Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

Tin ngày 06/12/2012

  • Vụ sập đường hầm Sasago là do bảo trì lơ là (RFI) - Vụ tai nạn sập đường hầm Sasago gần Tokyo hôm 02/12/2012 làm 9 người đã làm chính phủ Nhật phải giật mình về tình trạng an toàn của hệ thống giao thông vốn vẫn được coi là hiện đại trên thế giới. Nhật là nước có công nghệ xây dựng các hệ thống đường hầm giao thông có uy tín từng tham gia nhiều công trình lớn của thế giới
  • Xúi giục người Tây Tạng tự thiêu sẽ bị truy tố tội cố sát (RFI) - Tất cả những ai bị cho là đã giúp đỡ hay xúi giục một người Tây Tạng tự thiêu sẽ bị truy tố vì tội « cố sát ». Báo chí chính thức Trung Quốc hôm nay 05/12/2012 thông báo như trên, trong lúc đã có trên 90 người Tây Tạng đã hoặc toan tự thiêu kể từ năm 2009 đến nay.
  • Làn sóng chống đối tổng thống Morsi dâng cao (RFI) - Theo AFP, hàng chục nghìn người chống tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi từ tối hôm qua 4/12/2012 đã bao vây dinh tổng thống tại Cairo đòi rút sắc lệnh mở rộng quyền hành của tổng thống và phản đối dự thảo Hiến pháp mới, bị cho là bóp nghẹt quyền tự do dân chủ, áp đặt luật Hồi giáo cho người dân.
  • Iran yêu cầu Mỹ đếm lại số máy bay không người lái (RFI) - Hôm nay 05/12/2012, một viên chức quân sự Iran đã yêu cầu Hoa Kỳ « đếm lại số máy bay không người lái ». Teheran hôm qua đã loan báo bắt giữ được một máy bay do thám của Mỹ tại vùng Vịnh, nhưng Washington đính chính là không hề mất chiếc máy bay nào.
  • Bắc Kinh mở điều tra các quan chức tham nhũng (RFI) - Hôm nay, 5/12/2012, các tờ báo chính thức ở Trung Quốc đã đưa tin về việc cơ quan phòng chống tham nhũng của nước này đã mở điều tra về tham nhũng đối với phó bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên ông Lý Xuân Xanh. Đây là nhân vật lãnh đạo đảng cao cấp đầu tiên rơi vào tầm ngắm của ban lãnh đạo mới được bầu tại Đại hội 18 cách đây ba tuần lễ.
  • Việt Nam bị mất hơn 10 hạng trên danh sách các nước tham nhũng (RFI) - Vào hôm nay, 05/12/2012, tổ chức chống tham nhũng có uy tín trên thế giới là Transparency International – Minh bạch Quốc tế - trụ sở tại Đức, đã công bố bản Chỉ số Tham nhũng CPI thường niên, xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về mức độ tham nhũng được ghi nhận. Trong danh sách năm 2012 này, Việt Nam chỉ xếp thứ 123 tụt hơn 10 hạng so với năm ngoái.
  • Bình Nhưỡng đã đặt hỏa tiễn lên giàn phóng (RFI) - Hôm nay 05/12/2012, hãng tin Hàn Quốc Yonhap cho biết, Bình Nhưỡng đã hoàn tất việc lắp đặt hỏa tiễn Unha-3 lên giàn phóng. Theo Bắc Triều Tiên, thì hỏa tiễn này có nhiệm vụ đưa một vệ tinh dân sự vào không gian, nhưng phương Tây nghi ngờ đây là một tên lửa đạn đạo.
  • Philippines bổ nhiệm một nhà ngoại giao cứng rắn làm đại sứ tại Trung Quốc. (RFI) - Hôm nay, 05/12/2012, đích thân tổng thống Philippines Benigno Aquino thông báo việc bổ nhiệm bà Erlinda Basilio, 68 tuổi, hiện là thứ trưởng Ngoại giao, làm đại sứ của Philippines tại Trung Quốc. Theo tổng thống Aquino, việc bổ nhiệm này nhằm đưa ra « một tín hiệu cho thấy tầm quan trọng của mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc » và mức độ nghiêm túc mà Manila đang cố gắng giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc
  • Bão Bopha làm hơn 200 người chết tại Philippines (RFI) - Cơn bão Bopha, cơn bão lớn nhất trong năm nay với sức gió 210 km/h, hôm qua 04/12/2012 đã đổ vào tàn phá các đảo phía cực nam Philippines. Mặc dù trước khi bão đổ vào, chính quyền đã cho sơ tán hơn 50 nghìn dân khỏi những vùng nguy hiểm, nhưng sau khi bão đi qua theo thống kê chưa đầy đủ, có ít nhất 240 người thiệt mạng cùng hàng trăm người mất tích.
  • 'Có âm mưu tấn công Kim Jong-nam' (BBC) - Nam Hàn bỏ tù một gián điệp Bắc Hàn, người khai rằng Bình Nhưỡng ra lệnh cho ông tấn công con trai cả của cố lãnh tụ Kim Jong-il.
  • Putin uốn nắn báo chí Nga thế nào? (BBC) - BBC nhìn vào các hoạt động của ông Putin tác động đến truyền thông Nga trong đợt tranh cử với phe đối lập và ản hưởng của luật kiểm duyệt.
  • Thượng viện Mỹ công nhận sự kiểm soát của Nhật với Senkaku (BaoMoi) - Ngày 5.12, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật quan trọng về ngân sách quốc phòng 2013, trong đó có quy định “Mỹ công nhận sự kiểm soát của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku” (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) và quần đảo này cũng thuộc phạm vi của hiệp ước an ninh song phương giữa Nhật Bản và Mỹ nhưng không tuyên bố lập trường về chủ quyền cơ bản đối với quần đảo Senkaku.
  • Mỹ muốn TQ làm rõ quy định kiểm tra tàu lạ (BaoMoi) - Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke cho biết, Mỹ đang tìm cách làm rõ tuyên bố mới gần đây của Trung Quốc về việc cho phép cảnh sát nước này tiếp cận và kiểm tra các tàu nước ngoài tại Biển Đông.
  • Philippines bổ nhiệm đại sứ mới ở Trung Quốc (BaoMoi) - Philippines hôm nay bổ nhiệm một nhà ngoại giao cấp cao làm đại sứ tại Trung Quốc, động thái cho thấy nỗ lực của Manila trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông với Bắc Kinh.
  • Báo Mỹ nói về vụ Trung Quốc làm đứt cáp Bình Minh 02 (BaoMoi) - Một số phương tiện truyền thông Mỹ ngày 4/12 đưa tin và có các bình luận về tuyên bố mới nhất của Việt Nam cáo buộc Trung Quốc quấy nhiễu và một lần nữa cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam (tàu Bình Minh 02) đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần Vịnh Bắc Bộ.
  • Sóc Trăng tập trung khai thác lợi thế cảng biển (BaoMoi) - (baodautu.vn) Với 72 km bờ biển và hệ thống sông rạch dài hơn 3.000 km, có 3 cửa sông lớn Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh, trong đó Định An và Mỹ Thanh là 2 cửa ngõ quan trọng ra vào biển Đông của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Sóc Trăng có khá nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế cảng biển.
  • Ấn Độ cảnh báo về an toàn Biển Đông (BaoMoi) - PN - Trong một diễn biến mới nhất liên quan đến động thái của Trung Quốc (TQ) ở Biển Đông, hãng tin PTI dẫn tuyên bố của Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ, Đô đốc D.K. Joshi, khẳng định: “Ấn Độ sẽ bảo vệ các lợi ích của mình tại Biển Đông, kể cả khi phải điều quân đến đó”.
  • Việt Nam cần phải bắt giữ tàu cá cắt cáp (BaoMoi) - SGTT.VN - Trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị về vụ việc tàu Bình Minh 2 của tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) một lần nữa bị tàu cá Trung Quốc “làm đứt cáp” hôm 30.11 , ông Trần Công Trục nhấn mạnh, Việt Nam cần phải bắt giữ tàu cá xâm phạm trái phép đó.
  • Dân mạng Trung Quốc nổi nóng vì hộ chiếu "lưỡi bò" (BaoMoi) - (NLĐO) – Việc người dân Trung Quốc gặp phiền toái khi sử dụng hộ chiếu điện tử in chìm bản đồ "lưỡi bò" trên biển Đông đã trở thành tâm điểm tranh luận tại các diễn đàn trực tuyến ở nước này thời gian qua.
  • Báo Mỹ: “Hành động của Trung Quốc là không thể chấp nhận được” (BaoMoi) - Theo tác giả James A. Lyons trên trang Washingtontimes, các biến cố xảy ra do Trung Quốc dùng các chiến thuật bắt nạt các đồng minh của Mỹ - Nhật Bản và Philippines - trong thời gian vừa qua rõ ràng là điều không thể chấp nhận được và Mỹ cần bảo vệ các đồng minh Thái Bình Dương của mình.
  • Lại thêm một kiểu gây rối (BaoMoi) - Mấy hôm nay, dư luận lại rộ lên những phản ứng trước việc tàu cá Trung Quốc lại thực hiện hành vi chơi xấu khi cố tình làm đứt cáp của tàu thăm dò Bình Minh 02 của Petro Việt Nam. Đây là lần thứ hai trong vòng hơn 1 năm qua, tàu Bình Minh 02 gặp họa từ cách chơi xấu này. Và hành vi cố tình ấy, cùng với những hành vi được phía Trung Quốc gia tăng thời gian gần đây đã khiến giới quan sát đi đến một nhận định thống nhất: Giới chức Trung Quốc đang kiên trì gây rối ở Biển Đông.
  • Bàn chính sách đối phó với Trung Quốc (BaoMoi) - SGTT.VN - Vậy là sau khi tuyên bố tại đại hội Đảng lần thứ 18 chiến lược “cường quốc đại dương”, Trung Quốc đang/sẽ lần lượt ngang nhiên thực hiện các hành động mang tính cưỡng chế trên Biển Đông. Được biết vừa qua các nhà tham mưu chiến lược Trung Quốc đã tụ họp tại cái gọi là “thành phố Tam Á” để tiến hành hội thảo về tình hình Biển Đông, do ủy ban An ninh quốc gia thuộc hội nghiên cứu Khoa học chính sách Trung Quốc tổ chức.
  • Hòa bình không đến từ một phía (BaoMoi) - Những hoạt động gây hấn liên tiếp của Trung Quốc trên biển Đông thực sự là mối quan ngại của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế.
  • Ấn Độ “sẵn sàng triển khai hải quân tới biển Đông” (BaoMoi) - Ấn Độ vừa tuyên bố đã sẵn sàng triển khai hải quân đến biển Đông để bảo vệ các lợi ích về dầu khí của nước này trong bối cảnh gia tăng sức mạnh hải quân của Trung Quốc là một “vấn đề gây quan ngại lớn”.
  • Báo Mỹ nói về tàu Trung Quốc làm đứt cáp Bình Minh 02 (BaoMoi) - Báo Mỹ ngày 4/12 đưa tin và có các bình luận về tuyên bố mới nhất của Việt Nam cáo buộc Trung Quốc quấy nhiễu và một lần nữa cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam (tàu Bình Minh 02) đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần Vịnh Bắc Bộ.
  • Bắc Kinh vẫn nói một đằng làm một nẻo (BaoMoi) - (Petrotimes) - Thực tế Bắc Kinh đang thực thi những hành động mang tính “cả vú lấp miệng em”, “tạo sự đã rồi”… nhằm thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông cũng như gặm nhấm dần biển Hoa Đông.
  • Không để mất quyền khai thác trên biển ta (BaoMoi) - TP - Trao đổi với Tiền Phong ngày 4-12, ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký T.Ư Hội Nghề cá Việt Nam (ảnh) cho biết, những động thái mới của Trung Quốc thể hiện họ đang cố tình “lấn tới” trên biển Đông. Chúng ta cần phải có nhiều biện pháp đồng bộ và quyết liệt hơn nữa.
    Tổng thư ký T.Ư Hội Nghề cá Việt Nam.
  • Trao công hàm phản đối Trung Quốc (BaoMoi) - TT - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN cho biết đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối những hoạt động gây căng thẳng tình hình biển Đông của Trung Quốc gần đây.
  • Không khí lạnh gây mưa rét ở miền Trung (BaoMoi) - (Tin tuc) - Khối khí lạnh mới tăng cường có hướng di chuyển lệch đông nên ít ảnh hưởng đến đất liền khu vực Bắc Bộ nhưng nó gây mưa diện rộng cho các tỉnh khu vực bắc và trung Trung Bộ làm cho nền nhiệt độ tại đây giảm mạnh và trời trở rét.
Bản tin tiếng Anh
  • Valuable seafood (Washington Post) - The price of unsalted dried sea cucumbers, which retail for 21,600 yuan ($3,467) per kilogram at the shop, has risen around 10 percent year-on-year, due to a decline in this year's harvest.
  • Gold and silver for Year of the Snake (Washington Post) - The year of the Snake, 2013, is yet to arrive but snakes made from gold and silver have already become available for purchase.
  • Bottoms up! A healthy wine market (Washington Post) - Scan the label with your mobile phone camera and press "OK" and you will get all the information you need - the brand, the chateau or the winemaker - about the bottle of wine in your hand.
  • Specially fertilized tea (Washington Post) - A girl and her father in panda costumes perform tea art in a tea garden in Ya'an, Sichuan province, on Sunday. The tea plants in the garden have been fertilized with panda excrement collected by An Yanshi, a former calligraphy teacher who has launched the pricey organic green tea.
  • Inflation expected to rebound in November (Washington Post) - Experts have predicted that China's inflation for November is expected to pick up on rising food prices following a two-month drop in the consumer price index (CPI), a main gauge of inflation.
  • Helping birds in transit (Washington Post) - In the past nine years, Meng Derong along with other volunteers have saved more than 800 wild birds in Cangzhou, Hebei province.
  • Migrant workers shelter beneath overpasses (Washington Post) - Even though the weather is getting cold, migrant worker Zhu Yunyou has to sleep beneath an overpass because he cannot afford renting an apartment in the downtown area.
  • Chinese kids struggle with characters (Washington Post) - A campaign is afoot in Chinese schools to improve children's literacy, as educators have warned that young people are increasingly having problems writing and reading Chinese due to their extensive use of electronic devices.
  • Travel chaos after snowstorm hits NE China (Washington Post) - Snowstorms caused travel chaos Monday with expressways in northeast China's Liaoning province forced to close and passenger ships departing from the port city of Dalian suspended.
  • Tablet taboos (Washington Post) - The iPad or any other tablet computer should not be used as a surrogate nanny, even if they keep the child occupied and quiet.
  • Last house standing goes down in E China (Washington Post) - Once standing alone in the middle of a vast construction site near a railway station in Wenling city of East China's Zhejiang province, the five-story brick house was demolished on Dec 1 after its owner, Luo Baogen, signed a compensation deal with the local government.
  • China's development not a threat: Xi (Washington Post) - Xi Jinping, general secretary of the Communist Party of China (CPC) Central Committee, said on Wednesday that China seeks peaceful development without detriment to any other country.
  • Medical workers need more safeguards (Washington Post) - Medics and health officials have called for more measures to better protect hospital workers exposed to HIV/AIDS, as well as to deal with the fallout of any resulting infection.
  • China marks first road safety day (Washington Post) - China marked its first national day for road safety on Sunday with exhibitions, lectures and online discussions exhorting pedestrians and drivers to observe traffic signals.
  • Getting the message out (Washington Post) - Celebrated vocalist Peng Liyuan, a WHO ambassador for the fight against AIDS, attends an anti-AIDS program on 25th World AIDS Day on Saturday.
  • US Navy chief visits Chinese warships (Washington Post) - US Secretary of the Navy Ray Mabus reviews an honor guard during a visit to the People's Liberation Army Navy hospital ship Peace Ark (866) in Ningbo, in this Nov 29, 2012.
  • Top leaders make AIDS vow (Washington Post) - Top leaders on Friday pledged to prevent and control HIV/AIDS, with plans for treatment of the disease to be included in public health insurance.
 
Việt Nam là một trong những nước 'vô cảm' nhất thế giới

Việt Nam đứng thứ 13 trong bảng xếp hạng những quốc gia mà người dân ít có cảm xúc nhất, theo một cuộc khảo sát quốc tế.


Người Singapore được đánh giá là "vô cảm nhất thế giới". Ảnh: informationnigeria

Theo kết quả được hãng khảo sát quốc tế Gallup công bố cuối tháng 11, chỉ có 40% số người Việt Nam được hỏi cho biết họ trải qua nhiều cảm xúc trong một ngày.

Với tỷ lệ trên, Việt Nam xếp thứ 13 trong số những nước ít cảm xúc nhất, sau các quốc gia và vùng lãnh thổ như Nga, Madagascar, Belarus, Nepal...

Giữ danh hiệu "quốc gia vô cảm nhất thế giới" là Singapore. Chỉ 36% người Singapore cho hay họ có những cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực mỗi ngày. Trong khi đó, Philippines được đánh giá là "quốc gia nhiều cảm xúc nhất thế giới" khi cứ 10 người được hỏi thì có tới 6 người chia sẻ rằng họ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc mỗi ngày.

Để có được kết quả trên, Gallup đã tiến hành khảo sát ở 150 quốc gia trên thế giới bằng cách hỏi người dân ở những nơi đó rằng họ có trải qua 5 cảm xúc tích cực và 5 cảm xúc tiêu cực ngày hôm trước hay không. Các cảm xúc tích cực bao gồm được nghỉ ngơi đầy đủ, được tôn trọng, được hưởng thụ, cười nhiều, biết hoặc làm một điều gì đó thú vị. Các cảm xúc tiêu cực gồm giận dữ, căng thẳng, buồn phiền, đau đớn về thể chất và lo lắng.

Cảm xúc tiêu cực xuất hiện nhiều nhất ở vùng Trung Đông và Bắc Phi. Các nước Mỹ Latin lại dẫn đầu thế giới về niềm vui, với Panama, Paraguay và Venezuela giành ba vị trí cao nhất.

"Nếu xem xét Singapore bằng những chỉ số truyền thống, họ có vẻ là một trong những quốc gia tốt nhất thế giới", ông Jon Clifton, đại diện Gallup nói. "Nhưng nếu xét một cách tổng thể những điều tạo nên giá trị của cuộc sống thì họ chưa làm tốt".

Nhiều người Singapore thừa nhận họ gặp vấn đề về bày tỏ cảm xúc. Họ không được khuyến khích tạo ra sự khác biệt khi lớn lên. Tỷ lệ thất nghiệp thấp và bình quân GDP trên đầu người cao, 5,2 triệu dân Singapore làm việc 46,6 giờ một tuần, giờ làm việc dài nhất trên thế giới.

"Chúng tôi được dạy tiến lên và không nên gây nhiều ồn ào", Leong Chan-Hoong, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chính sách Singapore nói.

Businessweek cho biết các lãnh đạo Singapore đang cố gắng tạo ra một "xã hội thoải mái hơn". Tháng 8 năm ngoái, Thủ tướng Lý Hiển Long đã kêu gọi các bậc cha mẹ Singapore thả lỏng cho con cái họ được tận hưởng tuổi thơ. Tuy nhiên, theo ông Clifton, các lãnh đạo nước này vẫn còn nhiều việc phải làm. Vnexpress

Mỹ tìm hiểu quy định biển mới của TQ

Tàu hải giám của Trung Quốc
Tàu hải giám của Trung Quốc nhiều lần chặn xét ngư dân Việt

Hoa Kỳ cho hay đang tìm kiếm giải thích về quy định mới mà Trung Quốc đưa ra, cho phép dừng để khám xét tàu bè trên Biển Đông.

Trong khi đó có tin quy định này chủ yếu nhằm vào ngư dân Việt Nam.

Hãng tin Reuters dẫn lời Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh Gary Locke nói hôm thứ Tư 5/12 rằng các quy định của Trung Quốc còn chưa rõ ràng về quy mô và mục đích.

Trong phỏng vấn với hãng này, ông Locke nói: "Chính phủ Hoa Kỳ rất mong được giải thích về ý nghĩa của các quy định mới, xem chính quyền tỉnh Hải Nam cùng các cơ quan thi hành luật pháp sẽ hiểu và thực hiện chúng như thế nào, cũng như mục đích của các quy định đó".

Theo ông Locke, không chỉ Mỹ mà nhiều quốc gia khác cũng tỏ ra chưa hiểu mấy về quy định gây tranh cãi trên Biển Đông này.

"Thoạt tiên chúng tôi cần giải thích về quy mô áp dụng, sau đó là mục đích và tầm ảnh hưởng của các quy định đó."

Việt Nam đã lên tiếng phản đối quy định mà nước này gọi là 'hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam và vi phạm luật pháp quốc tế".

Các hãng thông tấn nước ngoài tại Bắc Kinh hôm 29/11/2012 cho hay bắt đầu từ 1/1/2013, cảnh sát tỉnh Hải Nam sẽ được phép “lên tàu và khám xét” thuyền bè nước ngoài.
"Hoa Kỳ cần lời giải thích về quy mô áp dụng quy định của TQ"
Đại sứ Gary Locke

Họ cũng sẽ cầm giữ tàu thuyền mà phía Trung Quốc cho là “vi phạm lãnh hải” của Trung Quốc.

Nếu giới chức Hải Nam thực hiện quy định này, các chuyên gia cho rằng nguy cơ xung đột ở các vùng biển tranh chấp sẽ tăng rất cao.

Chỉ nhằm ngư dân Việt

Trong khi đó, tờ Wall Street Journal dẫn lời quan chức Trung Quốc nói hôm thứ Ba, rằng các quy định chặn tàu thuyền để khám xét này chỉ áp dụng với các vùng biển quanh các đảo mà Trung Quốc gọi là thuộc phạm vi "đường cơ sở".

Ông Ngô Sĩ Tồn, Giám đốc Ngoại vụ Hải Nam, nói Trung Quốc đã hoạch định các đường cơ sở gần các đảo mà nước này tuyên bố chủ quyền, như quần đảo Tây Sa (Việt Nam gọi là Hoàng Sa).

Vậy cho nên, theo ông Ngô, các quy định mới thực chất là nhằm kiểm soát các tàu thuyền đánh cá của Việt Nam hoạt động xung quanh quần đảo này.

Trong một quyết định dường như để trả đũa Trung Quốc, Việt Nam cũng loan báo thành lập lực lượng kiểm ngư của nước mình.
(BBC)

Cộng sản, cộng đồng: yêu và ghét

Người Việt ở Hoa Kỳ biểu tình ở Nhà Trắng phản đối chuyến thăm của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết hồi năm 2007
Nhiều người Việt xuống đường mỗi khi có quan chức cao cấp của Việt Nam thăm Hoa Kỳ

Gần đây báo chí Quận Cam có loan tin hội đồng một số thành phố ở đây đã hoặc sẽ thông qua nghị quyết không khuyến khích quan chức chính quyền cộng sản ở Việt Nam tới thăm thủ phủ của người Việt tại California, Hoa Kỳ.

Quyền thị trưởng thành phố Garden Grove, bà Dina Nguyễn, được dẫn lời nói họ thông qua nghị quyết như vậy để bày tỏ thái độ với những "vi phạm quyền con người," mà họ coi là "đáng khinh bỉ" ở Việt Nam, từ việc bắt những người có quan điểm khác với chế độ tới chuyện sách nhiễu người theo đạo.

Báo Orange Counter Register nói tuần tới, một thành phố khác, Westminster, cũng sẽ làm tương tự như Garden Grove vào đúng tuần mà thị trưởng người Việt đầu tiên của thành phố, ông Trí Tạ, sẽ tuyên thệ nhậm chức.

Ông Trí Tạ nói với Orange Counter Register:

"Nhân quyền và dân chủ là những quyền con người căn bản. Thực tế là sau 37 năm [kể từ khi kết thúc chiến tranh], những người cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm quyền con người.

"Làm sao chúng tôi có thể nói chuyện với họ nếu họ vẫn cứ vi phạm nhân quyền, nếu họ vẫn bắt người?"

Luật sư Nguyễn Quốc Lân, một ủy viên hội đồng thành phố Garden Grove thậm chí nói "tuyệt đại đa số" người Việt ở địa phương ủng hộ việc lập ra một vùng mà ông mô tả là "phi cộng sản".

'Cô lập chính trị'

Cây viết David Whiting của Orange Counter Register hôm 4/12 đã đặt câu hỏi "Liệu không khuyến khích các chuyến thăm chính thức của Việt Nam có phải là cách làm ngoại giao khôn ngoan?"

Tác giả nói có những lý do lịch sử đưa đến quan điểm hiện nay của cộng đồng Việt Nam ở Orange County trong đó có chuyện nhiều người mất thân nhân ở Việt Nam, 165.000 người chết trong trại cải tạo sau chiến tranh, hàng ngàn người bị hành hạ, tra tấn.
"Làm sao chúng tôi có thể nói chuyện với họ nếu họ vẫn cứ vi phạm nhân quyền, nếu họ vẫn bắt người?"
Trí Tạ, người sẽ tuyên thệ nhậm chức Thị trưởng Westminster trong tuần tới

David Whiting đặt câu hỏi liệu các nhà lãnh đạo cộng đồng có cần đóng vai trò khác với các thành viên của cộng đồng hay không.

Cây viết nói quyền thị trưởng Dina Nguyễn đã dẫn cả lời cựu Tổng thống Abraham Lincoln để bảo vệ cho quan điểm của chính quyền thành phố Garden Grove.

Nhưng David Whitting cũng chỉ ra rằng chính Lincoln, người đại diện cho Liên hiệp miền Bắc trong cuộc nội chiến 1861-1865 đã có quyết định để cho những tay súng của Liên hiệp miền Nam trở về với gia đình bất chấp chuyện họ đã gây ra cái chết của 625.000 người Mỹ.

Tác giả nói quyết định của Lincoln không giúp cải thiện nhân quyền nhưng đã bắt đầu quá trình hòa giải kéo dài cho tới hôm nay.

David Whitting cũng dẫn báo cáo của Human Rights Watch nói bản thân Hoa Kỳ cũng "tiếp tục có những chính sách lạm dụng [quyền lực] để trấn áp khủng bố trong đó có việc giam giữ vô thời hạn và duy trì các phiên xét xử có vấn đề của tòa án binh tại Guantanamo Bay" và "hệ thống luật hình sự bị ảnh hưởng xấu bởi khác biệt chủng tộc và những bản án nặng nề."

Vấn đề tác giả đặt ra là vậy người ta sẽ phải có phản ứng thế nào trước những phán xét về tình trạng nhân quyền của những nước khác nhau.

Nhưng câu hỏi chính được đưa ra là liệu các nhà lãnh đạo phải đi đầu hay đi theo cộng đồng khi ra các nghị quyết ảnh hưởng tới quan hệ quốc tế và liệu cộng đồng ở Orange County và cả người dân ở Việt Nam sẽ được lợi hơn vì sự cô lập chính trị?

Quá khứ...

Nhìn vào lịch sử hàng ngàn năm của Việt Nam, sự tồn tại của cả Đảng Cộng sản và cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ chưa phải là dài.

Đảng Cộng sản ra đời đầu năm 1930 và 45 năm sau cộng đồng người Việt đáng kể bắt đầu hình thành tại Hoa Kỳ sau cuộc chiến mà trong đó hàng triệu người Việt và 58.000 lính Mỹ thiệt mạng.

Hiện có khoảng hơn ba triệu đảng viên Cộng sản trong khi cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ có hơn 1,5 triệu thành viên theo Bấm thống kê của Hoa Kỳ năm 2010, tăng gần 40% so với 10 năm trước và có dự đoán không chính thức cho là sẽ đạt tới bốn triệu vào năm 2030.

Giáo sư Bấm Hiền Đức Đỗ từ San Jose State University nhắc lại trong một nghiên cứu về cộng đồng người Việt rằng có tới 54% người Mỹ phản đối việc nước này nhận người Việt nhập cư trong khi chỉ có 36% tán thành, theo thăm dò của Gallup vào tháng Năm năm 1975.

Lý do chính là người Mỹ sợ họ sẽ mất công ăn việc làm vào lúc nạn thất nghiệp đang ở mức hơn 8% và cũng sợ chính phủ sẽ bỏ quá nhiều tiền để giúp dân nhập cư vào lúc Hoa Kỳ đang chịu suy thoái kinh tế.

Cũng theo Giáo sư Hiền, số người Việt ở Hoa Kỳ trước năm 1975 chỉ khoảng 15.000 người, đa số là sinh viên sang học hay vợ của lính Hoa Kỳ.

Bất chấp chính sách phân tán người Việt của chính phủ Hoa Kỳ, một số bang vẫn có số lượng người Việt lớn trong đó có California, Texas, Louisian, Washington, Virginia và Pennsylvania

...và tương lai

Ông Nguyễn Ngọc Thịnh, người lập ra Đảng Dân chủ Hoa Kỳ ở Việt Nam, nói ông nhận thấy một thay đổi đáng kể trong cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ.

Trong cuộc bầu cử Tổng thống mà ứng viên Đảng Dân chủ Barack Obama thắng cử, lần đầu tiên có nhiều người Mỹ gốc Việt bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ hơn so với Đảng Cộng hòa, đảng được cộng đồng xem là ủng hộ mạnh mẽ hơn cho chế độ Việt Nam Cộng hòa trước đây và cho các giá trị dân chủ và nhân quyền trên thế giới.

Ông Thịnh, người tới Hoa Kỳ từ năm 1975, và lần đầu tiên về lại Việt Nam hồi năm 1990, nói ông nhận thấy có những tiến bộ về tình hình nhân quyền ở Việt Nam cho dù còn "quá chậm".
"Đó là chính sách không có lợi và bắt nguồn từ sự hận thù và lo sợ hơn là suy nghĩ chín chắn."
Ông Nguyễn Ngọc Thịnh, doanh gia và người lập ra Đảng Dân chủ của Hoa Kỳ ở Việt Nam

Vị doanh gia đang hoạt động ở thành phố Hồ Chí Minh cũng nói giới trẻ trong cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ cũng có cái nhìn như ông và trong khi những người "chống đối cực đoan" có giảm đi nhưng số người muốn có thay đổi ở Việt Nam và phản đối các trấn áp nhân quyền lại tăng lên.

Nhưng ông nhận định việc phản đối các quan chức Cộng sản tới thăm Hoa Kỳ chỉ là quan điểm của cộng đồng người Việt của một số nơi chứ không phải của tất cả cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ.

"Đó là chính sách không có lợi và bắt nguồn từ sự hận thù và lo sợ hơn là suy nghĩ chín chắn.

"Chúng ta có thể không đồng ý với những gì người khác nói nhưng cũng nên nghe họ," ông Thịnh nói.

Vị doanh gia có nhiều năm làm việc tại Việt Nam cũng nói giới trẻ trong cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ không có các "suy nghĩ nằm trong cộng đồng" mà hướng tới các giá trị quốc gia và thế giới.

Ông nói ông cũng nhận thấy điều tương tự ở giới trẻ tại Việt Nam.

Điều này tạo hy vọng trong tương lai sẽ có một sự hòa giải và hòa hợp trọn vẹn giữa thế hệ lãnh đạo mới của Việt Nam và giới trẻ cấp tiến trong cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ.
Nguyễn Hùng
bbcvietnamese.com

Trung Quốc bị điểm kém trên bảng chỉ số tham nhũng toàn cầu

Tân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói nếu cứ để cho tham nhũng lan tràn thì đảng CS phải đối mặt với nguy cơ bất ổn nghiêm trọng

05.12.2012

Trung Quốc bị cho điểm kém trên bảng chỉ số tham nhũng hàng năm, nêu bật một vấn đề ngày càng tệ hại thêm mà các nhà lãnh đạo của Ðảng Cộng sản đã thừa nhận là có thể ảnh hưởng đến việc nắm giữa quyền lực của họ.

Bản chỉ số Minh bạch Quốc tế đo mức độ tham nhũng nhà nước một lần nữa xếp Trung Quốc ở vào mức thấp - thứ 80 trên tổng số 176 nước nơi có tình trạng các quan chức nhận hối lộ được đánh giá mức độ.

Trung Quốc xếp thứ 75 trên bảng chỉ số năm ngoái.

Phúc trình phổ biến hôm thứ Tư nói rằng tình trạng tham nhũng ở Trung Quốc được dư luận ghi nhận là tệ hơn Ả Rập Xê-Út, những đỡ hơn các nước Cộng sản khác như Việt Nam và Bắc Triều Tiên.

Bắc Kinh chỉ nhận được 39 điểm trên mức tổi đa là 100 điểm của cuộc khảo sát.

Ðảng Cộng sản Trung Quốc thề quyết bài trừ nạn tham nhũng trong chính phủ, nổi bật qua nhiều vụ tai tiếng được nhiều người chú ý, có liên quan đến các nhân vật cấp cao.

Phúc trình năm 2012 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế về tham nhũng

​​Tháng trước, truyền thông nhà nước trích lời tân Chủ tịch sắp lên cầm quyền của Trung Quốc là ông Tập Cận Bình nói rằng nếu cứ để cho tham nhũng lan tràn thì đảng sẽ đứng trước nguy cơ bất ổn nghiêm trọng, hoặc sẽ không còn đảng và nhà nước nữa.

Trong khi đó, truyền thông nhà nước hôm nay nói rằng một quan chức cấp cao khác đang bị điều tra về tội tham nhũng.

Tân Hoa Xã loan tin là Phó Bí Thư tỉnh Tứ Xuyên Li Chuncheng đang bị ủy ban giám sát tham nhũng điều tra. Nguồn tin không đề cập tới bất cứ hành động sai phạm nào.
 
Bắc Kinh nói một con số đáng kinh ngạc giới chức đảng, lên tới 600,000 người đã dính líu vào những hoạt động liên quan tới tham nhũng, tính từ năm 2007. Trong số này, chỉ có 200,000 người bị mang ra tòa truy tố.

Tuy nhiên nhiều nhà quan sát nói sẽ khó có tiến bộ trong các nỗ lực bài trừ tham nhũng, một phần vì tình trạng thiếu độc lập tại các tòa án Trung Quốc, vốn chịu sự chi phối nặng nề của Ðảng Cộng Sản Trung Quốc.
VOA

Trung Quốc đả kích kêu gọi cải cách của luật sư Trần Quang Thành

Luật sư bất đồng chính kiến khiếm thị Trần Quang Thành.

05.12.2012
Báo chí do nhà nước kiểm soát của Trung Quốc đã phản ứng một cách giận dữ trước lời kêu gọi đưa ra tuần này của nhà hoạt động Trần Quang Thành, thúc giục  các tân lãnh đạo Trung Quốc bảo vệ nhân quyền và đi theo con đường cải cách chính trị của Miến Điện.

Một bài xã luận đăng trên tờ Hoàn cầu Thời báo của Đảng Cộng sản đã bác bỏ lời phát biểu được  thu băng video của luật sư bất đồng chính kiến khiếm thị, coi đó là ‘một bài diễn thuyết rõ ràng mang tính cách dạy đời’ mà dân chúng Trung Quốc ‘gần như không chú ý tới.”

Phát biểu kéo dài 10 phút của ông Trần, được tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Mỹ, ChinaAid đưa lên trang Youtube hôm Chủ Nhật, thúc giục Chủ tịch sắp nhậm chức Tập Cận Bình bảo vệ nhân quyền và thực thi các cải cách chính trị nếu không sẽ vấp phải nguy cơ ‘một cuộc chuyển đổi bạo lực’.

Luật sư tự học, hiện sống lưu vong với gia đình tại New York, nói rằng nếu Tổng thống Miến Điện Thein Sein có thể phóng thích những người như khôi nguyên giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi, thì ông Tập cũng có thể phóng thích các tù nhân lương tâm của Trung Quốc.

Nhưng tờ Hoàn cầu Thời báo nói rằng Miến Điện không phải là một mô hình tốt cho Trung Quốc, và nhấn mạnh rằng Bắc Kinh cũng đang thực cải cách chính trị của riêng mình. Tờ báo cũng ca ngợi những người thúc đẩy dân chủ hóa "trong khuôn khổ pháp luật’. Điều này rõ ràng là một sự phê bình đối với hoạt động nổi tiếng của ông Trần, chống tình trạng cưỡng bức phá thai và các vụ lạm dụng khác.

Ông Trần đang trải qua 19 tháng trong tình trạng bị quản thúc tại gia thì ông đã thực hiện một cuộc đào thoát táo bạo tới Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh hồi tháng Tư, gây ra một cuộc tranh cãi ngoại giao giữa Bắc Kinh và Washington. Rốt cuộc, ông đã được cho phép đi du học ở Mỹ cùng với vợ và các con.

Quan điểm của tờ Hoàn Cầu thời báo thường thể hiện ý kiến của giới chức. Tờ này nói rằng ảnh hưởng của ông trần đã bị suy giảm kể từ khi ông rời bỏ quê hương mình.  Tờ báo này nói rằng điều đó giống với ‘vầng hào quang giảm dần’ của các nhà hoạt động khác sau khi họ rời bỏ tổ quốc.

Tờ báo cũng nhắm vào uy tín của ông Trần và đặt câu hỏi về nguồn thu nhập của ông ở Mỹ. Tờ báo nói rằng một số nhà hoạt động Trung Quốc ở nước ngoài ‘không thật sự độc lập như họ tỏ ra’, và nói rằng việc họ rời Trung Quốc đồng nghĩa với việc họ có thể quên thực tế tại nước này.

Lời kêu gọi qua video được đưa ra sau vụ kết án cháu ông Trần Quang Thành là Trần Khả Quý 3 năm tù giam về tội tội hành hung, nhưng lại được xem là một sự trả đũa của giới chức địa phương vì họ cảm thấy tức giận vì cuộc đào thoát táo bạo khỏi tình trạng quản thúc tại gia của người chú.

Tổ chức Human Rights Watch gọi vụ xử ông Trần Quang Quý là ‘vội vã và không công bằng’, cho thấy ‘nó có những dấu ấn đáng lo ngại như việc đàn áp ông Trần Quang Thành, đó là việc biệt giam, không cho lựa chọn luật sư và một phiên tòa kín, bị chính trị hóa’.
VOA

Bùi Tín - Khẩu khí - thước đo dư luận

Từ trái: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (giữa) và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang

05.12.2012

Uy tín xã hội của một chính quyền luôn là một yếu tố quyết định cho sự vững mạnh của chính quyền ấy. Ở các nước dân chủ, các tổ chức thăm dò dư luận thường đưa ra chỉ số tín nhiệm của chính phủ mỗi nửa tháng hay mỗi một tháng. Chẳng hạn chỉ số tín nhiệm của chính phủ Pháp Marc Ayrault trong tháng 7 là 42 %, tháng 9 tụt xuống còn 38 %, và tháng 10 là 32%, một sự sa sút đáng lo ngại. Chỉ số tín nhiệm có được do hãng thăm dò đặt hàng chục câu hỏi về đủ loại vấn đề cho chừng 1.000 công dân thuộc nhiều địa phương, hạng tuổi, nam, nữ, nghề nghiệp.

Ở Việt Nam việc thăm dò dư luận từng được đặt ra một thời, có cả một viện thăm dò dư luận, nhưng cơ quan này chưa thấy hoạt động thì bị chết yểu, vì bị lãnh đạo cho là nguy hiểm cho chế độ.

Do thiếu hoạt động thăm dò dư luận, tình hình trong nước hiện nay đang bế tắc. Các giải pháp dân chủ không có điều kiện để phát huy vì không có nền văn hóa pháp trị, không có nền văn hóa tự trọng, không có nền văn hóa từ chức. Thế nhưng vẫn có lối thoát, để những giận dữ, uất ức, khinh bỉ của dân gian được biểu thị. Đó là khẩu khí của mọi tầng lớp nhân dân. Chỉ cần tinh ý để ghi nhận, tập họp và phổ biến. Cũng là một kiểu thước đo của dư luận.

Xin hãy nghe khẩu khí của tướng Đặng Quốc Bảo, nguyên hiệu trưởng Trường Kỹ thuật Quân sự, nguyên Bí thư thứ nhất Đoàn Thanh niên CS, được thanh niên thủ đô Hà Nội rất cảm mến. Nổi tiếng là có tư duy độc lập, thẳng thắn, bộc trực, ngay từ năm 1986 Tướng Bảo đã nhận định là chủ nghĩa xã hội kiểu Mác-xít đã đổ vỡ, Việt Nam phải sớm chuyển sang chế độ tư bản pháp quyền. Trong một bài viết được ông Nguyễn Thanh Giang giới thiệu trên mạng Dân làm báo, Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, đã «tóm tắt» một cuộc mạn đàm với tướng Đặng Quốc Bảo. Sau khi được nghe tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói chuyện ở Cuba về kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin và ngay ngày hôm sau bị cấm cửa vào Brazil, ông Bảo đã có những nhận định gay gắt. Gọi Nguyễn Phú Trọng bằng "hắn", ông Bảo nói: "Nguyễn Phú Trọng là tác giả viết ra Cương lĩnh của đảng CS Việt Nam, đi ngược lại trào lưu thế giới. Hắn định đem ra truyền bá trong thiên hạ, cho rằng sẽ được toàn bộ Châu Mỹ la tinh hoan nghênh. Hắn đinh ninh họ đang lúng túng, nhất định sẽ đón nhận ‘kinh nghiệm thành công’ của Việt Nam. Hắn đã nhầm to. Tham vọng của hắn rất lớn. Do chủ nghĩa cá nhân trong con người hắn chi phối nên hắn nói toạc toàn bộ nội dung ý đồ chiến lược sai lầm để tạo thế, tạo cơ sở sức mạnh để tiến hành thanh trừng nội bộ. Kết quả là hắn đã quá nhầm, hắn đã thất bại toàn diện rất thảm hại".

Hãy nghe nhà luật học Lê Hiếu Đằng, một người lãnh đạo của Mặt trận Tổ Quốc do đảng CS lập nên, nhận xét rằng "phiên tòa tuyên án 2 nhạc sỹ Anh Bình và Việt Khang 6 và 4 năm tù giam là một phiên tòa phát xít".

Sau phiên tòa, nhiều luật sư và bloger tự do đã lập tức yêu cầu điều tra, tố cáo, phát đơn kiện thẩm phán Vũ Phi Long, người bị vạch mặt là "thẩm phán mặt đen phát xít" trong vụ án trên, phản bội lời thề cầm cân luật pháp một cách công bằng, tuyệt đối không được theo một sức ép nào khác, cảnh cáo mọi chánh án trong tương lai, làm cho mọi thẩm phán tay sai bạo quyền phải cảm thấy nhục trước vợ con, họ hàng, láng giềng và đồng nghiệp của mình, bị lên án, tẩy chay, khinh bỉ mỗi khi xuất hiện trước công chúng.

Khẩu khí cũng thay đổi với tướng Công an Lê Hồng Anh, khi bài viết trên các blog gọi ông ta là ông "Út Heo, Út Lợn, Út Hề Hề, Út Tạ", hoàn toàn vô tư lự, khi cả lực lượng công an sa đọa giết người, chửi dân, cướp đất, hiếp dâm, bị dân coi là đại họa của dân, sỹ quan lên cấp lên lương nhanh và nhiều gấp đôi, gấp ba quân đội.

Hãy nghe khẩu khí nhà thơ trẻ Bùi Chí Vinh trong bài thơ Tuyên Ngôn Của Một Người Làm Thơ Cựu Chiến Binh:

  Quý vị cứ việc chơi gôn cứ việc sắm sửa phi cơ
  Cứ đầu cơ địa ốc cứ kiếm tiền vi vút...
 …

  Quý vị cứ việc chà đạp lên quyền làm người xuất sắc
  Cứ hung hăng như Gaddafi trước khi rúc vô ống cống đê hèn
  Quý vị cứ việc xem dân nghèo như rơm như rác
  Nhưng lúc đường cùng đừng năn nỉ tôi nghen!
      ...

      Quý vị phải như vậy mới là quý vị
      Vô cảm vô lương vô đạo đức vô thần
      Tôi rách rưới như một thằng thi sĩ
      Nhưng hiểu thế nào là sức mạnh nhân dân!

Còn có khẩu khí khác tuy hình thức nhã nhặn mà đau hơn hoạn cho kẻ bị chất vấn, khi nhà sử học Dương Trung Quốc đứng giữa hội trường quốc hội dõng dạc đặt ra 2 câu hỏi:

1- Phải chăng thủ tướng đã nặng trách nhiệm với đảng, nhẹ trách nhiệm với dân?

2- Thủ tướng có định khởi đầu thực hiện nền văn hóa từ chức của một xã hội văn minh?

Vậy mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - còn được blog Quan Làm Báo gọi là "Ba Dê, anh Y tá, anh Ba Chìm Tàu Vinashin, hoặc đồng chí X, anh Ba Ếch" - vẫn khăng khăng biện bạch, đại ý: "Tôi không xin đảng, cũng không thoái thác, luôn vâng theo mọi sự phân công của đảng, nay đảng bảo tôi làm tiếp, tôi xin chấp hành. Ý ông muốn nói: Mọi sự là do đảng hết, tôi có bám quyền đâu, tôi xin đảng kỷ luật tôi, đảng không kỷ luật, bảo tôi cứ làm tiếp, cho nên tôi phải phục vụ tiếp".

Một khẩu khí nổi bật nữa là khi chính các đảng viên CS kỳ cựu nhận định về ông Tô Huy Rứa ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đảng, người cầm đầu bộ máy tổ chức của đảng và nhà nước, trực tiếp lựa chọn mọi viên chức cao cấp cho bộ máy. Hãy nghe tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên chánh văn phòng Bộ Công an Lê Hồng Hà và cựu đảng viên Phạm Đình Trọng nhận xét chuyện sau khi nhậm chức, ông Rứa đưa ngay cô con gái 24 tuối vừa học qua khoa báo chí vào chức vụ giám đốc, cầm đầu một công ty quốc doanh lớn có hàng vạn thành viên chuyên về xây dựng.

Ông Rứa là người tỏ ra không hiểu biết mảy may về khoa học, nghệ thuật và nền văn hóa tổ chức hiện đã đạt mức tiền tiến. Cái dốt nát và bệnh cá nhân của ông ta tự biến thành kẻ phá hoại đảng một cách có hệ thống và nghiêm trọng nhất, mà không một lực lượng chống đối nào có thể phá nổi đến thế.

Những khẩu khí chưa từng có kể trên lẽ ra phải làm cho các ủy viên Bộ Chính trị giật mình. Lẽ bình thường là phải như thế. Cái đáng sợ, và đáng lo cho vận nước là các vị «đại tư bản đỏ» ở thượng đỉnh quyền lực đã đánh mất phản xạ tự nhiên của con người là biết đỏ mặt, biết hổ thẹn, quên rằng danh dự và nhân cách là của quý báu hơn hết trên đời.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Nguyễn Hưng Quốc - Một lời thú nhận thật thà

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang.

05.12.2012

Trong những năm gần đây, trong giới lãnh đạo Việt Nam, ông Trương Tấn Sang nổi bật hẳn lên như một người cầm ngọn cờ đầu trong công cuộc chống tham nhũng. Tôi không biết gì về chuyện ông có tham nhũng hay không, có lợi dụng chức quyền của mình để làm giàu cho bản thân và cho gia đình hay không. Với những chuyện ấy, thú thực, tôi hoàn toàn mù tịt. Tôi không có điều kiện để tìm hiểu và cũng không mấy tò mò tìm hiểu. Tôi chỉ biết, qua các bài tường thuật trên báo chí trong nước, thời gian gần đây, khi tiếp xúc với dân chúng, ông hay nhấn mạnh một số điểm:

Một, ông thừa nhận tham nhũng là một hiện tượng phổ biến, không phải chỉ là một con sâu, mà là cả một bầy sâu, sau đó, ấn tượng hơn, ông tuyên bố: đó là cả một tập đoàn sâu.

Hai, ông cũng thừa nhận nạn tham nhũng ấy là một đại hoạ của đất nước: Một con sâu đã làm rầu nồi canh; cả một bầy sâu thì đất nước còn gì nữa?

Ba, ông dõng dạc tuyên bố là ông quyết tâm chống tham nhũng. Ông hứa hẹn là “Khi thấy mình nhu nhược thì tôi sẽ làm đơn xin nghỉ […] Thậm chí khi về quê, tôi sẽ trả lại nhà cho Đảng. Nhà tôi nhỏ thôi, 51 mét vuông, khi về hưu dứt khoát tôi không lấy một mét vuông đất nào.”

Và bốn, ông kêu gọi mọi người cùng quyết tâm chống tham nhũng.

Về ba điểm đầu, trên nguyên tắc, không có gì đáng bàn. Làm lãnh tụ, nói năng như thế cũng phải. Nó phản ánh đúng, dù chỉ một phần, thực trạng của đất nước. Và, nó dễ làm mát lòng dân, những người từ lâu đã là nạn nhân hoặc ít nhất chứng nhân của nạn tham nhũng vốn đang hoành hành và tàn phá đất nước ở mọi cấp với mức độ rất đáng sợ.

Vấn đề là: Họ có làm được những gì họ nói hay không? Trước, Hồ Chí Minh đã nói đến chuyện chống tham nhũng. Rồi Lê Duẩn. Rồi Trường Chinh. Rồi Nguyễn Văn Linh. Rồi bao nhiêu đời Tổng bí thư và Chủ tịch nước đã nói về cái vấn đề mà người ta cho là quan trọng và khẩn cấp ấy. Trong bài “Thế bao giờ mục đích chính là bắt sâu?”, nhà văn Nguyễn Quang Lập nhắc lại một nhận định của Lê Khả Phiêu, lúc đang còn là Tổng bí thư, khi nói về tham nhũng: “Thực trạng đã nặng lắm rồi, như căn bệnh ung thư.” Từ mấy chục năm nay, đảng Cộng sản Việt Nam chống lại tập đoàn sâu hay cái căn bệnh ung thư tham nhũng ấy ra sao? Trương Tấn Sang thừa nhận “Chưa làm được bao nhiêu”.

Bởi vậy, điểm thứ tư ở trên mới là quan trọng: Làm sao để chống tham nhũng? Trong các bài phát biểu gần đây, Trương Tấn Sang nói đến hai biện pháp chính:
Thứ nhất, thông qua cơ chế, đặc biệt với quyết định Quốc Hội và các Uỷ ban nhân dân sẽ bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người lãnh đạo cao cấp nhất từ trung ương xuống địa phương. Ông hứa hẹn: “Nếu làm tốt, đúng đắn, có hiệu quả chắc chắn sẽ xoay chuyển tình thế.”

Có lẽ tự biết là chả mấy ai tin tưởng vào cái cơ chế ấy (xin lưu ý chữ “Nếu” trong câu trên), Trương Tấn Sang chuyển sang biện pháp thứ hai: Khuyến khích dân chúng tích cực tố giác tham nhũng.

Nhưng ở đây lại có hai vấn đề: một, làm cách nào để bảo đảm việc tố giác ấy sẽ được giải quyết thoả đáng và có hiệu quả; và hai, làm sao để tránh tình trạng những người tố giác khỏi bị trù dập?

Đó là hai vấn đề được dân chúng phát biểu nhiều nhất trong các buổi Trương Tấn Sang tiếp xúc với cử tri.Với hai vấn đề ấy, Trương Tấn Sang nêu lên hai biện pháp giải quyết:

Thứ nhất, ông tin vào sức mạnh của đám đông. Ông kêu gọi: “Bà con làm ơn làm phước mạnh dạn, thẳng thắn chỉ ra kẻ tham nhũng, kẻ suy thoái, biến chất trong một bộ phận lớn có chức có quyền”. Rồi ông nhắn nhủ:Nếu người dân không tin chính quyền địa phương hoặc phát hiện nhưng không ai giải quyết thì hãy gửi đơn cho chúng tôi.” Ông khẳng định: “Một người có thể bị trù úm, mươi người có thể bị trù úm, nhưng cả dân tộc này cùng chống tham nhũng thì không có gì phải sợ.”

Thứ hai, ông tin tưởng vào lý tưởng và đạo đức. Ông kể: “Tôi biết có anh em thân cô, thế cô bị trù úm. Tôi nói thật, cá nhân chúng tôi trong quá trình làm cách mạng cũng từng bị trù dập. Họ dùng công cụ là không cho mình lên chức, lên lương.” Nhưng rồi ông đề ra ngay liệu pháp: “Mình không cần những thứ đó thì người ta không còn công cụ nào để khống chế mình.”

Hai biện pháp ấy không có gì mới mẻ. Và cũng không có gì bảo đảm là có hiệu quả. Chúng chỉ là những lời kêu gọi suông. Tuy nhiên, vấn đề là: Khi sử dụng hai biện pháp ấy, Trương Tấn Sang, với tư cách Chủ tịch nước và Ủy viên Bộ chính trị, một trong ba bốn người được xem là có quyền lực nhất nước, tự thú nhận là mình đã bất lực. Tại sao ông cần dân chúng tố giác tham nhũng trong khi bằng chứng của tham nhũng đã rành rành, sờ sờ, tràn lan ra đấy? Ở khắp nơi. Một số chính phủ ngoại quốc, đặc biệt là Nhật và Úc, đã từng nêu lên nhiều trường hợp tham nhũng ở Việt Nam với những bằng chứng không thể chối cãi được, tại sao ông không sử dụng chúng để trừng trị tham nhũng? Ông nói đến sức mạnh của lý tưởng và đạo đức, hai yếu tố giúp người ta vượt qua sự sợ hãi khi đương đầu với tham nhũng, nhưng tại sao chính ông lại vẫn chỉ dám nói đến “đồng chí X” nào đó thay vì thẳng thắn vạch mặt chỉ tên cái kẻ đứng đầu trong các tập đoàn tham nhũng tại Việt Nam?

Mà không phải chỉ một mình Trương Tấn Sang. Cả Bộ Chính trị và Trung ương đảng Cộng sản cũng bó tay.

Tất cả đều bất lực.

Ông Trương Tấn Sang, khi hăng hái hô hào chống tham nhũng, đã thừa nhận sự bất lực ấy.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Thuyết đấu trí

2012-12-05
Trong một chương trình chuyên đề cách đây hai tuần, chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa đã trình bày các xảo thuật thương thuyết của Trung Quốc.
(AFP photo) Nhà toán học Thomas C. Schelling nói chuyện với sinh viên tại trường Đại học Maryland sau khi ông được trao giải thưởng Nobel Kinh tế cho việc sử dụng lý thuyết đấu trí để giải quyết xung đột hôm 10 Tháng 10 năm 2005.

Nội dung của tiết mục này được nhiều thính giả chú ý, và câu hỏi được nêu ra là các nước có thể làm gì để ứng phó với động thái của lãnh đạo xứ này?

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Hôm 21 Tháng 11 vừa qua, ông có phân tích các thủ thuật đàm phán ngoại giao và thương thuyết kinh tế của lãnh đạo Trung Quốc với nhiều nhận xét gây chú ý về nỗi khó khăn của các nước trong tiến trình hợp tác với Bắc Kinh. Trong hoàn cảnh đó, thưa ông, thính giả của chúng ta muốn biết các nước đối tác có thể làm gì khi thương thuyết với Trung Quốc hầu bảo vệ được quyền lợi của họ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Để tìm hiểu câu trả lời, tôi xin tự giới hạn trong phạm vi thương thuyết về kinh tế hay kinh doanh hơn là về ngoại giao. Nhưng cũng xin nhấn mạnh từ đầu, rằng mọi việc thương thuyết dù là ngoại giao hay kinh tế, đều bị chi phối bởi chính trị, là yếu tố mà ta không thể xao lãng. Khi nói đến chính trị, ta không quên rằng kinh tế chính là chính trị, và trước Marx trăm năm, có lẽ cha đẻ của môn kinh tế học là Adam Smith đã sớm nói đến "kinh tế chính trị học". Cho nên khi đàm phán về kinh tế hay kinh doanh, về các hồ sơ người ta gọi là "vĩ mô" hay "vi mô", chúng ta không thể bỏ qua yếu tố chính trị.

Sở dĩ như vậy, và đây là chuyện đáng lưu ý nữa, các nước nói chung đều tham gia hợp tác và đàm phán cho việc hợp tác trong môi trường lý tưởng là có pháp quyền, với tinh thần minh bạch tôn trọng các luật lệ và cam kết. Sự thể thực tế thường không được như vậy và càng không hề có với Trung Quốc. Một thí dụ cụ thể là chủ trương của Bắc Kinh trong các hợp đồng khai thác và mua bán một sản phẩm tối cần thiết cho công nghiệp là đất hiếm, khi họ sẵn sàng bội tín để ấn định hạn ngạch xuất khẩu hoặc thay đổi giá biểu đã cam kết trước đó. Khi các nước phải tìm ra nguồn cung cấp khác về đất hiếm thì Bắc Kinh liền đổi giọng. Chính là sự yếu kém của các nước cũng tạo ra sức mạnh thương thuyết của Trung Quốc.

Vũ Hoàng: Ông nói như vậy thì ai cũng ngại, nhất là ở tại Việt Nam vì là một nước láng giềng nghèo và yếu hơn, đang bị Trung Quốc uy hiếp về nhiều mặt, lại do một đảng Cộng sản lãnh đạo mà đảng này lại coi lãnh đạo Bắc Kinh như một đồng chí về ý thức hệ.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng đúng thế, nhưng cũng chính vì vậy mà mình càng phải nói ra để thấy được đâu là nguyên nhân và đâu là hậu quả khi phân tích nghệ thuật đàm phán hay đấu trí với Trung Quốc.

Vũ Hoàng: Ông nói đến "đấu trí" vì nghĩ rằng việc đàm phán chính là đấu trí?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa ông, câu trả lời của tôi gồm có hai phần, truyền thống và hiện đại.

Thứ nhất là về truyền thống thì người Việt đã có hơn hai ngàn năm đấu trí để tồn tại và còn giành lại độc lập sau ngàn năm Bắc thuộc. Kinh nghiệm tích lũy đó đã trở thành một phần hồn của dân tộc và là một kho kiến thức của tập thể mà mình nên nhắc lại và giáo dục cho các thế hệ. Phải nói rằng ít có dân tộc nào lại có nhiều kinh nghiệm ứng xử trong một chiều dày văn hóa và lịch sử như vậy. Cho nên những gì đang xảy ra từ mấy chục năm nay, từ khi có đảng Cộng sản Việt Nam được thành hình trong lãnh thổ của Trung Quốc, chỉ là một giai đoạn ngắn mà thôi.

Thứ hai và về chuyện hiện đại thì tôi muốn nhân dịp này nhắc đến giải Nobel Kinh tế năm 1994 của ba học giả được giải thưởng vì lập ra một học thuyết về cách đấu trí. Người ta hay gọi đó là "thuyết trò chơi" do phiên dịch chữ "game theory" mà tôi xin phép dịch khác đi thành "thuyết đấu trí". Nếu áp dụng thuyết này thì ta có thể nhìn ra cách đàm phán thắng lợi với Trung Quốc.

Thuyết đấu trí là gì?

000_APH2003021833266-250jpg.jpg
Nhà toán học John Nash được trao giải Nobel Kinh tế vào năm 1994. AFP photo

Vũ Hoàng: Quả là ông hay có lối dẫn nhập hấp dẫn! Ông nói rằng có một thuyết đấu trí đã được giải Nobel về kinh tế trong khi đa số chúng ta thường chỉ nghĩ đến thuyết trò chơi trong phạm vi toán học thôi. Rồi ông còn cho rằng ta có thể áp dụng thuyết này khi đàm phán với Bắc Kinh. Đầu tiên, xin ông trình bày khái quát và thật dễ hiểu nội dung của cái thuyết đấu trí này.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết, để các thính giả trẻ tuổi hay những ai quan tâm có thể tìm lên ngọn nguồn, xin nói rằng ba học giả đã lãnh giải Nobel Kinh tế 1994 là nhà toán học John Nash, và hai kinh tế gia là John Harsanyi người Mỹ gốc Hung-Áo và Reinhard Selten người Đức gốc Do Thái. Thuyết đấu trí của họ về sau được gọi là "Mô hình Nash/Harsanyi" vì ông Nash viết ra khi còn là sinh viên toán và ông Harsanyi giải thích cho tinh vi hơn về mặt tâm lý và kinh tế.

Về nội dung thì tôi xin được tóm lược với ví dụ minh diễn như sau. Thứ nhất, cuộc đấu trí hoặc đàm phán có nhiều đối tác chứ không chỉ có hai người, thí dụ như Hiệp hội 10 Quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn và Hoa Kỳ, tức là có 14 nước. Trong tập thể ấy, hãy tưởng tượng đến giải pháp thương thuyết của từng cặp hai nước, ví dụ như Mỹ với Việt Nam, Miên với Lào, Nhật với Trung Quốc, căn cứ trên quan hệ song phương của họ. Bước thứ ba là nghĩ đến thế liên kết đa phương để từng nước tranh thủ hay đấu tranh với nhau, ví dụ như giữa ba nước dân chủ theo kinh tế thị trường là Mỹ, Nhật, Hàn, hoặc giữa ba nước Đông Dương Việt, Miên, Lào bên cạnh Trung Quốc. Từ đó thì từng nước hay từng đối tác đã có nhiều chiến lược khác nhau trong tinh thần biến hoá là liên kết hay đối lập với nhau, kể cả chiến lược hăm dọa có thể sử dụng, thí dụ như những thiệt hại khả dĩ xảy ra nếu không đạt nổi đồng thuận.

Vũ Hoàng: Như ông vừa trình bày thì không chỉ có hai xứ, ví dụ như Việt Nam và Trung Quốc, đang đàm phán với nhau mà ngay trong cuộc đàm phán này còn có nhiều nước khác cũng liên hệ và có thể làm thay đổi chiến lược của từng nước. Tức là ta phải nghĩ rộng ra ngoài và vận dụng được các nước khác làm lợi thế thương thuyết của mình vì mở ra nhiều chiến lược khác. Nhưng ông cũng nói đến cả chiến lược hăm dọa, ví dụ như nêu ra những thiệt hại nếu không có thoả thuận và việc đàm phán tan vỡ. Đấy là chuyện gì vậy, thưa ông?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta sẽ trở lại cái điểm hăm dọa ấy vì đấy là nội dung chủ yếu của trò đấu trí này. Tôi xin trình bày tiếp là sau khi tính ra những chiến lược khác nhau mà từng nước có thể áp dụng khi đàm phán thì mình vẫn trở lại chuyện thế và lực. Tức là từng nước phải nghĩ đến các phương tiện kinh tế hay quân sự mà họ có thể huy động được từ bên trong, hoặc vận dụng từ các nước liên kết khác ở vòng ngoài. Thí dụ như trong vụ Hoàng Sa Trường Sa hay việc đầu tư khai thác năng lượng ngoài thềm lục địa của Việt Nam, người ta không chỉ có Hải quân Việt Nam đối diện với Hải quân Trung Quốc có bộ chỉ huy ở huyện Tam Sa mà còn có hải quân của các nước khác, hoặc không chỉ có tập đoàn dầu khí CNOOC của Bắc Kinh với các tổ hợp dầu hỏa Mỹ mà còn có nhiều quyền lợi kinh tế khác của ASEAN, Ấn Độ, Nhật, Nga, v.v...

Bước thứ sáu là trong lối tính toán về huy động và vận dụng ấy, mình phải nghĩ đến quyền lợi có thể chia cho nước khác căn cứ trên sự đóng góp của họ, chứ thế gian không có chuyện hợp tác hay yểm trợ miễn phí. Sau cùng và quan trọng nhất trên một trận thế có rất nhiều giải pháp và chiến lược khả dụng, từng nước phải châm thêm yếu tố rủi ro, hoặc khả năng chịu đựng rủi ro, trong cách tính toán về quyền lợi của mình. Nếu chỉ nghĩ đến giải pháp ta cho là thuận lợi nhất mà không lý đến rủi ro hay thiệt hại thì mình bị nhược điểm duy ý chí trong cuộc đấu trí. Tôi biết là sự tình này rất phức tạp và khi vào cuộc thương thuyết thì phải vẽ ra một trận đồ bát quái.

Trong truyện Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa mà nhiều người Việt mình đã gần như thuộc lòng có đoạn mô tả Gia Cát Khổng Minh giả bệnh mà không lâm triều khiến Hậu chúa Lưu Thiện rất lo sợ vì có sáu đạo quân đang hăm he tấn công Tây Thục. Qua cách thêu dệt của tác giả, ta thấy ra Khổng Minh đã vẽ trong đầu cả một cuộc cờ để đẩy lui sáu đạo quân này. Chuyện hiện đại là ngày nay người ta còn cố gắng định lượng từng yếu tố để cân nhắc rủi ro so sánh với lợi ích của cả trận đồ hầu giảm thiểu được sự chủ quan và nhất là đánh giá đúng sự hăm dọa về thiệt hại.

Nghịch lý của thuyết đấu trí

000_Hkg7588591-250.jpg
Người dân Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc bị công an canh gác chặt chẽ. AFP photo

Vũ Hoàng: Nếu chúng tôi hiểu không lầm thì trong cuộc đấu trí này, người ta cần nghĩ đến nhiều tác nhân chứ không chỉ có hai nước trong cuộc và cái lợi luôn luôn đi cùng cái hại, và yếu tố ông gọi là rủi ro ấy có giữ một vai trò quyết định. Thưa ông có phải như vậy không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa là đúng thế và mô hình đấu trí Nash/Harsanyi nêu ra một nghịch lý đáng chú ý. Đó là người ta thường lầm tưởng rằng trong cuộc đàm phán như vậy, đôi bên đều biết tiến và lùi để sau cùng nhường nhau một phần quyền lợi hầu đạt được một tỷ lệ chia chác hay nhượng bộ quân bình là 50-50, tức là đôi bên cùng có lợi, còn hơn là chẳng được gì, tức là mất cả. Nghịch lý ở đây là trong mọi cuộc đấu trí, duy nhất có một kết quả chung cuộc là tỷ lệ 65-35, tức là một phe lại được nhiều hơn. Ông Harsanyi giải thích nghịch lý mà nhà toán học John Nash tìm ra, đó là vì một phe có khả năng chịu đựng rủi ro thấp hơn và vì sợ mà nhượng bộ nhiều hơn. Chúng ta trở lại khả năng hăm dọa và xảo thuật thương thuyết của Trung Quốc.

Vũ Hoàng: Bây giờ thì có lẽ thính giả của chúng ta hiểu ra cái điểm mà ông nhấn mạnh, đó là sự sợ hãi của các nước, như sợ lỗ, sợ khổ, sợ chiến tranh, mới giúp Bắc Kinh đạt lợi thế. Và xảo thuật thương thuyết của Trung Quốc như ông trình bày kỳ trước là liên tục gây sức ép về đủ loại vấn đề làm đối phương rối trí và mệt mỏi nên không thẩm định được sự rủi ro cho chính xác.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa nôm na là họ biết tháu cáy và dọa già nên có cái thế lớn hơn cái lực, trong khi ấy, ở bên trong họ lại rối trí vì rất nhiều vấn đề nội bộ. Thực chất của vấn đề là Trung Quốc có nền kinh doanh ăn cắp, nền kinh tế ăn cướp và chính sách đối ngoại bá quyền bao trùm lên sự ung thối trong nội tạng mà vẫn cứ làm ra vẻ văn minh hiếu hòa trong đàm phán. Nếu các nước nhìn ra bản chất ấy và không nhượng bộ mà cũng chẳng hãi sợ thì chính lãnh đạo Bắc Kinh sẽ lùi vì họ biết ra và rất khéo vận dụng quy luật "mềm nắn rắn buông".
Nghịch lý ở đây là trong mọi cuộc đấu trí, duy nhất có một kết quả chung cuộc là tỷ lệ 65-35, tức là một phe lại được nhiều hơn.
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Trở lại chuyện Việt Nam, ta thấy lãnh đạo xứ này có mức chịu đựng rủi ro thấp hơn vì sợ bị mất quyền và sẵn sàng nhượng bộ để tìm lợi riêng. Đây không phải là một sự phê phán võ đoán mà là thực tế khi lãnh đạo Việt Nam ngăn cản và cầm tù những ai biểu tình kết án Trung Quốc. Đáng lẽ phản ứng đó của người dân tạo thêm lợi thế quốc gia và quốc tế cho Việt Nam khi cần đàm phán vì phơi bày bản chất của Trung Quốc và dễ huy động công luận thế giới. Lý do là Trung Quốc có nhược điểm là cái danh, là nỗi sợ hãi bị mất thể diện. Và căn bản nhất, kinh tế xứ này rất cần thế giới chứ không thể bế môn tỏa cảng hay tự tung tự tác ở bên trong. Vi thời lượng có hạn, chúng ta sẽ còn nhiều cơ hội khác để đi vào từng chuyện cụ thể.

Vũ Hoàng: Xin cảm tạ chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về cuộc trao đổi này.
Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
 

TT Obama: Kế hoạch thuế của Đảng Cộng Hòa không quân bình

Tổng thống Obama và các Thống đốc bang thảo luận về 'bờ vực tài chánh' tại Tòa Bạch Ốc, 4/12/2012

04.12.2012

Tổng thống Obama nói kế hoạch của Đảng Cộng Hòa để tránh cuộc khủng hoảng tài chánh hôm mùng 1 tháng Giêng vẫn còn không quân bình bởi vì không tăng thuế đối với những gia đình giàu nhất.

Hôm thứ Ba, vị Tổng thống Đảng Dân Chủ mới được tái cử đã nói trong một cuộc phỏng vấn của đài truyền hình Bloomberg rằng kế hoạch này được bênh vực bởi chủ tịch Hạ Viện thuộc Đảng Cộng Hòa, ông John Boehner, sẽ không tăng đủ tiền để cắt giảm nợ nần ngày càng gia tăng của Hoa Kỳ.

Ông Obama lại yêu cầu chấm dứt miễn thuế cho những cặp vợ chồng có thâu nhập 250.000 đô la một năm hay hơn, trong khi gia hạn giảm thuế cho những người có thâu nhập thấp hơn. Ông Boehner và những dân biểu Đảng Cộng Hòa khác muốn gia hạn việc giảm thuế cho tất cả mọi người – trong đó có cả 2 phần trăm những người giầu nhất – và tăng thâu nhập bằng cách cắt giảm hay chấm dứt các khoản khấu trừ thuế phổ biến.

Hoa Kỳ đang phải đối diện với điều chính phủ Washington gọi là một “bờ vực tài chánh,” 600 tỉ đô la cắt giảm chi tiêu bắt buộc và tăng thuế ảnh hưởng tới hầu hết người lao động Mỹ theo quy định sẽ có hiệu lực vào ngày đầu năm mới.

Ông Obama đã yêu cầu áp dụng các khoản thuế mới lên tới 1,6 ngàn tỉ đô la trong thập niên sắp tới, trong khi những người phản đối thuộc Đảng Cộng Hòa tại Hạ Viện đã đề nghị 800 tỉ đô la tăng thuế.

Nhưng Tòa Bạch Ốc và các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Hòa cho tới nay đã không thể đạt được một sự dung hòa hầu chấm dứt tình trạng bế tắc, và bên nọ đã công khai bác bỏ kế hoạch của bên kia. Sau hậu trường các phụ tá của họ đã thực hiện các cuộc thương lượng từng giai đoạn.

Một số nhà phân tích tài chánh tiên đoán rằng Tổng thống Obama và Hạ Viện sẽ không đạt được một thỏa thuận vào cuối năm, và điều đó có thể đưa đất nước vào cuộc suy thoái kinh tế thứ nhì trong vòng ba năm. Nhưng ông Patrick Socci, Trưởng khoa Kinh doanh tại trường Đại học Hofstra ở New York đã nói với đài VOA rằng cuối cùng Tổng thống và những người đối lập chính trị của ông sẽ đạt được một sự dung hòa tương đối.

Trước đây trong ngày, ông Obama đã gặp một nhóm các Thống đốc tiểu bang thuộc cả hai đảng để bàn về nỗ lực giải quyết những tranh chấp về các vấn đề chi tiêu của chính phủ và thuế khóa.

Sáu Thống đốc – ba thuộc Đảng Dân Chủ và ba thuộc Đảng Cộng Hòa – đã nói chuyện với Tổng thống tại Tòa Bạch Ốc và cũng dự trù sẽ gặp các nhà lãnh đạo Hạ viện.

Tại Hoa Kỳ, các tiểu bang nhận được trợ giúp đáng kể từ chính phủ quốc gia, và các Thống đốc đã mưu tìm những câu trả lời cho vấn đề làm sao tài trợ cho các tiểu bang của họ có thể bị ảnh hưởng bởi vụ giằng co tại Washington.
VOA

Hỏi đáp Y học: Chứng loãng xương

Bác sĩ Hồ Văn Hiền

03.12.2012
Thính giả Vân Anh, ở Ðồng Nai, Việt Nam, có câu hỏi như sau:

"Tôi đi đo và được biết tôi bị loãng xương. Khi để bàn tay trong máy đo thì kết quả ra là 6 lần thay vì 10 lần. Tôi muốn hỏi bác sĩ là tôi bị loãng xương như vậy là liệu có bị suốt đời không? Tôi cũng chỉ được thuốc uống với liều lượng một viên một tuần thôi. Tôi cũng muốn hỏi bác sĩ như vậy thì tôi phải uống thuốc suốt đời hay như thế nào?"

Chúng tôi đã chuyển thắc mắc cho bác sĩ Hồ văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:

Bệnh loãng xương - Osteoporosis

Bà Vân Anh, 57 tuổi, Việt nam

1) Bệnh loãng xương là một bệnh về biến dưỡng luỹ tiến (progressive metabolic disease),trong đó mật độ xương giảm xuống quá thấp.

Mật độ chất khoáng trong xương, hay gọi ngắn là “mật độ xương” (bone mineral density, BMD) có nghĩa là lượng xương trong một đơn vị diện tích hoặc thể tích xương. Mật độ này giảm thì cơ cấu (structure) của xương yếu đi, sức chịu đựng của chúng giảm đi, và xương dễ bị gãy mặc dù bị chấn thương không đáng kể lắm,nhất là gãy ở các đốt sống vùng ngực (thoracic spine), vùng eo lưng (lumbar spine), xương háng (hip fracture), và xương cổ tay (wrist fracture). Ở người già gãy xương khớp háng (hip fracture) dễ gây tật nguyền, phải bất động lâu và khả năng gây tử vong cao.

2) Việt Nam : “ở TPHCM và Hà Nội, ở những người trên 50 tuổi, cứ 10 phụ nữ thì có khoảng 3 người bị loãng xương; ở nam, cứ 10 người thì có 1 người bị loãng xương. Dùng số liệu dân số của Việt Nam năm 2010, hiện nay có khoảng 2 triệu nữ và nửa triệu nam trên 50 tuổi đang trong tình trạng loãng xương.”(Nguyễn Văn Tuấn ). Ở Mỹ, người ta ước chừng 12 triệu người mắc chứng loãng xương.(USPSTF, Nhóm Đặc Nhiệm Dịch Vụ Phòng Ngừa Hoa Kỳ)

3) Xương chúng ta là một bộ phận sống động, va thay đổi liên tục theo thời gian và theo nhu cầu cơ thể. Có những tế bào xương gọi là osteoclast có nhiệm vụ phá huỷ xương cũ bỏ đi và thải calcium (vôi) vào dòng máu, và những tế bào xương gọi là osteoblast phụ trách xây dựng xương mới, dùng calcium lấy trong dòng máu.

4) Trong đời người, mật độ xương tăng dần cho đến lúc chừng 20-30 tuổi là lúc xương "đặc" nhất. Được chừng 10 năm, sau đó mật độ xương sẽ giảm từ từ, ở đàn bà nhiều hơn đàn ông, mỗi năm giảm 0,3-0,5%.Ở người phụ nữ,mật độ xương giảm nhanh hơn một phần do phụ nữ có thai và cho con bú, phải chia sẻ nguồn calcium của cơ thể mình với thai nhi, con cái.  Sau khi tắt kinh, trong vòng 5-7 năm, mỗi năm lượng xương (bone mass) giảm nhanh hơn gấp 10 lần (3-5%).

5) Ở Mỹ, USPSTF cũng như Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO) khuyến cáo phụ nữ trên 65 tuổi nên đo mật độ xương (bone densimetry) truy tầm loãng xương (osteoporosis screen), ngoại trừ những phụ nữ có yếu tố nguy cơ khác, cần screen sớm hơn. Đàn ông chưa được USPSTF khuyến cáo thử screening loãng xương, do chưa có bằng chứng là có lợi rõ rệt.

•    Dùng quang tuyến X, bằng phương pháp "Dual Energy X Ray Absorptiometry (DEXA scanning,máy hấp thu hai tia năng lượng).Người ta so sánh mật độ xương bệnh nhân với mật độ xương của người trẻ 20-30 tuổi, và tính ra một chỉ số T (T score). Nếu chỉ số T nhỏ hơn -2.5 (<-2.5) thỉ kết luận là loãng xương.

•    Định bệnh bằng siêu âm (quantitative ultrasonography) được xem không đủ chính xác để dùng quyết định trị liệu.

6) Yếu tố nguy cơ (risk factors)

Người phụ nữ có kinh lần đầu muộn, hoặc tắt kinh sớm dễ bị loãng xương hơn.
Những yếu tố cơ nguy khác:

•    Người da vàng và da trắng có bone mass thấp hơn người da đen.
•    Người gầy (ốm)
•    Thiếu vận động, vì sức khoẻ xương muốn được bảo vệ cần phải có stress trên các xương đó; có nghĩa là chúng ta phải cho xương chúng ta "làm việc", chịu đưng sức nặng, sức kéo bằng cách hoạt động cơ thể thường xuyên.. Cho nên những người phải nằm bất động lâu một chỗ,những người ít lao động, tập luyện thể lực dễ bị loãng xương hơn.
•    Ăn uống thiếu các chất calci, phosphate, Vitamin D, quá nhiều vitamin A
•    Hút thuốc lá, uống rượu, uống cà phê quá nhiều.

7) Cho nên, tập thể thao, hoạt động cơ thể thường xuyên (chừng 30 phút mỗi ngày), ăn uống đầy đủ, không thái quá, (quá nhiều thịt cũng không tốt, ăn chay tốt cho sức khoẻ xương), uống thêm vitamin D, Cacium, phosphate có thể giúp cho sức khoẻ xương.

Gần đây Viện Y Khoa Hoa Kỳ khuyến cáo (RDA: Recommended Daily Allowance; cao hơn trước):
•    Vitamin D: 1-70 tuổi: 600 IU (đơn vị quốc tế)/ngày
•    Trên 70 tuổi: 700 IU
•    Trên 9 tuổi: giới hạn an toàn tối đa 4000 (bốn ngàn ) IU
•    Calcium: 700mg (trẻ em dưới 3 t)-1300mg/ngày (đàn bà có bầu, cho con bú); tuỳ tuổi. Đàn ông 51-72 tuổi 1000mg/ngày; đàn bà 1200mg.

8) Thuốc nhóm bisphosphonate là thuốc hàng đầu (first line treatment) chữa loãng xương.Thuốc làm giảm tiêu xương (bone resorption)và giảm thiểu gãy xương đốt sống và xương háng (hip fracture) chừng 50%. [Fosamax (alendronate), Actonel (risedronate), Boniva (ibandronate), Atelvia (risedronate delayed release), Didronel (etidronate), Skelid (tiludronate)].

Ví dụ thuốc alendronate (‘Fosamax”) uống mỗi ngày 1 viên 10mg, hoặc 1 viên 70 mg mỗi tuần.

Biến chứng: thuốc có thể gây nhức xương, gãy xương đùi (thigh bone fracture/ fracture of the diaphysis of the femur), do thuốc biến đổi cơ chế thay xương cũ bằng xương mới.

Có những khảo cứu gần đây cho thấy thuốc biphosphonate tăng nguy cơ ung thư thực quản (oesophageal cancer), nhất là nếu dùng thuốc 5 năm trở lên.

Hiện nay, người ta khuyên không nên dùng thuốc loại bisphosphonate quá 5 năm, vì dùng lâu có thể hại nhiều hơn lợi. Hơn nữa, thuốc uống vào, còn tồn tại trong xương cả chục năm. Trong một số trường hợp hiếm, các bisphosphonate có thể gây hoại tử xương hàm (osteonecrosis of the jaw). Nếu bệnh nhân định nhờ nha sĩ giải phẫu, nhổ răng, cần cho nha sĩ biết mình đang dùng bisphosphonate.

9) Cần để ý những điểm sau đây, vì thuốc bisphosphonates có thể gây hại cho thực quản:

- Uống buổi sáng sớm lúc mới dậy, chưa ăn uống gì.
- Không uống thước lúc sắp đi ngủ lúc chưa ra khòi giường
- Chỉ dùng nước lã (nước lạnh), uống 180-240 ml nước (chừng 1 ly trung binh). Không dùng trà, nước trái cây, nước ngọt, cà phê..
- Trong vòng 30 phút sau đó, không ăn không uống gì khác, kể cả thuốc vitamin, thuốc bao tử. Không được nằm xưống, phài ngồi thẳng lưng, đứng thẳng 30 phút, ăn sáng xong mới được phép nằm xuống nếu cần.

Cuộc nói chuyện này hoàn toàn chỉ mục đích thông tin, bệnh nhân cần tham khảo với bác sĩ của mình.

Chúc bệnh nhân may mắn.

References;
(1) http://www.uspreventiveservicestaskforce.org/uspstf10/osteoporosis/osteors.htm
(2) Green, J.; Czanner, G.; Reeves, G.; Watson, J.; Wise, L.; Beral, V. (2010). "Oral bisphosphonates and risk of cancer of oesophagus, stomach, and colorectum: case-control analysis within a UK primary care cohort". BMJ 341: c4444. doi:10.1136/bmj.c4444.PMC 2933354. PMID 20813820. edit
(3) Susan M. Ott, MD; http://www.ccjm.org/content/78/9/619.full.
(4) Nguyễn Văn Tuấn http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/thucpham/anchay-loangxuong.htm


Bác sĩ Hồ Văn Hiền
(Hien V. Ho, MD, FAAP)

------------------------------------
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.

Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com, bấm vào mục Hỏi Đáp Y Học trong phần chuyên mục. Các bài giải đáp y học khác cũng được lưu trữ trong phần này.

Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ Vietnamese@voanews.com.
VOA

Đào Tuấn - Kê ghế tựa nghe EVN kêu lỗ

dien1
Không thấy có sự thắc mắc vì sao người tiêu dùng phải gánh cả những khoản lỗ do “diễn biến thủy văn không thuận lợi”.

Chẳng cần phải là chuyên gia kinh tế xuất sắc hay nhà báo lão luyện cũng có thể đoán đúng 3 điều đã trở thành “tiền lệ”, trước mỗi cuộc họp báo của Bộ Công thương liên quan đến điện. Thứ nhất: EVN đang lỗ. Thứ hai: Lỗ do giá điện thấp “so với khu vực và thế giới”. Thứ ba: EVN đòi tăng giá.

Thực ra, EVN có lãi trong năm 2012. Tuy lãi nhưng phải bù lỗ hai năm trước. Tuy (đã) tăng giá điện, nhưng chỉ đù bù những khoản vay đến hạn phải trả, thậm chí chưa thể hạch toán vào phần lỗ tỷ giá trên 26,6 ngàn tỷ. Nên tóm lại, vẫn lỗ. Và số lỗ là 5.297 tỷ đồng.

Số lỗ năm nay, về hình thức, đã được kiểm tra bởi một tổ công tác có sự tham gia của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Bảo vệ người tiêu dùng. Phó Chủ tịch Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng, ông Đỗ Gia Phan thậm chí cũng có phát biểu, rằng: Giá thành điện hiện nay bao gồm cả chi phí thuộc về chính sách của Nhà nước như cải tạo lưới điện nông thôn, bù giá cho vùng sâu vùng xa…là chưa hợp lý.

Tuy nhiên, có một chi tiết khá độc được tờ Thời báo kinh tế Việt Nam nhắc đến. Đó là khi trả lời câu hỏi về cơ cấu cũng như giá thành mỗi nguồn điện của EVN, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Đặng Huy Cường nói gọn lỏn: Số liệu này mang tính bí mật kinh doanh của doanh nghiệp, nên không thể công bố”, và “Tổ công tác chỉ kiểm tra tính hợp lý của các hợp đồng này mà thôi”.

Không thấy có nhà báo nào hỏi về chuyện thưởng tết năm nay của ngành điện khi từng có tiền lệ EVN xin thưởng hơn 1000 tỷ đồng trong một năm tài khóa lỗ chỏng gọng. Cũng không thấy có sự thắc mắc vì sao người tiêu dùng phải gánh cả những khoản lỗ do “diễn biến thủy văn không thuận lợi”.

Nhưng nói gì thì nói, với số lỗ hơn 5.000 tỷ, còn có thể dự báo trước là giá điện sẽ tăng ngay đầu năm 2013, và tất nhiên, tăng không đến mức như đề xuất, để một vị quan chức nào đó có thể khẳng định rằng: Như thế “đã là chia sẻ với DN rồi”.

Cũng trong ngày 3.12, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2012, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, trước những lời than vãn tập thể của cộng đồng DN đã thiết tha “Chính phủ luôn quan tâm đến doanh nghiệp, coi khó khăn của doanh nghiệp, nhà đầu tư là của mình”. Trong thông điệp gửi đến cộng đồng DN và các nhà đầu tư, ông cam kết: “Sẽ hạn chế tăng chi phí cho doanh nghiệp, cả thuế và phí”.

Nhưng lời cam kết được đưa ra hơi trễ, bởi 48h trước đó, thông tư về phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đã được ban hành trong tiếng kêu la thống thiết của các DN vận tải.

Bởi cũng trong ngày 3.12, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh khẳng định: Mức thu “đã chia sẻ với doanh nghiệp, phù hợp với tình hình hiện nay”.
Các DN, có lẽ sẽ phải ngồi thật vững khi nghe câu này: “Liên bộ Công Thương- Tài chính đang rà soát để trình Chính phủ lộ trình điều chỉnh giá điện trong tháng 12”.

Hình như với mỗi 56 đồng lỗ/kWh. Chữ “điều chỉnh” có nghĩa là tăng thì phải.
Và đây không phải chỉ là lời kêu than của DN, bởi dường như chi phí DN tăng khi giá điện tăng đều được tính vào giá thành sản phẩm để bổ đầu người tiêu dùng thì phải.
(Đào Tuấn)

Bùi Văn Bồng - Bức tường trắng


* Bùi Văn Bồng

Có một bức tường trắng
Trắng hơn mây
Phồn thực vươn lên đủ đầy
hay khó nghèođến ngày ánh rạng?
Tỏa ra một không gian sáng

Bức tường trắng
hiện rõ thêm
đời lắm mảng màu
Những mảng màu đan xen
Nơi này trắng bởi nơi kia đen
Cái vọt cao đè lên nhiều cái thấp
Có cảnh đời tất bật
Có cảnh đời an khang
Người đau mất mát, bẽ bàng
Kẻ nhiều đất đai, hí hửng...

Bức tường trắng như tờ giấy in tiền
Đồng tiên có khi nhẹ nhàng
mua thứ hạng chức quan
Có đồng tiền lặn tăm mà nỗi oan nắng tắt
Có đồng tiền mồ hôi nước mắt
Có đồng tiền dễ như đi nhặt
Có đồng tiền đánh cắp giữa ban ngày
Có đồng tiền đi đêm giấu tay
Một chữ ký tắt ngang hơn cả làng cày cấy
Nhưng bức tường vôi vẫn ngạo nghễ mây bay

Ai đã từng chủ nhân đất này
Đâu ai biết luống cày đầu tiên khai phá
Ai nhọc nhằn vất vả
Tưới mồ hôi moi đất sống qua ngày
Có thể chủ nhân đất này
Chịu kiếp thân gầy nhà dột
Có thể chủ nhân ra đi đường đột
Cơn bạo bệnh dấu chấm hết phận nổi nênh
Đất ngoại thành
Lúa xanh nhịn nhường vôi gạch
Cát lấp rạch phù sa
Phân lô, san nền, đặt giá
Bức tường trắng dưới trời mây yên ả
Phép cộng trừ nghiêng ngả sóng trần gian.

BVB
Bùi Văn Bồng Blog

Bùi Văn Bồng - Đối ẩm rừng đêm


* Bùi Văn Bồng

Một mình ly rượu đầy trăng
Rượu cay lòng đắng thăng bằng tiêu tan
Cũng đêm trăng, cũng núi ngàn
Bạn cười chếnh choáng rót tràn cung mây
Lời vui chen giữa lời say
Tình thương đồng đội cầm tay dắt dìu

Trường Sơn rừng vắng đìu hiu
Mỏi chân tìm mộ quá chiều mây bông
Trăng vàng treo giữa trời trong
Một mình uống rượu chỉ mong bạn về
Đi tìm lưng núi bờ khe
Vẫn không thấy mộ đưa về nghĩa trang

Nhớ thương lệ chảy hai hàng
Rượu chan nước mắt trăng vàng đắm men
Mấy lần tha thiết gọi tên
Có thiêng thì bạn hiện bên ly nồng
Một mình tớ giữa mênh mông
Bạn về đối ẩm cho lòng được yên

Trăng tà gió lạnh triền miên
Vẫn không thấy bạn nghe đêm cạn dần
Mơ màng trôi ngược sông Ngân
Bỗng nhiên gặp cả đoàn quân băng đèo...
Bạn nghiêng vành mũ tai bèo
Đọc thơ “đầu súng trăng treo” băng rừng.
B.V.B
Bùi Văn Bồng Blog

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét