Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Lượm tin tức

Không nên hiến định những điều mù mờ trong Hiến pháp

Hiến pháp là luật gốc, luật mẹ, vì thế những nội dung của luật phải cụ thể, rõ ràng, phù hợp với hoàn cảnh dân tộc và xu thế của nhân loại tiến bộ văn minh, đồng thời Hiến pháp phải có tính khả thi, không nên đưa vào Hiến pháp những điều nghe có vẻ rất kêu theo kiểu hô khẩu hiệu nhưng chỉ là hình thức, không có giá trị thực tiễn. Hiến pháp phải ổn định lâu dài để phát triển đất nước và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời Tổ quốc, tránh tình trạng chỉ một thời gian ngắn đã cảm thấy phải sửa đổi về cơ bản. Hiến pháp sửa nhiều chứng tỏ chất lượng kém, chắp vá, không có tầm nhìn xa.

1/Điều 54 Hiến pháp 1992 sửa đổi: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”.

Ta đã biết học thuyết của Mác về chủ nghĩa xã hội ra đời từ đầu thế kỷ XIX, học thuyết này đã không thành hiện thực qua mấy chục năm thử nghiệm trong thế kỷ XX. Từ Đông sang Tây những nước theo nền kinh tế XHCN đều nghèo nàn lạc hậu, người dân đói khổ, các nước đông Âu đã từ bỏ kinh tế XHCN vào những năm cuối thế kỷ XX, nền kinh tế Việt Nam cũng đã phải chuyển sang kinh tế thị trường hơn hai mươi năm qua. Nay ta có thể khẳng định nền kinh tế XHCN là xa vời, chưa có trong thực tế, rất tù mù, không ai chỉ ra được; thế mà chúng ta cứ cố tình hiến định nền kinh tế thị trường định hướng vào cái thiếu thực tế, rất tù mù, không ai chỉ ra được trong Hiến pháp thì liệu có nên?

2/Điều 70 Hiến pháp 1992 sửa đổi: “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân”.

Lực lượng vũ trang nhân dân trước hết phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân và chỉ viết như thế là đủ vì trong khái niệm Tổ quốc và nhân dân đã chứa đựng tất cả. Vì thế, nên giữ nguyên Điều 45 Hiến pháp 1992: “Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với tổ quốc và nhân dân...”

3/Không nên hiến định đất đai là sở hữu toàn dân (Điều 57 Hiến pháp 1992 sửa dổi).

Các hợp tác xã nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản... và các nông trường quốc doanh thực tế không còn tồn tại (các nông trường đã giao đất). Tức là không còn coi đất là tư liệu sản xuất để góp vào hợp tác xã để cùng nhau sản xuất công nữa.

Hiến định đất đai là sở hữu toàn dân trở nên vô nghĩa và mơ hồ, cản trở đầu tư sản xuất kinh doanh lâu dài. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả sản xuất nông nghiệp nước ta phân tán manh mún sản xuất nhỏ, không ai muốn bỏ vốn đầu tư lâu dài vì đất của mình đang do nhà nước quyết định trong tương lai; chính sách đất đai hiện hành không tích tụ được ruộng đất đồng nghĩa với việc không cơ giới hóa được nông nghiệp, không đầu tư thâm canh khoa học kỹ thuật và giống cây trồng vật nuôi tiên tiến; kết quả năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp của ta kém xa các nước có nền nông nghiệp phát triển, ngay trong khu vực thì chất lượng các sản phẩm nông nghiệp của ta cũng kém xa so với Thái Lan; mặt khác do canh tác thủ công giá thành sản phẩm cao rất khó cạnh tranh.

Về thực chất trong mấy chục năm qua việc sở hữu toàn dân về đất đai được quản lý quá yếu kém (trừ một vài trường hợp như nông trường bà Ba Sương thì chính các quan sở tại cũng đã tìm mọi cách xóa bỏ nó), Khi đất đai không còn nhu cầu làm ăn tập thể (sở hữu toàn dân), thì đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không phát huy được hiệu quả, lãng phí và loại đất không chủ (sở hữu toàn dân) đã bị lấn chiếm rất nhiều. Đất đai trở thành tài sản lãng phí nhất hiện nay: Toàn quốc có hàng trăm sân gôn, rất nhiều khu công nghiệp chưa được lấp đầy thậm chí có khu công nghiệp chưa lấp đầy 30%; rất nhiều dự án nhà ở xây dựng giở hoặc xây xong chưa có người ở trên hầu hết các tỉnh thành phố.

Sở hữu đất đai toàn dân gây biết bao bất công trong những năm qua; rất nhiều vụ kiện liên quan đến đất đai là hậu quả của chính sách thu hồi đất đai đẻ ra từ các dự án kinh tế mà đặc biệt là dự án nhà ở, thực chất là trắng trợn tước đoạt (đền bù rất thấp) đất đai của nông dân vốn rất nghèo để giao cho các ông chủ vốn đã rất giàu giúp cho họ giàu thêm. Rất vô lý là ở chỗ, đầu vào các dự án (giá đền bù) do nhà nước quy định, nhưng đầu ra thì chủ đầu tư lại toàn quyền quyết định, đây là kẽ hở để nhóm lợi ích trong đó chủ yếu là quan tham và chân rết gia đình và hầu cận làm giàu bất chính. Lợi dụng sở hữu đất đai toàn dân, cả nước đã xảy ra rất nhiều trường hợp thu hồi đất sai trái, bức xúc dư luận, như vụ Tiên Lãng Hải Phòng. Trong khi chưa có dự án đầu tư mới mà chính quyền huyện Tiên Lãng Hải Phòng đã tiến hành thu hồi, nói trắng ra là ăn cướp ngày –trường hợp này ta có thể hiểu có nhóm lợi ích câu kết với chính quyền huyện Tiên Lãng Hải Phòng và hậu quả đưa lại tai hại nặng nề cho người bị thu hồi và cả chính quyền nhà nước trong khi cá nhân thì thu lợi.

Chúng ta đã thừa nhận nền kinh tế thị trường thì phải thừa nhận sở hữu cá nhân về tất cả các tài sản, trong đó có tài sản đặc biệt: đất đai.Tại sao ta thừa nhận tất cả các tài sản (trừ đất) đều có thể sở hữu tư nhân kể că những tài sản có giá trị lớn như nhà cửa, xe cộ các loại, thậm chí cả công xưởng nhà máy hàng ngàn tỷ đồng, trong khi ta không thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai? Tại sao nhà trên đất là sở hữu tư nhân còn đất dưới nhà lại sở hữu toàn dân? Đây thực sự là “đầu Ngô mình Sở” trong nền kinh tế thị trường mà có lẽ chỉ có ở CHXHCNVN.

Không nên có khái niệm thu hồi đất (trừ tình trạng khẩn cấp trong chiến tranh), tất cả các trường hợp còn lại phải trưng mua theo giá thị trường. Bởi vì suy cho cùng bất kể dự án nào của nhà nước kể cả dự án an ninh quốc phòng cũng không thể bắt một số người (nằm trong dự án phải thu hồi) hy sinh quyền lợi cho tất cả mọi người mà phải ngược lại, vì ngược lại thì mỗi người chỉ chịu thiệt thòi rất nhỏ, còn để một số người nhỏ gánh chịu cái gánh ấy sẽ rất lớn; mặt khác khi công trình công cộng đưa vào sử dụng cả xã hội sẽ được hưởng lợi lâu dài. Từ quan điểm này tôi tin, nếu bỏ việc thu hồi đất theo kiểu cưỡng chế mà nhà nước làm bấy lâu nay người dân sẽ rất ủng hộ, bởi quyền lợi của họ được đảm bảo. Hiện nay tình hình giải phóng mặt bằng các dự án rất chậm, gồm các dự án vì lợi ích công cộng trong đó có các công trình giao thông, bởi chúng ta đang làm theo quy trình ngược bắt một số người hy sinh cho tất cả mọi người. Chỉ cần chúng ta có quan điểm ngược lại mọi việc trở nên đơn giản, dễ làm, tránh được bức xúc và khiếu kiện.

Những tồn tại, mẫu thuẫn như đã phân tích ở trên về vấn đề sở hữu đất đau mấy chục năm qua đặt ra một yêu cầu căn bản cho việc hiến định trong Hiến pháp: không nên hiến định đất đai là sở hữu toàn dân mà phải hiến định đất đai là đa sở hữu, trong đó có sở hữu nhà nước, tổ chức, cá nhân. Hiến định như vậy mới khắc phục được những rối động xã hội và an dân.

Hà Nội ngày 13/04/2013
Thái Bình
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Cựu quan chức QH bàn về những điều 'nhạy cảm' của dự thảo Hiến pháp

Ông Vũ Đức Khiển – nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội bày tỏ, có những vấn đề trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tưởng như “nhạy cảm” thì rất mừng đã được Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đưa vào bản dự thảo mới, với những phương án khác nhau để trình Quốc hội xem xét quyết định như: Đổi tên nước; về chức năng nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân, Điều 2 và Điều 120...
Bàn về đổi tên nước

Sau 3 tháng lấy ý kiến của toàn dân góp ý vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đã ghi nhận được hơn 26 triệu ý kiến và có tới hơn 28000 cuộc hội nghị, hội thảo, tọa đàm được tổ chức bàn về chủ đề này. Những kết quả đạt được đang theo chiều hướng tích cực.

Ông Vũ Đức Khiển cho hay, trong bản dự thảo mới đây do Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã nghiên cứu tiếp thu, giải trình, chỉnh lý để trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp tới còn đến hơn 50 nội dung cơ bản, có ý kiến khác nhau, trong đó có những vấn đề “nhạy cảm” cũng được đề cập và đưa ra các phương án khác nhau, mà vấn đề đầu tiên phải kể tới là những đề nghị đổi tên nước.

“Có nhiều ý kiến đề xuất lấy lại tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã được ghi rõ trong Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959. Đây là tên gọi thiêng liêng, gắn liền với sự ra đời của một Nhà nước kiểu mới đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945.

Có ý kiến cho rằng, lấy lại tên nước là thay đổi đường lối xây dựng đất nước, nhưng không phải vậy. Mục tiêu của chúng ta vẫn là dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, ông Khiển nhận định.

Ông Vũ Đức Khiển - Nguyên Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội.

Một vấn đề khác cũng được coi là “nhạy cảm”, lâu nay ở nơi này nơi khác, có ai đó góp ý cũng ngần ngại thì nay Ủy ban Dự thảo đã đưa hẳn vào bản dự thảo mới, đó là Điều 4 khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, nhưng quy định trong Hiến pháp hiện hành lại thể hiện như trong chính cương, Điều lệ của Đảng thì không phù hợp, mà chỉ nên viết ngắn gọn: “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
 
Ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới hiện nay cũng có một đảng nào đó lãnh đạo, nhưng cần khẳng định rằng, đảng đó phải được nhân dân thừa nhận, tín nhiệm qua cuộc bầu cử thật sự dân chủ, tự do, bình đẳng.

Thực tế là vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, sau này là Đảng Cộng sản Việt Nam ở nước ta có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng. Trải qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đảng viên luôn là những người tiên phong thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng, nêu những tấm gương sáng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhưng tiếc rằng gần đây, ngay trong Nghị quyết của Đảng cũng thừa nhận là có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, nên đã làm giảm sút nghiêm trọng uy tín của Đảng.

Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sáng lập ra đã lãnh đạo nhân dân ta giành được độc lập, thống nhất và xây dựng đất nước, được toàn thể nhân dân lao động tin tưởng như ngày nay. Vậy bây giờ là làm thế nào để củng cố xây dựng Đảng, đó là vấn đề cần nhìn nhận thẳng thắn để làm cho thật tốt”.

Xem xét lại Điều 2 và Điều 120

Về Điều 2 của bản dự thảo công bố lấy ý kiến nhân dân cũng được Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình Quốc hội xem xét lại phương án. Trong nhiều bài viết và phát biểu tại nhiều cuộc hội thảo, ông Vũ Đức Khiển đã đề nghị theo phương án 2 là thay cụm từ “liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” bằng “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.

Ông Khiển phân tích: “Ở nước ta hiện nay thành phần giai cấp của một người có thể thay đổi, nhưng thành phần dân tộc của họ thì không thể thay đổi được. Một người nông dân, công nhân bình thường, nhưng họ biết tổ chức sản xuất kinh doanh nên đã lập ra những trang trại, công ty thì họ trở thành những doanh nhân, tạo ra nhiều của cải cho xã hội, đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước, thực hiện nhiều hoạt động từ thiện và tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Vậy nên họ đư, mà trên thực tế Đảng và Nhà nước đã tôn vinh họ.

Nhưng theo cách hiểu trước đây thì họ không thuộc thành phần giai cấp công nhân, nông dân, nên quyền lực nhà nước không thuộc về họ. Vậy có đúng không? Từ lâu, Các Mác đã nói rằng xã hội muốn phát triển thì phải dựa vào lực lượng lao động tiên tiến, mà theo chúng tôi hiểu thì họ là một bộ phận của lực lượng lao động tiên tiến đó”.

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề hết sức quan trọng, luôn được Đảng và Bác Hồ vun đắp, giữ gìn nên chúng ta mới được như ngày nay. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nói “Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết/Thành công thành công đại thành công”. Người nhấn mạnh tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng rằng, Đảng Lao động Việt Nam là “Đảng của dân tộc Việt Nam".

Ngoài ra, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng đề nghị tiếp thu và sửa đổi Điều 120, vì nếu cứ để như dự thảo ban đầu thì lập ra Hội đồng Hiến pháp chỉ thêm tốn kém mà chẳng giải quyết được vấn đề gì, vì nó chỉ có chức năng kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành, để kiến nghị, đề nghị, yêu cầu sửa đổi hoặc hủy văn bản vi hiến, chứ không có quyền phán quyết và như vậy thì vị trí, vai trò của Hội đồng Hiến pháp còn thấp hơn cả một ủy ban của Quốc hội.

“Nếu chỉ giữ quy định về Hội đồng Hiến pháp như trong bản dự thảo đầu tiên là chưa thể hiện đúng với Nghị quyết của Đảng nói rằng, phải xây dựng cơ chế bảo hiến để phán xét những việc làm vi hiến của các cơ quan công quyền, cả trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Tất nhiên, Hiến pháp không thể quy định chi tiết cụ thể được, nhưng phải có những quy định cơ bản làm căn cứ hiến định cho việc ban hành luật về Tòa án Hiến pháp hoặc Hội đồng Hiến pháp, tùy theo hoàn cảnh điều kiện của nước ta. Tôi tán thành việc Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội xem xét phương án này”, ông Khiển nhấn mạnh.
 Ngọc Quang 
 (GDVN)
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT   
- Gặp đại tá-thành viên của gia đình duy nhất sống ở Hoàng Sa thế kỷ 20 (GDVN). - Thuyền trưởng tàu bị TQ bắn cháy xúc động khi đọc thư gửi lãnh đạo TQ (GDVN).
Sách Trắng Quốc phòng Trung Quốc: Đơn vị chủ lực có gì? (VTC).
Ảnh: Tàu chiến Trung Quốc tuần tra gần Điếu Ngư/Senkaku (VTC). - Nhật Bản thành lập mặt trận chống Trung Quốc (KT).
- Phan Xuân Sơn: ‘Muốn đổi tên nước phải nhận diện toàn cục’ (VNE/ BS).
UBTV Quốc hội thảo luận về dự án Luật đất đai (sửa đổi) (VOV). - Bế mạc phiên họp thứ 17 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (HQ). - “Không thu hồi đất vì nhóm lợi ích” (VnEco). - Vẫn thu hồi đất cho dự án kinh tế – xã hội (VNN).
Viết tiếp vụ vi phạm Luật Đất đai ở xã Song Phương, Hoài Đức, Hà Nội: Vì sao chậm xử lý vi phạm? (ĐĐK).
Bộ trưởng Y tế: ‘Phong bì bôi trơn đã thành nạn’ (TP/NĐT).
Thanh Hóa chấn chỉnh tác phong, lề lối của cán bộ, công chức (VOV). - Ép buộc và tự giác (NNVN).
Cựu giám đốc ngân hàng đối mặt 3 tội danh (VNE).  - Vỡ nợ 47 tỉ đồng, một cán bộ cục thuế bỏ trốn (TT).
Kỳ án ở Hà Nội: Một hành vi cùng lúc chịu hai bản án (LĐ).
Trường hợp nào cảnh sát được dừng xe? (VNE).
Vườn Quốc gia Yok Đôn cấp thẻ vào rừng cho dân địa phương (VOV).
Vụ đánh bom Boston: Tiết lộ ảnh một người đàn ông khả nghi (TN). - Al-Qaeda đứng sau vụ đánh bom ở Boston? (LĐ).
Triều Tiên ‘cấm cửa’ đoàn doanh nhân Hàn Quốc vào Kaesong (DT). - Triều Tiên kêu gọi “hành động quyết định” (VNN). - Cầu Áp Lục và câu chuyện về mối quan hệ Trung – Triều (Infonet).
“Thần tượng” trực thăng CH-53E Mỹ sụp đổ trên bán đảo Triều Tiên (ANTĐ). - Mỹ – Hàn lên kế hoạch ‘hạ’ Triều Tiên trong vài ngày (TP). - Liên quân Mỹ – Hàn đánh chiếm Triều Tiên trong 2 tuần? (VTC). - Tài sản mật của Kim Jong-un sắp bị phong tỏa? (KT).
Thuyền trưởng tàu bị TQ bắn cháy xúc động khi đọc thư gửi lãnh đạo TQ  (GDVN) – Nhận được niềm an ủi rất lớn và sự đồng cảm, đó là tâm trạng của anh Bùi Văn Phải, thuyền trưởng chiếc tàu 96382 QNg bị Trung Quốc bắn cháy cabin, khi đọc thư các em học sinh lớp 4 gửi đến lãnh đạo Trung Quốc. Anh hứa sẽ bám biển lâu dài để góp phần khẳng định chủ quyền biển bảo của quê hương.
Gặp đại tá-thành viên của gia đình duy nhất sống ở Hoàng Sa thế kỷ 20 (GDVN)—Biển Đông phúc tạp hơn Hoa Đông’ (PNTD)
Cựu quan chức QH bàn về những điều ‘nhạy cảm’ của dự thảo Hiến pháp  (GDVN) – Ông Vũ Đức Khiển – nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội bày tỏ, có những vấn đề trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tưởng như “nhạy cảm” thì rất mừng đã được Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đưa vào bản dự thảo mới, với những phương án khác nhau để trình Quốc hội xem xét quyết định như: Đổi tên nước; về chức năng nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân, Điều 2 và Điều 120…
Chấn động clip bóc trần hàng loạt yếu kém của nền giáo dục VN -(GDVN) – ….Các lập luận của bạn trẻ này được người xem clip tán đồng ở mức độ cao nhờ lập luận chặt chẽ, không né tránh chuyện “nhạy cảm”, và cách thuyết trình rất cuốn hút….
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=XjUSOYcIQjM

Văn phòng chủ tịch nước giám sát giáo dục đạo đức học sinh (TT)
‘Muốn đổi tên nước phải nhận diện toàn cục’  (VnEx) -“Để có một Quốc hiệu mới phải nhận diện lại toàn bộ vấn đề của đất nước chứ không đơn giản là hôm nay đặt tên này, mai đặt tên khác. Tuy nhiên, nếu nhân dân đặt vấn đề về tên nước thì phải nghiêm túc xem xét lại”.
GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Phó viện trưởng Viện Chính trị học, Ủy viên hội đồng lý luận Trung ương trao đổi với VnExpress xung quanh vấn đề có nên đặt lại tên nước.
6 công ty dược ‘dính án’ mua bán thuốc gây nghiện  (TP) -Thanh tra Chính phủ chỉ rõ tên 6 công ty dược vi phạm trong việc mua bán nguyên liệu, sản xuất, bán thuốc thành phẩm có chất gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, trong kết luận thanh tra vừa được công bố.
Phiếm: Cao kiến của cao nhân (SGTT) -   – Ủa, sao lâu quá không thấy ông ra uống càphê quán chị Ba? / – Tôi nhịn càphê để dành tiền làm giàu, giờ thì tiền đã đủ để mua … / – Nhà hay xe? / – Mua chức! Tôi ngẫm rằng ở ta muốn làm giàu phải có quyền, muốn có quyền phải có chức, nhưng kẻ không thân thế như tôi thì mơ một chức tổ trưởng dân phố cũng khó, nên chỉ có cách để dành tiền mà “chạy”…
Xã nghèo ở một thành phố lớn -SGTT.VN – Giở nắp nồi cá kho đang sôi liu riu trên bếp, túm đuôi cùng lúc ba con cá giơ lên cao, bà Danh Thị Cân, 72 tuổi, cười tươi, khoe: “Bữa nay, nhà tui ăn cơm với cá lau kiếng nè”.
CA xã xưng “mày tao” khi làm việc với dân (NLĐ)

Làm gì khi bị kim tiêm đâm?  -SGTT.VN – Thông tin trên nhiều tuyến xe buýt ở TP.HCM xuất hiện các băng nhóm chuyên dùng kim tiêm dính máu gí thẳng vào mặt hành khách cướp tiền đang khiến nhiều người lo lắng. Khả năng bị lây nhiễm bệnh từ kim tiêm dính máu là rất cao…
Kêu gọi EU ép Việt Nam về nhân quyền (BBC) – Trước đối thoại nhân quyền vào ngày 18/04, các tổ chức nhân quyền kêu gọi Liên hiệp Châu Âu gây sức ép để Việt Nam tôn trọng truyền thông.
Nghị viện châu Âu thảo luận khẩn cấp về tình hình nhân quyền Việt Nam  (RFI) -Ngày mai, 18/04/2013, trong phiên họp khoáng đại hàng tháng, Nghị viện châu Âu sẽ thảo luận khẩn cấp về tình hình nhân quyền ở Việt Nam và đặc biệt là về tình hình tự do ngôn luận ở Việt Nam. Ba nghị sĩ thuộc khối Cánh tả thống nhất châu Âu sẽ đệ trình một nghị quyết về vấn đề này.   –CPJ kêu gọi Châu Âu thúc đẩy tự do báo chí cho Việt Nam (VOA)
Thỉnh nguyện thư yêu cầu Mỹ hạn chế du lịch, gửi tiền về Việt Nam (VOA) -
Ông Phạm Chí Dũng khiếu nại báo Tuổi Trẻ  (BBC) -Nhà báo Phạm Chí Dũng , người bị bắt điều tra tội Lật đổ hồi năm ngoái, gửi thư khiếu nại về việc báo Tuổi Trẻ TP HCM đưa tin sai.
Đền Hùng từng bị đặt bùa yểm?  (BBC) -Tiết lộ của một quan chức VN rằng Đền Hùng từng bị ‘đạo sỹ phương Bắc đặt bùa yểm’ để triệt phá nước Việt đang gây tranh cãi.
Phương Bắc từng yểm bùa nước Nam? (BBC/nhe) -  Đền Hùng thờ Quốc Tổ, nơi linh thiêng bậc nhất của người dân Việt Nam, từng bị người phương Bắc đặt một ‘đạo bùa yểm’ chôn dưới nền đất, một quan chức coi giữ khu đền này khẳng định với báo chí trong nước.
Trao đổi với BBC từ Hà Nội, nhà sử học Lê Văn Lan cho biết chuyện người phương Bắc tìm cách yểm bùa nước Nam là ‘có thực’ mà ‘ý thức dân gian còn ghi lại’.  Chính sử không hề đề cập đến việc này nhưng trong ngoại sử và sách địa lý thì có chép, ông Lan nói…..
…..Cho nên ông Lan cho rằng phiến đá trấn yểm đặt trong đền Thượng ‘nên được di dời ra khỏi đền’ vì ‘đấy là thứ mới tạo chứ không phải có từ trước’.
Khai mạc Hội nghị Kết nối Bộ trưởng Việt Nam – Singapore (RFA)

Viết bài cho blog Châu Xuân Nguyễn bị 3 năm tù (RFA) – Tòa án Nhân dân TP HCM hôm nay tuyên phạt Phạm Nguyễn Thanh Bình về tội “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo điều 88 của Bộ LHS là 3 năm tù giam và 3 năm quản chế tại địa phương.
Theo cáo trạng, Phạm Nguyễn Thanh Bình, sinh năm 1983, quê gốc Hải Phòng, hiện đang sinh sống tại Sài Gòn. Đầu năm 2012, do chưa có việc làm ổn định, Bình thường lên mạng internet tìm kiếm các thông tin và biết được Nguyễn Xuân Châu, một blogger sinh sống tại Úc. Sau đó, Bình nhận viết cho blog của Châu 8 bài viết có nội dung được cho là xuyên tạc đường lối của Đảng, sự điều hành của Chính phủ cũng như bịa đặt về đời tư của một số lãnh đạo Việt Nam. Từ đó, Nguyễn Xuân Châu đã phát tán trên mạng internet.
Trang bìa của Blog Châu Xuân NghĩaTrang bìa của Blog Châu Xuân Nghĩa  -RFA screen cap===>>>
Bên cạnh đó, theo cáo trạng, Bình còn cung cấp thông tin cho Châu về tình hình kinh tế, xã hội, chính trị theo hướng lệch lạc, xuyên tạc.
Phạm Nguyễn Thanh Bình cho rằng việc mình viết bài cho blog của Nguyễn Xuân Châu xuất phát từ bức xúc trước các tệ nạn tham nhũng, lãng phí trong xã hội, ngoài ra, Bình cũng làm đơn xin khoan hồng.
Phạt Phạm Nguyễn Thanh Bình 3 năm tù vì tuyên truyền chống Nhà nước (TTXVN/TTVH)
KINH TẾ  
6 công ty của “bầu” Kiên nợ ACB hơn 7.000 tỷ đồng (VnEco).
Tiếp tục chào bán 1,5 tấn vàng “Nhà nước” vào sáng mai (DT). - Ngân hàng Nhà nước “phớt lờ” chênh lệch giá vàng (LĐ).
Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh (TTVN/CafeF).
Thêm nhiều cổ phiếu vào diện cảnh báo (VnEco).
Một điều lệ mẫu chung cho doanh nghiệp Nhà nước? (VnEco).
Bao che người nộp thuế trốn thuế có thể bị phạt 10 triệu đồng (NDHM).
Chủ tịch Petrolimex: ‘Nhiều cơ hội giảm giá xăng dầu’ (VNE).
Cam Trung Quốc vẫn tràn ngập thị trường (VnMedia).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Đề xuất âu phục, áo dài làm lễ phục của Nhà nước (TTXVN).
Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng 2013: Lễ rước kiệu về Đền Hùng (TTXVN/TTVH). - Người dân đất Tổ chung sức gìn giữ 2 di sản văn hóa thế giới (VOV). - Thời tiết đẹp dịp Giỗ Tổ (VNN).
Đêm nay, “Bóng tối và Ánh sáng” tái ngộ khán giả thành phố (SGGP).
“50 sắc thái” đã xúc phạm độc giả Mỹ (TTVH).
Ca sĩ Nguyễn Đình Thanh Tâm: Cống hiến – Cơ hội chia đều cho mọi người (TTVH). - Hơn 100 nhà báo Bắc – Nam bỏ phiếu trực tuyến bầu “Cống hiến” (TTVH).
‘Ngõ ngách’ chuyện cát sê ca sĩ (Bài 2): Nguyên do giá ‘khủng’ (TTVH).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Gian nan hành trình đưa văn hóa dân gian vào trường học: Hay, hữu ích nhưng vẫn chưa hấp dẫn (GD&TĐ).
Kiểm tra việc xét chức danh giáo sư, phó giáo sư (VNN).
Chấn động clip bóc trần hàng loạt yếu kém của nền giáo dục VN (GDVN).
Loay hoay dạy đạo đức cho học sinh (VNN).
CEO FPT tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên(ICT). - Câu hỏi ‘nguy hiểm’ của nhà tuyển dụng (TP). - Tốt nghiệp đại học, về quê làm công nhân (VNE).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG 
“Cấp trên đồng ý, tỉnh sẽ công bố dịch cúm chim yến” (VNN). - Ninh Thuận có thể tiêu hủy hết chim yến (VOV). - Đà Nẵng: Tiêm vắcxin phòng dịch cúm cho hơn 140.000 gia cầm (DT). - Gà lậu bán công khai, Sở Công thương bảo không có (Infonet/SM). - Hải quan Quảng Ninh phối hợp bắt giữ 3,7 tấn mèo nhập lậu (HQ).
Nỗi lo hạn hán và “cuộc chiến” đòi nước cho hạ du – Kỳ 2: “Cuộc chiến” đòi nước cho hạ du (ĐĐK). - Hậu quả biến đổi khí hậu ngày càng nặng nề hơn (VNN).
“Hợp đồng hôn nhân” là công bằng và tiến bộ! (PL&XH). - Dưới 18 tuổi mua thuốc lá: Phạt! (NNVN).
Chiêu mới của bọn lừa bán người sang Trung Quốc (CL).
Động đất tại Trung Quốc làm chín người bị thương (TTXVN). - Trung Quốc: Bão cát mịt mù ở khu vực Tân Cương (CATP).
Không tài nào thoát ra nổi.
Phạt đổ rác bừa bãi đến 2 tỉ đồng: Ai gác? Ai phạt? Ai trả tiền?  (LĐ) -“… Cấm vứt rác ra đường. Bắt được phạt 500.000 đồng”, “Thông báo. Cấm để rác ra đường. Phạt 150.000 thưởng cho ai người…  —Chủ tịch TP Cần Thơ vẫn hôn mê sau phẫu thuật (TP)
Bà phó phòng nói gì về việc ông chủ tịch tỉnh xin nghỉ hưu sớm?  (Dân trí)     —–Phó Chi cục Thuế treo cổ tự tử tại nhà (VNN)   —Bị truy nã vẫn trở thành trung úy công an (VNN)  — Cháy phòng trà ca nhạc Da Vàng (NLĐ)   —   Cháy phòng trà và siêu thị (TP) -Giả mạo hồ sơ chiếm đoạt tiền BHXH (NLĐ)  —Vỡ nợ 47 tỉ đồng, một cán bộ cục thuế bỏ trốn (TT)

4 nội dung nữ phó phòng tỉnh Trà Vinh khiếu nại ông Lê Tấn Lực(GDVN)   —Hà Nội: Xe container đâm và kéo lê một CSGT trên cầu Thanh Trì(GDVN)  —Hàng trăm khách hàng “tố” Công ty Thanh Bình “làm giá” căn hộ(GDVN)   —Thầy giáo tâm lý nói gì sau clip ‘mách nước chuyện ấy’ cho nữ sinh?  (GDVN)
Hoang mang vì… những bóng đen trên mái nhà(TNO) Từ khi xảy ra vụ trộm đột nhập vào nhà của hai phụ nữ có chồng đi biển ở thị trấn Long Hải (Vũng Tàu) sau đó cướp tài sản rồi hiếp dâm, người dân ở thị trấn này đang rất hoang mang. Một người dân cho biết đàn ông không dám đi biển mà để vợ con ở nhà; đàn bà, phụ nữ, trẻ em thì không dám ngủ vì sợ bọn trộm đột nhập từ mái nhà xuống rồi hiếp dâm.
Bị xe ben tông, xe con quật nát xe máy (NLĐO)    —2 vụ cướp vào nhà hiếp dâm(NLĐO)  —Chủ quán cà phê “nhốt” tiếp viên(NLĐO)  —Đâm ông ngoại của người yêu cũ để trì hoãn đám cưới(NLĐO)    —Bắt đối tượng lừa đảo nữ giới liên tỉnh (TP)
Phẫn nộ với tài xế xe Camry đâm người trọng thương rồi bỏ đi  (DT) -Vụ tai nạn xảy ra trên quốc lộ 1A, địa phận xã Kỳ Trinh, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
12 xe ô tô tông liên hoàn, bẹp dúm trên cầu Sài Gòn (Zing)    —Mang dao, rựa đi hiếp dâm (TN)
Trưởng Ban Quản lý khu Kinh tế Trà Vinh mượn roi điện đi công tác?  -(GDVN) – Sáng nay, 17/04, tất cả cán bộ, nhân viên Ban Quản lý khu Kinh tế Trà Vinh đã nhận được giấy ủy quyền, xin tạm nghỉ của ông Lê Tấn Lực.
Mỗi ngày có 2-3 tấn gà thải TQ về Hà Nội  (KP)   —Dân buôn luồn lách tuồn gà thải Trung Quốc vào Việt Nam (VTC)
Mua 6 khẩu súng, 1 thỏi mìn để ‘phòng thân’  (VTC) -Bị phát hiện mang 2 khẩu súng côn và 4 khẩu súng bắn đạn hoa cải cưa nòng tự chế cùng một thỏi hình ống, Ninh khai nhận số vũ khí trên mua của một người TQ.   –  Cháu bé bị cha mẹ bỏ rơi ở phòng cấp cứu đã tử vong (TN)
Công nghệ chế lẩu từ nầm dê giả và hóa chất rợn người (VTC)   —Thiếu nữ tự sinh con rồi vứt ở nhà hoang(VTC)   —-Bé gái 12 tuổi mang thai 9 tháng tử vong cùng con(VTC)   — Rủ nhau đến lớp học thêm hiếp dâm 2 thiếu nữ (NLĐ)
Một phụ nữ chết cháy trên xe máy (NLĐ) -  ….Đến chiều tối ngày 17-4, Công an TP Cần Thơ vẫn đang điều tra, làm rõ vụ việc một phụ nữ chết cháy cùng chiếc xe gắn máy mang biển kiếm soát 65H7 – 0267.  —- Nổ bình gas mi ni, cặp vợ chồng nhập viện (NLĐ)

QUỐC TẾ  
Người Iraq sẽ đổi đời sau bầu cử ? (ND). - Israel lại cảnh báo tấn công Iran (VOV).
Đảng chống Taliban ở Pakistan bị đánh bom đẫm máu (TTXVN).
Ảnh: Tập trận bắn đạn thật của thủy quân lục chiến Nga (GDVN).
Nổ ngay ngoài văn phòng đảng đối lập của Ấn Độ (TTXVN).
San Pedro Sula – Honduras: Thành phố bạo lực nhất thế giới (ANTG).
Người dân ngủ ngoài nhà thờ chờ tiễn biệt ‘bà đầm thép’ (Infonet/Zing). - Anh siết chặt an ninh lễ tang “bà đầm thép” (TN).
Đài Loan điều 7.000 lính tập trận chống đổ bộ (VTC).

Anh Quốc cử hành tang lễ cho bà Thatcher  (VOA) – Hàng ngàn người đứng dọc đường phố trung tâm thủ đô London chứng kiến tang lễ của cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher
Nhật Bản thành lập mặt trận chống Trung Quốc (KT)   —-Động đất mạnh tại Nhật Bản và Trung Quốc (DV)  —Đường cao tốc G12 nối Trung – Triều hoang vắng (SGTT)
Triều Tiên thúc giục người dân chuẩn bị cho “hành động quyết định”(TNO)  – CHDCND Triều Tiên đã thúc giục người dân chuẩn bị cho “hành động quyết định” nhằm “báo thù” cho những sự xúc phạm của các nhóm chống Bình Nhưỡng ở Hàn Quốc.
Triều Tiên “cấm cửa” người Hàn vào Kaesong (NLĐ)– Bộ thống nhất Hàn Quốc ngày 17-4 cho biết CHDCND Triều Tiên không cho phép các doanh nhân Hàn Quốc vào khu công nghiệp chung Kaesong để cung cấp thực phẩm và kiểm tra cơ sở sản xuất.   —Bắc Triều Tiên ngăn trở tiếp liệu cho công nhân Hàn Quốc ở Kaesong (RFI)
Đài Loan tiến hành cuộc tập trận lớn nhất kể từ năm 2008 (VOA)   —-Đài Loan tập trận bắn đạn thật với giả định Trung Quốc xâm lăng (RFI)   —-Đài Loan điều 7.000 lính tập trận chống đổ bộ (VTC)   —Iran thử tên lửa mới ở Vịnh Ba Tư (TP)
Giải mã chuyện tình của 3 nhà lãnh đạo Triều Tiên  -TPO -  Chuyện tình và các cuộc hôn nhân của ba nhà lãnh đạo Triều Tiên, từ Kim Nhật Thành đến Kim Jong-Il và hiện tại là Kim Jong-Un cũng trở thành ‘cơ mật quốc gia’
Giám đốc tặng 50 tỷ đồng tiền thưởng cho nhân viên (VTC News) – Ông Lord Wolfson – Giám đốc điều hành hãng bán lẻ thời trang Next của Anh từ chối nhận 2,4 triệu Bảng Anh tiền thưởng và dùng số tiền đó tặng cho các nhân viên.

Vụ nữ phó phòng quậy: Cho thôi chức Chủ tịch tỉnh Trà Vinh

Chiều 17-4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh đã tổ chức cuộc họp biểu quyết về việc ông Trần Khiêu thôi giữ các chức vụ phó bí thư Tỉnh ủy và chủ tịch UBND tỉnh. Kết quả, 46/47 phiếu đồng ý để ông Trần Khiêu thôi chức.
Ông Trần Khiêu.
Sau khi có kết quả biểu quyết lấy ý kiến cho ông Trần Khiêu thôi giữ các chức vụ phó bí thư Tỉnh ủy và chủ tịch UBND tỉnh, Tỉnh ủy Trà Vinh sẽ trình Ban Bí thư Trung ương Đảng phê chuẩn.
Từng bị nhắc nhở về quan hệ nam - nữ
Theo một cán bộ văn phòng Tỉnh ủy Trà Vinh, việc biểu quyết lần này dựa vào đơn xin nghỉ hưu trước thời hạn của ông Trần Khiêu chứ không phải do những lùm xùm liên quan đến bà Trần Hồng Ly (phó Phòng Quản lý doanh nghiệp và lao động - Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Trà Vinh) trong thời gian gần đây. Riêng vấn đề quan hệ nam - nữ của ông Trần Khiêu, trước đó Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã vào làm việc, xác minh, kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ương 4 và có nhắc nhở ông.
Sau khi Báo Người Lao Động đăng loạt bài Nữ phó phòng lộng hành khắp tỉnh (số ra các ngày 10, 11, 12 và 13-4) phản ánh những sai phạm của bà Trần Hồng Ly, ông Trần Khiêu đã lên tiếng thừa nhận mối quan hệ giữa ông với bà Ly là “rất thân thiết”. Chủ tịch tỉnh này cũng cho biết đã nộp đơn xin nghỉ hưu sớm vì lý do sức khỏe và “tạo điều kiện cho lớp trẻ lên thay”.
Tuy nhiên, ông Trần Khiêu lại phủ nhận các thông tin, dư luận về việc ông can thiệp vào sự thăng tiến bất thường của bà Ly cũng như giúp bà “trả đũa” một số cán bộ trong hội đồng kỷ luật trong quá trình họ xét kỷ luật nữ cán bộ này. Ông Trần Khiêu cũng tỏ ra bênh vực bà Ly khi liên tục khẳng định trên báo chí rằng bà chỉ vào trụ sở UBND tỉnh tìm tài xế của chủ tịch tỉnh để lấy chìa khóa, vô tình gây gổ với đội cảnh sát bảo vệ, chứ không đập phá tài sản như phản ánh của công an, đồng thời khẳng định hành vi đó “không có gì nghiêm trọng”.
Bảo vệ người tai tiếng
Trong một bản giải trình gửi bí thư chi bộ cơ quan đề ngày 7-6-2010, bà Trần Hồng Ly viết: “Vào ngày 2-6-2010, khoảng 21 giờ, tôi có đến nhà anh ba Trần Khiêu để gặp chị ba, làm sáng tỏ việc tại sao bấy lâu nay chị mắng chửi tôi là đĩ này đĩ nọ, nói tôi là “gái bia ôm nội bộ” và chị ba còn nói tôi “bảo kê” cho một quán bia ôm gần nhà. Nhưng khi đến nhà, chị ba thấy tôi vội khóa cửa cổng, không cho tôi vào nhà, tôi bấm chuông, chị ba cũng không ra mở cửa, tôi bức xúc và tức chị ba khi dễ tôi, chị nhục mạ tôi, nói xấu tôi với người này người nọ, bây giờ tôi đến nhà thì chị ba không dám tiếp nên tôi nhổ 2 cây kiểng trồng ngoài hàng rào và la lớn trước cửa nhà chị ba”.
Về sự việc này, ông Trần Khiêu lại biện bạch rằng bà Ly không phá phách mà chỉ nhổ cây trinh nữ hoàng cung để… mang về trị bệnh phụ nữ!
Ngoài những phát biểu có lợi cho bà Ly, ông Trần Khiêu còn lên tiếng khẳng định thanh tra toàn diện Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh (nơi bà Ly công tác và đang bị kỷ luật) và đã phát hiện “nhiều sai phạm nghiêm trọng” của người đứng đầu đơn vị này là ông Lê Tấn Lực.
Trong khi đó, một nguồn tin cho biết ông Lực đã có đơn trình báo cơ quan công an về việc có nhiều đối tượng xưng là “xã hội đen” liên tục nhắn tin, gọi điện thoại cho ông đe dọa giết và mạt sát ông bằng những ngôn từ hết sức tục tĩu. Sự việc này xảy ra sau khi Báo Người Lao Động đăng loạt bài nói trên về bà Ly cũng như mối quan hệ của bà với ông Trần Khiêu.


Quan hệ phức tạp
Ông Trần Khiêu sinh năm 1954 tại huyện Càng Long - Trà Vinh. Năm 1973, ông Khiêu làm y tá tại Ban Dân y tỉnh Trà Vinh, đến năm 1976 thì trở thành cán bộ trung đội Tiểu đoàn 501 tại địa phương. Sau khi học bổ túc văn hóa, ông Trần Khiêu lần lượt chuyển công tác đến tỉnh đoàn, thư ký HĐND tỉnh Cửu Long (cũ); phó ban tổ chức chính quyền, chánh thanh tra tỉnh Trà Vinh; bí thư huyện ủy Càng Long; phó chủ tịch tỉnh, phó bí thư tỉnh ủy kiêm chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh.
Theo một nguồn tin của chúng tôi, vào thời điểm bầu ông Trần Khiêu vào chức chủ tịch UBND tỉnh, một lãnh đạo Tỉnh ủy Trà Vinh lúc đó, nay đã nghỉ hưu, từng lên tiếng không tán thành do các mối quan hệ phức tạp của ông Trần Khiêu.
(Người Lao động)

Phạm Xuân Nguyên bị cấm cửa tới dự tọa đàm văn học của báo QĐND

images
Ông Phạm Xuân Nguyên
Tôi kể chuyện này

Sáng 17/4/2013, báo Quân Đội Nhân Dân (QĐND) tổ chức cuộc tọa đàm mang tên “Văn học VN về chiến tranh và người lính sau năm 1975 – Những cách nhìn khác” tại trụ sở tòa soạn 7 Phan Đình Phùng, Hà Nội. Cách khoảng mười ngày trước đó, tôi đã được nhà thơ T. là đại tá làm việc tại báo, nhân gặp tại một cuộc ăn trưa ở nhà hàng 17 Lý Nam Đế, có nói miệng về cuộc tọa đàm và bảo là sẽ mời anh đến tham gia, phát biểu ý kiến. Ngày 13/4/2013, T. gửi mail cho tôi như sau:

 Anh ơi, chủ đề là “Văn học VN về chiến tranh và người lính sau năm 1975-Những cách nhìn khác”. Còn câu hỏi đối thoại thì hôm đó tranh luận mới sinh ra các vấn đề mới. Nhưng, sơ bộ mấy điều phải đạt được:

1. Đánh giá những nét cơ bản thành tựu Văn học chiến tranh sau năm 1975?

2. Đánh giá đội ngũ nhà văn nhà thơ viết về chiến tranh sau năm 1975?

3. Văn học chiến tranh sau năm 1975 tiếp tục dòng chảy thời chiến hay phát lộ một dòng chảy mới?

4. Cái nhìn của người sáng tác (tư duy sáng tác) đối với hiện thực chiến tranh và lao động nhà văn sau năm 1975 như thế nào?

5. Những cách tân nghệ thuật?

* Văn xuôi đi vào thân phận con người?

* Thơ đi vào tâm trạng cá nhân và những dằn vặt thời hậu chiến.

6. Hiện nay, khó khăn nhất của người sáng tác về đề tài chiến tranh là gì?

7. Những nhu cầu của người sáng tác, đề xuất với các cấp lãnh đạo văn nghệ.

vân vân và vân vân.

Thời gian: 8h32 phút sáng 17-4 (thứ Tư)

 Chiều 16/4, lúc 4h56, T. gọi điện cho tôi nhắc là ngày mai anh nhớ đến dự tọa đàm, anh cứ vào cổng 7 Phan Đình Phùng, lên phòng khách, sau đó sang phòng họp, anh em mong chờ đón tiếp anh. Tôi nhận cuộc gọi này khi đang ở nhà. Sau đó tôi đi taxi đến một cuộc gặp bạn bè. Trên xe, vào lúc 5h42 PM, tôi nhận được cuộc gọi mới của T. báo hoãn cuộc tọa đàm ngày mai, anh không phải đến nữa. T. cho biết lý do hoãn là vì anh T. chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cũng được mời dự nhưng đang đi Sài Gòn, một anh T. khác dự phòng thay anh T. kia thì ngày mai cũng bận một “talk show” không đến được. Tôi đang mải đi nên nghe vậy cũng ừ ào. Nhưng sau khi uống bia với bạn bè xong, tôi chợt nghĩ đến cuộc gọi nói hoãn tọa đàm của T. thì sinh nghi. Tôi gọi lại cho T. bảo: tọa đàm là do báo QĐND mời, chủ nhà là báo QĐND, cớ sao vì anh T. vắng mà hoãn, thế chẳng hóa ra là xúc phạm đến những người được mời khác như tôi sao. Nếu vậy thì đây là một điều không thể chấp nhận được, tôi sẽ nói trắng sự thật ra cho mọi người biết. Nhưng tôi không tin là thế, chắc có điều gì khác ở đây. Có phải đây chỉ là bày cớ để ngăn tôi đến cuộc tọa đàm không. T. trả lời ấp úng. Tôi kiểm chứng qua nhà văn S. là người cũng được mời tọa đàm thì biết chắc cuộc tọa đàm ngày mai vẫn có, như thế rõ ra là chỉ tôi đã được mời nhưng đến phút chót bị ngăn cản. Tôi gọi lại T. nói huỵch toẹt điều này thì được T. xác nhận và cho biết: anh đừng nghĩ đây là Tổng cục Chính trị can thiệp, mà đây là một nhân vật có thế lực trong báo đề nghị loại anh ra khỏi danh sách, không muốn anh có mặt tại cuộc tọa đàm. Tôi hỏi: nhân vật cao nhất của báo là Tổng biên tập, thiếu tướng N, có phải không? T. nói: không phải, anh N. đang đi công tác, em gọi điện mãi không được. Đến nước này thì tôi chỉ biết cám ơn T. vì đã đưa tôi vào danh sách mời tọa đàm ngay từ đầu, nhưng trong lòng rất bất bình với cách cư xử của báo QĐND. Tối 16/4 về nhà tôi còn nhắn tin cho T.

 - Nếu mai anh vẫn đến như không có em báo thì sao nhỉ?

- Anh ơi, đừng làm khổ em thêm nữa.

- Ôi, quân đội nhân dân. Chú cứ yên tâm.

- Em tê tái từ chiều đến giờ rồi. Để mai mốt anh P.N. về, em báo cáo lại. Chắc anh N. cũng sẽ buồn và ngượng.

 Chuyện chỉ là vậy. Sáng 17/4 tôi có giờ dạy cho sinh viên Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội, nhưng đã chuyển buổi dạy sang chiều vì tính là đi dự cuộc tọa đàm tại báo QĐND. Buổi chiều lên lớp, các em hỏi sáng thầy đi dự tọa đàm thế nào, tôi nói rõ sự tình. Các em ngạc nhiên, không hiểu. Đấy là tôi chưa kể cho các em nghe chuyện mười năm trước. Tháng 10/2003, báo QĐND cũng tổ chức một cuộc tọa đàm nhan đề “Thơ hôm nay đi về đâu?” và tôi cũng được mời tham dự. Các ý kiến phát biểu khá cởi mở, thẳng thắn tại cuộc tọa đàm đó đã được đăng trên báo QĐND số ra ngày thứ Sáu, 31/10/2003. Báo ra và đã có những phản ứng, đặc biệt là cho rằng những người tọa đàm đã phủ nhận thơ kháng chiến. Nhà thơ T.A.T., người trực tiếp làm trang thứ Sáu của báo QĐND khi đó và là người tổ chức cuộc tọa đàm, cùng Tổng biên tập báo là thiếu tướng N.Q.T., đã phải vào Thành báo cáo Tổng cục Chính trị. Sau này anh T. kể cho tôi nghe là khi trình bày danh sách các khách mời tọa đàm, đến tên tôi, một sĩ quan cấp trên đã bảo anh T. là sao anh này từng bị tù ta (!) mà các anh cũng mời. Nghe thế anh T. choáng váng, chẳng biết phải nói sao nữa!

Toàn bộ chuyện này, tức là những câu chuyện điện đàm của T. và tôi về việc tôi không còn được có mặt trong cuộc tọa đàm của báo QĐND ngày 17/4, diễn ra trước và trong cuộc uống bia của tôi với các bạn văn ở quán bia Lan Chín tại phố Tăng Bạt Hổ, Hà Nội, vào chiều tối 16/4. Trong cuộc uống này có nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm. Và bên vại bia buổi giao mùa xuân hè, Cầm đã đọc cho bạn bè nghe bài thơ “Vô cùng” của mình:

Tất cả chúng ta thật lòng nói dối

Tất cả chúng ta áo đẫm mồ hôi

Tất cả chúng ta căn nhà chật chội

Giữa cõi vô cùng vô tận mà thôi.


Tất cả chúng ta đều bị theo dõi

Tất cả chúng ta sắp bị bắt rồi

Tất cả chúng ta như bầy chó đói

Ngửa mặt lên trời hóng bóng trăng rơi.


Tất cả chúng ta đều không vô tội

Mỗi đêm một tờ giấy trắng mồ côi.



 Hà Nội 17.4.2013
Phạm xuân Nguyên
(Quê choa)

Hơn 2,000 công nhân ở Hải Phòng đình công

Lần đầu tiên tại Hải Phòng từ đầu năm đến nay, một cuộc đình công lớn đã diễn ra tại nhà máy Giày Liên Dinh 2 ở quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng.
Một lực lượng đông đảo công nhân lên tới 2,000 người đã tụ tập trước cổng nhà máy đưa yêu sách đòi chủ phải đáp ứng. Hầu hết các điều khoản được đưa ra đều liên quan đến vấn đề lương bổng, và nhiều quyền lợi bảo đảm mức sống tối thiểu của công nhân.

Hơn 2,000 công nhân đình công tại Hải Phòng. (Hình: Internet)
Cuộc đình công kéo dài suốt hai ngày 15 và 16 Tháng Tư đã gây gián đoạn giao thông con đường chính nối trung tâm thành phố Hải Phòng và quận Ðồ Sơn. Công an địa phương đã buộc phải đến nơi giữ gìn trật tự giao thông.
Cho đến cuối ngày 16 Tháng Tư, người ta vẫn chưa nghe nói đến kết quả của cuộc đình công.
Ðây chưa phải là cuộc đình công mở màn năm 2013 của công nhân Việt Nam. Tại tỉnh Thanh Hóa đúng vào ngày Tết dương lịch, hàng trăm công nhân xí nghiệp sản xuất gạch Ðông Văn tọa lạc tại tỉnh Thanh Hóa đã mở cuộc bãi công đòi trả thù lao trong những ngày lễ tết mà họ phải làm việc.
Sau nhiều lần đâm đơn đòi tiền thù lao “tăng ca” không có kết quả, công nhân buộc lòng phải đình công, bỏ việc.
Riêng tại Sài Gòn, được coi là điểm nóng của các cuộc đình công, người ta ước tính có ít nhất 103 vụ xảy ra trong năm 2012. Hầu hết các vụ đình công đều nhằm đòi tăng lương, giảm giờ làm việc, cải thiện phẩm chất bữa ăn trưa.
Một phúc trình của Sở Lao Ðộng-Xã Hội Sài Gòn nói rằng số vụ đình công của công nhân tại thành phố lớn nhất Việt Nam đã giảm bớt về số lượng và cũng đã có vẻ “ôn hòa, bớt gay gắt, ồ ạt như trước.”
Báo Dân Trí dẫn lời của bà Nguyễn Thị Dân, trưởng phòng Lao Ðộng-Tiền Lương của sở này nói rằng ngày nay đa số người lao động “bắt đầu ý thức về tiền lương tối thiểu.” Vì vậy, theo bà Dân, không còn có nhiều cuộc đình công xảy ra giữa các thời gian điều chỉnh tiền lương.
Mới đây, một số các cuộc hội nghị diễn ra tại Sài Gòn đều thừa nhận rằng mức lương của công nhân Việt Nam hiện nay chỉ bằng 50% mức sống tối thiểu.
Vì lý do này, mức sống của khá đông công nhân đã rớt xuống “mức nghèo” hoặc sắp sửa nghèo. Nếu không được khuyến khích đình công - một phương cách hữu hiệu để đòi quyền lợi, coi như người công nhân chấp nhận tiếp tục cuộc sống thiếu thốn, đói nghèo.
(Người Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét