“… Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! … Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … thì đó là cái gì? …”
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Gặp mặt các cựu binh Trường Sa (ANTĐ). – Đà Nẵng: Đưa triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa vào học đường (QĐND).
- Tổ quốc gọi, chúng tôi lên đường! (QĐND). - Con gái hôn tạm biệt cha đi bộ đội (VNE).
- Trung Quốc thả một loạt phao gần Senkaku (NLĐ). - Nhật liên tiếp bị TQ dọa, Mỹ có thể ra tay (TP). - Trung Quốc săn tàu ngầm “Amur” chuyên đối phó với Nhật (ANTĐ). -Cựu đại sứ tại Nhật Bản trở thành Ngoại trưởng Trung Quốc? (TT).
- Dự án bô-xít Tây Nguyên sau 4 năm: Một loạt lỗi đáng báo động (KT). - Dự án bauxite: Càng làm càng lỗ (SGĐTTC). - Vinacomin vẫn sốt sắng đi xin ‘cơ chế’ cho bauxite(SM).
- Thanh Hoá: Phát hiện xe công đi chùa, báo ngay chủ tịch tỉnh (DT).
- Dân Trung Quốc lập bàn thờ tế sống Bí thư, Chủ tịch thành phố (GDVN). - Trung Quốc sẽ dời đô khỏi Bắc Kinh? (Zing). - Trung Quốc: Nhiều vấn đề đặt ra đối với “con ông cháu cha” (CAND). - Truyền thông Trung Quốc lên án “thế hệ hư hỏng” (TN).
Dân Trí -Ga tàu điện có “làm hại” cảnh quan quanh hồ Gươm? —Vì sao ga Metro đặt sát Hồ Gươm? - ANTĐLúa, cà phê chết cháy vì hạn (TP) —Cầu trên 660 tỉ vắng người đi (TN)
- Vì sao sếp ngân hàng liên tiếp dính tin đồn lao lý? (Zing).
- NHNN yêu cầu báo cáo biểu phí dịch vụ thẻ ATM (TBNH). - Tổng quan Tài chính – Ngân hàng 25-2-2013: đúng như dự đoán (VF).
- Hàng loạt cây xăng đóng cửa (VEF). - Đại lý xăng dầu đồng loạt kêu khan hàng. - Nhiều cây xăng ‘mất điện’, ‘hết hàng’ (VNE). - Cửa hàng ngừng bán xăng từ… trước Tết (TP). - Nam Định: Một số cửa hàng “găm” xăng (TN). - ‘Cây xăng đóng cửa chờ tăng giá’ là tin đồn thất thiệt (PT).
- Người giữ vàng nhẫn, bông tai… có bị thiệt thòi? (VnEco). - Từ 1-3, áp thuế GTGT trực tiếp đối với vàng trang sức (NLĐ).
- Chứng khoán Sacombank phải rời sàn TP HCM (VNE). - Lỗ hơn 1.767 tỉ đồng, chứng khoán Sacombank bị hủy niêm yết (TT). - Vào chợ mỗi ngày TTCK 25-2-2013 (VF).
- Bất động sản năm 2013 – nhiều cơ hội với người có tiềm lực tài chính (ĐBND). - “Ồ ạt” dự án giá rẻ mở bán đầu năm (DĐDN).
- Khoai lang xuất khẩu “sốt” giá (TN).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Văn Miếu- Quốc Tử Giám được vinh danh kép (SGGP). - Sờ nhiều, bia tiến sĩ ở Văn Miếu đã bị mòn (VNE). - “Việc bảo vệ 82 bia tiến sỹ phải hài hòa cảnh quan”(TTXVN).
- Bảo tàng ư, để làm gì? (DĐDN).
- Độc đáo pháo đất Hải Dương (TN).
- Oscar giữ nỗi sợ hãi cho người Mỹ (VNN). - Những khoảnh khắc khó quên tại Oscar 85 (TN). - Báo chí Trung Quốc hoan hỷ trước chiến thắng của Lý An (PLVN).
- VTV có bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng? (LĐ). - Cần một sự công khai từ VTV (TT).
Thị trấn đẹp như mơ dưới… lòng đất TPO- Coober Pedy, Úc, là thị trấn duy nhất trên thế giới nằm ở dưới lòng đất.Các sao hội tụ tại lễ trao giải Oscar (TN)
Tới tham dự lễ trao giải Oscar lần thứ 85, nữ diễn viên Brandi
Glanville của bộ phim The Real Housewives Of Beverly Hills khiến các
quan khách hốt hoảng bởi bộ váy cúp ngực quá sức táo bạo của
mình.====>>>
Phạm Băng Băng đẹp hoàn hảo trên thảm đỏ Oscar 85 (TP) —Những MC hài hước ‘góp lửa’ trong các mùa Oscar (TP) ——-Ai sẽ giành giải Oscar? Bạn hãy quyết định! (VOA) —–Những khoảnh khắc đáng nhớ trong lịch sử trao giải Oscar (VOA)
<<<===Argo và Lý An chiến thắng tại Oscar (BBC) -Argo là phim hay nhất còn Lý An là đạo diễn xuất sắc nhất trong khi Day-Lewis lần thứ ba đạt giải nam chính.
“Argo” giành Oscar Phim hay nhất VNN) – -“Argo”,
bộ phim giành 7 đề cử của đạo diễn Ben Affleck đã đánh bại 8 đối thủ
khác để giành bức tượng vàng Oscar quan trọng nhất cho tác phẩm điện ảnh
hay nhất năm.
- Phỏng vấn GS.TSKH Ngô Việt Trung: Các nhà khoa học đang bị lãng quên? (KT).
- 2013: ĐH sẽ vắng bóng sinh viên nam (VNN). Nhiều trường công bố mở ngành mới (GDTĐ). - Nhiều cuốn cẩm nang tuyển sinh có nội dung sai (DT).
- Một ngày ở trường Quốc tế (Thebox).
- Bé trai 9 tuổi treo cổ vì bị bắt nạt ở trường (Daily Mail/LĐ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Vụ nổ tại nhà “Phương khói lửa”: Phát hiện vỏ đầu đạn tại hiện trường (LĐ). - Bất thường việc Giám đốc Lạc Việt mang thuốc nổ về nhà (VnMedia). - Cách tạo cháy nổ trong phim của ‘Phương khói lửa’ (VNE). - Cư dân mạng thương tiếc 2 nữ sinh tử vong trong vụ nổ (Zing). - Đại tang ai oán trong chùa Vĩnh Nghiêm. - Vụ nổ sập 3 căn nhà: Thêm một nạn nhân diễn biến nguy kịch (DT).
- Xe khách lật, 20 người bị thương (TN).
- Quảng Bình: Phát hiện tiền cổ có niên đại hàng nghìn năm (DT).
- Mang dao đi học, đâm bạn tử vong (TP).
- Malaysia: Giải cứu 23 thiếu nữ Việt trong quán karaoke (TP). - Tai nạn lao động, hai người Việt tại Hàn Quốc tử vong (TN).
- Động đất mạnh rung chuyển Tokyo (VNN).
QUỐC TẾ- Mỹ-Ai Cập sẽ thảo luận tình hình Trung Đông, Syria (TTXVN). - Syria sẵn sàng đàm phán với tất cả các đảng phái (TTXVN).
- Thách thức mới với tân Tổng thống Hàn Quốc (VnMedia). - Tân Tổng thống Hàn kêu gọi Bắc Triều Tiên từ bỏ tham vọng hạt nhân (GDVN).
- Chủ tịch Cuba Raul Castro tuyên bố sẽ nghỉ hưu vào năm 2018 (GDVN). - Chủ tịch Castro chọn người thừa kế trẻ cho tương lai (PNTP).
Thư của TS Tô Văn Trường gửi PTTg Hoàng Trung Hải
Dear Anh Hoàng Trung Hải !
Dự án bô xit đúng là chủ trương lớn của Đảng gây ra nhiều tranh cãi. Chỉ
riêng cá nhân tôi tính đến nay đã có 11 bài viết dưới các góc nhìn khác
nhau về dự án này. Bài viết mới nhất CON “CHUỘT BẠCH” KHỐN CÙNG được
đăng tải rộng rãi trên các trang mạng xã hội đã nói hết những gì cần
nói.
Có thể khẳng định dự án bô xít là một dự án gây chia rẽ sâu sắc nhất
trong lòng người dân Việt Nam, là phép thử thực sự cho tiến trình dân
chủ của đất nước. Nhiều chuyên gia, nhân sỹ, trí thức và đông đảo nhân
dân ở trong và ngoài nước đã đồng loạt kiến nghị Đảng và Nhà nước dũng
cảm dừng dự án khai thác bô xít Tây Nguyên dựa trên nhiều phân tích sâu
sắc ở các góc độ khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường rất
khách quan và thuyết phục. Kiến nghị đó được sự đồng thuận và nhất trí
rất cao của nhân dân. Kết quả thăm dò của Diễn đàn kinh tế Việt Nam
VNR500 và báo Dân Trí có đến 96% người dân đồng ý dừng dự án bô xít Tây
Nguyên. Đấy là con số sống động phản ánh ý dân, lòng dân không thể bỏ
qua trong một xã hội dân sự, nhà nước pháp quyền.
Những bài học nóng hổi tính cách mạng, khẳng định bản lĩnh, vai trò lịch
sử và tấm lòng vì nước vì dân của những người đứng đầu nhà nước vẫn còn
đó. Quyết định kéo pháo ra khỏi Điện Biên Phủ ngay trước thời điểm nổ
súng đã ấn định của Tổng tư lệnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp là tấm gương
trung thực, dũng cảm, khẳng định trách nhiệm sắt đá với công sức và
xương máu của nhân dân, của chiến sỹ bộ đội đã được hậu thế ghi tiếng
thơm mãi mãi vào sử sách. Người dân luôn nhớ Tổng bí thư Trường Chinh
đột phá tư duy, dám lật ngược vấn đề, truy đến cùng những hạn chế của
mình và hệ thống bấy lâu nay để vạch lối thoát cho Đảng, cho đất nước –
viết lại Báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ VI và quyết liệt tổ chức
đổi mới, sau đó khẳng khái bàn giao lại cho thế hệ kế cận. Ngày nay
toàn Đảng nhớ ơn ông, coi ông là ví dụ sinh động về con người vì nước vì
dân, vượt lên hạn chế bản thân, hạn chế thời đại để phản tỉnh kịp thời
trước tụt hậu và bế tắc của hệ thống, đưa đất nước sang trang mới và
hoàn thành sứ mệnh lịch sử, chia tay đỉnh cao quyền lực thanh thản, ung
dung.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới tuyên bố quyết định không làm cảng Kê Gà
nhưng vẫn chưa đủ can đảm nỗ lực giải quyết hậu quả và trọn vẹn vấn đề
bô xít như mong muốn trông đợi của người dân. Tôi hiểu và chia sẻ cái
khó của người đang “cưỡi trên lưng hổ”! Là người trực tiếp giúp việc
Thủ tướng, nếu Anh Hải dũng cảm nhận thấy cái sai của người thừa hành sẽ
tạo thành động lực, chia sẻ để Thủ tướng có những quyết định tỉnh táo,
quyết liệt vượt lên chính mình.
Riêng về bài toán kinh tế của dự án , cách đây hơn 2 năm khi VNN- TuanVN
vừa mới đăng bài viết của tôi phê phán về phương pháp luận, cách tính
kinh tế sai lầm của Tập đoàn khoáng sản, nhận được điện thoại của PV
(Ban biên tập) cho biết ngày mai phía Tập đoàn sẽ có phản hồi bài viết
của tác giả. Tranh luận về khoa học phải công khai sòng phẳng cả về lý
luận và số liệu, tôi nhờ PV chuyển tiếp một loạt câu hỏi cần phải làm rõ
của bài toán kinh tế. Biết chắc là THUA lại sợ “vạch áo” cho người xem
lưng nên họ rút lui, không gửi bài phản hồi nữa. Tôi đã trao đổi với
các chuyên gia kinh tế độc lập cả trong và ngoài nước dù có ngụy biện
cách nào thì bài toán kinh tế bô xit chỉ có lỗ và lỗ chưa kể các mặt
tác hại về môi trường và văn hóa xã hội.
Cái gốc cuối cùng vẫn phải là dân chủ hóa xã hội để mỗi quyết định quan
trọng của đất nước được đưa ra đều phải có chất lượng dựa trên một quy
trình khoa học, chuẩn mực. Việc cần nhất để danh chính ngôn thuận thì
phải thành lập BAN hội đông gồm các nhà khoa học độc lập, có uy tín cao
đánh giá toàn diện dự án làm tham mưu cho Đảng và Nhà nước ra quyết định
cuối cùng.
Vấn đề thứ hai, liên quan đến dự án cảng tỷ đô Lạch Huyện. Tôi là thành
viên trong Hội đồng thẩm định nhà nước về báo cáo đánh giá tác động môi
trường ĐTM của dự án này. Có thể nói chưa có Hội đồng nào phải họp
nhiều lần như thế và cũng chịu sức ép như thế! Mặc dù kết quả bỏ phiếu
cuối cùng có 3 phiếu không thông qua (trong đó có tôi) nhưng các phiếu
còn lại chỉ đồng ý thông qua với điều kiện phải sửa 20 điểm theo góp ý
của Hội đồng. Buổi họp mới đây nhất, tôi vắng mặt vì đang đi công tác ở
Nhật Bản, được biết rất nhiều điểm góp ý của Hội đồng lần trước vẫn
chưa được chủ đầu tư là Bộ giao thông vận tài và tư vấn JICA Nhật Bản
giải đáp thế nhưng người ta vẫn đá “quả bóng” lên lãnh đạo Bộ Tài nguyên
môi trường để xem xét, quyết định. Xin lưu ý Anh là vấn đề xin chủ
trương đồng ý đầu tư của Quốc hội theo quy định của Nhà nước, Bộ giao
thông vẫn tìm cách “lách luật”. Ngay cả phát biểu của đại diện Bộ Văn
hóa và công văn trả lời chính thức của Bộ Văn hóa cũng không hề khẳng
định đồng ý với dự án cảng Lạch Huyện!???
Trí tuệ, tầm nhìn, và cách hành xử của hai ông Bộ trưởng giao thông
Đinh La Thăng và Bộ Tài nguyên môi trường Nguyễn Minh Quang, tôi chưa
muốn bàn luận ở đây nhưng xin nói rõ nếu họ “cố đám ăn xôi”, và mượn
danh theo chỉ đạo của Chính phủ (có thể kể cả Anh Hoàng Trung Hải) để
phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án thì dù là chỗ quen biết Anh, tôi vẫn
phải gọi đúng tên là tội đồ của đất nước.
Tôi đang phải dành thời gian tham gia viết cuốn sách liên quan đến tài
nguyên nước và môi trường với APU (Nhật Bản) và viết góp ý cho một số
báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước dạng tiềm
năng thuộc chương trình KC08/11-15 của Bộ KHCN. Tuy bận, nhưng trong
một ngày gần đây, tôi sẽ tiếp tục chỉ rõ các “lỗ hồng” không thể sửa
chữa của bài toán khuếch tán và lan truyền bùn cát của việc nạo vét 40
triệu mét khối ở cảng Lạch Huyện do JICA thực hiện để rộng đường công
luận.
Thời gian không chờ đợi ai. Chúng ta, bất cứ ai sinh ra dù quyền lực,
tiền bạc đến đâu rồi cũng về với cát bụi. Thời đại thông tin ngày nay
không phải chờ đến khi lâm trung hay về cõi vình hằng mới được lịch sử
phán xét. Xin mượn lời Alexandre Đại Đế để kết luận cho bức thư này: ”
Ta muốn chính các bác sĩ giỏi nhất khiêng quan tài của ta để chứng tỏ
rằng, đối diện với cái chết, chính họ cũng không có quyền năng chữa lành
bệnh. Ta muốn mặt đất được phủ đầy kho báu của ta để mọi người hiểu
được rằng những tài sản vật chất thu gom được tại đây sẽ ở lại trên mặt
đất này. Ta muốn hai bàn tay ta được thò ra ngoài quan tài và đong đưa
theo gió để cho dân chúng thấy rằng chúng ta đến cõi đời này với hai bàn
tay trắng, và chúng ta sẽ ra đi cũng với hai bàn tay trắng khi chúng ta
đã xài hết kho tàng quý giá nhất của mỗi chúng ta là thời gian!”
Chúc Anh luôn mạnh khỏe, mọi sự tốt lành
Kính
Tô Văn Trường
(Quê Choa)
Dừng dự án xây dựng cảng Kê Gà - Tiêu tàn một giấc mơ hoa!
Viết tiếp về dự án Bauxite Tây Nguyên
Với tham vọng xây dựng cảng nước sâu Kê Gà tại xã Tân Thành huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp nhôm khu vực Tây Nguyên Nam Trung bộ, Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) dự kiến vốn đầu tư ban đầu (thời giá 2007) khoảng 600 triệu USD cho giai đoạn 1: 3040 tỷ và giai đoạn 2: 6060 tỷ, bảo đảm cho loại tàu trọng tải 30.000- 50.000 DWT ra vào cảng. Họ cũng “phấn đấu” đến 2015 bốc xếp 10-15 triệu tấn (T)/năm và tới 2025, bốc xếp 25-30 triệu T/năm. Những chỉ tiêu này được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt trong bản “Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015 có xét đến năm 2025” tại quyết định số 167/2007 QĐ-TTg ngày 1/11/2007.
Hy vọng sẽ đầu tư từ 11,8-15,6 tỷ USD trong giai đoạn 2007-2015, Vinacomin bồng bềnh trên mây xanh với kế hoạch sẽ sản xuất được 6-8,5 triệu T alumin (nhôm oxit) và 0,2- 0,4 triệu T nhôm tại 6 nhà máy chế biến alumin và 1 nhà máy điện phân nhôm đặt ở Đăknông và Lâm Đồng. Cũng vào thời điểm ấy, tuyến đường sắt Tây Nguyên đi từ Đăknông qua Bảo Lộc - Lâm Đồng về cảng Kê Gà có khổ rộng 1,435 m dài 270 km sẽ được thiết kế gấp gáp và tổ chức thi công một đường đơn và sau năm 2015, sẽ nâng thành đường đôi. Công suất vận chuyển giai đoạn 1 (đến năm 2015) khoảng 10-15 triệu T/năm và giai đoạn 2 (sau năm 2025) khoảng 25-30 triệu T/năm!
Sống giữa những con số ảo nhưng từ nguời ký quyết định phê duyệt đến những nguời được giao nhiệm vụ thực hiện đều mơ mộng chỉ dăm bảy năm nữa, ngành công nghiệp nhôm Việt Nam sẽ sánh vai với các cường quốc, chẳng khác gì Vinashin muốn đứng hàng thứ 5 thế giới trong ngành đóng tàu!
Sự hoang tưởng về số vốn khổng lồ của Vinacomin “sắp có” khiến bao người trong cuộc mờ mắt, tối mũi, không còn phân biệt được đâu là thật, đâu là giả bởi họ tin và buộc phải tin rằng “dự án khai thác bauxite Tây Nguyên là chủ trương lớn của Đảng đã được mấy kỳ Đại hội ghi vào nghị quyết!”. Từ niềm tin vô tiền khoáng hậu ấy, họ đặt cả tương lai của Đại dự án bauxite Tây Nguyên vào sự giúp đỡ “chí tình” của đối tác số 1 là Tập đoàn công nghiệp nhôm Trung Quốc - Chalco thông qua những “văn kiện” ký giữa Đảng cộng sản Trung Quốc và Đảng cộng sản Việt Nam từ sau chuyến đi thăm Trung Quốc năm 2001 của ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh.
Họ cũng quá tin vào khả năng huy động vốn, bằng kiểu phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường thế giới như Chính phủ đã từng vay 750 triệu USD cho tập đoàn Vinashin cuối năm 2005 quá dễ dàng. Mặt khác, khi chuẩn bị bản Quy hoạch năm 2007, ngành công nghiệp nhôm toàn cầu đang sôi sục, giá nhôm từ năm 2005-2008 thường ở mức 1,35-1,45 USD/1 pound, tức vào khoảng 2900-3150 USD/1T. Với giá cao ngất ngưởng này, Vinacomin tin sẽ có nhiều Tập đoàn của Úc, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha… rầm rập kéo vào xin bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà máy chế biến alumin, xây dựng đường sắt và cảng Kê Gà… Trên thực tế, cũng có một số nhà đầu tư tới khảo sát, tỏ ý muốn hợp tác như tập đoàn Alcoa - Hoa Kỳ tại Đăknông.
Với tham vọng xây dựng cảng nước sâu Kê Gà tại xã Tân Thành huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp nhôm khu vực Tây Nguyên Nam Trung bộ, Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) dự kiến vốn đầu tư ban đầu (thời giá 2007) khoảng 600 triệu USD cho giai đoạn 1: 3040 tỷ và giai đoạn 2: 6060 tỷ, bảo đảm cho loại tàu trọng tải 30.000- 50.000 DWT ra vào cảng. Họ cũng “phấn đấu” đến 2015 bốc xếp 10-15 triệu tấn (T)/năm và tới 2025, bốc xếp 25-30 triệu T/năm. Những chỉ tiêu này được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt trong bản “Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015 có xét đến năm 2025” tại quyết định số 167/2007 QĐ-TTg ngày 1/11/2007.
Hy vọng sẽ đầu tư từ 11,8-15,6 tỷ USD trong giai đoạn 2007-2015, Vinacomin bồng bềnh trên mây xanh với kế hoạch sẽ sản xuất được 6-8,5 triệu T alumin (nhôm oxit) và 0,2- 0,4 triệu T nhôm tại 6 nhà máy chế biến alumin và 1 nhà máy điện phân nhôm đặt ở Đăknông và Lâm Đồng. Cũng vào thời điểm ấy, tuyến đường sắt Tây Nguyên đi từ Đăknông qua Bảo Lộc - Lâm Đồng về cảng Kê Gà có khổ rộng 1,435 m dài 270 km sẽ được thiết kế gấp gáp và tổ chức thi công một đường đơn và sau năm 2015, sẽ nâng thành đường đôi. Công suất vận chuyển giai đoạn 1 (đến năm 2015) khoảng 10-15 triệu T/năm và giai đoạn 2 (sau năm 2025) khoảng 25-30 triệu T/năm!
Sống giữa những con số ảo nhưng từ nguời ký quyết định phê duyệt đến những nguời được giao nhiệm vụ thực hiện đều mơ mộng chỉ dăm bảy năm nữa, ngành công nghiệp nhôm Việt Nam sẽ sánh vai với các cường quốc, chẳng khác gì Vinashin muốn đứng hàng thứ 5 thế giới trong ngành đóng tàu!
Sự hoang tưởng về số vốn khổng lồ của Vinacomin “sắp có” khiến bao người trong cuộc mờ mắt, tối mũi, không còn phân biệt được đâu là thật, đâu là giả bởi họ tin và buộc phải tin rằng “dự án khai thác bauxite Tây Nguyên là chủ trương lớn của Đảng đã được mấy kỳ Đại hội ghi vào nghị quyết!”. Từ niềm tin vô tiền khoáng hậu ấy, họ đặt cả tương lai của Đại dự án bauxite Tây Nguyên vào sự giúp đỡ “chí tình” của đối tác số 1 là Tập đoàn công nghiệp nhôm Trung Quốc - Chalco thông qua những “văn kiện” ký giữa Đảng cộng sản Trung Quốc và Đảng cộng sản Việt Nam từ sau chuyến đi thăm Trung Quốc năm 2001 của ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh.
Họ cũng quá tin vào khả năng huy động vốn, bằng kiểu phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường thế giới như Chính phủ đã từng vay 750 triệu USD cho tập đoàn Vinashin cuối năm 2005 quá dễ dàng. Mặt khác, khi chuẩn bị bản Quy hoạch năm 2007, ngành công nghiệp nhôm toàn cầu đang sôi sục, giá nhôm từ năm 2005-2008 thường ở mức 1,35-1,45 USD/1 pound, tức vào khoảng 2900-3150 USD/1T. Với giá cao ngất ngưởng này, Vinacomin tin sẽ có nhiều Tập đoàn của Úc, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha… rầm rập kéo vào xin bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà máy chế biến alumin, xây dựng đường sắt và cảng Kê Gà… Trên thực tế, cũng có một số nhà đầu tư tới khảo sát, tỏ ý muốn hợp tác như tập đoàn Alcoa - Hoa Kỳ tại Đăknông.
Mũi Kê Gà |
Tới năm 2008, Vinacomin triển khai kế hoạch đấu thầu xâu dựng tổ hợp
bauxite Tân Rai “lựa chọn” được nhà thầu Chalieco, một thành viên của
Chalco. Sau đó, theo ý kiến chấp thuận của ông Phó Thủ tướng Hoàng Trung
Hải, Vinacomin giao hợp đồng xây dựng tổ hợp Nhân Cơ cho Chalieco dựa
trên giá thắng thầu Tổ hợp Tân Rai.
Giữa lúc “bừng bừng khí thế”, dự án bauxite Tây Nguyên vấp phải sự phản đối quyết liệt của dư luận xã hội. Các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu bauxite Tây Nguyên từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, khi Việt Nam còn là thành viên khối SEV, đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ với nhiều dẫn chứng cụ thể. Đại tướng Võ Nguyên Giáp hai lần gửi thư cho lãnh đạo nhà nước, tiếp sau đó, là những bản kiến nghị của giới nhân sĩ, trí thức, các nhà xã hội học, dân tộc học cùng hàng ngàn người ký tên đồng lòng đòi dừng ngay dự án. Kết quả là, dự án Tân Rai và Nhân Cơ vẫn tiếp tục thi công nhưng thông qua chuyến đi thị sát của thường trực Bộ Chính trị Trương Tấn Sang, Bộ Chính trị đã chỉ đạo chỉ làm “thí điểm” Tân Rai và Nhân Cơ, tạm dừng xây dựng các nhà máy khác đồng thời không cho nước ngoài hợp tác đầu tư.
Ngay từ thời điểm đó, bản Quy hoạch năm 2007 đã bị phá vỡ về mặt lý thuyết.
Chờ ngoại viện không còn nữa, chờ vốn vay quốc tế gặp khó do đế chế Vinashin lâm vào cảnh khốn cùng do vung tay quá trán dẫn đến sự sụp đổ thảm hại. Vinacomin bắt đầu nao núng tinh thần. Không xây hàng loạt nhà máy ở Đăknông, Lâm Đồng như kế hoạch ban đầu thì chẳng bao giờ có tuyến đường sắt Tây Nguyên tốn gần 3 tỷ USD, không có sản lượng 10- 15 triệu T alumin thì xây dựng cảng Kê Gà với dự toán đã lên tới hơn 1 tỷ USD sẽ dẫn tới thua lỗ nghiêm trọng, làm tan rã mộng tưởng hoang đường của Vinacomin, nhưng đó cũng chỉ là “khúc nhạc dạo đầu” cho những phiền toái và hậu quả ngoài ý muốn của Vinacomin!
Trong bản Quy hoạch năm 2007, Chính phủ và Vinacomin chỉ chăm chăm vào việc xây dựng ngay tuyến đường sắt Tây Nguyên chọc xuống cảng Kê Gà (mặc dù biết Kê Gà không phải nơi thuận lợi để xây cảng nhưng lại là điểm kết nối thuận tiện nhất của toàn tuyến vận chuyển alumin tương lai). Họ không ngờ tới việc bản Quy hoạch khai thác và chế biến bauxite Tây Nguyên vĩ đại như vậy, từng làm vừa lòng ông bạn vàng và hấp dẫn bao kẻ thèm muốn nguồn bauxite 7-8 tỷ tấn của Việt Nam, lại bị mấy ông trí thức phá hủy toàn bộ!
Giữa lúc “bừng bừng khí thế”, dự án bauxite Tây Nguyên vấp phải sự phản đối quyết liệt của dư luận xã hội. Các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu bauxite Tây Nguyên từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, khi Việt Nam còn là thành viên khối SEV, đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ với nhiều dẫn chứng cụ thể. Đại tướng Võ Nguyên Giáp hai lần gửi thư cho lãnh đạo nhà nước, tiếp sau đó, là những bản kiến nghị của giới nhân sĩ, trí thức, các nhà xã hội học, dân tộc học cùng hàng ngàn người ký tên đồng lòng đòi dừng ngay dự án. Kết quả là, dự án Tân Rai và Nhân Cơ vẫn tiếp tục thi công nhưng thông qua chuyến đi thị sát của thường trực Bộ Chính trị Trương Tấn Sang, Bộ Chính trị đã chỉ đạo chỉ làm “thí điểm” Tân Rai và Nhân Cơ, tạm dừng xây dựng các nhà máy khác đồng thời không cho nước ngoài hợp tác đầu tư.
Ngay từ thời điểm đó, bản Quy hoạch năm 2007 đã bị phá vỡ về mặt lý thuyết.
Chờ ngoại viện không còn nữa, chờ vốn vay quốc tế gặp khó do đế chế Vinashin lâm vào cảnh khốn cùng do vung tay quá trán dẫn đến sự sụp đổ thảm hại. Vinacomin bắt đầu nao núng tinh thần. Không xây hàng loạt nhà máy ở Đăknông, Lâm Đồng như kế hoạch ban đầu thì chẳng bao giờ có tuyến đường sắt Tây Nguyên tốn gần 3 tỷ USD, không có sản lượng 10- 15 triệu T alumin thì xây dựng cảng Kê Gà với dự toán đã lên tới hơn 1 tỷ USD sẽ dẫn tới thua lỗ nghiêm trọng, làm tan rã mộng tưởng hoang đường của Vinacomin, nhưng đó cũng chỉ là “khúc nhạc dạo đầu” cho những phiền toái và hậu quả ngoài ý muốn của Vinacomin!
Trong bản Quy hoạch năm 2007, Chính phủ và Vinacomin chỉ chăm chăm vào việc xây dựng ngay tuyến đường sắt Tây Nguyên chọc xuống cảng Kê Gà (mặc dù biết Kê Gà không phải nơi thuận lợi để xây cảng nhưng lại là điểm kết nối thuận tiện nhất của toàn tuyến vận chuyển alumin tương lai). Họ không ngờ tới việc bản Quy hoạch khai thác và chế biến bauxite Tây Nguyên vĩ đại như vậy, từng làm vừa lòng ông bạn vàng và hấp dẫn bao kẻ thèm muốn nguồn bauxite 7-8 tỷ tấn của Việt Nam, lại bị mấy ông trí thức phá hủy toàn bộ!
Làng chài Kê Gà đang xây dựng kè dọc bờ biển và làm đường mới để phục vụ du lịch |
Không làm đường sắt thì vận chuyển nguyên vật liệu và alumin theo lối nào, đường nào?
Vì vậy, mới có chuyện ông Hoàng Trung Hải phải đích thân mấy lần thị sát cùng bầu đoàn thê tử để chọn hướng tuyến đường bộ mới đi từ Nhân Cơ, Tân Rai về Kê Gà. Tiếp đó là phương án chữa cháy là từ hai nhà máy ấy theo quốc lộ 20, quốc lộ 51 về cảng Gò Dầu- Đồng Nai… như bây giờ.
Phương án này là phương án bổ sung, bất đắc dĩ nên họ đâu có đưa vào quy hoạch, đâu có tính trong giá thành sản phẩm. Trong lúc tiền đầu tư xây dựng hai tổ hợp Nhân Cơ và Tân Rai còn thiếu quá nhiều, chạy vạy mãi mới vay được 300 triệu USD của Citi Việt Nam thì lấy tiền đâu xây dựng đường mới hay sửa chữa đường cũ đang hư hỏng nặng nề để chuyên chở sản phẩm?
Loay hoay mãi, kêu gào mãi, Chính phủ và Bộ Tài chính, Bộ Công Thương mới đồng ý cho Vinacomin vay vốn làm đường 725 từ cửa nhà máy Tân Rai ra QL20 và đường 769 nối từ ngã ba Dầu Giây về Long Thành giáp QL51 với một quy chế thoáng, là Tập đoàn mẹ được khấu trừ trong 5 năm. Nhờ vậy, hai đoạn đường đang được cải tạo và nâng cấp sau mấy chục tháng nằm chờ vốn. Còn QL20, đoạn từ Bảo Lộc về ngã ba Dầu Giây được Tổng cục Đường bộ VN - Bộ Giao thông Vận tải sửa chữa, nâng cấp, giao cho Ban quản lý dự án 9 làm chủ đầu tư. Số tiền trên dưới 5000 tỷ đồng dành cho việc sửa chữa đường và hàng loạt cầu yếu, trọng tải thấp trên tuyến khó lòng thu hồi được từ Vinacomin vì dự án Tân Rai và Nhân Cơ không có lãi suất 10% như chỉ đạo ban đầu của ông Hoàng Trung Hải.
Vì vậy, mới có chuyện ông Hoàng Trung Hải phải đích thân mấy lần thị sát cùng bầu đoàn thê tử để chọn hướng tuyến đường bộ mới đi từ Nhân Cơ, Tân Rai về Kê Gà. Tiếp đó là phương án chữa cháy là từ hai nhà máy ấy theo quốc lộ 20, quốc lộ 51 về cảng Gò Dầu- Đồng Nai… như bây giờ.
Phương án này là phương án bổ sung, bất đắc dĩ nên họ đâu có đưa vào quy hoạch, đâu có tính trong giá thành sản phẩm. Trong lúc tiền đầu tư xây dựng hai tổ hợp Nhân Cơ và Tân Rai còn thiếu quá nhiều, chạy vạy mãi mới vay được 300 triệu USD của Citi Việt Nam thì lấy tiền đâu xây dựng đường mới hay sửa chữa đường cũ đang hư hỏng nặng nề để chuyên chở sản phẩm?
Loay hoay mãi, kêu gào mãi, Chính phủ và Bộ Tài chính, Bộ Công Thương mới đồng ý cho Vinacomin vay vốn làm đường 725 từ cửa nhà máy Tân Rai ra QL20 và đường 769 nối từ ngã ba Dầu Giây về Long Thành giáp QL51 với một quy chế thoáng, là Tập đoàn mẹ được khấu trừ trong 5 năm. Nhờ vậy, hai đoạn đường đang được cải tạo và nâng cấp sau mấy chục tháng nằm chờ vốn. Còn QL20, đoạn từ Bảo Lộc về ngã ba Dầu Giây được Tổng cục Đường bộ VN - Bộ Giao thông Vận tải sửa chữa, nâng cấp, giao cho Ban quản lý dự án 9 làm chủ đầu tư. Số tiền trên dưới 5000 tỷ đồng dành cho việc sửa chữa đường và hàng loạt cầu yếu, trọng tải thấp trên tuyến khó lòng thu hồi được từ Vinacomin vì dự án Tân Rai và Nhân Cơ không có lãi suất 10% như chỉ đạo ban đầu của ông Hoàng Trung Hải.
Chỉ
cải tạo và nâng cấp đường cũ mà đi đã gặp nhiều khốn khó thì Vinacomin
làm sao có vốn để mở đường mới nối Nhân Cơ với Tân Rai, nối Tân Rai với
cảng Kê Gà?
Bởi vậy, việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính thức
công bố dừng việc chuẩn bị dự án xây dựng cảng Kê Gà là điều tất yếu
phải xảy ra.
Tuy nhiên, những người có trách nhiệm trong dự án
bauxite Tây Nguyên và Vinacomin vẫn loanh quanh, vòng vo chuyện chọn
cảng nào thay thế cảng Kê Gà.
Điều đó, càng thể hiện sự yếu kém trong công tác điều hành và kiểm tra, giám sát dự án.
Quyết
định ngừng dự án Kê Gà dẫu có muộn màng, vẫn còn kịp cho Bình Thuận
chuyển đổi lại các phương án và kế hoạch phát triển du lịch, nghỉ dưỡng ở
vùng ven biển Phan Thiết. Giải quyết những hậu quả, đền bù cho các dự
án bỏ hoang 5- 6 năm rồi cũng sẽ xong nhưng với Vinacomin và Chính phủ,
đây là sự thừa nhận thất bại một cách miễn cưỡng vì bản quy hoạch 2007
đổ vỡ chứng tỏ sự vội vã, hấp tấp và nông cạn của các tác giả lẫn người
phê duyệt.
Bản quy hoạch mới do Bộ Công Thương soạn thảo và lấy ý kiến của nhiều
bên liên quan được đệ trình từ gần cuối năm 2011 đến nay chưa thấy hồi
âm.
Hiệu ứng “domino” từ cái chết yểu của dự án cảng Kê Gà làm tiêu tàn một giấc mơ hoa”!
Lê Trung Thành
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Nibiru, vị hung thần đang ở đâu trong vũ trụ?
Đọc bản tin của NASA về một hành tinh nhỏ bay gần trái đất khoảng trên
27.000 cây số vào ngày 15/2/2013 và bản tin khác về một thiên thạch có
khối lượng 10.000 tấn tạo ra năng lương tương đương 500 megaton rơi
xuống nước Nga cũng vào ngày 15/2/2013 làm bị thương 1200 người mà cơ
quan NASA đã tốn nhiều tiền bạc để theo dõi những thiên thạch có thể va
vào trái đất đã không biết trước được. Chúng ta thử tìm hiểu thêm về
hành tinh NIBIRU, còn gọi là hành tinh X vì chưa định vị được nó ở đâu
trong vũ trụ đang là đề tài đồn thổi ở Phương Tây cho rằng sẽ va vào
Trái Đất vào một ngày rất gần trong thế kỷ 21 làm hủy diệt chết chóc một
phần lớn Trái Đất.
Chữ NIBIRU khởi nguồn từ chữ Neberu hay chữ Nebiru của cỗ ngữ Akkadian
được dùng nhiều tại vùng Trung Đông trước đây nay là tên của một hành
tinh được đề cập trên đến trên các trang mạng điện toán toàn cầu nhất là
trang Zetatalk từ năm 1995 do một người đàn bà có tên là Nancy Lieder,
cô ta tự xưng là người có khả năng đón nhận được những thông tin đến từ
vũ trụ mà đặc biệt là từ chòm sao có hình dáng như cái tổ ong (
Reticulum constellation ) nằm phía nam bán cầu trong đó có 3 hành tinh
tên là Zeta đã chọn cô làm người thông báo cùng nhân loại sẽ có một hành
tinh tên là NIBIRU đi ngang qua hay va vào trái đất trong năm 2003. Sau
đó đến năm 2003 thì không có gì xảy ra nên được dời lại qua ngày 21
tháng 12 năm 2012 cho phù hợp với sự tiên đoán ngày tận thế của nền văn
minh Mayan nay ngày ấy đã qua mà chưa có gì xảy ra nên lại được dời qua
tháng 11 năm 2013 hoặc thế kỷ XXI.
Câu chuyện hành tinh NIBIRU va vào trái đất thật ra khởi nguốn từ năm
1976 do một tác giả người Mỹ gốc Nga tên là Zecharia Sitchin (1920-2010)
cho xuất bản cuốn sách tên là Hành Tinh Thứ 12 ( 12th Phanet ) giải
thích những huyền thoại của người Babylonian và Sumerian để đưa đến niềm
tin rằng có một hành tinh thứ 12 tên là NIBIRU nằm ngoài rìa Thái Dương
Hệ sẽ va vào trái đất làm cho hủy diệt nhân loại. Sách này nổi tiếng vì
được dịch ra 25 ngôn ngữ khác.
Thái Dương Hệ là một Hệ Hành Tinh được thành hình cách đây 4,6 tỷ năm do
sự suy sụp của một đám mây khổng lồ tạo ra một số thiên thể quạy quanh
một hành tinh chính là Mặt Trời. Số lượng thiên thể quay quanh Mặt Trời
trước đây được định là 8 hành tinh. Ở vòng trong gần mặt trời có 4 hành
tinh là sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa. Ở vòng ngoài có 4 hành
tinh là sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Thủy Vương. Về sau các
Kính thiên văn được cải biến nên các nhà thiên văn mới tìm ra những
thiên thể khác cũng nằm trong Thái Dương Hệ như Pluto, Charon v.v… nhưng
không đồng ý với nhau về cách gọi các thiên thể đó là hành tinh hay sao
lùn hay thiên thạch . Ngoài ra các nhà thiên văn còn tìm ra vành đai
Kuiper là một vành đai lớn chứa các mãnh vụn tưa như tiểu hành tinh họ
ước lương có đến 100.000 vật thể có đường kính trên 50 km trong vành đai
đó.
Thái Dương Hệ lúc đầu được cho rằng là một hệ hành tinh nằm ở vị trí 1/3
tính từ tâm của một thiên hà gọi là Ngân Hà. Nhưng khi chúng ta ngước
mắt lên nhìn vào Ngân Hà là dãy sao li ti sáng như sữa kéo dài từ chân
trời này qua chân trời khác mà trong huyền thoại gọi là cái cầu do chim ô
thước bắt ngang cho Ngưu Lang gặp Chức Nữ hằng năm thì ta sẽ thấy nó
nằm xiên qua một bên. Từ đó các nhà thiên văn nghi ngờ rằng Thái Dương
Hệ không nằm trong Ngân Hà và họ đã làm nhiều thí nghiệm để đưa đến một
thuyết cho rằng Ngân Hà không phải là quê cha đất tổ của chúng ta mà
Ngân Hà là một thiên hà lớn đang nuốt một thiên hà bé hơn 10.000 lần là
chòm sao Nhân Mã ( Sagittarius Constellation) ở trong đó có Thái Dương
Hệ là nơi sanh ra chúng ta. Như thế là Thái Dương Hệ đang hay đã nhập
vào Ngân Hà hoặc Thái Dương Hệ vẫn còn bị ảnh hưởng của chòm sao
Sagittarius là điều chúng ta chưa được biết.
Khi quan sát các thiên hà chúng ta thấy nó hình dáng như một cái dĩa dày
có chứa các thiên thể như tinh vân, hành tinh, sao chổi, sao lùn v.v…
Ngân Hà là một Thiên Hà nên hình dáng cũng là một cái dĩa dày như thế
nhưng lại có hình xoắn ốc với số thiên thể vơi dần ở vòng ngoài xoắn ốc.
Lúc đầu các nhà thiên văn cứ ngỡ Ngân Hà chứa vài trăm triệu thiên thể
nhưng mỗi ngày các kính thiên văn càng được cải tiến và họ giựt mình với
số lượng thiên thể đang nằm trong Ngân Hà là khoảng từ 200 đến 400… tỷ
thiên thể. Theo một báo cáo vào tháng 1/2013 của Caltech (California
Institute of Technology ) cho rằng có đến 17 tỷ thiên thể có khối lượng
bằng trái đất đang nằm trong cái dĩa của Ngân Hà. Cái dĩa này đang quay
với tốc độ từ 552 đến 630 Km/giây và phải mất 200 triệu năm mới đi được
một vòng.
Đường kính của cái dĩa Ngân Hà là 100. 000 đến 120.000 năm ánh sáng còn
độ dày của cái dĩa Ngân Hà và nơi nào dày nơi nào mỏng thì không thể đo
được vì chẳng ai đủ khả năng đi ra ngoài Ngân Hà để nhìn vào. Chúng ta
chỉ biết được Mặt Trời hay toàn bộ Thái Dương Hệ quay qua độ dày của
Ngân Hà 1 vòng là 26.000 năm. Theo nhà thiên văn John Major Jenkins
(sinh năm 1964) thì thời gian để mặt trời đi qua độ dày của Ngân Hà là
36 năm kể từ năm 1998 như thế thì phải đến năm 2034 mặt trời mới đi ra
khỏi độ dày dĩa mặt phẳng Ngân Hà. Tốc độ di chuyển của mặt trời là
220km/giây. Ta có thể lấy tốc độ đi của mặt trời nhân cho 36 năm để từ
đó biết được độ dày của Ngân Hà nơi có mặt trời và Thái Dương Hệ đi qua.
Năm nay là năm 2013 là năm mặt trời và Thái Dương Hệ đang nằm gần tâm
điểm của độ dày mặt phẳng Ngân Hà ở trong đó có từ 200 đến 400 … tỷ
thiên thể có thể có va vào hay ảnh hưởng đến trái đất hay mặt trời.
Các hành tinh trong Thái Dương Hệ đều quay quanh mặt trời tạo nên một
mặt phẳng gọi là mặt phẳng hoàng đạo. Ta cũng có thể dùng mặt phẳng xích
đạo của trái đất để hình dung ra mặt phẳng hoàng đạo. Các hành tinh của
Thái Dương Hệ di chuyển trên mặt phẳng hoàng đạo lại đồng thời cùng mặt
trời di chuyển qua độ dày mặt phẳng Ngân Hà một vòng là 26.000 năm tạo
ra một mặt phẳng khác tạm gọi mặt phẳng Thái Dương Hệ. Như thế sẽ có 3
mặt phẳng là mặt phẳng Ngân Hà, mặt phẳng hoàng đạo và mặt phẳng Thái
Dương Hệ sẽ giao nhau nhiều điểm trong những ngày sắp tới. Để cho dễ
hình dung ta có thể lấy hình ảnh chiếc xe lửa đang chạy trên đường ray
là mặt phẳng Ngân Hà. Chiếc xe hơi chạy ngang đường ray là mặt phẳng
Thái Dương Hệ. Trong chiếc xe hơi đó còn chứa 1 dụng cụ quay khác là mặt
phẳng hoàng đạo. Thời điểm hiện nay là thời điểm xe hơi đụng xe lửa hay
thời điểm 3 mặt phẳng giao nhau. Góc độ của xe hơi đụng xe lửa là 90 độ
còn góc độ 3 mặt phẳng này giao nhau thì không biết vỉ không ai có thể
tính được.
NIBIRU là tên gọi của hành tinh X vỉ chưa định vị được đang ở đâu trong
vũ trụ thường xuất hiện trên các trang mạng có tính cách đe dọa phục vụ
nhu cầu tôn giáo. Cơ quan NASA đã nhiều lần tuyên bố không có việc thiên
thạch va vào trái đất trong thời gian tới để trấn an. Khả năng của NASA
có giỏi lắm là hiểu được hết những gì trong cái dụng cụ quay chứa trong
chiếc xe hơi còn chiếc xe hơi và chiếc xe lửa thì đành chịu bó tay hay
nói cách khác là NASA chỉ đủ khả năng tính toán và quan sát được những
thiên thể trong mặt phẳng hoàng đạo còn mặt phẳng Thái Dương Hệ và nhất
là mặt phẳng Ngân Hà trong đó có chứa 200 đến 400 … tỷ thiên thể đang đi
xuyên qua mặt phẳng hoàng đạo thì làm sao mà tính được.
Con người quá nhỏ bé trước vũ trụ bao la. Trái đất và mặt trời cũng quá
nhỏ bé so với vũ trụ. Chúng ta chỉ có được sống một lần và phải chết một
lần. Chỉ mong một ngày được sống là một ngày bình an và vui vẽ với mọi
người chung quanh. Có NIBIRU hay không có NIBIRU chẳng đáng quan tâm.
Thiếu khối gì người mong có NIBIRU để thoát kiếp con người đầy đau khổ.
© Nhất Hướng Nguyễn Kim Anh
© Đàn Chim Việt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét