Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Tin ngày 01/5/2013 - các bài viết đáng chú ý

QUẢN LÝ VÀNG – THẤT BẠI ĐƯỢC BÁO TRƯỚC!

Tô Văn Trường
 Nhớ ngày nào có một câu thơ đã trở thành ca dao, thành một khẩu hiệu thôi thúc chúng ta rầm rập đi trên con đường làm ăn tập thể để mong sớm được đổi đời:
” Cầm vàng còn sợ vàng rơi.
Vào Hợp tác xã đời đời ấm no!”

Và vì thế nên khi ấy chẳng ai trong chúng ta dám nghi rằng sẽ có một ngày mà các cửa hàng kinh doanh vàng mọc ra như nấm, sẽ đến một ngày mà suốt ngày đài báo nói đến vàng, cả nước lên cơn sốt vì vàng, Tôi cũng vậy, làm cái nghề chẳng liên quan đến vàng, mà rồi cũng không thể không lo lắng, không thể không nói đến vàng.
Vai trò của vàng
Vàng và đô-la  là hàng hóa, lại là loại hàng hóa đặc biệt, không phải chỉ vì nó là ngoại tệ có giá và vật cất trữ không giảm chất lượng, mà còn vì  nó là hàng hóa thông dụng nhất, muốn bán lúc nào cũng được, không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cả quốc tế. Khách hàng của nó không phân biệt hạng người, nghề nghiệp. Hễ ai  có yêu cầu là họ mua, thậm chí không có yêu cầu mà ai bán rẻ cũng mua hoặc “mua dùm”. Người có vàng, bất cứ lúc nào cũng là vật phòng thân tốt nhất, hơn cả đô-la. Từ hàng trăm năm nay, chưa ai thủ tiêu được hai loại hàng hóa nầy, riêng vàng là hàng ngàn năm.
Bản chất của vàng và đô la tăng giá là do nền sản xuất và nền tài chính quốc gia mất cân đối từ vĩ mô đến vi mô mới trầm trọng. Còn mất cân đối nhất thời thì là lẽ thường tình, nước nào mà chả có. Từ khi ta đổi mới đến nay, vàng và đô la luôn tăng giá, lúc tiệm tiến, lúc ào ạt, nhưng kìm được trong khung trượt giá của rổ hàng hóa nói chung nên đất nước không khủng hoảng (cả kinh tế+chính trị). Vì sản xuất không lời thì chỉ có mua vàng là bảo toàn vốn. Xúm nhau mua vàng thì vàng lên giá, phải nhập (cho dù nhập lậu) thì giá đôla sẽ lên. Trên thế giới vì dân cho rằng lạm phát sẽ là vấn đề nên họ đẩy tiền mua vàng khiến giá vàng nhảy vọt (chính vì đánh giá sai lầm nên người ta bắt đầu bỏ vàng chuyển vào chứng khoán do đó mà giá vàng đang trên đà xuống và sẽ còn tiếp tục xuống).  Ở Việt Nam lại thêm nạn lạm phát càng khiến dân  chạy đuổi mua vàng là bảo toàn vốn. Thế nhưng giá vàng VN cao hơn giá vàng thế giới có lý do đặc biệt sẽ giải thích sau.
Người bạn đồng nghiệp (AITAA)  đã trải qua thời bao cấp nhớ lại để thả nổi được vàng miếng chúng ta đã phải qua rất nhiều năm tranh đấu. Đó là một vấn đề quan trọng trong việc đi tới thị trường tự do. Nay người ta mượn cớ kinh tế khó khăn để độc quyền vàng miếng là định lấy trí khôn của một người thay cho trí khôn tương tác của cả triệu người. Nghĩa là trong quản lý vàng chúng ta đang quay lại thời bao cấp. Muốn dân không giữ vàng nữa thì đơn giản thôi, chỉ cần lạm phát 10 năm liền dưới 3% là đến năm thứ 11 dân sẽ bán sạch vàng miếng. Các biện pháp hành chính chui vào thì dễ, chui ra mới khó. Mọi người cả lề phải lẫn lề trái hay chửi mắng “giá lương tiền” năm 1985 nhưng không hiểu đó là cái giá phải trả để chui ra khỏi bao cấp. Nay nếu ta tiếp tục kiểm soát vàng, điện, xăng, than, thì một ngày đẹp trời sẽ có một cuộc cân bằng giá mới khốc liệt không kém gì thời 1985-1986 để quay lại thị trường tự do.
Về ngoại hối
Tỷ giá hối đoái được thả nổi dần từ sau năm 2000 đến 2006 là tương đối tự do. Đến 2007-2008 do lạm phát mà VND mất giá, thâm hụt thương mại là cái ngòi pháo, còn lạm phát VND mới là khối thuốc pháo. Từ 2009 đến nay kiểm soát tỷ giá ngày càng đi xa kinh tế thị trường. Đến 2011 việc ép lãi suất USD xuống 2% đã làm một khối lượng khổng lồ USD được bán ra từ dân sang ngân hàng nhà nước. Cộng với kiều hối tranh thủ về để hưởng chênh lệch lãi suất nên VND đã giữ ổn định so với USD, trong điều kiện VND vẫn tiếp tục lạm phát cao. Điều đó khiến cho VND lên giá tương đối so với USD và hậu quả là nhìn quanh ta cái gì cũng đắt hơn ở nước ngoài. Doanh nghiệp nào càng chế biến sâu ở VN càng chết, chỉ gia công chừng 30% đổ lại còn cạnh tranh được vì 70% giá thành ăn theo nước ngoài.
 Dân đã bán ra rất nhiều đô la dự trữ và kiều hối về năm nào đổi sạch thành VND. Dự trữ ngoại hối phải nhìn toàn cục như là dự trữ của dân + dự trữ của ngân hàng  nhà nước.  Dự trữ của dân có độ linh động cao hơn và không bị bóp méo vì quan hệ. Trong hai đợt tăng giá USD gần đây, lượng ngoại tệ của dân bán ra đã không đủ để dập tắt cơn tăng giá (nay ở ngoài vẫn là 21.300 đồng/1 đô la trong khi ngân hàng 21.090 đồng) chứng tỏ ngoại tệ của dân đã mỏng đi và không loại trừ tổng dự trữ đã giảm mặc dù dự trữ của Ngân hàng nhà nước tăng lên.
Có ý kiến không hiểu sao mà Thái Lan và Lào có đồng nội tệ ổn định hơn ta, dân họ có đời sống vật chất và tinh thần khá yên ổn vậy?. Hàng chục năm rồi, hai tấm gương ấy có sức thuyết phục hơn hàng trăm lý sự cùn!. Đơn giản hãy nhìn sang Lào, đồng Kip gần như thả nổi mà từ 2005 đến giờ tăng giá thật sự, từ 10.500 Kip/đô la nay đã 7.500 Kip/đô la. Hay như Thái Lan, đồng Baht hoàn toàn thả nổi từ 1997 đến nay đã về gần với giá trị trước khủng hoảng: 29Baht/USD so với 25Baht trước khủng hoảng và 53Baht/USD sau khủng hoảng.
Vai trò trách nhiệm của ngân hàng nhà nước 
Ngân hàng nhà nước muốn kiểm soát được tiền tệ nên muốn kiểm soát đươc xuất nhập vàng tiền tệ (không phải vàng nữ trang).  Trong thời gian dài cho đến tận hôm nay, họ cho phép ngân hàng thương mại nhận ký gửi vàng, giống như đôla, với lãi suất thấp, và trả lại bằng vàng. Đây là chính sách sai lầm vì nó khuyến khích dùng vàng thay tiền.  Vì lãi suất ký gửi vàng  thấp so với lãi suất tiền đồng, các ngân hàng bán vàng đổi ra tiền để cho vay với lãi suất cao.  Trong thời gian vàng lên giá thì đây là nguồn tài chính cho vay lãi rất hời của ngân hàng thương mại, họ làm giầu rất ngon lành.  Khi lãi suất tăng thì nợ xấu cũng tăng và các ngân hàng mất khả năng chi trả, nhất là chi trả vàng ký gửi.
Ngân hàng nhà nước tuyên bố không cho phép nhận ký gửi vàng nữa và phải thực hiện vào tháng 6 năm nay. Các ngân hàng thương mại  phải cần vàng để trả lại cho khách hàng và phải mua vàng.  Nhu cầu cao,  do đó vàng trong nước lên giá so với vàng nước ngoài. Ngân hàng nhà nước ra lệnh tạm nhập tái xuất. Có nghĩa là bỏ tiền mua vàng vào để tăng cung với mục đích làm giảm gía vàng trong nước.
Khi thực hiện biện pháp nêu  trên dẫn đến một số sai lầm (1) Tại sao lại tuyên bố cân bằng giá nước ngoài và giá trong nước?  Đây không phải là nhiệm vụ của Ngân hàng nhà nước. Đáng lẽ họ chỉ cần làm sao có đủ vàng cho ngân hàng thương mại trả lại vàng cho dân. (ii)   Nếu phải nhập vàng, tại sao Ngân hàng nhà nước lại giao cho một số ngân hàng thương mại làm mà không tự làm? Tất nhiên nhập với giá thấp để bán với giá cao là lời. Cái này rất thiếu minh bạch do đó, dễ tạo ra nhóm lợi ích là điều dễ hiểu.
Cần công khai minh bạch
  Điều khó hiểu là số vàng cần để các ngân hàng  thương mại đủ trả cho khách hàng là bao nhiêu? Có nguồn tin cho rằng tổng số vàng cần ở thành phố  Hồ Chí Minh là 50 tấn, trong đó 25 tấn ký gửi có lãi và 25 tấn ký gửi giữ hộ. Cả nước cần bao nhiêu thì không rõ, chỉ được biết ngân hàng nhà nước đã bán ra 12 tấn vàng. Trước đây, Việt Nam nhập khoảng 30-40 tấn vàng  mỗi năm. Mỗi tấn là 60 triệu đô thì tốn khoảng 1, 8 đến 2.4 tỷ đô la. Theo World Council of Gold thì được biết năm 2011 Việt Nam  nhập 77 tấn (66 tấn là vàng khối) và 2012 là 100 tấn (88 tấn là vàng khối), đây là số ròng trừ đi số mua đi, bán lại. Như vậy,  có thể sai số nhưng đây là số nhập vì Việt Nam  hầu như không sản xuất vàng. Nếu trừ đi số nhập chính thức qua Hải quan thì sẽ ra số nhập lậu. Như vậy nếu 40 tấn là số nhập chính thức thì có dến 40-60 tấn năm 2011-2012 là nhập lậu! Vì không rõ ràng minh bạch nên chính vấn đề vàng đã tạo thêm trò đầu cơ  đánh bạc!
Rõ ràng là nếu cho nhập khẩu đủ thì giá vàng trong ngoài sẽ cân bằng và người nắm vàng trong nước sẽ chết rục. Ngân hàng nhà nước hoàn toàn có thể diệt được đám đầu cơ và thực hiện được việc cấm nhận ký gửi vàng. Vấn đề là tại sao họ để gây ra tình trạng trên thì chỉ có ngân hàng nhà nước mới trả lời được “ẩn khúc” nói trên.  
Một số vấn đề cần lưu ý
Vàng là bảo đảm giá trị cho tiền và phản ánh chân thực  nhất qui luật giá trị, sức khỏe nền kinh tế cũng như năng lực can thiệp của các chính sách trong điều kiện bình thường. Ngoại lệ là trong những trường hợp chính trị hóa nền kinh tế hay xung đột vũ trang. (Ví dụ đồng tiền cụ Hồ trong thời chiến chỉ bảo đảm bằng “uy tín”, vàng chỉ còn là trang sức, mà vẫn ổn). Nhưng khi qui luật thị trường được vận hành tự do, vàng trở về đúng vị trí của nó thì các nhóm lợi ích nắm lấy, chính phủ không có chính sách tiền tệ ổn định, hệ thống ngân hàng lành & mạnh thì bị nó thao túng.
Ngày nay, niềm tin vào “uy tín” như xưa không còn, hệ thống tài chính, ngân hàng không minh bạch nên yếu kém, dân & nhà đầu tư mất lòng tin vào VND, đành phải tìm đến vàng/USD  để giữ “túi” của mình. Người dân “thế thủ”, cất trữ là chính. Chính sách nới ra một tý, hay nhà đầu tư khát vốn, thì họ ”lướt sóng” kiếm chút lãi rồi lại thu về cho chắc ăn. Các doanh nghiệp nhà nước thì liên thông với Tài chính/Ngân hàng để khai thác quyền lực của các ngành này lấy vốn, hoãn nợ, giảm lãi suất để bù lỗ hoặc tránh phá sản. Nhiều đơn vị thành công vì hết nhiệm kỳ là xong !. Lẽ ra , nhà cầm quyền đứng giữa các nhóm lợi ích phải có chiến lược dài hạn, có thái độ nhất quán điều chỉnh các mối quan hệ thì chỉ chăm chăm bảo vệ doanh nghiệp nhà nước èo ọt, nhưng cùng Nhóm mình, thả nổi cho người dân bơi trong dòng vàng trôi nổi. Quốc hội kêu quá thì Ngân hàng thay đổi vải qui định để “chữa cháy”, nên không thể nào ổn định được, thị trường vàng vẫn nằm trong tay các giới có máu mặt.        
Không biết các nhà hoạch định chính sách có thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là hết sức khó khăn hay họ tin vào các số liệu của Tổng cục thống kê?  Tháng 4 năm nay,  chỉ số công nghiệp tăng lên chút it (5%) và chắc chắn các số liệu kiểu này tháng sau sẽ cao hơn tháng trước bất chấp thực tế nó diễn ra thế nào và chắc chắn GDP của cả năm nếu không đạt 5,5% thì  cũng là 5,46 (làm tròn sẽ là 5). Điều này,  diễn ra thành thói quen lặp đi , lặp lại nhiều năm trong công tác thống kê.  Trước đây, tôi đã viết bài  nói về những bất cập “Đằng sau các con số thống kê” .  Đến nay,  những người am hiểu muốn nói và có thể nói,  hầu hết đều đã và sẽ không muốn nói nữa (người thì sợ phiền toái,  người thì chán cảnh “đàn gẩy tai trâu”). Phải chăng nút thắt của nền kinh tế là vàng mà ngân hàng nhà nước nước hầu như chỉ tập chung lo chuyên bán vàng? Những ai tham gia đấu thầu vàng? Làm gì có dân nào tham gia vào ba cái vụ này, vì chẳng liên quan gì đến việc gỡ khó cho doanh nghiệp và giúp nền kinh tế. Việc hạ lãi suất cho vay để doanh nghiệp tiếp cận được vốn là đúng nhưng vì sao vốn vẫn ứ đọng? Quan trọng hơn cả chính là thể chế, tình trạng tham nhũng, buôn lậu và thủ tục hành chính, càng nhiều chính sách càng tham nhũng mà chống  tham nhũng dường như là nhiệm vụ bất khả thi. Chống tham nhũng không thể  chỉ bằng  Nghị quyết 4 của Trung ương. Nhớ lại Na-pô-lê-ông khi làm chủ cả lục địa mà không cấm vận nổi nước Anh, buộc phải đấm bàn mà thét lên rằng: “Làm hoàng đế châu Âu dễ hơn chống buôn lậu”.  
Điều đáng buồn là xu thế quản lý kinh tế vĩ mô theo tư duy “kinh tế kế hoạch”, tập trung, qui về một đầu mối đang thắng thế trở lại! Quan điểm  như “bình ổn giá vàng”, kéo giá vàng về sát giá thị trường, làm thương hiệu quốc gia hùng mạnh, nghe qua tưởng luôn đúng như nghĩ lại thấy không thể hoặc rất khó có thể làm được !!! Thất bại là tất yếu, có thể nhìn thấy trước! Chẳng lẽ, nhà nước rồi sẽ cho phép qui về 1 loại thương hiệu xi măng giao cho Bộ Xây dựng, một thương hiệu gạo giao cho Bộ Nông nghiệp & PTNT, các mặt hàng quan trọng đều giao về cho các Bộ quản lý ?. Không thể lấy lý do chống lạm phát, bình ổn giá vàng, làm thương hiệu quốc gia, kéo giá vàng về sát giá vàng thế giới, để rồi qui về một mối SJC !!!
Thay cho lời kết
Chúng ta đã trải qua thời kỳ “kinh tế kế hoạch”, kinh tế chỉ huy quá lâu, tư duy của một thời bao cấp đã ăn quá sâu vào “máu huyết” của mỗi con người, tới mức khi thoát ra được nó một chút thì cảm thấy luyến tiếc, cảm thấy mất mát, cảm thấy thiếu đi một sự che chở, bảo bọc bờỉ một chính sách có lợi cho bản thân , cho nhóm lợi ích của mình !!!
Sẽ không quá đáng nếu nói rằng với cách điều hành quản lý vàng như hiện nay thì sẽ chỉ làm dễ cho  những kẻ “đục nước, béo cò” và gây khó cho hàng triệu người dân đang muốn yên ổn làm ăn. Có vẻ như chính sách vàng như vậy đã thất bại, chỉ có nhóm lợi ích là thắng lợi mà thôi!
T.V.T.
  • Quân đội Pháp cũng phải thắt lưng buộc bụng (RFI) - “Pháp công bố Sách trắng quốc phòng” là chủ đề thời sự chính trên các trang báo Paris.Hầu hết các báo đều có chung nhận định, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế kéo dài, quân đội cùng chung số phận như các lãnh vực khác : “thắt lưng buộc bụng”.
  • Tân thủ tướng Letta được Quốc hội Ý tín nhiệm (RFI) - Tại Ý, tân thủ tướng Enrico Letta vào hôm qua 29/04/2013 đã giành được sự tín nhiệm rộng rãi của Quốc hội sau bài diễn văn về đường lối chung mà trọng tâm là thúc đẩy tăng trưởng. Ông Letta đã được 453 phiếu tín nhiệm, so với 153 phiếu chống.
  • Ukraina giam giữ bất hợp pháp cựu thủ tướng Timochenko (RFI) - Tòa án nhân quyền châu Âu (CEDH) hôm nay, 30/04/2013, đã ra quyết định ủng hộ cựu Thủ tướng Ukraina Ioulia Timochenko, bị chính quyền bỏ tù từ năm 2011. Các thẩm phán của Tòa đều nhất trí lên án hành động bỏ tù bà Timochenko của chính quyền Kiev là « tùy tiện và bất hợp pháp ».
  • Trung Quốc qua mặt Mỹ về thị trường máy tính để bàn (RFI) - Theo một công trình vừa được hãng nghiên cứu IHS iSuppli công bố ngày, 30/04/2013, Trung Quốc vào năm 2012, đã bán ra thị trường nội địa tổng cộng là 69 triệu đơn vị, trong lúc thị trường Mỹ chỉ hấp thụ được 66 triệu mà thôi.
  • Trung Quốc câu lưu 19 nghi phạm « khủng bố » tại Tân Cương (RFI) - Công an Trung Quốc khẳng đính đã bắt giữa 19 người và thu nhiều vũ khí trong vùng tự trị Tân Cương. Việc bắt người trên diễn ra tiếp theo sau những vụ đụng độ giữa người Duy Ngô Nhĩ và lực lượng côgn an làm 21 người chết tuần trước.
  • Lại xảy ra bạo động chống Hồi giáo ở Miến Điện (RFI) - Ngày 30/04/2013, một nhà thờ Hồi giáo và các cửa hiệu đã bị tấn công ở một thành phố miền Trung Miến Điện, đúng một tháng sau khi xảy ra các vụ bạo động gây chết người giữa hai cộng đồng Phật giáo và Hồi giáo trong vùng.
  • Hagel : Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật bao trùm quần đảo Senkaku (RFI) - Trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục uy hiếp Nhật Bản trên vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel ngày 29/04/2013 tái khẳng định : phạm vi áp dụng của Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật bao gồm cả vùng quần đảo này.
  • Mỹ - Hàn Quốc kết thúc tập trận (RFI) - Theo chương trình dự tính, cuộc tập trận chung Hàn Quốc và Hoa Kỳ trên quy mô lớn kết thúc ngày 30/4/2013. Tình hình trên bán đảo Triều Tiên có hy vọng sẽ dịu xuống sau khi chấm dứt chiến dịch diễn tập quân sự mà Bắc Triều Tiên đã lấy cớ thổi bùng lên căng thẳng trong hàng tháng qua.
  • Tính mạng cháu nhà ly khai Trần Quang Thành bị đe dọa (RFI) - Cha của anh Trần Khả Quý, cháu của nhà ly khai Trần Quang Thành, ngày 30/04/2013 cho AFP biết tính mạng của con trai ông đang bị đe dọa vì chính quyền vẫn không chịu trả tự do cho anh Quý để chữa trị bệnh viêm ruột thừa cấp. Ông cũng tố cáo côn đồ được chính quyền dung túng liên tục sách nhiễu đe dọa an toàn của gia đình ông.
  • Dân quân bao vây Bộ Tư pháp Libya (VOA) - Các tay súng đang bao vây Bộ Tư pháp Libya trong một vụ biểu dương lực lượng kéo dài sang tới ngày thứ ba nhằm lay chuyển việc lập pháp của Libya
  • Bom nổ làm rung chuyển thủ đô Syria (VOA) - Truyền thông nhà nước Syria cho biết một vụ nổ lớn tại quận Marjeh thuộc thủ đô nước này làm ít nhất 13 người thiệt mạng và 70 người khác bị thương
  • Hà Lan có tân Quốc vương (VOA) - Hàng ngàn người tụ tập tại Quảng trường Dam ở Amsterdam để nhìn Tân Quốc Vương và tân Hoàng hậu bước ra hành lang của Cung điện Hoàng gia
  • 38 năm sau ngày 30 tháng 4 (VOA) - Đối với người Việt Nam dù ở trong nước hay hải ngoại, 30 Tháng Tư là một ngày có lẽ không bao giờ quên được
  • Hà Lan có tân vương Willem-Alexander (BBC) - Hà Lan có vua Willem-Alexander và hoàng hậu Maxima, người Argentina, sau khi Nữ hoàng Beatrix thoái vị trong ngày hội của cả nước.
  • Thủ tướng Nhật Bản thăm Nga (BBC) - Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tới Nga trong chuyến thăm cấp cao nhất đầu tiên suốt một thập niên nay để bàn chuyện năng lượng và tranh chấp lãnh thổ.
  • Sinh viên Phương Uyên ra tòa ngày 16/5 (BBC) - Được biết sinh viên Nguyễn Phương Uyên sẽ ra tòa ngày 16/5 tới vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước, trong khi có cáo buộc cô bị đánh trong trại giam.
  • Niềm tin kinh tế eurozone sụt giảm tiếp (BBC) - Niềm tin kinh tế tại khu vực dùng đồng euro giảm vào tháng Tư trong tháng thứ hai liên tiếp, là cơ sở cho khả năng hạ lãi suất nội trong tuần này.
  • Còn một vĩ tuyến 17 trong tâm thức? (BBC) - Phạm Tường Vân cho rằng một gia đình trải qua 38 năm mà huynh đệ vẫn còn chưa dứt chuyện thắng thua, thì đó là gia đình có vấn đề về nhận thức.
  • Phản đối Trung Quốc liên tục xâm phạm Hoàng Sa của Việt Nam (BaoMoi) - Hôm nay (ngày 30/4), ông Lương Thanh Nghị - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao - một lần nữa khẳng định “chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa” của Việt Nam, và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động sai trái “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền” của nước khác.
  • Hải giám Trung Quốc đi lại trên Biển Đông khi ASEAN họp (BaoMoi) - (Phunutoday) - Trong lúc ASEAN họp, tàu Hải giám TQ vẫn đi lại trên Biển Đông, Philippines chi 437 triệu USD sắm 2 tàu chiến mới đối phó TQ, Triều Tiên kêu gọi Mỹ chấm dứt bế tắc hạt nhân...là tin tức thời sự chính ngày 30/4.
  • Tướng Vịnh: Củng cố Cảnh sát biển để bảo vệ ngư dân (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Nhân kỷ niệm 38 năm non sống gấm vóc thu về một mối, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã có cuộc trao đổi với báo chí khẳng định, trong bất kỳ thời nào, hòa bình hay chiến tranh, phải bằng mọi giá giành cho được và giữ cho được độc lập tự chủ. Mất độc lập tự chủ là thời chiến sẽ thua, thời bình sẽ loạn.
  • Trong lúc ASEAN họp, tàu Trung Quốc vẫn xâm phạm chủ quyền quốc gia khác ở Biển Đông (BaoMoi) - Trong khi các nhà ngoại giao Đông Nam Á nỗ lực tìm cách giải quyết vấn đề lãnh hảitrong Hội nghị thượng đỉnh cấp cao ASEAN vừa qua tại Brunei, thì Trung Quốcvẫn lầm lũithực hiện những bước đi đơn phương. Theo tuyên bố của Cục Quản lý Đại dương nhà nước Trung Quốc, một đội tàu Hải giám vừa mới quay trở lại Quảng Châu vào hôm 29/4 sau khi “hoàn thành nhiệm vụ tuần tra thường xuyên” ở Biển Đông.
  • Đó là việc làm xâm phạm chủ quyền Việt Nam (BaoMoi) - Một lần nữa Trung Quốc lại xâm phạm chủ quyền Việt Nam khi tàu du lịch nước này đưa khoảng 100 du khách tham gia chuyến du lịch 4 ngày đến quần đảo Hoàng Sa kể từ ngày 28/4.
  • Những vũ khí chiến lược của Việt Nam bảo vệ biển Đông (BaoMoi) - (Phunutoday) - Trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền trên biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp, Việt Nam đã trang bị cho mình nhiều vũ khí hiện đại để bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc một cách hiệu quả nhất.
  • Trao gần 3 tỉ đồng hỗ trợ ngư dân bị nạn ở Hoàng Sa (BaoMoi) - LĐLĐ tỉnh Quảng Ngãi vừa tổ chức trao tiền hỗ trợ tổng cộng 805 triệu đồng từ nguồn quỹ chương trình Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa của Tổng LĐLĐ VN, cho 5 ngư dân có tàu cá bị nạn trên biển.
  • Philippines tăng cường sắm tàu chiến, hiện đại hóa hải quân (BaoMoi) - (Petrotimes) - Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Fernando Manalo ngày 29/4 cho hay, chính phủ nước này đã duyệt kinh phí 18 tỷ peso (tương đương 437,4 triệu USD) để mua 2 tàu khu trục mới loại nhỏ nhằm tăng cường trang bị cho hải quân trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông đang ngày một leo thang.
  • Philippines tăng cường sức mạnh hải quân (BaoMoi) - TT - Phó đô đốc hải quân Philippines Jose Luis Alano khẳng định các cuộc tập trận cùng sự tuần tra của các tàu phi quân sự Trung Quốc nhằm áp đặt trên thực tế chủ quyền của mình ở biển Đông là “hung hăng và quá đáng”, như báo Philippines Star dẫn lời.
  • Tất cả các láng giềng Trung Quốc đều không được yên? (BaoMoi) - Sau vụ đụng độ mới nhất giữa Trung Quốc với Ấn Độ vì tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biên giới, nhiều người mới giật mình nhận rarằng, hình như Trung Quốc đang tìm cách gây hấn với tất cả các nước láng giềng xung quanh họ.
  • Philippines: Trung Quốc đang quá đà (BaoMoi) - Tư lệnh Hải quân Philippines – Phó Đô đốc Jose Luis Alano mới đây đã lên tiếng chỉ trích những hành động gần đây của Hải quân và lực lượng tàu hàng hải phi quân sự của Trung Quốc ở bên ngoài bờ biển nước này nhằm tranh giành chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông là “hung hăng và quá đáng”.
  • Hoàng Sa chưa về với đất mẹ (BaoMoi) - TT - Sáng 29-4, tại Bảo tàng Đà Nẵng, Sở Ngoại vụ TP Đà Nẵng và UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) phối hợp tổ chức triển lãm Hoàng Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử. Triển lãm thu hút đông đảo khách du lịch quốc tế và đại diện lãnh sự quán nhiều nước.

'Cần dân xúc tác để đối thoại vì nước'


Đoàn ông Hoàng Duy Hùng thăm cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ở Bình Dương

Trả lời BBC Tiếng Việt nhân dịp kỷ niệm 30/4/1975, nghị viên Hoàng Duy Hùng (Al Hoàng) từ Houston, Hoa Kỳ nói Việt Nam cần 'hợp nguyên chính trị', tách Đảng Cộng sản làm hai, dựa vào thế giới và nhân dân để tiến bộ.

Sau chuyến về thăm Việt Nam (23/03-7/04) qua lời mời từ Bộ Ngoại giao Việt Nam và thành phố Đà Nẵng, đô thị kết nghĩa với Houston, luật sư Hoàng Duy Hùng, cho rằng người Việt đối lập cần giúp đỡ hệ thống chính trị Việt Nam cải tổ.

Trước hết, luật sư Hoàng Duy Hùng giải thích khái niệm Hợp Nguyên mà ông nêu ra khi trả lời nhiều báo chí trong nước, như một cách thức xoá bỏ mâu thuẫn, khép lại quá khứ:

Ông Hoàng Duy Hùng: Danh từ 'hợp nguyên' là do sáng kiến của ông Nguyễn Sĩ Bình. Trong một buổi bàn luận, chúng tôi thấy hiện nay có Đảng Cộng Sản đang cầm quyền ở thế mạnh, người dân thụ động và người dân phản kháng được gọi là 'bất đồng chính kiến' hợp lực với người hải ngoại chỉ trích nhà nước. Chúng tôi tranh luận có bao giờ Đảng Cộng Sản tự nhượng quyền cho những người bất đồng chính kiến thì câu trả lời là không.


Ông Hoàng Duy Hùng đã giao tiếp với cả các giới chính trị Đài Loan và Trung Quốc

Chúng tôi bàn luận tiếp có bao giờ những người bất đồng chính kiến và những người ở hải ngoại sẽ tự động không chống đối nhà nước nữa hay không thì câu trả lời cũng là không? Vậy thì kẻ cầm quyền sẽ cầm quyền và kẻ chống cứ chống để rồi dân tộc Việt Nam mãi phân ly. Chúng tôi đi đến kết luận là lấy người dân thầm lặng là đại đa số quần chúng làm chất xúc tác cho sự 'hợp nguyên'.

Hợp nguyên chính là sự tổng hợp của Âm và Dương. Hợp nguyên là sự tổng hợp của Đảng đang cầm quyền và những người bất đồng chính kiến. Đảng cầm quyền nói là để phục vụ cho dân, những người bất đồng chính kiến cũng nói phục vụ dân. Do vậy, hợp nguyên là sự xúc tác của dân để cho Đảng đang cầm quyền và những người bất đồng phải ngồi lại làm việc với nhau trên những sự đồng thuận và ôn hòa đối thoại giải quyết những bất đồng để cho đất nước được phồn thịnh.

Hợp nguyên là là việc trên những sự đồng thuận và ôn hòa đối thoại giải quyết những bất đồng, tức là cổ suý cho tích cực và giảm thiểu tiêu cực. Có 10 cái xấu mà ôn hòa tranh đấu giải quyết từng mỗi điểm xấu, từ 10 xuống 9, rồi từ 9 xuống 8, mỗi cái xấu giảm thiểu là mỗi cái tốt và sự thành công tăng lên.

Ý niệm này một phần giống như chủ nghĩa thực dụng (utilitarianism) của hai triết gia Jeremy Bentham (1748-1832) và John Stuart Mills (1806-1873), cho rằng giữa hai cái xấu thì đối để phải chọn cái xấu ít hơn và giữa hai cái tốt thì phải cổ suý cho cái tốt hơn. Hợp nguyên giống chủ nghĩa Thực Dụng một phần nhưng lại đặt nặng bản sắc và giá trị dân tộc Việt lên trên tất cả để phát huy sức mạnh dân tộc Việt lên tới mức tối đa.

BBC: Ông cũng nói đa đảng không nhất thiết là dân chủ, vậy lưỡng đảng thì sao? Là một nghị viên thành phố Houston và thành viên đảng Cộng hoà Mỹ, ông muốn gợi ý hai phái Cộng hoà (nếu có) và Cộng sản sẽ hợp tác, trên căn bản hợp nguyên?

Điều kiện để dân chủ

  • Dân trí cao, biết tôn trọng nguyên tắc đa số thắng thiểu số
  • Tự do ngôn luận và thông tin hai chiều được tôn trọng
  • Những cơ sở dân sự, phi vị lợi vững mạnh
  • Hạ tầng cơ sở kinh tế tốt
  • Quân đội phải được phi chính trị hóa
Chúng ta đã thấy nhiều nước có đa đảng như Nga, Campuchia hay một số quốc gia ở Phi Châu nhưng lại không có dân chủ. Để có dân chủ, ngoài yếu tố đa đảng ra thì cần có những yếu tố khác song hành.

Tôi ủng hộ đa đảng (thật ra lưỡng đảng) đi song hành với những yếu tố xây dựng dân chủ khác mà tôi đã nêu (xem Điều kiện cho dân chủ bên phải). Tôi ủng hộ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong Kiến Nghị Thư yêu cầu có đa đảng và tôi kêu gọi mọi người ký vào Kiến Nghị Thư này. Nhưng tôi e ngại nhiều đảng phái quá sẽ không xây dựng được đất nước nên tôi cho rằng hệ thống lưỡng đảng ở Hoa Kỳ đem áp dụng cho Việt Nam là tốt nhất, và đó cũng là sự “hợp nguyên” như tôi vừa trình bày ở trên. Hoa Kỳ có nhiều đảng nhưng chỉ có hai đảng mạnh là Dân Chủ và Cộng Hòa, ấy thế mà hai đảng này nhiều khi cọ xát hoặc tẩy chay bất cộng tác với nhau làm cho cả nước bị trì trệ. Suy cho cùng, hệ thống lưỡng đảng này là tương đối ổn thỏa nhất để xây dựng và phát triển Việt Nam.

Trong gần bốn năm qua, với tư cách nghị viên của thành Phố Houston đặc trách về châu Á, tôi đã tiếp xúc nhiều phái đoàn ở Trung Quốc cử người qua Houston học hỏi lưỡng đảng. Tôi chia sẻ với họ ở Trung Quốc lúc đầu có một đảng như một chiếc xe có chân đạp ga chạy rất nhanh, phát triển vùn vụt, nhưng khi cần thắng lại thì không có vì không có đối lập nên nhiều công trình xây hôm trước thì tháng sau hư hỏng và tai nạn xảy ra liên tục. Họ đồng ý và họ cho rằng cần có đảng đối lập như một cái thắng cho cái đạp ga đó, và họ cho rằng có đối lập thì phải có tiến trình cho đối lập, không thể nào qua đêm tuyên bố chấp nhận đối lập được. Họ cho rằng tiến trình chấp nhận có đối lập thì phải từ ba năm trở lên. Hợp nguyên là hãy dùng ưu điểm của nhau như cần số đạp ga và cần số thắng để bổ túc cho nhau thì sự xây dựng ngày càng vững mạnh thêm.

BBC:Các sáng kiến và ý tưởng ông nêu ra cho đến nay được đón nhận ra sao từ các giới hoạt động chính trị cả Mỹ và Việt ở Hoa Kỳ?
"Cuộc chiến ý thức hệ Quốc Cộng là một tai nạn lớn trên quê hương Việt Nam"
Tôi nói chuyện với nhiều người thì thấy những ý tưởng đó được đón nhận cách nồng nhiệt. Ở hải ngoại, khi tiếp xúc từng người (Việt) hay từng nhóm nhỏ (Việt) thì ai nấy cũng cho rằng đó là giải pháp tốt đẹp nhất cho Việt Nam nhưng họ lại e ngại không dám công khai ủng hộ hoặc đứng gần tôi vì sợ bị 'dính miểng' bởi những người cực đoan. Tôi nói chuyện với các chính khách Mỹ, thí dụ các bạn đồng nghiệp, thì họ nói rằng giải pháp đó mới giúp cho Việt Nam giàu mạnh chớ còn mang gánh nặng của cuộc chiến 38 năm về trước không giải quyết được vấn đề. Họ nói tôi hãy ráng làm việc sao cho đóng lại trang sử đau thương chiến tranh ý thức hệ Quốc - Cộng đã dày xéo quê hương Việt Nam mà đã chấm dứt gần bốn thập niên rồi.

Tháng 3/2013, tôi vào Việt Nam hai tuần công tác để từng bước môt kết nghĩa chị em Houston và Đà Nẵng, tôi có dịp tiếp xúc nhiều người và tôi thấy đa phần đều hoan nghênh ý kiến đó. Mới đây trong bài phỏng vấn với trang mạng Thanh Niên trong nước, tôi vẫn nêu ra ý tưởng đó và tôi thấy hầu hết những góp ý phản hồi của người đọc đều ủng hộ cho tư tưởng này.

BBC:Ý tưởng tăng cường hợp tác Mỹ -Việt của ông muốn làm thế nào để chống tham nhũng tại Việt Nam hiện nay?

Tham nhũng là một tệ nạn ở mọi chính phủ, chỉ tùy theo mức độ. Không thể nào tin vào sự 'thánh thiện' của một cá nhân mà phải dựa vào cơ chế kiểm soát. Cơ chế kiểm soát ngăn chận sự tham nhũng chính lá hệ thống lưỡng đảng, tam quyền phân lập, hệ thống luật pháp nghiêm minh, và tự do ngôn luận và nghiệp vụ báo chí cao. Trong lúc đợi cho có đa đảng hoặc tam quyền phân lập thì chúng ta cổ suý cho các nhà báo thi hành nghiệp vụ báo chí của mình dám trình bày sự thật. Sức mạnh của truyền thông chắc chắn sẽ giảm bớt phần nào tệ nạn tham nhũng. Phóng viên báo chí dễ dàng thi hành chức năng của mình khi họ thấy sự có mặt nhiều của người ngoại quốc và được sự ủng hộ của họ cho thông tin sự thật và hai chiều.

BBC:Theo ông các quan điểm muốn tăng dân chủ, tách Đảng Cộng sản ra khỏi hệ thống toà án nhằm tạo tính độc lập cho toà án ở Việt Nam để chống tham nhũng hiệu quả hơn có hợp lý không?

Ở Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây, Tam Quyền Phân Lập và không một đảng chính trị nào có quyền trên tư pháp là một trong nền móng vững chắc cho dân chủ và ngăn chận nhiều tệ nạn xã hội gồm luôn cả hối lộ và tham nhũng. Tôi ủng hộ hoàn toàn cho tính độc lập ở tòa án Việt Nam vì như vậy mới chống tham nhũng một cách hữu hiệu.
"Nhà nước cần nhanh chóng thi hành tam quyền phân lập cũng như chấp nhận kỳ tới mở cửa Quốc Hội cho những người trong và ngoài nước không phải là đảng viên Cộng Sản được tham gia"
BBC:Ông nghĩ sao về các nhóm lợi ích hiện bị cho là gây hại cho kinh tế Việt Nam?

Trong chuyến về Việt Nam vừa qua tôi thấy dân chúng rất 'bức xúc' về vấn đề này vì họ cho rằng nhóm lợi ích đã làm thất thoát tài sản quốc gia quá nhiều và họ cho rằng nếu nhà nước không xử lý cho đúng và kịp thời thì bất mãn sẽ dâng cao, tạo nên nguy cơ lớn cho chính phủ. Đây là sức ép lớn để Nhà nước cần nhanh chóng thi hành tam quyền phân lập cũng như chấp nhận kỳ tới mở cửa Quốc Hội cho những người trong và ngoài nước không phải là đảng viên Cộng Sản được tham gia ứng cử và bầu cử mà không phải thông qua Mặt Trận Tổ Quốc.

BBC:Nhân dịp 30/4 không nhìn lại mà nhìn tới 20-30 năm nữa ông có viễn kiến gì cho Việt Nam, hệ thống chính trị sẽ ra sao? Kinh tế theo mô hình gì mới hay vẫn theo mô hình của ngày hôm nay?

Cuộc chiến ý thức hệ Quốc Cộng là một tai nạn lớn trên quê hương Việt Nam. Nhiều bạn trẻ và cá nhân tôi cho rằng đã đến lúc phải đóng lại trang sử đau thương này để đưa Việt Nam cất cánh bay cao trong bầu trời Thịnh Vượng thật sự sánh vai cùng các dân tộc bạn trên thế giới. Thế giới ngày hôm nay có những từ ngữ mới đó là “interdependence” để bổ túc cho “dependence” nên không ai và không quốc gia nào có thể tự cô lập mình nữa. Chính vì “interdependence” đó nên chủ nghĩa Cộng Sản và kinh tế tập trung trên danh nghĩa thì có thể có chớ trong thực tế thì không còn nữa.


"Tôi ủng hộ hoàn toàn cho tính độc lập ở tòa án Việt Nam vì như vậy mới chống tham nhũng hữu hiệu"
LS Hoàng Duy Hùng
Trong vài thập niên tới, chắc chắn Việt Nam không theo mô hình kinh tế tập trung nữa và cũng sẽ không theo mô hình nửa vời vừa tư hữu hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tôi cho rằng hiện nay bề ngoài VN còn mang nhãn hiệu Cộng sản hay xã hội chủ nghĩa, nhưng thực chất ở trong Việt Nam đã từ bỏ chủ nghĩa này rồi. Tôi dự trù trong thế hệ tới, chủ nghĩa dân tộc Việt lấy quyền lợi dân tộc Việt làm hàng đầu sẽ ngự trị mạnh mẽ trên quê hương Việt Nam. Chính vì không còn đặt nặng chủ nghĩa Cộng sản làm kim chỉ nam chỉ đường cho nhà nước, tôi dự trù nhà nước Việt Nam sẽ có những thay đổi lớn trong vài thập niên tới.

Để giúp cho sự thay đổi này có hữu hiệu theo chiều hướng đi lên, dựa trên những gì đang bàn thảo ở Việt Nam, tôi đề nghị thay đổi Quốc Hiệu và Đảng Cộng Sản tách thành hai đảng...Bây giờ là lúc chấn hưng dân tình, nên đổi tên là Nam Việt hay Đại Việt, đó là hình thức khẳng định tính bất khuất của toàn dân Việt 'Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư' trong bối cảnh Trung Quốc lấn sân trên Biển Đông.

Tôi cũng được biết nhiều người trong Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay rất cấp tiến và ngược lại cũng còn có nhiều người rất bảo thủ. Xưa nước Mỹ có Đảng Whig là mạnh, nhưng sau Nội Chiến Nam Bắc Hoa Kỳ (1861-1865), để đáp ứng cho nhu cầu tiến bộ của lịch sử, nhiều nhân vật trong Đảng Whig theo hai khuynh hướng bảo thủ và cấp tiến như Abraham Lincoln và Andrew Jackson đã tách ra thành hai đảng.

Nếu Đảng Cộng Sản Việt Nam thuận theo sự tiến bộ tách ra thành hai đảng, thí dụ, Đảng Cộng Hòa (bảo thủ) và Đảng Xã Hội hay Dân Chủ (cấp tiến) thì đó chính là đột phá của lịch sử giải quyết nhiều bế tắc trong nhiều năm qua ngay ở trong nội bộ của Đảng Cộng Sản cũng như ở ngay chính những người bất đồng chính kiến và ở hải ngoại. Lúc đó, những người bất đồng chính kiến có thể tham gia một trong hai đảng mà không cảm thấy khó khăn.

Tóm lại, 20-30 năm tới, hệ thống chính trị và kinh tế của Việt Nam sẽ thay đổi có chiều hướng đi lên, và điểm chắc chắn, không thể có kinh tế tập trung nữa, không thể có độc đảng nữa vì thế giới lúc đó là thế giới của nương tựa lẫn nhau (interdependence) đa phương hỗ trợ cho nhau cùng phát triển tồn tại là sức mạnh của cả thế giới cũng như của dân tộc Việt. Thay đổi tới mức độ nào, nhanh chóng còn tùy thuộc những người có ý thức ở trong nhà nước cũng như ở những người yêu nước ở trong nước cũng như ở hải ngoại.

(BBC)

Ngày 30/4 khởi đầu một trào lưu bất đồng

Quân đội Bắc Việt tiến vào Sài Gòn
Ngày 30/4 đánh dấu mầm mống bất đồng trong chính nội bộ 'bên thắng cuộc'

Ngày 30/4/1975 đánh dấu mầm mống khởi đầu của sự bất đồng trong chính nội bộ phe những người cộng sản giành chiến thắng trong cuộc tiến chiếm Sài Gòn, theo nhà nghiên cứu từ trong nước.

Trao đổi với BBC hôm thứ Ba từ Sài Gòn, nhà nghiên cứu độc lập Lữ Phương nói ngay từ những ngày đầu tiên sau giải phóng, đã xuất hiện những rạn nứt trong cách thức nhìn nhận cuộc chiến và cách ứng xử với phần lãnh thổ mà quân đội miền Bắc vừa chiếm được từ tay chính quyền Sài Gòn.

"Những nhà lãnh đạo đã bệ nguyên một mô hình thể chế cộng sản từ miền Bắc vào miền Nam, và cũng đã có những nhìn nhận chỉ coi trọng vai trò của những người từ miền Bắc vào giải phóng, tiếp quản."

Trong khi đó theo nhà nghiên cứu này những công lao, đóng góp của phe kháng chiến Nam Bộ, những người thuộc lực lượng thứ ba đã có vẻ đã bị coi nhẹ.

Được hỏi từ khi nào thì xuất hiện những tư tưởng bất đồng đầu tiên trong hàng ngũ những người cộng sản tham gia điều hành chính quyền ở miền Nam hậu giải phóng, nhà nghiên cứu nói:

"Nguyễn Văn Linh liên kết với Trung Quốc, chấm dứt cải tổ và đó là bi kịch của Đảng cộng sản Việt Nam"
Lữ Phương

"Ngay từ những ngày tháng đầu đã xuất hiện những ý kiến này khác, nhưng phải đợi tới các dấu mốc là năm 1986 khi ông Nguyễn Văn Linh hứa hẹn đổi mới, để rồi sang những năm đầu thập niên 1990 ông Linh được cho là đã không giữ lời hứa, mà quay lưng lại với cải cách, thì các ý kiến mạnh lên."

Ông Phương nói các cán bộ lãnh đạo thuộc các phong trào kháng chiến nam bộ, mặt trận cách mạng dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam, các lực lượng bưng biền, các thành viên thuộc lực lượng thứ ba đã bắt đầu công khai lên tiếng.

"Những người như các ông Nguyễn Hộ, Trần Văn Trà, nhóm câu lạc bộ kháng chiến, rồi ông Trần Độ và nhiều người khác lên tiếng cho rằng ông Linh không giữ lời hứa," ông nói thêm.

Theo nhà nghiên cứu ông Nguyễn Văn Linh, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, nguyên Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định, đã bị phê phán vào thời điểm cuối thập niên 1980 - đầu 1990 là đã có hành vi trấn áp nhiều tiếng nói, trong đó có giới nhà báo, như bà Kim Hạnh, hay các đồng chí cũ như Nguyễn Hộ, hay Trần Độ v.v...

"Nguyễn Văn Linh liên kết với Trung Quốc, chấm dứt cải tổ và đó là bi kịch của Đảng cộng sản Việt Nam," ông Phương, nguyên Thứ trưởng Thông tin - Văn hóa của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, một tổ chức do chính quyền cộng sản Bắc Việt xây dựng nên, nói.

'Bờ vực phá sản'

Ba mươi tám năm sau sự kiện 30/4, theo nhà nghiên cứu, phong trào bất đồng trong nội bộ đảng cộng sản ở miền Nam vẫn có những tiến triển đáng kể.

"Rút lui cũng là một lựa chọn, rút lui để dân tộc tiến bộ, đất nước hùng mạnh, là một lựa chọn đúng. Trong lịch sử những người cộng sản trước đây đã từng có lúc tuyên bố giải tán, tuyên bố rút lui"
Lữ Phương

"Đã có sự phân hóa và cũng có những tiến triển, nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển, mặc dù sự áp bức đã làm một số người thay đổi thái độ, song số đông của phong trào vẫn tiếp tục vì họ vẫn giữ được niềm tin vào sự thay đổi của đất nước, nhất là trước thực trạng của Đảng" ông nói với BBC.

"Lẽ ra những người Cộng sản phải nhận thức được vị thế và thời cuộc của mình, và nếu họ thực sự yêu nước, thương nòi, thực sự có trách nhiệm, thì họ phải biết cần làm gì,

"Rút lui cũng là một lựa chọn, rút lui để dân tộc tiến bộ, đất nước hùng mạnh, là một lựa chọn đúng.

"Trong lịch sử những người cộng sản trước đây đã từng có lúc tuyên bố giải tán, tuyên bố rút lui, họ không nên tham quyền cố vị," nhà nghiên cứu nói.
Theo Lữ Phương, những người lãnh đạo cộng sản hiện nay đang phạm một sai lầm rất nghiêm trọng và to lớn:

"Họ đã đang dẫn đất nước tới một bờ vực của sự phá sản, suy thoái hoàn toàn, các giá trị cơ bản bị phá hoại,

"Họ đặt lợi ích của họ lên trên lợi ích chung của dân tộc, của nhân dân và đất nước, họ đang giữ chặt thể chế để không làm gì khác ngoài việc làm kinh tế cho họ, biến cả đất nước thành một cỗ máy làm ăn cho họ," nhà nghiên cứu đưa ra những ý kiến có thể coi là chỉ trích khá thẳng thắn.

"Họ đổi mới nửa vời, nay họ còn đang chia ra phe cánh với nhau để làm ăn, họ từ chối đổi mới chính trị đi đôi với cải tổ kinh tế. Họ coi nhân dân như kẻ thù. Rồi trong nội bộ nay họ cũng đang đấu đá, phe nọ đánh đấm phái kia quyết liệt, tanh bành...

"Họ biến đất nước thành một vũng lầy với đầy các tệ nạn từ hối lộ đến bất công, tràn lan, và hiện chưa rõ có con đường nào để thoát ra."

Lữ Phương
Ông Lữ Phương cho rằng phong trào đấu tranh dân chủ và bất đồng trong nước đang gieo những mầm mống tương lai

Nhà nghiên cứu cũng đưa ra một nhận xét nói hiện nay đang có quan ngại trong lúc 'cùng quẫn' đảng có thể ngả theo Trung Quốc để cố gắng có được sự hậu thuẫn, bất chấp tương lai, vận mệnh và quyền lợi của dân tộc có thể bị thế lực ngoại bang này xâm phạm.

"Hãy xem Trung Quốc đang vào Việt Nam như thế nào, từ nhân lực cho tới doanh nghiệp, từ sản phẩm, cho tới thị trường và đồng thời họ cũng chiếm giữ, tiến chiếm, dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để gặm nhấm dần dần đất đai và biển đảo của chúng ta."

"Trong khi ấy lãnh đạo Việt Nam suốt ngày nói về đoàn kết ý thức hệ, nói về giữ hòa khí và lấy cớ đó ngăn dân không cho người dân phản ứng, không cho họ lên tiếng trước thứ chủ nghĩa thực dân mới mà ai cũng nhận thấy rõ," ông Phương đưa ra bình luận có tính chất ít nhiều như cáo buộc.

'Âm thầm gieo mầm'

Khi được hỏi liệu những nhà bất đồng xuất phát từ các cựu lãnh đạo, các đảng viên, các thành viên kháng chiến cũ nay có thể quá ít ỏi, yếu về tiếng nói và không có tương lai hay không, như một số ý kiến của giới chức chính quyền, ông Phương nói:

"Không nên lấy số lượng để tính, những tiếng nói bất đồng từ 30/4, từ thập niên 1986, 1990 ấy vẫn âm thầm nhưng họ đang làm được một việc rất quan trọng, các tiếng nói ngày càng nhiều, như các vị Lê Hiếu Đằng, Trần Quốc Thuận, rồi nhiều vị khác nữa...

"Đó là gieo mầm, họ gieo những mầm mống để một ngày có điều kiện, đất nước sẽ có sự đổi thay.

"Số lượng không nói lên điều gì then chốt, chính những người cộng sản ngày trước, những năm 1945 khi họ làm cách mạng chống Pháp, khi họ còn trong vị trí bị trị, họ chỉ có mấy ngàn đảng viên đấy thôi."

Nhà nghiên cứu cũng cho rằng phong trào đang lớn mạnh lên rõ rệt, với nội dung bất đồng, chỉ trích, đấu tranh ngày càng quyết liệt, không khoan nhượng và triệt để hơn, bất chấp các rủi ro bị đàn áp.

"Mà trấn áp người ta xong, bỏ tù người ta xong thì người ta ra tù lại phát biểu mạnh mẽ hơn, quả quyết hơn, cho người ta đi tù là càng cấp bằng, là càng phong thánh cho người ta chứ gì"
Lữ Phương

"Từ các phong trào ấy, rồi gần đây mở ra, nào là trang mạng Bauxite, những người ra kiến nghị về Thơ Trần Dần, nay phát triển rộng khắp với nhiều nhóm khác,

"Hiện tại phong trào kiến nghị sửa hay đổi Hiến pháp cũng đang rất mạnh mẽ, quyết liệt. Còn trấn áp ư, trấn áp ngày nay so với xưa chưa là gì,

"Mà trấn áp người ta xong, bỏ tù người ta xong thì người ta ra tù lại phát biểu mạnh mẽ hơn, quả quyết hơn, cho người ta đi tù là càng cấp bằng, là càng phong thánh cho người ta chứ gì," ông Lữ Phương nói.

Gần đây trong một phỏng vấn với BBC về phong trào bất đồng chính kiến và tranh đấu cho tự do dân chủ ôn hòa ở trong nước, một quan chức cao cấp trong ngạch đào tạo cán bộ lãnh đạo của Đảng cho rằng Đảng cộng sản Việt Nam hiện không có đối thủ vì đối lập quá yếu và mỏng.

Phản biện lại ý kiến này, nhà bất đồng chính kiến, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang nói rằng chính do bị chế áp bằng chuyên chính vô sản của chính quyền mà phong trào có thể bị yếu, mỏng, hay có lúc bị phân chia, nhưng nhìn chung vẫn đang vận động tiến lên và có triển vọng

Còn luật sư Nguyễn Văn Đài, cũng từ Hà Nội, thì nói Đảng đông quân số, lại nắm hết các lực lượng chuyên chính từ quân đội, công an, tới tòa án và toàn bộ bộ máy chính trị, cai trị, nhưng thiếu chính nghĩa.

Trong khi vẫn theo nhà hoạt động dân chủ này, các lực lượng tranh đấu vì dân chủ tuy yếu hay mỏng, nhưng lại có tương lai vì nắm trong tay chính nghĩa và được sự ủng hộ của người dân và các phong trào tiến bộ dân chủ quốc tế.
(BBC)

Bùi Tín - Đất nước cựa mình làm nên lịch sử

38 năm đã qua kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 lịch sử, «ngày hàng triệu người vui, hàng triệu người buồn», như nhiều người thường nói và thường nghĩ.

Đất nước bước vào thế kỷ mới - thế kỷ XXI - được hơn mười năm.

Tình hình hiện nay của đất nước ra sao? Đáng vui hay đáng buồn ? Rất nên là vấn đề giao lưu, tranh luận, đối thoại. Nhất là với các anh chị em tự khẳng định là «những công dân tự do» đang vẫy gọi nhau đến dự cuộc họp dã ngoại công khai ngày 5 tháng 5 tới ở Hà Nội, Sài Gòn, Nha Trang, có thể cả ở Đà Nẵng và Huế.

Với bài viết này, tôi xin được góp phần nhỏ bé của mình vào cuộc họp dã ngoại ấy ở trong nước, rất mong được các bạn trẻ bên nhà giúp tán phát và nếu có thể cho một vài hồi âm.

Đảng Cộng sản VN năm nay đang ở trong trạng thái nào? Đây là vấn đề rất nên luận bàn cho ra lẽ vì đảng CS tự nhận là lực lượng duy nhất cầm quyền hiện nay, và đang cố giữ khư khư Điều 4 của Hiến pháp như lá bùa hộ mệnh của mình, khi chính họ thừa nhận rằng niềm tin của nhân dân đối với đảng đã sa sút tệ hại do toàn đảng đã suy thoái một cách thảm hại không sao kìm hãm nỗi.

Điều trên đây, ai cũng thấy, và thấy quá rõ. Trong chiến tranh, do bị cách ly với thế giới, lại do bị tuyên truyền kiểu nhồi nhét một chiều, người dân thường bị đảng mê hoặc, coi đảng CS là «đảng ta», coi chế độ độc đảng là «chế độ ta», đồng hóa đảng CS với nhân dân và dân tộc. Nay thì không còn gì như trước nữa. Người dân thường nay gọi đảng CS là «họ», là «các ổng», có khi «là bọn chúng», «bọn họ», là «chúng nó», khác hẳn thời nhẹ dạ cả tin ngày xưa. Mà chính lãnh đạo đảng CS cũng xa rời nhân dân, coi nhân dân là kẻ thù, cắt cầu rút ván với trí thức, với nông dân, với tuổi trẻ, với lao động, với bà con các tôn giáo, không thèm giao lưu, đối thoại.

Thật ra đảng CS còn mất đi nhiều điều lắm, không phải chỉ mất có niềm tin mà còn là sự tin yêu, yêu thương, quý trọng, thân thiết, tin tưởng tuyệt đối. Cũng không phải là tâm lý sợ hãi, mà còn là sự tin cậy, tình cảm mến thương cao quý đến độ thiêng liêng. Xưa kia do bộ máy tuyên huấn với hệ thống loa phường ra rả rót mật vào tai mỗi người dân từ mờ sáng đến nửa đêm, cổ vũ tệ sùng bái cá nhân, sùng bái đảng.

Ngày nay, thay vào đó là sự giận dữ pha đậm sự khinh bỉ. Giận dữ vì biết rõ đó là những con sâu, bầy sâu ăn bẩn tài sản của nhà nước, ăn cắp của mỗi người dân, của chính gia đình và bản thân mình. Khinh bỉ vì nhân cách thấp, thiếu tự trọng của họ do họ tự phơi bày. Ở cấp lãnh đạo cao nhất, các nhân vật tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch Quốc hội cũng kình địch nhau, lườm nguýt nhau, dùng các chữ X, Y, Z để gọi, ám chỉ nhau, chơi xấu nhau bằng các đòn ngầm… đều là những hiện tượng cực hiếm xưa nay.

38 năm sau cái gọi là «Toàn thắng, Giải phóng và Thống nhất» trong say sưa ngây ngất của đảng CS, nay chỉ còn lại niềm chua chát về sự suy thoái của đảng, về tình trạng mất niềm tin của nhân dân, nỗi lo sợ được thổ lộ công khai về sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa trước sự thức tỉnh và phẫn nộ của đông đảo nhân dân.

Trong và ngoài nước đều có những nhận định mới, chưa từng có, về tình trạng hiện tại của đảng CS. Nào là đảng CS Việt Nam đang cố tồn tại. Đảng CS không tự lột xác thì sẽ bị lột xác. Đảng CS đang phá sản về mọi mặt. Chỉ riêng việc tạo nên núi nợ khổng lồ hơn 120 tỷ đôla để chia chác với nhau, để các đời con cháu è cổ ra trả, các quan chức cao nhất hiện nay rồi sẽ phải trả lời trước Tòa án tối cao của dân tộc một ngày không xa. Đảng CS VN đang đứng trước nguy cơ sụp đổ, nguy cơ phá sản, nguy cơ giải thể không sao tránh khỏi. Đảng CS VN đang đi đến bước đường cùng, đi theo số phận của đảng CS Liên Xô, các đảng CS Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung, Rumania, Bulgaria, Nam Tư, Mông Cổ, CHDC Đức, để nằm chung một nghĩa địa CS quốc tế.

Ngược với đà đi xuống không sao gắng gượng nổi của đảng CS, cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ, nhân quyền của nhân dân ta đang phát triển bất chấp sự đàn áp khốc liệt của Bộ Chính trị với công cụ là bộ máy cảnh sát được hưởng nhiều bổng lộc kết hợp với các nhóm xã hội đen.

Nhiều hiện tượng và sự kiện chưa từng có đã liên tiếp xuất hiện, nói lên sự phát triển không gì kìm hãm nổi của lực lượng đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Trước kia có người cho rằng hãy chờ cho có đời sống kinh tế khá lên đã rồi sẽ đòi tự do dân chủ sau. Rằng lúc ấy đảng CS sẽ có lòng tốt trả lại tự do cho dân theo kiểu xin - cho. Trước đây, nhiều người cho rằng ký kiến nghị, ký tuyên ngôn, tuyên bố làm gì, không có tác dụng khi chính quyền độc đảng tỏ ra ù lỳ, ngoan cố. Nay đã có đồng thuận, phải đấu tranh ôn hòa nhưng kiên trì, quyết liệt, phải bằng nhiều biện pháp khác nhau, không bỏ sót một biện pháp nào, phối hợp trong và ngoài nước, phối hợp trong nước và các thế lực dân chủ nhân quyền quốc tế, coi các hình thức ra tuyên bố, tuyên ngôn, kiến nghị là những hình thức tập hợp lực lượng, liên kết phong trào, đoàn kết nội bộ, bảo vệ lẫn nhau, rất có hiệu quả và tác dụng, làm thế lực độc đoán rất e ngại.

Từng lực lượng, từng khu vực, từng giới, từng địa phương đang liên kết trong một mặt trận rộng lớn gồm từ cụ già 95 tuổi như lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho đến các cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên, Nguyễn Trang Nhung, Đỗ Thúy Hường; từ nhà báo dân chủ Phạm Chí Dũng của lề phải đến nhà báo Đặng Chí Hùng trên lề trái; từ đảng viên bỏ đảng Nguyễn Chí Đức đến cựu nhân sỹ mặt trận giải phóng Lê Hiếu Đằng; từ các luật sư và luật gia hiểu rõ luật pháp và chế độ pháp trị dân chủ đến các nhà kinh doanh vừa và nhỏ bị kinh tế quốc doanh của đảng CS chèn ép và bóp chết hàng loạt - rõ ràng lực luợng đấu tranh đang phát triển khá nhanh, khá rộng khắp, không còn lẻ tẻ như mươi năm trước.

Khi kiến nghị về Bô-xít đạt hơn 3 ngàn chữ ký đã là khá đông thì Tuyên bố về sửa đổi hiến pháp gần đây vọt lên đến 16 ngàn. Yêu cầu then chốt nhất, được coi là nhạy cảm nhất là yêu cầu chuyển toàn hệ thống từ độc quyền đảng trị sang hệ thống pháp trị đa đảng đa nguyên đang lan rộng, thu hút cả đông đảo đảng viên CS, trong đó có cả nhiều đảng viên lão thành, trí thức có uy tín và ảnh hưởng lớn, am hiểu thời thế, thật lòng yêu nước, thương dân.

Vậy thì làm sao năm nay nhân ngày 30/4 các chiến sỷ dân chủ, những công dân tư do lại cho phép mình buồn được. Hãy nhường hẳn cái buồn ấy cho những người như ông Nguyễn Khoa Điềm, từng qua 2 khóa Bộ Chính trị, nay nghỉ hưu, vừa gửi cho mạng Quê Choa mà ông từng đe nẹt, bài thơ nhan đề là «Những năm tháng buồn». Bài thơ là một tiếng thở dài não nề từ một nhân vật từng thét ra lửa, 1 trong 14 vị vua tập thể ngự trị hơn 10 năm, từng bịt miệng báo, đài, blogger, internet, từng tống ngục hành hạ lên án tướng Trần Độ, các ông Vi Đức Hồi, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn.

Cái nỗi sợ cường quyền lưu cữu như một nghiệp chướng truyền đời nay đã đổi ngôi. Các ngài nguyên uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên ủy viên Trung ương nay đã biết sợ. Họ sợ ai? Họ sợ lớp lớp dân oan, lớp lớp nông dân vốn trong hàng ngũ liên minh công nông của họ bị họ phản bội; họ sợ từng từng lớp lớp trí thức sinh viên tỉnh dậy đòi phế bỏ cái dự thảo hiến pháp vô duyên ‘thay hàng trăm chỗ để không thay gì cả’; họ sợ các cô gái Nguyễn Hoàng Vy, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Phan Thanh Nghiên vẫy gọi bạn bè gặp gỡ nhau trong các cuộc dã ngoại để trao đổi tự do về mọi chuyện trên đời; họ hoảng lên khi thấy các kiến nghị, tuyên bố của các nhóm trí thức tự do đã vựợt xa 2 ngàn, 3 ngàn, để vọt lên 8 ngàn, 10 ngàn, nay là 16 ngàn, Vậy thì phải cần bao nhiêu công an để triệu tập số người ấy tới để làm việc, và cần xây thêm bao nhiêu buồng giam, trại giam để nhốt và cách ly số «phần tử nguy hiểm» ấy?

Vậy thì 30/4 năm nay, mỗi người dân Việt nặng lòng với độc lập, với quyền làm Người, với quyền tự do, dân chủ của nhân dân không có một lý do gì để buồn rầu cả.

Theo tôi ngày 30/4 năm nay là ngày vui, rất đáng vui, ngày để lạc quan, hướng đến tương lai, một tương lai tươi sáng do dấn thân của mọi tiềm lực của dân tộc, của trí thức, của tuổi trẻ, của phụ nữ nước ta, của bà con các tôn giáo luôn lấy cái Thiện, cái Cao Cả, Lẽ Phải làm tôn chỉ. Một cuộc xếp sắp lại lực lượng phá và lực lượng xây đang diễn ra trên quy mô cả nước.

Bạn có nghe thấy tiếng cựa mình của đất nước đang làm nên Lịch sử mới hay không. Xin lắng nghe và vào cuộc bạn nhé.

Đó là kết quả của 38 năm bền bỉ đấu tranh, phơi bày sự tráo trở, mỉa mai, hỗn xược của mỹ từ «giải phóng», để cuối cùng «người thắng cuộc» cuối cùng không phải là đảng Cộng sản với cái học thuyết Mác Lê đã phá sản tuyệt đối trước lịch sử loài người, đảng đã đổ đốn đang tàn phá quê hương, sắp bị đào thải. Người thắng cuộc cuối cùng là nhân dân, là dân tộc Việt Nam chúng ta.

 * Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Trần Vinh Dự - Trách nhiệm của chuyên gia kinh tế

30.04.2013
Một trong những diễn biến thú vị của Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân vừa diễn ra là việc tranh luận xung quanh cái gọi là vai trò của các chuyên gia đối với các quyết sách của chính phủ cũng như trách nhiệm của họ với đất nước.

Nói theo cách nói của ông Bùi Trinh, chuyên gia của Tổng cục Thống kê, người tin rằng sự phát triển dài hạn của nền kinh tế phải dựa trên chính sách trọng cung, trong khi nhiều chuyên gia lại gây sức ép với Chính phủ để điều hành theo hướng tổng cầu, thì “nền kinh tế đất nước bị thế này có đóng góp không nhỏ của các chuyên gia, nhà kinh tế” và “các chuyên gia phải có trách nhiệm với nền kinh tế đất nước”.

Còn nói theo cách nói của tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, viện phó Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, người cho rằng giới chuyên gia nói theo cảm tính cũng nhiều, thì “tất cả mọi phân tích về chính sách phải chuẩn mực chứ không thể chỉ nói theo ý của mình”, “chúng ta phê phán Chính phủ ngập ngừng này kia trong tái cơ cấu kinh tế, có lẽ cũng có phần của chuyên gia chúng ta” và “bối cảnh kinh tế hiện nay có phần của chuyên gia”.

Không chỉ trong khuôn khổ của diễn đàn này, ở nhiều nơi, nhiều chỗ, khi nói về các nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng hiện nay, đã có nhiều người quy trách nhiệm cho các chuyên gia kinh tế. Có thật là các chuyên gia kinh tế là những người góp phần tạo nên cuộc khủng hoảng hiện nay và họ phải chịu trách nhiệm về các hậu quả này hay không? Để trả lời câu hỏi này, phải quay lại bản chất của kinh tế học là gì và việc ứng dụng nó trong thực tế như thế nào.

Bản chất của kinh tế học

Trước hết phải nói rằng nền kinh tế của Việt Nam hôm nay không còn là nền kinh tế của 30 năm trước. Các lý thuyết và kinh nghiệm về quản lý kinh tế trong một nền kinh tế chỉ huy không còn chút giá trị đáng kể nào trong một nền kinh tế thị trường. Kinh tế học ở đây được hiểu là khoa học kinh tế nghiên cứu về nền kinh tế thị trường. Nó khởi đầu bằng các cố gắng giải thích các hiện tượng diễn ra trên thị trường mà nhìn có vẻ như mang tính quy luật.

Các nhà kinh tế học trước đây, và cho tới tận bây giờ, đều đưa ra các lý thuyết dựa trên việc khái quát hoá các hiện tượng quan sát được. Để nghiên cứu, họ phải dựa trên các giả định, phải đưa ra các công cụ phân tích logic, toán học, và khoa học định lượng để giải thích và dự đoán.

Cùng một vấn đề, nhưng có nhiều cách nhìn rất khác nhau giữa các nhà kinh tế. Một thí dụ “vỡ lòng” trong kinh tế học là câu chuyện thị trường phản ứng nhanh hay chậm đối với một thay đổi trong chính sách. Có hai trường phái lớn có cách nhìn khác nhau về việc này, đó là trường phái cổ điển (sau này là trường phái tân - cổ điển), và một trường phái khác là trường phái Keynes. Thí dụ, cùng một chuyện nhà nước in tiền trong điều kiện nền kinh tế đang có tỷ lệ thất nghiệp thấp, các nhà kinh tế cổ điển cho rằng nó chỉ dẫn đến lạm phát vì thị trường sẽ hầu như ngay lập tức điều chỉnh. Trong khi đó, trường phái Keynes cho rằng thị trường cần thời gian để điều chỉnh, vì thế trong ngắn hạn, tăng cung tiền dẫn đến tăng công ăn việc làm và tổng sản lượng của nền kinh tế.

Những nhà kinh tế học theo trường phái Keynes luôn cổ vũ cho sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế. Vì thế nhiều khi họ còn được gọi là trường phái can thiệp. Cho đến giờ, vẫn có rất nhiều nhà kinh tế học lớn của thế giới là những đệ tử nhiệt thành của trường phái này. Paul Krugman, khôi nguyên giải Nobel kinh tế năm 2008, là một người như vậy. Ông liên tục cổ suý cho sự can thiệp hết sức mạnh mẽ của nhà nước vào nền kinh tế kể từ năm 2008 trở lại đây, đặc biệt là việc thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng hết cỡ (lãi suất bằng không) và tăng chi tiêu của chính phủ để cứu nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng.

Đối ngược lại là các nhà kinh tế học theo trường phái cổ điển, họ cổ vũ cho một thị trường tự do, tự điều chỉnh, giảm can thiệp của nhà nước. Trong khoảng vài năm trở lại đây, trường phái này có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống các chính sách gọi là austerity (thắt lưng buộc bụng) vốn được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước. Quan niệm của họ là thị trường có thể tự điều chỉnh. Nhà nước chỉ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng khi tăng chi tiêu (và vì thế gánh nặng nợ công thêm chồng chất) và nới lỏng tiền tệ (dẫn tới lạm phát).

Tiếp cận cùng một vấn đề, nhưng kinh tế học lại đưa ra nhiều cách giải thích khác nhau, nhiều mô hình hay lý thuyết khác nhau. Nhiều khi các lý thuyết này lại dẫn tới những khuyến nghị về chiến lược hoàn toàn trái ngược nhau. Vì thế, dù được gọi là một khoa học, nó thường không cho người ta một đáp án duy nhất. Chuyện tranh luận, thậm chí cãi cọ, giữa các nhà kinh tế về một khuyến nghị chiến lược (dù là cho nhà nước hay cho doanh nghiệp) là chuyện hết sức bình thường.

Nói như vậy không có nghĩa kinh tế học là một thứ khoa học vô dụng. Kinh tế học cung cấp cho mọi người các công cụ để tư duy. Người ta có thể xuất phát từ niềm tin khác nhau, và vì thế có các giả định khác nhau. Nhưng khi đã có hệ thống các giả định này, cũng giống như các nguyên liệu đầu vào của một nhà máy, nó sẽ ra một loại thành phẩm nhất định. Quy trình này là một quy trình khoa học. Vì thế, nó ngăn ngừa sự tuỳ tiện trong tư duy và trong ra quyết định.

Giới chuyên gia kinh tế ở Việt Nam

Khác với nhiều nước có truyền thống nghiên cứu kinh tế học, Việt Nam thiếu vắng những nhà kinh tế chuyên nghiên cứu lý thuyết. Các chuyên gia kinh tế ở Việt Nam phần nhiều là các chuyên gia thực hành – tức là những người tìm cách ứng dụng các học thuyết kinh tế vào đời sống, thí dụ như tư vấn chính sách, làm chiến lược, hoặc thực hiện các chương trình nghiên cứu thực nghiệm nhất định.

Đội ngũ chuyên gia này của Việt Nam ban đầu được hình thành từ các công chức làm việc trong các cơ quan quản lý, các Bộ, các viện nghiên cứu, và các trường đại học của nhà nước. Trên nguyên tắc, các chuyên gia này không phải là các chuyên gia độc lập. Họ là một phần của bộ máy hành chính được kỹ trị hóa. Lập trường, định hướng, và phát ngôn của họ không thể tách rời khỏi vai trò của cơ quan nơi họ làm việc.

Đội ngũ này được nhà nước tuyển dụng để tham mưu cho nhà nước trong các quyết sách về kinh tế, thậm chí một số (ít) người còn được bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng có quyền lực ban hành các chính sách. Trách nhiệm của họ, dù là đứng dưới góc độ trực tiếp ra quyết định hay dưới góc độ tham mưu, cũng là để giúp nhà nước điều hành nền kinh tế có hiệu quả hơn. Vì thế, khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, họ cũng có một phần trách nhiệm.

Gần đây đã bắt đầu xuất hiện nhiều hơn các chuyên gia có thể coi là độc lập. Họ là các quan chức đã nghỉ hưu, giảng viên các trường đại học tư thục, nhân viên các công ty hoặc tổ chức tư nhân, và một số chuyên gia và giáo sư Việt Nam ở nước ngoài. Con số này còn khá ít ỏi và họ cũng không được tiếp cận nhiều đến các nguồn thông tin hoặc số liệu quan trọng của nhà nước. Họ cũng không được tham gia nhiều vào các chương trình hoặc các dự án của nhà nước. Mặc dù có thể xuất hiện nhiều trên báo chí hay diễn đàn, họ không phải là những người thực sự có ảnh hưởng tới các quyết sách của bộ máy hành chính.

Tuy thế, các chuyên gia độc lập lại có một vai trò quan trọng. Đó là phản biện chính sách. Những người phản biện khác với những người làm chính sách ở chỗ họ không nhất thiết phải đưa ra các đề xuất hoàn chỉnh như người làm chính sách, mà họ sẽ tập trung hơn vào việc chỉ ra các chỗ sai lầm trong các đề xuất hay dự thảo của những người làm chính sách. Nói nôm na, họ không cần phải đẻ ra trứng gà nhưng có thể chỉ ra quả trứng nào ung, quả trứng nào không.

Những ý kiến phản biện có cần thiết hay không? Đương nhiên là cần thiết vì nó giúp công chúng, những người làm chính sách, và những người ra quyết định có thêm một góc nhìn mới.

Người phản biện có cần phải có tinh thần trách nhiệm cao hay không? Đương nhiên là cần. Trên thực tế, những người phản biện sẽ phải chịu rủi ro về uy tín cá nhân khi đưa ra những ý kiến ngây thơ, sai lầm, hoặc lập luận thiếu thực tế. Tuy nhiên, những người phản biện thường không được trả công để phản biện chính sách. Vì thế không thể quy lỗi cho họ khi phản biện sai. Nếu quy trách nhiệm với các ý kiến phản biện, thì cuối cùng sẽ không có ý kiến phản biện nữa.

Như đã nói ở trên, bản chất của kinh tế học là sự đa dạng. Kinh tế học hiếm khi đưa ra một đáp số duy nhất cho một vấn đề cụ thể. Vì thế, việc tồn tại các lập trường khác nhau, các đề xuất khác nhau, các ý kiến khác nhau giữa các nhà kinh tế trên mỗi vấn đề đang gặp phải của nền kinh tế là chuyện đương nhiên. Vai trò của các nhà chính trị là trên quan điểm và lập trường của mình, phải xây dựng được bộ máy trên cơ sở tuyển trọn những nhà kinh tế phù hợp nhất với công việc mà nhà chính trị cần phải thực hiện.

Sẽ luôn có những ý kiến phản biện, thậm chí gay gắt, với lập trường và chính sách của nhà nước. Điều đó là rất cần thiết và phải được khuyến khích. Không thể coi việc có nhiều ý kiến trái chiều là việc làm cho bức tranh thêm rối, mà đó là sự đa dạng làm cho bức tranh thêm đẹp. Càng có nhiều luồng ý kiến khác nhau thì những người ra quyết định càng có thông tin và lựa chọn khi ra quyết định.Trách nhiệm cuối cùng thuộc về các nhà chính trị và bộ máy mà các nhà chính trị này tuyển chọn chứ nó không thuộc về những người phản biện đứng ngoài bộ máy nhà nước trừ chính uy tín cá nhân của người phản biện.

* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

'Người lao động VN chịu nhiều sức ép'

Người lao động VN
Việt Nam có nguồn lao động trẻ nhưng nạn thiếu việc cũng đang tăng

Sau Quốc tế Lao Động 1/5, người làm công Việt Nam sẽ quay trở lại đời sống với những mối lo toan, từ cố đảm bảo thu nhập tối thiểu tới tìm kiếm được việc làm trên thị trường nhiều cạnh tranh.

Trao đổi với BBC hôm thứ Ba, một nhà tâm lý học về việc làm từ Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng mặc dù nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ, các thách thức mà người lao động đang đương đầu trên thị trường lao động hiện có chiều hướng gia tăng.

Chuyên gia không muốn tiết lộ danh tính nói:

"Không chỉ người lao động Việt Nam mà người lao động trên toàn cầu hiện đang đương đầu với nhiều thách thức khác nhau. Đặc biệt vấn đề suy thoái của nền kinh tế, vấn đề cắt giảm ngân sách của chính phủ.

"Ở Việt Nam cũng vậy, trong vài năm gần đây nền kinh tế phát triển chưa được như mong muốn, do đó vấn đề việc làm, vấn đề thu nhập cũng như các căng thẳng khác đang là những nỗi lo thường trực đối với người lao động

"Có xu hướng ở Việt Nam hiện nay, dường như khá phổ biến là không phải với một công việc là có được thu nhập đảm bảo, mà nhiều người phải làm đồng thời các công việc khác nhau.

"Cái này không phải chỉ với lao động phổ thông đâu, mà ngay cả các lao động công sở, giới trí thức hàng ngày cũng phải làm thêm, làm nhiều việc và điều này đã trở nên rất phổ biến tới mức người ta cho là bình thường."

'Căng thẳng tâm lý'


"Khi những vấn đề liên quan tới sức mua của đồng tiền sút giảm hay sự tăng vọt của giá cả so với mức tăng thu nhập cũng làm cho mọi người lo lắng hơn và có thể nói là mọi người đang có nhiều mối lo"
Chuyên gia tâm lý học

Tuy nhiên từ góc độ tâm lý học chuyên gia cho rằng các áp lực chạy đua theo các công việc nhằm đảm bảo thu nhập cá nhân với người chưa có gia đình, hoặc để lo toan cho cuộc sống của các thành viên trong gia đình, trong thời buổi 'thóc cao gạo kém,' lạm phát, giá cả thất thường, có thể tạo ra các nguy cơ về căng thẳng tâm lý, với stress đi từ môi trường công việc đi vào không gian gia đình, và ngược lại.

Chuyên gia nhận xét: "Trong thời gian gần đây, vấn đề lương tối thiểu mà chính phủ đã phải xem xét đã ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của người lao động nói chung.

"Khi những vấn đề liên quan tới sức mua của đồng tiền sút giảm hay sự tăng vọt của giá cả so với mức tăng thu nhập cũng làm cho mọi người lo lắng hơn và có thể nói là mọi người đang có nhiều mối lo."

"Nỗi lo làm sao có được việc làm, nỗi lo làm sao giữ được công việc đó, nỗi lo để làm sao đảm bảo có thu nhập đảm bảo cho cuộc sống gia đình."

Gần đây, truyền thông trong nước cũng nêu vấn đề thiếu phù hợp giữa tăng mức thu nhập tối thiểu của người lao động với ngưỡng nhu cầu tối thiểu của họ, có báo còn so sánh mức tăng này với hình ảnh ' Bấm rùa bò.'

Nhà tâm lý học cho rằng đối tượng đang chịu nhiều căng thẳng nhất, với nhiều lo lắng nhất hiện nay thuộc về nhóm công nhân là chính.

"Thực ra đối với những người làm công, những công nhân làm việc trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, thì nỗi lo về thu nhập là một điều rất lớn,

"Thu nhập của nhóm này luôn bị thách thức, còn nhóm công sở thì lại phải quan tâm tới các vấn đề khác như đảm bảo chi phí cho học hành của con cái và nhiều chi phí khác."

Lương thấp, thất nghiệp


"Chính những khó khăn trong nền kinh tế cũng làm cho người lao động thêm phần băn khoăn lo lắng, tạo ra áp lực với mọi người trong quá trình lao động như hiện nay"
Chuyên gia tâm lý học

Về vấn đề lương tối thiểu và bên cạnh đó là nguy cơ thất nghiệp trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và khu vực vừa trải qua suy thoái, chuyên gia nhận xét:

"Mặc dù nhà nước đã có những điều chỉnh, tuy nhiên trên thực tế mức lương tối thiểu một nguồn của thu nhập tối thiểu vẫn luôn thấp hơn so với yêu cầu trên thực tế của nhiều người lao động.

"Bên cạnh đó đúng là thất nghiệp là một nỗi lo rất nhiều đối với những người lao động nói chung. Nền kinh tế Việt Nam hiện đã gắn rất nhiều với nền kinh tế thế giới,

"Những người lao động trong các lĩnh vực liên quan xuất khẩu, hay những dịch vụ hỗ trợ cho các ngành công nghiệp của nước ngoài, chắc chắn bị ảnh hưởng theo.

"Chính những khó khăn trong nền kinh tế cũng làm cho người lao động thêm phần băn khoăn lo lắng, tạo ra áp lực với mọi người trong quá trình lao động như hiện nay."

Báo trong nước cũng phản ánh thách thức và ảnh hưởng từ lương tối thiểu tới lo toan đời sống thường nhật của một bộ phận lao động, phản ánh việc một số người làm công ăn lương đã phải " Bấm dứt áo ra đi" vì thu nhập không bảo đảm.

'Điều kiện xuống cấp'


"Những vấn đề này cần phải được nhà nước quan tâm và với các sai phạm phải xử lý nghiêm, không nên để tạo thành các tiền lệ gây tác động xấu tới sức khỏe, tâm lý của người lao động"
Nhà tâm lý học

Nhân dịp 1/5, chuyên gia cũng lưu ý về quan ngại về suy giảm điều kiện lao động, xuống cấp về môi trường, Bấm an toàn lao động, từ điều kiện giờ giấc tới các yếu tố khác như dinh dưỡng, nghỉ ngơi... ở nhiều cơ sở lao động, doanh nghiệp đang không đảm bảo được các chuẩn mực tối thiểu.

"Những vấn đề này cần phải được nhà nước quan tâm và với các sai phạm phải xử lý nghiêm, không nên để tạo thành các tiền lệ gây tác động xấu tới sức khỏe, tâm lý của người lao động, cũng như ảnh hưởng tới môi trường xã hội, khi các căng thẳng trở thành các hiện tượng tâm lý tập thể, phức tạp."

Các nhà luật pháp ở Việt Nam cũng đang đặt vấn đề cần sửa luật nhằm điều chỉnh điều kiện lao động, đặc biệt là tiền lương, để giúp giảm các phản ứng tập thể của người lao động như đình công, bỏ việc vốn không còn là hiện tượng hiếm hoi ở nhiều địa phương.

Truyền thông trong nước cũng phản ánh tình trạng xuống cấp đáng báo động trong đảm bảo điều kiện sức khỏe của công nhân, thậm chí có báo gọi hiện tượng này là ' bần cùng hóa'.

'Khoảng cách nam nữ'


"Khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ ngày càng tăng ở Việt Nam, trong khi tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động trong nước ở mức cao so với thế giới"
Tổ chức Lao động Thế giới

Trong một trao đổi trong tháng Tư với BBC, Tiến sỹ Đỗ Thiên Kính từ Viện Xã hội học cho hay trong tháp phân tầng xã hội hiện nay, nhóm công nhân cổ xanh và nhóm lao động phổ thông đang nằm ở khu vực "bấp bênh" và cận đáy.

Báo chí trong nước dịp 1/5 năm nay cũng phản ánh nguyện vọng muốn được cải thiện đời sống của người lao động, một điều mà chính phủ, cộng đồng, và nhiều doanh nghiệp được cho là đã đang tìm hướng giải quyết.

Trong khi đó, so sánh giữa lao động nam và nữ vào thời buổi thu nhập đang là thách thức với nhiều lao động, một báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hồi tháng 3/2013 cho hay lao động nữ có thu nhập ít hơn đồng nghiệp nam giới trên cùng một vị trí và nội dung công việc.

"Khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ ngày càng tăng ở Việt Nam, trong khi tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động trong nước ở mức cao so với thế giới," báo cáo của ILO nói.

Còn theo số liệu năm 2011 của Tổng cục thống kê, thu nhập của nữ thấp hơn nam giới 13%, trong khi một khảo sát tiền lương trong các doanh nghiệp do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện năm 2012 cũng cho thấy lương của nữ công nhân ít chỉ bằng 70-80% các đồng nghiệp nam.
(BBC)

Bằng cách nào, họ đến được đất tự do? (phần 2)

Biến cố 30 Tháng Tư năm 1975 làm thay đổi vận mệnh cả dân tộc Việt Nam. Cũng từ đây, lịch sử hiện đại Việt Nam phải ghi nhận thêm một sự kiện đau đớn của dân tộc khi hàng triệu người dân chấp nhận làm thân phận của kẻ ly hương, rứt ruột rời xa gia đình, xa xóm làng, xa tất cả những gì thân quen nhất để tìm đường đến đất tự do.
Không thể quên
 
Chuyến ra đi của mỗi người là một câu chuyện rất riêng, không ai giống ai, nhưng tất cả đều là một hành trình không quên trong cuộc đời của họ, dù thời gian hơn 30 năm đã trôi qua.
Sơn Trần, một kỹ sư điện toán đang sống tại San Jose, miền Bắc California, đặt chân đến phi trường Los Angeles vào một đêm mùa thu năm 1984, cũng không quên 3 chuyến vượt biên của mình khi đang còn là sinh viên đại học Bách Khoa Sài Gòn.
Sơn kể dưới sự móc nối của ba má anh từ miền Trung ra Vũng Tàu, anh vượt biên năm 1983, lúc đang học đại học bách khoa ở Sài Gòn.

image.jpg
Một người tị nạn Việt Nam đã cố gắng tự tử để chống lại lệnh hồi hương, được cảnh sát kéo đi tại một trại tị nạn ở Philippines hôm 17/3/1995 - AFP photo
Không kể vài lần xuống nhà tay tổ chức nằm cả đêm rồi sáng hôm sau lại mò về thành phố vì bị “bể” thì lần vượt biên thành công là lần thứ 3, sau 2 lần thực sự bước lên tàu rồi quay về. Cả ba lần anh đều đi ở Bà Rịa.
Theo lời anh Sơn, một lần tàu chạy ra khỏi cửa biển Vũng Tàu nửa ngày rồi phải quay trở lại vì tàu vô nước và tay tài công đầy kinh nghiệm không chịu đi tiếp vì biết chắc là đi là chết.
Một lần khác khi anh đã trèo lên tàu và tàu rời bãi nhưng 'dân đi hôi' bám theo bát nháo quá khiến người tài công sợ, ôm la bàn nhảy xuống lội vô bờ chạy trốn. Anh Sơn cùng với những người còn lại trên tàu cũng chạy tán loạn.
Lần đó trời gần sáng anh mò lên đường cái đón xe đò Bà Rịa về lại Sài Gòn mà túi không có một đồng. Người lơ xe ngó thấy anh chân và ống quần bết bát bùn biết ngay là dân vượt biên không thành. Người lơ xe thấy tội nghiệp nên kêu anh trèo lên nóc xe ngồi.
Tuy nhiên, anh Sơn cho rằng số anh hên, đi lên đi xuống Sài Gòn-Bà Rịa-Vũng Tàu nhiều lần vậy mà không lần nào bị tóm.
Lần vượt biên cuối cùng cũng như mơ.
Qua mấy ngày lênh đênh trên biển mửa thốc mửa tháo tới mật xanh, rồi thì tàu cũng ra tới hải phận quốc tế và được tàu hàng Pháp đi ngang bắt gặp vớt vô Singapore.
Sơn ở Singapore hơn 3 tháng, được đưa qua Galang Indonesia học Cultural Orientation 6 tháng, rồi được đưa về lại Singapore để đi Mỹ vì có người anh bên Mỹ bảo lãnh.
Sơn Trần tâm sự:
“Tôi bước xuống LAX một đêm Mùa Thu năm 84. Anh chị tôi đi đón. Trời bên ngoài tối đen nhưng đèn đường và đèn xe sáng rực. Tôi biết cuộc đời sẽ thay đổi khá hơn từ đó, vì dù bóng đêm có bao phủ cả bầu trời nhưng đây đó vẫn có những bóng đèn đường rọi sáng những bước chân dọ dẫm làm lại cuộc đời, và nhất là mình biết chắc ngày mai bình minh sẽ trở lại.”
Nếu như hầu hết những người liều mình đi tìm hai chữ “tự do” không thể rời Việt Nam từ thời điểm 30 Tháng Tư thì phần lớn đều chọn con đường vượt biên, bất chấp mọi hiểm nguy. Nhưng với ông Franklin Đắc Nguyễn, cư dân thành phố Anaheim ở miền Nam California, thì câu chuyện tị nạn cộng sản của ông khi đang là bộ đội đóng quân tại Battambang ngay sát biên giới Cambodia và Thái Lan, cũng khiến người ta phải suy nghĩ.
“Từ phi trường Phụng Dục, Buôn Mê Thuột, nhóm chúng tôi được lệnh không vận bằng những chuyến bay thổ tả thời Liên Xô xưa cũ để lại. Cứ thế sau vài giờ bay, chúng tôi đã có mặt tại Siem Reap vào đầu mùa mưa cuối Thu 1979. Cả một thệ hệ tuổi trẻ của chúng tôi 18, 19 tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, nhưng 'sinh Nam tử Camp' thì cầm chắc trong tay. Biết thì biết thế, nhưng chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác hơn!
Những ngày sống trên đất Miên là những ngày chúng tôi bị bủa vây bởi sự chết chóc, lo sợ, kinh hoàng. Sống trong cảnh màn trời chiếu đất nơi rừng thiêng nước độc, ngày chiến đấu, đêm về di động, hoán chuyển vị trí. Chúng tôi có cảm tưởng mình như loài thú hoang ghẻ lạnh, sống lây lất bên lề xã hội chờ ngày Chúa Phật gọi về.”
Theo ông Franklin, tình hình chiến sự mỗi ngày một căng thẳng, ông lại được điều động về Battambang, sát biên giới Thái, nơi trận chiến đang xảy ra khốc liệt. Nhóm của ông tất cả 7 người đồng lòng với quyết định táo bạo là cố tìm sự sống trong cái chết đang rình rập đợi chờ. Mọi người tự nguyện ra đầu thú với nhà chức trách Thái Lan sau một ngày đêm băng rừng vượt suối trực diện với nhiều hiểm nguy bên mình. Đến được đồn lính biên phòng của người Thái là họ đã biết mình bước những bước đầu tiên đến đất tự do.
Ông Franklin nhớ lại:
“Cả một khu vực biên giới Thái-Miên náo động lên vì sự xuất hiện của chúng tôi, cả hai bên đều ngần ngại, sợ, nghi ngờ nhận diện lẫn nhau. Họ bắt buộc chúng tôi, ngay lập tức trở lại biên giới để vứt bỏ những vũ khí mà chúng tôi lỡ mang theo để phòng thân và quay trở lại gặp họ điều tra tiếp.
Sau vài tuần thanh lọc, điều tra và với lòng thành tâm, thiện chí của chúng tôi, họ đã liên lạc với ủy ban Liên Hợp Quốc nhờ can thiệp và giúp đỡ, hợp thức hóa ý nguyện của chúng tôi.
Trong một thời gian ngắn, 7 đứa chúng tôi đã thay da, lột xác trở thành người tị nạn cộng sản như vài ngàn người Việt, Miên, Lào hòa mình trong trại tị nạn NW9, cạnh biên giới Thái-Miên, chờ ngày nhận lãnh đi một đệ tam quốc gia.
Tất cả 7 đứa chúng tôi đồng lòng xin đi Mỹ định cư dù thời gian phải chờ đến thiên thu cũng chấp nhận.”
Nhưng ông Trời không phụ lòng người có kiên trì chờ đợi, chỉ chừng sáu tháng sau đó, tất cả 7 người trong nhóm ông Franklin được chấp nhận cho sang Mỹ định cư qua chương trình bảo lãnh của các hội từ thiện bên này.
Sự tự do là vô giá, họ đã phải đánh đổi biết bao mồ hôi, nước mắt, bao nhiêu vong linh, xương máu của bạn bè, của nhân dân, của những người kém may mắn nằm lại. Hơn 30 năm qua đi, thời gian cứ mãi đong đưa. Nhiều đêm về, nhiều người trong số họ thực sự không rõ mình đang ở đâu trong cõi đời này. Có những người cảm thấy hạnh phúc, quên đi những năm tháng cơ cực ám ảnh đã qua. Có những người, nỗi ám ảnh của những ngày đen tối nhất cuộc đời cứ dai dẳng, đeo đuổi trong suốt quãng đời còn lại.
Ngọc Lan, thông tín viên RFA
2013-04-30

Việt Nam lại bị đề nghị vào danh sách CPC

Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ hôm nay công bố báo cáo thường niên về tự do tôn giáo trên toàn thế giới. Theo báo cáo này, Việt Nam được xếp vào một trong các nước đã hội đủ điều kiện để có thể bị xếp vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo hay còn gọi là CPC.

000_Hkg8474817-305.jpg
Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Danial Baer (trái) tại cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 12 tháng 4 năm 2013. - AFP photo
Quan ngại về tình hình tự do tôn giáo
Tình hình tự do tôn giáo ở Việt nam còn rất xấu mặc dù đã có một vài thay đổi tích cực trong hơn thập niên qua trước sức ép của quốc tế. Đó là kết luận chung được đưa ra trong bản báo cáo thường niên của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) công bố vào ngày 30 tháng 4.
Trả lời đài Á châu Tự do, tiến sĩ Katrina Lantos Swett, Chủ tịch Ủy ban cho biết:
Theo chúng tôi tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam vẫn còn rất xấu mặc dù dã có một số tiến triển trong suốt thập kỷ qua. Chúng tôi đã chứng kiến những thay đổi đáp ứng với sự chú ý của quốc tế, tuy nhiên cuối cùng, chính phủ Việt Nam vẫn sử dụng luật về an ninh quốc gia rất lờ mờ để đàn áp các hoạt động PHật giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành độc lập. Họ vẫn không ngừng việc ngăn chặn sự phát triển của các nhóm Tin lành và Công giáo độc lập bằng cách phân biệt đối xử, sử dụng vũ lực và bắt người theo đạo phải bỏ đạo. Đây là một tình hình hết sức đáng ngại và khiến chúng tôi tin là Việt Nam phải được đưa vào danh sách CPC.
Theo báo cáo này, trong năm 2012, cùng với sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản, chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng gia tăng các biện pháp đàn áp đối với bất cứ hoạt động nào bị coi là thách thức vai trò lãnh đạo của Đảng, bao gồm siết chặt việc kiểm soát tự do bày tỏ ý kiến, lập hội, hoạt động tôn giáo. Trong năm vừa qua, Việt Nam đã bỏ tù ít nhất 34 người bất đồng chính kiến, một số người phải chịu các án tù lâu năm.
Để gia tăng các nỗ lực đàn áp tôn giáo, vào tháng giêng năm 2012, chính phủ Việt Nam đã ban hành nghị định 92, quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Nghị định mới dù được nói là có những cải thiện nhưng trên thực tế vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp hạn chế các hoạt động tự do tín ngưỡng. Theo báo cáo, nghị định 92 đã làm tăng khả năng giám sát hoạt động tôn giáo cho Bộ Nội Vụ, không giải tán đội công an tôn giáo là A41 được sử dụng để giám sát và đưa ra các chính sách hướng vào các nhóm tôn giáo bị Việt Nam coi là quá khích.
Cũng theo báo cáo này, tại các vùng thành thị, chính phủ thường cho phép các hoạt động tôn giáo diễn ra mà không ngăn chặn nhiều như ở các vùng người dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành và Phật Giáo. Những nhóm này muốn hoạt động độc lập mà không bị kiểm soát bởi chính phủ thường bị bắt bớ, đánh đập và bỏ tù.
Trong khi đó tình hình tranh chấp đất đai giữa chính phủ và Công giáo tại nhiều nơi vẫn tiếp diễn trong năm 2012 và dẫn đến việc phá bỏ các cơ sở của giáo hội, bắt giữ, đánh dập và bỏ tù những cá nhân dám đứng ra bảo vệ tài sản của giáo hội, mà điển hình là trường hợp của các giáo dân Cồn Dầu, Đà Nẵng.
CPC với Việt Nam
Từ năm 2001 đến nay, Ủy Ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ đã liên tục yêu cầu chính phủ Mỹ phải đưa Việt nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC). Tuy nhiên điều này chỉ thành hiện thực từ năm 2004 đến 2006.
CPC là một công cụ ngoại giao được dùng để gây sức ép giúp cải thiện tình hình tự do tôn giáo tại các nước mà không làm ảnh hưởng đến các khía cạnh khác về quan hệ hai nước như thương mại, và các chương trình nhân đạo.
Báo cáo của Ủy ban cho biết, trong các năm từ 2004 đến 2006, sau khi bị xếp vào CPC, tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam đã có những cải thiện. Việt Nam đã trả tự do cho các tù nhân, mở rộng phạm vi bảo vệ của pháp luật đối với một số các cộng đồng tôn giáo được nhà nước thừa nhận, đặc biệt ở các vùng thành thị. Phần lớn các lãnh đạo tôn giáo ở Việt Nam cho rằng những thay đổi tích cực này đến từ sức ép của CPC với Việt nam.
Trong báo cáo năm nay, một lần nữa Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ lại yêu cầu chính phủ Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC. Nói về khả năng Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, tiến sĩ Katrina Swett cho biết:
Khó để có thể nói là liệu Bộ Ngoại Giao sẽ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC hay không. Chúng ta có Ngoại trưởng mới, có một số thay đổi trong Văn phòng Dân chủ Quyền con người và Lao động của Bộ Ngoại Giao. Vì vậy khó để có thể đoán được Bộ Ngoại Giao sẽ làm gì. Nhưng chúng tôi tin là khi báo cáo được công bố, nó sẽ hết sức thuyết phục.
Nhân quyền và quan hệ Việt Mỹ
Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế kiến nghị chính phủ Hoa Kỳ phải đặt điều kiện cải thiện tình hình nhân quyền đi liền với mở rộng quan hệ hai nước, đặc biệt là trong đối thoại chiến lược giữa hai quốc gia.
Hiện Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với đầu tư vượt quá con số 1,7 tỷ đô la. Hai nước hợp tác trong nhiều lĩnh vực như gìn giữ hòa bình, tìm kiếm và cứu trợ thảm họa, an ninh biên giới và hàng hải, chống buôn lậu thuốc phiện, tham vấn chiến lược hàng năm về chính trị và quân sự. Chính phủ Mỹ trong năm qua cũng cam kết hơn 125 triệu đô la trợ giúp về kinh tế cho Việt Nam. Quỹ Giáo dục Việt Nam của Mỹ đã mang khoảng 300 sinh viên Việt nam sang Mỹ du học trong suốt 5 năm qua, trong khi học bổng Fulbright cũng đã đưa khoảng 2,500 sinh  Việt Nam sang học tại Mỹ trong một thập kỷ qua.
Bản báo cáo cũng nhìn nhận quan hệ hai nước đã được tăng cường trong các năm gần đây nhất là trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và tranh chấp với nước này tại biển Đông.
Tuy nhiên những cải thiện về kinh tế, an ninh và quân sự đã không đi cùng với cải thiện về tự do tôn giáo và nhân quyền mà Mỹ trông đợi ở Việt Nam.
Ủy ban Tự Do Tôn Giáo Quốc tế Hoa Kỳ cũng đưa ra một loạt các khuyến nghị cụ thể về mặt chính sách với chính phủ Mỹ trước những vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo ở Việt nam, bao gồm việc thực hiện Chương trình Phát triển Người Thượng (MDP), xem xét mở rộng chương trình này sang các nhóm dân tộc thiểu số khác; tăng cường sử dụng ưu tiên 1 chấp nhận những người tị nạn bị truy bức và phải bỏ nước sang lánh nạn tại các nước trong khu vực mà không cần có sự giới thiệu của Cao ủy Liên Hiệp quốc về người tị nạn; đảm bảo các quỹ mới viện trợ Việt Nam về kinh tế hay an ninh phải bao gồm vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo và xây dựng năng lực cho xã hội dân sự, tiếp tục giám sát và đưa ra những chỉ dấu và đo lường các tiến bộ đạt được trong đối thoại nhân quyền  hai nước, tiếp tục tài trợ các chương trình phát sóng của VOA và RFA về Việt Nam.
Việt Hà, phóng viên RFA
2013-04-30

Những điểm khác biệt ở Hội thảo biển Đông tại Quảng Ngãi

Trong hai ngày 27 và 28 tháng 4, tại đại học PHạm Văn Đồng, tỉnh Quảng Ngãi, đã diễn ra hội thảo biển Đông với chủ đề, chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các yếu tố pháp lý và lịch sử. Buổi hội thảo quy tụ nhiều học giả trong và ngoài nước. Nhân dịp này, Việt Hà phỏng vấn tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, người tham gia thuyết trình tại hội thảo.
Tập trung về chủ quyền của VN

bien-Dong-11-305.jpg
Hội thảo quốc tế về Hoàng Sa - Trường Sa tại Quảng Ngãi hôm 27/4. Courtesy quangngai.gov.vn
Trước hết nói về điểm khác biệt của hội thảo này so với các hội thảo quốc tế về biển Đông trước kia, tiến sĩ Nguyễn Nhã cho biết:

TS Nguyễn Nhã: Tôi thấy là nó khác nhiều ở điểm là ở đây là tại một trường đại học tổ chức, địa điểm đặc biệt là Quảng Ngãi, và đồng thời nội dung cũng khác nhiều, cũng tập trung về vấn đề biển Đông, đặt vấn đề chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa trường Sa. Người ta tập trung nhiều các vấn đề nổi cộm hiện nay là Philippines đưa ra tòa án biển.

Việt Hà: Thưa ông xin ông cho biết là trong hội thảo hôm nay, các học giả cũng nói về vụ kiện của Philippines, thì các học giả có nhận định thế nào về khả năng thành công của vụ kiện này?

TS Nguyễn Nhã: Người ta cũng nói có nhiều khả năng. Nhưng có nhiều người nói là đây là một khả năng cũng rất tốt cho Philippines thắng kiện, và khi Philippines thắng thì người ta cũng đặt ra vấn đề là Trung Quốc có tuân thủ không. Hiện nay Trung Quốc không chấp nhận 1 trong 5 thẩm phán của tòa quốc tế đó, phải thay thế một đại diện, tức là thẩm phán của Ba Lan.

Người ta cũng bàn nhiều về vấn đề như vậy thì hậu quả ra sao, khi tòa án quốc tế có kết luận. Người ta phân tích nhiều là Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và lịch sử nào về đường chữ U hay đường đứt khúc 9 đoạn, tức là đường lưỡi bò. Có cái ngại là Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao khi có những kết luận của tòa án. Trong đó người báo cáo và những người thảo luận cũng đặt ra vấn đề như thế. Có nhiều người nói đây là một dịp tốt cho Việt Nam.

Việt Hà: Các học giả hôm nay có đưa ra những kiến nghị gì trong việc giải quyết tranh chấp tại biển Đông?

TS Nguyễn Nhã: Đa số các học giả đều thấy là cần những giải pháp hòa bình, giải pháp hợp tác. Người ta cũng nói là không để bên nào mất mặt. Có nói là chủ nghĩa dân tộc hiện nay đang phát triển, vì sức ép đó, có người nói là các giải pháp làm thế nào để một bên nào bị sức ép như vậy, bị mất mặt. ASEAN phải đoàn kết với nhau.

Từ đoàn kết đó, họ phân tích về COC nhưng người ta ngại là Trung Quốc không hợp tác, tức trì hoãn. Vấn đề đặt ra vẫn là dấu hỏi về thái độ của Trung Quốc hiện nay. Họ nói hợp tác luôn tỏ thái độ dữ dằn.

Việt Hà: Hội thảo biển Đông lần này tổ chức tại Quảng Ngãi là tỉnh có rất nhiều ngư dân khi đi đánh bắt cá tại Hoàng Sa, chịu nhiều thiệt hại do tranh chấp ở biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc. Theo ông hội thảo lần này tại Quảng Ngãi có ý nghĩa thế nào với người dân tại đây và tỉnh Quảng Ngãi?

TS Nguyễn Nhã: Theo tôi tổ chức hội thảo này đúng vào thời gian huyện đảo Lý Sơn tổ chức lễ khao lề tế lính Hoàng Sa, tức là lễ người dân Lý Sơn nói riêng và nói chung cả quê hương từ khi Lý Sơn tách tra khỏi đất liền, là nôi của đội Hoàng Sa, là dân binh đi khai thác biển Đông, có nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền của mình tại Hoàng Sa, Trường Sa. Vì đội Hoàng Sa kiêm quản đội Bắc Hải. Tại một địa điểm như vậy, đến ngay mai các học giả quốc tế sẽ đến để chứng kiến lễ khao lề ở huyện đảo Lý Sơn.

Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này.
Việt Hà, phóng viên RFA
2013-04-30

Trước Hội nghị TW 7: Bộ Chính Trị họp như "mổ bò"

Chỉ còn một ngày nữa là Hội Nghị Trung Ương khai mạc đang được dự báo sẽ là nơi 'các đồng chí' tuốt gươm giáo ra quyết đấu một phen.
Càng gần đến Hội nghị Trung Ương càng nhiều đồn đoán và dân Hà Nội nói rằng chưa có khi nào Bộ Chính Trị Việt Nam họp mà chẳng khác nào 'trạm mổ bò' khi bàn nhân sự... Tuy đều là các 'đồng chí' song chẳng khác gì các Đảng phái khác nhau, họ tranh nhau từng 'miếng võ' để đưa được 'cánh hẩu' của mình vào BCT đang được đồn đoán sẽ bổ sung thêm đợt này.
Nhiều đồn đoán nói rằng với lời 'mật ngọt' phải cơ cấu Bộ Trưởng Trần Đại Quang cho tương lai còn đến 03 nhiệm kỳ tới nên phải đi 'thực hành' làm bí thư  TP. HCM! Nghe qua thì quả 'bùi tai', song liệu Trần Đại Quang rời khỏi Bộ Công An thì có còn đường để đi lên nữa hay sẽ chết chìm tại TP.HCM?
Điều chắc như đinh đóng cột: Đảng X chẳng khi nào thật tâm muốn 'cơ cấu' Bộ Trưởng Bộ Công An Trần Đại Quang- Một cái gai cổ thụ nằm đó thời gian qua ít nhiều cũng đã khiến Đảng X không thể thực hiện trọn vẹn kế hoạch độc tài, phát xít biến cả Việt Nam thành trại tập trung được. Do vậy có thể hiểu những 'mật ngọt cơ cấu' chỉ để che dấu mục tiêu: Bộ Trưởng Trần Đại Quang phải bị 'bứng' ra khỏi Bộ Công An vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu của Đảng X khi chúng muốn nắm toàn bộ Chính Quyền trong tay!
Việc Ban Nội chính Trung Ương hầu như không làm được việc gì 'ra hồn' đã đẩy BCT vào chỗ hoàn toàn bế tắc chẳng có gì để 'tấn công' được tham nhũng! Ai đó nói về nền kinh tế thảm hại bởi sự điều hành yếu kém thì ngay lập tức Thủ Tướng phản biện bằng các có con số thống kê chứng minh: Nền kinh tế đang vực dậy, sáng sủa! Ai dám nói doanh nghiệp chết, suy thoái thì đó chính là thế lực thù địch đang núp bóng...!
Với bản lĩnh 'trơ tráo' và 'nói dối như cuội' của người đã 51 + 1 năm đi theo Đảng, không một Ủy viên BCT nào miệng có đủ 'gang, thép' (Hoặc có thể bởi đã thành lệ nhân sĩ Bắc Hà không quen với kiểu 'dao búa', huỵch toẹt...) nên đều không phải là đối thủ đấu võ miệng với Đồng chí X. Hơn nữa đã thành tiền lệ từ đầu khi kết thúc Đại hội Đảng 11 'thành công rực rỡ', Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã là người phân công "Anh Trọng đi Lào,.... Tôi đi Nhật, anh Tư đi Asean...." khiến cho đồng chí X luôn ở thế thượng phong, thói quen 'cướp' diễn đàn BCT là chuyện trở thành bình thường từ lâu...
Ban Nội chính Trung Ương với việc bổ nhiệm Trưởng ban Nguyễn Bá Thanh khiến người dân như người chết đuối vớ phải cọc rồi cũng chẳng làm được gì bởi "Kiếm nằm trong bao", bởi đội  ngũ Phó Ban thì có tới ít nhất 02 đã là 'cánh tay phải, cánh tay trái' của riêng đồng chí X! Nếu tính chung của Đảng X thì liệu có ai "Tay không núng chàm", vậy thì đã chắc gì Đảng CSVN còn có ai trong Ban Nội chính để mà 'hốt liền, bắt liền' như tuyên bố hùng hồn của ông Bá Thanh?
Các 'đồng chí' đồng 'sàng' mà không 'đồng mộng' công khai tuyên chiến nhau, người nói mà chẳng có người nghe. Chẳng ai có thể cầm trịch được trong cái nơi vẫn được coi 'tối linh thiêng' và 'bất khả xâm phạm' ở Việt Nam suốt nhiều chục năm qua!
Có phải chính việc đánh trống bỏ dùi của ông Tổng Bí Thư đã gây ra hậu quả này? Hay đó là 'Dân chủ kiểu Tổng 'Lú' như dân Hà Nội kháo nhau?
Trước Hội nghị Trung Ương 6, người dân nín thở trông chờ vào Tổng Bí Thư, để rồi sau đó là sự thất vọng ê chề... Song đến những phát biểu ở Phú Thọ đã khiến lòng dân tan nát, thất vọng cùng cực và mọi mũi dùi đã được chuyển từ đồng chí X sang cụ Tổng!
Cũng đồng thời tại Vĩnh Phú dân cư mạng lại ồn ào bởi đoàn người vác xác đi biểu tình mà người ta rì rầm rỉ tai nhau ..."có dính líu đến Bộ Trường họ Phùng..."
Rồi vụ án Đoàn Văn Vương cũng được đưa ra xét xử...
Thế là bỗng dưng chẳng còn ai nhớ đến đồng chí X và bè lũ thâu tóm đang phá nát bấy nền kinh tế....
Quả thật những nước cờ khá ngoạn mục của Đảng X cho thấy họ đang ở thế thượng phong. Hội nghị Trung Ương 7 sắp tới nếu quả thật Bộ Trưởng Trần Đại Quang 'được' về làm bí thư TP. HCM thì nhân dân Việt Nam chuẩn bị để tang cho Đảng Cộng Sản Việt Nam mà nhanh chân gia nhập Đảng X để tránh đòn 'chu di Cửu tộc' đã được dự báo nhãn tiền....
(QLB)

Anh Chí - Bên Thắng Cuộc hưởng thành quả "chiến thắng" như thế nào?

946779_4263484080322_1449120694_n.jpg

Sau 38 năm giải phóng thống nhất đất nước, những người lính năm xưa ở bên "thắng cuộc" có may mắn "giữ được gáo trở về" được hưởng thụ những gì? Họ có được hưởng thành quả của "chiến thắng"? Họ có được chia "chiến lợi phẩm" của "chiến thắng"? Họ có được sống cuộc sống sung túc, giầu có???

Xin thưa, họ chẳng được hưởng một chút gì hết. Cuộc sống của họ cũng khốn khổ như bên "thua cuộc" vì họ phải đối mặt với sự đàn áp, cướp bóc của những kẻ nhân danh "chiến thắng", họ phải đối mặt, đấu tranh với tầng lớp cường hào ác bác mới - những kẻ luôn miệng "nhân danh" và sống trên xương máu của họ và những đồng đội của họ.

Xin hỏi những bạn trẻ hò nhau treo cờ đỏ vào ngày 30 tháng Tư, các bạn đã từng gặp những con người "ngực đeo đầy huân chương" vác cờ Giải Phóng và cờ Đỏ Sao Vàng đi biểu tình kêu oan trong những bức ảnh này chưa? Họ là những con người đã từng làm nên chiến thắng vĩ đại đấy. Hãy gặp họ đi để xem hiện nay họ suy nghĩ gì về ngày "giải phóng thống nhất đất nước"!

Bên "thua cuộc" xin đừng ném đá họ, vì xét cho cùng sống dưới thể chế nào thì cũng BUỘC phải cầm súng cho thể chế ấy mà thôi (nếu không muốn bị gí súng vào đầu và bị hành hạ khi bị coi là những kẻ trốn quân dịch).

Ảnh: Các cựu binh Hà Tĩnh đi kêu oan tại số 1 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, Hà Nội, tháng 11 năm 2012.

207152_4263486840391_558027272_n.jpg
302906_4263485520358_851178893_n.jpg
Anh Chí
(Blog Anh Chí)

30-4: Trích Hồi ký của cụ Phạm Duy


Chiến dịch Tây Nguyên được mở ra, quân đội Cộng Sản tấn công Bình Long, bao vây An Lộc và cuối cùng vào ngày 7-1-1975, chiếm được Phước Long, một tỉnh lỵ cách Saigon khoảng 60 cây số. Lần đầu tiên, Hà Nội có một thành phố ở miền Nam để làm thủ đô cho Mặt Trận Giải Phóng.

Khi nghe tin Phước Long bị mất vào tay Cộng Sản, ở Saigon, chẳng thấy ai lo lắng gì cả. Kinh nghiệm cuộc Tổng Công Kích năm 68 và kinh nghiệm Mùa Hè Đỏ Lửa năm 72 cho thấy Cộng Quân có chiếm được nơi nào thì cũng chỉ ít lâu sau là bị đánh bật đi. Cho nên mọi người có vẻ rất bình tâm.

Cho tới khi Ban Mê Thuột bị chiếm vào ngày 12 tháng 3 năm 75 thì tất cả mới ngã ngửa người ra! Trong thời gian 55 ngày trước khi Saigon thất thủ, những tin tức kinh hoàng như vụ triệt thoái bi thảm của quân dân Cao Nguyên trên đường số 7 (mệnh danh là con đường máu và nước mắt)... vụ mất Quảng Trị tiếp theo là vụ thị xã Huế bị bỏ ngỏ…vụ Đà Nẵng, Chu Lai, Nha Trang, Đà Lạt đồng loạt rơi vào tay Cộng Quân sau khi cũng lâm vào cảnh hỗn loạn như Huế, tất cả những chuyện đó làm cho tinh thần dân chúng đã buông xuôi rồi, nay lại bị nhận chìm xuống.

Hồi Ký này không dám quy định tội lỗi làm mất miền Nam cho ai cả. Nó chỉ xin đưa ra một nhận định là trong suốt thời Đệ Nhị Cộng Hoà, chưa bao giờ có sự gắn bó giữa chính quyền và dân chúng. Chiến tranh 30 năm đã làm tê liệt phần hồn phần xác của dân chúng rồi, người dân không được chia sẻ quyền hành với chính phủ tối thiểu là được chia sẻ sự hiểu biết về tình huống quốc gia. Không có một tổ chức Thông Tin Dân Vận nào làm được công việc đả thông (communication) giữa người dân và chính phủ. Về phần thông tin ngoài chính quyền là báo chí, ngay tờ Chính Luận cũng chỉ phổ biến trong những thành phố lớn và các tỉnh.

Không nắm rõ tình hình đất nước, không biết miền Nam đã bị Mỹ bỏ rơi, dù bị Cộng Sản tấn công liên tiếp, người dân vẫn không tin là mất miền Nam. Không tin luôn vào sự truyền thông trên thế giới -- như Đài BBC chẳng hạn -- về sự hấp hối của miền Nam. Dân chúng còn bị lừa gạt đến độ cho rằng với tinh thần Thoả Hiệp Hoà Bình Paris, chính phủ ba thành phần là giải pháp tối hậu. Mù quáng trước tình hình chung, người dân không nhận ra định mệnh của đất nước và của mình. Tới khi thấy nguy cơ miền Nam sắp bị mất vào tay Cộng Sản thì không còn ai có khả năng để chống chọi nữa!

Tôi cũng không sáng suốt hay tích cực gì hơn ai. Nhưng trực giác giúp tôi thấy được nguy cơ của miền Nam ngay từ ngày mất Bình Long. Sau đó, mất nốt Ban Mê Thuột là coi như miền Nam bị tiếp thu đến nơi rồi. Và thấy ngay số phận sắp tới của Saigon và của mình khi Bắc quân tiến vào.

Tôi chưa biết nhìn vào ai để giúp mình nhưng tôi biết tôi phải đi khỏi nơi này. Trong khi tôi đang bối rối tìm lối thoát ly, bạn bè xa gần gọi điện thoại hỏi han tin tức. Tôi cũng bốc máy nói gọi vài người quen, hi vọng tìm ra lối đi, cuối cùng được Hoàng Hải Thủy -- lúc đó đang làm việc với phòng Thông Tin Mỹ USIS -- cho biết trong bảng danh sách những người được Mỹ bốc đi, tên gia đình tôi đứng hàng đầu. Đang sốt ruột ngồi đếm từng giờ từng phút, lại chỉ thấy Giám Đốc USIS là Carter trấn an tinh thần dân chúng trên màn ảnh truyền hình...

... Một hôm, Phạm Thiên Thư và Trần Dạ Từ băn khoăn tới hỏi tôi về đường đi nước lùi. Tôi tâm sự với Phạm Thiên Thư về ý định soạn một bài hát bỏ nước, lấy tên Bầy Chim Bỏ Xứ. Tôi hình dung nước Việt Nam với một bầy chim phải cất cánh bay đi vì ở quê hương sẽ không còn bầu trời tự do cho chim bay bổng nữa. Phạm Thiên Thư cho tôi vài lời thơ, rồi tôi quên cả lo lắng buồn phiền, nằm bò trên nền đá hoa trong căn nhà vườn để soạn đoạn đầu của tổ khúc này.

Thời gian không gian như bị lay động dữ dội. Thấy chung quanh mình, một số bạn hữu đã được Mỹ đem đi hay đang chuẩn bị ra đi, tôi sốt ruột quá! Trong một đêm vắng, người anh vợ là Hoài Trung, nhân viên của Đài Tự Do-VOF (Voice Of Freedom) đến chào từ giã vợ chồng tôi để ra đảo Phú Quốc chờ tầu chở đi Mỹ.

Mừng cho Hoài Trung nhưng nhìn vào hoàn cảnh mình thì thất vọng, vì từ lâu tôi không còn cộng tác với Phòng Thông Tin USIS, không còn giao dịch với bất cứ một người Mỹ nào nữa. Tôi cũng không phải là một công chức quốc gia để có thể tới Toà Đại Sứ Mỹ xin cho đi tị nạn. Chạy đi kiếm Hoàng Hải Thủy thì không thấy anh ta đâu. Ca sĩ Tâm Vấn, bạn của vợ tôi, cho biết có lối ra đi trả tiền, nhưng gia đình tôi gồm hai vợ chồng cộng với tám đứa con thì phải là triệu phú, chúng tôi mới mua được đường đi. Dẫn con trai Cường đi tìm đường cao chạy xa bay suốt mấy ngày trời mà không có kết quả. Thất vọng trở về nằm dài trên chiếc võng, vì nhà ở gần sân bay Tân Sơn Nhất, nhìn qua những cành dừa cao lớn, tôi thấy phi cơ vận tải C130 chở người đi tị nạn bay ngang từ sáng sớm tới chiều tối.

Sau những ngày lo âu rồi tuyệt vọng, tôi chuẩn bị nếu phải ở lại Saigon thì không nên giữ những tài liệu có thể gây tai hoạ cho mình. Lấy ở tủ sách ra một số ảnh, bản thảo và ấn phẩm rồi đào một cái hố cạnh chuồng gà, nổi lửa đốt. Trong đêm tối, đứng ngoài sân, lại ngẩng đầu nghe tiếng phi cơ vận tải ầm ỳ trên không. Tôi sốt ruột vô cùng, lòng như lửa đốt, có thể là lửa trên đống tài liệu len vào chăng ? Đốt mớ tài liệu, khói cũng bốc lên như ngày nào đốt lá trên sân cùng mấy em bé. Khói cũng làm cay mắt nhưng tôi không cảm động như lúc nhìn khói để nhớ về thời ấu thơ và trai trẻ. Bây giờ, tôi đang làm công việc tự thiêu, nói cho rõ hơn, tôi đang đốt đi một quãng đời của mình.

Đây không phải lần đầu tôi lâm vào cảnh tự xử hoặc được người ta khuyên khai tử tác phẩm của mình. Khi còn ở Việt Bắc, tôi được dỗ dành chôn sống những bài ca ủy mị (!). Khi từ vùng kháng chiến về thành bố vợ cắt ảnh Nguyễn Sơn ra khỏi tấm hình đám cưới do ông tướng này chủ hôn. Suốt hai chục năm ở miền, tuy không tuyên bố khai tử nhưng không bao giờ tôi dám in ra và hát lên những bài ca kháng chiến. Bây giờ, vì không biết mình có ra khỏi được Việt Nam hay không, tôi phải tự tay đốt những tấm ảnh chụp chung với các nhân vật chính trị Hoa Kỳ hay Việt Nam. Kể cả bức ảnh chụp chung với Bẩy Viễn và Nguyễn Đức Quỳnh khi cả bọn kéo nhau đi coi vũ đoàn tại nhà hàng Moulin Rouge ở Paris vào năm 54. Hoả táng luôn một mớ bản thảo, nhạc tập, thư từ... Thành phố nhốn nháo như tổ ong vỡ. Ra đường, nhìn ai cũng thấy vẻ lo lắng, hoảng hốt. Đây là lúc tôi không còn một chút sáng suốt nào để hiểu nổi cái gì là cái gì nữa!

Chỉ nhớ câu thơ trong Cung Oán Ngâm Khúc:

Cái quay búng sẵn trên trời
Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm...

Nhớ tới di ngôn của Nguyễn Đức Quỳnh: Làm người Việt Nam khó quá! Làm nghệ sĩ còn khốn khó hơn! Nhìn lại dĩ vãng, thấy trong suốt 500 năm, không một lúc nào ngưng loạn ly trên đất nước. Sự thật không bao giờ ở lâu và ở một phía nào nhất định. Khiến cho tiền bối Nguyễn Gia Thiều, một người hiện sinh hơn Jean Paul Sartre, hiểu rằng định mạng người Việt là phải sống theo cái búng quay sẵn trên trời.

Chao ôi, so với năm thế kỷ tao loạn làm đời người như chiếc lá mỏng manh nổi trôi theo mệnh nước, thời gian 20 năm vừa qua nào có nghĩa lý gì đâu? Mình là cái gì mà thoát khỏi cái vòng quay đó được? Nhất là đã biết từ lâu những ai đã búng con quay đó ở trên trời. Thời đại Nguyễn Gia Thiều thiếu phương tiện truyền thông nên chỉ nhận chân ra sự mù mờ. Còn mình biết rõ ràng số phận của người dân nhược tiểu, nạn nhân của cuộc chiến tranh lạnh giữa hai thế lực quốc tế, vì thiếu người lãnh đạo tài ba, sáng suốt ở cả hai miền nên toàn thể nhân dân phải sống như trong một khúc dạ hành.

Đang trong cơn buồn tủi não nề, vào 11 giờ 30 đêm 27 tháng 4, có cú điện thoại của một người bạn Mỹ giỏi tiếng Việt, rất yêu nhạc và có vợ Huế, cho biết tôi có thể ra khỏi Saigon nếu sáng mai tới địa diểm ở đường Kỳ Đồng là nơi người Mỹ sẽ bốc người ra đi. Tới đó, người già em nhỏ được đi ngay, nhưng mấy người con trai lớn đang là quân nhân có thể bị Quân Cảnh giữ lại. Vừa mừng cho mình, cho vợ và cho bốn con nhỏ, vừa lo lắng cho bốn con trai lớn thì có thêm cú điện thoại của Nguyễn Ngọc Bích hỏi:

-- Đã có ai giúp anh chị và các cháu ra đi chưa?
-- Rồi, nhưng chỉ có một nửa gia đình...

Nguyễn Ngọc Bích cho chúng tôi tên và số điện thoại của một người Mỹ tên là Ed Jones. Vào năm 1951, từ Khu IV vào thành, đại gia đình họ Phạm phải chia ra ba nhóm để dinh tê, bây giờ gia đình tôi cũng chia ra hai toán để xuất ngoại. Sáng mai vợ chồng tôi và bốn con nhỏ sẽ tới điểm hẹn ở đường Kỳ Đồng, còn bốn con trai sẽ đi theo đường dây Nguyễn Ngọc Bích vừa mách cho. Muốn chắc ăn, tôi gọi điện thoại hỏi Ed Jones thì anh ta cười hề hề: Ông yên chí, các con ông sẽ sang Mỹ trước ông!

Chúng tôi thức suốt đêm để thu xếp hành lý. Khổ sở vô cùng vì không biết cái gì đem đi, cái gì để lại? Ưu tiên là những ảnh của tổ tiên và khoảng một chục cuộn phim âm bản. Không ngờ vào lúc này, có dịp rửa ra hình để cho in vào những cuốn Hồi Ký. Vớ thêm được vài cuốn băng nhạc. Cũng không ngờ những băng này giúp tôi trở thành nhà phát hành băng cassette trong những năm đầu ở Florida.

Sáng ngày 28, con trai Cường chở bố mẹ và bốn em ra khỏi căn nhà vườn Phú Nhuận. Tôi không dám quay mặt nhìn lại cái tổ ấm của mình. Xe chạy chầm chậm trong một Saigon xơ xác giống như vào năm 45, khi bị lính Viễn Chinh Pháp tấn công tôi phải trốn khỏi thành phố như thế này. Tôi ngao ngán vô cùng vì chợt nhớ tới những cuộc bỏ chạy sau đó nữa... Nhớ lại đêm đông 1946, phải rời xa mẹ, bỏ Hà Nội ra vùng quê, kháng chiến... Nhớ lại ngày hè 1951, đôi vợ chồng và đứa con đầu lòng lếch thếch bỏ Chợ Neo để vào thành tìm tự do... Rồi lễ mễ giã từ miền Bắc vàoNam để sinh sống... Và bây giờ là long đong vĩnh biệt Saigon với một nửa con cái.

Thì ra suốt đời, mình chỉ là người bị chơi trò ú tim đi trốn. Mỗi lần mang theo một gánh nặng. Gánh nặng mỗi ngày một nặng thêm. Đã mất đi bốn, năm lần tổ ấm và bây giờ có thể mất luôn cả tổ quốc. Tới địa điểm ở đường Kỳ Đồng, vì có sự giới thiệu của người bạn ân nhân rồi nên gia đình tôi được chấp nhận cho đi. Tôi định cho Cường đi theo nhưng không hiểu vì sao tôi bảo Cường về nhà đi với các anh. Có lẽ tôi sợ trên đường vào sân bay, Cường có thể bị Quân Cảnh chặn lại thì vừa hụt đi với cha mẹ, vừa hụt đi với các anh chăng ? Về sau, khi các con tôi kẹt lại, trong bốn năm trời dài đằng đẵng, tôi hối hận và khổ sở vô cùng vì đã đuổi con về. Khi từ đường Kỳ Đồng đi vào Tân Sơn Nhất, quả có bị lính chặn xe lại, trong xe có một thanh niên vào tuổi quân dịch, nhưng khi bố mẹ anh này tặng mấy người lính một số tiền thì họ cho xe đi ngay.

Vào lúc này tôi hoảng hốt tới độ không nghĩ tới chuyện có thể đút lót Quân Cảnh như gia đình rất thông minh của anh thanh niên kia đã làm. Đã có sẵn tờ giấy 20 đôn ở trong túi rồi mà ! Và cũng chỉ có số tiền nhỏ nhoi đó thôi, để làm lại cuộc đời ở Mỹ. Vào tới Tân Sơn Nhất, gia đình tôi ngồi bệt xuống sân cỏ trước cổng DAO, cơ quan viện trợ quân sự của Mỹ, giữa một đám người khá đông, trong đó tôi nhận ra gia đình Vũ Khắc Khoan và quá nhiều bạn quen. Chúng tôi ngao ngán nhìn nhau, rồi tuần tự được gọi tên và mời vào ngồi trên những hàng ghế dài ở ngoài sân và trong phòng DAO. Trong một không khí tuy náo nức nhưng rất có trật tự, sau già nửa ngày ngồi đợi, mỗi gia đình leo lên một phi cơ vận tải C130 cùng với dăm ba chục gia đình khác.

Chuyến phi cơ chở chúng tôi cất cánh vào khoảng năm giờ chiều ngày 28, lúc đó Bắc Quân đã pháo kích vào sân bay rồi. Nếu tôi không nhầm thì gia đình tôi là những người chót lọt được lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đẩy vào một trong những chuyến phi cơ cuối cùng rời khỏi Tân Sơn Nhất. Chui vào lòng tầu bay, mọi người phải co đùi, ép gối ngồi bệt trên sàn tầu. — hai bên cửa phi cơ có hai người lính Mỹ cầm sẵn súng phóng hoả châu, để phòng Việt Cộng bắn hoả tiễn tầm nhiệt lên thì chỉ trúng trái sáng. Lên tới độ cao, phi cơ nhào đi nhào lại để tránh đạn nếu bị bắn, rồi bay vút ra phía biển. Tôi ngồi ôm mấy đứa con thơ, mắt nhắm lại như không muốn nhìn thấy phong cảnh đất nước nữa. Vả lại, muốn nhìn quê hương một lần chót cũng không được, vì hai người lính Mỹ đã đóng chặt hai cánh cửa phi cơ lại rồi.

Trong lòng tầu chật cứng người tị nạn, bay từ vùng trời Saigon qua Căn Cứ Clark ở Phi Luật Tân, suốt trong không trình dài năm tiếng đồng hồ, không ai nói với ai một câu nào cả! Mọi người ngồi im lặng và buồn rầu như trong một đám táng. Một đám ma không có ai khóc ai vì mỗi người tự đưa đám ngay chính thân xác của mình. Sự câm nín này dường như còn kéo dài cho tới bây giờ...

Mạnh Kim
(Blog Mạnh Kim)

Ngô Nhân Dụng - 30 Tháng Tư, lo trước về tương lai

Democracy
Chúng ta không thể tránh được, cứ đến ngày 30 Tháng Tư mỗi năm lại chợt nhớ về quá khứ. Niềm tưởng nhớ thường có trong một ngày giỗ. Mà đúng hôm nay là một ngày giỗ. Ngoài những vị tướng chỉ huy tử tiết, như Tướng Phạm Văn Phú, Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tướng Trần Văn Hai, Tướng Lê Văn Hưng, Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn, còn biết bao nhiêu các binh sĩ, sĩ quan khác cũng đã chết để bày tỏ khí tiết trong cùng một ngày. Có vị sĩ quan cảnh sát chọn công viên Lam Sơn làm nơi thể hiện lời nguyền chết vinh hơn sống nhục. Nhiều vị sĩ quan, công chức, đã về nhà, cùng chết với gia đình. Chúng ta hướng về tất cả những anh hùng liệt sĩ đó trong ngày giỗ tập thể hôm nay.
Và nhiều chiến sĩ vô danh khác nữa. Trong ngày 30 Tháng Tư năm 1975 có nhiều nhóm quân nhân (Nhảy Dù, Bộ Binh, Thủy Quân Lục Chiến, vân vân) đã quyết định cùng chết với nhau. Họ đứng khoác vai nhau, tự sát bằng những trái lựu đạn. Họ đã lựa chọn cùng nhau thể hiện tình “đồng sinh đồng tử, huynh đệ chi binh” một lần cuối cùng, trước khi tan hàng vĩnh viễn.
Chúng ta biết những chiến binh này có thể lựa chọn cách khác. Họ có thể chiếm cứ bất cứ ngôi nhà nào bên đường, lấy đó làm nơi tử thủ. Họ có thể bắn cho hết những viên đạn cuối cùng trước khi bị bên địch hạ sát. Giống như những người lính Nhật sau cùng trong trận Iwo Jima, lấy mạng đổi mạng. Nhưng vào giây phút tuyệt vọng nhất của đời mình, những người chiến binh này vẫn chứng tỏ họ vẫn sống nền đạo lý ngàn năm của dân tộc. Họ không muốn lôi kéo thêm những người lính khác phải chết với mình. Dù vừa mấy giờ phút trước đó, nhìn chỉ thấy đó là quân địch. Vì một tấm lòng từ bi vẫn chảy trong dòng máu Việt, các chiến sĩ này đã thấy: Cha mẹ, vợ con những người lính vô danh bên kia chắc cũng đang ngóng chờ ngày họ sống sót trở về. Nhớ lại những hành động tự sát tập thể trong giây phút tuyệt vọng đó, chúng ta chợt hiểu lời nguyện mà cha ông đã để lại: “Ðem đạo nghĩa để thắng hung tàn; lấy chí nhân mà thay cường bạo” (Nguyễn Trãi, Bình Ngô Ðại Cáo). Chúng ta đều có thể hãnh diện về hành động tự sát của những người lính Việt Nam Cộng Hòa này.
Các thế hệ sau phải làm gì để những người đã chết đều không ai chết uổng? Những con người tuẫn tiết đó đều chết trong khi chiến đấu bảo vệ quyền sống trong tự do dân chủ của người Việt ở miền Nam. Từ năm 1975 đến nay mấy thế hệ vẫn tiếp tục cuộc tranh đấu thiết lập một chế độ dân chủ tự do trên đất nước chúng ta. Chúng ta đang chứng kiến nhiều bạn trẻ còn non nớt hay sinh sau ngày 30 Tháng Tư năm 75, ở trong Nam hay ngoài Bắc, đang dấn thân trên con đường đó. Họ xứng đáng là những người nối dõi khí tiết hào hùng của các tiền nhân. Những người như Tạ Phong Tần, Nguyễn Phương Uyên, Nguyễn Ðắc Kiên, Huỳnh Thục Vy, Trịnh Kim Tiến, Việt Khang, vân vân, bị đánh đập, tù đày, gia đình bị dọa nạt, đàn áp, có bà mẹ đã tự thiêu chết; chỉ vì họ đòi phải cho dân tộc Việt Nam được sống trong tự do dân chủ. Các bạn trẻ này đã thể hiện tinh thần bất khuất của dân tộc; và cũng theo đuổi chí nguyện của những Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Hồ Ngọc Cẩn, và những những tử sĩ hy sinh ngày 30 Tháng Tư năm 1975.
Trong ngày 30 Tháng Tư nhìn lại 38 năm qua, chúng ta vui mừng vì cuộc vận động tranh đấu cho dân chủ tự do ở nước ta hiện ngày càng tiến mạnh hơn và nhanh hơn. Ðảng Cộng Sản đang trên đà tan rã, không thể nào tránh được. Giáo Sư Ðào Văn Dương, một người đã hoạt động cách mạng từ trước năm 1945, thường nói với các học sinh cũ đến thăm cụ: “Các anh chị sẽ thấy, chế độ Cộng Sản sẽ chết trước mình.” Viễn ảnh đó không còn xa xôi nữa. Chế độ Cộng Sản đang trong giờ hấp hối. Cái chết này thực sự bắt đầu từ năm 1975. Ðó là thời điểm mà những thủ đoạn lừa gạt tinh vi nhất của đảng Cộng Sản bắt đầu bị lộ diện; và càng ngày càng đưa họ xuống dốc.
Từ năm 1945, đảng Cộng Sản đã núp dưới chiêu bài dân tộc để lôi cuốn nhân dân. Họ núp dưới danh nghĩa “chống Mỹ cứu nước” để đẩy bao nhiêu thanh niên miền Bắc vào chỗ chết. Trong khi mục tiêu chính của họ là bành trướng một chủ nghĩa, một chế độ chính trị. Công cuộc bành trướng đó do Nga Xô và Trung Cộng lãnh đạo; còn nuôi tham vọng sau khi chiếm được toàn thể Việt Nam rồi sẽ nhuộm đỏ vùng Ðông Nam Á rồi lan khắp Châu Á và thế giới. Ðảng Cộng Sản đưa dân tộc Việt Nam ra hứng bom đạn trong cuộc tranh chấp giữa hai khối tư bản và Cộng Sản. Họ có vẻ hãnh diện về vai trò tiên phong này. Lê Duẩn nói: Ðánh miền Nam là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc. Năm 1976 Phạm Văn Ðồng tới một hội nghị các nước Á Phi còn dậy chính phủ các nước khác rằng họ chưa thực sự độc lập, chưa thoát khỏi chế độ thực dân. Ông nói: “Chỉ khi nào theo chủ nghĩa xã hội thì mới thực sự độc lập,” khiến các người tham dự rùng mình.
Khi chiến tranh chấm dứt năm 1975 thì đảng Cộng Sản Việt Nam không thể dùng chiêu bài yêu nước như trước nữa. Không thể dùng khẩu hiệu “chống Mỹ” để biện minh cho các chính sách độc đoán và sai lầm làm dân ngày càng nghèo đói. Ðảng Cộng Sản để lộ bộ mặt thật của họ, là một guồng máy chuyên chế, tham nhũng và bất lực trước các vấn đề hiện đại hóa đất nước. Người dân Việt cũng có dịp so sánh hai chế độ ở miền Nam và Bắc, trước năm 1975. Nhiều nhà trí thức miền Bắc nhìn thấy những dấu vết của một xã hội tự do ở miền Nam, mặc dù chưa hoàn hảo nhưng vẫn còn dễ thở hơn ở miền Bắc. Một cậu bé năm đó 13 tuổi ở Thanh Hóa, sau cũng nhận ra khi nói “Giải phóng” thì phải thấy chính miền Nam đã giải phóng miền Bắc! Trước năm 1975 ông Nguyễn Văn Thiệu bảo: “Ðừng nghe những gì Cộng Sản nói…” Sau năm 1975 người đầu tiên nhìn ra lời đó đúng, là ông Trương Như Tảng, một Việt Cộng thứ thiệt. Thấy rồi, ông ta cũng tìm đường vượt biên. Sự sụp đổ của các nước Cộng Sản ở Âu Châu càng giúp người Việt Nam thấy rõ cả chế độ mà Hồ Chí Minh đã gây dựng lên theo kiểu mẫu ông học ở Nga Xô chỉ tàn hại đất nước. Nhưng chưa bao giờ dân Việt Nam chán ngán và thù ghét chế độ Cộng Sản như bây giờ. Ðúng vào lúc chế độ đó đang lúng túng. Không những không biết lần mò ra đường nào để giữ cho đời sống kinh tế của nhân dân phát triển, mà họ còn không biết có cách nào để giải quyết những tranh chấp quyền lợi bên trong với nhau.
Nhưng chúng ta phải lo lắng trước, khi nhìn thấy tình trạng đảng Cộng Sản tan rã. Không thể đứng chờ và chứng kiến, không lo lắng. Những liệt sĩ Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Trần Văn Hai, Lê Văn Hưng, Hồ Ngọc Cẩn đã được huấn luyện với khẩu hiệu: “Lúc bình an phải lo trước cơn nguy biến sẽ tới” (cư an, tư nguy). Bây giờ là lúc thể hiện châm ngôn đó.
Chế độ Cộng Sản thế nào cũng tàn tạ. Giống như một trái cây chín rồi, tự nó sẽ rụng. Giới thanh niên, trí thức trong cả nước đang rung cây cho trái rụng càng sớm càng tốt. Ðiều đáng ưu tư của dân tộc bây giờ không còn là lo chấm dứt chế độ tham nhũng bất công đó. Ðiều cần lo ngay tự bây giờ, là sau khi chế độ này tàn thì dân tộc Việt Nam xây dựng lại đất nước ra sao?
Trước hết, làm sao cho tiến trình dân chủ hóa được thực hiện mà không vấp phải những chướng ngại, như đã từng diễn ra ở nhiều nước đã trải qua kinh nghiệm chuyển từ độc tài hay chuyên chế sang chế độ dân chủ? Trong mục này tuần trước, chúng tôi đã trình bày trường hợp Bulgaria, một chế độ Cộng Sản đã “tự đảo chính,” một ngày sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Ðảng Cộng Sản đã sửa hiến pháp, chính họ xóa bỏ điều số một (giống như điều bốn trong hiến pháp Việt Nam bây giờ) dành độc quyền cai trị cho đảng. Họ tự đổi tên, tổ chức bầu cử tự do, và thắng cử. Ở Rumania cũng vậy, chính các lãnh tụ Cộng Sản đã giết vợ chồng Nicolae Ceausescu để chạy theo các cuộc cách mạng 1989 ở Ðông Âu. Nhưng họ đã hành động chỉ để cướp lấy ngọn cờ cách mạng, để duy trì cả hệ thống quyền hành và tiếp tục trục lợi.
Thủ đoạn “tiếm danh nghĩa cách mạng” và “tiếm quyền cai trị” đã từng được đảng Cộng Sản Việt Nam sử dụng lành nghề, trong năm 1945. Nhưng đó cũng chỉ là một, trong nhiều mối nguy mà tiến trình dân chủ hóa có thể vướng mắc, cần phải biết để tránh vết xe đổ. Tại một nước đã chuyển từ độc tài quân phiệt sang dân chủ tự do như Chile, tiến trình dân chủ hóa đã bị cản trở trong 15 năm vì ngay từ đầu các nhà tranh đấu dân chủ đã nhượng bộ quá nhiều khi thương thuyết cuộc chuyển giao quyền hành với Tướng Augusto Pinochet. Tại những nước như Nga, Ukraine, tiến trình dân chủ hóa vụng về, để cho một số người tập trung các nguồn lợi kinh tế vào trong tay. Những nhà tư bản độc quyền này đã dùng tiền bạc chi phối và “tiếm vị” thao túng cả guồng máy nhà nước. Ngay tại những nước dân chủ hóa thành công nhất, như Ba Lan và Tiệp Khắc, thái độ “dửng dưng với chính trị” của những nhà lãnh đạo như Walesa, Havel, đã tạo ra một khoảng trống chính trị khiến nhiều vấn đề của quốc gia không được giải quyết sớm bằng các định chế và thủ tục dân chủ. Một hậu quả dễ thấy nhất, là nước Tiệp Khắc đã phải chia đôi, thành Cộng Hòa Tiệp và Slovac, mặc dù vào lúc quyết định chia đôi đó, dân chúng cả hai miền đều muốn giữ thể chế liên bang (trên 54% ở cả hai vùng).
Dân chủ hóa là một con đường đầy trông gai, một dòng sông có nhiều mỏm đá ngầm. Ngày 30 Tháng Tư này, chúng ta cần suy nghĩ ngay về vấn đề đó, để chuẩn bị tương lai một nước Việt Nam tự do dân chủ. Ðó là một cách đền ơn nghĩa những người đã chết trong ngày 30 Tháng Tư năm 1975 trong khi đang tranh đấu bảo vệ một mảnh đất tự do của nước Việt Nam.
Ngô Nhân Dụng
© Người Việt

Phải giã từ cái tâm lý bại trận

LTS : Bài dưới đây đã được viết vào tháng 5/1988 và đã gây tranh cãi sôi nổi cách đây 14 năm. Những gì tác giả trình bày cho đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị của nó. Nguyên nhân sâu xa đã khiến Miền Nam rơi vào tay đảng CSVN gồm hai lý do chính: đó là sự thiếu vắng của một nhân sự chính trị và sự thiếu vắng của một đồng thuận quốc gia. Những người đấu tranh cho dân chủ ngày nay phải vượt lên trên ngày 30/4/75 và phải đoạn tuyệt với cái lô gích của nó, phải giã từ cái tâm lý bại trận cũng như cái tâm lý đắc thắng. Chúng ta phải chấm dứt với một giai đoạn lịch sử và khởi hành vào một kỷ nguyên mới. Thông Luận xin trân trọng giới thiếu lại bài này cùng độc giả nhân kỷ niệm ngày 30/4/1975. 


Sài Gòn 31/3/1975, trên chiếc xe đưa tôi về bộ. Tôi im lặng và ông tài xế cũng im lặng. Một lúc sau ông nói một cách như xa vắng : "Đà Nẵng mất rồi !". Tôi cũng vẫn im lặng. Ông tài xế nói tiếp: "Các ông phải làm gì chứ nếu không thì hỏng hết rồi !". Câu nói của ông như một nhát dao cắt vào ruột tôi. Tôi biết làm gì bây giờ. Tôi cũng đang còn chờ sự sụp đổ của miền Nam như ông.
          Câu nói cuối cùng của ông tài xế ngày hôm nay tôi vẫn còn nghe rất rõ. Nó vẫn đọng trong tai tôi, bởi vi nó tóm gọn cả một giai đoạn lịch sử và một thảm kịch của dân tộc này. Ông tài xế có một người con trai tử trận trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông là một công chức thâm niên. Ông là một người đại diện rất tiêu biểu cho những người dân thuộc phe quốc gia. Ông chưa bao giờ được hưởng một vinh quang nào, một đặc lợi nào. Nhưng ông đã chấp nhận tất cả. Đã nhịn nhục, đã chịu đựng và đã đặt tin tưởng vào các ông lớn để ngăn chặn không cho cộng sản thôn tính miền Nam. Tôi không biết lý do gì khiến ông chống cộng. Có lẽ ông thuộc nề nếp nho giáo, hay vì ông có cảm tình với một người chống cộng nào đó, hay vì ông ghét một người cộng sản nào đó, hay trong gia đình ông có người đã là nạn nhân cộng sản. Hay chỉ vì lý do giản dị là ông sinh sống ở vùng quốc gia. Nhưng ông chống cộng thực sự và ông đã chấp nhận trả cái giá rất đắt cho sự chọn lựa chính trị đó: một đời sống tăm tối nghèo khổ và một đứa con tử trận.
          Nhưng bây giờ đất nước sắp rơi vào tay cộng sản. Những chịu đựng và hy sinh của ông đã trở thành vô ích. Các ông lớn đã phản bội ông. Đối với ông tài xế tôi cũng là một ông lớn, dù là trên thực tế tôi chẳng lớn chút nào. Tôi hổ thẹn như một tên lưu manh bị lật tẩy, như một kẻ quịt nợ. Tôi thương hại cho thế hệ của tôi và cho chính bản thân tôi. Trong số những người ở lứa tuổi 30 chúng tôi có một vài phần tử may mắn đã lên được tới những địa vị tạm gọi là cao nhưng sự thực chưa ai đạt tới một địa vị quyết định để có thể thay đổi được tình thế. Ngay cái địa vị hiện nay, chúng tôi cũng chỉ đã đến vừa đúng lúc để nhận phần hổ nhục, bởi vì dầu sao chúng tôi cũng đã thuộc vào cấp lãnh đạo và sự sụp đổ của miền Nam trước hết là do sự phản bội của những người lãnh đạo. Một sự phản bội liên tục từ lâu chứ không phải chỉ bắt đầu với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu.
          Thực ra, phe chống cộng không có lãnh đạo mà cũng không có cả một nhân sự chính trị.
          Nhân sự chính trị là yếu tố trọng tâm của mọi dân tộc. Nó là hiện thân của chủ quyền quốc gia. Nó là di sản của lịch sử. Nó không thể tự nhiên mà có. Sự hình thành của một giai cấp chính trị chỉ có thể là kết quả của nhiều cố gắng liên tục qua nhiều thế hệ. Nhưng từ một thế kỷ nay chúng ta không có nhân sự chính trị.
          Trước đây ta có giai cấp sĩ. Đó dĩ nhiên không phải là giai cấp chính trị đáp ứng mọi tiêu chuẩn cần có của một giai cấp chính trị trong thời đại này, nhưng cũng đã đủ cho tới hết nửa đầu thế kỷ 19. Từ nửa sau thế kỷ 19, một thách đố mới xuất hiện. Thách đố này là sự va động với nền văn minh tây phương. Nó đặt lại tất cả mọi vấn đề. Nó đòi hỏi phải thay đổi tất cả, nó đảo lộn tất cả. Nó quan trọng và khó khăn hơn tất cả mọi cuộc thách đố khác mà dân tộc ta đã từng gặp trong quá trình dựng nước và giữ nước. Lúc đó lại chính là lúc chúng ta chưa phục hồi sau hơn 200 năm nội chiến khốc liệt, kế tiếp là những cuộc trả thù báo oán của Gia Long, rồi cuộc ly khai của Lê Văn Duyệt, rồi những vụ giết hại công thần, những thanh toán trong gia tộc nhà Nguyễn, những vụ cấm đạo và giết giáo dân. Chúng ta đã không đủ sức khỏe tinh thần và thân xác để đương đầu với thách đố đó. Chúng ta đã thất bại và mất nước.
          Giai cấp sĩ đã thất bại và tệ hơn nữa đã từ nhiệm. Nguyễn Khuyến, người đại diện tiêu biểu nhất của giai cấp sĩ, người đã đậu thủ khoa cả ba kỳ thi lớn và đã có một nhân cách được cả nước kính phục, bỏ về quê làm ruộng. Cùng lúc ấy cô Tư Hồng, một cô gái giang hồ lấy viên thiếu tá quân trấn người Pháp tại Hà Nội và trở thành một mệnh phụ phu nhân kiểu mới. Một giai cấp đã rút lui nhường chỗ cho một giai cấp khác.
          Cuộc đô hộ của người Pháp đã kéo dài quá lâu. Con cháu Nguyễn Khuyến mai một đi và tiêu hóa vào quần chúng. Giai cấp sĩ tan rã. Trong khi đó đám con cháu của cô tư Hồng đã tiến lên, đã trở thành giàu có và bề thế, đã đi học, đã đậu cử nhân, tiến sĩ, luật sư, kỹ sư.v.v. Họ đã trở thành một giai cấp thượng lưu mới. Nhưng lớp thượng lưu mới này không phải là một nhân sự chính trị mà chỉ là một công cụ của guồng máy thuộc địa. Họ chỉ là trung gian tiếp tay cho sự thống trị của người Pháp. Họ đứng trong hàng ngũ chống đối với cuộc đấu tranh giành lại chủ quyền dân tộc. Trong đại bộ phận họ là những người đã từ bỏ hoặc phản bội dân tộc.
          Nói tóm lại chúng ta không còn giai cấp sĩ và cũng không có một nhân sự chính trị kể từ khi ta mất chủ quyền.
          Dĩ nhiên là chúng ta vẫn còn những kẻ sĩ, vẫn còn những con người bất khuất dám liều chết cho nền độc lập dân tộc. Nhưng đó chỉ là những cá nhân chứ không phải là một giai cấp chính trị. Đó là một bất hạnh rất lớn cho chúng ta bởi vì một quốc gia không thể không có một nhân sự chính trị.
          Một bất hạnh khác cũng to lớn không kém là chúng ta thiếu hẳn một tư tưởng riêng của dân tộc. Chúng ta không có những triết gia và những nhà tư tưởng. Trong suốt dòng lịch sử trừ một vài trường hợp ngoại lệ như Nguyễn Trãi, Lê Quí Đôn, chúng ta đã không chịu đầu tư vào một việc mà bất cứ một dân tộc lớn nào cũng phải làm là tạo cho mình một hệ thống tư tưởng riêng. Về mặt tư tưởng chúng ta đã chỉ luôn luôn rập khuôn theo Trung Hoa và đi sau Trung Hoa một bước. Sang đến thế kỷ 20, một danh sĩ uy tín như Phan Kế Bính vẫn còn cho rằng : "Đạo lý là đạo lý Khổng Mạnh" !
          Cuộc đấu tranh chống Pháp giành độc lập của ta đã diễn ra trong cái bối cãnh tồi tệ ấy. Thoạt đầu là đám sĩ phu Cần Vương, Văn Thân hoàn toàn lỗi thời, rồi đến lớp thanh niên vừa tới tuổi trưởng thành như Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thái Học, v.v... Tất cả chỉ nói lên được tinh thần bất khuất của dân tộc ta chứ không đạt được một tầm vóc hay quy mô nào. Tất cả chỉ tố cáo sự yếu nhược của chúng ta: không có người lãnh đạo mà cũng không có tư tưởng chỉ đạo.
          Chính trong hoàn cảnh đó mà chủ nghĩa cộng sản đã được du nhập vào nước ta. Nó đã gặp một hoàn cảnh vô cùng thuận lợi. Ít ra nó đem đến một tư tưởng mới. Dù tư tưởng đó hay hay dở nhưng đã có một tư tưởng chỉ đạo.
          Một điều cần phải nhận định ngay là những người lãnh đạo phong trào cộng sản cũng không phải là một giai cấp chính trị mới của dân tộc. Họ cũng ở trong một hoàn cảnh, trên lý thuyết, tương tự như đám quan lại trong chính quyền thuộc địa Pháp. Họ cũng chỉ là trung gian của phong trào cộng sản quốc tế như những người kia là trung gian cho chế độ thuộc địa pháp.
          Hồ Chí Minh đã về Việt Nam không phải với tư cách một nhà cách mạng Việt Nam mà với tư cách một người được sự ủy quyền của Đệ Tam Quốc Tế.
          Chỉ có điều khác biệt là phong trào cộng sản quốc tế lúc đó đứng về phía các dân tộc bị áp bức và do đó trên thực tế người cộng sản gần với dân tộc Việt Nam hơn là những người làm quan cho Pháp. Sự khác biệt này đã khiến đảng cộng sản ở trong một địa vị hơn hẳn so với những người chống đối họ trong các chính quyền quốc gia sau này.
          Mặt khác, vì là thành phần của phong trào cộng sản quốc tế nên không những họ được sự hỗ trợ của cả một liên minh quốc tế mà còn thừa hưởng được những kinh nghiệm đấu tranh rất quí báu. Do đó Đảng Cộng Sản Việt Nam so với các đảng cách mạng thuộc phe quốc gia đã tranh đấu có kỹ thuật hơn, có phương pháp hơn, có đường lối hơn, nói chung là có hiệu năng cao hơn. Một thí dụ là họ đã biết sử dụng tối đa giai đoạn dễ dãi khi Mặt Trận Nhân Dân (Front Populaire) lên cầm quyền tại Pháp để phối hợp hoạt động tuyên truyền quần chúng công khai với hoạt động xây dựng tổ chức bí mật và đã bành trướng được ảnh hưởng một cách mạnh mẽ. Trong khi đó phe quốc gia từ sau thất bại 1929 đã hoàn toàn rút vào vòng bí mật và chỉ còn vài hoạt động khủng bố lẻ tẻ. Các lãnh tụ phần lớn đã trốn ra nước ngoài, số còn lại thì chỉ lo làm sao thoát được màng lưới mật thám của Pháp. Khi chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu cán cân lực lượng đã lệch hẳn về phía người cộng sản.
          Một biến cố khác đã có tác dụng làm cho sự thắng thế của đảng cộng sản trở thành tuyệt đối là nạn đói năm 1945. Đảng cộng sản đã lợi dụng được thảm kịch này bởi vì quần chúng sau khi hơn một triệu người chết đói vào tháng ba năm Ất Dậu đã trở thành vô cùng nhạy cảm trước những tiếng gọi vô sản chuyên chính, đấu tranh giai cấp, xóa bỏ giàu nghèo, v.v...
          Nói tóm lại, vừa có hỗ trợ quốc tế vừa có đường lối rõ rệt, vừa làm việc có phương pháp có kỹ thuật, lại gặp thời cơ thuận lợi nên đảng cộng sản đã nắm được thời cơ năm 1945 sau khi Nhật đầu hàng. Năm 1946, khi các lãnh tụ nòng cốt của phe quốc gia bỏ trốn sang Trung Hoa, lực lượng của phe quốc gia kể như đã bị xóa bỏ. Những phần tử quốc gia còn lại trong nước phần thì ngả theo đảng cộng sản, phần thì bị thủ tiêu, phần thì bỏ cuộc, hòa nhập vào dân chúng. Phe quốc gia không còn nữa.
          Người ta đã nói nhiều về Chính Phủ Liên Hiệp Quốc-Cộng năm 1946. Nhiều người đã kết luận rằng bài học đó cho ta thấy hễ liên hiệp với cộng sản là chết. Sự thực phức tạp hơn nhiều. Khi một người bị cảm sốt thì không phải lỗi tại cái hàn thử biểu. Tại khắp vùng Đông Nam Á, trong các cuộc cạnh tranh và đụng chạm giữa phe quốc gia và phe cộng sản, có những lúc họ hợp tác với nhau và cũng có những lúc họ chống đối nhau, nhưng ở đâu phe cộng sản cũng thất bại, trừ ở Việt Nam. Sự thất bại của phe quốc gia và sự thắng lợi của phe cộng sản ở Việt Nam là một ngoại lệ chứ không phải là một thông lệ. Sự kiện đó là do ở hai nguyên nhân mà ta vừa phân tích. Đó là sự thiếu vắng của một nhân sự chính trị và sự thiếu vắng của một đồng thuận quốc gia.
          Các đảng quốc gia đã là nạn nhân của hai sự thiếu vắng đó. Còn đảng cộng sản thì khác. Họ chỉ là một thành phần của đảng cộng sản quốc tế nên sự thiếu vắng một nhân sự chính trị thuần túy dân tộc không những không có hại mà còn có lợi cho họ. Họ đã có chủ nghĩa vô sản quốc tế nên sự thiếu vắng của một tư tưởng dân tộc không những không có hại mà còn có lợi cho họ. Trái lại khi người ta tranh đấu trên lập trường thuần túy dân tộc thì hai yếu tố đó không có không được. Đó là tất cả vấn đề.
          Một sự lẫn lộn danh từ đã đưa đến sự đồng hóa phe quốc gia với các chính quyền kế tiếp được Pháp và Mỹ đỡ đầu sau này. Sự thực thì các lực lượng quốc gia đã tan rã từ năm 1946 và không có liên hệ gì với các chính phủ Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, v.v... Khi Bảo Đại được người Pháp đem về đứng đầu chính quyền do họ thành lập để làm công cụ chống đối lại mặt trận Việt Minh, một guồng máy nhà nước được thành lập lấy tên là Quốc Gia Việt Nam. Chữ "Quốc Gia" ở đây, dịch từ chữ Etat của tiếng pháp hay State của tiếng Anh, có nghĩa là một nước không có đầy đủ chủ quyền, khác với một nước cộng hòa chẳng hạn, chứ không có nghĩa là "lấy đất nước và dân tộc làm trọng" đối chọi với chủ nghĩa vô sản quốc tế. Những người "lãnh đạo" cái Quốc Gia Việt Nam của Bảo Đại này hoàn toàn không liên hệ gì với những lực lượng quốc gia trước đây. Có một vài nhân vật thuộc các lực lượng cách mạng của phe quốc gia đã tham gia với chính quyền Bảo Đại, nhưng đó chỉ là những chọn lựa cá nhân mà thôi. Trong đại bộ phận guồng máy nhà nước của Quốc Gia Việt Nam là những tri phủ, tri huyện, đốc phủ sứ, thông phán của guồng máy thực dân cũ. Họ là những người đã đứng về phía ngoại nhân, chống đối lại cuộc tranh đấu giành chủ quyền dân tộc, những người mà ta có thể xem như những đứa cháu nội, cháu ngoại của cô Tư Hồng. Sự khác biệt này rất quan trọng nhưng cho tới nay ít người nhấn mạnh.
          Cho nên cuộc chiến tranh đông dương lần thứ nhất (1946-1954) không phải là một cuộc đấu tranh quốc - cộng mà chỉ là một cuộc tranh chấp giữa người cộng sản Việt Nam và những người Việt Nam theo Pháp. Trong cả hai hàng ngũ, đều có những người Việt Nam thực sự yêu nước nhưng nói chung ý nghĩa của cuộc tranh chấp là như vậy. Và nói chung chính nghĩa thuộc về phe cộng sản nhiều hơn.
          Năm 1954, Ngô Đình Diệm về nước và Quốc Gia Việt Nam trở thành nước Việt Nam Cộng Hòa. Đó đã có thể là một tập hợp dân tộc mới mang một ý nghĩa mới. Nhưng sự thực đã không phải như vậy.
          Ngô Đình Diệm cũng không phải là một người của đấu tranh giành độc lập dân tộc, trái lại không ít thì nhiều ông cũng đã tiếp tay đàn áp cuộc đấu tranh này. Ông Diệm cũng không phải là một mẫu người hào kiệt theo truyền thống Việt Nam. Ông học hành tầm thường và cũng không tỏ ra có một thành tích cá nhân nào đáng kể. Ông dựa vào bề thế của thân phụ, đi học trường dành cho con quan rồi ra làm quan ngay từ tuổi niên thiếu. Vì thế Ngô Đình Diệm không có tư cách để làm hình tượng của một đất nước Việt Nam vừa tái sinh. Ông Diệm trên thực tế cũng chỉ là trung gian, mặc dầu là một trung gian có bề thế hơn và có tư cách hơn những người trung gian trước ông, để thi hành chính sách của Mỹ tại Việt Nam. Khi ông Diệm không còn phù hợp với yêu cầu của người Mỹ, họ đã giết ông.
          Ông Diệm chết, một đám tướng tá đã từng là công cụ của Pháp và giờ đây đang là công cụ của Mỹ lên thay thế để tiếp tục vai trò trung gian của những kẻ không bao giờ đặt vấn đề chủ quyền dân tộc.
          Với Nguyễn Cao Kỳ, rồi Nguyễn Văn Thiệu miền Nam đã có thể có một hy vọng khác. Thời gian đã trôi qua và những con người cũng đã thay đổi. Thiệu cũng như Kỳ xuất phát từ quần chúng. Họ đã có thể là hạt nhân cho một sự đổi mới nhất là khi sự hiện diện của một lớp người mới, xuất phát từ quần chúng, trong guồng máy chính quyền miền Nam càng ngày càng đông đảo. Nhưng họ quá tầm thường và đã chọn con đường tiếp tục sự nghiệp của những đứa cháu nội, cháu ngoại của cô Tư Hồng thay vì tiếp tục sự nghiệp dựng nước và giữ nước từ ngàn năm trước của ông cha. Miền Nam đã có một hiến pháp dân chủ xứng đáng được sự tán đồng của các dân tộc tiến bộ, nhưng Nguyễn Văn Thiệu bằng trò hề độc diễn năm 1971 đã biến nó thành một mớ giấy lộn. Thiệu đã làm nản lòng những người có thiện chí và làm tê liệt mọi sinh lực quốc gia, gây sự khinh bỉ đối với chế độ trên khắp thế giới và nhất là tại Hoa Kỳ, quốc gia đỡ đầu cho Việt Nam Cộng Hòa.
           Kể từ năm 1968 trở đi bất cứ một chính phủ Hoa Kỳ nào cũng chỉ có thể có một chính sách duy nhất là tìm cách rút khỏi Việt Nam bằng cách này hay cách khác. Có thể nếu không có vụ Watergate và Nixon không bị buộc phải từ chức thì sự thất bại của miền Nam sẽ khác. Nhưng sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa là điều không tránh khỏi.
          Hình ảnh vẫn còn rõ rệt trong đầu óc tôi trong những ngày cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa là một kỷ lục ghê gớm: một bé gái 12 tuổi cõng đứa em 3 tuổi trên lưng chay bộ gần 200 cây số đường rừng từ Pleiku tới Nha Trang giữa bom đạn và cướp bóc. Em bé đó xứng đáng được dân tộc này tạc tượng để làm chứng cho can đảm và tình yêu. Em bé đó giờ đây ra sao? Có thể đã trở thành một người mẹ. Đứa em trai có thể đang làm nghĩa vụ quân sự tại Kampuchia. Tôi ao ước họ sẽ có hạnh phúc, nhưng tôi tin rằng họ đang khổ, và rất khổ.
          Ngày 30/4/1975, đoàn quân chiến thắng của cộng sản tiến vào Sài Gòn trong một niềm hân hoan không tả nổi. Sự vinh quang của họ chỉ có thể so sánh được với sự hổ nhục của chúng tôi.
          Sự thất bại của Việt Nam Cộng Hòa là một điều nằm trong cái lô gích của lịch sử. Cái gì xảy ra năm 1975 đã chỉ là hậu quả tất yếu của những gì đã xảy ra năm 1946, và cái gì xảy ra năm 1946 đã chỉ là hậu quả của những gì đã xảy ra trước đó. Tất cả qui vào hai nguyên nhân: đất nước chúng ta thiếu một nhân sự chính trị và một cơ sở tư tưởng. Phần còn lại chỉ là chi tiết.
          Chính thể Việt Nam Cộng Hòa đã chết. Nhưng khi đất nước thống nhất người ta đã khám phá ra rằng chế độ Cộng sản tại miền Bắc còn tồi tàn hơn nhiều. Chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã là một chế độ cực kỳ thối nát và đã xứng đáng với cái chết ô nhục của nó. Nhưng ít ra nó đã chứng minh một điều: một chế độ tự do dù tồi tệ tới đâu vẫn còn hơn một chế độ cộng sản.
          Vài năm sau, khi tôi ra khỏi vòng lao lý tôi đã khóc rất lâu bên nấm mồ đứa con duy nhất của tôi chết trong lúc tôi ở tù. Con tôi được bốn tháng lúc tôi và vợ tôi bị bắt. Chế độ biết chúng tôi có một con thơ nhưng vẫn giam giữ cả tôi lẫn vợ tôi. Đó chỉ là một chi tiết. Và chế độ cộng sản không quan tâm đến những chi tiết. Bỗng nhiên tôi tự hỏi tại sao tôi lại khóc lâu như vậy và tôi hiểu rằng tôi sẽ khóc cho đứa bé này ngay cả nếu nó không phải là con tôi. Tôi khóc cho một đứa con duy nhất xinh đẹp của một kỹ sư và một bác sĩ. Một đứa bé mà cuộc đời đã hứa cho tất cả, nhưng cuối cùng đã chết như một đứa con mồ côi cả cha lẫn mẹ và đã được chôn cất sơ sài trong cái nghĩa trang tiều tụy này.
          Tôi tự hỏi cái gì đã xảy ra ? Tại sao tôi lại phải vào tù, tại sao vợ tôi lại phải vào tù? Tại sao các bạn bè tôi lại có người được trả tự do, có người vẫn còn bị giam giữ và tại sao đất nước này bỗng dưng trở thành tiêu điều như ngày hôm nay ? Tại sao những người cầm quyền lại dốt nát và đần độn trong khi những người tinh khôn và có kiến thức lại bị gạt ra ngoài lề xã hội ? Cái gì đang diễn ra trong đầu óc người sĩ quan cộng sản trên chiếc xe đạp tồi tàn kia ? Và tại sao ở nơi đâu trong thành phố này người ta cũng gặp những khẩu hiệu khổng lồ "Đời Đời Nhớ Ơn Chủ Tịch Hồ Chí Minh Vĩ Đại" ? Tất cả như không có thực. Tất cả như một câu chuyện bịa đặt. Nhưng tất cả có thực. Bởi vì thân thể tôi còn mang những thương tích của tù đày. Và bởi vì có ngôi mộ nhỏ bằng xi măng này trên đó tôi đang ngồi im lặng với hai dòng nước mắt tuôn tràn.
          Tôi bỗng cảm thấy một sự khinh bỉ kim khí thủy tinh với những con người chỉ rút được những bài học tồi tệ từ cuộc sống của chính mình. Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Hùng, v.v... tất cả đều đã vào tù ra khám. Nhưng những con người tầm thường này đã không học được gì đáng học. Ở tù, họ đã chỉ học được cách tổ chức nhà tù. Bị hành hạ, họ đã chỉ học được kỹ thuật để hành hạ người khác.
          Mười ba năm đã trôi qua kể từ ngày đất nước thống nhất dưới chế độ cộng sản. Đã có nhiều bài báo và tác phẩm rất giá trị về biến cố này. Nhưng phần đông vì nhìn quá sát biến cố nên có lẽ đã thiếu sự bao quát và không nói lên được cái lô gích của một giai đoạn lịch sử với những bài học cần rút tỉa.
          Biến cố 30/4/1975 không phải chỉ có những khía cạnh tiêu cực.
          Đất nước đã thống nhất. Dù sự thống nhất đó đã không diễn ra trong những điều kiện thỏa mãn được mọi người nhưng Việt Nam cũng đã giải quyết được một vấn đề vẫn còn nhức nhối đối với Đức và Triều Tiên. Nước Việt Nam thống nhất là một quốc gia có tầm vóc và có tiềm năng phát triển quan trọng.
          Chiến thắng cộng sản ít ra cũng đã giản dị hóa cục diện đất nước. Trước đây chúng ta vừa có tập đoàn chóp bu cộng sản vừa có tập đoàn tham nhũng của miền Nam, ngày nay chúng ta chỉ còn một đối thủ cần phải loại bỏ. Chúng ta không còn phải làm những chọn lựa miễn cưỡng, đau lòng.
          Nó cũng đã cho chúng ta những bài học có thể rất hữu ích cho ngày mai.
          Trước hết, là một kẻ đã đứng trong hàng ngũ Việt Nam Cộng Hòa và đã bại trận, tôi không thể nào quên được sự hân hoan của những kẻ chiến thắng ngày 30/04/1975 và sự hổ nhục của chính tôi lúc đó. Tôi đã hiểu bằng da bằng thịt là thà làm người lính trong một đạo quân chiến thắng còn hơn làm tướng trong một đạo quân chiến bại. Sau này nhìn cung cách của một số người tranh đấu tôi nghĩ rằng họ chưa sống hay chưa hiểu ngày 30/4/75.
          Nhưng bài học lịch sử lớn nhất mà ta phải rút ra cho cả một giai đoạn lịch sử dài và đầy đau khổ này là chúng ta không thể không có một nhân sự chính trị và một cơ sở tư tưởng lành mạnh. Chúng ta không làm được gì hết nếu thiếu hai điều kiện đó. Ngày nay nhân sự chính trị của ta rất ít ỏi, vậy thì những con người hiếm hoi đó, dù ở cương vị nào và ở đâu, phải ý thức rằng họ là một sắc tộc thiểu số cần phải nương tựa nhau để sống. Sống đối với họ có nghĩa là thực hiện sự nghiệp cứu nước và đổi dòng lịch sử đang rất bất lợi cho dân tộc. Giữa họ phải có tinh thần anh em, phải có sự kết nghĩa. Phải không gặp mà đã là bạn, phải chưa quen mà đã là chí hữu. Một cơ sở tư tưởng chung chỉ có thể là kết quả của một cuộc thảo luận bộc trực và rộng khắp, trong đó không thể có những ý kiến không được nêu ra mà cũng không thể có những đề tài cấm bàn đến.
          Một bài học khác của ngày 30/4/1975 là một thắng lợi hoàn toàn cũng nguy hiểm và độc hại như một thất bại hoàn toàn. Nó làm cho kẻ chiến thắng say sưa tới độ mê sảng và mất trí. Nó che đậy những vấn đề cần phải giải quyết để rồi khi những vấn đề ấy cuối cùng xuất hiện vì không còn che dấu được nữa thì đã quá trầm trọng đến nỗi không còn giải đáp. Những người tranh đấu vì tương lai đất nước cũng phải chối từ cái mộng thắng lợi hoàn toàn như quyết tâm không chấp nhận thất bại.
          Một bài học đầy ý nghĩa nữa và có lẽ đáng để cho chúng ta suy nghĩ nhất là thắng lợi chỉ có với những người xứng đáng với thắng lợi. Người cộng sản đã thắng lợi hoàn toàn năm 1975 nhưng rồi thắng lợi đã mau chóng vuột khỏi tầm tay họ. Bởi vì họ không xứng đáng với thắng lợi. Năm 1975, họ được sự ngưỡng mộ của đại đa số nhân dân Việt Nam và của cả thế giới. Chỉ vài năm sau họ trở thành đối tượng thù ghét của cả nhân dân Việt Nam và của hầu hết loài người. Trong số những người chống chính quyền cộng sản ngày hôm nay, rất nhiều người chỉ mơ ước thắng lợi mà không hề chuẩn bị để xứng đáng với thắng lợi. Phải chăng chúng ta vẫn chưa rút được bài học đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta của những đối thủ mà chúng ta muốn đánh bại?
          Biến cố 30/4/75 và những ngày sau đó cũng đã giúp ta suy nghĩ và xác định lại lòng tin của ta ở một định luật chính trị bất di bất dịch và không chấp nhận một ngoại lệ nào. Đó là một chế độ không có chính nghĩa thì nhất định phải sụp đổ. Các vận động tâm lý chiến của các chính quyền quốc gia đã thành công phần nào trong việc làm cho dân chúng ghê sợ cộng sản nhưng nó đã có tác hại trong tâm não nhiều người. Nó làm nhiều người lý luận rằng cộng sản không phải vì có chính nghĩa mà thắng thì cũng không phải vì không có chính nghĩa mà sẽ thua. Sự thực thì trong quá khứ đảng cộng sản đã có vai trò lịch sử và do đó đã có chính nghĩa hơn hẳn những chính quyền đối diện với họ.
          Ngày nay đất nước đang bị đặt trước những vấn đề mới trong đó đảng cộng sản không những không phải là giải đáp mà còn là chướng ngại. Đảng cộng sản đang chắn ngang con đường tiến tới của dân tộc, đang bơi ngược dòng thác tiến hóa. Cho nên đảng cộng sản sẽ bị bánh xe lịch sử nghiền nát. Bởi vì bánh xe lịch sử không bao giờ thương hại những kẻ chắn đường nó.
          Chế độ cộng sản sẽ sụp đổ không phải vì nó thiếu đảng viên, quân đội, công an mà vì nó thiếu người. Nó sẽ sụp đổ không phải vì nó thiếu vũ khí đạn dược mà vì nó thiếu những tấm lòng. Nó đã mất vai trò lịch sử. Nó đã mất hết chính nghĩa. Sự sụp đổ của chế độ cộng sản Việt Nam là điều không thể tránh được và không thể đảo ngược được bởi vì chế độ cộng sản đã mang cái thất bại ở ngay trong lòng.
          Đến lượt những người khác, đến lượt một lực lượng dân tộc mới đứng lên cung hiến cho đất nước những giải đáp thay thế.
          Chúng ta phải vượt lên trên ngày 30/4/75 và phải đoạn tuyệt với cái lô gích của nó, phải giã từ cái tâm lý bại trận cũng như cái tâm lý đắc thắng. Chúng ta phải chấm dứt với một giai đoạn lịch sử và khởi hành vào một kỷ nguyên mới.
          Làm người Việt Nam trong thế kỷ 20 đã là một điều bất hạnh thì làm người Việt Nam trong thế kỷ 21 phải là một sự may mắn, một niềm vui và một nguồn hãnh diện. Thế giới đã biết đến Việt Nam như là nạn nhân của cảnh huynh đệ tương tàn, của óc độc đoán và độc quyền lẽ phải thì thế giới sẽ phải biết đến Việt Nam sau này như là vùng đất của sự bao dung, như là một mẫu mực thành công của tình anh em tìm lại, của sự xây hồi sinh từ hoang tàn đổ nát.
          Đó có thể là giấc mơ Việt Nam của chúng ta. Đó sẽ là di sản mà thời đại chúng ta để lại cho con cháu. Đó sẽ là dấu ấn của chúng ta trong lịch sử dân tộc cho mãi mãi sau này, khi bụi thời gian đã phủ lên những đam mê và dằn vặt của những kiếp người ngắn ngủi.
Nguyễn Gia Kiểng
(Thông Luận số 5, tháng 5-1988)

Phương Bích - Cái chúng ta cần bây giờ là một lá cờ khác

Tôi tặng những dòng tâm tư này cho blogger AnhVu của Vũ Thị Phương Anh. Đọc những ký ức buồn của chị, tôi cảm thấy có chung một niềm đồng cảm sâu sắc với những người ở phía “Thua toàn tập”. Đó là nhân dân chứ chẳng phải một thế lực chính trị nào khác như có người từng nói. Và tôi, chị đều là những người thua cuộc.
30/4 – Với tôi, từ rất lâu đó chỉ là ngày nghỉ. Không phải tôi lãng quên những người đã chết trong cuộc chiến tranh này, cho dù họ là người lính hay dân thường,miền Nam hay miền Bắc. Hồi còn bé, tôi đọc “Hội chợ phù hoa” và nhớ một đoạn văn đại ý nói rằng, trong một cuộc chiến, khi người lính này đâm lưỡi dao vào ngực đối phương, thì cũng đồng thời đâm lưỡi dao đó vào ngực một người mẹ ở bên kia chiến tuyến. Thế nên tôi sớm có cái nhìn khác về những người ở “phía bên kia”. Thực lòng tôi vui mừng khi người ta nói sẽ không có tắm máu.
 Chiến tranh kết thúc không có nghĩa là đau khổ đã chấm dứt. Nó rẽ sang một ngả đau thương khác. Đúng là không có tắm máu. Nhưng người ta không chết ngay bởi súng đạn, mà là chết từ từ. Cái chết này còn kinh khủng hơn nhiều. Sau này khi cuốn “Bên thắng cuộc” của nhà báo Huy Đức ra đời, một người bạn trên facebook đọc đến chương “Thăm nuôi” thì nghẹn ngào thốt lên: Ui! Bao nhiêu kỷ niệm đau thương ùa về. Tiếng kêu của bạn tôi như một vết cứa vào lòng.
 Tôi có đọc một vài cuốn truyện như “Người có trái tim chó” của Nga, “Sống chết ở Thượng Hải”, “Báu vật của đời” của Trung Quốc, “chuyện làng Cuội” của Việt Nam. Dường như cách hành xử của người công sản ở nước nào cũng giống nhau cả. Tôi không lạ, nhưng chắc chắn không biết được hết, cũng không thể cảm nhận được những gì mà con người vẫn còn phải chịu đựng sau chiến tranh. Không có cách gì lý giải được việc sau chiến tranh, lòng người còn tan hoang hơn cả đất nước bị tàn phá bởi bom đạn. Không chỉ người miền Nam tiếp tục rời bỏ quê hương, mà người miền Bắc cũng ra đi.
 Tôi không có ý định kể lại chuyện quá khứ. Nhiều người cũng đã muốn khép lại nó. Người ta nói nhiều hơn đến hòa giải hận thù giữa bên “Thắng” và “Thua”. Nhưng thực khó khi cả hai bên vẫn còn không ít nhiều người chưa thực sự mở lòng. Bên “Thua” nhất định giương lá cờ 3 sọc, đòi xóa bỏ chế độ cộng sản đang thống trị,. Bên “Thắng” tệ hơn, cứ gần đến ngày 30/4 hàng năm là toàn bộ hệ thống truyền thông lại ra rả ca ngợi “chiến thắng”.
 Có người bảo, tôi chả thích cả cờ đỏ sao vàng lẫn cờ vàng ba sọc. Cái chúng ta cần bây giờ là một lá cờ khác. Tôi cũng nghĩ như vậy, cần có một màu cờ khác để dung hòa hơn là cứ ngồi tranh cãi nhau cho đến chết. Việc kẻ đang khua chiêng gõ mõ chưa hẳn là để khoe mẽ mà có khi chỉ là che giấu nỗi sợ hãi nào đó ở bên trong.
 Đôi khi để hòa giải, người ta không cần cả những lời xin lỗi hay tha thứ ?
Phương Bích
(Quechoa)

Ai đang hưởng lợi khi giá vàng chênh lệch?

Toàn bộ khoản chênh lệch giá vàng NHNN thu được từ việc đấu thầu vàng là nguồn thu của ngân sách Nhà nước (NSNN), chuyển về NSNN.
Trả lời câu hỏi: Khoản chênh lệch giá vàng hiện giờ là từ 6-7 triệu đồng/lượng thì ai đang được hưởng lợi?
Phó Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết: Khi NHNN tham gia bình ổn thị trường vàng thông qua việc đấu thầu vàng thì NHNN đã công bố rất rõ đây là hoạt động bình ổn thị trường, NHNN không bình ổn giá.
Thông qua việc đấu thầu NHNN không nhằm mục tiêu kéo giá vàng xuống ngay lập tức cân bằng với giá vàng thế giới mà chúng tôi chủ yếu thực hiện việc tăng cung ra thị trường để qua đó giải quyết vấn đề nhu cầu vàng.
Nếu trong thời gian qua, chúng ta phải thừa nhận thực tế nhu cầu vàng là có thực, mặc dù nhu cầu vàng đầu tư trong dân đã giảm.
Chúng ta có thể nhận thấy rõ thời gian qua, thị trường vàng có biến động nhưng không xảy ra những cơn sốt vàng, không xảy ra những biến động hay tình trạng người dân đổ xô đi mua vàng. Đây là thành công lớn của Nghị định 24 – ông Hưng nói.
Theo ông Hưng, nếu thời gian qua, chúng ta không tăng cung thì với nhu cầu rất lớn như vậy, hoạt động trên thị trường vàng sẽ bất ổn. Còn toàn bộ khoản chênh lệch giá vàng NHNN thu được từ việc đấu thầu vàng là nguồn thu của ngân sách Nhà nước, chuyển về NSNN.
Khi được hỏi, đến ngày 30/6 khi các ngân hàng hoàn thành trạng thái tất toán vàng có thể giá vàng trong nước và giá vàng thế giới cân bằng. Vậy NHNN có thể khẳng định đến thời điểm nào giá vàng trong nước và thế giới bằng nhau?
Ông Hưng khẳng định, việc huy động vàng của các tổ chức tín dụng dưới hình thức tiết kiệm đã chấm dứt từ ngày 25/11/2012, nhưng kỳ hạn dài nhất mà một số tổ chức muốn huy động là 30/6. Đây là trong những lý do mà các tổ chức tín dụng phải mua vàng trên thị trường để đáp ứng tất toán trạng thái huy động và cho vay.
Rõ ràng nhu cầu gây áp lực lên thị trường, đến ngày 30/6 khi các tổ chức tín dụng hoàn thành việc tất toán trạng thái vàng của mình sẽ giảm cầu trên thị trường. Khi mà nhu cầu trên thị trường giảm bớt thì chênh lệch giá trong nước và quốc tế sẽ giảm.
Trong 3 - 4 tháng đầu năm dư nợ huy động tăng nhưng cho vay không tăng, nhiều người đặt ra nghi vấn rằng phải chăng dòng tiền đấy đang chảy từ các ngân hàng chảy vào để mua vàng chứ không cho DN vay?
Các tổ chức tín dụng “mua tiền” để mua vàng, ông Hưng khẳng định rằng, các tổ chức tín dụng tham gia phải đáp ứng quy định của NHNN về trạng thái kinh doanh vàng và nguồn vàng sử dụng cho mục đích gì.
Chúng tôi có quy định cụ thể và giám sát chặt chẽ công tác này - ông Hưng nói.
Về nguồn tiền, chúng tôi đã có quy định tại thông tư của NHNN không cho phép các tổ chức tín dụng được thực hiện cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp để kinh doanh và mua vàng miếng.
Theo ông Hưng, hiện nay NHNN đang triển khai thanh tra toàn bộ các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp tham gia vào quá trình đấu thầu mua vàng của NHNN theo đúng quy định của pháp luật.
(Doanh nhân SG)

Quận Hoàn Kiếm “bỏ quên” chỉ đạo giải quyết của Văn phòng Chính phủ

Năm 2012, đã có 3 cơ quan chức năng chỉ đạo UBND quận Hoàn Kiếm giải quyết đơn tố cáo của công dân về sai phạm ở 11A Tông Đản, cùng dấu hiệu vi phạm của lãnh đạo phường Tràng Tiền, nhưng đến nay vụ việc chưa được giải quyết gây bức xúc dư luận.
Trong đơn tố cáo gửi đến báo Dân trí và các cơ quan chức năng, bà Lê Êlêna, trú tại 11A Tông Đản, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội phản ánh: Bà đã nhiều lần làm đơn tố cáo hành vi vi phạm trật tự xây dựng tại biệt thự 11A Tông Đản. Các vi phạm này đã có quyết định thụ lý số 3290/QĐ-UBND ngày 6/12/2011, nhưng tới nay quận Hoàn Kiếm và phường Tràng Tiền chưa giải quyết dứt điểm. Bên cạnh đó, bà Lê Êlêna còn tố cáo UBND quận Hoàn Kiếm có dấu hiệu bao che cấp dưới khi không tiến hành xác minh, làm rõ dấu hiệu sai phạm của ông Nguyễn Minh Thanh, Phó Chủ tịch UBND phường Tràng Tiền mà Văn phòng Chính phủ và nhiều cơ quan chức năng khác đã chỉ đạo giải quyết từ năm 2012.
Liên quan đến vụ việc này, UBND TP. Hà Nội, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo UBND quận Hoàn Kiếm làm rõ đơn tố cáo của công dân về những sai phạm tồn tại ở biệt thự 11A Tông Đản và dấu hiệu vi phạm của ông Nguyễn Minh Thanh, Phó Chủ tịch UBND phường Tràng Tiền. Tuy nhiên, cho đến nay công dân chưa nhận được văn bản hồi âm nào.
Văn bản đề nghị giải quyết của Cục Chống tham nhũng gửi Chủ tịch UBND TP. Hà Nội
Văn bản đề nghị giải quyết của Cục Chống tham nhũng gửi Chủ tịch UBND TP. Hà Nội
Cụ thể, ngày 5/1/2012, ông Phạm Chí Công, Phó Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội ký văn bản số 70/UBND-BTCD gửi đồng chí Bí thư Quận ủy Hoàn Kiếm với nội dung: “UBND Thành phố nhận được đơn của một số công dân phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm tố cáo ông Nguyễn Minh Thanh - Phó Chủ tịch UBND phường Tràng Tiền khai man lý lịch Đảng tại hồ sơ ứng cử Đại biểu HĐND phường Tràng Tiền khóa VIII, nhiệm kỳ 2011-2016, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân (Đơn do Văn phòng Thành ủy chuyển tại văn bản số 77-CV/VPTU ngày 26/11/2011).
Về nội dung trên, UBND Thành phố chuyển đơn và đề nghị đồng chí Bí thư Quận ủy Hoàn Kiếm chỉ đạo giải quyết theo quy định; báo cáo đồng chí Bí thư Thành ủy và báo cáo kết quả giải quyết đến UBND Thành phố”.
Ngày 24/7/2012, ông Phạm Trọng Đạt, Cục Trưởng Cục Chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ ban hành công văn số 174/CV-CCTN, gửi Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đề nghị xem xét giải quyết đơn tố cáo của bà Lê Êlêna về những dấu hiệu sai phạm của ông Nguyễn Minh Thanh, Phó Chủ tịch UBND phường Tràng Tiền theo thẩm quyền, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật hiện hành và thông báo cho Cục Chống tham nhũng kết quả giải quyết trước ngày 30/8/2012.
Nhận được đơn tố cáo của bà Lê Êlêna, ngày 9/8/2012, ông Nguyễn Quang Thắng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ký văn bản số 6039/VPCP - KNTN, gửi Chủ tịch UBND TP. Hà Nội truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với nội dung:
Bà Lê Êlêna, trú tại số 11A Tông Đản, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội có đơn gửi Thủ tướng Chính phủ tố cáo một số hành vi sai phạm của ông Nguyễn Minh Thanh, Phó Chủ tịch UBND phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội (đơn, tài liệu sao gửi kèm theo). Về việc này, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến như sau:
Yêu cầu đồng chí Chủ tịch UBND TP. Hà Nội kiểm tra, xử lý vụ việc này và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2012. Văn Phòng Chính phủ thông báo để đồng chí Chủ tịch UBND TP. Hà Nội biết, thực hiện”.
Văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi
Văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu xem xét, giải quyết đơn tố cáo của bà Lê ÊLêna
Trong các ngày 20/8/2012 và 8/10/2012, ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội tiếp tục ký văn bản số 6430/UBND - BTCD, 7844/UBND - BTCD gửi Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, yêu cầu kiểm tra, báo cáo kết quả giải quyết đơn tố cáo của bà Lê ÊLêna về Cục Chống tham nhũng. Báo cáo kết quả để UBND Thành phố báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/10/2012. 
Văn bản chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội bị rơi vào im lặng
Văn bản chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội bị rơi vào im lặng
Tuy nhiên, theo phản ánh ảnh bà Lê ÊLêna, cho đến nay UBND quận Hoàn Kiếm vẫn chưa có kết luận giải quyết đơn tố cáo của công dân tại biệt thự 11A Tông Đản về những dấu hiệu sai phạm của ông Nguyễn Minh Thanh, Phó Chủ tịch UBND phường Tràng Tiền theo như ý kiến chỉ đạo của Văn Phòng Chính phủ, Cục Chống tham nhũng và UBND TP. Hà Nội đã nêu rõ trong các văn bản.
Theo phản ánh của bà Lê ÊLêna, văn bản trả lời duy nhất mà bà nhận được đến thời điểm này là văn bản số 247/UBND - TTr do Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hoa ký đề ngày 13/4/2012 về việc thông báo kết quả giải quyết đơn tố cáo của bà Lê ÊLêna (trước khi Văn Phòng Chính phủ, Cục Chống tham nhũng, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Vũ Hồng Khanh có ý kiến chỉ đạo). Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà đến tận ngày 4/3/2013, bà Lê ÊLêna mới nhận được văn bản số 247/UBND - TTr đã ban hành từ 11 tháng trước đó?.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, trong đơn tố cáo gửi đến báo Dân trí, bà Lê ÊLêna khẩn thiết đề nghị các cơ quan chức năng chỉ đạo, giám sát việc xử lý sai phạm trật tự xây dựng tại 11A Tông Đản, đồng thời có biện pháp xử lý dấu hiệu sai phạm của ông Nguyễn Minh Thanh, Phó Chủ tịch UBND phường Tràng Tiền và các các nhân liên quan.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Ban Bạn đọc
(Dân trí)

Đơn khiếu nại về việc vi phạm quyền tự do về nước của Công dân

Ông Phạm văn Điệp
Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- tự do – hạnh phúc

 
ĐƠN KHIẾU NẠI 
 
Kính gửi: Đại sứ quán nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên Bang Nga
Tên tôi là Phạm văn Điệp, Công dân Việt Nam sinh ngày 12.6.1968
Nơi sinh: Quảng Tiến, Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam
Địa chỉ tạm thời: LB Nga, Petrozavodsk, phố Drevlanka 22/1-84
Ngày 23 tháng 4 năm 2013 tôi có di chuyến bay từ Liên bang Nga về Việt Nam và đến sân bay Nội Bài Hà Nội lúc 8 giờ 20 ngày 24 tháng 4 năm 2013. Tại nơi kiểm tra Hộ chiếu, cán bộ Kiểm tra đã không làm thủ tục nhập cảnh cho tôi mà dẫn tôi sang chỗ khác ngồi chờ. Đến gần 9 giờ 30, đại diện Công an xuất nhập cảnh Sân bay Nội Bài đến yêu cầu tôi phải quay lại máy bay để trở về Moscow. Tôi đòi họ cho biết cơ sở để họ buộc tôi quay trở sang Moscow. Họ đưa cho tôi một Bản xử lý vi phạm hành chính tự họ soạn ra, trong đó có ghi rằng: Họ dùng điều 8 Pháp lệnh về cư trú, đi lại và xuất nhập cảnh của người nước ngoài để xử lý như vậy với tôi. Tôi không đồng ý vì tôi cho rằng Bản xử lý đó không hợp lệ đối với tôi vì tôi không phải là người nước ngoài, mà tôi là Công dân Việt Nam. Chính trong Bản xử lý cũng ghi Phạm văn Điệp là Công dân Việt Nam.
Sau đó Đại diện Công an xuất nhập cảnh Sân bay Nội Bài giằng lấy Bản xử lý vi phạm hành chính, xé nó trước mặt tôi và giục cảnh sát cơ động lôi tôi về phía đi ra máy bay và sau đó bẻ tay, cưỡng chế tôi, đẩy tôi vào tận bên trong máy bay để máy bay cất cánh về Moscow. Tôi cho rằng họ không có cơ sở pháp lý gì trục xuất công dân Việt Nam sang nước khác là Liên Bang Nga. Họ đã vi phạm quyền trở về nước Việt Nam của tôi. Công an xuất nhập cảnh Sân bay Nội Bài nói với tôi rằng: Muốn khiếu nại thì sang Nga và gửi đơn cho Đại sứ quán Việt Nam.
.
- Căn cứ vào Công ước Quốc tế về quyền chính trị và dân sự 1966 điều 12:
4) Không ai bị tước đoạt một cách tuỳ tiện quyền được trở về nước mình.
- Căn cứ vào Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 Điều 13:
1) Ai cũng có quyền hồi hương.
Tôi cho rằng phía Công an Xuất nhập cảnh Bộ Công an Việt Nam đã vi phạm quyền trở về nước của tôi và phải chịu bồi thường cho tôi những khoản sau:
1. Gía trị vé máy bay Moscow-Hanoi-Moscow cho mục đích chuyến đi về VN cho công việc của mình là 23923 rup.
2. Gía trị vé xe Petrozavosk-Moscow-Ptrozavodsk là 3600 rúp
3. Gía trị Metro-express là 640 rúp
4. Thiệt hại tinh thần không dự được lễ phong Tiên Chỉ (là sắc phong cho người cao tuổi nhất trong làng) cho bố tôi được tổ chức ngày 28 tháng 4 năm 2013 với giá trị tùy theo nhìn nhận của cơ quan xem xét.
5. Thiệt hại về tinh thần khi không được dự các buổi giao lưu với các Công dân tự do về các chủ đề góp ý xây dựng Hiến pháp Việt Nam được tổ chức từ 05.05.2013 tại các thành phố ở Việt Nam với giá trị tùy theo nhìn nhận của cơ quan xem xét.
Vậy tôi viết đơn này kính mong Đại sứ quán xem xét và giải quyết phục hồi quyền lợi hợp pháp cho tôi.
Người viết đơn
Công dân Việt Nam Phạm văn Điệp
E-mail: vietnamdoanket@gmail.com
Tel: +79114039999
424385_561219303918687_1570420530_n.jpg

Quan hệ Việt - Trung xấu đi một cách bất ngờ


NGHIÊM TRỌNG, QUÁ NGHIÊM TRỌNG. TỚI MỨC NPN KHÔNG KỂ CẢ ĐANG NGHỈ LỄ MÀ MỞ A LÔ NGAY !
NHƯNG CÂU DẪN DÀI TỚI 107, CÂU TRẢ NHỜI DÀI TỚI 116 CHỮ:

Ngày 30/04/2013, trả lời câu hỏi của phóng viên AP, Kyodo và Ashahi Shimbun đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về việc Trung Quốc tổ chức đưa khách du lịch tới quần đảo Hoàng Sa và trước việc Trung Quốc tiến hành một số hoạt động khác tại khu vực quần đảo Hoàng Sa như quan chức cao cấp Trung Quốc cắt băng khánh thành nhà sách Tân Hoa trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa và chuẩn bị tổ chức thi câu cá tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ:

“Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa.

Những việc làm trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, không tuân thủ Tuyên bố cấp cao giữa ASEAN - Trung Quốc kỷ niệm 10 năm DOC và vi phạm DOC, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông. 

Chúng tôi yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt các việc làm sai trái nêu trên, không làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở Biển Đông.”

NÊN TIN NÀY ĐƯỢC NỐI THÊM 123 CHỮ NỮA:

Cùng ngày, trước việc Trung Quốc đưa khách du lịch tới quần đảo Hoàng Sa, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến phát biểu khẳng định: “Quần đảo Hoàng Sa là một huyện đảo của Thành phố Đà Nẵng, một bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam.

Việc Trung Quốc đưa khách du lịch ra quần đảo Hoàng Sa đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, gây bất bình đối với chính quyền và nhân dân Đà Nẵng.

Chúng tôi phản đối mạnh mẽ hành động phi pháp trên và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay việc tổ chức du lịch cũng như các hoạt động khác tại quần đảo Hoàng Sa.” 

Nguyễn Hồng Kiên

(FB. Nguyễn Hồng Kiên)

--------------
 Phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị về một số hoạt động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa

Ngày 30/04/2013, trả lời câu hỏi của phóng viên AP, Kyodo và Ashahi Shimbun đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về việc Trung Quốc tổ chức đưa khách du lịch tới quần đảo Hoàng Sa và trước việc Trung Quốc tiến hành một số hoạt động khác tại khu vực quần đảo Hoàng Sa như quan chức cao cấp Trung Quốc cắt băng khánh thành nhà sách Tân Hoa trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa và chuẩn bị tổ chức thi câu cá tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ:

“Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa.

Những việc làm trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, không tuân thủ Tuyên bố cấp cao giữa ASEAN - Trung Quốc kỷ niệm 10 năm DOC và vi phạm DOC, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.

Chúng tôi yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt các việc làm sai trái nêu trên, không làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở Biển Đông.”

Cùng ngày, trước việc Trung Quốc đưa khách du lịch tới quần đảo Hoàng Sa, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến phát biểu khẳng định:

“Quần đảo Hoàng Sa là một huyện đảo của Thành phố Đà Nẵng, một bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam.

Việc Trung Quốc đưa khách du lịch ra quần đảo Hoàng Sa đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, gây bất bình đối với chính quyền và nhân dân Đà Nẵng.

Chúng tôi phản đối mạnh mẽ hành động phi pháp trên và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay việc tổ chức du lịch cũng như các hoạt động khác tại quần đảo Hoàng Sa.”
(Bộ Ngoại giao VN)

TQ đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Ngày 30/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khẳng định những hành động gần đây của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Ông Lương Thanh Nghị nói như trên khi trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước một số hành động của Trung Quốc tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, như việc quan chức cao cấp Trung Quốc cắt băng khánh thành nhà sách Tân Hoa trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, tổ chức đưa khách du lịch tới quần đảo Hoàng Sa và chuẩn bị tổ chức thi câu cá tại khu vực quần đảo Hoàng Sa.
“Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa. Những việc làm trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, không tuân thủ Tuyên bố cấp cao giữa ASEAN-Trung Quốc kỷ niệm 10 năm DOC và vi phạm DOC, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông,” người phát ngôn nói.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt các việc làm sai trái nêu trên, không làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở Biển Đông
Cùng ngày, trước việc Trung Quốc đưa khách du lịch tới quần đảo Hoàng Sa, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến đã phản đối mạnh mẽ hành động phi pháp trên và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay việc tổ chức du lịch cũng như các hoạt động khác tại quần đảo Hoàng Sa.
Ông khẳng định: “Quần đảo Hoàng Sa là một huyện đảo của Thành phố Đà Nẵng, một bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Việc Trung Quốc đưa khách du lịch ra quần đảo Hoàng Sa đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, gây bất bình đối với chính quyền và nhân dân Đà Nẵng”./.
(TTXVN)

------------------
 Phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị về một số hoạt động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa

Ngày 30/04/2013, trả lời câu hỏi của phóng viên AP, Kyodo và Ashahi Shimbun đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về việc Trung Quốc tổ chức đưa khách du lịch tới quần đảo Hoàng Sa và trước việc Trung Quốc tiến hành một số hoạt động khác tại khu vực quần đảo Hoàng Sa như quan chức cao cấp Trung Quốc cắt băng khánh thành nhà sách Tân Hoa trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa và chuẩn bị tổ chức thi câu cá tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ:

“Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa.

Những việc làm trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, không tuân thủ Tuyên bố cấp cao giữa ASEAN - Trung Quốc kỷ niệm 10 năm DOC và vi phạm DOC, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.

Chúng tôi yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt các việc làm sai trái nêu trên, không làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở Biển Đông.”

Cùng ngày, trước việc Trung Quốc đưa khách du lịch tới quần đảo Hoàng Sa, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến phát biểu khẳng định:

“Quần đảo Hoàng Sa là một huyện đảo của Thành phố Đà Nẵng, một bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam.

Việc Trung Quốc đưa khách du lịch ra quần đảo Hoàng Sa đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, gây bất bình đối với chính quyền và nhân dân Đà Nẵng.

Chúng tôi phản đối mạnh mẽ hành động phi pháp trên và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay việc tổ chức du lịch cũng như các hoạt động khác tại quần đảo Hoàng Sa.”
(Bộ Ngoại giao VN)

Châu Á ngày càng lo ngại trước những hành động gây hấn của Trung Quốc

Trung Quốc gây hấn tại Biển Đông
Trung Quốc gây hấn tại Biển Đông

Đưa du khách đến Hoàng Sa, đưa tàu với chiến đấu cơ yểm trợ đến vùng Senkaku, đưa quân xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ, những hành động gây hấn này của Trung Quốc gây lo ngại ngày càng nhiều cho các nước láng giềng châu Á.

Ngày 28/04/2013 chiếc tàu chở các du khách Trung Quốc đầu tiên đã rời bến ở Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, để đi tham quan quần đảo Hoàng Sa. Kế hoạch phát triển du lịch đến Hoàng Sa đã bị Việt Nam phản đối qua một công hàm trao cho đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội ngày 12/04/2013.

Chuyến du lịch nói trên đã được chính quyền Bắc Kinh khuyến khích và được báo chí Nhà nước Trung Quốc cổ  vũ, bởi vì hành động này là nhằm khẳng định hơn nữa chủ quyền trên một quần đảo của Việt Nam, mà Bắc Kinh chiếm đóng trái phép từ năm 1974 đến nay. Đây cũng là cách để Trung Quốc trắc nghiệm phản ứng của các nước láng giềng đang tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.

Cũng giống như hành động của Trung Quốc đối với Ấn Độ. Ngày 15/04/2013 một đại đội Trung Quốc, với sự yểm trợ của trực thăng, đã vượt qua lằn ranh gọi là Đường Kiểm soát thực tế ( LAC ), được thiết lập sau cuộc chiến tranh giữa hai nước và năm 1962 và được coi như là đường biên giới Ấn-Trung.

Binh lính Trung Quốc tiến sâu đến 19 km trong phần lãnh thổ mà Ấn Độ đang kiểm soát và dựng trại ở vùng thung lũng Depsang. Mặc dù truyền hình Ấn Độ chiếu các hình ảnh về trại lính này của Trung Quốc, chỉ nằm cách các vị trí của quân đội Ấn Độ có 100 mét, phía Bắc Kinh vẫn khẳng định là quân của họ không hề vượt qua biên giới Ấn-Trung.

Trong khi đó ở vùng Biển Hoa Đông, mà nhiều tháng qua vẫn căng thẳng, báo chí Nhật Bản cuối tuần qua tố cáo là khi xâm nhập vùng quần đảo Senkaku tuần trước, các tàu hải giám của Trung Quốc đã được sự yểm trợ của các chiến đấu cơ, trong đó có nhiều chiến đấu cơ phản lực Su-27 và Su-30. Một quan chức Nhật Bản xin miễn nêu tên nói với nhật báo Sankei Shimbun rằng đây là « một mối đe dọa chưa từng có » đối với Nhật.

Ngày 29/04/2013 ba tàu hải giám của Trung Quốc lại xâm nhập khu vực Senkaku, trong ngày thứ 10 liên tiếp. Thứ sáu tuần trước, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc lần đầu tiên đã tuyên bố quần đảo Senkaku là một trong những « quyền lợi cốt lõi » đối với Bắc Kinh, có nghĩa đây là một vấn đề không có gì phải thương lượng và nếu cần Trung Quốc sẽ dùng vũ lực để « bảo vệ chủ quyền », giống như đối với Biển Đông hoặc Đài Loan.

Cũng thứ sáu tuần trước (26/04/2013), Bắc Kinh đã lên án việc Philippines kiện bản đồ đường « lưỡi bò » của Trung Quốc ra trước tòa án của Liên Hiệp Quốc. Báo chí do Nhà nước Trung Quốc kiểm soát thì thẳng thừng đe dọa chiến tranh với Việt Nam và Philippines.

Nhưng Bắc Kinh còn trắc nghiệm luôn cả phản ứng của một nước mà cho tới nay ít khi đụng với Trung Quốc, đó là Malaysia. Cuối tháng 3 vừa qua, lực lượng đặc nhiệm của hải quân Trung Quốc đã được triển khai đến bãi ngầm James mà Malaysia cũng giành chủ quyền, chỉ nằm cách bờ biển Malaysia có 80km và nằm cách Hoa lục đến 1.800 km !

Theo lời bà Stephanie Kieine-Ahlbrandt, một chuyên gia về chính sách ngoại giao của Trung Quốc thuộc tổ chức International Crisis Group, dường như chính tân lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã thúc đẩy chính sách xác quyết chủ quyền mạnh mẽ hơn đối với các nước láng giềng.

Sách trắng về quốc phòng do Bắc Kinh công bố ngày 16/04/2013 đã nêu rõ mối liên hệ giữa sức mạnh quân sự với chủ thuyết mới của Trung Quốc, nói rằng nhiệm vụ của quân đội là thực hiện « Giấc mơ Trung Quốc ». Khi tường thuật về việc công bố sách trắng này, Tân Hoa Xã đã khẳng định là chính sách quốc phòng của Trung Quốc không thay đổi, nhưng nước này sẽ « không đánh đổi chủ quyền và quyền lợi để lấy hòa bình. »
Thanh Phương (RFI)

TIN LÃNH THỔ

TIN TRÊN BLOG


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

 Bản tin tiếng Anh
  • UnionPay issues its first card in US (Washington Post) - China UnionPay, the dominant bank card organization in China, took a further move to enhance its global presence as it launched the first card in the US.
  • Beauties turn entrepreneurs (Washington Post) - More fashion models for online shopping site, Taobao.com, are changing roles. Instead of just posing for the site, they are selling clothes online.
  • Dongfeng Peugeot Citroen recalls 38,000 cars (Washington Post) - Dongfeng Peugeot Citroen Automobile Co Ltd of central China's Hubei province will recall nearly 38,000 vehicles, China's consumer quality watchdog said Saturday.
  • NE China to build robot industrial base (Washington Post) - A robot industrial base with an estimated annual output of 50 billion yuan (8 billion U.S. dollars) will be established in northeast China's Liaoning Province, local authorities said.
  • China to be biggest market for Airbus A380 (Washington Post) - China will be the biggest single market for the A380 aircraft, Airbus SAS' super jumbo, the European aircraft manufacturer's chief said on Friday.
  • France leads eurozone in offshore RMB payments (Washington Post) - France now holds the leading position in euro countries for exchanging RMB payments, after recording a 249 percent growth in the value of payments since March 2012.
  • Holiday Special: Stressed out? Time to relax (Washington Post) - In China, May 1 marks the Labor Day holiday, one of the country's seven major public holidays. One day off from work is given, along with a surrounding weekend.
  • New mothers donate milk to help baby (Washington Post) - More than 20 new mothers in Chengdurushed to a hospital to help breastfeed a stranger's baby whose mother is recovering from injuries caused by the earthquake on April 20.
  • Music to bridge cultures (Washington Post) - A concert celebrating the 20th anniversary of ties between Beijing and Seoul, saw the Seoul Philharmonic Orchestra, under conductor Myung-whun Chung, performing composer Unsuk Chin's concerto, Su, at the National Center for the Performing Arts. The piece was initially written for the traditional Chinese instrument sheng.
  • Reform and opening up reshapes Chinese labor (Washington Post) - With agricultural production becoming more efficient, surplus laborers have flocked to cities to look for jobs, ballooning the country's urban population and changing the way China's labor force is defined.
  • Chinese NGOs reach out to African countries (Washington Post) - Groups give new impetus and direction for people-to-people exchanges in Africa with their community outreach programs, report Meng Jing and Sun Yuanqing.
  • Top advisor stresses multi-party co-op (Washington Post) - Top political advisor Yu Zhengsheng has called for improving and developing multi-party cooperation in accordance with contemporary conditions.
  • China, EU 'to renew ties' (Washington Post) - China and the European Union on Saturday pledged to promote their mid- and long-term cooperation plan, as the first top-ranking EU official visited China under its new leadership.
  • Lithuania minister seeks Chinese investment (Washington Post) - Birute Vesaite, Lithuania's minister of economy, sat down with a China Daily reporter to discuss the country's trade with China. Vesaite visited China to attend the Fourth Chinese-European Forum.
  • Relics to be returned (Washington Post) - Two imperial bronze sculptures that were looted from Beijing's Old Summer Palace will come home later this year, thanks to the donation of the French art-collecting Pinault family.

51.000 tỷ đồng “đào tẩu” khỏi thị trường chứng khoán trong tháng tư

Chỉ trong vòng một tháng, trên 2,4 tỷ USD đã "bốc hơi" khỏi tài khoản những người cầm cổ phiếu. Trong khi về số tuyệt đối, "ông lớn" ngành tiêu dùng Ma San thiệt hại nặng nề nhất, mất gần 11.000 tỷ đồng thì về tỷ lệ, KBC mất 17,5% vốn hóa, HAG mất 20%.Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua một tháng 4 đầy chật vật và sóng gió. Không tin đồn thất thiệt, không có những dấu hiệu quá tiêu cực về vĩ mô nhưng chính tâm lý hoài nghi, thiếu tin tưởng của giới đầu tư lại nhấn thị trường đi xuống, khiến hàng chục tỷ đồng “không cánh mà bay” khỏi tài khoản những người cầm cổ phiếu.
Nếu trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đánh mất 5,2% về giá, xuống còn 58,36 điểm đóng cửa phiên 26/4 thì chỉ số sàn TP.HCM (VN-Index) cũng đánh rơi 31,3 điểm, tương ứng giảm 6,1% còn 474,51 điểm.

Trong tháng 4, nhiều nhà đầu tư đã tỏ ra chán chường và chỉ đứng ngoài thị trường theo dõi.
Trong tháng 4, nhiều nhà đầu tư đã tỏ ra chán chường và chỉ đứng ngoài thị trường theo dõi.

Trên thực tế, phiên mở đầu tháng 4 cũng là phiên vốn hóa trên hai sàn ở mức cao nhất. Những người quan sát đã không khỏi hụt hẫng, bởi sau phiên tăng mạnh mẽ ngày 1/4 là chuỗi giao dịch đầy phập phù, bất ổn của thị trường.
Theo đó, đầu tháng 4, VN-Index bật tăng gần 15 điểm tương ứng 3% trong khi HNX-Index cũng tăng 1,26 điểm tương ứng 2,09%. Đến phiên chốt tháng, tình hình đảo ngược: VN-Index mất 2,08 điểm tương ứng giảm 0,44% và HNX-Index cũng mất 0,33 điểm tương ứng giảm 0,56%.
Theo thống kê của Dân trí dựa trên dữ liệu từ 2 Sở Giao dịch chứng khoán, trong vòng 1 tháng, vốn hóa sàn HSX “bốc hơi” 46.822 tỷ đồng (tương ứng thất thoát 5,72%) xuống còn 771.922 tỷ đồng tại thời điểm chốt phiên 26/4. HNX với quy mô vốn hóa nhỏ hơn, mất 4.287 tỷ đồng (tương ứng thất thoát 4,46%) xuống còn 91.757 tỷ đồng.
Tổng cộng, thị trường chứng khoán Việt Nam trong 1 tháng giao dịch vừa qua đã để hao hụt khối tài sản lên tới 51.108,89 tỷ đồng, tương ứng khoảng 2,43 tỷ USD.
Những mã cổ phiếu có vốn hóa lớn đóng vai trò dẫn dắt thị trường thường là những mã chịu ảnh hưởng lớn nhất thể hiện qua trị giá tuyệt đối của phần tài sản “bốc hơi”.
Tuy nhiên, xét trên tỷ lệ thất thoát, những mã hao hụt mạnh nhất lại là những mã được chọn đầu cơ trong bối cảnh hiện tại. Thị trường có dấu hiệu biến động, cổ phiếu đầu cơ sẽ bị xả hàng đầu tiên và không tránh khỏi giảm giá.

MSN của CTCP Tập đoàn Ma San

Hao hụt: 10.996 tỷ đồng
Hao hụt: 10.996 tỷ đồng
Tỷ lệ thất thoát: 12,8%
Vốn hóa ngày 26/4: 74.914 tỷ đồng
Thị giá đóng cửa phiên 26/4: 109.000 đồng/cp.

GAS của Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV Gas)

Hao hụt: 7.580 tỷ đồng
Hao hụt: 7.580 tỷ đồng
Tỷ lệ thất thoát: 7%
Vốn hóa ngày 26/4: 100.435 tỷ đồng
Thị giá đóng cửa phiên 26/4: 53.000 đồng/cp.

BVH của CTCP Tập đoàn Bảo Việt

Hao hụt: 4.151 tỷ đồng
Hao hụt: 4.151 tỷ đồng
Tỷ lệ thất thoát: 11,5%
Vốn hóa ngày 26/4: 31.914 tỷ đồng
Thị giá đóng cửa phiên 26/4: 46.900 đồng/cp.

HAG của CTCP Hoàng Anh Gia Lai

Hao hụt: 3.009 tỷ đồng
Hao hụt: 3.009 tỷ đồng
Tỷ lệ thất thoát: 19,9%
Vốn hóa ngày 26/4: 12.145 tỷ đồng
Thị giá đóng cửa phiên 26/4: 22.600 đồng/cp.

DPM của Tổng công ty Phân Bón & Hóa chất Dầu khí - CTCP

Hao hụt: 1.254 tỷ đồng
Hao hụt: 1.254 tỷ đồng
Tỷ lệ thất thoát: 7,3%
Vốn hóa ngày 26/4: 16.033 tỷ đồng
Thị giá đóng cửa phiên 26/4: 42.200 đồng

ITA của CTCP Đầu tư Công nghiệp Tân Tạo

Hao hụt: 448 tỷ đồng
Hao hụt: 448 tỷ đồng
Tỷ lệ thất thoát: 11,4%
Vốn hóa ngày 26/4: 3.474 tỷ đồng
Thị giá đóng cửa phiên 26/4: 6.200 đồng

KBC của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP

Hao hụt: 406 tỷ đồng
Hao hụt: 406 tỷ đồng
Tỷ lệ thất thoát: 17,5%
Vốn hóa ngày 26/4: 1.912 tỷ đồng
Thị giá đóng cửa phiên 26/4: 6.600 đồng/cp
Bích Diệp
(Dân trí)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét