Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

Tin thứ Tư, 05-12-2012 - cập nhật

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Viết về linh mục Chân Tín: Viết thay lời tiễn biệt: Bên Cha những ngày cuối (DLB).
- Tự sướng, rồi sao nữa… (Nguyễn Thông).
- Thái Sinh: TIÊN SƯ ANH TÀO THÁO (Trần Nhương).
- Khai mạc kỳ họp thứ 7 HĐND TP.HCM: Cần có bước đột phá (TT). – Làm gì để dẹp cướp? (TT).
- Những cánh hoa bạc mệnh (RFA). “…cái hoàn cảnh, cái xã hội, cái nghèo túng đã biến con người thành vô cảm. Những bi kịch sẽ còn tiếp diễn nếu chúng ta cứ vô tâm để cho nước chảy qua cầu. Thành ra cái điều tôi mong ước là các nhà xã hội, nhất là chính quyền sớm tìm một giải pháp trước khi quá trễ”.
Biển Đông như chảo dầu đang sôi! (NLĐ) -Philippines không đóng thị thực nhập cảnh trên cả hộ chiếu “lưỡi bò” lẫn hộ chiếu cũ của Trung Quốc
‘Cần ủng hộ một loại nhóm lợi ích’  (BBC) -Trả lời cử tri, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng định nghĩa hai ‘nhóm lợi ích’ và ủng hộ nhóm ‘không vi phạm pháp luật’.    —Không để nhóm lợi ích câu kết trục lợi (NLĐ) -Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định thái độ của Đảng và Nhà nước đã được xác định rất rõ là kiên quyết loại bỏ nhóm lợi ích ra khỏi đời sống xã hội   —-Nhớ ơn các cựu binh Xô viết (NLĐ)
Tình trạng hiện nay của bà Hồ Thị Bích Khương trong tù (RFA)   —-Linh mục Chân Tín, suốt đời dấn thân vì những người bị áp bức (RFI)   —Hoạt động của doanh nghiệp và tác động đến nhân quyền (RFA)
Bỏ ghi tên cha mẹ lên CMND không khó! (NLĐ) -Đại tá Trần Thế Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế – Bộ Công an, cho rằng việc bỏ mục ghi họ tên cha mẹ công dân lên CMND không khó, Vụ Pháp chế sẽ nghiên cứu kỹ >>>Ghi tên cha mẹ lên CMND: Trái luật và Công ước Quốc tế
Phải công khai thu phí giữ hộ vàng (NLĐ)   —-Xe máy phải đóng phí đường bộ là vô lý  (SGTT)    —–Mở tiệc cưới phải có giấy kết hôn: Khó và phiền! (PL)    —–Việt Nam đứng thứ 11 toàn cầu về nguy cơ bị tấn công mạng (RFA)
“Cháo hành” làm Nhân Dân nhật báo sốt  -SGTT.VN – Cháo hành của Thị Nở chữa cảm cho Chí Phèo, nhưng “cháo hành” mà Nhân Dân nhật báo ăn phải của tờ The Onion đã làm cho nó lên cơn sốt.
“Tôi sẽ hỏi công an hành động gì?”    SGTT.VN – Không chỉ bức xúc về vấn nạn kẹt xe, ô nhiễm môi trường, quy hoạch treo…, cử tri TP.HCM còn tỏ ra lo lắng trước tình hình trộm cướp ngày càng lộng hành trên địa bàn thành phố.
Lòng tin chạm đáy chưa? (Trần kinh Nghị -Quechoa)
Tài sản vô giá của bà Phóng? (Nguyễn quang Lập) -Đang bực mình về việc báo PetroTimes sửa cái tựa đề vụ giặc Tàu cắt cáp tàu Bình Minh 02, chữ ‘cắt cáp’ bị thay bằng ‘gây đứt cáp‘ , biến sự cố ý thành sự vô tình như ABS nói, nhằm làm giảm tội trạng cho ông bạn 4 tốt, thì đọc báo nghe bà Tòng Thị Phóng tiếp ông Lý Kiến Quốc đã ca ngợi “quan hệ hữu nghị truyền thống Trung Quốc – Việt Nam là tài sản quý báu chung” nghe thật ngứa gan sôi máu, phải viết mấy dòng mới yên tâm làm
Có gì đâu,cái bản chất của loại bưng bô liếm đít Bắc kinh quen rồi trở thành cái “nếp nhà” phải nói thế mới họp Đạo Tôi tớ chớ.
Bóng đêm lại phủ “Bình Minh” -Trần Đăng (Quechoa) -  NQL: Tàu cá hay tàu hải giám thì cũng là tàu Trung Quốc, dưới sự chỉ đạo của lũ chóp bu Trung cộng, nói thế cho nó nhanh……

ÔNG BÁ THANH & ĐỒNG CHÍ X – AI LÀ KẺ DỐI TRÁ? (QLB)

NHÂN DÂN VIỆT NAM BẮT ĐẦU TRẢ NỢ CHO CAM KẾT CỦA NGUYỄN VĂN HƯỞNG VỚI TRUNG QUỐC VỀ BIỂN ĐÔNG (QLB)

Thủ tướng: Dồn lực lượng giữ bằng được biển đảo (VNN) -Tiếp xúc với cử tri quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng chiều 4/12, Thủ tướng nhấn mạnh quyết tâm chống tham nhũng và bảo vệ chủ quyền biển đảo.Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành động sai trái (VNN)
Ông Dũng nói nhớ à nghen- Vậy là Nhân Dân ta có quyền bày tỏ thái độ CÔNG KHAI chống Trung cộng hay không???Hay là bị bỏ tù nữa??? Nói luôn cho RÕ???
Thủ tướng: “Nhóm lợi ích” đi ngược lợi ích của đất nước (VnEc) – Thì đúng rồi và bọn này bán nước cũng làm luôn- Nhưng bọn này đã nói tới là ai,thằng nào,con nào??Nó thành lập “nhóm,băng…” đi ngược lại “lợi ích đất nước” tức là nó muốn chống lại Tổ quốc và Nhân dân….và lật đổ Đảng CSVN à ?? Nhà nước ta là Đảng lãnh đạo toàn diện,nhà nước thì toàn là thành phần ưu tú đảng viên, sao không lôi nó ra??? Sao mà nó núp tài thế ???xem mặt mày nó như thế nào mà to gan thế???- Hay là nó “to quá,lớn quá…” lôi không nổi???
‘Nước Đại Nam đối diện với Mỹ và Trung Hoa’ (TVN) -“Việt Nam đã thành công trong thời kỳ chiến tranh, nhưng, hiện nay, gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, do tồn tại xung đột lợi ích nhóm.” – GS Yoshiharu Tsuboi.‘Rồng lửa’ Thăng Long xung trận (TVN)  —Đi tìm Sài Gòn tương lai (TVN)
TS Lê Đăng Doanh: “EVN nên đối xử sòng phẳng với người tiêu dùng” (GDVN)  —“Sao lại quyết liệt thu hồi đất của dân rồi để đấy?” (DDDN)
Những cánh hoa bạc mệnh (RFA) -Thiên đường hạnh phúc mà những cô gái quê nghèo đi tìm là thế giới bên kia, thế giới của sự im lặng, an bình đã khép kín linh hồn của những cánh hoa bạc mệnh.
KINH TẾ
Giá thành hàng Việt cao hơn các nước từ 2%-2,8% (NLĐ)   —Dập vàng miếng SJC bị ngưng trệ (NLĐ)    –Thách thức trong việc tái cấu trúc ngân hàng (RFA)    —–EVN lỗ gần 5.300 tỉ đồng từ kinh doanh điện (NLĐ)   -Cứ tăng giá đắp vào là xong ngay.  —-Sắp có lộ trình tăng giá điện (DDDN)
Gần 3.000 làng nghề khó tìm đầu ra cho sản phẩm (PL)   —-Nợ xấu của Việt Nam xấp xỉ 5% GDP (RFA)  —-Lượng gạo xuất khẩu của VN đạt mức kỷ lục (RFA)    —Bà Phạm Chi Lan: Niềm tin sụt giảm, DN không dám đầu tư, không dám vay tiền (DDDN)
Thực tế đằng sau những con số  (DĐDN) Dù lãi suất cho vay năm nay chỉ còn dưới 15%/năm, tín dụng vẫn không tăng. Cần một góc nhìn khác cho chính sách lãi suất.   —-“Hiểm họa” ẩn sau tổng mức bán lẻ tăng thấp (DDDN)
Rớt nước mắt vì… dưa!(DDDN) -Không năm nào dưa hấu được mùa như năm nay, nhưng điệp khúc “được mùa rớt giá” lại rơi trúng vào thời điểm gần giáp tết, khiến nhiều gia đình trồng dưa hấu huyện Đăk Tô lao đao.
Vụ buôn lậu xăng ở Vinapco: Người vừa bị mất chức nói gì (DDDN)   —-Năm 2013, giá bất động sản sẽ thấp chưa từng thấy (GDVN)
DN cạn tiền mặt, giám đốc ngồi trên lửa  (VEF.VN) – Một tình trạng chung đang khiến nhiều DN đau đầu vào thời điểm cuối năm là tiền mặt khan hiếm trong khi nhu cầu chi tiêu ngày càng nhiều.
Ngân hàng ngoại soi nợ xấu NH nội (VEF)   —Dự án Hesco Văn Quán: Xanh cỏ đã 3 năm (BĐS)

VĂN HÓA-THỂ THAO
- MƠ KÝ ỨC CON ĐƯỜNG XANH (Văn Công Hùng).
- Một mối tình (Quê Choa).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Giáo dục Việt Nam tìm đường thoát khỏi yếu kém và lạc hậu (GDVN)   —Ế ẩm, trường nghề tính chuyện ‘sang tên đổi chủ’ (VNN)
Học bổng 20% – 40% du học ĐH Gannon, Mỹ(GDVN)   —-Hạn chót nộp học bổng Chevening tại Anh đến tháng 1/2013(GDVN)

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Đặc nhiệm bắt nóng 2 tên vờ hỏi đường để trộm tài sản (NLĐO)  —–Giả danh công an, hiếp dâm cô giáo(NLĐO)  —-Bị người lớn phát hiện, vẫn cố hiếp dâm bé gái đến cùng(NLĐO)    —–Đánh chết bạn, chiếm đoạt iPhone(NLĐO)   —-Vừa ân ái xong, đổ thuốc sâu vào miệng nữ sinh lớp 11(NLĐO)
Can đánh cháu, mẹ bị con đánh chết(NLĐO)   —Có phải “hàng nội vừa nhỏ, vừa đen”?(NLĐO)  —-Giả làm sinh viên để trộm cắp tài sản(PL)
Quan hệ bất chính, đôi nam nữ buộc tay nhảy sông tự tử(PL)  —-Xe khách chất lượng cao chở… gà và da heo thối(PL)   —-Một đương sự bị đánh tại sân tòa (PL)    —–“80% người đi ăn xin ở Việt Nam đều là…giả?” (GDVN)
‘Toàn thành phố tuyên chiến với cướp giật’  (VnEx)    —-Bị công an đánh bầm dập vì doạ đốt tiền của vợ  (VnEx)   —–‘Hầm Kim Liên không bị nứt, chỉ thấm nước’ (VnEx)    —-Đi dép lê vào nhà hát, mặc nội y đi xem phim (VNN)
Mất 5 triệu ‘lót tay’ vẫn chưa được phép xây nhà (GDVN)   —-“Tôi quá ‘khâm phục’ gã thanh niên ăn xin kiếm 30 triệu đồng/tháng”(GDVN)  —Video: Một ngày “đồng hành” cùng gã ăn xin giàu hơn… công chức  (GDVN)  —Cave tuổi teen tuyển gái để “đào tạo đi khách”(GDVN)

QUỐC TẾ
NATO sẽ bố trí hệ thống phòng thủ phi đạn ở Thổ Nhĩ Kỳ (VOA)   —Quốc tế lo ngại Damas sử dụng vũ khí hóa học để bảo vệ chế độ (RFI)
Tổng thống Obama cảnh báo Syria về việc sử dụng vũ khí hóa học(VOA)
Triều Tiên trong giai đoạn chuẩn bị chót để phóng hỏa tiễn ‘không gian’(VOA)  —Mỹ – Hàn Quốc thảo luận về kế hoạch phi đạn Bắc Hàn(RFA)  —Hàn Quốc gia tăng nỗ lực ngoại giao để ngăn Bắc Triều Tiên phóng tên lửa  (RFI)   —Những bóng ma của Bình Nhưỡng  (RFI)
Bão Bopha ập vào miền nam Philippines(VOA)   —Philippine thiệt hại nặng do bão Bopha (RFA)
Các khôi nguyên giải Nobel kêu gọi trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba(VOA)    —-Indonesia cảnh báo phụ nữ đừng chọn Malaysia để làm việc (RFA)
Miến Điện: 6 người biểu tình bị bắt không được tại ngoại(RFA)   —Miến Điện : Một nhà sư ly khai bị bắt trở lại (RFI)   —–Đài Loan: sinh viên cáo buộc chính phủ ngăn cản biểu tình(RFA)   —–Bà Angela Merkel tái đắc cử Chủ tịch đảng CDU với gần 98% phiếu (RFI)
 

1440. MỸ: MỘT SIÊU CƯỜNG VỚI NHỮNG NHƯỢC ĐIỂM

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ hai, ngày 3/12/2012

MỸ: MỘT SIÊU CƯỜNG VỚI NHỮNG NHƯỢC ĐIỂM

Bảo Frankfarte Allgemeine (FAZ) - tháng 11/2012
Từ tình trạng nợ công cho ti những thách thức từ Trung Quốc - tình thế đang xấu đi vi nưc Mỹ
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ từ trước đến nay luôn là một siêu cường. Chính xác hơn, đây là cường quốc duy nhất thực hiện vai trò đảm bảo trật tự thế giới, theo đuổi các lợi ích toàn cầu và có được các công cụ để thực hiện những mục tiêu kể trên, về kinh tế, Mỹ hiện vẫn là nước dẫn đầu. Xét về tiềm lực quân sự, nước này vẫn bỏ xa các cường quốc khác. Ngay cả trong lĩnh vực “quyền lực mềm”, Mỹ vẫn được coi là một quốc gia có sức hấp dẫn lớn mà khó có nước nào sánh được. Các cường quốc kinh tế mới nổi cũng đang dần bắt kịp Mỹ, nhưng cũng chưa thể vượt Mỹ, ngay cả Trung Quốc cũng không thể sớm làm được điều đó.
Tuy nhiên, phần lớn người dân Mỹ lại đang có một cảm giác lo sợ, rằng mọi thứ đang trở nên xấu đi với đất nước họ, rằng đất nước họ đang đi sai hướng. Đây là một tiến triển đáng lưu ý với một dân tộc vốn gần như được lập trình để trở nên lạc quan, khi mà một phần không nhỏ người dân, bao gồm cả tầng lớp trung lưu da trắng, đang nhìn về tương lai với sự nghi ngờ và bi quan. Nhiều người dân Mỹ giờ đây coi hiện tại không phải là một cuộc dạo chơi thoải mái trong một thế giới vói những thay đổi đầy kịch tính. Làm sao họ có thể nghĩ như vậy được sau nhiều năm chiến tranh và
khi những trải nghiệm đau đớn về cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn còn sâu sắc? Nền kinh tế đang dần vượt ra khỏi suy thoái, nhờ vào, ở một mức độ nào đó, các biện pháp kích cầu mạnh mẽ của nhà nước và điều này đã khởi đầu một sự hồi phục cho nền kinh tế. Nhưng tăng trưởng kinh tế trong năm chỉ đạt ở mức khá khiêm tốn, dưới 2%. Mức tăng trưởng này là chưa đủ để cải thiện tình hình trên thị trường việc làm một cách rõ ràng và bền vững. Tỉ lệ thất nghiệp, vốn “ổn định” ở mức trên 8% trong nhiều tháng, khiến nhiều người phải thất vọng và là một chủ đề chỉ trích cho bất cứ ai muốn thách thức chính phủ trong các cuộc bầu cử. Vào tháng 9 vừa rồi, tháng gần cuối trước cuộc bầu cử tổng thống, tỉ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức 7,8%; mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua. Thông tin này đã tới kịp thời trước cuộc bầu cử và làm giảm sức ép đối với Tổng thống Obama. Vì Obama từng hứa sau khi nhậm chức nhiệm kỳ đầu tiên rằng nếu tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ trong kì bầu cử tới vần còn cao như vảo đầu nhiệm kì, thì ông không xứng đáng tiếp tục đảm nhận vị trí tổng thống thêm 4 năm nữa.
Tình hình tài chính của Mỹ cũng đang trở nên tồi tệ: Mức nợ công đã chiếm gần 100% GDP, thâm hụt ngân sách hàng năm ở mức 10%. Đây là những con số đáng báo động đối với các nhân tố tham gia thị trường và tạo nên những nhận định u ám về tương lai, những nhận định này khiến người ta nghĩ tới tình cảnh của châu Âu: Ngân sách Liên bang của Mỹ, dù thế nào cũng luôn được thông qua, hiện đang đứng trước một giai đoạn củng cố ngân sách quan trọng, một quá trình mà quốc gia này trong lịch sử gần đây chưa từng trải qua. Không có gì đáng ngạc nhiên khi mà cuộc chạy đua vào Nhà Trắng trong những tháng vừa qua phần nhiều xoay quanh các vấn đề kinh tế.
Ở một chừng mực nào đó, nhiệm kì tổng thống của Obama đã không có được hiệu ứng tự do và hòa giải như nhiều người mong đợi, hay chính xác hơn là mong mỏi. Tinh thần lạc quan của năm 2008 từ lâu đã không còn. Sự chia rẽ về văn hóa chính trị tại Mỹ từ trước đến nay vẫn rất sâu sắc, sự phân cực về hệ tư tưởng chính trị trong nền chính trị của Mỹ có thể còn trở nên tồi tệ hơn. Đương nhiên, đây hoàn toàn không phải là lỗi của mình Tổng thống. Trước hết, sự chia rẽ này cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế đã để lại những hậu quả sâu sắc và có một lực li tâm chính trị khá mạnh đang phát tác. Nước Mỹ không hề thu được lợi lộc gì, ở cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Dù nhìn ở phương diện nào, những năm vừa qua đối với nước Mỹ là khá mệt mỏi và đây những căng thăng.
Quốc hội cần phải chịu trách nhiệm
Mọi việc hầu như sẽ không dễ dàng cho Tổng thống Obama trong 4 năm tới. về đối nội, ông sẽ phải dành gần như toàn bộ sự chú ý của mình cho việc giảm thâm hụt ngân sách. Đây là một nhiệm vụ cấp thiết và dễ dẫn tới xung đột, một nhiệm vụ không được phép bị bỏ lại đằng sau những “di sản” nặng nề từ kỉ nguyên Bush, việc mà Obama cũng phải xử lí trước tiên. Obama cũng cần Quốc hội trở thành một đối tác thực sự, một cơ quan sẽ chịu trách nhiệm cùng Tổng thống, chứ không từ chối hợp tác. Kinh nghiệm từ những năm vừa qua cho thấy, trong khi hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đang đối đầu nhau đầy thù địch, thì sự nghi ngờ sẽ xuất hiện. Nhưng điều quan trọng là nền chính trị Mỹ phải giành lại được khả năng điều hành và không bị phá hủy trong các phe phái theo hệ tư tưởng đảng phái chính trị, và từ “thỏa hiệp” sẽ được loại ra khỏi từ vựng chính trị. Hệ thống chính trị của Mỹ là một hệ thống tam quyền phân lập, nó khiến việc đưa ra những quyết định quan trọng là không dễ dàng, nhưng nó cũng không hề ngăn cản quá trình này. Sự tê liệt về chính trị không phải là khẩu hiệu mà Hiến pháp của Mỹ đưa ra, điều nó cần là sự hợp tác hiệu quả giữa tổng thống và Quốc hội.
Trong cuộc đua vào Nhà Trắng, chính sách đối ngoại và an ninh đã không đóng vai trò gì quan trọng. Cả hai ứng cử viên, Tổng thống của đảng Dân chủ Obama và ứng cử viên của đảng Cộng hòa Mitt Romney, đã đôi lần chỉ trích lẫn nhau trong lĩnh vực này, nhưng đó chỉ là ngoại lệ. Bản thân những thành công của Obama trong cuộc chiến chống khủng bố cũng không được đề cập nhiều. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy sự thay đổi về ưu tiên chính trị và thứ tự các vấn đề được cử tri chú ý trong thời kì khủng hoảng kinh tế: nước Mỹ đã và đang quan tâm tới những vấn đề trong nội bộ đất nước, quan tâm đến tình trạng của chính mình.
Các ngoại lệ còn bao gồm cả Trung Quốc, Cả hai ứng cử viên đều cố gắng kích động sự thiếu tin tưởng vào Trung Quốc của cử tri và họ đều hứa hẹn sẽ đưa ra những thay đổi cứng rắn hơn trong chính sách thương mại với quốc gia này. Không phải là tình cờ khi Tổng thống Obama công bố việc áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại đối với Trung Quốc tại bang Ohio, bang trọng yếu trong chiến dịch tranh cử, nơi những người lao động trong các ngành công nghiệp chế biến đang đặc biệt lo ngại trước sự cạnh tranh từ quốc gia châu Á này. Đây là một địa điểm rất lí tưởng cho những lời chỉ trích mạnh mẽ nhắm vào Bắc Kinh.
Trung Quốc sẽ còn khiến Tổng thống Obarna phải đau đầu nhiều, vì nước này là một đối tác thương mại không hề dễ chịu, nổi tiếng với việc sản xuất hàng nhái và giữ tỉ giá đồng nhân dân tệ ở mức thấp. Quốc gia này còn là một cường quốc mới nổi của thế kỉ 21, một đối thủ địa chính trị của Mỹ, chuyên sử dụng các quan hệ kinh tế để đạt được những ưu thế chiến lược. Nước này cũng đang thúc đẩy chính sách lợi ích của mình một cách mạnh mẽ, một chính sách đang vượt quá giới hạn của khu vực và khiến các nước láng giềng đặc biệt lo ngại. Giờ đây, chính quyền của Obama đang thấy ở Trung Quốc một sự cạnh tranh về mặt chiến lược.
Tuy nhiên, không phải lúc nào Mỹ cũng coi Trung Quốc là một đối thủ. Khi mới bắt đầu nhiệm kì thứ nhất, Tổng thống Obama không muốn hạn chế vai trò của Trung Quốc, thay vào đó ông muốn hướng tới sự hợp tác và “gắn kết”. Nhưng sau những thất vọng, mục tiêu kiềm chế và đối trọng với Trung Quốc đã trở nên rõ ràng hơn trong các bài phát biểu. Sự thay đổi quan trọng trong chính sách của Obama đối với Trung Quốc và châu Á xuất hiện vào mùa Thu năm 2011. Sự “chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á” về cơ bản chính là việc khôi phục và tăng cường vai trò của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và đây sẽ là ưu tiên chiến lược của Mỹ. Mỹ muốn đầu tư về kinh tế, ngoại giao và chiến lược tại khu vực này. Việc Obama thông báo triển khai một căn cứ cho 2500 lính Mỹ tại miền Bắc Ôxtrâylia trong chuyến thăm nước này là một phần trong lĩnh vực đầu tư quân sự. Chính phủ Trung Quốc lập tức coi đây là hành động nhằm kiềm chế sức mạnh quân sự của nước này.
Liệu tương lai chính trị sẽ được quyết định ở châu Á?
Có nhiều lí do khác nhau để giải thích cho việc Mỹ tăng cường can dự ở châu Á – Thái Bình Dương, nơi mà họ vẫn luôn là một cường quốc. Nhưng nguyên nhân chính lại rất dễ hiểu: Sự trỗi dậy của Trung Quôc và sự chuyển dịch trung tâm quyền lực của chính trị và kinh tế thế giới từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã viết như sau trên tạp chí “Foreign Affairs”: “Tương lai chính trị sẽ được quyết định tại châu Á, chứ không phải ở Ápganixtan hay ở Irắc, và nước Mỹ sẽ đứng ở trung tâm trong các diễn tiến chính trị của khu vực này”. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương hiện là động lực của cả nền kinh tê thế giới. GDP của các quốc gia thuộc Diễn đàn Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) chiếm tới gần 60% GDP của kinh tế thế giới và theo số liệu của Chính phủ Mỹ, kim ngạch thương mại giữa Mỹ với các nước này chiếm tới 56% tổng kim ngạch thương mại của Mỹ. Khu vực này bao gồm rất nhiều cường quốc mới nổi- cũng như các quốc gia công nghiệp truyền thống và các đồng minh của Mỹ. Các tuyến đường thương mại và năng lượng quan trọng trải khắp khu vực này. Cùng với đó chi tiêu quân sự cũng gia tăng, tại đây đang diễn ra rất nhiều tranh chấp lãnh thổ và chế độ theo đường lối cực đoan ở Bắc Triều Tiên kích động bất ổn và đe dọa các nước láng giềng. Trong khi châu Âu nhìn chung khá ổn định, cho dù chưa hoàn toàn tự do và đoàn kết, thì tình hình hỗn độn giữa sự thiếu an toàn, các nguy cơ và các mối đe dọa cùng với động lực kinh tế mạnh mẽ của châu Á khiến cho việc sắp xếp lại ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Mỹ trở nên đặc biệt cần thiết. Nếu các nhà lãnh đạo tại Bắc Kinh cũng nhận ra ý đồ ngăn chặn Trung Quốc trở thành một siêu cường tại châu Á, thì như vậy sự sắp xếp này không phải là một sai lầm.
Cuối cùng thì phương hướng ngăn chặn Trung Quốc trở thành siêu cường trong chính sách đối ngoại mới của Oasinhtơn tại châu Á cũng dựa phần nhiều vào các công cụ quân sự. Cho tới năm 2020 sẽ có 60% số tàu chiến Mỹ được triển khai tại Thái Bình Dương. Các chiến lược gia nhiều kinh nghiệm như Henry Kissinger nhận định chiến lược này còn gây nhiều tranh cãi và cho rằng một cuộc chiến tranh lạnh mới, lần này với Trung Quốc, là một thảm họa. Để phản bác lại những chỉ trích này, Chính quyền Obama đã nhấn mạnh rằng họ mong muốn thúc đẩy một mối quan hệ tích cực và có tính xây dựng với Trung Quốc, vì xét cho cùng, quốc gia này đã mua một lượng lớn trái phiếu chính phủ của Mỹ và đang ngày càng gắn kết chặt chẽ hơn với Mỹ về phương diện kinh tế.
Để đảm bảo trật tự này, một trật tự đã đem lại cho khu vực sự phồn vinh và ổn định, nhưng vẫn luôn để mắt tới Trung Quốc, Mỹ muốn làm sâu sắc và hiện đại hóa quan hệ đồng minh với các nước châu Á, như với Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôxtrâylia và Philippin. Mỹ cũng muốn tăng cường hợp tác với các đối tác mới nổi như Việt Nam và Inđônêxia. Các yếu tố trong chiến lược châu Á còn bao gồm cả việc xây dựng một cấu trúc an ninh khu vực và việc mở rộng hợp tác kinh tế và chính sách thương mại trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Rõ ràng, Mỹ đang muốn hưởng lợi từ sự năng động về kinh tế của khu vực này, đồng thời với tư cách là một quyền lực đối trọng, nước này cũng muốn ngăn chặn những đối thủ địa chính trị mới gây nguy hiểm cho trật tự khu vực.
Ni lo tại châu Âu
Các nước đồng minh của Mỹ tại châu Âu nhìn nhận sự chuyển hướng ngày một mạnh mẽ hơn của Mỹ sang châu Á với cảm xúc lẫn lộn. Lo lắng trước sự rút lui của hai lữ đoàn chiến đấu của quân đội Mỹ tại đây, châu Âu lo ngại rằng chiến lược tập trung vào châu Á sẽ gây ảnh hưởng tới an ninh của họ. Nhìn chung, châu Âu hay phàn nàn sau lưng rằng Chính quyền Obama không khác mấy so với chính quyền tiền nhiệm khi không dành nhiều sự quan tâm tới châu Âu và làm suy giảm sự gắn kết giữa Mỹ và châu lục này. Đươmg nhiên là Chính phủ Mỹ lại nhìn nhận vấn đề theo hướng khác. Mỹ chỉ ra rằng họ vẫn đóng góp nhiều cho an ninh châu Âu với vai trò không suy giảm của NATO như là nền tảng cho an ninh phương Tây và cả kế hoạch thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu lục này. Mỹ và châu Âu chưa bao giờ gắn kết chặt chẽ với nhau về mặt chiến lược như bây giờ, điều đó được thể hiện qua lời nói của Tổng thống Obama: “Châu Âu là hòn đá tảng trong sự can dự của chúng tôi với thế giới và là chất xúc tác cho hợp tác toàn cầu”. Việc Mỹ tập trung vào vấn đề an ninh châu Âu giống như thời kì Chiến tranh Lạnh sẽ không còn xảy ra nữa, và điều này cũng không cần thiết. Đằng sau những cam kết ủng hộ và những lời đảm bảo, Mỹ trông đợi vào các chính phủ châu Âu sẽ nhận thức rõ nhiệm vụ bảo vệ an ninh, để đảm bảo sự vững chắc của liên minh liên Đại Tây Dương. Hành động can thiệp quân sự của NATO vào Libi, mà thực chất là hành động của một liên minh có sự đồng thuận cao, có thể sẽ là một hình mẫu cho những nhiệm vụ và sự phân chia gánh nặng trong tương lai, cũng như cho trách nhiệm lãnh đạo tại châu Âu.
Ngoài ra, châu Âu không nên phàn nàn về cái được cho là sự thiếu quan tâm đến các vấn đề chính trị của Mỹ. Thay vào đó, cộng đồng liên Đại Tây Dương nên tập trung vào các chủ đề của tương lai, ví dụ như sự trỗi dậy của Trung Quốc trở thành một siêu cường. Châu Âu hoàn toàn không có ảnh hưởng lên việc liệu và bằng cách nào nước Mỹ có thể vượt qua sự tê liệt về mặt chính trị, liệu và bằng cách nào nước Mỹ có thể củng cố ngân sách quốc gia của mình. Đây đều là những nhiệm vụ cần thiết để nước Mỹ khôi phục khả năng điều hành đất nước và chúng ít nhất cũng quan trọng như việc phát triển kinh tế bền vừng và đối mới nước Mỹ từ bên trong. Nhưng châu Âu có thể trở thành một đối tác cùng với Tổng thống Obama để đưa ra một đối sách phù hợp về Trung Quốc, cho dù châu Âu, với tư cách là một đối tác tại Đại Tây Dương, không thể triển khai những công cụ tương tự giống như Mỹ, một siêu cường của khu vực Thái Bình Dương. Châu Âu cũng có một mối quan tâm rất lớn tới sự ổn định, thịnh vượng, phương thức giải quyết tranh chấp một cách hòa bình ở châu Á, cũng như tới việc các thách thức chính trị thế giới từ sự trồi dậy của Trung Quốc sẽ được xử lý. Đó không phải là những vấn đề của riêng Mỹ./.

'Nước Đại Nam đối diện với Mỹ và Trung Hoa'


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công". Việt Nam đã thành công trong thời kỳ chiến tranh, nhưng, hiện nay, gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, do tồn tại xung đột lợi ích nhóm. - GS Yoshiharu Tsuboi.
>> Điều ngạc nhiên của tướng Pháp về 'hộ chiếu lưỡi bò'

LTS: Tại Hội thảo Việt Nam học lần thứ 4, diễn ra vào nửa đầu tuần trước tại Hà Nội, Giáo sư Chính trị và Kinh tế học Yoshiharu Tsuboi của Đại học Waseda, người đồng thời là cố vấn cao cấp của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), đã trình bày bài tham luận về quan hệ đối tác chiến lược Nhật - Việt.
(Giáo sư Yoshihary Tsuboi cũng là tác giả cuốn sách "Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa", được trích từ luận án tiến sĩ đệ tam cấp của chính ông, đã được các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam đánh giá rất cao cả về nội dung, phương pháp nghiên cứu, và ảnh hưởng tới việc đánh giá lại Triều Nguyễn - một triều đại bi hùng và đầy tranh cãi.)
Phóng viên Tuanvietnam đã có cuộc phỏng vấn GS Tsuboi sau phần trình bày của ông, xung quanh mối quan hệ Nhật - Việt.
Như ông đã nói trong bản trình bày tại hội thảo, năm 1973, Nhật Bản nhìn nhận một Việt Nam thống nhất như là một quốc gia hết sức quan trọng với Nhật Bản. Nhật Bản đánh giá về kỳ vọng đó như thế nào, sau 4 thập kỷ?
Từ khi đổi mới đến giờ, GDP đầu người của Việt Nam tăng lên quá một ngàn USD, điều đó cũng phản ánh một năng lực nổi bật của người Việt Nam. Tuy nhiên, tốc độ phát triển đang chậm lại, và Việt Nam đang gặp khó khăn trong nhiều mặt.
Năm 2016, cộng đồng ASEAN, theo dự kiến sẽ hình thành, và lúc đó Việt Nam trở thành nước mạnh hay nước yếu, phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn mấy năm tới. Việt Nam có hai việc rất quan trọng cần làm.
Thứ nhất, phải xây dựng mối quan hệ đồng minh với Ấn Độ, Mỹ, Úc, và Nhật Bản. Thứ hai là phải xây dựng một thể chể để có thể phát huy được sức mạnh của hơn 4 triệu người Việt ở nước ngoài.
Giai đoạn này cũng cần có những thay đổi, giống như một cuộc đổi mới lần thứ hai của Việt Nam.
GS Tsuboi tại Hội thảo Việt Nam học lần thứ 4 (Hà Nội). Ảnh: Huỳnh Phan
Ông có nói khi quyết định bí mật tiếp xúc với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa để bình thường hóa quan hệ (trong khi vẫn duy trì quan hệ ngoại giao với Việt Nam Cộng Hòa), Nhật Bản nhìn nhận Việt Nam như cái đê chắn sóng để ngăn chặn sự bành trướng thế lực của Trung Quốc xuống khu vực Đông Nam Á. Qua 4 thập kỷ, ông nhìn nhận sự thể hiện vai trò này của Việt Nam so với kỳ vọng của Nhật Bản như thế nào?
Việt Nam nằm trong vùng ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, nhưng lại vừa là một nước độc lập. Chính vì vậy, Việt Nam phải tự hành động để khỏi bị nuốt bởi Trung Quốc, và, vô hình trung, Việt Nam trở thành cái đê chắn sóng là vậy.
Ông viết cuốn sách nổi tiếng "Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa", liệu ông có định viết cuốn sách nào về Việt Nam đương đại hay không?
Nếu có thời gian, chắc hẳn tôi sẽ viết cuốn sách "Nước Đại Nam đối diện với Mỹ và Trung Hoa". Bối cảnh đã khác nhiều rồi.
Chẳng hạn, Việt Nam đặt mục tiêu tiến lên chủ nghĩa xã hội, và, về nguyên tắc, chủ trương đề cao vai trò làm chủ của người dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, ở Việt Nam có rất nhiều nhóm có lợi ích xung đột với nhau, và chính sự xung đột của các nhóm này phần nào cản trở sự phát triển của các bạn. Về khía cạnh này, cũng có điều gì đó tương tự với Đại Nam ở thế kỷ 19 dưới thời Tự Đức.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công". Việt Nam đã thành công trong thời kỳ chiến tranh, nhưng, hiện nay, gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, do tồn tại xung đột lợi ích nhóm.
Trong cuốn "Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa" ông có nêu 4 nguyên nhân khiến Tự Đức thất bại trong việc tổ chức kháng chiến, cụ thể là "mất lòng dân, yếu kém về kinh tế, gánh nặng của di sản (món nợ quá khứ) và những khó khăn về chính trị". Nếu cuốn viết sách "Nước Việt Nam đối diện với Mỹ và Trung Hoa", ông sẽ nhìn nhận những khó khăn hiện nay của Việt Nam thế nào?
Tôi nghĩ lịch sử đang lặp lại với Việt Nam. Chỉ có một điểm khác là tầng lớp trung lưu (tương tự như tầng lớp văn thân ngày xưa) có điều kiện tiếp cận nguồn thông tin rất tốt để có thể nắm rõ tình hình trong nước và quốc tế, thông qua Internet, và các ứng dụng trên nền Internet như facebook. Bất cứ có chuyện gì xảy ra, không thể giấu được mọi người.
Chính vì vậy, tôi rất trông chờ ở thế hệ trẻ, nói một cách tương đối, ở Việt Nam, tức là những người sinh ra vào những năm '60, '70, và 80' . Những người tôi gặp ở trong độ tuổi này hầu như đều có kiến thức và khá cấp tiến.
Điều quan trọng là Việt Nam phải cải tiến thể chế thế nào để tăng quyền tự do ngôn luận của người dân, để họ có thể tham gia chủ động hơn vào công cuộc cải cách đất nước. Một vấn đề lớn ở Việt Nam là những người trẻ hầu như ít được nắm quyền lãnh đạo.
GS Tsuboi tại Hội thảo nhà Nguyễn 2008 (TP Thanh Hóa). Ảnh: Huỳnh Phan
Sang đầu thế kỷ 20, sau thất bại của Tự Đức, Việt Nam có phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, nhưng không thành công. Ông nghĩ sao về lựa chọn trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, đang đối diện với Mỹ và Trung Quốc? Có nhiều ý kiến dự báo rằng giới lãnh đạo tương lai của Trung Quốc sẽ là những người có thể nói tiếng Anh tốt. Tôi nghĩ Việt Nam rất cần chuẩn bị tương tự cho đội ngũ lãnh tạo kế cận. Họ sẽ khơi nguồn cho sự thay đổi của Việt Nam. Hãy nhìn tấm gương thành công của Singapore, hay Hồng Công. Tôi nghĩ rằng đó sẽ là dòng chảy chính trong vòng hai thập kỷ tới.
Thế Việt Nam có thế học gì từ Nhật?
Trong vòng 150 năm qua, Nhật Bản cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp thu các tri thức của Âu - Mỹ, để phát triển Nhật Bản. Tôi nghĩ du học sinh Việt Nam sang Nhật Bản học sẽ có cái lợi là học được cách chuyển hóa văn minh Âu - Mỹ để có thể áp dụng trong một xã hội phương Đông như Việt Nam.
Tôi nghĩ giai đoạn học hành, nhất là học cái tinh thần tiếp thu văn minh phương Tây của Nhật Bản để phát triển kinh tế - xã hội của mình, đã qua rồi. Theo tôi, Việt Nam nên quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng một thể chế hữu hiệu để giám sát quyền lực. Chẳng hạn, Quốc hội Việt Nam vừa rồi đã thông qua cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm, và sẽ áp dụng từ sang năm.
Hay, trong mô hình tổ chức quốc hội Nhật Bản, chúng tôi có thư viện thông tin để giúp các nghị sĩ có đầy đủ thông tin, dữ liệu, cần thiết để thực thi quyền lập pháp của mình. Trong khi đó, Quốc hội Việt Nam không có thư viện kiểu đó.
Chẳng hạn, muốn bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo, trong đó có cả lãnh đạo các tỉnh thành, rất cần có một thể chế xây dựng dữ liệu liên quan đến từng vị lãnh đạo, để từ đó việc bỏ phiếu tín nhiệm diễn ra chính xác về hiệu quả hoạt động của họ, chứ không làm chung chung theo tinh thần chỉ đạo như xưa nay.
(Còn nữa)
Huỳnh Phan

Lại một tuyên bố ngang ngược


Trung Quốc liên tiếp thực hiện những động thái gây hấn trên biển Đông. Những hành động từ phía Trung Quốc không chỉ bị các nước trong khu vực phản đối, mà nhiều quốc gia trên thế giới cũng lên tiếng phủ nhận.

Lại một tuyên bố ngang ngược…

Đặc biệt, các nhà nghiên cứu độc lập của các tổ chức quốc tế đưa nhiều ý kiến khách quan không đồng tình trước các hành động gây hấn của Trung Quốc.

Mới đây, Trung Quốc đưa ra quyết định triển khai lục soát tàu thuyền trên biển Đông, trong khu vực lãnh hải 12 hải lý quanh các đảo mà Trung Quốc đòi chủ quyền. Quyết định này một lần nữa cho thấy Trung Quốc đã không hề tôn trọng luật pháp quốc tế, coi thường các quốc gia trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế.

Phát biểu về quyết định thực hiện lục soát tàu thuyền trên vùng biển này với báo New York Times của Mỹ số ra ngày 1.12, ông Ngô Sĩ Tồn - Giám đốc Sở Ngoại vụ Hải Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc, công khai thừa nhận ý đồ chặn bắt tàu thuyền nước ngoài của Trung Quốc tại Biển Đông là nhằm tăng cường năng lực khống chế các quần đảo nằm bên trong “đường lưỡi bò”, ngư dân Việt Nam là đối tượng bị nhắm tới trước tiên.

Lời tuyên bố này cho thấy Trung Quốc đã không hề né tránh ý đồ ngăn chặn tàu thuyền ngư dân Việt Nam hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Từ trước đến nay, nhiều trường hợp tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu của Trung Quốc bắt giữ, đòi tiền chuộc. Nhều trường hợp bị tán gia bại sản vì tàu cá ngư cụ bị tịch thu hoặc phá hủy, nợ nần chồng chất.

Trước đây, Trung Quốc đưa ra lệnh cấm bắt cá trong khu vực đảo Hoàng Sa có thời hạn, nay lấn tới một bước là triển khai hoạt động lục soát. Vậy là ngư trường truyền thống của Việt Nam bị xâm phạm, ngư dân Việt Nam phải đối diện với một khó khăn mới, mang tính pháp lý mà phía Trung Quốc đơn phương áp đặt. Nghề cá của Việt Nam đang bị đe dọa, từng mét vuông chủ quyền đang bị xâm lấn.

Những nỗ lực và thiện chí của Việt Nam trong các vấn đề tranh chấp trên biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa đã được thế giới ghi nhận, căn cứ pháp lý cũng như tài liệu lịch sử đều chứng minh một cách khách quan chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đào này. Thế nhưng, phía Trung Quốc đã không tôn trọng sự thật khách quan, mà bằng mọi cách xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông.

Dù gặp phải những khó khăn từ quyết định lục soát của Trung Quốc, nhưng chắc chắn ngư dân Việt Nam vẫn bám biển. Vùng ngư trường đó là của cha ông để lại, với biết bao máu và nước mắt, con cháu không dễ dàng để bị đánh mất vào tay của bất cứ ai.

Hy vọng rằng, phát ngôn của ông Ngô Sĩ Tồn chỉ mang tính cá nhân; chỉ là ý chí của một quan chức địa phương. Nhưng để ngư dân an tâm, an toàn ra khơi,chúng ta hy vọng lực lượng bảo vệ vùng biển của Tổ quốc sẽ có các biện pháp thích hợp để hỗ trợ và bảo vệ ngư dân.

Dù cho chúng ta với tinh thần hòa bình và hữu nghị, luôn thể hiện thiện chí với mong muốn giữ tình hòa hiếu giữa hai nước, thì cũng không thể chấp nhận những hành động và ý đồ ngang ngược của Trung Quốc đòi lục soát tàu thuyền của ngư dân ta ngay trên ngư trường truyền thống của ta.

Lê Chân Nhân (Dân trí)
Bùi Văn Bồng Blog

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét