Tại sao Trung Quốc đánh chiếm các đảo của Việt Nam vào tháng 3.1988?
|
Đảo Gạc Ma đã bị quân Trung Quốc đánh chiếm vào ngày 14.3.1988 - Ảnh: D.Đ.Minh |
(TNO) Từ đầu năm 1988, Trung Quốc đã sử dụng một lực lượng lớn hải quân
gồm nhiều tàu chiến chiếm đóng một loạt đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa
của Việt Nam.
Cao trào của hành động xâm lược này diễn ra vào ngày 14.3.1988 khi biên
đội gồm 6 tàu chiến, trong đó có 3 tàu hộ vệ có trang bị tên lửa và pháo
100 mm, của Trung Quốc đã bắn chìm và cháy 3 tàu vận tải của Việt Nam
tại bãi đá ngầm Gạc Ma trong cụm đảo Sinh Tồn của Việt Nam.
Trong vụ thảm sát này, 64 binh sĩ Việt Nam đã anh dũng hy sinh. Sau đó
Trung Quốc còn ngăn chặn không cho tàu mang cờ chữ thập đỏ ra cứu những
người bị thương, bị nạn.
Điều phải lưu ý là đây là lần đầu tiên người Trung Quốc (lục địa) đặt chân đến
Trường Sa. Trước đó, với tư cách quan phương, Trung Quốc chưa bao giờ có mặt ở vùng biển này.
|
Tàu HQ505 đã lao lên bãi ngầm ở đảo Cô Lin cắm cờ khẳng định chủ quyền Tổ quốc vào ngày 14.3.1988 - Ảnh: tư liệu |
|
Đã một phần tư thế kỷ trôi qua, từ sự kiện 14.3.1988, có những điều cần phải nói rõ như sau:
Đầu tiên, ngay sau ngày 14.3.1988, thông qua hệ thống tuyên
truyền khổng lồ của mình, Trung Quốc đã ngang nhiên bịa đặt trắng trợn
với dư luận trong nước và quốc tế rằng: Các tàu Trung Quốc đang thả neo
để yểm trợ cho tàu chở đoàn các nhà khoa học Liên Hiệp Quốc (LHQ) đi
khảo sát khoa học tại Trường Sa thì bị các tàu chiến của Việt Nam tấn
công. Vì thế hải quân Trung Quốc bắt buộc phải đánh trả tự vệ!
Sau đó thông qua người phát ngôn của Tổng thư ký, LHQ đã nói rõ: không
hề có tàu của LHQ tổ chức khảo sát khoa học ở Trường Sa vào 3.1988!
Rõ là “cháy nhà ra mặt chuột” và chính quyền Trung Quốc đã “lấy thúng úp
voi”, đã “lấy thịt đè người” lại còn muốn lấy tay che mặt trời!
Đã không có tàu khảo sát khoa học của LHQ thì chắc chắn không có việc
tàu chiến Việt Nam tấn công tàu Trung Quốc. Điều mà nhiều người đều biết
đó là chuyện “ngậm máu phun người” là sở trường của các nhà cầm quyền
Trung Quốc.
Trước đó, năm 1962 Trung Quốc phát động chiến tranh biên giới với Ấn Độ và chiếm của Ấn Độ hàng nghìn km
2 nhưng lại vu cáo Ấn Độ xâm lược Trung Quốc. Năm 1979, Trung Quốc tiếp tục đem 60 vạn quân
xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Bắc. Sự việc rõ ràng như vậy nhưng cũng được họ tuyên truyền là “phản kích tự vệ quân Việt Nam xâm lược”!
|
Lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh ngày 14.3.1988 tại Cam Ranh (Khánh Hòa) - Ảnh: tư liệu |
|
Thứ hai, có một câu hỏi cần đặt ra là, tại sao Trung Quốc lại tiến hành
đánh chiếm các đảo của Việt Nam tại Trường Sa vào tháng 3.1988?
Cuối 1987 đầu 1988 là thời kỳ Việt Nam rơi xuống điểm thấp nhất của cuộc
khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tình hình trong nước chồng chất khó khăn:
kinh tế đình đốn, đời sống của đại đa số người dân cực kỳ vất vả.
Cũng trong thời điểm đó, Liên Xô cũng bắt đầu lâm vào khủng hoảng chính
trị - xã hội. Bắc Kinh cúi mình trước Washington, tự nhận là “NATO
phương Đông” để nhận được nguồn tài chính và công nghệ, kỹ thuật từ Mỹ
và phương Tây để phục vụ cho mục tiêu hiện đại hóa. Trong bối cảnh ấy,
Trung Quốc cũng đã câu kết với Mỹ và hầu hết các nước trong khu vực (trừ
Lào và Campuchia) siết chặt vòng bao vây, cấm vận đối với Việt Nam.
Lợi dụng tình thế khó khăn đó của Việt Nam, Trung Quốc đánh chiếm một số
đảo của Việt Nam tại Trường Sa phục vụ cho ý đồ lâu dài.
Trung Quốc cũng là bậc thầy trong việc lợi dụng thời điểm. Mặc dù đã đưa
lực lượng ra Trường Sa và có những hoạt động đe dọa từ đầu năm 1988,
nhưng thời điểm được Trung Quốc lựa chọn nổ súng rơi đúng vào 14.3.1988
cũng là thời điểm lễ tang Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng được tổ
chức tại Hà Nội! Một khi họ đã có dã tâm thì chuyện “tang gia bối rối”
lại trở thành điều có thể lợi dụng được!
|
Độc
lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là tài sản lớn nhất, quý
giá và quan trọng nhất của cả dân tộc - Ảnh: Chiến sĩ canh gác trên đảo
Len Đao (quần đảo Trường Sa) - Ảnh: D.Đ.Minh |
|
Câu chuyện xảy ra ngày 14.3.1988 tại Trường Sa đến nay vẫn còn nguyên ý
nghĩa thời sự. Sự hy sinh của những người lính Việt Nam 25 năm trước là
một lời nhắc nhở tới 90 triệu người đồng bào hôm nay, trước hết là những
người có trọng trách với dân tộc, không bao giờ được quên 3 điều:
Một là, lòng tin phải được đặt đúng chỗ. Đối với Trung Quốc, điều quan
trọng không phải là lời nói mà là hành động. Các đấng quân vương Trung
Hoa từ xưa đến nay và từ nay về sau đều là những bậc thầy về nghệ thuật
“nói một đàng làm một nẻo”. Tin vào những điều mà giới lãnh đạo cấp cao ở
Bắc Kinh nói không khác gì chuyện “gửi trứng cho ác”!
Hai là, cần phải hiểu về con đường mà Trung Quốc lựa chọn. Những toan
tính và hành động của Trung Quốc liệu có phải là một quốc gia cộng sản
đồng chí như họ từng miêu tả hay thực tế là chính sách dân tộc nước lớn
vị kỷ?
Việc vô cớ đem quân đánh chiếm các đảo của một quốc gia láng giềng, bất
kể quốc gia đó phát triển theo đường lối nào cũng là đi ngược lại những
nguyên tắc sơ đẳng trong quan hệ quốc tế và phản bội đối với chủ nghĩa
Marx - Lênin mà Trung Quốc từng sử dụng như một chiêu bài.
Láng giềng là vĩnh viễn và không bao giờ thay đổi, trừ phi có một trận siêu động đất đẩy hai quốc gia ra xa nhau!
Việt Nam cần và mong muốn có một mối quan hệ hữu nghị, ổn định, lâu dài
với Trung Quốc. Tuy nhiên quan hệ ấy cần được đặt trong sự tôn trọng lẫn
nhau về nhiều mặt, đặc biệt là vấn đề “bất biến” là chủ quyền quốc gia,
lợi ích dân tộc. Không tỉnh táo nhận thức được điều này, lệ thuộc vào
những yếu tố “ứng vạn biến” như “mười sáu chữ”, “bốn tốt” có thể dẫn đến
những bước đi sai lầm mang lại hậu quả lớn cho quốc gia, dân tộc!
Chúng ta đã có được bài học đắt giá khi rơi vào cảnh bị cô lập trên
trường quốc tế từ 1979-1990. Bài học ấy cùng với sự kiện 14.3.1988 mách
bảo chúng ta rằng bị cô lập không đồng nghĩa với có độc lập, mà ngược
lại, bị cô lập sẽ dẫn đến thảm họa, thậm chí mất cả độc lập và chủ quyền
quốc gia.
Các nhà sử học Việt Nam chân chính và những người Việt có lương tâm
trong sáng sẽ còn mất nhiều thời gian và công sức nghiên cứu, mổ xẻ, soi
xét sự kiện 14.3.1988 một cách khách quan để rút ra bài học bổ ích cho
những người Việt hiện nay và các thế hệ mai sau.
Độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc không thuộc sở hữu
riêng của riêng ai. Nó là tài sản lớn nhất, quý giá và quan trọng nhất
của cả dân tộc.
Liêm Thạch (Thanh niên)
Giải mật chi tiết về quan điểm của Mỹ trong trận hải chiến Trường Sa 1988.
Một tài liệu của Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) vừa được
giải mật cho biết thêm chi tiết và quan điểm của Mỹ trong trận
hải chiến Trường Sa 1988.
Tài liệu đề ngày 8/8/1988 cho hay Việt Nam và Trung Quốc có xung
đột tại Trường Sa vào đầu năm (tháng 3/1988) và bất đồng giữa
hai bên có thể dẫn tới các đụng độ khác trong tương lai.
CIA cho rằng xung đột vũ trang khó có khả năng xảy ra tiếp trong năm 1988.
"Bắc Kinh đang kiểm soát chặt quân của mình để ngăn chặn đụng
độ, cùng với việc Trung Quốc hoàn thành việc xây dựng căn cứ
trên đảo Chữ thập và năm đảo đá khác, hoạt động hải quân của
Trung Quốc đã lắng xuống."
Cơ quan tình báo Mỹ nhận xét rằng cuộc chiến 1988 đã không làm cho Việt Nam sợ hãi.
"Việt Nam đã đối phó với thách thức của Trung Quốc trên hai
lĩnh vực ngoại giao và quân sự bằng cách tự mô tả mình như
nạn nhân của sự xâm lược của Trung Quốc, trong khi củng cố các
tiền đồn ở Trường Sa và chiếm thêm một số bãi đá."
CIA cho rằng Việt Nam chắc sẽ giữ chiến lược phòng vệ ở
Trường Sa là chính, nhưng cũng không loại trừ khả năng Việt Nam
có thể tấn công tàu hay căn cứ của Trung Quốc nếu như Trung
Quốc tiếp tục có hành động khiêu khích ở Trường Sa.
|
Tàu chiến Việt Nam HQ 931 tới cứu nạn cho chiến sỹ ở Trường Sa 1988 |
Vấn đề song phương
Theo tình báo Hoa Kỳ, Bắc Kinh đã hết sức thành công trong việc
giảm thiểu ảnh hưởng chính trị của các hoạt động ở Trường
Sa bằng cách nói đây chỉ là vấn đề giữa hai nước Việt Nam và
Trung Quốc.
"Bắc Kinh có thể đã quyết định tấn công vào mùa xuân năm nay
[1988] vì nhận thấy rằng sự chú ý của quốc tế đang hướng về
tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Campuchia, đồng thời Trung Quốc
muốn tìm cách khẳng định chủ quyền trước khi Asean giảm căng
thẳng với Việt Nam."
"Báo chí Trung Quốc luôn chỉ trích Hà Nội gây căng thẳng bằng
việc chiếm các đảo tại Trường Sa, và đại diện ngoại giao Trung
Quốc tại Liên Hiệp Quốc luôn tìm cách củng cố quan điểm này."
CIA nói tính toán của Bắc Kinh có lẽ là cô lập hóa Việt Nam
và phòng ngừa phản ứng từ các nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tìm cách thuyết phục Philippines,
Malaysia và Đài Loan rằng Trung Quốc chỉ nhắm vào một mình
Việt Nam, chứ không phải bất kỳ quốc gia nào khác.
Theo CIA, các hoạt động hải quân của Trung Quốc tại Biển Đông
cũng như việc xây dựng căn cứ tại các đảo ở Trường Sa nằm
trong chiến lược lâu dài là khẳng định chủ quyền và buộc các
nước khác từ bỏ tuyên bố chủ quyền của mình.
"Bắc Kinh có thể đã quyết định tấn công vào mùa xuân năm nay
vì nhận thấy rằng sự chú ý của quốc tế đang hướng về tìm
kiếm giải pháp cho vấn đề Campuchia, đồng thời Trung Quốc muốn
tìm cách khẳng định chủ quyền trước khi Asean giảm căng thẳng
với Việt Nam."
Bản báo cáo nói quá trình triển khai "chưa từng thấy" của
Trung Quốc tại Trường Sa cho thấy sự chuyển mình của hải quân
nước này, với khả năng và sức mạnh đã vượt ra khỏi bờ cõi.
Chiến dịch sáu tháng năm 1988 của Trung Quốc ở Trường Sa được
cho là quy mô lớn nhất của Giải phóng quân Trung Quốc trên biển.
"Hạm đội Nam Hải tỏ ra là có tính chiến đấu cao nhất trong hải quân Trung Quốc," CIA nhận xét.
|
Trường Sa |
Khả năng đụng độ
CIA cho rằng sau sự kiện 14/3/1988, Bắc Kinh có lẽ tính toán
rằng xung đột hải quân với Việt Nam sẽ không diễn ra tiếp nữa.
"Bắc Kinh có lẽ cũng tin rằng Việt Nam sẽ không tổ chức tấn
công các tiền đồn của Trung Quốc vì phải chuyển sang củng cố
các cơ sở của chính mình trên các đảo đã chiếm được."
Cơ quan tình báo Mỹ nói phản ứng của Việt Nam ngay sau sự kiện Gạc Ma có thể đã làm Bắc Kinh ngạc nhiên.
Hà Nội một mặt mô tả Bắc Kinh như kẻ xâm lược và hiếu chiến,
mặt khác muốn vận động Trung Quốc quay lại bàn đàm phán để
giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
Việt Nam cũng đồng thời thúc đẩy thảo luận với các nước khác trong khu vực như Malaysia và Philippines.
"Chúng tôi cho rằng, việc Trung Quốc chiếm các đảo đá gần nơi
Việt Nam đặt quân cho thấy khả năng lâu dài là Trung Quốc sẽ
chọn giải pháp quân sự."
Tuy nhiên, theo tình báo Hoa Kỳ, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị
cho khả năng chiến sự tiếp tục nổ ra với việc nâng cấp khả
năng phòng thủ, đặt chỉ huy sở ở Vịnh Cam Ranh, điều chiến đấu
cơ tới Phan Rang và sử dụng máy bay trong tuần ra biển...
"Theo nhận định của chúng tôi, Việt Nam vẫn quá yếu so với hải
quân mạnh hơn và trang bị hiện đại hơn của Trung Quốc, nên sẽ
khó khăn trong việc bảo vệ các tiền đồn của mình nếu xảy ra
xung đột."
Bởi vậy, theo CIA, việc chuẩn bị sẵn sàng cho chiến sự của
Việt Nam nhằm phát tín hiệu rằng Việt Nam sẽ bảo vệ chủ
quyền ở Trường Sa bằng bất kỳ giá nào.
Trong khi Mỹ cho rằng một thỏa thuận giữa hai bên là khó đạt
được, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường khả năng phòng thủ biển,
và có thể sẽ tìm cách dựng thêm một số cơ sở ngoài khơi để
chặn bước tiến của hải quân Trung Quốc, đồng thời gia tăng áp
lực ngoại giao.
CIA nhận định rằng Hà Nội tỏ ra lạc quan thái quá về giải pháp ngoại giao.
"Chúng tôi cho rằng, ngược lại, việc Trung Quốc chiếm các đảo
đá gần nơi Việt Nam đặt quân cho thấy khả năng lâu dài là Trung
Quốc sẽ chọn giải pháp quân sự."
"Khi cả hai bên đều có hiện diện quân đội ở trên các đảo, khả năng xảy ra đụng độ vũ trang là khá cao."
Tình báo Mỹ cũng nhận xét rằng Bắc Kinh có lẽ đã hài lòng
khi thấy Moscow tỏ ra trung lập trong vấn đề Trường Sa.
Lúc đó Liên Xô đã lâm vào tình thế khó xử khi vừa muốn giữ
quan hệ với Việt Nam, vừa muốn cải thiện quan hệ với Trung
Quốc.
"Liên Xô ủng hộ Việt Nam kêu gọi tìm giải pháp cho xung đột,
nhưng Thứ trưởng Ngoại giao Liên Xô Rogachev đã bác yêu cầu của
Việt Nam muốn Liên Xô cùng lên án hành động của Trung Quốc ở
Trường Sa."
(BBC)
Việt Nam : Tưởng niệm các binh sĩ tử trận trong hải chiến Trường Sa 1988
Lễ tưởng niệm tại Hà Nội, 25 năm hải chiến Trường Sa. Ảnh ngày 14/03/2013 (Reuters)
Sáng hôm nay 14/03/2013, tại Hà Nội, đã diễn ra một lễ tưởng niệm các
binh sĩ bỏ mình trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma (Johnson Reef) –
Trường Sa – trước cuộc tấn công của hải quân Trung Quốc cách đây đúng 25
năm. Kể từ sau trận chiến 14/03/1988, Trung Quốc chiếm bãi đá Gạc Ma.
Lễ tưởng niệm các binh sĩ Việt Nam tử trận trong hải chiến Trường Sa
1988, do những người tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ tổ chức, diễn
ra trong bối cảnh chính quyền Việt Nam không đưa ra tuyên bố chính thức
nào trong dịp kỷ niệm này.
Lễ tưởng niệm diễn ra khoảng 30 phút. Trong vòng vây kiểm soát của hàng
chục nhân viên an ninh, những người tham gia cuộc tưởng niệm hô vang các
khẩu hiệu : «
Hoàng Sa ! Trường Sa ! Việt Nam ! Đả đảo Trung Quốc xâm lược ! Đả đảo bành trướng Bắc Kinh ».
Từ năm 2011, hơn mười cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn tại
Biển Đông đã diễn ra tại Hà Nội và Sài Gòn. Chính quyền khi thì cho
phép, khi thì đàn áp.
Năm nay, lễ tưởng niệm 64 thủy quân tử trận tại Gạc Ma đã được một vài
cơ quan chính quyền địa phương Đà Nẵng lần đầu tiên tổ chức, với sự góp
mặt của một số cựu binh đã từng tham gia trận chiến và nhiều thân nhân
các tử sĩ.
Về cuộc tưởng niệm sáng nay tại Hà Nội, ông Lã Việt Dũng cho biết thêm chi tiết :
Ông Lã Việt Dũng : « Chúng tôi có hẹn nhau đến tượng
đài Lý Thái Tổ để làm một lễ tưởng niệm vào 8 giờ 30 sáng nay. Chúng
tôi chuẩn bị hai lẵng hoa và một số người mang một số bông hoa đến cắm.
Chúng tôi có khoảng 30 người. Chúng tôi đọc một bài diễn văn. Chúng tôi
cũng thắp hương tưởng niệm và sau đó đi về.
Đấy là sơ lược diễn biến buổi tưởng niệm do chúng tôi tổ chức tại tượng đài Lý Thái Tổ - Hồ Gươm hôm nay.
Người tham gia chủ yếu là thành phần những người đã tham gia những
cuộc biểu tình chống Trung Quốc từ năm 2011, 2012. Những ngày này, có
thể chúng tôi là những người nhớ nhất, và khi có những lời rủ nhau trên
mạng, thì chúng tôi đi.
Từ trước đến nay, theo chúng tôi được hiểu, với những vấn đề về tranh
chấp với Trung Quốc, thì chính quyền Việt Nam thường không muốn nhắc
đến và họ thường hạn chế việc tưởng niệm. Gần đây nhất là ngày
17/02/2013, thì một số bác nhân sĩ, với chúng tôi, đặt vòng hoa tưởng
niệm ở đài liệt sĩ thì cũng đều bị ngăn cản. Thứ hai là, trước khi đi
ngày hôm nay, thì hôm qua, nhiều người trong số anh em chúng tôi, trong
đó có cả tôi, thì đều có công an đến nhà, và họ đều khuyên là không nên
đi.
Và khi đến tưởng niệm này, thì cũng có một bầu không khí tương đối
căng thẳng. Nhưng khi chúng tôi làm, thì nói chung mọi việc diễn ra rất
bình thường, mặc dù là các lực lượng công an, an ninh mặc thường phục
quay phim chụp ảnh rất đông, nhưng gần như họ hoàn toàn không có chút
can thiệp nào cả. Tuy có về sau này, khoảng 12 giờ chúng tôi có việc
quay trở lại đó, thì lẵng hoa vẫn còn, nhưng hai cái băng rôn, một là ''
Tưởng nhớ các chiến sĩ đã hy sinh trên đảo Gạc Ma chống Trung Quốc xâm lược'' và cái thứ hai ''
14/03/1988 Nhân dân không thể nào quên'', thì đã bị gỡ đi. Dẫu sao thì ngày hôm nay cũng thể hiện thái độ tương đối là mềm dẻo của chính quyền. »
Đêm hôm qua 13/03 tại Hải Phòng, cũng diễn ra một hoạt động tưởng
niệm các chiến sĩ Trường Sa. Sau đây là tường thuật của ông Nguyễn
Tường Thụy, một thành viên của đoàn tưởng niệm.
Ông Nguyễn Tường Thụy : « Chúng tôi đi Hải Phòng ra
biển thắp hoa đăng gửi cho các chiến sĩ đã hy sinh ở Trường Sa. Chúng
tôi thả đêm hôm qua, và sau đấy đi thăm một số gia đình liệt sĩ và hiện
nay chúng tôi đang trên đường đi thăm và tặng quà gia đình liệt sĩ (Gạc
Ma).
Đoàn chúng tôi có 13 người, sau đó chúng tôi mời thân nhân các gia đình liệt sĩ đi, gồm 4 thân nhân.
Chúng tôi thả hoa đăng vào khoảng trước 12 giờ đêm hôm qua. Chúng tôi
làm một vòng hoa rất là to và 64 ngọn nến, trong mỗi ngọn nến, chúng
tôi có ghi tên một liệt sĩ. Chúng tôi thắp hương, đặt hoa, tiền vàng và
thuê một chiếc ca nô ra xa bờ để thả xuống biển. Thả ở Bến Nghiêng,
thuộc thị xã Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Trước khi thả, chúng tôi cũng
làm lễ rất là chu đáo và long trọng.
Chúng tôi tin rằng tấm lòng của chúng tôi, để ghi nhớ công ơn của các
liệt sĩ đã hy sinh anh dũng trong hải chiến Hoàng Sa chống quân Trung
Quốc xâm lược, là các anh sẽ biết và hiểu được tấm lòng của chúng tôi.
Việc làm này chúng tôi chuẩn bị nhiều ngày, nhưng hết sức thận trọng và
bí mật, chỉ khi thả hoa đăng xong, chúng tôi mới công khai lên mạng
internet. »
RFI xin cảm ơn ông Lã Việt Dũng và ông Nguyễn Tường Thụy
Các tin bài liên quan
Biển Đông : Việt Nam cần hỗ trợ Philippines trong vụ kiện Trung Quốc
TS Nguyễn Nhã phản bác Trung Quốc về Hoàng Sa-Trường Sa
Công an Việt Nam trấn áp cuộc biểu tình lần thứ 11 tại Hà Nội chống Trung Quốc gây hấn
Việt Nam phải bảo vệ từng tấc đất, tấc biển (phỏng vấn nhà báo Thanh Thảo)
Chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa - Trường Sa từ đầu thế kỷ XVII đến thời Pháp thuộc
1,4 tỉ đôla để 'cứu bất động sản' VN?
Đề xuất đánh thuế vào tiền gửi tiết kiệm trên 500 triệu VNĐ đã gặp nhiều ý kiến phản đối trong nước
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuẩn bị
bơm 30 nghìn tỷ đồng (1,4 tỷ đôla) vào hệ thống ngân hàng để cứu khu vực
bất động sản và giải quyết khối nợ xấu, theo dự thảo "Thông tư về quy
định cho vay hỗ trợ mua nhà" được cơ quan này công bố ngày 14/3.
Kế hoạch sẽ được đưa vào áp dụng từ ngày 15 tháng Tư. Số vốn này sẽ được giải ngân trong 3 năm, từ 15/4/2013 đến 15/4/2016.
Theo dự thảo, khoản hỗ trợ nhằm mục đích giúp các ngân hàng cho người
thu nhập thấp, công nhân viên chức và người trong quân ngũ vay vốn ưu
đãi ở lãi suất 6% một năm trong vòng 10 năm để thuê, mua nhà ở xã hội và
để mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15
triệu đồng/m2.
Mức lãi suất ưu đãi này cũng được áp dụng cho nhà đầu tư nhà ở giá rẻ trong 5 năm.
Chương trình vay vốn này sẽ có sự tham gia các 5 ngân hàng bao gồm: Ngân
hàng nông nghiệp, BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Ngân hàng TMCP phát
triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.
Thị trường đóng băng
Khu vực bất động sản của Việt Nam rơi vào
tình trạng đóng băng trong hai năm trở lại đây sau một thời gian dài
tăng trưởng mạnh nhờ vốn vay ngân hàng.
Khu vực bất động sản trong nước nằm trong tình trạng đóng băng từ hai
năm trở lại đây, gây thêm quan ngại về khối nợ xấu không ngừng tăng
Tuy nhiên, nhu cầu ảo được tạo ra bởi các nhóm đầu cơ đã đẩy các nhà đầu
tư đổ tiền vào những dự án cao cấp, tạo nên một cơ cấu bất hợp lý trong
thị trường bất động sản, không phản ánh đúng nhu cầu thực của đa số
người dân trong nước.
Trong lúc đó, khủng hoảng kinh tế và mức lạm phát cao nhất khu vực trong
năm 2011 đã khiến nhiều dự án không tìm được đầu ra và các ngân hàng bị
chìm trong nợ xấu.
Bất chấp lãi suất được cắt nhiều lần trong năm 2012, nhiều doanh nghiệp
bất động sản lẫn người mua nhà trong nước vẫn không thể tiếp cận vốn vay
mới trong bối cảnh các ngân hàng tăng cường dự trữ tiền thay vì cho
vay.
Lãi suất cho vay hiện tại ở khoảng 9% tới 16%, theo báo cáo của Ngân
hàng Trung ương. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp trong nước nói với hãng
thông tấn Reuters của Anh họ phải trả tới 18%.
Tính đến tháng Tám năm ngoái, khối nợ liên quan đến khu vực bất động sản
là khoảng 1 triệu tỷ đồng (47,8 tỷ đôla), theo số liệu từ Bộ Xây Dựng.
Đánh thuế tiền tiết kiệm?
Hồi đầu tháng Ba, Hiệp hội Bất động
sản thành phố Hồ Chí Minh gửi kiến nghị lên Chính phủ, Ngân hàng Nhà
nước xin đánh thuế vào các tài khoản tiết kiệm trên 500 triệu VNĐ để lấy
tiền hỗ trợ các doanh nghiệp khác.
Báo trong nước lúc đó dẫn lời chủ tịch hiệp hội này, ông Lê Hoàng Châu
diễn giải 5 năm trở lại đây tổng số dư tiền gửi tiết kiệm rất lớn, ước
tính mỗi năm trung bình 2,5 triệu tỷ đồng gửi tiết kiệm.
"Nếu tính trung bình với lãi suất hiện nay 10% một năm thì tiền lãi thu được ước khoảng 250.000 tỷ đồng," ông Châu nói.
"Nếu trước đây lãi tiền gửi ở mức 19-20% một năm thì con số này tăng
gấp đôi. Vì vậy không đánh thuế tiền gửi tiết kiệm là "vô lý".
Tuy nhiên ý kiến này cũng đã chịu nhiều phản đối từ cư dân mạng trong nước.
Trong một bài viết đăng trên trang web cá nhân ngày 8/3, tiến sỹ Alan
Phan cho rằng "Đây là một chiêu thức cố hữu của các nhóm lợi ích, luôn
muốn kéo dòng tiền lưu thông trên thị trường về cho phe nhóm mình."
(
BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét