-Danlambao 16/10/2012
Đề nghị Thủ tướng ra lệnh kịp thời thông tin: THẰNG ĐÓ LÀ THẰNG NÀO? Dân Làm Báo – Ban chấp hành Trung ương quyết định “không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị”. Tập thể 14 đứa đầy tớ trong BCT thì nhân dân đã “thời gian quá nửa đời người, và ta đã tỏ tường rồi” (*). Vậy còn một đồng chí trong BCT là thằng nào – thưa Thủ tướng?Áp vong bác Lú
Vũ Đông Hà (Danlambao) – Nói thiệt nghe: Từ ngày bác và đảng cướp chính quyền đến nay, em chỉ một lòng một dạ nghe lời đảng. Đảng nói sao em tin vậy. Em ngoan ngoãn đeo 2 miếng da che mắt ngựa và “đường ta rộng thênh thang tám thước” em cứ chống gậy lò mò theo đảng. Bây giờ đọc bài diễn văn của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, (mà tổ cha tụi phản động và thế lực thù địch tại Hà Nội đã dám gọi đồng chí lãnh đạo kính yêu của em là Lú), em bàng hoàng tỉnh giấc ngủ đi em mộng bình thường, cảm giác như ngày-còn-ngu giật mình nửa đêm thấy cái giường nó âm ấm, ươn ướt!. Thấy mịa rồi!!!Thỏa hiệp của nồi cơm – Khi nào toàn dân sẽ nổi dậy dành quyền làm chủ đất nước
Bắc Trung Nam (Danlambao) - Sự cuốn dính vào nhau để sống, bám vào nhau để tồn tại, để làm giàu đã cột chặt nhà nước cộng sản và nhân dân làm một. Một cuộc hôn nhân bệnh hoạn gượng ép, một thỏa hiệp vì nồi cơm được hai bên đồng ý ngầm với nhau. Với người dân chỉ để có miếng ăn, để con cái không đói khổ như trước và có điều kiện đi học, để xây nhà tích của với những người nhanh nhẹn tháo vác, làm ăn khá giả. Với cán bộ nhà nước đủ mọi ngành đoàn thể là để kiếm tiền và để làm giàu dựa vào quyền lực. Tham nhũng trở thành sợi dây màu huyền bí trói ghì mọi người, mọi giới ở VN cùng tập thể cán bộ nhà nước và treo cả dân tộc lơ lửng trên bờ vực thẳm…Và đàn dê lại qua cầu
J.B Nguyễn Hữu Vinh - Hội nghị hết sức căng thẳng, bầy dê đầu đàn được tập trung không sót một con nào. Bao nhiêu ý kiến đưa lên nhằm lên án con dê cái lâu nay giở chứng không chịu theo hướng dẫn của dê đực Trưởng bầy, nào là đi lạc hướng, đã qua cầu lại còn đi ngược lại, nào là ích kỷ, cá nhân, hẹp hòi và tham nhũng… Cũng lại bao nhiêu ý kiến bảo vệ con dê cái này vì nhiều lý do, trong đó đa số các con đều giấu trong mình một ý nghĩ sâu kín là con dê mẹ này không phục thằng dê trưởng bầy, nhưng nó thỉnh thoảng cho mình cơ hội kiếm tí sữa, tí cỏ mà hắn vu quén được. Thế thì phải bảo vệ nó chứ? Đường lối đâu có quan trọng bằng cái bụng đầy cỏ non và sữa. Tình hình cuộc hội nghị mỗi lúc một căng thẳng.Đồ ngu!
Cánh Cò - Dân ạ, thôi đừng bới móc nữa nhé. “Một đồng chí trong Bộ Chính trị” có
phải là bà Tòng Thị Phóng không nhỉ? Bà này là người đáng ngờ nhất vì
là phái… nữ trong 14 vai. Hay là ông Ngô Văn Dụ? Ông này là kẻ duy nhất
không mấy tiếng tăm, chiếm một ghế “vua” trong cái tập thể 14 ông bà vua
mà người dân không hề biết ông giữ vai trò gì thì đúng là … ”một đồng
chí trong Bộ Chính trị” có vấn đề rồi. Vấn đề ở đây là…”không có vấn đề”
nên người dân rất ngờ. Có vấn đề mới xứng đáng ngồi trong 14 ghế này.
Màn hạ nhưng vở tuồng cứ như… chưa diễn. Vì diễn nữa thì thế lực thù địch lại xuyên tạc, chống phá.Tiếng thét trong vũng lầy
Tao chỉ là một thằng dân đen
không quan
không chức
không tiền
không bạc
Nhưng tao quyết không hèn
Bởi tao tin rằng, có chụp giựt, có bon chen rồi cũng phải tới ngày ra đi với đôi bàn tay trắng.
Mông cao hơn Đỉnh cao
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) – Mông đây là Mông Cổ, một quốc gia có chủ quyền đầy đủ, độc lập đàng hoàng để kéo cổ ông tổ Lê Nin xuống. Sỡ dĩ người mổ cò bài này đã “rụt” Cổ “phơi” Mông để đi cái tít vừa “nhạy cảm” vừa “phản cảm”, mang tiếng không hay cho Danlambao là chỗ “quan trên trông xuống, người ta trông vào” bất chấp lệnh cấm triệt để bằng công văn hoả tốc của chú tun tun 3Dờ, là vì:Cái gì của Cesa thì trả lại cho Cesa
“Lênin và Hồ Chí Minh – Cát bụi hãy trả về cho cát bụi”
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao)
- “Tuyên truyền và nói láo” – Biết là cứ nhắc mãi cụm từ này đôi khi
chúng ta nhàm tai ngán ngẩm, nhưng tìm mãi cũng chẳng có từ ngữ nào thay
thế cho tương xứng nên cứ phải gõ vào, đó là bản chất đặc trưng của các
chế độ cộng sản trên thế giới, không phân biệt biên giới quốc gia, tất
cả đều rập khuôn như một.Thưa chuyện với cái “hội Giáo dục Việt Nam, tại Hoa Kỳ”
Ông Bút (Danlambao) - Đúng ra, tôi đã kẽ một vạch ngang, trước đây mấy ngày, để chấm dứt, không nghĩ ngợi, không viết gì tới hội nghị 6 nữa, vì kết quả của nó không đi ra khỏi tầm dự đoán, của tất cả mọi người từng quan tâm. Nghĩa là trước sau “vẫn không có gì…” Đảng CSVN hiện tại, đang thực hiện nhiệm vụ kế thừa Hồ Chí Minh, giao từng phần, cho đến hết đất nước này thuộc về Tàu. Nguyễn Tấn Dũng và 13 đệ tử khác, trong bộ chính trị, kiên định trung thành với Bắc Kinh, thì chuyện gì phải phế bỏ ai.Lẳng lặng mà nghe…
Lẳng lặng mà nghe nó “tố” nhau
Đứa thì “cõng rắn”, đứa là “sâu”
Tranh giành “có chức” trừ tham nhũng
Thiên hạ bao nhiêu đứa lỗ đầu.Hậu đại hội 6 – Lời kinh đêm của báo lề đảng
“Qua việc này, tôi thấy rằng, Bộ Chính trị, Ban chấp hành TW là
một tập thể mạnh, một tập thể có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối
trung thành với Chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trung thành
đối với lợi ích của nhân dân Việt Nam. Một Đảng dám đối mặt với những
tồn tại, yếu kém của chính mình thì sẽ quyết tâm sửa chữa khuyết điểm
của mình. Muốn vậy, phải tăng cường phát huy dân chủ, tăng cường tự phê
và phê bình trong Đảng và thường xuyên lắng nghe ý kiến nhân dân, dựa
vào nhân dân để làm trong sạch Đảng, xây dựng Đảng tốt hơn” - Ksor Phước, Ủy viên Trung ương Đảng.
Entry nôn mửa
Mai Xuân Dũng - Từ 70 năm trước Tản Đà đã tiên đoán hậu vận nước Việt chỉ bằng đôi câu rất hiền: “Dân bao nhiêu triệu không người lớn, Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con…” Bế
mạc đệ lục hội nghị trung ủy, chứng kiến cảnh phông màn đảng cộng sản
với MC Lù mếu máo mới thấy Tản Đà tiên sinh sao mà thánh đến vậy
HNTƯ 6: Bế tắc Trung ương Đảng thôi họp để tính tiếp
Sau hai tuần họp kín, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đọc diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 6, công bố sự thắng lợi của tinh thần 'tập thể đóng cửa bảo nhau' trong vụ đề nghị nhưng không kỷ luật 'một ủy viên Bộ Chính trị'.
Nhưng dù đã nâng cao uy tín của chính mình qua kỳ họp gay go, Giáo sư Trọng chưa tạo ra đột phá hay chỉ ra được hướng đi lớn cho các vấn đề trọng đại hơn của đất nước.
Năm điều đã đạt
1. Dư luận hẳn thở phào sau khi chờ đợi hai tuần họp kín, Trung ương Đảng cầm quyền tại Việt Nam cuối cùng cũng đã ra được thông cáo bế mạc và bài diễn văn của TBT Nguyễn Phú Trọng được truyền hình cho toàn dân xem.Chỉ riêng đây cũng đã là một thành công: thành công của sự trở lại bình thường vì trừ Trung Quốc hay Bắc Triều Tiên, việc họp kín dài ngày không phải là thông lệ của chính trị trong khối Asean mà Việt Nam là thành viên cũng đã lâu.
Điểm nhấn của thành công này là lời ‘thành thật nhận lỗi trước toàn Đảng, toàn dân’ vì những sai lầm nghiêm trọng làm kinh tế ảm đạm, doanh nghiệp lao đao, nồi cơm của hàng triệu người bị bể chỉ trong vài năm qua.
Rõ ràng là Giáo sư Trọng phải là người có dũng khí, bản lĩnh chính trị cao và làm chủ hoàn toàn nghị trình của Hội nghị 6 mới cho ra được lời xin lỗi đó.
"Bộ Chính trị cũng đã gợi ý kiểm điểm sâu hơn về một số nội dung đối với 56 tập thể và một số cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị quản lý"
2. Điều thứ nhì thể hiện quyết tâm xử lý các vụ việc trong ngành ngân hàng gây chấn động cả nước thời gian qua là việc nêu đích danh các nhân vật từ Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lý Xuân Hải, Dương Chí Dũng...trong thông báo của Trung ương, điều ít xảy ra từ trước tới nay trong các văn kiện, văn bản của Đảng Cộng sản khi nói về các vụ án cao cấp.
3. Với câu “điều chỉnh hành vi của gia đình, vợ con và người thân”, Hội nghị cũng gián tiếp xác nhận nạn bè phái, bảo kê chính trị, con ông cháu cha không chỉ còn là một thông lệ xã hội mà đã trở nên tệ nạn mang tính lũng đoạn kinh tế và chính trị Việt Nam ở mức cao nhất, tức là trong chính các Ủy viên Trung ương Đảng.
4. Về công tác cán bộ, điều đạt được là nêu ra một loạt chuẩn về quy hoạch nhân sự mới, ‘mỗi chức danh có thể quy hoạch vài ba người, một người có thể quy hoạch vào bài ba chức danh” và đạt ra ba độ tuổi để đảm bảo tính liên tục cho nhân sự Ban Chấp hành Trung ương.
Hiện nay chưa rõ điều này sẽ có tác động thế nào đến sự cải thiện chất lượng cán bộ cho bộ máy và thậm chí có làm tăng con số vụ chạy chức chạy quyền hay không, nhưng về mặt nội bộ, ít ra ngôn ngữ của Hội nghị cho thấy một sự linh hoạt hơn, thậm chí dân chủ nội bộ được nới rộng ít nhiều.
5. Điều đạt được nữa, ít ra là trên lý thuyết, chính là việc xác nhận công khai ý tưởng đã được nói đến từ lâu rằng các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty của nhà nước phải được cấu trúc lại theo mô hình công ty mẹ – công ty con và chúng phải được kiểm toán hàng năm.
Con số các doanh nghiệp nhà nước cũng được giảm từ 5.374 xuống còn 1.060 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
Năm điều chưa xong
Nhưng căn cứ vào những gì được nêu ra cuối ngày 15/10 tại Hà Nội, Hội nghị Trung ương còn khá nhiều điều chưa đạt.1. Thứ nhất là dù họp nội bộ căng thẳng, Đảng vẫn phải nêu ra ‘các thế lực thù địch, phá hoại’ làm lý do để nêu cao ‘tình đồng chí’ trong vụ đề nghị xử lý kỷ luật nội bộ đã nêu chức danh, chỉ thiếu nêu tên của một ủy viên Bộ Chính trị.
Trên thực tế, từ nhiều năm qua, chưa có thế lực bên ngoài nào phá hoại tới mức làm sụt cả tăng trưởng kinh tế hoặc gây ra các vấn đề chính thông báo nêu ra, từ khủng hoảng ngân hàng, nợ xấu, tai nạn giao thông đến tệ nạn xã hội.
Những thông tin công kích cá nhân lãnh đạo thời gian qua cũng xuất phát từ nội bộ, không phải từ đài báo nước ngoài hay những tổ chức của người Việt ở hải ngoại vốn phần lớn thiếu tin trong nước.
Quán tính ‘đổ tại’ cho bên ngoài phần nào thể hiện não trạng ít chịu trách nhiệm về chính mình và đây mới chính là điểm khó làm cho Đảng tự cải tổ.
2. Thông báo bế mạc Hội nghị viết, "Bộ Chính trị cũng đã gợi ý kiểm điểm sâu hơn về một số nội dung đối với 56 tập thể và một số cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị quản lý", cho thấy các tin đồn đoán về ‘cuộc chiến cung đình’ là có thực và sẽ còn tiếp diễn.
Tuy vậy cú 'hoãn binh' cũng cũng bộc lộ một nỗi quan ngại của chính Đảng về nguy cơ đổ vỡ lớn nếu tự phê làm tới nơi tới chốn.
Nhìn vào các định hướng kinh tế – xã hội, danh sách những điều chưa đạt, có thể vì thiếu thời gian bàn thảo còn dài hơn, hoặc thực ra không có ai có ý chí để thay đổi.
3. Đó là doanh nghiệp nhà nước vấn sẽ đóng vai trò nòng cốt dù chúng bị cấm ‘đầu tư dàn trải’.
4. Đó là Luật Đất 2003 sẽ được điều chỉnh nhưng về nguyên tắc thì Nhà nước sẽ vẫn toàn quyền quyết định chuyện thu hồi đất của dân cho các công trình quy hoạch.
Dù cách bồi thường có thể điều chỉnh khi cưỡng chế đất của dân nhưng đây sẽ vẫn là điểm nóng kinh tế – xã hội không có hướng giải quyết.
5. Đó là chủ trương đổi mới toàn diện giáo dục nhưng vẫn theo định hướng xã hội chủ nghĩa, một học thuyết cũ kỹ, mơ hồ và không phù hợp với hội nhập quốc tế. Hỗ trợ giáo dục, nhân tài vẫn căn cứ vào tiêu chuẩn giai cấp (xuất thân công nhân, nông dân), hay dân tộc thiểu số thứ không mang tính chuyên nghiệp.
Nhìn chung, trong tinh thần tập thể vượt trên cá nhân, Hội nghị Trung ương 6 đã thể hiện mạnh mẽ hơn sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi bị việc nước thách thức.
Nhưng hiện chưa rõ các kết quả và hệ quả của Hội nghị sẽ như điệu nhảy Cha-Cha-Cha, bao nhiêu bước tiến thì cũng từng đấy bước lui, hay là một vũ điệu hoành tráng chứng tỏ năng lực tự điều chỉnh để tiếp tục nắm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nguyễn Giang
BBCVietnamese.com
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: bất ngờ và không bất ngờ
Đó như câu trả lời về những đồn đoán về thay đổi nhân sự trong Bộ
Chính trị và tương lai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đưa ra trước khi
hội nghị diễn ra. Liệu đây có phải là một kết quả được báo trước hay
được trông đợi? Mặc dù không đăng tải trên các phương tiện truyền thông
nhưng thông tin từ các nguồn tin khả tín cho biết trong cuộc bỏ phiếu kỷ
luật “một ủy viên Bộ Chính trị”, kết quả cho thấy chỉ có khoảng 27% số
phiến đồng ý với đề xuất kỷ luật đó. Giới quan sát cho rằng ủy viên Bộ
Chính trị ấy chính là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và ông bị Bộ Chính trị
đề nghị kỷ luật sau những sai phạm liên quan đến kinh tế.
Kết luận được quan tâm nhất của Ban Chấp hành TW ĐCSVN làm dấy lên
nhiều đồn đoán trong đó hoặc nghi ngờ giá trị thực sự của những lá phiếu
hoặc cho rằng Thủ tướng mặc dù sau những sai phạm vẫn còn được tín
nhiệm cao. Riêng bản thân luật gia Trần Quốc Thuận (nguyên Phó Chủ nhiệm
Thường trực Văn phòng Quốc Hội) thì lại có một suy nghĩ hoàn toàn khác:
"Tôi nghĩ khác hai ý đó. Tôi suy đoán là biết đâu trong những
phiếu ủng hộ đó là họ nghĩ rằng biết đâu ngày mai đến phiên mình cho nên
họ bỏ phiếu như thế thì họ cũng phải nghĩ đến thân phận của họ. Nếu mà
suy nghĩ của tôi là đúng thì đó là một điều vô cùng lo lắng. Tôi cũng
nhận được nhiều tin nhắn từ các đảng viên trên 40 năm tuổi Đảng đều nói
là bất ngờ, hụt hẫng, thất vọng, báo hiệu một nguy cơ. Điều đó cũng nói
lên một điều gì đó chứ không phải là điều gì rất nhẹ nhàng mà phóng viên
vừa hỏi”.
Một trong ba vấn đề cấp bách được đưa ra từ Nghị quyết Trung ương 4
khoá XI đưa ra là “tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức,
lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên”. Điều lo lắng của
ông Trần Quốc Thuận là nếu như suy đoán của ông đúng thì “ một bộ phận
không nhỏ” được nói từ Nghị quyết TW 4 ĐCSVN đang lộ diện.
“Không nhỏ có nghĩa là không phải nhỏ cũng chưa hẳn là lớn nhưng đôi khi nó lại lớn lên nên người ta hụt hẫng”.
Hội nghị Trung ương 6 Khóa XI bắt đầu từ ngày 1 tháng 10, diễn ra sớm
hơn so với dự kiến và kéo dài 2 tuần. Hội nghị được cho biết nhằm giải
quyết các vấn đề quan trọng và phức tạp liên quan đến kinh tế, giáo dục
và xây dựng ĐCSVN.
Tính nhạy cảm của các vấn đề được dễ dàng nhận thấy khi truyền thông
chính thống hầu như không đưa tin về hội nghị. Tuy nhiên, điều đó không
làm mờ đi những đồn đoán về sự thay đổi nhân sự đặc biệt là số phận của
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người mà báo chí phương Tây đánh giá là vị
thủ tướng quyền lực nhất Việt Nam.
Một trong những câu hỏi giới quan sát đặt ra là số phận ông Nguyễn
Tấn Dũng sẽ như thế nào. Đại hội kết thúc với bài phát biểu “không kỷ
luật ai” của Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng. Cùng ngày, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng cũng tiếp cựu Thủ tướng Anh Tony Blair tại Hà Nội. Tất
cả như một câu trả lời khác rõ ràng cho bất cứ ai nghi ngờ về số phận
của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Bộ Chính trị trước đó đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung
ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một
đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, được suy đoán là Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng. Kết thúc hội nghị, Tổng Bí thư ĐCSVN khẳng định đây là lần đầu
tiên Trung ương bàn và ra nghị quyết về vấn đề xây dựng quy hoạch Ban
Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh chủ chốt
của Đảng và Nhà nước.
Không phải lần đầu
Tuy nhiên, kết luận “không kỷ luật ai” không phải được được đưa ra
lần đầu tiên. Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết:
“Cái này tất nhiên là cũng gây bất ngờ đối với nhiều người nhưng
bản thân tôi thì đã thấy trước việc đó bởi vì từ trước đến giờ thì chưa
có một cuộc kiểm điểm, phê bình tự phê bình nào mà thật nghiêm khắc hay
là như mong đợi của người dân. Hội nghị Ban Chấp hành TW vừa rồi cũng
phản ánh được cái đó”.
Mặc dù nội dung Hội nghị 6 Ban Chấp hành TW ĐCSVN được giữ kín nhưng
giới quan sát cho rằng Ban Chấp hành đã giành một khoảng thời gian rất
lớn, có thể đến 5 ngày, để bàn về quyết định kỷ luật. Theo LS Trần Quốc
Thuận, đó là một thời gian quá dài cho một quyết định chưa nghiêm khắc:
“Kỳ họp nào mà không thành công nhưng năm ngày để cuối cùng đưa ra
một kết luận là không kỷ luật ai thì điều đó làm tôi đánh giá tính
nghiêm khắc của nghị quyết là chưa đủ 'đô'".
Cả hai luật gia Trần Quốc Thuận và Lê Hiếu Đằng đều cho rằng hình
thức phê và tự phê của ĐCSVN không thể đạt được hiệu quả trong thực tế.
Việc 100% Bộ Chính trị đồng ý kỷ luật một ủy viên Bộ Chính trị nhưng
cuối cùng không được chuẩn thuận khiến dấy lên nhiều nghi ngờ về quyền
lực thực sự của cơ quan được cho là lãnh đạo cao nhất của ĐCSVN cũng như
nghi ngờ về lợi ích nhóm và về hiệu quả của những cơ quan giám sát.
Ông Lê Hiếu Đằng cho rằng cần thiết xây dựng một nhà nước pháp quyền
và xã hội dân sự để có những cơ quan giám sát có hiệu quả, ngăn chặn một
“siêu quyền lực” nếu có:
“Do đó cái quan trọng hiện nay là phải tập trung thảo luận sửa đổi
hiến pháp. Phải sửa theo hướng là tăng cường vai trò của nhân dân thông
qua những thể chế tự do dân chủ và tạo được tam quyền phân lập thì mới
giải quyết được tình hình hiện nay chứ nếu không thì nó vẫn lẩn quẩn
thôi.”
Bắt đầu trở thành người đứng đầu Chính phủ từ năm 2006, ông Nguyễn
Tấn Dũng được hy vọng là có thể mang Việt Nam vào thời đại nhảy vọt khi
thừa hưởng một gian đoạn mà Việt Nam có dự trữ ngoại tệ hơn 20 tỷ đô la.
Điều này chưa kể đến mức tăng trưởng kinh tế đạt một con số ấn tượng
trên 7% vào năm 2006. Tuy nhiên, chỉ cần hai năm sau khi TT nhậm chức,
thay vì nói về những triển vọng người ta nói về những thất bại bao gồm
sự quản lý của các tập đoàn nhà nước, về số nợ khổng lồ 86 ngàn tỉ đồng
của Vinashin hay về một hệ thống ngân hàng dễ vỡ của Việt Nam.
Tôi tin rằng sau những va vấp và bị kiểm điểm như vậy thì TT Nguyễn Tấn Dũng phải rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình. Đó là thái độ không ngoan nhất để tạo uy tín của mình. - Luật gia Lê Hiếu Đằng
Tất cả những điều này đã làm giới quan sát nhiều lần đồn đoán về vận
mệnh Thủ tướng. Hồi cuối năm 2010, trước khi đại hội ĐCSVN lần thứ XI
bắt đầu, đã có những suy luận rằng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ ra đi. Tuy
nhiên, vị Thủ tướng được đánh giá đầy quyền lực này vẫn tại vị thêm một
nhiệm kỳ và kết quả hội nghị Trung ương 6 lần này một lần nữa cho thấy
Thủ tướng vượt qua sóng gió một cách ngoạn mục.
Tuy nhiên, theo ông Lê Hiếu Đằng, sau lần hội nghị này có lẽ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ rút ra một bài học cho mình:
“Tôi tin rằng sau những va vấp và bị kiểm điểm như vậy thì TT
Nguyễn Tấn Dũng phải rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình. Đó là
thái độ không ngoan nhất để tạo uy tín của mình”.
Trước khi hội nghị Trung ương 6, AFP có bài của tác giả Didier Laura
trong đó trích lời một nhà quan sát cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
đã sống sót sau những cơn bão chính trị và lần này cũng sẽ như vậy. Vậy
là một lần nữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gây bất ngờ và không bất ngờ
cho nhiều người.
Quỳnh Chi, phóng viên RFA
HNTƯ 6: Ông Dũng muốn ra đi sau vài tháng trong danh dự
Tin chính thức là ông Dũng ở lại, vậy là nội bộ ĐCSVN đang bất hòa
nghiêm trọng, có khi còn xảy ra ÁM SÁT trong các tuần, tháng tới. (Vietnamnet, 15/10/2012)
Vụ bầu lãnh đạo là do 175 Ủy viên Trung ương bỏ phiếu. Ông Dũng THUA thê thảm, hơn 2/3 người bỏ phiếu bất tín nhiệm. (RFA, 11/10/2012)
Các người này là ai?
Họ là các “Ông Trùm”, bà Trùm, trong địa bàn họ. Họ có cơ ngơi tổ
chức kinh tế tài chánh rất lớn, có rất nhiều đàn em, bạn bè, gia đình
người thân “làm kinh tế”. Coi như họ là các “sứ quân” cai trị 1 cõi.
Trong 2, 3 năm gần đây, họ bị thua thiệt tài chánh rất nhiều. Họ hết
tiền là 1 chuyện, nhưng không lo mấy vì vẫn còn ăn hối lộ, vô mỗi tháng
vài chục tỉ là chuyện thường.
NHƯNG họ còn đàn em, bạn bè, gia đình, người thân. Số người này đang
“từ thê [thảm] tới mo [mort = tiếng Pháp là "chết"]“. Số người này đang
thúc ép họ bài trừ ông Dũng, để kiếm lại số tiền đã mất.
Các bạn biết, dân thường bị thiệt hại 1, thì số nguời này bị thiệt hại 10, do khi dân tăng thu nhập 1 thì số người này tăng 10.
Lớn thuyền lớn sóng, họ vay nợ rất nhiều, đầu tư đầu cơ rất dàn trãi,
từ nhà hàng, khách sạn, đến cty tài chánh, CK, mua bán địa ốc, v.v…
TẤT CẢ đều sụp đổ trong 2, 3 năm qua. Nay rất đông số này ĐÃ phá sản,
chỉ nhờ vào ông/bà Ủy viên Trung ương ĐCSVN can thiệp mà họ chưa bị
ngân hàng xuống siết nhà, giam xe, đuổi ra đường không còn chiếc Wave TQ
mà chạy.
Sức ép lên các UVTW rất lớn, vô cùng lớn, là kỳ đi Hà nội lần này, họ PHẢI bứng gốc ông Dũng.
Một số cung cấp tin tức cho Quan Làm Báo, để nói xấu ông Dũng, quyết hạ bệ ông này.
Sau khi 2/3 bỏ phiếu đuổi, mà ông Dũng còn ở lại – THIỂU SỐ ủng hộ
ông Dũng rất mạnh, đủ sức trấn áp ĐA SỐ chống – thì nội bộ ĐCSVN đang
bất hòa nghiêm trọng.
Theo luật riêng của Đảng, thì 1 khi cấp lãnh đạo bị mất phiếu đa số
ủng hộ – các phiếu bầu do chính cấp Trung ương bỏ – thì người đó PHẢI TỪ
CHỨC, nếu không sẽ bị sa thải.
Kẹt cái là các phiếu bầu cấp Trung ương không có giá trị bằng nhau.
Số ít ủng hộ ông Dũng lại rất mạnh, nên tuy là thiểu số họ có quyền hơn
đa số chống ông Dũng.
Nên họ trấn áp phe đa số chống, và họ giữ ông Dũng lại, gây BẤT MÃN rất lớn ngay trong nội bộ cấp tối cao CSVN.
1 số quan chức bị thua hết tiền, gia đình phá sản, bạn bè xa lánh do
bị nghèo đi mà ông/bà UVTW hết tiền không giúp được gì, người thân ruồng
bỏ, v.v… thì có thể tức giận quá mà liều mạng, có khi tổ chức ÁM SÁT
ông Dũng và số ít người ủng hộ ông ta không chừng.
TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN
Thực ra, ĐCSVN không có sự chọn lựa nào tốt cả.
1. Giữ ông Dũng lại thì tăng mất đoàn kết, trong khi KT không chắc gì
sẽ tốt hơn. Nếu rủi tệ hơn – hầu như chắc chắn như vậy, chính Bộ Chính
trị biết – thì sẽ xảy ra nhiều việc tệ hại không thể lường, có thể nhiều
UVTW quá giận mà tung ra THÊM nhiều tin tức về tội ác gia đình ông
Dũng, có khi họp lại ÉP từ chức. Tệ hơn nữa là ÁM SÁT.
2. Mà cho ông Dũng ra đi vào lúc này thì cũng không vẹn toàn, do
thiếu người thay thế, do khó xử lý các việc chuyển giao quyền hành, lợi
ích KT. Đàn em ông Dũng rất đông, nắm rất nhiều quyền lợi KT, địa bàn.
Ông này xuống, các quyền lợi KT, địa bàn này sẽ giao cho ai, và người
đang nắm có chịu chuyển giao mau chóng hay không? Số này bỏ rất nhiều
tiền, công sức vào các quyền lợi KT này, kêu họ bỏ ra đi mình không thì
thiệt hại cho họ quá, mà đền bù thì bao nhiêu mới vừa lòng bên ra đi,
bên tiếp thu?
Rắc rối rất lớn, không phải nói “xuống” là xuống đơn giản, như bên các quốc gia giàu mạnh.
Nhiều đàn em ông Dũng đang nợ ngân hàng bạc ngàn tỉ đồng, đã đầu tư
rất lớn ví dụ như vào Thủ thiêm. Nay ông này xuống, không còn bao che,
thì các việc sai phạm sẽ bị lộ ra ánh sáng, như xây cất quá chiều cao
cho phép, giấy phép xây dựng không hợp lệ, nợ ngân hàng bị đòi sát do
không còn ai bao che cho đảo nợ, v.v…
Các người này bị siết nợ, phá sản, thì sẽ kéo theo vô số hệ lụy, các
vụ kiện cáo không biết xử làm sao do bên nguyên, bị đơn đều là Đảng viên
với nhau.
Nhân ra cho hàng ngàn nơi ông Dũng đang bao che như vậy, thì làm sao mà xử lý?
Cô Phượng thu tóm Ngân hàng Gia định bất hợp pháp, được cho mở nhiều
chi nhánh trái luật, cty đầu tư Bản Việt làm giả sổ sách, lỗ thành lời,
nếu bị đem ra ánh sáng thì cô này có thể bị tù nhiều năm.
Ông Dũng không phải muốn “xuống” là được, là yên. Không nghĩ cho mình
thì cũng cho con gái rượu, 2 thằng con vô cùng bất tài vô dụng, cha
xuống thì con chỉ có đường chết, nếu không chạy ra nước ngoài kịp, do vô
số việc làm bậy bạ sai trái mà trước đây ông Dũng bao che cho.
Do đó, vấn đề không phải là xuống hay ở, nhưng là làm sao giải quyết
HẬU QUẢ, mà chính Bộ Chính trị cũng lúng túng không biết cách nào giải
quyết.
Cách nào thì cũng tệ hại cả, và đây là định nghĩa của ván cờ “thua vì
không thể không thua”. ĐCSVN sẽ SẬP VÌ KHÔNG THỂ KHÔNG SẬP, y như nền
KT VN vậy.
TỪ CHỨC TRONG DANH DỰ
Theo tin còn nội bộ hơn cấp nội bộ, thì ông Dũng tâm sự rằng ông
không ngại từ chức, nhưng vào lúc này có hơi sớm, vì ông không muốn bị
cho là kẻ thất bại. Ông muốn có thêm vài tháng để nền KT lên lại 1 chút,
sau Tết, rồi mới từ chức trong danh dự.
Phe chống ông Dũng tuy đông nhưng không đủ mạnh để ÉP ông từ chức.
Phe ủng hộ ông tuy ít nhưng có quyền lực rất mạnh, đủ sức giữ ông ở
lại, nhưng chính trong nhóm này cũng có người đang nghĩ lại và muốn ông
từ chức, không phải vì bị ép, nhưng vì sẽ KHÓ cai trị sau này, và nếu do
vậy mà KT sụp đổ thêm thì 1 việc ÉP TỪ CHỨC sẽ xảy ra, gây bất hòa còn
nghiêm trọng hơn là từ chức ngay hôm nay.
Phần ông Dũng thì cũng muốn chạy, nhưng không muốn chạy ngay vào lúc
này vì nếu xuống thì sẽ bị người đời, lịch sử, chê bai dè bỉu. Ông muốn
kéo dài thêm 6 tháng, chờ KT lên lại vào dịp Tết, rồi mới tự nguyện từ
chức vì lý do tuổi tác, sức khỏe, gia đình.
Cách tốt nhất trong hoàn cảnh giờ cho ông Dũng là nên tìm cách dàn
xếp rồi xuống, ví dụ cho con cái chạy ra nước ngoài, chính ông ta chạy
đi “chữa bệnh dài hạn”, v.v… rồi chuồn.
Ai lên kế tiếp sẽ càng mang họa lớn hơn, khi nền KT sụp đổ sâu, mạnh, rộng hơn trong các tuần, tháng tới.
Vietnamnet, Thông báo hội nghị Trung Ương 6, 15/10/2012, http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/92726/thong-bao-hoi-nghi-trung-uong-6.html
RFA, TT Nguyễn Tấn Dũng không còn được Đảng tín nhiệm?, 11/10/2012, http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-6th-central-conference-update-ph-10112012162731.html
(DĐKTVN)
Từ "tàu lạ, nước lạ" cho tới "một đồng chí", đảng hèn từ bao giờ ?
Người dân ngỡ ngàng sau khi nghe Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn kết thúc hội nghị .
“Bộ Chính trị … đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét có hình thức kỷ
luật khiển trách về trách nhiệm chính trị đối với tập thể Bộ Chính trị
và một đồng chí trong Bộ Chính trị. Ban Chấp hành Trung ương. … Sau khi
thảo luận, cân nhắc nhiều mặt, Ban Chấp hành Trung ương đã bỏ phiếu
quyết định không kỷ luật Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính
trị”.
"Một đồng chí Là ai ?" tại sao một vị Tổng bí thư, lãnh đạo của đảng mà
không dám nêu tên một vị lãnh đạo bị khiển trách ? Ai cũng biết Trung
Quốc nhiều lần bắn, giết và đâm chìm tàu ngư dân mình thì báo chí nước
ta lại không đủ can đảm viết ra hai chữ "Trung Quốc" mà lại thay vào đó
là những từ khó nghe như "nước lạ, tàu lạ" ? tại sao vậy ? Nước ta đã
hèn từ bao giờ ?
Đại hội đảng kết thúc với một nhận định hết sức đau lòng của Nguyễn Lễ
trên BBC, "Đảng đã không đủ can đảm để uống một liều thuốc đắng nhưng
cần thiết để chữa một vết thương đang mưng mủ mà nếu chỉ thoa thuốc qua
loa sẽ trở thành hoại tử.
Nhưng không rõ liệu quyết định này sẽ làm cho Đảng mạnh hơn hay yếu đi
trước các 'thế lực thù địch'? Nếu theo logic của Đảng thì các 'thế lực
thù địch' không thể 'xuyên tạc, chống phá' được, nhưng tôi lại nghĩ họ
càng có lý do để ăn mừng. Mục đích của Đảng là làm cho 'các thế lực thù
địch' phải thất vọng, nhưng tôi nghĩ người thất vọng nhiều nhất ở đây
chính là dân chúng Việt Nam, các cán bộ lão thành, những Đảng viên trung
kiên.
Thử hỏi họ xem? Ai mà không thất vọng trước kết quả như vậy? Có thể nói
Đảng đã chọn sai phương thuốc, thay vì củng cố niềm tin của nhân dân thì
Đảng càng làm cho niềm tin của người dân suy giảm trầm trọng hơn.
Mặc dù Đảng đang cố gắng thể hiện một hình ảnh đoàn kết, quyết tâm, cầu
thị trước nhân dân nhưng ngược lại người dân đang thấy một tập thể bao
che, dung túng cho nhau và nhất là đạo đức giả."
Đúng thật vậy, quá chuẩn, chúng tôi là những đảng viên trẻ tuổi, rất
thất vọng đại hội đảng vì nó không mang lại được niềm tin mong đợi của
người dân VN . Tác giả Hà Duyên có một nhận định khác: "Đảng viên hay
không đảng viên cũng phải công bằng trước pháp luật. Tại sao đã thấy
được sai lầm của đảng viên mà không truy cứu trách nhiệm trước pháp
luật? Điều này chứng tỏ Đảng Cộng Sản đang đứng ngoài vòng pháp luật và
không tôn trọng pháp luật. Tôi không còn một chút niền tin nào vào Đảng
Cộng Sản."
Trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, đầy hy sinh gian khổ chống thực
dân đế quốc, nhân dân Việt Nam đã giành được độc lập, dân tộc VN thống
nhất đất nước qua hơn 60 năm chiến tranh. Trong thời kỳ kháng chiến, mặc
dầu những pháo đài bay chiến lược khổng lồ ngày đêm trút bom đạn lên
đầu nhân dân ta, dân tộc VN vẫn luôn anh dũng, kiêu hùng đứng thẳng lưng
. Năm 1979 khi quân Trung Quốc xâm lăng nước ta, nhiều chiến sĩ Việt
Nam trung kiên đã ngã xuống và đã đổ máu để giành lại từng tấc đất biên
cương, dân tộc chúng ta không bao giờ hèn với bất cứ thế lực nào muốn
xâm chiếm nước ta .
Đảng Cộng Sản Việt Nam trong lịch sử không thiếu những vị lãnh đạo tài
giỏi, gần đây nhất, chúng ta đã có đồng chí Tổng Bí Thư Lê Duẩn đã lãnh
đạo nhân dân VN chiến thắng chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến tranh
biên giới phía Bắc. Ông đã lãnh đạo đất nước vượt qua giai đoạn khó
khăn, thành công trong việc tiêu diệt Khmer Đỏ ở Tây Nam và ngăn chặn
được quân Trung Quốc ở phía Bắc.
Sau khi đất nước thống nhất, Việt Nam không còn chiến tranh, chúng ta
đang sống trong hòa bình mà lại mang mặc cảm yếu hèn , hèn đến nổi Trung
Quốc nó bắn giết dân mình mà báo chí thông tin cúi mình sợ hãi, sợ hãi
đến nổi không dám sử dụng hai từ "Trung Quốc" .
Hôm qua nghe được lời Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng lại càng đau hơn nữa :
"Một đồng chí ..." là ai vậy ? Nếu lãnh đạo chúng ta không vượt qua
được sự sợ hãi nầy thì khó lòng bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc .
Quỳnh Như
(Đảng Làm báo)
Kết thúc HNTƯ 6: Lại một lần nữa quần chúng vô cùng thất vọng
Hội nghị lần thứ 6 của ban chấp hành trung ương đảng CSVN khóa XI vừa bế
mạc hôm Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012, sau 2 tuần lễ họp kín mà không đạt
được kết quả cụ thể nào như dư luận mong đợi.
Người nông dân Việt Nam vẫn cặm cụi kiếm sống trên đồng ruộng, kéo lê cuộc đời khốn khó, trong khi trung ương đảng CSVN họp và “không kỷ luật ai”. |
Trái với những đồn đoán trước và trong khi hội nghị này diễn ra, ông
Nguyễn Tấn Dũng, 62 tuổi, đã không bị mất chức thủ tướng, dù nội dung
bản thông báo kết quả hội nghị được ông Nguyễn Phú Trọng đọc trước 175
ủy viên trung ương dài tới 8,875 chữ, có vẻ như đề cập đến ông Dũng khi
nhắc đến “một đồng chí ủy viên Bộ Chính Trị”.
Bản thông báo thuật lại, “Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư nghiêm túc tự phê
bình và thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp Hành Trung Ương... về những
yếu kém, tồn tại... về những suy thoái hư hỏng...” Và “để làm gương” thì
“Bộ Chính Trị đã thống nhất cao tự nhận và đề nghị Ban Chấp Hành Trung
Ương xem xét có hình thức kỷ luật khiển trách về trách nhiệm chính trị
đối với tập thể Bộ Chính Trị và một đồng chí ủy viên Bộ Chính Trị”.
Tuy nhiên, bản thông báo lại nói “Sau khi thảo luận, cân nhắc nhiều mặt,
Ban Chấp Hành Trung Ương đã bỏ phiếu quyết định không kỷ luật Bộ Chính
Trị và một đồng chí trong Bộ Chính Trị”.
Cuộc họp diễn ra sau một loạt tai tiếng cho cá nhân và chính phủ của ông
Nguyễn Tấn Dũng. Ông là người có quyết định trên hết đối với các tập
đoàn và tổng công ty nhà nước nhưng đã để xảy ra tham nhũng nghiêm trọng
và ‘cố ý làm trái’ tại Vinashin, Vinalines, và sự thua lỗ của nhiều đại
công ty quốc doanh khác.
Tai tiếng và hậu quả của hành động ‘trái pháp luật’ của những người liên
quan đến Ngân Hàng Á Châu đã bị bắt giữ hiện nay người ta mới chỉ thấy
các tin tức mù mờ. Bản thông báo nói việc bắt giữ những người như Nguyễn
Ðức Kiên, Lý Xuân Hải, Trần Xuân Giá của Ngân Hàng Á Châu (ACB) liên
quan đến “hoạt động phi pháp nhằm mục đích đầu cơ, thao túng thị trường
tiền tệ”.
Khi diễn ra các vụ bắt giữ những nhân vật vừa nói vào tháng 8 và tháng 9
vừa qua, chưa có tờ báo nào lên án như bản thông báo kết thúc hội nghị
này vừa nói.
Bản thông báo kết quả hội nghị tuy có nhìn nhận nền kinh tế “còn nhiều
khó khăn, thách thức” nhưng vẫn khoe “lạm phát đã được kềm chế, kinh tế
vĩ mô ổn định hơn, nhiều lãnh vực sản xuất, dịch vụ tiếp tục phát
triển...”
Trên thực tế, bức tranh kinh tế Việt Nam khá ảm đạm mà một hai kinh tế
gia coi giai đoạn này tệ hại hơn những năm trước. Chính sách tư bản bè
đảng, đầu tư bừa bãi, cấp tín dụng không dựa vào khả năng sản xuất hay
thương vụ dẫn đến 53,000 xí nghiệp sập tiệm hồi năm 2011. Theo Bộ Kế
Hoạch và Ðầu Tư CSVN, chỉ riêng 8 tháng đầu năm nay, khoảng 40,000 công
ty lớn nhỏ giải thể hoặc phá sản nhưng nếu kể cả những công ty nằm chết
nhưng không ai khai báo thì con số phải gấp đôi.
Báo Thanh Niên hồi cuối tháng 5 vừa qua khi phân tích về tình trạng thu
lỗ ngập đầu của hệ thống kinh tài quốc doanh đã cho là vì “cha chung
không ai khóc”.
Mỗi khi có một vụ tai tiếng lớn đổ bể như Vinashin, Vinalines, ACB người
ta mới thấy lộ ra những lỗ hổng khổng lồ hoặc sự bất chấp luật lệ để
đám đảng viên hoặc những kẻ dựa vào thế lực những người quyền lực trong
đảng, làm bậy.
Tuy không nói thẳng ra là những ai nhưng bản thông báo kết quả hội nghị 6
của trung ương đảng nêu ra “Việc một số đồng chí Bộ Chính Trị, Ban Bí
Thư (cả đương chức và nguyên chức) có lúc, có việc còn có biểu hiện chưa
gương mẫu về đạo đức, lối sống của bản thân và gia đình, nói không đi
đôi với làm, đã làm ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan lãnh đạo đảng,
nhà nước và bản thân các đồng chí đó, đến niềm tin của nhân dân đối với
đảng. Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư chưa tập trung chỉ đạo làm rõ, đánh giá
đầy đủ, thực chất tình hình để kịp thời có biện pháp kiên quyết khắc
phục một số tiêu cực trong công tác cán bộ (như chạy chức, chạy quyền,
chạy bằng cấp...) và đề bạt con một số cán bộ lãnh đạo không dựa trên
năng lực, trình độ và quá trình rèn luyện, gây dư luận bức xúc.”
Lời nhìn nhận này gián tiếp đề cập đến một trong những trường hợp đó là
Tô Linh Hương, con gái ủy viên Bộ Chính Trị Tô Huy Rứa, mới 24 tuổi,
được cài cắm vào làm chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty quốc doanh
Vinaconex-PVC hồi tháng 4 vừa qua dù cái hiểu biết chuyên môn của cô về
báo chí, tuyên truyền. Các cổ đông lớn của Vinaconex-PVC bất mãn về
người cầm đầu không có hiểu biết chuyên môn và kinh nghiệm, loan báo rút
vốn nên Tô Linh Hương phải xin từ chức chỉ khoảng 3 tháng làm chủ tịch.
Trước cuộc họp trung ương đảng, một số nhận định của các nhà quan sát
thời sự Việt Nam nói đến sự tranh giành quyền lực đấu đá nhau giữa hai
phe. Một bên là phe Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang, một bên là Thủ Tướng
Nguyễn Tấn Dũng. Bản thông báo tuy ám chỉ sự đả kích ông thủ tướng nhưng
có vẻ kín đáo với những lời ve vuốt “trị bệnh cứu người” chứ không phải
là một quyết định cách chức thẳng tuột như một hai blogger tung tin
trên mạng.
Truyền thống của đảng CSVN là chưa có ai ở cương vị thủ tướng mà bị
ngưng chức ngay giữa nhiệm kỳ. Dù vậy, chức thủ tướng do chủ tịch nước
đề cử và Quốc Hội phê chuẩn chiếu lệ trong cách sắp xếp nhân sự của chế
độ độc tài đảng trị tại Hà Nội. Nếu muốn cách chức, phải do Quốc Hội bỏ
phiếu mà bản thông báo kết quả họp ngày 15 tháng 10, 2012 nói rằng “Bộ
Chính Trị đã chỉ đạo xây dựng quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện
lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do
Quốc Hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.”
Hãng thông tấn AFP thuật lời một đảng viên CSVN giấu tên bày tỏ sự bực
tức về kết quả hội nghị trung ương đảng kỳ 6 không dám gạt bỏ các đảng
viên cao cấp tham nhũng: “Giống như trước đây, các lãnh tụ đảng CSVN chỉ
muốn tắm tới vai thôi chứ không lên tới tóc”.
Ông này cho rằng quần chúng “lại một lần nữa vô cùng thất vọng” đối với sự lãnh đạo của đảng CSVN.
(Người Việt)
Nguyễn Xuân - “Rút kinh nghiệm sâu sắc”
Hình minh họa |
(HQ Online) - Hôm qua tôi gặp sếp cũ của
tôi. Ông già rồi, trông hom hem lắm. Và nỗi buồn trên gương mặt trông
ông càng khổ sở. Tôi hỏi ông xem gia cảnh ra sao.
Ông bảo: “Tốt”. Con cháu đều đi làm ăn, thu nhập tốt, có địa vị khá trong xã hội, có chức danh, có học vị. Tôi hỏi ông: Sức khỏe anh thế nào, có ăn ngủ được không? Ông ấy bảo: “Khá”. Ăn ngủ bình thường, có điều gần đây thì hơi khó ngủ một chút, cũng vì có mấy chuyện linh tinh.
Ông làm như chuyển chủ đề nói chuyện, hỏi tôi: “Lâu rồi cậu có gặp thằng B. không?” Tôi thành thực nói: “Tôi và anh ấy lâu rồi không chơi với nhau, nay anh ấy thăng chức, lên cấp trên, càng ít gặp”.
Ông sếp cũ của tôi thở dài: “Gay rồi… Hồi ấy cũng tại mình…”
À, thì ra ông ấy dằn vặt vì chuyện cũ.
Hồi ông ấy làm sếp, anh B. là đệ tử ruột, nhưng B. là kẻ chả ra gì, hay làm bậy, dính vào kinh tế là lèm nhèm, nịnh trên nạt dưới. Thời đó, B. làm đổ vỡ một dự án bị thanh tra, gây thất thoát hàng tỷ đồng. Chi bộ họp, ban lãnh đạo họp, cuối cùng ông sếp cũ của tôi kết luận B. phải “rút kinh nghiệm sâu sắc”, rồi cho làm tiếp để khắc phục hậu quả. Ai cũng ngao ngán. Nhưng thời gian trôi qua, sếp cũ về hưu, anh B. lên sếp, chả ai ho he gì nữa. Và, anh B. được đề bạt lên cấp trên nữa…
Khi tiếp quản cơ ngơi của anh B., sếp tôi bây giờ mới té ngửa ra, mọi thứ đều rối tung lên, động đâu cũng thấy sai. Thanh tra vào, kiểm sát vào… Rồi sự việc thành ra to…
Bây giờ sếp cũ của tôi mới dốc bầu tâm sự: “Cậu ạ, mình cả đời đi làm, tưởng về hưu là an nhàn, ngờ đâu vẫn nặng nề. Giá ngày đó nghe các cậu thì không đến nỗi”.
Tôi hỏi: “Bây giờ chuyện anh B. thế nào?”
Sếp cũ bảo: “Tôi lên các anh ấy nói hết… Nhưng rồi họ lại bảo, thôi thì cứ để nó rút kinh nghiệm sâu sắc, nó làm tiếp khắc phục khuyết điểm… Ôi”
Tôi định nói câu gì an ủi sếp cũ của tôi, nhưng không thốt lên lời.
Nguyễn Xuân
J.B Nguyễn Hữu Vinh - Và đàn dê lại qua cầu
Hội nghị hết sức căng thẳng, bầy dê
đầu đàn được tập trung không sót một con nào. Bao nhiêu ý kiến đưa lên
nhằm lên án con dê cái lâu nay giở chứng không chịu theo hướng dẫn của
dê đực Trưởng bầy, nào là đi lạc hướng, đã qua cầu lại còn đi ngược lại,
nào là ích kỷ, cá nhân, hẹp hòi và tham nhũng... Cũng lại bao nhiêu ý
kiến bảo vệ con dê cái này vì nhiều lý do, trong đó đa số các con đều
giấu trong mình một ý nghĩ sâu kín là con dê mẹ này không phục thằng dê
trưởng bầy, nhưng nó thỉnh thoảng cho mình cơ hội kiếm tí sữa, tí cỏ mà
hắn vu quén được. Thế thì phải bảo vệ nó chứ? Đường lối đâu có quan
trọng bằng cái bụng đầy cỏ non và sữa. Tình hình cuộc hội nghị mỗi lúc
một căng thẳng.
***
Số là bầy dê ở khu rừng hoang vu này bỗng một ngày được giao sứ mệnh
lịch sử là chăn dắt bầy cừu. Bầy cừu thì đông mà đàn dê phát triển mãi
bằng mọi cách vẫn là thiểu số so với bầy cừu. Được cái điều là bầy cừu
khá hiền lành, ngoan ngoãn. Nói là hiền lành ngoan ngoãn vậy thôi, chứ
nguyên nhân chính vẫn là do bọn dê hày rất hung dữ, với cặp sừng nhọn
trên đầu và bầy sói phía ngoài luôn rình mò, hỗ trợ, sẵn sàng lao vào
nhón đi con cừu nào béo nhất, ngang bướng nhất… nên nỗi sợ hãi của bầy
cừu đã thành một đặc tính khó bỏ. Một điểm khác mà bầy dê biết rất rõ là
bọn cừu này chỉ được cái cắn nhau là nhanh, chứ đoàn kết chỉ là một câu
khẩu hiệu không có nghĩa với chúng.
Hiển nhiên là đàn cừu cứ vậy mà đi theo hướng dẫn của bầy dê. Bầy dê
luôn luôn tự đắc rằng mình là ngôi sao sáng dẫn đường, chỉ lối cho bầy
cừu và chỉ có mình mới đưa bầy cừu đi được sang thế giới cực lạc. Thế
giới cực lạc được đàn dê do con dê trưởng bầy vẽ ra với bao nhiêu của
ngon, vật lạ và bao nhiêu sự sung sướng, nghe đã mê ly. Ở đó mọi con vật
đều bình đẳng, chỉ có nằm yên mà hưởng cũng thoải mái không cần nghĩ
nhiều. Và thời kỳ quá độ đó là của bầy dê.
Dưới sự hướng dẫn của bầy dê, đàn cừu cứ đi về hướng vô định cuối chân trời
Đàn cừu cứ vậy mà đi, đã có bầy dê định hướng không cần hỏi, chẳng cần suy nghĩ gì nhiều, sung sướng quá.
Năm tháng qua đi, khu rừng bỗng trở thành hoang hóa, cây cối bị bầy dê
vặt sạch, chúng hưởng thụ từ lá, quả, củ, thân rồi đến rễ, không chừa
thứ gì. Thậm chí nhiều thứ rễ củ dưới đất thường chỉ để dành cho nó mọc
mầm nuôi cả đàn, nuôi con cháu thì cũng bị bầy dê kết hợp lũ sói đào lên
bán tuốt.
Mỗi con dê đầu đàn có bầy em luôn hăng hái trong việc thu lượm, nhặt
nhạnh từ cái lá rơi cho đến miếng vỏ vây mà bầy cừu gom góp được. Hang ổ
mỗi con dê ngày một lớn dần, lớn dần đến mức thừa mứa thức ăn, vật dùng
và tất cả những gì quý giá mà bầy cừu có nằm mơ cũng không thể nghĩ
tới. Hiển nhiên là bầy dê sẽ càng ngày càng bần cùng hơn, không chỉ
thiếu thức ăn nuôi con mà hang ổ cùng bị đàn dê thỉnh thoảng ra quyết
định “thu hồi” để chia chác. Nỗi bất bình ngày càng tăng lên.
Tệ hơn nữa là bầy dê cũng đang dần dần lạc hướng, mỗi con cố gắng ngoi
lên làm trưởng đàn, làm đầu đàn để kiếm chác, mặc mẹ con đường đi sang
xứ cực lạc ở đâu, mặc kệ những quy định về tư cách của đàn dê là phải
gương mẫu, đạo đức để chăn dắt bầy cừu. Mỗi con dê chỉ chăm chút cho bộ
lông của mình thật đẹp, cái hang của mình thật lộng lẫy, cao ráo, thậm
chí tuyển thêm nhiều con dê cái non.
Nhưng vấn đề đó chưa phải là quan trọng nhất, mà quan trọng nhất lại là
bọn dê ăn chia không sòng phẳng, đặc biệt là con dê cái đầu đàn. Nó được
giao chăm lo quản lý đàn dê, làm ăn, sinh sống và chịu trách nhiệm
trước hoạt động của cả đàn. Nhưng con dê cái này đã chăm chút cho riêng
bầy con của nó, đưa một lũ dê non lên chiếm những ngọn đồi nhiều màu mỡ,
những khu vực và vị trí mà ngay cả mấy lão dê đực đầu đàn cũng không
dám mơ. Hang ổ của nó khắp nơi và đầy những thứ sang trọng, không chỉ
vậy, của để dành vẫn còn vô khối mà những con dê khác chỉ thấy mà thèm
dù con nào cũng đầy rẫy hang ổ và dư thừa của cải cho đến mấy đời dê sau
nữa.
Vì thế mà khu rừng cạn kiệt tài nguyên, bầy dê còn lại và đặc biệt bầy cừu đói rét.
Đang lúc đó, bầy sói bên ngoài hăm he chiếm cả khu rừng, tình thế nghiêm
trọng hơn khi thỉnh thoảng bầy sói lại bắt vài con cừu béo chén thịt,
chiếm vài quả đồi làm hang ổ nghỉ chơi và cho con cháu. Bầy dê hoảng
loạn, bầy cừu tuyệt vọng. Dù bầy dê đã cử hết con trưởng đàn đến những
con có thế lực sang cầu hòa, dâng nhiều của quý và im lặng khi bầy sói
lấn chiếm dần khu rừng. Nhưng xem chừng bầy sói không ngừng lại.
Trước tình thế đó, bầy dê luôn miệng trấn an bầy cừu nào là “Cần phải
giữ quan hệ láng giềng hữu hảo với 16 chữ vàng và 4 tốt để cùng đi lên
thiên đường cực lạc”. Nào là giữa sói và ta cùng có chung một con đường,
là anh em môi hở răng lạnh. Nhưng bầy cừu đã từng là nạn nhân của bầy
sói bao nhiêu đời nay nên không tin những điều bầy dê luôn trấn an. Nhỡ
đâu có ngày cả đàn thành mồi cho lũ sói thì sao?
Tình thế nguy cấp đến nỗi bây cừu không chịu được, sắp hàng phản đối bầy
sói, lập tức bầy dê vác cặp sừng nhọn ra hăm he, dọa nạt và luôn miệng
trấn an “đã có đoàn dê lo” đàn dê là tinh hoa thời đại, là đại biểu
trung thành của bầy cừu nên cứ yên tâm.
Cả cánh rừng không khi nào yên về mọi mặt, trong và ngoài hết sức lộn
xộn và bầy cừu lâm vào cảnh hết sức thê lương. Tình hình nguy hiểm cho
sự ổn định của chính bầy dê.
Đàn cừu trước vốn hiền lành nhẫn nhục đã không chịu im lặng, chúng dùng
nhiều cách, mà cách hay nhất là viết lên lá rừng, rồi thả xuống suối
những thông điệp của mình. Những dòng suối lan tràn trên mặt đất đưa
những thông điệp đó đi khắp nơi đòi bầy dê phải có cách giải quyết
những vấn đề bọn cừu đưa ra.
Bầy dê đã tìm nhiều cách để ngăn chặn, nhưng thật khó khăn để ngăn chặn
những dòng suối kia. Càng ngày càng nhiều thông điệp khẩn cấp được gửi
đi: Khu rừng nguy biến trước ngoại xâm và nội xâm. Lòng bầy cừu và ngay
cả đàn dê con cũng thổn thức.
***
Vì thế mới có cuộc hội nghị khẩn cấp hôm nay.
Cuộc hội nghị khẩn cấp do con dê trưởng đàn triệu tập trong một hang
kín, bầy dê con và đàn cừu không được bén mảng tới, chỉ đứng ngoài ngóng
vào cánh cổng đóng mịt mù mà đồn đoán mà tha hồ thả trí tưởng tượng vốn
phong phú của mình.
Một lão cừu trốn đâu đó không rõ hình dạng lớn tiếng vạch mặt chỉ tên
con dê cái, thôi thì đủ mọi thứ tội, rằng thì là nên ủng hộ con dê
trưởng đàn, để cùng nhau đi đến thiên đàng cực lạc. Nào là nên đồng
thanh đồng sức hất đổ con dê cái vì nguy cơ con này sẽ là bạn của lũ sói
bên kia…
Bầy cừu và đàn dê con đứng ngoài bàn tán xôn xao, rằng kỷ luật của đàn
dê rất chặt chẽ, phen này thì con dê cái không chết cũng bị thương.
Và cứ thế chúng lấy làm hoan hỉ chờ đợi con dê trưởng đàn ra uy, phen này thì uy tín đàn dê phải được nâng cao lên một bước.
Nhưng những con cừu còn lại chỉ đứng nhìn rất vô cảm. Bọn này cũng khá tinh tường, thậm chí nhiều con còn nói thẳng: “Đừng thấy cai tù đánh nhau mà tù nhân cứ tưởng được tự do”,
rồi thì nào là con dê cái này có đổ xuống, thì con dê cụ khác lên,
tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa còn khốn nạn hơn, cái quy định do đàn dê đưa
ra còn đó thì đàn cừu vẫn là nạn nhân như thường. Nhỡ mà lão dê trưởng
thắng thì nó lại nhất định đưa cả khu rừng lên cõi thiên đường như lão
tưởng tượng ra thì chỉ có mà chết hơn. Vậy nên đàn cứu cứ dửng dưng chờ
đợi.
***
Lại
nói chuyện trong hang, sau khi cắn xé lẫn nhau chán chê, con dê cái
dùng mọi cách bao biện vẫn bị những con dê trưởng đàn và bộ sậu nện liên
tiếp, xem chừng khó trụ lại. Những yếu kém, khuyết điểm liên tục được
nêu lên.
Nhưng con dê cái và đàn em cũng phản ứng không kém, rằng thì là dù sao
thì vẫn là anh em, là đồng chí, và cần thiết nhất hiện nay là chống thế
lực thù địch trong bầy cừu. Nếu chúng ta không giữ nhau, bầy cừu nó đang
loạn ngoài kia mà nó biết, thì có phải là câu chuyện hai con dê qua cầu
cùng lăn tòm xuống suối không? Cái đoàn kết cần thiết là chỗ đó. Thôi,
thì bây giờ chị dê cái bớt chút tài sản ra, chia lại quyền lực bớt đi
cho anh dê trưởng đàn và anh em khác, anh trưởng đàn cũng bớt giận. Các
đại ca nên nghĩ lại vì lợi ích chung cả đàn mà đảm bảo tính đoàn kết
cùng tồn tại. Mọi chuyện sẽ đóng cửa bảo nhau sau nếu không sẽ rất nguy
hiểm.
Bọn dê đầu đàn thì cứ ngồi im như thóc mặc cho hai nhóm cãi nhau quyết liệt. Bọn chúng thì thầm với nhau: Nói
gì thì nói, cứ thằng nào đưa tao nhiều quyền kiếm nhiều lợi, cho tao
lắm hang ổ, nhiều lộc lá thì tao theo, đếch cần biết đi theo đường nào,
lên thiên đàng hay xuống địa ngục thì tao và con cái tao cũng sướng chán
rồi. Còn kể tội nhau ra thì thằng nào chả dính cứt.
Xem chừng cả bầy dê không hưởng ứng tuyệt đối như mình tưởng, dê trưởng
đàn thấy mình chỉ được cái chức, còn uy thì không thể bằng con dê cái
kia, nó đã nắm hết mọi đầu mối quyền lợi mà bầy dê thì cứ có cỏ non là
theo. Vậy nên nó chán nản bày trò bỏ phiếu tín nhiệm.
Hẳn nhiên là những con dê im như thóc kia cũng được bỏ phiếu. Hẳn nhiên
là con dê cái lại được sự ủng hộ tối đa để ở lại cống hiến cho bầy dê cứ
tồn tại, cứ kiếm chác.
Chán nản định bỏ cuộc khi biết việc bài binh bố trận của mình đã thất
bại. Nhưng chẳng lẽ thừa nhận thất bại trước cả khu rừng thì đâu còn mặt
mũi nào để còn làm ăn. Con dê trưởng đàn phân vân chưa biết xử lý làm
sao khi ngoài kia, bọn dê con và lũ cừu đang chờ đợi sự thắng lợi của
mình. Một con bảo vệ dê cái đứng lên phát biểu:
- Dù sao, đây cũng là trí tuệ tập thể, đại ca nên chấp nhận đi, nếu
không sẽ nguy hiểm cho đại cục, phải lấy đại cục làm trọng.
Con dê trưởng đàn cáu tiết:
- Cục, có mà cục cứt ấy. Mày bảo nguy hiểm là nguy hiểm thế nào?
- Ngoài kia, bọn cừu mà đa số là thế lực thù địch với họ nhà dê ta
và ngay cả bọn dê con đang muốn chúng ta rơi xuống suối. Mà nên nhớ rằng
bây giờ không phải là suối đầy cá sấu nữa đâu nhé, dưới đó là nồi lẩu
hẳn hoi, bọn thế lực thù địch đang rất thích cả đàn rơi xuống nồi lẩu là
chúng hả hê, đạt nguyện vọng lắm. Khi đó trạng chết, thì vua cũng băng
hà.
Dê trưởng đàn có vẻ dịu giọng:
- Nhưng giờ tình trạng như vậy, thì thoát ra bằng cách nào?
- Thì đại ca cứ theo truyền thuyết họ nhà mình mà thực hiện thôi.
- Truyền thuyết ra sao? Tao không mấy khi nghe truyền thuyết, mọi việc là cứ phải khách quan, khoa học và biện chứng.
- Thì vẫn biện chứng, khách quan thôi. Chuyện hai con dê qua cầu, húc nhau rơi xuống suối đại ca biết rồi chứ?
- Cái đó thì biết, cả hai chẳng được miếng gì mà lại tỏi cả đôi,
nhưng đây không phải là chỉ hai con mà cả đàn dê, nó khách quan là chỗ
đó.
- Thì lại học bài học của đàn dê 175 con qua cầu, đại ca biết chuyện đó rồi chứ?
- Chuyện đó ra sao, kể nghe coi.
- Đại loại là có đàn dê phải vượt qua con cầu nhỏ bắc qua suối,
nhưng dưới suối có đàn cá sấu hung dữ (thế lực thù địch ấy mà). Nếu hở
ra thì lập tức chúng nó nhảy lên đớp ngay cái “Tự do” ngay.
- “Tự do” là cái gì?
- À, đấy là định nghĩa mới về cái kia, cái con giống ấy. Cái định
nghĩa này mới có nên đại ca chưa kịp update thôi, của một Trung tá công
an đấy.
- Giỏi, vậy thì làm sao để cả đàn bảo vệ được nhau và bảo vệ được cái “tự do”?
- Thì trong đàn ta, có một chị dê cái, bây giờ phải phát huy tinh thần đoàn kết tập thể, trí tuệ tập thể mà vượt qua thôi.
- Cụ thể, khách quan và biện chứng đi, nói chung chung không hiểu.
- Này nhé, tất cả chúng ta đi trước, cứ anh sau ngậm cái “tự do”
của anh trước, chị dê cái đi sau cùng, ngậm của anh gần cuối. Dù có bẩn,
có hôi và mất vệ sinh chút, nhưng chỉ nội bộ biết với nhau, còn ta vẫn
bảo đảm được đoàn kết và quyền lợi cả đàn. Bọn cừu thù địch hết chỗ mà
nói nhé.
- Ừ, để xem. Nhưng tinh thần cuộc hội nghị thì cả khu rừng đã
biết rồi, giờ ra nông nỗi này thì có cách nào để thoát vụ này cho đỡ mất
mặt?
-
Thì đại ca cứ ra một thông báo. Cứ như các thông báo hội nghị
trước đây, nhưng nhớ là cần thêm các từ thật lâm ly, bi đát, lá rụng
cành rơi… tình cảm vào mới thuyết phục nhé. Chẳng hạn thêm vào những từ
như “trăn trở”, “tâm huyết”, “thấm thía”, “day dứt’… chẳng hạn, ai biết
bụng mình nghĩ gì đâu, ai vạch ra mà xem được. Bọn cừu nghe chỉ có mủi
lòng lại tin tưởng thôi mà.
- Ừ, thì để xem.
Hôm sau, đàn họa mi bay vang khắp khu rừng thông báo: Hội nghị đã
thành công tốt đẹp hơn mong đợi, giữ đúng nguyên tắc, có tình đoàn kết,
thương yêu đồng chí; vừa có lý, có tình, vừa phải xử lý nghiêm minh
những trường hợp có khuyết điểm, vi phạm, theo phương châm “trị bệnh cứu
người”, giúp nhau cùng tiến bộ.
Và hội nghị giải tán.
15/10/2012
J.B Nguyễn Hữu Vinh
(Blog JB,NHV)
Đông A - Sẽ mất nước khi quyền lực chính trị không thuộc về nhân dân
Khi quyền lực chính trị không thuộc về nhân dân, đó là một nhà nước phong kiến. Năm 1876 vua Tự Đức nhà Nguyễn phê bình và tự phê bình mình qua đạo dụ Tự biếm như sau:
"Trẫm tuổi thơ được nối ngôi báu, nhờ công tổ tiên bấy giờ quốc gia toàn thịnh. Việc nước việc đời, chưa từng kinh nghiệm; không để ý đến lời răn "lúc yên ổn phải nghĩ đến lúc nguy nan", mải đam mê theo thói vui chơi; cho đến nỗi trên thì trời trách phạt, dưới thì dân oán hờn, ngoài thì ngoại bang giận dữ, trong thì không có kế hoạch tốt hay. Cứ việc đến thì lo, nhưng không giải quyết được công việc. Miễn cưỡng theo mưu kế của bậc lão thần, bỏ đất đai và dân chúng 6 tỉnh Nam Kỳ, để cầu khỏi nạn chiến tranh và yên xã tắc. Trên 200 năm khai sáng gìn giữ gian nan, bỏ trong một sớm; chính là tội của tên tiểu tử này, kể sao cho xiết! Túng sử có lập được nên công đức cũng không đủ chuộc được tội lỗi. Huống hồ Trẫm lại không công không đức, chỉ trơ mặt trơ thân ngồi nhìn, lần lữa cho đến già yếu; tuy thiên hạ không nỡ trách ta, nhưng lòng ta há lại không suy nghĩ."
Tự Đức phê và tự phê như vậy, nhưng tuyệt nhiên không cảm thấy cần thiết phải từ ngôi. Điều này cũng dễ hiểu vì nhà Nguyễn là một triều đại phong kiến, quyền lực chính trị không thuộc về nhân dân. Dẫu Tự Đức có đề ra hình thức kỷ luật cho mình, nhưng các mệnh quan triều đình, ăn bổng lộc của Tự Đức lỡ lòng nào mà phế Tự Đức chứ. Đạo dụ Tự biếm của Tự Đức chỉ là một trò mị dân. Nhưng chưa đầy 10 năm sau, đất nước trở thành nô lệ. "Vạn dân nô lệ cường quyền hạ / Bát cổ văn chương túy mộng lung".
Đông A
(Blog ĐA)
Huỳnh Ngọc Chênh - 175 vị và 90 triệu dân
1. Đảng CSVN qua hội nghị trung ương 6 đã đi một bước về phía dân
chủ. Như ông Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư đảng nói có nhiều cái lần đầu
tiên. Lần đầu tiên cả bộ chính trị tự giác nhận kỷ luật về những sai
lầm của mình, lần đầu tiên đưa ra chất vấn và trả lời chất vấn trước tập
thể ban chấp hành... Còn có hai cái lần đầu tiên nữa mà ông Trọng
không nói đến đó là việc kỷ luật một ủy viên BCT đã được tập thể BCT
nhất trí 100% rồi nhưng vẫn cứ đưa ra ban chấp hành lấy ý kiến biểu
quyết và cũng lần đầu tiên ban chấp hành đã đi ngược lại ý kiến đã thống
nhất cao của BCT là 100% không đồng ý kỷ luật ủy viên BCT đó cũng như
không đồng ý kỷ luật tập thể BCT. Một tiền lệ chưa từng có trong lịch sử
Đảng CSVN. Trước đây Đảng CSVN muốn xử ai chỉ việc một vài người lãnh
đạo cao nhất quyết là xong hoặc nhiều lắm là tập thể BCT. Nếu có đưa ra
ban chấp hành cũng chỉ là thủ tục để thông qua. Và hầu như cũng chưa có
tiền lệ ban chấp hành làm ngược lại ý của BCT.
Một bước tiến về phía dân chủ rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên sau hơn 80 năm thành lập với mục tiêu đấu tranh cho độc lập và dân chủ của đất nước như ban đầu đưa ra, thì bước chân đầu tiên ấy quá trễ lại quá ngắn, quá dè dặt và còn rất run rẩy. Điều đó cho thấy Đảng CSVN đã có bước đi quá sức chậm gần như là dậm chân tại chỗ, chưa nói là đi thụt lùi trong lộ trình dân chủ hóa đất nước. Ngay trong nội bộ đảng, đã qua hơn 80 năm rồi mà vẫn chưa tin tưởng vào đảng viên của mình, chỉ thực thi dân chủ lần đầu tiên đến các ủy viên ban chấp hành thì thử hỏi đến bao giờ toàn dân Việt Nam mới thực sự được sống trong định chế dân chủ. 100 năm nữa? 200 năm nữa? Hay chẳng bao giờ?
Phải đặt ra vấn đề nầy bởi lẽ đảng luôn nói đến việc học tập Hồ Chí Minh. Thế các vị có học những điều sau đây của Hồ Chí Minh hay không?
HỒ CHÍ MINH đã nói .
“ I. Về địa vị và quyền lợi của nhân dân:
. Về dân chủ: “Các chú diễn giảng hai tiếng dân chủ sao mà rắc rối, dài dòng thế? Dân chủ thật ra có nghĩa là: để cho dân “được mở miệng”. Liệu có làm được không, có dám làm thế không?”. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 148)
. …Làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm. (Toàn tập, ST, 1989, T10, trang 508)
. Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do… Ðối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 482)
. Hội hè, tín ngưỡng, báo chương, họp hành đi lại có quyền tự do. (Toàn tập, ST, 1983, T3, trang 152)
. “Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa.”. (Toàn tập, ST, 1986, T6, trang 353)
II.Trách nhiệm của Ðảng trong sự nghiệp xây dựng nền dân chủ:
. Tuyệt đối không được áp bức phê bình. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 510)
. Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. (Toàn tập, ST, 1984, tập 4, trang 35)
. Ðảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng. (Toàn tập, ST, 1984, T4, trang 463)
. Bất kỳ ở địa vị nào, làm công tác gì, chúng ta đều làm đầy tớ của nhân dân – Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng đều là mồ hôi và nước mắt của nhân dân mà ra – Vì vậy, chúng ta phải đền bù xứng đáng cho nhân dân…
. Kách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc…
2. Chuyện nội bộ của đảng diễn ra trong 15 ngày qua không thể không thu hút sự quan tâm của người dân, đặc biệt là những người dân có trách nhiệm với sự an nguy của đất nước. Vì 175 vị đã bàn những chuyện to lớn của đất nước: ổn định tình hình kinh tế xã hội, chấn chỉnh các doanh nghiệp nhà nước, quản lý đất đai, đổi mới toàn diện giáo dục, quy hoạch nhân sự nhà nước và kiểm điểm những cá nhân trong bộ chính trị là những người đang nhận lãnh những cương vị quan trọng của nhà nước.
Những chuyện quan trọng như vậy, gắn liền với vận mệnh của đất nước, sinh mệnh của toàn dân thế mà chỉ có 175 vị bàn bạc quyết định. Mà lại bàn bạc trong bí mật. 90 triệu dân đứng ngoài nhìn vào và không được phép xem là việc của mình. Mấy trăm vị đại diện dân trong cơ quan gọi là quyền lực cao nhất của nhà nước cũng bị gạt ra ngoài lề. Ngay cả chuyện kỷ luật các cá nhân trong BCT tưởng như chỉ là chuyện nội bộ của đảng nhưng thật ra vẫn gắn liền đến vận mệnh của từng người dân, bởi lẽ các cá nhân đó đang nắm các cương vị chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng...là những người gánh trọng trách của quốc gia.
Vì những sai lầm xảy ra đưa đến những thiệt hại cho đất nước nên tập thể BCT đã tự giác nhận kỷ luật. Vì những sai lầm nào đó mà một cá nhân BCT đã buộc phải nhận kỷ luật trước BCT. Ông Trọng đã công bố điều ấy ra trong diễn văn bế mạc. Nhưng toàn dân hoàn toàn mù mịt không biết BCT đã phạm vào những sai lầm cụ thể gì, gây ra những tổn thất như thế nào với đất nước? Toàn dân bị đánh đố nhân vật ủy viên BCT phạm sai lầm đó là ai, đang giữ cương vị gì của nhà nước? Và kẻ đó đã mắc lỗi lầm gì, mức độ đến đâu, gây ra thiệt hại đến cỡ nào, có đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?
Toàn dân không biết, quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất cũng không biết. Chỉ có 175 vị trong BCH biết những thông tin đó mà thôi. Và 175 vị đó trở thành các quan tòa có toàn quyền xét xử và đã đưa ra phán quyết: Tập thể BCT vô tội, ủy viên BCT nào đó cũng vô tội. Thế là xong.
Các vị có quyền bao che những sai lầm của các lãnh đạo đảng của các vị, đó là chuyện nội bộ của đảng. Nhưng những sai lầm của các vị đó đang gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho đất nước và nhân dân. Các tập đoàn quốc doanh làm ăn thua lỗ và làm thất thoát hàng trăm ngàn tỷ đồng, hệ thống tài chính, ngân hàng mất ổn định, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao, tài nguyên môi trường suy kiệt, giáo dục và đạo đức xã hội xuống cấp, tệ nạn tham nhũng hoành hành, ngư dân mất biển, nông dân mất đất...Tất cả những điều đó ảnh hưởng đến sự hưng vong của đất nước, ảnh hưởng đến cuộc sống của từng người dân, ảnh hưởng đến những đồng tiền thuế mà người dân phải chắt chiu đóng góp...
Vì vậy người dân cần phải biết rõ cụ thể những sai lầm và cụ thể cá nhân nào đang giữ cương vị gì của nhà nước gây ra sai lầm. Và sai lầm gây ra những tổn thất nghiêm trọng thì phải chiếu theo pháp luật mà xử lý.
Chỉ có pháp luật và các cơ quan pháp luật mới có đủ thẩm quyền xem xét cá nhân và pháp nhân có tội hay không. Mà nếu đã có tội thì phải xử lý chứ không phải chỉ nhận lỗi là xong. Mọi cá nhân và pháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật.
Để khỏi vi hiến, dù là hình thức, thì đảng cũng cần nêu công khai một cách cụ thể các sai lầm mà BCT mắc phải, sai lầm mà một ủy viên BCT nào đó mắc phải ra trước quốc hội trong kỳ họp sắp tới để quốc hội xem xét. Các chức danh chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng...là do quốc hội bầu ra nên quốc hội cần thiết phải biết những sai lầm mà các vị ấy mắc phải nếu có, để từ đó xem xét đưa ra biện pháp xử lý thích ứng.
"Về việc đề nghị xem xét kỷ luật, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá"
Huỳnh Ngọc Chênh
Một bước tiến về phía dân chủ rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên sau hơn 80 năm thành lập với mục tiêu đấu tranh cho độc lập và dân chủ của đất nước như ban đầu đưa ra, thì bước chân đầu tiên ấy quá trễ lại quá ngắn, quá dè dặt và còn rất run rẩy. Điều đó cho thấy Đảng CSVN đã có bước đi quá sức chậm gần như là dậm chân tại chỗ, chưa nói là đi thụt lùi trong lộ trình dân chủ hóa đất nước. Ngay trong nội bộ đảng, đã qua hơn 80 năm rồi mà vẫn chưa tin tưởng vào đảng viên của mình, chỉ thực thi dân chủ lần đầu tiên đến các ủy viên ban chấp hành thì thử hỏi đến bao giờ toàn dân Việt Nam mới thực sự được sống trong định chế dân chủ. 100 năm nữa? 200 năm nữa? Hay chẳng bao giờ?
Phải đặt ra vấn đề nầy bởi lẽ đảng luôn nói đến việc học tập Hồ Chí Minh. Thế các vị có học những điều sau đây của Hồ Chí Minh hay không?
HỒ CHÍ MINH đã nói .
“ I. Về địa vị và quyền lợi của nhân dân:
. Về dân chủ: “Các chú diễn giảng hai tiếng dân chủ sao mà rắc rối, dài dòng thế? Dân chủ thật ra có nghĩa là: để cho dân “được mở miệng”. Liệu có làm được không, có dám làm thế không?”. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 148)
. …Làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm. (Toàn tập, ST, 1989, T10, trang 508)
. Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do… Ðối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 482)
. Hội hè, tín ngưỡng, báo chương, họp hành đi lại có quyền tự do. (Toàn tập, ST, 1983, T3, trang 152)
. “Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa.”. (Toàn tập, ST, 1986, T6, trang 353)
II.Trách nhiệm của Ðảng trong sự nghiệp xây dựng nền dân chủ:
. Tuyệt đối không được áp bức phê bình. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 510)
. Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. (Toàn tập, ST, 1984, tập 4, trang 35)
. Ðảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng. (Toàn tập, ST, 1984, T4, trang 463)
. Bất kỳ ở địa vị nào, làm công tác gì, chúng ta đều làm đầy tớ của nhân dân – Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng đều là mồ hôi và nước mắt của nhân dân mà ra – Vì vậy, chúng ta phải đền bù xứng đáng cho nhân dân…
. Kách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc…
2. Chuyện nội bộ của đảng diễn ra trong 15 ngày qua không thể không thu hút sự quan tâm của người dân, đặc biệt là những người dân có trách nhiệm với sự an nguy của đất nước. Vì 175 vị đã bàn những chuyện to lớn của đất nước: ổn định tình hình kinh tế xã hội, chấn chỉnh các doanh nghiệp nhà nước, quản lý đất đai, đổi mới toàn diện giáo dục, quy hoạch nhân sự nhà nước và kiểm điểm những cá nhân trong bộ chính trị là những người đang nhận lãnh những cương vị quan trọng của nhà nước.
Những chuyện quan trọng như vậy, gắn liền với vận mệnh của đất nước, sinh mệnh của toàn dân thế mà chỉ có 175 vị bàn bạc quyết định. Mà lại bàn bạc trong bí mật. 90 triệu dân đứng ngoài nhìn vào và không được phép xem là việc của mình. Mấy trăm vị đại diện dân trong cơ quan gọi là quyền lực cao nhất của nhà nước cũng bị gạt ra ngoài lề. Ngay cả chuyện kỷ luật các cá nhân trong BCT tưởng như chỉ là chuyện nội bộ của đảng nhưng thật ra vẫn gắn liền đến vận mệnh của từng người dân, bởi lẽ các cá nhân đó đang nắm các cương vị chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng...là những người gánh trọng trách của quốc gia.
Vì những sai lầm xảy ra đưa đến những thiệt hại cho đất nước nên tập thể BCT đã tự giác nhận kỷ luật. Vì những sai lầm nào đó mà một cá nhân BCT đã buộc phải nhận kỷ luật trước BCT. Ông Trọng đã công bố điều ấy ra trong diễn văn bế mạc. Nhưng toàn dân hoàn toàn mù mịt không biết BCT đã phạm vào những sai lầm cụ thể gì, gây ra những tổn thất như thế nào với đất nước? Toàn dân bị đánh đố nhân vật ủy viên BCT phạm sai lầm đó là ai, đang giữ cương vị gì của nhà nước? Và kẻ đó đã mắc lỗi lầm gì, mức độ đến đâu, gây ra thiệt hại đến cỡ nào, có đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?
Toàn dân không biết, quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất cũng không biết. Chỉ có 175 vị trong BCH biết những thông tin đó mà thôi. Và 175 vị đó trở thành các quan tòa có toàn quyền xét xử và đã đưa ra phán quyết: Tập thể BCT vô tội, ủy viên BCT nào đó cũng vô tội. Thế là xong.
Các vị có quyền bao che những sai lầm của các lãnh đạo đảng của các vị, đó là chuyện nội bộ của đảng. Nhưng những sai lầm của các vị đó đang gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho đất nước và nhân dân. Các tập đoàn quốc doanh làm ăn thua lỗ và làm thất thoát hàng trăm ngàn tỷ đồng, hệ thống tài chính, ngân hàng mất ổn định, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao, tài nguyên môi trường suy kiệt, giáo dục và đạo đức xã hội xuống cấp, tệ nạn tham nhũng hoành hành, ngư dân mất biển, nông dân mất đất...Tất cả những điều đó ảnh hưởng đến sự hưng vong của đất nước, ảnh hưởng đến cuộc sống của từng người dân, ảnh hưởng đến những đồng tiền thuế mà người dân phải chắt chiu đóng góp...
Vì vậy người dân cần phải biết rõ cụ thể những sai lầm và cụ thể cá nhân nào đang giữ cương vị gì của nhà nước gây ra sai lầm. Và sai lầm gây ra những tổn thất nghiêm trọng thì phải chiếu theo pháp luật mà xử lý.
Chỉ có pháp luật và các cơ quan pháp luật mới có đủ thẩm quyền xem xét cá nhân và pháp nhân có tội hay không. Mà nếu đã có tội thì phải xử lý chứ không phải chỉ nhận lỗi là xong. Mọi cá nhân và pháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật.
Để khỏi vi hiến, dù là hình thức, thì đảng cũng cần nêu công khai một cách cụ thể các sai lầm mà BCT mắc phải, sai lầm mà một ủy viên BCT nào đó mắc phải ra trước quốc hội trong kỳ họp sắp tới để quốc hội xem xét. Các chức danh chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng...là do quốc hội bầu ra nên quốc hội cần thiết phải biết những sai lầm mà các vị ấy mắc phải nếu có, để từ đó xem xét đưa ra biện pháp xử lý thích ứng.
"Về việc đề nghị xem xét kỷ luật, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá"
Huỳnh Ngọc Chênh
Tượng bác Hồ bị quăng ở đống rác
Sáng
chủ nhật đi ăn phở, vợ bảo anh ơi người ta vứt cái tượng bác Hồ to lắm ở
đống rác. Lật đật chạy về lấy cái máy ảnh. Chụp xong nhìn lại rồi ngẫm
nghĩ về câu chuyện gìn giữ, tuyên truyền và chuyển giao những giá trị xã
hội. Vẫn nhớ mãi câu chửi của bà cụ " Tiên sư chúng nó chứ! cơ quan đấy
cháu ạ!" Mình cũng không biết nói gì hơn, chỉ giúp được bà quay tượng
Bác lại với đời rồi về.
Chụp lại vài hình ảnh để kỷ niệm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét