Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Bài viết đáng chú ý

Phạm Chí Dũng - Nhãn quan im lặng


Chính trị luôn có những điều tế nhị và không phải luôn cần được tiết lộ. Sau đối thoại nhân quyền, thái độ im lặng của người Mỹ và của cả Hà Nội đang trở nên một đối trọng sâu thẫm, đối mặt với kiểu cách lớn tiếng không cần che giấu của Bắc Kinh.

Bắc Kinh không im lặng

Rốt cuộc, quốc gia đông dân nhất thế giới đã không thể tiếp tục giữ được im lặng.

Vào ngày 16/4/2013, tức 4 ngày sau khi diễn ra cuộc đối thoại nhân quyền thường niên Việt – Mỹ ở Hà Nội và vài ngày sau sự kiện Ủy ban biên giới, Bộ ngoại giao Việt Nam và cả báo Nhân dân “bất ngờ” chuyển thái độ mạnh mẽ hơn đối với chủ đề can thiệp vào khu vực biển Đông của chủ thể “mười sáu chữ vàng”, Bộ quốc phòng Trung Quốc đã chính thức lên tiếng phản ứng: Chiến lược chuyển dịch trọng tâm về Á châu của Hoa Kỳ là “đi ngược lại trào lưu của khu vực” và “thường làm tình hình thêm căng thẳng”.

Phản ứng trên được phát ngôn tại Bắc kinh, 5 ngày trước khi tái hiện câu chuyện “can thiệp quân sự” của người Mỹ vào Việt Nam.

Theo một kế hoạch được xác nhận giữa hai quốc gia vốn là cựu thù, vào ngày 21/4 tới, hai chiến hạm của hải quân Hoa Kỳ sẽ cập cảng Đà Nẵng trong chuyến thăm và hoạt động “trao đổi hải quân” kéo dài 5 ngày với hải quân Việt Nam.

Trái với thông lệ thường diễn ra, vào lần này “khối băng” Việt – Mỹ lại dường như được nung chảy bởi những hoạt động đồng thuận về quân sự, thay cho giao lưu văn hóa và thương mại như trước đây.

Trong khung cảnh này, “đồng thuận xã hội” cũng đang trở thành một cụm từ mới tinh và được xác nhận chính thức trên tờ báo đảng danh giá nhất – Nhân dân, tại đất nước có bề dày đổi mới một phần tư thế kỷ.

“Thoát Trung luận”?

Việc báo “lề đảng” và cả một số báo “lề phải” cùng đồng thuận đối nội khi đưa tin rộng rãi và mang tính đón chào về cuộc “trao đổi hải quân” giữa Việt Nam và Hoa Kỳ lại dựa trên một tinh thần đồng thuận đối ngoại: những xác nhận không giấu diếm từ William Lee – Chuẩn đô đốc phụ trách về chính sách và năng lực của Tuần duyên Hoa Kỳ – về “hai nước Việt Nam và Mỹ đang hợp tác để phát triển lực lượng cảnh sát biển đủ năng lực giúp các ngư dân Việt Nam khi họ gặp nạn”.

Theo bình luận của BBC, gần đây Trung Quốc thường xuyên chỉ trích kế hoạch điều thêm tàu chiến và hải quân tới khu vực Á châu của Hoa Kỳ, mà Bắc Kinh nói không chỉ liên quan đến các đồng minh quân sự truyền thống như Nhật Bản, Nam Hàn và Philippines, mà còn mở rộng ra cả quốc gia cựu thù Việt Nam. Trung Quốc cũng cho rằng việc này có mục tiêu kềm chế Trung Quốc về mọi mặt.

Báo Giải phóng quân nhân dân Trung Quốc hôm 15/4 đăng xã luận với lập trường cáo buộc hết sức kiên định: “Các thế lực thù địch phương Tây đã tăng cường chính sách Tây hóa và chia rẽ Trung Quốc, đồng thời tìm đủ cách thức để kềm chế và kiểm soát sự phát triển của đất nước chúng ta”.

“Sự phát triển của đất nước chúng ta” cũng đang là một lời đánh đố ở Việt Nam vào những ngày gần đây, được biểu trưng bởi làn sóng dư luận sôi động về tinh thần độc lập tự chủ “Thoát Trung luận” và một sự kiện chưa từng có tiền lệ: dự thảo hiến pháp tiếp thu đã chính thức nêu phương án về đổi tên nước thành “Việt Nam dân chủ cộng hòa”.

Tồn tại từ năm 1976, tên gọi “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đang có cơ hội quay về với giá trị nguyên thể của nó – Hiến pháp năm 1946.

“Đồng thuận xã hội” – như cụm từ khởi phát từ báo Nhân dân – cũng đang được tiêu chí hóa như một hình ảnh quy tụ lòng dân, cùng với mô hình “xã hội giá trị” lần đầu tiên được khẳng định trên mặt báo đảng ở Việt Nam.

Âm mưu và tình yêu


Xét về nguồn cơn, “xã hội giá trị” lại là một trong những nền tảng của “nền tư sản Hoa Kỳ”, hoặc như một loại bản chất không mấy tốt đẹp của “các thế lực thù địch phương Tây” mà quốc gia đặc trưng bởi chiến thuật “biển người” đang cố gắng đè bẹp.

Song bất chấp biển người đang chực chờ tràn xuống biển Đông, đức tính quy tụ lòng dân và tạo đồng thuận xã hội của phong trào đổi tên nước lại đang khơi dậy hy vọng cho những chia sẻ quan – dân trong lòng triều chính Việt Nam. Chỉ 3 ngày sau khi kết thúc cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ ở Hà Nội, một người từng bị xem là “đối tượng chống đối” – blogger Người Buôn Gió – đã được chính quyền Việt Nam chấp thuận cho “đi học tập” ở Weimar – một địa danh khởi sự nền cộng hòa đầu tiên của nước Đức, cũng là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nhà soạn kịch cổ điển Schiller cùng kịch phẩm kinh điển “Âm mưu và tình yêu” của tác gia này.

Chuyến tàu tốc hành mang tên Weimar của hành khách Người Buôn Gió cũng có thể khiến nhiều trái tim dễ rung động của “lề dân” không khỏi bồi hồi, khi nhớ lại hình ảnh ngơ ngẩn dưới trời tuyết Paris vào tháng 3/2013 của một “đối tượng” khác – blogger Huỳnh Ngọc Chênh, bởi bản thân người được giải thưởng “Công dân mạng năm 2013” của Tổ chức phóng viên không biên giới cũng khó tưởng tượng ra vì sao ông không bị “đeo bám”.

Trùng thời gian hậu đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ, một tốc hành khác cũng xảy ra khi hình ảnh đeo bám bất chợt được gỡ bỏ. Phản hồi của một số bạn đọc “lề dân” vào những ngày qua cho thấy có thể khá nhiều nhà mạng đã bất ngờ tháo dỡ “bức tường lửa” – vốn được thiết lập từ nhiều năm qua để chống “diễn biến hòa bình”.

“Tự do Internet” – một nỗi sợ da diết của “diễn biến hòa bình – lại là một trong những chủ đề trọng tâm mà Phó trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ Dan Baer nêu ra “một cách quyết liệt” – như cụm từ mà Chủ tịch tiểu ban Hạ nghị viện Hoa Kỳ Christ Smith ủng hộ – trước và trong cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ vừa qua.

Đồng thuận im lặng?


Chỉ có điều, trong khi quá hăng hái ủng hộ Đạo luật nhân quyền Việt Nam, ông Dan Baer lại bị thiếu vắng tư cách tự do cá nhân ở quốc gia đang ứng cử ghế nhân quyền, khi không làm cách nào tiếp xúc được với hai nhà hoạt động nhân quyền là luật sư Nguyễn Văn Đài và bác sĩ Phạm Hồng Sơn.

Điều an ủi còn lại cho nghị sĩ nhiệt thành Dan Baer chỉ là cuộc gặp gỡ với linh mục Nguyễn Văn Lý trong trại giam – địa chỉ đã lưu giữ một trong bảy triệu con chiên của Chúa ở Việt Nam và hơn thế, còn làm cho con chiên đó trở nên nổi danh thế giới với ảnh chụp bị bịt miệng trước tòa án.

Không khác mấy với tình cảnh im tiếng của cha Lý, vào lần này người đại diện cho Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cũng trở nên im lặng một cách khác thường. Lặng lẽ hơn rất nhiều so với không khí quyết tâm tại cuộc điều trần tại Hạ nghị viện Hoa Kỳ một ngày trước khi diễn ra cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ, ông Baer đã không xuất hiện trước dư luận quốc tế để thông tin về kết quả cuộc họp này, ít nhất cho đến thời điểm hiện nay.

Thay vào đó là sự hiện diện của Quyền phó phát ngôn thuộc Bộ ngoại giao Hoa Kỳ – Ventrell.

 “Hoa Kỳ và Việt Nam đã có đối thoại nhân quyền thẳng thắn và xây dựng hôm 12/4” – ông Ventrell cho các phóng viên biết trong một cuộc họp báo sau cuộc đối thoại trên – “Đối thoại hôm 12/4 với Việt Nam đề cập tới một số vấn đề, trong đó có tự do tôn giáo, pháp quyền, tù nhân lương tâm, quyền của người lao động và tự do biểu đạt”.

Tuy nhiên, cho tới nay Bộ ngoại giao Mỹ và phái đoàn Hoa Kỳ tham dự cuộc đối thoại nhân quyền vẫn chưa tiết lộ bất kỳ thông tin nào về cuộc họp có thể là rất quan trọng và cũng rất “tế nhị” này.

Hiển nhiên, chính trị luôn có những điều tế nhị và không phải luôn cần được tiết lộ. Sau cuộc đối thoại nhân quyền, thái độ im lặng của người Mỹ và của cả Hà Nội đang trở nên một đối trọng sâu thẫm, đối mặt với kiểu cách lớn tiếng không cần che giấu của Bắc Kinh.

“Dân biểu nói bừa”

Chắc hẳn điều mà Bắc Kinh đang muốn che giấu là tâm thế “bị bỏ rơi” của họ, trong bối cảnh Hà Nội không quá ngại ngùng khi đề đạt nguyện vọng ứng cử vào một trong những cái ghế của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc. 

Tuy thế, Bắc kinh sẽ không quá thất vọng bởi họ hiểu rõ người Mỹ không cho không ai cái gì. Tất cả mới chỉ bắt đầu, thử thách vẫn còn ở phía trước.

Thời gian là tiền bạc, còn nhân quyền lại là vấn đề thời gian.

Theo Chủ tịch tiểu ban Hạ nghị viện Mỹ Christ Smith, tiểu ban này “sẽ xem xét một cách có phê phán thông báo của Việt Nam trở thành ứng viên của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc cho nhiệm kỳ 2014-2016”.

Cần nói thêm, Christ Smith lại là nhân vật được báo Quân đội nhân dân đặt cho biệt danh “Dân biểu nói bừa” – trong một bài viết đăng ngày 16/4/2013 tại mục “Phòng, chống diễn biến hòa bình”.
Phạm Chí Dũng
(ABS)

Lợi dụng “hòn đá lạ” ở Đền Hùng đả kích Thủ tướng

Một hòn đá lạ với những hình vẽ khó hiểu được đặt ngay tại Đền Thượng (Đền Hùng, Phú Thọ) đang khiến dư luận xôn xao, lo lắng. Nhiều người đồn thổi rằng, đây có thể là một đạo bùa hóa giải hết mọi tai ương, kiếp nạn, tuy nhiên một số ý kiến khác lại quan niệm hòn đá lạ này là dạng bùa yểm không tốt…
Sở dĩ gọi là lạ vì mặt trước và sau của hòn đá có rất nhiều ký tự cổ, dấu ấn vuông, họa tiết phức tạp khó hiểu. Bề ngoài hòn đá cao khoảng 50 cm, bề rộng nhất 35 cm, hình cánh buồm được đặt trên bệ gia cố khá đẹp mắt.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Hòn đá có hai mặt, mặt trước phía trên có dấu ấn hình vuông “Tổ Vương Tứ Phúc”, bên trái là dòng chữ Phạn – một câu thần chú của Phật giáo Mật tông, dòng chữ Hán là “Bách giải tiêu tai phù” ý nói rằng đây là một đạo bùa cát, cầu giải tai ương, thỉnh cầu phúc đức?
Tuy nhiên, một số chi tiết khó hiểu mà chúng ta chưa biết có thể phản lại ý nghĩa trên. Vì mặt sau hòn đá là các hình tinh tú, bên dưới là vòng tròn nhỏ giống bát trận đồ của Khổng Minh thời Tam Quốc, chân của hòn đá là hình bát quái, nghĩa là quẻ càn?

Hình dáng hòn đá giống cánh buồm, "ngự" trên bệ hình bát quái.
Việc hòn đá lạ được đặt ở Đền Thượng – nơi linh thương nhất của Đền Hùng đã khiến nhiều người đặt câu hỏi: Liệu hòn đá ở đó có ảnh hưởng gì? Nếu có thì bùa chú gì ở đó?
Hiện thực hư hòn đá này là điềm tốt hay xấu vẫn chưa biết thế nào, thế nhưng một số trang mạng cá nhân đã lợi dụng sự việc trên để tung tin có chủ đích, gây hoang mang dư luận. Thâm hiểm hơn như trang “Dân luận” viết: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tìm ra nguyên nhân tại sao Việt Nam đi xuống về mọi mặt từ năm 2009 đến nay” rồi cố tình móc thêm câu “Rõ ràng là từ năm 2009 đến nay hòn đá lạ ở Đền Hùng đã không làm tốt nhiệm vụ của nó”.
Rõ ràng hành động trên đã bộc lộ rõ chủ ý của người viết, muốn vịn vào sự việc hòn đá lạ ở Đền Hùng để “nhắm” vào điều hành của Chính phủ, khiến người dân không chỉ mang tâm lý bất an mà còn có thể mất dần niềm tin đối với Chính phủ.
Thực ra, mấy cái luận điệu cũ rích, diễn giải theo lối quy chụp, phiến diện để hòng “mượn gió bẻ măng” coi ra chỉ gạt được một số người. Vì nếu cứ áp nhìn sự việc dưới con mắt phiến diện một chiều thì bản chất sự việc tất nhiên sẽ dễ dàng bị bóp méo theo chủ đích của những kẻ đứng sau giật dây. Nhưng nếu nhìn nhận đánh giá sự việc một cách khách quan chúng ta sẽ thấy rõ rằng nền kinh tế Việt Nam không hẳn đi xuống mà thực ra có rất nhiều điểm sáng trong phát triển kinh tế những năm qua.

Lấy ví dụ như hình minh họa trên chúng ta có thể dễ dàng ngộ ra  rằng, sống trong thời đại bùng nổ thông tin, nếu chỉ tiếp nhận thông tin từ một chiều sẽ rất dễ sa vào cái bẫy do ai đó cố ý bày ra, dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực… Trong cuộc sống, có những việc tốt thì rất ít người nhận ra, ngược lại những cái chưa hoàn thiện cũng bị coi là xấu. Nhân đây, xin gửi đến bạn đọc một video nho nhỏ: “Chọn cách nhìn cuộc sống như thế nào?”.
*Clip: Chọn cách nhìn cuộc sống như thế nào?
Hãy là những bạn đọc thông thái, để có cái nhìn đa chiều, khách quan, từ đó có thể bóc tách, phân tích sự việc một cách thấu đáo nhất.

Bạch Dương
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
(Nguyễn Tấn Dũng)

Nghị viện châu Âu thảo luận khẩn cấp về tình hình nhân quyền Việt Nam

Ngày mai, 18/04/2013, trong phiên họp khoáng đại hàng tháng, Nghị viện châu Âu sẽ thảo luận khẩn cấp về tình hình nhân quyền ở Việt Nam và đặc biệt là về tình hình tự do ngôn luận ở Việt Nam. Ba nghị sĩ thuộc khối Cánh tả thống nhất châu Âu sẽ đệ trình một nghị quyết về vấn đề này.
Khi loan báo thông tin này trong số báo ra ngày 14/04/2013, tờ nhật báo Le Soir của Bỉ nhắc lại là trong những tháng qua, nhiều tổ chức quốc tế đã lên án các vụ đàn áp quyền tự do ngôn luận của Việt Nam. Vào tháng 9 năm ngoái, Ủy ban bảo vệ nhà báo ( CPJ ) của Mỹ đã công bố một báo cáo tựa đề « Quyền tự do báo chí ở Việt Nam bị thu hẹp, mặc dù có mở cửa kinh tế ». Báo cáo này nhắc lại là toàn bộ các phương tiện truyền thông ở Việt Nam đều do Nhà nước kiểm soát. Ngay cả báo chí quốc tế cũng bị giám sát chặt chẽ.

Nghị viện châu Âu chuẩn bị phiên họp khoáng đại về tình hình nhân quyền Việt Nam (REUTERS)
Nghị viện châu Âu chuẩn bị phiên họp khoáng đại về tình hình nhân quyền Việt Nam (REUTERS)
Cũng theo báo cáo nói trên, chính quyền Hà Nội trong những tháng gần đây đặc biệt đàn áp dữ dội các blogger độc lập, bao gồm các nhà báo, nhà bất đồng chính kiến, nhà hoạt động tôn giáo, viết về những chủ đề cấm kỵ như tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa Việt Nam với Trung Quốc, các vụ cướp đất và nạn tham nhũng.
Cuối tháng Giêng vừa qua, Liên đoàn quốc tế nhân quyền, trụ sở tại Paris, phối hợp với Ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam, cũng đã ra một báo cáo về tình trạng đàn áp các blogger và nhà bất đồng chính kiến sử dụng mạng ở Việt Nam.
Báo cáo này thống kê là trong 12 tháng qua, 22 blogger và nhà bất đồng chính kiến sử dụng mạng đã bị tuyên án tổng cộng 133 năm tù, vì đã đấu tranh bất bạo động trên mạng. Đặc biệt, ngày 09/01 vừa qua, trong cùng một phiên tòa, 14 người đã bị tuyên án tổng cộng 100 năm tù, chỉ vì đã hành xử quyền tự do ngôn luận.
Trong bảng xếp hạng về tự do báo chí do Phóng viên không biên giới (RSF) công bố hàng năm, Việt Nam đứng thứ 172 trên tổng số 179 quốc gia. Tổ chức này cũng xếp Việt Nam trong danh sách 12 quốc gia « kẻ thù của Internet ».
Trong buổi thảo luận khẩn cấp về tình hình nhân quyền Việt Nam ngày mai, ba nghị sĩ thuộc khối Cánh tả thống nhất châu Âu, Helmut Scholz, Marie-Christine Vergiat và Jurgen Klute, sẽ đệ trình một nghị quyết.
Tuy được soạn thảo với những lời lẽ chừng mực, nhưng nghị quyết này nêu thẳng thừng các vụ vi phạm quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam và kêu gọi Liên hiệp châu Âu phải xem quyền tự do ngôn luận và các quyền cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế là một « bộ phận chủ yếu » trong các cuộc đàm phán sắp tới giữa Bruxelles với Hà Nội về một hiệp định tự do mậu dịch Liên hiệp châu Âu - Việt Nam.
Thanh Phương
(RFI)

Trương Tấn Sơn – Cậu quý tử “ngu dốt nhà nòi” của Chủ tịchTrương Tấn Sang (Phần 1)

Người dân thường chỉ biết mặt vợ của Tư Sang do bà này hay tháp tùng ngài Chủ tịt nát đi công cán. Vì nhiều lý do “tế nhị”, thông tin về con cái của Tư Sang bị bưng bít rất kỹ! Đầu tiên phải kể đến cậu con trai út quý tử Trương Tấn Sơn – người “chuyên trách” nối dõi tông đường cho Chủ tịt nát Trương Tấn Sang.
Trương Tấn Sơn sinh ngày 22/12/1984, khi đó Tư Sang đang là Thành Ủy viên, Giám đốc Sở Lâm nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Là “con trai duy nhất trên giấy tờ” của Tư Sang nên Trương Tấn Sơn lập tức được xếp vào hàng quý tử “VIP từ trong trứng” và lập tức phát huy các đặc điểm “ngu dốt nhà nòi”.
Một trong những đặc điểm nổi trội nhất của Trương Tấn Sơn là cực kỳ lười biếng, rất ham chơi và học hành rất ngu dốt, chính vì vậy từ khi học cấp II tại trường Nguyễn Thi Minh Khai, bạn bè đã đặt cho Sơn biệt hiệu “Sơn Nhớt”. Trong suốt quá trình học hành từ nhỏ đến lớp 12, Sơn Nhớt luôn đội sổ và rất nhiều lần Tư Sang đã phải can thiệp, gửi gắm để cứu quý tử khỏi bị lưu ban.
Thời học sinh, sinh viên của Sơn là những cuộc du hí...
và tìm "rau sạch" tại Vũng Tàu, Phan Thiết, Đà Lạt...
Năm 2002, Tư Sang lúc đó đã là Uỷ viên Bộ Chính trị đã gây áp lực để cậu quý tử “dốt hơn bò” của mình có được 1 vé vớt vào Khoa Xây Dựng trường Đại học Bách khoa. Sơn Nhớt được Tư Sang định vị theo học ngành địa chính để dọn đường về sau tham gia quản lý đất đai, quy hoạch đất nước. Vào Khoa Xây Dựng, Sơn Nhớt ngay lập tức trở thành một “huyền thoại” vì thành tích chơi nhiều hơn học, học thì be bét và tuyên bố xanh rờn: “Học làm mẹ gì cho nó mệt, ghế của tao đã có ông già lo!”. Nói là làm, Sơn Nhớt dành phần lớn thời gian “nghiên cứu” Xác xuất Thống kê, Phương pháp tính, Vật lý Cơ học và Tiếng Việt Thực hành tại các CLB Bi-da trên đường Đồng Nai; chiêm nghiệm các môn Triết học, Chủ nghĩa Xã hội Khoa học, Lịch sử Đảng,… tại các quán bar trên Quận 1; ngày đêm rèn luyện kỹ năng tin học bằng cách cày game Võ Lâm Truyền Kỳ (nổi danh với nickname keckec83) và làm VIP trên các trang websex; thực hành các môn Thuỷ lực, Sức bền Vật liệu, Trắc Địa, Địa Hình,… tại các khách sạn, resort với các hotgirl xinh tươi đang lao vào như các con thiêu thân.

Kết quả học tập của Sơn Nhớt vẫn còn là một kỷ lục của Khoa Xây Dựng trường Đại học Bách khoa cho đến ngày hôm nay! Do nghiên cứu quá “cẩn thận” nên sinh viên “thường dân” học chỉ mất 3 đến 4 năm rưỡi, còn “sinh viên VIP” Sơn Nhớt “khổ luyện” đến hơn 6 năm mới ra trường (2002-2008). Gọi là “khổ luyện” vì trong thời gian 16 học kỳ mài quần trên ghế của Bách Khoa, Sơn Nhớt lập thành tích 11/16 học kỳ có điểm trung bình yếu kém (dưới 5), 4/16 học kỳ có điểm trung bình “chết hụt” (từ 5-5.5) và chỉ cần một học kỳ cuối “kỳ diệu” Sơn Nhớt “bỗng dưng xuất sắc” đạt điểm cao ở luận văn tốt nghiệp vừa đủ để “kéo” toàn bộ quá trình học hành bệ rạc lên khỏi mặt đất và tốt nghiệp loại “TB khá” ngoạn mục. Lịch sử còn ghi nhận Sơn Nhớt ở một khía cạnh khác, mê chơi đến độ quên và bỏ thi đến 7 lần (trong bảng điểm ghi là VT). Đặc biệt được thừa hưởng dòng máu “gian lận thi cử” của Tư Sang, Sơn Nhớt đã nhiều lần bị phát hiện quay cóp nhưng đều được cho qua, nhưng bạn bè cùng lớp vẫn còn nhớ trong lần thi môn Tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2006, Sơn Nhớt bị bắt quay cóp tại trận và lập biên bản đuổi ra khỏi phòng thi. Trước khi bước ra khỏi phòng thi, Sơn Nhớt chỉ mặt anh giảng viên trẻ coi thi của Khoa Xây Dựng và tuyên bố: “Mày chuẩn bị nghỉ đi nhé! Không biết tao là ai hả”. Không biết cậu quỷ tử mét phụ huynh thế nào mà sau vài cú điện thoại của ngài Tư Sang – Thường trực Ban bí thư, anh giảng viên trẻ đã phải lập tức thuyên chuyển công tác ra khỏi Khoa Xây Dựng, đến giờ không biết đang ở phương trời nào!!!

Kết quả học tập của Sơn nhớt  được cán bộ trường trích lục cho chúng tôi, anh còn nói khẽ "bác Tư chỉ đạo điều chỉnh nhiều lần rồi đấy, chứ không thì thằng này còn khuya mới tốt nghiệp được"
Được thừa hưởng tầm nhìn và năng lực chính trị của Tư Sang, Sơn Nhớt đặc biệt tiếp thu kém, học dốt và thi rớt lên rớt xuống các môn “nhà nòi” như Tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa Xã hội Khoa học, Lịch sử Đảng, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa Mác-LêNin. Các môn chuyên ngành địa chính quan trọng thì Sơn Nhớt lẹt đẹt 1-2 điểm, mặc dù nhờ Tư Sang can thiệp để “ngoi ngóp” tốt nghiệp nhưng Sơn Nhớt hầu như không biết gì, dốt đặc và còn mê chơi, mê gái hơn trước nên Tư Sang đã phải vội nhét cậu quý tử vào Ban Quản lý Dự án của Tổng công ty SaigonTourist.

(Còn tiếp)

(Tư Sang)

* Thông tin chưa được kiểm chứng, không phản ảnh quan điểm củaDHK

Nguyễn Quang Lập - Ba lần lấy chồng - chồng thứ nhất đẹp trai.

1-jpg-11072012112459-U1
Thêm chú thích
Tối qua nhậu với Trần Tiến, lão cho mình uống rượu cà cuống, nói đó là rượu trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi. Chả biết kháng chiến có thắng lợi hay không nhưng rượu ngon, mình uống tì tì, say gần chết phải cáo lui sớm. Ra đến cửa bỗng gặp một bà to béo phốp pháp, bà cười toe toét vỗ vai mình đánh bốp, nói nhớ ai đây không. Ngước lên thấy con Tím, bạn học hồi cấp 2 với mình, mình cười nói đi mô đó, ra đây kiếm chồng à. Nó cười he he he lại vỗ vai mình đánh bốp, nói kiếm ông cố nội mi.

Xưa nay đều vậy, mình với con Tím gặp nhau đều tau tau mi mi, đến khi già khú vẫn tau tau mi mi như thời con nít. Mình thân nó từ hồi lớp năm cho đến bây giờ. Rất ít khi gặp nhau, có khi cả chục năm mới gặp nhau một lần, nhưng hễ gặp nhau là líu lo suốt ngày không chán. Con gái thông minh, lại tính con trai, mười cô thì có mười một cô chả coi con trai ra cái gì, nó cũng vậy. Một mình nó đứng ra bênh hết cả đám con gái trong lớp, thích cãi thì cãi, thích đấm đá thì đấm đá, chả sợ.

Hồi lớp 5 mình ngồi bàn sau nó ngồi bàn trước. Tụi mình chỉ mười một,mười hai tuổi thôi, chỉ là đám hỉ chưa sạch mũi. Nhưng lớp nào cũng thế, thỉnh thoảng lại lọt vào các anh chị lớn tuổi, có khi hơn tụi mình cả chục tuổi chứ không ít. Bàn mình có anh Đoàn mười bảy tuổi. Bàn nó có chị Điểm mười sáu tuổi. Anh Đoàn mê chị Điểm lắm, thỉnh thoảng lại sai mình làm thơ để anh chép lại, ném sang cho chị Điểm. Thơ phú gì đâu, chỉ là vè con cóc , đại loại: Điểm ơi Điểm có nhớ Đoàn, đêm nào anh cũng mơ màng nhớ em…

Chị Điểm không thèm đọc, hễ có thư anh Đoàn ném sang là chị tùa đi. Con Tím nhặt đọc, nó cười rich rich rồi hí húi làm thơ đáp trả. Nó đưa chị Điểm đọc, hai chị em cười rích rich. Chị Điểm không cho nó ném thư sang cho anh Đoàn, nó không chịu, lén ném thư cho anh Đoàn, cũng là vè con cóc: Họa ngu Điểm mới nhớ Đoàn/ nhớ Đoàn thà Điểm nhớ toàn cứt trâu. Mình không thấy hay ho gì, anh Đoàn thì tức lắm, sai mình làm thơ chửi lại. Nhiều hôm chửi qua chửi lại suốt buổi, chẳng học hành gì. Kì thực mình với con Tím chửi nhau bằng thứ vè con cóc, lắm khi cả anh Đoàn lẫn chị Điểm chẳng biết họ chửi nhau chuyện gì nữa, hi hi.

Trò ghê rợn nhất của anh Đoàn làm đám con gái bàn con Tím phải run sợ, con Tím cũng run sợ là, anh vuốt chim thật thẳng, lén lấy tóc chị Điểm cột vào. Chị Điểm biết tóc chị đang bám vào cái gì nhưng không dám động cựa. Chị ngồi yên mặt đỏ nhừ. Cả bàn con Tím cũng ngồi yên, đứa nào đứa nấy mặt đỏ nhừ. Tụi mình thích lắm, ngồi cười rích rich. Bàn trước chị Điểm ngồi khóc, tụi mình càng khoái chí càng cười. Cô giáo dừng lại hỏi chuyện gì mà cười, chẳng đứa nào dám nói. Cô vừa quay lên bảng tụi mình lại cười rich rich. Cô giáo cáu, nói tôi đáng cười lắm sao. Nếu các em còn cười tôi sẽ nghỉ dạy, xin Giám hiệu đổi cô khác.

Cả lớp nín thinh nhìn nhau. Thình lình con Tím quay lại chụp chim anh Đoàn, nói em thưa cô em thưa cô… đây nì đây nì! Anh Đoàn hoảng hốt nhảy dựng, con Tím vẫn không chịu buông, nói em thưa cô em thưa cô… đây nì đây nì!. Cả lớp được trận cười vỡ bụng. Anh Đoàn xấu hổ quá bỏ học luôn từ hôm đó, cũng từ hôm đó đứa nào cũng nể sợ con Tím. Riêng mình thì phục lăn.

Hết học kì 1 lớp 5 mình theo ông già lên Cao Mại, khi quay về không thấy con Tím nữa. Lên cấp 3 nó học 10 D, mình học 10B hầu như không gặp nhau lần nào. Mấy năm sau mình là anh sinh viên năm thứ hai bỗng gặp nó trên tàu hỏa, nó cũng là nữ sinh năm thứ hai chẳng kém gì. Mình không ngạc nhiên lắm, xưa nó học giỏi phết, mỗi tội chữ xấu như gà bới, viết lách cẩu thả nên ít khi được điểm cao chứ môn nào nó học cũng chẳng kém gì ai. Điều mình ngạc nhiên là cái cô bé gầy gầy đen đen ngày xưa bỗng lột xác trở thành một thiếu nữ cực xinh, da trắng hồng, tóc dài đen mượt, cặp tuyết lê tròn căng, mắt bồ câu lóng lánh… lại còn lúm đồng tiền chấm phẩy nữa, hết sảy hi hi.

Nó nhìn mình cười cười, nói nhìn chi nhìn dữ rứa mi, e thằng ni tính ăn thịt tau đó à bay. Tính dở bài một ra cưa cẩm, nghe nó nói vậy đâm cụt hứng, mình chỉ tủm tỉm cười, nói công nhận mi xinh thật, tụi tao chủ quan bỏ lọt mi tiếc quá. Nó cười phì, kéo tai mình nói nhỏ, nói thiệt để tụi bay khỏi tơ tưởng mất thời giờ nghe, con trai lứa tụi mình ở Ba Đồn tau không duyệt được đứa mô hết, kể cả mi. Mình hỏi sao, nó bảo tụi bay đa số đều giỏi giang thông minh sáng láng cả, có điều hơi xí trai, không duyệt được. Mình trợn mắt lên, nói tao mà cũng xí trai à, á hậu khối mười đó mi. Nó cười rũ xoa đầu mình, nói em ơi đừng có mà mơ, á hậu như em chị khua một khua được cả nắm.

Tết về quê lại gặp con Tím, hình như mỗi ngày nó lại đẹp hơn lên, rất quyến rũ. Gặp tụi mình nó vẫn tí tởn như ngày nào, chẳng coi tụi mình là cái đinh gì, vẫn ôm vai hót cổ như thời con nít, rất tự nhiên. Mình hỏi nó, nói đã kiếm được thằng đẹp trai hơn tau chưa. Nó cười hì hì, nói rồi, không chỉ đẹp hơn mi mà hơn cả lũ trai Thị trấn. Tưởng nó đùa, té ra mồng 4 tết nó mời đến dự lễ đính hôn, nhìn thấy thằng chồng của nó mình hơi bị choáng. Cái thằng quá đẹp, cao to trắng trẻo như tây lai. Nó đẹp và sang đến nỗi đứng cạnh nó thấy mình quê quê bẩn bẩn thế nào a. Thằng này ở Vinh nhưng đảm bảo trai Hà Nội cũng phải lác mắt, cứ gì trai Thị trấn quê bọ như tụi mình.

Con Tím bên chồng khác hẳn con Tím bên bạn bè, cái vẻ dịu dàng e lệ của nó vừa tức cười vừa đáng ghét. Tụi mình trêu nó, nói thấy mi diễn kịch trông tội nghiệp quá chừng, sao cứ phải lấy chồng đẹp trai hả con kia? Nó cười hi hi, nói bọ mạ tau cũng hỏi tau rứa. Bọ mạ tau chỉ thích người tài giỏi. Tau nói tài giỏi có thể cố gắng mà thành chứ đẹp là trời cho, có cố gắng cũng không được. Mình lấy thằng chồng đẹp rồi bắt nó cố gắng thành tài giỏi, rứa là được cả hai, he he.

Năm năm sau rời quân ngũ về Huế làm việc, mình gặp con Tím ngay khi vừa xuống xe ở bến xe An Cựu. Nó mừng lắm kéo mình về nhà nó. Đó là căn hộ chừng 18 mét vuông ở khu tập thể Đống Đa, hồi đó ai có căn hộ như vậy gọi là sang. Hai đứa con gái bé tí, đứa bốn tuổi đứa hai tuổi líu ríu chạy ra khoanh tay chào mình. Con Tím nói con tau đó, xinh không? Mình cười, nói tất nhiên là con mi rồi, có phải con chồng mi không mới đáng nói. Nó nhăn răng cười, nói chồng tau a, cút rồi. Mình trợn mắt hỏi thiệt a. Nó gật đầu thản nhiên, nói ừ, ly dị đã gần hai năm nhưng nó vừa cút hẳn cách đây sáu tháng.

Mình hỏi con Tím, nói răng rứa, thằng cu xấu trai rồi à. Nó nói đâu có, vẫn đẹp rực rỡ, tao vừa thả đã có đứa hớp lấy rồi. Mình hỏi rứa thì vì răng. Nó nhăn răng cười không nói gì, suốt buổi vẫn không nói gì. Nó nấu cơm cho mình ăn ( hồi đó được ai mời cơm mừng lắm), suốt bữa cơm mình hỏi đi hỏi lại vì sao bỏ nhau nó vẫn không nói gì. Đến khi chia tay, ra đến cổng nó mới kể vì sao. Té ra nó vớ phải thằng chồng bần. Đàn ông bần hơi bị nhiều nhưng bần như thằng này hơi bị hiếm.

Mới cưới nó phát hiện ra chồng nó không chịu chi một xu trà mời bạn. Ở lâu chút nữa nó phát hiện ra chồng nó rất quan tâm giá cả ở chợ. Mỗi lần nó đi chợ về đều kiểm tra từng món, hỏi món này bao nhiêu món kia bao nhiêu. Lúc đầu nó tưởng đó là cách chồng quan tâm đến vợ. Lâu ngày mới biết không phải vậy, chồng nó than với bạn bè lấy phải bà vợ hoang, đi chợ không biết trả giá. Được một mặt con chồng nó huỵt toẹt ra với nó, nói anh đã ra chợ hỏi rồi, bó rau muống có tám trăm đồng em, mua đến nghìn hai.

Đáng lẽ nó nói cho chồng nó biết muốn mua bó rau muống sáu trăm đồng, thậm chí bốn trăm đồng cũng có nhưng nó không thèm đôi co, nói thôi thế từ nay anh đi chợ nhé. Tưởng chồng tự ái, nếu không tự ái thì giận, nếu không giận không tự ái thì ôm lấy vợ nói cho anh xin lỗi, anh đùa đấy mà. Nhưng không. Chồng nó phấn khởi nhận việc ngay. Hàng tháng nó đưa hết lương cho chồng nó để chồng nó đi chợ. Một ngày đỡ mất vài tiếng lê lết ở chợ càng khỏe, thậm chí nó mừng lấy được thằng chồng ngu, tranh hết việc chợ búa của vợ.

Đến khi sinh đứa thứ hai, vừa đi làm vài tháng, một hôm nó đưa lương về cho chồng nó, chồng nó đếm cẩn thận rồi trả lại, nói thiếu mất bốn đồng hai. Anh hỏi rồi, em vừa được tăng một bậc lương. Đáng lẽ phải giải thích là quyết định tăng lương thì có rồi nhưng lương mới chưa về tài vụ, nó vẫn phải nhận lương cũ. Nhưng không, nó nhìn chồng cười rất tươi, nói bây giờ em mới tin là có thứ đàn ông bần như anh. Dứt lời nó nhổ bãi nước miếng đánh toẹt, nói kể từ hôm nay tôi hết vợ chồng với anh, còn thủ tục pháp lý thì anh tự lo lấy, rõ chưa.

Thế là xong một đời chồng, con Tím nói và nhặn răng cười. Mình giở thói đạo đức giả, nói li hôn vậy liệu có vội vàng quá không. Nó lắc đầu cười nhạt, nói không. Tau thà sống với đứa ác chứ không thể sống với đứa bần. Lúc đó mình chưa vợ, nói tau không ác không bần mi có lấy không. Nó cười phì, đấm bụng mình một phát, đá đít mình một phát, nói ẻ vô ẻ vô!

Hi hi.
Còn nữa
Nguyễn Quang Lập
(Quê Choa)

Đệ cứng của Châu Xuân Nguyễn lãnh án 3 năm tù

Châu Xuân Nguyễn
Tên cầm đầu Châu Xuân Nguyễn
Sáng 17-4, TAND TP.HCM đã xét xử và tuyên phạt bị cáo Phạm Nguyễn Thanh Bình (30 tuổi, ngụ cư xá Lạc Long Quân, quận 11 TP.HCM) 3 năm tù về tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”.
Bản án còn áp dụng hình phạt bổ sung là quản chế bị cáo Bình tại địa phương trong thời hạn 3 năm kể từ ngày bị cáo chấp hành xong hình phạt tù. Trong thời gian quản chế, bị cáo Bình bị tước một số quyền công dân như quyền bầu cử, ứng cử, quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước, phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2012/2131612934-13-df775dyeurauxanh0951f.gif
Bị cáo Bình sau phiên xử (Việt báo)
Tại phiên tòa, bị cáo Bình thừa nhận hành vi phạm tội của mình như bản cáo trạng của VKSND TP.HCM đã truy tố, bị cáo không bào chữa, tranh luận mà chỉ xin Hội đồng xét xử xem xét cho bị cáo hình phạt nhẹ.
Theo cáo trạng, năm 2012, bị cáo Bình chưa có việc làm ổn định nên thường xuyên lên mạng internet để tìm kiếm thông tin, làm môi giới tài chính ngân hàng, bất động sản… Trong thời gian lên mạng, Bình liên hệ được với chủ nhân của blog Chauxuannguyen của Nguyễn Xuân Châu (đối tượng cầm đầu tổ chức phản động lưu vong tại Úc có tên “Người Việt vì dân tộc Việt”).
Qua trao đổi thông tin, Châu khuyến khích Bình viết bài về tình hình chính trị, kinh tế xã hội của Việt Nam gửi Châu chỉnh sửa thành bài viết đăng trên blog của mình. Tổng cộng từ tháng 1-2012 đến tháng 5-2012, Phạm Nguyễn Thanh Bình đã viết 8 bài viết mang nội dung tuyên truyền xuyên tạc đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, sự điều hành của Chính phủ và bịa đặt đời tư của một số lãnh đạo Đảng, nhà nước, kích động xúi giục người dân chống Nhà nước.
Tại cơ quan điều tra, bị cáo Bình khai nhận những thông tin tài liệu mà Bình sử dụng để viết bài là thông tin trên mạng internet rồi Bình bịa đặt, suy diễn thêm hoặc do Bình tưởng tượng ra nhằm để người đọc tưởng Bình nắm giữ nhiều thông tin quan trọng hoặc đang công tác trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước nhưng thực chất Bình chưa có nghề nghiệp và không có tổ chức, cá nhân nào cung cấp thông tin cho Bình.
Bị cáo Bình cũng khai chưa tham gia vào tổ chức “Người Việt vì dân tộc Việt” và chưa nhận tiền tài trợ của tổ chức này.
(Vua làm báo)

Nguyễn Xuân Diện – Tên lưu manh chính trị

Trong suốt thời gian qua – Nguyễn Xuân Diện một tên lưu manh chính trị phản động đã lợi dụng tự do, dân chủ để tiến hành nhiều hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Mặc dù đã được các cơ quan chức năng giáo dục, nhắc nhở, song với bản chất cơ hội lại được các quan thày từ nước ngoài cổ súy, ủng hộ vật chất và hơn cả là cái danh hão mà cả đám rận choàng lên cổ, Diện điên cuồng tiến hành các hoạt động kích động, tuyên truyền cho các hoạt động chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Cộng đồng mạng chắc vẫn chưa quên việc Diện có bài viết vu cáo lực lượng chức năng khi đưa tin xuyên tạc về vụ việc chết người diễn ra ở Vĩnh Phúc. Nguyễn Xuân Diện đã vu cáo cơ quan công an đã đưa ra giám định pháp y trái với thực tế dẫn tới bức xúc của người nhà nạn nhân và dân chúng tại đây khiến hàng ngàn người đã đem quan tài diễu phố, đòi cơ quan cảnh sát điều tra phải thực thi công vụ. Trên trang xuandienhannom.blogspot.com Diện ghi rõ: “Anh Nguyễn Tuấn Anh (27 tuổi, trú tại Phố Cả, phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) đã bị đánh chết rồi ném xuống nước, dù bị gãy hết răng và xương sườn, máu tụ trong não nhưng pháp y lần 1 kết luận say rượu ngã chết đuối. Hôm sau mổ pháp y lần 2 kết luận chết do bị đánh, vụ án đã khởi tố, người đánh đã bị bắt, người chết đang phân hủy, gia đình đồng ý đưa đi chôn cất, anh Tuấn có 1 con lớn 2 tuổi, đứa con thứ 2 đang trong bụng mẹ”. Với các lời lẽ kích động như trên, Nguyễn Xuân Diện đã chủ ý tung tin nhằm kích động những hoạt động gây rối tại địa phương này.
Blogger Nguyễn Xuân Diện
Blogger Nguyễn Xuân Diện
Không chỉ có vậy, trước, trong và sau vụ xét xử Đoàn Văn Vươn diễn ra, Diện đã tung hàng loạt bài viết xuyên tạc, kích động các hoạt động gây rối phiên tòa, không chỉ có vậy Diện còn giả mạo đơn kháng cáo của Đoàn Văn Vươn, sau khi bị phát giác y vội vàng gỡ bỏ bài viết song chứng cứ về hành vi gian dối của y thì vẫn được lưu trữ trên cache của trang Google.
Lợi dụng chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về việc lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân vào Dự thảo Hiến pháp sửa đổi 1992, Nguyễn Xuân Diện đã đăng tải hàng loạt các bài viết có nội dung kích động chống đối, phê phán, bôi nhọ sự lãnh đạo của Đảng.
Tài liệu về hành vi tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam của Nguyễn Xuân Diện đã quá rõ ràng, thiết nghĩ đã đến lúc các cơ quan chức năng cần có những bản án nghiêm minh đối với tên lưu manh chính trị này!
Loa Phường
(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả
(nguyentandung.org)

Đoan Trang - “Nói với mình và các bạn”: Kiện, tại sao không?

Dưới đây là bài viết thứ sáu trong loạt bài “Nói với mình và các bạn: Vẻ đẹp của chính trị”. Mục đích mà loạt bài hướng tới là góp phần giúp độc giả, nhất là các bạn trẻ, hiểu hơn về chính trị, về sự tham gia, về tự do ngôn luận và sự phân biệt giữa tự do ngôn luận với xúc phạm người khác, về hiến pháp, quyền lập hiến và quyền tẩy chay hiến pháp, bất tuân dân sự.

Còn mục đích của bài này là nói về một vài hình thức hoạt động chính trị khác, trong đó có một hình thức mà có thể nhiều người trong số chúng ta không ngờ rằng đó chính là “hành động chính trị”: việc chúng ta đâm đơn và theo đuổi kiện tụng nói chung.

fe8.jpg

Kỳ 6: KIỆN, TẠI SAO KHÔNG?

Năm 2012, UBND TP. Hà Nội có một báo cáo, theo đó, trong 9 tháng đầu năm đã có “178 đoàn đông người đi khiếu kiện”, nổi bật như “vụ việc của 100 công dân phường Dương Nội, 70 người phường Kiến Hưng, 40 người phường Yên Nghĩa (Hà Đông), 150 tiểu thương chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy), đoàn 200 người dân xã Tiên Dương (Đông Anh), bệnh binh 5 xã ở huyện Quốc Oai, 160 người dân phố Tân Mai (thị xã Xuân Mai)...”. (nguồn: VnExpress, 27/9/2012)
VnExpress dẫn lời Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị kể, buổi sáng ông mở cửa là đã thấy dân đứng chờ đưa đơn, 19h trở về nhà cũng có người chờ đưa đơn, chưa kể ở cơ quan cũng thường nhận đơn khiếu nại.
Nếu hiện tại, bạn đang là người không có gì liên quan đến “cửa quan”, thì nghe nói vậy, chắc bạn cũng thấy… sốt ruột. Cho nên, có thể bạn sẽ đồng tình với ý kiến của Chủ tịch TP Hà Nội, ông Nguyễn Thế Thảo. Ông Thảo bảo, việc bà con đi kiện, “mặc áo màu Quốc kỳ, mang theo khẩu hiệu đòi đất đã làm xấu hình ảnh thủ đô, ảnh hưởng đến ngoại giao”. Tất nhiên, ông cũng thừa nhận, khiếu kiện là “bày tỏ nguyện vọng cá nhân”.
Dù sao cũng may cho ông Thảo là ông phát biểu như vậy ở Việt Nam. Chứ nếu ông phát ngôn tương tự tại một quốc gia dân chủ, nơi có nền truyền thông phát triển và (phần nào vì thế) nhận thức chính trị của người dân cao hơn, ông có thể phải lãnh nhiều hậu quả nghiêm trọng sau đó: bị báo chí phê phán, bị công chúng khiển trách, thậm chí bị mất chức. Có lẽ bạn cũng thấy: Ở các quốc gia dân chủ, quan chức rất hạn chế việc chê dân – kể cả khi dân sai đi nữa. Huống chi, kiện tụng lại còn là một hình thức sinh hoạt chính trị của người dân.
“Đáo tụng đình”, có gì mà vô phúc
Khiếu kiện (khiếu nại + khởi kiện) là việc một cá nhân/ tổ chức yêu cầu cơ quan hành chính (trong trường hợp khiếu nại) hoặc toà án (trong trường hợp khởi kiện) buộc một cá nhân/ tổ chức khác phải làm, hoặc ngừng làm, điều gì đó. Đối chiếu với cách hiểu “hoạt động chính trị, theo nghĩa rộng, là tất cả những gì bạn làm để tạo áp lực lên một cá nhân, một cơ quan, một tổ chức, nhằm thuyết phục họ hành động như ý bạn muốn”, thì bạn sẽ thấy khiếu kiện cũng là hành động chính trị.
Quốc gia vô địch về việc người dân tham gia chính trị bằng cách kiện có lẽ là Mỹ. Tại đây, chuyện một công dân đâm đơn kiện quan chức chính quyền hoặc công dân khác xâm hại quyền lợi của mình là “chuyện thường ngày ở huyện”. Hàng xóm không chăm sóc vườn, để cây leo mọc tràn lan sang vườn nhà mình: kiện. Đi xin việc, công ty tuyển dụng ưu tiên người ngoại hình đẹp: kiện. Uống café nóng bị bỏng: kiện. Để tăng khả năng thắng kiện thì phải thuê luật sư, kết quả là nước Mỹ có mật độ luật sư trên đầu người cao nhất thế giới. Nhà khoa học chính trị Austin Ranney đưa ra con số, cứ 440 người Mỹ thì có một luật sư, trong khi ở Nhật Bản tỷ lệ này là 10.000:1.
Quá nhiều luật sư, điều này đã khơi nguồn cho nhiều chuyện cười ở Mỹ và về Mỹ, như là quốc gia đầy một bọn ăn không ngồi rồi, rảnh rỗi sinh ra đâm bị thóc chọc bị gạo v.v. Nhưng nhìn từ góc độ chính trị, quản lý xã hội, thì sẽ thấy đó là biểu hiện của việc người Mỹ tin vào luật pháp, luôn có ý thức sử dụng luật pháp làm công cụ giải quyết các rắc rối và bảo vệ quyền lợi của mình. Trong văn hoá chính trị Mỹ, không có khái niệm “vô phúc đáo tụng đình” – nghĩa là vô phúc thì mới phải đến chỗ xử kiện, ra toà, tóm lại là “đến cửa quan” – như ở Trung Quốc hay Việt Nam ta.
Chắc chắn rằng, không một quan chức nào trong bộ máy chính quyền Mỹ dám nói dân chúng “đi kiện làm xấu hình ảnh đất nước”; và nói chung là hệ thống tư pháp Mỹ không đợi đến khi dân chúng kéo nhau đi khiếu kiện tập thể thì mới “xin chủ trương giải quyết”.
Thực tế nào đáng lo ngại?
Xu hướng gần đây của quan chức Việt Nam và những người ủng hộ chính quyền là vin vào chuyện người dân khiếu kiện sai để tìm cách “xiết” hoạt động này lại. Ví dụ, UBND TP. Hà Nội cho rằng: “Năm 2012, trong 23.629 đơn thư khiếu nại-tố cáo có nội dung chủ yếu liên quan đến các lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, giải phóng mặt bằng, quản lý trật tự xây dựng, giao đất nông nghiệp, chỉ có 12% khiếu nại đúng, 14% khiếu nại có đúng, có sai, còn lại có tới 70% khiếu nại sai”. Quan chức coi đây như một “thực tế đáng lo ngại”, và từ đó, có ý kiến là phải tìm kiếm chế tài cụ thể để xử lý các trường hợp khiếu nại-tố cáo sai sự thật. (nguồn: Hà Nội Mới, 13/4/2013)
Ở đây, xin các bạn chú ý: Nếu tố cáo sai sự thật (tức là bịa đặt người khác phạm tội), theo luật pháp Việt Nam hiện hành, người tố cáo có thể phải chịu hình phạt cho tội vu khống. Nhưng với khiếu nại, kiện tụng, không nền luật pháp tiến bộ nào lại quan niệm đó là “thực tế đáng lo ngại” do người dân gây ra và cần chế tài xử lý. Nếu có vấn đề gì nghiêm trọng với việc khiếu nại xảy ra nhiều quá, thì vấn đề đó nằm ở chỗ chính quyền: Họ đã làm gì, đã ra quyết định hay chính sách gì sai lầm để khiếu nại tràn lan? (Theo định nghĩa của Luật Khiếu nại-Tố cáo 2011, khiếu nại hiểu nôm na là công dân đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước).
Thực tế đáng lo ngại ở đây là: 1. Pháp luật chưa được sử dụng như một công cụ hiệu quả để bảo vệ người dân; 2. Nhận thức chính trị yếu kém của quan chức Nhà nước.
Hãy biết bảo vệ mình!
Còn bạn, những lúc bạn hoặc người thân của bạn dính líu vào tranh chấp, mâu thuẫn, hay cảm thấy quyền lợi chính đáng của mình bị thiệt thòi, đã bao giờ bạn thử nghĩ tới chuyện đi kiện chưa? Bạn hãy quan niệm đó là một việc bình thường để tự bảo vệ mình và bảo vệ người có liên quan. Có khi chỉ đơn giản như là trường hợp ba sinh viên Đại học Luật TP.HCM mới đây đã gửi thư yêu cầu Đoàn trường xin lỗi họ vì hành vi xâm phạm bí mật đời tư (tự tiện công bố kết quả học tập của hai sinh viên lên mạng), và nếu Đoàn không chịu xin lỗi, họ sẽ kiện.
Đây là một câu chuyện có thật, để các bạn tham khảo: Một nữ nhân viên văn phòng 29 tuổi ở Hà Nội cho biết, chị nhớ như in nỗi xấu hổ của mình vào năm thứ ba đại học, khi chị là sinh viên duy nhất trong lớp thi trượt một môn chuyên ngành. Điều này được giáo viên bộ môn thông báo công khai trước hơn 100 sinh viên của lớp và những tràng cười nhanh chóng lan đi khắp cả khoa, vì môn đó được cho là rất dễ, tưởng như ai thi cũng đỗ.
Đặt sang một bên những chuyện như “sự tế nhị”, “phép lịch sự”, “tâm lý sư phạm” v.v. thì cái đáng nói ở đây là ý thức về quyền riêng tư: Người dân Việt Nam gần như không có khái niệm về nó, nên nhiều khi vô tư vi phạm quyền riêng tư của người khác và cũng không có ý thức bảo vệ sự riêng tư của bản thân mình. Và chúng ta lại càng chưa biết, chưa nghĩ đến việc dùng đến công cụ luật pháp để “đòi lại công bằng cho bản thân”, khi quyền ấy cũng như nhiều quyền khác bị xâm phạm. Nhưng lỗi không hoàn toàn thuộc về chúng ta, bởi thực tế là chính quyền đâu có thích chúng ta đi kiện, “làm xấu hình ảnh đất nước”.

Kỳ sau: Biểu tình, đình công và tẩy chay
Đoan Trang
(Blog Đoan Trang)

Đồng chí X bỗng dưng khen Nguyễn Bá Thanh trí tuệ và bản lĩnh?


Nguyễn Bá Thanh- Một trái tim, một trí tuệ, một bản lĩnh!
Nghe, nhìn những gì ông Nguyễn Bá Thanh đang làm, thì thấy những việc ông làm cho dân, cho nước không có việc gi là cao siêu. Không cần tập trung quá nhiều trí tuệ như các nhà khoa học tìm tòi nghiên cứu ra các phát kiến vĩ đại,;không cần tập trung đầu tư tài chính như các dự án; cũng không cần huy động sức người sức của của toàn dân.
Video Ông Nguyễn Bá Thanh trả lời thẳng thắn trước 4500 CB lãnh đạo

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=cXwbl3LWen4

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=mAXWfyHHlj4

Những việc ông làm là trấn chỉnh những búc xúc của nhân dân phơi bày, lồ lộ ra trước mắt bất cứ người lãnh đạo nào cũng nghe cũng thấy. Nhưng tại sao Nguyễn Bá Thanh lôi cuốn được hàng triệu, triệu trái tim của con người? Bởi ông làm Lãnh đạo với trái tim yêu thương con người, bằng trí tuệ cống hiến vì lợi ích dân tộc, bằng bản lĩnh dám nghĩ thẳng nói thật. Sự chân thành của ông đã quy phục “lòng dân”.
Những việc, vấn đề ông đang giải quyết nhìn dễ thấy, ai cũng nghe, cũng biết nhưng…thật khó làm với đa số các vị lãnh đao ngày nay. 
(Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)

TP.HCM: "Nhiều băng nhóm xã hội đen chi phối cán bộ"

“Vẫn còn những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, đặc biệt các băng nhóm xã hội đen tiếp tục chi phối một số địa bàn, một bộ phận cán bộ địa phương và người dân”.
Đó là nhận xét thẳng thắn của Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an) về đợt cao điểm tấn công tội phạm tại TP.HCM.

thiếu tướng; Công an TP.HCM; tội phạm; Lê Văn Luyện
Cảnh sát cơ động đang tuần tra tại TPHCM
Chặn đứng “gây án kiểu Lê Văn Luyện”
Ngày 17/4, tại Hội nghị tổng kết đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, Thiếu tướng Phan Anh Minh – Phó Giám đốc CA TP.HCM cho biết, trong đợt trấn áp tội phạm vừa qua ngoài 34 tổ CSCĐ của thành phố; Bộ Tư lệnh CSCĐ (Bộ Công an) cũng đã bố trí 3 tiểu đoàn để hỗ trợ tuần tra trên các tuyến đường thuộc quận 9, 2, Thủ Đức, huyện Bình Chánh, Hóc Môn…
“So với thời gian liền kề giảm 98 vụ phạm pháp hình sự (6,26%). Nhưng so với các tỉnh thành thì TP.HCM giảm ít hơn, như thế là không đạt chỉ tiêu”, ông Minh thừa nhận.
Điều đáng mừng là các vụ cướp, cướp giật tài sản đã giảm so với trước đó.
Trong thời gian cao điểm xảy ra 76 vụ cướp tài sản (giảm 55 vụ), 258 vụ cướp giật tài sản (giảm 3 vụ).
Tuy nhiên, ông Minh cũng cho rằng, tội phạm ma túy đang có xu hướng tăng trở lại khi phát hiện các vụ trung chuyển ma túy, lợi dụng phụ nữ để vận chuyển ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam, sau đó đưa sang Trung Quốc.
Chia sẻ về kinh nghiệm trấn áp tội phạm, Thiếu tướng Phan Anh Minh cho biết, sau những vụ cướp táo tợn gây kinh hoàng trong dư luận như vụ chém lìa tay cô gái cướp xe SH ở cầu Phú Mỹ, Công an TP đã xác định phải xử lý kịp thời, không để tội phạm có cơ hội lộng hành.
“Điển hình như vụ một thanh niên đột nhập vào tiệm vàng, đâm hai vợ chồng ở quận Thủ Đức. Nếu chúng ta không phát hiện và xử lý kịp thời thì chắc chắn là sẽ gây dư luận, ở TP.HCM lại sẽ xảy ra vụ như Lê Văn Luyện”, ông Minh nói.
Nguyên nhân nữa để không xảy ra vụ 'như Lê Văn Luyện', ông Minh cho rằng là nhờ có lực lượng CSCĐ có mặt ngay địa bàn, kịp thời hỗ trợ truy bắt được tên cướp táo tợn, không để xảy ra chết người.
Băng nhóm xã hội đen chi phối
Đánh giá cao báo cáo của Công an TP.HCM, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng cho rằng, điều lo lắng nhất là đợt cao điểm vừa rồi mới chỉ kìm hãm, làm giảm được tính chất manh động và sự lộng hành của tội phạm ở một số địa bàn.
Nhưng so với năm trước, tội phạm vẫn còn gia tăng, vẫn còn những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, đặc biệt các băng nhóm xã hội đen tiếp tục chi phối một số địa bàn, một bộ phận cán bộ địa phương và người dân.
“Nhiều nơi còn sợ lắm, thậm chí họ dùng bàn tay tội phạm để đòi nợ và để bảo vệ bản thân họ, bảo vệ việc làm ăn của họ. Họ chấp nhận bảo kê, bỏ tiền ra thuê chứ không cần lực lượng công an”, ông Hùng nói.
Do đó, trong thời gian tới, ông Hùng yêu cầu các cơ quan chức năng xem xét lại vấn đề này.
Ngoài ra, ông cũng đề nghị, trong 3 tháng tới tội phạm sẽ trở lại hoạt động mạnh nên nhất thiết phải đánh mạnh, nỗ lực hết mình không để tội phạm lộng hành.
Trước đề nghị này, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân cho biết, có chuyện tội phạm chuyển hóa cán bộ địa phương, chuyển hóa lực lượng công an.
Do đó, ông Quân nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ ngành công an phải giữ mình, bảo vệ mình trong sạch, xây dựng bộ máy trong sạch và vững mạnh.
“Trận chiến này không tha ai hết. Chúng ta sơ hở, mất cảnh giác thì tội phạm sẽ tấn công chúng ta. Có thể không tấn công trực tiếp thì tội phạm tấn công gián tiếp qua gia đình, người thân. Nội bộ không bảo vệ được, lộ bí mật hết thì mình còn đánh ai được nữa”, ông Quân nói.
Ông Quân cho biết, TP sẽ tiếp tục trấn áp tội phạm, đánh mạnh hơn nữa vào các băng nhóm xã hội đen để bảo vệ bình yên cho người dân.
Tá Lâm
(VNN)

Gwen Robinson - 'Miến Điện đổi mới: cơn ác mộng của TQ'

Liệu thay đổi đường hướng kinh tế, một phần trong tổng thể cải tổ thể chế ở Miến Điện, có đang gây ra những quan ngại nào với quốc gia láng giềng Trung Quốc, BBC lược giới thiệu ý kiến của cây bút Gwen Robinson của tờ thời báo Anh Financial Times.
Miến Điện, quốc gia láng giềng tới gần đây vẫn trung thành và sẵn sàng gần như vô giới hạn mở ra các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú cho các công ty Trung Quốc khai thác, đang chuẩn bị ký kết điều được gọi là Sáng kiến minh bạch công nghiệp khai khoáng.
Tổ chức EITI có trụ sở tại Na Uy, bao gồm các chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức quốc tế và các công ty tài nguyên, vẫn 'trông coi' trên cơ sở tự nguyện ngành công nghiệp tài nguyên thiên nhiên, đây là tổ chức từng gây ra sự hốt hoảng trong trong phòng họp của nhiều công ty đa quốc gia trên toàn thế giới.
Tổ chức này ra các yêu cầu nghiêm ngặt về minh bạch tài chính, tiêu chuẩn môi trường và quản trị doanh nghiệp. Nhóm này cũng gây áp lực buộc các công ty đa quốc gia chia sẻ nhiều hơn lợi nhuận từ các dự án của họ cho các quốc gia sở tại. Và với Miến Điện, EITI cung cấp cho chính phủ những lý do thuyết phục nhằm cân nhắc và tái đàm phán các hợp đồng tài nguyên thiên nhiên.
Đây rõ ràng là một điều tốt với chính phủ cải cách hai năm tuổi của Miến Điện vốn đang nỗ lực để mở cửa nền kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài sau nhiều thập niên bị cô lập về ngoại giao và kinh tế.
Như Tổng thống Thein Sein nhiều lần nói, chính phủ mong có sự chấp nhận của quốc tế cũng như háo hức tiếp nhận đầu tư, và đã phát tín hiệu sẵn sàng áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, từ các quyền lao động tới quy định tài chính và bảo vệ môi trường.

"Sự thể tất cả quá trình đấu thầu đều minh bạch và theo thông lệ phương Tây đã làm cho nhà đầu tư truyền thống và cỡ bự là Trung Quốc cực kỳ lo lắng"
'Trấn áp tham nhũng'
Ông Thein Sein cũng đưa ra các lời răn đe trấn áp nạn tham nhũng, trong đó có hiện tượng hối lộ, lại quả để đổi lấy những bản hợp đồng được trao.
Gần 400 quan chức đã đi tù về các tội liên quan đến tham nhũng từ giữa năm 2011 và tháng 12/2012, trong khi gần 5.000 quan chức khác bị sa thải, theo một báo cáo của chính phủ trình quốc hội.
Miến Điện công bố tuần trước một phiên đấu thầu quyền thăm dò 30 giếng dầu và khí đốt ngoài khơi.
Thay vì cách thức cũ, trong đó người ta lặng lẽ tiến hành các thỏa thuận nghầm với các công ty được ưa chuộng, chính phủ nay công khai đấu thầu với các quảng cáo bằng tiếng Anh, và các công ty quốc tế được mời để tham gia thầu.
Cuộc đấu thầu, theo ý kiến của một người trong giới công nghiệp dầu khí phương Tây, đã được tiến hành trong một "cách thức công khai nổi bật".
Vị giám đốc điều hành dầu khí này cũng ca ngợi quá trình đấu thầu hiện hành với hai giấy phép trong địa hạt viễn thông quốc gia – những hợp đồng công cộng lớn đầu tiên bên ngoài lĩnh vực các nguồn tài nguyên thiên nhiên, được mở ra cho các nhà thầu quốc tế.
'Cực kỳ lo lắng'
Sự thể tất cả quá trình đấu thầu đều minh bạch và theo thông lệ phương Tây đã làm cho nhà đầu tư truyền thống và cỡ bự là Trung Quốc cực kỳ lo lắng.
Trung Quốc đã đầu tư ít nhất là 14 tỷ USD trong một phạm vi rộng lớn nhiều dự án trong vài thập niên qua, đưa họ đứng đầu danh sách của 32 quốc gia đầu tư vào Miến Điện, chiếm khoảng 1/3 tổng mức đầu tư nước ngoài với tổng mức vốn là 42 tỉ USD, theo số liệu chính thức của Miến Điện cho năm 2012.
Phần lớn các đầu tư của Trung Quốc tại Miến Điện là tài nguyên thiên nhiên và sản xuất điện, nhưng một số tiền đáng kể cũng đã đầu tư vào các dự án xây dựng lớn như sân bay Naypyidaw và cơ sở hạ tầng viễn thông.
Earth Rights International, một tổ chức phi chính phủ theo dõi chặt chẽ các dự án tài nguyên thiên nhiên, năm ngoái đã xác định 69 công ty Trung Quốc tham gia 90 dự án đã hoàn tất, đang tiến hành hoặc được lên kế hoạch trong các lĩnh vực khai khoáng và thủy điện của Miến Điện.
Ít nhất 6 đến 10 công ty khác của Trung Quốc đã tham gia vào các dự án bên ngoài lĩnh vực các nguồn tài nguyên, chẳng hạn như viễn thông và cơ sở hạ tầng, nâng tổng số con số lên tới khoảng từ 75 - 80 - một con số mà các quan chức Miến Điện nói với tờ Financial Times là “chính xác.”
Nỗ lực cải cách này của Miến Điện có thể bị đặt sai chỗ (trong mắt của Trung Quốc), mặc dù các nhà lãnh đạo chính phủ Miến Điện đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Trung Quốc và các nhà đầu tư khác.
"Đây là một vấn đề rất nhạy cảm, chúng tôi phải rất cẩn thận - chúng tôi phải tôn trọng các hợp đồng cũ nhưng chúng tôi cũng phải xem xét lại chúng", U Soe Thane, Bộ trưởng phụ trách đầu tư, nói với Financial Times trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Mặc dù vậy, chính phủ Miến Điện đã cho Trung Quốc một cú khá chua cay vào cuối năm 2011, khi Miến Điện đột ngột đình chỉ dự án thủy điện Myitsone trị giá 3,6 tỷ USD ở mạn đông bắc của đất nước.

Miến Điện
Các dấu hiện kinh tế hàng hóa tăng từng ngày qua sinh hoạt của người dân
'Trấn an Trung Quốc'
Trái ngược với các ấn tượng được tạo ra bởi những lời mời nhiệt tình của Miến Điện dành cho các nhà đầu tư phương Tây và việc hủy bỏ dự án đập lớn của Trung Quốc, các nhà lãnh đạo của Miến Điện không có ý định xa lánh người hàng xóm khổng lồ phương bắc.
Trong chuyến viếng thăm mới nhất của mình sang Trung Quốc, ông Thein Sein đã bác bỏ những tin tức nói rằng đầu tư của Trung Quốc đã trở nên ít được chào đón trong bối cảnh cơn sốt đầu tư đến từ phương Tây.
"Đầu tư của Trung Quốc vào Miến Điện đã không chỉ tạo lợi nhuận cho các nhà đầu tư Trung Quốc, mà còn giúp cho người dân Miến Điện", ông nói với truyền thông nhà nước Trung Quốc.
Trong cuộc hội đàm song phương, Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã nhắc lại tuyên bố trong cuộc họp trước đó của ông Thein Sein vào cuối năm ngoái, nhấn mạnh "tầm quan trọng của việc đảm bảo thực hiện thuận lợi các dự án hợp tác."
Nhưng, như tờ báo mạng Irrawaddy tường trình, Thein Sein cũng bảy tỏ rằng: "tình hữu nghị Trung-Miến không 'được bị ảnh hưởng bởi các thế lực bên ngoài."
Đây được cho là một tuyên bố bất thường để trấn an mối quan ngại ngày càng gia tăng của Trung Quốc về ảnh hưởng ngày một tăng của phương Tây tại Miến Điện.
(BBC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét