Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

TIẾP TỤC TƯ DUY VĨ CUỒNG ĐỐT TIỀN - Dự án Nhà hát Thăng Long có tổng mức đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng

Xây dựng Nhà hát Thăng Long vào năm 2015


Xây dựng Nhà hát Thăng Long vào năm 2015

Thành phố Hà Nội dự kiến sẽ khởi công xây dựng công trình trọng điểm Nhà hát Thăng Long vào 10/10/2015, địa điểm xây dựng được xác định khu vực Tây Hồ Tây.

Theo kết luận của Phó chủ tịch Nguyễn Văn Sửu tại buổi họp kiểm điểm về tiến độ triển khai một số dự án trọng điểm của Thành phố.
Dự án Nhà hát Thăng Long được Thành phố giao cho Sở Xây dựng lập kế hoạch, tiến độ triển khai cụ thể công tác chuẩn bị đầu tư và tổng hợp nhu cầu vốn, quỹ nhà tái định cư cho dự án để khởi công vào 10/10/2015. Tiếp tục đàm phán với Công ty Renzo Piano Building Workshop hoàn thiện thiết kế kỹ thuật.
Thành phố cũng giao cho quận Tây Hồ khao sát về tình hình sử dụng đất của dân cư làng Xuân La, mật độ các công trình biệt thự, nhà kiên cố từ 3 tầng trở lên tại khu vực dự án và sơ bộ khai toán tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB và phương án tái định cư cho các tổ chức, hộ dân, lập kế hoạch GPMB gửi Sở Xây dựng báo cáo Thành phố trước 20/5.
Theo Sở Xây dựng đây là dự án rất lớn, dự kiến triển khai trong giai đoạn từ 2014-2017, nên việc thu xếp nguồn vốn cũng gặp khó khăn.  
Dự kiến dự án Nhà hát Thăng Long có tổng mức đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng, triển khai theo hình thức BT, trong đó, tiền tư vấn công trình khoảng 375 tỉ đồng. Tổng diện tích khoảng 9ha trên địa bàn quận Tây Hồ.
Bình An
Theo TTVN

Xây dựng Nhà hát Thăng Long vào năm 2015

 Vậy là sắp có thêm cái hình nhà hát Thăng Long trong mớ hình này










Bao giờ nợ công Việt nam lên 1000 U$ trên một người dân?

Lúc 15h00 (giờ Việt Nam) ngày hôm qua (15/4), đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com, báo chỉ số nợ công của Việt Nam hiện đang chiếm 49,2% GDP toàn quốc.
Theo đó, với tổng mức nợ công hiện là 72,523 tỷ USD, tính theo mức dân số Việt Nam mà Global debt clock cung cấp là 89.740.893 người, mỗi người dân đang “gánh” 808,1 USD nợ công.
Trước đó, ngày 17/1/2013, nợ công của Việt Nam ở mức trên 70,576 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 787,9 USD; nợ công chiếm 49,5% GDP, tăng 13% so với năm 2011. Nợ công toàn cầu đang ở mức trên 49.767 tỷ USD.

Global debt clock trên trang The Economist.com
Còn trước nữa là ngày 4/9/2012, nợ công Việt Nam khoảng 67,6 tỷ USD, tương đương 50% GDP, bình quân nợ là 756,9 USD/người dân.
Như vậy, số liệu mấy tháng gần đây cho thấy, nợ công Việt Nam có xu hướng giảm tỷ lệ so với GDP, nhưng tăng về tỷ lệ bình quân theo đầu người.
Tính từ ngày 4/9/2012 đến nay nay, nợ công Việt Nam đã tăng 4,9 tỷ USD.
Cũng theo Global debt clock, nợ công toàn cầu 15h00 ngày 15/4 đang là trên 50.419 tỷ USD. So với Việt Nam, nợ công của một số nền kinh tế khác cao hơn nếu tính theo tỷ lệ bình quân dân số, như: Mỹ 38.087 USD/dân; Trung Quốc 1.045 USD/dân; Thái Lan 2.738 USD/người dân; Malaysia 6.148,4 USD/dân; Nga 1.224 USD/dân…
Tuy nhiên, tính theo GDP, nhiều nền kinh tế khác có tỷ lệ nợ thấp hơn Việt Nam, như: Trung Quốc 16,1%; Thái Lan 48,8%; Nga 8,2%. Còn Mỹ, Malaysia, Ấn Độ có tỷ lệ nợ theo GDP cao hơn Việt Nam, với chỉ số lần lượt là: 75,9%; 57,5%; 50,3%...
Trước đó, bản tin số một về nợ công của Việt Nam giai đoạn 2010-2011 do Bộ Tài chính vừa công bố cho biết tổng số dư nợ công của Việt Nam trong hai năm 2010 và 2011 tương đương 56,3% GDP và 54,9% GDP.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) cũng cho biết nợ công Việt Nam chỉ ở mức 48,3% GDP cuối năm 2012 và 48,2% GDP năm 2013.
Theo Bộ Tài chính số nợ này vẫn được xem là an toàn so với tiêu chuẩn thông lệ quốc tế.
Theo thông lệ quốc tế, chỉ tiêu trả nợ Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước dưới 35% được coi là an toàn. Trên thực tế, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm là 14% - 16%. Con số này năm 2011 là 15,6%, thấp hơn so với 17,6% năm trước.
Theo Bộ Tài chính, trong những năm tới, do nhu cầu đầu tư phát triển, trong đó có cơ sở hạ tầng, tiếp tục tăng lên, nợ công dự kiến còn tăng theo. Tuy nhiên, mức tăng này đã được dự báo và cụ thể hoá trong Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015. Theo đó, dư nợ công tới năm 2015 không quá 65% GDP.
(TTXVN)

Vương Trí Nhàn - Tương lai mọi cái sẽ tốt lên

Một trong những đức tính tôi luôn có dịp nhận thấy ở người Việt Nam, đó là họ có một niềm tin đặc biệt tích cực vào tương lai. "Mười năm nữa, mọi thứ sẽ tốt hơn", bạn có thể nghe ví dụ như vậy. Hoặc thỉnh thoảng: "Năm năm nữa mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn" hay "Hai mươi năm nữa mọi thứ sẽ tốt hơn lên."
Những câu nói như vậy thường nổi lên, ví dụ như, khi người ta bàn luận về tình trạng giao thông. Hoặc về sự ô nhiễm môi trường. Hoặc về đói nghèo. "Hai mươi năm nữa, chúng tôi sẽ có một hệ thống giao thông cực tốt và có trật tự như ở châu Âu!", người tiếp chuyện với bạn sẽ nói như vậy chẳng hạn, và sau đó gương mặt anh ta ngời sáng lạc quan. Khi mà ngay trước đó, anh ta vẫn đang buồn rầu bực bội, cho rằng giao thông ở Hà Nội hỗn loạn và luôn luôn tắc đường. Nhưng chậm nhất là hai mươi năm, khi có đủ tiền, và kinh tế phát triển, tất cả đường phổ rộng rãi hơn, Hà Nội có tàu điện ngầm mới toanh và hiện đại, ai cũng đi xe ô tô, khi đó tất cả mọi thứ sẽ tốt hơn.
Điều này, một mặt, đó là một đức tính rất đáng ngưỡng mộ. Đặc biệt khi một so sánh với người Đức, là những người lúc nào cũng luôn tin rằng năm tới tất cả mọi thứ sẽ tồi tệ hơn. Cũng giống như, quả đúng là tất cả mọi thứ năm này đều tồi tệ hơn nhiều so với năm trước.
Tuy nhiên, đấy cũng là một đức tính có chút gì đó đáng lo ngại, bởi vì nó dẫn tới một tác động ngược, nghĩa là sẽ chẳng có ai cảm thấy phải cố gắng để làm cho quả thực mọi cái sẽ tốt hơn. Tôn trọng luật giao thông? Hạn chế xài túi nilon? Hạn chế việc xả rác? Để làm gì, khi mà hai mươi năm nữa đằng nào mọi thứ cũng đều tốt hơn. Khi mà tất cả chúng ta đều giàu có. Dĩ nhiên sẽ nảy sinh ra câu hỏi, ở đâu trong vòng hai mươi năm nữa bất chợt nảy sinh ra một thế hệ những con người có đạo đức và đi xe trên đường phố theo đúng luật quy định, nếu như NGAY TỪ BÂY GIỜ khi họ đang còn là trẻ nhỏ đã học được những điều ngược lại: Chỉ những ai vị phạm càng nhiều luật lệ họ mới có thể đến được nơi mình muốn đến.
Về mặt này những người Đức kỹ tính dĩ nhiên đã đi trước một bước: không có niềm tin sâu sắc, rằng việc vượt đèn đỏ là điều báo hiệu sự sụp đổ của phương Tây, và ngay ngày mai tất cả các thành phố có thể sẽ phải chết một cách đau khổ trước mối hiểm nguy từ những hạt bụi siêu nhỏ, tất nhiên sẽ không dễ dàng gì trong việc làm theo những quy tắc nghiêm ngặt tương ứng. Điểm nhấn mạnh ở đây đó là việc hiện thực hóa, bởi vì ở Việt nam thực ra đâu có thiếu các quy định và luật lệ. Chính thức mà nói, tất cả mọi thứ xảy ra trên đường phố ở đây gần như đều bị cấm, và theo như hiểu biết của tôi, luật môi trường của Việt Nam thuộc vào loại nghiêm khắc trên thế giới. Chỉ có điều chẳng hề có ai quan tâm đến.
Đồng thời sự lạc quan về tương lai của nhiều người Việt Nam cũng có thể giải thích được, nếu người ta nhớ rằng suốt trong 30 năm qua, trên thực tế, mỗi ngày mỗi một thịnh vượng hơn, và nhiều vấn đề tự nó đã biến mất. Các bước nhảy vọt mà đất nước này đã làm được kể từ cuối thập niên 80 đến nay, đối với người châu Âu có lẽ họ sẽ không tưởng tượng nổi.
Mặc dù vậy, tôi vẫn nghi ngờ không biết liệu Hà Nội trong vòng 20 năm nữa có thực sự trở thành một dạng Singapore của người Việt. Với những con đường, mà người ta có thể ăn uống bên cạnh đó, những con đường trên đó các phương tiện giao thông nhẹ nhàng và thông suốt lướt đi, và nơi mà cứ cách 50 mét lại có một trạm xe buýt tại đấy khách đi xe có thể trả tiền bằng thẻ chip. Mặt khác, bản thân người dân ở Singapore cũng đã nói, rằng trước kia tất cả mọi thứ cũng rất hỗn loạn, và giờ đây họ không thể biết chính xác liệu con gà có trước hay quả trứng có trước: Trước tiên là có sự giàu có, và chỉ sau đó mới là tử tế và kỷ luật? Hoặc sự giàu có có được là do trước đó đã có ít nhiều tử tế và kỷ luật?
Số đông người Việt Nam rõ ràng đã tin vào cái đầu tiên, còn người Đức có lẽ sẽ ủng hộ nhiệt liệt cái thứ hai.
Hai mươi năm sau tôi sẽ quay lại đây lần nữa, và sẵn sàng đánh cược về thời gian này.
Vương Trí Nhàn

Nguyễn Văn Thạnh - Văn hóa và nền dân chủ – nhìn từ ly nước Hà Nội

ho guom
Tháp Rùa
Góp một lời bàn nhân đọc bài: Văn hóa ứng xử: Dân miền Nam “ăn đứt” người miền Bắc
 
Cách đây hơn một năm (2011) tôi có dịp sống ở miền Bắc – Hà Nội là chính – trong gần 1 năm để thực hiện một dự án tình nguyện cho nhóm những người bị bệnh Hemo (www.hemoviet.org.vn ).
Cuộc sống xa nhà, tôi ở trọ và ăn cơm bụi. Tôi phát hiện một nét văn hóa thú vị ở đây là chủ quán chỉ bán đồ ăn: cơm, phở, bún,…nhưng không có ước uống như các quán ở miền Trung. Bên cạnh các quán ăn luôn có một người ngồi bán nước uống (nước chè) kèm với các món lặt vặt như thuốc lào, kẹo lạc,…. Khách sau khi ăn phải ra quán nước này để mua nước uống, tầm 2.000đ/cốc. Luôn luôn có sự cộng sinh giữa quán ăn và quán nước như vậy.
Ban đầu tôi cũng có phần bỡ ngỡ với lối làm ăn bắt chẹt này nhưng ngẫm lại thấy có điều thú vị. Từ một việc nhỏ này nhưng nếu suy ngẫm ta thấy nó ẩn chứa một nền văn hóa lớn về nhận thức của con người trong việc kinh doanh và xa hơn là về chính trị.
Miền Nam và miền Trung có truyền thống kinh tế thị trường từ lâu, dù sau năm 1975 có bị nền chính trị trấn áp và tiêu diệt nhưng nó không mất đi. Chính văn hóa kinh doanh thị trường miền Nam đã cứu đất nước khỏi miệng hố đói kém năm 1986 và giải phóng ngược lại miền Bắc (xem sách Bên Thắng Cuộc của Huy Đức). Trong kinh tế thị trường, người kinh doanh làm ăn luôn nghĩ đến khách hàng, làm hài lòng khách hàng để phát triển sự nghiệp. Tư tưởng này ăn sâu vào máu của người miền Nam. Do vậy mà tất cả các quán ăn ở đây đều phục vụ nước miễn phí, cả trà đá hoặc trà nóng tùy mùa, khách uống bao nhiêu cũng được. Kinh tế thị trường còn làm cho người dân có tính cách cởi mở và hợp tác hơn.
Người miền Bắc chỉ sinh hoạt kinh tế thị trường từ thời kỳ đổi mới. Tuy hấp thụ cách thức làm ăn mới nhưng tư duy họ vẫn chưa thay đổi. Tư duy làm ăn kiểu cũ là bắt chẹt người khác đến mức có thể để kiếm lợi cho mình. Lối suy nghĩ làm ăn như vậy còn tồn tại rất lớn ở người miền Bắc qua kiểu bán nước trên. Chủ quán biết người ăn không thể không uống nước và họ lại được dịp bán nước để có tiền thêm. Suy nghĩ của người dân trong nền kinh tế phi thị trường nó khác với kinh tế thị trường là như vậy.
Tôi suy nghĩ, tại sao không có ai đó thực hiện nước uống miễn phí để cạnh tranh thu hút khách? Không ai làm thế vì cả cộng đồng đều không nghĩ đến việc phục vụ trước mà chỉ nghĩ đến việc bóp chẹt. Văn hóa ảnh hưởng đến con người nó mạnh mẽ là làm cho tất cả mọi người có lối suy nghĩ giống nhau. Câu chuyện bún mắng, cháo chửi ở Hà Nội mà báo chí đưa tin cũng là lối làm ăn của kiểu kinh tế phi thị trường còn sót lại.
Văn hóa, suy nghĩ của con người không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế mà còn ảnh hưởng đến chính trị. Kinh tế thị trường thường đi kèm với nền chính trị dân chủ; kinh tế bóp chẹt đi với kiểu chính trị phi dân chủ tương ứng. Trong nền chính trị dân chủ, chính trị gia hướng đến phục vụ dân tộc, cộng đồng để thăng tiến sự nghiệp còn trong nền chính trị phi dân chủ, người làm chính trị chăm chăm đến lợi ích của mình và phe nhóm, triệt hạ, bắt chẹt nhau hơn là hợp tác, phục vụ. Con người chính trị dân chủ cũng có văn hóa cởi mở hơn con người chính trị phi dân chủ.
Nhà văn hóa Phan Khôi cách đây hơn nửa thế kỷ đã thấy vấn đề văn hóa ảnh hưởng rất lớn trong vấn đề thay đổi xã hội nói chung và dân chủ hóa nói riêng. Ông viết:
“Người Tàu vì còn chưa cạo hết những tư tưởng cũ ở trong óc đi, nên trong mấy năm đó tuy đã đánh đổ Mãn Thanh, lập nên Dân quốc, nhưng mọi việc trong nước cũng vẫn còn hư bại. Nước thì nước Dân chủ mà óc của dân chúng thì là óc nô lệ, bởi vậy hồi Dân quốc ngũ niên (1916), Viên Thế Khải mới nổi lên xưng hoàng đế”. - (Phan Khôi – trích “Vấn đề cải cách”)
Miền Bắc với Hà Nội là trung tâm chính trị của đất nước, chắc chắn một điều, chính trị gia xuất thân tại đây hay nơi khác đến đều bị ảnh hưởng hoặc đối mặt với văn hóa phi dân chủ còn thâm căn cố đế nơi đây. Đây là một vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến trình xây dựng nền dân chủ cho đất nước.
Chúng ta có thể thực hành các qui tắc dân chủ trong vài năm nhưng để xây nền văn hóa dân chủ phải mất vài ba thế hệ. Nền tảng chính trị dân chủ chỉ có thể xây vững chắc trên nền văn hóa dân chủ. Xem ra việc này còn dài và gian nan đối với người Việt Nam chúng ta.
© Nguyễn Văn Thạnh
© Đàn Chim Việt
Ghi chú: Bài viết là góc nhìn và suy nghĩ của tác giả khi sống ở đó hơn 1 năm trước đây (2011). Tác giả không dám quả quyết là hiện nay sẽ giống như vậy. (Tôi không biết là đã có nước uống miễn phí chưa).

'Muốn đổi tên nước phải nhận diện toàn cục'

"Để có một Quốc hiệu mới phải nhận diện lại toàn bộ vấn đề của đất nước chứ không đơn giản là hôm nay đặt tên này, mai đặt tên khác. Tuy nhiên, nếu nhân dân đặt vấn đề về tên nước thì phải nghiêm túc xem xét lại".
GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Phó viện trưởng Viện Chính trị học, Ủy viên hội đồng lý luận Trung ương trao đổi với VnExpress xung quanh vấn đề có nên đặt lại tên nước.

- Ông nghĩ gì về việc Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đưa ra hai phương án về tên nước?
- Tôi cảm thấy khá đột ngột khi nội dung này được Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề cập tới. Điều đó có nghĩa việc đổi tên nước đã được nhiều người dân quan tâm. Tôi tham gia nhiều cuộc hội thảo, hội nghị về tổng kết Hiến pháp 1992, góp nhiều ý kiến về bản Dự thảo Hiến pháp mới. Nhưng trong các cuộc góp ý, đây là vấn đề chưa được đặt ra như là một nội dung chính của sửa đổi Hiến pháp lần này. Chúng ta cũng thấy vấn đề này ít được đăng tải trên các phương tiện truyền thông.
Tôi cảm nhận rằng, lúc này ta chưa chuẩn bị đầy đủ lập luận, cơ sở dữ liệu, đặc biệt là về tâm lý, thông tin, các văn bản liên quan đến tên nước. Vì vậy, vẫn nên sử dụng tên nước hiện tại: Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tên nước là vấn đề thiêng liêng, liên quan đến mọi người dân. Phải làm sao để mọi người đều có cơ hội suy nghĩ, cân nhắc, lựa chọn, nói lên tiếng nói của mình. Vì vậy, nếu đặt vấn đề đổi tên nước, phải có tổ chức thảo luận chu đáo, bàn bạc kỹ, đồng thời phải chuẩn bị tốt công tác tư tưởng, thông tin, tránh đảo lộn tâm lý.


Giáo sư Phan Xuân Sơn:
Giáo sư Phan Xuân Sơn (Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh): "Vấn đề đặt ra không phải là sử dụng tính từ xã hội chủ nghĩa trong tên nước nữa hay không mà chính là việc giải quyết, tìm ra một mô hình CNXH của Việt Nam thực sự tốt đẹp như kỳ vọng ban đầu". Ảnh: Nguyễn Hưng.
- Ông nghĩ sao trước ý kiến tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam không còn phù hợp với thực tế ?
- Tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định bởi Quốc hội khóa VI (Quốc hội Việt Nam thống nhất) ngày 2/7/1976. Trong tên này có hai thành tố quan trọng: Thứ nhất là Việt Nam, ta tạm goi là “tên nước lịch sử”, chỉ quốc gia của người Việt phương Nam (so với Trung Quốc); thứ hai Cộng hòa xã hội chủ nghĩa, là hình thức chính thể.
Tên Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau đó được đưa vào Hiến pháp 1980, nhưng chưa được trưng cầu dân ý. Cũng chính vì chưa trưng cầu dân ý nên bây giờ có bàn tán này nọ. Quan điểm của tôi là phải trưng cầu dân ý về Hiến pháp. Việc này phải làm trung thực, vì vận mệnh đất nước là do nhân dân quyết định. Như thế thì Hiến pháp mới bền vững, có sức sống lâu dài.
Cho đến cuối thế kỷ 20 có khoảng 100 nước hoặc tuyên bố phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, hoặc tự nhận là đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, hoặc gắn tính từ xã hội chủ nghĩa vào tên nước lịch sử. Chúng ta biết rằng xu hướng đó gắn liền với sự lớn mạnh cũng như những thành tựu phát triển của Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu rơi vào khủng hoảng và sụp đổ, mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Liên Xô, Đông Âu không còn hấp dẫn nữa. Đây không phải lỗi ở định hướng XHCN và khái niệm CNXH mà lỗi ở sự vận dụng và xây dựng một mô hình cực đoan về CNXH, dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực. Điều này khiến không ít người muốn chối bỏ danh từ CNXH, thậm chí sợ hãi, nghi ngờ nó. Hiện nay, trên thế giới chỉ còn Sri Lanka và Việt Nam là còn tính từ xã hội chủ nghĩa trong tên nước.
Cũng cần khẳng định rằng, tính từ xã hội chủ nghĩa trong tên nước không cản trở sự phát triển của một đất nước. Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước được công nhận trên trường quốc tế. Thế giới công nhận chính thể này, vai trò và bản sắc dân tộc này, trách nhiệm của dân tộc này với cộng đồng quốc tế. Sự hội nhập thành công của Việt Nam dù chưa đạt được hoàn toàn như mong muốn, nhưng đã chứng tỏ được khả năng hòa đồng với thế giới. Tên nước hiện tại vì thế không cản trở, không mâu thuẫn với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vấn đề đặt ra có chăng là vấn đề xây dựng CNXH thì phải giàu mạnh hơn, phải dân chủ hơn, công bằng hơn các mô hình xã hội khác. Theo tinh thần đó, Đảng phải lãnh đạo như thế nào, Nhà nước quản lý như thế nào và nhân dân làm chủ như thế nào. Các nước Bắc Âu dù không công khai phô trương nhưng cũng đang xây dựng một mô hình CNXH của họ. Họ không coi tên nước “Vương quốc” của họ đe dọa đến sự phát triển, văn minh. Vậy, vấn đề cốt lõi là chúng ta ứng xử với bản thân và cộng đồng quốc tế như thế nào. Chúng ta đặt ra mục tiêu và phát triển đất nước ra sao.
"Khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu rơi vào khủng hoảng và sụp đổ, mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Liên Xô, Đông Âu không còn hấp dẫn nữa. Đây không phải lỗi ở định hướng XHCN và khái niệm CNXH mà lỗi ở sự vận dụng và xây dựng một mô hình cực đoan về CNXH, dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực. Điều này khiến không ít người muốn chối bỏ danh từ CNXH, thậm chí sợ hãi, nghi ngờ nó".
Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội cụ thể, đã bị biến tướng thành chủ nghĩa xã hội quan liêu. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa có từ rất sớm trong lịch sử nhân loại và nó vẫn đồng hành cùng nhân loại trong quá trình tìm kiếm một mô hình nhà nước có thể đáp ứng được sự kỳ vọng của nhân dân các nước và cộng đồng nhân loại về một xã hội phồn vinh, dân chủ, công bằng, bình đẳng, bác ái, văn minh. Như vậy, vấn đề đặt ra không phải là sử dụng tính từ XHCN trong tên nước nữa hay không, mà chính là việc giải quyết, tìm ra một mô hình CNXH của Việt Nam thực sự tốt đẹp như sự kỳ vọng ban đầu.
- Việc thay đổi cụm từ “xã hội chủ nghĩa” có thể làm cho nhiều người suy nghĩ rằng Việt Nam đã thay đổi mục tiêu, đường lối phát triển. Là người nghiên cứu lâu năm về lĩnh vực chính trị, quan điểm của ông về vấn đề này?
- Nhiều người cho rằng tên Cộng hòa XHCN Việt Nam quá khác với thế giới và muốn đặt tên khác. Theo tôi vấn đề đó cũng đáng để suy nghĩ. Chúng ta có quá “khác” với thế giới hay không? Trên kia chúng ta đã nói về sự chấp nhận của cộng đồng quốc tế, của khả năng hội nhập. Nhưng để có một tên nước mới thì cần được bàn bạc một cách nghiêm túc, công phu, có thời gian. Phải nhận diện lại toàn bộ các vấn đề của đất nước chứ không đơn giản là hôm nay đặt tên này, mai đặt tên khác. Tuy nhiên, nếu nhân dân muốn xem xét lại tên nước thì phải nghiêm túc xem lại. Tất cả đều phải phục tùng ý chí của nhân dân.
- Thời gian lấy ý kiến rộng rãi cho bản dự thảo Hiến pháp còn kéo dài tới hết tháng 9. Với vấn đề trọng đại này thì cần làm những gì?
- Trước hết về chủ trương, cần phải đưa vấn đề này ra thảo luận ngay bây giờ. Phân tích vấn đề đổi tên nước cũng không kém gì so với phân tích những vấn đề lớn khác của Hiến pháp từng được thảo luận. Truyền thông phải vào cuộc, các địa phương tổ chức lấy ý kiến, để người dân nói lên suy nghĩ, lựa chọn.
Vấn đề này chỉ nhạy cảm ở yếu tố tâm lý chứ không liên quan đến định hướng phát triển đất nước, đến vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, vai trò làm chủ của nhân dân. Về lý luận lẫn thực tế, để xác định được đầy đủ nội dung trong mục tiêu xây dựng CNXH và một mô hình chủ nghĩa xã hội của Việt Nam là việc rất khó, nhưng rất cần thiết. 
Kết quả thăm dò ý kiến bạn đọc VnExpress trong 2 ngày (16-17/4).

- Hiện có nhiều ý kiến muốn lấy lại tên nước là “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Theo ý kiến GS thì thế nào?
- Tên nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” rất hay, rất Việt Nam, thể hiện sự tiến bộ của đất nước là đã lật đổ chế độ nhà nước phong kiến chuyên chế. Tuy nhiên nó từng tồn tại trong thời kỳ trên dải đất hình chữ “S”, dù tính chính danh rất khác nhau, nhưng có tới 4 tên “nước”: Việt Nam dân chủ cộng hòa, Quốc gia Việt Nam (chính quyền Bảo Đại vùng tạm chiếm), Việt Nam cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam (vùng giải phóng ở miền Nam). Trên bản đồ chính trị thế giới lúc bấy giờ, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là miền Bắc Việt Nam. Lấy lại tên đó, không tránh khỏi sự hình dung, sự liên tưởng về miền Bắc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa và đấu tranh giải phóng miền Nam.
Theo tôi, về thực chất, bây giờ xã hội ta đã vượt qua thời kỳ đó. Mặc dù có nhiều chiến công hào hùng trong đấu tranh giải phóng dân tộc, nhưng tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại gắn liền với thời kỳ tập trung, quan liêu, bao cấp với nhiều khuyết điểm nóng vội, duy ý chí. Bản thân tôi không muốn quay trở lại tên này, mặc dù thời kỳ “Việt nam dân chủ cộng hòa” gắn liền với nhiều kỷ niệm đẹp đẽ của thế hệ chúng tôi.
Nếu buộc phải đổi tên nước, theo tôi nên lấy tên là “Cộng hòa dân chủ Việt Nam”.
Nguyễn Hưng thực hiện
(VnExpress)

Nhà báo Lê Phương Dung - Nhân tiết Thanh minh nói chuyện "Hồi hương hài cốt quân nhân Mỹ"

Đang tiết tháng 3 " lễ là tảo mộ, hội là Đạp Thanh ", tiết Thanh minh là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước phương Đông. Nó là một trong 24 tiết khí của các lịch Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, những ngày này, người dân các nước có nền văn hoá tương đồng đều có tục lệ đi tảo mộ gia tiên, thăm viếng thắp hương tưởng nhớ tới những người đã mất, sửa sang lại các ngôi mộ cho phong quang sạch sẽ để tỏ lòng thành kính, tiếc thương.
Tôi cũng thường xuyên đi vào những ngày này, kể cả những nấm mồ vô danh thì tôi cũng vẫn cúng cho họ đầy đủ vàng hương, cầu cho linh hồn họ sớm tìm được về với nơi chôn rau, cắt rốn của mình. Nhân ngày Thanh minh, tôi muốn kể một câu chuyện về sự phối hợp tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ tại Việt Nam.
Tìm kiếm và trao trả hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh ( MIA ), là tính thể hiện nhân đạo, thiện chí của Chính phủ và nhân dân Việt Nam, góp phần làm vơi đi những đau thương, mất mát của các gia đình Mỹ có người thân bị chết trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Nhà báo Lê Phương Dung (phải) cùng bạn
Việc làm cao thượng và bao dung ấy xuất phát từ truyền thống nhân đạo của cả hai dân tộc Việt - Mỹ. Phía Việt Nam, sau Hiệp định Paris năm 1973 được ký kết. Ngày 9/2/1973, Chính phủ đã quyết định cho thành lập " Cơ quan Việt Nam tìm kiếm tin tức người nước ngoài mất tích trong chiến tranh ( gọi tắt là VNOSMP ), chuyên trách tham gia việc đơn phương tìm kiếm nhân đạo, tổ chức thu hồi hài cốt người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam để trao trả từng đợt theo tinh thần đơn phương nhân đạo cho phía Mỹ.
Từ tháng 9 năm 1988, thực hiện thoả thuận giữa hai Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Mỹ, hai bên chính thức bắt đầu phối hợp các hoạt động hỗn hợp tìm kiếm người Mỹ mất tích, đánh dấu sự khởi đầu về hợp tác chung vì nhân đạo của hai nước. Quyết định thành lập Uỷ ban tìm kiếm gồm đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, và Bộ Công an, trong đó Bộ Ngoại giao là cơ quan thường trực, Bộ Quốc phòng là cơ quan chủ quản để đáp ứng yêu cầu và sự phát triển của hoạt động MIA. Trong đó phải kể đến sự đóng góp, phối hợp có hiệu quả của cán bộ, nhân viên Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế Hà Nội.
Theo đề nghị của Bộ Ngoại giao, nhằm thống nhất kiện toàn tổ chức và năng lức phối hợp các hoạt động của Cơ quan MIA Việt Nam ( VNOSMP ), Tổ chuyên trách MIA của Bộ Quốc phòng ( Cơ quan MIA - Bộ Quốc phòng hiện nay ) được chính thức thành lập theo quyết định số 362/QĐ - QP, gồm một số cán bộ trung, cao cấp từ một số cơ quan Bộ Quốc phòng. Các cơ quan phối hợp gồm: Bộ Ngoại giao, đại diện chính quyền địa phương nơi tìm kiếm và trong đó có sự phối hợp thực hiện của bộ phận y tế là Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế Hà Nội. Đơn vị này có nhiệm vụ kiểm tra, vệ sinh, khử trùng và chứng nhận kiểm định thi hài tro cốt trước khi trao trả cho phía Mỹ.
Đến nay, đã tổ chức chuyên trách cho MIA thực hiện thành công hàng trăm đợt hoạt động hỗn hợp Việt - Mỹ, tiến hành các hoạt động thu hồi, giám định hỗn hợp, trao trả hài cốt được thực hiện rất có hiệu quả, theo đúng kế hoạch hợp tác nhân đạo.
Nhiệm vụ tham gia giải quyết về vấn đề nhân đạo, nâng cao hiệu quả hợp tác Việt - Mỹ để từng bước sớm hoàn thành và đi đến kết thúc vấn đề MIA tại Việt Nam đang đặt ra những câu hỏi rất cao, đòi hỏi những nỗ lực lớn của các cán bộ, chuyên viên, nhân viên cơ quan MIA - Bộ Quốc phòng.
40 năm qua. Chương trình "Hồi hương hài cốt quân nhân Mỹ", đã tìm kiếm, phát hiện, điều tra gần 4.000 trường hợp và khai quật hơn 500 địa điểm. Từ năm 1973 đến nay, có 968 người Mỹ tử trận khi tham gia chiến tranh tại Việt Nam được nhận dạng, hiện có 1.287 trường hợp người Mỹ vẫn coi là mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam. Thi thể lính Mỹ không tìm thấy trong chiến tranh thì sau chiến tranh Chính phủ Mỹ vẫn tiếp tục tìm kiếm đến cùng ( Việt Nam là một ví dụ ), điều này thể hiện tinh thần " No one gets left behind ".
 
Nhà báo Lê Phương Dung - VOA
16.04.2013

Xử phạt tội ngoại tình: kế sách tuyệt vời!

Tiếp theo quyết định vô cùng sáng suốt chi 200 triệu đô để lập mạng xã hội cho thanh niên, chánh phủ ta lại vừa ra nghị định thiên tài xử phạt tội ngoại tình! Không phải phạt tù hay xử lý kỷ luật, mà phạt tiền nhé! Lấy tiền xây dựng chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Lúc đầu nghe nói có chuyện đó, Michael Lang tui nửa tin nửa ngờ, liền mở ngay oép xai chánh phủ thì thấy quả nhiên thiệt chăm phần chăm. Nghị định còn nói rõ: mỗi lần bị phát hiện làm cái nớ với người không phải vợ/chồng mình thì bị phạt từ 200 ngàn đến 1 triệu đồng.

Đọc đến đó, trí tưởng tượng của tui vốn rất nghèo nàn nay được đà bay bổng. Tui tưởng tượng ra một “dự án” khổng lồ: thành lập ủy ban chống ngoại tình quốc dza. Ủy ban này có hàng trăm người tham gia, với đội quân thừa hành ở các địa phương lên tới hàng triệu, và kinh phí hoạt động hàng năm lên tới hàng ngàn tỉ.

Tui tưởng tượng đội quân hàng triệu đó, gồm công an, dân phòng, các ban ngành,… đi lùng sục khắp nơi, nhất là vào các khách sạn, nhà nghỉ, quán trọ đủ loại, rồi xông vô cả những bụi cây, chuồng lợn chuồng bò, những nơi hang cùng ngõ hẻm. Họ có thể xông vô cả trong buồng các gia đình, vì bọn ngoại tình hay lừa cơ hội người vợ (hoặc chồng) đi vắng, liều mạng đến nhà với người chồng (hoặc vợ) để phạm tội với nhau cho sướng. Cảnh bắt ngoại tình chắc sẽ giống như cảnh “đánh tư sản mại bản” ngày xưa, hoặc cảnh diệt chó để ngừa bệnh dại!?

Tui tưởng tượng cảnh đội quân bắt được quả tang những đôi đang trai trên gái dưới (mà thời ni có thể là trái dưới gái trên, hoặc đủ các tư thế khác nhau; luật cần phải chi tiết hóa chuyện này để bọn chúng hết cãi!), không đứa mô trong hai đứa mặc tí chi trên người. Bắt rứa mới đã! Vừa có bằng chứng thuyết phục, có thể phạt ở mức 1 triệu, vừa làm nhục được chúng nó, và (xin nói nhỏ) vừa khoái mắt! Nếu có đôi nào kịp kéo đồ lót lên che vừa vặn cái nớ, rồi lớn tiếng cãi, thì các đồng chí ta có thể bắt lột ra để chụp ảnh làm bằng chứng; nếu không nghe thì khép thêm tội “chống người thi hành công vụ”!

Và… tiền cứ thế chảy ùn ùn vào ngân khố. Mà ngân khố là để phục vụ nhân dân (vì, các đồng chí lãnh đạo dạy rồi, cán bộ ta đâu có lợi ích riêng), nên dân ta càng thêm sướng!

Cũng có thể có những trường hợp một vài đồng chí nhận tiền rồi xí xóa đi cho, chỉ răn đe. Nhưng như rứa thì cũng tốt rồi, cũng có tác dụng giáo dục rồi. Còn tiền mà các đồng chí cán bộ nhà nước đút túi thì cũng ô-kê; cán bộ có thêm tiền thì phục vụ nhân dân càng tốt chớ sao!

Túm lại, cái nghị định mà chánh phủ sắp ban hành sẽ làm cho xã hội ngày càng trong sạch, đạo đức, mà nhà nước có thêm một “phương thức” làm kinh tế quá ư là đẹp. Một phát minh về kinh tế học xứng đáng giải Nô Ben!

Nhưng mong cho xã hội đừng trong sạch quá, kẻo hết kẻ ngoại tình thì cũng gay go. Chắc khi đó thì kinh tế suy thoái mất!
Michael Lang

Kami - Thư ngỏ gửi bạn ở Hải ngoại nhân ngày 30-4

- Đây là một bài viết của tác giả Kami cách đây gần 2 năm. Lúc đó bài viết đã gây chấn động mạnh cộng đồng mạng, đặc biết là đối với người Việt ở hải ngoại. Người ta bảo Kami đích thị là CS sản nằm vùng vì bài viết nói đúng quá. Nhân dịp kỷ niệm ngày 30.4, TTHN xin trân trọng đăng lại bài viết để các bạn tham khảo và đánh giá. 

http://files.myopera.com/bimad/albums/3000621/thumbs/a1.jpg_thumb.jpg

Hà nội, ngày 28 tháng 4 năm 2011
Bạn thân mến,
Bây giờ, khi ngoài trời nắng chói chang cùng với tiếng ve sầu kêu ra rả trên rặng xà cừ trước cửa nhà tôi báo hiệu mùa hè đã đến. Nó làm cho tôi chợt nhớ đến ngày 30/4, ngày mà cách đây 36 năm lực lượng quân đội VNCH đã buộc phải buông súng đầu hàng lực lượng quân đội của những người cộng sản, để cho đất nước ta thống nhất sau hơn 20 năm chia cắt. Ngày đó người ta bảo, nó đã làm cho hàng triệu gia đình vui vì chiến tranh chấm dứt và nó cũng là ngày nhiều triệu gia đình buồn vì họ ở tâm trạng những kẻ thua trận.
Với những người thuộc phe thắng trận, thì niềm vui của họ cũng dần phai nhạt, để nhường chỗ cho nhưng lo toan của cuôc sống thường ngày của mình. Những nghi lễ trọng thể, rầm rộ của chính quyền nhà nước bây giờ hình như cũng dần mai một, như họ cũng đã muốn quên đi vết thương lòng của những người phía bên kia. Nhưng ngược lại, với các bạn, những người thua trận thì hình như không thể quên được nỗi hận thù của mình. Tới mức ngày này được nâng tới mức là ngày quốc hận của những người từng sống hay phục vụ trong chế độ VNCH, điều này họ thường nhắc lại mỗi khi ngày 30/4 gần đến.
Bạn mến,
Người xưa thường nói “Giận quá thì mất khôn”, đó là họ chỉ nói tới sự giận dữ, chứ huống chi là nỗi hận thù. Khi mà nỗi hận này của các bạn, cũng vì bản thân đã bị mất nhà cửa, ruộng vườn, công danh sự nghiệp, nhiều người còn mất cả người vợ yêu quý của mình cho kẻ chiến thắng. Cũng có lẽ vì nỗi hận này, đã làm các bạn tỏ ra đã mất khôn, chính vì thế mà công cuộc vận động cho nền dân chủ của Việt nam hôm nay của cộng đồng người Việt nam ở Hải ngoại vẫn là con số không tròn trĩnh sau 36 năm đằng đẵng tranh đấu. Mặc dù tự do, dân chủ để tiến tới xoá bỏ độc tài… cái đích mà các bạn đang hướng tới là chính nghĩa, là phù hợp với xu thế tất yếu của xã hội loài người văn minh. Vậy mà người ta tưởng như các bạn vẫn như kẻ còn lạc trong rừng không biết lối ra, cho dù đã nhìn thấy chòm sao Bắc đẩu.
Nói chính xác có lẽ là các bạn do hiểu biết về chính trị  chưa đủ, nên chưa chọn được một con đường đi đúng cho phong trào của mình. Khi tôi nói thẳng, nói thật những thiếu sót của các bạn ở đây, xin đừng vội chửi bới, miệt thị, vu khống tôi như mọi lần. Nếu coi sự đấu tranh của người Việt ở Hải ngoại với chính quyền hiện tại ở trong nước cũng chỉ là một ván cờ tranh giành quyền lực lãnh đạo đất nước, bằng cách thông qua việc xoá bỏ đảng CSVN, thông qua việc hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh, để rồi xoá bỏ Cờ đỏ sao vàng để thay bằng Cờ vàng ba sọc đỏ … thì là hoàn toàn sai lầm ở mức nghiêm trọng. Chủ trương đó nếu không có sự sửa đổi tới tận gốc thì sẽ mãi mãi triền miên trong thất vọng.
Tại sao lại nói như vậy?
Cần hiểu rằng trong thời đại toàn cầu hoá, việc dựa vào sự hỗ trợ về mọi mặt một nước thứ ba như trước đây để làm cách mạng bạo lực giành chính quyền là hoàn toàn không thể. Phương thức duy nhất để thay đổi chế độ hiện tại là sử dụng đấu tranh bất bạo động với sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân, đặc biệt là người dân trong nước. Xin đừng quên Cách mạng phải là sự nghiệp của quần chúng, không có sự ủng hộ của quần chúng thì không thể có cách mạng. Và muốn để thu hút đông đảo quần chúng ủng hộ sự nghiệp cách mạng của mình thì các đảng chính trị, các chính trị gia hay các thành phần ủng hộ phải thông qua các phương tiện truyền thông để dân vận, nói đơn giản là phải biết vận động, tuyên truyền, giải thích cho quần chúng nhân dân ở trong nước hiểu bản chất, những vấn đề bất cập về chính trị, quyền và nghĩa vụ của công dân cũng như của chính quyền nhà nước liên quan tới cuộc sống của họ.
Trong mọi vấn đề của đời sống xã hội, kể cả vấn đề chính trị thì sự thiện cảm của người dân hay người tiêu dùng là hết sức quan trọng. Trong một xã hội đa nguyên đa đảng cũng vậy, nhiều cử tri đã dứt khoát không dành sự ủng hộ cho  một đảng chính trị qua lá phiếu bầu cử, cho dù đảng chính trị đó có đường lối chính sách tốt, đáp ứng được đa số nguyện vọng của số đông cử tri cũng vì họ có ấn tượng không thiện cảm đối với đảng chính trị đó. Đối với người dân trong nước hiện nay cũng vậy, đa phần là họ không có thiện cảm với các tổ chức chính trị ở Hải ngoại. Một phần họ có quá ít các thông tin về các tổ chức này, trong lúc truyền thông trong nước liên tục vu không và cáo buộc các tổ chức đó là những tổ chức khủng bố, phản động… Quan trọng và nguy hiểm hơn cả là các tổ chức chính trị hải ngoại đã lẫn lộn giữa công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ ở Việt nam với công việc phục quốc (khôi phục chế độ VNCH).
Không những vậy họ quên rằng người dân trong nước sống trong sự kìm kẹp, độc quyền thông tin hàng chục năm nay, đã tạo cho người dân phản xạ có điều kiện, ăn sâu vào máu thịt của họ, làm cho đa số dân chúng luôn yêu quý sùng bái lãnh tụ Hồ Chí Minh và lá cờ tổ quốc của họ. Ngược lại họ lại nặng về hạ bệ thần tượng và biểu tượng quốc gia của người Việt nam hiện nay, hành động đó, chẳng khác gì hành động chửi phủ đầu kẻ họ muốn lôi kéo, đó chính là yếu điểm đã làm người dân trong nước xa lánh và không thiện cảm với phong trào đấu tranh cho tự do và dân chủ.
Bạn thân mến,
Người Việt ở Hải ngoại luôn đề cao danh dự quốc gia (cũ) của họ, mà quên việc tôn trọng danh dự quốc gia của hơn 86 triệu người dân ở trong nước. Phải chăng họ quên câu “Đừng làm những gì với người khác mà mình không thích”?. Những người cộng sản trước đây, họ thành công trong việc thống nhất đất nước cũng vì họ biết dựa vào dân, dùng chiến tranh nhân dân và xây dưng trận tuyến lòng dân. Chính vì vậy cán bộ của họ được người dân che dấu và nuôi dưỡng, để tồn tại và phát triển ngay trong lòng kẻ thù. Như địa đạo Củ chi nằm sát nách Sài gòn đang còn đó là một minh chứng hùng hồn.
Một câu hỏi đơn giản dành cho các chính trị gia và đồng bào ở Hải ngoại là “Liệu có bao nhiêu % dân chúng trong nước dám và sẵn sàng nuôi dấu những người của phe phục quốc về nước hoạt động?”. Chỉ với một câu hỏi đơn giản như thế, mà câu trả lời của nó cũng là câu trả lời vì sao Việt nam chưa thể có cách mạng Hoa nhài, Hoa Sen để thay đổi chế độ.
Người Việt ở Hải ngoại thường tự hào  về một nền dân chủ non trẻ của họ, một chính quyền do dân cử thông qua một cuộc bầu cử tự do. Vậy thử hỏi dân Miền Nam ngày đó chọn thế nào? Vì sao chính quyền của họ tự tay chọn ra lại có các nhát tướng như Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ…, khi mà buổi sáng hô tử thủ nhưng buỏi chiều đã vội đáp máy bay bỏ lại tất cả để chạy. Họ nói rằng thua do bị phía Hoa kỳ bỏ rơi, cắt viện trợ mà không tự hỏi mình vì sao Miền Bắc cũng như họ mà không bị đồng minh Liên xô, Trung quốc của họ bỏ rơi? Nói như vậy để mong các bạn Hải ngoại hãy biết chấp nhận sự thật, vì chiến tranh hay trò chơi cũng vậy, đã thua là thua, mình thua là do mình yếu và kém hơn đối thủ của mình. Không chấp nhận sự thật thì không thể rút ra bài học kinh nghiệm cho mình.
Chính vì những lẽ đó, đã làm cho hệ thống truyền thông ở Hải ngoại cũng vậy, thay vì chấp nhận và quên đi quá khứ, quên đi chuyện mình là kẻ thua trận, để tập trung trí lực cho công tác vận động, tập hợp lực lượng. Trên cơ sở một thái độ thân ái, bình đẳng và tôn trọng họ, thông qua đó để mở mang dân trí của dân chúng trong nước để tạo điều kiện cho một sự kiện đồng loạt, đồng lòng của số đông quần chúng trong tương lai. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại, hãy thử đảo qua các trang mạng, các forum của bà con Hải ngoại xem các comments thì sẽ thấy thái độ độc đoán, coi thường các bạn đọc có chính kiến không giống của họ. Thử hỏi cứ như vậy thì có thể thâm nhập dân vận được hay không?
Bạn thân mến,
Một thực tế không thể chối bỏ, đó là một bộ phận dân chúng trong nước không nhỏ, đủ loại thành phần, kể cả các cán bộ đảng viên trong đảng CSVN đã bắt đầu chán ghét chế độ hiện tại, do những bất công và đặc biệt là vấn nạn tham nhũng. Nhưng họ không có sự lựa chọn khác cho mình và chắc chắn họ sẽ không chấp nhận để chọn một lực lượng chính trị lấy quốc kỳ VNCH cũ làm biểu tượng quốc kỳ cho đất nước Việt nam này trong tương lai vì đơn giản là họ không có thiện cảm với lá cờ này. Cũng có nghĩa là những người còn theo đuổi chủ trương phục quốc này sẽ không có hậu thuẫn của dân chúng trong nước hiện nay.
Nếu chúng ta hiểu, nguyên tắc quan trọng của chế độ chính trị dân chủ là tôn trọng ý kiến của số đông (đa số), việc quyết định quốc hiệu quốc gia, quốc kỳ hay quốc ca v.v… thì quyền định đoạt sẽ phải là quyết định của dân chúng thông qua một cuộc trưng cầu dân ý thông qua một bản Hiến pháp, chứ nó không thuộc về bất kỳ đảng phái hay tổ chức chính trị nào. Kể cả việc nhỏ như xoá bỏ thần tượng hay phá bỏ lăng Hồ Chí Minh hiện nay cũng là một chuyện không dễ mà làm. Cứ xem tình hình lăng Lênin ở Nga, đã hơn 20 năm cũng chưa thể có câu trả lời, bởi nó là vấn đề lịch sử, không thể tuỳ tiện theo ý của một lực lượng dân chúng chiếm số ít.
36 năm trong một chiều dài lịch sử của một dân tộc thì quá nhỏ bé và ngắn ngủi. Nhưng 36 năm với một đời con người đã là nửa cuộc đời. 36 năm qua cũng đã tạo ra vài ba thế hệ người Việt ở Hải ngoại, một số đã quên tiếng mẹ đẻ, không hiểu lực lượng kế cận của cuộc đấu tranh của người Việt ở Hải ngoại sẽ giải quyết ra sao? Không ai có thể định đoạt được mọi thứ theo ý cá nhân của mình, nhất là chuyện thay đổi một chế độ chính trị thì không hoàn toàn đơn giản như ta nghĩ. Tuy nhiên nếu nhìn lại giai đoạn lịch sử cận đại chính trị Việt nam gần đây trong thế kỷ XX, khi nhìn nhận thắng lợi của đảng CSVN thì mọi người cũng nên suy nghĩ và trả lời các câu hỏi vì sao?
    Vì sao chỉ sau 15 năm thành lập, đảng CSVN đã giành được chính quyền?
    Vì sao chỉ sau 20 năm, đảng CSVN đã chiến thắng quân đội Việt nam Cộng hoà thống nhất đất nước?
    Vì sao họ (đảng CSVN) làm được các kỳ tích phi thường đó mà các tổ chức chính trị của người Việt ở Hải ngoại không làm được một phần nhỏ của họ trong suốt 36 năm qua?
v.v…………
Theo cá nhân tôi nghĩ, cộng đồng người Việt không thiếu người tài trong mọi lĩnh vực, kẻ cả lĩnh vực tổ chức đấu tranh chính trị. Không như một số bạn bè tôi, có nhận xét khi đọc các comments của các members Hải ngoại trên các diễn đàn cho rằng họ là những kẻ ít học. Nhưng họ thiếu một chiến lược đấu tranh đúng đắn có hiệu quả thay cho các việc làm mang tính chất khuếch trương, hình thức đơn lẻ của mỗi tổ chức hòng vừa lòng các ủng hộ viên của họ ở Hải ngoại mà không nghĩ tới lòng dân trong nước muốn gì ở họ.
Bạn mến,
Chắc chắn lá thư ngỏ bầy tỏ những suy nghĩ của tôi này sẽ gây một phản ứng dữ dội đối với cộng đồng người Việt ở Hải ngoại, vì lẽ đời kẻ tầm thường như bạn hay như tôi chỉ thích những lời khen ngọt ngào, chứ trên đời có mấy ai thích lời chê trách, chỉ trích. Nhưng theo tôi, thuốc đắng mới dã tật, sự thật dù có mất lòng nhưng tôi vẫn cứ nói ra. Người ta sẽ bảo tôi là CAM, là cộng sản nằm vùng, khích bác nhằm phá hoại phong trào đấu tranh của các bạn. Nhưng thử hỏi 36 năm qua, phong trào của các bạn đã làm được những gì có thể đe doạ sự bất an của chính quyền cộng sản  hay chưa, thì chắc bạn sẽ thông cảm cho tôi.
Ngay từ hôm nay, mỗi thành viên của cộng đồng người Việt ở Hải ngoại, hãy gác lại thù hận của ngày hôm qua hay ý đồ phục quốc khôi phục cờ vàng, để bắt tay vào công cuộc vận động cho dân chủ một cách lành mạnh trong sáng. Đó là cách duy nhất để những người đấu tranh cho sự công bằng, cho lẽ phải như Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung v.v… không bị mang tiếng khi người dân trong nước vơ họ vào chung một rọ với những kẻ có tham vọng khôi phục lại chế độ VNCH.
Trong thời đại ngày nay, thực tế cuộc sống đã chứng minh rằng một chế độ với nền kinh tế thị trường, nhà nước pháp quỳên và một xã hội dân sự là đích hướng đến tất yếu của mọi nhà nước tiến bộ, văn minh thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân trên thế giới. Để đến đích đó có nhiều con đường khác nhau, việc cố gắng khôi phục lại chế độ VNCH để hiện diện lại một lần nữa trên đất nước Việt nam của một số người, là một hành động không cần thiết, dễ gây hiểu lầm, không có lợi, nó đi ngược lại tiêu chí và mục đích của phong trào đấu tranh vận động cho dân chủ nói chung và trong nước nói riêng.
Nhân dịp ngày 30/4, ngày mà có nhiều triệu người vui và cũng có nhiều triệu người buồn, xin viết đôi dòng tâm sự cùng bạn những suy nghĩ của cá nhân tôi, một người Việt nam đang sống trong nước về phong trào đấu tranh vì một nền dân chủ ở Việt nam hiện nay.
Chúc bạn khoẻ và may mắn.
28.042011
Mến.
Kami - RFA blog

Phía sau sự can thiệp của Mỹ vào bán đảo Triều Tiên

Tổng Thư Ký-LHQ, Ban Kee moon, hôm 2/4/13 cảnh cáo: Cuộc khủng hoảng vì chính sách hạt nhân của Bắc Triều Tiên (BTT) đã đi quá xa. Ông kêu gọi, đàm phán và đối thoại là thượng sách để giải quyết vấn đề. Trong tình hình hiện tại, cuộc khủng hoảng này chẳng những không dừng lại, BTT và nhất là Hoa Kỳ đã cố tình thúc đẩy cuộc khủng hoảng bước những bước xa hơn qua những biểu dương lực lượng của Mỹ cũng như những khoa trương hâm dọa khơi động chiến tranh hạt nhân của BTT
Trong thực tế, để răn đe BTT:
- Ngày 8-3-13, Ngũ Giác Đài đã điều pháo đài bay B52 từ căn cứ Guam đến không phận Nam Tri ề Ti ên (NTT) trong nội dung tham dự diễn tập quân sự hỗn hợp NTT và Hoa Kỳ.
- Ngày 28-3-13, hai pháo đài B-2s Stealth bombers của Mỹ cất cánh từ căn cứ Không lực Chiến lược tại bang Missouri, vượt khoảng đường bay dài hơn 6500 dậm, chuyển vận một lượng lớn quân cụ và quân trang đến quân đội Mỹ tại NTT. Pháo đài B-2s đã được Mỹ vận dụng trong cuộc chiến Kosovo-1999. Chính pháo đài B-2s này đã bắn rockets gây thiệt hại, đổ nát sứ quán Trung quốc tại Belgrade năm 1999.
- Ngày 1-4-13: Hai chiến đấu cơ tàng hình F22-Raptor Stealth Fighters-của Mỹ, xuất hiện bầu trời của NTT.
- Ngày 2-4-13: Chiến hạm USS-Deacatur thuộc loại chiến hạm chuyên về phá hủy đạn đạo tầm xa-Guided Missile Destroyer, được điều sang hợp tác với chiến hạm USS-John McCain tại châu Á Thái Bình Dương…
- Hôm sáng thứ Tư-3-4-13, nại cớ những khoa trương hâm dọa của Bình Nhưỡng đã trở nên những mối nguy đích thực, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Chuck Hagel, đã triển khai một hệ thống lá chắn tên lửa đạn đạo tầm xa tại đảo Guam để bảo về đảo này, một tiền đồn chiến lược của Mỹ trên Thái Bình Dương.

Kim-Jong-Un
Kim-Jong-Un
Tất cả những ‘động thái’ trên của Washington đều được Bắc kinh theo dõi với cặp mắt nghi ngờ và cho rằng tất cả các ‘động thái’ của Mỹ đều có mang ý đồ ‘tiêu chuẩn kép’.
Trong khi đó BTT vẫn tiếp tục luận điệu khoa trương, hâm dọa tiến hành chiến tranh nguyên tử mà không hề đính kèm một động thái quân sự nào khả dĩ. Điều này đã làm cho Washington thất vọng. Jay Carney, người phát ngôn tòa Bạch Ốc, phát biểu trong buổi họp báo hôm 1-4-13:  Tôi cho quí vị hay rằng, mặc dầu với những luận điệu khoa trương dữ dằng, trong hiện tại Bình Nhưỡng vẫn chưa có động thái nào khả dĩ tích cực hậu thuẫn cho những luận điệu hiếu chiến của họ. Đến mãi hôm nay vẫn chưa thấy Binh Nhưỡng triển khai hay có những điều đông quân sư, vũ khí nào đáng kể- I would note that: Despite the harsh rhetoric we’re hearing from Pyongyang we are not seeing changes to the North Korea military posture such as large scale mobilization  and positioning of forces…We have not seen any action to back up the rhetoric….Khi được hỏi: Liệu việc Mỹ điều động đến NTT các pháo đài chiến lược B52, máy bay tàng hình B2s Stealth Bombers, chiến đấu cơ tàng hình F22… có làm cho tình hình bán đảo Triều Tiên tồi tệ hơn không? Jim Carney dứt khoắc trả lời rằng: ‘Không’.
Hôm 4-4-2013, tại NTT có những xáo trôn nhỏ vì các nhà đầu tư ngoai quốc e ngại về chiến tranh có thể xảy ra trên bán đảo này bất cứ lúc nào. Chứng khoán Seoul giao động nhẹ. Chỉ số Kospi giảm 1,5%. Nhưng sao đó họ lấy lại niềm tin trước thái độ kiên quyết bảo vệ hòa bình phát triển kinh tế của chính phủ Park Geun hye. Tổng thống Park Geun Hye đã lên tiếng kêu gọi Bình Nhưỡng nên tránh đừng làm gia tăng thêm căng thẳng. Tổng thống Park Geun hye kiên trì giữ vững lập trường: NTT chỉ đánh trả Khi bị BTT tấn công trước.
Tuy thế, trong những ngày đầu tháng tư, Bình Nhưỡng vẫn đưa ra luận điệu chống Mỹ với lời lẽ hiếu chiến, làm cho tình hình sôi sục hơn: Nào là hâm dọa sẻ tái khơi động nhà máy hạt nhân Plutonium, nào là kêu gọi các tòa đại sứ ngoại quốc tại Bình Nhưỡng, nhất là hai tòa đại sứ Nga và Anh quốc, hãy rút nhân viên về nước để tránh khỏi thịệt hại nhân mạng cũng như tài sản trong trường hợp có chiến tranh hạt nhân xảy ra. Các tòa đại sứ khác cũng vậy. Tốt nhất là họ rút nhân viên của họ về nước trước ngày 10-tháng 4. Đến hôm nay, cũng chưa thấy quốc gia nào đáp ứng lại sự khuyến cáo có vẻ nghiêm trọng này của BTT. Các sứ quán ngoại quốc vẫn tồn tại và hoạt động bình thường trước sự dững dưng của Bình Nhưỡng. Thật là một hiện tượng lạ lùng chưa từng thấy trong trong thông suốt mấy trăm năm lịch sử quan hệ ngoai giao quốc tế.
Theo báo mạng Atlantic-Wire trên mục -What Matter Now- với giọng nửa đùa nửa thực, nhà bình luận Dashiell Benett phát biểu: Bình Nhưỡng hành động như là họ đang Khơi động Chiến Tranh thật chớ chơi-
Chính phủ Canada thì cho rằng thực sự Bình Nhưỡng không muốn có chiến tranh. Do đó Chính phủ và quân đội Canada không muốn dính líu đến cuộc khủng hỏang này.
Tại thị trường chứng khoán Wall Street, hôm 3-4 chỉ số ‘S&P 500’ có sụt, nhưng chỉ số Dow vẫn còn cao trên 14,500. Việc sụt giảm chỉ số ‘S&P 500’được cho là có ảnh hưởng từ tình hình chính trị tồi tệ tại bán đảo Triều Tiên. Nhưng ngày hôm sau, chỉ số của ‘S&P 500’ được phục hồi tốt trở lại.
Hôm 3-4 hãng thông tấn Reuters cho hay Ngũ Giác Đài vừa chuẩn thuận cho hai hãng chế tạo máy bay Lockheed và Boeing của Mỹ được phép bán cho NTT 60 chiến đấu cơ phản lực hiện đại, theo đơn đặt hàng của nước này, trị giá lên đến hàng chục tỷ US Dollars. Điều này khiến nhiều người nghĩ rằng cuộc khủng hoảng trên Bán đảo Triều Tiên vô tình đã trở thành cơ hội cho Mỹ phát triển và phục hồi kinh tế.
Thật bất ngờ, ngày 4-4-13, Kim Jong un lại ‘lên cơn’ tuyên bố chiến tranh sẽ xảy ra ngay ngày hôm nay hoặc ngày mai. Mỹ sẽ bị tàn phá bằng phương tiện chiến tranh hạt nhân. Bình Nhưỡng xác nhận lần này mục tiêu đích thực của cuộc chiến là Guam, Hawaii và nơi trú đóng 28,500 và 50,000 lính chiến Mỹ tại NTT và Nhật Bổn. Các hãng thông tấn Yonhap (NTT) và Asahi (Nhật) cho hay là BTT đã đưa tên lửa Musudan có tầm trung bình đến bờ biển phía đông. Trong lúc đó Binh Nhưỡng tiếp tục leo thang loan báo: Chiến dịch khốc liệt đã được rà soát kỹ và Hoa Kỳ sẽ bị tiêu diệt ngay ngày hôm nay hay ngày mai…
Lại có có tin từ NTT cho hay: Bình Nhưỡng đang lên kế hoạch thử vũ khí hạt nhân lần thứ tư vào ngày 10 tháng 4 sắp tới..
Những tin đồn và những lời tuyên bố hiếu chiến của Kim Jong un làm toàn thế giới lên cơn sốt, nhân loại có cảm tưởng ở bên bờ của chiến tranh hạt nhân.
Chính phủ Moscow bày tỏ lo ngại trước tình hình bán đảo Triều Tiên, thùng thuốc súng ‘nóng’ ngay bên cạnh sườn biên giới của họ. Chính Tổng thống Nga, Putin, đã lên tiếng cảnh cáo: Nếu cuộc chiến hạt nhân bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên thì nhân dân Triều Tiên sẽ bị tàn phá thảm khốc tệ hại hơn nhiều lần so với sự cố nguyên tử Chernobyl của Nga hồi 26-4-1986.
Paris và Berlin đồng loạt lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh ‘làm nguội’ bớt Kim Jong un.
Nữ Thủ tướng Úc, Julia Gillard, cảnh cáo thái độ khoa trương hiếu chiến của Binh Nhưỡng đang thật sự hâm dọa nền an ninh thế giới.
Ngoại trưởng Anh, William Hague kêu gọi các nước bình tĩnh và đoàn kết trước lời hâm dọa hiếu chiến cực kỳ khoa trương nẩy lửa của BTT. Trong thực tế, theo ông biết chắc, hiện tại Bình Những vẫn chưa có động thái nào về quân sự khả dĩ xứng tầm với lời tuyên bố nẩy lửa của họ. Đi xa hơn nữa, Ngoại trưởng Anh, William Hague, nhắc lại hôm thứ Sáu, 5-4, Chính phủ Bình Nhưỡng cảnh cáo sẽ không thể bảo đảm an toàn cho các nhân viên các tòa đại sứ nước ngoài trong trường hợp chiến tranh xảy ra. Nhưng theo ông, hiện tại ông chưa thấy có nhu cầu đưa các nhân viên ngoại giao nước ngoài ra khỏi BTT.
Ngày 6-4-2013, nhân cuộc điện đàm với TTK-LHQ, Ban Kee moon, Ngoại trưởng Trung Quốc, Wang Yi, cực lực lên án những ngôn ngữ khoa trương hiếu chiến cũng như những hành động gây hấn chiến tranh, và Bắc kinh nhất quyết phản kháng, không cho phép bất cứ ai mang ngòi nổ chiến tranh đặt ngay trước cổng nhà Trung Quốc.
Ngày 7-4-2013, qua bài diễn văn khai mạc Diễn Đàn Châu Á Bác Ngao tại đảo Hải Nam, Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình tuyên bố: Không một quốc gia nào được phép đẩy cả khu vực châu Á vào tình trạng hỗn loạn chỉ vì những tính toán ích kỷ. Tập Cận Bình cũng kêu gọi Châu Á cần phải nỗ lực để giải quyết những vấn đề nghiêm trọng đe dọa đến sự ổn định của chính mình….Cộng đồng quốc tế cần có tầm nhìn bao quát hơn, cần có chiến lược hợp tác và một tiếng nói chung về vấn đề an ninh…Thông suốt những lời phát biểu trên, Tập Cận Bình không hề nhắc đến BTT, NTT hay gọi đích danh Hoa Kỳ.
Qua cung cách phát biểu của Tập Cận Bình tại Diễn Đàn Châu Á Bác ngao hôm 7-4-2013, chắc chắn Washington cảm thấy rằng vị thế thượng thặng địa-chính-trị toàn cầu và khu vực Đông Á của Hoa kỳ đang bị Bắc kinh lung lay tận gốc rể.
Báo mạng THE NATION hôm thứ Bảy 6-4-2013, trong bản tin Breaking News đã làm ngạc nhiên thế giới khi đưa tin nhà cựu lãnh đạo Cộng sản Cuba, Fidel Castro, vừa đưa ra lời can gián Bình Nhưỡng và Washington và cảnh cáo hai quốc gia này về hiểm họa chiến tranh hạt nhân. Với Bình Nhưỡng Fidel Castro kêu gọi lãnh tụ BTT, Kim Jong un nên tránh cho bằng được một cuộc chiến hạt nhân. Fidel Castro cảnh cáo Kim Jong un: Nếu cuộc chiến hạt nhân bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên chẳng những toàn thể nhân dân của bán đảo Triều Tiên bị hy sinh khốc liệt một cách vô ích và còn cả hơn 70% nhân loại trên hành tinh này cũng nhận lãnh những ảnh hưởng tai hại của vũ khí hạt nhân. Fidel Castro lên tiếng kêu gọi Bình Nhưỡng: Hôm nay Triều Tiên là một trong những quốc gia có vũ trang hạt nhân, Triều Tiên phải tự ý thức trách nhiệm của mình trước sự tồn vong của Thế giới và nhân loại.
Với Hoa Kỳ, Fidel Castro kêu gọi Tổng thống Obama và nhân dân HoaKỳ cố tránh cho bằng được một cuộc chiến hạt nhân. Nếu Hoa Kỳ để cuộc chiến này xảy ra thì Tổng tống Obama và cả Nội các nhiệm kỳ hai của ông bị chôn vùi tên tuổi. Lúc ấy Tổng thống Obama được lịch sử nhắc đến như một hung thần tàn bạo nhất trong mọi triều đại của Mỹ. Và lãnh tụ cộng sản Fidel Castro, hô hào: “Cố tránh một cuộc chiến tranh nguyên tử không phải là bổn phận chỉ riêng cho Tổng Thống Obama mà cũng là bộn phận của toàn thể nhân dân Hoa kỳ.
Xuyên suốt những biến động trong những ngày qua, từ Binh Nhưỡng đến Washington, từ Bác Ngao đến Moscowa và khắp thế giới đến hôm nay, ngày 10-4-2013, vào thời điểm này, có một điều không ai chối cãi được, chính Washington cũng thừa biết rằng Bình Nhưỡng không đủ khả năng quân sự tấn công Hoa Kỳ. Triều Tiên quá nhỏ so với một nước Mỹ hùng cường quân sự và kinh tế vào hàng đầu thế giới. Những trang sử đẩm máu trong cuộc chiến Korea War, hàng triệu người Triều Tiên chết thê thảm trong những trận thả bom trải thảm trong những năm 50’s trước hòa ước ngưng bắn (armistice) 1953. Mãi đến hôm nay người dân Triều Tiên vẫn chưa vượt khỏi hình ảnh khiếp sơ ấy. Hôm nay, thế giới ai cũng biết Bình Nhưỡng có một đội quân tinh nhuệ được rèn luyện thuần chất trong tinh thần bảo vê đất nước Triều Tiên hơn là tấn công. Những khoa trương hâm dọa tấn công Hoa Kỳ bằng chiến tranh hạt nhân, những tên lửa đạn đạo mà BTT đang có, rốt cưộc chỉ là những ngôn ngữ hù dọa, những thứ vũ khí chỉ đủ khả năng để xua đuổi con chó sói đi xa cổng nhà họ.
Vượt lên trên tất cả những dữ kiện lịch sử này, là ý chí thống nhất Bán Đảo Triều Tiên trong hòa bình của nhà lãnh đạo BTT, Kim Jong un và Tổng thống NTT, bà Park Geun hye, được coi như là kim chỉ nam cho mọi hành động của hai chính phủ Nam và Bắc Triều Tiên và toàn thể nhân dân trên toàn bán dảo Triều Tiên. Trong bất cứ trường hợp nào “Văn Phòng Tổ Chức Liên Triều”-Thống Nhất Triều Tiên- luôn luôn đựơc duy trì và được bảo vệ cẩn trọng.
Kể từ khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc hơn 60 năm về trước, Chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Triều Tiên-CHNDTT-đã liên tục yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ hợp tác với họ để thực hiện đúng đắng 4 nguyện vọng:
1- Để ngừa cuộc chiến tái diễn, BTT yêu cầu Hoa Kỳ phải minh bạch, phải có một thỏa ước rõ ràng về sự kết thúc cuộc chiến Triều Tiên. HoaKỳ phải ký một Thỏa ước Hòa bình -Peace Treaty- hơn là một Ký kết Ngưng bắn-Armistice-.
2- Hoa Kỳ phải sớm tái thống nhất bán đảo Triều Tiên sau khi tạm chia cắt từ năm 1945.
3- Chấm dứt việc chiếm đóng NTT của quân đội HoaKỳ bằng cách triệt thoái toàn bộ hơn 30,000 lính chiến Mỹ ra khỏi NTT, để cho 2 miền Nam và Bắc Triều Tiên tự do thương thảo quyết định thống nhất bán dảo Triều Tiên.
4- Trực tiếp đối thoại giữa Bình Nhưỡng và Washington để làm giảm bớt tình hình căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên
Nhưng trong suốt hơn 60 năm qua, Washington liên tục từ chối mọi yêu sách của Bình Nhưỡng. Do đó tình hình của bán đảo Triều Tiên vẫn liên tục bất ổn kể từ thập niên 50’s cho đến nay.
Đứng trước bối cảnh lịch sử khó khăn và phức tạp dường ấy, nhà lãnh đạo BTT, Kim Jong un đang cố gắng phát triển vũ khí hạt nhân. Với sự thành công trong việc chế vũ khí hạt nhân, Bình Nhưỡng đang cố tình tạo ra một tình trạng chiến tranh với Mỹ với ý đồ buộc Washington: 1- Thừa nhận BTT như là một trong 9 quốc gia có vũ khí hạt nhân, 2- Chấp nhận đàm phán song phương với Bình Nhưỡng, 3- Chấm dứt việc chiếm đóng lãnh thổ NTT bằng cách triệt thoái toàn bộ quân đội Mỹ ra khỏi NTT, sau đó Bình Nhưỡng và Hán Thành sẽ tự chọn lựa đường lối tái thống nhất, 4- Thiết lập quan hệ mậu dịch và ngoại giao bình đẳng giữa bán đảo Triều Tiên và Hoa Kỳ.
Trong tình hình hiện tại Hoa Kỳ đang ra sức củng cố quyền lực, kinh tế lẫn quân sự tại Châu Á Thái Bình Dương, nhất là khu vực Đông Á. Vị thế thượng thặng địa-chính-trị của Hoa Kỳ trên toàn cầu và khu vực Đông Á đang bị Trung Quốc hâm dọa nặng nề. Liệu Hoa Kỳ có thể đáp ứng những yêu cấu của BTT?  Mặc dầu những yêu cầu của BTT đựơc thế giới xem như là rất chính đáng.
Một tia hy vọng nhỏ vừa được sáng lên từ cuối đường hầm: Dấu hiệu thiện chí xuống thang vừa được thể hiện cả hai phía Triều Tiên và HoaKỳ.
-Hãng thông tấn Yonghap, NTT, cuối tuần vừa rồi vừa cải chính tin đồn rằng Bình Nhưỡng sẽ thử vũ khí hạt nhân vào ngày 10-4. Theo thông tấn Yonghap: Đây chỉ là tin đồn thất thiệt. Nhưng có nguồn tin ngoài luồn cho hay là trong thực tế Bình Nhưỡng vừa quyết định ngưng cuộc thử nghiêm hạt nhân vào ngày 10-4 vì sự can gián của thế giới và cũng e rằng cuộc thử nghiệm sẽ làm cho tình hình nóng thêm lên nguy hiểm một cách vô ích.
- Về phía Hoa Kỳ, hôm 6-4, Ngũ Giác Đài thông báo là Hoa Kỳ sẽ hoãn lại cuộc thí nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có tên là Minuteman3 được dự trù diễn ra vào tuần tới, vì lo ngại Bình Nhưỡng diễn dịch sai động thái này của Mỹ làm tăng thêm nguy cơ xung đột. Trước đó, khi hay được tin Bình Nhưỡng sẽ thử hạt nhân vào ngày 10-4, người phát ngôn Bạch Ốc, Jay Carney phát biểu: Washington sẽ không ngạc nhiên nếu BTT cứ tiếp tục thử hạt nhân. Cùng lúc ấy các nhà lãnh đạo quân sự cao cấp của Hoakỳ cũng cho rằng những đe dọa của Kim Jong un tuần vừa rồi, những thử nghiệm hạt nhân sắp tới nếu có, cũng chỉ là ‘bổn cũ soạn lại’ nhàm chán, không có gì mới lạ. Mỹ đang thật sự muốn làm giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của những động thái và những lời khoa trương hiếu chiến của BTT.
Có phải chăng cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Bán đảo Triều Tiên vừa vượt qua một chặng đường dài 60 năm lịch sử và đang tiến gần đến giao điểm hóa giải. Hy vọng Hoa Kỳ và BTT đã nhận chân ra được giá trị lịch sử nhân loại hôm nay, một nhân loại trong thế giới Toàn Cầu Hóa, một nhân loại không có kẻ thù, chỉ có đối tác, bình đẳng cạnh tranh phát triển kinh tế. Mọi dân tộc có quyền hưởng thụ theo khả năng của mình làm ra, văn hóa cũng như của cải vật chất. Từ quan điểm này, chúng ta hy vọng đây là thời cơ thuận lợi cho chính phủ Hoa Kỳ và Tổng Barack Obama thay đổi tầm nhìn và thái độ của Mỹ  đối với thế giới bên ngoài cũng như các thuộc địa-protectorates. Không phải riêng với BTT hay Hoa kỳ mà cả nhân loại hôm nay phải tự mình hóa giải. Thế giới hôm nay không có trục ma quỷ, chỉ có những quốc gia đang đứng lên đòi quyền sống, đòi thống nhất, đòi được bình đẳng, trọn quyền hưởng thụ những tài sản quốc gia sẵn có, văn hóa cũng như những của cải vật chất do chính sức lao động của họ làm ra .

© Đào Như - Oak park-Illinois-USA
© Đàn Chim Việt 

Nhật Bản thành lập mặt trận chống Trung Quốc

Thêm chú thích
Trước sự o ép của Bắc Kinh, Nhật Bản quyết tâm thành lập một mặt trận chống sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Nhật Bản sẽ không thỏa hiệp trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Hoa Đông.

Không có bất cứ nhượng bộ nào cho Bắc Kinh về vấn đề quần đảo Senkaku (tức Điếu Ngư) mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tuyên bố như vậy tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.

Tuyên bố này trên thực tế đã cắt đứt khả năng vừa xuất hiện cho cuộc đàm phán của Bắc Kinh với Tokyo về vấn đề này. Trong khi đó, Ngoại trưởng John Kerry cũng xác nhận rằng Mỹ mở rộng hiệu lực của Hiệp ước an ninh với Nhật Bản đến quần đảo Senkaku. Theo Hiệp ước này, Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ đồng minh châu Á của mình trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự. Trong khi đó, khả năng tình hình diễn biến theo kịch bản này như là phương pháp giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản vẫn chưa được gỡ bỏ.

Ông Valery Kistanov, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản của Viện Nghiên cứu Viễn Đông nói: “Ông Tập Cận Bình rất cứng rắn trong việc giải quyết vấn đề theo quan điểm Trung Quốc. Gần đây,Trung Quốc tuyên bố rằng tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng - không chỉ với Nhật Bản, mà cả với Philippines, Việt Nam và một số các nước khác – là vấn đề ảnh hưởng đến lợi ích cơ bản của Trung Quốc. Đây là cách đặt vấn đề một cách rất nghiêm trọng. Nhật Bản cũng không hứa hẹn điều gì tốt đẹp. Trong những trường hợp như vậy, cách duy nhất để bảo vệ quần đảo này và chống tham vọng của Trung Quốc là hiệp ước an ninh với Mỹ".

Trông chờ vào sự hỗ trợ của Mỹ, Nhật Bản đồng thời tiếp tục lôi kéo các nước khác tham gia vào mặt trận rộng lớn chống Trung Quốc, trước hết là những nước đang tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Đó là một loạt các nước đang  xung đột với Trung Quốc nhằm tranh chấp quần đảo Trường Sa trên Biển Đông. Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kisida đã thăm Manila là phối hợp phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

Đáng chú ý là tuyên bố mạnh mẽ của Thủ tướng Abe rằng Nhật Bản sẽ không thực hiện bất kỳ thỏa hiệp nào trong vấn đề lãnh thổ trùng hợp với thông tin về việc Việt Nam có ý định mua 6 máy bay tuần tra của Mỹ. Nếu thỏa thuận mua bán này được thông qua, đây sẽ là tiền lệ đầu tiên về việc Hoa Kỳ bán vũ khí cho Việt Nam sau cuộc chiến tranh Đông Dương.
\
Nhật Bản cũng đã vận động được Đài Loan vào mặt trận chống Trung Quốc. Mới đây Tokyo đã cho phép Đài Loan đánh cá trong khu vực các đảo tranh chấp mà không sợ tuần tra Nhật Bản truy đuổi.

Bắc Kinh đã tìm cách phối hợp nỗ lực với Đài Bắc trong cuộc tranh chấp Điếu Ngư nhưng không thành công. Bây giờ, rõ ràng, Tokyo đã giành ưu thế trong việc mua chuộc Đài Bắc. Trung Quốc rất không hài lòng với thực tế rằng Nhật Bản và Đài Loan đàm phán về việc tự do đánh bắt cá trong vùng biển tranh chấp với tư cách là đại diện của hai quốc gia. Dù sao đi nữa thì Tokyo đã phá vỡ liên minh Đài Bắc với Bắc Kinh trong vấn đề  tranh chấp lãnh thổ trên Biển Hoa Đông.
  (Kiến thức)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét