Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Tin ngày 21/4/2013

  • Trung Quốc : Bí ẩn bao trùm dịch cúm gia cầm H7N9 (RFI) - Dịch cúm gia cầm tại Trung Quốc giờ đây dường như vẫn còn là một ẩn số. Gần phân nửa số bệnh nhân của bệnh dịch này không hề tiếp xúc với gia cầm và rất ít gia cầm bị nhiễm bệnh. Báo chí Pháp hôm nay tiếp tục bàn luận về vấn đề này.
  • Ý lún sâu trong khủng hoảng do không bầu được tổng thống mới (RFI) - Cho tới hôm nay, 20/04/2013, sau năm lần bầu cử, các chính đảng tại Ý vẫn chưa bầu được một tổng thống mới, thay thế ông Giorgio Napolitano. Ngay cả nhân vật rất có uy tín, Romano Prodi, hôm qua cũng đã không thu đủ phiếu để nắm chức nguyên thủ quốc gia Ý.
  • Bộ Ngoại giao Mỹ : tình trạng nhân quyền tại Việt Nam 2012 đã xấu đi thêm (RFI) - Hôm qua, 19/04/2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã công bố báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền trên thế giới. Riêng về Việt Nam, bản báo cáo này cho biết các vấn đề nhân quyền đáng kể nhất đó là việc chính quyền Hà Nội vẫn hạn chế nghiêm ngặt các quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền thay đổi chính phủ, việc chính quyền gia tăng những biện pháp giới hạn các quyền tự do dân sự và nạn tham nhũng trong bộ máy tư pháp và công an.
  • Bầu cử tại Irak diễn ra trong khung cảnh bạo động (RFI) - Hôm nay, thứ bảy 20/4/2013, hãng tin AFPcho biết gần 14 triệu người dân Irak tham gia bỏ phiếu để bầu các hội đồng tỉnh. Đây là cuộc bỏ phiếu đầu tiên kể từ Hoa Kỳ rút hết quân vào năm 2011. Thế nhưng, chiến dịch tranh cử đã diễn ra trong bối cảnh bạo động gia tăng.
  • Mỹ tăng cường viện trợ quân sự "tự vệ" cho đối lập Syria (RFI) - Tại cuộc họp của nhóm các nước bạn của Syria tại Istanbul ngày 20/04/2013, Ngoại trưởng Mỹ sẽ thông báo cung cấp trang thiết bị quân sự để tự vệ cho đối lập Syria. Các khoản viện trợ đó không bao gồm vũ khí. Theo lời một quan chức Mỹ, Ngoại trưởng Kerry sẽ thông báo như trên tại cuộc họp Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
  • Pháp : Phe phản đối dồn sức chống luật hôn nhân đồng tính (RFI) - Những người phản đối dự thảo luật “Hôn nhân đồng tính” và đảng đối lập cánh hữu UMP tại Pháp lại kêu gọi người dân đông đảo xuống đường trong các đợt biểu tình tiếp theo, nhất là đợt biểu tình ngày mai, chủ nhật 21/4/2013, trước phiên bỏ phiếu quyết định vào ngày 23/04.
  • G20 bắt đầu nới lỏng các biện pháp khắc khổ (RFI) - Theo thông cáo chung kết thúc cuộc họp Bộ trưởng Tài chính G20 tại Washington ngày 19/04/2013, giải quyết nợ công vẫn là mục tiêu cần được hướng tới, nhưng không cần thiết phải mạnh tay áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng. Quốc tế đặc biệt theo dõi chính sách tiền tệ với mục tiêu kích thích tăng trưởng của Nhật Bản.
  • Internet, lò đào tạo thế hệ khủng bố mới (RFI) - Hai nghi phạm vụ khủng bố ở Boston, hai thanh niên Tchechnia lớn lên ở Hoa Kỳ, có thể là tiêu biểu cho một thế hệ mới những người tham gia thánh chiến qua Internet và tiến hành tấn công ngay tại nơi mình sinh sống. Đó là nhận định của các chuyên gia được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay.
  • Động đất ở Tứ Xuyên : Hơn 100 người chết và hàng ngàn người bị thương (RFI) - Sáng nay, 20/4/2013, vào lúc 8 giờ, giờ địa phương, một trận động đất 6,6 độ Richter đã xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên, phía tây nam Trung Quốc. Theo con số thống kê tạm thời do Tân Hoa Xã công bố, ít nhất có 102 người đã thiệt mạng và hơn 2200 người bị thương, trong đó có 147 nạn nhân trong tình trạng nguy kịch.
  • Nổ bom ở Boston: nghi phạm thứ nhì bị bắt giữ (RFI) - Sau nhiều ngày bị truy đuổi, Dzhokhar Tsarnaev, nghi phạm thứ nhì trong vụ đánh bom nhắm vào cuộc chạy đua marathon ở Boston, vừa bị bắt hôm qua, 19/04/2013. Theo nguồn tin cảnh sát thành phố, Tsarnaev bị thương nặng đã được đưa vào bệnh viện điều trị. Dân chúng Boston thở phào nhẹ nhõm.
  • Cựu Tổng thống Pakistan Musharraf ra tòa (VOA) - Ông Musharraf nói trên Facebook rằng những lời cáo buộc nhắm vào ông “mang động cơ chính trị” và cam kết sẽ chống lại những cáo buộc đó.
  • Người dân Boston cảm ơn cảnh sát (BBC) - Nhiều người dân Mỹ và cư dân ở Boston bày tỏ vui mừng và cảm ơn cảnh sát sau khi nhà chức trách bắt được nghi phạm vụ đánh bom.
  • Tàu hải giám TQ lại đi vào lãnh hải Nhật (BaoMoi) - Theo các nhân viên lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG), ngày 20/4, một số tàu hải giám Trung Quốc đã đi vào lãnh hải Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông.
  • Chiến đấu cơ Nhật-Trung đụng độ quyết liệt (BaoMoi) - Nhật Bản đã 306 lần ra lệnh cho chiến đấu cơ hiện đại của mình cất cánh khẩn cấp để chặn máy bay Trung Quốc xâm nhập vào không phận nước này trong năm tài chính 2012 vừa kết thúc hồi tháng 3 mới đây. Đây là con số kỷ lục cho thấy sự đối đầu quyết liệt giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở vùng tranh chấp trên biển Hoa Đông, nó cũng thể hiện sự cứng rắn của Tokyo.
  • Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa 2013: Có quy mô lớn nhất từ trước đến nay (BaoMoi) - Năm nay, tỉnh Quảng Ngãi lần đầu tiên tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại huyện đảo Lý Sơn với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, diễn ra từ 27 đến 28/4, nhằm tri ân những người lính đã hy sinh gần 400 năm trước khi theo lệnh triều đình ra quần đảo Hoàng Sa cắm mốc, dựng bia khẳng định chủ quyền Việt Nam trên biển Đông.
  • Việt Nam hoan nghênh sự đóng góp của các nước tại Biển Đông (BaoMoi) - Tại Hội thảo Quốc tế về Biên giới tổ chức ở London, đại diện phái đoàn Việt Nam, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Phó Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao - tiếp tục khẳng định con đường giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
  • Biển Đông sẽ là một chủ đề của Hội nghị Cấp cao ASEAN (BaoMoi) - Trả lời phỏng vấn báo chí ngay trước thềm Hội nghị Cấp cao ASEAN sẽ diễn ra trong hai ngày 24 và 25 tháng 4 tới, Thứ trưởng ngoại giao Phạm Quang Vinh cho biết: Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN hồi đầu tháng, các nước nội khối đều cho rằng ASEAN cần phải tiếp tục phát huy vai trò và tiếng nói của mình trong vấn đề Biển Đông. Và, dự kiến các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ cho ý kiến chỉ đạo về phương hướng, tiếp tục phấn đấu trong thời gian tới để đạt các mục tiêu chung về hòa bình, ổn định, an ninh an toàn hàng hải và hợp tác cùng phát triển ở khu vực Biển Đông.
  • TQ lắp đặt 'tai thánh-mắt thần' phát hiện tàu ngầm trên Biển Đông (BaoMoi) - (Soha.vn) - Theo báo cáo từ ấn phẩm Khoa học hàng ngày (Science Daily) của Trung Quốc, hải quân nước này đã thành lập một căn cứ thủy âm hàng hải quốc gia ở khu vực Lingshui, tỉnh Hải Nam. Đây có thể coi là cơ sở "lắng nghe và phát hiện" thủy âm học đầu tiên của Trung Quốc.
  • VN giải quyết tranh chấp biển Đông bằng hòa bình (BaoMoi) - Tuyên bố trên được bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phó Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao khẳng định tại Hội thảo Quốc tế về Biên giới tổ chức ở London ngày 19/4.
  • Tên lửa Trung Quốc bao trùm Đông Dương (BaoMoi) - Trung Quốc nhiều khả năng đang triển khai tên lửa hành trình CJ-10 có tầm bắn 1.500 km tại phía tây nam tỉnh Vân Nam, có thể bao phủ Đài Loan, căn cứ quân sự Okinawa của Nhật Bản, Đông Dương hay cả miền bắc Ấn Độ và căn cứ quân sự của Mỹ tại đảo Guam.
  • VN giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình (BaoMoi) - Ngày 19/4, phát biểu tại Hội thảo Quốc tế về Biên giới tổ chức ở London, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phó Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao khẳng định: Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp liên quan tới Biển Đông; trong đó có tranh chấp chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
  • Vì sao Mã Anh Cửu đòi "chia sẻ tài nguyên nghề cá"? (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Mã Anh Cửu và Tannock đều xem "chia sẻ nguồn lợi nghề cá" như một cách tiếp cận để giải quyết tranh chấp Biển Đông, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang tại quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam, bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép từ 1974 - PV).
  • Chủ quyền phải theo luật (BaoMoi) - ANTĐ - Tranh chấp chủ quyền biên giới, lãnh thổ xảy ra nhiều trên thế giới song giải quyết các cuộc tranh chấp này cũng như đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ phải theo luật.
  • Tàu cá đi trước - Tàu chiến theo sau (BaoMoi) - (Petrotimes) - Nếu Bắc Kinh nhân cơ hội cộng đồng quốc tế tập trung tháo gỡ nút thắt trên bán đảo Triều Tiên, để âm thầm thôn tính Biển Đông thì các nước nhỏ yếu trong khu vực này khó có thể lật ngược thế cờ - tái chiếm đảo thì không đủ lực, đưa Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế cũng chẳng lấy lại được lãnh thổ đã mất bởi Bắc Kinh không quan tâm tới dư luận. Ngoài ra, Trung Quốc đang sử dụng chiến lược “tiên chiến hậu đàm”, đặt tất cả trước tình trạng “đã rồi”.

Trương Nhân Tuấn - Về vấn đề Tự do ngôn luận.

Nghị viện Châu Âu vừa ra Nghị quyết bày tỏ sự lo ngại về các bản án nặng nề của chính quyền đối với các nhà báo và blogger Việt Nam. Nội dung Nghị quyết kêu gọi chính quyền Hà Nội sửa đổi hoặc hủy bỏ các điều luật bóp nghẹt tự do ngôn luận, tự do báo chí.

Tôi nhiệt liệt hoan nghênh nghị quyết của Nghị viện Châu Âu. Nhưng đó là việc trong nước.

Ngoài nước thì sao ?

Tôi cũng lên tiếng kêu gọi các cơ quan truyền thông, báo chí tiếng Việt ở nước ngoài, các trang Blogs của cá nhân hay của các tổ chức chính trị… cũng nên tạo điều kiện cho các tiếng nói khác được có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình.

Tự do ngôn luận là một quyền tự do cơ bản của cá nhân. Quyền này chỉ có thể được thể hiện nếu mọi người có cùng cơ hội như nhau trong việc sử dụng quyền ngôn luận của mình.

Các trang Web BBC, RFA, RFI, VOA… thường phê bình báo chí trong nước chỉ đăng tải những tin tức mà đảng và nhà nước cho phép. Lời chê trách này chỉ có giá trị khi bản thân họ cũng tạo điều kiện cho những « ý kiến khác » có cùng cơ hội với những ý kiến đã được đăng tải. Mà điều này rất hiếm khi xảy ra. Nhân danh bảo vệ « quyền ngôn luận », những cơ quan, những trang Web này đôi khi trở thành vũ khí bóp chết quyền tự do ngôn luận. Tệ hơn, khi việc « thông tin – information » trở thành « phản thông tin – désinformation ».

Trên tinh thần bình đẳng về cơ hội - kể cả cơ hội được phát biểu - một ý kiến về một vấn đề chung, hay một việc có liên quan đến nhiều người trong cộng đồng, nếu đã đăng tải thì các ý kiến phản biện cũng có quyền được đăng tải để mọi người biết đến.

Trương Nhân Tuấn
(Blog Trương Nhân Tuấn)

Bộ Ngoại giao Mỹ : tình trạng nhân quyền tại Việt Nam 2012 đã xấu đi thêm

Ông Dan Baer, phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền (www.state.gov)
Ông Dan Baer, phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền (www.state.gov)

Hôm qua, 19/04/2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã công bố báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền trên thế giới. Riêng về Việt Nam, bản báo cáo này cho biết các vấn đề nhân quyền đáng kể nhất đó là việc chính quyền Hà Nội vẫn hạn chế nghiêm ngặt các quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền thay đổi chính phủ, việc chính quyền gia tăng những biện pháp giới hạn các quyền tự do dân sự và nạn tham nhũng trong bộ máy tư pháp và công an.

Riêng về quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, chính quyền Việt Nam tiếp tục sử dụng các điều luật về an ninh quốc gia và vu khống, để hạn chế các quyền này, chẳng hạn như điều 88 về tội « tuyên truyền chống Nhà nước », như trường hợp của sinh viên Nguyễn Phương Uyên, bị bắt tháng 10 năm ngoái với tội danh này chỉ vì mang trên người những truyền đơn chống Trung Quốc và dự định phân phát những truyền đơn này.

Cũng theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ , chính quyền Việt Nam tiếp tục kiểm soát Internet, đặc biệt là sử dụng điều luật về tội « tuyên truyền chống Nhà nước » để cấm các blogger đăng tải những tài liệu, bài viết bị xem là gây phương hại an ninh quốc gia, làm lộ bí mật Nhà nước. Đặc biệt ngày 12/09/2012, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cáo buộc ba trang mạng Dân Làm Báo, Quan Làm Báo và Biển Đông « tuyên truyền chống Nhà nước » và « nói xấu các lãnh đạo Đảng », đồng thời ra lệnh điều tra về ba trang mạng này.

Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ còn cho biết chính quyền đã bắt giam nhiều nhà hoạt động sử dụng Internet để chỉ trích chính phủ và đăng các bài viết về nhân quyền và dân chủ đa đảng. Đa số các blogger bị bắt đã bị truy tố về tội « tuyên truyền chống Nhà nước » và « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền ». Trong năm qua, ít nhất 14 nhà hoạt động đã bị kết án tù. Tính đến cuối năm cũng đã có ít nhất 20 blogger và nhà hoạt động khác đang chờ ngày ra tòa, trong khi những nhà hoạt động khác thì bị chính quyền sách nhiễu và hù dọa.

Báo cáo nhắc lại là ngày 25/09 năm ngoái, Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc trước việc nhiều phóng viên và blogger bị kết án tù nặng nề và ghi nhận xu huớng gia tăng hạn chế quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam, đặc biệt là đối với những chỉ trích chính phủ trên Internet.

Báo cáo nhân quyền thế giới 2012 được công bố sau khi ngày 12/04 vừa qua tại Hà Nội, Hoa Kỳ đã mở lại đối thoại nhân quyền với Việt Nam. Hôm qua, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã ra tuyên bố về Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ -Việt Nam lần thứ 17, cho biết hai bên « đã bàn về một số lĩnh vực bao gồm tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tù nhân lương tâm, pháp quyền, quyền lao động, và tự do thông tin, liên quan đến các phương tiện truyền thông và trực tuyến ».

Nhân dịp này, phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Dan Baer đã gặp một số nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền và tôn giáo, nhưng đã bị công an Việt Nam cản trở, không thể tiếp xúc với luật sư Nguyễn Văn Đài và bác sĩ Phạm Hồng Sơn. Đại sứ quán Mỹ bày tỏ mối quan ngại về việc này.
Thanh Phương (RFI)

Khiếu kiện đất đai tập thể là mang "màu sắc chính trị"

Liệu câu nói này có vi phạm nghiêm trọng tới Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hay không?
Trong cuộc họp tập trung lãnh đạo các Bộ ngành và 22 tỉnh, thành phố do Thanh tra chính phủ tổ chức vào ngày 18 tháng Tư vừa qua, với tư cách là Tổng Thanh tra chính phủ, ông Huỳnh Phong Tranh đã tuyên bố rằng đối với những đoàn khiếu kiện tập thể mà ông gọi là quá khích, đặc biệt mang màu sắc chính trị tại hai thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh thì yêu cầu phải có biện pháp cưỡng chế. Các địa phương có đoàn đông người phải phối hợp để thu thập tài liệu chứng cứ xử lý dứt điểm.

000_Hkg4836083-305.jpg
Hàng trăm người dân Hưng Yên tập trung biểu tình trước trụ sở Quốc Hội ở Hà Nội hôm 27-4-2011, phản đối chính quyền trưng thu đất đai xây dựng khu đô thị Ecopark. Ảnh mang tính minh họa.
Xúc phạm Hiến Pháp
Tuyên bố này vừa phổ biến đã dấy lên sự chống đối mạnh mẽ của cộng đồng mạng vì nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân đầu tiên là, người dân có đất bị mất đã bất bình cho rằng ông Tổng thanh tra chính phủ đã quên mất vị trí của mình, là nói thay cho Bộ công an, nơi thường đưa ra những quy định dưới luật để có lý do đàn áp, bắt bớ người dân. Luật sư Bùi Quang Nghiêm nhận xét câu nói này của ông Huỳnh Phong Tranh:
“Tôi không đồng ý về cái việc đấy. Không phải tất cả các cuộc khiếu nại đông người đều mang màu sắc chính trị, phải rất cẩn trọng trong việc có màu sắc chính trị hay không có màu sắc chính trị. Khi người ta đã tập trung đông người để biểu tình là vì quyền lợi cụ thể của người ta mà mình kết luận như vậy thì phải hết sức thận trọng. Tuyên bố hay hoạt động như vậy là vượt quá phạm vi của một ông Tổng thanh tra.”
Trách nhiệm của Thanh tra chính phủ trước chồng đơn cao ngất của người dân mất đất là tìm hiểu xem nguyên do nào người dân kêu cứu. Kẻ thi hành luật tại địa phương có biểu hiện sai trái gì và các vụ bồi thường giải tỏa có công bình và đúng với tinh thần trưng thu của nhà nước hay không… Ngược lại ông Huỳnh Phong Tranh lại đi thanh tra người khiếu kiện bằng những lời lẽ hăm dọa, đe nẹt và chụp cho họ cái mũ là “mang màu sắc chính trị”.
Chính trị là quyền lợi hợp pháp của người dân được Hiến pháp quy định trong tất cả các quyền cơ bản của con người. Bất cứ ai cũng đều có thể phát ngôn, hành động và loan truyền tư tưởng chính trị của mình cho mọi người. Chính trị tự bản thân nó là một thuộc tính của xã hội dân chủ. Thiếu yếu tố chính trị xã hội đó không thể sinh hoạt bình thường, và người ta không hiểu tại sao một Tổng Thanh tra chính phủ lại phát ngôn một cách lạnh lùng rằng “mang màu sắc chính trị” là phản động, chống lại chính phủ cần phải bị cưỡng chế?
“Mang màu sắc chính trị” là một cụm từ rất nguy hiểm đối với Việt Nam vì dính vào nó là tù tội, bắt bớ và bị hành hạ nhiều đời con cháu. Khi phát biểu mạnh mẽ như vậy ông Tổng thanh tra chính phủ đã mặc nhiên xác nhận rằng Hiến pháp Việt Nam không có ý nghĩa gì đối với nhà nước vì các quyền cơ bản như biểu tình, lập hội, khiếu nại tố cáo đã bị các cơ quan đưa ra những văn bản dưới luật nhằm khống chế và lèo lái qua một hướng khác hoàn toàn có lợi cho chính quyền.
Từ phát ngôn này người dân thấy rõ hơn về sự lợi hại của cái đuôi có tên gọi “theo quy định của pháp luật” sau mỗi đạo luật về quyền cơ bản của người dân ghi trong Hiến pháp.
Người dân cảm thấy ai trong chính phủ cũng có quyền sáng chế ra cái đuôi này, vì nếu lời đề nghị của ông Huỳnh Phong Tranh trở thành văn bản dưới luật thì mọi biểu hiện “mang tính chính trị” của người dân đều bị pháp luật chế tài một cách thô bạo, vậy Hiến pháp có còn là một văn bản tuyệt đối nữa hay không?
Người dân Văn Giang, Dương Nội có lẽ là điển hình nhất trong các vụ tập trung khiếu kiện đất đai của họ. Chị Cấn Thị Thêu vẫn đinh ninh rằng “mang tính chính trị” là một tội lỗi rất lớn đối với nhà nước mặc dù người dân mất đất đương nhiên có cái quyền này, chị Thêu cho biết:
“Chúng em xuất phát từ quyền lợi thôi, vì miếng cơm manh áo thôi chứ không chính trị chính em gì đâu. Bây giờ chúng em là nông dân không chuyển đổi được nghề mà họ chiếm đoạt tư liệu sản xuất tức đất đai, người ta đuổi dân ra đường thì chúng em đi đòi lại quyền lợi chính đáng của mình thôi.”
Còn bà Lê Thị Nguyệt, một người đàn bà đáng thương đã bị chính quyền Tiền Giang lấy tất cả đất đai, gia đình tan nát không chỗ nương thân và từng bị bắt, bị đánh đập nhiều lần khi đi khiếu kiện tập thể cho biết:
“Nếu là một thanh tra chính phủ vì Đảng, vì dân, vì nước thì anh không nên nói câu nói đó vì nói như vậy thì chính anh là người phản động. Anh học và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh. Anh là đại diện cho Đảng thì phải liêm chính, chí công, vô tư. Anh nói anh chí công, vô tư, nhưng sự thật chỉ trên môi anh thôi chứ anh không thực hiện được điều gì hết, tôi không phục những người đó. Nếu tôi đi khiếu kiện mà sai thì bắt tôi nhốt, bỏ tù. Còn nếu tôi đúng thì phải đền cho tôi. Nếu tôi sai bắt tôi ra bắn bỏ tôi đồng ý.
Ông Trương Tấn Sang, ổng về tỉnh Tiền Giang, Gò Công thì dân chạy theo rất là nhiều vì Vua về làng mà! Vậy mà công an nó đón chúng tôi, nó không cho gặp, nó đón, nó không cho chúng tôi đi. Đi tới đâu là nó chặn, nó quăng lên xe, thậm chí nó bẻ ngược tay tôi lại, bẻ lọi tay tôi. Nó còn nhấn từ trên ngực tôi nó nhấn xuống vì vậy đó là lý do tôi mặc một bộ đồ tang tôi đi biểu tình.”

danoanMXT2-250a.jpg
Dân oan Thanh Oai tập trung khiếu nại, tố cáo tham nhũng ngay cổng trụ sở tiếp dân ở Hà Nội, tháng 12, 2012. RFA file.
Phải xử lý tập trung dứt điểm
Ông Huỳnh Phong Tranh đã ra lệnh cho địa phương phải có biện pháp đối với người tập trung khiếu kiện sau cưỡng chế. Phải xử lý tập trung dứt điểm. Trước lời lẽ đe nẹt này chị Cấn Thị Thêu cho biết thái độ của bà con Văn Giang Dương Nội:
“Chúng em vẫn tiếp tục vì bây giờ chúng em đã xác định rồi, khẩu hiệu chúng em đã chăng ra ruộng rồi: thà hy sinh tất cả nhất định không chịu mất đất, nhất định không chịu thất nghiệp đói nghèo. Cho nên chúng em có thể chết, có thể ngã xuống thì cũng chấp nhận chứ không sợ gì bị bắt, bị tù. Bà con chúng em bảo nếu bây giờ các ông thu hết phần đất của chúng tôi thì tốt nhất là các ông xếp hàng hết dân lại các ông bắn hết đi, đổ xác dân xuống sông xuống biển rồi hẳn cướp đất của dân.
Bây giờ đã cướp hết sạch mà còn truy tố thì chúng em dù có chết cũng chẳng sợ đâu.”
Còn bà Lê Thị Nguyệt thì sao, liệu bà có sợ để mà bỏ cuộc hay không?
“Tôi chấp nhận đi. Đi bằng mọi giá đòi cho được. Tôi có đầy đủ bằng chứng để tôi nói với anh như vầy: màu sắc chính trị là chính anh; là đảng viên anh làm như vậy tại sao luật của nhà nước, của Thủ tướng chính phủ đưa ra mà anh không thực hiện? Trước khi anh chỉ dạy cho tôi anh phải làm đúng tôi mới nghe anh. Anh làm không đúng thì dù tôi có bị tù tội vẫn tiếp tục đi.”
Người dân không lạ gì thành quả chống tham ô mà các Tổng thanh tra chính phủ từ đời này sang đời kia đã thực hiện. Chiếc ghế Tổng Thanh tra chính phủ từ xưa tới nay chưa xuất hiện một ngôi sao nào khả dĩ phát hiện tham ô trước khi dư luận đánh động về những vụ lớn mà chỉ chạy theo những vụ nho nhỏ, tầm thường để làm cho có và rồi cuối cùng hầu như trôi vào quên lãng.
Ông Huỳnh Phong Tranh là một Tổng thanh tra chính phủ làm được việc cho chính phủ nhất. Điều đó ông có thể chứng minh trong suốt nhiệm kỳ của ông vừa qua và vì thế lời phát ngôn của ông có vi hiến chăng nữa cũng không ai để ý, ngay cả các đại biểu Quốc hội vì họ đang tập trung tài trí, sức lực vào việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-04-20

Hé lộ chuyện buôn thần bán thánh

Thêm chú thích
Trưa nay nghe ông thày tâm linh Nguyễn Việt giảng giải cho mình và Ngôn Vĩnh một lô một lốc các vấn đề đang tràn lan trong cuộc sống tâm linh ở ta lâu nay.

Qua thày Việt biết thêm rằng các quan nhà ta bây giờ, kể cả quan tí ti và quan lớn gộc đều rất "tít" cái vụ tâm linh tâm liếc, say đến mê muội về phong thủy "tả ao"... Nghĩa là tin sái cổ là phải để nhà để đất ra sao cho hợp tuổi không phải của mình thì phải là tuổi con tuổi vợ; hoặc là bày biện trang trí nội thất trong nhà thế nào thì đón lộc nhiều, là giữ lâu ghế và chỗ dựa để làm quan...; hình như mọi điều nhất nhất có sự tư vấn của các thầy bà đủ kiểu, món này được kín đáo thỉnh đến giúp gia chủ trọn gói...

Chết không, trong khi ông tổng bí thư thì kêu gọi đảng viên phải gương mẫu các mặt, phải trau dồi nâng cao đạo đức cá nhân, cống hiến thật xứng đáng cho cách mạng cho sự nghiệp... thế mà dưới này cán bộ các cấp cứ thì thà thì thụt tin mê vào những chuyện tầm phào, là cầu xin thỉnh nguyện cốt sao vơ vét hốt bạc thật nhiều rồi thì khéo lặn tăm hạ cánh cho an toàn...

Thật buồn khi bao nhiêu lý luận mác-xít rồi biện chứng pháp đều cả một bồ học tập quán triệt nay vứt đi đâu cả! Để giờ đây đi tin sái cổ vào những lời lẽ phán truyền ngẫu hứng của rất nhiều những ông thày bà cốt nhan nhản mọc lên khắp nơi mà mình tin số này đều là  đồ dỏm cả thôi. Thì có cầu ắt sinh cung, hầu hết thày bà có bài bản gì đâu, chẳng qua là học mót truyền tai nhau nhằm kiếm ăn mà thôi...

Quay lại câu chuyện tâm linh của ông thày Nguyễn Việt, ông thấy hai chúng tôi lắng nghe nên "đá" sang cả chuyện hòn đá yểm trên Đền Hùng đang loạn xạ tin đồn trong dư luận hiện nay.

Ông Việt không quên điểm ra một số chi tiết rất đáng quan tâm mà mình thấy chưa tiện công bố ngay bây giờ khi chưa có điều kiện kiểm chứng được độ xác thực của nó. Nhưng có thể nói, đây là một việc hết sức tùy tiện và nhảm nhí, và nó chỉ ra trách nhiệm trước hết thuộc Bộ văn-thể-du.

Tối nay check thư lại đọc được bài thơ nói là Khuyết danh này liên quan đến câu chuyện hòn đá yểm. Nhân chuyện này mình thấy lạ quá là báo lề phải cũng đã đưa lên nhưng rồi lại đồng loạt im lặng từ hôm nay... Chắc là....

Xin đưa bài thơ trên lên blog, là để bà con và bạn bè cùng nhìn nhận thêm câu chuyện - mà mình tin chắc nó còn phải được phân tích và nhìn nhận thấu đáo hơn nữa tìm ra đích thị người và tổ chức có trách nhiệm chứ không thể ù xọe "rút kinh nghiệm".

Vệ Nhi
(Blog Nguyễn Vĩnh)

“Sự trăn trở của một kẻ lười biếng” khiến ta phải trăn trở

Clip “Sự trăn trở của một kẻ lười biếng” đã gây chấn động trong  cộng đồng mạng. Một  học sinh lớp 12 tự cho mình trăn trở với nền giáo dục của đất nước và nói lên sự trăn trở đó suốt một giờ đồng hồ.
Người viết bài này đã nghe đi nghe lại nhiều lần những đoạn em nói sâu về các căn bệnh của giáo dục Việt Nam. Những điều em nói, xét cho cùng không mới, như bệnh thành tích, học vẹt, dối trá trong thi cử, nhồi sọ, áp đặt một chiều, thủ tiêu tư duy độc lập và năng lực sáng tạo. Nhưng cái độc đáo của em là ở chỗ, đó là dám nói thẳng và mạnh dạn đưa ra giải pháp như hãy bỏ ngay kỳ thi tốt nghiệp THPT, hãy cho học sinh học tới lớp 9 là đủ, sau đó đi học nghề để chuyên sâu về thực hành. Đặc biệt hơn, độc đáo hơn, đó là những suy tư, thao thức đó lại là của một cậu học trò lớp 12.
Em nói: “Đánh giá nhau không quan trọng là anh biết được bao nhiêu, mà là anh làm được bao nhiêu với những gì anh biết? Học về thuyết lượng tử ánh sáng mà không lắp được bóng đèn thì học làm gì? Học về phương pháp lai phân tích, quy luật di truyền mà trồng một cái cây không lớn nổi thì học làm gì”. Em muốn những người đi học đừng tự hào những gì mình biết, mà hãy tự hào những gì mình làm được.

 

“Sự trăn trở của một kẻ lười biếng” khiến ta phải trăn trở
“Đánh giá nhau không quan trọng là anh biết được bao nhiêu, mà là anh làm được bao nhiêu với những gì anh biết". Ảnh minh hoạ
“Kiến thức SGK toàn lý thuyết, thiếu thực tiễn, nhiều chỗ mang tính chất hàn lâm mà đâu phải ai cũng đầy đủ năng lực và niềm yêu thích. Quỹ thời gian thì không đủ, nhiều bạn trẻ thức thâu đêm học bài, như thế chỉ tổn thọ chứ chẳng được cái lợi lộc gì”.
“Cả nhân loại vẫn còn bước đi trên con đường tìm kiếm chân lý. Những định luật vững chãi nhất trong giờ phút này cũng được bổ sung và hạ bệ trong nay mai. Chúng ta dựng lên những tượng đài để rồi nó chắn lối trong quá trình phát triển tư duy”.
Đạo đức là điều em cho rằng phải đặt cao hơn việc truyền đạt tri thức. Nếu tri thức là một cỗ xe thì đạo đức là vôlăng, nếu tri thức là chiến mã thì đạo đức là dây cương. Với đạo đức, tri thức sẽ hướng thiện.
Về vai trò của giáo viên, em phân tích: “Vậy trách nhiệm cao cả của giáo viên là tìm ra con đường dẫn đến trái tim của học sinh, khơi gợi tình thương yêu giữa con người với con người, với con người và vạn vật và thực sự có nhiều hơn một con đường như thế. Các môn văn học, xã hội khác cũng là để nuôi dưỡng tâm hồn. Nhưng chúng ta không làm được, học chỉ là miễn cưỡng, học thuộc lòng cả tiểu sử, cả một bài dài. Các giá trị nhân văn rất khó đi vào lòng người khi chỉ nói suông, tự ca như những con vẹt”.
Cuối cùng, em kêu gọi những người nắm trong tay quyền hành hãy thay đổi ngay từ bây giờ. “Hãy gạt bỏ tự ái, hãy nâng cao tự trọng mà làm… Dân tộc nào có nhà trường tốt nhất, dân tộc đó đứng trên những dân tộc khác”. Điều em tỏ ra trăn trở nhất là sự tự do, độc lập của một cá nhân: “ Chúng ta không phải là loài  ký sinh, chúng ta là những con người độc lập… Tự do là khi tâm hồn được giải thoát. Chỉ có sự giải thoát cho bản thân mới giải thoát cho tất cả. Tất cả vì một nền giáo dục khai phóng”.
Một số quan điểm trong bài thuyết trình rất hùng biện của em sẽ còn phải tranh luận, tất nhiên là thế. Nhưng chưa bàn đến tranh luận đúng-sai, bỏ qua tài năng hùng biện hiếm có của em, hãy nghe kỹ nội dung bài nói của em sẽ thấy rất nhiều người trong chúng ta thua xa một em học sinh. Người lớn chúng ta, phụ huynh, trí thức, thậm chí là đội ngũ giáo viên, cao hơn nữa là các nhà quản lý giáo dục, có được mấy ai thao thức với nền giáo dục đất nước như em. Không phải thao thức bằng sự kêu ca, than vãn hay mắng chửi, mà nghiên cứu sâu sắc, có hệ thống và phản biện, đưa ra các giải pháp cũng có hệ thống. Những điều em nói trong hơn một giờ cho thấy em đã suy nghĩ và nghiên cứu rất kỹ lưỡng, không phải bằng bằng lý trí mà bằng cả trái tim
Nếu như các nhà quản lý, lãnh đạo đều có trí tuệ và trái tim đầy nhiệt huyết đối với giáo dục như em học sinh 12 này thì đất nước Việt Nam mới có thể  “đứng trên các dân tộc khác” như em đã nói.

Lê Thanh Phong
(Lao động)  

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

-Danlambao 20/4/2013

Lòng dũng cảm chưa được đánh thức


Trần Thiên (Danlambao) – Trong cuộc chiến với Miền Nam Việt Nam, phe cộng sản đã dành thắng lợi cuối cùng. Bây giờ chúng ta nghiệm lại để biết xem tại sao phe không chính nghĩa lại thắng phe chính nghĩa? Việc này phải nói cộng sản là số một trong việc lừa mị bằng cách khích lệ lòng dũng cãm của một con người, họ có thề hy sinh thân mình mà không cần vụ lợi, thậm chí khi chết họ cũng không biết được chân lý của cuộc chiến là gì, hy sinh vì một thứ viễn vông (bị tuyên truyền dân miền Nam khổ và đói rách, mình phải giải phóng). Cuối cùng, biết bao con người ngã xuống vì một cuộc chiến phi nghĩa mà cộng sản dựng nên.

Đảng CS đã phá nát sự nghiệp đoàn kết dân tộc


Nhà báo Châu Thành (Danlambao) – Dân tộc ta vốn là một dân tộc biết thương yêu đùm bọc nhau. “Thương người như thể thương thân”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”… Nhưng mấy chục năm qua, tình làng nghĩa xóm, hay nhà cận kề nơi phố xá đều sống dửng dưng. Bệnh vô cảm của con người đã thành như lối sống hết sức đau lòng cho những ai còn chút lương tâm. Vì sao vậy? Có phải vì cách giáo dục và xử sự tàn nhẫn giữa người với người để tranh giành quyền lợi, gọi là đấu tranh giai cấp, phe phái?

Hết kiếp lưu vong (Tâm sự của ‘người thua cuộc’)

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=5vqrnOV10Lg
Nhạc & lời: Hàn Lệ Nhân * Ca sĩ: Xuân Lan & Văn Tấn Phước.
Hàn Lệ Nhân (Danlambao) – “Sự thật rất cứng đầu cứng cổ, người ta không thể tha hồ sắp xếp nó theo trình tự lớp lang nào tùy ý muốn của mình”.

Hoãn phiên xử phúc thẩm 14 người yêu nước tại Nghệ An


VRNs (20.04.2013) – Nghệ An – Ngày 18.04 vừa qua, ông Nguyễn Xuân Khôi, thẩm phán Tòa án tối cao đã ký văn thư số 860/2013/TB-TPT cho biết phiên tòa xử phúc thẩm vụ án Hồ Đức Hòa và các bị cáo khác với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” sẽ hoãn, không xét xử vào ngày 24.04.2013 như đã thông báo trước đây nữa. Văn thư cho biết lý do hoãn là vì một thành viên của Hội đồng xét xử không thể tham gia phiên tòa theo dự kiến. Cuối thông báo hoàn toàn không cho biết khi nào phiên tòa sẽ tiếp tục.

Huỳnh Phong Thanh + Phan Xuân Dũng: hai thằng trộn lại chết đời dân oan

Dân Làm Báo – Tại Hội nghị bàn các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, ông Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh tuyên bố: những vụ việc khiếu nại sai chiếm khoảng 70 %, có đúng có sai là khoảng 15%. Vậy thì theo ông khiếu nại “đúng hoàn toàn” là 15%.
Và đó là nguyên nhân cơ bản “bốn là” trong 4 nguyên nhân cơ bản ông ta nêu ra về vấn đề dân oan khiếu kiện:

Một số thiển ý cần chia sẻ


Huỳnh Thục Vy (Danlambao) – Có lẽ tôi dành quá nhiều sự quan tâm và giấy mực cho cuộc chuyển hóa Dân chủ ở Miến Điện. Nhưng rõ ràng đó là một hình mẫu mà những người Việt Nam tranh đấu cho Dân chủ phải lưu tâm. Bởi, nếu thành công của họ sẽ cổ vũ chúng ta, thì những khó khăn hiện tại sẽ làm nản lòng không ít người quan tâm.

Nhục Quốc thể

Nghĩ mình phương diện Quốc Gia.
Quan trên ngó xuống, người ta trông vào!
(Kiều – Nguyễn Du)
David Thiên Ngọc (Danlambao)Đó là lời của quan tổng đốc Hồ Tôn Hiến, tuy rằng đây chỉ là một nhân vật trong truyện Kiều mà thi hào Nguyễn Du đã dựng lên, nhưng nó phản ảnh đúng bối cảnh, thực trạng xã hội lúc đó của một thời phong kiến với nội tình chính trị nhiễu nhương trong lịch sử VN ở buổi lọan ly cuối triều Lê, đầu triều Nguyễn.

Phượng yêu (tập 7)


Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) – Trong thư gửi Phượng dịp năm mới vừa rồi, ngoài lời chúc mừng Phượng đang tung cánh chim tìm về tổ… lạnh Seattle, Tiểu bang Washington của nước Mỹ-Cút-Cách-Mạng-Cút-Theo để mở siêu thị, bác cũng đã không quên chiếu cố đến tía Phượng, bằng chia sẻ niềm vui “tía” thoát nạn “phê và tự phê” nhờ hiện tượng “suy thoái đạo đức… chứ còn là cái gì nữa..” của chú Tổng bú Lí phọt lên như hỏa diệm sơn làm lu mờ mọi tai nạn khác trong thiên hạ.

Thùng thuốc nổ đảng đang ôm


Charlie Nguyễn (Danlambao) – Chúng ta không cần phải giải thích sâu xa ý nghĩa của diễn biến hòa bình vì các báo lề đảng đã viết quá nhiều về nó rồi. Điều quan trọng với chúng ta là đảng nhìn nhận nguy cơ của diễn biến hòa bình, nói đúng hơn là đảng rất lo sợ. Điều nguy hại cho đảng hơn nữa là diễn biến hòa bình dẫn đến tự diễn biến – sự biến đổi tâm thức của đảng viên.

Nhân đọc bài Nghiên cứu Mô Hình Dân chủ trên báo Nhân Dân


Le Nguyen (Danlambao) – Ý nghĩa nhân dân, bản chất nhân dân là tốt nhưng không ít người dân “dị ứng” với hai chữ nhân dân bởi cũng tại cái gọi là công an nhân dân, quân đội nhân dân, chính quyền nhân dân, tòa án nhân dân… và tôi, công dân tự do là một người trong khối nhân dân không đồng ý với tờ báo nhân dân – tiếng nói của đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam đã nhiều lần đồng hóa quan điểm sai trái bỏ vào mồm nhân dân, chống lại ý nguyện của nhân dân lại bảo rằng đó là tiếng nói của nhân dân.

Tấu sớ vua Hùng


Kính thưa Quốc Tổ! 
Hôm nay mùng 10 tháng 3 ngày giổ tổ Vua Hùng. Người dân ai cũng được nghĩ quốc lễ. Người có tiền thì du lịch nước ngoài nước trong, nhưng đó chỉ là bọn tham quan ăn trên ngồi trốc chứ còn đại bộ phận người dân chạy ăn từng bữa thì du lịch đối với họ là một điều xa xỉ! Đại diện công dân mạng chúng con quỳ xuống bái khấn và trình tấu sớ đến quốc tổ cầu xin ngài minh chứng cho dân Việt chúng con!

“Cộng hòa xạo hết chỗ nói CSVN”


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) – Có dư luận đề nghị, từ danh hiệu CHXHCNVN nên đổi tên nước sang quốc hiệu “Cộng hòa xạo hết chỗ nói CSVN” cho xứng đôi với chữ viết tắt, chính xác với thực tế và hợp thời hơn bao giờ hết.
Lý do: rất thuận tiện cho nhân dân và “đảng ta”, ai “hàm ân” thăng tiến, thu hoạch nhiều vinh hoa phú quí nhờ chủ nghĩa CS, đang hồ hởi xếp hàng chờ được “đảng ta” ưu tiên phát vé lên thiên đàng XHCN thì xài “tắt” CHXHCNVN. Ngược lại về phía đồng bào lâu nay bị hành hạ khổ sở vì trái tai gai mắt với những trò ảo thuật chính trị “ba xạo” nhàm chán, rẻ tiền thì xài “tước hiệu” mới “Cộng hòa xạo hết chỗ nói CSVN” cho nó nhẹ lòng, khỏi phải lăng tăng với bản chất thật của nó được xác định.

Một việc làm đi ngược lại xu thế đối thoại về nhân quyền


Dân Làm Báo - Việc làm gì? Ai làm? Dạ thưa bà con cô bác trong thôn: Ai đây là Quốc hội Âu châu, nơi mà ngài tổng bí của đảng tháng trước mới đi thăm về và nổ văng miểng. Việc gì ở đây là các ông bà nghị viên Âu châu lỡ dại đụng tới “đảng ta” trong việc thông qua Nghị quyết tố cáo “đảng ta” đàn áp tự do ngôn luận. Chỉ có “đảng ta” mới đầy đủ “tư cách” tuyên bố Quốc hội Âu châu gồm 27 quốc gia là đi ngược lại xu thế đối thoại về nhân quyền.

LS Trần Đình Triển nói về việc bà Đỗ Thị Huyền Tâm (vợ mới ông Nông Đức Mạnh) chiếm đoạt chợ

Nhân ngày Giỗ Tổ, cầu xin tổ tiên phù hộ cho đất nước có một nền pháp lý anh minh 
LS Trần Đình Triển – Hôm nay nhân dân cả nước đốt nén hương nhớ về cội nguồn, tổ tiên của dân tộc. Từ sáng sớm Văn phòng luật sư Vì Dân tiếp nhiều người dân, mỗi người 1 cảnh đang rơi vào cảnh tố tụng, bị thu hồi đất, mất chợ, không còn điểm kinh doanh để kiếm sống… Một trong những cảnh éo le đó là:

Cảnh sát không ngủ quên, chắc chắn thế


Đào Tuấn – Lời khuyên cho những người chót đọc bài này: Hãy đi học võ. Bởi chẳng ai bảo vệ bạn, trừ bạn.

Xem chúng xử dân

Mở mắt mà xem chúng xử dân
Truyền hình nhà nước khua chiêng trống
Báo đảng lên gân thổi sáo kèn:
Phiên tòa sẽ được xử công khai.
Bản tin tiếng Anh
  • BYD mulls 're-birth' plan (Washington Post) - BYD Co may stop making conventional gasoline-fuelled cars within two years and focus on 'new energy' battery models to promote sales.
  • ZTE hopes to make a comeback (Washington Post) - ZTE Corp, the nation's second-largest telecom equipment vendor, is likely to return to profit growth this year, the company's chairman Hou Weigui said.
  • FDI surge a show of confidence (Washington Post) - Foreign direct investment in China continued to increase in March, an indication of global confidence in the world's second-largest economy.
  • Sino-Gulf FTA 'may be signed this year' (Washington Post) - A free trade agreement between China and the Gulf Cooperation Council may be concluded this year, said the United Arab Emirate's ambassador to China.
  • China Mobile to challenge WeChat (Washington Post) - China Mobile, the nation's biggest telecom operator, has launched public bidding for operating its Fetion service, an instant messaging tool.
  • China leads region in business aircraft (Washington Post) - The Chinese mainland led the region in business aircraft in 2012, with 187 aircraft, up by 103 percent from 2002, data from market researchers JetNet show.
  • History Echoes in metropolis (Washington Post) - Chongqing may just be the biggest city in the world, making it a perfect place to watch and experienc the sights, sounds and tastes of modern China.
  • Life of Guo (Washington Post) - Qingdao's Guo Chuan recently became the first Chinese person to sail solo around the world.
  • For love or money? (Washington Post) - Johnnie To makes movies for one of two purposes: either to express himself or to make money for his company.
  • Premier Li directs quake-relief at epicenter (Washington Post) - Chinese Premier Li Keqiang has arrived at the epicenter of a 7.0-magnitude earthquake which jolted southwest China's Sichuan Province and killed at least 124 Saturday.
  • Reading rate falling in China (Washington Post) - China's comprehensive reading rate was 76.3 percent in 2012, 1.3 percentage points lower than in 2011.
  • Chinese ambassador calls for anti-terror cooperation (Washington Post) - New Chinese ambassador to the United States on Wednesday strongly condemned the Boston bombings, while stressing the need for the two countries to enhance cooperation in dealing with the threat of terrorism.
  • China and Japan should cooperate: vice-premier (Washington Post) - China emphasized its common interests with Tokyo on Wednesday as Vice-Premier Wang Yang met representatives of a China-friendly non-governmental organization from Japan.
  • Beijing's 1st H7N9 patient discharged (Washington Post) - A seven-year-old girl in Beijing who was infected with H7N9 bird flu, the first such case in the Chinese capital, was discharged from hospital Wednesday afternoon, local health authorities announced.
  • President meets 'old friend' in Beijing (Washington Post) - Iowa Governor Terry Branstad renewed his decades-long friendship with President Xi Jinping when they met in Beijing on Monday, for the fifth time.

Nhục Quốc thể

Nghĩ mình phương diện Quốc Gia.
Quan trên ngó xuống, người ta trông vào!
(Kiều - Nguyễn Du)
David Thiên Ngọc (Danlambao)Đó là lời của quan tổng đốc Hồ Tôn Hiến, tuy rằng đây chỉ là một nhân vật trong truyện Kiều mà thi hào Nguyễn Du đã dựng lên, nhưng nó phản ảnh đúng bối cảnh, thực trạng xã hội lúc đó của một thời phong kiến với nội tình chính trị nhiễu nhương trong lịch sử VN ở buổi lọan ly cuối triều Lê, đầu triều Nguyễn.
Ở đây tôi không viết nhiều về sự việc và tình tiết nêu trên bởi nguời VN chúng ta từ bậc trung học trở lên đã rõ, hơn nữa đó không là nội dung trọng tâm của bài viết. Tuy nhiên tôi chỉ nhắc lại sơ qua vì nó có một mối dây liên hệ giữa xã hội xưa và nay. Cái tư duy và cách ứng xử của một vị quan chưa phải là hàng đại công thần, nhưng đã có một sự suy nghĩ của một quan chức biết trăn trở cho uy tín, danh dự của chế độ, tức cái triều đình mà ông đang phục vụ. 
Đó là sự nghĩ suy của một quan chức có trách nhiệm, có liêm sỉ và "lòng tự trọng" cao, biết điều hơn lẽ thiệt trước hành động khuất tất mà mình phạm phải. Nơi đây ông kết nối rất đúng cái thể diện Quốc Gia và hành vi của mình. Đặc biệt trong hòan cảnh mà mọi người đàn ông với bản năng và thiên chức mà tạo hóa ban cho khó mà tránh khỏi sự cám dỗ nếu không có sự đấu tranh cao để tự chiến thắng lấy mình và hướng hành động vào con đuờng chân chính mà mọi tầng lớp quan lại bất kể chế độ nào cũng cần phải có để giữ cái thể diện Quốc Gia.
Riêng về điểm này thì cả mọi thế hệ lãnh đạo của đảng CSVN từ ông Hồ Chí Minh đến bây giờ đều không tránh khỏi mà còn trầm trọng hơn trên nhiều lĩnh vực khác nữa! 
Chuyện thâm cung bí sử của chế độ này tuy không đuợc bạch hóa giữa bàn dân thiên hạ, nhưng những sự việc không mấy tốt đẹp - chưa nói là xấu xa, bỉ ổi và dã man - đều râm ran xì hơi, hé lộ trong xã hội ta từ xưa đến nay. Nó không có đuợc tính trung thực, thật thà, không có cái dũng khí và thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình như nhân vật Hồ Tôn Hiến. Mặc dù cái lỗi lầm của ông ta là không kềm chế được sự lôi cuốn và hấp dẫn của tửu, sắc chỉ qua một khỏanh khắc trong đêm say sưa hoan lạc trên đỉnh hoan ca của kẻ chiến thắng, của "Bên thắng cuộc" và ngay sáng hôm sau đã thức tỉnh và đã "Nghĩ mình phương diện Quốc Gia" mà dừng lại. Đàng này các tầng lớp từ chóp bu đến đảng viên tầm thường của đảng CSVN đều không bao giờ có cái dũng khí ấy mà nguợc lại, ở triều đình còn dùng mọi thủ đọan đê hèn để che lấp tội lỗi, ngỏanh mặt với uy tín Quốc Gia mà điên cuồng lao đầu vào tội ác bất kể an nguy của dân tộc, của đất nước, không hề biết nhục Quốc thể là gì mà chỉ để phục vụ cho cái bản năng của lòai động vật và không màng đến hạn chế hay kiểm sóat hành vi.
Cả một núi rừng tội lỗi, cả một đại dương tội ác vô luơng, đảng CSVN đã bán rẻ dân tộc, hồn thiêng sông núi, cam tâm cúi đầu làm nô lệ mà thực hiện việc hiến dâng Tổ Quốc cho quân xâm luợc, kẻ thù truyền kiếp hàng ngàn năm đô hộ dân tộc ta. 
Máu của tiền nhân đã chảy thành sông, xuơng của dân tộc đã chất thành núi, "Đống xuơng vô định đã cao bằng đầu"... để có giang sơn gấm vóc như ngày hôm nay mà giờ đây chỉ vì chút bã vinh hoa mà đảng CSVN tham lam, mù quáng rắp tâm đưa dân tộc VN lâm vào cảnh Bắc thuộc thêm một lần nữa.
Không nói những chuyện từ xưa, chỉ riêng trong thời gian gần đây thôi. Xuất phát từ lòng nhân ái, tình đồng lọai mà các tổ chức và các nuớc văn minh trên thế giới đã quan tâm đến sự sống còn của nhân dân VN khi bị nhà cầm quyền CSVN đàn áp, tước đọat mọi quyền căn bản, chà đạp nhân quyền để thực hiện mưu đồ hèn hạ là thực thi mệnh lệnh của thiên triều đưa dân tộc VN vào vòng nô lệ. Do đó các tổ chức nhân quyền và các chính phủ trong đó nổi trội là Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu EU đã liên tục trong nhiều năm mở ra các cuộc đối thọai với nhà cầm quyền CSVN về vấn đề nhân quyền với một mục đích đầy tích cực và nhân ái là giúp nhân dân VN thóat khỏi bể trầm luân độc tài, độc trị của đảng CSVN. 
Cụ thể là vừa qua cuộc đối thọai Mỹ-Việt về nhân quyền lần thứ 17, phía chính phủ VN thông qua bộ ngọai giao và bộ công an tuyên bố rằng ngài Daniel Baer - phó trợ lý ngọai trưởng Hoa Kỳ đuợc hòan tòan tự do muốn găp, tiếp xúc với bất cứ công dân VN nào mà Hoa Kỳ quan tâm. Nhưng mỉa mai thay, chỉ sau đó một ngày là nhà cầm quyền CSVN đã ra tay dùng lực lượng công an, an ninh hùng hậu cùng dân phòng và huy động cả phụ nữ làm hàng rào ngăn cản các viên chức chính trị của Đại Sứ Quán Mỹ tại Hà Nội đến đón LS Nguyễn Văn Đài và BS Phạm Hồng Sơn trong lúc đi gặp ngài Daniel Baer. Trước cửa nhà của hai nhà họat động dân chủ nói trên, công an còn giăng bảng "Cấm người nước ngòai", "Khu vực hạn chế", "Cấm quay phim chụp hình"... một cách tráo trở và không biết hổ thẹn. Ấy vậy mà khi đuợc hỏi lý do ngăn cản thì công an VN còn trắng trợn thách thức rằng "cứ bảo với phía Hoa Kỳ là bộ công an VN không đồng ý". Rõ ràng cả một hệ thống dối lừa, ăn đàng sống nói đàng gió, ngược xuôi bất kể.
Từ những hành động đê hèn kể trên, ngày 18/4/2013, Liên hiệp Châu Âu EU cũng đã có cuộc đối thọai với CS Hà Nội cũng về vấn đề nhân quyền. Qua đó cả 5 đảng phái chính trị, các tổ chức nhân quyền và các nước trong Liên Hiệp Châu Âu đồng thanh cực lực lên án nhà cầm quyền CSVN đã vi phạm trầm trọng và chà đạp nhân phẩm đối với công dân VN. 
Sau khi kết thúc cuộc đối thọai nói trên, Quốc Hội Châu Âu EU đã ra nghị quyết về nhân quyền VN đặc biệt là tự do ngôn lụân với 12 điều tổng hợp 5 văn bản nghị quyết của các đảng Bình Dân Châu Âu (EPP), Liên minh tiến bộ xã hội và dân chủ tại Quốc Hội Châu Âu ( S&D), đảng Dân Chủ Tự Do Châu Âu (EFD), đảng Xanh (ALE) và đảng Bảo Thủ và Cải Cách Châu Âu ( ECR). Qua đó Quốc Hội Châu Âu tỏ thái độ phẩn nộ và lên án chế độ CSVN vi phạm nhân quyền đồng thời đưa ra nhiều biện pháp và "Chỉ thị cho chủ tịch Liên Âu chuyển nghị quyết này đến phó chủ tịch ủy hội/đại diện tối cao của Liên Âu để trao cho ủy ban đặc trách chính sách đối ngọai và an ninh Liên Âu, hội đồng Châu Âu, ủy hội Châu Âu, các chính phủ và thành viên Quốc Gia, chính phủ và Quốc Hội VN, các chính phủ thành vidên Quốc Gia Asean, cao ủy nhân quyền LHQ và Tổng Thư Ký LHQ" (đều 12).
Trong một động thái khác. Bất bình truớc sự tráo trở, tiền hậu bất nhất, thuợng hạ bất minh, xem thuờng danh dự, chà đạp thể diện Quốc Gia, nuốt lời lộng ngôn xảo ngữ của nhà cầm quyền CSVN sau cuộc đối thọai Mỹ-Việt về nhân quyền lần thứ 17 mà Đại sứ quán Hoa Kỳ đã ra tuyên bố: Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ rất bất bình về hành động nêu trên của nhà cầm quyền CSVN.
Những điều ô nhục như vừa qua không dấu vào đâu đuợc, ấy vậy mà chính quyền CSVN không biết hổ thẹn mà còn cho chiếc loa rè Lương Thanh Nghị to mồm phát biểu rằng: "VN đã tạo điều kiện để phó trợ lý ngọai trưởng Hoa Kỳ Daniel Baer gặp một số cá nhân mà Hoa Kỳ quan tâm nhân cuộc đối thọai nhân quyền Việt-Mỹ lần thứ 17 diễn ra tại Hà Nội hôm 12/4/2013". 
Tuơng phản lại những hành động mà đảng CSVN đã làm, rõ ràng cả tập đòan đảng và nhà nuớc CSVN công khai tỏ rõ bản chất dối lừa, điêu ngoa xảo trá trong máu. 
Cả tập đòan CSVN tự cho là đỉnh cao trí tuệ và nhất là ở trong thời đại văn minh, kỷ nguyên thông tin bùng nổ, một mối dây liên kết trên thế giới được lập nên để cùng tiến bộ thay da đổi thịt từng ngày mà không một Quốc Gia nào có thể riêng rẽ bước ra bên ngòai nếu muốn thăng hoa. Ấy thế mà CSVN như trong cơn mê mộng du hoang tuởng, cúi đầu thần phục kẻ thâm thù truyền kiếp mà chà đạp Quốc thể để bán rẻ non sông. 
Một nhân vật như Hồ Tôn Hiến thường thường bậc trung trong xã hội phong kiến thời xưa mà thi hào Nguyễn Du dựng lên còn biết xét nét hành vi để giữ danh dự thể diện Quốc Gia. Nhìn lại cả đám bồi thần Ba Đình Hà Nội giá trị không đáng nửa đồng xu!
Ngày 20/4/2013

TPP hay khúc quanh Việt - Mỹ? (Phạm Chí Dũng)

“...TPP có thể mang lại lợi ích kinh tế lớn cho Việt Nam trong việc phát triển kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu, tạo thuận lợi cho thương mại và hiệu quả trong chuỗi cung ứng, hiện đại hóa các lĩnh vực dịch vụ, tiếp cận thị trường tất cả các nước TPP...”
 

 
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP- Trans-Pacific Partnership) có thể được khởi đầu từ tinh thần hòa giải, nhưng phải là một sự hòa giải thực chất chứ không phải bóng gió quanh co.

Nhân tố nào đang cần và còn thực sự mong đợi về một cuộc hòa giải không bình thường như thế?
“Âm mưu của kẻ thù”
Vào thời điểm kỷ niệm 24 năm từ khi Việt Nam chính thức mở cửa kinh tế, 12 năm từ lúc Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được xem như một “bước ngoặt”, 6 năm “cơ hội” cho việc lần đầu tiên quốc gia này gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, một lần nữa mối tương quan Mỹ – Việt lại chuyển sang một khúc quanh thách thức mới: Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trùng thời gian với ước nguyện của Việt Nam được chấp nhận như một thành viên của TPP, những dấu hiệu vốn ngầm ẩn lại có cơ hội hiển lộ tính tín hiệu ở đất nước này.
Nhưng có vẻ trái với quy luật thường thấy, vào lần này mối liên đới về quốc phòng lại đi trước chủ đề về kinh tế.
Khi tháng 4/2013 trôi qua được gần một phần ba thời gian và vô tình sát với thời điểm diễn ra cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ được nối lại ở Hà Nội sau vài lần bị phía Mỹ từ chối, Hoa Kỳ dường như đã trở thành “phát ngôn viên” tiên phong về vấn đề bảo vệ ngư dân Việt ở khu vực Biển Đông.
William Lee – Chuẩn đô đốc phụ trách về chính sách và năng lực của Tuần duyên Hoa Kỳ, cho trang mạng US News biết về “một cuộc gặp giữa quan chức hai bên đã diễn ra trong tuần lễ sau khi có sự kiện tàu cá của Việt Nam bị Trung Quốc bắn cháy nóc cabin”; và “hai nước Việt Nam và Mỹ đang hợp tác để phát triển lực lượng cảnh sát biển đủ năng lực giúp các ngư dân Việt Nam khi họ gặp nạn”.
Rất tương đồng về mặt địa lý và có thể cả trên phương diện địa – chính trị, Biển Đông lại là một thành phần “không thể thiếu” của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tức cũng là một thành tố nhất quán của Hiệp định TPP.
Trước tiết lộ của Chuẩn đô đốc William Lee một ngày, trong một hành động hiếm hoi, Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã “ra thăm và làm việc” tại đảo Lý Sơn, được xem là một địa chỉ có nhiều ngư dân bị Trung Quốc xâm hại khi hành nghề tại vùng biển Hoàng Sa.
Cũng là một lần dũng cảm hiếm hoi trong những năm qua, người đứng đầu ngành ngoại giao Việt Nam đề cập đến cụm từ “âm mưu của kẻ thù” khi nhắc nhở quân dân của huyện đảo Lý Sơn cần hết sức cảnh giác để bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới biển đảo.
Cùng thời gian trên, cụm từ “âm mưu của các thế lực thù địch” – thường được sử dụng để ám chỉ sự can thiệp của phương Tây về các vấn đề dân chủ và nhân quyền – lại có vẻ nhạt nhòa một cách bất thường trên mặt các báo Đảng như Nhân dân và Quân đội nhân dân.
Vô tình hay hữu ý, chỉ một ngày sau tiết lộ của Chuẩn đô đốc William Lee, một ủy viên Bộ chính trị là Bộ trưởng quốc phòng, đại tướng Phùng Quang Thanh đã có một cuộc “thăm và kiểm tra” tại Cục cảnh sát biển – một lực lượng trực thuộc Bộ quốc phòng Việt Nam.
Nhân quyền “xuyên Thái Bình Dương”
Từ con mắt của phương Tây, Biển Đông cũng là một mối quan tâm đặc biệt trên bản đồ kỷ niệm 40 năm quan hệ Pháp – Việt.
Trước khi hiển lộ những tín hiệu “hợp tác đa phương” vào đầu tháng 4/2013, từng mối “quan hệ song phương” đã được ấp ủ và nhen nhóm. Vào những ngày cuối tháng Ba, một cuộc hội kiến giữa Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh với người tương nhiệm Laurent Fabius đã diễn ra tại Paris. Sau cuộc hội kiến này, hai ngoại trưởng đã ra thông cáo chung về việc sẽ nâng cấp quan hệ song phương lên “đối tác chiến lược” trong năm 2013.
Không chỉ quan tâm đến vấn đề Biển Đông, bản thông cáo chung Pháp – Việt còn cho thấy dân Gaulois cũng hết sức quan tâm đến việc “thúc đẩy nhà nước pháp quyền và quyền con người” trong tinh thần đối thoại giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam.
Vô tình hay hữu ý, “chuyến thăm và làm việc” tại Paris để nhận giải thưởng “Công dân mạng năm 2013” của Tổ chức phóng viên không biên giới của blogger Huỳnh Ngọc Chênh – người được báo Nhân dân mô tả “tỏ ra rất hí hửng và đắc thắng với “vinh dự” của mình” – đã suôn sẻ đến mức bản thân “đối tượng” này cũng phải ngạc nhiên. Không khí thoải mái đến khó tin này lại chỉ diễn ra trước khi Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh đặt chân đến Kinh đô ánh sáng ít ngày.
Cùng thời gian trên, bắt đầu phát lộ những tin tức đầu tiên về việc Việt Nam đang ứng cử vào một trong những chiếc ghế của Hội đồng nhân quyền thuộc Liên Hiệp Quốc.
Như một sự đồng cảm, chủ đề TPP cũng được báo chí trong nước dồn dập nêu ra. Một lần nữa sau sự kiện gia nhập Tổ chức thương mại thế giới 6 năm trước, cơ hội lại gắn liền với thách thức.
Như thường được diễn tả, là một hiệp định thương mại tự do khu vực toàn diện, TPP có thể mang lại lợi ích kinh tế lớn cho Việt Nam trong việc phát triển kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu, tạo thuận lợi cho thương mại và hiệu quả trong chuỗi cung ứng, hiện đại hóa các lĩnh vực dịch vụ, tiếp cận thị trường tất cả các nước TPP, trong đó có các lĩnh vực quan trọng của Việt Nam như nuôi trồng thủy sản, dệt may, da giày, đồ nội thất, được giảm thuế đối với hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ…
Một triển vọng quyến rũ là hiện thời xuất khẩu may mặc của Việt Nam sang thị trường Mỹ đang phải chịu mức thuế từ 17,3-32%, nhưng mức thuế này sẽ được giảm xuống 0% nếu Việt Nam được chấp thuận vào TPP. Tương ứng, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Mỹ dự kiến sẽ tăng từ 7% hiện nay lên 12-13%, thu về khoảng 30 tỷ USD vào năm 2025.
Hiển nhiên, Hiệp định TPP sẽ mở ra một thị trường rộng lớn cho các hàng hóa xuất khẩu.
Peter A. Petri, một giáo sư của Đại học Brandeis của Mỹ, khẳng định rằng Việt Nam sẽ là nước hưởng lợi ích nhiều nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài và quan hệ chặt chẽ hơn với chuỗi sản xuất quốc tế.
Vào thời gian này, cùng với việc cụm từ “diễn biến hòa bình” dường như tan biến trên mặt báo Đảng, một nền hòa bình thực sự đang được một số người cầu thị về khả năng hòa giải của nó.
Hòa giải trọn gói
“TPP có thể mang lại lợi ích kinh tế lớn cho Việt Nam trong việc phát triển kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu, tạo thuận lợi cho thương mại và hiệu quả trong chuỗi cung ứng, hiện đại hóa các lĩnh vực dịch vụ, tiếp cận thị trường tất cả các nước TPP”.
Không khí có vẻ lạc quan về TPP cũng khiến người ta nhớ lại về thái độ tương tự diễn ra cách đây 12 năm, vào năm 2001, khi lần đầu tiên Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết chính thức. Cũng là lần đầu tiên từ sau năm 1975, cánh cửa hòa giải lân bang được mở tung.
Những gói viện trợ trực tiếp và gián tiếp cũng thi nhau tuôn vào Việt Nam.
Mười hai (12) năm sau tinh thần hòa giải trọn gói trên, một lần nữa tiếng chuông gia cố hòa giải lại vang lên. Vào lần này, người gióng chuông là cựu ứng viên tổng thống Mỹ năm 1988 – ông Michael Dukakis, hiện là Chủ tịch Diễn đàn toàn cầu Boston.
“Các bạn là một dân tộc điển hình về hòa giải, hòa hợp sau chiến tranh, nỗ lực xây dựng một thế giới tránh xung đột” – giáo sư Dukakis tuôn trào chính tại Học viện chính trị – hành chính quốc gia Hồ Chí Minh vào ngày 8/4/2013, tức cùng thời điểm với lời nhắc nhở về “âm mưu của kẻ thù” của Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh tại huyện đảo Lý Sơn.
Bộ đôi quyền lực mà ông Dukakis đặt cược cho tương lai quan hệ Việt – Mỹ là Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel và Ngoại trưởng John Kerry – những người từng là cựu binh của cuộc chiến tranh ở Việt Nam nhưng tiên phong nỗ lực đóng góp cho bình thường hóa quan hệ sau chiến tranh.
Dukakis cũng cho rằng, lịch sử chưa bao giờ có được bộ đôi quyền lực thuận lợi như vậy cho quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ.
“Tinh thần hòa giải Dukakis” cũng gợi cho dư luận nhớ lại một sự kiện, tuy không được báo chí trong nước đề cập, nhưng lại tỏ ra không kém cạnh về ý nghĩa hòa giải, diễn ra vào tháng 3/2013.
Đó là sự hiện diện “đến thăm và thắp hương” của Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn tại đài tưởng niệm bằng đá đen mới được dựng lên trong nghĩa trang quân đội Biên Hòa cũ ở tỉnh Bình Dương, nơi chôn cất 16.000 binh lính Việt Nam Cộng Hòa đã tử trận.
“Lần đầu tiên một quan chức Việt Nam bày tỏ nghĩa cử tưởng nhớ đối với tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa, những chiến binh của phía thua cuộc” – báo chí phương Tây bình luận.
Một chi tiết đáng bình luận nữa là cùng đi thăm nghĩa trang với Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn có ông Nguyễn Đạc Thành, nguyên thiếu tá quân lực Việt Nam cộng hòa, cựu tù cải tạo và hiện là Chủ tịch Hội Vietnamese American Foundation.
Theo mô tả của nhà báo Bùi Văn Phú ở California, sự kiện trên đã gây xôn xao dư luận hải ngoại về chính sách hòa giải của Nhà nước Việt Nam.
Người ta cũng tự hỏi rằng nhân tố nào đang cần và còn thực sự mong đợi về một cuộc hòa giải không bình thường như thế?
“Ngọn cờ”?
Hòa giải cũng dường như kéo theo tinh thần ân xá. Vào tháng 3/2013, lần đầu tiên kể từ năm 1975, Tổ chức ân xá quốc tế được đặt chân đến Việt Nam. Không những thế, tổ chức này còn có vẻ khá hài lòng vì được làm việc với những “đối tượng” mà họ đề nghị đích danh với chính quyền sở tại mà không bị “sách nhiễu”.
Không bao lâu sau sự kiện đặc biệt trên, cựu thủ tướng Anh Tony Blair đã lần thứ hai đến Việt Nam và có một cuộc hội kiến đáng ghi nhận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nếu Nhà nước Việt Nam đang rất hy vọng về tương lai nồng ấm với Pháp, mối quan hệ Việt – Anh cũng đã được ông Dũng “đánh giá cao những đóng góp của ông Tony Blair trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm đối tác chiến lược”.
Trong ý nghĩa sâu xa, “đối tác chiến lược” có thể là một cụm từ sáo rỗng nếu nó không mang lại điều gì thực chất. Nhưng ít nhất về mặt hình thức, giới lãnh đạo Việt Nam sẽ được người ngoài đón tiếp chu đáo hơn.
Là lãnh đạo cao cấp đầu tiên của Việt Nam khuyến nghị cần có Luật biểu tình trước Quốc hội vào tháng 11/2011, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng sẽ trở thành lãnh đạo cấp cao từ trước tới nay – cách nào đó có thể coi là một “ngọn cờ” mới trong hoàn cảnh mới – làm diễn giả chính tại Diễn đàn an ninh, quốc phòng đối thoại Shangri-La (SLD) lần thứ 12, dự kiến sẽ tổ chức ở Singapore vào cuối tháng 5/2013.
Quy tụ trên dưới 400 quan chức quốc phòng, ngoại giao, học giả từ gần 40 quốc gia châu Á, châu Mỹ và châu Âu, SLD được xem là diễn đàn an ninh, quốc phòng quan trọng nhất của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Diễn đàn trên cũng là nơi hội ngộ giữa các cựu binh, với sự tham dự của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Phùng Quanh Thanh.
Chỉ có điều, trong bối cảnh đối thoại sòng phẳng và xán lạn trên, một cựu binh khác – “Người nông dân nổi dậy” Đoàn Văn Vươn – lại vừa phải chịu án tù 5 năm từ một phiên xét xử bị xem là bất công và đen đúa của chính quyền Hải Phòng.
Bối cảnh trên cũng diễn ra trong khung cảnh dòng chảy đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ chớm được đối lưu, cũng như vấn đề của những người như Đoàn Văn Vươn được một số tổ chức nhân quyền quốc tế đánh giá như một “vụ án chính trị”, là một trong những tâm điểm then chốt cần được lưu tâm trong bối cảnh Việt Nam đang thiết tha ứng cử vào Hội đồng nhân quyền của Liên hiệp quốc.
Nhưng ở một chiều kích khác, lại có luồng ý kiến từ “lề dân” của mạng truyền thông xã hội trong nước cho rằng án tù 5 năm đối với Đoàn Văn Vươn là một bước đi mềm mỏng và thỏa hiệp của nhà nước trước những “cơ hội đối ngoại” mới, thay cho việc ông Vươn phải chịu mức án nặng gấp đôi – có thể lên đến 10-12 năm – nếu bị đưa ra xét xử vào thời gian nửa cuối năm 2012, cùng thời gian với sự đình hoãn đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ.
TPP hay khúc quanh Mỹ – Việt?
Vào những ngày này, liều lượng chỉ trích “các thế lực thù địch” trên những báo đảng như Nhân dân và Quân đội nhân dân cũng bất ngờ “suy thoái” đến phân nửa hoặc còn thấp hơn nữa.
“Mấy tổ chức phản động như Việt Tân, đảng Dân chủ Việt Nam… cùng mấy cơ quan truyền thông VOA, BBC, RFA, RFI… và một số blog của các đối tượng chống đối” – như cách xác quyết đầy mạnh mẽ thường thấy trong nhiều bài xã luận trước đây trên tờ Nhân dân, đã không còn được “phúc thẩm” trong bối cảnh gia đình Đoàn Văn Vươn đang bày tỏ ý nguyện quyết liệt kháng cáo đối với bản án sơ thẩm dành cho những người thân của họ.
Những sự kiện cấp tập đan xen về kinh tế, ngoại giao, tuyên giáo và cả chính trị như trên cũng khiến người ta hồi tưởng một giai đoạn tiền lệ gần tương tự ở Miến Điện vào cuối năm 2010 và trong nguyên năm 2011.
Sau khi phóng thích nữ lãnh tụ đảng đối lập và cũng là Nobel hòa bình Aung San Suu Kyi, tổng thống thoát thân từ chế độ quân phiệt là Thein Sein đã tiến hành một loạt cuộc đàm phán và đối thoại về nhân quyền với người Mỹ. Kết quả của các cuộc hội đàm này, cùng với chính sách cởi mở đến khó tin sau đó của ông Thein Sein về tự do ngôn luận và tự do báo chí, bãi bỏ đạo luật về ngăn chặn bắt bớ giới bất đồng chính kiến và còn cho người dân có quyền biểu tình, tôn trọng nhân quyền và chia sẻ quyền lực với phong trào dân chủ và nhân dân…, đã nâng Miến Điện trở thành điểm thăm viếng đầu tiên của Tổng thống tái đắc cử Barack Obama.
Sáu (6) tỷ USD mà Miến Điện được xóa nợ cũng tiếp dẫn. Câu lạc bộ Paris, Nhật Bản, Na Uy và những tổ chức tài chính như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế đều tỏ ra hào phóng hơn rất nhiều so với thái độ hoài nghi trước đó không bao lâu.
Xuất khẩu, đầu tư nước ngoài và khả năng gia nhập TPP vì thế cũng có cơ may được cải thiện hơn hẳn đối với trường hợp của Miến Điện, nếu liên tưởng với một ước nguyện tương tự của Việt Nam trong bối cảnh quốc gia hình chữ S đang phải trải qua ít nhất hai năm của một chữ S khác – Suy thoái kinh tế.
Ẩn số còn lại trong vài năm tới là chữ S ấy sẽ có thể biến thái hay biến dạng như thế nào – theo một đường tuyến tính trên tinh thần hòa giải tự thú hay vẫn chỉ là những khúc quanh mà sẽ đẩy tất cả xuống hố?
Còn hiện thời, chữ S dân tộc vẫn đang phải chịu nhiều áp lực hầu như chưa có điểm dừng từ chủ thể “ngàn năm Bắc thuộc” nhưng luôn bị che mờ bởi khách thể “mười sáu chữ vàng”.
Phạm Chí Dũng
Nguồn: bbc.co.uk/vietnamese

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét