Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

HOT - THỜI SỰ NÓNG

TRÊN 1000 CÁN BỘ, CHIỄN SĨ ĐÃ HY SINH TRONG TRẬN 12/7/1984 ĐÁNH TRUNG QUỐC Ở VỊ XUYÊN HÀ GIANG

Phạm Viết Đào. 
Sáng nay 30/12/2012 Cựu chiến binh Đặng Việt Châu, từ Nghĩa Đàn Nghệ An gọi điện cho chủ blog cung cấp thêm thông tin, đề nghị đưa lên mạng về những tổn thất của đơn vị của anh, Trung đoàn 876, Sư 356  trong trận 12/7/1984 mà anh trực tiếp tham chiến…
 
- Đặng Việt Châu, ngoài cùng bên trái cùng các CCB Sư 356 thăm lại Hà Giang…
 
Vào thời điểm đánh Cao điểm 772, Đặng Việt Châu là Chính trị viên Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 876, Sư 356 trực tiếp dẫn một mũi tấn công cao điểm này…Về trận đánh này, một nguồn tin từ trang mạng Trung Quốc đưa theo thông tin của một trung đoàn trưởng pháo binh Trung Quốc thì phía ta hy sinh 3700 chiến sĩ; Thông tin này đã được trao đổi, tranh luận trên mạng một thời gian dài về độ xác thực của thông tin…
Theo CCB Đặng Việt Châu cho biết, trong trận đánh này, Trung đoàn 876 đã huy động 3 tiểu đoàn ước tỉnh khoảng 1000 quân trực tiếp đánh 771; Ngoài ra Trung đoàn còn được trên điều động cho một đội đặc công khoảng 70 chiến sĩ có nhiệm vụ đánh vào các trận địa pháo của Trung Quốc và một đơn vị đặc nhiệm có nhiệm vụ tiếp nhận kết quả trận đánh, bắt tù binh…
Trong trận đánh này theo CCB Đặng Việt Châu thì Trung đoàn 876 đã hy sinh 549 chiến sĩ trong đó có 3 cán bộ cấp tiểu đoàn; Trong trận này Trung đoàn 876 đã huy động 3 tiểu đoàn thì 3 cán bộ đã hy sinh, đó là: Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Hữu Thanh, Tiều đoàn trưởng Phạm Minh Ký và Tiều đoàn trưởng Bạch Văn Kết; Ngoài ra có 20 cán bộ cấp trung đội trưởng, đại đội trưởng đã hy sinh…Như vậy, Trung đoàn 876 đã hy sinh gần một nửa số quân tham chiến…

Trong trận đánh này toàn bộ đội đặc công 70 chiến sĩ đánh vào các trận địa pháo Trung Quốc đã không một ai trở về…
Sư đoàn 356 được điều về Hà Giang từ 1/5/1984 trụ lại đây đến 1988; số liệt sĩ được báo tử là 1200 cán bộ chiến sĩ, khoảng 200 người mất tích…
Cùng nổ sung trận 12/7/1984 có 3 sư đoàn tham chiến:
-Trung đoàn 174 Sư 316 đánh cao điểm 316 đã hy sinh khoảng 200 cán bộ chiến sĩ;
-Trung đoàn 141 Sư 312 đánh Cao điểm 1030 hy sinh khoảng  200 cán bộ chiến sĩ;
- Sư đoàn 314 dưới quyền chỉ huy của Sư trưởng Nguyễn Đức Soát, (nguyên phi công đánh B.52 tại Hà Nội, hiện nay là Trung tướng ) đánh Yên Minh, Quảng Bạ chưa có số liệu tổn thất..
Như vậy trong trận 12-7-1984 số liệu tồn thất của 3 sư đoàn 356, 316 và 312 khoảng gần 1000 chiến sĩ; Có thể nói đây là một tổn thất nặng nề trong chiến tranh biên giới, một ngày chúng ta đã hy sinh hơn 1000 cán bộ chiến sĩ, nếu tính cả Sư 314 nhưng trận đánh này đang có nguy cơ bị lãng quên, không ai nhắc tới…
 
Trong một lần vào thăm Nghĩa trang Vị Xuyên Hà Giang nơi tập kết trên 1700 ngôi mộ của các liệt sĩ trong cuộc chiến tranh biên giới ở Vị Xuyên Hà Giang, chúng tôi chỉ chụp được trên 80 bia mộ ghi lại phần mộ của 80 liệt sĩ hy sinh trong trận 12/7/1984…Chúng tôi đã liên hệ với Ban Quản trang để hỏi về chi tiết: Có phải do các gia đình các liệt sĩ đã chuyển hài cốt liệt sĩ về quê không ? Một cán bộ của ban quản trang cho biết: Nếu gia đình đưa về thì bia mộ vẫn còn…
Tháng 3/1985 chủ blog đã trực tiếp lên Hà Giang thì được nghe anh em chiếu phim của Rạp chiếu bóng Hạ Long cho biết: Trong trận đánh 12/7/1984 người dân Hà Giang đã chứng kiến cảnh xe chạy 4-5 đêm liền đưa hài cốt liệt sĩ từ Thanh Thủy về?
Thực tế thì có nhiều liệt sĩ đã không quy tập được thi hài về nhưng con số 80 bia mộ ghi lại dấu tích của một trận đánh trong một ngày hy sinh trên 1000 chiến sĩ quả là một con số đáng ngờ?
Một dấu hỏi đặt ra: Có ai đó đã tìm cách xóa dấu vết trận đánh 12/7/1984 thảm khốc này không; hay đây là kết quả của việc làm tác trách, quan liêu ?
Theo một số cựu chiến binh tham gia trận đánh 12/7/1984 tâm sự thì đây là dấu hiệu trận đánh bị bại lộ từ trước; Sự hợp đồng tác chiến trục trặc khiến cho pháo binh ta nện vào đội hình quân ta; Khi tiếp cận Cao điểm 772 thì ở mũi cử mở của Tiều đoàn 1, thông tin liên lạc bị vô hiệu hóa hoàn toàn…
 
 
Nghĩa trang Vị Xuyên Hà Giang nơi có phần mộ của 1700 liệt sĩ trong chiến tranh biên giới…
 
P.V.Đ.
Được đăng bởi

1513. IXRAEN VỚI “MÙA XUÂN ARẬP”

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ năm, ngày 27/12/2012

IXRAEN VỚI “MÙA XUÂN ARẬP”

TTXVN (Niu Yoóc 26/12)
Nhân hai năm n ra sự kiện “Mùa Xuân Arập ”, Tạp chí “Middle East ” vừa có bài phân tích khá đầy đủ về những đánh giá của Ixraen về sự kiện này cũng như các tác động của nó đi với Nhà nước Do Thái. Nội dung như sau:
Đương nhiên là tại Ixraen không thiếu các chuyên gia nghiên cứu về thế giới Arập, thế mà các cuộc cách mạng, được cả thế giới gọi là “Mùa Xuân Arập”, diễn ra vào đầu năm 2011 tại thế giới Arập lại không được dự báo trước ở đây, Nếu người dân Ixraen vui mừng về sự sụp đổ của những chế độ độc tài, ở những mức độ khác nhau, đều chống Ixraen, thì họ lại lo ngại về tình trạng bất ổn do các cuộc nổi dậy của người dân và do những người Hồi giáo trở nên hùng mạnh gây ra. Giờ đây, khi cơn bão cách mạng tạm thời lắng xuống, nhìn lại “Mùa Xuân Arập”, họ mới ngộ ra được nhiều điều…
Bối cảnh Ixraen của “Mùa Xuân Arập”
Sự kiện “Mùa Xuân Arập” diễn ra tại nhiều nước Arập trong một bối cảnh Ixraen đang nắm trong tay một chính phủ liên minh cực hữu khá rộng lớn và vững chắc do Benjamin Netanyahu lãnh đạo.
Liên minh đó gồm Đảng Likud – Beiteinu (Ngôi nhà của chúng ta là Ixraen – Đây là hai đảng riêng biệt, nhưng mới sáp nhập với nhau-TTXVN) gồm những người theo chủ nghĩa dân tộc – tôn giáo, Đảng Shas của những người theo tư tưởng chính thống lập thành chính phủ có một thái độ phòng thủ đối với thế giới Arập. Các lực lượng chính trị này cho rằng thế giới Arập luôn muốn tiến hành phả hủy hoàn toàn Ixraen, và không có gì thay đổi từ năm 1948 (trong quan hệ với Ixraen), rằng không một bước tiến nào diễn ra sau Hiệp định Ôxlô hoặc với sáng kiến hòa bình của Liên đoàn Arập dựa vào kế hoạch của Arập Xêút năm 2002 và rằng cần phải dè chừng và thận trọng trước các vấn đề nội bộ tại các nước Arập này. So với tất cả các chính phủ trước, êkíp cầm quyền hiện nay ở Ixraen đặc biệt thụ động và có thái độ chờ thời, không muốn mạo hiểm một chút nào. Chính sách đối ngoại hoàn toàn tĩnh. “Không làm gì cả” dường như là nét chủ đạo của Ixraen. Vào lúc những sự kiện đầu tiên của “Mùa Xuân Arập” diễn ra ở Tuynidi, tiến trình hòa bình Ixraen – Palextin đang ở ngõ cụt và những triển vọng khôi phục tiến trình này dường như là không có. Từ lâu nay, không có một “sức ép” thực sự nào, cả từ phía Tổng thống Mỹ lẫn từ phía châu Âu, đối với Chính phủ Ixraen buộc họ phải nhúc nhích. Thủ tướng Ixraen rất được người dân ủng hộ vì họ cho rằng ông hành động theo chiều hướng tốt và nếu cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra thì chính phủ này chắc chắn sẽ giành chiến thắng.
Và thực sự là tình hình diễn ra ở khu vực Trung Đông-Bắc Phi không khiến Chính phủ Ixraen quan tâm bằng vấn đề Iran. Tất cả những nỗ lực của Ixraen trong những năm qua đều. tập trung vào vấn đề hạt nhân của Iran và nhìn chung là vào cuộc đấu tranh chống sự bành trướng chính trị của Iran tại khu vực Trung Đông.
Sự bất ngờ!
Tại Ixraen, các chuyên gia về khu vực Trung Đông, các nhà nghiên cứu tại các trung tâm chiến lược, các nhà báo và các thành viên của bộ chỉ huv quân sự và cơ quan tình báo thường xuyên phân tích những sự tiến triển chính trị, quân sự, kinh tế và xã hội diễn ra tại các nước xung quanh Ixraen: sự phát triển của các phong trào Hồi giáo, những thay đổi về chính sách của các chính phủ, những thay đổi trong các êkíp cầm qụyền, các cuộc tập trận và những yêu sách của người dân đều được theo dõi chặt chẽ.
Thế nhưng, kỳ lạ thay, không ai ở Ixraen lại dự đoán được “Mùa Xuân Arập”. Cả các tờ báo lớn, tầng lớp chính trị Ixraen, các thành viên của phe đa số chính phủ thuộc cánh hữu lẫn phe đối lập (đảng Kadima, Công đảng, Meretz) cũng đều bị bất ngờ và không hề nghĩ tới việc sẽ có ngày cuộc cách mạng như vậy lại nổ ra tại các- nước Arập. Dường như không ai dự đoán được một sự sụp đổ nghiêm trọng và mang tính dây chuyền của các chế độ độc tài kề sát với Ixraen.
Tất nhiên, các trường đại học của Ixraen đều có các chuyên gia am hiểu tường tận về thế giới Arập, những nhà “Hồi giáo hóa” tuyệt vời và các chuyên gia về thế giới Arập. Từ lâu nay, những gì kém cỏi của thế giới Arập vẫn được nói đến và mô tả trên các phương tiện thông tin đại chúng Ixraen. Tính chất độc đoán, trấn áp và phản dân chủ của các chế độ này, khía cạnh độc tài của các chính quyền Ben Ali (Tuynidi), Hosni Mubarak (Ai Cập) và Al – Assad (Xyri), nạn nghèo đói của các tầng lớp nhân dân, sự bất công và chia rẽ trong xã hội, nạn tham nhũng tràn lan của các tầng lớp lãnh đạo, bộ máy quan lại và chính sách gia đình trị của những người thân với chế độ, sự cha truyền con nối (Hafez Al – Assad truyền ngôi cho con trai Bashar, Gamal Mubarak chuẩn bị kế tục cha Hosni Mubarak), vai trò của cảnh sát chính trị và những sắc lệnh độc đoán bỏ tù hàng loạt các nhà chống đối thường không qua xét xử, tra tấn v.v… của các chế độ Arập xung quanh Ixraen đều đã được mô tả trọn vẹn và phân tích tỉ mỉ trong nhiều bài báo khoa học do các chuyên gia giỏi của Ixraen viết (cũng như do các chuyên gia châu Âu hoặc Mỹ viết). Nhưng, cũng giống như trong trường hợp Bức tường Béclin sụp đổ và Liên Xô bị tan rã vào cuối những năm 1980, không ai trong số các nhà Liên Xô học uyên bác nhất dự báo được sự sụp đổ đó diễn ra “khi nào”, “ở đâu” và “như thế nào”, và giờ đây các nhà Arập học của Ixraen cũng như giới Đông phương học trên toàn thế giới cũng ngạc nhiên như vậy về sự chạy trốn của Tổng thống Tuynidi Ben Ali, về sự kết thúc của Chế độ Mubarak và về “cuộc nội chiến” hiện nay ở Xyri.
Sự mập m bản về quan điểm của Ixraen: dân chủ hay sự ổn định?
Tất nhiên, trong thời gian qua, Ixraen vẫn là mục tiêu của những sự chỉ trích gay gắt, nhất là sau một loạt những đạo luật phản dân chủ do đảng Likud – Beiteinu khởi xướng. Các đạo luật này nhằm vào Tòa án tối cao của Ixraen cũng như các hiệp hội của phái tả và bảo vệ nhân quyền hay quyền tự do báo chí. Và chính sách do Ixraen tiến hành trong các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng năm 1967 cũng bị chỉ trích gay gắt ngay cả ở Ixraen và người ta đang than phiền về sự vi phạm nhân quyền của Ixraen ở khu Bờ Tây sông Gioócđan.
Tuy nhiên, bất chấp những điều trên, việc coi Ixraen là Nhà nước dân chủ duy nhất ở khu vực Trung Đông là hoàn toàn chính xác. Người dân Ixraen vẫn rất tha thiết với những tính chất hình thức của nền dân chủ nghị viện truyền thống: chế độ nhiều thể chế của các đảng chính trị, quyền tự do ngôn luận, sự phân chia quyền lực, chính phủ dựa vào đa số được bầu lên, bầu cử tự do và dân chủ, tôn trọng các quyền tự do cơ bản dưới sự kiểm soát của quyền tư pháp ở cấp cao trong đó có tòa án tối cao.
Ngay từ đó, đúng là nhiều người dân Ixraen đã cảm thấy rất hài lòng khi chứng kiến sự sụp đổ của các chế độ độc tài Arập. Dù đó là Saddam Hussein, Ben Ali, Hosni Mubarak, Muammar Gaddafi hay sắp tới là Bashar al – Assad, sự sụp đổ của các chế độ độc tài tham nhũng và tàn bạo đều được nhiều người dân Ixraen đón nhận một cách vui mừng và tràn đầy hy vọng: hy vọng rằng đối với Ixraen, châu Âu và toàn bộ thế giới dân chủ, các nước này đã trải qua một sự tiến triển tới chủ nghĩa đa nguyên chính trị, các chính phủ được dân bầu ra và tôn trọng nhân quyền. Nhất là nhiều người Ixraen cho rằng việc thiết lập một nền hòa bình chân chính chỉ có thể thực hiện được với các chế độ dân chủ.
Ngoài ra, một số kẻ độc tài này (Saddam Hussein, Muammar Gaddafi hay Al – Assad) đều chống Ixraen quyết liệt. Trong trường hợp Saddam Hussein, thái độ thù địch này càng mạnh mẽ hơn vì trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ Nhất, Irắc đã bắn tên lửa Scud tới Ixraen, được Ixraen coi như một hành động chiến tranh thực sự. Ngoài ra, Saddam Hussein còn trợ giúp các tổ chức khủng bố thù địch với Ixraen.
Trong trường hợp Al – Assad, mối quan hệ rất chặt chẽ của chế độ này với Iran, việc Xyri cho tới tận mới đây vẫn chứa chấp các tổ chức Palextin, vốn bị Ixraen coi là cực đoan nhất, và nhất là sự ủng hộ mà Xyri dành cho phong trào Hezbollah của Libăng chắc chắn không khiến cho Ixraen “lấy làm tiếc” về sự sụp đổ có thể sắp xảy ra của Al – Assad. Cũng cần phải nhắc lại rằng Ixraen đã từng ném bom một cơ sở bị coi là cơ sở “hạt nhân” của Xyri, được xây dựng với sự hợp tác của Bắc Triều Tiên. Tóm lại, không một chế độ đã bị hoặc sắp sụp đổ nào trong “Mùa Xuân Arập” được coi là “người bạn” của Ixraen.
Tuy nhiên, các chế độ độc tài này, về quan điểm thực dụng chính trị, có lợi thế đáng kể từ sự ổn định trong quan hệ với Ixraen. Thực tế là từ cuộc chiến tranh Kippur năm 1973, Ixraen đã được hưởng một “sự bình yên” tương đối và một sự “ổn định” nào đó ở các đường biên giới của mình.
về phía Ai Cập, các triều đại Anwar El – Sadat và Mubarak đã được đánh dấu bằng một sự ổn định đặc biệt trong mối quan hệ với Ixraen. Hiệp ước hòa bình Ixraen – Ai Cập đã được Sadat và Menachem Begin ký vào năm 1979 và Mubarak đã tôn trọng một cách hoàn hảo tất cả những qui định của hiệp ước này. Như mọi người đều biết, đây là một nền “hòa bình lạnh”, thậm chí là băng giá. Ngoại trừ mối quan hệ ngoại giao, sự tồn tại các sứ quán và cơ quan lãnh sự, còn hoàn toàn không có một sự “bình thường hóa” thực nào giữa hai nước: cả thương mại, quan hệ du lịch lẫn trao đổi văn hóa và nghệ thuật v.v… Tóm lại, đây thuần túy chỉ là mối quan hệ ngoại giao mang tính chất hình thức. Đã nhiều lần xảy ra các rắc rối nghiêm trọng giữa hai nước: các vụ bắt bớ tùy tiện công dân Ixraen ở Ai Cập, các vụ đụng độ ở biên giới, các vụ triệu hồi đại sứ V.V.., nhưng đó chỉ là những sự kiện nhỏ theo cách nhìn về tình hình hòa bình hay đúng ra là không phải chiến tranh. Tất nhiên, cũng như các nước khác thuộc Liên đoàn Arập, Ai Cập vẫn tiếp tục chỉ trích và lên án mạnh mẽ chính sách của Ixraen và tán thành tất cả các nghị quyết chống Ixraen tại Liên hợp quốc và trong các tổ chức quốc tế khác. Nhưng theo quan điểm chặt chẽ về nền an ninh của Ixraen, 35 năm đã trôi qua kể từ chuyến thăm lịch sử tới Ixraen của cựu Tổng thống Ai Cập Sadat vào năm 1977, về tổng thể là những năm tháng hòa bình và bình yên ở biên giới giữa hai nước. Tình trạng bất ổn và nguy hiểm tại bán đảo Sinai của Ai Cập, các nhóm thánh chiến khác nhau hoạt động và tấn công các đường ống dẫn dầu nối liền Ai Cập với Ixraen, đã dẫn đến việc suy giảm sau đó là hủy bỏ hầu như hoàn toàn các tour du lịch của Ixraen tới bán đảo Sinai của Ai Cập. Đồng thời, các hoạt động tội phạm, buôn bán ma túy và mại dâm, trong đó các bộ tộc người Bédouin ở bán đảo Sinai hoạt động đặc biệt tích cực đã khiến người dân Ai Cập cũng như Ixraen phẫn nộ. Ngoài ra, Ixraen không thể thực sự buộc tội Ai Cập về hiện tượng nhập cư bất hợp pháp ồ ạt người tị nạn châu Phi đi qua bán đảo Sinai để thâm nhập vào Ixraen tìm kiếm nơi cư trú chính trị hoặc công ăn việc làm. Việc hàng nghìn người Êritơria, Êtiôpi, Xuđăng thâm nhập Ixraen qua đường bán đảo Sinai là một hiện tượng mà Ai Cập có thể khó mà chống lại được. Cuối cùng, mặc dù không có sự bình thường hóa, Ai Cập vẫn cung cấp và sẽ tiếp tục cung cấp dầu lửa cho Ixraen thông qua đường ống dẫn dầu từ El-Arish (đường ống dẫn dầu này thường xuyên bị các bộ tộc người Bédouin phá hoại).
Tuy không thực sự nói đến “mối quan hệ thân thiện”, nhưng đúng là nhiều nhà chính trị Ixraen như Tổng thống Shimon Peres hoặc Fouad Ben – Eliezer thuộc Công đảng trong nhiều năm qua vần chiếm được lòng tin của Tổng thống Mubarak và thường tiến hành các cuộc gặp gỡ khá thân thiện. Mubarak thường được phỏng vấn trên các kênh truyền hình Ixraen và luôn chứng tỏ là con người đáng tin cậy. Thêm vào đó, Mubarak đã nỗ lực, với ít nhiều kết quả, ngăn chặn nạn buôn lậu vũ khí của phong trào Hồi giáo Hamas qua các đường hầm được đào sâu trong lòng đất dẫn tới dải Gada từ bán đảo Sinai. Điều này không phải là mục tiêu của một chính sách kiên định và nghiêm ngặt nhưng nói chung là các chính phủ Ixraen đều tương đối hài lòng về thái độ của Ai Cập trong lĩnh vực này. Ngay cả trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng rất nghiêm trọng do cuộc can thiệp của Ixraen vào dải Gada gây ra, mối quan hệ giữa hai nước vẫn không bị ảnh hưởng sâu sắc. Chính quvền của ông Mubarak, mặc dù với nền hòa bình băng giá và các vụ rắc rối khác nhau với Ixraen, cũng vẫn được các chính phủ kế tiếp nhau ở Ixraen coi là tích cực.
về phía Xyri, tình hình khác hẳn. Ba sự chỉ trích chính của Ixraen gửi tới Chế độ của ông Bashar al – Assad là:
- Trước hết là sự ủng hộ về quân sự và chính trị mà Chế độ Đamát dành cho phong trào Hezbollah của Libăng và sự chuyển giao vũ khí cho tổ chức này thông qua Xyri vào Libăng. Chỉ cần chú ý nỗi hoảng sợ của quân du kích Shiite thuộc Hezbollah khi sự sụp đổ của chế độ Xyri đang tới gần là hiểu được kẻ thù này của Ixraen đã được Xyri nuôi dưỡng tới mức nào. Al – Assad đã đích thân can dự vào chính sách viện trợ hàng loạt này cho phong trào Hezbollah. Người lãnh đạo các hoạt động của phong trào Hezbollah, Imad Mughnieh, sống ở Đamát và đã bị sát hại (có thể do các điệp viên Ixraen) ở đó.
- Tiếp theo là việc Xyri tiếp nhận các tổ chức Palextin mà Ixraen cho là có tư tưởng cực đoan, như Mặt trận nhân dân giải phóng Palextin (PFLP), Mặt trận dân chủ giải phóng Palextin (DFLP), phòng trào Hamas v.v… Chính tại Đamát, lãnh tụ chính trị của phong trào Hamas và là kẻ thù không đội trời chung của Ixraen là Khaled Mashal đã chỉ đạo chính sách và các hoạt động chống Ixraen của phong trào này tại dải Gada. Cũng chính tại Đamát, Mashal đã phát đi lệnh bắn tên lửa Scud hoặc rốc két vào Ixraen. Xyri đã cung cấp địa điểm và ủng hộ về hậu cần cho tất cả các tổ chức Palextin bác bỏ Hiệp định Ôxlô.
-  Cuối cùng, Xyri đã tự coi mình là đồng minh chính của Chế độ Iran, cùng với Iran tạo nên một “trục ma quỷ” theo quan điểm của Ixraen, vì bất cứ chế độ nào ủng hộ Iran và những tham vọng hạt nhân của Iran đều bị Ixraen, và cả Mỹ nữa, coi là xấu xa.
Mặc dù vậy, biên giới Ixraen – Xyri tại cao nguyên Gôlan luôn trong tình trạng yên bình. Tất nhiên, năm nay đã chúng kiến vài vụ rắc rối trong đó các nhóm người Palextin đã mưu toan vượt qua các hàng rào và các trạm kiểm soát để thâm nhập vào các ngôi làng người Druze ở cao nguyên Gôlan. Các vụ đụng độ này, chưa gây ra hậu quả, bị Ixraen coi là các biện pháp nghi binh của một chế độ trong cơn tuyệt vọng chứ không phải là một sự thay đổi cơ bản thái độ của Đamát đối với vấn đề biên giới với Ixraen. Trên thực tế, từ năm 1973 Al – Assad Cha và con trai ông là Tổng thống Bashar bây giờ đã bảo vệ tuyến đường ranh giới này giữa hai bên và không gây tổn hại đến tình hình an ninh trên thực địa. Yêu sách đòi lại cao nguyên Gôlan thuần túy vẫn chỉ là mang tính chất chính trị và ngoại giao. Chính vì thế, cũng như trong trường hợp Mubarak, Chế độ Đamát không thực sự bị coi là “khó chịu” theo quan điểm của Ixraen.
Ixraen trước “Mùa Xuân Arập”: ch thi và bất động

“Mùa Xuân Arập” đã lan tới 5 nước là Tuynidi, Libi, Yêmen, Ai Cập, Xyri và ảnh hưởng đến các nước Arập khác như Baranh, và trong một chừng mực ít hơn là Gioócđani, nơi một phong trào phản đối đang phát triển.
Theo quan điểm của Ixraen, các nước này không có tầm quan trọng như nhau về mặt chiến lược và chính trị. Tuynidi, Yêmen và Libi không có đường biên giới chung với Ixraen và chưa bao giờ gây nguy hiểm cho Ixraen. Vì vậy, Ixraen ít quan tâm đến các nước này. Trong trường hợp Chế độ Gaddafi của Libi, chính Mỹ, Liên minh châu Âu và cộng đồng quốc tế là người đã hành động buộc kẻ độc tài này phải từ bỏ các dự án vũ khí hạt nhân sinh học và hóa học. Chỉ có sự ủng hộ mà Chế độ Gaddafi công khai dành cho chủ nghĩa khủng bố quốc tế là khiến Ixraen khó chịu. Trái lại, chính các phong trào cách mạng diễn ra tại Ai Cập và Xyri, hai nước nam ở “cửa ngõ” của Ixraen. lại khiến Ixraen và người dân tại nước này rất lo ngại.
Nhìn chung, tất cả các nhà quan sát ở Ixraen đều cho rằng đây là các phong trào cách mạng nhân dân chân chính trong đó quần chúng giữ vai trò trung tâm. Những người dân này bị thúc đẩy bởi các động cơ về kinh tế và xã hội, nạn nghèo đói, khoảng cách giàu nghèo, sự rối loạn chức năng của xã hội và cả bởi những động cơ về chính trị: bác bỏ nền độc tài, khát vọng dân chủ và tự do, tôn trọng nhân quyền, tố cáo nạn tham nhũng và lạm quyền v.v…
Thế nhưng, người ta nhận thấy rằng chính trong các cuộc cách mạng này, quần chúng Arập lại thù địch với Nhà nước Do Thái hơn là các nhà lãnh đạo của họ. Các nhà lãnh đạo Arập, sau khi đã tiến hành chiến dịch chống lại sự tồn tại của Ixraen từ khi Nhà nước này được thành lập năm 1948, trên thực tế đã chấp nhận “sự đã rồi” của Ixraen. Không phải là do họ có tình cảm với Ixraen, mà vì họ hiểu rằng họ không thể đánh bại được Ixraen, hơn nữa còn có những mối nguy hiểm khác cấp bách hơn. Cũng là do hiệp ước hòa bình giữa Ai Cập và Gioócđani với Ixraen và nhất là do lập trường chính thức của Liên đoàn Arập, trên cơ sở đề nghị của Arập Xêút nói rằng tất cả các nước Arập sẽ sẵn sàng công nhận Ixraen và bình thường hóa quan hệ với Ixraen nếu nước này từ bỏ toàn bộ các đường biên giới sau năm 1967 và rút khỏi tất cả các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, kể cả Đông Giêruxalem. Nhưng điều quan trọng là lập trường tương đối ôn hòa và thực dụng này của Liên đoàn Arập chỉ là lập trường của tầng lớp lãnh đạo, chứ không phải ý nguyện của dân chúng. Các tầng lớp lãnh đạo này quan tâm trước hết đến việc bảo vệ quyền lực của họ và họ biết rằng một cuộc xung đột vũ trang mới và một thất bại mới trước Ixraen có thể sẽ khiến họ nguy hiểm và họ cũng biết rằng quyền lực của họ phụ thuộc vào tình hình kinh tế và xã hội, tình hình này sẽ xấu đi nếu tiến hành xung đột với Ixraen. Nhất là các tầng lớp này khao khát thân thiện với Mỹ và châu Âu mà đối với Mỹ và châu Âu thì an ninh của Ixraen là không thể bị xâm hại. Thêm vào đó là nỗi lo sợ của các chế độ Arập đối với Iran, và nỗi lo sợ này tất nhiên đã góp phần làm giảm bớt, dưới con mắt của họ, tầm quan trọng của cuộc xung đột với Ixraen.
Nhưng dân chúng Arập lại không hoàn toàn chấp nhận thái độ ôn hòa như thế, hoặc đúng hơn là thái độ thực dụng này đối với Ixraen như người ta đã nhận thấy điều đó trong các cuộc cách mạng Arập. Những thập niên tiến hành chiến dịch tuyên truyền chống Ixraen mạnh mẽ và liên tục, thường là với nội dung rõ ràng là chống Ixraen, của các chế độ độc tài Arập, đã gây ra những hậu quả nặng nề. Các chế độ độc tài này thường lợi dụng sự căm ghét Ixraen để lẩn tránh sự bất bình và chỉ trích của nhân dân đối với tình hình kinh tế và xã hội trong nước. Ngoài ra, để chống lại các phong trào nhân dân, mới đây các nền độc tài lại ra sức lôi kéo vấn đề Ixraen vào để lẩn tránh các yêu sách của dân chúng. Hình ảnh về Ixraen và về người Do Thái như những kẻ thù khủng khiếp của đạo Hồi và của người dân Hồi giáo và Arập đã ăn sâu trong tâm thức của những người dân này. Hai hiệp ước hòa bình đã được ký giữa Ai Cập và Gioócđani với Ixraen và sự tiến triển tích cực trong quan điểm của Liên đoàn Arập đối với Ixraen không làm thay đổi chút nào sự căm ghét Ixraen của những người dân này. Vì vậy, các phong trào nhân dân, do quần chúng kích động, chắc chắn không thể được coi là điều gì đó tốt lành đối với Ixraen. Dù quần chúng Arập hoan nghênh kết quả của các cuộc cách mạng này thì đó cũng không hề có nghĩa là họ đã thay đối lập trường đối với Ixraen theo chiều hướng tốt lên, mà là ngược lại, còn tồi tệ hơn.
Cần phải nhấn mạnh rằng cũng như nhiều nơi khác, người dân Ixraen lo ngại việc người Hồi giáo lên cầm quyền. Trong dân chúng, các lực lượng vũ trang Arập và các đảng Hồi giáo là những nhân tố chống đối Ixraen và người Do Thái nói chung mạnh mẽ nhất. Các đảng càng có tư tưởng cực đoan thì càng chống Ixraen mạnh mẽ. Thế nhưng, việc thay thế các chính quyền độc đoán bằng các đảng Hồi giáo lại chính là điều mà hiện nay đang diễn ra tại nhiều nước Arập. Thắng lợi của đảng Ennahda ở Tuynidi, cuộc tranh chấp của người Hồi giáo ở Gioócđani và nhất là kết quả của cuộc bầu cử ở Ai Cập trong đó tố chức Anh em Hồi giáo và những người Salafi đã giành được số phiếu kỷ lục, cùng với việc tổng thống đắc cử tại nước này là người thuộc tổ chức Anh em Hồi giáo là những báo hiệu rất xấu đối với Ixraen.
Trường hợp Ai Cập là nguy hiểm nhất đối với Ixraen. Việc lật đổ Chế độ Mubarak đặt ra hai vấn đề lớn. Trước hết, hiệp ước hòa bình Ixraen
- Ai Cập sẽ như thế nào? Tại Ixraen, rõ ràng là tổ chức Anh em Hồi giáo lên nắm quyền thì rất có thể là đến một ngày nào đó, chứ tất nhiên là không phải ngay bây giờ, họ sẽ hủy bỏ hiệp ước này. Những hậu quả của việc đoạn tuyệt ngoại giao và hủy bỏ hiệp ước hòa bình là rất nghiêm trọng, nhất là về mặt quân sự. Ixraen sẽ phải xem xét lại toàn bộ khái niệm chiến lược ở mặt trận phía Nam, tập hợp quân dọc biên giới với bán đảo Sinai và chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Cũng may đối với Ixraen là một quyết định như vậy của một chính phủ Hồi giáo ở Ai Cập không phải là điều dễ dàng. Mỹ đã cho Ai Cập biết rõ là điều đó sẽ dẫn đến việc chấm dứt ngay lập tức viện trợ kinh tế của Mỹ cho Ai Cập, một nguồn viện trợ mà Ai Cập hoàn toàn không thể bỏ qua, bởi vì tình trạng kinh tế của Ai Cập thật là thảm hại. Chính quyền mới ở nước này sẽ, phải tái thiết lập càng nhanh càng tốt nền kinh tế, tái thiết toàn bộ cơ cấu kinh tế của đất nước, cải thiện nhanh chóng mức sống của người dân, khôi phục ngành du lịch trong một bầu không khí hòa bình, xây dựng lại lòng tin của quốc tế và sự ổn định.
Tóm lại, số phận hiệp ước hòa bình giữa Ixraen với Ai Cập chưa thực sự bị lâm nguy.
Phong trào Hamas vẫn là một kẻ thù
Vấn đề thứ hai là vấn đề về quan hệ giữa chính quyền mới ở Ai Cập và phong trào Hamas. Theo quan điểm chính thức của Ixraen, phong trào Hamas vẫn là một kẻ thù nguy hiểm, kẻ thù này muốn Ixraen “biến mất”, không công nhận một hiệp định nào được ký giữa Tổ chức Giải phóng Palextin (PLO) với Ixraen và không từ bỏ chủ nghĩa khủng bố. Chính phong trào Hamas từ thành trì của mình ở dải Gada, thường xuyên bắn tên lửa sang lãnh thổ Ixraen. Đối với phần lớn người dân Ixraen, (trừ phe hòa bình), sự hòa giải giữa Chính quyền Palextin và triển vọng một chính phủ đoàn kết dân tộc Palextin không làm thay đổi tính chất khủng bố của phong trào Hamas. Vì vậy, vấn đề quan hệ giữa chính phủ mới ở Ai Cập với phong trào Hamas có tầm quan trọng hàng đầu. Cả Mubarak lẫn hội đồng quân sự do Thống chế Hussein Tantawi lãnh đạo đều đã rất cố gắng giữ cân bằng trong mối quan hệ với Ixraen và phong trào Hamas. Chính nhờ chính quyền quân sự mà thỏa thuận về việc thả binh sĩ Gilad Shalit của Ixraen đã được ký. Vấn đề lớn là liệu chính phủ mới ở Ai Cập và Tổng thống Morsi có tiếp tục vai trò trung gian hòa giải ít nhiều công minh này không, hay họ lại ủng hộ hoàn toàn sự nghiệp của phong trào Hamas ở dải Gada. Nếu khả năng thứ hai xảy ra thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, nhất là khi họ chuyển giao vũ khí hạng nặng và tinh vi cho dải Gada.
Phản ứng về thái độ ch thi

Đa số người dân Ixraen, lúng túng trước những sự phát triển của tình hình trong khu vực, đều tán thành thái độ chờ thời của Chính quyền Netanyahu, đơn giản là vì họ nghĩ rằng Ixraen là một ốc đảo hòa bình và bình yên ở giữa biển cả dậy sóng với những cơn bão tràn vào từ mọi phía. Những mối đe dọa của phong trào Hezbollah ở Libăng, cuộc nội chiến ở Xyri, Quốc vương Gioócđani cầm quyền trong tình trạng bất ổn, ẩn số lớn về chính sách của chính quyền mới ở Ai Cập và mối quan hệ với Ixraen, sự tiến triển bấp bênh của tình hình ở Irắc, tình hình căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng thù địch và khả năng tiến hành một cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran,v.v đã dẫn đến thái độ chờ thời và bất động của Ixraen.
Nhưng không nên bỏ qua một bộ phận người Ixraen, nhất là trong số các nhà trí thức và học giả, lại suy nghĩ khác. Thay vì từ chối mọi giải pháp và mọi sự thay đối, Ixraen cần phải lợi dụng những sự thay đối diễn ra ở các nước láng giềng để “tiến lên”: có nghĩa là phải bằng mọi giá tìm cách khởi động các cuộc thương lượng Ixraen – Palextin với Mahmoud Abbas và tìm cách phác thảo ra những giải pháp cho các vấn đề do cuộc xung đột gây ra. Cho dù chỉ là một thiểu số, các nhà trí thức này, cũng như một số nhà chính trị, vẫn cho rằng Ixraen phải chấp nhận ngừng tạm thời việc xây dựng các khu định cư tại tất cả các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, điều mà Chính quyền Palextin yêu cầu, để tiếp tục các cuộc thương lượng. Đối mặt với một thế giới Arập đang đầy biến động, nơi những người dân khát khao nền dân chủ và sự phồn vinh về kinh tế, Ixraen phải tiến lên phía trước, hành động và đưa ra những đề nghị, dù chỉ là để thoát khỏi thế cô lập. Một số người Ixraen cho rằng thay vì từ chối mọi cuộc thảo luận với chính phủ đoàn kết dân tộc Palextin tương lai. Ixraen phải ghi nhận sự tiến triển của phong trào này tới việc từ bỏ khủng bố.
Thật không may, rõ ràng là một hành động như vậy để Ixraen thoát khỏi thế cô lập và thế bất động lại rất khó có thể xảy ra, nhất là trong bối cảnh chính trị phức tạp hiện nay tại nước này và các nước lân bang./.

“THẾ LỰC THÙ ĐỊCH” KHÔNG Ở ĐÂU XA !

 
Hội thảo Chống ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’

     * Bùi Văn Bồng                                                                           

BVB – Báo Quân đội nhân dân ngày 27-12 đưa tin: Tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Tạp chí Cộng sản và Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học phòng, chống ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ trong cán bộ, đảng viên hiện nay. Ban tổ chức hội thảo đã nhận được hơn 90 bản tham luận từ các nhà khoa học, các đồng chí lãnh đạo quản lý các cấp, các tướng lĩnh.
Quả là ít có hội thảo nào mà số bản tham luận lại nhiều đến thế. Điều đó đã thể hiện đây là vẫn đề cấp thiết, là trăn trở lớn của xã hội từ lâu, bộc lộ rõ từ gần 3 thập niên đã qua. Và hiện nay đã trở thanh căn bệnh trầm kha nặng nề, biến chứng phức tạp. Nguyên TBT Lê Khả Phiêu gọi là “ung thư” quá nặng, hết thuốc chữa. Từ thực trạng đó phải coi đây hội thảo đặc biệt, rất nhiều người mong chờ, kỳ vọng, ít nhất là thay đổi một cách nhìn chủ quan, khô cứng, duy ý chí, bảo thủ, đánh lừa nhân dân. Qua đây, có thể coi việc Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam xuất phát từ thực tế tình hình trong Đảng và đất nước, nhạy bén, chọn lọc, xác định và xoáy sâu vào chủ đề này là một liều thuốc được chăng?
Đây là nội dung không mới, nhưng đề tài này vẫn rất thời sự và hóc búa. Gần 20 năm qua trên báo QĐND thường có chuyên mục “Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình”. Ai? Thế lực nào “diễn biến”, “thù địch” thì chưa thấy rõ. Nhưng “tự diễn biến”, phá từ nội bộ phá ra, chính mình tự phá mình thì ai cũng thấy.
 
Đưa tin về Hội thảo này, tác giả Vũ Xuân đã viết: Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung làm sáng tỏ những vấn đề cụ thể: Về nội hàm khoa học những khái niệm mà Đại hội XI của Đảng và trực tiếp là Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) chỉ ra, đòi hỏi trả lời: ‘Tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ là gì? Mức độ, sự giống và khác nhau, biểu hiện căn bản chủ yếu, mối quan hệ ‘tự diễn biến’ và ‘tự chuyển hóa’ với “diễn biến hòa bình”; Về việc phòng, chống ‘tự diễn biến’, ’tự chuyển hóa’ trên các lĩnh vực, các cấp, các ngành; Về dự báo sự biến động của tình hình, lý giải ở tầm cao hơn, ở mức độ sâu hơn việc phòng, chống ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ trong tiến trình không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng, trong bối cảnh hội nhập quốc tế….
Điểm nổi bật là các tham luận tại hội thảo đã phát hiện, góp phần tháo gỡ những lực cản, vướng mắc về chủ quan và khách quan: Từ nâng cao nhận thức tư tưởng tới dỡ bỏ những ách tắc về cơ chế vận hành, từ đổi mới phương thức thực thi tới đổi mới cơ chế kiểm tra, giám sát và từng bước hoàn thiện chế độ chính sách…
Các tham luận đều thống nhất khẳng định: Công tác phòng, chống ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, với sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Đây là nhân tố quyết định thành công trong công tác này.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng =>
Ghi nhận trên đây được đăng trên báo QĐND là nét mới về ‘nhãn quan tả thực’, khác xa với những bài nếp cũ chỉ hô khẩu hiệu, trích nghị quyết và biểu dương thành tích một chiều, che giấu yếu kém, sai lầm nội bộ, đổ lỗi cho khách quan, cho “địch phá hoại”! Có phải chăng đây cũng là sự mở đầu cho đổi mới cách tuyên truyền của báo “lề phải”? Những căn bệnh tự diễn biến, tự chuyển hóa đang tiềm tàng và hiện hình ngay trong không ít cán bộ đảng viên nhưng rất khó định lượng. PGS. TS Vũ Huy Phúc khẳng định đó chính là những nguy cơ “tự tan vỡ từ bên trong”.
Mới đây, tại Bộ Công an, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ rõ những thách thức đối với đất nước trong hoàn cảnh hiện nay, nổi lên là các thế lực thù địch chống phá quyết liệt sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta bằng diễn biến hòa bình, chiến tranh thông tin, chiến tranh tâm lý…
Nhiều người cho rằng, đó vẫn là cách chỉ đạo theo tư duy cũ, nếp quen. “Thế lực thù địch” ở đâu thì chưa thẳng thắn chỉ ra được, chưa có chứng cứ, vụ việc, con người cụ thể, nhưng rõ ràng giặc nội xâm trong một bộ phận không nhỏ suy thoái đạo đức, lối sống, đi ngược lại quan điểm, đường lối của Đảng, vi phạm dân chủ nghiêm trọng thì “nhìn ở đâu cũng thấy, sợ ở đâu cũng có” (Nguyến Phú Trong). “Thế lực thù địch” ngay trong lục phủ ngũ tạng cơ thể Đảng đã công khai trắng trợn tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, thậm chí độc đoán chuyên quyền thì thấy quá rõ. Đó là nguy hại của ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’, không nên né tránh đến mức đồng chí X,Y,Z…”.
Tinh thần tự phê bình, kiểm điểm của Nghị quyết Trung ương 4 và những cảnh báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bản nghị quyết về sự tồn vong của chế độ đã được nhiều đại biểu dẫn lại như lời cảnh báo, cảnh tỉnh với đội ngũ đảng viên. Các tham luận cũng tập trung phân tích tình trạng suy thoái trong một bộ phận đảng viên lãnh đạo.
Nhiều nhà nghiên cứu quân đội đã chỉ ra, ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’ là nguy cơ xảy ra từ bên trong mỗi con người, mỗi tổ chức.  Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sự xa rời mục tiêu lý tưởng của Đảng…Điều quan trọng là giải pháp để đấu tranh với nguy cơ nói trên để củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng.
Nhắc lại bài học của Đảng cộng sản Liên Xô, cựu nhà báo Hữu Thọ (Nguyên Trưởng ban Tư tưởng văn hóa Trung ương) nêu rõ, chỉ có sự suy thoái của lãnh đạo ở cấp cao nhất của Đảng mới có thể đưa đến sự suy sụp của Đảng. Do vậy phải phân tích và đấu tranh với các biểu hiện tự chuyển hóa, tự diễn biến ngay trong đội ngũ lãnh đạo.
Cựu nhà báo lão thành cũng trăn trở: “Tôi nhận thấy mối quan hệ giữa đảng viên và người lãnh đạo có khoảng cách ngày càng xa trong tình đồng chí chung chiến hào”.
Theo ông Hữu Thọ, sự xa rời ấy dẫn đến tình trạng đội ngũ cán bộ tham mưu hiện nay tuy hùng hậu, bằng cấp đầy đủ nhưng không dám can ngăn thậm chí không dám phản ánh sự sai trái của một số chính sách. Đội ngũ tham mưu cũng không phản ánh trung thực những luồng ý kiến dư luận phàn nàn về đạo đức, lối sống của một số vị lãnh đạo. “Mà lãnh đạo ngày càng không muốn nghe những lời nói thẳng. Chỉ muốn nghe lời nói khen bùi tai nên đã quy tụ xung quanh những người thiếu trung thực”, ông Hữu Thọ kết luận.

<=Nhà báo Hữu Thọ phát biểu tại Hội thảo
 Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Cục trưởng Cục Tuyên huấn – Tổng Cục chính trị, Bộ Quốc phòng phân tích: “Diễn biến” bắt đầu từ sự suy thoái đạo đức, hoài nghi, dao động về chính trị, mất định hướng, khủng hoảng niềm tin, vô cảm, buông lỏng kỷ cương, nói và làm trái với quan điểm, đường lối của Đảng. Đồng thời, cũng là quá trình diễn biến trong nội bộ mỗi chúng ta’’.
 
Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn===>>>
Trung tướng Vũ Hải Triều (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II, Bộ Công an)  bổ sung thêm, lòng tin của đảng viên và người dân đang ngày càng giảm sút trước thực trạng một bộ phận lãnh đạo quản lý kinh tế xã hội yếu kém. Rồi những vấn đề khác về đời tư, lối sống, tình trạng thất thoát, tham nhũng… Theo ông Triều, dư luận đặc biệt bức xúc quanh câu chuyện bổ nhiệm và sử dụng những cán bộ không có đức tài. Hàng loạt yếu kém yếu kém nói trên đang làm mai một niềm tin của những đảng viên chân chính và của mọi tầng lớp nhân dân.
PGS. TS Vũ Văn Phúc nói thẳng ra rằng những căn bệnh ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’ đang tiềm tàng và hiện hình ngay trong không ít cán bộ đảng viên nhưng rất khó định lượng. Đó chính là những nguy cơ tự tan vỡ từ bên trong”. Theo ông Phúc, những “kẻ thù từ bên trong” ấy nằm ẩn khuất ngay trong đội ngũ, trong chính mỗi con người, rình chờ ai đó mất cảnh giác hay do dự, ngập ngừng để “tấn công”.
Thực trạng ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’ đã lộ diện ngay trong nội bộ đã được báo động từ Đại hội VI của Đảng: “Vấn đề đạo đức xã hội đang được đặt ra một cách cấp bách. Trong xã hội ta đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai lối sống: lối sống có lý tưởng, lành mạnh, trung thực, sống bằng lao động của mình, có ý thức tôn trọng và bảo vệ của công, chăm lo lợi ích của tập thể và của đất nước, với lối sống thực dụng, dối trá, ích kỷ, ăn bám, chạy theo đồng tiền”. Thế nhưng, suốt 26 năm, qua 5 nhiệm kỳ Đại hội, nhiệm kỳ nào trong Nghị quyết Đảng cũng đánh gia như vậy, thậm chí còn sâu hơn, phân tích rõ hơn. Nhiệm kỳ nào cũng nêu quyết tâm cao, “kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi”, nhưng ‘tự diễn biến’ rất nguy hại ấy ngày càng nặng nề. Đến cuối tháng 12-2011, Hội nghị Trung ương 4 vẫn nêu là “cấp bách”, đâu có khác hai chữ “cấp bách” trong Báo cáo Chính trị Đại hội VI cách đây 26 năm?
Lần này, Hội nghị Trung ương 4 chỉ rõ, lại liên tiếp 2 Hội nghị cùng chuyên đề này là 5, 6 nhưng kết cục vẫn là các ẩn số X,Y,Z…Hội thảo lần này nói thẳng, nói thật là thế, liệu rồi khi thực hiện có đi đến đâu? Các “thế lực thù địch” của Đảng, của dân lâu nay chỉ lo cố thủ trong nhiều thứ vỏ bọc, như nhà báo Hữu Thọ nói rằng họ “đã quy tụ xung quanh những người thiếu trung thực”. Chính vì thế mới đẻ ra thành bầy sâu, thành “bộ phận lớn”. Chính những kẻ đó mới là “thế lực thù địch”. Đừng để cho những kẻ ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’ lợi dụng chức quyền, thế lực tiếp tục có cơ hội cố thủ vững, cố kết chặt hơn; để rồi làm hại, bắt bớ những người trung thực, thẳng thắn, vu cho họ là “thế lực thù địch”, kết tội họ là bôi nhọ lãnh đạo, nói xấu Đảng, Nhà nước, quy chụp người trung kiên, yêu nước là “phản động”.
Trung tướng, Phó GS,TS Nguyễn Tiến Bình nói: “Khi người cán bộ, đảng viên bị cuốn hút vào vòng xoáy của chủ nghĩa cá nhân cơ hội, thực dụng, chạy theo những toan tính cá nhân vì lợi ích gia tộc hoặc “lợi ích nhóm” thì họ chỉ mang danh “cán bộ của Đảng, Nhà nước”, lợi dụng chức quyền và điều kiện công tác để vụ lợi, trở thành những người giàu tiền bạc và nhiều của cải, nhưng nghèo tâm huyết và thiếu dũng khí, chắc chắn không thể là người tận tâm, tận lực vì nước, vì dân; trái lại còn làm tổn hại lợi ích của đất nước và của nhân dân, làm tổn thương uy tín và sự trong sạch, vững mạnh của Đảng và hệ thống chính trị”. Nhìn rõ sự vật, hiện tượng, con người để đặt tên gọi chính xác nhất: Ai làm mất uy tín Đảng cộng sản và Nhà nước, làm thiệt hại đến lợi ích chính đáng của nhân dân và kìm hãm sự phát triển của đất nước, vi phạm dân chủ nghiêm trọng, làm lung lay chế độ, làm xa rời, tách biệt khoảng cách dân với Đảng, đưa tới nguy cơ tồn vong của Đảng thì đó chính là thế lực thù địch của cách mạng, của toàn dân.  
Trước thực trạng bệnh tứ chứng nan y lâu năm trong Đảng, cần nhận diện và nghiêm khắc trừng trị “thế lực thù địch” ngay trong nội bộ. Cần gì tìm ở đâu xa?
BVB
Được đăng bởi

Bồi bút Ngọc Niên nâng bi, kiếm miếng xương thừa.

XuanVN blog

Theo Blog TH09:

Thợ cạo theo chân ‘Sứ mệnh cao cả của nhà báo đi tìm sự thật’ về nhà thờ của gia đình Thủ tướng

Hình ảnh bài gốc:
Nói nào ngay (theo kiểu Miền Tây) là Nhà thờ họ chả có gì đáng phải làm to chuyện, bài mà tác giả Ngọc Niên dẫn là luận điệu bịa đăt xuất hiện từ đầu năm 2009, thiên hạ xầm xì bàn tán rồi cũng êm… Ba năm saugiờ khui lại thành vấn đề nóng, đồ cho nó đậm thêm, rất tiếc màu mè lại trớt quớt, hóa ra xoi thêm uy tín rớt dần của đương kiêm Thủ tướng. Tác giả còn lôi ông Phiêu vào “Tôi được biết, mới rồi nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã vào tận đây và cũng đã phải thốt lên rằng “Hóa ra tất cả chỉ là sự thêu dệt!” - như vậy nhà của ông cũng là thêu dệt tuốt ư? BBC đã đăng thì có mà chạy đằng trời!
Nhà báo Ngọc Niên Đi tìm sự thật về Nhà thờ của gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang
Với lời dẫn bài rất ư là cao đạo:
Sứ mệnh cao cả của nhà báo là kiếm tìm sự thật. Sự thật ấy phải được phản ánh đạt tính chân thật, tức là “đúng hiện thực khách quan”. Và sự thật ấy phải được soi dọi bằng lương tâm chức nghiệp. Tôi nhớ người Nga có một câu ngạn ngữ vô cùng chí lí: “Một nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, nhưng một nửa sự thật đã là sự giả dối!”
1 giờ sau, báo Vietnamnet đăng lại hình như ngượng thay đồng nghiệp to búa quá nên đã lượt bỏ câu trên và bỏ ảnh bàn thờ này là hợp lý.

Sống cùng màu áo chết khác nhau, có hay ho gì mà đưa lên báo?
4
Nhà báo & công luận đưa bài lên lúc 5:00 thì thợ cạo thấy 7:45 PM đã bốc hơi, nên đã la làng: Vì sao báo Nhà báo & công luận rút bài lẹ thế? Không, nó chạy ngoằn ngoèo từ Đây sang mới Đâylòng không ngay nên tâm bất ổn chăng? Mời bạn xem thợ tui cạo lớp da “sự thật”.
“Thần khẩu hại xác phàm” – “Một nửa sự thật đã là sự giả dối!” có khi nó vận vào chính người viết!
- Mục đích bài là “Đi tìm sự thật nhà cửa” thì cứ sự thật mắt thấy, tay sờ mà nói, sao đi thanh minh thanh nga vòng vo, rồi tình nghĩa, bàn thơ, bia, mộ Tổ quốc ghi công… chi vậy? đến cái kết bài quá lộ liễu ý đồ người viết: “Thủ tướng không có gì cao cả hơn ngoài việc một lòng một dạ phụng sự dân tộc và dốc lòng dốc sức tận tụy vì sự bình an của xã tắc sơn hà – tức chế độ này!” – làm cho người xem có ấn tượng là bồi bút viết bài lấy điểm.
- Nếu tác gỉa muốn chứng minh sự thật, bác lại luận điệu bịa đặt thì chỉ cần trưng ra dăm tấm ảnh, vài chú thích cụ thể là đủ thuyết phục người xem. Đã là ngiệp vụ điều tra ”mắt thấy, tay sờ” của một nhà báo không thể nói là “áng chừng theo bước chân” và đưa tấm ảnh mờ đui từ năm Thìn lũ lụt làm chứng cho hiện tại, aitin?  Tôi ( lời NN) bỗng thấy sửng sốt… cái cổng quá đơn sơ
Cái này mới “sửng sốt” hơn – ảnh từ Hantimes
Có một cái cổng khác:

… Đoạn đã tự kiểm duyệt (Hantimes)
Giống hình Th09 đã đăng:
 
Ảnh Nhà Thờ họ Nguyễn Tấn, ở Rạch Giá bởi Che Trung Hieu: Panoramio.com/photo
So với ảnh dưới có giống như tác giả “mắt thấy” không?
Nhà Thờ họ Nguyễn Tấn, ở Rạch Giá
Đính chính: 
Thợ tui tới đây là hết xăng, lạc lối. Hình như chấm tọa độ bị sai, cắt đoạn này (đã cóp pết) để kiểm tra lại. Tạm gọi là quy mô X có giá trị Y
__________
Tham khảo thêm – tại địa chỉ số 1108 đường Nguyễn Trung Trực, Phường An Hòa,Thành phố Rạch Giá,Tỉnh Kiên Giang, trên Google search:
Công ty TNHH Châu Phụng Khang Ngày thành lập: 21/09/2000. Người đại diện: Quan Khiết Dinh. Kinh doanh đa ngành trong đó có xăng dầu.
Công ty TNHH Hoàng Mỹ Ngày thành lập: 17/06/2002 Người đại diện: Trần Thị Mỹ. Kinh doanh đa ngành chủ yếu là Xăng dầu và vận tải.
Công ty TNHH tàu cao tốc Biển Xanh Ngày thành lập: 6/04/2003 Người đại diện: Trần Thị Mỹ
Bà Mỹ liên quan vụ này:
Kiên Giang: một giám đốc công ty TNHH bị tố cáo chiếm đoạt trên 8,6 tỉ đồng
Trích: Chiều qua 26-7- 2005, nguồn tin của TS cho biết ít nhất khoảng 40 người thường trú tại các huyện, thị xã trong tỉnh Kiên Giang đã có đơn tố cáo bà Trần Thị Mỹ – chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc Công ty TNHH tàu cao tốc Biển Xanh (trụ sở số 1108 Nguyễn Trung Trực, phường An Hòa, thị xã Rạch Giá) – chiếm đoạt trên 8,6 tỉ đồng của các cổ đông góp vốn mua tàu cao tốc. 
Kiên Giang: đề nghị thanh tra Công ty TNHH tàu cao tốc Biển Xanh
TT (Kiên Giang) – Bà Bùi Hồng Ảnh – phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang – vừa ký văn bản đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo cơ quan chức năng tiến hành thanh tra hoạt động của Công ty TNHH tàu cao tốc Biển Xanh do bà Trần Thị Mỹ làm giám đốc (trụ sở tại số 1108 Nguyễn Trung Trực, An Hòa, TP Rạch Giá).
Theo văn bản này, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh nhận định một số điểm không bình thường của Công ty TNHH tàu cao tốc Biển Xanh như sau:
Nội bộ cổ đông của công ty mất đoàn kết; quá trình quản lý, điều hành giám đốc công ty đã không chấp hành nghiêm các qui định về tài chính, kế toán, không lập đầy đủ các chứng từ sổ sách kế toán để quản lý việc thu, chi; cá nhân bà Trần Thị Mỹ không thực hiện việc góp vốn vào công ty như cam kết ban đầu và khi điều hành hoạt động công ty không hiệu quả.
Vào ngày 17-7-2005 bà Mỹ tiến hành khai trương đưa vào hoạt động tàu Biển Xanh 01 tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) nhưng sau khi khai trương không hoạt động, không có bến bãi và các điều kiện theo qui định.

Như dzậy hổng lẽ Trần thị Mỹ có tài vừa lái Taxi vừa chạy tàu cao tốc hay sao, vậy ta? 
____________
 
Cực chẳng đã phải đưa dẫn chứng, chuyện thờ cúng, mồ mả của mỗi gia đình dòng họ là thiêng liêng, Th09 không có ý xúc phạm người quá cố. 
Thợ cạo như thầy bói mạng sờ đuôi voi, chỉ nêu những nghi ngờ, không dám khẳn định là đó là sự thật của “sự thật”. Nếu bạn nào mục sở thị nếu thấy thợ cạo lẹm phải da thổ địa hoặc có thông tin gì thêm xin đính chính giúp nhé! Cảm ơn. 
__________
Úp sọt: Bá tánh góp gạo nấu cháo, đổ xăng chạy tiếp >
Ông Tổng biên tập Nhà báo và Công luận Ngọc Niên, vua làm tiền nổi danh, mà đi xe đò giường nằm ư? Hổng dám đâu! Xe ông ta xịn lắm đấy, nói cho có vẻ năn nộn (lăn lộn) thực tế thế thui, lấy thêm “điểm gian nan vất vả” với TTg đó thui!
vhg đã nói29/12/2012 lúc 11:33 
Xin cung cấp thông tin về Nhà thờ họ Thủ tướng.
Số nhà 1108 Nguyễn Trung Trực trước đây là Cây xăng Hoàn mỹ + taxi Hoàn mỹ của Út Tuấn, em ruột Thủ tướng. bây giờ là địa chỉ của nhà thờ họ.
Số nhà 1168 Nguyễn Trung Trực là nhà cũ của Thủ tướng. Hiện nay là Đại bản doanh của:
1/ Bảo minh Kiên Giang.
2/ Dầu khí Kiên Giang.
3/ Bản Việt Kiên Giang.
Nói thêm về Út Tuấn:
Ngoài ra: Nhà hàng Khách sạn Phương Trinh (Đường Nguyễn An Ninh). là địa điểm ăn chơi nhảy múa an toàn nhất Kiên Giang trong nhiều năm. Đây là cơ ngơi của Tư Thắng-em Ruột Thủ tướng.
còn 1 vài điều nữa hay hơn nhiều, nhưng chuyện riêng nhà người ta không tiện nói(?)
23:30 Ngày 29 tháng 12 năm 2012
Từ đường Nguyễn Trung Trực nhìn khu nhà 1108 Nguyễn Trung Trực, Rạch Giá, Kiên Giang. Bắt đầu là vỉa hè, trên đó có một hàng cau vua (ít nhất 7 cây) rồi đến tường bao.
Mặt tiền của toàn bộ dinh cơ này áng chừng từ 32 tới 36m, bao gồm hai cổng. Một cổng có màu ngói nâu và một cổng có màu ngói đỏ (tương ứng với các bức ảnh thứ 2 và thứ 3 từ trên xuống).
Toàn bộ tường bao phía mặt tiền được làm rất nhã nhặn, sang trọng và quý phái.
Ở phía trong có ít nhất một tòa nhà hai tầng kiến trúc hiện đại; sau cổng hai (cổng có màu ngói đỏ – ảnh 3) thấp thoáng hình ảnh một tòa nhà ngang (1 tầng)kiến trúc kiểu cổ. Có thể đây mới là nhà từ đường của dòng họ Nguyễn Tấn.
Nếu căn cứ theo Gúc máp thì toàn bộ dinh cơ này có diện tích tối thiểu phải trên một ngàn mét vuông.
Sơ bộ kết luận: Toàn bộ khu dinh cơ không nguy nga lộng lẫy như thiên hạ đồn thổi, xong nó hoành tráng hơn rất nhiều so với những gì mà Ngọc Niên miêu tả.
Thêm mấy ảnh cùng tọa độ nhà, từ Tuan CaNon 
Nhà thờ họ 
Ảnh từ Nguyễn Thanh Sơn
Phong cảnh và cư dân ven QL 80, đoạn qua Rạch Giá 
Phong cảnh và cư dân ven QL 80, đoạn qua Rạch Giá
Phong cảnh và cư dân ven QL 80, đoạn qua Rạch Giá 
Rất tiếc là éo xiền mua bản quyền Google Earth, nếu có lão soi từng viên gạch lối đi, tìm chai mắm ở chỗ nào, đo chính xác từng mi li mết bờ rào để phục vụ đồng bào và thưa lại với đồng chí TBT Ngọc Niên. Chân chọng cảm ơn các bạn đã góp ý!
Được đăng bởi XUANVN
 

Vén màn tài sản ‘quý tộc đỏ’ ở Trung Quốc

 – BBC
Bóng dáng Đặng Tiểu Bình vẫn phủ bóng lên Trung Quốc
Hãng tin Bloomberg công bố nghiên cứu cho thấy con cháu các đại công thần của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trở thành tầng lớp “quý tộc đỏ” như thế nào.
Điều tra, công bố hôm 27/12, lần theo dấu vết tài sản của 103 người, có liên hệ với “Bát đại nguyên lão”, ám chỉ tám công thần thuộc thế hệ đầu tiên của Đảng.
Tám vị công thần, đứng đầu là Đặng Tiểu Bình và Trần Vân, Bành Chân, Dương Thượng Côn, Bạc Nhất Ba, Lý‎ Tiên Niệm, Vương Chấn, Tống Nhiệm Cùng, đóng vai trò chính khi mở cửa Trung Quốc năm 1978.
Sang thập niên 1980, con cháu của họ được chọn dẫn dắt các tập đoàn nhà nước. Những người này, trong thập niên 1990, lại xâm nhập các lĩnh vực khác như bất động sản, năng lượng.
Ngày hôm nay, nhiều người trong số đó cũng là những doanh nhân hàng đầu trong khu vực tư doanh.
Theo Bloomberg, 26 người con cháu đã từng quản lý hoặc lãnh đạo các công ty quốc doanh lớn.
Riêng ba người – con trai Vương Chấn, con rể Đặng Tiểu Bình và con trai Trần Vân – đã từng lãnh đạo hoặc vẫn đang quản lý các công ty quốc doanh với tổng tài sản lên đến 1.6 ngàn tỷ đôla năm ngoái.
43 người khác có công ty riêng hoặc trở thành giám đốc các công ty tư nhân.
Con cháu các công thần cũng kiểm soát nền kinh tế hiện nay
Thế hệ thứ ba – cháu của Bát đại nguyên lão và vợ chồng của họ – đã dùng quan hệ gia đình và bằng cấp nước ngoài để có công việc trong khu vực tư doanh.
Ít nhất 11 trong 31 thành viên của thế hệ này đã có công ty riêng hoặc giữ vị trí giám đốc. Một số được các ngân hàng Mỹ thuê như Citigroup và Morgan Stanley.
Cũng theo Bloomberg, gần một nửa con cháu Bát đại nguyên lão đã sống, học hoặc làm việc ở ngoại quốc – một số ở Úc, Anh và Pháp.
Ít nhất 23 người học ở Mỹ, gồm ba tại Đại học Harvard và bốn ở Đại học Stanford.
Ít nhất 18 người từng làm việc cho công ty Mỹ và 12 người có nhà ở Mỹ.
Bloomberg News cho biết họ đã đọc hàng ngàn trang tài liệu từ các công ty, hồ sơ nhà cửa và các trang web chính thống.
Trang web của Bloomberg đã bị Trung Quốc chặn kể từ tháng Sáu, khi hãng tin Mỹ đăng một bài về tài sản của người trong gia đình ông Tập Cận Bình.
Điều tra mới nhất của Bloomberg cũng nhanh chóng bị chặn ở đại lục.

’Vì sao tôi ký kiến nghị về nhân quyền’

  – BBC
Nhà phê bình Lại Nguyên ÂnNhà phê bình Lại Nguyên Ân tin rằng cần phải lên tiếng để yêu cầu nhà nước sửa luật
Một nhà phê bình văn học ở trong nước vừa ký tên vào một kiến nghị tập thể ‘kêu gọi thực thi quyền con người theo Hiến pháp tại Việt Nam’ cho rằng điều 88 của bộ luật hình sự về “tội tuyên truyền chống nhà nước” có thể “bóp nghẹt” quyền phát ngôn của trí thức, văn nghệ sỹ.
Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm thứ Bảy, 29/12/2012, ông Lại Nguyên Ân, tán thành lá thư kiến nghị được đăng tải trên trang mạng boxitvn cho rằng cả điều 88 của Luật hình sự và Nghị định 38 của Chính phủ về cấm biểu tình đều cần được hủy bỏ.
Ông cũng giải thích vì sao có nhiều trí thức, nhân sỹ và quần chúng đã tham gia ký tên trong thư kiến nghị lần này, cũng như đưa ra lý do vì sao ông ký tên trong bức thư đề ngày 25/12.
“Tôi nghĩ điều 88 liên quan trực tiếp đến hoạt động của trí thức, văn nghệ sỹ, bởi vì những người này dù làm nghiên cứu, đều phải dùng ngôn từ, đều phải phát ngôn.
Nhà phê bình cho rằng nếu các phát ngôn nếu bị kiểm soát “một cách không hợp lý” mà ông lấy ví dụ như việc khép những phát ngôn nhất định vào hành vi “tuyên truyền chống nhà nước”, thì trước hết sẽ “gây nguy hiểm cho các hoạt động của số đông những người trí thức” trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ông nói: “Cho nên chúng tôi thấy cần phải có ý kiến về điều đó ở trong hiến pháp.
“Vả lại trong thực tiễn xã hội ở Việt Nam trong vòng một ít những năm nay, nhất là khi nó có nhiều vấn đề xã hội nảy sinh, những tầng lớp xã hội khác nhau không tán thành và thậm chí nhận thấy là cần phải phản đối những quyết định nhất định, những hành vi nhất định của bộ phận những người cầm quyền ở các cấp khác nhau trong những việc nhất định, thì họ phải lên tiếng phản đối.
“Tôi nghĩ là khi tôi ký, tôi cũng có một phần ngại ngần vì sự an nguy của bản thân và gia đình, nhưng tôi nghĩ ở Việt Nam tình trạng mất dân chủ cũng tương đối nghiêm trọng”
Nhà phê bình Lại Nguyên Ân
Theo nhà phê bình, trên thực thế nếu chính quyền áp dụng điều 88 thì “nó sẽ là bóp nghẹt quyền có ý kiến của họ”.
Vì vậy theo ông, giới trí thức và nhấn sỹ thấy rằng có thể “càng cần phải lên tiếng” về điều này, nhất là trong ba tháng đầu năm 2013, là dịp các bộ phận dân chúng được yêu cầu góp ý cho bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đang được Quốc hội chuẩn bị.
‘Không sợ trả đũa’
Khi được hỏi liệu cá nhân ông có quan ngại gì về an nguy đối với bản thân và gia đình khi đặt bút công khai ký vào bản kiến nghị hay không, nhà phê bình năm nay 67 tuổi nói:
“Tôi nghĩ là khi tôi ký, tôi cũng có một phần ngại ngần vì sự an nguy của bản thân và gia đình, nhưng tôi nghĩ ở Việt Nam tình trạng mất dân chủ cũng tương đối nghiêm trọng, nhưng với một việc bày tỏ ý kiến như vậy, mà phải hứng chịu những cái ứng xử quá thô bạo, tôi nghĩ là không đến nỗi như vậy.
Nhà phê bình cho hay ông hy vọng rằng hành động của ông sẽ không chịu một “hậu quả gì đó quá nặng nề” từ phía những người thực thi pháp luật, nhất là trong bối cảnh hiện nay mà theo ông Quốc hội đang chuẩn bị thảo luận về dự thảo sửa đổi hiến pháp.
Biểu tìnhNăm 2011, Việt Nam chứng kiến nhiều cuộc biểu tình có sự góp mặt đông đảo của giới nhân sỹ, trí thức ở trong nước
“Tôi nghĩ là trong điều kiện ấy, những đề xuất của chúng tôi đi vào quỹ đạo của một việc lớn hơn là sửa đổi hiến pháp, cho nên tôi không nghĩ đến những hành động trả đũa thô bạo ít nhất là trong vụ việc này.”
Khi được hỏi về khả năng bản kiến nghị sẽ có thể có tác động ra sao tới nhà cầm quyền, liệu có thay đổi gì về luật pháp hay không với những điều luật và quy định đã được kiến nghị hủy bỏ trong bức thư chung kể trên, ông Lại Nguyên Ân cho biết:
“Chúng tôi không nghĩ rằng một hành động của chúng tôi ngay lập tức sẽ phải có kết quả ngay, bởi vì đây là một sự thật của đấu tranh giữa các tầng lớp xã hội khác nhau với những người nắm giữ quyền lực về các vấn đề của đời sống xã hội.”
Tuy nhiên, nhà phê bình cũng đưa ra dự đoán về các khả năng chung mà theo ông chính quyền có thể đáp lại kiến nghị lần này của người dân và các nhân sỹ trí thức.
“Tôi nghĩ rằng ở Việt Nam cũng như ở tất cả các nước bên ngoài, luôn luôn có một hiện tượng là những người thuộc phạm vi bị áp dụng các điều nhất định của các luật lệ, các thể chế, thì luôn luôn có ý kiến phản đối.
“Còn những người thực thi pháp luật, những người chấp pháp, thường thướng có thái độ khác nhau, từ thái độ lờ đi không lắng nghe gì hết, cho đến thái độ là trấn áp.
“Những chuyện đó rất là thường, cho nên tôi nghĩ rằng trong mỗi một việc cụ thể, mỗi hành động cụ thể, có lẽ nó cũng chứa đựng tất cả các khả năng như thế,” ông nói với BBC.

Nghị quyết năm mới: Hãy chiếu ánh sáng nhằm giảm tham nhũng tại Việt Nam

Phía Trước

30/12/2012
Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam
Theo Worldbank.org
31 tháng 12 năm 2011
Việt Nam đã trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình và cùng với đó phải là quá trình nhìn lại những thành tựu cũng như nhận diện được những thách thức mới. Cũng giống như một vận động viên với sức chịu đựng dẻo dai, Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong việc giảm nghèo và duy trì tăng trưởng kinh tế, thậm chí qua cả thời kỳ suy thoái toàn cầu. Nhưng chúng ta cũng biết rằng, Việt Nam đang tiếp tục phải đối mặt với những thách thức lớn, trong đó có tham nhũng.

Tham nhung3
Tham nhũng chẳng phải duy nhất tại Việt Nam mà cũng không mới (Hội nghị lần hai về Chính sách chống tham nhũng dựa trên chứng cứ tại Băng-cốc làm bằng chứng cho điều này). Thật vậy, nền kinh tế của Việt Nam đã tăng trưởng rất tốt trong những năm gần đây bất chấp tình trạng tham nhũng phổ biến, nên người ta dễ dàng trở nên tự mãn và tự hỏi liệu chống tham nhũng có thực sự phải cần là một ưu tiên hay không. Một số người có thể tự hỏi nếu tham nhũng bôi trơn bánh xe tăng trưởng thì “tại sao phải tập trung chống tham nhũng khi tăng trưởng mạnh như vậy”. Nhưng đây là một câu hỏi sai. Đúng ra phải hỏi “Liệu tốc độ tăng trưởng sẽ cao như thế nào và nền kinh tế sẽ công bằng hơn đến mức nào nếu tham nhũng được kiểm soát tốt hơn?”

Hiện nay đã có khá nhiều bằng chứng từ khắp nơi trên thế giới về tác động của tham nhũng đối với các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng. Những nhà đầu tư muốn tìm kiếm địa điểm hoạt động an toàn và hiệu quả có thể sẽ ngần ngại do tham nhũng, thậm chí chỉ tham nhũng “vặt”. Một số khác có thể vẫn chọn đầu tư, do bị lôi kéo bởi nguồn lao động chăm chỉ hay nền kinh tế năng động, nhưng họ sẽ phải đối mặt với chi phí và rủi ro cao hơn. Các công ty ít do dự hơn, muốn đi đường tắt, sẽ có được lợi thế cạnh tranh. Cho dù sẵn sàng trả tiền hay không, việc phải trả các khoản thanh toán không chính thức sẽ làm tăng chi phí của công ty. Khi Ngân hàng Thế giới tiến hành khảo sát các doanh nghiệp trong năm 2009, hơn 40% doanh nghiệp phải xin giấy phép xây dựng cho biết việc cấp giấy phép thường đi kèm với một đề nghị phải có quà cáp hoặc một khoản thanh toán không chính thức, và hơn 40% doanh nghiệp đã ký hợp đồng với chính phủ cũng cho ý kiến tương tự.

Nhưng không chỉ có các công ty trung thực bị ảnh hưởng, mà cả người dân Việt Nam cũng vậy, khi các công trình của nhà nước được xây dựng với chất lượng thấp hơn và chi phí cao hơn. Khi quyết định đầu tư được đưa ra dựa trên tham nhũng, thay vì những dự án hiệu quả, chúng ta sẽ có các dự án hiệu quả kém, được xây dựng không đúng chỗ với mức chi phí không phù hợp. Đúng như vậy, các chuyên gia kinh tế Việt Nam đã lưu ý rằng tại Việt Nam, phải mất nhiều vốn hơn để tạo ra cùng lượng GDP so với hầu hết các quốc gia khác. Đây là hậu quả của đầu tư công kém hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kém, trong đó chắc chắn có tham nhũng. Và khi tham nhũng cho phép một số công chức, công ty được hưởng lợi ích cá nhân với chi phí do xã hội gánh chịu, tham nhũng sẽ làm giảm công bằng cũng như hiệu quả. Đây không phải là một phép tính có tổng bằng không. Những tổn thất đối với xã hội, khi mà người bệnh không được điều trị, trẻ em không được giáo dục đầy đủ, và chi phí làm đường quá đắt, lại là lợi ích cho những kẻ vô đạo đức, những kẻ đã thay đổi cả hệ thống vì lợi ích của riêng  mình. Việt Nam xứng đáng được hưởng điều tốt hơn như thế.

Để chống tham nhũng có hiệu quả, không chỉ cần việc thực thi pháp luật mạnh mẽ, mà còn phải tăng tính minh bạch. Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong việc cải thiện tính minh bạch đối với nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm. Như đã được nhấn mạnh trong Báo cáo Phát triển Việt Nam 2010, do Ngân hàng Thế giới cùng với các đối tác khác biên soạn, mặc dù có rất nhiều văn bản pháp luật yêu cầu công khai những thông tin nhất định, trong thực tế rất khó có được thông tin. Một nghiên cứu gần đây về tính minh bạch trong quản lý đất đai cung cấp thêm bằng chứng cho việc này: mặc dù các tài liệu phải được công bố trực tuyến, chỉ có một nửa trong số các trang web của tỉnh thực sự có đưa thông tin như báo cáo sử dụng đất, và chỉ 9% số tỉnh có bản đồ về hiện trạng sử dụng đất trên mạng. Các quy định về tính minh bạch không được thực hiện đầy đủ. Và Báo cáo Phát triển Việt Nam 2012, được công bố tại Hội nghị Nhóm Tư vấn Các nhà tài trợ hồi tháng 12, đã đưa ra một bức tranh hoàn chỉnh hơn– xét về trung bình, những tỉnh thực hiện minh bạch tốt hơn có mức độ tham nhũng thấp hơn một cách đáng kể.

Cho dù là các khoản chi không chính thức đang bám theo người dân và các công ty, hay là việc phân bổ sai nguồn lực trong doanh nghiệp nhà nước, tham nhũng buộc những người dân Việt Nam lương thiện và chăm chỉ phải chạy lên dốc, và sự thiếu minh bạch khiến họ phải leo dốc trong sương mù. Với một Quốc hội khóa mới và sự khởi đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội mới, đây chính là thời điểm để thổi một sức sống mới cho việc xây dựng tính minh bạch và phòng chống tham nhũng. Những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được thật đáng khen ngợi, và chúng ta hãy cùng nghĩ đến một Việt Nam có thể chạy xa thế nào nếu được đi xuống dốc trong ánh sáng mặt trời!

Bài viết này đã được đăng tải trên trang nhất báo Thanh niên ngày 31 tháng 12 nãm 2011.

Một năm đầy sợ hãi của nhà cầm quyền CSVN

Song Chi/Người Việt
Năm 2012, có thể nói là năm đầy sợ hãi của những người cộng sản hay nhà cầm quyền Việt Nam. Họ sợ mất thế độc quyền lãnh đạo, sợ đảng cộng sản và chế độ bị sụp đổ, sợ mất mát tất cả những gì đang sở hữu…
Công an trấn áp người biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội. Ðảng CSVN lo sợ các cuộc biểu tình chống Trung Quốc trở thành ngòi nổ của người dân đứng lên lật đổ chế độ. (Hình: Hoang Dinh Nam/Getty Images)
Ðảng cộng sản cầm quyền càng lâu thì những căn bệnh trầm kha và quá trình thoái hóa, biến chất của đảng ngày càng lộ rõ. Nỗi sợ của nhà cầm quyền vì vậy cũng ngày càng tăng.
Năm 2012 sắp hết. Nhìn lại tâm trạng của nhà cầm quyền Việt Nam trong năm qua, người ta có thể thấy rõ 2 điều: Sợ hãi và bất lực.
Một phần, với Việt Nam năm 2012 thật sự là một năm khó khăn về mọi mặt, trong đó, nổi bật là sự khó khăn, khủng hoảng về kinh tế, sự lấn lướt, o ép của Trung Quốc đưa tới thảm họa mất chủ quyền trên biển Ðông đối với Việt Nam ngày càng rõ ràng, cuối cùng là sự bất mãn ngày càng lớn của dân chúng.
Ðứng trước tình hình trên, nhà cầm quyền hầu như bất lực không biết làm cách nào để giải quyết cùng lúc quá nhiều vấn đề. Càng bế tắc, bất lực thì càng sợ hãi – có những nỗi sợ có thật và cả nỗi sợ do chính họ tự thổi phồng, tự hù dọa chính mình.
Ðiều lạ lùng là trước mối họa bành trướng có thật từ Trung Quốc, nhà cầm quyền không sợ mất nước, mất biển như đại đa số người dân Việt Nam vốn nặng lòng yêu nước. Họ sợ gì? Sợ chiến tranh xảy ra.
Cũng vẫn cái đảng cộng sản trước kia không biết ngán chiến tranh cho dù có phải hy sinh hàng triệu sinh mạng người dân, biến Việt Nam thành bãi chiến trường trong bao nhiêu năm, sau đó lại kéo quân sang Cambodia, đương đầu với Trung Quốc trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, nay lại sợ chiến tranh hơn hết.
Không phải ai xuyên tạc, chính miệng họ nói ra.
Từ ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, một mặt tuyên bố phải “Giữ vững chủ quyền, một tấc đất cũng phải bảo vệ” (báo Lao Ðộng), nhưng mặt khác, luôn luôn lập đi lặp lại: “Phải giữ cho được môi trường hòa bình ổn định để xây dựng đất nước”.
Lọc trong rất nhiều những lời tuyên bố tương tự của ông tổng bí thư và các nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, có thể thấy quan điểm chủ đạo của họ là giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ bằng con đường hòa bình.
Ðiều đó lý giải vì sao Trung Quốc tha hồ lấn lướt Việt Nam trên biển Ðông, nhà cầm quyền vẫn một mực nhẫn nhục. Sợ đến nỗi khi tàu Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam cũng không dám nói là “cắt cáp” mà phải là “vô tình làm đứt cáp” chẳng hạn, và khi người dân đi biểu tình chống Trung Quốc thì đàn áp, bắt bớ…
Không chỉ các ông lãnh đạo cấp cao, trong hàng ngũ tướng, tá bên quân đội, quốc phòng nhiều người cũng có suy nghĩ, quan điểm như vậy.
Mới đây, khi đi giảng về biển Ðông cho lãnh đạo các trường đại học, ông Ðại Tá Trần Ðăng Thanh, Học Viện Quốc Phòng, nhấn mạnh: “Không được mất chủ quyền và quyền chủ quyền nhưng phải ưu tiên tối thượng là giữ được môi trường hòa bình”. Bởi vì “Ðể xảy ra chiến tranh, xin thưa với các đồng chí vất vả lắm.” (“Ðại Tá Trần Ðăng Thanh giảng về biển Ðông cho lãnh đạo các trường đại học, Nhật báo Ba Sàm).
Còn đây, Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng: “Củng cố hòa bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và xây dựng tổ quốc” (báo Quân đội Nhân dân).
Hòa bình là điều ai cũng muốn nhưng có nên giữ hòa bình bằng mọi giá, trước một Trung Quốc tham lam không hề có ý dừng lại?
Một nỗi sợ to lớn khác nữa của nhà cầm quyền là sợ đảng cộng sản bị nhân dân khai tử, chế độ bị sụp đổ.
Ðể cứu vãn uy tín của đảng, cứu vãn chế độ, nhà cầm quyền đã phát động cả một cuộc vận động chỉnh đốn đảng, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, như lời kêu gọi của ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi khai mạc hội nghị “Chỉnh đốn đảng vì sự tồn vong của chế độ”. Bắt đầu từ Bộ Chính Trị đến các tỉnh thành trong cả nước. Kéo dài qua hội nghị lần thứ 6 ban chấp hành trung ương đảng vào tháng 10.
Cuối cùng, kết quả là “Bộ Chính Trị đã xin nhận hình thức kỷ luật tập thể, ban chấp hành trung ương trong hội nghị lần thứ 6 đã nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước toàn đảng, toàn dân”. Nhưng thực sự thì không có cá nhân nào bị kỷ luật cụ thể cái gì cũng không có ai bị mất chức!
Cuộc vận động chỉnh đốn đảng bị phá sản. Ðọng lại trong người dân là hình ảnh ông tổng bí thư nghẹn ngào lúc đọc bài phát biểu kết thúc hội nghị 6 như chính thức thừa nhận sự thất bại của bản thân và của đảng cộng sản.
Bi hài hơn, chính ông tổng bí thư còn cho rằng “Chỉnh đốn đảng không nhằm kỷ luật một ai, mà chỉ nhằm chỉ ra những khuyết tật để sửa chữa” và “Kỷ luật mà không tính kỹ thì lại rối, mai kia là ân oán, thù oán, đối phó, thành phe phái, rối nội bộ.”
Có nghĩa là vì sợ mất đoàn kết, mất ổn định nên nhà cầm quyền thà tiếp tục duy trì tình trạng mục rỗng từ bên trong, còn hơn quyết tâm làm trong sạch đến cùng, dễ có nguy cơ đưa đến sự sụp đổ của đảng như tấm gương cải tổ của Liên Xô trước kia.
Sợ đa nguyên đa đảng-nên trong các cuộc họp Quốc Hội về dự thảo sửa bản Hiến pháp trong tháng 10 vừa qua, vẫn nhất định giữ điều 4 duy trì vai trò lãnh đạo duy nhất của đảng cộng sản.
Sợ “diễn biến hòa bình” từ các nước dân chủ tác động đến Việt Nam, từ trong nhận thức của người dân và từ trong nội bộ đảng viên. Cái nguy cơ tan vỡ từ bên trong này mới là lớn nhất. Nhà cầm quyền đã tổ chức các hội thảo khoa học “Phòng chống tự diễn biến, tự chuyển hóa trong cán bộ đảng viên”, lặp đi lặp lại mối nguy này như mê sảng.
Sợ nhân dân. Coi nhân dân như thù địch, trong năm qua thế giới đã chứng kiến nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục sử dụng bàn tay sắt với nhân dân như thế nào. Bóp nghẹt mọi quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, thông tin…
Con số các nhà báo tự do, blogger bị bắt, bị đem ra xử với những bản án nặng nề ngày càng nhiều mà điển hình là 3 blogger của CLB Nhà Báo Tự Do.
Ngay các nhà báo làm việc cho báo chí nhà nước cũng không thoát khỏi, điển hình là vụ nhà báo Hoàng Khương báo Tuổi Trẻ bị kết án 4 năm tù vì đã viết bài đụng chạm đến thực trạng tham nhũng trong ngành công an giao thông.
Năm 2012 người dân cũng chứng kiến nhà cầm quyền sợ hãi những tiếng nói, thông tin độc lập đến nỗi chính ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo “Các cơ quan chức năng điều tra, xử lý nghiêm việc đăng tải nội dung chống đảng và nhà nước” qua công văn hỏa tốc số 7169/VPCP-NC.
Văn bản cũng cấm “Các bộ, ngành, các địa phương lãnh đạo cán bộ, công chức, viên chức không xem, không sử dụng, loan truyền và phổ biến các thông tin đăng tải trên các mạng phản động”.
Tại hội nghị công an toàn quốc chiều 17 tháng 12, ông thủ tướng chỉ đạo cho ngành công an phải “làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch… cương quyết không để nhen nhóm hình thành các tổ chức chính trị đối lập chống phá và đi ngược lợi ích của đất nước, của nhân dân”. (“Thủ tướng chỉ đạo công tác công an thời gian tới”, báo điện tử chính phủ)
Tại hội nghị về phát triển kinh tế xã hội năm 2003 trong hai ngày 25-26 tháng 12, ông thủ tướng lại nhắc lại điều này, kêu gọi cảnh giác với “kẻ xấu lợi dụng công nghệ cao, Internet để bôi nhọ, tuyên truyền chống phá đảng, nhà nước” (“Thủ tướng chỉ đạo các nhiệm vụ năm 2013”, báo điện tử chính phủ).
Ðó là chưa kể phát biểu của các quan chức lãnh đạo khác.
Xem thế để thấy nỗi sợ của nhà cầm quyền đã rõ như thế nào.
Nếu như sự sợ hãi trước viễn cảnh sụp đổ của đảng, của chế độ có thể đưa đến những quyết định can đảm, sáng suốt là chấp nhận hy sinh đảng, chế độ vì quyền lợi to lớn hơn gấp nhiều lần của đất nước và dân tộc, thì có vẻ như nhà cầm quyền Việt Nam lại đang chọn lựa con đường ngược lại: Tiếp tục tăng cường bạo lực để bóp nghẹt mọi sự phản kháng, nhằm hy vọng giữ được sự tồn tại của đảng.
Liệu đó có phải là sự lựa chọn khôn ngoan?

Tam giác Mỹ Xô Trung và hòa đàm Paris

 – BBC
Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển, từ Đại học Quốc gia Hà Nội, cung cấp cái nhìn của sử gia trong nước vào Hiệp định Paris 1973, nhấn mạnh chính quyền miền Bắc Việt Nam đã không bị ảnh hưởng của bất kỳ cường quốc nào, quốc gia nào hay sự dàn xếp của họ, khi đặt bút ký hiệp định.
Trao đổi với BBC vào hạ tuần tháng 12/2012 nhân dịp kỷ niệm 40 năm sự kiện lịch sử giúp chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ông Hiển cho hay Miền Bắc Việt Nam đã rút kinh nghiệm từ cuộc đàm phán ở Hiệp định Geneve để có các quyết sách đàm phán chủ động hơn ở bàn đàm phán Paris 1973.
Sử gia này bác bỏ các cáo buộc từ các quan điểm khác cho rằng Chính quyền Cộng sản Bắc Việt đã có những ‘toan tính từ đầu’ và ‘vi phạm thỏa thuận’ được các bên ký kết trên bàn đàm phán hiệp định 1973.
Cho rằng cuộc hòa đàm là ‘câu chuyện riêng’ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ, như hai bên chính và then chốt, trong cuộc chiến tranh, mặc dù Hiệp định trên danh nghĩa có tới bốn bên tham gia, ông Hiển khẳng định Paris 1973 là thắng lợi của Miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến chống xâm lược.
Ở phần sau của cuộc trao đổi gồm hai phần, Tiến sỹ Hiển cung cấp thông tin về mối quan hệ tay ba giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Liên Xô và ảnh hưởng của tính phức tạp trong mối quan hệ này đối với Chính quyền Cộng sản Việt Nam ngay trước Hiệp định ký kết.
Mở đầu cuộc trao đổi với Quốc Phuơng của BBC Việt ngữ, PGS Vũ Quang Hiển tổng kết và cập nhật từ quan sát của ông về kết quả, nội dung, quan điểm cùng các xu hướng nghiên cứu về Hiệp định Paris ở trong và ngoài nước những năm gần đây.
Mời quý vị theo dõi phần II cuộc trao đổi ở mục bài liên quan dưới đây.
  • Tam giác Mỹ Xô Trung và Hòa đàm Paris (phần 2)Nghe08:11
  • Cơn đói của Trung Quốc và mối lo ngại cạn kiệt nguồn hải sản đại dương

    Các tàu đánh cá từ Chiết Giang, Trung Quốc đi đến ngư trường gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản ngày 17/09/2012.
    Các tàu đánh cá từ Chiết Giang, Trung Quốc đi đến ngư trường gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản ngày 17/09/2012. -REUTERS/Stringer
    Nhu cầu ngày càng lớn về hải sản của Trung Quốc là một trắc nghiệm về quan hệ của Bắc Kinh với các nước. Đồng thời, việc gia tăng số lượng tàu cá của Trung Quốc gây lo ngại về mức độ khai thác cạn kiệt nguồn hải sản của đại dương.
    Hôm thứ Tư, 26/12/2012, chính quyền Buenos Aires thông báo đã bắt giữ hai tầu cá của Trung Quốc trước đó hai ngày, vì các tàu này hoạt động trái phép trong vùng lãnh hải của Achentina. Để ngăn chặn tàu cá Trung Quốc chạy ra vùng biển quốc tế, lực lượng tuần duyên Achentina đã phải nổ súng cảnh cáo. Qua kiểm tra, hai tàu cá Trung Quốc đã đánh bắt hơn 10 tấn hải sản tại đây.
    Chính quyền Achentina nói rằng tàu Trung Quốc đã bị bắt ở ngoài khơi Patagonia, sâu 2 hải lý nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này. Thuyền trưởng của hai tàu đánh cá Trung Quốc đang bị tư pháp Achentina thẩm vấn.
    Vụ việc này xẩy ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều tàu cá Trung Quốc xuất hiện trong các vùng có tranh chấp về chủ quyền và thương mại. Các tàu cá Trung Quốc đánh bắt hải sản ở vùng biển quốc tế và tại những khu vực được quy định trong các thỏa thuận song phương.
    Theo giới chuyên gia, mặc dù đa số các tàu cá này làm việc cho những công ty tư nhân hoặc của chính chủ tàu, nhưng tại vùng biển châu Á, các tàu cá trở thành công cụ để Trung Quốc mở rộng hoặc khẳng định chủ quyền ở những nơi đang có tranh chấp.
    Chỉ tính trong những tuần gần đây, Hàn Quốc đã bắt giữ một tàu cá Trung Quốc và 24 thủ thủy, vì đã xâm nhập trái phép vào lãnh hải nước này ở biển Hoàng Hải. Còn Hà Nội thì tố cáo các tàu cá Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Việt Nam ở Biển Đông. Hiện nay, tại biển Hoa Đông, nhiều tàu cá Trung Quốc vẫn lởn vởn gần khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh và Tokyo.
    Theo các số liệu chính thức, Trung Quốc, một trong những nước tiêu thụ hải sản nhiều nhất thế giới, có thể đạt sản lượng 60 triệu tấn hải sản vào năm 2015, so với mức 53,7 triệu tấn vào năm 2010. Nhiều chuyên gia ngoại quốc nghi ngờ về số liệu này và cho rằng con số thật có thể còn cao hơn rất nhiều.
    Bắc Kinh có kế hoạch phát triển đội tàu cá để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, với mục tiêu tăng 16% số tàu đánh bắt xa bờ vào năm 2015 so với số tàu của năm 2010. Như vậy, Trung Quốc sẽ có tới 2.300 tàu đánh bắt xa bờ, trong khi Hoa Kỳ chỉ có tổng cộng khoảng 200 tàu loại này.
    Trong cuộc điều trần hồi tháng Giêng năm nay, ông Daniel Slane, thành viên tiểu ban đánh giá quan hệ kinh tế và an ninh Mỹ – Trung (US-China Economic and Security Review Commission) của Hạ viện Hoa Kỳ, được The Wall Street Journal trích dẫn, nhận định : « Đặc biệt là Trung Quốc sử dụng các nguồn lực của năm cơ quan an ninh biển của mình để củng cố các đòi hỏi (về chủ quyền) tại những vùng biển có tranh chấp, qua việc hộ tống các tàu cá Trung Quốc và tăng cường các lệnh cấm đánh bắt cá theo mùa đối với các tàu nước ngoài… Các đội tàu dân sự này cho phép Bắc Kinh duy trì sự hiện diện trên biển tại những nơi có tranh chấp chủ quyền mà không cần phải có sự hiện diện đáng kể hoặc công khai của hải quân ».
    Bắc Kinh nói rằng họ có chủ quyền ở Biển Đông và vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại biển Hoa Đông, do vậy, Trung Quốc có quyền hộ tống các tàu cá của nước này đến những nơi đó.
    Theo tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc – FAO, cơn đói hải sản của Trung Quốc tăng mạnh vào lúc 87% nguồn hải sản của đại dương đã bị khai thác tối đa hoặc quá mức, thậm chí cạn kiệt. Các số liệu do Trung Quốc cung cấp lại không đáng tin tưởng. Một báo cáo của Ủy ban châu Âu trong năm nay cho biết, Trung Quốc thông báo sản lượng đánh bắt ở vùng biển quốc tế của họ trong năm 2010 – 2011, chỉ vào khoảng 368.000 tấn, còn theo thẩm định của châu Âu, thì con số này lên tới 4,5 triệu tấn.
    Bà Tabitha Grace Mallory, chuyên gia thuộc trường nghiên cứu quan hệ quốc tế John Hopkins, nhấn mạnh : Một trong những vấn đề lớn của Trung Quốc là sự thiếu hụt khả năng và phương tiện của cơ quan quản lý đánh bắt hải sản, không có khả năng kiểm tra và tăng cường thực thi pháp luật trước tình trạng các công ty đánh bắt hải sản tư nhân tăng nhanh, không tôn trọng các quy định.
    Kế hoạch đóng tàu đánh bắt xa bờ đang được Bắc Kinh tăng cường thực hiện bởi vì, theo một nghiên cứu của bộ Nông nghiệp Trung Quốc, tình trạng khai thác quá mức tại vùng biển các nước láng giềng như Bắc Triều Tiên, Indonsia và Miến Điện đã làm giảm sản lượng đánh bắt hải sản tại châu Á, còn tại vùng biển Tây Phi thì lại tăng 14% về khối lượng trong năm 2011, so với mức của năm 2010, tương tự tại Mauritania tăng 51%.

    Manila phản đối kế hoạch thăm dò dầu khí của Đài Loan tại vùng Trường Sa

    Đảo Ba Bình (Đài Loan gọi là Thái Bình) thuộc quần đảo Trường Sa, Biển Đông (DR)
    Đảo Ba Bình (Đài Loan gọi là Thái Bình) thuộc quần đảo Trường Sa, Biển Đông (DR)
    Khi tiết lộ kế hoạch cho thăm dò dầu khí trở lại ở vùng đảo mang tên quốc tế là Itu Aba thuộc quần đảo Trường Sa ngoài Biển Đông, hiện có ba nước khác cũng đòi chủ quyền là Philippines, Việt Nam và Trung Quốc, chính quyền Đài Loan dư biết sẽ gặp phản ứng chống đối từ các láng giềng. Đúng như vậy, vào hôm qua, 29/12/2012, Philippines là nước đầu tiên lên tiếng phản đối.
    Trong một tuyên bố, chính quyền Philippines khẳng định quyền chủ quyền của Manila trong việc “thăm dò và khai thác” nguồn tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình tại vùng biển Tây Philippines (tên nước này đặt cho Biển Đông). Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez, nói rõ là chỉ có nước ông mới có quyền thăm dò tại các vùng thuộc quần đảo Trường Sa nằm bên trong thềm lục địa dài 200 hải lý của minh.
    Lời khẳng định của Philippines được đưa ra hai ngày sau khi chính quyền Đài Loan cho biết là vào năm tới họ sẽ bắt đầu tìm kiếm dầu khí ngoài khơi đảo Itu Aba ở Trường Sa, hiện do Đài Loan chiếm đóng, nhưng lại bị Trung Quốc, Philippines và Việt Nam tranh chấp chủ quyền. Đài Loan và Trung Quốc gọi đấy là đảo Thái Bình, trong lúc tên Philippines là Ligao, và tên Việt Nam là Ba Bình.
    Tuy nhiên, trong phản ứng của mình, Manila không trực tiếp chỉ trích động thái của Đài Bắc. Ông Hernandez chỉ xác định là bất kỳ nước ngoài nào đến thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, đều phải được sự đồng ý của Manila đúng theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
    Phải nói là quyết định tiến hành thăm dò dầu khí của Đài Loan đã khuấy động thêm tình hình Biển Đông vốn đã căng thẳng, đặc biệt sau một loạt động thái hung hăng của Trung Quốc muốn áp đặt đòi hỏi chủ quyền của họ.
    Trong số các nước có tranh chấp tại Biển Đông, Philippines cho đến hôm nay là nước duy nhất đã công khai lên tiếng phản đối quyết định của Bắc Kinh phái chiếc tàu tuần tra hải dương hiện đại của họ (Hải tuần 21) xuống Biển Đông tăng cường tuần tra, cũng như phản đối kế hoạch củng cố thành phố Tam Sa, đơn vị hành chánh được thành lập để quản lý tất cả các quần đảo tại Biển Đông mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của mình.

    Hội Nạng Gỗ và những mảnh đời Phế Binh (*VNCH)

    Tường An, thông tín viên RFA, Paris  -2012-12-28
    Sau khi chiến tranh chấm dứt, cuộc sống bao cấp đã gây rất nhiều khó khăn cho nhiều tầng lớp xã hội thời hậu chiến. Trong đó phải nói đến một tầng lớp bị phân biệt đối xử, không được giúp đỡ, đó là các Thương Phế Binh VNCH.
    Source Tuong An/RFA -Bữa cơm Tình Thương gây quỹ thứ 18 tại Paris ngày 16/12/2012
    Tải xuống – download
    Ở hải ngoại, sau khi cuộc sống ổn định, nhiều tổ chức được hình thành để giúp đỡ cho số người bị bỏ quên này. Một trong những tổ chức đó là Hội Bạn Thương Phế Binh VNCH tại Pháp, hoạt động từ 23 năm nay.
    « Sau biến cố 30-4-1975, gia đình và bản thân tôi nói riêng và đại gia đình anh em phế binh nói chung sống những ngày đen tối… Ngày ngày chúng tôi chống đôi nạng gỗ lê lết tấm thân tàn đi xin ăn hết nơi này đến nơi khác, gặp gì lượm đó… Nhiều lúc quá mỏi mệt, sức lực kiệt cùng, anh em chúng tôi bạ đâu ngủ đó….Một số anh em chúng tôi bị cưỡng bức đưa đi “tập trung cải tạo”. … Nhà tù ở đây cũng không phải là nhà tù trong những thành phố mà là giữa chốn rừng sâu, khỉ ho cò gáy… Nhiều anh em chúng tôi đã bỏ mình, thân thể nằm lại vĩnh viễn tại những chốn này, mồ hoang cỏ lạnh và bị đời quên lãng »
    Đó là trích đoạn lời kể trong lá thư của Độc Cước, một phế binh ở Sài Gòn được đăng lại trên mạng internet , một trong rất nhiều thân phận bị bạc đãi, bị phân biệt đối xử trong xã hội mới chỉ vì họ đã từng chiến đấu trong « chế độ củ »
    Hội Bạn TPB VNCH
    Hội Bạn Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hoà (TPB VNCH) còn được gọi tắt là Hội Nạng Gỗ đã ra đời năm 1989 tại Pháp với mong muốn làm dịu đi phần nào những vết thương chưa kịp lành lại đã bị xé nát của những mãnh đời bất hạnh đó. Và đó là lý do mà ông Nguyễn Quang Hạnh, một cựu quân nhân thuộc binh
    Hồ sơ thương phế binh của Hội Nạng Gỗ (1)
    Hồ sơ thương phế binh của Hội Nạng Gỗ (1)Source Tuong An/RFA
    chủng Bộ binh đã thành lập Hội này ngay khi đến Pháp, ông nói :
    Ngày ngày chúng tôi chống đôi nạng gỗ lê lết tấm thân tàn đi xin ăn hết nơi này đến nơi khác, gặp gì lượm đó… Nhiều lúc quá mỏi mệt, sức lực kiệt cùng, anh em chúng tôi bạ đâu ngủ đó….Một số anh em chúng tôi bị cưỡng bức đưa đi “tập trung cải tạo”
    một phế binh ở Sài Gòn
    « Sở dĩ tôi thành lập Hội Bạn TPB VNCH là vì trước kia tôi cũng là quân nhân trong quân lực VNCH. Sau khi ra tù cải tạo, tôi đi lên vùng kinh tế mới ở ; tôi tiếp xúc với anh em TPB, khi còn ở cùng đơn vị thì những người lính trong đơn vị tôi cũng bị thương tật. Do đó khi ra được ngoài này rồi tôi luôn luôn nghĩ đến những anh em đó. Tôi phải cứu giúp anh em khi gặp khốn khó »
    Sự bắt đầu nào cũng khó khăn, không chỉ vì thiếu tài chánh, thiếu phương tiện mà còn vì thiếu cả lòng người. Ông Hạnh chia sẽ :
    « Khi mới bắt đầu thì gặp nhiều khó khăn lắm : ở ngoài thì chống về vấn đề kinh tài, trong nước thì còn nghi ngờ những người ra nước ngoài. Ban đầu một số anh em đi xin thuốc thừa, thuốc dư của pharmacie (nhà thuốc tây) gửi về cho các anh em. Sau đó thì anh em chúng tôi muốn cho hoạt động công khai thì do đó đứng ra thành lập một cái hội để khai với nhà nước Pháp để có một cái Hội chính thức để mà hoạt động »
    Với sự giúp đỡ thiện nguyện của một số đồng hương, Hội bạn TPB dần dần đã đứng vững trên đôi nạng gỗ của mình. Sau 23 năm Hội đã tổ chức được 18 bữa cơm Tình Thương gây quỹ, giúp được 43.600 anh em TPB thuôc nhiều diện nặng nhẹ khác nhau. Lúc đầu, Hội còn phải mày mò tìm kiếm các TPB đang sống rãi rác khắp nơi dưới mái tranh tồi tàn, trong các hang cùng, ngỏ tối. Dần dần, qua truyền thông cũng như truyền miệng  các TPB đã biết đến sự hiện hữu của Hội và tự tìm đến Hội để gửi đơn nhờ xin giúp đỡ.
    « Hội chúng tôi được biết đến qua đặc san Nạng Gỗ mà mỗi năm chúng tôi  ra 3 kỳ để tường trình kết quả và việc làm để cho Ân nhân theo dõi. Thì 23 năm rồi bây giờ về Việt Nam hỏi anh em TPB thì anh em biết rất nhiều. Chúng tôi  phổ biến mẫu đơn để anh em gửi về Hội, thì những mẫu đơn đó, anh em phổ biến rộng rãi »
    Ân Nhân của Hội
    Ông Hội trưởng nói Hội sẽ không thể hoàn thành được công việc nhân đạo của mình nếu không có sự giúp đỡ tài chánh của các Ân nhân.Ngoài các bữa cơm tình thương gây quỹ, hội còn có trên 600 ân nhân từ  Pháp, Hoa Kỳ, Đức, Hoà Lan.v.v… giúp đỡ tài chánh đều đặn. Một trong những tổ chức đã liên tục giúp Hội NG trong suốt 13 năm qua là Hội La-Vang tại thành phố Nijmegen, Hoà Lan. Ông Nguyễn Thanh Sơn, gia trưởng một gia đình 11 người con và cũng là  hội trưởng La-Vang cho biết cơ duyên nào đã đưa ông đến với hội NG.
    Hội chúng tôi được biết đến qua đặc san Nạng Gỗ mà mỗi năm chúng tôi ra 3 kỳ để tường trình kết quả và việc làm để cho Ân nhân theo dõi. Thì 23 năm rồi bây giờ về Việt Nam hỏi anh em TPB thì anh em biết rất nhiều
    ông Nguyễn Quang Hạnh
    Hồ sơ thương phế binh của Hội Nạng Gỗ (2)Source Tuong An/RFA
    Hồ sơ thương phế binh của Hội Nạng Gỗ (2) Source Tuong An/RFA
    « Nhân dịp bác Trần văn Ninh, một nhân sĩ lớn tuổi ở Nijmegen này có đến thăm và bác có đưa tờ báo Nạng Gỗ. Các cháu ở nhà xem thấy, các cháu rất là xúc động. Các cháu nói Bố ơi vậy thì mình có thể giúp gì cho nạn nhân TPB VNCH của mình chứ bây giờ họ sống cực khổ quá, thì bây giờ Bố có ý kiến gì không ? Nếu chúng ta có xin chăng nữa thì chỉ 1 lần, 2 lần thôi chứ chúng ta không thể xin hoài . Các cháu nói là Giáo xứ ở đây rất thương mến người Việt, thì Bố có thể xin Cha mỗi chủ nhật đầu tháng cho chúng ta bán chả giò. Tiền bán chả giò đó, chúng ta sẽ gom lại và sau đó chúng ta có thể giúp đỡ được chứ chúng ta không xin. »
    Với hy vọng từ những chiếc chả giò be bé sẽ đem lại niềm an ủi lớn lao cho những mãnh đời bất hạnh trong những ngày lễ, Tết. Sau 5 năm , Gia đình Tình Thương La-Vang đã trở thành Hội bạn Tình Thương La-Vang với thêm sự đóng góp của những người Hòa Lan giàu lòng nhân đạo
    «  Đúng ra bán chả giò 1 tháng chỉ có khoảng 100-200 € thôi, một năm không bao nhiêu, nhưng thực tế may mắn, từ năm 2000 đến 2005 lúc đó chỉ lấy tên là Gia Đình Tình Thương La-Vang , thì đến năm 2005, lúc đó ông chủ tịch Hội Đồng Giáo xứ thấy rằng số tiền hàng năm gửi cho Hội TPB tại Pháp rất là khiêm nhường. Cho nên họ nói là như vậy thì không được bao nhiêu. Lúc đó Hội đồng Giáo xứ mới thành lập Hội Bạn Tình Thương La-Vang, lúc đó thì Ân nhân  người Hoà Lan rất nhiều, hàng tháng họ cho 10-20 € , bởi thế, số tiền đó mới được tăng và vào những dịp lễ như lễ Phục Sinh, Giáng Sinh, Tết hội La-Vang chuyển tiền sang Hội bạn TPB bên Pháp coi như toàn quyền xử dụng. »
    Kỷ Niệm khó quên
    Sau những khó khăn ban đầu, Việt Nam thời mở cửa đã tạo điều kiện cho ông Nguyễn Quang Hạnh trở về Việt Nam để nhìn tận mắt hoàn cảnh cơ cực của những TPB mà Hôị đã giúp đỡ. Ông cũng đã chứng kiến những cảnh não lòng mà ông không thể nào quên :
    Kỷ niệm ghi nhớ nhiều nhất của tôi là khi tôi về Huế để gặp 1 người TPB đã nộp hồ sơ nhờ giúp đỡ, anh TPB đó tên là Dương Quang Thương, anh cụt 2 tay, 2 chân, mù cả 2 mắt. Chứng tôi cũng nghi ngờ hồ sơ đó nên khi mà chúng tôi đến tiếp xúc thì thấy đúng là mức độ tàn phế quá nặng
    ông Nguyễn Quang Hạnh
    « Kỷ niệm ghi nhớ nhiều nhất của tôi là khi tôi về Huế để gặp 1 người TPB đã nộp hồ sơ nhờ giúp đỡ, anh TPB đó tên là Dương Quang Thương, anh cụt 2 tay, 2 chân, mù cả 2 mắt. Chứng tôi cũng nghi ngờ hồ sơ đó nên khi mà chúng tôi đến tiếp xúc thì thấy đúng là mức dộ tàn phế quá nặng. Cái thứ hai là khi tôi về Việt Nam, tôi đi xích lô. Anh đạp xích lô chở tôi đi tới một đoạn đường kia, anh ta xin ngưng lại để anh ta xuống thì tôi thấy anh ta lôi bình nước tiểu từ trong người để anh ta xả đi, tôi hỏi mới biết anh ta là một TPB. Điều đó làm cho tôi rất cảm động là vì mức độ tàn phế nặng như vậy mà phải đi lao động nặng để kiếm miếng ăn. »
    Thương Phế Binh Phạm Ngọc Linh, nguyên Thiếu úy địa phương quân, đại đội 3, tiểu đoàn 534 , bị thương ở chân vào ngày 24 tháng 3 năm 1975 tại Tam Kỳ. Sau 1975, ông bị tập trung cải tạo 1 năm, sau khi trở về thì mọi chuyện đã đổi khác, ngôi nhà và người vợ năm xưa không còn nữa, ông kể :
    « Khi bị thì chưa chi hết, sau khi đi cải tạo 1 năm, thịt ở chân bị nhiễm trùng , thúi nên người ta phải cắt 2/3 chân trái. Khi đi cải tạo về thì cô vợ trước bỏ, người ta nói là sĩ quan ngụy, người ta không cho ưng nữa, tôi phải tự đi kiếm ăn, cuộc sống rất là khổ. Đến năm 2000, tôi nghe người ta nói làm đơn gửi qua ông Hạnh giúp đỡ từ hồi đó đến giờ. Mới tháng 11-2011 tôi bị tai biến mạch máu não, hiện bây giở tôi bị liệt nửa người, bị đái ra đường, hư một mắt. Hiện nay, ngày nào kiếm được đồng nào lo ăn ngày nấy chứ còn cuộc sống rất là khó khăn. »
    Chiến tranh nào cũng ghi lại những dấu tích không thể nào quên. Lại càng nghiệt ngã hơn cho số phận bị bỏ quên của những người lính . Sự giúp đỡ của Hội Bạn TPB VNCH tại Pháp cũng như các hội đoàn từ thiện khác cũng chỉ là những giọt nước nhỏ nhoi với ước mong tưới mát tấm ân tình «  Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng » và qua đó xoa dịu phần nào những vết thương đã để lại sau cuộc chiến.

    nguyenvan nơi gửi 113/18 phú thọ hoà tp hcm :
    tôi NGUYỄN MINH KIÊM sinh
    sinh ngày 08 09 1950
    số quân 70/109 503
    cấp bật hạ sĩ
    tôi bi thương tật 40/100 dược cục quân y trung tâm miễn dịch cấp còn dầy dủ các giây tờ liên quan
    nay tuôỉ già sức yếu không làm việc nỗi
    nhờ HỘI NẠN GỖ VÀ NHỮNG MÃNH DỜI PHẾ BINH gúp dở
    dịa chỉ cùa tôi; nguyễn minh KIÊM 113/18 dường phú thọ hoà quân tân phú tp hồ chí minh dien thoai 0902339783

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét