Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Tin ngày 26/2/2013 - TBT chỉ đạo về sửa đổi Hiến pháp và các bài phản biện

  • Pháp chuẩn bị tăng hàng loạt thuế (RFI) - Bầu cử Quốc hội Ý, tình cảnh kinh tế khó khăn của khu vực đồng tiền chung châu Âu, nước Pháp trước viễn cảnh thắt lưng buộc bụng chính phủ chuẩn bị tăng thuế.
  • Chính phủ Đài Loan ủng hộ trưng cầu dân ý về hạt nhân (RFI) - Hôm nay 25/02/2013, Thủ tướng Đài Loan Giang Nghi Hoa lần đầu tiên tuyên bố là chính phủ có thể ủng hộ việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về dự án nhà máy hạt nhân thứ tư, hiện đang gây tranh cãi rất nhiều tại nước này.
  • Phim Argo và Life of Pi cùng về đầu bảng vàng Oscar 2013 (RFI) - Tối hôm qua 24/02/2013, lễ trao giải Oscar đã diễn ra tại Los Angeles trong bầu không khí vui nhộn nhưng lại ít gây ngạc nhiên, bất ngờ. Đúng với dự đoán, hai bộ phim Argo và Life of Pi đã giành được các giải cao quý nhất.
  • Một nhân vật trẻ trở thành lãnh đạo số hai của Cuba (RFI) - Chủ tịch Cuba Raul Castro hôm qua, 24/02/2013, đã được Quốc hội bầu lại thêm một nhiệm kỳ để tiếp tục các cải cách và chuẩn bị cho việc kế nhiệm ông, với sự trợ giúp của một nhân vật số hai ở độ tuổi 50, có thể sẽ lãnh đạo Cuba trong tương lai.
  • Cử tri Ý đi bỏ phiếu ngày thứ hai (VOA) - Người dân Italia hôm nay đi bỏ phiếu ngày thứ hai và cũng là cuối cùng trong một trong những cuộc bầu cử quan trọng nhất từ nhiều năm nay
  • Động đất làm rung chuyển thủ đô Nhật Bản (VOA) - Trận động đất với cường độ đo được ban đầu là 6,2 độ richter tác động tới khu vực phía bắc Tokyo, khiến các tòa nhà ở thủ đô của Nhật Bản rung lắc tới 30 giây.
  • Vụ Philippines kiện TQ: Đến lúc điều chỉnh quan điểm? (BaoMoi) - Philippines tuyên bố cho dù có hay không có sự tham gia của Trung Quốc, Hội đồng phân xử Tòa quốc tế gồm 5 thành viên cũng sẽ được hình thành. Philippines dứt khoát theo đuổi vụ kiện, bất kể thái độ của Trung Quốc. Và đã đến lúc Việt Nam nên có những điều chỉnh về lập trường.
  • Trung Quốc hoan hỉ vì Obama “lạnh” với Nhật (BaoMoi) - Báo chí Trung Quốc đang tỏ ra rất hoan hỉ trước kết quả chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hồi tuần trước. Ngày hôm qua (24/2), một loạt tờ báo của Trung Quốc đã đăng tải những thông tin tập trung vào cái mà họ gọi là “sự thất bại” của Nhật Bản trong việc tìm kiếm sự ủng hộ của Tổng thống Mỹ Barack Obama cho cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông.
  • TQ thả phao gần Senkaku, ra ’đòn’ kinh tế với quân đội (BaoMoi) - (Phunutoday) - Tập Cận Bình xiết chặt hầu bao quân đội, tàu Ngư chính TQ xông vào Senkaku trêu ngươi Thủ tướng Nhật, vụ nổ hạt nhân là cái tát vào mặt Mỹ, Tổng thống Hàn Quốc nhậm chức... là tin tức thời sự chính ngày 25/2.
  • Trung Quốc ngang ngược phát triển thành phố trên đảo Việt Nam (BaoMoi) - Hãng tin Tân Hoa xã ngày 23/2 đưa tin, tỉnh Hải Nam của Trung Quốc đang có kế hoạch tăng cường hỗ trợ tài chính để phát triển nền kinh tế biển ở cái gọi là “thành phố Tam Sa” dựa theo những nguyên tắc chỉ đạo của chính quyền địa phương.
  • Hiệp hội Tiểu thương Hàn Quốc kêu gọi tẩy chay hàng Nhật (BaoMoi) - Hiệp hội Tiểu thương Hàn Quốc (SLSA) ngày 25/2 đã kêu gọi hàng triệu thành viên hiệp hội tẩy chay hàng hóa Nhật Bản để phản đối việc Tokyo tiếp tục tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Dokdo (Nhật Bản gọi là Takeshima) trên Biển Nhật Bản (Hàn Quốc gọi là Biển Đông).
  • Huyền thoại cửa Ba Lạt (BaoMoi) - Nơi sông Hồng đổ ra Biển Đông có nhiều câu chuyện đẹp và ly kỳ như huyền thoại.
  • Cuộc đua trực thăng chống ngầm trên biển Đông (BaoMoi) - ANTĐ - Quan chức quốc phòng Philippines vừa tiết lộ với báo giới, 2 tàu hộ vệ nước này mới mua sẽ được trang bị loại trực thăng hải quân chuyên dụng trong tác chiến trinh sát chống ngầm.
  • Tin vắn quốc tế (BaoMoi) - TP - Ngày 22-2, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản tuyên bố họ được đặt trong tình trạng báo động, từ khi ba tàu hải giám Trung Quốc áp sát một tàu cá Nhật Bản hồi đầu tuần trên vùng biển Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
  • Nhật - Mỹ dịu giọng, Trung Quốc lấn tới (BaoMoi) - PN - Ngày 24/2/2013, một tàu ngư chính của Trung Quốc tiếp tục tiến gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông trong lúc chính phủ Nhật lên tiếng yêu cầu Trung Quốc giải thích lý do vì sao các tàu Trung Quốc vừa thả một số phao nổi ở gần khu vực quần đảo đang có tranh chấp giữa hai nước.
  • Nhật liên tiếp bị TQ dọa, Mỹ có thể ra tay (BaoMoi) - TPO - Trong bản báo cáo vừa trình Quốc hội (QH), Trung tâm nghiên cứu Quốc hội Mỹ nhận định xung đột trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cho thấy, Nhật Bản đang phải đối mặt với những thách thức an ninh nghiêm trọng.
  • Video: TQ kéo tên lửa chiến lược Đông Phong 16 ra uy hiếp Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Taipei Times xuất bản tại đảo Đài Loan cho biết, tên lửa Đông Phong 16 khi được bố trí tại các căn cứ ở tỉnh Quảng Đông với tầm bắn từ 1000 đến 1200 km thì không chỉ nhằm vào đảo Đài Loan mà còn được sử dụng để uy hiếp trực tiếp khu vực Biển Đông, đặc biệt là Việt Nam.
  • Hơn 79,4 tỷ đồng XD đường giao thông trên đảo Cù Lao Xanh (BaoMoi) - Từ năm 2008 đến nay, tỉnh Bình Định được Chính phủ đầu tư 79,441 tỷ đồng từ nguồn vốn chương trình Biển Đông – Hải Đảo để thực hiện danh mục công trình hệ thống đường giao thông trên đảo Cù Lao Xanh, thuộc xã đảo Nhơn Châu, TP. Quy Nhơn.
  • Trung Quốc giăng phao gần Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - (Dân trí) - Nhật đã yêu cầu chính phủ Trung Quốc giải thích vì sao các tàu Trung Quốc lại thả một loạt phao ở Hoa Đông, gần nhóm đảo tranh chấp giữa hai nước, một phát ngôn viên chính phủ Nhật cho biết.
  • Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XI: Vang điệp khúc về tình yêu Tổ quốc (BaoMoi) - Bước sang năm thứ XI, Ngày Thơ Việt Nam đã thực sự trở thành một lễ hội văn hóa có sức lan tỏa đến đời sống tinh thần của người Việt Nam trên khắp mọi miền Tổ quốc. Đến hẹn lại lên, với chủ đề "Tuổi trẻ với Tổ quốc”, Ngày Thơ Việt Nam 2013 do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức đã chính thức khai mạc sáng qua (24-2) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) với sự tham dự đông đảo của những nhà thơ, nhà văn và công chúng yêu thơ.
  • Trung Quốc núp bóng ngư dân kiếm cớ xâm phạm Trường Sa (BaoMoi) - Ngày 24/2, Ngô Trang - Giám đốc Cục Thủy sản chuyên trách khu vực Biển Đông, thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc bao biện cho hành động xâm phạm Trường Sa của các tàu Hải giám, Ngư chính nhằm “bảo vệ” lợi ích của ngư dân Trung Quốc.
  • Trung Quốc ngang nhiên "ưu tiên hàng đầu" đưa tàu ra Trường Sa (BaoMoi) - Trung Quốc vừa ngang nhiên triển khai một loạt tàu tuần tra ở quần đảo Trường Sa vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Không những thế, Trung Quốc còn ngang nhiên tuyên bố đầy thách thức rằng, nước này sẽ tiến hành tuần tra định kỳ quần đảo này và đặt hoạt động vi phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam đó là một “ưu tiên hàng đầu” trong năm 2013.
  • Philippines kiện Trung Quốc ra tòa: Kiếm cớ hay tạo cớ? (BaoMoi) - (Dân trí) - Việc Philippines quyết tâm tạo sự răn đe chiến lược ở Biển Đông trên cả ba phương diện pháp lý, ngoại giao và quân sự đang đặt khu vực trước hai ngả rẽ, hoặc sẽ là cú hích đẩy nhanh tiến trình thảo luận COC, hoặc ngược lại sẽ làm đóng băng tiến trình này.
  • TQ tuần tra ngư nghiệp thường xuyên ở Biển Đông (BaoMoi) - Theo thông tin trên cổng chính phủ Trung Quốc hôm nay, nước này sẽ tiến hành cái mà họ gọi là các cuộc tuần tra ngư nghiệp xung quanh quần đảo Trường Sa cũng như các khu vực tranh chấp khác ở Biển Đông.
  • Ngư chính Trung Quốc tuần tra trái phép Trường Sa (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Tân Hoa Xã ngày 24/2 đưa tin, Cục Ngư chính Nam Hải vừa ra tuyên bố, do phải đối mặt với những "thách thức" mới trong công tác "bảo hộ ngư dân, bảo vệ chủ quyền", Ngư chính sẽ tiến hành cái gọi là tuần tra (phi pháp - PV) thường xuyên tại khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV), hỗ trợ đắc lực cho ngư dân Trung Quốc đánh bắt (trộm) tại vùng biển này.
  • LHQ ủng hộ giải pháp hòa bình tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc (BaoMoi) - Tin từ hãng Asianewsnetwork hôm 23/2 cho hay, vào hạ tuần tháng 2, Liên hợp quốc (LHQ) sẽ tiếp tục xem xét vụ kiện mà Philippines đứng đơn kiện Trung Quốc về tranh chấp trên Biển Đông. Về cơ bản, LHQ vẫn nêu cao quan điểm ủng hộ giải pháp hòa bình cho tranh chấp giữa hai quốc gia này.
  • Nhật – Philippines đẩy mạnh hợp tác quốc phòng (BaoMoi) - Giữa lúc căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền trên Hoa Đông và Biển Đông tiếp tục có những diễn biến mới, Nhật Bản và Philippines đã tuyên bố tăng cường quan hệ quốc phòng để ứng phó kịp thời trước những hành động xâm lấn chủ quyền của “láng giềng”.
  • Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố ưu tiên tuần tra Trường Sa (BaoMoi) - (Petrotimes) – Tân hoa xã ngày 24/2 dẫn lời Ngô Tráng, Giám đốc Cục Thủy sản Nam Hải, thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc ngang nhiên cho biết việc thực hiện tuần tra ngư nghiệp thường xuyên ở khu vực biển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam sẽ là ưu tiên hàng đầu trong năm 2013.
  • Philippines có lợi khi Trung Quốc từ chối ra tòa án LHQ (BaoMoi) - ANTĐ - Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin ngày 23-2 cho biết, việc Trung Quốc từ chối tham gia vào tiến trình pháp lý đối với tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông là bước đi có lợi cho Philippines.
Bản tin tiếng Anh


  • No let-up in lure of luxury lines (Washington Post) - Millions of Chinese females still want to buy luxury items in 2013, but they are now more likely to question the real value of brands.
  • Dial C-H-I-N-A for smartphone growth (Washington Post) - Three Chinese companies were ranked among the world's top five smartphone vendors in the fourth quarter of last year, making China a strong competitor to traditional manufacturing countries.
  • Flower power backs Zhangzhou growth (Washington Post) - Whether by good fortune or good management, the city of Zhangzhou seems to have realized that flowers, like eggs, should not all be put into one basket.
  • Property prices rise in more big cities (Washington Post) - Around three-quarters of China's major cities saw price rises for both new and pre-owned housing in January, figures from the National Bureau of Statistics showed on Friday.
  • Doubts raised about pension system (Washington Post) - Many Chinese people say they are concerned about the inadequate and unbalanced pension distribution in the country, according to a survey.
  • Yuan lending expansion keeps momentum (Washington Post) - China's credit supply maintained rapid growth in February, after reaching its fastest pace in two years in the first month of the year.
  • Provinces urged to buy insurance (Washington Post) - The Ministry of Health urged provinces to buy commercial insurance for rural residents to lower the financial burden caused by medical treatment.
  • Companies struggle to find, keep workers (Washington Post) - A labor shortage is sweeping through both the Pearl River Delta and Yangtze River Delta regions, the country's two major economic powerhouses.
  • Fashionistas grab handbags you might live in (Washington Post) - When a fashionable woman strides into the street of big cities in China, it's becoming quite likely that her bag is a small tower, an opera house or a modern office building.
  • Tapestries of history (Washington Post) - The art of embroidery was an important part of a woman's education in China, at least until a few generations ago.
  • Stitches from time (Washington Post) - Embroidery is part of the Chinese cultural fabric, and there are many schools with unique stitches, designs and characteristics from various regions.
  • Translations distort the reality (Washington Post) - The main challenge for the Chinese nation is not just to compete with Western countries for resources and trade, the true challenge is to write "world history" in Chinese again.
  • BMW owner protests with cow (Washington Post) -
    A cow drags a red BMW in Qingdao, Shandong province, Feb 19, 2013. Li Liangkui spent 1,000 yuan to hire the cow to stage a protest after a repair shop repeatedly failed to fix his car since October.[Photo/asianewsphoto]
  • City bids farewell to young hero (Washington Post) - Thousands of Xingtai residents came to the streets with white flowers on a chilly Wednesday, bidding farewell to a young hero who died trying to rescue a drowning man.
  • Magazine chief serving soul to NPC (Washington Post) - Peng Changcheng, director of editorial board of the magazine Reader, prepares proposals on improving the education of teenagers and their psychological wellbeing.
  • Deputy to be voice of bus drivers, passengers (Washington Post) - Newly elected as deputy to the congress, Zhang Huiping is collecting opinions from colleagues and passengers in order to come up with proposals for improving transportation.
  • Xi's visit to boost Sino-Russian ties (Washington Post) - The upcoming visit to Russia by China's top leader will inject a new impetus into the two countries' relationship, said Foreign Minister Yang Jiechi.
  • Xi calls for further development of SCO (Washington Post) - Chinese leader Xi Jinping on Friday called for better development of the Shanghai Cooperation Organization (SCO) as he met with the its new general secretary Dmitry Mezentsev.

Biển Đông : Việt Nam cần hỗ trợ Philippines trong vụ kiện Trung Quốc

Biểu ngữ của người biểu tình tại Hà Nội : "Trung Quốc đừng đụng vào Việt Nam".
Biểu ngữ của người biểu tình tại Hà Nội : "Trung Quốc đừng đụng vào Việt Nam". (Reuters)

Cho dù bị Bắc Kinh từ khước, Manila vẫn kiên quyết tiếp tục nhờ Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc phân xử về tính chất phi pháp của đường chín đoạn mà Trung Quốc vạch ra nhằm tranh giành chủ quyền tại Biển Đông. Trong lúc Philippines mạnh dạn đối đầu với Trung Quốc trên hồ sơ này, Việt Nam – nước có nguy cơ bị đường lưỡi bò gây thiệt hại nhiều nhất – lại duy trì một thái độ hết sức thận trọng, không công khai ủng hộ việc làm của nước đồng hội đồng thuyền với mình.

Trả lời phỏng vấn của RFI, giáo sư Ngô Vĩnh Long (Đại học Maine, Hoa Kỳ) cho rằng đã đến lúc Việt Nam cần phải tỏ thái độ mạnh mẽ hơn để hỗ trợ việc làm « đúng hướng » và « tích cực » của Philippines.

Ngày 19/02/2013 đại sứ Trung Quốc tại Philippines, bà Mã Khắc Khanh đã tuyên bố rằng Bắc Kinh bác bỏ đề nghị của Manila là hai bên cùng ra trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển để nhờ phân xử về tấm bản đồ « lưỡi bò » của Trung Quốc, xâm phạm các vùng ngoài Biển Đông mà Philippines xác định thuộc chủ quyền của mình.

Phản ứng của Trung Quốc không có gì đáng ngạc nhiên, cũng như phản ứng tiếp theo của Philippines một hôm sau (ngày 20/02/2013), khi chính quyền Manila - bất chấp tuyên bố bác bỏ của Trung Quốc - đã tái khẳng định quyết tâm tiếp tục vụ kiện, điều mà Philippines hoàn toàn có quyền xúc tiến chiếu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS 1982 mà cả hai nước đều ký kết.

Cuộc đọ sức Philippines – Trung Quốc khởi đầu ngày 22/01/2013, với việc chính quyền Manila đã chính thức loan báo quyết định kiện “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc ra trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển ITLOS trong khuôn khổ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Mục tiêu của Philippines là muốn Liên Hiệp Quốc xác nhận tính chất « phi pháp » của tấm bản đồ « chủ quyền lưỡi bò » đang được Trung Quốc sử dụng để áp đặt chủ quyền trên Biển Đông. Hành vi quyết đoán của Trung Quốc không chỉ nguy hại cho Philippines, mà còn phủ nhận chủ quyền của ba nước ASEAN khác là Brunei, Malaysia, và nhất là Việt Nam, quốc gia được cho là sẽ bị thiệt hại nhiều nhất nếu đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh tại Biển Đông không bị ngăn chặn.

Thế nhưng cho đến nay, cả ba nước Đông Nam Á « nạn nhân » còn lại của Trung Quốc, về mặt công khai, đều tránh tuyên bố ủng hộ hành động đối phó với Trung Quốc của Philippines.

Nước Đông Nam Á hiếm hoi có phản ứng, nhưng rất thận trọng, chính là Việt Nam. Hai hôm sau khi Philippines loan báo việc kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế, ngày 24/01/2013, trả lời báo chí về sự kiện này, chính quyền Việt Nam, qua lời ông Nguyễn Duy Chiến, phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao chỉ nhắc lại :

« Lập trường nhất quán của Việt Nam là các vấn đề liên quan đến Biển Đông cần phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS… Việt Nam cho rằng « các quốc gia hoàn toàn có quyền lựa chọn các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 ».

Nội dung tuyên bố này được cho là quá thận trọng, chỉ « hàm ý ủng hộ » Philippines, trong lúc cấp đưa ra tuyên bố lại chỉ là một phó chủ nhiệm ủy ban thuộc Bộ, chứ không phải là Phát ngôn viên. Câu hỏi đặt ra là tại sao Việt Nam lại quá e dè như vậy trước một hành động được nhiều chuyên gia cho là đúng hướng của Philippines, và có thể có ảnh hưởng tích cực đối với tất cả các nước Đông Nam Á đang bị Trung Quốc lấn lướt tại Biển Đông.

Quyết định kiện Trung Quốc của Philippines : đúng hưóng và tích cực

Giáo sư Ngô Vĩnh Long, thuộc Đại học Maine, Hoa Kỳ, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông đã tìm cách giải thích thái độ thận trọng của Việt Nam bằng sự lệ thuộc kinh tế quá nặng, sợ bị lâm vào tình trạng « nước xa, lửa gần ». Tuy nhiên, theo giáo sư Long, Việt Nam không thể tiếp tục chần chờ mà phải tỏ thái độ kiên quyết hơn để chống lại đường lưỡi bò của Trung Quốc, không được quyền để cho Philippines trở thành một con chốt bị thí trong cuộc đấu tranh chống lại việc Trung Quốc độc chiếm Biển Đông.

Mời quý vị theo dõi bài phỏng vấn Giáo sư Ngô Vĩnh Long dành cho RFI, trong đó ông nhấn mạnh trước tiên đến tính chất « đúng hướng và tích cực » trong quyết định của Philippines tiếp tục đưa đường lưỡi bò ra trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc, bất chấp sự bác bỏ của Bắc Kinh.

Ngô Vĩnh Long : Trước hết việc Philippines quyết tâm tiếp tục đưa Trung Quốc ra trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc về đường lưỡi bò và một số vấn đề liên quan khác - mà Trung Quốc qua đó đe dọa an ninh Philippines - là một việc làm đúng hướng và rất tích cực.

Còn việc Trung Quốc bác bỏ yêu cầu của Philippines chứng minh thái độ ương ngạnh, bất chấp hiệp ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển mà chính Trung Quốc đã ký kết. Nhưng việc này không thể nào bắt tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc bác bỏ yêu cầu của Philippines.

Theo UNCLOS mà Trung Quốc và 164 nước khác đã công nhận và ký kết, thì sau khi một nước đã chính thức khởi tố, như Philippines đã làm, và đề nghị một trong 5 vị thẩm phán cho phiên tòa, thì bên bị cáo, trong trường hợp này là Trung Quốc, có 30 ngày để đề nghị một vị thẩm phán thứ hai. Sau đó hai bên, bên khởi tố và bên bị cáo, có thêm 60 ngày để đồng ý trên việc chọn lựa ba vị thẩm phán còn lại.

Nếu bên bị cáo không đề nghị một vị thẩm phán, hay nếu hai bên không đồng ý trên việc chọn ba vị còn lại, thì phiên tòa xét xử vẫn tiếp tục được hình thành, nhưng trong trường hợp này thì chủ tịch của tòa án quốc tế Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ITLOS sẽ chọn các vị thẩm phán còn lại.

Do đó, nếu Trung Quốc tiếp tục bác bỏ việc đưa đường lưỡi bò và các vấn đề liên quan ra trước Tòa án Liên Hiệp Quốc, thì phiên tòa vẫn được tiếp tục.

Không chỉ đem Trung Quốc ra trước Liên Hiệp Quốc, mà còn là đem ra trước tòa án công luận

Chúng ta cũng nên nhớ rằng vấn đề quan trọng ở đây không chỉ là đem Trung Quốc ra trước Liên Hiệp Quốc, mà còn là đem Trung Quốc ra trước tòa án công luận, hay tòa án chính luận quốc tế, thì chính việc Trung Quốc bác bỏ đề nghị của Philippines, đã đưa Trung Quốc vào thế bị động trước công luận quốc tế, đặc biệt là vì Trung Quốc là một cường quốc đang lên, mà lại có những hành động bất chấp luật pháp !

Ở đây tôi cũng xin nói thêm rằng trong khi Trung Quốc bác bỏ việc ra trước tòa án Liên Hiệp Quốc về Luật Biển trong trường hợp của Philippines, thì họ lại cũng đang dùng UNCLOS để đưa Nhật ra tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc về đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Bên làm thế này, bên làm thế kia (…), Trung Quốc không thể nào xử sự một cách ngang tàng như trong hai trường hợp mà tôi vừa mới đề cập đến mà không bị tòa án công luận quốc tế dị nghị.

Thì việc làm của Philippines đẩy Trung Quốc vào thế bị động rất lớn. Tôi nghĩ rằng nếu mà Trung Quốc tiếp tục phủ nhận việc này (yêu cầu của Philippines, thì họ chỉ phá vỡ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển mà thôi, và tôi nghĩ rằng Trung Quốc chắc là sẽ không dám làm việc đó.

RFI : Giáo sư nhận xét như thế nào về phản ứng công khai của Việt Nam về việc Philippines kiện Trung Quốc ?

Ngô Vĩnh Long : Đến nay Việt Nam rất thận trọng, không biết là phía trong Việt Nam đã có dàn xếp gì, hay nói chuyện gì với Philippines hay chưa, (chẳng hạn như) nói rằng « Anh nên đi bước đầu, để rồi sau đó chúng tôi sẽ làm theo, sẽ xem cái hướng như thế nào, để rồi chúng tôi sẽ đẩy mạnh dư luận quốc tế, hoặc là đẩy mạnh các nước trong ASEAN » ?

Dù « nước xa lửa gần » nhưng không thể chần chừ

Thực sự ra tôi không biết là Việt Nam đã làm gì, nhưng mà bề ngoài thì đến nay Việt Nam rất thận trọng, thận trọng đến nỗi mà đã nhiều lần cấm nhân dân biểu tình về vấn đề Biển Đông.

Cũng có lý do khiến Việt Nam thận trọng : Trên hầu hết các lãnh vực,Việt Nam có quan hệ rất gần gũi với Trung Quốc, cho nên Việt Nam có thể nghĩ rằng nếu chưa có sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều nước, mà mình lại sát Trung Quốc, thì « nước xa mà lửa gần », chưa có nước mà lửa nó đã bốc cháy ở tất cả các làng xã rồi thì lúc đó có thể là dẹp không kịp.

Ngoài những vấn đề chung của đất nước là vấn đề liên hệ kinh tế. Về kinh tế, thương mại hai bên rất lớn, Việt Nam là nước bị nhập siêu nhiều nhất với Trung Quốc, hàng Trung Quốc đi vào Việt Nam lan tràn…Cũng có thể nói đến ngân hàng : Hầu hết các ngân hàng Việt Nam đã bị Trung Quốc chi phối. Có những số liệu tôi không thể kể ra được, nhưng rất đáng ngại, Rồi trong các lãnh vực đầu tư trong nước…

Cho nên lợi ích của nhiều người trong vấn đề này rất lớn, dẫu mà lãnh đạo Việt Nam có để ý đến những vấn đề này, thì tôi chắc là họ cũng rất đang bối rối, không biết làm như thế nào để Trung Quốc khỏi phản ứng mạnh, gây ra khó khăn, nếu không muốn nói là sụp đổ ở nhiều lãnh vực.

Nhưng tôi nghĩ là Việt Nam không thể tiếp tục đi cái đường như hiện nay, vì như vậy, không những làm cho dân chúng bất mãn, mà còn làm cho những nước ở bên ngoài không biết là có thể trợ giúp Việt Nam cho đến đâu, cũng không biết là có phải Việt Nam đi đêm với Trung Quốc…

Đến một lúc nào đó, Việt Nam phải có những hành động cụ thể, chứng tỏ nỗ lực trong việc bảo vệ an ninh của chính mình, cũng như của toàn khu vực…

Theo tôi không thể chần chờ mãi được, càng chần chờ càng yếu thế đi. Trong khi nhân dân trong nước vẫn còn ủng hộ chính phủ…, và nước ngoài họ cũng đang muốn ủng hộ Việt Nam, càng ngày càng nhiều, thì chính phủ Việt Nam phải có sự lựa chọn.

RFI : Việt Nam có thể làm gì ?

Ngô Vĩnh Long : Trước hết nên củng cố lòng tin của nhân dân trong nước. Vấn đề là phải chứng minh cho nhân dân trong nước là chính phủ Việt Nam không phải cái gì cũng nghe theo Trung Quốc, chứng minh là chính phủ Việt Nam và chế độ ở Việt Nam đang trên đà dân chủ hóa, để được sự ủng hộ của dân chúng.

Củng cố lòng tin trong nước để tranh thủ hậu thuẫn bên ngoài

Vấn đề dân chủ hóa bên trong rất quan trọng trong vấn đề lấy được sự ủng hộ và lòng tin của nước ngoài. Nếu mà vì sợ Trung Quốc gây khó khăn mà đàn áp những người có lòng yêu nước, chống Trung Quốc, bắt họ bỏ vào tù, dầu là không lâu đi nữa, thì cũng gây phản ứng không tốt, không những trong nước, mà cả đối với nước ngoài.

(…) Một nước Việt Nam có chính thể không dân chủ, đàn áp dân chúng, thì khó có được sự ủng hộ của dân chúng để tạo sức mạnh bên trong, chống lại sự lũng đoạn của nước ngoài, trong trường hợp này là Trung Quốc, mà cũng khó lấy được sự ủng hộ của các nước trong khu vực hay trên thế giới.

(…) Philippines – vì là một nước xa Trung Quốc, quan hệ đối với Trung Quốc cũng rất là nhỏ, cho nên Philippines thấy là họ có thể đi đầu. Khi người ta đi đầu, và đúng hướng, thì không nên để cho người ta thành con tốt bị thí...

Trọng Nghĩa (RFI)

Vụ Philippines kiện TQ: Đến lúc Việt nam điều chỉnh quan điểm?

Philippines tuyên bố cho dù có hay không có sự tham gia của Trung Quốc, Hội đồng phân xử Tòa quốc tế gồm 5 thành viên cũng sẽ được hình thành. Philippines dứt khoát theo đuổi vụ kiện, bất kể thái độ của Trung Quốc. Và đã đến lúc Việt Nam nên có những điều chỉnh về lập trường.
Chính phủ Philippines ngày 20/2 tuyên bố quyết định của Trung Quốc từ chối tham gia vụ Manila khởi kiện tranh chấp Biển Đông ra tòa án trọng tài quốc tế. Thông cáo này được đưa ra từ dinh Tổng thống Philippines sau khi đại sứ Trung Quốc tại Manila, bà Mã Khắc Khanh, hôm 19/2 thông báo với Ngoại trưởng Albert del Rosario của Philippines rằng Bắc Kinh từ chối ra tòa.
Trung Quốc vẫn lớn tiếng, hành động của Philippines là "sai trái", "vô căn cứ" và "vi phạm sự đồng thuận trong Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC". Trung Quốc cùng các nước ASEAN bao gồm Việt Nam đã ký bản Tuyên bố này hồi năm 2002. Bắc Kinh viện dẫn DOC quy định là các tranh chấp nên được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán hữu nghị và thương lượng giữa các bên có liên quan trực tiếp.
Trung Quốc vẫn đòi chủ quyền đường lưỡi bò
Mắt khác, Trung Quốc kiên quyết nhắc lại quan điểm lâu nay rằng Bắc Kinh có chủ quyền không thể chối cãi ở Biển Đông theo bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn được Trung Quốc phát họa từ cuối những năm 40. Đáp lại, Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định phản ứng của Trung Quốc không ảnh hưởng tới quá trình vụ kiện theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982.
Philippines nói cho dù có hay không có sự tham gia của Trung Quốc, hội đồng phân xử của tòa quốc tế gồm 5 thành viên cũng sẽ được hình thành.
Ðơn kiện của Philipinnes nói rằng đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu như toàn bộ Biển Đông là bất hợp pháp.
Phụ tá của Tổng thống Philippines, ông Rene Almendras, cho biết Philippines dứt khoát theo đuổi vụ kiện bất kể thái độ của Trung Quốc như thế nào đi chăng nữa. Ông cũng đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng tòa án quốc tế sẽ có quyết định và hành động ủng hộ Manila.
Ông Almendras nhấn mạnh đưa vụ kiện ra tòa quốc tế là biện pháp ôn hòa nhất, chứ không phải là một hành động thách thức Bắc Kinh. Hành động pháp lý của Philippines được tiến hành giữa lúc Manila cho biết không còn giải pháp ngoại giao và chính trị nào khác để giải quyết tranh chấp Biển Đông trước sự lấn lướt dồn dập của Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines, ông Raul Hernandez cho biết trong suốt 18 năm qua, nước ông đã giao tiếp với Trung Quốc trong rất nhiều cuộc đối thoại chính trị và ngoại giao, nhưng vẫn không thuyết phục được Bắc Kinh giải quyết tranh chấp một cách ôn hòa vì Bắc Kinh khăng khăng đòi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông.
Theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển mà Trung Quốc, Philippines, và Việt Nam có ký kết, Manila giờ đây có 2 tuần để yêu cầu tòa quốc tế về Luật biển chỉ định một người đại diện cho Trung Quốc trong hội đồng phân xử.
Một khi Hội đồng triệu tập, phán quyết đầu tiên của họ sẽ là ra quyết định xem có thụ lý vụ kiện hay không.
Các viên chức của Bộ Ngoại giao Philippines cho biết Công ước Liên hiệp quốc năm 1982 mà cả Trung Quốc và Philippines đều đã ký kết cho phép Manila yêu cầu tòa án phân xử mà không cần có sự tham gia của Trung Quốc. Trợ lý Ngoại trưởng Philippines đặc trách vấn đề hải dương, ông Gilberto Asuque, nói rằng tiến trình trọng tài quốc tế dựa trên Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển là có tính chất bắt buộc.
Ông Asuque nói: "Tiến trình đã bắt đầu. Tiến trình này không thể bị cản trở. Những hành động của Trung Quốc không thể cản trở sự hoàn tất của tiến trình này vì không có điều khoản nào trong Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển nói rằng chúng ta có thể gây cản trở hoặc can thiệp vào tiến trình này."
​​Philippines có lợi thế trong vụ kiện
Đơn kiện đòi trọng tài của Philippines cho rằng Trung Quốc vi phạm khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý mà Công ước Liên hiệp quốc đã qui định. Văn kiện này cũng nói rằng đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu như toàn bộ Biển Đông là bất hợp pháp.
Hoa Kỳ và Việt Nam không phản đối việc Philippines đưa bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế hôm 22/1 vừa qua. Washington, Hà Nội và một số nước ASEAN đều tuyên bố ủng hộ các biện pháp ôn hòa, hợp pháp trong tranh chấp Biển Đông.
Giáo sư Myron Norquist, Phó Giám đốc Trung tâm Luật pháp và Chính sách Hải dương của Đại học Virginia, cho rằng vụ kiện này "khá bất thường" vì chỉ có sự tham gia của một bên trong vụ tranh chấp.
Ông Norquist nghi ngờ khả năng thành công của vụ kiện. Ông nêu câu hỏi: "Làm thế nào mà chúng ta có thể trông đợi một nước vốn dĩ đã không muốn vụ tranh chấp được giải quyết bởi một bên thứ ba lại cảm thấy bị ràng buộc bởi một quyết định của một tiến trình mà họ không tham gia."
Tuy nhiên, giáo sư Norquist cũng cho rằng vụ kiện này không phải là hoàn toàn vô ích, đặc biệt là vì Việt Nam, Malaysia và Brunei cũng có đòi hỏi chủ quyền đối với vùng biển có nhiều tài nguyên này.
Ông Norquist nói: "Vụ kiện sẽ giúp Philippines đạt được một trong các mục tiêu của họ là thu hút sự chú ý đối với vấn đề này, và về mặt chính trị, nó giúp cho chính phủ Philippines có thể tuyên bố một cách mạnh mẽ là "Này nhé, chúng tôi đã cố gắng giải quyết vấn đề một cách hòa bình nhưng các ông lại không chịu như vậy."
Trong vài năm gần đây, chính phủ Philippines đã nhiều lần kháng nghị với Trung Quốc điều mà họ cho là những vụ xâm nhập ngày càng nhiều vào khu vực đặc quyền kinh tế của họ. Đồng thời, họ cũng ra sức tăng cường các mối quan hệ đồng minh trên trường ngoại giao khu vực để củng cố vị thế của họ trong vụ tranh chấp. Ngoài ra, quốc gia tương đối yếu về mặt quân sự này cũng thiết lập lại các mối liên hệ với Hoa Kỳ, là nước đã ký Hiệp ước Phòng thủ chung với Philippines và đang theo dõi sát những diễn tiến trong khu vực.
Sĩ quan tình báo thuộc Hạm đội Thái bình dương của hải quân Hoa Kỳ, Đại úy James Fanell đã có một nhận xét khá tiêu cực về những hoạt động gần đây của Trung Quốc trên Biển Hoa Ðông và Biển Ðông.
Phát biểu tại một cuộc hội thảo về vấn đề quốc phòng ở California hồi tháng trước, Đại  úy Fanell mô tả các tàu hải giám Trung Quốc là "một tổ chức sách nhiễu chủ quyền biển đảo hoạt động toàn thời gian". Ông nói rằng ông không thấy có vụ việc hay tranh cãi nào trong vùng biển ngoài khơi Trung Quốc và vì vậy, ông cho rằng lập trường của Trung Quốc là "của tôi là của tôi và chúng ta sẽ thương lượng với nhau về cái của anh."
Đại úy Fanell cho biết Hoa Kỳ tiếp tục giữ vị thế trung lập trong những vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo nhưng Trung Quốc cần phải bảo đảm cho an ninh hải dương ở vùng Đông Á.
Trung Quốc lâu nay vẫn nhất mực chống đối những hành động của Philippines và các nước khác mà họ cho là quốc tế hóa vụ tranh chấp Biển Đông. Bắc Kinh cũng thường xuyên lên tiếng thúc giục Philippines thông qua các nỗ lực song phương để duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Việt Nam nên điều chỉnh quan điểm
Các tranh chấp liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa, bãi cạn Scarborough và Biển Đông nói chung, đã tồn tại từ lâu, nhưng việc Philippines khởi kiện Trung Quốc trước một Tòa Trọng tài LHQ được thiết lập theo UNCLOS là lần đầu tiên một nước khởi kiện một nước khác trước trọng tài quốc tế.
Liên quan đến vụ kiện của Philippines, xin được nhắc lại tuyên bố của ngoại trưởng Phạm Bình Minh năm ngoái liên quan đến cáo buộc quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông. Ông Phạm Bình Minh phát biểu: "Thứ nhất là tranh chấp lãnh thổ, thứ hai là hoà bình và ổn định trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng nếu có bất cứ chuyện gì xảy ra trên Biển Ðông và thứ ba là các tuyến giao thông hàng hải. Nếu nhìn vào chừng ấy bối cảnh, chúng ta có thể nhận thấy bản thân Biển Đông đã là một vấn đề quốc tế".
Chủ quyền của một quốc gia rõ ràng không thể do quốc gia khác định đoạt. Chủ quyền của Việt Nam phải do Việt Nam quyết định! Chủ quyền của Việt Nam không thể trông chờ vào một bên thứ ba được. Lịch sử đã chứng minh chỉ có người lãnh đạo sáng suốt mới có thể giữ vững chủ quyền của dân tộc!
Nay là lúc "Việt Nam nên tìm một phán quyết ràng buộc trong quan hệ với Trung Quốc, hoặc tự mình khởi kiện giống Philippines, hoặc tìm cách tham gia vào chính thủ tục trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc". Đấy là ý kiến của chuyên gia Nguyễn Đăng Thắng, giảng viên khoa Luật, Học viện Ngoại giao Việt Nam về vụ Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa quốc tế về luật biển.
Còn theo ông Lê Vĩnh Trương, thành viên Quỹ Nghiên cứu biển Đông, Việt Nam cần tiếp tục kiên trì đàm phán song phương về vấn đề Hoàng Sa, đa phương về tranh chấp Trường Sa và bảo vệ biển Đông.
Trên đây là những cơ sở để khẳng định chủ trương quốc tế hóa vấn đề tranh chấp. Rõ ràng, Biển Đông, ngoài các vùng nước thuộc quyền của từng quốc gia chiếu theo UNCLOS, là tài sản chung của thế giới và là con đường vận chuyển huyết mạch của các nước Nga, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc... Vì vậy, cần phải có sự góp hạ nhiệt của tất cả các nước có liên quan.
"Sức mạnh mềm" lớn nhất cần tạo dựng chính là một ASEAN hạt nhân, "ASEAN-6": bốn nước tiền tuyến Việt Nam, Philipinnes, Malaysia, Brunei và hai nước không đòi chủ quyền là Indonesia và Singapore (Indonesia là nước anh cả và Singapore là nước năng động và có nhiều sáng kiến trong khối).
Chỉ có một "ASEAN hạt nhân" mạnh, trong đó có tiếng nói của những thành viên không đòi chủ quyền mới góp thêm hy vọng để đẩy DOC lên COC giữa ASEAN với Biển Đông.
Bên cạnh đó, đúng như ông Lê Vĩnh Trương kêu gọi, cần tạo thế và kết lực bằng những biện pháp mềm như văn hóa, ngoại giao, truyền thông tích cực để luôn có thể vô hiệu hóa tất cả các ý đồ xâm lấn nhờ vào một mặt trận được tạo lập, gắn kết với toàn thế giới yêu chuộng hòa bình và chính nghĩa.
Hải Đăng (TVN)

Nguyễn Hưng Quốc - Những vùng trắng trong lịch sử

Trong bài “Viết và viết lại lịch sử”, tôi nêu lên luận điểm chính: Từ năm 1954, ở miền Bắc, và từ năm 1975, trong cả nước, đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn giành độc quyền trong việc viết sử, cả lịch sử hiện đại lẫn lịch sử cổ đại và trung đại.
Cái gọi là độc quyền ấy bao gồm ba khía cạnh. Thứ nhất, độc quyền về quan điểm. Quan điểm này lại gồm hai nét chính: một, lịch sử, trước hết, là lịch sử của đấu tranh giai cấp; và hai, viết lịch sử cũng là một hành động đấu tranh giai cấp, nhằm phục vụ cho cuộc đấu tranh giai cấp mà họ đang theo đuổi. Thứ hai, độc quyền trong việc diễn dịch và giải thích lịch sử. Xin lưu ý là lịch sử (history) khác với biên niên (chronicle). Trong biên niên (một hình thức sử khá phổ biến ở Việt Nam ngày xưa), người ta chỉ ghi nhận và trình bày các sự kiện theo trình tự thời gian, cái này kế tiếp cái khác; mỗi sự kiện như một đơn vị biệt lập. Lịch sử thì khác. Lịch sử là một nỗ lực tìm hiểu và diễn dịch quá khứ bằng cách phát hiện ra quan hệ nhân quả giữa các sự kiện: Điều các sử gia thường làm là xem sự kiện này là nguyên nhân hoặc hậu quả của một sự kiện khác; hơn nữa, họ còn so sánh và xếp hạng các sự kiện và các nhân vật theo một hoặc những tiêu chí nhất định: người này là ái quốc, người kia là phản quốc; người này là anh hùng, người kia là hèn nhát, v.v.. Thứ ba, họ cũng độc quyền trong việc sử dụng tài liệu lịch sử: Với mỗi triều đại, mỗi chế độ, hoặc cụ thể hơn, với mỗi nhân vật, họ sẽ quyết định việc khen hay chê, và dựa trên việc khen hay chê đó, họ sẽ quyết định việc chọn lựa các tư liệu thích hợp cho việc mô tả và đánh giá.
Suốt bao nhiêu năm, đảng Cộng sản lúc nào cũng quyết liệt trong việc giành và giữ những sự độc quyền ấy. Do đó, cái lịch sử mà họ trình bày trước mắt mọi người và dạy cho mọi học sinh từ tiểu học đến trung học và đại học, có thể khác hẳn với những lịch sử do người khác viết (chủ yếu là trước đó hoặc ở ngoại quốc, những lúc và những nơi họ không kiểm soát được).

Nghĩa trang các liệt sĩ trong cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979 bên ngoài thủ đô Hà Nội.
Nghĩa trang các liệt sĩ trong cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979 bên ngoài thủ đô Hà Nội.
Tuy nhiên, theo dõi sinh hoạt chính trị Việt Nam trong những năm gần đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy có những vùng nhà cầm quyền Việt Nam hoàn toàn bỏ trắng. Một trong những vùng trắng quan trọng nhất là những xung đột liên quan đến Trung Quốc từ năm 1975 đến nay. Mà những xung đột ấy lại nhiều và tàn khốc vô cùng.
Đáng kể nhất là cuộc xâm lược kéo dài 29 ngày (từ ngày 17 tháng 2 đến ngày 16 tháng 3 năm 1979) của Trung Quốc vào các tỉnh thuộc biên giới phía Bắc của Việt Nam. Thời gian thì ngắn nhưng đó là một cuộc chiến tranh ở quy mô rất lớn. Trung Quốc huy động đến cả 9 quân đoàn với trên 300.000 lính, một ngàn chiếc xe tăng và một ngàn rưỡi khẩu pháo (1), tấn công vào 26 địa điểm; chưa tới một tuần lễ sau, chiếm 320 làng và thủ phủ của ba trong tổng số sáu tỉnh dọc theo biên giới (Cao Bằng, Lạng Sơn và Lào Cai). Sau một tháng, số người bị giết chết, về phía Trung Quốc, khoảng 25.000 người, và phía Việt Nam, khoảng 20.000 người (2). Các chuyên gia ước tính cứ trung bình một người chết thì có khoảng ba người bị thương tật; như vậy số người bị thương tật ở cả hai bên có thể lên đến cả trên 100.000. Đó là chưa kể các thiệt hại về vật chất: quân Trung Quốc đi đến đâu ở đó đều thành bình địa. Không có một ngôi nhà nào còn nguyên vẹn cả.
Sau cuộc chiến tranh đầu năm 1979, Trung Quốc còn tấn công Việt Nam nhiều lần khác, với quy mô nhỏ hơn. Ví dụ, từ ngày 28 tháng 6 đến ngày 6 tháng 7 năm 1980, Trung Quốc liên tục bắn pháo vào Cao Bằng; đầu tháng 5 năm 1981, Trung Quốc xua quân đánh chiếm một số cao điểm chiến lược thuộc hai tỉnh Lạng Sơn và Hà Giang; năm 1984, Trung Quốc lại tấn công huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn (tháng 4), sau đó, huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (tháng 7); cuối năm 1986 và đầu năm 1987, Trung Quốc lại liên tục bắn pháo vào lãnh thổ Việt Nam. Quan trọng nhất, tháng 3 năm 1988, Trung Quốc đánh chiếm một số đảo và bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trong lịch sử của bất cứ nước nào, chiến tranh bao giờ cũng là những sự kiện lớn; chiến tranh do ngoại xâm lại càng lớn. Lớn vì, thứ nhất, chúng tác động mạnh mẽ đến đời sống của mọi người; thứ hai, chúng ảnh hưởng sâu sắc đến các quan hệ đối ngoại; thứ ba, chúng để lại những vết thương không dễ hàn gắn trong tâm hồn của mỗi người, từ đó, để lại những ấn tượng khó phai nhạt trong ký ức của dân chúng, và những ký ức ấy, đến lượt chúng, lại góp phần hình thành nên bản sắc của cả một cộng đồng. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều quốc gia xem các cuộc chiến tranh như những yếu tố quan trọng trong việc định nghĩa tính dân tộc (nationhood) của mình. Chiến tranh với một quốc gia láng giềng thường xuyên xâm lược mình lại càng có ý nghĩa lớn: Nó còn là một sự cảnh báo. Người ta cần phải nhớ không phải vì quá khứ mà còn vì tương lai. Một ký ức tập thể sẽ nuôi dưỡng một sự tưởng tượng tập thể. Với cả ký ức và tưởng tượng tập thể, mọi người sẽ thấy gần gũi với nhau hơn, đoàn kết với nhau hơn, do đó, sức mạnh của dân tộc sẽ được tăng cường. Với sức mạnh ấy, người ta mới có thể hy vọng đánh thắng các cuộc xâm lược kế tiếp.
Những phân tích trên, thật ra, hầu như ai cũng có thể hiểu. Nhà cầm quyền Việt Nam vốn trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh, và trong các cuộc chiến tranh ấy, đã từng biết sử dụng ký ức và tưởng tượng tập thể như những nguồn sức mạnh chiến lược, lại càng hiểu rõ. Trong các cuộc chiến tranh chống Pháp cũng như chống lại miền Nam và ngay cả trong cuộc chiến tranh đầu tiên chống lại Trung Quốc vào năm 1979, người ta đã biết viết lịch sử, hơn nữa, viết lại cả lịch sử trước kia, để, nói như Tố Hữu, “bốn mươi thế kỷ cùng ra trận”.
Vậy mà, lạ, trong cả hơn chục năm vừa qua, cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc năm 1979 hoàn toàn bị quên lãng. Trong lịch sử, không ai viết; trong văn học, không ai đề cập; trong truyền thông, không ai nhắc nhở; trong sinh hoạt, không một lễ tưởng niệm nào được tổ chức; thậm chí, di tích cũng không ai gìn giữ; không những vậy, còn bị phá hoại. Theo nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, bia đá kỷ niệm của Sư đoàn 337 chống “quân Trung Quốc xâm lược” bị đục bỏ chữ “Trung Quốc xâm lược”; bia ghi công Nguyễn Huệ đánh tan “giặc Tàu” bị đục bỏ để thay thế bằng một “tấm bia vô thưởng vô phạt” khác; bia mộ của anh hùng liệt sĩ Trần Văn Phương hy sinh trong trận chống Trung Cộng xâm chiếm bãi đá Gạc Ma năm 1988 bị đục bỏ chữ “anh hùng” (3).
Rõ ràng là chính quyền Việt Nam muốn xoá trắng tất cả ký ức liên quan đến cuộc xâm lược tàn khốc và tàn bạo ấy.
Tại sao?
Xin nhường câu trả lời lại cho quý bạn đọc.
Ở đây, tôi chỉ xin lưu ý điều này: Ở những chỗ chính quyền xoá trắng ấy, rất nhiều người yêu nước, thiện chí và nhiệt tình, bằng những cách thức khác nhau, cố gắng góp nhặt và gìn giữ các ký ức về cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc năm 1979. Cứ đọc các trang mạng xã hội ở trong nước trong ngày 17 và 18/2 vừa qua thì đủ biết. (4)
Chỉ tiếc, những việc kỷ niệm, tưởng niệm và ghi chép lại lịch sử ấy lại bị cấm đoán (5), và những người yêu nước, nhiệt tình và thiện chí ấy lại thường bị phê phán là... bị xúi giục bởi các thế lực thù nghịch!
Tại sao?
Cũng lại xin nhường câu trả lời lại cho quý bạn đọc.     
Nguyễn Hưng Quốc
25.02.2013
-----------------
Chú thích:
1. Trung Quốc cũng chuẩn bị sẵn sàng khoảng 1000 chiến đấu cơ nhưng họ không sử dụng không lực trong suốt cuộc chiến này.
2. Brantly Womack (2006), China and Vietnam, The Politics of Asymmetry, Cambridge University Press, tr. 200.
3. Theo bài “Có một điều gì đó rất Lã Bất Vi” của Huỳnh Ngọc Chênh.
4. Ví dụ, bài “Vòng hoa tang cho truyền thống quật cường, bất khuất chống ngoại xâm” của J.B. Nguyễn Hữu Vinh
5. Xem bài “Việt Nam cản trở các hoạt động tưởng niệm cuộc chiến Việt-Trung” của Trà Mi.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
 

Kinh: Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng

images
Ông Nguyễn Phú Trọng
Lời bình của nhà báo Huy Đức: Tôi cực lực phản đối những người phê phán nặng lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi ông gọi những người góp ý sửa hiến pháp theo hướng tam quyền phân lập, đa nguyên chính trị và phi chính trị hóa quân đội là suy thoái đạo đức. Điều này chỉ làm tổn hại uy tín của cá nhân Tổng bí thư (dân gian gọi là tự bắn vào chân mình). Ông Trọng không nói thì rất ít người tin nhận thức chính trị của một nguyên thủ trong thời đại ngày nay lại chỉ như tuyên huấn huyện ủy hồi thập niên 1980s. Theo tôi, chúng ta chỉ nên phê phán Tổng bí thư về hành vi tiết lộ bí mật quốc gia là được.

Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2 đưa phát biểu tại Vĩnh Phúc của TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng như sau: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!”(*)

Bằng tất cả sự tôn trọng với người đang đứng đầu một đảng chính trị của VN, tôi xin nói với ông Nguyễn Phú Trọng vài lời như sau:

Đầu tiên, cần phải xác định, ông đang nói với ai? Nếu ông nói với nhân dân cả nước thì xin khẳng định luôn là ông không có tư cách. Ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu muốn dùng hai chữ “suy thoái” thì cùng lắm là ông chỉ có thể nói với những người đang là đảng viên cộng sản, ông không đủ tư cách để nói lời đó với nhân dân cả nước. Nếu ông và các đồng chí của ông muốn giữ Điều 4, muốn giữ vai trò lãnh đạo, muốn chính trị hóa quân đội, không muốn đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, thì đó chỉ là ý muốn của riêng ông và ĐCS của ông. Ông không thể quy kết rằng đó là ý muốn của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, những ý muốn trên chỉ nên xem là của riêng ông TBT Trọng, chưa chắc đã là tâm nguyện của toàn bộ đảng viên cộng sản hiện nay.

Tiếp theo, xin đi vào nội dung, ông nói suy thoái về đạo đức. Tôi muốn hỏi ông, đạo đức của ông đang muốn nói là đạo đức nào? Đạo đức làm người? Đạo đức công dân? Đạo đức dân tộc VN? … Tôi tạm đoán là ông đang muốn nói đến đạo đức người cộng sản của các ông. Vậy, các ông cho rằng chỉ có đạo đức cộng sản của các ông là đạo đức đích thực? Thế ra, cha ông tổ tiên chúng ta, khi chưa có chủ nghĩa cộng sản vô đạo đức hết à? Thế ra, những người không theo đảng cộng sản trên thế giới là vô đạo đức hết à?

Tiếp theo, xin đi vào nội dung suy thoái chính trị, tư tưởng. Tôi muốn hỏi ông, chính trị, tư tưởng ông đang muốn nói là chính trị, tư tưởng nào? Có phải chính trị, tư tưởng của đảng cộng sản? Vậy ra chỉ có đảng cộng sản của các ông là duy nhất đúng à? Cá nhân tôi cho rằng, không một người có lương tri bình thường nào thừa nhận như thế. Cùng lắm ông chỉ có thể nói với các đảng viên cộng sản như vậy, nhưng ngay cả với các đảng viên cộng sản, ông cũng không thể quy kết tội suy thoái cho họ. Nếu không tin, ông thử đọc lại Cương lĩnh chính trị và Điều lệ đảng các ông ban hành xem. Không có điều nào nói xóa bỏ Điều 4 là suy thoái, muốn đa nguyên về chính trị là suy thoái, muốn phi chính trị hóa quân đội là suy thoái, chỉ có tham ô, tham nhũng…  đi ngược lại lợi ích của nhân dân là suy thoái. Ông đương kim tổng bí thư ĐCS VN thử đọc lại và nghĩ lại chỗ này xem.

Bây giờ, tôi trân trọng tuyên bố những điều tôi muốn:

1- Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới để Hiến pháp đó thực sự thể hiện ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành.

2- Tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước.

3- Tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập mà còn muốn một chính thể phân quyền theo chiều dọc, tức là tăng tính tự trị cho các địa phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc.

4- Tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào.

5- Tôi khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên và tất cả những người Việt Nam khác đều có quyền tuyên bố như thế. Tôi khẳng định, mình đang thực hiện quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng; quyền này mỗi người sinh ra đã tự nhiên có, nó được nhân dân Việt Nam thừa nhận và tôn trọng; quyền này không phải do đảng cộng sản của các ông ban cho, nên các ông cũng không có quyền tước đoạt hay phán xét nó. Vì thế, tôi có thể xem những lời phán xét trên của ông, nếu có hướng đến tôi là một sự phỉ báng cá nhân. Và tôi cho rằng, những người nào chống lại các quyền trên là phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại.

Nguyễn Đắc Kiên – Nhà báo, báo Gia Đình & Xã Hội
—–
(*) Nguồn: Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2; phần âm thanh và gỡ băng của Abs.

(ABS)

Nhà báo Đoan Trang - Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng vác nước lạnh ra dội người góp ý Sửa HP

images
Tổng Bí thư ghi nhận công tác kiểm điểm tự phê bình và phê bình, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) về xây dựng Đảng tại Vĩnh Phúc là cơ bản đạt yêu cầu. Tuy nhiên, đây mới là kết quả bước đầu, Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) về xây dựng Đảng cần được tiếp tục thực hiện quyết liệt và hiệu quả trong thời gian tới, phải làm đi làm lại, thường xuyên như đánh răng, rửa mặt hàng ngày, Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Trong không khí toàn dân phấn khởi tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp, cũng trong cuộc thăm và làm việc tại tỉnh Vĩnh Phúc hôm nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu nêu rõ (phút thứ 7:24):

"Các đồng chí phải lãnh đạo cái việc góp ý kiến sửa đổi dự thảo hiến pháp. Cái này quan trọng lắm ấy! Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống gì nữa. Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ điều 4 hiếp pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn tam quyền phân lập không? Muốn phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm ấy. Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng ấy. Thì như thế là suy thoái chứ chỉ đâu nữa nào…Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể thì đó là cái gì? Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này!"
http://www.youtube.com/watch?v=BJXUJiALvxk&feature=player_embedded
Tạm dịch ra tiếng Anh cho thế giới biết trình độ và nhận thức của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng:

“Recently there have been currents of ideas that can be considered as political, ideological, and moral deterioration. (For instance) Is there anyone who wants to remove Article 4 from the Constitution? (Anyone) Who wants to deny the Communist Party’s leading role? (Anyone) Who wants pluralism and multi-party system? (Anyone) Who wants separation of power? (Anyone) Who wants to depoliticalize the military? There are people with such opinions, and their opinions are disseminated by the mass media. Then this must be nothing else but deterioration! What can it be to pursue mass litigation, demonstration and class action lawsuit?

(General Secretary of the VCP, Nguyễn Phú Trọng, said today in a meeting with the Vĩnh Phúc Party's Standing Committee)

Dựa theo blog Đoan Trang
(Dân luận) 

Sợ cái không có, nói - viết méo mó!

Hình minh họa
Sáng 25/2, tại thành phố Việt Trì, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với Ban Thường vụ tỉnh ủy và lãnh đạo chủ chốt của tỉnh về một số kết quả bước đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa 11) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
              
Phát biểu tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định  thành công bước đầu của việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 là nâng thêm một bước trong nhận thức của cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng.
              
Từ đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt này, cán bộ, đảng viên và các tổ chức đảng đã “thấy một cách sâu sắc những ưu điểm, khuyết điểm, đặc biệt là những hạn chế”. Từ đó phân tích để thấy được trách nhiệm sửa chữa và phải làm tốt hơn công tác xây dựng Đảng, đề ra được những giải pháp để sắp tới thực hiện, có cái thực hiện ngay, có cái cần thời gian, phải xây dựng cơ chế, quy chế, quy trình, lộ trình. Điều này góp phần vào củng cố và tăng thêm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng.
              
... 19h, ngày 25/2 đưa phát biểu tại Vĩnh Phúc của TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng như sau: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!” (ABS)
+ Sáng nay (26-2), trên trang Điểm tin tức NLG  dẫn đăng và bình bài viết của Đông A: “Ý kiến phản biện của Đông La: Chân rung những nhà lật pháp”:
… Về chuyện “Giả thuyết về sự mất trắng quyền bính của Đảng Cộng sản”, ông Tương Lai giải thích: “Không nên khẳng định nếu bản hiến pháp này thông qua thì quyền bính của họ mất trắng vì nói như vậy cũng không sát với kiến nghị của chúng tôi”; ông Nguyễn Minh Thuyết: “tôi cũng xin nói lại, kiến nghị này của anh em trí thức là một kiến nghị xây dựng hiến pháp dân chủ chứ đây không phải là mình làm cuộc lật đổ hay “Cách mạng nhung”, “Cách mạng hoa” gì cả”.
Theo tôi nói mà không thừa nhận ý mình như trên là hèn.
Tóm lại, “Kiến nghị” phê phán Dự thảo Hiến pháp của Quốc hội và đề nghị thay thế bằng Dự thảo Hiến pháp mới của các vị có 3 điều:
1- Thứ nhất là phi lý và sẽ gây hậu quả nghiêm trọng khi các vị nhân danh “nhân quyền”, nhân danh “tự do dân chủ” đòi "quyền" mà không “theo quy định của pháp luật”, không ràng buộc với “nghĩa vụ”. Bởi như vậy “nói bậy”, “viết bậy”, “làm càn” cũng sẽ được tự do, tất dẫn đến một xã hội hỗn loạn!
2-  Thứ hai, thể chế mỗi nước đều gắn với lịch sử. Chính truyền thống văn hóa, lịch sử của mỗi dân tộc là nền tảng vững chắc của thể chế. Việc các vị xóa trắng lịch sử là phản đạo lý. Việc lấy một hình mẫu nào đó không phù hợp với thực tiễn VN là một sự ảo tưởng, là việc xây lâu đài trên cát.
3- Thứ 3, Việt Nam ta là xứ sở coi trọng tình nghĩa, coi trọng “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, nên khi các vị viết: “Lời nói đầu không phải là chỗ để tuyên dương công trạng của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào”, các vị là những kẻ vô ơn.
+ Cũng vào đầu buổi sáng hôm nay, 26-2, BVB nhận được E.Mail của Tiến sĩ Tô Văn Trường gửi từ Hà Nội: Tối qua PGS Vũ Trọng Khải (con trai út của ông Vũ Trọng Khánh Bộ trưởng Bộ tư pháp đầu tiên trong Chính phủ của cụ Hồ) gọi điện cho tôi bảo không thể chịu được, trên truyền hình mục thời sự đang đưa tin phát biểu của ông Tổng bí thư về góp ý sửa Hiến pháp đụng đến điều 4 là suy thoái tư tưởng (mặc dù công bố không có vùng cấm)!?  Tôi không ngạc nhiên, vì đã viết trong bài "Hiến pháp của ai"  và "Dân tộc ta sẽ còn trầm luân": "Nói những điều không biết / Viết những điều không hiểu / Sợ mất những điều không có". Cần phải hiểu rằng cuộc sống không như ông ta mong muốn nữa ví dụ rõ nhất là bế mạc hội nghị Trung ương, ông ta đã phải mếu máo cơ mà. Chúng tôi tin vào quy luật với những chuyển biến nội tại của hệ thống mà không ý chí chủ quan của một nhóm người nào có thể cưỡng lại được. Sự chây ỳ và lạc lõng trơ trẽn của những người kiểu Ng Viết Thông ở Hội đồng lú luận TƯ hôm qua cũng cho thấy sắp tới xã hội sẽ phản ứng mạnh hơn.
Bùi Văn Bồng
-----------------------
TS. Tô Văn Trường: Nghị quyết nói dối!          
             
Trong bất kỳ thể chế và mô hình chế độ xã hội nào, sự trì kéo nền văn minh và ngáng trở mọi sự phát triển của xã hội là bệnh  nói dối. Khi mà sự giả dối lên ngôi, người dân dù bức xúc, cũng phải sống chung với nó! Trong cuộc sống, tùy theo hoàn cảnh cụ thể hầu như người nào cũng có lúc phải nói dối. Có những cái nói dối vô hại nhưng phần lớn là tác hại. Có ý kiến cho rằng sự giả dối nảy nở ngay từ trong phong trào thi đua mà sai động cơ, chạy theo thành tích. Tiếp đến là sự phát triển với những bài bản và thủ đoạn mới hơn kể từ khi những người có trách nhiệm tiếp xúc với kinh tế thị trường, không biết cách quản lý, sản xuất đình trệ, sa sút, đất nước nghèo đi, sợ mang tiếng nên mới sinh ra bệnh nói dối, dưới nói dối trên, trên nói dối dân!
             
Trước hết, nói dối là biểu hiện chủ nghĩa cá nhân ngay từ trong nhân cách và tư duy, hậu quả của nền giáo dục-đào tạo. Thể chế đã vẽ đường và cơ chế đi kèm cung cách quản lý, điều hành thiếu minh bạch đã phát sinh ngày càng nhiều và đa dạng các kiểu , các tầm mức nói dối. Nói dối ngoài đời, nói dối trong làm ăn, ký kết hợp đồng, trong sản xuất , đời sống, trong báo cáo thành tích, lẩn tránh khuyết điểm và thậm chí cả trong nghị quyết, kế hoạch công tác. 
         
Hồi giữa năm ngoái, tôi có dịp tham dự hội thảo ở nước ngoài, gặp một số đồng nghiệp người Úc và Lào đặt câu hỏi: “Đầu tháng 6 vừa qua, chính thức trên tờ The Copenhagen Post đưa tin Bộ trưởng Phát triển Đan Mạch Christian Friis Bach đã quyết định ngừng 3 dự án ODA (về biến đổi khí hậu) ở Việt Nam do phát hiện có dấu hiệu sử dụng tiêu cực tài chính. Chắc có sự nói dối trong giải ngân?”.
         
Đã trải nghiệm nhiều năm kể cả từ khi còn là chuyên gia quản lý dự án ở nước ngoài (kể cả tài trợ  không hoàn lại) của Thụy Điển và Đan Mạch,  tôi hiểu tấm lòng rộng mở, hào hiệp của người dân Bắc Âu đối với các nước còn chậm phát triển. Suy cho cùng vốn ODA, cũng là tiền thuế của dân nên họ quan tâm muốn  việc sử dụng phải thực sự hiệu quả là điều tất nhiên.
         
Để phía Đan Mạch phải tuyên bố ngừng dự án, dù bất cứ lý do nào, đó là điều rất tai hại, ảnh hưởng lớn đến uy tín của những người có trách nhiệm quản lý và tham gia thực hiện dự án. Tuy nhiên, chúng ta cần bình tĩnh  lắng nghe, xem xét mọi khía cạnh của vấn đề vì sao nên đến nỗi?
         
Cách đây gần 6 năm, nhân bàn về dự án có nguồn vốn ODA, về kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè (thành phố Hồ Chí Minh), tôi đã phân tích có độ vênh lớn giữa nhận thức của quốc tế về quy trình FDIC  và các quy định của Việt Nam. Hợp đồng cho phép nhưng quy định Việt Nam không đề cập đến thì xem như vi phạm! Theo luật pháp nước ngoài việc gì không cấm thì làm được, nhưng theo quy định Việt Nam thì việc gì luật Việt Nam không đề cập thì không được làm. Đối với các cơ quan nhà nước thực hiện dự án thì lấn cấn việc chi trả cho người làm dự án, vì họ vẫn nhận đồng lương của nhà nước tuy rẻ bèo nhưng lại bỏ thêm thời giờ làm việc cho dự án. Đối với các đề tài nghiên cứu khoa học có nguồn vốn ODA cũng thế, có lẽ Đan Mạch nhận ra chỗ lấn cấn này mà phía Việt Nam không làm cho minh bạch. Thuê lĩnh vực tư làm thì phân minh hơn: tiền fee đưa ra khi đấu thầu thì bên A cứ thế mà chi, bên B cứ theo đó mà nhận. Mọi việc phải chờ sau khi thẩm tra, thảo luận cả 2 phía Việt Nam và Đan Mạch mới có kết luận rõ ràng sai phạm nếu có ở mức độ nào, vì sao và các biện pháp khắc phục sắp đến ra sao?
                
Nhân bàn đến thân phận của các nhà khoa  học Việt Nam tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước và cấp bộ, tôi nhớ có lần trong cuộc họp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước mặt Bộ trưởng Lê Huy Ngọ, GSTS Nguyễn Văn Biên, Viện trưởng Viện khoa học nông nghiệp miền Nam đã công khai phát biểu  đại ý như sau :”Chúng tôi dành thời gian và công sức để làm công tác chuyên môn không đáng kể vì phải lo đối phó với các quy chế bất hợp lý của tài chính. Nếu theo quy định,  thì khi cử cán bộ đi khảo sát thực tế ở hiện trường không đủ tiền ở trọ nên phải khai gian ngày. Để tồn tại, và chịu trách nhiệm tập thể khi quyết toán và kiểm toán, chúng  tôi phải họp Đảng ủy và Ban giám đốc Viện ra nghị quyết nói dối! Cả hội trường nghe tâm sự rất thật lòng của Gs Biên thật hài hước và xót xa!
          
Anh Bảy Nhị hồi những năm 1990, khi còn làm Phó chủ tịch tỉnh An Giang phụ trách nông nghiệp, trong lần duyệt dự toán đào kênh cấp II huyện Châu Phú, trước đó đến tận nơi hỏi dân và các chủ xáng cạp, giá 1 m3 đất đào chỉ có 6.000 đồng, nhưng trong dự toán lại 12.000đ.  Anh Bảy quyết duyệt 6.000 đ", nhưng cán bộ kế hoạch  đề xuất 8.000 đồng/m3 .  Để dung hòa Anh Bẩy duyệt 7.000 đồng/m3.  Thực tình, Anh Bẩy không “ác” nhưng  phải du zi vì biết chủ xáng phải cống nạp nhiều chỗ , kể cả xã, ấp hưởng lợi từ công trình và lo khâu thanh toán, gải ngân. Nhiều công trình khác cũng phức tạp hơn, rốt cuộc chủ thầu không rút ruột công trình thì chỉ có điên mới làm, nếu anh dự toán đúng, kể cả lãi định mức và trượt giá (nếu có) cũng được tính đủ. Có lần, buồn quá Anh Bảy tâm sự với bạn hữu  "Những công trình hư hao, những lổ lã của các công ty nhà nước...tổng nó bằng tổng tài sản các quan cộng lại!". .
              
Trong lĩnh vực giáo dục cũng vậy bệnh thành tích, làm cho người ta đua nhau gian lận, nói đối.  Câu khẩu hiệu "phải sạch từ cơ sở, từ người dân lên!". Câu này để hiệu triệu chơi thì được. Dân nào mà không muốn sạch?. Cũng như dân Nhật không phải chỉ có kêu gọi và một nền giáo dục đặc sệt "phổ thông" mà họ thánh thiện như đã tỏ rõ bằng thái độ và hành xử trong và sau vụ động đất - sóng thần mới gần đây?. Xã hội Trung Quốc và Phương Đông nữa, phải nhờ có các bậc Hiền Triết và những đấng minh quân trị vì (tuy không nhiều), nhưng phải qua hàng ngàn năm mới sống gọi là có văn hóa, mới tạm coi như là “sạch” (thoát khỏi mông muội). Cho nên, đem cái không sạch của sự nói dối, vấy bẩn lên môi trường xã hội là một tội ác.

TS. Tô Văn Trường
(Blog Bùi Văn Bồng)

Góp ý sửa đổi Hiến pháp: Cái bẫy và tác dụng ngược

Những cái bẫy
Cái bẫy, thường là vật dụng để dụ đối tượng mắc vào trạng thái bất lợi mà mình mong muốn. Thông thường, cái bẫy được dùng để bẫy thú vật, chim chuột hoặc đi săn thú rừng. Thế nhưng, trong đời sống xã hội không thiếu gì các loại bẫy dùng để bẫy người. Thứ bẫy này tinh vi hơn, đa dạng hơn và tác hại hơn nhiều những thứ bẫy thông thường kia. Nhất là trong xã hội chúng ta hiện nay.
Cái bẫy đó có thể là một sự việc đơn giản nhưng cũng có thể là một chính sách, một chủ trương. Cũng có thể là “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ, chịu sự giám sát của nhân dân”… cũng có thể là một câu slogan như “Vì nhân dân phục vụ” nhưng lại “Còn đảng, còn mình”. Hoặc Quân đội nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, song lại “Trung với đảng”.
Tất cả đều dụ nhân dân, những người được đảng và nhà nước coi là “dân trí thấp” để thực hiện các mưu đồ của đảng mà gọi một cách rất văn minh là “Chủ trương, chính sách”.
Chẳng hạn, cái bẫy “hai bao cao su đã qua sử dụng” đã đưa Cù Huy Hà Vũ vào tù 7 năm vì tội tuyên truyền chống nhà nước trong cái bẫy lớn “Người dân có quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng và tự do báo chí”. Cái bẫy “Nhìn thẳng vào sự thật”, “chấp nhận sự khác biệt” đã đưa nhiều người vào nhà tù vì dám nói lên chính kiến của mình. Cái bẫy đó cũng có thể là mụ “tổ trưởng dân phố” đến chửi bới thô tục một người dân, khi người dân nói lại thì alê hấp, công an bắt vào đồn làm việc vài ngày. Có thể là đám “quần chúng tự phát” được chính quyền tổ chức, công an bảo trợ để bao vây, xông vào nhà thờ hò hét, đập phá, đánh người mà hoàn toàn vô tội. Cũng có thể cái bẫy là cuộc mời họp trịnh trọng, cảm ơn đầy đủ lịch sự để rồi sau đó mấy tiếng đồng hồ cắt nửa câu nói biêu riếu đánh đòn hội đồng, đẩy cả đám người dân thất học lên đồng tập thể vì “lòng yêu nước và tự hào dân tộc”.
Về kinh tế, gần dây nhất, dễ thấy nhất là cái bẫy “Nhà máy Dung Quất hiện đại nhất Đông Nam Á”, người dân vì “dân trí thấp” cứ vậy mà sướng, mà vui. Thậm chí để chắc ăn hơn, tờ Thông Tấn Xã Việt Nam còn tự sướng: “Dung Quất – khu kinh tế thành công nhất cả nước”. Nhưng đến lúc sự thật phơi bày là mỗi năm, dân cứ nộp vào đó 120 triệu đô la để nuôi báo cô cho cái “thành công nhất cả nước” ấy.
Mới đây, cái bẫy Bôxit Tây Nguyên là ví dụ nóng bỏng. Ngay từ đầu, nhiều tầng lớp nhân dân cứ tin vào câu “chịu sự giám sát của nhân dân” mà cứ can ngăn, ngăn chặn. Nhưng bằng một câu ráo hoảnh “Đây là chủ trương lớn của Đảng”, sự giám sát của nhân dân chỉ là cái… đinh. Thế rồi hôm nay, Bôxit Tây Nguyên trở thành gánh nặng mà nhân dân cứ thế oằn lưng trả cho việc phá môi trường, làm nát bét nền văn hóa Tây Nguyên, làm suy yếu nền anh ninh, quốc phòng, đào tài nguyên bán… để rồi chịu lỗ. Cứ mỗi năm, dân nộp thuế để nuôi dự án này khoảng 75 triệu đôla cho nó tiếp tục phá Tây Nguyên và người dân ngồi thấp thỏm chờ tai họa.
Thành công của những cái bẫy đó là chỗ nào? Có ai muốn giăng bẫy để mình chịu thiệt thòi hay không? Xin thưa là không. Sự thiệt thòi của đất nước, của nhân dân, của đất nước thì đã rõ. Còn với bộ máy “tham nhũng lan tràn” và có “bộ phận không nhỏ” đã trở thành những bầy sâu, thì những bầy sâu đục khoét nhân dân hiển nhiên hưởng lợi.
Chiếc bẫy không mới, thò ra chiếc lưỡi câu quá sớm

Phan Trung Lý – Chủ nhiệm UB Pháp luật QH, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992:Không có cấm kỵ khi góp ý sửa Hiến pháp
Mới đây nhất, Quốc hội của đảng lại đã có “chủ trương lớn” là “lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến Pháp”.
Mới nghe qua chủ trương này, đã có nhiều người lập tức bĩu môi: Lại trò mèo, lại lập lờ nhằm xây lô cốt trú ẩn cho đảng chắc thêm mà thôi. Đã bao lần bầu cử, lấy ý kiến nhân dân… tất cả đều “dân chủ”, đều “minh bạch” đều “công khai” và “được tuyệt đại đa số nhân dân ủng hộ, đồng tình” nhưng mèo vẫn hoàn mèo đó sao. Thế rồi cũng có những người quyết định: Tẩy chay, không có góp ý góp tứ gì hết, góp ý cho việc trước sau cũng là trò mèo, thì hẳn là mình đã công nhận trò mèo đó sao? Và người ta đứng ra ngoài cuộc. Thậm chí, có người còn trích dẫn hẳn câu nói của một cộng sản gộc đã cay đắng thốt lên: “Cộng sản chỉ có thể thay thế chứ không thể thay đổi được” – Boris Yeltsin. Nhưng, thay thế như thế nào thì chưa ai đưa ra được phương án.
Cũng không thiếu những người “dân trí thấp” thì hớn hở: Lần này, thêm lần này nữa thì chắc Đảng sẽ thành tâm đấy. Hết cơ hội giăng bẫy rồi, chẳng lẽ lại giở trò bẩn lần nữa sao. Chẳng là ông Phan Trung Lý – Chủ nhiệm UB Pháp luật QH, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã từng phát biểu: “Không có cấm kỵ khi góp ý sửa Hiến pháp” đó sao. Thậm chí, ông còn nói rõ “nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả”. Mà Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất, Đảng cũng phải thực hiện theo pháp luật chứ. Thế rồi họ tin và góp ý chân thành.


TBT Nguyễn Phú Trọng: Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không?
Thế nhưng, khi thấy nhân dân hưởng ứng rầm rầm việc góp ý, thậm chí là có nhiều tiếng nói trung thực, được nhiều người ủng hộ rằng thì là không nhất thiết phải quy định trong Hiến Pháp về sự lãnh đạo của Đảng CS, nếu Đảng CS thật sự là “đội quân tiên phong” là “trí tuệ nhân loại” là “lương tri”, là “tinh hoa” thì chẳng cần nói nhiều dân vẫn theo chứ không việc gì phải luật hóa rằng “tao là bố mày” thì mới giữ được vị trí của mình. Thế rồi, những người dân đã mở mắt ra thấy rằng: À, thì ra trước đến nay mình không thấy cái đống đất đá chắn đường mình thật, phải dọn dẹp nó để mà đi.
Tai hại thay, miếng mồi Đảng đưa ra rất ngon đó đã được nhiều người bu vào rỉa gần hết mà bẫy thì chưa thể sập. Sợ lỗ nặng khi miếng mồi còn trơ xương lòi ra chiếc lưỡi câu trong đó, ông TBT Nguyễn Phú Trọng đã phải lên tiếng: “… Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! … Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … thì đó là cái gì? …”.
Đến đây, thì cái cửa bẫy đã phải sập xuống. Đảng sợ lỗ miếng mồi?
Thì ra, cái trò Góp ý đó không phải là để góp ý, mà là để “Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không?”. Cái ông TBT này quả là thâm hậu, thế mà dân gian cứ tặng cho ông xú danh là Lú thì quả không hẳn đúng.
Quả thật, để xem người ta hàng ngày ăn gì, mỗi tháng được bao nhiêu lương mà mua nhà, mua xe, có hàng đống tiền cho con đi học nước ngoài, tiêu tiền như xé giấy… thì dễ, chứ còn để biết ai “muốn” cái gì thì là rất khó, vì trong xã hội Việt Nam thời Cộng sản, việc nói dối, làm dối, báo cáo dối, xử sự dối… đã thành nét “văn hóa mới”. Càng như vậy thì đọc được ý muốn, ý nghĩ người khác đâu phải dễ dàng. Vì vậy mà Đảng mới giở trò “Góp ý mà không có vùng cấm” này đây chăng? Tưởng rằng trò tương tự này đã được thể hiện trong các cuộc “lấy ý kiến nhân dân” cho Dự tháo Báo cáo chính trị mỗi kỳ Đảng họp rồi cơ mà?
À, thì ra thế, cứ không theo ý Đảng, thì là suy thoái về chính trị, đạo đức? Vậy suy thoái là suy thoái thế nào? Có phải nếu ủng hộ quyền làm chủ thật sự của người dân là suy thoái, có phải nếu không để quân đội chỉ bảo vệ đất nước là nhiệm vụ cao nhất mà để bảo vệ Đảng mới là nhiệm vụ chính thì mới là không suy thoái? Có phải cần có sự canh tranh, giám sát để cái “đỉnh cao trí tuệ” đỡ làm bậy, đỡ đốt tiền dân nuôi một lũ tham nhũng thì là suy thoái? Có phải muốn xây dựng một hệ thống pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền, xét xử đúng người, đúng tội, đúng luật mà đảng không can thiệp được bằng những vụ án bỏ túi là suy thoái?
Xin thưa, đó không phải là suy thoái về đạo đức, mà đó là sự suy thoái uy tín, vị trí của sự độc tài, tham nhũng mất lòng dân.
Tác dụng ngược của cái bẫy

Ngoài những người tẩy chay, những người chân thành góp ý, cũng có những người đã hiểu rằng cái bẫy được sản xuất ra đợt này cũng như bao đợt khác mà thôi. Song họ vẫn cứ vào cái bẫy đó, sử dụng nó có ích cho mình.
Nhóm nhân sĩ trí thức được khởi xướng bởi 72 người đã hưởng ứng “chủ trương lớn” này ngay từ đầu. Bằng trí tuệ của mình, đây là dịp để các nhân sĩ, trí thức được thể hiện ý kiến của mình với lời hứa của quan chức của Đảng là “Không có vùng cấm”. Và như vậy, Bản Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp đã ngang nhiên được phát động và kêu gọi mọi người đọc, hiểu, ký tên đồng tình. Thậm chí, một bản Hiến Pháp được nêu ra tham khảo đã đàng hoàng gửi đi.
Người dân nô nức đọc và ký tên vào Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp
Nếu như trước đây hai năm, Cù Huy Hà Vũ bị kết tội “đòi đa nguyên đa đảng, đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp quy định sự lãnh đạo của Đảng” và được vào tù, Lê Công Định đã bị kết tội năng nề vì tham gia viết Tân Hiến Pháp, nếu một số người vẫn trả giá bằng những năm tháng tù tội chỉ vì “dám kêu gọi từ bỏ điều 4” và những bản án không khoan nhượng đó đã làm khiếp sợ bất cứ ai dám nghĩ đến việc đụng đến điều 4, thì ngay trong cái bẫy này, những trí thức đã ngang nhiên đưa bản Hiến pháp tham khảo đàng hoàng không còn nội dung điều 4 kia nữa.
Tác dụng ngược(!)
Nếu như những cuộc biểu tình chống Trung Quốc, chỉ với những lời dọa nạt, bắt bớ mà mỗi cuộc chỉ có vài ba trăm, dăm trăm người tham gia trong cái thành phố 7 triệu dân, dù lòng yêu nước của người Việt Nam vẫn nồng nàn. Thì việc bản Kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp chỉ trong vòng một tháng có đến 6000 người ký tên có ý nghĩa hết sức quan trọng. Điều đó, chứng tỏ đất nước này, người dân này không phải vì “dân trí thấp” mà chỉ vì nỗi sợ hãi truyền kiếp và những ngón đòn bạo lực khủng khiếp đã ngấm sâu vào phản xạ của họ. Và đây là một cơ hội để họ bày tỏ ý kiến của mình. Chính cái bẫy này là một cơ hội để người dân tận dụng nói lên ý nguyện của mình cách rõ ràng nhất, nhưng bẫy không thể sập nhốt cả hàng ngàn, hàng vạn con người.
Và như vậy, thì cái bẫy đã không sập vào nạn nhân, trái lại chính kẻ giương bẫy đã tự mắc vào chiếc bẫy của mình.
Thói đời là vậy, “Hại nhân, nhân hại sự nào tại ta” – Truyện Kiều, Nguyễn Du.
Hà Nội, 25/2/2013
J.B Nguyễn Hữu Vinh

(Blog J.B. Nguyễn Hữu Vinh)

TS Nguyễn Minh Tuấn - “Quyền lập hiến là của dân”

nguyenminhtuan_ravs_20130225
TS Nguyễn Minh Tuấn
Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện tiến trình sửa đổi Hiến pháp 1992, Radio Australia phỏng vấn ông Nguyễn Minh Tuấn, người vừa đậu bằng tiến sỹ về Luật Hiến pháp và Luật Hành chính tại Đại học Tổng hợp Saarland, Đức Quốc. Ông hiện là giảng viên Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hiến pháp của dân
Radio Australia: Ông có thể nói ngắn gọn về tầm quan trọng của Hiến pháp và tại sao Hiến pháp Việt Nam thường xuyên phải sửa đổi?
TS NMT: Hiến pháp là đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật của quốc gia, phản ánh rõ ràng nhất, sâu sắc nhất nguyên tắc bản chất của quyền lực nhà nước là thuộc về nhân dân. Chính vì vậy, quyền lập hiến phải thuộc về nhân dân. Hiến pháp thực chất là một hợp đồng giữa chính quyền và người dân, theo đó quyền lực của chính quyền có được là do người dân trao cho. Nói ngắn gọn, đó là ‘Hiến pháp của dân’.
Các bản Hiến pháp đầu tiên trên thế giới và những bản Hiến pháp của các nước dân chủ hiện nay rất ngắn gọn, chỉ điều chỉnh chủ yếu về vấn đề quyền con người, quyền công dân và tổ chức quyền lực nhà nước. Trong khi đó, Hiến pháp của Việt Nam bao hàm rất nhiều vấn đề, phạm vi điều chỉnh được mở rộng sang cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh-quốc phòng vốn luôn vận động, thay đổi không ngừng. Đây là lý do chính khiến Hiến pháp Việt Nam thường xuyên phải sửa đổi.
RA: Vậy theo ông làm thế nào để xây dựng được một ‘Hiến pháp của dân’?
TS NMT: Tôi đồng tình với quan điểm: Nếu không tách quyền lập hiến của nhân dân ra khỏi quyền lập pháp của Quốc hội, đưa quyền lập hiến trở lại là của dân, thì không thể có một bản Hiến pháp đích thực của dân. Về mặt kĩ thuật, nhân dân phải được quyền thành lập một ‘Quốc hội lập hiến’. Sau khi Quốc hội lập hiến thông qua Hiến pháp thì phải tổ chức trưng cầu dân ý để người dân phúc quyết Hiến pháp.
Việc lấy ý kiến của nhân dân về sửa đổi Hiến pháp như đang làm chỉ là hình thức tham vấn và cũng chỉ có giá trị tham khảo cho các cơ quan nhà nước ra quyết định. Đó không phải là trưng cầu dân ý. Trưng cầu dân ý là việc người dân quyết định trực tiếp đồng ý hay không về giá trị pháp lý của dự thảo Hiến pháp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua. Hiến pháp có hiệu lực khi được quá nửa số người dân tham gia trưng cầu dân ý đồng ý.
Vai trò đảng lãnh đạo
RA: Hiến pháp các nước tư bản hiện nay qui định về vấn đề đảng phái chính trị như thế nào và so với Việt Nam có điểm gì khác biệt, thưa ông?
TS NMT: Hiến pháp Việt Nam quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản (Điều 4). Hiến pháp các nước tư bản không quy định vai trò lãnh đạo của một đảng nào đó và cũng không qui định một hệ tư tưởng của đảng phái nào là hệ tư tưởng nền tảng.
Ở các nước theo hệ thống chính trị đa đảng, các đảng phái cạnh tranh nhau để có được nhiều phiếu bầu tại Nghị viện. Tòa án Hiến pháp có thể tuyên bố một đảng nào đó là vi hiến và có thể giải tán đảng đó (Ví dụ: Điều 21 Hiến pháp Cộng hòa liên bang Đức).
RA: Ông bình luận thế nào về Dự thảo của Ủy ban sửa đổi Hiến pháp 1992 đưa bổ sung ở Điều 4 Khoản 2: “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”?
TS NMT: Tôi cho rằng những tuyên bố này sẽ không có giá trị nhiều, vì về mặt kỹ thuật lập hiến, nó hoàn toàn không làm rõ “chịu trách nhiệm trước nhân dân” là chịu trách nhiệm như thế nào, cụ thể hơn: chế tài đối với tổ chức Đảng trong trường hợp Đảng vi phạm Hiến pháp là gì.
Quyền con người trong Hiến pháp
RA: Việt Nam thường bị chỉ trích vi phạm nhân quyền, xếp hạng thấp về tôn trọng quyền tự do, dân chủ. Theo ông có điểm nào trong Hiến pháp hiện hành giới hạn những quyền này?
TS NMT: So với các Hiến pháp ở các nước tiên tiến, Hiến pháp Việt Nam có nhiều giới hạn về quyền con người.
Chẳng hạn, Điều 50 Hiến pháp 1992 có nhắc đến khái niệm ‘quyền con người’, nhưng đáng tiếc, điều khoản này đồng nhất quyền con người với quyền công dân. Thực chất, khái niệm ‘con người’ rộng hơn khái niệm ‘công dân’. Chủ thể của ‘quyền’ ở hầu như tất cả các điều khoản của Hiến pháp hiện hành chỉ được xác định là ‘công dân’. Điều này rõ ràng là không chính xác và hạn chế quyền con người, vì thực tế nhiều người nước ngoài sinh sống và làm việc hợp pháp ở Việt Nam cũng được hưởng những quyền này.
Điều 71 Hiến pháp 1992 quy định “công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm…”. Đâu phải chỉ công dân mới có quyền này, đây là quyền mà mọi người đều được hưởng. Tương tự như quyền sống, quyền tự do tư tưởng, quyền không bị tra tấn hay bị đối xử vô nhân đạo… là các quyền con người chứ đâu phải chỉ là quyền mà riêng công dân Việt Nam mới có.
RA: Nếu so với Hiến pháp của các nước tiên tiến thì như thế nào, thưa ông?
TS NMT: Các quyền cơ bản trong Hiến pháp các nước trên thế giới cũng có một số giới hạn, nhưng rất hãn hữu. Về nguyên tắc, việc hạn chế này không được trái hay làm mất đi bản chất của quyền đó. Bất cứ sự giới hạn nào cũng phải đảm bảo được sự cần thiết để duy trì chế độ dân chủ và đều phải được luật hóa một cách rõ ràng, chứ không thể để Nghị định hay Thông tư điều chỉnh như ở Việt Nam.
Nhiều điều khoản Hiến pháp 1992 quy định công dân có một quyền nào đó, nhưng luôn đi kèm với “theo quy định của pháp luật”. Ví dụ, Điều 57 (quyền tự do kinh doanh), Điều 68 (quyền tự do đi lại và cư trú), Điều 69 (quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, lập hội)…. Nguy hiểm ở chỗ, cách qui định này mở đường cho nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật khác như các Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư, v.v… Điều này có thể xâm phạm đến những quyền hiến định quan trọng của người dân. Các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền lập hội, quyền biểu tình có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là cơ sở cho việc ra đời xã hội dân sự hợp pháp ở bất kỳ quốc gia nào. Cách quy định này cũng đi ngược lại với những tuyên bố xây dựng một “nhà nước pháp quyền” đã được khẳng định ở Điều 2.
Không nên có vùng cấm
RA: Có một số ý kiến trên các diễn đàn cho rằng, sửa đổi Hiến Pháp lần này ít thu hút giới trẻ tham gia. Ông suy nghĩ gì về vấn đề này?
TS NMT: Sự tham gia của người dân, là một yếu tố thiết yếu bảo đảm tính dân chủ của Hiến pháp, bảo đảm quyền lập hiến thực sự thuộc về nhân dân. Một bản Hiến pháp dân chủ là nền tảng tạo nên một thể chế chính trị dân chủ, xây dựng một quốc gia cường thịnh, điều đó liên quan trực tiếp đến lợi ích mọi người dân, đặc biệt là những chủ nhân tương lai của đất nước.
Nhiều bạn trẻ hiện nay có nhiều mối quan tâm khác, hoặc chưa có điều kiện để tìm hiểu một cách căn bản về Hiến pháp Việt Nam và Hiến pháp của các nước trên thế giới. Tôi nghĩ, đây cũng là một hạn chế khiến việc sửa đổi Hiến pháp lần này ít thu hút giới trẻ tham gia.
RA: Vậy trách nhiệm từ phía chính quyền thì sao, thưa ông?
TS NMT: Muốn đông đảo mọi tầng lớp nhân dân góp ý xây dựng Hiến pháp, thì không nên có vùng cấm, mọi người dân đều có thể tự do bày tỏ tư tưởng, ý kiến, không sợ bị trù dập, đàn áp hay trừng phạt.
Chính quyền một mặt khuyến khích: “Nhân dân có thể cho ý kiến đối với Điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong Dự thảo, không có gì cấm kỵ cả” như lời ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Nhưng trước đó vẫn có những tuyên bố có tính răn đe như: “bỏ Điều 4 là tự sát”, “chỉ có quyền sở hữu toàn dân về đất đai”, “không thể có báo chí tư nhân”, “không thể có tam quyền phân lập”…
Tôi nghĩ chính sự bất nhất, không minh bạch, không có sự miễn trừ trách nhiệm khi góp ý đối với người dân là nguyên nhân tạo ra rào cản khiến chính quyền khó có thể nghe được tiếng nói hay những góp ý tâm huyết thực sự của người dân.
Tôi cho rằng tự do, dân chủ là những giá trị cao đẹp không tự nhiên có và không bao giờ là quà tặng từ trên trời rơi xuống. Lần sửa đổi Hiến pháp này là dịp quan trọng để các cá nhân và tổ chức xã hội dân sự đóng góp ý kiến, thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của mình. Đây chính là cơ hội để đưa Hiến pháp Việt Nam gần hơn với các Hiến pháp trên thế giới, đồng thời khẳng định và hiện thực hóa một nền tảng của bất kỳ bản Hiến pháp dân chủ nào: Quyền lập hiến thực sự phải thuộc về nhân dân.

RA: Xin cảm ơn ông.
(Radio Australia)

Phạm Ngọc Cương - Đổi ...

pncuong
Ông Phạm Ngọc Cương
Bài viết của tác giả Phạm Ngọc Cương (Toronto, Canada) góp bàn về việc sửa đổi hiến pháp.

1. “Nước đến chân…”
Có dám mở toang mắt nhìn nhận hay chỉ lơ láo hé mắt liếc theo thì đảng cũng không giấu nổi nỗi lo lắng khi các cơn sóng bất mãn đang dâng cao ngất trong quần chúng; từng giây từng phút gây an nguy cho sự tồn vong sinh mệnh chính trị của đảng. Đổi hiến pháp lúc này cũng trước nhất là nhằm cứu nguy cho đảng.
2. Phá cách
Dù mang nhiều nghĩa trong tiếng Việt, đổi luôn cần được tiến hành lương thiện và công bằng. Nếu đảng chỉ thích dứ hờ một ngón út quyền lực của mình ra  mong nhận vơ tính chính danh nhất thời từ quảng đại quần chúng thì đảng cũng sẽ chỉ nhận lại từ quần chúng một cái bánh vẽ ủng hộ quyền lực mà thôi. Một sự trao qua đổi lại tạm bợ, giả dối thật vô nghĩa vào lúc nguy khốn này.
3. “Treo đầu dê bán thịt chó”
Vì sao một nước cần hiến pháp? Một thể chế xiển dương đức trị, hay độc tài trị, hay bạo lực (cảnh sát, quân đội, dân phòng…) trị thì không cần theo đuổi việc nhào nặn, chế tác một bản hiến pháp nghiêm túc làm gì. Một việc thừa! Chẳng phải bấy lâu nay Hiến pháp (dù do đảng đúc sẵn) vẫn luôn nem nép ép mình ngồi co ro một xó, còn quyền bính luôn vênh váo tung tẩy cùng các nghị quyết của TWĐ, ý kiến của BCT, của các cụ, của anh ba, anh tư, anh năm , anh sáu…đó sao? Dẫu chỉ thị miệng mà uy lực đâu có kém cạnh các chiếu chỉ vua ban ngày trước.
4. Bồn cầu
Xin lỗi, hiến pháp không phải cái bồn cầu mà cứ… thải bừa vào đó mọi thứ thực tiễn lịch sử đã xác quyết là rác rưởi. Một dân tộc, dù muộn, nhưng khi đã nhận ra con đường pháp trị là xu thế phát triển tất yếu thì phải mang  thành tâm, thiện chí và hội đủ khả năng mới mong đẻ ra một bản hiến pháp nghiêm túc cho mình. Mà đó mới chỉ là lát viên đá, viên gạch đầu. Cần có  dũng khí và quyết tâm chính trị dài lâu mới lát nổi hết con đường dân chủ pháp trị ngõ hầu đưa đất nước đến nền hoà bình thịnh trị.
5. Bệ thờ
Hiến pháp, nếu cần phải viết, theo đúng ý nghĩa thực tiễn của nó không phải là nơi kê kích tủ thờ, gia phả, tri ơn, hoằng dương công đức liệt tổ liệt tông (ở ta có thể hiểu là công ơn đảng, bác, cách mạng…)
Hiến pháp hiện đại là một công cụ pháp trị mẫu mực hướng về việc giải quyết thoả đáng, đồng bộ về tổng thể các mối tương tác, sự vận động và khuynh hướng phát triển giữa quyền lực quốc gia và từng cá nhân trong xã hội dân sự lành mạnh. Là sự định hình thông minh quốc pháp cho ngôi nhà chung mai sau chứ không phải là nơi vinh danh, xác tín ơn huệ của các chuẩn mực cổ hủ lỗi thời.
6. Bày đồ hàng- bánh vẽ
Hiến pháp, khi được thông qua thường cùng lúc phải ôm vào mình hai trọng trách là hướng đến việc ổn định nhanh chóng xã hội hiện tại cùng xác định khung pháp lý vững bền, lý tưởng cho mai sau. Vì vậy, nó phải gồm vừa sự sán lạn của chất uyên bác, hàn lâm của tầm nhìn chiến lược lại vừa có tính phổ thông tức thời cho đại chúng. Các học giả, nhân sỹ, trí thức lớn thường có viễn kiến hơn người và từ lâu đã góp ý thật tâm huyết và tích cực trong việc soạn thảo văn bản này. Nhưng lẽ của đời, thường là cái gì không hoặc chưa liên quan trực tiếp đến tôi thì tôi không mấy quan tâm lắm đến nó nên hiến pháp để không bị quần chúng ngờ vực, xa lánh, hoặc tẩy chay thành cô đơn rất nên được quảng đại quần chúng thông hiểu và phúc quyết. Như cái tinh thần, khí phách phải được thổi vào một cơ thể sống mới tạo ra sức mạnh. Vì vậy cần có đủ quĩ thời gian cho tranh luận, trao đổi, giải thích, thương lượng, thoả hiệp, quảng bá để quan chức, đảng viên, nhân dân nhận thức được đủ các góc cạnh mà các bản dự thảo hiến pháp bao phủ.
Vì sao kỳ đổi hiến pháp này lại chưa được sự quan tâm sâu rộng và sôi nổi của quần chúng? Vì quần chúng từ lâu cũng bứ bánh vẽ rồi. Bấy lâu nay có hiến pháp mà thấy cũng như không. Chẳng khác gì món đồ hàng con nít bày chơi cho đẹp mà thôi.
7. Đừng kéo dài kiếp “thân lừa ưa nặng”
Lý luận đảng luôn khẳng định là cần phải tuân theo các qui luật phát triển khách quan, nhưng trong hành động luôn điên rồ ghì chặt các giáo điều chủ quan duy ý chí. Câu chuyện dài kiên trì nền kinh tế kế hoạch hoá XHCN đã thủ tiêu sức sản xuất của cả dân tộc mấy thập kỷ liền.
Khi gồng mình ôm trọn quyền sở hữu nhà nước về đất đai, giành độc tôn quyền lực, né tam quyền phân lập, không cho đa nguyên đa đảng, ra báo chí tư nhân cùng ngăn cản các quyền tự do cơ bản nhất của kiếp làm người mà hầu như  nhân loại tiến bộ đã được hưởng từ lâu như quyền tự do về ngôn luận, tôn giáo, lập hội… chỉ càng khiến cho đa số đảng viên cũng như toàn dân phờ phạc về thể chất, ngu ngơ về tinh thần, rơi sâu vào lẩn quẩn và tụt hậu.
8. Tình tự dân tộc
Cái gì làm cho đảng tồn tại đến ngày hôm nay?
Chắc đó là tinh thần dân tộc của đa số lãnh đạo và đảng viên trong đảng. Có tinh thần giành cho được độc lập dân tộc nên mới có Điện Biên Phủ. Có tinh thần dân tộc phải thống nhất nên mới có cả triệu sinh mạng ngã xuống dọc Trường Sơn. Cả một chặng đường dài dân tộc ta dồn mọi tâm huyết cho việc giành cho được chủ quyền quốc gia. Sau ngần ấy xương máu trả giá cho dân tộc thì lúc này là lúc tính nhân dân phải được đặt lên trên bất kỳ cỗ bàn nào dù trên pháp lý hay trong thực tiễn. Hiện thực hoá, phổ thông hoá quyền dân tộc tự quyết chính là trao quyền cho mỗi cá nhân được tự quyết.
Sau chiến tranh, khi cái “chúng ta” lùi xuống thì “cái tôi” thời hoà bình phải được trồi lên mạnh mẽ. Lúc này chính là lúc nhà cầm quyền nào cũng phải dành thời gian định thần để “đền ơn đáp nghĩa” nhân nhân tức long trọng trao sâu quyền làm người vào mỗi con người. Biến mỗi con người nhạt nhoà thành một công dân trọn vẹn với đầy đủ các quyền hạn thiêng liêng và vẻ vang nhất có thể.  Làm sao để hiến pháp mới như một bàn đạp giúp mỗi người đều có khả năng tiếp cận tới bầu trời vô hạn của sự phát triển, để cả xã hội cùng thăng hoa mà không có cảnh vì tham vọng nhoi lên mà gót giầy của người này tương thẳng vào mặt mũi của người khác. Một chỗ đứng hiến định, trung trực và công bằng  giữa các công dân trong quốc gia tự do là cách sáng suốt nhất nhằm tránh tối đa các tội ác xã hội, là điều thiết yếu để mang tới sự ổn định dài lâu.
9. Chính danh
Chính quyền, cũng giống như mỗi cá nhân đều khao khát tính chính danh. Dù đi xâm lược cũng vẫn khoác vào mình mỹ từ phản kích tự vệ. Dù đang đè đầu bóp cổ dân cũng vẫn rao giảng dõng dạc rằng đang là công bộc của dân, từ dân, do dân, vì dân. Trồng cây gì thì ăn quả ấy! Một chính quyền giả danh cũng như kẻ nguỵ quân tử . Bản chất của chế độ, chính quyền thế nào thì nó không có cách gì mà che đậy được, nhất là với ngay cả nhân dân đang phải cùng chung chăn với.
10. Nhất quán
Không khí đổi hiến pháp cũng không thể cứ nóng lạnh tuỳ theo thân nhiệt trong đảng. Khi cần dồn quyền lực trước kỳ đại hội, nhiều ý kiến là đổi hiến pháp để dồn chức Tổng bí thư và Chủ tịch nước. Khi thấy chuyện dồn chức bất thành vì thiếu một tiếng nói khuynh loát thì lại nghe thấy là cần tăng quyền hay giảm quyền hiến định cho ai đó. Khi cần mông má thêm quyền lực cho đảng mà vẫn mong giảm thiểu sự chọc giận quần chúng thì lại ra sáng kiến về hội đồng bảo hiến…
11.“ Mất bò mới lo làm chuồng”
Chưa bao giờ tôi thấy quan điểm của người Việt về phát triển đất nước lại gần nhau đến thế. Thời cơ mới sẽ nhanh chóng tụ sức cả dân tộc. Ngay trong đảng, tôi nghĩ cũng không ít lãnh đạo nhận ra cái nguy hiểm trong sự mất kiểm soát của độc tôn quyền lực. Ngoài đảng, trong và ngoài nước tôi đều nhìn thấy một điều là đa số không mong một Việt Nam hỗn loạn theo mô hình cách mạng từ dưới lên. Tất cả đều mong muốn sớm có một cuộc chuyển đổi dân chủ ôn hoà, nhanh chóng  theo hướng bài bản từ trên xuống. Tuy nhiên, cơ hội luôn mang tính thời điểm, không phải là cứ cơm không ăn thì gạo vẫn còn đó.
12. Bóng ma theo chân ngay sau cơ hội có nửa bước
Con số còn khá ít ỏi của số người góp ý kiến hay ký tên vào các kiến nghị sửa đổi hiến pháp trên một số báo chí và trang mạng trong nước mang tới nhiều suy nghĩ. Chẳng lẽ nhu cầu thay đổi hiến pháp chưa bức thiết? Chẳng lẽ sức ép của nỗi sợ, sự bàng quan hay dân trí còn chưa chín? Nhưng qua trao đổi với nhiều người trong nước thì sự thật là không mấy người còn tin là ĐCSVN có trong tay đôi đũa thần (…). Độc tài và hiến pháp- hai cái đó nó khắc nhau như nước và lửa làm sao cùng cấu thành ra cái gì được? Hơn nữa cơn hư hỏng, bệnh thoái hoá trong đảng coi như đã gần hết thuốc trị rồi, (…). Nếu đảng cứ thích câu giờ, dối quanh thì càng ngày càng nhiều người tin là cơ đồ đảng không bõ công sức sửa chữa nữa. Đó là khi cơ hội thay đổi đảng chưa kịp nắm mà bóng ma của sự sụp đổ đã tràn tới đầy nhà.
Tôi, tuy nhiên, vẫn muốn cố tin vào cái chất dân tộc của đa số thành viên đảng. Hy vọng, suy cho cùng, luôn là cái chết cuối cùng!
Phạm Ngọc Cương
2/25/2013
(Blog Trương Duy Nhất)

Còn đâu đạo lý?

Hết chuyện đánh thuế bà đẻ thì nay ngành thuế nước nhà lại bắt đầu tận thu cả đối tượng chính sách và học sinh. Theo thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định về phí và lệ phí có hiệu lực từ ngày 25-2, thương bệnh binh và học sinh dưới 10 tuổi bắt đầu phải trả tiền mua vé qua phà.
Vé qua phà tính ra chỉ một vài ngàn đồng/người/lượt, có thể không phải là điều gì quá to tát và số tiền thu được từ thương binh và học sinh cũng chẳng giúp ngân sách Nhà nước giàu thêm bao nhiêu song lại có thể làm nghèo đi niềm tin của xã hội. Xưa nay, thương bệnh binh là đối tượng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và có chính sách ưu đãi để tỏ lòng biết ơn những hy sinh xương máu lớn lao của họ.
Trong khi Nhà nước đang có những nỗ lực nhằm chăm lo ngày càng tốt hơn cho các đối tượng chính sách, vậy vì sao lại đưa thương bệnh binh ra khỏi danh sách được miễn phí qua phà?
Ở độ tuổi còn nhỏ, các em học sinh chưa thể có thu nhập từ sức lao động của mình và đang còn miệt mài trau dồi kiến thức để mai này xây dựng đất nước. Cách đây 3 năm, hình ảnh các em học sinh Tây Nguyên đu dây qua sông Pô Kô để đi học đã làm nhói lòng xã hội và buộc các đại biểu Quốc hội phải lên tiếng. Lúc ấy, ông Hồ Nghĩa Dũng, Bộ trưởng GTVT, đã phải giải trình trước Quốc hội về vấn đề này.
Ngày nay, chỉ còn những người dân ở vùng quê nghèo, giao thông không thuận tiện thì mới "qua sông phải lụy… phà". Với việc gạt học sinh dưới 10 tuổi ra khỏi danh sách được miễn phí qua phà, biết đâu sẽ có những em, vì hoàn cảnh khó khăn của gia đình, phải tìm cách khác để mạo hiểm vượt sông đi học?
Năm ngoái, Tổng cục Thuế đã từng gây sốc khi có văn bản hướng dẫn "đánh thuế bà đẻ". Vị lãnh đạo ký ban hành văn bản này vì không sâu sát, chỉ chú ý đến khía cạnh nghiệp vụ, bỏ qua đánh giá tác động của chính sách đến xã hội nên đã có quyết định sai về nghiệp vụ và trái với đạo lý. Nay lại có quy định bỏ chế độ miễn vé qua phà đối với thương bệnh binh và học sinh dưới 10 tuổi. Phải chăng những người soạn thảo, ban hành quy định này lại đi theo bánh xe đổ "đánh thuế bà đẻ"? Liệu ngân sách Nhà nước có khó đến mức phải tận thu đến độ gạt cả đạo lý sang một bên hay không?
Tô Hà (Người Lao động)

Theo Sấm Trạng Trình - Khi nào đảng cộng sản Việt Nam mất chính quyền và đi đến tan rã?

II - Cuộc chiến Ba Tư và vận đảng theo Sấm Trạng Trình
2. Khi nào đảng cộng sản Việt Nam mất chính quyền và đi đến tan rã? (tiếp theo)
a/ Một bài thơ khác, cũng được cho là Sấm Trạng Trình, nội dung như sau:
Ô hô thế sự tự bình bồng
Nam bắc hà thời thiết lộ thông
Hổ ẩn sơn trung mao tận bạch
Kình cư hải ngoại huyết lưu hồng
Kê minh ngọc thụ thiên khuynh Bắc
Ngưu xuất lam điền nhật chính đông
Nhược đãi ưng lai sư tử thượng
Tứ phương thiên hạ thái bình phong
Dưới đây, chỉ phân tích hai câu 5 và 6, được cho là gắn với giai đoạn từ nay đến năm 2021.

Hà Thành Tranh Bá - Phim bộ Việt Nam dài tập được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết trinh thám Cuộc Chiến Ba - Tư với nhiều tình tiết ly kỳ, rùng rợn, hấp dẫn! :)
* Kê minh ngọc thụ thiên khuynh bắc: Kê tức là gà, minh ở đây hiểu là gáy, tức là phát ra tiếng động đáng chú ý, tiếng gà gáy thường được biết đến như là báo trời sáng, mặt trời mọc đằng đông, ứng với cung bát quái Chấn. Ngọc thụ là tên một vị thuốc bắc, nhục quế, thường dùng bổ thận, ấm cật (lưng), cái lưng ví như núi (cấn), ấm cật như là đốt lửa dưới núi, tức là Sơn Hạ Hỏa. Trong vòng hội 60 năm, cái năm mà ứng với Gà, Chấn, Sơn Hạ Hỏa là năm Đinh Dậu, sắp tới có năm Đinh Dậu 2017.
- Có thể năm Đinh Dậu 2017 sẽ xảy ra nhiều biến động quốc tế và những biến động này kích phát dẫn tới việc đảo chính hoặc nổ ra một cuộc khởi nghĩa lớn ở Miền Bắc Việt Nam. Dù là đảo chính hay một cuộc khởi nghĩa thì cũng làm rung chuyển chế độ hiện hành và khơi nguồn cho hàng loạt các cuộc nổi dậy chống chính quyền vào những năm tiếp theo.
- Trong hoàn cảnh thế giới thời hiện đại luôn có sự liên thông giữa tình hình trong và ngoài nước, câu trên cũng có thể ngầm chỉ một biến động quốc tế, có tác động đến Việt Nam. Ngọc Thụ là tên một địa khu tự trị vùng Tây Tạng (Trung Quốc). Gà trống là biểu tượng của nước Pháp (Gô loa), nơi cách mạng dân chủ tư sản thành công triệt để, là một trung tâm của thế giới văn minh hiện đại tôn trọng nhân quyền, là nơi tạo ra bức tượng nữ thần tự do đặt ở Mỹ. Rất có thể năm 2017 phong trào đòi tự do cho Tây Tạng có những biến chuyển mạnh mẽ khiến Trung Quốc ngả nghiêng choáng váng và cộng sản Việt Nam vì thế mất đi một sự hậu thuẫn quan trọng, gần như là tình trạng mất Liên Xô hồi trước.
* Ngưu xuất Lam Điền nhật chính đông: Ngưu là Trâu, Lam Điền là tên một khu ruộng đất ở phía tây, có nhiều ngọc quý. Năm có biểu tượng là Trâu, thuộc hành Thổ, bát quái Đoài (Tây) chính là năm Tân Sửu, Tân cũng còn có nghĩa là mới, là thò ra (xuất). Sắp tới có năm Tân Sửu 2021. Mặt trời mọc ở hướng Đông (Nhật chính đông) có thể có ba ý nghĩa:
- Một thời đại mới bắt đầu ở Việt Nam như bình minh của một ngày mới. Nay đang thời độc tài toàn trị, sáng sủa hơn, mới mẻ hơn tất phải là tự do dân chủ nhân quyền.
- Nước Nhật không thể nhịn Trung Quốc hơn được nữa, đi đến quyết định tái vũ trang, "tái xuất giang hồ". Mỹ cũng buộc phải chấp nhận vì không thể ngăn ngừa sự trỗi dậy hung hăng của Tàu mà thiếu sức mạnh quốc phòng từ Nhật Bản. Việc này làm gia tăng khả năng xung đột ở Đông Á và Đông Nam Á, thậm chí dẫn đến hải chiến khá lớn ở Biển Đông (khả năng ít) hoặc ở khu vực Điếu Ngư/Senkaku (khả năng nhiều). Trận hải chiến này, nếu xảy ra vào năm Giáp Thìn 2024 thì Trung Quốc sẽ bị thua. Trận thua này có thể khiến nước Trung Hoa cộng sản toàn trị độc tài sụp đổ vào năm Ât Tị 2025.
- Liên hợp quốc được cải tổ với nhiều quyền lực hơn và các nước lớn trở lên đoàn kết, thống nhất hơn trong các hoạt động gìn giũ hòa bình, nhân quyền, môi trường, chống tham nhũng - buôn lậu - trốn thuế, chống khủng bố, xử lý tranh chấp lãnh thổ.
b/ Một câu hỏi được đặt ra là: Lấy gì để đảm bảo năm Đinh Dậu kể trên đúng là Đinh Dậu 2017 và Tân Sửu đúng là Tân Sửu 2021?
Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491 và bắt đầu làm sấm ký vào thời Mạc Đăng Doanh, khi ông đã ở tuổi tri thiên mệnh tức là ít nhất là từ 50 tuổi trở lên. Bài sấm 487 câu được cho là ứng với 487 năm sau khi ông bắt đầu viết sấm, bởi vì ông biết rằng, trước ông khoảng 500 năm, có một nhà tiên tri là Lý Vạn Hạnh và sau ông cũng khoảng độ gần 500 năm thì cũng có người có khả năng tiên tri như ông và Lý Quốc Sư.
* Làm phép tính 1491 + 50 + 487 = 2028.
Như vậy, bình minh của thời đại mới được cho là năm 2021 hoàn toàn nằm trong vùng phủ của 22 câu cuối của bài sấm 487 câu.
* Để đích xác hơn, có thể dùng phép thử trực tiếp. Tạm ấn định năm Tân Sửu 2021 với câu 467 "đào viên tán lạc ngô dân thủ thành", tính ngược lại 10 năm (cơ nhị ngũ) là câu 458 "can qua tranh đấu khởi" - là năm Nhâm Thìn 2012. Kiểm chứng ngay các sự kiện năm vừa qua thì thấy đúng như vậy, mà nguyên nhân cơ bản của "can qua tranh đấu khởi" không gì khác hơn là "bách tính khổ tai ương" do bọn gian tà giả danh cao quý tốt đẹp lừa dối đồng bào, nói một đường làm một nẻo (quần gian đạo danh tự).
c/ Để kiểm tra lại thêm nữa cho ăn chắc, xem xét vấn đề từ nguyên tắc làm sấm ký.
Sấm ký được làm theo qui trình đầy đủ gồm có ba giai đoạn là: Thứ nhất là tính vận số thời cuộc hàng trăm hàng ngàn năm theo Dịch số, Thái Ất, hoặc Tử vi. Thứ hai là tính vận số từng năm theo quẻ Dịch hoặc lối bói chiết tự. Thứ ba là suy luận tương lai từ những gì đã biết ở quá khứ theo nguyên lý vận số xoay vần lặp lại (nhưng mà là nắm lấy cái thần của sự kiện chứ không phải sao chép lặp lại y nguyên).
Ở cuối cùng bài sấm 487 câu có nhắc đến "thiên hạ thái bình". Khi mà coi như năm Tân Sửu 2021 ứng với câu 467 thì thời điểm ứng với kết thúc bài sấm là năm 2031, cách năm sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm độ 540 năm. Trong lịch sử Việt Nam, trước Nguyễn Bỉnh Khiêm trên dưới 500 năm có vua Đinh Tiên Hoàng là người mở nền đại thống độc lập tự chủ cho Việt Nam và cũng là người đầu tiên dùng niên hiệu Thái Bình (năm 970). Thời điểm ấy cách năm sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm là 521 năm.
Làm phép tính (1491 + 521) được 2012. Tuy nhiên, chúng ta biết chắc là năm 2012 không phải là năm "thiên hạ thái bình".
Làm phép tính (1491 - 540) được 951. Gần với năm 950, là năm Việt Nam có hai vua cùng tại vị là Nam Tấn Vương và Thiên Sách Vương. Trước đó 6 năm (944), quan đại thần Dương Tam Kha chiếm ngôi vua của Thiên Sách Vương, xưng là Bình Vương. Năm 950, Nam Tấn Vương được sai đi đàn áp dân hai làng Đường, Nguyễn nhưng ông không đàn áp dân mà cùng quân tướng mang binh về lất đổ Bình Vương, rước Thiên Sách Vương về, hai anh em cùng coi việc nước.
Xét tình hình khoảng thời gian từ 950 đến 970 có nhiều điểm khá gần với tình hình thời nay (2012 - 2031).
- Sáu năm trước năm 2012, tức là năm 2006, anh Nguyễn Tấn Dũng lên ngôi thủ tướng. Tuy chỉ là thủ tướng nhưng anh khéo kết bè kéo cánh nên quyền lực lớn nhất nước. Cậy có quyền to lực lớn, anh băng băng làm tất cả theo ý mình (và bè phái mình), bất chấp mọi lời can gián, khuynh đảo lấn át cả đảng và quốc hội. Nguyễn Tấn Dũng có tên thường gọi là Ba Dũng. Sáu năm trước năm 950, Dương Tam Kha tiếm ngôi vua, cái tên Dương Tam Kha có nghĩa là anh Ba họ Dương.
- Anh Tư Sang, là người từ trong Miền Nam tiến ra Miền Bắc, lên ngôi chủ tịch nước, tên của anh cũng có một chữ Tấn. Theo dư luận chung, anh Sang ít có tâm địa độc quyền, không đồng ý việc đàn áp dân để cướp đất và cũng không có ý triệt hạ những người bất đồng chính kiến. Tính cách ấy phần nào gần với tính cách của Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn. Năm 2012, Tư Sang khởi phát việc chống lại sự lộng hành của Ba Dũng, dân gian thường gọi là cuộc chiến Ba Tư. Sau đó, anh được anh Trọng ủng hộ, hai anh liên thủ cùng nhau, một đứng đầu nhà nước, một đứng đầu đảng duy nhất đang lãnh đạo đất nước. Việc này, có thể coi như tương tự thời Xương Văn, Xương Ngập cùng coi việc nước (năm 950 - 954). Thêm nữa, hai anh Sang và Trọng đều từng là bí thư thành ủy hai thành phố lớn nhất Việt Nam và hình như thời chiến tranh hai thành phố này kết nghĩa ví như anh em.
- Bác Cả Trọng, xuất thân thi thư "đỉnh cao trí tuệ", tên lại có một chứ Phú, có vẻ rất gần với hai chữ Thiên Sách (sách trời, thiên kinh vạn quyển, hàng nghìn làng xã). Tánh bác Trọng bảo thủ, quan điểm độc đảng, có vẻ rất gần với tính cách tham mọn độc quyền của Ngô Xương Ngập. Trước hội nghị trung ương quyết diệt sâu, nghe đồn bác Cả Trọng chuyển vào Bộ Quốc Phòng làm việc, không dám ở trụ sở TW đảng vì sợ anh Dũng tính chuyện không ngờ. Cái này có vẻ giống với việc Ngô Xương Ngập phải chạy vào núi Hun, nương nhờ tướng quân Phạm Chiêm vì sợ anh Ba họ Dương giết. Năm 954, Thiên Sách Vương đột tử do thượng mã phong. Làm phép tính (2012 + 4 = 2016), là năm bác Cả Trọng 73 tuổi, lại là năm bận rộn bầu cử từ đảng đến quốc hội, chắc chắn đầy căng thẳng đứng tim. Bác Trọng vốn sức khỏe yếu, có đi gặp cụ Hồ thì cũng không có gì lạ.
d/ Lật lại vấn đề một lần nữa: Lấy gì đảm bảo rằng Nguyễn Bình Khiêm có sử dụng thủ pháp "xem việc trước luận việc sau" trong khi làm sấm ký? Cái này có thể thấy rất rõ, như sau:
- Ở 22 câu cuối bài sấm ký 487 câu, có câu "Phá điền thiên tử giáng trần", nói về bậc chân mệnh thiên tử của thời đại mới. Phá ở đây là Trực Phá, ứng với tháng Bảy âm lịch - tháng Thân. Chữ Điền có tự dạng gần với chữ Giáp (giáp biến vi điền). Trong bài sấm này, ở đoạn giữa, cũng đã có câu "phá điền đầu khỉ ...". Như vậy Phá điền tức là Giáp Thân. Bậc chân mệnh thiên tử xuất hiện sau thời kỳ "quần dương tranh hùng", "đào viên tán lạc". Những ghi chép lịch sử đã cho chúng ta thấy rõ, Đinh Bộ Lĩnh sinh năm Giáp Thân, lên ngôi hoàng đế sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, loạn này xảy ra khi triều Ngô tan rã. Một trong những nguyên nhân làm triều Ngô suy yếu và tan rã là do anh Ba (Dương Tam Kha) tiếm đoạt vương quyền. Một nguyên nhân cực quan trọng nữa là do xung đột thường xảy ra giữa triều đình và dân chúng các làng xã (không biết ngày đó có nạn quan chức và chính quyền cướp đất của dân như bây giờ hay không!).
- Sau khi lên ngôi, năm 970, Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đặt niên hiệu là Thái Bình. Ở cuối bài sấm 487, cũng có câu "hiệu xưng thiên hạ thái bình / đông tây vô sự nam thành quốc gia", ở trên đã tính ra là ứng với năm 2030 - 2031.
- Đinh Bộ Lĩnh được sự phù giúp rất đắc lực của Minh Công Trần Lãm ở Bố Hải Khẩu (cửa biến chính lớn - nay là tỉnh Thái Bình). Nói về sự phù giúp cho bậc chân mệnh thiên tử thời sắp tới đây, sấm cũng có nhắc đến "dũng sĩ nhược hải mưu thần nhược lâm", "Trần công nãi thị phúc tâm",
e/ Cũng còn có một số cách lý giải khác với những gì viết ở trên, nhưng vì (tác giả nghĩ rằng) ít có cơ sở thuyết phục nên không ghi ra chi tiết. Tuy nhiên, cũng xin ghi lại vài ý kết quả là: Thời điểm "quần dương tranh hùng" là vào khoảng năm 2020 - 2021. Thời điểm "đào viên tán lạc" là khoảng năm 2030 - 2032.
3. Kết luận: Sau khi tổng hợp nhiều ý kiến và xem xét nghiên cứu một cách nghiêm túc, với sự dè dặt và cẩn trọng cần thiết, có thể tạm kết luận như sau: Theo như đoạn cuối bài sấm ký 487 câu, được cho là của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, thì, chậm nhất là đến năm Tân Sửu 2021 chế độ toàn trị độc tài quan liêu tham nhũng bạo ngược giả dối hành dân sẽ sụp đổ, mở ra một thời kỳ mới tốt đẹp hơn rất nhiều cho dân tộc Việt Nam, và chậm nhất là đến năm 2032, đảng cộng sản Việt Nam sẽ tan rã hoàn toàn, không còn (và không bao giờ) có thể chiếm quyền đè đầu cưỡi cổ dân ta được nữa. (Nói chậm nhất có nghĩa là từ nay cho đến các năm đã kể ở trên, sự sụp đổ và tan rã có thể xảy ra bất cứ lúc nào).
III - Bàn thêm về cuộc chiến Ba - Tư
Nhiều người thường nhìn "cuộc chiến Ba - Tư", "song anh chiến sâu chúa", "tam anh chiến đồng chí X" như là sự đấu đá nội bộ tranh giành quyền lực giữa các cá nhân và phe nhóm. Tuy nhiên, bản chất của những trận đấu này sâu xa hơn thế nhiều.
Hiện nay, đảng cộng sản Việt Nam đã vô cùng mất lòng dân, tình hình kinh tế xã hội ngày càng tụt dốc, môi trường sống tan hoang nát bét đầy ô nhiễm, đạo đức xã hội và giáo dục xuống cấp trầm trọng, tham nhũng hoành hành công khai trắng trợn, ngoại bang không ngừng lấn ép dòm ngó mưu chiếm đoạt lãnh thổ lãnh hải ... Nguyên nhân của mọi nguyên nhân là đảng csVN về cơ bản đã sai từ tư duy lý luận trong định hướng xây dựng đất nước văn minh hiện đại theo con đường chuyên chính vô sản độc tài toàn trị.
Đảng không thể thừa nhận cái sai trên, vì nếu thừa nhận thì không còn tư cách lãnh đạo. Nhưng không thừa nhận thì cũng không ổn vì sự thực nó chình ình trước mắt không thể chối cãi lẩn tránh được. Có một cách rất hữu hiệu là tìm một vài cá nhân nào đó để đổ tội, để chứng minh là sai do cá nhân (hoặc nhóm cá nhân) chứ trị tuệ tập thể của đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn đúng. Ngày xưa, trong cải cách ruộng đất, để lấy lại lòng dân, Trường Chinh, Hồ Việt Thắng và một số người khác đã bị đem ra "tế thần dân". Ngày nay, đồng chí X và phe nhóm của đồng chí X là lễ vật "tế thần dân" tốt nhất trong tất cả các lễ vật mà đảng cộng sản Việt nam hiện có.
...
Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh
Can qua xứ xứ loạn đao binh
Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân dậu niên lai kiến thái bình
...
(còn tiếp).
 Lưu Trần Sinh
(Dân luận)

Minh Diện - Quả báo

gia
NQL: Mình tin đây là chuyện có thật về một ông tướng công an nào đó. Mình cũng biết vài ba chuyện tương tự, những ông quan vừa tham vừa ác tất nhiên sẽ bị quả báo ở hậu vận.
Lân về hưu để lại một câu nói nổi tiếng: “ Bụp đi!”
Bụp đi có nghĩa là bắt đi, bắt nóng!
Bất kỳ vụ án nào, đối tượng nào được phân công phụ trách, thì câu đầu tiên Lân nói với lính là “Bụp đi!” (bắt ngay, bắt nóng!). Quan điểm cùa Lân, bắt nóng là phương pháp đánh án nhanh, gọn, hiệu quả nhất. Cứ bắt là có tội. Không tội lòi tội! Quy đựo tội là có thành tích (!?).
Không chứng cứ lòi chứng cứ! Ông dạy lính bài học nhớ đời: “Phàm là doanh nhân, cha nào cũng có tội. Người ta nói đằng sau sự giàu sang luôn ẩn dấu tội ác! Muốn moi được của thì phải bụp. Giỏi là tạo ra được cái cớ bụp hợp lý”.
Gần bốn chục năm trước, Lân trong đoàn quân tiếp quản Sài Gòn, ve áo gắn quân hàm thượng sỹ. Cũng như bao người lính xuất thân từ miền quê nghèo miền Bắc, vào Sài Gòn, Lân choáng ngợp trước thành phố lộng lẫy, xa hoa, lớ ngớ như chim chích lạc rừng, chỉ muốn được trở về quê hương sau những năm tháng vảo sống ra chết.
Nhưng Lân không ra quân mà được chọn đi học khóa sĩ quan công an khẩn cấp bổ sung cho thành phố Sài Gòn mới giải phóng. Hết khóa học ấy, Lân được đi phép 10 ngày. Trong thời gian ngắn ngủi, Lân cưới vợ người cùng làng, cô gái xinh xắn, kém mình một tuổi, ngày xưa học sau mình một lớp.
Lân để vợ ở nhà chăm sóc cha mẹ, vào Sài gòn nhận công tác, làm phó công an một phường, nơi có ngành tiểu thủ công nghiệp và giàu có nhất nhì một quận. Đó là thời kỳ cải tạo công thương nghiệp miền Nam, nói gọn là đánh tư sàn. Lân lao vào cơn lốc soáy bụi bặm ấy, trái người lính bị nhuộm đen từ đó.
Một hôm vô tình, Lân ghé vào nhà một người trong khu phố, làm nghề kinh doanh vàng bạc, mới bị kiểm kê mấy hôm trước. Nhìn gương mặt nhợt nhạt thất thần của vợ chồng chủ nhà, Lân định hỏi bệnh gì? Nhưng mới chỉ nói mấy câu “hình như ông bà” thì người vợ chủ nhà đã chắp tay vái Lân, thừa nhận khi kiểm kê còn dấu giếm hơn chục lượng vàng Kim Thành. Rồi không đợi Lân nói gì, bà móc cạp quần lấy ba lượng vàng ra, dúi vào tay Lân.
Đó là lần đầu tiên Lân nhận tiền hối lộ, cũng từ đó Lân rút ra bài học nghề nghiệp: âm lý hốt hoảng khiến đối tượng chưa khảo đã khai!
Từ một anh lính lớ ngớ ngày nào, Lân hòa nhập vào cuộc sống đô thị rất nhanh. Lân thuộc đường ngang ngõ tắt thành phố, biết mánh ăn chơi của bọn bụi đời, ma cô, giang hồ, đĩ điếm. Đặc biệt Lân nắm lý lịch từng người trong phường từ bà bán sạp hàng tạp hóa nhỏ đến ông chủ một xưởng dệt, từ cô gái điếm tới ông giáo sư.
Lân để mắt tới đâu, ở đó có đối tượng. Con mắt Lân mỗi ngày một nhọn sắc như kim, soi mói vào tận gan ruột người dân. Con mắt sắc bao nhiêu, trái tim chai tình người bấy nhiêu! Và tiền chảy vào túi Lân từ mọi ngả, dễ dàng như nước chảy chỗ trũng
Chỉ một lần đi “thăm” vài hợp tác xã dệt, nhuộm, hoặc ghé vào mấy quán cà phê đèn mờ, là túi Lân đã nặng phong bao. Lân không ăn nhậu xả láng như những “anh hai”, mà kín đáo, bên ngoài vẫn tỏ ra giản dị, khiêm tốn, chí công vô tư. Nhờ khôn ngoan như vậy, lại biết đút lót đúng cửa, Lân được đề bạt rất nhanh .
Lân đưa vợ vào, được cấp căn nhà tám chục mét vuông, một trệt một lầu. Gia đình có hai vợ chồng một đứa con, vậy là rộng rãi chán. Nhưng lòng tham không có điềm dừng. Cách nhà Lân có ngôi biệt thự sang trọng. Gia đình ấy con là lính không quân chế độ cũ,bố mẹ làm nghề kinh doanh tơ sợi, dù đã được cải tạo nhưng vẫn luôn nớp không yên. Lân nhòm ngó ngôi biệt thự như cú nhòm nhà bệnh, nghĩ cách chiếm bằng được.
Nghĩ sao làm vậy, Lân tạo ra mọi cớ kiềm tra hết ngày lại đêm, ép cặp vợ chồng già, cô con dâu cùng ba đứa cháu đến nghẹt thở. Cái tội có con, có chồng là lính Plot di tản thì tày đình còn gì?
Vào một đêm cuối năm 1979, cả gia đình 6 người trong ngôi biệt thự ấy liều mình vượt biên. Ba hôm sau, 6 cái sác già trẻ được vớt lên cùng hơn hai trăm cái sác ở ngã ba sông Cát Lái.
Lấy danh nghĩa bảo quản nhà vắng chủ, Lân dọn sang ở ngôi biệt thự, rồi chiếm luôn. Thanh tra cơ quan rồi chính quyền phường, quận làm tới làm lui, nhưng như viên sỏi ném xuống ao bèo tấm, đâu lại vào đó. Thay đổi duy nhất là Lân không làm trưởng công an phường nữa mà lên quận, làm trưởng bộ phận điều tra tội phạm kinh tế. Chả khác gì chuột chui kho gạo, Lân phất lên như diều gặp gió. Chẳng bao lâu, Lân lên thành phố rồi lên bộ.
Khuôn mặt Lân mỗi ngày một bự ra , vuông vức , hồng hào , cặp mắt gườm gườm dữ dằm nham hiểm. Người ta nói tướng tại tâm, không sai chút nào. Cái ác từ trong tâm hiện lên từ khuôn mặt đến giọng nói và cả dáng đi đứng của Lân. Ông nghênh ngang khệnh khạng, dửng dưng trước nỗi khổ đau của đồng loại. Lân mỗi ngày một lấn sâu vào cái ác, lấy cái ác tạo nên uy quyền, từ uy quyền tạo ra của cải. Người Lân càng đẫy đà, mặt mũi càng phương phi láng bóng thì tình người càng tóp teo, nhợt nhạt. Con người ông chứa đầy mưu mô thủ đoạn hại người để làm tiền.
Một lần họp đồng hương đầu năm, Luân chìa bàn tay múp míp cho tôi , nhếch mép cười, hỏi trịch thượng:
- Sao không tới chỗ tôi?
- Để làm gỉ anh?
Lân kéo tôi ra một góc , nói nhỏ:
- Tôi muốn ông hợp đồng tác chiến , trị những thằng rắn mặt? Tôi cung cấp tài liệu, ông tương lên báo, tạo sức ép dư luận, hai mũi giáp công bóp lòi ruột nó ra!
- Ác quá?
- Ở đời làm gì có cái thiện? Cái thiện chỉ là một điều mơ ước viển vông, một bến bờ không bao giở đi tới!
- Nhưng cũng không nên để cái ác ngự trị tuyệt đối ông ạ!
- Ông sĩ bỏ mẹ! Tôi muốn tạo điều kiện cho đồng hương vừa nổi tiếng vừa có miếng! Ông biết tay nhà báo HL không ?
Tôi chẳng lạ gì HL và cách làm ăn của anh ta. Tôi làm báo, nhưng cũng là một nhà doanh nghiệp, không hợp tác với Lân như HL được.
Gần hai mươi năm qua nhanh, tôi không gặp Lân, thỉnh vẫn nghe bạn bè đồng hương kể chuyện về Lân, nói Lân giàu lắm, ba bốn ngôi nhà, tiền bạc như nước, ăn chơi như quý tộc, có những bộ gậy Golf hàng chục ngàn đô la …
Buổi chiều cuối năm vừa rồi, tôi đang ngồi một mình bên ly cà phê đen cạnh công viên Bàu Cát thì tình cờ gặp lại Lân.
Lân mặc quần lửng qua đầu gối, áo thun, đi dép lê , nhìn bệ rạc như ông bán vé số. Khuôn mặt Lân chảy xệ, miệng hơi méo, mắt thâm quầng, da nhợt nhạt , mái tóc lởm chởm, bước xiêu vẹo.
- Ô kìa anh!
Lân nhận ra tôi , vổ vập bắt tay, bàn tay Lận khô và lạnh, không múp míp nóng hổi như ngày nào.
- Sao thay đổi nhều thế này!Tôi hỏi.
Lận nói hơi bị ngọng:
- Năm ngoái bị tai biến hút chết ông anh ạ!
Chúng tôi ngồi bên nhau nói chuyện. Lân run run cầm chiếc thìa quấy ly cà phê. Hai mí mắt chảy xệ , ánh mắt mệt mỏi vô hồn. Những náo động của một thời tuổi trẻ, những háo hức đua chen , những mưu toan tham vọng , cả những thủ đoạn nghề nghiệp , trước kia ngùn ngụt như lửa trên mặt Lân, giờ đã tắt ,để lại sự nham nhở, méo mó như một chiếc mâm thau đồng nát.
Lân cho biết đã ly dị người vợ cùng quê sau khi có ba thằng con trai, lấy người vợ thứ hai có một đứa con gái, nhưng hiên tại sống ly thân.
Một ông già bán vé số đi tới, Lân ngừng nói chuyện, lấy mấy tờ vé số ra so, chả trúng tờ nào. Luân sé vứt xuống gầm bàn, sau đó cẩn thận lựa mua năm tờ khác. Ô hay, sao thế này? Ba bốn căn nhà, tiền như nước mà mới về hưu chưa được 5 năm, giờ tìm may rủi từng tờ vé số? Bị tai biến đâm ra lẩn thẩn mất rồi chăng? Tôi tự hỏi và nhìn Lân, cố hình dung ra một khuôn mặt của quá khứ.
Cạn ly cà phê, Lân hỏi tôi:
- Nhờ đồng hương giúp tôi một việc được không?
- Việc gì? Không phải chuyện hợp đồng tác chiến chứ?
- Quên chuyện ấy đi!
Tôi theo Lân tới ngôi nhà ở đường Trương Định, cách quán cà phê chỉ vài trăm mét. Lân để ngôi biệt thự chiếm được cho người vợ đầu cùng ba đứa con, chuyển về đây với người vợ thứ hai.
Ngôi nhà phố hai tầng, bình thường, nhìn có vẻ xơ xác.
Tôi chưa kịp quan sát căn phòng phách bày biện lộn xộn thì chạm ngay phải ánh mắt dữ tợn của hai gã đàn ông đứng bên bộ salon. Một người khoảng gần bốn chục tuổi, một người trẻ hơn, khuôn mặt giống nhau như đúc, cả hai đều gân guốc.
Người lớn tuổi đầu trọc, mặc quần Jean đen , áo thun màu cà phê, cổ đeo sợi dây Inox có chiếc răng hổ nhọn hoắt. Người nhỏ tuổi tóc nhuộm nửa đỏ nừa vàng, tai đeo khuyên, lỗ mũi đeo vòng, mặc quần bò áo sơ mi. Trên ngực hai người đều xăm hình trái tim có mũi tên xuyên qua như hình xăm của những tên cướp biển.
Lân nói với tôi:
- Hai ông con tôi đấy!
Tôi mỉm cười làm quen với hai người đàn ông Lân giới thiệu là con, nhưng lạnh người vì ánh mắt hằn học của họ.
Người lớn tuổi hỏi tôi, dằn từng tiếng:
- Ông là ai, tới đây làm gì?
Tôi đáp:
- Tôi là đồng hương với ông Lân, tình cờ ghé thăm thôi!
Ông Lân nói thêm:
- Ông ấy là nhà báo nổi tiếng đấy!
Người lớn tuổi nhe răng cười gằn:
- Hết đưa đồng nghiệp về dọa, lại đưa nhà báo về dọa! He he ! Một trăm nhà báo thằng này cũng đéo sợ!
Thì ra ông Lân kéo tôi về nhà dọa hai đứa con? Gần hết cuộc đời ông ấy vẫn lợi dụng người khác!
Ông Lân nói với tôi:
- Anh xem con cái mất dạy thế đấy!
Thằng con lớn cướp lời bố:
- Nói sai rồi, không mất dạy mà thực hiện đúng lời dạy của ông đấy. Đã thế nói cho nhà báo biết luôn ! Ông ta bỏ vợ già lấy vợ trẻ, rồi lại ly thân, theo bồ nhí. Không bị tai biến thì bây giờ đang hú hí với bồ nhí !
- Câm miệng đi!
Ông Lân thét lên, lào đảo ngồi xuống chiếc ghế salon. Ông cầm ly nước lạnh uống ực rồi nói với tôi:
- Chúng nó lao vào con đường ăn chơi, nghiện ngập, cờ bạc phá hết mấy ngôi nhà của tôi, giờ ngày nào cũng nã tiền có khổ tôi không? Tôi làm gì có tiền ?
Hai đứa con trai ông Lân tiến lại trước mặt ông. Một chân chúng đặt lên bàn Salon, một chân dưới đất. Hai khuôn mặt nổi gân, rắn đanh, bốn con mắt gườm gườm dữ dằn soi mói. Đây chính là gương mặt, ánh mắt của Lân trong dĩ vãng, nó hiển hiện như tấm gương soi vào quá khứ.
Thằng con lớn trợn mắt hỏi bố:
- Có chịu chi 40 mươi chai sài tết không?
Ông Lân ú ớ:
- Tao lấy đâu ra 40 triệu?
Thằng anh liền ra lệnh cho thằng em:
- Bụp đi!
Tôi giật thót người. Hai tiếng “Bụp đi” Lân thường ra lệnh cho thuộc hạ đánh án, giờ con Lân dùng để tống tiền ông. Một kịch bản đời thường được lặp lại và hình như tàn nhẩn hơn nhiều.
- Phập !
Thằng con thứ hai từ đầu lặng im, gườm gườm nhìn bố, giờ rút con dao găm nhọn hoắt cắm phập xuống mặt bàn Salon .
Ánh mắt nó long lanh, thỏa mãn khi ông Lân bước trệu trạo đến tủ, run rẩy mở khóa.
Hai thằng con ôm tiền bỏ đi.
Lân nói với tôi:
- Chỉ còn mỗi ngôi nhà này, phài bán chia cho mẹ con bà vợ sau! Hết nhẵn rồi ông ạ!
Tôi muốn nói với Lân, một thiên đường xây bằng những thứ không phải của mình, nó tan đi nhanh là phải. Nhưng tôi im lặng, bởi nhìn ông đã khổ sở lắm rồi!

Minh Diện

(Blog Bùi Văn Bồng) 

Bùi Tín - Nên dân chủ hóa trước Trung Quốc

Cờ của Đảng CS Trung Quốc tại Thượng Hải.
Tình hình chính trị tại Việt Nam và Trung Quốc đang có một điểm tương đồng. Ở cả 2 nước, thời gian gần đây đều có phong trào dẫn đầu bởi các trí thức yêu cầu đảng CS chấp thuận ý nguyện của nhân dân là chủ động cùng toàn dân chuyển hẳn từ hệ thống chính trị độc đảng sang hệ thống chính trị đa đảng.
Ở Trung Quốc từ năm 2008 đã có Hiến chương 08, được hơn 300 người ký đầu tiên, về sau lên đến hơn 8.000 ngừơi, do nhà dân chủ Lưu Hiểu Ba đề xướng. Năm 2010 ông Lưu được tặng giải Nobel Hòa Bình. Mới đây một kiến nghị nữa do giáo sư Trương Thiên Phàn tại Đại Học Bắc Kinh soạn thảo được 72 trí thức ký tên đồng thuận, chỉ rõ đổi mới kinh tế đã chậm hẳn lại do không có đổi mới hệ thống chính trị đi theo. Bản kiến nghị còn yêu cầu đảng, nhà nước và nhân dân soạn thảo hiến pháp mới theo hướng dân chủ đa nguyên.
Gần đây nhà báo Hoa Kỳ gốc Trung Quốc Pei Minxin viết trên mạng Nhà Ngoại giao - The Diplomat  - cho rằng ở Trung Quốc đang có 5 luồng đấu tranh đòi dân chủ, đó là các nhóm Thiên An Môn; nhóm trí thức trẻ trong Pháp Luân Công; các nhóm luật sư ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Hồng Kông; nhóm các nhà kinh doanh vừa và nhỏ bị chèn ép; và thế lực của một số đảng viên CS kỳ cựu có uy tín, kể cả một vài tướng lĩnh trẻ. Giáo sư Pei tin chắc rằng nền dân chủ đa đảng sẽ đến trong thời gian không xa. Ông tính rằng trong thế kỷ XX, một chế độ độc đoán sống lâu nhất là 73 năm ở Liên Xô (1917 - 1990), chế độ độc đoán ở Mexico thọ 71 năm, chế độ độc đoán ở Đài Loan cũng chỉ sống được 73 năm. Trung Quốc hiện ở năm độc đoán độc đảng thứ 64, do đó giáo sư Pei cho rằng Trung Quốc độc đảng chỉ có thể tồn tại trong vài năm, tình hình hiện tại đang báo trước cho sự kiện tất yếu ấy. Thời gian tới sẽ rất có thể có khủng hoảng tài chính sâu rộng, khủng hoảng môi trường nước và chất độc rộng lớn, cuộc cách mạng internet làm thanh niên trí thức nổi dậy kiểu Thiên An Môn, nông dân bất mãn bổ sung lực lượng cho cuộc đấu tranh… buộc đảng CS phải nhượng bộ, cải cách chính trị sâu rộng để tránh sụp đổ.
Việt Nam hiện ở vào năm độc đoán thứ 68; 2 năm nay cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tuy phát triển từ từ nhưng vững chắc. Nỗi sợ cường quyền giảm đi trông thấy. Lực lượng trẻ vào cuộc ngày càng đông đảo, chị em phụ nữ ta thật kiên gan, các em sinh viên, học sinh cũng thấy không thể sống như thế này khi nhìn ra nước ngoài để so sánh. Nông dân ta có truyền thống quật khởi, gắn bó với ruộng đất do cha ông mình khai phá. Cả tầng lớp trung lưu bị chèn ép, dồn vào thế bần cùng hóa, phá sản, quyết dành quyền kinh doanh bình đẳng.
Bất công xã hội sâu rộng đang rèn nên nỗi hờn căm kẻ bóc lột chiếm hết thành quả của phát triển, chỉ để lại cho nhân dân ít cơm thừa canh cặn.
Viên chức cấp trung gian và thấp không nuôi nổi gia đình. Anh em bộ đội và công an hiểu rõ thân phận mình chỉ còn là kẻ trông nhà cho nhà giàu bất lương mới, hiểu rõ nhiệm vụ của mình trước hết là bảo vệ nhân dân, bảo vệ đồng bào, bảo vệ những người yêu nước chống bành trướng và xâm lược, bảo vệ các chiến sỹ dân chủ đang chiến đấu hy sinh cho toàn xã hội.
Một vấn đề cấp bách và lý thú lúc này là đặt ra vấn đề ta nên chờ cho Trung Quốc chuyển sang thể chế dân chủ đa đảng với bản hiến pháp mới như các trí thức Trung Quốc đề nghị, hay việc ta ta cứ làm, nếu đạt trước họ thì càng hay.
Tôi nghĩ đây là một suy nghĩ có ý thức lành mạnh, cũng không viển vông, xa vời.
Việt Nam có nhiều lợi thế so với Trung Quốc. Không nhỏ cũng không quá to rộng. Gọn nhẹ dễ xoay sở vận động, không mênh mông nặng nề như Trung Quốc. Trung Quốc còn đèo bòng chịu gánh nặng an ninh nội bộ rất căng từ 4 phía: Mãn Châu, Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng, luôn hải đề phòng nổi dậy quy mô lớn.
Ta đi trước Trung Quốc trong xây dựng nền dân chủ đa nguyên là lập tức gia nhập vào hệ thống các nước dân chủ thế giới, là thắt chặt ngay liên minh toàn diện với các nước dân chủ lớn, từ gần đến xa như: Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, Liên hiệp châu Âu, Hoa Kỳ, Canada. Riêng chuyện này đã cho ta một thế và lực khác hẳn. Đây chính là thế Phù Đổng. Tiếp đó , trong ASEAN quan hệ Việt Nam với Indonesia, Philippines, Malaysia, và Thái Lan sẽ thay đổi về chất vì VN không còn là nước thuần túy Cộng sản.
Trước con mắt bành trướng Bắc Kinh, Việt Nam sẽ được trọng nể khác hẳn trước, tuy rằng họ rất cay, vì Việt Nam dám đi trước Trung Quốc trên con đường dân chủ thật sự, tiến bộ hơn họ một bước dài.
Lúc ấy phong trào dân chủ Trung Quốc sẽ coi Việt Nam như một tấm gương, một căn cứ hữu nghị hỗ trợ cho phong trào dân chủ trong nước.
Lúc ấy Trung Quốc sẽ nổi bật là nước Cộng sản gần như duy nhất còn sót lại, một cái đuôi Cộng sản đồ sộ, cồng kềnh, khó coi và hiếm hoi trên trái đất. Nhân dân Trung Quốc sẽ đòi hỏi chặt bỏ sớm cái đuôi tủi hổ ấy vì nó đang làm ô nhiễm trái đất đã sang thế kỷ XXI.
Bên Trung Quốc nguyên thủ Tướng Ôn Gia Bảo từng tỏ ý mong mỏi Trung Quốc sẽ thực hiện bầu cử dân chủ rộng rãi vào khoảng 5 năm nữa, trước năm 2020. Hiện đang mở rộng bầu cử dân chủ ở làng xã, thí điểm ở quận huyện, có tự do ứng cử. Nhưng xem ra Tổng Bí thư mới Tập Cận Bình không mặn mà lắm. Hiện có 8 đảng tham gia Hội nghị Chính trị Hiệp thương Trung Hoa đều do đảng CS lập ra làm đồ trang sức. Các trí thức Trung Quốc yêu cầu cải tổ tận gốc các đảng ấy để thật sự là những đảng độc lập tự chủ, bình đẳng tranh đua với đảng CS.
Khả năng Việt Nam đi trước Trung Quốc trên con đường dân chủ hóa có nhiều thuận lợi cũng như những khó khăn. Chỉ cần nhân dân ta tỏ rõ ý nguyện. Để xây dựng dân chủ đa nguyên đa đảng cần vận động xây dựng một đảng mới, có thể do một nhóm đảng viên CS cùng một số người ngoài đảng CS đứng ra vận động, dựa theo quyền tự do lập hội đựơc Hiến pháp bảo vệ. Đảng CS coi đó là đảng anh em trong cộng đồng dân tộc, cùng hợp tác, cùng ganh đua đấu tranh, theo luật định, không được dùng bạo lực, vu cáo, kỳ thị chủng tộc với nhau. Sinh hoạt chính trị trong xã hội sẽ sôi nổi, lý thú, phong phú.
Việc làm này sẽ có lợi cho toàn dân, cho xã hội, nạn lãng phí tham ô sẽ bị đẩy lùi rõ, đảng CS sẽ giữ mình trong sạch, kết quả phát triển được xã hội chung hưởng. Một sự kiện trong tầm tay.
Bùi Tín
25.02.2013
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Trang trại có nhiều... người từ nước lạ

Rộng hơn 2 ha nhưng trang trại này luôn đóng cửa im ỉm, những người bên trong không quan hệ với dân địa phương. Lúc thì họ nói mình là người Đài Loan, lúc là người Trung Quốc
Cách Quốc lộ 1 khoảng 2 km, đi sâu vào hương lộ đá đỏ Mỹ Bình, qua cầu Cai Tài rồi rẽ trái vào con đường xi măng thuộc ấp 4, xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ - Long An là thấy bờ rào bao quanh khu đất rộng mênh mông. Theo người dân địa phương, chủ nhân trang trại này là một người đàn ông ngoại quốc (khoảng 60 tuổi), tên Việt Nam là A Lý. Sau khi mua khu đất này, A Lý cho một phụ nữ tên Hương (38 tuổi) đứng tên đăng ký chủ quyền.

Ngôi nhà nhỏ nằm bên trong trang trại bí ẩn ở xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ - Long An. Ảnh: HÒA MINH
Hạn chế ra ngoài
Năm 2007, khi các ông Nguyễn Công Năm, Nguyễn Công Bảy, Nguyễn Công Trưởng, Nguyễn Công Sáng và Nguyễn Công Hóa vừa thu hoạch lúa xong thì A Lý cùng người phụ nữ tên Hương đến gặp để hỏi mua đất. Sau khi trao đổi, A Lý đồng ý mua với giá khá cao, mọi giao dịch đều do bà Hương đứng ra lo liệu. Lô đất A Lý mua rộng hơn 2 ha, chiều ngang tiếp giáp mặt đường trên 50 m, chiều dài đến mấy trăm mét.
Sau khi giao dịch thành công, A Lý đã cho san lấp mặt bằng, xây dựng hàng rào kiên cố và đưa nhân công từ nơi khác đến, trong đó có “ông chủ nhỏ” trực tiếp quản lý mà mọi người được biết qua cái tên A Long (khoảng 36 tuổi), luôn sống khép kín.
Người dân địa phương cho biết những người sống và làm việc trong trang trại này rất hạn chế ra ngoài hoặc quan hệ với ai. “Ngoài A Long, còn nhiều người làm công, trong đó có phiên dịch cho ông ta” - một người dân nói.
Gặp họ khó lắm!
Mặc dù nơi đây được xây dựng như một trang trại nhưng cây cối bên trong đều xơ xác và cũng chẳng thấy bóng dáng công nhân chăm sóc. Trong khi đó, bờ rào bao bọc được xây dựng khá kiên cố, phần dưới khoảng 1 m được làm bằng bê tông, bên trên là lưới B40 cao gần 3 m. Chạy sâu vào trong đến tận mé sông khoảng 200 m, nằm khuất trong những tàng cây là một ngôi nhà tròn mái ngói và dãy nhà lá được cất nối liền nhau giống như tổ hợp sản xuất nhưng khá im lìm.
Anh Nguyễn Văn Cường (ngụ ấp 4) thường xuyên đi qua trang trại nhưng chưa bao giờ thấy người bên trong mang thứ gì ra ngoài bán. “Nếu nuôi gia cầm thì vài tháng cũng xuất chuồng, vậy mà chẳng thấy họ bán cho ai” - anh Cường thắc mắc. Một số người dân cho biết thỉnh thoảng cũng có xe tới chở ít ổi, vài con ngỗng nhưng không bán tại địa phương. “Cả khu đất vườn, ao rộng như thế mà mỗi năm chỉ bán vài trăm ký ổi, con vịt thì lấy tiền đâu trả cho nhân công” - một người nhận định.
Trước đây, con đường đi ngang khu vực trang trại chỉ trải đá, sau đó xã Quê Mỹ Thạnh vận động nhân dân đóng góp để đổ bê tông. Mặc dù đồng tình với việc góp 4 triệu đồng để làm con đường nhưng chủ trang trại, kể cả người quản lý là A Long, giao cho người làm công đem tiền đi đóng chứ không hề xuất đầu lộ diện. “Gặp họ khó lắm” - một cán bộ địa phương nói. Theo cán bộ này, mỗi lần có việc cần trao đổi thì rất khó vào trang trại do cửa khóa kín, còn ngôi nhà nằm sâu bên trong nên có kêu họ cũng không nghe, mà nghe thì chưa chắc mở cửa.

Trang trại luôn kín cổng cao tường (ảnh lớn), A Long - “ông chủ nhỏ” của trang trại (ảnh nhỏ) Ảnh: MINH SƠN
Hành tung khó hiểu
Qua tìm hiểu, phóng viên Báo Người Lao Động được biết A Long có mặt tại trang trại từ khi nó mới bắt đầu hình thành, không rành tiếng Việt nên mọi giao dịch đều thông qua một người phụ việc khác, khi có việc cần họ mới ra ngoài và về đến trang trại thì lập tức khóa kín cổng.
Sáng 25-2, phóng viên Báo Người Lao Động đến trang trại để tìm hiểu thì gặp một người thanh niên đứng trước cổng. Người này cho biết mình đang đợi A Long để cùng đi TPHCM. Ít phút sau, A Long ra mở cổng. Trong vai người cần tìm thuê đất, phóng viên Báo Người Lao Động đặt vấn đề mua đất thì thông qua phiên dịch, A Long cho biết mình là cháu gọi A Lý bằng cậu, chỉ mới sang Việt Nam. “Tôi ở trang trại này để chuẩn bị xây xưởng chăn nuôi và sản xuất nhang” - A Long nói.
Trong quá trình trao đổi, lúc thì A Long nói mình là người Đài Loan, lúc lại là người Trung Quốc.

Chưa bao giờ kiểm tra (!?)
Ông Nguyễn Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch UBND xã Quê Mỹ Thạnh, cho biết người đứng tên 10 thửa đất với diện tích hơn 2 ha nói trên là bà Nguyễn Thị Thu Hương, ngụ xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh - TPHCM. Bà Hương và những người làm công không đăng ký tạm trú nên xã không biết bên trong trang trại có bao nhiêu người.
Khi phóng viên Báo Người Lao Động đặt vấn đề xã có kiểm tra những người sống và làm việc trong trang trại làm gì hay không thì ông Thuận thừa nhận chưa lần nào kiểm tra. “Tôi sẽ báo cáo với chủ tịch UBND xã để kiểm tra” - ông Thuận nói.
(Người Lao động)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét