Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

Tin thứ năm, 14/3/2013

Chính trị – Xã hội

Tàu cá Việt Nam kiên cường bám biển, đương đầu Hải giám TQ ở Hoàng Sa - (GDVN) Tàu Hải giám 262 liên tục rượt đuổi 2 tàu cá Việt Nam (đang đánh bắt trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam – PV), đến 10 giờ vẫn không khuất phục được 2 tàu cá trên, Hải giám 262 gọi thêm tàu Hải giám 263 tới…   —Trung Quốc đuổi tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa (VOA)  —Hải giám Trung Quốc bắt đầu đe dọa tàu cá Việt Nam - (Songmoi.vn)
Tàu hải giám TQ đuổi tàu cá VN tại Hoàng Sa (RFA)  —Tàu Trung Quốc ngang ngược “xua đuổi” tàu Việt Nam ở Hoàng Sa (RFA)
Hải đoàn xuất kích giữ chủ quyền biển đảo (TP) – Vậy mấy ông này “nhập” hay “xuất kích” mà Ngư Dân bị rượt đuổi thế này nhỉ?- Chắc nơi đó của “bạn vàng khè”?
Hai tàu cá VN bị xua đuổi ngay tại Hoàng Sa -TT – Sáng 13-3, hai tàu đánh cá QNg 96417TS và QNg 96382TS cắm cờ VN đã bị tàu hải giám của Trung Quốc xua…
Mỹ chuyển hướng chiến lược sang châu Á : Căn nguyên và những cái bẫy (RFI)   —Tận mắt những máy bay được Việt Nam điều ra Trường Sa    - (Kienthuc.net.vn)
Philippines mời Trung Quốc tham gia tòa án trọng tài (TTXVN)
Sinh viên, nông dân Hà Tĩnh được nêu trong Bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 trên một số trang mạng xã hội: Phần lớn là danh sách giả mạo (Đại đoàn Kết)
Thì cứ mời ai đăng lên tàng hình đối chất-rõ trắng đen ngay? Không chứng minh thực tế đố ai biết?- Chơi “Ai đúng- Ai sai”  là biết liền. Cái lấy chi cho nó phí sức.
Ai đâm sau lưng các chiến sĩ Trường Sa năm 1988 ? (RCTM)   —    Ngày 14/3: cùng tưởng niệm 64 sự hy sinh cao cả  (RCTM)
Ngày 14.3 không thể nào quên(TNO) Đúng ngày này 25 năm trước, ngày 14.3.1988, 64 người con đất Việt đã ngã xuống biển Đông trước họng súng quân xâm lược Trung Quốc. Sự hy sinh anh dũng của những người lính Việt Nam đã biến địa danh Gạc Ma (thuộc cụm đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) trở thành bất tử.  >>>>Ngày 14.3.1988, hai lăm năm nhìn lại
Ngày 14/3 không thể nào quên -Báo Phụ Nữ Online – Còn 17.2 còn kinh hơn nữa sao nhiều người quên công ơn trên 2 vạn người VN ta bỏ mình vì bảo vệ Tổ quốc?  -Tình báo Mỹ: TQ bành trướng ở Biển Đông để giảm áp lực trong nước - (GDVN)
Vấn đề Biển Đông sẽ được đưa ra tại thượng đỉnh ASEAN năm nay (RFA)   —TT Obama: Sẽ nêu vấn đề Biển Đông tại các thượng đỉnh Châu Á (VOA)   —Obama cam kết nêu bật tranh chấp biển đảo giữa Bắc Kinh với láng giềng (VOA)
Mỹ chuyển hướng chiến lược sang châu Á : Căn nguyên và những cái bẫy (RFI)  —Tình báo Mỹ lý giải sự gây hấn của TQ (VNN)
Dân và Đảng ở Việt Nam sợ lẫn nhau? (BBC) -…Trong khi người dân đang cần được bảo vệ trước sự lạm quyền của người thi hành công vụ, đặc biệt là công an thì Bộ lại đề nghị cho CA dùng súng bắn dân chống người thi hành công vụ.”… -Nhà báo Huy Đức
Phỏng vấn LM Nguyễn Văn Khải về bản nhận định và góp ý dự thảo hiến pháp của HĐGMVN . (RCTM)
So sánh Hiến pháp 1992 và Dự thảo sửa đổi (RFA)  —- Hiến pháp sửa đổi và những điều “không chấp nhận”(Infonet)  —Về vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội (Danviet)- Chép của Nhandan  — “Giữ lại Điều 4 là phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân” (TN)
Dân mong được trả lại ruộng (NNVN)  —Đặc khu kinh tế bắc Vân Phong: Đơn vị tư vấn: thời hạn thuê đất là 333 năm (SGTT)
Bauxite Tây nguyên vẫn nhức nhối (RFA) -Chuyên gia nhân sĩ trí thức tiếp tục phản biện về các dự án Bauxite ở Tây nguyên dù Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng cố gắng biện giải.
Nếu chỉ nhập công nghệ nước ngoài, Việt Nam mãi là ‘thuộc địa số’ (TP)   —Miến Điện sẽ cạnh tranh Việt Nam về du lịch? (RFA)
Lào: Hội nghị cấp cao ACMECS lần 5 kết thúc (RFA)   —-Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tiếp phái đoàn doanh nghiệp Mỹ (VOA)
Indonesia chặn thuyền chở người tị nạn Việt Nam (VOA)
Mưa đá rải lớp dày trắng xóa mặt đất tại Hà Giang (Vietnam Plus)    —-Lao động và việc làm sau Tết – Bài 2: Thất nghiệp – người lao động làm gì? (Tintuc)   —-Trắng tay vì mua đất giá rẻ! (LandToday)
TPHCM: Điển hình một vụ việc “trên bảo dưới không nghe” (Nhà báo & Công luận)   —-Lượng bệnh nhân viêm gan B gia tăng do thiếu hiểu biết (RFA)   —-Chương trình Hỗ trợ Quy mô nhỏ của ĐSQ Hoa Kỳ ở Hà Nội (RFA)   —-Công ty quốc phòng Nga vào Nha Trang (BBC)

Đình chỉ vụ nhà báo Phạm Chí Dũng (BBC)  —-Giáo hoàng và Hà Nội (BBC)


clip_image001Trữ lượng Bauxite, đừng nói vống lên để gây phấn khởi -(Boxitvn) -Đó là khẳng định của PGS-TS Nguyễn Khắc Vinh, Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam, nguyên viện trưởng Viện Địa chất và Khoáng sản.====>>>
Chết dưới tay Trung Quốc, Chương 11 -(Boxitvn)

Không chỉ ở báo Đại Đoàn Kết -Nguyễn Đình Ấm -(Boxitvn)

Danh nhân nước Nga: Sergey Esenin » - (ĐCV) – … trên bức vẽ ấy người ta thấy giữa hai lông mày của Esenin có một vết lõm lớn do một vật bằng kim loại đánh vào. …
LIÊN MINH CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ, BAO GỒM RSF, KÊU GỌI LHQ LÀM ÁP LỰC VN THẢ BLOGGER BỊ CẦM TÙ LÊ QUỐC QUÂN (Trinhanmedia)- Defend the Defenders
VIỆT NAM CHƯA CÓ “TỰ DO NGÔN LUẬN” KHÔNG THỂ “TRƯNG CẦU DÂN Ý” TRUNG THỰC-Lý Đại Nguyên (TNM)

THƠ – GỬI AI NƯỚC MẮT QUÊ HƯƠNG -Nguyên Thạch (TNM)


‘Người cha các dân tộc’ thành con yêu tinh (Bùi Tín -VOA) – Tháng 3 năm nay là kỷ niệm lần thứ  60 cái chết của một nhân vật lịch sử Joseph Stalin, người từng cai trị Liên Bang Xô Viết suốt 30 năm (1922-1953) bằng một chế độ độc tài Cộng sản  cá nhân sắt máu.====>>
Tại sao người ta tàn nhẫn đến vậy? (Nguyễn hưng Quốc -VOA) -Mới đây, có người gửi đến email của tôi một bản tin ngắn có nhan đề “Chết trên quê hương Việt Nam”, được sưu tập từ báo chí trong nước. Bản tin rất ngắn, chỉ gồm tiêu đề và đường nối vào tờ báo gốc, như sau:
1. Vuốt tóc vì chờ mua hủ tiếu ==> bị đâm chết -2. Ăn xong không chịu rửa bát ==> bị đâm chết -3. Ăn nhậu xong giành trả tiền ==> Bị đâm chết  -4. Ăn nhậu xong không trả tiền ==> Bị đâm chết  -5. Tiểu bậy trước nhà dân ==> Bị đánh chết  -6. Nhắc nhở tiểu bậy ==> Bị đánh chấn thương sọ não  -7. Dọn cơm ra không ăn ==> Bị đâm chết  -8. Không dọn cơm ra ăn ==> Bị đâm chết  -9. Chê xấu trai ==> Bị chém chết  -10. Khen đẹp trai ==> Bị đâm chết  -11. Để xe chiếm lối ra vào hẻm ==> Bị đánh hội đồng đến chết -12. Mượn hộp quẹt mồi thuốc ==> Bị đâm chết – 13. Trời lạnh, mời nước uống cho ấm ==> Bị đánh chấn thương sọ não  -14. Đi hát karaoke, vào nhầm phòng ==> Bị đâm chết  – 15. Phát hiện trộm, tri hô ==> Bị đánh chấn thương sọ não  -16. Giành chỗ uống nước mía ==> Bị đâm chết   -17. Dừng xe không tắt máy ==> Bị đánh chết  -18. Chê nhạc dở ==> Bị đâm chết bằng kéo   -19. Khạc nhổ khi người khác ăn cơm ==> Bị đâm trọng thương   -20. Nhìn người khác chơi bi da ==> Bị đâm thủng phổi    – 21. Khuyên đi ngủ không nghe ==> Bị đâm chết (New)   – 22. Bán phở bò giá 60/k tô -> Bị đánh trọng thương, quán bị phá nát.
Sự mong muốn trở lại Cam Ranh của Nga  (Nguoiviet)  -Chuyến viếng thăm vịnh Cam Ranh của Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga đã dấy lên nhiều dự đoán về địa danh nổi tiếng thế giới này.
Một Hiến Pháp vi phạm Nhân Quyền  (Uyên Nguyên -Nguoiviet)
Ðiều 4 Hiến Pháp: trước sau chỉ là chuyện sớm hay muộn!(Uyên Nguyên -Nguoiviet)
Hoàng-Trường Sa và nỗi đau vì bị quên lãng (Lê diễn Đức -Nguoiviet)
Hãy vinh danh người lính Việt Nam Cộng Hòa (Nguyễn thị Thảo An- Nguoiviet)
VĂN TẾ CHIẾN SĨ GẠC MA (Tễu)   —ĐÊM 13.3: CHÚNG TÔI THẢ HOA ĐĂNG TƯỞNG VỌNG ANH LINH LIỆT SĨ GẠC MA (Tễu)
KHAI TRƯƠNG BLOG MỚI CỦA NV PHẠM VIẾT ĐÀO: “CHIẾN TRANH TRUNG-VIỆT CẬN ĐẠI” (Phamvietdao) -chientranhtrungviet.blogspot.com/
PHẢN BÁC CÁC Ý KIẾN SAI LỆCH PHẢI CÓ CƠ SỞ LÝ LUẬN KHÔNG ĐƯỢC CÙN, CẢ VÚ LẤP MIỆNG EM ÔNG NGUYỄN XUÂN PHÚC NHÉ…(Phamvietdao)

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI MANG MẦU SẮC HÙNG DŨNG SANG TRỌNG ĐANG CÓ THẬT Ở VIÊT NAM ĐÂY NÈ! (Tô Hải )

CÁC ANH LẠNH LẮM KHÔNG? (Minh Diện – Buivanbong)
DINH CƠ MỘT ĐẦY TỚ (Bùi văn Bồng)
NỢ DÂN CHỦ (Hải Đăng -Huynhngocchenh)  >>>PARIS NGÀY 2, BUỔI SÁNG  >>>>PARIS NGÀY 3, BUỔI CHIỀU
Phó cục trưởng cục …phân ? (Xuân VN)

Tại sao không chịu từ bỏ Điều 4 Hiến pháp?

Nguyên Anh (Danlambao) – Từ ngày cướp được chính quyền 1945 đến nay đã 68 năm, chủ nghĩa cộng sản đã nhuộm đỏ mảnh đất hình chữ S với chế độ CS độc tài toàn trị. Với khẩu hiệu mị dân, vì lợi ích 10 năm trồng cây -vì lợi ích 100 năm trồng người, CS đã bưng bít mọi thông tin với thế giới bên ngoài và ru ngủ nhiều thế hệ rằng đảng ta là ưu việt, “bác ta” là vĩ nhân thế giới nhưng thật ra đó chỉ là sự tuyên truyền dối trá khi đã được bạch hóa.
Thấm nhuần tư tưởng đó xuất hiện những tên bưng bô thời đại!

Hãy vươn mình ra khỏi bóng tối sợ hãi để tìm về ánh sáng tự do

Trần Quốc Việt (Danlambao) – Vào tháng Bảy 1988 báo Tuổi Trẻ đăng bức thư của học sinh Lê Vĩnh Nguyên ở Nha Trang:
Tôi có cảm giác bị phản bội, và tôi muốn biết tại sao…
Lúc giải phóng chúng tôi được bảo rằng chúng ta sẽ xây dựng đất nước giàu hơn, đẹp hơn và thịnh vượng hơn gấp mười lần trước đây. Vậy tại sao nhân dân vẫn còn quá nghèo? Tại sao họ vẫn không đủ ăn? Tại sao những học sinh thi đậu không được vào đại học vì cha mẹ họ có lý lịch xấu?
 
Những người dân vô tội ở Việt Nam chỉ còn biết kêu trời. Ở các nước khác, nếu phạm sai lầm các bộ trưởng chấp nhận trách nhiệm rồi từ chức. Khi nào Việt Nam học được như vậy?
Chính quyền tự hào về đánh Mỹ, nhưng lại không thể nào tổ chức nổi việc lấp các lỗ gà trên các con đường.

Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do (DLB) -7100 chữ ký. Cập nhật 10h30, 14.03.2013

Tấn Hà – Ai đang mơ hồ về Đa Nguyên Đa Đảng?  (Danluan)
Iris Vinh Hayes – Xin hãy đứng cùng tôi!(Danluan)

Diệt ‘Sâu’ hay diệt Dân?! (QLB) -Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là giới chóp bu Hà Nội sẽ nhóm họp để chuẩn bị cho Hội nghị Trung Ương giữa nhiệm kỳ để rồi sau đó Quốc Hội Việt Nam còn biết đường theo đó mà bỏ phiếu  tín nhiệm ‘cho dân chủ’!  Theo lô-gic thì cái Ban chống tham nhũng và Ban Nội chính của Nguyễn Bá Thanh lúc này đã phải ‘dập dìu’ cửa trước, cửa sau… Vậy mà, tại sao vẫn thấy ‘lặng như tờ”!

Từ ngày tuyên bố “hốt ngay, hốt liền…” đến nay đã gần 2 tháng trôi qua mà chẳng thấy động tĩnh gì? Không những thế Nguyễn Bá Thanh – người được toàn dân kỳ vọng sẽ mạnh tay ‘diệt sâu chúa’ thì không những chẳng hề làm được gì mà lại bị chính đồng chí X ‘đánh ngược’ bằng cái kết luận của Thanh tra Chính Phủ phải kiểm điểm kỷ luật Chủ tịch Đà Nẵng – ám chỉ ngay chính đồng chí Trưởng ban Nội chính TƯ!

Quyền lực: GOM hay TẢN? (QLB)

Bốn dấu hiệu cho thấy Chính phủ Việt Nam đang đàn áp cuộc “Cách mạng Truyền thông Xã hội” (Dana Wagner)  – Thongluan
Tầng Lớp Trung Lưu và Dân Chủ (Hoàng Tâm Nguyên) -Thongluan
“Giấc mộng Trung Quốc” của Tập Cận Bình: For Xi, a ‘China Dream’ of Military Power (WSJ 13-3-13) — Bài dài về ảnh hưởng của những tay lý luận “diều hâu” trên chính sách của Tập Cận Bình (Vietstudies)

Công chức “cắp ô” vì chưa quản chặt - Khampha.vn    —-Cây cà phê khô hạn giữa Lễ hội hoành tráng (RFA)  —Lâm Đồng xuất hiện mưa “vàng” - (SGGP)
‘Không lo lạm quyền, vì nổ súng bắn người đâu dễ!’ (VNN) -Đã có bao nhiêu Người Dân,cả con nít bị bắn “dễ dàng” rồi?-Những vụ “tự chết” ở đồn CA?
Tiếp thu điều gì sau 2 tháng góp ý Hiến pháp? (VNN)   —Tiếp thu Hiến pháp: ‘Dân sẽ nghĩ ta chưa tin dân’ (VNN)   —Đề xuất thu hẹp quyền của Thường vụ QH (VNN)
‘Phi chính trị hóa, quân đội thành đội quân robot’ -(VNN) - Quân đội luôn gắn với chế độ, mà chế độ có Đảng lãnh đạo. Nếu phi chính trị hóa, quân đội sẽ thành đội quân robot vũ lực, đội quân đánh thuê – GS Bùi Phan Kỳ nói.
He ! he! Vậy quân đội Mỹ -Pháp – Thái….trở thành Rô bô từ hồi năm nẵm rôi?

Cần hiến định sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội (TP)

Nhân chuyện tranh cãi xung quanh một khẩu hiệu (TVN) -Bùi đức Lại -  Bây giờ đảo lại là “Mừng Xuân mừng Đảng” thì cũng có nghĩa là tỏ ra yếu thế, phải thừa nhận lý lẽ phê phán của phe phản đối, là mắc mưu “hạ thấp vị trí Đảng”.
Dư luận về một dự thảo (TN)-Được Bắn người chống “thi hành CV”  –Khi ‘quan’ xã thoái hóa (TP)—‘Quan xã’ ém tiền trợ cấp của người điên (TP)

68.000 đồng 10 lít nước sinh hoạt (TN)  —-Học sinh ‘làng đu dây’ sẽ qua sông miễn phí (TP)   —-Bị phạt 1 triệu đồng nếu kết hôn đồng tính (NLĐ)
Bắt bà bầu phơi nắng! (NLĐ) -Công ty Koda Sài Gòn vô cớ đuổi việc, ép lao động nữ mang thai làm công việc nặng nhọc, độc hại
Bán tài sản Nhà nước, thất thoát 3,4 tỉ đồng (NLĐ)  —-Đến vạch vôi phân làn cũng không có kinh phí? (SGTT)

Kinh tế

Chi tiêu của dân Mỹ gia tăng nhanh nhất trong 5 tháng nay (VOA)
51% chủ nợ quốc tế đồng ý gia hạn cho Vinashin (VnEconomy)   —-Sợ ngân hàng, nghĩ chiêu moi vốn cổ đông (VEF)
Thúc đẩy hợp tác kinh tế với Hoa Kỳ (Tintuc)  —Các ngân hàng thu lãi bao nhiêu trong năm 2012? -VnEconomy   —30.000 tỷ đồng cho vay mua nhà lãi suất 6% - VnEconomy
Giá xăng minh bạch chỉ là hình thức! - (PLTP)   –Cần Thơ: Nhiều dự án sử dụng trái phiếu chính phủ bị đội vốn(PLTP)
Thị trường địa ốc khủng hoảng niềm tin - Vietstock   —‘Muốn “cứu” BĐS trước hết phải “cứu” niềm tin của người tiêu dùng’ - Báo Giáo dục Việt Nam
Giảm giá vẫn đắt, du lịch Việt mất khách (VEF)    —ACB có nguy cơ mất hội sở chính (VEF)
Cả trăm công trình dang dở (TP)  -Nhiều công trình xây dựng cơ bản ở Hải Phòng thi công với tiến độ “rùa” do khát vốn. Tính đến nay, nợ công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của địa phương này khoảng 2.100 tỷ đồng.
Khối Ngân hàng thương mại giảm16.345 tỷ đồng vốn chủ sở hữu: Nợ xấu đang ăn cụt vốn (ĐĐK)   —-Lấy đâu ra 156.000 tỷ đồng xử lý nợ xấu (NĐT/CafeLand).   —Kinh tế Việt Nam vẫn đang bị “phủ nhận”? (Sống mới)
Canada sẽ giúp VN cải cách hệ thống ngân hàng (TTXVN)  —Nói EVN đòi tăng giá điện là… tin đồn nhảm? (GDVN)

Thế giới

Khói trắng bốc lên từ ống khói trên mái nhà của Nhà nguyện Sistine mang ý nghĩa rằng các Hồng y đã bầu một Giáo hoàng mới vào ngày thứ hai của cuộc họp kín bầu Giáo hoàng vào ngày 13 tháng 3 năm 2013 tại Vatican.
Khói trắng: đã có Tân Giáo Hoàng (RFA) -Khói trắng vừa bốc lên khỏi nóc nhà nguyện Sistine, cho biết 1 tỉ 200 triệu giáo dân Công giáo toàn cầu đã có một vị Giáo Hoàng mới. Tân Giáo hoàng là ai? Quý vị đón xem trong những giây phút sắp tới, trên website đài Á Châu Tự Do.
Khói trắng bốc lên từ Vatican báo hiệu có Giáo hoàng mới (VOA)  —Tân Giáo Hoàng là người Argentina (NV)   —Bầu Giáo Hoàng : “Canh tân Châu Âu ” đối đầu với “Giáo triều Roma” (RFI)
Tân Giáo Hoàng: Hồng Y Jorge Mario Bergoglio của Argentina (RFA)
Chùm ảnh cận cảnh tân Giáo hoàng Francis ra mắt (TTXVN)

    <<<===Hân hoan mừng kết quả bầu Giáo hoàng (BBC/ ảnh)
Giáo hoàng ôn hòa  (BBC) -Tân Giáo hoàng Francis dung hòa cả phe bảo thủ và cải cách.
Phản ứng của thế giới trước tin có giáo hoàng mới (VOA)   —Chân dung tân Giáo hoàng Francis (VOA)
Triều Tiên sơ tán Chính phủ và công dân vào hầm (Zing)  —Chiến đấu cơ Bắc Triều Tiên xuất hiện với số lượng kỷ lục  (RFI)   —  ‘Đòn tấn công’ đầu tiên của Triều Tiên vào Tổng thống Hàn Quốc - Zing
Tàu hạt nhân Mỹ ở Hàn, Trung Quốc mua Su-35 - ( Đất Việt)  —Quốc hội Mỹ e ngại về các vụ tấn công trên mạng vào cơ sở hạ tầng (VOA)
Nền kinh tế “5 không” của Trung Quốc (Nguyễn xuân Nghĩa -RFA)   —-Trung Quốc sẵn sàng hợp tác toàn cầu chống tin tặc(RFA)  —TQ thừa nhận vai trò của các tổ chức phi chính phủ  (RFA)
Trung Quốc thèm khát vùng Tam giác Vàng (TVN)   —Thế giới Ả Rập chờ đợi chuyến công du của Tổng thống Obama (VOA)
Thái Lan bác bỏ cáo buộc bắn người Rohingya (RFA)   —Malaysia tăng cường kiểm soát an ninh biên giới biển(RFA)
Dân Đài Loan biểu tình chống nhà máy điện hạt nhân (VOA)  —Ba năm, Ấn Độ tổn thất 29 máy bay, “mất” 443 nhà khoa học - ANTĐ

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Sách tham khảo có cần nhập khẩu? (VNN)
Đâu rồi văn hóa xếp hàng của thời bao cấp? (VNN)


10 mỹ nhân Hàn sở hữu vòng 1 căng tròn (Zing)====>>>
Ngoại tình có thể bị phạt 1 triệu đồng - (Khampha.vn)   —Một người Việt bị bắt vì mang 2,5kg heroin vào Australia (VOA)
Hàng ngàn người khấn vái một con rắn - TP – Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, hàng nghìn người đổ về thôn Tân Sơn, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang để xem, khấn vái một con rắn bởi tin đây là “thần…

  <<<===Sao Hollywood khoe khéo ngực đầy trên thảm đỏ (VTC)
Công an Việt Nam giúp Cảnh sát Mỹ bắt đối tượng truy nã quốc tế - ANTĐ
Mâu thuẫn nhỏ, gây án mạng (TP)  —-Nam sinh lớp 7 bị đâm trọng thương (TP)  —-Nghi án học sinh lớp bảy bị bạn đâm trọng thương (TP)
Ra ngõ gọi con về ăn cơm, bị ném chết(NLĐ)
Đi massage bị móc túi gần trăm triệu đồng (PL)   —-Ngọc Quyên: ‘Sexy mới kiếm được nhiều tiền’ -iOne.net
Thời sự trong ngày: Vụ tự tử rúng động (VNN)   —-Khởi tố 3 “cò” trong đường dây bằng giả ‘khủng’ (VNN)
Hà Nội: Những con phố bốc mùi nổi tiếng  (VEF.VN)    —-Mang bệnh dại vì thịt mèo Trung Quốc (VNN)
Vụ tự tử rúng động làng quê: 2 xác chết 4 mạng người (VNN)
‘Trò bẩn’ ghê người của showbiz Việt(VNN)  –Những chiêu thức cướp táo tợn (TN)

25 năm hải chiến Trường Sa: “Đất nước chúng tôi không bao giờ dạy người lính đầu hàng”

“Tôi đang bị thương, trôi trên biển, tàu quân sự Trung Quốc phát hiện, chĩa súng vào đầu ra lệnh tôi đầu hàng. Tôi cương quyết không chịu. Nhìn thẳng vào mắt họ, tôi nói: Đất nước chúng tôi không bao giờ dạy người lính đầu hàng trước mũi súng quân thù”.
Đó là dòng ký ức của binh nhất Trần Thiên Phụng, 1 trong 9 chiến sĩ của Trung đoàn 83 thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân may mắn còn sống sót sau trận tử chiến ngày 14/3/1988 trên đảo Gạc Ma và Cô Lin thuộc quần đảo Trường Sa. Hiện anh sống cùng gia đình tại phường 2, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
Quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng
25 năm đã trôi qua nhưng ký ức về trận chiến giữ đảo quê hương vẫn vẹn nguyên trong lòng người lính Trần Thiên Phụng. Thắp nén hương cho những đồng đội đã hy sinh, anh nghẹn ngào kể: Năm 23 tuổi, anh vào quân đội, làm chiến sĩ của Trung đoàn 83 thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân, có nhiệm vụ thiêng liêng là bảo vệ đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa.
Anh Trần Thiên Phụng nhớ lại trận hải chiến sinh tử giữ đảo quê hương
Anh Trần Thiên Phụng nhớ lại trận hải chiến sinh tử giữ đảo quê hương
Ngày 12/3/1988, lính Trung đoàn 83 lên ba chiếc thuyền đi làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chủ quyền ở Trường Sa. Đến chiều 13/3, ba tàu của ta đã tiến gần đảo Gạc Ma và đảo Cô Lin thì bất ngờ bị tàu quân sự phía Trung Quốc bao vây. Anh Nguyễn Thông (đảo trưởng) phát tín hiệu về đất liền xin ý kiến chỉ đạo. Khi đó, binh nhất Trần Công Phụng đang trên tàu vận chuyển HQ-604 hướng mũi vào đảo Gạc Ma cùng với tàu HQ-605 và tàu HQ-505. Phía tàu đối phương vẫn chạy theo bao vây uy hiếp.
Sáng ngày 14/3, trận hải chiến Trường Sa xảy ra. Tàu quân sự Trung Quốc một mặt cho quân đổ bộ vào đảo Gạc Ma, mặt khác tập trung hỏa lực tấn công vào tàu của ta. Ngay lập tức, anh Phụng cùng đồng đội trên tàu ôm súng AK 47 đứng trước mũi tàu bắn trả tàu của địch.
Tương quan lực lượng quá chênh lệch, nhiều chiến sĩ bên ta hy sinh. Tàu HQ-604 và tàu HQ-605 bị trúng hỏa lực mạnh của địch và dần chìm xuống biển. Còn tàu HQ-505 bị hư hại nặng.
Không nao núng, đảo trưởng Nguyễn Thông hô to: “Lãnh thổ của đất nước đã bị xâm chiếm, anh em xông lên quyết tâm đẩy lùi địch”. Nghe đảo trưởng hô, toàn bộ chiến sĩ ôm súng lao xuống biển, bơi vào đảo Gạc Ma tiếp tục nổ súng chiến đấu.
Khi đó, anh Phụng đã bị trúng 2 mảnh đạn vào đầu và tay nhưng vẫn cắn răng chịu đựng ôm súng bơi vào đảo, tiếp tục chiến đấu. Nhưng do bị thương nặng, mất máu nhiều nên anh Phụng đã kiệt sức và trôi lênh đênh trên biển. Chưa tiếp cận được đảo thì 17 giờ cùng ngày (14/3), anh Phụng bị tàu quân sự Trung Quốc phát hiện bắt giữ làm tù binh.
Nghe chồng kể tới đây, chị Lê Thị Thiên (vợ anh Phụng) cầm tay anh nghẹn ngào: “May mắn anh còn sống về đoàn tụ với gia đình”.
Vợ chồng anh Phụng (ở giữa, hàng sau) trong ngày gặp lại ở Quảng Ninh năm 1991
Vợ chồng anh Phụng (ở giữa, hàng sau) trong ngày gặp lại ở Quảng Ninh năm 1991
Anh Phụng tiếp tục dòng ký ức: “Khi tôi đang bị thương trôi trên biển, tàu quân sự Trung Quốc phát hiện, họ chĩa súng vào đầu ra lệnh đầu hàng, tôi cương quyết không chịu. Nhìn thẳng vào mắt họ, tôi nói: Đất nước chúng tôi không bao giờ dạy người lính đầu hàng trước mũi súng quân thù”.
Sau đó, anh Phụng được đưa về đảo Hải Nam cấp cứu trước khi chuyển vào nhà tù ở Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Hôm đó lính hải quân Việt Nam có tất cả 9 người bị bắt giữ.
Ngày trùng phùng đẫm nước mắt
Ngày 28/3/1988, báo Nhân dân đăng tải danh sách 74 chiến sĩ mất tích ở trận tử chiến giữ chủ quyền Tổ quốc ngày 14/3/1988 trên đảo Gạc Ma và Cô Lin thuộc quần đảo Trường Sa. Anh Phụng là một trong số đó.
Tấm giấy báo tử gửi về quê nhà
Tấm giấy báo tử gửi về quê nhà
Ngày 1/11/1988, Trung đoàn 83 gửi giấy báo tử xác nhận anh Trần Thiên Phụng, cấp bậc binh nhất, mất tích vào ngày 14/3/1988 tại đảo Gạc Ma.
Đau đớn tột cùng, chị Thiên xót xa thương đứa con trong bụng chưa ra đời đã phải mồ côi cha. Bất ngờ hơn một năm sau, chị nhận được dòng tin nhắn của chồng gửi về từ Trung Quốc: “Anh bị Trung Quốc bắt làm tù binh, em và bố mẹ giữ gìn sức khỏe”. Đọc những dòng tin do Hội Chữ thập đỏ quốc tế gửi tới, chị không tin vào mắt mình.
Ngày 2/9/1991, anh Phụng cùng 8 đồng đội được phía Trung Quốc trao trả về Việt Nam qua cửa khẩu Hữu Nghị Quan ở Lạng Sơn. Chị Thiên bắt xe lên tận cửa khẩu đón chồng. Giây phút trùng phùng xúc động ấy, hai vợ chồng chị cứ ôm riết lấy nhau mà khóc cả giờ đồng hồ, không ai nói lên lời.
Trở về với cuộc sống đời thường, anh Phụng cùng vợ mở một quán ăn nhỏ bán bún, phở mưu sinh. Hiện giờ anh chị có 3 người con, đều đã khôn lớn.
Anh Phụng cho biết, ngày 14/3 tới đây, anh sẽ vào Đà Nẵng để cùng với những đồng đội dự lễ tưởng niệm 25 năm hải chiến Trường Sa.
Nguyễn Tuấn
(Dân trí)

Mong bà con góp tiền làm nhà cho cựu binh Gạc Ma

Vợ chồng anh Hải trước căn nhà nghèo của mình
Trong số 9 người lính Hải quân Việt Nam bị Trung Quốc bắt một cách trái phép tại trận chiến giữ đảo Gạc Ma ngày 14.3.1988 thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam chúng ta thì Quảng Bình có 3 người. Gồm anh Nguyễn Văn Thống (Nhân Trạch), Lê Văn Đông (Tây Trạch), Mai Xuân Hải (Liên Trạch) đều ở huyện Bố Trạch.
          Tôi đã tìm gặp rất nhiều cựu binh Gạc Ma và thấy nhiều mảnh đời còn vật lộn mưu sinh. Nhưng với cựu binh Mai Xuân Hải là một số phận nghiệt ngã, cay cực. Một số phận éo le luôn giày vò anh mỗi ngày. Cái nghèo cứ cuốn lấy số phận người lính đảo. Trần ai cứ bám riết lấy anh.
          Anh bị bắt giam ở bán đảo Lôi Châu, Trung Quốc. Đúng ba năm, năm tháng, mười lăm ngày được trả về qua con đường ngoại giao. Những tháng năm bị tù đày quả là cực hình. Bao nhiêu vết thương súng đạn khi lính Trung Quốc phẫu thuật, họ không dùng thuốc mê mà mổ thẳng, anh kể: “Lúc mổ lấy một số mảnh đạn, lính Trung Quốc kẻ cầm chân, người cầm tay, không cho thuốc tê, đau không chịu thấu”. Bữa bị bắt lên tàu: “Cả 9 anh em chỉ cho một cốc thủy tinh nước, mà nước chỉ tráng dưới phần đáy cốc, mỗi người chỉ thấm môi một tí rồi nhường cho đồng đội”, anh Hải hồi tưởng lại.

Anh Hải với người đồng đội cùng làng
          Bữa ăn cũng cực khổ: “Bữa sáng ăn mì với nước gạo, nước gạo không có muối, nhạt miệng nhạt mồm, ăn hoài thì người như phù thủng vì thiếu muối. Buổi trưa tối có cơm bị mốc”, anh Hải kể.
          Bị bắt giam, anh Hải cùng đồng đội thường bị dựng dậy hỏi cung suốt ngày: “Họ hỏi bao nhiêu lính, ai chỉ huy, vũ khí gồm những loại gì, khi nào thì quay lại. Tôi trả lời không biết, vì là lính nên chỉ biết nghe theo quân lệnh, trung thành quân lệnh, không khai gì, mà trăm bữa như một là thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biển đảo Việt Nam”, anh nhớ lại.
Tấm bằng huân chương chiến công của Mai Xuân Hải sau cuộc chiến Gạc Ma
          Anh biết chính xác bị giam ba năm, năm tháng, mười lăm ngày là vì mỗi ngày đi qua, anh lại dùng chiếc thìa nhỏ vạch sâu trên bức tường nhà giam, vạch sâu mỗi ngày một vạch nên nhớ như in khoảng thời gian năm tháng tù đày.

Tấm bằng huân chương chiến công của Mai Xuân Hải sau cuộc chiến Gạc Ma
          Ở quê nhà, gia đình anh đã nhận giấy báo tử, xóm làng, dòng họ đã tổ chức lễ tang. Nhưng ngày anh về, cả làng vui như hội, họ mở cơm ăn mừng, có người còn lấy tay béo mạnh má anh xem có đúng người thật hay là “ma”. Nhưng họ vỗ tay cả làng, vì đó là người thật.

Rất mong rằng mỗi người chung tay giúp vợ chồng anh Hải


          Sau ngày đoàn viên với gia đình, anh Hải lao vào cuộc mưu sinh vất vả. Ba năm đầu còn sức trai tráng, anh cưới được vợ, lao động siêng năng. Nhưng sau đó, sức khỏe xuống dốc một cách không phanh. Trong người anh còn đến những 8 mảnh đạn, cứ trái gió trở trời lại đau nhức vô cùng.
         
Mời anh điếu thuốc, anh châm lửa như ngày con ở Gạc Ma
Ngày vui đoàn viên chưa ngớt thì cũng là tin không hay ập về, bỗng nhiên từ đâu một lời đồn cay nghiệt, rằng anh là tình báo Trung Quốc cài cắm về địa phương để phá rối. Anh nghe mà khụy ngã tinh thần. Cuộc đời sương gió với biển đảo cũng là một ý chí sắt son, thủy chung, một lý tưởng vì Tổ quốc cao đẹp, vậy nhưng người đới lắm kẻ thối mốm, ác nhơn.
          Thế nên, bao sự hỗ trợ từ trên về, gia đình anh gần như không được thôn xã chú ý mấy, anh vẫn không màng mà vẫn ra sức lao động. Rồi lời đồn cũng bị bạt đi, bởi người lính chất phác tự chứng minh mình là nòi giống Việt, chẳng phải là đặc tình, đặc tiếc gì. Người làng lại dần đến với anh.
          Nhưng anh càng cố gắng lao động thì dường như số phận lại càng buộc anh đến phận nghèo. Đến nay, nhiều đồng đội của anh đã có mái nhà ấm cúng, có người nhà hai tầng, thì anh vẫn ở trong cái nhà dột nát. Có người nói rằng; chẳng qua vu khống là nhà cho được chứ nhà đâu mà nhà như rứa!.
          Anh lấy vợ, mưu sinh vật lộn khó khăn, sinh được 4 đứa con thì 3 đứa phải bỏ học tự kiếm ăn, riêng cháu út đang được đi học. Anh hy vọng, rồi đứa bé út sẽ không bỏ học vì bố mẹ quá khổ.
          Viết bài này cũng là để tỏ một lòng kêu gọi bạn bè trên trang Cu Làng Cát ủng hộ anh Hải, gom góp mỗi người chút đỉnh để dựng cho người lính Gạc Ma còn khó khăn này liếp nhà ấm cúng.
          Trong lần kỷ niệm 25 năm trận chiến đấu bảo vệ Gạc Ma, chúng ta nói được rất nhiều, tri ân bằng những ngôn từ sâu sắc và để nối dài những tấm lòng như thế, tôi xin kêu gọi bà con hỗ trợ anh Hải làm được căn nhà ước mơ. Bởi mỗi chúng ta ở phía đất liền được lớn lên đều có bóng dáng của của người ngoài biển đảo quê hương biển Đông đất nước.
          Tôi sẽ công bố mọi đóng góp của các bạn trên trang blog Cu Làng Cát như đã từng làm trong cuộc vận động gạo cho đồng bào Rục trước đây.
          Chúng tôi mở đợt kêu gọi này thực hiện trong vòng một đến hai tháng sẽ kết thúc với mong muốn có được 100 triệu đến 150 triệu để xây nhà cho anh Hải. Nếu nhiều hơn chúng tôi sẽ trích ra để hỗ trợ một số cựu binh khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình chút đỉnh vốn làm ăn.
          Địa chỉ ủng hộ anh Hải qua đầu mối nhà báo Dương Minh Phong
          Điện thoại: 0983194999
          Tài khoản số: 0161000185218

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam-Chi nhánh Quảng Bình.
Xin trân trọng cảm ơn bà con
P/S: Đây hoàn toàn là vấn đề nhân đạo, rất mong bà con ủng hộ và không suy còm men chỉ trích chính quyền địa phương).

Cu Làng Cát

(Blog Cu Làng Cát)

Một bài báo “tự diễn biến” lạ của vị Phó GS - TS Học viện Hành chính

Tôi thật sự khá ngạc nhiên khi đọc bài “Về quyền sở hữu đất đai trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992” đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử (bài đã bị gỡ xuống - TTHN), ký tên PGS, TS. Trần Thị Cúc Học viện Hành chính. Sau khi bài này được đăng trên internet, người ta đã gọi đây là một bài viết có nhiều quan điểm “lạ”. Đúng là nó quá “lạ”. Thật khó tin người viết lại là một phó giáo sư và cơ quan đăng tải nó lại là Tạp chí cộng sản.
Trong bài, có vẻ như bà PGS Trần Thị Cúc tán dương quan điểm nên thực hiện sở hữu tư nhân về đất nông nghiệp; đồng thời bà phê phán rằng sở hữu toàn dân về đất đai đã bộc lộ nhiều bất cập. Bà còn tán dương quan điểm trong bài “Sở hữu đất đai về tư nhân là tất yếu”.
Tôi đọc trong bài thì thấy đúng là có nhiều quan điểm “lạ”. Ví như đoạn này: “Sở hữu tư nhân, đặc biệt đối với đất nông nghiệp cũng có nghĩa là thực hiện mục tiêu của cách mạng dân tộc Việt Nam là bảo đảm nguyên tắc “người cày có ruộng”, khi mà 70% dân số nước ta sinh sống ở nông thôn và liên quan tới nghề nông”.
Choáng! Không hiểu bà phó giáo sư lấy nguyên tắc này ở đâu ra, hiểu như thế nào. Nay xin trích lại một đoạn trong Chánh cương, sách lược vắn tắt do đồng chí Nguyễn Ái Quốc soạn thảo
Từ năm 1930 có ghi: Đảng “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập. Dựng ra chính phủ công nông binh... Thâu hết sản nghiệp lớn… của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nông binh quản lý. Thâu hết ruộng đất của đề quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo”. “Người cày có ruộng” hoàn toàn khác so với “tư nhân hoá ruộng đất” thưa bà Phó giáo sư! Chưa bao giờ trong đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định “người cày có ruộng” là “tư nhân hoá đất ruộng” như bà hiểu. Nếu như thế thì còn đâu là mục tiêu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa nói chung. Lẽ nào một phó giáo sư của một Học viện Hành chính của Đảng lại có thể có cách hiểu “lạ” như vậy.
Trong bài viết của mình, bà phó giáo sư Cúc cũng có nói đến những bất cập trong chế định sở hữu toàn dân về đất đai như sau:” Khái niệm sở hữu toàn dân được quy định trong Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai năm 2003, trong khi đó Luật Dân sự năm 2005 lại quy định, đất đai thuộc sở hữu nhà nước. Hai khái niệm này là khác nhau về chủ thể, nhưng trên thực tế nhiều người lại hiểu là một. Về mặt pháp lý, khái niệm sở hữu toàn dân là không rõ ràng về mặt chủ thể, khách thể và nội dung của quyền sở hữu. Khái niệm sở hữu toàn dân không phải là khái niệm pháp lý, cũng không phải là khái niệm kinh tế, mà là khái niệm mang tính chính trị. Khái niệm không rõ ràng dễ dẫn đến sự lạm quyền của một số cán bộ nhà nước, dẫn đến lãng phí nguồn lực đất đai của người sử dụng đất.
Quy định về sở hữu toàn dân đối với đất đai chưa được cụ thể hóa một cách đầy đủ, chưa làm rõ được quyền của “toàn dân” với tư cách là chủ sở hữu. Trên thực tế, các quy định hiện hành của Hiến pháp chưa giải quyết hài hòa về lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất; lợi ích của Nhà nước với người dân có đất bị thu hồi chưa được bảo đảm tương xứng, dẫn đến việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này còn nhiều; tình hình khiếu nại, tranh chấp về đất đai còn diễn biến phức tạp.
Theo tổng kết của ngành Thanh tra, thì khiếu kiện đất đai chiếm tới 70 - 80% trong tổng số khiếu kiện, nguyên nhân là do thu hồi đất trên quy mô lớn, đền bù giá rẻ, nông dân mất tư liệu sản xuất, con cái của họ không có việc làm, dễ sa vào tệ nạn xã hội”. Từ đó, bà còn “chém gió”: “Quy định về chế độ sở hữu toàn dân đối với tất cả các loại đất là không phù hợp với thông lệ quốc tế, cản trở sự phát triển của dân tộc theo dòng chảy tiến bộ của nhân loại (!).
Trong khi chê chế định sở hữu toàn dân về đất đai còn nhiều bất cập nhưng đoạn cuối bài viết, bà Cúc vẫn kiến nghị: “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần tiếp tục khẳng định hình thức sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với đất công cộng, đất rừng nguyên sinh, tài nguyên dưới lòng đất và tài nguyên khác”. Thật là một kiểu lập luận phi lô-gic.
Đọc những dòng bà Cúc viết về các bất cập của sở hữu toàn dân về đất đai, quả thực tôi thấy nó chưa thực sự thuyết phục, có vẻ như nó được copy ở đâu đó về chứ không phải là các quan điểm khoa học, có căn cứ lý luận và thực tiễn. Thưa bà, xin bà chỉ ra chỗ nào Hiến pháp “chưa làm rõ quyền của toàn dân”, “chưa giải quyêt hài hoà lợi ích…”, “lợi ích của Nhà nước với người dân có đất bị thu hồi chưa được bảo đảm tương xứng, dẫn đến việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này còn nhiều; tình hình khiếu nại, tranh chấp về đất đai còn diễn biến phức tạp”…hay bà chỉ “ăn theo nói leo” vô tội vạ. Xin nêu ý kiến của mấy chuyên gia để bà tham khảo: “GS, TSKH Đặng Hùng Võ không đồng tình với quan điểm sở hữu toàn dân về đất đai là nguyên nhân của tiêu cực, tham nhũng. Ông phân tích: “Hiện nay đúng là có chuyện một số nơi đang lạm dụng trong thu hồi đất nhưng tôi khẳng định việc này không liên quan đến câu chuyện sở hữu. Chúng ta đừng tưởng sở hữu toàn dân thì Nhà nước có quyền này một cách rất thoải mái. Luật Đất đai năm 2003 quy định rõ những trường hợp nào thì Nhà nước mới thu hồi. Chỉ có điều khi thực hiện luật, nhiều nơi tự tiện mở rộng quyền này. Vấn đề cần sửa là cơ chế thu hồi đất”.
Tại cuộc họp báo tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho biết, phần lớn tổng kết việc thực hiện Hiến pháp năm 1992 của các tỉnh, thành phố và 30 bộ, ngành đều đề nghị giữ nguyên chế định đất đai thuộc sở hữu toàn dân trong Hiến pháp, nhấn mạnh cần chú trọng hơn quá trình thể chế hóa chế định này vào các luật và nghị định. PGS, TS Dương Đăng Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự kinh tế (Bộ Tư pháp) cũng cho rằng, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai không phải là nguyên nhân gây sự gia tăng khiếu kiện mà chủ yếu là do khâu hành pháp, điều hành, quản lý đất đai. Dân đi biểu tình, khiếu nại tố cáo không bao giờ nói rằng, đòi xóa bỏ ngay chế độ sở hữu toàn dân và dân cũng không yêu cầu xác lập ngay chế độ sở hữu tư nhân về đất đai mà dân chỉ nêu những vấn đề cụ thể xuất phát từ khâu thực thi pháp luật. Cho nên, nhiệm vụ bây giờ là phải làm những việc đó chứ không phải thay đổi chế độ sở hữu về đất đai.
Tôi không dám nói đây là một bài viết “tự diễn biến”, có thể bà Cúc viết ra với nhiều tâm huyết nhưng chỉ khuyên bà viết ra những gì nên suy nghĩ cho kỹ, hiểu cho đúng rồi hãy viết, chứ viết kiểu này thì đúng là lợi bất cập hại….
Nguyễn Văn Minh - Báo QĐND

Lê Ngọc Thống - Đòn phản công vào "tử huyệt bất khả kháng" của hải quân tác chiến tầm xa địch

Tấn công vào một mục tiêu nào mà sự chiến thắng sẽ làm rúng động toàn bộ chiến dịch hay ảnh hưởng sống còn đến kết quả chiến dịch…thì mục tiêu đó được coi là “tử huyệt”.
Thực tế trong chiến tranh, có những “tử huyệt” của địch, để phát hiện ra nó không phải dễ dàng, đơn giản, mà cần có những bộ óc sáng suốt của những vị tướng tài, của một bộ tham mưu tài giỏi đầy kinh nghiệm chiến trận mới “nhìn thấy” cái mà ngay địch cũng không thể “nhìn thấy”. Vì loại “tử huyệt” này nó tồn tại lịch sử và khách quan, có khi ngay trước mắt nhưng chẳng ai “nhìn thấy” và cũng có khi chỉ chịu lộ ra trước những tác động, hoạt động quân sự của đôi bên như bày mưu, cài thế… mà thôi.
“Buôn Ma Thuột” trong chiến dịch mùa xuân năm 1975 là “tử huyệt” thuộc kiểu loại đó.
Nhưng thực tế cũng có những “tử huyệt” thì dù có che giấu kiểu gì cũng không thể được vì nó tồn tại mang tính bắt buộc, tính nguyên tắc và tính khoa học, cho nên chẳng cần kinh nghiệm và nhãn quan quân sự vẫn rất dễ nhận biết và ai cũng “nhìn thấy”.
Tử huyệt loại này gọi là “bất khả kháng”.
Trong cuộc chiến tranh thống nhất đất nước thì “2 con đường mang tên Hồ Chí Minh” là “tử huyệt bất khả kháng” của chúng ta mà Mỹ-Ngụy nhận thấy, vì chúng ta không còn con đường nào khác. Nếu Mỹ ngăn chặn được sự vận chuyển, hoạt động của của chúng ta trên 2 con đường này thì coi như cách mạng miền Nam, các lực lượng vũ trang miền Nam không cần đánh cũng tan rã, bị tiêu diệt.
Vậy “tử huyệt bất khả kháng” của lực lượng hải quân tác chiến tầm xa (HQTX) khi đối đầu với lực lượng hải quân tác chiến tầm gần (HQTG) và lực lượng phòng thủ bờ biển là ở đâu?
Có thể nói, phương án tác chiến của HQTX mà các cường quốc biển thực hiện để tấn công từ hướng biển vào một quốc gia nào đó đều có hình thức chung, dù trên thế giới mới chỉ có Mỹ thực hiện, đó là: Bắt đầu bằng đòn tấn công của tên lửa tầm xa từ tàu ngầm, tàu mặt nước vào hệ thống phòng thủ biển, trung tâm quân sự, kinh tế quan trọng, hệ thống TTLL, Radar... Tiếp theo máy bay từ tàu sân bay xuất kích tấn công để làm chủ vùng trời, truy tìm tiêu diệt tàu ngầm, tàu mặt nước đối phương. Cuối cùng là lực lượng lính thủy đánh bộ từ các tàu đổ bộ cỡ lớn LPD, LCAC…đổ bộ vào bờ.
Một chiến dịch tấn công của HQTX phát động bao gồm một loạt giai đoạn từ A đến Z và các đòn tấn công trên được coi là giai đoạn cuối cùng là Z. Nếu quốc gia nào chỉ “nhìn thấy” đòn cuối cùng, nghĩ nhiều về nó thì có khi hoảng loạn, thiếu tự tin, bi quan…dẫn đến tê liệt ý chí phản kháng. Vì, quả thật, đây là sức mạnh khủng khiếp mà sức chịu đựng thì khả năng có hạn.
Tuy nhiên, đòn cuối cùng này có thực hiện được trọn vẹn hay không, có phát huy toàn bộ sức mạnh hỏa lực hay không và trong một thời gian đã định hay không…thì còn phụ thuộc rất nhiều một loạt kế hoạch tác chiến khác như kỹ thuật, hậu cần, dịch vụ…mà thiếu nó lực lượng tuyến đầu dù có thực hiện phương châm tác chiến “đánh nhanh, thắng nhanh” cũng không dám mạo hiểm triển khai tấn công.
Điều gì sẽ xảy ra nếu như không thể “đánh nhanh thắng nhanh” mà không có lực lượng tiếp tế khi hết tên lửa, hết dầu, hết nước ngọt hay hỏng hóc trong khi chưa đánh quỵ được đối phương?
Rõ ràng, những sự phụ thuộc mang tính bắt buộc… này chính là “tử huyệt bất khả kháng” của địch. Nếu HQTG chủ động “tránh thế mạnh ban đầu của địch”, ưu tiên cho nhiệm vụ tác chiến tiêu diệt lực lượng hậu cần, kỹ thuật của địch chính là đòn đánh vào tử huyệt.
Còn nhớ trong cuộc chiến chống Nguyên Mông lần thứ 3. Sử sách không ghi diễn biến cụ thể, chỉ biết là đối đầu với hơn 400 thuyền chiến của Ô Mã Nhi tại cửa biển Vân Đồn, "hải quân bờ" của Trần Khánh Dư-vị tướng đánh thủy giỏi nhất Đại Việt lúc bấy giờ, đại bại. Trước khi tự trói chịu tội ông tướng nhà Trần phát hiện lẻo đẻo đằng sau có một đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ do không kịp theo đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi, vậy là gom góp "tàn quân" Trần Khánh Dư diệt gọn đoàn thuyền này.
Lịch sử đã ghi nhận dù có hay chưa có 400 thuyền chiến của Ô Mã Nhi thì vua tôi nhà Trần cũng bị buộc phải rời Thăng Long để tránh sức mạnh của quân bộ Thoát Hoan, và do đó, điều Thoát Hoan cần nhất, mang tính sống còn là đoàn thuyền lương củaTrương Văn Hổ chứ chưa phải là đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi. Không có lương thực trong khi ở ngay nơi “vườn không nhà trống” thì có thêm 400 hay 1000 thuyền chiến của Ô Mã Nhi cũng bằng không mà còn nguy hiểm hơn.
Không rõ là do “vô tình hay hữu ý”, tướng Trần Khánh Dư đã chơi một đòn cực hiểm buộc Thoát Hoan chỉ có một mệnh lệnh rút quân là thượng sách, logic quân sự mà chẳng ai chê trách. Và, Ô Mã Nhi với 400 thuyền chiến trong trận “lượt về” trên sông Bạch Đằng kết quả thế nào ta đã rõ.
Như vậy, có thể nói, phát hiện và chọn mục tiêu có tính chất “tử huyệt” để tấn công của HQTG là cực kỳ quan trọng.
Nhưng, tấn công như thế nào để tiêu diệt nó mới là điều quyết định.
Đương nhiên là phải dùng lối đánh tập kích bất ngờ, nhưng tấn công vào thời điểm nào, ở đâu…thì còn tùy thuộc vào tuyến xuất phát tấn công của địch, đặc biệt vào địa hình khu vực xảy ra tác chiến, bởi lẽ điều này nó quyết định đội hình tấn công của HQTX.
Dứt khoát trong khu vực Biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa, đội hình tham gia tác chiến của địch sẽ chỉ có thể là dài. Và, đây chính là “tử huyệt bất khả kháng” của đối phương.
Với một chiều dài bờ biển hơn 3000km và với hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ như của Việt Nam ta, thì phối hợp lực lượng (nhanh, thấp, sâu, uy lực mạnh) tập kích từ nhiều hướng là đòn cực kỳ lợi hại, khó chống đỡ của địch, là đòn đánh sở trường của Hải quân Việt, sát tinh với đội hình dài.
Do sở trường, sở đoản của lực lượng HQTX và HQTG khác nhau và thực tế chiến tranh giữa 2 lực lượng này chỉ xảy ra giữa Mỹ với đối thủ quá yếu cho nên chưa có kiểm nghiệm, khẳng định được sự lợi hại của 2 lực lượng HQTX và HQTG đối đầu sẽ như thế nào. Nhưng nếu như nói rằng lực lượng HQTX và HQTG đều giống nhau về vũ khí, còn phương tiện mang nó, HQTX hiện đại hơn, to lớn hơn thì không sai, để rồi, từ đó suy ra rằng, HQTX sẽ luôn luôn làm chủ khu vực tác chiến là quá vội vàng, chủ quan.
Có thể thấy, qua cuộc chiến Falklands/Malvinas giới quân sự đã quá rõ những “tử huyệt” của lực lượng hải quân khi tác chiến tầm xa cách căn cứ hàng ngàn hải lý mà lực lượng hỗ trợ thiếu trước hụt sau. Nếu lúc đó hải quân Argentina bản lĩnh hơn một chút, thêm một chút “sức rướn” là Hải quân Anh quốc bị ôm hận.
Với Việt Nam, liệu có một cuộc tấn công của lực lượng HQTX của kẻ thù vào lãnh thổ hay không?
Giả sử (nếu Trung Quốc) dùng lực lượng hải quân, sử dụng hình thức tác chiến như trên với Việt Nam thì đương nhiên quy mô, phạm vi không chỉ dừng lại ở đó mà họ sẽ triển khai bao gồm trên không, trên biển và trên bộ, nghĩa là không chỉ mỗi hải quân tác chiến. Đây là một cuộc chiến tranh tổng lực, chiến tranh lớn giữa 2 quốc gia láng giềng.
Trong tình hình bối cảnh hiện nay, đây là điều khó xảy ra vì những bộ óc sáng suốt của cả 2 bên đều biết chắc chắn cuộc chiến sẽ không có ai thắng.
Lịch sử chống ngoại xâm phương Bắc của Việt Nam có một điều cứ giống như “lời nguyền” rằng: “Những lúc nào Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng, kỹ lưỡng thì quân phương Bắc tràn sang không sớm thì muộn đều bị “OUT”, cũng đáng để cho giới nghiên cứu suy nghĩ.
Tuy nhiên, sự đụng độ hải quân của Trung – Việt bởi 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974 và một số đảo đá ngầm của Trường Sa năm 1988) là rất dễ xảy ra, là nguy cơ tiểm ẩn nguy hiểm.
Dùng lực lượng Hải quân tấn công đánh chiếm Trường Sa và 80% diện tích Biển Đông là không có gì phải nghi ngờ về âm mưu, đã, đang hành động của Trung Quốc. Nhưng tấn công Trường Sa mà không tổ chức để đánh quỵ lực lượng phòng thủ biển Việt Nam thì…chỉ có mấy viên tướng nghỉ hưu (của Trung Quốc) chỉ huy mới dành được chiến thắng, còn Bộ tham mưu Trung Quốc hiện nay là không thể.
Vì vậy, chỉ còn cách là phải tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực như ở trên hòng đánh quỵ khả năng phòng thủ của Việt Nam, mà như vậy thì…lại khó xảy ra như đã phân tích trên.
Rốt cuộc, khả năng Trường Sa bị tấn công hay không lại phụ thuộc vào sức mạnh của bờ. Nói như ông cựu Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam: “Bờ có vững đảo mới yên” là hoàn toàn chính xác.
Có một điều mà chỉ giới quân sự mới biết và hiểu, rằng, khi tấn công Trường Sa thì không có nghĩa là Hoàng Sa và thậm chí Biển Đông nằm ngoài khu vực xảy ra tác chiến. Tư tưởng, nghệ thuật quân sự Việt Nam, bản lĩnh Việt Nam đã, đang và sẽ không phủ nhận điều này.
Việt Nam đã qua rồi thời kỳ luôn dùng chiến thuật để bù đắp sự thiếu hụt về công nghệ. Thế hệ tướng lĩnh, binh sỹ Việt Nam hôm nay sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu với kẻ thù bảo vệ Tổ quốc thuận lợi hơn nhiều lần so với cha anh. Đó là, có sự chuẩn bị bài bản, kỹ càng; không chênh lệch quá lớn về sự hiện đại (chất lượng) của vũ khí; những kinh nghiệm quý báu chỉ có từ máu xương mà thế hệ cha anh để lại từ 2 cuộc chiến tranh với Pháp, Mỹ.
Trên thế giới, ngoại trừ hải quân Mỹ thì chưa có một lực lượng hải quân của quốc gia nào có đủ khả năng đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết cho việc tác chiến tầm xa (cách căn cứ hàng ngàn hải lý).
Trung Quốc đang phấn đấu “Mỹ có cái gì thì Trung Quốc có cái đó”, nhưng xem ra thời gian không phải được tính bằng một con số. Trong khi đang loay hoay để thoát khỏi sự bao vây của Mỹ, Nhật, Úc…ra khỏi chuỗi đảo thứ nhất, cho nên, Biển Đông là vị trí không gần cũng không xa với Hải quân Trung Quốc, là nơi họ dành mọi nỗ lực sức mạnh, ưu tiên lực lượng, để tiến ra TBD bằng hướng này.
Tiến ra phía Nam để có mặt ở TBD với Trung Quốc không quan trọng và rất dễ dàng, nhưng cách tiến ra như thế nào mới là quan trọng. Nếu vừa tiến vừa chiếm chắc sẽ không thành công vì, Nhật Bản tuy vậy nhưng chưa từng chống xâm lược, còn Việt Nam thì đã quá nhiều lần với mọi đối thủ. Bởi vậy, con đường hòa bình – con đường không bao giờ có tử huyệt là con đường nhanh nhất để Trung Quốc tiến ra TBD.
Lê Ngọc Thống
13-3-13

Nhà nước Việt Nam bị phỏng lửa ... vì chơi với lửa

Dân Việt Nam thử nghiệm điều cấm kỵ khi tranh luận về sự độc đảng của đảng Cộng sản
(AFP) - Khi các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam yêu cầu công chúng đóng góp ý kiến để sửa đổi hiến pháp, họ đã không nghĩ đến việc góp ý này đưa đến một cuộc tranh luận bất ngờ về sự độc quyền của đảng.
Cái tưởng chừng như chỉ làm cho có, đã trở nên một cuộc tranh luận công khai và sôi nổi -- về những chủ đề như nhân quyền và quyền sở hữu đất đai -- khắp nơi từ hệ thống truyền hình của nhà nước cho đến những trang mạng của những người bất đồng chính kiến.
Sự xôn xao bắt đầu khi 72 nhà trí thức có uy tín đã nộp cho Quốc Hội một bản kiến nghị hôm tháng Một như là một phần của tiến trình góp ý thay đổi hiến pháp, bản kiến nghị này kêu gọi một nền dân chủ đa đảng, tôn trọng nhân quyền, quyền tư hữu đất đai và một quân đội chỉ để phục vụ nhân dân chứ không nhằm phục vụ đảng.
Họ cũng kêu gọi bỏ Điều 4 trong hiến pháp hiện hành, là điều luật bảo vệ sự độc quyền lãnh đạo của đảng, và tam quyền phân lập, tách rời ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp ra khỏi nhau – những đòi hỏi mang tính cách mạng này ở một đất nước độc đảng đã và đang lan nhanh như lửa trên mạng internet.
“Người Việt Nam đủ mọi giới mọi thành phần trong xã hội, bao gồm cả đảng viên, đang kêu gọi hủy bỏ Điều 4 trong hiến pháp. Đây là điều cần thiết cho nhân dân và ngay chính cho đảng,” nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng ông Nguyễn Thanh Giang, một trong những người ký bản kiến nghị nói với hãng thông tấn AFP.
Bảo đảm tính ưu thế này của đảng Cộng sản, Điều 4 đã “đưa đến sự tham nhũng và lạm dụng quyền lực,” và cho phép giới lãnh đạo vô tránh trách nhiệm “hoàn toàn xa rời với thực tế và là một trở ngại cho sự phát triển của Việt Nam,” ông nói thêm.
Hiện đang có gần 6000 người ký tên vào bản kiến nghị này -- thời gian đóng góp ý kiến công khai cho sửa đổi hiến pháp sẽ chấm dứt vào ngày 31 tháng Ba – và bản kiến nghị cũng được sự ủng hộ của một tầng lớp đảng viên.
Thứ trưởng bộ tư pháp ông Hoàng Thế Liên còn kêu gọi sự gia tăng kiểm soát quyền lực của đảng “để chống lại sự lạm dụng quyền lực và độc quyền,” qua một cuộc thảo luận trên mạng được nhà nước tổ chức.
Các nhà lãnh đạo đảng và nhà nước đã không đưa ra những đề nghị nào một cách cụ thể, về những thay đổi họ muốn cho sự thay đỗi hiến pháp lần này, hiến pháp hiện nay được chấp thuận lần đầu tiên năm 1946 và đã được sửa đổi bốn lần kể từ lúc đó – lần cuối là năm 1992.
Được thành lập năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa đất nước đến độc lập từ tay người Pháp và rồi cuộc chiến thắng người Mỹ trong một chiến đẫm máu kéo dài cả thập kỷ.
Đảng đã cầm quyền như là một nhà nước độc đảng kể từ năm 1975. Đảng kiểm soát khắt khe những tranh luận công cộng và thường xuyên bỏ tù người bất đồng chính kiến – là những người đặt vấn đề với hệ thống chính trị hay kêu gọi cho một sự thay đổi.
Khoảng chừng 25 năm sau khi đảng khởi đầu sự cải cách kinh tế, Việt Nam đang ở trong tình trạng khó khăn kinh tế, mà giới chuyên gia và dư luận của quần chúng đổ lỗi cho sự quản lý kém cỏi. Điều này gây nên sự xói mòn niềm tin vào sự lãnh đạo của đảng.
Trong một động thái mang tính tiến bộ và hợp pháp, các nhà lãnh đạo Việt Nam thường hỏi ý kiến của quần chúng -- mặc dù chỉ là một màn diễn cho có -- về những vấn đề mang tính chính sách. Nhưng với sự bất mãn của quần chúng lên cao độ, việc góp ý để sửa đổi hiến pháp lần này đã thực sự chạm nọc.
“Việt Nam đang mất định hướng,” giáo sư Jonathan London, Ban Nghiên cứu Á châu và Thế giới của Đại học Hong Kong nói, ông nói thêm là giới lãnh đạo “phải lắm bối rối.”
“Ý nghĩa thật sự về những điều đang xảy ra gần đây không nằm ở chỗ là sẽ đưa đến bất cứ những cải cách nào ngay lập tức, khó mà xảy ra như thế, nhưng có hay không và ở mức độ nào những biến chuyển này sẽ gây nên trong một môi trường chính trị đang dần biến đổi,” ông nói.
Đảng Cộng sản đã phản công, thành phần chóp bu của đảng đã có những lời cảnh cáo nghiêm khắc dành cho những ai dùng tiến trình lấy ý kiến này để “phá hoại đảng”.
Viên chức đảng đã cảnh cáo là hiện không có chính sách cho phép sở hữu đất đai – là một vấn đề nhạy cảm khi tranh chấp đất đai hiện chiếm hơn 70 phần trăm những kiện tụng của người dân đối với chính quyền địa phương.
Khi nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đưa lên blog của ông bài viết chỉ trích lãnh đạo đảng và nhà nước -- đặc biệt là ông Tổng Bí thư đảng khi ông này tuyên bố những người đòi hỏi cải cách là một dấu hiệu của “suy thoái đạo đức” – ông nhà báo này bị sa thải khỏi tờ báo do nhà nước làm chủ.
“Nếu một ngày tôi phải vào tù, thì chắc chắn là nhà tù Cộng sản, bởi vì tôi khao khát Tự do,” ông viết trong bài thơ mang tên “Tự Do”, và cũng như bài viết ông đưa lên mạng, bài thơ được cư dân mạng đón đọc và chuyền nhau rất nồng nhiệt.
Với sự ủng hộ dành cho ông Kiên và bản kiến nghị càng lúc càng có thêm người ủng hộ một cách nhanh chóng, tuồng như những tiếng nói ngoài luồng, không chính thống này sẽ không dễ gì bị bịt miệng.
“Chúng ta chậm trễ với cải cách chính trị đã 37 năm qua,” một cựu viên chức cao cấp của nhà nước ông Nguyễn Trung nói qua một bức thư ngỏ gởi cho những nhà lãnh đạo ở Hà Nội, ám chỉ đến thời điểm đảng cộng sản cầm quyền kiểm soát nước Việt Nam thống nhất.
Nguồn: Vietnamese test taboo on debating communist monopoly. Agence France-Presse, 9 March 2013
 © DCVOnline

5 câu chuyện đắng lòng về "tật xấu" người Việt ở nước ngoài

 
Về thói xấu của người Việt, nếu nói rộng ra là yếu tố phi văn hoá trong cộng đồng người Việt. Trong xã hội cũng có nhiều thái độ ứng xử khác nhau, nhưng phổ biến nhất là 2 dạng thái độ sau:
Thứ nhất: không thừa nhận, cho rằng đó là cá biệt, nói ra sợ xấu, bạn bè biết, không chơi với mình nữa, nặng tư tưởng "tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại"... "đóng cửa trong nhà bảo nhau"... Quan điểm đó đúng là yêu đất nước, con người Việt Nam thật! Xong đó là cách yêu thụ động, yếm thế... rất có hại.
Thứ hai: thẳng thắn thừa nhận, chỉ rõ những hiện tượng xấu trong văn hoá Việt... từ đó nhận thức lại, tuyên truyền, giáo dục xây dựng nếp sống văn hoá ứng xử văn minh. Đây là cách yêu dũng cảm, có trách nhiệm đối với đất nước, đối với dân tộc.... Tôi ủng hộ quan điểm thứ hai.
Trong phạm vi nhỏ xin kể cho các bạn nghe về một trong những thói xấu của người Việt mà tôi là người trong cuộc, câu chuyện theo thứ tự thời gian.
Chuyện thứ nhất: Năm 2002, tôi có mặt trong một đoàn công tác, được đối tác mời đi làm việc tại Hàn Quốc, khách sạn nơi chúng tôi ở là khách sạn 4 sao nằm ở đông nam thủ đô Seoul và đương đối xa, và lại ở thời điểm đấy, nên tôi nghĩ chắc không có khách Việt Nam ở đây. Một lần, tôi và anh bạn đi thang máy đi từ tầng hầm lên tầng 6, nơi phòng chúng tôi ở.
Trong thang máy chỉ có 2 anh em nên chúng tôi nói chuyện thoải mái, khi cầu thang tầng dừng ở tầng 2 có 4 người khách vào thì chúng tôi không nói chuyện nữa và cứ nghĩ họ là người Trung Quốc, trong cầu thang họ nhìn chúng tôi bằng con mắt không mấy thân thiện mặc dù họ biết chúng tôi nói chuyện bằng Việt. Lên tầng 5 họ ra khỏi thang và nói chuyện với nhau bằng tiếng.... Việt, lúc đó tôi thực sự ngạc nhiên... nếu tôi là người vào sau nghe tiếng và biết họ là người Việt thì tôi sẽ hỏi ngay "ơ xin lỗi, các anh đến đây lâu chưa.....". Tôi cứ nghĩ mãi không biết tại sao?
Chuyện thứ 2: Năm 2004, tôi được cử làm trưởng đoàn đi công tác Thái Lan, vì đã đi nhiều lần nên tôi dặn anh em rất kỹ, từng chi tiết một: ăn ở, sử dụng thiết bị sinh hoạt.... Khi đến khách sạn thì họ bố trí sẵn tôi và anh bạn phiên dịch ở tầng 2 còn anh em trong đoàn ở tầng 17, chúng tôi lên phòng và chờ nhân viên lễ tân mang đồ lên.
Mệt nên ai cũng nằm nghỉ, phiên dịch cũng kịp thông báo cho mọi người cách sử dụng thiết bị, danh sách phòng và điện thoại... Không thấy tạp vụ mang đồ lên, nên anh bạn phiên dịch gọi xuống lễ tân nhắc chuyển hành lý lên, họ nói chờ chút ít vì đã chuyển... Chờ mãi không thấy nên chúng tôi đi ăn cơm ở tầng 21, khi gặp mọi người, không thấy ai nói gì, khi xuống dừng ở tầng 17 để anh em ra... thì thấy đồ của tôi và anh bạn vứt chỏng chơ ờ hành lang ngay trước cầu thang mà ai cũng biết của ai vì đều ghi cụ thể họ tên… thật buồn.... Chắc họ nghĩ tôi và anh bạn phiên dịch được ưu ái hơn nên "cho mày chết".... nhưng còn buồn hơn là chuyện ăn uống.
Khách sạn họ phục vụ buffet, tôi cũng dặn anh em rất kỹ: có rất nhiều món ăn và có món không hợp nên: hãy đi một vòng tìm hiểu, sau đó lấy dần nếu ăn hết thì lấy tiếp... cực hạn chế để thức ăn thừa.... Không! Họ đâu có nghe "cứ đánh thẳng vào trung tâm" lấy thức ăn bạt mạng ... có ông ăn xong chơi hẳn một đĩa hoa quả to... 3 người ăn không hết... "miếng ăn là miếng nhục" họ đâu có đói khát, mà vấn đề là văn hoá... Cái giá trị phi vật thể nó kết tinh từ ngàn năm đọng lại trong mỗi con người Việt.
Một số anh em xấu hổ quá, tôi tiếp tục nhắc nhở, nhưng sau họ vẫn thế, cứ như cái chợ... thật buồn và sau đó tôi và một số người đi ăn cố ngồi thật xa đám người "đồng bào" đó sợ họ biết mình cũng đoàn. Dù hành động như vậy là không phải, nhưng xấu hổ quá đành vậy. Và tôi chợt nghĩ phải chăng khi ở Hàn Quốc mấy ông người Việt cũng không muốn chào hỏi làm quen chúng tôi cũng sợ như vậy.
Chuyện thứ 3: Năm 2007, tôi có một chuyến đi công tác tại Đài Loan, trong chuyến tham quan làm việc đoàn chúng tôi có ghé thăm hồ Nhật Nguyệt, một thắng cảnh đẹp ở miền trung Đài Loan. Sau khi thăm các ngôi chùa, chúng tôi đi vào các cửa hàng mua đồ lưu niệm và đặc sản địa phương. Tôi vào sau và chứng kiến một chị trong đoàn mua nhung hươu của một cô gái bán hàng người Việt quê ở Sa Đéc. Chúng tôi cũng hơi ngạc nhiên vì chỗ này rất hẻo lánh mà lại gặp người Việt, được nói với nhau bằng thứ tiếng của cha ông.
Cô gái nói chuyện lấy chồng người Đài Loan và bán hàng được 3 năm, cũng nói em bán hàng ở đây nhưng hầu như không mấy gặp được người Việt, nên gặp các anh các chị quí hoá quá.... Cô ta có một cô em gái khoảng trên 20 trông rất xinh, mũi cao, mặt trái xoan, có thân hình rất đẹp… cũng bán hàng nên cả đoàn đều xúm vào tán chuyện.
Khi tôi vào thấy cô chị nói: "Ở đây em bán 100$ một lạng nhưng gặp đồng hương em chỉ lấy giá vốn 70$" sau đó họ thống nhất là 200$ cho 3 lạng, ai cũng nghĩ đó là thật và tình cảm... Sau đó hai chị em cô gái bám chặt lấy chị mua hàng không cho chị tiếp xúc với ai cho đến khi tiễn lên cửa ô tô. Tôi và một số anh em khác sang một số quầy hàng khác thật ngạc nhiên: nhung hươu đúng hệt như vậy người bản xứ họ bán cho chúng tôi 25$ một lạng chưa mặc cả....
Tôi vội nhắc anh em: thôi chị ấy đã mua rồi, lên xe đừng nói cho chị ấy biết, không có "đêm lại không ngủ được". Có lẽ đến bây giờ chị ấy vẫn tưởng mình mua được nhung "ngoại" giá hợp lý. Biết nói thế nào đây nhỉ! người Việt như vậy có nhiều không? Đi nhiều tôi biết rất tiếc rằng nó lại không phải là thiểu số.
Chuyện thứ 4: Khi tôi ở Canada và Mỹ, ra đường liên tục phải chào "Hi", "Hello", phải cười, nhiều khi phải giơ tay đáp lễ... Nhất là đi bộ tập thể dục, từ xa họ đã cười, giơ tay chào... Con người nhìn nhau với ánh mắt thân thiện, tôn trọng. Nhưng cái văn hoá đó không thấm vào người Việt dù họ ở nước ngoài ba bốn chục năm.. Người Việt gặp nhau vẫn "làm ngơ".
ảnh minh họa
Đi siêu thị tôi biết người bán hàng và người mua đều là người Việt, họ vừa nói với bạn bè bằng tiếng Việt, thế mà khi mua, bán hàng thì họ nói với nhau bằng tiếng Anh mà thực tế tôi biết trình độ tiếng anh của họ cũng chỉ để mua hàng thôi, dù đã mấy chục năm ở nước ngoài. Hình như họ sợ mình là người Việt và sợ hơn nữa là quen với người Việt!
Chuyện thứ 5: Tôi đến các sân bay Mỹ, khi cần thông tin và nếu được đề nghị giúp đỡ, người dân Mỹ rất tận tình chu đáo. Một lần khi đến Sacramento, cần có điện thoại báo tin cho người bạn đến đón... Tôi đã gặp và làm quen với một chị người Việt. Để làm làm quen, mặc dù biết xong tôi vẫn giả vờ nói "Xin lỗi chị, bạn tôi đến đón tôi mà tôi không biết chỗ này là chỗ nào, xin hỏi chị chỗ này gọi là gì? Mục đích là để chị ấy biết tôi là người Việt ăn nói lễ phép đàng hoàng...
Chị ta trả lời "Chỗ lấy hành lý". Tôi hỏi tiếp: "Xin lỗi chị, điện thoại của tôi không roaming nên tôi có thể nhờ chị gọi dùm cho anh bạn đi đón ở đây không"? Chị ta ngần ngừ, người đi đón chị ta, có lẽ là chồng nói luôn "Không được". Tôi nói luôn "Vâng, xin cảm ơn anh" và hỏi luôn anh bạn người Mỹ đứng đó, anh ta vui vẻ đồng ý ngay, chị ấy nhìn tôi với ánh mắt ngượng nghịu. Sao thế nhỉ? tại sao người Việt lại đối xử với nhau như vậy nhỉ, có phải văn hoá không... Đúng đấy, nó lại là văn hoá, cái thứ vô hình đấy nó thấm vào mỗi con người, mỗi dân tộc.
Tiến sỹ Nguyễn Hữu Huấn
Số nhà 184 Mai Anh Tuấn, Ba Đình, Hà Nội.
Địa chỉ: greenworld1261@gmail.com 
(VTC News)

Mao Trạch Đông và những cách 'ham mê xác thịt quái đản'

Những suy thoái tinh thần kết quả từ cuộc khủng hoảng nông nghiệp và sự giận dữ đối với các cấp lãnh đạo đảng, những người mà Mao không có khả năng để làm việc, làm cho Mao trở nên ít xuất hiện, thay vì đó dành nhiều thời gian trên giường. Phòng Liên Xuân đang được cải tiến và tái trong bị nên những cuộc dạ vũ hàng tuần phải được dời sang Ðại Sảnh.
Sau khi Liên Xuân Phòng được chỉnh trang, một chiếc giường khổng lồ được đặt trong một căn phòng bên cạnh dành cho Mao nghỉ ngơi. Tôi vẫn thường xuyên có mặt trong những buổi dạ vũ nầy và dĩ nhiên là cũng tận mắt chứng kiến việc Mao dắt các em vũ nữ trẻ đẹp vào trong phòng nầy để cùng “nghỉ ngơi” với y.
Ðối với những vũ nữ nầy, việc được dâng hiến cho Mao, là một vinh dự không thể nào so sánh, vượt xa những giấc mơ thần tiên nhất của họ. Một số phụ nữ đã từ chối, họ thường là đứng tuổi và có học. Mọi người làm việc cho Mao đều được điều tra kỷ càng, các vũ nữ trẻ cũng không vượt qua nguyên tắc ấy. Việc điều tra kỷ lưỡng nhằm bảo đảm rằng các vũ nữ phải có lòng thán phục sâu sắt dành cho Chủ Tịch. Hầu hết trong số họ là con cháu của những nông dân nghèo khó, những người mang ơn Ðảng Cộng Sản Trung Quốc suốt đời. Mao đối với họ là thần thánh, là đấng sáng tạo.
Một cô vũ nữ họ Lưu chẳng hạn. Cuộc đời cô ta bắt đầu như một cô bé ăn mày. Cha cô chết sớm, hai mẹ con cô đành phải đi ăn xin lây lất. Khi Ðảng Cộng Sản cướp chính quyền cô ta chỉ mới 8, 9 tuổi và được chọn để huấn luyện trong Ðoàn Văn Công Bộ Ðội Không Quân. Ðảng Cộng Sản đã cứu cuộc đời nàng. Một cô gái khác là một đứa bé mồ côi, con của cha mẹ liệt sĩ. Cô bé chưa bao giờ được cắp sách đến trường, đảng đã cứu và huấn luyện cô thành diễn viên trong đoàn văn công của binh đoàn Ðường Sắt.
Ðối với hàng triệu triệu người dân Trung Quốc, được nhìn thấy bóng Mao đang đứng trên khán đài Thiên An Môn đã là một cơ hội mà họ luôn luôn ao ước, hồi hộp. Một vài người may mắn có đặc quyền được bắt tay Mao có thể nhiều tuần sau cũng không muốn rửa tay. Thậm chí có những chuyện gần như mê tín dị đoan đã xảy ra như có nhiều người ở xa cũng gắng đến để mong được đụng lấy bàn tay của người mà đã may mắn bắt tay Mao trước đây để mong được nhận một thứ nhân điện chuyển sang người của y, gần như là thứ kinh nghiệm huyền bí.
Trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa, ngay cả trái xoài Mao gởi tặng công nhân cũng trở thành vật thánh, được tôn thờ trên bàn thờ và nước nấu từ một miếng xoài nhỏ để uống như một thứ thuốc tiên. Từ đó, hãy tưởng tượng đến cảm giác của một cô gái được đích thân Mao làm tình quả là kinh nghiệm có một không hai trong cuộc đời họ.
Nếu theo đúng định nghĩa thông dụng của hai chữ tình yêu giữa hai giới thì họ thật chẳng yêu thương gì Mao. Họ yêu ông ta như yêu một lãnh tụ vĩ đại, một vị cứu tinh, và ai cũng ý thức rằng mối liên hệ giữa Mao và họ chỉ làm tạm thời. Họ đều dưới hai mươi tuổi khi được dâng cho Mao. Khi Mao bắt đầu chán họ cũng là lúc nhiệm vụ của họ đã hoàn tất, họ lại tiếp tục đời sông bình thường và được các chàng nông dân cưới về làm vợ.
Nhưng điều quan trọng là ngay cả việc cưới hỏi cũng phải được phép Mao. Nếu không được phép của Mao, người đàn bà đó có thể bị Mao gọi trở lại dù đã có chồng. Mao không hề hiểu được một điều rằng các cô gái nọ đã nghĩ gì về y. Có lần, một cô gái trẻ nói với tôi “Mao Chủ Tịch rất là lạ, ông ta không hiểu sự khác nhau giữa tình yêu của một người đối với ông ta trong tư cách một lãnh tụ và đối với ông ta trong tư cách một con người, thế có ngộ không nhỉ.”
Các cô gái trẻ kính sợ khả năng tình dục khác thường của Mao tương tự như kính trọng uy thế chính trị cua ông ta. Mao hạnh phúc nhất và thỏa mãn nhất là khi cùng chung chăn chung gối với nhiều cô gái một lúc. Mao khuyến khích các cô giới thiệu ông ta những kiểu làm tình mới lạ.
Mao cho rằng việc thực tập tình dục theo quan niệm cổ xưa là phương pháp giúp cho ông ta mạnh khỏe, chẳng qua là một cái cớ để thỏa mãn lòng ham muốn xác thịt của y mà thôi. Sự hãnh diện được phục vụ cho lãnh tụ vĩ đại làm cho các cô không thể không diễn tả cho tôi, với tư cách một bác sĩ và là một nhân viên trong ban tham mưu của Mao, biết. Họ chẳng che dấu điều gì. Mao đưa và khuyến khích họ đọc cuốn chỉ dẫn về cách làm tình, cuốn “Bí mật tình dục của cô gái nhà quê”.
Sách viết theo lối cổ ngữ nên rất khó đọc. Các cô cứ nhờ tôi giải thích nên dần dần tôi cũng thuộc ráo nội dung của tác phẩm tình dục nầy. Một trong những cô gái tỏ ra biết ơn những gì cô ta đã học được và những gì mà Mao đã dạy, ngày nọ nàng ta thổ lộ với tôi “Mao Chủ Tịch thật vĩ đại ở mọi thứ, thật là say sưa, choáng váng.”
Tình dục của Mao không chỉ thể hiện với nữ giới mà thôi. Những thanh niên phục vụ cho Mao cũng phải đẹp trai và mạnh khỏe và một trong những nhiệm vụ của họ là đấm bóp cho Mao hàng đêm. Trong việc nắn bóp, Mao đòi hỏi cả ngọc hành của y cũng phải được nắn bóp. Vào năm 1960 một trong đám thanh niên phục vụ Mao không chịu làm công việc nầy và xin chuyển công tác. Trước khi đi y thổ lộ với tôi “Ðó là công việc của đàn bà chứ không phải đàn ông.” Tôi cũng đã chứng một dịp khác xảy ra trên xe lửa vào năm 1964, trong lúc một nam phục dịch chuẩn bị chỗ ngủ cho Mao thì Mao vồ lấy anh thanh niên để mò mẫm và ráng kéo anh ta vào giường ngủ của y.
Thoạt chứng kiến việc nầy tôi cho đó là triệu chứng đồng tính luyến ái, nhưng suy nghĩ kỹ tôi biết đó chẳng qua là biểu hiện của lòng tham dâm quá sức mà thôi. Trong ca kịch Trung Quốc, nhiều nam diễn viên trẻ đẹp đóng vai nữ và phục vụ tình dục cho các thương gia giàu hay các quan chức. Những tiểu thuyết khiêu dâm như Hồng Lâu Mộng hay Cánh Sen Vàng mà Mao rất thích đọc cũng có nhắc đến những chuyện đó.
Với một đời sống tình dục quá độ như Mao, việc nhiễm bệnh phong tình, hoa liễu là một việc không thể nào tránh khỏi. Một cô gái bị mắc bệnh nhiễm trùng âm hộ và vì vậy lây sang Mao. Tới phiên Mao lại làm lây sang những cô gái khác mà y chung đụng. Loại bệnh nầy chưa hẳn là nguy hiểm như giang mai, hoa liễu. Nó tạo ra nhiều khó chịu đối với đàn bà nhưng đối với đàn ông thì lại không có triệu chứng gì nặng nề. Mao chuyển cô gái bị y lây bệnh sang gặp tôi để xin chữa trị.
Cô gái chẳng những không buồn trái lại lấy đó làm hãnh diện. Bệnh tật được lây từ Mao Chủ Tịch là một danh dự, điều đó chứng tỏ sự gần gũi với Mao Chủ Tịch. Tuy nhiên việc chữa trị cho cô gái nầy chưa phải là hết bệnh vì Mao chính là người làm lây bệnh nầy. Cơn dịch chỉ được ngăn chận một khi chính Mao phải được chữa trị. Tôi muốn Mao tạm ngưng việc làm tình một thời gian. Mao chống chế cho rằng vì là bác sĩ, tôi có vẽ trầm trọng hóa vấn đề chứ bản thân y có cảm thấy đau đớn gì đâu.
Tôi nhấn mạnh với Mao rằng nếu không được chữa trị, Mao có thể làm lây cả cho Giang Thanh. Mao nghe lời thuyết phục của tôi chẳng khác gì chuyện tếu. Mao xua tay vừa cười vừa nói “Chuyện đó không thể nào xảy ra, tôi nói với bả từ lâu là tôi già cả rồi không thể làm chuyện đó được nữa.”
Tôi đề nghị với Mao rằng ít nhất ông ta cũng phải cho phép rửa sạch bộ phận đàn ông của y. Hàng đêm các cán bộ phục vụ vẫn lau người y bằng khăn tẩm nước nóng, Mao chưa hề thật sự tắm rửa. Bộ phận đàn ông của Mao chưa bao giờ được lau cho sạch. Mao bắt bẻ “tôi rửa bộ phận của tôi bên trong cơ thể của đàn bà.” Nghe Mao nói tôi muốn ói mửa. Sự khoái lạc xác thịt của Mao vượt khỏi sự chịu đựng của tôi. Mặc dù tôi cố gắng vẫn không làm sao ngăn chận được căn bệnh nơi Mao, ông ta mang căn bệnh nầy cho đến ngày cuối cùng trong cuộc đời.
(Trích hồi ký của một nhân vật thân cận Mao Trạch Đông) 
Nguyên Tác Hoa Ngữ: Mao Trạch Ðông, Tư Nhân Bác Sĩ Hồi Ký Lục
Bản tiếng Anh: The private life of Chairman Mao
Tác Giả: Bác Sĩ Lý Chí Thỏa
Trần Trung Ðạo trích lược dịch theo bản tiếng Anh có đối chiếu với nguyên tác Hoa ngữ.
Các tiểu đề là của người dịch.

Petrolimex: 'Ở Việt nam giá xăng dầu minh bạch nhất'

 
Lý giải về tính minh bạch của giá xăng dầu, Chủ tịch Petrolimex cho rằng, thế giới luôn biến động là nguyên nhân khiến giá trong nước tăng giảm theo. Trong quá trình hội nhập, Việt Nam phải chấp nhận luật chơi.
Tại cuộc họp báo thành lập Hiệp hội xăng dầu sáng 13/3, ông Bùi Ngọc Bảo - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho hay, giá cả xăng dầu ở Việt Nam, từ lâu được thực hiện theo các quy định, nghị định và quyết định của Chính phủ. "Chúng tôi cho rằng, riêng về lĩnh vực xăng dầu, giá cả xăng dầu là minh bạch nhất trong tất cả các loại hàng hiện nay", ông Bảo nói.
Theo Petrolimex, giá xăng dầu là minh bạch nhất trong tất cả các loại hàng hiện nay. Ảnh: Hoàng Hà
Theo ông Bảo, sở dĩ dư luận hay đặt câu hỏi minh bạch về giá xăng dầu là do giá trong nước phải phụ thuộc vào giá thế giới, một thứ không hề minh bạch. Ông Bảo phân tích, hiện không có cung cầu nào tác động đến giá thế giới để ngay ngày hôm sau, mức giá này biến động lên xuống một vài đôla nhanh như vậy. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, xăng dầu trong nước phải mua theo giá thế giới và Việt Nam "phải chấp nhận cuộc chơi quốc tế".
"Xăng dầu trong nước bị cuốn theo thứ chúng ta không đánh giá và phân tích được chính là giá thế giới", lãnh đạo Petrolimex cho hay.
Nghị định 84 quy định về giá và chi phí kinh doanh xăng dầu và doanh nghiệp phải tuân thủ. Giá xăng dầu phụ thuộc vào giá thế giới, tỷ giá và sắc thuế. Theo ông Bảo, phí kinh doanh xăng dầu 600 đồng mỗi lít là không đủ. Ngoài ra, hiện tại giá xăng dầu thế giới không ai tiên đoán được sẽ biến động ra sao.
Trao đổi bên lề với báo chí, một chuyên gia kinh tế thuộc Hiệp hội Xăng dầu cũng cho rằng, giá xăng dầu dựa trên giá cơ sở và hiện nay "không có cái gì minh bạch hơn giá xăng dầu". "Giá bán hiện nay rất cụ thể vì căn cứ vào giá cơ sở. Chỉ cần lắp công thức nhập vào bảng tính excel là có thể ra", ông cho hay.
Theo ông, "hạt sạn" trong kinh doanh xăng dầu không phải là giá cả mà chính là tạm nhập tái xuất. Đơn cử, doanh nghiệp có thể "nhập nhèm" giữa việc tạm nhập tái xuất sau đó bán ở thị trường Việt Nam để hưởng thuế. "Đơn cử, khai nhập 1.000 tấn xăng để xuất sang Lào nhưng sau đó lại bán ở nội địa thì được hưởng mức thuế, cộng thêm giá bán thì doanh nghiệp sẽ lãi đến mức nào", ông nói.
Cũng theo ông, việc cần làm là để xăng dầu tự điều tiết theo cơ chế thị trường để có sự cạnh tranh thực sự. Hiện nay có một số ông lớn nắm thị phần lớn nhưng do chưa có sự cạnh tranh, nên doanh nghiệp nắm thị phần bao nhiêu không quan trọng. Bởi vậy, dư luận không không nên quá nặng nề về chuyện độc quyền trong kinh doanh xăng dầu.
Theo chuyên gia này, bất cập hiện nay là doanh nghiệp Nhà nước lỗ bao nhiêu cũng không lo vì đã có nhà nước chịu. "Nếu là doanh nghiệp tư nhân thì đau xót lắm. Còn doanh nghiệp Nhà nước nhập 100, bán 1 đồng thì vẫn chấp nhận được vì lỗ có thể do chính sách", ông nói.
Ngày 13/3, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội thành lập Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA). Theo đó, ông Phan Thế Ruệ đã được bầu là Chủ tịch Hiệp hội. Đại hội cũng đã bầu Ban chấp hành gồm 29 thành viên, 9 phó Chủ tịch và một Tổng Thư ký Hiệp hội. Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam hiện có khoảng hơn 130 thành viên.
Theo ông Ruệ, VINPA sẽ là đầu mối liên hệ cho hội viên trong việc nghiên cứu, tổng hợp ý kiến của các hội viên để tham gia kiến nghị với các cơ quan nhà nước về chủ trương chính sách liên quan đến lĩnh vực xăng dầu đồng thời là cầu nối giữa doanh nghiệp và người dân.
Hoàng Lan

(VnExpress) 

Kami - Không thể lấy sự sợ hãi để biện minh cho việc thiếu minh bạch trong phản kháng chính trị

Kể từ khi chính quyền tổ chức cho nhân dân góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã có ba sự kiện lớn đáng chú ý của một bộ phận không nhỏ những người lên tiếng phản biện, việc làm này đã gây một hiệu ứng phản kháng chưa hề có đối với chính quyền. Đó là Kiến nghị góp ý hiến pháp của 72 vị nhân sĩ trí thức khởi xướng, tiếp theo là Tuyên bố của các công dân tự do, kế tiếp là Bản góp ý dự thảo HP của hội đồng Giám mục VN và Lời tuyên bố của Giáo hội Phật giáo VN thống nhất...
Có lẽ đây là lần đầu tiên thái độ phản kháng chính trị mang tính có tổ chức, được xuất hiện đồng loạt và kế tiếp của các đảng viên cộng sản, trí thức, nhân sĩ và các thành phần lao động khác đã và đang tiếp tục gây sóng gió cho nội bộ Đảng CSVNcũng như dư luận quần chúng. Và nó đã chính thức làm cho các nhà lãnh đạo đảng và chính quyền hết sức lo ngại và lo sợ. Đó chính là lý do vì sao lại có việc cả hệ thống chính trị được huy động vào cuộc để bày tỏ thái độ bài bác các hành động bị coi là chống đảng chống chế độ, và hé lộ các biện pháp cứng rắn sẽ được dùng xử lý các thành phần nói trên. Đặc biệt là những phản ứng mất bình tĩnh của các ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khi cho rằng các luồng ý kiến trong sửa đổi Hiến pháp là: "...cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức…" hay “...tuyên truyền vận động nhân dân chống lại Đảng, nhà nước, cái đó là ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn".
Gần đây trên báo Đai Đoàn kết, cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt nam có đăng  bài viết gọi những chữ ký của bà con nông dân ký nối tiếp chữ ký của 72 nhân sĩ trí thức là sự ngụy tạo có chủ đích, trong đó có viết "Thời gian qua, trên một số trang mạng có "giới thiệu” bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992, ký tên tập thể, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập... Ngoài một số người có chức danh và địa chỉ cụ thể, thì hầu hết là tên không có địa chỉ. Tìm hiểu của Đại Đoàn Kết tại Hà Tĩnh cho thấy, đa phần những cái tên này là không có thực và bị giả mạo""Ở một trang mạng, ngay dưới bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, những người chủ trang này đã đề rất rõ: "Để ký tên vào Lời kêu gọi này, xin đồng bào trong và ngoài nước gửi e-mail về địa chỉ "kiennghi***@gmail.com, ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có) và địa chỉ”. Vậy nhưng có tới 1/3 nếu như không muốn nói là một nửa trong số những người "ký tên” kiến nghị sửa đổi Hiến pháp chỉ là những cái tên hết sức chung chung không có địa chỉ cụ thể: "Lê Quý Lộc, công dân Việt Nam, TP HCM”, "Hoàng Văn Trường, làm ruộng, Hà Tĩnh”, "Trần Văn Pháp, nông dân, Đồng Nai”..."
Tất nhiên các đánh giá cho rằng hầu hết các chữ ký đều là giả mạo là một vấn đề đang gây tranh cãi. Khi mà bên phê phán và phản bác thì bằng mọi cách chứng minh rằng danh sách các cá nhân tham gia ký tên vào bản kiến nghị chỉ là những cái tên hết sức chung chung không có địa chỉ cụ thể. Và họ đặt câu hỏi: Tại sao những người nông dân chân chất chưa hề biết đến sự phát triển của mạng internet lại có thể dễ dàng thực hiện một cái "click” chuột để ký tên vào bản kiến nghị đòi thay đổi chế độ chính trị, thay đổi phương thức lãnh đạo đất nước? Theo họ đây là một "cách chơi” không sòng phẳng. Ngược lại theo những người khởi xướng phong trào hay người tham gia ký tên cho rằng để đề phòng việc chính quyền tìm biện pháp dọa dẫm, đàn áp những người ký kiến nghị, nên họ không đưa ra các chữ ký trực tiếp, cùng các địa chỉ cụ thể. Vì theo họ, từ kinh nghiệm xương máu của những lần ký các kiến nghị trước đây, khi (trang BVN) trung thực đưa chữ ký trực tiếp của người ký lên mạng, ngay sau đó không ít người có chữ ký và có ghi địa chỉ cụ thể đã bị truy bức, mà ông Trần Đức Quế, một cán bộ lão thành ở Hà Nội, đã bị truy bức đến 2 ngày rưỡi, là một ví dụ đắt giá, đã không cho phép chúng tôi ngây thơ dại dột quên đi trách nhiệm bảo vệ an toàn cho những người đã tin cậy gửi chữ ký đến chúng tôi.
Khách quan mà nói, về nguyên tắc nếu trong những kiến nghị hay các bản tuyên bố mang tính chất phản kháng chính trị, đối lập với chính quyền mà không cụ thể, chỉ dừng lại ở những cái tên hết sức chung chung không có địa chỉ cụ thể thì giá trị thuyết phục và độ tin cậy của nó sẽ giảm đi rất nhiều. Trước hết vì nó chỉ là một hình thức ký khống trên mạng ảo như hiện nay, nên có thể rất dễ bị mạo danh đối với những người không trung thực và người thích chạy theo bệnh thành tích. Nhưng quan trọng hơn cả, việc ký không trên mạng ảo là cơ hội có thể dấu được sự sợ hãi, một căn bệnh thâm căn cố đế của người Việt trong nhiều chục năm nay trong những sinh hoạt chính trị. Đây cũng là nhược điểm cần phải khắc phục, vì nó không chỉ tạo nên sự minh bạch cần thiết mà còn là điều kiện bắt buộc yêu cầu mỗi người khi đã dám đặt bút ký thì trước hết phải chuẩn bị cho mình một tinh thần trách nhiệm trước quyết định chính trị của mình. Và đặc biệt là lòng dũng cảm. Đừng để những thiếu sót như thế tạo ra những sơ hở để chính quyền có thể dựa vào để phản bác.
Trên thực tế ở các quốc gia dân chủ, việc lấy chữ ký các kiến nghị của công dân được ghi nhận trong hiến pháp và pháp luật. Công dân có quyền đề nghị các cấp chính quyền cách chức hoặc bãi nhiệm các quan chức dân cử nêu vi phạm pháp luật. Tuy nhiên với điều kiện bắt buộc là phải thu thập đủ số lượng chữ ký tối thiểu phải có, cần thiết của các cử tri theo quy định. Song một những yêu cầu là người tham gia ký, dù dưới bất kỳ hình thức nào cũng phải kèm theo bản sao (photo copy) giấy Chúng minh thư Nhân dân, có chữ ký của mình và kèm theo câu ghi rõ "Bản sao hợp pháp" (để đề phòng chống giả mạo). Đây cũng là một yêu cầu để đảm bảo tính minh bạch và khẳng định tính trung thực của các kiến nghị.
Ở Việt nam, việc ký tên vào các các bản Kiến nghị, các tuyên bố của các tập thể, hay cá nhân các công dân là một việc làm phù hợp với hiến pháp và pháp luật của Việt nam. Do vậy việc chính quyền tìm biện pháp dọa dẫm, đàn áp những người ký kiến nghị là một hành động vi phạm pháp luật. Không thể lấy việc sợ bị bị truy bức, hay sợ hãi để biện minh cho việc không đưa ra các chữ ký trực tiếp, cùng các địa chỉ cụ thể. Vì như thế là không đảm bảo tính minh bạch. Nếu họ ra tay đàn áp và truy bức thì chính là họ tạo lý do cho chúng ta sẽ tiếp tục kiến nghị phản đối theo phương thức non stop. Chứ không thể vì sợ bị truy bức, đàn áp hay trả thù mà không dám công khai, vì như thế giá trị của lòng dũng cảm trong các phản kháng chính trị của mỗi cá nhân sẽ không còn ý nghĩa như chúng ta tưởng. Nếu như đó chỉ là quan điểm của những người khởi xướng phong trào mà không phải là yêu cầu của những người tham gia ký tên thì cũng phải làm rõ.
Ai trong chúng ta, kể cả những người đặt bút ký tên vào các văn bản Kiến nghị, Tuyên bố hay Thỉnh nguyện thư. v.v... đều xác định và hiểu rõ những ý nguyện họ đặt bút ký nêu trên gửi cho chính quyền là vô ích, vì chắc chắn chính quyền sẽ không bao giờ ghi nhận và tiếp thu. Nhưng những việc làm đó, nếu nhìn nhận ở góc độ phản kháng chính trị là điều hết sức cần thiết và nó có giá trị cao trong việc gây cho chính quyền từ chỗ bối rối, lo lắng đến hoảng sợ. Do vậy những người khởi xướng nên khắc phục bằng cách yêu cầu những người đã ký tên nộp bổ túc bản sao giấy Chứng minh thư nhân dân. Với mục đích một mặt là để bác bỏ cáo buộc của chính quyền nhà nước, khi cho rằng đa phần danh sách trên là giả mạo và sau nữa là tạo thành một nếp bắt buộc trong các sinh hoạt chính trị là sự khẳng định lòng dũng cảm của những người dám dấn thân.
Vì đây là một bước thử thách quan trọng cho những ai chứng minh rằng mình không biết sợ hãi!

Ngày 13 tháng 3 năm 2013

© Kami - RFA Blog's
 

Muốn ăn xin cũng phải "chạy" tiền

Với đội quân “cái bang”, ăn xin đã trở thành một “nghề” và ngày càng trở nên “chuyên nghiệp” hơn. Với thu nhập “khủng” trong mùa lễ hội, những người này phải bỏ ra cả triệu đồng để có được một chân “ngả nón” xin tiền.
Đến hẹn lại lên, cứ mỗi dịp đầu năm, các đền chùa, lễ hội đều đông nghịt người viếng thăm. Ngoài du khách thập phương, đội quân cái bang cũng ngồi la liệt khắp nơi với đủ lứa tuổi, đủ thành phần: già có, trẻ có, người tàn tật có, người khỏe cũng có, thậm chí cả thanh niên trai tráng. Số lượng của đội quân này không hề giảm qua các năm. Chỉ khác là năm nay đội quân này không còn ngồi la liệt, chen chúc nhau xin ăn mà ngồi có quy củ hơn, có hàng, có lối.
Tại chùa Hương (huyện Mỹ Đức, Hà Nội), dọc theo đường lên một số cụm chùa chính như Long Vân, Tuyết Sơn, Hinh Bồng, ngay từ sáng sớm, những người ăn xin đã ra “xí” chỗ. Họ ngồi theo đúng vị trí đã định sẵn từ lúc đến cho tới tận lúc ra về. Tuy nhiên, không phải cứ nhanh chân là có chỗ “làm ăn”.


Nếu ở các thành phố, mỗi ngày, những người ăn xin phải nộp lại tiền cho kẻ chăn dắt, thì tại các chùa chiền, lễ hội, phí đắt đỏ nhất với những kẻ “đóng cửa đi ăn mày” là phí thuê chỗ ngồi.
Do đặc thù công việc có tính mùa vụ, nên chỗ ngồi sẽ được thuê theo ngày hoặc theo tuần. Phí thuê chỗ ngồi khoảng 500  nghìn đồng đến 3 triệu đồng/ngày, áp dụng trong những ngày chính hội đông khách và tùy thuộc vào từng vị trí.  Các chỗ ngồi này đều đã được phân lô và phân định sẵn giá từ trước khi lễ hội diễn ra. Người nào muốn “ăn mày cửa phật” đều phải đặt tiền trước mới có chỗ. Với những vị trí “đắc địa” thường được người dân trong nghề ưa chuộng do dễ “kiếm ăn” là cổng chính dẫn vào các lễ hội và những cụm đền chùa linh thiêng. Đây là nơi có nhiều du khách qua lại. Đẹp và dễ ăn nhất là ngồi yên ở vị trí vừa tầm tay người đi qua đưa tay thả tiền.
Việc cho thuê chỗ chủ yếu do những người dân sống xung quanh khu vực chùa tự ý đặt ra. Bên cạnh đó, người dân xung quanh khu vực còn tự ý lập miếu thờ giả “ăn theo” và kết hợp với xin tiền trục lợi. Chẳng hạn tại chùa Hương, hệ thống chùa chiền lớn khiến khách tham quan khó có thể nhớ hết, nên việc xuất hiện các miếu thờ tự phát là chuyện bình thường.
Còn với người đi lễ đầu năm, ai cũng có tâm lý thoải mái với suy nghĩ đi chùa làm việc thiện cầu mong một năm may mắn, sung túc. Vì thế, phần lớn đều coi việc bố thí là tích đức nơi cửa phật.
Tiền bố thí thường chỉ là một vài nghìn đồng tiền lẻ. Nhưng với lượng khách đi chùa đông kín đã tạo cho người ăn xin mức thu nhập “khủng”. Thu nhập từ việc ăn xin trước cổng chùa của họ thường được tín bằng tiền triệu mỗi ngày. Đó là chưa kể có những vị khách hàng hào phóng, bố thí tiền mệnh giá hàng chục nghìn đồng. Ngoài việc xin tiền, các “đệ tử cái bang” còn gom lại những đồng tiền lẻ mới cứng rồi bán lại cho những người kinh doanh dịch vụ đổi tiền lẻ để kiếm chênh lệch.
Tuy mỗi người một chỗ ngồi và hành nghề đơn lẻ theo kiểu “ai làm nấy ăn”, nhưng tất cả đều hoạt động trong khuôn khổ của “luật cái bang”. Nhiều nơi còn tụ tập thành từng nhóm, hội cùng hợp sức đi xin. Mỗi khi có du khách đi qua là cả hội đồng loạt rộ lên những lời van xin, kể nghèo, kể khổ. Và thường như vậy, du khách phải cho đều, nếu bỏ sót ai thì họ chủ động chìa nón ra để “nhắc nhở”. Người tham gia nhóm ăn xin cũng tỏ ra khá “biết điều”. Nếu nhận được tiền rồi, thì sẽ rút nón về và nhường chỗ cho người khác. Việc ăn xin tập thể như thế giúp tăng cường khả năng cạnh tranh giữa các băng nhóm “cái bang” với nhau.
Ngoài ra, dù làm ăn đơn lẻ, nhưng những người hành khất này lại có tinh thần “đồng đội” khá cao. Người ngoài có thể “bọc lót”, “canh chừng” và “đánh động” cho người vòng trong khi phát hiện lực lượng bảo vệ.
Ngày đầu năm, hàng trăm lễ hội lớn nhỏ được tổ chức trên khắp cả nước. Dựa vào tâm lý “phát lộc làm thiện” của du khách thập phương, nhiều cá nhân đã bày ra những mánh khóe để xin tiền, trục lợi. Không chỉ đơn giản là thuê chỗ ngồi mà đội ngũ “cái bang” này còn có cả đường dây tổ chức, cảnh giới, “đánh động” cho nhau mỗi khi bị phát hiện. Vì thế, việc ngăn chặn nạn ăn xin tại các điểm lễ hội dường như trở thành nhiệm vụ bất khả thi, nhất là trong bối cảnh không ít ban tổ chức và ban quản lý cũng giở nhiều chiêu trò hòng chặt chém khách thập phương nhân mùa lễ hội.

Trần Yến (Sống mới). 

Tổng thống Obama gay gắt với Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 13-3 cho biết Washington đang trong một cuộc đối thoại “gay gắt” với Bắc Kinh về các vụ tấn công mạng vừa qua nhằm vào Mỹ.
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn trên kênh ABC News, ông Obama nói rằng không phải là tất cả, song một số vụ tấn công mạng từ Trung Quốc “do nhà nước bảo trợ”.
Tuyên bố trên của Tổng thống Mỹ đưa ra chỉ 1 ngày sau khi Giám đốc tình báo Quốc gia James Clapper khẳng định các cuộc tấn công mạng và tình báo mạng đã thay thế chủ nghĩa khủng bố, trở thành mối đe dọa an ninh hàng đầu đối với nước Mỹ.

Tổng thống Mỹ Obama trả lời phỏng vấn trên Đài ABC
Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Thomas Donilon, cáo buộc tin tặc Trung Quốc đã tấn công mạng của những công ty Mỹ với “quy mô chưa từng có tiền lệ”.
Trung Quốc hoàn toàn phủ nhận những cáo buộc tấn công mạng, đồng thời nhấn mạnh rằng chính mình cũng là nạn nhân của những vụ tấn công công nghệ cao này.
Cũng trong bài phỏng vấn phát sóng hôm 13-3 này, khi được hỏi về tuyên bố của các nhà lập pháp Mỹ cho rằng quy mô các cuộc tấn công mạng vào các công ty và cơ sở hạ tầng của Mỹ không khác gì một “cuộc chiến tranh” mạng với Trung Quốc, ông Obama nói: “Có sự khác biệt lớn giữa những hoạt động gián điệp mạng, tấn công mạng và một cuộc chiến tranh nóng. Sự thật là chúng ta vừa chứng kiến một sự đe dọa an ninh mạng nguy hiểm. Một số do nhà nước bảo trợ, một số do các nhóm tội phạm bảo trợ”.
 “Chúng ta đã thể hiện rõ với Trung Quốc và một số nước khác rằng, chúng ta hy vọng họ sẽ tôn trọng những quy tắc quốc tế và tuân theo những luật lệ quốc tế”, ông Obama nói thêm.
Ông Obama cũng lên tiếng kêu gọi sự cần thiết của việc tránh một “cuộc chiến hùng biện” về vấn đề tấn công mạng, đồng thời kêu gọi Quốc hội nước này có hành động thắt chặt an ninh mạng, bảo vệ sự tự do thông tin của công dân.
Trung Quốc từ lâu đã trở thành nghi phạm hàng đầu trong nhiều cuộc tấn công mạng ở Mỹ. Thậm chí Lầu Năm Góc còn lên tiếng cảnh báo Mỹ phải tăng cường bảo vệ nghiêm ngặt để không gặp phải bi kịch “Trân Châu Cảng kỹ thuật số”.
Vụ tấn công mạng mới nhất nhằm vào Mỹ xảy ra hồi đầu tuần này khi các báo cáo tín dụng và số an sinh xã hội của bà Obama, giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) Robert Mueller, Bộ trưởng Tư Pháp Eric Holder và Cảnh sát trưởng Los Angeles Charles Beck đã bị tiết lộ thông qua một địa chỉ trang web Nga. Ngoài ra còn nhiều nhân vật khác cũng chịu chung số phận như Phó tổng thống Joe Biden và cựu đệ nhất phu nhân kiêm cựu ngoại trưởng Hillary Clinton và nhiều nhân vật nổi tiếng khác trong làng giải trí.
Đỗ Quyên (Theo BBC)
 
Ai đâm sau lưng các chiến sĩ Trường Sa năm 1988 ?
Những ngày đầu tháng ba 25 năm trước, vùng biển Trường Sa của Việt Nam như sôi lên khi Trung Cộng cho quân chiếm đóng một số bãi đá thuộc khu vực quần đảo Trường Sa, cũng như cho tàu chiến ngăn chặn hoạt động của hải quân Việt Nam. Bộ Tư Lệnh hải quân liên tục báo cáo lên trên xin ý kiến chỉ đạo. Một trong những nội dung đề nghị cấp trên giải đáp ngay:
"Trung Quốc là bạn hay thù. Chúng đánh ta, ta có đánh trả không?"
Cấp trên vẫn im lặng hoặc trả lời không rõ ràng.




"Chủ nghĩa xã hội Việt Nam" đây
Ai muốn ngợi ca cám cảnh này
Xin cứ cúc cung đi theo... đoảng
Để thành Quảng Việt, cạnh Quảng Tây
Mác-Lê-Mao-Xít mà tỉnh dậy
Cũng phải hết hồn sớm biến ngay!"


















Hãy vươn mình ra khỏi bóng tối sợ hãi để tìm về ánh sáng tự do

Trần Quốc Việt (Danlambao) - Vào tháng Bảy 1988 báo Tuổi Trẻ đăng bức thư của học sinh Lê Vĩnh Nguyên ở Nha Trang: 
Tôi có cảm giác bị phản bội, và tôi muốn biết tại sao...
Lúc giải phóng chúng tôi được bảo rằng chúng ta sẽ xây dựng đất nước giàu hơn, đẹp hơn và thịnh vượng hơn gấp mười lần trước đây. Vậy tại sao nhân dân vẫn còn quá nghèo? Tại sao họ vẫn không đủ ăn? Tại sao những học sinh thi đậu không được vào đại học vì cha mẹ họ có lý lịch xấu?

Những người dân vô tội ở Việt Nam chỉ còn biết kêu trời. Ở các nước khác, nếu phạm sai lầm các bộ trưởng chấp nhận trách nhiệm rồi từ chức. Khi nào Việt Nam học được như vậy?

Chính quyền tự hào về đánh Mỹ, nhưng lại không thể nào tổ chức nổi việc lấp các lỗ gà trên các con đường. 
Vào thời ấy dân số Việt Nam độ 65 triệu người. Hiện nay dân số Việt Nam khoảng 90 triệu người mà đa phần là lớp trẻ. Trong thời đại bùng nổ thông tin này những người trẻ này sẽ trưởng thành hơn các thế hệ trước về mặt chính trị và họ sẽ bước ra khỏi lối mòn nô lệ các thế hệ cha anh đã đi qua. Họ muốn sống tự do ngay bây giờ. Họ có đủ can đảm để hành động nhưng không có đủ kiên nhẫn để chờ quá lâu như các thế hệ trước. Đây là một thế hệ chín chắn và có khả năng quyết định và hành động vì tương lai của mình và dân tộc. Hơn thế nữa họ muốn tăng tốc tương lai. 
Từ lá thư của Lê Vĩnh Nguyên đến bài viết bất ngờ và rất can đảm của Nguyễn Đắc Kiên là khoảng thời gian của một thế hệ. 
Từ đòi hỏi xóa ổ gà trên đường đến đòi hỏi xóa Điều 4 trong Hiến pháp để khai thông vận hội mới tươi sáng cho tương lai Việt Nam là một bước tiến dài và rất ý nghĩa ở chỗ bóng đêm sợ hãi đang bắt đầu tan để nhường chỗ cho ánh hồng của bình minh mới. 
Từ đây chúng ta bắt đầu hy vọng. Nhưng từ đây Chuyến tàu Tự Do bắt đầu tăng tốc nếu và chỉ nếu rất nhiều người, đặc biệt thế hệ trẻ, hãy cùng nhau hành động để xây dựng tương lai chung của đất nước trong đó có tương lai của cá nhân mình và của con cháu mình. 
Văn hào Victor Hugo từng nói rằng không có gì mạnh hơn tư tưởng khi thời gian của tư tưởng ấy đã đến. Hôm nay tư tưởng Tự Do đã đến thể hiện qua hàng ngàn chữ ký ủng hộ Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do.
Lịch sử chỉ là bi kịch nối dài khi chúng ta tiếp tục tồn tại trong sợ hãi. Song lịch sử là hy vọng khi chúng ta sống và hành động hết mình theo tiếng gọi của Tự Do và Lương Tri. 
Cho nên những ai chưa ký vào bản vẽ tương lai của mình hãy ký vào vì thời gian không chờ đợi. Hãy nhớ con rùa bò được chỉ khi nó thò cổ ra ngoài. Chúng ta sẽ không bao giờ thấy được tương lai như mong muốn nếu chúng ta không cùng nhau hành động tập thể. 
Hãy nhìn lại lịch sử của Liên Xô vào lúc tư tưởng tự do bùng phát từ dưới đáy của kim tự tháp quyền lực cộng sản. Từ tháng Mười 1988 đến tháng Mười 1989 4 triệu đoàn viên Thanh niên Cộng sản trả thẻ Đoàn. Và vào đầu năm 1990 khoảng từ 200.000 đến 300.000 người biểu tình ở Mạc Tư Khoa đòi xóa bỏ Điều 6 trong hiến pháp Liên Xô mà tương tự như Điều 4 trong hiến pháp của ĐCSVN. 
Còn nếu chúng ta thấy tất cả sự thối nát của chế độ nhưng vì hàng ngàn "lý do chính đáng" chúng ta im lặng và không hành động trong khả năng cá nhân của mình thì người đáng trách nhất không ai khác hơn là chính chúng ta. 
Rồi cuối cùng còn lại đằng sau những lớp bụi mờ tan dần trên con đường lịch sử vào lúc hoàng hôn là hình ảnh của chúng ta, những con rùa cam phận dấu mình lặng lẽ mãi mãi dưới những cái mai sợ hãi. 
Hãy vươn mình ra khỏi bóng tối sợ hãi để tìm về ánh sáng tự do!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét