Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Tin ngày 11/4/2013

  • Tổng thống Pháp đề ra các biện pháp làm sạch đời sống chính trị (RFI) - Giữa vòng xoáy chỉ trích sau vụ cựu Bộ trưởng Ngân sách dối trá về tài sản và trốn thuế, hôm nay 10/4/2013 ngay sau cuộc họp Hội đồng các bộ trưởng, tổng thống Pháp Francois Hollande đã thông báo một loạt các biện pháo nhằm làm « chuẩn hóa đạo đức » của các quan chức chính trị.
  • Tokyo đau đầu với việc xử lý nước phóng xạ (RFI) - Thảm họa Fukushima đã trôi qua hơn hai năm, nhưng nguy cơ hạt nhân vẫn chưa hết đe dọa Nhật Bản khi mà vào ngày 07/04 vừa qua, chính tập đoàn Tepco đã thừa nhận là một khối lượng khổng lồ nước nhiễm phóng xạ tại hai bể chứa ngầm đã bị rò rỉ. Về chủ đề này, hai tờ báo Le Monde và Les Echos nhận định chung : Tepco đang bế tắc trong việc xử lý nước nhiễm phóng xạ.
  • Gia đình ông Vươn "phẫn uất" trước bản án dành cho quan chức Hải Phòng (RFI) - Bản án sơ thẩm dành cho các bị cáo là quan chức huyện Tiên Lãng trong vụ án « hủy hoại tài sản » gia đình nhà ông Vươn được tòa sơ thẩm thành phố Hải Phòng tuyên sáng nay (10/4), với 4 án tù treo và một án tù giam, đã bị dư luận đánh giá là quá nhẹ không thỏa đáng với tội danh của các bị cáo.
  • Giới bảo vệ tự do ngôn luận lên án Nga, sau cái chết của nhà báo Mikhaïl Beketov (RFI) - Thứ Hai 08/04/2013, nhà báo Mikhai Beketov – gương mặt tiêu biểu của phong trào bảo vệ môi trường chống lại sự độc đoán của chính quyền – qua đời, sau nhiều năm đau ốm nặng nề. Hôm qua, 09/04, nhiều tổ chức báo chí và nhân quyền đã lên tiếng phản đối thái độ dung túng của chính quyền Nga đối với các thủ phạm gây ra cái chết của ông Mikhail Beketov.
  • Paris dự kiến tăng gấp đôi thị phần của doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam (RFI) - Hôm qua, 09/04/2013, sau khi trở về từ Việt Nam, bộ trưởng Ngoại thương Pháp Nicole Bricq tuyên bố Paris dự định sẽ tăng gấp đôi thị phần của các doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam trong 4 năm tới. Bộ trưởng Ngoại thương Pháp giải thích rằng thị phần của các doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam mới chỉ là 1% vào năm 2012, so với tỷ lệ trung bình 1,5% tại các nước Đông Nam Á khác.
  • Cam Bốt cắt giảm nhân sự tòa án xét xử tội ác Khmer đỏ (RFI) - Hãng tin AFP dẫn nguồn tin chính thức tại Cam Bốt hôm nay, 10/04/2013, cho biết, do thiếu nguồn kinh phí, chính quyền Phnom Penh chuẩn bị phải cắt giảm số lượng nhân viên làm việc cho Tòa án đặc biệt xét xử tội ác của Khmer đỏ.
  • Trung Quốc hạn chế du lịch trong vùng biên giới với Bắc Triều Tiên (RFI) - Hãng tin Reuters hôm nay 10/4/2013 dẫn nguồn tin từ khu vực du lịch địa phương cho biết chính quyền thành phố Đan Đông, nằm sát biên giới với Bắc Triều Tiên, đã ra lệnh cho các văn phòng du lịch tạm ngừng đưa du khách sang bên kia biên giới. Quyết định này có thể bắt nguồn từ những diễn biến căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trong những ngày qua.
  • Kim Jong-Un "phục vụ" lợi ích chiến lược của Mỹ (RFI) - Khi liên tiếp đưa ra những tuyên bố hiếu chiến, lãnh đạo trẻ của Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un coi như phục vụ cho quyền lợi chiến lược của Mỹ và như vậy vô tình gây bất lợi cho đồng minh Trung Quốc. Được đề ra trong nhiệm kỳ đầu của tổng thống Obama, chính sách "xoay trục" sang châu Á có nghĩa là Hoa Kỳ tập trung nền ngoại giao và các phương tiện quân sự sang châu lục này.
  • Tổ chức phi chính phủ Golos bị kiện vì không tuân thủ luật về "nhân viên ngoại quốc" (RFI) - Ba tuần kể từ khi chính quyền Nga bắt đầu khởi sự chiến dịch thanh tra các tổ chức phi chính phủ tại Nga, hôm qua, 09/04/2013, bộ Tư pháp Nga bắt đầu khởi kiện Golos. Golos là hiệp hội dân sự đầu tiên bị kiện vì bị cáo buộc không chấp hành quy định đăng ký vào danh sách “nhân viên ngoại quốc”, tức các tổ chức nhận tài trợ từ nước ngoài.
  • HRW : "Đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt phải đạt kết quả cụ thể" (RFI) - Trong một thông cáo đề ngày hôm qua, 09/04/2013, tổ chức bảo vệ nhân quyền của Mỹ Human Rights Watch cho rằng chính quyền Việt Nam nên nhân cơ hội Đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt sắp tới để trả tự do cho các tù chính trị và cam kết ngưng truy bức các blogger, các nhà hoạt động nhân quyền và những người chỉ trích ôn hòa khác.
  • Vụ truy sát nông dân Văn Giang vẫn chưa được làm rõ trách nhiệm (RFI) - Hôm nay, 10/04/2013, Tòa án Nhân dân huyện Văn Giang, Hưng Yên, đã tuyên án thêm ba bị cáo trong vụ truy sát nông dân Văn Giang liên quan đến dự án Ecopark, xảy ra vào tháng 7 năm ngoái. Nhưng các nông dân bị hại vẫn không đồng tình với kết quả phiên toà, vì vụ truy sát này vẫn chưa được làm rõ trách nhiệm. RFI phỏng vấn luật sư Hà Huy Sơn, người bảo vệ quyền lợi cho các nông dân Văn Giang.
  • Bốn án tù treo, một án tù giam cho quan chức ra lệnh phá nhà ông Vươn (RFI) - Sau hơn hai ngày xét xử, sáng nay 10/4/2013 phiên sơ thẩm xét xử các lãnh đạo xã và huyện tại Hải Phòng trong vụ án « Hủy hoại tài sản » và « Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng » liên quan đến vụ cưỡng chế thu hồi đất và phá nhà của gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã kết thúc. Tòa án hải Phòng đã tuyên bốn án treo và một án tù giam.
  • Nhà nước Chí Phèo (VOA) - Tình hình chính trị giữa Nam Triều Tiên và Bắc Triều Tiên trong mấy tuần vừa qua có cái gì thật lạ lùng
  • Nam Triều Tiên, Mỹ nâng mức báo động (VOA) - Các lực lượng Nam Triều Tiên và Hoa Kỳ đã nâng mức cảnh báo giữa lúc nhiều người tin rằng Bắc Triều Tiên sắp sửa thực hiện một vụ phóng phi đạn
  • Bắc Hàn sắp thử tên lửa? (BBC) - Mỹ và Nam Hàn đề phòng khả năng Bắc Hàn phóng tên lửa trong lúc có lời kêu gọi Bắc Hàn hết sức cẩn trọng.
  • Blogger Chí Đức 'bị công an đánh' (BBC) - Kỹ sư Nguyễn Chí Đức, một blogger từng xuống đường chống TQ, cáo buộc bị "công an" và "côn đồ" hành hung ở nơi làm việc.
  • 'Cuộc đời ông Văn Hiệp khổ lắm' (BBC) - Đạo diễn Khải Hưng nói về cuộc đời và sự nghiệp của diễn viên hài Văn Hiệp, người vừa qua đời vì bệnh viêm phổi tại Hà Nội.
  • 'Tôi chắc chắn công an đánh tôi' (BBC) - Blogger Nguyễn Chí Đức, nhà hoạt động từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc, bị "người lạ" hành hung ở nơi làm việc.
  • Hợp tác đánh cá Nhật – Đài khiến Trung Quốc “giận” (BaoMoi) - Sau khi Nhật Bản và Đài Loan ký kết thỏa thuận về quyền đánh bắt cá trên khu vực biển quanh quần đảo Senkaku đang xảy ra tranh chấp với Trung Quốc vào ngày 10/4, Bắc Kinh lập tức lên tiếng bày tỏ “quan ngại” về sự hợp tác này.
  • Việt Nam dự các hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (BaoMoi) - Từ ngày 10 – 11/4, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bao gồm Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM Retreat), Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Chính trị An ninh ASEAN (APSC) và Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) tại Brunei.
  • Thúc đẩy để sớm có Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) - Trong hai ngày 10 và 11/4/2013, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN họp tại Bandar Seri Begawan, Brunei để chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 22 sẽ diễn ra vào ngày 24-25/4/2013 và bàn về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
  • Tập Cận Bình muốn Trung Quốc làm ’đại ca’ khu vực (BaoMoi) - (Phunutoday) - Tập Cận Bình muốn TQ làm "đại ca" khu vực, Philippines sẽ truy tố ngư dân TQ, Dịch cúm gia cầm H7N9 ở Trung Quốc là "vũ khí sinh học" Mỹ, Nhật báo động trước nguy cơ Triều Tiên bắn tên lửa...là tin tức thời sự chính ngày 10/4.
  • Mỹ “giúp Việt Nam bảo vệ ngư dân” (BaoMoi) - (Tin Nóng) Báo U.S. News & World Report ngày 9.4 dẫn lời một quan chức cấp cao cho biết Lực lượng Tuần duyên Mỹ sẽ tích cực giúp Việt Nam bảo vệ tàu cá trên biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng phô trương sức mạnh.
  • Nhật Bản bắt tay Đài Loan ở Senkaku (BaoMoi) - (Đời sống) - Tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản đưa tin, Nhật Bản và Đài Loan đang tiến rất gần tới một thỏa thuận về quyền đánh bắt cá tại vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
  • Nhật - Đài Loan nối lại đàm phán hiệp định đánh cá (BaoMoi) - Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc) ngày 10/4 đã chính thức nối lại các cuộc đàm phán về hiệp định đánh cá quanh quần đảo tranh chấp Senkaku (Đài Loan gọi là Điếu Ngư Đài) lần đầu tiên trong bốn năm qua.
  • Nhật Bản - Đài Loan "bắt tay" ở Senkaku (BaoMoi) - (NLĐO)- Theo tờ Asahi Shimbun của Nhật, nước này đã nhượng bộ để đạt được một hiệp định cơ sở với Đài Loan về đánh bắt quanh quần đảo tranh chấp Senkaku - một động thái hẳn sẽ chọc giận Trung Quốc.
  • Trung Quốc ngang nhiên lên kế hoạch điều tra hải đảo tại Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) - Ngày 9/4, tờ Nhân dân nhật báo cho biết, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc vừa thông qua kế hoạch tổng điều tra các đảo mà Trung Quốc tự nhận chủ quyền. Trong đó đặc biệt chú trọng điều tra khu vực các đảo trên Biển Đông và các đảo thuộc cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
  • Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng dịp 30/4 (BaoMoi) - (GĐVN) Nói đến Đà Nẵng là có thể hình dung ngay rằng đó là một thành phố tuyệt đẹp bên sông Hàn, bên bờ biển Đông với những nét quyến rũ chưa từng có ở các đô thị biển khác…Ngoài ra vào dịp Lễ 30/4 & 1/5 tại Đà Nẵng còn tổ chức lễ hội pháo hoa Quốc Tế.
  • Trung Quốc mở rộng UAV giám sát Biển Đông (BaoMoi) - TPO - Hãng tin Stratfor mới đây đưa tin, Trung Quốc đang mở rộng chương trình máy bay không người lái (UAV) nhằm giám sát và kiểm soát các vùng biển tranh chấp là biển Hoa Đông và Biển Đông.
  • Sợ hết phần, Nga cũng vội vàng “đến với châu Á” (BaoMoi) - Đại biểu của Nga đã đem đến Hội nghị APEC được tổ chức ở Vladivostok một bất ngờ khi tuyên bố về “Trục chiến lược châu Á – Thái Bình Dương” của nước này. Chính sách này được đưa ra bối cảnh khu vực này đang bị chi phối bởi những điểm nóng như xung đột bán đảo Triều Tiền hay tranh chấp ở Biển Đông, biển Hoa Đông...
  • Mỹ hợp tác với VN bảo vệ ngư dân trên Biển Đông? (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Tờ U.S News ngày 10/4 dẫn lời quan chức cấp cao cho biết Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ sẽ giúp Việt Nam bảo vệ ngư dân đánh bắt cá trên Biển Đông khi Trung Quốc gia tăng mối đe dọa.
  • Thời tiết hôm nay (BaoMoi) - Tin gió mùa Đông Bắc: Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến thời tiết các tỉnh Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ. Do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào và có nơi có dông. Gió chuyển hướng Đông bBắc trong đất liền mạnh cấp 2 - 3, vùng ven biển cấp 3 - 4; Ở vịnh Bắc Bộ có gió Đông Bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, biển động. Khu vực phía Bắc Biển Đông có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8, biển động. Các tỉnh phía Đông Bắc Bộ trời rét vào đêm và sáng sớm.
  • Trung Quốc phát triển UAV giám sát Biển Đông (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Theo mạng tin tình báo Stratfor ngày 9/4, Trung Quốc đang chuyển từ giai đoạn nghiên cứu sang chế tạo, triển khai rộng khắp máy bay không người lái (UAV) để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, giám sát các vùng biển tranh chấp với các nước láng giềng trong đó có Biển Đông.
  • Tập Cận Bình thăm "dân binh" Trung Quốc (BaoMoi) - (GDVN) - Ông Bình tìm hiểu hoạt động đánh bắt cá của ngư dân Trung Quốc trên Biển Đông (không rõ khu vực cụ thể, trong đó có thể có những khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam, ngư dân Trung Quốc đánh bắt trái phép - PV).

Đến Lượt Thủ Tướng Phản Công


Đến nay thì phần lớn công luận đều thừa nhận hội nghị trung ương 6 là một thất bại thảm hại của phe Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Tuy nhiên, sở dĩ có nhận định đó là vì mức chờ đợi của xã hội đã lên quá cao cùng với các tuyên bố đầy hứa hẹn trước hội nghị, chứ khó có thể xem hội nghị 6 là thắng lợi của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Tuy kết quả sau cùng là xé được bản quyết định kỷ luật của Bộ Chính Trị nhưng uy tín và sĩ diện của ông Nguyễn Tấn Dũng cũng bị sứt mẻ đáng kể, từ việc trở thành trò cười "đồng chí X" đối với cả nước đến việc bị coi là không xứng đáng nắm ghế trưởng ban chỉ đạo chống tham nhũng nữa, v.v. Chính vì vậy mà nhiều người chờ đợi ông Nguyễn Tấn Dũng, với quyền lực tài chính và công cụ công an còn nguyên trong tay, sẽ lập tức phục hận.
Nhưng quả đúng với bản chất nhiều mưu trí của ông Dũng – mà tùy góc nhìn, có người xem là "bản lãnh", có người gọi là "hiểm độc" – ông đã tạm án binh bất động để ổn cố lại hàng ngũ dưới trướng. Ông chỉ đi đó đây thăm các đơn vị công an, sinh viên để hô hào phải có “liêm sỉ”.
Trong khi đó, phe 2 ông Sang - Trọng liên tục ra tay: Từ việc chính thức chỉ định ông Nguyễn Bá Thanh, bí thư Đà Nẵng, ra Hà Nội làm Trưởng ban Nội chính Trung ương vừa tái lập; đến rình rang công bố các thành viên thuộc 3 ban của đảng gồm Ban Nội Chính, Ban Kinh Tế, Ban Chống Tham Nhũng; đến tường thuật rôm rả buổi họp Ban Chống Tham Nhũng đầu tiên do ông Nguyễn Phú Trọng chủ tọa.
Hiển nhiên, với quá nhiều các ban tương tự trong quá khứ, đặc biệt là những gì vừa xảy ra ở Hội nghị 6, công luận vừa dè dặt vừa hy vọng về 3 ban lần này. Nhưng đến khi nghe ông Nguyễn Phú Trọng cất tiếng: "Tay nhúng chàm không thể chống tham nhũng" thì giới đại gia và tập thể các quan chức cấp cao đều thở phào nhẹ nhõm. Câu nói này không khác gì câu "kỷ luật sẽ tạo thù hận" của cùng tác giả vào tháng trước. Vì giới nắm tiền và nắm quyền ở thượng tầng hiện nay đều biết rõ TẤT CẢ các thành viên thuộc cả 3 ban, kể cả 3 trưởng ban, đều dính chàm không chỉ trên tay mà còn khắp người nữa. Riêng ông Dũng thì không chỉ biết mà còn có luôn con số "chàm" ai đã nhận từ ông bao nhiêu và có luôn hồ sơ "chàm" từ công an – an ninh về các vụ tham ô của thành viên khác. Tóm tắt lại, ông Dũng biết tất cả các thành viên 3 ban đều đang đeo găng tay đi họp mà thôi và vì vậy cái ban của ông Trọng chỉ là đòn hù.
Có lẽ chỉ có 1 người mà ông Nguyễn Tấn Dũng quan ngại là ông Nguyễn Bá Thanh. Một phần lý do, vì ông Thanh nổi tiếng về bản tính đánh thí mạng — nghĩa là nhắm mắt ra đòn cực độc và bất chấp đối phương sẽ phản công và làm thiệt hại mình thế nào. Vụ giao tranh với tướng công an Trần Văn Thanh từ 2007 đến 2009 là một thí dụ điển hình. Và phần lý do còn lại là lời hứa đã lọt ra tới công luận, đó là lời hứa từ Bộ Chính Trị sẽ giao cái ghế thủ tướng của ông Dũng cho ông Thanh.
Với bản tính và lời hứa nặng ký đó, người ta không ngạc nhiên khi từ Đà Nẵng, Bí thư thành ủy Nguyễn Bá Thanh trong những ngày chưa chính thức nhậm chức trưởng Ban Nội Chính, đã hăng hái nổ nhiều phát súng nhắm về hướng của phe nhóm thủ tướng. Hàng ngũ cán bộ và cả một vài tờ báo nhanh chóng truyền tai nhau các câu hăm dọa của ông Thanh: "Sắp tới tôi sẽ rà vô một số cái, cho hốt liền, không nói nhiều", hay "Một số ông giờ đang ngồi run", hay "Bắt liền chứ không cần phải đợi có bằng chứng chung chi gì hết." …. Tóm tắt lại, ông Thanh đã tuyên chiến lập tức: ông sẽ tỉa dần hàng ngũ quanh ông Dũng trước khi tiến vào tâm điểm chính là cá nhân thủ tướng. Rõ ràng ông Thanh dám làm điều mà ông Sang, ông Trọng rụt rè trong những tháng qua vì sợ đối phương vạch luôn bàn tay "chàm" của gia đình 2 ông.
Và đó là lý do mà ông Nguyễn Tấn Dũng phải lấy quyết định chuyển sang thế phản công. Đòn phản công của ông Dũng bao gồm cả hai mặt: thủ và công.
Thứ nhất về mặt thủ, ông Dũng cố hạ tối đa uy tín của Trưởng Ban Nội Chính trước khi ban này khởi động làm việc. Đó là việc xuất hiện ngày 17/1/2013 hồ sơ thanh tra và kết luận của Thanh tra Chính phủ trên báo chí, dù hồ sơ này mới đóng dấu “mật” chỉ mấy ngày trước đó. Kết luận này nói rằng thành phố Đà Nẵng mà ông Thanh vẫn đang nắm ghế bí thư thành ủy đã "gây thất thu ngân sách" hơn 3,400 tỷ đồng do định giá đất đai không chính xác hay giảm giá đất không theo quy định của nhà nước. Ngay sau đó Bộ Công an được Thủ tướng Dũng nhanh chóng và công khai giao nhiệm vụ nhập cuộc điều tra, "làm rõ dấu hiệu cố ý làm trái". Nghĩa là hăm dọa sẽ truy tố hình sự một khi "tìm thấy chứng cứ".
Hai ngày sau, 19/1/2013, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Đà Nẵng, ông Văn Hữu Chiến lập tức kêu oan về cả kết luận điều tra lẫn cách thức điều tra, bằng một văn bản dài và hàng loạt phỏng vấn với báo chí. Ông Chiến phản đối kết luận của Thanh tra Chính phủ vì "không có cơ sở"; phản đối việc "Thanh tra không chịu nghe giải trình của Thành phố"; phản đối việc "Thanh tra đưa kết luận này ra thông báo trên báo chí".
Ngày 29/1/2013, văn phòng thủ tướng, qua miệng của ông Vũ Đức Đam, một lần nữa công bố giữ nguyên kết luận về sai phạm của lãnh đạo Đà Nẵng và tiếp tục tiến hành lệnh của thủ tướng cho công an điều tra để truy tố. Ông Đam còn nói: "Thủ tướng chưa nhận được ý kiến phản ánh nào… của thành phố Đà Nẵng".
Cho đến nay, hầu như tất cả công luận đều xem đây là một đòn công khai của ông Nguyễn Tấn Dũng đánh vào uy tín của ông Nguyễn Bá Thanh, đặc biệt nếu so với cách hành xử đầy tính châm chước của ông Dũng đối với chính quyền Thành phố Hải Phòng ngay sau vụ tai tiếng lớn ở Tiên Lãng.
Có xác suất cao trong những ngày tới, trưởng Ban Nội Chính Trung Ương sẽ phải dành một phần thời giờ để trả lời các đoàn điều tra từ bộ công an và thậm chí có thể phải ra trước tòa để trả lời về các "sai phạm" trong quá khứ tại Đà Nẵng. Và dĩ nhiên các buổi này nhiều phần sẽ được công bố thoải mái trên báo chí.
Và dĩ nhiên, mọi đòn đánh nhắm vào ông Nguyễn Bá Thanh đều là lời cảnh cáo dằn mặt cho từng thành viên của cả 3 ban Nội Chính, Kinh Tế, và Chống Tham Nhũng của Bộ Chính Trị.
Thứ nhì trong thế công, ngày 21/1/13, tức là chỉ 3 ngày sau khi tung ra “hồ sơ mật” nêu trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Phòng Chống Tội Phạm (Ban Chống Tội Phạm) trực thuộc Văn phòng Thủ tướng. Ban chỉ đạo này do cánh tay mặt của thủ tướng là Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu và Bộ trưởng Công an, tướng Trần Đại Quang, giữ vai trò Phó ban thường trực.
Thoạt nhìn trên lý thuyết, người ta thấy có sự tách bạch khá rõ giữa Ban Nội Chính của Trung ương Đảng và Ban Chống Tội Phạm của chính phủ. Trên giấy tờ, Ban Nội chính có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng cho chủ trương; định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án; thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng. Tức là những nhiệm vụ mang tính đối phó với nội bộ đảng.
Trong khi đó, cũng trên giấy tờ, nhiệm vụ của Ban Chống Tội Phạm là "phối hợp các cơ quan chức năng, các lực lượng để đấu tranh với các băng nhóm tội phạm nguy hiểm”, nghĩa là nhắm vào việc đối phó với xã hội bên ngoài.
Tuy nhiên, chỉ nhìn sâu hơn một chút, người ta đã có thể thấy rõ ngay mưu trí của ông Dũng khi tạo lập Ban Chống Tội Phạm như một vũ khí tấn công mới. Trước hết, Ban Chống Tội Phạm không bị giới hạn vào một lãnh vực phạm pháp nào. Cụ thể nó được cho phép “hoạt động trên nhiều địa bàn, các vụ án nghiêm trọng, phức tạp về an ninh, kinh tế, trật tự an toàn xã hội nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội”. Đây là những thuật ngữ khá quen thuộc để cho phép loại quyền hạn không biên giới. Thế nào là "nghiêm trọng, phức tạp" hoàn toàn do văn phòng thủ tướng hay chính ban này định đoạt. Và tất cả mọi loại "sai trái" dù trong bất kỳ lãnh vực nào đều có thể qui về phạm trù mơ hồ của "an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội".
Nói cách khác, Bộ Chính Trị vừa tước ghế trưởng Ban Chống Tham Nhũng khỏi tay thủ tướng, ông Dũng cho lập ngay một Ban mới với quyền hạn còn rộng hơn nữa và hoàn toàn nằm dưới quyền kiểm soát của thủ tướng.
Kế đến Ban Chống Tội Phạm cũng không bị hạn chế trong phạm vi đối tượng. Nó không bị dừng lại ở cấp bộ nào, dù là địa phương hay trung ương, một khi đã tự kết luận đó là một vụ "nghiêm trọng, phức tạp". Và khi nhân danh đối phó với những kẻ phạm pháp, ban này không cần phân biệt đó là đảng viên hay dân thường. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay ở Việt Nam, chỉ những người có quyền chức mới có cơ hội và phương tiện để phạm pháp nghiêm trọng, và đặc biệt, mới có khả năng lập "băng nhóm tội phạm". Và tuyệt đại đa số những người đang nắm chức quyền đều là đảng viên trung và cao cấp. Do đó, đối tượng chính của Ban Chống Tội Phạm là thành phần đảng viên có máu mặt, y như 3 ban của Bộ Chính Trị.
Về mặt bắp thịt, Ban Chống Tội Phạm của ông Dũng không kém gì Ban Chống Tham Nhũng của ông Trọng. Ban Chống Tội Phạm không những do phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cánh tay mặt của ông Dũng, cầm đầu mà còn đặt Bộ trưởng Bộ Công An Trần Đại Quang ở vị trí phó ban. Đây là yếu tố hệ trọng vì Công An là nơi đảm trách hầu hết công việc điều tra để các Ban dựa vào kết quả điều tra đó mà ra đối sách. Kinh nghiệm cho thấy, trong các vụ án chính trị cũng như kinh tế, những hồ sơ của cơ quan điều tra Bộ Công an có thể thay đổi, thêm bớt hoặc ngay cả dựng đứng, bịa đặt cho phù hợp với từng đối tượng, từng “chuyên án” đã được chỉ đạo. Với cách sắp xếp này trong Ban Chống Tội Phạm, ông Nguyễn Tấn Dũng có thể thực hiện được hai điều: (1) Có thể ngăn chận hoặc ra lệnh sửa đổi bất kỳ bản điều tra nào của công an nếu xét thấy không có lợi cho phe nhóm ông; hoặc tùy tiện tung ra công luận các bản điều tra có nhiều thiệt hại cho các đối thủ. (2) Có thể ra lệnh cho công an tấn công các đối thủ dưới dạng mở hồ sơ điều tra, khám xét nhà cửa, kiểm tra tài sản, tạm giữ, tạm giam,…
Và một vũ khí trong bóng tối khác của ông Dũng cũng góp phần khiến bắp thịt của Ban Chống Tội Phạm đáng sợ hơn tất cả mọi ban khác. Đó là hệ thống riêng của cựu thượng tướng công an Nguyễn Văn Hưởng, người được xem là một hung thần theo truyền thống của trùm mật vụ Beria dưới thời Stalin trên đất Liên Xô. Công luận Việt Nam, báo chí lề trái vẫn tiếp tục ngờ vực bàn tay ông Hưởng trong những vụ đột tử, như cái chết mờ ám của ông Đào Duy Tùng năm 1994 khi đang là thường trực Bộ Chính Trị; cái chết vì ngộ độc của thứ trưởng bộ Công An Nguyễn Văn Rốp (Tư Rốp) năm 2001; cái chết bất ngờ của cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt ở Singapore; kể cả vụ ám sát hụt ông Ba Kiên Tham mưu trưởng Quân Khu 7 ở Campuchia,…. Tin tức về bàn tay trong bóng tối này đã trở nên thông thường trong dân chúng đến độ khi nghệ sĩ Kim Chi từ chối đề nghị ban khen của ông Dũng, bà nghĩ ngay đến xác suất một cái chết sắp được dàn dựng cho bà.
Với vũ khí Ban Chống Tội Phạm mang thẩm quyền vô giới hạn và có cả phương tiện công khai lẫn bí mật như vậy, ông Dũng thừa sức vô hiệu hóa cả 3 ban của Bộ Chính Trị. Điều này có thể thấy ngay qua một vài phóng chiếu cụ thể. Chẳng hạn như khi Ban Nội Chính sắp sửa truy tố một nhân vật nào đó thuộc phe ông Nguyễn Tấn Dũng theo lời khai của một số nhân chứng, thì các nhân chứng trong vụ án đột nhiên mất tích hay qua đời trong thầm lặng. Ở mức thấp nhất, các nhân chứng này bỗng nhiên bị công an bắt giam khẩn cấp vì những tội danh khác và bị điều tra về nhiều loại tội khiến các lời khai của họ với Ban Nội Chính không còn đáng tin và không đáng làm cơ sở buộc tội nữa. Đây là việc làm quá dễ trong chức năng phó Ban Chống Tội Phạm kiêm Bộ trưởng Công An của tướng Trần Đại Quang. Ở mức chủ động tấn công hơn nữa, khi Ban Nội Chính sắp điều tra một vụ việc gì không có lợi cho phe ông Nguyễn Tấn Dũng, Ban Chống Tội Phạm còn có thể lập tức dùng một sai phạm nào đó ở hiện tại hay trong quá khứ, để mở màn "điều tra người điều tra" và tung ngay tin tức này ra báo chí.
Và dĩ nhiên Ban Chống Tội Phạm cũng sẽ rất hiệu quả trong việc tấn công ngược vào hàng ngũ của ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng để đánh trả mỗi khi Ban Nội Chính làm thiệt hại hàng ngũ dưới trướng ông Dũng. Diễn trình ăn miếng trả miếng này đã và đang liên tục xảy ra kể từ sau vụ đổ bể hệ thống ngân hàng. Thí dụ điển hình là các tấn công nhắm vào chị em bà Đặng Thị Hoàng Yến và ông Đặng Thành Tâm, những người được xem là thành viên trong hệ thống làm ăn của ông Trương Tấn Sang.
Các đòn phép, và từ đó danh sách các "nạn nhân", sẽ gia tăng nhanh trong cuộc chiến giữa Ban Chống Tội Phạm và 3 ban của Bộ Chính Trị trong những tháng trước mặt.
Nhưng giữa lúc các ban giương cờ xí lên chuẩn bị đánh nhau lớn, chẳng ai thấy có ban nào nhắc tới vụ tham nhũng lớn nhất trong lịch sử đất nước, đó là số tiền hàng trăm tỉ mỹ kim đã thất thoát qua các tập đoàn kinh tế và tổng công ty. Núi tiền khổng lồ đó không thể tan biến mà không để lại dấu tích gì. Phải chăng chẳng ban nào dám nói tới vì số "chàm" đó đã được chia và gởi lên quá nhiều cửa ở thượng tầng?
Nếu viết lại các phân tích của mình vào thời điểm giành giật "chống tội phạm - chống tham nhũng" hiện nay, hy vọng ông Nguyễn Văn An sẽ bổ túc vào cái tên mà ông đã khéo đặt cho cốt lõi của các tệ nạn và tình trạng không thể tự chữa của Đảng CSVN. Đã đến lúc gọi đó là các LỖI HỆ THỐNG CHÀM cho rõ nghĩa hơn chăng?
Phạm Nhật Bình – Lê Vĩnh
(Việt Báo)

HRW : "Đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt phải đạt kết quả cụ thể"

Ông Brad Adams, giám đốc châu Á Human Rights Watch (hrw.org)
Ông Brad Adams, giám đốc châu Á Human Rights Watch (hrw.org)

Trong một thông cáo đề ngày hôm qua, 09/04/2013, tổ chức bảo vệ nhân quyền của Mỹ Human Rights Watch cho rằng chính quyền Việt Nam nên nhân cơ hội Đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt sắp tới để trả tự do cho các tù chính trị và cam kết ngưng truy bức các blogger, các nhà hoạt động nhân quyền và những người chỉ trích ôn hòa khác.

Đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt lần thứ 17 sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 12/04 tới. Trong thông cáo hôm qua, ông Brad Adams, giám đốc châu Á của tổ chức HRW nói : « Chính phủ Việt Nam đã tiến hành nhiều vụ xử chính trị do họ cố ngăn chận phong trào đối lập đang gia tăng. Chính phủ Mỹ phải nhân cơ hội này nói rõ là phía Việt Nam cần tiến hành các cải tổ nghiêm chỉnh để cải thiện tình trạng nhân quyền, nếu không sẽ gánh chịu những hậu quả nặng nề, trong đó có việc gây tổn hại quan hệ với Hoa Kỳ ».

Theo Washington, mục tiêu của đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt là đạt những kết quả cụ thể theo hướng thu hẹp sự khác biệt giữa các tiêu chuẩn nhân quyền của quốc tế với các chính sách và cách thực thi nhân quyền ở Việt Nam. Human Rights Watch đề nghị « Hoa Kỳ nói rõ rằng nếu Việt Nam muốn được xem là một đối tác quốc tế có trách nhiệm, nước này phải ngay lập tức có những tiến bộ vững chắc trong việc thực hiện các nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền. »

Human Rights Watch nhắc lại là trong năm 2012, ít nhất 40 người đã bị kết án tù trong những phiên xử không theo đúng tiêu chuẩn quốc tế về xét xử công bằng. Đáng báo động hơn nữa, đã có thêm ít nhất 40 người bị kết án trong các phiên xử chính trị chỉ trong sáu tuần đầu của năm 2013.

Đặc biệt, trong những tháng gần đây đã có một chiến dịch trấn áp những tiếng nói chỉ trích trong vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam, bắt đầu dường như với vụ bắt giữ luật sư Lê Quốc Quân ngày 27/12/2012 và trong đợt sách nhiễu trong tháng 2 và tháng 3 nhắm vào những người chỉ trích như nhà báo Nguyễn Đắc Kiên và nhà hoạt động Phật giáo Lê Công Cầu. Ngày 08 và 09/04, hai blogger Bùi Thị Minh Hằng và Nguyễn Chí Đức bị côn đồ tấn công mà công an không hề can thiệp.

Human Rights Watch cũng nhắc đến trường hợp của tù nhân chính trị Nguyễn Hữu Cầu, 66 tuổi, bị bắt giam trở lại từ năm 1982 và tình trạng sức khoẻ gần đây đã suy giảm nghiêm trọng.

Giám đốc châu Á HRW nhấn mạnh rằng : « Chính phủ Việt Nam cần phải thấy rằng không thể giải quyết được những vấn đề to lớn về xã hội và chính trị bằng cách bỏ tù tất cả những người chỉ trích. ».

Nhân dịp sửa đổi Hiến pháp, Human Rights Watch kêu gọi chính quyền Việt Nam cải tổ luật pháp, đặc biệt là sửa đổi hoặc hủy bỏ những điều khoản hình sự hóa quyền tự do ngôn luận, đối lập ôn hòa và quyền thành lập công đoàn.

Thanh Phương (RFI)

Kami - Sai lầm chết người của Nguyễn Bá Thanh

Tính thời gian kể từ khi rục rịch tin ông Nguyễn Bá Thanh Bí thư Thành ủy Đà Nẵng sẽ giữ chức Trưởng ban Nội chính Trung ương đến hôm nay đã súyt soát nửa năm. Nửa năm là sáu tháng, là hai quý cũng là thời gian mà người dân vốn kỳ vọng ông Nguyễn Bá Thanh cũng gần như quên một cú "hốt liền" như ông Thanh đã tuyên bố. Hình như bây giờ ông Nguyễn Bá Thanh đã quên ông đã tuyên bố sẽ làm những gì trước khi chia tay Đà nẵng.
Người ta đã và đang quên ông Nguyễn Bá Thanh và Đà nẵng, thì hôm nay có tin một "Đà Nẵng hậu Nguyễn Bá Thanh chưa gì đã báo hiệu nhiều vị đắng", đó là thiếu tiền. Có lẽ đã đến lúc người ta đã hiểu được sự thật những thành tựu của một thành phố lớn của miền Trung hoành tráng được ví ngang hàng với đảo quốc Singapore có được là do từ ngành công nghiệp... bán đất. Và bây giờ hệ lụy của vấn đề này đang mang lại gánh nặng cho ê-kíp lãnh đạo mới của Đà nẵng. Không hiểu có người bảo rằng lý do ông Thanh bỏ Đà nẵng ra trung ương nhận nhiệm vụ mới, một phần cũng vì ở lại Đà nẵng bây giờ cũng khó kiếm có đúng không? Vì bây giờ buôn bán đất đai và bất động sản đang sống dở chết dở, chứ không còn hốt bạc ngon như mấy năm trước đây. Còn nhớ khi ấy trung ương vẫn động ông Thanh ra Hà nội mà ông có thèm ra đâu. Có lẽ cũng có phần đúng.
Không phải nói xấu ông Nguyễn Bá Thanh, nhưng với một người được đánh giá là biết giữ lời như ông Thanh, khi mà uy tín của ông Thanh đang lên ầm ầm, thiên hạ tung hô, trông mong sự thay đổi như nắng hạn gặp mưa rào thì ông Thanh lại im lặng cả với những người kỳ vọng và ủng hộ mình. Hay cũng vì bây giờ ông mới hiểu thế nào là vai trò của một kẻ chạy cờ ngoài trung ương, ông phải làm theo sức ép và sự chỉ đạo của các phe nhóm khác nhau trong đảng. Việc này không giống như khi ông còn làm vua ở Đà nẵng, khi đó ông còn có uy lực hét ra lửa, sai kẻ nọ, khiến người kia. Còn bây giờ ông đâu có quyền hốt ai và ai cho phép ông hốt dễ như ông Thanh nghĩ? Nó không chỉ vì cú phản đòn thanh tra đất Đà nẵng, cái đó chỉ là lý do phần nổi của một tảng băng chìm khiến ông Thanh không dám ra tay. Cái lớn nhất là cái ghế ủy viên Bộ Chính trị còn đang chờ ông Nguyễn Bá Thanh.
Để có được cái ghế ấy không phải ông Tổng hay ông 4S muốn cho ông Nguyễn Bá Thanh là cho được, không phải chỉ là sự đồng thuận của 14 ủy viên Bộ Chính trị là đủ. Mà cái đó sẽ do Hội nghị BCH TW đảng quyết định. Mà đụng vào cái BCH TW đảng thì đúng chọc vào tổ kiến lửa và không biết đường nào mà lần. Bài học kết quả Hội nghị BCH TW 6 - khóa XI mà đồng chí X lội ngược dòng một cách ngoạn mục vừa qua cũng làm cho Nguyễn Bá Thanh càng phải cẩn trọng. Việc ông Nguyễn Bá Thanh rắp tâm phục vụ một thế lực trong đảng để đánh một người tầm cỡ như đồng chí X, khi ở nhiệm kỳ thủ tướng thứ 2. Khi mà người ta bảo đồng chí X đã biến thành tinh, tiền nhiều như nước và đã xây dựng một hệ thống chân rết của mình trong bộ máy quyền lực đảng và nhà nước không phải dễ. Và khi ở tình thế quyết định cái ghế ủy viên Bộ Chính trị, khi mà cái hệ thống chân rết của đồng chí X là trọng lực để quyết định cán cân thì việc ông Nguyễn Bá Thanh chấp nhận thỏa hiệp với kẻ thù để có thêm quyền lực là chuyện tất nhiên sẽ phải xảy ra. Không phải trong chính trị người ta bảo không có kẻ thù và đồng minh vĩnh viễn hay sao?
Có người sẽ hỏi tại sao lại dám nói chuyện ông Nguyễn Bá Thanh chấp nhận thỏa hiệp với kẻ thù để có thêm quyền lực là chuyện tất nhiên sẽ phải xảy ra, nói thế có phải là hồ đồ hay không? Xin trả lời rằng, cứ nhìn vào việc ông Nguyễn Bá Thanh đưa con trai mình là Nguyễn Bá Cảnh, 30 tuổi, nguyên Phó bí thư thường trực Thành đoàn TP Đà Nẵng lên làm Bí thư thành đoàn Đà nẵng trước khi ra Hà nội giữ chức Trưởng ban Nội chính Trung ương, dọn đường quan lộ cho con mình trong bối cảnh này là nói lên tất cả. Một hành động được đánh giá là cực kỳ ngu xuẩn và thiếu tầm nhìn và viễn kiến chính trị thấp kém. Chính vì hành động này nó đã kéo uy tín của ông Nguyễn Bá Thanh về mức không thể còn thấp hơn thế nữa, điều đó nó cho thấy Nguyễn Bá Thanh Thanh cũng chỉ là người như thế mà thôi. Cũng chỉ là một con người bình thường, cũng xôi thịt, cũng tham lam, cũng vụ lợi, cũng đểu cáng... tức là chả khác khác gì những con sâu kia cả. Việc này nó càng khẳng định cho thấy việc ông Nguyễn Bá Thanh nhận đã nhận hối lộ của Phạm Minh Thông 4,4 tỉ đồng trong các công trình xây dựng Cầu Sông Hàn và đường Bắc Nam ở Đà Nẵng. Để rồi sau vụ án này, người chỉ đạo bắt Phạm Minh Thông là tướng công an Trần Văn Thanh bị điều đi khỏi Đà Nẵng, về công tác tại Bộ Công an tại Hà Nội và cuối cùng tướng công an Trần Văn Thanhcũng bị đưa ra tòa bắng cáng không phải là chuyện ngẫu nhiên mà nó mang tính bản chất con người của ông ta.
Chuyện của con trai còn như thế, huống chi là chuyện của chính bản thân ông Nguyễn Bá Thanh. Do vậy khả năng của việc chấp nhận thỏa hiệp với kẻ thù để có thêm quyền lực là rất cao. Đồng thời qua chuyện này cũng cho thấy bộ tham mưu của Nguyễn Bá Thanh cũng chỉ là một lũ ăn hại và xôi thịt như chủ của họ. Lẽ ra trong một cuộc chiến tầm cỡ như cuộc chiến Ba - Bá thì bộ tham mưu ấy phải tính toán từng đường đi nước bước, chỉ một sai lầm nhỏ là hỏng hết việc. Chuyện lo cho con trai mới ngoài 30 tuổi thiếu gì lúc để lo, nhất là khi cái ghế ủy viên Bộ Chính trị đã nằm trong tay ông Nguyễn Bá Thanh thì kể cả cái ghế người đứng đầu danh sách Ban Bí thư Trung ương Đoàn cũng lobby được chứ, nói gì cái ghế Bí thư thành đoàn Đà nẵng. Điều đáng ra phải làm thì ông Nguyễn Bá Thanh cần phải làm, đó là phải biết mị dân hơn, cho bậu sậu ra sức đánh bóng  tung hô bản thân mình tạo ấn tượng hơn nữa. Bay giờ thì đã muộn,  giờ đây Nguyễn Bá Thanh có nói sẽ còn ít người tin, và một khi dân đã không tin là mất tất cả thì khi ấy ông Nguyễn Bá Thanh còn làm được việc gì? Bây giờ ông Nguyễn Bá Thanh có muốn làm gì cũng vô cùng khó. Dẫn tới mọi toan tính hốt liền trước kia giờ khó khăn hơn rất nhiều. Khả năng vào Bộ Chính trị của ông Nguyễn Bá Thanh vẫn sẽ rất cao, song khi ấy ông Nguyễn Bá Thanh sẽ nằm im một chỗ như con sâu cuộn trong kén và chắc rằng không còn ai nhắc đến cái tên Nguyễn Bá Thanh nữa.
Tóm lại, hiện tượng Nguyễn Bá Thanh cũng giống như một cơn bão chỉ nổi lên trong một cốc nước, rốt cuộc thi xong xuôi tất cả lại về nguyên như cũ, sẽ không có gì thay đổi như chúng ta mong muốn cả. Trong bối cảnh nền chính trị Việt nam được ví như một nồi canh toàn sâu, thì chả có con sâu nào là sạch sẽ hết cả, thì cách tốt nhất là chúng ta không nên đặt sự kỳ vọng của mình vào bất kỳ cá nhân nào. Câu chuyện của ông Nguyễn Bá Thanh cũng như thế, giữa lúc uy tín của ông ta đang lên ầm ầm, được thiên hạ tung hô, trông mong sự thay đổi. Như trông mong vào ông thánh sống thì Nguyễn Bá Thanh lại phạm một sai lầm chết người, bỗng nhiên sai lầm đó trở thành một gáo nước lạnh dội thẳng vào niềm tin của những người dân đang kỳ vọng vào bản thân mình.
Việc đó cũng có nghĩa là những người đã trót kỳ vọng vào ông Nguyễn Bá Thanh sẽ bị thất vọng đau đớn. Nên hiểu rằng hiện tượng Nguyễn Bá Thanh vừa qua chỉ là kỳ vọng của những người nhẹ dạ, ít hiểu biết và dễ bị kích động mà thôi.
Ngày 11 tháng 4 năm 2013
  Kami - RFA Blog's

Gia đình ông Vươn kháng cáo

Lê Văn Hiền
Ông Hiền là người có chức trách cao nhất trong vụ án nhưng lại nhận án nhẹ nhất

Bà Phạm Thị Báu, tức Hiền, vợ ông Đoàn Văn Quý, xác nhận với BBC Tiếng Việt rằng gia đình bà đã nộp đơn kháng cáo bản án mà Tòa án Hải Phòng vừa tuyên đối với năm cựu quan chức địa phương huyện Tiên Lãng.

Cả năm bị cáo, bị truy tố các tội danh "hủy hoại tài sản" và "thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan tới việc phá nhà của anh em ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý đều nhận án thấp nhất trong phạm vi mà Viện Kiểm Sát đề nghị.

Theo bản án vừa được tuyên sáng nay, thứ Tư ngày 10/4, ông Nguyễn Văn Khanh, cựu Phó Chủ tịch Tiên Lãng đồng thời là Trưởng ban Cưỡng chế đất ông Vươn, là bị cáo duy nhất bị tuyên án tù với mức án 30 tháng.

Ông Khanh bị Tòa kết luận là đã phạm tội ‘Hủy hoại tài sản’.

Cùng bị kết luận phạm tội ‘Hủy hoại tài sản’ với ông Khanh là các ông Phạm Xuân Hoa, cựu trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện, Lê Thanh Liêm, cựu Chủ tịch xã Vinh Quang với đồng mức án 24 tháng tù treo và ông Phạm Đăng Hoan, cựu bí thư xã với 15 tháng tù treo.

Riêng ông Lê Văn Hiền, người duy nhất trong vụ án bị truy tố tội ‘Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’ cũng chịu mức án treo là 15 tháng.

Phiên tòa đã kết thúc sau ba ngày xét xử.

"Không thỏa đáng"


"Gia đình chúng tôi đã nộp đơn kháng cáo lên Tòa án Hải Phòng ngay trong ngày hôm nay"
Bà Phạm Thị Hiền (tức Báu)

Bà Hiền nói với BBC Tiếng Việt rằng gia đình bà đã nộp đơn kháng cáo lên Tòa án Hải Phòng ngay trong ngày 10/4.

Lý do kháng cáo, theo bà Hiền, là mức hình phạt đối với các bị cáo là quá nhẹ theo quy định pháp luật, trong lúc những gì tranh luận trước tòa cho thấy cơ quan công tố đã cố tình bỏ lọt một số hành vi tội phạm của bị cáo Hiền và nhiều đối tượng phạm tội khác.

Đơn kháng cáo cũng phản đối giá trị tài sản bị hủy hoại được nêu trong kết quả giám định và trong bản án ngày hôm nay, bà Hiền nói thêm.

Bốn bị cáo trong tội ‘Hủy hoại tài sản’ bị buộc phải bồi thường cho tài sản thiệt hại của hai anh em Vươn-Quý tổng cộng là 295 triệu đồng – được chia đều cho ba ông Khanh, Hoa Liêm mỗi người 82 triệu còn ông Hoan phải trả 47 triệu.

Ngoài ra, các bị cáo này sau khi mãn án còn phải ‘thử thách’ từ 30 đến 48 tháng nữa thì mới được quay trở lại làm việc trong bộ máy công quyền.

Với bản án như trên, rõ ràng lời đề nghị của gia đình ông Vươn với tư cách bị hại là tăng án đối với ông Hiền và giảm án cho ông Khanh đã không được đáp ứng.

'Đủ căn cứ kết tội’

Tại Tòa, ông Khanh cũng xin chuyển tội danh ‘Hủy hoại tài sản’ của ông thành tội ‘Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’ giống như ông Hiền.
"Ông Hiền quá thừa trách nhiệm chứ không phải thiếu trách nhiệm (như tội danh). Chính ông Hiền ra quyết định thu hồi đất, cưỡng chế đất và cướp tài sản của người dân có tổ chức."
Vũ Văn Luân, thư ký Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng

Tuy nhiên, Tòa đã bác ý kiến của bị cáo Khanh. Tòa khẳng định có đủ căn cứ cấu thành tội của ông Khanh, đó là bản Thông báo do chính ông Khanh đưa ra trong đó có nội dung tháo dỡ nhà ông Khanh cùng các lời khai của các nhân chứng và các bị cáo khác về vai trò của ông Khanh trong buổi tiến hành cưỡng chế là ‘trực tiếp chỉ đạo’ phá dỡ nhà của anh em ông Vươn.

Một điểm đáng lưu ý trong phiên Tòa sáng nay là Hội đồng xét xử kêu gọi cơ quan điều tra phải làm rõ sai phạm của các bị cáo trong việc cưỡng chế thu hồi đất chứ không chỉ dừng lại ở tội hủy hoại tài sản của công dân, theo tường thuật của Người Lao Động.

Mặc dù việc cưỡng chế đầm tôm của gia đình ông Vươn đã bị dư luận lên án và bị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận là ‘sai về pháp luật lẫn đạo lý’, đến nay hành vi này không hề bị xem xét để truy tố trước pháp luật.

‘Thừa trách nhiệm’

Trong khi đó, với vụ việc ‘phá nhà’ thì gia đình hai ông Vươn, Quý chỉ được bồi thường chưa đến 300 triệu đồng, thấp hơn nhiều so với con số thiệt hại hàng chục tỷ đồng tiền đầu tư vào đầm nuôi thủy sản mà ông Vươn khai trước Tòa.

Bình luận với BBC về các bản án này, ông Vũ Văn Luân, thư ký Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng nói bản án của ông Khanh là ‘nhẹ so với điều luật nhưng lại rất nặng so với những kẻ chủ mưu là ông Hiền và những người đứng đằng sau’.

“Ông Hiền quá thừa trách nhiệm chứ không phải thiếu trách nhiệm (như tội danh),” ông nói, “Chính ông Hiền ra quyết định thu hồi đất, cưỡng chế đất và cướp tài sản của người dân có tổ chức.”

Về giá trị tài sản mà Tòa yêu cầu phải bồi thường cho gia đình ông Vươn là 295 triệu đồng, ông Luân cho rằng nếu tính đủ bao gồm cả tài sản vật dụng trong nhà thì con số này phải lớn hơn nhiều. Lúc đó thì mức án sẽ được đẩy lên mức khác cao hơn.

“Như vậy chẳng khác gì che giấu tội phạm,” ông nói.

Tuần trước, trong phiên tòa kết thúc hôm 5/4 xử tội "giết người" và "chống người thi hành công vụ" liên quan tới vụ cưỡng chế thu hồi đất, các thành viên trong gia đình ông Vươn, ông Quý đã bị tuyên tổng cộng 15,5 năm tù giam và 33 tháng tù treo.

Bà Hiền nói gia đình bà cũng đã nộp đơn kháng cáo đối với bản án này lên Tòa án Hải Phòng cùng trong ngày hôm nay.
(BBC)

Nữ phó phòng lộng hành: Nhiều cơ quan “nhức đầu”

Dư luận tỉnh Trà Vinh luôn thắc mắc vì sao một phụ nữ đơn thân, không nhà cửa, chỉ có bằng trung cấp như bà Trần Hồng Ly lại nhanh chóng trở thành tỉ phú
Tỉnh ủy Trà Vinh vừa chỉ đạo tổ chức kiểm điểm, làm rõ các đơn tố cáo, phản ánh của cán bộ hưu trí, công nhân viên chức và một số Đảng viên về việc bà Trần Hồng Ly, phó Phòng Quản lý doanh nghiệp - lao động Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Trà Vinh, thao túng trong nhiều lĩnh vực.
Đủ loại bằng khen, danh hiệu
Trong 3 ngày (từ ngày 5 đến 7-1), bà Ly tổ chức tiệc tân gia linh đình tại ngôi nhà số 16 Nguyễn Thị Minh Khai, TP Trà Vinh mà theo nhiều người phản ánh là nhằm thu vén tiền mừng từ các doanh nghiệp. Đặc biệt, sau khi nhậu tân gia vào đêm thứ ba, bà Ly chạy xe vào thẳng trụ sở UBND tỉnh Trà Vinh quậy phá, nhục mạ người thi hành công vụ. Nhiều người cho biết ngoài căn nhà trị giá 4-5 tỉ đồng trên, bà Ly còn khoe mình có 16 tỉ đồng, sở hữu nhà và nhà trọ trên đường Bạch Đằng.
Theo đơn tố cáo, nữ tỉ phú lắm chiêu này đã tự đề xuất các hình thức khen thưởng cho bản thân và đơn vị mình rồi lập biên bản ghi “tất cả thống nhất 100% theo ý kiến của bà Trần Hồng Ly”. Nhờ cách này, bà Ly nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, bằng khen của Bộ Kế hoạch - Đầu tư và tự xếp cho mình danh hiệu “Chiến sĩ thi đua”. Trong quá trình xét năng lực, trình độ và đạo đức của bà Ly, Ban Quản lý Xây dựng cơ bản (thuộc Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Trà Vinh) nhất trí đưa bà Ly ra khỏi đơn vị này thì bà Ly đòi giải thể Ban Quản lý Khu Kinh tế và dọa sẽ “không để lãnh đạo ban yên thân”.

Căn nhà số 16 Nguyễn Thị Minh Khai, TP Trà Vinh - nơi bà Ly tổ chức tân gia linh đình trong 3 ngày
Giải trình trước Đảng ủy khối doanh nghiệp và Đảng ủy Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Trà Vinh, bà Ly phủ nhận các nội dung tố cáo, đồng thời phản ứng bằng lời lẽ rất gay gắt. Theo bà Ly, các tài sản gồm nhà và nhà trọ, việc tổ chức tân gia nhiều ngày... đều do người nhà tạo dựng, quản lý, tổ chức. “Ba tôi làm tân gia nhà của ổng, chứ đâu phải nhà quan to nào mà họ mang tiền đến hối lộ. Vị trí lính quèn như tôi, dân dã như ba tôi, muốn người ta đưa hối lộ, nằm mơ cũng không có” - bà Ly viết. Về việc thao túng quyền hạn trong thi đua khen thưởng, bà Ly cho rằng người tố cáo có “trình độ hiểu biết quá kém” vì tất cả đều phải làm theo quy trình, bỏ phiếu kín và bình chọn khách quan. Bà Ly cũng chối bỏ nội dung tố cáo bà không chấp hành kỷ luật, ngược lại còn khẳng định mình chấp hành tốt việc “điều động” từ vị trí văn thư đánh máy (năm 2007) lên chuyên viên rồi phó Phòng Quản lý doanh nghiệp - lao động (cùng trong năm 2011). “Chỉ trong vòng 4 năm mà luân chuyển, điều động tôi qua rất nhiều phòng, ban trong đơn vị… Tôi có cãi lại hay chống đối gì đâu?” - bà Ly tỏ ý trách.
Xây nhà lấn đường gây chết người
Bà Ly có một căn nhà ở xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, nằm ngay khúc cua. Bậc thềm bê tông của ngôi nhà cao gần nửa mét, đè lên đường dây cáp ngầm và cống thoát nước công cộng, ra sát mép đường nhựa. Bà Nguyễn Thị Thủy, bán quán nước gần đó, kể: “Chỗ nhà đó tai nạn hoài. Mới đây có 2 người tông vào hàng rào sắt khiến chân gãy. Thấy cảnh người chết đắp chiếu nhiều, nhà bên cạnh sợ quá, phải mang cây dâu về trồng để trừ tà”.
Vào tháng 1-2012, Công an huyện Châu Thành phối hợp Phòng Công Thương và UBND xã Lương Hòa sau khi thanh tra đã xác định “bà Ly xây dựng hàng rào trên mép nhựa nền đường, lấn chiếm ta-luy mái đường, gây nguy hiểm cho người đi xe 2 bánh và đi bộ”. Các cơ quan này đã lập biên bản, đề nghị bà Ly trước ngày 20-1-2012 phải tháo dỡ toàn bộ hàng rào, vật liệu lắp đặt hàng rào, trả lại hiện trạng ban đầu ngang bằng với mặt cống thoát nước hiện hữu. Tuy nhiên, sau nhiều lần mời bà Ly không đến, ngày 15-2-2012, UBND xã Lương Hòa mới làm việc trực tiếp với bà Ly.
Tại buổi làm việc, bà Ly tuyên bố không đồng ý tháo dỡ hàng rào, không tháo dỡ và di dời nền gạch lót. Nếu cấp trên có đập thì đập và tự chịu kinh phí để thực hiện di dời. Sau đó, do trước nhà tiếp tục xảy ra tai nạn chết người, đến tháng 4-2012, bà Ly thuê người đập một phần sân bê tông và dời hàng rào vào bên trong cống thoát nước nhưng vẫn chiếm hành lang an toàn giao thông. “Nhà xây vi phạm, để chết người hoài sao được. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm tờ trình gửi lên huyện để xử lý dứt điểm vụ này” - ông Phạm Thống Nhất, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Lương Hòa, bức xúc. 
(Người Lao động)

Phạm Thị Hoài - Nhấp môi

Vừa rồi ở Sài Gòn có chuyện một người đàn ông lái chiếc xe điên Toyota Fortuner lần lượt tông vào hông hai chiếc taxi chạy cùng chiều phía trước, tông tiếp một chiếc xe hơi khác, đổi sang làn đường dành cho xe hai bánh, cán thêm hai chiếc xe tay ga, vượt qua giao lộ, leo lên vỉa hè ủi gãy hai trụ biển báo, phóng tiếp xuống làn đường, ủi thêm một chiếc xe hơi nữa rồi dừng lại. 
Chuyện đến đây chưa có gì đáng để ý. Tai nạn giao thông là môn thể thao quốc dân ở Việt Nam. Việc người lái chiếc xe đó là ông Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch TPHCM thực ra cũng không có gì đáng để ý. Tất cả những gì thuộc về con người đều không xa lạ với giới quan chức.
Hiện trường vụ tai nạn do Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch TPHCM  gây ra chiều 30/3
Nhưng sau đó thì bắt đầu thú vị. Cũng theo báo chí, sau khi gây ra một tai nạn hoành tráng như thế ông này nhanh chóng rời khỏi hiện trường, khoảng một giờ sau mới đến cơ quan công an trình diện, với lí do – chưa thấy báo nào xác minh – là phải vào bệnh viện thăm hỏi nạn nhân trước. Tại thời điểm làm việc với công an, tức ít nhất một tiếng đồng hồ sau đó, ông vẫn còn nồng nặc hơi men, nồng độ cồn đo được là 0,2mg/lít khí thở [i]. Ông khẳng định rằng mình “hoàn toàn không uống rượu bia do bị cao huyết áp“. Trước câu hỏi của phóng viên, vì sao không uống rượu bia mà có nồng độ cồn nói trên, ông đáp: “Cái đó chờ kết luận của phía cảnh sát giao thông, khi đó tôi sẽ chấp hành” [ii]. Một tình huống lời thoại xứng đáng để Samuel Beckett ghen tị. Nhưng trước khi màn hạ, nhân vật bỗng bỏ phắt các quy tắc của sân khấu phi lí để trở về với trường phái hiện thực hậu xã hội chủ nghĩa: Ông Phó Giám đốc Sở hé lộ là “có nhấp môi trong bữa cơm trưa tiếp khách tại ủy ban“. Ước gì tôi được biết, ông thật sự đã nhấp môi hay chỉ chấp hành kết luận nhấp môi của cảnh sát.

Tôi không theo trường phái bê tông đạo đức. Tôi không thấy nói dối là tuyệt đối đáng lên án. Tôi tin chắc là tất cả chúng ta, không trừ một ai, đều đã vô tình hay cố tình nói dối ít nhất vài ba lần trong đời, chưa tính những lần tự lừa dối nhiều không kể xiết. Trong nghĩa rộng nhất của nó, nói dối thậm chí là bản chất hay kĩ năng căn bản của một số lĩnh vực có ảnh hưởng lớn như chính trị, quảng cáo, thời trang, truyền thông hay văn chương nghệ thuật. Nghệ thuật, nói như Picasso, là một sự lừa dối để giúp chúng ta tiệm cận sự thật hay chí ít tiệm cận cái sự thật mà chúng ta có thể hiểu được. Đằng sau giây phút huy hoàng của nền dân chủ, khi Quốc hội Mỹ thông qua Tu Chính án số 13 chấm dứt chế độ nô lệ, là một chiến dịch vận động đầy áp lực, thủ đoạn và cả nói dối của Tổng thống Lincoln. Còn theo Thủ tướng Anh Winston Churchill, một thần tượng chính trị khác của phương Tây, thì trong chiến tranh sự thật quý giá tới mức phải cấp cho nó một sự dối trá đi kèm làm hộ sĩ.
Pha nói dối của ông Phó Giám đốc Sở đáng phân tích không phải vì tự thân hành vi nói dối. Cái đó nhạt nhẽo, dù bối cảnh có là một tai nạn giao thông liên hoàn. Cũng không phải vì cung cách nhập nhằng của đương sự. Phần lớn các vụ nói dối đều có kiến trúc quanh co. Theo tôi điều đáng chú ý ở ông Lê Tôn Thanh, một quan chức cao cấp ngành văn hóa, là sự trống vắng của ý thức về dối trá và sự thật, là sự cùn mòn của năng lực nhận thức về cặp phạm trù ấy.
Ai không có khả năng nói dối thì không biết sự thật là gì, Friedrich Nietzsche đã cho Zarathustra của ông nói như thế [iii]. Song thành tựu nói dối ở nhiều người chỉ cho thấy rằng họ không cần biết sự thật là gì, vì sự thật không cần phải tồn tại.
Tháng 4 10, 2013
Phạm Thị Hoài
© 2013 pro&contra
------------
[i] 0,2 mg/l tương đương với 0,4 ‰. Mỗi tiếng đồng hồ, một cơ thể bình thường phân hủy được 0,1 ‰ – 0,15 ‰ nồng độ cồn trong máu. Như thế, ở thời điểm xảy ra tai nạn, nồng độ cồn ở ông Lê Tôn Thanh ít nhất là 0,5 ‰. Tại phần lớn các nước châu Âu, nồng độ cồn cho phép khi lái xe là 0,00 ‰. Tại Đức, nồng độ cồn cho phép là 0,5 ‰, nhưng nếu gây tai nạn hoặc có dấu hiệu gây nhiễu giao thông thì 0,3 ‰ cũng đủ để bị truy tố hình sự chứ không còn là vi phạm hành chính.
[ii] Hãy hình dung: Tổng thống Bill Clinton tuyên bố “I did not have sexual relations with that woman, Miss Lewinsky“. Và khi bị chất vấn, thế thì vì sao chiếc váy dài mầu xanh của nàng có dấu vết tinh trùng của ông, nếu ông trả lời: “Cái đó chờ kết luận của Thượng Viện, khi đó tôi sẽ chấp hành”.
[iii] Theo nghĩa đó thì ông Hồ Chí Minh biết rõ sự thật về ngày sinh và những người vợ của mình.

Chúng ta đang có một nền giáo dục bất thường

Đoạn phim quay cảnh học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Hiền (quận 11, TP.HCM) đồng loạt xé giấy, ném xuống sân trường sau khi biết môn thi tốt nghiệp đã tạo ra những tranh luận sôi nổi. Học trò đáng trách hay cần cảm thông trước việc làm ấy? TS Bùi Trân Phượng, hiệu trưởng đại học Hoa Sen luận bàn với tư cách là người đi ra từ ngành sử và đang đảm nhiệm vai trò quản lý giáo dục...

Học để thi chứ không để biết

Tôi nghĩ đó là phản ứng bột phát tự nhiên của các em, không có ác ý, suy nghĩ gì xấu cả. Kể cả sinh viên, chỉ cần thông báo thầy nghỉ cả lớp cũng vỗ tay hoan hô, dù có khi thầy nghỉ do bệnh. Không nên nhìn vấn đề nghiêm trọng quá, gây mặc cảm cho các em, cho thầy cô giáo và nhà trường. Bởi như vậy thì chỉ nhìn vấn đề ở ngọn mà không nhìn ra gốc.

Phản ứng của học sinh khi không thi môn sử, từ việc xé giấy, dù đó là đề cương, giấy trắng hay giấy nháp cho thấy bản chất vấn đề là học sinh không thích học sử. Cũng như hàng loạt điểm 0 môn sử trong kỳ thi những năm trước, hiện tượng này không thể coi là bình thường mà có ý nghĩa báo động. Thay vì quy lỗi các em thì cần suy nghĩ sâu xa hơn, tại sao dẫn đến sự chán ngán những môn xã hội, cụ thể là môn sử như vậy?

Trong sự việc này, tôi nghĩ các em và thầy cô giáo của các em ở cấp học phổ thông là nạn nhân nhiều hơn là thủ phạm. Bởi cách học hiện nay vẫn là học thuộc lòng, học để đi thi, thi để có bằng chứ không phải học vì giá trị của tri thức. Khi người ta học vì giá trị của tri thức thì người ta mới biết tri thức cần thiết cho mình, nên phải học dù thi hay không. Nhưng toàn bộ nền giáo dục tiếp tục tái sản xuất khuôn mẫu học để thi, thi để lấy bằng, để làm quan (nhiều khi không phải quan thường mà là quan tham). Hiện tượng ấy do vậy không phải lỗi của cá nhân một trường, của các em học sinh cuối cấp mà là tệ trạng chung của toàn xã hội, và toàn xã hội có trách nhiệm đối với nó.

Phản ứng của học sinh khi không học môn sử nên coi là một hiện tượng, trong vô số những hiện tượng tưởng chừng bất bình thường nhưng lại phản ánh đúng thực trạng nền giáo dục hiện nay.

Một nền giáo dục lành mạnh, bình thường phải tạo ra được hứng thú cho người học. Nhưng nền giáo dục của ta có thực sự giúp người học khám phá những tiềm năng trong bản thân mà mình không thấy? Chúng ta đang dạy cho học sinh vô số điều, nhưng các em khi thi xong thì chữ thầy trả thầy, bởi chẳng thấy bổ ích gì trong đó. Hồi tôi còn nhỏ, những người đến trường biết được hạnh phúc khi được đi học, thương người nghèo không được đến trường để biết những điều hay như mình. Còn bây giờ, thử hỏi học sinh xem bao nhiêu em cảm thấy thực sự sung sướng khi được đi học?

Học sinh được giáo viên truy bài đến nửa đêm để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp (ảnh mang tính minh hoạ). Ảnh: Trung Dũng
Trả lịch sử về đúng chức năng của nó

Phản ứng của học sinh khi không học môn sử nên coi là một hiện tượng, trong vô số những hiện tượng tưởng chừng bất bình thường nhưng lại phản ánh đúng thực trạng nền giáo dục hiện nay. Một cách căn cơ, đàng hoàng, theo tôi giáo dục phải trở lại chức năng bình thường, vốn có, chức năng phổ quát như trên thế giới người ta đang hiểu: giáo dục thực chất là đem lại hiểu biết mới, biến người ta từ chỗ chưa biết thành biết, từ chỗ biết ít thành biết nhiều, từ chỗ hiểu sơ sơ thành hiểu rõ hơn, khoa học hơn, cung cấp tri thức ở trình độ cao hơn. Và, đồng thời giáo dục cũng làm cho người học tự phát triển bản thân, tự thấy có thiên hướng gì, hiểu mình thích gì, muốn gì, phù hợp với điều gì trong cuộc sống và nên làm gì để thoả mãn chí nguyện bản thân. Giáo dục phải giúp người học hiểu bản thân một cách sâu sắc hơn, biết cả những cái chưa hay của mình để tự hoàn thiện, để sống làm người một cách tử tế. Môn sử cũng vậy, muốn học trò thích thì phải trả lịch sử về đúng chức năng của nó: là sự hiểu biết quá khứ của con người. Chúng ta dạy lịch sử như thế nào cho người học hiểu biết rõ hơn, sâu hơn quá khứ của dân tộc, cộng đồng, của chính họ thì chắc sẽ tạo ra sự ham thích. Còn hiện nay, lịch sử đang dạy học sinh một mớ tín điều, nhai đi nhai lại, để phù hợp đáp án, để đi thi chứ chưa mang lại sự hiểu biết sinh động, những hiểu biết gợi nên suy nghĩ cho người học về quá khứ của nhân loại trong đó có quá khứ của bản thân…

Giáo dục lẽ ra nâng cao nhân cách con người, nếu chỉ để thi rồi quên thì khi đó lại huỷ hoại con người. Một xã hội mà người ta ngay từ trẻ không thích học thì rất nguy hiểm.

TS Bùi Trân Phượng

Để có cái nhìn đa chiều về vụ việc, chúng tôi tổng hợp một số ý kiến của giáo viên nhà trường, cũng như học sinh, đang được chia sẻ công khai trên các diễn đàn, mạng xã hội:
Lara Nhung: “Hiểu cảm xúc và áp lực trên vai các em”
“Câu chuyện bắt đầu vào cuối tiết 5 buổi sáng ngày 29.3.2013, khi thầy N. hiệu phó bắc loa thông báo môn thi tốt nghiệp. Ngay sau đó là tiếng reo hò không ngớt của các em học sinh lớp 12 và giấy được ném xuống sân trường...
Tôi hiểu cảm xúc và áp lực đè nặng trên vai các em sau 12 năm học tập vất vả. Nhất là giữa những ngày ôn luyện miệt mài giữa thời tiết tháng 3 oi ả, nhiệt độ luôn trên 360C. Một vài phút phấn khích (có thể hơi khó chấp nhận trong mắt ai đó) có gì là quá đáng? Điều đáng nói là vào đầu giờ chiều, khi trò “xé giấy thả chơi” tái diễn, thầy N. hiệu phó phụ trách kỷ luật đã yêu cầu các em học sinh lớp 12 xuống sân nhặt tất cả rác trên sân, từ giấy do các em ném đến lá cây và các loại rác khác. Và các em học sinh đã nghiêm túc chấp hành. Tôi là người có giờ dạy cả hai buổi sáng chiều nên chứng kiến đủ hai lần xé giấy hôm ấy và tôi còn tò mò ra tận nơi xem đó là giấy gì. Câu trả lời là: đủ các loại.
Một vài tờ photo thu nhỏ tài liệu môn sử nhưng chủ yếu là tờ rơi quảng cáo, giấy nháp, giấy vụn, khăn giấy...”
Pap Pillon: “Chúng em hối hận”
“Bọn em hoàn toàn không xé đề cương sử. Sau khi “quậy phá” cả tập thể học sinh lớp 12 đã đồng loạt xuống sân, quét dọn, thu dọn lại bãi “rác trắng” mà mọi người nói là đề cương sử để thể hiện sự hối hận của chúng em.
Em là người quay clip, học sinh 12A6-36, hoàn toàn không có vấn đề xé. Tất cả chỉ là rác (giấy vụn, tờ rơi, quảng cáo, tuyển sinh...)”
Ông Nguyễn Cảnh Tân, hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Hiền, TP.HCM: “năm nào học sinh cũng sợ thi sử !”
“Sau khi sự việc xảy ra, tôi đã cho nhân viên của trường gom lại thì đó không chỉ có đề cương môn sử mà còn có đề cương nhiều môn khác, cả giấy vụn, giấy nháp... Tôi đã đích thân đi hết 14 lớp 12 nói chuyện và hỏi các em tại sao làm như vậy? Các em cho biết đó là cách để giải toả áp lực tâm lý vì bị ức chế quá nhiều. Đây chỉ là hành động bột phát của một số em lớp 12 chứ không phải tất cả học sinh tham gia. Sau đó nhiều em đã khóc vì hối hận. Nhiều năm làm công tác quản lý, tôi thấy rằng năm nào học sinh cũng sợ thi môn sử!”.
Trọng Văn (tổng hợp)
(SGTT)

Nguyễn Hưng Quốc - Nhà nước Chí Phèo

Nhóm hacker Anonymous đăng hình biếm họa nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.
10.04.2013
Tình hình chính trị giữa Nam Triều Tiên và Bắc Triều Tiên trong mấy tuần vừa qua có cái gì thật lạ lùng. Nó có khả năng gây nên một thảm kịch nhưng lại có vẻ như một hài kịch. Nó khiến người ta vừa lo sợ vừa thấy buồn cười. Chính quyền của cả Mỹ lẫn Nam Triều Tiên cũng như nhiều quốc gia khác trong khu vực vừa ráo riết chuẩn bị đối phó một cách rất tốn kém lại vừa âm thầm cho là sẽ không có chuyện gì quan trọng xảy ra cả.

Dường như trong lịch sử hiếm có hiện tượng nào quái đản đến vậy. Chính quyền Bắc Triều Tiên tuyên bố đặt nước họ trong “tình trạng chiến tranh”, đe dọa tấn công bằng vũ khí hạt nhân vào cả Nam Triều Tiên lẫn Mỹ, gửi thư yêu cầu các tòa đại sứ cũng như tất cả các nhân viên Liên Hiệp Quốc và người ngoại quốc nói chung nên về nước để tránh tai họa, cấm nhân công Nam Triều Tiên sang làm việc ở khu kỹ nghệ Kaesong - nơi có 124 công ty do người Nam Triều Tiên làm chủ - nằm trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên, tung tin là họ đã di chuyển các hỏa tiễn đến nơi này nơi nọ để chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn, và kêu gọi nhân dân nước họ sẵn sàng cho một trận thư hùng một mất một còn với đế quốc Mỹ và các anh em của họ ở biên giới phía Nam. Mấy chục năm nay, quan hệ giữa Nam và Bắc Triều Tiên trải qua khá nhiều căng thẳng, tuy nhiên, hiếm có lúc nào giới cầm quyền Bắc Triều Tiên lại sử dụng thứ ngôn ngữ mạnh bạo đến như vậy. Nghe, dễ ngỡ như chiến tranh sắp bùng nổ gần như ngay tức khắc.

Mỹ, một mặt, phản ứng khá quyết liệt: tăng cường máy bay ném bom đến Nam Triều Tiên, điều tàu chiến đến bán đảo Triều Tiên, nâng cao hệ thống phòng thủ chống tên lửa không những ở các căn cứ quân sự đóng tại Nam Triều Tiên mà còn cả ở Guam, cách Bắc Triều Tiên hơn 3000 cây số. Một số người, phần lớn là các cựu quan chức, lên tiếng cảnh cáo Bắc Triều Tiên: Việc họ tấn công Mỹ không khác gì một hành  động tự sát! Nhưng mặt khác, thái độ của các giới chức đương quyền cũng như ngay của báo giới thì có vẻ như chả có gì ghê gớm sắp xảy ra cả. Phía Nam Triều Tiên cũng vậy. Tổng thống Park Geun-hye tuyên bố cứng rắn: Bà đã ra lệnh cho quân đội Nam Triều Tiên đáp trả mạnh mẽ bất cứ hành động khiêu khích nào của Bắc Triều Tiên; tuy nhiên, quân đội Nam Triều Tiên vẫn bình tĩnh, dường như không có một cuộc tái bố trí ào ạt nào để chuẩn bị cho chiến tranh.

Tại sao?

Robert E. Kelly, trong một bài báo đăng trên The Diplomat ngày 10 tháng Tư năm 2013, ví Bắc Triều Tiên như một thằng bé bị bệnh hoang tưởng, lúc nào cũng tưởng sắp bị chó sói ăn thịt (the boy who cried wolf). Với người Việt Nam, có thể xem Bắc Triều Tiên như một gã Chí Phèo trên sân khấu chính trị thế giới.

Nhớ, trong truyện Chí Phèo, Nam Cao phác họa nhân vật Chí Phèo như một tên vô lại, tối ngày say sưa, chỉ làm được một việc duy nhất là chửi khống và ăn vạ. Về tài chửi của hắn, Nam Cao tả:“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề gì ? Trời có của riêng nhà nào ? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Ðại. Nhưng cả làng Vũ Ðại ai cũng nhủ, "Chắc nó trừ mình ra!" Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Ðã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này ? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo.”

Chí Phèo hận Bá Kiến, kẻ làm cho hắn bị bắt và bị ở tù mấy năm, nhưng hắn chẳng dám làm gì Bá Kiến cả. Hắn chỉ biết đập chai rượu rồi cào vào mặt cho máu me chảy ra bê bết rồi nằm lăn ra đường, thoạt đầu, giãy đành đạch rồi sau giả vờ nằm im, thở phều phào như sắp chết. Cuối cùng, Bá Kiến chỉ dỗ dành vài ba tiếng, hắn lại vui vẻ làm tay sai cho Bá Kiến. Bá Kiến cần đòi nợ ai ư? Thì hắn lại tu mấy hớp rượu vào lấy can đảm rồi đến nhà người ấy nằm lăn ra ăn vạ. Cứ như thế. Cho đến lúc chết.

Thái độ của giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên từ nhiều thập niên gần đây không có gì khác Chí Phèo cả. Khi nào dân chúng đói quá hoặc khi có nguy cơ phản kháng trong nội bộ, họ lại đem súng đạn ra dọa. Mỹ, Nam Triều Tiên và quốc tế, để cho yên chuyện, lại rót cho họ ít tiền hoặc ít lương thực, họ lại yên. Cứ thế. Hết lần này đến lần khác.

Lần này, Nam Triều Tiên, Mỹ cũng như quốc tế đã quá chán ngán nên không ai dỗ dành và hứa hẹn gì cả. Người ta mặc kệ. Mặc dù Bắc Triều Tiên đe dọa bắn tên lửa có đầu đạn hạt nhân đến tận nội địa nước Mỹ (chủ yếu là vùng California), Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn im lặng. Các phóng viên báo chí nằng nặc hỏi, ông vẫn im lặng.

Tại sao?

Thứ nhất, không ai tin Bắc Triều Tiên có thể tấn công Mỹ. Bắc Triều Tiên có cả tên lửa lẫn bom nguyên tử. Nhưng họ lại chưa đủ kỹ thuật để chế tạo tên lửa liên lục địa có khả năng chở đầu đạn hạt nhân bắn đến tận nước Mỹ.

Thứ hai, dù ai cũng biết giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên có chút máu khùng, nhưng không ai tin là họ lại khùng đến độ nhảy vào một cuộc chiến tranh mà chính họ cũng biết là họ không thể thắng, hơn nữa, còn bị hủy diệt. Mấy quả bom nguyên tử của Bắc Triều Tiên có thể giết chết cả mấy trăm ngàn, thậm chí, hàng triệu người dân Nam Triều Tiên, nhưng cuối cùng, chắc chắn là họ sẽ bị xóa sạch. Bởi tương quan lực lượng giữa hai miền cách nhau quá lớn. Bắc Triều Tiên chỉ có hai thế mạnh: một là ở quân số (khoảng trên sáu triệu người, nếu tính cả quân dự bị) và hai là vũ khí hạt nhân. Nhưng thế mạnh thứ hai chủ yếu là để dọa chứ không phải để sử dụng. Sử dụng, chỉ có nghĩa là tự mình tiêu diệt mình. Còn lực lượng bộ binh của Bắc Triều Tiên, tuy đông, nhưng lại được trang bị vũ khí rất kém, lại ít luyện tập, nên, từ góc độ chiến tranh hiện đại, chúng rất vô nghĩa. Càng đông càng dễ bị giết nhiều. Vậy thôi. Ngoài thế mạnh tương đối ấy, mọi mặt còn lại, Bắc Triều Tiên đều rất yếu. Yếu về kinh tế. Yếu về đồng minh: Họ chỉ có một đồng minh duy nhất: Trung Quốc; nhưng Trung Quốc càng ngày càng nhìn họ như một gánh nặng, thậm chí là một tai họa, nên chắc chắn cũng sẽ không thể giúp đỡ được gì họ như vào những năm 1950-53.

Điều hầu hết giới bình luận chính trị quốc tế đồng ý là Bắc Triều Tiên chỉ lên gân dọa dẫm với hai mục tiêu chính: Một, dùng chiến tranh để vận động quần chúng tập hợp chung quanh Kim Chính Ân, nói theo chữ của Robert E. Kelly, một “thằng bé bị bệnh hoang tưởng” (the boy cried wolf). Và hai, để mè nheo với thế giới, đặc biệt, với Mỹ để, thứ nhất, có ít tiền viện trợ; và thứ hai, được hợp thức hóa kho nguyên tử của mình.

Người ta tin là không ai thực sự muốn chiến tranh.  Bắc Triều Tiên có thể muốn nhưng vì biết chắc chắn không thể thắng nên sẽ không dám. Nam Triều Tiên thì vừa không muốn chiến tranh lại vừa không muốn thắng. Không muốn chiến tranh? Rất dễ hiểu. Nhưng còn không muốn thắng? Đó là sự thật. Một nước Triều Tiên thống nhất, như sự thống nhất giữa Đông Đức và Tây Đức vào tháng 10 năm 1990 sẽ là một gánh nặng đầy tai họa về mọi phương diện, từ kinh tế đến xã hội và chính trị, cho Nam Triều Tiên. Mỹ và cả Trung Quốc nữa cũng đều không muốn chiến tranh và cũng không muốn ai thắng ai trong cuộc chiến tranh giữa Nam và Bắc Triều Tiên: Trung Quốc cần Bắc Triều Tiên làm vùng trái độn để bảo vệ biên giới nước họ và họ cũng không muốn Bắc Triều Tiên chiếm hẳn Nam Triều Tiên để trở thành mạnh mẽ đủ để thoát ra khỏi sự kiềm tỏa của họ. Mỹ cần sự tồn tại của cả hai nước Nam Triều Tiên và Bắc Triều Tiên để có lý do đóng quân ở Nam Triều Tiên hầu kiềm chế Trung Quốc.

Không ai muốn chiến tranh xảy ra, tuy nhiên, ai cũng thấy cách hành xử của Bắc Triều Tiên trong mấy tuần qua là một trò chơi nguy hiểm. Giống như đùa với lửa. Thoạt đầu, đùa. Sau, cháy nhà thật.

Ở đây, có hai nguy cơ chính.

Thứ nhất, sau khi đã ăn nói hung hăng như những anh hùng sẵn sàng xả thân “diệt Mỹ cứu nước” với dân chúng suốt mấy tuần lễ vừa qua, giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên không thể lẳng lặng xếp trống xếp dùi. Một việc làm như thế sẽ khiến dân chúng chưng hửng, cụt hứng, từ đó, thất vọng, bất mãn, làm mất uy tín và ảnh hưởng của nhà lãnh đạo mới và trẻ như Kim Chính Ân. Bởi vậy, người ta tiên đoán thế nào Bắc Triều Tiên cũng làm một cái gì đó.

“Cái gì đó” sẽ dẫn đến nguy cơ thứ hai: từ xung đột nhỏ sẽ bùng nổ thành xung đột lớn. Ví dụ, Bắc Triều Tiên sẽ lại mở một cuộc tấn công nhỏ nhắm vào Nam Triều Tiên, giết chết vài chục lính hoặc dân Nam Triều Tiên, như năm 2010. Lần ấy, Tổng thống Nam Triều Tiên Lee Myung-bak quyết định tự kiềm chế tối đa trước cả ba lần khiêu khích của Bắc Triều Tiên (vào ngày 26/3 khi một chiếc tàu Nam Triều Tiên bị thủy lôi Bắc Triều Tiên đánh chìm khiến gần 50 thủy thủ bị chết; ngày 29/10 khi hai bên giao tranh nhỏ với nhau ở biên giới; và ngày 23/11 khi Bắc Triều Tiên phóng tên lửa vào một hải đảo nhỏ thuộc Nam Triều Tiên). Nhưng sau lần ấy, Tổng thống Lee Myung-bak lại bị dân chúng chê là yếu đuối. Lần này, Tổng thống Park Geun-hye không có lựa chọn nào khác ngoài sự cứng rắn. Lý do là bà mới thắng cử và mới lên làm Tổng thống, bà cần một hình ảnh của một lãnh tụ cương quyết và quả cảm, dám đương đầu với thử thách. Bởi vậy, bà nhất định sẽ có phản ứng. Người ta hy vọng đó là những phản ứng vừa đủ.

Nhưng vấn đề là: Thế nào là vừa đủ? Ranh giới giữa cái gọi là đủ và không đủ rất mong manh. Chiến tranh lớn có thể bùng nổ từ sợi chỉ mong manh ấy.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
 
Bản tin tiếng Anh

  • Banks warned against credit card fraud (Washington Post) - Beijing prosecutors called on banks to review credit card applications more carefully, a move prompted by a recent spike in fraud.
  • Dairy producer secures French milk factory deal (Washington Post) - China's Synutra International Inc has been approved to go ahead with a 100-million-euro investment project that will result in the construction of a milk factory in France.
  • China-targeted probes rise (Washington Post) - Trade probes targeting China are becoming more frequent and complicated, and dealing with trade frictions will be a long-term and challenging task.
  • Small, micro firms hungry for long-term loans (Washington Post) - China's small and micro enterprises are still struggling with lackluster business, and most badly need long-term rather than short-term loans, said a report based on a survey released on Saturday at the Boao Forum for Asia.
  • E-commerce takes a big toll (Washington Post) - China's fast-growing e-tailing market could help unleash private consumption and drive the next stage of economic development.
  • Private museums want more support (Washington Post) - The curators of dozens of private museums in China have called for more government and social support to solve their financial problems.
  • Expats rank attractive Chinese cities (Washington Post) - The results of the "2012 Amazing China - The Most Attractive Chinese Cities for Foreigners" survey are released. Expats chose Shanghai, Beijing, Shenzhen and others as China's 10 most attractive cities for foreigners.
  • New auction record set for Kangxi porcelain (Washington Post) - A ruby-ground falangcai bowl made during the reign of Qing Emperor Kangxi (1661-1722) fetched HK$74 million ($9.5 million) at the Sotheby's spring sales auction in Hong Kong on April 8.
  • Luscious Lombok (Washington Post) - The small muster of gray clouds offer little relief from the intense Equatorial sun as I leap from the boat's splintered gangplank to the warm waters lapping against the shore.
  • Green concepts with better lifestyles (Washington Post) - Beijing's latest high-end living concept Green Technology Changes Life, was unveiled at a press conference on April 2 by MOMA•Lifeng in the nation’s capital.
  • Relief from the madding crowds (Washington Post) - To help you enjoy a crowd-free vacation, China Daily has selected three destinations around Shanghai that are off the beaten track but still well worth a visit.
  • Li: Cooperation with Cambodia should rise (Washington Post) - Premier Li Keqiang called on Monday for strengthened practical cooperation with Cambodia in areas including agriculture, infrastructure, energy, telecommunications and water resources.
  • China-Africa cooperation at strongest (Washington Post) - Cooperation between China and Africa is stronger than ever, with China planning to beef up investment in Africa and Chinese companies starting to consider moving abroad.
  • Young leaders discuss education at Boao Forum (Washington Post) - At Saturday's Boao Forum for Asia CCTV Young Leaders Roundtable, the theme was "Development for all: The mission of education," off ering the young leaders' perspectives and solutions.
  • Chinese, Mexican presidents meet on ties (Washington Post) - Chinese President Xi Jinping on Saturday held talks with his Mexican counterpart Enrique Pena Nieto in the southern Chinese city of Sanya.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét