Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

TIN CHỦ NHẬT, 17-3-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT 

.
2 <- Tưởng nhớ liệt sĩ Gạc Ma (VNN).  - Tự sự tháng 3 (TT). “Tháng 3, có những ký ức xót xa mà kiêu hùng, bi tráng vọng lại từ quá khứ. Tháng 3, có những câu chuyện thảng thốt, nhói lòng xâm chiếm từ hiện tại”. - Hãy còn đó Hoàng Sa (ĐV).   - Kể chuyện thả hoa đăng cho liệt sĩ Trường Sa (viết tiếp)(Nguyễn Tường Thụy).  - Trường Sa – biển đảo quê hương: Những linh hồn bất tử nơi đầu sóng: Bài 1: Mãi mãi tuổi 20…;   - Bài 2: Gạc Ma – Phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc;  - Bài 3: Những tượng đài bất tử(HNM).  - Tái bản sách về Hoàng Sa, Trường Sa (SGGP). – Kỳ Duyên: Xương máu Trường Sa và sự…hổ thẹn (Hiệu Minh).  - Cần chính danh (Nguyễn Thông). “Làm thế để rằng nếu bọn Trung Quốc lên tiếng phản ứng thì nhà nước đứng ra đổ lỗi cho dân, bảo rằng chúng tôi đâu có chủ trương vậy (bọn Tàu ngu không biết chắc?). Với nhân dân, có dịp ghi điểm, này nhé, chúng tôi biết ơn anh hùng liệt sĩ đó, còn trách nữa thôi. Thế không đàng hoàng. Một việc đại chính nghĩa mà không dám làm sao gọi là chính danh. Đó chỉ là sự láu cá của kẻ tiểu nhân. Nhà nước của dân phải thay mặt dân chứ đừng núp bóng nhân dân”.
Nhật ký mở lại lần thứ 37: CÓ NỖI ĐAU NÀO ĐAU HƠN… NỖI ĐAU NÀY! (Nhát sỹ Tô Hải). “Không hề có một sự thay đổi gì của họ trong chính sách đối với ông bạn 4 tốt và cũng chẳng có gì là ‘nới lỏng với nhân dân có tư tưởng, lời nói và hành động chống lại người đồng chí hướng của họ đâu!
Đại gia đình Hoàng Sa (TP).  - Hải quân Việt Nam bảo vệ Trường Sa như thế nào? (KT).
Ngư dân đảo Lý Sơn kể chuyện bị tàu Trung Quốc tấn công (Sống mới).  - Ngư dân kể chuyện bị tàu Trung Quốc rượt đuổi ở Hoàng Sa (GDVN). “Chúng tôi biết đây là vùng biển của VN nên quyết tâm không rời, chạy vòng tròn từ đảo Linh Côn qua khu vực đảo Tri Tôn. Tàu Trung Quốc vừa rượt đuổi vừa xịt vòi rồng nhưng chúng tôi vẫn bình tĩnh né tránh”. “Mắt thần” biển Đông (NLĐ). Có mắt thần mà không canh giúp ngư dân, để bị chúng rượt đuổi như thế này?
Ông Dương Danh Dy: TQ chôn bom nổ chậm trên biển Đông (PN Today). - Tướng Thước: Chúng ta phải thẳng thắn trong mối quan hệ với Trung Quốc (GDVN).
Hội thảo Biển Đông: Việt Nam thể hiện yếu ớt (Sống mới). - Không có giải pháp sớm cho vấn đề tranh chấp biển Đông (RFA). Học giả Yang Fang thuộc đại học Quốc gia Singapore: “Lập luận của tôi với vấn đề này là không có giải pháp cho tranh chấp trên biển Đông trong thời gian gần. Thay vào đó các nước có liên quan nên tập trung xây dựng cơ chế điều tiết tranh chấp và các biện pháp xây dựng lòng tin”. Đảng ta đã biết “xây dựng lòng tin” từ lâu bằng “16 chữ vàng” và “4 tốt” rồi mà có hiệu quả đâu?
Sự gian trá và tham lam (Phi Vũ).  - Trung Quốc tăng chi tiêu quân sự buộc láng giềng củng cố quốc phòng (GDVN). - Lộ “gương mặt” nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc (KT)
Trung Quốc – Nhật Bản lại khẩu chiến (PT). . - “Phép thử của Trung Quốc với Thủ tướng Nhật Bản” (TTXVN).  - Nhật Bản: “Sẽ xử lý nghiêm nếu Trung Quốc đổ bộ lên Senkaku” (SM). - Nhật công bố video đụng độ tàu Trung Quốc ở Senkaku (NLĐ).  - Khinh hạm tối tân nhất TQ tập trận ở Hoa Đông (KT).
- Vụ quảng bá du lịch Trung Quốc: Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn: Tổng cục Du lịch nói ’sơ xuất [suất]’ là không hợp lý (ĐV).
Nhiều tổ chức quốc tế kêu gọi trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân (RFI).
Một cựu tù binh chiến tranh Việt Nam: Bốn mươi năm nhìn lại (pro&contra). “Tôi đã làm bạn với những kẻ cựu thù, điều đáng tiếc là họ chưa vui hưởng những tự do mà người Mỹ trân trọng”. Một bài viết rất “tha thiết” của TNS John McCain, một thượng nghị sĩ của một nước cựu thù, nhưng trăn trở và lo lắng cho vận mệnh đất nước đã từng cầm tù ông. Rất mong lãnh đạo VN đọc được bài này để có những hành động đúng lúc, kịp thời, cứu lấy tương lai của dân tộc này.
PARIS NGÀY 6, BUỔI SÁNG (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Sự lây nhiễm toàn cầu của phần mềm theo dõi FinFisher (Dân Luận). “Mới đây ngày 13/3/2013, CitizenLab, phòng nghiên cứu tại trường quan hệ toàn cầu Munk, thuộc Đại học Toronto Canada, đã công bố báo cáo đặc biệt về sự lây lan phần mềm theo dõi FinSpy của hãng Gamma International, trong đó đặc biệt ở Ethiopia và Việt Nam nhằm mục đích chính trị. Gamma International là một trong các công ty bị tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) mới đây xếp vào 1 trong năm công ty là ‘Kẻ thù của Internet’ năm 2013”.  - Thông báo về việc Dân Luận bị tin tặc tấn công từ chối dịch vụ (DOS) (Dân Luận).
BỌ LẬP ĐI MỸ: TỔNG THỐNG BARACK OBAMA (O.B) CÓ… VUI KHÔNG? (FB Sao Hồng). “Mình lần đầu đến Mỹ, thấy lũ đế quốc này đúng là giãy chết thật. Vào mạng tự do thoải mái, tuyệt không một trang nào bị chặn. Chỉ có bọn giãy chết biết mình sắp chết nên chẳng thèm bóp miệng chặn hầu ai nữa, ngăn chặn các trang mạng lại càng không. Tiên sư đế quốc Mỹ, sao chúng mày sướng thế !
Dân phường Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dương: Đơn khiếu nại tập thể ngày 1-3-2013 gửi Thanh Tra Chính Phủ giải quyết(Dân Luận).
- Hoàng Anh: Chiếc áo giáp cho quỷ dữ (BoxitVN).
Dân nào muốn đảng cầm quyền (Phạm Trần) (Thông Luận). “Vậy đảng CSVN có dám nhận lời thách đố để cho một tổ chức độc lập thực hiện cuộc trưng cầu ý dân có quốc tế kiểm soát để xem người dân Việt Nam có còn muốn đảng cầm quyền nữa hay không? Hay đảng sẽ căn cứ vào kết quả lấy ý kiến dân có công an, cán bộ phường khóm đến tận mỗi gia đình lấy chữ ký “đồng ý” để phô trương có đến 90% hoặc cao hơn đã chấp thuận Hiến pháp sửa đổi thì liệu đảng có còn mặt mũi nào để cai trị  nữa không?” – Chính phủ VN có dám làm như chính phủ Zimbabué  không?: Zimbabué trưng cầu dân ý về hiến pháp (VOA). – Nếu không làm được thì: ĐẢNG ĐÃ TUYÊN CHIẾN VỚI NHÂN DÂN !!! (TNM).
- Nguyễn Chính Kết: TẠI SAO CSVN QUYẾT TÂM GIỮ LẠI ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP VỚI BẤT CỨ GIÁ NÀO ? (TNM). Tại vì bỏ điều 4 Hiến pháp thì Đảng CSVN “tự sát” nên phải giữ điều 4 bằng mọi giá, nhưng đảng có biết đâu giữ điều 4 lại sớm “tự tử”, đành phải nắm quân đội để… “tự vận”. Không thể là “phi chính trị hóa quân đội” như kẻ nào đó tuyên truyền với ý đồ xấu (DĐCN). - “Làm theo lời Bác” hay đang bóp méo Lời Bác? (VLB).
- LS Hà Huy Sơn: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân là nguồn gốc đẻ ra khủng hoảng thị trường bất động sản (BoxitVN).
Bộ Tư pháp muốn bỏ thu hồi đất vì lý do kinh tế (VnEco).
Ban Nội chính vừa cơ cấu xong tổ chức (Sống mới). - Ban Nội chính sẽ đôn đốc xử lý các vụ liên quan cán bộ cấp cao (VNN). Vụ Theo dõi xử lý các vụ án (Vụ 1) có chức năng tham mưu giúp lãnh đạo Ban theo dõi, đôn đốc và phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn xử lý một số vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp; các vụ việc, vụ án có liên quan đến cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; các vụ việc, vụ án khác mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm”. Theo sự ủy nhiệm này thì Vụ 1 sẽ có quyền áp đặt hay sửa đổi bất cứ bản án nào.
- Kết luận thanh tra đất đai ở Đà Nẵng: Bộ Tư pháp khẳng định Thanh tra Chính phủ làm đúng (TN).  - Kết luận sai phạm ở Đà Nẵng có cơ sở pháp lý(NLĐ).  - Trận chiến Ba – Bá sắp đến màn hấp dẫn (QLB).
Lại lo tham nhũng (ANTĐ).
Sẽ còn ai tháo chạy khỏi NH Phương Nam trước khi nó sụp đổ theo cha con Trầm Bê? (VLB). - Hỏi thống đốc Bình: Các ‘Sói Nga’ đã mang bao nhiêu tiền từ Đông Âu về đầu tư cho Việt Nam? (VLB).
Chính phủ có đúng luật khi phát hành trái phiếu để trả nợ cho Vinashin? (Dân Luận). - Nhượng bộ (Nguyễn Vạn Phú). “Và 600 triệu đô-la chứ đâu phải một khoản tiền nhỏ, Vinashin vay về làm gì để giờ này không trả được nợ? Câu chuyện phát hành trái phiếu của Vinashin sau đó chia nhau khoản tiền này trong các thành viên của tập đoàn như thế nào được kể rõ trong các lần thanh tra Vinashin – tại sao thông tin này cho đến bây giờ vẫn chưa được công khai?
Gần 20 năm cãi nhau về công nghiệp ưu tiên (VEF). “Công nghiệp ưu tiên chưa xác định được thì những vấn đề quan trọng hơn đó là đề ra các chính sách và thực hiện nó như thế nào để thành công, không biết đến bao giờ mới có được?”
TP.HCM đề xuất lập 4 thành phố vệ tinh (VNN). “Để TP.HCM không rơi vào ‘tự trị’ khi được trao quyền lực to hơn, TP phải được bảo đảm có đủ người, đủ cán bộ có năng lực, có đạo đức để hành sự đúng những đặc quyền được giao”.
Hàng chục công chức bỏ công sở uống cà phê bị “điểm danh” (CAND).  - Rối vì … dự thảo (TP).  - ĐBQH Nguyễn Thị Khá: “Việc Bí thư Quảng Bình vi hành là rất cần thiết” (GDVN).
Công sở… không người (NLĐ).  – Đào Tuấn: Phải gọi thẳng tên tục là “ăn cắp” (LĐ). “người dân nghĩ mãi chưa ra tại sao các giải pháp để “tinh giản” chưa có hiệu quả như mong muốn dù tình trạng “30% công chức cắp ô”, “có cũng được không có cũng không sao” đã được định lượng”.
- Con … người Tức nhau tiếng gáy (PT).
TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN MẶT TRƠ (Nguyễn Quang Vinh). “Thế Trung tâm có mấy khoa? -Ba khoa thôi: Khoa LỲ LỢM, khoa DỐI TRÁ, khoa XIN LỖI. -Lỳ lợm, dối trá …cái này coi như tạm hiểu. Nhưng khoa xin lỗi có vẻ đi ngược tiêu chí mặt trơ, nhỉ?” - XIN LỖI KIỂU VIỆT NAM (Sơn Thi Thư).
Cảnh sát Hà Nội ‘đánh vỡ quai hàm dân’ (BBC). “Rất nhiều người dân chứng kiến sự việc đã vô cùng bức xúc khi chứng kiến sự việc trên. Họ nói sẵn sàng đứng ra làm chứng về sự việc chiến sỹ công an dùng dùi cui vụt vào người vi phạm giao thông”.  Video: CSGT lớn tiếng, xưng hô mày tao với người vi phạm (GDVN). - Dựng lại hiện trường vụ 141 bị ‘tố’ đánh dân (VTC).
Đơn tố cáo Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội: Bao che sai phạm tham nhũng 11 tỷ tiền từ thiện (TTXVA). - Cán bộ xã ăn chặn của người nghèo (TP).
Tống tiền cảnh sát giao thông: Trách nhiệm nhìn từ hai phía (TT).
Kỷ luật cán bộ ăn chặn tiền hỗ trợ người nghèo (TN).
Bỗng dưng bị… nợ tiền tỉ (TT).
Vi hành (TN).  - Xử lý vụ toàn bộ cán bộ phường bỏ việc trong giờ hành chính (PLTP).
GS Nguyễn Minh Thuyết: Ở nước ngoài, quan chức lỡ miệng từ chức ngay (PLTP).
Phạt mũ rởm, nhưng tư duy quản lý có…’xịn’? (TVN). “Những người có chức trách điều hành các lĩnh vực an sinh xã hội nhưng lại chỉ nghĩ ra được các chủ trương phạt ‘ngọn’, không thấy cái gốc quá hỏng. Đó là sự buông lỏng quản lý, xa rời thực tiễn, được chăng hay chớ. Thậm chí mang tính ‘nhóm lợi ích’.”
Vụ vợ bí thư xã giết người: Lấy mẫu tóc giám định ADN (NLĐ).
- Võ Trung Hiếu: WHAT’S ON YOUR MIND ? (Quê Choa).
Xin xuất khẩu quặng tồn kho tại Sơn La: Tỉnh “nhập nhèm” báo cáo Chính phủ (?) (GĐ).
Những người mở cửa Sài gòn (TVN).
Chân dung một số người gốc Việt tài giỏi ở hải ngoại (Nguyễn Vĩnh). Một trong những nỗi đau của dân tộc Việt Nam là người Việt chúng ta khó có thể thành công ở quê nhà (trừ khi có những mối quan hệ nào đó), mà chỉ có thể thành công nơi xứ người. Chỉ mong sớm có ngày, nhân tài nước Việt được đem hết khả năng và trí tuệ cống hiến và phục vụ người dân.
3<- Các nhà báo công dân Nga “lột trần” giới thân cận của Putin (BoxitVN/ RFI). Trích lời bình của Nhà giáo Phạm Toàn: “Đây là chuyện thiết chế quốc gia một khi bị lũng đoạn bởi ĐIỀU 6 và đàn em của nó là ĐIỀU 4. Cái điều 6 ngay cả khi tan rã thì cái bã của nó vẫn tìm cách dính bám lấy lợi quyền qua một viên tổng thống mắt gườm gườm, thói quen không sửa được của ngạch dò la thám báo. Bài báo dưới đây cho thấy thực chất của lời tự bạch “bỏ điều 4 là tự sát” hoặc “còn Đảng còn mình” – cái thực chất có thể tóm tắt cho dễ hiểu như sau: hết tiền hết quyền, hết quyền hết tiền. Có vậy đó thôi!”
Đức giáo hoàng Nam Mỹ (Chuacuuthe). - Đức giáo hoàng Phanxicô và người nghèo (Chuacuuthe).  - Đức Giáo Hoàng Phanxico hô hào cho “Giáo hội của người nghèo” (VOA).  - Giáo hoàng Phanxicô chủ trương một « Giáo hội nghèo vì người nghèo » (RFI). - Thế giới náo nức đón chào giáo hoàng đầu tiên người châu Mỹ (Tin khó tin). - Nghiêng mình trước những bức ảnh về Giáo hoàng Francis I (Cu Làng Cát). - Ngày thứ 3 của triều đại Giáo hoàng Phanxicô (Chuacuuthe). - Giáo hoàng Francis muốn xây dựng “Giáo hội nghèo” (TTVH).
Trung Quốc : Một phóng viên Anh bị bắt khi đang tường thuật trực tiếp (RFI). “Chúng tôi đang quay phóng sự trên quảng trường Thiên An Môn, nhưng họ đã không cho chúng tôi quay tiếp, chỉ vì khi tường thuật chúng tôi có một câu nhắc đến các cuộc biểu tình năm 1989 và họ không chấp nhận điều đó”. - Hồng Kông, chốn nương thân cho báo chí đối lập (RFI). Trung Quốc chuẩn y tân nội các (BBC).
Trung Quốc chuẩn y tân nội các (BBC). - Trung Quốc công bố nội các mới (RFI). - Những đặc điểm của “Thời kỳ hậu Hồ Cẩm Đào” ở Trung Quốc (KT).  - Trung Quốc bổ nhiệm bộ trưởng quốc phòng và bộ trưởng ngoại giao(VOA).  - Chuyên gia về Đài Loan trở thành Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc (Sống mới). - Tân Ngoại trưởng Trung Quốc sẽ xử lý tốt quan hệ với Nhật? (VOV). - Vì sao TQ chọn cựu đại sứ tại Nhật làm ngoại trưởng? (PN Today).  - Các cựu lãnh đạo Trung Quốc làm gì khi nghỉ hưu?(KT).
Bắc Hàn đe dọa đảo thuộc Nam Hàn (BBC). - Bình Nhưỡng hăm dọa, Washington triển khai lá chắn (RFI).  - Hàn-Mỹ khẳng định sẽ duy trì liên minh vững chắc (TTXVN).  - Ra đòn cân não (NLĐ). - CHDCND Triều Tiên đã phóng thủ nghiệm hai tên lửa tầm ngắn(Newsland/ Kichbu). - Bình Nhưỡng sẽ tấn công phủ đầu (PLTP).  - Triều Tiên dọa Thủ tướng Hàn Quốc (TN).  - Triều Tiên cảnh báo tấn công các đảo của Hàn Quốc (TTXVN).  - Triều Tiên có thể đang cải tổ bộ máy chính quyền (TTXVN). - Thế giới 24h: “Mục tiêu tiêu diệt đầu tiên” (VNN).  - Tên lửa Mỹ ùn ùn kéo về bờ Tây chặn đầu tên lửa Triều Tiên(Infonet).
Lãnh đạo Google sắp thăm Miến Điện (BBC).- Quốc hội Miến Điện chấp thuận xét lại bản hiến pháp độc đoán (RFI). - Uy tín bà Aung San Suu Kyi bắt đầu bị sứt mẻ tại Miến Điện (RFI). Yếu tố đã bắt đầu làm thương tổn hại hình ảnh của bà Aung San Suu Kyi là sự im lặng của bà trên vấn đề người Rohingya”.
Hoa Kỳ yêu cầu tăng tốc độ xét xử Khmer Đỏ tại Cam Bốt (RFI).

“Sao cái gì cũng của Trung Quốc?” (TT). ”Có phải là những món hàng lớn lao gì đâu hả chị? Chỉ những món đồ chơi đơn giản cho trẻ em, nhỏ nhoi như sợi dây thun dùng để nhảy dây, vậy mà mình cũng làm không được là sao?”.
- Trung tướng, phó giáo sư-tiến sỹ Tô Lâm: “Phi chính trị hóa lực lượng vũ trang là mắc kế địch” (TTXVN).
KINH TẾ
Kinh tế Việt Nam năm 2013: Cơ hội và thách thức (DĐDN).
Làm đẹp nợ xấu (ANTĐ).
Lạm phát năm 2013: Kỳ vọng một con số (GD&TĐ).
Nhiều bất cập khiến người dân ngại thanh toán bằng thẻ (VNE).
Vàng trong nước đắt hơn thế giới 4 triệu/lượng (VnM). - Thiếu niềm tin và sự minh bạch, giá vàng còn loạn nhịp (Sống mới).
Vay tiền mua nhà ở xã hội: Đừng để người dân lại từ chối (ANTĐ).  - Những lưu ý để không bị ‘hớ’ khi mua căn hộ(VNE).
Lại thót tim vì… giá điện (ANTĐ).
- Ông Nguyễn Lâm Viên, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao: Hàng Việt “lội ngược dòng” vào siêu thị Trung Quốc (HNM).
- Hàng ngàn dân Văn Yên, Yên Bái: Giàu nhờ quế, nghèo vì quế (TP).
‘Niềm tin doanh nghiệp giảm một nửa sau ngày bắt bầu Kiên’ (VNE).
FDI vào công nghiệp hỗ trợ vẫn “3 không” (HQ).
Gần 20 năm cãi nhau về công nghiệp ưu tiên (VEF).
4UBCKNN chuẩn bị vận hành hệ thống cảnh báo sớm CTCK (HQ). - Thuốc nội lép vế, vì sao? (NLĐ). =>
Yêu cầu DOC xét lại thuế cá tra (NLĐ). - Xuất khẩu cá tra bế tắc (TN).
Bán xăng cho Kampuchea là ích nước lợi nhà (Lý Toét).
“Bà hoàng” đồ cũ đất Hà thành (VEF).- Đại gia ‘bật mí” chuyện tiêu tiền thời khủng hoảng (VEF).
Mỹ cắt giảm ngân sách, khó khăn nhiều phía (TVN).
Người hùng của Israel có thể giải cứu kinh tế Mỹ? (CafeF).
Lối thoát nào cho một nền kinh tế đang “ốm yếu”? (DT).
Nhật quyết định tham gia đàm phán TPP (BBC). Ông Abe: “Đây là cơ hội cuối cùng để tham gia và nếu để lỡ cơ hội này thì Nhật Bản sẽ bị tụt hậu”.
Khu vực euro và IMF đạt thỏa thuận về trợ giúp Chypre (RFI).
Chypre được Khu vực euro và IMF cứu nguy (VOA). - Chiến lược marketing: Học gì từ người Mỹ ? (DĐDN).

- Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành: Chúng ta chậm quá (SGTT).
- Đàm phán hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU: Doanh nghiệp lo ngại những rào cản phi thuế quan (SGTT).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Lại Nguyên Ân: MỘT BÀI HỌC TỪ PHẠM QUỲNH (Nguyễn Trọng Tạo).
BẠCH DIỆN THƯ SINH – GS NGHIÊM THẨM (Sơn Trung). - SƠN TRUNG: GS. NGHIÊM THẨM.
Hà Thị Cầu – Truyền nhân cuối cùng của nghệ thuật Hát xẩm? (RFI). Bà ấy mất đi là xứ Việt Nam mất đi một gia tài rất lớn, về văn chương, văn học dân gian, là cái văn học dính liền với những người ‘dân gian’, những người nghèo nhất. trong xã hội”.
- Trần Mạnh Hảo: CÙNG HOÀNG NHUẬN CẦM CHỌC CƯỜI THƠ TRẦN GIA THÁI (Nguyễn Tường Thụy).
Hà Nội – những chuyện buồn (SGGP).
Chiêm ngưỡng “đại kỳ quan“ Hương Tích (PLVN).
- Đồi Cọ, Bản Bắc: Nơi phát tích Điện ảnh và Nhiếp ảnh Cách mạng (TP).  – Đạo diễn, NSƯT Phạm Nhuệ Giang:Lương nghệ sỹ thấp hơn lao công (TP).
Bàn tiếp về nghệ thuật in khắc gỗ (TTVH).
Vẫn còn “người tình” hội họa (TT).
Gửi thông điệp vào tranh (TN).
Nỗi buồn – Hư cấu và cái Đẹp (VNN).
Những nữ nhà văn gốc Việt tỏa sáng thế giới (TN).
Thư giãn cuối tuần: CỤ VŨ KHIÊU VÀ HOA MÀO GÀ (Tễu).
- Nguyễn Hoàng Đức: PHÊ BÌNH BAO CẤP ẴM LẤY ĐƯỢC VÀ HÊ CHO XONG (Nguyễn Tường Thụy).
Hạnh phúc và khổ lụy của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn (NĐT).
5<- CUỘC HỌP BÁO ĐẶC BIỆT DÀNH CHO CÁC “TỔNG BIÊN TẬP” (Nguyễn Trọng Tạo).
- Lê Xuân Quang: MIẾNG NGON NHỚ LÂU – 5 (Nguyễn Tường Thụy).
- Nguyễn Chí Quang: MỘT KÝ ỨC XƯNG TÔI (Nguyễn Tường Thụy).
Xem trình diễn thư pháp vỉa hè 2013 (Người hiếu cổ).
Đặc sản Namnuang Việt trên đất Thái (TP).
Phía sau thảm họa dịch thuật (SGGP).
HÔM QUA TÔI ĐI CHÙA HƯƠNG TÍCH (Nguyễn Trọng Tạo).
Mật tấu của Tịnh Đàn sứ giả (Đào Tuấn).
Công nhận Lễ hội Yên Thế là di sản văn hóa phi vật thể (PLTP).
Điện ảnh: Cần sự vững chãi của một tinh thần Việt (TTXVN).
Nghệ thuật đương đại bị phản đối, tại sao? (SK&ĐS).
Đừng đùa với Đại sứ du lịch (KP).
Vui buồn trong cuộc đời diễn hài của Quốc Thuận (NĐT). - Lê Khánh: Phải tập ngã trước khi đứng vững (NLĐ).
Chỉ có con gái Nhật mới làm được thế này (Tri Tran).
Oprah Winfrey – Nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất thế giới giải trí năm 2013 (Sống mới).


GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013: Những thay đổi quan trọng (GD&TĐ).
Cẩn trọng chọn ngành (NLĐ).
NHÀ GIÁO một thời nhếch nhác (KỲ 19) (Nhật Tuấn).
- Ngô Bảo Châu: Học như thế nào? (TS).
NXB thuê biên tập viên ngoài thì… khó tránh lỗi! (KT).
6
Nông dân học tiếng Anh, tại sao không? (DV). =>
Gặp gỡ gương mặt trẻ ‘đa-zi-năng’ (VNN).
Tình cảm thật chào thua… công nghệ! (TT).
Trao thưởng 2 nhân viên dọn nhà vệ sinh trường học (TT). “Những nhân viên trên không chỉ làm tốt công việc dọn dẹp nhà vệ sinh mà còn biết cách hướng dẫn học sinh giữ gìn vệ sinh, chứ không chỉ đợi các em làm sai rồi la mắng”.
Giả chữ ký Bộ trưởng tuyển sinh sai đối tượng: 18 SV được học trở lại (TT).
Hậu quả khi học trò yêu liều (DT).
‘Hái ra tiền’ từ nghề gia sư qua mạng (VTC).
Đại học tung hotgirl ‘dụ’ thí sinh (VNN).
Thêm hy vọng về giáo dục cho trẻ chậm phát triển trí tuệ (GD&TĐ).
Tưởng Năng Tiến – Lớp Học Phùm Gi (Dân Luận).
CHUNG TAY XÂY LỚP CHO EM ! (Thành).
Ba phi hành gia trên Trạm không gian về trái đất (VOA).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Nguyên nhân gây “bệnh lạ” tại Quảng Ngãi vẫn là nấm độc trong gạo (SGGP).   - Kết luận bệnh “lạ” của Bộ Y tế chưa sát thực tế (PLTP).  - Thu đổi gạo cho dân vùng bệnh lạ (TN).  - Cấp gạo ăn 6 tháng liền cho dân vùng “bệnh lạ” (DV).  - Bệnh tay chân miệng tăng cao (TN). - Quảng Ngãi đề nghị cấp gạo cho người bị viêm da (TTXVN).
Kỳ tích ở “bệnh xá đồ cổ” (NLĐ).
Gia Lai: 6,3 tỷ đồng cứu đói dân vùng hạn hán (SGGP).
Cận mặt “dung nhan” nhóm “yêu quái” ở trước ĐH Sư phạm Hà Nội (PL&XH).
Thầy lang ở làng rắn Vĩnh Sơn (PT).
Chuyện tình định mệnh của ông lão 93 muốn kết hôn (GĐ).
Tận diệt thủy sản hồ Dầu Tiếng (Infonet).
Những dị nhân độc nhất vô nhị Việt Nam (VNN).
7<- Ngôi đền kỳ lạ hút dân đỏ đen đến cúng thuốc phiện để xin số đề (DV).
Lập “hàng rào” chặn mũ bảo hiểm nhập lậu qua đường Quảng Ninh (LĐ). Mới chỉ 8% học sinh tiểu học ở Hà Nội đội mũ bảo hiểm (GD&TĐ).
ÁO ẤM BIÊN CƯƠNG, TRÊN CAO NGẤT XÍN MẦN (Mai Thanh Hải).
Chuyện cảm động về người thương binh chỉ còn một nửa (Công lý).
Sự thật về 2 cây sui cổ thụ ‘bốc khói’ ở Tuyên Quang (Tin tức).
Lùm xùm vụ “xin” động vật hoang dã làm thuốc (KT).
Đừng phá mảng xanh ở trung tâm thành phố (TT).
Lạ lùng thạch sùng biết bay và tàng hình của VN (KT).
Clip, ảnh: Kinh hãi cá sấu khổng lồ ăn thịt đồng loại (VTC).
- Video: ” THẦN XÀ ” NHẬP VÀO NGƯỜI Ở VẠN PHÚC, HÀ ĐÔNG (Phạm Viết Đào).
Gần 330 triệu vụ phá thai ở Trung Quốc trong 40 năm qua (RFI).
Ấu dâm ‘là bệnh, không phải tội’ (BBC). - Án tình dục chấn động Ấn Độ, Tây Ban Nha (TN).
- Thái Lan, Ấn Độ: Dùng voi cưỡng chế nhà bất hợp pháp (GD&TĐ).
Tai nạn xe buýt ở Pakistan giết chết 23 người (VOA).

QUỐC TẾ
Cuộc nổi dậy ở Syria tròn hai năm (BBC). - Anh, Pháp tính vũ trang phiến quân Syria (BBC). Thủ tướng Anh David Cameron: “Nếu chúng tôi muốn hành động đơn phương và chúng tôi nghĩ rằng đó là vì lợi ích quốc gia của chúng tôi thì dĩ nhiên chúng tôi được tự do hành động”. HRW: Syria gia tăng việc sử dụng bom chùm (VOA). - Assad cầu cứu BRICS giúp ngừng bạo lực tại Syria (TTXVN).  - Các nước thận trọng với lệnh dỡ bỏ cấm vận vũ khí Syria(VOV).  - Khủng hoảng chính trị tại Syria: Tương lai khó đoán định (HNM). - Mỹ đau đầu trong vấn đề Syria (TP).
Chiến tranh Iraq: 10 năm nhìn lại (LĐ). - Các tư lệnh Iran có quyền đáp trả mọi cuộc tấn công (TTXVN).
LHQ sẽ bỏ phiếu nghị quyết về khu tái định cư của Palestine (VOV).  - Trẻ em Palestine kêu gọi Tổng thống Obama giúp đỡ (VOV).
Pakistan giải tán Quốc hội  (VOV).
Afghanistan: Biểu tình phản đối sự hiện diện của Mỹ ở Wardak (VOV).
8Người Kurd kỷ niệm 25 năm vụ thảm sát Halabja (VOA).
Tên lửa Trung Quốc vào Trung Đông (TN). Tên lửa QW-1M trong một triển lãm quốc phòng ở Trung Quốc =>
Chính phủ Venezuela bỏ ý định ướp xác cố tổng thống Chavez (RFI). - Bí mật về ướp xác các nguyên thủ quốc gia (TP).
Ấn Độ : Một nữ du khách Thụy Sĩ bị cưỡng hiếp tập thể (RFI).  - Nữ du khách ở Ấn Độ bị cưỡng hiếp trước mặt chồng (VNE). -Cưỡng bức tập thể tại Ấn Độ: Khách tây cũng chẳng tha! (Sống mới).
TT Obama: Đã tới lúc thành lập Quỹ An ninh Năng lượng (VOA).
Hàng chục lính Mỹ kiện tập đoàn điện lực Nhật Bản Tepco về tội nói dối (RFI).
Các nước Hồi giáo và Tây phương đạt thỏa thuận lịch sử về nữ quyền (VOA).
Ông Odinga nộp đơn cho Tối cao Pháp viện Kenya chống lại kết quả bầu cử tổng thống (VOA).
Malaysia: Thám tử tố Thủ tướng tham nhũng đã đột tử (Sống mới).
Đại sứ quán Libya tại Ai Cập ngừng hoạt động (TN).
Canada: Biểu tình thành loạn, hàng trăm người bị bắt (TTXVN).
Bill Gates sắp soán ngôi giàu nhất của Carlos Slim(VTC).

* VTV1: + Chào buổi sáng – 16/03/2013; + Tài chính tiêu dùng – 16/03/2013; + Câu chuyện văn hóa – 16/03/2013; + Chiếc nón kỳ diệu – 16/03/2013; + Nhịp đập 360 độ thể thao – 16/03/2013; + 360 độ Thể thao – 16/03/2013; + Thể thao 24/7 – 16/03/2013; + Ai thông minh hơn học sinh lớp 5 – 14/03/2013; + Trang địa phương – 16/03/2013; + Nông thôn mới – 16/03/2013; + Khoảnh khắc cuối tuần – 16/03/2013; + Cuộc sống thường ngày – 16/03/2013; + Thời tiết du lịch – 16/03/2013; + Phim tài liệu: Nhật Bản 2 năm sau thảm họa; + Thời sự 12h – 16/03/2013; + Thời sự 19h – 16/03/2013.

Trước hết Hiến pháp phải quy định cái gì?

Gs. Ts. Nguyễn Đăng Dung, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Hiến pháp có rất nhiều chức năng: như tổ chức quyền lực nhà nước, giới hạn quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền…. Từ những chức năng này Hiến pháp có rất nhiều quy định khác nhau, xếp thành các chương điều khác nhau. Nhưng trong số những chức năng nói trên chức năng làm cơ sở pháp lý cho việc tạo nên sự chính danh của nhà nước là quan trọng bậc nhất. Trong nhiều trường hợp sự chính danh của quyền lực nhà nước  theo quy định của Hiến pháp là rất quan trọng, có tính bao trùm lên toàn bộ bản Hiến pháp và việc thực hiện quyền lực nhà nước. Với tư cách là đạo luật tối cao, Hiến pháp phải bao quát về cơ bản các chức danh mang trong mình quyền lực nhà nước phải được hình thành lên một cách chính danh. Trong thời đại dân chủ các  loại quyền lực này phải bắt nguồn từ nhân dân.

Vì vậy một bản hiến pháp tốt phải quy định cho được quy trình thủ tục mà nhân dân thực hiện quyền lực thuộc về mình đích thực bầu ra các chức danh mang quyền lực nhà nước. Chỉ có những chức danh, những tổ chức do nhân dân bầu ra một cách trực tiếp hoặc cùng lắm là gián tiếp mới có quyền nắm quyền lực nhà nước, mới có quyền quyết định trong việc phân bổ nguồn lực của quốc gia, quyết định nhân sự các chức sắc quan trọng của quốc gia, và những vấn đề quan trọng khác.
Với những chức năng nêu trên, Hiến pháp trước hết phải quy định về quyền con người, sau đấy là vấn đề phân quyền: lập pháp, hành pháp tư pháp. Việc quy định này là những vấn đề rất khó, trước hết phải quy định được hết các quyền con người, sau đấy là việc quy định nhiệm vụ quyền cho các cơ quan đảm nhiệm công việc nhà nước. Quy định phải được viết ra làm sao có thể thực hiện được trên thực tế. Hiện nay trên thực tế có hai trường phái quy định: 1. chỉ quy định những nét rất đại cương của Hiến pháp cổ điển của các nước phát triển; 2. phải quy định chi tiết của các hiến pháp hiện đại.
Ở Hiến pháp cổ điển việc quy định nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, hầu như không được quy định một cách cụ thể, vì càng cụ thể càng thể hiện rõ sự thiếu vắng, và sự mâu thuẫn chồng chéo lên nhau. Nhưng không quy định cụ thể thì lại càng không biết thế nào để thực hiện , và nhất là ít có cơ sở cho việc quy kết trách nhiệm sau này. Trường phái cổ điển lập luận rằng, việc chỉ rõ cơ quan nào thực hiện quyền lập pháp, cơ quan nào thực hiện quyền hành pháp và cơ quan nào thực hiện quyền tư pháp là vừa đủ cho nhiệm vụ quyền hạn của mỗi cơ quan. Rất khó cho việc viết các quy đinh này. Nhưng cho dù ở trường phái này hay trường phái kia, thì quy định bầu cử, thành lập ra các chức sắc đảm nhiệm các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là những phần dễ quy định nhất.
Vì vậy cái cần phải quy định trong Hiến pháp là cách thức thành lập ra các cơ quan nhà nước đó thông qua việc bầu cử hay đề cử rồi phê chuẩn các chức danh đảm nhiệm các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Chính đây tạo ra sự chính danh của những người thay mặt nhân dân đảm trách các công việc của nhà nước  – công quyền. 
Đảng cầm quyền, chỉ có được quyền lãnh đạo thông qua lá phiếu của người dân bầu ra một cách trực tiếp hay gián tiếp các ứng cử viên của đảng đưa tranh cử các chức danh này. Người dân không ưng chức danh nào cũng là không  bỏ phiếu cho những ứng cử viên của đảng đó.   
Nhìn chung, hiến pháp các quốc gia quy định tương đối chi tiết về các vị trí được bầu ra (thành viên nghị viên, tổng thống…), điều kiện bầu cử, điều kiện ứng cử, việc phân định khu vực bầu cử, việc phân bổ số ghế cho các khu vực… Trong chế độ đại nghị, nhân dân trực tiếp bầu ra Hạ viện (Viện dân biểu), đảng chiếm đa số tại Hạ viện hay liên minh các đảng cầm quyền thành lập ra Chính phủ do một Thủ tướng đứng đầu. Do vậy, chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nghị viện. Trong chế độ cộng hòa tổng thống, nhân dân trực tiếp hoặc có thể gián tiếp bầu ra nguyên thủ quốc gia (tổng thống) đồng thời là người trực tiếp lãnh đạo hành pháp. Chính phủ và người đứng đầu chính phủ không chịu trách nhiệm trước nghị viện, mà phải chịu trách nhiệm trước nhân dân. Đấy là cơ sở cho sự chính danh nhà nước  của họ.
Việc không nhìn thấy các quy định về bầu cử trong Hiến pháp hiện hành cũng như dự thảo sửa đổi của Hiến pháp Việt Nam cũng là một trong những điểm yếu của Hiến pháp cũng như dự thảo của sửa đổi Hiến pháp Việt Nam hiện nay.
N.Đ.D.

Tôn giả, Khả tôn thưa ông Nguyễn Phú Trọng

(Thư ngỏ của Hoàng Đức Doanh)

    Lời đầu tiên kính chúc ông cùng gia quyến mạnh khỏe, an lành.

    Tôi tự giới thiệu: Tôi là Hoàng Đức Doanh sinh năm 1946, giới tính Nam.

    Trú tại: Tổ 7 phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, Hà Nam đã nghỉ hưu đang sinh sống cùng gia đình có vợ, có con, có cháu.

Tiếp đến tôi cũng xác định rằng tôi không quen ông, chưa gặp ông lần nào chỉ được xem ông trên truyền hình. Tuy vậy tôi cũng khẳng định tôi bình đẳng với ông ở mấy điểm: Cùng sinh thời (ông hơn tôi 2 tuổi), cùng là đàn ông, cùng là người Việt nam. Tôi cũng nhận thấy có sự khác nhau: Ông được học nhiều được giữ nhiều cương vị lãnh đạo, hẳn nhiên kiến thức của ông hơn tôi. Trong thời gian ông được ăn học thì là lúc tôi hành quân vào Nam chiến đấu, hòa bình thì tôi phải trực tiếp lao động sản suất làm ra của cải để sinh nhai nên kinh nghiệm thực tế tôi hơn ông. So về địa vị xã hội giữa ông và tôi thì là một trời một vực...

Tự biết về mình cũng biết về ông như thế nên tôi cố gắng tìm những lời lẽ lịch sự nhất, diễn đạt những ý nghĩ chín chắn nhất thưa chuyện cùng ông.

Kính thưa ông, tôi đã đọc nhiều thư ngỏ gửi đích danh ông Nguyễn Phú Trọng, đích vị Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt nam. Các lá thư đều ghi tên người gửi cùng với địa chỉ rõ ràng, qua đó tôi được biết có những người hơn tuổi ông, có những người từng trải, đóng góp công sức với dân, với nước nhiều hơn ông, có người là đồng môn của ông, có người tự xưng là cháu xưng hô với ông là bác và nay thì đến lá thư của tôi. Tất cả tựu chung đều là tâm huyết xuất phát từ tấm lòng yêu nước, yêu dân ưu tư cho tương lai dân tộc. Mục đích của tất cả đều mong muốn ông lãnh đạo đất nước vượt qua thời kỳ nguy hiểm, lèo lái con tầu Việt nam vượt qua bảo tố phong ba tới bến bờ hạnh phúc.

Tôi đọc kỹ và tôi đồng ý với những lá thư đó về nội dung cho nên tôi không muốn nói thêm và nhắc lại. Thư này tôi đề cập đến vấn đề mới (thực ra thì nó rất cũ) nó tồn tại cùng với dân tộc Việt nam hàng ngàn năm rồi) đó là vấn đề ông có đọc các thư gửi đích danh không, và cách hành sử có theo truyền thống “ Tôn giả, khả tôn” của dân tộc mình không?

Kính thưa ông, tôi xin lỗi trước phòng khi tôi phỏng đoán sai. Tôi cho rằng ông không đọc và tôi suy luận thế này: Ông không đọc vì nó là thư ngỏ, nó lại ở trên mạng internet. Là thư ngỏ nên không có việc riêng tư, tất cả là công chuyện nên đã có bộ phận giúp việc sử lý rồi tổng hợp để báo cáo với ông vì thế nên ông không cần đọc. Tôi còn mạo muội nghĩ rằng ông không quen, không thích hoặc không biết sử dụng internet vì lúc ông còn trẻ thì chưa có internet, khi internet phổ biến thì tuổi ông đã cao, rồi lại giữ những cương vị lãnh đạo quan trọng nên không thể dành thời gian mà học. Rê chuột, bấm chuột để đọc khó khăn hơn đọc văn bản trên giấy, không dễ gì bộ phận giúp việc lại in tất cả những thư ngỏ để trình ông và điều quan trọng những lá thư tâm huyết thì đều là “Trung ngôn, nghịch nhĩ” nên bộ phận giúp việc đã ém nhẹm đi, tránh sự bực mình, khó chịu cho ông! Ấy là tôi phỏng đoán vậy.

Kính thưa ông, thời đại càng văn minh, thông tin càng dễ dàng và tiện ích. Những người nổi tiếng và nhất là chính khách thì thông tin liên tục đầy ắp hàng ngày. Biết xử lý thông tin là thể hiện tài ba và uy tín của người đó. Tôi thấy có nhiều thư tâm huyết, chứa đựng nhiều thông tin quan trọng gửi tới ông mà chưa hề thấy ông phúc đáp. Đấy cũng là bằng chứng để tôi tin rằng ông không đọc thư. Đặt giả thiết ông có đọc nhưng không phúc đáp thì điều đó lại càng đáng trách, không khác mấy việc nhà báo trẻ Nguyễn Đắc Kiên phản ứng ông mà viết “ Vài lời với TBT Nguyễn Phú Trọng. Đúng là “ Hậu sinh khả úy” anh Kiên chỉ bằng tuổi con tôi viết gửi ông chưa đầy trang giấy mà sao - không riêng tôi- cả một cộng đồng Mạng xôn xao hưởng ứng vì anh đã nói đúng, nói hộ, nói thay bao người rằng ông chưa đủ tư cách để nói với toàn dân về suy thoái đạo đức.

Không ai dám nghĩ chứ chưa nói tới dám chê ông thiếu học thức, lại đang giữ cương vị đứng đầu một đảng, từng nhiều năm là chủ nhiệm hội đồng lý luận Trung ương mà lại phạm những sai sót sơ đẳng vậy!

Những sai sót đó đại diện cho cả dây hệ lụy: Cấp ủy đảng làm thay chính quyền, chức năng quản lý lẫn lộn với chức năng kinh doanh, vai trò của đảng cao hơn dân tộc. Bằng chứng đang hiển hiện nhãn tiền: Uy tín của đảng giảm sút, Trên bảo dưới không nghe;Tham nhũng ngày càng tăng; Các quả đấm thép khoác nợ lên cổ dân; Giáo dục, y tế xuống cấp ở mức báo động đỏ; Tín ngưỡng, văn hóa phá hoại nền tảng đạo đức, tạo dựng một xã hội vô cảm, tắc trách; Cuộc sống bất an trên nhiều phương diện...

Kính thưa ông, những thiếu xót mà ông vướng mắc nó chứng tỏ rằng xã hội hiện nay rất lộn xộn, nhiều khái niệm vị đánh tráo chỉ có lợi cho gian dối phát triển. Khi phát biểu với lãnh đạo Vĩnh Phúc ông đã nhầm, lẫn lộn với cương vị chủ tịch nước, nội dung pháp biểu đã phủ nhận các văn bản có trước dẫn đến tù mù các ý nghĩa đích thực.

Trong cương vị người lãnh đạo là phải nghe ý kiến của người bị lãnh đạo, có nghe cùng chiều, trái chiều thì mới tìm ra sự đúng. Khi kêu gọi góp ý xây dựng hiến pháp nói rằng không có vùng cấm (đương nhiên là không nên cấm). Lúc dân góp ý xây dựng hiến pháp, phản biện hiến pháp thì lại chụp mũ và đe dọa xử lý..... Toàn là thứ Tiền hậu bất nhất - nói một đằng làm một nẻo!

Cuối cùng tôi phải nói lên một thực tế để chứng tỏ những ý kiến của tôi là tâm huyết, là xây dựng, nói rõ ra đây không mang mục đích công thần.

Bố tôi là liệt sỹ hy sinh vào thời kỳ chống pháp. Thời kỳ chống Mỹ nhà tôi có 5 anh em trai thì 4 người đi cầm súng, một người là thương binh còn lại nay đều được hưởng lương hưu trí.

Nay nghĩ về tương lai đất nước tôi cảm nhận đang đi vào ngõ cụt. Hàng ngày nhận biết các thông tin hầu hết là buồn lòng. Có vài con số, vài tín hiệu khả quan thì biết rõ chỉ là con số tuyên truyền. Đơn cử chuyện khai thác Bôxit ở Tây nguyên thì rõ, lỗ lớn, thất bại mà vẫn ra sức cổ võ tuyên truyền. Rồi thì bất động sản, rồi chứng khoán, rồi ngân hàng đều là những tín hiệu ảm đạm....

Tôi tự xét thấy phải bắt đầu từ ông, đề nghị ông nên trực tiếp đọc, lắng nghe các ý kiến, phúc đáp các ý kiến, xét thấy quan trọng thì tổ chức đối thoại. Những nước văn minh họ phát huy sức mạnh ở điểm này. Tôi cũng như nhiều người đã viết thư cho ông đều kỳ vọng như vậy, mục đích cuối cùng là dân tộc Việt nam có cuộc sống ngang bằng các nước trong khu vực.

Mấy ý kiến kính gửi ông, chúc ông mạnh khỏe.

©Hoàng Đức Doanh

Hà Nam 15/03/2013

(Vang Anh online)

TIN LÃNH THỔ

TIN TRÊN BLOG


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Nghe Bộ trưởng trả lời, thảo dân chịu không nổi!

Chiều tối chủ nhật, vợ chồng người bạn từ thuở thiếu thời mời tôi tới nhà. Bữa cơm cuối tháng 1 “ta” có món quốc hồn, quốc túy “R.T.C” do cô con dâu trưởng trổ tài nấu nướng. Vừa cụng ly rượu sâm, thì trên màn hình TV xuất hiện mục “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời”. Ông Vũ Huy Hoàng – Bộ trưởng Bộ Công thương – “lên sóng lần thứ tư, trả lời những câu hỏi liên quan tới dự án bauxite Tây Nguyên”.
Chúng tôi tạm dừng “sự sung sướng” để nghe ông nói. Thấy ông không nhìn vào giấy, thấy phong thái có vẻ tự tin… cánh già tôi bị ông “hút” vài chục giây đầu.
Vài chục giây đầu thôi, bởi ngay sau câu hỏi đầu tiên của phóng viên VTV1, ông Vũ Huy Hoàng nói: “Theo kết quả thăm dò, trữ lượng bauxite của Việt Nam là khoảng 10-11 tỷ tấn”… Tôi giật mình. Sao trữ lượng bauxite Việt Nam “lớn” nhanh như Phù Đổng vậy? Cách đây gần 6 năm trong quyết định của Thủ tướng phê duyệt “Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác chế biến và sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007- 2015 có xét đến năm 2025” thấy ghi trữ lượng có 5,4-5,5 tỷ tấn, bây giờ tăng gấp đôi rồi?
Ngành thăm dò địa chất giỏi quá ta!
Theo số liệu của cơ quan địa chất Mỹ (U.S.Geological Survey. Mineral Commodity Summaries- 2007- 2008 and 2011- 2012), toàn thế giới có trữ lượng (chắc chắn) 27 tỷ tấn và tài nguyên dự báo 38 tỷ tấn bauxite và Việt Nam có 2,1 tỷ tấn trữ lượng, tài nguyên (dự báo) 5,4 tỷ tấn.
Ông Vũ Huy Hoàng lại khẳng định: “trong đó tại tỉnh Đăk Nông là khoảng 4,6 tỷ tấn và tại tỉnh Lâm Đồng khoảng 2 tỷ tấn”, vậy còn 3-4 tỷ tấn nữa nằm ở đâu? Trong khi ở miền Bắc tài nguyên bauxite ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Nghệ An… chỉ khoảng 357 triệu tấn.
Ngay phần mở đầu, ông Vũ Huy Hoàng đã làm người nghe khó chịu rồi!
Ông tiếp tục:
“Trong những năm gần đây, do nhu cầu nhôm kim loại tăng mạnh, dẫn đến nhu cầu alumin thế giới cũng tăng theo”, “Hiện nay, nước ta đang phải nhập khẩu 100% nhôm kim loại, nên việc triển khai dự án thăm dò, khai thác và chế biến bauxite, trong đó giai đoạn đầu là chế biến alumin là hết sức cần thiết…”, “Việc phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến bauxite là chủ trương đúng đắn, cần thiết và phù hợp đã được Đảng và Nhà nước xem xét thận trọng, giao cho Vinacomin tổ chức triển khai…, phải làm thí điểm và đi từ quy mô nhỏ lên dần đến quy mô lớn”.
Ô hay! Ông là “tư lệnh trưởng” của các ngành kinh tế quan trọng bậc nhất đất nước mà không cập nhật được tình hình mấy năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ nhôm trên thế giới giảm mạnh à? Nhu cầu giảm nên nhôm tồn kho nhiều làm giá một tấn nhôm sụt rất sâu kéo theo giá 1 tấn alumin chỉ còn 280-300 USD thôi!
Ông lạc quan quá nhưng tại sao vẫn phải bám vào từ “thí điểm” để phòng thân?
Xin có lời đính chính rằng, Bộ Công thương và Vinacomin hoàn toàn không có ý định thí điểm khi quyết tâm triển khai dự án Tân Rai và Nhân Cơ từ năm 2008 nên đã bỏ ngoài tai những lời khuyến nghị rất chân thành và có cơ sở khoa học của hàng ngàn nhân sĩ trí thức.
Cái từ “thí điểm” hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ xuất phát từ thông báo của Bộ Chính trị (số 245TB/TW ngày 24/4/2009) chỉ đạo “Tiếp tục thực hiện chủ trương triển khai 2 dự án ở Tân Rai và Nhân Cơ”… và nhắc rất kỹ “Riêng dự án Nhân Cơ, cần rà soát lại toàn bộ các vấn đề có liên quan, nhất là việc đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường, nếu thực sự có hiệu quả và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường thì mới tiếp tục triển khai thực hiện.”
Với tinh thần “nghiêm túc”, Vinacomin đã trình cho ông Vũ Huy Hoàng và Bộ Công thương hồ sơ thiết kế cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế của dự án bauxite Nhân Cơ “không chê vào đâu được”!
Xin trích dẫn ít số liệu chứng minh:
       
    Vốn đầu tư (không tính VAT): 11.610.187 (triệu đồng), theo tỷ giá hối đoái năm 2009: 16.976 đ/1 USD thì vốn đầu tư qui đổi là 683.920.000 USD.
    Giá thành toàn bộ 1 tấn alumin 4.314.100đ ( 254,13 USD/T)
    Giá bán alumin 6.325.800đ (372,63 USD/T)
    Tỷ lệ % giá thành so với giá bán 68,20%
    Doanh thu bình quân/ năm (từ năm 2012 (?)): 3.994.393 (triệu đồng)
    Chi phí sản xuất trung bình/ năm (từ năm 2012): 2.717.882 (triệu đồng)
    Lợi nhuận thuần bình quân/ năm (30 năm) 1.276.511 (triệu đồng)
    Lợi nhuận ròng bình quân/ năm (30 năm) 988.751 (triệu đồng)
    Suất chiết khấu bình quân (%) 8,325%
    NPV (net present value) 2.690.840 (triệu đồng)
       
    (PV: giá trị quy đổi về hiện tại của một khoản tiền phát sinh trong tương lai
    NPV: tổng giá trị đại số của một dòng tiền phát sinh trong tương lai đã được qui đổi về hiện tại)
       
    IRR - tỷ lệ hoàn vốn nội bộ 10,45%
    Thời gian thu hồi vốn (kể từ khi đi vào hoạt động) 8,98 năm
    Các loại thuế phải nộp bình quân/ năm (từ năm 2012) 605,057 (triệu đồng)
   
Trong đó
v Nộp ngân sách Trung ương (thuế XK alumin) 199,720 (triệu đồng)
v Nộp ngân sách địa phương 405.338 (triệu đồng)
bao gồm:
ü Thuế thu nhập doanh nghiệp 287.760 (triệu đồng)
ü Phí môi trường 109.544 (triệu đồng)
ü Thuế thuê đất 1.858 (triệu đồng)
ü Thuế tài nguyên 6.176 (triệu đồng)
Bộ Công thương đã có thông báo số 87/TB-BCT ngày 2/3/2009 về kết quả thẩm tra thiết kế cơ sở của dự án Nhân Cơ và đồng tình với chủ đầu tư khi đánh giá hiệu quả kinh tế, coi đó là nền tảng vững chắc để triển khai dự án. Lúc ấy, chính ông và các cộng sự đâu đả động tới “việc xem xét hiệu quả kinh tế các dự án đầu tư, nhất là những dự án có vốn đầu tư lớn, thời hạn hoạt động 30- 40 năm… cần phải dựa trên những tính toán dài hạn, không thể chỉ căn cứ vào một thời điểm để khẳng định hiệu quả hay không hiệu quả” như ông nói loanh quanh trên TV!
Thế thì cách tính (đã dẫn ở trên) của Vinacomin tại dự án Nhân Cơ hay Tân Rai và quyết định phê duyệt của Bộ Công thương dựa vào cái gì, mốc thời gian nào để có một số liệu về lãi tới 122 USD/1 tấn alumin và cứ lãi đều đều (bình quân) suốt 30 năm tồn tại?
Không thể chối bỏ thực tế là dự án Tân Rai sẽ lỗ ngay trong năm 2013 và những năm tiếp theo đó, là cả Nhân Cơ nên ông Vũ Huy Hoàng cố biện bạch “Phải khẳng định hai dự án là thí điểm bước đầu để hình thành ngành công nghiệp khai thác và chế biến nhôm của Việt Nam. Mà đã thí điểm thì phải có thời gian để khẳng định về mức độ chắc chắn của hiệu quả kinh tế.”
Và ông tự trấn an mình để mong có sự “lan tỏa” đến người nghe: “giá alumin trên thị trường thế giới tuy hiện nay thấp hơn giá tại thời điểm đầu năm 2009- thời điểm phê duyệt dự án, nhưng cũng như đối với các kim loại màu khác, không ai đảm bảo mức giá này sẽ cố định như tế trong vòng 5 hoặc 10 năm tới”.
Chao ôi, làm kinh tế như Bộ Công thương và Vinacomin sung sướng thật!
Lập dự án thì “bốc thuốc” theo kiểu lang vườn, vẽ ra các chỉ tiêu trên trời, dưới biển khiến các nhà văn chuyên viết tiểu thuyết viễn tưởng phải cúi đầu bái phục!
Khi đối đầu với thực tại khốc liệt, nghiệt ngã thì cả tướng lẫn quân cứ vòng vo tam quốc, cố tình lẩn tránh chuyện lỗ, chuyện tốn tiền làm đường, chuyện chi phí vận chuyển quá cao, và ông lên giọng rao giảng “nhưng đối với xã hội điều lớn hơn mà tất cả chúng ta mong đợi là hiệu quả tổng hợp về kinh tế-xã hội đối với phát triển vùng, phát triển ngành và phát triển nền kinh tế”.
Lạ lùng thay khi người ta đang bàn mưu, tính kế giảm tiền bồi thường thiệt hại cho hàng ngàn hộ dân mất đất trồng trọt với lý do chỉ khai thác bauxite ở tầng nông, sau vài năm có thể “trả lại” đất để các khổ chủ tiếp tục trồng tỉa. Người cũng đang đòi giảm tiền đóng phí môi trường (bằng với giá khai thác than) vì đã bỏ nhiều tiền của để “bảo vệ môi trường” rồi (!?) mà vẫn không ngượng mồm nói những lời thương dân, thương nước?
Nếu những cái đòi (đáng nguyền rủa ấy) trở thành sự thật thì lấy gì để phát triển vùng?
Làm ăn thua lỗ kéo dài năm này qua năm khác thì lấy gì để phát triển ngành?
Đào tài nguyên, hủy hoại môi trường sống, ô nhiễm nguồn nước, kêu gào giảm thuế, miễn thuế xuất khẩu nữa thì nền kinh tế đã suy thoái sẽ càng trượt dốc.
u
u  u
Nghe những lời ông Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng trả lời phỏng vấn trên VTV1 tối chủ nhật (10/3), mấy đêm liền không ngủ được, thảo dân không chịu nổi nữa nên đành dẫn ra ít dòng ông Vũ Huy Hoàng đã nói để giãi bày trước dư luận.
Trong bài nói của ông còn nhiều chỗ hở lắm nhưng dẫn kỹ quá thì bài này còn kéo vài trang nữa. Như thế sẽ làm mất thời giờ của người đọc nên dừng ở đây.
Nguyễn Trung Thành
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Vì sao SCIC gửi tiền tiết kiệm?

Câu chuyện Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) gửi tiết kiệm lên tới 19,6 nghìn tỷ Đồng và thu về khoản thu nhập tài chính lên tới 1568 tỷ Đồng, chiếm tới 40.32% doanh thu của tổng công ty này trong năm 2012 đã gây ra nhiều tranh luận. Trong đó, chủ yếu các ý kiến cho rằng SCIC chưa thực hiện đúng chức năng của mình.
Những ý kiến mạnh mẽ nhất gồm cả phát biểu của Ts. Lê Đăng Doanh. Ts. Doanh cho rằng “trong khi sứ mệnh là hỗ trợ phân bổ, điều tiết vốn ở các doanh nghiệp hỗ trợ nền kinh tế phát triển thì việc đầu tư vào các doanh nghiệp lại rất thấp, thay vào đó lại mang vốn đi gửi tiết kiệm,” và “chẳng lẽ, nền kinh tế này không còn gì có khả năng để đầu tư vốn hay sao? Tôi không nghĩ như thế, vì hiện nay nhiều doanh nghiệp thật sự rất đói vốn, họ cần một sự trợ giúp. Việc SCIC đang thu lại lợi nhuận thông qua kênh ngân hàng cũng có nghĩa thu lợi nhuận từ những doanh nghiệp nhỏ và vừa vay lại vốn của ngân hàng.”
Phạm Chi Lan thì cho rằng “chúng tôi đã thảo luận rất kỹ và đến nay có thể nói cách hoạt động của SCIC bây giờ không đúng với mô hình ban đầu” và “thực tế SCIC không đem lại nhiều lợi ích như chúng ta mong muốn.”  Vì vậy “cần đưa SCIC ra khỏi Bộ Tài chính, buộc nó phải công khai, chịu sự giám sát như công ty niêm yết.”
Còn Ts. Nguyễn Minh Phong thì bình luận “việc làm này không đúng quy định về kinh doanh vốn của Nhà nước. Trong bối cảnh các doanh nghiệp đều đang cần vốn, khát vốn để kinh doanh, Nhà nước giao vốn cho anh quản lý thì anh lại dùng để tiết kiệm, hóa ra anh đã tự mình vẽ nên một cái vòng luẩn quẩn nguy hiểm”. Ông cũng cho rằng nếu “tất cả dòng vốn của SCIC mà đi gửi tiết kiệm thì có lẽ là nên giải tán. Chỉ cần 1 thủ quỹ, 1 kế toán là đủ để thay thế cả một bộ máy cồng kềnh mà SCIC đang có”.
Có phạm luật hay không?
SCIC có phạm luật khi gửi tiết kiệm một số tiền lớn như vậy hay không? Mô hình SCIC được thiết kế theo mô hình của Temasek Holdings của Singapore, nhưng trên thực tế không khác là bao so với mô hình một công ty quản lý quỹ đầu tư thông thường.  Có khác chăng chỉ là trong trường hợp này, SCIC chỉ có một nhà đầu tư duy nhất là nhà nước.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của SCIC được quy định tại Điều 3 của Quyết định 151/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005, SCIC cũng không được giao bất cứ trách nhiệm xã hội nào. Nhà nước không bắt SCIC phải gánh trách nhiệm tái cơ cấu nền kinh tế, chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp khác, không được gửi tiết kiệm, không được vắt sữa từ “con bò” Vinamilk, phải đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao hay mũi nhọn gì cả.
Việc của SCIC theo Quyết định này, nói một cách đơn giản, là kiếm tiền cho nhà nước. Nó cũng giống như việc các công ty quản lý quỹ phải làm là kiếm tiền cho nhà đầu tư của mình. Không hơn, không kém.
Là một tổ chức quản lý tiền đầu tư và có mục đích duy nhất là kiếm lợi cho nhà đầu tư của mình, SCIC có trách nhiệm xác định đầu tư vào đâu, không đầu tư vào đâu, khi nào thì giải ngân, khi nào thì thoái vốn… Việc này bao gồm một quyết định quan trọng là đầu tư bao nhiêu vào các tài sản sinh lợi cố định (fixed income) như trái phiếu chính phủ, gửi tiền có kỳ hạn, trái phiếu doanh nghiệp…
Khi thị trường trong giai đoạn có rủi ro cao, các quỹ đầu tư (trừ các quỹ đầu tư cơ hội – hedge funds) thường có xu hướng giữ tiền bằng cách bỏ vào fixed income hơn là chịu mạo hiểm đi đầu tư cổ phiếu. Vì thế, câu chuyện SCIC đầu tư bao nhiêu dưới hình thức fixed income, và bao nhiêu dưới hình thức cổ phiếu, là câu chuyện riêng của SCIC. Nhà nước đã đúng khi không trao cho SCIC nhiều thứ trách nhiệm xã hội – cái có thể khiến một doanh nghiệp nhà nước như SCIC trở nên cực kỳ không hiệu quả - mà chỉ tập trung vào có mỗi một việc là kiếm tiền. Vì thế, nhiều luồng dư luận, gồm cả một số ý kiến của các chuyên gia, đã không công bằng khi cố tình khoác cho SCIC nhiều lớp áo trách nhiệm xã hội vô lý.
SCIC có đầu tư nhiều vào fixed income quá hay không? Theo số liệu được báo chí nêu, tính đến hết năm 2012, tổng vốn trong danh mục đầu tư của SCIC theo sổ kế toán khoảng 14.000 tỉ đồng, giá thị trường ước đạt 50.000 tỉ đồng, chênh lệch 36.000 tỉ đồng. Tài sản trong fixed income (dưới dạng tiền gửi tiết kiệm) là 19.600 tỷ Đồng. Như vậy tổng tài sản tính theo giá thị trường là 69,6 nghìn tỷ Đồng, trong đó các khoản nằm trong fixed income là 19,6 nghìn tỷ, chiếm 28,16% - không phải con số thấp, nhưng cũng không phải quá cao. Khó có thể trách SCIC lười nhác vì phần lớn các quỹ đầu tư tư nhân, cả trong nước và nước ngoài hoạt động ở Việt Nam, đều đang trong tình trạng phòng vệ trước rủi ro của thị trường trong nước. Hơn nữa, với SCIC, vì chỉ có một nhà đầu tư duy nhất, và nhà đầu tư này cũng không mấy khoan dung khi bị mất tiền, việc phải phòng vệ thậm chí còn thận trọng hơn các quỹ đầu tư tư nhân cũng là việc dễ hiểu. (còn tiếp)


* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh - Vận động dân chủ hóa tại Việt Nam ngày càng sôi động

LTS: Nhà báo tự do Huỳnh Ngọc Chênh đang ở Pháp sau khi đến Paris nhận lãnh giải thưởng “Công Dân Mạng” (Netizen) năm 2013 do Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) với dịch vụ mạng Google phối hợp tổ chức.
Ông Huỳnh Ngọc Chênh, 61 tuổi, là một trong một số ít người được giới sử dụng các mạng xã hội điện tử để truyền tải thông tin bầu chọn trực tiếp qua Youtube nhờ những bài viết sắc sảo trên blog Huỳnh Ngọc Chênh về các vấn đề thời sự của Việt Nam. Ông được ca ngợi là một trong những blogger có ảnh hưởng lớn nhất tại Việt Nam.
Vì những bài viết về các nhà lãnh đạo hay chính sách của nhà nước với cách nhìn “trái chiều” mà ông gặp không ít khó khăn trong đời sống.
Làm báo Thanh Niên suốt 20 năm rồi nghỉ hưu năm ngoái, ông dành thời giờ viết blog http://huynhngocchenh.blogspot.com. Tuy bị công an mạng ngăn chặn nhưng trung bình cũng có khoảng 15,000 người vào thăm viếng blog này hàng ngày, theo RSF.
Dưới đây là cuộc phỏng vấn ông dành cho nhật báo Người Việt.

Nhà báo tự do Huỳnh Ngọc Chênh nhận giải thưởng “Công Dân Mạng” của RSF và Google vinh danh các người viết blog có ảnh hưởng nhất trên thế giới tại Paris ngày 12 tháng 3, 2013. (Hình Thomas Samson/AFP/Getty Images)
Người Việt: Xin ông cho biết tâm trạng, cảm giác của mình khi ngồi trên máy bay trên đường sang Pháp để nhận giải?
Huỳnh Ngọc Chênh: Yên lành qua khỏi cổng an ninh rồi lên máy bay tôi rất ngạc nhiên không hiểu vì sao mình được đi. Tôi thấy vui vì nghĩ rằng do uy tín của RSF, Google và nước Pháp lớn nên tôi được đi. Rồi tôi cũng rất vui khi nghĩ rằng có thể do phong trào đấu tranh trong nước đang lớn mạnh có tác dụng ít nhiều lên giới lãnh đạo, họ nghĩ rằng cho tôi đi lợi hơn là cấm.
NV: Trước khi cấp giấy cho ông sang Pháp, công an hay viên chức nhà nước có dặn dò và đặt điều kiện gì với ông không? Thí dụ cấm ông đụng chạm tới những vấn đề nào đó, người nào đó?
HNC: Tôi chỉ cần visa của Sứ Quán Pháp chứ không có giấy tờ gì của công an Việt Nam, mọi công dân đều được như vậy. Tuy nhiên nếu họ không cho tôi đi thì sẽ chặn tại sân bay vào giờ chót như các blogger khác. Họ không ngăn tôi lại tại sân bay có nghĩa là tôi không có trong danh sách bị chặn. Do vậy không có việc đặt điều kiện để cho tôi đi.
NV: Tại Việt Nam, ông có đọc được báo chí và các diễn đàn tiếng Việt ở hải ngoại không? Ông nghĩ gì về họ?
HNC: Tôi có đọc nhiều báo của người Việt nước ngoài và báo nước ngoài về Việt Nam như BBC, RFI, RFA, Người Việt, Dân Làm Báo, Tiền Vệ, Dân Luận, Ðàn Chim Việt, v.v... Phần lớn nhờ vào những tờ báo đó, trước đây khi chưa có blog, tôi có những thông tin mà báo lề đảng không đưa. Nhờ vậy mà tôi cũng như nhiều người trong nước biết được nhiều sự thật. Nhờ vậy mà nhiều người đã chuyển biến. Cũng có những trang quá cực đoan không hay, đưa tin thiếu độ tin cậy, nên tôi chỉ vào một lần rồi không bao giờ vào nữa.
NV: Có những người viết blog đề cập đến những vấn đề như ông đề cập nhưng bị ở tù, còn ông và một số số người thì chỉ bị sách nhiễu, đe dọa. Theo ông nhận định, ở một biên giới hay giới hạn nào thì tránh được tù tội?
HNC: Tôi viết đúng sự thật. Tôi viết trong khuôn khổ pháp luật. Tôi phản biện về lý luận của đảng CS, tôi chỉ trích đường lối không đúng của đảng CS, tôi phản biện chính sách sai trái của chính phủ. Tôi chống Trung Cộng xâm lược. Tôi chống tham nhũng, tôi cổ xúy dân chủ, tôi đấu tranh cho nhà nước pháp quyền, cho nhân quyền... tất cả cái đó đều trong khuôn khổ pháp luật. Tóm lại, tôi phản biện đảng cầm quyền, tôi không chống lại đất nước nên không có lý gì bắt tôi. Anh đọc kỹ Hiến Pháp Việt Nam sẽ thấy không có điều luật nào phạt tù người chống lại đảng CSVN. Ðiều 88 và 79 chỉ phạt tù người chống lại nhà nước Việt Nam.
NV: Giải thưởng của RSF và Google sẽ giúp ông nổi tiếng hơn, nhưng liệu có làm cho ông gặp khó khăn hơn trong cuộc sống khi về nước hay không?
HNC: Tôi không nghĩ tôi sẽ bị khó khăn gì hơn, vì trước sau gì tôi cũng chỉ viết như tôi đã nói. Có thể là tôi sẽ bị để ý và theo dõi kỹ hơn. Chỉ vậy thôi. Và tôi cần giữ gìn hơn để khỏi có sơ hở gì trong cuộc sống để qua đó người ta có cớ gây khó khăn cho tôi.
NV: Ông nhận định như thế nào về các bản kiến nghị 7 điểm của nhóm nhân sĩ trí thức, cựu đảng viên, thư góp ý và đề nghị của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, lời tuyên bố của các công dân tự do?
HNC: Các kiến nghị... góp phần rất lớn trong cuộc vận động cho dân chủ, cho quyền con người. Việc này làm thức tỉnh nhiều người dân và thức tỉnh ngay giới cán bộ đảng. Nhiều đảng viên kể cả đảng cao cấp hiểu rằng thay đổi theo hướng dân chủ là có lợi cho đất nước. Tuy nhiên vì quyền lợi họ còn e dè.
NV: Ông có nghĩ rằng nhà nước sẽ lờ những kiến nghị và thư góp ý vừa kể vì họ có trò “lấy ý kiến” do chính quyền tổ chức mà ai cũng biết là bịp bợm, rồi tuyên truyền là đại đa số nhân dân “đồng thuận”?
HNC: Ðó là chuyện đương nhiên mà trước khi ký kiên nghị, chúng tôi đã lường trước. Ðể duy trì chế độ độc đảng, đảng CS không trừ bất cứ cách làm gì.
NV: Thưa ông, khi 16 nhân sĩ, trí thức, đảng viên nhiều uy tín, nổi tiếng ở trong nước cầm bản Kiến nghị 7 điểm tới Quốc Hội, nếu họ thay vì chỉ có bằng đó người, hàng ngàn người tới đó cùng với họ thì tình thế có khác không?
HNC: Theo thủ tục thì phải gửi cho kịp ngày nên các vị ấy lo gửi. Ði gọn nhẹ và những người uy tín như vậy thì họ mới bất ngờ và phải tiếp. Nếu đi nhiều thì phải tổ chức, phải kêu gọi. Như vậy thì lộ ngay, công an sẽ tìm mọi cách ngăn cản, quấy phá, việc đi sẽ không thành. Theo tôi cử chừng ấy vị đi là phương án tốt nhất.
NV: Ông có nghĩ rằng dù hiện nay có một số người can đảm lên tiếng về các vấn đề chính trị khác với chủ trương của nhà nước, nỗi sợ hãi còn rất lớn trong quần chúng bên cạnh một tỉ lệ không nhỏ thờ ơ?
HNC: Sợ hãi và thờ ơ đang bao trùm lên xã hội Việt Nam hiện nay. Ðó là sự thành công của đảng CSVN trong công cuộc kéo dài chế độ độc đảng.
NV: Các mạng xã hội đóng vai trò như thế nào về chuyển tải thông tin tại Việt Nam. Ông có nghĩ rằng nó đóng góp phần không nhỏ vào tiến trình dân chủ hóa Việt Nam hay không?
HNC: Như tôi đã nhiều lần nói, vai trò của nó rất lớn.
NV: Thưa ông, ông có bi quan về tương lai đất nước? Xin cho biết lý do.
HNC: Cứ tiếp tục độc đảng thì đất nước sẽ khó ngóc lên nổi, bi quan là vậy. Nhưng tôi rất lạc quan về cuộc vận động dân chủ hóa đang càng ngày sôi động và thu hút sự tham gia của nhiều người. Từ chỗ sợ hãi và thờ ơ không dám nói gì, nay đã có gần 20 ngàn người ký tên kêu gọi xóa điều 4 là một sự tiến bộ vượt bậc.

NV: Xin cảm ông nhiều.

Nam Phương

(Người Việt)
 

Mở mắt vẫn bị... mờ

 
Nhờ các phóng viên báo Tuổi Trẻ ở Sài Gòn mọi người mới biết trẻ em Việt Nam đã được tập thói quen nhìn cờ Trung Quốc treo trên mái trường học. Bài báo đăng cả hình ảnh trong tập sách “Bé Tập Kể Chuyện” do nhà xuất bản Dân Trí ấn hành.

Ngay trang bìa là hình hai em gái đi học, trên nóc ngôi trường phấp phới lá cờ đỏ năm sao. Một bìa khác viết trên đầu trang, quảng cáo mục đích của sách học: Nắm bắt hệ thống các kiến thức trước tuổi đi học.

Nếu trước khi lên 5 hay 6 tuổi, trước khi đến trường học, mà trẻ em biết hình lá quốc kỳ các nước trên thế giới thì cũng không hại gì. Nhưng cuốn sách “Bé Tập Kể Chuyện” lại không giới thiệu đó là cờ của Trung Quốc; mà chỉ giới thiệu nó là cờ mà thôi. Ðể một lá cờ nước khác trên ngôi trường, cho trẻ em nước mình tập đọc, thì thật không hiểu nổi! Các em sẽ tập một thói quen, là coi cờ Trung Quốc là cờ, lá cờ duy nhất, và lầm tưởng đó là cờ của chính các em.

Nếu họ in lá cờ một quốc gia khác như cờ Mexico, cờ Campuchia, thì chỉ chứng tỏ là nhà xuất bản ngu dốt, không hiểu tâm lý trẻ em mà thôi. Nhưng để lá cờ Trung Quốc thì đáng bị kết tội phản quốc. Bởi vì chính phủ Cộng sản Trung Quốc đang chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của nước ta, sau khi đem quân tấn công đổ máu năm 1974. Cộng sản Trung Quốc cũng đánh chiếm một phần quần đảo Trường Sa của chúng ta vào năm 1988. Cả hai lần, các chiến sĩ Việt Nam đã bỏ mình vì nước. Trung Cộng còn ngang ngược đặt ra một đơn vị hành chánh Tam Sa để chính thức hóa việc cướp nước của họ. Sau vụ Hoàng Sa năm 1974, vụ Trường Sa năm 1988, sau cả vụ tấn công biên giới năm 1979, chính quyền hai nước chưa hề chính thức ký một hiệp ước ngưng chiến nào cả. Có thể coi như hai quốc gia vẫn ở trong tình trạng chiến tranh. Trong hoàn cảnh đó, đem lá cờ của Trung Quốc dậy cho trẻ biết đó là “cờ,” mà không nói rõ, có thể đưa ra tòa về tội phản nghịch.
Sau khi hành động phản nghịch đó được phô bày trên bài báo, người ta kinh ngạc về phản ứng của các cơ quan nhà nước phụ trách về giáo dục. Trước hết, Bộ Giáo Dục và Ðào Tạo không hề hay biết gì về cuốn sách dạy trẻ này, cho tới khi nhà báo vạch ra. Họ mở mắt hay nhắm mắt? Sau khi báo chí phanh phui, các quan giáo dục chỉ cho biết họ sẽ “rà soát!” Sẽ, chứ chưa làm gì ngay cả! Hình ảnh những lá cờ bay phấp phới trên trang sách, mở mắt ra thì phải nhìn thấy và hành động ngay lập tức chứ? Nó đâu phải mấy trái mìn chôn dưới đất mà cần phải rà soát mới thấy? Hay họ mở mắt nhưng mắt vẫn mờ vì những lý do mờ ám? Cái nhà nước này ngồi đó ăn cơm của dân để làm cái gì? Tại sao khi một bác sĩ chỉ dịch bản tài liệu “Dân chủ là gì” thì bị bắt bỏ tù ngay; còn khi một nhà xuất bản nhồi sọ trẻ em bằng lá cờ ngoại quốc thì còn phải đi rà soát ?


Càng ngạc nhiên hơn nữa khi chúng ta nghe những lời chạy chữa của bà Bùi Thị Hương, người chịu trách nhiệm xuất bản của nhà xuất bản Dân Trí. Bà giải thích: “Ðây là sách dịch, mua bản quyền của đối tác nước ngoài... Chúng tôi đã kiểm tra hợp đồng bản quyền thì thấy các điều khoản trong đó rất chặt chẽ, đơn vị phát hành sách phải giữ nguyên xi nội dung gồm phần chữ và hình ảnh như bản gốc, không được phép thay đổi.” Bà còn bào chữa: “Hình ảnh trong sách là hình ảnh trường của Trung Quốc thì phải treo cờ Trung Quốc chứ không thể treo cờ Việt Nam được. Tôi thấy nội dung và hình ảnh rất bình thường, không có gì nặng nề.”

Công tác chữa chạy này theo đúng mô hình quen thuộc, đúng đường lối của Ðảng Ta. Thứ nhất, là chối tội. Thứ hai là gian trá.

Chối tội rằng “nội dung và hình ảnh cuốn sách rất bình thường.” Nhưng đem dạy trẻ em ba, bốn tuổi về lá cờ, cho trẻ em thấy hình ảnh đầu tiên trong sách của lá cờ, mà lại dùng cờ một quốc gia đang xâm chiếm nước mình, thì đó là hành động rất “nặng nề,” không thể coi là bình thường được! Gieo rắc những hạt giống đầu tiên vào trí óc trẻ em, trắng tinh như những trang giấy mới, thì phải thận trọng! Làm sai rồi sẽ không thể dễ dàng xóa đi được. Lối chối tội này giống hệt như sau cuộc cải cách ruộng đất tàn sát hàng trăm ngàn đồng bào. Như nhà văn Lưu Quang Vũ viết: “Có những cái sai không thể sửa được!”

Gian trá, cho nên mới nói đây là sách dịch, cho nên họ vẽ cờ gì mình phải giữ, không thể sửa chữa được; như bà Bùi Thị Hương nói “phải giữ nguyên xi nội dung gồm phần chữ và hình ảnh như bản gốc, không được phép thay đổi.” Người đọc chỉ cần coi một trang trong cuốn sách cũng thấy đây không phải là sách dịch.

Trang 14 trong một cuốn sách cho trẻ em tập đọc chữ C. Phần trên có các hình ảnh như Cây, con Cua, con Cá, lá Cờ, trái Cam, vân vân. Dưới là những chữ viết để tập đọc.

Nếu đây là một cuốn sách tập đọc của trẻ em Trung Hoa thì chắc chắn không thể có từng trang cho mỗi chữ A, B, C được. Chữ Tàu không dùng mẫu tự ABC. Trẻ em bên Tàu sẽ tập đọc từ những chữ ít nét, dần dần đọc đến chữ nhiều nét. Như vậy thì không thể nào có vấn đề “giữ nguyên xi nội dung gồm phần chữ và hình ảnh như bản gốc” như bà Hương nói. Cam đoan trong bản gốc, nếu có, không có trang nào dạy trẻ em Trung Hoa tập đọc mà lại vẽ hình quả cam cùng với con cua và lá cờ được. Ðó là những chữ rất nhiều nét, khó nhớ, chắc học hết bậc tiểu học các em mới tập nhớ được.

Khi bà Bùi Thị Hương quả quyết, “...chắc sẽ không thể sửa nội dung sách,” và “không thể thay cờ Trung Quốc thành cờ Việt Nam bởi như thế là vi phạm hợp đồng” thì chính mắt bà có biết nội dung bản chữ Hán thế nào không? Có trang nào dạy trẻ em Trung Hoa học các chữ A, B, C hay không? Họ có thay đổi nội dung khi chuyển sách của họ thành sách dạy trẻ em nói tiếng Việt hay không?

Cho nên phải nghi ngờ: Không biết thật sự có một bản gốc nào hay không; hay là đây là một sáng tác của các đồng chí Trung Quốc giúp dạy trẻ em nói tiếng Việt? Nếu có bản gốc, nó đã được dịch “nguyên xi” hay là được phóng tác? Nếu khi phóng tác, người ta đã phải đã sửa tất cả thứ tự trong nội dung, biến đổi lối dậy chữ Hán sang dạy chữ Việt được, thì tại sao không thay đổi được một cái hình lá cờ? Ai làm công việc dịch hoặc phóng tác mấy cuốn sách dạy trẻ em 3, 4 tuổi này? Với mục đích nào? Tại sao một nhà xuất bản của Hội Khuyến Học Việt Nam mà lại khuyến khích cho trẻ em tập nhìn lá cờ Trung Quốc, tập gọi đó là cờ, ngay từ khi các em chưa vào lớp Một? Họ có nằm trong một âm mưu nhồi sọ để đồng hóa trẻ em Việt Nam hay không?

Ngày xưa có ông thi sĩ của đảng cộng sản hân hoan khi được nghe: “Tiếng đầu lòng con gọi Xít Ta Lin.” Nếu sau này có thể sẽ thấy những em bé Việt Nam khi nhìn thấy lá cờ Trung Cộng treo trên trụ sở huyện Tam Sa bèn reo lên: Cờ! Cờ! Yêu biết mấy mấy khi nghe con tập nói!

Công việc nhồi sọ trẻ em Việt Nam này đã có dụng ý man trá ngay từ đầu, khi nhà xuất bản tự giới thiệu, “Cuốn sách được biên tập dựa trên chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo Dục Ðào Tạo,” nhưng không nói đó là Bộ Giáo Dục Ðào Tạo đóng tại Bắc Kinh. Nguồn gốc Bắc Kinh của cuốn sách chỉ là một minh chứng cho câu nói nổi tiếng của ông Lê Duẩn: “Ta Ðánh Miền Nam là Ðánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc...”

Nhờ các nhà báo lanh mắt và có lương tâm, một âm mưu nhồi sọ và đồng hóa đã bị vạch ra. Như nhà thơ Bùi Chí Vinh đã viết:

Nhân dân ngửi ra mùi bá quyền qua Luật biển năm 1982...

Thi sĩ đánh hơi mùi bành trướng qua Tuyên bố ứng xử biển Ðông... đã hóa trò hề

Tất cả đã ngửi, đã đánh hơi, đã báo động nhiều lần nhưng chẳng ai nghe

Ðã không nghe lại còn bịt miệng Tú Xương, khóa mồm Cao Bá Quát

Hèn chi đến hôm nay mở mắt vẫn bị... mờ!


Ngô Nhân Dụng

(Người Việt)

Tập Cận Bình sẽ dùng quân sự để xây “giấc mơ Trung Hoa”

Ngay sau khi trở thành Tổng Bí thư và Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Tập Cận Bình đã liên tiếp nhắc đến cụm từ “giấc mơ Trung Hoa” như là biểu hiện mạnh mẽ cho một quyết tâm tạo dựng một Trung Quốc lớn mạnh có thể dẫn đầu thế giới, nhất là sức mạnh về quân sự.
Cụm từ thường được ông Tập nhắc đến này trùng lặp với tên của một cuốn sách do một đại tá của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Lưu Phúc Minh. Ba năm trước, ông Lưu viết cuốn sách “Giấc mơ Trung Hoa”, trong đó chủ yếu nói về những mục tiêu mới của Trung Quốc vượt qua được sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới của Mỹ và dự đoán một cuộc thi marathon giành quyền thống trị toàn cầu. Cuốn sách này đã bị ngừng phát hành do những lo ngại có thể gây tổn hại đến quan hệ với Mỹ.

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình thăm tàu khu trục Hải Khẩu hồi tháng 12/2012.
Khi ông Tập Cận Bình được bầu làm Chủ tịch nước Trung Quốc trong cuộc họp quốc hội chuyển giao quyền lực 10 năm một lần, “giấc mơ Trung Hoa” đã trở thành biểu tượng của ông. Điều này được chính thức xem như là sự trẻ hóa dân tộc Trung Hoa. Và ông Tập Cận Bình đã thổi vào đó một làn gió quân sự mạnh mẽ.
“Giấc mơ này có thể nói là ước mơ của một quốc gia mạnh mẽ. Và trong quân đội, đó là một giấc mơ về một quân đội mạnh mẽ”, ông Tập nói với thủy thủ trên tàu Hải Khẩu, một tàu khu trục gắn tên lửa tuần tra quanh vùng biển tranh chấp ở biển Hoa Đông hồi tháng 12/2012, “Để đạt được sự hồi sinh của dân tộc Trung Hoa, chúng ta phải đảm bảo nhất trí đồng lòng vì một quốc gia thịnh vượng và quân sự mạnh mẽ”.
Trong 100 ngày đầu tiên lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình liên tiếp thực hiện các chuyến thăm cấp cao đến các lực lượng quân đội, không quân, các chương trình không gian và các cơ sở tên lửa, điều mà 2 người tiền nhiệm trước đây của ông đã không làm. Ông đã lãnh đạo các phản ứng quân sự của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản. Thêm vào đó, ông cho tăng cường nâng cao năng lực của các lực lượng vũ trang để “chiến đấu và giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh”.
Tất cả động thái của ông khiến nhiều chuyên gia và các nhà phân tích tin rằng ông Tập Cận Bình đang tạo ra cho mình phong thái của một nhà lãnh đạo quân sự mạnh mẽ và theo đuổi một "thế giới quan diều hâu" dài hạn – điều được vẽ ra bởi các tướng lĩnh nghĩ rằng Mỹ đang suy giảm và Trung Quốc trở thành sức mạnh quân sự lãnh đạo ở châu Á trong thế kỷ này. Họ cũng cho rằng ông Tập Cận Bình đang thiết lập ra một giai đoạn với quãng thời gian dài đầy căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng và có khả năng gây nguy hiểm cho mối quan hệ Mỹ - Trung.
Cũng có người đặt ra sự nghi ngờ cho rằng ông Tập Cận Bình đang cố gắng đánh lạc hướng sự chú ý từ các vấn đề có thể làm trệch hướng sự tăng trưởng của Trung Quốc, đặc biệt là quốc nạn tham nhũng, một vấn đề được đánh dấu bởi vụ bê bối Bạc Hy Lai vào năm ngoái.
Bao quát hơn, dường như ông Tập Cận Bình đang muốn thoát khỏi cái bóng của người tiền nhiệm, ông Hồ Cẩm Đào – người khá nổi tiếng bởi sự yếu đuối và không có bản sắc. Điều này được những người trong nội bộ Đảng Cộng sản, bạn bè người thân của ông Tập, các nhà ngoại giao và các nhà phân tích khẳng định.

Tàu sân bay Liêu Ninh, biểu tượng cho một sức mạnh quân sự mới trỗi dậy của Trung Quốc, do chính Trung Quốc tự chế tạo.
Dù mục tiêu trong nước là gì, việc ông Tập Cận Bình tập trung vào quân sự đã thể hiện một sự khác biệt rõ ràng với quá khứ, có khả năng tác động sâu sắc đến các chính sách nước ngoài và quốc phòng của Trung Quốc.
Nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục tiêu chí chính sách đối ngoại của người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào: “Chúng tôi sẽ luôn đi trên con đường phát triển một cách hòa bình”, ông nói với Bộ Chính trị Trung Quốc và được Tân Hoa Xã đưa tin, “nhưng chúng tôi hoàn toàn không từ bỏ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của chúng tôi, và hoàn toàn không thể hy sinh lợi ích cốt lõi của quốc gia”.
Ở Trung Quốc, thuật ngữ “lợi ích cốt lõi” được coi là vấn đề chủ quyền mà Trung Quốc chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh.
Ông Tập đã thực thi lời nói của mình bằng việc giám sát các hoạt động quân sự bảo vệ chủ quyền, đặc biệt là trong cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản. Lời nói và hành động của ông Tập Cận Bình đã chiếm được niềm tin của nhân dân Trung Quốc cũng như giới diều hâu quân sự như Lưu Phúc Minh - tác giả cuốn “Giấc mơ Trung Hoa”.
Hiện nay, mối quan tâm của giới quan chức Hoa Kỳ và châu Á là việc ông Tập Cận Bình đã thiết lập quyền hạn rõ ràng hơn cho các tướng của Trung Quốc, tán thành phương pháp tiếp cận cứng rắn với các mối quan hệ quốc tế và đẩy mạnh vai trò của quân đội trong sự phát triển của nước này.
Kể từ sau bài phát biểu trên tàu khu trục, báo quân sự của Trung Quốc đã liên tục nhắc đến các tài liệu tham khảo về “giấc mơ của một quân đội vững mạnh” và sự cần thiết cho “sẵn sàng chiến đấu”.
Trong tháng Hai, Quân đội Trung Quốc (PLA) đã công bố một tài liệu trên Qiushi, tạp chí chính thức của Ủy Ban Trung ương Đảng rằng: “Lịch sử và thực tế cho chúng tôi thấy rằng những gì đã xác định các mô hình kinh tế và chính trị của thế giới là một tương quan sức mạnh của các cường quốc và cuối cùng là sự phụ thuộc vào lực lượng quân sự”.
PLA cũng đã ban hành hướng dẫn đào tạo để tập trung vào chiến đấu thực sự. Gần đây, PLA lần đầu tiên công bố một lịch trình các cuộc tập trận trong năm, trong đó sẽ bao gồm 40 cuộc tập trận liên quan đến bộ binh và không quân và các hoạt động bắn đạn thật trên biển.
Nhiều nhà phân tích Trung Quốc và nước ngoài nhìn nhận lập trường quân sự của ông Tập Cận Bình, đặc biệt liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, như là một phản ứng trực tiếp đối với “trục châu Á” của Mỹ.
Các nhà phân tích cho rằng mục tiêu ngắn hạn là ngăn cản các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc cảm thấy thất vọng với chiến lược tập trung nhiều hơn vào châu Á của Mỹ. Trong dài hạn, mục tiêu là để thuyết phục Mỹ rằng chiến lược đó không bền vững do những áp lực tài chính của Lầu Năm Góc cũng như sự mở rộng quyền lực của Trung Quốc.
“Sức mạnh của Trung Quốc có thể đóng một vai trò tích cực trong khu vực”, ông Xu Guangyu, một nhà nghiên cứu cao cấp ở Hiệp hội Kiểm soát vũ khí và Giải trừ quân bị Trung Quốc nói, “Đó là một sai lầm chiến lược của Mỹ khi dựa vào Nhật Bản để tái cân bằng ở châu Á”.
Một cố vấn quân sự Mỹ cho biết chiến lược quân sự của Trung Quốc cho thấy họ muốn trở thành thế lực thống trị ở châu Á vào giữa thế kỷ này. Trung Quốc tin rằng thế giới sẽ được chia thành các khu vực bị ảnh hưởng chi phối bởi ít nhất 4 cường quốc: Trung Quốc, Mỹ, liên minh châu Âu và Nga.
Điều này cũng đã được phản ánh trong sáng kiến của ông Tập về các chính sách đối ngoại chính, một đề nghị nhằm xác định lại mối quan hệ của Trung Quốc với Hoa Kỳ là mối quan hệ giữa 2 cường quốc “bình đẳng”.
Trong một cuốn sách được xuất bản gần đây đã trích dẫn một câu nói của Lý Quang Diệu, cựu Thủ tướng Singapore: “Thế kỷ 21 sẽ là một cuộc chạy đua quyền lực tối cao ở Thái Bình Dương, bởi vì đó là vùng đất của sự phát triển. Nếu Mỹ không thể giữ quyền lực của mình ở Thái Bình Dương, họ sẽ không thể là một nhà lãnh đạo thế giới”.

Phan Sương (Infonet) 

Nỗi buồn quân phục

“…chiến tranh không có gì để khoe khoang, phần đông người khác thấy chiến tranh là tàn ác, dù rằng chúng ta đứng vào bên có chính nghĩa. Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa hiện nay không còn hiện hữu nên không còn một thẩm quyền nào kiểm soát hành động của cựu quân nhân theo quân luật…”

Hai tháng trước nhân dịp vợ chồng một anh chị bạn ở Canada đến chơi, chúng tôi và một vài cặp bạn khác hẹn nhau ăn ở một nhà hàng trên đường Brookhurst, Westminster. Mấy tháng nay bạn bè liên miên nên có tháng hai lần chúng tôi phải lái xe xuống phố Bolsa. Khoảng cách khá xa, 120 km, lái xe mất một giờ 20 phút. Lái xa nhưng đến đây thì có thức ăn Việt Nam. Mỗi lần xuống đây đi dạo xem sinh hoạt của người Việt, lần nào tôi cũng dành ba phút yên lặng cảm thương cho những người Việt sống ở hải ngoại nơi khỉ ho cò gáy không có nhà hàng bán bánh cuốn, bánh bèo, hay thức ăn chơi như bánh rê, bánh cay. Phải ba phút yên lặng vì sống không gần gũi với thức ăn Việt Nam đau đớn vô cùng, một phút không thể nào cho đủ.
Ăn thì ngon, nhưng vào nhà hàng Việt Nam tôi sợ ba điều: thứ nhất là không sạch, thứ nhì là khung cảnh u mê ám chướng, mình ăn mà có bàn thờ Thần Tài thổ địa khói hương nghi ngút đuổi tà ma... khách hàng, và thứ ba là có người đến gạ bán bông hoa, hàng hóa. Sợ nhà hàng bẩn thì dễ, tìm nhà hàng nào sạch hãy vào. Tránh tiệm ăn nào có bàn thờ Thần Tài cũng dễ thôi, tẩy chay để cho họ biết ông Địa là tôi, là khách hàng mang tiền đến cho họ chứ chẳng là ông Thần Tài nào khác ; thế nhưng tránh người mình đang ăn họ đến quấy rầy thì không thể nào tránh được.
Khi chúng tôi đang ngồi ăn thì một ông Việt Nam, tôi đoán xấp xỉ vào khoảng 65, và một cậu bé nhỏ cũng người Việt, khoảng 12 tuổi, đến quyên tiền. Cậu bé mặc quần áo hướng đạo cầm một hộp giấy trong tay, và ông kia mặc quân phục với huy hiệu của một binh chủng Việt Nam Cộng Hòa. Ông ta xin lỗi quấy rầy chúng tôi đang ăn, và xin chúng tôi cho tiền ủng hộ nạn nhân của cơn bão Sandy. Ông ta nói cho chúng tôi biết tại sao chúng tôi phải cho tiền: mấy chục năm trước nước Mỹ đã hy sinh cứu người Việt Nam tỵ nạn thì bây giờ mình nên trả ơn.
Quan sát ông này, có ba điểm làm tôi không cho tiền:
1. Trừ những người tôi thực sự quen biết, còn không thì ai xin tiền ca bài ca con cá cho người nghèo này người nghèo nọ, tôi không cho một xu vì tôi không biết số tiền thu sẽ đi đâu, nó có thực sự đến nơi đến chốn hay không, hay vào túi của họ.
2. Tôi không thích người lạ giảng đạo đức cho tôi. Ngày xưa khi còn trẻ có thời vào cuối tuần tôi theo ông Mục Sư đến gõ cửa nhà người lạ để giảng đạo. Tuy rằng "cùng một phe", tôi cảm thấy khó chịu khi gặp một người lạ không quen biết mà ông Mục sư đã bảo là họ có tội, phải ăn năn tiếp nhận Chúa thì mới được cứu rỗi. Tội của tôi cao ngập hơn đống rác ở chợ Bàn Cờ, bảo đảm tày trời còn hơn người khác thì làm sao tôi giảng đạo đức cho người khác được? Ông này đạo đức như thế nào mà giảng cho tôi là người Mỹ ngày xưa cứu mình, bây giờ mình cứu họ?
3. Ông ta mặc quân phục: Theo tôi, ông ta đã mặc quần áo lính Việt Nam Cộng Hòa không đúng chỗ.
Dù rằng hiện đang sống trên nước Mỹ gần 40 năm sau 1975, tôi cứ thấy mấy ông Việt Nam, và cả mấy bà, có dịp là mặc quân phục. Nơi nào cũng mặc quân phục. Biểu tình mặc quân phục. Hát hò mặc quân phục. Lễ ở chùa mặc quân phục. Hội họp chẳng ăn thua gì đến quân đội cũng mặc quân phục. Vào chợ mặc quân phục. Mở đại nhạc hội thu tiền túi mặc quân phục. Lên TV phỏng vấn mặc quân phục. Và bây giờ, lần đầu tiên tôi thấy vào quán ăn quyên tiền trong khi thiên hạ đang ăn cũng mặc quân phục. Đối với riêng tôi, tôi chỉ đồng ý cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa mặc quân phục tham dự một lễ hội quốc gia, quân đội như lễ Quốc Khánh của Úc hay diễn hành đầu năm vào dịp Tết…, hoặc dự đám tang của một đồng đội để chia sẻ với người đã khuất những giây phút cuối cùng của kỷ niệm xưa kia sống chết bên nhau.
Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt 38 năm về trước. Mặc dù đã chống trả quyết liệt trong 20 năm, quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã bại trận trước quân đội cộng sản. Biết bao nhiêu quân nhân đã chạy nạn chỉ với mỗi một bộ quân phục trên người, và cũng như tôi còn giữ được chiếc áo trắng đồng phục thời Trung học, đại đa số quân nhân giữ lại bộ quân phục đó cho đến bây giờ. Lâu lâu họ mang nó ra nhìn lại để hồi tưởng những trận đánh sống chết, để kiêu hãnh đã là một phần tử trong một quân đội thiện chiến không thua một quốc gia nào, để bực mình dù họ có tinh thần quyết chiến, dù họ có lập trường quốc gia, dù họ sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc, cho đồng bào, cho anh em đồng đội, dù họ dũng cảm sẵn sàng tử thủ cho đến giọt máu cuối cùng, nhưng cuối cùng đã thua trận vì một thiểu số người tham nhũng, vì một quyết định rút quân lỗi lầm không cân nhắc, không bảo toàn an ninh cho các tỉnh lỵ, thành phố, dân chúng, và những sư đoàn bị bỏ rơi.
Họ sẽ nhìn bộ quân phục pha lẫn mùi thuốc súng một dạo nào, với hình ảnh của chiến trường Xuân Lộc, Kontum, Pleiku, Quảng Trị... vẫn còn phảng phất sâu đậm trong lớp áo vải kaki dầy cộm để tiếc nuối bao nhiêu nỗ lực, bao nhiêu công trình mà họ, một thành viên của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, đã bỏ ra hai mươi năm bảo tồn tự do cho miền Nam nhưng cuối cùng cái công khó ấy tan biến một sớm một chiều vào ngày 30-4-1975. Không để cho ngọn đèn tranh đấu dìm tắt theo đêm khuya, họ kể lại quãng đời cầm súng cho con cái của họ với hy vọng thể nào rồi cũng có một đứa tiếp tục đốt sáng ngọn đèn không để cho nó dập tắt.
Bộ quân phục họ mặc chạy loạn 1975 tuy rằng bây giờ đã được ủi và treo trong tủ áo, nhưng không cần mặc nó trên người, trong những lúc đi làm, đi chơi, đi dự hội họp với các bạn đồng đội cùng binh chủng ngày xưa trên xứ Mỹ, nó lúc nào cũng hiện hữu trong tấm lòng của họ, ấn sâu trong tâm khảm của họ, khắng khít đi theo với họ. Nó vẫn sáng ngời như năm nào. Nó vẫn làm cho họ kiêu hãnh đã có một thời mặc nó, và nó cũng kiêu hãnh là họ đã làm sáng danh cho mầu áo, cho binh chủng Việt Nam Cộng Hòa thuở nào.
Ngày xưa tôi chưa gia nhập quân đội nên không biết luật lệ Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa như thế nào, nhưng thiết tưởng luật lệ của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa chắc có lẽ cũng tương tự như các quân đội tự do trên thế giới, và có lẽ sát với quân đội Mỹ hơn vì bắt đầu vào năm 1961, Tổng Thống John Kennedy theo lời yêu cầu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, gửi 1000 cố vấn quân sự Hoa Kỳ sang Việt Nam để huấn luyện 170,000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa.
Đây là luật lệ của Quân Đội Mỹ, mà nếu đọc cho kỹ, tôi nghĩ chắc có lẽ cũng là nền tảng của các quân đội tự do trên thế giới:
Qui Tắc Quân Đội Hoa Kỳ Army Regulation AR670-1 về mặc quân phục:
Quân nhân còn tại ngũ, kể cả giải ngũ và phòng bị, không được mặc quân phục trong những nơi sau đây:
· Nơi hội họp có mục đích thương mại hay chính trị.
· Khi làm việc cho các cơ sở tư nhân trong khi nghỉ phép.
· Khi đọc diễn văn nơi công cộng, tham dự nơi biểu tình, được phỏng vấn, trừ khi đã dược cấp phép thỏa thuận của các cơ quan có thẩm quyền.
· Khi tham dự một hội đoàn quá khích.
· Khi vi phạm thanh danh của quân đội.
· Ở những nơi luật lệ Quân Đội ghi chép rõ ràng cấm không được tham dự.
Quân nhân vừa được giải ngũ, theo đoạn 125 của National Defense Act (39 Stat. 165, 211) chỉ "được mặc quân phục từ trại lính về nhà. Một khi đã về nhà thì quân phục phải đem cất vì mặc nó ra đường là vi phạm luật pháp". Cựu quân nhân có thể mặc quân phục khi tham dự các lễ lộc quân đội, các diễn binh vào ngày quốc lễ, các đám cưới hoặc đám tang quân đội. Khi mặc quân phục, tóc phải cắt ngắn theo tiêu chuẩn quân đội hiện hành, và không được mang râu quai hàm hay râu cằm.
Ai không là quân nhân mặc quần áo lính thì phạm Khinh tội theo Section 125, Act of Congress, ban hành vào ngày 3-6-1916. Người nào bị kết tội này sẽ bị phạt $300 dollars hay/và có thể phạt tù tối đa sáu tháng. Trong United States Code 10, Subtitle A, Part II, Chapter 45, Sections 772 cũng liệt kê một trường hợp ngoại lệ mà một người không ở trong quân đội có thể mặc quân phục: khi đóng trong một phim kịch.
Đại đa số cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, có thể là theo luật lệ quân đội cũ, hay là tự cảm thấy không cần thiết, không muốn phô trương, hoặc không muốn nhắc lại chuyện quá khứ, khi định cư trên nước Mỹ không còn đụng đến bộ quân phục ngoài phạm vi trong nhà. Thế nhưng một thiểu số mặc quần áo quân đội đi phô diễn khắp nơi. Điểm đáng nêu ra là bộ quân phục những người này mặc hiện thời không phải là bộ quân phục cũ mang theo vào năm 1975. Mọi người mập mạp hơn trước nên ai cũng ra tiệm may quân phục mới cho vừa kích thước của mình. Do đó, bộ quân phục mới họ mặc ra đường, lên TV phỏng vấn, dự những buổi chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, hát ở Đại Nhạc Hội, không còn một giá trị kỷ niệm chân thật, mà chỉ là một hình thức trình bày bên ngoài.
Nếu họ là cựu quân nhân Mỹ, những người bây giờ còn mặc quần áo lính phạm vào hai luật của quân đội Hoa Kỳ sau đây:
- Cựu quân nhân không được mặc quân phục ở nơi hội họp có mục đích thương mại hay chính trị: Những người mặc quân phục hát ở các chương trình nhạc tư nhân rõ ràng dùng niềm kiêu hãnh chung của lính tráng Việt Nam Cộng Hòa, dùng tiếng tăm của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa để làm lợi cho túi tiền hay kiêu hãnh cá nhân riêng. Ngày xưa trước 1975 ca sĩ mặc quân phục lên hát trên TV vì đài truyền hình là của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, do Tổng cục Truyền thanh, Truyền hình và Điện ảnh điều hành dưới quyền Bộ Dân vận (không phải của tư nhân) cho phép. Bây giờ ca sĩ lớn tuổi, M.C., và những anh ca sĩ mặt non choẹt trước 1975 chưa bao giờ cầm súng, chưa bao giờ biết đánh nhau là gì tranh đua nhau mặc quân phục. Vài người còn đeo thêm quân hàm ! Quân đội mình hùng tráng như thế mà tại sao ngày xưa thua trận thì tôi thật tình không hiểu. Ở đây tôi xin ra ngoài đề một tí là khi xem lại DVD các chương trình nhạc Việt Nam để nghiên cứu, tôi tình cờ xem một chương trình nhạc mà họ còn đem Thượng Tọa, Đại Đức, Giảng sư Phật giáo ra ngồi làm bình phong cho một bài nhạc mở đầu. Đem Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa ra làm tiền chưa đủ, họ đem luôn cả tôn giáo ra phô trương với mục đích thương mại. Điểm rất buồn là không một người thấy chướng, tất cả khán giả đi xem vỗ tay !
- Cựu quân nhân không được mặc quân phục khi đọc diễn văn nơi công cộng, tham dự nơi biểu tình, được phỏng vấn, trừ khi đã dược cấp phép thỏa thuận của các cơ quan có thẩm quyền:Ai có dịp xuống Santa Ana nếu thấy một đám người biểu tình, có lẽ sẽ thấy một vài người mặc quân phục Việt Nam. Ở những buổi hội hè đình đám, thỉnh thoảng có người mặc quần áo lính Việt Nam Cộng Hòa lên đọc diễn văn. Xem chương trình truyền hình Việt Nam phát hình ở Mỹ, thỉnh thoảng có mấy ông bà trong quân phục lên phỏng vấn. Cả người mặc quân phục lẫn đài truyền hình không thấy người mặc quân phục 38 năm sau là một sự phô trương hình thức không cần thiết.
Phần đông chúng ta sẽ thấy ngượng nghịu khi người khác gán cho mình điều gì mình không xứng đáng hay mình không phải như vậy. Chẳng hạn như gần đây nhiều người gọi tôi là "nhà văn", hay là "thi sĩ". Tôi rất đa tạ sự trịnh trọng của họ nhưng tôi cảm thấy xấu hổ vì tôi không xứng đáng với những chức tước đó. Danh xưng này nên dành cho những người chuyên nghiệp, tôi chỉ viết cho vui khi rảnh rỗi, không sinh sống bằng nghiệp văn bút. Ấy thế mà tôi thấy bao nhiêu người ngày xưa không bao giờ gia nhập quân ngũ mà giờ ai cũng đua nhau mặc quần áo lính. Người nào sinh năm 1957 nếu học đúng tuổi thì năm 1975 vừa học hết lớp 12, chuẩn bị thi Tú Tài. Vì thế trừ khi tình nguyện nhập ngũ, và ở vài trường hợp đặc biệt, ngày xưa người đi lính phải sinh từ năm 1956 trở về trước. Những người năm nay 56 tuổi thì trước 1975 chưa bị bắt quân dịch. Bao nhiêu người sinh sau 1956, từ M.C. đến ca sĩ chuyên nghiệp, đến ca sĩ tài tử, đến phó thường dân ở Mỹ, ai cũng tranh nhau mặc quân phục hát xướng và trình diễn như là một mốt thời trang thịnh hành. Vào Youtube xem sẽ thấy nhiều video clip của các cô, các bà, các anh ngày xưa không bao giờ đi lính nhưng bây giờ thì mặc quân phục lên hát và múa vũ loạn xạ.
Người dân sự mặc quân phục hay đeo hoặc mang bất cứ thứ gì liên hệ đến quân phục như quân hàm, nón lính, huy hiệu…, có được không? Ở Hoa Kỳ đã có chuyện tương tự giải đáp cho câu hỏi này xảy ra vào năm 2003:
Cô Sarah Smiley, tác giả của quyển sáchI'm Just Saying... A Collection of EssaysGoing Overboard: The Misadventures of a Military Wife, viết thường trực cho một tờ báo. Chồng cô ta là Đại-Úy Dustin Smiley của Hải Quân. Năm 2003, đội vào cái nón Hải Quân của chồng, cô ta chụp hình và dùng bức ảnh kèm theo tên cô ta đăng trên báo khi viết bài.
Sarah Smiley với cái nón Hải Quân của chồng
 
Bức ảnh này làm nhiều người lên ruột vì họ nghĩ rằng dân sự không thể nào mặc quân phục, dù rằng chỉ là đội một cái nón.Theo họ, khi mặc quân phục, một người dân sự có thể làm xấu hổ cho quân đội. Sarah Smiley không đồng ý, biện luận là cô ta không làm gì xấu hổ, mà còn làm hãnh diện cho Hải Quân Hoa Kỳ khi đội nón của chồng. Cô thách thức khán giả cho biết ý kiến là có nên lấy bức ảnh đó ra khỏi báo không, nếu số đông đồng ý thì cô ta sẽ tuân lời. Mọi người rất ngạc nhiên với con số khán giả viết thư biểu quyết: 95% độc giả nói bức ảnh đó không có gì sai lầm. Đi đến đâu trong thành phố cô ta ở, mọi người đều gặp và ủng hộ cô triệt để: "Keep the hat !" - "Giữ cái nón !".Với sự ủng hộ của đại đa số độc giả, cô ta giữ bức ảnh đăng trên báo trong suốt bốn tháng trời. Cho đến khi cô ta nhận được email của một người gửi cho cô điều luật United States Code 10 là cô đã vi phạm luật pháp Hoa Kỳ.
United States Code 10 là gì? Theo Chương 45, Đoạn 771, Tiểu Mục 10 của United States Code (10USC771),"không một người nào, ngoại trừ một thành viên của Quân Đội Hoa Kỳ, được mặc quân phục hay mang bất cứ một thứ gì liên hệ đến quân phục của Quân Đội Hoa Kỳ, trừ khi luật pháp cho phép." ("In accordance with chapter 45, section 771, title 10, United States Code (10 USC 771), no person except a member of the U.S. Army may wear the uniform, or a distinctive part of the uniform of the U.S. Army unless otherwise authorized by law").Lý do của luật này rất dễ hiểu: ngăn chận người khác làm xấu hổ quân đội, và ngăn chận kẻ thù nghịch mặc quân phục trà trộn và làm hại quân đội Hoa Kỳ. Ngay cả trên phương diện quốc tế, Thỏa hiệp Genève cũng ngăn cấm một người khác xứ mặc quân phục của một quốc gia khác.
Sau mấy tháng trời bình chân chữ vại không chịu nhường nhịn, cô Sarah Smiley rút bức ảnh, không cho đăng trên báo nữa vì bây giờ khám phá ra nó vi phạm luật lệ quốc gia. Nếu cứ tiếp tục để yên trên báo mà nếu có người thưa thì hậu quả cho cô không phải là một tuần ở Disneyland mà là ba tháng ở Khám Chí Hòa.
Những người Việt Nam ngày xưa không đi lính, bây giờ vào tiệm quần áo may quân phục mặc vì lý do này hay lý do khác nên đọc câu chuyện này. Tuy rằng đây là luật lệ của Quân Đội Hoa Kỳ, nó rất đúng và rất có ý nghĩa: quân phục không phải chỉ bỏ tiền ra mua là mặc. Một người phải gia nhập quân đội mới mặc nó được. Tôi nghĩ ra chữ tiếng Anh nhưng không biết làm sao dịch ra tiếng Việt cho ngắn gọn:Military uniform cannot be bought, it has to be earned. Quân phục không phải chỉ mua là được, nó phải xứng đáng. Người mặc nó phải đổ mồ hôi nước mắt, phải là thành viên của một tập thể có kỷ luật: Quân Đội.
Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt 38 năm. Tôi đồng ý cho dù nó có chấm dứt 100 năm nữa và nếu mình vẫn còn sống, mình cũng không thể quên được. Thế nhưng chúng ta mặc quân phục Việt Nam Cộng Hòa nhan nhãn ở khắp nơi để làm gì?
- Để chống chính thể cộng sản bằng võ lực? Hoàn toàn không có chuyện đó vì lấy tiền đâu mà mua súng ống? Hơn nữa, chưa kể chính phủ Hoa Kỳ sẽ bắt về tội oa trữ vũ khí bất hợp pháp và âm mưu khủng bố. Ấy là chưa nói đến mấy ông bây giờ tuổi già bụng xệ, làm gì có sức đánh đấm ai?
- Để dạy dỗ con cái cho chúng nó không đời nào quên chính thể Việt Nam Cộng Hòa? Điều này có thể làm riêng ở trong nhà, không cần người ngoài biết.
- Để nhớ lại dĩ vãng một thời đã chiến đấu cho quân lực Việt Nam Cộng Hòa? Không cần mặc quân phục mới nhớ được. Bằng chứng là bao nhiêu trường học tổ chức reunion hàng năm, có trường nào mà cựu học sinh mặc đồng phục đến dự không? Nhưng họ vẫn nhớ trường của họ như thường.
Nếu chúng ta mặc quân phục vì lý do để "hãnh diện" thời đi lính ngày xưa thì tôi xin hỏi: ngày xưa khi đụng trận, mình có bị thương tích, hoặc có giết kẻ thù nào chưa? Nếu chưa thì có gì mà khoe khoang với thiên hạ? Nghiệp lính của chúng ta cũng như nghiệp giáo, nghiệp buôn, thế thôi. Những nghiệp khác không phô trương thì tại sao mình phô trương?
Còn nếu câu trả lời là có, mình đã đụng trận và giết địch quân thì giết người có gì để khoe khoang? Ngày xưa nếu tôi phải cầm súng đối đầu với địch quân nơi chiến trường, tôi sẽ không ngần ngại dùng súng đạn kết liễu cuộc đời của đối phương vì tôi bảo vệ tự do cho đồng bào tôi và cho sinh mạng của chính tôi. Nhưng chuyện đó đã xảy ra 40 năm trước, tôi không có lợi lộc gì nhắc lại chiến tranh vì chiến tranh là tàn phá, chiến tranh là hủy hoại, chiến tranh là lấy đi mạng sống của một người khác, chiến tranh là đau thương, chiến tranh là một kinh nghiệm nên giữ sâu trong lòng để nhắc nhở mình phải cố gắng dùng mọi tài năng giúp quốc gia ngăn ngừa những mưu toan xâm lăng ngoại nhập để con cháu và đồng bào mình được sống mãi trong hòa bình, không phải tham gia vào chiến tranh. Chiến tranh không phải là một điều vinh hạnh. Chiến tranh không có gì để tâng bốc. Chiến tranh là bất đắc dĩ: ở nước Mỹ, báo chí, cơ quan truyền thanh, truyền hình hay chính phủ chỉ nhắc đến các trận chiến mỗi năm một lần vào ngày kỷ niệm. Chiến tranh không có gì để khoe khoang, dù rằng mình đứng bên chính nghĩa: bức ảnh nổi tiếng của Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn một người Việt Cộng chứng minh điều này.
Vào tháng 2 năm 1968, trong thời gian căng thẳng của Tết Mậu Thân mà Cộng Sản mở cuộc tổng tấn công chỉ có hai ngày trước đó, một Việt Cộng tên Nguyễn Văn Lém được giải đến trước Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tổng Giám Đốc Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia.

Ảnh do Eddie Adams chụp
 
Sau khi nói chuyện với binh lính cấp dưới tìm hiểu nguyên nhân người này bị bắt, Tướng Nguyễn Ngọc Loan rút súng lục bắn chết tên Việt Cộng ngay thái dương. Võ Sửu, người quay phim của NBC và Eddie Adams, nhiếp ảnh gia làm việc cho Associated Press cả hai đều quay phim và chụp hình hành động này.
 
Bức ảnh của Eddie Adams khi đăng báo làm chấn động thế giới, nhất là ở Hoa Kỳ, và làm Eddie Adams thắng giải Pulitzer về nhiếp ảnh. Nó làm cho dư luận Hoa Kỳ thay đổi, thiên về chống chiến tranh Việt Nam vì họ thấy tấm hình đó quá ghê rợn (Xin chú thích ở đây là nếu tên Việt Cộng mặc quân phục thì đã được Hiệp Định Genève bảo vệ là tù nhân chiến tranh, Tướng Loan có thể bị truy tố ra tòa tội xử tử tù nhân ; nhưng vì anh ta mặc quần áo dân sự nên Tướng Loan được bảo vệ bằng luật pháp quốc tế, cũng như của Việt Nam Cộng Hòa). Nó làm cho nhiều người ghét Tướng Loan, nghĩ rằng ông ta quá bạo tàn. Khi định cư ở Hoa Kỳ, Tướng Loan mở một tiệm bán pizza ở Rolling Valley Mall ở Burke, Virginia gần Washington, D.C. Thế nhưng vào năm 1991 khi danh tánh bị tiết lộ, ông ta phải đóng cửa nhà hàng vì bị nhiều người Mỹ quấy nhiễu, chỉ vì họ còn nhớ ông ta là người trong bức ảnh nổi tiếng bắn tên Việt Cộng (Chỉ ba tháng sau khi bị chụp trong tấm ảnh đó, đụng trận lần thứ hai vào tháng 5-1968 khi cộng sản tái tấn công, Tướng Loan bị thương và một chân phải bị cưa. Ông mất ngày 16-07-1998, hưởng thọ 67 tuổi).
Khi chụp bức ảnh đó, Eddie Adams không biết nguyên nhân tại sao Tướng Loan bắn tên Việt Cộng (và cả thế giới khi xem tấm hình này cũng không biết lý do). Thế nhưng sau này Eddie Adams tìm ra nguyên nhân: tên Việt Cộng vừa mới giết một sĩ quan cảnh sát và cả vợ con ông ta làm Tướng Loan nổi giận xử tử hắn ngay tại chỗ. Sự khám phá này làm Eddie Adams hối hận đã chụp cảnh xử tử khiến cho cả thế giới bôi nhọ Tướng Loan khi xem tấm hình. Ông ta đã chính thức đến gặp Tướng Loan và gia đình để xin lỗi đã chụp bức ảnh nổi tiếng thế giới. Trong chương trình TV "Chuyện chiến tranh với Oliver North", Adams gọi Tướng Loan là "một anh hùng". Khi Tướng Loan chết vào năm 1998, và được hỏi ý kiến, Eddie Adams nói Tướng Loan "là một người anh hùng. Nước Mỹ nên khóc (cho sự ra đi của Tướng Loan). Tôi thật tình không muốn ông ta chết mà thiên hạ không biết gì về ông ấy".
Chia buồn về sự ra đi của Tướng Loan trên báo TIME, Eddie Adams viết về bức ảnh ông đã chụp:
"Tôi thắng giải Pulitzer năm 1969 nhờ bức ảnh tôi chụp một người này bắn một người kia. Hai người đã chết trong bức ảnh đó: người lãnh viên đạn và Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Tướng Loan đã giết tên Việt Cộng. Tôi giết Tướng Loan với máy chụp hình của tôi. Hình chụp là vũ khí lợi hại nhất thế giới. Người ta tin nó, thế nhưng không biết rằng hình ảnh có lúc láo, dù rằng không ai vận dụng nó. Nó chỉ có nửa đúng thôi. Bức ảnh đó không cho người ta biết rằng "Ông/bà sẽ phản ứng như thế nào nếu ông/bà là Tướng Loan vào cái ngày căng thẳng chiến tranh hôm đó, bắt được một quân địch vừa mới giết một, hai, hay ba người Mỹ?"". 
Câu chuyện này cho ta thấy chiến tranh không có gì để khoe khoang, phần đông người khác thấy chiến tranh là tàn ác, dù rằng chúng ta đứng vào bên có chính nghĩa.
Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa hiện nay không còn hiện hữu nên không còn một thẩm quyền nào kiểm soát hành động của cựu quân nhân theo quân luật. Bộ quân phục giống như tranh vẽ Picasso: chỉ có những bức tranh nguyên thủy do Picasso vẽ thì mới đáng giá bạc triệu, còn những tấm vẽ lại chẳng có giá trị gì cả. Tôi có thể thấy kỷ niệm lưu luyến nếu bây giờ một người vẫn mặc bộ quân phục nguyên thủy chạy loạn từ năm 1975, thế nhưng khi một người may một bộ quân phục khác với huy hiệu của binh chủng Việt Nam Cộng Hòa cho vừa kích thước của mình, mặc nó phô diễn nơi chốn công cộng thì ý nghĩa đã thay đổi. Nó đã trở thành hình thức, không còn là nội dung. Nó trở thành phô trương, không còn là kỷ niệm. Nó trở thành khoe khoang tuyên dương cá nhân mặc ai nấy làm, không còn đại diện cho một tập thể có kỷ luật gay gắt, và khi dùng nó trong những buổi hát nhạc để thu tiền túi cho riêng mình, cho ca sĩ, cho M.C., cho người tổ chức chương trình..., thì nó trở thành thương mại cá nhân, không còn là lập trường quốc gia chân chính.
Nguyễn Tài Ngọc
Nguồn: saigonocean.com
 

Trần Phong Vũ - Hiện tượng Nguyễn Đắc Kiên

Ông Nguyễn Đắc Kiên
Giới trí thức ở trong nước mệnh danh Nguyễn Đắc Kiên là một hiện tượng, một mẫu người trẻ hiếm có trong xã hội Việt Nam thời cộng sản. Người ta coi bài phản biện của ông hôm 26-3-2013 nhắm vào những lời tuyên bố ở Vĩnh Phúc một ngày trước đó của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư đảng CSVN như một trái bom vạn tấn đánh thẳng vào trung tâm cơ chế quyền lực Hà Nội.
Khác với tất cả những tiếng nói phản biện trước đây, lần này, nhà báo 29 tuổi Nguyễn Đắc Kiên đã lột truồng “Ông Vua Đỏ”, buộc ông ta phải đứng “tô hô” trước bàn dân thiên hạ, trong đó có mấy triệu đảng viên dưới quyền ông. Vượt trên sự can đảm bình thường, chỉ với tư cách người công dân Việt Nam Tự Do, anh đã đóng vào trán Nguyễn Phú Trọng, và cả cái đảng do ông ta cầm quyền sinh sát, dấu ấn của thái độ trâng tráo, xấc xược, tiếm danh, kiêu ngạo cộng sản.
Nguyễn Đắc Kiên đã thay mặt hơn 90 triệu đồng bào cả nước lột bỏ mọi thứ uy quyền ảo, uy quyền tự phong của Nguyễn Phú Trọng. Nhân danh công lý, tự do và lẽ phải, anh đã trả con người thật ông ta về với gian đảng của ông, nơi mà ngay trong bài phản biện, tác giả khẳng định là không thiếu những mẫu ngưởi gọi là đảng viên nhưng không ngồi chung xuồng với Tổng Bí Thư họ Nguyễn.
Bài viết của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên là cái mốc ghi dấu một bước ngoặt quyết định trong cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, cho quyền làm người Việt Nam. Và anh đã mở ra một sinh lộ mới, một hy vọng mới cho thế hệ trẻ Việt hôm nay.
Ngay sau khi bài phản biện của anh được tung lên các hệ thống truyền thông đại chúng, một loạt những phản ứng giây chuyền đã bùng lên khắp nước. Âm vang của nó tràn lan qua các vòm trời hải ngoại. Tất cả dậy lên ý nghĩa một cuộc trưng cầu dân ý, hơn thế -một “hội nghị Diên Hồng” thời đại-, để cho mọi con dân Việt Nam một lòng, một ý nói “KHÔNG” với chủ nghĩa Mác-xít Lê-nin-nít.
Ngoài nghề báo, Nguyễn Đắc Kiên còn làm thơ. Thơ anh mang trọn nỗi đau của cả một thế hệ trẻ ra đời và lớn lên dưới chế độ độc tài cộng sản. Giống như những nét nhạc êm đềm nhưng chất đầy chua xót của Việt Khang, giòng thơ của Nguyễn Đắc Kiên tuy trầm mặc, dịu hiền như tiếng hát Quan Họ quê anh, nhưng có sức lay động lòng người mãnh liệt.
Ra đời tại Bắc Ninh, lớn lên ở Hà Nội, ngẫu nhiên Nguyễn Đắc Kiên trở thành nạn nhân và cũng là người chứng bất đắc dĩ của những trò nghịch lý diễn ra từng phút từng giây nơi một thời từng được mệnh danh là thủ đô ngàn năm văn vật. Ở đấy có đám dân oan rách nát từ các miền cao, miền xa ngày ngày lũ lượt kéo về vườn hoa Mai Xuân Thưởng kêu gào khiếu kiện. Ở đấy có ngàn, vạn giáo dân đêm đêm tụ tập ở nhà thờ Thái Hà cầu nguyện, hát Kinh Hòa Bình. Và vây quanh họ là hàng trăm cảnh sát trang bị vũ khí cùng mình, lăm le chờ cơ hội thanh toán mục tiêu. Và ở đấy cũng phơi bày cảnh tượng những sinh viên nam nữ bị an ninh nhà nước đánh đâp, đàn áp, ném lên xe cây chỉ vì họ dám biểu tình bày tỏ tinh thần yêu quê hương, phản kháng những hành vi xâm lăng biển đảo của Bắc Kinh. Tất cả đã trở thành những vết đen hằn sâu trong ký ức Nguyễn Đắc Kiên, cấu thành những vần thơ đau đớn.
    “Hãy nhìn thẳng vào mắt kẻ bắt anh
    Hỏi hắn xem hắn sẽ nói gì
    Nếu mai ngày con cháu hắn hỏi: hắn… hắn làm gì khi đất Mẹ bị dọa đe?
    Hắn làm gì khi Tổ quốc lâm nguy
    Khi người ta xuống đường biểu dương tình yêu Tổ quốc?”
Nỗi đớn đau quặn thắt trái tim người thơ khi nhận ra kẻ bạo hành, bắt bớ những sinh viên biểu tình vì yêu nước, những người dân khốn khó mong được minh oan, những tín hữu cầu nguyện để có được sống an bình, no ấm, không ai khác hơn chính là những kẻ cùng chung một giòng máu với anh đang tác oai tác quái trên đất nước này.
Ý thức trách nhiệm của kẻ sĩ, của người cầm bùt không cho phép anh im tiếng. Và như thế, nhà báo, nhà thơ trẻ tuổi Nguyễn Đắc Kiên cầm bằng một ngày nào đó chính anh sẽ trở thành nạn nhân của cường quyền bạo lực. Anh sẽ bị bắt, bị tống vào ngục tối. Nhưng từ lâu rồi, anh đã vượt qua được nỗi sợ hãi thường tình để thản nhiên nghĩ tới ngày khăn gói vào tù.

    “Nếu một ngày tôi phải vào tù
    Tôi muốn được vào nhà tù cộng sản
    Ở nơi đó giam giữ Tự do
    Giam giữ những trái tim khao khát Sống
    (…)
    Nếu một ngày tôi phải vào tù
    Thì chắc chắn là nhà tù cộng sản
    Bởi vì tôi khao khát Tự do”
Tiên cảm có ngày sẽ mắc vòng lao lý, anh nảy ra ước muốn được ở trong nhà tù cộng sản. Bởi vì ở đó, anh biết chắc sẽ gặp được những người đồng tâm, đồng chí, đồng cảm với anh. Những con người có trái tim, biết yêu sự Sống và luôn khao khát Tự do.
29 tuổi đời, dù còn rất trẻ, nhưng Nguyễn Đắc Kiên đã chứng kiến quá nhiều những cảnh ngộ tang thương, cay nghiệt xảy ra chung quanh đời sống: những cái chết oan uổng. những mảnh đời bất hạnh, những cuộc chia ly buồn bã. Tất cả tượng hình bằng những con số không, những vòng tang đen, trắng, trên vầng trán nhăn nheo của mẹ già, trên làn da rám nắng, khổ hạnh của những người trai một thời dấn thân giữ nước. Trên khuôn mặt già trước tuổi của những cô gái vì hoàn cảnh gia đình phải bán thân, làm đĩ.
Và anh đã viết bài Những Số Không Vòng Trắng. Điều nghịch lý dưới mắt người thơ là những hình ảnh gợi buồn ấy đã diễn ra giữa khung cảnh được gọi là thanh bình, an lạc, vì thực tế chiến chinh, bom đạn đã lùi xa!

    “Bom đạn qua lâu rồi
    Vòng đen vẫn còn đó
    (…)
    Đất không chiến tranh
    Đất vẫn nhòa vòng trắng
    Vòng trắng trên khuôn mặt
    Trên vai áo sờn
    Người giữ đất quê hương”
    Và:
    “Đau lòng lắm
    Con biết không?
    Chiến trận
    Không giết nổi đồng đội ta
    Họ chết giữa thời bình!”
Và như thế, quê hương, dân tộc vẫn tiếp tục chìm ngập trong đêm dài tăm tối. Nếu đầu thế kỷ trước, kẻ sĩ Trần Tế Xương vì ngán ngẫm cảnh đất nước bị thực dân thống trị quá lâu khiến ông làm thơ ký thác tâm sự nôn nóng, bồn chồn của một kẻ nằm đêm chờ đợi sáng… thì vào những năm đầu thập thiên thứ hai của đệ tam thiên niên có chàng thiếu niên thi sĩ họ Nguyễn cũng đối cảnh sinh tình, bật ra những vần thơ cảm thán.
    “Tôi chưa thấy một đêm nào dài thế
    Bốn ngàn năm, giờ lại ngót trăm năm.
    Hết phong kiến độc tài, đến lũ bạch tuộc thực dân
    Hết quân, hết vương, đến lũ tượng thần chủ nghĩa!
    Bao thế hệ xiết rên trong gọng kìm nô lệ
    Chuyên chế dã man đục ruỗng chí con người
    Cha tôi, ông tôi, bao thế hệ ngủ vùi
    Tôi chưa thấy một đêm nào dài thế!
    Không ánh mặt trời, bóng tối chí tôn
    Lũ quỷ ám thừa cơ toàn trị
    Khủng bố dã man, gieo rắc những kinh hoàng
    Biến lẽ sống thành châm ngôn “mày phải sợ”.”
Trong một chiều đông, trở lại Bắc Ninh, nơi chôn nhau cắt rốn, ngó về Ba Đình, Nguyễn Đắc Kiên xót xa tự hỏi.
    “Ai đem bán –Tự do?
    Cho anh hỏi
    ‘Em ơi – còn không vườn vương hương –bhoa khế
    Mà tím – mà thương – mà nhớ quá – quê mình?’
    Em cười lúng líếng – hoa soan
    ‘Con cò bay lả bay la
    Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng
    Đồng quê chúng chiếm hết rồi
    Thân em cũng bán chợ trời! – tiếc không anh?!’”
Đồng quê chúng chiếm hết rồi, mà thân em cũng bán chợ trời!
Thật không còn gì đau xòt hơn! Nhưng đấy không phải là chuyện bên Tàu, bên Nhật. Cũng không phải là chuyện năm ngoái, năm xưa. Mà là chuyện hôm nay. Bây giờ. Ngày trên đất nước ta.
Trong hoàn cảnh éo le ngang trái ấy, còn đâu tiếng hát đong đưa và hình ảnh trữ tình của người con gái Bắc Ninh:
“Tay cầm bán nguyệt xênh xang,
Một trăm thứ cỏ lai hàng tay ta”[*]
Nép đẹp nhất trong thơ Nguyễn Đắc Kiên là tinh thần báo dung, tôn trọng sự sống và niềm tin yêu nơi thiện chí con người. Tác giả ra đời ngày 28/8/1983. Khi tôi viết những giòng này, chẵn 172 ngày nữa Nguyễn Đắc Kiên mới thực sự bước vào tuổi 30. Tính ra hơn 8 năm sau ngày cơn hồng thủy tràn vào miền nam, anh mới có mặt trên đời. Anh không là nạn nhân trực tiếp của bom đạn trong cuộc chiến tương tàn. Nhưng anh lại phải hứng chịu những day dứt, dằn vặt trong lương tâm của một người chứng khi từng phút giây thấy tận mắt, nghe tận tai những hành vi bạo ngược, bán nước hại dân của một tập đoàn thống trị không óc, không tim. Và trong cương vị một người cầm bút, anh đã dùng thơ văn chống lại. Bài viết trực diện đánh vào luận cừ hàm hồ, xấc xược của TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng ngày 26-3 vừa qua là một biểu hiện quá độ về ý lực đối kháng chế độ đương quyền của Nguyễn Đức Kiên.
Xót xa lắm khi người thơ phải chứng kiến những cái chết lãng nhách của những cựu chiến binh, không phải trong giây phút đối mặt trên chiến trường mà ngay trên mảnh đất quê nhà, bởi chính “đồng chí” của mình! Đau đớn không ít khi anh thấy những bà mẹ “liệt sĩ” một thời, ngày nay đã trở thành nạn nhân của những mưu toan cướp đất phá nhà của những kẻ từng được bà bao che, nuôi dưỡng trong bưng!
Theo luật “răng đền răng – mắt đền mắt” trong thời trung cổ[**], theo quan niệm sắt máu của các chế độ độc tài, kẻ thắng luôn tự ban cho mình cái quyền sinh sát! Nhưng với Nguyễn Đức Kiên và những con dân Việt còn có chút lương tri và lòng nhân ái thì những hành vi trả thù, giết choc không những không giải quyết được vấn đề mà còn làm đau thêm lòng Mẹ Việt Nam. Tiền nhân có câu “dĩ oán báo oán, oán ấy chất chồng – dĩ ân báo oán, oán ấy tiêu tan”. Vả chăng cứu cánh của mọi cuộc cách mạng chẳng là phục vụ, là đem lại phúc lợi cho con người đó sao?
Là một nhà báo có trình độ lại có cái tâm tốt, trong những cuộc hành trình đây đó, anh đã nhìn thấy biết bao dấu tích tang thương do chiến chinh để lại. Qua mộ phần của các nạn nhân, anh hình dung ra biết bao giòng máu oan khiên đã đổ ra. Không phải chỉ trong chiến trận, mà ngay trong thời bnổi được gọi là hòa bình!
    “Tôi đã đi qua, qua những nấm mồ
    Những mồ đất loe hoe bên khung cửa
    Đất se se, đỏ quạnh máu cha ông
    Dựng thịt da chôn côn trùng cây cỏ
    Máu hôm qua chảy ngược lại hôm nay”
Tự hỏi: không lẽ oán thù cứ thắt chặt mãi thêm sao? Tử câu hỏi của lương tâm ấy, ngưởi thơ Nguyễn Đức Kiên dứt khoát.
    Ta hôm nay cởi ra những vòng trắng[2]
    Bỏ khăn tang
    Ghì riết trong tay
    Những đứa con ta
    Những đứa cướp ngày
    Dạy chúng lẽ yêu thương
    Bài học vỡ lòng nhân tính,
    Dạy chúng biết lẽ nào là Sống
    Lẽ nào là Tự do, thương xót Đồng bào…”
Nghĩ tới thảm cảnh nước mất nhà tan, người thơ hình dung tới cơn đau banh da xẻ thịt của người mẹ trong giây phút lâm bồn. Để cứu đất nước ra khỏi cơn nguy khó, người người không phân biệt trẻ già, trai gái, sẽ phải chấp nhận trái đắng, chấp nhận hy sinh. Người từ mẫu khi sinh con cũng phải cắn răng nhận chịu đau đớn, kể cả sự chết. Giữa phút giây kinh hoàng, sợ hãi, cận kề nỗi chết, bà thảng thốt kêu lên:
    “Đau quá!
    Chết mất thôi!”
    Và bà âm thầm cầu nguyện.
    “Lạy Chúa
    Nếu cần
    Xin hãy cho con chết,
    Chỉ cầu mong đứa bé bình an”
Lời cầu của người mẹ trong cơn đau đẻ cũng là lời cầu của người thơ – của thế hệ trẻ Việt Nam –thế hệ Nguyễn Đắc Kiên, trước khúc quanh quyết định của lịch sử đất nước ta hôm nay.
Nam California, 10-3- 2013
Trần Phong Vũ
© DCVOnline
--------------
 
[1] Đây cũng là tiêu đề một thi phẩm của Nguyễn Đức Kiên được chuyền tay giữa bạn bè cùng chung chí hướng.
[2] Lời và ý thơ Nguyễn Đắc Kiên trong bài này gợi nhớ tới bài Sẽ Có Một Ngày của cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện. Sẽ có một ngày / Con người hôm nay / Vất súng / Vất cùm / Vất cờ / Vất đảng / Đội lại khăn tang / Quay ngang vòng nạng oan khiên / Về với miếu đường, mồ mả gia tiên / Mấy chục năm trời bức bách lãng quên / Bao hận thù độc địa giấy lên / Theo hương khói êm lan, tan vào cao rộng… Kẻ bùi ngùi hối hận / Kẻ bồi hồi kính cẩn / Đặt vòng hoa tái ngộ lên mộ cha ông / Khai sáng kỷ nguyên tã trắng thắng cờ hồng…
DCVOnline: [*] Một câu đố mẹo Việt Nam. Có bản khác ghi “Tay cầm bán nguyệt xênh xang
Làm tôi cho chủ sửa sang cõi bờ” giả đáp lag cái liềm.
[**] “An eye for an eye, a tooth for a tooth” theo Luật Hammurabi. Hammurabi là Vua của Babylon, 1792-1750BC. Bộ Luật hiện còn, viết bằng ngôn ngữ Akkadian. Được dùng trong Kinh Thánh, Matthew 5:38 (“You have heard that it was said, ‘Eye for eye, and tooth for tooth.’”)

Thực phẩm và chế độ ăn cho cơ thể khỏe mạnh

050_ONLY_0144761-200.jpg

Tháng 3 hàng năm được viện Dinh dưỡng và Ăn uống Hoa Kỳ chọn làm tháng dinh dưỡng. Năm nay, nhân kỷ niệm 40 năm tháng dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng và ăn uống Hoa Kỳ đưa ra khẩu hiệu ‘ăn đúng, theo cách của bạn, mỗi ngày’. Với khẩu hiệu này, những chuyên gia dinh dưỡng nói rằng mọi người vẫn có thể ăn những thực phẩm mình thích nhưng phải đúng cách, thay vì ăn kiêng hoàn toàn theo quan niệm của nhiều người, nhất là đối với những người có các bệnh phải ăn kiêng như bệnh tiểu đường. Vậy ăn thế nào là đúng cách và chế độ ăn nào là hợp lý cho những người có bệnh tiểu đường, vốn là bệnh khá phổ biến hiện nay trên thế giới? Mời quý vị tìm hiểu chủ đề này trong tạp chí sức khỏe đời sống do Việt Hà phụ trách.
Ăn đúng, theo cách của bạn, mỗi ngày
Nhiều người vẫn cho rằng chế độ ăn tốt cho cơ thể là phải kiêng ăn nhiều loại đồ ăn mình ưa thích, thậm chí bỏ hẳn. Tuy nhiên khẩu hiệu mới trong tháng dinh dưỡng của Hoa Kỳ mới đây lại cho thấy quan niệm khác hẳn của các chuyên gia dinh dưỡng. Khẩu hiệu mới được đưa ra với mọi người là ‘ăn đúng, theo cách của bạn, mỗi ngày’.
Nói về khẩu hiệu này, Giám đốc Viện Dinh dưỡng và Ăn uống, ông Ethan Bergman cho biết: ‘có một quan niệm sai lầm rằng, chế độ ăn mạnh khỏe có nghĩa là phải từ bỏ các đồ ăn mà bạn thích….. Khẩu hiệu của tháng dinh dưỡng này của chúng tôi là ăn đúng, theo cách của bạn, mỗi ngày, nhằm khuyến khích khách hàng ăn những thực phẩm mà họ thích trong chế độ ăn của mình phù hợp với cách sống của họ, truyền thống, nhu cầu sức khỏe và khẩu vị của họ’.
Cô Vandana Sheth, chuyên gia dinh dưỡng, người phát ngôn của Viện Dinh dưỡng và ăn uống Hoa Kỳ nói rõ hơn về khái niệm này như sau:
Tất cả các thực phẩm đều có thể được đưa vào một chế độ ăn khỏe mạnh với một mức độ hợp lý, chừng nào bạn có các hoạt động thể dục thể thao hợp lý. Ngoài ra các chuyên gia dinh dưỡng cũng có thể cho bạn những lời khuyên phù hợp với sở thích của bạn, văn hóa của bạn, giúp bạn ăn hợp lý. Một công cụ đơn giản nữa là sử dụng công cụ ‘đĩa ăn của tôi’ trong bản hướng dẫn chế độ ăn của Mỹ. Đó là cách dễ dàng để theo dõi đồ mình ăn vào. Hãy nhìn vào đĩa thức ăn của mình, nửa đĩa là đồ ăn nhiều màu sắc với rau, ¼ đĩa là protein như thịt nạc, cá, đậu phụ, đỗ, ¼ đĩa còn lại là thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt như gạo nâu, quinoa, mì. Nếu bạn ăn theo cách này thì bạn vẫn hấp thụ đủ chất vào người trong khi vẫn thưởng thức được đồ ăn của mình.
Chế độ ăn mất cân bằng và bệnh béo phì
Trong khoảng một thập kỷ qua, nước Mỹ phải đối đầu với tình trạng người bị béo phì tăng, dẫn đến nguy cơ cao các bệnh không lây nhiễm nguy hiểm như tiểu đường, và bệnh tim mạch. Thống kê mới được công bố gần đây của Cơ quan kiểm soát và phòng chống bệnh dịch Mỹ cho thấy năm 2010, có khoảng 1/3 người Mỹ bị mắc chứng béo phì. Cũng trong khoảng thời gian 2009 đến 2010, số liệu thống kê tại Mỹ cho thấy có đến gần 17% trẻ em Mỹ mắc chứng béo phì.
Tại Việt Nam, những số liệu thống kê gần đây cũng cho thấy số trẻ em mắc bệnh béo phì ngày một nhiều. Điều tra của Trung tâm Dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 cho thấy tỷ lệ học sinh tiểu học ở thành phố bị thừa cân cao gấp 15 lần so với suy dinh dưỡng và có đến gần 8% học sinh bị béo phì.
Béo phì là do chế độ ăn uống mất cân bằng. Những người bị béo phì, thừa cân thường do ăn tỷ lệ chất bột, đường, chất béo quá cao trong khi ăn rất ít hoặc hầu như không ăn rau quả. Chế độ ăn mất cân đối kết hợp với lười vận động đã dẫn đến tình trạng béo phì khá phổ biến hiện nay trên thế giới.
Để giảm cân, có những người đã tìm cách nhịn ăn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng việc nhịn ăn không phải là cách làm tốt để giảm cân. Một lần nữa, chế độ ăn cân bằng hợp lý phải được áp dụng ngay cả đối với những người thừa cân muốn giảm cân. Cô Vandana Seth giải thích:
Cách tốt nhất để giảm cân là ăn đúng tỷ lệ, đầu vào đầu ra cân bằng. Bạn ăn bao nhiêu calorie vào thì bạn cũng phải có hoạt động thể chất để tiêu lượng calorie đó. Cách tốt nhất để giảm cân là ăn đúng tỷ lệ, ăn nhiều bữa nhỏ đều đặn, và có hoạt động thể chất để tiêu calorie. Cách này còn tốt hơn là nhịn ăn, vì nhịn ăn làm giảm tốc độ hấp thụ thức ăn của cơ thể. Cơ thể chúng ta làm việc rất hữu hiệu, khi chúng ta nhịn ăn, cơ thể tự hiểu là ta đang bị đói và cứ thực phẩm nào ăn vào người liền sẽ bị biến thành chất béo để dự trữ. Cho nên nhiều khi nhịn ăn lại có tác dụng ngược lại điều bạn muốn.
Thừa cân, mỡ bụng nhiều, cũng là hiện tượng thường thấy ở những người phải ngồi một chỗ nhiều và không có điều kiện nấu nướng, nhất là đối với những người làm việc văn phòng. Lời khuyên mà Viện dinh dưỡng và ăn uống Hoa Kỳ đưa ra cho những người có điều kiện làm việc như vậy là hãy luôn giữ trên bàn hoặc trong cặp những đồ ăn như trái cây tươi, bánh ngũ cốc nguyên hạt hoặc cracker ăn với bơ đậu phộng. Với cách này, những người phải thường xuyên ngồi một chỗ, bận rộn công việc, vẫn có thể duy trì được cách ăn uống tốt cho cơ thể.
Tiểu đường và chế độ dinh dưỡng
Tiểu đường cũng là căn bệnh đang ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Thống kê của tổ chức Y tế Thế giới vào năm 2011 cho thấy mỗi năm có khoảng 3 triệu người chết vì các bệnh liên quan đến đái tháo đường. Thống kê tại Việt Nam năm 2008 cho biết có khoảng hơn 4 triệu rưỡi người đang bị mắc bệnh tiểu đường, chiếm 5% dân số, phần lớn tập trung tại các thành phố lớn.
Từ lâu chế độ ăn cho người bị bệnh tiểu đường cũng được các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng chú ý. Nhiều người bị tiểu đường được khuyên phải tránh hoặc hạn chế ăn các loại trái cây có lượng đường cao như xoài, na (mãng cầu), nho, chuối. Những người bị tiểu đường được khuyên nên ăn các loại trái cây họ cam, bưởi.
Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường phải cẩn thận khi ăn những thực phẩm có hàm lượng carbohydrates cao tức là giàu đường và tinh bột, như cơm gạo trắng, bánh mì, khoai, táo, kẹo, bánh ngọt. Carbohydrates là chất cần thiết cho sự vận động của cơ thể, tuy nhiên việc ăn quá nhiều các thực phẩm giàu carbohydrates có thể làm tăng lượng đường trong máu. Vậy lời khuyên về chế độ ăn uống của các chuyên gia dinh dưỡng dành cho những người bị bệnh tiểu đường là gì? Chuyên gia dinh dưỡng Vandana Seth giải thích:
Cách đơn giản nhất cho người tiểu đường là phải hiểu thực phẩm gồm 3 loại chính, là loại có carbohydrate, protein hoặc béo. Các thực phẩm có carbohydrate cao có ảnh hưởng rất nhiều đến lượng đường trong máu. Điều này không có nghĩa là bạn không ăn chút nào carbohydrate. Cơ thể chúng ta hoạt động tốt nhất nếu có cả 3 loại dinh dưỡng này. Nếu bạn bị tiểu đường nên nhớ là ăn nhiều bữa nhỏ đúng giờ, đừng để đói quá lâu để bạn có thể kiểm soát lượng đường trong máu. Cố gắng ăn đúng liều lượng thức ăn vào các lúc khác nhau trong ngày, vì cơ thể chúng ta có thể nhớ và điều chỉnh đến mức đường cần thiết trong máu. Cố gắng sử dụng thực phẩm tốt cho tim của bạn, nên ăn các thực phẩm nguyên hạt, như bánh mì nguyên hạt, mì nguyên hạt, ăn rau và đậu, ăn protein từ cá, gà, sữa chua có độ béo thấp.  Bạn cũng có thể sử dụng dầu olive, dầu canola. Nên nhớ là carbohydrate ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn nhiều hơn là protein và chất béo. Vì vậy cần kiểm soát được lượng carbohydrate mà bạn ăn vào ở mỗi bữa ăn.
Cũng có những người bị bệnh tiểu đường thường thắc mắc về việc có nên ăn các loại quả như nho, táo và chuối hay không. Câu trả lời nằm ở tỷ lệ các thức ăn mà người đó ăn trong một bữa. Cô Vandana Seth nói tiếp:
Bạn có thể ăn các loại quả mình thích nhưng điều quan trọng là biết được tỷ lệ cân bằng. Nếu bạn ăn cơm, mì ống, bánh mì trước đó, bạn biết mình đã hấp thụ vào bao nhiều carbohydrate, từ đó biết mình ăn bao nhiều nho hay táo. Nếu kiểm soát được mức carbohydrate, bạn có thể ăn 10 , 12 trái nho sau bữa ăn hoặc ăn một quả táo nhỏ sau bữa ăn cũng không có vấn đề gì. Cũng nên cân đối trái cây với các protein bạn hấp thụ vào, bạn có thể ăn một trái táo nhỏ với cracker có bơ đậu phộng, hoặc nếu là nho thì có thể ăn một ít nho với phomat, cách làm này sẽ giúp kiểm soát được mức đường trong máu cho bạn. Bạn vẫn cứ ăn bình thường, thậm chí những đồ ăn mà bạn thích, điều quan trọng là kiểm soát được mức carbohydrate mà mình ăn vào. Điều quan trọng với người tiểu đường là ăn điều độ đúng giờ, chọn các thực phẩm tốt cho cơ thể và đảm bảo tính cân bằng giữa các chất ăn vào.
Người Việt Nam vốn quen ăn cơm gạo trắng ngày ba bữa tức rất giàu carbonhydrate, chế độ ăn sử dụng nhiều nước mắm và nước tương có thể làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp. Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng với những người bị tiểu đường đã quen ăn chế độ này là nên hạn chế ăn cơm gạo trắng bằng cách chuyển sang gạo nâu và nên tập ăn đồ nhạt hơn so với những đồ kho mặn thường ngày, không ăn quá nhiều các loại rau muối vì hàm lượng muối trong các loại rau này cũng rất cao.
Tất nhiên, theo như khẩu hiệu của tháng dinh dưỡng năm nay của Viện Dinh dưỡng vă Ăn uống Hoa Kỳ, mọi người vẫn có thể ăn thức ăn mình thích, phù hợp với sở thích và văn hóa, phong tục của mình. Điều quan trọng để đảm bảo một sức khỏe tốt là một chế độ ăn cân bằng và hài hòa giữa các chất.
Xin quý vị chia sẻ các thông tin và câu hỏi về các vấn đề y tế, sức khỏe đến trang tạp chí sức khỏe đời sống tại email vietha@rfa.org hoặc www.facebook.com/vietharfa
Việt Hà, phóng viên RFA
2013-03-14
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét