Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

Tin ngày 06/10/2012

  • Điệp viên 007 kỷ niệm 50 năm phiêu lưu (RFI) - 50 năm sau ngày ra mắt khán giả màn ảnh rộng bộ phim Điệp viên James Bond, hôm nay 5/10 nhiều sự kiện kỷ niệm đã diễn ra ở Anh và nhiều nước để đánh dấu nửa thế kỷ chinh phục khán giả màn bạc khắp thế giới của chàng điệp viên người Anh điển trai, kỳ tài trong loạt phim « Điệp viên 007 ».
  • LHQ lên án Syria pháo kích sang Thổ Nhĩ Kỳ (RFI) - Tối hôm qua, 04/10/2012, sau nhiều cuộc mặc cả dằng dai giữa các nước phương Tây với Nga, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã đưa ra một tuyên bố lên án việc Syria oanh kích vào một ngôi làng Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng biên giới, đồng thời kêu gọi hai bên kềm chế.
  • Cuba bắt giữ hơn 20 nhà ly khai (RFI) - Hôm qua, chính quyền Cuba đã bắt giữ nhà đối lập hàng đầu Guillermo Farinas và 21 nhà hoạt động khác tại thành phố Santa Clara.
  • Công an Việt Nam dẫn giải ông Dương Chí Dũng về Hà Nội (RFI) - Theo tin từ báo chí trong nước, sáng nay, 05/10/2012, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, Bộ Công an đã dẫn giải ông Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Hàng hải, từ Sài Gòn về Hà Nội. Ông Dương Chí Dũng đã bị khởi tố từ ngày 18/05/2012 với tội danh « cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng »
  • Phim về con gái tỷ phú Hong Kong (BBC) - Baron Cohen sẽ làm phim về chuyện tỷ phú Hong Kong Cecil Chao hứa tặng 65 triệu đôla cho người đàn ông nào cưới cô con gái đồng tính của ông.
  • Năm mươi năm Điệp viên 007 (BBC) - Kỷ niệm 50 năm ngày ra đời chàng James Bond, đưa Điệp viên 007 thành một trong những loạt phim dài nhất và nổi tiếng nhất lịch sử.
  • Obama phản công sau khi bị mất điểm (BBC) - Tổng thống Mỹ cáo buộc Mitt Romney không trung thực sau cuộc tranh luận đối đầu đầu tiên, với lợi thế nghiêng về ứng viên Cộng hòa.
  • Kỷ luật nhà báo VOV vì 'tin vịt' (BBC) - Tổng Biên tập Báo Điện tử VOV bị kỷ luật khiển trách vì đăng tin bố chồng 'quan hệ' với nàng dâu, sau đó bị phát hiện là tin sai.
  • VN mua vệ tinh từ công ty vũ khí Mỹ (BBC) - Ngân hàng Mỹ cho VNPT vay 118 triệu USD để mua vệ tinh từ nhà sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự hàng đầu thế giới Lockheed Martin.
  • V-league và cuộc khủng hoảng tài trợ (BBC) - Giải bóng đá ngoại hạng VN có thể phải cắt giảm số đội đấu ở mùa bóng sau do gặp khủng hoảng vì nhiều nhà tài trợ ngừng cung cấp tài chính.
  • Kết cục sẽ là cái gì đó khác chiến tranh và tốt hơn chiến tranh (BaoMoi) - Nước Nhật trỗi dậy những năm 1920 và 1930, giống như Trung Quốc ngày nay, luôn không hài lòng với sự áp đặt ảnh hưởng thương mại và văn hóa của phương Tây. Cả hai nước đều tiến hành tăng cường năng lực quân sự tương xứng với sức mạnh kinh tế mới.
  • Nhật cắt giảm chuyến bay tới Trung Quốc (BaoMoi) - (Toquoc)-Ngày 5/10, Hãng hàng không Nhật Bản (Japan Airline - JAL) cho biết sẽ kéo dài thời gian cắt giảm số chuyến bay giữa Trung Quốc và Nhật Bản đến ngày 17/11. Trong khi CIA cho rằng tuyên bố chủ quyền Senkaku của Nhật Bản mạnh mẽ và thuyết phục hơn.
  • ’Chiến lược của Bắc Kinh đang đánh mất bạn bè’ (BaoMoi) - (Phunutoday)-Đó là cảnh báo của giới phân tích được đăng trên ISN, một trong những trang mạng hàng đầu thế giới chuyên đăng tải và cung cấp thông tin cho giới chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ quốc tế và an ninh, vừa được đài TNHK đăng tải.
  • Thế giới 24h: Tàu Trung Quốc bốc cháy ở biển Nhật (BaoMoi) - (VTC News) - Tàu chở người Trung Quốc bốc cháy ở biển Nhật; thị trưởng Tokyo đòi xây cảng trên đảo Senkaku; Triều Tiên thử tên lửa đất đối hạm;… là những tin đáng chú ý trong ngày 5/10/2012.
  • CIA nghiêng về Nhật Bản vụ Senkaku (BaoMoi) - (NLĐO) - Một báo cáo của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) khẳng định tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư "mạnh mẽ và thuyết phục hơn" so với Trung Quốc.
  • Thị trưởng Tokyo muốn xây cảng ở Senkaku (BaoMoi) - TTO - Thị trưởng Tokyo, ông Shintaro Ishihara, quyết tâm thúc đẩy kế hoạch xây dựng một cảng nhỏ ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Động thái này có thể khiến quan hệ Nhật Bản,Trung Quốc thêm căng thẳng.
  • Philippines đề xuất hệ thống chia sẻ thông tin trên biển (BaoMoi) - Ngày 4/10, tức một ngày sau khi Diễn đàn hàng hải ASEAN lần thứ 3 (AMF-3) chính thức khai mạc tại Manila, Philippines đã đề xuất hệ thống chia sẻ thông tin trên biển để nâng cao khả năng hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực trước những tình huống bất ngờ trên biển. Dự kiến, tại Diễn đàn hàng hải ASEAN mở rộng lần thứ 1 (EAMF), chính quyền Manila sẽ khởi xướng việc thảo luận xung quanh tranh chấp ở Biển Đông.
  • Nhật Bản 'hồi hộp' theo dõi 7 tàu chiến TQ ở Hoa Đông (BaoMoi) - Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm 4/10 đưa tin, khoảng 6 - 7 giờ tối, 7 chiếc tàu hải quân của Trung Quốc đã đi qua vùng biển cách Miyako tỉnh Okinawa 110km về phía Đông Bắc, hướng về Thái Bình Dương. Sau khi Nhật Bản tuyên bố mua đảo Senkaku, đây là lần đầu tiên tàu hải quân Trung Quốc đi qua vùng biển trên.
  • Hạm đội tàu chiến Trung Quốc lượn lờ gần Senkaku (BaoMoi) - (Phunutoday) - Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cho hay họ đã phát hiện một hạm đội 7 chiếc tàu chiến Trung Quốc trên vùng biển quốc tế nằm giữa hai quần đảo của Nhật Bản, cách nhóm đảo Senkaku 200 km về phía đông.
  • Hải giám Trung Quốc gần Senkaku "hung hãn hơn" (BaoMoi) - (NLĐO) – Báo Sankei của Nhật Bản cho biết từ sau ngày 26-9, các tàu Trung Quốc liên tục xâm phạm lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Các tàu trên có kích cỡ ngày càng lớn và được trang bị mạnh hơn.
  • Bình Phước lại ngập lụt (BaoMoi) - Trong những ngày qua, mưa lớn đã gây ngập nặng tại khu vực cầu Bù Dinh, Trà Thanh, Xa Cô, An Sơn, Trung Sơn (xã Thanh An), ấp Lòng Hồ, Sóc Ruộng, Sóc Quả (xã Tân Hưng, H.Hớn Quản); khu vực suối Cần Lê (xã Thanh Lương, TX.Bình Long); khu vực cầu Cần Lê (xã Lộc Khánh, H.Lộc Thịnh, Bình Phước)…
  • Trung, Nhật lao vào cuộc chiến thông tin (BaoMoi) - Sau khi chi đậm để mua quảng cáo về Senkaku/Điếu Ngư trên các báo lớn của Mỹ, Trung Quốc tố Nhật "ăn cắp" đảo trên báo Pakistan, trong khi Nhật gọi đây là "cuộc chiến tranh về thông tin và luật pháp".
  • Điểm sáng hiếm hoi (BaoMoi) - Sinh viên Hy Lạp biểu tình ở Thủ đô Athens phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng. Ảnh Roi-tơ
  • Biết chủ động “bắt quàng ai làm họ” (BaoMoi) - SGTT.VN - “Tại bất kỳ diễn đàn nào, dù an ninh hàng hải hay quy chế đối tác toàn diện Liên hiệp quốc – ASEAN mấy ngày gần đây, chúng ta đều phải chủ động “quảng bá” công cuộc bảo vệ biển đảo của Việt Nam”, chủ nhiệm chương trình “Minh triết làm chủ Biển Đông” Nguyễn Khắc Mai nói.
  • Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc tại Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) - Sự cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc tại Biển Đông là điều đang diễn ra và chắc chắn sẽ ngày một mạnh mẽ hơn, các nước tại khu vực sẽ cần có những bước đi hợp lý để tránh rơi vào tình trạng “nhất biên đảo”, nghĩa là không dựa vào một bên để chống một bên.
Bản tin tiếng Anh
  • China's individual and private businesses expand steadily (Washington Post) - The amount of individually-owned businesses and private enterprises in China has steadily increased during the past decade, and these businesses have been key contributors to the country's economic growth, China's top industrial and commercial regulator said Friday.
  • Bing seeks big bang in hits (Washington Post) - After reducing the gap with Google in the US market, Microsoft's search engine Bing is beginning to look to China where it expects to gain traction by marketing.
  • Peak season, weak sales (Washington Post) - Real estate developers are lowering their expectations for 'Golden September and Silver October' as fewer homebuyers turn out.
  • Mounting calls for free access to Wi-Fi (Washington Post) - Cellular dead spots, Wi-Fi networking holes. In today's hyper-connected world, not being on the Internet for many people can be a lonely experience, perhaps akin to being stranded in the desert.
  • Come on let's cruise (Washington Post) - More and more Chinese are spending their holidays on board luxury ships.
  • Internet gift shopping booming in China (Washington Post) - Online gift shopping is a new trend for consumers when it comes to Chinese festivals or personal celebrations, and it has created a rapidly developing e-commerce gift market.
  • Intl brands' pricing strategy in China (Washington Post) - Trawling through the various online shopping sites in China, one would be surprised to see the huge number of purchasing agents offering international products.
  • Freedom of road (Washington Post) - A new policy to scrap highway toll fees during major holidays boosted the number of domestic tourists and saved money - although not everyone is convinced by the move.
  • Sails fly again on glorious junks (Washington Post) - Well before Columbus discovered America, the Ming Dynasty (1368-1644) mariner Zheng He led a commercial fleet of more than 200 junks from China's shores to places as distant as the Red Sea.
  • Cooking up pure tastes (Washington Post) - His father wanted him to be a carpenter, but Christian Hoffmann found that he was much happier in the kitchen putting together dishes made from local produce than out in the workshop putting together furniture.
  • Savoring Chinese micro-towns (Washington Post) - Most travel magazines have a standard list of must-see places in China, which include major cities. But you might be able to find some nuggets in micro-towns, which are municipalities with less than 100,000 people. The best way to appreciate them is by foot.
  • Anchored to mobiles (Washington Post) - Smartphone dependency is at least a growing phenomenon - if not a problem.
  • Where locals go (Washington Post) - Tianjin and Chengdu are good choices if you want to spend the National Day holiday exploring the lesser-known yet charming parts of the country.
  • DPP heavyweight on first mainland visit (Washington Post) - Former Taiwan "premier" Frank Hsieh arrived in Xiamen for a five-day trip which makes him the most senior politician from the DPP to visit the mainland.
  • Candidates' China rhetoric criticized (Washington Post) - Harsh campaign rhetoric about China from both US presidential candidates is a big foreign policy mistake that will hurt bilateral ties, said experts.
  • History comes alive in lanes (Washington Post) - As China's urbanization drive gathered steam, most hutong (narrow alleys encircling courtyard houses) in Beijing made way for skyscrapers.
  • Chinese premier awarded Agricola Medal (Washington Post) - Chinese Premier Wen Jiabao on Tuesday pledged that China will seek the steady growth of agricultural products and enable Chinese farmers to share the achievements of the country's economic development and social progress.
  • Chinese ships patrol around Diaoyu Islands (Washington Post) - Chinese maritime surveillance ships conducted Tuesday another patrol in waters off the Diaoyu Islands, keeping close watch on the illegal entrance of the Japanese right-wingers in the areas.
  • Chinese mark National Day (Washington Post) - More than 80,000 people from across China rallied at Tian'anmen Square in the heart of Beijing at daybreak Monday to watch the raising of the national flag.
  • China launches mission to ASEAN (Washington Post) - China inaugurated its Mission to ASEAN in Jakarta to strengthen its ties with ASEAN, a statement released by the ASEAN Secretariat said here on Monday.

HUD và “những đứa con hư của nhà trọc phú”

“Đây là thất bại của mô hình tập đoàn, nói trắng ra là sự thất bại mô hình Thủ tướng chủ quản, để trở lại mô hình Bộ chủ quản, dù cả 2 cơ chế đều dở cả”- TS Nguyễn Quang A.

PV: Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam (VNIC) và Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD) đã kết thúc hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế. Thưa TS, đây là một biểu hiện cho thấy sự thất bại của mô hình tập đoàn kinh tế? Hay đây là vấn đề quản lý tập đoàn?

TS Nguyễn Quang A: Đây là thất bại của mô hình tập đoàn (TĐKT), nói trắng ra là sự thất bại mô hình Thủ tướng chủ quản, để trở lại mô hình Bộ chủ quản dù cả 2 cơ chế đều dở cả. Từ năm 2006, tôi đã có ý kiến đặt vấn đề sự hợp pháp hay không của mô hình, và dự đoán thế nào mô hình này cũng thất bại. Tất nhiên, sự thất bại của HUD và VNIC có nguyên nhân từ việc quản lý, nguyên nhân này cũng lớn nhưng không phải là nguyên nhân chính.

PV: Thiếu sự cạnh tranh phải chăng là nguyên nhân chính cho sự thất bại của VNIC, của HUD nói riêng và mô hình DNNN nói chung, thưa TS?


TS Nguyễn Quang A: Tập đoàn là việc học tập theo kiểu sao chép các mô hình TĐKT từ những năm 60 thế kỷ trước của Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, điều khác biệt cơ bản là TĐKT Nhật, Hàn đều là những công ty tư nhân phải cạnh tranh. Yếu tố tư nhân khiến các TĐKT Nhật, Hàn có động lực về lợi nhuận, động lực phát triển rất lành mạnh. Và điều quan trọng là chúng phải cạnh tranh, cả trong và ngoài nước. TĐKT Việt Nam thì không những không phải cạnh tranh mà còn “được” ràng buộc bởi ngân sách mềm. Thiếu vốn thì được cấp vốn. Nợ nần thì được khoanh, giãn nợ. Thua lỗ thì được “tái cơ cấu”. Sai thì được sửa. Điều này tạo cho TĐKT tư tưởng, suy nghĩ luôn có thể nhờ vả. Nói hình tượng, nó giống với đứa con hư của một nhà trọc phú.

Về lý thuyết, DN sẽ không hiệu quả khi không phải cạnh tranh và có ràng buộc ngân sách mềm. Lý thuyết này người ta đã viết thành sách từ 50 năm nay và cũng được kiểm chứng cả nửa thế kỷ rồi.

Tất nhiên, ngay cả khi có cạnh tranh lành lạnh, bị ràng buộc ngân sách cứng thì cũng chưa đủ cho đảm bảo cho DNNN hoạt động hiệu quả. Chúng vẫn có thể thất bại vì nếu vấn đề quản lý kém. Nếu DN không những ít bị áp lực cạnh tranh, có ràng buộc ngân sách mềm và cùng với quản lý kém thì thất bại là dễ hiểu (có DNNN phải cạnh tranh và có ràng buộc ngân sách cứng có thể hoạt động hiệu quả, thí dụ điện thoại di động).

Về mặt thực tế, từ 10-15 năm trước người ta phản đối mạnh cơ chế bộ chủ quản, Bộ vừa là chủ sở hữu, vừa quản lý ngành dọc. Đây là cơ chế không hay vì tất cả quan chức đi làm kinh tế trong khi động lực của họ là động lực chính trị chứ không phải động lực kinh tế. Bộ chủ quản tức cơ quan hành pháp lại đi làm kinh tế, nên hỏng từ gốc. Nhưng thà để TĐKT chuyển về mô hình bộ chủ quản, vì dẫu sao chúng còn chịu sự quản lý của Bộ, hơn là mô hình TĐKT khi chức năng giám sát kiểm tra quản lý của các Bộ khác bị vô hiệu hóa.

PV: Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Phạm Viết Muôn hôm qua đã đánh giá: Việc thí điểm hình thành 2 tập đoàn này “khi thực tiễn chưa đặt ra yêu cầu, đòi hỏi một mô hình tổ chức như vậy”. Trong bối cảnh “Quan hệ sản xuất đi trước một bước nên việc thí điểm 2 tập đoàn này không thành công? Vấn đề là tính thời điểm, thưa ông?


TS Nguyễn Quang A: Đây là một cách nhìn khó có thể thấy rõ được nguyên nhân thất bại của mô hình nói chung, chứ không phải chỉ 2 TĐKT này. Việc phát triển thành TĐKT là quá trình phát triển tự nhiên của DN, quá trình này phải gắn kèm với phát triển quy mô và đào tạo nhân lực, chứ không thể Nhà nước muốn ép thế nào cũng được. Muốn gọi là gì thì gọi, nhưng đó là việc của DN chứ không phải của CP. Nếu lý giải như vậy thì sẽ rất khó cho việc giảm bớt, chỉ còn 5-7 TĐKT như tính toán của CP tới đây.

PV: Phát biểu trước QH, ĐBQH Lê Thị Nga đánh giá: Ngay từ đầu chúng ta đã thí điểm mô hình TĐKT trên phạm vi rất rộng, tập trung vào những lĩnh vực trọng yếu, xương sống của nền kinh tế. Ngay cả khi Vinashin bắt đầu đổ vỡ, ngay cả khi chưa có tổng kết thí điểm, lại có thêm 4 tập đoàn mới được thành lập. Phải chăng Chính phủ đã quá nóng vội, thưa TS?

TS Nguyễn Quang A: Nếu xét thêm quan điểm kinh tế- chính trị học điều này không khó lý giải. Chính phủ muốn tạo ra các quả đấm, muốn nắm được nhiều quyền lực kinh tế càng tốt. Về phía DN, họ cũng muốn thuộc quyền Thủ tướng để có tiếng nói, có nguồn lực…Vấn đề đáng lẽ phải có sự kiềm chế, giám sát, kiểm soát và cân bằng chứ không thể để quyền lực kinh tế tập chung như vậy. 13 TĐKT hiện nay chiếm bao nhiêu nguồn lực quốc gia, bao nhiêu tín dụng, bao nhiêu đất đai. Chắc ½ của DNNN rồi.

PV: Thưa TS, mô hình Ban KT TƯ đang được xúc tiến tài lập, liệu đây có phải là một kênh kiểm soát hữu hiệu?

TS Nguyễn Quang A: Đây là một mô hình “đặc thù Việt Nam” dù trên thế giới, đảng nào cũng có bộ phận nghiên cứu kinh tế. Theo tôi, nếu lập lại mô hình này và nó hoạt động tốt sẽ tạo ra được một kênh kiểm tra, giám sát, và như thế sẽ tốt hơn là không có nó. Nhưng nếu chỉ dừng ở mức độ là một Ban của Đảng, không có quyền kiểm tra, giám sát, đề xuất thì việc thành lập cũng vô nghĩa.

PV: Thưa TS, vấn đề tái cơ cấu DNNN đang được bàn thảo tại Hội nghị TƯ 6, DNNN cần quản lý thế nào để chúng thực sự mang lại hiệu quả?


TS Nguyễn Quang A: Muốn giải quyết cần có một Công ty quản lý tài sản quốc gia, thực hiện quản lý DNNN như một ông chủ tư nhân, hoạt động theo một luật riêng do QH đưa ra, có trách nhiệm giải trình trước CP, trước QH và quan trọng nhất là trước công chúng. Tại sao nhà nước phải nắm các DN xây dựng, xi măng, dệt may? Theo tôi, những gì Nhà nước không cần phải nắm thì cần tư nhân hóa một cách triệt để. Bởi tư nhân hóa không có nghĩa là giao, mà là bán một cách sòng phẳng cho tư nhân, đưa tiền vào kho bạc để NN trả nợ, đầu tư hạ tầng, phát triển giáo dục, y tế. Những gì Nhà nước nắm thì cũng phải buộc các DNNN thực hiện như DN tư nhân. Ông chủ làm đúng chức năng ông chủ. Cơ bản nhất là cơ chế để DNNN phải cạnh tranh, thậm chí thôn tính nhau, bởi chỉ có cạnh tranh mới có thể tạo ra động lực và phải buộc chúng đối mặt với ràng buộc ngân sách cứng.

Xin trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Quang A
 
(Đào Tuấn)

Ông Dũng và đệ tử, ai đã hại ai?

Ông Nguyễn Tấn Dũng
Dũng ở đây là đương kim Thủ tướng, còn Kiên không chỉ là Nguyễn Đức Kiên mà là tên tôi gọi chung của các loại ''đệ'' của Dũng, trong đó bao gồm Kiên, Thăng, Bình, Huệ, Quang, Anh, Bê… và cả các loại Dũng "con" khác như Dương Chí Dũng, Lê Hùng Dũng, Bùi Tiến Dũng, …
Tại sao lại phải đặt câu hỏi "Ai đã hại ai" khi tất cả chúng nó đều nằm trong cùng một phe, mà ta hay gọi chung là "Nhóm Lợi Ích"?
Từ xưa đến nay, dân gian đã đồn thổi về rất rất nhiều chuyện xấu xa của giới quan chức và bè lũ mafia ăn theo, nhưng có lẽ chưa thời nào mà sự xấu xa bẩn thỉu đã lên đến cao trào, khiến cho ngay cả chính các vị lão thành cách mạng, các Đảng viên luôn tin tưởng vào Đảng cho đến toàn thể dân đen đều phẫn nộ như ngày hôm nay.
Kiên "bạc" đã bị bắt, các loại "Kiên" khác cũng đang bị giám sát, quản chế, bị soi hoặc đang phải nơm nớp lo sợ đến ngày được vào "kho" để gặp Kiên "bạc". Trong khi đó, chính Dũng cũng phải tìm mọi đường chèo chống để tránh bị rơi vào cảnh ngộ của Kiên.

Có thể nói rằng, chính Dũng đã hại "Kiên", khi ban cho Kiên và các loại "đệ tử", những quyền lực tối thượng tưởng chừng như hoàn toàn có thể "dùng tay che cả bầu trời nhân gian". Ngày xưa Nguyễn Văn Mười Hai, Tăng Minh Phụng, … người bị tù, người bị tử hình vì trong nhiều năm đã làm "thất thoát" hàng chục, hàng trăm tỷ đồng. Nhưng giờ đây, đám "đệ" của Dũng thường xuyên làm những phi vụ lên đến hàng ngàn tỷ một lúc, vài phi vụ lên đến hàng chục hàng trăm ngàn tỷ, những con số mà chưa bao giờ những người thường dân và cả rất nhiều cán bộ Đảng viên cũng không thể ngờ tới.
Chúng dám làm điều đó, vì mỗi khi có chuyện gì mệnh hệ tới chúng là Dũng ra tay cứu ngay, để đổi lấy hàng tấn tiền chuyển vào tài khoản nước ngoài của Dũng. Do đó có thể nói rằng, bởi vì Dũng đối xử với Kiên "nhóm Lợi ích" như vậy, nên" Kiên" đã gây ra những tội ác tày trời, có thể nói là chưa từng có tiền lệ từ trước đến nay. Chẳng hạn như các tin đồn rằng Kiên "bạc" đã bán khống cả triệu lượng vàng, hay Dũng Vinalines dám kê giá một chiếc tàu cũ nát từ 400 triệu đông tăng lên thành 130 tỷ, một con số kinh hoàng. Hay thống đốc Bình ngang nhiên ra lệnh độc quyền rằng, chỉ có SJC mới được coi là Vàng, còn các loại khác chỉ là "kim loại giống vàng". Hay bộ trưởng Huệ, sau lời tuyên bố "giá xăng dầu phải vì 90 triệu người dân VN chứ không vì một nhóm lợi ích xăng dầu" nhưng Huệ chỉ nổ cho oai, giờ đây giá xăng hiện nay còn cao hơn cả thời kỳ giá dầu đạt đỉnh là 150 USD/thùng, cao gấp rưỡi thời điểm này.
Do đó, khi Đảng bắt buộc phải ra tay chỉnh đốn, thì tội ác của các loại "Kiên" đã đạt đến mức độ khủng khiếp mà Dũng không thể bao che được nữa. Người ta nói rằng, nếu Dũng không ban cho "Kiên" những quyền lực tuyết đối, thì "Kiên" sẽ không bao giờ dám ăn quá dày, vượt khỏi mọi tầm suy nghĩ bình thường. Và đó chính là điều mà Dũng đã hại Kiên.
Nhưng thế còn bè lũ "Kiên", chúng làm sao mà hại nổi Dũng, người có quyền lực gần như tuyệt đối trong tay?
Đảng Cộng sản VN chưa từng có tiền lệ xử lý Ủy viên Bộ Chính trị đương chức, nếu ai đó có vấn đề thì thường chỉ là "cho hạ cánh an toàn" rồi giam lỏng. Trừ trường hợp ngày xưa đối với Hoàng Văn Hoan, nhưng chỉ là xử vuốt đuôi, khi Hoan đã bỏ trốn sang Trung Quốc. Ngay cả ông Trần Xuân Bách, bị xử vì tội ủng hộ "đa Đảng", nhưng trên các phương tiện truyền thông chính thức thì không công bố, mà chỉ coi là ốm đau bệnh tật.
Nhưng giờ đây, Dũng có thể trở thành vị Ủy viên Bộ Chính trị đầu tiên bị xử lý, bởi vì tội ác của các "đệ" Kiên là chưa từng có trong lịch sử của Đảng và Nhà nước, ai ai cũng nhìn thấy, khiến Đảng mất mặt, vì vậy chúng đã làm hại đến ghế của Dũng. Chỉ một Vinashin, dưới sự lãnh đạo của Dũng, làm thất thoát 100 ngàn tỷ đồng, chuyện chưa qua thì lại đến Vinalines, cũng con số tương tự, chưa kể các loại Tập đoàn khác như Dầu khí, Điện lực, Than-Khoáng sản (cũng do một tay Dũng điều hành), với những con số nợ nần còn ghê gớm hơn nhiều lần, nhưng chưa (hoặc sắp) được khui ra.
Không những thế, trong quá trình làm ăn với Dũng, chính "Kiên" cũng tìm mọi cách để lưu giữ các bằng chứng ăn chia với Dũng, để phòng thân. Chắc lúc đó, các tên "Kiên" chỉ muốn bắt Dũng phải theo chúng đến cùng, chứ không định "phản" Dũng. Nhưng giờ đây, nếu các tài liệu đó rơi vào tay phe khác, thì chính là "Kiên" đã hại Dũng.
Người xưa hay nói "Ngưu tầm Ngưu, Mã tầm Mã", nhưng thực ra, trong chính trường luôn luôn có cả việc "Ngưu hại Ngưu, Mã hại Mã"./.

NYN

(DLb)

Ông Trầm Bê bất ngờ công khai hồ sơ sừng tê giác mất cắp


Ông Trầm Bê. Ảnh: Thanh Niên.
TPO - Ngày 5-10, ông Trầm Bê (Phó chủ tịch HĐQT Sacombank) công khai hồ sơ nhập khẩu hợp pháp “tê giác trắng, hàng đã qua xử lý làm khô”, có giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất hàng (Nam Phi).
 
Con tên giác trắng có sừng được xử lý thành thú nhồi bông được ông Nh (ngụ đường Phạm Hữu Chí, phường 12, quận 5, TPHCM) tặng ông Bê nhân dịp tân gia nhà năm 2007. 
Mẫu thiệp chúc mừng tân gia ông Trầm Bê có chữ ký của ông Nh với nội dung “Chúc mừng tân gia gia đình anh chị Trầm Bê. Em tặng gia đình anh chị một con tê giác trắng. Mong rằng món quà này đem lại may mắn cho gia đình anh chị. Ngày 1-3-2007. Ng.Th.Nh ký tên”
Ông Nh là người đứng tên nhập khẩu kiện hàng chứa con tê giác trắng (đã qua xử lý làm khô). 
Theo hồ sơ nhập khẩu do Chi cục hải quan khu vực IV (thuộc Cục hải quan TPHCM, cảng IDC Phước Long I), mở ngày 24-10-2006, lô hàng chứa con tê giác hai sừng có trọng lượng tổng cộng 885 ký (chân đế bằng cốt thép xi măng và nhựa composite), đã xử lý làm khô, không thích hợp làm thực phẩm. 
Xuất xứ nơi gửi hàng là Nam Phi và có giấy phép kiểm dịch của nước xuất hàng (Heath certification số 2107213), vào sổ 2948TC, ngày 20-10-2006 của Trung tâm Thú y vùng TPHCM. 


Giấy chứng nhận kiểm dịch. 
 
Mất sừng tê giác quý

Vụ việc này bắt nguồn từ tin trên báo nói rằng công an huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh đang truy tìm kẻ trộm sừng tê giác tại khu đất gia đình ông Trầm Bê (thuộc xã Hàm Giang, huyện Trà Cú).
Sau đó, Hiệp hội bảo tồn Ðộng Vật Hoang dã (WCS), một tổ chức phi chính phủ, có văn bản yêu cầu công an xác nhận tính hợp pháp của chiếc sừng tê giác “bị trộm” từ nhà ông Trầm Bê, một trong những người giàu nhất Việt Nam. 
Nội dung văn bản có đoạn: “Cuộc trao đổi của chúng tôi với Cites VN (Cơ quan Quản lý việc buôn bán quốc tế các động vật hoang dã nguy cấp) cho thấy, ông Trầm Bê không nằm trong danh sách những người nhập khẩu hợp pháp sừng tê giác vào Việt Nam. Ông này cũng không có tên trong danh sách những người xuất khẩu sừng tê giác hợp pháp như là mẫu vật săn bắn từ Nam Phi theo thông tin của chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, chiếc sừng tê giác được đề cập đến trong bài báo mà công an đang truy tìm có khả năng lớn là bất hợp pháp”.

Dinh thự ông Trầm Bê (ở Trà Cú, Trà Vinh) - nơi bị mất cắp sừng tê giác. Ảnh: Thanh Niên.
Ông Đỗ Quang Tùng, Phó giám đốc phụ trách Cites Việt Nam trả lời báo chí, xác nhận cơ quan ông chưa cấp giấy phép cho ông Trầm Bê nhập khẩu sừng tê giác vào Việt Nam. Tuy nhiên, điều này chưa đủ căn cứ để khẳng định chiếc sừng mất cắp ở khu đất của gia đình ông Trầm Bê có nguồn gốc bất hợp pháp. 
“Ông Trầm Bê chưa được cấp giấy phép nhập khẩu sừng tê giác vào nước ta, nhưng trong trường hợp ông ấy chứng minh được chiếc sừng ấy được nhập về hợp pháp, thông qua giấy phép được cấp cho một người khác thì nghi vấn đó là sừng tê giác nhập lậu được loại bỏ. Trên thực tế, chúng ta chưa biết được liệu có ai đó tặng (cho) hoặc gửi ông Trầm Bê chiếc sừng tê giác ấy nên phải kiểm tra kỹ lưỡng mới có thể đưa ra được câu trả lời chính xác nhất”, ông Tùng nói.

Ông Trầm Bê - Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank nói, nếu nghi ngờ nguồn gốc con tê giác, thì có thể gọi thẳng cho ông để hỏi, đằng này một số người lại suy diễn và tưởng tượng cái sừng con tên giác đến cả trăm ký và nhân giá trị của nó lên hàng tỷ đồng. 
"Tôi chính là người chỉ đạo cho nhân viên chủ động đi tố công an để điều tra. Khi tìm ra kẻ cắp, sự thật về con tê giác sẽ sáng tỏ thôi” - ông Bê nói.

Hữu Vinh

Nguyễn Trọng Vĩnh - Không để Trung Quốc can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam

Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979. Trung Quốc đem quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước (hướng mũi tên đen). Source Wikipedia 
Bauxite Việt Nam: Chúng tôi không biết rõ nội dung cụ thể của Hội nghị trung ương 6 khóa XI hiện đang họp tại cung đình ngoài những lời thông báo tổng quát của ông Nguyễn Phú Trọng trên các phương tiện truyền thông lề đảng, và thú thực cũng không để tâm cho lắm. Nhưng các vị lão thành cách mạng thì rất quan tâm đến mục tiêu và diễn biến của Hội nghị ấy. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh là một trong số các vị lão thành đó. Ông vừa gửi đến BVN một bài viết trình bày một vài quan điểm cá nhân liên quan đến Hội nghị nói trên. Trên tinh thần tôn trọng ý kiến của một bậc cách mạng đàn anh suốt đời nêu tấm gương yêu nước nồng nàn và lối sống đạo đức mẫu mực cho con cháu, chúng tôi xin trân trọng đăng nguyên bài viết của ông, để các cấp có thẩm quyền và bạn đọc xa gần tham khảo. Qua điện thoại, tác giả có một lời nhắn đến chúng tôi, rằng ông chịu trách nhiệm hoàn toàn về những vụ việc dính dáng đến tên tuổi các nhân vật mà bài viết đề cập.
*
Chúng ta từng tuyên bố: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên tinh thần tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau, hợp tác cùng có lợi”. Tuyên bố đó, về chiến lược, sách lược đều đúng.
Trong quan hệ quốc tế, các quốc gia độc lập, bất kỳ lớn nhỏ đều phải như vậy.
Đáng thất vọng là trong cuộc đàm phán Việt – Trung về bình thường hóa quan hệ lại không thể hiện tinh thần ấy.
Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979. Trung Quốc đem quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước (hướng mũi tên đen). Source Wikipedia
Chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979. Trung Quốc đem quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước (hướng mũi tên đen). Source Wikipedia
Trong cuộc chiến xâm lược nước ta năm 1979 mà Đặng Tiểu Bình nói là: “Dạy cho Việt Nam một bài học”, tuy có giết hại được bộ phận đồng bào ta, tàn phá các tỉnh biên giới miền Bắc nước ta, nhưng cũng bị quân dân ta đánh cho sứt đầu mẻ trán phải tháo lui. Ta đâu có phải là bại trận mà trong đàm phán phải đi nước dưới để Trung Quốc đòi ta phải gạt bỏ Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, đòi không được nhắc đến trận chiến năm 1979… Phái đoàn ta lại chấp nhận?!
Đại hội VII năm 1991 gạt bỏ đồng chí Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, một nhà ngoại giao yêu nước, đầy tài năng và rất cảnh giác với bành trướng, bá quyền Trung Quốc; mỗi khi đến tháng 2 hàng năm (kỷ niệm Trung Quốc xâm lược vào các tỉnh biên giới) không dám có phái đoàn lên thắp hương tượng trưng cho đồng bào chiến sỹ đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc; thậm tệ hơn, chỉ cách đây vài năm, trước cái ngày Trung Quốc đánh Việt Nam đúng một ngày, bà Phó chủ tịch Quốc hội còn mở tiệc chiêu đãi Đại sứ Trung Quốc (chiêu đãi mừng chính cái kẻ, vào đúng ngày này 30 năm trước, đã “quạt lửa” vào mặt chúng ta, thử hỏi có nước nào rửa cho sạch nhục?). Mỗi người Việt Nam yêu nước đều cảm thấy nhục nhã.
Từ nhiệm kỳ của nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Trung Quốc càng dễ can thiệp vào nội bộ nước ta và muốn gì được nấy.
Lãnh đạo Trung Quốc muốn khai thác bô-xít và chiếm lĩnh điểm chiến lược Tây Nguyên, được Tổng bí thư chấp nhận ngay mặc dầu chưa có ý kiến tập thể Bộ Chính trị. Mỗi lần Bộ Chính trị phía ta chuẩn bị dự kiến nhân sự cho nhiệm kỳ tới, thì thế nào cũng có Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc sang thăm để thăm dò sự sắp đặt nhân sự mới của ta, khi cần thì gợi ý “khéo”. Khi dự kiến các chức danh Chính phủ cho nhiệm kỳ Đại hội X, có ý kiến đề nghị đồng chí Phạm Bình Minh làm Bộ trưởng Ngoại giao thì Tổng bí thư Nông Đức Mạnh gạt đi, nói rằng “Trung Quốc không đồng ý”, và bố trí đồng chí Phạm Gia Khiêm.
Khi Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh và tàu Viking II của ta thăm dò khảo sát trong thềm lục địa Việt Nam, nhân dân phẫn nộ biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền. Tình hình rất căng, đáng ra Trung Quốc phải “hạ nhiệt” thì phía ta lại cử đặc phái viên Thứ trưởng Ngoại giao sang Trung Quốc có vẻ cầu hòa. Trung Quốc tỏ ra bực mình vì những cuộc biểu tình, thì sau khi đặc phái viên về là các cuộc biểu tình bị đàn áp.
Cái gì Trung Quốc muốn cũng được, cái gì cũng nghe theo ý kiến Trung Quốc, cái Trung Quốc không bằng lòng thì không dám làm, vậy thì còn gì là độc lập tự chủ?
Được biết gần đây có việc bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, có ý kiến trong số người dự định bổ sung, nên có đồng chí M. thì liền có ý kiến sợ “căng thẳng với Trung Quốc”. Trong vụ Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến can thiệp gì của Tập Cận Bình không? Nếu có thì theo Tập Cận Bình hay theo Ban Chấp hành trung ương và theo dân? Việc của nội bộ chúng ta thì chúng ta tự giải quyết việc gì phải nể vì ai, theo ai? Nếu không kiên quyết xử lý dứt điểm vấn đề Nguyễn Tấn Dũng trong thời điểm hiện nay để mắc mưu ông ta thoát khỏi bị xử lý ngay trong hội nghị trung ương kỳ này và kỳ họp Quốc hội tháng 11 tới thì vô cùng nguy hại.
Nhớ xưa: Vua và dân một lòng thì dù quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất một thời cũng bị 3 lần đại bại. Hồ Quý Ly tuy có tư tưởng cải cách tiến bộ, có thành đá, hào sâu, nhưng vì không được dân ủng hộ nên mất nước.
Không nên quá sợ Trung Quốc đánh. Thắng bại trong chiến tranh chủ yếu là do thiên thời, địa lợi, nhân hòa, không chỉ do vũ khí và phương tiện. Na-pô-lê-ông đã thất bại trước nước Nga, Hít-le đã thất bại trước Liên Xô, Nguyên Mông và Mỹ đã thất bại trước Việt Nam…
Trung Quốc có chỗ mạnh nhưng cũng có đầy chỗ yếu. Bối cảnh quốc tế và nội tình Trung Quốc không thuận cho Trung Quốc gây chiến. Nhưng nếu ta nhu nhược quá thì Trung Quốc sẽ thực hiện được “bất chiến tự nhiên thành”.

Nguyễn Trọng Vĩnh

(Boxitvn)

Báo Nhân dân lại xin lỗi thủ tướng

Báo Việt Nam
VN có 700 báo & tạp chí
Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, vừa phải đăng đính chính xin lỗi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Bản đính chính đăng tối thứ Sáu 5/10 viết trong bài báo tựa đề Nể, Né của tác giả Nhân Nghĩa đăng trong chuyên mục Bàn góp sự đời trên trang 9 "Do lỗi kỹ thuật, ở dòng 21 (từ trên xuống) đánh máy thành “Rồi người đứng đầu là Thủ tướng, ...”, nay xin đọc lại là: “Rồi người đứng đầu là Thủ trưởng...”.
Bài báo này đăng trong số cuối tuần thứ 41 của báo Nhân Dân, ra ngày Chủ nhật tới 7/10/2012. Thông thường các số báo cuối tuần được tung ra bán trước một vài ngày.
Ban biên tập báo Nhân Dân ngỏ lời "thành thật xin lỗi Thủ tướng Chính phủ, cùng tác giả và bạn đọc".
Lỗi nặng
Trong bài Bấm Nể, Né của Nhân Nghĩa, tác giả đề cập tới việc khi báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chống tham nhũng, ông Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh thừa nhận: "Trong nhiều trường hợp những người có thẩm quyền vẫn nể nang, né tránh trong việc xử lý người đứng đầu". 
Tác giả đặt câu hỏ̉i rằng khi "Người đứng đầu là Thủ trưởng, cần được tôn trọng, nhưng khi đã phạm lỗi, phạm tội thì phải được đối xử bình đẳng trước pháp luật và kỷ luật của Ðảng thì vì sao phải nể?"
Đính chính xin lỗi Thủ tướng trên Báo Nhân dân
"Họ có thể có "đàn em" đông đảo có thế, lực về chính trị, kinh tế để bao che hoặc đe dọa những người đấu tranh nhưng những người có trách nhiệm phải đương đầu với cái xấu, chứ né tránh thì làm sao đấu tranh có kết quả?"
Do lỗi đánh máy, câu hỏi đầu bị chuyển thành "Người đứng đầu là Thủ tướng, cần được tôn trọng, nhưng khi đã phạm lỗi, phạm tội thì phải được đối xử bình đẳng trước pháp luật và kỷ luật của Ðảng thì vì sao phải nể?"
Nay lỗi này đã được sửa trên trang báo mạng, nhưng có thể vẫn còn tồn tại trên báo giấy đã phát hành.
Với lời đính chính và xin lỗi, dường như Ban biên tập báo Nhân Dân nhận định đây là một sơ sảy nặng, có thể gây ảnh hưởng tới uy tín của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN lần thứ 6 hiện đang họp trong hai tuần ở Hà Nội, trong đó có nghị trình xem xét kết quả kiểm phê và tự phê của các lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước.
Hồi tháng 1 năm nay, báo Thể thao 24h cũng đã phải đăng cải chính và xin chịu kỷ luật sau khi đăng thông tin 'bịa đặt' về việc lãnh đạo Công ty Cổ phần Bóng đá VPF 'ăn tối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng'.
(BBC)

Dương Chí Dũng quả mìn nổ tung Hội nghị 6

 

Báo Lao Động đã đưa tin Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ CA áp giải Dương Chí Dũng ra Hà Nội, mục đích chính là để 'hầu' Trung ương Đảng.
Đấu trường sinh tử của Hội nghị 6 'tối quan trọng' đang diễn ra căng thẳng, giữa lúc các phe phái lần lượt tung ra những đòn ngang ngửa, quyết sống mái một trận sống còn. Việc để Dương Chí Dũng xuất đầu lộ diện như một quả mìn claymore nổ tung Hội nghị 6, nhắm vào Nguyễn Tấn Dũng và các ủy viên cứng đầu vẫn một mực 'trung thành' theo phe Thủ tướng.

Còn nhớ, trong buổi khai mạc hôm 1/10, hơn 200 Ủy viên tham dự đều lộ rõ khuôn mặt căng thẳng, nhiều vị tỏ ra mệt mỏi do việc triệu tập hội nghị bất ngờ. Trong khi đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì trái lại, vẫn nghênh mặt với nụ cười nửa miệng.
Sở dĩ ông Dũng có thể dương dương tự đắc bở vì ông có niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh đồng tiền. Hơn một nhiệm kỳ Thủ tướng, chỉ cần 1 phần trong số tài sản cướp được của nhân dân vẫn có thể dư sức giúp ông mua đứt 200 Ủy viên Trung ương Đảng.
Kinh nghiệm về việc tung tiền giúp 'phủ chúa' Nguyễn Tấn Dũng thoát lưới Đại hội 11 càng làm Thủ tướng tin tưởng thêm về điều này. Có điều, làm chính trị mà chỉ biết dùng đồng tiền để mua quan bán chức thì cũng chỉ xứng đám làm con buôn chính trị mà thôi. Chưa kể là cách dùng tiền mua phiếu quá lộ liễu cũng sẽ khiến liên minh 'cung vua' của Trương Tấn Sang - Nguyễn Phú Trọng bắt bài.
Bằng chứng về sự tham nhũng của gia đình và nhóm lợi ích theo phe Nguyễn Tấn Dũng đã quá rõ ràng. Thế nhưng, đối với nhiều Ủy viên Trung ương Đảng, dù 313 trang tài liệu do phe 'cung vua' tung ra  có nặng cách mấy cũng không thể nặng bằng núi tiền 'phủ chúa' rải ra trước đó.
Vì vậy, việc đưa Dương Chí Dũng ra 'hầu' Hội nghị 6 là một bước đi chiến lược đánh vào tâm lý các Ủy viên Trung Ương Đảng đã 'trót tay' nhúng chàm.
3 Dũng liệu còn cười được nữa chăng?
Trở lại với vụ áp giải Dương Chí Dũng ra Hà Nội, báo Lao Động là nơi duy nhất có tin. Báo này dẫn theo 'nguồn tin riêng' còn mô tả tường tận cuộc dẫn giải sáng 5/10: Dương Chí Dũng bị áp giải trên một chuyến bay sớm nhất trong ngày, từ TP.HCM đến Hà Nội lúc 7h29.
Bản tìn còn nói rõ: Giữa vòng vây cảnh sát, sắc diện của ông Dương Chí Dũng 'đã thay đổi nhiều so với hồi đương chức và ông này vẫn tỏ ra vui vẻ'.
Sau 3 tháng lẩn trốn, có lẽ ông Dương Chí Dũng cũng hiểu rằng ngay cả Thủ tướng cũng không thể cứu nổi mình. Chính vì vậy, thái độ 'vui vẻ' của ông Dương Chí Dũng đã cho thấy rõ sự trở cờ đối với Thủ tướng, đổi lại là việc đảm bảo an toàn cá nhân.
Có thể các sai phạm ở Vinaline với những khoản ăn chia, đút lót khổng lồ liên quan đến nhiều Ủy viên sẽ được mang ra hội nghị để ngã giá. Cái giá ở đây chính là lá phiếu của các Ủy viên còn cứng đầu. Đồng tiền ăn cướp của nhân dân không dễ nuốt trôi chút nào. Trung thành với đồng tiền thủ tướng hay phải tiêu tan sự nghiệp chính trị đây?
Ngoài những Ủy viên đã 'trót' nhúng chàm khi ông này còn ở Vinalines, Bộ Công an của tướng Trần Đại Quang còn tuyên bố sẽ điều tra tiếp những ai đã che dấu và giúp Dương Chí Dũng trốn thoát. Những người có đủ quyền lực để giúp Dương Chí Dũng trốn thoát ư? Ngoài 200 Ủy viên TW Đảng thì còn ai có khả năng này?
Gần đây, tác giả Trần Phong gửi đi một phân tích phải nói là rất xuất sắc trên Danlambao. Trong đó, ông Trần Phong có nêu ra một số dữ kiện mật và so sánh: Lời khai của Dương Chí Dũng giống như quản mìn Calymore, còn bằng chứng của Bầu Kiên phải gọi là 'quả bom nguyên tử' (Ông Nguyễn Đức Kiên ghi âm lại toàn bộ các cuộc bàn bạc, ngã giá với bà Nguyễn Thanh Phượng - con gái Thủ tướng).
Đối với đầu não của 'phủ chúa', phải cần bom nguyên tử mới có thể đánh gục được tên trùm. Nhưng với những kẻ râu ria dưới trướng, những quả mìn Claymore cũng đủ để đánh gục những Ủy viên Trung ương chỉ biết trung thành với đồng tiền.
Dù Hội nghị TW Đảng khóa 6 mới đi được 1/3 quãng đường trong bức màn bí mật, thế nhưng những động thái diễn ra bên ngoài có thể cho chúng ta dự đoán về cường độ căng thẳng của trận thư hùng, sống mái này.
Trong cuộc chiến này, Bộ CA của tướng Trần Đại Quang chia làm hai, một bên là cảnh sát, bên là an ninh. Hai bên thi nhau bắt bớ, với lối hành xử vô pháp vừa để lập công, cũng vừa để dằn mặt lẫn nhau.
Nội cái việc lôi Dương Chí Dũng từ TP.HCM ra Hà Nội, mục đích chỉ để phục vụ cho một hội nghị của Đảng cũng đủ thấy rõ cách hành xử xem Đảng đứng trên cả luật pháp. Trong khi đối với người dân - những nạn nhân bị Dương Chí Dưỡng cướp đoạt mồ hôi sương máu, thì vẫn không hay biết gì thêm.
Trong lúc này, sự tỉnh táo của dư luận luôn là điều cần thiết. Các cuộc chiến phe phái luôn ẩn chứa nhiều cạm bẫy để đánh lừa nhân dân.
Tóm Bầu Kiên, bắt Dương Chí Dũng, khởi tố ông Trần Xuân Giá... không phải là nỗ lực nhằm an dân, mà mục đích chính cũng chỉ phục vụ cho cuộc đấu đá giữa các phe phái trong Đảng.
Nhân dân chưa hưởng lợi gì từ những vụ việc này, ít nhất là đến bây giờ khi giá xăng vẫn cao, vàng đội giá, vật giá leo thang, nhân quyền tiếp tục bị chà đạp, Biển Đông ngày một mất dần...
Niềm tin là rất quan trọng, nhưng hãy chỉ nên hy vọng rằng kẻ tham nhũng vô độ như Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị lật đổ trước khi thế lực của nó kịp bén rễ. Đặt niềm tin vào công tác 'Làm trong sạch Đảng' sẽ chỉ là một niềm tin ngây thơ. Đảng không thể 'trong sạch' khi đời sống nhân dân vẫn thống khổ từng ngày.

Y Thoat

(DLB)

Tài liệu mật của CIA về gia đình họ Ngô và các tướng lãnh

13th May 1957: South Vietnamese President Ngo Dinh Diem greets the crowd as he rides with Commissioner Richard Patterson and Chief Protocol of the State Department, Wiley T. Buchanan Jr. in a parade up Broadway, New York City. (Photo by Carl T. Gossett Jr/New York Times Co./Getty Images)

Hai tác phẩm: “CIA and the Generals: Covert Support to the Military Government in South Vietnam” và “CIA and the House of Ngo: Covert Action in South Vietnam, 1954-1963.” Tác Giả: Thomas L. Ahern, Jr. Center for the Study of Intelligence ấn hành.

Một số tiết lộ về cuộc chiến từ tài liệu CIA Lần đầu tiên trong lịch sử của Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ (CIA), ban biên tập của cơ quan cho giải mật hai tập tài liệu quan trọng về liên hệ CIA và Việt Nam. “Lần đầu tiên” trong nghĩa này là hai quyển sách trên thuộc lọai (narrative history), có đầu đuôi, chú thích – và quan trọng hơn hết – tác giả là người thật, đọc nhiều tài liệu và viết lại có ngọn ngành cho độc giả.

Đa số những tài liệu giải mật của CIA trước đây thuộc lọai nặc danh vì lý do nghề nghiệp, hay là những tường trình do nhân viên báo cáo về để “kính tường.”
Gia đình họ Ngô, CIA and the House of Ngo: Covert Action in South Vietnam, 1954-1963 (CIA và Những Điệp Vụ Mật ở Miền Nam, 1954-1963) nói về những hoạt động bên trong để giúp đỡ chính phủ Ngô Đình Diệm, từ ngày ông Diệm về làm thủ tướng cho đến ngày tổng thống Diệm bị hạ sát trong cuộc cách mạng 1 tháng 11-1963.

GiaDinh
Gia đình họ Ngô

Qua tài liệu này, lần đầu tiên chúng ta biết được, từ năm 1950 cho đến năm 1956, CIA có hai Sở tình báo ở Sài Gòn: một Sở CIA Saigon Station nằm dưới sự điều khiển thông thường từ bản doanh CIA ở Langley, Virginia; Sở kia, có tên là Saigon Military Mission, làm việc trực tiếp, và chỉ trả lời cho Giám Đốc Trung Ương Tình Báo. Saigon Military Mission, theo Tài Liệu Ngũ Giác Đài (The Pentagon Papers) được giải mật trước đây, do đại tá Edward G. Lansdale chỉ huy. Lansdale đến Sài Gòn tháng 6-1954 với hai nhiệm vụ: huấn luyện những toán tình báo Việt Nam để gài lại ở miền Bắc trước ngày “di cư và tập kết” hết hạn; và, dùng mọi phương tiện ngầm (covert action) để giúp tân thủ tướng Ngô Đình Diệm. Nay, theo tác giả Thomas L. Aherns, chính Giám Đốc CIA Allen Dulles chỉ định đại tá Lansdale cho điệp vụ ở Sài Gòn – và cũng ra lệnh Lansdale làm việc trực tiếp cho ông. Tác giả Ahern viết, CIA có mặt từ năm 1950 để giúp đỡ quân đội Pháp xâm nhập và thu thập tin tức tình báo.

Major-general-lansdaleNgoDinhNhu2
Edward Geary Lansdale Cố Vấn Ngô Đình Nhu

Nhưng từ cuối năm 1953, khi thấy tình hình quân sự nguy ngập của Pháp, Hoa Thịnh Đốn thay đổi nhiệm vụ của CIA Saigon Station: Liên lạc và thu thập tình báo những thành phần quốc gia để lập một chánh thể chống cộng trong trường hợp Hoa Kỳ thay thế Pháp. Cùng lúc Hoa Thịnh Đốn gởi thêm một toán CIA để lo về quân sự, Saigon Military Mission. CIA and the House of Ngo tiết lộ một số chi tiết ly kỳ như, CIA liên lạc và làm thân với ông Ngô Đình Nhu từ năm 1951, rất lâu trước khi Hoa Kỳ liên lạc với ông Diệm. Đầu năm 1954, khi có tin Hoa Kỳ chuẩn bị đề nghị quốc trưởng Bảo Đại và chánh phủ Pháp giải nhiệm hoàng thân Bửu Lộc và thay bằng ông Diệm, thì ông Nhu là người đầu tiên CIA gặp để bàn về liên hệ của Hoa Kỳ đối với thủ tướng tương lai Ngô Đình Diệm.

Liên lạc Ngô Đình Nhu Tháng 4-1954, một nữ nhân viên Mỹ làm việc ở CIA Saigon Station, thông thạo tiếng Pháp, quen biết và liên lạc thân thiện với Bà Ngô Đình Nhu. Từ nữ nhân viên Virginia Spence này, Sở CIA Saigon bắt được nhiều liên lạc với hầu hết những người thân trong gia đình, hoặc thân cận với Nhà Ngô.

Tháng 4-1954, CIA ở Hoa Thịnh Đốn gửi Paul Harwood sang làm cố vấn riêng cho ông Nhu. Tuy là nhân viên CIA, nhưng Harwood đóng vai một nhân viên Bộ Ngoại Giao, làm việc từ Tòa Đại Sứ. Trong hai năm, Hardwood cố vấn là làm việc với ông Nhu để xâm nhập và ảnh hưởng đường lối ngoại giao quân sự của nền đệ nhất VNCH với tổng thống Diệm. Paul Hardwood thân thiện với gia đình ông bà Nhu đến độ ông ta là người đỡ đầu cho Ngô Đình Lệ Thủy, ái nữ của ông bà Nhu.

Từ tài liệu này chúng ta cũng biết thêm, ông bà Nhu được đưa qua thăm viếng Mỹ trước tổng thống Diệm. Để lấy tình cảm và ảnh huởng với ông Nhu, đầu tháng 3-1957 ông bà Nhu được CIA mời qua thăm Hoa Thịnh Đốn. Tuy không có một chức vụ gì chánh thức với chính phủ nhưng ông Nhu được diện kiến tổng thống Dwight Eisenhower, hai Bộ Trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng, và Giám Đốc CIA Allen Dullles. Tài liệu cho biết, với tài ăn nói và sắc diện, bà Nhu gây được nhiều chú ý với các thẩm quyền Mỹ. … “Bà Nhu là một ngôi sao trong dạ tiệc” do CIA khoản đãi. Hai tháng sau chuyến thăm viếng âm thầm của ông bà Nhu, đầu tháng 5-1957, tổng thống Diệm lên đường công du theo lời mời của chánh phủ Hoa Kỳ.

Trong cuộc tranh chấp – rồi sau đó là giao chiến – giữa chánh phủ Diệm và quân phiến loạn Bình Xuyên, CIA biết được hầu hết kế hoạch và khả năng của Bình Xuyên, nhờ một cận thần của Bảy Viễn đang làm việc cho CIA. Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, một đảng chính trị thành lập để hổ trợ chính phủ Diệm, nhận tài chính và cố vấn từ CIA. Nhưng đến đầu năm 1960 thì CIA cắt ngân khoản vì cơ cấu nhân sự không còn hữu hiệu trong công tác tuyên truyền. CIA đã than phiền nhiều lần về những hoạt động của Đảng Cần Lao và hành vi của ông Ngô Đình Cẩn. Nhưng mỗi lần CIA than phiền với ông Nhu về những hoạt động bí mật – đôi khi trái phép – của ông Cẩn, thì ông Nhu “đưa hai tay lên trời” với một thái độ buông xuôi vì ông không thể nào làm gì được.

Ở một tài liệu khác cho biết, khoảng giữa năm 1956, CIA nhận được nguồn tin cho biết ông Cẩn đang bàn kế hoạch để loại trừ Bộ Trưởng Thông Tin Trần Chánh Thành và Cố Vấn Ngô Đình Nhu ra khỏi vòng ảnh hưởng ở Dinh Tổng Thống. Qua nhiều trang, chúng ta đọc được sự bất lực của chính phủ Sài Gòn đối với “lãnh chúa” Ngô Đình Cẩn ở miền Trung.

Với hai Sở CIA ở Sài Gòn hoạt động độc lập nhau, báo cáo gửi về cho CIA ở Hoa Thịnh Đốn đôi khi trái ngược: Cố vấn Paul Hardwood thì báo cáo tốt, nhân nhượng cho ông Nhu và có ý chỉ trích ông Diệm; Edward Lansdale ngược lại: bảo vệ ông Diệm và nói xấu ông bà Nhu. Cuối năm 1956, sau khi Lansdale bị triệu hồi về Mỹ, Al Ulmer, Trưởng Vụ Viễn Đông CIA, ra lệnh giải tán những gì còn lại của Saigon Military Mission – và thái độ của Hoa Kỳ cũng bắt đầu thay đổi với chính phủ Ngô Đình Diệm.

Liên lạc đối lập

Đầu năm 1958 Hoa Kỳ cho phép CIA Saigon bắt liên lạc với các đảng chính trị đối lập. Tài liệu nói nhân viên của CIA mua chuộc và thành lập một lực lượng đối lập “ngay sau lưng ông Nhu,” để trong trường hợp phải thay đổi cấp lãnh đạo mới. Cuộc đảo chánh 11 tháng 11-1960 là một “hăm dọa” của Hoa Kỳ đối với tổng thống Diệm: Nhân viên CIA có mặt ở tại bộ chỉ huy của đại tá Nguyễn Chánh Thi và kế bên ông Hoàng Cơ Thụy để giới hạn bước tiến của quân đảo chính – điệp viên Russ Miller khuyên đại tá Thi nên thượng lượng với ông Diệm, trong khi biết rõ quân ủng hộ chính phủ của đại tá Trần Thiện Khiêm đang trên đường từ Vùng IV về thủ đô tiếp cứu. Khi thấy thái độ trở mặt của CIA, lưới tình báo của ông Nhu cũng không hoàn toàn thụ động: Phó Sở CIA Saigon, Douglas Blaufarb, ngỡ ngàng khi ông khám phá ra người tài xế Việt Nam của ông không bị điếc như lúc được giới thiệu vào làm việc (do Trần Kim Tuyến giới thiệu); người tài xế không điếc mà còn thông thạo hai ngoại ngữ Anh và Pháp!

Tài liệu thú nhận vào năm sau cùng của Nhà Ngô, Hoa Kỳ có một phần lớn trách nhiệm trong kế hoạch hạ bệ tổng thống Diệm. Nhưng chính gia đình ông Diệm cũng hủy hoại, vì sự chia rẽ từ anh em trong nhà. Từ mùa xuân năm 1963 ông Nhu yêu cầu CIA đừng nói lại những gì ông và CIA trao đổi. Và qua nhiều lần nói chuyện với CIA, ông Nhu tuyên bố ông muốn thay tổng thống Diệm! Trong khi đó bà Nhu thì thường làm hùng làm hổ với tổng thống Diệm: trong cuộc bầu cử Hạ Viện năm 1963, bà Nhu muốn ủng hộ 30 ứng cử viên mà ba ta ưng ý. Ông Diệm không đồng ý, nhưng bà Nhu “cằn nhằn, to tiếng” cho đến khi tổng thống Diệm nhượng bộ. Bà Nhu cũng thắng thêm một lần nữa, khi đòi làm người chủ tọa và đọc diễn văn ngày Lễ Hai Bà Trưng – thay phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ như ông Diệm đã chỉ định. Riêng về ông Ngô Đình Cẩn: ông Cẩn từ chối không ủng hộ hay giúp ông Nhu về Chương Trình Ấp Chiến Lược ở Miền Trung. Ngày Lễ Quốc Khánh Hoa Kỳ, 4 tháng 7-1963, lần đầu tiên tổng thống Diệm cho phép các tướng lĩnh VNCH tham dự tiệc ăn mừng do tòa đại sứ tổ chức. Sau tiệc rượu ở khuôn viên tòa đại sứ Hoa Kỳ, một vài tướng lĩnh VNCH và nhân viên CIA kéo nhau ra quán để uống nữa. Tại quán rượu, tướng Trần Văn Đôn nói với nhân viên CIA là các tướng muốn đảo chính tổng thống Diệm. Thảm kịch của Nhà Ngô bắt đầu từ đó.

Các tướng lĩnh miền Nam

Tài liệu thứ hai, CIA and the Generals: Covert Support to the Military Government in South Vietnam (CIA và Các Tướng Lĩnh: Những Hỗ Trợ Ngầm Cho Chính Phủ Quân Sự Việt Nam Cộng Hòa), cũng tương đối “tối mật” so với những tài liệu được CIA công bố trước đây. Tài liệu trong CIA & Generals bắt đầu sau cuộc đảo chính 1 tháng 11-1963. Những gì đến từ tài liệu cho thấy ngay sau đảo chính, như một tập thể, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng không được hòa thuận; và, như những liên hệ cá nhân, các tướng đã nghi kỵ, ngờ vực lẫn nhau trước khi đảo chính.

Trước khi đảo chính, tướng Nguyễn Khánh đã nói xấu về hai tướng Dương Văn Minh và Trần Thiện Khiêm với tổng thống Diệm và một số nhân viên CIA. Qua nhiều chi tiết, chúng ta thấy các tướng làm việc chung vì phải tựa vào nhau để mưu cầu lợi quyền lợi riêng, chứ không thật sự có chung một lý tưởng. Trước ngày tướng Khánh “chỉnh lý” tướng Minh và bốn tướng Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân, và Trần Văn Đôn, tướng Khánh thường xuyên rỉ tai với CIA về tin đồn những tướng nói trên sẽ theo Pháp để biến Việt Nam thành trung lập.

HDQuanNhanCachMang
Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng

Tháng 2-1964 tướng Nguyễn Văn Thiệu đã đưa nhiều sĩ quan thuộc Đảng Đại Việt nằm vào những chức vụ quan trọng trong quân đội. Khi được hỏi để làm gì, tướng Thiệu trả lời để triệt hạ cộng sản và những thành phần thân cộng. Nhưng CIA có nguồn tin cho biết ông Thiệu sẽ dùng sĩ quan Đại Việt để đảo chính ông Khánh. Và chuyện xảy ra đúng như vậy.

Tướng Khánh rất ngây thơ khi “hù” tướng Thiệu là Mỹ sẽ “chơi” ông. Nhưng, như chúng ta đã thấy, Mỹ chơi ông Khánh trước ông Thiệu!

Chân dung một số vị tướng

Những chi tiết được giải mật trong CIA & Generals: Trong các tướng VNCH, CIA kính trọng kiến thức của tướng Lê Văn Kim nhất. Trong một buổi thuyết trình về các kế hoạch “kín” đang thực hiện trên đất Bắc, trong khi mặt tướng Dương Văn Minh “ngớ” ra với những chi tiết tình báo quân sự, tướng Kim lấy được sự kính trọng của tình báo Hoa Kỳ với những câu hỏi rất chuyên nghiệp. Tướng Nguyễn Đức Thắng được người Mỹ kính nể. Trong một báo cáo, Giám Đốc CIA Richard Helms đề nghị cho tướng Thắng cùng một lúc giữ hai Bộ Quốc Phòng và Xây Dựng Nông Thôn,với tất cả cơ cấu và cố vấn Hoa Kỳ “nằm dưới quyền thống thuộc của tướng Thắng.”

Về tướng Nguyễn Ngọc Loan, mặc dù người Mỹ không thích tướng Loan vì sự thẳng thắn của ông, nhưng họ nhận định tướng Nguyễn Ngọc Loan là một người thật thà, can đảm, biết được ẩn ý của người Mỹ. Tướng Loan không sợ khi nói thật ý nghĩ của ông với tình báo Mỹ. Đầu năm 1967, khi biết được Hoa Kỳ đang đi sau lưng chính phủ VNCH, liên lạc với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, ông Loan nói với CIA là người Mỹ từ đây sẽ đi sau lưng người quốc gia … và sau cùng người Mỹ sẽ bỏ đi, chỉ còn VNCH một mình đơn thân chống lại Bắc Việt.

Cuối năm 1966 Hoa Kỳ có ý định “bắt liên lạc” với một vài nhân sự của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN). Lý luận của CIA là họ muốn xâm nhập vào nội bộ để gây chia rẽ giữa cấp lãnh đạo MTGPMN và Hà Nội. Muốn lấy lòng tin của MTGPMN, CIA xin chính phủ VNCH phóng thích vài nhân sự quan trọng của MTGPMN đang bị Cảnh Sát Quốc Gia VNCH giam giữ, trong đó có vợ của Trần Bạch Đằng (bà Mai Thị Vàng) và Trần Bửu Kiếm (bà Phạm Thị Yến), và một số cán bộ giao liên. Ban đầu VNCH phản đối, nhưng sau cùng vì áp lực cũng phải cộng tác với Hoa Kỳ trong kế hoạch liên lạc với MTGPNM. Từ tháng 2-1967 cho đến tháng -1968, VNCH thả bà Vàng và bà Yến, cộng thêm 10 cán bộ giao liên phía bên kia. Đổi lại, phía MTGPMN chỉ thả ba tù binh Hoa Kỳ. Nhưng từ đó VNCH – nhất là tướng Nguyễn Ngọc Loan – thấy Hoa Kỳ sẵn sàng “xé lẻ” nếu tình thế phù hợp với đường lối ngoại giao của họ.

Qua các tài liệu giải mật sau này, chúng ta thấy CIA có một hồ sơ rất chi tiết về nhân sự và cơ cấu của MTGPMN. Thêm vào đó, CIA cũng có luôn những báo cáo của Chánh Phủ Lâm Thời Miền Nam Việt Nam (là hậu thân của MTGPMN từ tháng 6-1969) gởi về cho Trung Uơng Cục Miền Nam, cập nhật những diễn tiến ở Hội Đàm Paris 1968-1973.

Nội bộ VNCH


CIA xâm nhập sâu vào cơ cấu hành chính và nhân sự của VNCH trong khoảng 1967-1975, nhất là sau cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên của nền Đệ Nhị Cộng Hòa (1967). Vì kết quả bầu cử phải được Hạ Viện VNCH chứng nhận hợp pháp – nhất là một cuộc bầu cử mà hai ứng viên cùng chung liên danh (Nguyễn Văn Thiệu-Nguyễn Cao Kỳ), đã cấu xé nhau trước khi ngồi lại với nhau, và hầu hết liên danh thất cử nào cũng phản đối kết quả – Hoa Kỳ chỉ thị cho CIA phải tìm mọi cách bảo đảm Hạ Viện sẽ chứng nhận kết qủa bầu cử. Hạ viện bỏ phiếu thuận 58 trên 43, xác nhận liên danh Thiệu-Kỳ đắc cử.

Tài liệu trong CIA & Generals nói tình báo Mỹ đã khuynh đảo một số dân biểu trong hai bầu cử tổng thống 1967 và 1971 (và bầu cử Quốc hội của năm 1970). CIA mua chuộc được 10 dân biểu, “nhưng muốn có thêm 10 tiếng nói” ủng hộ nữa, để chắc ăn về những dự luật đang nghị luận! Tài liệu cho biết CIA đã tốn bao nhiêu tiền để thành lập hay giúp đỡ các đảng phái chính trị với hy vọng các lực lượng này sẽ ủng hộ và xây dựng một thế lực phía sau tổng thống Thiệu. Đảng Mặt Trận Cứu Nguy Dân Tộc, (của thượng nghị sĩ Trần Văn Đôn) được CIA tài trợ với hy vọng trên. Nhưng khi biết được người đứng ra tổ chức là Đặng Đức Khôi – một thân tín của ông Kỳ – ông Thiệu từ chối ủng hộ. Để có một tổ chức riêng, ông Thiệu cho ra đời Lực Lượng Dân Chủ. Sau Đảng Dân Chủ, CIA tài trợ một lực lượng chính trị khác, có tên Đảng Liên Minh Cách Mạng Xã Hội, với hy vọng gom lại tất cả lực lượng chính trị thành một mặt trận chung, dưới sự lãnh đạo chung của tổng thống Thiệu và phó tổng thống Kỳ. Nhưng vấn đề là hai ông Thiệu, Kỳ không còn muốn xuất hiện chung với nhau ngoài công cộng! Sau cùng, với sự nài nỉ của người Mỹ, và vì lợi ích quốc gia, Khối Liên Minh được khai mạc ngày 4 tháng 7-1968, với sự chủ tọa của hai ông Thiệu và Kỳ. Khối Liên Minh tập họp hơn 25 đảng phái chính trị lớn nhỏ ở Miền Nam. CIA tài trợ Đảng này cho đến cuối năm 1969. Tuy nghe theo lời cố vấn của Hoa Kỳ, nhưng tổng thống Thiệu lúc nào cũng nghi ngờ dụng ý của người Mỹ. Ông nói với nhân viên CIA là không những VNCH phải đương đầu với sự xâm nhập của quân đội Bắc Việt vào Nam, mà còn phải đương đầu với sự xâm nhập của CIA vào nhân sự của chính phủ!

Những tiết lộ khác trong CIA & Generals: Tình báo của MACV biết rõ ngày giờ Bắc Việt sẽ tấn công qua vùng Phi Quân Sự trong trận tổng công kích Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, nhưng Hoa Kỳ không thông báo cho VNCH, hay tấn công vào các đơn vị Bắc Việt đang tập trung quân. Ngược lại, thái độ của đại tướng Creighton Abrams và đại sứ Bunker rất lạc quan, hai ông tuyên bố – trong cao điểm của cuộc tấn công – là Bắc Việt sẽ mất hết quân sau trận tổng tấn công. Những chi tiết này làm người đọc không khỏi thắc mắc, là có phải Hoa Kỳ đã cố ý để cho cuộc tấn công xảy ra? Chi tiết này làm cho đọc giả nhớ lại câu đối thọai của tổng thống Richard Nixon với Henry Kissinger là “… sau trận này, hai bên phải có một bên hết quân.”

Từ tháng 8-1972, để chuẩn bị cho những thương lượng sau cùng của Kissinger và Lê Đức Thọ ở Paris, CIA được lệnh phải làm hao mòn sức chống đối của tổng thống Thiệu về một số điều khoản trong bản hiệp định (một trong những điều khoản ông Thiệu cực lực phản đối, là Hoa Kỳ đồng ý cho Bắc Việt để lại quân ở Miền Nam, Lào, Cam Bốt). Một số tài liệu giải mật ở giai đoạn này(tháng 8 1972 cho đến lúc ký Hiệp Định Paris, tháng 1-1972) cho thấy CIA có điệp viên nằm trong Trung Ương Cục, qua những tin tức họ nhận được về cuộc nói chuyện giữa Lê Đức Thọ và Kissinger.

Tuy là tài liệu được giải mật, nhưng một số lớn chi tiết, tên tuổi của những điệp viên, điềm chỉ viên trong sách vẫn còn bị kiểm duyệt. Nhưng nếu độc giả gom những chi tiết trong CIA & Ngo, trong CIA & Generals, và so sánh với một số tài liệu đã được giải mật từ Bộ Ngoại Giao (Foreign Relations of the United States, Vietnam), đọc giả có thể suy luận ai là ai nằm dưới những lằn đen kiểm duyệt.

Tác Giả : Thomas L. Ahern, Jr. / Nguyễn Kỳ Phong lược dịch Muốn tham khảo hai tác phẩm bằng Anh ngữ, xin mở theo địa chỉ sau:
---------------
1. CIA and The Generals:http://www.saigonecho.com/pdfs/CIA_AND_THE_GENERALS.pdf
2. CIA and The House of Ngo (xin chờ khoảng một phút để máy download)http://www.saigonecho.com/pdfs/CIA_AND_THE_HOUSE_OF_NGO.pdf

(Phạm Viết Đào)
 

Vì sao đại hội 18 Đảng Cộng Sản Trung Quốc bị hoãn đến ngày 8/11?

Trung Quoc khai mac Dai hoi Dang
“Thái tử Đảng” Bạc Hy Lai, người từng được nhiều người dự đoán sẽ nắm giữ một chức vụ chủ chốt trong ban lãnh đạo khóa mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại hội 18, đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối tháng 9 vừa qua. Trước khi bị “ngã ngựa,” vị cựu ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có một sự nghiệp chính trị huy hoàng với các cương vị như Thị trưởng thành phố Đại Liên, Bộ trưởng Thương mại và Bí thư Thành ủy Trùng Khánh. Vợ ông Bạc Hy Lai đã phải nhận một bản án tử hình hồi tháng 8/2012 vì tội sát hại đối tác làm ăn là doanh nhân người Anh Neil Heywood.

Báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (Hồng Công) dẫn lời giới chuyên gia phân tích nhận định, việc truy tố ông Bạc Hy Lai vì tội tham nhũng nhiều khả năng sẽ được thúc đẩy trước khi chính thức diễn ra quá trình chuyển giao quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng ông Bạc Hy Lai sẽ phải ra tòa trước khi Đại hội 18 khai mạc vào ngày 8/11 tới, trong bối cảnh Bắc Kinh đang chật vật hạn chế những “đám bụi phóng xạ” từ vụ bê bối của vị cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh này.

Các chuyên gia tin rằng phiên tòa xét xử vị cựu Ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai là lý do chính khiến thời điểm khai mạc Đại hội 18 bất ngờ bị trì hoãn đến tận ngày 8/11. Một số học giả dự đoán vị cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh có thể bị kết án trước khi bắt đầu cuộc đại cải tổ 10 năm mới diễn ra một lần của ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Theo một cuộc điều tra nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Bạc Hy Lai có thể phải đối mặt với mức án chung thân hoặc thậm chí là tử hình vì tội tham nhũng và các tội khác; ông này bị cáo buộc đã nhận các khoản hối lộ trị giá hơn 20 triệu nhân dân tệ trong gần 20 năm qua.

Mặc dù Tân Hoa Xã đưa tin hôm 28/9 rằng vợ ông Bạc Hy Lai, bà Cốc Khai Lai, cũng có liên quan trong các vụ nhận hối lộ, nhưng các chuyên gia nói rằng bà này chưa chắc đã bị xét xử lại hoặc phải nhận hình phạt cao hơn. Với tội sát hại doanh nhân Neil Heywood, bà Cốc Khai Lai đã phải nhận bản án tử hình nhưng được hoãn thi hành án. Và mặc dù thông báo chính thức của nhà chức trách Trung Quốc cũng nói đến các thành viên không được nêu tên cụ thể trong gia đình ông Bạc Hy Lai, được dư luận nhìn nhận rộng rãi là người con trai Bạc Qua Qua, nhưng các luật sư và chuyên gia phân tích nói rằng “Bạc con” chưa chắc đã bị ảnh hưởng do anh này được cho là đang ẩn náu ở Mỹ và chưa chắc đã trở lại Trung Quốc.

Thông qua tài khoản của mình trên trang mạng truyền thông xã hội Tumblr, Bạc Qua Qua đã đưa ra một thông báo: “Thật khó để tôi có thể tin vào những cáo buộc chống lại bố tôi, bởi vì những cáo buộc đó trái ngược với tất cả những điều tôi biết về ông ấy… Mặc dù những chính sách mà ông ấy thực hiện đã mở ra những tranh luận, nhưng người bố mà tôi biết là một người liêm khiết và làm việc đầy trách nhiệm”.

Luật sư Lưu Hiểu Nguyên nói rằng phiên tòa xử ông Bạc Hy Lai nhiều khả năng sẽ được thúc đẩy sớm bởi vì ban lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra quyết định về phiên tòa và tiến trình pháp lý được coi là một thủ tục. Luật sư này nhận định: “Do bản chất của phiên tòa xử Bạc Hy Lai – một phiên tòa dự kiến sẽ được xử kín vì nhũng lo ngại vượt ra ngoài vấn đề luật pháp – tôi cho rằng rất có khả năng ông Bạc Hy Lai sẽ bị truy tố và bị đưa ra xét xử trước Đại hội 18.” Luật sư Lưu Hiểu Nguyên cũng nói rằng nhiều khả năng ông Bạc Hy Lai sẽ bị chính thức bắt giữ sau khi Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc thông qua một quvết định của cơ quan lập pháp Trùng Khánh để tước bỏ tư cách Đại biểu Quốc hội của ông Bạc Hy Lai.

Nhà quan sát chính trị Lưu Nhuệ Thiệu ở Hồng Công cho rằng vụ án Bạc Hy Lai là một “trò chơi đố chữ” và do vậy việc nói về sự cai trị của luật pháp và xét xử công bằng là nhằm mục đích giảm thiểu tối đa tác động của vụ xử ông Bạc Hy Lai và chuẩn bị cho cuộc chuyển giao quyền lực sắp tới của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chuyên gia này nói: “Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy phán quyết của tòa án đối với Bạc Hy Lai trong vòng một tháng, bởi vì vụ xử ông ta đã và đang là trở ngại cuối cùng đối với một cuộc kế nhiệm quyền lực suôn sẻ sau khi đã hoàn thành hầu hết các quyết định về mặt nhân sự.”

Chuyên gia Lưu Nhuệ Thiệu cho rằng lý do Bắc Kinh quyết định xử lý ông Bạc Hy Lai sau nhiều tháng cân nhắc thận trọng chủ yếu là do sự kháng cự của vị cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh và tham vọng vô độ của ông này trong việc giành một chức vụ cao hơn – những điều được coi là các mối đe dọa đối với vẻ đoàn kết bề ngoài của ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tuy nhiên, chuyên gia nghiên cứu lịch sử Chương Lập Phàm ở Bắc Kinh và Giáo sư luật Hà Vi Phương ở Đại học Bắc Kinh nói rằng một phiên tòa được tiến hành vội vã sẽ bồi thêm một đòn nữa vào uy tín vốn đã tan vỡ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chuyên gia Chương Lập Phàm nhận định: “Một phiên xử có tốc độ nhanh đối với một lãnh đạo đảng cấp cao như vậy đi ngược lại lẽ thường bởi vì ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc lẽ ra không có gì phải lo ngại về một sự trở lại của Bạc Hy Lai, bởi vì ông ta đã bị khai trừ khỏi Đảng.”

Trong khi đó, Giáo sư Hà Vi Phương nhận định vụ xử Bạc Hy Lai cũng như các vụ xử bà Cốc Khai Lai và cựu Phó Thị trưởng kiêm Giám đốc Sở Công an Trùng Khánh Vương Lập Quân (người từng là cánh tay phải của Bạc Hy Lai và đào tẩu vào Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô dẫn tới việc phơi bày ra ánh sáng vụ sát hại Neil Heywood) dường như là được tiến hành vì động cơ chính trị và đã cho thấy sự xấu xa của chính sách chính trị dựa trên quyền lực.

Giáo sư Hà Vi Phương nêu rõ: “Dường như không ai biết được những câu trả lời đối với quá nhiều câu hỏi chưa được giải đáp liên quan tới “cú ngã ngựa” của Bạc Hy Lai và vụ bê bối giết người bởi vì ngay từ đầu những vụ việc đó đã không được xử lý như những vấn đề pháp lý. Tất cả những gì chúng ta vừa chứng kiến là kết quả của các hoạt động chính trị ngầm và một cuộc đua tranh quyền lực.”

Luật sư Lưu Hiểu Nguyên nhấn mạnh rằng nhà chức trách Trung Quốc, trong đó có giới công tố và tòa án ở Hợp Phì – nơi bà Cốc Khai Lai bị xét xử và kết án – đã bưng bít những tuyên bố trước đó rằng vụ sát hại doanh nhân người Anh là kết quả của một vụ tranh chấp làm ăn xung quanh một thương vụ bất động sản thất bại liên qua đến Cốc Khai Lai, Bạc Qua Qua và Neil Heywood. Luật sư Lưu Hiểu Nguyên nhận xét: “Thật là một điều hổ thẹn đối với hệ thống luật pháp của đất nước, bởi vì Bắc Kinh đã tự đặt bản thân mình vào tình thế tiến thoái lưỡng nan xung quanh vấn đề xử lý như thế nào đối với một vụ án như vậy.” Luật sư này đặt câu hỏi: “Mặc dù Cốc Khai Lai chưa chắc đã phải chịu một bản án nghiêm khắc hơn – đồng nghĩa với việc bị xử tử – nhưng chân giá trị và hiệu quả của hệ thống tòa án nằm ở đâu?”./.
TTXVN (Hồng Công 1/10)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét