Cần tăng quyền của Chủ tịch nước có thể cách chức Thủ tướng
Hiến pháp cần quy định cho Chủ tịch nước có quyền đề cử và với sự phê
chuẩn của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ tướng, Phó Thủ
tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
Theo tôi, việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nên quy định rõ Chủ tịch nước
là nguyên thủ quốc gia, là người đứng đầu Nhà nước. Bên cạnh đó, cần
phải cụ thể quyền hạn của Chủ tịch nước để làm nổi bật vai trò của người
đứng đầu tham gia các hoạt động đối nội và đối ngoại. Thủ tướng Chính
phủ là người điều hành Chính phủ do Chủ tịch nước giới thiệu để Quốc hội
bầu.
Hiến pháp cần quy định cho Chủ tịch nước có quyền đề cử và với sự phê
chuẩn của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ tướng, Phó Thủ
tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. Chủ tịch nước sẽ
chủ trì việc hoạch định các chủ trương, chính sách của Chính phủ và phải
là trung tâm quyết sách của Chính phủ.
Tuy nhiên, muốn quyền lực của Chủ tịch nước được tăng cường theo hướng
này thì quy định về cách thức hình thành chức vụ Chủ tịch nước phải được
thay đổi theo hướng Chủ tịch nước là do nhân dân trực tiếp bầu ra. Như
thế, quyền lực của Chủ tịch nước nhận được từ nhân dân, do nhân dân ủy
quyền có thể độc lập với Quốc hội ở một mức độ nhất định.
Việc Hiến pháp tăng quyền hạn cho Chủ tịch nước sẽ góp phần giám sát tốt
các hoạt động của Chính phủ, góp phần đưa Việt Nam trở thành cường quốc
trong châu lục.
(PL&XH)
Tin đồn về Tết của đ/c X
-Theo một nguồn tin dấu nguồn cho biết: Trong dịp tết vừa qua, Cơ quan
chức năng có mời lãnh đạo BIDV lên làm việc; Nội dung làm việc không
được tiết lộ do vậy khả năng tin đồn rò rỉ từ đây ? Đề nghị cơ quan chức
năng lần theo đường dây này để truy tìm kẻ tung tin đồn về BIDV ?
- Trong dịp nghỉ tết, lãnh đạo BIDV có đến nhà chúc tết đồng chí X.
nhưng đã bị đồng chí X. từ chối vì lý do mệt và buồn nên không muốn tiếp
ai; Đồng chí X. chỉ cho vợ nói chuyện qua quýt với lãnh đạo BIDV...
Trong khi đó thì dịp Tết vừa qua, theo quan sát của dân xe ôm: nhiều xe
sắp hàng rồng rắn dọc theo đường Phan Đình Phùng để đến chúc Tết đối thủ
của đồng chí X. ?
(Blog Phạm Viết Đào)
Nguyễn Văn Lục - Tướng Võ Nguyên Giáp [1]
Có hai nhân vật lãnh đạo cộng sản được biết đến nhiều nhất là Hồ Chí
Minh và tướng Võ Nguyên Giáp. Họ là những người đưa ra những quyết định
hàng đầu (decision-makers) vốn làm nên lịch sử chiến tranh ở Việt Nam.
Ngoài ông Hồ, tướng Giáp là người được người ngoại quốc biết tới nhiều
nhất trên thế giới. Tầm vóc ấy chỉ đứng sau Hồ Chí Minh và trên mọi
người – ngay cả Lê Duẩn sau này.
Những người Pháp như Jean Sainteny, Paul Mus, Jean Lacouture, ngay cả
các tướng lãnh Pháp như Raoul Salan hay Marcel Bigeard và ngay cả tướng
Mỹ Westmoreland sau này thì đều có những nhận xét đầy cảm tình và trân
trọng đối với Võ Nguyên Giáp. Bên cạnh đó là vô số các tác giả như
Robert Fox, Tay Mallin, Cecil B. Currey.
Nhưng chúng ta phải nhìn nhận rằng cả hai đều đã được huyền thoại đến
độ thực hư không kiểm chứng hết được. Huyền thoại về Hồ Chí Minh một
phần mở đầu bởi một số nhà báo và trí thức Pháp, một phần thì do chính
ông Hồ dựng lên và phần lớn còn lại do nhu cầu tuyên truyền do đám cán
bộ dưới quyền dựng lên.
Sự ca tụng ấy hết mực đến độ trở thành lố bịch.
Phần Võ Nguyên Giáp có thể được thế giới bên ngoài biết đến lần đầu
do đi duyệt binh chung với tướng Leclerc của Pháp tại Hà Nội. Bức ảnh
gây ấn tượng với tôi không ít. Ông Gíap thì nhỏ thó, trịnh trọng quá
mức, thụng thịnh trong áo quân so với khổ người và lúc chào thì giơ nắm
đấm vào mang tai mình. Đại diện Pháp và Mỹ (ông Patty) thì xòe bàn tay
nghiêng nghiêng để chào cờ. Nhưng có thể kể từ giờ phút lịch sử đó, tên
tuổi ông cứ thế mà nổi lên như cồn. Nhất là sau chiến thắng Điện Biên
thì tên tuổi ông có thể qua mặt cả Hồ Chí Minh..
Những chiến công của ông chỉ xét riêng về mặt quân sự thôi có lẽ cũng
cần được đánh giá lại cho công bằng qua các chiến dịch do ông chỉ huy
và điều động.
Bởi vì, tôi đọc ông thì hầu như trận nào ông cũng thắng cả- mà thắng
lớn –với những con số rất chính xác, nhưng thua thì không thấy nói tới
và không bao giờ có con số rõ ràng cả.
Hình như thua thì nhân dân chịu, còn thắng thì mình ông hưởng hết !!
Nhận xét như thế có bất công với ông không hay sự thật nó là như thế.
Về các mặt khác như tiểu sử của ông lúc thiếu thời còn lắm điểm tồn
nghi. Điều mà chính bản thân ông cũng cương quyết dấu kín nhẹm. Việc
diệt trừ một cách tàn bạo các người của đảng phái đối lập trước chiến
tranh để củng cố quyền lực Đảng cộng sản phải được coi là vết nhơ trong
cuộc đời hoạt động chính trị của ông .
Có thể nào chỉ viện cớ các đảng phái dựa vào thế lực của quân đội
Tưởng Giới Thạch để tiêu diệt họ không? Rồi sự tiêu diệt các nhóm cộng
sản đệ tứ một cách có hệ thống thì dựa trên lý do gì ? Và chẳng lẽ họ
quên là chính Việt Minh đã thủ tiêu các lãnh đạo tôn giáo hoặc bắt giam
tù ở trại Lý Bá Sơ từ một ông Trùm nhà xứ, một ông Chánh Trương. Hàng
vạn người đã chết dưới tay họ phải chăng đều là Việt gian ? Và kẻ chủ
xướng những cuộc thanh toán ấy do lệnh của Võ Nguyên Giáp ?
Và sau cùng cũng cần xem xét lại ai là người đã khởi động cuộc chiến
tranh Đông Dương lần thứ nhất cũng như cần rà xét lại việc sử dụng thanh
niên tự vệ trong việc bảo vệ Thủ Đô Hà Nội – một điều ít ai nói tới-
nhưng lại chính là điều khiến người viết bài này thấy được tính chất
“sát quân” của vị tướng tài của thế kỷ 20 !! Nay đã trên trăm tuổi, ông
vẫn tự hãnh diện về những chiến thắng lịch sử ấy và chưa một lần thấy
xót xa thương cảm cho số phận những thanh niên trẻ tuổi đã nằm xuống-
không phải vài trăm ngàn người mà cả triệu người.
Đứng về mặt con người nhân bản, tôi thấy không thể chấp nhận được !!
Không có thứ chiến thắng nào- dù lẫy lừng- có thể cân bằng được những
mất mát lớn lao như thế. Chỉ nghĩ tới chiến thắng (theo tinh thần
Victory with any cost như tựa đề một cuốn sách) là một điều bất nhẫn.
Không có chiến thắng nào hay lý tưởng nào ở trên giá trị và sự sống con người.
Nhưng hiện nay có một xu hướng muốn giải trừ chẳng những huyền thoại
cá nhân mà cả những huyền thoại chiến thắng-(Như huyền thoại cứu nước,
giải phóng) nơi một số các nhà nghiên cứu, các nhà sử học. Về nhân vật
Hồ Chí Minh thì có nhiều đầu sách đã cào xới quá khứ của ông HCM một
cách trung thực để tìm ra những sự thật chung quanh nhân vật này.
Đặc biệt đáng chú ý nhất là ba tác giả ngoại quốc theo thứ tự quan
trọng là William J. Duiker, Pierre Brocheux và bà Sophie Quinn-Judge.
Về phía các tác giả Việt Nam thì không thể bỏ qua công trình nhận
định tổng hợp của tác giả Minh Võ đã giới thiệu, nhận định tóm lược về
các tác giả trong cũng như ngoài nước viết về Hồ Chí Minh. Đây là một
trong những tư liệu giúp người đọc hiểu được một phần nào con người,
cuộc đời cũng như sự nghiệp của Hồ Chí Minh đã có một ảnh hưởng không
chối cãi được đến lịch sử Việt Nam trong hậu bán thế kỷ 20.
Phần ông Bùi Tín- người quyết định can đảm đầy cam go đi ra từ trong
nước- nhìn nhận tuổi trẻ của ông đã bị tuyên truyền, nhồi sọ quá nhiều
về Hồ Chí Minh và nay tuổi đã xế chiều, ông rắp tâm một lần nữa nhìn và
đánh giá lại tất cả!!
Đó là những dấu hiệu đáng mừng cho mọi phía.
Nhưng riêng trường hợp tướng Võ Nguyên Giáp thì ít có một công trình
nào viết thực sự đầy đủ về ông. Rải rác thì có nhiều như trong các sách
của Jean Sainteny, J. Lacouture, Bernard B. Fall. Georges Fleury,
Lucien Bodard, Stein Tonnesson, Erwan Bergot, Jean Pierre Bernier,
Jules Roy, Philippe Devilliers và nhiều người khác ..
Có một vài tác giả như Peter Macdonnald, Georges Boudarel, R.
Stetler, R.J. O’Neill và nhất là Cecil B. Currey mà tôi sẽ sử dụng một
số tài liệu của họ để viết bài này. Riêng cá nhân tôi đánh giá cao cuốn
sách của Cecil B. Currey: Victory at any cost, The Genius of Viet Nam’s
Gen Vo Nguyen Giap.
Phần nhà báo Bùi Tín cũng gửi cho tôi 7 bài viết liên quan đến tướng
Giáp mà ông đã biên soạn và chưa đăng báo. Tôi trân trọng những đóng góp
của tác giả Bùi Tín vì ông có cái lợi thế là có quan hệ quen biết hàng
ngang, hàng dọc với các nhân vật lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam. Lợi thế
mà ít ai có được vì tác giả Bùi Tín đã có nhiều dịp trò chuyện trao đổi
riêng với tướng VNG. Tuy nhiên cái lợi thế ấy chỉ xảy ra ở giai đoạn
chót của cuộc chiến. Còn một số điều ông Bùi Tín lúc đầu còn trẻ, chưa
có cơ hội tiếp xúc quen biết nên có giới hạn.
Ngoài ra, ở Hải ngoại có hai bài biên khảo giá trị của nhà bình luận
chính trị Trần Bình Nam và của giáo sư sử học Phạm Cao Dương, bước đầu
có những đóng góp gợi ý về một số điểm liên quan đến VNG mà tôi xin được
tiếp tục khai triển thêm dựa trên tài liệu.
Phần người viết bài này để công đọc và tìm hiểu qua nhiều nguồn tài
liệu và thấy rằng còn nhiều điều về tướng Võ Nguyên Giáp đã bị bỏ quên,
bỏ qua hoặc cố tình không được đề cập tới ..
Chẳng hạn, tôi tìm đọc những sách vở do chính ông VNG biên soạn, tôi
nhận thấy có nhiều điều ông đã không viết lại- và một trong những nguyên
tắc làm việc của tôi là những gì không được nói tới thì quan trọng hơn
những gì đã được viết ra .. Và đó là những công việc khó khăn nhất khi
muốn tìm hiểu về tướng Giáp.
Tướng Giáp- một tiểu sử cần được làm sáng tỏ
Hiện nay, tiểu sử của tướng Võ Nguyên Giáp thường quá vắn tắt, chưa
được giải mật đầy đủ. Càng không đầy đủ thì hẳn có những điều được che
dấu, không tiện nói ra?
Tôi mở đầu bài viết bằng cách trưng dẫn một tài liệu mà cho đến nay
tôi không biết đích xác là thực hư, hay chỉ là trò đấm đá nhau trong
Đảng?
Theo ông Trần Quỳnh- một chức sắc lãnh đạo có thẩm quyền, có uy tín
cá nhân- viết lại về việc ông Trường Chinh đến thăm ông Đặng Thái Mai
như sau:
“Sau khi kết thúc vụ điều tra chống Đảng và âm mưu lật đổ, Lê Đức Thọ
và Trần Quốc Hoàn đề nghị kỷ luật những người cầm đầu. Khai trừ ra khỏi
Đảng, cách chức, quản thúc một số, nhưng cho hưởng nguyên tắc các chế
độ đãi ngộ. Trường Chinh bổ xung thêm một chi tiết về Võ Nguyên Giáp.
Thời kỳ trước Cách mạng tháng tám, một lần Trường Chinh đến nhà Đặng
Thái Mai có việc. Thấy Mai đang cầm đọc một lá thư, Đăng Thái Mai bị bất
ngờ, Trường Chinh lướt qua bức thư mới kịp thấy tiêu đề của thư là
chánh mật thám, chữ ký là Mạc-Ti và câu đầu: “Các con thân ái Mai và
Giáp” (Mes chers enfants Mai et Giap). Mai ngước lên nhìn thấy Trường
Chinh vội vàng nhét thư vào túi áo .. Bộ chính trị nhất trí với mức độ
kỷ luật đề nghị : Riêng về Giáp kỷ luật được đề nghị là khai trừ khỏi Bộ
chính trị, Lê Duẩn không đồng ý. Lê Duẩn nói rằng chúng ta đang cần đến
sự giúp đỡ của Liên Xô trong công cuộc xây dựng lại miền Bắc và nhất là
trong sự nghiệp giải phóng miền Nam. Giáp là người của Liên Xô, nếu kỷ
luật Giáp sẽ đụng đến Liên Xô ảnh hưởng không nhỏ đến sự viện trợ của
liên Xô. Tôi đề nghị cứ để lại Giáp trong Bộ chính trị. Ta sẽ có cách
làm việc với Giáp làm cho sự ở lại và có mặt của Giáp không gây ra những
hậu quả có hại.
Chúng ta nhớ rằng vào thời bấy giờ, Bộ chính trị đối với Đảng toàn
dân là một tổ chức thiêng liêng được hình thành qua sự sàng lọc của lịch
sử bao gồm những con người ưu tú nhất và đáng kính nhất của dân tộc. Kỷ
luật đối với một ủy viên Bộ chính trị là một chuyện tầy trời, không
phải như ngày nay khai trừ một ủy viên Bộ chính trị như Nguyễn Hà Phan,
đối với đảng viên và nhân dân chả là cái gì.
Giáp là con người xảo trá- khi tôi từ miền Nam, khi nói chuyện riêng,
Giáp hay nói xấu Bác, nhưng trước mặt Bác, Giáp hay nịnh Bác”.
[1] Hồi ký Trần Quỳnh: Những kỷ niệm về Lê Duẩn, 30-07-1986
Đây là những tiết lộ quan trọng liên quan đến sinh mệnh chính trị của
tướng Võ Nguyên Giáp. Và thái độ của tướng Giáp là giữ im lặng tuyệt
đối. Ông thừa cơ hội sau này để chối bỏ những cáo buộc công khai ấy
trong đảng. Nhưng ông chọn không hành động.
Lúc ông được 90 tuổi, tác giả C.B Currey cho hay tướng Giáp từ chối
một cách cương quyết đến bướng bỉnh không chịu đề cập đến vấn đề này. Và
cho rằng tất cả những câu hỏi và những thắc mắc về những năm tháng ấy
là thiếu chuyên nghiệp và động cơ thúc đẩy chỉ là những động cơ chính
trị. Cho nên việc giúp đỡ của Louis Marty cho đến nay không thể cắt
nghĩa và hiểu được do động lực nào?
Vì thế, theo tôi sự cáo buộc ấy có chứa một phần sự thật. Tôi cũng
tìm đọc Hồi Ký Đặng Thái Mai, một người bạn cố tri, một người cha vợ,
một người đồng chí, một đàn anh và sau này cùng chịu chung số phận bị tố
giác là con nuôi mật thám Pháp.
Tôi thất vọng đến chán nản vì đó là một cuốn Hồi ký vô tích sự, che
dấu đến tận cùng chỉ nói về con đường học hành- không một chữ nào liên
quan đến những năm hoạt động chính trị-không một chữ nói đến đảng cộng
sản- không một chữ nói đến Võ Nguyên Giáp !!
Gớm thay cho những lời tố cáo ở trên. Nhưng cũng sợ thay cho sự im
lặng của VNG và ĐTM. Phải chăng đấy là hai bộ mặt thật của guồng máy
cộng sản !!
Việc Trường Chinh tố giác tướng Võ Nguyên Giáp ở trên cùng với Đặng
Thái Mai là con nuôi trùm mật thám Pháp có vẻ úp mở, nửa là thực, nửa là
hư. Người đọc có thể bán tin, bán nghi cho là họ “chơi nhau”. Chữ con
nuôi có vẻ là chế thêm vào. Đặng Thái Mai vốn đã là một giáo sư, hơn Võ
Nguyên Giáp gần 10 tuổi, nhận được sự giúp đỡ gì để trở thành con nuôi
Louis Marty?
Nhưng ông Hoàng Văn Chí trong cuốn Từ thực dân đến cộng sản viết đầy đủ và rõ ràng hơn như sau:
“Mai (Đặng Thái Mai) và Giáp đều là “con nuôi” của Louis Marty, giám
đốc phòng chính trị của Phủ Toàn Quyền. Marty kiếm việc cho Mai dạy học
ở trường Gia Long mà giám đốc là Bailey, một người Pháp, và giao Giáp,
hãy còn là sinh viên, cho Mai trông coi. Trong khi những đảng viên Tân
Việt khác bị tù đầy hoặc cầm cố thì hai người ung dung sống ở Hà Nội cho
đến ngày Giáp được Pháp đưa sang Tàu theo Việt Minh chống Nhật. Giáp có
theo học lớp “chiến tranh du kích” do Mỹ mở ở Tỉnh Tây, nhưng không bao
giờ lên Diên An. Giáp và Mai coi nhau như “anh em kết nghĩa”, nhưng sau
khi vợ Giáp chết trong tù, Giáp lấy cô Hà, con gái Mai kém Giáp gần 20
tuổi mà trước kia Giáp vẫn bế trong tay hồi còn là chú cháu”.
[2]Hoàng Văn Chí, Từ Thực Dân đến Cộng Sản, 1962, chú thích trang 83.
Một chi tiết khác nữa là khi còn sinh viên, Võ Nguyên Giáp có đi dậy
tư gia mà người học trò không ai khác là bà Thụy An- nhà văn phụ nữ duy
nhất cũng là người bị kết án tù 15 năm về vụ án Nhân Văn Giai phẩm.
Giữa Giáp và Thụy An đã nẩy nở một mối tình thầm lặng. Mối tình ấy
thấm đậm tinh thần cách mạng qua mấy câu thơ của bà Thụy An được trích
dẫn sau đây:
Tóc anh hừng trí bốn phương
Tay run nắm hồn dân tộc
..Rồi anh bắt đầu dẫn dắt
Dạy em khui lửa bất bình
Oán hận réo sôi lòng đất..
[3]Trích bài thơ Sao lại mùa thu của bà Thụy An, trích lại trong Nhân Văn Giai Phẩm, Thụy Khuê, trang 181
Vậy mà khi bà Thụy An bị nạn trong vụ NVGP với cái án 15 năm tù,
người tình cũ đã không một lời lên tiếng!! Im lặng. Im lặng như cái im
lặng của Hồ Chí Minh với vụ án Nguyễn Hữu Đang.
Khi Giáp được Pháp cho sang Tàu năm 1933, ông đã có ý định rủ Thụy An đi theo.
Và sau đây là lời giải thích của bà Bùi Thụy Băng, con gái bà Thụy An giải thích:
“Người thày giáo đề cập ở đây là tướng Võ Nguyên Giáp. Khoảng 1930,
ông ngoại của tôi đã mướn người thày giáo sử địa Võ Nguyên Giáp về kèm
má tôi học. Năm 1933, má tôi theo thầy vô Nam. Ông Võ Nguyên Giáp muốn
đưa bà cụ tôi sang Trung Hoa. Nhưng má tôi lại gặp ba tôi ở Sài Gòn và
hai người lấy nhau, sanh ra anh cả tôi là Bùi An Dương, năm 1934. Lúc đó
ba má tôi đã xuất bản tuần báo Đàn Bà Mới nên má tôi trở về Hà Nội cho
anh tôi làm con nuôi ông bà Trần Trọng Kim, để vô Nam tiếp tục lo tờ
tuần báo. Năm 1937, ba má tôi trở ra Hà Nội sanh ra tôi là Bùi Thụy
Băng”.
[4]Bùi Thụy Băng, điện thư ngày 15/9/2004. Trích lại Thụy Khuê, Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc, trang 182.
Theo tài liệu chính thức, ông Võ Nguyên Giáp đỗ cử nhân luật .. Chương trình ba năm. Nhưng theo nhà thơ Nguyễn Vỹ cho hay :
“VNG là Sinh viên Cao đẳng luật khoa, Hà Nội vừa thi đỗ chứng chỉ
hai, cấp bằng cử nhân luật, tháng sáu năm 1937. Nhưng năm sau 1938, anh
lại thi rớt cấp bằng cử nhân Luật pháp hành chánh. Số đông sinh viên
luật Hà Nội thi đậu chứng chỉ cử nhân luật liền học một năm về “Droit
administratif” (Hành chánh luật), thi đậu cấp bằng này được bổ ra làm
tri huyện, theo Hành chánh Nam triều, hoặc Commis làm tại phủ toàn
quyền, hoặc tại các tòa thống sứ, khâm sứ, thống đốc, nếu phục vụ cho
chính quyền thuộc địa. Võ Nguyên Giáp lúc bấy giờ có ước vọng làm
commis, nhưng thi rớt nên bỏ học luôn và tiếp tục làm giáo sư Sử địa
trường trung học Thăng Long”.
[5]Nguyễn Vỹ, Tuấn chàng trai nước Việt, trang 381-382
Tên Võ Nguyên Giáp thật ra là bí danh của Võ Giáp hay bí danh khác là
Dương Hoài Nam hoặc người ta còn quen gọi ông là Văn. Ông có học luật,
sau làm giáo sư trường Thăng Long dạy môn sử.
Ông cũng là người thuyết giảng cho những người trẻ như Bùi Tín những
khái niệm sơ khởi về kỹ thuật chiến tranh. Và theo ông Bùi Tín, ông Giáp
là người đã đào tạo nên cả một thế hệ những sĩ quan trẻ tuổi.
Về cuộc đời niên thiếu của tướng Giáp, có một cuốn sách do Georges
Boudarel- một người Pháp theo cộng sản viết- nhan đề gọi một cách thân
mật vỏn vẹn có một chữ: Giáp. Cuốn sách đã được Hà Nội cho dịch ra tiếng
Việt.
[6]
Georges Boudare – Biographhie, Wikipedia. Ông theo Việt Minh từ năm
1950, làm cho đài phát thanh bí mật đặt ở tỉnh Sông Bé. Đó là đài La
voix de Saigon-cho lon libre. Sau đó, ông được điều động ra Bắc vào năm
1952. Ông phải đi bộ suốt 9 tháng để đi từ Nam ra Bắc. Cộng sản Hà nội
đã chỉ định ông làm ủy viên chính trị trại tù 113 . Sau này, do nhiều tù
binh Pháp ra làm chứng và tố giác ông trách nhiệm tra tấn các tù binh
Pháp. Chính G. Boudarel củng phải nhìn nhận là tỉ lệ tù binh Pháp chết
trong trại giam là rất cao, 50%. Ngay những tù binh Pháp còn sống sót
cũng cho biết trong số 320 tù binh Pháp bị giam tại trại tù 113 thì có
278 tù binh đã bị chết trên tổng số 320 tù binh bị giam giữ . Cuốn sách
của Boudarel vì thế cần phải dè dặt lắm khi đọc ông.
Trong cuốn sách của Boudarel khi đề cập đến người bố của tướng Giáp đã viết như sau:
“Sinh ở An Xá tỉnh Quảng Bình năm 1910, (Chỗ khác ghi năm sinh là 25
tháng 8, năm 1911) Giáp lúc nhỏ sống ở một vùng đồng bằng nhỏ hẹp ven
biển miền Trung phía Bắc vĩ tuyến 17. Cụ bà thân sinh những hôm không
bận việc đồng áng thì cặm cụi bên khung cửi. Còn cụ ông là một nông dân
có học thức tự cầy cấy ruộng nhà.
[7]
Tài liệu từ Wikipedia ghi: Bố là Võ Quang Nghiêm, (Võ Nguyên Thân), Võ
Quang Nghiêm là một nhà nho, thi cử bất thành về làm hương sư và thầy
thuốc Đông y, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, ông bị
Pháp bắt, đưa về giam ở Huế và mất trong tù, truyền đạt lại cho cậu bé
Giáp chữ nghĩa thánh hiền và vốn trí thức truyền thống theo Khổng giáo
cùng với lòng yêu tha thiết quê hương đất nước.
(Cuốn sách được chú thích thêm là: Học giả người Pháp Georges
Bouidarel đã viết như vậy về vị đại tướng đầu tiên của Quân Đội nhân dân
trong tập sách “Võ Nguyên Giáp”, nguyên bản tiếng Pháp là “Giáp”).
[8] Trích bài Học giả Pháp viết gì về tướng Giáp, trong Viet Nam. Net, 22-12-2012
© Đàn Chim Việt
Trần Quỳnh
[6]
Georges Boudarel, theo Viêt Minh từ năm 1950, làm cho dài phát thanh bí
mật đặt ở tỉnh Sông Bé. Đó là đài La voix de Saigon-cho lon libre. Sau
đó, ông được điều động ra Bắc vào năm 1952 . Ông phải đi bộ suốt 9 tháng
để đi từ Nam ra Bắc . Cộng sản Hà nội đã chỉ đinh ông làm ủy viên chính
trị trại tù 113 . Sau này, do nhiều tù binh Pháp ra làm chứng và tố
giác ông trách nhiệm tra tấn các tù binh Pháp. Chính G. Boudarel củng
phải nhìn nhận là tỉ lệ tù binh Pháp chết trong trại giam là rất cao,
50% .. Ngay những tù binh Pháp còn sống sót cũng cho biết trong số 320
tù bình Pháp bị giam tại trại tù 113 thì có 278 tù binh đã bị chết trên
tổng số 320 tù binh bị giam giữ . Cuốn sách của Boudarel vì thế cần phải
dè dặt lám khi đọc ông.
Nguyễn Văn Lục - Tướng Võ Nguyên Giáp [2]
Chỉ cần căn cứ vào nội dung bài viết cho thấy tự thân, đây là một tài
liệu thiếu trung thực !! Nông dân mà có học thức, lại có thể truyền đạt
chữ nghĩa cho con trai thì hẳn có đỗ đạt!! Có ruộng nương, nhưng lại tự
cầy cấy lấy cho đúng gốc nông dân !!
Nhưng còn những chi tiết có tính cách gỡ tội cho tướng Giáp, viết nửa kín nửa hở cho tướng Giáp đến ấu trĩ:
“Cuốn sách có những chi tiết rất thú vị về năm sinh của đại tướng, những
đoạn viết nói rõ âm mưu hiểm độc của thực dân Pháp nhằm mua chuộc cậu
học trò trung học Võ Nguyên Giáp. Tuy nhiên, kết quả ngược lại, ông đã
trở thành người học trò suất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh”
[1]Ibid
Viết rõ về năm sinh thì có gì là chi tiết lý thú? Âm mưu thâm độc của
Pháp mua chuộc là gì sao không nói rõ ra? Thật ra nội dung cuốn sách
được viết như sau:
(Trong một vụ ẩu đả với người Pháp, Võ nguyên Giáp bị bắt, kết án ba năm tù giam tại nhà tù Lao Bảo.
Khi đó quan cai trị Marty cho rằng không nên để Giáp bị giam lâu trong
tù, vì ở trong tù chàng thanh niên sôi sục ý chí cách mạng này chắc chắn
sẽ trưởng thành hơn do được tiếp xúc với các chính trị phạm khác, sau
này có thể trở thành kẻ thù không đội trời chung của chính quyền thực
dân, cho nên tốt hơn hết là tạo điều kiện cho anh ta học thành tài và
anh ta sẽ khôn ngoan, dễ bảo hơn.
Sau đó, từ thân phận tù khổ sai. (Ở trên viết là ba năm tù giam, nay đổi
ra tù khổ sai!!!), Giáp trở thành học sinh trường Trung Học Albert
Sarraut, một trường học tốt nhất ở thuộc địa, thực tế là dành riêng cho
con em người Pháp, và số ít quan lại hay công chức cao cấp người Việt
được ưu đãi đặc biệt.
Marty đã mắc sai lầm lớn nhất trong cuộc đời hành nghề mật thám của mình. Georges Boudarel. “ Giáp”, 1977).
Chia sẻ với người đọc cuốn sách, nhà sử học Dương Trung Quốc cũng cho là
một cuốn sách: Sự quan sát và phân tích của Boudarel vô cùng sắc sảo và
thuyết phục dựa trên nguồn tư liệu phong phú xác thực, thể hiện cái
nhìn của một người trong cuộc”.
Và chúng ta còn biết nói gì khi chính con trai vị đại tướng, ông Võ Hồng
Nam, Hiện là Giám đốc công ty CP Máy tính truyền thông Hồng Nam) phát
biểu trong buổi tọa đàm ra mắt cuốn sách:
“Cha tôi vẫn dạy, đã biết lịch sử thì phải biết cho đúng. Tác giả thể
hiện góc nhìn của một người bạn từng chiến đấu cùng nhân dân Việt Nam về
cuộc kháng chiến của dân tộc ta”.
[2] Ibid…
Nhưng theo tôi, cuốn sách của Cecil B. Currey, nhan đề: Victory at any
cost: The Genius Of Viet Nam’s Gen. Vo Nguyên Giáp ghi lại đầy đủ chi
tiết và trung thực hơn cả. Xin được tóm tắt như sau:
“Võ Nguyên Giáp trở thành một học sinh năng động tham dự vào cuộc để
tang Phan Châu Trinh và tham dự vào cuộc bãi khóa tại trường Quốc Học
cùng với một người bạn là Nguyen Chi Dieu. Cha ông là Vo Quang Nghiem
từng là một quan chức triều đình thuộc loại thấp nhất thường được gọi là
cụ Cửu Nghiêm (Cửu là hàng thứ chín, bậc thấp trong hàng quan lại). Cha
ông cũng làm thêm nghề Đông y và làm ruộng. Một phần nhỏ đất đai được
cho cấy thuê. Dieu đã rủ Giáp vào đảng Tân Việt Cách Mạng đảng. Sau
TVCMĐ bị tách làm đôi, VNG tham gia vào phía đảng cộng sản.
Trùm mật thám Louis Marty lúc đó ở Vinh dĩ nhiên có hồ sơ cá nhân về Giáp, biết Giáp thường gặp Phan Bội Châu.
Vào năm 1930, mật thám Pháp đã bắt một số người tình nghi hoạt động
chống Pháp cùng với một số người khác trong đó có anh của Võ Nguyên Giáp
là Võ Thuần Nho, Đặng Thái Mai, một giáo sư văn chương tại Quốc Học và
một nữ sinh 15 tuổi tên Nguyễn Thị Quang Thái, nữ sinh Đồng Khánh. Người
mà sau này là vợ của Võ Nguyên Giáp.
Đặng Thái Mai bị kết án 4 năm tù, Nguyễn Thị Quang Thái, hai năm tù.
Riêng Võ Nguyên Giáp vì chứng cớ hoạt động không rõ ràng, nhưng quan tòa
cũng xin xử phạt 2 năm tù khổ sai.
Sau 13 tháng bị giam tù ở Lao Bảo, một nơi gần với biên giới Lào Việt,
chính quyền ra lệnh giảm án cho bất cứ án tù nào dưới 4 năm tù . Và tù
nhân phải về quê nơi gốc gác để tiếp tục án tù còn lại. Giáp trở về Huế,
nơi ông bị bắt giữ. Nhưng nhà cầm quyền ơ đây đòi trục xuất ông về lại
làng An Xa. Giáp phản đối không tuân lệnh và về Vinh, nơi ở của giáo sư
Đặng Thái Mai. Vinh cũng là nới bố của bà Thái- Nguyễn Huy Bình- làm ở
sở Hỏa xa. Về ở Vinh với Đặng Thái Mai mà con gái của ông Mai là Đặng
Bích Hà, nhỏ hơn Giáp 19 tuổi thường gọi Giáp bằng chú. Và sau này trở
thành vợ tướng Giáp và có với ông 4 người con.
Năm 1933, Đặng Thái Mai ra Hà Nội nhận dạy học ở trường Thăng Long, VNG ra Bắc theo.
Cũng theo tác giả, với một án tù chính trị như thế, con đường học của Võ
Nguyên Giáp là không thể có được nếu không có sự giúp đỡ của Louis
Marty.
Trong việc tiếp xúc giữa Marty và VNG, Marty đã khuyên giáp quay trở lại
việc học và chuẩn bị cho việc thi tú tài 1 và 2. Chắc hẳn Marty đã ngầm
giúp đỡ để Giáp có thể vào học ở trường Albert Sarraut.
Từ đó Giáp chỉ còn chuyên chú vào việc học và đọc sách. Giáo sư Đặng
Thái Mai cho VNG ở nhờ đỡ tốn kém về tiền ăn ở, yên tâm học hành. Không
có sự bảo trợ của Louis Marty, VNG không thể vào học được trường Albert
Sarraut.
Sau khi đỗ xong hai bằng tú tài, Giáp ghi tên học luật khoa. Năm 1937,
ông tốt nghiệp cử nhân luật. Nhưng để ra làm luật sư, ông phải hoàn tất
một chứng chỉ hành chánh luật. Ông đã không hoàn tất.
50 năm sau được hỏi tại sao không học nốt luật để trở thành luật sư, VNG
đã trả lời, ông đã không bao giờ mong muốn trở thành luật sư.
Và từ sau đó, người ta không còn hay biết gì về bóng dáng của Marty bao
phủ trên cuộc đời của VNG nữa. Phải chăng việc giúp đỡ của con người bí
mật Louis chỉ thuần túy có tính cách nhân đạo, hoàn toàn trong sáng vô
tội hay ngược lại đòi hỏi cung cấp những thông tin như về đảng Tân Việt,
về đảng cộng sản mới được thành hình, về những tên tuổi, về những kế
hoạch đảng và những hoạt động bí mật vv..
Cho đến hiện nay, không có bằng cớ gì cụ thể về những nghi ngờ trên. Bao
lâu chưa có đủ bằng cớ thì vẫn chỉ là những câu hỏi chưa có câu trả
lời.
Những dư luận chung quanh tướng Võ Nguyên Giáp
Trước hết, ông Bùi Tín có nhận xét là VNG có thói quen ham đọc sách và tìm hiểu của một người trí thức.
[3] Bùi Tín, Viet Nam, la face cachée du régime , trang 40.
Có một điều ông Bùi Tín không nói tới một cách đầy đủ là kể từ khi được
ông Hồ phong làm bộ trưởng bộ nội vụ, ông Giáp đã đặt ra ngoài vòng pháp
luật những đảng phái Quốc Gia. Nói chung những ai không phải Việt Minh
thì đều bị coi là “việt gian”, tay sai cho Pháp và bị tàn sát thẳng tay.
Tháng 8,1948, ông Hồ phong ông Giáp lên chức đại tướng.
Và đặc biệt Peter Macdonal, có thể là người duy nhất được dành cho phỏng
vấn tướng Giáp đã viết như sau trong cuốn sách của ông, The victor in
Viet Nam:
“It is difficult to compare him with other generals because his
combination of guerrilla and conventional action on such a scale has not
been seen before. In the main aspects of war, Giap was oustanding.”
[4] Giap, The victor in Viet Nam, Peter Mc Donald, trang 341
Sự kính nể ấy có phần đúng. Nhưng tất cả các tướng lãnh Mỹ hay Pháp cũng
như các tác giả viết về tướng Giáp, không một ai có chút hiểu biết sâu
xa, đầy đủ về mối quan hệ Việt – Trung trong trận chiến ấy. Nếu họ được
đọc những tài liệu về phía Trung Quốc thì họ có còn giữ được sự kính nể
nữa hay không?
Không nói đầy đủ về mối quan hệ Việt-Trung cũng như Việt-Xô trong vai
trò nhiệm vụ Quốc tế cộng sản thì đánh giá về hai cuộc chiến ấy hoàn
toàn thiếu cơ sở. Thật vậy, không có sự thống nhất nước Tàu năm 1949,
không có Mao Trạch Đông thì diện mạo cuộc chiến tranh Đông Dương đã
không diễn ra thuận lợi như vậy. Không phải chỉ một mình tướng Võ Nguyên
Giáp lần lượt đánh bại 7 tướng lãnh Pháp. Mà còn Trần Canh, Lã Quý Ba
và Mao Trạch Đông.
Người ta biết cả đấy, nhưng cứ tảng lờ đi như thể không biết.
Có lẽ Jean Sainteny là người hiểu rõ tướng Giáp hơn ai hết có nhận xét
do trực tiếp quen biết về con người tướng Giáp là: Người nhỏ thó, nhưng
rắn rỏi. Võ Nguyên Giáp kết hợp óc thông minh hơn người với một ý chí
sắt đá và cá tính can trường.
Phải nói rõ thêm là lúc chưa là đại tướng thì lúc nào ông cũng ăn mặc
chỉnh tề, quần tây áo vét, cà vạt, mũ phớt như một ông Tây thuộc địa
con. Hình ảnh ông đi bên cạnh tướng Leclerc mà tôi nói ở trên và đoàn
quân Pháp thật ấn tượng và đầy kịch tính.
Không biết có ai đó tìm được một bức ảnh tài liệu nào cho thấy tướng
Giáp đứng bên cạnh những chiến sĩ kéo pháo trên mặt trận Điện Biên Phủ
hay giữa những giao thông hào, tại Mặt trận Vĩnh Phúc Yên hay Chiến dịch
biên giới? Theo như tác giả Bùi Tín, ông Giáp thường không có thói quen
ra thị sát Mặt trận? Đã có lần nào ông đi thị sát chiến trường miền Nam
sau 1955?
Ở trận chiến Điện Biên Phủ, người ta chỉ thấy vài bức hình chụp ông với
Hồ Chí Minh, tại Bộ Chỉ huy chiến dịch- bao giờ cũng trải vài tấm bản
đồ, tay thì chỉ chỏ- đóng kịch- như thể đánh nhau chỉ cần chỉ chỏ bằng
bản đồ- và ông trú ẩn an toàn tại Bộ chỉ huy ĐBP tại hang Thẩm Púa,
thuộc Mường Phăng. Hang Thẩm Púa cách Điện Biên Phủ bao nhiêu cây số,
thưa đại tướng?
Sau khi chiến thắng Điện Biên Phủ, ông đi thị sát mặt trận, quần áo chỉnh tề, chân đi giầy ủng cao đến đầu gối!
Tôi chưa thấy vị tướng tài giỏi nào nhàn hơn tướng Giáp!!
De Lattre De Tassigny trong trận Vĩnh Phúc Yên dùng phi cơ quan sát trận
địa và hạ cánh ngay tại nơi khói lửa mịt mù để trấn an binh sĩ !! De
Lattre quả là tướng tồi chăng!!
Nhưng quan trọng hơn cả là tên tuổi ông được gắn liền với chiến thắng
Điện Biên Phủ. Những tác giả ngoại quốc sau này như Peter Mac Donald đều
không thiếu những lời ca tụng và trân trọng. Nhiều tác giả không ngại
xếp ông vào thành phần những danh tướng lớn của thế giới.
Ông cũng là tác giả nhiều đầu sách liên quan đến cuộc chiến Đông Dương
lần thứ nhất như: Từ Nhân dân mà ra – Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử –
Đường tới Điện Biên Phủ. Nhiều tác giả không ngại xếp ông vào thành phần
những danh tướng lớn của thế giới. Điều đó nay đã đến lúc cần được nhìn
lại một cách công bằng.
Ông cũng là người đứng đầu trong số những tác giả viết về Hồ Chí Minh
như: Bác Hồ về Tân Trào – Tư Tưởng Hồ Chí Minh – Quá trình hình thành và
phát triển – Hồ Chủ tịch, nhà chiến lược đại tài – Thế giới còn đổi
thay, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi – Tư tưởng Hồ Chí Minh và con
đường Cách Mệnh Việt Nam.
Nhưng cuốn được coi là quan trọng là cuốn hồi ức Những năm tháng không thể nào quên.
Có thể không còn lời lẽ nào mà ông không dùng để xưng tụng Hồ Chí Minh
trong cuốn sách này. Đây có thể là cuốn sách để lại cho đời như một chúc
thư về những năm tháng “không thể nào quên” của một người lính, một vị
đại tướng và nhất là người học trò của Hồ Chí Minh như ông.
Ông viết như thể một nhà văn với những phẩm tính đẹp mà ít nội dung, đậm
đà tình cảm mà ít dẫn chứng, ít lý luận mà nặng tuyên truyền:
“Bác đã đi giữa những ngày đông ảm đạm, vòm trời Châu Âu, Châu Á bị
những đám mây đen chiến tranh của chủ nghĩa đế quốc che phủ”.
“Từ năm mươi năm trước đây, người yêu nước Việt Nam vĩ đại đã tìm ở chủ
nghĩa Mác -Lênin cho đồng bào ta và những người cùng hội cùng
thuyền-những dân tộc bị đọa đầy vì chủ nghĩa đế quốc một con đường giải
phóng duy nhất: Đường Cách Mệnh (…)
Đọc bản Tuyên Ngôn Độc lập đến nửa chừng, Bác dừng lại và bỗng dưng hỏi:
- Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?
Một triệu con người cùng đáp, tiếng dậy vang như sấm:
- Co.o.ó!!
Từ giây phút đó, Bác cùng với cả biển người đã hòa làm một !!
[5] Võ Nguyên Giáp, Những năm tháng không thể nào quên trong vnthuquan.net/truyen.
Nói chung cuốn sách có pha chế nhiều phẩm tính xa sự thực. Nó tóm gọn
vào bốn chữ : Hận thù và hy sinh. Hận thù chất ngất đế quốc thực dân
Pháp và bè lũ tay sai. Hy sinh vô bờ bến với nhiều mỹ từ ưu ái dành cho
Hồ Chí Minh- chỉ riêng Hồ Chí Minh- và chỉ một mình Hồ Chí Minh mà
thôi- mà không một ai khác.
Mặc dầu vậy, tôi vẫn có cảm tưởng ông không được sự tin tưởng của HCM
đáp lại một cách tương xứng !! Mặc dầu ông được giao phó nhiệm vụ lớn
lao trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất.
Ở đây, chỉ xin thưa với vị đại tướng nay đã 101 tuổi là câu chuyện :
Đồng bào nghe rõ không ? chỉ là một câu chuyện giả tưởng đã được nhiều
người truyền tụng.
Chẳng dám nói là một câu chuyện có tính bịa đặt. Nhưng cũng xin để
người trong cuộc- Ông Nguyễn Hữu Đang- người tổ chức lễ đài nói lại cho
rõ.
Nếu cho rằng câu chuyện chỉ nhằm mục đích tuyên truyền thì không nói làm
gì. Nhưng viết sách thì lại là chuyện khác.Theo tiết lộ của ông Nguyễn
Hữu Đang với Bùi Tín sau này thì câu chuyện đơn giản chỉ là : Ông Hồ
trước khi đọc bản Tuyên Ngôn, theo thói quen gõ vào máy mi-crô và hỏi
nhỏ anh thợ điện phụ trách âm thanh: Nghe rõ không ? Nếu anh thợ điện
trả lời nghe rõ thì ông Hồ sẽ đọc bản tuyên ngôn.
Câu chuyện chỉ có thế- giữa anh thợ điện và người đọc tuyên ngôn !! Bỗng
chốc trở thành câu truyện của hàng triệu người hò vang như sấm dậy, cả
biển người đã hòa làm một !
Mà thành phố Hà Nôi, lúc bấy giờ lấy đâu ra một triệu người nhỉ !!
Thành phố Hà Nội vào năm 1921 có khoảng 4000 người Âu Châu và dân chúng địa phương có 100.000 ngàn dân.
Giả dụ vào năm 1946, dân số có thể tăng lên gấp đôi, gấp ba thì cũng chỉ có khoảng 500.000 người là cùng.
Mark Philip Bradley trong cuốn sách Viet Nam at war, không biết lấy số
liệu ở đâu cho rằng có khoảng 400.000 tham dự buổi mít tinh.
[6] Mark Philip Bradley Viet Nam at war, trang 09
Nhưng cuộc đi biểu tình ngày hôm đó phần đông là giới công chức và dân thị thành. Con số hẳn là không nhiều.
Cho là 10.000 đến 30.000 người cũng là đông lắm rồi. Đại tướng lấy con số tròn một triệu người là quá đáng !!
[7] Xem thêm Indochina của Pierre Brocheux và Daniel Héméry, phần nói về
Geographic distribution of the French in Indochina, 1913-1940, trang
183.
Vì thế, thử hỏi chúng ta đọc được bao nhiêu là sự thật về các trận đánh
trong các hồi ký của ông Võ Nguyên Giáp? Biết được sự thật gì về việc
thanh trừng, ám sát các cán bộ của các đảng phái Quốc Gia mà ông vốn căm
thù?
Chúng ta biết được gì về những lãnh tụ hàng đầu của cộng sản thời kỳ sơ
khởi như Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai.
Đối với ông chỉ có một lãnh tụ- một con người, đó là chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong bài trả lời cuộc phỏng vấn của Neil Sheehan, ký giả Mỹ đã hỏi
ông: có phải sự thật là ông đã không qua một trường huấn luyện quân sự
nào? Ông Võ Nguyên Giáp đã nói quanh co là ông đã vào thư viện Hà Nội,
tìm Bách Khoa tự điển để học hỏi những tài liệu quân sự ở trong đó. Một
lần khác, tướng Jacques Philippe Leclerc- người đã giải phóng nước Pháp
khỏi quân Phát xít Đức- cũng đã hỏi một câu tương tự – tướng Giáp chỉ
cười và đã trả lời: Ông chỉ học quân sự trong rừng rậm.
Câu trả lời nửa sự thật này làm tăng giá trị cho cá nhân tướng Giáp.
[8] Neil Sheehan, After the war, Ha Noi and Saigon, trang 13
Ông Giáp vốn ít nói, ngược hẳn với ông Hồ mềm dẻo, khéo léo. Cứ tin vào
sách vở ông viết thì ông là học trò số một của ông Hồ? Nhưng khi ông Hồ
chọn Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất thì rõ ràng trong mắt ông Hồ không có
ông Giáp!!
Nhưng câu hỏi quan trọng nhất khi viết về tướng Giáp là hiện nay với rất
nhiều tài liệu của Trung Quốc được tiết lộ và những tranh chấp giữa ông
Giáp một bên, Lê Duẩn-Trưởng Chinh, Lê Đức Thọ một bên thì liệu những
chiến công hiển hách có còn giữ được không?
Có thể nói tướng Giáp sống còn sau những tranh chấp trên chỉ nhờ một chữ mà thôi: Chữ Nhẫn.
© Nguyễn Văn Lục
© Đàn Chim Việt
Sửa đổi hiến pháp: Kiến nghị tới đâu?
Sau khi nhà nước VN đưa ra bản dự thảo Hiến Pháp mới nhằm sửa đổi Hiến
Pháp 1992, rồi kêu gọi toàn dân góp ý mà không có “vùng cấm” nào, thì
nhiều ý kiến đã được đóng góp, nổi bật nhất là Kiến nghị về sửa đổi Hiến
Pháp 1992 của 72 nhân sĩ, trí thức- gọi tắt là “Kiến Nghị 72”, mà được
biết cho tới lúc này, có trên 4 ngàn người đủ mọi thành phần xã hội ký
tên ủng hộ.
Hôm 4 tây tháng Hai này, các vị đại diện cho Kiến Nghị 72 đã đích thân
đến trụ sở “Quốc Hội” gởi Kiến nghị 7 nội dung này mà nhà báo Nguyễn
Minh Cần liên tưởng tới “thất trảm sớ” của cụ Chu Văn An dâng lên Vua
Trần Dụ Tông ngày xưa.
Nhưng gần như ngay sau đó, ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật
Quốc Hội, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, đã gởi
văn thư cho nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc - nhân vật chủ chốt
trong nhóm dâng “thất trảm sớ”, giải thích đại ý rằng “Kiến Nghị 72”
tâm huyết của các nhân sĩ, trí thức ấy là “không đúng với quy định của
Nghị quyết 38 của Quốc Hội”. Như vậy là, điều mà ông Phan Trung Lý trước
đó khẳng định “ không có vùng cấm” thì giờ biến thành có “vùng cấm”. Đó
là chưa kể hồi cuối năm ngoái, ông Phan Trung Lý có khẳng định về dự
thảo Hiến Pháp của phía cầm quyền rằng “ Mỗi lần trình và thảo luận đều
có những vấn đề cụ thể được sửa đổi, nhưng những định hướng lớn, nguyên
tắc cơ bản vẫn giữ nguyên”.
Qua bài “Lan man chuyện hiến pháp”, nhà báo Nguyễn Minh Cần nhắc lại
rằng trước khi đưa ra việc lấy ý kiến dân về “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
1992” thì các nhân vật chóp bu trong Bộ Chính Trị, từ tổng bí thư, chủ
tịch nước cho tới thủ tướng... đã lớn tiếng “chặn họng” nhân dân rằng
“Bỏ điều 4 là tự sát”, “chỉ có quyền sở hữu toàn dân, chứ không thể có
quyền sở hữu tư nhân về đất đai”, “không thể có báo chí tư nhân”, “không
thể có đảng phái đối lập”, “không thể có đa nguyên, đa đảng”, “quân đội
và công an là của đảng, không thể khác được”, “kinh tế quốc doanh là
chủ đạo”, “nhà nước ta không tam quyền phân lập”... Do đó, theo nhà báo
Nguyễn Minh Cần, người dân bình thường có chút suy nghĩ cũng có thể nhận
rõ cái việc sửa đổi hiến pháp này chỉ là một “trò bịp” không hơn không
kém.
Qua bài “Đảng – Nhà nước, Hiến Pháp”, tác giả Nguyễn Trung không quên lưu ý rằng:
Sửa hiến pháp nhưng bị khuôn vào những nguyên tắc chỉ đạo của Tổng bí
thư như sửa gì thì cũng phải trong khung khổ Cương lĩnh và Điều lệ Đảng,
quyền lực của hệ thống chính trị là thống nhất, không có tam quyền phân
lập, gác lại vấn đề sở hữu đất đai…, chỉ đạo như thế là đứng trên, là
ban cho, là ông chủ của nhân dân, là đứng trên Hiến pháp mất rồi!
Giáo sư Hoàng Xuân Phú đề cập tới “Hai tử huyệt trong chế độ”, cảnh báo
rằng quy định trong Hiến pháp 1992 về quyền “lãnh đạo mặc nhiên” của
đảng CSVN (tại Điều 4) và “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” (ở Điều 17)
vẫn được duy trì trong bản dự thảo sử đổi Hiến pháp lần này trong khi
quyền con người và quyền công dân lại bị “thu hẹp” đáng kể. GS Hoàng
Xuân Phú nhận xét tiếp:
Đối với Dân, Hiến pháp kiểu này có thể trở thành bãi mìn pháp lý. Nếu dự
thảo như vậy được thông qua, thì Hiến pháp có thể không còn là khuôn
khổ pháp lý cho hoạt động của Nhà nước và xã hội, mà trở thành cái gông
cùm Nhân dân và Dân tộc.
Sau khi lưu ý rằng những vấn đề quan trọng như tư hữu đất đai, tự do dân
chủ, chế độ kinh tế, cơ chế giám sát và hạn chế quyền lực nhà
nước…không thấy được giải quyết trong bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992
này, blogger Phạm Lê Vương Các bày tỏ quan ngại:
Nếu được thông qua, nó sẽ tiếp tục báo hiệu cho những hình ảnh người
nông dân ùn ùn kéo nhau đi khiếu kiện đất đai, bất đồng chính kiến lần
lược rủ nhau vào tù vì “đe dọa cho an ninh quốc gia và trật tự công
cộng”, cho đến việc người dân phải oằn lưng gánh nợ cho sự thua lỗ của
các tập đoàn nhà nước, và rồi chúng ta sẽ tiếp tục được nghe những điệp
khúc tự chỉnh đốn, phê bình và tự phê bình lên một tầm cao mới.
Vậy sửa đổi hiến pháp để làm gì?
Trong bối cảnh như vậy, nhiều bloggers cảnh báo rằng việc giới cầm quyền
cho sửa đổi hiến pháp là vô nghĩa, đó là chưa kể các quan mọi cấp lâu
nay chứng tỏ bất tuân luật pháp – mà nói theo lời báo Tổ Quốc, “chính
đảng CS cũng không coi hiến pháp ra gì”.
Khi nêu lên câu hỏi là giới cầm quyền “Sửa đổi hiến pháp để làm gì ?”,
tờ báo nhắc lại rằng Hà Nội đã 5 lần sửa đổi hiến pháp, nhưng “Tất cả
đều chỉ nhắm giải quyết một vấn đề nhất thời của ban lãnh đạo CS, chứ
hoàn toàn không liên quan gì tới lợi ích dân tộc” cả.
Nhà báo Nguyễn Minh Cần, khi “Lan man chuyện hiến pháp”, khẳng định rằng:
Mục đích chính của đảng cầm quyền là qua việc lấy ý kiến dân để sửa đổi
hiến pháp lần này là để khoác lên chế độ độc tài toàn trị hiện hữu,
khoác lên đảng cầm quyền một cái áo choàng “chính thống”,“chính danh”
nào đó bằng cách tuyên bố cuộc lấy ý kiến của dân vừa qua đã hoàn toàn
thắng lợi, “nó tương đương với một cuộc Trưng cầu dân ý”! Nghĩa là họ sẽ
“mập mờ đánh lận con đen” là đảng cầm quyền đã “hiện thực hóa quyền dân
chủ trực tiếp của nhân dân” trong “một cuộc Trưng cầu dân ý” (!),trong
“một Ðại hội Diên Hồng của dân tộc ta trong thời đại mới”(!) và toàn dân
đã chuẩn thuận, đã phúc quyết bản hiến pháp sửa đổi, như vậy là toàn
dân đã cho phép cái gọi là đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục trường kỳ
thống trị nhân dân Việt Nam “muôn năm”.
Qua bài “Hiến pháp và thực tế VN”, BS Hồ Hải phân tích:
Sau thời gian hơn 20 năm cởi trói, một thành phần lớn của đảng, kể cả
quân đội và an ninh, đã tích lũy tư bản kiểu hoang dã, đến lúc này cần
thể chế hóa cương lĩnh của đảng cho việc được luật hóa những tài sản bất
chính, nên cần phải sửa đổi hiến pháp cho phù hợp…Chưa bao giờ đảng cầm
quyền tôn trọng hiến pháp trong quá trình điều hành đất nước. Đó là ý
nghĩa thực tiễn của lần sửa đổi hiến pháp (trong năm 2013) này.
Blogger Trương Nhân Tuấn đề cập đến “Những vấn đề hiến pháp: Tình trạng
con vua thì lại làm vua”, nêu lên câu hỏi rằng hiến pháp sẽ sử dụng vào
việc gì nếu “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa, như
tình trạng đã và đang xảy ra ở VN ?”. Tác giả nhận thấy ở VN ngày nay,
các “con ông cháu cha” tài cán chưa biết ra sao nhưng đều được “gài” vào
các chức vụ then chốt để trực chờ thay thế cha, ông “lãnh đạo” gần 90
triệu dân VN này. Cho nên, theo tác giả, tình trạng “con vua thì được
làm vua” của chế độ phong kiến ngày xưa được trá hình trong chế độ VN
ngày nay, thì nói chuyện về hiến pháp nhiều khi chỉ là “chuyện trào
phúng, mất thì giờ” mà thôi. Tác giả báo động:
Sự việc “con vua thì lại làm vua” của tầng lớp con cháu của các đảng
viên cao cấp hiện nay tại VN, chỉ có thể xảy ra ở các xã hội bán khai,
phong kiến. Không hề có qui định nào trong Hiến pháp thành phần “thái tử
đỏ” này sẽ là thành phần lãnh đạo tương lai. Tất cả các qui định trong
Hiến pháp về quyền lực nhà nước đều vô ích. Việc này không chỉ trái với
sự “tiến hóa”, mà còn làm cho những thành viên ưu tú của xã hội, những
người có tư chất tự nhiên “lãnh đạo”, không có môi trường phát triển.
Nếu không, họ trở thành nạn nhân của chế độ, những người bị bắt vì “khác
chính kiến”. Đây là một hình thức phung phí nhân tài của đất nước.
Blogger Trương Nhân Tuấn nhân tiện lưu ý rằng giới cầm quyền trong mấy
thập niên qua đã không hoàn thành nhiệm vụ lịch sử được rầm rộ quảng bá
là làm cho “dân giàu nước mạnh”, mà lèo lái đất nước “đi từ thất bại này
đến thất bại khác”: Nền kinh tế kiệt quệ, tài nguyên bị khai thác bừa
bãi, cạn kiệt, môi trường bị tàn phá, đạo lý xã hội suy đồi, con người
hư hỏng, đất nước bị phương Bắc đe doạ, lãnh thổ không còn nguyên vẹn
như Tiền Nhân để lại… Tác giả xem chừng như không dằn được bực tức:
Nhưng Hiến pháp Việt Nam vẫn khẳng định con đường đã thất bại từ hơn ba
thập niên qua. Ngay trong những dòng mở đầu của Hiến pháp, những quan
điểm chủ quan về “lịch sử”, với thành quả hoang tưởng, với các mục tiêu
“ảo tưởng”. Trong khi bản Hiến pháp trước hết là một văn bản “luật”. Lời
mở đầu Hiến pháp của các nước Mỹ, Pháp... từ thập niên 70 trở đi đã trở
thành “luật”. Lời mở đầu Hiến pháp VN là một diễn văn chính trị nhạt
nhẽo, rỗng tuyếch…Hiến pháp này không thể sửa, mà phải thay thế.
Nhân chuyện nhà nước kêu gọi toàn dân góp ý sửa đổi hiến pháp, blogger
Người buôn Gió có bài “Kiến nghị lên trời và sự tích nước Chai”, kể rằng
“Ngày xửa ngày xưa ở một nước giáp biển Đông, có tên là nước Chai. Năm
ấy nước Chai loạn, kinh tế, chính sự, chủ quyền mọi thứ đều be bét. Bởi
thế triều đình mới sửa hiến pháp gọi là có thay đổi chút ít từ trên cao,
ngõ hầu trấn an dân chúng. Nhóm nhân sĩ, trí thức lựa dịp ấy, mới làm
tờ sớ trình một bản hiến pháp mới có sửa đổi dựa trên bản hiến pháp cũ.
Sớ được đưa đi bốn phương để thỉnh bá tánh. Sớ đưa ra công chúng hàng
ngàn người ký đồng tình, triều đình vội vã họp lại nghị luận. Các quan
trách nhau rằng "Vội bày ra trò đó làm chi, không khéo bọn hủ nho lợi
dụng làm xằng."
Quan khác nói "Giờ uy tín triều đình đã không còn trong bá tính, kêu góp
ý sửa chứ đã sửa cái gì đâu mà phải lo. Cứ kệ cho chúng góp ý để khách
quan. Dao kia ta nắm đằng chuôi, có gì phải sợ."
Quan nọ nói "Đúng, cho chúng kiến nghị lên trời là hết chuyện."
Về sau hiến pháp chả có gì thay đổi, cãi nhau, dèm nhau một chập rồi
phần thắng vẫn thuộc về bên nắm quyền. Bấy giờ dân chúng mới nhận ra
quan lại nước mình chả ai mọc râu trên mặt cả. Bởi vậy họ tự đặt nước
mình là nước Chai.
RFA 25-2-13
Thanh Quang, phóng viên RFA
Lòng Yêu nước là gì?
Lòng yêu nước thông thường được định nghĩa là tình yêu và sự tận tâm với
đất nước và lý tưởng của đất nước. Một niềm tin mạnh mẽ vào chủ nghĩa
dân tộc, mà vốn là sự hiến dâng cho các lợi ích quốc gia, cũng thường
được bao gồm trong định nghĩa của lòng yêu nước. Lòng yêu nước cũng dùng
để chỉ ý thức đoàn kết giữa các cư dân của một quốc gia, đặc biệt là
người bản xứ của vùng đất đó, và một ý chí vững chắc để duy trì một
chính phủ có chủ quyền. Tất nhiên, những người yêu nước cũng thường xem
độc lập dân tộc là cần thiết để bảo vệ các công dân và lối sống của họ.
Một người có thể yêu nước đối với xứ sở nơi họ là công dân hoặc thường
trú, hoặc một người có thể là yêu nước, hướng về quê hương mình, ngay cả
khi người đó không phải là công dân và không sống trên đất nước.
Trong một số trường hợp, có tình yêu và tận tụy với quốc gia không có
nghĩa là có một tình yêu và tận tụy với chính phủ của đất nước đó. Một
người có thể tin tưởng vào các nguyên tắc mà dựa vào đó quốc gia được
thành lập, nhưng có thể tin rằng Do đó, những người có thể tin rằng phản
đối chính phủ hiện tại thúc giục chính phủ trở về các nguyên tắc lập
quốc mới là yêu nước.
Mặc dù người yêu nước thường nhất trí về định nghĩa cơ bản của tinh thần
ái quốc, nhưng họ không luôn luôn đồng ý về việc người yêu nước phải
phản ứng như thế nào khi phải đối mặt với một quyết định unge hộ hoặc
chống lại các quyết định và chính sách của đất nước. Ý hiến cá nhân và
quan điểm chính trị, địa vị xã hội, tín ngưỡng tôn giáo và kinh nghiệm
sống có thể ảnh hưởng đến niềm tin về định nghĩa của lòng yêu nước. Ví
dụ, một người tận tâm với đất nước có thể không đi xa tới mức ủng hộ
quyết định để quốc gia mình đi đến chiến tranh. Họ có thể phản ứng theo
những cách khác nhau, chẳng hạn như tham gia vào các cuộc biểu tình công
khai chống lại chiến tranh trong khi lại ủng hộ đát nước trong các
quyết định khác, hoặc từ chối làm lính chiến đấu cho dân tộc. Những
người khác thì tin rằng sự thể hiện lòng yêu nước thật sự trong tình
hình như vậy phải là chấp nhận quyết định đi đến chiến tranh của quốc
gia bằng cách từ chối biểu tình công cộng, trong một số trường hợp bằng
cách gia nhập quân đội, hoặc bằng cách hỗ trợ quân đội của đất nước và
chính quyền.
Tôn giáo của một người cũng có thể ảnh hưởng đến định nghĩa của mỗi cá
nhân về người yêu nước. Ví dụ, các thành viên của một tôn giáo là công
dân của một quốc gia được cai trị bởi một tôn giáo khác thường chứng thể
hiện lòng yêu nước đến một mức độ nhất định, bởi vì niềm tin của họ là
họ nên theo tôn giáo của họ hơn là theo chính phủ. Nếu đức tin của họ
cuộc xung đột với chính phủ, họ thường chọn theo niềm tin tôn giáo của
họ.
Những người được đối xử như công dân hạng hai cũng có thể có giải thích
khác nhau về định nghĩa một người yêu nước. Các thành viên của một tầng
lớp nhân dân bị áp bức, chẳng hạn, không có thể yêu nước mình theo cùng
một cách như các thành viên của các tầng lớp khác. Đối với họ, lòng yêu
nước có lẽ được thể hiện nhiều hơn như là một niềm hy vọng vào sự thay
đổi ở đất nước mình.
Nguyễn Quang dịch, WiseGeek
Trích từ Một góc của tôi
Muốn có Cách mạng thì phải có tổ chức
Hãy bắt đầu từ nguyên tắc căn bản nhất: Không có phong trào nào có
thể lật đổ nổi chế độ vững như bàn thạch trừ phi phong trào có chiến
lược. Chiến lược này nhất thiết đòi hỏi phải phân tích một cách hệ thống
những điểm yếu của đối phương, vạch ra kế hoạch làm đối phương suy yếu
dần, đồng thời đoán trước cuộc đấu tranh có thể diễn ra theo chiều hướng
nào. Để hình thành được chiến lược như thế, phong trào cần có sự lãnh
đạo. Và để theo đuổi chiến lược như thế qua những thời kỳ khó khăn trong
tương lai - khi những cuộc biểu tình bất bạo động có thể bị đáp lại
bằng bạo lực - phong trào phải cần có sự đoàn kết.
Phải chăng có thể là những nhà lãnh đạo cuộc nổi dậy được đánh giá quá cao? Theo sau Mùa Xuân Ả Rập, phong trào Chiếm Phố Wall, và những cuộc vùng lên khác của dân chúng trên khắp thế giới chống lại các chế độ độc tài và thối nát, các nhà phân tích địa chính trị đang hỏi những câu hỏi cơ bản về ý nghĩa của sự lãnh đạo trong các cuộc đấu tranh như thế. Loại lãnh đạo nào cần thiết trong các cuộc nổi dậy bất bạo động? Và trong thời đại số này, phải chăng những cuộc nổi dậy cũng phải cần có người lãnh đạo?
Câu trả lời lãng mạn là các cuộc đấu tranh bất bạo động không còn cần đến nhà lãnh đạo có tầm thu hút lớn - những cuộc đấu tranh này có thể xuất hiện tức thời khi nhân dân bị áp bức đồng loạt nổi dậy và liên lạc với nhau qua Facebook và Twitter. Người ta cho rằng sự thiếu tổ chức hay thiếu tầng lớp lãnh đạo này rất thích hợp với các mục tiêu của những phong trào như thế. Nơi nào những người nổi dậy đấu tranh cho nền pháp trị dân chủ, nơi ấy chẳng ai nên sai bảo ai. Hơn nữa, cái được coi là thiếu sự lãnh đạo ấy còn có lợi ích phụ ở chỗ nhà cầm quyền không thể nào tiêu diệt được phong trào bằng cách vây bắt những người cầm đầu. Ta không thể chém bay đầu nếu không có đầu.
Cách đây một năm, theo sau chiến thắng nức lòng của cuộc cách mạng Ai Cập, cuộc cách mạng điển hình ấy đã có tiếng vang xa. Nhưng Mùa Xuân Ả Rập không trôi qua êm đềm. Libya phải trải qua cuộc đấu tranh dài và đẫm máu mới lật đổ được Đại tá Muammar Gaddafi, còn Syria càng ngày càng bị hút sâu vào cuộc nội chiến. Ngay cả Ai Cập cũng không còn là chiến thắng trọn vẹn đối với những nhà cách mạng Facebook: Huynh đệ Hồi giáo, vốn có tầng lớp lãnh đạo truyền thống hơn và tôn trọng tổ chức, hoàn toàn sẵn sàng giật lấy thành quả của phong trào dân chúng chiếm đóng Quảng trường Tahrir.
KHÔNG CÒN TỨC GIẬN SUÔNG NỮA
"Đây là cuộc chiến tranh bằng các phương tiện khác," Robert Helvey, cựu đại tá Mỹ chuyên nghiên cứu về đấu tranh bất bạo động và huấn luyện các nhà hoạt động dân chủ về những phương pháp đấu tranh bất bạo động, nói. "Nếu ta có ý định muốn tiến hành đấu tranh bất bạo động thì mọi người cần phải thống nhất với nhau." Những nhà phân tích sáng suốt nhất về các phong trào bất bạo động gần đây đều không bao giờ tin những phong trào này có nhiều cơ may thành công trừ phi họ có sự lãnh đạo, đoàn kết, và chiến lược.
Hãy bắt đầu từ nguyên tắc căn bản nhất: Không có phong trào nào có thể lật đổ nổi chế độ vững như bàn thạch trừ phi phong trào có chiến lược. Chiến lược này nhất thiết đòi hỏi phải phân tích một cách hệ thống những điểm yếu của đối phương, vạch ra kế hoạch làm đối phương suy yếu dần, đồng thời đoán trước cuộc đấu tranh có thể diễn ra theo chiều hướng nào. Để hình thành được chiến lược như thế, phong trào cần có sự lãnh đạo. Và để theo đuổi chiến lược như thế qua những thời kỳ khó khăn trong tương lai - khi những cuộc biểu tình bất bạo động có thể bị đáp lại bằng bạo lực - phong trào phải cần có sự đoàn kết. Srdja Popovic, lãnh đạo của Otpor, nhóm sinh viên Serbia đã góp phần lật đổ chế độ độc tài của Slobodan Milosevich vào năm 2000, bây giờ hướng dẫn các nhà hoạt động dân chủ cách thức tổ chức những phong trào tương tự. Ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự đoàn kết, và cho họ biết một trong những lý do giúp Otpor thắng được Milosevic là nhờ Otpor thuyết phục các nhóm nhà chính trị không nên tranh cãi vặt với nhau nữa mà hãy đoàn kết lại để ủng hộ một ứng cử viên duy nhất.
Lãnh đạo phải vạch ra kế hoạch cho từng giai đoạn đấu tranh khác nhau. Helvey nói thường có ba giai đoạn: lật đổ chế độ; thành lập chính phủ dân chủ, hay có thể chính phủ lâm thời; và rồi bảo vệ chính phủ non trẻ chống lại các cuộc đảo chánh. Ông chỉ ra rằng tuy sinh viên Ai Cập lật đổ được Hosni Mubarak, nhưng họ không có kế hoạch tiếp theo ngay sau đó, cho nên Huynh Đệ Hồi Giáo nhảy vào nắm quyền. Sinh viên đã thắng trận chiến quan trọng, nhưng kẻ khác đã cướp lấy phần thưởng từ trên tay họ.
Vấn đề ở Ai Cập đã vượt quá giai đoạn thay đổi chế độ, nhưng đa số các phong trào thậm chí vẫn còn đấu tranh để đạt đến giai đoạn đầu tiên này. Một lần nữa, đó là thường do thiếu sự lãnh đạo tài ba. Gene Sharp, giáo sư đại học ở Boston đã nghiên cứu về đấu tranh bất bạo động trong hơn 60 năm qua, khẳng định thật là điên rồ khi cho rằng ta không cần những người lãnh đạo. Lịch sử chứng minh lập luận này; không có nhiều và có lẽ cũng chẳng có những cuộc đấu tranh bất bạo động nào không có người lãnh đạo mà lại thành công, theo lời Adam Roberts, giáo sư danh dự về quan hệ quốc tế ở đại học Oxford. Phong trào chiếm đóng phố Wall có thể là trường hợp minh họa điều này. Lúc đầu danh tiếng của phong trào nổi lên như cồn nhưng những người tham gia phong trào dường như không có bất kỳ chiến lược nào ngoài chuyện dựng lều ở những nơi công cộng, nên dần dần công chúng chẳng còn quan tâm đến. Cuộc cách mạng Syria đang diễn ra là trường hợp khác về những nguy hiểm của cuộc nổi dậy mà không có chiến lược tốt. Những nhà hoạt động dân chủ ở đấy dường như không có bất kỳ kế hoạch hành động nào khi chế độ của tổng thống Bashar al-Assad phản công lại bằng tra tấn, giam cầm, và thảm sát- mặc dù phản ứng tàn bạo của chế độ là điều có thể tiên đoán được.
Các nhà hoạt động dân chủ Syria đã phạm phải một sai lầm khác về chiến lược: lúc đầu họ quá nhấn mạnh đến các cuộc biểu tình chống chế độ, mặc dù những cuộc biểu tình công khai rất quan trọng trong các phong trào cách mạng, nhưng những người biểu tình trực diện như thế dễ bị trấn áp tàn bạo. Những chiến thuật thay thế biểu tình, như tẩy chay và đình công, có thể là phương cách tốt hơn để thách thức chế độ trong khi duy trì mức độ thương vong của ta thấp. Muốn như thế phải cần có lãnh đạo để phối hợp hoạt động dựa theo chiến lược đó. Công bằng mà nói, những nhà hoạt động dân chủ ở Syria không thể nào tổ chức hay thậm chí liên lạc được với bất kỳ nhóm nào lớn hơn những chi bộ nhỏ vì ngay khi họ liều lĩnh ra mặt đấu tranh, họ liền bị bắt, bị tra tấn hay bị sát hại. Sau hàng tháng trời bị chế độ đánh tơi tả, chính những nhà hoạt động dân chủ Syria ngày càng quay sang đấu tranh bằng bạo lực.
NHỮNG NHÀ TUYÊN TRUYỀN VÀ NHỮNG NHÀ CHIẾN LƯỢC
Loại lãnh đạo nào cần thiết để duy trì cuộc cách mạng bất bạo động? Vì những cuộc cách mạng các mạng xã hội không có người đứng đầu dường như chắc chắn bị thất bại, nên người ta dễ bị quyến rũ sang đối cực khác - nhà lãnh đạo phi thường có tầm thu hút lớn. Lịch sử dường như mĩm cười với chiến thuật này: phong trào độc lập ở Ấn Độ có Mohandas Gandhi; phong trào dân quyền ở Mỹ có Martin Luther King, phong trào chống Apartheid có Nelson Mandela. Gần đây hơn, Aung San Suu Kyi là khuôn mặt cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài ở Miến Điện, và Anna Hazare nhà lãnh đạo phong trào chống tham nhũng ở Ấn Độ. Toàn là những nhà lãnh đạo khích lệ.
"Khi ta tổ chức cuộc cách mạng, lãnh đạo lôi cuốn có ảnh hưởng rất thuận lợi đến sự thành công của phong trào," Helvey nói. Thật may mắn khi có nhà lãnh đạo mạnh biết tập hợp mọi người lại và biết làm cho mọi người quyết tâm hành động theo kế hoạch. "Ta không thể nào có dân chủ khi tiến hành chiến tranh," ông giải thích. "Một khi quyết định đã thông qua, mọi người phải thực hiện theo quyết định."
Tuy nhiên, thật sai lầm khi vội vàng kết luận rằng sự lãnh đạo thành công phải xuất phát từ nhân vật có ảnh hưởng nhất. Đội ngũ lãnh đạo có nhiều ưu thế hơn: phong trào vẫn tồn tại nếu bất kỳ nhà lãnh đạo nào bị bắt hay bị sát hại; phong trào có thể ngăn chặn nhà lãnh đạo trở nên quá tự phụ hay thậm chí biến thành nhà độc tài mới, và lãnh đạo tập thể ấy có thể nảy sinh ra nhiều ý tưởng mới lạ, vì những ý tưởng mới có thể không được lan truyền nếu có nhà lãnh đạo có quá nhiều quyền lực.
Vả lại, không phải tất cả những phong trào chúng ta nghĩ do những nhà lãnh đạo có tầm thu hút lớn đứng đầu đều đặt dưới sự lãnh đạo của một người duy nhất. Thường có vài nhà lãnh đạo khích lệ. Hãy nghĩ về sự kết hợp giữa Jawaharlal Nehru và Gandhi ở Ấn Độ ; hay Viktor Yushchenko và Yulia Tymoshenko trong cuộc Cách mạng Cam ở Ukraine vào năm 2004-2005. Ngay cả khi có một nhà lãnh đạo mạnh duy nhất, người đó có lẽ không có tất cả những phẩm chất cần thiết để đưa cuộc đấu tranh đến kết thúc thắng lợi. Các phong trào cần cả các nhà tuyên truyền xuất sắc và những nhà chiến lược sáng suốt. Trong rất ít trường hợp - chẳng hạn như trường hợp của Gandhi, người vừa là nhà lãnh đạo có nhiệt huyết vừa là nhà chiến lược bẩm sinh - cả hai phẩm chất đều có ở một người.
Trường hợp ngược lại thì điển hình hơn. Ví dụ, tài diễn thuyết xuất sắc của Martin Luther King kết hợp với thiên tài chiến thuật của Bayard Rustin, theo ông Roberts. Rustin từng sang Ấn Độ vào năm 1948 để học những bài học tranh đấu của Gandhi, đã truyền đạt lại cho King nhiều điều hay về cuộc đấu tranh bất bạo động. (Một trong những lời khuyên của ông: Không bao giờ làm điều gì hai lần.)
MBA VỀ CÁCH MẠNG BẤT BẠO ĐỘNG?
Phải chăng có thể dạy người ta cách tổ chức cuộc cách mạng bất bạo động? Đối với chiến tranh truyền thống, có các trường võ bị- chẳng hạn West Point ở Hoa Kỳ và Sandhurst ở Anh- chuyên dạy các chiến lược tác chiến. Sau khi được đào tạo ở trường võ bị, các sĩ quan trẻ lúc đó được nhận vào tập sự để nghiên cứu các chiến dịch quân sự cho các chỉ huy cấp cao. Không có trường dạy bất bạo đông tương đương với Sandhurst, nhưng vẫn có những cố gắng để đào tạo những nhà lãnh đạo cho các cuộc đấu tranh bất bạo động. Trong suốt phong trào chống Apartheid, những nhà lãnh đạo trẻ được đào tạo ở Phoenix Settlement của Gandhi gần Durban. Viện nghiên cứu Albert Einstein của Sharp tổ chức những lớp học về đấu tranh phản kháng, cũng như Trung Tâm Ứng Dụng Bất Bạo Động (CANVAS) mới của Popovic đã đào tạo các nhà hoạt động dân chủ ở vài nước, trong đó có Ai Cập, Ukraine, và Georgia.
Cũng có một vài lớp ở đại học. Một lớp là chương trình sau đại học về chiến lược và phương pháp thay đổi xã hội bất bạo động do CANVAS lập ra ở Đại học Belgrade. Lớp khác là giáo dục cao cấp về xung đột bất bạo động của Fletcher Summer Institute thuộc đại học Tufts ở Boston.
Càng ngày cũng càng có nhiều giáo sư đại học nghiên cứu về lĩnh vực này. Sách và các bài viết của họ dần dần đang đến tay các nhà hoạt động dân chủ ở những nơi cuộc đấu tranh thực sự diễn ra, và những cuốn sách ấy đang nói với họ điều này: Để chiến thắng trong cuộc đấu tranh bất bạo động ta phải có sự lãnh đạo và chiến lược vững vàng. Theo thời gian những sáng kiến như thế sẽ đưa những kiến thức liên quan đến càng ngày càng nhiều các nhà lãnh đạo mới xuất hiện để giúp họ trở thành những chiến sĩ bất bạo động giỏi hơn. Cho nên sự chia sẻ kiến thức ấy có lẽ khiến cho cuộc nổi dậy bất bạo động kế tiếp sẽ không chỉ lật đổ nhà độc tài, mà sẽ thay thế y bằng chính quyền dân chủ khả thi.
Phải chăng có thể là những nhà lãnh đạo cuộc nổi dậy được đánh giá quá cao? Theo sau Mùa Xuân Ả Rập, phong trào Chiếm Phố Wall, và những cuộc vùng lên khác của dân chúng trên khắp thế giới chống lại các chế độ độc tài và thối nát, các nhà phân tích địa chính trị đang hỏi những câu hỏi cơ bản về ý nghĩa của sự lãnh đạo trong các cuộc đấu tranh như thế. Loại lãnh đạo nào cần thiết trong các cuộc nổi dậy bất bạo động? Và trong thời đại số này, phải chăng những cuộc nổi dậy cũng phải cần có người lãnh đạo?
Câu trả lời lãng mạn là các cuộc đấu tranh bất bạo động không còn cần đến nhà lãnh đạo có tầm thu hút lớn - những cuộc đấu tranh này có thể xuất hiện tức thời khi nhân dân bị áp bức đồng loạt nổi dậy và liên lạc với nhau qua Facebook và Twitter. Người ta cho rằng sự thiếu tổ chức hay thiếu tầng lớp lãnh đạo này rất thích hợp với các mục tiêu của những phong trào như thế. Nơi nào những người nổi dậy đấu tranh cho nền pháp trị dân chủ, nơi ấy chẳng ai nên sai bảo ai. Hơn nữa, cái được coi là thiếu sự lãnh đạo ấy còn có lợi ích phụ ở chỗ nhà cầm quyền không thể nào tiêu diệt được phong trào bằng cách vây bắt những người cầm đầu. Ta không thể chém bay đầu nếu không có đầu.
Cách đây một năm, theo sau chiến thắng nức lòng của cuộc cách mạng Ai Cập, cuộc cách mạng điển hình ấy đã có tiếng vang xa. Nhưng Mùa Xuân Ả Rập không trôi qua êm đềm. Libya phải trải qua cuộc đấu tranh dài và đẫm máu mới lật đổ được Đại tá Muammar Gaddafi, còn Syria càng ngày càng bị hút sâu vào cuộc nội chiến. Ngay cả Ai Cập cũng không còn là chiến thắng trọn vẹn đối với những nhà cách mạng Facebook: Huynh đệ Hồi giáo, vốn có tầng lớp lãnh đạo truyền thống hơn và tôn trọng tổ chức, hoàn toàn sẵn sàng giật lấy thành quả của phong trào dân chúng chiếm đóng Quảng trường Tahrir.
KHÔNG CÒN TỨC GIẬN SUÔNG NỮA
"Đây là cuộc chiến tranh bằng các phương tiện khác," Robert Helvey, cựu đại tá Mỹ chuyên nghiên cứu về đấu tranh bất bạo động và huấn luyện các nhà hoạt động dân chủ về những phương pháp đấu tranh bất bạo động, nói. "Nếu ta có ý định muốn tiến hành đấu tranh bất bạo động thì mọi người cần phải thống nhất với nhau." Những nhà phân tích sáng suốt nhất về các phong trào bất bạo động gần đây đều không bao giờ tin những phong trào này có nhiều cơ may thành công trừ phi họ có sự lãnh đạo, đoàn kết, và chiến lược.
Hãy bắt đầu từ nguyên tắc căn bản nhất: Không có phong trào nào có thể lật đổ nổi chế độ vững như bàn thạch trừ phi phong trào có chiến lược. Chiến lược này nhất thiết đòi hỏi phải phân tích một cách hệ thống những điểm yếu của đối phương, vạch ra kế hoạch làm đối phương suy yếu dần, đồng thời đoán trước cuộc đấu tranh có thể diễn ra theo chiều hướng nào. Để hình thành được chiến lược như thế, phong trào cần có sự lãnh đạo. Và để theo đuổi chiến lược như thế qua những thời kỳ khó khăn trong tương lai - khi những cuộc biểu tình bất bạo động có thể bị đáp lại bằng bạo lực - phong trào phải cần có sự đoàn kết. Srdja Popovic, lãnh đạo của Otpor, nhóm sinh viên Serbia đã góp phần lật đổ chế độ độc tài của Slobodan Milosevich vào năm 2000, bây giờ hướng dẫn các nhà hoạt động dân chủ cách thức tổ chức những phong trào tương tự. Ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự đoàn kết, và cho họ biết một trong những lý do giúp Otpor thắng được Milosevic là nhờ Otpor thuyết phục các nhóm nhà chính trị không nên tranh cãi vặt với nhau nữa mà hãy đoàn kết lại để ủng hộ một ứng cử viên duy nhất.
Lãnh đạo phải vạch ra kế hoạch cho từng giai đoạn đấu tranh khác nhau. Helvey nói thường có ba giai đoạn: lật đổ chế độ; thành lập chính phủ dân chủ, hay có thể chính phủ lâm thời; và rồi bảo vệ chính phủ non trẻ chống lại các cuộc đảo chánh. Ông chỉ ra rằng tuy sinh viên Ai Cập lật đổ được Hosni Mubarak, nhưng họ không có kế hoạch tiếp theo ngay sau đó, cho nên Huynh Đệ Hồi Giáo nhảy vào nắm quyền. Sinh viên đã thắng trận chiến quan trọng, nhưng kẻ khác đã cướp lấy phần thưởng từ trên tay họ.
Vấn đề ở Ai Cập đã vượt quá giai đoạn thay đổi chế độ, nhưng đa số các phong trào thậm chí vẫn còn đấu tranh để đạt đến giai đoạn đầu tiên này. Một lần nữa, đó là thường do thiếu sự lãnh đạo tài ba. Gene Sharp, giáo sư đại học ở Boston đã nghiên cứu về đấu tranh bất bạo động trong hơn 60 năm qua, khẳng định thật là điên rồ khi cho rằng ta không cần những người lãnh đạo. Lịch sử chứng minh lập luận này; không có nhiều và có lẽ cũng chẳng có những cuộc đấu tranh bất bạo động nào không có người lãnh đạo mà lại thành công, theo lời Adam Roberts, giáo sư danh dự về quan hệ quốc tế ở đại học Oxford. Phong trào chiếm đóng phố Wall có thể là trường hợp minh họa điều này. Lúc đầu danh tiếng của phong trào nổi lên như cồn nhưng những người tham gia phong trào dường như không có bất kỳ chiến lược nào ngoài chuyện dựng lều ở những nơi công cộng, nên dần dần công chúng chẳng còn quan tâm đến. Cuộc cách mạng Syria đang diễn ra là trường hợp khác về những nguy hiểm của cuộc nổi dậy mà không có chiến lược tốt. Những nhà hoạt động dân chủ ở đấy dường như không có bất kỳ kế hoạch hành động nào khi chế độ của tổng thống Bashar al-Assad phản công lại bằng tra tấn, giam cầm, và thảm sát- mặc dù phản ứng tàn bạo của chế độ là điều có thể tiên đoán được.
Các nhà hoạt động dân chủ Syria đã phạm phải một sai lầm khác về chiến lược: lúc đầu họ quá nhấn mạnh đến các cuộc biểu tình chống chế độ, mặc dù những cuộc biểu tình công khai rất quan trọng trong các phong trào cách mạng, nhưng những người biểu tình trực diện như thế dễ bị trấn áp tàn bạo. Những chiến thuật thay thế biểu tình, như tẩy chay và đình công, có thể là phương cách tốt hơn để thách thức chế độ trong khi duy trì mức độ thương vong của ta thấp. Muốn như thế phải cần có lãnh đạo để phối hợp hoạt động dựa theo chiến lược đó. Công bằng mà nói, những nhà hoạt động dân chủ ở Syria không thể nào tổ chức hay thậm chí liên lạc được với bất kỳ nhóm nào lớn hơn những chi bộ nhỏ vì ngay khi họ liều lĩnh ra mặt đấu tranh, họ liền bị bắt, bị tra tấn hay bị sát hại. Sau hàng tháng trời bị chế độ đánh tơi tả, chính những nhà hoạt động dân chủ Syria ngày càng quay sang đấu tranh bằng bạo lực.
NHỮNG NHÀ TUYÊN TRUYỀN VÀ NHỮNG NHÀ CHIẾN LƯỢC
Loại lãnh đạo nào cần thiết để duy trì cuộc cách mạng bất bạo động? Vì những cuộc cách mạng các mạng xã hội không có người đứng đầu dường như chắc chắn bị thất bại, nên người ta dễ bị quyến rũ sang đối cực khác - nhà lãnh đạo phi thường có tầm thu hút lớn. Lịch sử dường như mĩm cười với chiến thuật này: phong trào độc lập ở Ấn Độ có Mohandas Gandhi; phong trào dân quyền ở Mỹ có Martin Luther King, phong trào chống Apartheid có Nelson Mandela. Gần đây hơn, Aung San Suu Kyi là khuôn mặt cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài ở Miến Điện, và Anna Hazare nhà lãnh đạo phong trào chống tham nhũng ở Ấn Độ. Toàn là những nhà lãnh đạo khích lệ.
"Khi ta tổ chức cuộc cách mạng, lãnh đạo lôi cuốn có ảnh hưởng rất thuận lợi đến sự thành công của phong trào," Helvey nói. Thật may mắn khi có nhà lãnh đạo mạnh biết tập hợp mọi người lại và biết làm cho mọi người quyết tâm hành động theo kế hoạch. "Ta không thể nào có dân chủ khi tiến hành chiến tranh," ông giải thích. "Một khi quyết định đã thông qua, mọi người phải thực hiện theo quyết định."
Tuy nhiên, thật sai lầm khi vội vàng kết luận rằng sự lãnh đạo thành công phải xuất phát từ nhân vật có ảnh hưởng nhất. Đội ngũ lãnh đạo có nhiều ưu thế hơn: phong trào vẫn tồn tại nếu bất kỳ nhà lãnh đạo nào bị bắt hay bị sát hại; phong trào có thể ngăn chặn nhà lãnh đạo trở nên quá tự phụ hay thậm chí biến thành nhà độc tài mới, và lãnh đạo tập thể ấy có thể nảy sinh ra nhiều ý tưởng mới lạ, vì những ý tưởng mới có thể không được lan truyền nếu có nhà lãnh đạo có quá nhiều quyền lực.
Vả lại, không phải tất cả những phong trào chúng ta nghĩ do những nhà lãnh đạo có tầm thu hút lớn đứng đầu đều đặt dưới sự lãnh đạo của một người duy nhất. Thường có vài nhà lãnh đạo khích lệ. Hãy nghĩ về sự kết hợp giữa Jawaharlal Nehru và Gandhi ở Ấn Độ ; hay Viktor Yushchenko và Yulia Tymoshenko trong cuộc Cách mạng Cam ở Ukraine vào năm 2004-2005. Ngay cả khi có một nhà lãnh đạo mạnh duy nhất, người đó có lẽ không có tất cả những phẩm chất cần thiết để đưa cuộc đấu tranh đến kết thúc thắng lợi. Các phong trào cần cả các nhà tuyên truyền xuất sắc và những nhà chiến lược sáng suốt. Trong rất ít trường hợp - chẳng hạn như trường hợp của Gandhi, người vừa là nhà lãnh đạo có nhiệt huyết vừa là nhà chiến lược bẩm sinh - cả hai phẩm chất đều có ở một người.
Trường hợp ngược lại thì điển hình hơn. Ví dụ, tài diễn thuyết xuất sắc của Martin Luther King kết hợp với thiên tài chiến thuật của Bayard Rustin, theo ông Roberts. Rustin từng sang Ấn Độ vào năm 1948 để học những bài học tranh đấu của Gandhi, đã truyền đạt lại cho King nhiều điều hay về cuộc đấu tranh bất bạo động. (Một trong những lời khuyên của ông: Không bao giờ làm điều gì hai lần.)
MBA VỀ CÁCH MẠNG BẤT BẠO ĐỘNG?
Phải chăng có thể dạy người ta cách tổ chức cuộc cách mạng bất bạo động? Đối với chiến tranh truyền thống, có các trường võ bị- chẳng hạn West Point ở Hoa Kỳ và Sandhurst ở Anh- chuyên dạy các chiến lược tác chiến. Sau khi được đào tạo ở trường võ bị, các sĩ quan trẻ lúc đó được nhận vào tập sự để nghiên cứu các chiến dịch quân sự cho các chỉ huy cấp cao. Không có trường dạy bất bạo đông tương đương với Sandhurst, nhưng vẫn có những cố gắng để đào tạo những nhà lãnh đạo cho các cuộc đấu tranh bất bạo động. Trong suốt phong trào chống Apartheid, những nhà lãnh đạo trẻ được đào tạo ở Phoenix Settlement của Gandhi gần Durban. Viện nghiên cứu Albert Einstein của Sharp tổ chức những lớp học về đấu tranh phản kháng, cũng như Trung Tâm Ứng Dụng Bất Bạo Động (CANVAS) mới của Popovic đã đào tạo các nhà hoạt động dân chủ ở vài nước, trong đó có Ai Cập, Ukraine, và Georgia.
Cũng có một vài lớp ở đại học. Một lớp là chương trình sau đại học về chiến lược và phương pháp thay đổi xã hội bất bạo động do CANVAS lập ra ở Đại học Belgrade. Lớp khác là giáo dục cao cấp về xung đột bất bạo động của Fletcher Summer Institute thuộc đại học Tufts ở Boston.
Càng ngày cũng càng có nhiều giáo sư đại học nghiên cứu về lĩnh vực này. Sách và các bài viết của họ dần dần đang đến tay các nhà hoạt động dân chủ ở những nơi cuộc đấu tranh thực sự diễn ra, và những cuốn sách ấy đang nói với họ điều này: Để chiến thắng trong cuộc đấu tranh bất bạo động ta phải có sự lãnh đạo và chiến lược vững vàng. Theo thời gian những sáng kiến như thế sẽ đưa những kiến thức liên quan đến càng ngày càng nhiều các nhà lãnh đạo mới xuất hiện để giúp họ trở thành những chiến sĩ bất bạo động giỏi hơn. Cho nên sự chia sẻ kiến thức ấy có lẽ khiến cho cuộc nổi dậy bất bạo động kế tiếp sẽ không chỉ lật đổ nhà độc tài, mà sẽ thay thế y bằng chính quyền dân chủ khả thi.
Nguồn: Tạp chí Reuters Magazine ngày 29/6/2012
Bản tiếng Việt: Trần Quốc Việt
(DLB)
Ung thư tăng vì người Việt bị “đầu độc” hàng ngày
Đồng phục học sinh Trung Quốc có chất gây ung thư -(Bảo vệ người tiêu dùng) – Trong các mẫu đồng phục đông thương hiệu Âu Hà (OuXia) có dư lượng chất độc sử dụng lâu ngày có thể dẫn tới ung thư.Dùng đồ nhựa đựng thức ăn, nhiễm độc melamine? -(Bảo vệ người tiêu dùng) – Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Y Cao Hùng (Đài Loan, Trung Quốc) cho thấy, dùng đồ ăn nóng trong bát, đĩa làm bằng nhựa có chứa chất melamine có thể gây hại cho sức khỏe.
Phunutoday
(Bảo vệ người tiêu dùng) – Việt Nam được xếp vào hàng các nước có nhiều bệnh nhân ung thư nhất thế giới, nguyên nhân thì có nhiều, nhưng cốt yếu vẫn là do thức ăn hằng ngày có nhiều chất bảo quản độc hại.Ung thư nhiều nhất thế giới
Theo một nghiên cứu của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam vừa được công bố, hiện tại, cả nước có từ 240.000 – 250.000 người mắc bệnh ung thư. Mỗi năm số bệnh nhân ung thư mắc mới là 150.000 người và có 75.000 người tử vong vì ung thư. Con số này vẫn đang tiếp tục có xu hướng tăng.
Các loại ung thư phổ biến là phổi, dạ dày, gan, đại tràng (với nam) và ung thư vú, cổ tử cung, dạ dày, phổi, đại trực tràng (với nữ)…
Thực phẩm chứa dư lượng chất bảo quản độc hại là một trong những nguyên nhân gây nên nhiều bệnh ung thư tại Việt Nam. Trong ảnh nho Trung Quốc dán mác nho Mỹ. Ảnh: TTO. |
Năm 2010, một khảo sát khác cũng được thực hiện riêng với bệnh ung thu vú ở nữa giới. Kết quả cho thấy Hà Nội và TP. HCM có tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất nước. Ở Hà Nội, cứ 100.000 phụ nữ có 30 người mắc ung thư vú, tỷ lệ này ở TP. HCM là 20/100.000 phụ nữ. Ung thư vú hiện trở thành loại bệnh thường gặp nhất ở nữ giới và tiếp tục tăng.
Trong một nghiên cứu của Bệnh viện K năm 2006, Việt Nam là vùng có tỉ lệ mắc ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư ở trẻ em… vào loại cao nhất thế giới và tiếp tục tăng. Ước tính mỗi năm cả nước có thêm 100.000 người mắc ung thư mới.
80% nguyên nhân gây bệnh ung thư là do môi trường bên ngoài, như chế độ dinh dưỡng ít rau quả, nhiều thịt, mỡ động vật, thừa đạm. Đặc biệt, thức ăn có chứa chất bảo quản thực phẩm là nguyên nhân quan trọng để gây bện ung thư.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác là làm việc trong môi trường độc hại, người dân có ý thức cao hơn về phòng, chống ung thư nên đi khám nhiều hơn, thiết bị khám hiện đại qua đó tỷ lệ phát hiện bệnh cao hơn.
Vì đâu ung thư nhiều?
Trong các nghiên cứu đều cho thấy, bệnh ung thư ngày càng tăng vì người dân đang phải dùng nhiều thực phẩm và đồ dùng có chứa chất bảo quản thực phẩm độc hại.
Chỉ tình riêng trong năm 2012, hàng ngàn vụ việc liên quan tới thực phẩm “bẩn” đã bị phát hiện, bắt giữ, hàng hóa có cả nhập khẩu và sản xuất trong nước.
Hằng ngày, người Việt Nam phải tiếp xúc với nhiều vật dụng chứa chất độc hại, như quần áo, đồ chơi, đồ nhựa… Trong ảnh là chất lạ trong áo ngực Trung Quốc. |
Trong thời gian tháng 7 – 8/2012, hàng loạt hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc cũng bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản vượt ngưỡng quy định từ vài lần tới hàng chục lần. Như nho, táo, lê, khoai tây…
Còn trong nước, nhiều người cũng vì lợi nhuận bất chất sức khỏe người tiêu dùng, như dùng hóa chất Trung Quốc để làm giá đỗ, ủ chín đu đủ, chuối, cà chua…
Ngoài ra, những cơ sở sản xuất hàng thực phẩm khác cũng liên tục bị phát hiện không đảm bảo vệ sinh, như các cơ sở dùng thịt thối để chế biến thực phẩm; tái chế dầu ăn từ dầu thải; dùng đường hóa học, chất tạo màu, tạo hương… để sản xuất bánh kẹo, nước ngọt, bia, rượu…
Không chỉ có thực phẩm, nhiều sản phẩm tiêu dùng cũng bị phát hiện chứa chất độc hại có thể gây ung thư, như quần áo, áo ngực chứa chất lạ, đồ chơi nhiễm kim loại nặng…
- Phạm Thanh
Mao là nhà lãnh đạo ‘tàn bạo’ nhất mọi thời đại
Vietinfo.eu
Cập nhật lúc 25-02-2013 15:19:27 (GMT+1)Mao Trạch Đông |
Theo trang web của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Mao Trạch Đông là nhà lãnh đạo tàn bạo nhất trong mọi thời đại. Trong danh sách 10 “bạo chúa” Mao đứng đầu và trong đó không có tên nào thuộc lãnh đạo Việt Nam.
10. Oliver Cromwell
Oliver Cromwell là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự vào thế kỷ thứ 17 ở Anh, ông được biết đến với các hành động tàn bạo chống lại người Công giáo ở Scotland và Ireland. Tại Ireland, Cromwell đã ra lệnh tàn sát gần 3.500 người ở Drogheda, bao gồm cả các linh mục Công giáo La Mã. Tại Wexford, ông cũng là người chịu trách nhiệm về cái chết của 3.500 người Công giáo. Trong toàn bộ chiến dịch của Oliver Cromwell ở Ai-len, người ta ước tính rằng 50.000 người đã thiệt mạng, bị đuổi ra khỏi nhà và bị trục xuất. Tại Scotland, ông đã tàn sát 2000 người ở Dundee và san bằng bến cảng của thành phố.
9. Maximilien Robespierre
Maximilien François Marie Isidore de Robespierre là một chính trị gia, nhà hùng biện, luật sư và là một nhân vật quan trọng trong cuộc cách mạng Pháp. Ông đã cai trị nước Pháp thời “Reign of Terror” (cai trị khủng khiếp) cướp đi sinh mạng từ 20.000 đến 40.000 người. Nhiều quý tộc, giáo sĩ, công dân tầng lớp trung lưu và nông dân đã bị hành quyết trong thời gian cai trị của ông. Robespierre bị đưa lên máy chém mà không cần xét xử vào năm 1794 vì các hành vi của ông là điều hiển nhiên của công lý.
8. Ivan the Terrible
Ivan the Terrible hoặc Ivan IV Vasilyevich là một Sa hoàng Nga và được coi như là người sáng lập đầu tiên của nước Nga hiện đại. Đóng góp quan trọng nhất của ông là cuộc chinh phục Siberia, tập trung quyền lực và tạo ra các luật mới. Hành động tàn bạo nhất của ông là “Sack Novgorod”, khi ông nghi ngờ rằng người dân thành thị đã lập kế hoạch để trốn sang Ba Lan. Ông đã cho xây dựng một bức tường xung quanh thành phố và mỗi ngày, quân đội của ông tàn sát 1500 người ngẫu nhiên, Ông ta đã giết con trai của mình trong một tranh luận sau khi Ivan đánh con dâu đang mang thai vì bị buộc tội mặc quần áo khiếm nhã.
7. Vlad III
Vlad III là người cai trị vùng Wallachia và dường như có niềm vui trong việc giết người và tra tấn tàn bạo. Số lượng nạn nhân của ông ước tính nằm trong khoảng từ 40.000 đến 100.000 người. Sự tàn bạo của ông như cảnh 20.000 xác chết bị đâm chém thối rữa bên ngoài thủ đô của ông bị ốm khi đội quân xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ quay trở lại.
6. Idi Amin
Idi Amin Dada là một nhà độc tài Uganda, đã lật đổ chế độ Milton Obote vào năm 1971 và lên nắm quyền sau cuộc đảo chính. Điểm nổi bật của chế độ ông là quản lý kinh tế yếu kém, tham nhũng, gia đình trị, giết người ngoài vòng pháp luật, đàn áp dân tộc, đàn áp chính trị và lạm dụng các quyền con người. Các nhóm nhân quyền và các nhà quan sát quốc tế ước tính từ 100.000 đến 1.500.000 người đã bị giết trong triều đại đẫm máu của ông ta. Amin thường xuyên thay đổi khi thấy phù hợp, với sự hỗ trợ từ các cường quốc phương Tây, Israel. chế độ Moammar Gaddafi, Liên Xô. Ông qua đời khi lưu vong tại Jeddah, Saudi Arabia.
5. Pol Pot
Pôn pót là người lãnh đạo đảng cộng sản Khmer Đỏ và là Thủ tướng Campuchia trong giai đoạn từ 1975 đến 1979. Ông chịu trách nhiệm trong tội ác diệt chủng đẫm máu nhằm vào các tri thức và tầng lớp tư sản dẫn đến cái chết của khoảng 1,5 triệu người Campuchia (khoảng 20% dân số tại thời điểm đó)
4. LEOPOLD II
Leopold đệ nhị là vị vua thứ hai của Bỉ và là người cai trị nhà nước tự do Congo. Dưới sự cai trị của ông đã gây ra cái chết của 3 triệu người dân Congo do bị áp bức lao động.
3. Adolf Hitler
Adolf Hitler là một chính trị gia và là nhân vật quan trọng của phát xít Đức. Ông đã thiết lập chế độ độc quyền quốc gia xã hội (Đức Quốc Xã) của Đệ tam Đế quốc. Chính sách của ông đã gây ra cái chết của hàng triệu người. Riêng ở Nga, 20 triệu dân thường và 7 triệu binh sĩ đã thiệt mạng trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
2. JOSEPH STALIN
Theo kết quả nghiên cứu ước tính có khoảng hơn 3 triệu người chết dưới chế độ của Stalin. Sau khi chế độ Liên Xô sụp đổ đã phát hiện nhiều hồ sơ ghi lại việc xử tử hơn 800 nghìn người vì liên quan đến chính trị, khoảng 1,7 triệu người chết ở Gulags và gần 400 nghìn người chết trong quá trình di cư. Ngoài ra, nạn đói đã cướp đi mạng sống của 6 triệu người.
Nhiều “nhà lãnh đạo” có biểu hiện thờ ơ đối với sự đau khổ của người khác và một số các “nhà lãnh đạo” ấy lại thích thú khi gây ra điều đó. Những “nhà lãnh đạo” này thường sử dụng bạo lực dưới sự ngụy trang của khuôn khổ xã hội hay pháp lý. Sau đây là 10 “nhà lãnh đạo” “tàn bạo” nhất trong lịch sử loài người, tác động to lớn trong lịch sử và trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến thế giới mà chúng ta đang sống hôm nay:
1. Mao Trạch Đông
Mặc dù dân số của Trung Quốc tăng gấp đôi từ 550 triệu người lên 900 triệu người dưới sự cai trị của ông, Mao Trạch Đông đã chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng triệu người. Trong giai đoạn đầu, các địa chủ đã bị bắt và xử tử, kết quả là có khoảng hơn 700 nghìn người chết. Ngoài ra, khoảng 6 triệu người đã bị ép vào các trại lao động và nhiều người đã bỏ mạng.
Vài năm sau, nạn đói và hậu quả của kế hoạch “Đại nhảy vọt” của Trung Quốc đã gây ra cái chết khoảng 15 đến 40 triệu người dân. Sự đau khổ của người dân Trung Quốc không dừng ở đó, cuộc Cách mạng Văn hóa vào những năm 60 đã trực tiếp ảnh hưởng hơn 100 triệu người dân Trung Quốc.
Trường Sa lược dịch (http://listfave.com/top-10-most-cruelest-rulers-of-all-time)
Nguồn: nguyentandung.org
Vì sao sếp ngân hàng liên tiếp dính tin đồn lao lý?
Xuất
hiện sau vụ án bầu Kiên, chỉ liên quan đến các lãnh đạo ngân hàng, loạt
tin đồn bắt giữ, quản thúc của nhóm sếp này khiến thị trường chứng
khoán Việt không ít lần chao đảo.
Trong gần 1 năm qua, thị trường tài chính Việt Nam liên tục xuất hiện
những tin đồn lãnh đạo doanh nghiệp bị bắt giam, khởi tố, trong đó có
tới 5 người là sếp của các ngân hàng. Điều đặc biệt là tất cả những tin
đồn này đều đến sau vụ án bắt giữ, khởi tố hình sự ông Nguyễn Đức Kiên,
nguyên Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ngân hàng cổ phần Á Châu (ACB).
Là cổ đông ngân hàng, từng giữ chức trong hội đồng sáng lập của một
trong những ngân hàng cổ phần lớn nhất Việt Nam, lại là ông bầu bóng đá,
rất nhiều lãnh đạo ngân hàng có mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp tới
bầu Kiên. Thực tế, trong những tin đồn về Chủ tịch tập đoàn Masan Nguyễn
Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ
tịch Hội đồng quản trị Eximbank Lê Hùng Dũng, hay cả những người ít xuất
hiện trên truyền thông như đại gia Trầm Bê - Phó chủ tịch Hội đồng quản
trị Sacombank, người ta vẫn thấy thấp thoáng đâu đó mối liên hệ với ông
bầu tóc bạc nổi tiếng một thời.
Thị trường chứng khoán luôn biến động bất thường sau mỗi tin đồn về sếp
ngân hàng, và những kẻ trục lợi có thể kiếm được cả trăm tỷ đồng từ sự
hoảng loạn của các nhà đầu tư.
Người đầu tiên dính tin đồn bị bắt trong hơn 1 năm gần đây là ông Trầm
Bê, Phó chủ tịch Ngân hàng Sacombank. Là một trong những đại gia Việt
kín tiếng, ông Trầm Bê rất ít khi xuất hiện trên các phương tiện truyền
thông. Ảnh hưởng của vị này chỉ rõ ràng trong nghi án thâu tóm
Sacombank, khi ông là một trong những đại diện từ ngân hàng Phương Nam
sang nắm quyền tại Sacombank. Tin đồn về việc ACB, Sacombank và Eximbank
có thể về cùng một nhà trước đó là một trong những nguyên nhân khiến vị
đại gia này rơi vào tầm ngắm của những người tung tin.
Được cho là người có niềm đam mê bóng đá giống như bầu Kiên và thường có
mặt trên khán đài mỗi lần đội bóng của ông bầu tóc bạc này ra sân, Chủ
tịch Techcombank Hồ Hùng Anh cũng dính tin đồn bắt giữ tương tự. Trong
khi đó, ông Lê Hùng Dũng, người bị đồn đang chịu sự quản thúc, cũng có
mối liên hệ với ông Nguyễn Đức Kiên khi vừa là Chủ tịch HĐQT Eximbank,
vừa là Phó Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam. Bốn sự kiện liên tiếp
dính tới lãnh đạo các ngân hàng đã khiến cho thị trường chứng khoán Việt
Nam vừa vượt qua cú sốc về vụ án bầu Kiên lại một lần nữa nổi sóng.
Chỉ trong 5 phiên, chỉ số sàn TP.HCM đã mất tới 50 điểm, là một trong
những chuỗi giảm điểm tồi tệ nhất của HOSE trong năm 2012. Chịu ảnh
hưởng mạnh nhất là nhóm cổ phiếu ngân hàng khi ACB mất 20% thị giá chỉ
sau 3 phiên, EIB, STB, ACB bị các công ty chứng khoán cắt dịch vụ cho
vay ký quỹ, giảm tỷ lệ giải ngân. Từ đây bắt đầu thời kỳ dài rơi vào
trầm lắng của thị trường chứng khoán Việt Nam, với việc chỉ số sàn Hà
Nội rơi xuống mức điểm thấp nhất lịch sử kể từ khi ra đời vào năm 2005,
còn Vn-Index liên tục dưới ngưỡng 400 điểm trong suốt quý cuối năm 2012.
Mới đây nhất, sự việc của Chủ tịch Trần Bắc Hà xảy ra đúng vào lúc thị
trường đã có những dấu hiệu giảm nhiệt sau một thời gian dài tăng trưởng
ổn định. Tuy nhiên, khác với những tin đồn vào thời điểm cuối tháng 8,
tin tức về vụ bắt giữ ông Trần Bắc Hà lại nằm ngoài mối liên kết với sự
kiện bầu Kiên, không chỉ bởi thời gian diễn ra tin đồn cách khá xa, mà
còn vì bản thân vị này và ngân hàng BIDV hầu như không có mối liên hệ
trực tiếp nào với bầu Kiên và sự kiện ACB, SacomBank, Eximbank.
Tròn 6 tháng sau sự kiện bầu Kiên, chỉ trong một tiếng rưỡi, tin đồn về
vụ bắt giam chủ tịch BIDV đã khiến thị trường có phiên điều chỉnh mạnh
nhất kể từ 21/8. Sàn TP.HCM giảm tới 18,1 điểm, khớp lệnh 121 triệu cổ
phiếu. Tuy nhiên, không giống với những phiên giao dịch sau tin đồn
trước, hầu hết lượng cổ phiếu đăng ký bán đều được mua gần hết. Giá trị
giao dịch và lượng khớp lệnh của phiên này đạt cao nhất trong vòng 10
tháng, đánh dấu một trong những phiên chuyển nhượng hưng phấn nhất của
sàn chứng khoán Việt trong vòng 2 năm trở lại đây.
Theo chuyên gia chứng khoán Nguyễn Kinh Luân, sở dĩ tin đồn về sếp ngân
hàng tạo hiệu ứng mạnh mẽ trên thị trường là do cổ phiếu của ngành này
luôn giữ vị thế là blue-chips. "Ngân hàng vốn đã là một tổ chức có hoạt
động đặc thù và ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế, do đó, tin đồn liên quan
đến ngân hàng cũng dễ khiến thị trường tạo sóng hơn".
Nhanh như khi xuất hiện, ngay vào chiều ngày 21/2, tin đồn bị bác bỏ khi
Chủ tịch BIDV đích thân lên tiếng với báo chí và Bộ Công an ngay lập
tức nhảy vào cuộc điều tra. Nói về nguyên nhân của tin đồn lần này nhắm
vào cá nhân mình, Chủ tịch Trần Bắc Hà cho rằng, có khả năng một số
người tung tin để thu lợi, mà diễn biến từ về vụ bầu Kiên và những lùm
xùm liên quan đến các lãnh đạo ngân hàng thời gian gần đây khiến nhiều
người có tư tưởng trục lợi kiểu này.
Thị trường chứng khoán được cho là đã mất khoảng 1,7 tỷ USD sau sự kiện
bầu Kiên và những tin đồn diễn ra trong nửa cuối tháng 8/2012. Một lượng
tiền tương tự cũng được dự báo đã rời khỏi các sàn giao dịch khi có
những tin tức đồn thổi về Chủ tịch BIDV. Chính ông Hà cũng cho rằng,
riêng trong ngày 21/2 vừa qua, "những kẻ tung tin đồn có thể kiếm được
từ 500-700 tỷ đồng sau những biến động dữ dội trên thị trường tài
chính".
Hạ Minh (Infonet)
Con đường đến 1 tỉ đô
Từ những bài học trong quá khứ, trên con đường đến mục tiêu doanh thu 3
tỉ USD vào năm 2017, Vinamilk đã không nhắc đến việc mở rộng đa ngành.
Vinamilk phải mất gần 10 năm mới đạt đến cột mốc doanh thu 1 tỉ USD bằng
con đường khuếch trương ngành nghề cốt lõi, nhưng với con đường
M&A, DOJI chỉ mất một nửa thời gian.
Tổng doanh thu của Vinamilk và DOJI tăng đều theo từng năm
Không hẳn không có lý do khi các tạp chí kinh doanh hàng đầu thế giới
đều xem cột mốc doanh thu 1 tỉ USD như một ngưỡng để phân cấp doanh
nghiệp: 1 tỉ USD doanh thu là cột mốc để cho thấy họ là một doanh nghiệp
lớn. Tại Việt Nam, dù chưa nhiều nhưng cũng đã có những doanh nghiệp tư
nhân đạt doanh thu hơn 1 tỉ USD. Cho đến thời điểm hiện tại, có 2 con
đường phổ biến để các doanh nghiệp này đi đến cột mốc 1 tỉ USD: con
đường thẳng là khuếch trương cốt lõi, hoặc M&A, được xem như một con
đường tắt. Và mỗi con đường đều có không ít thách thức.
Hình minh họa |
Đi tắt bằng M&A
Là một trong những doanh nghiệp hoạt động tốt nhất Việt Nam, nhưng nếu
tính từ khi thành lập năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa của
chế độ cũ để lại, Vinamilk phải mất đến 36 năm mới đạt đến con số doanh
thu 1 tỉ USD.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách công bằng, sự phát triển của Vinamilk chỉ
nên tính từ năm 2003, thời điểm Vinamilk tiến hành cổ phần hóa và sau đó
trở thành công ty thứ 34 niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
năm 2006. Sau khi niêm yết, với kỳ vọng và sức ép của các nhà đầu tư,
Vinamilk bắt đầu hàng loạt các chiến dịch cải tiến sản phẩm và tiếp thị.
Kết quả là chỉ trong giai đoạn 2007-2011, doanh thu của Vinamilk đã
tăng gấp đôi, lợi nhuận ròng tăng gấp 4 so với thời kỳ trước đó. Và
Vinamilk chính thức gia nhập nhóm doanh nghiệp có doanh thu 1 tỉ USD
(22.540 tỉ đồng) vào năm 2011.
Bên cạnh việc khuếch trương lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, một con đường
khác đã được các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng để đưa doanh số đạt đến
ngưỡng 1 tỉ USD. Đó là thông qua các thương vụ mua bán và sáp nhập
(M&A). Một trong số đó là Tập đoàn DOJI.
Tiền thân của DOJI là Công ty Phát triển Công nghệ và Thương mại TTD
hoạt động trong lĩnh vực vàng bạc đá quý, ra đời trong khoảng đầu những
năm 2000. Tuy nhiên, DOJI chỉ thực sự nổi lên từ năm 2007 khi Chủ tịch
Đỗ Minh Phú mua lại 2 công ty vàng bạc, đá quý của SJC là SJC Hà Nội và
SJC Đà Nẵng, biến chúng trở thành công ty con của DOJI, đồng thời tiến
hành đầu tư liên kết với các công ty khai thác khoáng sản.
Đến năm 2011, DOJI thực hiện đợt M&A thứ hai bằng việc mua lại cổ
phần ngân hàng Tiên Phong từ Công ty Cổ phần FPT, biến ngân hàng này trở
thành 1 trong 6 công ty liên kết góp vốn của DOJI. Các công ty liên kết
còn lại hoạt động trong lĩnh vực vàng bạc đá quý, khoáng sản, khu công
nghiệp. Ngoài ra, tập đoàn này còn có 7 công ty khác chuyên kinh doanh
vàng bạc đá quý, mỹ nghệ, bất động sản thương mại, bán lẻ, du lịch, nhà
hàng, spa hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con.
Những vụ M&A này đã giúp DOJI nhanh chóng giành lấy vị trí dẫn đầu
thị trường phân phối vàng miếng và đá quý ở miền Bắc và miền Trung, trên
cả 2 kênh bán sỉ và bán lẻ với hơn 100 đại lý lớn. Thị trường liên tục
mở rộng đã giúp DOJI đạt được tốc độ tăng trưởng đều đặn 50% trong hơn 5
năm qua và cũng cán đích doanh thu 30.000 tỉ đồng vào năm 2011. Trước
đó, năm 2006, doanh thu của DOJI chỉ khoảng 60 tỉ đồng. Như vậy, trong
khi Vinamilk phải mất gần 10 năm mới đạt đến cột mốc doanh thu 1 tỉ USD
bằng con đường khuếch trương ngành nghề cốt lõi thì với con đường
M&A, DOJI chỉ mất một nửa thời gian.
Không chỉ DOJI, không ít doanh nghiệp đã chọn con đường M&A để rút
ngắn thời gian đi đến cột mốc doanh thu 1 tỉ USD. Công ty Cổ phần Thủy
sản Hùng Vương chẳng hạn. Tại đại hội cổ đông năm 2012, Tổng Giám đốc
Hùng Vương Dương Ngọc Minh cho biết, công ty này sẽ đạt 20.000 tỉ đồng
(gần 1 tỉ USD) doanh thu xuất khẩu vào năm 2015.
Một trong những chiến lược quan trọng để thực thi kế hoạch này là mua
lại cổ phần của các doanh nghiệp khác. Từ cuối năm 2011 đến nay hàng
loạt vụ mua lại cổ phần đã được Hùng Vương công bố như mua lại Lâm Thủy
sản Bến Tre, Thức ăn Chăn nuôi Việt Thắng, Chế biến Thủy sản Xuất khẩu
Tắc Vân, Thực phẩm Sao Ta…
Lợi thế về thời gian là điều không thể bàn cãi của cách tăng trưởng bằng
M&A. Tuy nhiên, duy trì nguồn tài chính để tiếp tục đi theo con
đường này vươn đến cột mốc nhiều tỉ USD tiếp theo là bài toán không đơn
giản cho những doanh nghiệp chọn con đường này. Ở phía bên kia, các
doanh nghiệp chọn con đường cốt lõi cũng có không ít vấn đề phải giải
quyết để đi xa hơn cột mốc 1 tỉ USD.
Sau 1 tỉ USD sẽ là gì?
Thực ra, trước Vinamilk, FPT đã từng là doanh nghiệp tư nhân của Việt
Nam gần chạm mốc 1 tỉ USD. Tuy nhiên, họ đã mắc vào cái bẫy kinh điển
thường giăng ra trước các doanh nghiệp lớn, đó là tham vọng tăng trưởng
nhanh bằng con đường đa ngành.
Cũng giống như Vinamilk, FPT bắt đầu niêm yết trên sàn chứng khoán vào
năm 2006. Trong hồ sơ niêm yết của doanh nghiệp này, doanh thu năm trước
đó (2005) đã ở mức hơn 14.000 tỉ đồng (thời điểm đó giá 1 USD khoảng
15.700 đồng).
Thế nhưng, cũng như nhiều doanh nghiệp khác vào thời điểm ấy, FPT đi xa
dần giá trị kinh doanh cốt lõi là công nghệ, bắt đầu mở rộng đầu tư sang
các ngành như ngân hàng, bất động sản, chứng khoán. Và doanh thu bắt
đầu sụt giảm. Năm 2006, doanh thu của FPT tụt xuống chỉ còn 11.466 tỉ
đồng và phải 3 năm sau, năm 2009, FPT mới vượt qua cột mốc 1 tỉ USD trở
lại.
Trở lại với câu chuyện của Vinamilk. Trước năm 2006, Vinamilk đã từng
định hướng trở thành một tập đoàn thực phẩm và nước giải khát đa ngành.
Họ bắt đầu triển khai những dự án như sản xuất cà phê Moment, liên doanh
với SABMiller sản xuất bia Zorok. Nhưng những bước lấn sân này đã không
mang lại kết quả thuận lợi cho Vinamilk.
Tuy nhiên, Vinamilk đã nhanh chóng nhận ra vấn đề, chấp nhận cắt bỏ các
khoản đầu tư tay trái và điều này đã giúp họ tiến nhanh hơn đến cột mốc 1
tỉ USD. Sau cột mốc này, Vinamilk đã đặt ra cho mình mục tiêu doanh thu
3 tỉ USD vào năm 2017, tức tăng doanh thu gấp 3 lần trong vòng 7 năm,
với tốc độ tăng trưởng hằng năm từ 25-30%. Từ những bài học trong quá
khứ, trên con đường đến con số 3 tỉ USD những năm tới, Vinamilk đã không
nhắc đến việc mở rộng đa ngành. Thay vào đó, họ đầu tư chiều sâu vào
ngành sữa mà họ đang là số 1.
Hiện nay, Vinamilk đã đầu tư thêm 3 nhà máy mới với tổng vốn khoảng 4.500 tỉ đồng.
Nhà máy thứ nhất ở Đà Nẵng chuyên sản xuất sữa tươi, sữa chua, dự kiến
sẽ đi vào hoạt động tháng 6.2012. Nhà máy thứ hai ở Bình Dương, dự kiến
cho ra 400 triệu lít sữa tươi/năm, tương đương công suất của gần 9 nhà
máy hiện nay của Vinamilk cộng lại. Nhà máy thứ ba chuyên sản xuất sữa
bột trẻ em Dielac 2 ở Khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore có công suất
54.000 tấn/năm (2 nhà máy sau dự kiến đều sẽ vận hành vào quý I/2013).
Và không chỉ Vinamilk, thực tế cũng cho thấy, trong bảng tổng sắp các
doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, những doanh nghiệp có doanh thu 1
tỉ USD hoặc xấp xỉ đều là những doanh nghiệp kinh doanh cốt lõi hoặc
xoay quanh lĩnh vực cốt lõi như Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ),
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát.
Vậy cơ hội nào cho các doanh nghiệp chọn con đường tăng trưởng bằng M&A?
DOJI đã đạt gần 1,5 tỉ USD doanh thu, nhưng họ sẽ phải làm gì nữa để
tiến lên con số 2 hay 3 tỉ USD? Với một cơ cấu khá rộng gồm 7 công ty
thành viên và 6 công ty liên kết góp vốn, DOJI đang phát triển gần với
mô hình sở hữu tài sản, tức tập trung vào đầu tư chứ không phải sản
xuất. Do đó, để thúc đẩy tăng trưởng, họ phải tiếp tục thực hiện các
thương vụ mua lại khác.
Thực tế, với hàng loạt thương vụ M&A kể từ năm 2007, doanh thu của
DOJI đã liên tục tăng trưởng trên 50%/năm. Tuy nhiên, đến năm 2012 không
có một thương vụ nào được thực hiện và tốc độ tăng trưởng của DOJI đã
chững lại, chỉ đạt 5% so với 2011 (31.500 tỉ đồng so với 30.000 tỉ
đồng).
Thách thức lớn nhất của mô hình tăng trưởng này chính là tài chính. Đó
cũng chính là lý do DOJI mua lại cổ phần Tienphong Bank, nhằm tạo nên
cổng tài chính cho các công ty thuộc DOJI, như Chủ tịch Đỗ Minh Phú chia
sẻ.
Nguyễn Hùng
(Nhịp cầu đầu tư)
Nghị Phước đã bị tâm thần từ năm 1978
Tôi là một cựu đoàn viên Thanh niên Cộng sản lớp Ngữ Văn Anh khóa 3,
niên khóa 1978-1979 trường ĐHTH, TPHCM xin có lời đính chính về phát
biểu của ĐB Hoàng Hữu Phước về lý do bị lưu ban năm học 1979-1980 (học
lại năm thứ ba, lần thứ hai). Phước không hề lưu ban vì có ý đồ trốn đi
nghĩa vụ quân sự hay vì lý do trường gom 2 lớp làm một như Phước phát
biểu với phóng viên Tuần Việt Nam.
Việc gom 2 lớp làm một chỉ áp dụng cho những sinh viên đã học tại trường
trước năm 75, được tiếp tục học chung với khóa 1 (trúng tuyển cuối năm
75). Phước trúng tuyển khóa 2 (tháng 6-1976). Vào đầu năm 1978, Phước
đang học năm thứ ba và là đoàn viên kiêm lớp phó đời sống thì bị bắt quả
tang mang nhu yếu phẩm của lớp ra bán lại tại chợ trời. Sau vụ việc n
ày, ban chấp hành đoàn lớp Anh Văn khóa 3 dưới sự chủ trì của bí thư Lê
Xuân Khuê và phó bí thư Trương Văn Sơn và thầy Phan Nam – Chủ nhiệm Khoa
Ngoại ngữ đã họp khẩn để quyết định hình thức kỷ luật cho Phước.
Hình thức kỷ luật sau cùng được nhất trí chấp thuận là lưu ban 1 năm,
bắt đầu áp dụng cho niên khóa 79-80. Bản quyết định kỷ luật này chắc
chắn còn lưu tại hồ sơ lý lịch cá nhân của Phước tại trường Đại học Xã
hội và Nhân văn. Bí thư Lê Xuân Khuê sau khi tốt nghiệp và hoàn thành
nghĩa vụ quân sự đã công tác giảng dạy tại khoa Anh văn của trường kiêm
phó bí thư Thành đoàn TPHCM (khoảng cuối những năm 1980), sau đó chuyển
công tác về phòng Thương mại TPHCM. Phó Bí thư Trương Văn Sơn có một
thời gian dài công tác giảng dạy tại trường Đại học Hàng Không.
Lý do sai phạm thứ hai dẫn đến quyết định lưu ban Hoàng Hữu Phước là
việc Phước phỉ báng và mạ lỵ Chủ tịch Hồ Chí Minh giữa sân trường ĐHTH
TPHCM. Việc này xảy ra sau khi cô Kim Khanh là bạn học cùng lớp và là
bạn của Phước chia tay với Phước. Bạn trai mới của cô là một đảng viên
và bí thư chi đoàn năm thứ ba khoa Văn. Theo “logic” tư duy của Hoàng
Hữu Phước, Bác, hình thượng thiêng liêng của Đảng phải chịu trách nhiệm
về sự phá hoại mối tình của Phước do một đảng viên gây ra! Sự mạ lỵ và
phỉ báng Bác cộng với hành vi tham ô nhu yếu phẩm của toàn lớp đã đưa
tới quyết định kỷ luật bằng hình thức lưu ban cho sinh viên Hoàng Hữu
Phước.
Quyết định có tính cách giảm nhẹ và khoan thứ do đề nghị của thầy Phan
Nam (người nổi tiếng là rất nhân hậu, đặc biệt với những học sinh đã
sống tại miền Nam từ trước năm 1975 vì như thầy tâm sự, tuy thầy đến từ
miền Bắc XHCN nhưng thầy có người anh là một sĩ quan cao cấp tại miền
Nam đang đi học cải tạo) đã được ban chấp hành nhất trí biểu quyết (hình
thức kỷ luật ban đầu được đề nghị là đuổi học vĩnh viễn).
Tôi viết ra những thông tin này để làm rõ những chi tiết và tình tiết về
việc bị lưu ban của Phước khi đọc được những lời phát biểu bẻ cong và
lấp liếm sự thật của ĐB Hoàng Hữu Phước về thời gian chúng tôi cùng là
sinh viên dưới một mái trường chung. Xin quý phóng viên tiến hành xác
minh những tình tiết được nêu để công luận của cử tri cũng như quốc hội
có thêm thông tin, hầu có những quyết định đúng về trường hợp của ĐB
Hoàng Hữu Phước. Chúng ta không thể có biện pháp đúng cho tương lai nếu
không thấu hiểu tường tận về quá khứ, đó là câu nói tôi rất tâm đắc của
một nhà báo tôi đã đọc đâu đó nhưng không nhớ rõ tên.
Những hành vi mạ lỵ và phỉ báng của Phước khởi đầu với lãnh tụ (Bác), và
kế tiếp với mọi loại đối tượng khác: một nhà nước có chủ quyền được
quốc tế công nhận (Israel), một cơ quan truyền thông quốc tế lâu đời
(BBC), tập thể lãnh đạo khóa Ngoại ngữ trường Cao đẳng Sư phạm (khi
Phước không được xét duyệt đi du học tại Úc), một đại biểu quốc hội có
uy tín (Dương Trung Quốc) và vô số những cá nhân khác (xin tham khảo
thêm ở blog của ĐB Hoàng Hữu Phước) có thể đã được ngăn chặn ngay từ
những năm 1978 nếu một biện pháp hiệu quả hơn được áp dụng sau những sai
phạm đầu tiên, chẳng hạn như kiểm tra và tiến hành điều trị tâm thần
cho Phước! Thật đáng thương cho Phước.
25-02-2013
HTMT (bạn học của Phước)
(ABS)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét