Quốc Hội nóng chuyện Dương Chí Dũng, 'bầu' Kiên
Thảo luận tại tổ chiều 26/10 về chống tham nhũng, chuyện bắt các
ông Dương Chí Dũng, "bầu" Kiên được ĐBQH dẫn làm ví dụ điển hình cho
“lợi ích nhóm”, bao che tội phạm.
Ký ra tiền mới tham nhũng được
Nói như Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, lần đầu tiên tại hội nghị
TƯ 4, Tổng bí thư công khai thực tế nước ta có nhóm lợi ích, cán bộ ta
tư duy nhiệm kỳ. Tuy nhiên, báo cáo của các cơ quan tư pháp với QH đánh
giá về nhóm lợi ích chưa đủ “độ”.
“Nhân vụ Nguyễn Đức Kiên, tại sao không đánh giá đầy đủ hơn? Chúng ta
biết lâu chưa, tại sao bây giờ mới xử?”, ông Giàu đặt câu hỏi.
Theo ông, trong bối cảnh hiện nay khi xảy ra vấn đề gì mà thông tin
thiếu công khai sẽ gây tác động cực nguy hiểm, vì vậy cần nhận diện nhóm
lợi ích nằm ở đâu, ở chỗ nào.
Phó trưởng đoàn ĐBQH Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa cũng phản ánh, dân không tin
Dương Chí Dũng bỏ trốn êm đềm như vậy, rồi nói bắt là bắt ngay được như
vậy.
Còn ĐB Trịnh Đình Thạnh (Quảng Ngãi) đề xuất, các vụ vi phạm nghiêm
trọng như Vinalines, Vinashin, "bầu" Kiên… cần phải nêu điển hình trong
báo cáo để phân tích thực trạng. Đặc biệt, cần có báo cáo riêng công
khai quá trình xử lý các vụ nổi cộm này, để dân giám sát.
Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Bùi Văn Tỉnh tổng kết, tham nhũng vẫn nghiêm
trọng, càng ngày càng tinh vi phức tạp “cái gì liên quan đến quyền là
có tham nhũng”, ông Tỉnh cho hay.
Theo ông, “hễ cứ có tí quyền là tham nhũng, kể cả ở cấp dưới. Chuyển vị
trí công tác là có tham nhũng, công tác quy hoạch cũng dính. Chạy chức
chạy bằng rồi, sắp tới có khi lại có thêm chạy quy hoạch. Giải pháp lại
rất hạn chế, không đủ mạnh".
Cũng lấy dẫn chứng chuyện ông Dương Chí Dũng, Chủ nhiệm UB Pháp luật
Phan Trung Lý đánh giá, tội phạm tham nhũng giấu mặt rất nhiều. Khi
Dương Chí Dũng bỏ trốn, người dân đặt ngay câu hỏi, vì sao trốn được.
“Ở đây có chuyện bao che, có người “mật báo”, có người lấp liếm, bỏ qua
cho. Vậy nên nói “ẩn” như thế là do nguyên nhân chủ quan”, ông Lý nói.
Về chuyện bỏ lọt tội, Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cho
hay, lâu nay hễ phát hiện dấu hiệu tham nhũng, cơ quan chức năng không
chuyển ngay sang cơ quan điều tra mà cứ lần lữa xác minh mất cả năm
trời. Khi chuyển cơ quan điều tra thì cơ quan này cũng bó tay vì không
thể tìm chứng cứ vì chứng cứ đã được xoá.
“Hình ảnh minh họa cho tham nhũng luôn là hai bàn tay lồng vào nhau, đó là tội phạm ẩn, đưa và nhận hối lộ”, ông Quyền nói.
ĐB Trương Trọng Nghĩa: Một số vụ việc gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản nhưng không xử được tội tham nhũng khiến dân bức xúc |
Còn theo ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM), một số vụ việc gây thiệt hại
nghiêm trọng về tài sản nhưng không xử được tội tham nhũng mà chuyển
sang các tội danh như thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, xử
phạt hành chính… khiến dân bức xúc.
Lập cơ quan giám sát ở QH
Tham nhũng diễn biến phức tạp như vậy, song giải pháp và chế tài lại
không đủ mạnh. Do đó, các ĐBQH cũng kiến nghị thêm cách xử lý.
Theo ông Nguyễn Đình Quyền, khi hoạch định chính sách phải hạn chế tối
đa kẽ hở để tham nhũng lợi dụng. Nếu phát hiện dấu hiệu tội phạm trong
thanh tra, kiểm toán phải chuyển ngay cho cơ quan điều tra.
ĐBQH Dương Trung Quốc phân tích, tham nhũng gắn với quyền lực. Chữ ký phải ra tiền thì mới tham nhũng được.
“Muốn có quyền, nói thẳng thắn, phải là đảng viên. Đấu tranh chống tham
nhũng trước hết chính là đấu tranh bảo vệ Đảng, loại trừ các nhân tố làm
mất uy tín của Đảng”, ông Quốc nói.
Về chuyện ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng chuyển về cơ quan đảng, ông
Quốc băn khoăn về tính pháp lý: “Đảng vẫn phải nắm vai trò chủ chốt,
nhưng cơ chế thế nào để Đảng xác lập vai trò lãnh đạo trong khi tổ chức
phải mang tính nhà nước, phù hợp Hiến pháp và pháp luật, đồng thời huy
động được sự tham gia của các lực lượng xã hội”.
ĐB Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) đề xuất, cần rà soát, phân loại tìm lĩnh
vực dễ tham nhũng. Trước khi bố trí ai đó vào một vị trí dễ có cơ hội
tham nhũng thì thẩm tra tài sản.
Sau một thời gian, sẽ thẩm tra lại để kiểm tra tài sản phát sinh và yêu
cầu giải trình nguồn gốc. Làm chặt chẽ để răn đe và ngăn ngừa.
Còn nói như ĐB Trần Tiến Dũng (Hà Tĩnh), chống tham nhũng không cần đao
to búa lớn mà nên mạnh tay “đuổi việc và thu hồi lại tài sản, vì tham
nhũng là những người có chức, có quyền”.
ĐB Nguyễn Ngọc Bảo (Vĩnh Phúc) đề xuất, QH phải thành lập thanh tra để
tiếp nhận đơn thư tố cáo tham nhũng, đồng thời giám sát việc phòng chống
tham nhũng của quan chức chính phủ, địa phương.
“Nhiều vụ án đầu voi đuôi chuột, PMU18, rồi Vinashin, giờ là
Vinalines, thất thoát nhiều như vậy nhưng kết luận không thấy dấu hiệu
tham ô mới là lạ, tài sản thu hồi cũng rất thấp. Thu hồi tài sản là yêu
cầu đặt ra trong phòng chống tham nhũng, nếu không, chỉ đi tù một thời
gian được giảm án về thì không thể khắc phục được thiệt hại”.
(ĐB Đỗ Văn Đương) |
L.Nhung - P.Loan - X.Linh
Trương Duy Nhất - Thủ tướng, quan oan, những món nợ, lời hứa & lòng tin
Lòng tin, sự bất ổn
từ đâu? Bài thơ “Nhân Dân” của Nguyễn Trọng Tạo nghe đến tức tưởi “Có
thể thay quan, không thay được Nhân Dân/Thay tên nước, không thể thay Tổ
Quốc/Nhưng sự thật khó tin mà có thật/Không thể thay quan dù quan đã
thành sâu!”
Lời nhận lỗi và hình ảnh Thủ tướng
Tuần đầu tiên của phiên họp quốc hội kỳ này với điểm nhấn là lời nhận
lỗi của Thủ tướng. Ông Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận những sai lầm và thất
bại trong chính sách phát triển kinh tế, những yếu kém, tệ rạc trong
chiến cuộc chống tham nhũng.
Đây là lần thứ hai Thủ tướng nhận lỗi trước nhân dân. Lần thứ nhất, ông
nhận “trách nhiệm chính trị” sau vụ đổ bể của tập đoàn Vinashin, cho dù
theo ông “xảy ra chuyện như Vinashin, cuối cùng Thủ tướng đứng ra nhận
trách nhiệm, trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu chính phủ,
chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai“. Lần thứ hai ông nhận “trách
nhiệm chính trị”, chỉ khác là lần này có thêm chữ “lớn”: “trách nhiệm
chính trị lớn”.
Hai lần nhận lỗi, nhưng không thấy Thủ tướng đưa ra được một qui trình
sửa lỗi nào thuyết phục. Hình ảnh Thủ tướng, sự thành khẩn và… lòng tự
trọng trong lời xin lỗi của ông tạo nên những bàn luận đa chiều suốt
tuần qua.
Đi đâu cũng nghe. Về quê cũng thấy dân tình bàn kháo: xin lỗi, khuyết điểm, trách nhiệm, niềm tin và lòng tự trọng…
Ai tin hay không tùy. Nhưng giá như buổi sáng hôm ấy, ông Dũng rời cái
bục đầy hoa bước ra giữa, vòng tay cúi đầu cất lời xin lỗi. Người Việt
vốn bao dung. Tôi tin cả nghị trường sẽ rền tiếng vỗ tay. Dân tình cả
nước đang dõi mắt qua màn hình cũng sẽ bật dậy vỗ tay. Và hình ảnh Thủ
tướng sẽ… đẹp hơn rất nhiều!
Tiếc!
Đặng Thị Hoàng Yến- Đặng Thành Tâm và hiện tượng “quan oan”
Đại biểu quốc hội Đặng Thành Tâm được cho là đang ở nước ngoài đã không
về nước dự kỳ họp này. Báo chí đưa tin ông gửi đơn xin vắng vì “lý do
sức khỏe”. Một số trang mạng đang cáo buộc ông và người chị (nữ doanh
gia Đặng Thị Hoàng Yến, cựu đại biểu quốc hội vừa bị phế truất) là chủ
nhân của trang blog Quan làm báo. Thậm chí còn có tin tung chị em nhà
Yến-Tâm có quan hệ với CIA và bà Yến đã có quốc tịch Mỹ từ trước khi trở
thành đại biểu quốc hội Việt Nam (?)
Đúng sai mức nào chưa biết. Chỉ thấy thêm một trang Quan làm báo thứ
hai với ba con số một (111) đứng sau, cùng trang Bồ câu đen bắt đầu dồn
dập một đợt tấn công vào chị em nhà Yến- Tâm, với cách thức, thủ đoạn và
văn giọng chẳng khác gì cách mà Quan làm báo tấn công bôi nhọ Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng.
Câu chuyện bi hề về “đồng chí X” chưa nguôi, lại thêm một “đồng chí S”
bị Quan làm báo 111 và Bồ câu đen gán cho nhiều việc động trời liên quan
đến chị em nhà Yến - Tâm.
Đang chiều này, ngoặt phát nóng rực chiều kia với hàng núi thông tin
gán dựng không thể biết đâu là thực hư. Trận chiến truyền thông nhường
hẳn cho các trang mạng lề trái. Bất luận ai, bất luận đúng sai thế nào,
đấy “không phải là một dấu hiệu lành mạnh cho tự do báo chí tại Việt
Nam… Người dân được gì, khi quan này muốn tắm máu quan kia? Quan oan có
thể là một tầng lớp xã hội thú vị đang hình thành, song nó có gì chung
với dân oan?” (Phạm Thị Hoài- pro&contra)
Những món nợ và lời hứa
Trong khi giá cả vẫn phi mã, nhưng chính phủ lại xin khất lương, không
thực hiện lời hứa tăng lương cơ bản cho cán bộ công chức như lộ trình đã
thông báo trước là từ ngày1/5/2013. Phát biểu trước quốc hội, Bộ trưởng
Tài chính Vương Đình Huệ nói như thách đố “không thể tăng lương, trừ
phi quốc hội đồng ý cho phép in thêm tiền”. (Dân Trí)
Bất lực, không thực hiện được lời hứa tăng lương cho cán bộ viên chức
bởi không đào đâu ra nổi 60.000 tỷ. 60.000 tỷ không bằng một mình thằng
Vnashin phá. 60.000 tỷ sẽ không quá khó nếu vứt dẹp đi những bảo tàng
12.000 tỷ, những đền thờ cụ Hồ 60 tỷ, những tổn phí học tập làm theo vô bổ, những chiến dịch “tắm rửa, diệt sâu” ồn ào nhưng chẳng diệt nổi con sâu nào…
Tôi tin là nhiều giáo viên vẫn còn nhớ lời hứa của Phó Thủ tướng Nguyễn
Thiện Nhân khi ông còn kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Giáo dục- đào tạo “đến
năm 2010, nhà giáo sẽ sống được bằng đồng lương của mình”. Ông Nhân hứa
điều này năm 2006. 6 năm sau, nói như nhà báo Đào Tuấn
“nhà giáo chẳng những chưa sống được bằng lương mà có nguy cơ, cùng với
trên dưới 20 triệu người hưởng lương khác, bị giá cả làm nhục khi chính
phủ xin khất việc tăng lương”
Không chỉ việc lương. Phát biểu trước quốc hội, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thừa nhận: ngành giáo dục vẫn còn nhiều món nợ chưa trả được.
Ngán ngẩm! Một chính phủ như thế thì không chỉ mỗi ông Thủ tướng phải
nhận lỗi, mà toàn thể thành viên chính phủ hôm khai mạc quốc hội đáng ra
phải đứng lên dàn hàng ngang cùng Thủ tướng vòng tay cúi đầu xin lỗi
dân.
Lòng tin?
Cho dù ông Quốc (Dương Trung Quốc) vừa có một câu khen ngợi động viên
Thủ tướng bị dư luận ném đá tơi bời, nhưng công bằng nhìn xét, ông là vị
dân biểu hiếm hoi trong thời khắc này nhìn được và nói trúng được lòng
dân, nhìn ra và dám chỉ phê thằng thừng những khuyết tật, lỗi phạm căn
cơ của chính phủ. “Chỉ số lòng tin của dân đối với chính phủ chưa khi
nào được quan tâm tính đếm, nhưng chắc chắn không như chúng ta mong
muốn… Xin nhắc lại lời của người xưa đúc kết về thuật trị nước. Đó là
câu đối “nhắc nhở” của một viên quan thời Hậu Lê (Hoàng Ngũ Phúc) vào
một thời kỳ lịch sử rối ren: “Nước lấy dân làm gốc, lúc bình yên, nước
hãy để dân yên – Dân lấy nước làm lòng, khi hữu sự, dân sẽ ra gánh vác”.
Thử đặt ra một câu hỏi, vào thời điểm này, “khi hữu sự”, liệu dân có ra
gánh vác như những thời kỳ đầy thử thách trong quá khứ lịch sử hào hùng
hay không? Đặt lòng câu hỏi ấy, chính phủ sẽ thấy nhiều việc cần làm” (Dương Trung Quốc- Sài Gòn tiếp thị)
“Chỉ số lòng tin”, nói như ông Quốc, đang chỉ theo chiều nào? Không khó để nhìn ra điều này.
Động đất thủy điện Sông Tranh. Trên 850 nhà dân nứt toác.
Dân ùn ùn gồng gánh kéo nhau bỏ chạy vào rừng. Vậy nhưng chính phủ, nhà
đầu tư và các nhà khoa học, quan trắc chi chi đó vẫn khẳng định “an
toàn”
Bỏ
ngoài tai bao lời kêu gào chỉ trích, quan chức người chê trách dân “kém
hiểu biết” người lại tỏ ra tiếc 4.000 tỷ lỡ đầu tư vào con đập tai họa
này. “Đã đầu tư rất nhiều tiền vào đấy rồi, không cho hoạt động hóa ra là ném tiền qua cửa sổ à?” (Tiến sĩ Ngô Quang Toàn, Tổng hội địa chất Việt Nam- kienthuc.net)
4.000 tỷ đồng, chưa bằng mấy thằng Vinashin, Vinalines phá trong một
ngày. Tiếc 4.000 tỷ đồng hơn sinh mạng của 4 vạn dân?
Lại thêm những đoàn dân nghèo áo đỏ kéo về Hà Nội đòi đất.
Lòng tin, sự bất ổn từ đâu?
“Có thể thay quan, không thay được Nhân Dân
Thay tên nước, không thể thay Tổ Quốc
Nhưng sự thật khó tin mà có thật
Không thể thay quan dù quan đã thành sâu!”
Thay tên nước, không thể thay Tổ Quốc
Nhưng sự thật khó tin mà có thật
Không thể thay quan dù quan đã thành sâu!”
Trương Duy Nhất
(Blog TDN)
VN nới lỏng quản lý báo chí nước ngoài
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký nghị định mới với một số quy định thông thoáng hơn đối với các cơ quan báo chí nước ngoài.
Nghị định 88 quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài và tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
Các quy định mới này sẽ có hiệu lực từ ngày 20/12 và thay thế nội dung Nghị định 67 được Phó thủ tướng Nguyễn Khánh ký ban hành hồi năm 1996.
Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nói Nghị định 88 "được xây dựng nhằm khắc phục những điểm không còn phù hợp trong những quy định trước đây".
Những người làm việc cho các văn phòng báo chí nước ngoài ở Hà Nội nói với BBC Nghị định 88 có nhiều điểm mới.
Một trong những điểm đó là việc các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài nay có thể mở văn phòng thường trú tại các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương khác chứ không chỉ ở Hà Nội như quy định trước đây.
Thời hạn thẻ phóng viên nước ngoài cũng tăng gấp đôi, từ sáu tháng lên 12 tháng.
Các phóng viên nước ngoài thường trú tại Việt Nam nay cũng có thể liên hệ trực tiếp với các địa phương, bộ, ngành trong quá trình tác nghiệp thay vì luôn phải thông qua Bộ Ngoại giao theo quy định cũ.
Nghị định 88 cũng cho phép một phóng viên có thể làm đại diện thường trú cho hơn một cơ quan báo chí và phóng viên thường trú của một tổ chức báo chí ở nước khác cũng có thể kiêm nhiệm làm phóng viên thường trú ở Việt Nam.
Theo quy định mới, giấy phép lập văn phòng thường trú sẽ "mặc nhiên mất hiệu lực" nếu văn phòng không có phóng viên thường trú hoạt động ở Việt Nam trong "180 ngày liên tục".
Một trợ lý văn phòng báo chí nước ngoài cũng nói Nghị định 88 cũng cho phép các trợ lý quay phim, chụp ảnh cho các phóng viên thường trú, điều không có trong Nghị định 67.
(BBC)
Vấn đề lương thực và hình thức Thực Dân Mới
Nguyễn Toàn(Tổng hợp) - Boxitvn
Trong những năm gần đây, một số quốc gia có nhiều tiền dự trữ như Ả Rập, Trung Quốc, Hàn Quốc và Âu Châu đã triển khai những chương trình đầu tư mua, thuê đất nông nghiệp dài hạn tại các nước đang phát triển vùng châu Phi, châu Á để canh tác thực phẩm hay cây công nghiệp cần thiết cho kỹ nghệ. Đối với họ, đây là một chương trình đầu tư với tầm nhìn xa, mang lại nhiều lợi tức: sự cố biến đổi khí hậu hoàn cầu sẽ làm giảm diện tích đất nông nghiệp trong khi dân số thế giới càng ngày càng tăng, như vậy thực phẩm sẽ trở nên khan hiếm và đắt đỏ .
Theo tường trình của Tổ chức Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UN-Agrar-Organisation) và Quỹ Nông nghiệp Quốc tế (Internationaler Agrarfond) về tình trạng điển hình tại 5 nước châu Phi: Uganda, Ethiopa, Sudan, Madagascar và Mali, chỉ cần tính riêng những hợp đồng mua, nhượng trên 1000 hecta, thì đã có 2,5 triệu hecta đất nông nghiệp bị đổi chủ vào tay các nhà đầu tư ngoại quốc, tiêu biểu như một dự án 450.000 hecta đất để trồng cây công nghiệp tại Madagasca hay dự án 100.000 hecta cho công trình dẫn thủy tại Mali. Để có ấn tượng về tầm qui mô của các dự án đầu tư này, chúng ta có thể so sánh: Với một diện tích trồng cà phê khoảng 500.000 hecta, năm 2012 Việt Nam đã thu hoạch được 1,6 triệu tấn cà phê trị giá 3 tỷ US đô la, vượt qua Brazil để trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng đầu thế giới.
Việc đầu tư đất nông nghiệp tại các nước đang phát triển đã gây ra nhiều ý kiến phản biện khác nhau: trong khi Viện nghiên cứu Earth Institute của Đại học Columbia, New York và Tổ chức Cứu Đói Thế Giới (Welthungerhilfe thuộc Chương trình Lương thực Thế giới WFP của Liên Hiệp Quốc) cho rằng những dự án đầu tư này sẽ tạo cơ hội mở rộng hạ tầng cơ sở như hệ thống dẫn nước, đường xá, giúp dân bản xứ có thêm việc làm và phát triển xuất nhập khẩu trong nước với thế giới, thì một số chuyên gia khác cùng trong Tổ chức Cứu Đói Thế Giới lại lên tiếng cảnh báo đây là những dự án “rút ruột đất canh tác của người nghèo”, và sự kiện chuyển dụng đất trồng thực phẩm sang đất trồng cây công nghiệp sẽ càng làm cho thực phẩm bị khan hiếm, người dân bản xứ phải chịu nhiều hậu quả xấu nhất vì thực phẩm trong nước sẽ trở nên khan hiếm và đắt đỏ.
Các chuyên viên này đã cho việc đầu tư đất nông nghiệp là một hình thức “Thực Dân Mới”. Ông Olivier de Schutter, Đặc ủy của Liên Hiệp Quốc về “quyền-con-người xử dụng thực phẩm” (das Menschenrecht auf Nahrung) cho biết: “những nhà đầu tư chủ ý tìm mua đất tại các quốc gia đang phát triển, vì nguồn tài nguyên tại đây dồi dào và tiền lương nhân công rẻ. Chính phủ của các nước này lại quản lý kém, luật lệ lỏng lẻo nên các nhà đầu tư có thế lợi dụng thương lượng mua, nhượng đất với cấp địa phương sở tại rồi khai thác theo ý của họ“.
Theo các chuyên gia Tổ chức Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc và Quỹ Nông nghiệp Quốc tế thì nông dân là những người bị thiết hại nhiều nhất trong những dự án mua bán đất đai này: vừa bị mất đất canh tác, vừa bị thiệt thòi vì họ thường không có đầy đủ các giấy tờ chứng minh chủ quyền đất. Trong khi đó thì quốc hội và những tổ chức dân sự phi chính phủ lại không có quyền kiểm soát nhà cầm quyền cho nên các hợp đồng mua nhượng đất đai rất mờ ám, thiếu minh bạch. Không ai được biết những diễn tiến trong việc điều đình các hợp đồng mua bán đất và nguồn tiền thu nhập sẽ chảy vào đâu, một điều chắc chắn là có những hành vi tiêu cực, tham nhũng trong các vụ mua, nhượng đất đai này.
Bài học Madagascar: Ở đây tưởng cũng nên nhắc lại sự kiện mua bán đất nông nghiệp tại Madagascar đã đưa đến việc lật đổ chính phủ Ravalomanana vào năm 2009. Madagascar là một đảo quốc nghèo có diện tích lớn (587.000 km2), nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trồng và xuất cảng cà phê, va-ni. Khi đắc cử chức Tổng thống vào năm 2002 để thay thế cho chính phủ xã hội độc tài tiền nhiệm, ông Ravalomanana đã được dân chúng xem là một mầm hy vọng cho tương lai Madagascar. Nhưng trái với kỳ vọng này, những tệ nạn tham nhũng, tiêu cực càng ngày càng trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội vì Tổng thống Ravalomanana đã đặt quyền lợi của bản thân và phe nhóm lên trên quyền lợi người dân. Đỉnh điểm của tham nhũng và lạm quyền đã bộc lộ vào năm 2009, khi tập đoàn Daewoo của Hàn Quốc ngang nhiên xem Madagascar như một “thuộc địa” của họ, công bố dự án thuê đất nông nghiệp dài hạn 99 năm tại Madagascar gồm 1 triệu hecta để trồng bắp ngô đưa về Hàn Quốc nuôi heo và 300.000 hecta trồng dừa làm dầu công nghiệp cho Hàn Quốc. Tổng cộng dự án thuê đất của Daewoo sẽ chiếm hết một nửa diện tích đất màu nông nghiệp của Madagascar, trong khi chính nước này còn đang ở tình trạng thiếu kém thực phẩm, phải nhập khẩu thêm gạo ăn. Daewoo giải trình dự án này sẽ tạo việc làm cho dân Madagascar nhưng không cho biết những chi tiết về giá cả cũng như điều kiện thuê nhượng trong hợp đồng đã thỏa thuận với chính phủ. Sau công bố của Daewoo, người dân Madagascar lại biết được tin Tổng thống Ravalomanana đã mua và tái trang bị riêng cho mình một chiếc Boeing 737 với giá 50 triệu USD. Từ ngỡ ngàng đến phẫn nộ, nhiều người đã hưởng ứng lời kêu gọi của Thị trưởng thủ đô Antananarivo là ông Andry Rajoelina, tham gia biểu tình đòi chính phủ phải từ chức.
Trước làn sóng chống đối từ nhân dân, viên Bộ trưởng Nông nghiệp đã tìm cách làm chìm xuồng sự kiện, cho biết là hợp đồng “chỉ” nhượng 100.000 hecta, số đất còn lại là “dự án”, chưa có quyết định dứt khoát. Những giải trình che dấu này đã không còn thuyết phục được dân Madagascar, nhưng trong khi Daewoo phải xuống nước tuyên bố sẽ duyệt lại toàn bộ dự án thì tổng thống Ravalomanana lại dùng quân đội, công an và lính đánh thuê châu Phi đàn áp các cuộc biểu tình, mặt khác tung tiền mua chuộc, thưởng cho những ai có công tố cáo những người chủ động biểu tình. Bạo động và xáo trộn kéo dài trong suốt nhiều tháng trường, cuối cùng thì quân đội đã ngả về phía nhân dân, tuyên bố nhiệm vụ của họ là bảo vệ nhân dân chứ không phải là đàn áp nhân dân, ép buộc Tổng thống Ravalomanana phải từ chức và trao quyền cho Thị trưởng Rajoelina cầm đầu một chính phủ chuyển tiếp.
Trông người lại nghĩ đến ta: Năm 1898, Trung Quốc đã từng là nạn nhân của thực dân Anh, bị bắt ép phải cho Anh “thuê” Hongkong trong 99 năm. Hơn 100 năm sau, kịch bản lại được tái diễn, nhưng trong kịch bản mới này, vai trò đã đổi chủ: Chính phủ Trung Quốc rất chú ý triển khai các dự án đầu tư mua đất nông nghiệp tại ngoại quốc. Lý do rất dễ hiểu là Trung quốc sẽ cần rất nhiều đất nông nghiệp trong tương lai: theo thống kê, tính trung bình vào năm 1950 thì đất nông nghiệp cho mỗi đầu người trên thế giới là 0,56 hecta/ 1 người, nhưng dân số thế giới càng ngày càng tăng, đến năm 2050 sẽ chỉ còn 0,15 hecta/ 1 người, trong khi hiện nay, Trung Quốc chỉ có 111 triệu hecta đất nông nghiệp cho 1,3 tỷ dân, tức là 0,085 hecta / 1 người Trung Quốc, còn thấp hơn cả con số dự kiến cho năm 2050. Như vậy, đối với họ, việc thuê mua đất đai nông nghiệp tại các nước đang phát triển là một điều đương nhiên cho sự tồn tại trong tương lai.
Liệu nhà nước ta đã có chiến thuật gì để đối phó với sách lược bành trướng thực dân mới này không?
25-10-2012
N.T.
Tổng hợp tin của chương trình Nano đài truyền hình 3SAT (của 3 nước Đức, Áo và Thụy Sĩ), Die Tageszeitung, Spiegel Online.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Trong những năm gần đây, một số quốc gia có nhiều tiền dự trữ như Ả Rập, Trung Quốc, Hàn Quốc và Âu Châu đã triển khai những chương trình đầu tư mua, thuê đất nông nghiệp dài hạn tại các nước đang phát triển vùng châu Phi, châu Á để canh tác thực phẩm hay cây công nghiệp cần thiết cho kỹ nghệ. Đối với họ, đây là một chương trình đầu tư với tầm nhìn xa, mang lại nhiều lợi tức: sự cố biến đổi khí hậu hoàn cầu sẽ làm giảm diện tích đất nông nghiệp trong khi dân số thế giới càng ngày càng tăng, như vậy thực phẩm sẽ trở nên khan hiếm và đắt đỏ .
Theo tường trình của Tổ chức Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UN-Agrar-Organisation) và Quỹ Nông nghiệp Quốc tế (Internationaler Agrarfond) về tình trạng điển hình tại 5 nước châu Phi: Uganda, Ethiopa, Sudan, Madagascar và Mali, chỉ cần tính riêng những hợp đồng mua, nhượng trên 1000 hecta, thì đã có 2,5 triệu hecta đất nông nghiệp bị đổi chủ vào tay các nhà đầu tư ngoại quốc, tiêu biểu như một dự án 450.000 hecta đất để trồng cây công nghiệp tại Madagasca hay dự án 100.000 hecta cho công trình dẫn thủy tại Mali. Để có ấn tượng về tầm qui mô của các dự án đầu tư này, chúng ta có thể so sánh: Với một diện tích trồng cà phê khoảng 500.000 hecta, năm 2012 Việt Nam đã thu hoạch được 1,6 triệu tấn cà phê trị giá 3 tỷ US đô la, vượt qua Brazil để trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng đầu thế giới.
Việc đầu tư đất nông nghiệp tại các nước đang phát triển đã gây ra nhiều ý kiến phản biện khác nhau: trong khi Viện nghiên cứu Earth Institute của Đại học Columbia, New York và Tổ chức Cứu Đói Thế Giới (Welthungerhilfe thuộc Chương trình Lương thực Thế giới WFP của Liên Hiệp Quốc) cho rằng những dự án đầu tư này sẽ tạo cơ hội mở rộng hạ tầng cơ sở như hệ thống dẫn nước, đường xá, giúp dân bản xứ có thêm việc làm và phát triển xuất nhập khẩu trong nước với thế giới, thì một số chuyên gia khác cùng trong Tổ chức Cứu Đói Thế Giới lại lên tiếng cảnh báo đây là những dự án “rút ruột đất canh tác của người nghèo”, và sự kiện chuyển dụng đất trồng thực phẩm sang đất trồng cây công nghiệp sẽ càng làm cho thực phẩm bị khan hiếm, người dân bản xứ phải chịu nhiều hậu quả xấu nhất vì thực phẩm trong nước sẽ trở nên khan hiếm và đắt đỏ.
Các chuyên viên này đã cho việc đầu tư đất nông nghiệp là một hình thức “Thực Dân Mới”. Ông Olivier de Schutter, Đặc ủy của Liên Hiệp Quốc về “quyền-con-người xử dụng thực phẩm” (das Menschenrecht auf Nahrung) cho biết: “những nhà đầu tư chủ ý tìm mua đất tại các quốc gia đang phát triển, vì nguồn tài nguyên tại đây dồi dào và tiền lương nhân công rẻ. Chính phủ của các nước này lại quản lý kém, luật lệ lỏng lẻo nên các nhà đầu tư có thế lợi dụng thương lượng mua, nhượng đất với cấp địa phương sở tại rồi khai thác theo ý của họ“.
Theo các chuyên gia Tổ chức Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc và Quỹ Nông nghiệp Quốc tế thì nông dân là những người bị thiết hại nhiều nhất trong những dự án mua bán đất đai này: vừa bị mất đất canh tác, vừa bị thiệt thòi vì họ thường không có đầy đủ các giấy tờ chứng minh chủ quyền đất. Trong khi đó thì quốc hội và những tổ chức dân sự phi chính phủ lại không có quyền kiểm soát nhà cầm quyền cho nên các hợp đồng mua nhượng đất đai rất mờ ám, thiếu minh bạch. Không ai được biết những diễn tiến trong việc điều đình các hợp đồng mua bán đất và nguồn tiền thu nhập sẽ chảy vào đâu, một điều chắc chắn là có những hành vi tiêu cực, tham nhũng trong các vụ mua, nhượng đất đai này.
Bài học Madagascar: Ở đây tưởng cũng nên nhắc lại sự kiện mua bán đất nông nghiệp tại Madagascar đã đưa đến việc lật đổ chính phủ Ravalomanana vào năm 2009. Madagascar là một đảo quốc nghèo có diện tích lớn (587.000 km2), nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trồng và xuất cảng cà phê, va-ni. Khi đắc cử chức Tổng thống vào năm 2002 để thay thế cho chính phủ xã hội độc tài tiền nhiệm, ông Ravalomanana đã được dân chúng xem là một mầm hy vọng cho tương lai Madagascar. Nhưng trái với kỳ vọng này, những tệ nạn tham nhũng, tiêu cực càng ngày càng trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội vì Tổng thống Ravalomanana đã đặt quyền lợi của bản thân và phe nhóm lên trên quyền lợi người dân. Đỉnh điểm của tham nhũng và lạm quyền đã bộc lộ vào năm 2009, khi tập đoàn Daewoo của Hàn Quốc ngang nhiên xem Madagascar như một “thuộc địa” của họ, công bố dự án thuê đất nông nghiệp dài hạn 99 năm tại Madagascar gồm 1 triệu hecta để trồng bắp ngô đưa về Hàn Quốc nuôi heo và 300.000 hecta trồng dừa làm dầu công nghiệp cho Hàn Quốc. Tổng cộng dự án thuê đất của Daewoo sẽ chiếm hết một nửa diện tích đất màu nông nghiệp của Madagascar, trong khi chính nước này còn đang ở tình trạng thiếu kém thực phẩm, phải nhập khẩu thêm gạo ăn. Daewoo giải trình dự án này sẽ tạo việc làm cho dân Madagascar nhưng không cho biết những chi tiết về giá cả cũng như điều kiện thuê nhượng trong hợp đồng đã thỏa thuận với chính phủ. Sau công bố của Daewoo, người dân Madagascar lại biết được tin Tổng thống Ravalomanana đã mua và tái trang bị riêng cho mình một chiếc Boeing 737 với giá 50 triệu USD. Từ ngỡ ngàng đến phẫn nộ, nhiều người đã hưởng ứng lời kêu gọi của Thị trưởng thủ đô Antananarivo là ông Andry Rajoelina, tham gia biểu tình đòi chính phủ phải từ chức.
Trước làn sóng chống đối từ nhân dân, viên Bộ trưởng Nông nghiệp đã tìm cách làm chìm xuồng sự kiện, cho biết là hợp đồng “chỉ” nhượng 100.000 hecta, số đất còn lại là “dự án”, chưa có quyết định dứt khoát. Những giải trình che dấu này đã không còn thuyết phục được dân Madagascar, nhưng trong khi Daewoo phải xuống nước tuyên bố sẽ duyệt lại toàn bộ dự án thì tổng thống Ravalomanana lại dùng quân đội, công an và lính đánh thuê châu Phi đàn áp các cuộc biểu tình, mặt khác tung tiền mua chuộc, thưởng cho những ai có công tố cáo những người chủ động biểu tình. Bạo động và xáo trộn kéo dài trong suốt nhiều tháng trường, cuối cùng thì quân đội đã ngả về phía nhân dân, tuyên bố nhiệm vụ của họ là bảo vệ nhân dân chứ không phải là đàn áp nhân dân, ép buộc Tổng thống Ravalomanana phải từ chức và trao quyền cho Thị trưởng Rajoelina cầm đầu một chính phủ chuyển tiếp.
Trông người lại nghĩ đến ta: Năm 1898, Trung Quốc đã từng là nạn nhân của thực dân Anh, bị bắt ép phải cho Anh “thuê” Hongkong trong 99 năm. Hơn 100 năm sau, kịch bản lại được tái diễn, nhưng trong kịch bản mới này, vai trò đã đổi chủ: Chính phủ Trung Quốc rất chú ý triển khai các dự án đầu tư mua đất nông nghiệp tại ngoại quốc. Lý do rất dễ hiểu là Trung quốc sẽ cần rất nhiều đất nông nghiệp trong tương lai: theo thống kê, tính trung bình vào năm 1950 thì đất nông nghiệp cho mỗi đầu người trên thế giới là 0,56 hecta/ 1 người, nhưng dân số thế giới càng ngày càng tăng, đến năm 2050 sẽ chỉ còn 0,15 hecta/ 1 người, trong khi hiện nay, Trung Quốc chỉ có 111 triệu hecta đất nông nghiệp cho 1,3 tỷ dân, tức là 0,085 hecta / 1 người Trung Quốc, còn thấp hơn cả con số dự kiến cho năm 2050. Như vậy, đối với họ, việc thuê mua đất đai nông nghiệp tại các nước đang phát triển là một điều đương nhiên cho sự tồn tại trong tương lai.
Liệu nhà nước ta đã có chiến thuật gì để đối phó với sách lược bành trướng thực dân mới này không?
25-10-2012
N.T.
Tổng hợp tin của chương trình Nano đài truyền hình 3SAT (của 3 nước Đức, Áo và Thụy Sĩ), Die Tageszeitung, Spiegel Online.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
'Tỷ phú ẩn mình' của Việt Nam
Ông Phạm Nhật Vượng |
Hãng tin tài chính Bloomberg hôm 25/10 có bài viết dài về ông Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. BBC Việt ngữ xin giới thiệu cùng quý vị.
Ông Phạm Nhật Vượng trở thành tỷ phú bắt đầu từ một cơ sở kinh doanh mỳ ăn liền tại Ukraina và rồi trở thành nhà kinh doanh bất động sản lớn nhất Việt Nam.
Vị Chủ tịch Hội đồng quản trị của Vingroup, tập đoàn đang xây dựng 8 dự án bất động sản đa năng tại các vị trí đắc địa ở Việt Nam trị giá hơn 4 tỷ đôla, đang có các kế hoạch làm giàu thêm nữa bằng việc bán các căn hộ cao cấp và trung cấp cho những người châu Á muốn điều chuyển tài sản của mình từ tiền mặt hoặc vàng.
“Người Việt vẫn giữ nhiều vàng như hình thức tiết kiệm,” ông Vượng nói trong một cuộc trao đổi tại trụ sở của công ty ở Hà Nội.
“Người Việt rất giống với người Hoa. Họ không thể giữ vàng dưới gầm giường mãi. Cuối cùng thì họ cũng sẽ đem vàng ra đầu tư. Và thị trường nhà đất sẽ phát triển,” ông Vượng nói.
Ông Vượng và vợ ông, bà Phạm Thu Hương, sở hữu khoảng 50% cổ phần của Vingroup, tập đoàn lớn thứ năm trên thị trường tại Việt Nam về giá trị vốn hóa thị trường. Không kể số cổ phiếu ông dùng làm thế chấp để tài trợ cho một số dự án nhà đất của công ty, ông Vượng có tài sản trị giá 1,3 tỷ đôla, theo Chỉ số Tỉ phú Bloomberg.
Ông chưa bao giờ xuất hiện trong bảng xếp hạng người giàu quốc tế.
Vingroup hiện đang có kế hoạch huy động vốn khoảng 300 triệu đôla thông qua việc chào bán cổ phiếu tại Singapore hồi tháng Tám nhằm bổ sung vốn để mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Năm ngoái, tập đoàn đã tạm gác kế hoạch niêm yết ở Singapore vào năm ngoái khi Chỉ số Straits Times của Singapore sụt 17%.
“Nếu bây giờ quý vị đưa cho tôi 10 tỷ đôla, tôi sẽ dùng tất cả số tiền đó vào xây dựng vì vẫn còn rất nhiều nhu cầu về xây dựng,” ông Vượng nói. “Nhu cầu ở Việt Nam thật vô cùng lớn.”
Nhà tỷ phú nói rằng ông cũng có kế hoạch xây dựng tại Singapore hay Hong Kong, nơi một số các nhà bất động sản lớn nhất châu Á đặt trụ sở.
Học ở Nga
Ông Vượng học ngành kinh tế địa chất tại trường Đại học Địa chất Moscow của Nga. Sau đó ông tới Ukraina và thành lập công ty LLC Technocom, hãng sản xuất hơn 100 sản phẩm đồ ăn khô, trong đó có mỳ ăn liền và bột khoai tây nghiền.
Ông bán công ty này, với giá không được công bố, cho hãng Nestle SA vào năm 2010. Technocom có kim ngạch hơn 100 triệu đôla vào thời điểm được ông bán đi.
Dựa trên doanh thu trung bình của nhiều lần sáp nhập và mua đi bán lại các công ty thực phẩm này trên khắp thế giới thì công ty có thể đã có trị giá 150 triệu đôla vào năm 2010 khi nhà tỷ phú này bán toàn bộ hoạt động này cho hãng thực phẩm Nestle SA có trụ sở tại Vevey, Thụy Sĩ, theo các số liệu tổng hợp của Bloomberg.
Ông Vượng từ chối không nói tiết lộ giá bán vì một điều khoản trong hợp đồng.
Hồi hương
Ông Vượng trở lại Việt Nam năm 2001 khi ông thành lập công ty du lịch khách sạn Vinpearl. Năm sau ông thành lập Vincom, hoạt động trong lĩnh lực bất động sản thương mại và nhà ở trung và cao cấp. Vinpearl và Vincom, đều đã được niêm yết, sau đó được hợp nhất thành Tập đoàn Vingroup vào năm nay.
Vingroup là cổ đông kiểm soát tại 19 dự án mà Tập đoàn này đang xây dựng ở Việt Nam, bao gồm tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hưng Yên và Đà Nẵng.
Các dự án của Tập đoàn Vingroup ở Hà Nội, thành phố nổi tiếng với kiến trúc kiểu thời Pháp thuộc và những con phố rợp bóng cây, đều nằm trong phạm vi cách trung tâm thành phố không quá 10 cây số. Chính phủ Việt Nam, đã tạo ra nền kinh tế thị trường qua các chính sách Đổi mới vào năm 1986, đang tìm cách phát triển thủ đô thành một đô thị hiện đại.
Dự án Royal City có chức năng sử dụng hỗn hợp xây trên khu đất trước đây là một nhà máy, cách trung tâm Hà Nội 5 cây số, đang được tiếp tục xây dựng. Các căn hộ cao cấp tại đây được bán với giá 1.800-2.500 đôla một mét vuông và người mua có thể thay đổi thiết kế từng căn hộ cho phù hợp với phong thủy của mình. Dự án sẽ có cả công viên nước trong nhà và sân trượt băng đầu tiên tại Việt Nam khi hoàn tất vào sang năm.
Thay đổi lối sống
Tại Times City, đặt ở khu dân cư và thương mại sầm uất của Hà Nội, Vingroup mở bệnh viện đầu tiên của Việt Nam có các phòng dành riêng cho một bệnh nhân và các phòng cao cấp. Dự án được dự kiến hoàn thành vào năm 2014 với các khu nhà ở, trung tâm mua bán và một trường quốc tế.
Ông Vượng, cha của ba người con, nói ông muốn bán một “kinh nghiệm sống”mới cho người Việt Nam.
“Chúng tôi muốn mang lại những sản phẩm tốt hơn tới Việt Nam,” ông nói. “Hy vọng của tôi là qua những thay đổi về lối sống và những sản phẩm tiêu dùng, nó sẽ ảnh hưởng tới người dân và làm thay đổi cách suy nghĩ của họ. Đất nước sẽ phát triển hơn so với ngày nay.”
Mua đất ở những điểm đắc địa hoặc độc nhất vô nhị đã cho phép Vingroup bán được bất động sản của mình với giá cao ngay cả khi thị trường sụt giảm, bà Tôn Phương, một phân tích gia thuộc công ty Viet Capital Securities tại thành phố Hồ Chí Minh, cho biết. Một điểm mạnh khác là Vingroup có thể hoàn thành dự án trong một thời gian ngắn, bà nói.
"Hy vọng của tôi là qua những thay đổi về lối sống và những sản phẩm tiêu dùng, nó sẽ ảnh hưởng tới người dân và làm thay đổi cách suy nghĩ của họ. Đất nước sẽ phát triển hơn so với ngày nay."
Phạm Nhật Vượng
Tập đoàn Vingroup “có lợi thế đặc biệt về nguồn vốn; đó là lý do tại sao họ có thể nhắm vào những dự án đòi hỏi nhiều vốn ngay từ đầu”, bà Tôn Phương cho biết thêm. “Hầu hết bất động sản mà họ đưa vào thị trường Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều kết hợp những khái niệm phát triển mới tại Việt Nam.”
Tài chính hoán đổi
Tập đoàn Vingroup bán 300 triệu đôla trái phiếu chuyển đổi cho các nhà đầu tư nước ngoài trong năm nay. Tập đoàn thu được 100 triệu đôla trong đợt bán trái phiếu chuyển đổi của một công ty Việt Nam đầu tiên hồi năm 2009. Theo số liệu do Bloomberg tổng hợp thì Tập đoàn Vingroup có tài sản trị giá khoảng 1,7 tỷ đôla và với số nợ là 1,3 tỷ đôla.
Nhà tỷ phú nói rằng ông sẽ kinh doanh bất động sản tại nước ngoài "khi có cơ hội tốt". Năm nay, ông thuê McKinsey & Co. làm đánh giá chiến lược các hoạt động kinh doanh của Vingroup và tư vấn cho tương lai của tập đoàn.
"Với viễn ảnh của mình, chỉ giới hạn ở thị trường Việt Nam sẽ hạn chế tiềm năng phát triển của họ," bà Tôn Phương thuộc Viet Capital Securities nói.
Ông Vượng đã tới nhiều thành phố khác nhau để có thêm ý tưởng. Khi xây dựng Vincom Center tại thành phố Hồ Chí Minh, ông Vượng đã tổ chức một chuyến đi tới Singapore cho những người thuê nhà của khu tổ hợp này, trả tiền vé máy bay và chỗ ở cho họ.
Tháo dỡ phòng
Trước khi xây khu nghỉ mát Vinpearl Resort Nha Trang, dự án khách sạn du lịch đầu tiên của mình tại một bờ biển tư nhân, ông Vượng đã tới các khách sạn ở Phuket với một chiếc tuôc-nơ-vit trong vali. Ông dùng nó để tháo gỡ những trang thiết bị trong phòng để xem chúng được lắp như thế nào trước khi lắp trả lại như cũ.
"Ông là một người rất khiêm tốn và dân dã," bà Lê Thị Thu Thủy, Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup, người từng làm cho Lehman Brothers Holdings Inc., cho biết. "Ông luôn nói với ban quản lý phải tiếp tục học hỏi mối ngày, rằng không thể bằng lòng với những gì mình có."
Số lượng khách hàng mà ông Vượng muốn nhắm tới là bao nhiêu là điều còn chưa được rõ. Dân số thành thị mỗi năm tăng 3,4%, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, trong đó tăng nhanh nhất là tại hai thành phố chính Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Chỉ khoảng 5% dân số ở hai thành phố chính này là có thể đủ tiền mua những căn hộ của các nhà xây dựng lớn.
Khả năng chi tiêu có giới hạn
Khoảng 47% các gia đình tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân 7425 đôla một năm, theo công ty môi giới bất động sản CBRE Group Inc. cho biết. Vẫn theo công ty này thì phải 51 năm mới tiết kiệm đủ tiền để mua một căn hộ loại trung có giá 72000 đôla.
Đại đa số bất động sản tại Việt Nam đều được mua trả thẳng chứ không theo hình thức vay ngân hàng trả góp. Theo chi nhánh CBRE tại Việt Nam thì mỗi gia đình trung bình phải mất 242 năm tiết kiệm mới đủ tiền mua căn hộ hạng sang với giá 342 nghìn đôla.
Giá nhà tại thành phố Hồ Chí Minh tăng gần 3 lần từ năm 2004 tính tới quý đầu năm 2008, theo số liệu của CBRE. Nhưng giá nhà sụt giảm khi chính phủ tăng lãi suất và hạn chế cho vay cho khu vực bất động sản và các khu vực phi sản xuất khác trong một nỗ lực nhằm giải quyết tình trạng lạm phát.
Số liệu bán hàng
Tập đoàn Vingroup bán 7000 tới 8000 căn hộ vào cuối năm 2010 và đầu năm 2011, ông Vượng cho biết. Các căn hộ cao cấp tại Vincom Center ở thành phố Hồ Chí Minh, với cả spa và khu thể thao, được bán năm 2010 với giá trung bình khoảng 8000 đôla một mét vuông, đắt kỷ lục tại Việt Nam.
Ông Vượng, một người coi trọng kỷ luật và thưởng cho những người làm tốt, luôn giương cao một khẩu hiệu với nhân viên:
“Tốc độ, sáng tạo và hiệu quả trong tất cả mọi việc bạn làm, trong mọi hành động của mình.”
Nhà tỷ phú chơi đá bóng và bóng chuyền hàng tuần với nhân viên Tập đoàn Vingroup tại trung tâm thể thao của tập đoàn, đổi comple, cà-vat sang đồng phục thể thao của đội bóng công ty. Ông chơi ở vị trí trung phong – vị trí phải làm bàn.
“Tấn công tốt hơn là phòng ngự,” ông nói, và nói thêm ông cũng áp dụng nguyên tắc đó với tất cả mọi việc ông làm.
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét