Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

Lượm tin tức

MAN MÁT! Ngày 5/12/2012, “đồng chí X” sẽ về tiếp xúc cử tri TP Hải Phòng hoa phượng … héo, không “trốn” như tháng trước được nữa. Nhưng lần này lịch đ/c có thay đổi khôn khéo, không về mấy huyện nghèo, mà ở ngay quận Hồng Bang thôi. Đề nghị các báo chuẩn bị lực lượng đông đảo về tiếp nhận lời hay ý đẹp. Cũng cần có phương án chuẩn bị khả năng đ/c xuống trại giam thăm anh em Đoàn Văn Vươn, vì ngày 5/12 là đúng 11 tháng nổ ra cuộc chiến đấu giữ đất (Đoàn Văn Vươn), chọn trúng ngày 5 biết đâu là thâm ý của đ/c X?
Lại đổi lịch! Có tin “đồng chí X” đã đổi lịch tiếp xúc cử tri Hải Phòng, không phải 5/12 nữa, mà là ngày mai, 4/12.
ĐIÊN! – Vậy là trang báo PetroTimes đưa tin đầu tiên nhưng đã phải sửa lại cái tựa, không còn là “Tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu Bình Minh 02” nữa, mà là “Tàu cá Trung Quốc gây đứt cáp tàu Bình Minh 02” Còn trên VietNamNet đăng lại tin thì “Tàu Bình Minh 02 đứt cáp trên Biển Đông“. Chắc chắn đã có sự chỉ đạo từ “trên” muốn làm nhẹ vụ việc. Vậy thì đừng hy vọng có chuyện người phát ngôn lên tiếng nữa.
1Thật may! Do cảnh giác với nền báo chí XHCN này, chúng tôi đã kịp lưu lại nguyên gốc bài báo cùng cái tựa ban đầu trên PetroTimes, khỏi sợ bị tố là “xuyên tạc” =>
– VTV-Thời sự 19h đưa tin đám quân đội Trung Quốc vẫn đang lang thang ở VN, tướng Ngô Xuân Lịch vừa tiếp hôm nay. Như vậy đã rõ lý do, vì sao tin tức “cắt cáp” tàu Bình Minh bị khống chế. Đơn giản là: các quan lớn đang hạ cố tới thăm, tụi mày không được hỗn!
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Tàu cá Trung Quốc làm đứt cáp tàu Bình Minh 02 (TT).  – Tàu Trung Quốc lại gây đứt cáp tàu Bình Minh 02 (ĐV). Một số báo cũng đã đưa lại tin của PetroTimes, như Tiền phong, NLĐ, cũng đều là “làm đứt” chứ không phải “cắt”. Chưa thấy VNExpress, Thanh niên, VOV, PLTP, Lao động.
- Trích đoạn hai cái cả cười… (ANTGCT). “Từng ngó ông Tâm cười. Giờ thoáng thêm cái cả cười của ông Thống đốc. Tự dưng đâm hoang mang trước những cái cả cười ấy?”.
- Không mời quan chức “để nói thật, nói thoải mái” (TP).
- Đừng thấy cấp to mà không thấy cơ sở (VNN). “Nêu “sự kiện Thái Bình” trong quá khứ là một dấu mốc quan trọng trong nhận thức về dân chủ ở cơ sở, một sự “cảnh báo”, GS.TS Hoàng Chí Bảo (Hội đồng lý luận TƯ) cho rằng dân chủ phải được thể chế hóa nhằm bảo vệ quyền lợi của người dân, thể chế hóa dân chủ mới rành mạch, tránh rơi vào tình trạng dân chủ hình thức hoặc dân chủ quá. … Những vụ việc Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản xảy ra vừa qua, theo ông, nếu không giải quyết tốt vấn đề dân chủ ở nông thôn thì sẽ có thể “chệch hướng”".
- Trần Đăng Khoa: Lại thêm một sự thật đau lòng (VOV). “Chống tham nhũng xem ra chả khó. Nếu muốn làm thật thì giao cho dân. Dân sẽ làm được ngay. Cán bộ ai thế nào, dân cũng biết hết. Đừng tưởng dân không hiểu gì”.  – Đào Tuấn: Bộ phận không nhỏ (DV).  – CSGT “ăn” bao nhiêu mới là tham nhũng? (NLĐ).
- Phí sử dụng đường bộ, Thứ trưởng bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh: “Mức phí như vậy là đã chia sẻ với doanh nghiệp rồi” (SGTT).
- Trước khi lên đường tiếp xúc cử tri Hải Phòng vào ngày mai: Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm vụ hành hung PV (TT).
KINH TẾ
- Diễn đàn DN: Tiếp tục “nóng” chuyện xử lý nợ xấu (TTXVN).  – Phó thủ tướng: Việt Nam sẽ giải quyết được nợ xấu (VnEco).  – Nợ xấu và công nghệ làm sạch nợ xấu (VTC). VĂN HÓA-THỂ THAO
- NSƯT Văn Lượng: Kỷ lục gia về đề tài con người và biển, đảo (VNCA). GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga: Sẽ giảm chỉ tiêu đào tạo liên thông (DT). XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Bệnh lạ tái phát ở Quảng Ngãi (VOV). QUỐC TẾ
- Trung Đông đỏ lửa (ANTGCT).  – Anh, Pháp sẽ triệu hồi đại sứ tại Israel về nước (VOV).  – Israel giải thích vụ tấn công mục tiêu truyền thông (TTXVN).

 Những đòn nghi binh lớn của Trung Quốc


Với cái nhìn từ lịch sử, cộng với sự quan sát những nước cờ liên tục của TQ trong thời gian gần đây, nổi lên một vấn đề mà VN không thể không dè chừng, đó là TQ đang chơi những đòn nghi binh lớn.
Có nhà nghiên cứu cho rằng, lịch sử tư tưởng mấy ngàn năm của TQ nằm ở hai chữ “che dấu”. Khác với sự cởi mở của người phương Tây, người TQ luôn tìm cách che dấu suy nghĩ của mình, che dấu việc làm của mình, che dấu ý đồ của mình, tức là nói một đằng, làm một nẻo.
Nghi binh là gì? Nghi binh là “giương Đông, kích Tây”, đánh lạc hướng đối phương, đánh lừa đối phương. Nghi binh là che dấu ý đồ thực sự của mình, ru ngủ đối phương bằng những động tác giả, để rồi sau đó tung ra một cú đánh quyết định hòng giành thắng lợi. Thông thường, hoạt động nghi binh diễn ra thường xuyên trong lĩnh vực quân sự nhưng đối với TQ, có lẽ không một lĩnh vực nào mà họ không thực hiện chiến thuật ấy – thậm chí, kể cả lĩnh vực hình thái ý thức.
Quả có vậy! TQ nói TQ và VN kiên trì xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng chẳng phải TQ sử dụng công thức “một nước – hai chế độ” để thu hồi Hồng Kông đó sao? Như thế, “chế độ” đâu phải là cái họ đặt lên hàng đầu? Nếu thiếu sự sáng suốt, rất dễ mắc mưu họ. Cho nên, xét cho cùng, “một nước – hai chế độ” là một đòn nghi binh lớn. TQ cho rằng, TQ có thể chung sống với mọi nước trên thế giới có chế độ chính trị – xã hội khác nhau, thế thì tại sao không thể sống chung với Hồng Kông – dù chế độ xã hội khác nhau? Sáng tạo “thiên tài” đó của Đặng đã đưa Hồng Kông trở về TQ. Ở đây, điều quan trọng nhất là chừng nào Hồng Kông trở về TQ, chừng đó TQ có quyền đóng quân đội tại đó. Đây là điều mà Đặng kiên quyết đòi bằng được khi đàm phán với “Bà đầm thép” Thatcher. Đặng lập luận, không có quyền đóng quân tại đó thì còn gì là chủ quyền của TQ? Nếu xẩy ra động loạn lớn thì làm thế nào? Như vậy, đòi quyền đóng quân (tại Hồng Kông) mới là thực, là cốt lõi của “một nước – hai chế độ”, cái khác chỉ là nghi binh. Một khi quân đội đã đóng tại Hồng Kông thì TQ hoàn toàn sẽ khống chế được cục diện. Cho nên, Đặng đã vô cùng tức giận và công khai bác bỏ phát biểu của Cảnh Tiêu khi ông này cho rằng trong tương lai TQ không đóng quân tại Hồng Kông. Tuy nhiên, rủi thay (cho TQ), công thức “một nước – hai chế độ” cho đến nay không sao áp dụng thành công đối với trường hợp Đài Loan.
Phải công nhận, TQ là bậc thầy trong những đòn nghi binh lớn. Nhớ lại thập kỷ sáu mươi, bảy mươi thế kỷ trước, mâu thuẫn Trung – Xô ngày càng tăng cao và có thể nổ ra chiến tranh lớn bất cứ lúc nào. Nhận được tin mật LX đang chuẩn bị đánh đòn hạt nhân hạn chế nhằm loại bỏ vũ khí hạt nhân của TQ đúng ngày Quốc khánh, Chu Ân Lai rất lo lắng, lập tức đến Trung Nam Hải gặp Mao Trạch Đông.
- Thưa Chủ tịch, có Thủ tướng đến, đang chờ Chủ tịch ở phòng khách. Giọng nói của một nhân viên công tác cắt ngang dòng suy tư của Mao.
- Ân Lai, ngồi xuống ta nói chuyện. Giọng Mao hồ hởi.
- Thưa Chủ tịch, báo cáo khẩn cấp Chủ tịch đã xem chưa?
- Ờ, xem rồi, cũng vẫn chuyện có thể có chiến tranh hạt nhân thôi mà. Bom nguyên tử lợi hại thật, nhưng kẻ hèn này không sợ. Mao nở nụ cười dửng dưng.
- Thưa Chủ tịch, khả năng LX đánh lén nhân ngày Quốc khánh của ta rất lớn. Ý của tôi, ta có nên nghiên cứu lại cách tổ chức mít tinh quần chúng năm nay?
- Ờ! Không tổ chức mít tinh, tôi thấy không hay lắm! Làm như vậy chẳng phải là bảo với người ta rằng, chúng tôi cũng “hốt”? Mít tinh vẫn phải làm, tôi vẫn phải có mặt ở Thiên An Môn. Với lại tôi cũng muốn mở to mắt, xem xem uy lực của bom nguyên tử rút cục lớn đến chừng nào?
Những câu hỏi dồn dập đến trong đầu Chu. Mấy chục vạn con người tập trung ở quảng trường, có chuyện gì xảy ra, sơ tán thế nào, ẩn nấp ra sao? Mao và các vị lãnh đạo khác trên lầu Thiên An Môn làm thế nào kịp an toàn rút xuống đường hầm? Năm phút, bốn phút hay ba phút sau khi có báo động? Kế sách nào vẹn toàn nhất đây?
Thế nhưng, Mao lại cười cười, bàn thêm:
- Nếu thực sự không yên tâm, xem xem có thể cho nổ thử hai quả bom nguyên tử để doạ họ? Để họ cũng rối rít lên vài ba ngày, chờ mọi việc sáng tỏ thì Quốc khánh của ta cũng xong rồi.
Cho nên, ra quân trước tiên đánh bằng mưu, sau đó đánh bằng ngoại giao, sau nữa đánh bằng quân đội, cuối cùng mới đánh thành. Mao kết luận.
Với đòn nghi binh quỷ quyệt đó, Mao và Chu đã làm phá sản kế hoạch tấn công của LX. Cho nên, chúng ta đừng quên những đòn nghi binh lớn của TQ. Trong cuộc chiến biên giới năm 1979, TQ đã thực hiện nghi binh chiến lược làm cho VN không tin là TQ sẽ đánh VN. Và thực tế là VN đã bị bất ngờ lớn vào thời điểm bị TQ tấn công – ngày 17.2.1979.
Chiến lược “thu mình dấu tài” của Đặng cũng là một đòn nghi binh lớn vậy. Đặng nói rõ, “che dấu thành tích, giữ vững trận địa, thu mình dấu tài, làm nên công tích”. Thậm chí, bấy giờ TQ không cần phải giữ thể diện, cốt để được việc mình đã. Che dấu tài năng của mình, đợi đến thời điểm thích hợp, đột ngột bung ra, chiến lược “thu mình dấu tài” đã tỏ ra thành công, làm thế giới sửng sốt và bắt đầu lo ngại.
Cái gọi là xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc TQ lại là một đòn nghi binh lớn khác. Có người hỏi, TQ xây dựng chủ nghĩa xã hội kiểu gì mà vừa bắt chước y như tư bản, lại vừa khác rất xa? Trả lời, đó thứ chủ nghĩa xã hội “đặc sắc” TQ. Như vậy, mọi thứ TQ đều có thể giải thích, chỉ cần gán cho hai chữ “đặc sắc” là xong. Quả là họ rất khôn ngoan, nói như vậy là không bị ràng buộc gì. Một sự “nghi binh lớn” – nói vậy mà không phải vậy. Nó khác với VN, xây dựng “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là một cách nói cách cứng nhắc, tự mình ràng buộc mình, không còn chỗ để xoay trở, vì cái “định hướng” ấy.
Đến đây chúng ta tự hỏi, vậy TQ nói TQ và VN cùng kiên trì xây dựng chủ nghĩa xã hội, rằng VN và TQ “văn hóa tương thông, lý tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan” liệu có còn đáng tin? Hay chỉ là một đòn nghi binh lớn?
Và “16 chữ vàng”, tinh thần “bốn tốt” là nghi binh, còn ru ngủ, dẫn đắt VN vào mê cung của mình mới là thực? Làm VN suy yếu toàn diện, phụ thuộc hoàn toàn vào TQ, tiến đến thôn tính VN mới là thực, còn hợp tác, giúp đỡ VN chỉ là nghi binh?

Hộ chiếu “lưỡi bò” là một bước đi có thực, còn làm ra vẻ đàm phán về COC (Quy tắc ứng xử trên biển Đông) là nghi binh; kỷ niệm Quốc khánh TQ ngày 1.10 là thực, còn tổ chức kỷ niệm tại Hoàng Sa của VN là nghi binh – đặt VN vào tình huống khó xử vì đã gửi điện chúc mừng; chiếm trọn Hoàng Sa của VN là thực, còn đang giữ nguyên trạng Trường Sa là nghi binh – TQ có thể chiếm Trường Sa bất cứ lúc nào; “gác tranh chấp” là nghi binh, còn cấp tốc khai thác biển Đông mới là thực; khuyên VN coi trọng đại cục là nghi binh, còn dập tắt mọi tiếng nói yêu nước của người VN phản đối hành động ngang ngược của TQ mới là thực.
Những đòn nghi binh lớn hiện này của TQ kết hợp một cách chặt chẽ giữa chính trị và kinh tế, giữa lịch sử và hiện thực, giữa trên biển và đất liền, giữa quân sự và dân sự, giữa trên và dưới. Đặc điểm nổi bật của nó là “hư hư thực thực” hòng đánh lừa VN và thế giới.
Song, một khi lẽ phải không thuộc về TQ thì sự thất bại của những đòn nghi binh lớn ấy là tất yếu. Tuy nhiên, trong một tương lai có thể thấy trước, còn rất nhiều những đòn nghi binh lớn của TQ đang chờ VN. Vấn đề là phải nhận ra nó và sự sáng suốt là điều kiện tiên quyết để giành chiến thắng.
 

Hộ khẩu: Một xã hội hai tầng lớp


Hộ khẩu: Một xã hội hai tầng lớp

- Sẽ là thiếu tính nhân văn khi dùng những biện pháp bắt sử dụng điện nước giá cao, không tạo điều kiện cho con em họ được đối xử công bằng, qua cơ chế hộ khẩu.

Luật Thủ đô sau nhiều lần tranh luận cuối cùng cũng đã được thông qua tại kỳ họp thứ 4 QH khóa XIII.

Trước khi thông qua toàn bộ dự luật kết quả biểu quyết riêng về quản lý dân cư với 346/463 đại biểu tán thành (trên 69%), quan điểm không tán thành được 106 đại biểu thể hiện và không biểu quyết là 11 đại biểu.Đây cũng là nội dung được thông qua với tỷ lệ tán thành thấp nhất trong số các nội dung được đưa ra biểu quyết.

Điều dư luận quan tâm nhất là chuyện hộ khẩu. Đến nay, vẫn chưa thấy tiếng nói chung giữa nhà quản lý và người dân có nhu cầu nhập hộ khẩu.

Hệ thống hộ khẩu hiện nay chỉ tồn tại ở 4 nước (?!): Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên và Việt Nam. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã áp dụng phương thức quản lý theo hộ khẩu từ thập niên 1950.

Một xã hội hai tầng lớp
Các luật lệ xung quanh việc đăng ký hộ khẩu ở Trung Quốc đã được nới lỏng trong ba thập kỷ qua, nhưng vẫn gây cản trở cho hàng triệu người nhập cư khi tiếp cận với các dịch vụ công cộng và chế độ an sinh xã hội. Mọi công dân Trung Quốc phải đăng ký hộ khẩu ở quê, có nghĩa là họ chỉ được phép tiếp cận với các chế độ an sinh, ví dụ dịch vụ y tế hay giáo dục miễn phí, tại địa phương đó.



Hà Nội đối mặt với sức ép dân số đông. Ảnh: Minh Thăng

Hệ thống này không gây ra vấn đề gì cho những người chỉ ở nguyên một chỗ, nhưng lại ảnh hưởng đến hàng triệu lao động di cư của Trung Quốc, những người từ nông thôn ra thành thị kiếm việc làm.

Ở thành phố, lao động nhập cư có thể xin giấy phép cư trú tạm thời và phải gia hạn hàng năm. Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho rằng chính sách này làm gia tăng bất bình đẳng trong xã hội.

Wang Feiling, một chuyên gia chính trị tại học viện ngoại giao Sam Nunn ở Atlanta, Mỹ, tán đồng với ý kiến đó. Ông cho rằng chính sách hộ khẩu đang đẩy Trung Quốc vào tình trạng một xã hội có hai tầng lớp.

Tuy vậy, cải cách chính sách hộ khẩu không hề dễ dàng. Hệ thống này vốn giúp giới chức Trung Quốc theo dõi được luồng di trú của lực lượng lao động. Một số người lo ngại rằng nếu hệ thống này bị xóa bỏ, hàng triệu người nông thôn sẽ đổ ra thành phố một cách không kiểm soát.

So sánh với một số quốc gia đang nổi lên khác như Ấn Độ hay Brazil, các thành phố của Trung Quốc có ít khu ổ chuột hơn.

Hai cách nhìn


Thực ra có hai cách nhìn nhận vấn đề này. "Việc tự do lựa chọn nơi cư trú và làm việc là tốt cho nền kinh tế, nhưng mặt khác cũng sẽ làm nảy sinh những vấn đề xã hội".

Theo nhận định của các chuyên gia, quyền tự do cư trú gắn liền với quyền tự do đi lại. Đây là hai quyền rất quan trọng cho việc phát triển cá nhân, cũng là tiền đề cho phát triển xã hội.

Chính vì tầm quan trọng của nó mà pháp luật quốc tế cũng như Hiến pháp mọi quốc gia đều ghi nhận và bảo vệ. Điều 13 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (1948) khẳng định "mọi người đều có quyền tự do đi lại và tự do cư trú trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia".

Quyền tự do đi lại và cư trú không phải là quyền tuyệt đối, nó có thể bị hạn chế. Tuy nhiên để tránh sự tùy tiện của các chính quyền, khoản 3, điều 12, Công ước quốc tế về các quyền chính trị và dân sự (năm 1966) thì chỉ được hạn chế quyền này khi cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội hoặc các quyền tự do của người khác và phải phù hợp với những quyền khác được Công ước công nhận .

Hạn chế quyền của số đông

Ở nước ta quyền tự do đi lại và cư trú của công dân được qui định rõ tại điều 68 hiến pháp.

Tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên hay điều tra xã hội chọn mẫu với câu hỏi cái gì gây phiền toái nhất trong việc cư trú, gần như chắc chắn ý kiến của số đông sẽ chỉ ra đó là chế độ "hộ khẩu" hiện hành.

Thật ra hộ khẩu, bản chất của nó chỉ là một loại giấy tờ chứng nhận thực trạng người dân đang cư trú để cơ quan chức năng quản lý.

Xét từ mục đích quản lý của cơ quan chức năng, việc không cho người dân thực tế sinh sống ổn định trên địa bàn đăng ký hộ khẩu đã đi ngược lại mục đích quản lý. Đây là một việc làm, cách hành xử chứa đựng nhiều mâu thuẫn.
Có ý kiến cho rằng vì mục đích bảo đảm an ninh trật tự xã hội nên hạn chế nhập hộ khẩu vào thành phố. Ý kiến này xem ra không ổn. Dù sao người nơi khác đến thành phố cư trú mà không cho đăng ký hộ khẩu thường trú thì họ vẫn có quyền ở, lao động, học tập... bình thường. Vì quyền này đã được Hiến định! Ngược lại rất cần cho đăng ký hộ khẩu để quản lý nhằm bảo đảm an ninh trật tự.

Việc giữ gìn an ninh là bổn phận đương nhiên của nhà nước, không vì năng lực hạn chế của bộ máy hay vì lợi ích của thiểu số mà hạn chế các quyền của số đông.

Luật cũng cho phép, trong những tình huống đặc biệt, an ninh quốc gia bị đe dọa thật sự thì chính quyền được đưa ra những biện pháp đặc biệt tương xứng, tất nhiên các biện pháp đó là nhất thời hay chỉ áp dụng trong ngắn hạn.

Từ góc độ người dân, họ muốn được đăng ký hộ khẩu để sống yên ổn, làm ăn lương thiện, được sống minh bạch như mọi người trong cộng đồng. Trái lại những phần tử có nguy cơ gây bất ổn an ninh trật tự, hay đã từng gây tiền án tiền sự thì không dại gì chường mặt ra đăng ký hộ khẩu.

Cũng có lập luận rằng, cho nhập cư nhiều quá vào thành phố sẽ ảnh hưởng đến phúc lợi vốn có của người dân thành phố.

Ai tha hóa ai?

Thật ra người từ nơi khác đến thành phố là những người năng động, dám đương đầu với thách thức, có chí tiến thủ, một bộ phận chấp nhận làm những việc xã hội có nhu cầu mà dân gốc thành phố không muốn làm... Nói chung họ đóng góp nhiều hơn cái họ được hưởng.

Xét trên bình diện kinh tế, đóng góp của họ góp phần cho tăng trưởng của thành phố.

Công bằng mà nói, luồng người nhập cư vào thành phố mang theo lối sống nông thôn của nông dân không phù hợp lối sống của một đô thị ,của thị dân. Điều này không tránh khỏi làm cho thành phố có phần luộm thuộm và họ cũng mang theo cả cái nghèo của họ góp phần làm nhếch nhác thêm thành phố - Nhưng những điều này không đủ sức kéo đô thị xuống mà đô thị sẽ kéo họ lên theo một quy luật cá thể phải thích nghi với môi trường nếu muốn tồn tại.

Trong luồng người nhập cư không tránh khỏi có những kẻ bị mặt trái của thành thị làm tha hoá, lỗi không phải ở họ. Họ không làm tha hoá thành phố mà thành phố đã làm tha hoá họ!

Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá kèm theo đô thị hoá luôn xuất hiện hiện tượng di dân tự do từ nông thôn ra thành thị, đây là một quy luật.

Sẽ là ngây thơ và ấu trĩ khi cho rằng dùng biện pháp hành chính như hộ khẩu để ngăn cản quy luật này.

Và cũng thật là thiếu tính nhân văn khi dùng những biện pháp bắt sử dụng điện nước giá cao, không tạo điều kiện cho con em họ được hưởng quyền lợi vui chơi học hành như các con em khác và hành xử rất trái pháp luật khi không cho họ thực hiện quyền thiêng liêng sở hữu căn nhà của họ.

Kéo dài tình trạng khó khăn trong nhập hộ khẩu sẽ tạo điều kiện tha hoá một bộ phận quan chức. Nghe đâu muốn có KT3, hộ khẩu thường trú đều có giá của nó!

Đó là những nhu cầu tất yếu mà không biện pháp hành chính nào có thể ngăn cản được. Kinh nghiệm thế giới cho thấy việc sử dụng biện pháp hành chính để hạn chế là không thành công.

Xóa bỏ hộ khẩu, chuyển sang tự do đăng ký cư trú, người dân được tự do cư trú ở bất cứ nơi nào mình muốn, giao cho chính quyền quận huyện quản lý cư trú, sẽ là một hướng mới tích cực để vừa khai thông thị trường lao động, vừa quản lý cư trú được chặt chẽ hơn, vừa tạo điều kiện để ta hội nhập được với thế giới.

Thẻ cư trú cá nhân?

Đã đến lúc phải thay đổi tư duy về hộ khẩu. Nếu cơ quan nhà nước muốn quản lý được người dân của mình, biết họ đang sinh sống ở đâu, làm gì... thì phải thay đổi quan niệm và phương thức đăng ký hộ khẩu.

Có nên chăng ta sử dụng "thẻ cư trú cá nhân" dạng thẻ từ, có đầy đủ các chi tiết cần thiết về nhân thân của người dân, dùng để đăng ký chỗ đang cư trú thường xuyên, tạm trú, tạm vắng, thay cả cho chứng minh thư, dùng phương thức đăng ký tự động hay tại các trạm đăng ký, nối mạng toàn quốc... Trình độ ngày nay hoàn toàn có thể làm được khi sử dụng triệt để công nghệ thông tin.
Điều quan trọng là không thể tránh né trì hoãn mà phải đối mặt với thách thức.

Diệp Văn Sơn
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tu...-tang-lop.html

Trương Đình Anh có nên mơ làm Thủ tướng?

Trương Đình Anh
Trương Đình Anh

Có lẽ vào giờ phút này thì Trương Đình Anh đã về với 4 cậu con trai cùng tên là Anh để chơi với chúng hơn là tiếc nuối FPT. Anh định thay đổi FPT nhưng không như mong đợi, thế là từ chức CEO vì danh dự.
Nhưng không hiểu giấc mơ làm Thủ tướng năm 40 tuổi của anh có còn không.
Năm 1997, Trương Đình Anh nổi tiếng khắp nước khi tuyên bố: “Ước mơ của tôi là trở thành tỷ phú năm 35 tuổi và trở thành Thủ tướng năm 40 tuổi”.

Anh sinh năm 1970, cháu của anh Trương Gia Bình, người sáng lập FPT. Có nghĩa năm ra tuyên bố là 27 tuổi, và bây giờ anh đã 42 tuổi và sắp sang tuổi 43.
Một nửa giấc mơ đã được thực hiện. Trương Đình Anh thành tỷ phú tiền đồng và triệu phú đô la – thật ra đoán mò thế thôi, tôi chả hiểu anh có bao nhiêu triệu đô la.
Nhưng nửa phần kia có vẻ khó thực hiện trong thời điểm hiện tại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nghe lời Đảng và không có ý định từ chức như kỳ họp Quốc hội gần đây khi ông thẳng thừng bác bỏ yêu cầu của ĐB Dương Trung Quốc.
Giấc mơ Thủ tướng của Trương Đình Anh càng trở nên xa vời, dù gần đây, anh thổ lộ “Bây giờ, tôi thấy sống cuộc đời của nhà buôn sung sướng hơn. Làm Thủ tướng… mệt lắm”
Người ta bảo, có mấy loại người không nên tin, trong đó có lái buôn, nhất là lái buôn IT. Đám người có trí thông minh siêu đẳng, nhưng lại dùng cho những công việc mờ ám, thì đáng ngại vô cùng.
Làm Thủ tướng như đồng chí X thì đúng là…mệt thật. Phải là người mà Chủ tịch nước không dám nhắc tên, TBT cũng chỉ nói “có một đồng chí trong BCT”.
Trung tâm Internet năm xưa từ chỗ chỉ có 100 triệu đồng doanh thu năm đầu tiên, giờ đã trở thành FPT Telecom với mục tiêu đạt 100 triệu USD doanh thu vào năm 2008.
Trương Đình Anh thuộc típ người không biết sợ ai, “chó cứ sủa, đoàn người cứ đi” như anh nói. Tuyên bố như thế là rất bình thường ở một người điếc với thế giới thực bởi đam mê online, lấy vợ online và có lẽ chờ vợ đẻ cũng online nốt. Giấc mơ làm Thủ tướng của anh là có thật.
Thời FPT internet đóng trụ sở trong cái villa trong khu Hạ Hồi với vài chục nhân viên, tôi đến để nhờ công ty kết nối đường truyền quốc tế cho văn phòng.
Năm đó anh mới 26-27 tuổi chi đó, rất trẻ, thế mà đã thét ra lửa. Có thể do anh học giỏi, con nhà vai vế, có chú Trương Gia Bình là con rể của tướng Giáp, một ngôi sao sáng trên bầu trời nước Việt. Miệng kẻ sang nói có gang có thép cũng phải thôi.
Tiếp tôi trong phòng Giám đốc FPT Internet, anh đi thẳng vào vấn đề “Chuyện kết nối quá đơn giản về kỹ thuật. Giá cả thì do phía anh thôi. Muốn giá nào cũng OK”.
Tôi choáng hoàn toàn vì phong cách của một chàng trai trẻ mới ra trường, mạnh vì gạo, bạo vì tiền. Tự nhiên, tôi không thấy tin công ty này nữa vì nghĩ bọn trẻ hay làm liều, không làm được cứ hứa đại.
Tôi sang bên VTI – Công ty viễn thông nhà nước cho chắc ăn. Thế nhưng tôi đã va vào đá. Phải mất hàng năm mới ký nổi cái hợp đồng còm cõi hơn 100.000 USD/năm sau bao nhiêu phiền toái.
Mấy năm sau thấy FPT internet của Trương Đình Anh lên báo suốt ngày. Viết những dòng này, tôi không tin là anh còn nhớ buổi gặp lần đó nữa vì “thượng đế” đã bỏ đi.
Nhưng tôi chăm đọc báo và hay theo dõi về anh. Đúng là anh không hứa liều như tôi tưởng và rất ý thức vì những gì mình nói.
Có lần anh tâm sự “Điều tôi ưa thích nhất là nhanh chóng thấy được ý tưởng và nỗ lực của mình đem lại những điều có ý nghĩa trong cuộc sống. Là một nhà kinh tế, những ý tưởng chỉ có thể trở thành hiện thực khi bạn có trong tay một quốc gia. Là một nhà tin học, ý tưởng của bạn chỉ cần 01 chiếc máy tính PC. Tôi chọn tin học chính vì điều đó.
Điều tôi căm thù nhất là sự hời hợt, lẫn lộn, khó đánh giá. Chính vì vậy tôi ngại nhất là rửa bát và giặt quần áo – chúng ta rất khó chắc chắn là bát hoặc quần áo đã đủ sạch hay chưa.”
Các hảo hán FPT
Các hảo hán FPT

Tôi rất tâm đắc với phần “ưa thích”, nhất là cách anh chọn tin học. Thành công thực sự vì anh hiểu tường tận đến từng byte, bít của chiếc PC giúp anh những ý tưởng thống trị thế giới ảo. Hiểu thấu đáo việc mình làm thì thành công là phải thôi.
Nhưng phần “căm thù” lại mơ làm Thủ tướng, chứng tỏ anh chẳng hiểu gì về cái thứ mà cánh IT thích logic nên tránh xa, đó là “hời hợt, lẫn lộn, khó đánh giá” hay “tắm rửa mãi mà không biết mình đã sạch hay chưa”. Dù anh có tố chất ban đầu chỉ dựa vào lý, tình không có nghĩa gì hết.
Có cả một quốc gia trong tay chắc gì người ta đã muốn dùng lý thuyết kinh tế kinh điển. Làm sao Trương Đình Anh có thể dấn thân vào chính trường được, một nơi không phân biệt đâu là bẩn và sạch, không nhất quán như Tin học. Mục đích cuối cùng mới là quan trọng.
Một con voi trong phòng khách mà các nhà chính trị cũng không nhìn thấy. Tham nhũng cũng không thể định nghĩa nổi thế nào cho chính xác. Vua cởi truồng mà đám quan dưới không ai mở mồm, vẫn khen bộ quần áo đẹp quá.
Trong chính trường bẩn thỉu, 2 cộng 2 có thể là 3 hoặc là 5, không luôn là 4 như các nhà tin học vẫn tưởng. Bit 0 và 1 rất rõ ràng trong lập trình nhưng trong đời thường thì nó lẫn lộn, lúc 0 lại là 1 và con số 1 lại là số zero, tùy vào quyền thế của kẻ nói.
Nghe nói anh đuổi quân FPT như ngóe, kỷ luật lính vì tội không thực hiện đúng hợp đồng. Cánh dưới quyền làm kém chửi anh thấu trời.
Nhưng làm Thủ tướng thì 8 năm cũng không kỷ luật một ai. Vì trong vai Thủ tướng, Đảng là quan trọng nhất rồi mới đến dân. Đảng bao giờ cũng đúng, chỉ có dân sai.
Nói như TBT Nguyễn Phú Trọng tại sao không kỷ luật ai sau Hội nghị TƯ 6 vì phải làm nhiều bước “…Thứ hai là cảnh báo nguy cơ đó. Thứ ba là răn đe. Thứ tư là ngăn chặn. Vừa rồi đã răn đe chưa? Khối anh sợ chứ. Cuối cùng anh không sửa mới là kỷ luật, xử lý”.
Thủ tục kỷ luật bên Đảng và Chính phủ khó, lâu dài, gian khổ và tế nhị lắm, không giống cách anh đuổi quân ngay tắp lự ở FPT Telecom.
Vì thế tôi viết mấy dòng này, mong Trương Đình Anh đừng bao giờ nghĩ đến chức Thủ tướng nữa. Mảnh đất này không dành cho anh. Anh có thể quay lại làm CEO FPT hay cao hơn là CIO cho quốc gia, khi cần lại từ chức về với vợ con như anh đã từng làm vì lòng tự trọng.
Nhưng dứt khoát tôi không thích anh là Trương Đình Xì (X) bởi một lý do đơn giản, Thủ tướng thì không có chuyện từ chức.
HM. 2-12-2012

Bộ Chính trị (P1)


Người đầu tiên có sáng kiến lập một Bộ Chính trị trong Ban chấp hành Trung ương đảng là Dgiécdinxki – ngay tại cuộc họp lịch sử ngày 10.10.1917 quyết định chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang và sáng kiến của ông rất được hoan nghênh. Từ đó, cơ cấu quyền lực đặc biệt này được áp dụng ở hầu hết các ĐCS và tồn tại cho đến ngày nay. Tuy nhiên, lịch sử đã cho chúng ta thấy, các ĐCS nắm quyền lãnh đạo trên thế giới ngày nay không còn nhiều, có thể đếm trên đầu ngón tay.
Dgiécdinxki là Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban an ninh toàn Nga, tiền thân của KGB khét tiếng sau này. Mối quan hệ giữa Dgiécdinxki và Lênin nói chung không được êm ái cho lắm và khi Lênin còn sống, vấn đề đưa Dgiécdinxki vào Bộ Chính trị không được đặt ra. Sau khi Lênin mất, Dgiécdinxki là Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị.
Nước Nga Xô – viết non trẻ ra đời vào thời điểm gần cuối cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Trong vấn đề ký hòa ước với Đức, Trung ương đảng có sự bất đồng lớn – cũng có thể nói, đây là cuộc đấu tranh giữa Lênin với đa số các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương muốn đánh bằng bất cứ giá nào. Trước tình thế nguy ngập, Lênin chỉ thị bằng mọi giá phải ký hòa ước và kết quả cuộc bỏ phiếu đã nghiêng về ý kiến Lênin. Ngày 3.3.1918, hòa ước Brest – Litov đã được ký.
Bộ Chính trị – ba tiếng “thân thuộc” đó có lẽ không ngày nào là không hiển hiện trên tivi, trên báo chí, trong từng câu chuyện và cả trong mỗi ý nghĩ của dân chúng. Lý do thật đơn giản, bởi quá khứ, hiện tại và tương lai đều gắn liền với các quyết sách của Bộ Chính trị. Người ta nói đến, nghĩ đến Bộ Chính trị với sự khâm phục và sự ngưỡng mộ đặc biệt.
Nếu một vấn đề mà “Bộ Chính trị đã quyết định rồi” thì chỉ còn có việc phải thực hiện, chấm dứt tất cả các tranh cãi. Điều này, một mặt nói lên quyền lực đặc biệt, bao trùm toàn bộ của Bộ Chính trị; mặt khác, nó cũng cho thấy vấn đề đã được các bộ óc xuất sắc nhất của đảng suy nghĩ, cân nhắc hết sức kỹ càng trước khi đưa ra quyết định.
Giucốp – một tướng lĩnh huyền thoại của LX trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, đã rất xúc động khi lần đầu tiên gặp Bộ Chính trị và Xtalin. Đó là thời điểm sau khi ông chỉ huy thắng lợi chiến dịch Khan-khin Gôn, Mông Cổ. Sau đó, Giucốp được chỉ định làm Tư lệnh Quân khu đặc biệt Ki ép. Bấy giờ, quân đội LX tiến hành nhiều cuộc tập trận với tình huống là Đức sẽ tấn công LX. Trong một cuộc tập trận rất lớn, Giucốp được giao Chỉ huy quân Xanh – giả định là quân Đức, đã đánh thắng quân Đỏ – giả định là quân Nga do Páplốp chỉ huy. Khi phân tích về cuộc tập trận, Xtalin rất khó chịu vì sự thất bại của quân Đỏ.
Một ngày sau, Giucốp được triệu tập lên gặp Xtalin. Ông ta nói:
- Bộ Chính trị đã quyết định không để Mêrétxcốp làm Tổng Tham mưu trưởng nữa và cử đồng chí lên thay.
Giucốp không hề nghĩ đến một quyết định như vậy, bèn đáp lại:
- Tôi chưa bao giờ làm công tác tham mưu cả. Tôi luôn ở đơn vị chiến đấu. Tôi không thể làm Tổng Tham mưu trưởng.
- Bộ Chính trị đã quyết định cử đồng chí rồi. Xta-lin nói, nhấn mạnh vào tiếng “đã quyết định”.
Như vậy, Giucốp chỉ còn việc phải chấp hành.
Rạng sáng ngày 22.6.1941, Đức bắt đầu tấn công LX. Vào hồi 3 giờ 40 phút sáng, Giucốp điện thoại khẩn cấp cho Xtalin báo cáo tình hình và đề nghị cho phép bắt đầu các hành động đánh trả, song Xtalin – sau phút bàng hoàng, chưa cho phép mà lại yêu cầu triệu tập Bộ Chính trị họp. Mãi cho đến 4 giờ 30 phút sáng, các Ủy viên Bộ Chính trị mới tới điện Kremlin đầy đủ. Khoảng thời gian đó đủ cho xe tăng Đức tiếp tục tiến sâu vào lãnh thổ LX hàng chục cây số nữa. Quân Đức với sự bất ngờ và chiếm ưu thế về binh lực, vũ khí, đã ào ạt đánh đòn phủ đầu như vũ bão làm rối loạn bộ đội LX. Thế nhưng, nếu Bộ Chính trị chưa họp, chưa ra quyết định, bộ đội LX vẫn chưa thể có các hành động đánh trả quân Đức.
Trưa ngày hôm đó, Xtalin gọi cho Đại tướng, Tổng Tham mưu trưởng Giucốp:
- Bộ Chính trị quyết định cử đồng chí tới Phương diện quân Tây Nam với tư cách là đại diện Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh. Đồng chí cần bay ngay tới Ki ép rồi từ đó cùng với Khơrútxốp đến Bộ tư lệnh Phương diện quân ở Técnôpôn.
Quyết định của Bộ Chính trị phái Tổng Tham mưu trưởng ra mặt trận ngay trong ngày đầu chiến tranh, trong tình hình chiến sự diễn ra cực kỳ bất lợi cho LX rõ ràng không phải sáng suốt. Vắng Tổng Tham mưu trưởng, tất nhiên việc điều phối, chỉ huy các mặt trận gặp khó khăn. Bộ Tổng tham mưu và Đại bản doanh không nắm được đầy đủ tình hình nên ra nhiều mệnh lệnh không thực tế và do đó, không thể thực hiện được. Các quyết định đưa ra luôn bị chậm trễ, lạc hậu so với thực tiễn.
Cuối tháng 7, Bộ Chính trị lại có ý định cách chức Nguyên soái Timôsencô, tư lệnh Phương diện quân miền Tây. Nhưng Giucốp phản đối, ông cho rằng việc luôn thay đổi các tư lệnh phương diện quân ảnh hưởng không tốt tới diễn biến các trận đánh. Các tư lệnh chưa kịp nắm tình hình công việc đã phải mở các trận đánh lớn. Giucốp nói, Nguyên soái đã làm tất cả những gì có thể làm được trên cương vị của mình, và gần suốt một tháng đã kìm quân địch lại ở vùng Xmôlenxcơ,  không ai có thể làm được gì nhiều hơn nữa. Nếu để Timôsencô thôi giữ chức tư lệnh phương diện quân là sai lầm và không có lợi. Bộ Chính trị đã phải chấp nhận lập luận đó là đúng đắn.
Nhớ lại những ngày đầu chiến tranh, số phận bi thảm đã xẩy ra với Páplốp – một tướng lĩnh bậc nhất của quân đội Xô-viết. Do những thất bại nghiêm trọng của phương diện quân Tây, Páplốp đã bị Tòa án binh – dĩ nhiên, phải được Bộ Chính trị thông qua, kết án tử hình. Cùng bị xử bắn với Páplốp còn có năm Thiếu tướng và một chính ủy. Họ đã không làm được điều mà họ không thể làm. Quyết định của Bộ Chính trị và Tòa án binh rõ ràng quá nghiêm khắc. Những ngày đầu chiến tranh, có mặt trận nào mà không thất bại?
Có thể nói, những ngày đầu chiến tranh, Bộ Chính trị rất lo âu. Có lúc, Xtalin và các Ủy viên Bộ Chính trị không nắm được tình hình, bèn trực tiếp sang Bộ Tổng tham mưu xem bản đồ chiến sự. Từ Kremlin đến tòa nhà Bộ Tổng tham mưu chỉ vài phút đi bộ. Lúc này, các tướng lĩnh Xô-viết đang đứng quanh một bàn tròn rộng, trên đó là bản đồ chiến sự các mặt trận.

Bộ Chính trị (P2)


Bộ trưởng Quốc phòng:
- Thưa đồng chí Xtalin, chúng tôi chưa kịp tổng hợp tình hình, có rất nhiều thông tin trái ngược nhau, vì vậy tôi chưa thể báo cáo ngay được.
Xtalin nổi giận:
- Đơn giản là các anh không muốn nói với chúng tôi về sự thật. Bêlôruxia đã bị mất và bây giờ các anh định đặt chúng tôi trước những thất bại mới hay sao? Cái gì xẩy ra ở Ucraina? Cái gì diễn ra ở Pribantích? Các anh đang chỉ huy các mặt trận hay là chỉ ghi nhận các tổn thất?
Khi Giucốp đề nghị cho các tướng lĩnh tiếp tục làm việc thì Bêria, Ủy viên Bộ Chính trị tỏ ra khó chịu:
- Có lẽ chúng tôi cản trở các anh à?
- Tình hình ở mặt trận rất cấp bách, đang chờ các chỉ lệnh của chúng tôi. Sau đó, Giucốp nhìn thẳng vào mặt Bêria và nói: Có lẽ anh có thể ra được các mệnh lệnh chiến đấu?
- Nếu được giao, tôi sẽ ra được các mệnh lệnh. Bêria trả lời.
- Đó là khi Bộ Chính trị giao cho anh, còn bây giờ Bộ Chính trị đang giao cho chúng tôi. Giucốp thẳng thắn cắt ngang.
Bêria – một con người ghê gớm, không ai là không sợ ông ta. Sau khi Xtalin mất, chính Giucốp là người đủ cam đảm trực tiếp ra lệnh bắt Bêria, vì mới nghe nói sẽ bắt ông ta, có người sợ quá đã ngất xỉu. Đó lại là câu chuyện khác của chúng ta.
Các Ủy viên Bộ Chính trị hình như đã làm rối thêm vấn đề vì lúc này các tướng lĩnh Xô-viết đang tập trung cao độ nhằm phân tích tình hình các mặt trận để ra mệnh lệnh chiến đấu. Thời gian lúc này hết sức quý báu. Nếu không phải là nhà quân sự chuyên nghiệp, kể cả Ủy viên Bộ Chính trị cũng không thể can thiệp vào công tác chỉ huy.
Nhưng quả thật, Bộ Chính trị đã làm không ít người run sợ. Hơn bảy chục năm qua, cơ quan chính trị chủ yếu, thần kinh và khối óc của đảng, đất nước LX là Bộ Chính trị. Bộ Chính trị quyết định tất cả các vấn đề có tính nguyên tắc về đối nội và đối ngoại của đất nước. Bộ Chính trị quyết định đưa quân vào Hunggari, Tiệp Khắc, Ápganixtăng, giúp đỡ VN chống người Mỹ, thông qua các vấn đề về biên giới quốc gia, giải trừ quân bị, các chuyến bay vào vũ trụ, xây dựng tuyến đường sắt Baican Amua, tăng giảm giá cả, phát hành tiền tệ và hàng loạt vấn đề quan trọng khác.
Bộ Chính trị gồm các nhà lãnh đạo có uy tín cao, quan tâm đến các vấn đề quốc tế. Họ là những người thông thái, nhưng không còn trẻ, thường là già yếu. Bộ Chính trị đã tạo nên sự quan tâm đặc biệt ở cả trong và ngoài nước.
Số lượng các Ủy viên Bộ Chính trị không nhiều lắm, trên dưới hai chục người, bao gồm cả Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị. Có thời kỳ, tất cả Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương đảng của các nước Cộng hòa đều là Ủy viên Bộ Chính trị. Theo truyền thống,  Bộ Chính trị thường họp vào thứ Năm hàng tuần, tại Kremlin, trong tòa nhà Chính phủ ở tầng ba, ngay trên phòng mà một thời Xtalin đã từng làm việc. Hàng tuần, vào thời gian đó, trên phố xuất hiện những chiếc xe Zil hạng nặng với những hành khách quan trọng quyết định số phận đất nước. Ngoài ra còn có các xe bảo vệ. Cảnh sát dọn quang đường phố và đứng chặn lối đi đến khu vực họp.
Phòng họp của Bộ Chính trị không rộng lắm, có thể chứa được 80 người. Ở giữa phòng có một bàn họp lớn phủ dạ xanh lá xây. Các Ủy viên Bộ Chính trị phải ngồi đúng vị trí của mình, quy định cho suốt cả nhiệm kỳ của Bộ Chính trị. Các Bí thư Trung ương đảng, thành viên Chính phủ hay những người được mời dự cũng ngồi theo vị trí quy định sẵn, không một ai nhầm lẫn, không có chuyện đột nhiên có ai đó ngồi vào vị trí của người khác.
Bộ Chính trị nghiên cứu kỹ, đánh giá vấn đề một cách khách quan và sâu sắc. Đối với nhiều dự án, Bộ Chính trị đã có nhận xét bằng văn bản, làm rõ hơn vấn đề được quan tâm.
Thông thường, ở các cuộc họp, người ta chỉ đưa ra một, hai vấn đề lớn, đòi hỏi sự xem xét rộng rãi, toàn diện và hàng loạt vấn đề nhỏ khác thường không được thảo luận. Các Ủy viên Bộ Chính trị sau khi nghe báo cáo đồng ý thông qua ngay. Có khi Bộ Chính trị họp trongvòng 30, 40 phút, cũng có khi họp liên tục tới 10 tiếng đồng hồ. Không có vấn đề lớn nào mà ở ngoài sự chú ý của Bộ Chính trị.
Cũng có những cuộc họp Bộ Chính trị xem xét vấn đề riêng tư, chẳng hạn vụ việc liên quan đến con trai của Khơrútxốp, thời Xtalin.
Theo một số tài liệu, Leonid Khơrútxốp là một phi công lái máy bay tiêm kích. Ngay trong lần xuất kích đầu tiên, anh ta đã thoát ly khỏi đội hình, bay về phía quân Đức và mất tích luôn. Theo lệnh của Xtalin, đội đặc nhiệm của tướng Abakumốp đã tiến hành chiến dịch truy bắt Leonid Khơrútxốp và đưa về Mátxcơva để xét xử. Tòa án quân sự Quân khu Mátxcơva đã tuyên phạt Leonid Khơrútxốp tử hình.
Khơrútxốp đã nhiều lần cầu xin Bêria, Xêrốp và cả Xtalin để giảm án cho con trai. Và thật là bất ngờ, Xtalin đồng ý đưa vấn đề ra Bộ Chính trị để xem xét. Tại cuộc họp Bộ Chính trị, các chứng cứ được đưa ra. Bí thư Thành ủy Mátxcơva phát biểu đầu tiên, rằng không nên tha thứ cho con cái các quan chức, nếu họ phạm tội, thậm chí tội rất nặng, trong khi lại nghiêm khắc với con cái bình dân, thì nhân dân sẽ nói thế nào. Các Ủy viên Bộ Chính trị như Bê ria, Malencốp, Kaganovich, Môlotốp đều phát biểu đồng ý giữ nguyên hiệu lực bản án. Còn Xtalin nói rằng, đồng chí Khơrútxốp cần phải cứng rắn lên và chấp nhận ý kiến các đồng chí khác. (Sau này, Khơrútxốp sẽ trả thù. Câu chuyện còn rất dài).
Cùng với thời gian, các vấn đề được Bộ Chính trị xem xét một cách vội vã và hời hợt hơn. Tổng bí thư thường áp đặt các ý kiến của mình, đôi khi ngắt lời người đang phát biểu một cách không tế nhị cho lắm.
Thời gian trôi đi và đất nước LX càng ngày càng lún sâu vào khủng hoảng toàn diện. Bộ Chính trị cũng bất lực, không thể giải quyết được tình hình. Đến năm 1991, có khi tới 3 tháng Bộ Chính trị không họp. Và rồi Bộ Chính trị cũng không còn cơ hội để họp nữa, vì Liên bang Xô-viết hùng mạnh, thành trì của phe XHCN  đã đi đến chỗ sụp đổ vì những khuyết tật của nó.

1436. Tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu Bình Minh 02

PĐôi lời: Chiều 28/11/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh tiếp đoàn quân sự một trường quốc phòng của Trung Quốc, hết lời ca ngợi “16 chữ vàng, 4 tốt” giữa lúc chúng liên tục xâm lấn biển, đảo ta, đặc biệt với trò “hộ chiếu lưỡi bò” trơ tráo bị khắp nơi chỉ trích. Rồi chỉ hơn một ngày sau lại có tin chúng cắt cáp tàu Bình Minh 2. Chúng tôi đã  đưa tin sau khi nhận được tin không chính thức từ báo giới trưa 30/11, nhưng phía báo nhà nước thì  chắc chắn đã không được phép đăng.
Chưa hết. Ngày 2/12/2012, TBT Nguyễn Phú Trọng lại tiếp đoàn của một Ủy viên Bộ chính trị ĐCSTQ sang “thăm Việt Nam và thông báo kết quả Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc”, lại vẫn nức lời ca ngợi “quan hệ hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước đã không ngừng phát triển”.
Đúng như chúng tôi bình luận hôm nay, có lẽ giới chức VN lại phải chờ cho tới khi phái đoàn TQ về nước mới dám cho hé lộ thông tin trên một tờ báo ngành dầu khí. Phải chăng do sự nhu nhược, yếu kém, trước những màn sắp đặt nham hiểm trắng trợn của TQ trong nhiều năm qua, hay đã có sự chủ tâm đồng mưu với kẻ thù, diễn những trò này nhằm đánh lừa người dân cả nước và bạn bè quốc tế, cho tới ngày toàn bộ biển đảo của VN hoàn toàn bị TQ chiếm đóng? 
Bổ sung, trang PetroTimes đã sửa lại cái tựa cùng một số chi tiết trong nội dung bài, như bỏ đi đoạn Đây là một thủ đoạn mới của Trung Quốc khi cho tàu cá vừa đánh bắt hải sản trái phép vừa cản trở, xâm hại hoạt động hợp pháp của PVN trên vùng biển Việt Nam.” Còn chữ phá hoại thì được sửa thành gây đứt“ v.v.. Rõ ràng đã có sự chỉ đạo ở trên muốn làm nhẹ vụ việc này. Chúng tôi đã chụp lại toàn bộ bản gốc ban đầu của bài báo, đăng lại ở cuối trang.
PetroTimes

Tàu Trung Quốc lại cắt gây đứt cáp tàu Bình Minh 02

13:40 | 03/12/2012
(Petrotimes) - Ngày 30/11/2012, trên vùng biển gần đảo Cồn Cỏ của Việt Nam, tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang làm nhiệm vụ lại bị các tàu Trung Quốc xâm hại, phá hoại  gây đứt cáp thu nổ địa chấn.
Đây là một thủ đoạn mới của Trung Quốc khi cho tàu cá vừa đánh bắt hải sản trái phép vừa cản trở, xâm hại hoạt động hợp pháp của PVN trên vùng biển Việt Nam.

Phóng viên Petrotimes đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Việt Dũng, Phó trưởng ban Tìm kiếm Thăm dò – phụ trách Văn phòng Biển Đông của PVN về vụ việc nghiêm trọng này.
PVTheo một số nguồn tin, tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 của PVN lại bị cản trở khi đang làm việc ở vùng biển Việt Nam. Xin ông cho biết thông tin cụ thể?
1
Cáp tàu BM02 bị cắt
Ông Phạm Việt Dũng: Vào lúc 4 giờ 5 phút ngày 30/11/2012, khi tàu Bình Minh 02 đang di chuyển từ tuyến PVN12-R009 về tuyến PVN12-R005 ở khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ để chuẩn bị khảo sát. Có rất nhiều tàu cá Trung Quốc đang hoạt động tại đây. Khi các lực lượng chức năng phát tín hiệu cảnh báo và yêu cầu các tàu cá ra khỏi khu vực làm việc của tàu Bình Minh 02, một cặp tàu kéo dã cào mang số hiệu 16025 và 16028 của Trung Quốc đã chạy qua phía sau tàu Bình Minh 02 và gây đứt cáp địa chấn của tàu Bình Minh 02 cách phao đuôi khoảng 25m.
Vị trí cáp bị đứt có tọa độ là 17º26 Bắc và 108º02 Đông, cách đảo Cồn Cỏ 43 hải lý về phía đông nam và cách đường trung tuyến Việt Nam – Trung Quốc 20 hải lý về phía tây.
PVXin ông cho biết đôi nét về nhiệm vụ của tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 và những khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ này?
2
Vị trí xảy ra sự cố và hướng di chuyển của tàu BM02
Ông Phạm Việt Dũng: Từ tháng 5/2012 đến nay, tàu Bình Minh 02 tiến hành đề án khảo sát địa chấn 2D liên kết các bể trầm tích trên thềm lục địa Việt Nam. Tàu địa chấn Bình Minh 02 bắt đầu khảo sát các tuyến liên kết ở bể Cửu Long, sau đó là bể Nam Côn Sơn, bể Phú Khánh và hiện nay đang đang khảo sát các tuyến liên kết ở bể Sông Hồng tại khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ.
Thời gian gần đây, có rất nhiều tàu cá Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam đánh bắt hải sản, với số lượng rất lớn, tập trung ở khu vực từ Cồn Cỏ đến Nam Tri Tôn, có ngày lên tới hơn 100 lần chiếc. Các tàu chấp pháp của Việt Nam đã yêu cầu các tàu cá Trung Quốc rút ra khỏi vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều tàu cá Trung Quốc vẫn cố tình quay trở lại xâm phạm vùng biển Việt Nam.
3
PVVậy phía PVN đã có những phản ứng như thế nào trước vụ việc này, thưa ông?
Ông Phạm Việt Dũng: Ngay sau khi xảy ra sự việc, PVN đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và tàu Bình Minh 02 nhanh chóng khắc phục sự cố, sửa chữa cáp địa chấn để sớm tiếp tục công việc. Đến 14 giờ ngày 1/12/2012, anh em đã khắc phục xong sự cố cáp địa chấn và tàu Bình Minh 02 đã tiếp tục công tác khảo sát bình thường.
Việc tàu cá Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng biển Việt Nam đánh bắt hải sản, không những vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam mà còn cản trở hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam và làm ảnh hưởng đến hoạt động trên biển của PVN.
4
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam kịch liệt phản đối hành động xâm hại tàu Bình Minh 02 của tàu cá Trung Quốc và kiến nghị các cơ quan chức năng yêu cầu phía Trung Quốc giáo dục công dân Trung Quốc tôn trọng vùng biển Việt Nam, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các tàu Việt Nam, trong đó có các tàu khảo sát của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
PVXin cảm ơn ông.
Tiến Dũng (thực hiện)
—-
2
.3
4
5

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét