Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Danlambao 26/10/2012


Danlambao 26/10/2012

Khi trời tối đen ta mới thấy các vì sao
Trần Quốc Việt (Danlambao) - Em bị bắt vì lòng yêu nước. Hai còng số tám, hiện thân của điều luật 88, bập bất ngờ vào đôi tay non còn vương hương thơm của cha mẹ và giấy bút.
Em bị bắt vì em còn quá trẻ. Đứng trên ngưỡng cửa cuộc đời, em nhìn thấy sự thật đang mờ nhạt trong lòng rất nhiều người quanh em. Nước Việt Nam, và tương lai của thế hệ em và những thế hệ sau em đang trôi tuột dần vào hàm răng ngấu đói chờ đợi của Trung Quốc.
Em bị bắt vì mọi người quanh em không làm gì cả. Qua hành động của mình, Em muốn vẽ lên những tia chớp lẻ loi trên bầu trời xám xịt của hiện tại để mong những giọt mưa hồi sinh sẽ trở về kịp trong tương lai.

Triệu con tim – A million hearts

Trúc Hồ bắt đầu viết bài này sau khi theo dõi xong phiên tòa phi nhân với 26 năm tù ập lên ba blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và AnhbaSG. Lúc đó không biết mình có thể làm được gì để chia sẻ những nỗi đau và những bất công mà các anh chị em yêu nước này đang phải chịu đựng…
Khi nhìn thấy được ánh mắt mệt mỏi nhưng cương nghị của anh Điếu Cày cũng như là thái độ bất khuất của chị Tạ Phong Tần tại phiên tòa, rồi lại nghĩ đến cảnh người mẹ vì thương con nên đã tự thiêu… Trúc Hồ đã không cầm được nước mắt…

Húc nữa đi em… biển Đông vẫn yên tĩnh!

Biếm họa Babui (Danlambao)

Sự khác biệt của thông tin lề Dân và lề đảng qua một bản tin

Dân Làm Báo - Ngày 25 tháng 10, trong số hơn 700 tờ báo lề Đảng, một trang thông tin duy nhất đăng bài “Bắt nữ sinh Nguyễn Phương Uyên để điều tra án an ninh”.
Trang thông tin Pháp Luật (tp HCM) viết: “Nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên (quê Bình Thuận, ngụ Tây Thạnh, Tân Phú), học lớp 10CDTP1 Trường ĐH Công nghệ thực phẩm TP.HCM, bị công an bắt vào ngày 14-10.” 
Tức là cho đến 11 ngày sau khi Phương Uyên bị bắt thì theo “tinh thần” của Nguyễn Tấn Dũng trong công văn 7169: “Báo Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường cung cấp thông tin kịp thời…” thông tin lề đảng mới lẹt đẹt lên tiếng.

Vụ bắt SV Nguyễn Phương Uyên: CA vi phạm BLTTHS ra sao?

VRNs (26.10.2012) – Sài Gòn – Trong Đơn Khiếu nại của bà Nguyễn Thị Nhung ngày 25/10/2012 về việc công an bắt con gái bà là nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên có trưng ra một số qui định của Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) chứng minh việc các cơ quan Công an đã vi phạm các điều luật về bắt người, tạm giam… Cụ thể: khoản 2, Điều 80, khoản 1 Điều 84, Điều 85, khoản 4 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự. Ngoài ra cơ quan Công an cũng vi phạm các qui định về chế độ tạm giam, cụ thể khoản 1 Điều 26 và Điều 30 Qui chế Tạm giữ, tạm giam (Ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ) khi từ chối cho gia đình gửi dòng chữ: “MẸ YÊU CON”.

Đánh “đồng chí X”: chơi mà thực – thực mà chơi

Nguyễn Quang Duy (Danlambao)Dưới thể chế độc tài toàn trị khó mà đoán được những chủ đích của tầng lớp cầm quyền. Sự nhượng bộ có thể chỉ là giai đoạn, lời hứa thường không được tôn trọng. Vì thế cái giá của cuộc chơi thường phải trả cao hơn. Nhưng kết quả sẽ giá trị hơn, như trận đánh tham nhũng là trận đánh sống còn giữa đảng Cộng sản và dân tộc Việt Nam. Muốn có dân chủ thì phải tham gia cuộc chơi, càng nhiều người chơi thì cái giá càng giảm cho mỗi người và kết quả càng thể hiện rõ rệt…

Lòng tự trọng của loài ếch nhái

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Nói về lòng tự trọng của giới cầm quyền trong thời kỳ Đồ Đảng, thì con người thua xa bọn Ếch nhái. Trước khi “giải trình” công tác nghiên cứu khoa học hoành tráng dưới ánh sáng gắn liền với tối thui như độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH, đưa đến khám phá ngoạn mục trên đây, người viết “lưu ý” quí bạn đọc về ý nghĩa của hai chữ “tự trọng” trong nền văn hóa mới con người mới XHCN thời gian qua đã bị hiểu chệch hướng, đưa đến những phán xét oan sai cho kẻ nọ người kia, nhất là đối với một bộ phận không nhỏ các vị lãnh đạo đất nước luôn hy sinh vì hạnh phúc của nhân dân.

Còn tin đảng đến bao giờ?

Quốc Anh (Danlambao) - Những người dân nông thôn miền Nam vốn mộc mạc, bình dị thường nghĩ sao nói vậy không trau chuốt văn vẻ, họ luôn dùng những ngôn từ mộc mạc, bình dân như bản tính thật thà, chất phác của họ! Mấy năm sau sự kiện ngày 30 tháng 04 năm 1975, với hàng loạt các đường lối ngu dân và bần cùng hóa xã hội, với những chủ trương di dân, đuổi dân thị thành ra các vùng nông thôn, vùng kinh tế mới, với những chính sách ngược đãi sĩ quan, binh lính chế độ cũ cùng gia đình vợ con của họ. Khi ấy dân chúng họ nói rằng: mấy ông nhà nước ngày nào cũng ra rả lên án bản chất của bọn tư bản bóc lột, còn mấy ổng hổng có bóc lột, mấy ổng chỉ bốc “lủm” không hà.

Mẹ nữ sinh viên Phương Uyên khiếu nại công an bắt con sai pháp luật

VRNs (25.10.2012) – Sài Gòn – Sáng nay, tại Sài Gòn, trước lúc trở về Bình Thuận, bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên, đã ký và gởi đi Đơn khiếu nại đến Công an tỉnh Long An, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An và Thanh tra bộ công an. Bà Nhung khiếu nại việc cô Uyên, con gái bà đã bị công an bắt theo hình thức bắt cóc và khủng bố, không tuân theo tiến trình quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Gửi bác Trọng, bác Sang, bác Hùng: chơi sang, chơi trọng, chơi hùng là chơi với Dân

Dân Làm Báo – Nhìn cái bản mặt của đồng chí tự trọng XXX dây thắt cổ màu hồng đào, cười toe thấy mà ghét! Ngắm ba đồng chí Hùng Sang Trọng hãm tài, buồn như chưa bao giờ được buồn thấy mà thương. Thôi thì biến… thương yêu thành hành động, góp ý cho anh Hùng anh Sang anh Trọng vài điều gọi là vẽ đường cho hươu chạy.

Muốn Đảng ‘sống còn’ không thể chỉ bằng kiểm điểm và khóc lóc

Nhà báo Châu Thành (Danlambao) - Lâu nay, tôi vốn có cảm tình với ông Nguyễn Phú Trọng. Nhìn nét mặt ông lúc nào cũng thấy một chút hiền. Nhiều khi tôi nói với bạn bè ông là một hiền nhân quân tử hơn là một chính khách tài ba. Thực sự tôi càng động lòng khi thấy qua diễn văn bế mạc hội nghị 6, ông đã nghẹn ngào muốn khóc. Ông khóc vì bất lực trước bọn đàn em nhơm nhớp thành bầy sâu bọ có thể dẫn đến tan nát cơ đồ? Hay khóc vì thương dân đang khổ đau nhiều bề dưới bọn đàn em hư hỏng?

Phường vô đạo

(Thân mến: đến Việt Khang-Anh Bình và Phương Uyên) 
Vắt kiệt óc, hỏi hồn thiêng sông núi
Bốn ngàn năm, Tổ Quốc có bao giờ:
Tuổi hai mươi, chỉ với mấy vần thơ (*)
Vì yêu nước, trở thành tù “phản động”

Công an tát dân, hàng trăm người “vây” trụ sở

M. Sơn (NLĐO) – Ngày 25-10, thượng tá Trương Cẩm Bình, Phó Trưởng công an huyện Cái bè, tỉnh Tiền Giang, xác nhận có hàng trăm người dân hiếu kỳ đã tập trung về trụ sở Công an xã Tân Thanh để phản đối việc Công an xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp có hành vi đánh ông Nguyễn Văn Tuấn (52 tuổi, ngụ ấp 2 xã Tân Thanh).

Cảnh sát thuế, cảnh sát luật

Đào TuấnVà hôm nay, đúng vào thời điểm ngân sách cạn đến không còn đủ tiền tăng lương, câu chuyện “cảnh sát thuế” cho thấy còn có một cách nhìn khác. Bởi đặt ra cảnh sát thuế, có nghĩa, các nhà làm luật đang nhìn các DN dưới giác độ những “tên tội phạm tiềm ẩn”, thay vì thấy họ như những người tạo ra nhiều nhất của cải và việc làm cho xã hội. Và thứ đáng để nói hơn cả trong câu chuyện “cảnh sát thuế” là đang cho thấy tồn tại một “tâm lý cảnh sát” trong đầu những nhà làm luật. Thứ tâm lý vẫn dai dẳng từ thời bao cấp, khi DN được gọi miệt thị là “con buôn”, khi sự giàu sang giống y như sự vô đạo đức…

Những cái vuốt đuôi trơ trẽn

Phạm Trần - Nếu Hội nghị 6 Trung ương đảng XI CSCSVN chưa để lại một vết “không sạch” nào cho việc thi hành Nghị quyết Trung ương 4 về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” thì những hành động vuốt đuôi đồng lõa với quyết định “không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị” và những lời xin lỗi đãi môi của Ban Chấp hành Trung ương, của Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì không làm tròn nhiệm vụ với dân với nước đã không vớt lên được uy tín đảng từ dưới đáy tầng địa ngục.

Hé lộ khối tài sản khổng lồ của gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo

Infonet.vn

Theo một báo cáo về quản lý hành chính và tình hình các công ty, gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo sở hữu lượng tài sản có tổng giá trị vào khoảng 2,7 tỷ USD.
Hé lộ khối tài sản khổng lồ của gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo
Gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo được cho là sở hữu khối tài sản khổng lồ: 2,7 tỷ USD.
Tiết lộ về tổng tài sản của gia đình ông Ôn Gia Bảo lại là một ví dụ tồi tệ mới về việc người thân của các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc lợi dụng các mối liên hệ chính trị để thu những món lợi khổng lồ.
Thông tin về khối tài sản khổng lồ của gia đình đương kim thủ tướng Trung Quốc được công bố trên các trang web của tờ Thời báo New York (New York Times) cả phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Trung. Nhưng ngay lập tức, cơ quan kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc đã chặn 2 trang web này.
Báo cáo trên được đưa ra trong lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc đang chuẩn bị ra mắt thế hệ lãnh đạo mới của nước này còn niềm tin của dư luận nước này đối với chính quyền đang xói mòn nghiêm trọng do một loạt các vụ bê bối.
Ông Ôn Gia Bảo, 70 tuổi, sẽ về hưu sau khi giữ chức vụ Thủ tướng Trung Quốc trong 10 năm.
Trong suốt thời gian đó, ông thường tỏ ra mình là một nhà cải cách, quyết tâm xóa bỏ nạn tham nhũng, mua quan bán chức và lạm dụng chức quyền – những vấn nạn đã mang tính hệ thống trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hồi tháng 3, ông đã có bài phát biểu trước Hội đồng nhà nước trong đó ông lên tiếng cảnh báo rằng “mối nguy hiểm lớn nhất” mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đối mặt là tình trạng hối lộ và Đảng có thể sẽ mất vị thế lãnh đạo đất nước nếu không hành động ngăn chặn.
“Nếu vấn nạn này không được xử lý, quyền lực chính trị sẽ thay đổi”, ông phát biểu.
Tuy nhiên, có nhiều tin đồn rằng trong nhiều năm gia đình ông Ôn Gia Bảo, đặc biệt là vợ ông, đã lợi dụng vị thế thủ tướng của ông để làm giàu cho gia đình mình.
Theo tờ Thời báo New York, mẹ, con trai, con gái, em trai, em rể và vợ ông Ôn Gia Bảo đã trở nên giàu có trong thời gian ông lãnh đạo Trung Quốc.
Với báo cáo trên, có khả năng Thời báo New York sẽ bị Trung Quốc “trả đũa”. Vào tháng 6, khi tờ Bloomberg News đưa tin rằng gia đình ông Tập Cận Bình, người sắp giữ chức vụ Chủ tịch Trung Quốc, có khối lượng tài sản trị giá ít nhất 376 triệu USD, trang web của tờ báo này đã bị chặn và các ngân hàng Trung Quốc dừng mua các dữ liệu tài chính của hãng Bloomberg khiến hãng này có thể mất đi doanh thu tới hàng triệu USD.
Tờ Thời báo New York mới chỉ bắt đầu hoạt động trang web bằng tiếng Trung từ cuối tháng 6 năm nay.
Hé lộ khối tài sản khổng lồ của gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo
Người thân của các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc thường lợi dụng chức quyền của các nhà lãnh đạo này để làm giàu.
Về nguyên tắc, các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc như ông Ôn Gia Bảo không thể có tài sản lớn hay tham gia vào các hoạt động làm ăn sinh lời. Đáng lẽ với mức thu nhập khiêm tốn 140.000 nhân dân tệ/năm (22.600 USD) của người đứng đầu chính phủ Trung Quốc, gia đình ông sẽ chỉ có thể có cuộc sống giản dị.
Nhưng nhiều nhà lãnh đạo nước này vẫn có những thỏa thuận tài chính rất tinh vi, thường là thông qua con cái và những người thân khác trong gia đình.
Theo tờ Thời báo New York, cách đây 5 năm mẹ của ông Ôn Gia Bảo, bà Yang Zhiyun hiện 90 tuổi, từng làm giáo viên, sở hữu khoản đầu tư 120 triệu USD ở Ping An, một trong các công ty tài chính lớn nhất thế giới.
Các cổ phiếu do mẹ ông Ôn Gia Bảo nắm giữ được ghi danh là Taihong, một công ty chủ vốn đăng kí kinh doanh ở tỉnh Thiên Tân, quê ông Ôn Gia Bảo.
Báo cáo của Thời báo New York cho hay người thân của ông Ôn Gia Bảo đã mua các cổ phiếu của các ngân hàng, công ty kinh doanh đồ trang sức, các khu nghỉ dưỡng, các công ty viễn thông và các dự án cơ sở hạ tầng, sở hữu các công ty và các tài sản ở nước ngoài. Trong các trường hợp trên, gia đình ông đều sử dụng dí danh.
Giá trị tài sản của gia đình ông Ôn Gia Bảo trong công ty Ping An trị giá khoảng 2,2 tỷ USD vào năm 2007, thời điểm cuối cùng những thông tin này được công bố. Trong bản báo cáo của mình, công ty Ping An tuyên bố “không biết nguồn gốc tài sản của những cổ đông của chúng tôi”.
Duan Weihong, một nữ doanh nhân giàu có sở hữu một công ty đã trở thành công cụ để gia đình ông Ôn Gia Bảo mua cổ phiếu. Bà Weihong khẳng định các cổ phiếu đó là của bà và giải thích rằng người thân của bà đã dùng các tên khác, trong đó có tên của người nhà ông Ôn Gia Bảo, để nắm giữ cổ phiếu cho bà, giúp bà giấu đi lượng tài sản thực sự của bà.
Gia đình ông Ôn Gia Bảo cũng được cho là có lợi nhuận từ “một dự án xây dựng biệt thự ở Bắc Kinh, một nhà máy săm lốp ở phía bắc Trung Quốc và một công ty đã tham gia xây dựng một số sân vận động phục vụ cho Olympic Bắc Kinh, trong đó có sân vận động “Tổ chim” nổi tiếng”.
Vợ ông Ôn Gia Bảo, bà Trương Bồi Lợi, được cho là đã tham gia kiểm soát thị trường kim cương Trung Quốc, trong khi em trai ông, Wen Jiahong, nắm giữ 200 triệu USD từ các nhà máy xử lý nước và các doanh nghiệp tái chế.
Trong khi dư luận Trung Quốc cho rằng nạn tham nhũng trong Đảng Cộng sản chỉ hạn chế ở các cấp thấp, còn các nhà lãnh đạo cấp cao thì trong sạch. Nhưng niềm tin đó đã sụp đổ sau khi xảy ra một loạt các vụ bê bối trong thời gian vừa qua bao gồm vụ “ngã ngựa” của chính trị gia Bạc Hy Lai và vụ tai nạn xe Ferrari dẫn đến cái chết của con trai ông Lệnh Kế Hoạch, trợ lý thân cận của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Tờ The New York Times trích dẫn: Năm 2009, Chen Jieren, cháu trai của ông He Guoqiang, một trong 9 ủy viên thường trực Bộ chính trị, đã nói với các nhà ngoại giao Mỹ rằng Đảng Cộng sản đã cắt “miếng bánh” kinh tế Trung Quốc để chia cho các nhà lãnh đạo nước này.
“Dư luận rộng rãi đều biết rằng cựu thủ tướng Lí Bằng và gia đình ông nắm giữ lợi nhuận từ ngành điện lực, một ủy viên thường trực Bộ chính trị là ông Zhou Yongkang cùng trợ lí kiểm soát lợi nhuận từ ngành dầu khí, một ủy viên thường trực Bộ chính trị khác là Jia Qinglin là nhà đầu tư chính của các dự án bất động sản lớn ở Bắc Kinh, con rể Chủ tịch Hồ Cẩm Đào điều hành trang Sina.com và vợ ông Ôn Gia Bảo kiểm soát ngành kim cương đầy lợi nhuận của Trung Quốc”, Chen cho biết.
TÙNG LÂM

Triều Tiên có kho vũ khí hạt nhân lớn ngoài sức tưởng tượng

Infonet

Theo một báo cáo trên trang 38North.org, Triều Tiên có thể đang gia tăng “qui mô và sự tinh vi” của kho vũ khí hạt nhân tới mức không ai có thể tưởng tượng được.
Triều Tiên có kho vũ khí hạt nhân lớn ngoài sức tưởng tượng
Một báo cáo mới công bố cho rằng kho vũ khí của Triều Tiên lớn ngoài sức tưởng tượng.
Theo tờ Business Insider, trong bản báo cáo, hai tác giả David Albright và Christina Walrond của Viện khoa học và an ninh quốc tế (ISIS) đưa ra 3 lí do giải thích tại sao năng lực hạt nhân của Triều Tiên sẽ gia tăng.
Lí do đầu tiên mà Triều Tiên đang xây dựng các lò phản ứng hạt nhân có tên gọi “Lò phản ứng nước nhẹ dân sự” dùng để chế tạo uranium làm giàu ở mức thấp mà không chế tạo plutonium (loại nguyên liệu trước đây Triều Tiên dùng để sản xuất vũ khí nguyên tử).
Lí do thứ hai là Triều Tiên đang sử dụng plutonium từ một “Lò phản ứng nước nhẹ quân sự” và đây là biện pháp tối ưu để chế tạo vũ khí với nguyên liệu plutonium.
Lí do cuối cùng là Triều Tiên đang dành toàn bộ các máy li tâm để sản xuất nguyên liệu uranium cho vũ khí, giúp tăng cường kho vũ khí hạt nhân của nước này.
Tất cả các dự án nói trên “đều cho thấy kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đang mở rộng”.
Do sự không chắc chắn trong phân tích về lượng uranium và plutonium làm giàu của Triều Tiên, nên bản báo cáo này cho rằng rất khó có thể đưa kết luận chính xác.
Tuy nhiên, “bất chấp những điều không chắc chắn này, có thể Triều Tiên đang sở hữu lượng vũ khí hạt nhân lớn hơn so với ước tính của dư luận”, báo này kết luận.
Bản báo cáo này được công bố vào thời điểm quan trọng.
Theo hai tác giả, việc gia tăng sản xuất nguyên liệu vũ khí hạt nhân diễn ra trùng lặp với sự thất bại của thỏa thuận ngày 29/2 giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên nhằm củng cố năng lực hạt nhân phòng ngừa.
Hôm 24/10, Ngoại trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã gặp gỡ người đồng nhiệm Hàn Quốc tại Lầu Năm Góc để thảo luận về tình hình an ninh trên bán đảo Triều Tiên.
Ông Panetta nhấn mạnh rằng chiến lược lấy châu Á làm “trọng tâm” của Mỹ có một phần nội dung nhằm gây sức ép với Triều Tiên.
“Điểm mấu chốt là chúng ta vẫn chưa biết liệu anh ta (Kim Jong Un) có theo gót cha mình hay sẽ có đường lối lãnh đạo mới trong tương lai”, ông Panetta phát biểu trước các phóng viên.
LÊ DUNG
Hàn Quốc tập trận chuẩn bị chiến tranh tổng lực với Triều Tiên
Truyền đơn từ Hàn Quốc ‘bay rợp trời’ Triều Tiên
Quân đội Hàn Quốc báo động cao vì Triều Tiên

Sân chơi lúa gạo ASEAN Ba sai lầm và bàn gỡ của Việt Nam

“Như vậy, nhận định của VFA là không sai, nghĩa là không có một liên minh lúa gạo của khu vực ASEAN nào được thành lập trên cơ sở liên chính phủ. Tuy nhiên, hiệp hội lúa gạo tư nhân ba nước Thái, Philippines, Myanmar là hoàn toàn có thật. Và thực tế, doanh nghiệp Việt Nam đã nằm ngoài cuộc chơi lúa gạo này.”

SGTT.VN - Theo số liệu từ hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2012 có thể lên tới 7,5 triệu tấn, tăng khoảng 4% so với năm ngoái. Tuy nhiên tính đến hết tháng 9.2012, tổng giá trị xuất khẩu gạo giảm 7,9%. Sự bất đối xứng giữa sản lượng và giá trị hạt gạo khiến người nông dân vẫn phải sống trong vòng luẩn quẩn của nền nông nghiệp giá rẻ. Việc lỡ nhịp ở liên minh lúa gạo ASEAN hồi tháng 9 đã đẩy khả năng giải quyết về giá trị hạt gạo Việt Nam lâm vào thế khó khăn hơn. Trong cơ chế của nền kinh tế thị trường, điều tối kỵ mà các nền kinh tế (dù lớn hay nhỏ) cần phải chú ý chính là: i) trễ nải trong việc thực hiện các ý tưởng; ii) phức tạp hoá hình thức kinh doanh, và iii) bảo thủ trong văn hoá làm ăn. Và ở sân chơi lúa gạo ASEAN, Việt Nam dường như đang mắc phải cả ba điều cấm kỵ.
Việc lỡ nhịp ở liên minh lúa gạo ASEAN hồi tháng 9 đã đẩy khả năng giải quyết về giá trị hạt gạo Việt Nam lâm vào thế khó khăn hơn.
Liên minh lúa gạo ASEAN và những lợi ích đến từ một “OPEC lúa gạo” đã được đưa ra bàn luận từ rất sớm. Thậm chí, việc chủ động hợp tác lúa gạo với Myanmar được xem là sáng kiến của Việt Nam. Tuy nhiên, sáng kiến này chỉ dừng ở mức tiềm ẩn. Mãi đến thời điểm cuối tháng 8.2012, bộ trưởng thương mại của năm nước Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan mới tính ký thoả thuận thành lập hiệp hội Gạo ASEAN trong sáu tháng cuối năm 2012.
Sự chậm chân của Việt Nam gợi nhớ câu chuyện về “Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng” thông qua quyết định 80/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2002. Chính sách nhằm hướng tới hai mục tiêu: nông dân có thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, sản xuất hiệu quả, có lãi và doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu phát triển sản xuất.
Tuy nhiên theo nhận xét của ông Đoàn Ngọc Phả, phó giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang, “qua gần mười năm quyết định đi vào cuộc sống vẫn chưa tới 10% giá trị nông sản ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long được tiêu thụ qua hợp đồng, nguyên nhân xuất phát từ công tác triển khai rất chậm chạp…” Trong thời đại thế giới phẳng, việc công khai ý tưởng nhưng không mặn mà trong việc thực hiện sẽ gây ra hiệu ứng gậy ông đập lưng ông. Điều này đã được chứng minh bởi khi sáng kiến về liên minh lúa gạo ASEAN của Việt Nam rơi vào tay Thái Lan, Philippines, Myanmar thì chính sáng kiến ấy đang chống lại nền sản xuất lúa gạo nội địa.
Bên cạnh đó, yếu tố phức tạp hoá hình thức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay là một rào cản lớn khiến gạo Việt bị đứng ngoài. Việc hợp pháp độc quyền xuất khẩu gạo của hai tổng công ty Lương thực miền Bắc và miền Nam (chiếm trên 80% thị phần gạo xuất khẩu) đã thu hẹp đầu ra của gạo Việt, hành chính hoá việc xuất khẩu gạo. Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh diễn ra từng phút, từng giây, chưa kể việc đa dạng hoá các lựa chọn sẽ dễ dàng kích thích nhu cầu của thị trường. Với sản lượng gạo xuất khẩu có lúc vượt mốc bảy triệu tấn/năm thì việc chỉ trang bị “hai cửa đầu ra” đã đi ngược lại với lợi ích chung. Đó là chưa tính đến thiệt hại do Nhà nước phải bù lỗ cho việc thu mua lúa gạo. GS Võ Tòng Xuân, trước thực trạng gạo rớt giá đã phải thốt lên: “độc quyền, giá gạo sẽ còn rớt thê thảm”. Chính phủ Philippines chính thức quyết định cho phép khu vực tư nhân nhập khẩu toàn bộ lượng gạo từ năm 2012. Một số thị trường truyền thống như Malaysia, Indonesia cũng theo giải pháp tương tự. Điều này khiến quy trình hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia này xuất hiện sự bất đối xứng về đối tượng đàm phán, phạm vi đàm phán lẫn cơ hội đàm phán.
Gạo Việt không ra rìa nếu Việt Nam sớm thay đổi. Những cảnh báo về quản lý độc quyền xuất khẩu gạo cùng sự trễ nải trong khâu ban hành chính sách đã được nhiều chuyên gia cảnh báo từ rất sớm. Từ đầu năm 2011, nghiên cứu của công ty cổ phần Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phát triển (DEPOCEN) chỉ rõ tính độc quyền ngày càng lộ diện trước chính sách điều tiết lúa gạo tại Việt Nam. Nhiều chiêu trò độc quyền lúa gạo cũng đã được chỉ ra trong bối cảnh giá lương thực thế giới có xu hướng tăng do vấn đề an ninh lương thực.
Trong nền kinh tế thị trường, việc bảo thủ chính sách sẽ thu nhỏ tiềm năng môi trường kinh doanh bởi không một đối tác nào muốn lợi ích của mình bị thu hẹp. Tuy nhiên, con đường dẫn đến liên minh lúa gạo ASEAN của Việt Nam vẫn chưa bít cửa bất chấp sự chuyên môn hoá ở bộ ba Thái Lan, Philippines, Myanmar. Với năng lực sản xuất lúa gạo hiện tại, Việt Nam vẫn là yếu tố chi phối lớn đến thị trường lúa gạo thế giới. Nhận định về vai trò của Việt Nam, giám đốc điều hành công ty Agrow Enterprise ở Bangkok, ông Chiaki Furi đánh giá “liên minh lúa gạo ASEAN muốn thành công thì cần phải có sự góp mặt của Việt Nam”. Bên cạnh đó, để gia nhập liên minh lúa gạo ASEAN, Việt Nam cần hoà hợp hoá lơi ích lúa gạo quốc gia và khu vực.
Vấn đề độc quyền xuất khẩu gạo cần được giải quyết nhanh chóng. Bên cạnh đó, Việt Nam phải chủ động xây dựng các mô hình liên minh lúa gạo tại nhiều nơi nữa ngoài Asean, điển hình là khu vực châu Phi. Theo tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), giai đoạn 2011 – 2013 châu Phi cần khoảng 24 – 24,5 triệu tấn/năm. Trong năm 2011, Việt Nam xuất khẩu gạo sang 31 quốc gia trên tổng số 55 nước châu Phi, với tổng giá trị xuất khẩu chiếm khoảng 21% tổng giá trị xuất khẩu gạo. Thị trường tiềm năng này cần được đẩy mạnh đầu tư, khai thác theo dạng “lợi thế so sánh”.
Đỗ Thiện
Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 21.10 dẫn tin một vị lãnh đạo của VFA cho rằng thông tin ba quốc gia là Thái Lan, Philippines và Myanmar đã thành lập hiệp hội Lúa gạo với mục đích phát triển chuỗi cung ứng gạo khu vực Đông Nam Á là chưa chính xác. VFA đã liên hệ với hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan để kiểm chứng thông tin và được phía bạn khẳng định chưa có tổ chức nào như thế được thành lập. Tuy nhiên, Thông tấn xã Việt Nam ngày 1.10 đã đưa tin rõ “Henry Lim Bon Liong, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành SL Agritech, cho biết tập đoàn này đã ký một Bản ghi nhớ (MOU) với tập đoàn IBTC của Myanmar và công ty Capital Rice của Thái Lan nhằm thiết lập quan hệ đối tác khu vực tư nhân của ba quốc gia”.
Trang Inquirer.net (Philippines Daily Inquirer) cũng xác nhận thông tin trên, đồng thời còn dẫn lời của ông Henry Lim Bon Liong rằng “tầm nhìn của hợp tác này chính là tạo nên một hiệp hội lúa gạo lớn nhất khu vực”. Như vậy, nhận định của VFA là không sai, nghĩa là không có một liên minh lúa gạo của khu vực ASEAN nào được thành lập trên cơ sở liên chính phủ. Tuy nhiên, hiệp hội lúa gạo tư nhân ba nước Thái, Philippines, Myanmar là hoàn toàn có thật. Và thực tế, doanh nghiệp Việt Nam đã nằm ngoài cuộc chơi lúa gạo này.

“Thủ tướng có thể lập uỷ ban Quốc gia tái cơ cấu kinh tế”

SGTT.VN - “Tái cơ cấu nền kinh tế là vấn đề trọng đại của quốc gia hiện nay, nên cần một người chỉ huy để điều phối các tổ chức, chứ nếu để các bộ phận riêng biệt tự làm như hiện giờ thì không thể giải quyết được”, đại biểu Trần Du Lịch nói thêm về đề xuất thành lập uỷ ban Quốc gia tái cơ cấu nền kinh tế.
Như Sài Gòn Tiếp Thị đã thông tin, tại phiên thảo luận ở tổ sáng 24.10 về tình hình kinh tế xã hội, đại biểu quốc hội Trần Du Lịch (đoàn TP.HCM) đã đề xuất thành lập một uỷ ban quốc gia về tái cơ cấu nền kinh tế, do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp đứng đầu. Uỷ ban này, theo đại biểu Lịch, cần soạn ra thể chế về tái cơ cấu kinh tế, đồng thời phải đứng ra giải quyết các vấn đề về tái cơ cấu ngân hàng, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước.
Ngày 25.10 phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị trao đổi thêm với đại biểu Trần Du Lịch về đề xuất này.
Chủ nhiệm uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu: “Tôi chưa nghe Đảng nói bao giờ”Tôi chưa bao giờ nghe thấy Đảng nói là sẽ có uỷ ban này. Tất nhiên chuyên gia thì họ nghiên cứu sâu, họ có quyền đề xuất trên cơ sở kinh nghiệm của nước nào đó, như kinh nghiệm của Bắc Âu chẳng hạn. Vấn đề là phải căn cứ pháp luật xem cơ quan nào có thẩm quyền, ví dụ muốn thành lập cái đó thì có cần Ban chấp hành Trung ương ra nghị quyết không, hay thẩm quyền được luật quy định cho Quốc hội…
Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Theo quan điểm của cá nhân tôi, và trong phiên thảo luận ở tổ tôi cũng đã nói rõ là chỉ cần thành lập uỷ ban về tái cơ cấu nợ xấu.
Ông có thể nói rõ hơn vì sao có đề xuất này?
Tái cơ cấu nền kinh tế hiện giờ là vấn đề cực kỳ trọng đại của đất nước nên việc tái cơ cấu cần một chỉ huy để điều phối các bộ phận, vì nếu cứ để nguyên như hiện nay thì các bộ phận cá biệt sẽ không làm được.
Tức là ông lo ngại, quá trình tái cơ cấu đang triển khai như vừa qua không đem lại hiệu quả?
Đúng vậy, không làm được. Nói ví dụ như kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy, trong xử lý nợ xấu, phải có cơ quan độc lập, chứ không thể để tự ngân hàng làm được.
Thế còn về khía cạnh pháp lý, cơ quan nào có thẩm quyền để đứng ra thành lập uỷ ban này?
Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ hoàn toàn có thể đứng ra để thành lập ủy ban này.
Vậy có thể hình dung về cơ cấu tổ chức của uỷ ban như thế nào?
Cơ cấu tổ chức thì sẽ bàn sau khi có chủ trương. Vấn đề bây giờ là phải có chủ trương đã.
Chí Hiếu – Việt Anh (thực hiện)

Tái cơ cấu nhìn từ tập đoàn kinh tế nhà nước
Văn kiện của Đảng nói đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, nhưng báo cáo của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2013 mới nói tái cơ cấu nền kinh tế chứ chưa dòng nào nói đổi mới mô hình tăng trưởng, thế khác gì máy bay cất cánh mà không có sân bay hạ cánh. Nghĩa là ta cứ đổi mới mà chưa biết mục tiêu nào, chưa có định hướng. Vấn đề quan trọng là ta đột phá cái gì, bằng 11 hay 13 tập đoàn nhà nước, hay không phải? Nếu chọn tập đoàn nhà nước thì chọn cái nào làm đột phá để dùng vốn nhà nước vào tập đoàn đấy.
Ông Nguyễn Đức Kiên, phó chủ nhiệm uỷ ban Kinh tế của Quốc hội nói như vậy khi trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị bên hành lang Quốc hội về chủ trương Chính phủ sẽ giảm một số tập đoàn kinh tế nhà nước.
Thủ tướng vừa đồng ý dừng thí điểm hai tập đoàn, theo ông việc sắp xếp các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Nhà nước còn lại nên thế nào cho hiệu quả?
Giảm hai hay ba tập đoàn, còn lại năm hay bảy tập đoàn kinh tế nhà nước không quan trọng bằng việc chọn được đột phá ở đâu. Khi đó anh mới có mô hình là cần có bao nhiêu tập đoàn thì vừa, phải đầu tư cho ai, đầu tư đến mức độ nào thì nhường lại cho các thành phần kinh tế khác. Đừng nói nhiều về chuyện giảm bao nhiêu, còn bao nhiêu tập đoàn, hãy nói về mục tiêu trước đã. Vấn đề quan trọng là đổi mới quản trị doanh nghiệp, ta vẫn tư duy kinh tế kế hoạch hoá, giao chỉ tiêu.
Hiện việc thoái vốn các tập đoàn đã đầu tư ra ngoài ngành đang rất chậm với lý do chung: sẽ mất vốn do khó khăn của thị trường. Nhưng cũng có ý lo thực tế để càng lâu càng mất vốn?
Vấn đề ở mục tiêu thoái vốn là để thu hồi hay để đổi mới phương thức quản trị của doanh nghiệp. Khi đặt ra được mục tiêu thì sẽ có lộ trình. Chính phủ với tư cách chủ sở hữu chứ không phải cơ quan quản lý nhà nước chỉ đạo các tập đoàn thoái vốn. Chủ sở hữu đã bảo thoái vốn thì đó là quyền của người ta quyết định. Hiện tổng số vốn của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đầu tư ra ngoài ngành khoảng 20.000 tỉ đồng /tổng số vốn mà DNNN đang quản lý là 750.000 tỉ đồng thì nó chỉ chiếm chưa đến 3%. Vậy thì ở bình diện chung, 3% không quyết định thành bại hay kém hiệu quả của DNNN được. Tất nhiên trên bình diện từng doanh nghiệp một thì có, như doanh nghiệp có vốn 100 tỉ đồng mà dành 30 tỉ đồng đầu tư làm nhà thì khác doanh nghiệp có vốn 10.000 tỉ đồng.
Đại biểu Trần Du Lịch:
Chờ thông báo chính thức riêng về tập đoàn
Hiện chưa có thông báo chính thức của hội nghị Ban chấp hành Trung ương 6 riêng về vấn đề tập đoàn. Còn trong số mấy tập đoàn đang thí điểm, Chính phủ quyết định dừng lại ba tập đoàn, trong đó có hai tập đoàn xây dựng.
Tôi chưa có thông tin là sẽ dừng hết các tập đoàn. Tôi nghĩ không chỉ vẫn tổ chức các tập đoàn trong các lĩnh vực cốt yếu lại mà kể cả các tập đoàn đang làm ăn tốt cũng thế.
Còn thông tin nói sẽ chuyển hết các tập đoàn sang mô hình cổ phần, một thành viên hay công ty mẹ – công ty con thì tôi nghĩ thế này: Hiểu thế nào là tập đoàn? – thật sự mô hình mẹ – con hay tập đoàn cũng là tổ chức một nhóm công ty hoặc doanh nghiệp hoạt động độc lập có gắn kết với nhau. Cho nên không việc gì phải chuyển hết mà chỉ tính toán xử lý tập đoàn nào không hiệu quả, yếu kém. Hoặc tập đoàn nào chưa làm được vai trò “nòng cốt” thì cho dừng, như với tập đoàn Dệt may, ví dụ thế. Chứ những tập đoàn nòng cốt, lĩnh vực nòng cốt, như với ngành viễn thông, nếu không phải là doanh nghiệp nhà nước làm nòng cốt thì thành phần nào có thể làm được?
Chí Hiếu (ghi)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét