CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT - Cứu 10 ngư dân gặp nạn ở Hoàng Sa (TP). – Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng cứu tàu cá cùng 10 ngư dân gặp nạn (Infonet). – Vùng trũng an ninh dưới “lát cắt” chiến lược (QĐND).
- TQ chỉ trích Nhật tìm sự ủng hộ quốc tế về Điếu Ngư (TTXVN). – Nhật vận động thế giới, Trung Quốc lộ tên lửa khủng (PN Today). – Noda: ‘Trọng trách mới cho hải quân’ (BBC).
- Biển Đông đẩy Hoa Kỳ và Trung Quốc đến bờ chiến tranh lạnh ? (RFI). - Hải quân Mỹ sẽ trở lại căn cứ Subic (LĐ).
- Máy bay Trung Quốc luyện hạ cánh trên tàu sân bay (TTXVN). - Tại sao Trung Quốc học cách xây dựng căn cứ không quân của Pakistan? (GDVN).
<= Photo: Facebooker Bèo Bọt. – Vài dòng nghĩ vội khi nhận được tin Paulus Lê Sơn, thằng em trong tù (J.B. Nguyễn Hữu Vinh). “Cái lối cứ nhét tội vào mồm người khác, gán ghép tội rồi kết tội một cách tự nhiên không cần tòa án, vẫn là cách làm xưa nay của báo chí cộng sản chỉ nhằm mục đích tuyên truyền bịp bợm”. – Dân biểu Mỹ kêu gọi bà Clinton can thiệp cho nhà hoạt động Nguyễn Quốc Quân (VOA).
- Thỉnh nguyện thư gởi LHQ về 3 nhà hoạt động công đoàn Việt Nam (VOA). – “VN cần trả tự do cho những nhà hoạt động về quyền của NLĐ” (RFA).
- Việt Nam : Bế mạc Hội nghị Trung ương 6, không kỷ luật ai (RFI). – CUỘC CÁCH MẠNG MINH BẠCH VÀ “THẾ LỰC DƠI” (Nguyễn Trọng Tạo). – Bộ phim 3D đầu tiên của VN (Bùi Văn Bồng). - Màn kịch chế độ (DLB). – Áp vong bác Lú (DLB). – 175 VỊ VÀ 90 TRIỆU DÂN (Huỳnh Ngọc Chênh).- VIỆT NAM KHÔNG CÓ “THẾ HỆ VỨT ĐI” (FB Nguyễn Ngọc Long).
Blogger Osin bình luận trên FB: “Như tôi đã nói, ông Nguyễn Tấn Dũng ở lại không phải vì ông ấy mạnh mà vì ông ấy đầy tì vết để các thế lực giữ làm con tin, thả con tin rồi đâu còn cái để mà nắm, để mà chi phối quyền lực. Trung ương mà đủ đa số phiếu kỷ luật ông Dũng thì té ra chỉ có vài con sâu chứ đâu phải là ‘một bầy sâu’.”
- Tổng Bí thư ‘nghẹn ngào‘ nhận lỗi (BBC). “Giọng người đứng đầu Đảng trở nên nghẹn ngào khi nói: ‘Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp hành Trung ương về những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, những suy thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên như Nghị quyết Trung ương 4 đã nêu’.”
- TBT MẾU MÁO VỀ KHUYẾT ĐIỂM CỦA BBT, BCT VÀ CỦA 1 UVBCT; BCHTW ĐỘNG LÒNG NHẤT TRÍ ” Ù XỌE “ (Phạm Viết Đào). Phúc Lộc Thọ: “Đề nghị tiểu ban soạn thảo văn kiện làm rõ nghĩa ý kiến sau đây của TBT: ‘yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá’… cái gì, chống phá ai ? Các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá Đảng hay chống phá… khuyết điểm của các đồng chí vi phạm khuyết điểm ?!”
- Kết quả thăm dò về 5 chiếc ghế bỏ trống (Hiệu Minh). “Xin Tổng Bí thư NPT yên tâm, nếu ĐCS thực sự trong sạch và vững mạnh thì không có thế lực thù địch nào có thể xuyên tạc và chống phá”. – Vũ điệu của Đảng – Trung ương Đảng thôi họp để tính tiếp (BBC). “…dù họp nội bộ căng thẳng, Đảng vẫn phải nêu ra ‘các thế lực thù địch, phá hoại’ làm lý do để nêu cao ‘tình đồng chí’ trong vụ đề nghị xử lý kỷ luật nội bộ đã nêu chức danh, chỉ thiếu nêu tên của một ủy viên Bộ Chính trị”. Vậy là thế lực thù địch đã chui vào trong Bộ Chính trị? Thôi chết rồi!
- “Một đồng chí” là đồng chí nào? (Nguyễn Tường Thụy). – Bế mạc Hội nghị TƯ6, Bộ Chính trị xin kỷ luật Thủ tướng nhưng Trung ương không cho (Cầu Nhật Tân). – Thủ tướng Việt Nam thoát khỏi sự trừng phạt của Đảng nhưng không tránh khỏi sự trừng phạt của dân (AFP/ Thụy My). – Vietnam PM escapes punishment despite censure (AFP). Thủ tướng nhín chút thì giờ, ghé thăm các trang mạng xã hội như Facebook, WordPress, Blogspot… xem phản ứng của cư dân mạng đối với việc “ở lại” của thủ tướng ra sao, thủ tướng sẽ hiểu thêm “tình cảm” của người dân dành cho thủ tướng như thế nào, qua đó thủ tướng có thể nghĩ tới quyết định, liệu có nên “từ chức” hay không?
- Ai có thể cản nổi bánh xe lịch sử? (DĐKTVN). “Theo tin còn nội bộ hơn cấp nội bộ, thì ông Dũng tâm sự rằng ông không ngại từ chức, nhưng vào lúc này có hơi sớm, vì ông không muốn bị cho là kẻ thất bại. Ông muốn có thêm vài tháng để nền KT lên lại 1 chút, sau Tết, rồi mới từ chức trong danh dự”.
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: bất ngờ và không bất ngờ (RFA). “Tôi cũng nhận được nhiều tin nhắn từ các đảng viên trên 40 năm tuổi Đảng đều nói là bất ngờ, hụt hẫng, thất vọng, báo hiệu một nguy cơ. Điều đó cũng nói lên một điều gì đó chứ không phải là điều gì rất nhẹ nhàng mà phóng viên vừa hỏi”.
- Phỏng vấn ông Ksor Phước, Ủy viên TW Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc: Ủy viên TƯ Đảng nhận xét sau Hội nghị 6 (BBC).
- Còn đây là báo “lề phải”: Hội nghị BCH TW Đảng: Tạo khí thế mới, niềm tin mới (TTXVN). – Dựa vào nhân dân để làm trong sạch Đảng (VOV). – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: Kiểm điểm phê bình với tinh thần cương quyết hơn, tập trung hơn, sâu sắc hơn và có trọng tâm trọng điểm (KTĐT).
- ENTRY NÔN MỬA (Mai Xuân Dũng). Cần gấp 1 số thiện nguyện viên giúp dọn dẹp trên các mạng XH như Facebook, Twitter, Blogspot… mà các blogger đã phóng uế kể từ khi nghe bài diễn văn của TBT tối qua. Các thiện nguyện viên nhớ mang theo nhiều khẩu trang và găng tay.
<- KHÔNG “ĐÁNH NHAU” ĐÂU, ĐÙA TÝ ẤY MÀ! (Mai Thanh Hải). – Trần Kinh Nghị: Trung ương thật sáng suốt như cái “tự do”! – Quyết định của Bộ Chính trị bị cho là vội vàng và chưa toàn diện (Cầu Nhật Tân). - Và đàn dê lại qua cầu (J.B. Nguyễn Hữu Vinh). – Bức tranh ảm đạm sau Hội nghị Trung ương (Cầu Nhật Tân). – Mất nước: khi quyền lực chính trị không thuộc về nhân dân (Đông A).
- Trần Tích Đức – Cái dân cần ở đảng (Dân Luận). “Mọi quan hệ của dân với đảng, hiện chỉ còn là sự sợ hãi và coi thường. Sợ hãi là sợ cái liều lĩnh, cái vô đạo luật của các cơ quan công quyền khi hành sự với dân. Coi thường là coi ở sự dối trá, lừa đảo nói một đằng làm một nẻo, mồm thì cộng sản nhưng đầu não lại luôn tư bản. Khi bản thân đã có được quyền lực trong tay là nghĩ ngay đến cái sự xoay sở vơ vét tiền của dân, của nước cho cá nhân, cho gia đình. Là người lãnh đạo mà đã lừa dối cả chính mình, thì lấy đâu ra được thật với dân với nước”.
- 1308. Phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị TƯ 6 (VNN). – Thông báo Hội nghị Trung ương 6 (VNN). “Chủ động xây dựng mạng xã hội theo định hướng của Ðảng và Nhà nước ta; xây dựng đội ngũ cán bộ đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái trên mạng …”. Tiếp thu gợi ý của BS trước đây? - Bế mạc Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (TN).
- Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận thất bại chống tham nhũng (VOA). Đâu rồi lời nói của thủ tướng: “Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay”.
- CHUYỆN GIẢI SẦU (Sơn Thi Thư). “Nếu mà chặt chém hết/ Bầu kịp sao bây giờ ?/ Nghiêm là rút kinh nghiệm/ Mới có người làm cho!” – Vẫn tự hào… (Lê Khả Sỹ).
- TS Lê Văn Hảo, Viện Tâm lý học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam: Khi tin đồn tìm ta trú ngụ (SVVN).
- RFA: Một số cán bộ ở Tiên Lãng được phục chức, còn anh em trong gia đình anh Đoàn Văn Vươn thì vẫn ngồi tù. Đó là tính “ưu việt” của chế độ ta! – Vụ Đoàn Văn Vươn: ‘Kết quả phũ phàng’ (BBC). – Đừng thất vọng, thủ tướng đã trở lại và lợi hại (hay ăn hại/ phá hoại?) hơn xưa. Chẳng biết làm gì hơn, thôi thì các chị hãy tiếp tục Kỳ vọng ở Thủ tướng’! – Ngoài ra còn có ông Pha, phó Chủ tịch MTTQ nữa nè: Mặt trận không bao giờ “cúp máy” trước nhân dân (Đào Tuấn).
- Ở dưới đáy có gì? (BoxitVN). “Bây giờ là gần tới đáy rồi. Ở dưới đáy có gì? Ở dưới đáy có những cơ hội bị vuột khỏi tay, vì không bao giờ đủ Trí Tuệ nắm bắt những cơ hội vàng nhưng bao giờ cũng ngạo mạn vỗ ngực Trí Tuệ ta đây… Ở dưới đáy có hàng triệu nông dân quanh năm suốt tháng đội đơn đi khiếu oan vì mất đất, mất cả đến phần mộ tổ tiên, đánh đường ra tận Hà Nội nằm vạ vật nơi đầu đường xó chợ để chờ được ‘ông chủ’ tiếp…”
- Trung thực với dân (TN). – Đập thủy điện vỡ và những lời nói dối (SGTT/ Mạnh Quân). – Vỡ đập thủy điện Đakrông 3: Chủ đầu tư chịu mọi trách nhiệm (NLĐ). - Dân lại kêu vì thủy điện tích nước (TP).
- Hà Văn Thịnh viết về bài viết kỳ thị dân xứ Nghệ mà báo Kiến Thức đã đăng: BÁO KIẾN THỨC NGU NGỐC VÀ TỞM LỢM (Nguyễn Trọng Tạo).
- Hiệp sĩ đường phố trong xã hội VN (RFA).
- Chuyện sở hữu thú quý hiếm của đại gia Việt (RFA).
- Không nên “trói buộc” báo chí (NNVN). – Truy vấn nguồn tin là trói tay báo chí (DV). - Bảo vệ nguồn tin là đạo lý của nhà báo (TP). – DỰ THẢO LUẬT PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG (SỬA ĐỔI): Còn ai dám cung cấp thông tin cho báo chí? (NLĐ).
- Lại viết tiếp về “thảm họa đạo văn”: Chúng tôi chỉ nói sự thật (PNTP). – Ba loại nhà văn (pro&contra).
- Phạt tù người sử dụng bằng giả là cấp thiết và đúng luật (Infonet).
- Minh Diện: HOÀNG QUANG THUẬN XUẤT CHIÊU “ÔNG PHẬT SỐNG” (Bùi Văn Bồng). “Trước mặt Tăng Minh Phụng, Hoàng Quang Thuận hứa sẽ đưa tôi đến gặp ‘ông Phật sống’ để kêu oan cho Tăng Minh Phụng. Nhưng khi ra Hà Nội, Thuận dặn tôi không được nói là luật sư của Tăng Minh Phụng… Ông mời tôi uống nước trà, không hỏi gì nữa, khoảng ba bốn phút, Hoàng Quang Thuận vội vã rối rít chào ‘ông Phật’ rồi kéo tôi ra về”. Nhà “thơ thần” hụt giải Nô-way! =>
- Khẩn cấp khai quật cổ vật (TP). – Công an, biên phòng vào cuộc vụ tranh cướp cổ vật (Tin tức). – Ném đá cảnh sát vì nghĩ ‘kho cổ vật’ giá 120 tỷ đồng (VNE). – Khởi tố hình sự vụ xô xát khai thác cổ vật (TT).
- Nhà máy Dung Quất: “Không có chuyện tạm dừng hoạt động” (TT). - Sự cố ở nhà máy lọc dầu Dung Quất: vẫn trong tầm kiểm soát (TP). - Nhà máy lọc dầu Dung Quất xuất ra thị trường 13 triệu tấn sản phẩm (PLTP).
- Lãnh đạo tỉnh thành và chuyện cải cách (VnEco).
- Hà Nội: Cán bộ tổ chức đám cưới xa hoa sẽ bị xem xét thi đua (CAND).
- Lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc: Tham bát, bỏ mâm (PN).
- Phát hiện vụ ăn cắp xăng dầu quy mô lớn ở TP.Hạ Long (TN).
- Công văn vận tốc… rùa (DV).
- Nên nhân rộng CLB “hiệp sĩ” (NLĐ).
- Cách hành xử “lạ” của UBND thị trấn Cầu Diễn (HNM).
- Cán bộ phường ẩu đả ‘vì tranh cãi luật cầu lông’ “chứ không phải do đánh bạc” (VNE).
- Campuchia phê chuẩn Hiệp định ASEAN miễn thị thực (TTXVN).
- Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Anh (TN).
<= Tượng Lenin bị kéo đổ hôm 14/10 tại thủ đô Mông Cổ. - Vì sao Mông Cổ bỏ tượng Lenin (BBC). “Câu trả lời có thể tìm thấy trong tinh thần dân tộc của người Mông Cổ, quốc gia chỉ có 2,8 triệu dân nhưng ngay từ khi bỏ chủ nghĩa cộng sản cũng đã không rơi vào quỹ đạo Trung Quốc mà tìm cách cân bằng các mối quan hệ quốc tế”.
- Cựu Quốc vương Sihanouk qua đời ở Bắc Kinh (RFA). - Lãnh đạo VN chia buồn cựu Quốc vương Campuchia qua đời (PLTP). – Cựu hoàng Cam Bốt Norodom Sihanouk qua đời tại Bắc Kinh (RFI). – Campuchia thương tiếc cựu Quốc vương Norodom Sihanouk (VOA). – Dân chúng Cam Bôt tiếc thương Vua Cha Sihanouk (RFI). – Thân thế cố Quốc vương Norodom Sihanouk (BBC). - Di sản vui buồn của cựu Quốc vương Campuchia Sihanouk (VOA). – Campuchia sẽ quàn thi hài cựu quốc vương ba tháng (VNE). – Trung Quốc và cựu vương Sihanouk, một liên minh đặc biệt và lâu đời (RFI). – TQ tưởng niệm cựu hoàng Campuchia, đồng minh quan trọng của Bắc Kinh (VOA).
- Nguyễn Hưng Quốc: Tính chính trị của giải Nobel văn chương (VOA). – LÀM SAO MÀ TRÁCH MẠC NGÔN ĐƯỢC? (Nguyễn Văn Thiện).
- Vụ Bạc Hy Lai : Thanh toán di sản để lại của Mao ? (RFI). - Vợ cũ ông Bạc Hy Lai kể chuyện tình xưa (LĐ).
- Tự thiêu: Đề tài gây tranh cãi trong cộng đồng Phật giáo (VOA).
- Trung Quốc họp Hội nghị Ủy viên trưởng lần thứ 90 (VOV). - Con dao hai lưỡi từ chính sách ngoại giao-kinh tế (PLTP). - Trung – Ấn: ‘Bệnh tưởng Malacca’ và ‘thế tiến thoái lưỡng nan Hormuz’ (TVN).
- Tập đoàn của Trung Quốc mua một trang trại lớn ở Australia (VOA).
- Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc nhận lỗi thiếu cảnh giác (RFI).
- Huỳnh Văn Úc: Ngày sinh nhật của Putin (VCV).
KINH TẾ
- Kinh tế Việt Nam 2012-2013: Cơ hội xoay chuyển tình thế? (Tia sáng). – ‘Không lường trước được giá cả tăng’ (BBC).
- Có nên tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ 2013? (VnEco). – “Tổ chức tín dụng đang yếu thế“? (PLVN). - Lại ‘phá rào’ huy động lãi xuất vượt trần (TP).
- Phát hành trái phiếu hay chứng chỉ? (TP).
- “Cuộc chơi” cuối cùng của vàng (VnEco). - Giá vàng SJC giảm 290.000 đồng/lượng (TN).
- Lập Tổ “đặc nhiệm” điều tra các vụ chuyển nhượng vốn bí ẩn (PLVN).
- Lừa đảo, trốn thuế qua internet. Bài 1: Bát nháo thế giới mạng (SGGP). - Bức xúc việc bỏ ân hạn thuế (TN).
- Mất tiền tỉ cho bảo lãnh thuế nhập khẩu (TBKTSG).
- Hàng tỷ USD vốn giá rẻ chờ DN Việt Nam (VEF).
- “Phá băng” bất động sản (TN).
- Nhân rộng mô hình thanh niên làm kinh tế (TN). - Người trưởng thôn trẻ làm kinh tế giỏi (VOV).
- Trồng sắn ethanol: Sự đổ vỡ được báo trước (DV).
- Vì sao đồng NDT tăng giá? (Tin tức).
- Khủng hoảng tài chính châu Âu, trọng tâm cuộc họp tại Bangkok (RFI).
- Thương vụ 20 tỷ đôla của một công ty Nhật được công bố (VOA).
- Hai người Mỹ đoạt giải Nobel Kinh tế 2012 (VOA). – Nobel Kinh tế 2012 về tay hai chuyên gia Mỹ (RFI).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 86) (Nhật Tuấn).
- Trần Áng Sơn: NGUYỄN THỊ VINH, MỘT TÂM HỒN TỔN THƯƠNG VIẾT RA VĂN ĐÔN HẬU (Nguyễn Trọng Tạo).
- HÉ LỘ TÁC GIẢ BÀI THƠ “KHÔNG ĐI KHÔNG BIẾT ĐỒ SƠN…” (Văn chương +).
- Về chất lượng của cuộc Hội thảo khoa học Nhà cách mạng Châu Văn Liêm: Nói trật lất về những vấn đề đã được kết luận (PN).
<= Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng. – Phan Cẩm Thượng: Chả nhẽ không ai thấy ngượng? (PN Today).
- Phạm Toàn: Nguyễn Xuân Khánh – Người lặng lẽ vần từng viên đá (Tia sáng).
- Nghe nhạc Nguyễn Văn Đông – Trần Thiện Thanh (Người Buôn Gió).
- Phỏng vấn GS Nguyễn Văn Huy: Làm sao để Bảo tàng hút khách? (TQ).
- Khánh thành nhà lưu niệm Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi (TN).
- Đền Mẫu, chùa Vàng ở Tam Đảo (TT).
- Nhà Phật không cấm việc dùng trứng gà khi ăn chay (Bee).
- Trúc Lâm Đại sỹ xuất sơn chi đồ (Trannhantong.net).
- Giải mã bí ẩn cây tiền chôn dưới mộ cổ (Bee).
- Hoàng Anh Tuấn giành HCV: Không thể “khoán trắng” (Bee).
- 19h00 tối nay, Việt Nam-Indonesia: Thắp lửa đường dài! (Bóng Đá). - VN không “giữ vốn” trước Indonesia (TP). - Giao hữu Việt Nam – Indonesia: Căng như đá thật (PLTP).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Nguyễn Xuân Xanh: Bạn sinh ra không phải để bò… (Hữu Nguyên).
- Đi tìm chìa khóa cho giáo dục (TT).
- Không để HSSV nào phải bỏ học vì khó khăn về tài chính (GD&TĐ). - Giãn thu học phí của sinh viên nghèo (TN). – Các em bị thúc ép đóng học phí, hãy phản ánh với Bộ! (VTC).
- Không thể biến trường công thành trường tư (PLTP).
- Xóa mù ở làng điểm chỉ (VTV). - Khai giảng hơn 1 tháng, học sinh vẫn chưa đến lớp (PLVN).
- Chỉ 43% bếp ăn trường mầm non ở Hà Nội đạt tiêu chuẩn (SK&ĐS).
- Đu dây qua sông đi học mùa lũ (SGTT).
- Loạn học viện (TN).
- ‘Nghề giáo có hậu’ (VNN).
- Nút thắt cơ chế (Tia sáng). “Nói tới các phòng thí nghiệm do Nhà nước đầu tư, người ta ít nhiều thường có sự lo ngại, nghĩ đến hiệu quả đầu tư vì sợ trang thiết bị mua về rồi ‘đắp chiếu’ để đấy”.
- Tàu vũ trụ con thoi tới nơi về hưu ở Los Angeles (TTXVN). =>
- Hỏi đáp Y học: Ung thư tế bào lâm ba (VOA).
- Bác sĩ ngoại quốc bị phàn nàn nhiều hơn bác sĩ nội địa? (Nguyễn Văn Tuấn).
- Felix Baumgartner : người đầu tiên vượt bức tường âm thanh (RFI). – Felix Baumgartner trở thành người đầu tiên vượt tốc độ âm thanh (VOA).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Liệu có sự phân biệt giàu – nghèo trong khám chữa bệnh? (Tin tức). – Rùng mình thuốc kém chất lượng (SGGP).
- Khám bệnh trong… container (TP).
- Chủ xưởng may đen Việt Nam bị bắt giữ tại ngoại ô Matxcơva (TNNN).
- “Hai ngón” trên xe buýt (NLĐ).
- Nữ trùm ma túy định hối lộ hơn 3 tỷ đồng (TP).
- Xôn xao chà bông cóc tẩm hóa chất gây độc hại (NĐT). – Bất ngờ bò viên (NLĐ). “Nguyên liệu chỉ là thịt bò vụn, mỡ heo và cả mỡ cá cộng hàng chục loại phụ gia, hóa chất độc hại”.
<= Cụ Hoan bên gia đình người con nuôi. – Triết lý của người ’gàn’ bỏ phố ra biển Hồ cứu người (PN Today).
- Cụ bà xem tướng số bằng ngoại ngữ kiếm tiền nuôi cháu (NĐT).
- Hai ‘nghề lạ’ hốt bạc trên đường Pháp Vân – Cầu Giẽ (Tin tức).
- Phố Hàn Quốc, Đài Loan giữa làng quê (Bee).
- Chưa đến đã sợ “cướp Sài Gòn” (VNN).
- Thần dược gây nghiện mua dễ như rau (TP).
- Nhà vệ sinh công cộng: Nhiều nơi bị biến tướng, bỏ hoang (KTĐT).
- TP.HCM: Không mưa, phố cũng thành sông (KP).
- Lâm tặc lại chặt trộm sưa (TP).
- Tận mắt xem ‘tát hổ, nhổ râu hùm’ (VNN).
- Cá sấu xổng chuồng: Từng cảnh báo nhiều nhưng vẫn quá lơ là… (CAND). – Đã bắt được 73 con cá sấu sổng chuồng (KP).
- Ea Sô trước áp lực “ăn rừng” (Thanh tra). – Quảng Bình: Thêm một cây gỗ huê cổ thụ bị chặt hạ (Thanh tra).
- Những bức ảnh về tình mẫu tử làm người xem bật khóc (VNN).
- Bàn giao nạn nhân đắm tàu ở Bạch Long Vĩ cho TQ (TTXVN).
QUỐC TẾ
- EU áp đặt biện pháp trừng phạt mới với Syria và Iran (TTXVN). - Hỗn loạn vũ khí tuồn vào Syria (TN). – Vũ khí viện trợ cho phe nổi dậy ở Syria rơi vào tay hồi giáo cực đoan (RFI). – “Phần lớn vũ khí đưa lậu vào tay phiến quân Syria” (TTXVN). – Syria đóng cửa không phận đối với máy bay Thổ Nhĩ Kỳ (PNTP). – Ðặc sứ LHQ nhờ Iran giúp thực hiện cuộc ngưng bắn ở Syria (VOA).
- EU gia tăng chế tài Iran (VOA). – Châu Âu tăng cường biện pháp trừng phạt Iran (RFI). – Báo nước ngoài: Israel và Mỹ chuẩn bị tấn công Iran (Tin tức).
- Bầu cử Mỹ: Vai trò của Đại Cử Tri Đoàn (VOA). – Ông Obama, Romney chuẩn bị tranh luận lần hai (VOA). - Ông Obama quyết phản công (ANTĐ).
- Vương quốc Bỉ bầu cử địa phương, phe chủ trương ly khai thắng lớn (RFI).
- Nga: Bầu cử địa phương khẳng định vị thế của ông Putin (VOA).
- Manila ký hòa ước lịch sử với Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (RFI). – Chính phủ Philippines, phiến quân ký thỏa hiệp hòa bình sơ bộ (VOA). - Ký kết thỏa thuận hòa bình lịch sử ở Philippines (PLTP).
– Miến Điện không cho Tổ chức Hợp tác Hồi giáo OCI mở văn phòng đại diện (RFI). – Miến Điện đảo ngược thoả thuận với Tổ chức Hồi Giáo (VOA). =>
- Các nhà lập pháp Libya chọn Thủ tướng lâm thời mới (VOA). - Có 120 tù nhân vượt ngục ở thủ đô Tripoli của Libya (TTXVN).
- Ai Cập: Bán đảo Sinai được đặt trong tình trạng báo động cao (VOV).
- Australia, Ấn Ðộ sẽ thảo luận việc hợp tác hạt nhân dân sự (VOA).
- NATO sẽ huấn luyện lực lượng an ninh Afghanistan (TTXVN).
- Nga: Bảo vệ biên giới phía nam bằng tên lửa mạnh nhất (VnM).
- Afghanistan thiêu hủy hơn 24 tấn ma túy (VOA).
- Thiếu nữ Pakistan bị bắn trọng thương được đưa sang Anh chữa trị (VOA).
- Ghana bắt hơn 100 người Trung Quốc khai thác vàng lậu (NLĐ).
- Không có nhà lãnh đạo Châu Phi nào đoạt Giải Mo Ibrahim (VOA).
- Thế giới 13 ngày bên bờ vực hủy diệt (VNN).
- Chân dung đội cá heo tác chiến chống hạm (VNN).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 15/10/2012; + Tài chính kinh doanh sáng – 15/10/2012; + Tài chính kinh doanh trưa – 15/10/2012; + Ngày mai tươi sáng: Hãy cho em cơ hội sống ; + Ngày mai tươi sáng: Đợi ngày ra khơi; + Cuộc sống thường ngày – 15/10/2012; + Thời sự 19h – 15/10/2012.
1308. Phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị TƯ 6
Tuyệt vời! “Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị … Ban Chấp hành Trung ương đã … đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị ...” Thành công của Hội nghị chính là đây!VietnamNet
(Chúng tôi sẽ có bình luận về nội dung trên vào sáng mai).
Lời bình (0h30′ sáng 16/10/2012):
Vậy là lần đầu tiên trong suốt chiều dài lịch sử hơn 80 năm, ĐCSVN đã không còn có thể che đậy những khuyết tật ghê gớm, những xung khắc nặng nề trong ban lãnh đạo cao nhất của mình, bằng cách công bố, nhanh chóng, long trọng và rõ ràng chưa từng thấy, không phải chỉ trong nội bộ đảng, mà là cho toàn thể quốc dân đồng bào, ra toàn thế giới.
“Khuyết tật” và “xung khắc” được công khai thừa nhận ở đây dường như không phải chỉ trong vấn đề năng lực như nhiều thế hệ đi trước họ đã mắc phải, mà lại chủ yếu thuộc về lĩnh vực đạo đức.
Có được kết quả này, rõ ràng là nỗ lực, tinh thần dũng cảm, sự khôn ngoan khác thường của vài người trong ban lãnh đạo đảng, rõ nhất là TBT Nguyễn Phú Trọng và CTN Trương Tấn Sang.
Khi công khai sự trái ngược kỳ lạ giữa Bộ chính trị và Ban chấp hành TƯ đảng về việc kỷ luật tập thể BCT và một cá nhân trong đó, giờ đây, cả nước đã rõ dần phần nào những ai đang cản trở công cuộc chỉnh đốn đảng. Có vẻ như sợi dây thòng lọng đang xiết dần!
Và công việc còn lại không chỉ nằm trong tay vài cá nhân đang hết sức cố gắng và âm thầm đó nữa, mà nó còn thuộc về hơn 3 triệu đảng viên, hơn 80 triệu người dân VN. Câu hỏi đầu tiên cần đặt ra khẩn thiết, thay vì chỉ biết thất vọng và ta thán, là kiên quyết đòi phải công khai lần nữa cái “đồng chí” vừa thoát án kỷ luật đó là ai, vì sao bị toàn bộ tập thể BCT và cả chính mình quyết định “xem xét kỷ luật”, và những người trong BCHTƯ đã bỏ phiếu cho “đồng chí” đó được thoát án kỷ luật với những lý do gì, ngoài cái gọi là “không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá”.
Cũng chính sự công khai thừa nhận này sẽ chứng tỏ không thể cứ mãi “đóng cửa bảo nhau” như suốt cả quãng đời từ khi đảng chào đời cho tới nay. Che đậy, bưng bít trong bóng tối đã làm đảng sai lầm, suy yếu, cho thế lực đen tối trong nội bộ đảng càng dễ thanh toán những người chính trực. Công khai, minh bạch, sẽ giúp họ không còn đơn độc nữa, sẽ có thêm hậu thuẫn, trong đảng, trong nhân dân.
Phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị TƯ 6
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng bế mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng chiều 15/10.VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
“Thưa các đồng chí Trung ương,
Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị,
Sau 15 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra theo đúng kế hoạch. Các đồng chí Uỷ viên Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, phát huy dân chủ, trí tuệ, thẳng thắn thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc vào các tờ trình, báo cáo, đề án. Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau; Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất thông qua một số Nghị quyết và Kết luận của Hội nghị. Trước khi bế mạc Hội nghị, thay mặt Bộ Chính trị, tôi xin phát biểu, làm rõ thêm một số vấn đề và khái quát lại những kết quả quan trọng đã đạt được.
1- Về tình hình kinh tế – xã hội năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2013
Hội nghị đã thống nhất nhận định: Trong bối cảnh tình hình có nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế – xã hội 9 tháng đầu năm có những chuyển biến nhất định. Kinh tế vĩ mô ổn định hơn; lạm phát được kiềm chế, chỉ số giá tiêu dùng giảm; thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện; tỉ giá cơ bản ổn định, niềm tin vào giá trị tiền đồng Việt Nam được củng cố. Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu phục hồi; sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định; du lịch, dịch vụ tăng khá. Các đề án tái cấu trúc nền kinh tế, thực hiện 3 đột phá chiến lược được chú trọng xây dựng và bước đầu triển khai thực hiện. An sinh xã hội và phúc lợi xã hội cơ bản được bảo đảm. Lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có bước tiến bộ. Quốc phòng, an ninh được tăng cường; chính trị – xã hội ổn định.
Tuy nhiên, áp lực lạm phát và bất ổn vĩ mô vẫn còn lớn. Thị trường tiền tệ diễn biến phức tạp; nợ xấu ngân hàng ở mức cao; tăng trưởng tín dụng thấp; hoạt động của một số ngân hàng thương mại cổ phần thiếu minh bạch, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; lãi suất ngân hàng vẫn còn quá cao so với hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán vẫn chưa được cải thiện; thị trường vàng còn nhiều biến động. Các đề án tái cấu trúc đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng thương mại còn có nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Tăng trưởng GDP và tổng vốn đầu tư xã hội không đạt được kế hoạch đề ra; số doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoặc thu hẹp hoạt động vẫn ở mức cao; việc làm và thu nhập của người lao động khó khăn. Trật tự, an toàn xã hội và các tệ nạn xã hội, tội phạm, tham nhũng, tiêu cực còn nhiều phức tạp,…
Dự báo thời gian tới, kinh tế thế giới nói riêng và tình hình quốc tế nói chung còn nhiều diễn biến khó lường. Vì vậy, trong những tháng còn lại của năm 2012 và năm 2013, đòi hỏi phải tiếp tục tăng cường lành mạnh hoá, ổn định kinh tế vĩ mô; đặc biệt chú trọng ổn định, lành mạnh hoá, bảo đảm an toàn của hệ thống tài chính – ngân hàng; thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí trong đầu tư và chi tiêu công. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tập trung giải quyết tình trạng nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; khuyến khích đầu tư trong nước và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài; ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp và du lịch. Đồng thời đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; bảo đảm ổn định chính trị – xã hội; tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo. Quá trình tái cấu trúc đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và đặc biệt là hệ thống ngân hàng thương mại cần phải được đặt trong tổng thể và gắn kết chặt chẽ với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, tái cấu trúc đầu tư và tái cấu trúc thị trường tài chính nói chung.
2- Về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước
Trung ương tiếp tục khẳng định vai trò nòng cốt và những kết quả quan trọng đã đạt được của doanh nghiệp nhà nước, đồng thời chỉ ra những hạn chế, yếu kém còn tồn tại; trên cơ sở đó đề ra chủ trương, chính sách, biện pháp khắc phục.
Trung ương yêu cầu phải tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XI và các nghị quyết, kết luận của Trung ương về vấn đề này phù hợp với bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng đi vào chiều sâu. Kiên quyết điều chỉnh để doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu hợp lý, đi đầu trong đổi mới, ứng dụng khoa học – công nghệ, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế, tập trung vào những khâu, công đoạn then chốt của bốn lĩnh vực chính, bao gồm: Công nghiệp quốc phòng; công nghiệp độc quyền tự nhiên; lĩnh vực cung cấp hàng hóa dịch vụ công thiết yếu; và một số ngành công nghiệp nền tảng, công nghệ cao có sức lan tỏa lớn. Sớm chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải ngoài ngành và hoàn thành việc thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có dưới 50% vốn nhà nước.
Khẩn trương bổ sung, hoàn thiện thể chế quản lý doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước phải được tổ chức lại theo mô hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn phù hợp với Luật Doanh nghiệp; áp dụng chế độ quản trị tiên tiến phù hợp với kinh tế thị trường và thực hiện chế độ kiểm toán, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch trên cơ sở mở rộng diện niêm yết trên thị trường chứng khoán. Chức năng điều tiết vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội của doanh nghiệp phải được đổi mới và thay thế bằng cơ chế đặt hàng của Nhà nước, được hạch toán theo cơ chế thị trường. Các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước lớn phải được cấu trúc lại theo mô hình công ty mẹ – công ty con; được kiểm toán hằng năm. Kết thúc giai đoạn thí điểm hình thành tập đoàn kinh tế nhà nước; xem xét chuyển một số tập đoàn kinh tế nhà nước thành tổng công ty. Đồng thời với việc mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, phải tăng cường vai trò và sự giám sát, kiểm tra của đại diện chủ sở hữu nhà nước, nhất là trong việc phê duyệt điều lệ, quyết định chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh, quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.
Tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp. Đổi mới quy trình, xác định rõ quyền và trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc xem xét, quyết định nhân sự lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là nhân sự chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc. Nêu cao vai trò và trách nhiệm của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên và ban thường vụ đảng ủy; thực hiện việc chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên kiêm bí thư đảng uỷ doanh nghiệp. Mở rộng diện áp dụng chế độ thi tuyển, hợp đồng có thời hạn tùy thuộc vào kết quả sản xuất, kinh doanh đối với giám đốc, tổng giám đốc. Nghiên cứu hình thành cơ quan cấp bộ thực hiện thống nhất chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Trước mắt, tập trung soát xét, điều chỉnh sự phân cấp, phân công giữa Chính phủ và các bộ, ngành, chính quyền các địa phương trong việc thực hiện chức năng của cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước cấp trên của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên mà không trực tiếp chỉ đạo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3- Về vấn đề đất đai
Thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 5 khóa XI, tại Hội nghị này, Trung ương tiếp tục thảo luận và đã nhất trí cao ban hành Nghị quyết của Trung ương để lãnh đạo, chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2003, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, góp phần huy động và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế – xã hội . Khắc phục những hạn chế, yếu kém, tiêu cực trong lĩnh vực đất đai; đặc biệt là tình trạng đầu cơ , lãng phí, tham nhũng, tranh chấp, khiếu kiện kéo dài; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, của người sử dụng đất và của nhà đầu tư , góp phần ổn định chính trị – xã hội.
Trung ương tiếp tục khẳng định: Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt, nhưng không phải là quyền sở hữu, cần được xác định cụ thể, phù hợp với từng loại đất, đối tượng sử dụng đất và các trường hợp giao đất, cho thuê đất. Q uy hoạch sử dụng đất phải đồng bộ, liên thông với quy hoạch ngành, lĩnh vực khác có sử dụng đất ; phải tổng hợp, cân đối, phân bổ hợp lý, hiệu quả đất đai cho phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ và các đơn vị hành chính trong cả nước; bảo đảm đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, các dự án có mục đích xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Xử lý nghiêm các trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng sử dụng không đúng mục đích hoặc chậm đưa đất vào sử dụng. Quản lý chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất có rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Thu hẹp đối tượng được giao đất không thu tiền sử dụng đất; mở rộng việc giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất để thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh thông qua hình thức đấu thầu dự án hoặc đấu giá quyền sử dụng đất. Nhà nước chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng để tạo quỹ đất; trực tiếp thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, giải toả, đền bù, hỗ trợ tái định cư theo đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch và công bằng. Thực hiện giá đất do Nhà nước quy định phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và với mục đích sử dụng đất, tình hình kinh tế – xã hội của cả nước, các vùng, miền và địa phương trong từng thời kỳ. Không để các nhà đầu tư trực tiếp thoả thuận với người sử dụng đất về giá đền bù, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Chính phủ quy định phương pháp xác định giá đất và khung giá đất làm căn cứ để Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, ban hành bảng giá đất; bổ sung quy định về điều chỉnh khung giá đất, bảng giá đất sao cho linh hoạt, phù hợp hơn với từng loại đất, các đối tượng sử dụng đất và các trường hợp giao đất.
Ban Chấp hành Trung ương giao cho Bộ Chính trị chỉ đạo khẩn trương tổng kết, đánh giá tình hình sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh theo Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX, trong đó có đánh giá việc quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường để có chính sách, biện pháp quản lý phù hợp. Có cơ chế, chính sách đặc thù về việc giao đất, chuyển quyền sử dụng đất ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
4- Về giáo dục và đào tạo
Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận sôi nổi và cho nhiều ý kiến về Đề án “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trung ương nhận thấy, sau 16 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn lực có hạn, với sự cố gắng, nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là của đội ngũ nhà giáo, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước ta đã thu được những kết quả, thành tựu rất có ý nghĩa trong việc thực hiện sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Tuy nhiên, đến nay giáo dục và đào tạo nước ta vẫn chưa thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, động lực quan trọng nhất cho phát triển; thậm chí còn không ít hạn chế, yếu kém, nhất là về chất lượng giáo dục – đào tạo; công tác quản lý và cơ chế tạo nguồn lực và động lực cho phát triển. Để có thể cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, nước ta đang đứng trước yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh dựa nhiều hơn vào yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) và kinh tế tri thức. Sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời đại toàn cầu hoá, phát triển nhanh chóng của khoa học – công nghệ đòi hỏi và cũng tạo điều kiện để nước ta đẩy mạnh toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Những kết quả, thành tựu đã đạt được về quy mô, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có cũng cho phép chúng ta chuyển sang giai đoạn phát triển mới, cao hơn về chất. Đó chính là lý do giải thích vì sao Đại hội XI của Đảng đề ra chủ trương phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.
Trung ương yêu cầu phải đổi mới từ nhận thức tư duy, mục tiêu đào tạo, hệ thống tổ chức, loại hình giáo dục và đào tạo, nội dung và phương pháp dạy và học đến cơ chế vận hành, cơ chế quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất, nguồn lực, điều kiện bảo đảm thực hiện đổi mới toàn bộ hệ thống giáo dục, bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học, đào tạo nghề . Đây là những vấn đề hết sức lớn lao, hệ trọng và phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau, cần phải tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, bàn bạc một cách thấu đáo, cẩn trọng, tạo sự thống nhất cao để ban hành Nghị quyết vào thời gian thích hợp. Trước mắt, cần tiếp tục quán triệt các quan điểm, chủ trương của Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, Kết luận Hội nghị Trung ương 6 khoá IX và các kết luận, quyết định của Bộ Chính trị, chỉ đạo triển khai thực hiện thật tốt Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo từ nay đến năm 2020 theo Kết luận của Hội nghị lần này.
5- Về phát triển khoa học và công nghệ
Ban Chấp hành Trung ương tiếp tục khẳng định, phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một động lực quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhân lực khoa học và công nghệ là tài nguyên vô giá của đất nước; trí thức khoa học và công nghệ là nguồn lực đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế tri thức. Đầu tư cho nhân lực khoa học và công nghệ, đãi ngộ người tài là đầu tư cho phát triển bền vững, trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc. Đảng và Nhà nước có trách nhiệm và chính sách đặc biệt phát triển, trọng dụng và phát huy tiềm năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ để khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt, là lực lượng sản xuất trực tiếp, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và là nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ 21.
Sự lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của Nhà nước, sự tham gia chủ động, tích cực của mọi lực lượng xã hội và tài năng, tâm huyết của các nhà khoa học đóng vai trò quyết định thành công của sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ nước nhà. Ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực cho phát triển khoa học và công nghệ. Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, khuyến khích, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển hạ tầng, nâng cao đồng bộ tiềm lực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ. Chú trọng nghiên cứu ứng dụng và triển khai; coi doanh nghiệp và các đơn vị dịch vụ công là trung tâm của đổi mới, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, là nguồn cầu quan trọng nhất của thị trường khoa học và công nghệ.
Trung ương yêu cầu phải đổi mới, nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng và chính quyền về vai trò của khoa học và công nghệ, coi phát huy ứng dụng và phát triển khoa học – công nghệ là một bộ phận không thể thiếu của quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và địa phương. Nhà nước có chính sách, cơ chế đặc biệt trọng dụng và đãi ngộ đối với cán bộ khoa học đầu ngành; cán bộ được giao chủ trì nhiệm vụ quốc gia; cán bộ trẻ tài năng. Khuyến khích, tạo điều kiện để sinh viên, nghiên cứu sinh sau khi được đào tạo ở nước ngoài về nước làm việc. Đồng thời, phải vận dụng đúng đắn cơ chế thị trường để đổi mới, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước; cơ chế, chính sách; xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ lớn của Nhà nước. Tăng cường và phát huy tiềm lực khoa học quốc gia; phát triển thị trường khoa học và công nghệ; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thu hút nguồn lực và chuyên gia người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia các dự án khoa học – công nghệ của Việt Nam… Trong đó, đổi mới công tác quản lý nhà nước, đổi mới tổ chức, hoạt động và cơ chế, chính sách là khâu đột phá. Tập trung ưu tiên tháo gỡ các vướng mắc trong công tác kế hoạch, đầu tư, tài chính, đặc biệt là cơ chế cấp phát, thanh quyết toán kinh phí cho các hoạt động khoa học và công nghệ.
6- Về xây dựng quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước
Đây là lần đầu tiên Trung ương bàn và ra Nghị quyết về vấn đề này. Trung ương nhấn mạnh, việc xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; chủ động và sớm phát hiện cán bộ có triển vọng lãnh đạo, quản lý trưởng thành từ thực tiễn; chú trọng cán bộ xuất thân từ công nhân, nông dân, trí thức; tăng tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số, con em gia đình có công với cách mạng, cán bộ khoa học – công nghệ, văn hoá, nghệ thuật… Việc xây dựng và thực hiện quy hoạch phải đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, công tâm, minh bạch, khách quan; lấy quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước làm cơ sở cho công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội Đảng toàn quốc.
Về phương châm, cần thực hiện quy hoạch “động” và “mở”, định kỳ rà soát, đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện; bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới. Chuẩn bị nguồn quy hoạch dồi dào, mỗi chức danh có thể quy hoạch vài ba người, một người có thể quy hoạch vào vài ba chức danh. Lấy quy hoạch lãnh đạo chủ chốt ở các cấp làm cơ sở cho quy hoạch cấp chiến lược. Lấy quy hoạch cấp chiến lược thúc đẩy quy hoạch chủ chốt cấp dưới. Tạo điều kiện công bằng và cơ chế đặc thù để cán bộ trong quy hoạch cấp chiến lược thể hiện năng lực, phấn đấu, cống hiến và trưởng thành. Coi công tác quy hoạch cán bộ cấp chiến lược là công việc thường xuyên, bình thường trong công tác cán bộ của Đảng.
Nhân sự đưa vào quy hoạch phải có đủ tiêu chuẩn, điều kiện. Ban Chấp hành Trung ương phải có 3 độ tuổi để bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển; có cơ cấu hợp lý để bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện. Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương phải là cán bộ tiêu biểu về trí tuệ, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực công tác, có uy tín cao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đang đảm nhiệm. Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải là Uỷ viên Trung ương có phẩm chất, năng lực tiêu biểu, uy tín cao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; có tầm nhìn và tư duy chiến lược, quyết đoán, nhanh nhạy nắm bắt tình hình trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; dự báo và đề ra được phương án giải quyết các tình huống hệ trọng của Đảng, của đất nước; có tư duy và trình độ cao về lý luận chính trị; phát hiện và sử dụng người tài; đã kinh qua các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, thành phố hoặc ban, bộ, ngành trực thuộc Trung ương. Các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước phải là những Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiêu biểu về phẩm chất, năng lực, uy tín và có khả năng quy tụ, đoàn kết, thuyết phục trong toàn Đảng; am hiểu tương đối toàn diện về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…
7- Về Báo cáo kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư
Ban Chấp hành Trung ương đã dành gần một phần ba thời gian của Hội nghị để nghe báo cáo, nghiên cứu và cho ý kiến về nội dung rất quan trọng này. Trung ương đánh giá cao sự chuẩn bị và tiến hành kiểm điểm hết sức nghiêm túc, trách nhiệm và sự gương mẫu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Sau hơn 2 tháng chuẩn bị, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã dành 21 ngày, chia làm 4 đợt (trong 3 tháng) để kiểm điểm tự phê bình và phê bình, coi đây là đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt quan trọng vì sự trong sạch, vững mạnh của Đảng; của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Từng thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo là giữ đúng nguyên tắc, có tình đoàn kết, thương yêu đồng chí; vừa có lý, có tình, vừa phải xử lý nghiêm minh những trường hợp có khuyết điểm, vi phạm, theo phương châm “trị bệnh cứu người”, giúp nhau cùng tiến bộ . Nội dung kiểm điểm đã b ám sát vào các nội dung, yêu cầu của Nghị quyết Trung ương 4. C ác vấn đề nổi cộm, bức xúc đều được đặt ra, phân tích, mổ xẻ và rút ra những bài học sâu sắc. Không khí thảo luận, góp ý, tự phê bình và phê bình dân chủ, thẳng thắn, xây dựng , chân thành.
Qua kiểm điểm tự phê bình, phê bình và lắng nghe ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên, nhân dân, tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và từng đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn những ưu điểm và nhất là khuyết điểm của mình; phân tích, làm rõ nguyên nhân của các khuyết điểm, hạn chế, từ đó đề ra các biện pháp sửa chữa, khắc phục. Các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư đều hết sức thấm thía, day dứt trước những thiếu sót, khuyết điểm, tự nhận thấy phải nghiêm khắc với mình hơn, không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ hiểu biết, đổi mới lề lối làm việc; gương mẫu giữ gìn đạo đức, lối sống; đoàn kết, gắn bó hơn trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Và trên thực tế, nhiều đồng chí đã tự giác xem xét, nhìn lại mình, bước đầu có tự sửa chữa khuyết điểm, tự điều chỉnh một số hành vi trong công tác và cuộc sống hằng ngày của mình, của gia đình, vợ con và người thân. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã bàn và chỉ đạo giải quyết ngay một số vấn đề nổi cộm, bức xúc; phát huy các nhân tố tích cực, xiết lại kỷ luật, kỷ cương, có tác dụng cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe và ngăn chặn các hành vi tiêu cực. Cũng qua việc kiểm điểm lần này, các Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư có điều kiện hiểu biết nhau hơn, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau, đoàn kết, gắn bó hơn. Quá trình chuẩn bị và tiến hành kiểm điểm cũng đã có tác động lan toả, nêu gương cho cấp dưới học tập và làm theo, góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng.
Ban Chấp hành Trung ương khẳng định, Bộ Chính trị, Ban Bí thư là một tập thể lãnh đạo đoàn kết, vững vàng về chính trị, kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng; kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên quyết bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Nhìn chung, các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư luôn có ý thức giữ gìn đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn; nêu cao trách nhiệm vì sự nghiệp của Đảng, của dân tộc. Trước tình hình quốc tế và trong nước có những diễn biến phức tạp, khó lường, Bộ Chính trị, Ban Bí thư luôn tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, bám sát các quan điểm, đường lối nêu trong Cương lĩnh, Chiến lược, Nghị quyết Đại hội toàn quốc của Đảng và tình hình thực tiễn, quyết định nhiều chủ trương, quyết sách đúng đắn, sáng suốt; lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được nhiều thành tựu quan trọng cả về đối nội và đối ngoại.
Tuy nhiên, Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ nhiều khoá nay có một số khuyết điểm lớn, đặc biệt là chưa ngăn chặn và khắc phục được tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Việc một số cán bộ cao cấp (cả đương chức và nguyên chức) có lúc, có việc còn biểu hiện chưa gương mẫu về đạo đức, lối sống của bản thân và gia đình, nói không đi đôi với làm, đã làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước và bản thân các đồng chí đó. Chưa tập trung chỉ đạo làm rõ, đánh giá đầy đủ thực chất tình hình để kịp thời có biện pháp kiên quyết khắc phục một số tiêu cực (như chạy chức, chạy quyền, chạy tội…) và một số trường hợp phân công, đề bạt cán bộ chưa chính xác, chưa được dư luận đồng tình. Trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện các nghị quyết và kết luận của Trung ương, nhất là về doanh nghiệp nhà nước, còn lúng túng, buông lỏng; kiểm tra, giám sát không chặt chẽ, dẫn đến một số tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước (điển hình là Vinashin, Vinalines) hoạt động kém hiệu quả, có nhiều sai phạm, gây tổn thất lớn, để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng. M ột số hạn chế, khuyết điểm, chưa được làm rõ thực chất, mức độ, địa chỉ cụ thể, ai phải chịu trách nhiệm, như tình trạng chạy chức, chạy quyền, lợi ích nhóm…
Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp hành Trung ương về những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, những suy thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên như Nghị quyết Trung ương 4 đã nêu. Mặc dù nhiều khuyết điểm, hạn chế có từ các khoá trước, nhưng với trách nhiệm chính trị của cơ quan lãnh đạo hiện nay, Bộ Chính trị và từng Uỷ viên Bộ Chính trị tự nhận thấy sâu sắc trách nhiệm chính trị của mình trước những khuyết điểm, hạn chế đó. Và để giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng, góp phần giữ gìn uy tín, hình ảnh thiêng liêng của Đảng và làm gương trong toàn Đảng, Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị.
Ban Chấp hành Trung ương hoan nghênh, đánh giá rất cao sự nghiêm túc, gương mẫu và cầu thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong kiểm điểm tự phê bình và phê bình đợt này cũng như sự quyết tâm, nỗ lực lớn trong lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4; nhất trí cao với Báo cáo của Bộ Chính trị, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến phê bình rất thẳng thắn, sâu sắc. Kinh nghiệm lịch sử Đảng ta cho thấy, một khi Đảng tự nhận ra sai lầm, khuyết điểm và tự nghiêm khắc, quyết tâm khắc phục, sửa chữa thì sức mạnh của Đảng càng được nâng lên; nhân dân càng tin yêu và ủng hộ Đảng. Trong bối cảnh đầy khó khăn, thách thức hiện nay, điều đó càng hết sức cần thiết. Đó cũng chính là một bài học sâu sắc, một nhân tố quan trọng bảo đảm cho sự vững mạnh của Đảng, bảo đảm sự ổn định chính trị và sự phát triển bền vững của đất nước . Về việc đề nghị xem xét kỷ luật, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá.
Ban Chấp hành Trung ương cũng tự kiểm điểm và nhận phần trách nhiệm của mình trong việc để xảy ra và chưa ngăn chặn được những khuyết điểm, yếu kém trong thời gian qua. Ban Chấp hành Trung ương xin nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước toàn Đảng, toàn dân, và sẽ cố gắng làm hết sức mình để từng bước khắc phục. Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu, lúc này, hơn lúc nào hết, chúng ta càng phải nêu cao trách nhiệm trước Đảng, trước dân, xiết chặt đội ngũ, tăng cường đoàn kết, thống nhất, giữ vững niềm tin, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân vượt qua mọi khó khăn, thách thức, phát huy những kết quả bước đầu quan trọng của việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, tạo được sự chuyển biến rõ rệt, khắc phục những hạn chế, yếu kém, xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, thật sự là đảng cách mạng chân chính, gắn bó máu thịt với nhân dân, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi các chủ trương, nghị quyết của Đảng, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội XI của Đảng đã đề ra .
Nhân dịp này, Ban Chấp hành Trung ương cũng ghi nhận, biểu dương các cấp uỷ đảng, chính quyền và toàn hệ thống chính trị đã bước đầu tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng. Trung ương yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, từ Trung ương đến cơ sở, từng cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, phải tiếp tục thực hiện thật tốt việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo đúng tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4, không làm qua loa, hình thức. Càng xuống cấp dưới, cấp cơ sở càng phải được chỉ đạo chặt chẽ, hết sức tránh tư tưởng đại khái, “làm chiếu lệ”, “làm cho xong”; đặc biệt phải có những việc làm thật cụ thể, thiết thực, tạo chuyển biến rõ rệt trong thực tế để mỗi tổ chức mạnh hơn, mỗi cá nhân tiến bộ, gương mẫu hơn, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Thưa các đồng chí,
Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương đã thành công tốt đẹp với một khối lượng công việc rất lớn. Chúng ta đã bàn và nhất trí cao về nhiều chủ trương, chính sách quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ và xây dựng Đảng, kể cả việc quyết định thành lập lại Ban Kinh tế Trung ương; và lần đầu tiên tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn rất thành công trong không khí dân chủ, thẳng thắn và xây dựng.
Thành công của Hội nghị, ngoài sự đóng góp tích cực của các đồng chí Trung ương, các cơ quan và cán bộ tham mưu, giúp việc, còn có phần đóng góp rất quan trọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong cả nước, đặc biệt là các đồng chí cán bộ lão thành, các nhà nghiên cứu, nhà giáo, nhà khoa học, những người luôn luôn quan tâm, nhiệt tình hưởng ứng và có nhiều ý kiến đóng góp hết sức tâm huyết, trí tuệ cho công việc chung của Đảng. Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, tôi xin trân trọng cảm ơn những tình cảm và sự đóng góp vô cùng quý báu đó. Tôi tin tưởng rằng, với thành công của Hội nghị lần này và sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng, trước hết là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sự ủng hộ hưởng ứng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, nhất định chúng ta sẽ tổ chức thực hiện thành công các Nghị quyết, Kết luận của Hội nghị Trung ương lần này, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.
Tôi xin tuyên bố bế mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI. Chúc các đồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc, hoàn thành xuất sắc trọng trách trước Đảng và nhân dân với niềm tin và khí thế mới.
Xin trân trọng cảm ơn”.
VietNamNet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét