Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Lượm tin tức

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Liên quan sự cố ở thủy điện Đắk Mek 3 (Kon Tum): Chủ đầu tư giả mạo hồ sơ, con dấu? (Thanh tra).  - Thuỷ điện Đăk Mek 3 giả mạo con dấu (VTV).
- CHUYỆN LẠ TẠI QUẬN GÒ VẤP: Khổ vì “luật rừng”?! (CATP).
Tiền Phong   -Cuộc chiến trên biển – Trung Quốc chưa là đối thủ xứng tầm của Mỹ    —-Trung Quốc tăng thêm các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ (VOA)   —-Ấn Độ thận trọng về tranh chấp biển Đông (BBC)  —–Chân dung tướng Giáp qua cái nhìn của học giả Pháp -Vietnam Plus   —-VnExpress -Vụ phá nhà ông Vươn bị nghi ‘bỏ lọt tội phạm’   —-Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Có thể phải cài người mới phát hiện chạy chức - Báo Giáo dục Việt Nam
Nga thử tàu ngầm sẽ mang tên Hà Nội (BBC) – Tàu ngầm Varshavyanka dự kiến mang tên ‘Hà Nội’ được Nga đưa vào thử nghiệm, theo hãng tin RIA Novosti.
Nhân dân -Đan Mạch hỗ trợ 100 triệu USD giúp phát triển thủy sản Việt Nam
‘Bí mật nhà nước’ qua lời đại tá  (BBC) –  Bài nói chuyện của một đại tá quân đội được giới ngoại giao nước ngoài quan tâm, sau khi đã bị blogger trong nước phê phán.
Mục sư Hùng nói về việc chính quyền địa phương sách nhiễu buổi nhóm họp thờ phượng Chúa. (RCTM)
Phỏng vấn bà Trần Thị Hài tại phòng tiếp tân thanh tra chính phủ Hà nội ngày 14/12/2012. (RCTM)
Việt Nam tìm kiếm các mối giao dịch vũ khí với phương Tây (Vietinfo) -Một số giám đốc và các nhà phân tích quốc phòng cho biết hôm thứ Sáu rằng Việt Nam đang mở rộng mối quan hệ với nhiều công ty quốc phòng phương Tây khi các tranh chấp trong vùng Biển Đông ngày …
Đàn ông Việt Nam trong mắt cô giáo người Đức (Vietinfo) -Càng ngày tôi càng cảm thấy rất bực mình với đàn ông Việt Nam và nhất là đàn ông Hải Phòng. Họ ngồi túm năm tụm ba trên vỉa hè, nhìn chằm chằm vào tôi.
Giáo dục ở Việt Nam trong mắt một người Đức (Vietinfo)   —-Một người Đức ở Việt Nam: Rác thải và ô nhiễm (Vietinfo)
Tết buồn của nông dân! (Vietinfo) -Tết dương lịch đã cận kề, Tết Nguyên đán cũng không còn xa nhưng ước mong một cái tết đầy đủ, đầm ấm của nhiều bà con nông dân năm nay có lẽ khó thành hiện thực.   —Nhảy tàu, bám cửa sổ bán hàng giữa trời mưa  (VnEx)
Điện thoại bị nghe lén: Nhà mạng nói gì?  (VTC News) – Nhà mạng khẳng định không có bất cứ liên quan gì đến các hoạt động nghe lén, sao chép cuộc gọi, tin nhắn.
Nhà mạng chả làm mấy chuyện lén lút làm gì,nhưng có “lệnh” thì phải làm-Hay là “bọn phản động bán nước bọn thế lực thù địch…bọn làm tay sai cho ngoại bang” nó nghe lén để phục vụ mưu đồ đen tối của nó thôi ,để mà phá thối và “lật đổ nhà nước vì Nhân dân” của “ta” ,thời buổi này có tiền có thế lực làm mấy chuyện này dễ ẹt.
Việt Nam lọt top 10 điểm đến để kinh doanh ở châu Á (VTC)
Lập 34 tổ cảnh sát cơ động trấn áp tội phạm (VnEx) -Cảnh sát hình sự đặc nhiệm sẽ tuần tra trên đường để đeo bám, phát hiện những kẻ khả nghi và phối hợp với cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông công khai kiểm tra, chặn đứng hoặc trấn áp khi chúng gây án.

KINH TẾ
NHNN điều chỉnh giảm lãi suất thêm 1% (ND).  - Ngân hàng Nhà nước công bố giảm nhiều loại lãi suất (VnMedia). VĂN HÓA-THỂ THAO
Bảo tồn ca trù theo kiểu ‘người sống’ rất nguy hiểm (VNN).  - Liên hoan Ca trù Hà Nội 2012: Phong cách cũng cần bảo tồn như vốn cổ (VH). Mua, bán bằng cấp nước ngoài giả (TN)    —-Nhiều người chặn quốc lộ 18, có hành vi quá khích(TN)  —Tai nạn liên hoàn, xa lộ Hà Nội ùn tắc 3 km(TN)   —Trộm “chừa lại” hơn 130 triệu đồng trong két sắt (NLĐ)
20 hành khách chui xuống gầm ghế trốn côn đồ - Người Lao Động   —-12 bà “sếp“ tham ô tiền đi làm đẹp bị truy tố - Pháp luật VN —Petrotimes“Hóa phép” rượu vang nội thành vang Pháp, Chile chỉ trong ít phút    ——–Xe Trung Quốc “bán rẻ” tính mạng người dùng - Autodaily
Dân Trí -Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi tại ngã ba đường    —VietnamNet -Cánh tay chới với dưới gầm xe tải   —–ANTĐ Đi học một mình, bé gái 13 tuổi bị cưỡng hiếp và giết hại   —–Khởi tố “yêu râu xanh” nhiều lần hiếp dâm trẻ em - Pháp luật & Xã hội   —–Bắt được 2 tên “xin đểu” giết người - Dân Việt   —-Hà Tĩnh : Thu giữ 60 m3 gỗ lậu - Nhân dân
Trunbg Quốc: Bể cá mập khổng lồ nổ tung, 15 người bị thương - Người Lao Động   —-Báo Phụ Nữ Online -Sri Lanka bắt 100 người Trung Quốc vì tội gian lận tiền tệ   —-10 hình ảnh ở chợ Việt Nam khiến khách Tây ‘khiếp vía’ -Zing   —-Hoàng Yến sẽ bị phạt vì hở ngực khi diễn thời trang - VnExpress – Giải trí   —-10 mỹ nhân Hoa ngữ sở hữu vòng một siêu đẹp - Zing====>>>
           
Côn đồ phá ôtô, 20 hành khách chui xuống ghế  -VnExpress - Thấy đám thanh niên cầm kiếm chặn xe, đập vỡ kính, gần 20 khách cúi rạp xuống gầm ghế. Tài xế cho ôtô chạy thẳng vào trụ sở cảnh sát lánh nạn.
Trung Quốc: Gà rán KFC có chất có thể gây tổn thương thần kinh - Dân Trí   —-Cháy chung cư 31 tầng, hàng trăm người dân hoảng loạn (VTC)   —–Cậu bé Gangnam Style: Cát-xê 3 ngày về Việt Nam rất lớn (VTC)
‘Mưa đạn’ ở ngã ba biên giới  (VnEx) -Công an thu trên 30 vỏ đạn CKC cùng nhiều dấu vết cho thấy nhóm gây rối có hơn 10 tên. Sau khi xả súng điên cuồng và vấp phải sự kháng cự của Ban chuyên án, chúng bỏ chạy về các khu rừng bên kia biên giới.

Muôn chiêu buôn bán phụ nữ, ép bán dâm (VnEx)

Lĩnh án chung thân vì quỵt nợ hơn 200 tỷ đồng (VnEx)


GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập: Có “trụ” được tới khi đổi mới? (HNM). XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Những sự kiện y tế gây hoang mang nhất 2012 (VnMedia).  - Trẻ tử vong sau tiêm vaccine:Do chủ quan khi trẻ nôn, sốt? (PN Today).  - Đình chỉ lưu hành toàn quốc lô vắc xin “5 trong 1” gây tai biến (DT). QUỐC TẾ
Nga, Trung không thể bảo Tổng thống Syria từ chức (TTXVN).  - “Triển khai tên lửa Patriot sẽ chỉ làm hại Thổ Nhĩ Kỳ” (VOV).

Xã luận

Phát huy vai trò nòng cốt của Quân đội trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc

Hôm nay, toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vui mừng kỷ niệm 68 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 23 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12).
Ðược Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện; sự đùm bọc, giúp đỡ của nhân dân, 68 năm qua, Quân đội ta đã đoàn kết cùng nhân dân cả nước đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành vẻ vang sự nghiệp giải phóng dân tộc, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, Quân đội ta đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, thật sự là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Ðảng, Nhà nước và nhân dân.
Trong bối cảnh quốc tế và trong nước có cơ hội, thuận lợi, có khó khăn, thách thức đan xen, những năm qua, Quân đội ta đã quán triệt sâu sắc đường lối quân sự của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Toàn quân trở thành khối đoàn kết, thống nhất, kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội; chấp hành nghiêm túc các mệnh lệnh và chế độ sẵn sàng chiến đấu (SSCÐ); thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình, nhất là trên các hướng chiến lược; làm tốt vai trò tham mưu cho Ðảng, Nhà nước về lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Phối hợp các lực lượng làm thất bại âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình", gây bạo loạn lật đổ; ngăn chặn, xử lý kịp thời và có hiệu quả các hành vi xâm phạm chủ quyền và lợi ích quốc gia, thật sự là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Ðảng, Nhà nước, nhân dân, thành quả cách mạng và chế độ Xã hội chủ nghĩa, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Quân đội tham gia tích cực và có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng cơ sở chính trị địa phương, đời sống văn hóa mới, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; là lực lượng chủ lực trong phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, rà phá bom, mìn, khắc phục hậu quả chiến tranh... Có thể nói, ở đâu có khó khăn, nguy nan, thì ở đó có Quân đội. Hình ảnh, phẩm chất cao đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ" luôn được giữ vững và tỏa sáng trong lòng nhân dân. Kết quả đó đã đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
Năm 2013 và những năm tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Các thế lực thù địch đẩy mạnh chiến lược "diễn biến hòa bình", triệt để lợi dụng chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền", "tự do tôn giáo" để tuyên truyền chống phá cách mạng nước ta. Trước thực tế nêu trên, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi ngày càng cao. Do vậy, để phát huy vai trò nòng cốt của Quân đội trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, cấp ủy đảng, chỉ huy các cấp trong toàn quân cần quán triệt sâu sắc tình hình, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Trước mắt, tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Ðại hội XI của Ðảng, các nghị quyết, chỉ thị của T.Ư (khóa XI) và Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ Quân đội lần thứ IX; triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp về xây dựng Ðảng theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 4, nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Ðẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng, gắn thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạo bước đột phá về chất lượng huấn luyện, giáo dục - đào tạo, xây dựng chính quy, chấp hành kỷ luật; kiên quyết tạo chuyển biến rõ rệt về điều chỉnh tổ chức, biên chế; về cải cách hành chính. Tăng cường thế trận và sức mạnh quốc phòng, khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội; chủ động nắm chắc tình hình, xử lý thắng lợi mọi tình huống, không để bị động bất ngờ, làm nòng cốt bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, bảo vệ vùng trời, độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, phòng, chống tội phạm trên biển, biên giới. Tham gia ứng phó kịp thời, có hiệu quả về phòng tránh thiên tai, dịch bệnh, thảm họa môi trường; phối hợp các lực lượng bảo đảm an ninh, trật tự, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Trong không khí kỷ niệm 40 năm Chiến thắng "Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không"(12-1972 - 12-2012), một trong những chiến thắng lẫy lừng của Quân đội ta, nhân dân ta, phát huy truyền thống vẻ vang trong gần bảy thập kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, toàn quân, toàn dân ta quyết tâm xây dựng Quân đội trở thành lực lượng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, viết tiếp trang sử hào hùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam Anh hùng trong thời kỳ mới, xứng đáng với lòng yêu mến, tin cậy của Ðảng, Nhà nước và nhân dân.
NHÂN DÂN

 

 Phi chính trị hóa quân đội là chiêu bài của ai?

Sinh viên Nguyễn Tâm Linh (Danlambao)Phải xét tới việc Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội của quốc gia Việt Nam hay là công cụ bạo lực của đảng cộng sản Việt Nam. Chỉ có làm rõ vẫn đề “sở hữu”, mới có thể làm rõ được việc tại sao phải đánh tráo khái niệm, tung hỏa mù gây sự lẫn lộn trong dư luận...
*
Đánh tráo khái niệm
Rất nhiều báo đài, trong đó đặc biệt là các báo lề đảng như Quân đội Nhân dân, Nhân dân hay Tạp chí Quốc phòng toàn dân, v.v... đồng loạt có các bài viết “vạch trần bản chất phản động” của những lời kêu gọi “phi chính trị hóa quân đội”. Theo các báo này, không có quân đội nào đứng ngoài chính trị, nhiệm vụ của quân đội xét theo từng mức độ đều phải dính dáng tới chính trị. 
Hoàn toàn đúng khi nói rằng quân đội không thể được phi chính trị hóa. Tuy nhiên, khái niệm “phi chính trị hóa” ở đây đang bị lợi dụng để tuyên truyền mị dân, để đánh lừa một bộ phận tướng lĩnh có tinh thần dân tộc, hòng che đậy những mưu toan quyền lực của cả hệ thống chính trị đang ở phía sau. 
Có thể dễ dàng nhận thấy, nhiều bài báo, bài phát biểu của các cơ quan báo chí lề đảng hoặc của các lãnh đạo đã cố tình đánh tráo hai khái niệm “phi chính trị hóa” và “phi đảng phái hóa” quân đội. 
Quân đội phi chính trị là điều không thể. Nhưng nếu quân đội của một quốc gia đặt lợi ích của quốc gia lên trên hết, quân đội của quốc gia đó phải “phi đảng phái”, không để các đảng phái can thiệp vào các chính sách đối nội của quân đội. Chỉ khi trung lập giữa các tổ chức chính trị, phong trào chính trị với người dân, quân đội mới tránh khỏi nguy cơ trở thành công cụ bạo lực phục vụ cho lợi ích của một nhóm ít người, tạo nền tảng cho sự ổn định của quốc gia, đảm bảo quyền tham gia các hoạt động chính trị của người dân tại quốc gia đó. 
Quân đội, trong trường hợp là tổ chức vũ trang đại diện của một quốc gia, thì tất cả những nhiệm vụ mà lực lượng này thực hiện đều là những nhiệm vụ chính trị mà một công cụ bạo lực mang tính nhà nước phải làm. Nhiệm vụ chính trị đó luôn đặt quyền lợi của quốc gia lên hàng đầu, tạo sự công bằng cho tất cả các thành phần chính trị khác. Nếu như quân đội không phi đảng phái, nó sẽ không còn là công cụ của nhà nước nữa. Vì thế, khi đánh đồng giữa “phi chính trị” và “phi đảng phái”, người ta đã cố tình gây sự nhầm lẫn giữa quân đội của quốc gia với quân đội của tổ chức chính trị hoặc phong trào chính trị để che giấu đi nguyên nhân ẩn sâu bên trong
Ngược lại, trong trường hợp quân đội là lực lượng vũ trang của một tổ chức chính trị hoặc phong trào chính trị, không mang tính nhà nước, thì những nhiệm vụ chính trị của nó không thể được coi là nhiệm vụ chính trị chính danh của một quốc gia. Khi những nhiệm vụ ấy phục vụ chỉ một bộ phận người có khuynh hướng chính trị giống nhau, thì nhiệm vụ chính trị mà lực lượng này thực hiện về bản chất khác xa với nhiệm vụ chính trị của quân đội quốc gia. 
Giống như trong trường hợp lực lượng vũ trang Hezbollah của tổ chức hồi giáo cùng tên, không thể nói rằng các nhiệm vụ chính trị của lực lượng vũ trang này là những nhiệm vụ chính trị của lự lượng vũ trang Liban, khi mục đích của chúng hoàn toàn khác nhau. Đối tượng chúng phục vụ cũng tương tự như vậy, Hezbollah là lực lượng vũ trang của tổ chức chính trị nằm trong quốc gia Liban, còn quân đội Liban là tổ chức vũ trang của toàn thể nhân dân Liban, trong đó bao gồm các đảng phái chính trị khác. Vì thế, nhiệm vụ chính trị của hai lực lượng vũ trang này khác nhau hoàn toàn không thể đánh đồng được. 
Do đó, không thể đánh đồng nhiệm vụ chính trị của quân đội của một quốc gia với nhiệm vụ chính trị của một quân đội của tổ chức chính trị hay phong trào chính trị tại quốc gia đó. Nếu kẻ nào cố tình đánh tráo những khái niệm này, thì chắc chắn kẻ đó đang ngụy biện nhằm phục vụ cho những mưu toan chính trị dựa trên công cụ bạo lực. 
Thế nên, cần phải vạch trần sự dối trá, ngụy biện của những kẻ cố tình làm mập mờ khái niệm phi chính trị hóa quân đội và phi đảng phái hóa quân đội quốc gia. Những kẻ này đang gây sự nghi kị, đánh lừa một bộ phận các quân nhân có trách nhiệm với tổ quốc nhưng thiếu thông tin, tạo điều kiện để độc quyền nắm các công cụ bạo lực, từ đó sử dụng chúng để áp đặt và duy trì quyền lực, tạo ra cuộc chơi bất bình đẳng trên chính trường. 
Quân đội của ai? 
Đây là điều đặc biệt cần phải làm rõ. Trước hết, phải xét tới việc Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội của quốc gia Việt Nam hay là công cụ bạo lực của đảng cộng sản Việt Nam. Chỉ có làm rõ vẫn đề “sở hữu”, mới có thể làm rõ được việc tại sao phải đánh tráo khái niệm, tung hỏa mù gây sự lẫn lộn trong dư luận. 
Nếu như Quân đội nhân dân Việt Nam là một trong những bộ phận cấu thành của lực lượng vũ trang Việt Nam thì những nhiệm vụ chính trị của đội quân này trước hết phải mang tính chính danh, nhiệm vụ chính trị đó phải đặt lợi ích của nhân dân làm tối thượng và luôn phải tối thượng. Lúc này, quân đội không phi chính trị mà “phi ý muốn” với đảng chính trị, nếu các chính sách của đảng không phải là lựa chọn của nhân dân hoặc đi ngược với lợi ích của nhân dân. 
Nếu Quân đội nhân dân Việt Nam đơn thuần là công cụ bạo lực của riêng đảng cộng sản Việt Nam, đảng cộng sản có toàn quyền sử dụng nó cho những nhiệm vụ chính trị của riêng mình. Tất nhiên lúc này sẽ không có chuyện quân đội không làm theo đảng, mà phải thực hiện theo đúng những gì mà đảng yêu cầu. Nhiệm vụ chính trị của quân đội này là bảo vệ lợi ích của đảng cộng sản, bất kể lợi ích đó đi ngược lại với lợi ích của người dân. 
Rõ ràng, trong trường hợp nào thì đảng cộng sản cũng há miệng mắc quai. Trường hợp công nhận Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội của quốc gia Việt Nam thì đảng phải chấp nhận những nhiệm vụ chính trị mà quân đội thực thi trong điều kiện đặt lợi ích tối cao của quốc gia lên hàng đầu, quân đội phải “phi đảng phái hóa”, chỉ thực thi mệnh lệnh của dân giao phó cho các cơ quan công quyền thừa hành truyền đạt. Nếu điều này xảy ra, đảng sẽ như ngọn đèn trước bão. 
Trường hợp, Quân đội nhân dân Việt Nam là công cụ bạo lực của riêng đảng cộng sản từ lúc thành lập cho tới ngày nay, nên đảng cộng sản có toàn quyền với tổ chức vũ trang này. Nếu vậy thì tổ chức này sẽ không được phép sử dụng ngân sách quốc phòng trích từ thuế của nhân dân cho hoạt động duy trì, tuyển mộ và mua sắm trang thiết bị, v.v... cho quân đội. Khi ấy, đảng cộng sản sẽ phải dùng ngân quỹ của đảng để chi trả cho các chi phí, trong đó bao gồm các loại thuế phí (thuế đặc biệt) cho việc thuê đất đai cho quân đội làm nơi đóng quân, tập luyện. Hơn nữa, lúc này người dân Việt Nam có quyền không công nhận quân đội nhân dân Việt Nam, từ đó, họ sẽ không phải tham gia nghĩa vụ quân sự bắt buộc, nghĩa vụ này chỉ thuộc về những đảng viên hoặc những người có cảm tình đảng mà thôi. 
Chỉ ngần đấy thôi cũng đủ hiểu tại sao cần phải tung hỏa mù, huy động một lực lượng lớn truyền thông vào cuộc, tung ra những luận điệu sai trái, với khối lượng lớn, thông tin ồ ạt theo kiểu “cả vú lấp miệng em” hòng đánh đồng khái niệm “phi chính trị hóa” và “phi tổ chức chính trị” quân đội. để bảo vệ lợi ích cho ai, có lẽ hỏi cũng là đã trả lời." 

Sai lầm y khoa: càng che giấu sự thật, càng nhiều người chết oan

SGTT.VN - Ngày 18.12 vừa qua, tại Quảng Ngãi đã diễn ra hội thảo “Tai biến sản khoa” để rút kinh nghiệm hàng loạt vụ tử vong khi sanh nở ở tỉnh này thời gian qua. Dù hội thảo do địa phương tổ chức, nhưng cũng có sự tham dự của bộ Y tế và nhiều chuyên gia cả nước.
Thế nhưng, kết quả nhận được sau hội thảo chỉ là những gì chung chung, không hứa hẹn những thay đổi gốc rễ để giảm thiểu sai lầm y khoa (SLYK) , một trong những thực trạng của nền y tế Việt Nam hiện nay.
Sự thật bị che giấu
Tháng 11.1999, viện Y học Hoa Kỳ công bố báo cáo “Sai lầm là con người: xây dựng một hệ thống sức khoẻ an toàn hơn” (tạm dịch từ: “To err is human: Building a safer health system”). Báo cáo đã tạo ra một cơn chấn động vì lần đầu tiên ở quốc gia này có một khảo sát công phu về SLYK và còn chấn động hơn khi báo cáo cho thấy có khoảng 44.000 – 98.000 người tử vong hàng năm ở các bệnh viện vì SLYK, nhiều hơn cả số tử vong do tai nạn giao thông (43.458 người), ung thư vú (42.297) hay bệnh AIDS (16.516).
Ở Việt Nam, bộ Y tế chưa nghiên cứu và công bố bất kỳ số liệu nào về thực trạng SLYK, trong khi ở các bệnh viện nó lại chỉ được giải quyết tuỳ vào nhận thức của lãnh đạo đơn vị. Tuy không công bố chính thức, nhưng một khảo sát nhỏ ở Việt Nam về sự cố, rủi ro bệnh viện cũng đáng để suy nghĩ. Một khảo sát trên 687 bệnh viện cả nước cho thấy trong năm 2005 chỉ có 35 tai biến thủ thuật và trong năm 2006 còn 32 tai biến. Ngoạn mục hơn, năm 2005 ở các bệnh viện này chỉ có ba vụ nhầm lẫn thuốc, còn trong năm 2006 thì không có sự cố nào (!). Bác sĩ Phan Quý Nam, nguyên giám đốc bệnh viện Nguyễn Tri Phương, nói: “Hơn 600 bệnh viện, điều trị hàng triệu người mỗi năm mà không để xảy ra vụ phát nhầm thuốc nào thì thật lạ. Cốt lõi vấn đề ở đây là chỉ cần để xảy ra một sự cố thì mọi thành tích trong năm của bệnh viện sẽ bị phủ nhận. Điều này khiến cho các giám đốc bệnh viện phải nói láo. Vì không nói sự thật, nên không ai tìm ra được nguyên nhân. Không biết nguyên nhân, nên không ai ngăn ngừa được và năm này qua năm khác sự cố cứ xảy ra cho bệnh nhân”.
Áp lực che giấu sự thật được thể hiện rõ trong vụ tai biến sản khoa ở Quảng Ngãi. Đầu tháng 6 năm nay, sau khi trả lời phỏng vấn một tờ báo về nguyên nhân dẫn đến hàng loạt sự cố ở đây (như nhân viên y tế không được huấn luyện tốt; thu nhập thấp khiến nhân viên y tế không toàn tâm, toàn ý; thiếu trang thiết bị) một cán bộ y tế của một bệnh viện lớn đã bị bộ Y tế phê bình nặng nề. Cần nói thêm, sau thời điểm này, ở Quảng Ngãi tiếp tục xảy ra nhiều ca tai biến sản khoa và nguyên nhân cho đến nay cũng không khác gì ý kiến mà người cán bộ y tế nói trên đã chỉ ra. Phải chăng thái độ che giấu sự thật ở đây đã khiến cho nhiều bệnh nhân bị thiệt hại oan uổng?
Cần những nhận thức mới
Trong thực tế, bệnh viện được xem là môi trường đầy rẫy rủi ro và nguy cơ vì nhiều nguyên nhân khác nhau như quá tải bệnh nhân, thiếu nhân viên, trang thiết bị không đồng bộ, người thầy thuốc bị áp lực ra quyết định nhanh chóng và chính xác. Ngoài ra còn có những nguyên nhân đặc thù y khoa như mỗi bệnh nhân có cơ địa và sức đề kháng khác nhau, kỹ năng nhân viên y tế không thể lặp lại như nhau trên mọi bệnh nhân, quá trình can thiệp điều trị luôn đi kèm hai mặt lợi và hại.
Vì những lý do trên, bệnh nhân không thể đòi hỏi bệnh viện triệt tiêu hoàn toàn mọi nguy cơ, rủi ro. Vấn đề ở đây là bệnh viện phải thiết lập được một hệ thống quản lý rủi ro để nhận diện được nguyên nhân, từ đó tìm cách giảm thiểu thấp nhất nguy cơ cho bệnh nhân. Bác sĩ Phan Quý Nam nhận định: “Trước mọi sự cố xảy ra, lãnh đạo bệnh viện chịu trách nhiệm đến 80% vì không làm tốt vai trò quản lý hay giáo dục nhân viên, chỉ 20% trách nhiệm là thuộc về cá nhân”. TS.BS Tăng Chí Thượng, giám đốc bệnh viện Nhi Đồng 1 – TP.HCM, thì cho rằng trong quản lý bệnh viện cần loại bỏ “văn hoá buộc tội” (blaming culture) khi xem mọi tai biến xảy ra là do lỗi cá nhân chứ không phải do lỗi hệ thống. Ông nói: “Khi có tai biến, cách tiếp cận cũ của lãnh đạo bệnh viện là đặt câu hỏi “Ai làm sai?” và điều này sẽ tạo ra tâm lý che giấu, ngại báo cáo sai sót. Hậu quả là sai sót sẽ được lặp lại do bệnh viện không biết. Với nguyên lý tiếp cận hệ thống, khi phân tích nguyên hân tai biến, câu hỏi đầu tiên được đặt ra là “Cái gì sai?” Cách tiếp cận này một mặt làm giảm đi sự e ngại khi báo cáo sai sót, đồng thời giúp bệnh viện chủ động phòng ngừa được sai sót lặp đi lặp lại”.
Bệnh nhân cũng cần thay đổi nhận thức. Ở các nước tiên tiến, khi vào bệnh viện mọi bệnh nhân đều được khuyến khích thực hiện những quyền lợi của mình như tăng cường hỏi bác sĩ, thắc mắc khi nhận được bất kỳ yêu cầu nào. Chưa kể, bệnh nhân còn có thể biết được thông tin về số vụ tai biến, sự cố mà bệnh viện đã mắc phải. Ở nước ta, mặc dù luôn đề cao “người bệnh làm trung tâm”, nhưng các bệnh viện thường ngại công khai thông tin hay số liệu vì sợ bệnh nhân đòi hỏi, quấy rầy. Một bác sĩ nói: “Nếu mọi bệnh nhân đều có hiểu biết hoặc biết thể hiện quyền của mình, số tai biến y khoa có thể giảm đến 20 – 30%”.
Nhưng thay đổi nhận thức nhiều nhất phải từ giới quản lý, từ việc cho phép các bệnh viện công bố sự thật các số liệu về tai biến y khoa và trao đổi thông tin lẫn nhau; đánh giá thành tích bệnh viện dựa trên việc cải thiện số liệu sự cố, rủi ro hàng năm chứ không dựa vào việc có hay không có chuyện này; cho đến thiết lập một hệ thống báo cáo sự cố y khoa tự nguyện, không mang tính áp đặt và buộc tội. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn phải là thực hiện một khảo sát trên phạm vi cả nước về thực trạng tai biến y khoa, các sự cố và rủi ro trong bệnh viện để từ đó đề ra chiến lược giải quyết, giảm thiệt hại cho người bệnh. Năm năm sau báo cáo “Sai lầm là con người: xây dựng một hệ thống sức khoẻ an toàn hơn”, một nghiên cứu cho thấy nền y tế Mỹ đã cải thiện được khá nhiều dù tất cả chưa phải là màu hồng.
Bác sĩ Phan Quý Nam nói: “Cần phải tạc tượng người đã làm báo cáo vì qua đó người ta đã đề ra được giải pháp để cứu sống hàng chục ngàn người vô tội chết oan. Nhưng cũng phải nói thêm là điều này chỉ có được nhờ Tổng thống Mỹ khi đó cho phép tiến hành điều tra, báo cáo vì nhìn thấy những ích lợi thu được”.
Phan Sơn
 

Ngôi miếu cổ thờ đá và những bộ hài cốt bí ẩn


Ở ấp Chợ Cũ, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng từ bao đời nay tồn tại một ngôi chùa. Tuy được gọi là "chùa" nhưng tấm biển trên cổng lại ghi dòng chữ "Ba Thắc Cổ Miếu".
Các bô lão địa phương cho biết ngôi miếu hình thành từ rất xa xưa. Theo truyền thuyết, ngôi miếu đó được cất để thờ một phò mã lưu vong nước Lèo (tên gọi xưa của nước Lào). Không có chứng tích nào giải thích vì sao một ông phò mã nước Lào lại sang đây sinh sống rồi qua đời.
Chánh điện miếu Ba Thắc.
Tuy thờ một ông phò mã nhưng trên bàn thờ chỉ có 1 viên đá có hình dạng đầu người. Điều lạ là dưới nền đất trước sân miếu thỉnh thoảng một số xương cốt người lộ lên. Từ trước đến nay, người ta đã nhặt được vài chục bộ xương người như thế.

Dù ngôi cổ miếu chất chứa nhiều bí ẩn nhưng chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào giải mã.

Từ thành phố Sóc Trăng đi theo đường Lê Hồng Phong, qua khỏi thị trấn Mỹ Xuyên khoảng 2 km sẽ gặp một chiếc cổng ghi "Ba Thắc Cổ Miếu". Qua khỏi cổng, đi men theo một con đường tráng xi măng uốn lượn khoảng 500m chúng tôi mới đến miếu.

Từ bên ngoài nhìn vào, chánh điện ngôi miếu nằm nép sau một gốc bồ đề đại thụ to khoảng 7 vòng tay người ôm. Bà Mười là người giữ miếu cho biết, trước năm 1970, dưới gốc bồ đề có một cặp vợ chồng rắn hổ ngựa. Không ai trông thấy trọn vẹn thân hình của cặp rắn này. Thỉnh thoảng người ta chỉ trông thấy cái đầu của chúng to bằng nắm tay người đàn ông, ngóc cao lên nhìn ngó mọi người rồi thụt vào. Người ta ước đoán cặp rắn dài hơn 10m.

Điều lạ là cặp rắn tồn tại dưới gốc cây bồ đề suốt hàng chục năm nhưng chưa từng làm hại ai. Bất ngờ chúng biến đi đâu không ai rõ. Những người dân cư ngụ xung quanh miếu tin rằng, chúng đã tu thành... chính quả.

Cây bồ đề đại thụ nơi từng cư ngụ một cặp rắn thần.

Gốc bồ đề đại thụ, mái ngói âm dương rêu phong và những truyền thuyết bí ẩn càng khiến ngôi miếu cổ thêm thâm trầm huyền hoặc.

Ông Ngô Văn Minh, thường gọi là ông Chín, sinh năm 1951 - Phó ban Trị sự quản lý ngôi cổ miếu cho biết: "Theo ông bà tôi kể lại, hồi xưa ngôi miếu cất bằng cây gỗ tạp theo lối kiến trúc cổ của người Kh'mer. Lúc đó, thưa người, cây cối rập rạm, ngôi miếu nhỏ nằm ẩn mình sâu trong góc rừng. Đến năm 1927, ngôi miếu hư mục nên ông Thái Chấn An (Hội trưởng Ban Tế tự) bắt tay cùng ông Lê Văn Hoạnh (chức Lý Tổng nhà cầm quyền thực dân Pháp) đứng ra vận động, quyên góp tiền bạc từ các thân hào để sửa chữa, cất mới bằng xi măng cốt thép theo kiến trúc Triều Châu cổ. Tổng diện tích xây dựng là 5.000 m2. Thời đó, ông Hoạnh rất uy quyền nên việc quyên góp tiền bạc dễ dàng. Sau khi sửa chữa, trên tấm biển xi măng ở mái dựng chánh điện, thợ xây tạo hàng chữ Pháp: "Pagode de Bassac", tức "Miếu thờ ông Bassac". Trải qua một thời chiến tranh ác liệt, Ba Thắc Cổ Miếu bị hư hao do bom đạn nên được trùng tu lần cuối vào năm 1995.

Ông Bak Sak là ai?

Những bô lão những đời trước truyền miệng lại cho con cháu rằng, từ đầu thế kỷ 18, công chúa nước Lèo (tức Lào) cãi lệnh vua cha yêu một tráng sĩ thường dân tên là Bak Sak. Vua cha tức giận ngầm sai người truy sát tráng sĩ. Công chúa nghe tin đã mật báo cho người yêu. Thế rồi hai người cùng một số gia nhân, tùy tùng lên thuyền chạy trốn. Họ xuôi theo dòng sông Mekong nhắm hướng hạ nguồn rong ruổi ngày đêm. Do người Lèo chỉ sử dụng loại thuyền đường sông, nên khi ra cửa biển Trấn Di (nay gọi là Trần Đề) họ bị sóng biển đánh đắm. Thế là Bak Sak, công chúa và nhóm gia nhân đành hạ trại định cư. Sau này, nơi đó được gọi là Sóc Lèo, có nghĩa là làng của người Lào (hiện nay, nơi đây có tên hành chính là ấp Sóc Lèo, xã Lịch Hội Thượng, huyện Long Phú).

Viên đá hình đầu người được để trên bệ thờ.

Bak Sak và công chúa đi sâu vào đất Bãi Xàu (nay là Chợ Cũ, Mỹ Xuyên) khai phá rừng hoang xây dựng cơ ngơi. Ông Bak Sak là người có công mở cửa cảng giao thương Bãi Xàu rất sung túc tại đây vào thời điểm giữa thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Đó là một trong những trung tâm thương mại của vùng Hậu Giang, nơi tập trung nhiều thương nhân người Hoa và các thương buôn từ các nước kéo đến.

Khi ông Bak Sak mất, hài cốt được hỏa táng theo lễ nghi và xây tháp thờ tại chùa vua Bak Sak, tức chùa Bốn Mặt (cách miếu thờ Ba Thắc khoảng 500m). Để tưởng nhớ công khai phá vùng đất Bãi Xàu, đồng bào 3 dân tộc Kinh, Kh'mer và Hoa đã xây thêm 1 ngôi miếu thờ ông tức cổ miếu Ba Thắc. Bak Sak là cách gọi theo phiên âm tiếng Kh'mer, tiếng Pháp là Bassac. Còn Ba Thắc là cách gọi của người Hoa và người Kinh. Không nghe ai nhắc đến chuyện thờ bà công chúa Lào, vợ ông Bak Sak. Cũng không ai lý giải thỏa mãn nguyên do bàn thờ ông Bak Sak không tượng, không di ảnh mà chỉ có một viên đá hình đầu người.

Ngoài ra, cũng có những truyền thuyết khác, như: Ông là người Lào đi du ngoạn đến vùng đất này thì bị bệnh và chết. Lại có suy luận cho rằng, ông là người Kh'mer hoặc người Hoa đến vùng này để giao thương mua bán và bệnh chết… Tất cả các truyền thuyết này không được các nhà khoa học công nhận bởi những câu chuyện này không lý giải vì sao nơi nền miếu thỉnh thoảng có những bộ xương người lại lộ thiên sau những cơn mưa xói mòn đất.

Mồ chôn tập thể?

Anh Tám - một người dân cư ngụ gần miếu cho biết: "Cứ sau một mùa mưa là xương cốt người lại lộ ra. Từ thời ông nội tôi đến giờ, năm nào người ta cũng phát hiện vài bộ xương cốt, chất đống cạnh hông miếu".

Ông Chín Minh khẳng định: "Năm 2002, tôi cho người đào móng xây hàng rào cho miếu thì thấy dưới lớp đất mặt là những bộ xương cốt nằm chồng chéo lên nhau. Có vẻ như họ bị giết rồi chôn vùi tập thể. Xương to lắm. Dứt khoát không phải của người Kinh hay Kh'mer. Đến năm 2005, mưa trôi đất vẫn còn lộ xương. Tôi cho lót gạch lên nền miếu chứ không xương cốt vẫn còn tiếp tục lộ thiên hoài. Bây giờ, nếu đào xuống khỏi nền đất trên sân miếu sẽ gặp ngay thôi".

Năm 2008, những người trong Ban trị sự đã gom những bộ xương vô danh ấy cho vào hũ rồi táng chung vào những ngôi mộ cạnh miếu để nhang khói.

Từ hiện tượng đó, có người nêu giả thuyết cho rằng, nơi đây từng là chiến trường quyết tử giữa quân Xiêm với quân Tây Sơn.

Ông Ngô Văn Minh và ngôi mộ vô danh chứa các hài cốt nhặt được từ nền sân miếu.

Chiếu theo sử thì Vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh bị quân Tây Sơn đánh bại đã sang Xiêm cầu viện vào khoảng tháng Giêng năm Giáp Thìn (1784).

Lúc bấy giờ, Xiêm La dưới quyền cai trị của Vua Chakkri. Vị vua này đang nuôi tham vọng thôn tính Chân Lạp và Gia Định để mở rộng cõi bờ. Được Nguyễn Phúc Ánh xin cứu viện, vua Xiêm chộp ngay cơ hội.

Khoảng tháng Giêng năm Giáp Thìn (1784), vua Xiêm sai cháu là Chiêu Tăng làm chủ tướng và Chiêu Sương làm tiên phong, thống lĩnh 2 vạn thủy quân và 300 chiến thuyền, hợp cùng 1.000 quân của Nguyễn Phúc Ánh từ Kiên Giang kéo lên Gia Định. Đồng thời vua Xiêm phái thêm 2 tướng Lục Côn và Sa Uyển phối hợp cùng với Chiêu Thùy Biện (một cựu thần Chân Lạp thân Xiêm) đem hai đạo binh trên 3 vạn người, hành tiến sang Chân Lạp rồi đánh thốc xuống Gia Định.


Ngày nay, mỗi năm Ba Thắc Cổ Miếu tiến hành lễ cúng kị vào các ngày 21, 22 (chính) và 23 tháng 2 Âm lịch, thu hút hàng ngàn người tham dự. Lễ cúng gồm có heo quay, xôi, trái cây và nhang đèn, có ông lục chùa Watt Luong Bassac đến "sáp môl" (đọc kinh cầu an). Ngoài ra, ban trị sự cũng mời bằng được một đoàn hát cải lương diễn tích tuồng xưa phục vụ công chúng.
Cứ đến ngày rằm tháng Bảy, Ban trị sự miếu đều mời những người nghèo tại địa phương đến nhận gạo từ thiện. Đặc biệt, Tết Nguyên đán năm nào miếu cũng có khoảng 5.000 lượt khách tứ xứ cúng bái. Ngôi miếu cổ Ba Thắc trở thành một địa chỉ du lịch văn hóa tín ngưỡng của địa phương.

Nói về giai đoạn này, lịch sử Thái Lan cũng thừa nhận: "... Vào tháng 5 (lịch Xiêm, khoảng tháng 3 DL) của năm Giáp Thìn (1785) nhà vua sai cháu là Chaofa Kromluang Thepharirak chỉ huy một đội chiến thuyền và 5.000 quân, với lệnh là tấn công và tái chiếm - không được thất bại - lãnh thổ Saigon cho Ong Chiang Su (chúa Nguyễn). Nhà vua cũng cho phép đích thân Ong Chiang Su đi theo đoàn quân. Một toán quân đường bộ do Phraya Wichinarong chỉ huy được lệnh tiến theo đường Cam Bốt và điều động thêm một đoàn quân Cao Miên. Chaophraya Aphaiphubet tuyển thêm một lực lượng 5.000 quân Cam Bốt để đi cùng quân Thái…

Cháu của vua là Chaofa Kromluang Thepharirak, cùng với các tướng lãnh cao cấp cùng Ong Chiang Su từ biệt nhà vua và đưa chiến thuyền thẳng tiến theo hướng biển đến Banteay Meas (Mang Khảm, tức Hà Tiên). Quân tại Banteay Meas dưới quyền của Phraya Rachasetthi và Phraya Thatsada được điều động để tăng viện. Liên quân tiến vào sông Bassac (Ba Thắc) và dừng lại tại rạch Wamanao (Trà Tân)". Theo một số học giả, số quân trong sử Thái giảm khá nhiều so với thực tế.

Trấn thủ Gia Định là Trương Văn Đa thấy sức giặc quá mạnh, ra lệnh cho các nơi vừa chặn đánh vừa rút lui từng bước để bảo toàn lực lượng.

Quân Tây Sơn giữ đạo Kiên Giang ở Rạch Giá và đạo Châu Đốc ở biên cương rút về Cần Thơ. Quân Xiêm đuổi theo. Quân Tây Sơn theo bờ Hậu Giang lui dần xuống Ba Thắc. Quân Xiêm đuổi đến Ba Thắc bị quân Tây Sơn phục kích đánh cho một trận tơi bời phải thối lui. Tại Rạch Gầm - Xoài Mút trên sông Tiền Giang, một đạo quân Xiêm cũng bị quân Tây Sơn phục kích đánh tan tác. Có thể nói, mặt trận Rạch Gầm - Xoài Mút không chỉ diễn ra trên sông Tiền mà kéo dài sang sông Hậu, đến tận Bãi Xàu - địa điểm ngôi miếu cổ Ba Thắc.

Kết thúc trận chiến, 5 vạn quân Xiêm chỉ còn sống sót vài ngàn tìm đường về nước bằng nhiều đường khác nhau. Hàng vạn tử thi chồng chất lên nhau là điều không tránh khỏi.

Nếu địa danh Ba Thắc đúng là nơi quân Tây Sơn phục kích quân Xiêm thì dưới nền sân miếu chính là nấm mồ tập thể chôn quân Xiêm tử trận. Theo truyền thống nhân đạo, nhân dân Ba Thắc đã cất một ngôi miếu nhang khói chung cho những người chết trận. Để tượng trưng chung cho những người trận vong, dân địa phương dùng một cục đá hình đầu người đặt trong miếu thay cho di ảnh. Có thể, sau khi Vua Gia Long phục quốc đã thực hiện chính sách trả thù những người theo Tây Sơn nên người dân nơi đây không dám hé răng kể về chiến tích Ba Thắc. Dần dà, người ta quên hẳn nơi đây đã từng xảy ra một trận chiến hào hùng mà chỉ gọi chung là miếu thờ Ba Thắc. Người đời sau nghĩ rằng Ba Thắc là một cái tên của ai đó rồi nảy ra truyền thuyết về một ông phò mã nước Lèo.

Nếu giả thiết này đúng thì các nhà khoa học khảo cổ cần tổ chức khai quật, xác định để làm sáng tỏ thêm một giai đoạn lịch sử vệ quốc hào hùng của người Việt xưa để trả lại thuyết đúng cho ngôi miếu cổ Ba Thắc. (Theo ANTG)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét