Quốc ‘hung hăng, quá đáng’ trên Biển Đông tienphon
- Dongfeng Peugeot Citroen recalls 38,000 cars (Washington Post) - Dongfeng Peugeot Citroen Automobile Co Ltd of central China's Hubei province will recall nearly 38,000 vehicles, China's consumer quality watchdog said Saturday.
- NE China to build robot industrial base (Washington Post) - A robot industrial base with an estimated annual output of 50 billion yuan (8 billion U.S. dollars) will be established in northeast China's Liaoning Province, local authorities said.
- China to be biggest market for Airbus A380 (Washington Post) - China will be the biggest single market for the A380 aircraft, Airbus SAS' super jumbo, the European aircraft manufacturer's chief said on Friday.
- Hybrid cars rush to market, electric race towards future (Washington Post) - A total of 91 new energy vehicles are displayed at the on-going Shanghai auto show 2013. Among them, 56 models are made by international carmakers.
- France leads eurozone in offshore RMB payments (Washington Post) - France now holds the leading position in euro countries for exchanging RMB payments, after recording a 249 percent growth in the value of payments since March 2012.
- Models shine at Shanghai auto show 2013 (Washington Post) - Models shine at Shanghai auto show 2013
- No let up in home price rises (Washington Post) - Housing prices face significant upward pressure in 2013 due to the possible effect of the current policies and the authorities may tax owners of multiple properties.
- Prices at scenic spots to go down (Washington Post) - A senior official from China's top economic planner said on Thursday that the entry fee at scenic spots should gradually go down.
- Holiday Special: Stressed out? Time to relax (Washington Post) - In China, May 1 marks the Labor Day holiday, one of the country's seven major public holidays. One day off from work is given, along with a surrounding weekend.
- New mothers donate milk to help baby (Washington Post) - More than 20 new mothers in Chengdurushed to a hospital to help breastfeed a stranger's baby whose mother is recovering from injuries caused by the earthquake on April 20.
- Life goes on after tragedy (Washington Post)
- Those who lost loved ones in Lushan earthquake mourned on Saturday
and recovery from the disaster is a difficult and painful process.
Quake prompts disaster preparedness discussionMourning for the Lushan quake victims
- Li reaches final in Stuttgart to meet Sharapova (Washington Post) - Li beat Mattek-Sands 6-4, 6-3 and earned a spot in the final against the defending champion Maria Sharapova.
- Super rice project could be finished in 3 years (Washington Post) - New super rice strains with an expected yield of 15 tons per hectare could be developed in three years, Chinese agricultural scientist Yuan Longping said on Friday.
- Public mourning held for quake victims (Washington Post) - Public mourning was held on Saturday morning in Sichuan province for those who died in a 7.0-magnitude quake a week ago.196 dead, 11,470 injuredBaoxing gets back to business Sichuan gears up for post-quake rebuilding
Hope springs eternal in hearts of victims
- Music to bridge cultures (Washington Post) - A concert celebrating the 20th anniversary of ties between Beijing and Seoul, saw the Seoul Philharmonic Orchestra, under conductor Myung-whun Chung, performing composer Unsuk Chin's concerto, Su, at the National Center for the Performing Arts. The piece was initially written for the traditional Chinese instrument sheng.
- Disaster: Self help and survival (Washington Post) - A tobacco pouch may have saved the lives of villagers in Ya'an, Sichuan province.
- Shaking off the mental horrors of the quake (Washington Post) - Days after the Sichuan earthquake, some have not recovered from the horror of the incident and psychological experts and volunteers organized activities to help.
- Chinese NGOs reach out to African countries (Washington Post) - Groups give new impetus and direction for people-to-people exchanges in Africa with their community outreach programs, report Meng Jing and Sun Yuanqing.
- 'High alert' remains on bird flu (Washington Post)
- Premier Li Keqiang on Sunday urged the nation to remain on high alert
over the new strain of bird flu, to reduce the death rate.More H7N9 cases reported
It's safe to eat poultry: experts
- Top advisor stresses multi-party co-op (Washington Post) - Top political advisor Yu Zhengsheng has called for improving and developing multi-party cooperation in accordance with contemporary conditions.
- China, EU 'to renew ties' (Washington Post) - China and the European Union on Saturday pledged to promote their mid- and long-term cooperation plan, as the first top-ranking EU official visited China under its new leadership.
- Lithuania minister seeks Chinese investment (Washington Post) - Birute Vesaite, Lithuania's minister of economy, sat down with a China Daily reporter to discuss the country's trade with China. Vesaite visited China to attend the Fourth Chinese-European Forum.
- Relics to be returned (Washington Post) - Two imperial bronze sculptures that were looted from Beijing's Old Summer Palace will come home later this year, thanks to the donation of the French art-collecting Pinault family.
- Meeting delivers big deals (Washington Post)
- Beijing and Paris signed 18 deals on Thursday as President Xi hosted
his first head of state from a major Western country, French President
Hollande.
Leaders oppose trade barriers
Hollande promises safety for tourists
- Vice-president Li meets US diplomat (Washington Post) - Washington would like to strengthen communication with Beijing on key issues, a visiting high-level US diplomat said on Thursday.
- French president starts China visit (Washington Post) - French President Francois Hollande arrived in Beijing on Thursday, starting his state visit to China.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét