- Trung Quốc thời Tập Cận Bình: Tiếp tục lấn lướt láng giềng (RFI) - Kể từ khi ông Tập Cận Bình tiếp chức vị Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, thế giới cũng đã hiểu được phần nào đường lối sắp tới của ông qua những biểu hiện đầu tiên trong các lĩnh vực đối nội và đối ngoại.
- Matxcơva cấm người Mỹ nhận trẻ em Nga làm con nuôi (RFI) - Hôm 21/12/2012, Hạ viện Douma Nga đã thông qua luật cấm người Mỹ được nhận con nuôi là trẻ em Nga.
- Taliban đòi thay đổi Hiến pháp hiện hành của Afghanistan (RFI) - Theo AFP, hôm qua 22/12/2012 kết thúc cuộc họp với các đảng phái chính trị Afghanistan ở gần Paris, Taliban ra tuyên bố đòi phải có một Hiến pháp mới phù hợp với các nguyên tắc của Hồi giáo và coi đó là điều kiện để họ tham gia vào tiến trình hòa bình tại Afghanistan.
- Thủ tướng mãn nhiệm Ý: Không ứng cử, nhưng sẵn sàng lãnh đạo đất nước (RFI) - Hôm nay 23/12/2012, theo AFP, Thủ tướng mãn nhiệm Ý Mario Monti nói, ông sẽ không ra tranh cử Quốc hội trong cuộc bầu cử vào tháng 2/2013, nhưng sẵn sàng lãnh đạo đất nước theo cương lĩnh của ông, nếu Quốc hội Ý yêu cầu.
- Phe đối lập Ai Cập không chấp nhận kết quả trưng cầu về Hiến pháp (RFI) - Sau vòng hai cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý về bản Hiến pháp, ngày hôm qua 22/12/2012, mặc dù cơ quan bầu cử Ai Cập chưa công bố kết quả kiểm phiếu, phe Huynh đệ Hồi giáo, phong trào của Tổng thống Mohamed Morsi, đã tuyên bố là có hai phần ba số cử tri tham dự cuộc trưng cầu đã bỏ phiếu thuận
- Một nhà hoạt động chính trị tại Hồng Kông bị bắt vì phản đối Hồ Cẩm Đào (RFI) - Một thành viên của đảng đối lập Hồng Kông hôm nay 23/12/2012, cho biết đã bị bắt giam vì có hành động phản đối chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tới thăm Hồng Kông từ cách đây 6 tháng.
- Hungary không cho phép giới đầu tư ngoại quốc mua đất nông nghiệp (RFI) - Hôm qua, 22/12/2012, Bộ Phát triển Nông thôn Hungary ra thông cáo cho biết, theo sửa đổi Hiến pháp, các nhà đầu tư ngoại quốc không được quyền mua đất nông nghiệp nữa. « Trong tương lai, chỉ có người Hungary mới có thể mua đất nông nghiệp của Hungary ».
- Philippines ra luật chống bắt cóc và giam giữ bí mật (RFI) - Tối thứ Sáu 21/12/2012, theo báo chí Philippines, Tổng thống Benigno Aquino đã phê chuẩn luật trừng phạt thủ phạm các vụ bắt cóc và chống lại hệ thống nhà tù bí mật (Anti-Enforced Disappearances Act).
- Núi Trường Bạch/Baekdu: Thêm một nguy cơ tranh chấp giữa Trung Quốc và Triều Tiên (RFI) - Ngoài các tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và nhiều láng giềng tại Biển Đông và biển Hoa Đông, tại châu Á, còn có một hồ sơ tranh chấp lãnh thổ khác, có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Đó là chủ quyền đối với vùng núi Trường Bạch mà người Triều Tiên gọi là núi Baekdu, nằm trên đường biên giới chung giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.
- Quân đội Hàn Quốc: Tên lửa Bắc Triều Tiên có tầm bắn 10.000 km (RFI) - Hôm nay 23/12/2012, quân đội Hàn Quốc thông báo tên lửa của Bình Nhưỡng có thể bắn được các mục tiêu ngoài tầm 10.000 cây số. Kết luận kể trên dựa trên kết quả phân tích các mảnh vụn của tên lửa Bắc Triều Tiên vừa được phóng vào đầu tháng này.
- Việt Nam:Một người Nhật bị 20 năm tù vì biển thủ 7 triệu đô la (RFI) - Trang thông tin mạng Asie-info dẫn nguồn tin báo Tuổi Trẻ hôm nay cho biết, một người Nhật đã bị kết án 20 năm tù vì biển thủ 7 triệu đô la cho nhân tình người Việt Nam.
- Giới hoạt động Syria: Máy bay chính phủ không kích giết nhiều người (VOA) - Hôm Chủ nhật đặc sứ hòa bình quốc tế Lakhdar Brahimi bắt đầu chuyến đi thăm Syria một lần nữa nhằm tìm giải pháp cho cuộc nội chiến ở nước này
- Pháp: Chợ Giáng Sinh Strasburg tiếp tục thu hút du khách (VOA) - Thành phố Strasburg của Pháp tiếp tục thu hút du khách đến khu chợ bán hàng Giáng Sinh, được xem là xưa nhất và lớn nhất châu Âu
- Nam Triều Tiên thắp đèn cho cây Giáng Sinh ở biên giới (VOA) - Chính phủ Nam Triều Tiên đã cho phép một giáo phái Ky-tô thắp đèn cho cây Giáng Sinh khổng lồ đặt tại khu vực biên giới với Bắc Triều Tiên
- 84 người chết vì thời tiết giá lạnh ở Ukraina (VOA) - Nhà chức trách tại Ukraina nói rằng trong tháng này có ít nhất 84 người chết vì trời lạnh, phần lớn là những người không nhà
- Cảnh sát Ấn Độ đụng độ người biểu tình phản đối vụ hiếp dâm (VOA) - Cảnh sát tại thủ đô Ấn Độ dùng đạn cay và vòi rồng để giải tán cuộc biểu tình sang ngày thứ nhì
- Nam Sudan bắn rơi trực thăng LHQ, giết chết 4 người (VOA) - Chính phủ Nam Sudan nói rằng binh sĩ của họ đã bắn rơi một máy bay trực thăng của LHQ, giết chết tất cả 4 nhân viên phi hành người Nga.
- Thủ tướng Ý sẵn sàng lãnh đạo nhưng sẽ không ra tranh cử (VOA) - Ông Mario Monti, thủ tướng tạm thời của Ý nói rằng nếu có ai mời ông lãnh đạo quốc gia thì ông sẽ đồng ý nhưng ông sẽ không ra ứng cử vào tháng 2
- 'Ông Hugo Chavez cần thêm thời gian để hồi phục' (VOA) - Chủ tịch Quốc hội Venezuela nói sẽ không tổ chức một cuộc bầu cử mới nếu Tổng thống Chavez không thể tuyên thệ nhậm chức vào ngày 10 tháng 1
- Hàng điện tử nào bán chạy trong mùa Giáng Sinh ở Mỹ? (VOA) - Các sản phẩm điện tử một lần nữa chiếm đầu bảng những món mà người Mỹ thích mua nhất để dùng hoặc để làm quà trong mùa Giáng Sinh
- Ai Cập: Phe đối lập thách thức kết quả trưng cầu dân ý (VOA) - Liên minh đối lập Ai Cập nói họ sẽ thách thức kết quả trưng cầu dân ý mà Phe Huynh Đệ Hồi giáo nói rằng cử tri đã phê chuẩn bản hiến pháp mới
- Nam Triều Tiên xác nhận miền Bắc có công nghệ tên lửa đạn đạo (VOA) - Nam Triều Tiên nói các mảnh vụn của một tên lửa mà Bắc Triều Tiên vừa phóng đi trong tháng này cho thấy miền Bắc có công nghệ đạn đạo loại tiên tiến
- Trung Quốc cho chạy thử đường sắt cao tốc (VOA) - Trung Quốc thành công trong cuộc thử nghiệm tuyến đường sắt cao tốc dài 2.298 km đi từ Bắc Kinh đến Quảng Châu
- 'Hiến pháp mới của Ai Cập đã được phê chuẩn' (VOA) - Phe Huynh Đệ Hồi giáo tại Ai Cập tuyên bố cử tri đã phê chuẩn bản Hiến pháp mới, từng gây nhiều tranh cãi
- Bắc Hàn có thể bắn tên lửa đến Mỹ? (BBC) - Tên lửa Bắc Hàn có thể bắn được các mục tiêu ngoài tầm 10.000 cây số, theo lời quan chức Nam Hàn.
- Hiến pháp Ai Cập ‘đã được thông qua’ (BBC) - Nhiều khả năng dự thảo Hiến pháp Ai Cập do phe Hồi giáo hậu thuẫn đã được người dân phê chuẩn.
- Monti từ chức, Quốc hội Ý giải tán (BBC) - Thủ tướng kỹ trị của Ý Mario Monti từ chức dọn đường cho cuộc tuyển cử vào tháng Hai tới.
- 'Cấm tiệc thịnh soạn' cho quân nhân TQ (BBC) - Trung Quốc vừa cấm các bữa tiệc thịnh soạn do nhà nước chủ chi dành cho các viên chức cao cấp trong quân đội.
- Philippines ký luật nhân quyền mới (BBC) - Philippines thông qua luật nhân quyền về mất tích cưỡng bức do các viên chức nhà nước thực hiện, luật đầu tiên như vậy ở châu Á.
- Bà Thatcher bình phục sau phẫu thuật (BBC) - Cựu Thủ tướng Anh, bà Margaret Thatcher, đang bình phục ở bệnh viện sau ca mổ khối u bàng quang.
- Ai Cập trưng cầu về hiến pháp vòng hai (BBC) - Người dân Ai Cập bỏ phiếu vòng hai trưng cầu dân ý về bản hiến pháp mới gây tranh cãi.
- Đài Loan hành quyết sáu tử tù (BBC) - Sáu vụ hành quyết tử tù diễn ra vào thời điểm cuối năm gây nhiều chỉ trích ở Đài Loan.
- Gangnam Style được 1 tỷ lượt người xem (BBC) - Clip âm nhạc "Gangnam Style" của nghệ sỹ Hàn Quốc Psy được một tỷ lượt người vào xem, một kỷ lục trên YouTube.
- 'Bí mật nhà nước' qua lời đại tá (BBC) - Bài nói chuyện của một đại tá quân đội được giới ngoại giao nước ngoài quan tâm, sau khi đã bị blogger trong nước phê phán.
- Bất đồng chính kiến và xã hội cộng sản (BBC) - Nhà nghiên cứu Canada nhìn lại tính chất, quy mô của bất đồng chính kiến trong các xã hội cộng sản ở Trung và Đông Âu.
- Sáng Chủ nhật buồn (BBC) - Huỳnh Ngọc Chênh viết 'Thường sáng chủ nhật, sau khi thức dậy, tôi có tâm trạng vui nhưng không hiểu tại sao sáng nay tôi lại thấy buồn.'
- Kinh tế 'không khá hơn nhờ hào quang cũ' (BBC) - Giới chuyên gia nói chìa khóa để củng cố tính chính danh của Đảng Cộng sản sẽ là nghiêm túc cải cách kinh tế.
- John Kerry: Từ người lính thành ngoại trưởng (BBC) - Đến với chức vụ ngoại trưởng, ông Kerry mang theo những quan hệ cá nhân giá trị với những lãnh đạo thế giới.
- Kỷ niệm 40 năm "Điện Biên Phủ trên không" (BBC) - Một vài hình ảnh chiến dịch ném bom B52 kéo dài 12 ngày đêm của Mỹ xuống Hà Nội và Hải Phòng tháng 12 năm 1972.
- Mẫu Sơn rét 1,8 độ C (BaoMoi) - Ngày 23.12 là ngày thứ hai liên tiếp đợt gió mùa đông bắc cường độ rất mạnh “tấn công” các tỉnh miền Bắc, gây mưa rét trên diện rộng, nhiều nơi có rét đậm và rét hại.
- Hỗ trợ sản xuất, phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi (BaoMoi) - * Bắc Bộ tiếp tục rét đậm, Biển Đông có gió đông bắc giật cấp 9
- Philippines bế tắc trong giải quyết tranh chấp với Trung Quốc (BaoMoi) - (Petrotimes) - Sau hàng loạt cuộc trao đổi ngoại giao căng thẳng nhưng bất thành, Philippines và Trung Quốc đã đứng bên bờ vực của một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp trong cuộc tranh chấp bãi đá ngầm Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) ở Biển Đông.
- Thềm lục địa TQ ’gặm’ lên Đông Bắc, Nhật lại điều F-15 (BaoMoi) - (Phunutoday) - Nhật Bản lại điều F-15 đuổi máy bay Trung Quốc định xâm phạm Senkaku/Điếu Ngư; Trung - Ấn tích cực chi tiền cho vũ khí mới; Triều Tiên kêu gọi chế tạo tên lửa mạnh hơn... là tin tức thời sự chính ngày 23/12.
- Tin vắn quốc tế ngày 23/12 (BaoMoi) - Ngày 22/12, Thủ tướng tương lai của Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, sẽ cử một quan chức cấp cao thuộc Đảng Dân chủ Tự do (LDP) chuyển một bức thư đến chính quyền Trung Quốc để hàn gắn quan hệ song phương đang ngày càng trở nên căng thẳng do tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
- Hạm đội Nam Hải Trung Quốc bí mật đặt cáp ngầm trên biển (BaoMoi) - (Soha.vn) - hạm đội Nam Hải đã chỉ đạo chôn dây cáp quang sâu 100 mét dưới đáy biển, độ sâu kỷ lục trong số các đường cáp quang mà quân đội Trung Quốc thực hiện
- Hoàn tất tuyến đường sắt cao tốc dài nhất TG (BaoMoi) - Ngày 22/12, Trung Quốc đã cho chạy thử tuyến đường sắt cao tốc dài nhất thế giới nối liền thủ đô Bắc Kinh và thành phố Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông) với tổng chiều dài 2.298km.
- Đêm nay không khí lạnh tràn xuống Nam Trung Bộ (BaoMoi) - (VOV) - Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các nơi ở Trung Trung Bộ.
- Trung lại điều máy bay, Nhật dàn phi cơ chiến đấu (BaoMoi) - Một chiếc máy bay công vụ của Trung Quốc đã bay sát tới không phận của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang là tâm điểm tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại biển Hoa Đông.
- Nước cờ của Mỹ khi TQ cấp tập thâu tóm biển Đông (BaoMoi) - (Phunutoday) - Tuyên bố sẽ triển khai vũ khí trang bị tiên tiến nhất bao quanh Trung Quốc và theo dõi chặt chẽ thái độ, hành động của Trung Quốc trên biển Đông, Mỹ đang khẳng định vai trò ngày càng lớn trong tranh chấp ở khu vực này.
- Mỹ thông qua dự luật bảo vệ Nhật, răn đe Trung Quốc (BaoMoi) - Theo dự luật được cả 2 viện quốc hội Mỹ thông qua hôm 20/12 và 21/12, Mỹ không đứng về phía nào trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ liên quan đến Senkaku, song công nhận quần đảo này là thuộc quyền quản lý của Nhật Bản.
- Máy bay Trung-Nhật đối đầu tại vùng không phận tranh chấp (BaoMoi) - (VOV) - Đây là lần thứ 2 máy bay của Trung Quốc và Nhật Bản có sự đối đầu trực tiếp tại khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
- Máy bay Trung Quốc áp sát không phận gần Senkaku (BaoMoi) - ANTĐ - Một máy bay của chính phủ Trung Quốc ngày 22-12 đã bay sát không phận Nhật Bản phía trên quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông.
- Đêm nay không khí lạnh tràn xuống Nam Trung Bộ (BaoMoi) - (VOV) - Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các nơi ở Trung Trung Bộ.
- Nhật điều động F-15 đuổi máy bay Trung Quốc định xâm nhập Senkaku (BaoMoi) - (GDVN) - Nhật Bản đã điều động chiến đấu cơ F-15 xuất kích rượt đuổi chiếc máy bay Trung Quốc khi nó còn cách nhóm đảo Senkaku 100 km về phía Bắc.
- Còn nhiều ấn phẩm thể hiện sai chủ quyền quốc gia (BaoMoi) - Theo thông tin từ cuộc giao ban xuất bản năm 2012 do Sở Thông tin - truyền thông TP HCM tổ chức sáng 20/12, năm qua, toàn thành phố có 219 trường hợp vi phạm nội dung xuất bản theo từng cấp độ, trong đó có 41% vi phạm thể hiện sai chủ quyền quốc gia.
- Mỹ đang theo dõi chặt chẽ thái độ của TQ trong tranh chấp biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Mỹ sẽ triển khai vũ khí trang bị tiên tiến nhất bao quanh Trung Quốc và theo dõi chặt chẽ thái độ, hành động của Trung Quốc trên biển Đông.
- Ảnh độc: Máy bay Trung Quốc áp đảo Nhật ở Điếu Ngư/Senkaku (BaoMoi) - (Phunutoday) - Với tỉ lệ 4:1 áp đảo hoàn toàn về không quân, khả năng cao nếu chiến tranh xảy ra thì Nhật Bản sẽ phải chịu thiệt hại nặng nề ở quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, tờ Mil.yahoo.cn của Trung Quốc số ra hôm 22/12 cho biết.
- French wine a Chinese entree (Washington Post) - Chinese people's understanding of French products has grown over the years, to the point where they know the country offers more than just red wine, snails and foie gras.
- Chinese house hunters venture overseas (Washington Post) - Chinese families, ranging from the highly affluent to the middle class' upper crust, are showing a keener interest in purchasing overseas housing.
- Snow tourism flourishes in China's Snow Town (Washington Post) - China's Snow Town in the Snow Country National Forest Park has attracted many visitors from other cities who have come to enjoy the unique snow.
- New Year resolutions on economy (Washington Post) - Increased domestic consumption will play a fundamental role in economic development, and opportunities from urbanization will be a main driver in this process.
- Domestic consumption a top priority for 2013 (Washington Post) - China will continue to make the growth of domestic demand a top priority to keep growth momentum on track in 2013, the country's top economic planner said on Tuesday.
- Shoppers in China boost festival sales (Washington Post) - Sluggish orders for Christmas products from overseas buyers have forced a growing number of Chinese manufacturers to focus on the domestic market, which is showing an increasing demand of products for the festive season.
- Domestic demand for Christmas products rise (Washington Post) - After finishing overseas orders, Yiwu Christmas decorations manufacturers are now busy serving their domestic customers.
- KFC supplier chicken farms under investigation (Washington Post)
- The Shandong provincial government of is investigating chicken farms
supplying KFC, following accusations of illegal use of antibiotics and
hormones.
Shanghai food watchdog checks KFC chicken
- Yili to produce milk powder in New Zealand (Washington Post) - Inner Mongolia Yili Industrial Group Co Ltd, the Chinese dairy giant, announced plans on Tuesday to produce 47,000 tons of baby milk powder annually in New Zealand after buying all of the shares of a New Zealand dairy company.
- The key to tea (Washington Post) - Tea sommelier Zhou Yutong may not be familiar with every tea produced in China, but she comes pretty close.
- A little child shall lead (Washington Post) - A number of Chinese adopted children are returning with their new overseas families to live in China for a while, in the hope that getting in touch with their roots will help the kids in the long run.
- Rainbow dumplings (Washington Post) - The winter solstice is upon us, and as the deepest winter nights fall, people in North China will be cooking dumplings. But, Fan Zhen and C.J. Henderson found a place where you can feast royally.
- China maintains blue alert for cold wave (Washington Post) - China's National Meteorological Center(NMC) on Saturday kept its blue alert for the severe cold wave that is sweaping many northern China regions.
- Mothers' wishes (Washington Post) - In 2012, four mothers shared their stories with us. They told us of their endless pursuits of happiness for their children and families. Though life may be difficult, illness may be painful, children may be away and home may be empty, our mothers always wish the best for us.
- Peripheral vision (Washington Post) - The word haya in Haya Ensemble means 'the edge' in the Mongolian language, but the musicians tell Mu Qian they hope more people in the center will get to know them.
- Sparks of genius (Washington Post) - A recent science and technology exposition suggests creativity is flashing at many of China's universities.
- Learning new skills of old craft (Washington Post) - Laid-off workers in Beijing get training in duixiu.
- Drill helps school prepare for potential attacks (Washington Post) - In an anti-violence exercise at a primary school in Jinan city, capital of East China's Shandong province, a teacher and students try to stop an intruder from entering a classroom, on Dec 18, 2012.
- Leaders 'value US relations' (Washington Post) - Chinese leaders as always highly value ties with the United States, Vice-Premier Wang Qishan told US President Barack Obama in Washington on Thursday.
- Wang Qishan attends JCCT (Washington Post) - Senior Chinese and US offcials announced progress at the 23rd session of the China-US Joint Commission on Commerce and Trade, held in Washington on Wednesday. the JCCT is a major forum for the two sides to address issues in trade and investment.
- Chinese military bans luxury banquets (Washington Post) - The military declared that receptions for high-ranking officers will no longer feature liquor or luxury banquets. Officials to line up for Beijing buffets
- China legislation to protect online personal data (Washington Post) - A draft bill on strengthening Internet information protection will formally be tabled for deliberation at a bimonthly session of China's legislature set to open on Monday.
- China and US agree on major trade measures (Washington Post) - Chinese and US officials agreed on a number of measures, including export controls and investment, during trade talks in Washington.
- Li builds case for urbanization (Washington Post) - Urbanization will be the main driver of economic growth and growth will be more focused on quality and efficiency, Vice-Premier Li Keqiang Wednesday.
- Xi vows to continue improving Russia ties (Washington Post) - China's Party chief guaranteed on Wednesday that Beijing will not change its diplomatic priority of developing Sino-Russian relations.
- Policies on HK, Macao unchanged: Xi (Washington Post) - Chinese leader Xi Jinping on Thursday stressed that the central authorities' policies on Hong Kong and Macao will not change after the transition of power.
- China launches Turkish satellite (Washington Post) - A Turkish Earth observation satellite was successfully sent into space from Northwest China early Wednesday morning, marking the completion of this year's space launches.
- Taiwan opens first mainland trade promotion center (Washington Post) - Taiwan's leading trade promotion agency opened its first office in the Chinese mainland in Shanghai on Tuesday.
Nguyễn Quang Lập - Ba câu hỏi đắng chát gửi lên anh Tư nhân ngày 22/12
Chính vì tin tưởng sâu sắc như vậy nên khi đọc bài Hoàng Sa ư? Đừng mơ!
của Dong Phung Viet ( tại đây) mình lại ngờ ngợ. Bài này dài, đặt nhiều
câu hỏi đắng chát nhưng rất đáng để cho ta suy nghĩ. Trong đó mình đặc
biệt chú ý đoạn sau:
“Trong mục “10 lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam”
trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, còn có một chi tiết khác, đó là
riêng Hải quân nhân dân Việt Nam thì có lời thề thứ 11.
Lời thề thứ 11 nội dung như vầy: “Chúng ta xin thề trước hương hồn của
tổ tiên, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc, xin
hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau quyết tâm
bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần
đảo Trường Sa – một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc”.
Tra tìm thêm trên mạng thì có vài chỗ cho biết là lời thề thứ 11, xuất
hiện sau khi xảy ra vụ Trung Quốc tấn công Trường Sa, chiếm đảo Gạc Ma,
bắn chìm ba tàu, giết 64 người lính Việt Nam.
Chừng đó thông tin khiến mình nảy ra vài thắc mắc:
a/ Tại sao Hải quân nhân dân Việt Nam chỉ thề “bảo vệ bằng được quần
đảo Trường Sa” mà không nhắc gì đến Hoàng Sa? Chẳng lẽ Hoàng Sa không
phải là “một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc”?
b/ Tại sao lời thế thứ 11 lại chỉ dành cho quân nhân Quân chủng Hải
quân? Còn Lục quân và Không quân – hai quân chủng khác của Quân đội nhân
dân Việt Nam không thề lời thề thứ 11?
c/ Phải chăng cả (a) và (b) cùng là “chủ trương lớn” của Đảng?”
Anh Tư kính mến!
Ba câu hỏi của Dong Phung Viet cũng là ba câu hỏi của tui, và chắc chắn
là của bất cứ ai đọc được thông tin này. Vậy xin chép nguyên ra đây gửi
lên anh Tư, mong anh Tư sớm giải đáp.
Rất mong lời thề thứ 11 không chỉ là lời thề riêng của Hải quân mà là
lời thề chung của QĐNDVN, lời thề đó nhất định phải có câu “giành lại
bằng được quần đảo Hoàng Sa”, như thế này:
“Chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên, trước hương hồn của cán
bộ, chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin
nhắn nhủ với các thế hệ mai sau quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân
yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa, giành lại bằng
được quần đảo Hoàng Sa – một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của
Tổ quốc”.
Nếu anh Tư bỏ qua lời mong mỏi đó thì từ nay về sau tui không tin lời
anh Tư nữa, anh Tư có nói hay bằng giời tui cũng không tin, chẳng phải
vì kẻ xấu nào đâu, tại anh Tư đó, hu hu.
Nguyễn Quang Lập(Blog Quê Choa)
Bí mật nhà nước bị bật mí ở Việt Nam
(Asia Times)
- Vào một buổi chiều giữa tháng mười hai, Đại tá Trần Đăng Thanh đã
chia sẻ các quan điểm của mình về những vấn đề đối ngoại với một khán
giả gồm các trưởng khoa và giáo sư từ nhiều trường đại học của Hà Nội.
Như tất cả các công việc của Đảng Cộng sản Việt Nam, các nhận xét của
Thanh được xem là bí mật nhà nước. Tuy nhiên, ông Thanh không biết
rằng, một ai đó trong hàng thính giả, những người đang giảng dạy tại
trường đại học quân sự hàng đầu của Việt Nam, đã bí mật ghi lại Ngay sau
đó, một văn bản đầy đủ được nhanh chóng tải và lan truyền trên mạng
Internet.
Đấy là cuộc họp cán bộ cấp cao của Đảng, những người đang quản lý hoặc
giảng dạy tại các trường cao đẳng và đại học ở khu vực thủ đô, những
người mang cả hai trách nhiệm tuyên truyền và đào tạo. Họ đã được triệu
tập đến để nghe Thanh thuyết trình về tình hình ở Biển Đông.
Cuộc xâm phạm không ngừng nghỉ của Trung Quốc trên các đảo nhỏ và vùng
biển mà Việt Nam khẳng định chủ quyền là một vấn đề nan giải cho chế độ.
Trong nhiều năm nay, chính phủ đã là đối tượng của những lời chỉ trích
trực tuyến đanh thép về những gì mà các blogger coi như một phản ứng
khập khiễng đối với khiêu khích Trung Quốc.
Sứ mạng chính của Thanh là để giải thích lý do tại sao, trong quan điểm
của các nhà lãnh đạo của Việt Nam, một chính sách kềm chế là tiến trình
hợp lý duy nhất của quốc gia đối với người láng giềng khổng lồ của mình.
Nếu ông bám chặt vào chủ đề đó thì bài ghi âm lại đã không có gì đáng
chú ý. Tuy nhiên, Thanh đã chọn để thêu dệt lên hai giờ nói chuyện của
ông với những đoạn lập đi lập lại về sự phản bội của người Mỹ, những
phẩm chất đáng ngưỡng mộ của Bắc Triều Tiên và chế độ Iran, khả năng trở
lại khu vực của Nga và một thảo luận dài như không thể xuyên thủng về
những thiên niên kỷ cùng tồn tại của Việt Nam với người khổng lồ đang
trỗi dậy ở phía bắc.
Đối với những lời phê bình chế độ Việt Nam, những nhận xét lan man của
vị giáo sư khó hiểu chính là hình ảnh cô đọng của những gì sai trât với
nền chính trị của đất nước này. Tuy nhiên, chẳng phải cuộc thảo luận về
chính sách đối ngoại đã gây phấn kích thế giới blog.
Sự chú ý trong nước đã gắn chặt vào một đoạn văn ngắn ở gần đầu bài nói
chuyện của Thanh, khi ông lưu ý rằng trong nhiệm kỳ đầu tiên là tổng
thống Nga của mình, Vladimir Putin đã cấm các hoạt động của Đảng Cộng
sản và hủy bỏ các trợ cấp nghỉ hưu của các cựu quan chức Liên Xô. Thanh
cảnh báo rằng, nếu đảng mất quyền lực thì điều đó cũng có thể xảy ra tại
Việt Nam.
"Hiện nay các đồng chí đang công tác chưa có sổ hưu nhưng trong một
tương lai gần hoặc một tương lai xa chúng ta cũng sẽ có sổ hưu và mong
muốn mỗi người chúng ta sau này cũng sẽ được hưởng sổ hưu trọn vẹn. Và
tôi giải thích điều này để mỗi các đồng chí ý thức được rằng bảo vệ tổ
quốc Việt Nam thời XHCN hiện nay có rất nhiều nội dung, trong đó có một
nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta đó là bảo vệ sổ hưu cho
những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người
tương lai sẽ hưởng sổ hưu, ví dụ các đồng chí ngồi tại đây. Cho nên ta
phải nói rõ luôn, hiện nay chúng ta phải làm mọi cách để bảo vệ bằng
được Tổ quốc Việt Nam thời XHCN"
Thanh chẳng chút nào bận tâm đề cập đến các chủ đề tuyên truyền quen
thuộc của Đảng, bloger Dông Phụng Việt chế nhạo. Ông không nói gì về
việc phấn đấu để tạo nên một đất nước "hòa bình, độc lập, xã hội chủ
nghĩa, công bằng và dân chủ, anh ninh và chủ quyền trong suốt toàn bộ
lãnh thổ của mình."
Về phần mình, các nhà ngoại giao thường trú không nghi ngờ cái nhìn của
Thanh chính là quan điểm từ Hà Nội. Ông đã lựa ra năm nước để bàn thảo,
Hoa Kỳ, Nga, Iran, Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Tóm lại, Thanh đã nói
rằng:
"Thực ra mà nói, Mỹ đang thực hiện chiến lược hai mặt. Một mặt đang dùng
Việt Nam như một lực lượng tiên phong để chặn Trung Quốc. Mặt thứ hai
đang tìm mọi cách để phá vỡ mối quan hệ đoàn kết lâu đời của Việt Nam,
giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc ... Người Mỹ cũng đang rất
muốn là có được quân cảng Cam Ranh bởi vì quân cảng Cam Ranh là một
trong ba cảng tốt nhất thế giới. Một cái cảng của Canada, một cái cảng ở
nước Mỹ và một cái cảng ở Cam Ranh của chúng ta. Nó tốt nhất thế giới
...Mỹ đang thúc đẩy một chiến lược "thay đổi trong hòa bình" (đối với
chính quyền Việt Nam) và họ tìm cách thực hiện thông qua 'hợp tác giáo
dục' với chúng ta".
Về nước Nga: "hồi sinh, với một nền kinh tế được hỗ trợ bằng kho dự trữ
dầu hỏa khí đốt vô tận và ngành công nghiệp quốc phòng cao cấp. Liên
bang Nga cần gì ở Việt Nam? Trong quá khứ, Liên Xô cũ đã từng cố vấn
quân sự tới cấp sư đoàn của chúng ta. Họ đã từng cung cấp cho mọi vấn đề
về mặt quân sự cho chúng ta. Do đó họ cũng đang muốn thông qua Việt Nam
để quay lại.. Hiện nay, thông qua chúng ta, họ nhìn thấy một cách trở
lại khu vực. Nga đánh giá rất cao Việt Nam chúng ta. Họ nhìn thấy chúng
ta là thủy chung và son sắt.... và như người Mỹ, họ thực cũng muốn thuê
cả Cam Ranh của chúng ta .... Và chắc chắn chúng ta cũng sẽ không cho."
Về Iran: "Có 1,1 tỷ người Hồi giáo giữa chúng ta và châu Âu Họ là những
chinh chiến trận mạc... muốn nhào nặn lại trái đất này để theo đúng ý
định của thánh Alhah. Cộng hòa Hồi giáo Iran kiên quyết phát triển năng
lượng hạt nhân vì mục tiêu hòa bình. Còn câu chuyện người ta từ năng
lượng hạt nhân vì mục tiêu hòa bình, họ sản xuất vũ khí hạt nhân hay
không là việc của họ, ta không bàn ở đây... nhưng chắc chắn người ta có
đủ sức mạnh để bảo vệ quyền lợi của họ "
Về Bắc Triều Tiên: "Người dân thì nghèo về kinh tế nhưng họ lại quá thừa
về lòng yêu nước. Lòng yêu nước của họ như những năm 60, 70 của thế kỷ
20 ở đất nước chúng ta. Họ vẫn đang trong trạng thái chiến tranh. Họ
phóng tên lửa ... và nhận được sự tôn trọng. Triều Tiên nói, họ làm. Họ
cũng đang quyết tâm trở thành một quốc gia hạt nhân gây ra các nước lớn
mất ngủ lo lắng về tên lửa của họ. Đó là điều mà chúng ta cần phải
nghiên cứu. "
Về Trung Quốc: (Tại quan điểm này, Thanh đã phát động thành một phần lạc
đề dài 20-phút về lịch sử lâu dài vay mượn văn hóa từ Trung Quốc của
Việt Nam trong khi vẫn chiến đấu chống quân đội xâm lược mỗi 200 năm
hoặc lâu hơn Cuối cùng, ông cũng nói đến giai đoạn kinh tế cất cánh của
Trung Quốc dưới thời nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình trước đây và "khát vọng
cháy bỏng" muốn làm chủ Biển Đông của Đặng Tiểu Bình")
Những toan tính về phòng thủ và thu hút các nguồn cung cấp rộng lớn của
dầu mỏ và khí đốt không xa đang chi phối chính sách của Trung Quốc,
Thanh nói. Điều ấy khiến Trung Quốc là mối đe dọa chính đối với những
khẳng định chủ quyền của Việt Nam về các quần đảo và vùng biển ngoài
khơi. Nhưng Thanh nhất mạnh, đấy không phải là mối đe dọa duy nhất.
Tiếp tục suy diễn vào một cuộc thảo luận về những vấn đề trên Biển Đông,
tuy không nói thẳng nhưng Thanh đập bỏ ý niệm cho rằng một cuộc chiến
tranh với Trung Quốc là điều không tưởng. Ông lưu ý, họ có 1,3 tỷ và
Việt Nam chỉ có 90 triệu người. Như vậy, đối với Việt Nam, Trung Quốc
phải là một trường hợp đặc biệt. "Chúng ta không bao giờ được quên rằng
trong 4 năm kháng chiến chống Pháp, 21 năm chống Mỹ, nhân dân Trung
Quốc, nhà nước Trung Quốc đã từng nhường cơm xẻ áo dành cho chúng ta từ
hạt gạo, từ khẩu súng, từ đôi dép để chúng ta giành thắng lợi trong
kháng chiến chống Pháp và thắng Mỹ. Như vậy ta không quên họ đã từng xâm
lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo
cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là đối với
Trung Quốc hai điều không được quên"
Thanh khinh miệt quan điểm cho rằng Việt Nam có thể dựa vào sự hỗ trợ
của Mỹ. "Người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với
chúng ta cả. Phải nói rõ luôn. Nếu có tốt chỗ này, có ca ngợi chúng ta
chỗ kia, có ủng hộ chúng ta về Biển Đông chẳng qua vì lợi ích của họ. Họ
đang thực hiện “thả con săn sắt, bắt con cá rô”.
Do đó, ăn cắp một dòng thưòng được lập đi lập lại của anh hùng độc lập
Hồ Chí Minh, Thanh khẳng định, nguyên tắc chiến lược ưu tiên của Việt
Nam là phải được bảo vệ độc lập và tự chủ. Nhưng, cũng phải ưu tiên để
giữ gìn môi trường hòa bình, ông lập luận. Đây không phải là một nhiệm
vụ dễ dàng mà thực sự là một nhiệm vụ đối nghịch mâu thuẫn, và chìa khóa
để hoàn thành được là phải giữ gìn đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam và
nhân dân Trung Quốc.
Thanh tuyên bố, bốn điều phải tránh: đối đầu quân sự, đối đầu kinh tế, cô lập và phụ thuộc vào nước ngoài.
Thanh thừa nhận, lấy lại quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc đã đánh đuổi
quân đội miền Nam Việt Nam trong năm 1974) sẽ rất khó khăn, nhưng chúng
ta phải cố gắng, khéo léo, tránh một cuộc đụng độ trực tiếp. Chúng tôi
đã nói với người Trung Quốc, yêu cầu bồi thường lịch sử của chúng tôi
trên các quần đảo là tốt hơn so với của bạn. Hãy mang vấn đề ra Tòa án
Công lý Quốc tế. Nếu tòa phán quyết ngược lại đòi hỏi của chúng tôi,
chúng tôi sẽ chấp nhận điều đó.
Cuối cùng, Thanh đặc biệt nhấn mạnh sự liên quan giữa bài trình bày của
mình với các giáo sư, cán bộ giảng dạy. Ông khẳng định, những cuộc biểu
tình bất hợp pháp chống lại sự xâm lược của Trung Quốc không phục vụ cho
lợi ích của Việt Nam. Các kẻ thù của Việt Nam đã sử dụng vấn đề Biển
Đông để khuấy động sinh viên. Đã có quá nhiều cuộc biểu tình và ngay lúc
này cần phải dừng lại, ông lập luận.
Thành tuyên bố thẳng thừng, "Tất cả là từ các ban lãnh đạo nhà trường".
"Đảng hy vọng các đồng chí quản lý được sinh viên của mình Nếu chúng ta
thấy sinh viên từ các trường học của các đồng chí đang tham gia các cuộc
biểu tình, thì chắc chắn là các đồng chí có một vết nhơ trong hồ sơ của
mình".
David Brown - Asia Times
Lê Quốc Tuấn dịch Việt Ngữ
Nguyễn Đăng Hưng - Thử xét khía cạnh học thuật của bài giảng của PGS Đại tá Trần Đăng Thanh
Bài giảng về Biển Đông của Đại tá Trần Đăng Thanh dành cho lãnh đạo các trường Đại học Hà Nội đăng trên trang BS ngày 19/12/2012 vừa qua đã tạo ra một luồng dư luận cực kỳ sôi nổi nhưng rất không bình thường trong dân cư mạng Việt Nam.
Phần đông dư luận xoay quanh bài nói chuyện này là phản bác, chê bai, thậm chí mạt sát. Trên “Cơ quan ngôn luận của thông tấn xã vỉa hè” này đã có đến gần 500 lời bình, đại đa số là phản bác, chê trách đôi khi rất thậm tệ.
Trên blog của nhà văn Nguyễn Quang Lập có tới bốn bài
phản biện, xuất bản liên tục mà chỉ đọc tựa đề thôi đã thấy mức độ chê
trách phản đối lên cao như thế nào. Chính chủ nhân blog viết: “Khổ thân Tổ quốc XHCN”; Minh Diện viết: “ Nếu có ai làm nhục đảng, làm mất niềm tin vào đảng, thì đó chính là Đại tá, PGS-TS, nhà giáo “u tối” Trần Đăng Thanh”; Đoan Trang viết: “Bỗng dưng muốn khóc, Quỹ nghiên cứu Biển Đông ơi!”. Còn ông Hà Văn Thịnh, người đầu tiên có phản ứng trên Bauxite VN thì thẳng thừng: “Dốt nát như thế, giảng bài không xấu hổ sao?”. Tôi xin dừng lại ở đây vì kể thêm cũng chẳng ích lợi gì.
Trong bài bình luận ngắn này, tôi sẽ không trở lại nội
dung những tranh luận có tính chính trị mà bài nói chuyện “động trời”
này đã gây ra. Với tư cách một nhà giáo đại học, tôi xin độc giả lưu ý ở
đây một vài điểm trên khía cạnh học thuật.
Thuyết trình viên là một vị Phó giáo sư - Tiến sỹ, một
nhà giáo ưu tú, một chuyên gia thuộc Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng,
một chuyên viên của ban lãnh đạo của Đảng ủy khối đại học và cao đẳng.
Buổi nói chuyện lại được tổ chức cho lãnh đạo các trường đại học, cao
đẳng Hà Nội. Đặc biệt ta có thể chú ý đến việc thuyết trình viên nhắc
nhở nhấn mạnh đến sự hiện diện của các “Trưởng phòng công tác chính
trị, quản lý sinh viên, các đồng chí Bí thư Đoàn thanh niên và Chủ tịch
Hội sinh viên trong toàn khối”.
Thuyết trình viên tự giới thiệu mình là nhà tuyên giáo lão luyện, đã “ giảng bài tới bốn Hội nghị phật giáo Đại Cửu viện”, đã là thầy của các thầy “đội ngũ trí tuệ nhất của đất nước… Hiệu trưởng, Hiệu phó rồi các Bí thư Đảng ủy, các Trưởng phòng sinh viên”.
Không thể nghi ngờ gì nữa, đây là phản ứng chính trị của nhà cầm
quyền cao nhất trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn mà sự hung hăng ngang
ngược, bất chấp luật quốc tế của Trung Quốc tại Biển Đông Nam Á đã gây
phẫn nộ dữ dội trên mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam – từ nhân sỹ trí thức
lan qua nông dân bị chiếm đất phá nhà, dần dần thâm nhập vào giới sinh
viên học sinh. Hành động côn đồ của Trung Quốc đã đặt đảng cộng sản Việt
Nam trước một tình huống chính trị rất hiểm nghèo vì những chọn lựa
chính trị của đảng từ ngày phó hội Thành Đô với lãnh đạo Trung Quốc.
Như vậy Đại tá Trần Đăng Thanh đã nhận lãnh nhiệm vụ xung kích cao cấp trong mặt trận “đấu tranh trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng”, nhằm bẻ gãy những “luận điệu xuyên tạc kích động” của “thế lực thù địch” mưu toan khơi động “diễn tiến hòa bình”.
Thế thì về phương diện học thuật, nhân vật này đã thể hiện thế nào
khi phải cáng đáng một nhiệm vụ hệ trọng trong một tình huống nhạy cảm
như vậy?
Trước hết và điều rất rõ là tác giả không có kỹ năng sắp xếp
cho mạch lạc khúc chiết bài giảng của mình. Nó quá dài, lộn xộn, không
hấp dẫn, thiếu những thông tin cụ thể, khó gây chú ý cho người nghe. Bài
nói chuyện lòng thòng, đơn điệu, không có một nét châm biếm hay pha trò
rất cần thiết đối với một diễn giả đẳng cấp, một cán bộ tuyên truyền
cần rao giảng quan điểm chính trị khô khan khó hiểu của mình.
Và tôi không ngạc nhiên là có thính giả chịu hết nỗi phải lấy báo ra
đọc. Khi thấy như vậy, thay vì thuyết trình viên uyển chuyển cải tiến
cho thích hợp thì lại lớn tiếng trực tiếp trách móc thẳng thừng người
nghe trước mặt đông đủ quan khách – một thái độ tối kỵ khi phát biểu trước đám đông.
Chính thái độ này nói lên sự coi thường thính giả của diễn giả. Mà cử
tọa là đại diện cho trí tuệ cấp cao của thủ đô Hà Nội, trời ạ!
Điểm nổi bật thứ hai là bài nói chuyện phần lớn lạc đề. Tôi
không hiểu nổi, chủ đề về Biển Đông mà ông đại tá lại đem Triều Tiên và
Iran ra nói làm gì?! Hiện hai nước này có ăn nhập gì tới Biển Đông Nam
Á? Ngay cả vai trò của Liên bang Nga cũng chỉ là phụ thôi, như bán vũ
khí cho Việt Nam (và Trung Quốc) và tiếp tục hợp tác dầu khí với Việt
Nam. Tại sao ông không nhắc đến những nước nằm trong trục chính của vấn
đề như Philippines, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ? Rõ ràng là diễn giả đã
thiếu sót trầm trọng trong hiểu biết tổng quan về địa chính trị, không
đặt đúng vấn đề: Biển Đông trước nhất là biển của Đông Nam Á. Tại chỗ
này ông đại tá tỏ rõ trình độ hiểu biết thời sự còn kém hơn cả một người
dân Việt Nam bình thường chịu khó đọc báo mỗi ngày.
Điểm nổi bật nữa là ông không nắm trong tay những dữ liệu chính xác,
không tra cứu tài liệu trong thời đại Internet mà cả gan đưa ra những
con số, những sự kiện sai lạc một cách sơ đẳng rất dễ bị đối thủ cho đo
ván trên diễn đàn đó là một cuộc tranh luận. Những chi tiết này đều được
các tác giả phản biện đưa ra trong những bài tôi nhắc đến ở trên.
Ngay cả những quan điểm chính yếu mà ông muốn thính giả lĩnh hội như ca ngợi hòa hiếu nhường nhịn ông “anh bạn núi liền núi, sông liền sông, chung một Biển Đông, chung tình hữu nghị”, ”đã từng nhường cơm xẻ áo dành cho chúng ta”, thì
cùng một lúc lớn tiếng kể tội diệt chủng của Trung Cộng (sát hại 57,5
triệu dân Tàu), rồi đề cao Tào Tháo với quan điểm lật lọng mà ai cũng
biết: “ Thà ta mang tiếng hại người chứ đừng bao giờ để người hại ta”.
Thử hỏi ông bạn 16 chữ vàng bốn tốt Trung Quốc nghĩ gì về lãnh đạo Việt
Nam khi biết rõ ý nghĩ này? Phản ứng tức thì sẽ là ngược lại với việc
ông chờ đợi: họ sẽ khinh bỉ quan điểm của ông, họ sẽ bảo Việt Nam là bọn
đểu cáng, có bản chất phản trắc, một dạ hai lòng, đáng phải nhận thêm
bài học nữa… Mà phản ứng này thì Hoàn Cầu Thời Báo nói mỗi ngày, nhưng
có lẽ ông chưa bao giờ đọc được… Ở đây, ông đại tá không làm nhiệm vụ
tuyên giáo mà ông phản tuyên truyền!
Tương tự, với Mỹ ông cũng tự mâu thuẩn không kém. Ông lên gân: “Họ chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta, tội ác của họ trời không dung, đất không tha” sau khi đã khẳng định: “
Thế giới ngày nay, tất cả các quốc gia họ đều thuộc một câu là: không
có kẻ thù vĩnh viễn, họ sẵn sàng bắt tay với kẻ thù nhưng đạt được mục
đích quốc gia của họ”. Như vậy, không thích nói ra, nhưng ông đã vô
tình cho thấy là thời thế đã thay đổi, chiến tranh lạnh đã kết thúc với
chiến thắng thuộc về Mỹ. Nay Hoa Kỳ trở lại Châu Á Thái Bình Dương với
sự chào đón của toàn bộ các nước Đông, Nam và Đông Nam Á trong đó có cả
Việt Nam vì phù hợp với quyền lợi Việt Nam trước mắt.
Nhưng khi vị đại diện tuyên giáo Việt Nam lớn tiếng sau gần 40 năm
kết thúc chiến tranh để tiếp tục lên án Mỹ một cách mạnh mẽ và lộ liễu
như vậy, ông đã đi ngược lại với xu thế chính trị hiện đại, đi ngược lại
với chính sách ngoại giao “là bạn của các nước” của chính phủ Việt Nam. Cho nên đối với Mỹ ông cũng mắc lỗi phản tuyên truyền!
Có hai việc ông thành công, nhưng theo hướng ngược! Ông ca ngợi hai
nước độc tài toàn trị đang đứng ngoài lề cộng đồng thế giới văn minh: Đó
là Bắc Triều Tiên đói khổ, hiếu chiến, với quốc sách phong kiến đỏ, cha
truyền con nối và Iran với ý thức hệ giáo điều Hồi Giáo của thời Trung
Cổ. Ông đã không ngần ngại bảo là phải học hỏi Triều Tiên vì như vậy mới
có huy chương Olympic!
Việc thứ hai là ông răn đe không chút tế nhị: “Nếu trường đại học
nào còn để sinh viên tham gia biểu tình bất hợp pháp trước hết khuyết
điểm thuộc về các đồng chí Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu trường đó, trước
hết thuộc về Bí thư Đảng ủy – phòng quản lý sinh viên của trường Đại
học đó”.
Tóm lại, lãnh đạo đảng có lẽ phải đi đến kết luận là việc chọn lựa
Đại tá Trần Đăng Thanh đứng ra bắt đầu đợt tuyên truyền để lấy lại uy
tín sau những hệ lụy quá trầm trọng mất hết chính danh chính trị vì sự
phản bội hung hăng quá mức chờ đợi của anh bạn to xác phương Bắc, là một sai lầm chết người.
Không ai có chút hiểu biết, có chút thông tin, không nhận ra là buổi
nói chuyện của ngài đại tá là cực kỳ phản cảm trong mọi khía cạnh. Đến
đây, một câu hỏi đương nhiên được đặt ra: Một Phó giáo sư - Tiến sỹ, một
nhà giáo ưu tú của Việt Nam sao lại có thể như thế nhỉ?
Nhưng cũng có người khác chứ, chẳng cần là ưu tú, chẳng có học vị học hàm nổi bật nào cả. Đó là thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn
trong bài phát biểu tại Hội nghị Việt kiều lần thứ 2 tại Sài Gòn tháng
10 vừa qua. Cũng vì cảm nhận giá trị của bài phát biểu mà để nghe cho
rõ, tôi đã từ bỏ ghế ngồi hàng dưới để lần lần lên ngồi tại hàng ghế đầu
và sau đó chụp hình chung với vị tướng này.
Quân đội là của nhân dân Việt Nam mà.
Và trong quân đội làm sao có thể không có người mà nhân dân tin cậy, mong chờ?
Bỉ quốc sau tận thế một ngày: ngày 22/12/2012
GS Nguyễn Đăng Hưng
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Đỗ Bá Quyền - Chấm dứt sự lợi dụng của ngành công an
Truyền thông đưa tin một “hiệp sĩ” bị khởi tố, bắt tạm giam vì gây tai
nạn giao thông trong khi đuổi bắt cướp. Nạn nhân của vụ tai nạn, người
bị thương tật 31%, nói rằng nếu “hiệp sĩ” đền 60 triệu sẽ làm đơn bãi
nại. Trên thực tế, gia cảnh vị “hiệp sĩ” ở Bình Dương này quá nghèo để
có thể lo được số tiền lớn ấy. Truyền thông cũng mô tả “hiệp sĩ” 22 tuổi
gốc người Sóc Trăng phải “bỏ bạn gái lại và phóng theo đuổi cướp”. Bày
tỏ trên truyền thông, các đồng môn sư huynh đệ “hiệp sĩ” trong Đội Phòng
chống tội phạm nói “mong cơ quan tố tụng xem xét cho anh ấy được tại
ngoại để có cơ hội đón tết cổ truyền cùng gia đình, bạn bè”.
Tình huống trên khiến ngành công an lâm cảnh khó xử khi cách đây không
lâu một vị tướng công an tuyên dương các “hiệp sĩ” vì công trạng bắt
cướp. Ông này cũng nói “nên nhân rộng mô hình 'hiệp sĩ' vì mô hình này
giúp xã hội an ninh hơn”. Động thái của ngành công an là sự cổ súy lớn
đối với những thanh niên ở Bình Dương có tinh thần “hành hiệp trượng
nghĩa” vô cùng đáng quý. Tuy nhiên, vị tướng ngành công an, trong niềm
hưng phấn, quên rằng bắt cướp là việc của ngành mình, và các “hiệp sĩ”
chỉ là những dân thường trơn tru không được luật pháp thừa nhận và bảo
hộ nhiệm vụ bắt cướp. Ngay cả tên gọi “Đội phòng chống tội phạm” cũng
không hề thể hiện bất kỳ ý nghĩa nào có liên quan đến hoạt động bắt
cướp, bởi loại “đội” tự phát này chỉ có thể hợp tác với ngành công an về
thông tin giúp phòng chống tội phạm mà thôi.
“Hiệp sĩ” đang phải xộ khám vì hành động hiệp nghĩa chắc đang đau đớn và
ê chề bởi anh đã đẩy gia đình, người thân và chính bản thân mình vào
cảnh trớ trêu. Càng e chề hơn khi công an, những người mà anh đã làm
thay việc của học bởi danh xưng “hiệp sĩ”, khó lòng giúp ngược lại anh
vì “luật là luật”. Những đồng môn sư huynh đệ của “hiệp sĩ” xộ khám, có
lẽ cũng đang nhìn lại những nỗ lực mình đang thực hiện vì bầu máu nóng,
với câu hỏi “có nên tiếp tục làm 'hiệp sĩ' không?”
Đã đến lúc ngành công an nên chấm dứt sự lợi dụng bầu máu nóng, tinh
thần hành hiệp trượng nghĩa của người dân trong sứ mệnh bảo vệ an ninh
xã hội của mình. Xây dựng “mặt trận” phòng chống tội phạm trong dân là
chuyện nên làm. Song, cung cấp thông tin và trực tiếp đuổi bắt cướp là
hai hành động hoàn toàn khác nhau. Với người dân, với “hiệp sĩ”, cung
cấp thông tin là đủ.
Dĩ nhiên, các “hiệp sĩ” vẫn có cơ hội thể hiện bản thân mình trong vai
trò “thám tử”, có thể phiêu lưu đầy hứng khởi khi âm thầm điều tra, nếu
muốn tiếp tục giúp công an, giúp người dân.
Đỗ Bá Quyền(Dân luận)
Rót nước không trừ cặn...
Một thủ trưởng, một giám đốc sở là người đại diện cho nhà nước, luôn nói
về "tính nhân văn", "tình nghĩa" mà “truy sát” một nhân viên của mình
đến đường cùng thì đúng là không ra gì!
Báo Tuổi Trẻ đưa tin một vụ "truy sát" hy hữu. Trong ca trực bảo vệ tại một trung tâm thuộc Sở LĐTBXH tỉnh Thái Nguyên, ông Phạm Văn Mạnh (57 tuổi) đã sơ hở để kẻ gian vào bếp lấy cắp 13 cái xoong. Ông Mạnh đã mua xoong nồi mới trả cho nhà bếp. Vậy mà giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh đã ra quyết định kỷ luật ông với hình thức buộc thôi việc.
Trời, sao người lao động bị đuổi dễ thế? Tất nhiên ông Mạnh kiện và tòa đã hủy quyết định buộc thôi việc. Ông Mạnh nhận sổ về hưu được một thời gian, giám đốc sở chủ quản này vẫn tiếp tục ra một quyết định buộc thôi việc khác (!).
Cái vụ này đã có tên gọi, gọi là “truy sát”. Trong trường hợp nhẹ hơn, cha ông ta thì nói là "rót nước không trừ cặn". Cả hai đều đúng để chỉ một hành vi hay chủ trương thù vặt và tiểu nhân, không xứng đáng với một con người bình thường, chưa nói tới một cơ quan nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Trong thế giới động vật, dữ nhất là hổ và sư tử. Đến mùa động dục, các con đực tranh con cái để giao phối, chúng phải đánh bại kẻ thù. Nhưng không con sư tử nào truy sát tình địch cho đến chết, chúng chỉ đuổi đi mà thôi. Trong đạo lý làm người văn minh, nước nào cũng có luật không giết hay tra tấn tù binh, những kẻ đang trong tay mình. Với kẻ thù thì như thế. Với bạn bè, hàng xóm, người thân quen hay nhân viên trong tay mình, sự đối xử càng phải ôn hòa, có tình có lý, có đạo đức.
Rót chén nước cũng phải biết trừ cặn. “Truy sát” khi người ta ngã ngựa là một trong những hành vi nhẫn tâm khó có thể chấp nhận. Một thủ trưởng, một giám đốc sở là người đại diện cho nhà nước, luôn nói về "tính nhân văn", "tình nghĩa" mà “truy sát” một nhân viên của mình đến đường cùng thì đúng là không ra gì!
Họ đã chống quyết án của tòa án tối cao. Họ đã không giấu được trái tim đen khi bất chấp luật pháp, lý lẽ, đã ra quyết định buộc thôi việc khi người ấy đã về hưu, không còn là viên chức của mình nữa. Cái này nếu không coi là thù vặt thì gọi là cái gì?
Nghe ông Mạnh nói, ông bị "truy sát" vì ông thường tố cáo chống lại tiêu cực, tham nhũng của lãnh đạo cơ quan. Không biết ông Mạnh nghĩ vậy có đúng hay không, sự việc có thật như thế hay không. Nhưng người bình thường cũng có thể tự hỏi: Chỉ mất 13 cái soong - nhôm chưa đến triệu bạc mà dồn một đồng sự, đồng chí của mình vào chỗ cùng đường, tất phải có duyên cớ sâu xa chi đây? Mong sự thật sẽ được sáng tỏ để ít nhất cũng để lại một bài học về đạo lý làm người, tư cách một người lãnh đạo.
Nguyễn Quang Thân
(Dân Việt)
Báo Tuổi Trẻ đưa tin một vụ "truy sát" hy hữu. Trong ca trực bảo vệ tại một trung tâm thuộc Sở LĐTBXH tỉnh Thái Nguyên, ông Phạm Văn Mạnh (57 tuổi) đã sơ hở để kẻ gian vào bếp lấy cắp 13 cái xoong. Ông Mạnh đã mua xoong nồi mới trả cho nhà bếp. Vậy mà giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh đã ra quyết định kỷ luật ông với hình thức buộc thôi việc.
Trời, sao người lao động bị đuổi dễ thế? Tất nhiên ông Mạnh kiện và tòa đã hủy quyết định buộc thôi việc. Ông Mạnh nhận sổ về hưu được một thời gian, giám đốc sở chủ quản này vẫn tiếp tục ra một quyết định buộc thôi việc khác (!).
Cái vụ này đã có tên gọi, gọi là “truy sát”. Trong trường hợp nhẹ hơn, cha ông ta thì nói là "rót nước không trừ cặn". Cả hai đều đúng để chỉ một hành vi hay chủ trương thù vặt và tiểu nhân, không xứng đáng với một con người bình thường, chưa nói tới một cơ quan nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Trong thế giới động vật, dữ nhất là hổ và sư tử. Đến mùa động dục, các con đực tranh con cái để giao phối, chúng phải đánh bại kẻ thù. Nhưng không con sư tử nào truy sát tình địch cho đến chết, chúng chỉ đuổi đi mà thôi. Trong đạo lý làm người văn minh, nước nào cũng có luật không giết hay tra tấn tù binh, những kẻ đang trong tay mình. Với kẻ thù thì như thế. Với bạn bè, hàng xóm, người thân quen hay nhân viên trong tay mình, sự đối xử càng phải ôn hòa, có tình có lý, có đạo đức.
Rót chén nước cũng phải biết trừ cặn. “Truy sát” khi người ta ngã ngựa là một trong những hành vi nhẫn tâm khó có thể chấp nhận. Một thủ trưởng, một giám đốc sở là người đại diện cho nhà nước, luôn nói về "tính nhân văn", "tình nghĩa" mà “truy sát” một nhân viên của mình đến đường cùng thì đúng là không ra gì!
Họ đã chống quyết án của tòa án tối cao. Họ đã không giấu được trái tim đen khi bất chấp luật pháp, lý lẽ, đã ra quyết định buộc thôi việc khi người ấy đã về hưu, không còn là viên chức của mình nữa. Cái này nếu không coi là thù vặt thì gọi là cái gì?
Nghe ông Mạnh nói, ông bị "truy sát" vì ông thường tố cáo chống lại tiêu cực, tham nhũng của lãnh đạo cơ quan. Không biết ông Mạnh nghĩ vậy có đúng hay không, sự việc có thật như thế hay không. Nhưng người bình thường cũng có thể tự hỏi: Chỉ mất 13 cái soong - nhôm chưa đến triệu bạc mà dồn một đồng sự, đồng chí của mình vào chỗ cùng đường, tất phải có duyên cớ sâu xa chi đây? Mong sự thật sẽ được sáng tỏ để ít nhất cũng để lại một bài học về đạo lý làm người, tư cách một người lãnh đạo.
Nguyễn Quang Thân
(Dân Việt)
Lý tưởng sổ hưu
Nguyễn quang Lập
Minh họa của TD
Thế là tận thế tận théo cũng đã qua. Trò lừa bịp cũ mèm vẫn có cả tỉ người tin hèn gì chế độ độc tài này sụp đổ, chế độ độc tài khác ngoi lên vẫn có người theo, mà theo rất đông, khốn thế. Bây giờ thử hỏi dân Bắc Triều mà xem, bảo đảm không dưới 70% số người yêu chế độ đến mụ mẫm, coi cha con dòng họ Kim như thánh.
Thế mới biết mất gì chứ mất niềm tin là hơi bị khó.
Ấy thế mà xứ mình khắp nơi đều kêu mất niềm tin. Nhà văn Thùy Linh còn bảo ” tận thế niềm tin”: “Mình tin xã hội chúng ta lâu nay đã bước vào chu kì tận thế: sự tận thế của niềm tin, niềm vui sống. Những gì tạo nên một cuộc sống hạnh phúc, bác ái, công bằng, yêu thương…đã bị hủy diệt bởi sự công phá của thói dối trá, vô liêm sỉ, trơ trẽn. Gương mặt quĩ dữ lên ngôi làm thành gương mặt thời đại, không còn giấu trong bóng tối mà hiển lộ khắp nơi, công khai, nhơ nhớp“.
Bác XYZ ( bác vốn làm to, không dám ghi tên thật) là người chín chắn điềm đạm trí lự phi thường, bác suốt đời theo cách mạng, sáng cách mạng trưa cách mạng chiều cách mạng, tưởng tối bác về ôm đít vợ té ra bác vẫn cách mạng như thường. Kinh. Nay bác XYZ gia nhập vào lực lượng sổ hưu, còn lực lượng này làm sao niềm tin đến ngày tận thế? Ấy mà bỗng dưng bác XYZ rất thích ý tưởng ” Tận thế niềm tin” của Thùy Linh, bác viết hẳn cả status để khen. Sao thế nhỉ, sao lạ thế nhỉ?
Chợt nhớ ông đại tá Trần Đăng Thanh đem cái sổ hưu làm cái cần câu bảo vệ cái Tổ quốc XHCN*. À hiểu rồi hiểu rồi, đến như bác XYZ còn đồng ý với Thùy Linh về cái sự tận thế niềm tin thì cầm chắc có 70% lực lượng sổ hưu cũng đã mất niềm tin, có khi nhiều hơn.
Nhưng liệu sổ hưu câu được mấy người? Cùng lắm có chục triệu người có sổ hưu, còn tám chục triệu người lấy gì mà câu đây? Vả, trong chục triệu người kia có mấy người cần đến cái sổ hưu của ông Trần Đăng thanh, họ cần Đảng, Nhà nước thay đổi tư duy chứ thiết gì cái sổ hưu rẻ mạt đó. Đem sổ hưu ra câu chẳng những không câu được mà còn làm nhục người ta, có phải dại không, ngu không?
Nhưng người ta không dại cũng chẳng ngu, họ biết cả, chẳng qua bí mà thôi. Sở dĩ người ta giương cao sổ hưu làm lý tưởng vì biết chắc chẳng có lý tưởng nào hấp dẫn dân ta nữa. Bí rồi, khi đem sổ hưu ra làm cứu cánh là bí lắm rồi.
Này hỡi lý tưởng sổ hưu, liệu mi có cứu được Tổ quốc XHCN của mi không?
Ôi thương thay!
NQL
…………….
* Về khái niệm Tổ quốc XHCN bọ Lập đồng ý cái rụp ý kiến của bác Dong Phung Viet: Trên đời này không có cái gọi là “Tổ quốc XHCN” chỉ có “Nhà nước XHCN” thôi.
Giao thông: Kẻ giết người thầm lặng tại Việt Nam
Tại
Việt Nam, sự bùng phát của bệnh tả, sốt xuất huyết hoặc bệnh chân tay
miệng không còn là một vấn đề mới. Năm ngoái, dịch bệnh chân tay miệng
đã giết chết hàng trăm trẻ em. Tuy nhiên, còn một kẻ giết người bí ẩn
nữa tại Việt Nam: đó là việc lái xe. Thường được gọi là “đại dịch tiềm
ẩn”, việc lái xe đang dần trở nên ngày càng nghiêm trọng khi dẫn đến
những hậu quả chết người.
Tai nạn giao thông là một vấn đề cấp
bách ở Việt Nam. Khoảng 95% các phương tiện giao thông được đăng ký là
xe máy hoặc xe tay ga. Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của nước này
trong vài thập kỷ qua đồng nghĩa với việc đường sá và cảnh sát giao
thông không theo kịp với số lượng phương tiện lưu thông ngày càng gia
tăng.
Quốc gia này có tỷ lệ tử vong do tai
nạn giao thông rất cao, tuy vậy rất khó để biết chính xác được có bao
nhiêu ca tử vong liên quan đến giao thông vì các dữ liệu đáng tin cậy
vẫn còn rất ít. Bộ Công an báo cáo hơn 11.000 ca tử vong trong năm
2010, nhưng sổ sách đăng ký của Bộ Y tế
thường thu thập thông tin thông qua hệ thống bệnh viện – liệt kê có
khoảng 15.464 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, những con số này có thể vẫn
còn sai sót so với hiện trạng thực tế của vấn đề. Ngoài ra, có một số nguồn tin khác chỉ ra rằng các dữ liệu chính thức vẫn thấp hơn số lượng thực tế đến 30%.
Đã có một số nỗ lực để cải thiện tính
an toàn mặc dù việc này mang lại các kết quả khác nhau. Ví dụ, trong
năm 2007, luật đội mũ bảo hiểm đã được áp dụng đối với các quan chức
chính phủ và mở rộng cho toàn bộ người dân vào đầu năm 2008. Một số
luật tương tự đã được thử nghiệm trước đó, tuy nhiên số đó rất ít có
hiệu lực. Người điều khiển xe máy vẫn tiếp tục như cũ và có rất ít sự
can thiệp của chính phủ. Ngoài ra, trẻ em dưới 14 tuổi được miễn các
quy định này. Hầu hết mũ bảo hiểm có sẵn ở thị trường trong nước được
làm bằng loại nhựa rẻ tiền và chất lượng thấp, không đảm bảo an toàn
cho người sử dụng.
Jonathan Passmore thuộc Tổ chức Y tế
Thế giới tại Hà Nội đã làm việc nhiều năm về các vấn đề an toàn giao
thông tại Việt Nam. Ông ước tính rằng 80% mũ bảo hiểm không đáp ứng các
tiêu chuẩn chất lượng quốc gia.
“Do thiếu thông tin trong các nguồn dữ
liệu chính thức đối với những người sử dụng mũ bảo hiểm bị tử vong khi
tham gia giao thông nên chúng tôi chưa thể định lượng tác động của luật
đội mũ bảo hiểm năm 2007 lên các vụ tai nạn gây tử vong và bị thương ở
những người lái xe gắn máy và hành khách tham gia giao thông”, ông
Passmore khẳng định với tờ báo The Diplomat qua email.
Tuy nhiên, ông không thừa nhận rằng có
thể có một mối liên kết nhỏ giữa luật mũ bảo hiểm có hiệu lực và tỷ lệ
giảm nhẹ các trường hợp tử vong liên quan đến giao thông trong những
năm gần đây. Ông cũng có hy vọng rằng các dữ liệu đáng tin cậy hơn sẽ
được đưa ra vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, luật đội mũ bảo hiểm sẽ
không thể giải quyết tất cả các vấn đề giao thông trong nước. Ví dụ như
một vấn đề khác nữa là chất lượng kém của đội ngũ công an giao thông,
được biết đến nhiều qua việc đưa ra các hình thức phạt tiền tại chỗ
không chính thức hơn là qua việc điều tiết giao thông một cách có hệ
thống và hiệu quả. Điều này không chỉ làm xấu đi hình ảnh của công an
trong công chúng, mà còn khiến cho các tài xế coi nhẹ quy tắc an toàn
giao thông khi nhận thức được tình trạng bất chấp của việc thực thi
pháp luật. Đó không phải là việc hiếm hoi khi các tài xế vô tư đi sai
hướng vào đường một chiều.
Theo ông Passmore thì lái xe quá tốc độ
và say rượu cũng góp phần đáng kể vào các ca tử vong ở Việt Nam, nhưng
với lượng dữ liệu ít ỏi hiện có thì thật khó để xác định chính xác
tình trạng phổ biến của vấn đề. Ở Việt Nam, giới hạn cho phép là 0,08%
tỷ lệ nồng độ rượu trong máu. Mặc dù luật mới được nhằm vào hiện tượng
lái xe khi say rượu, tuy nhiên, việc thực thi vẫn còn rất kém hiệu quả.
Vào tháng Bảy vừa qua, tình trạng này
đã được nhấn mạnh khi một người Mỹ sống ở Hà Nội trong nhiều năm đã làm
xôn xao làng báo chí khi ông bắt đầu dừng các xe máy vi phạm luật giao
thông, chẳng hạn như đi sai hướng trên đường một chiều. Ông đã tiến
hành hình thức xử phạt của công an chức năng trong khi vụ việc được ghi
lại bởi Báo Tuổi Trẻ. Việc này nhanh chóng thu hút rất nhiều sự chú ý
trên mạng và tin tức ngay sau đó đã được dịch sang tiếng Anh.
Điều thú vị là việc này đã xuất hiện ý kiến trái chiều giữa những người Việt và người nước ngoài
sống tại Việt Nam: nhiều người nước ngoài với tư cách là khách tại
Việt Nam cho rằng người đàn ông trên không nên can thiệp vào vấn đề
này. Tuy nhiên, người dân nước này lại bày tỏ thái độ tích cực, và chỉ
ra tình trạng giao thông hiện nay đang xuống cấp ra sao và sự bất cẩn
của các tài xế.
nguyen nghia chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Bridget O’Flaherty, The Diplomat
© Bản tiếng Việt TCPTTư cách của những ông Hoàng Trung Cộng
Bộ Chính trị mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc đứng hàng ngang, được công
bố cho công chúng vào ngày 15: (LR) Trương Cao Lệ, Lưu Vân Sơn, Trương
Đức Giang, Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Du Chính Thanh và Vương Kỳ Sơn.
Năm trong số bảy là những ông Hoàng. (Lintao Zhang / Getty Images)
Không phải tất cả các ông Hoàng đỏ đều luôn luôn giống như nhau. Những con cháu (scions)
hâu duệ của cách mạng cộng sản Trung Quốc bây giờ đứng thứ năm trong Ủy
ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan cầm quyền đứng đầu của Đảng Cộng
sản Trung Quốc (ĐCSTQ), gồm cả ông xếp đảng Tập Cận Bình (Xi Jinping).
Sự khác biệt trong số đó, cũng như làm thế nào họ tương tác với các lực
lượng chính trị lớn khác trong Đảng Cộng sản, Đoàn Thanh Niên Cộng sản -
có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của lãnh đạo cầm quyền trong nhiều năm
tới.
Các ông Hoàng đó gồm hai loại chính, theo Shi Zangshan, theo một nhà phân tích Trung Quốc có trụ sở tại Washington: Loại "quý tộc đỏ", có cha tham gia Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trước khi lên nắm quyền ở Trung Quốc vào năm 1949, những người tự cho mình có một nghĩa vụ mạnh mẽ duy trì việc cai trị của cộng sản.
Mặc dù quý tộc đỏ không lớn về số lượng, họ có sức mạnh chính trị và tài chính mạnh mẽ, họ đi dẫn đầu và ở trung tâm đầu não trong số các ông Hoàng, Shi nói.
Các ông hoàng cũng bao gồm các con cái của những quan chức cao cấp ĐCSTQ mới mọc lên sau khi ĐCSTQ thiết lập triều đại; họ ít tập trung về chính trị, và "về cơ bản họ là tư bản" và theo cơ hội chủ nghĩa, Shi nói.
Các Ông Hoàng thuộc cả hai loại đã có thể áp đảo thống trị thế giới chính trị của Trung Quốc một thời gian dài trước đây, nếu cựu lãnh đạo Đặng Tiểu Bình vào cuối năm 1970 không nâng đỡ ủng hộ Hồ Diệu Bang, một cán bộ đoàn thanh niên, mà sau này lên nắm chức chủ tịch nhà nước, thực thi cải cách kinh tế.
Hồ Diệu Bang, và nhiều cán bộ Đoàn Thanh niên mà ông ta nâng đở, trở thành một lực lượng chính trị mới, thường được gọi là "tuanpai", hoặc phe Đoàn Thanh niên. Khả năng hiển thị của phe này lên đến đỉnh điểm Khi Hồ Cẩm Đào trở thành nhà lãnh đạo Đảng.
Phe Đoàn Thanh niên kể từ khi đã trở thành một thế lực cạnh tranh lớn, nếu không phải là đối thủ của những ông Hoàng tử. Thông thường họ mọc lên từ hạ tầng cơ sở, các quan chức Đoàn Thanh niên đã chịu thủ vai không quan trọng và thận trọng trong khi leo lên bậc thang từng bước một. Giống như Hồ Cẩm Đào, họ thường có một khuôn mặt tỉnh táo không lộ vẻ xúc động và các bài phát biểu công khai của họ có chứa vài từ hoặc cử chỉ gây tình cảm.
Thế hệ cuối cùng của các lảnh đạo Đảng là hầu như tất cả các nhà kỹ trị, kỹ sư được đào tạo như Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo. Đường dẫn kỹ là phổ biến ở các nước cộng sản, theo Shi Zangshan. "Họ đặc biệt chỉ chăm sóc những 'rò rỉ' và các bộ phận rời thay thế của hệ thống. Họ không coi các vấn đề cấu trúc hệ thống như là trách nhiệm của họ", ông nói trong một cuộc phỏng vấn với New Epoch Weekly.
Nhóm cầm quyền mới sẽ rất khác so với các bậc tiền nhiệm của họ theo nhiều phương diện.
"Các ông Hoàng tin rằng sự đóng góp của cha mình cho chế độ sẽ tự nhiên cho họ thừa hưởng được quyền lực, Chu-Cheng Ming, Giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học Quốc gia Đài Loan nói với New Epoch Weekly. Trình độ hiểu biết, giáo dục của họ, kinh nghiệm đời sống, và cuộc sống được hưởng đặc quyền đặc lợi cho các ông Hoàng tư cách cá nhân và phong cách lãnh đạo khác nhau", Minh nói.
Wang Dan, cựu sinh viên lãnh đạo của phong trào ủng hộ dân chủ 1989, nêu ra bốn đặc điểm khác nhau sở hữu bởi nhiều ông Hoàng đỏ, nói tại một cuôc hội thảo ngày19 tháng Mười một tại Đài Bắc, Nov. 19 seminar in Taipei.
Đầu tiên, họ rất xúc động. Điều này được thể hiện nơi cựu Ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai, viên chức vô liêm sĩ, người đã tát vào mặt của Wang Lijun [ cựu cảnh sát trưởng và cánh tay phải của y], Wang Dan nói.
Thứ hai, họ có xung đột nghiêm trọng giữa các phe phái. "Các ông Hoàng mang theo hành trang lịch sử của thế hệ cũ, và đã thừa hưởng tình thương và lòng thù hận của cha mẹ", Wang nói, lưu ý rằng ĐCSTQ đang phải đối mặt với những đấu đá nội bộ tồi tệ nhất giữa các phe phái trong số các lãnh đạo cấp cao.
Thứ ba, họ có một khuynh hướng mạnh mẽ hơn đối với "những thực hiện chính trị". Wang nói sự ra mắt của nhà lãnh đạo mới, Tập Cận Bình (Xi Jinping) và các thành viên Uỷ ban thường vụ, là một tuồng chính trị cổ điển. "Ông ấy nói về hạnh phúc của người dân và đặt người dân lêntrên Đảng. Phô trương một màn như thế này để chứng minh họ quan tâm đến người dân là một chiến thuật điển hình của các ông Hoàng ", Wang nói.
Thứ tư, họ dẫn đầu không che đậy những đặc điểm cá nhân mạnh mẽ. Không giống như các quan chức trơ trơ của Đoàn Thanh niên, những người cực kỳ thận trọng và luôn luôn do dự trong những bước tiến lớn trong cả hai chiều, (cả bên này hay cả bên kia) các ông Hoàng đỏ thường có tính cách lập dị.
Một ví dụ là Vương Kỳ Sơn, một trong các thành viên Uỷ ban Thường vụ và con rể của cựu lãnh đạo cao cấp Yao Yilin.
Trong số nhiều những giai thoại về Wang là việc đòi hỏi bất thường của ông khi đến thăm các nước ngoài: Ông yêu cầu khách sạn chuẩn bị một chiếc giường gỗ đóng váng cho ông, và nại cớ hút thuốc trong phòng của mình ngay cả khi chuông báo cháy tắt.
"Những nét đặc thù như vậy sẽ làm phát sinh nhiều bộ mặt chính trị đặc biệt ở Trung Quốc và số lớn hơn nhiều những biến cố bất ngờ trong hàng ngũ các lãnh đạo cấp cao", Wang Dan nói.
Nguồn:
- La personnalité des «princes rouges» de Chine [http://www.epochtimes.fr/front/12/12/7/n3507574.html]
-Bài tham khảo:
-Công bố Các nhà lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc http://vietdaikynguyen.com/v2/world/1711--cong-bo-cac-nha-lanh-dao-moi-cua-dang-cong-san-trung-quoc-
-Ban Lãnh Đạo Mới của Bắc Kinh Báo Hiệu Chấm Hết cho Cải Cách http://vietdaikynguyen.com/v2/china/1713-ban-lanh-dao-moi-cua-bac-kinh-bao-hieu-cham-het-cho-cai-cach
-Ban Lãnh Đạo Mới của Bắc Kinh Báo Hiệu Chấm Hết cho Cải Cách
-Trưởng lão Lảnh đạo Đảng xuất hiện trở lại trong báo chí
-Tập Cận Bình: Đảng Cộng sản Trung Quốc là nơi tập trung mọi thối nát
-Ông Hoàng đỏ: «princes rouges»
-Quý tộc đỏ: «les aristocrates rouges» (red aristocrats)
-Thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị:
Tập Cận Bình , Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)
Lý Khắc Cường, Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Trương Đức Giang, Bí thư Đảng ủy Trùng Khánh
Lưu Vân Sơn, Giám đốc của các bộ phận tuyên truyền Du Chính Thanh, Bí thư Đảng ủy Thượng Hải, Giám đốc Cục tuyên truyền
Vương Kỳ Sơn, Bí thư, Ủy ban Kỷ luật và Kiểm tra Trung ương
Du Chính Thanh, Lưu Vân Sơn
Trương Cao Lệ, Bí thư Đảng ủy, Thiên Tân
Thân thể suy tàn của của nhà độc tài không còn có thể giữ kín được nữa: Khi Mao tiếp Thủ tướng Pakistan Bhutto vào ngày 27 tháng 5 năm 1976, ông ấy đã bị liệt. Ảnh: GEO Epoche.
Cay Rademacher
Phan Ba dịch
Thứ Bảy, ngày 31 tháng 1, Trung Nam Hải: báo động cho quân đoàn 8341. Lửa cháy và tiếng súng bắn trước nhà của Chủ tịch Mao! Những người lính cầm súng lao vào, căng thẳng, rồi báo động được bãi bỏ: năm mới của Trung Quốc sắp đến, và một vài người phục vụ cho Mao muốn làm cho ông ấy vui bằng cách đốt pháo – nhưng lại quên báo cáo trước cho lính canh nên những người này đã lo sợ một vụ mưu sát. Sau khi mọi việc đã rõ, những người lính và nhân viên phục vụ đã chạy tụ tập đến đấy lại lui về.
Thế nhưng bây giờ có một tin đồn xấu được lan truyền đi, lúc đầu là trong Trung Nam Hải, rồi đến trên đường phố Bắc Kinh: đã từ lâu, Mao không còn đánh giá cao Chu Ân Lai nữa và đã ăn mừng cái chết của ông ấy bằng cách đốt pháo. Năm con rồng bắt đầu trong một bầu không khí nghi kỵ.
Bây giờ, Mao hầu như không còn ở trong ngôi biệt thự của ông ấy nữa, mà ở trong một nhà tắm. Nhà đấy trước đây đã được xây cho tất cả các cán bộ cao cấp trong Trung Nam Hải, thế nhưng ngay từ những năm 1950, không còn ai trong số họ dám quấy rối những đường bơi của nhà yêu chuộng bơi lội Mao nữa. Thời gian sau này, các gian phòng ở, tiếp khách và làm việc được xây thêm vào, thì thế nên ngôi nhà tắm đấy thật ra là ngôi nhà tư nhân của Chủ tịch.
Mao trong cuộc sống cá nhân được che chắn hết sức kỹ lưỡng của ông ấy là một sự pha trộn giữa nhà quê và học giả, nhà chiến thuật lắm mưu mẹo và người lập dị kỳ lạ. Ông ấy có nhiều điểm chung với những nhà cai trị của các triều đại hoàng đế đã suy tàn từ lâu hơn là với những tổng bí thư Đảng tầm thường của phần lớn các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác.
Một người như vậy không cần phải tuân theo một lịch hẹn nào cả. Mao làm việc, ăn và ngủ tùy theo ý mình, nhân viên của ông ấy đã quen với việc nửa đêm bị gọi vào chỗ ông ấy – hay gọi đến điểm tận cùng của Trung Quốc, vì viên Chủ tịch hay thích tự phát đi xuyên qua đất nước trong một đoàn tàu đặc biệt, khiến cho các thư ký, nhân viên phục vụ, người chăm sóc sức khỏe và cảnh sát an ninh của ông ấy rối loạn cả lên.
Ông ấy thích các món ăn được xào nấu với nhiều dầu, trà đậm, thuốc lá “555″ của Anh. Xem phim võ hiệp và các phim khác từ Đài Loan và Hongkong trong một gian sảnh được xây riêng cho việc này, những cuốn phim mà bị cơ quan tuyên truyền của Đảng công khai nguyền rủa.
Phòng làm việc với bàn viết, ghế và giá sách chỉ được dùng để đặt hình ảnh lên, vì ông hoàng đế đỏ thích làm việc nhất là trên chiếc giường khổng lồ của ông ấy hay ở cạnh bể bơi, nơi ông ấy đọc không biết bao nhiêu là tài liệu và bình luận bằng những dòng ghi chú ngắn, thỉnh thoảng viết những bài văn dài hay cùng với những người thân cận phác thảo các chiến dịch mới.
Thường trong lúc đó ông ấy không mặc gì nhiều hơn là một chiếc áo choàng tắm. Ông chỉ mặc bộ complê của mình trong những dịp duyệt binh, đón tiếp chính thức khách nhà nước hay ở các sự kiện chính thức khác. Cận vệ phải mang giày trước cho ông.
Có không biết bao nhiêu là “công nhân văn hóa” mà ông ấy đã “thư giãn” với họ trong những năm dài. Thiếp hầu của ông ấy hầu hết đều là những cô gái trẻ ít học từ nông thôn, những người được cơ quan an ninh điều tra về mặt chính trị và rồi dẫn đến cho ông. Họ là những người phục vụ trong chiếc tàu hỏa xa xỉ mà Mao đi xuyên qua Trung Quốc với nó, hay những người đi theo một dàn nhạc, những người mời Đại Chủ tịch khiêu vũ cho tới chừng nào mà ông ấy chọn một người trong số họ tại các buổi hòa nhạc bí mật thường được tổ chức cho các cán bộ cao cấp. Ngay trong Đại hội đường Nhân dân, nơi có sẵn nhiều phòng dành cho Chủ tịch, cũng có một doanh trại dành cho yêu đương.
Thế nhưng bắt đầu từ những năm 1970, sự thèm muốn của Mao dường như đã được thỏa mãn. Không còn có thiếp hầu mới nữa, bù vào đấy là ba người phụ nữ đồng hành, làm việc cho ông ấy như là nhân viên phục vụ, thư ký và y tá, và qua đó ngày càng kiểm soát ông ấy nhiều hơn.
Một người trong bọn họ, Trương Ngọc Phượng, gặp ông lần đầu tiên vào đầu những năm 1960, trở thành người thân cận của ông ấy. Có lần Hoa Quốc Phong muốn gặp viên Chủ tịch, nhưng để làm việc đấy thì phải đến gặp Trương Ngọc Phượng – người đang ngủ. Không ai dám đánh thức bà ấy dậy. Sau hai giờ đồng hồ, người đàn ông nhiều quyền lực thứ nhì của Trung Quốc lại phải quay về, hoài công.
Thế nhưng ngay cả khi các cô vợ bé của Mao cũng đóng những vai âm mưu mà ngày xưa thuộc về các thái giám trong triều đình – viên Chủ tịch không phải là một công cụ nhu nhược. Cả trong áo choàng tắm ở cạnh bể bơi, ông ấy thỉnh thoảng vẫn có tác động mạnh đến nhiều người khách lần đầu gặp ông ấy.
Nhà độc tài Trung Quốc là một bậc thầy về ngôn ngữ, ông ấy viết thơ, nói loại tiếng địa phương Hồ Nam có nhịp điệu và thích hình ảnh dễ hiểu: “cọp giấy” có lẽ là sáng tạo ngôn ngữ được biết đến nhiều nhất trên thế giới của ông ấy.
Ông ấy là một người đọc say mê văn học Phương Tây và Phương Đông, đánh giá cao triết học và trước hết là lịch sử. Trong số các hoàng đế Trung Quốc, ông ấy khâm phục nhất là những người bị người dân kinh sợ vì sự tàn nhẫn của họ, nhưng về chính trị thì lại thành công nhiều nhất – ví dụ như hoàng đế Tần Thủy Hoàng (thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên), người đã cho xử tử hai triệu người và trưng bày xác chết không toàn vẹn của nạn nhân, để cho những người muốn nổi loạn phải khiếp sợ – nhưng cũng là người thống nhất vương quốc và xây Vạn Lý Trường Thành.
Mao quyết định tất cả mọi việc ở xung quanh ông ấy, ngay cả về những lần mổ mà có những cán bộ cao cấp nào đó cần phải có – thường ông ấy không cho phép, vì ông ấy không tin vào y học hiện đại.
Chu Ân Lai, người mà ngay từ 1972 đã được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư, phải chờ tới hai năm, cho tới khi vợ của ông ấy cuối cùng cũng gây ảnh hưởng đến một vợ bé của Mao nhiều cho tới mức bà ấy có thể xin ông Chủ tịch cho phép mổ để kéo dài mạng sống.
Thế nhưng bây giờ chính Mao lại ốm. Tinh thần tỉnh táo, vẫn còn biết mình có quyền lực và đa nghi, nhưng nằm trong một thân thể bây giờ suy nhược. Ngay từ thời trước, viên Đại Chủ tịch đã có vấn đề về sức khỏe, những vấn đề mà người bác sĩ riêng của ông ấy có thể kiểm soát được – hay cam chịu chấp nhận.
Từ nhiều thập niên nay, Mao mắc chứng khó ngủ và nghiện thuốc ngủ. Thỉnh thoảng ông ấy bị nhiễm bệnh giới tính từ một trong những người vợ bé của ông ấy. Cũng như nhiều người nông dân, ông ấy không đánh răng mà súc miệng mỗi sáng với trà xanh và rồi nhai lá trà sau đó. Hậu quả là một lớp cáu dầy màu xanh cũng như bệnh nha chu và sưng mủ.
“Con cọp cũng không bao giờ đánh răng nhưng răng chúng vẫn sắc bén” là lý lẽ của Mao để chống lại kem đánh răng và bàn chải. Những người sửa hình phải chỉnh lại toàn bộ những tấm hình công khai của Mao mà trên đó người ra có thể nhận ra được những cái răng đã bị nhuộm màu của ông ấy. Và một cửa hàng dược phẩm được chọn ra đặc biệt ở Bắc Kinh phải cung cấp những loại thuốc ngày càng kỳ lạ hơn.
Năm 1972, người bạo chúa bỏ hút thuốc – quá muộn cho lá phổi đã bị phá hủy của ông ấy. Có ba bong bóng khí hình thành ở bên lá phổi trái, cho nên ông ấy chỉ còn có thể thở tương đối không khó nhọc lắm khi nằm nghiên sang trái và nén các bong bóng khí lại qua trọng lượng cơ thể của ông ấy. Ông ấy bơi lần cuối cùng là trong năm 1974 – ông ấy yếu, bị tê liệt cuống họng một phần, bị uống nước và phải để cho cận vệ kéo lên khỏi nước chỉ sau vài giây.
Ngay trước đấy, các bác sĩ thần kinh đã chẩn đoán bệnh “xơ cột bên teo cơ” ở ông ấy: một bệnh dẫn đến việc các tế bào thần kinh vận động trong tủy cột sống bị phá hủy và qua đó dần đến tê liệt dần dần.
Các bác sĩ cho Mao được hai năm nữa – nhưng không nói cho ông ấy biết, vì theo các truyền thống chữa bệnh ở Trung Quốc, viễn cảnh tuyệt vọng không được thông báo cho bệnh nhân biết.
(Còn tiếp)
Cay Rademacher
Phan Ba dịch
Tại sao sinh viên Trung Quốc phản đối bằng cách hát
Sandra Schulz
Phan Ba dịch từ Der Spiegel 51 / 2012
Với trái tim đập thình thịch, Wang Xiaomian đi hát lần đầu tiên để phát biểu ý kiến của mình. Anh ngoan ngoãn đứng vào hàng với các sinh viên khác và hít lấy hơi thật sâu. Họ ngượng ngùng khi đứng ở đấy, cạnh trạm tàu điện ngầm ở giữa thành phố Quảng Châu xa xôi trong miền Nam của Trung Quốc. Thế nhưng rồi họ cũng bắt đầu hát.
“Tin truyền hình đầy sự lãng mạn”, họ hát và nghĩ đến đài truyền hình nhà nước lúc nào cũng tường thuật tin tốt đẹp. “Sinh mạng con người chỉ là những con số”, họ ta thán và qua đó nhắc đến các tai nạn hầm mỏ. “Không cần phải sợ melamine”, họ hát du dương. “Tất cả chúng ta chỉ là loài gián” – dẻo dai đủ để chống cự lại với chất độc trong thức ăn.
Từng đoạn một, họ liệt kê ra những gì gây phiền hà cho họ, và cuối cùng, họ nói với quê hương của họ: “Ta càng yêu và ngưỡng mộ ngươi thì ta lại càng muốn phê bình ngươi.” Rồi họ chờ. Người ta có được phép hát như thế trong Trung Quốc không?
Đó là lần bắt đầu của đội đồng ca than phiền, trong tháng mười hai của năm ngoái. Wang Xiaomian, 20 tuổi, và những người khác bây giờ thuộc cộng đồng toàn cầu của những người hát để phê phán.
Một người Đức và một người Phần Lan đã nghĩ ra phương án của những bài hát ta thán năm 2005. Hiện giờ đã có gần một trăm đội đồng ca trên toàn thế giới, ở Hyderabad, Tokio hay New York, một đội đồng ca ở Hongkong còn soạn cả một bản giao hưởng vì chán ngán. Khi Wang phát hiện ra đoạn video của những người Hongkong trên mạng, anh quyết định: chúng ta cũng cần nó.
Ý tưởng của một đội đồng ca phản đối đúng là thích hợp cho Trung Quốc. Giơ cao áp phích hay biểu tình, những điều đấy không được chính phủ cho phép, trừ phi sự phẫn nộ của người dân hướng đến Nhật Bản. Wang mời các ca sĩ Hongkong tham dự một workshop, để họ giúp đỡ về mặt thi ca và phê bình xã hội cho những người Trung Quốc mới bắt đầu. Sau đấy, anh và những người bạn của anh tự làm thơ. Cuối cùng, họ lại gạch bỏ đi hai lời ta thán: về sự tham nhũng và về việc công ty vệ sinh thu gom rác không đúng giờ. Sự tham lam của nhân viên nhà nước quá nguy hiểm đối với họ, việc thu gom rác quá tầm thường.
Phần lớn người Trung Quốc, Wang nói, thật ra không muốn bộc lộ những vấn đề của họ, họ quá xấu hổ. Vì thế mà họ lại càng biết ơn nhiều hơn, khi có một người nào đó cất tiếng nói cho họ. Nhưng Wang cũng đề nghị đưa ra một cái gì đó để hỗ trợ cho chính phủ. Anh đánh giá cao ông bí thư tỉnh Quảng Đông có tinh thần tự do, cũng như bầu không khí nhiều tự do trong tỉnh lỵ, cách Hongkong tròn 130 kilômét.
Lúc trình diễn lần đầu tiên, Wang và các sinh viên khác kéo nhau xuyên qua thành phố cả ngày, khách bộ hành cười, có người hát củng. Cả phiên bản tiếng Anh của tờ báo Đảng “Hoàn cầu Thời báo” cũng tường thuật và trích dẫn Wang với những lời: “Chúng tôi chỉ muốn biểu lộ những nỗi lo lắng của chúng tôi bằng một cách nhẹ nhàng và hài hước thôi.” Những bài báo như bài báo này là quan trọng cho Wang, chúng bảo vệ anh ấy trước cơn thịnh nộ của cấp trên.
Wang lên kế hoạch cho lần trình diễn lần thứ hai vào tháng ba, khi đấy anh bất thình lình bị gọi vào trường đại học. Tại sao, người trợ lý nghiêm trọng hỏi, em lại chọn đúng ngày tháng đó?
Ngày 3 tháng 3 thì người ta có thể dễ dàng nhớ được, Wang giải thích. Nhưng em không biết, người trợ lý hỏi, và bây giờ nghe có vẻ càng nghiêm trọng hơn, là Quốc Hội nhóm họp trong những ngày đấy à? Wang không biết điều đó.
Anh ấy thảo luận một giờ liền, cuối cùng, anh ấy hứa sẽ hủy lần biểu diễn. Các cảnh sát viên trong phòng bên cạnh chúc mừng anh ấy vì quyết định đó. “Anh còn trẻ”, họ nói. “Hãy cẩn thận, đừng để cho những người có ý xấu dẫn đi lầm đường.” Rồi anh ấy được phép đi về.
Trong workshop tiếp theo đó, Wang và những người bạn của anh ấy gạch bỏ từ khiếu nại ra khỏi tên của họ, bây giờ họ tự gọi họ là “Đội đồng ca nói nhẹ nhàng”. Ngoài ra, họ quyết định phải khôi hài nhiều hơn nữa, Lần này, họ không công bố lần trình diễn của họ trên mạng, họ tránh chỗ đông người và giữ đúng những lời căn dặn của Wang: nhanh chóng xếp hàng, nhanh chóng hát, nhanh chóng đi khỏi.
Thành công, họ hát trong một khu phố nghệ sĩ và trên một cây cầu dành cho người đi bộ, họ cũng than phiền về những việc như cảnh khỏa thân với Kate Winslet đã bị cắt bỏ trong rạp chiếu phim: “‘Titanic’ cuối cùng rồi cũng đến. Nhưng đóa hoa hồng 3D đã không cởi bỏ quần áo.” Và họ hát thật to: “Người quản trị mạng đã kiệt sức vì áp lực công việc làm, anh ấy phải xóa bỏ nhiều thông tin đến như thế. Sự thật ở đâu?”
Và để cho sự thật đừng trở thành tai họa cho chính họ, họ nhanh chóng thêm vào đó: “Quảng Đông mến yêu, Tổ Quốc mến yêu, chúng tôi sẽ yêu ngươi mãi mãi.” Người dân vỗ tay, không ai ngăn họ lại cả, không cảnh sát, cả ngày cũng không. Đó là một lần biểu diễn thành công sau khi tự kìm chế mình.
Mặc dù vậy, trong thời gian này họ không muốn để cho đất nước của họ chịu đựng thêm những cuộc trình diễn nữa. Họ muốn xem coi người sếp Đảng mới có được bao nhiêu tính hài hước.
Sandra Schulz
Phan Ba dịch từ Der Spiegel 51 / 2012
http://phanba.wordpress.com/2012/12/20/bieu-tinh-hat/
Các ông Hoàng đó gồm hai loại chính, theo Shi Zangshan, theo một nhà phân tích Trung Quốc có trụ sở tại Washington: Loại "quý tộc đỏ", có cha tham gia Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trước khi lên nắm quyền ở Trung Quốc vào năm 1949, những người tự cho mình có một nghĩa vụ mạnh mẽ duy trì việc cai trị của cộng sản.
Mặc dù quý tộc đỏ không lớn về số lượng, họ có sức mạnh chính trị và tài chính mạnh mẽ, họ đi dẫn đầu và ở trung tâm đầu não trong số các ông Hoàng, Shi nói.
Các ông hoàng cũng bao gồm các con cái của những quan chức cao cấp ĐCSTQ mới mọc lên sau khi ĐCSTQ thiết lập triều đại; họ ít tập trung về chính trị, và "về cơ bản họ là tư bản" và theo cơ hội chủ nghĩa, Shi nói.
Các Ông Hoàng thuộc cả hai loại đã có thể áp đảo thống trị thế giới chính trị của Trung Quốc một thời gian dài trước đây, nếu cựu lãnh đạo Đặng Tiểu Bình vào cuối năm 1970 không nâng đỡ ủng hộ Hồ Diệu Bang, một cán bộ đoàn thanh niên, mà sau này lên nắm chức chủ tịch nhà nước, thực thi cải cách kinh tế.
Hồ Diệu Bang, và nhiều cán bộ Đoàn Thanh niên mà ông ta nâng đở, trở thành một lực lượng chính trị mới, thường được gọi là "tuanpai", hoặc phe Đoàn Thanh niên. Khả năng hiển thị của phe này lên đến đỉnh điểm Khi Hồ Cẩm Đào trở thành nhà lãnh đạo Đảng.
Phe Đoàn Thanh niên kể từ khi đã trở thành một thế lực cạnh tranh lớn, nếu không phải là đối thủ của những ông Hoàng tử. Thông thường họ mọc lên từ hạ tầng cơ sở, các quan chức Đoàn Thanh niên đã chịu thủ vai không quan trọng và thận trọng trong khi leo lên bậc thang từng bước một. Giống như Hồ Cẩm Đào, họ thường có một khuôn mặt tỉnh táo không lộ vẻ xúc động và các bài phát biểu công khai của họ có chứa vài từ hoặc cử chỉ gây tình cảm.
Thế hệ cuối cùng của các lảnh đạo Đảng là hầu như tất cả các nhà kỹ trị, kỹ sư được đào tạo như Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo. Đường dẫn kỹ là phổ biến ở các nước cộng sản, theo Shi Zangshan. "Họ đặc biệt chỉ chăm sóc những 'rò rỉ' và các bộ phận rời thay thế của hệ thống. Họ không coi các vấn đề cấu trúc hệ thống như là trách nhiệm của họ", ông nói trong một cuộc phỏng vấn với New Epoch Weekly.
Nhóm cầm quyền mới sẽ rất khác so với các bậc tiền nhiệm của họ theo nhiều phương diện.
"Các ông Hoàng tin rằng sự đóng góp của cha mình cho chế độ sẽ tự nhiên cho họ thừa hưởng được quyền lực, Chu-Cheng Ming, Giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học Quốc gia Đài Loan nói với New Epoch Weekly. Trình độ hiểu biết, giáo dục của họ, kinh nghiệm đời sống, và cuộc sống được hưởng đặc quyền đặc lợi cho các ông Hoàng tư cách cá nhân và phong cách lãnh đạo khác nhau", Minh nói.
Wang Dan, cựu sinh viên lãnh đạo của phong trào ủng hộ dân chủ 1989, nêu ra bốn đặc điểm khác nhau sở hữu bởi nhiều ông Hoàng đỏ, nói tại một cuôc hội thảo ngày19 tháng Mười một tại Đài Bắc, Nov. 19 seminar in Taipei.
Đầu tiên, họ rất xúc động. Điều này được thể hiện nơi cựu Ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai, viên chức vô liêm sĩ, người đã tát vào mặt của Wang Lijun [ cựu cảnh sát trưởng và cánh tay phải của y], Wang Dan nói.
Thứ hai, họ có xung đột nghiêm trọng giữa các phe phái. "Các ông Hoàng mang theo hành trang lịch sử của thế hệ cũ, và đã thừa hưởng tình thương và lòng thù hận của cha mẹ", Wang nói, lưu ý rằng ĐCSTQ đang phải đối mặt với những đấu đá nội bộ tồi tệ nhất giữa các phe phái trong số các lãnh đạo cấp cao.
Thứ ba, họ có một khuynh hướng mạnh mẽ hơn đối với "những thực hiện chính trị". Wang nói sự ra mắt của nhà lãnh đạo mới, Tập Cận Bình (Xi Jinping) và các thành viên Uỷ ban thường vụ, là một tuồng chính trị cổ điển. "Ông ấy nói về hạnh phúc của người dân và đặt người dân lêntrên Đảng. Phô trương một màn như thế này để chứng minh họ quan tâm đến người dân là một chiến thuật điển hình của các ông Hoàng ", Wang nói.
Thứ tư, họ dẫn đầu không che đậy những đặc điểm cá nhân mạnh mẽ. Không giống như các quan chức trơ trơ của Đoàn Thanh niên, những người cực kỳ thận trọng và luôn luôn do dự trong những bước tiến lớn trong cả hai chiều, (cả bên này hay cả bên kia) các ông Hoàng đỏ thường có tính cách lập dị.
Một ví dụ là Vương Kỳ Sơn, một trong các thành viên Uỷ ban Thường vụ và con rể của cựu lãnh đạo cao cấp Yao Yilin.
Trong số nhiều những giai thoại về Wang là việc đòi hỏi bất thường của ông khi đến thăm các nước ngoài: Ông yêu cầu khách sạn chuẩn bị một chiếc giường gỗ đóng váng cho ông, và nại cớ hút thuốc trong phòng của mình ngay cả khi chuông báo cháy tắt.
"Những nét đặc thù như vậy sẽ làm phát sinh nhiều bộ mặt chính trị đặc biệt ở Trung Quốc và số lớn hơn nhiều những biến cố bất ngờ trong hàng ngũ các lãnh đạo cấp cao", Wang Dan nói.
Nguồn:
- La personnalité des «princes rouges» de Chine [http://www.epochtimes.fr/front/12/12/7/n3507574.html]
-Bài tham khảo:
-Công bố Các nhà lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc http://vietdaikynguyen.com/v2/world/1711--cong-bo-cac-nha-lanh-dao-moi-cua-dang-cong-san-trung-quoc-
-Ban Lãnh Đạo Mới của Bắc Kinh Báo Hiệu Chấm Hết cho Cải Cách http://vietdaikynguyen.com/v2/china/1713-ban-lanh-dao-moi-cua-bac-kinh-bao-hieu-cham-het-cho-cai-cach
-Ban Lãnh Đạo Mới của Bắc Kinh Báo Hiệu Chấm Hết cho Cải Cách
-Trưởng lão Lảnh đạo Đảng xuất hiện trở lại trong báo chí
-Tập Cận Bình: Đảng Cộng sản Trung Quốc là nơi tập trung mọi thối nát
-Ông Hoàng đỏ: «princes rouges»
-Quý tộc đỏ: «les aristocrates rouges» (red aristocrats)
-Thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị:
Tập Cận Bình , Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)
Lý Khắc Cường, Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Trương Đức Giang, Bí thư Đảng ủy Trùng Khánh
Lưu Vân Sơn, Giám đốc của các bộ phận tuyên truyền Du Chính Thanh, Bí thư Đảng ủy Thượng Hải, Giám đốc Cục tuyên truyền
Vương Kỳ Sơn, Bí thư, Ủy ban Kỷ luật và Kiểm tra Trung ương
Du Chính Thanh, Lưu Vân Sơn
Trương Cao Lệ, Bí thư Đảng ủy, Thiên Tân
Cái chết của ông Hoàng đế Đỏ (phần 2)
Thân thể suy tàn của của nhà độc tài không còn có thể giữ kín được nữa: Khi Mao tiếp Thủ tướng Pakistan Bhutto vào ngày 27 tháng 5 năm 1976, ông ấy đã bị liệt. Ảnh: GEO Epoche.
Cay Rademacher
Phan Ba dịch
Thứ Bảy, ngày 31 tháng 1, Trung Nam Hải: báo động cho quân đoàn 8341. Lửa cháy và tiếng súng bắn trước nhà của Chủ tịch Mao! Những người lính cầm súng lao vào, căng thẳng, rồi báo động được bãi bỏ: năm mới của Trung Quốc sắp đến, và một vài người phục vụ cho Mao muốn làm cho ông ấy vui bằng cách đốt pháo – nhưng lại quên báo cáo trước cho lính canh nên những người này đã lo sợ một vụ mưu sát. Sau khi mọi việc đã rõ, những người lính và nhân viên phục vụ đã chạy tụ tập đến đấy lại lui về.
Thế nhưng bây giờ có một tin đồn xấu được lan truyền đi, lúc đầu là trong Trung Nam Hải, rồi đến trên đường phố Bắc Kinh: đã từ lâu, Mao không còn đánh giá cao Chu Ân Lai nữa và đã ăn mừng cái chết của ông ấy bằng cách đốt pháo. Năm con rồng bắt đầu trong một bầu không khí nghi kỵ.
Bây giờ, Mao hầu như không còn ở trong ngôi biệt thự của ông ấy nữa, mà ở trong một nhà tắm. Nhà đấy trước đây đã được xây cho tất cả các cán bộ cao cấp trong Trung Nam Hải, thế nhưng ngay từ những năm 1950, không còn ai trong số họ dám quấy rối những đường bơi của nhà yêu chuộng bơi lội Mao nữa. Thời gian sau này, các gian phòng ở, tiếp khách và làm việc được xây thêm vào, thì thế nên ngôi nhà tắm đấy thật ra là ngôi nhà tư nhân của Chủ tịch.
Mao trong cuộc sống cá nhân được che chắn hết sức kỹ lưỡng của ông ấy là một sự pha trộn giữa nhà quê và học giả, nhà chiến thuật lắm mưu mẹo và người lập dị kỳ lạ. Ông ấy có nhiều điểm chung với những nhà cai trị của các triều đại hoàng đế đã suy tàn từ lâu hơn là với những tổng bí thư Đảng tầm thường của phần lớn các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác.
Một người như vậy không cần phải tuân theo một lịch hẹn nào cả. Mao làm việc, ăn và ngủ tùy theo ý mình, nhân viên của ông ấy đã quen với việc nửa đêm bị gọi vào chỗ ông ấy – hay gọi đến điểm tận cùng của Trung Quốc, vì viên Chủ tịch hay thích tự phát đi xuyên qua đất nước trong một đoàn tàu đặc biệt, khiến cho các thư ký, nhân viên phục vụ, người chăm sóc sức khỏe và cảnh sát an ninh của ông ấy rối loạn cả lên.
Ông ấy thích các món ăn được xào nấu với nhiều dầu, trà đậm, thuốc lá “555″ của Anh. Xem phim võ hiệp và các phim khác từ Đài Loan và Hongkong trong một gian sảnh được xây riêng cho việc này, những cuốn phim mà bị cơ quan tuyên truyền của Đảng công khai nguyền rủa.
Phòng làm việc với bàn viết, ghế và giá sách chỉ được dùng để đặt hình ảnh lên, vì ông hoàng đế đỏ thích làm việc nhất là trên chiếc giường khổng lồ của ông ấy hay ở cạnh bể bơi, nơi ông ấy đọc không biết bao nhiêu là tài liệu và bình luận bằng những dòng ghi chú ngắn, thỉnh thoảng viết những bài văn dài hay cùng với những người thân cận phác thảo các chiến dịch mới.
Thường trong lúc đó ông ấy không mặc gì nhiều hơn là một chiếc áo choàng tắm. Ông chỉ mặc bộ complê của mình trong những dịp duyệt binh, đón tiếp chính thức khách nhà nước hay ở các sự kiện chính thức khác. Cận vệ phải mang giày trước cho ông.
Có không biết bao nhiêu là “công nhân văn hóa” mà ông ấy đã “thư giãn” với họ trong những năm dài. Thiếp hầu của ông ấy hầu hết đều là những cô gái trẻ ít học từ nông thôn, những người được cơ quan an ninh điều tra về mặt chính trị và rồi dẫn đến cho ông. Họ là những người phục vụ trong chiếc tàu hỏa xa xỉ mà Mao đi xuyên qua Trung Quốc với nó, hay những người đi theo một dàn nhạc, những người mời Đại Chủ tịch khiêu vũ cho tới chừng nào mà ông ấy chọn một người trong số họ tại các buổi hòa nhạc bí mật thường được tổ chức cho các cán bộ cao cấp. Ngay trong Đại hội đường Nhân dân, nơi có sẵn nhiều phòng dành cho Chủ tịch, cũng có một doanh trại dành cho yêu đương.
Thế nhưng bắt đầu từ những năm 1970, sự thèm muốn của Mao dường như đã được thỏa mãn. Không còn có thiếp hầu mới nữa, bù vào đấy là ba người phụ nữ đồng hành, làm việc cho ông ấy như là nhân viên phục vụ, thư ký và y tá, và qua đó ngày càng kiểm soát ông ấy nhiều hơn.
Một người trong bọn họ, Trương Ngọc Phượng, gặp ông lần đầu tiên vào đầu những năm 1960, trở thành người thân cận của ông ấy. Có lần Hoa Quốc Phong muốn gặp viên Chủ tịch, nhưng để làm việc đấy thì phải đến gặp Trương Ngọc Phượng – người đang ngủ. Không ai dám đánh thức bà ấy dậy. Sau hai giờ đồng hồ, người đàn ông nhiều quyền lực thứ nhì của Trung Quốc lại phải quay về, hoài công.
Thế nhưng ngay cả khi các cô vợ bé của Mao cũng đóng những vai âm mưu mà ngày xưa thuộc về các thái giám trong triều đình – viên Chủ tịch không phải là một công cụ nhu nhược. Cả trong áo choàng tắm ở cạnh bể bơi, ông ấy thỉnh thoảng vẫn có tác động mạnh đến nhiều người khách lần đầu gặp ông ấy.
Nhà độc tài Trung Quốc là một bậc thầy về ngôn ngữ, ông ấy viết thơ, nói loại tiếng địa phương Hồ Nam có nhịp điệu và thích hình ảnh dễ hiểu: “cọp giấy” có lẽ là sáng tạo ngôn ngữ được biết đến nhiều nhất trên thế giới của ông ấy.
Ông ấy là một người đọc say mê văn học Phương Tây và Phương Đông, đánh giá cao triết học và trước hết là lịch sử. Trong số các hoàng đế Trung Quốc, ông ấy khâm phục nhất là những người bị người dân kinh sợ vì sự tàn nhẫn của họ, nhưng về chính trị thì lại thành công nhiều nhất – ví dụ như hoàng đế Tần Thủy Hoàng (thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên), người đã cho xử tử hai triệu người và trưng bày xác chết không toàn vẹn của nạn nhân, để cho những người muốn nổi loạn phải khiếp sợ – nhưng cũng là người thống nhất vương quốc và xây Vạn Lý Trường Thành.
Mao quyết định tất cả mọi việc ở xung quanh ông ấy, ngay cả về những lần mổ mà có những cán bộ cao cấp nào đó cần phải có – thường ông ấy không cho phép, vì ông ấy không tin vào y học hiện đại.
Chu Ân Lai, người mà ngay từ 1972 đã được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư, phải chờ tới hai năm, cho tới khi vợ của ông ấy cuối cùng cũng gây ảnh hưởng đến một vợ bé của Mao nhiều cho tới mức bà ấy có thể xin ông Chủ tịch cho phép mổ để kéo dài mạng sống.
Thế nhưng bây giờ chính Mao lại ốm. Tinh thần tỉnh táo, vẫn còn biết mình có quyền lực và đa nghi, nhưng nằm trong một thân thể bây giờ suy nhược. Ngay từ thời trước, viên Đại Chủ tịch đã có vấn đề về sức khỏe, những vấn đề mà người bác sĩ riêng của ông ấy có thể kiểm soát được – hay cam chịu chấp nhận.
Từ nhiều thập niên nay, Mao mắc chứng khó ngủ và nghiện thuốc ngủ. Thỉnh thoảng ông ấy bị nhiễm bệnh giới tính từ một trong những người vợ bé của ông ấy. Cũng như nhiều người nông dân, ông ấy không đánh răng mà súc miệng mỗi sáng với trà xanh và rồi nhai lá trà sau đó. Hậu quả là một lớp cáu dầy màu xanh cũng như bệnh nha chu và sưng mủ.
“Con cọp cũng không bao giờ đánh răng nhưng răng chúng vẫn sắc bén” là lý lẽ của Mao để chống lại kem đánh răng và bàn chải. Những người sửa hình phải chỉnh lại toàn bộ những tấm hình công khai của Mao mà trên đó người ra có thể nhận ra được những cái răng đã bị nhuộm màu của ông ấy. Và một cửa hàng dược phẩm được chọn ra đặc biệt ở Bắc Kinh phải cung cấp những loại thuốc ngày càng kỳ lạ hơn.
Năm 1972, người bạo chúa bỏ hút thuốc – quá muộn cho lá phổi đã bị phá hủy của ông ấy. Có ba bong bóng khí hình thành ở bên lá phổi trái, cho nên ông ấy chỉ còn có thể thở tương đối không khó nhọc lắm khi nằm nghiên sang trái và nén các bong bóng khí lại qua trọng lượng cơ thể của ông ấy. Ông ấy bơi lần cuối cùng là trong năm 1974 – ông ấy yếu, bị tê liệt cuống họng một phần, bị uống nước và phải để cho cận vệ kéo lên khỏi nước chỉ sau vài giây.
Ngay trước đấy, các bác sĩ thần kinh đã chẩn đoán bệnh “xơ cột bên teo cơ” ở ông ấy: một bệnh dẫn đến việc các tế bào thần kinh vận động trong tủy cột sống bị phá hủy và qua đó dần đến tê liệt dần dần.
Các bác sĩ cho Mao được hai năm nữa – nhưng không nói cho ông ấy biết, vì theo các truyền thống chữa bệnh ở Trung Quốc, viễn cảnh tuyệt vọng không được thông báo cho bệnh nhân biết.
(Còn tiếp)
Cay Rademacher
Phan Ba dịch
Đọc những bài trước ở trang Trung Quốc của Mao Trạch Đông
https://phanba.wordpress.com/2012/12/22/cai-chet-cua-ong-hoang-de-do-phan-2/#more-3293Biểu tình hát
Sandra Schulz
Phan Ba dịch từ Der Spiegel 51 / 2012
Với trái tim đập thình thịch, Wang Xiaomian đi hát lần đầu tiên để phát biểu ý kiến của mình. Anh ngoan ngoãn đứng vào hàng với các sinh viên khác và hít lấy hơi thật sâu. Họ ngượng ngùng khi đứng ở đấy, cạnh trạm tàu điện ngầm ở giữa thành phố Quảng Châu xa xôi trong miền Nam của Trung Quốc. Thế nhưng rồi họ cũng bắt đầu hát.
“Tin truyền hình đầy sự lãng mạn”, họ hát và nghĩ đến đài truyền hình nhà nước lúc nào cũng tường thuật tin tốt đẹp. “Sinh mạng con người chỉ là những con số”, họ ta thán và qua đó nhắc đến các tai nạn hầm mỏ. “Không cần phải sợ melamine”, họ hát du dương. “Tất cả chúng ta chỉ là loài gián” – dẻo dai đủ để chống cự lại với chất độc trong thức ăn.
Từng đoạn một, họ liệt kê ra những gì gây phiền hà cho họ, và cuối cùng, họ nói với quê hương của họ: “Ta càng yêu và ngưỡng mộ ngươi thì ta lại càng muốn phê bình ngươi.” Rồi họ chờ. Người ta có được phép hát như thế trong Trung Quốc không?
Đó là lần bắt đầu của đội đồng ca than phiền, trong tháng mười hai của năm ngoái. Wang Xiaomian, 20 tuổi, và những người khác bây giờ thuộc cộng đồng toàn cầu của những người hát để phê phán.
Một người Đức và một người Phần Lan đã nghĩ ra phương án của những bài hát ta thán năm 2005. Hiện giờ đã có gần một trăm đội đồng ca trên toàn thế giới, ở Hyderabad, Tokio hay New York, một đội đồng ca ở Hongkong còn soạn cả một bản giao hưởng vì chán ngán. Khi Wang phát hiện ra đoạn video của những người Hongkong trên mạng, anh quyết định: chúng ta cũng cần nó.
Ý tưởng của một đội đồng ca phản đối đúng là thích hợp cho Trung Quốc. Giơ cao áp phích hay biểu tình, những điều đấy không được chính phủ cho phép, trừ phi sự phẫn nộ của người dân hướng đến Nhật Bản. Wang mời các ca sĩ Hongkong tham dự một workshop, để họ giúp đỡ về mặt thi ca và phê bình xã hội cho những người Trung Quốc mới bắt đầu. Sau đấy, anh và những người bạn của anh tự làm thơ. Cuối cùng, họ lại gạch bỏ đi hai lời ta thán: về sự tham nhũng và về việc công ty vệ sinh thu gom rác không đúng giờ. Sự tham lam của nhân viên nhà nước quá nguy hiểm đối với họ, việc thu gom rác quá tầm thường.
Phần lớn người Trung Quốc, Wang nói, thật ra không muốn bộc lộ những vấn đề của họ, họ quá xấu hổ. Vì thế mà họ lại càng biết ơn nhiều hơn, khi có một người nào đó cất tiếng nói cho họ. Nhưng Wang cũng đề nghị đưa ra một cái gì đó để hỗ trợ cho chính phủ. Anh đánh giá cao ông bí thư tỉnh Quảng Đông có tinh thần tự do, cũng như bầu không khí nhiều tự do trong tỉnh lỵ, cách Hongkong tròn 130 kilômét.
Lúc trình diễn lần đầu tiên, Wang và các sinh viên khác kéo nhau xuyên qua thành phố cả ngày, khách bộ hành cười, có người hát củng. Cả phiên bản tiếng Anh của tờ báo Đảng “Hoàn cầu Thời báo” cũng tường thuật và trích dẫn Wang với những lời: “Chúng tôi chỉ muốn biểu lộ những nỗi lo lắng của chúng tôi bằng một cách nhẹ nhàng và hài hước thôi.” Những bài báo như bài báo này là quan trọng cho Wang, chúng bảo vệ anh ấy trước cơn thịnh nộ của cấp trên.
Wang lên kế hoạch cho lần trình diễn lần thứ hai vào tháng ba, khi đấy anh bất thình lình bị gọi vào trường đại học. Tại sao, người trợ lý nghiêm trọng hỏi, em lại chọn đúng ngày tháng đó?
Ngày 3 tháng 3 thì người ta có thể dễ dàng nhớ được, Wang giải thích. Nhưng em không biết, người trợ lý hỏi, và bây giờ nghe có vẻ càng nghiêm trọng hơn, là Quốc Hội nhóm họp trong những ngày đấy à? Wang không biết điều đó.
Anh ấy thảo luận một giờ liền, cuối cùng, anh ấy hứa sẽ hủy lần biểu diễn. Các cảnh sát viên trong phòng bên cạnh chúc mừng anh ấy vì quyết định đó. “Anh còn trẻ”, họ nói. “Hãy cẩn thận, đừng để cho những người có ý xấu dẫn đi lầm đường.” Rồi anh ấy được phép đi về.
Trong workshop tiếp theo đó, Wang và những người bạn của anh ấy gạch bỏ từ khiếu nại ra khỏi tên của họ, bây giờ họ tự gọi họ là “Đội đồng ca nói nhẹ nhàng”. Ngoài ra, họ quyết định phải khôi hài nhiều hơn nữa, Lần này, họ không công bố lần trình diễn của họ trên mạng, họ tránh chỗ đông người và giữ đúng những lời căn dặn của Wang: nhanh chóng xếp hàng, nhanh chóng hát, nhanh chóng đi khỏi.
Thành công, họ hát trong một khu phố nghệ sĩ và trên một cây cầu dành cho người đi bộ, họ cũng than phiền về những việc như cảnh khỏa thân với Kate Winslet đã bị cắt bỏ trong rạp chiếu phim: “‘Titanic’ cuối cùng rồi cũng đến. Nhưng đóa hoa hồng 3D đã không cởi bỏ quần áo.” Và họ hát thật to: “Người quản trị mạng đã kiệt sức vì áp lực công việc làm, anh ấy phải xóa bỏ nhiều thông tin đến như thế. Sự thật ở đâu?”
Và để cho sự thật đừng trở thành tai họa cho chính họ, họ nhanh chóng thêm vào đó: “Quảng Đông mến yêu, Tổ Quốc mến yêu, chúng tôi sẽ yêu ngươi mãi mãi.” Người dân vỗ tay, không ai ngăn họ lại cả, không cảnh sát, cả ngày cũng không. Đó là một lần biểu diễn thành công sau khi tự kìm chế mình.
Mặc dù vậy, trong thời gian này họ không muốn để cho đất nước của họ chịu đựng thêm những cuộc trình diễn nữa. Họ muốn xem coi người sếp Đảng mới có được bao nhiêu tính hài hước.
Sandra Schulz
Phan Ba dịch từ Der Spiegel 51 / 2012
http://phanba.wordpress.com/2012/12/20/bieu-tinh-hat/
Thách thức đối với Trung Quốc: Chiến tranh hay hòa bình
Nếu như Trung Quốc trong giai đoạn này luôn muốn có được sức mạnh quân
sự và chính trị lớn và cố gắng áp đặt nguyên tắc của mình lên thế giới,
thì thế giới sẽ dễ dàng hợp lại cùng nhau để chống Trung Quốc và vì vậy
sẽ chèn ép Trung Quốc và tham vọng của nước này.
Không có gì là bí mật khi biết rằng vấn đề chính đối với Đại hội 18 Đảng
Cộng sản Trung Quốc (vừa mới kết thúc) là cải cách chính trị, như các
nhà lãnh đạo sắp mãn nhiệm là Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Thủ
tướng Ôn Gia Bảo đã nhiều lần nhắc đến trong những tháng gần đây.
Chuyển tiếp chính trị tại Trung Quốc vô cùng quan trọng đối với thế
giới. Sự liên quan quan trọng của toàn bộ vụ bê bối Bạc Hy Lai cũng là
về cải cách chính trị. Trong một hệ thống chính trị cởi mở hơn, một
người như Bạc Hy Lai, một Bí thư Thành ủy bị “ngã ngựa” tại Trùng Khánh,
có thể bị ngăn chặn từ lâu trước khi có thể gây ra những thiệt hại
nghiêm trọng, hoặc ông ta có thể thay đổi con đường của mình để vươn đến
vị trí cao nhất với đầy đủ tính pháp lý.
Nhưng cải cách chính trị không phải là một vấn đề nội bộ Trung Quốc đơn
thuần. Vì Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế số hai thế giới và tiếp
tục đà tăng trưởng nhanh, vấn đề không chỉ là sự hội nhập toàn diện của
Trung Quốc vào nền kinh tế thế giới mà còn là sự hội nhập toàn diện vào
hệ thống chính trị toàn cầu.
Sự hòa hợp của hệ thống chính trị Trung Quốc với phần còn lại của thế
giới có vai trò tối quan trọng để thúc đẩy hòa nhập kinh tế và duy trì
hòa bình. Việc được điều hành bởi các hệ thống chính trị tương đồng
không bảo đảm cho hòa bình và sự hòa nhập chính trị. Đã có vài minh
chứng lịch sử về chiến tranh giữa các nền dân chủ hay chiến tranh giữa
các hệ thống chính quyền độc đoán. Sự khác biệt trong hệ thống chính trị
là nguyên nhân của những ngờ vực và hiểu lầm và càng dễ dẫn đến xung
đột, rạn nứt kinh tế và chiến tranh.
Tất nhiên, có nhiều điều thế giới có thể học từ Trung Quốc (chẳng hạn
như chế độ đãi ngộ nhân tài, kỹ năng tổ chức), nhưng do thế giới đã bị
lấn át và điều hành trong 300 năm qua bởi các nguyên tắc và quan điểm
của phương Tây, vì vậy rất khó có khả năng trong vòng 30 năm tới thế
giới đó sẽ chấp nhận các nguyên tắc thuần Trung Quốc.
Nếu như Trung Quốc trong giai đoạn này luôn muốn có được sức mạnh quân
sự và chính trị lớn và cố gắng áp đặt nguyên tắc của mình lên thế giới,
thì thế giới sẽ dễ dàng hợp lại cùng nhau để chống Trung Quốc và vì vậy
sẽ chèn ép Trung Quốc và tham vọng của nước này.
Vì vậy, sự hòa hợp của Trung Quốc và thế giới phải xảy ra phần lớn theo
nguyên tắc của phương Tây. Nhưng dân chủ không chỉ là một vài quy định
về việc làm thế nào để giành phiếu. Nó là về các hệ thống phức tạp và
nền văn hóa được thể hiện và củng cố cho những hệ thống này.
Trung Quốc bị chi phối mạnh mẽ bởi sự pha trộn đặc biệt giữa chế độ
phong kiến cũ với cấu trúc và văn hóa XHCN. Rất khó để thay đổi cấu trúc
này hay thậm chí thay đổi chúng mà không gây ra nguy cơ đối đầu với
những nhóm lợi ích bất di bất dịch – và những mối đe dọa gây ra sự sụp
đổ của cấu trúc này cũng như những lợi ích của chúng có thể tạo nên một
sự kháng cự bằng vũ trang chống lại sự thay đổi.
Trong 30 năm qua, Ngân hàng Thế giới (WB) đã trợ giúp sự tăng trưởng và
chuyển đổi của nền kinh tế Trung Quốc. Nhưng trong một vấn đề khó khăn
và nhạy cảm hơn nhiều đối với cả Trung Quốc và thế giới – cải cách chính
trị, Trung Quốc không nhận được sự hỗ trợ từ bất kỳ ai. Bắc Kinh cần sự
hỗ trợ để bảo đảm rằng sự thay đổi chính trị trong nước sẽ giúp nước
này hội nhập với thế giới và sẽ không bị tách ra làm hai phần. Vì vậy,
đó là một vấn đề của sự cai trị trên toàn cầu, xét trên khía cạnh hòa
bình và nền kinh tế toàn cầu.
Hơn thế nữa, hòa nhập chính trị cũng là cơ sở cho hội nhập kinh tế.
Không có chính trị, kinh tế không thể một mình mang lại thống nhất và
hòa bình, như châu Âu đã cho thấy trong những tháng gần đây. Cuộc khủng
hoảng vẫn còn đang tiếp diễn tại châu Âu đã chứng minh rằng liên minh
tiền tệ mà không có liên minh chính trị cuối cùng sẽ tạo ra một con quỷ.
Thậm chí, trong một môi trường ổn định và hòa bình, như tại châu Âu hiện
nay, được định hình trong hàng thập kỷ bởi sự hợp tác chặt chẽ ở mọi
cấp độ, trong đó có cả quân sự và chiến lược, sự thống nhất tiền tệ
không có nền tảng tài khóa thống nhất (điều thực sự là cơ sở của thống
nhất chính trị) sẽ không ngăn chặn được các thảm họa.
Thêm vào đó, trong thời gian khủng hoảng nghiêm trọng, không rõ liệu một
liên minh tiền tệ không có sự thống nhất chính trị có giúp ích được
không. Nhiều người tại Đức, Italia, Phần Lan, Tây Ban Nha và Hy Lạp
tranh luận rằng nền kinh tế của họ sẽ tốt hơn nếu không có đồng euro.
Nếu sự thiếu thống nhất chính trị tạo ra những vấn đề lớn tại một nơi
như châu Âu, nơi đã có sự hợp tác chặt chẽ ở mọi cấp độ trong hàng thế
kỷ, chỉ có thể hình dung rằng sự thiếu hòa hợp chính trị có thể tạo được
ra trong một môi trường như tại Trung Quốc trong quan hệ với phần còn
lại của thế giới, Ở đây, chúng ta thấy rằng giữa Trung Quốc và phần còn
lại của thế giới không có sự hợp tác quân sự và chiến lược chặt chẽ, có
một sự khác biệt văn hóa lớn và tranh chấp lãnh thổ, sự ngờ vực sâu sắc,
và sự trao đổi với phần còn lại của thế giới dựa trên hợp tác kinh tế
mang lại lợi ích ngắn hạn (chẳng hạn việc sản xuất tại Trung Quốc hay
mua các hàng hóa Trung Quốc là vì chi phí sản xuất tại đây thấp). Trong
trường hợp chi phí sản xuất của Trung Quốc tăng và không song hành cùng
tăng chất lượng, hàng hóa của Trung Quốc sẽ mất lợi thế và thị trường
nội địa Trung Quốc sẽ không thể giành được sự quan tâm thích đáng từ
nước ngoài – và khi đó Trung Quốc có thê bị cô lập và dẫn đến bị tấn
công.
Tất nhiên, đồng euro là một nhân tố chính cho tăng trưởng và hòa bình
tại châu Âu, nhưng nó tồn tại hai vấn đề: đồng euro không hòa hợp được
các hệ thống tài khóa tại châu Âu, và vấn đề này hợp cùng với sự bất ổn
định giá trị khi so sánh với USD (đồng tiền tiêu chuẩn kể từ sau Chiến
tranh Thế giới thứ Hai) và với đồng tiền có vai trò quốc tế sau đó, đồng
nhân dân tệ. Các yếu tố này đã góp phần tạo ra sự bất ổn trong các hệ
thống chính trị xã hội toàn cầu.
Tại một hội nghị trong tháng 11 ở Bắc Kinh, chuyên gia Robert Mundell đã
ám chỉ rằng việc thiếu một đồng tiền toàn cầu sẽ gây ra các vấn đề lớn,
gồm: Thiếu một đơn vị thanh toán quốc tế, thiếu một cơ sở cho sự ổn
định tiền tệ, sự biến động bất định của tỷ giá hối đoái các đồng tiền
chủ chốt, biến động lớn về giá các nguyên liệu thô, mức cần thiết của
lượng dự trữ quốc tế”.
Điều này phù hợp với 3 điểm lo ngại về kinh tế toàn cầu trong suốt Hội
nghị G20 năm 2010 tại Pari: “1. Sự mất ổn định quá mức của giá các
nguyên liệu thô. 2. Sự mất ổn định quá mức của tỷ giá hối đoái. 3. Các
hệ thống quản lý yếu kém”.
Sự cần thiết của hòa hợp chính trị Trung Quốc với thế giới không phải là
một nhân tố bên ngoài. Mô hình của sự hợp pháp hóa quyền lực tại Trung
Quốc đơn giản là các vấn đề sau trong các thế kỷ đã qua: một nhóm người
với vai trò lãnh đạo thuyết phục có thể dẫn dắt một cuộc cách mạng hay
xâm lược thành công có thể lật đổ triều đại đương đại và thành lập một
triều đại mới.
Người cai trị hiện tại gánh vác một nửa trách nhiệm trong việc duy trì
hòa bình tại quốc gia này và phúc lợi của người dân cho tới một cuộc
cách mạng mới, sau một hay hai thế kỷ, sẽ lật đổ triều đại của ông ta.
Chu kỳ đặc trưng này cũng sẽ dẫn tới sự tái phân bổ đất đai dưới triều
đại mới được thành lập và mở rộng diện nộp thuế (khi không ai có sức
mạnh để buộc chính quyền chấp nhận rằng một ai đó không phải nộp thuế).
Vì vậy, trong thời kỳ sau, có một sự tập trung hóa đất đai và thu hẹp
diện nộp thuế, khi mà những địa chủ giàu có và quyền lực, những người
tích lũy của cải và bóc lột người khác trên mảnh đất của họ, tập hợp đủ
sức mạnh để không phải trả khoản thuế mà họ nợ. Sự tập trung hóa đất đai
và thu hẹp diện nộp thuế sẽ khiến nhà nước phải tăng thuế trong khi dân
chúng tăng sự chia rẽ giữa những người “có của cải” – các gia đình sở
hữu đất với những người’ “không có gì” – những gia đình không có đất
đai. Những người giàu có thể càng giàu thêm, những người nghèo lại càng
nghèo đi. Tình trạng này sẽ khiến số người nghèo gia tăng, và họ trở nên
giận dữ hơn vì vị trí xã hội của họ, và đến lượt nó, theo như quan điểm
cổ xưa, có thể gây ra sự chia rẽ giữa người cai trị với sự thần thánh
và người dân. Người dân, dưới sự trợ giúp của thần thánh, hoặc ông trời,
có thể thể đánh đổ chế độ và lập nên một đứa con mới của trời, một
người trị vì mới.
Đó là trong thời kỳ cổ đại, cho đến thời Mao Trạch Đông, người thực sự
là người trị vì cuối cùng của Trung Quốc. Sau đó không còn người trị vì
nào nữa, mà chỉ có đội ngũ lãnh đạo tập thể của một số nhân vật kỳ cựu
xung quanh Đặng Tiểu Bình và các chế độ sau đó của các nhà kỹ trị Giang
Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Tuy nhiên, Mao Trạch Đông không dựa vào sự trợ
giúp từ thần thánh hay thiên đình, khi ông nổi tiếng là người theo
thuyết vô thần, và những người kế vị ông đã cố gắng nhận sự trợ giúp từ
người dân. Nhưng khi thiếu đi chỗ dựa từ thần thánh hay từ các cuộc bầu
cử hiện đại, sự hỗ trợ này quả là khó có thể đo lường và tin tưởng.
Các chế độ cũ của phương Tây cũng dựa vào Chúa và người dân. Theo những
câu nói của người xưa, “Tiếng nói của người dân là tiếng nói của Chúa”,
Khi, trong thời kỳ khai sáng, Chúa tách rời khỏi hình ảnh chính trị, các
nước phương Tây tìm thấy một nguồn mới về sự thần thánh trong sự sùng
bái của sự ủy thác của công chúng đối với việc bầu cử. Những tiếng nói
hiện đại cũng có thể là “Tiếng nói của người dân là tiếng nói của Chúa”.
Hiện tại, Trung Quốc không có Chúa và không có sự ủy thác rõ ràng và có
thể đo đếm được của một cuộc bầu cử phổ thông. Thực tế là Trung Quốc
không có thiên đường và không có người dân. Hơn thế nữa, quan hệ sở hữu,
phân phối và tập trung đất đai truyền thống cổ đại – quan hệ đã điều
chỉnh và định hướng chu kỳ triều đại trong quá khứ – cũng đã không còn,
vì một lý do đơn giản là kinh tế điền địa đã không còn quan trọng tại
Trung Quốc.
Trong quá khứ, hơn 90% dân số Trung Quốc sống tại các làng quê, trong
khi hiện tại chỉ chưa đến 50% sống tại các khu vực này, và tỷ lệ đang
ngày càng giảm. Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế cũng giảm và
do vậy chu kỳ thịnh, suy của các triều đại cũng đã kết thúc hoàn toàn.
Nếu quyền lực Cộng sản bị lật đổ, nó sẽ không xảy ra với các cuộc nổi
dậy của nông dân như trong quá khứ. Điều này khiến cho hệ thống chính
trị của Trung Quốc như một quả bóng bay trên không trung: không có ai,
không có thiên đường và không có chu kỳ đất đai và không có những mối đe
dọa lớn đối với giới cầm quyền – nhưng cũng không có hỗ trợ lớn, không
có điểm tựa chính.
Nó có thế được xem là một điểm rất mạnh, nhưng cũng có thể xem là một
điểm cực kỳ yếu kém, với nền tảng rất nhỏ. Nền tảng hỗ trợ thực tế duy
nhất là cấu trúc của nó: một hệ thống Xôviết lồng ghép với hệ thống
phong kiến cũ của Trung Quốc, cấu trúc này tự nuôi sống mình và đất
nước. Nó cũng là rào cản chính đối với quá trình cải cách và những thành
tựu khác của đất nước. Cải cách cấu trúc nhà nước này là cực kỳ khó,
bởi nó dựa trên và ăn sâu vào văn hóa đã trải rộng trên toàn đất nước.
Nhưng Trung Quốc cần cải cách để tiến lên và thế giới cần Trung Quốc cải
cách cấu trúc để làm cho hệ thống chính trị của Trung Quốc hòa hợp với
thế giới. Hòa hợp chính trị có thể tạo chỗ dựa cho kinh tế toàn cầu và
thúc đẩy kinh tế toàn cầu tiến lên một bước mạnh hơn. Nó cũng có thể
giúp kiểm soát giá nguyên liệu thô, giúp đổi mới công nghệ và kiểm soát
khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Một thỏa thuận về tỷ giá đồng USD – nhân dân tệ có thể là dễ dàng bởi vì
chỉ cần sự tham gia của hai chính quyền trung ương trong khi có thể
kiểm soát 35% kinh tế toàn cầu và có thể là một nửa tăng trưởng toàn
cầu. Nó cũng có thể dễ dàng hơn bởi sự ràng buộc kéo dài giữa hai đồng
tiền. Nhưng để đạt được thỏa thuận này trước hết cần có một sự hòa hợp
chính trị.
Một thỏa thuận về tỷ giá đồng USD – euro có thể sẽ khó khăn hơn bởi các
hệ thống không chỉ bao gồm hai thực thể chính trị có thể đối thoại song
phương. Đằng sau ban lãnh đạo “ảo” tại Brúcxen, có những tiếng nói không
hòa hợp tại châu Âu, mỗi tiếng nói có ưu tiên riêng mà sẽ không suy
giảm bất chấp nguy cơ khủng hoảng lớn về chính trị, xã hội và kinh tế.
Nhưng nếu một thỏa thuận kinh tế và chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ diễn
ra, châu Âu có thể cũng tham gia, và một lực hấp dẫn tương tự có thể
xảy ra với đồng yên Nhật và đồng bảng Anh. Nó cũng có thể giúp ổn định
giá nguyên liệu thô như dầu và khí đốt tại Trung Đông và Nga. Nó có thể
là cơ sở cho một hệ thống tài chính quốc tế Bretton Woods mới về kinh tế
và chính trị. Nó cũng có thể hỗ trợ cho sự hội tụ chiến lược và quân
sự. Ấn định tỷ giá hối đoái và hội tụ quân sự chiến lược-chính trị có
thể tạo ra một cấp độ mới cho các nhà cải cách và các doanh nhân vươn ra
tầm thế giới.
Tuy nhiên, Mỹ và châu Âu cũng có trách nhiệm lớn. Trong khu vực đồng
euro và USD, các quốc gia đang bị các núi nợ đè nặng, Tuy nhiên, một sự
tái định giá tài sản của các nước này và một bản cân đối mới cho các
quốc gia, đề cập đến quyền sở hữu và kêu gọi đầu tư tư nhân vào tài sản
nhà nước, có thể thay đổi hình ảnh tại Mỹ, châu Âu và Trung Quốc.
Nhưng mọi thứ xoay quanh Trung Quốc. Nếu Trung Quốc không bắt đầu tiến
trình hòa hợp chính trị với thế giới, tất cả các nước khác sẽ bị kẹt. Và
vì vậy, các hệ quả có thể là khắc nghiệt đối với Trung Quốc và tất cả
các nước khác.
Đây là một giấc mơ, nhưng cũng có thể có giá trị sau cơn ác mộng – khả
năng đối đầu dữ dội với Trung Quốc, vấn đề của Trung Quốc luôn bao gồm
hai yếu tố, một yếu tố đại diện bởi nguy cơ đối với bản thân Trung Quốc
với tư cách là một thực thể địa chính trị và yếu tố còn lại là do Trung
Quốc nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Chúng ta có thế tách riêng
hai vấn đề bởi nếu không có Đảng Cộng sản, Trung Quốc với tư cách là một
nền dân chủ có thể gây ra một số nguy cơ đối với thế giới. Giả định
rằng sự vươn lên của Trung Quốc sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực toàn
cầu, nó sẽ làm giảm quyền lực của Mỹ. Chúng ta có thể thấy những lựa
chọn khác nhau mà Mỹ có thể dùng để ngăn chặn hay làm chậm sự vươn lên
của Trung Quốc, điều có thể gây ra nhiều vấn đề cho Mỹ. Lựa chọn đầu
tiên là chiến tranh chống lại Trung Quốc. Mỹ có thể phát động một cuộc
chiến lớn chống lại Trung Quốc, Tron2 trường hợp này Mỹ đương nhiên sẽ
thắng khi giết được 400 triệu người Trung Quốc, số lượng này lớn gấp 8
lần số người chết trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Gây ra số lượng
thương vong quá lớn tại Trung Quốc có thể tạo nên những vết thương về
tinh thần và đạo đức lớn tại Mỹ, làm giảm năng lượng của Mỹ trong nhiều
thế kỷ, điều có thể khiến Mỹ đi xuống ngay cả khi là kẻ thắng trận. Mặt
khác, nếu nhìn vào Trung Quốc, chúng ta sẽ thấy rằng từ năm 1980 đến
2010, chính sách một con tại Trung Quốc đã lấy đi của dân số nước này
400 triệu người. Tức là nếu không có chính sách đó, dân số Trung Quốc
hiện có thể đã lên đến 1,8 tỷ người. Vì vậy, nếu Trung Quốc, sau thất
bại đẫm máu đó, sẽ bỏ chính sách một con và dân số có thể tăng trở lại
lên 1,4 tỷ người trong khoảng 30 năm. Trong trường hợp này, Trung Quốc
sẽ cực kỳ giận dữ với Mỹ và sẽ dẫn đến việc trả thù vào một thời điểm
nào đó khi mà Mỹ có thể vẫn bị tổn thương về phương diện đạo đức vì đã
giết hại 400 triệu người.
Có thể có lựa chọn thứ hai, đó là chia rẽ Trung Quốc thành nhiều nhà
nước cạnh tranh của người Trung Quốc. Lựa chọn này có thể xua đi một số
căng thẳng trong cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ, đồng thời có thể đem
lại cho Mỹ lựa chọn chiến đấu với một Trung Quốc nhỏ hơn. Trên thực tế,
Trung Quốc có thể bị chia tách thành 4 – 5 nước nhỏ, mỗi nước có dân số
ngang bằng Mỹ. Điều đó có nghĩa là mỗi nước Trung Quốc nhỏ cuối cùng có
thể trở thành một đối thủ mạnh của các nước kia.
Trên thực tế, chúng ta có thể thấy rằng thế giới, bao gồm nền văn minh
Trung Quốc cổ đại, đã bị chia rẽ. Ngoài bản thân Trung Quốc (Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa), chúng ta có Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Đài Loan
và Xinhgapo, tất cả đều là những quốc gia và vùng lãnh thổ rất cạnh
tranh. Tuy nhiên, Nhật Bản, quốc gia lớn nhất trong số đó, có dân số chỉ
bằng một phần ba so với Mỹ và so với một quốc gia giả định Trung Quốc
nhỏ hơn. Trong những năm 1980, Nhật Bản đã gần như vượt qua kinh tế Mỹ
và đặt ra một điều khi đó được xem là mối đe dọa chiến lược lớn. Từ đó,
chúng ta có thể dự đoán nguy cơ của nhiều nước Trung Quốc trên thế giới.
Có nghĩa là, nhiều nước Trung Quốc có thể đặt ra một thách thức lớn
hơn, thách thức lớn về kinh tế, đối với Mỹ hơn là một nước Trung Quốc
thống nhất.
Lựa chọn thứ ba có thể là một cuộc chiến hủy diệt chống lại Trung Quốc,
khi đó 1,4 tỷ người bị thảm sát. Tuy nhiên, trong thế giới hiện đại ngày
nay, điều này là cực kỳ khó xảy ra. Nỗ lực của Hitler nhằm tiêu diệt 10
triệu người Do Thái đã chứng minh đó là điều không thể. Trên thực tế,
nỗ lực của Hitler đã giúp tái sinh Nhà nước Do Thái Ixraen sau 2000 năm,
và sức mạnh cũng như ảnh hưởng của người Do Thái hiện lớn hơn so với
những năm 1930 – thời kỳ xảy ra chiến dịch tiêu diệt người Do Thái của
quân phát xít.
Người Trung Quốc đã chứng minh sức tái sinh rất lớn tại nhiều nước Đông
Nam Á. Ví dụ, tại Inđônêxia, trong khi chỉ chiếm thiểu số (có thể là nhỏ
hơn 5% dân số) hay tại Philippin (khoảng 1% dân số), nhưng họ kiểm soát
khoảng 90% nền kinh tế. Diệt vong 1,4 tỷ người Trung Quốc là khó khăn
hơn gấp bội so với nỗ lực của Hitler và gần như chắc chắn sẽ kết thúc
với thất bại khủng khiếp.
Lựa chọn thứ tư là chiến lược hiện nay của Mỹ, chính sách ngăn chặn/can
dự, mang lại kết quả hỗn hợp. Chiến lược ngăn chặn toàn diện mà Mỹ áp
đặt chống lại Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh gặp khó khăn vì nền
kinh tế Liên Xô rất ít hoặc là không trao đồi với các nền kinh tế tư
bản. Trong tình huống đó, các nền kinh tế tư bản có thể gây áp lực lên
Liên Xô và khiến nền kinh tế của Liên Xô phải gánh chịu mà bản thân họ
không phải chịu tổn hại gì. Kiềm chế Liên Xô trên thực tế có thể mang
lại lợi ích cho các nước tư bản.
Ngược lại, hiện nay Trung Quốc hội nhập toàn diện với các nền kinh tế tư
bản. Bất kỳ sự kiềm chế thực tế nào đối với Trung Quốc cũng có thể gây
tổn hại cho Trung Quốc, nhưng cũng ảnh hưởng xấu đến các nước tư bản. Sự
hội nhập kinh tế ở mức độ cao giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế
giới cho thấy có một số lượng ngày càng nhiều người ngoài Trung Quốc có
thể bị tác động xấu trong trường hợp có chính sách ngăn chặn, và vì vậy
họ sẽ chống lại chính sách này.
Hơn nữa, Trung Quốc có thể dễ dàng chống lại bất kỳ chính sách ngăn chặn
nào trên hai mặt trận. Thứ nhất, bằng cách tăng những lợi ích ủng hộ
cho Trung Quốc tại Mỹ và các quốc gia khác. Các quốc gia khác có thể bị
gây áp lực trong việc lựa chọn quan hệ với Mỹ hay Trung Quốc, và những
nước đó có thể tận dụng tình thế khó khăn này để tăng cường thu hút vốn
và “bán mình” cho người trả giá cao hơn – hay thậm chí là cho cả hai
người trả giá. Vì vậy, thực tế họ có thể được lợi trong cuộc chiến giữa
hai cường quốc này.
Chính sách ngăn chặn và ràng buộc này tạo ra một tình thế rất phức tạp
xung quanh Trung Quốc với các quốc gia không đứng về phía Trung Quốc
nhưng cũng không hoàn toàn đứng về phía Mỹ. Do đó, trong dài hạn, chính
sách này tạo ra một tình thế mà trong đó Trung Quốc sẽ không hoàn toàn
bị kiềm tỏa và các nước xung quanh Trung Quốc có thể trở thành một thách
thức đối với Mỹ.
Cuối cùng, kết quả có thể là: A – Trung Quốc bị kiềm tỏa, nhưng Mỹ phải
đối đầu với nhiều nước hung hăng xung quanh Trung Quốc; hoặc B – Trung
Quốc không bị kiềm tỏa và bị chọc giận bởi sự cạnh tranh này.
Ngoài ra, có một bầu không khí hoài nghi trên thế giới, nơi mà mọi người
cạnh tranh với nhau và vai trò của Mỹ có thể suy giảm. Đó là một tình
huống hoàn toàn giống với sự cạnh tranh toàn diện của thời kỳ Chiến Quốc
hay của châu Âu với sự suy thoái của Đế chế Habsburg sau Vương triều
Philip II và trước sự nổi lên của các siêu cường Pháp và Liên hiệp Anh.
Tất nhiên, có những cách khác mà Mỹ có thể tìm ra chính sách đúng của
mình để ngăn chặn/can dự. Tuy nhiên, thực tế là 10 năm thực hiện những
chính sách như vậy của Mỹ đã không hiệu quả trong việc kiềm tỏa Trung
Quốc. Chính sách đó tạo ra một sự ngờ vực gia tăng giữa hai nước và góp
phần vào tăng trưởng của các nước và các nền kinh tế rất hung hăng và
cạnh tranh với cả Trung Quốc và Mỹ.
Thực tế là cho dù chính sách ngăn chặn có thành công hoàn toàn, thì Mỹ
cũng có thể phải đối đầu với áp lực lớn hơn từ các nước trước đây đã
chống lại Trung Quốc, một vài trong số các nước đó có thể thấy rằng, sau
khi Trung Quốc thất bại, họ sẽ bắt đầu với chính sách chống Mỹ. Tất
nhiên, hoạt động chính trị là đánh bại các kẻ thù vào lúc đó. Tuy nhiên,
có thể dễ dàng hơn để tránh việc đối đầu vói một kẻ thù trong khi tạo
ra một kẻ thù mới.
Trong bất cứ trường họp nào, Trung Quốc cũng đại diện cho một mối đe dọa
ngoài vấn đề về Đảng Cộng sản. Khi nhìn vào phong trào dân tộc chủ
nghĩa và phong trào chống Nhật Bản, có người sẽ nghĩ rằng một Trung Quốc
dân chủ có thể dễ dàng trở nên hung hăng hơn và chuyển sang chủ nghĩa
phát xít. Có lẽ trong trường hợp này, đối vói Mỹ, Đảng Cộng sản lại là
hữu ích chứ không phải là một kẻ thù.
Có lẽ, với những phân tích đơn giản và ngắn gọn trên. Oasinhtơn nên nghĩ
về các hướng rất khác nhau. Kế hoạch là xây dựng một cục diện Trung-Mỹ
mới. Kế hoạch này cũng có thể loại trừ hoàn toàn cuộc chơi bập bênh trên
lĩnh vực địa chính trị – và tại Trung Quốc. Nó được hỗ trợ bởi ý tưởng
của Trịnh Tất Kiên về xây dựng một cộng đồng có lợi ích chung. Chỉ có
thông qua hợp tác giữa hai nước mới bảo đảm cho vai trò chính trị của Mỹ
trong thế kỷ này và thế kỷ tiếp theo. Không có nó, bất kỳ giải pháp nào
cũng kéo Mỹ cùng với Trung Quốc đi xuống.
Hợp tác với Trung Quốc ở thời điểm hiện tại là quá dễ dàng, trong điều
kiện Trung Quốc là một quốc gia phân cấp rõ ràng, nơi mà một đảng lãnh
đạo toàn bộ xã hội rộng lớn. Đảng Cộng sản Trung Quốc, cùng lúc đó, đang
ở trong một cuộc khủng hoang chính trị nghiêm trọng và hiện tại không
có quyết định rõ ràng phải làm gì.
Hơn nữa, Đảng Cộng sản Trung Quốc hết sức lo lắng về việc Mỹ có thể lợi
dụng khủng hoảng hiện tại để tấn công Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung
Quốc đương nhiên cần một giải pháp thoát ra khỏi tình thế khó khăn hiện
tại và Mỹ cần một giải pháp để thoát khỏi những thách thức chiến lược
hiện tại với Trung Quốc. Mỹ cần năng lượng và sức sống từ Trung Quốc, và
với Trung Quốc trên đường chân trời phía Tây, Trung Quốc có thể là giới
hạn sau cùng đối với Mỹ, giới hạn đã được hình thành từ Caliphoócnia
đến Haoai. Trung Quốc có thể mang lại sự thúc đẩy cần thiết cho Mỹ.
Trung Quốc thực sự quan tâm tới việc tiếp cận có hệ thống với Mỹ.
Dù tăng trưởng nhanh, nhưng Trung Quốc có một trở ngại hệ thống: thiếu
sự đổi mới, tức là thiếu khả năng sản sinh công nghệ mới và ý tưởng mới
về thế giới. Năng lực sáng tạo đến từ Mỹ, tuy nhiên lại thiếu sức sống
như của Trung Quốc. Do vậy, có rất nhiều không gian cho sự hợp tác chặt
chẽ giữa hai nước này.
Tuy nhiên, có một sự thiếu tin tưởng một cách sâu sắc từ cả hai phía. Sự
thiếu tin tưởng này có thể được khắc phục một cách triệt để. Nghĩa là,
Mỹ có thể giúp đỡ Trung Quốc trong suốt thời kỳ chuyển giao hiện tại của
Trung Quốc, thời kỳ này không làm suy giảm sức mạnh của Đảng Cộng sản
Trung Quốc mà làm cho quyền lực của Đảng Cộng sản thêm vững chắc bằng
chế độ dân chủ và hiệu quả hơn.
Cùng lúc đó, sự hợp tác chặt chẽ giữa Trung Quốc và Mỹ có thể có sự tham
gia của các nước khác, những nước cảm thấy liên quan hơn là đứng ngoài
cuộc. Việc loại trừ các nước đó có thể khiến các nước này chống lại cả
Mỹ và Trung Quốc, đồng thời phá hỏng mọi sự tin tưởng mới được tạo ra.
Đó có thể là một hành động cân bằng khó khăn, nhưng là khả thi và có thể
dễ dàng hơn việc mỗi nước “bán mình” cho cả Trung Quốc và Mỹ.
Tài liệu tham khảo đặc biệt - TTXVN / Asia Times Online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét