Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Lượm tin tức - Mọi người phải tuyệt đối cẩn thận, không về đồn công an mà không có người đi theo và người làm chứng là mình có vào đồn,

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
‘Cột mốc sống’ khẳng định chủ quyền Biển Đông (TP). - Hoàng Sa, Trường Sa là phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam (PNTP). - Chùm ảnh: “Một thoáng” Trường Sa (GDVN). - Khai mạc triển lãm “Hoàng Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử” (DT). - Hoàng Sa rực rỡ trong tâm tưởng khách du lịch Việt Nam (SM). - Triển lãm “Hoàng Sa của Việt Nam” cho du khách quốc tế (TN). -“Việt Nam nên đưa triển lãm về Hoàng Sa ra thế giới!” (Infonet). - Khách quốc tế “diện” áo dài đến với triển lãm về Hoàng Sa (Infonet). - Trường Sa-máu thịt của tổ quốc luôn trong trái tim mỗi người Việt Nam! (GDVN).
Tái bản cuốn sách ảnh “Tổ quốc nơi đầu sóng” (LĐ).
Trung Quốc tổ chức du lịch phi pháp đến Hoàng Sa: Quan nhiều hơn dân (TN). - Quan chức Trung Quốc chen chúc du lịch phi pháp Hoàng Sa (PNTP).
Tướng Dempsey: Trung Quốc chớ hung hăng ỷ mạnh hiếp yếu (GDVN).
- Đào Tiến Thi: SUY NGHĨ VỀ VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC HÔM NAY TỪ LỚP VĂN THÂN, SỸ PHU NỬA CUỐI THẾ KỶ X (Tễu). Cách đặt vấn đề hay, mối lo là thực! Chỉ tiếc bài viết còn sơ sài, chủ yếu ở nửa sau nói về trí thức hôm nay, chính là phần quan trọng, thậm chí dường như còn ít nhiều lầm lẫn.
Phải cố gắng bỏ qua nỗi đau quá khứ (*) (TN).
Cuộc hội ngộ của hai phóng viên chiến trường (TN). - Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đường Hồ Chí Minh trên biển (Bài 3) (Infonet).
Sập dầm cầu vượt cao tốc Nội Bài-Lào Cai làm 1 người chết (VOV). - Sập cầu dây văng, 5 người chết, 45 người bị thương (TT).
Trung Quốc quyết xóa bỏ đặc quyền xe gắn biển số quân đội (TN).
Sự đối lập giữa hàng hiệu và thiếu đói tại Triều Tiên (P1) (DT). - Chính sách tiêu hoang và nạn đói rình rập ở Triều Tiên (P2) (DT).
Hàn Quốc giám sát khả năng Triều Tiên tăng cường quân sự tại Kaesong (DT). - Các công ty, lao động Hàn Quốc từ Kaesong về sẽ được hỗ trợ (VOV). - Hàn Quốc: Rút khỏi Kaesong, cửa đối thoại vẫn chưa khép (TT).
Trung Quoc to chuc du lich phi phap den Hoang Sa: Quan nhieu hon dan
‘Cột mốc sống’ khẳng định chủ quyền Biển Đông -TP – Mưu sinh ở nơi sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc, nhưng hàng nghìn ngư dân các huyện vùng biển Thanh Hóa vẫn đang nỗ lực tìm kiếm ngư trường, vững chân trên con sóng dữ, ra khơi, bám biển. Bởi ai cũng chung suy nghĩ, biển của ta, ta cứ ra khơi.
Hà Nội ken cứng người đi chơi lễ(TNO) Trong dịp nghỉ lễ 30.4-1.5, người dân ở các tỉnh đổ về Hà Nội để tham quan khiến các khu vui chơi, công viên… rơi vào tình trạng quá tải cục bộ.
Người Việt mưu sinh ở Angola: Giàu sang & nước mắt (TP)

Đâm chìm tàu cá VN, tàu nước ngoài bỏ mặc người bị nạn  (NLĐO) – Khi tàu BTh 99044TS (Bình Thuận) bị tàu Singapore JAYA 301 tông và nhấn chìm, 6 thuyền viên kịp nhảy lên sà lan tàu này. Tuy nhiên, thuyền trường tàu gây tai nạn đã ra hiệu cho họ nhảy xuống biển
  <<<===Các thuyền viên đang khai báo sự việc tại Đồn Biên phòng xã Phước Tỉnh
Thành phố “không giống ai”SGTT.VN – Tôi có anh bạn Hàn Quốc đến làm ăn ở TP.HCM được dăm năm, nhưng hễ ai hỏi thì anh ta nói “Tôi là người Sài Gòn” với vẻ tự hào không giấu giếm. Mà đâu chỉ có anh bạn tôi mới như vậy…
“Anh che chở cho em” ở khu chứng tích Sơn Mỹ
Cựu binh Mỹ tìm sự thật trong ảnh thảm sát Mỹ Lai  -TP – Tóc bạc trắng, nhà báo, nhiếp ảnh gia Ron Haeberle ngồi trong quán cà phê dưới chân Cột Cờ Hà Nội, gần Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, gương mặt đầy suy tư khiến tôi cứ nghĩ ông là người Mỹ trầm lặng. Nhấp một ngụm cà phê, ông nói: “Sang Việt Nam lần này, tôi sẵn sàng gặp bất cứ ai để có thể làm sáng tỏ một sự thật…”.
“Anh che chở cho em” ở khu chứng tích Sơn Mỹ .====>>>
Đà Nẵng 30 tháng Tư, hai mặt của một thành phố (RFA)
‘VN còn nghèo lại nghỉ lễ liên miên’ (BBC) – Các kỳ nghỉ dài ở Việt Nam có ảnh hưởng đến nhu cầu của doanh nghiệp và hiệu suất của nền kinh tế?
Nghỉ lễ dài hại kinh tế Việt Nam? (BBC/nghe) -Chủ tịch Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam nói các ngày nghỉ công cộng dài và dầy có thể đang là một nghịch lý đối với kinh tế Việt Nam.

KINH TẾ
Tái cơ cấu: Chiếc xe ở ngã ba đường? (TP).
SCIC lại thể hiện sự ích kỷ và yếu kém! (PT).
Doanh nghiệp muốn vay vốn mua vàng đấu thầu (TBKTSG). - Khôn dại với vàng (NCĐT).
Môi giới nhà đất: Bị tán tỉnh, đánh ghen như “cơm bữa” (VTC). - Lúc này nên mua nhà không? (TT/PLTP). - Megastar Dominium hứa giao nhà tháng 10/2013, khách vẫn lo “bánh vẽ” (GDVN). - “Bằng mọi giá phải để dòng tiền luân chuyển” (VnMedia).
Người Việt mưu sinh ở Angola: Giàu sang & nước mắt (TP). - Nâng tầm lao động Việt (TP).
Nước mắm Phú Quốc bị thách thức (TP). - Những tên tuổi còn mãi với thời gian (SGTT).
- Nông nghiệp Việt Nam hậu WTO: Tiềm năng còn lớn, thách thức còn nhiều (NNVN).
XK nông thủy sản, cạnh tranh gay gắt! (NNVN). - 4 tháng, sản lượng thủy sản đạt 1,56 triệu tấn (VOV).
Bản người Mông kỳ lạ (NNVN).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Đến bảo tàng tư nhân xem thú ăn chơi thời Nguyễn (SM).
Khi giới trẻ đi săn sách cổ (LĐ).
Lệ Tân Sitek: Viết sách để nhớ về lịch sử và quê hương (TN).
Nhà thơ Lynh Bacardi “Xăm mình” dịch sách (TTVH).
Người đã hát từ đồng hoang (NNVN).
Nhà hát Giao hưởng: Mơ mộng nhưng phải thực tế (TTVH).
Đức Tuấn: Chẳng bỏ cơ hội nào, dù mong manh nhất (TTVH).
K’Linh: Bi kịch người quay phim bom tấn (TTVH).
Shakespeare có thật là nhà viết kịch thiên tài? (LĐ).
10 bộ phim xuất sắc về báo chí (PT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Tăng cường hợp tác Việt – Mỹ trong đào tạo sau đại học (VTV).
Trường có thể tự chủ TS nhưng phải trên cơ sở quy chế Bộ ban hành (GD&TĐ).
Không có khái niệm Ngành hay Bộ vi phạm pháp luật (GD&TĐ).
Sốt với clip lịch sử của nhóm học sinh chuyên Toán (SGGP).
Sách cho thiếu nhi cần nhiều tâm huyết (CP).
Phân tuyển hợp lý và đảm bảo đủ chỗ học cho trẻ (DT).
Đẩy lùi bạo lực học đường theo cách teen Hà thành (Infonet).
Chàng trai “khùng” bỏ Hà Nội lên vùng cao dạy học cho trẻ em nghèo (GDVN).
Hà Tĩnh: Ra sông chơi, 1 học sinh lớp 2 chết đuối (VOV).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Ngư dân Trà Cổ đánh bắt được cá mập? (Infonet). - Tất bật mùa ruốc biển (PT). - Du khách dồn dập ra đảo Lý Sơn trong dịp nghỉ lễ 30.4 (DV).
Xem xét hỗ trợ người nuôi yến (TT/PLTP).
Chiêm ngưỡng hình ảnh đẹp lung linh tại chùa Vàm Ray và chùa Cà Hom (GDVN). - Thực hư việc ông Trầm Bê treo hình giữa chánh điện hai ngôi chùa (GDVN).
Cuộc tháo chạy của hai cô gái bị bắt nhốt trong căn nhà hoang (DT).
Kinh hoàng tục bỏ con bằng cách treo lên ngọn cây giữa rừng (LĐ). - Khiếp đảm hủ tục… thiêu đồng nhi (ANTG/TP).
- Quảng Ngãi: Cứu chị gái, học sinh lớp 10 bị chết đuối (DT). - Theo ông ra khe, cháu bị chết đuối (DT).
Sạt lở, ba căn nhà đổ ụp xuống sông (DV).
Khát nước trên ‘cổng trời’ (TP).
Màn kịch lố bịch của nhà ngoại cảm rởm (PT).
Bắt được ‘ninja’ chui mái nhà, cướp – hiếp xôn xao Vũng Tàu (VNN/PLTP). - Bắt “bóng đen” gây ra nhiều vụ hiếp dâm, cướp tài sản (VOV).
- BANGLADESH: Hỏa hoạn thiêu rụi người sống sót cuối cùng (NLĐ). - Công nhân Bangladesh tiếp tục sục sôi sau vụ sập nhà (VOV).
Tòa nhà sập sau tiếng nổ tại Pháp, ba người chết (VNE).
Điều tra ’CSGT cười khi thấy xe… nhồi khách’ (ĐV)  —- Sạt lở, ba căn nhà đổ ụp xuống sông (DV)    —–Xác nam thanh niên phân hủy trôi dạt trên sông Hồng (DV)   —Tá hỏa phát hiện xác chết đang phân hủy trong tư thế treo cổ (LĐ)   —–Buôn làng dậy sóng vì “mộ tặc” (DV)
Phó Chánh văn phòng bị tố “tòm tem” với vợ người  -Dân Việt – Theo ông Q, chiều ngày 23.3.2013, ông cùng một số người khác bất ngờ vào phòng 207 Nhà khách T102 (số 5 Lê Lai, TP.Quy Nhơn) thì phát hiện ông Vương và bà H. trong tình trạng “không một mảnh vải che thân”.

Thêm người trúng số 100 triệu đồng nhưng không được nhận (TT) -===>>>
Khởi tố vụ án và bắt 1 đối tượng trong vụ dân bị đánh ở Tiên Lãng(GDVN)   —Sập dầm cầu vượt cao tốc Nội Bài-Lào Cai, 1 người thiệt mạng (VOV)
Câu cá, phát hiện taxi và xác tài xế dưới hồ  (NLĐO)- Khi chiếc lưỡi câu bị mắc kẹt, người câu cá lặn xuống hồ Phương Lưu (Hải Phòng) mò tìm chiều nay, 29-4, thì kinh hãi phát hiện lưỡi câu mắc vào chiếc taxi với xác tài xế còn trong tư thế ngồi sau tay lái.
Nhân viên ngân hàng hất Phó Công an phường lên nắp capo (NLĐ)
QUỐC TẾ
Thủ tướng Syria thoát chết trong gang tấc (VOV). - Video: Hiện trường vụ đánh bom nhằm vào Thủ tướng Syria (GDVN). - Iran: Mất an ninh ở Syria sẽ đe dọa toàn bộ khu vực (TTXVN). - Vũ khí hóa học Syria có thể đe dọa Mỹ (TN). - Chiến tranh thông tin về vũ khí hóa học tại Syria (VOV). - Binh sĩ Syria bị tấn công bằng vũ khí hóa học? (VOV).
Bộ Giáo dục Hamas dạy học sinh bắn AK và đánh bom? (VOV).
Thủ tướng Libya lên tiếng về vụ bao vây Bộ Ngoại giao (VOV).
Quân đội Anh muốn trở lại vùng Vịnh (TN).
Có được cái bắt tay như xây được cây cầu (Infonet).
Choáng về sự ngưỡng mộ của người nước ngoài với Putin (VnMedia).
Sáu “mũi tên” tiễu trừ tham nhũng của Singapore (Kỳ 2) (PT).
Nghi phạm tấn công mạng lớn nhất lịch sử đã bị còng tay (SM).
Chính sách tiêu hoang và nạn đói rình rập ở Triều Tiên (P2)   (Dân trí) – Trong khi những chính sách chi tiêu mạnh tay của chính phủ tại thủ đô giúp tầng lớp trung lưu tại Bình Nhưỡng ngày càng giàu lên, tại các vùng nông thôn, nạn đói luôn rình rập và người dân hầu như cả đời chỉ biết đến thủ đô qua TV.   >> Sự đối lập giữ hàng hiệu và thiếu đói tại Triều Tiên (P1)
Hàn Quốc giám sát khả năng Triều Tiên tăng cường quân sự tại Kaesong   (Dân trí)  —-Hàn Quốc tố Triều Tiên chuẩn bị phóng tên lửa đạn đạo (ĐV)
Ông Putin giữ lời hứa với một cô bé(ĐV)
Nổ lớn rung chuyển trung tâm Prague, 13 người bị thương – (TNO) Ít nhất 13 người bị thương khi một vụ nổ lớn phá hủy một tòa nhà ở trung tâm thủ đô Prague của CH Czech vào sáng 29.4, theo AP dẫn nguồn từ lực lượng cứu hỏa địa phương.   —Nổ lớn ở Prague, ít nhất 40 người bị thương(VOA)
Cháy mỏ đồng ở Chile, 17 thợ mỏ thoát chết (TN)
Triều Tiên cảnh báo ngược đời  (NLĐO) – Sau khi khước từ đối thoại khiến Hàn Quốc phải ra quyết định rút toàn bộ nhân viên ở khu công nghiệp Kaesong về nước, Triều Tiên sáng 29-4 lại gọi hành động rút người là “thiếu suy nghĩ và đáng khinh”.
Thủ tướng Syria thoát chết trong một vụ đánh bom ở Damascus(VOA)
Nghi can gởi thư tẩm độc cho Tổng thống Obama ra tòa(VOA)    —-Tổng thống Nga thảo luận với Thủ tướng Nhật tại Moscow(VOA)  — Thủ tướng Nhật thăm Nga với hy vọng giải quyết tranh chấp quần đảo Kuril (RFI)
Di dân Ðông Nam Á đem lại sức sống mới cho kinh tế Ðài Loan(VOA)   —-LHQ: Cần có tinh thần trách nhiệm để giảm thiểu rủi ro thiên tai(VOA)
Vượt biên, 7 thường dân Campuchia bị lính Thái Lan bắn chết (RFA)  —Thái Lan : Phiên tòa xử phe Áo Vàng bị hoãn lại (RFI)
Trung Quốc bắt 1 nhóm khủng bố ở Tân Cương(RFA)  —  Trung Quốc chấm dứt đặc quyền xe bảng số quân đội (RFI)  -=—Thêm nhiều vụ bắt giam sau bạo động Tân Cương (RFI)

Đài Loan: chỉ có một nước Trung Quốc(RFA)   —-Bangladesh: số người chết vì xập cao ốc đã lên đến 400 (RFA)
Pháp công bố Sách Trắng về Quốc phòng (RFI)   —Bạo động tôn giáo: Miến Điện phải tăng cường hỗ trợ người Hồi giáo (RFI)
Hy Lạp thông qua luật tái cơ cấu khu vực công : 15.000 công chức bị sa thải (RFI)
Libya : Các nhóm vũ trang bao vây trụ sở nhiều bộ ở Tripoli (RFI)  —Pháp muốn tranh thủ con tàu tăng trưởng của Trung Quốc (RFI)
Samsung, chuẩn bị chuyển giao quyền lực cho một thế hệ thứ ba (RFI)

Những gì sẽ diễn ra trong tháng 5 “đỏ lửa”?

“Nóng” lên cùng tháng 5
Rất nhiều sự kiện chính trị lớn sẽ diễn ra vào tháng 5, trong đó, mở màn là Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, tiếp đến là Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, với nhiều đầu công việc quan trọng.
Nhiều đại biểu Quốc hội đều gọi tháng 5 này là thời kỳ “đỏ lửa”, không phải chỉ vì đó bắt đầu là cao điểm của những ngày hè nắng nóng như thiêu đốt, mà còn vì, họ sẽ cùng thực thi trách nhiệm lấy phiếu tín nhiệm, một công việc mà Quốc hội đã rậm rịch hơn một thập kỷ qua nhưng chưa từng thực hiện; Luật Đất đai (sửa đổi)...
Nói về việc lấy phiếu tín nhiệm, Chủ nhiệm ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội, GS.TS. Đào Trọng Thi có nhiều niềm tin về công việc này và ông cho đó là bước tiến lớn trong kiểm soát quyền lực: “Lấy phiếu tín nhiệm là sự chuẩn bị, tiền đề quan trọng nhất để đi đến bỏ phiếu tín nhiệm. Nội dung này là kết quả trực tiếp của việc thể chế hóa Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng”.
Cũng theo vị Chủ nhiệm này, đây chính là giám sát trực tiếp của các đại biểu Quốc hội, những người được nhân dân tín nhiệm bầu ra, đối với các chức danh quan trọng nhất, có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với sự phát triển cũng như các vấn đề quan trọng của đất nước.
Việc thực hiện, cũng không sợ rơi vào hình thức, dù đây là vấn đề lớn và còn rất mới ở nước ta. Bởi vì chúng ta đã có cơ chế rõ ràng, hữu hiệu với đầy đủ các bước đi.
Đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), lẽ ra được thông qua vào kỳ họp cuối năm ngoái để đáp ứng được tính cấp bách của tình hình phức tạp hiện nay về đất đai, tuy nhiên, vì lý do chất lượng dự án luật chưa đảm bảo nên luật này đành phải lùi lại và tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra trong tuần rồi, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vẫn tỏ ra quan ngại về việc Luật Đất đai sửa đổi trình lên lần này “chưa chắc đã được Quốc hội thông qua”, mặc dù đã được làm thận trọng hơn, có sự phối hợp cao giữa cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra nên tính khả thi của luật cũng tốt hơn.
Một trong những khúc mắc lớn nhất hiện nay chưa được giải quyết cặn kẽ trong Luật Đất đai sửa đổi là về nội dung thu hồi đất, trong đó có việc thu hồi cho các dự án kinh tế, xã hội cần thế nào.
Theo Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Minh Quang: “Cơ quan soạn thảo xin tiếp thu và chỉnh lý vào dự thảo Luật theo hướng rà soát để chuyển các dự án phát triển kinh tế, xã hội mà trong đó có lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng vào nhóm các dự án được Nhà nước thu hồi vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng”.
Tuy nhiên, theo sự phân tích của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, thì nếu không quy định rõ các dự án phát triển kinh tế, xã hội thế nào mà trong đó có lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng để đưa vào nhóm các dự án được Nhà nước thu hồi vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng...thì việc giải quyết thu hồi đất vẫn rất phức tạp và luật không khả thi.
Trước khi Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội diễn ra, là Hội nghị Trung ương 7, với một trong những nội dung nổi bật là xem xét cho ý kiến dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sau 3 tháng lấy ý kiến nhân dân, với nhiều sửa đổi đáng kể so với bản ban đầu. Bởi nói như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, cũng đồng thời là Chủ tịch ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, “phải thật lòng trong tổng hợp, lắng nghe, tiếp thu góp ý của dân”.
Theo đó, hầu như những ý kiến đóng góp của người dân thời gian qua đều được ban biên tập lắng nghe, ghi nhận, giải trình đầy đủ, xác đáng đối với những điều tiếp thu và không tiếp thu. Với một số nội dung cần phải tiếp tục cân nhắc, Ban biên tập đề xuất hai phương án, một là giữ nguyên nội dung cũ của bản dự thảo lần đầu và phương án thứ hai là ý kiến đề xuất của người dân.
Chẳng hạn với điều 4, là một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến góp ý nhất. Trước nhiều ý kiến của người dân đề xuất điều 4 cần viết ngắn gọn, xúc tích, nếu không, cứ quá phụ thuộc vào câu chữ trong Cương lĩnh hay Điều lệ sẽ dẫn đến vài năm lại phải sửa Hiến pháp một lần cho phù hợp văn kiện Đảng.
Vì vậy, ngoài phương án cũ hiến định Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động..., Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề xuất thêm phương án mới, nêu định nghĩa ngắn gọn: “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Những nội dung nêu bản chất, nền tảng tư tưởng của Đảng thì đã được thể hiện trong Cương lĩnh và Điều lệ Đảng. Đồng thời, thay vì quy định “Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”, phương án mới đổi thành “chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo của mình”.
Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng cho biết, nhiều ý kiến người dân đề nghị làm rõ cơ chế lãnh đạo của Đảng, cơ chế chịu trách nhiệm và cơ chế để nhân dân giám sát Đảng, sự cần thiết ban hành luật về Đảng. Tuy nhiên, ủy ban dự thảo sửa đổi cho rằng, sự lãnh đạo của Đảng là về mặt chính trị thông qua cương lĩnh, chiến lược, các định hướng, chính sách, chủ trương lớn. Cách thức cũng như nội dung lãnh đạo cần có sự uyển chuyển đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ từng giai đoạn, từng thời kỳ.
(Thời báo Kinh tế Việt Nam)

38 năm- Nhà nước của một nửa

Nhiều đêm tôi không tài nào ngủ được. Cứ nghĩ đến đất nước từ sau năm 1975 đến nay, đã 38 năm gọi là “thống nhất” nhưng thực tế lòng người chưa về một mối. Thực tế vẫn tồn tại hai loại người: Người phe của cách mạng và người thuộc phe “ngụy quân ngụy quyền”. Hai “loại người” cùng sống trong một làng, ấp, xã này khác biệt nhau từ ý thức hệ đến những chế độ chính sách cụ thể hàng ngày. Những phân biệt đối xử như vậy khiến người dân liên quan đến “ngụy quân ngụy quyền” cứ nghĩ: Nhà nước này là nhà nước của những người cách mạng, không phải nhà nước của mình. Nghĩa là NHÀ NƯỚC CỦA MỘT NỬA. Cụ thể như thế nào ?
1.Từ sau năm 1975 đến nay, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau đó là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã thi hành chính sách bắt những người có chức vụ trong chính quyền Sài Gòn và sĩ quan quân lực Sài Gòn, sĩ quan anh ninh, tâm lý chiến đi cải tại các trại tập trung. Thực chất là đi tù. Cải tạo lâu đến nỗi nhiều người vợ ở nhà lấy chồng khác. Khi ra khỏi trại thành kẻ lạc loài. Rồi chính sách cải tạo công thương nghiệp làm cho nhiều người điêu đứng phải vượt biên.. Rồi trấn áp, bắt bớ người vượt biên. Một số địa phương ven biển còn lợi dụng “bắt vượt biên” để trấn vàng, trấn của. v.v..Nhà nước lúc đó không hề có một chính sách nào hướng dẫn, giúp đỡ những người gọi là “ngụy quân ngụy quyền và con em của họ” ổn định đời sống tinh thần và vật chất. Giả sử có một chính sách nhân đạo, hòa giải từ đầu thì đã không có chuyện hành trăm ngàn người vượt biên bỏ xác trên đại đương, gây nên một mối hận lớn trong xã hội, vì thế Nhà nước không phải của họ, mà nhà nước là của những người cách mạng.

thuong-phe-binh-vnch-305.jpg
Thương phế binh QLVNCH đến chùa Liên Trì ở Sàigòn để nhận quà hôm 13.08/2011.
2. Trên TuầnViệt NamNet có in bài báo kể chuyện một anh lính Sài Gòn .”Anh tên Ngô Công Vò, quê xã Thủy Phù, Hương Thủy, Thừa Thiên – Huế, đi lính cho chế độ Sài Gòn năm 1970. Anh bị thương trong ngày cuối cùng của chiến tranh. Bây giờ dù tàn tật vẫn phải lao động vất vả để nuôi con vừa phải đối mặt chiến tranh khi chiến tranh đã đi qua, và về tình người. Anh kể :”So với nhiều anh em lính chế độ cũ, tôi còn may mắn hơn nhiều. Nhưng cuộc sống vẫn vất vả lắm. Anh em thương binh phía Bắc còn có chế độ, chứ chúng tôi chẳng có gì, làm việc quần quật mà chẳng đủ nuôi vợ con“. Đáng lẽ Nhà nước XHCN phải có một giải pháp nào đó đối với những người “thương binh của quân đội Sài gòn”, bằng những trợ cấp dưới góc độ nào đó, hoặc đàm phán với Chính phủ Mỹ để giải trợ cấp cho họ, để họ có đường sống. Nghe nói Chính phủ Mỹ đề nghị được trợ cấp cho thương phế binh quân đội Sài Gòn (cũ), nhưng Nhà nước Việt Nam không thống nhất (?). Ở Huế tôi thấy rất nhiều trí thức học hành tử tế, kiến thức về văn hóa xã hội uyên bác, là viên chức, giáo viên khoa học xã hội và nhân văn thời chính quyền Sài Gòn cũ, nhưng sau năm 1975 , bị ném ra đường, thành NHỮNG NGƯỜI ĐẠP XE THỒ, ĐI RÀ SẮT VỤN kiếm sống. Đối với anh em trí thức này, mặc cảm xã hội của họ là rất lớn. Phân biệt đối xử tới mức cho đén tận hôm nay, vẫn có nhiều người trong qhính quyền , khi nhắc tới con em những người làm việc dưới chế độ cũ là :”Con em bọn ngụy quân ngụy quyền”. Nhiều nhà văn, nhà thơ, đạo diễn điện ảnh đã cố gắng , bằng sáng tác của mình để rút ngắn sự cách biệt này, như bộ phim “Sống trong sợ hãi“, là bộ phim truyện nhựa đầu tay của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên. Phim kể về cuộc sống của một cựu chiến binh Việt Nam cộng hòa phải sống cuộc đời vất vả mạo hiểm là đào bom mìn còn sót lại từ thời kỳ chiến tranh đem bán; và cuộc sống căng thẳng của ông với hai người vợ, trong đó có một người là em gái một sĩ quan Bắc Việt Nam. Bộ phim cảm động làm cho mọi người Việt hiểu thêm rằng dù ‘bên này’ hay ‘bên kia’, nỗi đau đều giống nhau. Nhưng những cố gắng đó đều bị chính sách phân biệt đối xử của NHÀ NƯỚC CỦA MỘT NỬA làm cho tiêu tan.
3. Ngay trong chính sách tuyển dụng, biên chế, chính sách xét tuyển đại học, chính sách trợ cấp xã hội ở nông thôn.vv.v.. Nhà nước XHCN cũng phân biệt đối xử rất ngặt nghèo. Chính sách ban hành chỉ dành cho một nửa, tức là “con em những người cách mạng”. Còn những người dính líu đến “bên kia chiến tuyến” thì lúc nào cũng nằm ngoài sự quan tâm đó. Ví dụ có ông giáo ( thời cũ) sống rất nhân văn, lại có trình độ để xử lý công việc nhanh nhạy, chính xác, nhưng khi bầu “Tổ trưởng dân phố” liền bị trên gạt đi vì “ngụy quyền cũ”. Đại biểu Quốc hội tiếp xúc với dân thì chỉ tiếp xúc với “thành phần cốt cán” được chọn trước. Lãnh đạo đảng, nhà nước về thăm thì chỉ thăm Bà me VN anh hùng, thăm gia đình cách mạng, không bao giờ ngó ngàng tới loại “phó thường dân hạng hai” ấy. Thời bao cấp hơn 15 năm sau năm 1975, con em lính và công chức Sài Gòn cũ không bao giờ được vào các trường đaị học, dù điểm thi rất cao. Mãi đến đầu thế kỷ XXI, sau gần 10 năm “đổi mới”, con em của “một nửa không chính quyền” mới được đi học các trường Quốc tế, trường Dân lập và một số trường Đại học chính quy. Mấy năm nay, người từ 80 tuổi trở lên có chính sách trợ cấp hàng tháng, may mà các cụ già “ngụy quân ngụy quyền” được nhớ tới. Ở làng xã các tỉnh miền Nam, “chế độ đối với người có công với cách mạng” là tốt, nhưng nó cũng như cơn dao hai lưỡi, cứa sâu thêm vết thương chiến tranh trong lòng dân tộc.
4. Vướng vào chiến tranh là số mệnh đau thương của đất nước. Gần chục triệu người Việt Nam hy sinh vì cuộc đọ sức giữa hai phe trong cuộc chiến tranh lạnh. Người còn sống đau khổ, người chết vẫn chưa yên . Nhà thơ Nguyên Duy có câu :” Bên nào thắng thì nhân dân vẫn thua”. Quá đúng. Hàng trăm ngàn hài cốt “con em miền Bắc” vẫn còn nằm trong đất Việt Nam – Lào-Cămphuchia, chưa tìm về được. Hàng triệu hài cốt chiến binh Sài Gòn tử trận giờ không ai hương khói vì người thân của họ đi di tản ra nước ngoài. Ngay cái nghĩa trang 16.000 binh sĩ Sài Gòn tử trận ở Dĩ An, Biên Hòa 38 năm nay cỏ hoang mọc lút. Tháng 11 năm 2006, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định 1568/QD-TTg “đồng ý chuyển mục đích sử dụng 58 ha đất khu nghĩa địa…sang sử dụng vào mục đích dân sự để phát triển kinh tế – xã hội” và “chỉ đạo việc quản lý khu nghĩa địa Bình An bình thường như các nghĩa địa khác theo quy định của pháp luật.”. Khu nghĩa trang đã không được trùng tu từ lâu vì là khu vực quân sự “nhạy cảm”. Vì để “sử dụng vào mục đích dân sự để phát triển kinh tế – xã hội” nên chính quyền địa phương đã có kế hoạch mở một con đường dân sinh đi ngang qua nghĩa trang này. Theo Hội Việt Mỹ, Vietnamese American Foundation, tổ chức đang vận động với chính phủ Việt Nam để trùng tu và tôn tạo Nghĩa Trang Biên Hòa, vừa thông báo Sở Giao Thông Vận Tải huyện Dĩ An đã cho người cắm cọc gọi là giải phóng mặt bằng để làm một con đường xuyên qua nơi an nghĩ của 16.000 binh sĩ miền Nam .Không có gì độc ác hơn kế hơạch này. Người bại trận rồi, chết rồi, vẫn bị “căm thù” đến mức mồ mả không yên, là một nỗi đau lớn. Đây là một thông tin làm cho NHÀ NƯỚC CÀNG TRỞ THÀNH NHÀ NƯỚC CỦA MỘT NỬA, ngay cả trong tâm linh.
5. Ở trên tôi nói đến NHÀ NƯỚC MỘT NỬA từ ý thức hệ “ta-địch” . Có một loại NHÀ NƯỚC MỘT NỬA khác là Nhà nước ra tay ủng hộ bọn cướp đất của dân, điều động cảnh sát , quân đội trấn áp nhân dân để cho bọn cướp đất làm giàu như ở Tiên Lãng, Văn Giang. Ở Tiên Lãng, người nông dân bị hại đứng lên chống lại bọn cướp thì bị xử tù nặng hơn bọn cướp. Nghĩa là Nhà nước là NHÀ NƯỚC MỘT NỬA, nhà nước của quan chức tham nhũng.
38 năm, giang sơn đã thu về một mối, nhung lòng người vẫn chia đôi. Sự phân chia này một phần do mặc cảm xã hội ăn sâu trong lòng người “bên này, nên kia”. Nhưng phải nới thẳng rằng, 38 năm qua , Nhà nước cầm quyền đã không có được một chính sách xã hội thích đáng để hàn gắn vết thương lòng của dân tộc, tạo nên sự hòa họp, hòa giải dân tộc, mà nhiều khi còn làm \cho tình trạng bất hòa tăng lên. Tôi cứ nghĩ, nếu cứ tiếp tục quản lý đất nước theo ý thức hệ “địch – ta” như thế này thì đến trăm năm nữa người Việt cũng không hòa giải dân tộc được. Phải có cái tâm , cái tầm lớn mới tạo ra được một Nhà nước của 65 triệu dân Việt Nam, chứ như bây giờ mới chỉ là NHÀ NƯỚC CỦA MỘT NỬA.
Ngô Minh

TP. HCM: Đường Cách mạng tháng 8 - Võ Văn Tần: Dân bức xúc khi CSGT và Cơ động đánh người


Chúng ta đang sống ở thế kỷ 21, chúng ta được học hành và tiếp thu nhiều kiến thức, thông tin đa chiều... Đã đến lúc dân mình phải dũng cảm đấu tranh với bè lũ chúng nó, đừng để chúng mặc sắc phục rồi hỗn láo với nhân dân, hãm hại nhân dân... Hãy dũng cảm làm chứng, quay phim, thu âm, chụp ảnh những hành động dã man, xấc xược của những người mặc sắc phục... Đưa các thông tin lên công chúng, share rộng rãi để mọi người nắm bắt thông tin và bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ chính mình... Hãy cận thận vì khi đã vào đồn chúng nó, chúng nó đập các tài sản (điện thoại, máy quay của mình ngay) và chối bay khi phải ra tòa, vì trong các đồn công an, không hề có camera hoạt động nên chúng nó rất manh động và thực sự, khi đối mặt với bè lũ này, chúng ta đang thấy nó đối xử với dân như kẻ thù.

Cảm ơn người dân đã đứng về phía nạn nhân, có người quay phim chụp ảnh tại hiện trường, nơi mà CSGT & cơ động đá túi bụi vào nạn nhân. Khi nào người dân thấy bất bình, sẵn sàng bảo vệ thì chúng ta sẽ không còn cảnh nhân dân bị ức hiếp bởi 'một bộ phận không nhỏ' công bộc của chúng mình.

Em đang cố gắng gặp gỡ người quay clip và nhờ người ta đưa lên, còn 1 số hình ảnh nữa. Sẽ hướng dẫn nạn nhân làm đơn tố cáo đến UBND và CA Quận 3 (nơi sự việc diễn ra) vì nạn nhân có vi phạm hành chính cũng không đường dùng bạo lực với nạn nhân, trong tay chúng có gậy, có súng và có võ, đàn áp dân thường vậy là không đặng lòng người!

Khi vào đồn thì chúng nó không cho quay phim, nếu có chúng nó sẽ giật điện thoại và đập hết, chúng nó rất hùng hổ trong đồn, mọi người tuyệt đối không về đồn mà phải bắt chúng giải quyết tại hiện trường nơi có nhiều dân chúng làm chứng, về đồn là tụi đó không nương tay và lộ bản chất hết!

Khi nạn nhân bị 2 đứa quật ngã và đá vào người, 1 người dân nữa mà có chụp được 1 số ảnh, nhưng nhảy vào cứu nạn nhân nên không thể quay lại lũ chúng nó xuống tay tàn bạo... anh chị em nào có mặt tại hiện trường (đối diện TTĐM Ideas ở CMT8-Võ Văn tần) có quay hay chụp được ảnh thì post lên để tạo ra một chiến dịch chống trả bọn 'cướp ngày' này nhé! Riêng nạn nhân thì chắc chắn sẽ khiếu kiện 2 tên cảnh sát giao thông và cơ động đánh người!

Cơ động trong hình, không mang bảng tên và từ chối cung cấp tên, dùng giày đá vào mặt nạn nhân
Tên Lê Xuân Quang xấc xược và khi dẫn nạn nhân vào đồn, ra lệnh đóng cổng lại và không cho nạn nhân ra ngoài

Họ lấy xe máy của nạn nhân mà không để lại biên bản
Tên Lê Xuân Quang có thể đã uống bia rượu lúc này và hành động rất vô lễ

Mọi người phải tuyệt đối cẩn thận, không về đồn công an mà không có người đi theo và người làm chứng là mình có vào đồn, vì họ có các thủ thuật đánh người dân mà không để lại vết tích bên ngoài, nhiều trường hợp đánh đến chết như chúng ta đã biết. Và chúng sẽ báo cáo là 'nạn nhân có sẵn bệnh, tự nhiên chết'
Khi quật ngã nạn nhân, 2 tên đá tới tấp vào mặt nạn nhân. Có nhiều người dân vào can ngăn nếu không không biết hậu quả như thế nào
Nếu không dùng tay che mặt và bụng, nạn nhân có lẽ nằm gục tại chỗ và tại đồn
Nếu không có người dân bức xúc và làm chứng đi theo về đồn, nạn nhân có lẽ không qua khỏi tối qua
Khi vào đồn, nguyên 1 lũ CSGT & cơ động ra lệnh đóng cổng và không cho nạn nhân ra khỏi, dù là xin đi vệ sinh, chúng nói vệ sinh tại chỗ luôn, không cho đi, đồng thời nắm cổ áo nạn nhân và tuyên bố có thể đánh chết ngay tại đồn.

Nếu không dùng tay che mặt và bụng, nạn nhân có lẽ nằm gục tại chỗ và tại đồn

Trang Phung
 

Nguyễn Khoa Điềm - Con đường trước mặt


images640364_Nha_tho_Nguyen_Khoa_Diem_Toi_song_cung_nguoi__chet_vi_nguoi_phunutoday.vn_1
Nguyễn Khoa Điềm
NQL: Bác Nguyễn Khoa Điềm vừa gửi cho Quê Choa bài thơ mới, viết trong tháng tư này. Cảm ơn bác rất nhiều.
Những ai đã đọc trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm sẽ hiểu Con đường trước mặt hôm nay cũng chính là Mặt đường khát vọng năm xưa nhưng ở một tâm thế khác, tậm thế của một người cộng sản sau nửa thế kỉ chiêm nghiệm về con đường mình đã chọn: Trăm năm rồi ta đếm bước sông Hương/ Vẫn soi thấy niềm đau và nổi giận

Chúng ta phải thay đổi tất cả

Kể cả từng chiếc cúc áo

Miễn là Tổ quốc phải thật sự độc lập

Nhân dân được tự do

Con em ta lớn lên

Làm người vinh dự

Tôi không tin

Trước khi bảo vệ chủ quyền ta phải bảo vệ chính ta

Trước khi ban bố dân chủ tự do ta phải dựng pháo đài

Mà chính là phải bảo vệ người ngư dân đơn thân trên biển

Bảo vệ từng đồng tiền trong ngân khố

Bảo vệ từng ngọn núi không bị chặt phá, mồ côi

Bảo vệ từng ngôi mộ tổ tiên

Bảo vệ từng người dân cày đang khát đất

Trước khi bảo vệ mình ta phải làm tất cả

Cho Tổ quốc, nhân dân

Như người cộng sản năm 30

Bị đày lên rừng, bị đưa ra bể

Chúng ta vẫn sinh sôi, tồn tại



Tôi không tin cộng sản là mớ lý thuyết

Mỗi người phải thuộc

Mà tôi tin điều tốt chúng ta làm được

Tôi tin điều tốt trong mỗi người

Được nhìn nhận

Không kể ai

Có thể làm một điều gì cho dân, cho nước

Tôi chán ghét

Những vàng bạc chúng ta cấp phát cho mọi người

Kể cả đức tin và kim chỉ

Không hề làm nên sức mạnh



Niềm hy vọng,

Luôn luôn là niềm hy vọng

Phải thay đổi

Cho dù cái chết rình rập chúng ta

Nhân dân muôn đời làm ra lịch sử

Và chúng ta, người cộng sản

4.2013

Nguyễn Khoa Điềm
(Quê choa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét