Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

tin ngày 18/4/2013

  • Pháp : Xử vụ làm rởm vú giả (RFI) - Hôm nay, 17/4/2013, tại thành phố Marseilles, 5 cựu lãnh đạo công ty Pháp Poly Implant Prothèse (PIP) chuyên sản xuất loại túi silicone dùng để đệm ngực phụ nữ bị đưa ra xét xử vì liên quan đến vụ bê bối chất liệu độn ngực không đúng quy cách gây hại đến sức khỏe người sử dụng.
  • Nạn bạo hành trong các trại cải tạo nữ tù nhân (RFI) - Nạn bóc lột và tra tấn nữ tù nhân ở các trại lao động cải tạo tại Trung Quốc, đánh bom khủng bố tại Boston - Hoa K ỳ, các điểm mới trong chính sách đón tiếp sinh viên nước ngoài của Pháp là những chủ đề thời sự nóng hổi nhất trên các trang báo Pháp hôm nay.
  • Công nghệ kỹ thuật số, tương lai của kinh tế Pháp ? (RFI) - Đến nay đã có không biết bao nhiêu bài viết, diễn đàn chỉ trích nước Pháp chậm chân trong lĩnh vực công nghiệp kỹ thuật số. Nhưng đang có nhiều dấu hiệu báo trước, đây sẽ là chìa khóa đem lại tăng trưởng cho kinh tế Pháp trong tương lai.
  • Cảnh sát Paris phát động chiến dịch diệt chuột (RFI) - Hàng năm, từ 16 tháng Tư đến 15 tháng Sáu, sở cảnh sát Paris phát động chiến dịch tìm diệt chuột, đồng thời vận động nâng cao ý thức của người dân trong cuộc chiến chống lại loài gặm nhấm này. Cảnh sát Kinh đô Ánh sáng có hẳn một đơn vị chuyên trách với địa bàn điều tra là các nhà kho tầng hầm, sân của các tòa nhà cao tầng và hệ thống cống thoát nước.
  • New Zealand : Quốc gia châu Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính (RFI) - Hôm nay 17/04/2013, New Zealand đã trở thành quốc gia thứ 13 trên thế giới và là nước đầu tiên thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Tối nay, các dân biểu đã thông qua đạo luật sửa đổi Luật hôn nhân có từ năm 1955 của nước này, tức là một phần tư thế kỷ từ sau khi New Zealand bãi bỏ việc trừng phạt người đồng tính luyến ái.
  • Mỹ và LHQ đề nghị hỗ trợ Iran và Pakistan sau động đất (RFI) - Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc đã đề nghị giúp đỡ sau trận động đất mạnh nhất từ 50 năm qua tại Iran. Vụ động đất này cũng làm ít nhất 34 người chết tại nước Pakistan láng giềng, khiến quân đội nước này hôm nay 17/04/2013 được huy động để cứu hộ các nạn nhân tại một vùng hẻo lánh ở miền tây nam.
  • Pháp : Cựu bộ trưởng Cahuzac từ bỏ chính trường (RFI) - Hôm qua, 16/04/2013, cựu bộ trưởng Ngân sách Pháp Jérôme Cahuzac đã lên đài truyền hình để thú nhận « lỗi lầm về đạo đức » của ông, sau khi đã che giấu tài khoản bí mật ở nước ngoài. Ông Cahuzac đã từ chức bộ trưởng Ngân sách hôm 19/03 và kể từ nay từ bỏ luôn ghế dân biểu.
  • Hơn hai nghìn quan khách dự tang lễ bà Thatcher (RFI) - Ngày hôm nay, 17/4/2013, tang lễ của bà Margaret Thatcher, cựu thủ tướng, nhà chính trị nổi bật của nước Anh trong thế kỷ 20, đã diễn ra tại Luân Đôn trong không khí trang trọng với nghi thức quân đội, quy mô không kém tang lễ dành cho Winston Churchill năm 1965.
  • Các phi cơ Trung Quốc tiếp cận không phận Nhật nhiều hơn Nga (RFI) - Trong những tháng gần đây, các máy bay tiêm kích F-15 của Nhật Bản có nhiều dịp cất cánh để truy đuổi các máy bay Trung Quốc đang lăm le xâm phạm không phận Nhật, hơn là để xua đuổi các phi cơ Nga. Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nhật hôm nay, 17/04/2013, đây là lần đầu tiên hiện tượng này diễn ra.
  • Chính quyền Nga dùng tòa án để đàn áp đối lập (RFI) - Hôm nay, 17/04/2013, nhà đối lập Alexei Navalny đã ra tòa ở Kirov ( cách Matxcơva 900 km ), trong một vụ án mà theo bị cáo và phe đối lập Nga đã được chính quyền tạo dựng hoàn toàn để bịt miệng ông. Ông Nalvany ra tòa vì bị cáo buộc là vào năm 2009 đã biển thủ một số tiền tương đương 400 ngàn euro từ một công ty khai thác rừng ở vùng Kirov.
  • Vụ tấn công Boston : Phát hiện những manh mối ban đầu (RFI) - Hai ngày sau vụ nổ bom nhằm vào cuộc chạy đua marathon tại Boston, cảnh sát Liên bang Mỹ FBI vẫn tích cực điều tra nhằm xác định thủ phạm của hai vụ tấn công làm 3 người thiệt mạng và hơn 170 người bị thương. Những chi tiết đầu tiên về vụ nổ đã được hé lộ trong khi các nhà điều tra vẫn chưa thể khẳng định hướng nguyên nhân từ khủng bố Hồi giáo hay những phần tử cực hữu trong nước.
  • Nghị viện châu Âu thảo luận khẩn cấp về tình hình nhân quyền Việt Nam (RFI) - Ngày mai, 18/04/2013, trong phiên họp khoáng đại hàng tháng, Nghị viện châu Âu sẽ thảo luận khẩn cấp về tình hình nhân quyền ở Việt Nam và đặc biệt là về tình hình tự do ngôn luận ở Việt Nam. Ba nghị sĩ thuộc khối Cánh tả thống nhất châu Âu sẽ đệ trình một nghị quyết về vấn đề này.
  • Tình Yêu (2) (VOA) - Một tình yêu đích thực là khi cả hai đều có thể kể cho nhau nghe về tất tần tật mọi vấn đề
  • Trí thức và độc tài (VOA) - Tại sao nhiều người trí thức lại dễ dàng bị các nhà độc tài lừa bịp đến như vậy?
  • 2 học sinh tử vong vì bom tại Đắk Nông (VOA) - Hai học sinh tiểu học bị thiệt mạng và sáu em khác bị thương nặng vì một đầu đạn sót lại từ thời chiến tranh Việt Nam phát nổ tại xã Thuận An, tỉnh Đắk Nông
  • Lễ tiễn đưa bà Thatcher (BBC) - Nữ Hoàng Anh cùng phu quân, Hoàng Tế Phillip, dẫn đầu đoàn 2000 người tới dự đám tang cố thủ tướng Margaret Thatcher.
  • Kêu gọi EU ép Việt Nam về nhân quyền (BBC) - Trước đối thoại nhân quyền vào ngày 18/04, các tổ chức nhân quyền kêu gọi Liên hiệp Châu Âu gây sức ép để Việt Nam tôn trọng truyền thông.
  • Tòa Nga xử blogger Alexei Navalny (BBC) - Nhà đối lập hàng đầu Alexei Navalny phải ra tòa vì tội biển thủ tiền trong vụ từ năm 2009 ở Kirov, cách xa Moscow.
  • TQ nói Mỹ 'gây bất ổn' khu vực (BBC) - Bộ Quốc phòng Trung Quốc cáo buộc Mỹ gây bất ổn trong khu vực, chỉ vài ngày trước khi tàu chiến nước này cập cảng Đà Nẵng.
  • Sinh viên VN đông thứ 8 tại Mỹ (BBC) - Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có số lượng sinh viên theo học đông nhất tại Mỹ, với TQ đứng đầu danh sách này.
  • Quan chức Hoa Kỳ gặp cha Lý (BBC) - Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Dan Baer gặp linh mục Nguyễn Văn Lý trong tù nhưng bị ngăn gặp hai nhà hoạt động không bị giam giữ.
  • ’Biển Đông phức tạp hơn Hoa Đông’ (BaoMoi) - (Phunutoday) - Nhật - Hàn bàn "khổ nhục kế" nhờ Trung Quốc ép Triều Tiên đàm phán, để giữ thể diện, Triều Tiên không quay lại "bàn đàm phán nhục nhã", Tàu chiến hạm đội Nam Hải "tuần tra" sát nhóm đảo Senkaku... là tin tức thời sự chính ngày 17/4
  • Hạm đội Nam Hải lần đầu áp sát Senkaku (BaoMoi) - Ngày 17/4, hai chiếc tàu chiến thuộc Hạm đội Nam Hải (Trung Quốc) lần đầu tiên đã tiến hành tuần tra sát vùng biển Senkaku đang tranh chấp với Nhật Bản.
  • Trung Quốc điều tàu khu trục ra Điếu Ngư/Senkaku (BaoMoi) - TPO - Lực lượng Hải quân thuộc Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) sáng nay (17/4) đã điều hai tàu tiến ra vùng biển quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
    Quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
  • Thuyền trưởng tàu bị TQ bắn cháy xúc động khi đọc thư gửi lãnh đạo TQ (BaoMoi) - (GDVN) - Nhận được niềm an ủi rất lớn và sự đồng cảm, đó là tâm trạng của anh Bùi Văn Phải, thuyền trưởng chiếc tàu 96382 QNg bị Trung Quốc bắn cháy cabin, khi đọc thư các em học sinh lớp 4 gửi đến lãnh đạo Trung Quốc. Anh hứa sẽ bám biển lâu dài để góp phần khẳng định chủ quyền biển bảo của quê hương.
  • Sách trắng Quốc phòng Trung Quốc: ít thông tin giá trị (BaoMoi) - Dennis J. Blasko, một cựu quân nhân Hoa Kỳ làm việc tại đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, người viết cuốn sách “Quân đội Trung Quốc ngày nay” cho rằng, đối với những người đọc hiểu biết thì ít thông tin có giá trị trong những trang Sách trắng Quốc phòng 2013 vừa đươc công bố ngày 16/4.
  • Trung Quốc chỉ trích Mỹ - Nhật gây bất ổn khu vực (BaoMoi) - Trung Quốc ngày 16/4 đã lên tiếng cho rằng chiến lược chuyển trục sang châu Á của Mỹ là không phù hợp với lời kêu gọi hòa bình trong khu vực, đồng thời đổ tội cho Nhật Bản đã gây bất ổn trên Senkaku.
  • Tàu chiến hạm đội Nam Hải "tuần tra" sát nhóm đảo Senkaku (BaoMoi) - (GDVN) - Sáng hôm nay 17/4 biên đội tàu chiến hạm đội Nam Hải, Trung Quốc vừa tập trận ở Tây Thái Bình Dương kéo về Hoa Đông sẽ bắt đầu "tuần tra" vùng biển phụ cận nhóm đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát mà Bắc Kinh cũng tuyên bố "chủ quyền"
  • Việt Nam và EU trao đổi về tình hình biển Đông (BaoMoi) - (PL)- Ngày 16-4, Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam phát thông cáo báo chí cho biết Thứ trưởng Ngoại giao EU David O’Sullivan và Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn đã tham dự vòng tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng lần hai tại Brussels (Bỉ).
  • Trung Quốc lại đổ lỗi cho láng giềng gây căng thẳng (BaoMoi) - Ngay sau chuyến công du Bắc Kinh của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, quân đội Trung Quốc đã ban hành sách trắng "công khai" binh lực các quân binh chủng nước này xem như một nỗ lực "minh bạch hóa chi tiêu quân sự", đồng thời cũng chụp mũ trắng trợn về căng thẳng trên Biển Đông và Hoa Đông là do Mỹ thay đổi chiến lược và "một số nước láng giềng đang làm phức tạp tình hình".
  • Trung Quốc: Châu Á căng thẳng là do… Mỹ (BaoMoi) - TP - Trung Quốc hôm qua nói rằng, căng thẳng ở châu Á - Thái Bình Dương ngày càng leo thang là do sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực. Cùng ngày, Trung Quốc lần đầu tiên công khai cấu trúc các đơn vị quân đội.
  • Trung Quốc đang “vừa đấm vừa xoa” trước ASEAN (BaoMoi) - Nhận định về lời đề nghị của Trung Quốc đàm phán với ASEAN về COC, ThS Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu sinh tại ĐH New South Wales (Úc) cho rằng đây là thủ thuật “vừa đấm vừa xoa” nhằm xoa dịu sự phản đối của các nước liên quan, nhưng mặt khác nước này sẽ vẫn đơn phương thực hiện các hành động thực thi “chủ quyền thực tế” ở Biển Đông.
  • EU và Việt Nam trao đổi về vấn đề biển Đông (BaoMoi) - Theo tin từ phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, vấn đề biển Đông đã được đại diện EU và Việt Nam trao đổi tại vòng tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng lần hai diễn ra hôm 15.4 tại
  • Đằng sau hành động Trung Quốc đề nghị COC (BaoMoi) - Việc Trung Quốc đột nhiên đưa ra đề nghị đàm phán COC với ASEAN sau thời gian gây hấn vừa qua cũng làm cho các quốc gia liên quan thực sự cảm thấy không thể hiểu nổi.

Nguyễn Hưng Quốc - Trí thức và độc tài

Chân dung Kim Nhật Thành (Kim Il-sung, 1912-1994) và Kim Chính Nhật (Kim Jong-il, 1942-2011) tại Quảng trường Kim Il-Sung ở Bình Nhưỡng.
17.04.2013
Đọc lịch sử các chế độ độc tài, từ độc tài phát xít với những Hitler và Mussolini đến độc tài cộng sản với những Stalin, Mao Trạch Đông, Pol Pot, Nicolae Ceauşescu, và Kim Chính Nhật (bây giờ là Kim Chính Ân) hay độc tài quân phiệt với những Saddam Hussein, Muammar Gaddafi, Robert Mugabe…chúng ta không thể không ngạc nhiên.

Có rất nhiều điều để ngạc nhiên.

Thứ nhất, tất cả các tên độc tài, dưới nhiều nhãn hiệu khác nhau, đều vô cùng tham lam và độc ác. Chúng thâu tóm toàn bộ quyền lực trong tay và với quyền lực vô tận ấy, giết vô số người, từ những kẻ thù thực sự đến những kẻ thù tưởng tượng, trong đó phần lớn là chính dân chúng ở nước chúng.

Thứ hai, tất cả đều mắc bệnh huyễn tưởng, tự xem vị thế và quyền lực của mình như một thứ gì thuộc về thiên mệnh; và vì thiên mệnh, chúng nằm ngoài hoặc nằm trên không những luật pháp mà còn cả các nguyên tắc đạo lý thông thường của con người. Giết người, thậm chí, giết vô số người, với người khác, là tội ác; với chúng, là thiêng liêng và cao cả.

Thứ ba, vì căn bệnh huyễn tưởng ấy, rất nhiều nhà độc tài trở thành lố bịch, không khác những tên hề. Ceauşescu tự xưng mình là “Thiên tài của vùng Carparthians”, một vùng núi rộng lớn ở Trung Âu, kéo dài từ Slovakia qua miền Nam Ba Lan, miền Tây Ukraine đến tận phía Đông Bắc của Romania. Còn vợ của ông, Elena, người được cử làm Phó Thủ tướng, thì được tuyên truyền như một “Quốc mẫu”, một nhà khoa học vĩ đại (dù bà thực sự bỏ học từ năm 14 tuổi, và tất cả các cái gọi là “công trình khoa học”, kể cả luận án tiến sĩ của bà, đều do người khác viết). Rafael Trujillo, nhà độc tài ở Dominican Republic từ 1930 đến 1938 và từ 1942 đến 1952 thì tự xem mình là Thượng đế. Ông ta ra lệnh cho mọi nhà thờ trong nước phải khắc câu “Chúa ở trên Trời, Trujillo ở dưới Thế” (God in Heaven, Trujillo on Earth) và mọi bảng xe đều khắc câu “Trujillo vạn tuế”. Francisco Macias Nguema, nhà độc tài ở Equatorial Guinea từ năm 1968 đến 1979 cũng thế. Cũng tự xưng mình là Thượng đế. Dưới thời ông, biểu ngữ chính trong nước ghi “Không có Thượng đế nào khác ngoài Macias Nguema”. Saparmurat Niyazov, Tổng thống xứ Turkmenistan từ năm 1990 đến 2006 thì ra lệnh đổi tên 12 tháng trong năm theo tên ông và người thân trong gia đình của ông. Ông cũng viết sách và ra lệnh bất cứ người dân nào, để được thi lấy bằng lái xe, cũng phải thuộc lòng nguyên cả cuốn sách của ông.

Thứ tư, tất cả đều giả dối, đều sử dụng vô số huyền thoại láo khoét để biến mình thành thần tượng, thành những lãnh tụ anh minh, đầy viễn kiến, mở ra những chân trời mới cho đất nước hoặc cho cả nhân loại. Những huyền thoại ấy nhiều khi rất ngây ngô, ví dụ chuyện Kim Chính Nhật điều khiển đội tuyển bóng đá Bắc Triều Tiên trong giải World Cup 2010 bằng cách chỉ dẫn từng đường đi nước bước trong suốt trận đấu cho huấn luyện viên Kim Jong-Hun qua một chiếc điện thoại di động vô hình!

Nhưng cả bốn điều “đáng ngạc nhiên” trên đều không đáng ngạc nhiên bằng hai điều này:

Một, mặc dù tham lam, độc ác, mắc bệnh huyễn tưởng và giả dối như vậy, những tên độc tài ấy lại cầm quyền, hơn nữa, cầm quyền một cách tuyệt đối, trong thời gian rất dài, có khi cả đời hoặc nhiều đời, hết đời con đến đời cháu, chắt.

Hai, dù đầy khuyết điểm như vậy, những tên độc tài ấy vẫn được nhiều người, kể cả giới trí thức, thậm chí là trí thức xuất sắc ở Tây phương, ngưỡng mộ và hết sức bênh vực cũng như góp phần tuyên truyền cho chúng một cách nhiệt tình.

Trong hai điều trên, điều thứ hai quan trọng hơn. Giải thích điều thứ nhất, người ta có thể nói: Bởi các nhà độc tài đã xây dựng được một bộ máy tuyên truyền hữu hiệu đủ để nhồi sọ tất cả mọi người và một bộ máy quyền lực mạnh mẽ đủ để nghiền nát bất cứ người nào dám chống đối. Nhưng không có một bộ máy xã hội và chính trị nào có thể tồn tại độc lập. Vấn đề chính là ở con người, tức ở khía cạnh thứ hai, chúng ta vừa nêu ở trên: Tại sao người ta lại khiếp sợ và ngưỡng mộ các tên độc tài đến như vậy? Tại sao người ta lại để cho các tên độc tài dễ dàng lừa dối mình đến như vậy?

Trên thế giới, cũng có nhiều người từng ngạc nhiên như vậy. Có thời, những kẻ như Hitler, Mussolini, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Fidel Castro, thậm chí, Kim Chính Nhật đã trở thành thần tượng của nhiều trí thức và văn nghệ sĩ Tây phương. Đạo diễn Oliver Stone khen Fidel Castro là một kẻ “rất vị tha và đạo đức. Một trong những người khôn ngoan nhất trên thế giới.” Một đạo diễn khác, Steven Spielberg, cho “gặp gỡ Fidel Castro là tám giờ quan trong nhất” trong cuộc đời của ông.

Trước đó, ở Ý, Gabriele D’Annunzio, một nhà thơ lớn, cũng như nhiều nhà thơ thuộc trường phái Vị Lai khác, từng là những kẻ ủng hộ nhiệt thành Mussolini. Ở Đức, Hitler không thiếu người ngưỡng mộ, kể cả một trong những triết gia lớn nhất của thế kỷ, Heidegger, một trong những họa sĩ lớn nhất của thế kỷ, Salvador Dali, một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ, Ezra Pound. Nhà văn Na Uy từng đoạt giải Nobel năm 1920, Knut Hamsun, cũng rất ủng hộ Hitler.

Đối với các nhà độc tài cộng sản, số trí thức ngưỡng mộ nhiều hơn hẳn. Nhà văn Anh George Bernard Shaw (1856-1950) suốt đời ủng hộ Lenin, Stalin, và cả Hitler nữa. Cả Andre Gide và Doris Lessing đều từng ủng hộ Stalin tuy cả hai, sau đó, tự nhận là mình lầm.  Picasso, Bertolt Brecht, Pablo Neruda, W.E.B. Du Bois, Graham Greene, v.v. cũng đều ủng hộ Stalin; trong đó, có người vừa ủng hộ Stalin vừa ủng hộ Mao Trạch Đông.

Jean-Paul Sartre cũng từng là người ủng hộ Stalin và chế độ cộng sản rất nồng nhiệt. Ông là tác giả của một câu nói gây rất nhiều tai tiếng: “Mọi kẻ chống cộng đều là chó” (every anti-communist is a dog). May, sau đó, ông thay đổi thái độ. Khi quân đội Sô Viết xâm lăng Hungary vào tháng 11 năm 1956, ông lên án Liên Xô kịch liệt. Sự phê phán của Sartre đối với Liên Xô càng mạnh mẽ hơn nữa vào năm 1968 khi quân đội Xô Viết trấn áp dân chúng Czechoslovakia trong sự kiện được gọi là “mùa xuân Prague”. Trước năm 1975, trong chiến tranh Việt Nam, ông là người tích cực ủng hộ miền Bắc và lên án Mỹ một cách gay gắt.  Sau năm 1975, chứng kiến thảm cảnh của người Việt Nam vượt biển, ông lại lên tiếng phê phán chính quyền Việt Nam và kêu gọi chính phủ Pháp cứu giúp người tị nạn.

Chúng ta lại phải tự hỏi: Tại sao nhiều người trí thức lại dễ dàng bị các nhà độc tài lừa bịp đến như vậy? Tại sao họ lại nhẹ dạ và cả tin đến như vậy?

Nhớ, trước đây, trong những lần về Việt Nam, tôi gặp khá nhiều văn nghệ sĩ và trí thức ở miền Bắc. Nhiều người kể lại, trước phong trào đổi mới, đặc biệt, trước năm 1975, họ gần như tuyệt đối tin tưởng vào giới lãnh đạo và chế độ. Trong các buổi học tập chính trị và văn hóa, họ lắng nghe cán bộ giảng bài như nghe những lời thánh phán. Họ cắm cúi ghi chép rồi về nhà, đọc lại một cách thành kính. Sau này, cũng theo lời họ, đọc lại các cuốn sổ tay cũ, họ thấy những ý kiến trong ấy rất hời hợt, thậm chí, ngô nghê. Họ tự hỏi: Tại sao thời ấy họ lại xem những ý kiến ấy như những lời vàng ngọc như vậy? Chính họ, họ cũng không biết rõ câu trả lời. Tất cả đều cho: Đó chỉ là hậu quả của việc nhồi sọ.

Lại nhớ, mấy năm đầu sau 1975, một số trí thức Việt kiều ở Pháp về thăm nước rồi viết bài đăng tải trên báo chí ở Paris. Họ khen Việt Nam không tiếc lời. Trong lúc người Việt Nam đói đến xanh xao mặt mũi, họ khen đời sống rất sung túc. Trong lúc cả hàng chục ngàn người bị bắt đi cải tạo và con cái họ không được vào đại học, họ khen “chính quyền cách mạng” thực tâm hòa giải, không có bất cứ một chính sách kỳ thị nào đối với những người thuộc chế độ cũ trước đó. Trong lúc cả hàng triệu người bất chấp nguy hiểm tìm cách vượt biên tìm tự do, họ cho Việt Nam là một quốc gia dân chủ và ao ước một ngày nào đó được về nước sống hẳn (dù trên thực tế, không bao giờ họ về cả!)

Trí thức trong nước bị nhồi sọ. Nhưng còn trí thức ngoài nước thì sao?

Trong lúc loay hoay tìm cách trả lời cho câu hỏi ấy, cũng như câu hỏi về sự nhẹ dạ và cả tin của trí thức thế giới nói chung, tự dưng tôi nhớ đến mấy câu thơ của Nguyễn Quốc Chánh trong bài “Tao là đứa bé ngoẻo trên lưng Linda Lê”:

“Có 3 thứ không thể kết hợp với nhau nổi. Đó là: Thông minh, lương thiện & cộng sản.

Một người thông minh & lương thiện thì không thể cộng sản,
Một người thông minh mà cộng sản thì không thể lương thiện, &
Một người lương thiện mà cộng sản thì chắc chắn không thông minh.”

Những câu thơ ấy ám ảnh tôi đến độ tôi không thể nghĩ tiếp được nữa.

Đành dùng chúng thay cho lời kết luận của bài viết.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Nguyễn Khả Phong - Từ trực quan sinh động …

Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy duy trừu tượng đến trực quan sinh động(*).

Theo Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội, ngày 2/1/2013, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chính thức công bố Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân. Là một công dân tôi cũng xin góp một ý nhỏ vào việc xây dựng Hiến pháp lần này (dự kiến sẽ được quốc hội thông qua năm 2013).

Tôi đặt biệt quan tâm đến câu này trong phần lời nói đầu của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 dưới đây:

“Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện chủ quyền nhân dân,…”

Câu này tôi hiểu như sau: Đầu tiên là Đảng sẽ thể chế hóa đường lối của Đảng ra thành pháp luật “thể chế hóa Cương lĩnh”, muốn có luật hợp pháp thì phải làm Hiến pháp trước, mà Đảng thì lại theo Chủ nghĩa Mác Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh cho nên mở đầu của Hiến pháp là “Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”, hay là vận dụng “chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” để xây dựng đất nước trong thời kỳ mới. Bài viết  này phân tích có nên vận dụng “ánh sáng” và “tư tưởng” này trong giai đoạn hiện nay không?

I/ Nguồn gốc của câu: “Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin”

Điều này bắt nguồn từ lời kể của Bác Hồ về con đường đưa Bác từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lê Nin.

“Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý Luận Mác – Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ.

Ở nước ta và ở Trung Quốc cũng vậy, có câu chuyên đời xưa về cái “cẩm nang” đầy phép lạ thần tình. Khi người ta gặp những khó khăn lớn, người ta mở cẩm nang ra, thì thấy ngay các giải pháp. Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi với thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.” Lời Bác Hồ kể.

Từ đây câu nói “Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin” là câu nói thường kỳ của đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và xuất hiện rất nhiều trong các văn kiện của Đảng.

II/ Có nên viết câu trên trong Hiến pháp hay không?

Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.

Đây là con đường của nhận thức loài người, ở đây không phải là bài viết về triết học nên tôi không đi sâu về vấn đề này mà đi vào việc vận dụng câu này để trình bày quan điểm của mình:

Các Mác (1818-1883), “những hoạt động cách mạng và triết học của ông diễn ra trong thập niên 1840 – giữa lúc chủ nghĩa tư bản đang trong thời kỳ phát triển và giai cấp vô sản công nghiệp ra đời và có những hoạt động cách mạng chống chế độ tư bản.”.

Từ trực quan sinh động của thời kỳ Mác: giai cấp vô sản công nghiệp ra đời, từ đời sống bần cùng của họ ông đã tìm cách lý giải: Giai cấp vô sản bị giai cấp tư sản bóc lột và học thuyết về giá trị thặng dư ra đời. Giá trị thặng dư là do người công nhân làm ra bị nhà tư bản chiếm đoạt. Ông cho rằng nguồn gốc của bóc lột là do chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất (TLSX), ai giữ quyền chiếm hữu về TLSX thì người đó quyết định quyền phân phối kết quả sản xuất.

Từ trực quan sinh động như thế ông có tư duy trừu tượng: Ông cho rằng muốn xóa bỏ áp bức bóc lột thì phải xóa bỏ quan hệ chiếm hữu tư nhân về TLSX và thay bằng chiếm hữu công cộng về TLSX. Muốn làm được việc này thì giai cấp vô sản phải làm cách mạng, giành lấy chính quyền và thiết lập một chế độ mà sở hữu công cộng về TLSX là chủ yếu.

Từ tư duy trừu tượng đến trực quan sinh động:

“Thực tiễn có vai trò kiểm nghiệm tri thức đã nhận thức được. Do đó, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, là cơ sở động lực, mục đích của nhận thức. Mục đích cuối cùng của nhận thức không chỉ để giải thích thế giới mà để cải tạo thế giới”.

Chủ nghĩa Mác ra đời nhằm cải tạo thế giới, nhằm tạo ra một thế giới không có người bóc lột người …, một viễn cảnh tươi đẹp mà ai cũng phải mơ ước! Đó là một trực quan mà nó muốn xây dựng nên. Thực tiễn diễn ra như thế nào?

Tôi lấy thực tiễn Việt nam xây dựng phát triển kinh tế từ sau năm 1980 (tính từ năm 1980, sau khi kết thúc chiến tranh biên giới phía bắc với Trung Quốc), nhà nước ta đã thiết lập quan hệ sở hữu công cộng về TLSX là chủ yếu thì kết quả hay là trực quan sinh động là:

Nền kinh tế Việt Nam bao gồm hệ thống công thương nghiệp quốc doanh, hệ thống hợp tác xã nông nghiệp: lương thực thì thiếu thốn, hàng tiêu dùng thì thiếu nghiêm trọng từ quần áo, các công cụ sinh hoạt hàng ngày … Đây là giai đoạn mà sau này gọi là thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp,  thực trạng kinh tế xã hội vào thời kỳ này:

“Sau khi miền Nam Việt Nam được hoàn toàn giải phóng (năm 1975) và đất nước thống nhất (năm 1976), bắt đầu ngay việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980). Kế hoạch này có nhiều điểm duy ý chí nên phần lớn chỉ tiêu đều không đạt. Sản xuất đình trệ, tăng trưởng chỉ đạt 0,4 %/ năm (kế hoạch là 13-14 %) trong khi tỷ lệ tăng dân số hàng năm trên 2,3 %. Tình trạng thiếu lương thực diễn ra gay gắt, năm 1980 phải nhập 1,576 triệu tấn lương thực. Ngân sách thiếu hụt lớn, giá cả tăng hàng năm 20 %, nhập khẩu nhiều gấp 4-5 lần xuất khẩu. Nhà nước thiếu vốn đầu tư cho nền kinh tế, nhiều công trình phải bỏ dở, hàng tiêu dùng thiết yếu thiếu trầm trọng.

Đại hội IV ĐCS VN đã quyết định cải tạo XHCN trong cả nước với mục tiêu lớn: xây dựng chế độ làm chủ tập thể và sản xuất lớn. Do các mục tiêu đề ra quá lớn nên trong kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981-1985) nền kinh tế thiếu cân đối và lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Sản xuất đình trệ thể hiện trên tất cả các lĩnh vực. Nạn lạm phát tăng nhanh, đầu những năm 80 tăng khoảng 30-50 % hàng năm, cuối năm 1985 lên đến 587,2 % và siêu lạm phát đạt đến đỉnh cao vào năm 1986, với 774,7 %. Đời sống nhân dân hết sức khó khăn.”

Trước cuộc khủng hoảng kinh tế vào những năm 1985, 86, 87 nhà nước buộc phải đổi mới, quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cái có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đổi mới là thừa nhận sở hữu tư nhân về TLSX, đây chính là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển và chỉ sau một thời gian ngắn áp dụng chính sách đổi mới:

“Thành tựu đầu tiên trên lĩnh vực kinh tế là đã đạt được những tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện các mục tiêu của ba chương trình kinh tế (lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu).

Tình hình lương thực – thực phẩm có chuyển biến tốt. Từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1988 còn phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo, nay chúng ta đã vươn lên đáp ứng được nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống của nhân dân và cải thiện cán cân xuất – nhập khẩu.”

Như vậy là từ tư duy trừu tượng đến trực quan sinh động theo kiểu của chủ nghĩa Mác Lê cần phải xem lại. Có phải nhờ quan hệ sở hữu công cộng về TLSX làm cho sản xuất đi lên hay chính là quan hệ sở hữu tư nhân về TLSX  mới là cái gốc của sự phát triển sản xuất?

Ngoài trực quan sinh động ở Việt Nam thì trực quan sinh động ở các nước XHCN như Liên Xô và các nước Đông Âu cũng vậy, hàng tiêu dùng thiếu trầm trọng, đời sống nhân dân rất khó khăn và đỉnh cao là cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị xã hội từ năm 1989 cho năm 1992.

Những lý thuyết kinh tế nào trong quá trình đổi mới và sau đổi mới:

Khi chuyển qua kinh tế thị trường, nhằm tạo ra các hành lang pháp lý cho các chủ thể cùng tham gia cạnh tranh trong khuôn khổ của pháp luật, nhà nước cũng đã xây dựng khung pháp luật cho phù hợp với kinh tế thị trường như vào năm 1990: Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân ra đời nhằm thể chế hóa chính thức và đầy đủ hơn chủ trương phát triển kinh tế tư nhân. Cách điều hành về kinh tế cũng khác trong thời kỳ này cũng khác xa so với thời kỳ bao cấp, nhà nước không can thiệp trực tiếp vào các chủ thể trong nền kinh tế. Hay nhìn dưới một góc nhìn khác là nhà nước đã vận dụng những lý thuyết kinh tế nào?

Nói đến kinh tế thị trường tự do cạnh tranh là nói đến lý thuyết kinh tế của Adam Smith, Ông cho rằng “Bàn tay vô hình” có nghĩa là: Trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân tham gia muốn tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Ai cũng muốn thế cho nên vô hình chung đã thúc đẩy sự phát triển và củng cố lợi ích cho cả cộng đồng. Theo Adam Smith, chính quyền mỗi quốc gia không cần can thiệp vào cá nhân và doanh nghiệp, cứ để nó tự do hoạt động kinh doanh; ông kết luận: “Sự giàu có của mỗi quốc gia đạt được không phải do những quy định chặt chẽ của nhà nước, mà do bởi tự do kinh doanh” - Tư tưởng này đã chế ngự trong suốt thể kỷ XIX.

Nếu theo tư duy “ánh sáng” trên, ta lại nói: Dưới ánh sáng của tư tưởng Adam Smith….

Bàn tay vô hình cũng có những khuyết tật của nó, cần có sự tham gia điều chỉnh của nhà nước, hay lý thuyết “bàn tay hữu hình” mà đại diện là: John Maynard Keynes, ông ta nhấn mạnh vai trò của Nhà nước trong quản lý kinh tế.

Đây là lý thuyết kinh tế học hiện đại mà bất kỳ sinh viên kinh tế nào cũng phải học. Lý thuyết của ông có đề cập đến vai trò của chi tiêu chính phủ, các giải pháp nhằm tăng tổng cầu trong nền kinh tế vậy phải chăng những giải pháp kích cầu của chính phủ trong thời gian gần đây là nhà nước ta đã vận dụng lý thuyết này của ông.

Tiếp tục tư duy trên ta lại nói: dưới ánh sáng của tư tưởng Keynes…

Theo tôi thì mỗi một nhà khoa học đều đóng góp vào kho tàng trí thức của nhân loại và họ xứng đáng được tôn vinh. Để ghi nhớ công lao một nhà khoa học nào đó thì ta đặt tên một ngôi trường mà họ đã học, một định lý mà họ là người đầu tiên chứng minh, hay đặt tên qui luật mà họ đã tìm ra như định lý Pitago, định luật Acsimet.., lý thuyết Keyns, lý thuyết giá trị thặng dư của Mác…, còn việc viết Hiến pháp thì không nhằm mục đích tôn vinh ai, còn nói để vận dụng “tư tưởng” của một học thuyết nào đó vào thực tiễn mà trong Hiến pháp chỉ ghi theo tư tưởng của một học thuyết thì chắc chắn sẽ thiếu vì tùy theo từng thời điểm thích hợp mà ta vận dụng một lý thuyết nào đó. Ngoài ra tôi cũng khẳng định trong kinh tế nếu chỉ vận dụng một lý thuyết nào đó thì chắc chắn sẽ sai vì mỗi một lý thuyết chỉ phù hợp với những điều kiện mà nó giả định hay là trực quan sinh động mà nó thu nhận được.

Những câu hỏi cho ban soạn thảo Hiến pháp và những vị biểu quyết thông qua Hiến pháp.

Tôi rất mong quí vị hãy nhìn thực tế cuộc sống hàng ngày của mình và tôi xin hỏi toàn bộ các vị trong ban soạn thảo dự thảo Hiến pháp 1992, và tất cả đại biểu quốc hội hiện hành về tư duy trừu tượng của các vị với các trực quan sinh động của một ngày như sau:

+ Buổi sáng, xe chở quí vị tới nơi làm việc có vị nào đi xe của các nước mà nhờ có: Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin hay quí vị đi xe của Nhật bản, Hàn quốc, Đức, Mỹ ….

+ Bước vào cơ quan làm việc, quí vị sử dụng máy tính, các phần mềm máy tính, gọi điện thoại… . Có quí vị nào sử dụng các công cụ, máy móc, phần mềm của những nước mà nhờ có ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, hay là quí vị sử dụng máy tính của Del, Acer, HP, sử dụng phần mềm: Google,  Microsoft…

+ Tối về, quí vị xem tivi có vị nào sử dụng máy móc của các nước mà nhờ có: Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, hay là qúi vị trang bị tivi: SONY, SHARP, JVC, SAMSUNG…

+ Đêm nằm quí vị suy nghĩ nên cho con cái mình du học ở những nước nào? Có quí vị nào muốn cho con cái mình du học ở những nước mà họ xây dựng đất nước dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin hay là hầu hết quí vị mong muốn cho con cái mình du học ở những nước như Anh, Pháp, Mỹ, Singapore…

Xin hỏi quí vị từ sáng, trưa, chiều, tối của một ngày, tháng, năm đã cho qúi vị trực quan sinh động như thế, vậy tư duy trừu tượng của qúi vị như thế nào? Có nên tiếp tục tư duy trừu tượng: vận dụng chủ nghĩa Mác Lê để xây dựng đất nước Việt Nam hay không? Có tiếp tục xóa bỏ bóc lột bằng phương pháp chỉ thừa nhận quan hệ sở hữu công cộng về TLSX nữa không?

Tham khảo lời nói đầu của một vài hiến pháp của các nước khác:

Từ trực quan sinh động, hàng hóa của Hàn quốc ngày càng nhiều, không những chinh phục được người tiêu dùng Việt Nam mà cả thế giới như xe hơi KIA, HUYNDAI, hàng điện tử SAMSUNG… và thực sự Hàn Quốc là một quốc gia thịnh vượng hiện nay. Tôi không rõ có công trình nào khẳng định có sự tương quan giữa hiến pháp và sự phát triển của quốc gia đó nhưng bằng niềm tin nội tại tôi tin rằng có sự tương quan mật thiết giữa việc xây dựng hiến pháp với sự phát triển của quốc gia đó.  Vì ấn tượng với sự phát triển của Hàn Quốc, tôi phải xem Hàn Quốc họ mở đầu hiến pháp như thế nào?

“Chúng ta, nhân dân Hàn Quốc, tự hào về lịch sử huy hoàng và truyền thống xa xưa, giữ vững cơ sở của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Hàn Quốc ra đời từ Phong trào Độc lập ngày 1 tháng 3 năm 1919 và những lý tưởng dân chủ của Cuộc nổi dậy ngày 19 tháng 4 năm 1960 chống lại bất công, đặt ra nhiệm vụ cải cách dân chủ và thống nhất hòa bình đất nước chúng ta và quyết tâm củng cố đoàn kết quốc gia với công lý, nhân đạo và tình anh em, và

Để xóa bỏ tất cả các tệ nạn xã hội và bất công, và

Để có gắng tạo ra sự bình đẳng về cơ hội cho tất cả mọi người và tạo ra sự phát triển tối đa khả năng cá nhân trong mọi lĩnh vực, bao gồm đời sống chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa, bằng cách tăng cường hơn nữa các quyền tự do cơ bản và trật tự dân chủ là điều kiện cho sáng tạo cá nhân và sự hài hòa của cộng đồng, và

Để giúp cho mỗi người dân thực thi những nhiệm vụ và trách nhiệm cùng với tự do và các quyền lợi, và

Để nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả công dân và đóng góp cho hòa bình vững bền của thế giới và sự thịnh vượng chung của nhân loại và do đó bảo đảm an ninh, tự do và hạnh phúc cho chính chúng ta và con cháu của chúng ta mãi mãi, theo đây sửa đổi Hiến pháp thông qua trưng cầu dân ý sau một nghị quyết của Quốc hội, được thông qua và ban hành vào ngày 12 tháng 7 năm 1948, và được sửa đổi tám lần sau đó.”

Đấy, rất rõ ràng là họ chỉ đưa vào các giá trị mà loài người theo đuổi như bình đẳng, dân chủ, tự do cá nhân,…

Ngoài ra tôi có đọc một số hiến pháp của Pháp, Italia, Tây Ban Nha .. thì trong phần mở đầu tuyệt nhiên họ không đề cập đến dưới ánh sáng của bất kỳ chủ nghĩa nào?

III/ Có cần thiết ghi trong Hiến pháp: “Dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh”.

Từ trước năm 1988, tôi không thấy đề cập gì đến tư tưởng Hồ Chí Minh (TTHCM), cho đến những năm 1990 thì bắt đầu nghe nói đến chủ nghĩa Mác và TTHCM. Tìm hiểu tôi được biết từ sau khi cách mạng Trung Quốc thành công (1949) thì ở Trung quốc có “chủ nghĩa Mác và tư tưởng Mao” và vào cuối những năm 1970, Ông Đặng Tiểu Bình muốn mở cửa làm kinh tế theo kiểu tư bản nhưng sợ tầng lớp bảo thủ cho là làm sai đường lối của Mác, của Mao (thừa nhận kinh tế tư nhân) nên mới sáng tác ra: Chủ nghĩa Mác, tư tưởng Mao và lý luận Đặng Tiểu Bình.  Tôi đặt biệt chú ý: lý luận Đặng Tiểu Bình, phải chăng từ trực quan sinh động như sự kiệt quệ của đất nước Trung Hoa qua cách làm kinh tế kiểu Mao, kiểu Mác mà Ông Đặng thấy cần phải thay đổi: thừa nhận và thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Nếu Ông không nói chủ nghĩa Mác và tư tưởng Mao, thì chắc chắc sẽ gặp sự chống đối của phe bảo thủ với các luận điệu: phản bội lại Mác, Mao, hay là xét lại chủ nghĩa Mác … . Sự phát triển gần như thần kỳ của Trung quốc trong thời kỳ này đã đưa Ông lên là người hùng của dân tộc và thuyết phục được phe bảo thủ.

Trong cùng thời gian này thì các nhà lý luận Việt Nam phê phán Đặng không theo con đường của Mác… nhưng từ trực quan sinh động lại cho thấy sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc,  lúc này các nhà lý luận Việt Nam mới học hỏi và xuất hiện: Chủ nghĩa Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh và điều này đã được hiến định trong Hiến pháp 1992.

Sự khác nhau căn bản giữa Trung Quốc và Việt Nam là khi thi hành chính sách cải tổ để phát triển kinh tế thì Ông Đặng còn sống và được coi là “kiến trúc sư trưởng” công cuộc cải tổ kinh tế ở Trung quốc còn ở Việt Nam lúc đổi mới kinh tế thì Bác Hồ đã mất nên tư tưởng của Bác hay “tư duy trừu tượng” của Bác chỉ là vận dụng chủ nghĩa Mác Lê để giải phóng dân tộc. Còn về kinh tế thì Bác cũng đã vận dụng chủ nghĩa Mác Lê trên một nửa đất nước (miền Bắc) nhưng lúc này đang bị chiến tranh khốc liệt nên mọi nhân lực, tài lực phải ưu tiên cho chiến tranh do vậy ta tạm không bàn đến hiệu quả kinh tế.

Theo Bách Khoa toàn thư mở (WIKIPEDIA): “Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển gắn với các thời kỳ hoạt động của Hồ Chí Minh trong phong trào cách mạng Việt Nam và quốc tế. Các nhà nghiên cứu trong nước nhận định Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh của các luồng tư tưởng và văn hóa của dân tộc Việt Nam, cách mạng Pháp, tư tưởng tự do của Hoa Kỳ, lý tưởng cộng sản Mác-Lênin, tư tưởng văn hóa phương Đông, văn hóa phương Tây và phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh.”

Như vậy, rất rõ ràng tư tưởng Hồ Chí Minh chính là học tập và vận dụng những tư tưởng  văn minh của nhân loại mà quá trình hoạt động cách mạng Bác Hồ đã tiếp thu được. Nếu truy ngược lên và diễn dịch ra thì Hiến pháp của ta sẽ có:

Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng cách mạng Pháp, tư tưởng tự do của Hoa Kỳ… thì Hiến pháp của ta sẽ như một bảng tổng hợp các tư tưởng?! Mà điều cần phải xem xét là những tư tưởng này lại đối chọi nhau.

Kết luận:

Hiến pháp là bộ Luật gốc của một quốc gia, “tinh thần” của Hiến pháp ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của quốc gia đó. Việc ghi vào Hiến pháp một lý thuyết (hay tư duy trừu tượng) mà cái trực quan sinh động được tạo ra bởi lý thuyết này lại chưa được thừa nhận thành công trong thực tế thì cần phải hết sức thận trọng, nên xem xét lại ? Còn nếu nói đó là mục đích thì đã có trong dự thảo Hiến pháp lần này: “Nhân dân Việt Nam, với truyền thống yêu nước, đoàn kết một lòng, xây dựng và thi hành Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đây chính là cái thực sự mà nhân dân đang cần và làm sao thực hiện càng nhanh càng tốt.

Nguyễn Khả Phong
Vũng Tàu, tháng 3 năm 2013
------------
Tài liệu tham khảo:
(*) Theo quan điểm của phép tư  duy biện chứng.
1/ Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin:
3/ TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TREN THẾ GIỚI (Tập 2) HÀ NỘI, 2012
TRUNG TÂM THÔNG TIN, THƯ VIỆN VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
4/ Bách Khoa toàn thư mở (WIKIPEDIA): “Nguồn gốc Tư tưởng Hồ Chí Minh lúc đầu do những học trò, đồng chí của Hồ Chí Minh như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh… nêu ra. Trên cơ sở các quan điểm của Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu đã đúc kết, khái quát lên thành “Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Từ Đại hội VII diễn ra năm 1991, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. Sau đó Tư tưởng Hồ Chí Minh được đưa vào trường đại học như một bộ môn bắt buộc đối với tất cả các sinh viên thuộc mọi ngành học. Những lớp tập huấn – đồng thời thảo luận giữa các chuyên gia – chính thức cho môn học này bắt đầu từ năm 1997 tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
(Cùng viết HP)

Nguyễn Quang Lập - Hòn đá cộng sản

Hòn đá lạ ở đền Hùng
Bây giờ mới biết hòn đá lạ ở đền Hùng là của phù thủy ta phá thế yểm của đạo sĩ Nguyên Mông (tại đây): năm 2009, người ta phát hiện một viên gạch lạ có in chữ Hán. “Văn bản trả lời của ông Nguyễn Minh Thông (đề ngày 20/3/2013) mới đây lên tỉnh Phú Thọ, cho biết viên gạch nọ được Phú Thọ nhờ Trung tâm của ông Thông nghiên cứu, xem xét. Một số nhà khoa học, chuyên gia ngoại cảm đã vào cuộc hội thảo nhiều lần, khẳng định viên gạch này có từ cuối thời Trần, do đạo sỹ của quân Nguyên - Mông mang đến đặt. Thời đó phía Nguyên - Mông bị thua trận vì bị nhà Trần ta đánh tan ba lần, đã cử đạo sỹ được cải trang sang nước Nam ta, dùng thủ đoạn yểm bùa gạch này tại Đền Thượng, trên viên gạch được ghi “Đánh đổ đức sáng Vua Hùng (hiện còn lưu giữ tại bảo tàng Đền Hùng)”.

Đoạn trích trên đăng ở báo Tiền Phong chỉ thấy duy nhất một thông tin là đáng tin, ấy là viên gạch có từ thời Trần, còn thì rất tù mù. Làm sao có thể biết quân Nguyên Mông cử đạo sĩ cải trang lẻn vào đến Đền vua Hùng đặt viên gạch kia? Tại sao đạo sĩ Nguyên Mông lại viết chữ Hán và gọi vua Hùng bằng vua? Trong suốt lịch sử Việt chưa thấy “giặc phương Bắc” nào gọi vua Việt là vua cả. Và tại sao đạo sĩ Nguyên - Mông lại tìm đến Đền vua Hùng để yểm đảo, trong khi đáng ra phải yểm đảo nơi thờ đức thánh tổ nhà Trần? Chỉ chừng đó cũng ngửi thấy cái mùi tạo tác của mấy ông “khoa học, chuyên gia ngoại cảm” rồi.

Giả sử hòn gạch kia là có thật thì phá thế yểm có phải là một hòn đá mà, như Đào Tuấn mô tả, trên đó đầy “những dấu, những triện, dòng chữ Phạn, chữ Hán, những câu thần chú, Mật tông, những “Bách giải tiêu tai phù”, những tinh tú, những bát trận đồ, những bát quái, quẻ càn…”? Và có phải như ông Thông khẳng định: “phải có linh khí của Phật thì mới cùng với linh khí của Đức Thánh Trần kết hợp thì mới hóa giải được bùa phép nguy hiểm đã bị yểm đảo của giặc phương Bắc”, trong khi Đức Thánh Trần cũng là nhà Phật?
Trái tim cộng sản
Vô cùng tù mù!

Hòn đá này là đá trấn yểm hay hòn đá mê tín dị đoan? Phải gọi cho đúng tên chứ không thể gọi là hòn đá lạ được. Cũng như năm 2010, người ta tổ chức nghi lễ đúc tim tượng cho tượng đài Thánh Gióng, có người nói tim đó là tim lạ. Người khác cãi, nói tim do người cộng sản tạo ra thì gọi đó là tim cộng sản. Chỉ có người cộng sản mới nghĩ ra chiêu độc đúc tim cho tượng, ngoài ra không có ai nghĩ ra được cái chiêu đó.
A, phải rồi. Sự tích hòn đá bắt đầu từ chủ trương của “lãnh đạo Phú Thọ” cụ thể là ông Nguyễn Hữu Điền (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ) chắc chắn là một người cộng sản, đến ông thấy bùa yểm là đại tá quân đội Nguyễn Minh Thông, ông này không đảng viên sẽ không có quân hàm đại tá, tóm lại thầy phá thế yểm Nguyễn Minh Thông đích thị là một người cộng sản. Hòn đá sinh ra trong thời cộng sản được chế tạo bởi những người cộng sản. Thế thì hòn đá này cũng được gọi là hòn đá cộng sản chứ còn gì nữa.

Ai dám bảo cộng sản vô thần nào? Bịp bợm!
Nguyễn Quang Lập
(Quê choa)

Phương Bắc từng yểm bùa nước Nam?

Nhà sử học Lê Văn Lan
Đền Hùng thờ Quốc Tổ, nơi linh thiêng bậc nhất của người dân Việt Nam, từng bị người phương Bắc đặt một ‘đạo bùa yểm’ chôn dưới nền đất, một quan chức coi giữ khu đền này khẳng định với báo chí trong nước.
Trao đổi với BBC từ Hà Nội, nhà sử học Lê Văn Lan cho biết chuyện người phương Bắc tìm cách yểm bùa nước Nam là ‘có thực’ mà ‘ý thức dân gian còn ghi lại’.
Chính sử không hề đề cập đến việc này nhưng trong ngoại sử và sách địa lý thì có chép, ông Lan nói.
“Đã có nhiều dấn ấn trong tâm lý dân gian qua các đời rằng người Tàu hay sang đây làm các thứ tệ hại như yểm bùa, triệt long mạch và đập phá những thứ có giá trị tâm linh của người Việt,” ông giải thích.
“Tôi đã đi điền dã và sưu tầm nhặt nhạnh được nhiều lời kể dân gian không chỉ tập trung vào Cao Biền (quan đô hộ đời Đường) mà còn cả các đời khác rằng các thầy địa lý người Tàu đi vào đây (nước Nam) bán thuốc đeo quang gánh, đội nón lá rộng vành,” ông nói.
“Họ đi đến đâu thường hay xem đất, tìm đất... sau đó chôn bùa hoặc đào đất để phá long mạch.”
Tuy nhiên đối với khu vực đền Hùng mà ông Lan nói ông đã ‘điền dã rất kỹ từ nửa thế kỷ nay’ thì ông chưa sưu tầm được truyền thuyết, lời kể hoặc hiện vật nào ‘chứng tỏ người Tàu đã sang đây để yểm bùa hay triệt phá gì’.
Cho nên ông Lan cho rằng phiến đá trấn yểm đặt trong đền Thượng ‘nên được di dời ra khỏi đền’ vì ‘đấy là thứ mới tạo chứ không phải có từ trước’.

---------------

Đền Thượng
Đền Hùng là thánh tích của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay
Đền Hùng từng bị đặt bùa yểm?

Đền Hùng thờ Quốc Tổ, nơi linh thiêng bậc nhất của người dân Việt Nam, từng bị người phương Bắc đặt một ‘đạo bùa yểm’ chôn dưới nền đất, một quan chức coi giữ khu đền này khẳng định với báo chí trong nước.

Thông tin này chỉ được tiết lộ sau khi có áp lực từ dư luận đòi giải thích về một phiến đá bí ẩn đặt một cách có chủ đích ngay tại điện thờ của đền Thượng, đền chính trong quần thể Đền Hùng tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Ông Nguyễn Tiến Khôi, người trước đây là quản lý cao nhất ở đền Hùng và là người nắm rõ nhất về phiến đá bí ẩn này, giải thích rằng đó thật ra là một đạo bùa để trấn lại bùa yểm của người phương Bắc.

Bị yểm 600 năm

Từ đó ông Khôi đã nêu rõ các chi tiết về ‘đạo bùa yểm’ này mà lần đầu tiên được tiết lộ với công chúng.

Nói trên trang mạng của tờ Tiền Phong và báo mạng Đất Việt, ông Khôi cho biết trong đợt tu sửa đền hồi năm 2009, các công nhân đã phát hiện ‘một viên gạch lạ có in chữ Hán’ lúc tháo dỡ toàn bộ bệ thờ trên đền Thượng.

Viên gạch lạ này đã được ông Khôi gửi sang cho ông Nguyễn Minh Thông, vốn là đại tá quân đội và hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng phương Đông, để nhờ nghiên cứu.

Trong báo cáo giải trình của ông Thông cho lãnh đạo tỉnh Phú Thọ được báo Tiền Phong dẫn lại thì trung tâm của ông ‘đã hội thảo nhiều lần’ với ‘một số nhà khoa học, chuyên gia ngoại cảm’ và đi đến kết luận rằng viên gạch là ‘do đạo sỹ của quân Nguyên Mông đem đến đặt từ cuối thời Trần’, tức là tính cho đến nay là hơn 600 năm.

Theo báo cáo này thì ‘Thời đó phía Nguyên Mông bị thua trận vì bị nhà Trần ta đánh tan ba lần, đã cử đạo sỹ được cải trang sang nước Nam ta, dùng thủ đoạn yểm bùa gạch này tại Đền Thượng’.

Trên viên gạch có ghi dòng chữ Hán ‘Đánh đổ đức sáng Vua Hùng’ và hiện tại vẫn còn được lưu giữ tại Bảo tàng đền Hùng, Đất Việt dẫn lời ông Khôi cho biết.

Do đó, để hóa giải, ông Thông đã đề xuất lên Ủy ban tỉnh Phú Thọ và Bộ Văn hóa tìm một đạo bùa khác để trấn yểm. Đề xuất này, theo ông Khôi, đã được những vị có chức trách đồng ý và ông Thông đã lên kế hoạch thực hiện.

Đạo bùa trấn yểm đó chính là phiến đá đặt trên bệ bát quái trong đền Thượng vốn đã gây xôn xao dư luận trong nhiều ngày qua. Công chúng không hề biết nguyên do cũng như ý nghĩa của phiến đá này nên dẫn đến tâm lý e ngại.

Ý nghĩa gì?

Mặt trước của phiến đá bùa là trận đồ bát quái cùng với thần chú Mật tông

Trong báo cáo của mình, ông Thông đã giải thích về nội dung bùa trấn này như sau:

Phiến đá được chọn là do giám đốc một công ty đá quý ở Hà Nội có tên là Nguyễn Đình Khảm cung tiến. Đây là viên đá xanh ‘có nhiều năng lượng tốt lành, có khả năng hóa giải hung khí và tiếp nhận năng lượng của tinh tú trời đất’.

Mặt trước vẽ trận đồ bát quái của danh tướng Trần Hưng Đạo dựa trên tác phẩm ‘Binh thư yếu lược’của ông và chòm sao Bắc Đẩu. Trên mặt trận đồ là câu thần chú Phật giáo Mật tông.

Mặt sau của đạo bùa này là ấn vuông của Vua Hùng đóng ở trên và lá bùa giải bách họa vẽ ở phía dưới.

Ông Thông giải thích rằng linh khí của Đức Phật kết hợp với linh khí của Đức Thánh Trần sẽ ‘hóa giải được’ đạo bùa yểm của người phương Bắc và sẽ giúp cho vận nước được hưng thịnh.

Ông Nguyễn Tiến Khôi được Đất Việt dẫn lời nói ông cam đoan ‘viên đá đang rất linh ứng và hiệu nghiệm’.

“Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật, Nhà nước và nhân dân,” ông nói và cho biết việc này đã được ‘các lãnh đạo trung ương, tỉnh đều chứng kiến và biết’.

Ký ức dân gian

Trao đổi với BBC từ Hà Nội, nhà sử học Lê Văn Lan cho biết chuyện người phương Bắc tìm cách yểm bùa nước Nam là ‘có thực’ mà ‘ý thức dân gian còn ghi lại’.

Chính sử không hề đề cập đến việc này nhưng trong ngoại sử và sách địa lý thì có chép, ông Lan nói.

“Đã có nhiều dấn ấn trong tâm lý dân gian qua các đời rằng người Tàu hay sang đây làm các thứ tệ hại như yểm bùa, triệt long mạch và đập phá những thứ có giá trị tâm linh của người Việt,” ông giải thích.

“Tôi đã đi điền dã và sưu tầm nhặt nhạnh được nhiều lời kể dân gian không chỉ tập trung vào Cao Biền (quan đô hộ đời Đường) mà còn cả các đời khác rằng các thầy địa lý người Tàu đi vào đây (nước Nam) bán thuốc đeo quang gánh, đội nón lá rộng vành,” ông nói.

“Họ đi đến đâu thường hay xem đất, tìm đất... sau đó chôn bùa hoặc đào đất để phá long mạch.”
Mặt sau

Đạo bùa này được cho là trấn bùa xấu và giúp vận nước hưng thịnh

Tuy nhiên đối với khu vực đền Hùng mà ông Lan nói ông đã ‘điền dã rất kỹ từ nửa thế kỷ nay’ thì ông chưa sưu tầm được truyền thuyết, lời kể hoặc hiện vật nào ‘chứng tỏ người Tàu đã sang đây để yểm bùa hay triệt phá gì’.

Cho nên ông Lan cho rằng phiến đá trấn yểm đặt trong đền Thượng ‘nên được di dời ra khỏi đền’ vì ‘đấy là thứ mới tạo chứ không phải có từ trước’.

Tiến sỹ Ngô Đức Thịnh, ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia, cũng có cùng ý kiến với ông Lan về cách xử lý đối với phiến đá.

“Đó là một hiện vật không nguyên gốc,” ông nói với BBC, “Cầu may thì cũng được thôi nhưng không thể đưa vào một cách tùy tiện.”

“Quan điểm của tôi là nếu như chưa biết rõ hòn đá này là gì và không gắn với đền thờ Vua Hùng thì tốt nhất là nên đưa ra ngoài,” ông nói.

Hiện Ban quản lý đền Hùng đang tính đến sau ngày Quốc giỗ mùng 10/3 Âm lịch sẽ tổ chức hội thảo khoa học để các chuyên gia và các nhà khoa học bàn luận rõ ràng về vấn đề này.

Tuy nhiên, TS Thịnh cho rằng ‘lĩnh vực tâm linh rất mơ hồ khó mà đem ra một hội thảo khoa học’.
(BBC)

Tiểu Bối - Làm Dư luận viên không hề dễ

(Viết tặng các bạn Dư Luận Viên)

Trong suy nghĩ của nhiều người, trong góc nhìn của mọi người và cách hiểu của đa số người và gắn liền trong tiềm thức không thể nào thay đổi của đại số và thực tế cũng vậy Dư Luận Viên là cái nghề được biết được nhắc đến vốn bẩn thỉu, thấp hèn , đê tiện và bỉ ổi và dôi khi nó được ví như một lũ cừu có định hướng, cứ sểnh ra là viết. Viết và viết bất cần đúng sai, lợi ra sao hại như thế nào miễn là có lợi cho cái gì đó, vì cái gì đó, vì một tổ chức nào đó,….

Ở thái cực kia, người ta lại nghĩ Dư Luận Viên là cái lũ đầu rỗng, mở mồm chém gió và nói phét, đã thế lại ngu, ít học nên mới chấp nhận đi làm DLV , chỉ giỏi bồi bút để bảo vệ cái gì đó, nói tục chửi bậy kinh hồn mà viết lách thì không bài nào sạch lỗi. (ở đây ám chỉ lỗi logic là lỗi ngụy biện)

Người ta còn nghĩ Dư Luận Viên là một bọn bồi bút, bọn lưỡi gỗ tuyên truyền phản dân hại nước, ngậm miệng ăn tiền. Bọn cúi trên đạp dưới,... Không khó để người ta thấy hàng hà sa số những lời lẽ mạt sát Dư Luận Viên trên mạng trên blog và cả báo chí lề trái và lề phải : “não nhẵn”, “óc phẳng”, “hèn hạ”, “ngu xuẩn”, “vô lương tâm”, "bọn mất dạy", "vô học" "không có giáo dục"...

Ở một góc độ khác người ta lại nói DLV là cái nghề dành cho những kẻ tiểu nhân đội lên cái lốt nhà báo, không cần học nhiều đọc nhiều vì những thứ họ viết ra chỉ cần đi soi mói, công kích cá nhân và hạ thấp hay sỉ nhục bất cứ những ai không cùng chính kiến với mình thế là đủ !

Nhưng không thể gộp hết lại những thứ xấu xa, bẩn thỉu, ghê tởm ấy để áp đặt hết cho những người cầm bút làm Dư Luận Viên được, ở một góc nhìn khác trong tôi vẫn có sự thông cảm nhất định cũng như thán phục về họ bởi có những giọt nước mắt lặng lẽ mà họ cố giấu vào trong , những nổi khổ của Dư Luận Viên mà các bạn sẽ không bao giờ thấy được cũng như thấu hiểu được hết. Bởi :

Những thứ họ viết không phải ai cũng có thể viết được !?

- Họ viết những thứ mà không phải ai cũng viết được, họ giấu sự thật vào trong để bẻ cong ngòi bút mà viết, những người cầm bút có lương tri hay còn chút lương tri còn sót lại họ không làm được thế và viết được thế, cho nên Dư Luận Viên là một cái nghề khó và không phải ai cũng làm được và vất bỏ lương tri đạo đức, danh dự của mình để làm được. Tôi thán phục họ vì điều đó.

- Những thứ họ viết ra có thể phơi bày tất cả : sự ngụy biện, công kích kẻ bất đồng với mình bằng những từ ngữ thô bỉ nhất và mạt sát đối phương bằng cách thấp hèn nhất mà có lẽ họ tự học và góp nhặt ở trường đời chứ trường học không ai dạy thế. Và không phải bất cứ người cầm bút nào cũng làm được như Dư Luận Viên. Tôi thán phục họ vì điều đó, rất khó để vứt bỏ đi lương tâm và danh dự mình để viết lên những thứ đó, nhưng họ vẫn làm, tôi biết là khó khăn lắm và không dễ gì và tôi nể phục họ vì điều đó !

- Qua ngòi bút của Dư Luận Viên tất cả có thể phơi bày trừ sự thật, sự liêm sỉ và sự tử tế, họ phơi bày tất cả trừ công lý và công bằng và đau đớn hơn là bán luôn cả lương tâm của chính mình để mà chà đạp lên dư luận và sự thật để mà viết, và dĩ nhiên đấy là điều khó không phải người cầm bút nào cũng làm được ! Tôi nể phục họ vì lẽ đó

- Tôi khẳng định nghề Dư Luận Viên là nghề khó, không phải ai cũng làm được cũng như chấp nhận vất đi cái lương tâm vốn bị chó gặm của mình để làm. Bọn đầu đường xó chợ, đâm cha chém mẹ, đâm thuê chém mướn cũng hay làm thế !

- Ai bảo làm nghề viết chân chính là khổ, cá nhân tôi hiểu và thấu hiểu làm Dư Luận Viên còn khổ hơn nhiều , thay vì tìm những thông tin khoa học, khách quan, viết phản ảnh thực tế chân thực hay truyền tải những thông tin có ích cho công đồng,... thì Dư Luận Viên phải làm 1 công việc khó và nặng nhọc hơn nhiều, thay vì học, đọc nhiều để hiểu nhiều kiến thức để làm vốn sống và vốn viết thì Dư Luận Viên còn phải đào sâu , đào bới xới trộn đời tư và vết tích không hay về cá nhân người ta để viết , để công kích để phỉ báng, đệ hạ thấp người ta xuống mà bản thân lại quên béng mất là "ném cứt vào mặt người khác thì tay mình phải dính cứt trước" mà chung quy cũng vì tiền và tiền. Đâu phải ai cũng dễ dàng chấp nhận báng rẻ và chà đạp lên lương tâm mình chấp nhận để xã hội và người đời phỉ báng mà viết lên những thứ ấy ! Nhưng họ đã làm và làm được, làm rất tốt. Tôi hiểu cái nổi khổ ấy và tôi lại càng thán phục họ

- Con người ta lúc trẻ thì họ sợ họ sống thừa để rồi khi về già đầu đã 2, 3 thứ tóc lại hối tiếc thời thanh xuân đã sống thừa, còn DLV thì đầu 2, 3 thứ tóc mang đủ học hàm chức tước , học vị nhưng vẫn viết ra những thứ để án tích bia miệng ngàn năm trong hậu thế. THứ mà đâu phải ai cũng có thể làm được, nuốt nhục , vứt cả sĩ diện luôn để viết ! Tôi thán phục và cả nể họ về điều đó !

- Chưa hết, người ta chỉ thấy DLV hiện diện qua những bài viết nặng mùi công kích, phỉ báng bôi bác cá nhân, tệ hại hơn những bài viết chửi bới nặng mùi rồi người ta khẳng định như đinh đống cột rằng DLV vốn vô học và chỉ vì vô học mới chấp nhận làm DLV, tôi vẫn tin đấy là cách nghĩ hiển cẩn không công bằng cho những người làm DLV, bởi ngòi bút họ còn bẻ cong được, lương tâm họ còn vứt bỏ được thì cái sự học kia chẳng qua dấu kỹ quá nên đâm ra tưởng chừng như vô học thôi !

- Có đôi khi tôi tự hỏi lòng mình : Có bao giờ họ thấy xấu hổ hay hổ thẹn với lương tâm họ, con cháu họ về những thứ họ viết ra hay không?? Rồi tôi tự tìm được câu trả lời chua chát cho chính mình là : "có lẽ là có", bởi họ mấy khi dám đề tên tuổi rõ ràng khi viết ra những thứ đó. "Có lẽ là có" nếu lương tâm và danh dự của họ vốn đã bị chó gặm và không tha đi luôn. "Có lẽ là có" bởi con người bất cứ ai cũng có một khoảng lặng trong tâm hồn, đến bọn đầu trộm đuôi cướp còn có hổng lẽ họ bị tha đi thật !?

Nhưng cuộc sống và xã hội này không thể thiếu DLV

- Không có Dư Luận Viên thì khi người ta viết và bàn tán khi xã hội phải rùng mình kinh ngạc về : mãi lộ? về lũ lụt, tai nạn, tiền cứu trợ bị bớt xén hay hàng cứu trợ toàn bột giặt? Hay bị tuồn ra vincom bán với giá rẻ để kiếm lời về những tai nạn thảm khốc, về hàng loạt công ty Nhà nước làm ăn thua lỗ mà nợ nần đổ lên hết trên đầu người dân, những khoản nợ tỷ tỷ đồng nếu không có DLV thì ai ai sẽ đứng ra canh rình để định hướng lại dư luận, định hướng lại xã hội này , cứu nguy cho chủ, ai sẽ đứng ra gánh trách nhiệm xây dựng lại niềm tin vốn đã không có nay lại mất luôn trong dân về 1 đất nước được điều hành bởi những con người thiếu tài , thiếu tâm và thiếu luôn cả tầm. Đâu phải ai cũng làm được Dư Luận Viên !

- Không có họ ( DLV ) thì khi những quả đấm thép lỗ trăm tỷ, nợ nghìn tỷ- Thử hình dung nếu có một Bao Tự thay vì thích xé lụa mà xé tiền thì mất bao nhiêu năm mới xé hết số tiền ấy với mệnh giá 500.000 VND? đấy cũng là lúc niềm tin người dân tràn bờ thất vọng, không có DLV thì ai, ai sẽ đứng ra gánh trách nhiệm cao cả và nặng nề này cứu nguy cho "trên" !

- Không có họ ( DLV) thì ai ai sẽ là người luôn đứng ra vặn vẹo bênh vực tìm cách lý giải và ngụy biện cho những sự thật rành rành đang diễn ra trên đất nước mình, và có lẽ với họ như thế mới là yêu nước.

- Không có họ thì ai sẽ là DLV bởi XH đâu phải ai và người cầm bút nào cũng chấp nhận làm DLV
Tiểu Bối

Thỉnh nguyện thư yêu cầu Mỹ hạn chế du lịch, gửi tiền về Việt Nam

Một chiến dịch thỉnh nguyện thư vừa được khởi xướng trên trang web của Tòa Bạch Ốc yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ ban hành đạo luật hạn chế người Mỹ gốc Việt du lịch và gửi tiền về Việt Nam vì những vi phạm nhân quyền của Hà Nội.

Những người Mỹ gốc Việt phát động thỉnh nguyện thư hôm 12/4 nói  lượng kiều hối của kiều bào đổ vào Việt Nam hằng năm từ các chuyến thăm quê hương và từ những sự giúp đỡ tài chính cho thân nhân quá lớn, đủ nuôi chính phủ Việt Nam vốn đang gia tăng đàn áp nhân quyền và dư thừa để Hà Nội trả các món nợ quốc gia.

Những người khởi xướng mong muốn chính phủ Mỹ có một điều lệ giống như Văn phòng Kiểm soát Tài sản của Hoa Kỳ ở Nước ngoài dưới thời cựu Tổng thống Geogre W. Bush từng ban hành đối với người Cuba tị nạn tại Mỹ hồi năm 2004.

Họ tin rằng thay vì chờ đợi Việt Nam tự cải thiện nhân quyền, Hoa Kỳ cần có hành động cụ thể giúp thúc đẩy việc này, sớm mang lại dân chủ và nhân quyền cho người dân Việt Nam.

Thỉnh nguyện thư trên trang mạng petitions.whitehouse.gov đề ra mục tiêu đến ngày 12/5, tức trong vòng một tháng kể từ ngày phát động, cần đạt được 100.000 chữ ký.

Hồi tháng ba năm ngoái, chiến dịch thỉnh nguyện thư vào Tòa Bạch Ốc đầu tiên của người Việt hải ngoại yêu cầu Washington ưu tiên vấn đề nhân quyền Việt Nam trong quan hệ mậu dịch với Hà Nội đã đạt được số chữ ký kỷ lục, vượt chỉ tiêu gấp nhiều lần.

Kết quả là đại diện giới hành pháp Hoa Kỳ đã tổ chức buổi tiếp xúc để thu nhận ý kiến của tập thể người Mỹ gốc Việt đòi hỏi Washington không gia tăng thương mại với Hà Nội nếu chính phủ cộng sản này không cải thiện tình trạng nhân quyền hiện tại.
Trà Mi-VOA

Anh bị kiện vì thiết bị theo dõi ở VN

Giới thiệu về Finfisher trên trang web của Gamma International
Anh bị tố cáo để Gamma xuất khẩu phần mềm theo dõi lén

Chính phủ Anh bị kiện trong vụ để cho một công ty của nước này xuất khẩu công nghệ theo dõi sang các nước trong đó có Việt Nam.

Tổ chức Privacy International nói hôm 16/3 rằng họ đã kiện chính phủ ra Tòa Tối cao ở London vì các quan chức Anh không chịu nói họ có đang điều tra công ty Gamma International, vốn bị tố cáo bán công nghệ theo dõi cho các chính phủ độc đoán như Bahrain, Ethiopia, Turkmenistan và Việt Nam.

Privacy International cho rằng việc xuất khẩu phần mềm thám thính FinFisher có thể vi phạm luật của Anh và đã kêu gọi chính phủ điều tra vụ việc từ nhiều tháng nay.

Mặc dù vậy các quan chức Anh từ chối bình luận về chuyện họ có đang điều tra hay không.

Privacy International nói trên trang web của họ rằng đối tượng bị kiện ra tòa là cơ quan thuế quan của Anh, đơn vị quản lý việc xuất nhập khẩu và nói thêm:

"Privacy International tin rằng Cục Thuế Quan đã hành động trái pháp luật, hoặc là vì họ đã diễn giải luật sai để bao biện cho hành động lảng tránh [việc công bố có điều tra công ty Gamma hay không], hoặc vì họ thẳng thừng từ chối [cung cấp thông tin] mà không xem xét các dữ kiện của vụ việc.

"Hơn nữa, khi từ chối cung cấp thông tin cho Privacy International, Cục Thuế Quan không những làm trái luật mà còn không biết tới những nguyên tắc đã có từ lâu về quyền của nạn nhân các vụ tội phạm."

Chiếm đoạt máy tính


Giám đốc Nghiên cứu của Privacy International được dẫn lời nói thêm trong thông cáo:

"Rơi vào tay những kẻ xấu, công nghệ theo dõi ngày này có thể để lại hậu quả nghiêm trọng và công chúng, nhất là các nạn nhân của việc theo dõi có quyền biết chính phủ Anh đang làm gì trong lĩnh vực này.

"Việc Cục Thuế Quan từ chối cung cấp thông tin cho các nhà hoạt động vì dân chủ đã bị nhắm tới là đáng hổ thẹn.

Privacy International cũng dẫn một báo cáo nói ngoài Việt Nam, Gamma đã bán công nghệ FinFisher cho 24 nước có chế độ hà khắc khác.

FinFisher được cho là có khả năng cài lén phần mềm vào máy tính hay điện thoại di động của người bị theo dõi mà họ không hề biết, thường là qua cách lừa cho người sử dụng mở tệp đính kèm hay cập nhật từ những nguồn có vẻ như chính đáng như Apple hay Adobe.
"Một khi phần mềm đã được cài lén, máy tính và điện thoại sẽ bị chiếm dụng để người theo dõi có thể điều khiển chúng từ xa bao gồm bật camera và microphone, thư điện tử, các phần mềm chat và nói chuyện trong đó có skype." - Theo thông tin của Privacy International
Một khi phần mềm đã được cài lén, máy tính và điện thoại sẽ bị chiếm dụng để người theo dõi có thể điều khiển chúng từ xa bao gồm bật camera và microphone, thư điện tử, các phần mềm chat và nói chuyện trong đó có skype.

Người ta cũng có thể theo dõi vị trí của máy tính và điện thoại.
Privacy International cũng nói đã xảy ra những trường hợp tra tấn người do tác hại của công nghệ theo dõi.

Tổ chức này nói hồi tháng 11/2012 họ đã trao hồ sơ 186 trang với các bằng chứng về việc công nghệ của Gamma International đã được sử dụng như thế nào cho Cục Thuế Quan và kêu gọi điều tra.

Sau khi không nhận được hồi âm, họ tiếp tục có thử gửi cho Cục Thuế Quan trong tháng 12/2012 và cuối cùng nhận được trả lời trong tháng 1/2013 rằng họ không có quyền "tiết lộ thông tin mà Cục Quan Thuế có về hoạt động của mình" và bởi vậy "không thể cho quý vị hay bên thứ ba biết về tiến độ của bất kỳ cuộc điều tra nào."

Gamma International mới đây cũng lọt vào danh sách năm "công ty kẻ thù của Internet" của tổ chức Phóng viên Không Biên giới.

Hãng tin AP nói Cục Thuế Quan từ chối bình luận vì lý do pháp lý.
(BBC)

Vụ tấn công Boston : Phát hiện những manh mối ban đầu

Nhân viên và chuyên gia FBI điều tra hiện trường nhằm xác định thủ phạm của hai vụ tấn công (REUTERS)
Nhân viên và chuyên gia FBI điều tra hiện trường nhằm xác định thủ phạm của hai vụ tấn công (REUTERS)

Hai ngày sau vụ nổ bom nhằm vào cuộc chạy đua marathon tại Boston, cảnh sát Liên bang Mỹ FBI vẫn tích cực điều tra nhằm xác định thủ phạm của hai vụ tấn công làm 3 người thiệt mạng và hơn 170 người bị thương. Những chi tiết đầu tiên về vụ nổ đã được hé lộ trong khi các nhà điều tra vẫn chưa thể khẳng định hướng nguyên nhân từ khủng bố Hồi giáo hay những phần tử cực hữu trong nước.

Các nhân chứng và vật chứng thu thập tại hiện trường, đến chiều hôm qua 17/04/2013, mới chỉ cho phép các nhà điều tra khẳng định gần như chắc chắn đó là các qủa bom tự tạo làm từ chiếc nồi hầm, bên trong có nhồi bi thép và đinh với mục đích gây nhiều sát thương. Báo chí Mỹ tối qua cho biết thêm chi tiết những quả bom đó được đặt trong một túi xách, sau đó được đặt trên mặt đất, rồi phát nổ.

Tại hiện trường vụ nổ, khoảng ba chục các chuyên gia về khoa học hình sự về chất nổ vẫn tiếp tục cuộc điều tra. Ông Gene Marquez, một nhân viên đặc biệt của Cơ quan liên bang chuyên theo dõi vũ khi và chất nổ đang lưu hành (ATF) cho biết các nhà điều tra sẽ còn phải cần nhiều ngày để nghiên cứu hiện trường vụ nổ.

Theo nhận định của một số chuyên gia, sức nổ của hai quả bom tương đối nhỏ, cho nên có thể loại bớt giả thuyết chất nổ quân sự đã được sử dụng trong vụ này. Theo cảnh sát trưởng thành phố Boston, Edward Davis hai bên lề đường của điểm đích của cuộc đua đã được kiểm tra hai lần vào buổi sáng sớm và một giờ trước khi người đầu tiên về đích và cảnh sát đã không thấy có dấu vết chất nổ nào được phát hiện.

Các cơ sở cấp cứu của Boston cho biết có rất nhiều người bị thương ở tầm thấp của cơ thể vì các vật sắc nhọn, trong đó có ít nhất bốn trường hợp đã phải cưa chân. Theo George Velmahos, trưởng khoa chấn thương, bệnh viện Massachussetts nhận định nhiều khả năng bom được đặt ở sát đất. Ngoài ra, hiệu quả sát thương của quả bom lớn hơn bởi nó được nhồi bi và đinh thép.

Kiểu bom tự tạo, nhồi bi và đinh thép trong nồi hầm đã được sử dụng trong một số vụ khủng bố ở Pháp hồi năm 1995. Năm 2003, cơ quan an ninh quốc nội Mỹ cũng đã cảnh báo các phần tử khủng bố có thể sử dụng các loại bom tương tự.

Đến lúc này vẫn còn quá sớm để các nhà điều tra đưa ra kết luận về hướng nghi vấn. Từ hai ngày qua, chưa có một thông tin tổ chức hay cá nhân nào nhận trách nhiệm cũng như động cơ của vụ nổ bom. Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo ngày mai 18/04 sẽ đến thành phố Boston tham dự lễ cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố đang gây không khí đau thương, hoang mang lo sợ khắp nước Mỹ.
Anh Vũ (RFI)

Vụ nổ bom ở Boston - Nghi phạm đã bị bắt?

Cơ quan FBI cho biết tìm thấy miểng của một nồi áp xuất, khả năng là của một trong những quả bom nổ ở Boston
Mảnh của một nồi áp xuất
Cơ quan FBI cho biết tìm thấy miểng của một nồi áp xuất, khả năng là của một trong những quả bom nổ ở Boston
Truyền thông Hoa Kỳ loan tải các tin tức khác nhau về vụ điều tra và bắt giữ nghi phạm vụ nổ bom khủng bố ở Boston. Trong lúc một số đài truyền hình trích dẫn nguồn tin thân cận với cuộc điều tra, cho biết nghi phạm đã bị bắt; một số khác thì cho rằng FBI vẫn đang trong quá trình nhận diện nghi phạm và chưa tiến hành bắt giữ.
Đài CNN loan tin cho biết là nhà chức trách Hoa Kỳ đã bắt giữ nghi phạm vụ nổ bom tại cuộc đua Marathon Boston. Tuy nhiên đài CBS thì nói rằng nghi phạm đã bước đầu được nhận diện nhưng vẫn chưa bị bắt giam.
Theo tin CNN, Cục điều tra liên bang Hoa Kỳ FBI vào trưa hôm qua đã tìm ra và bắt giữ một người đàn ông da màu, tình nghi là thủ phạm gây ra vụ nổ hôm thứ Hai vừa qua, tại đích đến của cuộc đua Marathon Boston giết chết 3 người và làm bị thương hơn 150 người khác.
Đài truyền hình CNN khi loan tin này, cho biết thêm là các nhân viên điều tra đã phân tích một đoạn video của một công ty bán lẻ ở gần trái nổ thứ hai đã cho là họ phát hiện thủ phạm.
Một video của đài truyền hình Boston cũng đóng góp vào tiến trình này.
Nguồn tin không nói rõ thêm chi tiết, nhưng cho rằng đây là một phát hiện rất nhiều ý nghĩa.
Trong lúc bản tin này được gửi đến quý khán thính giả thì tại Hoa Kỳ, FBI cũng đang sửa soạn tổ chức họp báo để thông tin về kết quả cuộc điều tra và bắt giữ nghi phạm này.
(RFA)
--------------------
 Tìm ra manh mối vụ nổ tại Boston

(AP) – Nghi can trong vụ nổ bom ở cuộc chạy marathon tại Boston đã bị bắt đưa ra tòa, theo lời một nhân viên điều tra yêu cầu không nêu danh tánh vì không được phép tiết lộ chi tiết của cuộc điều tra.

Theo dự trù sẽ có một cuộc họp báo vào buổi trưa hay chiều Thứ Tư để trình bày sự việc.

Hôm Thứ Tư, 2 ngày sau vụ nổ,  nhân viên điều tra còn tiếp tục lục tìm trong những thùng rác, bình nước và vật dụng thể thao bỏ lại của các vận động viên trong cuộc chạy marathon ở Boston hôm Chủ Nhật. (Hình: AP/Julio Cortez)
Nhiều cơ quan truyền thông địa phương nói rằng nhận diện ra nghi can nhờ máy thu hình kiểm soát an ninh của tiệm Lord & Talor,  thu được những hình ảnh trong khoảng khắc giữa hai vụ nổ.

Các cơ quan công lực đã yêu cầu công  chúng cung cấp tất cả những hình ảnh, băng video và mọi thông tin có thể giúp cho tìm ra chứng cứ của hai vụ nổ bom gần mức đến trong cuộc chạy marathon ở Boston ngày Thứ Hai. Vụ nổ làm 3 người chết và 170 người bị thương, được xác định là hành động khủng bố, theo lời Tổng Thống Obama.

Hai trái bom nổ cách nhau khoảng 10 giây văng ra những miểng đi thấp gần mặt đất khiến cho nhiều vận động viên bị trúng thương ở phần chân và ít nhất có 4 nạn nhân buộc phải cưa chân.

Các nhân viên điều tra cho biết các trái bom làm bằng nồi áp suất loại 1.6 gallon, nhồi chất nổ, các mảnh kim loại và đinh. Nhân viên điều tra cũng đã tìm thấy mảnh bảng điện được coi là một thành phần của bộ phận gây nổ, và một cái nắp của chiếc nồi áp suất văng lên mái  nhà gần đó.
(Người Việt)

Nông dân mơ được trợ cấp như Thái Lan

Dự kiến năm 2013 Việt Nam sẽ tiếp tục xuất khẩu từ 7 tới 8 triệu tấn gạo, trong khi nông dân trồng lúa không bảo đảm cuộc sống và mơ ước chính sách trợ cấp nông nghiệp như nhiều nước trong khu vực.
Quá chú trọng thứ hạng
Không ít giới chức chính phủ tự hào về sự kiện Việt Nam từ chỗ thiếu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo xếp thứ nhì thế giới. Thế nhưng Tiến sĩ Đặng Kim Sơn Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn lại không ít lần khuyến nghị, không nên quá chú trọng đến vị trí thứ hạng và khối lượng gạo xuất khẩu. Điều mong muốn là bảo đảm đời sống cho người trồng lúa song song với việc bảo đảm an ninh lương thực, tạo được nguồn ngoại tệ tốt. Trả lời chúng tôi TS Đặng Kim Sơn nhận định:
“Nếu coi việc sản xuất lúa cũng như sản xuất các cây trồng khác là một ngành nghề kinh tế có lợi, để đảm bảo tăng thu nhập cho người dân thì cần đa dạng hóa cây trồng và để cho thị trường quyết định xem nên trồng cây gì nuôi con gì là yêu cầu cần thiết. Ruộng lúa khi cần có thể chuyển sang đa canh, chuyển sang trồng các rau màu khác hoặc là phối hợp nuôi trồng thủy sản. Lấy mục tiêu chính là tăng thu nhập cho người nông dân, chứ không là chuyện phải dứt khoát duy trì một sản lượng lớn lúa gạo để xuất khẩu, để đặt mục tiêu này, mục tiêu kia. Chúng tôi nghĩ là càng ngày mọi người càng hiểu rõ và nhất trí hơn với quan điểm như vậy.”

000_Hkg3834100-305.jpg
Nông dân phơi lúa trên một cánh đồng ở huyện Phú Nhuận, tỉnh Tiền Giang, ảnh chụp trước đây.
Việt Nam đã gia tăng sản lượng lúa gạo một cách mau chóng, đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa xuất khẩu chủ yếu của cả nước. Ở các tỉnh miền tây, hàng triệu gia đình nông dân tham gia sản xuất đã mang lại lượng lúa gạo kỷ lục đóng góp phần lớn vào khối lượng xuất khẩu trên dưới 7 triệu tấn gạo mỗi năm. Tuy vậy thu nhập trung bình của nông dân làm lúa chỉ vào khoảng 315.000đ/ người mỗi tháng. Nguyên do là vì diện tích canh tác quá nhỏ dưới 1ha, trợ cấp nông nghiệp không đến tay nông dân, cũng như việc phân chia lợi tức không hợp lý từ đồng ruộng tới thương lái, nhà máy xay xát và nhà xuất khẩu.
GSTS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường Đại học Tân Tạo Long An từng nói với chúng tôi là phải sáng suốt trong chính sách phát triển lúa gạo.
“Họ không thấy cách làm giàu nào khác ngoài cây lúa…Nhưng tôi bảo đảm làm lúa là không thể nào làm giàu được, trừ khi bây giờ Việt Nam dám nâng cao giá lúa như Thái Lan, hoặc cao hơn nữa…chứ còn cứ giữ giá lúa thấp lè tè như thế này thì người nông dân luôn luôn chịu lỗ luôn luôn thiệt thòi, còn những người buôn bán lúa gạo, thuốc trừ sâu phân bón là những người làm giàu.”
Lợi tức không theo kịp vật giá
Sau vụ đông xuân vụ lúa lớn nhất trong ba vụ quanh năm, một người trồng lúa đồng bằng sông Cửu Long than phiền về mức lợi tức không theo kịp vật giá:
“Chi phí các thứ đều cao, sinh hoạt gia đình hàng ngày…tất cả đều nhắm vô lúa hết. Nếu được lời 30% thì nông dân đã quá khổ mà năm nay mấy người thất thoát chắc gì được 30%. Nói hỗ trợ nông dân có thấy ai được gì, chỉ hỗ trợ cho doanh nghiệp nhưng họ mua gạo theo kiểu đã rồi chẳng được gì. Mơ ước ông Nhà nước thay đổi chính sách như Thái Lan mua lúa trữ với giá cao cho nông dân.”
Chúng tôi chuyển câu hỏi này đến TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn và được ông trả lời:
“Chính sách trợ cấp cho nông dân không phải chỉ riêng Thái Lan đang làm một cách mạnh mẽ, hiện nay Indonesia và Philippines cũng đang thực hiện khá mạnh. Đối các nước phát triển như Nhật Bản hay Hàn Quốc họ làm rất quyết liệt. Điều quan trọng là không phải Việt Nam e ngại gì, các khoản cấm của WTO còn rất xa chúng ta mới trợ cấp hết mức độ mà giới hạn cho phép. Việc quan trọng chính là ngân sách nhà nước không có, có thể nói trong số các nước sản xuất lúa hiện nay Việt Nam thuộc loại nước nghèo nhất của các nước xuất khẩu gạo. Thực sự mà nói ngân sách nhà nước không thể có để làm theo kiểu công bố giá sàn rồi mở kho mua đúng giá sàn như thế. Với sự trợ cấp như thế khả năng hỗ trợ nhà nước về sản xuất lúa gạo chắc chắn là không đủ. Điều quan trọng chính là vì năng lực nhà nước trợ cấp không chỉ riêng cây lúa mà tất cả các cây trồng khác ở Việt Nam, hay cho nông nghiệp nói chung là còn rất yếu.”
Trên thực tế Việt Nam cũng thực hiện một số trợ cấp nông nghiệp đối với người trồng lúa nhưng nguồn kinh phí đã ít lại không hiệu quả. Các chuyên gia nhiều lần phân tích tại các buổi hội thảo. Thi thoảng cũng có lúc mỗi héc-ta trồng lúa được trợ cấp 500.000đ, hoặc trợ cấp lãi suất vay vốn mua nông cơ nhưng lại ràng buộc mua máy nội địa, trong khi mặt hàng này của Việt Nam sản xuất rất tồi. Chính sách tạm trữ gạo mỗi khi thu hoạch rộ cũng vậy, doanh nghiệp được trợ cấp phần lãi suất vay vốn 8%-9% để thực hiện tạm trữ, nhưng doanh nghiệp không mua lúa trực tiếp của nông dân mà chỉ mua gạo qua trung gian thương nhân. Đường đi lòng vòng làm thay đổi giá thị trường với phần thiệt thòi lớn nhất thuộc về nông dân.
Trong tư liệu của chúng tôi, một số chuyên gia trong đó có TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long từng cho rằng lúa gạo ở Việt Nam mang tính chính trị nhiều hơn là kinh tế. Nhưng theo chúng tôi hiểu, ý nghĩa chính trị ở đây khác với Thái Lan vì Thái Lan tài trợ giá gạo cho nông dân để họ ủng hộ qua lá phiếu. Trong khi ở Việt Nam, nếu vì lý do gì lúa gạo tăng quá mức, chính phủ sẽ can thiệp bằng cách ngưng xuất khẩu chẳng hạn, để kéo giá xuống ưu tiên ổn định An sinh xã hội.
Vậy thì có nên trồng lúa nhiều để xuất khẩu 7-8 triệu tấn gạo mỗi năm trong khi phải nhập khẩu cũng đến vài tỷ USD mặt hàng bắp, khô dầu đậu nành, bột cá …để chế biến thức ăn chăn nuôi. Đây vẫn là một vấn đề còn để ngỏ.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-04-17

Vàng, xăng dầu thế giới đồng loạt lao dốc, Việt Nam không ảnh hưởng?

Trong khi giá dầu và vàng trên thị trường thế giới lao dốc chưa từng có thì giá xăng và vàng tại Việt Nam vẫn không có dấu hiệu gì điều chỉnh với giá của thế giới. Mặc Lâm phỏng vấn tiến sĩ Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế thuộc Ban Nghiên cứu thị trường giá cả Bộ Tài chánh để tìm câu trả lời cho vần đề này.
Cơ chế điều hành giá chậm chạp thiếu linh hoạt
Thưa TS chắc ông cũng biết giá vàng và dầu thế giới đang sụt giảm mạnh nhưng giá dầu trong nước vẫn không có biến chuyển gì phù hợp với thị trường dầu thô thế giới. Theo TS thì có phải sự điều chỉnh của Việt Nam vẫn còn chậm so với mặt bằng giá của thế giới hay không?
TS Vũ Đình Ánh: Chính xác là như vậy, tức là với cơ chế điều hành giá xăng dầu hiện nay thì việc bán theo giá thế giới cả theo chiều lên hay chiều xuống thì đều phản ảnh thiếu tính linh hoạt của cơ chế điều hành giá của Việt Nam. Không chỉ là xăng dầu mà còn liên quan đến giá vàng nữa, cũng tương tự như thế.
TS vừa nhắc tới giá vàng thì chúng tôi nhận thấy tuy giá vàng thế giới xuống mạnh như vậy nhưng giá vàng trong nước vẫn còn rất cao, so với giá quy đổi vẫn chênh lệch hơn 6 triệu đồng một lượng. Phải chăng do giá tham chiếu của Ngân hàng Nhà nước đã cho phép mức cao như vậy đã làm ảnh hưởng thị trường vàng hay do thị trường tự do nó tự điều chỉnh gây ra cái giá như vậy thưa ông?
TS Vũ Đình Ánh: Không phải do thị trường tự do bởi vì nguồn cung vàng hiện nay do Ngân hàng Nhà nước độc quyền và độc quyền cả cái giá mà họ định ra. Do đó khoảng cách chênh lệch giá vàng thế giới và giá vàng trong nước chứng tỏ Ngân hàng Nhà nước phản ứng kém linh hoạt. Khi thị trường thế giới lao dốc quá nhanh thì giá do Ngân hàng Nhà nước định ra làm nguồn cung đầu tiên cho đấu thầu đã điều chỉnh không kịp và do đó khoảng cách nó không những không thu hẹp mà còn dãn rộng ra.
Trước đây đã có thời gian khoảng cách thu hẹp khoảng 3 triệu cho một lượng bây giờ lại lên tới 6 triệu một lượng thì có hai nguyên nhân, thứ nhất do giá vàng thế giới lao dốc quá nhanh, thứ hai do cơ chế điều hành hay cơ chế xác định giá thầu vàng phía Ngân hang Nhà nước hiện nay đã không theo kịp với tình hình thế giới.

Khách hàng mua bán vàng, theo dõi giá vàng chen chúc tại một cửa hàng vàng bạc ở Hà Nội ngày 17 tháng 4, 2013
Khách hàng mua bán vàng, theo dõi giá vàng chen chúc tại một cửa hàng vàng bạc ở Hà Nội ngày 17 tháng 4, 2013
Thưa TS, tuy nhiên đối với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là ông Nguyễn Văn Bình vẫn cho rằng quyết định của ngân hàng Nhà nước là đúng đắn vì nó kiểm soát thị trường vàng. Theo ông thì trong chính sách này có điều gì cần phải điều chỉnh ngoại trừ những biểu hiệu như ông vừa nói?
TS Vũ Đình Ánh: Tôi cho rằng cách thức thì không có vấn đề gì nhưng hiện nay rõ ràng với biến động thị trường vàng như thế thì mức độ điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước có lẽ phải lớn hơn thì nó mới bám theo được diễn biến của thị trường thế giới. Nếu Ngân hàng Nhà nước làm theo cách thức giảm từng bước thì cũng được nhưng hiện nay cái bước giảm như thế nó phải lớn hơn, tức là mức điều chỉnh phải lớn hơn thì nó mới phù hợp.
Thưa ông qua sự giảm mạnh giá vàng của thế giới thì nhiều ngân hàng cho biết đáng lẽ phải tất toán dư nợ vàng nhưng họ lại không thể thuyết phục khách hàng trả nợ, xin ông cho biết nguyên do nào gây ra sự việc này?
TS Vũ Đình Ánh: Tôi cho rằng nguyên nhân cơ bản là vừa rồi đấu thầu vàng thì giá nó khá cao nhưng cũng có người mua do một phần các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính người ta phải tất toán trạng thái vàng. Nếu như Ngân hàng Nhà nước không điều chỉnh mạnh hơn để theo kịp giá vàng thế giới thì thiệt hại sẽ nằm về phía các tổ chức tín dụng và những ngân hàng đã đến thời gian tất toán vì họ phải mua vàng với giá thấp hơn so với thị trường họ có thể mua.
Kích thích buôn vàng lậu
Nhiều chuyên gia cho rẳng hiện nay giá đô la đã cán ngưỡng 21 ngàn 1 đô la. Người ta nghi ngờ đây là tín hiệu mà giới kinh doanh đang gom tiền đô để nhập lậu vàng kiếm chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới. Nếu cả thị trường chạy theo điều này thì theo ông hệ lụy nào sẽ đến cho nền kinh tế Việt Nam?
TS Vũ Đình Ánh: Tôi cho rằng việc nhập lậu vàng thì nó vẫn có và nhất là khi chênh lệch giữa trong nước và thế giới quá lớn thì càng kích thích người ta nhập lậu vàng và điều này sẽ ảnh hưởng tới tỉ giá hối đoái, đặc biệt là tỉ giá hối đoái ngoài thị trường tự do. Tôi cho rằng có hai cách để xử lý vấn đề này. Thứ nhất là tăng cường kiểm soát, cái này thì Việt Nam đang làm và trong bối cảnh động lực kích thích buôn lậu nó cao hơn thì phải tăng cường kiểm soát hơn.
Thứ hai, biện pháp bài bản nhất thì Ngân hàng Nhà nước phải linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh giá vàng bám sát theo thị trường thế giới để thủ tiêu động lực kinh tế buôn lậu vàng.Điều này sẽ bớt gây áp lực trên tỉ giá hối đoái của Việt Nam. Hiện nay một trong các công tác quan trọng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong năm 2013 là phải ổn định tỉ giá hối đoái.
Vâng, bên cạnh những nhà đầu tư thì đã có rất nhiều người dân rút sổ tiết kiệm của mình ra để mua vàng vì lãi suất tiết kiệm quá thấp. Theo ông thì hành động này nếu xảy ra ồ ạt sẽ có ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng hay không?
TS Vũ Đình Ánh: Tôi cho rằng với thị trường tiền tệ tín dụng hiện nay thì vấn đề này chưa phải là vần đề đáng lo ngại. Bởi vì thực ra bây giờ vàng đang lao dốc rất mạnh và người ta chưa biết điểm đáy nó như thế nào và thậm chí nguyên nhân tại sao giá vàng thế giới lao dốc hiện nay rất là mù mờ nên phản ứng người ta rút tiền vì sức ép lãi suất chưa đủ mạnh và việc giá vàng liên tục lao dốc thì tôi cho rằng tác động nó chưa lớn, chưa phải là vấn đề đáng lo ngại.
Như vậy theo ông điều đáng lo ngại trước mắt đối với người dân và nhà đầu tư là gì và ông có lời khuyên nào dành cho họ hay không?
TS Vũ Đình Ánh: Thât sự đối với người dân và các nhà đầu tư tôi không có lời khuyên gì cả, bởi vì vấn đề hiện nay nằm một phần ở Việt Nam và một phần khác nằm trên thế giới, mà thị trường thế giới thì rất khó đoán định. Người dân hay người kinh doanh thì họ phải một mặt cần quan sát thị trường bởi vì thị trường đang biến động mà nguyên nhân thì không rõ ràng. Thừ hai nữa là cần tạo sức ép lên cơ quan chức năng để họ điều chỉnh linh hoạt hơn tránh thiệt hại không đáng có cho những người kinh doanh trong bối cảnh thị trường biến động như hiện nay.
Một lần nữa xin cám ơn TS Vũ Đình Ánh đã chia sẻ với chúng tôi những thông tin cần thiết trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-04-17

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến làm việc tại huyện đảo Trường Sa và xã đảo Thổ Châu

Hình minh họa
Để triển khai Đề án phát triển y tế biển, đảo đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt, trong hai ngày 15 và 16/4/2013, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế đã đến làm việc tại huyện đảo Trường Sa tỉnh Khánh Hòa và đảo Thổ Chu thuộc xã đảo Thổ Châu tỉnh Kiên Giang. Trường Sa là ngư trường đánh bắt cá xa bờ quen thuộc của ngư dân các tỉnh ven biển miền Trung. Trong quá trình đánh bắt trên biển, những tai nạn rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào như bão gió, điều kiện lao động nặng nhọc, trang thiết bị còn thô sơ... vấn đề chăm sóc sức khỏe luôn cần thiết. Nhờ có các lực lượng quân y trên các đảo, trong thời gian vừa qua đã khám và cấp thuốc cho ngư dân là 1.600 ca, trong đó số lượt ngư dân điều trị thông thường 447 ca, số ca cấp cứu và phẫu thuật 172 ca. Tại buổi làm việc với quân và dân thị trấn Trường Sa, Bộ trưởng biểu dương tinh thần trách nhiệm của quân và dân đã nỗ lực vượt qua những khó khăn, cấp cứu, cứu chữa kịp thời nhiều ca bệnh vượt quá khả năng phân tuyến kỹ thuật của bệnh xá thị trấn Trường Sa, tạo niềm tin cho nhân dân yên tâm bám ngư trường khai thác thủy sản, góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
(SK & ĐS)

Trầm Bê và Đảng ai là đại gia?

Trong khi câu chuyện sửa đổi hiến pháp còn râm ran trên các trang mạng thì xảy ra vụ “chùa Trầm Bê” làm ít nhiều không khí hứng khởi của Điều 4 nhạt đi. Người đọc cảm thấy câu chuyện của đại gia Trầm Bê có vẻ dính dáng ít nhiều tới đời sống tâm linh của mình, nhất là phật tử, hơn là mùi vị chính trị vừa ngai ngái lại xa vời với chén gạo nồi cơm trong nhà.
Thật ra hai câu chuyện có liên hệ “hữu cơ” rất mật thiết hơn nhiều người nghĩ. Gia đình đại gia Trầm Bê và Đảng Cộng sản Việt Nam trên căn bản rất gần nhau về bản chất và quá trình tiến tới thành công như ngày nay. Nói không quá lời thì gia đình này là bản sao được thu nhỏ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Báo chí viết rất kỹ tiểu sử của toàn bộ thành viên gia đình đại gia Trầm Bê sau khi vụ mất sừng tê giác xảy ra cho thấy sự phấn đấu của một gia đình xuất thân từ nghèo khó, thiếu học chỉ sau một thời gian rất ngắn đã chiếm lĩnh gần như tất cả danh vọng, quyền lực, ngôi vị để tiến đến tham vọng cuối cùng là mang hình ảnh gia đình mình trấn trước chánh điện của nhiều ngôi chùa mà Trầm Bê bỏ tiền ra xây dựng.
Theo báo chí, Trầm Bê là con cả trong một gia đình nghèo 4 người con tại Trà Vinh. Tuổi thơ cơ cực khiến ông có khát vọng vươn lên làm giàu và bắt đầu sự nghiệp tại công ty chế biến lâm sản Đông Anh. Chỉ trong vòng 10 năm, Trầm Bê tiến quân vào bất động sản, thành lập bệnh viện tư Triều An với nhiều ưu đãi của nhà nước, rồi công ty thủy sản Sơn Sơn và sau cùng là tiến vào ngành ngân hàng với nhiều vị trí lớn. Từ Ngân hàng Phương Nam tới Sacombank, Trầm Bê dần dần nắm trọn cơ cấu và tiến cử ba người con là Trầm Trọng Ngân, Trầm Thuyết Kiều và Trầm Khải Hòa trở thành những đại gia như mình.
Trầm Bê sinh năm 1959 con út là Trầm Khải Hòa sinh năm 1988. Cả nhà gom lại gia tài trên ba ngàn tỷ. Con út là triệu phú đô la nổi tiếng trẻ nhất Việt Nam.
Tiểu sử cả nhà họ Trầm rất ngắn, ngắn hơn tiểu sử thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng quá trình thì lại giống nhau. Trầm Bê xuất thân là gia đình nghèo. Đảng Cộng sản được gây dựng nên cũng từ thành phần cố nông. Khát vọng Trầm Bê là phải làm giàu vì nghèo. Khát vọng của Đảng Cộng sản là nắm chính quyền, một hình thái khác của tham vọng giàu có và quyền lực.

Đảng Cộng sản Việt Nam treo điều 4 trong Hiến Pháp, ngôi nhà thâm nghiêm của cả dân tộc, sau khi lấy xương máu nhân dân Việt Nam lập thành chiến tích riêng cho đảng của mình.
Trầm Bê tiếp tay phá rừng, đôi khi trực tiếp làm lâm tặc trong mười năm tại công ty chế biến lâm sản Đông Anh, kiếm tiền móc nối với chính quyền các cấp và tiến xa hơn vào những lãnh vực mà cả nhà chưa có ai được đào tạo là bất động sản và ngân hàng.
Đảng Cộng sản đấu tố trong cải cách ruộng đất, một hành động không khác phá rừng của Trầm Bê là mấy, khác ở điều Trầm Bê đốn cây còn Đảng đốn người, nhằm triệt hạ địa chủ thì ít mà dằn mặt, phá hủy tận cùng bản sắc thuần hậu của nông dân Việt Nam thì nhiều với mục đích duy nhất là nắm chặt và phát triển quyền lực.
Trầm Bê sau khi tắm rửa khuôn mặt của một lâm tặc, móc nối với tham quan tiến nhanh tới mục đích làm giàu trong thời gian kỷ lục. Đảng Cộng sản sau khi lãnh đạo thành công cuộc chiến tranh chống Mỹ đã tắm rửa và thay đổi bộ áo vì nhân dân, tiến tới làm giàu cho từng đảng viên, những kẻ có công với Đảng.
Lãnh đạo càng cao, bổng lộc càng lớn, cuối cùng tập trung quyền lực vào bốn khuôn mặt: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng. Bốn vị này không hề thua kém đại gia Trầm Bê bất cứ lãnh vực nào. Họ cũng đáng gọi là đại gia, đại gia Đảng.
Trầm Bê ít người hơn, quyền lực và tiền bạc tập trung vào vợ chồng con cái tổng cộng 5 người cùng giòng họ bà con hơn chục người nữa. Tất cả chia nhau chiến lợi phẩm lấy từ xã hội và nhân dân.
Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất là chuyện Trầm Bê treo hình ảnh gia đình mình ở những nơi tôn nghiêm sau khi cúng dường tiền xây chùa. Ý muốn này thật ăn khớp với ý muốn của Đảng Cộng sản Việt Nam treo điều 4 trong Hiến Pháp, ngôi nhà thâm nghiêm của cả dân tộc, sau khi lấy xương máu nhân dân Việt Nam lập thành chiến tích riêng cho đảng của mình.
Trầm Bê lộng hành vì không hiểu hết văn hóa của dân tộc, cốt lấy khiêm cung mà tu dưỡng bản thân chứ không phải dùng tiền để mua một chốn mà y cho là vĩnh hằng ở cõi tạm này. Đảng Cộng sản Việt Nam không biết được sức mạnh thật của quần chúng sau bao năm xa rời họ và lãnh đạo bằng bạo lực. Treo điều Điều 4 trong Hiến pháp chỉ làm cho Đảng sớm vong thân chứ không thể là lá bùa treo yễm lòng căm phẫn của người dân.
Giống như Trầm Bê chọn sự hối lộ sư sãi để ngang hàng với thánh thần, Đảng chọn con đường kể công như một sự hối lộ cho tầng lớp đảng viên để treo hình tượng của đảng mình trong hiến pháp với ước muốn thống trị dân tộc đời đời.
Lấy Trầm Bê để soi rọi việc làm của Đảng không có gì chính xác hơn và có lẽ đây là cơ hội giúp mọi người nhìn Đảng rõ hơn, nhất là những đảng viên chân chính. Giống như những tín đồ Phật giáo chân chính thấy được Trầm Bê đã lợi dụng lòng tin của mình như thế nào khi bước vào ngôi chùa tôn nghiêm lại phải cúi đầu lòn qua cả nhà Trầm bê đứng ở nơi cao nhất.
Và 90 triệu người dân Việt có sẵn lòng chui dưới bảng Hiến pháp có Điều 4 đang ngự trên ấy hay không?
Ảo tưởng của Trầm Bê kéo theo lời khinh bỉ, miệt thị. Áo tưởng của Đảng kéo theo cách mạng và máu.
Tấm hình gia đình Trầm Bê sẽ bị xé nát không chóng thì chày bởi những tín đồ Phật giáo chân chính. Điều 4 của Đảng cũng sẽ trong hoàn cảnh tương tự nhưng khác ở chỗ: nó sẽ bị xé bằng máu, còn ít hay nhiều tùy thuộc vào âm đức tổ tiên.
Cánh Cò - RFA Blog's

Tổng lãnh sự Mỹ (gốc Việt) ở TP HCM đang chạy chọt để lên làm Đại sứ?

Tổng Lãnh Sự Lê Thành Ân
    (Một bài nên đọc về vị TLS Hoa Kỳ tại Việt Nam)
    Lời người dịch: Hôm qua, trên trang The Rushford Report, một trang chuyên đề về Thương mại của Mỹ lại có một bài viết về cái gọi là một "cuộc vận động cho chức vụ Đại Sứ Mỹ tại VN " của Tổng Lãnh Sự Lê Thành Ân. Mặc dù có nhiều điều không hoàn toàn đồng ý với tác giả, nhưng tôi vẫn bỏ ra buổi tối qua để chuyển dịch phục vụ độc giả X Cafe, như một tài liệu nên đọc thêm.
    Làm thế nào để (không) trở thành một Đại sứ Hoa Kỳ
    Có hai lộ trình truyền thống mà những người có tham vọng làm đại sứ Mỹ thường xử dụng để thuyết phục tổng thống Hoa Kỳ đề cử mình cho vinh dự đó. Lộ trình đầu tiên là phương cách cổ điển dựa trên công đức của các viên chức Mỹ phục vụ ngoại giao với các thành quả vượt bực được các giới chức cao cấp Bộ Ngoại giao xem xét lặng lẽ và cẩn thận. Danh tính của những người qua khỏi được quy trình giám sát bởi các đồng nghiệp ấy sẽ - thường xuyên - được chuyển tới Nhà Trắng để tổng thống chính thức phê duyệt. Lộ trỉnh thứ hai, lộ trình chính trị, (đôi khi không tử tế) dành riêng cho các nhân vật nổi tiếng, vây cánh của tổng thống, hoặc những người đóng góp quan trọng ho chiến dịch vận động tài chính để mua chức vụ đại sứ. Nhưng hiện nay, Lê Thành Ân, vị tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh, một viên chức ngoại giao người Mỹ gốc Việt đang xử dụng một lộ trình thứ ba mới lạ: một phương cách thật là Á Châu.
    Lê muốn trở thành đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Để đạt mục tiêu đó, tối thiểu là viên tổng lãnh sự này đã vận động sau hậu trường từ cuối tháng bảy với một mạng lưới đồng minh người Mỹ gốc Việt, một số có những kết nối chính trị và kinh doanh ở cả Washington lẫn Hà Nội. Mặc dù Lê hối thúc những người ủng hộ mình thu hút thêm ủng hộ từ Quốc hội, tuy nhiên mục tiêu chính của chiến dịch vận động hành lang này là người một người duy nhất, người sẽ thực hiện cuộc đề cử: Tổng thống Barack Obama.
    Để đạt mục tiêu đó, Lê và các đồng minh của ông đã minh chứng một phong cách Á Châu gan dạ. Một trong những người ủng hộ quan trọng trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt của Lê là David Dương, người đã đóng góp cho Obama từ khu vực San Francisco Bay. Theo Trung tâm Responsive Politics, Dương đã cống hiến hơn 150,000 USD cho Obama và Đảng Dân chủ từ năm 2008.Theo e-mail trao đổi giữa Lê và Dương mà người phóng viên viết bài này này đã mục kích, Dương thuật lại rằng ông đã trực tiếp tiếp cận Obama để nài ép cho các tiêu chuẩn được cử làm đại sứ cho ông Lê tại một sự kiện gây quỹ của Đảng Dân chủ tổ chức tại California hồi đầu tháng này.
    Nhà Trắng cho biết, vào ngày 03 và 04 tháng 4 Obama quyên góp tiền ở miền Bắc California. Nhà doanh nhân Dương đã thông báo cho Lê trong một e-mail rằng tại một buổi gây quỹ được tổ chức vào tối ngày 03 tháng 4.ông đã đệ trình một lá thư cho tổng thống, cùng với một danh sách tên những người ủng hộ Lê,
    Danh sách những người ủng hộ Lê - được in lại vì phúc lợi công cộng ở dưới cùng của bài viết này - có hơn 70 danh tính. Danh tính nổi bật đầu tiên: Rahm Emanuel, viên cựu chỉ huy văn phòng của Obama hiện là thị trưởng thành phố Chicago. Ngày 04 tháng 4, Dương thông báo cho Lê trong một điện thư rằng ông đã nài ép Obama một lần thứ hai. "Sáng nay, tôi đã dự bữa ăn trưa sớm với tổng thống cùng 27 người khác và đã nói chuyện với ông về lá thư gởi ông đêm qua."
    Dương cho tổng lãnh sự biết rằng ông đã nhận được một phản ứng thân thiện từ Obama: "Chúng ta cần làm việc, cần có một vài thành viên quốc hội và các thượng nghị sĩ của chúng ta giới thiệu ông. Điều này sẽ đảm bảo việc ông được giới thiệu".
    Các e-mail tiết lộ rằng viên tổng lãnh sự đã không chỉ đơn thuần là một người thụ động khi tìm cách thúc đẩy những gì mà ông Lê nhiều lần được nhắc đến như một "ứng viên". Lê đã tham gia chỉnh soạn nhiều lá thư giới thiệu và ủng hộ khác. Trước khi Dương, nhà kinh doanh California trình bức thư cho Obama vào ngày 3 tháng 4, Lê đã cố vấn cho đồng minh của ông sửa chữa một lỗi đánh máy. Khi được Dương thông báo rằng lá thư đã được chuyển giao đến tay Obama, Le bày tỏ lòng biết ơn của mình trong một e-mail khác. Viết trên iPad của mình, viên tổng lãnh sự thuật lại, ông đã "biết ơn" như thế nào về những nỗ lực của "tình bạn trong việc thúc đẩy vai trò ứng viên của tôi".
    Dương và Lê đã không trả lời một số e-mail yêu cầu bình luận. Và những nỗ lực tìm kiếm lời bình luận từ Nhà trắng cũng không thành công. Một cuộc gọi điện đến văn phòng báo chí của Emanuel lậo tức dẫn đến đề nghị rằng phóng viên này nên yêu cầu thị trưởng giải đáp qua e-mail - vốn sau đó cũng không được trả lời.
    Dương, người đã đến Mỹ không một xu dính túi sau khi cộng sản giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh Việt Nam, là một câu chuyện thành công cổ điển về một người nhập cư vào Mỹ: một doanh nhân có công ty quản lý chất thải, California Waste Solutions của mình đang có hợp đồng nhiều triệu đô la với các cơ quan chính phủ ở cả Hoa Kỳ và tại Việt Nam (thông qua một công ty con tại Việt Nam vốn đã phát triển một bãi rác thải trị giá 400 triệu USD tại thành phố Hồ Chí Minh, theo trang web của công ty và báo chí Việt Nam).
    Ngoài hoạt động kinh doanh của mình, năm 2010 Dương được Tổng thống Obama bổ nhiệm để phục vụ trong Quỹ Giáo dục Việt Nam, vốn nhận tài trợ của chính phủ Mỹ để cấp học bổng giáo dục đại học cho sinh viên Việt Nam. Doanh nhân người Mỹ gốc Việt này đã giới thiệu đến Nhà Trắng qua Dân biểu Barbara Lee, một đảng viên Dân chủ California và một người khác từng nhận đóng góp của Dương. Dương đã tán tụng "các sự ủng hộ hoàn toàn" mà ông đã nhận được vì công việc từ thiện của mình từ các cấp cao hơn của chính phủ Việt Nam, bao gồm cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
    Dương không phải là người lưu vong Việt Nam duy nhất trong mạng lưới những người ủng hộ Lê đã tạo dựng mối quan hệ với chính phủ Việt Nam hiện tại mà ông từng bỏ trốn đi khi còn là một đứa trẻ. Một người ủng hộ quan trọng khác dường như là Bùi Duy Tâm, một bác sĩ y khoa đã giúp giới thiệu vị tổng lãnh sự đến bạn bè người Mỹ gốc Việt ở miền Bắc California.
    Bác sĩ Tâm là một câu chuyện thành công khác của người nhập cư. Là một cao niên độ tuổi tám mươi, ông nổi tiếng trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt vì các công trình y tế từ thiện của mình tại quê nhà, bao gồm cả một chiến dịch giúp Việt Nam chữa trị bệnh ung thư gan. Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng đã đến thăm Bác sĩ Tâm tại tư gia của ông tại San Francisco vào năm 2010. "Phó Thủ tướng nhấn mạnh những đóng góp to lớn của ông Tâm cho cộng đồng người Việt tại Mỹ và quê nhà", đài phát thanh Việt nam, tiếng noi chính thức của Hà Nội trong chương trình phát sóng bằng tiếng Việt và 11 ngôn ngữ khác. đã thuật lại "Ông Tâm cho biết ông vô cùng xúc động. "
    Ngày 28 Tháng 7 năm 2012, Tổng Lãnh sự Lê có gửi bác sĩ Tâm một điện thư riêng qua hộp thư Hotmail cá nhân (có lẽ là để tránh các hạn chế của liên bang trong Đạo luật Hatch nhằm ngăn cấm nhân viên chính phủ sử dụng thời gian và máy tính chính thức của chính phủ Hoa Kỳ để tham gia vào các các hoạt động chính trị). "Cảm ơn ông đã thư dự thảo lá thư giới thiệu hào phóng" tổng lãnh sự nói với bác sĩ. "Xin cho phép tôi được một vài ngày để xem xét và chuẩn bị một lá thư hiệu đính, vì đây là một vấn đề rất nhạy cảm," Lê cẩn trọng.
    Một vài tuần sau khi trao đổi e-mail, Lê đã dành thời gian nghỉ ở California. Phần lớn thời gian không đi làm của ông trong tiểu bang này đã được dùng để thúc đẩy vai trò ứng viên đại sứ Việt Nam của vị tổng lãnh sự" như ông trình bày trong một điện thư.
    Việc công bố ứng viên (đại sứ) ấy có thể gây tranh cãi trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Nhiều người Mỹ gốc Việt từng chạy trốn khỏi chế độ cộng sản đã đi đến việc chấp nhận việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao và thương mại với Hà Nội. Tuy nhiên, dù có những quan điểm tự nhiên khác biệt nhau về chính trị, vẫn còn đó những giới hạn rõ rệt cho những người Việt Nam tị nan luôn yêu mến quê hương của mình, trong khi cũng muốn trở thành những công dân yêu nước Mỹ. Một trong những giới hạn - có lẽ là những điều rõ ràng nhất - liên quan đến thực tế của công dân Việt Nam là việc lập hội một cách ôn hòa nhằm cổ vũ quyền bầu cử dân chủ hiện vẫn còn bị xem là một tội phạm. Các công dân Việt Nam đã bị cầm tù vì bày tỏ niềm tin như thế.
    Tôi hỏi bác sĩ Tâm và David Dương rằng họ có tin ràng việc cổ vũ dân chủ nên bị cấm đoán một cách hợp pháp tại đất nước của họ hay không. Không ai đã trả lời. Thực tế của việc các nhà lưu vong nổi tiếng ấy sẵn sàng ngoảnh mặt nhắm mắt và im tiếng về những vấn đề nhân quyền cốt lõi- có lẽ vì nếu hành động gì khác sẽ là bất tiện cho việc duy trì các quan hệ hiện tại của họ với chính phủ cộng sản đang cai trị Việt Nam - sẽ bị nhiều người xem là xúc phạm. Và quay trở lại quê hương, người ta có thể tưởng tượng được phản ứng ở đấy khi những tin tức này được biết đến bởi những công dân Việt Nam hiện đang tiều tụy trong tù bởi vì họ có đủ can đảm để cổ vũ cho quyền bầu cử.
    Thành viên duy nhất của mạng lưới những người ủng hộ ông Lê đã đáp lại lời yêu cầu bình luận cho bài viết này là Trương Ngọc Phương, giám đốc điều hành Harrisburg, một Trung tâm dịch vụ quốc tế có văn phòng ở Pennsylvinia. Trung tâm này được thành lập năm 1976 để hỗ trợ người tị nạn Việt Nam, những người chạy trốn khỏi sự tiếp quản của cộng sản trong năm trước đó. Trung tâm này hiện cũng giúp những người khác đang có nhu cầu, bao gồm cả các nạn nhân của thảm họa Katrina ở Louisiana.
    Trường từ chối không trả lời phỏng vấn về công việc của mình với Lê liên quan đến hy vọng cho chức vụ đại sứ (và cũng tiếp tục từ chối không đưa ra ý kiến gì về các điều luật phản dân chủ của chính quyền Việt Nam hiện nay). Tuy nhiên, nhân viên xã hội Pennsylvania này đã sẵn sàng giải thích sự ủng hộ cho tình trạng ứng viên đại sứ của Lê của mình tong những điều kiện chung.
    "Chúng tôi chỉ là một nhóm cộng đồng và đại diện doanh nghiệp nhỏ , những người tình cờ nhận thức được những hành động tuyệt vời mà ông Lê Ân có thể thực hiện với tư cách là Tổng lãnh sự tại TP Hồ Chí Minh trong ba năm qua", Trường nói với tôi trong một e-mail. "Vì lòng ngưỡng mộ đối với ông Le Ân, và vì lòng tôn trọng David Shear Đại sứ Hoa Kỳ hiện tại ở Việt Nam, chúng tôi quyết định tổ chức một chiến dịch kín đáo để huy động sự hỗ trợ bổ sung cho vị trí ứng viên của ông Lê Ân" (vị Tổng lãnh sự đã sao chép lại trong e-mail).
    Trong một chia xẻ mà Trường đã gửi cho những người ủng hộ tiềm năng của tổng lãnh sự, ông phân tích rằng Lê là người Việt Nam tương đương với Gary Locke, hiện là Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc. Locke là cựu thống đốc tiểu bang Washington và là cựu bộ trưởng thương mại Mỹ. "Việc bổ nhiệm Gary Locke là đại sứ Mỹ tại Trung Quốc mang đến một tiền lệ đáng lập lại" Trương viết. "Quá trình phục vụ ngoại hạng của Đại sứ Locke phần lớn nhờ danh tính là một người Mỹ gốc Trung Quốc của ông. Các phẩn chất của ông đã giúp ông tìm được những khu vực ích lợi có kết quả giữa hai nước và hai nền văn hóa".
    Thật là một điều rất không bình thường - có lẽ chưa từng có - khi một thành viên đang hoạt động trong ngnàh ngoại giao Mỹ lại vận hành những gì vốn cơ bản là một chiến dịch tạo áp lực chính trị bí mật nhằm đảm bảo một cuộc đề cử của Nhà Trắng cho chức vụ đại sứ của một quốc gia quan trọng.
    Một quan sát nhanh vào những người từng muốn làm đại sứ sẽ minh họa cho thấy sự không bình thường như thế nào.
    Hai lộ trình đầu tiên những phương cách bình thường. Đại sứ Mỹ hiện nay tại Việt Nam, David Shear, xuất phát từ hàng ngũ ưu tú của dịch vụ đối ngoại Mỹ. Shear lấy được bằng thạc sĩ tại John Hopkins trường dịch vụ ngoại giao cao cấp quốc tế và có uy tín, thông thạo tiếng Nhật Bản và Trung Quốc, và là một trợ lý thứ trưởng ngoại giao cho vùng Á châu trước khi ông đượcBộ Ngoại giao chỉ định đưa đến Hà Nội trong năm 2011. Lộ trình truyền thống ấy là phương cách của khoảng hai phần ba những đại sứ của Mỹ. Các đại sứ Mỹ tại Việt Nam trước đây đều đến từ hàng ngũ ưu tú: các quan chức đối ngoại với kinh nghiệm an ninh quốc gia rộng rãi như Michael Michalak, Michael Marine và Raymond Burghardt.
    Đại sứ đầu tiên của Mỹ đến Việt Nam, Douglas "Pete" Peterson, người đã phục vụ từ 1997 - 2001, là một cuộc bổ nhiệm có tính chính trị. Nhưng Peterson đã được coi là một sự lựa chọn tuyệt vời. Ông là một cựu thành viên đáng kính của Quốc hội Hoa Kỳ và là một cựu tù nhân chiến tranh trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
    Về con đường chính trị nói chung, hãy nghĩ đến trường hợp Caroline Kennedy, người được biết là sẽ sớm thay thế Đại sứ Mỹ John Roos tại Nhật Bản, một luật sư ở Silicon Valley từng kiếm được tước vị ngoại giao của mình bằng cách "cống hiến" hơn 500.000 USD cho cuộc tranh cử tổng thống năm 2008 của Obama. Roos đã mua được chức đại sứ của mình? Tất nhiên. Nhưng, nhờ hệ thống vận động tài chính của Mỹ, các điều luật về hối lộ sẽ không bao giờ có ảnh hưởng miễn có những thoả thuận ngầm khi việc không thành, và không phải là loại trao đổi có qua có lại - vốn "không bao giờ" xảy ra.
    Để được chắc chắn, những mối liên kết cẩn trọng trong việc hình thành chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ khép kín trong các cuộc bổ nhiệm có tính chính trị như vậy. Nói cho cùng, các chức vụ đại sứ - hoặc vị trí bất kỳ nào trong chính phủ - không bao giờ mang rao bán được. Có lẽ điều đáng ngạc nhiên chính là hệ thống này lại thường tạo ra những kết quả tốt, một số tay chân thân cận của tổng thống lại trở nên những nhà ngoại giao khôn khéo, đại diện một cách đáng ngưỡng mộ cho đất nước của họ. Chúng ta nghĩ ngay đến, Pamela Harriman, người đã được cử đến Paris bởiBill Clinton. Cũng như Shirley Temple Black, cựu minh tinh điện ảnh, người đã phục vụ tuyệt vời trong tư cách là đại sứ Mỹ ở cả Ghana và Tiệp Khắc trong thập niên 1970 và thập niên 80. Và khi phải bổ nhiệm chức vụ đại sứ vì chính trị, tất cả các đại sứ quán Mỹ dường như có một vị Phó đại sứ để đảm bảo các lợi ích ngoại giao quan trọng của Mỹ không bị thiệt hại. Tương tự như sự nghiệp đại sứ, các vị phó đại sứ này đến từ hàng ngũ ưu tú của các dịch vụ nước ngoài và có thể được trông cậy để quản lý công tác ngoại giao thực sự.
    Lê không đến từ hàng ngũ ưu tú ấy. Ông là một nhà dân sự trong Hải quân Mỹ trước đây, sau 15 năm phục vụ, tham gia các công tcá đối ngoại ở nước ngoài vào năm 1991. Bản lý lịch chính thức ở Bộ Ngoại Giao của Lê đăng trên trang web của lãnh sự quán lại cho thấy, khá lộn xộn, rằng ông đã được "sinh ra và lớn lên" ở Việt Nam, vốn mâu thuẫn với khẳng định rằng ông là "ngưòi bản xứ của Virginia". Một cuộc tra tìm nơi các chứng từ công khai cho thấy Le đã thực sự sinh ra ở một nơi nào đó ở Việt Nam, mặc dù sự chính xác khi nào, ở đâu, và thời điểm ông rời bỏ quê hương của mình, vẫn chưa rõ ràng.
    Theo hồ sơ xin việc của mình, ông Lê đậu bằng thạc sĩ kỹ thuật quản trị hành chính từ trường Đại học George Washington vào năm 1978. Lê đã là một thành viên ngoại giao cao cấp của Mỹ từ năm 2001. Tuy nhiên, việc phục vụ ở Bộ Ngoại Giao của ông dường như chỉ tập trung về quản lý ngoại giao, liên quan đến các vấn đề như dinh thự và quản lý, không tham gia sâu trong các vấn đề an ninh quốc gia.
    Năm 2006, An là người nhận giải danh dự giải Luther I. Replogle về cải thiện quản lý, giải thưởng quản lý hàng đầu của Bộ Ngoại giao. Dù giải thưởng ấy đáng ca ngợi và thực sự là một vinh dự đáng kể - nhưng thành tích như vậy cho thấy sự thiếu kinh nghiệm của ông trong lĩnh vực ngoại giao cao cấp có thể thậm chí khiến ông không đủ điều kiện để trở thành một vị phó đại sứ trong sứ quán Mỹ ở Hà Nội.
    Kenneth Fairfax, vị tổng lãnh sự tại TP Hồ Chí Minh, người tiền nhiệm của Lê bây giờ là đại sứ Mỹ tại Kazakhstan. Nhưng Fairfax đã là một trong những ngôi sao của ngành ngoại giao, người từng phục vụ trong các vị trí nhạy cảm bao gồm một thời gian là nhân viên cao cấp của Hội đồng An ninh Quốc gia, nơi ông làm việc về các vấn đề vũ khí hạt nhân. Những ngày này, các nhà ngoại giao làm việc tại Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội xử lý các vấn đề nhạy cảm về ngoại giao, trong khi lãnh sự quán tại thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu là An Lê có xu hướng được xem như là một trung tâm xử lý thị thực nhập cảnh.
    Một dự đoán có cơ sở vững chắc của người viết là Tổng Lãnh sự Lê sẽ không đạt được tước vị đại sứ mà ông đang tìm kiếm. Hãy tưởng tượng phản ứng từ các dịch vụ đối ngoại của Mỹ nếu Lê thành công trong việc đạt được sự đề cử của Nhà Trắng bằng cách mang một mục đích chính trị đi vòng quanh quá trình xem xét bình thường của Bộ Ngoại giao, trong đó có cả phương pháp tiếp cận trực tiếp với tổng thống - và tại một sự kiện gây quỹ.
Greg Rushford
Lê Quốc Tuấn-X CafeVN dịch Việt Ngữ
-----------
Có thể xem bản danh sách những người ủng hộ ông Lê Ân là đại sứ Hoa Kỳ tại VN ở đây.
(X-cafe)

Đánh “xã hội đen” thường bị lộ vì liên quan tới cán bộ

“Xã hội đen'' đều dính đến cán bộ... nên đánh là bị lộ”! - đó là phát biểu thẳng thắn của Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Bộ Công an - tại cuộc tổng kết đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm đảm bảo an ninh trật tự trong Tết Nguyên đán Quý Tỵ - 2013 và sơ kết 1 năm qua thực hiện công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự tại phường, xã tại TPHCM.
Ngày 17.4, UBND TPHCM đã tổ chức buổi tổng kết nói trên, đến dự có công an, chính quyền 8 tỉnh, thành miền Đông Nam Bộ và 3 tỉnh, thành phía bắc cùng Bộ Công an…
Ông Lê Hoàng Quân - Uỷ viên BCH Trung ương, Chủ tịch UBND TPHCM - thay mặt lãnh đạo TPHCM biểu dương những nỗ lực của các ngành, các cấp trong công tác phòng, chống tội phạm. Theo ông, những kết quả đạt được là đáng khích lệ, nhưng không vì thế mà chủ quan trước các loại tội phạm.

Công an TPHCM trấn áp tội phạm “cướp bay” trên đường phố. Ảnh: Phùng Bắc
Tại buổi tổng kết, Thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó Giám đốc Công an TPHCM - cho biết, trong đợt cao điểm tấn công tội phạm (từ ngày 15.12.2012 đến ngày 15.3.2013), trên địa bàn TPHCM xảy ra 1.467 vụ phạm pháp hình sự, gây chết 27 người, 198 người bị thương, tài sản bị thiệt hại trên 59 tỉ đồng. So với thời gian liền kề giảm 98 vụ (6,26%). Điều đáng quan tâm là loại án xâm phạm tài sản (cướp, cướp giật đường phố) đã được công an kiềm chế, kéo giảm. Cướp tài sản xảy ra 76 vụ, giảm 55 vụ (41,98%), cướp giật tài sản 258 vụ, giảm 3 vụ (1,14%).
Cũng theo Thiếu tướng Phan Anh Minh, Công an TPHCM tập trung xác lập các chuyên án đấu tranh chống các băng nhóm, đối tượng đang có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội, nhất là các băng nhóm đâm thuê, chém mướn, xiết nợ, đòi nợ thuê, sử dụng vũ khí gây án…, đồng thời rà soát lại toàn bộ số án truy xét chưa rõ thủ phạm. Công an TP đã triệt phá 202 băng nhóm, bắt 503 đối tượng, khám phá 20 chuyên án, 6 hiềm nghi; bắt và vận động đầu thú 77 đối tượng có quyết định truy nã, 210 đối tượng có quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc…
“Hàng lạnh” của một băng nhóm tội phạm bị công an thu giữ. Ảnh: Phùng Bắc
Tuy nhiên, về loại tội phạm về ma túy- theo Thiếu tướng Phan Anh Minh, số vụ phát hiện tăng 12% so với cùng kỳ. Qua việc xác lập các chuyên án, Công an TPHCM khám phá 17 chuyên án, 10 hiềm nghi, bắt 460 vụ, 929 tên tàng trữ, vận chuyển, mua bán và sử dụng trái phép chất ma túy, thu giữ 10.339,3587 gram heroin, 593,0284 gram cần sa, 5.830,16 gram ma túy tổng hợp. Riêng trong tháng 3.2013, phát hiện bắt giữ 2 vụ chiết xuất tiền chất heroin từ thuốc tân dược và lần đầu tiên công an phát hiện việc tàng trữ lẻ cocain tại quận 1, TPHCM.
Thiếu tướng Phan Anh Minh cho rằng, tình hình cai nghiện tại cộng đồng hiệu quả không cao, đến năm 2014, khi không còn tập trung chữa bệnh bắt buộc thì tình hình sẽ khó khăn hơn. Đối với các vụ phạm pháp hình sự có liên quan đến mại dâm, phải thẳng thắn thừa nhận là chúng ta bó tay, vì việc quản lý, giúp đỡ số gái bán dâm gần như chỉ trên lý thuyết, bởi vì sau khi bắt giữ, lập hồ sơ đưa số gái bán dâm về địa phương, nhưng họ lại bỏ đi.
“Án kinh tế- nhất là tình trạng buôn lậu thuốc lá tại các vùng giáp ranh- mỗi khi ra quân thường bị lộ khiến dư luận và kể cả người trong ngành rất bức xúc. Chúng ta chỉ bắt được phần ngọn, còn phần gốc không giải quyết được. Nhân dân trên các tuyến đường mà bọn buôn lậu hoành hành đều biết rõ đối tượng nào làm trùm ngành hàng lậu nào, trong khi công an lại không biết” - Thiếu tướng Phan Anh Minh cho biết như vậy”. Thiếu tướng Phan Anh Minh cho rằng, để giải quyết phần gốc, kiến nghị Bộ Công an là đơn vị cầm trịch chống nạn buôn lậu hoành hành.
Phát biểu tại buổi tổng kết, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Bộ Công an - đánh giá cao kết quả đạt được của TPHCM là triển khai công tác rất quyết liệt, giữa các lực lượng như Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Công an TPHCM, công an các tỉnh và quân đội có sự phối hợp khá tốt. Điều này tạo sức mạnh giành lại thế chủ động nên chỉ trong thời gian ngắn đã triệt phá trên 200 băng nhóm tội phạm có tổ chức, bắt hàng ngàn tên.
Song, khi nói về phòng, chống tội phạm có tổ chức, tội phạm hoạt động kiểu “xã hội đen” thì Thiếu tướng Phi Hùng rất thẳng thắn nói: “Đánh tội phạm có tổ chức, tội phạm “xã hội đen” không khó, nhưng “xã hội đen” đều dính đến cán bộ chúng ta... nên đánh là bị lộ”.
Phùng Bắc
(Báo Lao Động)

Sau cái bắt tay của ba “ông lớn”: Nhóm lợi ích đã hiện hữu (15/04/2013)

Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) mới đây đã có đề xuất về việc tăng giá than bán cho điện. Nếu đề xuất này của Vinacomin được Chính phủ đồng ý, cùng với việc xăng dầu vừa tăng giá cách đây chưa lâu, sẽ là những yếu tố cộng hưởng để điện có lý do đòi tăng giá.


Than đòi tăng giá, điện chịu "ngồi” yên?
Lãnh đạo Vinacomin đã không ít lần "khóc” rằng, than đang tồn kho lớn, ngành than đang gặp nhiều khó khăn do giá xuất khẩu giảm mạnh, giá bán than cho điện đang thấp dưới giá thành…  nhiều yếu tố của nền kinh tế đang khiến ngành này đứng trước nguy cơ thua lỗ trầm trọng. Tập đoàn này đang đề xuất Chính phủ về việc tăng giá bán than cho điện với lý do, nếu giá bán than cho điện không được điều chỉnh kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành và thu nhập của người lao động. 
Trước đó không lâu, cũng với "điệp khúc” kêu khó này, Vinacomin đã đưa ra hàng vạn cái cớ để xin được giảm thuế xuất khẩu than. 
Lần xin tăng giá bán than cho điện này, Vinacomin tiếp tục đưa ra cái cớ rằng, giá bán than cho điện đang chỉ bằng trên 60% so với giá thành năm 2013. Do đó, để giá than theo được cơ chế giá thị trường, tập đoàn này đã có nhiều văn bản đề nghị Bộ Công Thương, đề nghị Chính phủ cho phép điều chỉnh giá than theo lộ trình đảm bảo cuối quý I/2013 giá than ngang bằng giá thành năm 2011 đã được kiểm toán, từ quý III/2013 giá than sẽ bằng giá thành 2013, sau đó tiến tới theo giá thị trường như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ…
Với những động thái nói trên của ngành than, nếu được sự chấp thuận của Chính phủ, dư luận lo ngại, điện sẽ có cớ để đòi tăng giá. Và nếu sự việc diễn biến đúng như "lộ trình” nói trên, những hoài nghi về sự độc quyền, lợi ích nhóm trong hành động "bắt tay” của ba "ông lớn”: Xăng dầu, than và điện đang dần dần hiện hữu(!).
Ảnh: HOÀNG LONG
Lời hứa liệu có "lung lay”?
Còn nhớ, hồi cuối tháng 2, đầu tháng 3 vừa qua, sự kiện gây thu hút dư luận nhất chính là việc ba tập đoàn lớn: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã cùng ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược giai đoạn 2013-2018. Với việc ký kết này, dư luận đã không khỏi lo ngại đến một tương lai "không sáng” rằng, sớm muộn sẽ có một sự liên kết để cùng đẩy giá bán lẻ điện. Bởi, riêng trong hoạt động sản xuất điện, ba tập đoàn này chiếm tới 80% tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống.
Hoàn toàn có cơ sở để khẳng định rằng, giá bán than cho điện chưa nhất thiết phải tăng ở thời điểm này, bởi nếu tăng, giá điện không sớm thì muốn sẽ được nhà đèn đòi điều chỉnh. Và nếu như thế, nguy cơ về một làn sóng tăng giá cả trên thị trường hàng hóa thực sự rất khó tránh.
Trong khi đó, theo quy chế về điều chỉnh giá điện hiện hành, EVN được phép điều chỉnh giá điện khi thông số đầu vào tăng 5%, còn nếu theo dự thảo về giá điện đang được Bộ Công thương lấy ý kiến, chỉ cần các thông số đầu vào tăng 2% là EVN đã có thể toàn quyền được quyết định điều chỉnh giá điện.
Và như vậy, khi giá xăng dầu đã được điều chỉnh tăng tới 1.450 đồng/lít hồi cuối tháng 3, và chỉ điều chỉnh hạ có 500 đồng/lít mới đây, cùng với việc than đề xuất tăng giá bán cho điện… cũng có nghĩa hai trong số 3 "cánh tay” đã giơ cao thì cánh tay còn lại liệu có giữ yên vị trí cũ (?).
Giới chuyên gia trong ngành cho rằng, không phủ nhận thực tế rằng hiện nay ngành than cũng đang đối diện với nhiều khó khăn vì hàng tồn kho cũng như việc khai thác đã gặp rất nhiều hạn chế. Tuy nhiên, còn rất nhiều yếu tố khác mà ngành này có thể dựa vào đó để bù lỗ chứ không chỉ dựa vào giá bán than cho điện, như những doanh thu từ đầu tư vào các ngành ngân hàng, bất động sản hiện vẫn chưa thoái vốn, chưa kể những lợi nhuận từ việc khai thác khoáng sản để xuất khẩu mỗi năm thu về hàng ngàn tỷ đồng…
Nói như vậy để thấy hoàn toàn có cơ sở để khẳng định rằng, giá bán than cho điện chưa nhất thiết phải tăng ở thời điểm này, bởi nếu tăng, giá điện không sớm thì muốn sẽ được nhà đèn đòi điều chỉnh. Và nếu như thế, nguy cơ về một làn sóng tăng giá cả trên thị trường hàng hóa thực sự rất khó tránh. Trong khi Chính phủ đang nỗ lực kiềm chế lạm phát, và trong Nghị quyết mới đây nhất được ban hành sau  phiên họp thường kỳ tháng 3 – 2013 vừa qua, Chính phủ cũng đã yêu cầu các Bộ, ngành liên quan: Điều chỉnh giá điện, giá xăng dầu… phải theo lộ trình hợp lý, không dồn dập vào cùng một thời điểm, tránh tác động gây tăng giá đột biến. Trước đó, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Công thương diễn ra đầu tháng 4, lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cũng đã khẳng định: Chưa tăng giá điện.
Hy vọng những khẳng định nói trên của nhà quản lý, cùng với những nỗ lực trong kiềm chế lạm phát của Chính phủ, sẽ không vì những tiếng kêu của một nhóm lợi ích mà "lung lay” để ảnh hưởng đến quyền lợi của cả một tập thể lớn – đó là người tiêu dùng (!)

Duy Phương
(Báo ĐĐK)

TS Vũ Quang Việt - Tại sao Việt Nam cần tiếp tục cải cách ngành ngân hàng?

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong một thập kỷ qua đã được thúc đẩy bởi sự mở rộng mạnh mẽ trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng.

VIETNAM ECONOMIC WORLD BANK

Trong năm 2001, tín dụng trong nước ở tăng nhanh chóng từ 35% lên 120% vào năm 2010. Kết quả là, tỷ lệ vốn tín dụng của toàn khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) lên đến 1.77 trong năm 2011, một tỷ lệ rất cao so với 0.7 tại Hoa Kỳ. Ba mươi doanh nghiệp nhà nước có tỷ lệ nợ vốn tín dụng cao hơn 3, và tám doanh nghiệp khác có tỷ lệ vượt quá 10.

Các chiến lược phát triển dựa trên doanh nghiệp nhà nước đã được phát động bởi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người thiết lập mục tiêu tăng trưởng 9,5% mỗi năm kể từ năm 2008. Để phục vụ mục tiêu đó, cung tiền đã tăng 46% và hơn 60% tín dụng ngân hàng đã được giao cho các doanh nghiệp nhà nước – mặc dù các doanh nghiệp này chỉ chiếm khoảng 27% trong tổng GDP. Những hành động này ngay lập tức tạo ra lạm phát, lúc cao điểm lên đến 23,1% trong giai đoạn năm 2008. Mặc dù Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam yêu cầu phải giải quyết nạn lạm phát, nhưng khi tỷ lệ này giảm xuống đến 5,9% thì ông Nguyễn lại một lần nữa thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng cao – điều mà nhiều kinh tế gia phản đối – vì ông lập luận rằng kích thích kinh tế là điều cần thiết nhằm chống lại các tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Khi ông Nguyễn chiếm ưu thế, lạm phát lại tăng lên với tỷ lệ cao hơn, 10% trong năm 2010 và sau đó lên đến 18,7% trong năm 2011. Đồng thời, tăng trưởng GDP bắt đầu chậm lại: Việt Nam tăng trưởng với tốc độ hàng năm ít hơn 6% trong 2011-2012, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 8% trước khi Dũng tiếp quản vai trò thủ tướng. Suy thoái này xảy ra ngay cả khi Việt Nam dành đến 40% GDP để đầu tư, một trong những tỷ lệ cao nhất trên thế giới.

Vấn đề chính là hệ thống ngân hàng của Việt Nam đã được lệnh phải phục vụ nhu cầu tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước, nhưng số tiền đã không được chi tiêu đúng cách. Ví dụ, Vinashin, tập đoàn đóng tàu nhà nước bị phá sản trong năm 2010, đã thành lập gần 200 công ty con trên khắp nước, trong đó bao gồm ngân hàng, công ty giao dịch chứng khoán, các công ty cho thuê tài chính, và nhiều công ty bất động sản và xây dựng khác. Các quan chức chính phủ và đảng viên hưởng lợi các khoản tiền từ những công ty này để phục vụ bạn bè và người thân trên sức lao động và mồ hôi của những nông dân – những người phải trả các khoản tiền trên mà hầu như trong số họ đều có đất bị tịch thu với giá đền bù rất ít ỏi. Tại thời điểm phá sản, số nợ của Vinashin lên đến hơn 4 tỷ USD. Vinashin chỉ là một ví dụ trong số rất nhiều các doanh nghiệp nhà nước gặp phải vấn đề.

Trước khi cải cách vào năm 1990, tại Việt Nam có năm ngân hàng, và tất cả trong số đó đều thuộc nhà nước. Ngày nay, Việt Nam có 41 ngân hàng tư nhân và 53 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Năm 2012, ngân hàng nhà nước sở hữu 43% tổng tài sản của các ngân hàng này. Đây là một thành công lớn trong quá trình tư nhân hóa nền kinh tế, mặc dù chủ nghĩa tư bản bè phái đã đưa nền kinh tế nước này đến bờ vực sụp đổ, phá hoại những thành tựu cải cách trong thời gian qua.

Các ngân hàng của Việt Nam rất bấp bênh vì chúng được xây dựng trên cát. Luật Tổ chức Tín dụng năm 2010 của Việt Nam chỉ đơn giản là bản sao chép từ luật Hoa Kỳ, việc mà nhiều người ngày nay cho rằng có một phần trách nhiệm đối với những thất bại tài chính trong năm 2008. Các ngân hàng thương mại được phép tham gia vào những hoạt động của các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và bảo hiểm. Các công ty phi tài chính được phép sở hữu ngân hàng và ngược lại. Ngoài ra, các ngân hàng có thể tách ra khỏi công ty phát hành và kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu và các dẫn xuất tài chính. Các ngân hàng được phép sử dụng lên đến 40% vốn sở hữu thực của họ để mua cổ phiếu của các công ty khác, và các ngân hàng cũng như các công ty được sở hữu tối đa 20% vốn các ngân hàng khác. Không chỉ các ngân hàng mà các cổ đông cũng được phép nhận sự ‘ủy thác đầu tư’ từ khách hàng mà bản thân họ cũng có thể giao cho người khác.

Khái niệm xa lạ này cho phép các ngân hàng tham gia vào các hoạt động có nguy cơ cao đối với tiền của người gửi. Một trường hợp tại điểm này là vụ của Nguyễn Đức Kiên, người thành lập hai công ty phi tài chính phát hành trái phiếu cho các ngân hàng mà ông có cổ phần đồng thời cũng là thành viên sáng lập. Sau đó ông đã sử dụng số tiền này để mua cổ phiếu của các ngân hàng khác, dùng các cổ phiếu mới như tài sản thế chấp và một lần nữa ông tiếp tục mua 33% cổ phần trong một ngân hàng khác.

Bất cứ thái độ ‘điều gì cũng được’ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước và các công ty sân sau của họ đều là nguy hiểm. Ít nhất là 8,6% dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng (con số này vẫn còn nhiều dấu hỏi, trên thực tế con số này được ước tính cao lên tới 14%) là các khoản nợ xấu. Các quy tắc rất lỏng lẻo khiến số ít ngân hàng có uy tín có được tỷ lệ vốn (không có rủi ro nặng) ít hơn 6%.

Ngành ngân hàng tại Việt Nam cần được tiếp tục cải tổ nếu quốc gia này muốn phát triển kinh tế một cách ổn định hơn.

Vũ Quang Việt, Liên Hợp Quốc – EAS 15 tháng 4 năm 2013

 Anh Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước

* Vũ Quang Việt hiện là chuyên gia Tư vấn Thống kê Kinh tế và trước đây là Trưởng phòng Thống kê Kế toán Quốc gia tại Liên Hiệp Quốc. Ấn phẩm mới nhất của ông, “Khủng hoảng và hệ thống tài chính tính dụng: Phân tích ứng dụng với kinh tế Mỹ và Việt Nam”, được xuất bản bằng tiếng Việt trên Thời Đại Mới.

© 2013 Bản tiếng Việt Tạp chí Phía Trước

Bộ trưởng Y tế: Bệnh viện như trại tị nạn

Lại thêm một lần Bộ trưởng Y tế bị các đại biểu Quốc hội chất vấn về tình trạng quá tải bệnh viện.
Chiều 17/4, UB Các vấn đề xã hội nghe Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến giải trình về chuyển tuyến khám chữa bệnh và quản lý, sử dụng quỹ BHYT. Trong 3 giờ đồng hồ, chuyện vượt tuyến, quá tải bệnh viện và bội chi quỹ BHYT “nóng” với 13 ý kiến từ các ĐBQH.
Không một chỗ trống
Sau khi nghe Bộ trưởng Y tế báo cáo, ĐB Cao Văn Sang (TP HCM) và ĐB Trần Ngọc Tăng (Hà Tĩnh) đặt câu hỏi: “Ngành y tế đang thiếu và yếu về nhân lực, ở tuyến dưới còn thiếu nặng nề hơn khiến người dân dồn lên tuyến trên. Vấn đề chuyển tuyến, vượt tuyến đang diễn ra phổ biến khiến việc phân tuyến kỹ thuật không hiệu quả. Giải pháp căn cơ mà Bộ Y tế đưa ra là gì?”.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận có những điểm bất cập như các ĐB đã nêu. Hiện các trạm y tế xã không có nguồn nào để mua sắm, nâng cấp trang thiết bị. Chính phủ đã duyệt đề án nâng cấp các trạm y tế xã song do kinh tế khó khăn nên chưa triển khai đề án.
Ủng hộ quan điểm phải phân tuyến chặt chẽ để tránh chuyển tuyến tràn lan, phá vỡ hệ thống khám chữa bệnh, Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội bà Trương Thị Mai lưu ý Bộ trưởng Y tế một điểm quan trọng.

Theo đó, với những nơi ở tuyến dưới vì nhiều lý do mà không thể tiếp cận được tới kỹ thuật để khám chữa bệnh thì cần cân nhắc kỹ càng, bởi nếu không cho chuyển tuyến thì rất nguy hiểm, liên quan trực tiếp tới sinh mạng người bệnh.

Điều này càng nên được lưu tâm trong bối cảnh các bệnh viện tuyến dưới cũng được chủ động triển khai nghị định về tự chủ tài chính, họ có xu hướng giữ lại bệnh nhân để tăng thu.
bộ trưởng y tế, quá tải bệnh viện
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Có những bệnh nhân lớn tuổi đi tập thể dục từ 5 giờ sáng đợi đến 3 giờ chiều mới lấy được thuốc(Ảnh: Minh Thăng)
Người đứng đầu ngành y tế cũng cho biết thông tư về chuyển tuyến xây dựng đã 2 năm nay nhưng vẫn chưa thể ban hành do chưa thống nhất được một số điểm quan trọng, trong đó đáng chú ý là nếu bệnh viện tuyến trên nhận khám bệnh cho bệnh nhân mắc bệnh thông thường (mà tuyến dưới chữa được) sẽ bị phạt và hạ bậc thi đua.
Phó chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi đặt câu hỏi: Quá tải có phải do chất lượng khám chữa bệnh của tuyến trên tốt hơn tuyến dưới hay không?
Bộ trưởng Y tế nói: “Hiện nay, đúng là bệnh viện tuyến trên có thầy thuốc tốt hơn, trang thiết bị đầy đủ hiện đại hơn, xã hội hóa mạnh hơn nên đầu tư đồng bộ. Có đến 60% bệnh nhân điều trị ở tuyến trên mà không cần thiết, đặc biệt là tuyến trung ương.
Để đảm bảo “tuyến nào làm việc của tuyến ấy”, bà Tiến khẳng định giải pháp căn cơ mà Bộ Y tế đưa ra là thực hiện phân tuyến kỹ thuật rất chặt chẽ, không để chuyển tuyến tràn lan.
Ngoài ra, các đề án nâng cấp bệnh viện tuyến huyện, tỉnh cùng với đề án bác sỹ gia đình, luân chuyển cán bộ từ tuyến trên về tuyến dưới, bệnh viện vệ tinh sẽ được triển khai đồng bộ để nâng cao chất lượng tuyến dưới.
“Nếu không làm vậy thì không thể giảm tải được. Vào bệnh viện Ung bướu ở TP HCM mà thấy không khác gì trại tị nạn, đến đêm vẫn không còn một chỗ trống, người nhà bệnh nhân không còn nơi để ngủ”, Bộ trưởng cho hay.
Chờ đợi khám bệnh: Quá lâu, quá khổ
Cũng liên quan đến việc chuyển tuyến, quá tải, một số ĐBQH nói việc khám chữa bệnh phải đợi chờ quá lâu, có nơi người dân đi xếp hàng từ 4 giờ sáng.
Bộ trưởng Y tế cũng cho hay bà biết có những bệnh nhân lớn tuổi đi tập thể dục từ 5 giờ sáng mà đợi đến 3 giờ chiều mới lấy được thuốc. Thủ tục khám chữa bệnh và thanh toán BHYT quá rườm rà nên ngành y tế có muốn nhanh cũng không được.
“Chúng tôi đang đề xuất các bệnh viện nên có một cửa đón tiếp riêng dành cho những bệnh nhân từ 75 tuổi trở lên. Ngay trong tuần này Bộ Y tế sẽ ban hành thông tư quy định quy trình khám chữa bệnh, làm sao để với bệnh nhân khám có xét nghiệm, chụp chiếu thì thời gian chờ đợi không quá 2-3 tiếng. Việc thanh toán BHYT cũng giảm từ 6 chữ ký xuống còn 4 chữ ký”, bà Tiến nói.
Ngoài ra, vấn đề phục vụ người bệnh cũng được người đứng đầu ngành y tế lưu tâm: “Nếu một bệnh viện không trích tiền thu được từ việc tăng giá viện phi để tái đầu tư, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và không khiến cán bộ nhân viên thay đổi thái độ phục vụ thì sẽ đề xuất BHXH Việt Nam không ký tiếp hợp đồng khám chữa bệnh BHYT”.
Cẩm Quyên
(VNN)

Vụ sát hại người yêu cũ: Công an cho rằng “chưa nghiêm trọng” khi nạn nhân kêu cứu

Nạn nhân Lê Thị Thúy Hằng (24 tuổi, quê Quảng Ngãi, tạm trú P.25, Q.Bình Thạnh) bị sát hại sau khi rời trụ sở công an (CA) tố cáo việc bị Đặng Văn Khuyến (28 tuổi, quê Thừa Thiên-Huế, tạm trú P.22, Q.Bình Thạnh) đe dọa tính mạng. Khoảng 10 ngày trước, chị Hằng cũng làm đơn tố cáo tương tự gửi CA Q.Bình Thạnh để mong sự trợ giúp của cơ quan CA, nhưng chị vẫn không tránh khỏi nhát dao oan nghiệt của người yêu cũ.
Trao đổi với chúng tôi về việc CA đã làm hết trách nhiệm, bảo vệ an toàn cho nạn nhân hay chưa, Trung tá Võ Văn Trai, Trưởng CA P.22 (Q.Bình Thạnh) - đơn vị hai lần tiếp nhận tố cáo của nạn nhân - khẳng định: cơ quan này đã làm hết trách nhiệm.
Gia đình nạn nhân cho rằng, chị Hằng bị đe dọa tính mạng nghiêm trọng nên mới làm đơn tố cáo đến CA, mong sự can thiệp của cơ quan này. Anh L.T.P. - em họ chị Hằng cho biết, sự việc chị Hằng thể hiện trong đơn là nghiêm trọng, hành vi của Khuyến là đe dọa trong suốt quá trình sau khi hai người chia tay. Đỉnh điểm, trước Tết Nguyên đán, Khuyến dùng hai lít xăng, đột nhập trái phép vào căn nhà thuê của chị Hằng tại P.25 (Q.Bình Thạnh).

Khuyến và nạn nhân thuở còn mặn nồng
“Khi tiếp nhận đơn tố cáo của nạn nhân, CA phải xác định mức độ nghiêm trọng của người trình báo để đưa ra phương án hợp lý nhằm xử lý tình huống đó. Rõ ràng, trong trường hợp của chị Hằng, có dấu hiệu đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, nhưng khi CA xuống xác minh không được thì bỏ lửng. CA được trang bị những công cụ, quyền hạn để bảo vệ người tố cáo, nhưng trong trường hợp này CA chưa thực hiện hết trách nhiệm, dẫn đến hậu quả quá đau lòng cho gia đình”, anh P. bức xúc.
Theo quan điểm của luật sư Nguyễn Thị Tuyết (Đoàn Luật sư TP.HCM), về quy trình thì CA Q.Bình Thạnh, CA P.22 (Q.Bình Thạnh) đã làm đúng. Tuy nhiên, bản chất trách nhiệm cần phải làm rõ, đó là: xác định mức độ đe dọa của người bị tố cáo với người tố cáo có nghiêm trọng hay không? Gia đình nạn nhân nói, họ nhận thấy rất nguy hiểm (đã có hành động cụ thể để đối phó đó là nhờ một người thân đưa đón Hằng), sau khi xâu chuỗi hàng loạt hành động của Khuyến đối với chị Hằng, nhưng CA Q.Bình Thạnh xác định là “chưa nghiêm trọng sau đó chuyển đơn về CA P.22”.
Một cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội nhận định, trong đơn của chị Hằng, ít nhiều có dấu hiệu của tội phạm cố ý gây thương tích hoặc đe dọa giết người. CA Q.Bình Thạnh cho rằng chưa nghiêm trọng thì cần phải đánh giá lại. Đây là trách nhiệm của cơ quan điều tra, không thể chuyển về CA phường được. Nếu CA Q.Bình Thạnh triệu tập Khuyến lên giáo dục, răn đe, có thể khả năng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng ít xảy ra.
Ngày 16/4, Đại tá Phan Hồng Khanh - Trưởng CA Q.Bình Thạnh cho biết, liên quan đến quy trình tiếp nhận và xử lý đơn tố cáo của nạn nhân Lê Thị Thúy Hằng mà dư luận đề cập, CA Q.Bình Thạnh sẽ tiến hành kiểm tra lại toàn bộ quy trình tiếp nhận và xử lý. Ông Khanh cũng cho biết, do ông chưa nắm được nội dung đơn tố cáo nên chưa thể đánh giá được sự việc.
Chí Kiên
(PNTP)
 Bản tin tiếng Anh

  • China Mobile to challenge WeChat (Washington Post) - China Mobile, the nation's biggest telecom operator, has launched public bidding for operating its Fetion service, an instant messaging tool.
  • Fixed-asset investment up 20.9% (Washington Post) - Urban fixed-asset investment fell in March but growth from the private sector was robust, indicating policies on boosting private investment have taken effect.
  • China leads region in business aircraft (Washington Post) - The Chinese mainland led the region in business aircraft in 2012, with 187 aircraft, up by 103 percent from 2002, data from market researchers JetNet show.
  • A clear vision for the visual effects industry (Washington Post) - With most visual effects companies in Hollywood suffering financially, doing business in China would seem to be a natural route to expansion, driven by the rapid growth of the world's second-largest film market.
  • $17b trade target 'to be met soon' (Washington Post) - The 2015 annual trade target between China and New Zealand, at NZ$20 billion ($17.24 billion), will be realized at least one year earlier.
  • For love or money? (Washington Post) - Johnnie To makes movies for one of two purposes: either to express himself or to make money for his company.
  • When white is right (Washington Post) - Anji White Tea is, confusingly perhaps, a type of green tea. It's lacking in color and short of caffeine, hence the name.
  • Third anniversary of Yushu earthquake marked (Washington Post) - A gigantic thangka, or silk painting, is spread over a hillside during a Buddhist commemoration on Sunday marking the third anniversary of the magnitude-7.1 Yushu earthquake.
  • 'Cold War' sweeps Hong Kong Film Awards (Washington Post) - Police action thriller Cold War swept the Hong Kong Film Awards on Saturday, carrying off nine prizes including the best actor gong for veteran star Tony Leung Ka-fai.
  • Chinese teen golfer draws young admirers (Washington Post) - Chinese teenager Guan Tianlang extended his record run at the Masters into the third round, followed by larger galleries and a 'Guan Army' of young admirers at Augusta National on Saturday.
  • Beijing's 1st H7N9 patient discharged (Washington Post) - A seven-year-old girl in Beijing who was infected with H7N9 bird flu, the first such case in the Chinese capital, was discharged from hospital Wednesday afternoon, local health authorities announced.
  • Free trade agreement opens door (Washington Post) - After six years of negotiations, Iceland on Monday became the first European country to sign a free trade agreement with China.
  • President meets 'old friend' in Beijing (Washington Post) - Iowa Governor Terry Branstad renewed his decades-long friendship with President Xi Jinping when they met in Beijing on Monday, for the fifth time.
  • Premier calls for deepened reform (Washington Post) - China should promote economic transformation and upgrading through deepened reform while maintaining stable economic development, Premier Li Keqiang said over the weekend.
  • Real work begins after fruitful talks (Washington Post) - Talks between Chinese leaders and United States Secretary of State John Kerry during his two-day visit to China were fruitful, said analysts.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét