Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Lượm tin tức

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT   
- Bùi Hoàng Tám: Nam quốc sơn hà – Bản hùng văn bất hủ! (DT). -  Người dân Bỉnh Di góp sức xây dựng biển đảo Trường Sa (TTVH). - Cảnh giác trước game xuyên tạc chủ quyền mới của Trung Quốc (PT).
VN giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình (TTXVN).
Trung Quốc triển khai tàu khảo sát không người lái vào Biển Đông (DT).
Nhật Bản ‘chơi rắn’, Trung Quốc kêu la (TP).
‘Điểm mặt’ siêu vũ khí Mỹ dàn trận tại châu Á (TP). - Trung Quốc triển khai tên lửa thách thức tàu sân bay Mỹ (VnMedia).
- Vụ bà phó phòng “đại náo” trụ sở UBND tỉnh Trà Vinh: Giải mã “mối thù không đội trời chung” giữa “lính” và “sếp” (LĐ). - Quan bà và ‘cuộc tình’ của các quan chức… (TVN).
Bệnh lạ (TP). - Hà Nội tăng cường kiểm tra đơn vị nhũng nhiễu (TP).
Hà Nội: Sắp xếp tài sản công nhà, đất để chống lãng phí (VOV).
Obama thề truy tìm kẻ giúp các nghi phạm đánh bom ở Boston (TN). - Obama quyết làm sáng tỏ vụ đánh bom ở Boston (VNE). - Truy đuổi hồi hộp hơn cả phim hình sự Hollywood(TT). - Nghi phạm khủng bố vẫn tiệc tùng 2 ngày sau vụ đánh bom Boston (DT). - Chú nghi phạm: “2 đứa nó không đáng sống trên đời”(TTXVN). - Kết thúc cuộc truy lùng nghi phạm vụ nổ Boston – có thêm 3 người bị bắt (SM).
Triều Tiên chấp nhận đề nghị đối thoại (VTC).

Khởi hành hành trình “tiến ra biển, đảo quê hương” (GD&TĐ). - Đảo Lý Sơn kín khách dịp nghỉ lễ (DT).
Tàu khảo sát ngư nghiệp Nam Phong kết thúc khảo sát trái phép trên Biển Đông (PT).
Philippines “lôi” tàu cá Trung Quốc ra khỏi bãi cạn (TN).
Đề nghị cưỡng chế các đoàn dân đi khiếu kiện (RFA).
Góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Cần quy định TANDTC có chức năng giải thích pháp luật và ban hành án lệ (CL).
Bình Phước: Hình ảnh mới nhất tại khu vực tượng Phật bị phá hủy (Soha).
“Đơn vị tiếp nhận tin phải bảo vệ người bị đe dọa” (TT).
CSGT không được sử dụng điện thoại di động khi thực thi công vụ (TN).
Ngăn chặn nạn “ăn cắp” thời gian làm việc: Quyết liệt với cán bộ, công chức! (TN). - Cao Bằng lần đầu tiên thi tuyển công chức (Tin tức).
Khó bố trí việc cho nguyên lãnh đạo huyện bị tù treo (TT).
‘Cò’ chính chủ được đà chặt chém người dân (NĐT).
Người dân chỉ điểm cho cảnh sát bắt Dzhokar Tzarnaev (TT). - Nghi phạm đánh bom Boston: Dễ thương và đầy tố chất (VOV). - Mỹ bắt thêm 3 người liên quan đến vụ đánh bom Boston (LĐ). - Toàn cảnh vụ đánh bom đẫm máu ở Boston và cuộc vây bắt nghi phạm lớn chưa từng thấy (TTXVN). - Nghi phạm đánh bom ở Boston không được hưởng “quyền im lặng” (TN).
Triều Tiên nói có thể đàm phán giảm vũ khí với Mỹ (TN). - Báo Nhật: Triều Tiên chấp nhận đề nghị đối thoại của Trung Quốc (GDVN). - Bình Nhưỡng: Muốn Triều Tiên bỏ vũ khí hạt nhân, cả thế giới cùng bỏ! (GDVN).
TQ triển khai tên lửa tầm bắn 1.500km tại Vân Nam? (ĐV)  —-Ngàn khách ra quê hương hùng binh Hoàng Sa (ĐV)
Dân phản ứng không cho lấy cát biển  -TT – Nhiều ngày qua, người dân thôn Long Thủy, xã An Phú, TP Tuy Hòa (Phú Yên) liên tục chặn xe không cho đơn vị thi công kè biển tại đây lấy cát bờ biển đi san lấp nơi khác.
Phải có cam kết và bảo lãnh tài chính  -TT – Như Tuổi Trẻ đã đưa tin, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án đào tạo cán bộ ở nước ngoài từ nguồn vốn ngân sách nhà nước lên đến 2.070 tỉ đồng (đề án 599). Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Xuân Vang – cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài Bộ GD-ĐT, đơn vị chủ trì xây dựng đề án – cho biết:
Hà Nội: Buông lỏng quản lý, hàng nghìn m2 đất vàng bị biến thành quán bia  (Dân trí)   —-4 năm không xin cấp được sổ đỏ mảnh đất do cha ông để lại (DT)   —-Thanh Hóa: Hàng chục nhà sập và tốc mái do giông lốc kèm mưa đá (Dân Việt)
“Quả đắng” từ gạo thơm!  (Dân Việt) – Việc ngành nông nghiệp khuyến khích tăng diện tích lúa thơm nhưng không có quy hoạch cụ thể về diện tích, sản lượng cũng như khâu tiêu thụ khiến nông dân phải nhận quả đắng.
Mẹ bán vé số nuôi 6 con học đại học, cao đẳng  (Dân Việt) – Hơn 20 năm bán vé số dạo ở TP.HCM, chị Lê Thị Lời đã nuôi 6 người con học ĐH, CĐ, đồng thời lo tiền điều trị bệnh viêm thận cho mình và bệnh gai cột sống của chồng.
Bí ẩn hành tung chuyên gia TQ: Công ty trong nước tiếp tay người nước ngoài?   (NLĐO)- Công ty TNHH Tôm trắng Hawaii Việt (Ninh Thuận) ký hợp đồng với người dân ở Long An gồm đại diện là chuyên gia Trung Quốc nhưng khi được hỏi thì trả lời không biết. Phó Giám đốc, người đã ký hợp đồng để các chuyên gia thuê đầm nuôi tôm, bán tôm rồi xù tiền nông dân cũng
Thứ trưởng gặp đại diện các hội đoàn Việt ở Đức (TTXVN)   —-Thông hầm qua núi đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai (VN+)
30/4 nên là ngày Tưởng niệm nạn nhân chiến tranh Việt Nam (Giangnamlangtu) -  Nhà báo Huy Đức nói huỵch toẹt: miền Bắc thắng, miền Nam thua (Bên thắng cuộc I). Tất nhiên đó chỉ là nhìn hình thức bề ngoài. Nhưng anh đã dẫn lời một người nào đó  rằng “Ngày 30/4/1975 thực ra là ngày giải phóng miền Bắc”………….Theo quan điểm nhận đạo của cổ nhân, ngày 30/4 hàng năm nên được coi là ngày Tưởng niệm những người đã chết vì chiến tranh Việt Nam (cần xóa bỏ ý nghĩa ngày Mừng chiến thắng)…..
HAI LẦN CHẠY TRỐN (Minh Diện – Buivanbong)
NHỮNG CÁI ‘VÌ’ TRONG BÁO CÁO LÁO (Bùi văn Bồng) – Có lẽ trên thế giới không có nước nào giỏi về nghệ thuật báo cáo như ở nước ta. Các phong trào ‘thi đua yêu nước’, các Lễ phát động thi đua vì này vì nọ rùm beng, việc chấm điểm thi đua cho lên lương, lên cấp, thăng chức…tức là đủ thứ ‘hầm bà làng’ sinh ra báo cáo láo. Ngay như cái môi trường có vẻ cần rất chuẩn mực như giáo dục, nhưng bệnh thành tích cũng gây ra nhiều hậu họa, sinh những hệ lụy nhiêu khê. Sự giả dối, do đó, được dịp để đua nhau phát triển như dịch sâu rầy, bọ xít, lan nhanh hon cả H5N1.

BÔ-XÍT LÀ GÌ? (Sonthithu)-   Chủ Blog tập hợp đến 29 bài viết trên “báo ta” về cái “chủ trương lớn này”- Bà con tham khảo lại dễ dàng.

Chính sách tiền tệ thắt chặc được giới thiệu vào năm 2011 đã làm lộ ra những vết nứt trong nền kinh tế chính trị Việt Nam. Những vết rạn xuất hiện bởi vì nền kinh tế này được cấu thành phần lớn bởi hai khu vực kinh tế độc lập.
Tại sao Việt Nam cần tiếp tục cải cách ngành ngân hàng?  -Anh Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước  -Vũ Quang Việt, Liên Hợp Quốc – EAS  -15 tháng 4 năm 2013

Sao Hồng – Phát súng lệnh của một đợt trấn áp dân oan mới? (Danluan)

Trương Duy Nhất – Hậu Quan Làm Báo (Danluan)


KINH TẾ  
Lãi suất sắp về mức 7%? (KP).
Giá vàng “nhảy múa” thất thường và bất thường (DT). - Giá vàng chênh lệch kỷ lục 6,8 triệu đồng/lượng (VOV). - Lỗ từ chính sách nhập khẩu vàng chuyển vào đâu? (PT).
- Chủ trương chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà tái định cư tại Hà Nội: Chính quyền hối thúc, nhưng doanh nghiệp chẳng “mặn mà” (CAND). - Giá nhà giảm sâu, mua vẫn sợ hớ (LĐ).
Đề nghị tăng thu hút FDI vào xi măng dù thừa cung (HQ).
Dệt may tìm chỗ đứng vững chắc tại thị trường EU (SGGP).
Ca cao – Nỗi khổ người trồng (TP).
Chế biến thủy sản xuất khẩu cầm chừng (TP). - Ngư dân Phú Yên trúng đậm lưới mành(TN).

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,5% vào 6 tháng cuối năm 2013 (SGGP). - Lấy lại “nguồn vốn” lòng tin (CL).
Giá vàng vượt 42 triệu đồng/lượng, USD tự do tăng đột biến (VnEco). - NHNN có bình ổn được thị trường vàng? (ĐV).
Cạnh tranh bằng chiến lược (HQ). - Thận trọng khi đầu tư ra nước ngoài (CL). - ĐBSCL: Doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng 38,5% (SGGP).
Hàng không thiếu, giá vẫn tăng (TN).
Cà Mau: Giá tôm nguyên liệu tăng nhưng vẫn thiếu nguồn cung (QĐND).
Việt Nam thuộc nhóm hút nhiều dự án FDI nhất châu Á-Thái Bình Dương 2012 (Gafin/Vinacorp).
Mỹ sẽ thành thị trường mới nổi tiếp theo? (Gafin/Vinacorp).
Tình trạng suy thoái ở Eurozone vẫn gây quan ngại (TTXVN).
G20 bất đồng về chính sách thắt lưng buộc bụng (VOV).
Đừng ngạc nhiên nếu 10 ngày nữa EVN tăng giá điện! (ĐV)
NHNN có bình ổn được thị trường vàng? (ĐV)  —Đại gia HP tung bằng chứng khẳng định Vietinbank nhận thế chấp lăng mộ (GDVN)
Từ 10/6, giao dịch từ 300 triệu đồng phải báo cáo (GDVN)

VĂN HÓA-THỂ THAO
“Nhà Phú Thọ học” kết nối văn hóa đất Tổ Hùng Vương (VOV). - Biển người lên Đền Hùng dâng hương (TP). - Trẻ em mệt phờ chen lấn trong lễ hội đền Hùng (Infonet).
Festival nghề truyền thống Huế 2013: Hội tụ tinh hoa văn hóa nghề Việt (PT).
Chuyện không nên tin về căn bệnh khó nói của phụ nữ không cách nào chữa được (Lv).
Khai mạc Ngày hội sách và Văn hóa đọc 2013 (Infonet). - Khai hội đọc sách 2013: Trình diễn văn chương – từ rào cản đến “sản vật” (TTVH). - Đưa văn hóa đọc về nông thôn (SGGP).
-  ‘Không lẽ Hội đồng xét tặng danh hiệu lại có nhiều người vô cảm đến thế’ (TTVH).
Dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng: ‘Không thể vì dăm ba chữ tục tĩu mà bỏ cả cuốn sách’ (TTVH).
Câu ‘viu’ (TP). - Biết đâu truyền thông là “mồi ngon”(?!) (LĐ). - Nhiều sao Việt cũng từng muốn… tự tử!? (PT).
Cuộc đời chỉ là may mắn, hoặc không (TP).

Tổ tiên là cội nguồn để kết nối (LĐ).
Nhớ ông Hồ Nghinh (TTXVN).
Hà Nội: Rộn ràng Ngày hội đọc sách 2013 (PT). - Cận cảnh hình xếp độc đáo từ sách tại Văn Miếu (Infonet).
Tràn ngập hoa anh đào Lễ hội mùa xuân Việt – Nhật 2013 (Infonet).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Bất ngờ clip bóc trần hàng loạt yếu kém của nền giáo dục (P5) (GDVN). - Dân mạng chế thơ về ngành giáo dục (GDVN).
“Học Sử không phải để trả bài” (DT).
Giáo viên Sử đi dạy Hóa: Phòng Giáo dục cũng ‘bó tay’ (GDVN).
Cô giáo thi viên chức phẫn uất: ‘Tôi sẽ gửi thư đến Chủ tịch tỉnh’ (GDVN).
Người trẻ tự sát: Nhiều nước đau đầu (KP).

Clip bóc trần hàng loạt yếu kém của nền giáo dục (P6) (GDVN).
Xin ý kiến về quy định về mở ngành đào tạo trình độ TCCN (GD&TĐ).
Những phụ huynh không cho con học trước lớp 1 (VNN/DV).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG 
Gia cầm tiếp tục thẩm lậu qua biên giới (TP).
Nổi trôi phận đò bên phố Hội (PT).
-  Ngày thường ở trại dưỡng lão (TN).
Thực hư việc triệt hạ gỗ sưa ở VQG Phong Nha-Kẻ Bàng (VOV). - Kiểm lâm “ra quân” truy tìm gốc sưa chục tỷ (DT). - Chưa tìm thấy dấu vết những cây sưa bị triệt hạ (LĐ).
Những bóng đen trên mái nhà chỉ là… hiểu nhầm (TT).
Độc đáo nghề săn cá bên dòng Mường Hoa (DV).
Động đất 7 độ richter ở Trung Quốc gây thương vong lớn (VOV). - Động đất 7 độ richter tại Trung Quốc, 28 người chết (TT).

Bị tàu cá làm đứt dây hơi khi lặn, ngư dân tử nạn (DV).
Bác sĩ học cách cảm ơn bệnh nhân: Chuyện khó tin (LĐ).
Quảng Ninh phát hiện ổ dịch cúm A/H5N1 ở Móng Cái (VOV). - Thêm một trường hợp tử vong do cúm A/H1N1 (SGGP).
Nghệ An, Hà Tĩnh bùng phát dịch “tai xanh” (TN).
Bắt giữ hơn một tấn gà giết mổ và nội tạng nhập lậu (TT). - Choáng váng vì kiểm tra nội tạng bốc mùi (TTXVN).
Cao Bằng: Điêu đứng vì hàng đàn châu chấu cả ngàn con tấn công (LĐ).
Thực hư vụ chặt gỗ sưa tiền tỷ ở Phong Nha- Kẻ Bàng (VOV).
Thâm nhập xưởng lột da rắn hổ mang, trăn may túi xách (NĐT). - 56 con hổ mang chúa bị nhốt trong cốp xế hộp (PT).
Một số vấn đề áp dụng pháp luật hôn nhân gia đình (Bài 1): Xác định tài sản chung của vợ chồng (CL). - Về dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi): Không ngại “sốc” văn hóa (SGGP).
Đảm bảo cung cấp điện liên tục dịp 30/4 (Tin tức).
Thanh Hóa: Hàng chục nhà sập và tốc mái do giông lốc kèm mưa đá  (DV).
Nếu không thay đổi, châu Á sẽ gánh thảm họa môi trường (NĐT).
Động đất ở Tứ Xuyên : Ít nhất 102 người chết và hàng ngàn người bị thương (RFI). - Động đất ở Trung Quốc: 32 người chết, 600 bị thương (QĐND).
Bé 3 tuổi trơ xương qua đời, bố mẹ ôm tiền bỏ con lại bệnh viện  -Dân Việt – Cháu Dũng, 3 tuổi, mắc bệnh hiểm nghèo nên đã qua đời tại Bệnh viện Nhi trung ương. Điều đau lòng hơn là bố mẹ cháu đã bỏ lại thi thể đứa con và “biến mất” cùng toàn bộ số tiền của các nhà hảo tâm.
Nợ nần, hai vợ chồng già ôm nhau tự vẫn (TT)   —Cháy lớn bar Barocco, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa bị phong tỏa (TT)  —-Xe tải mất thắng, kéo lê một phụ nữ gần 20m (TT)
Thủ kho “ăn” 268 tấn sắt của công ty lãnh 18 năm tù (TT)   —-Thanh Hóa: Bắt bốn nghi can chuyên trộm cắp tài sản (TT)  —Một nữ giáo viên bị cướp hiếp trong đêm (ĐV)   —Con trai đâm chết mẹ đẻ vì mê game (ĐV)  —Đâm chết em gái vì tranh chấp đất đai (DV)

Gã 23 tuổi lần lượt trộm, hiếp, giết hàng xóm 51 tuổi (DT)
Phá nhà, hôn ghế… Muôn kiểu “fan” cuồng  (DT) -Hâm mộ thần tượng tới mức đục phá nhà, nhổ sạch vườn cây như ở Trung Quốc hay hôn ghế, khóc lóc và cào cấu sao như Việt Nam thì đúng là chả nơi nào bằng. —-Phá nhà, hôn ghế, hâm mộ kiểu Trung Quốc đọ Việt Nam (ĐV) 
Đi máy bay, coi chừng mất hành lý  -TT – Các hãng hàng không ở VN luôn phải đối mặt với những khiếu nại về chuyện mất hành lý của hành khách. Các vụ mất hành lý không chỉ xảy ra…
Hơn một tấn gà nhập lậu tuồn vào thị trường VN   (ĐVO) – Lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ hơn một tấn gà tươi sống và nội tạng động vật nghi nhập lậu từ Trung Quốc.
Lái taxi, kiếm “nghìn đô” mỗi tháng    (Dân trí) – Cả 3 anh em của bác tài Nguyễn Cu Em từ Bình Định vào TPHCM lập nghiệp và đều theo nghề lái taxi. Anh cho biết: “Hai đứa em tôi mỗi đứa thu nhập tầm 10 triệu đồng/tháng. Còn tôi nhỉnh hơn 2 đứa em một chút, mỗi tháng khoảng 17 – 18 triệu đồng”.

Giải mã “mối thù không đội trời chung” giữa “lính” và “sếp”  (LĐ) -Mấy ngày qua, bà Trần Hồng Ly và ông Lê Tấn Lực (cùng công tác tại Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Trà…

Táo tợn vào tiệm kem cướp laptop (NLĐ)

QUỐC TẾ  
Mỹ sắp viện trợ xe bọc thép cho phe đối lập Syria (VOV).
Máu dân Iraq lại đổ trước thềm bầu cử địa phương (VOV).
Ai Cập: Đụng độ bạo lực giữa phe Hồi giáo và đối lập (TTXVN). - Biểu tình ở Ai Cập đòi ‘thanh lọc’ giới tư pháp (VOV).
Ông Maduro tuyên thệ nhậm chức tổng thống Venezuela (TTXVN).
Mỹ sẽ bán 10 tỷ USD vũ khí các loại cho Trung Đông (TTXVN).
Quốc hội Italy vẫn chưa bầu ra một tổng thống mới (TTXVN).

Xe tăng Merkava IV: “Vua chiến trường” của Israel (DV). - Israel mua vũ khí Mỹ chuẩn bị tấn công Iran? (GDVN).
Maduro bị cướp micro trong lễ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Venezuela (GDVN).
Tổng thống Mỹ tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Texas (TT). - Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp tại bang Texas sau vụ nổ nhà máy phân bón (TTXVN).
Hy Lạp: Nổ súng trong trang trại trồng dâu (DV).
Nhiều tên tội phạm nguy hiểm xâm nhập Australia (ANTĐ). - Úc lần đầu tiên tham gia tập trận chung Mỹ-Hàn (TN).
Tàu cá Trung Quốc vẫn cháy ở Nam Cực (TN).
Triều Tiên sẵn sàng đàm phán cắt giảm vũ khí với Mỹ (NLĐ)   —-Bình Nhưỡng: Muốn Triều Tiên bỏ vũ khí hạt nhân, cả thế giới cùng bỏ!  (GDVN)
Chuyên gia Hàn Quốc: Triều Tiên mơ ước được như Pakistan (GDVN)
Tổng thống Mỹ tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Texas (TT)   —-Mỹ bắt thêm 3 người liên quan đến vụ đánh bom Boston (DT)
Tổng thống Maduro bị cướp micro trong Lễ tuyên thệ   (ĐVO) – Một người đàn ông áo đỏ tự xưng là Hernry bất ngờ giật micro khi Tổng thống mới đắc cử của Venezuela Maduro đang phát biểu.


Khi đảng Cộng Sản tự giải thể

Sau khi chế độ quân phiệt ở Miến Ðiện chấp nhận con đường dân chủ hóa, nhiều người nghĩ đảng Cộng Sản Việt Nam cũng nên theo gót họ. Theo một cách giản dị là họ có thể sửa đổi hiến pháp, bãi bỏ độc quyền thống trị của đảng, bắt đầu nới lỏng cho các quyền tự do phát biểu, tự do hội họp; và sau cùng tổ chức bầu cử cho nhiều đảng chính trị tham dự. Như vậy, họ có thể tuyên bố bắt đầu một tiến trình dân chủ hóa, như giới tướng lãnh ở Miến Ðiện đang làm.

Không biết những người cầm đầu đảng Cộng Sản có khả năng và can đảm dấn bước trên con đường như vậy không. Nhưng nếu họ làm như thế thật thì có thể đáng lo cho nước Việt Nam. Vì trong quá khứ đã có một đảng Cộng Sản đi theo con đường đó vào năm 1990, ở Bulgaria. Cho đến nay chế độ dân chủ ở nước đó vẫn chưa thực sự trưởng thành, mà vì thế nền kinh tế tiến chậm nhất trong số các nước Cộng Sản cũ ở Ðông Âu.

Tại các nước thay đổi chế độ khác, kinh tế suy sụp sau khi thay đổi thể chế vì thời gian chuyển tiếp gian nan. Nhưng không có nước nào mà tình trạng kinh tế suy yếu kéo dài như ở Bulgaria. Tại các nước khác, kinh tế suy yếu nhưng không làm cho dân chúng mất tin tưởng vào thể chế dân chủ; nhờ thế đời sống ngày càng được cải thiện. Ngay tại một nước không Cộng Sản như Tây Ban Nha, sau khi chế độ dân chủ thay thế chế độ Franco (chết năm 1975) thì tỷ lệ phát triển kinh tế cũng xuống thấp; từ trung bình 7% một năm (1960-1974) xuống thấp hơn 2% (1975-1985). Cùng lúc đó tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 3% lên tới 20%. Tuy vậy, dân chúng Tây Ban Nha, cũng như dân các nước cựu Cộng Sản như Hungary, Tiệp, Ba Lan, vẫn tin tưởng rằng thể chế tự do dân chủ là tốt nhất, so với các chế độ cũ; kinh tế suy yếu là hiện tượng ngắn hạn.

Tại Bulgaria thì khác. Kinh tế xuống quá khiến người dân chán cả thể chế tự do dân chủ. Mức sống giảm 40% trong 14 năm sau khi thay đổi chế độ. Lạm phát có lúc lên tới 122% một năm (1994) - tức là giá hàng hóa tăng gấp đôi - và tăng gấp bốn (311%, năm 1996). Ðến năm 1997, một chính phủ không Cộng Sản đắc cử, quyết tâm cải tổ cơ cấu và ngân hàng, nhờ thế dần dần khôi phục được niềm tin, kinh tế bắt đầu hồi phục. Từ năm 2000, sau khi việc đổi mới kinh tế được thực hiện toàn diện, kinh tế Bulgaria mới gia tăng với một tốc độ trung bình 6%, ngân sách chính phủ bắt đầu thặng dư. Trong năm 2012, lợi tức bình quân của dân Bulgaria đã lên trên 14,000 đô la Mỹ một năm, và tỷ lệ thất nghiệp dưới 10%. Tuy nhiên, viễn tượng phát triển kinh tế lâu dài ở Bulgaria vẫn chưa sáng sủa vì guồng máy chính quyền vẫn còn đầy tham nhũng, hệ thống tư pháp chưa vững chắc, vì thế quyền tư hữu cũng bấp bênh khiến giới đầu tư chưa yên lòng.

Tại sao con đường phát triển kinh tế và dân chủ hóa ở Bulgaria gặp nhiều chướng ngại như vậy? Nguyên do là vì đảng Cộng Sản Bulgaria đã “cướp thời cơ,” tự đứng ra thay đổi chế độ, để tiếp tục giữ quyền bính dưới một tên gọi mới. Ðây là một kinh nghiệm mà người Việt Nam cần nghiên cứu để tránh vết xe đổ.

Năm 1989, biến cố trong vùng Ðông Âu khiến đảng Cộng Sản Bulgaria lo sợ. Một ngày sau khi bức tường Berlin đổ (9 Tháng Mười Một năm 1989), Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Bulgaria đã họp nhau truất phế Tổng Bí Thư Todor Zhivkov (nắm quyền từ năm 1954), bầu một người mới. Nhóm lãnh đạo mới bắt đầu chương trình cải tổ chính trị theo trình tự của họ; mục đích để kiểm soát tình hình việc thay đổi. Tháng Hai năm 1990, đại hội đảng đã biểu quyết xóa bỏ điều số 1 trong hiến pháp giành độc quyền lãnh đạo cho đảng, cũng giống xóa bỏ như điều 4 ở Việt Nam. Ðể có một bộ mặt dân chủ hóa giống như thật, đảng Cộng Sản mời một nhóm người được coi là “đối lập” tới họp một “Hội nghị Bàn tròn” bàn công việc cải tổ chính trị.

Hành động này cốt để cho thấy họ cũng làm một công việc giống như các đảng Cộng Sản ở Ba Lan, Hungary và Tiệp Khắc. Nhưng các “Hội nghị Bàn tròn” ở hai nước kia khác hẳn. Vì tại hai nước đó đã có một hình thức xã hội công dân sinh hoạt mạnh từ trước. Ở Ba Lan là nhờ giới công nhân và các nhà trí thức trong Giáo Hội Công Giáo; mà nông dân Ba Lan cũng chưa bao giờ bị nạn tập thể hóa, đã quen sống tự lập, tự chủ. Tại Hungary kinh tế đã thay đổi dần dần trong ba chục năm, nông dân và giới tiểu thương được tự do làm ăn. ở Tiệp Khắc, phong trào Hiến Chương 77 đã khơi động những cuộc thảo luận về thể chế và xây dựng xã hội công dân. Còn tại Bulgaria, chế độ Cộng Sản theo đúng khuôn mẫu Stalin, không chấp nhận một ý kiến hay hành động nào độc lập ở bên ngoài đảng. Những người được gọi là “đối lập” chỉ dám lên tiếng về việc bảo vệ môi trường sống, nhưng cũng không thể hoạt động liên tục. Một số người, vào năm 1990 lại được “mời gia nhập đảng để giúp đảng cải tổ;” rồi họ cũng được mời vô tham dự “Hội nghị Bàn tròn!”

Sau đó, đảng Cộng Sản Bulgaria đổi tên thành đảng Xã Hội, và quyết định tổ chức bầu cử ngay vào Tháng Sáu. Thời gian bốn tháng này quá ngắn, không một đảng chính trị nào đủ sức tổ chức với nhau, cho nên đảng Xã Hội thắng phiếu, tiếp tục nắm quyền một cách chính đáng! Trong cuộc vận động, họ còn đi phao tin ở các vùng thôn quê rằng nếu đảng đối lập Liên Minh Lực Lượng Dân Chủ thắng thì sẽ cắt hết tem phiếu, dân sẽ không thể mua được đủ thực phẩm mà ăn! Năm 1992, đảng Xã Hội thất cử, dân được tự do bỏ phiếu đã chọn Liên Minh Lực Lượng Dân Chủ. Nhưng luật lệ bầu cử trong hiến pháp do đảng Cộng Sản viết ra đưa tới tình trạng quá nhiều đảng phái. Cho nên chính quyền cũng không có đủ đa số trong Quốc Hội để thực hiện các chương trình đổi mới kinh tế. Phe đối lập lên nhưng cũng có khuynh hướng muốn nắm toàn quyền, theo lối Cộng Sản! Năm 1994, phe không Cộng Sản lại thua, đảng Xã Hội, tức Cộng Sản cũ, lại chiếm đa số trong Quốc Hội. Họ nắm quyền trở lại nhờ liên minh với phong trào bảo vệ môi trường sống. Cho tới năm 1997, liên minh các đảng phái dân chủ mới được bầu trở lại cầm quyền. Trong thời gian hơn 10 năm từ khi đảng Cộng Sản tự thay đổi thể chế, guồng máy nhà nước vẫn nằm trong tay “chế độ cũ”. Giống như ở các nước thay đổi kinh tế mà không thay đổi chính trị, các “cựu đảng viên” Cộng Sản Bulgaria vẫn còn cơ hội sử dụng quyền hành trong tay để làm giàu cho chính họ! Vì vậy tình trạng tham nhũng, dĩ công vi tư, lạm dụng quyền hành vẫn tiếp tục.

Tại sao những người “không Cộng Sản” ở Bulgaria lại thất bại lâu như vậy? Một lý do khiến họ không tập hợp được lại thành những đảng phái mạnh là vì suốt 40 năm trong chế độ Cộng Sản họ chưa bao giờ được phép tham dự vào các hoạt động chính trị. Chế độ Cộng Sản ở đâu cũng làm cho người dân “phát chán chuyện chính trị”. Những người đối lập với Cộng Sản thường là những con người “có lý tưởng,” quen giữ thái độ phi chính trị, vì coi chính trị là nhơ bẩn. Trong một chế độ dân chủ tự do, các đảng chính trị luôn luôn do những cuộc thỏa hiệp giữa nhiều nhóm quyền lợi khác nhau. Ngay các ông Walesa ở Ba Lan và Havel ở Tiệp cũng đều khinh thường những thỏa hiệp chính trị, kể cả khi họ lên làm tổng thống! Thái độ này khiến cho việc thành lập các đảng chính trị không tiến hành được, hoặc không thể tụ họp lại được thành những đảng lớn. Luật bầu cử vụng về khiến có quá nhiều đảng trong Quốc Hội làm việc tập họp các nhóm quyền lợi khó hơn.

Dân chúng Bulgaria cũng trải qua kinh nghiệm Cộng Sản và họ cũng chán ngán chính trị như vậy. Ðó là một lý do chính khiến quá trình dân chủ hóa ở Bulgaria đi rất chậm so với các nước khác. Mà hậu quả là nền kinh tế bị suy yếu vì không cải tổ nhanh chóng và toàn diện như các nước khác.

Một tai họa cho dân Bulgaria là khi các đảng viên Cộng Sản tiếp tục nắm quyền thì họ có phương tiện để ngăn cản các kế hoạch cải tổ kinh tế, nếu đụng tới quyền lợi họ đang hưởng. Bulgaria còn bị hai tai họa khác diễn ra vì cuộc chuyển hóa từ độc tài sang dân chủ chậm chạp trong một thời gian quá dài. Một là nạn mất chất xám khi những người có học và giới chuyên gia bỏ nước ra đi rất nhiều; hai là các băng đảng tội phạm ngày càng mạnh vì xã hội bất ổn.

Nếu đọc lại lịch sử Bulgaria, chắc các người cầm đầu đảng Cộng sản Việt Nam có thể thấy một đường “hạ cánh an toàn;” là chính họ bắt đầu việc thay đổi chính trị. Họ sẽ cố nắm quyền kiểm soát các bước cải tổ để có thể tiếp tục nắm quyền. Dù bỏ điều 4 trong hiến pháp, dù chấp nhận đa đảng và bầu cử tự do, họ vẫn có cơ hội đóng vai chủ nhân ông trong một thời gian dài!

Nhưng người dân Việt Nam cũng biết đọc lịch sử để rút kinh nghiệm. Chắc chắn không ai muốn bị lừa gạt, như dân Bulgaria đã mắc bẫy.

19.04.2013
Ngô Nhân Dụng
(Người Việt)

Hồn Quê - Đi tìm “thế lực thù địch”

544353_147668422072585_1248067284_n

Từ lâu, tôi đã nghe nhiều, rất nhiều cụm từ “thế lực thù địch”. Nghe đến nhàm, nhưng chẳng ai chỉ giùm tôi, bởi nó vô hình. Vậy thì phải đi tìm thôi.
Tôi đã đi tìm thế lực thù địch từ những ngày hợp tác hóa, đầu những năm sáu mươi của thế kỷ trước, khi tôi còn ngồi trên ghế nhà trường xã hội chủ nghĩa.
Cái ngày mà tôi chưa phân biệt được chủ nghĩa Mác đúng sai thế nào.
Cái ngày mà khi có kẻng là xã viên hợp tác ra đồng, chờ phân việc, làm chiếu lệ vài giờ rồi về. Tối họp bình công chấm điểm thì cãi nhau om sòm, mà có nhiều nhặn gì đâu, giỏi lắm mỗi công một cân thóc. Để rồi “Ơi anh chủ nhiệm anh chủ nhiệm/ Hai tiếng thân yêu lời cảm mến/ Tay anh nắm chặt tay xã viên/ Xốc cả phong trào cùng tiến lên” đi vào trang sách học sinh theo thơ Hoàng Trung Thông.
Cái ngày mà khi thu hoach thì bố mẹ đi trước, con cái theo sau (gọi là đi mót) cướp hết những thứ ngon. Cuối buổi thu hoạch về sân kho hợp tác chỉ những đống lúa xơ xác, hoặc những đống khoai chạc khoai rễ. Để rồi “Dân làm chủ dập dìu hợp tác / Lúa mượt đồng ấm áp làng quê/ Chiêm mùa cờ đỏ ven đê/ Sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn” đi vào trang sách học sinh theo thơ Tố Hữu
.
Cái ngày mà đói triền miên, cả năm may ra có bữa no cơm và có thịt, đó là ngày tết. Để rồi “Những người lao động quang vinh/ Chúng ta là chủ của mình từ đây” đi vào trang sách học sinh theo thơ Tố Hữu.
“Chẳng nhẽ chủ nghĩa cộng sản lại thế này ư?” Từ thắc mắc đó tôi đọc “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” và “Chính trị kinh tế học”. Vì còn tuổi vị thành niên, nên dù nghi ngờ nhưng tôi chưa dám nghĩ Mác sai, nhưng ít nhất là ta làm sai Mác. Mác nói, đại ý “phải phân biệt vô sản và vô sản áo rách (bọn khố rách, áo ôm)”. Ta đã dùng “vô sản áo rách” trong CCRĐ. Ta đã cưỡng bức vào hợp tác xã, trong khi lẽ ra phải hoàn toàn tự nguyện. Trong “Chính trị kinh tế học”, theo Khơ rút sốp “có thể đoạt chính quyền bằng nghị trường”, còn theo Bregiơnhep “chỉ có thể đoạt chính quyền bằng bạo lực”, ta theo bạo lực. Tại sao lại phải dùng bạo lực? Tôi tự hỏi vì tôi đã đọc đâu đó “bạo lực là sản phẩm của phía yếu, bất tài và vô lực”. Tất cả những nhà cầm quyền theo chủ thuyết “sức mạnh chính trị nằm trên đầu nòng súng” đã đưa đất nước họ (trục phát xít) gục ngã. Sau gục ngã có thể họ bị yếu, có thể họ thuộc bài nên đã điều chỉnh hướng đi. Các nước theo trục chủ nghĩa xã hội lại tiếp tục theo vết xe đổ đó, để đến nay tan rã. Thảm thay!!!
Cái thời mà, thế hệ cha anh tôi, những người đã qua CCRĐ luôn thuộc nằm lòng câu “Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ” hoặc “chủ nghĩa cộng sản làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”.
Tôi vào đại học, vào bộ đội. Dù làm khoa học và công nghệ, nhưng tôi luôn tìm hiểu về chế độ, khi mà tuyên truyền và thực tế luôn ngược nhau. Tôi đọc mọi loại sách, từ các sách văn học, xã hội học và chính trị; tiếp cận với nhiều tầng lớp người từ cao xuống thấp, từ cổ đến kim. Do công tác đi đây đó nhiều, nhất là các công xưởng, lại sống hòa nhập nên tôi có điều kiện tiếp cận thực tế. Qua lý thuyết và thực tế tôi đã dần tìm ra thế lực thù địch. Đúng hơn là cái gì đã kìm hãm sự phát triển của nước.
Còn nhớ những năm cuối thập niên bảy mươi của thế kỷ trước có lần tôi nói với bố tôi (đang là cán bộ cao cấp) rằng “đảng sai bố ạ”, bố tôi rằng “đường lối đúng, thực hiện sai”. Đáp “lý thuyết đúng là tự nó đem lại tốt đẹp cho xã hội, ta chẳng làm được gì cả, sao gọi là đúng? Nói vậy là bao biện”. Bố tôi lặng im. Lại hỏi “một xã hội sẽ ra sao nếu trí phú địa hào đào tận gốc, trốc tận rễ?” Rằng “câu hỏi đó đã được Gabriel García Márquez – chủ nhân của giải noben văn học 1982 đã hỏi trong một gặp gỡ các nhà văn Á – Phi – Mỹ La tinh, mà chẳng ai biết thế nào để trả lời”. Vài năm sau bố tôi nói “con đúng, bố sai – từ nay con thay bố giải quyết các việc trọng đại trong gia đình”. Cũng từ đó cho đến lúc lìa trần, ông dị ứng với vô tuyến, đài và báo chí (công cụ tuyên truyền) – những thứ mà trước đây là thực đơn hàng ngày của ông. Ông quay lại nghề tử vi, địa lý và kinh dịch – như là nghề gia truyền; nhưng khi đi theo đảng ông phải bỏ. Chính nghề này đã cứu ông cả vật chất, tinh thần và để lại nhiều ân đức trước khi qua đời.
Cuối những năm sáu mươi, đầu những năm bảy mươi của thế kỷ trước, khi người ta cơ cấu những cán bộ chính trị đi tập huấn một thời gian về làm hiệu trưởng các trường cấp 2 và 3, tôi như đã thấy manh nha một cái gì? Sau đó, khi “chuột chạy cùng sào, nhảy vào sư phạm”; tôi đã thấy rằng: “xã hội ta sẽ thê thảm khi những người học yếu nhất vào giáo dục”. Rồi cải cách giáo dục, như một sự tàn phá đất nước nhanh nhất. Mười lăm năm đi học không có ai dạy cho ta yêu bố mẹ, anh em cả; nhưng được dạy nhiều về lý tưởng cộng sản “vì lý tưởng cộng sản, thanh niên anh dũng tiến lên”. Phải chăng bỏ qua cái thực thể hữu hình, chạy theo cái vô hình kiểu “bỏ hình bắt bóng” là đặc trung nền giáo dục của chúng ta?
Rút cục ta đã đào tạo ra những thế hệ “ăn theo nói leo” là chính, ai không như thế được đội cái mũ “tiểu tư sản trí thức” ngay. Ta không dùng những người tài giỏi, nhưng lại coi trọng những người khôn vặt, láu cá nhiều mưu ma chước quỷ. Chính cái sự đào tạo và sử dụng người đã hủy hoại nhân cách của nhiều thế hệ.
Từ đầu những năm tám mươi của thế kỷ trước lại đây, tôi đã chứng kiến rất nhiều những cuộc chạy chức quyền, chia các vai quyền lực từ các bàn nhậu. Mấy chục năm công tác tôi thấy quá rõ kinh phí bôi trơn cho guồng máy, thông thường là 40% chi phí đầu tư, nhiều chỗ còn hơn. Kinh phí vào công trinh chỉ xấp xỉ một nửa. Đất nước không đổ nát mới là sự lạ.
Cách đây hơn năm thế kỷ Thân Nhân Trung đã viết:
“…Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết…“
Đất nước ta không đào tạo và sử dụng được hiền tài, chỉ dùng được những ai dễ sai bảo, biết ăn theo nói leo, thậm chí vô sản áo rách. Dùng hiền tài đâu có dễ, những người không tài làm sao sử dụng được hiền tài, các bậc hiền tài đâu chịu làm đầu sai. Những người có tri thức, biết được điều hay lẽ phải (tri là biết; thức là hay), sao lại có thể a dua theo bầy đàn không có tri thức dẫn lối? Trong hoàn cảnh ấy, hiền tài chỉ có hai con đường, hoặc vùng lên rồi bị diệt như “Nhân văn Giai phẩm” hay như “vụ xét lại chống đảng”. Hoặc co vào ở ẩn bất hợp tác như đa phần còn lại. Rút cục hiền tài không “can dự” được vào sự phát triển đất nước. Không phải vô cớ mà ở nước Đức có bia mộ ghi “ở đây đã an táng một người, mà người đó dùng được rất nhiều người tải giỏi”.
Vậy là “thế lực thù địch” của đất nước chính là sự ngu tối. Mà cái ngu là tổ phụ của cái ác, tàn phá đất nước hơn tỷ lần cái ác. Con đường cách mạng đất nước ta (mà đặc biệt là cách mạng phát triển xã hội sau năm 1975) đang đi là con đường thiếu ánh sáng tri thức soi đường. Để rồi sau bao nhiêu năm đi vào bóng đêm. Đất nước sau gần bốn mươi năm thống nhất tựa như đổ nát. Nạn tham nhũng tràn lan làm rỗng ruột kinh tế, tai nạn giao thông chết người như có chiến tranh, giáo dục lụn bại, nhân cách đạo đức suy đồi, kẻ thù truyền kiếp phương Bắc uy hiếp trên biên giới, rừng núi, biển đảo và đồng bằng. Cách mạng đâu phải là sự nghiệp của bầy đàn khố rách áo ôm kiểu “mo cơm quả cà đi xây dựng chủ nghĩa cộng sản”. Cũng do ngu tối mà từ ngày độc lập, chúng ta chưa tìm được con đường đi cho đất nước.
Không nghi ngờ gì nữa“thế lực thù địch” của đất nước chính là sự ngu tối, thế lực nào dung túng cho cái ngu, để cho cái ngu hoành hành thì đấy chính là thế lực thù địch của đất nước ta, dân tộc ta.

Thời nay ai thiết người tài

Chỉ cần tai tái, dễ sai hợp thời

Thằng thông minh nó lắm lời

Nó thuyết, nó giáo rối bời thằng ngu

Thằng ngu tuy có lù khù

Mưu ma chước quỷ nó bù thông minh

Sự đời nghĩ lại mà kinh

Nhân tình thế thái, rối tinh rối mù.
Hồn Quê
(Bauxite)
 

Vũ Thị Phương Anh - Hôm nay ngày gì?


Xời ơi, hỏi cái gì mà "quê" vậy? Tất nhiên hôm nay là ngày 30/4, một trong những ngày lễ lớn. Public holiday, nói theo kiểu tiếng Anh ấy.
Nhưng 30/4 là ngày gì mới được chứ? Thôi đi, đừng làm bộ nữa nghen, cứ mở báo ra đọc thì biết ngay, chứ sao lại hỏi cắc cớ vậy? Thì đó, 36 năm kỷ niệm "ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước".
Cụm từ "giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước" là một cụm từ tôi nghe đã rất quen, theo kiểu hơi nhồi sọ, giống như khi nghe quảng cáo mãi rồi nhập tâm vậy. Tò mò, tôi lên mạng gõ nguyên si những từ ấy (theo cú pháp như thế này: "giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước") và có ngay kết quả hơn hai triệu tư lượt. Thế là đã rõ.
Ừ thì là ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thống nhất đất nước thì rõ rồi, nhưng mà ... còn cái vụ "giải phóng" thì có vẻ có những người không ưng cho lắm, trong đó có cả tôi nữa.
Những người ấy, xin nói lại là trong đó có tôi, vẫn cứ lấn cấn thế nào ấy, với từ "giải phóng".
Sao lại lấn cấn nhỉ? Ừ thì về nghĩa của từ "giải phóng", chứ sao.
Giải phóng, nói vắn tắt là đem lại tự do. Có lẽ ngày ấy quả thật là đem lại tự do cho những người đã bị tù đày, bắt bớ vì theo cộng sản trước năm 1975 thật. Đối với những người ấy, quả là một thật ngày vui, vì là một ngày chiến thắng.
Nhưng với nhiều người dân miền Nam, trong đó có tôi, gia đình họ hàng tôi, và rất nhiều, thật nhiều người khác mà tôi biết - thực ra là toàn bộ những người tôi biết, thì ngày ấy không thể là một ngày vui được. Như cố thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có lần phát biểu. Hàng triệu người vui và hàng triệu người buồn.
Không thể vui, vì sau ngày ấy, bố tôi không còn việc làm; mẹ tôi không còn tự do buôn bán. Gia đình tôi - như rất nhiều người khác ở miền Nam lúc ấy - cũng không còn nguyên vẹn. Anh em bọn tôi không có quyền ưu tiên vào đại học, và cũng chẳng có ưu tiên nhận vào làm việc ở những cơ quan nhà nước (đồng nghĩa với thất nghiệp, nuôi heo, bán rau, đạp xích lô, bán chợ trời, hoặc đi vượt biên!) Bạn bè, thân quyến của tôi có nhiều người chọn con đường đi vượt biên, có người đến nơi nhưng cũng nhiều người bỏ mạng nơi biển cả mênh mông, những người ra đi với ý thức "một là con nuôi cá, hai là má nuôi con", nhưng vẫn quyết tâm ra đi không hẹn ngày trở lại ....
Cũng không thể vui, vì cuộc sống ngày càng đi xuống, phú quý giật lùi. Đồ đạc trong nhà đội nón ra đi, nào xe vespa, honda, tivi radio, bếp gas máy giặt, rồi cả tủ gỗ, giường gỗ nữa, cái gì có người mua (ai mua nhỉ?) thì đều đem bán sạch. Rồi bán hết đồ đạc thì chuyển sang nghề ... bán vàng. Nhà nhà bán vàng, người người bán vàng, nghề bán vàng trở thành một nghề phổ biến nhất vào thời ấy.
Cái gì, nói cái gì thế, nhà nhà làm nghề bán vàng ư? Ở đâu ra thế?
Thì từ từ rồi tôi giải thích: người ta lấy vàng dành dụm, tích cóp từ trước năm 1975 (dân ta có thói quen tiết kiệm bằng vàng mà lại), đem ra bán dần đi mà sống, và đó là nguồn thu nhập chủ yếu, vậy chẳng phải là làm nghề bán vàng sao? Có lý quá, đúng không?
Đấy, đối với tôi, dù muốn dù không, ngày hôm nay vẫn gợi lại cho tôi những ký ức như thế.
Những ký ức rời, vụn, nhòe nhoẹt, và không đẹp. Nhớ đêm 29 tháng 4, gia đình tôi lúc ấy ở trên đường Lê Văn Duyệt (nay là CMT8), đường tiến quân, đêm xe tăng đi rầm rập, và đạn pháo nổ thùm thụp liên tục cả đêm.
Nhớ sáng 30/4, mở cửa ra nhìn ra đường, tôi còn kịp thấy một người lính cộng hòa bị bắn rơi từ trên sân thượng của căn nhà trước mặt, rớt xuống đường. Và những xác người của một chuyến xe lam bị trúng pháo kích, nằm la liệt trên khúc đường Lê Văn Duyệt gần Ngã ba ông Tạ, cũng ngày 30/4 lịch sử ấy.
Nhớ trưa 30/4, sau khi nghe tuyên bố đầu hàng của Đại tướng Dương Văn Minh, mọi người vứt lá cờ vàng ba sọc đỏ ra đầy đường, và có những người chạy ra đường reo hò đón "quân giải phóng" (những người mà tôi đoán sau này đã trở thành "ông ba mươi" của thời ấy, lúc đất nước còn đang tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên CNXH, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng). Những lá cờ vàng ba sọc đỏ mà hàng tuần mọi công chức và học sinh đều nghiêm trang đứng chào vì đại diện cho một đất nước, một chính thể, trong ngày 30/4 ấy đã bị vất vương vãi trên đường như rác rưởi để cho những giòng người chạy ngược xuôi xéo lên.
Nhớ mẹ tôi đã lắc đầu, nhặt những lá cờ vàng nằm trước sân nhà tôi, đem vào trong nhà châm lửa, vừa đốt vừa lẩm bẩm: sao lại có thể làm như thế được? Và nhớ cũng lá cờ ấy của gia đình tôi thì bố tôi nghiêm trang gói vào trong giấy báo, rồi mới đem đi đốt. Nghiêm trang và im lặng, suy tư. Bố tôi, một công chức nhỏ của chế độ cũ.
Nhớ tối 30/4, bố tôi và mẹ tôi nghe radio (đài cách mạng!), nghe thông báo tất cả "ngụy quân, ngụy quyền" phải đến cơ quan trình diện, hai người thì thầm nói chuyện rất lâu trong bóng tối lờ mờ của một thành phố hình như đang bị cúp điện, một tâm trạng lo âu đè nặng đến ngột thở. Tôi lúc ấy chưa trọn 15 tuổi, chỉ hơn con gái của tôi hiện nay có 1 tuổi thôi. Nhưng cũng lờ mờ hiểu được một tương lai vô định đang chờ đợi cả gia đình...
Nhớ sau đó, gia đình dòng họ của tôi bắt đầu giai đoạn lo lắng triền miên, các bác, các chú rất nhiều người bắt đầu thời kỳ "đi học tập" mà mới đầu được thông báo là chỉ 3 ngày (mỗi người đem theo vật dụng cá nhân), mà sau đó thì trở thành một cuộc "tập trung" không biết ngày biết tháng, vì còn tùy thuộc vào "sự tiếp thu" của từng người khi "học tập".
"Học tập", ấy là uyển ngữ đầu tiên mà tôi nghe của chính quyền CM rất giàu uyển ngữ này, mà khi dịch sang tiếng Anh thì các thế lực thù địch chúng bảo là "concentration camp", y như trại tập trung của Đức Quốc Xã, láo thế! Tôi tự hỏi, chẳng hiểu trên thế giới sau khi thay đổi một chế độ, có nước nào có cách làm độc đáo như nước ta thời ấy không nhỉ?
Có thể ở các nước người ta sẽ xử tử và bỏ tù một số nhân vật chóp bu, có thể tạo ra scandal chính trị, gây shock, phẫn nộ, hay sợ hãi trong ít lâu. Nhưng rồi thôi. Còn việc "trừng phạt" theo kiểu cho chờ đợi mỏi mòn, lo lắng không yên trong một thời gian dài như thế, và với rất nhiều con người như thế chứ không phải chỉ là những người trực tiếp tham gia chính quyền cũ - để tạo ra tình trạng cha đi học tập, mẹ bán chợ trời, con đi vượt biên, hoặc thất học lang thang ... - trong đó có nhiều người cũng thuộc thành phần ưu tú, hoặc ít ra cũng là công dân tốt của chế độ trước, thì có lẽ đây là cách làm duy nhất chỉ có ở VN thì phải?
Và tôi tự nghĩ, phải chăng đó là một sai lầm ghê gớm về con người, một sự phí phạm vô cùng lớn lao sức mạnh đoàn kết, niềm tin và tài năng của một dân tộc? Phải có lúc nào các nhà lãnh đạo của ta nghĩ về việc này và trả lời cho mọi người chứ nhỉ? Như cố thủ tướng VVK đã từng làm.
Thực ra, tôi không muốn nhớ những điều này, vì nó chẳng hay ho gì. Nhưng ký ức về những việc có thật đó nó vẫn tự đến với tôi vào ngày này, và đòi hỏi tôi phải nói ra. Nói để cho các thế hệ sau cùng biết - và rút kinh nghiệm? - và nói, để những người chiến thắng hiểu được nửa bên kia của câu chuyện quê hương
Nói, để có thể một ngày nào đó, giống như TCS, "mong sẽ quên chuyện non nước mình".
Một ngày trên tổ quốc chung của mọi người Việt chúng ta với những anh em có tâm sự và tâm trạng giống như tôi, chưa kể là những người Việt đang lưu lạc khắp nơi trên thế giới, có nhiều người đã từng quay lại VN nhưng cũng có nhiều người khác không những tự mình hứa là sẽ không bao giờ về (trừ phi ...), mà còn cấm những người thân của mình không được về. Thì việc những người VN khác, những người anh em cùng một bào thai trăm trứng của mẹ Âu Cơ xem đó là "ngày giải phóng", "ngày chiến thắng", và ăn mừng "chiến công rực rõ" của mình, ngày "đất nước trọn niềm vui", liệu điều đó có nên không?
Cho nên tôi rất mong có lúc nào đó trong đời tôi (không còn dài nữa) được thấy ngày 30/4 được gọi bằng một tên gọi khác. Và những hành động khác để mừng ngày lễ ấy. Ví dụ, cầu siêu cho tất cả các nạn nhân trong cuộc chiến tranh tàn khốc ấy, không kể bên nào. Vì đều là người VN, da vàng máu đỏ.
Như TCS cũng đã nói dùm cho chúng ta từ rất lâu: "Người Việt nào da không vàng??Mẹ Việt nào nhớ xác con?"
Lại nhớ một câu khác của TCS: "Hôm nay hòa bình sao mắt mẹ chưa vui?"
Hôm nay ngày gì, vâng, hôm nay là ngày gì thế? Có vị lãnh đạo nào của đất nước này, những người VN giống như tôi, đang suy nghĩ những điều tương tự như tôi không nhỉ?
Thế mà người ta đang kêu gọi hòa giải, hòa hợp, yêu thương gì cơ đấy! Ở đây này.
Vũ Thị Phương Anh
---------------
Tình cờ đọc được entry này, thấy rất đồng cảm, nên đưa về đây để chung. Cám ơn bạn Hanwonders gì đấy đã nói hộ tôi và nhiều người khác nhé.
(Blog Anh Vũ) 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét