Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

Tin ngày 04/12/2012

  • Liên đoàn Ả Rập dự báo chế độ Syria sẽ « sụp đổ » bất cứ lúc nào (RFI) - Tổng thư ký Liên đoàn các quốc gia Ả Rập nhận định là chế độ Damas đã rệu rã trước thế tấn công của đối lập võ trang Syria. Trả lời phỏng vấn AFP, nhà ngoại giao Nabil al-Arabi tuyên bố là hôm nay « chiến sự xảy ra ngay tại thủ đô Damas » và sau 20 tháng xung đột « lực lượng nổi dậy đã thắng thế rõ rệt do vậy sẽ có một biến cố nào đó xảy ra trong nay mai ».
  • Trung Quốc phản đối Thượng viện Mỹ thừa nhận Senkaku/Điếu Ngư của Nhật Bản (RFI) - Ngày hôm nay, 03/12/2012, chính quyền Bắc Kinh đã lên tiếng « kiên quyết phản đối » một điều bổ sung vào dự luật quốc phòng Mỹ vừa được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua, thừa nhận quyền quản lý quần đảo Senkaku/Điếu Ngư của Nhật Bản, trong khi Trung Quốc cũng tuyên bố là có chủ quyền đối với các hòn đảo này.
  • Giới chuyên gia Trung Quốc kiến nghị minh bạch hóa tài sản của các lãnh đạo (RFI) - Sự kiện hiếm thấy tại Trung Quốc là hôm thứ Sáu, 30/11/2012, cơ quan chống tham nhũng của đảng Cộng sản Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo của ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, ông Vương Kỳ Sơn, đã tổ chức một cuộc hội thảo, tại Bắc Kinh, với sự tham dự của các chuyên gia đến từ các trường Đại học, cơ quan của chính phủ.
  • Việt Nam lo ngại Trung Quốc sử dụng vũ khí thương mại tranh giành biển đảo (RFI) - Trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg News, thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh phê phán Trung Quốc sử dụng thị trường nội địa như là vũ khí để giải quyết bất đồng biển đảo với các láng giềng mà lẽ ra phải dựa vào luật quốc tế. Ông cũng bác bỏ bản đồ « 9 đoạn » của Trung Quốc.
  • Trung Quốc có kế hoạch nâng sản lượng khai thác khí lên 15 tỷ mét khối ở Biển Đông (RFI) - Ngày hôm nay, 03/12/2012, Cơ quan năng lượng quốc gia Trung Quốc nêu ra mục tiêu nâng sản lượng khai thác khí đốt ở Biển Đông lên tới 15 tỷ mét khối vào năm 2015. Theo trang web của cơ quan này (www.nea.gov.cn), trong kế hoạch 5 năm, 2011 - 2015, Biển Đông sẽ là khu vực chính trong các vùng mà Trung Quốc dự tính đẩy mạnh việc thăm dò và khai thác khí đốt ở ngoài khơi.
  • Bức tranh Úc: Người Việt (VOA) - Tuy dân số cộng đồng người Việt tại Úc chỉ đứng hàng thứ sáu trên thế giới, tuy nhiên, đó lại là cộng đồng người Việt tị nạn đứng hàng thứ hai
  • Chó mẹ nuôi hổ con (BBC) - Một con chó mẹ đã chấp nhận ba con hổ con bị hổ mẹ bỏ và đã chăm sóc chúng cùng với 9 chó con của nó như chính con mình.
  • Bị cấm vẫn xuất bản được sách (BBC) - Nhà văn Võ Thị Hảo nói về tập truyện ngắn mới xuất bản bằng Việt Ngữ tại Pháp của bà dù bị 'từ chối' ấn hành ngay ở trong nước.
  • Beckham sắp trở lại châu Âu (BBC) - Cựu danh thủ ManUnited, David Beckham đang được liên kết với hai CLB ngoại hạng danh tiếng ở châu Âu, sau khi rời LA Galaxy.
  • 'Quan hệ Trung- Việt là tài sản quý' (BBC) - Đến Hà Nội, ông Lý Kiến Quốc, quan chức Đảng và Quốc hội TQ nói quan hệ hai nước 'là tài sản quý báu, cần được gìn giữ và phát huy'.
  • Tư duy Việt có đang lạc điệu? (BBC) - Không có tên tuổi Việt Nam nào trong số 100 nhân vật 'tư tưởng toàn cầu' tổng kết 2012 của tạp chí Foreign Policy.
  • TQ phản đối Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật về biển đảo (BaoMoi) - Theo hãng AFP, Trung Quốc ngày 3/12 đã gọi hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật là "sản phẩm của Chiến tranh lạnh" sau khi Washington tái khẳng định cam kết với Tokyo trong tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản và Trung Quốc liên quan đến quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku).
  • Hải quân Ấn Độ quyết bảo vệ quyền lợi ở Biển Đông (BaoMoi) - Trước việc Trung Quốc có thêm hành động gây hấn ở Biển Đông, Tư lệnh Hải quân Ấn Độ - Đô đốc D.K. Joshi hôm nay (3/12) đã tuyên bố một cách đầy quả quyết rằng, nước này sẽ bảo vệ sự tự do hàng hải đồng thời sẵn sàng can thiệp vào Biển Đông để bảo vệ các quyền lợi kinh tế của họ ở vùng biển này.
  • Tàu cá Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, cắt cáp tàu thăm dò Bình Minh 02 (BaoMoi) - ANTĐ - Chiều nay 3-12, ông Phạm Việt Dũng, Phó trưởng ban Tìm kiếm Thăm dò - phụ trách Văn phòng Biển Đông - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) xác nhận với phóng viên Báo An ninh Thủ đô về vụ việc tàu Trung Quốc xâm hại, phá hoại cáp thu nổ địa chấn đối với Tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 thuộc PVN đang làm nhiệm vụ trên vùng biển của Việt Nam.
  • Điều ngạc nhiên của tướng Pháp về 'hộ chiếu lưỡi bò' (BaoMoi) - "Điều khiến tôi ngạc nhiên nhất là, theo nguồn tin của truyền thông Trung Quốc, Bộ Ngoại giao nước này đã giới thiệu mẫu hộ chiếu mới này vào ngày 12.5.2012, trước các phóng viên và đại diện ngoại giao nước ngoài tại Bắc Kinh, nhưng tại thời điểm đó, không ai lên tiếng phản đối." - Tướng Daniel Schaeffer.
  • Philippines đong đưa giữa Mỹ và Trung Quốc (BaoMoi) - Nhận rõ sức mạnh kinh tế khổng lồ của Trung Quốc cũng như các nguy cơ khi thân thiết về quân sự với Mỹ, Philippines đang chủ động triển khai loạt chính sách nhằm cứu quan hệ với Bắc Kinh, tìm cách bắt tay với ban lãnh đạo mới của Trung Quốc.
  • Sự đoàn kết trong Asean có vai trò quyết định (BaoMoi) - SGTT.VN - Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, đại học George Mason (Hoa Kỳ) vừa có bài thuyết trình “Tranh chấp Biển Đông và điều kiện cần thiết cho một giải pháp công bằng và bền vững” tại hội thảo Việt Nam học tuần qua. Trước khi rời Hà Nội, giáo sư đã có cuộc trò chuyện với cộng tác viên của Sài Gòn Tiếp Thị
  • Bản tin thời tiết cả nước ngày 3/12 (BaoMoi) - (Nguoiduatin.vn) - Hiện nay, ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo từ gần sáng ngày 05/12 ở vịnh Bắc Bộ và khu vực phía bắc Biển Đông gió đông bắc lại mạnh lên cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Biển động mạnh.
  • Sóng ngầm biển Đông (BaoMoi) - (DĐDN) Tranh chấp tại biển Đông liên tục căng thẳng trong những tháng gần đây và ASEAN đã phải chứng kiến các Hội nghị quan trọng của mình bất đồng về quan điểm của ASEAN với Trung Quốc xung quanh cách ứng xử tại đây.
  • Biển Đông lại sôi sục vì luật mới của Trung Quốc (BaoMoi) - Việc Trung Quốc hồi tuần trước thông báo luật mới về việc cho phép cảnh sát nước này xông lên lục soát, bắt giữ tàu thuyền của các nước khác ở Biển Đông đang làm leo thang căng thẳng trong các cuộc tranh chấp giữa các nước trong khu vực ở vùng biển này.
  • Trung Quốc: đòi khám xét tàu trên Biển Đông (BaoMoi) - SGTT.VN - Tình hình Biển Đông lại dậy sóng sau việc một bài báo đăng trên tờ Nhân Dân nhật báo của Trung Quốc vào ngày 29.11 có thông tin rằng: các luật mới có hiệu lực từ ngày 1.1.2013 cho phép cảnh sát biển Trung Quốc ở tỉnh Hải Nam được lên boong và khám xét các tàu nước ngoài xâm nhập bất hợp pháp các vùng biển của Trung Quốc. Điều đáng nói là các vùng biển này lại không phải là vùng biển của Trung Quốc mà là vùng đang tranh chấp thuộc khu vực Biển Đông. Thông tin trên đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích trong những ngày qua.
  • Thế giới phản đối kế hoạch của Trung Quốc chặn xét tàu trên Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) - Quy định mới của Trung Quốc cho phép công an biên phòng tỉnh Hải Nam, kể từ đầu năm tới, có thể chặn xét bất cứ tàu nào xâm nhập khu vực được coi là hải phận của Trung Quốc ở Biển Đông đang gây lo ngại không chỉ cho các nước trong khu vực mà cả cộng đồng quốc tế.
Bản tin tiếng Anh
  • Inflation expected to rebound in November (Washington Post) - Experts have predicted that China's inflation for November is expected to pick up on rising food prices following a two-month drop in the consumer price index (CPI), a main gauge of inflation.
  • Super rice breaks world record (Washington Post) - The rice breed, Yongyou 12, reaches a yield of 14.45 tons a hectare, breaking the record for three consecutive years.
  • Sany lawsuit to proceed in US court (Washington Post) - Wu Jialiang, vice president of Sany Group Co Ltd and CEO of Sany Electric-owned Ralls Corp, talks to the media in front of the federal district court in Washington on Nov 29, 2012.
  • Middlemen make hay while Yiwu manufacturers suffer (Washington Post) - Christmas orders have fallen and foreign buyers no longer come in droves to talk shop with the many thousands of factory owners in the manufacturing powerhouse of Zhejiang province.
  • Official calls for steps to protect farmland (Washington Post) - China finds itself faced with obstacles to preserving farmland amid its deepening urbanization, as well as to meeting the growing demand for farm products.
  • Movie industry gets lost in translation (Washington Post) - Chinese audiences are demanding a greater number of dubbed foreign films at their local cinemas, but the domestic industry faces unpredecented problems.
  • Economy may rebound to 8.2% in 2013 (Washington Post) - China's economic growth rebound may climb to as high as 8.2 percent in 2013, supported by steady investment expansion amid rebalancing of the country's industrial structure, economists predicted on Wednesday.
  • Travel chaos after snowstorm hits NE China (Washington Post) - Snowstorms caused travel chaos Monday with expressways in northeast China's Liaoning province forced to close and passenger ships departing from the port city of Dalian suspended.
  • Tablet taboos (Washington Post) - The iPad or any other tablet computer should not be used as a surrogate nanny, even if they keep the child occupied and quiet.
  • Last house standing goes down in E China (Washington Post) - Once standing alone in the middle of a vast construction site near a railway station in Wenling city of East China's Zhejiang province, the five-story brick house was demolished on Dec 1 after its owner, Luo Baogen, signed a compensation deal with the local government.
  • Cold front to bring snow to N China (Washington Post) - A cold front will sweep China's northern regions during the next few days, bringing snowfalls and big temperature drops.
  • Call for wild animals off menu (Washington Post) - Animal rights campaigners are calling on the Chinese people to lose their taste for wild animal meat, as the government carries out a major crackdown on poaching nationwide.
  • Spend it again, Sam (Washington Post) - Explosive sales on Nov 11 have online retailers hoping that Dec 12 can bring customers back for more, though expectations are modest.
  • Strong like a rock (Washington Post) - Chinese veteran rocker, Cui Jian, has been entertaining his fans for 26 years. Chen Nan catches up with him on his upcoming concert and plans.
  • Medical workers need more safeguards (Washington Post) - Medics and health officials have called for more measures to better protect hospital workers exposed to HIV/AIDS, as well as to deal with the fallout of any resulting infection.
  • China marks first road safety day (Washington Post) - China marked its first national day for road safety on Sunday with exhibitions, lectures and online discussions exhorting pedestrians and drivers to observe traffic signals.
  • Getting the message out (Washington Post) - Celebrated vocalist Peng Liyuan, a WHO ambassador for the fight against AIDS, attends an anti-AIDS program on 25th World AIDS Day on Saturday.
  • US Navy chief visits Chinese warships (Washington Post) - US Secretary of the Navy Ray Mabus reviews an honor guard during a visit to the People's Liberation Army Navy hospital ship Peace Ark (866) in Ningbo, in this Nov 29, 2012.
  • Top leaders make AIDS vow (Washington Post) - Top leaders on Friday pledged to prevent and control HIV/AIDS, with plans for treatment of the disease to be included in public health insurance.
  • Li focuses on AIDS fight (Washington Post) - Vice-Premier Li Keqiang vowed more support, especially in registration and funding, for grassroots organizations committed to combating HIV/AIDS.

1435. Viễn tưởng từ chức

3Tại sao một nhóm nhỏ lại dành hết mọi cơ hội về mình, rồi ban phát cho nhau, hết lần này đến lần khác, trong khi hầu hết 90 triệu Dân, kể cả hàng triệu đảng viên, đều không hề nhận được một cơ hội nào cả?
Tại sao những người đã gây ra quá nhiều thiệt hại cho Dân, cho Nước, lại được nhận thêm cơ hội để tái diễn tội lỗi, mà không cho 90 triệu Dân cơ hội để thoát khỏi tai họa do những người đó gây ra?
Blog Hoàng Xuân Phú

Viễn tưởng từ chức

Hoàng Xuân Phú *
1.  Tình hình kinh tế và xã hội quá bi đát. Những thông tin kinh khủng đã lộ ra mới chỉ là dấu hiệu, báo động những tháng ngày tồi tệ sắp tới. Không thể đổ lỗi cho thiên tai, địch họa. Không thể dùng khủng hoảng kinh tế trên Thế giới để biện hộ. Lãnh đạo ở tầng cao nhất phải chịu trách nhiệm chính về thực trạng này, cả với tư cách tập thể lẫn tư cách cá nhân. Không thể dùng trách nhiệm tập thể để che chắn cho trách nhiệm cá nhân. Và ngược lại, không thể chỉ thí một vài cá nhân để bao biện cho cả tổ chức.
Đối diện với khủng hoảng trầm trọng, lãnh đạo Đảng CSVN đã tiến hành một chiến dịch kiểm điểm hiếm có. Dư luận chờ đợi có ai đó ở thượng tầng sẽ bị cách chức, hay buộc phải từ chức, để giải tỏa một phần bức xúc của Nhân dân và cho họ một lý do để hy vọng. Song kết cục còn bất ngờ hơn cả vở kịch đầy kịch tính nhất: Đa số Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa XI đã bỏ phiếu không chấp nhận đề nghị kỷ luật của Bộ Chính trị.

Nhiều người tưởng rằng: Chỉ vì cái đa số ấy mà ý định xử lý nghiêm túc của Bộ Chính trị đã không trở thành hiện thực. Thật ra, theo Thông báo Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, thì
“Bộ Chính trị đã thống nhất cao tự nhận và đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét có hình thức kỷ luật khiển trách về trách nhiệm chính trị đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị.
Nghĩa là Bộ Chính trị chỉ đề nghị Ban Chấp hành Trung ương “khiển trách về trách nhiệm chính trị”, chứ không hề đề nghị cách chức “một đồng chí trong Bộ Chính trị”. Chỉ “khiển trách” tức là mọi người vẫn yên vị, vẫn làm việc với nhau trong quan hệ trên–dưới như cũ. Vậy thì “khiển trách” phỏng có ích gì? Và việc gộp “khiển trách” cả “tập thể Bộ Chính trị” với “khiển trách” cá nhân “một đồng chí trong Bộ Chính trị” thành một gói cũng khiến cho kết cục hạ màn càng trở nên tất yếu, không nằm ngoài ý đồ đạo diễn.
Kết quả của Hội nghị Trung ương 6 làm bao người thất vọng, nhưng không phải là hoàn toàn vô ích, vì nó giúp trả lời mấy câu hỏi then chốt:
-       Bảo bối “tự phê bình và phê bình” có còn hiệu quả, hợp thời nữa không? Có thể dùng nó làm biệt dược để khử trùng, tẩy uế cho bộ máy cầm quyền, khi tham nhũng là quốc nạn, hay không?
-       Đội ngũ lãnh đạo hiện nay có đủ thiện tâm và năng lực để tự cải tạo, khắc phục lỗi lầm và đáp ứng được đòi hỏi của nhiệm vụ điều hành đất nước hay không?
2.  Để lý giải với dư luận về kết quả nửa vời của cuộc đọ sức trong giới lãnh đạo, họ thường biện hộ rằng đó chỉ là hoạt động phê bình “trên tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ”, nhằm mục đích “giáo dục, răn đe”, nên cuối cùng thì không cách chức, mà còn cho đồng chí… “thêm một cơ hội”. Nghe có vẻ bao dung và nhân ái, nhưng ngẫm kỹ thì thấy ngược lại.
Tại sao một nhóm nhỏ lại dành hết mọi cơ hội về mình, rồi ban phát cho nhau, hết lần này đến lần khác, trong khi hầu hết 90 triệu Dân, kể cả hàng triệu đảng viên, đều không hề nhận được một cơ hội nào cả?
Tại sao những người đã gây ra quá nhiều thiệt hại cho Dân, cho Nước, lại được nhận thêm cơ hội để tái diễn tội lỗi, mà không cho 90 triệu Dân cơ hội để thoát khỏi tai họa do những người đó gây ra?
Trớ trêu thay, lãnh đạo
-     càng bao dung với nhau bao nhiêu, thì càng ích kỷ với Dân bấy nhiêu, và
-     càng nhân ái nội bộ bao nhiêu, thì càng tệ bạc với Dân bấy nhiêu.
3.  Khi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN đã quyết định không cách chức ai, thì Quốc hội, với đa số là đảng viên, cũng không thể ra nghị quyết cách chức ai. Thành thử, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc chỉ có thể ám chỉ xa gần về chuyện “từ chức”, và ông đã kết thúc đoạn chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bằng hai câu hỏi:
“Một, Thủ tướng nghĩ gì về ý kiến cho rằng mình đã nặng trách nhiệm với Đảng mà nhẹ trách nhiệm với dân? Hai, Thủ tướng có tán thành sẽ khởi đầu cho một sự tiến bộ của Chính phủ, hướng tới một văn hóa từ chức để từng bước đoạn tuyệt với lời xin lỗi hay không?”
Chất vấn kể trên gây chấn động dư luận. Mọi người thường tập trung bàn luận về “văn hóa từ chức”. Nhưng còn hai khía cạnh nữa cũng đáng lưu tâm.
Căn cứ vào lời văn, câu hỏi thứ nhất chứa đựng nội dung: Có trách nhiệm với Đảng CSVN không có nghĩa là có trách nhiệm với Dân, mà có thể còn ngược lại. Điều đó có nghĩa là: Đảng không còn vì Dân. Bởi lẽ, nếu “Đảng vì Dân” thì “vì Đảng” cũng kéo theo “vì Dân”, và “có trách nhiệm với Đảng” cũng có nghĩa là “có trách nhiệm với Dân”. Đối với nhiều người thì đấy không phải là điều mới lạ, nhưng vẫn mới ở chỗ là nó được nói ra tại diễn đàn Quốc hội và không có ý kiến nào phản đối.
Câu hỏi thứ hai chứa đựng đề nghị “đoạn tuyệt với lời xin lỗi”. Tại sao lại nên “đoạn tuyệt với lời xin lỗi”, trong khi “xin lỗi” là một biểu hiện của nếp sống văn minh? Trước kia thì khó mà nghe được lời xin lỗi của các vị lãnh đạo. Bây giờ thì đã… loáng thoáng lời xin lỗi, nhưng chỉ xin lỗi khi không thể thoái thác. Xin lỗi để thoát tội, thoát khỏi vòng chất vấn, chứ không phải thành tâm, để rồi sửa lỗi. “Xin” nhưng dù Dân “không cho” thì họ vẫn mặc nhiên coi như đã xong chuyện, như thể đã hết lỗi, để rồi lại vênh vang mắc tội tiếp. Nói theo dân dã thì đó là một kiểu “xin… đểu”. Điều mà các vị lãnh đạo cần phải đoạn tuyệt là “xin lỗi” kiểu như vậy.
4.  “Văn hóa từ chức” chỉ tồn tại khi có lòng tự trọng và có tinh thần trách nhiệm, không chỉ trách nhiệm với đảng của mình, mà trách nhiệm với cả Dân, với cả Nước. Nhưng nếu có lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm thì đã không phạm tội lỗi triền miên và liên tiếp gây ra bao hậu quả cực kỳ nghiêm trọng như vậy. Tức là: Mong có “văn hóa từ chức” để khắc phục thực trạng, nhưng chính thực trạng lại chỉ ra rằng không thể tồn tại “văn hóa từ chức” trong hoàn cảnh ấy.
5.  Sở dĩ mong ai đó từ chức, hay bị cách chức, là vì hy vọng rằng người kế nhiệm sẽ tử tế hơn. Trong hoàn cảnh lành mạnh thì kỳ vọng đó là hoàn toàn hiện thực, bởi lẽ dù vị đương nhiệm cao siêu đến đâu đi nữa, thì trong xã hội luôn tồn tại những người còn hơn cả tài lẫn đức. Song, nếu rơi vào một hoàn cảnh kỳ dị, khi chỉ tuyển chọn người kế nhiệm từ một vòng cực hẹp, trong đó không tồn tại một ai có tài đức nhỉnh hơn vị đương nhiệm, thì thay “vỏ dưa” bằng “vỏ dừa” để làm gì? Phải chăng cũng chính vì vậy, mà bất chấp tội lỗi trầm trọng, họ cũng chỉ rón rén đề xuất “khiển trách”, chứ không dám biểu quyết “cách chức”, hay nhẹ nhàng hơn là gợi ý “từ chức”
6.  Đáp lại câu hỏi của Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc về chuyện “từ chức”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời rằng:
“Trong 51 năm qua đó, tôi không có xin với Đảng cho tôi làm, cho tôi đảm nhiệm một chức vụ này hay một chức vụ khác.”
Khẳng định trên làm cho hàng triệu đảng viên sững sờ, bởi lẽ ai trong số họ cũng đã từng “xin” ít nhất một lần, ấy là lần viết “Đơn xin vào Đảng”. Nó làm cho hàng chục triệu người dân ngỡ ngàng, bởi họ thường chứng kiến nạn mua quan–bán chức, đã trở thành thông lệ phổ biến. Nếu ông chưa bao giờ “xin”, kể cả trong đợt kiểm điểm ma-ra-tông gay cấn vừa qua, thì khi Thủ tướng giãi bày tại Quốc hội, sao các đồng chí gần gũi không chăm chú lắng nghe và gật gù tán thưởng, mà mắt lại tròn xoe, hay lơ đãng quay đi, hoặc giả tảng cúi đầu, làm như thể đang mải miết đọc gì đó?
Để lý giải tại sao không khước từ chức vụ, tại sao không từ chức, ông Nguyễn Tấn Dũng lập luận rằng:
“Và mặt khác, thì tôi cũng không có từ chối, không có thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước giao phó cho tôi.”
Nghe có vẻ đúng chuẩn, nhưng đó là chuẩn của mấy chục năm về trướcKhuôn mẫu “không thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì…” chẳng còn phù hợp với cuộc sống hôm nay,
-       khi so sánh trình độ giữa người dân và lãnh đạo thì chưa biết ai hơn ai,
-       khi không tồn tại ai có đủ khả năng để tư duy thay cho toàn dân, và
-       khi Đảng và Nhà nước hay bị mạo danh để mưu lợi cá nhân, thay vì lo cho Dân, cho Nước.
Nếu một người luôn chấp nhận bất cứ việc gì được giao, kể cả những nhiệm vụ mà bản thân không đủ khả năng hoàn thành, tức là thuộc loại “chỉ đâu đánh đấy”, thì người đó chỉ phù hợp với cương vị lính gác, chuyên thi hành những mệnh lệnh đơn giản, chứ không thể “đứng mũi chịu sào”, không thể làm lãnh đạo được.
Giữa thời “chính trị thị trường”, những người đã leo lên đến thượng tầng lãnh đạo thì không thể ngụy biện là “tổ chức đặt đâu, tôi nằm đấy”.
Trong bài “Thủ tướng – Quyền lực cho che khuất thuở hàn vi?” nhà báo Minh Diện đã bình luận rằng:
“Trong lĩnh vực phân công công tác, giao nhận nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước ta từ trước đến nay, có một cặp phạm trù luôn luôn song hành, đó là nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ.”
“Có điều qua những lời phân trần của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thấy ông chỉ quan tâm đến việc nhận đề bạt, nhận phân công công tác, mà không quan tâm đến hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ông đã tách cặp phạm trù ra, lờ đi cái cơ bản nhất của một cán bộ là phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.”
Rõ ràng, hùng biện không thay thế nổi trung thực, nên càng cố biện minh thì càng không thuyết phục. Đó là biểu hiện của sự đuối lý. Nhưng chẳng hề chi, khi yếu tố quyết định là lực, chứ không phải là lý. Thế lực còn đủ mạnh thì vẫn còn tại vịNói trắng ra như vậy thì khó nghe, nhưng có khi lại vớt vát được chút lòng tin.
7.  Từ chức là chuyện thường gặp trong các chế độ văn minh. Đối với những người có lòng tự trọng và có tinh thần trách nhiệm cao, thì từ chức là một văn hóa. Họ tự giác từ chức nếu xảy ra sự cố trong lĩnh vực do mình quản lý, ngay cả khi họ không hề dính líu trực tiếp đến nguyên nhân gây ra sự cố.
Đối với phần lớn các nhà chính trị, quản lý, thì từ chức là một tập quán mang tính bắt buộc, được quyết định bởi tình thế. Nếu không từ chức đủ sớm, thì không thể yên thân và hậu quả phải gánh chịu có thể còn nặng nề hơn. Hoặc nếu không từ chức thì sẽ gây hậu quả xấu cho tổ chức đang tham gia, nên dù cá nhân không muốn thì tổ chức cũng ép buộc phải từ chức.
Tình huống kể trên là đặc sản của chế độ dân chủ, pháp quyền. Còn ở chế độ độc quyền, cưỡi lên pháp luật, thì các nhà lãnh đạo thần thế không lo bị trừng phạt, và đảng của họ cũng không lo bị mất quyền lãnh đạoNghĩa là tình thế không bắt buộc. Trong khi đó, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm ngày càng teo biến. Vì vậy, trong thể chế ấy, chuyện từ chức thuộc phạm trù… viễn tưởng.
Hà Nội, 2.12.2012
H.X.P.
Nguồn: Blog Hoàng Xuân Phú

*  GS. TSKH – Viện sĩ Hoàng Xuân Phú, hiện làm việc tại Viện Toán học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Heidelberg, Viện sỹ thông  tấn Viện Hàn lâm Khoa học Bavaria . Ông từng tham gia biểu tình tại Hà Nội phản đối Trung Quốc gây hấn.
Mời đọc: + Phiên họp Đại hội đồng Liên đoàn toán học thế giới: Giáo sư Hoàng Xuân Phú trúng cử ủy viên CDC (TT); Việt Nam có đại diện đầu tiên trong Liên Đoàn toán học thế giới (VOH);   + Viện Toán học (Việt Nam) (Wikipedia).

Lê Diễn Đức - Đảng Cộng sản Việt Nam: Không khác băng đảng tội phạm có tổ chức

Hình: Hà nội, Việt Nam - Foreign Policy tháng 4/2012 foto

"Một tên côn đồ, sát nhân có thể ngồi ở salon chính trị thế giới bàn chuyện nhân quyền không? Nếu chúng ta không hành động mạnh mẽ, nghịch chướng này có thể xảy ra!".

Trước khi về Việt Nam thăm thân nhân, ông Thanh Tâm, sống ở Minnesota, cựu phóng viên Việt Tấn Xã của Việt Nam Cộng hoà, hiện là chủ bút tờ Người Việt-Minnesota, nói với tôi rằng, ông lo ngại đến sân bay không được nhập cảnh, buộc phải quay lại Mỹ, giống một số trường hợp đã xảy ra, vừa tốn tiền vé, vừa mệt mỏi.

Còn nếu được nhập cảnh, ông Tâm cho rằng, công việc báo chí và một số hoạt động dân chủ khác của ông ở hải ngoại có lẽ chẳng đến mức để nhà cầm quyền phải "quan tâm". Tuy nhiên, ông nói nếu bị triệu tập thẩm vấn, thậm chí bị bắt giữ, ông chẳng có gì phải sợ, với điều kiện nhà cầm quyền thực hiện một cách đàng hoàng, tức là tuân thủ các thủ tục pháp luật và minh bạch.

"Ngán nhất, đột nhiên mình bị tai bay vạ gió ngoài đường, ví dụ bị côn đồn lạ hoắc tự nhiên gây gỗ đánh đập gây thương tích, hay bị gây tai nạn giao thông lãng nhách... Lúc ấy mình chào thua. Kiện ai?" - Ông Tâm nói.

Lo lắng của ông Tâm cũng là lo lắng chung khi về Việt Nam của nhiều người Việt sống ở nước ngoài thuộc diện "persona non grata" của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam (CSVN).

Thế nhưng, không riêng đối với những người Việt ở hải ngoại về thăm quê hương, nhiều người trong nước hàng ngày cũng đang phải đối diện với tình cảnh bị côn đồ hành hung, khủng bố.

Theo tôi, hiện tượng này có những lý do sâu xa của nó.

Côn đồ chính danh, chính chủ

Chính sách công an trị của ĐCSVN không có gì xa lạ. Vào năm 1956, sau khi đặt ách thống trị trên miền Bắc, nhà thơ Lê Đạt đã viết trên báo Nhân Văn trong bài
"Nhân câu chuyện mấy người tự tử":
"Đem bục công an đặt giữa trái tim người
Bắt tình cảm ngược xuôi
Theo luật lệ đi đường nhà nước"

Song song với đàn áp bằng quản lý chặt chẽ hộ khẩu, ăn, mặc, bưng bít thông tin, tuyên truyền nhồi sọ và bắt bớ, tù đày, trong nhiều thập kỷ qua nhà cầm quyền CSVN cũng đã thành công tạo ra một hệ thống khủng bố tâm lý. Cả xã hội bao trùm sự nghi kị, sợ hãi lẫn nhau, ở đâu cũng ám ảnh con mắt của an ninh, mật vụ. Một đội ngũ sai nha đông đảo hình thành, lập công bằng bẩm báo, chỉ điểm, thậm chí vu khống, bịa đặt.

Nhưng hình ảnh công an Việt Nam chưa bao giờ xấu xa tệ hại và bị dân chúng căm ghét như từ vài năm gần đây, khi tình trạng sử dụng bạo lực trở nên phổ biến.

"Tình trạng công an bạo hành tại mọi miền ở Việt Nam được ghi nhận ở mức độ đáng báo động, làm gia tăng mối quan ngại sâu sắc rằng những vụ việc bạo hành lạm quyền lan rộng và có tính hệ thống" -theo ông Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.

Đưa ra một số ví dụ cụ thể như trường hợp ông Vũ Văn Hiền ở Thái Nguyên, ngày 30/6/2010, bị chết trong đồn công an, kết quả pháp y cho thấy nạn nhân tử vong vì xuất huyết não, đa chấn thương, vỡ xương hàm và gãy xương sườn; hay em Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, ở Bắc Giang, vào ngày 23/7/2010 bị công an đánh chết tại đồn vì đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, ông Robertson viết trên trang Web của "Human Rights Watch":

"Trong một số vụ việc, nạn nhân tử vong do bị đánh trong khi đang bị công an hoặc dân phòng giam giữ. Một số trường hợp khác, nạn nhân chết ở chỗ đông người do công an sử dụng bạo lực được ghi nhận là quá mức cần thiết".

"Nhiều cái chết như thế đã gây nên những cuộc biểu tình phản đối của dân chúng khắp Việt Nam trong năm vừa qua. Những ca tử vong trong khi bị công an giam giữ hoặc chết dưới tay của công an được ghi nhận ở nhiều tỉnh thành, từ khu vực miền núi phía Bắc như Bắc Giang và Thái Nguyên, đến các thành phố lớn như Hà Nội và Đà Nẵng, tới Quảng Nam ở ven biển miền Trung, hay Gia Lai ở vùng cao nguyên hẻo lánh, cho tới các tỉnh Hậu Giang và Bình Phước ở miền Nam".

"Nạn công an hành hung, tra tấn, đánh chết dân đã lên tới mức báo động với hàng chục người thiệt mạng ngay tại đồn công an trong vài năm qua. Nhiều lỗi vi phạm nhỏ như không đội mũ bảo hiểm nhưng rốt cuộc đã phải trả giá bằng cả mạng sống dưới bàn tay của công an, lực lượng có nhiệm vụ bảo vệ sự bình yên cho xã hội và tính mạng người dân. Những nghịch lý đang diễn ra đã khiến nhiều người mất niềm tin và sợ hãi trước lực lượng công quyền này".

Điều 71, Hiến pháp CHXHCN Việt Nam "Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân", thế nhưng thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một vị lão thành cách mạng "nhìn đâu cũng thấy nhiều điều ngược lại":

"Công an tùy tiện bắt dân, muốn bắt ai thì bắt dù không có lệnh của Viện Kiểm sát, dù họ không phạm pháp quả tang; hàng nghìn công an viên đánh đập nông dân một cách tàn bạo, cưỡng chế lấy đất của nông dân để làm giàu cho các nhà đầu tư và người có chức quyền; đàn áp những người biểu tình yêu nước, gán ghép cho họ nào là “bị nước ngoài xúi giục”, “bị kẻ xấu kích động”, “gây rối trật trật tự cộng, v.v...".

"Thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bạo lực đã thay công lý. Cuộc sống chỉ có Bạo lực! Bạo lực! Và Bạo lực!".

"Công lý như mặt trời trong đêm, không còn có trong cuộc sống nữa. Bóng công an, bóng bạo lực, bóng tối Trung Cổ đè xuống cuộc sống. Công an giết dân. Côn đồ giết dân. Mạng sống của người dân quá mong manh. Xã hội đầy nhiễu nhương, bất an".

Trước cảnh tượng công an thượng cẳng chân, hạ cẳng tay đàn áp dân chúng trong vụ cưỡng chế tước đoạt đất của nông dân giao cho chủ đầu tư tư nhân Ecopark ở Văn Giang hồi tháng 4/2012, giáo sư, tiến sĩ khoa học của Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, Hoàng Xuân Phú, đã gọi công an là “lũ ác ôn" và mô tả:

"Lồng lộn dã thú
Nhằm mặt, chúng đấm
Nhè đầu, chúng vụt
Trút căm thù bằng cú đá tung chân
Đánh cho đã cơn ghiền man rợ
Đỡ bứt rứt tim đen mưng mủ
Vừa tận trung với chủ
Vừa thỏa thú côn đồ”

Côn đồ giấu mặt

Được chứng minh bằng những tư liệu cụ thể, tình trạng đẫm máu bạo lực của công an CSVN trong con mắt của cộng đồng quốc tế, chắc chắn không thể không làm nhà cầm quyền CSVN lo ngại về hình ảnh của mình trong các mối quan hệ bang giao, nên họ đã chuyển đổi sang hình thức đàn áp khác, lưu manh và nguy hiểm hơn nhiều.

Đó là chính sách ra tay nhưng giấu mặt, bằng cách cho công an mặc thường phục tùy tiện, không xuất trình thẻ nghiệp vụ khi thực thi bắt giữ, đàn áp, tận dụng sự đàn áp thông qua bàn tay của lực lượng dân phòng, và cả côn đồ, xã hội đen.

Với phương pháp này, trong nhiều trường họp, nhà cầm quyền đã trắng trợn phủi tay sự can dự của mình. Dư luận phẫn nộ thì cũng chỉ có thể kêu ca, lên án tệ nạn côn đồ xã hội chung chung chứ không thể nhắm vào ai đó trong bộ máy nhà nước. Còn đưa ra bằng cớ côn đồ được chính quyền bảo kê trong thực tế là vô phương.

Tuy nhiên, chúng ta thử mổ xẻ vấn đề từ những trường hợp cụ thể, để đưa ra kết luận logic về mối liên hệ ma quỷ giữa nhà cầm quyền với lực lượng côn đồ xã hội đen.

Vào buổi tối ngày 8/7/2012, blogger JB Nguyễn Hữu Vinh đã bị một đám côn đồ vô cớ hành hung, gây thương tích ngay tại nhà riêng. Cầm đầu đám côn đồ bị nhận mặt có tên là Toàn, con trai ông Mai Xuân Kỳ, tổ trưởng dân phố tổ 13 phường Giáp Bát, Hà Nội. Đã nhiều tháng đã trôi qua, sự vụ dường như đã chìm vào quên lãng. Tại sao lại như vậy?

Đêm 19/8/2012, luật sư Lê Quốc Quân bị đánh trọng thương khi đang trên đường từ nơi gửi xe về nhà. Những tên cô đồ ngồi đợi anh ngay dưới tấm biển ghi “Tập thể Cục Cảnh sát Hình sự”! Sự ngang tàng xuất phát từ đâu? Vì sao sự việc này cũng bị nhà chức trách cho chìm xuồng.

Nguyễn TríDũng, con trai của blogger Điếu cày, trong phiên toà xử cha mình hôm 24/9/2012, không những không được mời tham dự, mà ngay từ sáng sớm đã bị một đám người lạ mặt bao vây ngay dưới nhà ở, trấn áp đưa về đồn công an phường. Nhưng công an phường thì lại trâng tráo nói: "Tại sao mày bị bắt lên đây! Những người bắt mày không phải công an phường, tao không biết. Bây giờ công an phường hỏi mày thì mày trả lời". Tất cả những kẻ bao vây, trấn áp Nguyễn Trí Dũng bỗng dưng thành những kẻ vô hình, không chịu bất kỳ trách nhiệm nào!

Côn đồ xã hội đen thường xuyên khủng bố bằng đe doạ, hành hung trước sự làm ngơ của công an trong nhiều trường hợp khác, như với Trịnh Kim Tiến, Huỳnh Thục Vy, Bùi THị Minh Hằng, Nguyễn Hoàng Vi (An Đỗ Nguyễn), Châu Văn Thi (Yêu Nước Việt), v.v...

Trong bài "Nhật Ký Côn đồ" tường thuật chi tiết nhiều lần đụng độ với côn đồ, blogger Nguyễn Hoàng Vi gọi mỉa mai công an là "côn an"!

Sau vụ cưỡng chế tàn bạo ở Văn Giang, côn đồ chinh danh, chính chủ không còn ngông nghênh, thì xuất hiện côn đồ thứ thiệt. Vào ngày 12/ 7/2012 một nhóm côn đồ đã hung hổ xông vào tận nhà riêng của nông dân, dùng gậy gộc đánh đập tàn bạo, gây thương tich nghiêm trọng cho ba người dân của xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, Hưng Yên. Vụ án trong ngày 30/11/2012 xét xử hai trong số sáu tên bị buộc tội đã bộ lộ rõ rệt sự bao che từ phía nhà chức trách.

Là người đã tiếp xúc trực tiếp với nạn nhân và nhiều nhân chứng, trong bài "Nực cười tòa án huyện Văn Giang", blogger "Người Buôn Gió" cho thấy:

"Vụ án này có hai bị cáo được đưa ra xét xử, bốn bị cáo khác trốn thoát. Hai bị cáo được đưa ra xét xử là do họ đầu thú (theo lời toà án). Vậy thì công an huyện Văn Giang đã làm được điều gì, khi không bắt được tội phạm nào trong vụ án này, nhờ có hai bị cáo ra đầu thú mà mới có được phiên toà này. Nếu không thì đến giờ cũng chưa xử được vì chưa bắt được bị cáo nào cả.

Chuyện thứ hai, chỉ có ở Việt Nam. Viện kiểm sát, toà án thành luật sư bào chữa cho bị cáo. Còn luật sư bị hại thành công tố viên".

Từ một chuỗi sự việc nêu trên, đủ cho thấy rằng, nếu không có người chống lưng, bao che, thậm chí thuê mướn, bọn côn đồ xã hội đen không thể có thái độ hành hung người lương thiện ngông cuồng, ngang nhiên như thế.

Tồn tại trên thế giới nhiều loại hình nhà nước chuyên chế, độc tài khác nhau, hoặc thể chế độc tài toàn trị ở các nước cộng sản Đông Âu trước năm 1989, nhưng dường như tôi chưa thấy ghi nhận ở các quốc gia khác những trường hợp công dân bị hành hung bởi côn đồ, lưu manh được nhà nước dung túng hoặc bao che.

Sau những biến chuyển dân chủ tại Miến Điện, được xem là có chế độ hà khắc nhất Đông Nam Á, theo nhận định của "Foreign Policy" 4/2012, giờ đây cộng thêm hiện tượng côn đồ hoá bộ máy đàn áp, Việt Nam cộng sản thực sự trở thành một quốc gia ngoại lệ, hủ lậu và mọi rợ, vượt qua những nguyên tắc đạo đức tối thiểu nhất, trở thành lục lâm thảo khấu, có sức mạnh cơ bắp nhưng lại hèn mạt và đê tiện.

Một nhà nước sử dụng côn đồ xã hội đen làm phương tiện đàn áp dân chúng để che giấu bộ mặt của mình, thì nhà nước này đã tự chà đạp, phỉ nhổ lên tính chính danh đuợc cộng đồng quốc tế công nhận. Đây là một dạng hoạt động tội ác ngầm, thâm độc và rất nguy hiểm đối với xã hội. Và vì giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội, nên ĐCSVN, mặc nhiên có thể xem là một băng đảng tội phạm có tổ chức.

Cần phải mạnh mẽ và bằng mọi biện pháp có thể, đưa bộ mặt của băng đảng này ra trước công luận quốc tế.

Càng cần thiết hơn bao giờ hết khi ĐCSVN đang muốn đưa Việt Nam trở thành thành viên của Uỷ Ban Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc vào năm 2013.
Một tên côn đồ sát nhân có thể ngồi ở salon chính trị thế giới bàn chuyện nhân quyền không? Nếu chúng ta không nỗ lực hành động, nghịch chướng này có thể xảy ra!
Ngày 3/12/2012
© 2012 Lê Diễn Đức - RFA Blog

Tôi lo cho ông quá, thưa Tổng bí thư.

Kính thưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,

Tôi là một công dân quèn, một cử tri lôm côm nhưng đôi khi nổi hứng lại quan tâm đến quyền bỏ phiếu của mình. Nhân việc ông Tổng bí thư tiếp xúc với cử tri Hà Nội tôi xin gửi tới ông một vài thắc mắc mà vì ở xa quá, tận trong Sài Gòn nên tôi không trực tiếp đặt câu hỏi cho ông được.

Nhân tiện tôi xin thưa rõ là chưa bao giờ tôi cầm lá phiếu bầu trực tiếp chức vụ Tổng bí thư của ông hiện nay. Vì vậy nhân danh là một cử tri để nêu thắc mắc thật chẳng ra làm sao vì mình không bầu cho người ta mà lại đặt câu hỏi là như thế nào?

Tuy nhiên thấy ông hiền lành lại có tiếp xúc cử tri trong vai trò Tổng bí thư nên tôi cũng..."mặc kệ nó", mong ông bỏ qua chi tiết rất quan trọng nhưng cũng đáng thông cảm này. Tôi tin ông sẽ thông cảm vì mới đây tôi được biết báo chí vinh danh ông là một Tổng bí thư rất... nhân văn so với hàng chục ông Tổng trước đây.

Trước nhất, theo thông lệ của một công dân, tôi xin chúc ông luôn mạnh khỏe, sáng suốt và luôn luôn coi quyền lợi quốc gia là tối thượng như mong mỏi thường tình của hàng chục triệu người Việt khác như tôi.

Tôi mong ông mạnh khỏe là toàn tâm toàn ý chứ không phải là lời chúc suông hay đểu. Tôi rất lo nếu ông bị bọn nước ngoài vì oán giận nước ta mà chủ mưu đầu độc ông thì không những cá nhân ông đau đớn khổ sở mà cả cái dân tộc này sẽ mất tích một cách từ từ theo chất độc mà chúng bơm vào thân thể ông bằng cách nào đó. Tôi nói có khi không hên, nhưng tụi Tàu thường nói "cẩn tắc vô áy náy" chắc cũng không sai.

Dĩ nhiên không ai tin Tổng bí thư một đảng to như Đảng Cộng sản Việt Nam mà lại để nước ngoài đầu độc "thì còn gì đất nước này", (xin lỗi tôi lại lẫn sang câu nói bất hủ của ông Chủ tịch nước mất rồi!)

Vậy mà tôi vẫn lo, nên hôm nay tôi chỉ quan tâm tới sức khỏe của ông Tổng nên xin gồng mình hỏi đại (nói theo dân miền Nam) "có bao giờ bác sĩ riêng của Tổng bí thư nghi ngờ khả năng ông bị đầu độc hay không ạ?". Lý do là vì ông Tổng sang Tàu nhiều lần mà nước Tàu theo như tôi và nhân dân cùng biết thì không ưa gì Việt Nam, Bắc Kinh lại nổi tiếng về môn độc dược đủ các loại, từ hóa chất, độc thảo cho tới đồng Nhân dân tệ và hằng hà vô số gái đẹp...những độc chất ấy nếu nhắm vào ai thì ba đời trước lẫn chín đời sau của nạn nhân khó lòng thoát thân khỏi thiên la địa võng của Bắc Kinh.

Và nguy hiểm hơn nếu người bị đầu độc lại đứng đầu một nước thì số phận của nước ấy xem như gạch chữ X (lại xin lỗi nếu tôi nhầm với đồng chí mà Tổng Bí Thư đặt tên trước đây)

Tôi lo ngại Tổng bí thư bị đầu độc do những biểu hiện lâm sàng mà ông đang có như: nói lắp, nói lạc đề, không phân biệt được đen trắng một cách bình thường, không quan tâm đến lời nói của mình có đúng với tình hình thực tiễn hay không, và cuối cùng là trầm cảm...

Tất cả những dấu hiệu vừa nói có thể kê khai đầy đủ qua những bài diễn văn cũng như trả lời cử tri hồi gần đây mà tôi xin ghi lại để các bác sĩ riêng của Tổng bí thư nếu chưa để ý thì xin xem xét một cách tường tận nếu không sức khỏe của ông khó lòng hồi phục và vì vậy kéo theo sức khỏe của cả nước.

Thứ nhất: "Tật nói lắp"

Ông Tổng bí thư được cử tri nhiều lần truy vấn về "đồng chí X là ai" nhưng cứ lòng vòng lẫn tránh đến nỗi có biểu hiện nói lắp. Ông đã quên, chính ông là tác giả của cái tên đồng chí X ấy cho nên ông phải biết ngọn nguồn. Triệu chứng nói lắp cho phép tôi nghi ngờ ông đang bị nhiễm một loại độc thảo có độc tính tương đối nhẹ. Để chữa trị, ông chỉ cần nói tên của đồng chí X là ai thì bệnh sẽ tự khỏi.

Thứ hai: "Nói lạc đề".

Mới nhất khi cử tri Hà nội yêu cầu ông giải thích hai việc quan trọng, thứ nhất "Bộ phận không nhỏ là ai, thứ hai tại sao không kỷ luật được ai như sự hô hào rùm beng của hội nghị trung ương 4 vừa qua". Ông Tổng bí thư trả lời mà như không trả lời, ông nói: “Làm sao chúng ta cố gắng với tinh thần nhân văn, kỷ luật sắt nhưng phải tự giác, không tự giác mới kỷ luật. Ta ví như cái lò, có thanh củi khô, có thanh củi tươi, quan trọng phải nhóm cái lò ấy trên tạo thành hơi nóng, lúc bấy giờ củi khô hay tươi gì vào lò đó cũng cháy hết khi đã có sự đồng lòng nhất trí. Vả lại phê bình, tự phê bình đâu phải chỉ là kỷ luật, tự mỗi con người tự giác để làm kết quả mới sâu xa hơn”.

Hội chứng lạc đề vì nhiễm độc đã trầm trọng. Bệnh nhân có biểu hiện không còn phân biệt được chủ đề của câu hỏi và vì vậy khi trả lời đã nói theo sự "tưởng như có lý" của mình. Câu hỏi "bộ phận không nhỏ là ai" trả lời: "Ta ví như cái lò, có thanh củi khô, có thanh củi tươi, quan trọng phải nhóm cái lò ấy trên tạo thành hơi nóng, lúc bấy giờ củi khô hay tươi gì vào lò đó cũng cháy hết khi đã có sự đồng lòng nhất trí" như vậy là thế nào? Câu hỏi: "Sao không kỷ luật được ai?" trà lời: "phê bình, tự phê bình đâu phải chỉ là kỷ luật, tự mỗi con người tự giác để làm kết quả mới sâu xa hơn”. Đến đây thì bác sĩ đã có kết quả cụ thể về hội chứng "Nói lạc đề"

Thứ ba: "Không phân biệt được đen trắng một cách bình thường"

Hội chứng này thường thấy khi bệnh sang thời kỳ thứ ba, tâm thần bất định dẫn tới "không phân biệt được đen trắng một cách bình thường".

Cũng trong khi trả lời cử tri ông Tổng bí thư nói: “Nói về con người khó thế đấy, động đến lợi ích là va chạm, có thể chuyển từ phía này sang phía kia. Cũng như trên chùa, đâu phải ông Thiện là hoàn toàn mặt đỏ, ông Ác hoàn toàn mặt trắng. Nếu cả tập thể đấu tranh thì có thể giúp mặt tốt cùng tốt lên, giảm thiểu mặt xấu. Còn phân tích rạch ròi ra rất khó mà cũng không đúng”.

Nếu một người hoàn toàn tỉnh táo khi nghe Tổng bí thư nói sẽ đặt vấn đề: như vậy là Tổng bí thư công khai nhìn nhận không dám va chạm với ai đó ngang hàng thậm chí quyền lực hơn hơn ông và ông lẩm cẩm so sánh với hai ông thần thiện và ác khi nói rằng không phải lúc nào hai ông thần này cũng hoàn toàn có cái màu sắc đã được xác định: Đỏ là thiện, trắng là ác.

Do nhiễm bệnh, sự phân tách của ông Tổng bí thư có vấn đề. Đối với con người, sự phân hóa hay cạnh tranh quyền lực sẽ dẫn tới hai hệ quả, một là tiêu diệt kẻ thù, hai là thỏa hiệp với chúng để chia chát quyền hành. Hai thế lực này không đại diện cho ông thần nào cả mà chỉ đại diện cho lòng tham lam độc ác của con chúng. Vì vậy lấy ông thiện để ẩn dụ về phe cánh của mình và ông ác để ám chỉ người mình chống đối là không hợp với nội dung câu hỏi.

Sự "không phân biệt được đen trắng một cách bình thường" này cho thấy sức khỏe ông Tổng bí thư cần được chăm sóc chu đáo hơn.

Thứ tư: "Không quan tâm đến lời nói của mình có đúng với tình hình thực tiễn hay không" là hội chứng nhiễm bệnh chung của hầu hết các chức sắc trong chính phủ nhưng Tổng bí thư có triệu chứng nặng nhất.

Sau khi Trung Quốc phát hành hộ chiếu có hình lưỡi bò cả thế giới chống lại một cách mạnh mẽ nhưng ông thì không. Ông cũng là người tiếp phái đoàn Đảng Cộng sản Trung Quốc sang Hà Nội, một ngày sau khi tỉnh Hải Nam tuyên bố cho phép cảnh sát biển của họ được quyền xét hỏi bất cứ tàu nào xâm phạm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Ông Tổng bí thư không phân biệt đâu là sự vô hạn của quyền lợi đất nước, và đâu là giới hạn của tình hữu nghị dù là hữu nghị của Đảng Cộng sản hai nước. Ông vẫn đọc lại một cách vô thức bài diễn văn đã được soạn thảo từ hơn bốn mươi năm trước bất chấp tình cảnh dầu sôi lửa bỏng tại Biển Đông. Là một nhân vật cao nhất nước nhưng ông "không quan tâm đến lời nói của mình có đúng với tình hình thực tiễn hay không" nói lên sức khỏe của ông đã tới hồi cần phải nhập viện.

Nều còn ở ngoài, chỉ một cơn gió "lạ" thì ông sẽ không còn ở với chúng ta, há chẳng đau lòng lắm sao?

Thứ Năm: "Trầm cảm"

Hội chứng này có nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân sinh ra vẫn phải kể đến việc bị đầu độc.

Chưa có một y văn thế giới nào cho thấy trầm cảm do bị đầu độc nhưng trong nhiều chế độ Trung Hoa cổ không ít nhân vật bị đầu độc sau đó có hội chứng trầm cảm, Theo Wikipedia thì người mang bệnh này sẽ có dấu hiệu "xơ cứng rải rác"(multiple sclerosis), hay "Sa sút trí tuệ"(dementia). "Xơ cứng" và "sa sút" là hai biểu hiện rõ nhất của ông Tổng Bí Thư.

"Các biểu hiện khác của bệnh trầm cảm là cảm giác do dự, không chắc chắn, tiêu chuẩn và đòi hỏi cao, yêu cầu cao với người khác và với chính mình, dễ bị tổn thương, khó thay đổi những thói quen cũ. Luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân, và người khác. Cảm giác tuyệt vọng không còn lối thoát, không còn niềm tin vào bản thân và tương lai.

Bệnh do một biến cố trong quá khứ xảy ra nên từ tâm lí tác động lên thể lí (thực thể).Bệnh nhân rất đau khổ và hay lo sợ, sợ một cái gì đó thành ra ám ảnh.Người bệnh thường hay sợ nên dẫn đến đau khổ trong tâm hồn nhưng không mấy ai hiểu, chia sẻ và giúp đỡ."

Tất cả các nghiên cứu y khoa này xác nhận Tổng bí thư của chúng ta mang bệnh trầm cảm rất rõ sau khi thất bại trong hội nghị trung ương 6. Ông nằm đúng vào cái danh sách "nguyên nhân gây trầm cảm" mà y học đã thực chứng. Riêng với Tổng bí thư y học sau này sẽ có một từ mới: "Trầm cảm X" nhằm phân biệt rõ hơn thế nào là trầm cảm do chính trị chi phối, gây ra.

Tổng bí thư bệnh nặng như thế mà vẫn bị Bộ chính trị bắt tiếp tục giữ việc nước thì có quá tàn ác hay không? Tôi lo cho ông quá, ngài Tổng bí thư ạ.
Cánh Cò Blog

Đào Tuấn - Câu hỏi lớn về một bộ phận không nhỏ

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ ba, ngày 04 tháng mười hai năm 2012

sau

Trong buổi TBT tiếp xúc cử tri, đã có một câu hỏi lớn về “bộ phận không nhỏ” được cử tri Nguyễn Khắc Thịnh nêu ra

“trong lần nghe truyền đạt Nghị quyết Trung ương 4 chúng tôi có hỏi báo cáo viên “bộ phận không nhỏ” chiếm bao nhiêu phần trăm, nhưng báo cáo viên không chỉ ra được”. Ông Thịnh vô cùng thẳng thắn hỏi người đứng đầu Đảng cầm quyền: “Đề nghị Tổng bí thư làm rõ bộ phận không nhỏ ấy đang nằm ở đâu? Trung ương bảo như vậy nhưng về các tỉnh thành chúng tôi chẳng thấy bộ phận không nhỏ ấy nằm ở đâu cả?”.

TBT sau đó, cũng rất thẳng thắn: “Trả lời câu hỏi này không đơn giản”. Dù điều này đã được nói đến từ lâu nhưng chỉ rõ ra bộ phận không nhỏ là bao nhiêu thì “khó” và “trừu tượng”.

Nhớ lại vài hôm trước, khi cử tri TP HCM hỏi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về “địa chỉ cụ thể của nhóm lợi ích”, Chủ tịch nước cũng thẳng thắn: “Cả nước bây giờ đi đâu cũng nghe người dân nói về chuyện này, nhất là các đồng chí cựu chiến binh, hưu trí, lão thành”. Chủ tịch nước cũng nói “Đây là câu hỏi khó nhưng nếu nhìn thẳng vào sự thật thì không khó. Cấp 1 thôi, không cần đại học cũng trả lời được, dễ ẹt. Tất nhiên đòi hỏi sự hiểu biết, trí và dũng. Nhưng câu chuyện này nói ngay kết quả bây giờ thì không thể làm các đồng chí hài lòng được. Nhưng từ những việc nhỏ, cụ thể, chúng ta làm dần dần lên và phải đi đến đích để chỉ cho ra được cái này. Không phải là chỉ ra rồi thôi mà còn phải giải quyết, dọn dẹp tiêu cực. Làm thời gian qua chưa được bao nhiêu, kết quả công tác này chưa nhiều lắm nên tôi xin phép chưa trả lời cụ thể… ”.

Điều đáng mừng là các cuộc tiếp xúc cử tri của các ĐBQH đang giữ cương vị lãnh đạo đất nước đang có một thứ không khí không thể gọi khác là dân chủ, khi các câu hỏi được cử tri thẳng thắn chất vấn và báo chí được quyền đưa tin thoải mái mà không sợ đó là nhạy cảm.

Có điều, câu hỏi lớn đó, đồng thời cũng là “câu hỏi khó”. Lớn vì đây không chỉ là câu hỏi của riêng cử tri Nguyễn Khắc Thịnh, của cử tri TP HCM, mà đó cũng là nỗi băn khoăn của cử tri, nỗi bức xúc của nhân dân. Khó, là bởi, như TBT thừa nhận, nó không giống việc có thể phân biệt như nhìn “ông Thiện, ông Ác” ở cửa chùa. Cũng còn bởi, không chỉ nhân dân, ngay cả những người đứng đầu cuộc chiến chống lại bộ phận không nhỏ đó cũng không biết là bao nhiêu, là ai, ở đâu!
Bộ phận không nhỏ làm suy giảm lòng tin của người dân. Bộ phận không nhò đe dọa sự tồn vong của chết độ. Nhưng nếu như không ai biết bộ phận không nhỏ đó là bao nhiêu, là ai, ở đâu, thì nói như cử tri Trần Viết Hoàn, trong buổi TBT tiếp xúc cử tri: Mọi việc dường như “hòa cả làng”, chẳng biết ai tốt ai xấu, chẳng thấy “bộ phận không nhỏ” suy thoái.

Trong buổi tiếp xúc cử tri, Chủ tịch nước đã nói tới nỗi buồn, tới “sự trạnh lngf” khi “Các đồng chí cũng không tin T.Ư lắm. Nghe cái này hơi xấu hổ; nghe ra có vẻ lòng tin có giảm sút đối với T.Ư”. Nhưng ông cũng thẳng thắn, rằng: “Cái này thì báo chí cứ đăng bình thường, đừng có giấu, để mỗi đồng chí Ban Chấp hành T.Ư phải tự suy nghĩ, phải tự răn mình để sửa. Cái gì mình cũng giấu giếm là không được đâu”. Còn TBT thì ví TƯ 4 giống như “nhóm một cái lò” mà điều quan trọng là lúc đầu “phải nhóm cái lò lên, tạo thành hơi ấm” để cuối cùng “củi khô, củi tươi vào cháy hết”.

“Cái lò nghị quyết” đã nhóm được mấy tháng, có lẽ còn cần phải có thời gian. Nhưng chắc chắn là phải có những “con sâu”, những “tập đoàn tham nhũng” được điểm tên chỉ mặt cụ thể. Có lẽ mọi sự chỉ có thể hanh thông khi câu hỏi lớn liên quan đến niềm tin nhân dân đó không còn là câu hỏi khó mà Chủ tịch nước phải xin phép nhân dân “chưa trả lời cụ thể”, còn TBT thì không phải giải thích về sự “trừu tượng”.
Theo Đào Tuấn

Trung Quốc phản đối Thượng viện Mỹ thừa nhận Senkaku/Điếu Ngư của Nhật

(thằng bạn vàng này chỉ giỏi bắt nạt ai chứ gặp Nhật - Samurai là đớn hèn ngay)

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi (REUTERS)

Ngày hôm nay, 03/12/2012, chính quyền Bắc Kinh đã lên tiếng « kiên quyết phản đối » một điều bổ sung vào dự luật quốc phòng Mỹ vừa được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua, thừa nhận quyền quản lý quần đảo Senkaku/Điếu Ngư của Nhật Bản, trong khi Trung Quốc cũng tuyên bố là có chủ quyền đối với các hòn đảo này.

Văn bản bổ sung nói trên không đề cập đến vấn đề chủ quyền đối với các quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, ở biển Hoa Đông. Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi, Bắc Kinh bày tỏ « mối quan ngại sâu sắc và kiên quyết phản đối vắn bản bổ sung của Thượng viện Hoa Kỳ ».

Theo đại diện chính quyền Trung Quốc, « các đảo Điếu Ngư (mà Nhật Bản gọi là Senkaku) và các đảo lân cận » là một phần lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ xưa và « Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các hòn đảo này ».

Đồng thời, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng tuyên bố là Bắc Kinh không mong muốn là vấn đề quần đảo tranh chấp nằm trong khuôn khổ hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật mà chính quyền Tokyo và Washington có ý định chỉnh sửa, để đối phó với sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực. Theo ông Hồng Lỗi, « hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ là một sản phẩm của thời kỳ chiến tranh lạnh và không được vượt quá khuôn khổ quan hệ song phương hoặc làm tổn hại lọi ích » của các nước khác.

Căng thẳng trong quan hệ Tokyo-Bắc Kinh gia tăng, đặc biệt từ tháng Chín, sau khi chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa một số hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Đức Tâm (RFI)

Biển Đông vẫn sẽ là trọng tâm của chính quyền "Obama 2"

Tổng thống Mỹ Barack Obama và các lãnh đạo Đông Nam Á tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN ngày 19/11/2012 (Phnom Penh, Cam Bốt).
Tổng thống Mỹ Barack Obama và các lãnh đạo Đông Nam Á tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN ngày 19/11/2012 (Phnom Penh, Cam Bốt). (REUTERS/Jason Reed)

Trong chuyến công du ngoại quốc đầu tiên sau khi được người Mỹ tín nhiệm ở chức vụ Tổng thống cho một nhiệm kỳ 4 năm thứ hai, ông Barack Obama đã lần lượt ghé ba nước Thái Lan, Miến Điện, rồi Cam Bốt từ ngày 17 đến 20/11/2012. Đối với các nhà quan sát, đây là thêm một dấu hiệu cho thấy là châu Á và đặc biệt là Đông Nam Á sẽ trở thành một trong những trọng tâm trong chính sách ngoại giao của chính quyền đang được báo giới gọi là « Obama 2 ».

Trả lời phỏng vấn của RFI, nhà báo Ngô Nhân Dụng, bình luận gia tờ Người Việt tại California (Hoa Kỳ) đã phân tích lại một số nét tiêu biểu trong chính sách gọi là « xoay trục » qua châu Á Thái Bình Dương, từng được Tổng thống Mỹ loan báo trước đây, đặc biệt là thành tố quân sự.

Nhân tố quân sự được thể hiện rõ rệt nhất qua các kế hoạch cử thủy quân lục chiến đến Úc, luân chuyển qua căn cứ Darwin nhìn ra Biển Đông, hay việc chuẩn bị đưa tàu đổ bộ hiện đại đến Singapore. Philippines sẽ nổi lên thành một yếu tố quan trọng đối với Mỹ trong vùng Biển Đông và Đông Nam Á, với việc quân đội Mỹ sử dụng trở lại một cách thường xuyên hơn hai cơ sở cũ của mình : căn cứ hải quân Subic, và căn cứ không quân Clark.

Đối với ông Ngô Nhân Dụng, ngoài yếu tố quân sự, chủ trương quay trở lại châu Á của Mỹ còn bao hàm hai vế khác là dân chủ, với một thông điệp rõ rệt đã được Tổng thống Obama gởi đi nhân bài diễn văn trước sinh viên Miến Điện ở Rangoon nhân chuyến ghé thăm vừa qua, cũng như là vế kinh tế với việc thúc đẩy việc hình thành khu vực tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP (Trans Pacific Partnership).

Nhận định chung về chính sách châu Á của Mỹ trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Obama, nhà bình luận Ngô Nhân Dụng nhìn thấy nhiều bối cảnh thuận lợi, trong đó có thái độ tiếp tục hung hăng của Bắc Kinh trong việc áp đặt chủ quyền của Trung Quốc trên nhiều vùng lãnh thổ đang tranh chấp với các láng giềng, nhất là tại Biển Đông.
Trọng Nghĩa (RFI)

Hải quân Ấn Độ sẵn sàng bảo vệ tập đoàn ONGC tham gia thăm dò dầu khí ở Biển Đông

Tàu đổ bộ INS Airavat của Hải quân Ấn Độ.
Tàu đổ bộ INS Airavat của Hải quân Ấn Độ. (DR)

Ngày 03/12/2012, chỉ huy hải quân Ấn Độ đã nhận định , việc gia tăng sức mạnh của hải quân Trung Quốc chính là một mối « lo ngại chủ yếu », đồng thời ông cam kết sẽ bảo đảm cho tập đoàn năng lượng nhà nước Ấn Độ ONGC có thể tham gia thăm dò đầu khí tại Biển Đông.

Phát biểu trước các nhà báo tại thủ đô New Delhi, Đô đốc hải quân Ấn Độ D.K Joshi đánh giá hải quân Trung Quốc đang có quá trình « hiện đại hóa thực sự kinh ngạc ». Thông tấn xã Ấn Độ TPI dẫn lại nhận định của ông Joshi rằng việc phát triển sức mạnh hải quân của Trung Quốc « là một căn nguyên lo ngại lớn cho chúng ta và chúng ta phải thường xuyên đánh giá để soạn ra những đối sách và chiến lược ».

Những đòi hỏi chủ quyền biển đảo của Bắc Kinh hầu khắp vùng Biển Đông đã khiến Trung Quốc thường xuyên rơi vào những tranh chấp về lãnh thổ với các nước trong vùng, đặc biệt là Việt Nam và Philippines. Tháng 10 năm ngoái Ấn Độ đã ký thỏa thuận với Việt Nam vào thăm dò khai thác dầu khí trong vùng biển của Việt Nam.

Tuy nhiên Bắc Kinh đã tìm cách ngăn cản, yêu cầu New Delhi « tôn trọng sự ổn định hòa bình của khu vực » và không tham gia các dự án khai dầu với Việt Nam trên vùng Biển Đông. Đô đốc Joshi tuyên bố, hải quân Ấn Độ sẵn sàng hỗ trợ tập đoàn ONGC để có thể tham gia vào dự án thăm dò dầu khí với Việt Nam như đã thỏa thuận.

Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước lớn kình địch nhau ở châu Á, vẫn luôn tồn tại những bất đồng về lãnh thổ biên giới kéo dài và đã từng xảy ra xung đột trong quá khứ. Giờ đây, New Delhi lo ngại Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng trong vùng Ấn Độ Dương. Trung Quốc đang săn đón tìm cách nhảy vào nhiều dự án đầu tư lớn về hạ tầng cơ sở trong khu vực này như xây dựng cảng ở Sri lanka, Banladesh và Miến Điện.

Trong một báo cáo hàng năm tại Quốc hội về vấn vấn đề quốc phòng của Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ khẳng định Bắc Kinh vẫn tiếp tục duy trì phát triển tiềm lực quân sự đều đặn, chủ yếu trong các lĩnh vực tìm kiếm công nghệ mới của phương tây, gián điệp mạng và phát triển các loại tên lửa có khả năng ngăn chặn xâm nhập vùng bờ biển. Theo con số chính thức, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc trong năm 2012 là 106 tỷ đô la Mỹ.
Anh Vũ (RFI)

Giới chuyên gia Trung Quốc kiến nghị minh bạch hóa tài sản của các lãnh đạo

Ôn Gia Bảo, thủ tướng, Bạc Hy Lai, cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh, là những lãnh đạo cao cấp Trung Quốc có những nghi vấn về tài sản và tham nhũng
Ôn Gia Bảo, thủ tướng, Bạc Hy Lai, cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh, là những lãnh đạo cao cấp Trung Quốc có những nghi vấn về tài sản và tham nhũng (REUTERS/Jason Lee)

Sự kiện hiếm thấy tại Trung Quốc là hôm thứ Sáu, 30/11/2012, cơ quan chống tham nhũng của đảng Cộng sản Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo của ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, ông Vương Kỳ Sơn, đã tổ chức một cuộc hội thảo, tại Bắc Kinh, với sự tham dự của các chuyên gia đến từ các trường Đại học, cơ quan của chính phủ.

Theo tờ China Daily, số ra ngày hôm nay, trong cuộc hội thảo, ông Vương Kỳ Sơn, người phụ trách Ban Thanh tra Kỷ luật của Đảng, đã nói thẳng : « Lòng tin không bao giờ thay thế được sự giám sát ».

Ý kiến chung của tất cả các chuyên gia có mặt trong cuộc hội thảo là việc công khai hóa tài sản của các lãnh đạo Trung Quốc là một biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa tham nhũng và cần phải thực hiện công việc này càng sớm càng tốt.

Giáo sư Mã Hoài Đức (Ma Huaide), hiệu phó trường Đại học Khoa học Chính trị và Luật, ở Bắc Kinh nói đến sự cần thiêt phải có một luật quy định về việc công khai hóa tài sản của giới lãnh đạo. Ông nói : « Điều cần thiết cấp bách là phải có quy định pháp lý về việc công bố thông tin, tài sản của các quan chức phải được khai báo cho các cơ quan chống tham nhũng và được công bố ».

Theo một số chuyên gia, các quan chức thông thường chỉ khai báo một phần nhỏ tài sản và che dấu phần còn lại, hoặc để cho người thân đứng tên. Do vậy, cần phải làm thí điểm tại một số nơi, rút kinh nghiệm, trước khi soạn thảo luật về vấn đề này. Đồng thời, chính phủ phải chấm dứt các chế độ ưu đãi, đặc quyền đặc lợi dành cho các quan chức.

Trong năm nay, công luận Trung Quốc đã bị choáng váng bởi các vụ tham nhũng, lạm dụng quyền lực, ở cấp cao nhất, điển hình là trường hợp ông Bạc Hy Lai, cựu ủy viên Bộ Chính Trị, nguyên bí thư thành ủy Trùng Khánh. Trong thời gian trước khi có Đại hội Đảng lần thứ 18, truyền thông nước ngoài đã có những bài điều tra về những tài sản kếch sù của giới lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc, ví dụ trường hợp 2,7 tỷ đô của gia đình thủ tướng Ôn Gia Bảo. Cũng có thông tin nói rằng tài sản của gia đình ông Tập Cận Bình lên tới hơn 300 triệu đô la.

Tại Trung Quốc hiện nay, không hề có văn bản pháp lý nào quy định là các quan chức Nhà nước, chính phủ phải khai báo tài sản hoặc công bố lương, thu nhập của họ. Tình trạng này đã dẫn đến việc lạm dụng quyền lực, tham nhũng. Cuối tháng 10 vừa qua, 5 quan chức tỉnh Quảng Đông đã bị điều tra do « vi phạm kỷ luật », cụm từ thường được dùng để chỉ hành động tham nhũng.

Tháng trước, một bí thư quận ủy thuộc thành phố Trùng Khánh, đã bị kỷ luật sa thải, ba ngày sau khi cuộn băng vidéo quay những cảnh nóng bỏng của ông với nhân tình, được phát tán trên internet. Trong quá khứ, cần phải mất nhiều tháng để điều tra, rồi mới kỷ luật, những trường hợp như vậy.

Theo báo chí Trung Quốc, trong cuộc hội thảo chống tham nhũng, ông Vương Kỳ Sơn đã chú ý lắng nghe các ý kiến của giới chuyên gia và cho rằng việc khai báo, công khai tài sản của các quan chức cần phải tiến hành từng bước, vì tình hình rất phức tạp.

Nhật báo Thanh Niên vừa qua đã công bố kết quả một cuộc điều tra, theo đó, 76,6% dân Trung Quốc mong muốn cuộc đấu tranh chống tham nhũng được tăng cường trong thập niên tới. Hơn 62,8% số người được hỏi cho rằng việc công bố tài sản của các quan chức là một biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa tham nhũng.
Nói thì dễ, làm thì khó. Câu hỏi được đặt ra : Liệu giới lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc có thực sự muốn chống tham nhũng hay không ?

Trong Đại hội đảng lần thứ 18, ông Tập Cận Bình, người vừa được chỉ định làm tổng bí thư và vào tháng Ba năm tới, sẽ kiêm luôn chức chủ tịch nước, đã nhấn mạnh là cần phải tăng cường, đổi mới công tác chống tham nhũng và cảnh báo rằng nạn tham nhũng « sẽ giết chết Đảng và đất nước ». Phát biểu này không có gì mới, vì cựu tổng bí thư Hồ Cẩm Đào đã từng có những cảnh báo như vậy.
Đức Tâm (RFI)

'Quan hệ Trung- Việt là tài sản quý'

Ông Lý Kiến Quốc phát biểu tại Quốc hội Trung Quốc - ảnh tư liệu

Sang thăm Việt Nam để thông báo kết quả Đại hội 18, lãnh đạo Trung Quốc ông Lý Kiến Quốc đã ca ngợi “quan hệ hữu nghị truyền thống Trung Quốc - Việt Nam là tài sản quý báu chung”, theo truyền thông nhà nước Việt Nam.

Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đưa tin hôm qua 2/12/2012, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã tiếp ông Lý Kiến Quốc, Uỷ viên Bộ Chính trị và Phó Trưởng ban Thường vụ của Quốc hội nước láng giềng tại Hà Nội.

Truyền thông Việt Nam nói chuyến thăm của ông Lý mà quan chức Việt Nam gọi là “đồng chí” sang thông báo kết quả của Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc “là biểu hiện sinh động của quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện Việt – Trung”.

Báo chí Việt Nam cũng trích lời vị khách Trung Quốc nói, “đồng chí đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đã giành được trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội”.

'Phát huy tài sản'

Trong cuộc gặp sau đó với bà Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, ông Lý Kiến Quốc được trích lời ca ngợi quan hệ hai bên là “tài sản quý báu, cần được hai bên gìn giữ và phát huy”.
"Đồng chí đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đã giành được trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội" - VOV nói về ông Lý Kiến Quốc
Sau khi Trung Quốc hoàn tất Đại hội 18, ngay ngày 17/11 ông Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã bay sang Bắc Kinh chúc mừng với tư cách đặc phái viên của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.

Ông Hoàng Bình Quân được ông Lưu Vân Sơn, chứ không phải tân Chủ tịch Đảng Tập Cận Bình đón tiếp.

Lần này tại Việt Nam, báo chí đưa tin ông Quân lại có mặt trong cuộc đón tiếp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với phái đoàn Trung Quốc sang thăm Hà Nội.

Sinh năm 1946 tại Sơn Đông, ông Lý Kiến Quốc là người dân tộc Hán và từng làm công tác đối ngoại cho Quốc hội Trung Quốc.

Ông từng công tác tại các cấp địa phương ở Ninh Hạ, Thiên Tân và làm Bí thư Thiểm Tây từ 1998 đến 2007.

Ông Lý Kiến Quốc vừa có chuyến thăm đến Bình Nhưỡng gặp lãnh tụ Bắc Hàn

Vào Trung ương Đảng từ 2002, ông tiếp tục giữ chức trong Trung ương và vào Bộ Chính trị từ khoá 18 năm nay.

Truyền thông Trung Quốc thường đưa tin về các chuyến thăm trong khu vực của ông mà gần nhất là hồi 30/11 năm nay, khi ông tới Bình Nhưỡng hội kiến lãnh đạo Kim Jong-un (Kim Chính Ân).

Hồi tháng 7/2011, ông dẫn đầu một phái đoàn các dân biểu Trung Quốc sang thăm Nhật Bản.

Khi còn làm lãnh đạo tỉnh Thiểm Tây, ông Lý Kiến Quốc cũng đã đón phái đoàn của phe đối lập Quốc Dân Đảng từ Đài Loan về thăm lục địa.
Hiện ông Lý cũng giữ chức Tổng thư ký của Đại hội Nhân dân Đại biểu tức Quốc hội Trung Quốc.

Các bản tin của truyền thông nhà nước Việt Nam nói về chuyến thăm của ông Lý Kiến Quốc đã không nhắc gì đến căng thẳng trên Biển Đông sau vụ Trung Quốc tung ra loạt hộ chiếu điện tử in bản đồ “đường lưỡi bò” chiếm gần trọn Biển Đông.

Cho tới nay, Việt Nam mới chỉ lên tiếng phản đối ở cấp thấp hơn tại Bộ Ngoại giao chứ chưa có ai thuộc Bộ Chính trị, cơ quan nắm quyền tối cao tại nước này, lên tiếng về vụ “hộ chiếu lưỡi bò”.

Cũng về quan hệ Việt - Trung, tin trên trang Petrotimes hôm nay 3/12 nói lại vừa có thêm một vụ hai tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 của Việt Nam tại vùng biển gần đảo Cồn Cỏ ngày 30/11/2012, vài hôm trước chuyến thăm của ông Lý Kiến Quốc.

BBC sẽ có tin về vụ cắt cáp mới nhất này trong bài khác.
(BBC)

TQ 'lại cắt cáp tàu Bình Minh 02' => Tài sản quý đây!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Đây không phải lần đầu tàu Bình Minh 02 bị Trung Quốc cắt cáp

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) vừa xác nhận hôm nay 03/12/2012 thông tin từ tuần trước nói một tàu của tập đoàn này lại bị Trung Quốc 'cắt cáp' hôm thứ Sáu ngoài Biển Đông.

Trả lời phỏng vấn báo Bấm Năng lượng Mới, ông Phạm Việt Dũng, Phó trưởng ban Tìm kiếm Thăm dò - phụ trách Văn phòng Biển Đông nói vụ việc xảy ra vào sáng ngày 30/11 với tàu Bình Minh 02, ở khu vực cách đảo Cồn Cỏ 43 hải lý về phía Đông Nam.

Ông Phạm Việt Dũng cho hay khi tàu của Việt Nam đang di chuyển về khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ để khảo sát địa chấn thì gặp nhiều tàu cá Trung Quốc đang hoạt động tại đây:

"Khi các lực lượng chức năng phát tín hiệu cảnh báo và yêu cầu các tàu cá ra khỏi khu vực làm việc của tàu Bình Minh 02, một cặp tàu kéo dã cào mang số hiệu 16025 và 16028 của Trung Quốc đã chạy qua phía sau tàu Bình Minh 02 và gây đứt cáp địa chấn của tàu Bình Minh 02 cách phao đuôi khoảng 25m."

Tuần trước, hôm 30/11, khi đài BBC gọi về tìm hiểu tin này với quan chức PetroVietnam thì được họ cho hay tập đoàn này còn đang họp để xác minh thông tin nói trên.

Không phải lần đầu

Đây không phải là lần đầu tin tàu của PetroVietnam hoặc tàu do công ty này thuê bị phía Trung Quốc cắt cáp.
"Một cặp tàu kéo của Trung Quốc đã chạy qua phía sau, gây đứt cáp địa chấn của tàu Bình Minh 02"

Hồi giữa năm 2011 tàu địa chấn Bình Minh 02 của PetroVietnam đang tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực các lô 125, 126, 148, 149 trên thềm lục địa miền Trung của Việt Nam thì bị ba tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp.

Sự việc xảy ra hôm 26/05/2011 tại vùng biển miền Trung chỉ cách mũi Đại Lãnh của tỉnh Phú Yên 120 hải lý, mà PetroVietnam nói hoàn toàn trong thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Việt Nam nói một tàu thăm dò dầu khí khác của Việt Nam thuê vừa bị tàu Trung Quốc phá hoại thiết bị, hai tuần sau vụ tàu Bình Minh 02.
Sau đó, sang tháng 6/2011, tàu Viking 2, chuyên khảo sát địa chấn 3D của liên doanh CGG Veritas (Pháp) được Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) thuê lại bị tàu Trung Quốc cắt cáp.

Vụ Trung Quốc nêu lại 'đường lưỡi bò' khiến các nước trong vùng bày tỏ lo ngại

Vào sáng ngày 09/06, các nguồn tin từ Việt Nam nói một tàu cá của Trung Quốc mang số hiệu 6226 bị cáo buộc đã chạy với tốc độ cao ngang qua và phá hoại dây cáp thăm dò của Viking 2 "bằng thiết bị chuyên dụng", gây rối cáp khiến tàu này phải ngừng hoạt động.

Sau đó, theo người phát ngôn Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga phát biểu với báo chí, hai tàu ngư chính Trung Quốc mang số hiệu 311 và 303 đã tiến vào giải cứu cho tàu cá của họ rút lui.

Vụ tàu Bình Minh 02 đã gây chấn động dư luận, và vụ việc này cũng với một loạt các vụ tàu cá Việt Nam bị Trung Quốc bắn hay truy đuổi đã dẫn tới hai cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hôm Chủ nhật 05/06 năm 2011.

Kể từ đó tới gần đây, Trung Quốc không có các hoạt động tương tự trên biển nhưng đến giữa năm 2012 lại công bố mời thầu quốc tế vào một số lô dầu khí mà Việt Nam nói là nằm trên thềm lục địa của nước này.

Đáp lại hoạt động đó của nước láng giềng phía Bắc, hồi tháng 7 năm nay, PetroVietnam xác nhận họ tiếp tục khai thác dầu khí tại Biển Đông vì coi lời mời thầu quốc tế vào chín lô trên thềm lục địa mà tập đoàn Trung Quốc CNOOC đưa ra là “không có giá trị”.

Thông báo sau cuộc họp ngày 9/7/2012, lãnh đạo PetroVietnam nói họ đã gửi thư cho CNOOC và các bên mời thầu để xác nhận rằng rằng các lô mà Trung Quốc nói nằm trong thềm lục địa của Việt Nam, căn cứ vào Công ước Luật Biển năm 1982.

PetroVietnam cũng cho hay khi đó rằng họ vẫn thực hiện công tác khai thác dầu khí trong vùng Biển Đông cùng các đối tác Nga, Hoa Kỳ và Ấn Độ tại khu vực có các lô kia.

Vụ cắt cáp mới nhất cuối tháng 11 năm nay xảy ra khi đang có căng thẳng về Biển Đông sau khi Trung Quốc tung ra mẫu hộ chiếu có hình đường 'lưỡi bò' chiếm gần trọn Biển Đông.

Nhưng đây cũng là thời điểm có một loạt hoạt động ngoại giao cao cấp Trung - Việt.

Hôm 28/11/2012, Đại tướng Phùng Quang Thanh của Việt Nam đã hội đàm với Tướng Trung Quốc, ông Vương Tây Hân sang thăm Việt Nam.

Sang ngày 2/12, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã tiếp ông Lý Kiến Quốc, Uỷ viên Bộ Chính trị và Phó Trưởng ban Thường vụ của Quốc hội nước láng giềng tại Hà Nội.
(BBC)

'TQ không nên dùng kinh tế làm vũ khí'

Ông Phạm Quang Vinh nói ông quan sát kỹ diễn biến tranh chấp Nhật-Trung Quốc

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh được hãng tin Bloomberg dẫn lời nói rằng "Lực đẩy kinh tế không nên được áp dụng trong trường hợp có tranh chấp tranh thổ".

Trả lời Bloomberg, ông Vinh nói ông "quan sát" tranh chấp giữa Nhật và Trung Quốc khi xuất khẩu của Tokyo sang Bắc Kinh giảm 12% trong tháng trước trong bối cảnh người tiêu dùng Trung Quốc tảy chay hàng hóa Nhật.

Trong khi Việt Nam dự kiến nhóm họp với các nước thuộc Đông Nam Á vào ngày 12 tháng này nhằm bản thảo cách giải quyết tranh chấp với Trung Quốc, ông Vinh nói Hà Nội sẵn sàng thăm dò dầu khí chung tại những khu vực Việt Nam tuyên bố có chủ quyền và khu vực nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế.

Thứ trưởng Việt Nam nói Việt Nam "không thể chấp nhận" mọi động thái của Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) để khai thác ở các khu vực tranh chấp, ông Vinh nói trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg ngày 28 tháng 11, 2012.

Hộ chiếu 'lưỡi bò'
"Giải pháp dài hạn là không công nhận đường chín đoạn"
Phạm Quang Vinh, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao VN

Việt Nam và Philippines cho tới này từ chối đóng dấu lên hộ chiếu điện tử mới của Trung Quốc, mà chỉ cấp thị thực trên một tờ rời, để phản đối lại việc Bắc Kinh in bản đồ chủ quyền Trung Quốc có vùng lãnh thổ đang tranh chấp tại Biển Đông.

Tuy nhiên ông Vinh nói rằng "Đây không phải là giải pháp dài hạn. Giải pháp dài hạn là không công nhận đường chín đoạn" in trên hộ chiếu.

Việc Nhật có động thái siết chặt hơn về chủ quyền đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) gần đây gây phản ứng mạnh từ người tiêu dùng Trung Quốc theo đó sản lượng của Toyota giảm mạnh nhất tại Trung Quốc trong 10 năm qua.

Hai hãng xe hơi lớn khác của Nhật là Honda và Nissan cũng cắt dự báo lãi toàn năm xuống khoảng 20%.

Ấn Độ 'không lo ngại'

Trung Quốc liên tục điều tàu ra khu vực Điếu Ngư (Senkaku)

Trong khi đó phó giáo sư Jonathan London từ City Univeristy tại Hong Kong nói "Việt Nam nhận thức rất rõ về khả năng Trung Quốc có thể có ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế".

Trung Quốc là đối tác kinh tế lớn nhất của Việt Nam trong năm 2011, với mậu dịch song phương tăng từ mức 27 tỷ đôla vào năm 2010 tới 36 tỷ đôla, không gồm số liệu từ Hong Kong, theo Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Kinh tế Việt Nam năm nay tăng trưởng ở mức thấp nhất trong 13 năm sau khi chính phủ siết tín dụng để kiềm chế lạm phát.
"Cơ bắp kinh tế để làm gì nếu không dùng nó để tạo lợi thế cho người dân nước mình"
Salman Khurshid, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn độ

GDP có thể tăng ở mức 5.5% trong năm 2013, thay đổi ít so với năm nay, theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói với Bloomberg trong cuộc phỏng vấn với hãng này ngày 28/11/2012.

Tuy nhiên không phải tất cả các láng giềng với Trung Quốc đều chia sẻ quan ngại Trung Quốc dùng thương mại như lá bài ngoại giao.

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn độ Salman Khurshid nói việc Trung Quốc dùng sức mạnh kinh tế để đẩy các mục tiêu của họ tại châu Á là chấp nhận được chừng nào không phạm luật.

Ông Khurshid nói “Thế tất cả chúng ta không ai dùng cơ bắp kinh tế của mình hay sao? Cơ bắp kinh tế để làm gì nếu không dùng nó để tạo lợi thế cho người dân nước mình? Miễn là không trái luật và không vi phạm nguyên tắc của luật quốc tế”.
(BBC)

Băn khoăn việc Việt Nam đăng cai Asiad

Đoàn thể thao Việt Nam
Đoàn thể thao Việt Nam tại Olympics London 2012

Truyền thông trong nước tiếp tục đặt câu hỏi về thời điểm Việt Nam lựa chọn để đăng cai Á vận hội - Asiad 18 với các câu hỏi xoay quanh tính khả thi về tài chính, cơ sở vật chất, chuẩn bị nhân sự trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và khu vực vẫn chưa thoát khỏi vòng xoáy.

Hôm 2/12/2012, người đứng đầu ngành văn hóa, thể thao và du lịch của Việt Nam, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã xuất hiện trên một chương trình hỏi đáp với Bộ trưởng của Đài truyền hình Quốc gia để trấn an về lựa chọn được cho là đúng đắn của các quan chức chính phủ ở Việt Nam.

Hôm Chủ Nhật, ông Tuấn Anh giải thích với chương trình 'Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời' của kênh VTV1 rằng việc lựa chọn đăng cai sự kiện thể thao châu Á vào năm 2019 nhằm đáp ứng đồng thời các mục tiêu từ chính trị tới văn hóa, trong đó mục tiêu chính theo ông là "khẳng định và nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, quảng bá hình ảnh, đất nước, con người, lịch sử, văn hóa Việt Nam."

Ông Bộ trưởng cũng khẳng định đã có kế hoạch và phương án huy động, sử dụng kinh phí đầu tư lên tới 150 triệu đô-la (tương đương 3.000 tỷ đồng VN) tổ chức Á vận hội, cũng như tận dụng các công trình hậu đại hội, theo đó "khoản kinh phí 150 triệu đô-la cho Asiad 18 lấy từ ngân sách nhà nước."

Ngoài ra, theo ông, Ban tổ chức sẽ huy động sự đóng góp từ "các nguồn vốn xã hội hóa" và đóng góp khác của các đoàn tham gia và đưa ra đảm bảo sẽ không chi vượt mức kinh phí đã được dự kiến.

Quan chức đứng đầu ngành thể thao, văn hóa cũng cho hay các nhà tổ chức sẽ dành 568 tỷ đồng để nâng cấp sửa chữa các công trình hiện có, chi 2 nghìn tỷ đồng để xây dựng một số hạng mục mới và dành 1 nghìn tỷ đồng phục vụ công tác tổ chức.

Trong một trao đổi gần đây với BBC Việt ngữ, ông Hoàng Vĩnh Giang, Phó Chủ tịch Ủy ban Olympics Châu Á, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Olympics Việt Nam, cho rằng việc giành được quyền đăng cai là một cơ hội "ngàn năm có một" và là một "cú hích lịch sử" với thể thao cũng như với đất nước, con người Việt Nam.

Ông cũng cho rằng Việt Nam tích lũy đủ kinh nghiệm sau khi tổ chức những sự kiện khu vực như giải Sea Games 2003 và được sự tín nhiệm của 45 quốc gia ở khu vực khi được chọn để đăng cai sự kiện 7 năm tới đây.

Về cách thức sử dụng, khai thác quy mô kinh phí, ông Giang nói Việt Nam sẽ "không hoành tráng, không sa hoa" và theo ông Ban Tổ chức sẽ chỉ thực hiện một tổng kinh phí đầu tư cho sự kiện bằng 1/6 hay 1/8 kinh phí mà Trung Quốc đã thực hiện khi tổ chức Á vận hội ở Quảng Châu, với lợi thế mà theo ông đã đáp ứng tới "80% cơ sở vật chất sẵn có" mà không phải xây mới thêm.

Băn khoăn
"Khi đăng cai tổ chức ASIAD, phần lớn các nước chủ nhà đều thua lỗ"
Đại biểu Cao Sỹ Kiêm nói với Sài Gòn Tiếp Thị
Tuy nhiên, truyền thông trong nước có vẻ vẫn băn khoăn về năng lực đăng cai sự kiện thể thao của Việt Nam. Riêng về mặt kinh phí đầu tư và chất lượng tổ chức, tờ Sài Gòn Giải Phóng gần đây đặt vấn đề:

"Dù đưa ra đề án chỉ dùng có 150 triệu USD để tổ chức Asiad 18, tức là mức thấp kỷ lục trong lịch sử của các đại hội thể thao tầm vóc khu vực trở lên nhưng con số này chưa nói hết tất cả các vấn đề nan giải của nhà tổ chức," tờ báo này nói.

"Con số 150 triệu USD là ngân sách dự chi để tu sửa các cơ sở vật chất hiện có phục vụ Asiad 18, gần như không xây mới chứ trên thực tế, Asiad 2014 sắp diễn ra ở Incheon (Hàn Quốc) dự trù gần 2 tỷ USD. Trước đó, số tiền chi cho Quảng Châu 2010 được cho là lên đến 122 tỷ nhân dân tệ (17 tỷ USD) dù dự chi ban đầu chỉ … 2 tỷ nhân dân tệ."

Tờ báo này cảnh báo các nhà tổ chức có thể sẽ chi vượt mức kinh phi 150 triệu được dự toán

"Nếu đúng quy mô tổ chức, con số sẽ cao hơn nhiều chục lần. Theo thống kê trung bình từ Olympic, Asiad, ngân sách tổ chức (ngoài cơ sở vật chất) chiếm 10-20% tổng ngân sách chuẩn. Nghĩa là dù chúng ta tiết kiệm chi phí cơ sở vật chất xuống còn 150 triệu USD thì các nguồn chi tổ chức (an ninh, giao thông, tình nguyên viên, truyền hình, quảng cáo, phục vụ thi đấu…) không thể tiết giảm.
"Con số này ở Quảng Châu 2010 gần 500 triệu đô-la, tại London 2012 là 400 triệu đô-la. Với đà tăng vật giá hiện nay, 7 năm sau các khoản chi bắt buộc khác khó mà dự báo."

Trước đó, một tờ báo khác, tờ Sài Gòn Tiếp Thị dẫn lời một số đại biểu quốc hội đưa ra các cảnh báo, quan ngại xung quanh việc tổ chức sự kiện, mà một vài trong số các ý kiến cho rằng việc tổ chức có thể chỉ nghiêng về tác dụng chính trị, quảng bá, nhiều hơn là đặt vấn đề hiệu quả kinh tế.

"Khi đăng cai tổ chức ASIAD, phần lớn các nước chủ nhà đều thua lỗ. Việt Nam không khác gì, nhưng có cái này, việc tổ chức ASIAD ít người tính đến kinh doanh lỗ lãi mà là làm chính trị, thương hiệu nhằm vào vị thế của mình trên trường quốc tế, chứ việc kinh doanh lãi cái này là không có đâu," tờ này dẫn lời Đại biểu tỉnh Thái Bình, ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Việt Nam nói.

Tiền đâu?

Vận động viên Cầu Lông
Việt Nam không đoạt được một huy chương nào ở Olympics và Paralympics London 2012

Cũng tờ này dẫn lời một đại biểu quốc hội khác, dân biểu Lê Như Tiến thuộc tỉnh Quảng Trị đề cập vấn đề "thất thoát, lãng phí" trong xây dựng các công trình dự án cơ bản từ ngân sách nhà nước.

"Những mặt cần lưu ý là tham gia đăng cai cần lưu ý xây dựng cơ bản hiện nay mà đại biểu Quốc hội kêu rất nhiều là lãng phí thất thoát. Trong xây dựng cơ bản lãng phí thất thoát thường là lớn, hai là hệ số ECOR (hệ số đầu tư trên tăng trưởng) của mình so với các nước trong khu vực là rất cao, cao gần gấp đôi, cho nên càng đầu tư thì càng dễ dẫn tới thất thoát, lãng phí.

"Thứ ba là các cơ sở vật chất trước đây, qua Sea Games 22 thì để lại rất nhiều phải tận dụng hạ tầng thể thao đã có, nâng cấp lên, tránh xây mới dàn trải nhiều nơi," đại biểu được tờ Sài Gòn Tiếp thị dẫn lời.

Hôm 03/12, một chuyên gia về kinh tế xây dựng thuộc Tổng Hội Xây dựng Việt Nam không muốn tiết lộ danh tính nói với BBC Việt ngữ:

"Hiện ở Việt Nam rất khó đo đếm chính xác tỷ lệ lãng phí, thất thoát vốn xây dựng, hoặc đo hệ số chất lượng tổng thể toàn bộ các công trình bằng ngân sách nhà nước, tuy nhiên đúng là có hiện tượng không ít các công trình có dấu hiệu xuống cấp nhanh do sử dụng sai mục đích, nhiều công trình thể thao không phải là ngoại lệ."

Riêng về huy động tài lực trong các doanh nghiệp và xã hội, chuyên gia này nói: "Kinh tế Việt Nam đang rất khó khăn, các doanh nghiệp trong nước cũng khó, các doanh nghiệp trường vốn của nước ngoài cũng đang phải xem xét môi trường đầu tư, hoặc tài trợ, 150 triệu đô-la cũng không lớn, nhưng với tổng kinh phí phát sinh lớn hơn, việc kiếm các nhà tài trợ và đầu tư hiện nay cũng không dễ như trước."

Tuy nhiên, bên cạnh bài toàn kinh tế, tài chính, giới hâm mộ thể thao trong nước cũng đặt vấn đề về việc chuẩn bị thế hệ vận động viên đủ năng lực đại diện cho Việt Nam với tư cách chủ nhà Á vận hội cho kịp trong 7 năm tới.

Một cựu quan chức ngành thể thao Việt Nam từng nắm giữ chức vụ lãnh đạo Vụ Thể thao Thành tích cao trước đây đã bày tỏ với BBC về băn khoăn của ông xung quanh công tác huấn luyện, thi đấu và chuẩn bị cho các vận động viên cho nhiều sự kiện khu vực và quốc tế, kể cả Olympics.

Theo ông Nguyễn Hồng Minh, Việt Nam không đạt nhiều thành tích cao có thể là do việc đầu tư đào tạo thiếu hệ thống, thiếu thời gian và thiếu các điều kiện đầu tư chuyên nghiệp, điều có thể nhận thấy qua kỳ Thế vận hội mùa Hè vừa qua.

Tại London 2012, cả hai đoàn Olympics và Paralympics của Việt Nam đều không dành được bất kỳ một Huy chương nào và được cho là có thành tích tụt hậu so với hai kỳ Olympics trước đó ở Bắc Kinh và Sydney, tuy Á vận hội rõ ràng là một đấu trường ở mặt bằng khác, dù Việt Nam khi đó sẽ xuất hiện với tư cách và vị thế là chủ nhà.
(BBC)

Tư duy Việt có đang lạc điệu?

Lòng dũng cảm của Malala thắp lên một phong trào dân sự

Điểm qua 100 người được trang Foreign Policy chọn làm ‘những khối óc toàn cầu’ năm 2012 điều đầu tiên tôi nhận thấy là không có ai từ Việt Nam.

Các tên tuổi người Việt hoặc gốc Việt ở nước ngoài mà báo chí trong nước nhắc đến như gương sáng trong nhiều lĩnh vực cũng không lọt vào danh sách ‘100 global thinkers’.

Không thể nói 90 triệu người Việt Nam trên toàn cầu thuộc nhóm không suy nghĩ gì.

Nhưng có vẻ như các bộ óc Việt trong và ngoài nước đang lo những chuyện khác, không ‘cộng hưởng’ cùng nhân loại.

Hoặc chúng ta cũng nặng lòng ưu tư về các việc riêng, việc chung và có nhiều hoạt động nhưng vì tiếng nói quá yếu nên thế giới không biết đến.

Ta cũng có thể bác bỏ ‘bảng phong thần’ của Bấm Foreign Policy và cho rằng họ thiên vị.

Thế giới nghĩ gì?

Nhưng kể cả như vậy có lẽ cũng cần biết họ đang ‘thiên vị’ với những ai và xu hướng gì trên thế giới.

Trước hết, nếu ai bảo Foreign Policy nghiêng về các nhân vật Phương Tây thì sẽ sai lầm.

Vì con số các gương mặt châu Á (Miến Điện, Trung Quốc), hoặc từ Thế giới Ả Rập và Hồi giáo năm nay chiếm con số đông đảo.

Các tên tuổi từ Châu Phi, Nga, Đông Âu, vùng Balkan cũng không ít.

Foreign Policy xác nhận hai nhân vật cùng đứng số một là bà Aung San Suu Kyi và tổng thống Thein Sein của Miến Điện:

Tướng Thein Sein nhờ dũng khí cải tổ mà được cả ngợi là người 'buông dao thành Phật'

“Tạo cảm hứng đặc biệt nhất là hai nhân vật hàng đầu anh hùng và hiếm có được vinh danh: bà Aung San Suu Kyi, nhà bất đồng chính kiến từng bị tù, và ông Thein Sein, vị tướng lâu năm. Họ cùng nắm tay để mở lối cho một trong số chế độ độc tài tàn tệ nhất thế giới.”

Tuy nêu tên nhiều nhân vật đấu tranh, các văn nghệ sỹ và các blogger có tác động chính trị từ Trung Quốc, Nga đến Pakistan, Foreign Policy cũng không coi nhẹ vai trò của những người giàu có và các chính khách.

Tổng thống Malawi, bà Joyce Banda được ca ngợi nhờ ý tưởng về một châu Phi ‘sạch sẽ’, ít tham nhũng, hay cựu ứng viên Phó Tổng thống Mỹ, Paul Ryan về ý tưởng cho ngân sách tiết kiệm công quỹ.

Cả hai ông bà Bill và Melinda Gates, tỷ phú làm từ thiện, đều đứng tên trong danh sách năm nay.

Như thế, làm chính trị hay có nhiều tiền tự nó không có gì là xấu, thậm chí còn rất tốt nếu họ thực sự muốn thúc đẩy xã hội tiến lên.

Tổng thống Tunisia, ông Moncef Marzouki đứng thứ hai vì là người “nuôi dưỡng tinh thần Mùa Xuân Ả Rập”.
"Họ cùng nắm tay để mở lối cho một trong số chế độ độc tài tàn tệ nhất thế giới"
Foreign Policy viết về Aung San Suu Kyi và Thein Sein

Với báo chí ở Việt Nam, chắc sự vinh danh này sẽ giúp điều chỉnh lại quan niệm rằng Mùa Xuân Ả Rập là điều gì đó xấu xa, mang tính 'phản loạn'.

Vì khi chính tổng thống của Tunesia ủng hộ Mùa Xuân Ả Rập thì đây đã là một phong trào 'chính thống' của một khu vực thế giới có nền văn minh lâu đời, dân số trẻ, năng động, bản sắc tôn giáo mãnh liệt.

Dân chủ trẻ tuổi

Ngoài ra, không thể phủ nhận tinh thần “dân chủ bình dân” mà Foreign Policy đề cao.

Cũng vì thế, họ để thiếu nữ Pakistan 15 tuổi, Malala Yousafzai, (thứ 6), trên cả Tổng thống Barack Obama (thứ 7).

Blogger trẻ tuổi này, xuất phát từ ham muốn được đi học, đã thành người anh hùng dám đứng lên chống lại Taliban và tất cả những ý thức hệ cổ hủ của họ.

Malala bị phe Taliban bắn trọng thương nhưng được cứu thoát và được đề cử dự giải Nobel không phải chỉ vì ngòi bút sắc bén (viết blog từ năm 12 tuổi) mà vì lòng dũng cảm của cô đã tạo ra một phong trào xã hội rộng khắp.

Nhưng Foreign Policy đề cao cả các sáng kiến công nghệ và các nhân vật có tư duy phát kiến mở đường cho nhân loại hoặc đang vận dụng công nghệ vào kinh doanh có tầm ảnh hưởng sâu rộng.

Mùa Xuân Ả Rập đang thành trào lưu biến đổi thế giới

Đó là lý do các nhân vật như Sebastian Thrun, Andrew Ng, Sheryl Sandberg (Facebook), Marissa Mayer (Yahoo), Eugene Karspersky...có tên trong danh sách.

Nhìn vào châu Á, ngoài Miến Điện như đã nêu, sự có mặt của các nhân vật Trung Quốc cũng là một bài học cho Việt Nam để dự đoán quốc tế mong đợi gì từ một quốc gia Đông Nam Á.

Từ Trung Quốc có nghệ sĩ độc lập Ngải Vị Vị, nhà đấu tranh Trần Quang Thành, nhà vận động môi sinh Mã Quân thuộc nhóm nổi bật nhờ các hoạt động vì cộng đồng, hay triệu phú Lý Khai Phục người Mỹ gốc Đài Loan từng lãnh đạo Google China.

Nhưng Foreign Policy cũng nêu tên Giáo sư Vương Tập Tư (Wang Jisi), học giả giảng tại Trường Đảng ở Bắc Kinh vì ông liên tục “nói thẳng cho người Mỹ biết Trung Quốc nghĩ gì về Hoa Kỳ”.

Như thế, để được nêu danh là nhà tư tưởng toàn cầu không cứ phải là tiếng nói đối lập với chính quyền nhưng nhất thiết phải là tiếng nói thẳng và thật.

Nhìn lại danh sách ‘100 global thinkers’ của Foreign Policy, có thể thấy ba xu hướng lớn:

Dân quyền lan rộng với các tác nhân tham gia đòi tạo thay đổi ngày càng rộng và tuổi càng trẻ.

Trào lưu toàn cầu

  • Dân quyền lan rộng với lứa tuổi ngày càng trẻ
  • Công nghệ lan tỏa tăng đối thoại công khai
  • Hợp tác gia tăng xuyên qua mọi lĩnh vực
  • Lòng dũng cảm tạo đà cho tiếng nói công dân

Nỗ lực hợp tác gia tăng từ cả khu vực công, tư và doanh nghiệp để tìm giải pháp toàn cầu cả về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường.

Công nghệ mới mở rộng không gian đối thoại và lan tỏa của thông tin, thách thức sự chần chừ, chậm trễ hoặc bất minh trong mọi lĩnh vực.

Nhưng quan trọng hơn cả là lòng dũng cảm và tinh thần dám làm, dám chịu.

Như ví dụ của Yevgenia Chirikova, nhà vận động môi sinh từ Nga.

Vốn là một nữ doanh nhân thành công, bà chỉ bắt đầu hoạt động xã hội khi đứng ra vận động cứu khu rừng Khimki gần Moscow khỏi một dự án xây đường cao tốc.

Cuộc đấu tranh đã khiến bà bị cảnh sát Nga bắt giam nhiều lần nhưng bà vẫn tiếp tục theo đuổi lý tưởng 'mỗi người cứu một cây xanh' mà bà cho là cần thiết cho đất nước.

Việt Nam và người Việt toàn cầu chắc chắn cũng đang tham gia và chịu tác động của những làn sóng này trên mọi lĩnh vực kể trên nhưng đáng tiếc rằng chúng ta hiện tạm thuộc nhóm đi theo, nghĩ theo, ít ra là theo cách nhìn của một tạp chí quốc tế.

Hy vọng sang năm tình hình sẽ khác.
Nguyễn Giang
bbcvietnamese.com

Thảo luận về vấn đề cải cách ở Trung Quốc

Các chuyên gia phân tích Tây phương tin ông Tập Cận Bình và tập thể làm việc của ông gồm 6 giới chức Trung Quốc khác sẽ có khả năng thúc đẩy hướng tới sự cởi mở lớn hơn về chính trị và kinh tế.

03.12.2012
BẮC KINH — Chỉ mới vài tuần kể từ khi Trung Quốc thực hiện cuộc chuyển quyền 10 năm mới có một lần, các hy vọng thay đổi đang tăng cao. Cho dù là vì nền kinh tế đang trì trệ, hoặc vì muốn cải thiện hệ thống pháp lý và giảm thiểu tình trạng tham nhũng trong chính phủ, công chúng ngày càng quan tâm đến vấn đề “cải cách.” Từ Bắc Kinh, thông tín viên VOA William Ide ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Lật qua bất kỳ tờ báo nào ở Trung Quốc hay nhấn chuột vào bất kỳ trang web tin tức tiếng Hoa nào, hoặc truy cập dịch vụ vi-blog tương tự như Twitter cực kỳ phổ biến ta cũng dễ dàng tìm thấy các cuộc thảo luận về cải cách.

Ông Kim Xán Vinh, một nhà khoa học chính trị thuộc trường Ðại học Nhân dân Bắc Kinh của Trung Quốc, thừa nhận rằng các đề nghị cải cách đang thu hút sự chú ý.

Ông Kim nói: “Mọi người đều mong mỏi cải cách, nhưng đồng thời mọi người đều có khái niệm khác nhau về cải cách là gì. Tỷ như cải cách của anh khác với cải cách của tôi. Trong tâm của 100 người, thì có thể có tới 102 khái niệm về cải cách, và vì thế mà cải cách là một vấn đề rất nóng bỏng hiện nay.”

Một số đề nghị đã hô hào những thay đổi rõ ràng, và trong nhiều trường hợp, rất sâu rộng. Hôm nay, nhiều tờ báo ở Bắc Kinh đã đăng tải các bài viết về một trong các nhà lãnh đạo mới hàng đầu Vương Kỳ Thâm và một cuộc họp gần đây trong đó bàn tới các tài sản tư của các giới chức. Sự minh bạch như thế có thể mang tính cách mạng đối với một chính phủ đặt sự bí mật lên hàng đầu.

Cuối tuần trước, lãnh tụ đảng Cộng Sản Tập Cận Bình đã đọc một bài phát biểu được nhiều cơ quan truyền thông nhà nước phổ biến và tập trung vào điều ông gọi là “sự đổi mới vĩ đại của nước Trung Hoa.”

Ông Kim Xán Vinh nói bài phát biểu của ông Tập Cận Bình trình bầy rõ rằng khái niệm của ông về sự đổi mới quốc gia là một mục tiêu toàn quốc và cách thức mà Trung Quốc đạt được mục tiêu đó là thông qua cải cách khi nào và ở nơi nào cần thiết.

Ông Kim nói tiếp: “Cải cách không phải là mục tiêu, mà là một công cụ, mục tiêu là đổi mới quốc gia, không phải chỉ để tự thân cải cách, mà là để thực hiện các mục tiêu to lớn hơn.”

Một số chuyên gia phân tích Tây phương tin rằng ông Tập Cận Bình và tập thể làm việc của ông gồm 6 giới chức Trung Quốc khác sẽ có khả năng thúc đẩy hướng tới sự cởi mở lớn hơn về chính trị và kinh tế. Họ lập luận rằng có quá nhiều trở ngại bên trong hệ thống chính phủ Trung Quốc, quân đội, bộ máy an ninh, các doanh nghiệp quốc doanh giàu có và các lực lượng khác làm cho không thể nào thực hiện được sự thay đổi.

Những người chỉ trích chính phủ như nhà hoạt động mù Trần Quang Thành cảnh báo rằng Trung Quốc phải cải tổ ngay lúc này nêu không muốn đối mặt với các hậu quả tệ hại hơn. Trong bài phát biểu được thu băng video công bố hôm qua, đánh dấu ngày Quốc tế Nhân quyền, ông Trần đã trực tiếp kêu gọi ông Tập Cận Bình, nêu đích danh ông.

 
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình

​​Ông Tập nói: “Cả nước đang theo dõi ông. Liêu ông có làm theo đúng thiên mệnh và ý chí của dân chúng và thực hiện các cải cách hay ông cướp chính quyền và bảo vệ những người có chức có quyền, điều đó sẽ dự báo liệu tổ quốc chúng ta có qua được một cuộc chuyển tiếp ôn hòa hay bạo động.”

Nhưng thay đổi không hề là điều dễ dàng ở một nước bị đặt dưới quyền kiểm soát chặt chẽ như Trung Quốc.

Một thí dụ mới đây nêu bật rằng không những nhận thức về nhu cầu cải cách ngày càng tăng, mà còn cho thấy cả sự kiện chính phủ cưỡng lại thay đổi.

Hôm qua, các cơ quan truyền thông được nhà nước hậu thuẫn đã đăng lại những bản tin báo chí Trung Quốc về một phán quyết có thể coi là đáng kể.

Tin nói rằng một người đàn ông đã bị kết án 1 năm rưỡi tù vì đã bắt giữ phi pháp những cá nhân đến Bắc Kinh để được trình bầy các khiếu tố với chính phủ trung ương.

Các trung tâm giam giữ bất hợp pháp hay các nhà tù đen lâu nay đã gây nhiều tranh cãi tại Trung Quốc vì hoạt động ngoài vòng pháp luật. Các cơ quan truyền thông nhà nước tường thuật rằng có hơn 70 địa điểm như thế ở quanh Bắc Kinh.

Một phán quyết của toà án chống lại những trung tâm này sẽ là một chỉ dấu quan trọng cho thấy chính phủ có thể trấn dẹp các trung tâm này. Tuy nhiên, ngay sau khi đăng tin về phá quyết của toà, thì các cơ quan truyền thông nhà nước lại rút lại và sau đó nói rằng bản tin đó là sai lạc.

Khi được hỏi về bản tin bí hiểm đó hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao thẳng thừng phủ nhận. “Các nhà tù đen không tồn tại.”

Các chuyên gia phân tích nói chừng nào các vấn đề còn quá tế nhị để đề cập đến, thì triển vọng cải cách vẫn tiếp tục mù mịt.
William Ide (VOA)

Hộ chiếu "lưỡi bò": Tham vọng rõ ràng của Bắc Kinh

Thế là Trung Quốc vừa mới tiến thêm một bước đáng ngại nữa trong tham vọng bành trướng bá quyền Đại Hán.
(AFP photo) Người dân Philippines biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila hôm 29/11/2012 phản đối hộ chiếu có hình "lưỡi bò" của Trung Quốc.

Trung Quốc ngày càng lấn tới

Qua việc cho in hình bản đồ “lưỡi bò” vào hộ chiếu cấp cho hàng chục triệu công dân TQ – dấu hiệu chứng tỏ Bắc Kinh bằng mọi giá, mọi cách – hay nói cách khác là không từ thủ đoạn nào – nhằm tạo điều kiện cho tham vọng “lưỡi bò” ấy “liếm” gần trọn biển Đông, dù bị hầu như toàn thế giới – chứ không riêng những nước có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Hoa Lục – phản đối.

Và tiếp theo sau đó, Tân Hoa Xã lại đưa tin tỉnh Hải Nam của TQ đã thông qua biện pháp gọi là “quản lý trị an biên phòng duyên hải” để kiểm tra, ngăn chận, bắt giữ, trục xuất các tàu nước ngoài nào mà Bắc Kinh gọi “xâm nhập trái phép trong lãnh hải” của họ.

Kể từ khi Trung Hoa Dân Quốc của ông Tưởng Giới Thạch lần đầu tiên đề ra “đường lưỡi bò” hồi năm 1947 và Hoa Lục chính thức đệ nạp bản đồ “lưỡi bò” này tại LHQ hồi năm 2009 tới nay, thì biết bao cảnh tang thương do phương Bắc gây ra cho biển đảo của VN – từ Hoàng Sa cho tới Trường Sa, và cho ngư dân Việt qua sự kiện những “tàu lạ” bắn giết, đánh đập, cướp bóc, trấn lột, tịch thu phương tiện đánh bắt của ngư dân, cắt cáp tàu thăm dò dầu khí VN. Đó là chưa kể Bắc Kinh rao bán 9 lô dầu nằm sâu trong vùng nội thuỷ VN cũng như tung hàng chục ngàn “tàu lạ” hoạt động tại vùng biển của tổ quốc...

Qua bài “Đâu là cái gốc để ‘hoá giải’ đường lưỡi bò?”, tác giả Đào Tiến Thi cho biết vấn đề “hộ chiếu lưỡi bò” của TQ “có thể chỉ là động tác của con mèo vờn con chuột”, với động tác thật giả lẫn lộn, trước khi mèo phương Bắc “thịt” chuột phương Nam. Tác giả phân tích:

Biết đâu nó tung chưởng này chỉ để làm ta cuống lên (vì rõ ràng nếu để hộ chiếu in hình lưỡi bò của người Tàu ra vào Việt Nam thì cả 90 triệu người Việt Nam chỉ còn cách đeo mặt mo, chứ chưa nói đến sự nguy hiểm về chủ quyền), còn mục tiêu thực sự nó biết đâu lại nhằm vào việc khác? Chính phủ ta cuống lên, và thế là muốn Trung Quốc bỏ cái hình lưỡi bò này, biết đâu lại phải đánh đổi một cái gì đấy nguy hiểm hơn về sau? Cho nên muốn có giải pháp triệt để thì phải duyệt lại tất cả mối quan hệ với Trung Quốc từ khi “bình thường hoá” (hồi năm 1991), đặc biệt là từ 2009 đến nay, chứ không phải đối phó từng việc, để ngày càng lạc vào trận đồ bát quái, không biết đâu mà lần.

Như vậy, VN đã và đang đối phó với phương Bắc ra sao? Tác giả Đào Tiến Thi “điểm qua tình hình” và nhận thấy:

Một là:. …Phản ứng ấy (của VN) không tương xứng với sự gia tăng các hành động xâm lược của Trung Quốc, do đó không có tác dụng ngăn cản hoặc tác dụng không đáng kể. Cho nên phần được luôn thuộc về Trung Cộng. Có người đã nhận xét, Trung Quốc gặm dần nước ta theo kiểu “ba bước tiến, hai bước lùi”, cứ mỗi lần gây hấn họ lại tiến thêm được một bước trên bước đường thôn tính hoàn toàn nước ta.

Thứ hai là: Sự phản ứng của ta luôn luôn là muộn màng… Hành động biểu tình chống Trung Quốc xâm lược vẫn bị siết chặt…

Thứ ba: Những sự đối phó của Chính phủ với Trung Quốc thường tách rời ý chí của nhân dân. Ví dụ khi Chính phủ ra tuyên bố phản đối một hành động xâm phạm của Trung Quốc, nhưng ngay sau đó người dân biểu tình hay có bất cứ hành động nào để ủng hộ chủ trương đó của Chính phủ thì Chính phủ lại thẳng tay đàn áp!

Và thứ tư: Mỗi khi có hành động gây hấn của Trung Quốc, Chính phủ ít nhất cũng có một động tác nào đó để phản đối nhưng kèm theo đó, vẫn thường nêu một lập trường mang tính kiên định là “tiếp tục quan hệ hợp tác, hữu nghị” với nhà nước Trung Quốc.

Việt Nam phản ứng nước đôi

000_Hkg1782279-250.jpg
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Chủ Tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. AFP photo

Trước thủ đoạn mới này của Bắc Kinh, nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc cảnh báo rằng “Nếu TQ quyết định in bản đồ lưỡi bò bao gồm 80% diện tích Biển Đông thì đó là hành động cuối cùng làm thức tỉnh những ai còn ảo tưởng về sự phát triển hoà bình của TQ”, và “Một khi Trung Quốc xem Biển Đông là lợi ích cốt lõi, và một khi Việt Nam xem tình hữu nghị Việt-Trung là lợi ích cốt lõi, thì Việt Nam sẽ mất tất cả”.

Qua bản tuyên bố phản đối Bắc Kinh in hình “lưỡi bò” lên hộ chiếu công dân họ, nhiều nhân sĩ, trí thức trong và ngoài nước lưu ý rằng “Bước đi mới này bóc trần sự giả dối của các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi nói tại Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng như tại Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 7 mới đây, về hòa bình, hữu nghị và hợp tác với các nước, đặc biệt là các nước ven Biển Đông”.

Qua cuộc trao đổi mới đây với GS Nguyễn Huệ Chi từ Hà Nội, luật gia Lê Hiếu Đằng nhận xét:

Chúng ta biết rằng việc này rộ lên sau Đại hội 18 của ĐCS TQ. Có thể nói đây là một “món quà” mà Tập Cận Bình và ê-kíp của ông ta tặng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước VN, những người luôn luôn muốn giữ “4 tốt” và “16 chữ vàng” mặc cho Bắc Kinh đã từ lâu dẫm đạp không thương tiếc những điều giả dối này bằng những hành động lấn chiếm Biển Đông một cách trắng trợn mà đỉnh điểm là việc cho in trên hộ chiếu hình lưỡi bò phi pháp với âm mưu thâm độc là nếu VN và các nước đang tranh chấp không có phản ứng gì thích đáng thì xem như mặc nhiên công nhận đường lưỡi bò của chúng…Tại saocác vị lãnh đạo hiện nay lại làm ngơ không thấy. Nhân dân có quyền nghi ngờ thái độ khó hiểu này vì nó đi ngược lại lợi ích của đất nước, của dân tộc.

Từ Đà Lạt, nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh báo động rằng TQ lâu nay luôn làm những việc “đặt trong tình trạng đã rồi”, tức lấn từng bước, một cách có hệ thống, mà VN lại đối phó theo kiểu tạm thời, không có biện pháp nhanh chóng, hiệu quả. Theo học giả Mai Thái Lĩnh thì người dân trong nước có ý muốn đấu tranh cho quê hương bây giờ cũng không biết cách gì để thể hiện chuyện phản đối những chính sách đối với TQ. Họ không được phép biểu tình, hội họp cũng không được…Cùng lắm thì một số trí thức ký kiến nghị mà thôi.
Có thể nói đây là một “món quà” mà Tập Cận Bình và ê-kíp của ông ta tặng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước VN, những người luôn luôn muốn giữ “4 tốt” và “16 chữ vàng”... - GS Nguyễn Huệ Chi
Nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh nhận thấy cách làm của nhà nước như thế khiến ngày càng có nhiều người nghi ngờ, không biết đảng và nhà nước VN này có thực tâm muốn bảo vệ chủ quyền dân tộc, muốn đấu tranh chống lại hành động của Bắc Kinh hay không. Nhất là gần đây, rất nhiều người yêu nước lại bị nhà cầm quyền bắt bớ, xử án rất nặng – hành động mà ông Mai Thái Lĩnh cho là “cực kỳ vô lý”, như ông phân tích sau đây:

Hiện nay, chúng tôi thấy người dân trong nước, nhìn chung, họ rất bất mãn hành động về phía TQ. Nhưng về phía chính quyền trong nước, chúng tôi nhận thấy có những cách ứng phó nhiều khi mang tính chất nước đôi. Thí dụ như VN có hành động thì phản đối – mà phản đối cũng không hiệu quả bao nhiêu, nhưng mặt khác lại có những hành động tiếp tục hợp tác giữa 2 bên, làm cho người dân bây giờ hết sức hoang mang. Họ nghĩ rằng không biết nhà nước này có thực sự ra sức bảo vệ chủ quyền của dân tộc hay không !

Qua bài “Con tin của sự im lặng”, tác giả André Menras Hồ Cương Quyết cũng báo động rằng Hoa Lục hiện đang đẩy mạnh chiến lược xâm lấn lãnh hải, hải đảo, mà nạn nhân chính là VN, sau khi VN bị mất Hoàng Sa và một phần Trường Sa vào tay phương Bắc.Vẫn theo người Pháp có quốc tịch VN này và rất yêu quê hương VN, thì “Trước mọi sự xâm lấn của Trung Quốc, trong tình trạng khẩn cấp quốc gia, nhà cầm quyền Hà Nội, mặc dầu công bố rộng rãi sự phản đối, vẫn không có phản ứng tự vệ cụ thể. Thay vào đó, công luận quốc tế chứng kiến một điệu nhảy chính trị-ngoại giao bất thường … giữa hai thủ đô: sau mỗi trò xấu mới của Trung Quốc, công dân Sài Gòn và Hà Nội phản đối trên các đường phố bất chấp sự ngăn cấm. Thế là dùi cui, bắt bớ, bỏ tù”.

Nhà nước có đứng về phía dân?

000_Hkg7588591-250.jpg
Công an canh chừng những người dân biểu tình chống Trung Quốc hôm 22/7/2012 tại Hà Nội. AFP photo

Từ Đà Nẵng, GS Nguyễn Thế Hùng cũng bày tỏ mối âu lo cho quê hương:
Tôi thấy có những chuyện thuộc về chủ quyền của đất nước, dân tộc, nên người dân VN bày tỏ thái độ yêu nước bất bạo động, thì đối với một nhà nuớc chính danh, điều đó phải được trân trọng, ủng hộ. Trước kia, hồi thời VN còn là thuộc địa của Pháp, cụ Phan Chu Trinh cũng chủ trương muốn cứu nước thì phải nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí.

Bây giờ, một đất nước mà không chấn hưng dân khí thì khi đất nước có hoạ ngoại xâm, ai là người bảo vệ tổ quốc? Có phải những người lãnh đạo tự đứng ra đánh ngoại xâm không ? Hay là họ phải dựa vào sức mạnh của toàn dân?
Cho nên vấn đề chấn hưng dân khí là một việc rất quan trọng. Nhưng bây giờ, những người yêu nước biểu tình bất bạo động, bày tỏ thái độ yêu nước như thế, mà nhà cầm quyền lại đàn áp, đánh đập rồi bắt nhốt, như vậy thì lòng yêu nước, sự ái quốc đó bị xúc phạm, bị đau đớn. Đó là điều nhà nước không nên làm.

Học giả Mai Thái Lĩnh đi tìm nguyên nhân, và nhận thấy vấn đề có thể bắt nguồn từ thời kỳ đầu thập niên 90, khi đảng CSVN bắt đầu hoà hoãn với TQ, rồi gặp nhau tại hội nghị Thành Đô. Hai bên thoả thuận như thế nào đó mà cho đến nay, người ta thấy đường lối đối ngoại của VN đối với TQ rất là không rõ ràng. Giữa lúc những người yêu nước tìm cách biểu tình, hay có biểu lộ lòng ái quốc dưới hình thức nào đó, thì họ bị đánh đập, bắt bớ, tù đày…Trong khi rất nhiều cơ quan, ban ngành VN lại tiếp tục hợp tác “nồng thắm” với phía phương Bắc. Rồi khi Bắc Kinh có hành động ngang ngược thì VN phản đối “một cách chiếu lệ” . Đường lối đối ngoại đó của VN, theo học giả Mai Thái Lĩnh, “rất là không rõ ràng; thậm chí có người coi đó là một sự đầu hàng TQ”.
Bây giờ, một đất nước mà không chấn hưng dân khí thì khi đất nước có hoạ ngoại xâm, ai là người bảo vệ tổ quốc? Có phải những người lãnh đạo tự đứng ra đánh ngoại xâm không ? - GS Nguyễn Thế Hùng
Bây giờ muốn giải quyết được vấn đề, thì đảng cầm quyền, nhà nước VN phải công bố một cách rõ ràng, nhận định lại toàn bộ tình hình từ thập niên 90 tới nay: Chính sách đối với TQ đúng hay sai, cần phải sửa chữa như thế nào, và phải công bố rõ ràng. Chứ Quốc Hội từ lâu nay hoàn toàn không có một cuộc họp quan trọng nào về biển Đông mà công bố cho nhân dân biết.

Chỉ gần đây có 2 cuộc họp: Một cuộc họp thông qua luật về biển – mà là cuộc họp kín, rồi vừa rồi có một cuộc họp về biển Đông cũng là cuộc họp kín. Nói chung, đường lối đối ngoại của VN bây giờ chỉ quanh quẩn trong lòng nội bộ của đảng, còn ngoài ra, đối với nhân dân, thì họ không có một sự công bố gì về đường lối cho rõ ràng. Chúng tôi nghĩ rằng điều đó không giải quyết được vấn đề.

Sau “biến cố” “hộ chiếu lưỡi bò” TQ, tác giả Bùi Hoàng Tám không khỏi lưu ý tới một “điều khó giải thích là cái hộ chiếu phi pháp ấy lại không có hình vùng lãnh hải tranh chấp với Nhật Bản – điều mà tác giả “nói thẳng ra, đối với Nhật Bản, TQ hành xử không thể nói khác (hơn là): HÈN”. Rồi liên tưởng tới giai đoạn lịch sử đã qua, tác giả nhận xét rằng “Có lẽ không chỉ khiếp nhược trước đồng Yen, Trung Quốc vẫn ám ảnh bởi THANH KIẾM SAMURAI mà họ đã phải nếm trải 70 năm về trước”.
Thanh Quang, phóng viên RFA
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét