Nguyễn Phú Trọng: CT Hồ Chí Minh ‘dày công vun đắp’ quan hệ Việt-Trung
Bảng Đỏ (Danlambao)
– Báo Điện tử Đảng Cộng Sản đưa tin hôm 2/12, ông TBT Đảng CSVN Nguyễn
Phú Trọng đã tổ chức tiếp đón Lý Kiến Quốc, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CS
Trung Quốc sang Việt Nam.
BẮC KINH – Chiếc hàng không mẫu hạm Trung Quốc là chuyện dài thời sự đã được nói đến rất nhiều trong mấy năm gần đây.
Dư luận chê bai nói rằng nó chỉ là chiếc tàu cũ được tân trang với tất cả mọi sản phẩm đều sao chép, không có sáng tạo nguyên thủy của Trung Quốc. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng Trung Quốc đã tiến rất nhanh và có đủ khả năng phát triển thành cường quốc hàng đầu từ lãnh vực kinh tế đến quân sự. Ðiều ấy dẫn đến nhiều lo ngại và hoài nghi về kế hoạch phát triển nhanh chóng lực lượng hải quân, nằm trong ý đồ bành trướng của Trung Quốc.
Nhưng chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên này trong thực tế hoàn toàn chưa thể đóng góp được gì thêm cho sức mạnh của Hải Quân Trung Quốc, ít nhất là trong tương lai gần. Với trình độ kỹ thuật hải quân còn phôi thai và ấu trĩ, mẫu hạm này chưa đủ là mối đe dọa mới cho thế giới hay các quốc gia trong khu vực. Giá trị chính xác nhất của nó, một mặt là bước dọ dẫm thử nghiệm và huấn luyện, mặt khác là phương tiện tuyên truyền đánh vào tâm lý người trong cũng như ngoài nước.
Tuần lễ vừa qua máy bay chiến đấu Trung Quốc đã cất cánh và hạ cánh thành công trên sân bay của chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên mang tên là Liêu Ninh. Trung Quốc trước kia cũng đã từng mua lại hai hàng không mẫu hạm cũ của Nga và Australia, nhưng chỉ để nghiên cứu rồi sau đó dùng làm công viên giải trí, casino và khách sạn nổi phục vụ du lịch.
Từ một vỏ tàu phế thải
Nguyên thủy, hàng không mẫu hạm Liêu Ninh do Liên Xô chế tạo và hạ thủy năm 1988 với tên là Varyag. Nhưng các công tác trang bị phương tiện hoạt động và hệ thống vũ khí trên tàu chưa xong thì đã phải ngừng lại khi chế độ cộng sản sụp đổ. Sau đó Nga không tiếp tục hoàn thành chiếc tàu và chuyển giao cho Ukraine với lý do công xưởng đóng tàu nằm trên đất Ukraine khi còn là nước cộng hòa trong Liên Bang Xô Viết. Nhưng Ukraine cũng không có nhu cầu và ngân sách sử dụng nên chiếc tàu bị phế bỏ, gần hết trang bị máy móc được gỡ đi, còn lại hầu như chỉ có khung cùng vỏ tàu trơ trụi.
Năm 1998, Ukraine rao bán đấu giá cho nơi nào muốn mua làm sắt vụn và một công ty Trung Quốc đã mua được với dự án đem về làm một sòng bài/khách sạn nổi ở Macau.
Nhưng trong hơn hai năm, Varyag không ra khỏi được Hắc Hải vì Thổ Nhĩ Kỳ không chấp thuận cho kéo một chiếc tàu lớn như vậy qua eo biển Bosphore, có thể gây nguy hiểm cho chiếc cầu bắc ngang giữa hai phần của thành phố Istanbul. Sau những vận động tích cực kể cả hứa hẹn của Trung Quốc sẽ mở cửa cho du khách dễ dàng đến Thổ Nhĩ Kỳ, tới cuối năm 2001 chiếc tàu mới được phép kéo đi qua eo biển vào Ðịa Trung Hải.
Tuy nhiên Ai Cập cũng không cho phép dùng kênh Suez và phải đi theo đường qua eo biển Gibraltar ra Ðại Tây Dương, vòng quanh Phi Châu sang Ấn Ðộ Dương đến Singapore rồi về Trung Quốc. Bảy thủy thủ trên tàu – 3 Nga, 3 Ukraine, 1 Philippines – trải qua nhiều gian nan như có lúc gặp gió mạnh sút dây kéo, tàu trôi dạt hơn ba ngày trên biển, cuối cùng các tàu kéo thuê của Hòa Lan đi với vận tốc trung bình 10 km/giờ trên hải trình dài 30,000 km trong 3 tháng đưa Varyag về tới quân cảng Ðại Liên tỉnh Liêu Ninh miền Bắc Trung Quốc. Chi phí để có được chiếc vỏ hàng không mẫu hạm vào khoảng hơn $30 triệu bao gồm $25 triệu trả cho Ukraine, $50,000 cho công ty tàu kéo Hòa Lan và $50,000 lộ phí.
Không phải một Casino
Tới đó người ta nhận ra rằng Trung Quốc không có ý định làm một sòng bài/khách sạn nổi như giải thích ban đầu. Sau ba năm neo ở bến cảng Ðại Liên, giữa năm 2005, Varyag được đưa lên ụ cạn. Mặc dầu dư luận có dự đoán và vệ tinh vẫn chụp hình, nhưng công việc tân trang chiếc tàu hoàn toàn được giữ bí mật, cho đến tháng 6 năm 2011 lần đầu tiên Tướng Trần Bỉnh Ðức, tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Trung Quốc mới chính thức xác nhận đã hoàn thành một chiếc hàng không mẫu hạm.
Chiếc tàu làm mới toàn bộ được hạ thủy sau đó và trong một năm từ tháng 8 năm 2011 đã chạy thử ra biển gần 10 lần. Ngày 25 tháng 9 năm 2012 chiếc hàng không mẫu hạm được chính thức giao cho Hải Quân Trung Quốc và đổi tên thành Liêu Ninh. Hai tháng sau, Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm cho máy bay chiến đấu J-15 cất cánh và hạ cánh trên sân bay của tàu.
Liêu Ninh nguyên thủy là một tuần dương hạm chở máy bay (theo quan niệm của Nga) thuộc thế hệ tàu Kuznetsov do Liên Xô chế tạo trong thập niên 1980 và đến nay vẫn là hàng không mẫu hạm duy nhất của Hải Quân Nga. Tàu có chiều dài 305 mét, chiều rộng 37 mét, lượng giãn nước 58,500 tấn, tầm hoạt động 6,000 km khi chạy với vận tốc tối đa 29 gút (hải lý/giờ hay 54 km/giờ) hoặc 13,000 km với vận tốc hải hành 18 gút.
Sau những công tác làm mới lại của Trung Quốc, chưa rõ những chi tiết về tính năng kỹ thuật và trang bị của tàu Liêu Ninh, nhưng được biết trọng tải tăng lên tới 67,500 tấn.
Ðể so sánh, 10 hàng không mẫu hạm hiện dịch của Hoa Kỳ thuộc hạng Nimitz có chiều dài 333 mét, trọng tải 100,000 tấn, vận tốc 30 gút thủy thủ đoàn 6,000 người, dùng năng lượng nguyên tử nên tầm hoạt động là vô giới hạn.
Thử nghiệm máy bay
Loại máy bay mà Trung Quốc mới thử nghiệm trên tàu Liêu Ninh là Shenjiang J-15 “Cá Mập Bay” do xí nghiệp hàng không Thẩm Dương chế tạo, được coi là sao bản chiếc máy bay chiến đấu Su-33 của Nga. Biện minh việc này, bản tin ngày 27 tháng 11 của Tân Hoa Xã viết: “Mặc dầu bề ngoài J-15 rất giống Su-33 nhưng lập luận vội vã ấy của truyền thông ngoại quốc là thiếu cơ sở và khó tính. Ðùng nên đánh giá thấp khả năng kỹ thuật quốc phòng của Trung Quốc. Trong lịch sử, nhân loại phải học hỏi lẫn nhau, mượn tư tưởng và kinh nghiệm của nhau để dùng những lợi thế ấy phát triển kỹ thuật riêng của mình. Quân đội Trung Quốc dựa rất nhiều vào các loại khí tài quân sự nhập cảng từ Nga, nhưng máy bay J-15 là kết quả của những nỗ lực riêng để phát triển về động cơ, phi cụ, bộ phận điện tử, hệ thống vũ khí và những cơ phận chủ yếu khác.”
Trung Quốc đã ký hợp đồng $2.5 tỷ với công ty xuất cảng vũ khí Nga để mua 50 chiếc Su-33, chiến đấu cơ chuyên dụng trên hàng không mẫu hạm. Nhưng hợp đồng này bị hủy bỏ khi hai bên không thỏa thuận về điều kiện giao hàng. Phía Nga nói rằng Trung Quốc muốn nhận được một chiếc đầu tiên rồi sau đó giao dần dần, nhưng Nga đòi hỏi chỉ giao luôn một lần khi đã sản xuất đủ vì sợ là Trung Quốc sẽ theo mẫu để tự chế tạo và tìm cách hủy hợp đồng.
Trung Quốc sau đó mua được của Ukraine một chiếc Su-33 chưa hoàn thành và dựa theo đó làm J-15, bay lần đầu năm 2009. Các hãng tin quốc tế nói J-15 dùng động cơ do Nga sản xuất, nhưng có thể chỉ trong giai đoạn đầu tiên, và Tân Hoa Xã khẳng định rằng J-15 hoàn toàn là sản phẩm của Trung Quốc.
Người ta không biết rõ những đặc tính kỹ thuật của J-15 nhưng căn cứ theo Su-33 thì máy bay này chắc chắn có một số những nhược điểm khi sử dụng. Hải Quân Nga đã quyết định thay thế Su-33 bằng MiG-29 và Hải Quân Ấn Ðộ cũng đã đặt mua MiG-29 thay vì Su-33 cho hàng không mẫu hạm của nước họ.
J-15 nặng khoảng 20 tấn khi cất cánh, sẽ không còn nhiều tải trọng để mang theo vũ khí. Tàu Liêu Ninh không trang bị hệ thống máy phóng như các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ mà dùng đường băng uốn cong lên như đường nhảy trong môn thể thao trượt tuyết (ski jump), theo kiểu của Nga và Anh. Vì vậy máy bay khi cất cánh chỉ nhờ vào sức đẩy của động cơ phản lực và nếu máy bay quá nặng sẽ không thể bay lên được.
Theo loan báo của Trung Quốc, J-15 là máy bay chiến đấu đa năng, nghĩa là vừa có khả năng không chiến chống máy bay địch vừa dùng làm máy bay oanh kích chống chiến hạm hay mục tiêu trên đất liền. Sẽ có nhiều hạn chế không thể cùng lúc mang đầy đủ hỏa tiễn bình phi C-602 chống chiến hạm, hỏa tiễn không-không và các loại bom đạn khác.
Chưa đủ giá trị quân sự
Ðiều duy nhất mà Trung Quốc có thể tự hào cho đến bây giờ là với tàu Liêu Ninh, Hải Quân Trung Quốc đứng vào hàng các quốc gia có hàng không mẫu hạm, tư tưởng được nuôi dưỡng từ thời Mao Trạch Ðông. Nhưng ngoài Hoa Kỳ đang có 10 siêu hàng không mẫu hạm nguyên tử hiện dịch, 9 quốc gia khác – Anh, Pháp, Nga, Ý, Ấn Ðộ, Tây Ban Nha, Brazil, Thái Lan, Trung Quốc – đều chỉ có một.
Một hàng không mẫu hạm chỉ có thể hoạt động trong một hải đội với nhiều chiến hạm hộ tống và tiếp liệu; ít nhất 2 năm nữa Trung Quốc mới có thể tổ chức đầy đủ một hải đội như thế chưa kể khả năng nhân sự để tác chiến.
Theo các nguồn tin quân sự quốc tế, Trung Quốc đang chuẩn bị đóng một hàng không mẫu hạm thứ nhì và nếu có sẽ chỉ bắt đầu hoạt động được vào năm 2015. Trong quan niệm về hải quân, giữa hai chủ trương phát triển hàng không mẫu hạm hay phát triển những chiến hạm nhỏ hơn và tàu ngầm, vẫn luôn luôn là đề tài tranh luận. Một hàng không mẫu hạm rất tốn kém về sản xuất, nhân sự, chi phí điều hành hoạt động. Nếu theo chủ trương phát triển hàng không mẫu hạm thì phải nhiều năm nữa, có thể là 2020, Trung Quốc mới có được ít nhất là 3 hàng không mẫu hạm để trở thành một lực lượng đủ giá trị chiến đấu.
Hàng không mẫu hạm là loại vũ khí dùng trong chiến tranh trên các đại dương, Những khu vực như Biển Ðông không phải là nơi để Trung Quốc đưa hàng không mẫu hạm đến sử dụng vì nếu cần tới không lực, có thể dùng máy bay đặt căn cứ trên lục địa. Hơn nữa hàng không mẫu hạm hoạt động gần đất liền sẽ rất nguy hiểm vì có thể dễ dàng tổn thất hay bị đánh đắm bởi hỏa tiễn, những chiến hạm nhỏ hay tàu ngầm. Cuối cùng, niềm tự hào của Trung Quốc về chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh đầu tiên, đồng thời cũng chính là sự hạn chế về khả năng sử dụng, vì nếu để mất chiếc tàu này sẽ là một tổn hại tâm lý quá nặng nề với họ. (HC)
Hà Tường Cát/Người Việt
Theo HNSG2015
Chính quyền nhân dân hay chính quyền lưu manh?
Nên chúng ta không cần phải giữ nó
Đuổi nó về sống trong hang Pắc Pó
Nơi đầu tiên quỷ đỏ hiện nguyên hình
Lê Dủ Chân (Danlambao)
– Sau khi cứop được chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim (1945) đảng
cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã lập ra một chính phủ tự
xưng là CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN. Vậy thì chính quyền nhân dân là gì?Công hàm 1958
Biếm họa Babui (Danlambao)
Ý tưởng về CLB Huynh Đệ Lầm Đường Lạc Lối
Nguyễn Chí Đức – “…Nếu
ai có nhu cầu cần giúp đỡ, chia sẻ những kinh nghiệm làm sao ra khỏi
ĐCSVN không bị hụt hẫng, bị gia đình – thân hữu ở cơ quan (ví dụ: quân
đội, công an, tuyên giáo) xa lánh thì hãy nhanh chóng liên lạc với tôi.
Nói một cách khác chúng ta “bắt sóng” để tìm đến nhau, cùng sinh hoạt
trong một mái ấm CLB “Bạn giúp Bạn” nhằm vượt qua những trắc trở trong cuộc sống phải đối mặt sau khi ra khỏi ĐCSVN và sự dằn vặt về tư tưởng bấy lâu nay hay những biểu hiện khó khăn khác…”
Kính gửi Ban Biên Tập các trang blog, website giúp đỡ nhân dân lầm than!
Xin quí độc giả xa gần thứ lỗi về câu chuyện cá nhân của tôi dưới đâyLinh mục Chân Tín
Huỳnh Ngọc Chênh – Tôi chưa hề được gặp ông một lần thế mà ông đã đi bên cạnh tôi suốt quảng đời niên thiếu cho đến khi trưởng thành.
Thư gửi Nguyễn Chí Đức
Nguyễn Ngọc Già (Dân Luận) - Khi biết Đức đưa ra “Ý tưởng về CLB Huynh Đệ Lầm Đường Lạc Lối”
[1], tôi rất vui, bởi tôi biết, việc dứt khoát chia tay ĐCSVN đã là
điều khó khăn tột cùng cho những ai là đảng viên, không những thế, Đức
đã đi xa hơn nhiều người là đảng viên, chỉ dừng lại việc ra khỏi đảng.
Tôi trân trọng điều đó.
Gia đình các thanh niên Công giáo kêu gọi dư luận quan tâm
Quỳnh Chi (RFA) - Gia đình một số thanh niên Công giáo bị bắt vừa viết chung một bản lên tiếng về phiên tòa mà họ cho là sắp diễn ra.
Gia đình của 8 trong số 12 thanh niên Công giáo chưa được xét xử viết
chung bản lên tiếng vào hôm 23 tháng 11 với mong muốn kêu gọi dư luận
quan tâm đến phiên tòa mà họ cho là sẽ diễn ra trong vòng thời gian từ
đây đến cuối năm. Bản lên tiếng được gởi cho các lãnh đạo tinh thần tôn
giáo, các tổ chức đấu tranh cho nhân quyền và các cơ quan truyền thông.Dưới chân tượng bác
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Phải công nhận nỗ lực “bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình” của nước CHXHCNVN đạt kết quả: tốt, làm đúng hướng. Nhiệm vụ ngăn chận bọn “tàu lạ” xâm chiếm biển đảo, cướp của giết người, bắt ngư dân Việt đưa về nước chúng làm con tin đòi tiền chuộc, hay ngăn chận “người quen” mang hàng hóa rác rưởi, thực phẩm độc hại và đủ thứ hằm bà lằng tai ương vào tràn ngập trên đất liền Tổ quốc… không quan trọng bằng ngăn chặn người Việt vào báo mạng lề Dân. Sau ngày phòi ra đời cái văn thư hỏa tốc cấm đọc báo “viết sai sự thật…” của nhà cách mạng thần đồng đi bụi từ tuổi 12 Ếch Xà Mâu, dân mạng vào Danlambao từ chỗ “hơi bị” khó trước đây, nay chuyển sang “bị” khó vì tường lửa của đồng chí X dựng tứ tung bốn phương tám hướng không chừa một phương. Nhưng “cái khó ló cái khôn”! Không lên mạng đọc DLB được, thì lão xuống phố “thăm dân cho biết sự tình” vậy.Trưởng công an xàm xỡ, gạ tình nữ sinh lớp 9
Trương Hồng (Dân Việt) – Không những nhắn tin gạ tình, ông Nguyễn Thanh Long – Trưởng Công an xã Tiên An, huyện Tiên Phước, Quảng Nam, còn có hành vi sàm sỡ với nữ sinh lớp 9 gây bức xúc dư luận.VietNam: Cửa sổ nhìn ra thế giới hải tặc
Cử tri hỏi Tổng bí thư về “bộ phận không nhỏ”
“…Trả lời câu hỏi này không đơn giản. Nói bộ phận không nhỏ suy thoái về tư tưởng, đạo đức là không sai, các nghị quyết của Đảng từ mấy nhiệm kỳ trước cũng đã nhận định rõ thực trạng đó, chỉ có điều một bộ phận không nhỏ đó bao nhiêu thì khó quá vì nó trừu tượng quá. “Nói về con người khó thế đấy, động đến lợi ích là va chạm, có thể chuyển từ phía này sang phía kia. Cũng như trên chùa, đâu phải ông Thiện là hoàn toàn mặt đỏ, ông Ác hoàn toàn mặt trắng. Nếu cả tập thể đấu tranh thì có thể giúp mặt tốt cùng tốt lên, giảm thiểu mặt xấu. Còn phân tích rạch ròi ra rất khó mà cũng không đúng” – Nguyễn Phú TrọngLoài chim đã thuần hóa (1)
Ông Bút (Danlambao) - Người ta tìm được một vài loài chim, chim két chẳng hạng, dạy cho nó nói được đôi lời ngắn ngủi. Gọi đó là chim khôn, thả ra khỏi lồng, nó không trở về bầu trời xanh, không trở về tổ cùng loài trên rừng, nó lẩn quẩn, quấn quýt bên chân người, được con người phong tặng chim khôn, tất nhiên thức ăn không thể thiếu, nơi ở được sơn phết lộng lẫy, suốt tháng ngày nó làm vui lòng người nuôi, trong vai trò chim cá kiểngNhà giáo ưu tú & nhà giáo hại dân
Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Mọi chức danh, cũng như nghề nghiệp – trong tiếng Việt – hễ cứ bắt đầu bằng chữ “nhà” là… có giá thấy rõ: nhà qúi tộc, nhà ngoại giao, nhà truyền giáo, nhà ngoại cảm, nhà bình luận, nhà thiên văn, nhà thám hiểm, nhà bác học, nhà nghiên cứu, nhà khảo cổ, nhà yêu nước, nhà chí sĩ, nhà cách mạng, nhà soạn kịch, nhà soạn nhạc, nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà giáo… Trong những “nhà” vừa kể (có lẽ) nhà giáo là giới gần gũi nhất, và được nhiều người tin tưởng nhất – trừ hai ông giáo Sầm Đức Xương và Nguyễn Thiện Nhân…Chủ tịch nước và Thủ tướng lại phớt lờ không thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư
Trương Duy Nhất - Chỉ thị cấm treo băng rôn khẩu hiệu chào mừng của Ban Bí thư trung ương đảng được thực hiện nghiêm túc một thời gian thì nay bắt đầu có xu hướng trở lại. Một số vị khi về thăm, làm việc với các địa phương, đơn vị, vẫn để họ ngang nhiên căng khẩu hiệu chào đón đỏ lòm trông rất chướng mắt, phản cảm.Thất thoát cả trăm nghìn tỷ đồng, sao chỉ một lời xin lỗi là xong?
Mạnh Đồng (ĐVO) - Bức xúc trước vấn nạn tham nhũng, cử tri Hà Nội đặt nhiều thắc mắc và kiến nghị với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hôm 1/12.Cảnh sát Miến Điện xin lỗi đã đàn áp biểu tình chống mỏ đồng Trung Quốc
Thụy My (RFI) - Hôm
nay 01/12/2012 cảnh sát Miến Điện đã xin lỗi những người chống đối lại
dự án một mỏ đồng của Trung Quốc, vì đã dùng vũ lực để giải tán biểu
tình làm cho nhiều người bị thương. Lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi
được Tổng thống cử lãnh đạo một ủy ban điều tra về vụ này, đồng thời ủy
ban cũng nghiên cứu xem có nên tiếp tục dự án hay không.
Cuộc đua về bét: Myanmar và Việt Nam đi ngược chiều nhau về vấn đề nhân quyền
Phil Robertson (Human Rights Watch) - Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới thăm Myanmar hồi tháng Tư năm 2010, ông khẳng định với các nhà lãnh đạo hàng đầu rằng Việt Nam ủng hộ “lộ trình” dân chủ hóa của quốc gia này. Sau đó, ông phát biểu từ ghế chủ tịch đoàn trong lễ bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh thường niên ASEAN lần thứ 16 tại Hà Nội rằng cuộc bầu cử sắp tới ở Myanmar cần diễn ra một cách “tự do và dân chủ, với sự tham gia của tất cả các đảng phái.” Lời phát biểu đó thật sự ấn tượng, nhất là từ miệng nhà lãnh đạo một chính phủ độc đảng, nơi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) được Hiến pháp quy định rõ vai trò “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội,” và chính quyền kiểm soát chặt chẽ mọi cuộc bầu cử.Trạng Quân sang Tàu thi vẽ
Thời gian gần đây Đỗ Trung Quân thất nghiệp vì bị đuổi ra khỏi báo
Sài Gòn Tiếp Thị, không biết làm gì bèn đi xin màu về vẽ vời. Đến nay
không biết thi- thành- họa- sĩ vẽ được bao nhiêu bức tranh rồi mà tiếng
đồn lan xa khắp hành tinh. Do vậy có bạn Pham H Nguyen ở tận Australia gởi về tặng cho Đỗ thi họa sĩ câu chuyện rất thú vị mà 300 năm sau hậu thế vẫn truyền tụng như sau
Theo Huỳnh Ngọc Chênh
Chuyển cổ kể lại, nhân tiện bác Quân khoe tài ký hoạ chân dung:
Hồi xưa ấy tình hình đất nước vô cùng bi đát, sâu và gián công khai nổi lên khắp nơi, vua thì nhân từ không dám giết sợ phạm tội sát sinh, sâu gián vì thế ăn phá càng tợn hơn, kinh tế suy sụp, bên ngoài thiên triều đã đưa tàu cảnh sát xuống biển Đông tuần tra rầm rộ theo đường lưỡi bò, tàu buôn, tàu dầu và tàu đánh cá Việt Nam vừa ra khỏi bờ liền bị chúng bắt giữ.
Triều đình ta hốt hoảng vì sự thật ngày càng lộ ra, không biết tìm cách nào để che giấu nhân dân thì bỗng dưng có chiếu từ thiên triều gởi xuống. Chiếu rằng: Nam triều gởi một họa sĩ qua Bắc Kinh để thi vẽ. Nếu họa sĩ ấy thắng được các họa sĩ thiên triều thì thiên triều sẽ rút lại đường lưỡi bò, trả lại biển Đông cho mà làm ăn, nếu thua thì thiên triều tiếp thu luôn miếng đất cong cong trên bờ biển.
Vua quan Nam triều họp ngay hội nghị trung ương, bàn thảo kỹ lưỡng, cuối cùng đưa ra nghị quyết là phải chọn người vẽ tệ nhất đi thi. Nghị quyết sáng suốt ấy ứng vào Trạng Quân là hậu duệ của Trạng Quỳnh, vẽ vời còn tay ngang mà nổ đã văng trời, làm sứ sang thiên triều thi vẽ.
Cử được trạng Quân đi thi, vua quan vui quá liền tổ chức tiệc ăn mừng vì phen nầy có mất hết biển Đông, mất luôn cả mãnh đất cong cong trên bờ vào tay thiên triều là danh chính ngôn thuận do trách nhiệm của Trạng Quân chứ không phải do triều đình ấm ớ như đồn đại.
Biết trạng Quân đã từng vẽ vời mà không chuyên, thiên triều triệu tập những chuyên gia hoạ sĩ giỏi nhất nước về thi với trạng. Trạng huênh hoang đồng ý ngay.
Hồi xưa ấy tình hình đất nước vô cùng bi đát, sâu và gián công khai nổi lên khắp nơi, vua thì nhân từ không dám giết sợ phạm tội sát sinh, sâu gián vì thế ăn phá càng tợn hơn, kinh tế suy sụp, bên ngoài thiên triều đã đưa tàu cảnh sát xuống biển Đông tuần tra rầm rộ theo đường lưỡi bò, tàu buôn, tàu dầu và tàu đánh cá Việt Nam vừa ra khỏi bờ liền bị chúng bắt giữ.
Triều đình ta hốt hoảng vì sự thật ngày càng lộ ra, không biết tìm cách nào để che giấu nhân dân thì bỗng dưng có chiếu từ thiên triều gởi xuống. Chiếu rằng: Nam triều gởi một họa sĩ qua Bắc Kinh để thi vẽ. Nếu họa sĩ ấy thắng được các họa sĩ thiên triều thì thiên triều sẽ rút lại đường lưỡi bò, trả lại biển Đông cho mà làm ăn, nếu thua thì thiên triều tiếp thu luôn miếng đất cong cong trên bờ biển.
Vua quan Nam triều họp ngay hội nghị trung ương, bàn thảo kỹ lưỡng, cuối cùng đưa ra nghị quyết là phải chọn người vẽ tệ nhất đi thi. Nghị quyết sáng suốt ấy ứng vào Trạng Quân là hậu duệ của Trạng Quỳnh, vẽ vời còn tay ngang mà nổ đã văng trời, làm sứ sang thiên triều thi vẽ.
Cử được trạng Quân đi thi, vua quan vui quá liền tổ chức tiệc ăn mừng vì phen nầy có mất hết biển Đông, mất luôn cả mãnh đất cong cong trên bờ vào tay thiên triều là danh chính ngôn thuận do trách nhiệm của Trạng Quân chứ không phải do triều đình ấm ớ như đồn đại.
Biết trạng Quân đã từng vẽ vời mà không chuyên, thiên triều triệu tập những chuyên gia hoạ sĩ giỏi nhất nước về thi với trạng. Trạng huênh hoang đồng ý ngay.
Người Tầu nhớ lại chuyện cũ họ thua cụ Trạng Quỳnh bởi mẹo vẽ 10 con
giun bằng mười ngón tay, nên họ ra điều kiện trong mười tiếng trống phải
vẽ được một ký hoạ chân dung, không được vẽ bất cứ thứ gì khác.
Trạng Quân thủng thẳng nói: Cụ Quỳnh nước tôi trong mười tiếng trống vẽ được 10 thứ, há gì hậu sinh không vẽ nổi một nửa số đó? 10 tiếng trống tôi sẽ vẽ được 5 ký hoạ chân dung!!!
Người Tầu ngạc nhiên lắm nhưng cũng cười thầm trong bụng, chắc phen này họ thắng to.
Một tiếng trống cất lên, toàn bộ thí sinh Tầu lao vào vẽ. Cũng giống như cụ Quỳnh, trạng Quân ta mang… thuốc ra châm hút, pha cà phê ngồi nhâm nhi, rồi mang mực ra mài...
Đến tiếng trống thứ mười trạng mới vọc cả mười ngón tay vào mực rồi quệt năm ngón tay sang trái, tay kia quệt cả sang phải và đem nộp bài.
Toàn bộ thí sinh Tầu không ai vẽ xong được một chân dung.
Một họa sĩ Tàu chống chế: Đấy là chân dung sâu chứ không phải người.
Trạng Quân đáp lại: Ở xứ tao, sâu không những là người mà còn là người làm quan lớn nữa.
Thiên triều tiu nghỉu. Vua quan Nam triều đang phè phỡn ăn nhậu, nhận được hung tin, phọt hết sơn hào hải vị ra ngoài, tất cả đều xì xuống như thị trường bất động sản cạn vốn.
Trạng Quân thủng thẳng nói: Cụ Quỳnh nước tôi trong mười tiếng trống vẽ được 10 thứ, há gì hậu sinh không vẽ nổi một nửa số đó? 10 tiếng trống tôi sẽ vẽ được 5 ký hoạ chân dung!!!
Người Tầu ngạc nhiên lắm nhưng cũng cười thầm trong bụng, chắc phen này họ thắng to.
Một tiếng trống cất lên, toàn bộ thí sinh Tầu lao vào vẽ. Cũng giống như cụ Quỳnh, trạng Quân ta mang… thuốc ra châm hút, pha cà phê ngồi nhâm nhi, rồi mang mực ra mài...
Đến tiếng trống thứ mười trạng mới vọc cả mười ngón tay vào mực rồi quệt năm ngón tay sang trái, tay kia quệt cả sang phải và đem nộp bài.
Toàn bộ thí sinh Tầu không ai vẽ xong được một chân dung.
Trạng Quân hiển nhiên thắng vì trạng bảo: "Tao ký hoạ chân dung đồng chí X. 10 vệt chéo là 5 đồng chí"
Một họa sĩ Tàu chống chế: Đấy là chân dung sâu chứ không phải người.
Trạng Quân đáp lại: Ở xứ tao, sâu không những là người mà còn là người làm quan lớn nữa.
Thiên triều tiu nghỉu. Vua quan Nam triều đang phè phỡn ăn nhậu, nhận được hung tin, phọt hết sơn hào hải vị ra ngoài, tất cả đều xì xuống như thị trường bất động sản cạn vốn.
Theo Huỳnh Ngọc Chênh
Giấc mơ ‘hàng không mẫu hạm’ của Trung Quốc
Chính quyền và truyền thông Trung Quốc đề cao tầm quan trọng của
chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên. Các giới lãnh đạo kể cả Chủ Tịch Hồ
Cẩm Ðào cùng những tướng lãnh cao cấp đều đã đến tham dự buổi lễ chính
thức chuyển giao tàu Liêu Ninh cho hải quân hôm 25 tháng 9. (Hình: Getty
Images via Xinhua)
BẮC KINH – Chiếc hàng không mẫu hạm Trung Quốc là chuyện dài thời sự đã được nói đến rất nhiều trong mấy năm gần đây.
Dư luận chê bai nói rằng nó chỉ là chiếc tàu cũ được tân trang với tất cả mọi sản phẩm đều sao chép, không có sáng tạo nguyên thủy của Trung Quốc. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng Trung Quốc đã tiến rất nhanh và có đủ khả năng phát triển thành cường quốc hàng đầu từ lãnh vực kinh tế đến quân sự. Ðiều ấy dẫn đến nhiều lo ngại và hoài nghi về kế hoạch phát triển nhanh chóng lực lượng hải quân, nằm trong ý đồ bành trướng của Trung Quốc.
Nhưng chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên này trong thực tế hoàn toàn chưa thể đóng góp được gì thêm cho sức mạnh của Hải Quân Trung Quốc, ít nhất là trong tương lai gần. Với trình độ kỹ thuật hải quân còn phôi thai và ấu trĩ, mẫu hạm này chưa đủ là mối đe dọa mới cho thế giới hay các quốc gia trong khu vực. Giá trị chính xác nhất của nó, một mặt là bước dọ dẫm thử nghiệm và huấn luyện, mặt khác là phương tiện tuyên truyền đánh vào tâm lý người trong cũng như ngoài nước.
Tuần lễ vừa qua máy bay chiến đấu Trung Quốc đã cất cánh và hạ cánh thành công trên sân bay của chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên mang tên là Liêu Ninh. Trung Quốc trước kia cũng đã từng mua lại hai hàng không mẫu hạm cũ của Nga và Australia, nhưng chỉ để nghiên cứu rồi sau đó dùng làm công viên giải trí, casino và khách sạn nổi phục vụ du lịch.
Từ một vỏ tàu phế thải
Nguyên thủy, hàng không mẫu hạm Liêu Ninh do Liên Xô chế tạo và hạ thủy năm 1988 với tên là Varyag. Nhưng các công tác trang bị phương tiện hoạt động và hệ thống vũ khí trên tàu chưa xong thì đã phải ngừng lại khi chế độ cộng sản sụp đổ. Sau đó Nga không tiếp tục hoàn thành chiếc tàu và chuyển giao cho Ukraine với lý do công xưởng đóng tàu nằm trên đất Ukraine khi còn là nước cộng hòa trong Liên Bang Xô Viết. Nhưng Ukraine cũng không có nhu cầu và ngân sách sử dụng nên chiếc tàu bị phế bỏ, gần hết trang bị máy móc được gỡ đi, còn lại hầu như chỉ có khung cùng vỏ tàu trơ trụi.
Năm 1998, Ukraine rao bán đấu giá cho nơi nào muốn mua làm sắt vụn và một công ty Trung Quốc đã mua được với dự án đem về làm một sòng bài/khách sạn nổi ở Macau.
Nhưng trong hơn hai năm, Varyag không ra khỏi được Hắc Hải vì Thổ Nhĩ Kỳ không chấp thuận cho kéo một chiếc tàu lớn như vậy qua eo biển Bosphore, có thể gây nguy hiểm cho chiếc cầu bắc ngang giữa hai phần của thành phố Istanbul. Sau những vận động tích cực kể cả hứa hẹn của Trung Quốc sẽ mở cửa cho du khách dễ dàng đến Thổ Nhĩ Kỳ, tới cuối năm 2001 chiếc tàu mới được phép kéo đi qua eo biển vào Ðịa Trung Hải.
Tuy nhiên Ai Cập cũng không cho phép dùng kênh Suez và phải đi theo đường qua eo biển Gibraltar ra Ðại Tây Dương, vòng quanh Phi Châu sang Ấn Ðộ Dương đến Singapore rồi về Trung Quốc. Bảy thủy thủ trên tàu – 3 Nga, 3 Ukraine, 1 Philippines – trải qua nhiều gian nan như có lúc gặp gió mạnh sút dây kéo, tàu trôi dạt hơn ba ngày trên biển, cuối cùng các tàu kéo thuê của Hòa Lan đi với vận tốc trung bình 10 km/giờ trên hải trình dài 30,000 km trong 3 tháng đưa Varyag về tới quân cảng Ðại Liên tỉnh Liêu Ninh miền Bắc Trung Quốc. Chi phí để có được chiếc vỏ hàng không mẫu hạm vào khoảng hơn $30 triệu bao gồm $25 triệu trả cho Ukraine, $50,000 cho công ty tàu kéo Hòa Lan và $50,000 lộ phí.
Không phải một Casino
Tới đó người ta nhận ra rằng Trung Quốc không có ý định làm một sòng bài/khách sạn nổi như giải thích ban đầu. Sau ba năm neo ở bến cảng Ðại Liên, giữa năm 2005, Varyag được đưa lên ụ cạn. Mặc dầu dư luận có dự đoán và vệ tinh vẫn chụp hình, nhưng công việc tân trang chiếc tàu hoàn toàn được giữ bí mật, cho đến tháng 6 năm 2011 lần đầu tiên Tướng Trần Bỉnh Ðức, tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Trung Quốc mới chính thức xác nhận đã hoàn thành một chiếc hàng không mẫu hạm.
Chiếc tàu làm mới toàn bộ được hạ thủy sau đó và trong một năm từ tháng 8 năm 2011 đã chạy thử ra biển gần 10 lần. Ngày 25 tháng 9 năm 2012 chiếc hàng không mẫu hạm được chính thức giao cho Hải Quân Trung Quốc và đổi tên thành Liêu Ninh. Hai tháng sau, Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm cho máy bay chiến đấu J-15 cất cánh và hạ cánh trên sân bay của tàu.
Liêu Ninh nguyên thủy là một tuần dương hạm chở máy bay (theo quan niệm của Nga) thuộc thế hệ tàu Kuznetsov do Liên Xô chế tạo trong thập niên 1980 và đến nay vẫn là hàng không mẫu hạm duy nhất của Hải Quân Nga. Tàu có chiều dài 305 mét, chiều rộng 37 mét, lượng giãn nước 58,500 tấn, tầm hoạt động 6,000 km khi chạy với vận tốc tối đa 29 gút (hải lý/giờ hay 54 km/giờ) hoặc 13,000 km với vận tốc hải hành 18 gút.
Sau những công tác làm mới lại của Trung Quốc, chưa rõ những chi tiết về tính năng kỹ thuật và trang bị của tàu Liêu Ninh, nhưng được biết trọng tải tăng lên tới 67,500 tấn.
Ðể so sánh, 10 hàng không mẫu hạm hiện dịch của Hoa Kỳ thuộc hạng Nimitz có chiều dài 333 mét, trọng tải 100,000 tấn, vận tốc 30 gút thủy thủ đoàn 6,000 người, dùng năng lượng nguyên tử nên tầm hoạt động là vô giới hạn.
Thử nghiệm máy bay
Loại máy bay mà Trung Quốc mới thử nghiệm trên tàu Liêu Ninh là Shenjiang J-15 “Cá Mập Bay” do xí nghiệp hàng không Thẩm Dương chế tạo, được coi là sao bản chiếc máy bay chiến đấu Su-33 của Nga. Biện minh việc này, bản tin ngày 27 tháng 11 của Tân Hoa Xã viết: “Mặc dầu bề ngoài J-15 rất giống Su-33 nhưng lập luận vội vã ấy của truyền thông ngoại quốc là thiếu cơ sở và khó tính. Ðùng nên đánh giá thấp khả năng kỹ thuật quốc phòng của Trung Quốc. Trong lịch sử, nhân loại phải học hỏi lẫn nhau, mượn tư tưởng và kinh nghiệm của nhau để dùng những lợi thế ấy phát triển kỹ thuật riêng của mình. Quân đội Trung Quốc dựa rất nhiều vào các loại khí tài quân sự nhập cảng từ Nga, nhưng máy bay J-15 là kết quả của những nỗ lực riêng để phát triển về động cơ, phi cụ, bộ phận điện tử, hệ thống vũ khí và những cơ phận chủ yếu khác.”
Trung Quốc đã ký hợp đồng $2.5 tỷ với công ty xuất cảng vũ khí Nga để mua 50 chiếc Su-33, chiến đấu cơ chuyên dụng trên hàng không mẫu hạm. Nhưng hợp đồng này bị hủy bỏ khi hai bên không thỏa thuận về điều kiện giao hàng. Phía Nga nói rằng Trung Quốc muốn nhận được một chiếc đầu tiên rồi sau đó giao dần dần, nhưng Nga đòi hỏi chỉ giao luôn một lần khi đã sản xuất đủ vì sợ là Trung Quốc sẽ theo mẫu để tự chế tạo và tìm cách hủy hợp đồng.
Trung Quốc sau đó mua được của Ukraine một chiếc Su-33 chưa hoàn thành và dựa theo đó làm J-15, bay lần đầu năm 2009. Các hãng tin quốc tế nói J-15 dùng động cơ do Nga sản xuất, nhưng có thể chỉ trong giai đoạn đầu tiên, và Tân Hoa Xã khẳng định rằng J-15 hoàn toàn là sản phẩm của Trung Quốc.
Người ta không biết rõ những đặc tính kỹ thuật của J-15 nhưng căn cứ theo Su-33 thì máy bay này chắc chắn có một số những nhược điểm khi sử dụng. Hải Quân Nga đã quyết định thay thế Su-33 bằng MiG-29 và Hải Quân Ấn Ðộ cũng đã đặt mua MiG-29 thay vì Su-33 cho hàng không mẫu hạm của nước họ.
J-15 nặng khoảng 20 tấn khi cất cánh, sẽ không còn nhiều tải trọng để mang theo vũ khí. Tàu Liêu Ninh không trang bị hệ thống máy phóng như các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ mà dùng đường băng uốn cong lên như đường nhảy trong môn thể thao trượt tuyết (ski jump), theo kiểu của Nga và Anh. Vì vậy máy bay khi cất cánh chỉ nhờ vào sức đẩy của động cơ phản lực và nếu máy bay quá nặng sẽ không thể bay lên được.
Theo loan báo của Trung Quốc, J-15 là máy bay chiến đấu đa năng, nghĩa là vừa có khả năng không chiến chống máy bay địch vừa dùng làm máy bay oanh kích chống chiến hạm hay mục tiêu trên đất liền. Sẽ có nhiều hạn chế không thể cùng lúc mang đầy đủ hỏa tiễn bình phi C-602 chống chiến hạm, hỏa tiễn không-không và các loại bom đạn khác.
Chưa đủ giá trị quân sự
Ðiều duy nhất mà Trung Quốc có thể tự hào cho đến bây giờ là với tàu Liêu Ninh, Hải Quân Trung Quốc đứng vào hàng các quốc gia có hàng không mẫu hạm, tư tưởng được nuôi dưỡng từ thời Mao Trạch Ðông. Nhưng ngoài Hoa Kỳ đang có 10 siêu hàng không mẫu hạm nguyên tử hiện dịch, 9 quốc gia khác – Anh, Pháp, Nga, Ý, Ấn Ðộ, Tây Ban Nha, Brazil, Thái Lan, Trung Quốc – đều chỉ có một.
Một hàng không mẫu hạm chỉ có thể hoạt động trong một hải đội với nhiều chiến hạm hộ tống và tiếp liệu; ít nhất 2 năm nữa Trung Quốc mới có thể tổ chức đầy đủ một hải đội như thế chưa kể khả năng nhân sự để tác chiến.
Theo các nguồn tin quân sự quốc tế, Trung Quốc đang chuẩn bị đóng một hàng không mẫu hạm thứ nhì và nếu có sẽ chỉ bắt đầu hoạt động được vào năm 2015. Trong quan niệm về hải quân, giữa hai chủ trương phát triển hàng không mẫu hạm hay phát triển những chiến hạm nhỏ hơn và tàu ngầm, vẫn luôn luôn là đề tài tranh luận. Một hàng không mẫu hạm rất tốn kém về sản xuất, nhân sự, chi phí điều hành hoạt động. Nếu theo chủ trương phát triển hàng không mẫu hạm thì phải nhiều năm nữa, có thể là 2020, Trung Quốc mới có được ít nhất là 3 hàng không mẫu hạm để trở thành một lực lượng đủ giá trị chiến đấu.
Hàng không mẫu hạm là loại vũ khí dùng trong chiến tranh trên các đại dương, Những khu vực như Biển Ðông không phải là nơi để Trung Quốc đưa hàng không mẫu hạm đến sử dụng vì nếu cần tới không lực, có thể dùng máy bay đặt căn cứ trên lục địa. Hơn nữa hàng không mẫu hạm hoạt động gần đất liền sẽ rất nguy hiểm vì có thể dễ dàng tổn thất hay bị đánh đắm bởi hỏa tiễn, những chiến hạm nhỏ hay tàu ngầm. Cuối cùng, niềm tự hào của Trung Quốc về chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh đầu tiên, đồng thời cũng chính là sự hạn chế về khả năng sử dụng, vì nếu để mất chiếc tàu này sẽ là một tổn hại tâm lý quá nặng nề với họ. (HC)
Hà Tường Cát/Người Việt
Theo HNSG2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét