Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

Tin thứ Tư, 02-01-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1

Xây dựng huyện đảo Lý Sơn vững mạnh (TN).  - Nhịp sống biển Đông (TT). - Trên “mắt biển” Sa Huỳnh(DV). - Háo hức chờ Mùa xuân biển đảo (TT). - Đưa quà xuân đến quân, dân Trường Sa (SGGP).- Hơn 200 tấn quà tết cho quân, dân Trường Sa (PLTP). - GỬI QUÀ TẾT CHO “TRƯỜNG SA 2″ (Mai Thanh Hải). =>
- Lệnh lục soát tàu ở Biển Đông có hiệu lực (BBC). - 2013: Biển Đông tiếp tục dậy sóng? (SGTT).   - Thuyền trưởng tàu Hoàng Sa kể chuyện bị tàu Trung Quốc đẩy, đuổi (TP). Thuyền trưởng Lê Văn Ninh: “Cần phải làm một cái gì đó, phải làm khẩn trương nếu không, tương lai gần, ngư dân Việt sẽ không còn ngư trường để đánh bắt. Bây giờ, phía Trung Quốc đã xua hàng ngàn tàu cá tràn ra biển Đông. Tàu chiến của họ cũng bắt đầu mở không gian kiểm soát. Theo ước tính của tôi, họ nới rộng tầm kiểm soát khoảng 60 hải lý về 3 hướng Tây, Nam và Đông. Đặc biệt là hướng Tây, tức về phía Việt Nam”. - Tàu hải giám Trung Quốc tuần tra gần Vịnh Bắc Bộ (TTXVN). - Các tướng tá Trung Quốc kêu gọi thống nhất lực lượng “bảo vệ biển” (Sohanews). - Trung Quốc giải thích quy định kiểm tra tàu thuyền trên Biển Đông (GDVN).
- Bùi Hoàng Tám: Liệu còn “đường…” nào nữa trong tương lai? (DT).

- Vĩnh Nguyên: Khi Luật Biển Việt Nam đến giờ hiệu lực (Trần Nhương). “Nay Việt Nam đã ban hành Luật Biển Việt Nam thì phải bảo toàn sắc luật thật nghiêm minh. Cụ thể, triển khai các lực lượng hải quân, cảnh sát biển, biên phòng, kiểm ngư… để ngày đêm canh giữ cho ngư dân Việt Nam tự do đánh cá ở phía Nam  quần đảo Hoàng Sa (Ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá ở phía Bắc quần đảo này) một cách thẳng thừng, minh bạch để không còn chuyện nhập nhằng và nghi ngờ  ‘tàu lạ’, ‘tàu quen’ như nhiều năm qua”.  – HÔM NAY LUẬT BIỂN VIỆT NAM CÓ HIỆU LỰC! (Nguyễn Phú Nepal).
Kết nối vì biển Đông (TN).
- Trung Quốc dọa Việt Nam về Luật Biển, nhưng trấn an thế giới về Biển Đông (RFI). – TƯỚNG VỊNH ĐÂU, ĐƯA DI SẢN QUÝ BÁU Ý THỨC HỆ ĐỂ NÓI CHUYỆN PHẢI TRÁI VỚI TRUNG QUỐC VỀ BIỂN ĐÔNG? (RFI/ Phạm Viết Đào).  – Trung Quốc lên tiếng về Luật Biển Việt Nam, Hà Nội chưa hồi đáp (VOA). – LUẬT BIỂN VỚI TÂM VÀ TẦM CỦA LÃNH ĐẠO (Bùi Văn Bồng).
- Nhìn lại tình hình biển Đông năm 2012 (BBC).  - “Sóng” trong quan hệ Trung Quốc – Việt Nam 2012 (VietFin). – Trung Quốc lại đòi chủ quyền phi pháp tại Hoàng Sa và Trường Sa (Sống Mới).  – TQ ‘điều tàu chiến tàng hình ra Biển Đông’ (BBC).
- Đài Loan sẽ thăm dò dầu khí ở Biển Đông (VOA).
- Nhật phạt nặng tàu TQ xâm phạm (BBC). - Vũ khí khủng Nhật – Trung đối đầu ở Senkaku/Điếu Ngư (PN Today). - Mỹ sẽ cho đại tu tàu sân bay hạt nhân USS George Washington ở Nhật Bản (GDVN).
Nhật tăng lực lượng ứng phó Trung Quốc (TN). - ‘Chiến tranh Trung – Nhật là điều không thể tránh!’ (VnMedia/Petrotimes). - Chuyên gia Trung Quốc dự báo nước này khó tránh khỏi xung đột vũ trang với Nhật (LĐ).
- Tàu hải quân Ấn Độ xông đất Đà Nẵng (VNN).
- ASEAN 2013 : Brunei làm chủ tịch và Việt Nam làm tổng thư ký (RFI).   – Lãnh đạo ASEAN sẽ thúc đẩy sự đồng thuận về vấn đề Biển Ðông (VOA).
- Bàn về lý thuyết địa chính trị « không gian sinh tồn » của Trung Quốc (Trương Nhân Tuấn).
- Hồ Bạch Thảo: Quân cách mệnh Trung Quốc hoạt động tại biên giới Việt Nam (Diễn Đàn).
- NĂM 2013, XIN CHÀO NGƯƠI ! (Ngô Minh). “Đất nước sẽ còn khó khăn hơn vì 3.260 cây số ‘mặt tiền’ biển đang bị bọn bành trướng Đại Hán bủa vây trong ngoài. Bọn bành trướng đã vây ta tứ phía . Chúng đã mua đất Lào, Cămpuchia dọc biên giới Việt Nam đến 90 năm, cho quân đến ở; Chúng còn đóng quân ngay trên Tây Nguyên của ta, chúng làm chủ hàng trăn hec-ta rừng biên giới phía Bắc. Ôi thôi, nước non ngàn dặm…”
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 6) (BoxitVN).
- Tạ Duy Anh: Sống với Trung Quốc - Phần 2 (BoxitVN).
- Biểu tình chống TQ ‘gây bất ổn (BBC). Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói với phía Mỹ: “Nếu như các ông làm đúng những gì đã nói thì tôi hoan nghênh, còn nếu không các ông sẽ buộc phải rời khỏi khu vực như năm 1975 rời khỏi Việt Nam”. Vậy là vòng đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ năm 2012 đã không thể nối lại được sau khi đình hoãn, nếu Mỹ xóa luôn vòng đối thoại 2013 thì kể như xong, các khoản viện trợ từ Mỹ có thể bị cắt. Về phía TQ, theo tin vỉa hè chúng tôi nhận được, để “kỷ niệm” 39 năm ngày mất hẳn Hoàng Sa, ngày 7/1/2013 tàu chiến Trung Quốc sẽ viếng thăm Sài Gòn trong 3 ngày. Phải chăng, đây là món quà tướng Vịnh dùng để chào đón chuyến viếng thăm này? - Tướng Nguyễn Chí Vịnh: không nên biểu tình chống TQ (RFA).
Mấy lời chất vấn gửi Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (nhân bài trả lời phỏng vấn đầu năm “Không ai quên lợi ích quốc gia, dân tộc”) (BoxitVN).
- Nguyễn Xuân Nghĩa: Mộng mị đầu năm (BoxitVN/ dainamaxtribune).
- Tiếp tục gửi đi những thông điệp “Thân Tàu, chống Mẽo”: 50 năm chiến thắng Ấp Bắc (2-1-1963 – 2-1-2013): Vang lừng chiến công (SGGP), món quà nữa cho lệnh khám xét trên Biển Đông của chính quyền đảo Hải Nam. Sáng nay, VTV-Thời sự 5h30′ cũng đưa tin, hình ảnh về buổi lễ diễn ra hôm qua tại Tiền Giang.
- Hà Văn Thịnh: Quân đội ta “củng cố hòa bình” theo cách nào? (DĐCN).  – Thôi rồi cơ đồ ngàn năm của tổ tiên ! (DĐCN). “… chúng tôi nhận thấy Đảng CSVN đã có quyết định dứt khoát rồi. Hoàng Sa và Trường Sa kể như đã mất, nên Đảng CSVN sẽ không nghe lời Mỹ xúi ‘thực thi dân chủ và nhân quyền’ để mất luôn Đảng. Giữa Mỹ và Trung Quốc, Đảng CSVN quyết định tiếp tục theo Trung Quốc”.
H3<- Nguyễn văn Khải – Ông già Ôzôn: Đừng ăn không nói có như tay Thanh (Nguyễn Tường Thụy). “Tôi lại gặp lại những người đã ở Balan cùng thời với tôi. Chắc chắn rằng, nếu được hỏi: sau khi Balan không còn là nước XHCN, những người theo đảng cộng sản bị mất sổ hưu? Tôi chắc chắn rằng mọi người sẽ đều trả lời rằng: tay Thanh này ăn không nói có”.  – ÔNG TRẦN ĐĂNG THANH ĐÃ LỪA DỐI VỀ CÂU CHUYỆN QUẦN ĐẢO MALVINAS NHƯ THẾ NÀO? (TSYG).
Cho tới hôm nay, Trần Đăng Thanh đã đi vào lịch sử như là điển hình của một kiểu “Việt gian mới” với khoảng 70 bài viết (được lưu lại trên Vsk) và hơn 1.000 phản hồi chỉ trích nghiêm khắc. Việc Nguyễn Chí Vịnh lại có thêm một bài liên quan Biển Đông và quan hệ Việt Trung, ngoài mục tiêu chính có lẽ muốn bắn tiếng với quan thầy phương Bắc, thì không thể không có việc đã nhận ra ảnh hưởng tệ hại từ bài viết của mình trên tờ QĐND mới 5 ngày trước đó.
Một chuyện khác, nhưng cũng xin được nêu ở đây, đó là về một viên Bí thứ thứ nhất Sứ quán VN tại Miến Điện, qua bài 1515. TÌNH NGƯỜI TRÊN ĐẤT MIẾN. Tác giả bài viết vừa có đôi lời với độc giả (đã được bổ sung cuối bài), trong đó nhắc nhở mọi người chúng ta hãy chỉ mặt vạch tên bằng nhiều cách những kẻ trong bộ máy công quyền đã có những hành động chống lại nhân dân, phá hoại đất nước, vì lợi ích bản thân hoặc phe nhóm. Hiệu quả đã thấy ngay khi viên Bí thư Sứ quan vừa gọi điện trực tiếp về cho tác giả bài viết. Liệu anh ta có (dám) gửi tới đây một bài viết thanh minh hay phản bác không? Chúng ta chờ xem, và mong những người như họ ngày càng hiểu, biết sợ, rồi biết trân trọng công luận tự do.
- Đào Sỹ Quý: Chỉ có Tổ Quốc muôn năm thôi (Nguyễn Tường Thụy). “Với tôi, mất nước là mất tất cả, cho nên bất cứ một Nhà nước nào thì TỔ QUỐC LÀ TRÊN HẾT. Tổ Quốc mới là muôn năm, một Đảng hoặc một thể chế chính trị không thể muôn năm được”.
- Đảng nhấn mạnh công tác lý luận (BBC). Nguyễn Thanh Giang: Lý do mà đội ngũ tinh hoa trí tuệ của Đảng nghiên cứu bao nhiêu năm … vấn đề không trở nên sáng tỏ mà ‘ngày càng u tối’, là do Đảng ‘chỉ tập hợp những trí thức nô lệ’.”
- Bùi Tín: Mõm mòm mom! (VOA’s blog). Không có đảng chính trị nào là thiêng liêng, thần thánh, trường cửu cả …  Khi nó không còn trung thành, tự tư tự lợi, tự nó phản bội nhân dân và dân tộc thì ta loại bỏ nó đi không thương tiếc, và cùng nhau lập một tổ chức chính trị mới, theo đúng quyền công dân tuyệt đối bất khả xâm phạm, theo đúng hiến chương Liên Hiệp Quốc và Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, không một ai có quyền cấm cản”.
- Minh Diện: SAO HỌ LÀM NHƯ THẾ? (Bùi Văn Bồng).   – NGUYỄN VIỆN CHÀO NĂM MỚI: Tặng Nguyễn Hoàng Vi (FB Nguyễn Viện/ Huỳnh Ngọc Chênh).  - Song Chi: Blogger Việt 2012-tiếp tục một năm sóng gió và trưởng thành (RFA’s blog). – Như Hà: Lời tri ân và những tâm tình gửi đến quí bạn đọc (DLB).
- “Phòng, chống diễn biến hòa bình”: MIỆNG CHỐNG CHƠN CHẠY (DĐCN).
- Dân oan vẫn đang nằm trên hè đầu năm mới (Lê Hiền Đức).
- Nghị quyết QH: Lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp 1992 (TTXVN).  – Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (TN). “… tổ chức tốt việc lấy ý kiến nhân dân; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong quá trình tổ chức lấy ý kiến… chỉ đạo chặt chẽ công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; phối hợp với các cơ quan tổ chức hữu quan kịp thời đấu tranh, ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta”. Ông Phan Trung Lý đã nói: “nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả“. Ông Phan Trung Lý xúi dân đi vào cửa tử?
- Bài này mới đưa lên đã bị gỡ mất: Huy động trí tuệ toàn dân xây dựng Hiến pháp (QĐND). Mời bà con xem ở đây. “Để Hiến pháp thực sự là kết tinh ý chí, nguyện vọng và trí tuệ tập thể của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, đồng bào, chiến sĩ cả nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hãy hưởng ứng và tích cực tham gia đóng góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới”. Chắc tại diễn dở quá, sợ dân chửi?
- Chính thức công bố dự thảo sửa đổi Hiến pháp (VNN). – Mời độc giả VietNamNet góp ý sửa Hiến pháp (VNN). - Kêu gọi nhân dân tích cực góp ý sửa đổi Hiến pháp (TN). - Trả dân “món nợ” 11 năm (DV). - HÔM NAY, BẮT ĐẦU LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP: Không quy định “vai trò chủ đạo”, vì sao? (PLTP). - Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (TT). - Công bố dự thảo sửa đổi Hiến pháp(VnEco).
H1Thông điệp của Thủ tướng: Sáu nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 (PLTP). - Diễn tiếp: Thông điệp đầu năm mới của Thủ tướng (DT). “Quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém. Ý thức trách nhiệm và năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ công chức còn nhiều bất cập. Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng…”   =>
- Đọc bài báo của Ngọc Niên về nhà thờ của thủ tướng, nghĩ về nhà báo (GNLT). “Và ‘sự thật về nhà thờ họ Nguyễn Tấn’ cũng chỉ là một ‘nửa cái bánh mỳ, nửa nhỏ xíu’, còn nửa to hơn, bự hơn thì nhà báo thâm niên Ngọc Niên có can đảm đi xác minh sự thât nữa không? Nếu không thì ‘một nửa sự thật vẫn là sự gỉa dối’ như chính nhà báo đã dẫn ngạn ngữ Nga khi mở màn bài báo của mình“. – Tau cũng không tin! (DLB). “Thủ tướng bỏ học, theo đảng năm 12 tuổi, ‘thanh liêm’ hết mực. Sao có kẻ ăn mắm, ăn muối nói bá láp tội nghiệp thủ tướng qúa chừng chừng, không bỏ tù mới là chuyện lạ…”. - Trương Tuần: Hãy biết liêm xỉ [sỉ] (Trần Nhương). Liêm sỉ với lãnh đạo ta là cái gì đó xa xỉ lắm cụ ơi! – Nguyễn Quang Vinh: Hội nghị tổng kết cuối năm của quan tham (Trần Nhương).
- Phỏng vấn Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược: Bộ máy tham nhũng sao hút được người tài? (VNN).  “Cái gốc của việc tạo lập môi trường làm việc trong sạch, đó là phải khắc phục được tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng, tha hóa. Người đứng đầu phải giỏi, công tâm thì mới tập hợp được người giỏi. Đó là cái khuôn. Không bao giờ có 1 sản phẩm tròn với 1 cái khuôn méo”.Người tài, có thực tài? Kẻ hiếm, hiếm đến đâu? (Sống Mới).

- Những sự kiện xã hội đáng chú ý trong năm 2012 (Sống Mới). - Điểm danh thách thức 2013 (TVN). – VIẾT CHO MỘT NGÀY CUỐI NĂM 2012 (Hai Lúa).  – Cuối năm nhìn lại Việt Nam : bàn về hệ quả búp sen và đầu rùa (Trương Nhân Tuấn). “Như vậy, muốn biết tình hình VN thì cần tìm chi các con số thống kê, các dữ kiện chính trị chi cho mất thì giờ. Tất cả đã an bài, chỉ nhìn ‘đầu rùa’ và ‘búp sen’ thì đoán ra tất cả. Tất cả cùng một màu đen. Ảm đạm và xui xẻo.  Ai bày trò sen và rùa cho mấy ông cộng sản VN quả thật là thâm. Bất chiến tự nhiên thành là cao kế”. – KẾT ĐI NĂM ƠI (Góc phiễu phão) (Phạm Ngọc Tiến).
Ước nguyện đầu năm mới của tướng Thước, bà Phạm Chi Lan… (GDVN).
- Thống đốc Đổ văn Thừa, hổng phải, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình: Một nửa khó khăn của ngành ngân hàng năm 2012 là do… báo chí (Sống Mới).  – Ngân hàng không phải ngồi trên bờ (Đào Tuấn). Nói cứu thị trường BĐS thực ra cũng là cứu ngân hàng. Và vì vậy, cứu không khéo sẽ chỉ có môt nhóm lợi ích nào đó, ở một ngân hàng nào đó được lợi, chứ không phải là người dân”.
- Liên quan nghi vấn chạy công chức tại Hà Nội: Trưởng phòng Giáo dục huyện bị giáng cấp vì tham gia ‘chạy công chức’ (TP).
Nhiều thuỷ thủ Việt Nam bị bỏ đói trong năm mới (Sống Mới). - Đình Công Xảy Ra Nhiều Nơi Vì Bớt Lương, Quên Tiền Tết; Tổng kết Sài Gòn 2012: Có 103 Trường Hợp Đình Công, Đa Số Vì Nợ Lương… (Việt Báo).  – Chủ nghĩa Marx và đấu tranh giai cấp (Chu Mộng Long).
Nhiều người ký tên: Nơi chứng, nơi không (PLTP).
Quý I/2013, các địa phương phải hoàn tất kế hoạch hỗ trợ nhà ở người có công (LĐ).
Thanh Hóa: Sao không đặt trạm thu phí ở đầu đường tránh? (LĐ).
Hai bộ “vênh” nhau về kiểm soát vi phạm lái xe (TN). - “Cần nghĩ rộng và dài hơn” (PLTP).
Hà Nội “hưởng lợi” gì từ Luật Thủ đô? (LĐ).
Chi trả tiền đền bù trực tiếp cho hộ bị giải tỏa (TT).
- Kinh doanh với người Trung Quốc: Chấp nhận rủi ro để tiêu thụ nông sản (Sống Mới).
- Những dự án xài tiền như rác! (NLĐ).
Cán bộ địa chính mang 2 súng ngắn đi xe Lexus (Sống Mới).
- Chuyện lan man từ những chiếc xe gắn máy (Vương Trí Nhàn).
- Hà Nội 25 – 29/12/1972 (Vương Trí Nhàn).
- Đã có cả thảy 75 trận động đất tại khu vực Thủy điện Sông Tranh 2 trong năm 2012 (TP).
2<- CUỐN SÁCH BÊN THẮNG CUỘC CỦA HUY ĐỨC: Cái nhìn thiên kiến về lịch sử (PLTP), hay thái độ “thiên kiến” của kẻ bị chạm nọc, mỗi khi những sự thực lịch sử cố công che đậy có nguy cơ bị phơi bày?
Đáng tiếc cho Nhà báo Đức Hiển đã “bán danh ba đồng” khi vội vã tung ra một bài viết không chỉ “Lợi bất cập hại” mà là “Từ tệ hại cho tới có hại và bại hoại”.
Vài ví dụ. Một cuốn sách về lịch sử, với ngồn ngộn những tư liệu vô cùng quan trọng, mà dám viết một bài chỉ trích toàn bộ, nhưng ngay dòng đầu đã phải rào đón “chưa bàn đến những chi tiết cụ thể”. Khi không bàn tới chi tiết cụ thể thì làm sao dễ đánh giá là nó “thiên kiến”? Để công bằng hơn cho Đức Hiển, thì nếu như tạm chấp nhận vài tranh cãi trong bài, thì nó cũng không thể nào được coi như là bản chất của cả cuốn sách. Nói cụ thể, Đức Hiển chỉ có thể có nhận định khiêm nhường, cẩn trọng rằng: “Một số cái nhìn thiên kiến …” Rõ ràng ở đây Đức Hiển đã thể hiện ngay mình là một kẻ đầy “thiên kiến”, lao vào cái biển dữ liệu mà mình chỉ là “con tép riu” thôi, lại dám vuốt râu … rồng!
Có lẽ vì không đọc được bao nhiêu cuốn sách, nhưng phải nhận lãnh một sứ mệnh nào đó, nên Đức Hiển lại phạm phải lối lý sự kiểu “báo Quân đội nhân dân”, đó là viện vào lời lẽ của một kẻ vô danh nào đó, ấn vào miệng mình: “Một nhân vật trong cuốn Bên thắng cuộc sau khi đọc sách đã nói rằng …”
Một chi tiết khôi hài trong lối ní nuận ngu ngơ, vẩn vơ, là Đức Hiển nhắc tới “nhiều trang sách đề cập những tướng lĩnh quân đội Sài Gòn tự sát trong ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh, mà tác giả gọi là ‘tuẫn tiết’”, nhưng lại chẳng có được một ý kiến rành rẽ, phê phán hay vạch ra sai lầm gì đó, mà lại đưa ra một câu vô thưởng vô phạt: “Nhưng tác giả từng là lính, không thể không biết những đồng đội thế hệ trước mình đã làm gì trong những ngày ấy.” 
“Từ tệ hại cho tới có hại và bại hoại” chính là: “Tệ hại” trong lối viết và tư duy. “Bại hoại” cho thanh danh bản thân, vốn là một nhà báo từng xông pha lăn lộn với nhiều phóng sự nóng hổi, một blogger nổi tiếng một thời. Còn “có hại” thì rất nhiều, trong đó có cả “lợi bất cập hại” (cho những kẻ vẫn muốn lẩn trốn, che đậy sự thực lịch sử), giúp cho bao nhiêu độc giả chưa biết về cuốn sách sẽ tìm đọc nó.
- Hàng chục ngàn dân Hồng Kông xuống đường đòi dân chủ (RFI).  – Biểu tình đòi Trưởng đặc khu Hong Kong từ chức đúng ngày đầu năm (AFP/ Sống Mới).  - Người Hong Kong đón Năm Mới bằng… biểu tình (TTXVN).
- Trung Quốc dằn mặt báo nước ngoài (NLĐ).  – Ký giả tờ New York Times bị buộc rời khỏi Trung Quốc (VOA).  – Nhà báo đưa tin về tài sản gia đình Ôn Gia Bảo buộc phải rời TQ (GDVN). – Huỳnh Văn Úc: Tỷ phú Trung Quốc-họ là ai? (Nguyễn Tường Thụy).  – Đảng Cộng sản Trung Quốc đấu tranh với tham nhũng (NLĐ). - Trung Quốc công bố kế hoạch chống tham nhũng 2013 (TT).
- Phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Nghĩa: 2013: Sự đối đầu của hai nền kinh tế Mỹ-Trung (RFI). “Hoa Kỳ là nơi mà mọi chuyện xấu tốt đều được phơi bày và mọi tranh cãi chính trị về lẽ đúng sai cũng vậy. Trung Quốc là nơi mà tấm màn mờ ảo của quyền lực lại che giấu sự thật nên dễ gây ra chuyện bất ngờ, vụ án Bạc Hy Lai là một thí dụ nóng mà có lẽ không duy nhất”.
- Tổng Thống Miến Điện hứa sẽ minh bạch hóa thông tin (VOA).  – ‘Mùa xuân Ả rập’ và Mùa xuân Myanmar (TVN). Thein Sein được tờ Straits Time (Singapore) bình chọn là Nhân vật châu Á của năm 2012. Vì từ bỏ độc tài quyền lực để trả quyền lực về cho nhân dân luôn là lựa chọn vô cùng khó khăn của mọi chế độ độc tài trong lịch sử”.Lần đầu tiên người dân Miến Điện được đón năm mới cùng toàn thể thế giới (RFI).
- Lãnh đạo CHDCND Triều Tiên lần đầu tiên sau 19 năm đã chúc mừng nhân dân Năm mới (Lenta/ Kichbu). – Kim Jong-un đọc thông điệp năm mới (BBC). Kim Jong Un kêu gọi: sức mạnh quân sự vẫn là ưu tiên hàng đầu và ‘thay đổi triệt để’ để đưa đất nước cộng sản nghèo đói và bị cô lập này trở thành ‘một cường quốc kinh tế’.” - Kim Jong-un kêu gọi xoa dịu căng thẳng 2 miền trong thông điệp năm mới (GDVN).- Kim Jong Un loan báo «chuyển hướng triệt để» nhằm vực dậy nền kinh tế (RFI). – Ông Kim Jong Un kêu gọi phát triển vũ khí trong diễn văn đầu năm (VOA). – Hàn Quốc: Giới tranh đấu cho dân chủ thả truyền đơn sang Bắc Triều Tiên (RFI).
- Nga cấm kiểm duyệt thư từ của người bị kết án gửi tổng thống và các tổ chức bảo vệ nhân quyền (Newsru/ Kichbu). – Năm mới Xô Viết 1939 (Inosmi/ Kichbu).
KINH TẾ
- Kinh tế Việt Nam có khởi sắc trong năm 2013? (VOA). – Tài chính, chứng khoán vẫn nhiều thách thức trong 2013 (TBKTSG/ Vietstock).
- Năm 2013: vốn rẻ cho doanh nghiệp vẫn khó (RFA). - Buông lỏng quản lý (TN). - M&A: Liều thuốc tốt cho nền kinh tế (PLTP). - Ngân hàng vượt sóng dữ (DV). - Bỏ trần lãi suất hoàn toàn khả thi (LĐ).
Ngân hàng lẫn DN đều gặp khó khi cho vay-vay vốn (PLTP). - Bơm ròng 27.273 tỷ, thị trường OMO vào mùa cao điểm (VnEco). - Đủ chiêu trò ‘né’ phí ATM (VNE/TP). - Con số “giật mình“ từ phí ATM (PLVN).
- Những bàn “thua đau” 2012 (TTVN/ CafeF). - Doanh nghiệp trước áp lực thuế, phí  (TBKTSG).
- Tăng nhanh tổng cầu cho nền kinh tế (TBKTSG).
2.456 điểm giao dịch vàng miếng trên cả nước (SGGP).
3‘Thị trường chứng khoán sẽ cải thiện trong nửa cuối 2013′ (Petrotimes). - Để UPCoM không còn “ngủ đông” (VnEco). =>
Thị trường BĐS 2013 sẽ khởi sắc (LĐ). - Năm 2013, lạc quan với bước chuyển dịch của thị trường(Petrotimes).
Vị thế nông dân (ĐĐK).
Xuất ngoại tìm thuốc cứu… cá tra (SGTT). - Tàu thân đôi ra biển lớn (DV). - Thành lập hơn 1.500 tổ đội sản xuất trên biển (TP).
- Dứt gánh lo, bỏ tiền làm ăn (VEF). - Lỳ kỳ thâu tóm DN thời khủng hoảng (Vef).
Chính sách điều tiết giá năm 2013 nhìn từ 2012 (VnEco). - Giá xăng tăng dưới 1.000 đồng/lít, doanh nghiệp được tự quyết? (SGTT).
Hàng lậu tràn về Hà Nội (TN).
Du lịch, nếu nghĩ mới và làm khác… (SGTT).
Quay lại thời mua hàng trả góp (SGTT).
Tất tả kiếm việc làm tết (TT).
Trung Quốc: Tăng cường xây nhà giá rẻ và thắt chặt quản lý vào năm 2013 (LĐ).
- 2013: Giảm thất nghiệp là ưu tiên hàng đầu của tổng thống Pháp (RFI).
- Châu Á lạc quan về triển vọng kinh tế 2013 (RFI).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- 255. Cao Lỗ vương là huyền thoại hay lịch sử? (Xưa&Nay/ VSK).  – 256. DANH TƯỚNG CAO LỖ và những bài học lịch sử thời kỳ đầu dựng nước.
Du khách cần mua quà lưu niệm Hoàng thành (TN).
- Phạm Duy và bạn thơ: Kỳ 3: Dưới bóng trăng mờ (TN).
- TS Phạm Trọng Chánh: NGUYỄN DU TỪ THÁI NGUYÊN SANG VÂN NAM CUỐI NĂM 1787 (Nguyễn Trọng Tạo).
Làm ruộng đào được gốm cổ nghìn năm (DV). - Đi cuốc ruộng phát hiện hàng chục bình gốm cổ (DT).
- NHÀ VĂN NHẬT TIẾN: “NHÀ GIÁO – một thời nhếch nhác” (Nhật Tuấn).
- Viết về bạn: TÁM ƠI!THẾ LÀ MƯỜI NĂM RỒI (Trần Kỳ Trung).
- Ảnh: Nguyên Ngọc- Nguyễn Sự (Trương Duy Nhất).
Bàn về pháp lý nhân vụ ĐD Lê Hoàng bị tố “tráo ruột“ kịch bản (PLVN).
- NSND Ngọc Giàu mừng sinh nhật tuổi 66 (NLĐ).
Đêm nhạc gây quỹ cho người khuyết tật (TT).
4<- Lê Cát Trọng Lý: Nổi tiếng là sự ảo tưởng (SGTT).
Bước ra từ vỏ bọc (SGTT).
Ảo thuật không cứ được Vàng là đỉnh (TP). - Ảo thuật Việt Nam: nhiều cái khó (TT).
- Buổi chầu đầu thiên niên kỉ (Trần Nhương).
- Chó Phú Quốc tìm lại chỗ đứng trên thế giới (Tin mới).
- Giới thiệu blog Like-Go-America (VOA).
- Phát hiện “dớ dẩn” về… nếp (TVN).
- Thế giới đón mừng năm mới 2013 (VOA). – Thế giới đón Năm mới 2013 (BBC). – Tạm quên khủng hoảng, toàn thế giới đón chào năm mới 2013 (RFI).
- Khách quốc tế ‘xông đất’ đầu năm (VNE).
- Thăm nhà Martin Luther King (Hiệu Minh).
- 7 kỳ quan tương lai của thế giới  (CafeF).
- Báo hoa mai nhảy Gangnam Style quyến rũ bạn tình (GDVN).
“Chiếc đũa thần” năm 2013 của bóng đá Việt Nam (PLTP).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Đánh đổi? (SGGP). - Giáo dục 2013 sẽ hết lạc đường? (GDVN).
- Hôm nay (1/1), Luật GD Đại học chính thức có hiệu lực (GD&TĐ). – Tự chủ tuyển sinh sau 2015 (NLĐ). - Bỏ chương trình khung giáo dục ĐH (GDVN). - Ngành ngân hàng không cần nhiều nhân lực (TN). “Kinh tế ảo”, mở cho lắm ngân hàng, giáo dục đào tạo cũng chạy theo, giờ thì lãnh hậu quả.  - Đào tạo nghề kiểu… nửa vời! (LĐ).
5- 21 trường bị giảm chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013 (GDVN). - Hẹp cửa liên thông (TT). - Học liên thông chính quy có được miễn, giảm học phí? (TT). - Tiền miễn, giảm học phí cấp thông qua trường (TT).  - Giáo dục đại học – Uy tín quyết định số phận (SGGP). - Chính sách không bình đẳng, làm sao các trường tự cứu mình? (GDVN). - Tuyển sinh ĐH-CĐ 2013 vẫn theo “3 chung” (SGGP).
- Chuyện gì xảy ra nếu giáo dục mầm non vẫn bị bỏ rơi? (GDVN). =>
Học sinh không được làm khác ? (TN). - Thần tượng: Vì sao phải cuồng? (TP).
- “Giáo dục đạo đức cho con – Những thách thức của cha mẹ” (PNTP).
- Hàng tỷ USD học phí đang chảy đi hàng năm (VnEconomy).
- Sức vươn của giáo dục K’Bang quê hương anh hùng Núp (GD&TĐ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Quảng Bình: Thêm tàu cá với 8 thuyền viên mất tích (TTXVN). - Thêm 1 tàu cá mất liên lạc (TN). - Nước mắt Cồn Sẻ (PLTP). - Xé lòng người làng nổi (TP). - Xác định được vị trí 14 thuyền viên chìm cùng tàu cá (DT).
- Tang thương vụ cháu bé 18 tháng tuổi tử vong dưới gầm ô tô (DT).  – Vụ thai phụ tông chết bé 2 tuổi: Tang thương ngày đầu năm  –  Vụ ô tô tông chết bé trai: Thai phụ cầm lái để… khởi động xe (NLĐ).
- 4 vụ án làm rúng động dư luận (NĐT). - Triệt phá mạng cá độ lớn ở Đà Nẵng (TN). - Phá mạng lưới cá độ bóng đá quốc tế “trăm tỷ” (SGGP).
- Hiệp sĩ CNTT Nguyễn Công Hùng qua đời: Vĩnh biệt nhé, một ngọn lửa hiệp sĩ! (Petrotimes).
Bị “bỏ sót”, dân phải tự kéo điện (TP).
Tiết kiệm chi tiêu, dành lo cho tết cổ truyền (LĐ).
6Sâu lạ tấn công bưởi năm roi (TP).
<- Lật tẩy thủ thuật làm bài ‘ma’ và những bài học xương máu (NĐT).
Bị đồn ‘bổ thận tráng dương’, tê tê trở thành hàng ‘nóng’ (TP).
Sau kỳ nghỉ lễ, phà Cát Lái kẹt cứng (TT).
Bí ẩn nhau… mèo (DV).
Thu giữ một con hổ nuôi trong nhà dân (PLTP).
- Những cuộc đời bị biến dạng: Sống trong ám ảnh (TT). - Phụ nữ Ấn Độ đổ xô mua súng (TN). - Người con gái vô danh – Amanat (*) (BBC).
- Dẫm đạp chết 60 người tại Bờ Biển Ngà (BBC).
- Mỹ: Kẻ trộm xương khủng long có thể bị tù 17 năm (TTXVN).
- Nhật Bản: Phát hiện nguy cơ hỏa hoạn tại hàng chục lò nguyên tử (RFI).
QUỐC TẾ
- Thế giới 2012: Tranh chấp, đau thương, phẫn nộ và hy vọng (Sống Mới). – Các nhà lãnh đạo thế giới đọc diễn văn đầu năm (VOA). - Thời cơ và đe dọa trong năm 2013 (PLTP). - Đâu sẽ là điểm nóng của thế giới năm 2013? (Petrotimes).
- Thủ tướng Syria: Chính phủ sẵn sàng đàm phán hòa bình (VOA). - Thêm nhiều sĩ quan cấp cao Syria đào tẩu sang Thổ (TTXVN).
Iran tập trận ở eo biển Hormuz – Mỹ “ngồi trên đống lửa” (ANTĐ).  - Iran phóng thử thành công hai tên lửa trong tập trận hải quân (GDVN).
7 nhân viên cứu trợ bị giết chết ở tây bắc Pakistan (VOA).
7Phiến quân ở Cộng hòa Trung Phi đe dọa chiếm thủ đô (VOA).
8 tù nhân Taliban được thả để giúp tiến trình hòa giải Afghanistan (VOA). =>
- Mỹ đạt thỏa thuận tránh ‘vách đá tài chính’ (BBC). – Ngân sách: Mỹ thoát hiểm họa phá sản (RFI). – Thượng viện Mỹ biểu quyết để ngăn tránh ‘bờ vực tài chính’  (VOA). - Thượng viện Mỹ thông qua thỏa hiệp tài chánh (VOA).  – Bờ vực tài chính tác động nhiều nhất đến người nghèo, thất nghiệp (VOA). – Hạ viện Mỹ có thể biểu quyết về ‘bờ vực tài chính’ hôm nay (VOA). – Hoa Kỳ rớt xuống ‘bờ vực sữa’ (VOA). - Mỹ nỗ lực tránh “bờ vực tài chính” (TN). - Mỹ đạt thoả thuận về “vách đá tài chính” (LĐ).
- Mỹ: Ngoại trưởng Hillary Clinton nhập viện (RFI). – Sức khỏe của bà Clinton có tiến bộ rất khả quan (VOA).
- Dàn khoan dầu Hoa Kỳ mắc cạn ngoài khơi Alaska (VOA).
- Một cặp nam nữ ở New York bị bắt vì sở hữu vật liệu chế bom (VOA).
Quân TQ tuần tra quy mô lớn tại biên giới với Nga (ĐV).
- Nhà chính khách có lòng vị tha hay không? (VietFin).
* VTV1:

 Nguyễn Chí Vịnh - Biểu tình chống TQ sẽ gây ra ‘gây bất ổn’

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh hiện là Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói các cuộc biểu tình chống Trung Quốc “gây mất ổn định” trong khi Việt Nam “cần ổn định, cần sự đồng thuận để phát triển, để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ”.

Bài phỏng vấn ngày đầu năm 2013 mà Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh dành cho báo Tuổi Trẻ đã đụng chạm nhiều vấn đề được dư luận người Việt quan tâm.

Được hỏi suy nghĩ về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc gần đây, tướng Vịnh khẳng định đây là chuyện “không nên”.

“Để đối phó với tình hình phức tạp trên biển Đông hiện nay, chúng ta cần một sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và Nhà nước cũng như giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân."

"Có thể người dân chưa thật hài lòng và yên tâm vì chưa được cung cấp đầy đủ thông tin, nhưng tôi chỉ muốn nói với những người biểu tình nói riêng và tất cả người dân rằng những người có trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, quân đội không một ai chịu để mất chủ quyền lãnh thổ cả.”

Vị Thứ trưởng Quốc phòng giải thích thêm: “Có thể đất nước ta có tham nhũng, lãng phí, có tiêu cực, có thể một bộ phận cán bộ suy thoái về đạo đức, nhưng tuyệt đại đa số nhân dân ta không ai có thể quên đi lợi ích quốc gia dân tộc, quên đi chủ quyền lãnh thổ. Biểu tình bây giờ sẽ gây mất ổn định.”

“Trong khi đó đất nước ta đang hơn bao giờ hết cần ổn định, cần sự đồng thuận để phát triển, để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.”

Ông nói “trân trọng” những ai “thật sự biểu tình vì yêu nước” nhưng cảnh báo “những ai có dã tâm độc chiếm biển Đông thì họ sẽ viện cớ biểu tình để xuyên tạc thiện chí của Việt Nam”.

Đặc biệt, vị tướng công khai đề cập thời gian qua có “những thông tin không chính thống, không đầy đủ và không chính xác trên mạng Internet về tình hình đất nước, về nội bộ Đảng và Nhà nước”.

Không nói ra, nhưng người ta hiểu đó là ám chỉ về một giai đoạn khi dư luận rúng động về những tin tức trên mạng về mâu thuẫn cấp cao trong Đảng.

Hồi tháng Chín năm nay, Thủ tướng Việt Nam đã ra chỉ thị cấm cán bộ nhà nước đọc các blog "phản động".

Trong số các blog này có trang Quan làm báo, vốn đã tấn công trực diện cá nhân ông Nguyễn Tấn Dũng và cái mà họ gọi là "nhóm lợi ích" của ông.

Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc không được chính quyền Việt Nam khuyến khích
Ngoài Quan làm báo, hai trang Dân làm báo và Biển Đông cũng bị nêu tên trong công văn của ông Thủ tướng.
Tướng Vịnh nói: “Những loại thông tin này rất nguy hiểm, nhất là với những người dân chưa quen với chiến tranh mạng, chưa quen với cuộc sống thế giới phẳng.”
Ông kêu gọi “tạo ra sức mạnh đồng thuận đưa đất nước đi lên” và lại khẳng định Đảng Cộng sản cầm quyền “không nhân nhượng” về chủ quyền lãnh thổ.
‘Tương đồng ý thức hệ’
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam khẳng định Việt Nam và Trung Quốc có “di sản qu‎ý báu hàng đầu” là sự tương đồng ý thức hệ”.
Ông nói tiếp: “Một trong những đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một Đảng Cộng sản lãnh đạo.”
“Nếu có được một người bạn XHCN rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.”
"Nếu có được một người bạn XHCN rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam." - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
Về giải quyết tranh chấp, tướng Vịnh nhắc lại: “Nếu là tranh chấp hai bên thì hai bên giải quyết, tranh chấp nhiều bên thì nhiều bên giải quyết, nhưng cần nằm trong mục tiêu chung là hòa bình, ổn định không xung đột và cần có sự hợp tác giữa các nước.”
Ông cũng nhắc đến sự can dự của hai nước lớn là Mỹ và Trung Quốc vào khu vực, với nhận định “lợi ích kinh tế là động lực đầu tiên và cũng là mục đích sau cùng”.
Tướng Vịnh lưu tâm: “Cách can dự của Mỹ, như họ tuyên bố là ủng hộ các giải pháp hòa bình và luật pháp quốc tế, làm cho một số nước đồng tình mà có thể không lưu tâm đúng mức đến mặt trái của nó.”
Ông cho biết đã từng nói với một quan chức Mỹ: “Nếu như các ông làm đúng những gì đã nói thì tôi hoan nghênh, còn nếu không các ông sẽ buộc phải rời khỏi khu vực như năm 1975 rời khỏi Việt Nam.”
(BBC) 

Mấy lời chất vấn gửi Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (nhân bài trả lời phỏng vấn đầu năm “Không ai quên lợi ích quốc gia, dân tộc”)

Nguyễn Thanh Tùng

Tôi đồng tình với nhận định của ông về “tuyệt đại đa số nhân dân ta không ai có thể quên đi lợi ích quốc gia dân tộc, quên đi chủ quyền lãnh thổ” và “đất nước ta đang hơn bao giờ hết cần ổn định, cần sự đồng thuận để phát triển, để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.”
Nhưng tôi không thể đồng ý với ông hai điểm sau:
1- Ông nói: “Có thể đất nước ta có tham nhũng, lãng phí, có tiêu cực, có thể một bộ phận cán bộ suy thoái về đạo đức”.
Không thể nói là “có thể” mà phải khẳng định là chắc chắn ở đất nước ta có tham nhũng, lãng phí, có tiêu cực, có thể một bộ phận cán bộ suy thoái về đạo đức. Điều này đã rõ như ban ngày và đã được khẳng định trong nghị quyết Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trong các nghị quyết của Quốc hội đã khẳng định Tham nhũng ngày nay đã trở thành quốc nạn rồi sao ông Thượng tướng vẫn mập mờ như vây? Ông không học tập nghị quyết của Đảng ư?
2- Ông còn nói: “Biểu tình bây giờ sẽ gây mất ổn định”. (*)
Biểu tình để biểu dương tinh thần yêu nước chống ngoại xâm trong trật tự theo Hiến pháp và Pháp luật thì không có chuyện gây mất ổn định.
Chỉ có bọn bành trướng Trung Quốc đang gây mất ổn định cho độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh kinh tế, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của nước ta bằng việc lấn chiếm biển đảo, bắt bớ, phá hoại phương tiện sinh sống của ngư dân Việt Nam trên Biển Đông; bằng việc đưa lao động chui vào sinh sống và làm việc rồi gây rối ở các vùng an ninh quốc phòng của Việt Nam; bằng việc hối lộ để trúng thầu giá rẻ rồi tuồn thiết bị lạc hậu hay kéo dài thời gian thi công các công trình trọng điểm an ninh quốc phòng như các nhà máy điện…
Có thể tin tưởng nhân dân ViệtNamnhất định không tự gây rối để cho bọn bành trướng Trung Quốc lợi dụng dể thi hành kế gian của chúng đâu. Hay là ông Thượng tướng không còn tin tưởng là người dân ViệtNamkhông biết yêu nước nữa? Hay chỉ có ông Thượng tướng và một thiểu số nào đó biết yêu nước và có cách yêu nước riêng mà chúng tôi chưa được biết???
Trong bài phỏng vấn, ông Thượng tướng có nói: “Nếu có được một người bạn XHCN rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở ViệtNam”. Tôi muốn nhờ ông Thượng tướng giải đáp giúp những thắc mắc mà không tự mình giải đáp được sau đây.
Quả thật từ trước cho đến nay tôi chưa bao giờ nghe nói có một nhà nước với tên gọi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Trung Hoa như Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa ViệtNamcả. Chỉ có một nhà nước Trung Quốc do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mà thôi.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh có bao giờ nghe Đặng Tiểu Bình lãnh tụ tối cao của Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa long trọng tuyên bố gì trước Tổng thống Mỹ trong chuyến thăm Mỹ từ 28 tháng Giêng đến 5 théng Hai 1979 nhằm tranh thủ sự đồng tình của Mỹ về việc kéo hàng chục vạn quân tấn công tàn phá giết hại đồng bào các tỉnh biên giới của Việt Nam hay không? Có phải là ông Đặng Tiểu Bình đã trước khi đánh ViệtNamđã đếnWashington, đội mũ cao bồi, nói với Tổng thống Mỹ Carter rằng: “Chúng tôi là NATO phương Đông” hay không? Nếu Trung Quốc là NATO phương Đông thì có phải là xã hội chủ nghĩa hay không?
Trung Quốc chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là một nước xã hội chủ nghĩa. Các chính sách của họ chỉ lợi dụng danh nghĩa và lực lượng của các nước xã hội chủ nghĩa để đạt mục đích Bành trướng Đại Hán của họ mà thôi. Đối với ViệtNamta thì sao nhỉ? Xã hội chủ nghĩa gì mà lấn đất chiếm đảo chiếm biển của ViệtNam? Xã hội chủ nghĩa anh em gì mà xúi Polpot xua quân tấn công tàn sát dân ViệtNam? Xã hội chủ nghĩa anh em gì mà trực tiếp xua quân tấn công tàn phá và tàn sát giết hại nhân dân ViệtNamnăm 1979? Rồi hiện nay hành xử kiểu xâm lược ở Biển Đông như vậy?
Chắc là cách hiểu thế nào là xã hội chủ nghĩa của ông Thượng tướng Vịnh siêu việt và khác với người có hiểu biết thông thường. Còn tôi là người có dịp được học tập và nghiên cứu về chủ nghĩa xã hội thì tôi không thấy Trung Quốc là một nước xã hội chủ nghĩa, mà chỉ là một nước theo chủ nghĩa bành trướng Đại Hán mượn chiếc áo xã hội chủ nghĩa thôi.
Là lãnh đạo cấp cao của quân đội mà không nhận rõ được Trung Quốc là nước xã hội chủ nghĩa hay không thì thật là tai hại quá nguy hiểm quá.
Nhân đây tôi nhờ ông Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh giải đáp: Hiện nay trên toàn thế giới có bao nhiêu nước là xã hội chủ nghĩa? Chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng số các nước tồn tại trên thế giới? Là số đông hay số ít? Tại sao vậy? Nếu chế độ xã hội chủ nghĩa là ưu việt gấp ngàn lần CNTB thì tại sao lại chỉ có bấy nhiêu nước lựa chọn đi theo? Chắc ông Tướng Vịnh được học lý luận Mác-xít như hay cao hơn tôi, vậy có thể nhờ ông giải đáp cho tôi thêm một thắc mắc nữa: Mác nói chủ nghĩa tư bản đang giãy chết mà tại sao giãy mãi mà vẫn chưa chết?
Lịch sử loài người luôn luôn vận động và phát triển không ngừng. Các học thuyết và lý luận không được cập nhật và bổ sung kịp với sự phát triển của thời đại thì sẽ lỗi thời và lạc hậu. Thời đại ngày nay là thời đại thế giới cùng hội nhập với nhau và thời đại của nền kinh tế thị trường với những phát triển đỉnh cao của khoa học kỹ thuật. Không còn chỗ đứng cho nền kinh tế kế hoạch hóa xã hội chủ nghĩa và không còn chỗ cho những nước tự cô lập mình trong phạm vi hệ tư tưởng lạc hậu và trì trệ nữa.
Trung Quốc có được bước phát triển thần kỳ như ngày nay là do các lãnh đạo của họ tự giải thoát khỏi sự ràng buộc vào cái ý thức hệ giáo điều cộng sản chủ nghĩa để triệt để đến nền kinh tế thị trường và để họ đóng vai trò của “NATO phương Đông” như lời của Đặng Tiểu Bình trước khi đánh Việt Nam, nói với Tổng thống Mỹ!!! 
T. T. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
(*) Chú thích của BVN: Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định: “Chúng ta trân trọng tình cảm, ý chí của những người thật sự biểu tình vì yêu nước. Nhưng cũng phải thấy rằng với những ai có dã tâm độc chiếm biển Đông thì họ sẽ viện cớ biểu tình để xuyên tạc thiện chí của Việt Nam, xuyên tạc chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình của Việt Nam. Vậy thì ai đang chờ biểu tình và biểu tình có lợi cho ai?”. Để cho Thượng tướng tham khảo, xin dẫn một đoạn trong bài thơ Tôi muốn và không muốn tin của Thanh Thảo:
tôi vẫn tin đây là kế sách, thậm chí là diệu kế của nhà nước mình
mang ra lừa Trung Quốc
mình giả vờ hảo hảo, giả vờ bắt bớ dân mình biểu tình
giả vờ mười sáu chữ vàng bốn chữ bạc xinh xinh
giả vờ theo Trung Quốc
giả vờ mang đất mình biển mình ra mê hoặc
cho nó tin
nhưng liệu Trung Quốc có tin mình?
hay nó lại cười cười rồi… cắt cáp (!?)

Quân đội ta “củng cố hòa bình” theo cách nào?

Hà Văn Thịnh
     7
                                        sống trơ mắt ếch 

Xin hỏi ông Nguyễn Chí Vịnh

Trước tiên, mong ông tha lỗi vì tôi không dám đưa cụm từ “Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng” ở đầu bài viết này vì tôi nghĩ một phó thường dân thì không thể tương xứng khi tranh luận trên cương vị, chức vụ nên muốn tranh luận như một người đọc với tác giả của một bài báo đăng trên tờ QĐND. Nói như thế cũng đồng nghĩa rằng sự khác biệt giữa tôi và ông về lập luận, quan điểm là điều đương nhiên bởi nếu giống nhau thì tranh biện làm gì. Trên tinh thần cởi mở và thẳng thắn – bởi tôi nghĩ, như ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội đã nói, ngay cả góp ý cho Hiến Pháp còn không có điều húy kỵ, thì những tranh luận khác lại cần phải thẳng thắn hơn; rất mong ông đọc và nếu có thể, cho dư luận biết rõ hơn ý kiến của mình…


1. Theo tôi, cái tựa đề bài báo của ông dường như đã bị cố tình sai hết sức về logic: Củng cố hòa bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và xây dựng tổ quốc(?) Về nguyên tắc, để BẢO VỆ một cái gì đó thì nhất thiết phải dùng đến sức mạnh, cứng hoặc mềm (ví dụ tăng cường đoàn kết, phát huy nội lực, tăng cường sức mạnh của lực lượng vũ trang…) đã có sẵn; bởi vì chẳng ai cần bảo vệ cái không bị đe dọa và không thể dùng cái bị đe dọa (hòa bình) để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Đã bị đe dọa, thách thức mà lại dùng cái hệ quả để “bảo vệ” cái nguồn cội thì chưa thấy ai nói bao giờ. Rõ ràng, phải có chủ quyền lãnh thổ (được tôn trọng, nguyên vẹn) thì mới có hòa bình chứ không phải là ngược lại. Một khi chủ quyền lãnh thổ luôn bị uy hiếp thì làm gì có hòa bình, thưa ông NCV? Nếu có chăng nữa cũng chỉ là… ảo vọng nếu không muốn nói đó là sự nhầm lẫn chân thành. Từ xưa đến nay, người ta chỉ nói gìn giữ HB, bảo vệ hòa bình chứ có thấy ai nói dùng hòa bình để bảo vệ lãnh thổ đâu. Nếu có chăng nữa thì đó là chức năng của ngoại giao chứ không phải là nhiệm vụ của quân đội – và, ngoại giao hòa bình chỉ đạt được nếu có sức mạnh thực sự thôi. Chẳng lẽ ông NCV đã quên lời Bác Hồ nhắc nhở: “ Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng… Muốn đi tới hòa bình, có khi phải chiến tranh” (HCM TT, T.4, tr. 125-126)? Ông đã nhầm lẫn chiêng là tiếng rồi đó.

Có lúc tôi nghĩ rằng, hay là ông ám chỉ đến nền hòa bình của đất nước ta? Nếu đúng thế thì sự nhầm lẫn lại càng nghiêm trọng. Trong một chế độ vì dân, của dân thật sự thì mọi sự lo xa về chống đối của người dân là sự lãng phí nghĩ suy. Nếu bản chất của chế độ như thế thì tại sao lại lo cái không thuộc về bản chất? Mặt khác, không một trái tim yêu nước có lương tri nào có thể bị xúi giục bởi bất kỳ thế lực thù địch nào. Đoàn kết toàn dân là nguyên tắc sống còn trước sự nguy nan của vận nước. Vấn đề còn lại chỉ là, Đảng và Nhà nước phải có trách nhiệm, bổn phận chăm lo cho dân, để dân an cư, lạc nghiệp. Nếu đa số người dân hài lòng thì ai chống đối nữa? Thưa ông, không có một “thế lực thù địch” nào gây tàn, gây hại cho “tổ quốc THỜI XHCN” (từ dùng của Đại tá Trần Đăng Thanh) nhiều và nghiêm trọng như nạn tham nhũng, lộng hành, sự cấu kết lợi ích nhóm, coi thường vận mệnh của xã tắc, giống nòi!

2. Chính vì nhầm lẫn nên ông không nói tăng cường sức mạnh, mà chỉ kêu gọi củng cố hòa bình(?) Tôi đọc hàng ngàn cuốn sử, chưa thấy một vị tướng nào trên thế giới kêu gọi quân đội củng cố hòa bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bởi vì đó không phải chức năng của quân đội – nhất là QĐND Việt Nam Anh hùng. Ông đã nói là TQ có tham vọng trở thành cường quốc biển, chứng tỏ ông có đọc văn kiện của Đại hội 18, đảng CSTQ. Thế nhưng, tại sao ông lại quên đoạn này, được đăng tải trên báo chí chính thống của ta: “Ông (Hồ Cẩm Đào – HCĐ) nói rằng Trung Quốc cần phải thực hiện chiến lược quốc phòng tích cực, mở rộng và tăng cường tính sẵn sàng chiến đấu của quân đội, và tăng cường khả năng hoàn thành một khối lượng lớn nhiệm vụ quân sự, trong đó, quan trọng nhất là đánh thắng chiến tranh cục bộ…” (Đất Việt, 10.11.2012, HVT nhấn mạnh). Xin hỏi ông NCV: HCĐ nói TQ kiên quyết giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh cục bộ (Local War = chiến tranh với một nước cụ thể) thì theo ông, với tư cách là chiến lược gia quân sự, cuộc chiến tranh cục bộ đó ám chỉ hay ngầm định, cụ thể hóa nước nào? Nhật Bản hay Việt Nam…? Theo tôi, có mọc sừng TQ cũng không dám gây chiến tranh với NB vào thời điểm này. Dù chỉ có kiến thức quân sự sơ đẳng, ai cũng có thể biết chiến tranh chỉ xảy ra khi mà mâu thuẫn, tranh chấp không thể nào điều hòa nổi – nhất là khi có xung đột gay gắt về tranh chấp lãnh thổ. TQ đã từng dùng chiến tranh để giải quyết tranh chấp với tất cả mọi quốc gia láng giềng, không có bất kỳ ngoại lệ nào (kể cả Liên Xô, Ấn Độ…); và, VN là nước phải chịu những mất mát nặng nề nhất. Tại sao họ nói thẳng, nói rõ là đánh thắng chiến tranh cục bộ mà mình thì cứ ra sức củng cố hòa bình là cớ làm sao, thưa ông?

3. Ông cho rằng Việt Nam đang có “mối quan hệ đối tác chiến lược tốt đẹp” với TQ, rằng VN sẽ thực hiện theo phương châm “16 chữ và tinh thần 4 tốt”; rằng “giải quyết các vấn đề song phương, trong đó có vấn đề Biển Đông”; rằng quân đội ta “dám đánh và biết đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược”…; thưa ông NCV, tôi không hiểu các vấn đề trên, mong ông giải đáp rõ hơn trong 3 tiểu mục sau.

3.1 Có còn tốt đẹp không khi kể từ hôm nay, 1.1.2013, TQ sẽ có “quyền” (!) khám xét mọi tàu bè “xâm phạm” đường lưỡi bò; khi TQ vừa tuyên bố đầu tư thêm 1,6 tỷ USD để hợp pháp hóa việc chiếm lâu dài Hoàng Sa, một phần Trường Sa? Khi họ làm vậy, tức chà đạp thô bạo lên chủ quyền lãnh thổ của đất nước, quân đội ta sẽ “củng cố hòa bình” theo cách nào?

3.2 Tại sao “vấn đề Biển Đông” lớn như thế, nghiêm trọng như thế đối với đất nước mà chỉ là trong đó? Nghĩ như thế thì khác gì nói Biển Đông chỉ là rất nhỏ so với quan hệ “hữu hảo” Việt Trung? Hay là tôi lại u mê đến nỗi hiểu sai ý của ông?

3.3 Chẳng có bao giờ một quân đội nói là dám đánh một kẻ thù xâm lược cả, bởi người bị xâm lược đâu có quyền lựa chọn?(!) Đánh có thể chết nhưng đất nước sẽ SỐNG, còn không đánh lại xâm lược thì chắc chắn tất cả đều CHẾT. Hình như có khi nào đó ông đã hiểu sai Hội Nghị Diên Hồng: Không phải Nhà Trần băn khoăn dám đánh hay không như vài nhà sử học nửa mùa giải thích lung tung mà chính là thông qua Hội nghị đó để Toàn Dân cùng với Nhà Nước thề chung quyết tâm phải đánh, phải thắng! Tuyên bố với thế giới rằng ta “dám” có khác gì làm lộ ra sự… có thể là không dám? Đã là quân xâm lược chà đạp lên giang sơn đất nước thì chết cũng đánh, không có chuyện băn khoăn dám hay là không, thưa ông? Hay là, một lần nữa tôi lại sai? Chẳng lẽ tôi chưa hiểu rõ Lời Bác dạy Thà hy sinh tất cả… ư?

Trên đây là những “tâm sự” của một phó thường dân, day dứt với “thời hạn 1.1.2013”; đau đớn với chuyện TQ ngày càng lộng hành, ngang ngược; thực sự âu lo bởi một người mà tôi đã từng rất kính trọng như Tướng Nguyễn Chí Vịnh, lại có thể nói nhiều điều làm tôi khó hiểu đến thế, rất mong ông trả lời những trăn trở nêu trên, nếu tôi hiểu sai thì tốt biết chừng nào cho vận nước, lòng dân. Và, cũng rất mong ông nói rõ luôn những gì mà Đại tá Trần Đăng Thanh (lính của ông) giảng bài cho lãnh đạo các trường đại học Hà Nội, bao nhiêu % đúng và bao nhiêu là sai?

1.1.2013 – Xin hỏi tiếp ông NCV…

Hôm nay, đọc bài trả lời phỏng vấn của ông trên Tuổi Trẻ, tôi thấy nhẹ đi phần nào so với bài mà tôi đã trao đổi trên. Ít nhất thì ông đã không quá nghiêng về phía 16 chữ, 4 tốt. Xin được ghi nhận và cảm ơn ông.
Thế nhưng, có chỗ tôi lại thấy băn khoăn hơn, ấy là khi ông cho rằng Mỹ đem đến (châu Á-TBD) nhiều vũ khí quá, nhiều máy may, tên lửa, tàu bò quá…; trong khi kinh tế, văn hóa chưa thấy gì(?) Ông còn nói nếu Mỹ không làm đúng như họ nói thì họ sẽ lại phải rời khỏi khu vực như năm 1975(!?) Trời đất ơi, ông làm tôi hết cả hồn vía bởi vì ông phủ nhận những sự thật nhãn tiền. Để cho bài viết này kịp đăng tải, tôi xin được hỏi thêm ông mấy câu hỏi ngắn.

1) Ông cho rằng Mỹ chưa cho thấy gì về kinh tế, văn hóa; thế ông quên mất Mỹ hiện nay là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam sao? Ông quên mất rằng rất nhiều quan chức của ta và con cháu họ đã và đang là “sản phẩm” của lò đào tạo Mỹ chăng?

2) Ông nói nếu cần sẽ “giúp” cho Mỹ “biến” khỏi khu vực này (ấy là ông ngụ ý thế)? Ông không nghĩ rằng nếu Mỹ rút hoàn toàn khỏi Châu Á-TBD; chỉ 3 ngày sau là TQ xung phong, chiếm hết trọn Biển Đông và nhiều vùng khác ư? Chiến lược cái kiểu gì lạ vậy? TQ đã chứng tỏ điều đó khi chỉ cần Hạm đội 7 Mỹ làm ngơ, họ chiếm hết Hoàng Sa ngay lập tức (1974). Lịch sử mới diễn ra cách đây 39 năm, ông đã vội quên sao?

3) Ông cho rằng “Nếu có được một người bạn XHCN rất lớn (TQ) bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam”. Tôi hoàn toàn đồng ý với ông, với điều kiện, nếu người bạn rất lớn đó không tự cho phép mình quyền khám xét tất cả tàu bè VN trên Biển Đông, từ hôm nay; không tuyên bố đường lưỡi bò là “không thể tranh cãi”; nếu họ thực lòng đàm phán về Hoàng Sa, Trường Sa, không đưa tàu khu trục giả danh thành hải giám để sắp tới, giày xéo Biển Đông…(!) Nghĩa là vô số cái NẾU sau cái “nếu” của ông. Và, nếu từ nay, TQ sẽ từ bỏ tất cả những nếu ở trên, tôi sẽ viết bài xin lỗi ông thẳng thắn, chân thành. Tôi nghi ngờ hai từ “đồng chí”, thưa ông. Theo tôi biết, bình thường thì anh, tôi – nghĩa là vui vẻ; còn khi kéo ghế, đụng bàn – PHẢI gọi nhau là “đồng chí” tức là chuẩn bị mâu thuẫn, xung đột, diệt nhau đến nơi, có phải vậy không, thưa ông? Đã là BẠN sao không bỏ lưỡi bò, không đàm phán về Hoàng Sa, Trường Sa, không “vô tình” làm đứt sợi cáp có thể neo nổi cả một con tàu, không xây dựng bộ quy tắc ứng xử Biển Đông hợp tình, hợp lý?…?

Nhân dân Việt Nam chúng tôi cần câu trả lời!
Huế, 1.1.2013.

1520. ‘Mùa xuân Ả rập’ và Mùa xuân Myanmar (bao giờ lan tới Việt Nam, Trung Hoa?)

Dù tinh vi tới đâu thì bản chất của mọi chế độ độc tài đều là cai trị đất nước để phục vụ cho quyền lợi của những kẻ cai trị, thay vì để phụng sự nhân dân và đất nước“.
Nhưng sự cai trị bằng nỗi sợ hãi của dân chúng cũng tạo ra sự căm phẫn âm ỉ, và nó sẽ bùng lên khi tích tụ đủ mạnh và có một mồi lửa ném vào.”
TuanVietNam

‘Mùa xuân Ả rập’ và Mùa xuân Myanmar

02/01/2013
Hồng Ngọc
 Cùng thuộc về một làn sóng dân chủ hóa trên thế giới, nhưng “Mùa xuân Ả rập” để lại những vết thương sâu sắc chưa hứa hẹn ngày lành, thì Mùa xuân Myanmar cũng chính là quá trình làm lành vết thương của thời kỳ độc tài.
Mùa xuân bão táp ở Ả rập
Một loạt chế độ tại Ả rập – từng ưỡn ngực với sự “đặc thù” của văn hóa Hồi giáo mà từ chối nền dân chủ – đã đồng loạt đi đến hồi kết. Tất cả được châm mồi với chỉ một đốm lửa ở Tunisia hai năm trước.
…Trong Mùa xuân Ả rập, cựu Tổng thống Yemen Ali Saleh đã ra đi theo một cách êm ả nhất có thể: ông từ chức sau 33 năm cầm quyền và sang Mỹ đổi lại quyền miễn tố, để lại một Yemen kiệt quệ và đối mặt với các cuộc nổi dậy và nội chiến.
Hầu hết trong số đó đều tiếp tục nhiệm kỳ của mình sau các cuộc “bầu cử” không có ứng cử viên đối lập và chiến thắng với tỷ lệ phiếu bầu cực cao. Nhưng sự “tín nhiệm cao” đó không che giấu được những vấn đề trầm trọng của dân chúng và khối tài sản kếch xù của những nhà cầm quyền.
Và những cuộc nổi dậy của “Mùa xuân Ả rập” đã lột tả bản chất của sự “tín nhiệm cao” chính là sự sợ hãi của dân chúng, chứ không phải vì đó là chính quyền của nhân dân như các nhà độc tài vẫn tự xưng.
Nhưng sự cai trị bằng nỗi sợ hãi của dân chúng cũng tạo ra sự căm phẫn âm ỉ, và nó sẽ bùng lên khi tích tụ đủ mạnh và có một mồi lửa ném vào.
Cái giá mà đất nước họ phải trả còn lớn hơn thế. Là sự kiệt quệ của dân chúng do sự bòn rút của họ. Là sự hèn đụt và tính thụ động của dân chúng do sự đe dọa của họ. Là sự khủng hoảng lòng tin và đạo đức của dân chúng, do sự cai trị vô đạo đức và chia rẽ dân chúng của họ. Và cuộc nổi dậy như một vết thương được làm loét thêm, do tâm lý trả thù không chỉ nhằm vào nhà độc tài mà còn hướng cả vào những người từng tham gia hệ thống ấy, và những người được lợi nhờ hệ thống ấy, tạo ra một xã hội bị chia rẽ.
Mùa xuân ấm áp với Myanmar
Myanmar, giành độc lập năm 1948, bị hết thống tướng này đến thống tướng khác cai trị sau cuộc đảo chính quân sự năm 1962. Trong ngôn ngữ của chính trị học, đó là chế độ Qủa đầu (độc tài nhóm), một hình thức tinh vi hơn của độc tài cá nhân.
1
Dù tinh vi tới đâu thì bản chất của mọi chế độ độc tài đều là cai trị đất nước để phục vụ cho quyền lợi của những kẻ cai trị, thay vì để phụng sự nhân dân và đất nước. Đó là nguyên nhân Myanmar từ vị thế là một đất nước phát triển hàng đầu châu Á đầu thập kỷ 1960 đã tụt hậu và kiệt quệ thành một nước lạc hậu nhất ở Đông Nam Á những năm qua.
Đứng trước nguy cơ bị lệ thuộc vào cường quốc láng giềng, giới lãnh đạo Myanmar đã có những thay đổi kịp thời và ngoạn mục.
Cuộc bầu cử dân sự năm 2010 tưởng như chỉ là mang tính hình thức để hợp thức hóa sự cai trị của những tướng lĩnh cũ, mà Tổng thống được bầu vào Mùa xuân 2011 Thein Sein nằm trong số này. Lần đầu tiên nắm quyền cao nhất ở Myanmar, vị tướng cũ đã từ bỏ đường lối cai trị độc tài, bằng cách chấm dứt những dự án của cường quốc láng giềng gây nguy hại cho Myanmar, công nhận đảng đối lập và tổ chức cuộc bầu cử bổ sung tự do vào Mùa xuân 2012, phóng thích hàng loạt tù nhân lương tâm, và cho phép tự do báo chí.
Myanmar còn có một nhân vật vĩ đại nữa làm biểu tượng cho quá trình dân chủ hóa: Aung San Suu Kyi, người đã để lại gia đình của mình ở nước Anh để trở về nước vận động dân chủ năm 1988 bất chấp bị đàn áp, đe dọa, bắt bớ, cấm tranh cử, rồi bị giam lỏng trong thời gian bầu cử năm 1990. Kết quả: bà chiến thắng áp đảo cùng Đảng của mình (82% số phiếu) nhưng bị từ chối chuyển giao quyền lực và tiếp tục bị giam lỏng, và bà từ chối rời khỏi đất nước để tiếp tục cuộc đấu tranh cho dân chủ. Ngày đó đã đến như mong mỏi của bà và nhân dân Myanmar, cho dù Đảng của bà chỉ tranh cử ở cuộc bầu cử bổ sung 45/664 ghế.
Một người từ bỏ quyền lực độc tài để đưa đất nước đến với dân chủ, và ca ngợi đối thủ từng bị phe mình giam giữ. Một người đã chiến thắng trong cuộc bầu cử dân chủ nhưng chấp nhận sự cai trị của chính phe phái từng tước đoạt quyền lực của mình, thậm chí vận động quốc tế xóa bỏ cấm vận với chính quyền đương nhiệm, để tìm kiếm sự khởi đầu mới cho quá trình dân chủ hóa đất nước. Qúa trình dân chủ hóa của Myanmar, nhờ vậy, đồng thời là quá trình hòa giải dân tộc, giúp Myanmar không chỉ giữ được hòa bình mà còn giảm nguy cơ bị chia rẽ.
Đó là lý do cả hai được xếp hàng đầu trong danh sách 100 nhà tư tưởng của thế giới năm 2012 do Tạp chí Foreign Policy (Mỹ) lựa chọn. Riêng Thein Sein được tờ Straits Time (Singapore) bình chọn là Nhân vật châu Á của năm 2012. Vì từ bỏ độc tài quyền lực để trả quyền lực về cho nhân dân luôn là lựa chọn vô cùng khó khăn của mọi chế độ độc tài trong lịch sử.
Nhưng đó là lối thoát duy nhất cho một quốc gia muốn phát triển, và ngay lập tức đầu tư nước ngoài đã xếp hàng vào Myanmar. Và cũng là lối thoát duy nhất cho nhà độc tài để tránh bị xét xử hay bị giết hại khi dân chúng nổi dậy và trả thù, như đã diễn ra với “Mùa xuân Ả rập”.
Ba ngàn năm trước, nhà tư tưởng chính trị Khương Tử Nha đã thấu hiểu điều đó khi nhắc nhở Chu Văn Vương rằng: Thiên hạ không của riêng ai, thiên hạ là của cả thiên hạ, chung lợi ích với thiên hạ thì được thiên hạ, đoạt lợi ích của thiên hạ thì mất thiên hạ. Nhờ tư tưởng đó, nhà Chu tồn tại tới tám trăm năm, và là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất về tư tưởng, triết học, binh pháp, kỹ thuật của Trung Quốc cổ và trung đại.
Ngày nay, không cần phải thông thái như Khương Tử Nha cũng biết điều đó. Quá nửa quốc gia trên thế giới là những nền dân chủ, thể chế buộc chính quyền phải chung lợi ích với thiên hạ, thay vì chờ đợi chính quyền tự nguyện như triều đại nhà Chu. Nhờ thế, những quốc gia thịnh vượng nhất, văn minh nhất đều là những nền dân chủ.
Nguồn: TuanVietNam

1521. CUỐN SÁCH BÊN THẮNG CUỘC CỦA HUY ĐỨC: Cái nhìn thiên kiến về lịch sử

Đôi lời: Đáng tiếc cho Nhà báo Đức Hiển đã “bán danh ba đồng” khi vội vã tung ra một bài viết không chỉ “Lợi bất cập hại” mà là “Từ tệ hại cho tới có hại và bại hoại”.
Vài ví dụ, một cuốn sách về lịch sử, với ngồn ngộn những tư liệu vô cùng quan trọng, mà dám viết một bài chỉ trích toàn bộ, nhưng ngay dòng đầu đã phải rào đón “chưa bàn đến những chi tiết cụ thể”. Khi không bàn tới chi tiết cụ thể thì làm sao dễ đánh giá là nó “thiên kiến”? Để công bằng hơn cho Đức Hiển, thì nếu như tạm chấp nhận vài tranh cãi trong bài, thì nó cũng không thể nào được coi như là bản chất của cả cuốn sách. Nói cụ thể, Đức Hiển chỉ có thể có nhận định khiêm nhường, cẩn trọng rằng: “Một số cái nhìn thiên kiến …” Rõ ràng ở đây Đức Hiển đã thể hiện ngay mình là một kẻ đầy “thiên kiến”, lao vào cái biển dữ liệu mà mình chỉ là “con tép riu” thôi, lại dám vuốt râu … rồng!
Có lẽ vì không đọc được bao nhiêu cuốn sách, nhưng phải nhận lãnh một sứ mệnh nào đó, nên Đức Hiển lại phạm phải lối lý sự kiểu “báo Quân đội Nhân dân”, đó là viện vào lời lẽ của một kẻ vô danh nào đó, ấn vào miệng mình: “Một nhân vật trong cuốn Bên thắng cuộc sau khi đọc sách đã nói rằng…”
Một chi tiết khôi hài trong lối ní nuận ngu ngơ, vẩn vơ, là Đức Hiển nhắc tới “nhiều trang sách đề cập những tướng lĩnh quân đội Sài Gòn tự sát trong ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh, mà tác giả gọi là ‘tuẫn tiết’”, nhưng lại chẳng có được một ý kiến rành rẽ, phê phán hay vạch ra sai lầm gì đó, mà lại đưa ra một câu vô thưởng vô phạt: “Nhưng tác giả từng là lính, không thể không biết những đồng đội thế hệ trước mình đã làm gì trong những ngày ấy” .
“Từ tệ hại cho tới có hại và bại hoại” chính là: “Tệ hại” trong lối viết và tư duy. “Bại hoại” cho thanh danh bản thân, vốn là một nhà báo từng xông pha lăn lộn với nhiều phóng sự nóng hổi, một blogger nổi tiếng một thời. Còn “có hại” thì rất nhiều, trong đó có cả “lợi bất cập hại” (cho những kẻ vẫn muốn lẩn trốn, che đậy sự thực lịch sử), giúp cho bao nhiêu độc giả chưa biết về cuốn sách sẽ tìm đọc nó.
Pháp luật TPHCM
CUỐN SÁCH BÊN THẮNG CUỘC CỦA HUY ĐỨC

Cái nhìn thiên kiến về lịch sử

Nguyễn Đức Hiển
02-01-2012
Chưa bàn đến những chi tiết cụ thể của cuốn sách này, góc tiếp cận của tác giả đã khó vươn tới điều mình muốn: Hiểu đúng về bản chất của cuộc chiến tranh.
Bên thắng cuộc là cuốn sách gồm hai tập của Huy Đức. Phần I với tựa đề Giải phóng đã phát hành trên mạng Internet từ trung tuần tháng 12-2012. Nội dung xoay quanh những diễn biến tại Việt Nam từ sau ngày thống nhất 30-4-1975. Lời đầu sách, tác giả viết “không ai có thể bước tới tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ. Nhất là một quá khứ chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm”.
Ngày thống nhất
30-4-1975 là ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam. Ngày mà những người anh em miền Nam buông súng đầu hàng miền Bắc. Ngày chấm dứt hơn 20 năm “da thịt tàn nhau, vạ trong tường vách”.
Ngay những dòng đầu tiên của chương đầu tiên, tác giả đã gói cuộc chiến chống ngoại xâm vỏn vẹn vào 20 năm. Song cuộc kháng chiến ấy thật sự bắt đầu từ hơn một thế kỷ trước đó, khi người lính đầu tiên của quân xâm lược Pháp đặt chân lên đất nước Việt Nam. Từ đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp, người Mỹ đã bộc lộ âm mưu can thiệp vào Việt Nam từ trận Điện Biên Phủ. Cuộc kháng chiến giành độc lập vì vậy đã trải qua thêm một chương bi tráng và khốc liệt: chống Mỹ.
Sự thật không thể phủ nhận là người Pháp đã khởi đầu chiến tranh, người Mỹ thay vai chuyển nó sang một giai đoạn khác và cả dân tộc này đã đổ máu xương để kết thúc nó. Không phải chỉ có 20 năm và càng không thể là cuộc chiến“da thịt tàn nhau, vạ trong tường vách” như Huy Đức đã viết.
Lịch sử diễn ra liên tục nhưng trong Bên thắng cuộc, nó bị cắt khúc ra, nhìn nhận như là cuộc chiến ý thức hệ, cuộc nội chiến Nam-Bắc của nội bộ người Việt từ năm 1954 đến ngày 30-4-1975. Cách lập luận này, người Mỹ đã nói từ mấy chục năm trước đó khi muốn có cớ can thiệp vào đất nước ta. Dù vậy, người Mỹ không thể phủ nhận sự thật là người Việt đang chiến đấu vì Tổ quốc mình.
2
Bìa cuốn sách Bên thắng cuộc do Huy Đức xuất bản với tư cách cá nhân và phát hành trên mạng Internet tháng 12-2012.
Cuộc chiến giành độc lập của người Việt Nam thực sự đã nổ ra từ trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào năm 1930 với rất nhiều cuộc khởi nghĩa và những phong trào đấu tranh, dù bị đàn áp, thất bại nhưng chưa bao giờ quy phục. Những người cộng sản chỉ nối tiếp sứ mệnh mà lịch sử giao phó. Vì thế, nó là cuộc chiến không của một chính thể mà của cả dân tộc. Càng không là cuộc chiến của miền Bắc XHCN với nửa nước còn lại. Vì thế, 30-4-1975 là ngày đất nước thống nhất sau hơn một thế kỷ bị xâm lược, đô hộ và chia cắt, không phải “Ngày mà những người anh em miền Nam buông súng đầu hàng miền Bắc”. Đó không phải là chiến thắng của một “bên thắng cuộc” hạn hẹp mà là chiến thắng của mọi người Việt Nam, trong đó cả những người từng ở phía bên kia.
Một nhân vật trong cuốn Bên thắng cuộc sau khi đọc sách đã nói rằng nếu không vì lòng yêu nước và tinh thần dân tộc mà chỉ là cuộc chiến Bắc-Nam thì sẽ không có những người ở Lạng Sơn, Thái Bình xung phong lên đường ra trận và chết ở Cà Mau. Và đâu phải chỉ có bộ đội miền Bắc vào Nam đánh Mỹ, chính nhân dân cả miền Nam đã làm nên Nam Bộ kháng chiến thời kháng Pháp rồi cùng nổi dậy Đồng khởi từ khi chính quyền Ngô Đình Diệm phá hủy hiệp định đình chiến và truy sát những người kháng chiến. Người Việt ở cả hai miền đã cùng cầm súng chống ngoại xâm.
Viết về chiến tranh không thể không nói đến mục đích, ý nghĩa, đối tượng, quy mô, thời gian và các bên tham chiến. Khi mục đích chống xâm lược giành độc lập và thống nhất nước nhà bị bỏ qua, sẽ không thể lý giải thỏa đáng nguyên nhân và ý nghĩa của chiến thắng, còn bóp méo sự thật lịch sử dù với bất cứ lý do gì thì đều là tệ hại.
Ngày cuối chiến tranh và “tù cải tạo”
Huy Đức viết: “Cuốn sách này bắt đầu từ những câu chuyện xảy ra trong ngày 30-4-1975. Ngày mà tôi, một cậu bé 13, trước giờ học chiều, đang vật nhau ven đồi thì nghe loa phóng thanh truyền tin “Sài Gòn giải phóng”.
Tác giả đòi hỏi “hiểu trung thực về quá khứ” nhưng lại nói về “bên thắng cuộc” bằng cách ghi nhận chỉ một phần những gì diễn ra với một số ít người ở phía bên kia. Nhiều trang sách đề cập những tướng lĩnh quân đội Sài Gòn tự sát trong ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh, mà tác giả gọi là “tuẫn tiết”. Sự tuyệt vọng dẫn đến cái chết ấy ở đây xin không bình luận. Nhưng tác giả từng là lính, không thể không biết những đồng đội thế hệ trước mình đã làm gì trong những ngày ấy. Hình ảnh ngày cuối chiến tranh không đơn giản chỉ là những chiến xa bánh xích hiền lành với những anh bộ đội miền Bắc lạ lẫm ở Dinh Độc lập sáng 30-4-1975.
Hơn 10 năm trước, một đoàn làm phim của hãng BBC qua Việt Nam, họ muốn làm một bộ phim về ngày cuối chiến tranh từ trận đánh cầu Rạch Chiếc. Nơi đó, trong ba ngày cuối cùng, một đơn vị bộ đội biệt động đã quần nhau với hai tiểu đoàn Trâu Điên giữ cầu và nhà máy điện Thủ Đức cùng với lực lượng chi viện hùng hậu. Nhiều người lính đã hy sinh trên cầu để chiếc cầu, nhà máy điện được giữ nguyên, cửa ngõ ấy mở ra cho những đoàn tăng T.54 vào giải phóng và góp phần giữ nguyên vẹn Sài Gòn cho hôm nay. Và trong những ngày ấy, có rất nhiều sự hy sinh như thế của những người lính giải phóng.
Bên thắng cuộc hướng suy nghĩ của người đọc rằng chế độ mới thiếu nhân văn khi nói về điều kiện sống của những sĩ quan chế độ Sài Gòn bị đưa đi học tập. Thật ra cái khó khăn mà những sĩ quan cao cấp đó gánh chịu chỉ bằng một phần rất nhỏ những gì mà quân và dân Việt Nam chịu đựng suốt trong hai cuộc kháng chiến, không lẽ tác giả không biết? Nhấn mạnh “chế độ hà khắc” của các trại cải tạo nhưng cuốn sách lại không nhắc đến những trại tù và cách ứng xử của chế độ Sài Gòn cũ đối với những người yêu nước. Không nhắc đến một thực tế là đã không có người tù cải tạo nào bị tra tấn bằng vôi bột, bị đóng đinh, gí điện, bị đánh đến tàn phế… như những gì mà nhiều người trong số họ từng đối xử với đối phương của mình ở Phú Lợi, Côn Đảo, Phú Quốc, Chuồng cọp Sở thú và hàng trăm nhà tù khác khắp miền Nam. Cuốn sách cũng đã không nói rằng sau khi tiếp quản, không hề có việc lê máy chém đi khắp miền Nam như chế độ cũ đã làm với cán bộ cách mạng và thân nhân trong Luật 10-1959.
Cần phải đặt trong sự tương quan khi nhận định về sự nhân văn nhưng tác giả cuốn Bên thắng cuộc đã không làm hoặc không muốn làm điều đó.
Để có bản tin giải phóng trên loa phóng thanh mà cậu bé 13 tuổi nghe khi đang vật nhau với bạn ven đồi, phải trả giá bằng trăm ngàn mất mát, đau thương chứ không đơn giản chỉ là việc húc đổ cổng Dinh Độc lập và cắm cờ trên nóc.
Nếu lịch sử được mô tả chỉ từ một hướng với sự sắp đặt thiên kiến thì nó không còn là lịch sử nữa.
Trên đây chỉ là một số nhận xét về cuốn sách. Người viết không có ý định đi sâu vào tính chính xác của từng sự việc, từng chi tiết bởi nó không mới và không hẳn cần thiết. Tuy nhiên, đã có phản hồi bất bình của những nhân vật trong sách, từ cả hai phía, về tính chính xác của các sự kiện và cách trích dẫn cắt cúp, tách bối cảnh ra khỏi sự kiện để gián tiếp giải thích nguyên nhân theo chủ kiến của tác giả.
Công bằng mà nói, lao động và khả năng của Huy Đức đối với việc sưu tập tư liệu cho cuốn sách là điều cần được nhìn nhận. Với ưu thế là phóng viên của nhiều tờ báo lớn như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, Sài Gòn Tiếp Thị, anh có cơ hội tiếp cận với nhiều thông tin. Rất tiếc những thông tin ấy được cố ý sắp đặt để phục vụ chủ kiến của tác giả, vì vậy nó hoàn toàn không chân thật.
NGUYỄN ĐỨC HIỂN
TP.HCM ngày 31-12-2012
Hợp tác xã và thời bao cấp
Không thể phủ nhận nền kinh tế bao cấp đã không còn phù hợp sau một thời gian áp dụng nhưng cũng không thể chỉ nhìn thời bao cấp ở những trì trệ trong những ngày cuối cùng của nó. Tại một giai đoạn lịch sử nhất định, nhất là tại miền Bắc trước năm 1975, nó đã góp phần quan trọng tạo nên một hậu phương vững chắc để phục vụ kháng chiến chống Mỹ. Vì vậy khi phê phán hay rút kinh nghiệm đều cần phải đặt trong bối cảnh, thời điểm đặc biệt. Một doanh nhân đã nói: Có thể xem nền kinh tế bao cấp như một thai nhi nằm trong bụng mẹ. Thằng anh ra trước không thể chê trách thằng em mày có miệng, có mũi sao không thể tự ăn mà lại ăn qua dây rốn. Nhưng khi đã ra đời, sẽ là vô lý khi thằng em đã thành người mà vẫn phải nuôi sống mình bằng sợi dây rốn ấy. Thời bao cấp cũng cần được nhìn nhận như thế.
Bên thắng cuộc phê phán mô hình hợp tác xã ở miền Bắc trước giải phóng nhưng không nhìn thấy một điều: Nếu thời điểm ấy chia ruộng khoán ngay, những gia đình có con em đi bộ đội sẽ không còn nhân lực lao động. Ai sẽ yên tâm đi chiến đấu khi ở nhà không có người nhận khoán? Hợp tác xã đã giải quyết được vấn đề này và nhiều vấn đề khác vào thời điểm ấy.

  NĂM 2013, XIN CHÀO NGƯƠI !

                                                        Ngô Minh      

  Thế là 2012 đã đi qua, tờ lịch cuối cùng như tàn tro bay về đất trong nỗi bất hạnh của người dân và sự bất an vô cùng của biên giới lãnh hải đất nước.

  Người dân còng tấm lưng còm gánh giá điện tăng, giá xăng tăng, gánh bao loại phí trên trời dưới đất, viện phí tăng gấp 10 lần, rồi phí đường bộ, phí  hạn chế xe cá nhân.v.v.. còn thu nhập thì ngày một teo tóp thảm hại. Tại sao bộ trưởng nào lên không tìm cách cải thiện điều kiện sống cho dân mà chỉ chăm chăm tìm cách để thu thêm các loại thuế, phí ? Hay là đã đầu tư “chạy chức” bây giờ phải “thu hồi vốn” ? . Chưa bao giờ tính mạng con người bị đe dọa hàng ngày vì bao nhiêu thứ thực phẩm độc, rau độc, hoa quả độc, nước uống độc, vải độc, cả xu-chiêng độc… của Tàu tràn vào. Và lo bị bắt bớ vì bị vu vào điều 88 “tuyên truyền chống nhà nước…”. Sống mà lo không biết ngày mai ra sao?

  Đảng đã tìm ra một “bộ phận không nhỏ” suy thoái, tham nhũng, nhưng không dám chỉ mặt là những thằng nào, cao hay thấp, béo hay gầy, nấp ở đâu, ở Trung ương hay ở Bộ, tỉnh…, dù đã tiêu mất hàng trăm tỷ tiền thuế dân đóng góp để họp ngày họp đêm, đấu tranh kiểm điểm suốt năm ròng. Chao ôi là ý chí cách mạng, chao ơi là lòng dũng cảm ! Xót tiền dân quá đi thôi !

  Ngay khi đã lôi ra được “đồng chí X” rồi cũng không dám kỷ luật vì “sợ mất đoàn kết nội bộ”. Trời ơi, “đoàn kết nội bộ” quan trọng hơn sự mạnh giàu của đất nước, sự trường tồn của Quốc gia, Dân tộc sao? Suy thoái, tham nhũng mà chỉ bắt “xin lỗi” hoặc chỉ bị kẻ luật phê bình, khiểm trách, cảnh cáo ư ? Nhà tù chật quá rồi sao ? Hay nhà tù để dàng giam những người biểu tình chống Trung Quốc ? .Thất vọng. Thất vọng lắm, Người ơi!  

  Năm 2012: ăn, ăn ,ăn… Lợi ích nhóm, tham nhũng điều hành đất nước theo “ma trận ăn” của chúng. Cả nước ăn dự án, sống bằng dự án, thở dự án, giàu nhờ dự án, giết nhau vì dự án. Ăn vào cả uy tín Cụ Hồ. Lợi dụng Cụ để lập dự án xây đền thờ, tượng đài hoành tráng, độ sộ khắp nơi để kiếm chác, trái một trời một vực với tư tưởng đạo đức cần kiệm liên chính Hồ Chí Minh, trái với Di chức của Cụ, vì theo  thơ Tố Hữu, nhân cách của Cụ vĩ đại “hơn tượng đồng phơi những lối mòn”…

  Năm 2012, bọn bành trướng Đại Hán tiến thêm một bước dài trong chiến lược lưỡi bò “làm chủ biển Đông”, để đầu năm 2013 này, chúng sẽ kiểm soát toàn bộ tàu bè qua lại trên Biển Đông; chúng cắt cáp tàu Bình Minh 2 thăm dò dầu khí, liên tục xâm phạm lãnh hải Việt Nam, bắt bớ đánh đập cướp bóc  ngư dân ta, đầu tư 1,6 USD xây dựng thành phố Tam Sa trên lãnh hải Việt Nam,.v.v… Trong lúc ta vẫn “ 4 tốt” và “16 chữ vàng”, vô tình hay hữu ý bộ máy tuyên truyền, bộ máy an ninh ta đang phục vụ đắc lực cho mực tiêu bành trướng của kẻ thù truyền kiếp của dân tộc. Người dân biểu tình, phát ngôn chống Trung Quốc xâm lấn lãnh hải Việt Nam bị gọi là phản động và bị bắt. Thế là dân ngày càng xa đảng vì không cùng chí hướng. Đa số đảng viên cũng không đồng tình . Mần răng chừ hè ?

  Năm 2012, nhà khoa học xuất sắc quân đội nhân dân Việt Nam Trần Đăng Thanh đã tìm ra nguyên lý vĩ đại chưa từng có trong học thuyết Mác-Lê Nin :” Bảo vệ Đảng, là bảo vệ cái sổ hưu”. Hay sự tổng kết vĩ đại của Trung tá Vũ Văn Hiển, phó công an phường 6 quận 3, TP Hồ Chí Minh dọa "bẻ cổ" người biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn biển đảo Việt Nam, nói "tự do cái con cặc*.  Trời ơi, Tự Do, mơ ước ngàn đời của người dân là gọi rứa là bọ hết “phản biện” rồi !

  CHÀO NĂM 2013  

Chào một năm khó khăn hơn của đất nước. Các doanh nghiệp đang chết dần vì hàng tồn kho mà thiếu vốn, vì thua lỗ và phá sản. Cả nước đang thành một con nợ lớn. “Một bộ phận không nhỏ” suy thoái, tham nhũng đã được Đảng tha, chúng tha hồ làm mưa làm gió, cướp đất đai, cưỡi lên đầu lên cổ dân !.

  Bọn bành trướng Đại Hán đã nắm được gót  chân “A Sin” của đất nước ta, chúng sẽ lấn tới. Chúng sẽ đánh Trường Sa vì chúng    biết rằng các chiến sĩ Trường Sa sẽ không được phép nổ súng chiến đấu để “giữ tình hữu nghị ” (Lý do mà năm 1984 ta đã mất đảo Gạc Ma với 64 chiến sĩ ). Các chiến sĩ Trường Sa ơi, nhân dân cả nước luôn ở bên cạnh các anh. Nếu bọn giặc Trung Quốc  đánh đảo các anh phải nổ súng chiến đấu kiên cường, tiêu diệt sạch chúng. Đó là mệnh lệnh của Nhân Dân, của Giang Sơn, Tổ Quốc !

  Năm 2013 sẽ còn cưỡng chế nhiều nơi thu hồi đất ruộng cho các dự án do “lợi ích nhóm” chi phối như Văn Giang, Đông Triều, Vụ Bản…Vụ án cưỡng chế gia đình Đoàn Văn Vươn đã đến hồi kết, thế là việc chiến đấu với bọn cướp để bảo vệ tài sản chính đáng của mình bị quy tội là “giết người”! Thật là công lý của quan tham. Liệu cảnh chính quyền cướp đất, đánh dân có còn xảy ra ? Liệu cảnh đưa quan tài ngáng chặn đường cướp đất có còn diễn ra ?

  Chào năm 2013,

Thuế, phí sẽ còn là cái ách trên cổ dân nghèo. Cái ăn ngày càng khăn khó, tính mạng ngày càng bị đe dọa vì cướp đêm cướp ngày. Trẻ con đi học  vẫn chưa thoát khỏi cảnh nhồi nhét những kiến thức và đức tin lạc hậu, vô bổ và vì đói rét.

  Đất nước sẽ còn khó khăn hơn vì 3.260 cây số ‘mặt tiền” biển đang bọ bọn bành trướng Đại Hán bủa vậy trong ngoài. Bọn bành trướng đã vây ta tứ phía . Chúng đã mua đất Lào, Cămpuchia dọc biên giới Việt Nam đến 90 năm, cho quân đến ở; Chúng còn đóng quân ngay trên Tây Nguyên của ta, chúng làm chủ hàng trăn hec-ta rừng biên giới phía Bắc. Ôi thôi, nước non ngàn dặm…

  Dẫu chết, tôi vẫn sẽ cùng nhân dân tôi kiên nhẫn nhiều năm chịu đựng nữa để xem con tạo xoay vần. Mong mỏi  mọi sự sẽ minh bạch hơn, nhân quyền sẽ được tôn trong hơn cho cuộc đời sễ thở…Cầu cho đất nước bình yên. Cầu cho Đảng và Dân cùng chí hướng, cùng đồng lòng chống bành trướng, bảo vệ biên cương, biển đảo.

  Trịnh Công Sơn hát :”Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu. Một trăm năm đô hộ giặc Tây…”, Việt Nam vẫn là Việt Nam bất khuất. Những kẻ cõng rắn cắn gà nhà như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống muôn đời bị lịch sử và nhân dân nguyễn rủa. Việt sử Ký Ba Sàm hằng ngày vẫn ghi chép đầy đủ những việc những lời của bọn  bán nước cầu vinh. Hãy đợi đấy !

  Năm 2013 ơi, có bài ca dao , sinh thời mạ tôi hay hát : Tháng  

Giêng, tháng Hai, tháng Ba, tháng Bốn,  tháng khốn tháng nạn

Đi vay đi dạm được một quan tiền . Ra chợ Kẻ Diên mua con gà

mái về nuôi,  hắn  đẻ ra mười trứng: Một trứng ung . Hai trứng

ung .Ba trứng ung .Bốn trứng ung . Năm trứng ung.  Sáu trứng

ung . Bảy trứng ung . Còn ba trứng . Nở ra ba con. Con diều tha.

Con quạ bắt . Con cắt xơi  

                     Chớ than phận khó ai ơi

                      Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây.

Vâng, nhân dân không than phận khó, vì nhân dân làm nên

lịch sử. Nguyễn Trãi dạy :” Nâng thuyền cũng là dân. Lật thuyền

cũng là dân”. Tôi nhớ và tôi tin lắm, Người ơi…

    NĂM 2013 ƠI, XIN CHÀO NGƯƠI !

Ngân hàng không phải ngồi trên bờ

du-an-1Thứ trưởng Bộ Xây Dựng Nguyễn Trần Nam đã nói trúng tim đen về tình trạng bất động sản đón băng, rằng “Ngân hàng không phải (đang) ngồi trên bờ”.

Trong những ngày cuối cùng của năm, nợ xấu và tồn kho bất động sản lại được xới xáo như những nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết. Trước cử tọa là Thống đốc và giám đốc các ngân hàng với Ngân hàng Nhà nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu: “Năm 2013 dứt khoát phải có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, điều hành lãi suất phù hợp với thị trường, kiên quyết không để nợ xấu xấu hơn nữa, bảo đảm thanh khoản ổn định, vững chắc hơn, tiếp tục tái cơ cấu hệ thống ngân hàng”. Ngay sau đó, vấn đề hỗ trợ thị trường giải quyết nợ xấu cũng được xác định là một trong ba mục tiêu quan trọng, cấp bách được Chính phủ tập trung chỉ đạo quyết liệt để thúc đẩy ổn định, phát triển. Giải quyết nợ xấu, thực chất là giải quyết tồn kho BĐS. Hay ngược lại. Và chính vì thế, không khỏi có những băn khoăn đã được đặt ra: Làm thế nào để giải pháp chi 20.000-40.000 tỷ đồng cho vay mua nhà và 100.000-150.000 tỷ đồng giải quyết nợ xấu được thực thi hiệu quả, đúng mục tiêu?
Dù việc “bơm tiền” cho BĐS, để xử lý nợ xấu mới là chỉ đạo chung, chưa có những giải pháp cụ thể, nhưng ngay lập tức, khả năng các ngân hàng thương mại được phép thế chấp tài sản nợ để vay tiền NHNN để giải quyết nợ xấu đã được nêu ra. Nhưng thực sự nếu có biện pháp như vậy, câu chuyện “bơm tiền” lại chỉ để giải quyết những khó khăn cho các NH và không giải quyết được nợ xấu. Chúng ta đã có bài học khi việc “kéo phanh quá gấp” đối với tín dụng bất động sản. Thậm chí, rút vốn mạnh ra khỏi thị trường. Khiến cho BĐS mất ngay cả niềm tin của người dân. Và giờ đây, nếu tiền giải cứu bơm không đúng địa chỉ, thứ mà chúng ta nhận lại chắc chắn và chỉ có thể là lạm phát. Bởi cốt lõi của giải quyết nợ xấu là làm thế nào chuyển tài sản thế chấp là BĐS thành tiền. Câu trả lời: Muốn nó thành tiền, thì tiền hỗ trợ phải được bơm vào người mua, chứ không phải trao cho những người, những DN, những ngân hàng đang ôm “cục máu đông”.
Thực ra, không phải là Chính phủ không nhìn thấy, và cũng đang tiến hành, là việc “bơm tiền” vào khu vực khách hàng, tức cho vay kích thích mua nhà. Bởi có lẽ, đó là cách duy nhất vừa cứu thị trường, vừa giải quyết nợ xấu, vừa không gây lạm phát.
Chuyện thật như đùa: Trong khi thị trường “đắp chiếu” với chung cư mọc rêu và biệt thự bỏ hoang thì ở Thủ đô vẫn có những thương binh viết đơn xin mua nhà ở xã hội khi chỉ còn vài năm cuối đời mà vẫn không “cố” sống được trong cảnh 3 cặp vợ chồng, 11 con cháu của đủ 3 thế hệ tối tối đang nằm xếp hàng trong một căn hộ 25m2.
Khách hàng cho BĐS chưa bao giờ thiếu. Cái họ thiếu, chỉ là tiền. Và đó là bao nhiêu, được cho vay với “giá” nào, khi việc kiếm ăn cũng đang là nỗi lo toan không ít chật vật.
Thứ trưởng Bộ Xây Dựng Nguyễn Trần Nam đã nói trúng tim đen về tình trạng bất động sản đón băng, rằng “Ngân hàng không phải (đang) ngồi trên bờ”. Các con số luôn luôn “khách quan”: Trong 200.000 tỉ đồng nợ xấu, có 70% tài sản thế chấp bằng BĐS. Nói cứu thị trường BĐS thực ra cũng là cứu ngân hàng. Và vì vậy, cứu không khéo sẽ chỉ có môt nhóm lợi ích nào đó, ở một ngân hàng nào đó được lợi, chứ không phải là người dân.

Thôi rồi cơ đồ ngàn năm của tổ tiên !

Trung Ngôn               

Buổi nói chuyện Đại Tá Nguyễn Đăng Thanh  đã được tổ chức tại đâu và lúc nào. Chúng ta chỉ biết khi bài nói chuyện này được phổ biến trên website anhbasam ngày 19.12.2012 dựa trên một cuốn băng ghi âm. Đây là lối tránh né, không muốn cho Trung Quốc và Mỹ nói rằng đây là tiếng nói của chính thức của Đảng CSVN.



Đại Tá Thanh được giới thiệu là một nhà giáo ưu tú, Phó giáo sư Tiến sĩ thuộc Học viện Chính Trị Bộ Quốc phòng. Ông đã đi thuyết trình nhiều nơi về vấn đề Trung Quốc và Biển Đông.

Bài nói chuyện khá dài, khoảng 21 trang đánh máy, nên việc tóm lược lại những ý chính trong vài trang không phải là chuyện dễ dàng.

Trước hết ông cho cử tọa xem video nói về tình hình thế giới, sau đó trình bày về tình hình Biển Đông và “vấn đề về các thế lực thù địch mà đang chống phá chúng ta trong tình hình hiện nay.”

Về tình hình thế giới, ông nói về nước Mỹ, nước Nga, Trung Quốc, Cộng hòa dân chủ Hồi giáo Iran và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Diễn giả có những nhận xét rất là ngộ nghĩnh, đặc biệt về “anh bạn là sơn thủy thì tương liên, lý tưởng thì tương thông, văn hóa thì tương đồng, vận mệnh thì tương quan.” Hôm nay chúng tôi chỉ nói đến nhận xét của ông đối với Anh Hai Chống Cộng và Anh Hai Nhân Quyền của người Việt chống cộng.

1.- Nhận định về nước Mỹ.

Diễn giả nói “theo tin báo là đến năm 2030, 2040, 2050 thì chưa có một cường quốc nào vượt qua nước Mỹ”.

“Mỹ vẫn là đầu tầu số 1 thế giới về kinh tế, tổng thu nhập GDP của nước Mỹ là một năm 14.700 tỷ đô la, gấp chúng ta khoảng 150 lần. Thứ hai về sức mạnh quốc phòng của Mỹ thì hiện nay một năm nước Mỹ, tính đến năm 2011 nước Mỹ chi mỗi năm khoảng 680 tỷ đô la đến 700 tỷ đô la cho quốc phòng. Và hiện nay nước Mỹ vẫn đang thực hiện chiến lược quốc phòng tiến công chặn trước, đánh đòn phủ đầu…

“Nước Mỹ hiện nay có hơn 80 căn cứ quân sự ở nước ngoài và ngay khu vực Đông Bắc Á, báo cáo các đồng chí riêng Đông Bắc Á là nước Mỹ đang đóng quân đồn trú tại Nhật Bản là 70.000 quân, Hàn Quốc là 28.000 quân. Và các nước này, Nhật Bản và Hàn Quốc phải nuôi toàn bộ từ A tới Z cho nước Mỹ để bảo vệ an ninh cho Nhật Bản và Hàn Quốc. Nước Mỹ đang có hai liên minh quân sự ở Đông Nam Á là liên minh quân sự Mỹ – Philippines, liên minh quân sự Mỹ – Thái Lan v.v…”

2.- Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam.

Về chính sách của Mỹ đối với Việt Nam, diễn giả nhận xét tổng quát:

“Thực ra mà nói, Mỹ đang thực hiện chiến lược hai mặt. Một mặt đang dùng Việt Nam như một lực lượng tiên phong để chặn Trung Quốc. Mặt thứ hai đang tìm mọi cách để phá vỡ mối quan hệ đoàn kết lâu đời của Việt Nam, giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc mà người hưởng lợi sẽ là nước Mỹ…”

“Thứ hai, với Mỹ. Xin thưa với các đồng chí trong giáo dục đặc biệt là phòng sinh viên và đoàn thanh niên các đồng chí nhớ người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả. Phải nói rõ luôn. Nếu có tốt chỗ này, có ca ngợi chúng ta chỗ kia, có ủng hộ chúng ta về Biển Đông chẳng qua vì lợi ích của họ. Họ đang thực hiện “thả con săn sắt, bắt con cá rô”. Họ chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta, tội ác của họ trời không dung, đất không tha.

“Tôi xin thưa với các đồng chí biết, trong lĩnh vực giáo dục đào tạo ngày nay tôi xin nói rõ luôn, tôi nói câu này, tôi định tí nữa nói nhưng mà tôi xin nói luôn, báo cáo với các đồng chí các chuyên gia quân sự, và các chuyên gia kinh tế của họ đang nói với chúng ta, xin thưa với các đồng chí đối với giáo dục đào tạo của chúng ta, họ nói một câu như thế này các đồng chí suy nghĩ: Để thay đổi Việt Nam, Mỹ cần phải dựa vào kinh tế và chất xám của thế hệ trẻ Việt Nam được học tập và đào tạo tại Mỹ và phương Tây. Và họ khẳng định hợp tác giáo dục là con đường ngắn nhất để cải thiện hình ảnh con người Mỹ trong con mắt người Việt Nam ở thế hệ tương lai. Thông qua giáo dục đào tạo là con đường ngắn nhất, con đường hiệu quả nhất để cải thiện hình ảnh người Mỹ trong con mắt thế hệ trẻ người Việt Nam. Cho nên một trong 9 mũi tiến công là người Mỹ đang thực hiện diễn biến hòa bình trên lĩnh vực giáo dục đào tạo của chúng ta. Đấy, tôi phải nói rõ là như vậy. Như vậy, với Trung Quốc, với Mỹ.”

Những đoạn nhận xét về Mỹ như nói trên đã làm Đài Á Châu Tự Do (RFA) phẩn nộ. Đài này đã viết hai bài khá cay cú để phản bác lại. Bài thứ nhất phổ biến ngày 19.12.2012, đặt câu hỏi: “Căm thù Mỹ, mang ơn Trung Quốc có phải là chính sách?” Bài thứ hai dưới đầu đề “ĐT Trần Đăng Thanh vô tình tiết lộ bí mật quốc gia” phổ biến ngày 23.12.2012. Trong bài này Mạc Lâm đã phỏng vấn nhà ngoại giao David Brown “để biết thêm quan điểm của một người làm công tác ngoại giao trước những khẳng định của ông Thanh đối với chính phủ Mỹ.”

Người Việt chống cộng ở hải ngoại thường bảo nhau rằng Đảng CSVN đang ở vào thế tấn thoái lượng nan: “Theo Trung Quốc thì mất nước, theo Mỹ thì mất Đảng.” Chọn thế nào cũng kẹt.

Nhưng qua bài nói chuyện trên, chúng tôi nhận thấy Đảng CSVN đã có quyết định dứt khoát rồi. Hoàng Sa và Trường Sa kể như đã mất, nên Đảng CSVN sẽ không nghe lời Mỹ xúi “thực thi dân chủ và nhân quyền” để mất luôn Đảng. Giữa Mỹ và Trung Quốc, Đảng CSVN quyết định tiếp tục theo Trung Quốc.

Những “anh hùng” QĐND phục viên còn sống vẫn trơ mắt ếch nhìn bọn đàn em múa gậy vườn hoang.
Thôi rồi cơ đồ ngàn năm của tổ tiên !

ÔNG TRẦN ĐĂNG THANH ĐÃ LỪA DỐI VỀ CÂU CHUYỆN QUẦN ĐẢO MALVINAS NHƯ THẾ NÀO?

Những ngày qua, có lẽ gây sốt và sốc nhất trên mạng là cái tên Trần Đăng Thanh. Bài nói của Đại tá, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Trần Đăng Thanh trước các vị Hiệu trưởng, Hiệu phó, Bí thư đảng ủy các trường đại học phía bắc được trang ABS đưa lên ngày 19-12-2012, đến hôm nay 30-12-2012 đã nhận được 1020 bình luận. Chắc chắn đây là một kỷ lục, và nó chỉ có thể bị phá khi bài nói (hoặc bài viết) của Trần Đăng Thanh 2 nào đó ra đời.Trong bài nói của ông Thanh, có đề cập đến “sự kiện Malvinas 1982” (tức chiến tranh Falkland giữa Anh và Argentina). Ngờ ngợ điều gì đó không ổn, mình tìm hiểu lại sự kiện này qua Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, thì thấy nó được ghi chép lại như sau:
"Xung đột/khủng hoảng Falkland, là một cuộc chiến diễn ra năm 1982 giữa ArgentinaVương quốc Anh nhằm tranh chấp quần đảo Falklandquần đảo Nam Georgia và Nam Sandwich. Quần đảo Falkland bao gồm hai đảo lớn và rất nhiều đảo nhỏ nằm ở phía đông Argentina; tên và chủ quyền hòn đảo từ lâu đã bị Argentina tranh chấp dù cư dân trên quần đảo Falkland đa số là người Anh. Bản thân quần đảo không có người bản xứ trước khi Anh khai hoang lập địa tại đây và trong cuộc bỏ phiếu do Argentina khởi xướng năm 1994, 87% dân số đảo Falkland từ chối bất kỳ thảo luận về chủ quyền với Argentina trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Năm 1982, chính quyền độc tài quân sự Argentina gặp khủng hoảng trong việc giải quyết khó khăn kinh tế và làn sóng chống đối lan rộng. Vì thế, Đô đốc Jorge Ayana, một nhân vật cấp cao trong hội đồng quân sự cầm quyền, đề xuất đánh lạc hướng dư luận trong nước bằng chiến dịch chiếm lại Falkland. Khi đó, lực lượng phòng vệ của Anh trên quần đảo rất mỏng trong khi chính quyền Thủ tướng Margaret Thatcher cũng đang gặp nhiều khó khăn. Do vậy, Buenos Aires tin rằng có thể dễ dàng giành lại chủ quyền tại Falkland/Malvinas lẫn nhóm đảo Nam Georgia và Nam Sandwich gần đó, đồng thời cho rằng London sẽ không có phản ứng quân sự.
Chiến tranh Falkland bắt đầu ngày thứ Sáu, 2 tháng 4 năm 1982, với việc Argentina xâm chiếm và chiếm đóng quần đảo Falkland và Nam Georgia. 1.800 cư dân trên các hòn đảo này cộng với 57 binh sĩ của ngành Hàng Hải Vương Quốc (Royal Marines) và 11 thủy thủ của Hải Quân Vương Quốc Anh (Royal Navy) đã vô phương chống cự trước quân Argentina.
(Ngày 04-04-1982, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc biểu quyết thông qua Nghị quyết số 502, lên án chiến tranh và kêu gọi  Argentina rút quân ngay lập tức khỏi quần đảo và chấm dứt mọi sự thù nghịch, với 10 phiếu thuận, 1 phiếu chống của Panama, 4 phiếu trắng là của Trung Quốc, Liên Xô, Ba Lan và Tây Ban Nha. Tuy nhiên Argentina đã từ chối rút quân).
 Tướng Leopoldo Galtieri đang cần một “sự tái chiếm lòng nhân dân”, nếu sự bất mãn tiếp tục, ông ta sẽ bị mất quyền lực.Khi đó, lực lượng hai bên khá chênh lệch khi Argentina có 600 binh sĩ trong khi phía Anh chỉ có 57 lính thủy đánh bộ, 11 thủy thủ, 20-40 lính thuộc Đội phòng vệ Falkland và một số người dân tình nguyện. Toàn quyền của London là Sir Rex Hunt đầu hàng ngay trong ngày và bị trục xuất sang Uruguay.Anh Quốc đã điều một đội đặc nhiệm nhằm đấu lại với Hải quânKhông quân Argentina và dành lại quần đảo bằng một cuộc đổ bộ. Cuộc chiến chấm dứt khi Argentina đầu hàng vào 14 tháng 6 năm 1982 và quần đảo vẫn thuộc quyền kiểm soát của Anh. Cuộc chiến kéo dài 74 ngày, đã dẫn đến cái chết của 257 chiến sĩ Anh và 649 chiến sĩ, thủy thủ, phi công Argentina cũng như 3 dân thường đảo Falkland. Trong khi Argentina chiến đấu rất gần với các căn cứ hậu cần ngay trên lãnh thổ của mình thì nước Anh rất bất lợi do phải vượt qua khoảng cách mười mấy ngàn km để tới tham chiến tai Falkland.Cuộc xung đột này là kết quả của một cuộc đối đầu ngoại giao không có hồi kết liên quan đến chủ quyền của quần đảo. Không có bên nào tuyên chiến chính thức và cuộc chiến giới hạn trong phạm vi lãnh thổ tranh chấp và vùng biển Nam Đại Tây Dương. Cuộc chiếm đóng đầu tiên của Argentina với mục đích dành lại lãnh thổ của quốc gia này trong khi Anh Quốc với mục đích là dành lại lãnh thổ độc lập của mình. Đến năm 2010 thì Argentina vẫn tuyên bố chủ quyền với quần đảo và tuyên bố này vẫn nằm trong Hiến pháp Argentina sau lần sửa đổi năm 1994.
Những ảnh hưởng chính trị diễn ra mạnh mẽ ở cả hai quốc gia. Một làn sóng tinh thần yêu nước diễn ra ở cả hai quốc gia, thất bại của Argentina đã thôi thúc những cuộc biểu tình chống lại đảng cầm quyền góp phần cho sự xuống dốc của nó; trong khi ở Anh, đảng cầm quyền của thủ tướng Margaret Thatcher nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ. Điều này đã giúp đảng của bà Thatcher dành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1983, điều mà trước cuộc chiến được cho là không chắc chắn. Tại Argentina, 3 ngày sau thất bại tại Falkland, Tổng thống Galtieri bị hạ bệ, kết thúc giai đoạn lãnh đạo quân sự cầm quyền, phục hồi nền dân chủ.Cuộc chiến cũng đóng một vài trò văn hóa quan trọng ở cả hai quốc gia, và trở thành chủ đề của một vài cuốn sách, bộ phim và bài hát. Qua thời gian, sức nặng về văn hóa và chính trị của cuộc chiến có ít ảnh hưởng đến công chúng Anh hơn so với công chúng Argentina, nơi mà cuộc chiến vẫn là một chủ đề tranh luận.
Quan hệ giữa Anh và Argentina được khôi phục năm 1989 dưới cái gọi là công thức cái ô (umbrella formula) ".
Ấy thế, nhưng trong “bài giảng” nổi tiếng của mình, để minh họa cho đánh giá “vấn đề tranh chấp trên biển hiện nay không phải là một khu vực, một quốc gia mà diễn ra trên toàn cầu”, ông Thanh đã nêu ra một số cuộc “tranh chấp trên biển” và phán rằng: “Trước hết ta quay lại, năm 1982 các cuộc tranh chấp quần đảo Malvinas của Argentina, thực dân Anh đã vượt hàng nghìn cây số qua Đại Tây Dương để tiến công quần đảo Malvinas của Argentina”.
Sự thật lịch sử đã bị ông Thanh đổi trắng thay đen một cách cực kỳ trắng trợn. Sự thật là quần đảo Falkland đang thuộc chủ quyền của Anh, Argentina đưa quân đến xâm chiếm. Liên hợp Quốc ra Nghị quyết lên án chiến tranh và yêu cầu Argentina rút quân ngay lập tức. Vương Quốc Anh đã điều quân tới và chiếm lại được quần đảo.
Ông Thanh đã biến nước bị xâm chiếm lãnh thổ trở thành kẻ xâm lược và ngược lại. Ông ta còn gọi Vương quốc Anh một cách khinh miệt là “Thực dân Anh”. Hẳn nhiên đây là điều có chủ đích, nằm trong mạch tư tưởng bài Mỹ, bài Anh và phương Tây của ông Thanh.
Theo kiểu ăn nói ngược ngạo của ông Thanh, đến lúc nào đó, "Việt Nam sẽ trở thành kẻ xâm chiếm Hoàng Sa và Hoàng Sa đã bị Trung Quốc đưa quân chiếm lại " mất thôi !
“Bài giảng” của ông Thanh đã khiến cho cộng đồng mạng sôi sục và trở nên nổi tiếng toàn thế giới về các yếu tố:
-         Thân Tàu
-         Bài Mỹ
-         Ca ngợi Iran, Bắc Triều Tiên
-         Khuyên các vị lãnh đạo các trường đại học “bảo vệ sổ hưu” theo cách của ông Thanh.
-         Răn đe các vị này về việc biểu tình của sinh viên.
-         Thái độ và ngôn ngữ của ông Thanh hết sức phản cảm vì sự trịch thượng và láo xược đối với các lãnh đạo đáng kính của các trường đại học…
Và bây giờ, lại thêm vụ cố tình lừa dối về “sự kiện Malvinas”, ông Thanh đã cho mọi người nhìn rõ hơn chân tướng của một người học cao (phó giáo sư, tiến sĩ) nhưng xin lỗi, phải nói rằng rất … vô văn hóa !

Chỉ có Tổ Quốc muôn năm thôi

Đào Sỹ Quý
.
Đất nước mình có lẽ không nơi hội họp hoặc hội trường nào từ xã phường tới các cấp trung ương lại không có dòng chữ “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM QUANG VINH MUÔN NĂM”. Dòng chữ này không chỉ là phần trang trí cho hội trường mà mang tính chất định hướng chính trị dứt khoát, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng với Nhà nước Việt Nam.
Tôi có cảm giác dòng chữ này ta có phần bị “đồng hóa” về mỹ từ muôn năm từ anh hàng xóm, láng giềng. Bởi nước họ còn tôn sùng lãnh tụ của họ là muôn năm –muôn năm – muôn muôn năm cơ mà! Nhưng rồi “Lãnh tụ vĩ đại” ấy của họ có được bao nhiêu phần trăm muôn muôn năm ấy!
Với tôi, mất nước là mất tất cả, cho nên bất cứ một Nhà nước nào thì TỔ QUỐC LÀ TRÊN HẾT. Tổ Quốc mới là muôn năm, một Đảng hoặc một thể chế chính trị không thể muôn năm được. Một chữ trong triết học bẻ làm đôi may ra tôi mới biết có một nửa nhưng cũng đủ hiểu được rằng: Lịch sử phát triển của loài người từ thời tiền sử hồng hoang tới ngày nay luôn phát triển theo quy luật Phủ định – Phủ định của Phủ định. Sự phủ định không ngừng ấy giúp cho loài người tiến tới sự văn minh như hiện nay. Nếu không có quy luật phủ định thì không bao giờ có sự đổi thay cả.
Xin nhắc lại, một thể chế chính trị không thể muôn năm được mà CHỈ CÓ TỔ QUỐC MUÔN NĂM thôi.
Do vậy, dòng chữ Đảng Cộng sản Việt Nam Quang Vinh muôn năm có thể thay bằng NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM MUÔN NĂM.
Tôi viết bài này, không phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, bởi hiện tại điều 4 vẫn còn nguyên trong Hiến pháp nước nhà.
Tác giả gửi cho NTT blog

LUẬT BIỂN VỚI TÂM VÀ TẦM CỦA LÃNH ĐẠO

  BVB - Đề xuất - để luật Biển thực sự có hiệu lực, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc:
* 8 chữ vàng: "Tự chủ, Cảnh giác, Bản lĩnh, Bền vững" 
* 4 tốt: "Đoàn kết tốt, Dân chủ tốt, Ngoại giao tốt, Chủ động tốt". (*)     
                                                       * Bùi Văn Bồng
Luật Biển Việt Nam đã có hiệu lực được 01 ngày. Đây là sự thống nhất cao của Quốc hội tại kỳ họp 6 tháng trước, với sự khẳng định mạnh mẽ về chủ quyền, lãnh hải quốc gia. Tính dân tộc đã được thể hiện ở tầm cao mới, qua việc ra được luật Biển trong bối cảnh tranh chấp biển Đông ngày càng phức tạp hiện nay. Cho dù đã bị muộn so với Liên Hiệp quốc ban hành Công ước về Luật Biển 1982, nhưng việc thông qua và ban hành luật Biển đã thể hiện được sự mong đợi của toàn quân, toàn dân, sự đồng tình, hoan nghênh, ủng hộ của lương tri nhân loại. Và riêng trong việc này làm cho Trung Quốc phát lồng lộn, nhưng Quốc hội rất được sự đồng thuận cao của nhân dân.
Thế nhưng, theo Tân Hoa xã: Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 31/12 đã trả lời câu hỏi của nhà báo về "Luật Biển Việt Nam" có hiệu lực. Phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Trung Quốc trước việc "Luật Biển Việt Nam" sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2013? Người Phát ngôn Bộ "ngại giao TQ", Hoa Xuân Oánh nhai lại một cách thuộc lòng, rằng "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Tây Sa, quần đảo Nam Sa và vùng biển xung quanh. Bất cứ nước nào đề ra yêu cầu chủ quyền lãnh thổ và áp dụng bất cứ hành động nào đối với các quần đảo nói trên đều là phi pháp và vô hiệu. Trung Quốc quan tâm sâu sắc ảnh hưởng tiêu cực sẽ mang lại cho tình hình Nam Hải sau khi bộ luật này có hiệu lực, yêu cầu Việt Nam không áp dụng bất cứ hành động làm phức tạp và mở rộng vấn đề..." (?!).

          Cả thế giới đã biết, cách đây vừa đúng 30 năm, Công ước Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), được 107 quốc gia, trong đó có Việt Nam, ký tại Vịnh Montego (Jamaica), đánh dấu thành công của Hội nghị LHQ về Luật Biển lần thứ 3, với sự tham gia của hơn 150 quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế, kể cả các tổ chức quốc tế phi chính phủ. Công ước LHQ về Luật Biển 1982 được đánh giá là bản Hiến pháp về đại dương.
     Việt Nam là một trong số 107 quốc gia tham gia ký Công ước ngay trong ngày văn bản này được mở và để ký. Ngày 23/6/1994, Quốc hội nước ta đã ra Nghị quyết về việc phê chuẩn Văn kiện Pháp lý quan trọng này. Ðiểm 1 của Nghị quyết nêu rõ: "Bằng việc phê chuẩn Công ước LHQ về Luật Biển 1982, nước CHXHCN Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển".
Theo ông Hồ Xuân Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia: Ngày 21/6/2012, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII đã thông qua luật Biển Việt Nam. Lần đầu tiên, luật Biển Việt Nam đã quy định đầy đủ chế độ pháp lý của các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam theo đúng nội dung của Công ước. Luật Biển Việt Nam là cơ sở quan trọng cho việc thống nhất quản lý, sử dụng, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của nước ta. Qua việc thông qua luật Biển Việt Nam, chúng ta đã làm cho thế giới thấy rõ Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, luôn luôn tuân thủ và tôn trọng luật pháp quốc tế, thể hiện quyết tâm của Nhà nước ta phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.
     Luật Biển của Việt Nam quy định đầy đủ các nguyên tắc, chính sách quản lý và bảo vệ biển; phạm vi và quy chế các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa; quy chế các đảo, quần đảo Việt Nam, trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa; các hoạt động trong vùng biển Việt Nam; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; phát triển kinh tế biển; tuần tra kiểm soát trên biển; hợp tác quốc tế về biển.

     Nhưng, không thể dễ dàng quan niệm rằng đã có luật Biển là coi như cả dân tộc Việt Nam yên tâm với chủ quyền biển - đảo. Có luật và triển khai thực thi luật có hiệu lực trong lúc này là rất cần thiết. Nhưng ra luật rồi nhưng không tổ chức thực thi nghiêm luật, luật chỉ như một thứ "bánh vẽ" đối phó, thì cũng như nhiều bộ luật khác: Luật vẫn chỉ là luật! 
          Luật cho dù có đầy đủ, mang giá trị pháp lý và bảo đảm chặt chẽ đến mấy cũng chỉ nằm trên giấy, nếu không có sự lãnh đạo, chỉ đạo kèm theo những biện pháp kiên quyết, hữu hiệu để thực hiện luật. Trách nhiệm triển khai tổ chức, thực thi luật là của nhà cầm quyền, của giới lãnh đạo từ chóp bu đến chóp lều. Phải có sức mạnh đoàn kết toàn dân, kết hợp điều hành về chính trị (lãnh đạo), thể hiện tính kiên quyết thực thi pháp luật, thì luật mới đi vào đời sống. 
          Điều không cần mất công dự đoán cũng biết rằng Trung Quốc sẽ không coi luật Biển của Việt Nam ra gì cả, nếu như việc ra luật chỉ để đáp ứng nguyện vọng hiện thời của người dân, nhưng sau đó không có sự lãnh đạo, chỉ đạo mở rộng tuyên truyền cũng như tổ chức thực thi đúng luật một cách kiên quyết, tự chủ và có bản lĩnh. Luật Biển rất cần quan điểm, chính kiến rõ ràng về mặt chính trị, về trách nhiệm trước chủ quyền, vận mệnh dân tộc, vè năng lực, khôn khéo, tầm nhìn và bản lĩnh đối ngoại. Khi có những hành động vi phạm luật biển, việc xử lý theo luật thế nào mới là quan trọng. Đó là hiệu quả thực thi luật Biển khi đã có hiệu lực (từ hôm qua, 1-1-2013).

      Khi thực hiện Nhà nước pháp quyền, vươn tới văn minh nhân loại, rất cần có nhiều bộ luật về mọi lĩnh vực. Thực thi luật có nghiêm hay không còn tùy thuộc vào sự vận hành thực tế của thể chế chính trị, của những con người được giao và nhận lãnh trách nhiệm trước dân, trước quốc gia, dân tộc. Cho nên, vấn đề cần đặt ra là quan hệ giữa thể chế chính trị, quan điểm dân chủ với việc thực thi pháp luật.
      Nhiều hệ lụy tác hại mà cũng coi như "nước đổ lá khoai" là do người lãnh đạo nhiều khi chỉ chịu nhiều trách nhiệm về mặt tổ chức, chưa phải chịu gánh trách nhiệm về mặt pháp lý. Đảng có chính cương, điều lệ, nguyên tắc, nhưng đảng còn ít bị ràng buộc theo luật, có khi đứng lên trên cả luật. Cho nên khi việc thực thi pháp luật không nghiêm, thì người lãnh đạo, người đứng đầu cũng ít phải gánh chịu trách nhiệm cá nhân về pháp lý. Đó là sự lệch pha trong một thể chế chính trị-xã hội, là kẻ hở của một thể chế, các cơ chế, quy ước, chế tài đặt ra. Lờ luật, lách luật, bẻ queo luật, nhưng tập thể hoặc cá nhân người lãnh đạo ít bị liên đới, cá nhân lãnh đạo, chuyên trách vẫn không phải chịu trách nhiệm. Đó là những nghịch lý.

      Vì thế mà rất cần có sự ràng buộc trách nhiệm chính trị với pháp lý về mặt cá nhân lãnh đạo, kể cả về Đảng, chính quyền, bộ, ngành chủ quản và cơ quan chức năng, nhất là trách nhiệm của người đứng đẩu, của ngành chức năng, cơ quan chủ quản... Khi sự ràng buộc pháp lý được "thể chế hóa" thì luật mới thực sự có giá trị. Chính trị bị ràng buộc theo luật, có mang tính sống còn, thì mới có tính tự giác cao. Lãnh đạo để có luật và lãnh đạo thực thi đúng luật tự nó tạo ra những nỗ lực tự thân của mỗi cá nhân, khỏi phải cần đến nhiều nghị định, thông tri, chỉ thị đi kèm, ít phải hội họp, kiểm điểm, kiểm tra, đôn đốc. Nó đã tạo ra được "tự động hóa'' trong nội lực mỗi người về Nhà nước  pháp quyền thực sự.

      Chính trị muốn bền vững và khẳng định uy tín ngày càng cao cần phải lấy dân chủ làm gốc, luôn luôn lấy dân chủ làm nền móng, song hành với dân chủ, cần thường xuyên không ngừng đề cao dân chủ. Gần 6 tháng trước, ngay từ khi Luật mới ban hành, dù chưa đến thời điểm hiệu lực, nhưng nhân dân mít tinh, biểu tình, tuần hành ôn hòa ủng hộ luật, phản đối kẻ vi phạm chủ quyền biển - đảo, nhằm khẳng định chí khí của toàn dân trong bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Thế nhưng, điều là lùng là chính quyền lại trấn dẹp, đe dọa, ngăn chặn. Trong việc này, tại sao chính quyền lại cho là gây rối, là "chống Đảng, Nhà nước"? Những động cơ và hành động làm mất dân chủ như vậy mới chính là một thứ tội đồ, làm tay sai cho ngoại bảng! 
            Thế nhưng, họ lại mạnh mồm và thẳng tay quy kết người biểu tình yêu nước là "những kẻ tội đồ" chống Đảng, Nhà nước VN! Người ủng hộ bị coi là chống? Còn những kẻ chống phá ngấm ngầm tự đục ruỗng từ bên trong, một kiểu 'tự diễn biến, tự chuyển hóa' tai hại lại coi là "có công" hay sao? Sao có thể suy diễn ngược ngạo và ấp đặt đến thế?! Thử hỏi ngăn chặn biểu tình của dân chúng, qui chụp việc biểu thị thái độ ủng hộ Luật biển là có sự tiếp tay của "thế lực thù địch" nào đó, vậy thì ra luật để làm gì? Ai thực hiện? Hiệu lực thực thi luật được bao nhiêu? 
           Vô hình trung, những hành động trấn áp, đe dẹp, ngăn chặn, khống chế, bắt bớ, hạn chế hành động biểu thị thái độ của người dân là thể hiện rõ nét sự mơ hồ về chính trị, tách chính trị khỏi pháp luật, đem chính trị đối trọng với nhân dân, và có phải chăng đó cũng là biểu hiện "cõng rắn cắn gà nhà" như CT nước TrươngTấn Sang đã cảnh báo? Trước hết, đó là  những biện pháp có thể coi là đem quan điểm chính trị - đối ngoại sai lầm tự bào mòn, làm thui chột lòng yêu nước chân chính và trung thực của người dân. Một sức mạnh đoàn kết cần được động viên, khuyến khích, làm nền tảng cho mọi thắng lợi bỗng nhiên bị xé nhỏ, phân rã, băm nát. Như thế là có tội, chặt đứt mối liên kết phát huy truyền thống yêu nước quý báu tự bao đời, không thể coi là có chút công cán gì với dân với nước.
           Nghị quyết Đảng, quyết định của Nhà nước, Quốc hội là chính trị. Nếu như chính trị đó chỉ được thể hiện với sự tính toán một chiều, xem xét một bề, không dựa trên toàn cục, thiếu khách quan toàn diện lại trở thành phản chính trị. 
            Suy cho cùng, sẽ không ngoa nếu như nói rằng hành động đi vận động người dân đừng đi biểu tình tỏ bày lòng yêu nước, tìm cách ngăn chặn, trấn áp, khống chế biểu tình là một sự tiếp tay cho "thế lực thù địch", có hại cho nước cho dân. Các "thế lực thù địch" sẽ rất hả hê trước thái độ cầu an, sự nhũn nhặn, nhịn nhục, nhân nhượng quá đáng, những phát ngôn vô trách nhiệm, sự thiếu bản lĩnh, kém chí khí trong đối ngoại; nhưng lại có lối hành xử đối với những người yêu nước như vậy, khác nào "nối giáo cho giặc", là sự tiếp tay với những kẻ cho sự vi phạm Luật pháp quốc tế, khuyến khích chúng tiếp tục lộng hành, càng đặt đất nước vào tình trạng nguy cấp? 



             Làm chính trị mà không tôn trọng dân, không dựa vào dân là coi như tự mình kìm hãm năng lực lãnh đạo, tự mình xa dân, không phù hợp với quy luật vận hành xã hội, làm mất đi cội nguồn sức mạnh "cách mạng là sự nghiệp của quần chúng". Cho nên, mỗi khi lắng nghe tiếng nói của người dân, chủ nhân của đất nước, người lãnh đạo phải coi đó chính là cơ sở xây nền cho thể chế chính trị ngày càng thêm vững mạnh. Nhà chính trị không tự tô vẽ bằng sự đề cao uy tín của chức danh, mà uy tín đó do nhân dân ghi nhận và chính nhân dân tôn vinh hoặc phế bỏ.
       Một khi chủ nhân đất nước bị người có trách nhiệm chính trị coi thường, chỉ biết dùng uy quyền kiểu quân chủ chuyên chế, thậm chí độc tài, thì chính uy quyền sẽ theo năm tháng và tùy sự biến xã hội mà mất đi, thời nào thì chủ nhân vẫn là chủ nhân, dân như sức nước - "đẩy thuyền đi cũng dân, lật thuyền cũng dân". 
        Của cải, tiền, vàng cho dù nhiều đến mấy rồi cũng hết dần hoặc tan biến chỉ trong chốc lát. "Tình đời vũng như đá núi / Danh lợi như áng mấy trôi" , "tiếng thơm mãi để đời, ô danh thành bia miệng". Uy quyền lúc này, lúc khác có thể đạt được chủ đích nào đó cho cá nhân, nhưng rồi cũng mất đi cùng với sự thay đổi thời thế bằng những cuộc cách mạng dân chủ khi mà người dân rơi vào cảnh "tức nước vỡ bờ", buộc phải tự khẳng định vai trò chủ nhân đất nước. Chính trị và pháp luật phải che chở, bảo hộ được người dân có lòng yêu nước nồng nàn. Một khi sức mạnh của lòng yêu nước bị ngăn chặn, thì áp lực của chân lý, lẽ phải, công bằng và nhu cầu quyền sống sẽ là mầm mống đòi hỏi cần thiết phải đổi mới. Sự mất dân chủ thường xảy ra khi người cầm quyền trình độ năng lực yếu kém, ấu trĩ, ngờ nghệch, hoặc vì nguyên do, động cơ cá nhân chủ nghĩa lợi ích phe nhóm nào đó cố tình lợi dụng quyền lực hành xử tùy tiện, vi phạm pháp luật. Người có trách nhiệm chính trị, có vị thế xã hội mà tự mình gây ra sự ô danh nhục vị thì muôn đời khó rửa sạch.
           Hơn thế nữa, như trên đã nêu, Luật biển sẽ chỉ nằm trên giấy, không đi vào cuộc sống một cách thiết thực và hiệu quả (như nhiều luật khác đã ban hành), nếu như việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục về luật không sâu rộng đến mọi người dân, kể cả Việt kiều ở nước ngoài và dư luận quốc tế. Cần phải nhanh chóng đưa luật vào cuộc sống, trở thành chỗ dựa tin cậy cho lòng yêu nước chân chính của người dân. Kẻ nào vi phạm luật Biển phải kịp thời, kiên quyết trừng trị theo đúng pháp luật đã ban hành. 
  Ngày 1-1-2013 ghi dấu ấn lịch sử về sự khẳng định chủ quyền Biển-Đảo của Việt Nam được luật hóa, tạo thêm căn cứ pháp lý. Cũng vào ngày đầu năm 2013, trả lời phỏng vấn cau báo Tuổi trẻ, tướng Nguyễn Chí Vịnh nói: " Ngư dân Việt Nam có quyền hoạt động trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trong đó có khu vực Hoàng Sa và Trường Sa, và có quyền đánh bắt ở khu vực biển quốc tế theo đúng luật quốc tế quy định. Đây là những quyền không ai có thể bác bỏ. Có một điều quan trọng hơn, ngư trường của ngư dân là đất nước mình, ngoài chuyện đánh bắt cá, họ là những người trực tiếp đóng góp vào việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, những người ở trong bờ mang ơn họ về điều đó. Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của ngư dân đánh bắt cá ở những vùng như vậy".
       Dù rào đón, lựa lời cho vừa lòng dân, lại vừa lòng cả Trung Quốc, tướng Vịnh đưa ra những câu hiếm hoi có vẻ kiên quyết ấy. Phải chăng đây cũng là động thái biết tôn trọng luật Biển? Nhưng, Trung Quốc vẫn coi luật Biển của Việt Nam là thứ không cần để ý. Tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, ông Hồ Cẩm Đào tuyên bố “xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc về biển”. 
      Vì thê, cho dù đã nói khá mạnh như tướng Vịnh như bao lần trước cũng chỉ là "nói, để mà nói". Lúc này, riêng Việt Nam ta về mặt đối nội và đối ngoại cần 8 chữ vàng là: "Tự chủ, Cảnh giác, Bản lĩnh, Bền vững" và bảo đảm được 4 tốt (của VN ta) là: "Đoàn kết tốt, Dân chủ tốt, Ngoại giao tốt, Chủ động tốt" (*). Trong bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước, chính trị - lòng dân và pháp luật cần phải tạo được thế chân kiềng ngày càng vững chắc.
 BVB
------------------------/
(*) - Đây là đề xuất của trang BVB

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét