<- Thêm nhiều vụ tàu cá Trung Quốc cướp tài sản ngư dân ta (DV). - Cả dân tộc phải đứng bên ngư dân (DV). Chính phủ này đừng nói dóc mãi nữa, hãy có những chính sách đặc biệt cho ngư dân đánh bắt trong khu vực bị bọn TQ quấy rối và những ngư dân bị chúng gây thiệt hại. - Lai dắt tàu cá bị nạn ở Hoàng Sa trở về đất liền (TN). – - Gửi lời cảm ơn đến lính đảo (TT). - Thơ: VÒNG HOA GỬI BIỂN (Bùi Văn Bồng).
- Tỉnh Hải Nam đòi kiểm soát tàu nước ngoài trên biển Đông: Mưu đồ phi pháp nhắm vào ngư dân Việt Nam (TT). - Trung Quốc tạo tiền lệ nguy hiểm (TN). - Tuyên bố khám xét tàu ra vào biển Đông của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế (SGGP). - Giáo sư Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) Zhu Feng: Hành động gây đứt cáp tàu Bình Minh 02 “rất phản cảm” (LĐ). - Mỹ yêu cầu Trung Quốc làm rõ quy định khám xét tàu nước ngoài trên biển Đông (LĐ).
- Tàu Trung Quốc ‘vô tình’ làm đứt dây cáp tàu khảo sát Việt Nam (VOA). Phía VN: “Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Đỗ Văn Hậu, tuyên bố tàu cá Trung Quốc ‘vô tình’ làm đứt dây cáp tàu khảo sát của Việt Nam”. Trong khi phía TQ: “.. người phát ngôn Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định sự việc xảy ra trong khu vực mà cả Việt-Trung đều có tuyên bố chủ quyền, nơi mà theo lời ông Hồng Lỗi, các tàu cá của Trung Quốc đang hoạt động đánh bắt bình thường”. (đấy, nó vào trong lãnh hải của mình là đã vi phạm chủ quyền rồi, thế mà không có phản ứng gì, chắc đợi tàu nó vào bờ nhà mình luôn nhỉ!!!!)- Lê Vĩnh Trương: SLOC và hiểm lộ tại biển Đông (Quỹ NCBĐ). Tham khảo: Biển Đông thành hiểm lộ! (PLTP). - Giới quan sát: Trung Quốc sẽ lấn tới tại Biển Đông (TTXVN). - Trung Quốc ngang ngược độc chiếm biển Đông thế nào? (Kiến thức).
- Tình cờ cũng phải bắt (Cu Làng Cát). “Nếu thực sự cảnh sát biển Việt Nam không có động thái trong việc này thì ê kíp phụ trách khu vực trên cần bị kỷ luật thích đáng vì để tàu cá nước ngoài ngang nhiên xâm phạm chủ quyền, tư lệnh vùng của cảnh sát biển cũng chịu trách nhiệm liên đới và giải thích trước quốc dân vì sao lại để xảy ra việc xấm lấn công nhiên chủ quyền Việt Nam của tàu cá Trung Quốc. Không trả lời được nên tự kỷ luật nhau và từ chức về quê đóng cửa tự suy nghĩ”.
- Không cắt cũng đứt (SGTT). “… bạn bè mà một bên cố giữ hoà hiếu, còn bên kia cứ lăm le xông vào nhà người ta gây rối thì gọi là tình bạn gì?/ Là tình bạn… đơn phương! / Thấy chưa, mà tình đã đơn phương thì không ‘cắt’ cũng ‘đứt’!” – Mời xem lại: Tình hữu nghị là tình đơn phương? (phần 1) – Tình hữu nghị là tình đơn phương? (phần 2) (RFA).
- Giáo sư Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) Zhu Feng: Hành động gây đứt cáp tàu Bình Minh 02 “rất phản cảm” (LĐ). – Dispute Flares Over Energy in South China Sea (NYT). Nguyên văn GS Zhu Feng đã nói: “The cable cutting is really unfriendly.”
- Ngư dân Việt Nam lo sợ nhưng vẫn ra khơi (RFA). “… hễ khi gặp tàu Trung Quốc thì hầu như tàu cá nào của Việt Nam cũng phải tháo chạy: ‘Chạy chứ, chạy hết ga hết số. Tàu Trung Quốc rượt tàu chúng tôi chạy như sư tử săn mồi’.” Lãnh đạo VN toàn là Hùng, Dũng , Sang, Trọng, sao lại để dân phải chịu nhục thế này?
- Thiện Tùng: Không thể không hỏi, không luận bàn (BVN). “Bất quá khi chết người ta quăng tôi xuống sông xuống biển cũng đâu có sao. Tôi lo là lo cho lớp trẻ và những thế hệ mai sau. Các em cháu hãy nhìn nỗi thống khổ của 4 sắc tộc Tạng, Hồi, Mông, Mãn đã thuộc TQ mà định cho mình ‘phải làm gì và làm thế nào’ để nước VN ta khỏi thuộc Tàu, tránh cho dân tộc VN mình khỏi sống trong cảnh ‘một cổ 2 tròng’. Xem đây là lời trăn trối của tôi cũng không sai”. – LS Nguyễn Văn Đài: Tuổi trẻ Việt Nam với vận mệnh đất nước (Chuacuuthe).
- Bộ Quốc phòng không… đủ sức nên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… vào cuộc biển Đông!? (DLB). Không phải Bộ Quốc phòng không đủ sức, mà là Bộ Quốc phòng không còn chiến đấu nữa, vì đã hữu nghị, hợp tác toàn diện với kẻ thù, theo phương châm 16 chữ vàng và tinh thần bốn tốt, nên giao cho Bộ NN & PTNT gánh vác nhiệm vụ này. Mời xem lại: Thái thú – Tượng đái Phành Quang Thung (DLB).
Nhân mấy bữa nay bàn luận về bác Đụt tướng Phành Quang Thung này, xin đưa mấy thông tin vỉa hè đặng giúp bà con đánh giá rõ hơn. Trước tiên phải kể tới nguồn tin về Hội nghị TW6, khi nghe nói phe “bắt sâu” bất ngờ cay đắng thấy bác ca bài “Hà Nội đêm trở gió”, sau đêm “đồng chí X” tới gặp riêng bác. Kế đó, có lời đồn chàng đại tá trẻ tuổi con trai bác đang nắm một TCTy xây dựng của quân đội, sẽ qua nắm cái Viettel màu mỡ bậc nhất, nhưng mấy tháng trước lại bị “đ/c X’ chỉ đạo xử lý hơn 300 tỷ tiền thuế vi phạm. Nghe như những chuyện vô tình, nhưng cứ móc xích chúng lại với nhau thì lại thành chuyện … tày đình.- Thái Hữu Tình: Đọc Nguyễn Quang Lập càng nhớ chị Phóng (BVN). “Sang đấy làm chi chị Phóng ơi?/ Biển Đông chúng cướp trắng tay rồi!/ ‘Sứ giả anh hùng’ câm miệng hến/ Ngọt ngào chi thế chén hoan bôi?/ Hay là thách thức toàn dân đấy?/ Nhục Đảng chị và uất chúng tôi!”
- TÌNH THẾ QUÁ HIỂM NGHÈO, TỰ ĐẢNG LO KHÔNG NỖI ĐÂU ! (Huỳnh Ngọc Chênh). “Không thể nào để chậm trễ hơn nữa, đã đến lúc đảng và nhà nước phải có những động thái kích hoạt lòng yêu nước của toàn dân. Hãy thôi bưng bít thông tin về nguy cơ mất nước, thôi cấm đoán người dân được bày tỏ thái độ trước quân xâm lược, thôi bắt bớ những người yêu nước tích cực…”.
- Nhân danh yêu nước để phê phán một cách khốn nạn đối với những người có lòng yêu nước (Nguyễn Thông). Nói về bài: Sau Bình Minh 02, lại có những ‘đại ngôn’ về lòng yêu nước (Petrotimes). “Vậy nhưng, cũng qua sự kiện tàu Bình Minh 02, bên cạnh những suy nghĩ chân thành, trên internet cũng xuất hiện không ít những người có những lời nói ‘nhân danh lòng yêu nước. Đặc biệt là các bạn trẻ, họ nói kiểu đại ngôn, và kích động. Thay vì chia sẻ, họ ngồi trong phòng lạnh và lên giọng chỉ trích và ‘dạy khôn’ người khác phải làm thế này, thế kia…” – Báo chí giữ lề thảm quá! (Nguyễn Vĩnh).
Một bài viết lại lặp lại lối chửi đổng, không thể không liên tưởng tới những sản phẩm của chính ông TBT – đại tá công an Nguyễn Như Phong. Chúng tôi có hai người bạn ở bên tờ báo này, là cấp phó của ông Phong, nhưng đều là những con người tử tế, trong đó một người là một blogger được nhiều người biết, có những bài viết thú vị. Chắc chắn thứ ngôn ngữ ngạo mạn như trong bài trên PetroTimes không thể gần với lối sống và quan điểm làm báo của họ.Ai cũng biết các anh em trên tàu thăm dò, khai thác dầu khí phải luôn đối mặt với hiểm nguy, anh chị em làm báo PetroTimes đã có đóng góp không ít trong việc đưa nhiều tin, bài về chủ quyền biển đảo, mà chúng tôi luôn chú tâm giới thiệu với độc giả. Nhưng đã lãnh trách nhiệm với dân, thì khi có sơ sót, hoặc bất đắc dĩ vì sức ép nào đó mà phải nói khác sự thực thì nên“tiên trách kỷ”, không hay chút nào khi lên giọng miệt thị vu vơ, không địa chỉ, dạy đời thiên hạ như bài báo trên.Mới sáng qua, một trong những nhận xét về những động thái của chính quyền quanh hành động xâm lấn của TQ, chúng tôi có lưu ý tới cái dở của tàu Bình Minh và những người trên tàu hộ vệ. Trong phần điểm tin tối qua, cũng đã có bài phỏng vấn TS Trần Công Trục, cựu trưởng Ban Biên giới, với những ý tương tự. Ông đã phải đặt dấu hỏi lớn: “… tại sao chúng ta có Cảnh sát biển, Hải quan mà lại không lập biên bản đàng hoàng. Nếu họ sai thì có thể bắt áp giải về để xử lý theo luật pháp, … Chúng ta muốn xử lý bằng tòa án thì có đại sứ Trung Quốc đến chứng kiến các việc chúng ta làm, nếu họ không chịu thì chúng ta đưa ra tòa án quốc tế xem xét. Còn nếu nói chung chung thì họ sẽ chối là có làm đâu, bằng chứng nào vi phạm?”Ngay trên báo PetroTimes ngày 4/12, khi có bài đầu tiên về việc Tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu Bình Minh 02, nhưng lại có những chỉnh sửa khác thường, không rõ lý do, không đính chính với độc giả, chúng tôi đã đăng lại và nhấn mạnh điều này, chủ yếu là đặt dấu hỏi về sức ép từ trên, và phần nào có sự cảm thông với người làm báo. Mình và người trong ngành-nghề của mình có cái dở, sai, không tự vấn, nhưng lại cao giọng chỉ trích, quy chụp người góp ý bằng cái giọng hung hăng đó, quả là thói của những kẻ quen nắm quyền sinh sát với dân, bắt bớ trái pháp luật rồi kết tội bừa, ông đại tá Như Phong ạ.- TQ: Độc Kế Chia Biển Đông (Việt Báo). – VN: Định hướng người dân quên kẻ thù Trung Quốc (RFA). “Chính quyền này đúng là làm nhụt chí của người dân Việt Nam rồi. Gọi những người chống Trung Quốc là những người chống chính quyền thì còn gì nữa đâu mà nói”.
- Những vấn đề Trung Quốc của dân tộc Việt Nam (03) – Những vấn đề Trung Quốc của dân tộc Việt Nam (04) (Chuacuuthe). – CS dùng dân tộc VN, đổi vũ khí cướp chính quyền (DLB).
- Thủ tướng VN lại lên tiếng về chủ quyền (BBC). – Việt Nam phản đối danh sách ‘vi phạm chủ quyền’ của Trung Quốc (VOA). “Kế hoạch này nói công an Trung Quốc có thể chặn và khám xét các tàu nước ngoài vào lãnh hải mà Trung Quốc đòi chủ quyền trong vùng Biển Ðông. Hôm thứ hai, Philippines gọi đó là một sự ‘vi phạm trắng trợn’ luật quốc tế, bởi vì Trung Quốc nhận chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển”.
- DANH SÁCH KÝ TÊN TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC, ĐỢT 9 – DANH SÁCH KÝ TÊN TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC, ĐỢT 10 (BVN).
Về cách “phản đối” của phía VN, trong bình luận sáng qua chúng tôi đã có thắc mắc về việc “triệu đại sứ” hay “triệu đại diện”, hay thậm chí là chẳng có “triệu” gì cả, mà chấp nhận lối ỡm ờ như người phát ngôn vẫn phát, là “gặp” (mà không rõ ở đâu). Tối qua, một cộng tác viên tiếng Trung của chúng tôi điện thoại cho biết vừa được nghe thời sự trên VOV tiếng Trung về vụ cắt cáp, trong đó nói rõ việc “triệu đại diện” của TQ tới trao công hàm phản đối. Như vậy thì khả năng tối thiểu có việc “triệu đại diện” TQ là khá đáng tin cậy. Thậm chí cũng có khả năng, rất ít, là “triệu đại sứ”, nhưng muốn giữ thể diện cho chúng, sợ chúng trả đũa ngoại giao nên phải ém nhẹm tin, hạ thấp cấp độ.Phải tỉ mẩn với những tình tiết này cũng chỉ vì một lối ứng xử ngoại giao quá kém cỏi, yếu ớt, bất nhất, lại thêm một nền báo chí bịt miệng, bịt … đủ thứ, chỉ tổ làm cho kẻ thù coi thường và lợi dụng, người dân nghi ngờ và bất mãn mà thôi.Nhân vụ này, lại liên tưởng tới những câu chuyện kể từ ngành ngoại giao mấy năm nay, là trong một số vụ xung đột chủ quyền, lãnh đạo ngành này, từ sứ quán cho tới bộ, đã từng bị phía TQ nửa đêm gọi điện dựng dậy “mắng chửi”. Tệ hơn, đã có vụ chúng hành xử bất nhã với lãnh đạo cao cấp VN khi qua thăm, cốt để dằn mặt, hoặc trừng phạt. Tiếc rằng phía VN dường như đã không có những đáp trả tương xứng, mà ngược lại, đã phải nhún nhường hơn. Mà một trong những lý do đó, như sáng qua đã đề cập, là cái cá nhân trong các vị chức quyền được đặt lên trên lợi ích quốc gia, không muốn bản thân mình bị chúng “coi thường”, ảnh hưởng tới cả “đối nội”, tức là người dân, cán bộ cấp dưới các vị khinh.
- Để hiểu thêm những ứng xử hiện nay của đảng, chính quyền VN trước hành động xâm lấn của TQ, mời đọc tiếp: 225. GHI CHÉP VỀ CAMPUCHIA (1975-1991) – 4 (Diễn đàn/ VSK).
- Mỹ tìm hiểu quy định biển mới của TQ (BBC). – Mỹ muốn TQ làm rõ quy định kiểm tra tàu lạ (VNN). – Mỹ đòi Trung Quốc làm rõ quy định khám soát tàu ngoại quốc trên Biển Đông (RFI). – Mỹ, Philippines muốn Trung Quốc minh định về luật biển mới (VOA).
- Philippines bổ nhiệm một nhà ngoại giao cứng rắn làm đại sứ tại Trung Quốc (RFI). – Philippines bổ nhiệm nhà ngoại giao cứng rắn làm đại sứ tại Trung Quốc (AFP/ DT).
- Trung Quốc muốn tạo nguyên trạng mới ở biển Đông (PLTP).
- Bước leo thang mới của Trung Quốc (TVN). – Trung Quốc lùi bước tại Biển Đông trước sức ép của quốc tế ? (RFI).
<- Tăng cường hợp tác an ninh tại Châu Á Thái Bình Dương (VOA).
- Thượng viện Mỹ ủng hộ Nhật trong tranh chấp (TN). - Thượng viện Mỹ công nhận sự kiểm soát của Nhật với Senkaku (LĐ).
- Phỏng vấn Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa: Thuyết đấu trí (RFA). “Trở lại chuyện Việt Nam, ta thấy lãnh đạo xứ này có mức chịu đựng rủi ro thấp hơn vì sợ bị mất quyền và sẵn sàng nhượng bộ để tìm lợi riêng. Đây không phải là một sự phê phán võ đoán mà là thực tế khi lãnh đạo Việt Nam ngăn cản và cầm tù những ai biểu tình kết án Trung Quốc”.
- Bà Bích Khương ‘bị đánh trong tù’ (BBC).
- Phỏng vấn luật sư đại diện cho nhà dân chủ Nguyễn Quốc Quân (VOA). “Việc họ đàn áp và vi phạm các nhân quyền cơ bản của công dân được quốc tế công nhận là hoàn toàn không có lợi cho việc thăng tiến vị thế của Hà Nội. Áp lực của công luận rất quan trọng để buộc Việt Nam phải tuân thủ các chuẩn mực nhân quyền quốc tế. Áp lực và sự quan tâm của công luận càng tăng thì càng có nhiều hy vọng mang lại công lý và sự tự do cho Tiến sĩ Quân.”
- Bùi Văn Phú: Cha Chân Tín một đời vì hoà bình, tự do và công lý (BVN). - Đoàn Thanh Liêm: Thương tiếc Bác Chín (1920 – 2012) (DĐTK). – Cha Stêphanô Chân Tín – người đi giữa những hòn tên mũi đạn của dư luận – Cha Stêphanô Chân Tín với những năm bị quản thúc (Chuacuuthe).
- Đại lão Hòa thượng Thích Hộ Giác viên tịch (RFA).
- Tiếp xúc cử tri, Thủ tướng đổ lỗi cho ‘thế lực thù địch’ đã đổ cho đ/c là “Sâu chúa” (DLB). – Không cần ủng hộ nhóm lợi ích (Han Times). – THẰNG CUỘI & ĐỒNG CHÍ X – ĐỐ BIẾT AI CUỘI HƠN AI? (QLB). - “Đ/c X” Định nghĩa về “nhóm lợi X ích” (PLTP). Là nhóm có lợi cho “đ/c X”?
Thông tin mà chúng tôi đã đưa chiều qua về nhà báo Hồ Thị Thu Hồng,
TBT báo Thể thao TPHCM, chủ blog Beo bị cách chức, là chính xác. Sở
VHTTDL TPHCM đã họp và công bố kết luận thanh tra, do có nhiều sai phạm
về kinh tế, lãnh đạo sở đã bỏ phiếu đi đến quyết định cách chức bà Hồng.
Một ngày trước đó, bà Hồng đưa ra một thông báo viết sẵn xin được từ
chức. Đến khi chính thức công bố tin cách chức hôm qua (thay vì được từ
chức theo yêu cầu của bà Hồng), thì bà Hồng đã không có mặt. Riêng về
đảng, có thông tin bà Hồng chưa bị khai trừ.
Trước đây, Thành phố đã từng định kỷ luật
bà Hồng, nhưng đích thân “đồng chí H” (hiện là quân sư của “đồng chí X”)
đã đến gặp “đồng chí Tư Ếch Sờ”, khi đó đang Thường trực BBT để xin,
nói là người của “ngành”. Sau khi “đồng chí H” rời khỏi “ngành”, Bộ đã
có công văn gửi “đồng chí Tư Ếch Sờ” xác nhận là Hồng không phải là
người của Bộ.
- Nguyễn Khắc Phê: “Kiểm soát quyền lực” và “độc lập” – Bài toán Quốc hội chưa có lời giải (Trần Nhương). – Trương Tuần: Makeno (Trần Nhương).
- Bí thư Bá Thanh cảnh báo kinh tế xã hội (BBC). – Ông Nguyễn Bá Thanh: “Cách ly vĩnh viễn bọn cướp dã man ra đảo!” (Infonet). Đó là là bọn “cướp đêm”, còn bọn “cướp ngày” thì nên đưa chúng đi đâu hả, ông bí thư? – Ở Hàn Quốc, Singapore… người ta đâu có hô “toàn đảng, toàn quân, toàn dân” (Trương Duy Nhất). – Danh hiệu, Huy hiệu và con tem giả (Nguyễn Tường Thụy).- Việt Nam bị mất hơn 10 hạng trên danh sách các nước tham nhũng (RFI). “Việt Nam cũng thua Brunei (hạng 46), Malaysia (hạng 54), Thái Lan (88), thậm chí thua cả Philippines (hạng 105) và Indonesia (hạng 115), hai nước thường bị tiếng tăm vì tham nhũng. Philippines chẳng hạn, trong năm 2011, còn đứng dưới Việt Nam với hạng 129, nhưng năm nay đã qua mặt Việt Nam”. Photo: Minh bạch QT. - Việt Nam đứng thứ 123/176 quốc gia về Chỉ số cảm nhận tham nhũng (VOA). - Phản đối nạn tham nhũng lan rộng khắp thế giới (RFA). - VN xếp hạng 123/176 về chỉ số cảm nhận tham nhũng (TN). – Minh Bạch Quốc tế: Tham nhũng vẫn lan tràn tại nhiều quốc gia (VOA). =>
- Đề nghị truy tố nguyên chuyên viên Văn phòng ĐBQH tỉnh Phú Yên (TN). - Nhà Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động bị kiểm tra (LĐ). - Khởi tố nguyên phó tổng giám đốc SeABank (LĐ)
- Việt Nam trân trọng nguồn vốn ODA đến từ Nhật Bản (Chính phủ) tới độ sập cái cầu Cần Thơ, xây từ vốn ODA của Nhật, chết tới 5 chục mạng như không, chẳng ai bị xử lý. - Nhật Bản tiếp tục tăng cường nguồn viện trợ ODA cho Việt Nam (LĐ). – Nhật rời Trung Quốc, nhưng không chọn Việt Nam? (TVN). “Thứ nhất là vấn đề tham nhũng và trì trệ về mặt thủ tục hành chính. Trên thực tế, khi triển khai bất kỳ một hoạt động nào đó ở Việt Nam, giai đoạn chuẩn bị và các thủ tục thường mất rất nhiều thời gian. Phía Nhật thường bị yêu cầu trả những khoản chi phí không rõ lý do, và có tâm lý không hài lòng khi nhiều công việc không thể tiến triển như mong muốn. Đây chính là vấn đề thiếu minh bạch về mặt chính trị và hành chính“.
- ‘Thế hệ chúng tôi đã hút dầu, đào hết than…” (VNN). “Chuyên gia kinh tế Bùi Văn nói rằng thế hệ của ông đã hút dầu, khai thác hết than, đánh bắt hết cá và đã chặt rừng xuất khẩu sang Nhật nhưng tự hào về điều đó vì đã để lại cho thế hệ trẻ con đường duy nhất là sự học mà không còn dựa vào tài nguyên thiên nhiên“.
- WB thúc giục Việt Nam công bố nợ xấu chính thức (SGTT). – World Bank: Chênh lệch 1% nợ xấu cũng là quá lớn! (DT).
- EVN lãi ngàn tỷ vẫn đòi tăng giá điện? (VNN). – Kê ghế tựa nghe EVN kêu lỗ (Đào Tuấn). “Chẳng cần phải là chuyên gia kinh tế xuất sắc hay nhà báo lão luyện cũng có thể đoán đúng 3 điều đã trở thành ‘tiền lệ’, trước mỗi cuộc họp báo của Bộ Công thương liên quan đến điện. Thứ nhất: EVN đang lỗ. Thứ hai: Lỗ do giá điện thấp ‘so với khu vực và thế giới’. Thứ ba: EVN đòi tăng giá”.
- Ngân sách TP.HCM năm 2013: Lo thu không đủ chi (Infonet). – Hết tiền, Đà Nẵng phát hành trái phiếu chính quyền địa phương 5.000 tỉ đồng (Infonet).
- Thu hồi đất: Quyết liệt với dân, nhẹ “tay” với doanh nghiệp? (VnMedia). – Phó Chủ tịch UBND Hà Nội: Nhiều câu hỏi vượt quá khả năng trả lời của tôi (24h). – Mời xem lại: Dự án Ao Mơ, quận Hoàng Mai được Vũ Hồng Khanh …cho bỏ hoang (Xuân VN). – “Sao lại quyết liệt thu hồi đất của dân rồi để đấy?” (VnEconomy). – Xử bảo kê dự án treo, thành phố đâu có ngại (ĐV). – “Hà Nội không phân biệt đối xử trong thu hồi đất” (VOV). – Hà Nội: Xử lý kẻ bảo kê sai phạm đất đai! (NLĐ). – Vụ ưu ái người phạm luật: Cố tình hiểu sai luật! (NLĐ). - Hà Nội nóng chuyện loạn thu (TN). - Xung quanh việc Hà Nội kỷ luật 142 cán bộ xây dựng (Petrotimes). - Bập bênh Hà Nội (LĐ). - Chất vấn tại HĐND TP.Hà Nội: Mạnh tay với dân, nhẹ doanh nghiệp? (DV). - Hà Nội: Xoáy chuyện bỏ đất hoang (PLTP).
<- Dân khốn đốn với quy hoạch “treo” (LĐ). - Bình Thuận: “Nóng” chuyện tham nhũng, quy hoạch “treo” (PLTP). - Một tấm đan, nhiều cơ quan dỡ không nổi (PLTP). - Xã làm mất hồ sơ, gần 20 hộ dân 9 năm không được cấp sổ đỏ (LĐ).
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lên tiếng vụ nhà Thủy phi cơ bị thu hồi (DT).
- Nguyên Thứ trưởng Xây dựng bày cách xử chủ đầu tư “nuốt lời” (Infonet). – Hà Nội kỷ luật 142 thanh tra xây dựng (VNN). - GĐ Sở quy hoạch: Đường đẹp phải xây cao ốc, không làm bãi xe (Infonet).
- Thủy điện Việt Nam đi “ngược chiều” thế giới – Kỳ 4: Chỉ phát điện, không phòng lũ (TN).
- Thì tương lai xa: Bộ trưởng Y tế: Sẽ có đột phá về hình ảnh bác sĩ và bệnh viện (Infonet). Học thầy “X” nổ tưng bừng!
- Để lãnh đạo địa phương không bị cô lập (VNN).
- Nạn nhân bị cướp chém đứt tay, công an rất ray rứt! (SGTT). – Chất vấn Công an TP.HCM về nạn cướp giật (VNN).
- Vụ giám đốc Đài PT&TH Long An treo cổ: Công an chưa kết luận nguyên nhân (PLTP).
- Tạm giữ luật sư xâm hại nữ sinh lớp 8 (PLTP).
- Tuần tra bằng… xe “dân chơi” (NLĐ). – Thanh tra giao thông tuần tra bằng xe sang (GDVN). - Dân tố công an phường xông vào nhà lúc khuya (LĐ). - Văn hóa tiếp dân! (Petrotimes).
- VEC xin lỗi người đi đường vì đường xấu (SGTT). - Lách hạn đăng kiểm, né nộp thuế bảo trì đường bộ: Đóng thuế một cục quá lớn (LĐ). - Không chính chủ (DV). - Nạn lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ: Quản lý nửa vời (LĐ).
- Rối với CMND mới – CMND mẫu mới: Tốn kém, phiền phức (NLĐ).
- Sẽ thay HĐND quận, huyện bằng phòng dân quyền? (Infonet).
- Hàng tấn quần áo Trung Quốc bị thu giữ tại chợ Đồng Xuân (VnMedia).
- Bí thư huyện Tuy An huy động chính quyền huyện xã “trục xuất” trụ trì vì muốn né trách nhiệm? (chùa Phúc Lâm).
- Xúi giục người Tây Tạng tự thiêu sẽ bị truy tố tội cố sát (RFI).
- Bất đồng chính kiến ở Trung Quốc (BBC). – Mạc Ngôn có nhắc Lưu Hiểu Ba không? (BBC). - Trung Quốc bênh vực việc bỏ tù ông Lưu Hiểu Ba (VOA). – Trung Quốc đả kích kêu gọi cải cách của luật sư Trần Quang Thành (VOA). – Trung Quốc : Một nhà cách mạng lão thành 80 tuổi được thả khỏi trại cải tạo (RFI).
- Trung Quốc điều tra Phó Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên (TTXVN). - Trung Quốc sẵn sàng đối đầu với thách thức? (TVN). - TQ: “Dậy sóng” phong trào tố tham nhũng qua Internet (Xinhua/ CRI/ DV). VN nên học! - Trung Quốc quyết chống xa hoa, lãng phí (NLĐ). – Bắc Kinh mở điều tra các quan chức tham nhũng (RFI). – Trung Quốc bị điểm kém trên bảng chỉ số tham nhũng toàn cầu (VOA). – Trung Quốc cách chức quan lớn hãm hiếp phụ nữ mang thai (NLĐ). - Trung Quốc dẹp họp hành vô bổ (TN). - Trung Quốc: Ngoại tình vạch mặt tham quan (ĐV).
- Huỳnh Văn Úc: Củ hành (Nguyễn Tường Thụy).
- Andreas Lorenz: “Khi gã khổng lồ ngã xuống” (hết) (Phan Ba).
- Bình Nhưỡng đã đặt hỏa tiễn lên giàn phóng (RFI). – Bắc Triều Tiên vẫn chuẩn bị phóng tên lửa bất chấp cảnh báo (VOA). – Việt Nam quan ngại việc Triều Tiên phóng vệ tinh (NLĐ). – Chuyên gia Iran đến Triều Tiên thử nghiệm tên lửa (VPK/ ĐV). – ‘Có âm mưu tấn công Kim Jong-nam’ (BBC). - CHDCND Triều Tiên đã lắp xong tên lửa phóng (PLTP). - Triều Tiên đã đặt hoả tiễn lên dàn phóng (LĐ).
- Nạn sùng bái cá nhân Kim Jong Il làm tiêu tốn của Bắc Triều Tiên $ 120 triệu (Kichbu). Sao ít vậy?! Bên ta, có sùng bái bác Hồ đâu, mà riêng cái Lăng từ hồi có tới giờ không chừng cũng tốn hơn số đó rồi chớ bộ? Chưa kể bao nhiêu tượng, tượng đài, khu mộ dòng tộc, người thân, … lễ lạt này nọ nữa. =>
- Tuy Lào đã sửa đổi, đập Xayaburi vẫn gây tác hại cho Việt Nam (RFI).
- Putin uốn nắn báo chí Nga thế nào? (BBC).
KINH TẾ
- 10 dự báo kinh tế thế giới 2013 của Goldman Sachs (Alan Phan).
- Tiền ở đâu, một câu hỏi khó? (VNN). - Ngân hàng định cạnh tranh bằng lãi suất vay 0% (VnMedia). - Ngân hàng hưởng bao nhiêu phần trăm chênh lệch lãi suất? (VnEco). - Chính thức khởi tổ cựu lãnh đạo ngân hàng SeABank (ĐV).
- Cổ đông trông cổ tức (TN). - Thêm 2 công ty chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt (TN).
- Doanh nghiệp Việt Nam thua trên sân nhà? (Vietstock). - DN lại vướng vì cơ quan thuế hành xử khác nhau (PLTP).
- Giá gạo xuất khẩu tiếp tục giảm (DV). - Trồng thanh long ruột đỏ, vốn nhỏ lời to (DV).
- Buôn hàng điện máy lo ngay ngáy vì tồn kho (Infonet).
- Xây nhà máy đất hiếm ở Quảng Ninh (BBC).
- Bộ Xây dựng đề xuất: Xây dựng nhà ở xã hội diện tích 25 m2 (TN).
- Tập đoàn Accor khai trương khách sạn Pullman đầu tiên tại Việt Nam (RFI).
- Vụ hàng hiệu Ý gian lận: Niêm phong hàng trưng bày (TN). - Thu 6 tấn quần áo lậu tại chợ Đồng Xuân (TN). - Truy thu, xử phạt 8.570 tỉ đồng vi phạm thuế (TN). - Kỳ lạ quán cà phê phố núi vừa bán vừa… đuổi khách (DT).
- Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ – Kỳ 10: Liên kết nuôi thỏ (TN). - 1001 kiểu thưởng tết (ĐV).
- Trung Quốc có thể tăng trưởng 8,2% trong năm 2013 (Infonet).
- Thị trường bất động sản Mỹ có dấu hiệu tích cực (Sống Magazine).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” – Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (DV). - Trao đổi với Lại Nguyên Ân về Giỗ tổ Hùng Vương và Sovanh (Han Times)
<- Đừng là “dịch vụ” của một nền văn hóa khác (DV).
- Thái Kế Toại: MỐI QUAN HỆ MẠC-NGUYỄN (Bùi Văn Bồng).
- MỘT LẴNG HOA DÂNG CỤ PHAN THANH GIẢN (Ngô Minh).
- “Lời thề thứ 9” của Lưu Quang Vũ vẫn mới đến hôm nay (DT).
- Ngô Minh: NHỚ NHÀ THƠ NÚI ĐÔI (Nguyễn Trọng Tạo).
- CHÂN DUNG NHÀ VĂN …MẠNG (2) (Sơn Thi Thư).
- BS. NGUYỄN QUÝ KHOÁNG * LÝ VÔ NGÃ (Sơn Trung).
- YÊU THỜI…ĐỒ ĐỂU (KỲ 16) (Nhật Tuấn).
- Hữu Lý phỏng vấn Nguyễn Hoàng Đức: Thị giác ngoài da, chữ nghĩa tinh thần (Nguyễn Tường Thụy).
- CHIỀU VĂN XƯƠNG CÁC – thơ Bế Kiến Quốc (Tễu).
- Phạm Dạ Thủy: CHUYỆN VUI: NGU THẾ ĐỦ RÙI… (Nguyễn Trọng Tạo).
- Inrasara: Cá nhân có thể làm gì? (ND/ Inrasara).
- Kịch kinh dị ồn ào trở lại (NLĐ).
- Người chém tướng giặc Phạm Nhan là ai? (ĐV).
- Tín ngưỡng phồn thực (Lê Văn Duyệt). =>
- Bí ẩn về dòng họ nuôi Rồng ở xứ Mường (kỳ 2) (ĐV).
- Khi phải nói cho con bạn biết chúng chỉ là con nuôi… (Sống Magazine).
- Chương trình âm nhạc, thời trang Huế “Ngược Dòng Hương Giang” (VOA).
- Điểm phim: Life of Pi (Sống Magazine).
- Tái hiện các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng qua “Trò đời” (LĐ). - Sự chân thật là linh hồn của phim (TT). - Nữ diễn viên Việt đúng chất minh tinh (DV).
- Phát động Triển lãm 10 năm điêu khắc toàn quốc lần thứ 5 (TN).
- Biểu diễn tango kết thúc năm Ý – Việt (PLTP).
- Nguyễn Việt Phương: Phân tâm học của Sigmund Freud qua sự kiến giải của các nhà tư tưởng nữ quyền đương đại* (PBVH).
- J.M.G. Le Clézio: Tự do để mơ (PBVH).
- Bầu Thụy và bầu Trường giải thể đội bóng (Infonet). – VFF khẳng định một nhóm tuyển thủ cố tình đá dưới sức (Infonet). Chứ không phải Tuyển Việt Nam thất bại vì bị… ma ám? (DV). – Cầu thủ K.Khánh Hòa sốc với tin bán đội (NLĐ). – Loại bỏ vĩnh viễn nhiều tuyển thủ ở AFF Cup 2012 (VNE). - Vấn đề của bóng đá VN: Quả bóng trách nhiệm (PLTP). - HLV Phan Thanh Hùng từ chức (PLTP). - Tự hại mình (PLTP). - VFF mổ xẻ thất bại của ĐTVN như thế nào? (Khampha). - VFF nhận sai, ông Hùng rời ghế (NLĐ). Vậy là ông không nghe lời khuyên của blogger Trương Duy Nhất: Khuyên huấn luyện viên Phan Thanh Hùng noi gương “đồng chí X”? – HLV Phan Thanh Hùng chính thức từ chức (VOV). – HLV Phan Thanh Hùng được chấp thuận từ chức (TN). – Ai sẽ ngồi vào chiếc ghế trăm triệu ở ĐT Việt Nam? (VTC). – “Văn hóa từ chức” của Phan Thanh Hùng (VNN). - Ông Nguyễn Trọng Hỷ “né” câu hỏi từ chức (VNN). – Bảo toàn… ghế (NLĐ). - Sau thất bại tồi tệ ở AFF Cup, đến lượt V-League đối mặt nguy cơ đổ vỡ (DT). - HLV Thanh Hùng: “Một số cầu thủ mắc bệnh ngôi sao” (VNN).
- Cầ̉u thủ Paraguay chết ở Indonesia (BBC).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Bộ Giáo dục xốc lại chất lượng đào tạo thạc sĩ (GDVN). – Bộ GD&ĐT tuyển sinh đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài theo Đề án 911 (GD&TĐ). – Việt Nam có quá nhiều tiến sĩ, nhưng ít phát minh – Giáo dục Việt Nam tìm đường thoát khỏi yếu kém và lạc hậu (GDVN). - Tuyển sinh thạc sĩ: Quay lại miễn thi ngoại ngữ (TT).
- Vật vờ nghiên cứu khoa học- Kỳ 3: Quá nhiều trói buộc (TN). - ‘Trung thực trong khoa học là… xa xỉ!’ (Petrotimes). - Èo uột đầu tư cho khoa học công nghệ (LĐ).
- Bộ GD&ĐT công bố phạm vi thi thực hành môn Vật lí, Hóa học, Sinh học (GDVN).
- Nên đưa GD giới tính thành môn học bắt buộc (DV). - Chú trọng việc đánh giá tiếng Anh tiểu học (TN). - Đề thi tiếng Anh không được dùng hình ảnh, từ ngữ phản cảm (PLTP). - Tạo thói quen chơi thể thao cho học sinh (TN).
- Chưa có giải pháp về tình trạng “chạy trường chạy lớp” ở bậc tiểu học (DT).
- Hà Nội trả lại tiền “lạm thu” cho phụ huynh (DT). – “Lạm thu học phí, sao chưa hiệu trưởng nào bị kỷ luật?” (Infonet). - Quận, huyện đang “tiếp tay” cho các trường lạm thu?! (VnMedia).
- Trường “trăm tỉ” chỉ dạy 10 học sinh (TN).
- Thống nhất trong đánh giá Chương trình thí điểm Tiếng Anh tiểu học (GD&TĐ).
- Sinh viên bị đình chỉ thi, hủy kết quả vì chậm học phí (GDVN).
- Dạy trẻ nói dối để… né dạy thêm (GDVN). “Mẹ ơi, cô giáo con dặn đi dặn lại là khi có ai đến lớp hỏi có em nào đi học thêm không thì các em phải trả lời là không nhé. Tại sao cô lại bắt chúng con nói dối?”
- Cô giáo đánh học sinh bằng roi ngay trên lớp (NĐT). – Vụ giáo viên “quất” học sinh tại lớp: Cô giáo cần bị “phạt” trước? (GDVN).
- Đã xác định được danh tính người gây sự và nữ sinh bị đánh (DT). – Mời xem lại: Cư dân mạng lại xôn xao clip nữ sinh đánh nhau. – Cảnh báo ‘đại ca’ trong lớp học (GDVN).
- Nhọc nhằn con chữ xóm nghèo ven sông (GD&TĐ).
- Dự án “Nuôi dạy con thành nhà tri thức nhỏ” (DT). – Nguyễn Hiến Lê: LÀM CHA NÊN NHỚ (Hồ Như Hiển). - Còn nhiều vụ đánh nhau trong trường học (TN). - “Con đánh chết mẹ” – hệ quả của việc xem nhẹ giáo dục gia đình (GDVN).
- Khi phụ huynh có nhiều yêu sách (GDVN).
<- Đạp xe đến trường giúp trẻ tập trung học hơn (AFP/ DT).
- Phong tỏa tài khoản của Melior Việt Nam (DT).
- Pháp bỏ bài tập, người Mỹ tranh luận sôi nổi (GDVN).
- Sinh viên hoang mang tìm việc (GDVN). - Những sinh viên “phu hồ” (TP). - Du sinh Việt Nam tại Pháp (RFA).
- Khó khăn tài chánh của lưu học sinh Campuchia tại VN (RFA).
- Yếu tố ảnh hưởng đến tính sáng tạo (Nguyễn Văn Tuấn).
- Những nền giáo dục tốt nhất thế giới (TN).
- Máy móc “soán ngôi”, trí tuệ con người về 0? (NĐT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Nổ lớn khu công nghiệp ở Bắc Ninh (Infonet). – Ảnh: Nổ lớn ở khu công nghiệp, 32 công nhân bị thương (NĐT). – 37 người bị thương trong vụ nổ ở Bắc Ninh (SGTT). – Nạn nhân kể lại vụ nổ gas kinh hoàng (VNN). – Ký ức kinh hoàng của nạn nhân vụ nổ gas (GDVN). – Phút sinh tử của các nạn nhân vụ nổ gas (DT).
- Miền Trung khô hạn giữa mùa mưa (DV).
- Dựng lại ‘hình tượng SBC’ để bắt cướp Sài Gòn? (VNN). - Phá đường dây ma túy cực lớn tại Sài Gòn (VNN). - Chỉ có ở VN: Bắt được trộm chó còn… nguyên vẹn (TN).
- 4 triệu đàn ông Việt Nam sẽ… ế vợ (DT). Đàn ông TQ, Nam Hàn, Đài Loan ế vợ thì chạy qua VN kiếm vợ, còn đàn ông VN ế vợ sẽ chạy đi đâu tìm vợ? Có thể phải chấp nhận chế độ đa … phu! Vì cái nỗi khốn khổ này nữa đây: Báo động tình trạng suy giảm lượng tinh trùng (DT).
- Bán thiếu nữ vào “động quỷ” với giá… 650 nghìn đồng (VnMedia).
- Vì sao “trai mùng một, gái hôm rằm” khó nuôi? (Kiến thức).
- Vợ tự tử, chồng khiếu nại khắp nơi (NLĐ).
- Hơn 1,000 người Việt nam không có thận ghép mỗi năm (RFA). - Bệnh nhân chết ngay tại nhà riêng y sĩ (VNN).
- Chim “lấn chiếm” cầu cạn Hoàng Hoa Thám (VNN). =>
- Bộ mặt thật của ‘người giời’ (kỳ 3) (VTC/ ĐV).
- Chặn xe tải chở thùng trăn sống (Infonet).
- Lời thề giữ đảo của “nữ chúa” hòn Mây Rút (NĐT).
- Tàu hàng Việt Nam cứu 39 người Bangladesh trôi dạt (TTXVN/ NLĐ). – Cứu sống 54 thuyền viên nước ngoài trôi dạt trên biển (DT).
- Pháp bắt giữ người Việt trồng cần sa (BBC). – Cảnh sát Pháp phá một đường dây đưa người Việt nhập cư lậu trồng cần sa (RFI). – Công dân Việt Nam bị truy tố và kết án tù liên quan tới ma túy tại Úc (VOA).
- Mít non chín thơm nhờ tiêm thuốc lạ (DV).
- “Gỗ máu” đổ về Trung Quốc (TT).
- Tiêu tiền hoành tráng kiểu đại gia Trung Quốc (VNN). - Trung Quốc : Ma túy tổng hợp bùng nổ (RFI).
- Trút 80.000 lít rượu quý xuống cống (Daily Mail/ NLĐ).
- Người cao tuổi nhất thế giới qua đời (BBC). - Cụ bà lớn tuổi nhất thế giới qua đời (VOA).
- Rùng mình khám phá khu chợ nguy hiểm nhất thế giới (ĐV).
- 10 năm, diện tích rừng Amazon bị phá hủy tương đương nước Anh (Infonet).
- Vụ sập đường hầm Sasago là do bảo trì lơ là (RFI).
- Bão Bopha làm hơn 200 người chết tại Philippines (RFI). – Số tử vong vì bão ở miền nam Philippines tiếp tục gia tăng (VOA). - Hơn 270 người chết tại Philippines: Bão số 9 diễn biến phức tạp (TN).
QUỐC TẾ
- Ông Ban Ki-moon không ủng hộ thỏa thuận tị nạn dành cho tổng thống Syria (TN). – Ám ảnh vũ khí hoá học, Mỹ sắp đánh Syria? (VnMedia). – Liên đoàn Arập dự báo ‘ngày tàn’ của chế độ Assad (ĐV). – Tại sao NATO đưa các tên lửa Patriot tới Thổ Nhĩ Kỳ? (VNN). - NATO đồng ý triển khai tên lửa tại Thổ Nhĩ Kỳ (TT). - Mỹ cảnh báo Syria về “ranh giới đỏ” (VOV).
- Đụng độ trong biểu tình ở Ai Cập (BBC). – Làn sóng chống đối tổng thống Morsi dâng cao (RFI). – Ðảng Huynh đệ Hồi giáo kêu gọi biểu tình ủng hộ Tổng thống Ai Cập (VOA).
- Người Việt suy nghĩ gì về nhà nước quan sát viên Palestine ở LHQ? (Sống Magazine). - Dải Gaza – thiên đường và địa ngục (GDVN).
- Iran yêu cầu Mỹ đếm lại số máy bay không người lái (RFI).
<- Quốc vương Thái Lan kêu gọi đoàn kết dân tộc nhân sinh nhật 85 tuổi (RFI).
- Nhận diện các ứng cử viên chạy đua ghế Thủ tướng Nhật (Infonet).
- Xe của Tổng thống Mỹ là xe hơi hay xe tăng? (VNN).
- Thượng viện Mỹ bác hiệp ước về người khuyết tật của LHQ (VOA).
- Tổng thư ký LHQ: Thời tiết bất thường trở nên quen thuộc (VOA). – Những bức ảnh về thảm họa năm 2012 (VNN).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 05/12/2012; + Tài chính kinh doanh sáng – 05/12/2012; + Tài chính kinh doanh trưa – 05/12/2012; + Tài chính tiêu dùng – 05/12/2012; + Cuộc sống thường ngày – 05/12/2012; + Thời sự 12h – 05/12/2012; + Thời sự 19h – 05/12/2012.
220. GHI CHÉP VỀ CAMPUCHIA (1975-1991) – 1
LỜI TÒA SOẠN
Campuchia một lần nữa lại trở thành vấn đề thời sự nóng hổi trong mối quan hệ phức tạp giữa Việt Nam, ASEAN và Trung Quốc. Tài liệu mà Diễn Đàn giới thiệu với bạn đọc là một chứng từ soi sáng quá khứ gần trong quan hệ tay ba Việt Nam – Campuchia – Trung Quốc. Đó là hồi ký của ông Huỳnh Anh Dũng, một nhà ngoại giao (cựu đại sứ Việt Nam ở Nông Pênh) và chuyên gia về các vấn đề Campuchia nay đã về hưu. Theo một thông lệ, các nhà ngoại giao cấp cao của Việt Nam được Bộ ngoại giao yêu cầu viết hồi ký, lưu trữ trong văn khố để tham khảo nội bộ.
Vì hồi ký của ông Huỳnh Anh Dũng đã ghi lại cẩn trọng những sự kiện xảy ra cách đây 1/4 thế kỉ, và trích dẫn nhiều tài liệu nội bộ quan trọng, chúng tôi quyết định công bố tài liệu này. Nói khác đi, đây là một ngoại lệ của đường lối biên tập của Diễn Đàn là chỉ đăng những văn bản có sự đồng ý của tác giả hay những văn bản có nguồn gốc công khai. Chúng tôi tin rằng tác giả và độc giả hiểu rõ động cơ của sự “phá rào” này. Sự thật, đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi phá lệ : trước đây, Diễn Đàn đã lấy trách nhiệm công bố hồi ký của ông Trần Quang Cơ - cũng không phải ngẫu nhiên nếu tài liệu này liên quan tới cùng vấn đề : quan hệ Việt Nam – Trung Quốc – Campuchia.
Để tôn trọng nguyên tác, chúng tôi công bố tài liệu đã nhận được dưới dạng .pdf, độc giả có thể đọc hay truy nạp bằng cách bấm vào ô hình ở cuối trang.
Diễn Đàn
GHI CHÉP VỀ CAMPUCHIA (1975-1991)
Huỳnh Anh Dũng, cựu Đại sứ VN tại Campuchia
LỜI NÓI ĐẦU
Giai đoạn 1975-1991 là một thời kỳ lịch
sử đặc biệt về công tác đối ngoại của Việt Nam (VN) mà trong thời gian
đó, vì vấn đề Campuchia (CPC) liên quan đến quan đến quan hệ Việt-Trung,
nước VN một lần nữa lại bị chảy máu. Về đối ngoại, VN bị cô lập về
chính trị, bị bao vây về kinh tế trong khi đó chúng ta phải đối phó với
cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội rất trầm trọng ở trong nước. Từ 1978 đến
1989, lần thứ ba, VN đưa quân vào CPC (chưa kể thời gian ngắn quân ta
lại trở lại từ tháng 10/1989 đến đầu 1991), trong 3939 ngày có mặt giúp
CPC, hơn mười vạn chiến sĩ VN đã ngã xuống và bị thương (con số hy sinh
được công bố là 60.000), 200.000 chiến sĩ quân tình nguyện, 10.000
chuyên gia quân dân, chính, đảng, các ngành trong đó có 4 Uỷ viên Bộ
Chính trị (BCT) và Ban Bí thư (Lê Đức Thọ, Lê Đức Anh, Đoàn Khuê, Trần
Xuân Bách), 9 Uỷ viên Trung ương Đảng [Cộng sản Việt Nam] (Nguyễn Côn,
Vũ Oanh, Bùi San, Đỗ Chính, Trần Trọng Tân, Phạm Bái…), 2 Phó Thủ tướng
(Nguyễn Côn, Phan Trọng Tuệ), 30 Thứ trưởng, 54 Thường vụ Tỉnh uỷ đã
từng có mặt và trực tiếp làm nhiệm vụ ở CPC.Với việc ta đưa quân vào CPC, ta đã lật đổ bè lũ Pol Pot; giữ yên bờ cõi phía Tây- nam Tổ quốc; giúp CPC xây dựng Đảng, chính quyền, quân đội; xây dựng được một bước quan hệ hữu nghị VN-CPC, nhưng cái giá mà VN phải trả là vô cùng to lớn với những hậu quả lâu dài, chưa lường hết được. Vấn đề CPC càng đi sâu vào giải pháp chính trị, càng rất phức tạp, nhiều lúc đã làm cho nội bộ ta có ý kiến rất khác nhau.
Với những hiểu biết và tư liệu vốn có của mình, tôi cố nhớ, ghi lại và mô tả thật khách quan, trung thực những diễn biến trong giai đoạn lịch sử đặc biệt này.
…
Trong quá trình viết, có những lúc tôi không muốn tiếp tục viết nữa vì hơn mười năm đó, vì vấn đề quan hệ với Trung Quốc (TQ) và vấn đề CPC mà trong nội bộ Đảng ta có sự bất hòa, điều này cũng dễ hiểu vì vấn đề cực kỳ phức tạp, diễn biến vô cùng quanh co, lại phát triển trong tình hình có sự đảo lộn cực kỳ to lớn ở Liên Xô và Đông Âu sau gần nửa thế kỷ, cho nên việc nhận thức tình hình không đơn giản, có những vấn đề cần có thời gian mới có thể nhận thức đúng được.
Chính vì vậy, những trích dẫn của tôi trong tài liệu này là nhằm phản ảnh thật khách quan những suy nghĩ của lãnh đạo ta lúc đó, không nhằm phê phán cá nhân bất cứ đồng chí (đ/c) nào. Tôi cố gắng trình bày lại thật trung thực sự hiểu biết của mình do điều kiện công tác mà tôi được biết để khi có điều kiện, Đảng ta nhìn lại, đánh giá thật khách quan diễn biến của hơn mười năm vô cùng khó khăn đó nhằm rút ra những bài học cho công việc hiện nay và sau này nhất là trong công tác đối ngoại.
Tài liệu lịch sử này, tôi cố viết… lại trong thời điểm hiện nay vì rằng sợ để lâu không thể nhớ lại được nữa và tư liệu có thể mất mát đi. Điều tôi mong muốn là những tư liệu lịch sử này sẽ được sử dụng để ta đánh giá đúng diễn biến phức tạp của thời kỳ lịch sử đó, không để vì những tư liệu này mà lại một lần nữa, khơi lại hoặc gây bất hòa trong nội bộ Đảng ta. Đó là điều tâm huyết của tôi.
…
Hà Nội, mùa hè năm 1995
HUỲNH ANH DŨNG
I. GIAI ĐOẠN 1975-1978: NGUỒN GỐC CỦA VẤN ĐỀ
Trước khi đi vào giai đoạn 1975-1978, cần nhắc lại những diễn biến trong quan hệ VN-CPC giai đoạn chống Mỹ 1970-1975. VN, CPC, Lào cùng một chiến trường đánh Mỹ nhưng quan hệ VN-CPC, ngay từ lúc này khi 2 nước còn dựa vào nhau chiến đấu, đã bộc lộ những mâu thuẫn. Sau đảo chính của Lon Nol (1) 18/3/1970, khi quân đội ta vào CPC, bọn Pol Pot (2) đã tuyên truyền trong nhân dân CPC rằng “VN là khách không mời mà đến”, không cho ta đóng quân trong làng... Tại những cuộc hội đàm giữa Pol Pot với đ/c Lê Duẩn vào cuối tháng 3 đầu tháng 4/1970 về việc ta giúp CPC thì ngay từ lúc này khi Pol Pot còn yếu, cần sự giúp đỡ của ta, Pol Pot đã có ý muốn hạn chế sự có mặt của ta ở CPC, hạn chế lực lượng vũ trang ta ở CPC, ngăn cản ta trong việc tổ chức xây dựng lực lượng chính trị, quân sự cho CPC…, muốn “VN chỉ giúp vật chất, giúp vũ khí thôi”, “Việt kiều chỉ giúp vận chuyển vũ khí”; trong chiến đấu “VN giúp súng cối và có lực lượng bao vây bên ngoài, hỗ trợ nhân dân và lực lượng CPC bên trong nổi dậy, làm như thế mới bảo đảm “sạch sẽ về chính trị”.Trên chiến trường trong tháng 3, 4/1970, do có sự thoả thuận của Nuon Chea (3) và Suvanna (?), quân đội ta ở CPC đánh mạnh thắng nhanh, giải phóng và tổ chức chính quyền ở 4-5 tỉnh. Trước tình hình đó, tại Hội nghị Trung ương Đảng tháng 9/1970, Pol Pot đề ra 4 bài học “kinh nghiệm thất bại” của cách mạng CPC trong kháng chiến chống Pháp và “kinh nghiệm thành công” trong 16 năm hòa bình, trung lập để hạn chế ta. Bốn bài học đó là:
1) Phải tự mình quyết định vận mệnh mình, quyết không được để cho sai lầm lịch sử để cho người khác giải quyết thay vận mệnh mình xẩy ra một lần nữa.
2) Kiên quyết không được giao lại thành quả cách mạng tốt đẹp của mình cho giai cấp bóc lột. Hiện nay những cường quốc lớn và một số nước khác còn có tư tưởng cũ vẫn muốn và đương cố tìm trăm phương nghìn kế để quyết định vận mệnh dân tộc CPC thay cho người CPC.
3) Lực lượng là yếu tố quyết định quan trọng nhất trong đấu tranh cách mạng.
4) Phải nêu cao lập trường độc lập tự chủ, tự lực cánh sinh.
“Vì không có 4 kinh nghiệm đó nên kết
quả kháng chiến chống Pháp bằng không. Trong đấu tranh vì độc lập, hòa
bình, trung lập, tuy CPC làm đơn độc mà vẫn thắng, nhờ: “nắm vững lập
trường độc lập dân chủ, tự lực cánh sinh và chịu đựng
gian khổ; tự xây dựng được lực lượng cách mạng của mình về mọi mặt và
giữ vững lập trường tự mình định đoạt vận mệnh của mình”.
Bài học lực lượng là quyết định, không thương lượng, không khoan nhượng này chi phối rất sâu sắc đường lối của Khmer Đỏ. Thắng lợi chống Mỹ chỉ bằng đấu tranh vũ trang không đấu tranh chính trị, không đấu tranh ngoại giao đã củng cố thêm tiềm thức của Khmer Đỏ về vấn đề này. Điều này mới lý giải được tại sao sau này Pol Pot kiên quyết từ chối không thương lượng với VN và vì sao mặc dù đã ký Hiệp định Paris về Campuchia năm 1991 nhưng Khmer Đỏ lại không thi hành.
Từ sau Hội nghị tháng 9/1970, trong thực tế, nhóm Pol Pot đã từng bước hạn chế hoạt động của lực lượng VN trên đất CPC như: gây khó khăn và hạn chế hành lang tiếp tế của ta trên đất CPC, hạn chế nhân dân bán lúa gạo cho ta, hạn chế bộ đội ta hợp tác đánh Chenla I năm 1971 phối hợp chiến dịch đường 9 Nam Lào, có nơi đã giết liên lạc, giết cán bộ VN đi lẻ và tổ chức cướp kho tàng ta ở CPC nhất là khu Tây-nam CPC do Ta Mok (4) đứng đầu, có lúc lực lượng hai bên đã bắn nhau như ở [các tỉnh] Takéo, Kandal… Họ giải tán lực lượng vũ trang của Việt kiều, hạn chế Việt kiều hoạt động cách mạng, có nơi gây khó khăn và đuổi Việt kiều về nước, giết hại và cướp tài sản Việt kiều, Lon Noi đã “cáp Duôn”(5) nhưng Khmer Đỏ cũng kích động hằn thù dân tộc và cũng chủ trương “cáp Duôn”. Họ hạn chế hoạt động của số cán bộ CPC tập kết ở VN về, tập trung lại và diệt dần. Họ bỏ chính sách đối với vợ con cán bộ CPC đang ở miền bắc VN. Một số cán bộ CPC có quan điểm khác, có thái độ chống lại thì bị trấn áp, buộc phải ly khai tổ chức.
1.1 Từ 1973 đến 17/4/1975
Trong khi cuộc kháng chiến VN, Lào đi vào giai đoạn kết thúc thì CPC quyết đánh đến cùng; đánh để nổi bật vai trò cuộc kháng chiến CPC thật sự là Khmer chứ không phải lệ thuộc VN. Họ chủ trương không đàm phán, cho rằng không muốn “làm cái đuôi VN” và ngại “kiểu Gienève 1954 tái diễn”. Sau khi Mỹ đơn phương ngừng ném bom [bằng] B-52 (8/1973), cuộc chiến đấu đã chắc chắn, nhóm Pol Pot chủ tâm hạn chế ảnh hưởng và hoạt động của Sihanouk (6); kiên quyết đẩy lực lượng VN ra khỏi đất CPC, phá hành lang tiếp tế, hạn chế bán lương thực cho ta, tổ chức quần chúng làm mít tinh chống VN, đòi lực lượng VN rút về, đánh cướp các kho tàng và các đơn vị bộ đội ta ở CPC, thậm chí đánh vào trại thương binh của ta… gây khó khăn cho ta trong việc di chuyển quân trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Tính từ 1970 đến 4/1975, bọn Pol Pot đã gây ra 174 vụ làm ta chết 301 người, 233 bị thương, 38 mất tích. Nơi nào không chấp hành việc chống VN thì họ tàn sát khủng bố dã man, như cuối 1973 đã giết chết 1 Uỷ viên Trung ương, 11 tỉnh uỷ viên, rất nhiều cán bộ và nhân dân ở tỉnh Koh Kong. Về mặt đối ngoại, họ dựa vào TQ là chính, phê phán VN xét lại, nửa vời và cố đưa ra thực hiện những chủ trương hoàn toàn khác VN; họ phê phán phương châm đấu tranh của VN kết hợp vũ trang với đấu tranh chính trị, binh vận trong khi họ đánh đến đâu thì di dân đến đấy, giết hết tù binh, thực hiện công xã và không dùng tiền ngay từ năm 1974; họ không quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu (trừ Anbani và Rumani); trong khi 3 nước Đông Dương đã có Hội nghị cấp cao 3 nước, 4 bên (thêm Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam) thì họ muốn họp Hội nghị 5 nước, 6 bên (thêm TQ và Bắc Triều Tiên) với ý đồ để TQ nắm ngọn cờ.
Bài học lực lượng là quyết định, không thương lượng, không khoan nhượng này chi phối rất sâu sắc đường lối của Khmer Đỏ. Thắng lợi chống Mỹ chỉ bằng đấu tranh vũ trang không đấu tranh chính trị, không đấu tranh ngoại giao đã củng cố thêm tiềm thức của Khmer Đỏ về vấn đề này. Điều này mới lý giải được tại sao sau này Pol Pot kiên quyết từ chối không thương lượng với VN và vì sao mặc dù đã ký Hiệp định Paris về Campuchia năm 1991 nhưng Khmer Đỏ lại không thi hành.
Từ sau Hội nghị tháng 9/1970, trong thực tế, nhóm Pol Pot đã từng bước hạn chế hoạt động của lực lượng VN trên đất CPC như: gây khó khăn và hạn chế hành lang tiếp tế của ta trên đất CPC, hạn chế nhân dân bán lúa gạo cho ta, hạn chế bộ đội ta hợp tác đánh Chenla I năm 1971 phối hợp chiến dịch đường 9 Nam Lào, có nơi đã giết liên lạc, giết cán bộ VN đi lẻ và tổ chức cướp kho tàng ta ở CPC nhất là khu Tây-nam CPC do Ta Mok (4) đứng đầu, có lúc lực lượng hai bên đã bắn nhau như ở [các tỉnh] Takéo, Kandal… Họ giải tán lực lượng vũ trang của Việt kiều, hạn chế Việt kiều hoạt động cách mạng, có nơi gây khó khăn và đuổi Việt kiều về nước, giết hại và cướp tài sản Việt kiều, Lon Noi đã “cáp Duôn”(5) nhưng Khmer Đỏ cũng kích động hằn thù dân tộc và cũng chủ trương “cáp Duôn”. Họ hạn chế hoạt động của số cán bộ CPC tập kết ở VN về, tập trung lại và diệt dần. Họ bỏ chính sách đối với vợ con cán bộ CPC đang ở miền bắc VN. Một số cán bộ CPC có quan điểm khác, có thái độ chống lại thì bị trấn áp, buộc phải ly khai tổ chức.
1.1 Từ 1973 đến 17/4/1975
Trong khi cuộc kháng chiến VN, Lào đi vào giai đoạn kết thúc thì CPC quyết đánh đến cùng; đánh để nổi bật vai trò cuộc kháng chiến CPC thật sự là Khmer chứ không phải lệ thuộc VN. Họ chủ trương không đàm phán, cho rằng không muốn “làm cái đuôi VN” và ngại “kiểu Gienève 1954 tái diễn”. Sau khi Mỹ đơn phương ngừng ném bom [bằng] B-52 (8/1973), cuộc chiến đấu đã chắc chắn, nhóm Pol Pot chủ tâm hạn chế ảnh hưởng và hoạt động của Sihanouk (6); kiên quyết đẩy lực lượng VN ra khỏi đất CPC, phá hành lang tiếp tế, hạn chế bán lương thực cho ta, tổ chức quần chúng làm mít tinh chống VN, đòi lực lượng VN rút về, đánh cướp các kho tàng và các đơn vị bộ đội ta ở CPC, thậm chí đánh vào trại thương binh của ta… gây khó khăn cho ta trong việc di chuyển quân trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Tính từ 1970 đến 4/1975, bọn Pol Pot đã gây ra 174 vụ làm ta chết 301 người, 233 bị thương, 38 mất tích. Nơi nào không chấp hành việc chống VN thì họ tàn sát khủng bố dã man, như cuối 1973 đã giết chết 1 Uỷ viên Trung ương, 11 tỉnh uỷ viên, rất nhiều cán bộ và nhân dân ở tỉnh Koh Kong. Về mặt đối ngoại, họ dựa vào TQ là chính, phê phán VN xét lại, nửa vời và cố đưa ra thực hiện những chủ trương hoàn toàn khác VN; họ phê phán phương châm đấu tranh của VN kết hợp vũ trang với đấu tranh chính trị, binh vận trong khi họ đánh đến đâu thì di dân đến đấy, giết hết tù binh, thực hiện công xã và không dùng tiền ngay từ năm 1974; họ không quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu (trừ Anbani và Rumani); trong khi 3 nước Đông Dương đã có Hội nghị cấp cao 3 nước, 4 bên (thêm Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam) thì họ muốn họp Hội nghị 5 nước, 6 bên (thêm TQ và Bắc Triều Tiên) với ý đồ để TQ nắm ngọn cờ.
1.2 Năm 1975 – 1976
Sau chiến thắng 17/4/1975, bọn Pol Pot đã nêu 8 yếu tố thắng lợi là: có đường lối chung, có nhân dân, có lực lượng vũ trang, có kinh tế độc lập, tự chủ, có cơ sở cách mạng rộng khắp, có đường lối độc lập tự chủ, không liên kết, nội bộ đoàn kết nhất trí và có quốc tế giúp đỡ. Họ cố tình phủ nhận các yêu tố khách quan và bối cảnh lịch sử quốc tế đối với chiến thắng của CPC; đặc biệt là không đếm xỉa đến sự giúp đỡ về mọi mặt của ta, kể cả sự hy sinh của hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào ta trên đất CPC.
Trong bối cảnh như vậy, ngay sau khi ta vừa giải phóng miền Nam 30/4/1975, họ đã tiến hành những hành động xâm lấn biên giới và không ngừng làm xấu đi quan hệ 2 nước.
Ngày 4/5/1975, một tiểu đoàn CPC đổ bộ lên đảo Phú Quốc.
Ngày 8/5/1975, lực lượng Pol Pot tiến công nhiều địa phương thuộc tỉnh Hà Tiên và Tây Ninh.
Ngày 10/5/1975, lực lượng Pol Pot tiến công đảo Thổ Chu của VN và bắt đi 515 dân trên đảo. Thực hiện quyền tự vệ của mình, quân đội ta đã đánh trả và truy kích chúng đến tận nơi xuất phát là đảo Wai (7), bắt giữ một số tù binh.
Ngày 2/6/1975, đ/c Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh) đi Phnom Penh gặp Pol Pot, Nuon Chea và Ieng Sary (8). Ngày 12/6/1975, Pol Pot thăm bí mật Hà Nội, cho việc họ tấn công đảo Thổ Chu là do “không rành địa lý”, đề nghị ký Hiệp ước hòa bình hữu nghị nhưng lờ đi đề nghị của ta về đàm phán ký Hiệp ước biên giới. Ngày 3/7/1975, đ/c Nguyễn Văn Linh gặp lại Nuon Chea ở Phnom Penh và ngày 10/8/1975, đ/c Nguyễn Văn Linh một lần nữa đi Svay Rieng gặp Nuon Chea để xử lý vụ đảo Wai và về quan hệ 2 nước, ta đồng ý trao trả số tù binh CPC (800 lính) bị ta bắt ở đảo Wai nhưng phía họ vẫn không trao trả cho ta 515 dân bị bắt ở Thổ Chu.
Sau chiến thắng 17/4/1975, bọn Pol Pot đã nêu 8 yếu tố thắng lợi là: có đường lối chung, có nhân dân, có lực lượng vũ trang, có kinh tế độc lập, tự chủ, có cơ sở cách mạng rộng khắp, có đường lối độc lập tự chủ, không liên kết, nội bộ đoàn kết nhất trí và có quốc tế giúp đỡ. Họ cố tình phủ nhận các yêu tố khách quan và bối cảnh lịch sử quốc tế đối với chiến thắng của CPC; đặc biệt là không đếm xỉa đến sự giúp đỡ về mọi mặt của ta, kể cả sự hy sinh của hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào ta trên đất CPC.
Trong bối cảnh như vậy, ngay sau khi ta vừa giải phóng miền Nam 30/4/1975, họ đã tiến hành những hành động xâm lấn biên giới và không ngừng làm xấu đi quan hệ 2 nước.
Ngày 4/5/1975, một tiểu đoàn CPC đổ bộ lên đảo Phú Quốc.
Ngày 8/5/1975, lực lượng Pol Pot tiến công nhiều địa phương thuộc tỉnh Hà Tiên và Tây Ninh.
Ngày 10/5/1975, lực lượng Pol Pot tiến công đảo Thổ Chu của VN và bắt đi 515 dân trên đảo. Thực hiện quyền tự vệ của mình, quân đội ta đã đánh trả và truy kích chúng đến tận nơi xuất phát là đảo Wai (7), bắt giữ một số tù binh.
Ngày 2/6/1975, đ/c Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh) đi Phnom Penh gặp Pol Pot, Nuon Chea và Ieng Sary (8). Ngày 12/6/1975, Pol Pot thăm bí mật Hà Nội, cho việc họ tấn công đảo Thổ Chu là do “không rành địa lý”, đề nghị ký Hiệp ước hòa bình hữu nghị nhưng lờ đi đề nghị của ta về đàm phán ký Hiệp ước biên giới. Ngày 3/7/1975, đ/c Nguyễn Văn Linh gặp lại Nuon Chea ở Phnom Penh và ngày 10/8/1975, đ/c Nguyễn Văn Linh một lần nữa đi Svay Rieng gặp Nuon Chea để xử lý vụ đảo Wai và về quan hệ 2 nước, ta đồng ý trao trả số tù binh CPC (800 lính) bị ta bắt ở đảo Wai nhưng phía họ vẫn không trao trả cho ta 515 dân bị bắt ở Thổ Chu.
Trong bối cảnh đó, ngày 26/5/1975, Pol
Pot đi thăm bí mật TQ (mãi đến tháng 9/1977, họ mới công khai chuyến đi
này). Ngày 12/8/1975, TQ đón tiếp trọng thể Khieu Samphan (9) thăm chính
thức TQ. Dịp này, Mao và Đặng đã tiếp Khieu; trong diễn văn chiêu đãi
Khieu, Đặng ám chỉ Liên Xô bành trướng và tìm sự có mặt ở Đông-nam Á.
Trong lúc đó, khi tiếp đ/c Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị (14/8/1975), Phó
Thủ tướng Lý Tiên Niệm nói nhiều đến khó khăn của TQ, không đáp ứng yêu
cầu viện trợ mới, chưa trả lời về hợp tác kinh tế 1976- 1980 và nói là
VN đã thu được 5 tỷ đô la chiến lợi phẩm. Ngày 24/9/1975, trong hội đàm
với đoàn Đảng và Chính phủ ta thăm TQ, Đặng Tiểu Bình nói “…Về nhận
định tình hình quốc tế, hai bên có khoảng cách khá xa; về đường lối
chiến lược quốc tế hoặc về những vấn đề cụ thể, hai bên có sự khác nhau
rất lớn”; và TQ bắt đầu công khai ủng hộ nhóm Pol Pot, ngày
7/10/1975, Lý Tiên Niệm nói với Đại sứ Vũ Ngọc Hồ ([chính phủ Cách mạng
Lâm thời] miền Nam VN) ca ngợi Đảng CPC và nói Đảng CPC có uy tín cao
trong nhân dân, cứ đè nén thì họ không chịu đâu, một dân tộc giác ngộ,
bất cứ nước lớn nào xâm lược thì họ chống lại vì trong tay họ có chân
lý.
Từ tháng 12/1975, tình hình biên giới VN-CPC lại căng lên ở Gia Rai, Kon Tum và Đắk Lắk nhất là khu vực Bu Prang [nay thuộc tỉnh Đắk Nông]. Bọn Pol Pot tiến hành tấn công vào đồn số 6 công an biên phòng ở Đắk Lắk, giết hại một số đ/c của ta.
Ngày 5/1/1976: Pol Pot công bố Hiến pháp mới của CPC Dân chủ. Cũng ngày 5/1/76, đ/c Phạm Văn Xô (Hai Xô) ở Trung ương Cục (TWC) sang Phnom Penh thăm bí mật. Ngày 17-18/1/1976, đ/c Bảy Cường (Phạm Hùng) sang thăm bí mật CPC được Pol Pot, Nuon Chea, Ieng Sary đón tiếp rất trọng thể.
Cần phải nói rằng cũng giống như TQ, bọn Pol Pot tìm cách chia rẽ nội bộ ta, rất tranh thủ các đồng chí miền Nam (TWC) và phê phán các đ/c miền Bắc. Mặt khác, trong nội bộ ta, TWC miền Nam và Trung ương [Đảng] Hà Nội cũng có cách đánh giá khác nhau về tập đoàn Pol Pot, về tính chất cuộc chiến tranh biên giới ở Tây-nam. Về cuộc chiến tranh ở biên giới Tây-nam, TWC nặng cho rằng nguyên nhân là do địa phương ta xâm phạm biên giới CPC, do buôn lậu chứ không phải do Pol Pot khiêu khích. Cũng chính vì vậy mà ở trong Nam thiếu cảnh giác, bị thiệt hại nặng khi Pol Pot tấn công, ví dụ ngày 30/9/1977, Pol Pot tiến công toàn tuyến biên giới tỉnh Tây Ninh, đánh vào khu vực TWC cũ (xã Tân Lập, huyện Tân Biên, Tây Ninh) giết hại 1.000 đồng bào ta; mặc dù tin này được dự báo trước nhưng Quân khu 7 không tin, nói là chỉ chuyện vặt ở biên giới, Tư lệnh Quân khu 7, Tướng Trần Văn Trà vẫn bình thản ở thành phố Hồ Chí Minh, khi bị tấn công mới bị động đối phó (10). Nhân đây cũng nói thêm rằng khi thành lập và tổ chức bộ máy giúp CPC năm 1978, đ/c Lê Đức Thọ không sử dụng các cán bộ TWC cũ vốn quen thuộc và giúp Đảng CPC từ nhiều năm mà tuyệt đại đa số các đ/c phụ trách chuyên gia, dầu là các đ/c mới, ở miền Bắc vào.
Từ tháng 12/1975, tình hình biên giới VN-CPC lại căng lên ở Gia Rai, Kon Tum và Đắk Lắk nhất là khu vực Bu Prang [nay thuộc tỉnh Đắk Nông]. Bọn Pol Pot tiến hành tấn công vào đồn số 6 công an biên phòng ở Đắk Lắk, giết hại một số đ/c của ta.
Ngày 5/1/1976: Pol Pot công bố Hiến pháp mới của CPC Dân chủ. Cũng ngày 5/1/76, đ/c Phạm Văn Xô (Hai Xô) ở Trung ương Cục (TWC) sang Phnom Penh thăm bí mật. Ngày 17-18/1/1976, đ/c Bảy Cường (Phạm Hùng) sang thăm bí mật CPC được Pol Pot, Nuon Chea, Ieng Sary đón tiếp rất trọng thể.
Cần phải nói rằng cũng giống như TQ, bọn Pol Pot tìm cách chia rẽ nội bộ ta, rất tranh thủ các đồng chí miền Nam (TWC) và phê phán các đ/c miền Bắc. Mặt khác, trong nội bộ ta, TWC miền Nam và Trung ương [Đảng] Hà Nội cũng có cách đánh giá khác nhau về tập đoàn Pol Pot, về tính chất cuộc chiến tranh biên giới ở Tây-nam. Về cuộc chiến tranh ở biên giới Tây-nam, TWC nặng cho rằng nguyên nhân là do địa phương ta xâm phạm biên giới CPC, do buôn lậu chứ không phải do Pol Pot khiêu khích. Cũng chính vì vậy mà ở trong Nam thiếu cảnh giác, bị thiệt hại nặng khi Pol Pot tấn công, ví dụ ngày 30/9/1977, Pol Pot tiến công toàn tuyến biên giới tỉnh Tây Ninh, đánh vào khu vực TWC cũ (xã Tân Lập, huyện Tân Biên, Tây Ninh) giết hại 1.000 đồng bào ta; mặc dù tin này được dự báo trước nhưng Quân khu 7 không tin, nói là chỉ chuyện vặt ở biên giới, Tư lệnh Quân khu 7, Tướng Trần Văn Trà vẫn bình thản ở thành phố Hồ Chí Minh, khi bị tấn công mới bị động đối phó (10). Nhân đây cũng nói thêm rằng khi thành lập và tổ chức bộ máy giúp CPC năm 1978, đ/c Lê Đức Thọ không sử dụng các cán bộ TWC cũ vốn quen thuộc và giúp Đảng CPC từ nhiều năm mà tuyệt đại đa số các đ/c phụ trách chuyên gia, dầu là các đ/c mới, ở miền Bắc vào.
Trở lại vấn đề biên giới VN-CPC, tiếp
theo những sự kiện xung đột ở Đắk Lắk, tháng 3/1976, Nuon Chea, Phó Bí
thư Đảng CPC gửi thư cho đ/c Phạm Hùng đề nghị có cuộc gặp cấp cao 2
Đảng về vấn đề biên giới và đề nghị có cuộc gặp trù bị để chuẩn bị cho
gặp cấp cao. Ngày 6/4/76, Trung ương Đảng ta điện cho Trung ương Đảng
CPC tán thành đề nghị đó và thoả thuận cuộc gặp sẽ tiến hành vào tháng
6/76. Từ 4 đến 18/5/1976, đ/c Phan Hiền, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao dẫn
đầu đoàn trù bị VN thăm CPC; tại cuộc họp trù bị này, phía Pol Pot đòi
lấy đường biên giới trên đất liền theo bản đồ Pháp tỷ lệ 1/100.000 thông
dụng trước năm 1954 nhưng đòi ta chấp nhận bản bản đồ đã bị cạo sửa 9
chỗ (11) và đòi lấy đường Brévié (12) làm đường biên giới biển nên cuộc
đàm phán thất bại và không tiến hành được gặp gỡ cấp cao 2 Đảng. Hai bên
chỉ thoả thuận được 3 biện pháp: tăng cường giáo dục cán bộ, chiến sĩ
và nhân dân; mọi va chạm phải giải quyết trên tinh thần hữu nghị, đoàn
kết, tôn trọng lẫn nhau; Ban liên lạc 2 bên tiến hành điều tra các vụ va
chạm và gặp nhau để giải quyết.
Cũng năm 1976, có mấy sự kiện nữa đáng chú ý:
- Trong nội bộ CPC: tháng 1/1976, Pol Pot tiến hành Đại hội IV của Đảng; tổ chức tổng tuyển cử (20/3/1976); ép Sihanouk và Pen Nút từ chức Quốc trưởng và Thủ tướng, lập Chính phủ mới. Ngày 27/9/1976, Pol Pot tạm nghỉ vì “lý do sức khoẻ” thôi giữ chức Thủ tướng và Nuon Chea làm Quyền Thủ tướng và Quyền Tổng bí thư.
Phải chăng có đấu tranh nội bộ CPC? Điều này gây nhiều tranh luận trong các cơ quan Trung ương của ta theo dõi vấn đề CPC, có ý kiến cho rằng có đấu tranh giữa một bên là Pol Pot, Ieng Sary còn bên kia là Nuon Chea, Suvanna vốn có quan hệ tốt với VN. Điều trùng hợp nữa là sự kiện này diễn ra khi Mao Trạch Đông chết (9/9/1976) và sự kiện “bè lũ 4 tên” ở TQ, phía CPC tổ chức 7 ngày quốc tang, Pol Pot đọc diễn văn coi tư tưởng Mao Trạch Đông là chủ nghĩa Marx-Lenin ngày nay, đề cao thuyết 3 thế giới và đề cao công lao Mao Trạch Đông đồng thời phê phán Lâm, Lưu, Đặng. Một nguồn tin khác nói sự thật việc Pol Pot “nghỉ ốm” chỉ để về Kompong Thom trấn áp lực lượng chống đối và củng cố căn cứ chúng ở đây (Kompong Thom cũng là quê Pol Pot).
Cũng năm 1976, có mấy sự kiện nữa đáng chú ý:
- Trong nội bộ CPC: tháng 1/1976, Pol Pot tiến hành Đại hội IV của Đảng; tổ chức tổng tuyển cử (20/3/1976); ép Sihanouk và Pen Nút từ chức Quốc trưởng và Thủ tướng, lập Chính phủ mới. Ngày 27/9/1976, Pol Pot tạm nghỉ vì “lý do sức khoẻ” thôi giữ chức Thủ tướng và Nuon Chea làm Quyền Thủ tướng và Quyền Tổng bí thư.
Phải chăng có đấu tranh nội bộ CPC? Điều này gây nhiều tranh luận trong các cơ quan Trung ương của ta theo dõi vấn đề CPC, có ý kiến cho rằng có đấu tranh giữa một bên là Pol Pot, Ieng Sary còn bên kia là Nuon Chea, Suvanna vốn có quan hệ tốt với VN. Điều trùng hợp nữa là sự kiện này diễn ra khi Mao Trạch Đông chết (9/9/1976) và sự kiện “bè lũ 4 tên” ở TQ, phía CPC tổ chức 7 ngày quốc tang, Pol Pot đọc diễn văn coi tư tưởng Mao Trạch Đông là chủ nghĩa Marx-Lenin ngày nay, đề cao thuyết 3 thế giới và đề cao công lao Mao Trạch Đông đồng thời phê phán Lâm, Lưu, Đặng. Một nguồn tin khác nói sự thật việc Pol Pot “nghỉ ốm” chỉ để về Kompong Thom trấn áp lực lượng chống đối và củng cố căn cứ chúng ở đây (Kompong Thom cũng là quê Pol Pot).
- Quan hệ CPC-TQ vốn chặt chẽ trong
những năm 1970-1975 tiếp tục được đẩy mạnh với việc Tổng tham mưu phó TQ
Vương Thượng Vinh thăm CPC (2/1976), ký Hiệp định TQ viện trợ quân sự
cho CPC và tháng 3/1976 ký Hiệp định Chính phủ TQ viện trợ không hoàn
lại cho CPC trị giá 140 triệu Nhân dân tệ và 20 triệu USD.
Trong khi đó, quan hệ Việt-Trung lạnh nhạt dần, TQ không thực hiện các công trình đã ký kết, trì hoãn việc ta sử dụng tiền vay của TQ đồng thời trong năm 1975, lại gây ra vi phạm 814 vụ ở 102 điểm trên biên giới 2 nước. Dịp Đại hội IV Đảng ta (12/1976), TQ từ chối cử đoàn sang dự, đưa tin sơ sài, điện mừng không ca ngợi Đảng ta.
Quan hệ Việt-Mỹ có điểm đáng chú ý là 10/01/1976, Liên Xô chuyển cho ta ý kiến của Kissinger về bình thường hóa quan hệ và ngày 26/3/1976, Kissinger gửi công hàm cho VN bày tỏ Mỹ sẵn sàng thảo luận phát triển quan hệ với VN và 15/11/1976, Mỹ phủ quyết VN gia nhập LHQ.
Ở Đông-nam Á, các nước ASEAN họp Hội nghị cấp cao lần thứ nhất ở Bali và ký Hiệp ước Bali (23/01/1976). Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (24/6/1976) hoan ngênh VN thống nhất và hy vọng phát triển quan hệ tay đôi với VN. Về phần VN, ngày 5/7/1976, ta tuyên bố chính sách 4 điểm với các nước Đông-nam Á, nội dung như sau:
1) Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình.
2) Không để lãnh thổ nước mình cho bất cứ nước ngoài nào sử dụng làm căn cứ xâm lược và can thiệp vào nước kia và các nước khác trong khu vực.
3) Thiết lập quan hệ hữu nghị láng giềng tốt, hợp tác KHKT và trao đổi văn hoá trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi. Giải quyết các vấn đề tranh chấp giữa các nước trong khu vực thông qua thương lượng trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.
4) Phát triển sự hợp tác giữa các nước trong khu vực vì sự xây dựng đất nước phồn vinh theo điều kiện riêng của mỗi nước vì lợi ích độc lập dân tộc, hòa bình, trung lập thật sự ở Đông-nam Á, góp phần vào hòa bình thế giới.
Bốn điểm đó bao hàm ý của ta không chấp
nhận khái niệm ZOPFAN và ta (cũng như Liên Xô) vẫn cho ASEAN là tổ chức
quân sự, tay sai Mỹ trong khi đó TQ ra sức tranh thủ ASEAN, công khai
tuyên bố “ASEAN không phải là một liên minh quân sự”. Tình hình này diễn
ra khi TQ bắt đầu công khai coi “chủ nghĩa bá quyền Liên Xô là nguồn
gốc chính của sự đe dọa đối với Đông-nam Á ” và phê phán luận điểm an
ninh tập thể châu Á của Báo cáo chính trị tại Đại hội 25 của Đảng Cộng
sản Liên Xô tháng 3/1976).Trong khi đó, quan hệ Việt-Trung lạnh nhạt dần, TQ không thực hiện các công trình đã ký kết, trì hoãn việc ta sử dụng tiền vay của TQ đồng thời trong năm 1975, lại gây ra vi phạm 814 vụ ở 102 điểm trên biên giới 2 nước. Dịp Đại hội IV Đảng ta (12/1976), TQ từ chối cử đoàn sang dự, đưa tin sơ sài, điện mừng không ca ngợi Đảng ta.
Quan hệ Việt-Mỹ có điểm đáng chú ý là 10/01/1976, Liên Xô chuyển cho ta ý kiến của Kissinger về bình thường hóa quan hệ và ngày 26/3/1976, Kissinger gửi công hàm cho VN bày tỏ Mỹ sẵn sàng thảo luận phát triển quan hệ với VN và 15/11/1976, Mỹ phủ quyết VN gia nhập LHQ.
Ở Đông-nam Á, các nước ASEAN họp Hội nghị cấp cao lần thứ nhất ở Bali và ký Hiệp ước Bali (23/01/1976). Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (24/6/1976) hoan ngênh VN thống nhất và hy vọng phát triển quan hệ tay đôi với VN. Về phần VN, ngày 5/7/1976, ta tuyên bố chính sách 4 điểm với các nước Đông-nam Á, nội dung như sau:
1) Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình.
2) Không để lãnh thổ nước mình cho bất cứ nước ngoài nào sử dụng làm căn cứ xâm lược và can thiệp vào nước kia và các nước khác trong khu vực.
3) Thiết lập quan hệ hữu nghị láng giềng tốt, hợp tác KHKT và trao đổi văn hoá trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi. Giải quyết các vấn đề tranh chấp giữa các nước trong khu vực thông qua thương lượng trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.
4) Phát triển sự hợp tác giữa các nước trong khu vực vì sự xây dựng đất nước phồn vinh theo điều kiện riêng của mỗi nước vì lợi ích độc lập dân tộc, hòa bình, trung lập thật sự ở Đông-nam Á, góp phần vào hòa bình thế giới.
(Còn tiếp)
—–
Ghi chú:
1 Lon Nol (lŏn nōl) , 1913–85, Cambodian general and political leader. He became defense minister and army chief of staff in 1955 in Norodom Sihanouk’s government. He served as premier (1966–67) under Sihanouk. In 1970, he led the coup that deposed Sihanouk, and assumed control of the government. He attempted unsuccessfully to suppress the Communist Khmer Rouge guerrillas, and his efforts plunged the country into civil war. After temporarily relinquishing power, he seized control in 1972 and suspended the constitution. Due to his inept leadership and anti-Communist fervor, he was forced to leave the country in 1975, when the Khmer Rouge advanced on the capital city. He settled in Hawaii.
2 Saloth Sar (May 19, 1925–April 16, 1998), better known as Pol Pot (short for Politique Potentielle, French for “potential politic”), was the ruler of the Khmer Rouge and the Prime Minister of Cambodia (officially Democratic Kampuchea during his rule) from 1976 to 1979, having been de facto leader since mid-191975. During his time in power Pol Pot instigated an aggressive policy of relocating people to the countryside in an attempt to purify the Cambodian people as a step toward a communist future. The means to this end included the extermination of intellectuals and other “bourgeois enemies”. Today the policies of his government are widely blamed for causing the deaths of perhaps 1.5 million Cambodians. In 1979, he led Cambodia into a disastrous war with Vietnam which led to the collapse of the Khmer Rouge government.
3 Nuon Chea, real name Long Bunruot, also known as “Brother Number Two” in the government of Democratic Kampuchea, was Deputy General Secretary of the Communist Party and chief lieutenant to Pol Pot during the Khmer Rouge era.
4 Ta Mok, which means “Grandfather Mok” in Khmer, was the nom de guerre of Chhit Choeun (c. 1926 – 21 July 2006), a senior figure in the leadership of the Khmer Rouge. His name has also been reported as Ek Choeun, Oeung Choeun and Ung Choeun, and he was also known as “Brother Number Five”.
5 Cáp duồn. Khm: cắp duôn = chặt người Việt. Ngày xưa khi Kampuchia đánh nhau với VN, lúc xông trận họ la „cắp duôn“ tức là chém hay chặt người VN (cho chết). Mỗi khi có cuộc nổi loạn của một „sóc“ (xóm làng) người Khmer chống lại dân Việt, người Việt thường thông báo nhau là coi chừng bị họ „cáp duồn“.
6 King-Father Norodom Sihanouk (born October 31, 1922), King of Cambodia until his abdication on October 7, 2004, is now “King-Father (Khmer: Preahmâhaviraksat, see Names and titles section below) of Cambodia,” a position in which he retains many of his former prerogatives as constitutional king.
7 Poulo Wai (Đảo Trọc) và Koh Tang, nguyên là lãnh thổ VN, nằm trong vịnh Phú Quốc, bị Khmer Đỏ chiếm sau tháng 4-1975.
8 Ieng Sary [the initial letter of the first name is "I" as in "income"] (born 1922 or 1925), a powerful figure in the Khmer Rouge was the deputy Prime Minister and Foreign Minister of Democratic Kampuchea from 1975 to 1979.
He was born in South Western Vietnam bordering Cambodia and changed his name from the Vietnamese Kim Trang when he joined the Khmer Rouge. He was the brother-in-law of the Khmer Rouge leader Pol Pot. Ieng Sary and Pol Pot studied together in Paris. Whilst there, Sary rented an apartment in the Latin Quarter, a hotbed of student radicalism. He and Pol Pot met with French communist intellectuals, and formed their own cell of Cambodian communists. This nucleus was the foundation of the Khmer Rouge leadership that would take control of the country in 1975.
9 Khieu Samphan (born July 27, 1931) was the president of the state presidium of Democratic Kampuchea (Cambodia) from 1976 until 1979. As such, he served as the country’s head of state and was one of the most powerful officials in the Khmer Rouge movement, though Pol Pot was the group’s true political leader and held the most extensive power.
10 Theo lời Đại tá Nguyễn Văn Hiệu, Cục phó Cục tác chiến Bộ Quốc phòng lúc bấy giờ. TG.
11 Có lã đây là đề nghị cũ của Sihanouk. Từ năm 1964 – 1967, Chính phủ Vương quốc Campuchia do Quốc trưởng Norodom Sihanouk đứng đầu chính thức đề nghị VN công nhận Campuchia trong đường biên giới hỉện tại, cụ thể là đường biên giới trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương thông dụng trước năm 1954 với 9 điểm sửa đổi, tổng diện tích khoảng 100 km2. Trên biển, phía Campuchia đề nghị các đảo phía Bắc đường do Toàn quyền Brévié vạch năm 1939 là thuộc Campuchia, cộng thêm quần đảo Thổ Chu và nhóm phía Nam quần đảo Hải Tặc.
12 ngày 31 tháng 1 năm 1939, Toàn-Quyền Brévié xác-định đường phân-định chia khu-vực biển giữa hai xứ bảo- hộ Cambodge và thuộc-địa Nam-Kỳ như sau: “một đường thẳng góc với đường bờ biển tạo thành một góc 140 Grade với đường vĩ-tuyến Bắc… đường phân-dịnh được xác-định như trên đi vòng qua phía Bắc đảo Phú-Quốc, cách những điểm cực Bắc của đảo nầy 3 Km”. Nhưng qua thông-tri nầy ông Brévié cũng đã thận-trọng chính- thức ghi thêm rằng đường nầy chỉ sử-dụng cho “hành-chánh và cảnh-sát” và nó không dùng để phân-định giữa xứ thuộc-địa Nam-Kỳ và xứ bảo-hộ Cambodge.
Hiện nay ít nhất lưu hành 4 cách thể hiện đường Brévié khác nhau: Đường của Pôn Pốt; đường của VN Cộng hòa; đường của ông Sarin Chhak trong luận án tiến sĩ công pháp quốc tế về “Những vùng Biên giới của Cambodge” bảo vệ ở Paris năm 1965 sau đó được xuất bản với lời tựa của Quốc trưởng Norodom Sihanouk; đường của các học giả Hoa Kỳ.
11 Có lã đây là đề nghị cũ của Sihanouk. Từ năm 1964 – 1967, Chính phủ Vương quốc Campuchia do Quốc trưởng Norodom Sihanouk đứng đầu chính thức đề nghị VN công nhận Campuchia trong đường biên giới hỉện tại, cụ thể là đường biên giới trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương thông dụng trước năm 1954 với 9 điểm sửa đổi, tổng diện tích khoảng 100 km2. Trên biển, phía Campuchia đề nghị các đảo phía Bắc đường do Toàn quyền Brévié vạch năm 1939 là thuộc Campuchia, cộng thêm quần đảo Thổ Chu và nhóm phía Nam quần đảo Hải Tặc.
12 ngày 31 tháng 1 năm 1939, Toàn-Quyền Brévié xác-định đường phân-định chia khu-vực biển giữa hai xứ bảo- hộ Cambodge và thuộc-địa Nam-Kỳ như sau: “một đường thẳng góc với đường bờ biển tạo thành một góc 140 Grade với đường vĩ-tuyến Bắc… đường phân-dịnh được xác-định như trên đi vòng qua phía Bắc đảo Phú-Quốc, cách những điểm cực Bắc của đảo nầy 3 Km”. Nhưng qua thông-tri nầy ông Brévié cũng đã thận-trọng chính- thức ghi thêm rằng đường nầy chỉ sử-dụng cho “hành-chánh và cảnh-sát” và nó không dùng để phân-định giữa xứ thuộc-địa Nam-Kỳ và xứ bảo-hộ Cambodge.
Hiện nay ít nhất lưu hành 4 cách thể hiện đường Brévié khác nhau: Đường của Pôn Pốt; đường của VN Cộng hòa; đường của ông Sarin Chhak trong luận án tiến sĩ công pháp quốc tế về “Những vùng Biên giới của Cambodge” bảo vệ ở Paris năm 1965 sau đó được xuất bản với lời tựa của Quốc trưởng Norodom Sihanouk; đường của các học giả Hoa Kỳ.
222. GHI CHÉP VỀ CAMPUCHIA (1975-1991) – 2
GHI CHÉP VỀ CAMPUCHIA (1975-1991)
Huỳnh Anh Dũng, cựu Đại sứ VN tại Campuchia
1.3 Năm 1977: quan hệ VN-Campuchia, VN-TQ ngày càng xấu đi.
Bước sang năm 1977, tình hình biên giới Việt Nam-CPC tiếp tục ngày càng xấu hơn do những hành động khiêu khích, xâm lấn của bọn Pol Pot. Từ giữa tháng 1/1977 đến giữa 3/1977, các tỉnh Đông-bắc CPC chấm dứt tiếp xúc với các Ban liên lạc của các tỉnh Khu 5 và từ cuối tháng 3/1977 đến giữa 5/1977 chấm dứt liên lạc với Ban liên lạc các tỉnh Nam bộ (cơ chế liên lạc tiếp xúc này có từ 1975 và được củng cố sau chuyến đi CPC của Thứ trưởng Phan Hiền tháng 5/1976).
Ngày 30/4/1977, bọn Pol Pot đồng loạt tiến công 14 xã trên toàn tuyến biên giới tỉnh An Giang mở đầu cuộc chiến tranh qui mô lớn biên giới Tây-nam nước ta.
Trước tình hình nghiêm trọng đó ngày 7/6/1977 Trung ương Đảng và Chính phủ VN gửi thư cho Trung ương Đảng và Chính phủ CPC đề nghị có cuộc gặp cấp cao Đảng và Chính phủ 2 nước để giải quyết vấn đề biên giới. Ngày 18/6/1977, phía CPC gửi thư trả lời Trung ương Đảng và Chính phủ ta:
“...chờ một thời gian cho tình hình bình thường trở lại và những xung đột ở biên giới được chấm dứt… sẽ gặp gỡ cấp cao”.
Một mặt từ chối thương lượng, mặt khác bọn Pol Pot điên cuồng tấn công biên giới ta. Ngày 18/7/1977, chúng đồng loạt tấn công trên chiều dài 40 Km vào tỉnh Kiên Giang, pháo kích nhiều lần vào thị xã Châu Đốc. Trên trường quốc tế, họ ra sức vu cáo VN; phát biểu ở ĐHĐ/LHQ, Ieng Sary ám chỉ VN xâm lược CPC. Ngày 26/9/1977, sau một thời gian “nghỉ ốm” Pol Pot xuất hiện trở lại tuyên bố Đảng ra công khai và đi thăm hữu nghị chính thức TQ ngay và được đón tiếp rất linh đình.
Cùng lúc này, bọn Pol Pot cho một lực lượng lớn tiến đánh toàn bộ tuyến biên giới tỉnh Tây Ninh, sát hại rất dã man đồng bào ta ở biên giới.
Cũng lúc này, quan hệ Việt-Trung ngày càng xấu đi. Ngày 2-20/6/1977, đoàn quân sự ta do đ/c Võ Nguyên Giáp dẫn đầu thăm TQ, TQ nói gay gắt là ta đã làm tổn thương quan hệ 2 nước. Ngày 7- 10/6/1977, Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm các nước Bắc Âu về qua Bắc Kinh, TQ trao bị vong lục 7 điểm: VN công khai nói xấu TQ; vấn đề biên giới trên bộ; điểm nối ray đường sắt VN-TQ; 2 quần đảo; vịnh Bắc bộ; Hoa kiều ở VN; VN dùng vấn đề lịch sử để chống TQ. Ngày 20/11/1977, đoàn Đảng và Chính phủ ta do đ/c Lê Duẩn dẫn đầu thăm TQ. TQ đón tiếp và hội đàm lạnh nhạt. TQ nhắc lại thuyết “3 thế giới”, từ chối việc ta yêu cầu viện trợ 50 vạn tấn thép. Trong khi đó, quan hệ CPC-TQ tiếp tục được tăng cường, tháng 12/1977, Phó Thủ tướng TQ Trần Vĩnh Quý thăm CPC, đi thị sát tất cả các quân khu giáp biên giới với VN.
Bước sang năm 1977, tình hình biên giới Việt Nam-CPC tiếp tục ngày càng xấu hơn do những hành động khiêu khích, xâm lấn của bọn Pol Pot. Từ giữa tháng 1/1977 đến giữa 3/1977, các tỉnh Đông-bắc CPC chấm dứt tiếp xúc với các Ban liên lạc của các tỉnh Khu 5 và từ cuối tháng 3/1977 đến giữa 5/1977 chấm dứt liên lạc với Ban liên lạc các tỉnh Nam bộ (cơ chế liên lạc tiếp xúc này có từ 1975 và được củng cố sau chuyến đi CPC của Thứ trưởng Phan Hiền tháng 5/1976).
Ngày 30/4/1977, bọn Pol Pot đồng loạt tiến công 14 xã trên toàn tuyến biên giới tỉnh An Giang mở đầu cuộc chiến tranh qui mô lớn biên giới Tây-nam nước ta.
Trước tình hình nghiêm trọng đó ngày 7/6/1977 Trung ương Đảng và Chính phủ VN gửi thư cho Trung ương Đảng và Chính phủ CPC đề nghị có cuộc gặp cấp cao Đảng và Chính phủ 2 nước để giải quyết vấn đề biên giới. Ngày 18/6/1977, phía CPC gửi thư trả lời Trung ương Đảng và Chính phủ ta:
“...chờ một thời gian cho tình hình bình thường trở lại và những xung đột ở biên giới được chấm dứt… sẽ gặp gỡ cấp cao”.
Một mặt từ chối thương lượng, mặt khác bọn Pol Pot điên cuồng tấn công biên giới ta. Ngày 18/7/1977, chúng đồng loạt tấn công trên chiều dài 40 Km vào tỉnh Kiên Giang, pháo kích nhiều lần vào thị xã Châu Đốc. Trên trường quốc tế, họ ra sức vu cáo VN; phát biểu ở ĐHĐ/LHQ, Ieng Sary ám chỉ VN xâm lược CPC. Ngày 26/9/1977, sau một thời gian “nghỉ ốm” Pol Pot xuất hiện trở lại tuyên bố Đảng ra công khai và đi thăm hữu nghị chính thức TQ ngay và được đón tiếp rất linh đình.
Cùng lúc này, bọn Pol Pot cho một lực lượng lớn tiến đánh toàn bộ tuyến biên giới tỉnh Tây Ninh, sát hại rất dã man đồng bào ta ở biên giới.
Cũng lúc này, quan hệ Việt-Trung ngày càng xấu đi. Ngày 2-20/6/1977, đoàn quân sự ta do đ/c Võ Nguyên Giáp dẫn đầu thăm TQ, TQ nói gay gắt là ta đã làm tổn thương quan hệ 2 nước. Ngày 7- 10/6/1977, Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm các nước Bắc Âu về qua Bắc Kinh, TQ trao bị vong lục 7 điểm: VN công khai nói xấu TQ; vấn đề biên giới trên bộ; điểm nối ray đường sắt VN-TQ; 2 quần đảo; vịnh Bắc bộ; Hoa kiều ở VN; VN dùng vấn đề lịch sử để chống TQ. Ngày 20/11/1977, đoàn Đảng và Chính phủ ta do đ/c Lê Duẩn dẫn đầu thăm TQ. TQ đón tiếp và hội đàm lạnh nhạt. TQ nhắc lại thuyết “3 thế giới”, từ chối việc ta yêu cầu viện trợ 50 vạn tấn thép. Trong khi đó, quan hệ CPC-TQ tiếp tục được tăng cường, tháng 12/1977, Phó Thủ tướng TQ Trần Vĩnh Quý thăm CPC, đi thị sát tất cả các quân khu giáp biên giới với VN.
Lúc này chúng ta nhận định TQ vừa tranh
thủ, vừa kiềm chế ta mặc dù mặt kiềm chế nổi lên nhưng TQ không thể đẩy
VN đi hẳn với Liên Xô, bất lợi cho TQ. Trong khi quan hệ với CPC xấu đi,
ta chủ trương tăng cường quan hệ với Lào, ký Hiệp ước hòa bình, hữu
nghị, hợp tác với Lào 18/7/1977 và đưa quân trở lại Lào. Cần nhớ lại
rằng ngày 5/2/1976, đoàn Đảng và Chính phủ Lào thăm VN, khi hội đàm 2
BCT, phía Lào nêu vấn đề biên giới nói phân định nhiều nơi chưa rõ và
yêu cầu VN rút quân tình nguyện khỏi Lào. Ta đáp ứng và hoàn thành việc
rút quân vào tháng 4/1976. Tháng 12/1976, hội đàm 2 BCT ở Đồ Sơn, lúc
này bọn phỉ Lào tăng cường hoạt động uy hiếp mạnh các đ/c Lào nên một
lần nữa Lào lại yêu cầu VN đưa quân trở lại.
Trong quan hệ với Mỹ, tháng 1/1977, Carter nhậm chức Tổng thống; Đại sứ Mỹ ở LHQ A. Young nói: Tôi coi VN như Nam Tư ở châu Á, không phải là một bộ phận của TQ hay Liên Xô, là một nước độc lập. Một nước VN mạnh và độc lập là phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ. Ngày 16/3/1977, L. Woodcock, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ thăm VN. Phía Mỹ nêu vấn đề MIA, phía VN nêu vấn đề thực hiện điều 21 Hiệp định Paris. Ta và Mỹ cũng tiến hành 3 vòng hội đàm về bình thường hóa quan hệ 2 nước (3/5/1977, 1/6/1977, 19/12/1977) nhưng không kết quả; tuy nhiên, Mỹ thôi không phủ quyết việc VN gia nhập LHQ.
Trong tình hình quá phức tạp như vậy ở CPC, Ban Bí thư [TW ĐCS VN] quyết định lập “Tiểu ban lâm thời nghiên cứu vấn đề CPC” gọi tắt là “Nhóm 77″ do đ/c Trần Xuân Bách, Chánh Văn phòng Trung ương phụ trách; tham gia có các đ/c [Trung tướng] Trần Văn Quang (Bộ Quốc phòng), Phan Đình Vinh (Ban Đối ngoại Đảng), Nguyễn Xuân (Bộ Ngoại giao). Sau một thời gian nghiên cứu, Tiểu ban này đã kết luận và kiến nghị như sau:
“I. …Có thể nhận định: Đảng CPC hiện nay với tên gọi chính thức là Đảng Cộng sản CPC, về thực chất, không phải là một đảng cách mạng của giai cấp công nhân theo chủ nghĩa Marx-Lenin, mà có tính chất một đảng dân tộc chủ nghĩa tiểu tư sản nông dân. Đường lối chính trị mà nhóm Pol Pot – Ieng Sary đương thực hiện hoàn toàn không phải là đường lối độc lập, tự chủ, mà là đường lối theo đuôi nước lớn, là sản phẩm và sự biến dạng của tư tưởng Mao Trạch Đông. “Chủ nghĩa xã hội” hiện nay ở CPC không có những yếu tố cơ bản của thời kỳ quá độ tiến lên CHXN, không phải là chuyên chính vô sản, không có chính quyền nhân dân mà là một thứ chế độ bắt buộc lao động theo kiểu nô lệ, bắt buộc công hữu hóa theo lối quân sự cưỡng bức, vừa dã man, vô nhân đạo, vừa có tính chất thực dụng tiểu tư sản (cưỡng bức di tản, xóa sạch để bảo đảm an ninh và để dễ “cải tạo”).
Trước mắt, trong đường lối chính trị và tổ chức của Đảng CPC, những nhân tố tích cực (chống đế quốc, đoàn kết Đông Dương, hữu nghị với VN, đoàn kết nội bộ để xây dựng xã hội tiến bộ ở CPC…) đương mất đi, những nhân tố tiêu cực, phản động đương phát triển và chiếm ưu thế, tác động và sự chi phối của các thế lực đế quốc và bành trướng từ ngoài vào CPC đương tăng lên.
Trong quan hệ với Mỹ, tháng 1/1977, Carter nhậm chức Tổng thống; Đại sứ Mỹ ở LHQ A. Young nói: Tôi coi VN như Nam Tư ở châu Á, không phải là một bộ phận của TQ hay Liên Xô, là một nước độc lập. Một nước VN mạnh và độc lập là phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ. Ngày 16/3/1977, L. Woodcock, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ thăm VN. Phía Mỹ nêu vấn đề MIA, phía VN nêu vấn đề thực hiện điều 21 Hiệp định Paris. Ta và Mỹ cũng tiến hành 3 vòng hội đàm về bình thường hóa quan hệ 2 nước (3/5/1977, 1/6/1977, 19/12/1977) nhưng không kết quả; tuy nhiên, Mỹ thôi không phủ quyết việc VN gia nhập LHQ.
Trong tình hình quá phức tạp như vậy ở CPC, Ban Bí thư [TW ĐCS VN] quyết định lập “Tiểu ban lâm thời nghiên cứu vấn đề CPC” gọi tắt là “Nhóm 77″ do đ/c Trần Xuân Bách, Chánh Văn phòng Trung ương phụ trách; tham gia có các đ/c [Trung tướng] Trần Văn Quang (Bộ Quốc phòng), Phan Đình Vinh (Ban Đối ngoại Đảng), Nguyễn Xuân (Bộ Ngoại giao). Sau một thời gian nghiên cứu, Tiểu ban này đã kết luận và kiến nghị như sau:
“I. …Có thể nhận định: Đảng CPC hiện nay với tên gọi chính thức là Đảng Cộng sản CPC, về thực chất, không phải là một đảng cách mạng của giai cấp công nhân theo chủ nghĩa Marx-Lenin, mà có tính chất một đảng dân tộc chủ nghĩa tiểu tư sản nông dân. Đường lối chính trị mà nhóm Pol Pot – Ieng Sary đương thực hiện hoàn toàn không phải là đường lối độc lập, tự chủ, mà là đường lối theo đuôi nước lớn, là sản phẩm và sự biến dạng của tư tưởng Mao Trạch Đông. “Chủ nghĩa xã hội” hiện nay ở CPC không có những yếu tố cơ bản của thời kỳ quá độ tiến lên CHXN, không phải là chuyên chính vô sản, không có chính quyền nhân dân mà là một thứ chế độ bắt buộc lao động theo kiểu nô lệ, bắt buộc công hữu hóa theo lối quân sự cưỡng bức, vừa dã man, vô nhân đạo, vừa có tính chất thực dụng tiểu tư sản (cưỡng bức di tản, xóa sạch để bảo đảm an ninh và để dễ “cải tạo”).
Trước mắt, trong đường lối chính trị và tổ chức của Đảng CPC, những nhân tố tích cực (chống đế quốc, đoàn kết Đông Dương, hữu nghị với VN, đoàn kết nội bộ để xây dựng xã hội tiến bộ ở CPC…) đương mất đi, những nhân tố tiêu cực, phản động đương phát triển và chiếm ưu thế, tác động và sự chi phối của các thế lực đế quốc và bành trướng từ ngoài vào CPC đương tăng lên.
II. Đất nước CPC đương ở trong
cơn khủng hoảng nghiêm trọng, nhân dân CPC đương bị sống trong một trại
tập trung khổng lồ; hình ảnh Đảng Cộng sản và CNXH đương bị bôi nhọ, bị
nhân dân khiếp sợ, thành quả cách mạng CPC có nguy cơ tổn thất lớn. Tâm
trạng của số đông quần chúng CPC hiện nay là lo sợ, chán ngán, hoặc
chịu đựng để sống yên, hoặc có cơ hội thì chạy sang nước bạn mong có nơi
nương tựa. Một bộ phận nhỏ cơ hội bám vào chính quyền hiện nay để có
quyền lợi và bảo đảm cho sinh mệnh của gia đình.
Gần đây nhiều nhóm ly khai, chống đối đương phát triển ở trong nước hoặc lưu vong. Trong số những người đã chạy sang ta, đã thấy có những tập thể nhỏ, lẻ tẻ hoặc tập thể lớn quần chúng hoặc binh lính CPC, trong đó có một số cán bộ, đảng viên CPC có nguyện vọng được tổ chức lại, được giúp đỡ để cứu vãn cách mạng CPC. Xen lẫn vào những người này cũng có những tên trá hàng, những kẻ cơ hội, những phần tử mật vụ, gián điệp.
Trước tình hình ấy, Đảng ta, một Đảng luôn luôn đứng vững trên lập trường quốc tế vô sản nhất định phải có thái độ và chủ trương, hành động thích hợp với trách nhiệm quốc tế và điếu kiện cụ thể của mình. Ta coi tổn thất hoặc thành công của cách mạng CPC, của nhân dân CPC cũng như của bản thân cách mạng ta, nhân dân ta. Hơn nữa, một nước CPC tách ra khỏi khối đoàn kết Đông Dương, trở thành lực lượng xung kích của một chiến lược phản động ở Đông Nam Á, đối lập, gây chiến với ta, thực sự là mũi dao nhọn thọc vào sườn ta và uy hiếp nước Lào. Vận mệnh của nhân dân 3 nước Đông Dương, sự nghiệp độc lập dân tộc và CNXH của nhân dân 3 nước gắn bó với nhau. Đoàn kết, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng đất nước, xây dựng hạnh phúc của nhân dân mình theo đường lối của mối Đảng, cùng nhau tiếp tục chống chủ nghĩa đế quốc, là yêu cầu sống còn và qui luật phát triển khách quan của cách mạng ở 3 nước trên bán đảo Đông Dương.
Lập trường của Đảng ta đối với vấn đề Campuchia là:
Kiên quyết đánh trả quyết liệt bằng những đòn tiêu diệt đối với những lực lượng CPC khiêu khích vũ trang, gây rối, xâm lấn biên giới ta, tàn sát nhân dân ta. Phối hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao để thắng địch; hạn chế và đẩy lùi mọi âm mưu bên ngoài; kiên trì bảo vệ tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân VN và nhân dân CPC.
Tích cực ủng hộ, giúp đỡ và bảo vệ những lực lượng CPC yêu nước và cách mạng chân chính xây dựng thực lực và phát triển cuộc đấu tranh chính nghĩa chống lại nhóm cầm đầu theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan tiểu tư sản trong ban lãnh đạo CPC, nhằm cứu vãn cách mạng CPC, khôi phục mối quan hệ đặc biệt giữa CPC và VN.
Cảnh giác ngăn ngừa và phá mọi mưu mô và hành động nguy hiểm, cấu kết với nhau giữa đế quốc, thế lực bành trướng và nhóm cầm đầu cực đoan trong ban lãnh đạo CPC đương khoét sâu hằn thù dân tộc, chia rẽ nhân dân 3 nước, cô lập VN, duy trì và mở rộng chiến tranh biên giới, phá hoại an ninh và sự nghiệp xây dựng kinh tế của VN và của Lào.
Gần đây nhiều nhóm ly khai, chống đối đương phát triển ở trong nước hoặc lưu vong. Trong số những người đã chạy sang ta, đã thấy có những tập thể nhỏ, lẻ tẻ hoặc tập thể lớn quần chúng hoặc binh lính CPC, trong đó có một số cán bộ, đảng viên CPC có nguyện vọng được tổ chức lại, được giúp đỡ để cứu vãn cách mạng CPC. Xen lẫn vào những người này cũng có những tên trá hàng, những kẻ cơ hội, những phần tử mật vụ, gián điệp.
Trước tình hình ấy, Đảng ta, một Đảng luôn luôn đứng vững trên lập trường quốc tế vô sản nhất định phải có thái độ và chủ trương, hành động thích hợp với trách nhiệm quốc tế và điếu kiện cụ thể của mình. Ta coi tổn thất hoặc thành công của cách mạng CPC, của nhân dân CPC cũng như của bản thân cách mạng ta, nhân dân ta. Hơn nữa, một nước CPC tách ra khỏi khối đoàn kết Đông Dương, trở thành lực lượng xung kích của một chiến lược phản động ở Đông Nam Á, đối lập, gây chiến với ta, thực sự là mũi dao nhọn thọc vào sườn ta và uy hiếp nước Lào. Vận mệnh của nhân dân 3 nước Đông Dương, sự nghiệp độc lập dân tộc và CNXH của nhân dân 3 nước gắn bó với nhau. Đoàn kết, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng đất nước, xây dựng hạnh phúc của nhân dân mình theo đường lối của mối Đảng, cùng nhau tiếp tục chống chủ nghĩa đế quốc, là yêu cầu sống còn và qui luật phát triển khách quan của cách mạng ở 3 nước trên bán đảo Đông Dương.
Lập trường của Đảng ta đối với vấn đề Campuchia là:
Kiên quyết đánh trả quyết liệt bằng những đòn tiêu diệt đối với những lực lượng CPC khiêu khích vũ trang, gây rối, xâm lấn biên giới ta, tàn sát nhân dân ta. Phối hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao để thắng địch; hạn chế và đẩy lùi mọi âm mưu bên ngoài; kiên trì bảo vệ tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân VN và nhân dân CPC.
Tích cực ủng hộ, giúp đỡ và bảo vệ những lực lượng CPC yêu nước và cách mạng chân chính xây dựng thực lực và phát triển cuộc đấu tranh chính nghĩa chống lại nhóm cầm đầu theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan tiểu tư sản trong ban lãnh đạo CPC, nhằm cứu vãn cách mạng CPC, khôi phục mối quan hệ đặc biệt giữa CPC và VN.
Cảnh giác ngăn ngừa và phá mọi mưu mô và hành động nguy hiểm, cấu kết với nhau giữa đế quốc, thế lực bành trướng và nhóm cầm đầu cực đoan trong ban lãnh đạo CPC đương khoét sâu hằn thù dân tộc, chia rẽ nhân dân 3 nước, cô lập VN, duy trì và mở rộng chiến tranh biên giới, phá hoại an ninh và sự nghiệp xây dựng kinh tế của VN và của Lào.
Mọi hoạt động của ta phải nhằm bốn yêu cầu chính trị:
1) Bảo vệ bằng được nhân dân ta;
2) Đánh mạnh để trừng phạt bọn lấn chiếm và giết hại dân ta;
3) Lấy lại đất bị lấn chiêm, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ;
4) Phá âm mưu chia rẽ nhân dân hai nước, cô lập bọn phản động.
Cần triển khai nhanh và đồng thời bốn mặt công tác chính:
Thực chất là giúp xây dựng lại Đảng cách mạng của giai cấp công nhân CPC; khôi phục và đặt nên móng vững chắc lâu dài cho tình đoàn kết hữu nghị VN- CPC.
1) Bảo vệ bằng được nhân dân ta;
2) Đánh mạnh để trừng phạt bọn lấn chiếm và giết hại dân ta;
3) Lấy lại đất bị lấn chiêm, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ;
4) Phá âm mưu chia rẽ nhân dân hai nước, cô lập bọn phản động.
Cần triển khai nhanh và đồng thời bốn mặt công tác chính:
- 1. Phòng thủ thật vững, phản công và tiến công thật mạnh về quân sự trên toàn tuyến biên giới, củng cố thật chắc an ninh nội địa, từng bước làm nhụt, tiến tới đạp tan ý chí xâm lấn biên giới của nhóm lãnh đạo CPC.
- 2. Triển khai công tác ngoại giao trên thế tiến công. Ta nắm chính nghĩa, ta thủy chung đoàn kết hữu nghị, ta không gây ra xung đột biên giới, ta có quyền trừng phạt bọn lấn chiếm, bọn giết người. Ta ở thế mạnh về ngoại giao vì ta đúng và nhân đạo.
- 3. Giúp đỡ lực lượng cách mạng chân chính CPC chống lại chính sách đối nội, đối ngoại phản động hiện nay của nhóm cầm quyền CPC.
Thực chất là giúp xây dựng lại Đảng cách mạng của giai cấp công nhân CPC; khôi phục và đặt nên móng vững chắc lâu dài cho tình đoàn kết hữu nghị VN- CPC.
- 4. Đề nghị Bộ Chính trị lập một ban chuyên lo về vấn đề CPC với nhiệm vụ: phối hợp và thống nhất thông tin về CPC, nghiên cứu để đề nghị với BCT những nhận định và chủ trương có tính chất tồng hợp và cơ bản; phối hợp và hướng dẫn những ngành công tác có trách nhiệm liên quan đến vấn đề CPC. Ban này do một đ/c trong BCT hoặc BBT phụ trách, lấy các ngành quân sự, nội vụ, đối ngoại, ngoại giao làm chỗ dựa, có một tổ chuyên viên trực thuộc đ/c phụ trách để làm đầu mối tổng hợp, thông tin và liên hệ với các cơ quan có liên quan.
Tháng 1 năm 1978“.
Trước những cố gắng thương lượng của ta với Pol Pot không thành công, cuối tháng 12/1977, ta đã dùng quân đội lớn có xe tăng hỗ trợ phản kích bọn Pol Pot sâu vào nội địa CPC ở vùng Mỏ Vẹt dọc theo đường quốc lộ 1 tiến đến thị trấn [khum] Prasaut, gần thị xã Svay Rieng (cách biên giới khoảng 50 km).
Ngày 31/12/1977, bọn Pol Pot ra tuyên bố chính phủ lên án VN xâm lược CPC và tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao với VN. TQ ủng hộ Pol Pot và phê phán VN. Ngày 31/12/1977, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoàng Văn Tiến gặp Đại sứ TQ Trần Chí Phương về tình hình biên giới VN-CPC. Trần Chí Phương nói VN đã xâm lược CPC, đây là sự kiện nghiêm trọng nhất của năm 1977; VN phải nhanh chóng rút quân.
Tối 3/1/1978, đ/c Nguyễn Cơ Thạch thông báo cho một số anh em ở Bộ Ngoại giao: BCT ta họp nhận định ta có thể thắng về quân sự nhưng ta chưa có ngọn cờ chính trị của người CPC nên quyết định rút quân. Ngày 6/1/1978 ta hoàn thành việc rút lui an toàn, bọn Pol Pot lấy ngày 6/1/1978 để ăn mừng “chiến thắng” chống VN.
1.4 Năm 1978: năm bước ngoặt.
Bước vào năm 1978, quan hệ VN với CPC và TQ ngày càng căng thẳng Năm 1977, TQ gây ra 873 vụ va chạm ở biên giới và dùng người Hoa phá chính sách kinh tế và cải tạo XHCN ở miền Nam, phá chính sách nghĩa vụ quân sự.
Tiếp theo Tuyên bố của Chính phủ ta ngày 31/12/1977 về vấn đề biên giới VN-CPC ngày 4/1/78, Thủ tướng Phạm Văn Đồng trả lời TTXVN lần đầu tiên đã nói ý chính sách nguy hiểm của nhà cầm quyền CPC “được bọn đế quốc và phản động thế giới có tham vọng ở Đông-nam Á hoan nghênh và khuyến khích”.
Ngày 5/2/1978, Chính phủ ta ra Tuyên bố về vấn đề biên giới Việt Nan-CPC và đề nghị 3 điểm:
- Chấm dứt ngay hoạt động quân sự thù địch ở biên giới, lực lượng vũ trang mỗi bên đóng sâu trong lãnh thổ của mình, cách đường biên giới 5 Km.
- Hai bên gặp nhau ngay đề bàn và ký Hiệp ước không xâm lược và Hiệp ước biên giới.
- Hai bên sẽ thoả thuận một
hình thức thích hợp bảo đảm quốc tế và giám sát quốc tế Phía Pol Pot
hoàn toàn bác bỏ đề nghị trên.
Về thái độ của Lào: trong tháng 2/1978, đ/c Xuân Thủy dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng ta thăm bí mật Lào thông báo tình hình biên giới VN-CPC. Trong cuộc họp với BCT Lào, đ/c Souphanouvong13 kể lại chuyến đi thăm hữu nghị chính thức CPC tháng 12/1977, đ/c Souphanouvong có ấn tượng tốt, cho CPC có kỷ luật và khâm phục việc CPC làm tốt hệ thống thủy lợi. Về quan hệ VN- CPC, các đ/c Lào nói đại ý:
VN là anh cả nên xử sự đúng như là người anh cả, hãy gặp phía CPC bàn bạc giải quyết (lúc này, Lào thừa nhận VN là anh Cả nhưng rất phấn khởi đảm nhận vai trò anh Hai). VN đưa 3 đề nghị 5/2/1978 nhưng chỉ ra tuyên bố, không gửi trực tiếp cho phía CPC có thể phía CPC phật lòng, cho VN không chân thành. Lúc này trong nội bộ Lào có sự đấu tranh về quan điểm khá phức tạp trong quan hệ với VN và với TQ trong khi đó TQ đẩy mạnh việc đưa quân giúp làm đường ở Bắc Lào. Ngày 8/4/1978, Thứ trưởng Bộ Giao thông TQ Phan Kì thăm Lào, khánh thành đoạn đường 286 km ở Bắc Lào. Theo gợi ý của Lào, ngày 10/4/1978, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh gửi công hàm cho Ieng Sary nhắc lại đề nghị 3 điểm, nhờ Lào chuyển công hàm này. Ngày 15/5/1978, Bộ Ngoại giao CPC gửi công hàm trả lời, vu khống VN xâm lược, muốn lập Liên bang Đông Dương, đòi VN thực hiện 4 điều kiện trong 7 tháng đến cuối năm 1978, có như vậy hai bên mới có thể gặp nhau.
Đáp lại công hàm của phía CPC, ngày 6/6/1978, Bộ Ngoại giao ta gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao CPC nhắc đề nghị 3 điểm ngày 5/2/1978 và đề nghị 2 bên tuyên bố chấm dứt hoạt động quân sự thù địch ở biên giới vào một ngày gần nhất mà hai bên thoả thuận, tách quân khỏi biên giới 5 Km, cùng ngày đại diện ngoại giao 2 bên tại Viên Chăn (Vientiane) hoặc bất cứ thủ đô nào gặp nhau để thoả thuận ngày giờ, địa điểm, cấp bậc cuộc họp đại diện giữa 2 Chính phủ.
Tuy nhiên, mọi cố gắng đề nghị thương lượng của ta với CPC đều bị bác bỏ kể cả nhờ bon-office của LHQ và [Phong trào] Không liên kết. Trong khi đó những cuộc tiến công giết hại đồng bào ta ở biên giới ngày càng nghiêm trọng thêm điển hình là vụ thảm sát vô cùng dã man ở xã Ba Chúc (An Giang) và thị xã Châu Đốc luôn bị pháo kích bằng pháo 130 ly. Tại Hội nghị Ngoại trưởng Phong trào Không liên kết ở Beograd 27/7/1978), phía CPC vu cáo ta thậm tệ và chống lại nội dung thông cáo của Hội nghị Không liên kết kêu gọi 2 nước thương lượng. Còn ở LHQ, Kurt Walheim, TTK/LHQ nói một bon-office của LHQ về quan hệ VN-CPC không được TQ tán thành.
Trong khi cuộc chiến tranh biên giới với CPC ngày càng diễn ra ác liệt thì quan hệ với TQ ngày càng căng thẳng hơn. Ngày 30/4/1978, lần đầu tiên, Lưu Thừa Chí, Chủ tịch Văn phòng công việc Hoa kiều thuộc Quốc vụ viên TQ công khai nói Hoa kiều ở VN về nước hàng loạt, mở đầu cho chiến dịch nạn kiều.
Về thái độ của Lào: trong tháng 2/1978, đ/c Xuân Thủy dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng ta thăm bí mật Lào thông báo tình hình biên giới VN-CPC. Trong cuộc họp với BCT Lào, đ/c Souphanouvong13 kể lại chuyến đi thăm hữu nghị chính thức CPC tháng 12/1977, đ/c Souphanouvong có ấn tượng tốt, cho CPC có kỷ luật và khâm phục việc CPC làm tốt hệ thống thủy lợi. Về quan hệ VN- CPC, các đ/c Lào nói đại ý:
VN là anh cả nên xử sự đúng như là người anh cả, hãy gặp phía CPC bàn bạc giải quyết (lúc này, Lào thừa nhận VN là anh Cả nhưng rất phấn khởi đảm nhận vai trò anh Hai). VN đưa 3 đề nghị 5/2/1978 nhưng chỉ ra tuyên bố, không gửi trực tiếp cho phía CPC có thể phía CPC phật lòng, cho VN không chân thành. Lúc này trong nội bộ Lào có sự đấu tranh về quan điểm khá phức tạp trong quan hệ với VN và với TQ trong khi đó TQ đẩy mạnh việc đưa quân giúp làm đường ở Bắc Lào. Ngày 8/4/1978, Thứ trưởng Bộ Giao thông TQ Phan Kì thăm Lào, khánh thành đoạn đường 286 km ở Bắc Lào. Theo gợi ý của Lào, ngày 10/4/1978, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh gửi công hàm cho Ieng Sary nhắc lại đề nghị 3 điểm, nhờ Lào chuyển công hàm này. Ngày 15/5/1978, Bộ Ngoại giao CPC gửi công hàm trả lời, vu khống VN xâm lược, muốn lập Liên bang Đông Dương, đòi VN thực hiện 4 điều kiện trong 7 tháng đến cuối năm 1978, có như vậy hai bên mới có thể gặp nhau.
Đáp lại công hàm của phía CPC, ngày 6/6/1978, Bộ Ngoại giao ta gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao CPC nhắc đề nghị 3 điểm ngày 5/2/1978 và đề nghị 2 bên tuyên bố chấm dứt hoạt động quân sự thù địch ở biên giới vào một ngày gần nhất mà hai bên thoả thuận, tách quân khỏi biên giới 5 Km, cùng ngày đại diện ngoại giao 2 bên tại Viên Chăn (Vientiane) hoặc bất cứ thủ đô nào gặp nhau để thoả thuận ngày giờ, địa điểm, cấp bậc cuộc họp đại diện giữa 2 Chính phủ.
Tuy nhiên, mọi cố gắng đề nghị thương lượng của ta với CPC đều bị bác bỏ kể cả nhờ bon-office của LHQ và [Phong trào] Không liên kết. Trong khi đó những cuộc tiến công giết hại đồng bào ta ở biên giới ngày càng nghiêm trọng thêm điển hình là vụ thảm sát vô cùng dã man ở xã Ba Chúc (An Giang) và thị xã Châu Đốc luôn bị pháo kích bằng pháo 130 ly. Tại Hội nghị Ngoại trưởng Phong trào Không liên kết ở Beograd 27/7/1978), phía CPC vu cáo ta thậm tệ và chống lại nội dung thông cáo của Hội nghị Không liên kết kêu gọi 2 nước thương lượng. Còn ở LHQ, Kurt Walheim, TTK/LHQ nói một bon-office của LHQ về quan hệ VN-CPC không được TQ tán thành.
Trong khi cuộc chiến tranh biên giới với CPC ngày càng diễn ra ác liệt thì quan hệ với TQ ngày càng căng thẳng hơn. Ngày 30/4/1978, lần đầu tiên, Lưu Thừa Chí, Chủ tịch Văn phòng công việc Hoa kiều thuộc Quốc vụ viên TQ công khai nói Hoa kiều ở VN về nước hàng loạt, mở đầu cho chiến dịch nạn kiều.
Ngày 12/5/1978, TQ gửi công hàm phản đối
ta “bài xích, xua đuổi Hoa kiều”, thông báo quyết định hủy bỏ 21 hạng
mục thiết bị toàn bộ cùng khoản tiền viện trợ dùng cho các hạng mục đó.
Ngày 27/5/1978, TQ bác bỏ đề nghị của ta về chấm dứt tuyên truyền chống
nhau, đại diện 2 Chính phủ gặp nhau đàm phán và tự quyết định đưa tàu
sang đón “nạn kiều”. Ngày 30/5/1978, Chính phủ TQ gửi công hàm cho Chính
phủ ta hủy bỏ thêm 51 hạng mục thiết bị toàn bộ cùng khoản viện trợ
dùng cho các hạng mục đó. Ngày 2/6/1978, TQ gọi tất cả chuyên gia TQ ở
VN về nước. Ta gửi công hàm phê phán TQ (17/6/1978) làm xấu đi quan hệ
với VN và ủng hộ Pol Pot chống VN. Ngày 16/6/1978, TQ đòi ta rút 3 tổng
lãnh sự quán ở Côn Minh, Nam Ninh và Quảng Châu.
Về quan hệ với Mỹ, ngày 3/2/1978 Mỹ trục xuất đ/c Đinh Bá Thi, Trưởng phái đoàn ta tại LHQ. Tháng 5/1978, Phó Tổng thống Mondale14 đi Đông-nam Á. Ngày 19/5/1978, Đặng Tiểu Bình nói với báo chí: trong suốt thời gian Phó Tổng thống Mondale thăm Đông-nam Á, hầu như ngày nào CPC cũng bị VN tấn công. Những cuộc tấn công ác liệt này là do ảnh hưởng của Liên Xô ở VN tăng lên.
Ngày 20-23/5/1978, [Zbigniew] Brezinski15 thăm TQ, hai bên tố cáo “chủ nghĩa bá quyền Liên Xô” và cam kết cùng nhau chống bá quyền. Ngày 16/12/1978, Mỹ, TQ công bố sẽ chính thức lập quan hệ ngoại giao từ 1/1/1979 và trước đó ngày 12/8/1978 đã ký Hoà ước Trung-Nhật trong đó có điều khoản chống bá quyền. Trong khi TQ, Mỹ đi vào câu kết chống Liên Xô, Đặng Tiểu Bình không ngừng hết lời công kích và khiêu khích VN. Ngày 7/6/1978, Đặng Tiểu Bình nói với nhà báo Thái: VN đã đi bước thứ 10 chống TQ. Khi họ đi bước thứ 11 thì TQ mới đi bước thứ 1, tức là giảm viện trợ cho họ. Nếu họ đi bước thứ 12 thì TQ sẽ có bước thứ 2. Ngày 3/10/1978, một lần nữa Đặng nói với các nhà báo Thái: TQ cố tìm nguyên nhân tại sao VN chống TQ mạnh như thế và thấy rằng đó là do VN muốn lập Liên bang Đông Dương mà TQ thì không tán thành. Ngoài ra, còn do Liên Xô xúi giục và sử dụng VN để tìm căn cứ quân sự ở Đông-nam Á. Hiện nay VN đã đưa quân lên biên giới TQ rất đông. Nếu VN cho rằng tiềm lực của mình đứng thứ 3 thế giới và đem quân đánh phá các nước thì để họ làm thử xem… Ngay dù Phnom Penh có mất, những người CPC kiên cường sẽ làm chiến tranh du kích đến thắng lợi cuối cùng. TQ sẽ không đưa quân sang chiến đấu ở CPC nhưng sẽ tiếp tục viện trợ cho CPC trong tất cả lĩnh vực. Ngày 5/11/1978, Đặng thăm Thái Lan và gọi VN là tên côn đồ phương Đông. Giữa tháng 11/1978, Cơ Bằng Phi16 nói với Đại sứ Nam Tư, và Đại sứ CHDC Đức nói lại với ta rằng: nếu VN tấn công CPC và cả Phnom Penh, TQ sẽ không đưa quân vào; TQ sẽ có biện pháp kiềm chế VN ở biên giới Việt-Trung.
Về quan hệ với Mỹ, ngày 3/2/1978 Mỹ trục xuất đ/c Đinh Bá Thi, Trưởng phái đoàn ta tại LHQ. Tháng 5/1978, Phó Tổng thống Mondale14 đi Đông-nam Á. Ngày 19/5/1978, Đặng Tiểu Bình nói với báo chí: trong suốt thời gian Phó Tổng thống Mondale thăm Đông-nam Á, hầu như ngày nào CPC cũng bị VN tấn công. Những cuộc tấn công ác liệt này là do ảnh hưởng của Liên Xô ở VN tăng lên.
Ngày 20-23/5/1978, [Zbigniew] Brezinski15 thăm TQ, hai bên tố cáo “chủ nghĩa bá quyền Liên Xô” và cam kết cùng nhau chống bá quyền. Ngày 16/12/1978, Mỹ, TQ công bố sẽ chính thức lập quan hệ ngoại giao từ 1/1/1979 và trước đó ngày 12/8/1978 đã ký Hoà ước Trung-Nhật trong đó có điều khoản chống bá quyền. Trong khi TQ, Mỹ đi vào câu kết chống Liên Xô, Đặng Tiểu Bình không ngừng hết lời công kích và khiêu khích VN. Ngày 7/6/1978, Đặng Tiểu Bình nói với nhà báo Thái: VN đã đi bước thứ 10 chống TQ. Khi họ đi bước thứ 11 thì TQ mới đi bước thứ 1, tức là giảm viện trợ cho họ. Nếu họ đi bước thứ 12 thì TQ sẽ có bước thứ 2. Ngày 3/10/1978, một lần nữa Đặng nói với các nhà báo Thái: TQ cố tìm nguyên nhân tại sao VN chống TQ mạnh như thế và thấy rằng đó là do VN muốn lập Liên bang Đông Dương mà TQ thì không tán thành. Ngoài ra, còn do Liên Xô xúi giục và sử dụng VN để tìm căn cứ quân sự ở Đông-nam Á. Hiện nay VN đã đưa quân lên biên giới TQ rất đông. Nếu VN cho rằng tiềm lực của mình đứng thứ 3 thế giới và đem quân đánh phá các nước thì để họ làm thử xem… Ngay dù Phnom Penh có mất, những người CPC kiên cường sẽ làm chiến tranh du kích đến thắng lợi cuối cùng. TQ sẽ không đưa quân sang chiến đấu ở CPC nhưng sẽ tiếp tục viện trợ cho CPC trong tất cả lĩnh vực. Ngày 5/11/1978, Đặng thăm Thái Lan và gọi VN là tên côn đồ phương Đông. Giữa tháng 11/1978, Cơ Bằng Phi16 nói với Đại sứ Nam Tư, và Đại sứ CHDC Đức nói lại với ta rằng: nếu VN tấn công CPC và cả Phnom Penh, TQ sẽ không đưa quân vào; TQ sẽ có biện pháp kiềm chế VN ở biên giới Việt-Trung.
Tình hình trên đặt ra cho ta một tình
thế rất khó khăn, quan hệ với CPC, TQ đều xấu đi nghiêm trọng và nhanh
chóng. Tháng 5/1978, Bộ chính trị có Nghị quyết. Tháng 6/1978, Hội nghị
Trung ương lần thứ 4 khoá IV của Đảng quyết tâm tiêu diệt bè lũ Pol
Pot-Ieng Sary (theo tinh thần đề nghị của Nhóm 77 như trên trình bày) và
kiên quyết chống chủ nghĩa bá quyền TQ, bảo vệ sự trong sáng của chủ
nghĩa Marx-Lenin.
Ngày 27/7/1978, đ/c TBT Lê Duẩn ký Nghị quyết số 09-NQ/TW với tiêu đề “Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 4 của BCH Trung ương về tình hình và nhiệm vụ mới”.
Về nhận định tình hình, Nghị quyết viết: “sự nghiệp phấn đấu đưa cả nước tiến lên CNXH theo đường lối của đại hội lần thứ IV của Đảng đã thu được những thành quả bước đầu đáng phấn khởi và đương trên đà tiến triển tốt.
Nhưng chúng ta có nhiều khó khăn phải giải quyết trong quá trình tiến lên. Khó khăn lớn nhất hiện nay là âm mưu và hành động phá hoại của tập đoàn phản bội theo chủ nghĩa Mao trong giới cầm quyền Bắc Kinh đối với cách mạng nước ta. Chúng đã dùng bè lũ Pol Pot-Ieng Sary gây ra cuộc chiến tranh chống VN, đánh phá biên giới Tây-nam nước ta. Gần đây, chúng dựng lên sự kiện “nạn kiều”, cắt hoàn toàn viện trợ kinh tế, rút hết chuyên gia về nước, đóng cửa 3 tổng lãnh sự quán của ta ở TQ, tìm cách gây rối cho ta về chính trị và kinh tế, uy hiếp về quân sự ở tuyên biên giới Việt-Trung và ở Biển Đông, tiếp sức cho bọn phỉ Mẹo ở Lào17 và ở biên giới phía Tây, hàng ngày tuyên truyền kích động tư tưởng chống VN ở TQ và trên thế giới”.
…“Mục tiêu chiến lược của chủ nghĩa Mao là xóa bỏ chủ nghĩa Marx-Lenin, xóa bỏ CNXH, thực hiện chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn trên thế giới, trước hết là ở Đông Nam châu Á”.
…”Trên thế giới đã hình thành 2 lực lượng đối lập đấu tranh với nhau: một bên là các lực lượng cách mạng và tiến bộ trong 3 dòng thác cách mạng của thời đại; một bên là các lực lượng đế quốc, phản động, chống CNXH, độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình, trong đó Mỹ là lực lượng đầu sỏ, tập đoàn theo Mao phản bội chủ nghĩa Marx-Lenin trong giới cầm quyền Bắc Kinh là thế lực phản động quốc tế lớn nhất, đồng minh của Mỹ.
Ở Đông-nam Á nổi bật lên mâu thuẫn chủ yếu giữa độc lập dân tộc và CNXH với chủ nghĩa bành trướng, bá quyền nước lớn của tập đoàn theo Mao trong giới cầm quyền Bắc Kinh và các thế lực đế quốc đương tranh giành quyền lợi và ảnh hưởng trong khu vực này. Tập đoàn phản bội theo Mao đóng vai trò xung kích phản cách mạng nguy hiểm nhất, trực tiếp chống lại 3 dòng thác cách mạng ở Đông Nam châu Á. Nước Cộng hoà XHCN VN độc lập, tự chủ, tiêu biểu cho CNXH và độc lập dân tộc, có sức mạnh và tiềm lực lớn, có uy tín chính trị cao trên thế giới, là nhân tố quan trọng của hòa bình và cách mạng ở Đông- nam Á, đồng thời là trở lực lớn nhất đối với mưu đồ bành trướng và bá quyền ở Đông-nam Á của những người cầm quyền Bắc Kinh theo Mao…
Ngày 27/7/1978, đ/c TBT Lê Duẩn ký Nghị quyết số 09-NQ/TW với tiêu đề “Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 4 của BCH Trung ương về tình hình và nhiệm vụ mới”.
Về nhận định tình hình, Nghị quyết viết: “sự nghiệp phấn đấu đưa cả nước tiến lên CNXH theo đường lối của đại hội lần thứ IV của Đảng đã thu được những thành quả bước đầu đáng phấn khởi và đương trên đà tiến triển tốt.
Nhưng chúng ta có nhiều khó khăn phải giải quyết trong quá trình tiến lên. Khó khăn lớn nhất hiện nay là âm mưu và hành động phá hoại của tập đoàn phản bội theo chủ nghĩa Mao trong giới cầm quyền Bắc Kinh đối với cách mạng nước ta. Chúng đã dùng bè lũ Pol Pot-Ieng Sary gây ra cuộc chiến tranh chống VN, đánh phá biên giới Tây-nam nước ta. Gần đây, chúng dựng lên sự kiện “nạn kiều”, cắt hoàn toàn viện trợ kinh tế, rút hết chuyên gia về nước, đóng cửa 3 tổng lãnh sự quán của ta ở TQ, tìm cách gây rối cho ta về chính trị và kinh tế, uy hiếp về quân sự ở tuyên biên giới Việt-Trung và ở Biển Đông, tiếp sức cho bọn phỉ Mẹo ở Lào17 và ở biên giới phía Tây, hàng ngày tuyên truyền kích động tư tưởng chống VN ở TQ và trên thế giới”.
…“Mục tiêu chiến lược của chủ nghĩa Mao là xóa bỏ chủ nghĩa Marx-Lenin, xóa bỏ CNXH, thực hiện chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn trên thế giới, trước hết là ở Đông Nam châu Á”.
…”Trên thế giới đã hình thành 2 lực lượng đối lập đấu tranh với nhau: một bên là các lực lượng cách mạng và tiến bộ trong 3 dòng thác cách mạng của thời đại; một bên là các lực lượng đế quốc, phản động, chống CNXH, độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình, trong đó Mỹ là lực lượng đầu sỏ, tập đoàn theo Mao phản bội chủ nghĩa Marx-Lenin trong giới cầm quyền Bắc Kinh là thế lực phản động quốc tế lớn nhất, đồng minh của Mỹ.
Ở Đông-nam Á nổi bật lên mâu thuẫn chủ yếu giữa độc lập dân tộc và CNXH với chủ nghĩa bành trướng, bá quyền nước lớn của tập đoàn theo Mao trong giới cầm quyền Bắc Kinh và các thế lực đế quốc đương tranh giành quyền lợi và ảnh hưởng trong khu vực này. Tập đoàn phản bội theo Mao đóng vai trò xung kích phản cách mạng nguy hiểm nhất, trực tiếp chống lại 3 dòng thác cách mạng ở Đông Nam châu Á. Nước Cộng hoà XHCN VN độc lập, tự chủ, tiêu biểu cho CNXH và độc lập dân tộc, có sức mạnh và tiềm lực lớn, có uy tín chính trị cao trên thế giới, là nhân tố quan trọng của hòa bình và cách mạng ở Đông- nam Á, đồng thời là trở lực lớn nhất đối với mưu đồ bành trướng và bá quyền ở Đông-nam Á của những người cầm quyền Bắc Kinh theo Mao…
…Cuộc đấu tranh chống
chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của tập đoàn phản
bội trong giới cầm quyền Bắc Kinh là một bộ phận quan trọng trong cuộc
đâu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và cách thế lực phản động, vì hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH trên thế giới. Thắng lợi của
cuộc đấu tranh đó sẽ có tác dụng to lớn, phát triển thế tiến công của 3
dòng thác cách mạng, bảo vệ chủ nghĩa Marx-Lenin, nêu cao tinh thần
quốc tế vô sản, khôi phục và tăng cường đoàn kết trong hệ thống XHCN thế
giới và trong phong trào cộng sản quốc tế” .
…“Chúng ta đang ở trong giai đoạn vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh trên một bộ phận đát nước, đồng thời kẻ địch đương đe dọa chiến tranh từ bên ngoài và gây rối bên trong, hòng gây khó khăn cho công cuộc xây dựng của chúng ta và làm suy yếu ta về kinh tế và quốc phòng. Tình hình còn diễn biến phức tạp. Chúng ta không loại trừ khả năng kẻ địch tiến công quân sự qui mô lớn. Ta phải làm thất bại mọi âm mưu và hành động của kẻ thù. Một mặt, ta phải tìm mọi cách làm cho khả năng xấu nhất không xẩy ra. Nhưng mặt khác, ta phải khẩn trương chuẩn bị và sẵn sàng ứng phó với mọi tình thế “.
…“Chúng ta đương có nhiều khó khăn của một nước sau nhiều năm chiến tranh ác liệt nhưng Đảng, Nhà nước, nhân dân ta hoàn toàn có đủ sức đánh thắng bọn theo chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc, nếu chúng trực tiếp xâm lược nước ta, đồng thời đạp tan mọi âm mưu phá hoại của đế quốc Mỹ.
Chưa bao giờ nước VN XHCN lại có sức mạnh như ngày nay. Đó là sức mạnh tổng hợp của một nước độc lập, thống nhất, có chính nghĩa, có truyền thống anh hùng, bất khuất, đoàn kết chống ngoại xâm, đã đánh thắng nhiều đế quốc lớn, kể cả tên đế quốc đầu sỏ; có sức mạnh của nền chuyên chính vô sản…”
…“Đánh bại mọi âm mưu và hành động của chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc chống VN là sứ mệnh lịch sử của nhân dân cả nước ta để bảo vệ độc lập dân tộc, tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên CNXH, góp phần bảo vệ và tăng cường CNXH trên thế giới và ở TQ, giữ gìn sự trong sáng của chủ nghĩa Marx-Lenin.
Một lần nữa, tiếp theo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, mâu thuẫn của thời đại lại tập trung ở VN, cuộc đụng độ lịch sử mới có thể lại diễn ra ở VN, và kết quả cuối cùng là nhân dân VN, chủ nghĩa Marx- Lenin, chính nghĩa và công lý sẽ thắng!”.
Từ những nhận định như vậy, Nghị quyết xác định nhiệm vụ chung của cách mạng VN trước tình hình mới là:
“Động viên cao độ tinh thần yêu nước và yêu CNXH, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, truyền thống đoàn kết chiến đấu chống ngoại xâm, tinh thần tự lực tự cường của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, xây dựng chế độ làm chủ tập thể XHCN toàn diện và rộng khắp, đẩy mạnh công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, tăng nhanh tiềm lực kinh tế và quốc phòng, phá tan âm mưu của địch hòng làm suy yếu và đánh phá nước ta, giành thắng lợi trong chiến tranh biên giới phía Tây-nam, tăng cường phòng thủ đất nước, sẵn sàng chiến đấu đánh bại chiến tranh xâm lược trên qui mô lớn. Tăng cường đoàn kết với các nước XHCN anh em và toàn thể loài người tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ, chống chủ nghĩa bành trướng và bá quyền nước lớn của tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh, làm tốt nghĩa vụ quốc tế của nhân dân ta, góp phần bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Marx-Lenin, tăng cường lực lượng của CNXH và độc lập dân tộc ở Đông-nam châu Á và trên thế giới“.
…“Chúng ta đang ở trong giai đoạn vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh trên một bộ phận đát nước, đồng thời kẻ địch đương đe dọa chiến tranh từ bên ngoài và gây rối bên trong, hòng gây khó khăn cho công cuộc xây dựng của chúng ta và làm suy yếu ta về kinh tế và quốc phòng. Tình hình còn diễn biến phức tạp. Chúng ta không loại trừ khả năng kẻ địch tiến công quân sự qui mô lớn. Ta phải làm thất bại mọi âm mưu và hành động của kẻ thù. Một mặt, ta phải tìm mọi cách làm cho khả năng xấu nhất không xẩy ra. Nhưng mặt khác, ta phải khẩn trương chuẩn bị và sẵn sàng ứng phó với mọi tình thế “.
…“Chúng ta đương có nhiều khó khăn của một nước sau nhiều năm chiến tranh ác liệt nhưng Đảng, Nhà nước, nhân dân ta hoàn toàn có đủ sức đánh thắng bọn theo chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc, nếu chúng trực tiếp xâm lược nước ta, đồng thời đạp tan mọi âm mưu phá hoại của đế quốc Mỹ.
Chưa bao giờ nước VN XHCN lại có sức mạnh như ngày nay. Đó là sức mạnh tổng hợp của một nước độc lập, thống nhất, có chính nghĩa, có truyền thống anh hùng, bất khuất, đoàn kết chống ngoại xâm, đã đánh thắng nhiều đế quốc lớn, kể cả tên đế quốc đầu sỏ; có sức mạnh của nền chuyên chính vô sản…”
…“Đánh bại mọi âm mưu và hành động của chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc chống VN là sứ mệnh lịch sử của nhân dân cả nước ta để bảo vệ độc lập dân tộc, tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên CNXH, góp phần bảo vệ và tăng cường CNXH trên thế giới và ở TQ, giữ gìn sự trong sáng của chủ nghĩa Marx-Lenin.
Một lần nữa, tiếp theo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, mâu thuẫn của thời đại lại tập trung ở VN, cuộc đụng độ lịch sử mới có thể lại diễn ra ở VN, và kết quả cuối cùng là nhân dân VN, chủ nghĩa Marx- Lenin, chính nghĩa và công lý sẽ thắng!”.
Từ những nhận định như vậy, Nghị quyết xác định nhiệm vụ chung của cách mạng VN trước tình hình mới là:
“Động viên cao độ tinh thần yêu nước và yêu CNXH, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, truyền thống đoàn kết chiến đấu chống ngoại xâm, tinh thần tự lực tự cường của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, xây dựng chế độ làm chủ tập thể XHCN toàn diện và rộng khắp, đẩy mạnh công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, tăng nhanh tiềm lực kinh tế và quốc phòng, phá tan âm mưu của địch hòng làm suy yếu và đánh phá nước ta, giành thắng lợi trong chiến tranh biên giới phía Tây-nam, tăng cường phòng thủ đất nước, sẵn sàng chiến đấu đánh bại chiến tranh xâm lược trên qui mô lớn. Tăng cường đoàn kết với các nước XHCN anh em và toàn thể loài người tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ, chống chủ nghĩa bành trướng và bá quyền nước lớn của tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh, làm tốt nghĩa vụ quốc tế của nhân dân ta, góp phần bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Marx-Lenin, tăng cường lực lượng của CNXH và độc lập dân tộc ở Đông-nam châu Á và trên thế giới“.
Về quốc phòng, an ninh:
…”Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng kinh tế và củng cố quốc phòng theo một kế hoạch cơ bản, lâu dài và được nghiêm chỉnh thực hiện từng bước vững chắc. Chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt để nắm chắc thế chủ động, giáng cho kẻ thủ xâm lược những đòn sấm sét ngay từ đầu, dù chúng dùng phương tiện chiến tranh gì, với bất cứ qui mô nào.
Tập trung sức thực hiện nhiệm vụ quân sự trước mắt là đánh thắng trong chiến tranh biên giới phía Tây-nam; tăng cường khả năng và trình độ sẵn sàng chiến đấu trên hướng Bắc và Tây Bắc, tăng cường phòng thủ các đảo và bảo vệ vùng biển; bảo vệ vững chắc cả nước. Phối họp với các đ/c Lào dẹp bạo loạn, củng cố mọi mặt ở tuyến biên giới phía Tây, phát huy sức mạnh của đường biên giới hữu nghị Việt-Lào, ra sức làm tốt nghĩa vụ quốc tế“… ‘
Nghị quyết kết luận:
“Tiếp theo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vừa kết thúc thì sứ mệnh lịch sử mới, cuộc đấu tranh mới chống một đối tượng mới rất thâm độc và thô bạo, lại bắt đầu.
Nhân dân ta đương vững bước tiến lên, hăng hái, dũng cảm và bình tĩnh thông minh vượt qua mọi khó khăn, thử thách, quyết giành những thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc VN yêu quý, đánh bại mọi mưu đồ của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc, tích cực làm nghĩa vụ quốc tế cao cả vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH trên toàn thế giới, tích cực góp phần bảo vệ sự trong sang của chủ nghĩa Marx- Lenin“.
Từ đây, ta tiến hành một loạt hoạt động quan trọng để thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 :
- Ngày 16/6/1978, BCT ra Nghị quyết 20 thành lập một ban mới gọi là B- 68 nhằm giúp Trung ương trong việc giúp cách mạng CPC. Nghị quyết nói rõ đây là một cơ quan nghiên cứu, làm tham mưu, vừa là cơ quan chuyên gia của bạn CPC. Trụ sở B-68 đặt ở ngôi nhà 606, đường Trần Hưng Đạo thành phố HCM. B-68 lúc đầu do đ/c Nguyễn Xuân Hoàng làm Trưởng Ban, là đ/c có quá trình lâu dài giúp CPC, từng là Trưởng ban CP-48 của Trung ương Đảng; sau này đ/c Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện làm Trưởng ban, Phó ban có các đ/c Lê Hai (hiện là Trung tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị), Đăng Thành, Vũ Oanh, Phan Đình Vinh, Nguyễn Hữu Tài (Ban Đối ngoại Trung ương), Ngô Điền, sau này có thêm đ/c Phạm Chung (nguyên Phó Văn phòng Trung ương Đảng). Khi cơ quan thành lập do đ/c Lê Đức Thọ trực tiếp phụ trách đã nhanh chóng triển khai những công việc đế chuẩn bị thực hiện Nghị quyết Trung ương
…”Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng kinh tế và củng cố quốc phòng theo một kế hoạch cơ bản, lâu dài và được nghiêm chỉnh thực hiện từng bước vững chắc. Chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt để nắm chắc thế chủ động, giáng cho kẻ thủ xâm lược những đòn sấm sét ngay từ đầu, dù chúng dùng phương tiện chiến tranh gì, với bất cứ qui mô nào.
Tập trung sức thực hiện nhiệm vụ quân sự trước mắt là đánh thắng trong chiến tranh biên giới phía Tây-nam; tăng cường khả năng và trình độ sẵn sàng chiến đấu trên hướng Bắc và Tây Bắc, tăng cường phòng thủ các đảo và bảo vệ vùng biển; bảo vệ vững chắc cả nước. Phối họp với các đ/c Lào dẹp bạo loạn, củng cố mọi mặt ở tuyến biên giới phía Tây, phát huy sức mạnh của đường biên giới hữu nghị Việt-Lào, ra sức làm tốt nghĩa vụ quốc tế“… ‘
Nghị quyết kết luận:
“Tiếp theo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vừa kết thúc thì sứ mệnh lịch sử mới, cuộc đấu tranh mới chống một đối tượng mới rất thâm độc và thô bạo, lại bắt đầu.
Nhân dân ta đương vững bước tiến lên, hăng hái, dũng cảm và bình tĩnh thông minh vượt qua mọi khó khăn, thử thách, quyết giành những thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc VN yêu quý, đánh bại mọi mưu đồ của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc, tích cực làm nghĩa vụ quốc tế cao cả vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH trên toàn thế giới, tích cực góp phần bảo vệ sự trong sang của chủ nghĩa Marx- Lenin“.
Từ đây, ta tiến hành một loạt hoạt động quan trọng để thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 :
- Ngày 16/6/1978, BCT ra Nghị quyết 20 thành lập một ban mới gọi là B- 68 nhằm giúp Trung ương trong việc giúp cách mạng CPC. Nghị quyết nói rõ đây là một cơ quan nghiên cứu, làm tham mưu, vừa là cơ quan chuyên gia của bạn CPC. Trụ sở B-68 đặt ở ngôi nhà 606, đường Trần Hưng Đạo thành phố HCM. B-68 lúc đầu do đ/c Nguyễn Xuân Hoàng làm Trưởng Ban, là đ/c có quá trình lâu dài giúp CPC, từng là Trưởng ban CP-48 của Trung ương Đảng; sau này đ/c Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện làm Trưởng ban, Phó ban có các đ/c Lê Hai (hiện là Trung tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị), Đăng Thành, Vũ Oanh, Phan Đình Vinh, Nguyễn Hữu Tài (Ban Đối ngoại Trung ương), Ngô Điền, sau này có thêm đ/c Phạm Chung (nguyên Phó Văn phòng Trung ương Đảng). Khi cơ quan thành lập do đ/c Lê Đức Thọ trực tiếp phụ trách đã nhanh chóng triển khai những công việc đế chuẩn bị thực hiện Nghị quyết Trung ương
- Đ/c Lê Đức Thọ vào Nam, tập hợp những cán bộ miền Nam vốn quen biết CPC để xác minh những người ly khai Pol Pot chạy sang VN, dùng trực thăng để triệu tập cán bộ, lúc này Souvanna ở miền Đông CPC vốn có quan hệ tốt với VN hồi 1970 bị Pol Pot trấn áp đã tự sát, (sau này Nayan Chanda và Ben Kierman viết nhiều sách về vụ nổi dậy này ở miền Đông)18. Theo lời Hun Sen, Chea Sim, trước khi tự sát Souvanna có dặn khi khó khăn cần chạy sang VN tìm sự giúp đỡ. Heng Somrin và Chea Sim chạy sang VN năm 1978 cùng một số đông cán bộ cũng thuộc lực lượng miền Đông mà Pol Pot gọi là khu 203, còn Hun Sen thì sang VN từ 6/1977. Một nguồn cán bộ nữa là những người dân CPC khi ta tấn công lên CPC ở khu vực Svay Rieng tháng 12/1977 cũng theo bộ đội VN về VN tị nạn, sống tập trung ở trại Bến Sắn (Tây Ninh) trong số đó sau này có người là Bộ, Thứ trưởng như Prach Sun, Phó Ban đối ngoại; Chay Kannha, Chủ tịch [Hội] phụ nữ và Thứ trưởng Bộ Y tế; Chan Ven, Bộ trưởng Bộ Giáo dục… Tôi được nghe kể lại là đ/c Lê Đức Thọ dặn cán bộ ta là phải tìm cho bằng được ngọn cờ, ngọn cờ chính trị của người CPC dù đó là “ngọn cờ rách”.
“Tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, giữ vững độc lập, tự chủ, đoàn kết với tất cả các lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới, chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc, tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ, ra sức lợi dụng mọi mâu thuẫn giữa các đế quốc, giữa đế quốc và các nước khác với bọn phản động quốc tế phân hoá và cô lập cao độ kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất hiện nay của nhân dân các nước Đông-nam châu Á là tập đoàn phản động theo Mao trong giới cầm quyền Bắc Kinh.
Ra sức củng cố và tăng cường tình đoàn kết anh em và quan hệ hợp tác gắn bó về mọi mặt với Liên Xô, đồng thời tăng cường quan hệ hữu nghị với các nước XHCN khác tranh chủ sự giúp đỡ của các nước XHCN cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ta“…
- Ngày 29/6/1978 : VN chính thức gia nhập SEV [Hội đồng tương trợ kinh tế].
- Ngày 3/7/1978: Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phan Hiền thăm Thái Lan, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Malaysia, Lào.
- Từ 13/9/1978, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đi thăm các nước Thái Lan, Philippines, Indonesia, Maylaysia, Singapore nêu đề nghị ký Hiệp ước không xâm lược, không lật đổ, lập khu vực hòa bình, độc lập, tự do, trung lập và ổn định, phồn vinh. Ta tuyên bố không ủng hộ các tổ chức Mao-ít ở các nước này.
- Cuối tháng 9/1978, tại LHQ, VN và
Mỹ gặp nhau về bình thường hóa quan hệ 2 nước. VN không gắn điều 21 với
bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ.
Hai bên thoả thuận lập Working Group bàn về bình thường hóa quan hệ 2 nước.
- Trong 2 tháng 8 và 9/1978 đàm phán Trung-việt về người Hoa nhưng không kết quả.
- Tháng 10/1978, Mỹ chuyển mạnh sang câu kết với TQ chống Liên Xô, VN, giảm và tạm ngừng thương lượng về bình thường hóa quan hệ với VN.
- Ngày 3/11/1978, VN ký với Liên Xô Hiệp ước hữu nghị và hợp tác.
- Ngày 2/12/1978, ta giúp hình thành Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước CPC, ngọn cờ chính trị của lực lượng yêu nước CPC và Hãng thông tấn SPK ra đời. Anh Ngô Tiến (hiện là phát thanh viên tiếng Khmer của Đài Tiếng nói An Giang) là người dịch và chép tay bản Tuyên ngôn và Cương lĩnh của Mặt trận để phân phát. Trong quá trình chuẩn bị, một lần nữa những người CPC lại tỏ ý ngại VN lại chi phối CPC, điển hình là Ouch Bun Chhoeun người thuộc khu miền Đông cùng chạy sang với Chea Sim, cũng nhắc lại đề nghị tương tự như Pol Pot năm 1970 là VN chỉ giúp pháo binh, vũ khí và huấn luyện còn CPC tự đánh. Vì tư tưởng dân tộc đó nên Ouch Bun Chhoeun không được lựa chọn vào hàng ngũ lãnh đạo mặc dù anh ta có trình độ, sau này Chhoeun làm Bộ trưởng tư pháp. Người được lựa chọn đứng đầu Mặt trận là Heng Somrin, một người nông dân chất phác, hiền lành.
Ngay trước và sau khi ra đời Mặt trận, ta đã từng bước ém quân vào sâu trong nội địa CPC, giúp xây dựng những đội quân vũ trang tuyên truyền CPC. Sau khi tập trung 19 trong số 25 sư đoàn ở biên giới CPC-VN, ngày 23/12/1978, quân Pol Pot tiến công thị trấn Bến Sỏi và mục tiêu là đánh chiếm thị xã Tây Ninh. Từ 25/12/1978, ta bắt đầu mở cuộc tấn công lớn sang CPC và 7/1/1979, đánh chiếm Phnom Penh và các tỉnh khác của CPC.
Cần nói thêm rằng, sau khi ta đã đưa quân đánh sang CPC ngoài Mặt trận ta chưa kịp giúp thành lập Đảng, khi Phnom Penh sắp giải phóng, ngày 6/1- 8/1/1979, tại Thủ Đức (thành phố HCM) đã họp Hội nghị xây dựng lại Đảng CPC với tất cả là 62 đảng viên tập hợp từ các nguồn khác nhau bầu 7 người vào Ban xây dựng Đảng (sau này được gọi là Đại hội III): Pen Sovan19, Trưởng ban; Heng Somrin, Chea Sim, Van Son, Chan Kiri, Bouthong, Hun Sen là Uỷ viên. Van Son làm Trưởng ban tổ chức; Chan Kiri làm Trưởng ban kiểm tra. (Chan Kiri là một đ/c gốc Nam bộ tham gia kháng chiến chống Pháp, người trung thực chất phác nhưng năng lực hạn chế. Pen Sovan không thích đ/c này, thường chê bai và cũng không muốn có một đ/c lớp cũ như vậy trong lãnh đạo. Van Son là Trưởng ban tổ chức kiêm Bí thư thành Uỷ Phnom Penh sớm có những biểu hiện sa đoạ và liên hệ với những phần tử xấu. Tháng 3/1979 Van Son và Chan Kiri bị Pen Sovan gạt và đưa Sai Phuthong thay Van Son nhưng không trao đổi gì với phía VN. Pen Sovan, Chea Sim và Sai Phuthong hình thành Thường vụ Trung ương Đảng). Ngày 7/1/1979, ta giải phóng Phnom Penh và các tỉnh nhưng các cán bộ chủ chốt của CPC vấn còn ở tại căn cứ Quân khu 7 ở sân bay Tân Sơn Nhất mãi đến ngày 24/1/79, một chiếc Yak 40 của ta mới chở số lãnh đạo CPC bao gồm cả Pen Sovan, Heng Somrin, Chea Sim, Hun Sen… về Phnom Penh để 25/1/1979 dự lễ mừng chiến thắng ở sân vận động Olimpic, còn mọi việc của buổi lễ đều do chuyên gia và anh Phùng Thế Tài đứng ra tổ chức. Chuyên gia VN đến làm tất cả, “làm thay, làm thầy” và “làm cả tớ”. Khi chuẩn bị đón Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ngoài vật chất, lễ tân, người phục vụ do Anh Khai ở Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh đưa lên, ta còn đưa cả công nhân quét đường lên Phnom Penh. Tôi còn nhớ một chi tiết khi Phnom Penh giải phóng, cần ra đời Chính phủ và tên nước mới, Bộ Ngoại giao được giao nhiệm vụ soạn giúp Tuyên ngôn của Chính phủ mới CPC. Một buổi tối sau 7/1/1979, tại Phòng họp lớn của Bộ, các đ/c Nguyễn Cơ Thạch, Võ Đông Giang, Phạm Bình, Nguyễn Xuân, Lưu Văn Lợi thảo luận và phân công giao viết gấp. Anh Võ Đông Giang nói là Tuyên ngôn nên ngắn gọn, súc tích, mang tính chất hiệu triệu như Tuyên ngôn 2/9 của VN. Tuyên ngôn phải ra đời tên nước có ý kiến là đặt tên là Cộng hoà Dân chủ, có ý kiến là Cộng hoà Dân chủ Nhân dân, ý kiến này bị bác vì quá giống tên nước Lào, cuối cùng anh Giang đề nghị đặt tên Cộng hoà Nhân dân cho giống TQ.
Hai bên thoả thuận lập Working Group bàn về bình thường hóa quan hệ 2 nước.
- Trong 2 tháng 8 và 9/1978 đàm phán Trung-việt về người Hoa nhưng không kết quả.
- Tháng 10/1978, Mỹ chuyển mạnh sang câu kết với TQ chống Liên Xô, VN, giảm và tạm ngừng thương lượng về bình thường hóa quan hệ với VN.
- Ngày 3/11/1978, VN ký với Liên Xô Hiệp ước hữu nghị và hợp tác.
- Ngày 2/12/1978, ta giúp hình thành Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước CPC, ngọn cờ chính trị của lực lượng yêu nước CPC và Hãng thông tấn SPK ra đời. Anh Ngô Tiến (hiện là phát thanh viên tiếng Khmer của Đài Tiếng nói An Giang) là người dịch và chép tay bản Tuyên ngôn và Cương lĩnh của Mặt trận để phân phát. Trong quá trình chuẩn bị, một lần nữa những người CPC lại tỏ ý ngại VN lại chi phối CPC, điển hình là Ouch Bun Chhoeun người thuộc khu miền Đông cùng chạy sang với Chea Sim, cũng nhắc lại đề nghị tương tự như Pol Pot năm 1970 là VN chỉ giúp pháo binh, vũ khí và huấn luyện còn CPC tự đánh. Vì tư tưởng dân tộc đó nên Ouch Bun Chhoeun không được lựa chọn vào hàng ngũ lãnh đạo mặc dù anh ta có trình độ, sau này Chhoeun làm Bộ trưởng tư pháp. Người được lựa chọn đứng đầu Mặt trận là Heng Somrin, một người nông dân chất phác, hiền lành.
Ngay trước và sau khi ra đời Mặt trận, ta đã từng bước ém quân vào sâu trong nội địa CPC, giúp xây dựng những đội quân vũ trang tuyên truyền CPC. Sau khi tập trung 19 trong số 25 sư đoàn ở biên giới CPC-VN, ngày 23/12/1978, quân Pol Pot tiến công thị trấn Bến Sỏi và mục tiêu là đánh chiếm thị xã Tây Ninh. Từ 25/12/1978, ta bắt đầu mở cuộc tấn công lớn sang CPC và 7/1/1979, đánh chiếm Phnom Penh và các tỉnh khác của CPC.
Cần nói thêm rằng, sau khi ta đã đưa quân đánh sang CPC ngoài Mặt trận ta chưa kịp giúp thành lập Đảng, khi Phnom Penh sắp giải phóng, ngày 6/1- 8/1/1979, tại Thủ Đức (thành phố HCM) đã họp Hội nghị xây dựng lại Đảng CPC với tất cả là 62 đảng viên tập hợp từ các nguồn khác nhau bầu 7 người vào Ban xây dựng Đảng (sau này được gọi là Đại hội III): Pen Sovan19, Trưởng ban; Heng Somrin, Chea Sim, Van Son, Chan Kiri, Bouthong, Hun Sen là Uỷ viên. Van Son làm Trưởng ban tổ chức; Chan Kiri làm Trưởng ban kiểm tra. (Chan Kiri là một đ/c gốc Nam bộ tham gia kháng chiến chống Pháp, người trung thực chất phác nhưng năng lực hạn chế. Pen Sovan không thích đ/c này, thường chê bai và cũng không muốn có một đ/c lớp cũ như vậy trong lãnh đạo. Van Son là Trưởng ban tổ chức kiêm Bí thư thành Uỷ Phnom Penh sớm có những biểu hiện sa đoạ và liên hệ với những phần tử xấu. Tháng 3/1979 Van Son và Chan Kiri bị Pen Sovan gạt và đưa Sai Phuthong thay Van Son nhưng không trao đổi gì với phía VN. Pen Sovan, Chea Sim và Sai Phuthong hình thành Thường vụ Trung ương Đảng). Ngày 7/1/1979, ta giải phóng Phnom Penh và các tỉnh nhưng các cán bộ chủ chốt của CPC vấn còn ở tại căn cứ Quân khu 7 ở sân bay Tân Sơn Nhất mãi đến ngày 24/1/79, một chiếc Yak 40 của ta mới chở số lãnh đạo CPC bao gồm cả Pen Sovan, Heng Somrin, Chea Sim, Hun Sen… về Phnom Penh để 25/1/1979 dự lễ mừng chiến thắng ở sân vận động Olimpic, còn mọi việc của buổi lễ đều do chuyên gia và anh Phùng Thế Tài đứng ra tổ chức. Chuyên gia VN đến làm tất cả, “làm thay, làm thầy” và “làm cả tớ”. Khi chuẩn bị đón Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ngoài vật chất, lễ tân, người phục vụ do Anh Khai ở Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh đưa lên, ta còn đưa cả công nhân quét đường lên Phnom Penh. Tôi còn nhớ một chi tiết khi Phnom Penh giải phóng, cần ra đời Chính phủ và tên nước mới, Bộ Ngoại giao được giao nhiệm vụ soạn giúp Tuyên ngôn của Chính phủ mới CPC. Một buổi tối sau 7/1/1979, tại Phòng họp lớn của Bộ, các đ/c Nguyễn Cơ Thạch, Võ Đông Giang, Phạm Bình, Nguyễn Xuân, Lưu Văn Lợi thảo luận và phân công giao viết gấp. Anh Võ Đông Giang nói là Tuyên ngôn nên ngắn gọn, súc tích, mang tính chất hiệu triệu như Tuyên ngôn 2/9 của VN. Tuyên ngôn phải ra đời tên nước có ý kiến là đặt tên là Cộng hoà Dân chủ, có ý kiến là Cộng hoà Dân chủ Nhân dân, ý kiến này bị bác vì quá giống tên nước Lào, cuối cùng anh Giang đề nghị đặt tên Cộng hoà Nhân dân cho giống TQ.
Bản Tuyên ngôn được viết, điện mật vào trong kia [tp HCM]
và 12/1/1979, Tuyên ngôn của Hội đồng nhân dân cách mạng CPC chính thức
được công bố và tên nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân CPC có từ đấy. Và
cũng từ đó, do Bộ Ngoại giao CPC chưa hình thành, chuyên gia giúp Bộ
Ngoại giao chỉ có anh Ngô Điền, anh Chiến Thắng và anh Bùi Hữu Nhân nên
phần lớn các tuyên bố của Bộ Ngoại giao CPC đều được viết từ Bộ Ngoại
giao VN, anh Võ Đông Giang duyệt rồi gửi sang Phnom Penh để dịch và công
bố.
Ngày 16/2/1979, Thủ tướng Phạm Văn Đồng sang thăm chính thức CPC; ngày 17/2/1979 ký Hiệp ước hữu nghị và Hiệp định quân sự; cùng ngày TQ đưa 60 vạn quân tiến công các tỉnh miền Bắc VN để “dạy cho VN một bài học”.
Chúng ta đưa quân vào CPC, giúp CPC làm lại cuộc cách mạng từ con số 0 trên tất cả mọi lĩnh vực. Để hiểu thực chất đội ngũ cán bộ CPC, xin trích đoạn báo cáo nhận xét của chuyên gia ta ở CPC năm 1980:
“Lực lượng cán bộ, đảng viên CPC do nhiều nguồn tập hợp lại, chưa thông cảm và hoà hợp với nhau:
- Số cán bộ đảng viên tập kết từ miền Bắc [VN] về nay còn độ 40 người.
Số lượng ít song giữ vị trí quan trọng, chủ chốt (3/6 Uỷ viên Trung ơng, 5/8 Bộ trưởng, 9/26 Thứ trưởng, 7/29 Bí thư và Chủ tịch tỉnh. Nói chung, thái độ chính trị tốt, tin cậy và đoàn kết với VN. Có một ít thật sự là ly khai Pol Pot ở lại miền Bắc, giác ngộ chính trị khá. Còn số đông là già yếu hoặc do cầu an, sinh hoạt bê tha. Đến nay một số đã thoái hoá, rơi rụng.
- Lực lượng ly khai Koh Kong thuộc dân tộc Thái, đã sớm nhận ra bản chất phản động của Pol Pot, nổi dậy chống lại chúng ngay từ năm 1974 rồi chạy sang Thái Lan, lúc đó có 65 đảng viên. Lực lượng ly khai Đông Bắc chủ yếu là thuộc dân tộc ít người ở Ratanakiri cũng đã sớm chống lại Pol Pot, chạy sang VN và Lào.
Hai lực lượng ly khai này đều thuộc
các dần tộc ít người, nói chung có lập trường chính trị tốt, đoàn kết
gắn bó với VN. Các dân tộc ít người tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng có lực
lượng cán bộ, đảng viên khá đông và giữ vị trí quan trọng. Dân tộc Thái
chỉ có gần 4.000 [người] song đảng viên hiện tới 70 người chẳng những
giữ vị trí chủ chốt của tình Koh Kong mà cả Kampot và một vài ngành
Trung ương. Số cán bộ dân tộc ở Ratanakiri nay được bố trí giữ các chức
vụ chủ chốt ở cả 4 tỉnh Đông Bắc và một vài ngành Trung ương.Ngày 16/2/1979, Thủ tướng Phạm Văn Đồng sang thăm chính thức CPC; ngày 17/2/1979 ký Hiệp ước hữu nghị và Hiệp định quân sự; cùng ngày TQ đưa 60 vạn quân tiến công các tỉnh miền Bắc VN để “dạy cho VN một bài học”.
Chúng ta đưa quân vào CPC, giúp CPC làm lại cuộc cách mạng từ con số 0 trên tất cả mọi lĩnh vực. Để hiểu thực chất đội ngũ cán bộ CPC, xin trích đoạn báo cáo nhận xét của chuyên gia ta ở CPC năm 1980:
“Lực lượng cán bộ, đảng viên CPC do nhiều nguồn tập hợp lại, chưa thông cảm và hoà hợp với nhau:
- Số cán bộ đảng viên tập kết từ miền Bắc [VN] về nay còn độ 40 người.
Số lượng ít song giữ vị trí quan trọng, chủ chốt (3/6 Uỷ viên Trung ơng, 5/8 Bộ trưởng, 9/26 Thứ trưởng, 7/29 Bí thư và Chủ tịch tỉnh. Nói chung, thái độ chính trị tốt, tin cậy và đoàn kết với VN. Có một ít thật sự là ly khai Pol Pot ở lại miền Bắc, giác ngộ chính trị khá. Còn số đông là già yếu hoặc do cầu an, sinh hoạt bê tha. Đến nay một số đã thoái hoá, rơi rụng.
- Lực lượng ly khai Koh Kong thuộc dân tộc Thái, đã sớm nhận ra bản chất phản động của Pol Pot, nổi dậy chống lại chúng ngay từ năm 1974 rồi chạy sang Thái Lan, lúc đó có 65 đảng viên. Lực lượng ly khai Đông Bắc chủ yếu là thuộc dân tộc ít người ở Ratanakiri cũng đã sớm chống lại Pol Pot, chạy sang VN và Lào.
Bên cạnh chỗ mạnh, căn bản về lập trường chính trị, các cán bộ đảng viên người dân tộc (Koh Kong và Đông Bắc) đều có nhược điểm là trình độ văn hoá thấp, chủ nghĩa địa phương và thành kiến dân tộc với người CPC Kinh20 khá nặng nề.
- Lực lượng nổi dậy của K-203, có số cán bộ, đảng viên khá đông, giữ nhiều chức vụ quan trọng (2 Uỷ viên Trung ương, 10 Bí thư tỉnh, 2 Bộ trưởng và 4 Thứ trưởng). Số do nhận rõ đường lối, quan điểm Pol Pot phản động mà chống nó là số ít còn số đông do bị Pol Pot nghi ngờ trừng trị mà nổi dậy. Có người đến nay thấy rõ là tiến bộ, chuyển biến tốt lên nhưng cũng còn những người ta chưa thật hiểu rõ, ảnh hưởng quan điểm dân tộc hẹp hòi, nghi ngờ VN, tác phong xấu của thời kỳ Pol Pot trong một số người còn nặng.
- Những người tị nạn và ly khai khác, lẻ tẻ không thành tổ chức, chạy rải rác sang VN từ 1977 đến cuối 1978. Số này không thuần nhất. Có những người tốt nay trở thành cán bộ nòng cốt. Nhưng cũng có người khá phức tạp.
- Lực lượng cán bộ mới sau 7/1/1979, chủ yếu là học sinh, sinh viên, trí thức. Số đông có tinh thần yêu nước, nhiệt tình, tận tuỵ đã thấy những nhân tố mới, có triển vọng nhưng những người giác ngộ chính trị thấp, nhận thức mơ hồ, dễ dao động, có ảo tưởng đối với Sihanouk, hoài nghi chưa tin chế độ mới.
Số cán bộ này đã chiếm tới 25% các Ban cán sự tỉnh, 38% UBND tỉnh, 80% cấp Vụ, Cục và 7 Thứ trưởng”.
(Còn tiếp)
–
Ghi chú:
13 Prince Souphanouvong (July 13, 1909 - January 9, 1995) was, along with his half-brother Prince Souvanna Phouma and Prince Boun Oum of Champasak, one of the “Three Princes” who represented respectively the communist (pro-Vietnam), neutralist, and royalist political factions in Laos. He was the figurehead president of Laos from December 1975 to October 1986, a period where the country was effectively under the control of Vietnam.
14 Walter Frederick “Fritz” Mondale (born January 5, 1928) is an American politician and member of the Democratic-Farmer-Labor Party. He was the 42nd Vice President of the United States (1977 – 1981) under President Jimmy Carter.
15 Brzezinski, Zbigniew (zbĭg‘nyū brəzhĭn‘skē) , 1928–, American political scientist and public official, b. Warsaw, Poland, Ph.D., Harvard, 1953. The son of a diplomat, he was raised in Canada and became (1958) a U.S. citizen. A professor of international relations at Harvard and Columbia Univ. (1960–77), he was a Soviet specialist and proved to be an influential voice regarding political affairs in the Communist world. As President Carter’s national security adviser (1977–81), he advocated a hard line toward the USSR. In 1981 he resumed his academic career, writing extensively on U.S. strategic relations, the collapse of Communism, and America’s security challenges. His books include Ideology and Power in Soviet Politics (1962, repr., 1976), Between Two Ages (1970, repr. 1982), The Grand Failure (1989), The Grand Chessboard (1997), and The Choice: Global Domination or Global Leadership (2004).
16 乔冠华/Qiao Guanhua (1913.3.28-1983.9.22), Minister of Foreign Affairs of the People’s Republic of China (1974.11-1976.12) After 1976, he held the position of advisor to the Chinese People’s Association for Friendship with Foreign Countries.
17 Chỉ nhóm tàn quân của Vang Pao sau năm 1975.
18 Nayan Chanda (1986)). Brother Enemy: The War After the War. ISBN 0-15-114420-6.
Ben Kierman - The Pol Pot Regime.
19 Lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước CPC từ 1979-12/1981.
223. GHI CHÉP VỀ CAMPUCHIA (1975-1991) – 3
GHI CHÉP VỀ CAMPUCHIA (1975-1991)
II. diễn biến cuộc đấu tranh về CPC và một số quan hệ đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1979-1991
Cuộc đấu tranh về vấn đề CPC trong gần 13 năm (1979-1991) và những quyết sách của ta về CPC luôn luôn gắn liền với những biến đổi trong chiến lược của các nước lớn những biến đồi sâu sắc trên thế giới. CPC là trọng tâm của hoạt động ngoại giao của ta trong giai đoạn này. Có thể có nhiều cách chia giai đoạn khác nhau những để tiện trình bày được chi tiết, tôi phân chia làm 4 giai đoạn nhỏ:2.1 Giai đoạn 1979 – 1981
a) Bối cảnh quốc tế:
Thắng lợi của VN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đã đưa đến sự suy yếu và khủng hoảng sâu sắc nhất của đế quốc Mỹ, kéo theo sự khủng hoảng toàn diện của chủ nghĩa đế quốc trong thời kỳ sau VN. Mỹ phải rút khỏi lục địa châu Á, chuyển sang chiến lược quần đảo tạo nên khoảng trống trong khu vực. Thất bại của Mỹ, thắng lợi cách mạng VN và các nước Đông Dương đã đưa tới sự khủng hoảng của các nước ở Đông-nam Á. Mỹ ra sức giải quyết khủng hoảng nội bộ bằng mọi cách khôi phục lại sức mạnh của Mỹ về quân sự, kinh tế và vị trí số một đối với đồng minh; đối phó với việc Liên Xô mở rộng ảnh hưởng và sự phát triển của cách mạng thế giới. Nhằm mục tiêu đó, từ cuối những năm 70, Mỹ đẩy mạnh chạy đua vũ trang, kiềm chế Liên Xô và quan hệ Đông-tây nhưng tránh không làm đổ vỡ quan hệ Xô-Mỹ; đồng thời đẩy mạnh hoà hoãn với TQ, từng bước chơi con bài TQ chống Liên Xô và cách mạng, nhất là từ sau chuyến đi TQ của Brezinski tháng 8/1978, khi TQ chuyển hẳn sang đi với Mỹ chống Liên Xô, phục vụ 4 hiện đại hóa. Trong vấn đề CPC, Mỹ lợi dụng chính sách chống Liên Xô của TQ, tuy nhiên tránh dính líu trực tiếp và điều Mỹ quan tâm nhất là bảo đảm an ninh cho các nước ASEAN nhất là Thái Lan.
Liên Xô triệt để khai thác cục diện quốc tế “sau VN”, sự suy yếu của Mỹ và khó khăn của TQ để mở rộng ảnh hưởng, bao vây, kiềm chế TQ và phá câu kết Mỹ-Trung. Đặc biệt Liên Xô đã lợi dụng thắng lợi của VN để tăng cường vị trí ở Đông-nam Á. Liên Xô đã ủng hộ ta đưa quân vào CPC, đồng thời thúc đẩy quan hệ với VN (ký Hiệp ước hợp tác hữu nghị tháng 11/1978), với Lào, thiết lập quan hệ với CPC, mở rộng sự có mặt của Liên Xô cả về chính trị, kinh tế lẫn quân sự, tranh thủ VN và các nước Đông Dương đi với Liên Xô đối phó với câu kết Trung-Mỹ song tránh dính líu trực tiếp vào cuộc xung đột.
TQ coi Đông-nam Á là khu vực ảnh hưởng và là hướng bành trướng chủ yếu của TQ. Thắng lợi của VN, Đông Dương và sự phát triển của xu hướng hòa bình, ổn định ở Đông-nam Á làm cho TQ thất bại trong chính sách truyền thống lợi dụng và kiềm chế cuộc đấu tranh của 3 nước Đông Dương, phá hoại và chia rẽ các nước Đông-nam Á vì lợi ích chiến lược của TQ.
Trong tình hình đó, từ 1978 TQ triển
khai mạnh mẽ kế hoạch 4 hiện đại [hóa] đi liền với sự chọn lựa “phương
Tây hoá cả gói” đã quyết định bước ngoặt chiến lược đối ngoại của TQ đi
với Mỹ dẫn đến đỉnh cao của câu kết Trung-Mỹ trong những năm 1978-1981.
TQ triệt để lợi dụng sự suy yếu của Mỹ và yêu cầu của Mỹ ngăn chặn Liên
Xô và cách mạng thế giới, khai thác mâu thuẫn Mỹ-Xô và giữa cách mạng
với phản cách mạng, đưa ra khấu hiệu chống “đại bá” và “tiểu bá” tự xưng
là “NATO phương Đông” phát triển mạnh quan hệ với Mỹ và phương Tây.
TQ cũng triệt để lợi dụng mối lo ngại của các nước ASEAN trước việc Mỹ rút lui và nguy Cơ Liên Xô mở rộng ảnh hưởng ở Đông-nam Á để lập mặt trận TQ-Mỹ-ASEAN-phương Tây chống Liên Xô, VN và cách mạng thế giới. Nhằm thực hiện mục tiêu tranh thủ Mỹ và phương Tây phục vụ 4 hiện đại hoá đồng thời chống lại sự bao vây, kiềm chế của Liên Xô, TQ đã có những bước đi rất quyết liệt về mặt đối ngoại, cắt viện trợ cho VN, Anbani (1978), khuyến khích, hỗ trợ cho bọn Pol Pot tiến đánh VN, trực tiếp tiến hành chiến tranh xâm lược chống VN tháng 2/1979, và lôi kéo Mỹ, ASEAN, phương Tây bao vây cô lập VN, đối phó với ảnh hưởng ngày càng tăng của Liên Xô, VN trong khu vực. Việc TQ chuyển từ cách mạng sang đi với Mỹ chống cách mạng, dùng vấn đề CPC để chống Liên Xô và VN đánh dấu sự thay đổi lớn trong chiến lược của TQ trong hơn 40 năm qua.
b) Về CPC, ngày 7/1/1979 khi ta giải phóng CPC mặc dù ta dùng cả hải-lục-không quân; dùng lính dù nhảy xuống Siem Reap nhưng chủ yếu là lùa quân Pol Pot từ phía Đông sang phía Tây, do đó cơ bản lực lượng Pol Pot không bị tiêu hao lớn.
Về mặt đối ngoại, ta phải đối phó với tình hình rất khẩn trương. Ngày 6/1/1979, TQ cho máy bay đón Sihanouk sang Bắc Kinh và cũng trong những ngày này Cảnh Tiêu, Hàn Niệm Long21 bí mật sang Bangkok gặp Thủ tướng Kriangsak [Chomanan] bàn việc giúp Pol Pot ” đất thánh” và vận chuyển vũ khí của TQ cho Pol Pot (tài liệu ta bắt được ở căn cứ Tà Sanh – Battambang). HĐBA/LHQ họp ngày 10/1/1979 và ra dự thảo nghị quyết lên án VN xâm lược, đòi VN rút quân; Liên Xô đã phủ quyết dự thảo nghị quyết này. Ngày 9/1/1979, Hội nghị Ngoại trưởng các nước ASEAN ra tuyên bố kêu gọi rút ngay, rút hết quân nước ngoài khỏi CPC. Cũng ngày 9/1/1979, Ngoại trưởng Mỹ Cyrus Vance nói: cuộc nói chuyện giữa VN và Mỹ về bình thường hóa quan hệ đã đổ vỡ do cuộc xâm lăng của VN vào CPC. Từ lúc này sức ép đòi ta rút quân ngày càng mạnh và cũng từ 30/6/1979 dòng người VN di tản ngày càng tăng vọt trong khi kinh tế trong nước rất khó khăn làm xấu đi hình ảnh VN trên thế giới. Lập trường Cơ bản của chúng ta về CPC lúc này là tuyên bố “tình hình CPC là không thể đảo ngược” và quyết tâm “ăn cả” ở CPC. Tháng 7/1981, chúng ta tẩy chay không tham dự Hội nghị quốc tế của Liên hợp quốc về CPC (ICK).
TQ cũng triệt để lợi dụng mối lo ngại của các nước ASEAN trước việc Mỹ rút lui và nguy Cơ Liên Xô mở rộng ảnh hưởng ở Đông-nam Á để lập mặt trận TQ-Mỹ-ASEAN-phương Tây chống Liên Xô, VN và cách mạng thế giới. Nhằm thực hiện mục tiêu tranh thủ Mỹ và phương Tây phục vụ 4 hiện đại hoá đồng thời chống lại sự bao vây, kiềm chế của Liên Xô, TQ đã có những bước đi rất quyết liệt về mặt đối ngoại, cắt viện trợ cho VN, Anbani (1978), khuyến khích, hỗ trợ cho bọn Pol Pot tiến đánh VN, trực tiếp tiến hành chiến tranh xâm lược chống VN tháng 2/1979, và lôi kéo Mỹ, ASEAN, phương Tây bao vây cô lập VN, đối phó với ảnh hưởng ngày càng tăng của Liên Xô, VN trong khu vực. Việc TQ chuyển từ cách mạng sang đi với Mỹ chống cách mạng, dùng vấn đề CPC để chống Liên Xô và VN đánh dấu sự thay đổi lớn trong chiến lược của TQ trong hơn 40 năm qua.
b) Về CPC, ngày 7/1/1979 khi ta giải phóng CPC mặc dù ta dùng cả hải-lục-không quân; dùng lính dù nhảy xuống Siem Reap nhưng chủ yếu là lùa quân Pol Pot từ phía Đông sang phía Tây, do đó cơ bản lực lượng Pol Pot không bị tiêu hao lớn.
Về mặt đối ngoại, ta phải đối phó với tình hình rất khẩn trương. Ngày 6/1/1979, TQ cho máy bay đón Sihanouk sang Bắc Kinh và cũng trong những ngày này Cảnh Tiêu, Hàn Niệm Long21 bí mật sang Bangkok gặp Thủ tướng Kriangsak [Chomanan] bàn việc giúp Pol Pot ” đất thánh” và vận chuyển vũ khí của TQ cho Pol Pot (tài liệu ta bắt được ở căn cứ Tà Sanh – Battambang). HĐBA/LHQ họp ngày 10/1/1979 và ra dự thảo nghị quyết lên án VN xâm lược, đòi VN rút quân; Liên Xô đã phủ quyết dự thảo nghị quyết này. Ngày 9/1/1979, Hội nghị Ngoại trưởng các nước ASEAN ra tuyên bố kêu gọi rút ngay, rút hết quân nước ngoài khỏi CPC. Cũng ngày 9/1/1979, Ngoại trưởng Mỹ Cyrus Vance nói: cuộc nói chuyện giữa VN và Mỹ về bình thường hóa quan hệ đã đổ vỡ do cuộc xâm lăng của VN vào CPC. Từ lúc này sức ép đòi ta rút quân ngày càng mạnh và cũng từ 30/6/1979 dòng người VN di tản ngày càng tăng vọt trong khi kinh tế trong nước rất khó khăn làm xấu đi hình ảnh VN trên thế giới. Lập trường Cơ bản của chúng ta về CPC lúc này là tuyên bố “tình hình CPC là không thể đảo ngược” và quyết tâm “ăn cả” ở CPC. Tháng 7/1981, chúng ta tẩy chay không tham dự Hội nghị quốc tế của Liên hợp quốc về CPC (ICK).
Trong nội địa CPC, sau giải phóng
7/1/1979, ngoài việc bộ đội ta tiếp tục tiến công đánh vào 11 căn cứ lớn
của Pol Pot, nhiệm vụ khẩn cấp là phải cứu đói cho dân, lo tổ chức toà
án kết tội Pol Pot (8/1979) làm ngọn cờ chính trị cho chính quyền CPC,
lo tổ chức bộ máy chính. quyền từ Trung ơng đến địa phương, tổ chức in
và phát hành đồng tiền trở lại. Cần nói thêm rằng trong bối cảnh tình
hình CPC lúc đó việc xây dựng Đảng và chính quyền đều làm từ trên xuống,
lập chính quyền tỉnh rồi mới đến huyện, xã; phát triển đảng viên trong
Bộ, Thứ trưởng trước rồi mới đến cán bộ… đây cũng là nguyên nhân tại sao
CPC không thể có Cơ sở vững chắc. Ngày 1/5/1981, ta giúp tổ chức tổng
tuyển cử bầu Quốc hội ở CPC; 26-29/5/1981, tổ chức Đại hội IV của Đảng
[Nhaan dân Cách mạng CPC] và công bố Hiến pháp mới. Có thể nói tất cả
mọi hoạt động của ta về đối ngoại và trên thực địa CPC lúc này là nhằm
củng cố chính quyền CPC, giữ nguyên trạng ở CPC.
Từ giữa năm 1979, một vấn đề nữa mà ta phải đối phó là nhân việc dân CPC đói, các tổ chức quốc tế dùng chiêu bài “cứu trợ quốc tê” để mùa mưa kéo dân CPC tị nạn sang biên giới Thái và mùa khô thì đẩy trở lại vào nội địa CPC để giúp bảo tồn và cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc men cho bọn Pol Pot. Tiếp theo Hội nghị 3 Ngoại trưởng VN, Lào, CPC lần thứ nhất năm 1980 tại Phnom Penh nhân kỷ niệm một năm ngày giải phóng CPC (đ/c Nguyễn Duy Trinh dự Hội nghị này; sau Hội nghị, đ/c Nguyễn Cơ Thạch trở thành Bộ trưởng ngoại giao). Hội nghị 3 ngoại trưởng lần thứ 2 họp tháng 7/1980 ở Vientiane là nhằm đối phó với vấn đề tị nạn, cứu trợ quốc tế và từ đấy hình thành cuộc họp thường kỳ Ngoại trưởng ba nước.
Về Sihanouk, sau khi rời Phnom Penh 6/1/1979, Sihanouk được đưa đến New York để trình bày vấn dề CPC, đòi VN rút quân; trong tâm trạng vừa thoát khỏi tù Pol Pot nhưng phải bảo vệ Pol Pot, ngày 14/1/1979, Sihanouk xin tị nạn chính trị ở Mỹ nhưng TQ đã thuyết phục Mỹ không cho Sihanouk tị nạn. Trở về Bắc Kinh, Sihanouk 4 lần viết thư cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng (7, 23, 27/10/1979 và 11/11/1979), nội dung thư Sihanouk cám ơn đã giải phóng CPC khỏi diệt chủng nhưng đề nghị được đàm phán với VN để khôi phục chủ quyền CPC.
Ta không nhận và không trả lời [những] thư đó. Trong cuộc họp báo ở La Havana nhân dịp Hội nghị cấp cao 6 của Phong trào không liên kết (tháng 8/1979), Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói về Sihanouk như sau: “Qest ce qui est Sihanouk? C’est ùn homme fini”. Tình hình đó là do lợi ích của ta là giữ nguyên trạng ở CPC, còn những người lãnh đạo mới ở CPC rất sợ uy tín và ảnh hưởng của Sihanouk nên kiên quyết không muốn ta tiếp xúc với Sihanouk. Trong một cuộc gặp lãnh đạo ta năm 1979, để ngăn ta có thể có tiếp xúc với Sihanouk, Pen Sovan nói: giống như tục ngữ CPC, Sihanouk như con chó khi chui qua rào thì cụp đuôi, vượt qua rào nó sẽ vểnh đuôi trở lại.
c) Về quan hệ của ta với chính quyền CPC:
Cán bộ, chuyên gia “làm thay, làm thầy,
làm tớ”, còn những người lãnh đạo, cán bộ CPC “hưởng thụ từ lúc còn thơ,
quan liêu từ lúc bơ vơ mới về” lại sớm nảy sinh đầu óc hẹp hòi dân tộc.
Điển hình là vụ Chea Sim22 và Pen Sovan. Chea Sim là đại biểu Quốc hội
của Pol Pot, được coi là người mẫu mực của CPC Dân chủ và Chea Sim dẫn
đầu đoàn ly khai chạy sang VN 1978 trong đoàn có Heng Somrin nhưng không
được trọng dụng, được cử làm Bộ trưởng nội vụ một thời gian ngắn lại
chuyển sang làm Mặt trận, Quốc hội. Vốn mặc cảm vì không được tin cậy
nên Chea Sim tỏ ít nói, lầm lì và càng mặc cảm hơn khi bị khám nhà. Ngày
10/3/1979 một chiếc ca nô cặp bến Phnom Penh, có 47 người, có vũ trang
và cờ Pol Pot, nói về để liên hệ với Chea Sim; tối 12/3/1979, quân quản
Phnom Penh đem xe tăng đến khám nhà Chea Sim, chụp ảnh tài liệu, những
người trong nhà và cho máy rà mìn tìm vũ khí quanh nhà Chea Sim. Cuối
tháng 3/1979, Hun Sen nói với anh Ngô Điền về sự kiện này như sau: Sao
lại khám nhà một đ/c Trung ương. Có địch mới làm như vậy. Nếu là tôi,
tôi không cho phép làm thế, tôi bắn cả người khám và bắn cả tôi luôn.
Còn Pen Sovan, vốn là trẻ mồ côi CPC do bộ đội ta nhặt được và được nuôi
từ bé, trở thành đại uý quân đội ta, và thành Tổng Bí thư nhưng sớm trở
mặt chống lại ta và tháng 7- 8/1981 làm găng về vấn đề người Việt ở CPC
và đòi cử đoàn của Trung ương Đảng CPC sang đàm phán với Trung ương
Đảng VN về vấn đề này. Trong nội bộ đảng CPC, Pen Sovan độc quyền, không
tôn trọng tập thể. Tháng 12/1981, BCT CPC khai trừ Pen Sovan, nhờ ta
bắt giam Pen Sovan ở Hà Nội và Heng Somrin trở thành Tổng Bí thư.Từ giữa năm 1979, một vấn đề nữa mà ta phải đối phó là nhân việc dân CPC đói, các tổ chức quốc tế dùng chiêu bài “cứu trợ quốc tê” để mùa mưa kéo dân CPC tị nạn sang biên giới Thái và mùa khô thì đẩy trở lại vào nội địa CPC để giúp bảo tồn và cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc men cho bọn Pol Pot. Tiếp theo Hội nghị 3 Ngoại trưởng VN, Lào, CPC lần thứ nhất năm 1980 tại Phnom Penh nhân kỷ niệm một năm ngày giải phóng CPC (đ/c Nguyễn Duy Trinh dự Hội nghị này; sau Hội nghị, đ/c Nguyễn Cơ Thạch trở thành Bộ trưởng ngoại giao). Hội nghị 3 ngoại trưởng lần thứ 2 họp tháng 7/1980 ở Vientiane là nhằm đối phó với vấn đề tị nạn, cứu trợ quốc tế và từ đấy hình thành cuộc họp thường kỳ Ngoại trưởng ba nước.
Về Sihanouk, sau khi rời Phnom Penh 6/1/1979, Sihanouk được đưa đến New York để trình bày vấn dề CPC, đòi VN rút quân; trong tâm trạng vừa thoát khỏi tù Pol Pot nhưng phải bảo vệ Pol Pot, ngày 14/1/1979, Sihanouk xin tị nạn chính trị ở Mỹ nhưng TQ đã thuyết phục Mỹ không cho Sihanouk tị nạn. Trở về Bắc Kinh, Sihanouk 4 lần viết thư cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng (7, 23, 27/10/1979 và 11/11/1979), nội dung thư Sihanouk cám ơn đã giải phóng CPC khỏi diệt chủng nhưng đề nghị được đàm phán với VN để khôi phục chủ quyền CPC.
Ta không nhận và không trả lời [những] thư đó. Trong cuộc họp báo ở La Havana nhân dịp Hội nghị cấp cao 6 của Phong trào không liên kết (tháng 8/1979), Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói về Sihanouk như sau: “Qest ce qui est Sihanouk? C’est ùn homme fini”. Tình hình đó là do lợi ích của ta là giữ nguyên trạng ở CPC, còn những người lãnh đạo mới ở CPC rất sợ uy tín và ảnh hưởng của Sihanouk nên kiên quyết không muốn ta tiếp xúc với Sihanouk. Trong một cuộc gặp lãnh đạo ta năm 1979, để ngăn ta có thể có tiếp xúc với Sihanouk, Pen Sovan nói: giống như tục ngữ CPC, Sihanouk như con chó khi chui qua rào thì cụp đuôi, vượt qua rào nó sẽ vểnh đuôi trở lại.
c) Về quan hệ của ta với chính quyền CPC:
Đối với Bộ Ngoại giao, từ 3 đ/c chuyên
gia đầu năm 1979, tháng 9/1979 theo yêu cầu của Bộ Ngoại giao CPC ta đã
cử sang 17 chuyên gia bố trí tới tất cả các Vụ của Bộ Ngoại giao CPC
(như các đ/c Hoàng Đình Cầu – trưởng đoàn, Ngô Quý Cận, Ngô Viết Lũy,
Đặng Đức Khôi, Châu Phong, Lê Đông, Trần Ngữ, Đỗ Ngọc Sơn, Nguyễn Huy
Cẩm, Lê Quang (Tài vụ), Kim Lân (Cục) v.v…). Tháng 3/1981, Pen
Sovan và Hun Sen gặp đ/c Nguyễn Cơ Thạch ở nhà khách góc đường Nguyễn Du
ở Hà Nội có ý chê chuyên gia ta, cho rằng một số việc CPC tự làm tốt
hơn chuyên gia VN như về lễ tân, báo chí… và yêu cầu ta rút chuyên gia
khỏi Bộ Ngoại giao và chỉ cử một vài cố vấn giỏi. Theo yêu cầu của CPC,
ta rút chuyên gia khỏi Bộ Ngoại giao và cử 5 cố vấn sang CPC giúp Bộ
Ngoại giao CPC trong thời gian từ 1982 đến 1988 (các đ/c Vũ Toàn, Hoàng
Đình Cầu, Khang, Trần Ngữ, Đoàn Trần Cảnh/Ban Đối ngoại, Phạm Công
Bai…).
Cần phải nói rằng Bộ Ngoại giao ta có sự giúp đỡ rất to lớn đối với Bộ ngoại giao CPC, ngoài sự giúp đỡ trực tiếp rất tỉ mỉ hàng ngày của đ/c Ngô Điền với cá nhân Hun Sen và Bộ Ngoại giao CPC, những cuộc họp ba ngoại trưởng thường kỳ hoặc những dịp sang trao đổi tình hình với những bài phát biểu chuẩn bị công phu của đ/c Nguyễn Cơ Thạch thật sự là sự bồi dưỡng rất Cơ bản về đánh giá tình hình thế giới và khu vực cũng như phương pháp luận trong việc xem xét xử lý các vấn đề đối ngoại và điều này có ảnh hưởng rất lớn đến Hun Sen. Không những thế, năm 1985 ta còn giúp mở lớp bồi dưỡng kiến thức ngoại giao cho CPC, các đ/c Vũ Khoan, Lê Mai, Nguyễn Phượng Vũ đã từng sang CPC giới thiệu với lớp học này về chiến lược của Liên Xô, Mỹ, TQ.
Cần phải nói rằng Bộ Ngoại giao ta có sự giúp đỡ rất to lớn đối với Bộ ngoại giao CPC, ngoài sự giúp đỡ trực tiếp rất tỉ mỉ hàng ngày của đ/c Ngô Điền với cá nhân Hun Sen và Bộ Ngoại giao CPC, những cuộc họp ba ngoại trưởng thường kỳ hoặc những dịp sang trao đổi tình hình với những bài phát biểu chuẩn bị công phu của đ/c Nguyễn Cơ Thạch thật sự là sự bồi dưỡng rất Cơ bản về đánh giá tình hình thế giới và khu vực cũng như phương pháp luận trong việc xem xét xử lý các vấn đề đối ngoại và điều này có ảnh hưởng rất lớn đến Hun Sen. Không những thế, năm 1985 ta còn giúp mở lớp bồi dưỡng kiến thức ngoại giao cho CPC, các đ/c Vũ Khoan, Lê Mai, Nguyễn Phượng Vũ đã từng sang CPC giới thiệu với lớp học này về chiến lược của Liên Xô, Mỹ, TQ.
2.2 Giai đoạn từ 1982-1986
a) Bối cảnh quốc tế:
Dưới tác động mạnh mẽ của cuộc chạy đua toàn cầu về kinh tế và KHKT và do những khó khăn nội tại của mỗi nước, từ đầu những năm 1980 cả ba nước Mỹ, Xô, Trung đã bắt đầu điều chỉnh chiến lược, tập trung phát triển sức mạnh bên trong, giảm bớt tình trạng căng mỏng ra nhiều địa bàn và nhiều mục tiêu, từ đó ở mức độ khác nhau buộc phải giảm bớt chạy đua vũ trang, giảm cam kết ở bên ngoài, tránh đụng độ trực tiếp với nhau và tránh bị sa lầy vào một cuộc xung đột quân sự kéo dài. Quan hệ 3 nước lớn đã vượt qua thời kỳ đối đầu căng thẳng của giai đoạn trước, chuyện sang hình thái cải thiện quan hệ từng đôi một. Xô- Mỹ đã đẩy nhanh việc cải thiện quan hệ (gặp gỡ cấp cao Genève 1985, ký INF 12/1985), củng cố thế 2 cực. TQ tiếp tục duy trì quan hệ với Mỹ trong khuôn khổ các thông cáo chung Trung-Mỹ từ 1972, đồng thời từng bước đi vào bình thường hóa với Liên Xô (nối lại đàm phán Thứ trưởng từ 1982, gặp gỡ 2 Ngoại trưởng tháng 9/1984, đón Phó Thủ tướng Liên Xô Arkhipov tháng 12/1984). Tuy nhiên, việc cải thiện từng cặp quan hệ các nước lớn chỉ đang ở bước đầu.
b) Cuộc đấu tranh về vấn đề CPC trong giai đoạn này về Cơ bản vẫn nằm trong khung cảnh tập hợp lực lượng.cho cuộc đối đầu giữa 2 phía, đồng thời xuất hiện nhân tố mới là các nước lớn bắt đầu sử dụng vấn đề CPC để dàn xếp quan hệ với nhau.
Khi nối lại đám phán Trung-Xô tháng 10/1982, ngay từ đầu TQ nêu “3 trở ngại”, trong đó có vấn đề CPC, đồng thời trao 5 điểm cho Liên Xô (VN tuyên bố rút hết quân và bắt đầu rút một bộ phận; đàm phán bình thường hóa Việt-Trung; cải thiện quan hệ Trung-Xô; lập Chính phủ liên hiệp ở CPC; bảo đảm quốc tế cho một nước CPC độc lập và không liên kết). Đến 1/3/1983, TQ đưa ra công khai 5 điểm, tháng 6/1983, TBT Triệu Tử Dương nhắc lại 5 điểm ở Quốc hội TQ, và 10/1983 TQ nhắc lại tại vòng 3 Xô-Trung. Lập trường của TQ về vấn đề CPC lúc này là không chấp nhận được đối với ta. Trong khi thương lượng với Liên Xô về CPC, TQ cương quyết bác bỏ đàm phán với ta, dùng việc TQ cải thiện quan hệ với Liên Xô, các nước XHCN để ép ta và gây xung đột lớn trên biên giới Việt-trung đầu năm 1984. Đi vào đàm phán với TQ từ tháng 10/1982, Liên Xô tiếp tục ủng hộ VN, CPC, chưa chịu bàn với TQ về 3 trở ngại. Cùng với việc điều chỉnh quan hệ với TQ, Mỹ coi trọng hơn vị trí của ASEAN. phó Tổng thống, Ngoại trưởng, Bộ trưởng quốc phòng, Tham mưu liên quân Mỹ lần lượt thăm Đông-nam Á (1983-1984). TQ cùng các nước ASEAN thúc đẩy việc lập “Chính phủ liên hiệp 3 phái” (6/1982) và Mỹ ủng hộ, và từ 1983 TQ bắt đầu đề cao vai trò Sihanouk phù hợp với yêu cầu của Mỹ và ASEAN hơn.
Từ năm 1985, khi các nước lớn đẩy mạnh quá trình cải thiện quan hệ từng cặp một, vấn đề CPC ngày càng trở thành một chủ đề quan trọng và trực tiếp trong đàm phán tay đôi giữa 3 nước lớn.
Từ giữa năm 1984, thái độ của Liên Xô
trên vấn đề CPC đã bắt đầu thay đổi, Liên Xô thúc đẩy ta và CPC đi vào
giải quyết vấn đề CPC bằng chính trị. Tháng 6/1984, lần đầu tiên gợi ý
ta tiếp xúc với Sihanouk, đồng thời lấy vấn đề CPC làm một nội dung
trong đàm phán tay đôi với Mỹ và TQ. Tháng 5/1985 vấn đề CPC đã được đặt
vào chương trình nghị sự cuộc đàm phán cấp chuyên viên Xô-Mỹ bàn về các
vấn đề khu vực. Từ vòng 9 đàm phán Xô-Trung tháng 10/1986, Liên Xô bắt
đầu nhận bàn với TQ về vấn đề CPC, nêu lên khả năng sử dụng Khieu
Samphan. Tháng 7/1986, TBT Gorbachov tuyên bố ở Vladivostok nêu vấn đề
CPC phải giải quyết giữa VN và TQ là 2 nước XHCN. Tháng 3/1987, Ngoại
trưởng Liên Xô Shevardnadze thăm VN, CPC khuyên CPC nên đẩy mạnh hoà hợp
dân tộc. Tháng 6/1987, đ/c Nguyễn Văn Linh thăm Liên Xô, Liên Xô gợi ý
giải pháp về CPC theo công thức Afghanistan; sau chuyến đi này, đ/c
Nguyễn Cơ Thạch sang CPC (2/6/1987) thông báo cho lãnh đạo CPC và phân
tích sự khác nhau giữa CPC và Afghanistan… Tháng 7/1987, Gorbachov tuyên
bố với báo Merdeka (Indonesia) Liên Xô ủng hộ việc lập Chính phủ liên
hiệp ở CPC giống như ở Afghanistan; cuối 1987, Liên Xô lại gợi ý với ta
về việc Hun Sen gặp Khieu Samphan. Khác với trước, Mỹ tăng cường hoạt
động về vấn đề CPC, từ tháng 5/1985, cùng với Liên Xô đưa vấn đề CPC vào
danh mục các vấn đề khu vực nhưng ưu tiên bàn về các khu vực khác quan
trọng hơn đối với Mỹ, đồng thời Mỹ bắt đầu viện trợ công khai cho 2 phái
không cộng sản CPC nhằm giúp 2 phái này tăng cường lực lượng, khẳng
định vai trò của Mỹ trong việc giải quyết vấn đề CPC. Tới tháng 9/1985
Mỹ cùng với Liên Xô đàm phán ở cấp Thứ trưởng về CPC và châu Á- Thái
Bình Dương. Qua 8 vòng đàm phán Xô-Trung, TQ kiên trì đòi lấy vấn đề CPC
làm một nội dung đàm phán về bình thường hóa quan hệ 2 nước, và trước
bước phát triển nhanh của quan hệ Xô-Mỹ, TQ đã giảm yêu cầu, cố vượt qua
“trở ngại” để thúc đẩy quan hệ Trung-Xô (tháng 4/1985, Đặng đặt vấn đề:
nếu VN rút quân khỏi CPC, Liên Xô có thể duy trì căn cứ Cam Ranh và
tháng 9/1986, Đặng tuyên bố sẵn sàng gặp Gorbachov nếu để giải quyết vấn
đề CPC). Ngay trong khi sử dụng vấn đề CPC để thúc đẩy quan hệ với Liên
Xô, TQ vẫn rất coi trọng việc tranh thủ Mỹ, phương Tây và ASEAN. Tháng
11/1986, Đặng tuyên bố một chính thể cộng sản không phù hợp với CPC,
đồng thời TQ không chịu nói chuyện với VN.a) Bối cảnh quốc tế:
Dưới tác động mạnh mẽ của cuộc chạy đua toàn cầu về kinh tế và KHKT và do những khó khăn nội tại của mỗi nước, từ đầu những năm 1980 cả ba nước Mỹ, Xô, Trung đã bắt đầu điều chỉnh chiến lược, tập trung phát triển sức mạnh bên trong, giảm bớt tình trạng căng mỏng ra nhiều địa bàn và nhiều mục tiêu, từ đó ở mức độ khác nhau buộc phải giảm bớt chạy đua vũ trang, giảm cam kết ở bên ngoài, tránh đụng độ trực tiếp với nhau và tránh bị sa lầy vào một cuộc xung đột quân sự kéo dài. Quan hệ 3 nước lớn đã vượt qua thời kỳ đối đầu căng thẳng của giai đoạn trước, chuyện sang hình thái cải thiện quan hệ từng đôi một. Xô- Mỹ đã đẩy nhanh việc cải thiện quan hệ (gặp gỡ cấp cao Genève 1985, ký INF 12/1985), củng cố thế 2 cực. TQ tiếp tục duy trì quan hệ với Mỹ trong khuôn khổ các thông cáo chung Trung-Mỹ từ 1972, đồng thời từng bước đi vào bình thường hóa với Liên Xô (nối lại đàm phán Thứ trưởng từ 1982, gặp gỡ 2 Ngoại trưởng tháng 9/1984, đón Phó Thủ tướng Liên Xô Arkhipov tháng 12/1984). Tuy nhiên, việc cải thiện từng cặp quan hệ các nước lớn chỉ đang ở bước đầu.
b) Cuộc đấu tranh về vấn đề CPC trong giai đoạn này về Cơ bản vẫn nằm trong khung cảnh tập hợp lực lượng.cho cuộc đối đầu giữa 2 phía, đồng thời xuất hiện nhân tố mới là các nước lớn bắt đầu sử dụng vấn đề CPC để dàn xếp quan hệ với nhau.
Khi nối lại đám phán Trung-Xô tháng 10/1982, ngay từ đầu TQ nêu “3 trở ngại”, trong đó có vấn đề CPC, đồng thời trao 5 điểm cho Liên Xô (VN tuyên bố rút hết quân và bắt đầu rút một bộ phận; đàm phán bình thường hóa Việt-Trung; cải thiện quan hệ Trung-Xô; lập Chính phủ liên hiệp ở CPC; bảo đảm quốc tế cho một nước CPC độc lập và không liên kết). Đến 1/3/1983, TQ đưa ra công khai 5 điểm, tháng 6/1983, TBT Triệu Tử Dương nhắc lại 5 điểm ở Quốc hội TQ, và 10/1983 TQ nhắc lại tại vòng 3 Xô-Trung. Lập trường của TQ về vấn đề CPC lúc này là không chấp nhận được đối với ta. Trong khi thương lượng với Liên Xô về CPC, TQ cương quyết bác bỏ đàm phán với ta, dùng việc TQ cải thiện quan hệ với Liên Xô, các nước XHCN để ép ta và gây xung đột lớn trên biên giới Việt-trung đầu năm 1984. Đi vào đàm phán với TQ từ tháng 10/1982, Liên Xô tiếp tục ủng hộ VN, CPC, chưa chịu bàn với TQ về 3 trở ngại. Cùng với việc điều chỉnh quan hệ với TQ, Mỹ coi trọng hơn vị trí của ASEAN. phó Tổng thống, Ngoại trưởng, Bộ trưởng quốc phòng, Tham mưu liên quân Mỹ lần lượt thăm Đông-nam Á (1983-1984). TQ cùng các nước ASEAN thúc đẩy việc lập “Chính phủ liên hiệp 3 phái” (6/1982) và Mỹ ủng hộ, và từ 1983 TQ bắt đầu đề cao vai trò Sihanouk phù hợp với yêu cầu của Mỹ và ASEAN hơn.
Từ năm 1985, khi các nước lớn đẩy mạnh quá trình cải thiện quan hệ từng cặp một, vấn đề CPC ngày càng trở thành một chủ đề quan trọng và trực tiếp trong đàm phán tay đôi giữa 3 nước lớn.
Trước triển vọng Xô-Mỹ, Xô-Trung dùng
vấn đề CPC để dàn xếp với nhau, ASEAN cũng điều chỉnh chính sách gia
tăng đối thoại với VN về vấn đề CPC, trong đó Indonesia đi mạnh hơn cả
do Indonesia muốn đề cao vai trò nước lớn trong khu vực, tạo thế đi vào
bình thường hóa với TQ. Từ cuối 1987, Thái Lan cũng bắt đầu tìm kiếm
quan hệ với ta và CPC. Một nhân tố không kém phần quan trọng là các nước
Đông-nam Á cũng đi vào cuộc chạy đua về kinh tế và KHKT, từ đầu những
năm 1980 do giá sản phẩm sơ cấp giảm mạnh, nhiều nước khó khăn lớn, phải
điều chỉnh Cơ cấu để thích nghi với tình hình.
Nếu như trước đây các nước Tây Âu đứng về phía ASEAN trong giải pháp cho vấn đề CPC thì nay đã tích cực tham gia, từ năm 1984 Pháp đã gợi ý tổ chức cuộc gặp Hun Sen-Sihanouk nhưng không thành do TQ cản phá.
c) Từ 1982, với những chuyển biến mới
trong tình hình quốc tế và sau Đại hội V của Đảng, chính sách của ta về
CPC cũng từng bước điều chỉnh. Ngày 6/7/1982, Hội nghị 3 Ngoại trưởng
VN, Lào CPC họp ở Vientiane tuyên bố đơn phương rút một bộ phận quân đội
VN ở CPC. Ngày 1 8/9/1982, lần đầu tiên Hun Sen tuyên bố: nếu những
người trong hàng ngũ Pol Pot tuyên bố ly khai chúng, tôn trọng Hiến pháp
CHND CPC thì sẽ được hưởng quyền công dân trong bầu cử theo Hiên pháp
qui định và sẽ mời người nước ngoài quan sát cuộc tổng tuyển cử tự do ở
CPC.Nếu như trước đây các nước Tây Âu đứng về phía ASEAN trong giải pháp cho vấn đề CPC thì nay đã tích cực tham gia, từ năm 1984 Pháp đã gợi ý tổ chức cuộc gặp Hun Sen-Sihanouk nhưng không thành do TQ cản phá.
Trong lúc này, ý định về việc phải rút
quân tình nguyện VN ở CPC về nước là một ý định rõ ràng tuy nhiên việc
rút quân đó phải trên Cơ sở giữ nguyên trạng ở CPC. Ngày 22/2/1983, Hội
nghị cấp cao Đông Dương ở thủ đô Vientiane đã ra tuyên bố về vấn dề quân
tình nguyện VN ở CPC, khẳng định hàng năm, một bộ phận quân đội VN sẽ
rút quân tùy theo sự phát triển của tình hình CPC và Tuyên bố chung của
Hội nghị tăng cường hơn nữa quan hệ đoàn kết đặc biệt giữa 3 nước, quyết
định lập Ủy ban hợp tác kinh tế 3 nước và Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao
3 nước 6 tháng họp một lần là nằm trong Cơ chế tăng cường hợp tác kinh
tế-văn hóa-KHKT giữa 3 nước. Đ/c Lê Duẩn trong hội đàm cấp cao ba nước
đã phát biểu đại ý: chúng ta có SEV lớn ở Đông Âu còn ở Đông-nam Á, 3
nước chúng ta hình thành một SEV nhỏ .
Tháng 2/1983, BCT Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) CPC ra Nghị quyết đề ra 3 mục tiêu phấn đấu của cách mạng CPC: xây dựng thực lực cách mạng; làm cho địch suy tàn; xây dựng đoàn kết VN-CPC, CPC-Lào. Tháng 5/1983, BCT ta ra Nghị quyết 11 chỉ đạo các ngành, các tỉnh giúp CPC thực hiện 3 mục tiêu nói trên.
Ngày 3/2/1983, đ/c Nguyễn Cơ Thạch cùng đ/c Lê Đức Căng (Vụ trưởng Vụ châu Á 2), Trần Như Lịch (thư ký) đến thăm bí mật CPC. Ngày 4/2/1983, đ/c Thạch làm việc với BCT CPC có mặt: Heng Somrin, Sai Phuthong, Bouthong, Chao Si, Hun Sen, Chia Soth, Chea Sim. Phía ta có thêm đ/c Lê Đức Anh và đ/c Ngô Điền.
Đ/c Lê Đức Anh nói: Từ 1979 đến nay, hàng năm, tùy theo sự phát triển của tình hình CPC, sự suy yếu của địch mà một bộ phận quân đội VN rút bớt. Năm 1983, đề nghị rút thêm Bộ tư lệnh Quân đoàn, 1 sư đoàn và 5 trung đoàn trực thuộc binh đoàn. Từ 1981 ta rút không công khai, từ 1982 việc rút đó có kết hợp với tấn công ngoại giao và đã thu được kết quả tốt. Lần rút này, đề nghị kết hợp tốt với đấu tranh ngoại giao. TBT Heng Somrin phát biểu tán thành nhưng đề nghị VN tăng cường giúp quân đội CPC. Việc rút Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long), đợt rút quân lớn nhất cho đến lúc này, được tiến hành vào tháng 5/1983, kết hợp với tuyên truyền đối ngoại, đã gây tiếng vang lớn trên thế giới. Cũng lúc này trên chiến trường CPC là bọn Pol Pot giảm hoạt động quân sự nhưng đẩy mạnh xây dựng chính quyền 2 mặt. Điển hình là vụ đánh địch “ngầm” ở Siem Reap tháng 5/1983, sai về phương pháp, phương châm, đánh vào cán bộ CPC. Ban lãnh đạo chuyên gia toàn CPC đã kiểm điểm và ta đã thi hành kỷ luật: cảnh cáo trong Ban chấp hành Trung ương Đảng và rút về nước đ/c Bùi San (thường trực Ban Lãnh đạo Tổng đoàn chuyên gia ở CPC), kỷ luật lưu Đảng và hạ cấp đ/c Hồ Quang Hoá từ Thiếu tướng xuống Đại tá. Ngày 18-19/10/1983, nhân dự Hội nghị chủ nhiệm Tổng cục chính trị 3 nước, đ/c Chu Huy Mân và Trần Xuân Bách thay mặt BCT ta xin lỗi Bộ chính trị CPC về sự kiện Siem Reap và thông báo quyết định kỷ luật của phía ta.
Tháng 2/1983, BCT Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) CPC ra Nghị quyết đề ra 3 mục tiêu phấn đấu của cách mạng CPC: xây dựng thực lực cách mạng; làm cho địch suy tàn; xây dựng đoàn kết VN-CPC, CPC-Lào. Tháng 5/1983, BCT ta ra Nghị quyết 11 chỉ đạo các ngành, các tỉnh giúp CPC thực hiện 3 mục tiêu nói trên.
Ngày 3/2/1983, đ/c Nguyễn Cơ Thạch cùng đ/c Lê Đức Căng (Vụ trưởng Vụ châu Á 2), Trần Như Lịch (thư ký) đến thăm bí mật CPC. Ngày 4/2/1983, đ/c Thạch làm việc với BCT CPC có mặt: Heng Somrin, Sai Phuthong, Bouthong, Chao Si, Hun Sen, Chia Soth, Chea Sim. Phía ta có thêm đ/c Lê Đức Anh và đ/c Ngô Điền.
Đ/c Lê Đức Anh nói: Từ 1979 đến nay, hàng năm, tùy theo sự phát triển của tình hình CPC, sự suy yếu của địch mà một bộ phận quân đội VN rút bớt. Năm 1983, đề nghị rút thêm Bộ tư lệnh Quân đoàn, 1 sư đoàn và 5 trung đoàn trực thuộc binh đoàn. Từ 1981 ta rút không công khai, từ 1982 việc rút đó có kết hợp với tấn công ngoại giao và đã thu được kết quả tốt. Lần rút này, đề nghị kết hợp tốt với đấu tranh ngoại giao. TBT Heng Somrin phát biểu tán thành nhưng đề nghị VN tăng cường giúp quân đội CPC. Việc rút Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long), đợt rút quân lớn nhất cho đến lúc này, được tiến hành vào tháng 5/1983, kết hợp với tuyên truyền đối ngoại, đã gây tiếng vang lớn trên thế giới. Cũng lúc này trên chiến trường CPC là bọn Pol Pot giảm hoạt động quân sự nhưng đẩy mạnh xây dựng chính quyền 2 mặt. Điển hình là vụ đánh địch “ngầm” ở Siem Reap tháng 5/1983, sai về phương pháp, phương châm, đánh vào cán bộ CPC. Ban lãnh đạo chuyên gia toàn CPC đã kiểm điểm và ta đã thi hành kỷ luật: cảnh cáo trong Ban chấp hành Trung ương Đảng và rút về nước đ/c Bùi San (thường trực Ban Lãnh đạo Tổng đoàn chuyên gia ở CPC), kỷ luật lưu Đảng và hạ cấp đ/c Hồ Quang Hoá từ Thiếu tướng xuống Đại tá. Ngày 18-19/10/1983, nhân dự Hội nghị chủ nhiệm Tổng cục chính trị 3 nước, đ/c Chu Huy Mân và Trần Xuân Bách thay mặt BCT ta xin lỗi Bộ chính trị CPC về sự kiện Siem Reap và thông báo quyết định kỷ luật của phía ta.
Ngày 15/6/1984, Đại sứ Ngô Điền gặp TBT
Heng Somrin thông báo việc Ngoại trưởng Pháp Claude Cheysson gửi thư cho
Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đề nghị thu xếp cuộc gặp với Sihanouk
nhưng VN không chấp nhận, chỉ có thể cùng Pháp thu xếp cuộc gặp CHND CPC
với Sihanouk. Heng Somrin nói Sihanouk là kẻ thù trước mắt của CPC và
là kẻ thù của 3 nước Đông Dương.
Ngày 24/9/1984, đ/c Lê Đức Anh gặp Bộ chính trị CPC tại Phnom Penh.
Đ/c Lê Đức Anh phát biểu đại ý: BCT VN hoàn toàn ủng hộ 3 mục tiêu mà BCT ra nghị quyết tháng 2/1983 nhằm xây dựng lực lượng cách mạng CPC. Qua thực hiện thấy CPC có nhiều tiến bộ. Cách mạng nước nào là sự nghiệp của bản thân nhân dân nước đó. Cuối 1978, đầu 1979 do hoàn cảnh rất đặc biệt của CPC, sự phản bội của chủ nghĩa bành trướng; nhân tố cách mạng, nhân tố những người cách mạng chân chính CPC bị tàn sát do đó lực lượng cách mạng VN phải tạo điều kiện cho nhân dân CPC đứng lên xây dựng lại lực lượng cách mạng, tạo điều kiện cho những người cách mạng chân chính thoát khỏi bàn tay giết người của Pol Pot.
Do hoàn cảnh đặc biệt đó, lúc đầu cách mạng CPC phải do 2 lực lượng VN- CPC quyết định nhưng lực lượng quyết định là cách mạng CPC, không ai có thể làm thay… BCT VN ủng hộ và sẽ giúp thực hiện 3 mục tiêu. Sau khi thực hiện được 3 mục tiêu đó, lúc bấy giờ mới tính giải pháp chính trị. Trong khi đẩy mạnh xây dựng thực lực cách mạng, hiểu bản chất kẻ thù, chúng ta có thể vận dụng sách lược để phân hoá hàng ngũ kẻ thù, tranh thủ sự đồng tình của quốc tế đặc biệt sách lược đó phải làm cho cách mạng mạnh lên. Trên tinh thần đó BCT VN tán thành cuộc gặp gỡ CHND CPC với Sihanouk. Heng Somrin và Hun Sen phát biểu nhấn ý thúc đẩy để gặp Sihanouk chỉ dể tìm hiểu chứ chưa phải là để tìm giải pháp.
Cuối tháng 11 đầu tháng 12/1984, Hun Sen đi thăm Thụy Điển và đi thăm Pháp để gặp Sihanouk theo sự sắp xếp của Ngoại trưởng Pháp Claude Cheysson nhưng cuộc gặp không thành do TQ phá. Hun Sen chỉ gặp người bà con tên là Hun Yendi có quan hệ mật thiết với In Tam, nguyên Chủ tịch Quốc hội thời Lon Nol và từ đó Hun Sen thiết lập được quan hệ với In Tam.
Ngày 4/12/1984, anh Trần Xuân Bách gặp tay đôi với Heng Somrin và tôi đi dịch. Anh Bách thông báo Thủ tướng Chan Sy ốm phải điều trị lâu dài ở Liên Xô do đó CPC nên cử Quyền Thủ tướng. Anh Bách nói Chia Soth và Buthong bận quá nên để Hun Sen làm Quyền Thủ tướng. Heng Somrin nói Hun Sen có khả năng hơn, giải quyết việc nhanh hơn còn Chia Soth khi bận việc hay ngang ngạnh và hay quên. Ít lâu sau đó, Chan Sy23 chết vì ung thư và Hun Sen trở thành thủ tướng từ đó.
Năm 1984, ta và CPC tổng kết thành tựu 5 năm kể từ 1979), CPC rất phấn khởi, tự tin. Cuối năm 1984 đầu 1985, mặc dù rất gian khổ và chịu nhiều hy sinh, quân đội VN mở chiến dịch mùa khô tấn công đánh chiếm toàn bộ các căn cứ của cả 3 phái CPC phản động trên toàn bộ tuyến biên giới CPC-Thái Lan; đánh chiếm đến đâu ta xây dựng công trình kiên cố, rào lại toàn bộ biên giới và đưa lực lượng CPC chốt giữ – Lực lượng CPC này có tên gọi là A.3.
Ngày 24/9/1984, đ/c Lê Đức Anh gặp Bộ chính trị CPC tại Phnom Penh.
Đ/c Lê Đức Anh phát biểu đại ý: BCT VN hoàn toàn ủng hộ 3 mục tiêu mà BCT ra nghị quyết tháng 2/1983 nhằm xây dựng lực lượng cách mạng CPC. Qua thực hiện thấy CPC có nhiều tiến bộ. Cách mạng nước nào là sự nghiệp của bản thân nhân dân nước đó. Cuối 1978, đầu 1979 do hoàn cảnh rất đặc biệt của CPC, sự phản bội của chủ nghĩa bành trướng; nhân tố cách mạng, nhân tố những người cách mạng chân chính CPC bị tàn sát do đó lực lượng cách mạng VN phải tạo điều kiện cho nhân dân CPC đứng lên xây dựng lại lực lượng cách mạng, tạo điều kiện cho những người cách mạng chân chính thoát khỏi bàn tay giết người của Pol Pot.
Do hoàn cảnh đặc biệt đó, lúc đầu cách mạng CPC phải do 2 lực lượng VN- CPC quyết định nhưng lực lượng quyết định là cách mạng CPC, không ai có thể làm thay… BCT VN ủng hộ và sẽ giúp thực hiện 3 mục tiêu. Sau khi thực hiện được 3 mục tiêu đó, lúc bấy giờ mới tính giải pháp chính trị. Trong khi đẩy mạnh xây dựng thực lực cách mạng, hiểu bản chất kẻ thù, chúng ta có thể vận dụng sách lược để phân hoá hàng ngũ kẻ thù, tranh thủ sự đồng tình của quốc tế đặc biệt sách lược đó phải làm cho cách mạng mạnh lên. Trên tinh thần đó BCT VN tán thành cuộc gặp gỡ CHND CPC với Sihanouk. Heng Somrin và Hun Sen phát biểu nhấn ý thúc đẩy để gặp Sihanouk chỉ dể tìm hiểu chứ chưa phải là để tìm giải pháp.
Cuối tháng 11 đầu tháng 12/1984, Hun Sen đi thăm Thụy Điển và đi thăm Pháp để gặp Sihanouk theo sự sắp xếp của Ngoại trưởng Pháp Claude Cheysson nhưng cuộc gặp không thành do TQ phá. Hun Sen chỉ gặp người bà con tên là Hun Yendi có quan hệ mật thiết với In Tam, nguyên Chủ tịch Quốc hội thời Lon Nol và từ đó Hun Sen thiết lập được quan hệ với In Tam.
Ngày 4/12/1984, anh Trần Xuân Bách gặp tay đôi với Heng Somrin và tôi đi dịch. Anh Bách thông báo Thủ tướng Chan Sy ốm phải điều trị lâu dài ở Liên Xô do đó CPC nên cử Quyền Thủ tướng. Anh Bách nói Chia Soth và Buthong bận quá nên để Hun Sen làm Quyền Thủ tướng. Heng Somrin nói Hun Sen có khả năng hơn, giải quyết việc nhanh hơn còn Chia Soth khi bận việc hay ngang ngạnh và hay quên. Ít lâu sau đó, Chan Sy23 chết vì ung thư và Hun Sen trở thành thủ tướng từ đó.
Năm 1984, ta và CPC tổng kết thành tựu 5 năm kể từ 1979), CPC rất phấn khởi, tự tin. Cuối năm 1984 đầu 1985, mặc dù rất gian khổ và chịu nhiều hy sinh, quân đội VN mở chiến dịch mùa khô tấn công đánh chiếm toàn bộ các căn cứ của cả 3 phái CPC phản động trên toàn bộ tuyến biên giới CPC-Thái Lan; đánh chiếm đến đâu ta xây dựng công trình kiên cố, rào lại toàn bộ biên giới và đưa lực lượng CPC chốt giữ – Lực lượng CPC này có tên gọi là A.3.
Trên cơ sở thắng lợi lớn về quân sự đó,
Hội nghị 3 Ngoại trưởng lần thứ 11 tại Phnom Penh 16/8/1985 đã ra tuyên
bố nêu nội dung mạnh mẽ nhất về giải pháp chính trị :
- VN sẽ đơn phương rút hết quân vào năm 1990.
- CHND CPC sẵn sàng nói chuyện với cá nhân và các nhóm Khmer đối lập bàn về vấn đề hoà hợp dân tộc trên Cơ sở loại trừ bọn diệt chủng Pol Pot.
Tuy nhiên, những cố gắng của ta về đàm phán với TQ, đàm phán về CPC vẫn bế tắc, TQ vẫn giữ đòi hỏi cao về vấn đề CPC. Trước Đại hội VI, BCT họp ngày 12/6/1986 đã thảo luận và ngày 8/7/1986 đã ra Nghị quyết 32 về tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, đánh dấu bước ngoặt trong đấu tranh của ta về CPC và quan hệ với TQ.
Nghị quyết 32 nhận định: “Trong cuộc đấu tranh hiện nay của nhân dân ta, đế quốc Mỹ là kẻ thù lâu dài và Cơ bản, bá quyền TQ là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, TQ lại là đối tượng mà Liên Xô, các nước XHCN và lực lượng tiến bộ trên thê giới đang tranh thủ đồng thời có đấu tranh”… ” Trong 10 năm qua, chúng ta giành được những thắng lợi lớn trên mặt trận đối ngoại, đồng thời cũng có một số khuyết điểm và thiếu sót“.
Nghị quyết đề ra nhiệm vụ đối ngoại trong tình hình mới và chủ trương: “Ta phải chủ động tạo ra thế ổn định để tập trung vào xây dựng kinh tế“. Nghị quyết nhận định, do thuận lợi trên thế giới và thắng lợi của cuộc đấu tranh của ta “đang mở ra khả năng mới cho phép chúng ta chủ động chuyển sang một giai đoạn đấu tranh mới dưới hình thức cùng tồn tại hòa bình giữa 3 nước Đông Dương với TQ, với các nước ASEAN, với đế quốc Mỹ, xây dựng Đông-nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho việc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc“. Tình hình CPC đang có thuận lợi, CPC lớn mạnh và có chỗ dựa là VN, Lào; …”tuy nhiên sự nghiệp cách mạng CPC phải do nhân dân CPC quyết định“.
Nghị quyết 32 chủ trương: “Để giải quyết hòa bình vấn đề CPC và Đông- nam Á, chúng ta cần phải đạt được một sự thoả thuận của các bên có liên quan trực tiếp ở Đông-nam Á, đồng thời chúng ta có thể và cần ra sức lợi dụng mâu thuẫn giữa bọn đế quốc và bá quyền để đạt một giải pháp có lợi nhất cho 3 nước Đông Dương. Một giải pháp về CPC phải bảo đảm giữ vững thành quả cách mạng CPC và cách mạng CPC phải tiến lên, tăng cường khối liên minh giữa 3 nước với nhau và giữa 3 nước với Liên Xô…” ...“Ta cần tranh thủ Liên Xô ủng hộ một giải pháp về CPC có lợi cho cách mạng 3 nước Đông Dương. Mặt khác, một giải pháp về CPC mà không tính đến vai trò của TQ là không phù hợp với tình hình thực tế cuộc đấu tranh ở CPC và trong khu vực Đông-nam Á. Đồng thời chúng ta phải tính đến thực tế và kinh nghiệm của ông cha ta. Chúng ta kiên quyết chống chính sách bá quyền của. TQ đối với ta, đồng thời tranh thủ cùng tồn tại hòa bình với TQ ” ...“ta có thể vận dụng sách lược linh hoạt với TQ để kéo TQ đi vào một giải pháp cùng tồn tại hòa bình. Làm được như vậy chúng ta chủ động tạo được thế mạnh và vững chắc cho cách mạng 3 nước tiếp tục tiến lên.”
(Còn tiếp)
—
Ghi chú:
17 Mr. Han Nianlong, born in Renhuai County of Guizhou Province in May 1910, served as vice minister of Foreign Affairs of the People’s Republic ofChinafrom April 1964 to April 1982.
18 Nay là Chủ tịch Đảng Nhân dân CPC (PCC).
19 Chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng (thủ tướng) nước CHND Campuchia từ tháng 12.1981 cho tới ngày 31.12.1984, khi công bố tin mất tại Matxkva.
- VN sẽ đơn phương rút hết quân vào năm 1990.
- CHND CPC sẵn sàng nói chuyện với cá nhân và các nhóm Khmer đối lập bàn về vấn đề hoà hợp dân tộc trên Cơ sở loại trừ bọn diệt chủng Pol Pot.
Tuy nhiên, những cố gắng của ta về đàm phán với TQ, đàm phán về CPC vẫn bế tắc, TQ vẫn giữ đòi hỏi cao về vấn đề CPC. Trước Đại hội VI, BCT họp ngày 12/6/1986 đã thảo luận và ngày 8/7/1986 đã ra Nghị quyết 32 về tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, đánh dấu bước ngoặt trong đấu tranh của ta về CPC và quan hệ với TQ.
Nghị quyết 32 nhận định: “Trong cuộc đấu tranh hiện nay của nhân dân ta, đế quốc Mỹ là kẻ thù lâu dài và Cơ bản, bá quyền TQ là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, TQ lại là đối tượng mà Liên Xô, các nước XHCN và lực lượng tiến bộ trên thê giới đang tranh thủ đồng thời có đấu tranh”… ” Trong 10 năm qua, chúng ta giành được những thắng lợi lớn trên mặt trận đối ngoại, đồng thời cũng có một số khuyết điểm và thiếu sót“.
Nghị quyết đề ra nhiệm vụ đối ngoại trong tình hình mới và chủ trương: “Ta phải chủ động tạo ra thế ổn định để tập trung vào xây dựng kinh tế“. Nghị quyết nhận định, do thuận lợi trên thế giới và thắng lợi của cuộc đấu tranh của ta “đang mở ra khả năng mới cho phép chúng ta chủ động chuyển sang một giai đoạn đấu tranh mới dưới hình thức cùng tồn tại hòa bình giữa 3 nước Đông Dương với TQ, với các nước ASEAN, với đế quốc Mỹ, xây dựng Đông-nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho việc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc“. Tình hình CPC đang có thuận lợi, CPC lớn mạnh và có chỗ dựa là VN, Lào; …”tuy nhiên sự nghiệp cách mạng CPC phải do nhân dân CPC quyết định“.
Nghị quyết 32 chủ trương: “Để giải quyết hòa bình vấn đề CPC và Đông- nam Á, chúng ta cần phải đạt được một sự thoả thuận của các bên có liên quan trực tiếp ở Đông-nam Á, đồng thời chúng ta có thể và cần ra sức lợi dụng mâu thuẫn giữa bọn đế quốc và bá quyền để đạt một giải pháp có lợi nhất cho 3 nước Đông Dương. Một giải pháp về CPC phải bảo đảm giữ vững thành quả cách mạng CPC và cách mạng CPC phải tiến lên, tăng cường khối liên minh giữa 3 nước với nhau và giữa 3 nước với Liên Xô…” ...“Ta cần tranh thủ Liên Xô ủng hộ một giải pháp về CPC có lợi cho cách mạng 3 nước Đông Dương. Mặt khác, một giải pháp về CPC mà không tính đến vai trò của TQ là không phù hợp với tình hình thực tế cuộc đấu tranh ở CPC và trong khu vực Đông-nam Á. Đồng thời chúng ta phải tính đến thực tế và kinh nghiệm của ông cha ta. Chúng ta kiên quyết chống chính sách bá quyền của. TQ đối với ta, đồng thời tranh thủ cùng tồn tại hòa bình với TQ ” ...“ta có thể vận dụng sách lược linh hoạt với TQ để kéo TQ đi vào một giải pháp cùng tồn tại hòa bình. Làm được như vậy chúng ta chủ động tạo được thế mạnh và vững chắc cho cách mạng 3 nước tiếp tục tiến lên.”
(Còn tiếp)
—
Ghi chú:
17 Mr. Han Nianlong, born in Renhuai County of Guizhou Province in May 1910, served as vice minister of Foreign Affairs of the People’s Republic ofChinafrom April 1964 to April 1982.
18 Nay là Chủ tịch Đảng Nhân dân CPC (PCC).
19 Chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng (thủ tướng) nước CHND Campuchia từ tháng 12.1981 cho tới ngày 31.12.1984, khi công bố tin mất tại Matxkva.
225. GHI CHÉP VỀ CAMPUCHIA (1975-1991) – 4
GHI CHÉP VỀ CAMPUCHIA (1975-1991)
Huỳnh Anh Dũng, cựu Đại sứ VN tại Campuchia2.3 Giai đoạn từ 1986 đến cuối 1989
a) Bối cảnh quốc tế:Quan hệ Mỹ-Xô phát triển với cường độ cao, trong 6 năm 1986 – 1990 có tới 7 cuộc gặp cấp cao đi tới một loạt các thoả thuận về giảm chạy đua vũ trang, thực hiện Hiệp ước INF, hợp tác giải quyết các vấn đề khu vực (vấn đề Afghanistan, vấn đề CPC, bán đảo Triều Tiên), mở rộng quan hệ song phương.
Trước tình hình đó, từ 1989 TQ đã bỏ qua các trở ngại, kể cả vấn đề CPC để bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Liên Xô. Cuộc gặp cấp cao Xô-Trung tháng 5/1989 đã bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa Liên Xô và TQ, và đã Cơ bản hoàn chỉnh cục diện quan hệ từng đôi một giữa 3 nước lớn. Từ sau sự kiện Thiên An Môn, quan hệ giữa TQ với Mỹ và phương Tây giảm xuống mức thấp nhất kể từ 1979, đặt TQ vào thế khó khăn. TQ cần nhanh chóng khôi phục quan hệ với Mỹ và phương Tây để tiếp tục tranh thủ vốn và kỹ thuật cho 4 hiện đại, đồng thời cải thiện thế chiến lược trong mối quan hệ giữa các nước lớn. Đối với các nước láng. giềng, TQ cũng gác lại các vấn đề gây cấn, đi vào cải thiện quan hệ với Ấn Độ, Mông Cổ, VN…. trên Cơ sở 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình.
Đầu năm 1988, đàm phán về vấn đề CPC cũng được đẩy mạnh với một loạt các diễn đàn thương lượng: JIM (Jakarta Informal Meeting)-1 (7/1988), JIM-2 (2/1989), Hun Sen-Sihanouk (1981- 1989), Việt-Trung (l-5/1989), Hội nghị Paris (8/1989) và việc VN đơn phương rút Bộ tư lệnh quân đội và một nửa số quân về nước tháng 5/1988 và đơn phương rút hết quân khỏi CPC (9/1989) đã làm dư luận quan tâm hơn về nguy Cơ diệt chủng trở lại CPC.
Nội dung đấu tranh chính trong thời gian này là vấn đề phân chia quyền lực trong thời gian quá độ, vấn đề tranh giành vai trò giữa các bên trong việc đi đến giải pháp và vai trò Liên hợp quốc trong một giải pháp. Về phía chúng ta, chúng ta vừa đòi giữ nguyên trạng chính quyền, quân đội trong thời kỳ quá độ và dùng vấn đề diệt chủng để làm còn bài mặc cả về việc giữ nguyên trạng.
Mỹ từ ủng hộ ASEAN là chính, từ 6/1989 đã chuyển sang chủ động thúc đẩy giải pháp cho vấn đề CPC (James Baker đưa 3 mục tiêu giải pháp tại Brunei), đồng thời tính đến quan hệ với VN, Đông Dương “sau CPC”. Tư tưởng chỉ đạo trong chính sách của Mỹ là tìm cách hạn chế tối đưa vị trí của Khmer Đỏ và Nhà nước CPC nhưng chấp nhận sự tồn tại của cả 2 lực lượng này để đối trọng lẫn nhau, đồng thời cố đề cao vai trò Sihanouk và Son San nhằm tác động vào tình hình CPC. Sự chuyển biến đó của Mỹ diễn ra trong bối cảnh Liên Xô đang gặp nhiều khó khăn ở Đông Âu và trong nước, phải tập trung giải quyết vấn đề trong nước, giảm dần cam kết và buộc phải từng bước rút khỏi các vấn đề khu vực, kể cả VN và Đông Dương. Trong tình hình mới Mỹ có yêu cầu hạn chế vai trò của Liên Xô, ngăn chặn ảnh hưởng của TQ ở khu vực để bảo vệ lợi ích của Mỹ; vấn đề CPC đã chín muồi cho một giải pháp chính trị, nhiều nước tham gia vào giải pháp đòi hỏi Mỹ phải chủ động nắm vấn đề để có vai trò.
Trước những khó khăn ngày càng lớn ở
trong nước, Liên Xô từng bước giảm cam kết với VN, CPC và muốn thúc đẩy
giải quyết nốt vấn đề khu vực còn tồn tại là vấn đề CPC, dùng vấn đề này
để dàn xếp với Mỹ và TQ. Liên Xô theo đuổi lập trường về một giải pháp
thỏa hiệp, vẫn ủng hộ VN, CPC nhưng chú ý đến lợi ích của tất cả các bên
liên quan và coi trọng vai trò và lợi ích của TQ.
TQ đứng trước những khó khăn nội bộ gay gắt, mà đỉnh cao là sự kiện Thiên An Môn 6/1989 làm giảm sút nghiêm trọng quan hệ TQ với Mỹ và phương Tây. TQ lo ngại quan hệ giữa các nước Đông-nam Á với VN chuyển theo hướng không có lợi cho TQ; Mỹ và phương Tây lại lên án Khmer Đỏ; xu hướng đối thoại phát triển. TQ đặc biệt lo ngại thế 2 cực Mỹ-Xô giải quyết các vấn đề thế giới. Trong vấn đề CPC, tình thế trở nên bất lợi hơn đối với TQ. Các diễn đàn khu vực (JIM) và giữa các bên CPC, nhất là giữa Hun Sen-Sihanouk đang phát triển; VN đã rút hết quân khỏi CPC. TQ có thể mất khả năng kiểm soát vấn đề CPC như trước. TQ thấy cần đi vào giải pháp chính trị về CPC và sử dụng giải pháp chính trị về CPC phục vụ lợi ích của TQ khai thông quan hệ với Liên Xô, khôi phục quan hệ với phương Tây nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật phục vụ cho 4 hiện đại và phá thế 2 cực Mỹ-Xô, khẳng định vai trò cường quốc của TQ. Vì vậy, một mặt TQ cản phá đối thoại Hun Sen-Sihanouk, diễn đàn khu vực, gây sự kiện Trường Sa, sự kiện biên giới Lào-Thái. Mặt khác, dùng vấn đề CPC để mặc cả với Liên Xô và Mỹ. Từ 2/1989, TQ bỏ qua vấn đề CPC đi vào cấp cao với Liên Xô và từ 3/1989 đi vào thảo luận trong khuôn khổ các nước lớn ở LHQ theo hướng giảm cam kết với Khmer Đỏ, cùng Mỹ và phương Tây sử dụng lực lượng trung gian (Sihanouk-Son San) và tìm cách gạt bỏ hoặc hạn chế tối đưa vị trí của Nhà nước CPC nhằm tạo thế để TQ hàn gắn quan hệ với phương Tây vì lợi ích 4 hiện đại hóa. Đối với ta, TQ luôn đặt giá cao: tháng 10/1982 TQ chỉ đặt điều kiện VN rút quân, thậm chí chỉ cần có lịch rút quân rõ ràng và rút đợt đầu thì TQ sẽ tiến hành đàm phán để bình thường hóa quan hệ Việt-Trung. Nhưng tháng 6/1988, sau khi ta rút 1/2 số quân và đặc biệt sau Tuyên bố 5/4/1989 về việc đơn phương rút hết quân vào 9/1989, TQ lại đặt điều kiện là VN phải giải quyết hậu quả của việc đưa quân xâm lược CPC, không phải rút là hết trách nhiệm, đòi lập Chính phủ liên hiệp 4 bên do Sihanouk đứng đầu, lập quân đội 4 bên ngang nhau. Trong 2 vòng đàm phán Việt-Trung (tháng 1 và 5/1989), TQ một mực đòi ta phải giải quyết vấn đề nội bộ CPC “hậu quả của VN xâm lược CPC” rồi mới bàn việc cải thiện quan hệ 2 nước và tháng 6/1990 đưa kế hoạch 5 bước nhằm thâu tóm việc giải quyết vấn đề CPC. TQ chỉ chấp nhận đàm phán với ta sau khi tất cả các đối tượng đã chuyển động, VN đã rút quân từng bước và trong đàm phán với ta, TQ từ đầu chí cuối giữ một lập trường rất cứng rắn, không thay đổi – tôi muốn nhấn mạnh không thay đổi - là ta phải giải quyết vấn đề CPC như điều kiện tiên quyết để cải thiện quan hệ hai nước, VN phải rút hết quân khỏi CPC và phải chấp nhận một giải pháp chính trị về CPC theo ý muốn của TQ.
Trong giai đoạn này, các nước ASEAN, nhất là Thái Lan, có bước phát triển nhanh về kinh tế, từ đó có nhu cầu bảo đảm ổn định để phát triển, đồng thời đối phó khả năng Xô-Trung, Việt-Trung bình thường hóa quan hệ, dàn xếp giải pháp CPC không có lợi cho họ. Thủ tướng Thái Chatichai lên cầm quyền tháng 8/1988 đã đưa ra chính sách biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường, lập Bán đảo Vàng, bao gồm 3 nước Đông Dương, Thái Lan, Miến Điện, lấy Thái Lan làm trung tâm để lập một khu vực kinh tế và thị trường của tư bản Thái Lan. Theo hướng đó, Thái Lan cải thiện quan hệ với Lào, VN và có quan hệ trên thực tế với Nhà nước CPC. Với cương vị là nước lớn, Indonesia đại diện cho ASEAN đưa ra dàn xếp giải pháp với VN, Đông Dương, đưa tới các diễn đàn JIM.
TQ đứng trước những khó khăn nội bộ gay gắt, mà đỉnh cao là sự kiện Thiên An Môn 6/1989 làm giảm sút nghiêm trọng quan hệ TQ với Mỹ và phương Tây. TQ lo ngại quan hệ giữa các nước Đông-nam Á với VN chuyển theo hướng không có lợi cho TQ; Mỹ và phương Tây lại lên án Khmer Đỏ; xu hướng đối thoại phát triển. TQ đặc biệt lo ngại thế 2 cực Mỹ-Xô giải quyết các vấn đề thế giới. Trong vấn đề CPC, tình thế trở nên bất lợi hơn đối với TQ. Các diễn đàn khu vực (JIM) và giữa các bên CPC, nhất là giữa Hun Sen-Sihanouk đang phát triển; VN đã rút hết quân khỏi CPC. TQ có thể mất khả năng kiểm soát vấn đề CPC như trước. TQ thấy cần đi vào giải pháp chính trị về CPC và sử dụng giải pháp chính trị về CPC phục vụ lợi ích của TQ khai thông quan hệ với Liên Xô, khôi phục quan hệ với phương Tây nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật phục vụ cho 4 hiện đại và phá thế 2 cực Mỹ-Xô, khẳng định vai trò cường quốc của TQ. Vì vậy, một mặt TQ cản phá đối thoại Hun Sen-Sihanouk, diễn đàn khu vực, gây sự kiện Trường Sa, sự kiện biên giới Lào-Thái. Mặt khác, dùng vấn đề CPC để mặc cả với Liên Xô và Mỹ. Từ 2/1989, TQ bỏ qua vấn đề CPC đi vào cấp cao với Liên Xô và từ 3/1989 đi vào thảo luận trong khuôn khổ các nước lớn ở LHQ theo hướng giảm cam kết với Khmer Đỏ, cùng Mỹ và phương Tây sử dụng lực lượng trung gian (Sihanouk-Son San) và tìm cách gạt bỏ hoặc hạn chế tối đưa vị trí của Nhà nước CPC nhằm tạo thế để TQ hàn gắn quan hệ với phương Tây vì lợi ích 4 hiện đại hóa. Đối với ta, TQ luôn đặt giá cao: tháng 10/1982 TQ chỉ đặt điều kiện VN rút quân, thậm chí chỉ cần có lịch rút quân rõ ràng và rút đợt đầu thì TQ sẽ tiến hành đàm phán để bình thường hóa quan hệ Việt-Trung. Nhưng tháng 6/1988, sau khi ta rút 1/2 số quân và đặc biệt sau Tuyên bố 5/4/1989 về việc đơn phương rút hết quân vào 9/1989, TQ lại đặt điều kiện là VN phải giải quyết hậu quả của việc đưa quân xâm lược CPC, không phải rút là hết trách nhiệm, đòi lập Chính phủ liên hiệp 4 bên do Sihanouk đứng đầu, lập quân đội 4 bên ngang nhau. Trong 2 vòng đàm phán Việt-Trung (tháng 1 và 5/1989), TQ một mực đòi ta phải giải quyết vấn đề nội bộ CPC “hậu quả của VN xâm lược CPC” rồi mới bàn việc cải thiện quan hệ 2 nước và tháng 6/1990 đưa kế hoạch 5 bước nhằm thâu tóm việc giải quyết vấn đề CPC. TQ chỉ chấp nhận đàm phán với ta sau khi tất cả các đối tượng đã chuyển động, VN đã rút quân từng bước và trong đàm phán với ta, TQ từ đầu chí cuối giữ một lập trường rất cứng rắn, không thay đổi – tôi muốn nhấn mạnh không thay đổi - là ta phải giải quyết vấn đề CPC như điều kiện tiên quyết để cải thiện quan hệ hai nước, VN phải rút hết quân khỏi CPC và phải chấp nhận một giải pháp chính trị về CPC theo ý muốn của TQ.
Trong giai đoạn này, các nước ASEAN, nhất là Thái Lan, có bước phát triển nhanh về kinh tế, từ đó có nhu cầu bảo đảm ổn định để phát triển, đồng thời đối phó khả năng Xô-Trung, Việt-Trung bình thường hóa quan hệ, dàn xếp giải pháp CPC không có lợi cho họ. Thủ tướng Thái Chatichai lên cầm quyền tháng 8/1988 đã đưa ra chính sách biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường, lập Bán đảo Vàng, bao gồm 3 nước Đông Dương, Thái Lan, Miến Điện, lấy Thái Lan làm trung tâm để lập một khu vực kinh tế và thị trường của tư bản Thái Lan. Theo hướng đó, Thái Lan cải thiện quan hệ với Lào, VN và có quan hệ trên thực tế với Nhà nước CPC. Với cương vị là nước lớn, Indonesia đại diện cho ASEAN đưa ra dàn xếp giải pháp với VN, Đông Dương, đưa tới các diễn đàn JIM.
Pháp ra sức làm trung gian dàn xếp các
cuộc gặp Hun Sen-Sihanouk ở Paris (12/1987, 1 và 11/1988, 7/1989) và từ
tháng 4/1989 đưa ra vấn đề họp hội nghị quốc tế về CPC ở Paris để nắm
vai trò ở Đông-nam Á.
b) Diễn biến của cuộc đấu tranh:
Có thể chia thành 2 thời đoạn: 1986 đến tháng 5/1988 khi có Nghị quyết 13 Bộ Chính Trị và từ 5/1988 đến đầu 1990.
* Thời đoạn 1986 – 1988: Thời kỳ bắt đầu đàm phán nhưng chỉ mang tính chất thăm dò.
Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị ngày 8/7/1986 nêu vấn đề cần đạt giải pháp chính trị về vấn đề CPC và đi vào bình thường hóa quan hệ với TQ. Tuy nhiên việc triển khai Nghị quyết 32 có những khó khăn do phải chuẩn bị Đại hội VI. Tại Đại hội VI (12/1986) ta đã sửa lời nói đầu của Điều lệ Đảng nói về TQ, không còn coi Trung.Quốc là kẻ thù. Dịp Đại hội VI, ba TBT VN, Lào, CPC trao đổi ý kiến và nhất trí cần đi vào bình thường hóa quan hệ với TQ. Các đ/c Lào tỏ phấn khởi và chủ trương bình thường hóa.với TQ, đ/c Kaysone [Phomvihan] còn nói: chúng ta có mục tiêu chung như đàn sếu bay cùng một hướng nhưng có thể có con bay trước, có con bay sau, ý nói là để Lào bình thường hóa quan hệ với TQ trước rồi Lào thúc đẩy TQ bình thường hóa quan hệ với VN.
Sau Đại hội Đảng VI, ngày 7/3/1987, BCT họp xem xét đề án đấu tranh ngoại giao do Bộ Ngoại giao trình, nhận định TQ có hai mặt: vừa tồn tại nhân tố XHCN, vừa có chính sách bá quyền. Đánh giá về chiến lược TQ đối với Đông Dương, BCT nêu 3 khả năng: một là tiếp tục đối đầu, hai là cùng tồn tại hòa bình; ba là đi vào hợp tác hữu nghị. Trên tinh thần đó, ta chủ trương tấn công ngoại giao trên 2 mũi: đề nghị TQ-VN đàm phán bí mật tạo khuôn khổ cho giải pháp CPC, mặt khác CPC ra tuyên bố về chính sách hoà hợp dân tộc. Ta chủ trương làm với TQ là quan trọng đồng thời thúc đẩy các diễn đàn khác.
Ở Bộ Ngoại giao, để triển khai đấu tranh cho một giải pháp chính trị về CPC, đã tiến hành thành lập CP.87. Đ/c Trần Quang Cơ được phân công chỉ đạo trực tiếp bộ phận này. Thường trực gồm có các đ/c Đặng Nghiêm Hoành, Nguyễn Thương, Nguyễn Phượng Vũ, Trần Xuân Mận, Bùi Văn Thanh và Vụ trưởng một số Vụ trong Bộ; giúp việc có các đ/c Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Ngọc Trường, Nguyễn Duy Hưng, Hồ Xuân Sơn…
Sau cuộc họp 7/3/1987 của BCT, đ/c Lê
Đức Thọ đã sang thăm và làm việc với Lào (từ 9-16/3/1987) và cuối tháng 4
cùng với đ/c Lê Đức Anh sang CPC, trong đoàn có các đ/c Trần Quang Cơ,
Trần Xuân Mận. Tiếp theo đó đã tiến hành họp 2 BCT Việt-Lào
(9-10/5/1987) và BCT VN-CPC (12-13/5/1987) để triển khai việc thúc đẩy
giải pháp chính trị về CPC và quan hệ với TQ.b) Diễn biến của cuộc đấu tranh:
Có thể chia thành 2 thời đoạn: 1986 đến tháng 5/1988 khi có Nghị quyết 13 Bộ Chính Trị và từ 5/1988 đến đầu 1990.
* Thời đoạn 1986 – 1988: Thời kỳ bắt đầu đàm phán nhưng chỉ mang tính chất thăm dò.
Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị ngày 8/7/1986 nêu vấn đề cần đạt giải pháp chính trị về vấn đề CPC và đi vào bình thường hóa quan hệ với TQ. Tuy nhiên việc triển khai Nghị quyết 32 có những khó khăn do phải chuẩn bị Đại hội VI. Tại Đại hội VI (12/1986) ta đã sửa lời nói đầu của Điều lệ Đảng nói về TQ, không còn coi Trung.Quốc là kẻ thù. Dịp Đại hội VI, ba TBT VN, Lào, CPC trao đổi ý kiến và nhất trí cần đi vào bình thường hóa quan hệ với TQ. Các đ/c Lào tỏ phấn khởi và chủ trương bình thường hóa.với TQ, đ/c Kaysone [Phomvihan] còn nói: chúng ta có mục tiêu chung như đàn sếu bay cùng một hướng nhưng có thể có con bay trước, có con bay sau, ý nói là để Lào bình thường hóa quan hệ với TQ trước rồi Lào thúc đẩy TQ bình thường hóa quan hệ với VN.
Sau Đại hội Đảng VI, ngày 7/3/1987, BCT họp xem xét đề án đấu tranh ngoại giao do Bộ Ngoại giao trình, nhận định TQ có hai mặt: vừa tồn tại nhân tố XHCN, vừa có chính sách bá quyền. Đánh giá về chiến lược TQ đối với Đông Dương, BCT nêu 3 khả năng: một là tiếp tục đối đầu, hai là cùng tồn tại hòa bình; ba là đi vào hợp tác hữu nghị. Trên tinh thần đó, ta chủ trương tấn công ngoại giao trên 2 mũi: đề nghị TQ-VN đàm phán bí mật tạo khuôn khổ cho giải pháp CPC, mặt khác CPC ra tuyên bố về chính sách hoà hợp dân tộc. Ta chủ trương làm với TQ là quan trọng đồng thời thúc đẩy các diễn đàn khác.
Ở Bộ Ngoại giao, để triển khai đấu tranh cho một giải pháp chính trị về CPC, đã tiến hành thành lập CP.87. Đ/c Trần Quang Cơ được phân công chỉ đạo trực tiếp bộ phận này. Thường trực gồm có các đ/c Đặng Nghiêm Hoành, Nguyễn Thương, Nguyễn Phượng Vũ, Trần Xuân Mận, Bùi Văn Thanh và Vụ trưởng một số Vụ trong Bộ; giúp việc có các đ/c Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Ngọc Trường, Nguyễn Duy Hưng, Hồ Xuân Sơn…
Đến thời đoạn này, có thể nói rằng vấn
đề CPC đang đi vào giải quyết, đàm phán đã mở ra nhưng mỗi bên đều giữ
giá cao, chưa thật sự muốn giải quyết vấn đề. VN có yêu cầu bức bách là
giải quyết vấn đề CPC, bình thường hóa quan hệ với TQ, phá thế bị bao
vây cô lập để tập trung khắc phục khủng hoảng kinh tế-xã hội trong nước.
Trong khi đó, ta có khó khăn trong việc thuyết phục CPC đi vào đánh và
đàm để tiến tới giải pháp chính trị và việc gợi ý về một Giải pháp Đỏ
cũng không làm vừa lòng lãnh đạo CPC. Ý đồ nhất quán của lãnh đạo CPC là
muốn ăn cả bằng một giải pháp quân sự, coi cả Khmer Đỏ và cả Sihanouk
đều là đối thủ nguy hiểm, chỉ miễn cưỡng tán thành giải pháp chính
trị khi ta góp ý kiến. Nội bộ CPC có rất nhiều tâm tư, lo ngại khi đi
vào giải pháp; khi bàn chuẩn bị đi vào giải pháp 4/1987, Ney Pena, Uỷ
viên BCT nói lâu nay CPC làm được một số việc nhưng với điều kiện có VN
bên cạnh, nay quân VN định rút hết không biết sẽ thế nào. Hun Sen nói:
Chúng nó về thì chúng nó sẽ làm thịt những người tích cực trước hết là
chúng ta. Còn Bou Thong và Chia Soth nói chúng nó sẽ mua chuộc cán bộ
với giá rẻ lắm, chỉ cần vài “chỉ” cũng đánh ngã được khối người. Còn về
bạn Lào cũng không ít tâm tư, ngày 20/9/1987, Đại sứ Nguyễn Xuân từ Lào
về nói với anh em phụ trách Vụ Châu Á 2: ý Lào là VN nên rút bài học
đừng lập lại sai lầm cũ ở Genève 1954 về CPC; giải pháp phải bảo đảm
chắc chắn thành quả cách mạng CPC; cần tranh thủ Sihanouk để phân hoá
hàng ngũ đối phương, nên xem lại chuyên gia VN ở CPC có áp đặt và thiếu
tôn trọng CPC không ? Tuy nhiên, theo sự gợi ý của ta, ngày 30/6/1987,
BCT CPC ra nghị quyết về đấu tranh ngoại giao, CHND CPC ra tuyên bố về
chính sách hoà hợp dân tộc (27/8/1987), ra tuyên bố 5 điểm về lập trường
về một giải pháp chính trị cho vấn đề CPC (8/10/1987) và thành lập nhóm
B.1 như CP.87 của ta để chuẩn bị đi vào giải pháp chính trị.
Ngày 29/7/1987, gặp gỡ giữa Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch và Ngoại trưởng Indonesia Moctar tại thành phố Hồ Chí Minh thoả thuận sẽ tổ chức tiệc rượu (coctail party) để bàn về vấn đề Đông-nam Á và vấn đề CPC.
Ngày 2/12/1987, Hun Sen gặp Sihanouk lần đầu tại Fère-en-tardenois, ngoại ô Paris ký được Thông cáo chung về một giải pháp chính trị cho vấn đề CPC. Lần thứ 2, Hun Sen-Sihanouk lại gặp nhau ngày 20/1/1988 tại Saint- German-en-Lay (Paris). Tuy nhiên các cuộc gặp gỡ này còn mang nặng tính chất thăm dò, ý kiến khác nhau vẫn về xử lý Khmer Đỏ, về lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế (IPKF) và sự tồn tại của Chính phủ CPC.
- Tháng 12/1987, BCT ta ra quyết định số 35 và 36 về đổi mới quan hệ với Đảng Lào và Đảng CPC, quyết định giải tán Ban lãnh đạo Tổng Đoàn chuyên gia ở CPC, cố vấn cao cấp bên cạnh Đảng Lào và Ban công tác miền Tây. Quyết định rút chuyên gia ở CPC, Lào; quan hệ Đảng sẽ tiến hành trực tiếp qua đại diện 2 BCT, quan hệ Nhà nước thông qua 2 Đại sứ.
Ngày 5/1/1988, đ/c Lê Đức Anh đại diện
BCT VN sang CPC bí mật làm việc với BCT Đảng CPC về đổi mới quan hệ,
quyết định: thôi tổ chức chuyên gia cấp cao bên cạnh Trung ương Đảng và
Nhà nước CPC và đổi mới quan hệ theo tinh thần quyết định 35, 36 sẽ rút
hết chuyên gia trong năm 1988 và giúp CPC đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ
trang CPC để rút 5 vạn quân CPC trong năm 1988.Ngày 29/7/1987, gặp gỡ giữa Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch và Ngoại trưởng Indonesia Moctar tại thành phố Hồ Chí Minh thoả thuận sẽ tổ chức tiệc rượu (coctail party) để bàn về vấn đề Đông-nam Á và vấn đề CPC.
Ngày 2/12/1987, Hun Sen gặp Sihanouk lần đầu tại Fère-en-tardenois, ngoại ô Paris ký được Thông cáo chung về một giải pháp chính trị cho vấn đề CPC. Lần thứ 2, Hun Sen-Sihanouk lại gặp nhau ngày 20/1/1988 tại Saint- German-en-Lay (Paris). Tuy nhiên các cuộc gặp gỡ này còn mang nặng tính chất thăm dò, ý kiến khác nhau vẫn về xử lý Khmer Đỏ, về lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế (IPKF) và sự tồn tại của Chính phủ CPC.
- Tháng 12/1987, BCT ta ra quyết định số 35 và 36 về đổi mới quan hệ với Đảng Lào và Đảng CPC, quyết định giải tán Ban lãnh đạo Tổng Đoàn chuyên gia ở CPC, cố vấn cao cấp bên cạnh Đảng Lào và Ban công tác miền Tây. Quyết định rút chuyên gia ở CPC, Lào; quan hệ Đảng sẽ tiến hành trực tiếp qua đại diện 2 BCT, quan hệ Nhà nước thông qua 2 Đại sứ.
Ngày 3/6/1988, đ/c Lê Đức Anh một lần
nữa sang CPC làm việc với BCT Đảng CPC và thoả thuận đến tháng 1/1989 sẽ
từng đợt rút hết chuyên gia dân sự ở CPC và lấy ngày 28/6/1988 làm mốc
kết thúc giai đoạn Đảng VN giúp CPC xây dựng Đảng, bộ máy Nhà nước và
đoàn thể quần chúng ở CPC và tháng 6/1988 cũng chấm dứt hoạt động của
Đoàn chuyên gia quân sự VN. Tháng 7/1988, Đoàn chuyên gia đối ngoại bên
cạnh Bộ Ngoại giao CPC cũng chấm dứt hoạt động.
Với TQ, ngày 20/5/1987, Bộ Ngoại giao kiến nghị với BCT cần sửa đổi Lời nói đầu của Hiến pháp đoạn nói về TQ nhưng việc triển khai thực hiện có khó khăn mãi đến ngày 28/6/1988, Quốc hội mới có Nghị quyết thông qua việc này. Ngày 26/6/1987, Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch gặp Đại sứ TQ chuyển Message Oral của đ/c Phạm Văn Đồng đề nghị hai nước đàm phán bí mật. Ngày 22/8/1987, Ngoại trưởng TQ Ngô Học Khiêm nói chưa trả lời Message đó vì không muốn chấp nhận sự việc đã rồi ở CPC.
Ngày 14/3/1988, TQ tấn công ta ở Trường Sa. Ta ra tuyên bố bảo vệ chủ quyền ta, không ai ủng hộ kể cả Lào và Liên Xô mặc dù lúc này đang có cuộc họp tư vấn ba nước Đông Dương với Liên Xô ở Phnom Penh và ta đã trực tiếp vận động Liên Xô, mãi đến khi ta đề nghị thương lượng, Liên Xô mới ủng hộ.
Cũng giai đoạn này bắt đầu xuất hiện ý kiến về Giải pháp Đỏ, nhưng việc thực hiện gặp khó khăn.
- Cuối tháng 4/1987, khi đ/c Lê Đức thọ và Lê Đức Anh sang CPC làm việc với lãnh đạo CPC bàn về giải pháp chính trị kể cả Giải pháp Đỏ, CPC không đón tiếp và chiêu đãi; hai đ/c lãnh đạo ăn, ở tại Bộ Tư lệnh 719. Dịp này Sứ quán tổ chức chiêu đãi, nhiều lãnh đạo CPC như Chea Sim, Sai Phuthong lấy cớ “mệt”, ”đau bụng” để từ chối lời mời.
Ngày 22/12/1987, ta và CPC tán thành gợi ý của Liên Xô là Liên Xô gửi Message Oral cho Ngoại trưởng TQ đề nghị Liên Xô và TQ góp phần dàn xếp một cuộc gặp gỡ giữa CHND CPC và Khmer Đỏ, nếu TQ đồng ý, Liên Xô sẵn sàng tiếp xúc 2 nước ở cấp Ngoại trưởng. TQ đã không đáp ứng đề nghị đó.
- Ngày 30/7/1988, Hun Sen nói với đoàn ngoại giao ở Phnom Penh: Bọn Khmer Đỏ là thú chứ không phải là người, chúng không thay đổi bản chất, nhân dân CPC không chấp nhận chúng. Chúng tôi rất hiểu Khmer Đỏ, mong các đ/c hiểu cho, bọn này không chơi được, nếu chỉ CPC không thôi thì không chấp nhận chúng. Nay ta muốn giải pháp nên cần có TQ, do đó mà chấp nhận chúng về chính trị. Riêng CPC không có TQ cũng giải quyết được… nhưng CPC liên quan đến xung quanh. VN cần bình thương hoá quan hệ với TQ.
Ngày 19/9/1988 Hun Sen nói tại Hội nghị tài chính ám chỉ chuyên gia ta là “cộng sản tả khuynh”, là “người điên”.Với TQ, ngày 20/5/1987, Bộ Ngoại giao kiến nghị với BCT cần sửa đổi Lời nói đầu của Hiến pháp đoạn nói về TQ nhưng việc triển khai thực hiện có khó khăn mãi đến ngày 28/6/1988, Quốc hội mới có Nghị quyết thông qua việc này. Ngày 26/6/1987, Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch gặp Đại sứ TQ chuyển Message Oral của đ/c Phạm Văn Đồng đề nghị hai nước đàm phán bí mật. Ngày 22/8/1987, Ngoại trưởng TQ Ngô Học Khiêm nói chưa trả lời Message đó vì không muốn chấp nhận sự việc đã rồi ở CPC.
Ngày 14/3/1988, TQ tấn công ta ở Trường Sa. Ta ra tuyên bố bảo vệ chủ quyền ta, không ai ủng hộ kể cả Lào và Liên Xô mặc dù lúc này đang có cuộc họp tư vấn ba nước Đông Dương với Liên Xô ở Phnom Penh và ta đã trực tiếp vận động Liên Xô, mãi đến khi ta đề nghị thương lượng, Liên Xô mới ủng hộ.
Cũng giai đoạn này bắt đầu xuất hiện ý kiến về Giải pháp Đỏ, nhưng việc thực hiện gặp khó khăn.
- Cuối tháng 4/1987, khi đ/c Lê Đức thọ và Lê Đức Anh sang CPC làm việc với lãnh đạo CPC bàn về giải pháp chính trị kể cả Giải pháp Đỏ, CPC không đón tiếp và chiêu đãi; hai đ/c lãnh đạo ăn, ở tại Bộ Tư lệnh 719. Dịp này Sứ quán tổ chức chiêu đãi, nhiều lãnh đạo CPC như Chea Sim, Sai Phuthong lấy cớ “mệt”, ”đau bụng” để từ chối lời mời.
Ngày 22/12/1987, ta và CPC tán thành gợi ý của Liên Xô là Liên Xô gửi Message Oral cho Ngoại trưởng TQ đề nghị Liên Xô và TQ góp phần dàn xếp một cuộc gặp gỡ giữa CHND CPC và Khmer Đỏ, nếu TQ đồng ý, Liên Xô sẵn sàng tiếp xúc 2 nước ở cấp Ngoại trưởng. TQ đã không đáp ứng đề nghị đó.
- Ngày 30/7/1988, Hun Sen nói với đoàn ngoại giao ở Phnom Penh: Bọn Khmer Đỏ là thú chứ không phải là người, chúng không thay đổi bản chất, nhân dân CPC không chấp nhận chúng. Chúng tôi rất hiểu Khmer Đỏ, mong các đ/c hiểu cho, bọn này không chơi được, nếu chỉ CPC không thôi thì không chấp nhận chúng. Nay ta muốn giải pháp nên cần có TQ, do đó mà chấp nhận chúng về chính trị. Riêng CPC không có TQ cũng giải quyết được… nhưng CPC liên quan đến xung quanh. VN cần bình thương hoá quan hệ với TQ.
Ngày 12/10/1988, trao đổi với anh Ngô
Điền, sau khi phê phán Liên Xô nhượng bộ TQ, ép CPC thoả hiệp với TQ,
Khmer Đỏ đánh đồng “tội phạm và nạn nhân”, và không tôn trọng các nước
bạn, Hun Sen nói: “VN cũng có đ/c nói phải nhượng cái gì để giữ thể diện
cho Bắc Kinh. Năm 1987, tôi cũng đã tính đến Giải pháp Đỏ, bọn Khmer
Đỏ, trừ bọn đầu sỏ, có thể tham gia, xin lỗi với nhân dân rồi hoà hợp
dân tộc. Nay tôi đã suy nghĩ nhiều, tiếp xúc với dân ở nhiều nơi, trực
tiếp gặp bọn Khieu Samphan, tôi nhận thức rõ dứt khoát không chơi với
bọn này được, phải giải tán lực lượng của chúng…”
- Ngày 7/1/1989, Hun Sen xuất bản quyển sách “CPC – con đường 10 năm” dành một đoạn dài nói về Giải pháp Đỏ, phê phán những suy nghĩ về Giải pháp Đỏ, cho quan điểm đó là “sai lầm và nguy hiểm”, là “điều phi lý và trái đạo đức khi đánh đồng bọn tội phạm Pol Pot với nạn nhân của bọn tội phạm” rồi kết luận “Giải pháp Đỏ là con đường nguy hiểm rất lớn cho nhân dân CPC, nó không thể nào hình thành được, bởi vì chúng ta không “Đỏ” như kiểu người ta hiểu là có thể hòa đồng vào với cái “Đỏ” của Pol Pot được”.
* Thời đoạn 1988 đến đầu 1990: Giai đoạn đàm phán đi vào nội dung thực chất.
Nghị quyết 13 BCT ngày 20/5/1988 chủ trương giải quyết vấn đề CPC trước năm 1990 và phấn đấu bình thường hóa quan hệ với TQ. Nghị quyết BCT nói rõ: “Phấn đấu bình thường hóa quan hệ với TQ là một quá trình đấu tranh gay go, phức tạp, đòi hỏi có thời gian. Sau khi bình thường hóa, quan hệ 2 nước khó trở lại ngay như những năm 50, 60. Cuộc đấu tranh tiếp tục dưới nhiều hình thức khác, không như tình trạng đối đầu như hiện nay… Chúng ta phải luôn luôn cảnh giác, chuẩn bị tốt về mọi mặt khi bước vào cuộc đấu tranh mới, làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn xấu hòng làm suy yếu ta, “diễn biến hòa bình”, chia rẽ, phá hoại nội bộ, chia rẽ 3 nước VN, Lào, CPC“. Cần phòng ngừa, khắc phục những tư tưởng lệch lạc: chỉ thấy giới hạn TQ là bá quyền, không thấy TQ là XHCN hoặc chỉ thấy TQ là nước XHCN mà không thấy bá quyền, bành trướng.
Đối với Lào và CPC: “Việc Lào và CPC sẽ đi lên CNXH hoặc phát triển theo con đường dân tộc, dân chủ nhân dân là do Đảng và nhân dân 2 nước đó quyết định, phù hợp với điều kiện thực tế và nguyện vọng nhân dân nước đó“… “Vấn đề CPC phải giải quyết với TQ nhưng cho đến nay TQ chưa muốn trực tiếp giải quyết với ta vấn đề CPC. Vì vậy, ta cần tiếp tục kiên trì mở ra nhiều hướng khác nhau (Hun Sen-Sihanouk, VN-Indonesia, VN-Thái Lan, ASEAN- Đông Dương, VN-Mỹ…) để thúc đẩy và kéo TQ vào giải quyết. Dù giải quyết trực tiếp với TQ hay với các đối tượng khác thì việc giải quyết vấn đề CPC cũng phục vụ mục tiêu bình thường hóa với TQ, không nhằm chống TQ“.
Thực hiện Nghị quyết 13 BCT, ta đã có
một loạt hoạt động rất quan trọng để thúc đẩy giải quyết vấn đề CPC và
phấn đấu bình thường hóa quan hệ với TQ.- Ngày 7/1/1989, Hun Sen xuất bản quyển sách “CPC – con đường 10 năm” dành một đoạn dài nói về Giải pháp Đỏ, phê phán những suy nghĩ về Giải pháp Đỏ, cho quan điểm đó là “sai lầm và nguy hiểm”, là “điều phi lý và trái đạo đức khi đánh đồng bọn tội phạm Pol Pot với nạn nhân của bọn tội phạm” rồi kết luận “Giải pháp Đỏ là con đường nguy hiểm rất lớn cho nhân dân CPC, nó không thể nào hình thành được, bởi vì chúng ta không “Đỏ” như kiểu người ta hiểu là có thể hòa đồng vào với cái “Đỏ” của Pol Pot được”.
* Thời đoạn 1988 đến đầu 1990: Giai đoạn đàm phán đi vào nội dung thực chất.
Nghị quyết 13 BCT ngày 20/5/1988 chủ trương giải quyết vấn đề CPC trước năm 1990 và phấn đấu bình thường hóa quan hệ với TQ. Nghị quyết BCT nói rõ: “Phấn đấu bình thường hóa quan hệ với TQ là một quá trình đấu tranh gay go, phức tạp, đòi hỏi có thời gian. Sau khi bình thường hóa, quan hệ 2 nước khó trở lại ngay như những năm 50, 60. Cuộc đấu tranh tiếp tục dưới nhiều hình thức khác, không như tình trạng đối đầu như hiện nay… Chúng ta phải luôn luôn cảnh giác, chuẩn bị tốt về mọi mặt khi bước vào cuộc đấu tranh mới, làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn xấu hòng làm suy yếu ta, “diễn biến hòa bình”, chia rẽ, phá hoại nội bộ, chia rẽ 3 nước VN, Lào, CPC“. Cần phòng ngừa, khắc phục những tư tưởng lệch lạc: chỉ thấy giới hạn TQ là bá quyền, không thấy TQ là XHCN hoặc chỉ thấy TQ là nước XHCN mà không thấy bá quyền, bành trướng.
Đối với Lào và CPC: “Việc Lào và CPC sẽ đi lên CNXH hoặc phát triển theo con đường dân tộc, dân chủ nhân dân là do Đảng và nhân dân 2 nước đó quyết định, phù hợp với điều kiện thực tế và nguyện vọng nhân dân nước đó“… “Vấn đề CPC phải giải quyết với TQ nhưng cho đến nay TQ chưa muốn trực tiếp giải quyết với ta vấn đề CPC. Vì vậy, ta cần tiếp tục kiên trì mở ra nhiều hướng khác nhau (Hun Sen-Sihanouk, VN-Indonesia, VN-Thái Lan, ASEAN- Đông Dương, VN-Mỹ…) để thúc đẩy và kéo TQ vào giải quyết. Dù giải quyết trực tiếp với TQ hay với các đối tượng khác thì việc giải quyết vấn đề CPC cũng phục vụ mục tiêu bình thường hóa với TQ, không nhằm chống TQ“.
Với Trung Quốc
Thực hiện Nghị quyết 32 và nghị quyết đại hội VI từ 1986, ta đã có nhiều hành động thiện chí để giảm căng thăng trong quan hệ Việt-Trung, thôi coi TQ “là kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm“, có nhiều động tác quan trọng để chứng tỏ ta không tiếp tục chống TQ và phấn đấu bình thường hóa với TQ, kiên trì đề nghị đàm phán (từ khi TQ cắt vòng 2 đàm phán Việt-Trung ở Bắc Kinh 6/3/1980 đến cuối 1986 ta đã 16 lần gửi công hàm và thư đề nghị họp lại vòng 3 và đàm phán bí mật) nhưng TQ đều bác bỏ.
- Ngày 28/6/1988, Quốc hội có nghị quyết và ngày 27/12/1988, Quốc hội chính thức thông qua Lời nói đầu của Hiến pháp sửa đổi đoạn nói về TQ.
- Ngày 15/7/1988, Ngoại trưởng Nguyễn ‘Cơ Thạch gặp Đại sứ TQ nêu một loạt biện pháp để giảm căng thẳng quan hệ 2 nước; chấm dứt hoạt động vũ trang trên biên giới đất liền và hải đảo, không bên nào đóng ở điểm cao trên đường biên, giảm quân về phía sau để tránh xung đột, ở điểm nóng Vị Xuyên cũng làm như vậy, tạo điều kiện cho dân biên giới qua lại thăm họ hàng, hai bên chấm dứt tuyên truyền chống đối nhau, và đề nghị hai bên đàm phán bất cứ cấp nào kể cả cấp cao, bất cứ lúc nào, ở đâu, bí mật hoặc công khai. Và sau đó, ta đã đơn phương thực hiện những đề nghị nói trên (2/8/1988), Ban Tuyên huấn Trung ương ra thông tư 94 về hướng dẫn tuyên truyền với TQ; mở một số cửa khẩu cho dân biên giới qua lại thăm nhau và trao đổi hàng thiết yếu hàng ngày…
- Ngày 7/10/1989, Đặng Tiểu Bình tiếp đ/c Kaysone [Phomvihan], TBT Lào, sang thăm chính thức TQ để bình thường hóa quan hệ hai Đảng, hai nước khi đề cập vấn đề bình thường hóa quan hệ với VN, Đặng chỉ nêu điều kiện là VN rút hết quân. Ngày 6/11/1989, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch gặp Đại sứ Trương Đức Duy24 chuyển thông điệp miệng của TBT Nguyễn Văn Linh gửi Đặng Tiểu Bình mong bình thường hóa quan hệ 2 Đảng, 2 nước, mong gặp Đặng. TQ không trả lời. Ngày 28/11/1989, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch gửi thư cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao [TQ] Tiền Kỳ Tham nhắc lại thông điệp miệng của TBT Nguyễn Văn Linh và khẳng định VN sẵn sàng gặp lại TQ cấp Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng trong tháng 12/1989. Ngày 12/12/1989, Đại sứ TQ Trương Đức Duy gặp Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch thông báo thông điệp miệng của Đặng Tiểu Bình gửi đ/c Nguyễn Văn Linh: “VN rút quân sạch sẽ, triệt để và lập chính phủ liên hiệp lâm thời 4 bên do Sihanouk đứng đầu là hai vấn đề hạt nhân thiết thực cần đồng thời giải quyết. Phía TQ sẽ suy xét dề nghị của VN về mở vòng thương lượng ở cấp Thứ trưởng, nếu VN chấp nhận một cơ chế giám sát quốc tế do Liên hợp quốc chủ trì có 4 bên tham gia để kiểm chứng VN rút quân và lập chính phủ liên hiệp lâm thời 4 bên do Sihanouk đứng đầu trong giai đoạn quá độ”.
Sau Nghị quyết 13 BCT và điều chỉnh của TQ ở Hội nghị BCT [ĐCS TQ tại] Bắc Đới Hà tháng 9/1988, ta và TQ đã tiến hành hai vòng đàm phán cấp Thứ trưởng ngoại giao ở Bắc Kinh (16/1/1989; 8-10/5/1989). Trong 2 vòng đàm phán này, ta chủ trương chỉ bàn mặt quốc tế của vấn đề CPC còn TQ đòi phải bàn cả mặt nội bộ và đặt điều kiện có giải quyết xong vấn đề CPC mới bàn bình thường hóa quan hệ 2 nước. Đàm phán không kết quả. Như trên vừa nói, tháng 12/1989 ta đề nghị nối lại đàm phán, TQ đặt điều kiện VN rút quân “sạch sẽ”, lập chính phủ 4 bên do Sihanouk đứng đầu, nhận Liên hiệp quốc giám sát thì TQ “sẽ suy xét” đề nghị của VN về nối lại đàm phán cấp Thứ trưởng. Trong tình hình bế tắc đó, từ 3-9/5/1990, Thứ trưởng Đinh Nho Liêm đi Bắc Kinh “kiểm tra công tác sứ quán” và thực chất đã tiến hành vòng 3 đàm phán. Trong lần đàm phán này, ta tỏ mềm dẻo hơn là có thể trao đổi ý kiến về một giải pháp toàn diện nhưng không thể quyết định về vấn đề nội bộ CPC. Đàm phán vòng 3 có một số tiến triển, TQ đòi 4 bên nhưng không đòi ngang nhau, không đòi chính phủ lâm thời nhưng đòi Hội đồng tối cao mang tính chất chính phủ; về diệt chủng, ta tán thành không nói quá khứ nhưng phải đề cập về tương lai; hai bên hẹn gặp tiếp tháng 6/1990 ở Hà Nội.
Thực hiện Nghị quyết 32 và nghị quyết đại hội VI từ 1986, ta đã có nhiều hành động thiện chí để giảm căng thăng trong quan hệ Việt-Trung, thôi coi TQ “là kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm“, có nhiều động tác quan trọng để chứng tỏ ta không tiếp tục chống TQ và phấn đấu bình thường hóa với TQ, kiên trì đề nghị đàm phán (từ khi TQ cắt vòng 2 đàm phán Việt-Trung ở Bắc Kinh 6/3/1980 đến cuối 1986 ta đã 16 lần gửi công hàm và thư đề nghị họp lại vòng 3 và đàm phán bí mật) nhưng TQ đều bác bỏ.
- Ngày 28/6/1988, Quốc hội có nghị quyết và ngày 27/12/1988, Quốc hội chính thức thông qua Lời nói đầu của Hiến pháp sửa đổi đoạn nói về TQ.
- Ngày 15/7/1988, Ngoại trưởng Nguyễn ‘Cơ Thạch gặp Đại sứ TQ nêu một loạt biện pháp để giảm căng thẳng quan hệ 2 nước; chấm dứt hoạt động vũ trang trên biên giới đất liền và hải đảo, không bên nào đóng ở điểm cao trên đường biên, giảm quân về phía sau để tránh xung đột, ở điểm nóng Vị Xuyên cũng làm như vậy, tạo điều kiện cho dân biên giới qua lại thăm họ hàng, hai bên chấm dứt tuyên truyền chống đối nhau, và đề nghị hai bên đàm phán bất cứ cấp nào kể cả cấp cao, bất cứ lúc nào, ở đâu, bí mật hoặc công khai. Và sau đó, ta đã đơn phương thực hiện những đề nghị nói trên (2/8/1988), Ban Tuyên huấn Trung ương ra thông tư 94 về hướng dẫn tuyên truyền với TQ; mở một số cửa khẩu cho dân biên giới qua lại thăm nhau và trao đổi hàng thiết yếu hàng ngày…
- Ngày 7/10/1989, Đặng Tiểu Bình tiếp đ/c Kaysone [Phomvihan], TBT Lào, sang thăm chính thức TQ để bình thường hóa quan hệ hai Đảng, hai nước khi đề cập vấn đề bình thường hóa quan hệ với VN, Đặng chỉ nêu điều kiện là VN rút hết quân. Ngày 6/11/1989, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch gặp Đại sứ Trương Đức Duy24 chuyển thông điệp miệng của TBT Nguyễn Văn Linh gửi Đặng Tiểu Bình mong bình thường hóa quan hệ 2 Đảng, 2 nước, mong gặp Đặng. TQ không trả lời. Ngày 28/11/1989, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch gửi thư cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao [TQ] Tiền Kỳ Tham nhắc lại thông điệp miệng của TBT Nguyễn Văn Linh và khẳng định VN sẵn sàng gặp lại TQ cấp Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng trong tháng 12/1989. Ngày 12/12/1989, Đại sứ TQ Trương Đức Duy gặp Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch thông báo thông điệp miệng của Đặng Tiểu Bình gửi đ/c Nguyễn Văn Linh: “VN rút quân sạch sẽ, triệt để và lập chính phủ liên hiệp lâm thời 4 bên do Sihanouk đứng đầu là hai vấn đề hạt nhân thiết thực cần đồng thời giải quyết. Phía TQ sẽ suy xét dề nghị của VN về mở vòng thương lượng ở cấp Thứ trưởng, nếu VN chấp nhận một cơ chế giám sát quốc tế do Liên hợp quốc chủ trì có 4 bên tham gia để kiểm chứng VN rút quân và lập chính phủ liên hiệp lâm thời 4 bên do Sihanouk đứng đầu trong giai đoạn quá độ”.
Sau Nghị quyết 13 BCT và điều chỉnh của TQ ở Hội nghị BCT [ĐCS TQ tại] Bắc Đới Hà tháng 9/1988, ta và TQ đã tiến hành hai vòng đàm phán cấp Thứ trưởng ngoại giao ở Bắc Kinh (16/1/1989; 8-10/5/1989). Trong 2 vòng đàm phán này, ta chủ trương chỉ bàn mặt quốc tế của vấn đề CPC còn TQ đòi phải bàn cả mặt nội bộ và đặt điều kiện có giải quyết xong vấn đề CPC mới bàn bình thường hóa quan hệ 2 nước. Đàm phán không kết quả. Như trên vừa nói, tháng 12/1989 ta đề nghị nối lại đàm phán, TQ đặt điều kiện VN rút quân “sạch sẽ”, lập chính phủ 4 bên do Sihanouk đứng đầu, nhận Liên hiệp quốc giám sát thì TQ “sẽ suy xét” đề nghị của VN về nối lại đàm phán cấp Thứ trưởng. Trong tình hình bế tắc đó, từ 3-9/5/1990, Thứ trưởng Đinh Nho Liêm đi Bắc Kinh “kiểm tra công tác sứ quán” và thực chất đã tiến hành vòng 3 đàm phán. Trong lần đàm phán này, ta tỏ mềm dẻo hơn là có thể trao đổi ý kiến về một giải pháp toàn diện nhưng không thể quyết định về vấn đề nội bộ CPC. Đàm phán vòng 3 có một số tiến triển, TQ đòi 4 bên nhưng không đòi ngang nhau, không đòi chính phủ lâm thời nhưng đòi Hội đồng tối cao mang tính chất chính phủ; về diệt chủng, ta tán thành không nói quá khứ nhưng phải đề cập về tương lai; hai bên hẹn gặp tiếp tháng 6/1990 ở Hà Nội.
Về vấn đề Campuchia
- Thực hiện Nghị quyết 13 của BCT, ta và bạn thoả thuận rút hết chuyên gia quân sự dân sự ở CPC về nước, tháng 5/1988 tuyên bố rút 5 vạn quân trong năm 1988 và ngày 5/4/1989 tuyên bố đơn phương rút hết quân vào tháng 9/1989.
Nhân đây cũng nói thêm rằng giữa đ/c TBT Nguyễn Văn.Linh và đ/c Nguyễn Cơ Thạch có ý kiến không hoàn toàn giống nhau về vấn đề rút quân: đ/c Thạch muốn rút quân gắn với giải pháp chính trị, ít nhất là có thỏa thuận quốc tế về chấm dứt viện trơ quân sự cho các bên CPC để làm con bài mặc cả, còn đ/c Nguyễn Văn Linh thấy không cần. Dịp đ/c Linh sang thăm Liên Xô ngày 20/7/1988, đ/c Linh đã nói với Liên Xô rằng VN sẽ rút hết quân vào tháng 9/1989 nhưng không nói điều kiện, Liên Xô đã đưa công khai điều này. Ngày 6/1/1989, sang CPC dự 10 năm giải phóng CPC, cùng đi có đ/c Trần Quang Cơ, đ/c Nguyễn Văn Linh phát biểu trong mít tinh ở Hội trường Bassac:
“Hôm nay, VN tuyên bố hoàn toàn nhất trí với CHND CPC về quyết định rút toàn bộ số quân tình nguyện VN còn lại ra khỏi CPC vào tháng 9/1989.
Việc rút hết quân VN khỏi CPC phải đặt song song với việc chấm dứt viện trợ quân sự của nước ngoài cho tất cả các bên CPC, chấm dứt sử dụng lãnh thổ nước ngoài làm đất thánh chống lại nhân dân CPC. Những điều thoả thuận này phải được tiến hành dưới sự kiểm soát quốc tế có hiệu quả“.
Khi đưa tin, ta cố gắn vế rút quân với chấm dứt viện trợ quân sự, thực chất ý Anh Linh không gắn 2 vấn đề này; mãi đến 5/4/1989, Chính phủ ta mới ra tuyên bố rút quân đơn phương vào 9/1989.
Việc VN quyết định rút hết quân VN khỏi CPC đã có tác động thúc đẩy đàm phán, tiếp theo mở ra hàng loạt diễn đàn về giải pháp CPC: JIM-1 (7/1988), vòng 3 Hun Sen-Sihanouk (11/1988), Nhóm làm việc của JIM (l0/1988), JIM-2 (2/1989), vòng 4-5-6 Hun Sen- Sihanouk (4 và 7/1989, 2/1990), và các diễn đàn Việt-Mỹ, Việt- Thái, CPC-Thái.
- Thực hiện Nghị quyết 13 của BCT, ta và bạn thoả thuận rút hết chuyên gia quân sự dân sự ở CPC về nước, tháng 5/1988 tuyên bố rút 5 vạn quân trong năm 1988 và ngày 5/4/1989 tuyên bố đơn phương rút hết quân vào tháng 9/1989.
Nhân đây cũng nói thêm rằng giữa đ/c TBT Nguyễn Văn.Linh và đ/c Nguyễn Cơ Thạch có ý kiến không hoàn toàn giống nhau về vấn đề rút quân: đ/c Thạch muốn rút quân gắn với giải pháp chính trị, ít nhất là có thỏa thuận quốc tế về chấm dứt viện trơ quân sự cho các bên CPC để làm con bài mặc cả, còn đ/c Nguyễn Văn Linh thấy không cần. Dịp đ/c Linh sang thăm Liên Xô ngày 20/7/1988, đ/c Linh đã nói với Liên Xô rằng VN sẽ rút hết quân vào tháng 9/1989 nhưng không nói điều kiện, Liên Xô đã đưa công khai điều này. Ngày 6/1/1989, sang CPC dự 10 năm giải phóng CPC, cùng đi có đ/c Trần Quang Cơ, đ/c Nguyễn Văn Linh phát biểu trong mít tinh ở Hội trường Bassac:
“Hôm nay, VN tuyên bố hoàn toàn nhất trí với CHND CPC về quyết định rút toàn bộ số quân tình nguyện VN còn lại ra khỏi CPC vào tháng 9/1989.
Việc rút hết quân VN khỏi CPC phải đặt song song với việc chấm dứt viện trợ quân sự của nước ngoài cho tất cả các bên CPC, chấm dứt sử dụng lãnh thổ nước ngoài làm đất thánh chống lại nhân dân CPC. Những điều thoả thuận này phải được tiến hành dưới sự kiểm soát quốc tế có hiệu quả“.
Khi đưa tin, ta cố gắn vế rút quân với chấm dứt viện trợ quân sự, thực chất ý Anh Linh không gắn 2 vấn đề này; mãi đến 5/4/1989, Chính phủ ta mới ra tuyên bố rút quân đơn phương vào 9/1989.
Việc VN quyết định rút hết quân VN khỏi CPC đã có tác động thúc đẩy đàm phán, tiếp theo mở ra hàng loạt diễn đàn về giải pháp CPC: JIM-1 (7/1988), vòng 3 Hun Sen-Sihanouk (11/1988), Nhóm làm việc của JIM (l0/1988), JIM-2 (2/1989), vòng 4-5-6 Hun Sen- Sihanouk (4 và 7/1989, 2/1990), và các diễn đàn Việt-Mỹ, Việt- Thái, CPC-Thái.
Đỉnh cao của các diễn đàn là Hội nghị
quốc tế Paris tháng 7/1989. Tại Hội nghị, phía bên kia đòi VN rút quân,
xóa bỏ Nhà nước CPC; phía ta một mực đòi phải loại trừ vĩnh viễn bọn
diệt chủng; phía bên kia lên án VN xâm lược CPC, đưa người VN định cư
đến xâm chiếm CPC (colons vietnamiens), đòi giải tán nhà nước và
quân đội CPC và Hội nghị không đi đến kết quả nào. Hội nghị quốc tế
Paris kéo dài từ 30/7 đến 31/8/1989 nhưng không thành công là do nhiều
nguyên nhân. TQ và 3 phái CPC chỉ muốn giải quyết vấn đề CPC trên cơ sở
xoá bỏ Nhà nước CPC, mặt khác TQ còn hy vọng làm thay đổi tình hình sau
khi VN rút hết quân tháng 9/1989. Về phía Nhà nước CPC, sau chuyến đi
Thái Lan ngày 25/1/1989 của Hun Sen theo lời mời của Thủ tướng Chatichai
và tiếp xúc với nhóm Chaovalít từ tháng 6/1988, CPC có phần ảo tưởng ở
Thái Lan và đánh giá không đúng lực lượng của bản thân mình nên Hội nghị
Trung ương lần thứ 9 từ 30/6 đến 5/7/1989 ngay trước Hội nghị quốc tế
Paris tháng 7/1989 quyết tâm ăn cả bằng một giải pháp quân sự; Nghị
quyết nói: “Đối với giải pháp chính trị cho vấn đề CPC, mọi cố gắng của ta đều đặt trong phạm vi không có giải pháp“.
Ngày 12/7/1989, đ/c Trần Quang Cơ sang CPC thông báo gợi ý của ta về
đấu tranh tới (vòng 5 Hun Sen-Sihanouk; Hội nghị quốc tế Paris), Hun Sen
phát biểu trong cuộc họp BCT nghe đ/c Cơ trình bày: “Nghị quyết 9 đã
hạ quyết tâm không có giải pháp chính trị nhưng bên ngoài vẫn phải tỏ
thiện chí phấn đấu cho một giải pháp về mặt quốc tế. Không ngại nội
chiến. Sẽ không nhắc lại việc mở rộng chính phủ mời Sihanouk trở về mà
chỉ nêu phương án lập HĐ Hòa hợp Dân tộc và đề nghi lập Uỷ ban dự thảo
Hiến pháp chuẩn bị cho Quốc hội tương lai để giữ cầu với Sihanouk trong
cuộc gặp tới với Sihanouk“. Lúc này tình hình Đông Âu cũng bắt đầu
diễn biến phức tạp mở đầu bằng việc Công đoàn Đoàn kết lên cầm quyền ở
Ba Lan, đã làm tăng thêm lực cản của phía ta về việc đi vào giải pháp
chính trị cho vấn đề CPC. Ngày 10/8/1989, Hun Sen (ở Phnom Penh) lại
điện cho Anh Thạch ở Paris là: Vấn đề mở rộng chính phủ cho Sihanouk trở
về là vấn đề sách lược đấu tranh để phân hoá kẻ thù. Nếu Sihanouk chấp
nhận thảo luận, chúng ta sẽ đưa ra những đòi hỏi cao hơn nữa, trước hết
là xoá Pol Pot và thậm chí đi đến đòi xoá lực lượng Sihanouk và nếu cần
thiết sẽ đưa ra những đòi hỏi khác để ngăn chặn vai trò của Sihanouk
hoặc ngăn không cho Sihanouk trở về.
Về phía VN, mặc dù có Nghị quyết 13 BCT nhưng khi thực hiện có nhiều trục trặc, ý kiến khác nhau và chúng ta cũng còn ý muốn ăn cả ở CPC như Nghị quyết 13 nói: một giải pháp chính trị về CPC “phải bảo đảm thành quả cách mạng CPC”. Trong đàm phán về giải pháp CPC lúc này, chúng ta giữ 3 nguyên tắc: bảo vệ thành quả cách mạng CPC, kiên quyết loại diệt chủng Pol Pot; không chấp nhận lực lượng gìn giữ hòa bình IPKF. Chúng ta chủ trương mềm dẻo trên 3 điểm: thành phần Chính phủ liên hiệp; giữ nguyên trạng; chấp nhận Uỷ ban quốc tế về kiểm soát giám sát. Mặt khác, trong lúc này chúng ta đánh giá quá cao thành tựu đạt được mỗi khi có những tiến triển nhất định về đàm phán, cụ thể như:
Về phía VN, mặc dù có Nghị quyết 13 BCT nhưng khi thực hiện có nhiều trục trặc, ý kiến khác nhau và chúng ta cũng còn ý muốn ăn cả ở CPC như Nghị quyết 13 nói: một giải pháp chính trị về CPC “phải bảo đảm thành quả cách mạng CPC”. Trong đàm phán về giải pháp CPC lúc này, chúng ta giữ 3 nguyên tắc: bảo vệ thành quả cách mạng CPC, kiên quyết loại diệt chủng Pol Pot; không chấp nhận lực lượng gìn giữ hòa bình IPKF. Chúng ta chủ trương mềm dẻo trên 3 điểm: thành phần Chính phủ liên hiệp; giữ nguyên trạng; chấp nhận Uỷ ban quốc tế về kiểm soát giám sát. Mặt khác, trong lúc này chúng ta đánh giá quá cao thành tựu đạt được mỗi khi có những tiến triển nhất định về đàm phán, cụ thể như:
- Gặp gỡ đ/c Nguyện Cơ Thạch và Ngoại
trưởng Indonesia ở thành phố HCM 29/7/1987 thoả thuận về “tiệc rượu”.
Tại JIM-1 (7/1988), ta đạt được ghi vào Tuyên bố của Chủ tịch là không
để diệt chủng trở lại. Chúng ta nhận định với việc rút 5 vạn quân tháng
5/1988, cuộc đấu tranh về CPC “đã thay đổi tính chất từ chỗ đòi VN rút quân sang đòi ngăn chặn nguy cơ diệt chủng trở lại CPC“… “đã đưa đến sự tập hợp lực lượng mới có lợi cho 3 nước“. Đề án đấu tranh từ tháng 9/1988 đến cuối năm 1988 nhận định “có
4 khả năng giải quyết vấn đề CPC: a) Một giải pháp toàn diện bao gồm
mặt nội bộ và quốc tế; b) Một giải pháp bao gồm toàn bộ mặt quốc tế và
chỉ một phần mặt nội bộ; c) Một giải pháp về mặt quốc tế, mặt nội bộ
giải quyết sau; d) VN rút hết quân đơn phương vào năm 1990 và không có
giải pháp chính trị. Khả năng nào cũng có mặt lợi, mặt phức tạp. Tuỳ
tình hình sẽ tính.”… “Mục tiêu chính của ta là: vấn đề mấu chốt
là tăng cường lực lượng cách mạng CPC… làm tan rã trên thực tế liên hiệp
3 phái, cô lập làm suy yếu lực lượng Khmer Đỏ” Ngày 16/10/1988, Đại
sứ Nguyễn Xuân trao đổi với đ/c Kaysone Phomvihan về đề án này thì đ/c
Kaysone nói: “Điều quyết định là lực lượng cách mạng CPC. Nếu VN rút
quân mà CPC đứng vững được thì không cần giải pháp chính trị”.
Lúc này có nhân tố mới là Chatichai25 lên cầm quyền ở Thái, chủ trương biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường; ngày 28/10/1988, Lào thu xếp để Hun Sen bí mật gặp Tướng Chaovalít26 ở Vientiane (và Chaovalít cũng gặp đ/c Trần Văn Quang, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng), Hun Sen-Chaovalít thoả thuận cơ chế giữ liên lạc 2 bên; tháng 1/1989, Chatichai mời Hun Sen thăm chính thức Thái; VN rút 5 vạn quân nhưng tình hình CPC không thay đổi lớn. Tình hình đó củng cố thêm ý định VN rút quân, không có giải pháp mà CPC vẫn đứng vững.
Ngày 11/2/1989, BCT họp cho ý kiến về đề án đấu tranh ngoại giao trong thời gian tới. Đề án nhận định “hiện nay mặt quốc tế của vấn đề CPC cơ bản đã được giải quyết đồng thời có nhiều thuận lợi gắn việc giải quyết vấn đề CPC với việc lập khu vực hòa bình, tự do, trung lập ở Đông-nam Á“, nhận định về 4 khả năng giải quyết vấn đề CPC (như đề án tháng l0/1988). Khi xin ý kiến, đ/c Phạm Văn Đồng phát biểu với đ/c Nguyễn Dy Niên ngày 10/2/1989 như sau: “Cần tính khả năng rút quân 9/1989. Trong tình hình này phải tính nói chuyện với TQ. Đàm phán VN-TQ lúc này là quan trọng. Ta đừng để nó mất thể diện. Xem có thể đi nhanh về bình thường hóa quan hệ. Ta hiểu TQ, biết họ là bành trướng, biết âm mưu ý đồ của họ. Đã biết thì không ngại“. Tuy nhiên ngày 16/2/1989, đ/c Nguyễn Cơ Thạch sang CPC họp 3 Bộ trưởng ngoại giao chuẩn bị cho JIM- 2, đ/c Thạch đã báo cáo với BCT CPC về chiến lược đấu tranh cho thời gian tới. Đ/c Thạch trình bày:
“Tháng 7/1988, chúng ta đánh giá rằng có 4 khả năng, đồng thời nhất trí cho rằng khả năng thứ tư, không có giải pháp, là không có lợi cho chúng ta. Lúc đó cũng thấy rằng tốt nhất là giải quyết mặt quốc tế, còn mặt nội bộ thì giữ nguyên.
Lúc này có nhân tố mới là Chatichai25 lên cầm quyền ở Thái, chủ trương biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường; ngày 28/10/1988, Lào thu xếp để Hun Sen bí mật gặp Tướng Chaovalít26 ở Vientiane (và Chaovalít cũng gặp đ/c Trần Văn Quang, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng), Hun Sen-Chaovalít thoả thuận cơ chế giữ liên lạc 2 bên; tháng 1/1989, Chatichai mời Hun Sen thăm chính thức Thái; VN rút 5 vạn quân nhưng tình hình CPC không thay đổi lớn. Tình hình đó củng cố thêm ý định VN rút quân, không có giải pháp mà CPC vẫn đứng vững.
Ngày 11/2/1989, BCT họp cho ý kiến về đề án đấu tranh ngoại giao trong thời gian tới. Đề án nhận định “hiện nay mặt quốc tế của vấn đề CPC cơ bản đã được giải quyết đồng thời có nhiều thuận lợi gắn việc giải quyết vấn đề CPC với việc lập khu vực hòa bình, tự do, trung lập ở Đông-nam Á“, nhận định về 4 khả năng giải quyết vấn đề CPC (như đề án tháng l0/1988). Khi xin ý kiến, đ/c Phạm Văn Đồng phát biểu với đ/c Nguyễn Dy Niên ngày 10/2/1989 như sau: “Cần tính khả năng rút quân 9/1989. Trong tình hình này phải tính nói chuyện với TQ. Đàm phán VN-TQ lúc này là quan trọng. Ta đừng để nó mất thể diện. Xem có thể đi nhanh về bình thường hóa quan hệ. Ta hiểu TQ, biết họ là bành trướng, biết âm mưu ý đồ của họ. Đã biết thì không ngại“. Tuy nhiên ngày 16/2/1989, đ/c Nguyễn Cơ Thạch sang CPC họp 3 Bộ trưởng ngoại giao chuẩn bị cho JIM- 2, đ/c Thạch đã báo cáo với BCT CPC về chiến lược đấu tranh cho thời gian tới. Đ/c Thạch trình bày:
“Tháng 7/1988, chúng ta đánh giá rằng có 4 khả năng, đồng thời nhất trí cho rằng khả năng thứ tư, không có giải pháp, là không có lợi cho chúng ta. Lúc đó cũng thấy rằng tốt nhất là giải quyết mặt quốc tế, còn mặt nội bộ thì giữ nguyên.
Bây giờ chúng tôi cũng nghĩ
rằng tốt nhất là giải pháp bộ phận, nhưng so với tháng 7/1988 thì bây
giờ tình hình có khác. Bây giờ không có giải pháp không phải là xấu. Vì
trước kia Thái Lan là đất thánh, nay Thái Lan khác rồi, TQ cũng khác nên
nếu không có giải pháp chúng ta vẫn sẽ rút quân mà không sợ. Không có
giải pháp thì mình ăn cả. Cho nên bây giờ chúng tôi cho rằng giải pháp
bộ phận là tốt, nhưng không có giải pháp cũng không phải là xấu… Sau khi
VN rút hết quân mà không có giải pháp chính trị thì Sihanouk và Son San
có thể phải xin về tham gia CHND CPC, chứ không phải đòi xóa CHND CPC
nữa. Có thể các đ/c nên tính sau khi VN rút hết quân thì Quốc hội CHND
CPC nên ra tuyên bố về nền trung lập vĩnh viễn của CPC“… “Hiện
nay chúng ta đang chuyển sang giai đoạn đấu tranh mới. Chúng ta phải
tranh thủ những nhân tố, đồng thời phải củng cố lực lượng” … “Chúng
ta đều hết sức phấn khởi trước những thắng lợi của cách mạng CPC. Một
năm trước đây chúng ta không nghĩ được rằng tình hình sẽ thuận lợi như
thế này“.
Ngày 30/4/1989, Quốc hội CPC ra tuyên bố về nền trung lập vĩnh viễn của CPC và đổi tên từ CHND CPC thành Nhà nước CPC (Etat du Cambodge và State of Cambodia)
theo yêu cầu của Sihanouk. Ngày 2/5/1989, tiến hành vòng 3 Hun Sen-
Sihanouk tại Jakarta (Indonesia) đạt kết quả, Sihanouk hứa sẽ trở về CPC
sau khi VN rút quân, thôi đòi giải tán CHND CPC.
Trước tình hình đó, Hội nghị Trung ương 9 Đảng CPC ra nghị quyết ăn cả bằng giải pháp quân sự (5/7/1989) và Hội nghị quốc tế Paris về CPC tháng 7/1989 thất bại.
- Sau thất bại ở Hội nghị quốc tế Paris, để tìm một giải pháp toàn bộ, những cố gắng để đạt giải pháp từng bước (sáng kiến của Chatichai về kiểm chứng rút quân VN (9/1989), nhân chuyến thăm Thái Lan lần thứ 2 của Hun Sen, tuyên bố của Ngoại trưởng Xô-Mỹ ngày 23/9/1989 về moratorium [đình hoãn] việc cung cấp viện trợ cho các bên CPC…) đều không đạt kết quả. Cuộc đọ sức trên chiến trường CPC cho thấy không bên nào ở CPC có thể giành thắng lợi hoàn toàn bằng quân sự. 4 ngày sau khi VN rút quân, lực lượng Son San đã đánh chiếm Thmar Pouk27; ngày 22/1 0/1989, Khmer Đỏ đánh chiếm Pailin28 và uy hiếp thị xã Battambang, ta đã phải đưa lực lượng đặc biệt lên giúp bạn.
Cũng từ thời gian này, nội bộ ta lại bộc lộ ra những khác biệt về nhận định đánh giá tình hình trước những chuyển biến nhanh chóng ở Đông Âu. Nghị quyết 13 chủ trương thúc đẩy giải pháp chính trị cho vấn đề CPC và bình thường hóa quan hệ với TQ được Nghị quyết Trung ương 6 khẳng định lại. Nhưng trong quá trình thực hiện đã gặp không ít khó khăn, đặc biệt là trong thái độ xử lý quan hệ với TQ. Sau sự kiện Trường Sa (14/3/1988) và việc TQ tiếp tục gây căng thẳng trong quan hệ với ta, bác bỏ các đề nghị cải thiện quan hệ của ta, giữa các ngành đã xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau, và không khí chung là không thuận lợi cho việc bình thường hóa quan hệ với TQ theo Nghị quyết 13 của BCT. Một số ý kiến cho rằng, trong khi TQ đang chống ta thông qua vấn đề CPC và tìm cách lấn chiếm biên giới 2 quần đảo của ta, việc ta rút quân khỏi
27 district in Banteay Meanchey
28 Pailin is a city (krong) in the west of Cambodia near the border of Thailand. Pailin is a major Khmer Rouge strongpoint and resource center.
Trước tình hình đó, Hội nghị Trung ương 9 Đảng CPC ra nghị quyết ăn cả bằng giải pháp quân sự (5/7/1989) và Hội nghị quốc tế Paris về CPC tháng 7/1989 thất bại.
- Sau thất bại ở Hội nghị quốc tế Paris, để tìm một giải pháp toàn bộ, những cố gắng để đạt giải pháp từng bước (sáng kiến của Chatichai về kiểm chứng rút quân VN (9/1989), nhân chuyến thăm Thái Lan lần thứ 2 của Hun Sen, tuyên bố của Ngoại trưởng Xô-Mỹ ngày 23/9/1989 về moratorium [đình hoãn] việc cung cấp viện trợ cho các bên CPC…) đều không đạt kết quả. Cuộc đọ sức trên chiến trường CPC cho thấy không bên nào ở CPC có thể giành thắng lợi hoàn toàn bằng quân sự. 4 ngày sau khi VN rút quân, lực lượng Son San đã đánh chiếm Thmar Pouk27; ngày 22/1 0/1989, Khmer Đỏ đánh chiếm Pailin28 và uy hiếp thị xã Battambang, ta đã phải đưa lực lượng đặc biệt lên giúp bạn.
Cũng từ thời gian này, nội bộ ta lại bộc lộ ra những khác biệt về nhận định đánh giá tình hình trước những chuyển biến nhanh chóng ở Đông Âu. Nghị quyết 13 chủ trương thúc đẩy giải pháp chính trị cho vấn đề CPC và bình thường hóa quan hệ với TQ được Nghị quyết Trung ương 6 khẳng định lại. Nhưng trong quá trình thực hiện đã gặp không ít khó khăn, đặc biệt là trong thái độ xử lý quan hệ với TQ. Sau sự kiện Trường Sa (14/3/1988) và việc TQ tiếp tục gây căng thẳng trong quan hệ với ta, bác bỏ các đề nghị cải thiện quan hệ của ta, giữa các ngành đã xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau, và không khí chung là không thuận lợi cho việc bình thường hóa quan hệ với TQ theo Nghị quyết 13 của BCT. Một số ý kiến cho rằng, trong khi TQ đang chống ta thông qua vấn đề CPC và tìm cách lấn chiếm biên giới 2 quần đảo của ta, việc ta rút quân khỏi
27 district in Banteay Meanchey
28 Pailin is a city (krong) in the west of Cambodia near the border of Thailand. Pailin is a major Khmer Rouge strongpoint and resource center.
CPC, sứa Điều lệ Đảng, sửa Hiến pháp… là
sự hy sinh chủ quyền lãnh thổ của đất nước, chủ trương của BCT về giảm
tuyên truyền chống đối nhau cũng không được thực hiện đầy đủ; thậm chí
còn có ý kiến cho rằng ngoại giao hữu khuynh trong quan hệ với TQ.
Mặt khác, trong Trung ương, một số ngành và ngay trong BCT cũng đã bắt đầu xuất hiện một số ý kiến khác nhau về đánh giá sự kiện Thiên An Môn (6/1989), đánh giá TQ cũng như đánh giá Liên Xô-Đông Âu. Tại Hội nghị Trung ương 7, ý kiến rất khác nhau về thái độ của ta khi Công đoàn Đoàn kết lên cầm quyền ở Ba Lan (7/1989), báo Nhân dân có xã luận về sự kiện này. Trong hội nghị Trung ương 8 (27/3/1990), một số ý kiến đặt vấn đề về sự đúng đắn của Nghị quyết 13 và những bước đi của ta với TQ và trong vấn đề CPC. Tuy nhiên, sự khác nhau chưa bộc lộ rõ nét. Trung ương và BCT vẫn khẳng định Nghị quyết 13 là đúng đắn, đ/c TBT Nguyễn Văn Linh đã phát biểu về vấn đề này tại Hội nghị Trung ương 8 (26/3/1990) khi tiếp thu ý kiến phê bình của Trung ương đối với BCT.
Đến đầu năm 1990, những ý kiến khác nhau trong BCT từ giữa năm 1989 bộc lộ rõ nét hơn. Có ý kiến nhấn mạnh mặt XHCN của TQ và thấy cần phải hợp tác với TQ để bảo vệ XHCN chống Mỹ và các thế lực đế quốc khác, nhất là từ sau sự kiện Thiên An Môn, sau khủng hoảng trầm trọng của Liên Xô, Ba Lan, Đức, Rumani và các nước Đông Âu khác. Từ những cách đánh giá đó đã dẫn đến ý kiến khác nhau về phương hướng đấu tranh cho một giải pháp chính trị về CPC. Sự thật là:
Ngày 11/11/1989, BCT họp bàn và thông qua đề án đấu tranh ngoại giao về vấn đề CPC. Trên cơ sở đánh giá tình hình quân sự, chính trị trên chiến trường và xu thế chung trên thế giới, ta chủ trương cần phấn đấu đạt một giải pháp chính trị về CPC, đề ra 3 phương án về Cơ quan quyền lực ở CPC trước tổng tuyển cử (thấp nhất là giữ nguyên bộ máy 2 chính phủ đang tồn tại, lập Chính phủ liên hiệp hai bên ở Trung ương để tổ chức tổng tuyển cử và thực hiện những điều thoả thuận).
Ngày 24/11/1989, Ngoại trưởng Australia Gareth Evans đưa ra sáng kiến dùng công thức Namibia để trống vấn đề quyền lực ở CPC trong thời kỳ quá độ, Liên hợp quốc kiểm soát và tổ chức tổng tuyên cử.
Ngày 2/12/1989, đ/c Nguyễn Cơ Thạch, theo chỉ thị của BCT, đã sang bàn với BCT CPC, phân tích cuộc chiến tranh ở CPC là một cuộc nội chiến, VN không thể đưa quân trở lại, tính chất quốc tế của vấn đề CPC, xu thế của thế giới và bàn với bạn cần đấu tranh để đạt một giải pháp chính trị để giành thắng lợi từng bước. BCT CPC hoàn toàn nhất trí với 3 phương án trên, đồng thời đồng ý với ý kiến đ/c Thạch cần nghiên cứu việc sử dụng vai trò Liên hợp quốc như sáng kiến của Ngoại trưởng Australia G. Evans ngày 24/11/1989. Phải nói thêm rằng đ/c Thạch khi trên máy bay sang Phnom Penh mới đọc thư của Evans về sáng kiến 24/11/1989 và đến nơi, đ/c Thạch sửa lại bản trình bày tinh thần như BCT cho ý kiến 11/11/1989 nhưng thêm phương án sử dụng vai trò Liên hợp quốc. Về phía những người CPC, khi thấy có phương án Liên hợp quốc thì họ bập ngay cho là Liên hợp quốc ít phức tạp và nguy hiểm hơn là liên minh với lực lượng CPC đối lập. Đ/c Thạch nói phương án Liên hợp quốc cần xin thêm ý kiến BCT VN.
Mặt khác, trong Trung ương, một số ngành và ngay trong BCT cũng đã bắt đầu xuất hiện một số ý kiến khác nhau về đánh giá sự kiện Thiên An Môn (6/1989), đánh giá TQ cũng như đánh giá Liên Xô-Đông Âu. Tại Hội nghị Trung ương 7, ý kiến rất khác nhau về thái độ của ta khi Công đoàn Đoàn kết lên cầm quyền ở Ba Lan (7/1989), báo Nhân dân có xã luận về sự kiện này. Trong hội nghị Trung ương 8 (27/3/1990), một số ý kiến đặt vấn đề về sự đúng đắn của Nghị quyết 13 và những bước đi của ta với TQ và trong vấn đề CPC. Tuy nhiên, sự khác nhau chưa bộc lộ rõ nét. Trung ương và BCT vẫn khẳng định Nghị quyết 13 là đúng đắn, đ/c TBT Nguyễn Văn Linh đã phát biểu về vấn đề này tại Hội nghị Trung ương 8 (26/3/1990) khi tiếp thu ý kiến phê bình của Trung ương đối với BCT.
Đến đầu năm 1990, những ý kiến khác nhau trong BCT từ giữa năm 1989 bộc lộ rõ nét hơn. Có ý kiến nhấn mạnh mặt XHCN của TQ và thấy cần phải hợp tác với TQ để bảo vệ XHCN chống Mỹ và các thế lực đế quốc khác, nhất là từ sau sự kiện Thiên An Môn, sau khủng hoảng trầm trọng của Liên Xô, Ba Lan, Đức, Rumani và các nước Đông Âu khác. Từ những cách đánh giá đó đã dẫn đến ý kiến khác nhau về phương hướng đấu tranh cho một giải pháp chính trị về CPC. Sự thật là:
Ngày 11/11/1989, BCT họp bàn và thông qua đề án đấu tranh ngoại giao về vấn đề CPC. Trên cơ sở đánh giá tình hình quân sự, chính trị trên chiến trường và xu thế chung trên thế giới, ta chủ trương cần phấn đấu đạt một giải pháp chính trị về CPC, đề ra 3 phương án về Cơ quan quyền lực ở CPC trước tổng tuyển cử (thấp nhất là giữ nguyên bộ máy 2 chính phủ đang tồn tại, lập Chính phủ liên hiệp hai bên ở Trung ương để tổ chức tổng tuyển cử và thực hiện những điều thoả thuận).
Ngày 24/11/1989, Ngoại trưởng Australia Gareth Evans đưa ra sáng kiến dùng công thức Namibia để trống vấn đề quyền lực ở CPC trong thời kỳ quá độ, Liên hợp quốc kiểm soát và tổ chức tổng tuyên cử.
Ngày 2/12/1989, đ/c Nguyễn Cơ Thạch, theo chỉ thị của BCT, đã sang bàn với BCT CPC, phân tích cuộc chiến tranh ở CPC là một cuộc nội chiến, VN không thể đưa quân trở lại, tính chất quốc tế của vấn đề CPC, xu thế của thế giới và bàn với bạn cần đấu tranh để đạt một giải pháp chính trị để giành thắng lợi từng bước. BCT CPC hoàn toàn nhất trí với 3 phương án trên, đồng thời đồng ý với ý kiến đ/c Thạch cần nghiên cứu việc sử dụng vai trò Liên hợp quốc như sáng kiến của Ngoại trưởng Australia G. Evans ngày 24/11/1989. Phải nói thêm rằng đ/c Thạch khi trên máy bay sang Phnom Penh mới đọc thư của Evans về sáng kiến 24/11/1989 và đến nơi, đ/c Thạch sửa lại bản trình bày tinh thần như BCT cho ý kiến 11/11/1989 nhưng thêm phương án sử dụng vai trò Liên hợp quốc. Về phía những người CPC, khi thấy có phương án Liên hợp quốc thì họ bập ngay cho là Liên hợp quốc ít phức tạp và nguy hiểm hơn là liên minh với lực lượng CPC đối lập. Đ/c Thạch nói phương án Liên hợp quốc cần xin thêm ý kiến BCT VN.
Hội nghị BCT ta họp 14h30′ ngày
6/12/1989 có mặt Cố vấn Phạm Văn Đồng và 7 Uỷ viên BCT: Võ Chí Công, Đỗ
Mười, Nguyễn Đức Tâm, Trần Xuân Bách, Đổng Sĩ Nguyên, Nguyễn Cơ Thạch và
Đào Duy Tùng (lúc này đ/c Nguyễn Văn Linh đang nghỉ ốm do bị cảm lạnh
khi đi dự Quốc khánh ở CHDC Đức tháng l0/1989) đã bàn về sáng kiến của
Australia và nhất trí ngoài 3 phương án BCT cho ý kiến ngày 11/11/1989,
thêm phương án sử dụng vai trò Liên hợp quốc thành 4 phương án. Ngày
9/12/1989, đ/c Lê Mai vừa kết thúc nhiệm kỳ Đại sứ ở Thái Lan về được uỷ
nhiệm sang Phnom Penh trao đổi với BCT CPC và BCT CPC hoàn toàn đồng ý
với ý kiến BCT ta. BCT CPC đã triệu tập kỳ họp Trung ương lần thứ 10 từ
ngày 10-15/1/1990 để bàn đi vào giải pháp chính trị và ngày 18/1/1990,
Quốc hội CPC đã họp thông qua việc để Liên hợp quốc tổ chức tổng tuyển
cử và uỷ quyền cho Hun Sen đàm phán về vấn đề này.
- Với TQ: Bằng nghị quyết 13 BCT, với những động tác quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong quan hệ Việt-Trung (sửa lời nói đầu của Điều lệ Đảng (12/1986), sửa Hiến pháp (6/12/1988) không còn coi TQ là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm, giảm tuyên truyền chống TQ, mở cửa biên giới, VN đơn phương rồi cả 2 bên chấm dứt hoạt động quân sự trên biên giới, tuyên bố nới lỏng trong việc sử dụng cảng Cam Ranh… trên thực tế ta đã đơn phương giải quyết hết những điều mà TQ cho ta là dùng để chống TQ. Có thể nói đến tháng 12/1988, TQ không còn lý do gì để nói VN có những chính sách và hành động chống TQ, một trong hai vấn đề TQ coi là VN chống TQ từ 10 năm qua không tồn tại nữa. Tồn tại là vấn đề CPC. Việc VN tuyên bố rút 5 vạn quân bằng 1/2 số quân còn lại ở CPC và rút Bộ Tư lệnh quân tình nguyện VN ở CPC (tháng 5/1988) đã làm tác động mạnh mẽ xu hướng thúc đẩy một giải pháp cho vấn đề CPC, các nước lớn do lợi ích của mình không muốn VN rút quân mà không có giải pháp, duy trì nguyên trạng ở CPC, chính vì vậy phương Tây có thái độ mềm dẻo hơn, đáp ứng phần nào yêu cầu của phía ta trên vấn đề diệt chủng. Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ ở Hội nghị PMC ASEAN 9/7/1988 ở Bangkok đã đưa đến kết quả cuộc gặp không chính thức về CPC ở Jakarta 25/7/1988 (JIM-1) khẳng định có 2 vấn đề trong giải pháp cho vấn đề CPC là rút quân VN đi đôi với việc ngăn chặn việc phục hồi chế độ diệt chủng Pol Pot.
Chuyển biến của thế giới đối với vấn đề CPC, sự thay đổi trong quan hệ Xô-Mỹ trong quan hệ quốc tế và trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế đã đưa đến việc TQ điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình thể hiện ở Hội nghị BCT ở Bắc Đới Hà tháng 9/1988. Với VN, TQ đã từng bước hoà dịu trong quan hệ trên thực tế (giảm căng thẳng trên biên giới, trao đổi hàng hoá và đi lại thăm hỏi, làm ăn ở biên giới theo đề nghị của lãnh đạo ta qua tiếp xúc giữa Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch và Đại sứ TQ ngày 15/7/1988) và chấp nhận đi vào đàm phán cấp Thứ trưởng Ngoại giao với ta để trao đổi về vấn đề CPC và quan hệ hai nước. Tuy nhiên TQ vẫn coi vấn đề CPC là điều kiện tiên quyết để cải thiện quan hệ Việt-Trung. Một mặt TQ duy trì “3 trở ngại” để mặc cả trong cải thiện quan hệ với Liên Xô mặt khác TQ đặt thêm điều kiện về vấn đề CPC trong cải thiện quan hệ với VN. Cần nhắc lại rằng tháng 10/1982 trong đàm phán Xô- Trung và trong tuyên bố chính thức của Bộ Ngoại giao TQ ngày 1/3/1983, TQ chỉ đặt điều kiện VN rút quân, thậm chí chỉ cần có lịch rút quân rõ ràng thì TQ sẽ tiến hành đàm phán để đi đến bình thường hóa quan hệ Việt- Trung. Từ 6/1988 khi VN rút 1/2 số quân và Bộ Tư lệnh quân tình nguyện VN ở CPC, đặc biệt sau tuyên bố 5/4/1989 của VN, CPC đơn phương rút quân tình nguyện VN về nước vào tháng 9/1989, TQ lại đặt thêm điều kiện là VN “phải giải quyết hậu quả của VN đưa quân xâm lược CPC” không phải VN rút hết quân là xong trách nhiệm, đòi VN phải lập Chính phủ liên hiệp lâm thời 4 bên do Sihanouk làm Chủ tịch và phải chấp nhận bộ máy giám sát của Liên Hợp quốc (trong khi Liên hợp quốc ủng hộ Khmer Đỏ giữ ghế ở Liên Hợp quốc và ra nhiều nghị quyết bất lợi cho VN) kiểm chứng VN rút “hết mọi loại lực lượng VN” ở CPC làm điều kiện để nối lại đàm phán đề bình thường hóa quan hệ với VN. Trong khi đàm phán TQ một mực đòi VN phải giải quyết vấn đề nội bộ CPC “hậu quả của VN xâm lược CPC” thì TQ mới bàn việc cải thiện quan hệ 2 nước. (Tuyên bố của Bộ Ngoại giao TQ ngày 1/7/1988 sau khi VN rút 5 vạn quân). Trong khi đó, cách xử sự của TQ với Liên Xô thì khác hơn. Tháng 5/1989, trong khi “3 trở ngại” trong quan hệ Trung-Xô chưa được giải quyết TQ vẫn đón TBT Gorbachov thăm chính thức TQ, cải thiện quan hệ cả về mặt Đảng và Nhà nước với Liên Xô. Tháng 10/1989, khi TBT Lào Kaysone Phomvihan thăm TQ, Đặng Tiểu Bình chuyển message oral cho TBT Nguyễn Văn Linh chỉ nêu yêu cầu VN rút quân nhưng ngày 6/11/1989 khi TBT Nguyễn Văn Linh gửi message oral bày tỏ mong muốn bình thường hóa quan hệ với TQ, đề nghị tiếp xúc cấp cao với TQ thì ngày 12/12/1989 trả lời message oral đó TQ lại đặt thêm điều kiện VN ép Phnom Penh lập Chính phủ liên hiệp lâm thời 4 bên do Sihanouk đứng đầu và chấp nhận Liên Hợp quốc giám sát thi hành Hiệp định thì TQ mới “suy xét” việc đàm phán cấp Thứ trưởng ngoại giao với VN.
—- Với TQ: Bằng nghị quyết 13 BCT, với những động tác quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong quan hệ Việt-Trung (sửa lời nói đầu của Điều lệ Đảng (12/1986), sửa Hiến pháp (6/12/1988) không còn coi TQ là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm, giảm tuyên truyền chống TQ, mở cửa biên giới, VN đơn phương rồi cả 2 bên chấm dứt hoạt động quân sự trên biên giới, tuyên bố nới lỏng trong việc sử dụng cảng Cam Ranh… trên thực tế ta đã đơn phương giải quyết hết những điều mà TQ cho ta là dùng để chống TQ. Có thể nói đến tháng 12/1988, TQ không còn lý do gì để nói VN có những chính sách và hành động chống TQ, một trong hai vấn đề TQ coi là VN chống TQ từ 10 năm qua không tồn tại nữa. Tồn tại là vấn đề CPC. Việc VN tuyên bố rút 5 vạn quân bằng 1/2 số quân còn lại ở CPC và rút Bộ Tư lệnh quân tình nguyện VN ở CPC (tháng 5/1988) đã làm tác động mạnh mẽ xu hướng thúc đẩy một giải pháp cho vấn đề CPC, các nước lớn do lợi ích của mình không muốn VN rút quân mà không có giải pháp, duy trì nguyên trạng ở CPC, chính vì vậy phương Tây có thái độ mềm dẻo hơn, đáp ứng phần nào yêu cầu của phía ta trên vấn đề diệt chủng. Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ ở Hội nghị PMC ASEAN 9/7/1988 ở Bangkok đã đưa đến kết quả cuộc gặp không chính thức về CPC ở Jakarta 25/7/1988 (JIM-1) khẳng định có 2 vấn đề trong giải pháp cho vấn đề CPC là rút quân VN đi đôi với việc ngăn chặn việc phục hồi chế độ diệt chủng Pol Pot.
Chuyển biến của thế giới đối với vấn đề CPC, sự thay đổi trong quan hệ Xô-Mỹ trong quan hệ quốc tế và trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế đã đưa đến việc TQ điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình thể hiện ở Hội nghị BCT ở Bắc Đới Hà tháng 9/1988. Với VN, TQ đã từng bước hoà dịu trong quan hệ trên thực tế (giảm căng thẳng trên biên giới, trao đổi hàng hoá và đi lại thăm hỏi, làm ăn ở biên giới theo đề nghị của lãnh đạo ta qua tiếp xúc giữa Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch và Đại sứ TQ ngày 15/7/1988) và chấp nhận đi vào đàm phán cấp Thứ trưởng Ngoại giao với ta để trao đổi về vấn đề CPC và quan hệ hai nước. Tuy nhiên TQ vẫn coi vấn đề CPC là điều kiện tiên quyết để cải thiện quan hệ Việt-Trung. Một mặt TQ duy trì “3 trở ngại” để mặc cả trong cải thiện quan hệ với Liên Xô mặt khác TQ đặt thêm điều kiện về vấn đề CPC trong cải thiện quan hệ với VN. Cần nhắc lại rằng tháng 10/1982 trong đàm phán Xô- Trung và trong tuyên bố chính thức của Bộ Ngoại giao TQ ngày 1/3/1983, TQ chỉ đặt điều kiện VN rút quân, thậm chí chỉ cần có lịch rút quân rõ ràng thì TQ sẽ tiến hành đàm phán để đi đến bình thường hóa quan hệ Việt- Trung. Từ 6/1988 khi VN rút 1/2 số quân và Bộ Tư lệnh quân tình nguyện VN ở CPC, đặc biệt sau tuyên bố 5/4/1989 của VN, CPC đơn phương rút quân tình nguyện VN về nước vào tháng 9/1989, TQ lại đặt thêm điều kiện là VN “phải giải quyết hậu quả của VN đưa quân xâm lược CPC” không phải VN rút hết quân là xong trách nhiệm, đòi VN phải lập Chính phủ liên hiệp lâm thời 4 bên do Sihanouk làm Chủ tịch và phải chấp nhận bộ máy giám sát của Liên Hợp quốc (trong khi Liên hợp quốc ủng hộ Khmer Đỏ giữ ghế ở Liên Hợp quốc và ra nhiều nghị quyết bất lợi cho VN) kiểm chứng VN rút “hết mọi loại lực lượng VN” ở CPC làm điều kiện để nối lại đàm phán đề bình thường hóa quan hệ với VN. Trong khi đàm phán TQ một mực đòi VN phải giải quyết vấn đề nội bộ CPC “hậu quả của VN xâm lược CPC” thì TQ mới bàn việc cải thiện quan hệ 2 nước. (Tuyên bố của Bộ Ngoại giao TQ ngày 1/7/1988 sau khi VN rút 5 vạn quân). Trong khi đó, cách xử sự của TQ với Liên Xô thì khác hơn. Tháng 5/1989, trong khi “3 trở ngại” trong quan hệ Trung-Xô chưa được giải quyết TQ vẫn đón TBT Gorbachov thăm chính thức TQ, cải thiện quan hệ cả về mặt Đảng và Nhà nước với Liên Xô. Tháng 10/1989, khi TBT Lào Kaysone Phomvihan thăm TQ, Đặng Tiểu Bình chuyển message oral cho TBT Nguyễn Văn Linh chỉ nêu yêu cầu VN rút quân nhưng ngày 6/11/1989 khi TBT Nguyễn Văn Linh gửi message oral bày tỏ mong muốn bình thường hóa quan hệ với TQ, đề nghị tiếp xúc cấp cao với TQ thì ngày 12/12/1989 trả lời message oral đó TQ lại đặt thêm điều kiện VN ép Phnom Penh lập Chính phủ liên hiệp lâm thời 4 bên do Sihanouk đứng đầu và chấp nhận Liên Hợp quốc giám sát thi hành Hiệp định thì TQ mới “suy xét” việc đàm phán cấp Thứ trưởng ngoại giao với VN.
Ghi chú:
24 張德偉/Zhang Dewei (1988.12-1993.02)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét