Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

Tin thứ Ba, 01-01-2013

BS: Kính chào bà con,
HS
Bữa nay đã bước qua Năm mới 2013, tính tiếp lời BTV sáng qua, trước hết gửi tới toàn thể độc giả, tới BTV, các CTV, các blogger, các trang mạng và báo chí hữu quan nhiều lời chúc tốt đẹp và lời cảm ơn chân thành. Vậy mà, khi đọc tới phản hồi của Blogger Gốc Sậy-TS Nguyễn Hồng Kiên, không thể đừng được, phải đăng lại ngay, với nhan đề Các báo của Chính phủ và Bộ TT&TT “thờ ơ” với Luật Biển.
Vài thông tin về một số trang báo đó cũng là để minh họa thêm một không khí đáng lo ngại hơn nữa trong những ngày cuối năm về thái độ của giới chức, các cơ quan liên quan, đối với tình hình Biển Đông đang rất nguy cấp, đã được phản ánh rất nhiều trên trang này. Không khí đó, thái độ đó đã lây lan, tạo áp lực lên nhiều tờ báo nhà nước. Đương nhiên, độc giả, người dân không thể không bị tác động tiêu cực.
May thay! Trong suốt một năm qua, bất chấp mọi thủ đoạn, từ đê hèn, trắng trợn, cho tới tinh vi, ngon ngọt mà hiểm độc, nhằm làm phai nhạt lòng yêu nước của dân ta, cộng đồng mạng tự do cùng các độc giả thân yêu, ngày càng đông đảo, đã không chịu khuất phục. Chúng ta đã thành công không nhỏ trong việc không chỉ lấp vào một khoảng trống quá lớn của truyền thông được gọi là “chính thống”, mà còn phản bác, vạch mặt bất cứ một tờ báo, hay một cá nhân nào có biểu hiện “phản tuyên truyền” chống lại lợi ích Dân tộc. Như vụ việc Trần Đăng Thanh bị lên án dữ dội trong những ngày cuối năm 2012 là một điển hình của sức mạnh mạng tự do. 
Các độc giả và thành viên của Blog BS có thể tự hào được đóng góp phần của mình trong cộng đồng đó. Chỉ trong 1 năm rưỡi qua, từ lúc ngôi nhà chung này được mở lại, thứ Sáu ngày 1/7/2011, sau khi bị tin tặc cướp phá, đã có gần 43 triệu lượt bà con ghé thăm, gần 200 ngàn phản hồi  và rất nhiều bài viết, bài dịch đóng góp. Tuy nhiên, những con số đó cũng chưa nói lên được bao nhiêu những gì mà chúng ta đã giành cho nhau, đã cùng nhau nuôi dưỡng một tinh thần yêu nước, yêu chuộng tự do.
Chúc cho tất cả chúng ta một Năm 2013 tiếp tục tiến bước! 
BS (from BSnews)
. 
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

Hôm nay Quy định ‘chặn, lục soát tàu’ của Trung Quốc trên Biển Đông có hiệu lực (TT/TP). - Trung Quốc giải thích luật mới, trấn an ASEAN về Biển Đông (Infonet). - Công cụ pháp lý để bảo vệ chủ quyền (PLTP). - Luật Biển Việt Nam có hiệu lực bắt đầu từ hôm nay 1/1/2013 (Trần Kinh Nghị). - Bước ngoặt lớn cho biển đảo Việt Nam (TN).

- Luật Biển Việt Nam sẽ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/1/2013 (VOA). Luật Biển Việt Nam quy định về lãnh hải, nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các quần đảo khác thuộc chủ quyền của Việt Nam”. Để tỏ quyết tâm thực thi ‘Luật Biển Việt Nam’, không rõ chính phủ Việt Nam đã chuẩn bị gì để đối phó với luật khám xét tàu của TQ có hiệu lực kể từ hôm nay? – Trung Quốc quan tâm sâu sắc về luật Biển Việt Nam (VOA).  – HẺM “BUÔN” CHUYỆN (KỲ 51): Ba cái đảo lẻ tẻ nhằm nhò gì ? (Nhật Tuấn).
7<- Đây rồi! Như đã “hẹn” ba ngày trước, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Không ai quên lợi ích quốc gia, dân tộc (TT). Mời đọc lại:  +  1496. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Củng cố hòa bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và xây dựng Tổ quốc; + 1504. Nguyễn Chí Vịnh, Trần Đăng Thanh – Phải chăng các anh sợ CHẾT? (BS).
- Quân đội không thể của bất cứ ‘nhóm lợi ích’ nào!   –   ‘Quốc gia hóa quân đội’, tại sao không?  (DLB). “Thưa ông tướng, ‘Quốc gia hoá quân đội’ chỉ đơn giản là trả quân đội lại cho quốc gia. Tại sao phải trả lại? Vì quân đội vốn là của quốc gia, nhưng bị đảng cộng sản tiếm đoạt, khống chế làm công cụ riêng của đảng, như vậy là sai trái, là bất hợp lí, là trái đạo lí, cho nên cần phải sửa lại cho đúng, trả lại đúng vị trí cho quân đội, trả lại nhiệm vụ cao cả và tự nhiên cho quân đội”.
Thêm bốn ngư dân nhận “Tấm lưới nghĩa tình” (PLTP). - Là người Việt ai cũng muốn bảo vệ Tổ quốc (SGGP). - Ráo riết xây trường cho học sinh Trường Sa (PLTP). - Hàng ngàn người xem triển lãm Báo Thanh Niên với Trường Sa (TN).- Xuân sớm sắp đến đảo xa (TT). - Đua thuyền ở đảo Lý Sơn (TN).
- Khủng hoảng Biển Đông có thể được giải quyết với một số điều kiện (VOA). Thứ nhất, Trung Quốc phải lùi bước vì đòi hỏi chủ quyền hiện nay của nước này vi phạm Công ước Quốc tế về Luật Biển. Thứ hai, ASEAN và Bắc Kinh phải đạt được thỏa thuận về một bộ quy tắc ứng xử trong Biển Đông (COC)”.Năm sôi động về ngoại giao Biển Đông (DV). - Dự báo ba kịch bản trên biển Đông 10 năm tới (PLTP/SGTT). - Dự báo biển Đông 10 năm tới: Biển Đông vẫn giữ nguyên trạng (PLTP). – Tạ Duy Anh: Sống với Trung Quốc (BoxitVN).
Trung Quốc tăng tàu chiến ở biển Đông. Hoan hô Thanh niên đã cố nhét được một bản tin nhỏ nhỏ bên dưới: “Học giả Trung Quốc cảnh báo bất ổn. “Một nhóm gồm 71 học giả Trung Quốc vừa ký bức thư kêu gọi chính quyền Bắc Kinh cải cách chính trị khẩn cấp và tôn trọng nhân quyền”.Trung Quốc tăng cường hơn một chục tàu chiến cho đội tàu hải giám (RFI).
- TQ cử thêm chiến hạm ra tuần tra biển (BBC). - Trung Quốc bổ sung hai tàu khu trục cho đội hải giám (TTXVN/ SGTT).  - Trung Quốc đưa tàu chiến vào hạm đội tàu hải giám (TT). - Trung Quốc tăng tàu chiến để “bảo vệ chủ quyền”! (VnMedia).  - Mục kích vũ khí trên khu trục hạm tên lửa Trung Quốc (Kiến thức).  Trung Quốc tung tàu chiến tối tân ra Biển Đông  (VnMedia). – Trung Quốc biên chế 2 tàu khu trục, 9 tàu hải quân cũ cho Hải giám (TTXVN/ GDVN).
Trung Quốc có đủ sức thách thức Mỹ trên biển? (VnMedia).  - Hải quân Mỹ nắn gân tàu ngầm Trung Quốc (ĐV).
- Nhật bắt giữ tàu TQ đi vào lãnh hải (BBC).   – Nhật Bản bắt giữ một tàu đánh cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải (RFI).  - Tân Hoa Xã: Nhật Bản thả các ngư dân Trung Quốc (VOA). - Nhật Bản sẵn sàng “một chọi một” với Trung Quốc (ANTĐ). – Chuyên gia Trung Quốc dự báo xung đột võ trang với Nhật Bản (RFI).
- Nga bắt đầu chạy thử tàu ngầm bán cho Việt Nam (Người Việt).
- Việt-Trung-Xô thời chiến và thời nay (BBC).
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 5) (BoxitVN). –  Bản dịch tiếng Czech “Lời kêu gọi thực thi quyền con người theo Hiến pháp tại Việt Nam”.
- Ông Đoàn Văn Diên, một cựu tù do tham gia Hiệp hội Đoàn Kết Công nông Việt Nam: Một cựu tù tiếp tục bị áp chế (RFA). Một trong những biện pháp của phía chính quyền mà những người trong cuộc cho biết là triệt đường làm ăn, sinh sống của những đối tượng không đồng quan điểm chính trị với nhà nước”. - Việt Nam sắp đưa những thanh niên Công giáo ra xét xử (RFA). – Thông báo khẩn: Hội thánh Chuồng Bò bị bách hại lần 3 - (DLB).
Blogger VN bị cấm du hành: Nhân quyền vẫn chưa được tôn trọng (VOA).  – Viết tiếp vụ án bà Trần Thị Hài, dân oan Bình Dương - (DLB). “Khi bị áp giải ra xe bít bùng của công an thì bà Trần Thị Hài đưa hai tay bị còng lên cao và hô lớn: ‘9 THÁNG TÙ NHƯ MỘT GIẤC NGỦ TRƯA, RA TÙ TIÊP TỤC CHIẾN ĐẤU TIẾP’.
- Này ông John Kerry, hãy trả tự do cho Lê Quốc Quân (Economist/ Ba Sàm). – Phạm Thanh Nghiên: “Cầu xin đau cả loài người” - (DLB). “Trong thời khắc cuối cùng của năm 2012 này, giữa cái lạnh thấu xương của tiết trời Hà Nội, tôi mong rằng các anh chị được bình an và ‘cảm nhận được sự tự do ngay cả khi bị giam cầm’ như chính lời anh Quân từng viết… Các anh chị đã biết đặt lên vai mình vận mệnh của đất nước. Và tha thứ cho những kẻ gây tội ác với mình như lời Chúa dạy”. – Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình   –   Gia đình tổ quốc, gia đình dân tộc (Chuacuuthe).
- Đầu năm nói chuyện “búa liềm” - (DLB).  – Những người Việt Nam đã đan sọt để tự nhốt mình và cả dân tộc vào trong đó (Sáng tạo).
- Bùi Tín: Lời kêu gọi thực thi Quyền Con Người (VOA’s blog). Tôi có ước vọng Lời kêu gọi này sẽ có thể đạt một con số kỷ lục chừng 5000 người tham gia chẳng hạn từ nay đến Tết Âm lịch.”
1
Việt Nam 2012 (Trương Duy Nhất). “Không biết những lời chê chửi đó có đến được tai các ông? … Có mấy ai tự nhìn lại xem trong năm qua, cái năm 2012 đầy sự thể bi hề này, quan nào bị dân chửi rủa nhiều nhất, quan nào mà chỉ nghe cái tên đã thành sự khinh miệt căm phẫn để tự cải thiện, tẩy gột hình ảnh mình sạch hơn trong mắt dân?” =>
10 phát ngôn ‘siêu ấn tượng’ của quan chức Việt Nam (TP).
- Lâm Khang – Lê Hà: 2012 – CHIỀU CUỐI NĂM NHÌN LẠI (Phương Bích).  – Minh Diện: KHI TỜ LỊCH CUỐI CÙNG RƠI XUỐNG (Bùi Văn Bồng).  – CHÚC MỪNG NĂM MỚI (Thùy Linh). – 2013 (Nguyễn Thông).  – Gặp mặt các trí thức và anh em thân hữu ngoài công giáo tại Giáo xứ Thái Hà (blog Thành). – Xã hội Việt Nam một năm nhìn lại (RFA). “… trước hết, ‘đỉnh điểm của sự thất vọng là Hội nghị TW6’ mà rất nhiều người dân Việt ‘thắc thỏm’ hy vọng, dù mong manh, ở ‘canh bạc’ này của đảng  để sau cùng rồi họ ‘vỡ oà cùng sự tức giận không thể kiềm chế’ vì ‘canh bạc’ ấy  tiếp tục ‘khẳng định sự sáng suốt của đường lối, của sự lãnh đạo’…”.
- “Không cấm kỵ” trong góp ý Hiến pháp (RFA). Bây giờ người ta muốn hòa hợp, đoàn kết dân tộc. Người dân được thể hiện quan điểm chính kiến của mình để Đảng và Nhà nước biết được mà có những quyết sách để phục vụ nhân dân tốt hơn chứ không có những phân biệt đối xử với những ý kiến bất đồng hay nhạy cảm”. Nếu người dân không cần Đảng phục vụ dân nữa thì đảng sẽ làm gì?Xin cụ Lý đừng cho dân chúng tôi ăn ‘mơ’! - (DLB).
- Cưỡng hiếp tiếng Việt (2) (Đồng Phụng Việt). Mời xem lại: Cưỡng hiếp tiếng Việt.
- Đảng lo ‘tự diễn biến’ và sụp đổ (BBC). – Hãy tỉnh lại đi khi còn chưa quá muộn (DĐCN).
Vụ phá nhà ông Đoàn Văn Vươn: Khởi tố điều tra cựu Chủ tịch huyện Tiên Lãng (TP). - ĐẠI TÁ ĐỖ HỮU CA CHỐI: KHÔNG PHÁ NHÀ MÀ PHÁ CHÒI XÂY TRÁI PHÉP TRÊN ĐẤT PHẢI THU HỒI CỦA ĐOÀN VĂN VƯƠN (Phạm Viết Đào).  Blogger Osin bình luận trên FB: Nếu anh Vươn không phản ứng chính quyền sẽ không biết sự lộng hành của các quan chức địa phương; Nếu anh Vươn không phản ứng chính quyền sẽ không biết một cách đầy đủ sự ức chế của dân chúng bởi chính sách sở hữu toàn dân đối với đất đai; Nếu anh Vươn không phản ứng chính quyền sẽ không thấy rõ hệ thống tư pháp lệ thuộc vào địa phương như hiện nay không thể mang lại công lý…”
- Dân oan miền Nam tiếp tục ra bắc khiếu kiện ! (Xuân VN).
- Nâng chất lượng sống của người dân (NLĐ).  – Người dân kỳ vọng (NLĐ).  – Tăng lương cho người lao động từ ngày mai (DT). – Những công dân trẻ khát khao cống hiến (Tin mới).
Nhìn lại 10 dấu mốc của năm 2012 (Petrotimes). - Mong nhân dân luôn nhắc nhở chúng tôi (TN). - Sẻ chia gánh nặng cho dân (DV).
Ngày đầu năm Rắn, phiếm luận chuyện con Rồng (Petrotimes).
Nhiều chính sách có hiệu lực từ 1.1.2013 (TN). - Những Luật và quy định có hiệu lực từ ngày 1/1/2013 (Petrotimes). - Cập rập thu phí xe máy (TN). - Từ 1-1-2013: Thu phí bảo trì đường bộ (SGGP).
- TBT làm việc với Thường trực Hội đồng Lý luận TW (TTXVN). “Bóng đen” vẫn tiếp tục bao phủ làm lú lẫn hơn, nên cần có  Những ‘bóng hồng’ chốn nghị trường (VNN). Quốc Hội là  ‘cơ quan quyền lực cao nhất’ thì ít ra phải có luật y phục mang tính chuyên nghiệp. Nữ Đại biểu QH không nên làm ‘bóng hồng’ tô điểm cho sàn nhà Quốc hội, trong khi đang mang trong mình trọng trách phục vụ quyền lợi người dân mà mình đại diện. Để tập trung lo cho dân, có lẽ các nữ đại biểu QH nên bỏ chuyện ‘làm đẹp’ sang một bên khi bước vào Quốc hội. Báo chí cần có những bài viết về các ĐBQH đã làm được gì để lo cho dân, bảo vệ dân, thay vì những bài như thế này.
- Từ chuyện nhà thờ họ của Thủ tướng: Một nửa sự thật đã là sự giả dối (TP).  –  Phát hiện nóng: Báo Dân trí đăng bài ngụy biện ngu xuẩn! (PCTNVN).  – Mời xem lại: Nghĩ từ chuyện nhà thờ họ của Thủ tướng (DT) và trước đó là 1509. Đi tìm sự thật về Nhà thờ của gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang (NBCL).
“Người dân cứ đến cửa quan là mất tiền” (Kiến thức).
- Kinh tế VN và những thăng trầm 2012 (BBC). – Kinh tế Việt Nam: Bệnh trầm kha, nhưng chưa có thuốc chữa (RFI). - Kinh tế Việt Nam 2013 trong mắt doanh nghiệp nước ngoài (TVN). “…pháp luật về luật sư thông qua ngày 20-11 năm nay, giới hạn hoạt động của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam. Điều luật này chẳng khác nào một phản ứng nhằm giảm nguồn đầu tư nước ngoài của Chính phủ”.  – Phía sau 9,2 tỷ USD xuất siêu nông lâm nghiệp (RFA).
Phê bình lãnh đạo có công chức ăn gian giờ làm việc (TT).
- TỐC LỰC THỜI GIAN VÀ LỰC CẢN TƯ DUY (Bùi Văn Bồng).
H1<- Hiệp sĩ CNTT Nguyễn Công Hùng qua đời (TT). – Xin cho người vừa nằm xuống, thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang… (Người Buôn Gió). – Nguyễn Công Hùng và Internet Việt Nam (Đoan Trang).
- Quảng Bình: Tìm thấy thi thể đầu tiên trong vụ chìm tàu khiến 14 người mất tích (DT).   – Nỗi đau bao trùm Cồn Sẻ (Tin mới).  – Cứu hộ? (Cu Làng Cát).
- Tình người và lòng tự trọng cứ như là nhục mạ (PN Today).
- VAN XIN CÁC BÁC LÃNH ĐẠO ĐẢNG HÃY THƯƠNG…. (DĐCN).
Những kỳ vọng cho năm mới (PLTP). - Ước vọng người dân (PLTP).
Thêm 3 cây xăng gắn chip điện tử bị phát hiện (TT).  - Sẽ triệt phá các điểm mua xăng máy bay (TT).
- Phi công Mỹ đi tìm lại người bắn rơi mình (DT).  – SAU KHI CHÚNG TÔI XUẤT HIỆN Ở VIỆT NAM, PHI CÔNG MỸ ĐÃ TỪ CHỐI BAY (Phạm Viết Đào).
- Tại Sao Nên Xem “Bên Thắng Cuộc”? (Chuacuuthe). “Nếu ai xem Huy Đức như một tên Việt cộng, nên xem ‘Bên Thắng Cuộc’ để biết người biết ta, biết mà kịp thời lên tiếng.  Nếu ai xem Huy Đức là một tên phản động, nên xem ‘Bên Thắng Cuộc’ vì nó là suy nghĩ của đại đa số quần chúng Việt Nam, biết để tránh bị bánh xe lịch sử nghiền nát…” - “Bên thắng cuộc” là ai sẽ do người đọc tự cảm nhận (Hà Hiển). - Osin Huy Đức với BÊN THẮNG CUỘC, hay là “Người Mohican cuối cùng” (Thinhoi001).
- GHI NHANH TỪ THỦ PHỦ KHỜ ME ĐỎ (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Cơ cấu và hoạt động của lực lượng tình báo Trung Quốc (reds.vn).
- Giới trí thức Trung Quốc kêu gọi cải tổ chính trị để tránh cách mạng bạo động (RFI).  Nếu các cải cách mà xã hội Trung Quốc đang rất cần … tiếp tục ngưng trệ không có tiến bộ, nạn tham nhũng chính thức và sự bất bình sẽ ngày càng lớn … thì một lần nữa, Trung Quốc lại bỏ lỡ cơ hội để cải tổ một cách hòa bình và sẽ rơi vào tình trạng xáo trộn, hỗn loạn của một cuộc cách mạng bạo động”.  - 73 TRÍ THỨC TRUNG QUỐC VIẾT THƯ ĐÒI CẢI CÁCH CHÍNH TRỊ ĐỂ TRÁNH MỘT CUỘC CÁCH MẠNG BẠO LỰC (Ziare/ Phạm Viết Đào).
H1- Trung Quốc : Các nhà ly khai vượt rào an ninh thăm vợ giải Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba (RFI). – Ðiện ảnh Trung Quốc và đề nghị chấm dứt kiểm duyệt (VOA).
- Cay Rademacher: Cái chết của ông Hoàng đế Đỏ (hết) (Phan Ba). =>
- “Trung Quốc tiếp đà cải cách và phát triển năm 2013″ (TTXVN).  – Trung Quốc sẽ trở thành « siêu thị của thế giới » (RFI).
- Đồng chí Kim Jong Un – người tốt số của năm (echo.msk.ru/ Kichbu). – SÁNG NAY KIM ỦN ĐẾN VAY GẠO NHÀ CS4SAO (Kichbu/ Phạm Viết Đào).
- Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc trả lời nhà báo về “Luật Biển Việt Nam” có hiệu lực (CRI).


- Triển lãm ảnh “Báo Thanh Niên với Trường Sa”: Phút thư giãn và Đón tết ở Trường Sa (TN).
- Blog NTT bị đánh phá dữ dội (Nguyễn Tường Thụy).
KINH TẾ
Nợ xấu – vấn đề nan giải (DV).
- Lấy đà cho giai đoạn tăng trưởng mới (VEF). - 9 sự kiện “nóng” nhất của nền kinh tế Việt năm 2012 (GDVN). - Doanh nghiệp Việt Nam – Khát vọng 2013 (SGGP).
Phải giảm lãi suất ngân hàng (PLTP). - Giảm lãi suất thêm 1%: “Liều thuốc” chưa đủ để cứu doanh nghiệp (Petrotimes). - Tín dụng tăng trưởng thấp: mừng hay lo? (TT). - Thực trạng 9 ngân hàng yếu kém sau sáp nhập (VnMedia).
Chờ chứng khoán hồi phục (TN). - Doanh nhân năm tuổi trên TTCK: 49 chưa qua, 53 đã tới! (Vietstock).
Bất động sản vẫn hút nhà đầu tư ngoại (PLTP). - Bất động sản VN khó phục hồi năm sau (BBC). - Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng đưa ra dự đoán về BĐS trong năm 2013 (GDVN). - Sẽ có làn sóng chuyển nhà thương mại sang nhà ở xã hội (TP). - Những thương hiệu ‘chết chìm’ vì bất động sản (Xzone).
H2- Clip: Ông Hồ Huy trần tình xung quanh thông tin Mai Linh nợ xấu (GDVN).
Hạt gạo Việt ngày càng… nặng ký (DV). - Nông nghiệp cứu cả nền kinh tế (DV).
Không để thiếu hàng, sốt giá dịp tết (PLTP).
- Đồng Nai tạo việc làm mới cho 90.000 người năm 2013 (TTXVN).
Người dân cảnh giác với thương lái Trung Quốc (TN).
Cải thiện chính sách đón nhà đầu tư Nhật (TT).  - Thêm nhiều doanh nghiệp Nhật đến VN (TT).
EU thành thị trường lớn nhất của VN (TN).
- California muốn tăng thuế bất động sản doanh nghiệp (Người Việt). - “Cú đạp phanh thót tim vào phút chót” của kinh tế Mỹ (Infonet). - “Kẻ khôn ngoan” George Soros (TN).
- Thủ tướng Đức cảnh báo môi trường kinh tế 2013 sẽ khó khăn hơn (RFI).

VĂN HÓA-THỂ THAO
Ai là hung thủ giết hại vua Lê Nhân Tông? (Kiến thức).
Phạm Duy và bạn thơ – Người tình sông Đuống (TN).
- Phạm Xuân Nguyên: LẬP LÀNG LẬP PHỐ LẬP VĂN (Quê Choa).
- TAI NẠN THƠ NHỚ ĐỜI (Văn Công Hùng).
- Lý Thơ Phúc dịch: Về sự đọc (2/2) -  (Roland Barthes /PBVH).
Đặng Thân ra sách mới: Dị-nghị-luận|Đồng-chân-dung: Bầu trời trong giọt nước” / PBVH)
- Thêm một khu thiên nhiên được UNESCO công nhận (RFA). Hiện nay tại khu vực đó ghi nhận được hơn 1400 loài thực vật và 1700 loài động vật, mà trong đó có những loài quí hiếm đang được liệt kê vào sách đỏ của thế giới”.
2- Cả nước nô nức chờ đón năm mới (DT).  – Hình ảnh người Hà Nội đón Năm Mới trong giá rét (TTXVN).  – Người dân TPHCM hân hoan đón năm mới (NLĐ).   - Người Việt ở Pháp đón Tết Tây ra sao? (RFA).
- Thế giới chào đón 2013 (BBC). - Thế giới đón năm mới 2013 (RFA).   – Thế giới tưng bừng đón năm 2013 (Tin mới). – Châu Á-Thái Bình Dương đón mừng năm mới 2013 (VOA).  – Myanmar lần đầu tiên có lễ đếm ngược đón Năm mới (TTXVN).    – Các sự kiện lớn ở châu Á 2012 qua ảnh (BBC). – Cập nhật: Thế giới bắn pháo hoa đón Giao thừa năm mới 2013 (GDVN). – Ảnh: Rực rỡ pháo hoa mừng năm mới 2013 tại Sydney (GDVN). – Pháo hoa rực sáng tại nơi đón năm mới sớm nhất (VNN). – Nơi đón Giao thừa đáng mơ ước nhất thế giới (VNN).
Mênh mang tuyết đầu mùa (TVN).
- Nguyễn Hưng Quốc: Tình người ở Lubbock (VOA’s blog).
Những bài viết ngắn, khá hay về lối sống đẹp của tác giả Nguyễn Hữu Hiếu (chùa Phúc Lâm).
- Nguyễn Khánh Long dịch: “Tôi xung đột với chính tôi” (Jacques Derrida/PBVH)
Ảo thuật không nhất thiết phải hở hang (TN).
6 bất ngờ lớn nhất của bóng đá Việt Nam (TP). - Cắn vào cái đuôi (PLTP).
- Bom tấn Skyfall đã cán mốc 1 tỷ USD trên toàn cầu (TTXVN).
- Bóng đá Nghệ An được mất gì từ…khủng hoảng? (VNN).

- Trần Huy Thuận: LỜI NÓI GIÓ BAY… LỜI NÓI ĐỌI MÁU! (Nguyễn Trọng Tạo).
- Hồ Hồng Tuyến: TỪ “GIÂY LÁT VỚI CHÍ PHÈO” ĐẾN “NHÂN DÂN” (Nguyễn Trọng Tạo).
- Ba họa sỹ VẼ CHÂN DUNG NGUYỄN GIA TRÍ (TCCS/ Nguyễn Trọng Tạo).
- Ngô Minh: NĂM 2013, XIN CHÀO NGƯƠI ! (Nguyễn Trọng Tạo).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Nhìn lại 10 sự kiện Giáo dục – Đào tạo năm qua (Petrotimes).  - Nhiều thay đổi trong giáo dục đại học (TN).
Sáng kiến “Nếu em là hiệu trưởng” (PLTP). - Ngày 1-1-2013 Luật giáo dục đại học đi vào cuộc sống: Các trường được đầu tư theo xếp hạng (TT).  - Tuyển sinh 2013: Giảm chỉ tiêu một số ngành đào tạo (Petrotimes).  - Trường tư loay hoay đòi quyền lợi (TT).
- Thứ trưởng Bùi Văn Ga: “Tháng 1, Bộ sẽ họp lấy ý kiến về tuyển sinh” (GDVN).
3- Tựa quá gấu! 50 năm sau, thạc sĩ nhiều hơn cả… côn trùng! (GDVN). Nhưng không biết có nhiều bằng các “tướng” không?
- Tư thế (Nguyễn Vĩnh).
Giáo dục mầm non hồi sinh? (TP). - Gần 9% học sinh tiểu học Việt Nam mắc… chứng khó đọc (GDVN).
Bình Dương: Không được cắt chương trình để đưa vào dạy thêm (PLTP).
Nỗi niềm của nhà giáo (VNN). - Văn hóa xin lỗi trong giáo dục từ chuyện cô giáo khóc trước học sinh (GDVN).
Nông dân nghèo ‘mơ’ về giáo dục 2013 (VNN).
Xây dựng thực đơn chuẩn cho học sinh (TN).
Một tấm lòng với giáo dục vùng khó (DV).
Lao đao tìm việc cuối năm – Cử nhân thất nghiệp (TN). - Làm việc ở công ty đa quốc gia Mỹ (TN).
Nữ sinh nghèo mồ côi cha học giỏi toàn diện (DT). - Nhặt rác nuôi 4 con học đại học (DV).
- Nhọc nhằn sinh viên kiếm tiền ngày Tết (GDVN).
- Bà giáo già tận tâm với trẻ khuyết tật (RFA). Một ngày nào đó tôi nằm xuống thì các cháu bơ vơ. Tôi thương lắm. Mong ước duy nhất là xã hội có nhiều người làm việc tự nguyện như tôi để các cháu đỡ thiệt thòi, nỗi bất hạnh từ đó không bị nhân lên mà phải là trừ đi”.
- Đêm nay, người Việt sẽ được ngắm sao Chổi đầu tiên của năm 2013 (GDVN).
Người Mỹ móc tiền của người Trung Quốc như thế nào? (PN Today).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Cửa biển thành lạch sông, ngư dân “mắc cạn” (TT).
Thảm nạn tàu cá ở Cồn Sẻ (TN).
Nhiều hãng xe đò thương hiệu “cháy vé” (TT).
Đường biến thành chợ (TN).
Cho khám chữa bệnh BHYT ở 358 cơ sở tư nhân (TT).
-  Hàng trăm người bất lực nhìn cháu bé chết thảm dưới gầm ô tô (DT).
- Những vụ trộm đình đám tại nhà các ‘đại gia’ (VNN). - Chân dung ông trùm tan xác ở Bắc Ninh (DT).
4
- Điêu đứng vì chủ hụi bỏ trốn (NLĐ). Nhiều nạn nhân tuyệt vọng đứng nhìn cánh cửa nhà bà Linh đóng im ỉm (ảnh lớn). Bà Nguyễn Thị Ba (rửa chén thuê) bị giật hụi 3,6 triệu đồng (ảnh nhỏ). =>
- Sự thật tin đồn sản phụ chết rồi “nhập hồn” vào nữ điều dưỡng (DV).
- TPHCM: Bé trai tử nạn dưới gầm xe trong đêm cuối năm (VNN).
- Tân Thủ tướng Nhật dự tính cho xây thêm lò điện hạt nhân (RFI).
- Thiếu che chắn, tường xây dựng đổ sập vào người dân (TTXVN).
Phụ nữ Việt mua súng giùm hung thủ bắn chết 2 lính cứu hỏa New York (Người Việt).
Câu chuyện in vào ngày đầu năm (Thăng sắc).

QUỐC TẾ
- BBC dự báo tình hình quốc tế 2013 (BBC).- Các nguyên thủ trên thế giới gửi thông điệp năm mới (GDVN).
Syria sẽ hưởng ứng mọi sáng kiến chấm dứt xung đột (TTXVN). - Kế hoạch hòa bình mới cho Syria (SGGP).
Al-Qaeda treo thưởng giết Đại sứ Mỹ ở Yemen (TN).
Israel cho phép vật liệu xây dựng vào Gaza (VOA). - Dân Israel ủng hộ kế hoạch hòa bình hai nhà nước (TTXVN).
Dự đoán tình hình Trung Đông năm 2013 (GDVN).
Ai Cập tái tục đàm phán với IMF trong khi đồng nội tệ suy yếu (VOA).
Phó thủ tướng Iraq may mắn thoát chết (TN). - Các vụ nổ bom giết chết 10 người tại Iraq (VOA).
Năm 2012: đẫm máu nhất với binh lính Afghanistan (Petrotimes).
Cộng hòa Trung Phi: Phe nổi dậy đe dọa tấn công thủ đô (VOA).
5
<- Người biểu tình chiếm Tòa khâm sứ Vatican ở Paris (TTXVN).
- Chavez chịu thêm ‘biến chứng mới’ (BBC). – Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đang trong tình trạng nguy kịch (RFI). – Sức khỏe của ông Chavez trở nên tệ hơn (VOA).
- Mỹ chưa có cách tránh ‘vách đá tài chính’ (BBC). – Ngân sách Mỹ chạm chân tường (RFI). – Nước Mỹ bước vào ngày chót trước ‘bờ vực tài chính’ (VOA). – Mỹ: Ðàm phán phút chót để tránh ‘bờ vực tài chính’ (VOA).  – Những ưu tiên hàng đầu của TT Obama (Tin mới). - Quốc hội Mỹ chạy đua tránh “vách đá tài chính” (TN). - Châu Âu lo ngại về “bờ vực tài chánh” của Hoa Kỳ (VOA). - Chào mừng sự hồi phục   –   Sáng mai gặp nhau tính tiếp!!! (Người Việt).
Bà Hillary Clinton nhập viện khẩn cấp (TN). - Bà Clinton nhập viện vì đông máu (BBC). – Ngoại trưởng Clinton nhập viện vì bị đông máu (VOA). - Ngoại trưởng Clinton vẫn còn được chăm sóc trong bệnh viện (VOA).
- Nga gởi tàu chiến đến cảng Tartus của Syria (RFI). – Máy bay Nga lao xuống đất gần Moscow (BBC).
- Ấn Độ tiếp tục tưởng nhớ nạn nhân vụ cưỡng hiếp (VOA).
- 10 người thiệt mạng trong các vụ nổ bom ở Iraq (VOA).
- Malaysia tạm giữ 450 người tị nạn Miến Ðiện (VOA).
- LHQ chấm dứt sứ mạng ở Đông Timor (VOA).
Ngày tận thế đã qua (Người Việt).

* VTV1: ko thấy gì

Chính trị – Xã hội

Tuổi Trẻ  Cả nước đón chào năm mới 2013   —-VnExpress  Năm mới 2013 chạm vào châu Á    —-Người dân TPHCM sung sướng chiêm ngưỡng pháo hoa mừng năm mới - (Dân trí)  —–Pháp luật TPHCM -Ước vọng người dân -Nhiều bạn đọc tin rằng chính quyền sẽ có nhiều giải pháp để kinh tế phát triển, cuộc sống của người dân khấm khá, bình yên.  -Ước sao bọn “ăn hại đái nát,bọn Việt gian theo Tàu” nó chết hết.Thiên hạ Thái bình.   —-Những bữa tiệc pháo hoa lung linh nhất thế giới - Zing   —Thế giới đón năm mới 2013 (RFA)   —-Xã hội Việt Nam một năm nhìn lại (RFA)   —-Người Việt ở Pháp đón Tết Tây ra sao? (RFA)   —Châu Á-Thái Bình Dương đón mừng năm mới 2013 (VOA)
Các báo của Chính phủ và Bộ TT&TT “thờ ơ” với Luật Biển.(TS.Nguyễn hồng Kiên-Anhbasam)
Thế là phải,Anh Gốc Sậy thắc mắc nỗi gì -Đã có “đảng và nhà nước lo” sự sống còn của tổ quốc XHCN mà- Trung cộng có huy động lực lượng xuống biển đông là để bảo vệ cái lưỡi bò và thực thi cái lệnh mà Bắc kinh ban hành có hiệu lực ngày hôm nay là kiểm soát sự “xâm phạm lãnh hải của Trung cộng” -Thì ta cũng “bảo vệ tổ quốc XHCN”,Trung cộng cũng “bảo vệ tổ quốc XHCN” thì nhắc đi nhắc lại “cái luật biển” cũng na ná như thế….chi cho nó chưởi “ăn cháo đái bát”,tiến lên XHCN làm sao còn “của ai” nào-của chung tất – như Đặng từng chưởi,nhớ cái ơn của” Trung quốc vĩ đại” chớ,không nó chưởi nữa bây giờ.- Đâu còn ai! còn lai mấy mống mà gây “khó dễ” với nhau nó mất đi cái tình 16-4,với “núi liền núi-sông liền sông”-”đâu có ai tốt hơn cùng phe XHCN”….nên nhớ “Mỹ vẫn là kẻ thù số núm bờ woan” kìa nhé.
Luật Biển Việt Nam sẽ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/1/2013 (VOA)   —Trung Quốc quan tâm sâu sắc về luật Biển Việt Nam (VOA)
Trung Quốc tăng tàu chiến ở biển Đông  -Thanh Niên - Bắc Kinh được cho là vừa bổ sung một tàu chiến mới cho Hạm đội Nam Hải và chuyển hai tàu khu trục cho lực lượng hải giám.   —-Trung Quốc ‘trang bị khu trục hạm cho hải giám’ - VnExpress   —Trung Quốc tung tàu khu trục tối tân vào hạm đội Biển Đông - Người Lao Động    —-TQ không phải siêu cường, Philippines tăng cường tuần tra biển Đông - Phunutoday.vn
Khủng hoảng Biển Đông có thể được giải quyết với một số điều kiện (VOA)
3 tàu hải giám TQ vào vùng biển tranh chấp với Nhật (RFA)    —TQ tăng cường tàu hải quân vào đội ngũ tàu hải giám (RFA)    —-Trung Quốc trấn an việc kiểm tra tàu thuyền ở Hải Nam (RFA)
Pháp luật TPHCM  Dự báo biển Đông 10 năm tới: Biển Đông vẫn giữ nguyên trạng -Cái này bộ “hay” đây- Chờ đó nhé,câu trả lời không xa ,chờ “nhà hán Tập” giứ nguyên trạng cho nó lành.
Một cựu tù tiếp tục bị áp chế  (RFA) -Ông Đoàn Văn Diên, một cựu tù vì tham gia Hiệp hội Đoàn Kết Công nông Việt Nam, hiện đang bị địa phương bức bách đến cùng buộc phải lên tiếng.
Việt Nam sắp đưa những thanh niên Công giáo ra xét xử (RFA)   —–“Không cấm kỵ” trong góp ý Hiến pháp(RFA)    —Blogger VN bị cấm du hành: Nhân quyền vẫn chưa được tôn trọng (VOA)   —Đảng lo ‘tự diễn biến’ và sụp đổ (BBC)   —-Hãy tỉnh lại đi khi còn chưa quá muộn.(Diễn đàn Công Nhân)
Việt-Trung-Xô thời chiến và thời nay (BBC)

Kinh tế

Thế giới

Sự kiện và nhân vật châu Á nổi bật 2012 (BBC/ảnh)   —-Thế giới tam cực : Mỹ, Trung Quốc và Đức (RFI)
Nước Mỹ bước vào ngày chót trước ‘bờ vực tài chính’ (VOA)    —Châu Âu lo ngại về “bờ vực tài chánh” của Hoa Kỳ (VOA)  —-Ngân sách Mỹ chạm chân tường (RFI)    —-Ngoại trưởng Clinton vẫn còn được chăm sóc trong bệnh viện (VOA)
Tân Hoa Xã: Nhật Bản thả các ngư dân Trung Quốc (VOA)   —-Giới trí thức Trung Quốc kêu gọi cải tổ chính trị để tránh cách mạng bạo động(RFI)   —-Trung Quốc : Các nhà ly khai vượt rào an ninh thăm vợ giải Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba(RFI)  —Trung Quốc thông qua luật về trách nhiệm đối với những người thân cao tuổi (RFI)   —-Chuyên gia Trung Quốc dự báo xung đột võ trang với Nhật Bản (RFI)  —-Trung Quốc sẽ trở thành « siêu thị của thế giới »(RFI)  —Nhật Bản bắt giữ một tàu đánh cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải(RFI)
Các ngôi sao Trung Quốc lần đầu tiên qua Đài Loan biểu diễn (RFI)
Tân Thủ tướng Nhật dự tính cho xây thêm lò điện hạt nhân(RFI)   —–Nga gởi tàu chiến đến cảng Tartus của Syria (RFI)
Sức khỏe của ông Chavez trở nên tệ hơn (VOA)    —-Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đang trong tình trạng nguy kịch (RFI)

Văn hóa – Xã hội - Giáo dục – Khoa học

Nữ sinh nghèo mồ côi cha học giỏi toàn diện - Dân Trí    —–Lớp học đặc biệt ở ‘phố chị Dậu’ bên sông -Tiền Phong
Nhân dân -Tạo thuận lợi cho sinh viên phấn đấu vào Đảng
Dân Trí -Hàng trăm người bất lực nhìn cháu bé chết thảm dưới gầm ô tô    —Phụ nữ Việt mua súng giùm hung thủ bắn chết 2 lính cứu hỏa New York (NV)
Pháp luật TPHCM -Cắn vào cái đuôi -Một LĐBĐ địa phương, khi ban chấp hành mới vừa nhận bàn giao thì tá hỏa bởi nghe là nhiệm kỳ trước làm lời lắm nhưng thực tế thì âm nặng nề.  -Chơi mà còn thế,thì “thật” như thế nào?
Thêm một phụ nữ Ấn Độ bị hiếp rồi giết dã man - (NLĐO)
Giận vợ hay ghen, chồng tự cắt đứt ‘của quý’  -VnExpress -  Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM vừa khâu nối vi phẫu thành công dương vật cho anh Lê 39 tuổi, ngụ huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

Các báo của Chính phủ và Bộ TT&TT “thờ ơ” với Luật Biển

Bình luận của Blogger Gốc Sậy-TS Nguyễn Hồng Kiên trên phần phản hồi, bản Tin thứ Ba, 1-1-2013
TẠI SAO BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ VÀ BÁO CỦA BỘ TT&TT KHÔNG GIẬT ĐƯỢC CÁI tít NHƯ BÁO VnEconomy: “Luật Biển và 9 luật khác có hiệu lực từ 1/1/2013″ ???
Bài trên Chinhphu.vn thì có cái tựa là: 10 Luật có hiệu lực từ 1/1/2013 (Chinhphu.vn) – “Từ 1/1/2013, 10 Luật sẽ có hiệu lực gồm: Luật Giáo dục đại học; Luật Công đoàn; Luật Bảo hiểm tiền gửi; Luật Giá; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật Giám định tư pháp; Luật Quảng cáo; Luật Tài nguyên nước; Luật Phòng, chống rửa tiền và Luật Biển Việt Nam.”
Phần nói về Luật Biển Việt Nam chỉ có 172/1.716 từ của cả bài trên báo điện tử Chính phủ.
VỚI LUẬT BIỂN CŨNG CHỈ ĐƯỢC NHẮC SAU CÙNG, bao Infonet.vn đăng bài: Từ 1-1-2013: Nhiều luật mới có hiệu lực thi hành. “Nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngày 1-1-2013, nhiều quy định mới sẽ có hiệu lực thi hành. Trong đó bao gồm 10 Luật: Luật Giáo dục đại học; Luật Công đoàn; Luật Bảo hiểm tiền gửi; Luật Giá; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật Giám định tư pháp; Luật Quảng cáo; Luật Tài nguyên nước; Luật Phòng, chống rửa tiền và Luật Biển Việt Nam.”
Và nội dung đầu tiền của bài là “Nâng chất lượng giáo dục ĐH, bình ổn giá sữa”. Phần nói về Luật Biển Việt Nam chỉ có 236/1.859 từ của cả bài trên báo của bộ TT&TT.
Báo “SỐNG MỚI” hôm qua cũng có bài nhắc tới: Luật Biển Việt Nam sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày mai.
“Sau khi được văn phòng Chủ tịch nước công bố ngày 16/7/2012, ngày mai 1/1/2003, Luật Biển Việt Nam sẽ có hiệu lực thi hành, tăng cường cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam…”
TỪ KHI QUỐC HỘI VIỆT NAM THÔNG QUA LUẬT BIỂN, PHÍA TQ ĐÃ GIỞ RẤT NHIỀU CHIÊU TRÒ. MỘT BỘ LUẬT VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA, KHI CHÍNH THỨC CÓ HIỆU LỰC THỰC THI SẼ ẢNH HƯỞNG CỰC KỲ LỚN ĐẾN ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI CẢ ĐẤT NƯỚC NÀY.
VẬY MÀ CÁC BÁO CHÍNH PHỦ VÀ BỘ TT&TT “THỜ Ơ” ĐẾN VẬY ĐƯỢC HAY SAO ?
VỚI HỌ, CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CỦA TỔ QUỐC KHÔNG QUAN TRỌNG BẰNG “Giám sát chặt chẽ chất lượng đào tạo” VÀ “Nâng chất lượng giáo dục ĐH, bình ổn giá sữa” ?
Trong khi đó, theo Sống mới, “Tờ Want Daily của Đài Loan ngày 31/12 đưa tin Hải quân Trung Quốc vừa tăng cường một tàu hộ tống tàng hình lớp Liễu Châu type 054A có khả năng tiêu diệt mục tiêu trong bán kính 50 km trên biển.
… Đây tàu hộ tống thứ 16 thuộc lớp Liêu Châu đang phục vụ cho Hạm đội Nam Hải có căn cứ tại cảng Tam Giang, tỉnh Quảng Đông và được giới phân tích quân sự cho rằng nhiệm vụ chính của những tàu chiến này là “bảo vệ” các lợi ích của họ trên vùng biển đang tranh chấp với Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác.”
TTXVN cũng đưa tin: “Theo hãng AFP, tin tức ngày 31/12 cho hay Trung Quốc đã chuyển giao hai tàu khu trục và chín tàu cũ khác của hải quân cho đội tàu hải giám của nước này, trong bối cảnh Bắc Kinh đang nỗ lực tăng cường vị thế của mình trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ gay gắt với Nhật Bản và các nước láng giềng khác.” 

1514. BA KHUYNH HƯỚNG SAI LẦM VỀ CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH KINH TẾ TRUNG QUỐC

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ sáu, ngày 28/12/2012

BA KHUYNH HƯỚNG SAI LẦM VỀ CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH KINH T TRUNG QUC

TTXVN (Hồng Công 27/12)

Theo trang tin “Đa Chiều”, sự tăng trưởng nhanh trong hơn 30 năm qua đã đưa nền kinh tế Trung Quốc lên một tầm cao mới. Tính theo tổng lượng kinh tế, Trung Quốc đã là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới; tính theo mức thu nhập, Trung Quốc đã bước vào hàng ngũ các quốc gia thu nhập trên trung bình. Theo như viễn cảnh được đưa ra trong Báo cáo chính trị Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, đến năm 2020, tổng lượng GDP và GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đều phải tăng lên gấp đôi. Lúc đó, Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới và bước vào hàng ngũ các nước có thu nhập cao. Tuy nhiên, dựa vào cái gì để thực hiện mục tiêu to lớn như vậy? Đối với vấn đề này, dường như mọi người đều không do dự đưa ra đáp án đã được tiêu chuẩn hóa: cải cách, chuyển đổi mô hình phát triển. Vậy thì, cải cách cái gì và chuyển đổi về đậu? Rất nhiều người vẫn có thể tiếp tục câu trả lời được tiêu chuẩn hóa: đô thị hóa, chuyển đổi kết cấu kinh tế, cải cách phân phối thu nhập… Tuy nhiên, Ân Kiếm Phong
- Phó giám đốc Trung tâm Tiền tệ Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc – cho rằng nếu tỉnh táo phân tích, trong những câu trả lời được tiêu chuẩn hóa này có ba khuynh hướng sai lầm.
Khuynh hướng sai lầm thứ nhất: Quá nhấn mạnh đô thị hóa
Lâu nay, giới kinh tế học trong và ngoài Trung Quốc đều tiếp thu một quan điểm “tưởng đúng mà sai”: đô thị hóa của Trung Quốc lạc hậu so với công nghiệp hóa (xét về nghĩa rộng). Tác giả cũng từng luôn rao giảng về quan điểm này, lý do là bởi chỉ quan sát tới hai chỉ tiêu thường dùng: tỷ trọng việc làm phi nông nghiệp của Trung Quốc chiếm tới trên 60%, song tỉ trọng dân số thành thị mới vừa vượt ngưỡng 50%. Do đó, trực quan rất dễ khiến chủng ta cho rằng đô thị hóa chậm tới 10% so với công nghiệp hóa. Tuy nhiên, đây là một sai lầm.
Lấy Mỹ, Nhật Bản và Đức làm ví dụ. Ba nước này đều đã sớm hoàn thành công nghiệp hóa, tỷ trọng việc làm phi nông nghiệp của các nước này luôn duy trì ở mức trên 90%, song tỷ trọng dân số thành thị trong tổng dân số cả nước thấp hơn 90% rất nhiều (năm 2010, tỷ lệ này ở Mỹ là 82%, Nhật Bản là 67% và Đức là 74%). Nếu với kiểu tư duy của Trung Quốc, ba nước Mỹ, Nhật Bản và Đức đều thuộc quốc gia có đô thị hóa lạc hậu so với công nghiệp hóa. Vậy thì quốc gia nào trên thể giới hiện nay có đô thị hóa không lạc hậu so với công nghiệp hóa? Chỉ có Braxin. Là một quôc gia điển hình rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”, Braxin trong năm 2010 có tỷ trọng ngành nghề phi nông nghiệp là 83%, trong khi tỉ trọng dân số
đô thị là 86%.
Trên thực tế, ví dụ của bốn quốc gia trên chỉ nhằm nói lên một thực tế đơn giản: ngành nghề phi nông nghiệp là then chốt, công nghiệp hóa cần phải dẫn trước đô thị hóa, như vậy mới đảm bảo trong đô thị không tập trung lượng lớn dân nghèo và dân du cư không nghề nghiệp. Do vậy, chúng ta có thể áp dụng tiêu chí sau đây để xác định lại quan hệ giữa công nghiệp hóa và đô thị hóa, đó là: tỷ trọng dân số đô thị hóa trên tỷ trọng việc làm phi nông nghiệp. Năm 2010, tỷ trọng này ở các nước Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Đức và Braxin lần lượt là 0,71; 0,83; 0,69; 0,75 và 1,04. Trung Quốc ở giữa Nhật Bản và Đức.
Qua tính toán đơn giản có thể thấy, đô thị hóa đơn thuần còn lâu mới có thể trở thành động lực tăng trưởng kinh tế mà mọi người vẫn nghĩ.
Do đó, trong “tam hóa” (công nghiệp hóa, đô thị hóa và nông nghiệp hiện đại hóa), đô thị hóa mang tính phụ thuộc, nâng cao trình độ đô thị hóa cần lấy sự gia tăng việc làm phi nông nghiệp làm cơ sở, đô thị hóa tuyệt đối không thể trở thành mục tiêu chính sách đơn độc. Nói như vậy, chính quyền các địa phương cần phải hết sức cảnh giác khi cắt đất để thúc đẩy đô thị hóa.
Khuynh hướng sai lầm thứ hai: Quá nhấn mạnh tiêu thụ
Cũng như trên, hiện đang tồn tại một quan điểm “tưởng đúng mà sai”: kinh tế Trung Quốc được thúc đẩy là dựa vào ngoại nhu (nhu cầu bên ngoài). Các con số thống kê cho thấy trong kết cấu chi tiêu của GDP Trung Quốc, tỷ trọng bình quân nội nhu (tiêu thụ và đầu tư trong nước) trong 10 năm qua vào khoảng 97%. Trừ năm 2006 và 2007, sức tiêu thụ của các nền kinh tế bên ngoài (chủ yếu là Mỹ) quá lớn đã đẩy cao tỷ trọng ngoại nhu của Trung Quốc, các năm còn lại, tỷ trọng ngoại nhu chỉ chiếm khpảng 2%-3% của GDP. Trong nội nhu, tỷ trọng của tiêu thụ nhìn chung cao hơn tỷ trọng đầu tư từ 8%-10%.
Như vậy, nội nhu, nhất là tiêu thụ đã luôn là thành phần chủ yếu trong cấu thành GDP của Trung Quốc, vậy làm thế nào tiếp tục nâng cao tỷ trọng của tiêu thụ? Hay hỏi cách khác: quá nhấn mạnh sự chủ đạo của tiêu thụ sẽ gây ra hậu quả gì?
Trước khi trả lời câu hỏi trên, lại cần chỉ ra một quan điểm sai lầm đang lưu hành hiện nay: tiêu thụ là động lực của tăng trưởng kinh tế. Lý luận và thực tiễn của tăng trưởng kinh tế nói với chúng ta rằng tăng trưởng chỉ có 2 nguồn cội: yếu tố đầu tư (sức lao động, vốn) và tiến bộ kỹ thuật. Trong hoàn cảnh nền kinh tế đóng cửa, nếu như không có tiến bộ kỹ thuật, tăng trưởng của tiêu thụ có nghĩa là giảm thiểu tích trữ và thậm chí cả đầu tư, giảm thiểu đầu tư lại có nghĩa là giảm tốc của nền kinh tế và giảm thiểu nguồn tài nguyên có thể cung cấp cho tiêu thụ. Do đó, trong bối cảnh không có trợ giúp của tiến bộ kỹ thuật, sự chủ đạo của tiêu thụ là không thể duy trì.
Trong hoàn cảnh nền kinh tế mở cửa, trong điều kiện không tính toán tới tiến bộ kỹ thuật, sự chủ đạo của tiêu thụ sẽ không ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế trong hai trường hợp sau: một là nếu sự tăng trưởng tiêu thụ có thể giảm theo xuất khẩu tịnh, tức là nền kinh tế chuyển từ dựa vào tiêu thụ ngoài nước sang dựa vào tiêu thụ trong nước, thì tăng trưởng kinh tế dựa vào đầu tư có thể duy trì; hai là nếu có thể vay dự trữ nước ngoài, tức xuất khẩu tịnh là âm, thì có thể duy trì kết cấu chi tiêu GDP do tiêu thụ làm chủ đạo. Tuy nhiên, trong mấy chục năm qua, nước có thể liên tục mượn dự trữ nước ngoài chỉ có Mỹ, mà năng lực này của Mỹ lại có được từ sự bá quyền của đồng USD và sức mạnh kinh tế, tài chính, chính trị và quân sự đằng sau nó.
Do đó, kết cấu chi tiêu GDP do tiêu thụ chủ đạo chỉ có thể thực hiện trên cơ sở tăng trưởng kiểu ngoại diên (dựa vào yếu tố đầu tư) chuyển thành tăng trưởng kiểu nội hàm (dựa vào tiến bộ kỹ thuật), chỉ dưới tiền đề đồng nhân dân tệ có thể trở thành đồng tiền dự trữ quan trọng thì mới có thể làm được. Nếu không, sự tăng trưởng của tiêu thụ chỉ có thể duy trì ở mức bổ khuyết ngoại nhu và duy trì cân bằng các hạng mục bình thường, không thể vì đó mà dẫn đến sự sụt giảm mang tính xu thế của đầu tư.
Khuynh hưng sai lầm thứ ba: Quá nhấn mạnh phân phối thu
nhập
Vấn đề phân phối thu nhập ở Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm rộng khắp. Để khởi xướng cải cách phân phối thu nhập, một số nhà lý luận cấp tiến thường viện dẫn quan điểm “tưởng đúng mà sai” như thế này: phân phôi thu nhập bất công là nhân tố chủ yếu dẫn tới cuộc khủng hoảng thế giới lần này. Về vấn đề này, lấy Mỹ – tâm chấn của khủng hoảng – làm ví dụ. Năm 1999, hệ số Gini (dùng để biểu thị độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập) của Mỹ là 0,399, đến năm 2007 (thời điển trước khi nổ ra khủng hoảng toàn diện), hệ số này của Mỹ là 0,394, không hề thể hiện xấu đi. Cũng trong khoảng thời gian này, bố cục phân phối thu nhập của các gia đình Mỹ cũng không có sự thay đổi đáng kể. Nếu xét thêm ở các nước châu Âu, tình hình về đại thể cũng như vậy. Nói cách khác, vấn đề phân phối thu nhập bất công có tồn tại, song tuyệt đối không phải là nhân tố chủ yếu dẫn đến cuộc khủng hoảng lần này, thậm chí không phải là nguyên nhân gây ra khủng hoảng.
Ngược lại, quá nhấn mạnh đến vấn đề phân phối thu nhập thậm chí có thể rơi vào gông cùm của chế độ phúc lợi, và đó chính là cơ sở quan trọng khiến các nước phát triển lâm vào khủng hoảng lần này. Ai cũng rõ về chế độ phúc lợi của châu Âu và Mỹ. Chế độ phúc lợi của Mỹ chủ yếu thông qua các biện pháp tiền tệ, trong khi của các nước châu Âu thông qua biện pháp tài chính. Biện pháp tiền tệ của Mỹ chính là nợ dưới chuẩn (cho vay dưới chuẩn thế chấp). Nợ dưới chuẩn mà không xảy ra vấn đề thì là điều không thể tưởng tượng nổi, bởi vì đối tượng tín dụng dưới chuẩn đều là những gia đình thu nhập trung bình và thấp không có năng lực trả nợ, thậm chí không có ý định trả nợ. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chồ tại sao tín dụng dưới chuẩn lại phổ biến như vậy, tại sao các cơ quan giám sát tiền tệ, các chính đảng, các cơ quan chính phủ của Mỹ đều biết vậy song lại nhắm mắt làm ngơ? Trong “báo cáo điều tra khủng hoảng tiền tệ”, tổ chuyên gia do Quốc hội Mỹ lập ra đã tổng kết rằng cơ sở của khủng hoảng nợ dưới chuẩn chính là cái gọi là “giấc mơ Mỹ” người người có nhà ở do chính phủ và các chính đảng Mỹ khích lệ.
Vấn đề phân phối thu nhập của Trung Quốc đương nhiên còn nghiêm trọng hơn các nước khác, song ở mức độ rất lớn lại tương đương với giai đoạn phát triển của nó. Có thể thấy rằng tại 216 quốc gia và nền kinh tế có dân số trên 3 triệu người, hệ số Gini của các nền kinh tế phát triển là khá thấp, ở các nước nghèo và thu nhập thấp cũng giống như các nước phát triển, duy hệ số Gini ở các nước thu nhập trung bình là khá cao, và Trung Quốc là cao hơn hẳn.
Nói cụ thể, vấn đề chênh lệch thành thị – nông thôn, chênh lệch Đông – Tây, phân phối thu nhập là ba nhân tố chủ yếu tạo ra hệ số Gini khá cao ở Trung Quốc. Trong đó, chênh lệch thành thị – nông thôn và chênh lệch Đông – Tây cần thông qua tiếp tục công nghiệp hóa để giải quyết, vấn đề thu nhập của các cơ quan chính phủ chiếm tỷ lệ quá cao cần thông qua cải cách chức năng chính phủ để giải quyết. Nếu vượt quá giới hạn phát triển, né tránh vấn đề cải cách chức năng chính phủ, mà chỉ đơn giản lấy biện pháp tài chính và biện pháp tiền tệ để theo đuổi công bằng, thậm chí tiến hành chế độ phúc lợi, như vậy rất có thể trở thành biện pháp đẩy Trung Quốc vào bẫy thu nhập trung bình. Điều bất hạnh là sự theo đuổi này về mặt chính trị có sức mê hoặc nhất, có thể được dư luận ủng hộ nhất./.

1515. TÌNH NGƯỜI TRÊN ĐẤT MIẾN

TÌNH NGƯỜI TRÊN ĐẤT MIẾN

(Nghịch cảnh của một gia đình người Việt Nam vừa thoát khỏi tai nạn máy bay ngày 25-12-2012 tại Miến Điện) *
Dương Đình Giao

Thoát nạn ở xứ người

Ngày thứ 2 của hành trình, hôm 25-12-2012, máy bay của hãng hàng không Air Bagan đưa chúng tôi từ Yangon đi Heho, nơi có hồ Inle nổi tiếng. Theo lịch trình, chuyến bay sẽ đến Heho lúc 9 giờ sau khi dừng lại ở sân bay Mandalay để đón và trả khách trong khoảng 30 phút.

Khi máy bay hạ độ cao  chuẩn bị xuống sân bay Heho, tôi nhìn đồng hồ, lúc ấy là 8 giờ 55 phút. Một lát sau, tôi cảm thấy một cú tiếp đất mạnh hơn bình thường khi máy bay hạ cánh. Ngay sau đó là những rung lắc liên tục trong vòng khoảng 10 giây. Đang bất ngờ vì không hiểu chuyện gì đã xảy ra, tôi nghe một tiếng kêu ở phía sau. Biết là đã có chuyện, tôi nhắc mọi người bình tĩnh và đứng lên bật nắp khoang hành lý để lấy ba lô của mình. Nhưng nắp vừa bật, tôi bị đẩy ngã nhào về phía trước. Đứng lên, quay lại nhìn phía sau, tôi thấy các thành viên trong gia đình mình đã rời khỏi ghế và ra được lối đi. Bước lên mấy bước, tôi chợt ngửi thấy mùi khói. Một ý nghĩ thoáng qua: “Chỉ cần một tiếng nổ là tất cả sẽ chấm hết!”
1
Chiếc máy bay vẫn bốc cháy nhiều giờ liền sau vụ tai nạn.
Xuống khỏi thang máy bay, tôi mới thấy máy bay đã không hạ cánh trên đường băng bê tông mà đang nằm trên một cánh đồng, phía đuôi máy bay đang bốc cháy, khói nghi ngút. May mắn bất ngờ, tất cả chúng tôi (6 người trong gia đình và hai mẹ con bà thông gia người Úc) đều an toàn. Tôi vội giục mọi người nhanh chóng chạy ra xa.
Trên chuyến bay có 65 người, kể cả phi hành đoàn, trong đó ngoài 5 người Việt Nam trong gia đình tôi, còn lại đều là khách du lịch từ các nước Mỹ, Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc, …
Nơi máy bay hạ cánh khẩn cấp cách sân bay khoảng 3 km và cách  đường ô tô khoảng 200 m. Khi ra tới nơi, mấy xe cứu hỏa đã có mặt đang tìm cách tiếp cận với đám cháy. Nhưng vì không có lối vào, phải nối dài vòi rồng nên việc cứu chữa không thật kết quả. Trên đường, chúng tôi đã thấy nhiều biển tên khách của các công ty du lịch, khách sạn mà khách du lịch trên chuyến bay đã đặt chỗ. Họ nhanh chóng tiếp cận với khách của mình. Sự có mặt của họ dù là những người chưa quen biết cũng khiến chúng tôi yên tâm hơn, vì đã có người sẵn sàng hỗ trợ khi khó khăn nơi đất khách quê người. Nhiều xe máy, ô tô đã dừng lại chứng kiến đám cháy trong đó có cả nhiều người dân Myanmar  đang làm việc trên cánh đồng. Lúc này dù đã hơn 9 giờ, nhưng mặt trời chưa kịp xua tan sương mù. Trời khá lạnh. Thật cảm động, khi thấy  những người nông dân lam lũ, cởi những chiếc khăn choàng khoác lên vai, trùm lên đầu những đứa trẻ, bỏ những đôi dép mình đang đi cho những phụ nữ phương Tây xa lạ đang chịu cảnh rét mướt.
Trên đường thoát hiểm, nhiều túi, xắc, mũ, ba lô,… bị rơi được mọi người tập hợp bên lề đường, để người thất lạc đến nhận. Rất nhiều người dân Myanmar có mặt, nhưng không hề thấy ai để ý đến.
Một lát sau, hai xe khách loại lớn đưa tất cả  về  sân bay Heho. Khi xe dừng lại bên ngôi chùa gần sân bay, tôi nghĩ người dân Myanmar sùng đạo Phật đã đưa chúng tôi đến đây để tạ ơn Trời Phật giúp  thoát nạn. Nhưng không phải! Air Bagan đã nhanh chóng liên hệ với chính quyền sở tại mượn ngôi chùa làm nơi để chúng tôi tạm nghỉ, tránh cái lạnh giá ngoài trời.
2
Người dân túm tụm tại hiện trường.
Xuống xe, chúng tôi lại thấy  những người dân bình thường đang mang đệm, chăn của gia đình mình trải trên nền chùa bằng gạch men. Khi mọi người đã vào hết trong chùa, các nhân viên y tế đã có mặt. Họ thăm khám, đo huyết áp, băng bó cho những người bị thương nhẹ. (những người bị thương nặng đã ngay lập tức được đưa về Yangoon, có hai khách người Mỹ bị bỏng nặng đã được đưa sang Bangkok bằng trực thăng). Nước uống, bánh trái đã được mang đến.
Lúc 10 giờ, tức là sau khi sự cố xảy ra 1 giờ, ông chủ tịch huyện sở tại cũng đã đến thăm hỏi những người gặp nạn. Lúc này cảnh kẻ nằm người ngồi trong chùa vô cùng lộn xộn. Việc kiểm đếm những hành khách có mặt thật khó khăn. Những người có trách nhiệm có lẽ vì tôn trọng đã không yêu cầu chúng tôi ngồi cho ngay hàng thẳng lối. Họ cứ đếm đi đếm lại, người đếm bằng tiếng Myanmar, người đếm bằng tiếng Anh. Có lúc thấy  ba bốn người cùng đếm. Sau tôi mới hiểu, họ cần nhanh chóng xác định số người có mặt ở đây để có thể phát hiện số người mất tích nếu có.
Phải đến khi có danh sách hành khách từ sân bay Yangoon và Mandalay gửi tới, việc kiểm đếm mới chấm dứt. Lúc này công việc đơn giản hơn. Những người có mặt được đánh dấu vào danh sách. Nhưng việc này cũng được thực hiện tới ba bốn lần bởi những người khác nhau, chứng tỏ họ rất thận trọng.
Đến 11 giờ, chúng tôi được đưa tới phòng khách của sân bay. Ở đây có bia, nước ngọt và những thức ăn nhẹ. Họ thông báo cho chúng tôi biết, ai muốn trở về Yangoon sẽ được bố trí một chuyến bay riêng, còn những ai muốn ở lại sẽ được đưa tới một resort bên hồ Inle chờ đợi giải quyết hậu quả. Gia đình chúng tôi quyết định ở lại và được đưa tới resort bằng hai xe con. Ở đây, chúng tôi đã được đón tiếp chu đáo, hai hoặc ba người được bố trí ở trong một biệt thự.
3
Nhân viên cứu hỏa dập tắt đám cháy và tìm kiếm các nạn nhân.
Sau khi tạm nghỉ ngơi, đến 3 giờ, chúng tôi được báo đi ăn cơm. Ai cũng nghĩ chắc sẽ được một bát mì hoặc cái gì đại loại như thế, nhưng thật bất ngờ, tất cả được mời một bữa tiệc buýp-phê thịnh soạn, trên bàn ăn còn có cả hoa và thắp nến. Người quản lý giải thích “vì hôm nay là Noel!” Sau khi ăn xong, mỗi người chúng tôi được phát quần áo và một số tiền (tiền Myanmar và đôla) đủ để mua sắm lại những hành lý đã mất và tiếp tục hành trình nếu muốn. Ai cũng bất ngờ trước sự khẩn trương  của Air Bagan.
Bảy giờ tối, mọi người lại được mời ăn cơm. Lại tiệc buýp-phê, hoa và nến, có thêm rượu champagne, rượu vang. Ông chủ tịch Tập đoàn HTOO (mà Air Bagan là một trong nhiều công ty con) đã từ Yangoon  vượt gần một nghìn cây số tới thăm hỏi những người gặp nạn. Sáng hôm sau, chúng tôi lại được nhận thêm một số quần áo và tiền (chắc do lệnh của ông Chủ tịch tập đoàn).
Air Bagan đã vô cùng chu đáo và có trách nhiệm giải quyết hậu quả của vụ tai nạn. Trong suốt thời gian ở lại (5 ngày), ở Heho hay khi đã trở về Yangoon, tất cả hành khách trên chuyến bay đều được ăn ở tại những nơi tương đương khách sạn 5 sao, được hưởng các dịch vụ như giặt là, điện thoại quốc tế, … hoàn toàn miễn phí. Tôi vốn mơ ước một cuộc sống bình dị, rất sợ tất cả những gì là hào nhoáng, bóng bảy, nay trong hoàn cảnh không một xu dính túi, trên người chỉ độc một bộ quần áo (hành lý  và xách tay đều đã cháy cùng máy bay, ngay cái máy ảnh đeo trên cổ cũng chỉ còn sợi dây đeo, kính cận thị cũng rơi mất), lại được ăn ở như thế này thật cũng là một bất ngờ thú vị. Chúng tôi không phải bước chân ra khỏi khách sạn, mọi công việc cần thiết đều do nhân viên của họ giải quyết. Ngay việc làm giấy thông hành để sử dụng khi còn trên đất Myanmar cũng được thực hiện ngay tại nơi ở. Theo họ, chỉ hai việc chúng tôi phải có mặt: đi kiểm tra sức khỏe và làm lại hộ chiếu. Nhưng với hai việc này, họ đều cho xe đưa đón và cử nhân viên đi theo hỗ trợ khi cần thiết. Họ đã hợp đồng với bệnh viện  tốt nhất Yangoon để Giám đốc bệnh viện có mặt bất cứ lúc nào chỉ đạo việc thăm khám và chữa trị khi có khách  do họ đưa đến.
Những nhân viên đi theo cũng ngồi đó chờ đợi và đưa khách về tận nơi ở sau khi việc thăm khám kết thúc. Vợ tôi và bà thông gia người Úc sau khi gặp chấn động mạnh bị đau lưng. Hai bà đã được thăm khám suốt hơn 3 giờ, mỗi người được làm đủ các loại xét nghiệm, chụp 4 tấm phim cỡ 50 x 50. Khi thấy không có vấn đề gì trầm trọng, họ đã cho mỗi người một cái đai bó  lưng và thuốc giảm đau các loại. Bà xã nhà tôi đã nhận xét: Cả đời gần 70 tuổi, chưa bao giờ được thăm khám kỹ càng như thế!
Sau khi về Yangoon, Air Bagan đã tập hợp mọi người  để thông báo về việc giải quyết bảo hiểm cho hành khách đi trên chuyến bay. Cuộc họp này cũng được thông báo cho các sứ quán có công dân trên chiếc máy bay gặp nạn. Sứ quán các nước đều có mặt đầy đủ để sẵn sàng can thiệp nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân nước mình,   trừ sứ quán Úc (vì đang đóng cửa nghỉ Noel và Tết dương lịch) và sứ quán Việt Nam (không rõ lý do). Nhưng sứ quán các nước cũng không có nhiều việc phải làm, vì Air Bagan đã giải quyết vụ việc với đầy đủ tinh thần trách nhiệm. Địa chỉ và số tài khoản của hành khách được ghi lại để nhận kết quả sau khi một công ty bảo hiểm của Anh tiến hành bồi thường.
Không chỉ những người có trách nhiệm, suốt 5 ngày, dù ở đâu, chúng tôi cũng đón nhận được sự ân cần chu đáo của mọi nhân viên Air Bagan và nhân viên tại các khách sạn, resort dù tuổi đời còn rất trẻ. Họ dìu những người bị đau khi lên xuống các bậc thềm, đưa chúng tôi đến tận nơi, mở cửa, bật đèn rồi giơ tay mời vào khi hỏi đến nơi nào đó. Thấy trên tay ai có mấy túi nilon, vỏ hoa quả, họ đều nhanh chóng giơ tay đón lấy mặc dù thùng rác ở ngay trước mặt. Những cử chỉ ấy tôi hiểu không chỉ vì phương châm coi “khách hàng là Thượng đế”. Qua ánh mắt, nụ cười của họ, chúng tôi cảm nhận được sự đồng cảm, sẻ chia của những con người giàu lòng trắc ẩn.
Khi vào một làng dệt lụa thủ công trên hồ Inle, khi được biết chúng tôi là những người vừa gặp nạn, chủ cửa hàng lập tức hạ giá 30% cho toàn bộ sản phẩm mà chúng tôi mua. Số tiền thực ra không nhiều nhưng cử chỉ ấy của họ cũng khiến chúng tôi phải xúc động.
Sau 5 ngày, mọi thủ tục đã xong. Air Bagan lại cho xe đưa gia đình tôi  ra sân bay. Ở đây, nhân viên của họ làm tất cả mọi thủ tục cho chuyến bay và chỉ ra về sau khi chúng tôi tạm biệt để vào phòng cách ly.
Từ Myanmar trở về, tôi cứ bâng khuâng và ân hận, vì sao một đất nước chẳng cách xa chúng ta là mấy, một xứ sở có  những người dân  giàu lòng nhân hậu, vị tha như thế mà tôi chưa hiểu biết được bao nhiêu?
Trong cuộc đời chưa bao giờ gặp một tai họa lớn và lại thoát hiểm “ngoạn mục” như vậy, chúng tôi biết ơn Ông Bà, Cha Mẹ  đã ăn ở hiền lành, tu nhân tích đức dù trong biết bao vất vả thiếu thốn  để con cháu bây giờ được hưởng phúc. Tôi xin cám ơn những người dân Myanmar đã giang vòng tay che chở khi gia đình tôi gặp nạn. Tôi cám ơn Air Bagan, đã cư xử đàng hoàng, đầy trách nhiệm trước sự cố chắc chắn họ không hề mong muốn. Và tôi thầm nghĩ, chuyến đi hôm nay của chúng tôi dang dở, nhưng  nhất định sẽ có chuyến đi khác. Một đất nước với những con người như thế xứng đáng để chúng ta khám phá.

Gặp “hạn” với xứ mình

Tôi có một người bạn, do có hoàn cảnh nhiều thuận lợi (chú bác cô dì, anh em con cháu ở nhiều nước trên thế giới) nên anh đã đi khắp nơi trên cả các châu lục Âu, Á, Mỹ, Phi, Úc (chỉ còn thiếu châu Nam Cực). Một hôm, ngồi uống bia, anh dứ dứ ngón tay, bảo tôi: “Ông mà đi ra nước ngoài thì liệu mà giữ lấy cái hộ chiếu. Ông nên nhớ rằng, ông mất tiền bạc, người ta có thể cho ông, nhờ các tổ chức nhân đạo giúp ông. Nhưng nếu mất hộ chiếu thì, … thì,… chỉ có mà bỏ mẹ!”
Tôi nghe “lời răn dạy” mà thoáng có chút ngờ vực.
Vì thế, trong vụ tai nạn máy bay ở Myanmar, khi phát hiện bị mất hộ chiếu (mà lại tận 3 quyển của ba người), tôi thật sự lo lắng.
5Biết chúng tôi là người Việt Nam, ông quản lý khách sạn nơi tôi đang ở cho tôi số điện thoại của một người mà theo ông là nhân viên sứ quán Việt Nam ở Yangoon. Nhưng chủ nhân của số điện thoại này nói đúng là mình làm việc ở sứ quán nhưng không làm công việc về lãnh sự. Ông đã cho chúng tôi số điện thoại của  ông Trần Văn Hoằng, Bí thư thứ nhất, phụ trách công việc này. Liên hệ với ông Hoằng, chúng tôi được ông trả lời, khi nào về Yangoon thì đến sứ quán và “không có gì khó khăn cả, giấy tờ sẽ được cấp ngay thôi”. Nghe lời ông Hoằng mà chúng tôi nhẹ cả người. Anh bạn tôi đã quá bi quan khi nói đến chuyện mất hộ chiếu.
Buổi trưa về tới Yangoon, chúng tôi đã điện thoại cho ông Hoằng và được ông hẹn đến vào buổi chiều.
Chiều hôm đó, tất cả những người cần cấp lại hộ chiếu trong gia đình tôi đã có mặt tại sứ quán Việt Nam ở Myanmar. Cùng đi có một nhân viên của Air Bagan. Vừa bước vào cổng, chúng tôi đã thấy một tấm baner kín bức tường lớn: Nhiệt liệt chào mừng quý khách tới thăm sứ quán Việt Nam ở Myanmar. Thật là thân thiện và mến khách! Nhưng chúng tôi đã lầm, vì chúng tôi không phải đến thăm mà đến xin sự giúp đỡ.
Sứ quán Việt Nam thật khéo chọn người! Bà lễ tân người Myanmar thấy năm sáu người bước vào phòng khách nhưng vẫn mải mê với chiếc điện thoại. Nghe cách nói cười bả lả, chắc đây không phải là chuyện công vụ. Sau khoảng 10 phút, bà mới đặt điện thoại và đến lúc này,  nhân viên của Air Bagan mới có thể nói mục đích chuyến viếng thăm của chúng tôi. Bà gọi điện thoại đi đâu đó, rồi bảo chúng tôi ngồi chờ. Chờ tới 30 phút, không thấy ai ra tiếp, chúng tôi lại điện thoại báo để ông Hoằng biết chúng tôi đã ngồi chờ ngoài văn phòng của sứ quán. Ông Hoằng lại bảo chờ. Lại 30 phút nữa, mới thấy ông Hoằng xuất hiện. Chắc để tiết kiệm thời gian vì “công việc bề bộn” của sứ quán, nhà ngoại giao bỏ qua việc thăm hỏi, an ủi, động viên những đồng bào của mình vừa thoát chết, đưa cho chúng tôi mỗi người 3 mẫu in sẵn tờ giấy khổ A4, yêu cầu chúng tôi khai báo, đồng thời đòi nộp 3 tấm ảnh. Việc này khiến chúng tôi bất ngờ, vì nhà chức trách Myanmar chỉ chuẩn bị cho chúng tôi mỗi người một tấm ảnh để làm việc này. Nhưng ông Hoằng không giải thích gì thêm và quay vào trong với những “công việc bận rộn” của mình.
Rất may, anh  nhân viên của Air Bagan đi theo bảo chúng tôi cứ khai giấy tờ, còn anh ta cùng lái xe đi làm thêm ảnh giúp chúng tôi. Đến khi có thêm mỗi người hai tấm ảnh, vẫn chẳng thấy ai có mặt. Mặc dù chưa hết giờ làm việc nhưng nhân viên lễ tân người Myanmar cũng chẳng thấy đâu. Gần 5 giờ, ông Hoằng mới xuất hiện và hẹn chúng tôi 3 giờ chiều hôm sau gọi điện đến để biết kết quả. Khi chúng tôi thắc mắc sao không được kết quả ngay, ông Hoằng giải thích, còn phải chờ thẩm tra ở trong nước (chắc vì sợ “thế lực thù địch” luồn về trong nước để phá hoại công cuộc xây dựng CNXH?). Nếu xong thì mai có giấy, còn nếu không xong thì phải chờ đến tuần sau (vì ngày mai đã là thứ 6, thứ 7 và chủ nhật sứ quán không làm việc). Chúng tôi trở vể  với bao thất vọng.
Đêm ấy, tôi không ngủ được. Sao có thể yên tâm chờ đợi đến tuần sau trong khi người thì chấn thương, người thì có bệnh mãn tính mà các loại biệt dược mang theo đã mất hết. Tôi buộc phải nhờ đến sự giúp đỡ của ông Nguyễn Vũ Tú, Đại sứ Việt Nam tại Philippin. Có lẽ do sự tác động này, đến 3giờ chiều, điện thoại đến sứ quán, chúng tôi được ông Hoằng trả lời: đã có giấy tờ và hẹn 4 giờ rưỡi đến lấy. Chúng tôi lại thở phào nhẹ nhõm.
Đúng hẹn, 4 giờ rưỡi, chúng tôi có mặt ở sứ quán. Lại được bảo ngồi đợi. Thời gian cứ trôi, nhưng không thấy ai ra tiếp. Đến 5 giờ kém 10 phút, một kết quả không mấy tốt đẹp đã hiện ra trước mắt: 5 giờ, ông Hoằng sẽ xuất hiện mang theo 3 giấy thông hành, nhưng chúng tôi không thể nhận vì nhân viên thu tiền lệ phí đã ra về vì hết giờ làm việc. Sự cố gắng giúp đỡ của ông Nguyễn Vũ Tú có thể không có tác dụng. Lúc này, tôi lại nhớ tới lời “đe dọa” của anh bạn và cảm thấy anh ấy chưa nói hết sự nguy hiểm khi mất hộ chiếu. Tôi cảm thấy việc mất hộ chiếu còn đẩy tôi vào tình cảnh “trên cả bỏ mẹ”.
45 giờ kém 5, tôi quyết định phải hành động gấp nếu không muốn nằm chờ thêm mấy ngày nữa. Tôi kín đáo lên tầng 2 của văn phòng sứ quán tìm đến phòng làm việc của đại sứ Chu Công Phùng  cầu cứu. Rất may, cửa phòng làm việc mở, ông Phùng đang ngồi viết, tôi “liều mạng” bước vào tự giới thiệu. Ông Phùng vồn vã đứng dậy bắt tay và mời tôi ngồi. Tôi vội cám ơn hết lòng vì sự giúp đỡ của ông Phùng. Sau khi biết tôi đang ở khách sạn do sự sắp xếp của Air Bagan, ông Phùng bảo tôi: “Chúc mừng bác và gia đình đã may mắn thoát khỏi hiểm nghèo. Thế bác đã nhận được đầy đủ giấy tờ rồi chứ?” Ông Phùng vô cùng ngạc nhiên khi tôi nói cho đến nay tôi chưa nhìn thấy những giấy tờ này như thế nào. Ông Phùng vội đưa tôi sang phòng làm việc bên cạnh của ông Trần Văn Hoằng – Bí thư thứ nhất phụ trách công tác lãnh sự.
Cửa mở, tôi thấy ông Hoằng tay đang di chuột máy vi tính, trên mặt bàn có mấy tấm phôi giấy thông hành. Sau khi nghe ông Phùng hỏi: “Giấy tờ của bác Giao đã làm xong rồi chứ?” Ông Hoằng vội rời máy vi tính và trả lời: “Xong bây giờ đây”! Lúc này là đúng 5 giờ. Lúc đó ông Hoằng mới viết tên, dán ảnh vào những tờ giấy thông hành chuẩn bị cấp cho chúng tôi. Ông Phùng vội xin lỗi vì đang dở việc gấp và nói tôi ngồi chờ. Khoảng 15 phút sau ông Phùng quay lại, gọi người pha nước và hỏi thăm về hoàn cảnh xảy ra tai nạn, về việc được bảo hiểm đền bù. Tôi cám ơn và trả lời ông Phùng: “Hôm qua, khi họp bàn về vấn đề bảo hiểm, Air Bagan đã mời sứ quán các nước có công dân trên máy bay gặp nạn đến dự. Các sứ quán đều đã cử người đến để sẵn sàng bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho công dân nước họ nhưng sứ quán Việt Nam không có mặt.” Tôi cũng không quên nói để ông Phùng yên tâm, mặc dù thế chúng tôi đã được “ăn theo” công dân của các nước “Tư bản giãy chết” nên vấn đề bảo hiểm không có gì khó khăn.
Khi ông Hoằng viết xong mấy giấy thông hành liền bảo tôi sang nộp lệ phí. Ông Phùng chính là người đã dẫn tôi đến nơi làm việc của bộ phận hành chính (có lẽ ông Phùng đã yêu cầu họ ở lại dù thời gian làm việc đã hết từ lâu). Nhân đây, một lần nữa, gia đình chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến ông Chu Công Phùng – Đại sứ Việt Nam ở Myanmar. Tôi nộp lệ phí và nhận giấy thông hành. Nhân viên của Air Bagan vẫn chờ tôi ở tầng dưới. Lúc ấy đã là 6 giờ 30 phút.
Nhờ ba giấy thông hành này chúng tôi mới có thể trở về nước vào ngày Chủ nhật 30/12/2012.
Để các bạn hiểu thêm niềm sung sướng của một người dân trong một đất nước có độc lập tự do mà chúng ta vẫn đang tự hào, tôi xin kể hai câu chuyện xảy ra trong chuyến đi này:
- Câu chuyện thứ nhất: Bà thông gia người Úc của tôi cùng với cô con gái cũng bị mất hộ chiếu. Bà không may mắn như tôi vì sứ quán Úc đang đóng cửa nghỉ lễ. Nhưng chỉ một cuộc điện thoại vào đường dây nóng của Bộ Ngoại giao Úc, bà đã kéo được người phụ trách lãnh sự trở về nhiệm sở và nhận được hộ chiếu sau 2 giờ đồng hồ (Hộ chiếu chứ không phải giấy thông hành).
- Câu chuyện thứ hai: Từ khi đi cùng chúng tôi tới sứ quán Việt Nam để nhận giấy thông hành, nhân viên của Air Bagan đã qua điện thoại giữ liên lạc với cơ quan xuất nhập cảnh của Myanmar và yêu cầu họ ở lại sau giờ làm việc chờ giấy thông hành của chúng tôi đóng dấu xác nhận đã nhập cảnh (có như vậy khi ra sân bay chúng tôi mới có thể làm thủ tục xuất cảnh). Sau khi nhận được giấy thông hành lúc 6 giờ 30 phút nhân viên của Air Bagan đã đến cơ quan XNC làm thủ tục (chúng tôi ngồi chờ trên ô tô, không cần có mặt). Nhưng rất tiếc người nhân viên này quên không mang theo ảnh của chúng tôi. Anh ta trở về báo với chúng tôi 9 giờ sáng hôm sau cần có mặt tại khách sạn để cơ quan XNC Myanmar cho người đến chụp ảnh và họ sẽ trả lại giấy tờ sau khi hoàn tất.
Vì sao ông Hoằng đã hành xử như vậy với chúng tôi – những người đồng bào của ông đang gặp hoạn nạn ở nơi đất khách quê người? Điều ấy chỉ có Trời biết, Đất biết và ông Hoằng biết.
Dương Đình Giao
1200 đường Láng, Hà Nội.
ĐT 0983 240446.

1516. TRUNG QUỐC: VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH MỚI

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ sáu, ngày 28/12/2012

TRUNG QUỐC: VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH MỚI

(Tạp chí Time)
Sau những năm tương đi mở cửa, Bắc Kinh đang đẩy lùi cải cách. Các công ty nước ngoài chán nản nói rng sân chơi này chống lại họ.
Sau khi thống nhất Trung Quốc vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, vị hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Tần đã chuyển sự chú ý đáng sợ sang một trong những vấn đề kinh niên của đất nước Trung Hoa: dân du cư cướp bóc đến từ các vùng thảo nguyên Trung Á. Nhà Tần đã bắt đầu xây dựng một bức tường thành bảo vệ trải dài dọc theo đường biên giới phía Bắc của đế chế này nhằm giữ an toàn cho những, người giàu khỏi những kẻ man rợ. Công trình đồ sộ này được biết đến là Vạn lý trường thành, một biểu trưng cho sự tinh thông kỹ thuật, các nguồn lực vĩ đại của đất nước này và trên hết là thái độ của nó đối với thế giới bên ngoài.
Vạn lý trường thành hiện nay là một dãy tường dài trong tình trạng đổ nát, nhưng tinh thần ẩn chứa đằng sau nó vẫn là một nhân tố quyết định trong việc hoạch định chính sách của Trung Quốc. Dưới sự lãnh đạo của đang Cộng sản theo đường lối cứng rắn. Nền kinh tế Trung Quốc đã đóng cửa với các nhà tư bản nước    ngoài. Điều đó đã thay đổi vào đầu những năm 1980 với các cuộc cải cách thị trường tự do đã làm xuất hiện sự thần kỳ kinh tế của đất nước này. Người nước ngoài hiện nay đang phải đối mặt với Vạn lý trường thành mới, một bức tường thành không phải bao gồm đất và đá mà chứa đựng những quy chế và giới hạn, do một đội ngũ các quan chức bảo hộ trông coi và được nhằm vào việc kiểm soát sự tiếp cận thị trường tiêu dùng sinh lợi của Trung Quốc và làm nghiêng sân chơi này gây bất lợi cho các doanh nghiệp quốc tế. Một số công ty thậm chí đang đe dọa đầu tư sang nơi khác. Trong một cuộc điều tra gần đây thực hiện bởi Phòng thương mại Liên minh châu Âu ở Trung Quốc, 42% người trả lời nói rằng họ tin là các chính sách của chính phủ đối với các công ty nước ngoài ít công bằng hơn chúng đã có cách đây 2 năm, và họ không trông chờ tình hình này cải thiện: 43% nói họ cho rằng sự phân biệt đối xử với họ sẽ trở nên tồi tệ hơn vào 2 năm tới. Họ có thể không chờ đợi để tìm thấy: 22% nói rằng họ đang cân nhắc việc chuyển đầu tư mới của họ từ Trung Quốc sang các nước khác. Joerg Wuttle, một cố vấn đóng tại Bắc Kinh của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế nói: Các công ty đang ngày càng suy tính lại liệu họ có nên hay không đặt tiền của họ vào Trung Quốc. Bạn hãy nhìn ra ngoài cửa xe, và bạn nhìn thấy nhiều rào chắn hơn nữa”.
Điều đó là không tốt cho Trung Quốc hay cho thế giới. Bất chấp sự tăng trưởng ấn tượng của mình, Trung Quốc đang hết sức cần công ăn việc làm, chuyên môn và công nghệ mà các công ty nước ngoài mang lại. Mỹ và châu Âu, vẫn đang vận lộn để nổi lên từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, đang trông chờ vào Trung Quốc thu hút hàng xuất khẩu của họ và mang lại một sự thúc đấy quan trọng đối với các nền kinh tế của họ. Với quá nhiều điều đang gặp rủi ro, các đối tác thương mại của Bắc Kinh đang ngày càng lên tiếng nhiều hơn về sự bất bình của họ. Kevin Brady, chủ tịch Tiểu ban thương mại Hạ viện Mỹ đã phát biểu trong một bài diễn văn hồi tháng 6: “Trung Quốc phải giải quyết những rào cản tiếp cận thị trường đã có từ lâu. Chúng ta không nên do dự trước việc theo đuổi các quyền lợi của chúng ta”. Trong khi đó, các doanh nghiệp châu Âu thúc giục chính phủ họ tạo ra một mặt trận thống nhất đối với Trung Quốc về việc tiếp cận thị trường. Tình trạng căng thẳng này sẽ chỉ sâu sắc thêm khi các công ty Trung Quốc mở rộng tầm với của họ. Nếu Trung Quốc mong đợi những cánh tay rộng mở ở nước ngoài đối với các doanh nghiệp của họ, thì nước này sẽ phải chịu áp lực gia tăng buộc phải mang lại những điều tương tự ở trong nước.
Hãm phanh

Kinh nghiệm về Trung Quốc của một công ty nước ngoài phụ thuộc vào loại hình kinh, doanh mà nó hoạt động, Những công ty trong các ngành công nghiệp danh tiếng mà chính phủ xem là quan trọng đối với tương lai Trung Quốc có thể thường phải đối mặt với sự chống đối quan liêu cứng rắn nhất. Các nhà sản xuất ô tô nước ngoài luôn luôn phải đối mặt với những hạn chế khắc nghiệt. Họ chỉ có thể xây dựng các nhà máy ở Trung Quốc dưới hình thức liên doanh với các đối tác địa phương, và trong hầu hết các trường hợp, đối tác đó là chính phủ, do nền công nghiệp sản xuất ô tô của Trung Quốc bị các doanh nghiệp sở hữu nhà nước chi phối. Một nhà sản xuất xe ô tô khi đó cần sự chấp thuận từ Bắc Kinh chỉ để tăng khả năng sản xuất. Bất chấp những giới hạn đã lỗi thời này – Ấn Độ, Inđônêxia và các thị trường lớn đang nổi lên khác cho phép các công ty sản xuất ô tô nước ngoài sở hữu 100% vốn – những công ty nhảy vào thị trường Trung Quốc ban đầu đã xây dựng các doanh nghiệp lớn. Một ví dụ điển hình, năm 2011, General Motors đã bán được một mức kỷ lục 2,5 triệu chiếc xe ô tô ở Trung Quốc, khiến gã khổng lồ này của Mỹ trở thành nhà sản xuất xe ô tô nước ngoài số 1 ở thị trường xe ô tô lớn nhất thế giới này.
Tuy nhiên, các công ty hiện nay đang cố gắng bước vào thị trường này, như Chrysler, có thể tìm thấy một con đường gập ghềnh hơn nhiều. Rõ ràng là lo sợ rằng các công ty sản xuất ô tô nước ngoài thống trị thị trường địa phương, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã tìm cách làm họ phát triển chậm lại bằng việc khiến cho việc giành được những sự chấp thuận cần thiết ngày càng khó khăn hơn. Không thể được bật đèn xanh cho một liên doanh đã được đề xuất của mình, Tập đoàn công nghiệp nặng Fuji của Nhật Bản, nhà sản xuất những chiếc xe Subaru, hồi tháng 5 đã tuyên bố rằng công ty này đã ngừng vô thời hạn các kế hoạch về một trung tâm sản xuất của Trung Quốc. Michael Dunne, chủ tịch công ty tư vấn về ô tô có trụ sở tại Hồng Công Dunne&Co nói: “Những thứ đã từng dễ dàng đang ngày càng ít dễ dàng hơn”. Các nhà sản xuất ô tô nước ngoài “phải làm việc chăm chỉ hơn để đạt được những gì họ muốn. Sự tiếp cận tự do không phải là một phần của phương trình”.
Kể từ đầu năm 2011, chính phủ đã khuyến khích các nhà sản xuất ô tô nước ngoài mở các thương hiệu địa phương Trung Quốc nếu như họ muốn sự chấp thuận đối với việc tăng năng lực sản xuất. Nhiều công ty đã tuân theo. Họ cũng có thể phải cam kết sản xuất những chiếc xe ô tô điện hay thân thiện với môi trường khác nhằm phát triển hơn nữa, có thể là với mức độ quyền sở hữu cao hơn về các công nghệ quan trọng dành cho các đối tác Trung Quốc của họ. Với các công ‘ty đang phát triển mạnh ở thị trường Trung Quốc, các quan chức nhà nước trở nên xâm lấn nhiều hơn trong các yêu cầu của họ. Volkswagen, một trong những bên tham gia nước ngoài lớn nhất ở Trung Quốc, hồi tháng 4 đã tuyên bố rằng công ty này sẽ xây dựng một nhà máy trị giá 210 triệu USD ở khu vực Tân Cương xa xôi phía Tây. Hành động này được quảng cáo là một sự khởi đầu hàng đầu ở một thị trường mới đầy hứa hẹn, nhưng các nguồn công nghiệp nói rằng gã khổng lồ sản xuất xe ô tô của Đức này chịu áp lực từ chính phủ phải đầu tư vào khu vực sa mạc xa xôi như một phần trong những kế hoạch của Bắc Kinh thúc đẩy sự phát triển ở đó.
Trong trả lời bằng văn bản những câu hỏi do Tạp chí Time đưa ra, ủy ban phát triển và cải cách quốc gia (NDRC) đã tuyên bố rằng: “Trung Quốc không có ý định làm chậm lại sự phát triển của các nhà sản xuất ô tô nước ngoài ở thị trường Trung Quốc”.
Những nhà quán quân quốc gia
Công bằng mà nói thì Vạn lý trường thành mới có thể chỉ đơn giản là một sự phản ứng lại những năm tháng mở cửa đáng lưu ý. Sau khi Đặng Tiểu Bình cho thế giới cơ hội tiếp cận với Trung Quốc vào đầu những năm 1980, những giới hạn đối với các công ty nước ngoài dần dần được giảm bớt. Quá trình đó đã gia tăng sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2001, khi Bắc Kinh chào đón các công ty mang đến vốn, công ăn việc làm và công nghệ. Theo Hội nghị của LHQ về thương mại và phát triển, các công ty quốc tế đã đáp trả bằng cách đổ hơn 710 tỷ USD đầu tư trực tiếp vào đất nước này. Trong những năm gần đây, những ưu tiên quốc gia của Trung Quốc đã thay đổi: nước này có rất nhiều Vốn địa phương và muốn xây dựng những thương hiệu phát triển ở trong nước – “các nhà quán quân quốc gia” – và nuôi dưỡng các ngành công nghiệp công nghệ cao. Derek Scissors, một chuyên gia về Trung Quốc tại Heritage Foundation nói: “Đường hướng ở Bắc Kinh là chính phủ đã bị những người nước ngoài đẩy đi quá xa và quá nhanh” về tự do hóa.
Bắc Kinh đang phải lùi lại. Ban lãnh đạo hiện nay, dưới quyền của Chủ tịch Hồ Cấm Đào, đã tỏ ra là thụt lùi về các vấn đề kinh tế, mở rộng sức mạnh của các doanh nghiệp sở hữu nhà nước và cho phép cuộc cải cách ngừng lại. Christian Murck, chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) ở Trung Quốc nói rằng: “Tôi không nghĩ rằng đã có các biện pháp mở cửa thị trường đáng kế về thương mại trong 5 năm qua”.
Kết quả là các doanh nghiệp nước ngoài tự nhận thấy mình bị rối tung trong thói quan liêu giấy tờ hành chính trong khi các đối thủ địa phương của họ tiến nhanh về phía trước. Trên khắp các ngành công nghiệp, 68% công ty trả lời một cuộc điều tra của AmCham thực hiện hồi tháng 3 nói rằng những đòi hỏi về cấp phép của chính phủ đang làm chậm lại sự mở rộng của họ ở Trung Quốc, trong khi chỉ 22% tin rằng các giấy phép được cấp cho các công ty nước ngoài và các công ty Trung Quốc là theo những điều kiện bình đẳng.
Trong lĩnh vực tài chính, nhiều rào cản quan liêu đã cản trở sự tiên bộ. Bất chấp mạng lưới các chi nhánh đang mở rộng, các ngân hàng nước ngoài có chưa đầy 2% tài sản ngân hàng quốc gia, một phần bởi vì quá trình điều chỉnh phức tạp và tiêu tốn thời gian để đạt được sự chấp thuận của chính phủ mở những chi nhánh hay đưa ra các sản phẩm mới. Theo một báo cáo vào tháng 4 từ AmCham ở Trung Quốc, các công ty bảo hiểm quốc tế “tiếp tục đối mặt với các rào cản tiếp cận và mở rộng thị trường”, bởi vì các hãng địa phương “tiếp tục được ưu đãi về quy chế … tạo điều kiện thuận lợi để họ được hưởng lợi gây hại cho các hãng bảo hiểm do nước ngoài đầu tư”. Bản báo cáo này lưu ý rằng các nhà bảo hiểm nước ngoài thường phải đối mặt với những sự trì hoãn kéo dài để nhận được giấy phép mở các chi nhánh và các giấy phép cần thiết khác. Do đó, thị phần của họ dần giảm tử 6% vào năm 2004 xuống còn 3,1% vào năm 2011.
Các doanh nghiệp nhỏ cũng không tránh khỏi những phiền nhiễu của bộ máy hành chính quan liêu. Claudia Masuger, một chủ doanh nghiệp Thụy Sĩ, đã mở công ty đầu tiên của bà ở Trung Quốc vào năm 2008, một công ty nhập khẩu rượu tên là MQ Wines. Khi bà cố gắng mở một chuỗi cửa hàng bán rượu gọi là Cheers, bà đã nhận ra rằng công việc giấy tờ cần thiết để khởi đầu mọi công ty đã tăng về số lượng và trở nên phức tạp hơn. Bà thậm chí đã phải làm một bài kiểm tra trực tuyến về kinh doanh ở Trung Quốc – bằng tiếng Trung Quốc, Bà nói rằng những quy định hải quan đã bị thay đổi một cách thất thường hơn, khiến phải mất thêm thời gian để sản phẩm của bà được bước vào đất nước này. Trong số 70 người bà thuê làm việc tại hai công ty của bà, thì có 3 người xử lý các vấn đề với bộ máy nhà nước. Bà nói: “Vấn đề lớn nhất chúng tôi gặp phải thường liên quan đến chính phủ.
Các doanh nghiệp nước ngoài phàn nàn về sự đổi xử tồi tệ là có hại cho họ. Những người công khai chỉ trích các chính sách điều chỉnh của Trung Quốc thường trở thành mục tiêu của các quan chức đầy hận thù. Sự trả đũa phổ biến tới mức Michael Punke, đại sứ Mỹ tại WTO, trong một bài diễn văn vào tháng 11/2011, đã thẳng thừng yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc thổi còi phạt. Ông nói: “Các đối tác thương mại của Trung Quốc đã nghe từ các doanh nghiệp của họ vào quá nhiều dịp rằng các nhà quản lý Trung Quốc đe dọa từ chối những sự phê chuẩn cần thiết hay thực hiện các hành động trả đũa khác nhằm vào các công ty nước ngoài nếu họ công khai lên tiếng chống lại các chính sách có vấn đề của Trung Quốc hay bị xem là sự đáp ứng có tính chất hợp tác với những nỗ lực của chính phủ họ nhằm thách thức những chính sách đó”.
Trong lời phúc đáp Tạp chí Time, NDRC đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc “luôn luôn coi việc sử dụng đầu tư nước ngoài như một phần quan trọng của chính sách quốc gia cơ bản”. Cơ quan này nói rằng họ “đang tiếp tục cải thiện hệ thống thị trường để mang lại một môi trường đầu tư công bằng, ổn định và minh bạch cho các nhà đầu tư nước ngoài” và khẳng định rằng “không có một trường hợp nào cho thấy các rào cản quy chế đối với các doanh nghiệp nước ngoài đã tăng lên”.
Những chiếc áo gió
Các công ty nước ngoài thâm nhập các ngành công nghiệp mà Chính phủ Trung Quốc cho là chiến lược đang vấp phải những vấn đề thậm chí còn lớn hơn. Hãy thử hỏi Wolfgang, Jussen. Vào năm 2009, Jussen đã trở thành giám đốc điều hành một công ty liên doanh đặt tại Trung Quốc giữa công ty năng lượng gió của Đức REpower (hiện nay là chi nhánh của công ty Suzlon Ấn Độ) và một công ty công nghiệp Trung Quốc, hy vọng bán các tuốc bin tiên tiến ở thị trường Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng. Tuy nhỉền, Bắc Kinh muốn để cho địa phương phát triển các tuốc bin gió và tìm các cách để thiên vị các nhà sản xuất Trung Quốc. Công ty liên doanh REpower, được thành lập năm 2006, đã nhảy qua một rào cản lớn – một đạo luật đòi hỏi các tuốc bin cho những dự án mới ở Trung Quốc phải có 70% linh kiện được sản xuất ở địa phương. Luật này, sau đó đã bị bãi bỏ, buộc REpower phải xây dựng một dây chuyền cung cấp rộng lớn ở Trung Quốc.
Cuối cùng, nỗ lực đó hầu như không tạo được sự khác biệt nào. Jussen nói rằng ông đã rơi vào một quá trình mua sắm của chính phủ được dựng lên nhằm thúc đẩy các bên tham gia địa phương. Bằng việc coi giá cả là tiêu chuẩn hàng đầu cho việc bỏ thầu các dự án cánh đồng gió mới và lớn, chính phủ đã loại bỏ lợi thế của các nhà sản xuất nước ngoài về chất lượng và công nghệ, ủng hộ các nhà sản xuất Trung Quốc có thể đưa ra những mức giá thấp hơn bởi vì quy mô lớn hơn hay vì các nhân tố khác. Những hợp đồng thường rơi vào tay các doanh nghiệp sở hữu nhà nước, mà bản báo cáo của AmCham năm 2011 đã nói là “thống trị thị trường bằng việc cạnh tranh với những sự bỏ thầu giá thấp nhờ vào những khoản trợ cấp chính phủ hào phóng”. Jussen nói rằng REpower đã bị cản trở một cách hiệu quả. Vào năm 2010, nhà máy của REpower ở Trung Quốc đã ngừng sản xuất các tuốc bin, và năm ngoái công ty này đã quyết định bán cổ phần của mình trong công ty liên doanh Trung Quốc này. jussen đã ra về vào tháng 3. Ông nói: “Họ bảo vệ thị trường của chính họ. Đó là chính sách nhà nước khi mà họ đã quyết định đây là một ngành công nghiệp chiến lược, chúng tôi muốn nắm quyền kiểm soát thị trường của chính chúng tôi, và rồi thì chúng tôi đang vươn ra toàn cầu”.
Các doanh nghiệp nhà nước đầy quyền lực về chính trị là một rào cản cao ngất đối với doanh nghiệp nước ngoài do họ có thể có được sự bảo vệ đặc biệt từ chính phủ. Vào tháng 7, một tiểu ban thuộc WTO quyết định rằng các quy tắc của Trung Quốc đã vi phạm những nguyên tắc của tổ chức này do buộc các thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ bằng đồng tiền địa phương được phát hành ở Trung Quốc phải sử dụng mạng lưới thanh toán của Trung tâm chuyển mạch thẻ Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước China Union-Pay, giới hạn khả năng các thẻ Visa và MasterCard mở rộng sang thị trường này. Nhiều công ty nhà nước cũng nhận được những khoản trợ cấp lớn, từ sự tiếp cận đất giá rẻ đến khoản tín dụng lớn, chi phí thấp. Scissors thuộc tổ chức Heritage Foundation đã nói với một ủy ban quốc hội Mỹ hồi tháng 7 rằng phần lớn trong số họ “có thể không bao giờ bị vượt qua vì họ không thể bị phá sản. Một công ty đang suy tính về thị trường Trung Quốc cần phải nhận ra rằng điều đó gây nản chí”.
Quan điếm của Trung Quốc về môi trường cho doanh nghiệp nước ngoài là hoàn toàn khác. Các nhà hoạch định chính sách đã làm rõ rằng họ không cho là các công ty nước ngoài phải đối mặt với những giới hạn không công bằng về các hoạt động của họ ở Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân hồi tháng 6 đã nói: Các công ty quốc tế “nhận được sự đối xử quốc gia, và không có cái gì được gọi là sự phân biệt đối xử”. “Trên thực tế, các công ty nước ngoài,đã được đối xử thiên vị hơn là bất công trong một thời gian dài. Với các công ty Trung Quốc phát triển mạnh mẽ hơn, các công ty nước ngoài phải thích nghi với tình hình mới của một sân chơi ngang bằng với những người đồng nhiệm của họ ở Trung Quốc”.
Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc cần phải nhìn nhận sự thất vọng của nước ngoài một cách nghiêm túc – vì lợi ích của chính họ. Với mức lương đang tăng nhanh chóng và các thị trường mới nổi khác như Inđônêxia đang phát triển hấp dẫn hơn, Trung Quốc đang phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt hơn giành vốn của thế giới. Trong khi đầu tư trực  tiếp nước ngoài ở Trung Quốc vẫn đều đặn – đạt 124 tỷ USD vào năm 2011, tăng 8% so với năm 2010 – những kẻ mọi rợ ở cánh cổng cuối cùng có thể đi khỏi đó. Nếu Vạn lý trường thành mới không phải gánh chịu một số phận tương tự như Vạn lý trường thành cũ, thì nó cuối cùng có thể gây trở ngại cho những người giàu mà Trung Quốc vẫn cần./.

1517. Này ông John Kerry, hãy trả tự do cho Lê Quốc Quân

The Economist

Vị ngoại trưởng kế tiếp của Mỹ: Này ông John Kerry, hãy trả tự do cho Lê Quốc Quân

Tác giả: M.S.
Người dịch: Thủy Trúc
28-12-2012
VIET NAM-SEN. KERRY W/VIET KIDS
Sẽ quan trọng tới mức nào nếu nước Mỹ có một vị ngoại trưởng xuất sắc? Tôi quả thật không biết. Nói như thế này đi: Hãy thử nghĩ về bất cứ một sự nghiệp nào mà chính nước Mỹ đã theo đuổi trong 50 năm qua. Nào, nếu bạn lên danh sách 10 nguyên nhân hàng đầu khiến Mỹ quyết định theo đuổi cái sự nghiệp đó, thì liệu các nỗ lực ngoại giao của bất kỳ một quốc gia nào khác có được đưa vào danh sách nguyên nhân ấy không? Trong một số trường hợp, có lẽ có. Nhưng không thường xuyên. Bây giờ, bạn hãy đảo lại hai cực ấy. Đấy là lý do vì sao mà tôi rất hoài nghi về chất lượng hoạt động ngoại giao của Mỹ, tôi không tin rằng nó luôn có ảnh hưởng lớn đối với những gì các nước khác quyết định làm. Sự bất tài, khoác lác và đáng ghét, có thể khiến bạn chuốc lấy sự thù địch một cách không cần thiết, nhưng cho dù chính sách ngoại giao của bạn là xuất sắc hay kém cỏi, thì có lẽ cũng không chắc là bạn sẽ thuyết phục được các quốc gia khác nhanh chóng thay đổi quyết định của họ về các chính sách lớn, ví dụ như là chính sách theo đuổi phát triển năng lực hạt nhân.
Hãy nói về việc ông John Kerry được bổ nhiệm. Blake Hounshell cho rằng ông Kerry rất có tiềm năng là “sự lựa chọn tốt để làm ngoại trưởng cho nhiệm kỳ thứ hai của Obama”, nhưng ông ấy nói như thế vì những lý do tôi không muốn chia sẻ. Ông ấy nghĩ Kerry có thể làm tốt công việc đàm phán, thương lượng giữa phe Taliban và chính quyền Afghanistan; tôi thấy hình như ông ấy sẽ làm cho từng chuyện nhỏ của hai bên đều khác hẳn nhau đi (make every bit as much difference), như Henry Kissinger đã từng làm hồi đàm phán hai miền Bắc và Nam Việt Nam. Về chuyện Iran, Blake Hounshell nghĩ ông Kerry sẽ “khai thác kiệt cùng các lựa chọn” trước khi đặt bút ký ủng hộ một chiến dịch ném bom; tôi hy vọng điều này đúng, và sự lựa chọn đó sẽ được thu xếp để kéo dài tới ít nhất là năm 2017, là khi vị ngoại trưởng kế tiếp Kerry có thể đặt lại vấn đề này. Về chuyện Bắc Triều Tiên, Blake Hounshell hy vọng ông Kerry sẽ “nghiên cứu khả năng gặp gỡ”, nghe có vẻ là một ý tưởng hay mà chúng ta không nên trông đợi là sẽ tạo ra được nhiều kết quả hơn so với lần trước. Về chuyện Syria, ngay cả ông Hounshell cũng phải dùng cụm từ “nhiệm vụ bất khả thi” và hy vọng sẽ có một chiến lược nào đấy, chỉ cần “ít tệ hại hơn” là được. Cuối cùng, về vấn đề Israel-Palestine, ông Hounshell cho rằng những diễn biến tồi tệ trong suốt bốn năm qua xuất phát từ sự lơ là của Hillary Clinton, điều này tôi không hiểu lắm, và ông có một niềm hy vọng táo bạo rằng ông Kerry “ít nhất sẽ làm ra vẻ như là chính quyền Obama đã có chiến lược”.
Mặt khác, ở tầm vi mô, tôi nghĩ đôi khi việc ai làm ngoại trưởng cũng có thể tạo ra một sự khác biệt lớn. Một lần nữa, lấy ông John Kerry làm ví dụ. Có một quốc gia nơi Mỹ có ảnh hưởng đáng kể, nơi John Kerry đặc biệt có ảnh hưởng kỳ lạ, và là nơi các hành động can thiệp bằng ngoại giao của Mỹ thường xuyên có ảnh hưởng rất tích cực đến vấn đề nhân quyền, ít nhất là của những cộng đồng nhỏ. Nơi ấy là Việt Nam. Ông Kerry, con người được mang cái danh hiệu từ- cựu-chiến-binh-trở-thành-phản-chiến, cực kỳ được yêu mến ở Việt Nam, được ca tụng khắp nơi nhờ vai trò chủ chốt mà ông cùng John McCain đã đóng trong những năm 1990, trong việc giải quyết vấn đề POW-MIA (tù binh chiến tranh và người Mỹ mất tích – ND) và tái thiết lập quan hệ ngoại giao và mậu dịch. Ông không chỉ có những mối quan hệ trực tiếp, rất hữu hảo với các nhà lãnh đạo cộng sản của Việt Nam, mà cá nhân ông cũng là người rất nổi tiếng. Hình ảnh ông trong các tài liệu tuyên truyền được trưng bày trong hàng loạt bảo tàng Việt Nam, ca tụng những gì mà chính quyền Mỹ đưa ra như là hành động đền bù của Mỹ cho những chính sách ương ngạnh của họ thời chiến tranh, cùng với việc Việt Nam lại nổi lên như một thành viên được cộng đồng quốc tế công nhận và có một mối quan hệ thân thiết đến khó chịu, có phần hơi tíu tít, với Mỹ.
Điều đó sẽ đặt ông Kerry vào một vị thế tuyệt vời để vận động cho những thay đổi tuy nhỏ nhưng rất có ý nghĩa trong chính sách của Việt Nam, chẳng hạn như trả tự do cho luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân, người mà Việt Nam vừa bắt hôm thứ năm vừa qua với tội danh trốn thuế.
Chúng ta hãy hiểu rõ việc này: Lê Quốc Quân không bị tù vì trốn thuế. Đây là lần thứ ba anh bị giam giữ. Lần đầu, anh bị bắt vào năm 2007 khi từ Mỹ trở về nước, vì anh đã cả gan nhận một học bổng để theo học về dân chủ ở Học viện Dân chủ Quốc gia. Sau khi về Việt Nam, anh liên tục bảo vệ cho những người bất đồng chính kiến và các blogger trước tòa, biểu tình đòi tự do thờ nguyện Công giáo và chống Trung Quốc, và tham gia các hoạt động chính trị khác nhau, đều gây bực tức cho chính quyền. Lần này anh bị giam vì Việt Nam đang tiến hành một chiến dịch xử lý blogger, rõ ràng là có liên quan đến tình hình kinh tế tối tăm của đất nước, các vụ bê bối tham nhũng, tranh giành quyền lực, trong cái thế giới mà quan hệ chính phủ-doanh nghiệp đan xen xoắn xuýt, và sự bất mãn ngày càng gia tăng.
Ở Việt Nam hiện có rất nhiều người bất đồng chính kiến bị tù. Mỹ sẽ không thể khiến Việt Nam phải ngừng hành động bắt bớ người bất đồng chính kiến; Đảng Cộng sản không thích tự sát về chính trị. Mỹ cũng sẽ không thể buộc Việt Nam phải cho phép công dân Việt Nam được làm tất cả những gì họ muốn trên Internet. Nhưng Việt Nam phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, phụ thuộc vào sự hỗ trợ về cả quân sự lẫn ngoại giao của Mỹ trong cuộc chiến của Việt Nam với Trung Quốc quanh vấn đề chủ quyền trên Biển Đông. Điều đó khiến Mỹ có thể tuyên bố rõ rằng, Việt Nam sẽ trả một cái giá nhất định, khi vừa bị khó xử vừa bị giảm hỗ trợ, nếu họ đi vượt khỏi những giới hạn thông thường nào đó trong việc họ đàn áp người bất đồng chính kiến. John Kerry, với những ưu điểm có được từ các phẩm chất riêng, đang ở một vị thế có thể vạch ra những giới hạn đó, phần nào mạnh mẽ hơn một ngoại trưởng nào đó khác vốn không được Việt Nam xem như anh hùng trong sự nghiệp hòa giải Việt-Mỹ. Ông nên tận dụng vị thế này để cố gắng đưa Lê Quốc Quân và một số nhà hoạt động dân chủ bạn hữu ra khỏi nhà tù. Và tôi hơi lạc quan mà cho rằng ông sẽ làm việc đó.
Nguồn: The Economist

1518. Tướng Nguyễn Chí Vịnh: Không quên lợi ích quốc gia nhưng ý thức hệ cộng sản chi phối ứng xử với Trung Quốc

7“Trước đây tôi đã nói về vấn đề này và bây giờ vẫn nói rằng những cuộc biểu tình đó là không nên. Để đối phó với tình hình phức tạp trên biển Đông hiện nay, chúng ta cần một sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và Nhà nước cũng như giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.”
* Vậy yếu tố “ý thức hệ” có liên quan như thế nào trong việc giải quyết những vấn đề tồn tại giữa Việt Nam – Trung Quốc, đặc biệt là vấn đề tranh chấp trên biển?
- Rõ ràng di sản quý báu hàng đầu mà Việt Nam và Trung Quốc có được chính là sự tương đồng ý thức hệ. Điểm tương đồng đó đã tạo ra mối quan hệ đặc biệt giữa ta và Trung Quốc, nhất là thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nền tảng di sản đó chi phối cách ứng xử của hai nước …”
“… những người có trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, quân đội không một ai chịu để mất chủ quyền lãnh thổ cả. Người dân phải tin vào điều đó.” (vì sao phải tin, hãy hành động để người dân tin chứ????)
Tuổi trẻ

Không ai quên lợi ích quốc gia, dân tộc

TT - “Ước mong của tôi có lẽ cũng nằm trong ước mong chung của mọi người Việt Nam, đó là sang năm 2013 đất nước ta tiếp tục ổn định, nền kinh tế ấm hơn và hòa bình ở biển Đông”.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (thứ trưởng Bộ Quốc phòng) tâm sự như trên trong cuộc trò chuyện trước thềm năm mới với Tuổi Trẻ.

Một trật tự đa cực đang dần rõ nét
* Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi cách đây vừa tròn một năm, khi nhận định về an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và đặc biệt là Đông Nam Á, ông nói rằng nguy cơ lớn nhất chính là một cuộc chạy đua vũ trang mới, một cuộc chiến tranh lạnh mới và một chiến lược “ngoại giao pháo hạm” mới của các nước lớn khi triển khai sự can dự của họ. Trong năm qua đã có những diễn biến gì mới xung quanh vấn đề này?
- Chúng ta đã và đang chứng kiến sự can dự một cách mạnh mẽ, khẩn trương và hết sức quyết liệt của các nước lớn vào khu vực, làm cho tình hình khu vực thay đổi rất nhanh chóng, không loại trừ sẽ có những thay đổi về chất so với trước đây.
Trước hết là việc Mỹ tuyên bố tái cân bằng chiến lược, quay lại châu Á – Thái Bình Dương. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã tuyên bố từ nay đến năm 2020, lực lượng quân sự Mỹ sẽ chuyển dịch cán cân ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương thành 60-40 thay vì 50-50 hiện tại.
Dù sự chuyển dịch đó chỉ là 10% nhưng có ý nghĩa rất lớn về mặt biểu tượng. Hoa Kỳ vẫn tự xem mình là một quốc gia Thái Bình Dương, và sự can dự của Mỹ vào đây là rất ồn ào, chúng ta hãy nhớ câu nói của Ngoại trưởng Hillary Clinton: “Trong thế kỷ 21 này, điều quan trọng là chúng ta phải khẳng định rất rõ chúng ta có mặt tại đây để ở lại đây”.
Bên cạnh đó, đã xuất hiện cách tiếp cận mới của Trung Quốc. Trong diễn văn khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào tuyên bố “xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc về biển”. Bối cảnh nêu trên không khỏi khiến các nước trong khu vực cảm nhận thấy có hai thế lực nổi lên trong khu vực và mỗi thế lực có hướng đi riêng. Có thể là những câu chuyện như đối đầu, xung đột, “hai phe” đang ở đâu đó rất xa xăm phía chân trời, nhưng về mặt chiến lược thì sự cọ xát của các thế lực này cũng đã tạo ra năng lượng làm cho khu vực nóng lên.
* Một số học giả quốc tế cho rằng cùng với vị trí siêu cường của Mỹ và sự trỗi dậy của Trung Quốc, quan hệ giữa hai nước này có “cơm lành canh ngọt” hay không sẽ ảnh hưởng đến cả thế giới. Những nước trong khu vực, nhất là các nước đang có “vấn đề” với những cường quốc này, sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất. Ông nghĩ sao về nhận định này?
- Đúng thế, trên bình diện quốc tế hiện nay, chiến lược của hai cường quốc là Mỹ và Trung Quốc cũng như mối quan hệ giữa hai quốc gia này đang tác động mạnh mẽ, sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh ở phạm vi toàn cầu, từng khu vực và đối với từng quốc gia.
Đặc trưng của mối quan hệ giữa hai cường quốc này là vừa hợp tác vừa cạnh tranh, hay nói nôm na là nước nào cũng muốn vượt nhau nhưng lại cần nhau, dù cạnh tranh gay gắt nhưng buộc phải hợp tác chặt chẽ, chia sẻ lợi ích với nhau để cùng tồn tại và vươn lên. Ví  dụ như trong lĩnh vực kinh tế, dù muốn hay không Trung Quốc cũng buộc phải hợp tác với nền kinh tế cùng tiềm năng khoa học công nghệ hàng đầu thế giới là Mỹ, ngược lại, Mỹ cũng không thể bỏ qua một thị trường hơn 1,3 tỉ người với nguồn vốn dồi dào của Trung Quốc…
Nếu mối quan hệ vừa cạnh tranh vừa hợp tác này được tăng cường, đem lại lợi ích cho Mỹ và Trung Quốc, đồng thời đem lại lợi ích chung cho tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần duy trì hòa bình ổn định thì chắc chắn sẽ được hoan nghênh. Tuy nhiên nếu mối quan hệ này phát triển theo hướng thỏa hiệp và nhằm can dự, xâm phạm, làm tổn hại đến lợi ích các quốc gia khác, gây mất ổn định cho khu vực thì các nước xung quanh sẽ gặp rất nhiều khó khăn và chắc chắn không thể hoan nghênh cách hành xử như vậy của các cường quốc.
Trong bối cảnh tình hình hiện nay, với một trật tự đa cực đang dần rõ nét cùng quá trình hội nhập, toàn cầu hóa mạnh mẽ, mối quan hệ giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc buộc phải mang tính chất hợp tác theo hướng mở. Họ không thể chỉ tập trung vào lợi ích cục bộ của mình hoặc một nhóm nhỏ vài đồng minh thân cận mà bỏ qua lợi ích của “phần còn lại”, lôi kéo các nước vào phe này hay phe kia, tạo nên tranh chấp, xung đột gây thiệt hại cho tất cả các bên.
Quay lại với khu vực, rõ ràng tất cả các nước, trong đó có Việt Nam, chịu ảnh hưởng từ chính sách của hai cường quốc này cũng như mối quan hệ của họ với nhau. Tuy nhiên, dù là nước nhỏ nhưng không thể chỉ ngồi chờ các tác động tích cực của mối quan hệ Mỹ – Trung Quốc để hưởng lợi, cũng không thể mặc nhiên chấp nhận các tác động tiêu cực từ mối quan hệ này mà không có phản ứng gì. Có hai yếu tố mà chúng ta cần kiên định để phản ứng một cách chủ động, tích cực – đó là đường lối độc lập tự chủ trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế; tăng cường mối quan hệ liên kết với các quốc gia trong khu vực hoặc ở phạm vi toàn cầu có cùng nhu cầu ổn định và phát triển, cùng phải ứng phó với các thách thức giống nhau. Nếu các nước nhỏ tạo nên được tiếng nói chung, thống nhất thì các cường quốc có lớn mạnh đến đâu chăng nữa cũng không thể tự tung tự tác, không thể muốn làm gì thì làm mà phải tính tới hai yếu tố này.
* Với góc độ là một nhà nghiên cứu chiến lược, theo ông, sự can dự của các cường quốc bên ngoài vào khu vực sẽ tác động ra sao đối với các thành viên trong khu vực?
- Sự can dự này sẽ có lợi cho các nước trong khu vực nếu nó được khống chế bởi ba yếu tố: thứ nhất, đó phải là sự can dự đem lại hòa bình, ổn định và phát triển; thứ hai, phải tuân thủ luật pháp quốc tế; thứ ba – rất quan trọng – là những can dự đó phải được sự đồng thuận của những nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, một nước lớn nào đó có thể can dự vào chỗ này, chỗ kia bằng cách tiến hành một cuộc chiến tranh. Thời đại hiện nay khó có thể diễn ra khả năng đó. Lịch sử đã chứng minh cách can dự theo kiểu đó không sớm thì muộn đều chuốc lấy thất bại.
Mà can dự không chiến tranh nghĩa là phải bằng biện pháp hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế, phải có sự đồng thuận của người ta. Từ cách tiếp cận như vậy, chúng ta thấy rằng chính sự can dự của các nước lớn sẽ trở thành một xung lực làm cho khu vực này có giá trị hơn. Nói một cách nôm na là như một miếng đất đẹp, nhiều người dòm ngó thì đương nhiên sẽ có giá trị cao hơn. Một vấn đề nữa là khi không dùng vũ lực để can dự thì sẽ tạo ra sự bình đẳng tương đối giữa nước lớn với nước nhỏ. Tiếng nói của nước nhỏ sẽ được quan tâm, vì khi tham gia vào công việc quốc tế thì nước lớn hay nước nhỏ cũng là một lá phiếu, tại các diễn đàn quốc tế cũng là một tiếng nói.
Chúng ta đừng quên rằng các nước lớn can dự vào đây không phải bằng chính sách ngoại giao chung chung. Bao giờ cũng vậy, lợi ích kinh tế là động lực đầu tiên và cũng là mục đích sau cùng. Khi anh vào đây vì lợi ích của mình mà lại muốn có sự đồng thuận thì nhất định phải chia sẻ lợi ích với các nước trong khu vực. Qua đó, các nước trong khu vực nếu tận dụng được cơ hội thì sẽ có thêm nguồn lực để phát triển.
* Thế còn những mặt bất lợi, nếu có?
- Dù mục đích như nhau nhưng cách thức can dự của mỗi thế lực bên ngoài khu vực vào đây có những điểm khác nhau. Có nước chọn cách vào khu vực bằng “cửa trước”, có nước lại chọn đi “cửa sau”, bằng các biện pháp kinh tế, chính trị… và cả những biện pháp “phi truyền thống” mà bây giờ mới thấy. Bao giờ cũng vậy, một sân chơi chung khi bị ngoại lực tác động mà có thành viên nào đó chạy theo lợi ích cục bộ, ngắn hạn sẽ dẫn đến chia rẽ.
Trong thực tế, dù chỉ trong một thời gian rất ngắn, vài năm gần đây đã có những tham vọng được bộc lộ, những tuyên bố và cả những hành động trên thực tế khiến các nước trong khu vực cảm thấy lo lắng. Có nước lo xa, có nước lo rất gần.
Đơn cử như việc một số nước tuyên bố về chủ quyền, không hiểu họ dựa vào đâu, cơ sở pháp lý nào? Nay đưa ra bản đồ này đã rất tham vọng rồi, mai lại đưa ra bản đồ khác tham vọng hơn nữa thì sao?
Một vấn đề rất cụ thể là chủ quyền trên biển Đông không chỉ có những nước liên quan trực tiếp, mà cả cộng đồng thế giới đều không thể chấp nhận việc bất kỳ một quốc gia nào đó muốn độc chiếm biển Đông, muốn biến đường vận tải quốc tế thành ao nhà của mình.
Trung Quốc cũng vậy, Mỹ cũng vậy, và bất kỳ nước nào khác với bất kỳ lý do gì cũng đều không thể chấp nhận. Chỉ trong vài năm qua, Hoa Kỳ bày tỏ tham vọng và trên thực tế họ đã can dự, đã hiện diện rất ồ ạt vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương (có thể thấy rõ nhất qua một số hiệp ước mà Mỹ đã ký với Nhật, Hàn Quốc, Úc, Philippines… gần đây). Như vậy ở đây ai là người đã cho Mỹ có một lý do để can dự vào khu vực? Và họ vào dễ dàng như thế, ít gặp phải sự phản đối hay quan ngại như thế? Chắc rằng mỗi chúng ta đều tự có câu trả lời.
Cách can dự của Mỹ, như họ tuyên bố là ủng hộ các giải pháp hòa bình và luật pháp quốc tế, làm cho một số nước đồng tình mà có thể không lưu tâm đúng mức đến mặt trái của nó. Tôi đã có lần nói với một quan chức quốc phòng cao cấp của Mỹ: “Nếu như các ông làm đúng những gì đã nói thì tôi hoan nghênh, còn nếu không các ông sẽ buộc phải rời khỏi khu vực như năm 1975 rời khỏi Việt Nam”.
Điều đáng lo ngại nhất là sự can dự và cạnh tranh của các cường quốc vào khu vực sẽ tạo nên xung đột buộc các nước bị cuốn vào hoặc bị ảnh hưởng. Nếu chưa đến mức xung đột thì cũng đáng lo ngại không kém khi sự can dự đó khiến các thành viên trong khu vực bị buộc phải lựa chọn theo thế lực này hoặc thế lực kia, buộc phải lựa chọn “bên này hay bên kia”.
Chúng ta nhất thiết phải chống lại các xu hướng đó, nhưng còn các nước khác thì sao? Một vấn đề nữa là chúng ta hãy nhìn Bắc Phi và Trung Đông, sự biến động ở mỗi nước trước hết do những nguyên nhân bên trong, nhưng nguyên nhân sâu xa là sự can dự của các nước lớn.
* Trước sự can dự của các cường quốc vào khu vực, để thụ hưởng được những lợi ích và ngăn chặn mặt trái thì phải làm gì?
- Trước hết mỗi nước phải có được tinh thần độc lập, tự chủ không riêng trong vấn đề giữ chủ quyền mà còn về đường lối chính trị, về kinh tế, văn hóa… thì mới làm chủ được vận mệnh và con đường phát triển của đất nước mình.
Thứ hai là mỗi quốc gia cần có đủ sức mạnh để đứng vững trước sự nghiêng ngả của tình hình – trước hết là sức mạnh về chính trị, về sự ổn định nội bộ, phát triển về kinh tế, văn hóa và có một nền quốc phòng vừa đủ mạnh để bảo vệ đất nước.
Thứ ba là phải có một nền đối ngoại minh bạch, rộng mở, có trách nhiệm, trên tinh thần thêm bạn bớt thù, đi đến chỉ có bạn, có đối tác mà không có thù. Bên cạnh đó là những diễn đàn đa phương ngày càng trở nên quan trọng. Đẩy mạnh hợp tác đa phương trên tất cả các lĩnh vực sẽ tạo ra “khung” để “giằng” với nhau, không cho anh nào một thân một mình muốn làm gì thì làm. Hay nói nôm na chỉ có một cơ thể mạnh khỏe, trong một môi trường tương đối sạch sẽ, lành mạnh thì mới thụ hưởng được làn gió mát, chống đỡ được gió độc khi mở rộng cửa ra bên ngoài.
* Nếu ví ASEAN như bó đũa thì thực tế thời gian qua cho thấy có chiếc đũa chịu ảnh hưởng của nước lớn ngoài khu vực đã làm suy yếu bó đũa?
- Bất cứ đất nước nào, dân tộc nào cũng phải lo cho lợi ích của mình. Người phương Đông có câu “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. ASEAN có lợi ích chung, quan tâm chung trên nhiều lĩnh vực, trong đó nổi lên vấn đề hòa bình, ổn định và an ninh – an toàn hàng hải. Như vậy trong cách vận hành cũng như những vấn đề mà ASEAN đặt ra phải chứng minh được thật sự là tổ chức có đóng góp tích cực về hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển khu vực. Mỗi quốc gia thành viên phải có trách nhiệm với ASEAN và ASEAN phải có trách nhiệm với từng thành viên trên cơ sở đoàn kết. Nếu “tan đàn xẻ nghé” thì cái lợi chung không còn và cái lợi riêng cũng nhất định sẽ bị ảnh hưởng.
Việc một tuần sau khi hội nghị các bộ trưởng ngoại giao không ra được tuyên bố chung chỉ vì những bất đồng trong cách đề cập vấn đề biển Đông, các nguyên thủ ASEAN đã lại đồng lòng ra bản “Tuyên bố sáu điểm về biển Đông” đã chứng minh sự đồng thuận vì mục đích chung, lợi ích toàn cục vẫn là mục đích cao nhất mà các quốc gia ASEAN hướng đến.
9
Bộ đội Trường Sa luôn sẵn sàng bảo vệ chủ quyền đất nước – Ảnh tư liệu
“Tất cả đều bày tỏ sự lo ngại”
* Qua tiếp xúc với quan chức quốc phòng các nước trong ASEAN, ông thấy phản ứng của họ đối với những diễn biến gần đây xung quanh vấn đề biển Đông như thế nào?
- Tất cả đều bày tỏ sự lo ngại.
Trước hết là trước những tuyên bố rất khó hiểu của Trung Quốc về chủ quyền trên biển Đông, chẳng ai có thể chứng minh nổi nó từ đâu ra, trên cơ sở pháp lý nào, được quản lý và sử dụng ra sao trong suốt bề dày lịch sử?… Và liệu còn “đường…” nào nữa không mà họ sẽ đưa ra trong tương lai? Và không dừng lại ở đó, mà vấn đề quan trọng hơn là Trung Quốc có tuân thủ luật pháp quốc tế không, có tuân thủ các điều ước và các quy tắc ứng xử của thế giới hiện đại hay không?
Bên cạnh đó sự hiện diện, can dự ồ ạt của Mỹ – theo đúng kiểu Mỹ – đem lại sự hứng khởi ban đầu cho một số nước, nhưng cũng làm xuất hiện những quan ngại. Mỹ nói là can dự vì hòa bình, ổn định và phát triển, nhưng sao chưa thấy gì về kinh tế, văn hóa mà chỉ thấy đông tàu chiến, máy bay quá? Ngay đối với cả những nước đồng minh thân cận của Mỹ, họ cũng tự hỏi (và có những nước đã hỏi ra miệng): Liệu các ông đến, rồi đến lúc nào đó các ông lại đi không? Và đôi khi những bài học trong lịch sử được nhắc lại: Liệu các “ông lớn” đến lúc nào đó lại thỏa hiệp trên lưng mình không?…
Trong nội khối, các nước châu Á – Thái Bình Dương, trong đó trọng tâm là Đông Nam Á, cũng gợn lên những lăn tăn về sự đoàn kết, thống nhất, vai trò trung tâm của ASEAN liệu có đứng vững được không khi thì cái gậy, khi thì củ cà rốt của các ông lớn đua nhau xòe ra trước mặt từng nước, tùy theo hoàn cảnh, điều kiện, thời điểm… (mà thời đại này họ sử dụng các công cụ ấy khéo lắm, thành nghệ thuật cả rồi)…
Không nước nào trong khu vực lại không muốn vấn đề biển Đông được giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS 1982, DOC, tiến tới COC. Không một nước nào không muốn sự can dự của các nước lớn mang lại hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế.
Vì vậy nước nào cũng quan tâm, cũng lo ngại, nhưng mức độ phát ngôn, phản ứng của mỗi nước khác nhau do nhu cầu của họ trong quan hệ quốc tế rất đa dạng, khi phát ngôn thì họ phải tính đến lợi ích của nước họ vào mỗi thời điểm nhất định.
Vấn đề của các nước trong khu vực là cần phải tìm được một tiếng nói chung, không áp đặt, không phương hại đến lợi ích của bất kỳ nước nào nhưng giữ cho được nguyên tắc của ASEAN về những vấn đề chung, đó là: Đồng thuận, đoàn kết, hợp tác. Vì hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, công khai minh bạch, tôn trọng lẫn nhau.
* Một số nhân sĩ trí thức cho rằng bảo vệ chủ quyền là công việc không phải của riêng Đảng và Nhà nước, người dân cũng phải chung tay. Ông suy nghĩ gì về cuộc biểu tình phản đối những hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam?
- Trước đây tôi đã nói về vấn đề này và bây giờ vẫn nói rằng những cuộc biểu tình đó là không nên. Để đối phó với tình hình phức tạp trên biển Đông hiện nay, chúng ta cần một sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và Nhà nước cũng như giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
Có thể người dân chưa thật hài lòng và yên tâm vì chưa được cung cấp đầy đủ thông tin, nhưng tôi chỉ muốn nói với những người biểu tình nói riêng và tất cả người dân rằng những người có trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, quân đội không một ai chịu để mất chủ quyền lãnh thổ cả. Người dân phải tin vào điều đó.
Có thể đất nước ta có tham nhũng, lãng phí, có tiêu cực, có thể một bộ phận cán bộ suy thoái về đạo đức, nhưng tuyệt đại đa số nhân dân ta không ai có thể quên đi lợi ích quốc gia dân tộc, quên đi chủ quyền lãnh thổ. Biểu tình bây giờ sẽ gây mất ổn định. Trong khi đó đất nước ta đang hơn bao giờ hết cần ổn định, cần sự đồng thuận để phát triển, để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Chúng ta trân trọng tình cảm, ý chí của những người thật sự biểu tình vì yêu nước. Nhưng cũng phải thấy rằng với những ai có dã tâm độc chiếm biển Đông thì họ sẽ viện cớ biểu tình để xuyên tạc thiện chí của Việt Nam, xuyên tạc chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình của Việt Nam. Vậy thì ai đang chờ biểu tình và biểu tình có lợi cho ai?
Nhìn lại thời gian qua, có một vấn đề nổi lên là những thông tin không chính thống, không đầy đủ và không chính xác trên mạng Internet về tình hình đất nước, về nội bộ Đảng và Nhà nước.
Những loại thông tin này rất nguy hiểm, nhất là với những người dân chưa quen với chiến tranh mạng, chưa quen với cuộc sống thế giới phẳng. Chính vì vậy, cần phải làm sao để tất cả người dân Việt Nam có được nhận thức chung về những vấn đề có tính sống còn của đất nước, để từ đó tạo ra sức mạnh đồng thuận đưa đất nước đi lên.
Thế mạnh và công cụ đấu tranh quan trọng nhất của chúng ta lúc này là chính nghĩa, là tuân thủ luật pháp quốc tế, là quyết tâm rất rõ ràng giải quyết bằng biện pháp hòa bình.
Chỉ duy nhất một điều chúng ta không nhân nhượng đó là chủ quyền lãnh thổ. Có thế mạnh đó, chúng ta sẽ có được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, chúng ta cũng sẽ dần dần làm cho Trung Quốc hiểu những điều kiện không nhân nhượng mà Việt Nam đưa ra là hoàn toàn chính đáng.
Mục đích của chúng ta là bảo vệ chủ quyền một cách chính đáng theo luật pháp quốc tế quy định mà không để xảy ra xung đột đáng tiếc.
* Vậy yếu tố “ý thức hệ” có liên quan như thế nào trong việc giải quyết những vấn đề tồn tại giữa Việt Nam – Trung Quốc, đặc biệt là vấn đề tranh chấp trên biển?
- Rõ ràng di sản quý báu hàng đầu mà Việt Nam và Trung Quốc có được chính là sự tương đồng ý thức hệ. Điểm tương đồng đó đã tạo ra mối quan hệ đặc biệt giữa ta và Trung Quốc, nhất là thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Nền tảng di sản đó chi phối cách ứng xử của hai nước. Một trong những đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nếu có được một người bạn XHCN rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.
Tôi nghĩ rằng khi đã là người cộng sản với nhau, để giải quyết bất cứ vấn đề nào đó mà gọi nhau là đồng chí, còn hơn là quay lưng không nhìn nhau hoặc đập bàn đập ghế “ngài” và “tôi”. Nhân đây, tôi cũng muốn nhắc lại rằng về mục tiêu của đối ngoại, lần đầu tiên mục tiêu đối ngoại “vì lợi ích quốc gia, dân tộc” được nêu rõ trong cương lĩnh và báo cáo chính trị tại đại hội Ðảng. Cùng với lợi ích quốc gia dân tộc, Ðại hội XI cũng đặt mục tiêu đối ngoại là “vì một nước Việt Nam XHCN giàu mạnh’”. Hai mục tiêu này thống nhất với nhau.
Dự báo thêm nhiều nước can dự
* Nhìn lại hoạt động đối ngoại trong năm vừa qua, ông ấn tượng điều gì?
- Năm 2012 là năm có nhiều sự kiện ngoại giao quan trọng và cũng là năm có nhiều lễ kỷ niệm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước. Một trong những sự kiện được xem mở đầu cho một năm kỷ niệm ngoại giao đầy thành công của chúng ta mà tôi tham dự là lễ khánh thành khu di tích Đoàn 125 Campuchia tại Long Giao, Đồng Nai ngày 2-1-2012.
Tôi đã từng chiến đấu, công tác gắn bó với Campuchia, nhưng lúc đó quả thật tôi chưa hiểu hết, chưa nhận thức hết được tầm vóc vĩ đại của cuộc chiến tranh mà chúng ta không mong muốn, cuộc chiến tranh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ nhân dân ta, và sau đó là cuộc chiến tranh để cứu cả một dân tộc khỏi họa diệt chủng do Khmer Đỏ gây ra.
Qua lễ kỷ niệm này, được nghe tâm sự của những người bạn Campuchia tôi hiểu rõ hơn, tự hào hơn về đất nước ta, về khả năng tự bảo vệ mình đồng thời sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, láng giềng khi gặp nguy hiểm, bất chấp những khó khăn mà chúng ta phải đối mặt.
Chính từ tinh thần quốc tế trong sáng này, từ những hi sinh xương máu này chúng ta mới có được vị thế quốc tế, có được hòa bình ổn định và quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng như hiện nay.
Điều này càng thể hiện rõ trong những ngày này khi chúng ta sống trong không khí kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”. Mỗi người cảm nhận chiến thắng oanh liệt này một cách khác nhau, riêng tôi có cảm nhận là một quốc gia dù nhỏ, dù còn nghèo, còn khó khăn nhưng khi người dân có quyết tâm, có được lòng tin vào khả năng bảo vệ Tổ quốc, có khát vọng chiến thắng để giành lấy hòa bình thì họ sẽ đánh bại mọi kẻ thù xâm lược dù mạnh đến đâu.
* Ông dự liệu như thế nào về tình hình khu vực trong năm 2013, nhất là vấn đề biển Đông?
- Tình hình khu vực sẽ tiếp tục sôi động theo những can dự của các nước lớn vào khu vực. Ngoài những gương mặt quen thuộc, dự báo năm nay sẽ có những quốc gia khác bước chân vào rõ ràng hơn như Ấn Độ, Nga, các nước lớn khác như Anh, Pháp, Đức, Canada…
Họ sẽ đến đây, mong muốn can dự vào vì họ thấy rằng trong “thế giới phẳng” thì lợi ích không phải nằm sau phạm vi biên giới, mà lợi ích nằm ở toàn cầu nếu biết cách ứng xử. Theo đó, xu hướng hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển của khu vực sẽ có chiều hướng sôi động hơn, tốt hơn. Vị thế của các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, sẽ tiếp tục được nâng cao.
Vấn đề biển Đông vẫn sẽ luôn được quan tâm trên các diễn đàn song phương và đa phương không chỉ của các nước châu Á – Thái Bình Dương, không chỉ của các nước có biển Đông. Việc tranh chấp lãnh thổ, như nhiều lần đã nói, nếu là tranh chấp hai bên thì hai bên giải quyết, tranh chấp nhiều bên thì nhiều bên giải quyết, nhưng cần nằm trong mục tiêu chung là hòa bình, ổn định không xung đột và cần có sự hợp tác giữa các nước.
* Thưa ông, ông muốn nói gì với ngư dân, nhất là ngư dân Việt Nam hoạt động ở vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa?
- Ngư dân Việt Nam có quyền hoạt động trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trong đó có khu vực Hoàng Sa và Trường Sa, và có quyền đánh bắt ở khu vực biển quốc tế theo đúng luật quốc tế quy định. Đây là những quyền không ai có thể bác bỏ.
Có một điều quan trọng hơn, ngư trường của ngư dân là đất nước mình, ngoài chuyện đánh bắt cá, họ là những người trực tiếp đóng góp vào việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, những người ở trong bờ mang ơn họ về điều đó. Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của ngư dân đánh bắt cá ở những vùng như vậy. Tuy nhiên, ngư dân không được làm những điều gì sai luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam.
* Ông có ước vọng gì cho năm mới 2013?
- Không có gì khác ngoài ước vọng chung của mọi người Việt Nam là đất nước ta tiếp tục ổn định, nền kinh tế ấm lên, đời sống khá hơn. Tôi mong đất nước ta tiếp tục mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới, vị thế quốc tế của đất nước ta ngày càng được nâng cao, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc có bước phát triển tốt đẹp hơn, thúc đẩy hợp tác về kinh tế trên cơ sở hợp tác tốt về chính trị, từng bước giải quyết vấn đề biển Đông.
ĐÀ TRANG – VÕ VĂN THÀNH thực hiện

1496. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Củng cố hòa bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và xây dựng Tổ quốc

2Đôi lời: Đã có một dấu hỏi rất lớn sau bài diễn thuyết đình đám chưa từng thấy của Đại tá Trần Đăng Thanh, rằng đó là quan điểm “tự phát” hay chính nó như một thứ mệnh lệnh được “phát” ra từ cấp trên rất cao, qua một cái “loa”, thì nay có thể tìm ngay trong bài viết  quan trọng này. 
Trước hết, đập ngay vào mắt là cái tựa đề đã cho ta gờn gợn những bóng đen lẩn lút đâu đó phía sau Trần Đăng Thanh, với tuyên bố phải “giữ được môi trường hòa bình”“ưu tiên tối thượng” để ngụy biện cho một âm mưu thâm hiểm. Nhưng vẫn phải toát mồ hôi moi bới trong cả đống chữ nghĩa rối rắm, với lối lượn lờ, lươn lẹo, lắt léo … không dễ giải mã, cố tìm đôi ba chữ như điểm nhấn, thì cũng đã phát hiện được.

Đó là, “với Trung Quốc, bên cạnh mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đang phát triển tốt đẹp” (hai chữ chết người, nói lên tất cả!), là “cần trực tiếp giải quyết với Trung Quốc những tồn tại giữa hai nước trên Biển Đông, không để ai can thiệp vào …“, là phải “theo tinh thần Thỏa thuận” của TBT Nguyễn Phú Trọng “đã ký với lãnh đạo Trung Quốc cuối năm 2011″.
Đó là, không được quên khẩu hiệu láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt. Và đương nhiên, dẫu có chuyện gì xảy ra, vẫn phải thuộc nằm lòng mấy chữ “các bạn Trung Quốc“, vì ta luôn “khâm phục và ngưỡng mộ” họ, bởi vì họ vẫn đang tỏ ra “hòa bình, hợp tác hữu nghị với  các quốc gia trên thế giới“, đương nhiên, với ta, là “bạn” chí cốt nhất trên thế giới này (theo quan điểm của lãnh đạo ĐCSVN), thì phải hơn hẳn rồi!
Xin tạm vài phát hiện ban đầu. Mong độc giả, các chuyên gia, trên tất cả những thông tin đã có gần đây để “giải mã” bài viết của NCV. Ngay cả sự xuất hiện của nó vào thời điểm quan trọng này cũng đủ khiến ta cảnh giác, khi mà kẻ vẫn cứ được ra rả tuyên bố là “bạn vàng” đó đã, đang, sẽ tiếp tục ngang nhiên xâm lấn trên Biển Đông, với dấu mốc ngày 1-1-2013 đang tới quá gần. 
Quân đội nhân dân

Củng cố hòa bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và xây dựng Tổ quốc

Thứ Ba, 25/12/2012, 22:18 (GMT+7)
QĐND – Công tác đối ngoại quốc phòng đang ngày càng có những đóng góp thiết thực vào việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Báo Quân đội nhân dân xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về mặt công tác này trong thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.
Khu vực có những biến chuyển mạnh mẽ
Trong những năm đầu Thế kỷ 21, khu vực châu Á - Thái Bình Dương có nhiều biến động về chiến lược, cục diện có những biến chuyển mạnh mẽ, dần trở thành tâm điểm của sự can dự toàn cầu bởi tiềm năng, lợi ích bao la của biển. Điều này có thể thấy rõ qua chính sách “tái cân bằng”, trở lại châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, hay có thể nhận biết trước sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc khi Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định quốc gia đông dân nhất thế giới này sẽ là “cường quốc biển”. Bên cạnh đó, các quốc gia khác, dù ở bên bờ Ấn Độ Dương hay ở châu Âu xa xôi, cũng đánh tín hiệu mong muốn góp mặt để hợp tác, chia sẻ những lợi ích mà châu Á - Thái Bình Dương có thể mang lại. Các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, phần lớn là các quốc gia vừa và nhỏ, cũng nhận thức được lợi ích của biển, tăng cường các hoạt động kinh tế, nghiên cứu khai thác tài nguyên, tích cực tham gia vào các mô hình hợp tác liên quan đến biển. 
Như một hệ quả tất yếu, sự can dự mạnh mẽ dẫn đến hai xu thế là hợp tác và cạnh tranh, với những diễn biến cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Dù mỗi nước đều có chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm song biển không phải của riêng ai và những lợi ích từ biển cần được chia sẻ theo đúng luật pháp quốc tế. Đây là một nhận thức rất quan trọng bởi nếu các nước thống nhất cùng tôn trọng chủ quyền của nhau, tôn trọng luật pháp quốc tế, sẵn sàng chia sẻ lợi ích một cách minh bạch thì sẽ giảm thiểu mặt cạnh tranh, tối đa hóa mặt hợp tác. 
Tuy nhiên, đứng trước lợi ích to lớn đó, nếu không hiểu hoặc cố tình hiểu không đúng quyền và lợi ích của mỗi quốc gia trên biển thì xu thế cạnh tranh sẽ nổi trội, kéo theo những cọ xát với hệ lụy khôn lường. Ngay lúc này, nhiều người cũng đã thấy những nguy cơ xung đột tiềm tàng và dấu hiệu của một cuộc chạy đua vũ trang đang cuốn theo cả nước lớn lẫn nước nhỏ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các nước lớn tăng cường trang bị vũ khí hiện đại với khả năng chiến đấu cao, tầm hoạt động xa, sức hủy diệt lớn, chủ yếu là cho không quân và hải quân – nhằm khẳng định quyết tâm và từng bước hiện thực hóa vai trò thống lĩnh biển của mình. 
Không dừng lại ở đó, đã bắt đầu xuất hiện những tuyên bố về quyền, về chủ quyền trên biển đi ngược lại xu thế thời đại, bất chấp luật pháp quốc tế, xâm hại chủ quyền của các quốc gia khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của tất cả các bên có liên quan…, khiến dư luận trong và ngoài khu vực vô cùng quan ngại, thậm chí có những dự báo rất bi quan, xám màu… Rõ ràng, đó là những nhân tố gây bất lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực chúng ta.
Độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế
Trước những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông, nhiều người đặt câu hỏi: Liệu Việt Nam có thể bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, vừa giữ được độc lập tự chủ, không bị cuốn vào cuộc cạnh tranh quyền lực của các nước lớn, đồng thời giữ được quan hệ hòa bình, hữu nghị với các nước trong khu vực hay không? 
Chúng ta tự tin trả lời: Hoàn toàn có thể được! 
Vì sao như vậy?
Vì chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế chung của thời đại, đó là xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển của tất cả các nước trên thế giới. Cụ thể trong vấn đề Biển Đông, chúng ta khẳng định bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền chính đáng của mình, đồng thời sẵn sàng chia sẻ lợi ích với các bên có liên quan trên cơ sở luật pháp quốc tế, tích cực đóng góp cho sự hợp tác vì hòa bình, phát triển rộng lớn hơn trên các vùng biển quốc tế. Chúng ta bảo vệ lợi ích của chính mình, nhưng đồng thời cũng là bảo vệ lợi ích chính đáng của tất cả các nước khác và đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực. Chính vì vậy, trong thời gian qua, chúng ta có được sự ủng hộ rộng rãi trong khu vực và trên thế giới đối với những chủ trương, những hành động cụ thể nhằm bảo vệ độc lập tự chủ, chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên Biển Đông.
Chúng ta sống trong một thế giới hội nhập, hợp tác đa phương, nhưng vẫn giữ vững nguyên tắc độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế. Việt Nam ủng hộ sự can dự của các nước lớn trong khu vực, nếu nó đem lại hòa bình, ổn định, phát triển cho tất cả các nước. Nhưng đồng thời chúng ta cũng yêu cầu phải có sự bình đẳng trong quan hệ quốc tế, dù nước lớn hay nước nhỏ đều phải tôn trọng luật pháp quốc tế trong các vấn đề liên quan đến lợi ích và đặc biệt là vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Bên cạnh đó, Việt Nam khẳng định không tham gia các can dự có tính chất quân sự, không tham gia các liên minh quân sự, không theo nước này để chống nước khác. Các mối quan hệ quốc tế của Việt Nam sẽ không gây phương hại cho bất cứ quốc gia nào. 
Chúng ta bảo vệ lợi ích trên biển trong bối cảnh quốc tế Việt Nam có nhiều bạn bè tốt và có chung lợi ích ổn định và phát triển, trước hết là các nước ASEAN. Chúng ta đã và đang nỗ lực để các nước ASEAN có cùng tiếng nói về vấn đề Biển Đông. Việt Nam sẵn sàng hợp tác chia sẻ lợi ích không chỉ với các nước có tuyên bố chủ quyền mà cả những quốc gia không có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, làm rõ những lợi ích mà họ thu được với một Biển Đông hòa bình, ổn định. Trong các hoạt động ngoại giao song phương và đa phương, chúng ta luôn khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập tự chủ và chủ quyền lãnh thổ một cách hòa hiếu, bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Thời đại hôm nay không còn là thời mà quốc gia này có thể ỷ trên sức mạnh áp đặt ý chí lên một quốc gia khác, đặc biệt khi đụng chạm tới vấn đề thiêng liêng là chủ quyền quốc gia. 
Đảng, Nhà nước, Quân đội ta có đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, đặc biệt coi trọng quan hệ với các nước láng giềng. Với Trung Quốc, bên cạnh mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đang phát triển tốt đẹp, vẫn còn nổi cộm vấn đề về chủ quyền lãnh thổ trên biển. Chúng ta cần trực tiếp giải quyết với Trung Quốc những tồn tại giữa hai nước trên Biển Đông, không để ai can thiệp vào vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc, tuân thủ luật pháp quốc tế và những điều ước khu vực, theo tinh thần Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký với lãnh đạo Trung Quốc cuối năm 2011. Bên cạnh đó, chúng ta chủ trương công khai, minh bạch trước cộng đồng thế giới và lắng nghe ý kiến của các nước có liên quan lợi ích trên Biển Đông. Chính do cách tiếp cận như vậy nên khi đề cập đến vấn đề Biển Đông trên các diễn đàn quốc tế, Việt Nam luôn nhận được nhiều tiếng nói ủng hộ. 
Với tư cách là láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt, chúng ta tích cực đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hữu nghị với Trung Quốc, đồng thời chúng ta cũng không ngần ngại trao đổi thẳng thắn với Trung Quốc về những quan ngại của Việt Nam về vấn đề Biển Đông. Chúng ta làm điều này vì lợi ích của Việt Nam, vì chủ quyền của Việt Nam và cũng là vì lợi ích, hòa bình, ổn định của khu vực. Không chỉ vậy, chúng ta muốn nói với các bạn Trung Quốc rằng, không riêng Việt Nam mà nhiều nước khác cũng khâm phục và ngưỡng mộ hình ảnh một nước Trung Quốc XHCN phát triển hòa bình, hợp tác hữu nghị với các quốc gia trên thế giới. Việt Nam không muốn thấy những tuyên bố, những cách ứng xử không phù hợp của Trung Quốc sẽ làm phương hại đến lợi ích chiến lược, toàn cục của chính Trung Quốc, làm xấu đi hình ảnh tốt đẹp mà qua mấy chục năm mở cửa, nước bạn mới dày công vun đắp xây dựng nên.
Đất nước ta ngày càng ổn định, kinh tế đang từng bước vượt khó khăn, đời sống nhân dân được Đảng, Nhà nước quan tâm chăm lo ngày càng phát triển. Nhân dân ta rất yêu nước, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc nhưng cũng rất yêu chuộng hòa bình. Tất cả những chủ trương đối ngoại đúng đắn trên chỉ có thể thực hiện có kết quả khi đất nước chúng ta ổn định, kinh tế từng bước phát triển, tiềm lực quốc gia ngày càng vững mạnh. Đất nước cần được chuẩn bị tốt để có thể bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, trước hết là hun đúc lòng yêu nước, tinh thần sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó một trọng tâm là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, không điều gì quan trọng hơn là giữ vững ổn định chính trị, làm cho nhân dân ngày càng tin Đảng, Nhà nước, vì bất ổn nội bộ không những cản trở kinh tế, xã hội phát triển mà còn khiến chủ quyền quốc gia bị uy hiếp. Bên cạnh đó là việc xây dựng quân đội mạnh về tiềm lực, sẵn sàng chiến đấu cao. Cùng toàn Đảng, toàn dân, chúng ta sẽ làm tất cả để ngăn chặn chiến tranh, củng cố hòa bình, song cũng luôn vững tay súng, toàn dân là chiến sĩ, sẵn sàng bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, thống nhất đất nước. 
Cuối cùng, chúng ta luôn phải nhớ bài học kinh nghiệm xương máu về kiến tạo và gìn giữ hòa bình – mục tiêu của mọi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là kiến tạo hòa bình để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Nhưng một nền hòa bình chỉ thực sự bền vững khi chúng ta luôn rực cháy ý chí và bảo đảm đủ sức mạnh bảo vệ đất nước trong mọi tình huống, từ mọi hướng. Làm tất cả để gìn giữ hòa bình song chúng ta không được để Tổ quốc bị bất ngờ, dám đánh và biết đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. Quân đội ta luôn có tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao, đất nước luôn được củng cố tiềm lực, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc bằng cuộc chiến tranh nhân dân bất khả chiến bại.
Đối ngoại quốc phòng góp phần xây dựng quân đội vững mạnh
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, Đối ngoại quốc phòng đã chủ động, tích cực mở rộng quan hệ song phương và hoạt động trên các diễn đàn đa phương để phục vụ cho sự nghiệp đối ngoại chung của Đảng và Nhà nước, trong đó có góp phần giải quyết các vấn đề trên Biển Đông. 
Trước hết, chúng ta tăng cường, mở rộng quan hệ với các quốc gia để tìm kiếm điểm đồng, những lợi ích chung, cùng phát triển, từng bước xây dựng và củng cố lòng tin của bạn bè quốc tế với một nước Việt Nam hòa hiếu, là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Thứ hai, chúng ta đã chủ động xử lý các vấn đề trong quan hệ với Trung Quốc nhằm phục vụ mối quan hệ chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai nước theo phương châm “16 chữ và tinh thần 4 tốt”; tăng cường mối quan hệ tin cậy giữa hai Quân đội, làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp, các ngành giải quyết các vấn đề trong quan hệ song phương, trong đó có vấn đề Biển Đông. 
Thứ ba, chúng ta đã tích cực tham gia các diễn đàn đa phương như một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, trong đó luôn chủ động nêu các vấn đề an ninh khu vực một cách khách quan, bình tĩnh, có lý, có tình, trên tinh thần xây dựng. Ý kiến của Việt Nam thường được lắng nghe, tôn trọng, đánh giá cao, đóng góp tích cực, có hiệu quả cho các diễn đàn này và chúng ta được sự ủng hộ của nhiều nước đối với cách xử lý các vấn đề quốc tế của Việt Nam, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Một kết quả quan trọng khác là công tác đối ngoại quốc phòng đã đóng góp không nhỏ cho xây dựng quân đội vững mạnh, tiếp thu khoa học, công nghệ mới, tăng cường sức chiến đấu, sẵn sàng đối phó mọi tình huống trên đất liền, trên không và trên biển. 
Chúng ta tin rằng, cùng với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, công tác đối ngoại quốc phòng sẽ tiếp tục đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng đất nước từng bước phát triển, giữ vững hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta.
Thượng tướng NGUYỄN CHÍ VỊNH (Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng)

1504. Nguyễn Chí Vịnh, Trần Đăng Thanh – Phải chăng các anh sợ CHẾT?

“Đã chọn nghề binh, đừng đi rao giảng về hòa bình. Trong điệu nhạc ru ngủ êm dịu ấy, sẽ làm tê liệt sức kháng cự của cả dân tộc. Phải chăng các anh đang sợ CHẾT?”
Có lẽ đúng vậy, nên Nguyễn Chí Vinh mới từng đưa ra lời bóng gió, tự nhận mình là … “binh bét”.

PHẢI CHĂNG CÁC ANH SỢ CHẾT?

NGUYỄN QUỐC SƠN, CCB-Nguyên là sĩ quan, giáo viên trong quân đội.
Bản chất của quân đội sinh ra là để bảo vệ tổ quốc. Đứng trước mối hiểm nguy có kẻ thù rình rập và đe dọa hòng xâm phạm bờ cõi, quân đội ta phải luôn sẵn sàng như tên lửa trên bệ phóng, mỗi quân nhân từ cấp tướng cho tới người binh nhì phải hun đúc cho mình nhiệt huyết của cuộc đấu tranh một mất một còn với kẻ thù, sẵn sàng quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.

Song hành với khẩu súng của người lính, việc đấu tranh ngoại giao, kinh tế…với kẻ thù, việc giáo dục, động viên toàn dân đoàn kết, tin tưởng vào lãnh đạo trong tình thế khó khăn của đất nước như hôm nay, đó là nhiệm vụ trọng yếu của các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền, từ trung ương tới cơ sở, hiện có hàng mấy triệu người, ăn lương bổng từ đồng thuế người dân đóng góp để duy trì sự tồn tại của nó.
Đó là lẽ đương nhiên, không cần phải bàn cãi làm gì.
Vậy mà nay chúng ta đang chứng kiến một sự trái ngược về chức năng đến kinh ngạc, bắt đầu từ quân đội. Thay vì chỉ làm nhiệm vụ tuyên giáo trong phần việc mà mình được phân công là người lính, thay vì phải nhắc nhở nhau nhìn rõ kẻ thù trước mắt để sẵn sàng đối đầu thắng lợi, thì các ông tướng, các vị tá đủ loại, đang đi rao giảng khắp nơi về cái gọi là: “Giữ vững môi trường hòa bình”; rằng: Kẻ đang thò cái lưỡi bò chiếm trọn biển đông, đang chặn bắt đồng bào của ta ngoài khơi kia…không phải là kẻ thù, mà là “đồng chí 16 chữ vàng, 4 tốt” vv…!?
Tại sao người đang cổ vũ cho việc giữ gìn hòa bình, lại không phải là ông Đinh Thế Huynh, ông Tô Huy Rứa…, hay hàng trăm tiến sĩ, giáo sư đủ loại trong hệ thống tuyên giáo của Đảng và nhà nước, mà lại phải dùng các tướng tá? Chẳng lẽ ngoài ngài Đại tá Trần Đăng Thanh, ngoài vị Thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh…, không còn ai có đủ trình độ và uy tin để răn dạy các thầy giáo trong hệ thống các trường đại học và cao đẳng của Hà Nội và cả nước?
Các vị tướng, tá của quân đội đang phạm phải một điều cấm kỵ hết sức nghiêm trọng, là ru ngủ nhân dân bịt tai bịt mắt an hưởng thái bình, chỉ nhằm mục đích là để các tầng lớp dân chúng, trong đó chú trọng đến thanh niên, không còn bức xúc với các hoạt động gây hấn của Trung Quốc, rằng “đã có đảng và nhà nước lo”. Nhưng người nghe những lời hay ý đẹp ấy, đâu phải chỉ là dân chúng, mà có cả những người lính đang trực tiếp cầm súng bảo vệ tổ quốc. Ý chí tiến công của họ sẽ ra sao khi đất nước có biến bất ngờ?
Làm người lính nói chung, là sĩ quan trong lực lượng vũ trang, dù ở cấp hàm nào cũng nên kiệm lời, đừng thích huyênh hoang khẳng định mình một cách thái quá. Không bao giờ được tự ru ngủ mình, ru ngủ người khác bằng những mỹ từ về hòa bình. Giống như cây cung đã bật sẵn, người lính như một múi tên sẵn sàng lao vào kẻ thù của tổ quốc, không cần biết chúng từ đâu tới.
Đã chọn nghề binh, đừng đi rao giảng về hòa bình. Trong điệu nhạc ru ngủ êm dịu ấy, sẽ làm tê liệt sức kháng cự của cả dân tộc. Phải chăng các anh đang sợ CHẾT?
N.Q.S.

BAN LÃNH ĐẠO MỚI CỦA BẮC KINH THI HÀNH CHÍNH SÁCH “CỨNG RẮN” TRÊN VẤN ĐỀ BIỂN ĐẢO

Biendong


Trước khi diễn ra Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhiều nhà phân tích cho rằng chính sách đối ngoại của Trung Quốc sau Đại hội XVIII sẽ không có thay đổi lớn. Ít nhất trong thời gian đầu, ban lãnh đạo mới sẽ phải tập trung củng cố quyền lực, giải quyết những vấn đề trong nước nên chưa thể có những bước đi mới trong việc triển khai chính sách đối ngoại, nếu có cũng phải tới tháng 3 năm 2013 là thời gian diễn ra kỳ họp Quốc hội Trung Quốc.
Tuy nhiên, thực tế ban lãnh đạo mới của Trung Quốc đã ngay lập tức thực thi chính sách đối ngoại cứng rắn, điều này đã hoàn toàn khác so với những dự đoán của các nhà phân tích trên thế giới.
Những gì diễn ra trong một tháng qua kể từ sau Đại hội XVIII cho thấy sự thay đổi nhanh chóng trong chính sách của chính quyền ở Bắc Kinh theo hướng cứng rắn hơn trên nhiều vấn đề, nhất là vấn đề trên biển với các nước láng giềng.
Trong vòng chưa đầy một tháng, Trung Quốc đã có một loạt hành động leo thang mới trong vấn đề trên biển, tiêu biểu là: ngày 23/11/2012, Trung Quốc cho phát hành bản đồ “Tam Sa” bao gồm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Sa và vùng biển rộng lớn trên 2 triệu km2 ở Biển Đông; tiếp đó, ngày 27/11/2012, tỉnh Hải Nam ban hành quy định mới gọi là “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam”, bao gồm vùng biển của “Tam Sa”, cho phép các cơ quan chức năng của Trung Quốc lên kiểm tra, lục soát các tàu nước ngoài ở Biển Đông, từ tháng 11/2012 Trung Quốc cho hàng trăm tàu cá vi phạm sâu vào vùng biển của Việt Nam đánh bắt trái phép hải sản, cản trở hoạt động dầu khí bình thường của tàu khảo sát Việt Nam và ngày 30/11/2012 tàu cá Trung Quốc đã phá hoại làm đứt cáp của tàu khảo sát Bình Minh 02 khi đó đang hoạt động bình thường trên thềm lục địa Việt Nam, cách bờ biển của Việt Nam chưa đầy 50 hải lý. Đối với vùng biển Hoa Đông, tàu cá Trung Quốc liên tục xâm phạm vùng lãnh hải của quần đảo Senkaku; Trung Quốc lần đầu tiên cho máy bay do thám ra hoạt động ở bầu trời của quần đảo Senkaku, buộc Nhật Bản phải điều máy bay ra để bảo vệ quần đảo Senkaku; đưa tàu hải giám lớn nhất 5800 tấn và tàu quân sự đến khu vực quần đảo Senkaku và ngày 14/12/2012, Trung Quốc nộp lên Uỷ ban Thềm lục địa Liên hợp quốc Báo cáo ranh giới ngoài thểm lục địa vượt quá 200 hải lý, trong đó xác định thềm lục địa của Trung Quốc tới tận bồn trũng Okinawa của Nhật Bản.
alt
Báo cáo Chính trị tại Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hé lộ những vấn đề phức tạp. Một mặt, Trung Quốc tiếp tục khẳng định thi hành chính sách láng giềng hữu nghị với các nước xung quanh, nhưng mặt khác khẳng định “kiên quyết bảo vệ quyền lợi biển, xây dựng cường quốc về biển”. Điều này đã làm cho các nước láng giềng của Trung Quốc cám thấy bất an vì “quyền lợi biển” của Trung Quốc là không có giới hạn. Những động thái trên biển của Trung Quốc trong vòng mấy tuần qua cho thấy Ban Lãnh đạo mới ở Bắc Kinh đang thi hành một chính sách cứng rắn, quyết liệt hơn trong vấn đề biển đảo và mối lo ngại của các nước láng giềng là hoàn toàn chính xác.
Việc Tập Cận Bình, sau khi trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc được chuyển giao ngay chức vụ Chủ tịch Quân ủy Trung ương mà không cần phải một thời gian chuyển tiếp như những người tiền nhiệm của ông trước đây cho thấy Tập Cận Bình đã nắm rất chắc quân đội và được quân đội ủng hộ. Do vậy, việc ông ta phải thi hành đường lối cứng rắn của giới quân đội Trung Quốc là điều rất dễ hiểu. Ngược lại dòng thời gian để thấy xuất thân của ông Tập Cận Bình đã có nhiều gắn bó với quân đội Trung Quốc. Con đường sự nghiệp chính trường của Tập Cận Bình bắt đầu từ vị trí thư ký cho Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc từ những năm 70 của Thế kỷ XX, cũng đúng là thời kỳ mà Trung Quốc đã phát động cuộc chiến tranh biên giới đánh Việt Nam. Như vậy, có thể thấy trong dòng máu của Tập Cận Bình đã sẵn có bản chất của một con người cứng rắn. Đây sẽ là một yếu tố chi phối đường lối đối ngoại của Trung Quốc trong những năm tới. Những hành động leo thang mới của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông trong gần một tháng qua có thể mới chỉ là “khúc dạo đầu” cho một chính sách cứng rắn của Ban Lãnh đạo mới ở Bắc Kinh trong thời gian tới.
Ngày 03/12/2012, Nhân dân Nhật báo Trung Quốc đăng bài viết nhan đề “Kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển quốc gia” của tác giả Chung Thanh, cho rằng Báo cáo Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển quốc gia, không chịu khuất phục bất cứ sức ép bên ngoài nào đã thể hiện đầy đủ ý chí bảo vệ lợi ích phát triển lên hàng đầu trong công tác ngoại giao. Với quan điểm được thể hiện trong bài viết, cho thấy rõ ràng Trung Quốc sẽ bất chấp luật pháp và cộng đồng quốc tế để bảo vệ các lợi ích “không có giới hạn” của Trung Quốc, họ sẽ dùng mọi phương thức có thể để đạt được mực tiêu của mình là “độc chiếm Biển Đông” để làm bàn đạp đưa Trung Quốc trở thành “một cường quốc biển”.
Trong bài viết, tác giả Chung Thanh đã hô vang khẩu hiệu “Trung Quốc không thực hiện bá quyền, chưa từng đặt lợi ích của bản thân lên trên lợi ích của nước khác, không làm việc có lợi cho mình mà gây hại cho người khác”. Tuy nhiên, khẩu hiệu trên đang đi ngược lại với những gì Trung Quốc đang thể hiện trên Biển Đông và biển Hoa Đông trong vòng một tháng qua. Trung Quốc đã tự cho mình cái quyền được kiểm tra lục soát tàu thuyền nước ngoài ở Biển Đông đấy chỉ có thể là hành động của một kẻ bá quyền; dùng số lượng đông tàu cá vi phạm vùng biển của Nhật Bản, Việt Nam và các nước ven biển khác để và rồi ngang nhiên phá hoại cáp của tàu khảo sát Việt Nam. Đấy chỉ có thể là hành động của kẻ “ngạo mạn” dùng sức mạnh “chèn ép” các nước láng giềng xung quanh.
Ông Chung Thanh còn dám lớn tiếng nói rằng “Trung Quốc chủ trương tuân theo tôn chỉ và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế”. Nhưng trên thực tế, Trung Quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế và luôn vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc. Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 quy định mỗi quốc gia ven biển đương nhiên có vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa tối thiểu 200 hải lý và có thể mở rộng ra tới 350 hải lý, nhưng yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc thì vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nhiều nước ven Biển Đông và Báo cáo ranh giới ngoài thềm lục địa vượt quá 200 hải lý, trong đó xác định thềm lục địa của Trung Quốc tới tận bồn trũng Okinawa của Nhật Bản. Như vậy, có thể coi là Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế được không?
Truyền thông Trung Quốc ra sức biện minh cho những hành động sai trái của họ và cổ suý cho “chính sách phát triển hoà bình” của Ban Lãnh đạo mới ở Bắc kinh, nhưng những hành động leo thang mới của Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông trong những ngày qua đã minh chứng cho sự phô trương và sáo rỗng của Ban lãnh đạo mới khi họ lớn tiếng về những cam kết “coi trọng quan hệ hữu nghị láng giềng tốt với các nước xung quanh”. Điều này đang làm tăng thêm mối quan ngại trong cộng đồng quốc tế vì trên thực tế, Ban Lãnh đạo mới ở Bắc Kinh đang và sẽ thi hành một chính sách cứng rắn, hiếu chiến về các vấn đề trên biển với các nước láng giềng.
Đại hội XVIII mới chỉ vừa mới kết thúc được 30 ngày, Trung Quốc đã không e ngại triển khai một loạt các hoạt động leo thang mới gây tình hình căng thẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông thể hiện rõ chiều hướng ngày càng cứng rắn hơn trong chính sách của Ban Lãnh đạo mới ở Bắc Kinh. Đây có thể coi là bước đi tất yếu trong kế hoạch tổng thể đẩy mạnh chiến lược xây dựng cường quốc biển để đưa Trung Quốc thành cường quốc biển đã được thông qua ở Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra vào Trung tuần tháng 11 vừa qua. “Khúc dạo đầu” ở Biển Đông và biển Hoa Đông của những người mới cầm quyền ở Bắc Kinh đang gây mối lo ngại chung cho cả cộng đồng quốc tế về nguy cơ mất ổn định ở khu vực.
                                                                              Lê Thành

Thuyền trưởng Trung Quốc thừa nhận hành vi khi bị Nhật bắt

(ĐVO) – Lực lượng tuần duyên của Nhật Bản (CG) vừa bắt giữ một tàu cá Trung Quốc vì đã đánh bắt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của nước này vào ngày 30/12. Vị thuyền trưởng của tàu cá này đã thừa nhận hành vi của mình khi bị thẩm vấn.
Theo Kyodo News, máy bay bay của CG đã phát hiện tàu cá Trung Quốc cùng với tám người trong vùng biển cách đảo đảo Yakushima thuộc tỉnh Kagoshima 130 km về phía tây vào khoảng 13 giờ ngày 29.12 (giờ địa phương).
Khi bị kiểm tra các nhân viên của Nhật Bản dã phát hiện 1,5 kg san hô và lập tức bắt giữ tầu. Ông Lâm Thế Khâm – thuyền trưởng của tàu đã thừa nhận hành vi sai phạm của mình
Theo hãng tin Tân Hoa Xã, tàu cá trên là của tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc, tàu này bị bắt tại khu vực gần tỉnh Kagoshima của Nhật. Việc bắt giữ này diễn ra giữa lúc  căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo lên cao vì tranh chấp trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Tàu tuần duyên Nhật (phải) rượt đuổi tàu cá Trung Quốc - Ảnh: AFP
Tàu tuần duyên Nhật (phải) rượt đuổi tàu cá Trung Quốc – Ảnh: AFP
Tuy nhiên tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe  khi vừa lên nhậm chức đã có động thái nhằm cải thiện tình hình đã cử phái viên đến Trung Quốc, phía Trung Quốc cũng có động thái mang tính thiện chí đáp lại bằng cách kêu gọi đàm phán về Senkaku/Điếu Ngư.
Tuy nhiên Báo The Sydney Morning Herald dẫn lời ông White tại Đại học Quốc gia Úc lập luận rằng xung đột có thể xuất phát từ các tính toán sai lầm và không bên nào chịu nhượng bộ.
Giữa lúc tình hình tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đang nóng hơn lúc nào hết thì gần đây nước này lại liên tục phô trương sức mạnh quân sự.
Trong 2 tuần qua, truyền thông Trung Quốc như Tân Hoa xã và Đài truyền hình HBTV “khoe” tàu khu trục Type 052D và kế hoạch phát triển máy bay vận tải quân sự cỡ lớn Y-20. Ngoài ra, Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Phạm Trường Long tuyên bố hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu mà Bắc Kinh vừa đưa vào hoạt động sẽ phục vụ mục đích dân sự lẫn quân sự.
Thời gian gần đây tàu đánh cá của Trung Quốc vi  phạm vùng đặc quyền kinh tế của nhiều nước diễn ra ngày càng nhiều. Cảnh sát biển phía tây Hàn Quốc ngày (27/12) bắt giữ tổng cộng 21 tàu cá của Trung Quốc đánh bắt trái phép trong lãnh hải của Hàn Quốc trên biển Hoàng Hải.
Ngày 26/12, cảnh sát biển Argentina thông báo đã bắt giữ hai tầu mang cờ Trung Quốc đánh bắt hải sản trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia Nam Mỹ này.
NP (Theo TNO/Kyodo News)
Hàn Quốc bắt 21 tàu cá Trung Quốc

Dự báo ba kịch bản trên biển Đông 10 năm tới

SGTT.VN - Tranh chấp biển Đông đã trở thành chủ đề nóng trong năm 2012 và năm 2013 sẽ là thời điểm thích hợp để bàn đến viễn ảnh tương lai của biển Đông, theo ghi nhận của chuyên gia Angguntari C. Sari, giảng viên khoa Quan hệ quốc tế, ĐH Công giáo Parahyangan ở Bandung, Indonesia, trên báo Jakarta Post số cuối năm 2012.
Tàu khu trục tên lửa của Trung Quốc 
Ông nhận định trong 10 năm tới có thể diễn ra ba kịch bản cho tương lai biển Đông. Đó là tận diệt, mơ ước và nguyên trạng. Tận diệt là viễn cảnh tồi tệ nhất khi xung đột giữa các bên tranh chấp xảy ra và lôi kéo Mỹ vào.
Với kịch bản này, Mỹ sẽ không còn duy trì thế trung lập. Xung đột quân sự quy mô lớn sẽ xảy ra. Các kênh đối thoại trong khu vực sụp đổ hoàn toàn. Các bên tranh chấp gạt bỏ các quy tắc quốc tế và thái độ cân nhắc lâu nay vẫn giữ.
Mơ ước là viễn cảnh khó xảy ra nhất khi vấn đề tranh chấp được giải quyết triệt để và hòa bình theo giải pháp các bên cùng thắng. Muốn đạt được điều này, các bên phải bỏ qua quan điểm thực dụng và thực hiện sáu yếu tố quyết định:
- Phải có một sức mạnh lãnh đạo đủ khả năng và động cơ thiết lập trật tự ổn định.
- Sức mạnh được phân bổ đồng đều và tránh hành động hiếu chiến thái quá.
- Giữ thái độ tôn trọng các quy tắc quốc tế trong giải quyết tranh chấp hòa bình.
- Ưu tiên duy trì các quan hệ kinh tế quốc tế và phát triển.
- Có các cơ quan phụ trách đối thoại và hợp tác.
- Đoàn kết các tổ chức bên trong cùng có chủ trương giải quyết tranh chấp hòa bình và các bên cùng thắng.
Nguyên trạng là viễn cảnh có nhiều khả năng xảy ra nhất trong 10 năm tới khi các bên đều chưa đi đến cùng trong giải quyết tranh chấp. Chuyên gia Angguntari C. Sari nhận định với diễn biến hiện tại, xung đột lớn sẽ không thể xảy ra vì:
- Các nhà phân tích quân sự tại công ty tình báo và phân tích quốc phòng, an ninh IHS Jane’s (Mỹ) đã ghi nhận chi tiêu quốc phòng của các nước Đông Nam Á trong năm 2011 tăng 13,5% lên mức 24,5 tỉ USD và dự báo con số này sẽ tăng lên 40 tỉ USD vào năm 2016.
Philippines và Mỹ tập trận chung trên biển Đông 
Đây là yếu tố sẽ ngăn chặn Trung Quốc sử dụng vũ lực chèn ép các bên tranh chấp khác hoặc chiếm đóng các vùng biển tranh chấp.
- Từ năm 2009, Mỹ thực hiện chính sách hướng về châu Á-Thái Bình Dương với cam kết sẽ quan sát hành động của các bên tranh chấp vì với Mỹ, biển Đông có giá trị chiến lược và kinh tế cao. Thái độ này của Mỹ sẽ giúp cân bằng tình hình biển Đông.
- Phát biểu với các nước ASEAN gần đây, Chủ tịch Trung Quốc tương lai Tập Cận Bình đã cam kết tìm kiếm giải pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp trong khu vực. Thêm vào đó, các bên tranh chấp đều mong muốn duy trì hòa bình và ổn định.
Tuy nhiên, chuyên gia Angguntari C. Sari ghi nhận các yếu tố nêu trên có thể không đủ để bảo đảm ổn định trong tương lai và điều quan trọng là các chính phủ phải có năng lực thuyết phục các cơ quan, tổ chức và công dân thống nhất một giải pháp cùng thắng, toàn diện, hòa bình để giải quyết tranh chấp.
Chuyên gia Angguntari C. Sari ghi nhận trong năm 2012, chính quyền Trung Quốc đã rất khó khăn khi thuyết phục các tổ chức và công dân cổ xúy chủ nghĩa dân tộc nhận thức được tầm quan trọng của công cuộc bảo vệ hòa bình và ổn định để phục vụ cho phát triển kinh tế.
phapluattp.vn

 

 Sống với Trung Quốc

Tạ Duy Anh
Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông
(Nguyễn Trãi)
Lời tự bạch:
Cổ nhân có câu: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Người thất học còn phải chịu trách nhiệm trước sự hưng vong của xã tắc, nữa là một kẻ ít nhiều có đọc qua vài trang sách Thánh hiền.
Tôi có ba tư cách để viết chuyên luận này: Tư cách con dân Việt, tư cách chiến binh Việt bẩm sinh và tư cách một kẻ sĩ Việt.
Tôi dựa trên nền tảng quan điểm sau:
- Mục tiêu lớn nhất của Trung Quốc trong thế kỷ 21 là thôn tính Biển Đông và đối thủ số một là Việt Nam.
- Việt Nam là nước nhỏ hơn nên luôn cần hoà bình, sống yên ổn bên cạnh Trung Quốc, nhưng Trung Quốc cũng cần yên bờ cõi không kém, đặc biệt là cửa ngõ phía Nam, nơi Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lý trong tác chiến.
- Một cuộc chiến tổng lực giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông là bất phân thắng bại nhưng là thảm hoạ cho cả hai nước. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều cần hoà bình.
Tôi tin rằng:
- Thượng sách là làm sao để sống hòa bình với Trung Quốc mà vẫn giữ được chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền tinh thần (bao gồm chính trị, văn hóa, lối sống…)
- Hạ sách là phải lựa chọn chiến tranh, dù ngắn hay dài, bởi hệ lụy của nó thì chưa thể biết hết, nhưng điều biết trước là – do cùng chung biên giới – sau sự tan hoang, đổ máu sự căng thẳng luôn trở về đúng điểm xuất phát khi chưa xảy ra binh đao và nguy hiểm hơn là nó tiếp tục làm tăng thêm mối hằn thù dân tộc là thứ sẽ để lại hậu quả cho con cháu lâu dài.
- Tối hạ sách là quá sợ chiến tranh mà đành ôm mối nhục để kẻ thù xâu xé cương vực, nuốt dần lãnh thổ, giết hại dân lành.
Chuyên luận chia làm ba phần: Bản chất của mối quan hệ Việt-Trung; Biển Đông và những điều có thể xảy ra;Dự đoán hành động của Trung Quốc và sự lựa chọn của Việt Nam.
Tôi được khích lệ, chia sẻ ý tưởng từ nhiều người, nhất là những bạn trẻ nhiệt huyết với vận mệnh đất nước, những đồng nghiệp nhiều ưu tư nhưng vì nhiều lý do mà không thể tự do phát biểu quan điểm như tôi. Tôi xin tặng lại chuyên luận này cho họ.
Có thể những gì tôi suy nghĩ và viết ra chỉ đáng là những điều vô bổ, nông cạn hoặc là những chuyện đã biết rồi, không ai cần đọc. Nhưng tôi không vì điều đó mà nản chí bởi đây là tấm lòng của tôi với đất nước, một đất nước chưa bao giờ thôi khốn khó nhưng là nơi duy nhất tôi có thể sống và chết. Tôi cũng không giấu giếm rằng, cho đến khi hạ chữ cuối cùng của chuyên luận này, tôi vẫn chưa thoát khỏi cảm giác Nghĩ mãi không ra.
PHẦN I:
BẢN CHẤT CỦA MỐI QUAN HỆ VIỆT-TRUNG
Kể từ cuộc xâm lược Đại Việt của nhà Tống cho đến năm 1979, cứ cách ngắn nhất là 200, dài nhất là gần 400 năm (trung bình khoảng 250 năm) người Hán lại chủ động gây can qua với nước ta. Tất cả đều nhằm tới mục tiêu thôn tính lãnh thổ, biến nước ta thành quận huyện của họ. Nếu khẩu độ thời gian này thành quy luật, thì chúng ta đang ở vào thời kỳ Hoà Bình với Trung Quốc. Nhưng không có bất cứ điều gì đảm bảo cho nhận định đó. Tôi luôn cảm thấy chúng ta còn rất ít thời gian để chuẩn bị cho một cuộc đối đầu mới với Trung Quốc, vượt khỏi quy luật về tần suất vừa nêu và về mức độ khốc liệt. Nói cách khác, với Trung Quốc ngày nay, mọi sự đều vô cùng khó lường. Vì thế chúng ta cần phải động não đưa ra được một đối sách để tồn tại hoà bình lâu dài bên cạnh Trung Quốc mà không mất chủ quyền lãnh thổ (trước mắt là không mất thêm vì hiện tại Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của chúng ta) và chủ quyền chính trị. Trong thời gian qua, ngoài quan điểm được nói ra mồm của chính quyền: “Tránh những hành động làm ảnh hưởng đến đại cục trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc”, nổi lên những xu hướng sau từ phía dân chúng trong và ngoài nước:
- Xu hướng chủ chiến muốn Việt Nam dàn quân ngay tức khắc, cụ thể là đưa tàu chiến, máy bay ra để đối lại với những hành động bắt nạt, cướp bóc và giết hại ngư dân Việt Nam mà phía Trung Quốc thực hiện, khi điều kiện cho phép có thể dùng vũ lực đánh chiếm lại quần đảo Hoàng Sa và những vị trí bị Trung Quốc chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa. Xu hướng này cũng lập tức kết tội chính quyền hiện tại hèn nhát, bán nước, làm tay sai cho Trung Quốc và yêu cầu họ nhường quyền lãnh đạo đất nước cho những lực lượng khác. Trong khi chưa thể chỉ ra lực lượng khác ấy là lực lượng nào, những người theo xu hướng này có lẽ cũng đã quên rằng, phần quần đảo Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc năm 1974 là từ quyền kiểm soát của chính quyền Việt Nam Cộng hoà, đồng minh số 1 của Hoa Kỳ lúc ấy, khiến hơn 60 chiến sĩ hải quân là con dân nước Việt bị bắn chết một cách tức tưởi trong cảm hứng vô cùng dã man của kẻ thù. Với một hạm đội khổng lồ của ông bạn lớn Hoa Kỳ nằm cách đó vài chục km, với rất nhiều vũ khí hiện đại, nếu người Việt (cụ thể là chính quyền miền Nam lúc ấy) định dàn quân giành lại Hoàng Sa thì không còn cơ hội nào tốt hơn chính thời điểm đó. Thực tế này với chính sách bị coi là nhu nhược của chính quyền hiện tại như một số người quy kết, là hai vấn đề khác nhau và mỗi vấn đề đều cần phải làm rõ, rạch ròi, công bằng trước lịch sử.
- Xu hướng dân tộc chủ nghĩa cứng rắn muốn dựa vào tinh thần dân tộc, tinh thần bài Hán để thể hiện quan điểm cứng rắn với Trung Quốc. Giới hạn của xu hướng này là công khai đối đầu với Trung Quốc về chính trị, ngoại giao, thậm chí nếu cần thì cắt đứt bang giao, sẵn sàng cho một cuộc đánh trả bằng quân sự. Xu hướng này gây sức ép với chính quyền để họ phải tỏ rõ thái độ chống lại Trung Quốc bằng lời lẽ và hành động ngay lập tức.
Nếu sau mọi chuyện, sáng dậy mở mắt ra chúng ta đã không còn là láng giềng của Trung Quốc thì chẳng có gì phải bàn nhiều.
Thực ra dưới thời cố Tổng bí thư Lê Duẩn, quan hệ Việt-Trung là thể hiện rõ ràng nhất của xu hướng này, với đỉnh cao của cuộc đối đầu là trận chiến biên giới năm 1979, kéo dài 30 ngày trên lý thuyết nhưng phải hơn 7 năm sau mới chấm dứt được sự đổ máu, sau khi để lại một biên giới tan hoang và một nền kinh tế kiệt quệ. Đấy là chưa kể thiệt hại lớn nhất về nhân mạng mà con số chắc chắn là nhiều vạn người vẫn còn trong vòng bí mật quốc gia!
- Xu hướng dân tộc chủ nghĩa mềm dẻo muốn Việt Nam độc lập với Trung Quốc về chính trị, ngoại giao để tự chủ quan hệ đồng minh với những quốc gia có chung lợi ích chiến lược ở Biển Đông, số 1 là Hoa Kỳ, khiến Trung Quốc không dám cậy mạnh lấn lướt mà phải lựa chọn sự hữu hảo bình đẳng. Mặt khác nhà cầm quyền cần từ bỏ ý thức hệ Xã hội chủ nghĩa như một mặc định vô lý, nhanh chóng dân chủ hoá đất nước theo tấm gương của một số quốc gia phát triển trong khu vực để nâng cao sức mạnh dân tộc, tập hợp được mọi lực lượng, tiến tới đưa nước ta thành một cường quốc kinh tế, quân sự… Khi đó nền hoà bình với Trung Quốc sẽ tự nhiên được thiết lập và có cơ sở để bền chắc và có cơ hội để đòi lại những phần lãnh thổ bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Hàng loạt kiến nghị, tuyên bố… của những nhân sĩ, trí thức, công, nông, binh… trong thời gian qua là theo xu hướng này. Cùng với đó là những đợt người dân hai thành phố lớn xuống đường giương biểu ngữ phản đối Trung Quốc khi có sự cố nào đó họ gây ra trên Biển Đông.
Đây là xu hướng trước sau đất nước cũng phải lựa chọn, bởi nó mang tính tất yếu về mặt phát triển, đáp ứng nhiều nhất lợi ích của dân tộc trên mọi phương diện. Tuy nhiên khi tiếp cận ở một vài vấn đề then chốt vẫn còn hấp tấp, thiếu đi độ lạnh của lý trí, sự điềm tĩnh cần thiết để duy trì sự tỉnh táo. Chính vì thế nhiều ý tưởng đầy trách nhiệm với quốc gia, xuất phát từ những tấm lòng lớn với xã tắc, lại bị lồng trong cái vỏ của thứ ngôn ngữ chỉ dùng khi chửi bới, miệt thị, chế nhạo khiến mất đi tính đối thoại, rất đáng tiếc. Ngoài ra, vì để cho sự bức xúc chi phối mà nhiều ý kiến thành tâm bị mọi người hiểu sai, dẫn đến tác giả của nó bị vùi dập không thương xót, cũng làm mất đi không khí bàn bạc, tôn trọng nhau mà đáng ra giới trí thức phải gương mẫu duy trì (*). Với cá nhân tôi, những gì xảy ra giữa một bộ phận người dân với chính quyền Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, sau đó là với Nhà nước Việt Nam thời gian qua là một bi kịch dân tộc. Trong khi kẻ thù đang lăm le ăn sống nuốt tươi lãnh thổ của Tổ Quốc, thì nội bộ Dân tộc lại bị phân tán. Tôi phản đối mạnh mẽ cách thức hành xử của chính quyền khi đàn áp biểu tình, tấn công các blogger có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc. Hành xử như vậy cho thấy chính quyền thiếu tự tin về trí tuệ nhưng lại quá tự mãn, ngạo mạn với vai trò và quyền lực của mình. Chính quyền không thể cho mình cái quyền không cần đối thoại với dân chúng mà chỉ một mực đòi họ tuyệt đối tin tưởng, trước một vấn đề nước sôi lửa bỏng như vấn đề chủ quyền và sinh mệnh đồng bào. Họ là những người dân bình thường, không thể đòi hỏi họ cũng phải tư duy như những chính khách và càng không thể vì thiếu tư duy ấy mà họ bị khép tội. Họ có quyền lo lắng cho đất nước và cần biết niềm tin của họ có cơ sở hay không và đang đặt vào đâu. Ngay cả khi phải giữ bí mật, phải đóng kịch với Trung Quốc để không phá vỡ sách lược nào đó không cần phải cho người dân biết, thì vẫn có cách chuyển tải điều đó cho dân chúng. Sự vụng về thì có thể thông cảm được chứ rất khó mà chia sẻ với cái kiểu “bí thí tốt” như đã xảy ra.
Nhưng mặt khác cũng phải nói một sự thật rằng, chúng ta không thể đối phó được âm mưu của Trung Quốc muốn chiếm vĩnh viễn Hoàng Sa và Trường Sa nếu chỉ bằng những cuộc biểu tình trên đường phố hoặc những lời hô hào trên Internet. Đánh thức lòng yêu nước, sự cảnh giác của mọi tầng lớp dân chúng trước âm mưu Hán hoá mà Trung Quốc đang tiến hành với Việt Nam là cần thiết, thậm chí cấp thiết hơn bao giờ hết và chắc chắn còn có nhiều cách khác nữa. Nhưng sự tỉnh táo sau đó để giải mã hành động của Trung Quốc rồi đưa ra đối sách khôn ngoan mới là thứ cần thiết hơn. Chúng ta không sợ một cuộc chiến tranh với Trung Quốc – nếu nó xảy ra – không có nghĩa rằng chúng ta luôn sẵn sàng để tuyên chiến với Trung Quốc, đặt đất nước thường xuyên bên bờ vực chiến tranh. Những lời hô hào kích động cho một cuộc chiến tranh thấy rải rác đâu đó, là vô cùng thiếu lý trí, thậm chí là vô trách nhiệm. Nếu ai đó ở Trung Quốc cũng nuôi quan điểm như vậy với Việt Nam, cho dù họ ở thế nước lớn gấp 30 lần chúng ta, cũng đáng bị coi là thiển cận.
Một cuộc chiến tranh với Trung Quốc là điều đầu tiên chúng ta (và không chỉ chúng ta, ngay nước Mỹ, nước Nhật…) phải tìm mọi cách để tránh khi còn có thể. Bản thân Trung Quốc cũng phải làm điều tương tự với các láng giềng của họ, ngoại trừ họ ảo tưởng mù quáng về sức mạnh hoặc có kẻ nào đó trong giới chóp bu tại Bắc Kinh lại thích cá cược với lịch sử. Tìm mọi cách để tránh, khác với tránh nó bằng mọi giá. Đọc lại lịch sử chúng ta đều nhận thấy ông cha ta cực kỳ nhất quán với quan điểm đó, tức là cố gắng hoà hiếu đến phút chót và chỉ khi không còn cách nào khác mới phải dùng đến vũ khí. Trước thế giặc quá mạnh, Triều đình Nhà Trần thậm chí đã nghĩ đến chuyện buông vũ khí để mong không phải chịu cảnh binh đao khốc liệt có nguy cơ huỷ diệt cả dân tộc! Sửa chữa sai lầm chết người đó chính là nhân sĩ, trí thức, tướng lĩnh và những người dân cày Đại Việt. Rút cuộc vua tôi nhà Trần đã khiến kẻ thù phải bạc tóc hàng trăm năm sau mỗi khi nhớ lại cuộc xâm lược nhục nhã đó. Bởi vì nhà Trần có những vị vua vô cùng anh minh, lại khiêm nhường (những người còn tin có thần Phật, trời đất đều khiêm nhường), biết coi sinh mệnh của xã tắc cao hơn sĩ diện cá nhân, sĩ diện của triều đại. Nhà vua dám nói lên suy nghĩ của mình, dám thú nhận với bá tính sự kém cỏi, thiếu tự tin của mình trước một kẻ thù quá mạnh (dám thú nhận sự kém cỏi của mình chưa bao giờ là người kém cỏi!), cần đến các hiền tài dân tộc, cần tiếng nói quyết định của mọi tầng lớp nhân dân. Chính nhờ ở tinh thần “bóp nát quả cam”, ở những lời nói khẳng khái “Đầu thần còn trên cổ thì hoàng thượng chớ lo”, “Nếu định hàng giặc thì trước hết hãy chém đầu thần đi đã”… mà Triều đình nhà Trần đã kết thành một khối rắn chắc chôn vùi huyền thoại sức mạnh Nguyên-Mông và tạo nên hào khí Đông A để tiếng thơm đến muôn đời. Có những bậc minh quân như vậy, những người biết chọn đối thoại, biết lắng nghe thay vì đối đầu với dân chúng, làm sao kẻ thù có thể thắng được.
Giờ đây là lúc cả dân tộc cần đến một sự gắn kết, cần một sự đồng lòng, cần những bộ óc thông minh, trong sạch hơn bao giờ hết. Bởi vì vận mạng của dân tộc, sự tồn vong của xã tắc chưa bao giờ bị đặt vào thế chông chênh như hiện tại. Kẻ thù ngày nay không phải là những đạo quân công khai tuyên bố sẽ làm cỏ cái nước Nam nhỏ bé với những tối hậu thư ngông cuồng và lỗ mãng, ép con dân Việt phải cầm vũ khí. Kẻ thù ngày nay luôn mang bộ mặt bạn bè, thậm chí còn là những người có cùng mục tiêu lý tưởng, luôn luôn vuốt ve bằng những lời lẽ ngoại giao thuộc loại lịch sự nhất. Kẻ thù trước đây đặt chúng ta vào tình thế hoặc đánh lại hoặc bị tiêu diệt. Kẻ thù ngày nay tạo cảm giác là chỗ dựa tin cậy, cùng tồn tại và cùng phát triển, vì một mục tiêu cao cả cùng hướng tới. Nhưng trên thực tế, chưa khi nào nước ta bị xâm lược ở quy mô lớn và toàn diện như hiện nay. Chưa khi nào nguy cơ lại rơi vào vòng lệ thuộc ngoại bang của dân tộc chúng ta hiển nhiên như hiện tại. Vì vậy con dân nước Việt mà đại diện của nó là giới trí thức, phải thật tỉnh táo để không gây ra trạng thái rối trí.
Chúng ta phải xác định ngay với nhau rằng, Trung Quốc là mối bận tâm lớn nhất của người Việt, từ cổ sử cho đến muôn đời. Người Pháp, người Nhật và sau cùng là người Mỹ, chỉ là những yếu tố ngẫu nhiên làm gián đoạn mối bận tâm chính yếu đó, xét trên suốt hành trình là không đáng kể cho dù nó cũng đã làm thay đổi số phận của dân tộc. Chính các cường quốc phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ đã giúp người Việt tạm thời quên đi những đau thương do Trung Quốc gây ra. Quan hệ Việt-Trung bỗng nồng ấm tình anh em khi người Pháp và liền sau là Mỹ quyết chia cắt Việt Nam để “ngăn cơn sóng đỏ”. Không thể trách những nhà chính trị miền Bắc thời ấy khi họ buộc phải dựa vào Trung Quốc (giống như những nhà chính trị của chính thể Việt Nam Cộng hoà phải dựa vào Hoa Kỳ) cho dù không ít người nhận ra bên trong những kiện hàng viện trợ là một tính toán lâu dài về lãnh thổ và lợi ích quốc gia của người Hán. Họ (bao gồm cả hai phía) đáng trách ở chỗ đã ngạo mạn đánh đồng các mục tiêu chính trị có tính đảng phái dựa trên những chủ thuyết chính trị, với các mục tiêu dân tộc vốn cao hơn, thiêng liêng hơn mọi ý thức hệ. Vì thế, người Việt nên trách nhau một cách nghiêm khắc thì công bằng hơn. Chúng ta đã thất bại quá lâu cho một cuộc hoà giải dân tộc (**) (giờ này vẫn chưa hết thất bại!), tạo cơ hội cho các loại ngoại bang nhảy vào xâu xé, chia chác, tự tiện đưa ra những quyết định theo ý họ trên lưng người Việt. Hàng triệu con cháu của bà Âu Cơ bị chính người anh em, đồng bào của họ giết chết bởi vũ khí ngoại bang, là điều khủng khiếp nhất của lịch sử đất nước và các thế hệ tương lai phải tiếp tục suy ngẫm về cơn bĩ cực đau thương đó. Trong số những ngoại bang ấy thì Trung Quốc là ẩn số lớn nhất, chứ không phải Hoa Kỳ. Việc Trung Quốc mạnh mẽ viện trợ chiến tranh cho Bắc Việt Nam nhưng lại không muốn thấy một nướcViệt Nam thống nhất, là bằng chứng rõ ràng nhất về điều đó. Họ muốn người Việt tàn sát nhau cho tới người cuối cùng để dễ bề nuốt gọn cái dải đất phía Nam mà hàng ngàn năm ông cha họ không thực hiện được, hoặc ít ra cũng biến thành cái đệm an ninh như họ đang đạt được với Bắc Triều Tiên. Trung Quốc là bậc thầy thiên hạ về khả năng giấu kín những mục tiêu chiến lược của mình. Những lời dạy của Đặng Tiểu Bình “Giấu mình chờ thời” đã nói rõ bản chất của nền chính trị Trung Hoa hiện đại. Giấu mình khi chưa đủ mạnh. Chờ thời cơ chín muồi, trong đó Trung Quốc đã là cường quốc, trong khi những cường quốc khác suy yếu, sẽ làm một cuộc trỗi dậy, đánh úp thiên hạ để rửa nhục cho những thất bại triền miên của dân tộc Trung Hoa (không phải chỉ thất bại trước người Việt). Thực ra đây là một tư tưởng nguy hiểm cho thế giới, đặc biệt với những nước láng giềng trong đó có Việt Nam. Và cũng chính thủ đoạn đầy tinh thần Đại Hán đó đã xác định bản chất của mối quan hệ không chỉ Việt-Trung mà cả giữa Trung Quốc với thế giới.
Chưa khi nào Trung Quốc ngạo mạn và tự tin vào sức mạnh của họ như hiện nay.
May mắn lớn nhất là đến giờ này chúng ta vẫn chưa bị Hán hoá! Trên thế giới hiếm có một dân tộc nào bị đô hộ tới cả ngàn năm mà lại vẫn sống sót với tư cách một dân tộc, để rồi sau đó phát triển thành một quốc gia, như Việt Nam. Đó là bi kịch khủng khiếp cho cả hai phía. Trong khi chúng ta bị dồn đuổi, bị áp bức, bị lệ thuộc, thì kẻ đô hộ cũng chẳng sung sướng gì. Sau một ngàn năm, việc người Hán đành phải nuốt hận dừng chân trên đường chinh phạt xuống phía Nam, chấp nhận có một quốc gia bé hơn họ gần ba mươi lần về diện tích, sống bên cạnh như một láng giềng, mà lại là láng giềng bướng bỉnh, là nỗi hổ thẹn không dễ gì quên đi được. Bằng chứng là từ khi nhà nước Đại Việt ra đời cho đến cuối thế kỷ 20, tức là 1000 năm sau đó, họ đã tám lần xua binh hùng tướng mạnh, lần lượt đối đầu với sáu triều đại chính của Việt Nam, quyết rửa nỗi nhục đế quốc mà vẫn không thành. Điều đó xác lập nên mối quan hệ lịch sử trớ trêu và bi thảm giữa chúng ta và Trung Quốc. Mỗi lần Trung Quốc muốn làm cỏ nước Nam, thì thêm mỗi lần họ phải nuốt xuống sâu hơn nỗi nhục thất bại. Nỗi nhục đó là nỗi nhục Quốc truyền. Ý thức rõ không thể tránh được Trung Quốc, các triều đại phong kiến Việt Nam đã tìm ra một triết lý sinh tồn bên cạnh người láng giềng khổng lồ và chưa bao giờ hết tham vọng lãnh thổ, đó là “thần phục giả vờ” (chữ của cố giáo sư Trần Quốc Vượng). Nghĩa là bề ngoài cha ông ta luôn tỏ vẻ thần phục Bắc triều với các hình thức dâng lễ vật hàng năm, bẩm báo một cách hình thức những việc trọng đại, chấp nhận chịu lễ phong vương (tức là chấp nhận thuộc quốc về mặt hình thức)… Thậm chí sau mỗi cuộc chiến, dù mình là người chính nghĩa và chiến thắng, nhưng – như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi và sau này là Quang Trung đã làm – vẫn giành cho kẻ thù chút sĩ diện để nó không quá nhục mà trở nên điên cuồng. Nhưng bên trong thì lúc nào cha ông ta cũng giữ độc lập, bình đẳng với Trung Quốc trong mọi việc, sẵn sàng – cả về tinh thần (đoàn kết dân tộc) lẫn vật chất (rèn luyện binh sĩ, vũ khí, chẳng hạn chính sách “ngụ binh ư nông”… hoàn toàn chỉ để đối phó với Trung Quốc) – để cho gã khổng lồ nếm tiếp nỗi nhục thất bại nếu nó lại gây can qua. Về phía các triều đại Trung Quốc, một mặt họ cay đắng chấp nhận sự thần phục mà họ biết rõ là vờ vĩnh đó, một mặt họ không nguôi tìm cách xóa xổ nước Việt ở phương Nam, khi điều kiện cho phép. Điều kiện đó là khi nước nhà ta suy yếu hay lủng củng về nội bộ. Điều kiện đó còn là khi các triều đại của Trung Hoa tiếm quyền nhau và muốn lấy lòng dân chúng, muốn chứng tỏ họ hùng mạnh, muốn mở mang cương vực (thời điểm hiện tại có vẻ như đang hội đủ những yếu tố bên trong và bên ngoài như vậy!). Họ đã thành công với hầu hết các nước nhỏ ở phía Tây, phía Bắc nhưng chưa bao giờ làm được điều tương tự khi quay xuống phương Nam. Vì thế, sự ngang nhiên tồn tại một nhà nước của một trong số những tộc Việt không thể tiêu diệt, chính là nỗi hận truyền đời của người Hán. Vì những mục tiêu lâu dài, trong một số điều kiện không thể chủ động, Trung Quốc buộc phải làm chỗ dựa cho Việt Nam trong một thời gian. Đây là một phần của sự thật lịch sử bang giao hiện đại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Sự thật này có vẻ bề ngoài ngọt ngào nhưng bên trong vẫn là cái hạt đắng đót kết lại từ hàng ngàn năm quá khứ mà chính sách trắng của Bộ ngoại giao Việt Nam năm 1979 đã chỉ ra. Cuộc chiến biên giới Tây Nam năm 1978 với chế độ đồ tể Pônpốt và cuộc chiến phía Bắc năm 1979 với bậc thầy của hắn ta, tuy với hai quốc gia khác nhau nhưng đều có một điểm xuất phát từ Bắc Kinh. Nó là nút thắt định mệnh mỗi 250 năm (chính xác chỉ có 190 năm, kể từ cuộc xâm lược của nhà Thanh, là khẩu độ thời gian ngắn nhất) của lịch sử chưa bao giờ hữu hảo thật sự giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Giờ đây, cho dù được khoác bằng những chữ vàng về tình anh em, được tô son trát phấn bởi đủ thứ mỹ tự, thì quan hệ Việt Nam và Trung Quốc, trên thực tế là quan hệ giữa một con mãnh thú luôn đói mồi với một con nhím chỉ muốn yên thân nhưng bất khuất, đầy kinh nghiệm thoát hiểm và có khả năng làm đối phương phải tổn thương. Người Trung Quốc có thể cũng rất muốn có sự yên ổn ở phía Nam, nhưng với điều kiện các đòi hỏi về lãnh thổ và lãnh hải – đặc biệt là lãnh hải – của họ phải được thoả mãn. Mà điều vô lý theo kiểu sô-vanh đó thì không bao giờ được chấp nhận, một khi người Việt chưa diệt vong. Vì vậy, mọi sự hữu hảo giữa hai đảng, hai nước, hai dân tộc… chỉ là sự vờ vịt mà cả hai bên đều đọc thấy hết những gì thật sự ẩn chứa bên trong, sẽ còn kéo dài chưa biết đến bao giờ, ít nhất là chừng nào chúng ta còn chưa giành lại được Hoàng Sa, hoặc chừng nào Trung Quốc chưa trở thành một cường quốc dân chủ, có trách nhiệm và do đó từ bỏ tham vọng ngông cuồng, đầy ảo tưởng thể hiện trên bản đồ lãnh hải hình lưỡi bò.
Có thể đã thừa căn cứ để nói rằng: Không ai mong muốn làm láng giềng núi liền núi, sông liền sông với Trung Quốc như những gì thế giới chứng kiến ở họ. To lớn như nước Nga hay Ấn Độ họ cũng không thích thú gì có một ông bạn thâm hiểm, tham tàn và khó lường như Trung Quốc ở bên cạnh. Trong nửa sau thế kỷ 20, Trung Quốc trực tiếp và gián tiếp gây chiến tranh với hầu hết bạn bè lân bang, đúng tinh thần của Binh pháp Tôn Tử: “Viễn giao, cận công”. Vì thế, số phận quả là khắc nghiệt đã đặt chúng ta bên cạnh Trung Quốc, lại ở phía dễ tổn thương nhất. Việc thất bại trong quá trình đồng hoá và xâm lược Việt Nam suốt hai ngàn năm, chưa phải là bài học cuối cùng cần khép lại vĩnh viễn với người Trung Quốc. Họ sẵn sàng theo đuổi tiếp hai ngàn năm nữa để thực hiện mục tiêu đó. Mấy chục năm hữu hảo, mấy trăm triệu đô la viện trợ để chúng ta có thể “đánh Mỹ tới người Việt Nam cuối cùng” chỉ là bước đi nhỏ, của một tính toán dài hạn, lạnh lùng, không thay đổi một li một lai mà người Trung Quốc vạch ra chi tiết cho việc thôn tính chúng ta. Xét về mọi khía cạnh thì đây là một thực tế bi thảm mà chúng ta phải đối mặt. Bi thảm vì chúng ta luôn ở thế lép vế so với họ; bi thảm vì chúng ta không có quyền lựa chọn không gian sống khác; bi thảm vì dân tộc chúng ta là một dân tộc quật cường, hoặc sống hoặc chết chứ không trở thành họ, càng không trở thành một bộ phận dơ dáy của họ. Bi thảm còn vì chúng ta không thể nhắm mắt lại rồi hy vọng khi mở ra đã ở bên một nước khác không phải Trung Quốc. Chúng ta, trong bất cứ khoảnh khắc nào đều không được phép sao lãng công việc để ý ông bạn láng giềng. Bỗng dưng nó mạnh lên là phải cảnh giác. Nhưng đột nhiên nó có nguy cơ tan vỡ cũng lại là mối nguy hiểm. Thấy họ cãi nhau với người hàng xóm khác (chẳng hạn như những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc với Nhật Bản hay Philippines), phải nghĩ ngay đến việc họ đang giương đông kích tây, đánh lừa dư luận khỏi chú ý đến mục tiêu chính ở Biển Đông, tức là có thể bất ngờ đánh úp mình bất cứ lúc nào.
Nhưng có lẽ bi thảm nhất là vô tình chúng ta đóng vai trò vật cản tự nhiên của tham vọng bành trướng Đại Hán Trung Quốc. Đây là thực tế phũ phàng xác định tính thực chất lâu dài cho mối quan hệ Việt-Trung.
Nói gọn lại, chừng nào Trung Quốc còn nuôi ý đồ độc chiếm Biển Đông, chừng nào Trung Quốc còn chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa, tìm cách gặm dần Trường Sa của Việt Nam, chừng nào người Việt Nam còn không chấp nhận sự chiếm đóng của Trung Quốc trên một phần lãnh thổ, không chấp nhận sự lệ thuộc tinh thần, thì chừng đó quan hệ Việt-Trung là quan hệ của hai đối thủ, mọi sự hữu hảo chỉ là tạm thời và vờ vĩnh. Thực chất của mối quan hệ đó là bên này tìm cách cô lập, làm suy yếu bên kia càng nhiều càng tốt (trên thực tế điều này chỉ đang diễn ra một chiều, từ phía Trung Quốc). Với Trung Quốc là cả một chiến lược toàn diện, dài hạn, nhất quán, được chuẩn bị kỹ với tầm nhìn hàng trăm năm từ chuẩn bị lực lượng quân sự, chèn ép về buôn bán, giao thương, xâm lược văn hoá, quấy nhiễu, gây rối an ninh, áp đặt dư luận bằng quy mô tuyên truyền lớn, thao túng hàng hoá, tiền tệ, công nghệ, làm suy thoái nòi giống Việt (***)… không thể kể hết, đến những can dự vào chính trị, chia rẽ nội bộ, kiềm toả về ngoại giao, kinh tế, nhằm làm cho Việt Nam suy yếu toàn diện, … Còn về phía Việt Nam, chúng ta chỉ có một cách duy nhất là tỉnh táo thoát khỏi những mưu mô đó của Trung Quốc, tận dụng thời cơ trong đó có cả những mâu thuẫn giữa các cường quốc để phát triển. Về phần Trung Quốc, họ nắm toàn bộ sự chủ động, có thể đề ra luật chơi theo ý mình nhưng tuyệt đối không phải vì thế mà họ có quyền định đoạt. Về phần mình, chúng ta bắt buộc phải sống bên cạnh họ – nhiều người có vẻ không nhớ thực tế đơn giản này – đành ở vào thế phải nương theo và vì vậy chúng ta chỉ có thể tồn tại và phát triển bên cạnh Trung Quốc bằng một đối sách khôn ngoan.
T. D. A.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
(Còn nữa)
-------------------------------------------------------
(*) Tôi muốn nhắc đến trường hợp bài trả lời phỏng vấn của ông Lê Vĩnh Trương trên báo Pháp luật TPHCM ngày 4/11/2012 (và trước đó nữa là bài của giáo sư Ngô Bảo Châu). Ông Trương – trong khuôn khổ của một tờ báo chính thống – đưa ra được một số thông điệp như vậy là rất cố gắng, thực tế là chưa có tiền lệ trong thời gian từ sau năm 1991. Ông không đáng bị “ném đá” như những gì đã xảy ra, nếu mỗi người tỉnh táo, suy ngẫm thấu đáo hơn. Tôi đồng ý với đánh giá khá bình tĩnh của ông Dương Danh Huy. Những người ném đá ông Trương quên mất một thực tế là, do bị nhồi sọ quá lâu, hàng triệu người –những người cần biết thực tế của mối quan hệ Việt-Trung cũng như những việc hệ trọng khác của đất nước – vẫn chưa có thói quen tin vào những trang mạng tự do. Những thông tin trên đó bị “hàng rào chính trị” trong đầu họ gói tuốt vào một rổ với những thứ chống phá đất nước. Chúng ta có thể trách họ nhưng đó đang là thực tế. Theo tôi, những người bình thường có thể xả ra mọi bức xúc, hay vẫn gọi là “ném đá”, còn thứ mà giới trí thức “ném ra” chỉ nên là những quan điểm, ý tưởng có giá trị phản biện.
(**) Năm 2002 tôi có chuyến sang Hoa Kỳ và khi đến vùng có nhiều người Việt sinh sống thì tôi được người dẫn đường nói nhỏ vào tai: Đừng nói gì nhé, kẻo bị hành hung đấy. Hành hung thì chưa, nhưng tôi bị một cháu sinh viên Việt lừ mắt hỏi “Sang đây làm chi?” đáp lại vẻ mặt hớn hở và lời hỏi thăm đầy tình đồng bào của tôi sau một tháng xa nhà. Sau đó tôi được biết nhà văn N. K. từng bị chính đồng bào mình nện mũ cối vào đầu, nhà văn L. M. K. và H. A. T. thì phải nhờ đến cảnh sát Hoa Kỳ làm hàng rào mới thoát khỏi cuộc vây hãm của hàng trăm người Việt, nhà văn N. H. T. bị bao vây khi ông đến nói chuyện tại một trường đại học… Lý do chỉ là những nhà văn đầy tinh thần dân chủ này (tất nhiên không ai thèm biết điều đó!) từng và đang làm việc cho nhà nước Cộng sản. Khi về nước tôi cứ đau buồn mãi về chuyện này và tự hỏi: Bao giờ thì quan hệ của những “đồng bào Việt” mới không gắn với chính trị và bao giờ thì họ mới tha thứ cho nhau?.
(***) Ở tầm vĩ mô, ngoài những gì ghi trong sách trắng của Bộ Ngoại giao Việt Nam năm 1979, có thể kể thêm vụ ngăn cản Việt Nam bình thường hóa với Hoa Kỳ, gia nhập WTO, ép các nhà thầu dầu khí nước ngoài không hợp tác với Việt Nam… Còn ở những tiểu xảo thì muôn hình vạn trạng. Những chuyện như thu mua rễ cây hồi, đuôi trâu, đỉa, râu ngô có thể là một vài ví dụ. Năm 1995, một anh bạn thạo tin rỉ tai tôi là Trung Quốc bỏ ra khoảng 27 tỉ nhân dân tệ (hơn 4 tỉ USD) để trợ giá cho những mặt hàng như điện máy, điện tử, giày dép, đồ may mặc của họ… để giết chết những ngành này ở Việt Nam bằng buôn bán tiểu ngạch. Tôi không có điều kiện kiểm chứng thông tin này. Nhưng năm 1995, khi tôi sang Bằng Tường rồi vào sâu trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 30 km, tôi tận mắt chứng kiến những mặt hàng đã kể, cùng chủng loại, cùng nhãn mác… ở nội địa Trung Quốc bán cao gấp từ 2 đến 3 lần ở Lạng Sơn, Móng Cái… Vì thế những người dân Trung Quốc ở vùng biên bèn sang Việt Nam để mua hàng Trung Quốc, rẻ chưa bằng một nửa khi bán tại nước họ, về tiêu dùng.
Năm 1999 tôi có dịp thăm cửa khẩu Sóc Giang, Cao Bằng, chứng kiến cảnh Trung Quốc xua người dân lấn đất của Việt Nam bằng các cách sau: Dịch cột mốc tạm thời, cho người cắt cỏ theo đường phân giới, lấn sâu vào phía Việt Nam rồi cứ thế căn cứ vào màu cỏ để coi là ranh giới, trồng cây sao cho gốc chéo sang đất Việt Nam nhưng ngọn vẫn ở bên đất Trung Quốc rồi chờ đêm đến cho người ra dựng thẳng cái cây đó lên, coi như gốc cây là điểm giáp biên. Hoặc ở cửa khẩu Tà Lùng, có một con suối trở thành một đoạn đường biên tự nhiên giữa hai nước. Phía Trung Quốc bèn xui Việt Nam cùng họ đắp đập để lấy nước tưới. Nhưng khi tháo nước thì chỉ có phía Việt Nam thực hiện. Bờ sông phía Việt Nam lập tức bị nước khoét lõm vào khoảng vài chục mét – do áp lực nước quá lớn – và phía Trung Quốc lấy ngay cái bờ mới đó để chia lại đường phân thủy, kết quả là họ được lợi vài ngàn mét vuông. Chính anh em biên phòng bảo với tôi, phía Trung Quốc định ra mức thưởng 1000 nhân dân tệ (khoảng hơn 2 triệu đồng Việt Nam lúc ấy) cho một héc ta đất rừng lấn chiếm được. Người dân Trung Quốc ở vùng giáp biên với Việt Nam đa phần rất nghèo, có thể là nghèo nhất thế giới, nên họ thấy tiền là bất chấp tính mạng để lao vào. Cũng phải chứng kiến tận nơi mới thấy bộ đội biên phòng của chúng ta cũng như đồng bào Việt Nam ở vùng biên gian khổ nhưng bất khuất và giàu lòng yêu nước như thế nào.

Cưỡng hiếp tiếng Việt (2)

Mình thử định nghĩa thêm về một số từ mà Đảng, Nhà nước hay dùng theo gợi ý biên soạn “Từ điển ngôn ngữ của Đảng CSVN”, từ bác Trần Hữu Dũng.

*

Biểu tình: Từ chưa được nhìn nhận. Muốn diễn đạt việc cùng nhau biểu tỏ tình cảm, sự quan tâm về một vấn đề nào đó, xem “Tụ họp đông người”.

Chủ nghĩa anh hùng cách mạng: Nhân danh “cách mạng” nói hay làm những điều mà một người bình thường không bao giờ dám vì sợ chuốc tiếng nhơ. Ví dụ cho dễ hình dung về một “điển hình” của “chủ nghĩa anh hùng cách mạng”, trước những thắc mắc về trách nhiệm và gợi ý từ chức, ông Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng, tuyên bố, Ban Chấp hành Trung ương đã hiểu rõ ưu - khuyết điểm, tâm tư và cả thương tật của ông. Đảng của ông là Đảng cầm quyền, Đảng đã phân công ông tiếp tục làm Thủ tướng và Quốc hội đã bỏ phiếu tín nhiệm...

Cưỡng chế: Công khai, ngang nhiên cưỡng đoạt tài sản theo giấy phép.

“Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”: Ba khái niệm này được xỏ thành một xâu, đính kèm vào quốc hiệu hiện nay của Việt Nam. Căn cứ vào thực tế sử dụng thì cả chuỗi từ gồm ba khái niệm này có nghĩa là: Còn lâu, đừng tưởng bở!

Đồng chí X: Thành ngữ mới. Trong thành ngữ này, “X” không còn mang nghĩa là ẩn số, nó ngụ ý đó là một nhân vật mà cả người nói lẫn người nghe cùng biết là ai, cùng hiểu nhân vật sai như thế nào và xấu ra sao. Tuy nhiên vì vẫn cùng lợi ích (đồng chí) nên người nói không thể nêu tên, hay phê phán, hoặc muốn làm gì đó để ngăn cái sai, trị cái xấu. Một vài nghiên cứu về “từ nguyên” (nguồn gốc từ) lý giải thêm cho cách dung thành ngữ “Đồng chí X”, theo đó, hàm ý của người nói là: Tôi/chúng tôi biết y sai, biết y xấu nhưng y cùng một nhóm với tôi/chúng tôi, lợi ích của y cũng là lợi ích của tôi/chúng tôi, nên tôi/chúng tôi sẽ không có hành động nào cả. Hướng dẫn trước khi dùng, không nên sử dụng thành ngữ này nếu trong nhận thức của bạn, yếu tố “X” ám chỉ một người tốt và bạn - người dung thành ngữ thuộc về một nhóm tử tế, không phải là lưu manh chuyên nghiệp.

Lập trường tư tưởng: Cách diễn đạt khát vọng về quyền lực. Nếu được bổ túc thêm yếu tố “vững vàng” thì có nghĩa, khát vọng về quyền lực đã vượt qua những ràng buộc cả về đạo lý lẫn pháp lý.

Phê bình nghiêm khắc: Nói riêng, nói rất nhỏ, it ai biết các đương sự đã nói những gì về các sai phạm rất to rồi… bỏ.

Thế lực thù địch: Dùng để chỉ “bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc” mà không bày tỏ sự tán thành, không tung hô Đảng CSVN “Muôn năm trường trị, nhất thống giang hồ”, như tín đồ Ma giáo tung hô Nhậm Ngã Hành. Muốn biết thêm về Ma giáo và Nhậm Ngã Hành, xem “Tiếu ngạo giang hồ” của Kim Dung.

Trốn thuế: Một hành vi mà tất cả các quốc gia đều xem là tội hình sự. Riêng tại Việt Nam, đôi khi, “trốn thuế” được dùng như vỏ bọc cho nỗ lực xử lý hình sự một số vụ án không hề có… yếu tố hình sự nhưng lại… không tiện kết án đương sự về quan điểm chính trị.

Xét xử công khai: Một nguyên tắc hiến định (Điều 131, Hiến pháp 1992), được cụ thể hóa tại điều 18 của Luật Tố tụng Hình sự. Tuy nhiên, đôi lúc, nguyên tắc đứng đắn này được cho tạm… nghỉ. Hiện tượng tạm cho… nghỉ thường xảy ra khi tiến trình xử lý hình sự liên quan đến các vấn đề chính trị, việc thực thi nguyên tắc “xét xử công khai” sẽ khiến công chúng nhận ra: Kiểm sát viên thực hành quyền công tố không đủ lý lẽ để tranh luận, Hội đồng Xét xử không đủ cơ sở để kết án, bản án thiếu tính thuyết phục, bị cáo không “thành khẩn nhận tội”, không thèm quan tâm đến “chính sách nhân đạo”. Khó bảo vệ “chính nghĩa sáng ngời”.


Xin lỗi: Chương trình tuy không có hồi kết nhưng đến đây là hết.

10 phát ngôn 'siêu ấn tượng' của quan chức Việt Nam

TPO – Năm 2012 chính thức qua đi, nhưng nhiều phát ngôn 'siêu ấn tượng' của các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn còn đọng lại trong lòng dư luận.
Tầm ảnh hưởng của những phát ngôn đó đã vượt qua mốc thời gian, không gian mà có thể người phát ngôn cũng khó thể hình dung được, nó cũng thể hiện phần nổi những vấn đề kinh tế, xã hội, y tế tồn tại nổi cộm trong năm qua.
 
1. “…Có thể viết thành sách” vụ cưỡng chế ông Đoàn Văn Vươn
 
Giám đốc CA TP Hải Phòng Đại tá Đỗ Hữu Ca
Giám đốc CA TP Hải Phòng Đại tá Đỗ Hữu Ca. Ảnh: Vnexpress
Ngày 8-1, trả lời phỏng vấn báo điện tử Vnmedia, về vụ việc cưỡng chế đầm của ông Đoàn Văn Vươn, Đại tá Đỗ Hữu Ca – Giám đốc Công an TP Hải Phòng cho rằng: Vụ việc hôm ấy tuy bắt không được đối tượng nhưng mà trấn áp được đối tượng. Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này.
Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào.
Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách. Tôi nói với các đồng chí Thường trực rằng đây không phải kế hoạch tập trận nhưng đúng là phải rút kinh nghiệm, cái này nó rất là hay, có sự kết hợp giữa địa phương, giữa công an, quân đội, biên phòng rất là đẹp, đâm ra không có gì phải phàn nàn về cái chuyện ấy cả.
2. Đóng phí giao thông thể hiện lòng yêu nước
 
Bộ trưởng Bộ giao thông Vận tải Đinh La Thăng
Bộ trưởng Bộ giao thông Vận tải Đinh La Thăng.
Chiều tối 3-4, sau cuộc họp thường kỳ tại Bộ GTVT, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã dành cho báo chí hơn 1 giờ để “nói cho rõ hơn” về các loại phí mà cơ quan này đề xuất thu của người dân đi ô tô, xe máy. Bộ trưởng cho rằng: “Việc đóng phí thể hiện sự yêu nước nên người dân phải thấy hạnh phúc và tự hào” (!?)
Cụ thể khi trả lời câu hỏi của VN Express về ý kiến cho rằng ông có quyết tâm nhưng việc làm, giải pháp hơi nóng vội?
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Hiện nay miền núi người dân vẫn phải bỏ tiền làm đường cùng với Nhà nước. Nên tôi nghĩ những người đi ôtô Nhà nước lo nhiều hơn, phải học tập. Đóng góp để Nhà nước làm hạ tầng là hợp lý. Đa số người có ôtô sẽ ủng hộ việc này. Vì sau đó họ đi đường tốt hơn, thuận lợi hơn, thời gian nhanh và chi phí xăng dầu ít hơn. Đúng là nó có thể chưa hoàn toàn khách quan, chưa hoàn toàn công bằng, nhưng người đi ôtô đóng góp là sự tự hào, hạnh phúc, là yêu nước”.
3. “Tôi có bảo bối bảo vệ mình”
Ngày 21-9, trước khi bị khởi tố ông Trần Xuân Giá nói với phóng viên Tiền Phong rằng ông có bảo bối bảo vệ mình.
 
Ông Trần Xuân Giá trước thời điểm bị khởi tố. Ảnh: P.Ca.
Ông Trần Xuân Giá trước thời điểm bị khởi tố. Ảnh: P.Cầm.
Ông nói: Bảo bối của tôi hiện nay là cái mà pháp luật không có quy định, không cấm thì doanh nghiệp và người dân được làm. Tôi là “cha đẻ” của Luật Doanh nghiệp nên tôi có thể nói đấy là quy định tiến bộ nhất, là “đứa con” sung sướng nhất cả cuộc đời làm việc, tuy nó chưa hoàn chỉnh, còn phải hoàn thiện. Trước năm 1989 khi Luật Doanh nghiệp chưa ra đời, người dân làm bất kỳ việc gì miễn là nhà nước cho phép, còn sau đó, thì được phép làm bất kỳ việc gì mà pháp luật không cấm.
Trong khi đó, Cơ quan CSĐT giải thích lý do một số cựu lãnh đạo ACB, trong đó có ông Giá, bị khởi tố như báo Tiền Phong đã đăng.
4. “Tôi chỉ ước được trở về ngày xưa”
Ngày 30-10, ngày thứ hai trở lại Quốc hội, ĐB Đặng Thành Tâm trả lời báo chí một số vấn đề về tình hình kinh tế và tập đoàn của mình.
 
Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm
Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm.
Ông Tâm nói: “Tôi chỉ ước được trở về ngày xưa. Không phải mình tôi đâu, những anh khác nằm trong danh sách giàu nhất nhì sàn chứng khoán cũng ước mơ như vậy đấy. Ngày xưa làm ít, nợ ít, không canh cánh nỗi lo nợ nần. Ước như thế chả khác nào bảo mình trở về với máng lợn sứt mẻ, nhưng máng đó là của mình còn tốt hơn sống trong lâu đài xa hoa nhưng không phải của mình, lại canh cánh nỗi lo”.

5. 'Xin nhận một nửa giải Nobel'
 
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình.
Ngày 13-11, trả lời chất vấn của đại biểu Trần Du Lịch về sự điều hành kém cỏi của ngành ngân hàng trong mục tiêu kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng, ổn định tỷ giá và câu chuyện quản lý vàng (tại kỳ họp thứ IV quốc hội khóa XIII), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho rằng: “Người ta tìm ra bộ ba bất khả thi giữa tăng trưởng, lạm phát và tỷ giá, ông đó được quốc tế cho giải thưởng Nobel. Vậy mà hiện nay chúng ta phải vừa làm sao kiềm chế được lạm phát mà vẫn phải tăng trưởng. Tôi đã có lần nói đùa với Chủ tịch quốc hội là em chỉ cần nửa giải thưởng Nobel cũng được, nếu em làm được một trong hai”.
6. Hãy gửi ảnh bác sĩ nhận phong bì cho tôi'
"Bệnh nhân và người nhà hãy dứt khoát không đưa phong bì và nếu thấy bác sĩ, điều dưỡng nào nhận thì chụp ảnh, gửi cho chúng tôi", Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đưa ra giải pháp để nâng cao y đức lương y.
Bộ trưởng
Bộ trưởng Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đưa ra giải pháp hạn chế tiêu cực trong bệnh viện trong phiên trả lời chất vấn ngày 14-11 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII.
7. Từ nay, các đoàn đến Bắc Trà My huyện sẽ không tiếp đón nữa
Ngày 20-11, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp nghe báo cáo các vấn đề liên quan đến tái định cư các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh.
 
ông Trần Anh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My
ông Trần Anh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My.
Bức xúc trước việc động đất mạnh và liên tục, ông Trần Anh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, khẳng định “Hôm nay, huyện nêu quan điểm khẳng định nếu các sở ban ngành của tỉnh lên khảo sát, kiểm tra tình hình của người dân thì huyện sẽ tiếp, còn các đoàn của Bộ, ngành T.Ư vào huyện sẽ không tiếp nữa. Thời gian qua, mỗi lần động đất mạnh thì các đoàn này, đoàn nọ vào nhưng chẳng giải quyết được vấn đề gì, động đất thì càng ngày càng mạnh. Từ nay, thời gian đó huyện sẽ dành giải quyết công việc của địa phương thay vì tiếp đón các đoàn” !
Động đất Thủy điện sông Tranh 2 được báo Tiền Phong bình chọn là một trong sự kiện tốn nhiều giấy mực báo chí và là một trong 10 sự kiện nổi bật năm 2012.
8. Đặc xá vì trại giam quá tải
 
 Thiếu tướng Phan Anh Minh. Ảnh: Minh Đức - TTO Thiếu tướng Phan Anh Minh. Ảnh: Tuổi Trẻ
Thiếu tướng Phan Anh Minh. Ảnh: Minh Đức - TTO Thiếu tướng Phan Anh Minh. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Ngày 6-12, tại kỳ họp HĐND TPHCM trong phần trả lời chất vấn của mình về vấn đề trật tự an ninh,Thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó Giám đốc Công an TPHCM: “Ít năm trước, thành phố hô hào bắt tội phạm nhưng sau đó, một năm lại phải đặc xá một đến hai lần vì trại giam quá tải chứ không phải do phạm nhân cải tạo tốt”-
9. Công chức ... 100 triệu đồng
 
Ngày 7-12, tại phiên thảo luận của HĐ ND TP Hà Nội về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp TP 2013, ông Trần Trọng Dực - chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, đại biểu HĐND TP Hà Nội cho biết: “Tôi xin mách với các đồng chí lãnh đạo quận, huyện là trưởng phòng Nội vụ của các quận, huyện đang là đầu mối tiếp nhận hồ sơ và nhận tiền chạy của các thí sinh để được đỗ công chức và số tiền không dưới 100 triệu đồng...”
10. Mượn xe của bạn bè, người thân phải có sổ hộ khẩu
“Đối với xe lưu thông trên đường, nếu CSGT kiểm tra, phát hiện không làm thủ tục sang tên đổi chủ, sẽ ra quyết định xử phạt người điều khiển. Còn với người đi xe của bạn bè, người thân, phải chứng minh được chủ phương tiện là ai như cần có sổ hộ khẩu, giấy chứng minh hoặc giấy khai sinh”
 
Đại tá Đào
Đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng Phòng CSGT CA TP Hà Nội
Đại tá Đào Vịnh Thắng - trưởng Phòng CSGT - CA TP Hà Nội trả lời về việc  Nghị định 71 (sửa đổi, bổ sung thay thế Nghị định 34) chính thức có hiệu lực. Trên thực tế, Đại tá Đào Vịnh Thắng đã hiểu nhầm luật, bởi theo quy định của Nghị định 71, “chỉ xử phạt người sở hữu phương tiện giao thông chưa sang tên đổi chủ, chứ không phải người điều khiển”.
Bên cạnh đó, việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 71 còn có nhiều bất cập trong khi Bộ CA chưa có Thông tư hướng dẫn. Điều này đã gây ra sự lo lắng trong dư luận suốt một thời gian dài. Cuối cùng, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công an tạm dừng thực hiện xử phạt người sở hữu phương tiện giao thông chưa đổi chủ theo Nghị định 71.

* Tiền Phong Online sắp xếp sự kiện theo tuyến thời gian
Bạn đọc có thể bình chọn những phát ngôn ấn tượng tại phần bình luận dưới bài viết hoặc gửi email về địa chỉ online@tienphong.vn
N.C.Khanh

Phía sau 9,2 tỷ USD xuất siêu nông lâm nghiệp

2012-12-31
Năm 2012 được xem là năm suy giảm kinh tế của Việt Nam nhưng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đồ gỗ vẫn đạt 27,5 tỷ USD trong đó xuất siêu tới 9,2 tỷ USD. Nông dân nói gì về thành tích đó và cuộc sống của mình.
AFP photo
Một nông dân "chạy" lúa trước cơn bão Nesat trong huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình hôm 30 tháng 9 năm 2011.

Xuất khẩu nhiều nhưng giá rẻ

Theo Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn năm 2012 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 15 tỷ USD, thủy sản đạt 6,15 tỷ USD, đồ gỗ và lâm sản đạt 5 tỷ USD. Gạo, cà phê là những mặt hàng đạt kim ngạch từ 3 tỉ USD trở lên.
Khi loan báo vào ngày 28/12 cuối năm 2012, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn cho biết lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu tới 8,1 triệu tấn gạo trong vòng một năm, đem về 3,7 tỷ USD và duy trì vị trí thứ nhì thế giới. Lấy số liệu thống kê để đề cao thành tích, nhưng Bộ NN-PTNT không đề cập tới thu nhập bình quân đầu người năm 2012 của nông dân, những người mà như mô tả của chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, là thành phần đã chống đỡ cho nền kinh tế của Việt Nam trong những thời điểm khó khăn nhất.
Anh Sáu, một nông dân vừa trồng lúa vừa nuôi cá ở đồng bằng sông Cửu Long phác họa cho chúng tôi về đời sống năm 2012 của đại đa số nông dân vùng này:

Họ không thấy cách làm giàu nào khác ngoài lúa, nhưng lúa thì tôi bảo đảm không thể làm giàu được trừ trường hợp bây giờ VN dám nâng cao giá lúa như là Thái Lan.
GS Võ Tòng Xuân
“Bây giờ nông dân ‘mần’ cái gì cũng trúng hết trơn, nhưng mà bán cái gì nó cũng rẻ, cái gì cũng lỗ hết trơn. Như lúa thì rất trúng có số lượng nghe nói mỗi năm xuất khẩu hàng triệu tấn, nhưng mà nó rẻ rề, mấy ông mua giá rẻ mạt dân chịu lỗ. Còn cá tra cũng vậy, nuôi chi phí 23.000đ-24.000đ/kg mà bán thì chỉ 20.000đ-21.000đ/kg . Từ chỗ đó mấy ông ấy xuất bán ra ngoài lấy tiền Đô về thì mấy ông ấy đâu có lỗ, nhưng mà dân chịu lỗ. Còn heo thí dụ có lúc nuôi chi phí 4 triệu đồng mà bán ra có 3 triệu rưởi à. Mần cái gì cũng có cũng được hết trơn, nhưng mà cái bán ra nó rẻ rề vậy đó. Bây giờ ra chợ uống cà phê ai cũng than trời trách đất hết trơn…Hồi sáng tôi mới đi Long Xuyên về, có tới 3-4 công ty sửa soạn tuyên bố phá sản…chịu không nổi đâu.”
Tại sao Việt Nam từ chỗ thiếu ăn đầu thập niên 80 đến nay có thể xuất khẩu 8 triệu tấn gạo xếp thứ nhì thế giới mà đời sống nông dân lại cơ cực như vậy. Theo GSTS Võ Tòng Xuân, một chuyên gia lúa gạo có uy tín thế giới hiện là Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Tạo Long An thì Việt Nam phải cải tổ về sở hữu đất đai, tập trung nông dân vào tổ chức để sản xuất lớn có hiệu quả và phân chia lợi tức theo chuỗi giá trị. Có như vậy thu nhập và đời sống người trồng lúa mới khá lên được, còn nếu tiếp tục cách sản xuất nhỏ lẻ, nông dân mạnh ai nấy làm như hiện nay thì không cải thiện được. GSTS Võ Tòng Xuân phát biểu:
Đồng lúa vùng DBSCL. RFA
Đồng lúa vùng DBSCL. RFA
“Họ không thấy cách làm giàu nào khác ngoài lúa, nhưng lúa thì tôi bảo đảm không thể làm giàu được trừ trường hợp bây giờ Việt Nam dám nâng cao giá lúa như là Thái Lan hoặc cao hơn nữa, để mà nông dân có thể giàu được, chứ cứ giữ giá lúa thấp lè tè thế này thì người nông dân luôn luôn lỗ, luôn luôn thiệt thòi trong khi những người đi bán lúa gạo, bán thuốc trừ sâu, bán phân bón là những người làm giàu còn nông dân thì không giàu được.”

Cần hỗ trợ nông dân

Chúng tôi tìm hiểu thu nhập của người trồng lúa trong năm 2012, để thực tế tìm hiểu xem những người đã đem lưng chống đỡ cho cả một thời kỳ kinh tế suy giảm của Việt Nam có cuộc sống ra sao. Anh Tám một người làm lúa ở Cần Thơ phát biểu:
“Thu nhập làm một mẫu nếu trừ chi phí sản xuất thì một năm làm ba vụ lúa cũng kiếm được 50 triệu, đó là mình đầu tư tiền mặt chứ không mua thiếu của cửa hàng bán vật tư nông nghiệp. Với 50 triệu một năm nếu gia đình ba bốn người thì không thể nào đủ được, nếu mà lo cho con cái học hành các cái thì không có đường nào mà sắm sửa được… Nếu mà làm một héc-ta thì phải đi làm thêm để kiếm thêm. Lúc nông nhàn đi làm thêm, thường thường đa số rảnh vào mùa nước nổi, có một số đi làm phụ hồ hoặc đi làm bốc vác. Đủ thứ chuyện hết ai mướn gì làm nấy.”
Thành tích của nông lâm ngư nghiệp năm 2012 được đề cao trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ đạt 5,3% thấp nhất trong vòng 13 năm trở lại đây. Thế nhưng người nông dân “bán lưng cho đất bán mặt cho trời” không được đền bù, dù chỉ là cho đúng với công sức đã bỏ ra. Nông dân Cần Thơ phát biểu:

Lao động của nông dân phải đền bù lại cái giá lúa cho thỏa đáng, để cho đời sống nông dân được thoải mái hơn chứ thế này bức xúc quá.
Một nông dân
“Lao động của nông dân phải đền bù lại cái giá lúa cho thỏa đáng, để cho đời sống nông dân được thoải mái hơn chứ thế này bức xúc quá. Đầu vào nguyên liệu từ phân bón thuốc trừ sâu các cái đều lên giá. Xăng dầu lên thì mấy ông lên bạc ngàn khi xuống thì xuống vài trăm cái đó bức xúc cho nông dân. Còn việc quản lý đầu ra thì sao cho mấy ông doanh nghiệp xuất ra nước ngoài phải xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao, từ đó mới kéo theo giá lúa ổn định cho nông dân. Còn ông chính phủ hỗ trợ cho doanh nghiệp thì năm trước thấy thua rồi, năm nay nói hỗ trợ cho nông dân. Tiếng nói của mình mong rằng thấu tai mấy ông để thấy được nỗi khổ của nông dân một nắng hai sương, làm được hạt lúa cực khổ lắm, làm ra sản phẩm bán giá thấp thế này nông dân suốt đời cũng là nông dân không thấy gì cải thiện.”
Về mặt lý thuyết, từ nhiều năm nay Nhà nước Việt Nam đề ra nhiều sách lược để thay đổi bộ mặt nông thôn và đời sống nông dân. Trong đó quan trọng nhất là chính sách Tam nông, Nông nghiệp-Nông thôn-Nông dân. Nhưng trên thực tế việc triển khai thực hiện chưa có tiến triển cụ thể. Đầu tư của Nhà nước và toàn xã hội cho nông thôn chiếm tỷ trọng rất thấp.
Nông dân vẫn là thành phần thấp kém nhất trong xã hội và từ khi Việt Nam đổi mới từ cuối thập niên 1980 đến nay, khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn hơn. Thu nhập trung bình của cư dân nông thôn được cho là chỉ bằng nửa thu nhập trung bình của cư dân thành thị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét