Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

HOT - TIN NÓNG TRONG NGÀY

Học giả Trung Quốc, Đài Loan và “đường Lưỡi bò”

Quỳnh Chi, phóng viên RFA  -2012-10-26
Một nhóm học giả Trung Quốc và Đài Loan chuẩn bị nghiên cứu về đường lưỡi bò với mục đích đưa ra cơ sở pháp lý cho tuyên bố chủ quyền của mình.
Photo courtesy of Us Defense Department -Bản đồ đường lưỡi bò
Liệu đây sẽ là một trong những bước đầu tiên để Bắc Kinh và Đài Bắc hợp tác sâu hơn trên Biển Đông? Quỳnh Chi hỏi chuyện ông Dean Cheng, chuyên gia về Biển Đông tại Quỹ Heritage, Washington D.C.
Trước tiên, trả lời câu hỏi “Liệu nghiên cứu này sẽ là một dấu hiệu tích cực?” ông cho biết:
Dean Cheng: Đàm phán nào cũng đều có lợi cả. Bản thân tôi không nghĩ là việc làm này của nhóm có thể mang lại kết quả nào nhưng nói chung trao đổi, đàm phán thì không bao giờ có hại cả.
Quỳnh Chi: Cho đến bây giờ cộng đồng quốc tế cũng không chắc chắn về định nghĩa đường lưỡi bò của Trung Quốc. Ông có nghĩ là nghiên cứu này sẽ đưa ra một định nghĩa rõ ràng hơn?
Dean Cheng: Quan điểm của Trung Quốc về đường lưỡi bò luôn khác nhau. Quan điểm chính phủ Trung Quốc thay đổi bất kể đó là tuyên bố về lịch sử, tuyên bố về lãnh hải hay tuyên bố chủ quyền. Nếu mà kết quả của nhóm nghiên cứu này trùng với quan điểm của chính phủ thì nó sẽ làm rõ nhiều thứ bất kể là về lịch sử hay luật pháp. Nhưng câu hỏi tôi đặt ra là nghiên cứu có thực sự có kết quả hay không và cũng không biết phía chính phủ có chấp nhận kết quả nghiên cứu này không.
Quỳnh Chi: Nhiều người quan ngại rằng đây là một trong những bước khởi đầu để Bắc Kinh và Đài Bắc có những hợp tác sâu hơn trên Biển Đông, ý ông thế nào?
Dean Cheng: Dĩ nhiên là có thể. Vấn đề là có nhiều nước tuyên bố chủ quyền trong đó có cả Trung Quốc và Đài Loan. Mặc dù Bắc Kinh và Đài Loan có những vấn đề riêng, đối với vấn đề Biển Đông, hai nước này có quan điểm và ở một cái thế khá giống nhau xét về tuyên bố lãnh hải. Cho đến giờ phút này thì Trung Quốc và Đài Loan càng có một quan điểm nhất quán về Biển Đông. Các nước như Việt Nam, Philippines, Brunei… có thể có cảm giác rằng họ đang đối đầu với một khối hơn là một nước. Nếu Trung Quốc và Đài Loan hợp tác về mặt chính trị và ngoại giao thì việc này hiểu được. Còn hợp tác quân sự thì là một chuyện khác. Tôi không nghĩ là có ai đó có thể nói rằng Trung Quốc sẽ cho tàu sửa chữa và tiếp nhiên liệu ở các cảng Đài Loan.
Quỳnh Chi: Giả dụ rằng Đài Loan và Trung Quốc sẽ hợp tác sâu rộng hơn trên Biển Đông, liệu nó có gây ra bất lợi nào cho phía Đài Loan?
Dean Cheng: Dĩ nhiên là nó sẽ tạo ra một vấn đề khá thú vị liên quan đến Hoa Kỳ. Mọi người cũng thấy đấy, việc Đài Loan gởi tàu ra phía Bắc đảo Điếu Ngư làm Hoa Kỳ phản ứng mạnh mẽ. Nói về vấn đề Biển Đông, Hoa Kỳ cũng nhiều lần nói rằng nước này không đứng về phía nào và muốn một giải pháp hòa bình và đảm bảo tự do hàng hải. Nếu mà tàu của Đài Loan xâm phạm lãnh hải của Việt Nam hay Philippines chẳng hạn thì đó là lúc nước này gặp rắc rối với Hoa Kỳ.
Quỳnh Chi: Trở lại công tác nghiên cứu của nhóm học giả Trung Quốc và Đài Loan thưa ông, dư luận nên nhìn nhận hoạt động này như thế nào? Ý tôi là xem nó như một hoạt động tư nhân hay của chính phủ?
Dean Cheng: Tôi không có danh sách những nhân vật trong nhóm nghiên cứu này. Nhưng đối với phía Đài Loan thì những hoạt động, hội thảo như thế này thường là từ những nhóm tư nhân. Nói về phía Trung Quốc thì càng khó biết. Nếu những học giả đó nằm trong các viện chính sách hay các trường đại học thì ắt hẳn là có liên quan đến chính phủ. Không có một viện chính sách (think tank) độc lập nào ở Trung Quốc; tất cả phải liên quan đến các bộ, ngành. Về một mức độ nào đó, nghiên cứu cũng có thể làm cho chính phủ nhận thức vấn đề.

Mục đích của nhóm nghiên cứu

Quỳnh Chi: Ông có đoán được mục đích chính của nhóm nghiên cứu này?
Dean Cheng: Tôi nghĩ là Trung Quốc đang có hai mục đích. Thứ nhất là tìm những điểm chung với Đài Loan trong vấn đề lãnh hải nhằm tăng cường tuyên bố chủ quyền của mình ở đường lưỡi bò. Cho đến bây giờ thì tôi nghĩ là Trung Quốc có thể làm Đài Loan công nhận là đường lưỡi bò có trước năm 1949 – là năm mà Đài Loan dựa vào để tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Nếu việc này thành công thì Trung Quốc càng mạnh mẽ hơn trong tuyên bố chủ quyền của mình. Thứ hai là nghiên cứu các khía cạnh luật pháp để hỗ trợ cho tuyên bố của mình. Tôi muốn nói rằng Trung Quốc sẽ tuyên bố chủ quyền dựa vào luật pháp theo cách hiểu rất “đặc biệt” của Bắc Kinh về luật biển. Theo đó, Bắc Kinh xem vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác cũng là lãnh hải cũng họ.
Trung Quốc sẽ tuyên bố chủ quyền dựa vào luật pháp theo cách hiểu rất “đặc biệt” của Bắc Kinh về luật biển. Theo đó, Bắc Kinh xem vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác cũng là lãnh hải cũng họ.
Dean Cheng
Quỳnh Chi: Cuối cùng thưa ông, liệu kết quả nghiên cứu này có ảnh hưởng gì đến lập trường của quốc tế về đường lưỡi bò?
Dean Cheng: Cộng đồng quốc tế thường xuyên lặp lại yêu cầu của mình là Trung Quốc phải giải thích ý nghĩa của đường lưỡi bò. Và tại các địa điểm và thời điểm khác nhau thì Trung Quốc đưa ra giải thích khác nhau. Nếu hiểu một cách chung chung thì Trung Quốc cho rằng chủ quyền lãnh hải của mình nằm trong đường lưỡi bò. Bất kể là kết quả nghiên cứu như thế nào, tôi không nghĩ là cộng đồng quốc tế sẽ chấp nhận nó một cách dễ dàng. Nói chung, tôi vẫn nghĩ là mục đích của nghiên cứu này chỉ nhằm làm Bắc Kinh và Đài Bắc xích lại gần nhau hơn trong vấn đề Biển Đông.
Quỳnh Chi: Xin cám ơn ông.
Trong cuộc họp báo hôm 23 tháng 10, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc, ông Ngô Sĩ Tồn công bố rằng mục đích của nghiên cứu này là nhằm giải thích đường lưỡi bò trên cơ sở pháp lý. Dự tính, nghiên cứu này sẽ được thực hiện trong vòng 1 năm. Theo giới quan sát, quan điểm của cả Trung Quốc và Đài Loan là Biển Đông thuộc về “người Trung Quốc”.

 

 Núi tiền của bà Yến có liên quan đến CIA và Trương Tấn Sang không?

Thám tử Cò điều tra điệp vụ X: Phần 4 – Núi tiền của bà Yến có liên quan đến CIA và Trương Tấn Sang không?

Câu chuyện được thêu dệt lên là “Người đương thời” Đặng Thị Hoàng Yến, đến Mỹ với 2 bàn tay trắng đã “kinh doanh bất động sản” rất thành công mang về VN hàng trăm triệu USD, nhờ số tiền này đã dựng lên được “đế chế” Tân Tạo với hàng loạt thửa đất khổng lồ (chủ yếu là lấy cắp của nhân dân qua con đường giải toả làm “khu công nghiệp”) khắp cả nước.

Về thủ đoạn kiếm tiền của Yến và Tâm ở VN, Cò sẽ có loạt bài phân tích điều tra “nhóm lợi ích Chính trị + Kinh tế” thâu tóm quyền lợi của nhân dân của bà Yến, ông Tâm và “đồng chí S” từ giai đoạn đang làm trùm một cõi ở TPHCM đến lúc bị kỷ luật phải ra TW làm … vua.

Một vấn đề mà không ai đặt câu hỏi, đó là thực sự Yến kiếm được bao nhiêu tiền ở Mỹ?

“Bổng dưng giàu sụ” sau khi từ Mỹ trở về năm 2007?

Cò tự đặt ra câu hỏi này và tự lặn lội thân cò đi tìm hiểu … tại Mỹ. Câu trả lời đến từ hồ sơ thuế 03 công ty của bà Yến tại Mỹ là US Southern Homes, US Global Institute và Văn phòng đại diện Tân Đức ở Mỹ. Cò xin tóm tắt hoạt động kinh doanh của các Công ty này tại Mỹ như sau:

- US Southern Homes: đối với hoạt động kinh  doanh bất động sản các năm 2001-2004 lợi nhuận sau thuế là 28 triệu USD. Đặc biệt phần lớn khách hàng của công ty này mua nhà với giá khống cao hơn thị trường nhưng điều đặc biệt cho đến nay phần lớn không sử dụng đến (bỏ hoang). Giai đoạn 2005-2007 lỗ luỹ kế 13 triệu USD do thị trường bất động sản đóng băng, chủ yếu lỗ là do phải trả lãi vay ngân hàng, các hoạt động mua bán trong giai đoạn này diễn ra rất chậm. Như vậy trước thời điểm về nước bà Yến kiếm được 15 triệu USD từ công ty này, số USD này chủ yếu là nằm lại các bất động sản do bà này sở hữu.

- US Global Institute: chuyên “tư vấn” về bất động sản, các nguồn thu khác không có gì đặc biệt. Chỉ có một điều đáng lưu ý là kể từ năm 2004, hàng năm công ty này ký được hợp đồng tư vấn đầu tư bất động sản 10 triệu USD/năm với một công ty “lạ hoắc” của Mỹ mà theo điều tra của Cò, công ty này chỉ có chi tiền và chi tiền liên tục trong nhiều năm. Điều tra sau đó của Cò cho thấy, công ty trả tiền cho US Global Institute là một cơ sở của CIA-Mỹ. Nhiệm vụ bà Yến được trả tiền để thực hiện cụ thể là gì, Cò chưa thể khẳng định. Nhưng một trong số đó là tiếp cận Trương Tấn Sang, moi tin cấp cao của VN để cung cấp cho Lãnh sự quán Mỹ ở VN mà Cò sẽ cung cấp bằng chứng bên dưới. Như vậy trước thời điểm về nước bà Yến có được 50 triệu USD từ công tác “tư vấn” ở công ty này.

- Yến mất khoảng 10 triệu USD cho vụ ly dị với “siêu chồng” Jimmy Trần do ông này lúc đầu đứng tên công ty Mỹ nói trên. Về Jimmy Trần, Cò cũng sẽ có bài điều tra riêng về nhân vật “kiệt xuất”, người duy nhất trên đời có thể “lợi dụng” được Yến cả về tiền lẫn thân xác.

Như vậy, có thể thấy tiền “có sổ sách” mà Yến mang về VN là khoảng 40 triệu USD thời điểm năm 2007, chủ yếu đến từ công tác “TƯ VẤN”

Đây là số tiền “mồi” này không lớn đối với việc đầu tư bất động sản quy mô khu CN, tuy nhiên với sự giúp đỡ của “vua” Trương Tấn Sang thì lại khác, ông Sang đã cho thành lập “Quỹ hỗ trợ phát triển đô thị Tp.HCM” để trực tiếp “hỗ trợ” cho các doanh nghiệp của Tp.HCM và thực tế Tân Tạo là đơn vị được “Quỹ hỗ trợ” tài trợ số vốn “khủng” đầu tiên vào lúc đó.   Được “ngài bí thư” chỉ đạo, những mảnh đất khổng lồ, hoà cùng tỷ lệ cấp số nhân của việc kê khống giá trị khi vay ngân hàng, bơm giá trị cổ phiếu và thông qua “vua S” để “ép mua” đã đưa anh em nhà họ Đặng trở thành những người giàu nhất VN.

Chị em họ Đặng đã mượn hoa kính phật, vừa thực hiện hợp đồng của CIA “thu phục, thu thập thông tin và lợi dụng Trương Tấn Sang”, vừa kiếm tiền ác liệt. Cò đang điều tra và theo các dấu hiệu bước đầu, tiền kiếm được ngoài phần chi để làm cuộc cách mạng “Chấn” khoảng 2000 tỷ, phần còn lại rất lớn được Yến và Tâm chuyển dần ra nước ngoài theo các chuyến tháp tùng công du bằng “chuyên cơ” và theo tài khoản của con cái họ hàng (phần lớn đang ở Mỹ , Singapore và các nước khác) trong nhiều năm qua. Tổng số tiền Yến và Tâm đã chuyển ra nước ngoài có lẽ đã lên đến hàng trăm triệu USD. Đây là số tiền thiệt hại mà người dân VN gởi tiền và mua cổ phiếu phải gánh sau khi Yến và Tâm “hạ cánh an toàn” ở Mỹ.

Đồng chí S “rất to” tuyên bố sẵn sàng trả cái nhà rất nhỏ 51m2 cho Đảng vì nó quá bé so với những gì mà hai điệp viên 2 mang CIA đã mang đến cho ông. Và vì vậy, ông quyết sống mái với kẻ thù chung của họ Đặng và của mình – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng!

Sự thực còn đi đến đâu nữa? Tồn tại những bằng chứng nào về liên minh Tâm-Yến-Sang ? Nhóm chuyên gia “đội lốt” giáo sư, tiến sĩ người Mỹ đã và đang nghiên cứu gì ở Đại Học Tân Tạo ?

Xin mời xem hồi sau: “Thám tử Cò điều tra điệp vụ X: Phần 5 – Nhóm người Mỹ thầm lặng ở Đại học Tân Tạo” sẽ rõ!
(Bồ câu đen)
* Bài đăng có tính chất tham khảo, thông tin chưa được kiểm chứng và không phản ảnh quan điểm của DHK

  Hồ sơ WikiLeaks: Đặng Thành Tâm là nguồn tin được Mỹ bảo vệ

Nhiều độc giả khi đọc bài “Thám tử Cò (Phần 3): Quốc tịch Mỹ của bà Yến, thẻ Xanh của ông Tâm có liên quan CIA không?” đã gửi email đến BBT thắc mắc về việc khó khăn khi tìm kiếm các thông tin Wikileaks về ông Đặng Thành Tâm. Chúng tôi xin đưa một số thông tin và nguồn download để độc giả tiện theo dõi. Bên cạnh ông Đặng Thành Tâm còn có một số người khác như ông Lê Kiên Thành, Trần Xuân Giá (ACB), Đặng Văn Thành (Sacombank),… đều là các “nguồn tin được bảo vệ” (protected) cung cấp các tin tức nội bộ cấp cao cho phía Mỹ.

Trong công điện số 09HANOI537, ông Đặng Thành Tâm khẳng định với phía Mỹ: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người bật đèn xanh cho dự án Bauxite sau khi đi Bắc Kinh về…
Trong công điện số 09HANOI537, ông Đặng Thành Tâm khẳng định với phía Mỹ: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người bật đèn xanh cho dự án Bauxite sau khi đi Bắc Kinh về.

Sau đó như độc giả thấy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bị “tấn công” tứ phía từ dự án này, trong đó có vai trò rất lớn từ sự “rỉ tai” của ông Trương Tấn Sang đến những “nhân sĩ trí thức” để họ lên tiếng dẫn dắt dư luận, mà không biết rằng đây là chủ trương của Bộ Chính trị, Thủ tướng chỉ là người thực hiện theo chỉ đạo của TBT Nông Đức Mạnh.

Trong công điện số 08HOCHIMINHCITY714, ông Đặng Thành Tâm cung cấp cho Mỹ, nhận định việc trực tiếp quản lý các doanh nghiệp nhà nước là một thất bại lớn nhất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,…
Trong công điện số 08HOCHIMINHCITY714, ông Đặng Thành Tâm cung cấp cho Mỹ, khẳng định việc trực tiếp quản lý các doanh nghiệp nhà nước là một thất bại lớn nhất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng…
Ngoài ra, trong các gói tài liệu Wikileaks còn đề cập đến nhiều người khác: Lê Kiên Thành, Đặng Văn Thành, Trần Xuân Giá:
Lê Kiên Thành
Ông Lê Kiên Thành
Đặng Văn Thành
Ông Đặng Văn Thành
Trần Xuân Giá
Ông Trần Xuân Giá
Trên đây chỉ là một số ít tài liệu nằm trong nhóm CONFIDENTIAL, độc giả có thể tìm hiểu kỹ hơn nữa tại các cable được đánh dấu SECRET, TOP SECRET, sẽ còn vô số thông tin thú vị hơn.

 

 Chuyện ông Tâm & bà Yến

Tôi chưa gặp bà Đặng Thị Hoàng Yến, chưa lần nào, chỉ đôi lần thấy trên tivi. Có đận trên mạng xã hội, thiên hạ cười chê cái vụ bà Yến trao học bổng Hoa trạng nguyên, nói sai nói nhầm cả tên tuổi, chức danh của bộ trưởng bộ Học, sai mà vẫn còn cười rổn rảng. Họ bảo rằng rõ cái người vô duyên, cậy tiền. Chả sai, bởi hồi ấy bà ta đang leo đến gần đỉnh danh vọng, quyền lực rồi, nhìn xuống chỉ “mục hạ vô nhân” là điều dễ hiểu.


Họ bảo rằng rõ cái người vô duyên, cậy tiền. Chả sai, bởi hồi ấy bà ta đang leo đến gần đỉnh danh vọng, quyền lực rồi, nhìn xuống chỉ “mục hạ vô nhân” là điều dễ hiểu
 
Đặng Thành Tâm 

Ông em bà Yến, ông Đặng Thành Tâm thì tôi từng gặp mấy lần, nhất là cái hôm công ty ông Tâm tổ chức họp báo tại khách sạn Sheraton Sài Gòn trên đường Đồng Khởi, Q.1. Ông Tâm thấp lùn, lại hơi đen, đứng giữa bọn ký giả, nhất là mấy cô cao ráo xinh xẻo, trông cứ quê quê thế nào ấy. Nhưng thông minh, giả nhời đâu ra đó, diễn đạt giản dị, dù sinh ở Bắc nhưng nhập vai Nam bộ khá tốt. Nhìn chung dễ mến, không cảm thấy xa cách như một số anh nhà giàu mới nổi, quen gọi là trọc phú, thậm chí có anh rất vô học. 
Hồi trước, lúc đầu tôi lấy làm lạ ở chỗ họ là những doanh nhân sao không lo làm ăn, kiếm cách để đồng tiền sinh sôi nảy nở, vừa làm giàu bản thân vừa đóng góp cho xã hội phát triển mà cứ nhao vào sự nghiệp chính trị như con thiêu thân. Đành rằng cách làm giàu của hai chị em ông Tâm cũng na ná như khá nhiều đại gia ở xứ ta, đi lên từ đất, không nên lấy đó làm gương. Chả tạo ra được bao nhiêu của cải vật chất cho dân cho nước, chủ yếu dựa vào tài nguyên đất đai, biến hóa nhào nặn đất đai thành tiền chảy vào túi mình. Họ không phải dạng nhà giàu như ông Trương Gia Bình vắt chất xám sinh ra sản phẩm công nghệ thông tin, hoặc giáo sư Nguyễn Thị Hòe nghiên cứu chế đủ thứ sơn nhãn hiệu Kova nổi tiếng, hàng VN chất lượng cao. Ông Tâm bà Yến thuộc dạng như ông anh hùng lao động thời đổi mới Lê Văn Kiểm, ông Huỳnh Phi Dũng hoặc các nghị viên doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Đỗ Thị Huyền Tâm (vợ ông Nông Đức Mạnh), giàu lên từ đất, công thổ quốc gia. Đất thuộc về sở hữu toàn dân nhưng tiền thuộc về túi cá nhân họ.
Đặng Thị Hoàng Yến 

Hơn nửa năm qua có nhẽ là khoảng thời gian khủng khiếp, vỡ mộng với chị em ông Tâm. Hết nạn nọ đến nạn kia, vô phương chống đỡ (tôi chẳng kể ra đây bởi hầu như ai cũng biết). Chắc rằng lúc này hai chi em nhà họ Đặng đã hiểu rằng không phải cứ tiền mạnh, quyền cao, chỗ dựa tốt là có thể nằm ngoài vòng cương tỏa. Sự đời lắm nỗi éo le, chả có chi bền vững, an toàn cả, nhất là trong một cuộc sống đầy những bất trắc như ở xứ ta hiện thời. Không biết bà Yến ông Tâm có ngộ ra điều giá như họ chỉ chuyên chú làm giàu, đừng ham hố nhảy vào vũng chính trị, công danh hão thì đâu đến nỗi sặc bùn như vậy. Thói đời phù thịnh chứ mấy kẻ phù suy, chị em ông lại chả phải cỡ Việt vương Câu Tiễn dám chấp nhận nếm mật nằm gai chờ cơ hội phục lại sự nghiệp của mình, vậy nên bị bỏ rơi, dồn đến bước đường cùng là kết quả đương nhiên.
Chuyện chị em nhà họ Đặng là bài học thấm thía cho những ai không biết tự lượng sức mình, muốn tiến thân bằng chính trị. Chả biết xứ ta lúc này có còn ai nhìn gương tày liếp ấy mà giật mình rồi sờ tay lên gáy để ngẫm rằng muốn rút ra khỏi cái vũng đó liệu có còn kịp hay chăng?

26.10.2012
Nguyễn Thông
(Nguyễn Thông)

 Hé lộ khối tài sản khổng lồ 2,7 tỷ $ của gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo

Theo một báo cáo về quản lý hành chính và tình hình các công ty, gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo sở hữu lượng tài sản có tổng giá trị vào khoảng 2,7 tỷ USD.
Hé lộ khối tài sản khổng lồ của gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo
Gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo được cho là sở hữu khối tài sản khổng lồ: 2,7 tỷ USD.
Tiết lộ về tổng tài sản của gia đình ông Ôn Gia Bảo lại là một ví dụ tồi tệ mới về việc người thân của các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc lợi dụng các mối liên hệ chính trị để thu những món lợi khổng lồ.
Thông tin về khối tài sản khổng lồ của gia đình đương kim thủ tướng Trung Quốc được công bố trên các trang web của tờ Thời báo New York (New York Times) cả phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Trung. Nhưng ngay lập tức, cơ quan kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc đã chặn 2 trang web này.
Báo cáo trên được đưa ra trong lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc đang chuẩn bị ra mắt thế hệ lãnh đạo mới của nước này còn niềm tin của dư luận nước này đối với chính quyền đang xói mòn nghiêm trọng do một loạt các vụ bê bối.
Ông Ôn Gia Bảo, 70 tuổi, sẽ về hưu sau khi giữ chức vụ Thủ tướng Trung Quốc trong 10 năm.
Trong suốt thời gian đó, ông thường tỏ ra mình là một nhà cải cách, quyết tâm xóa bỏ nạn tham nhũng, mua quan bán chức và lạm dụng chức quyền – những vấn nạn đã mang tính hệ thống trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hồi tháng 3, ông đã có bài phát biểu trước Hội đồng nhà nước trong đó ông lên tiếng cảnh báo rằng “mối nguy hiểm lớn nhất” mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đối mặt là tình trạng hối lộ và Đảng có thể sẽ mất vị thế lãnh đạo đất nước nếu không hành động ngăn chặn.
“Nếu vấn nạn này không được xử lý, quyền lực chính trị sẽ thay đổi”, ông phát biểu.
Tuy nhiên, có nhiều tin đồn rằng trong nhiều năm gia đình ông Ôn Gia Bảo, đặc biệt là vợ ông, đã lợi dụng vị thế thủ tướng của ông để làm giàu cho gia đình mình.
Theo tờ Thời báo New York, mẹ, con trai, con gái, em trai, em rể và vợ ông Ôn Gia Bảo đã trở nên giàu có trong thời gian ông lãnh đạo Trung Quốc.
Với báo cáo trên, có khả năng Thời báo New York sẽ bị Trung Quốc “trả đũa”. Vào tháng 6, khi tờ Bloomberg News đưa tin rằng gia đình ông Tập Cận Bình, người sắp giữ chức vụ Chủ tịch Trung Quốc, có khối lượng tài sản trị giá ít nhất 376 triệu USD, trang web của tờ báo này đã bị chặn và các ngân hàng Trung Quốc dừng mua các dữ liệu tài chính của hãng Bloomberg khiến hãng này có thể mất đi doanh thu tới hàng triệu USD.
Tờ Thời báo New York mới chỉ bắt đầu hoạt động trang web bằng tiếng Trung từ cuối tháng 6 năm nay.
Hé lộ khối tài sản khổng lồ của gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo
Người thân của các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc thường lợi dụng chức quyền của các nhà lãnh đạo này để làm giàu.
Về nguyên tắc, các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc như ông Ôn Gia Bảo không thể có tài sản lớn hay tham gia vào các hoạt động làm ăn sinh lời. Đáng lẽ với mức thu nhập khiêm tốn 140.000 nhân dân tệ/năm (22.600 USD) của người đứng đầu chính phủ Trung Quốc, gia đình ông sẽ chỉ có thể có cuộc sống giản dị.
Nhưng nhiều nhà lãnh đạo nước này vẫn có những thỏa thuận tài chính rất tinh vi, thường là thông qua con cái và những người thân khác trong gia đình.
Theo tờ Thời báo New York, cách đây 5 năm mẹ của ông Ôn Gia Bảo, bà Yang Zhiyun hiện 90 tuổi, từng làm giáo viên, sở hữu khoản đầu tư 120 triệu USD ở Ping An, một trong các công ty tài chính lớn nhất thế giới.
Các cổ phiếu do mẹ ông Ôn Gia Bảo nắm giữ được ghi danh là Taihong, một công ty chủ vốn đăng kí kinh doanh ở tỉnh Thiên Tân, quê ông Ôn Gia Bảo.
Báo cáo của Thời báo New York cho hay người thân của ông Ôn Gia Bảo đã mua các cổ phiếu của các ngân hàng, công ty kinh doanh đồ trang sức, các khu nghỉ dưỡng, các công ty viễn thông và các dự án cơ sở hạ tầng, sở hữu các công ty và các tài sản ở nước ngoài. Trong các trường hợp trên, gia đình ông đều sử dụng dí danh.
Giá trị tài sản của gia đình ông Ôn Gia Bảo trong công ty Ping An trị giá khoảng 2,2 tỷ USD vào năm 2007, thời điểm cuối cùng những thông tin này được công bố. Trong bản báo cáo của mình, công ty Ping An tuyên bố “không biết nguồn gốc tài sản của những cổ đông của chúng tôi”.
Duan Weihong, một nữ doanh nhân giàu có sở hữu một công ty đã trở thành công cụ để gia đình ông Ôn Gia Bảo mua cổ phiếu. Bà Weihong khẳng định các cổ phiếu đó là của bà và giải thích rằng người thân của bà đã dùng các tên khác, trong đó có tên của người nhà ông Ôn Gia Bảo, để nắm giữ cổ phiếu cho bà, giúp bà giấu đi lượng tài sản thực sự của bà.
Gia đình ông Ôn Gia Bảo cũng được cho là có lợi nhuận từ “một dự án xây dựng biệt thự ở Bắc Kinh, một nhà máy săm lốp ở phía bắc Trung Quốc và một công ty đã tham gia xây dựng một số sân vận động phục vụ cho Olympic Bắc Kinh, trong đó có sân vận động “Tổ chim” nổi tiếng”.
Vợ ông Ôn Gia Bảo, bà Trương Bồi Lợi, được cho là đã tham gia kiểm soát thị trường kim cương Trung Quốc, trong khi em trai ông, Wen Jiahong, nắm giữ 200 triệu USD từ các nhà máy xử lý nước và các doanh nghiệp tái chế.
Trong khi dư luận Trung Quốc cho rằng nạn tham nhũng trong Đảng Cộng sản chỉ hạn chế ở các cấp thấp, còn các nhà lãnh đạo cấp cao thì trong sạch. Nhưng niềm tin đó đã sụp đổ sau khi xảy ra một loạt các vụ bê bối trong thời gian vừa qua bao gồm vụ “ngã ngựa” của chính trị gia Bạc Hy Lai và vụ tai nạn xe Ferrari dẫn đến cái chết của con trai ông Lệnh Kế Hoạch, trợ lý thân cận của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Tờ The New York Times trích dẫn: Năm 2009, Chen Jieren, cháu trai của ông He Guoqiang, một trong 9 ủy viên thường trực Bộ chính trị, đã nói với các nhà ngoại giao Mỹ rằng Đảng Cộng sản đã cắt “miếng bánh” kinh tế Trung Quốc để chia cho các nhà lãnh đạo nước này.
“Dư luận rộng rãi đều biết rằng cựu thủ tướng Lí Bằng và gia đình ông nắm giữ lợi nhuận từ ngành điện lực, một ủy viên thường trực Bộ chính trị là ông Zhou Yongkang cùng trợ lí kiểm soát lợi nhuận từ ngành dầu khí, một ủy viên thường trực Bộ chính trị khác là Jia Qinglin là nhà đầu tư chính của các dự án bất động sản lớn ở Bắc Kinh, con rể Chủ tịch Hồ Cẩm Đào điều hành trang Sina.com và vợ ông Ôn Gia Bảo kiểm soát ngành kim cương đầy lợi nhuận của Trung Quốc”, Chen cho biết.
Tùng Lâm
(Infonet)

Trung quốc chặn báo Mỹ vì bài về tiền nhà Ôn Gia Bảo

Ông Ôn Gia Bảo dự kiến sẽ rời ghế Thủ tướng sau Đại hội 18 ở Bắc Kinh vào tháng 11 này
Báo Mỹ New York Times nói trang web của họ bị chặn ở Trung Quốc vì bài phóng sự điều tra nói thân nhân Thủ tướng Ôn Gia Bảo tích lũy và kiểm soát hàng tỷ đôla tài sản.
Theo bài trên trang này, con trai, con gái, em trai, em rể của Thủ tướng họ Ôn, người dự kiến sẽ từ nhiệm sau Đại hội Đảng 18 vào tháng tới, đã và đang kiểm soát “các tài sản trị giá ít nhất là 2,7 tỷ USD”.
Những khoản tài sản này gồm bất động sản, bảo hiểm, các công ty xây cất, và thường được cất giấu qua các hình thức đối tác, cơ chế đầu tư.
Hôm 26/10/2012, cả BBC News tiếng Anh và nhiều hãng thông tấn đưa tin rằng trang New York Times bản tiếng Trung và tiếng Anh đều bị chặn ở Trung Quốc.
Các đoạn đăng tải lại trên mạng xã hội microblog ở Trung Quốc cũng bị ngăn hoặc xóa.
Có nhiều bình phong
Tờ New York Times cho rằng đầu tư của gia đình họ Ôn bao trùm nhiều lĩnh vực kinh tế.
Báo Mỹ còn viết một trong số các cơ sở làm ăn này, công ty bảo hiểm Bình An đã hưởng lợi từ chính những lần cải cách về chính sách được thông qua năm 2004 bởi một cơ quan nhà nước mà ông Ôn Gia Bảo giám sát.
"Trong nhiều trường hợp, tên của các thân nhân được giấu đằng sau nhiều vỏ bọc, bình phong là đối tác, khoản đầu tư gồm cả bạn bè, đồng nghiệp, đồng sự kinh doanh.”
"Một số doanh nghiệp của gia đình này đôi khi nhận được hỗ trợ tài chính từ các công ty nhà nước, trong đó có cả China Mobile," - Trang New York Times viết:
"Khác với cách kinh doanh chung ở Trung Quốc, một số doanh nghiệp của gia đình này đôi khi nhận được hỗ trợ tài chính từ các công ty nhà nước, trong đó có cả China Mobile, một trong số các công ty viễn thông lớn nhất cả nước, lần khác thì lại được các tài phiệt mạnh nhất châu Á giúp đỡ,"
"Gia đình này còn là chủ của dự án phát triển biệt thự ở Bắc Kinh; nhà máy sản xuất lốp xe ở phía Bắc Trung Quốc; sở hữu một trong những công ty xây dựng sân vận động Olympic Bắc Kinh, trong đó có sân ‘Tổ Yến’, và công ty bảo hiểm Bình An, một trong những công ty dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới."
Báo Mỹ cũng đăng rằng: "Em trai của ngài thủ tướng chẳng hạn, sở hữu công ty được nhà nước trao cho dự án trị giá hơn 30 triệu đôla để xử l‎ý nước thải và rác y tế cho các thành phố lớn của Trung Quốc, theo số liệu ước tính của nhà nước,"

Ông Ôn Gia Bảo có tiếng là thủ tướng 'gần dân' vì thường gặp công chúng và dễ bày tỏ cảm xúc 
"Hợp đồng này được công bố sau khi ông Ôn Gia Bảo yêu cầu đưa ra các quy định chặt chẽ hơn về xử lý rác thải y tế năm 2003, khi dịch SARS bùng phát."
Theo phóng viên BBC John Sudworth từ Thượng Hải, ông Ôn Gia Bảo, thường được gọi thân mật là 'ông ngoại Ôn' (Grandpa Wen) là một trong số ít nhà chính trị Trung Quốc có tiếng là gần dân.
Ông thường là quan chức cao cấp đầu tiên đến thăm các nạn nhân động đất, thiên tai để chia sẻ.
Nhưng theo phóng viên BBC, cũng có tin đồn đoán trong cả một thập niên cầm quyền của ông Ôn nói rằng vị trí thủ tướng đem lại cho gia đình ông các khoản lợi nhuận rõ rệt.
Nay, theo John Sudworth, báo New York Times chỉ đem lại các con số cụ thể cho những đồn đoán đó.
Năm 2007, nguồn tiết lộ từ Wikileaks cũng đã nói thủ tướng Trung Quốc 'phẫn nộ' vì các hoạt động của thân nhân.
Nhưng dù ông ta đồng ý hay không, phóng sự của New York Times cho thấy đa số tài sản tích lũy được trong các lĩnh vực kinh tế trực tiếp dưới quyền chỉ đạo, giám sát của ông Ôn.
Ông cũng không phải là lãnh đạo cao cấp đầu tiên bị các nghi ngờ bám vào vì vị trí quyền lực.
Nhà chức trách coi tin về tài sản nhà Ôn Gia Bảo là "hết sức tế nhị và gây tác động xấu".
Hiện trang Bloomberg vẫn bị ngăn tại Trung Quốc, kể từ sau khi đăng bài hồi tháng 6 về tài sản của thân nhân ông Bấm Tập Cận Bình, người dự kiến sẽ lên nắm quyền tối cao ở Trung Quốc tới đây, theo John Sudworth. 
Tin mới nhất cho hay phóng viên BBC tại Bắc Kinh, Martin Patience đang tường thuật trực tiếp về tin liên quan đến gia đình ông Ôn Gia Bảo trên kênh BBC World News thì bị nhà chức trách nước này ngắt hình.
(BBC)

Cuộc chiến của những đứa trẻ con (hết)

Phan Ba
Bài: Walter Saller; Ảnh: Li Zhensheng
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO Epoche xuất bản
Với “Chiến thắng lớn” của Mao, giai đoạn chiến đấu của cuộc Cách mạng Văn hóa đã chấm dứt – thời gian của những vụ hạ nhục ở nơi công cộng và của cuộc nội chiến. Nhưng thời của những cuộc truy lùng, của những lời kết tội và bắt bớ tùy tiện thì không. Ví dụ như Bộ An ninh Công cộng vẫn còn điều tra mười triệu người cho tới giữa những năm 1970, 3,5 triệu người bị bắt giam. Vì người ta cho rằng họ là những người phản cách mạng hay người thiên tả.
Hân hoan chiến thắng: Năm 1969, Mao lại đứng đầu ĐCS mà không ai dám tranh giành nữa. Ông gửi Hồng Vệ Binh về làm việc ở nông thôn, như ở đây trong vùng Mãn Châu. 16 triệu thanh thiếu niên vì thế mà đã không được đào tạo. Ảnh: GEO Epoche
Hân hoan chiến thắng: Năm 1969, Mao lại đứng đầu ĐCS mà không ai dám tranh giành nữa. Ông gửi Hồng Vệ Binh về làm việc ở nông thôn, như ở đây trong vùng Mãn Châu. 16 triệu thanh thiếu niên vì thế mà đã không được đào tạo. Ảnh: GEO Epoche
Cố gắng của Mao, tiêu diệt những người đồng hành ngày xưa và tạo một xã hội mới, đã khiến cho khoảng ba triệu người chết – thầy cô giáo, học sinh, cán bộ Đảng và Hồng Vệ Binh. Đảng của thời Vạn lý Trường Chinh không sống sót qua được thời hỗn loạn: khi cuộc Cách mạng Văn hóa được tuyên bố chấm dứt vào năm 1976, hàng trăm ngàn cán bộ Đảng đã chết, bị lưu đày hay bị tước quyền lực.
Nền văn hóa cũ của đất nước cũng không còn tồn tại nữa: nhiều tượng hình và đền thờ đã mất đi vĩnh viễn. Cả một thế hệ Trung Quốc lớn lên trong bầu không khí khinh rẻ nghệ thuật, học vấn, kiến thức và lịch sử. Con người mặc áo khoác đồng phục màu xanh nước biển, họ bị cấm mang bất cứ thứ trang sức nào.
Mao chuẩn bị một kết thúc tàn nhẫn cho đối thủ lớn nhất của mình, Lưu Thiếu Kỳ. Người Chủ tịch nước nhiều lần bị hạ nhục công khai. Đích thân ông Chủ tịch đã cho người viết những lời xỉ vả bằng những hàng chữ to lớn lên trên nhà của Lưu; rồi hàng ngàn thanh thiếu niên cắm trại ở nhà của ông ấy, cuối cùng bắt giữ ông ấy và bắt buộc ông ấy phải “tự phê bình”.
Bắt đầu từ năm 1967, ông ấy ốm nặng trong tù biệt lập, bị đói khát và thiếu ngủ hành hạ. “Lưu đánh răng bằng lược và xà phòng, mặc tất lên trên giày và quần lót ra ngoài quần dài”, những người canh gác ông ấy viết cho Mao, người thường xuyên để cho báo cáo về tình trạng sức khỏe của ông ấy.
Tháng 10 măm 1968, khi Lưu không còn có thể tự ăn uống được nữa, Mao để cho Trung ương Đảng khai trừ ông ấy ra khỏi Đảng và tước chức vụ chủ tịch nước. Một năm sau đó, Lưu qua đời trong tình trạng lẫn trí.
Cả Lâm Bưu cũng là nạn nhân của cuộc cách mạng đó, cái mà ông ấy luôn luôn hỗ trợ nó. Năm 1971, ông ấy qua đời trong một vụ rơi máy bay mà cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ; lâu nay ông ấy đã có quá nhiều quyền lực đối với người sếp của Đảng.
Ngược lại, một kẻ thù của Mao lại được phục hồi: Đặng Tiểu Bình, người cùng với vợ đã bị lưu đày về tỉnh Giang Tây trong tháng 10 năm 1969 và làm việc trong một nhà máy chế tạo xe máy kéo ở đó. Sau cái chết của Lâm Bưu, ông ấy xin phép được trở về Bắc Kinh.
Trong tháng 3 năm 1973, người Chủ tịch thực sự đã gọi ông ấy trở về và để cho làm phó thủ tướng. Vì Mao cần một chính trị gia có năng lực và vẫn còn được coi trọng trong Đảng.
Giới thanh thiếu niên bị đày đi nông thôn sau cơn say cách mạng trải qua sự thất vọng của một “thế hệ bị đánh mất”. Tổng cộng có tròn 16 triệu người Trung Quốc trẻ tuổi phải sống năm đến mười năm trong những vùng hẻo lánh của đất nước họ. Nhiều người trong số họ không được đào tạo tốt, hầu như không có ai trong số đó học đại học. Phần lớn sau này phải kiếm sống bằng những công việc được trả lương thấp hay hoàn toàn không có việc làm.
Nhiều cựu Hồng Vệ Binh cho tới nay vẫn không nói về những hành động của họ – cũng như Đảng. Tuy ĐCS đã lên án cuộc Cách mạng Văn hóa năm 1981, nhưng họ không muốn làm rõ các tội phạm. Cuối cùng thì cũng có nhiều con cái của các quan chức cao cấp và trung cấp đã tham gia.
Để không phải tìm nguyên nhân và những người phạm tội, nhiều người Trung Quốc cho tới ngày nay vẫn hiểu điều cấm kỵ lớn nhất trong nước Cộng hòa Nhân dân như là một dạng thảm họa thiên nhiên, như một cơn động đất chính trị đã lay động Trung Quốc dữ dội. Nhưng một trận động đất là số phận.
Trong các thập niên tới đây, họ sẽ không sợ gì bằng một lần lập lại của cuộc Cách mạng Văn hóa. Ngay đến những cuộc biểu tình vô hại đối với họ bây giờ cũng giống như những báo hiệu trước của một hỗn loạn về chính trị.
TỐNG BÂN BÂN, một trong các nữ Hồng Vệ Binh ở trường trung học nữ sinh trên đường Erlong ở Bắc Kinh – trường mà cô giáo Biện Trọng Vân đã bị giết chết ở đấy vào ngày 5 tháng 8 năm 1966 –, rời Trung Quốc năm 1980 để đi học đại học ở Phương Tây. Cô ấy là một trong những người phụ nữ đầu tiên được phép đi học ở một trường đại học Mỹ. Sau này, cô làm việc cho một cơ quan Mỹ. Trong một cuốn phim tài liệu, cô ấy giải thích rằng ngay từ lúc đầu, cô ấy đã chống lại bạo lực, đã không tham gia vào các cuộc khám xét nhà ở.
Trong thời gian từ 1978 đến 1989, Wang Jingyao, chồng góa của Biện Trọng Vân, cố gắng lôi những người có tội trong cái chết của vợ ông ấy ra chịu trách nhiệm trước tòa. Nhưng không thành công.
Trong một cái va li, người giáo sư vẫn còn giữ cho tới ngày nay bộ quần áo mà vợ của ông ấy mặc trong ngày cuối cùng: chiếc áo bị trét đầy mực, quần lốm đốm máu. Trong một cái hộp nhỏ, ông ấy giữ cái đồng hồ đeo tay đã vỡ của bà ấy.
Wang muốn bảo quản các vật đó cho tới chừng nào mà người Trung Quốc rồi cũng bắt đầu nói – về cảnh khủng khiếp đã bắt đầu vào ngày 5 tháng 8 năm 1966 đó.
Bài: Walter Saller; Ảnh: Li Zhensheng
Phan Ba dịch
Giới thiệu tài liệu: Roderick MacFarquhar, Michael Schoenhals, “Mao’s Last Revolution”, Belknap Press: cô đọng một cách xuất sắc 40 năm nghiên cứu về chiến dịch cuối cùng của Mao chống lại chính người dân của ông ấy. Li Zhensheng, “Roter Nachrichtensoldat” ["Người lính truyền tin đỏ"], Phaidon: quyển album ảnh cá nhân của một nhiếp ảnh gia.

Đọc những bài trước ở trang Trung Quốc của Mao Trạch Đông

Cuộc chiến của những đứa trẻ con (phần 1)

Cuộc chiến của những đứa trẻ con (phần 2)

Cuộc chiến của những đứa trẻ con (phần 4)

Cuộc chiến của những đứa trẻ con (phần 5)

Cuộc chiến của những đứa trẻ con (phần 6)

Cuộc chiến của những đứa trẻ con (phần 7)

Cuộc chiến của những đứa trẻ con (hết)

 Trong vương quốc của Kim Jong Un (phần 1)

Phan Ba
Giới lãnh đạo của đất nước nghèo nàn này không còn có thể tránh né sự toàn cầu hóa được nữa. Người dân mong chờ chế độ mở cửa và cải cách. Người trẻ tuổi đứng đầu nhà nước ra vẻ an cần với dân chúng, nhưng bộ máy của ông ấy vẫn còn giám sát tất cả mọi việc.
Susanne Koelbl
Phan Ba dịch từ Der Spiegel  41/ 2012
Thành phố cảng Wosan của Triều Tiên. Ảnh: Der Spiegel
Cuộc trao đổi khựng lại, thêm lần nữa. Người phiên dịch phải chuyển ngữ khái niệm “làng Potemkin”. Anh ấy ngần ngừ. “Điều đấy có nghĩa là gì?”, anh Kim hỏi. “Có nghĩa là chúng tôi chỉ nhìn thấy bề ngoài ở đây thôi”, anh ấy nhận được câu trả lời: “Các anh chỉ cho chúng tôi xem những cái giả là tăng trưởng và tiến bộ, như hầu tước người Nga Potemkim ngày xưa.” Anh Kim nên google diễn đạt này. Nhưng người phiên dịch không thể google “làng Potemkin” được. Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là nước duy nhất trên thế giới mà người dân của nó không có kết nối với mạng lưới khắp thế giới.
Người phiên dịch 21 tuổi đấy chưa từng bao giờ rời Triều Tiên, anh ấy tin vào chiến thắng sắp tới đây của cuộc Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa và bây giờ muốn giới thiệu những thành quả của quê hương anh ấy: thủ đô được làm đẹp để kỷ niệm ngày sinh thứ 100 của người lập quốc Kim Nhật Thành cùng với khu nhà cao tầng mới trông giống như kiến trúc của Hundertwasser, nhưng với nhiều bê tông. Giới ngoại giao phương Tây ở Bình Nhưỡng gọi nó nửa yêu mến nửa chế nhạo là “Manhattan Skyline” mới.
Anh Kim không  hiểu tại sao những người khách nước ngoài lúc nào cũng đặt ra những câu hỏi đấy: Tại sao ở đây có nhiều người đàn ông mặc quân phục đến như vậy? Triều Tiên có thật sự cần tên lửa tầm xa không? Tại sao 60% ngân sách nhà nước lại được dùng cho vũ trang trong khi tổng sản phẩm nội địa hàng năm trên đầu người chỉ vừa tròn 960 dollar và một người trưởng thành trung bình hàng ngày chỉ có được 2150 calo? Chính quyền cần trại cải tạo để làm gì? Tại sao chúng tôi chỉ đi xe trên những con đường đẹp nhưng không được vào xem các khu phố dân cư bình thường. Và cuối cùng: Tại sao không bao giờ chúng tôi được phép đi lại mà không có người theo dõi?
Điều đấy quá nhiều đối với anh Kim. Vào cuối ngày, anh ấy xin được thay bằng người khác.
Vào buổi tối, đứng trước khách sạn Yanggakdo, một công trình xây dựng mới của 1995 với 47 tầng lầu, là một người đàn ông với đôi mắt nhanh nhẹn và mái tóc thưa. Bộ complê của ông ấy thật là lịch sự, như thể Emporio Armani vừa mới cắt nó cho Mao Trạch Đông vậy.
Ông Hong tự giới thiệu mình là người hướng dẫn mới cho nhóm chúng tôi. Vấn đề là đi xem xem trong Triều Tiên có thay đổi điều gì dưới quyền của nhà độc tài Kim Jong Un hay không. Mười ngày với tàu hỏa và ô tô qua một đất nước đóng kín, sẽ có nhiều câu hỏi. Ông Hong 57 tuổi, trước đây ông đã làm việc trong Đại sứ quán Triều Tiên ở Berlin, trước khi thống nhất và sau khi thống nhất. Ông Hong quen biết thế giới.
Ông ấy thân thiện chìa tay ra, ông ấy mỉm cười. Trong Bình Nhưỡng, ai ở cấp bậc này và ở độ tuổi này mà nhận hướng dẫn những người khách tò mò thì theo thông tin của các chuyên gia phương Tây chắc chắn là thuộc bên an ninh.
Ngày kế tiếp đây sẽ là một ngày đặc biệt cho người giám sát chúng tôi cũng như cho chúng tôi, những người khách. Trước đây đúng 64 năm, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được tuyên bố thành lập. Có diễu hành đông người, múa tập thể, biểu diễn thể dục đông người trong sân vận động, những cái vượt quá tất cả các tưởng tượng của biên đạo múa, có 100.000 người biểu diễn.
Chẳng bao lâu sau đó, ông Hong trợn mắt lên, ông ấy gọi to: “Những bức ảnh này, ngừng ngay! Anh làm cho tôi đau đầu!” Sự tức giận của Hong là dành cho nhiếp ảnh gia Andreas Taubert, người đơn giản là cứ chụp ảnh quá ư là nhiều. Cuộc tranh cãi về ảnh đúng và ảnh sai của Triều Tiên sẽ đi theo chúng tôi cho tới ngày cuối cùng của cuộc hành trình.
Nhà mới trong thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: Der Spiegel
Nhà mới trong thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: Der Spiegel
Chụp ảnh tập thể dục đông người trên nguyên tắc là được phép, ngay cả khi trong sân vận động có người biểu diễn đông gấp ba lần người xem. Nhưng diễu hành quân đội là điều cấm kỵ, đặc biệt là khi quân đội đến trên những chiếc xe tải xả khói mù mịt của họ, những chiếc vì thiếu xăng dầu mà một phần phải chạy bằng củi.
Những người bán pin, ngồi xổm ở ven đường và buôn bán với hàng hóa ít ỏi của họ, là bị cấm, đấy có thể trông giống như sự thất bại của nền kinh tế kế hoạch. Ô tô trong giao thông thủ đô có thể được cho xem, nếu không thì người ta lại nói rằng đường phố của Bình Nhưỡng trống vắng, ông Hong nói, nhưng những chiếc VW Touareg sáng chói của quan chức cấp cao thì không. Vườn táo và trại nuôi súc vật thì được phép, chúng cho thấy sự sản xuất thực phẩm tốt, không hoan nghênh là hình ảnh những người phụ nữ đội vật nặng trên đầu hay nữ công nhân đổ mồ hôi trên đồng ruộng.
Triều Tiên vẫn là quốc gia khó hiểu nhất trên thế giới. Giống như lịch sử đã trùm một cái vòm bằng kính lên trên đất nước này và giữ thời gian lại – ngay trong cuộc Chiến Tranh Lạnh.
Ở gần thành phố cảng Wonsan, trong nhà máy sản xuất nông nghiệp “Nguồn Ba Làng”, phụ nữ đã dùng liềm cắt lúa ngay từ lúc mặt trời mọc. Họ mang ngôi sao đỏ trên những chiếc mũ lưỡi trai của họ. Tấm ảnh của người nữ nông dân tốt nhất được treo trước nhà câu lạc bộ của đội, được viền quanh bởi một vòng hoa bằng nhựa. Em trai Jun Hak Ljong năm tuổi, em đứng trong bếp của bố mẹ, những người đã ra đồng. Hôm nay em làm gì? “Chờ”, em nói. Ước ao lớn nhất của em là gì? “Làm lính.”
Quân đội đã dựng chướng ngại vật bằng thép lên trên con đường là ngõ ra của Wonsan. Những người lính trong quân phục màu nâu có thắt băng trên cánh tay kiểm soát ô tô và mỗi một người đi bộ. Tất cả đều cần một giấy thông hành. Không ai trong đất nước này rời một huyện, một tỉnh hay chỉ một khu phố mà không có ai biết.
Nhà nước ở khắp nơi, giám sát và thống trị cuộc sống của người dân, như một người cha.
Trẻ em ba tuổi học bước đều hành quân trong nhà trẻ, thiếu niên tiền phong được chia công việc lao động, đó là những đứa trẻ con mười, mười một tuổi. Đàn ông phải đi lính ít nhất là ba năm, họ dường như hoạt động ở khắp nơi, đổ mồ hôi trong những chiếc áo quân phục màu xanh của họ trên công trường, trong những con hào cạnh đường, trên các quảng trường. Cứ giống như là những chàng trai trẻ tuổi đó dùng cuốc xẻng đào tung cả đất nước lên. Chỉ vì toàn bộ sinh viên trước đó đã được điều động từ trường đại học đi lao động một năm mà thủ đô mới được đánh bóng kịp thời trong tháng 4 nhân các buổi lễ kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Kim Nhật Thành.
Ở Triều Tiên không có cá nhân, chỉ có tập thể.
(Còn tiếp)

Thủ tướng thôi làm Trưởng ban Phòng Chống Tham Nhũng

Theo dự thảo Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi) trình Quốc hội sáng nay, quy định Thủ tướng là Trưởng ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng đã được bỏ. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Văn Hiện nhất trí với sửa đổi này.
Sáng 26/10, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã trình dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) trước Quốc hội. So với dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng trước, ngoài việc ít hơn 2 điều (108 so với 110), dự luật đã có nhiều chỉnh sửa.
Mô hình của Ban chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng với 3 phương án sau khi xin ý kiến Thường vụ Quốc hội được Chính phủ thống nhất không đề cập đến trong luật. Quy định Thủ tướng là Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương đã được bỏ.
Trước đó, Hội nghị trung ương 5 (tháng 5/2012) đã thống nhất chủ trương thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng trung ương trực thuộc Bộ Chính trị; lập lại Ban Nội chính Trung ương, vừa thực hiện chức năng một ban Đảng, vừa là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương.
Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh. Ảnh: Nguyễn Hưng
Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh. Ảnh: Nguyễn Hưng
Đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nhất trí với việc sửa đổi này và cho rằng: "Việc thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng bí thư làm Trưởng ban là để bảo đảm sự thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương đối với toàn bộ hệ thống chính trị trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng và tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng sẽ được quy định trong văn kiện của Đảng".
Về đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài tài sản, thu nhập, Chính phủ nêu 2 ý kiến. Ý kiến thứ nhất cho rằng, đối tượng kê khai gồm người có chức vụ, quyền hạn theo quy định hiện hành và bổ sung thêm những cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên; ý kiến thứ hai cho rằng, đối tượng kê khai cần quy định tất cả những người có chức vụ, quyền hạn theo khoản 3 Điều 1 của Luật hiện hành. Dự thảo Luật thể hiện theo ý kiến thứ nhất.
Theo Ủy ban Tư pháp, quy định của Luật phòng, chống tham nhũng hiện hành quan điểm kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập là một trong những biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tăng cường trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đối với tính hợp pháp về tài sản, thu nhập, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức hữu quan phát hiện hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, qua Báo cáo sơ kết 5 năm thi hành Luật phòng, chống tham nhũng cũng như qua kết quả giám sát, khảo sát của Ủy ban Tư pháp cho thấy, việc kê khai, minh bạch tài sản trên thực tế nhìn chung là hình thức, hiệu quả của việc phòng ngừa, ngăn chặn và phát hiện tham nhũng là rất thấp.
Cả hai phương án được cơ quan thẩm tra đánh giá chưa khắc phục hết các khó khăn, bất cập song đã mở rộng được phạm vi đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập và bổ sung một số quy định cụ thể về xác minh tài sản.
Đối với việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra hành vi tham nhũng, dù được quy định với 5 khoản trong một điều (điều 68) song, qua thẩm tra, Ủy ban Tư pháp cho rằng, việc thực hiện còn gặp lúng túng và ở một số nơi chưa thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là trong Luật chưa quy định rõ căn cứ, cơ sở xác định trách nhiệm. Ví dụ như khái niệm về người đứng đầu, khi có hành vi tham nhũng xảy ra ở một bộ, ngành thì người đứng đầu được xác định là Trưởng phòng, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng hay Bộ trưởng...
Bên cạnh đó, ngay trong dự án Luật có những quy định còn chung, chưa rõ, có thể dẫn đến triệt tiêu hiệu quả của nhau, đó là “người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình trực tiếp quản lý, phụ trách thì bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự” (khoản 1 Điều 68) và “thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm thường xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình nhằm kịp thời phát hiện hành vi tham nhũng” (khoản 1 Điều 72).
"Trên thực tế, việc thực hiện các quy định này dường như là một nghịch lý. Thủ trưởng càng tăng cường kiểm tra, thanh tra để phát hiện được càng nhiều hành vi tham nhũng trong nội bộ thì người đó lại càng phải chịu trách nhiệm vì để xảy ra nhiều hành vi tham nhũng. Do đó, việc bao che, che giấu hành vi tham nhũng rất khó tránh khỏi", Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nhận xét.
Ngoài ra, dù bổ sung quy định quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng song quy định chung như trong dự luật chưa bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật, dẫn tới sự chồng chéo, chức năng, nhiệm vụ giữa Thanh tra Chính phủ với Bộ Công an và Viện KSND tối cao. Ủy ban Tư pháp đề nghị cần quy định cụ thể phạm vi trách nhiệm của các cơ quan có liên quan đối với công tác quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng.
Để khắc phục được các nhược điểm trong quá trình thực thi luật, Ủy ban Tư pháp đề nghị, các nội dung của dự án Luật sửa đổi lần này cần bám sát vào những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Luật cũng như trong Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, kiên quyết khắc phục tính hình thức, khẩu hiệu trong các quy định; bảo đảm các quy định phải toàn diện, cụ thể.
Về phạm vi sửa đổi, nhiều ý kiến đồng ý với Tờ trình của Chính phủ là cần sửa đổi toàn diện, nhưng cũng có ý nhiều kiến đề nghị chỉ tập trung sửa đổi một số điều thật sự bức xúc đang gây khó khăn, vướng mắc cho việc thi hành luật và thể chế hóa kịp thời Nghị quyết của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 11.
Dự luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) sẽ được thảo luận tại tổ và hội trường trước khi biểu quyết thông qua vào cuối kỳ họp.
Nguyễn Hưng
(VnExpress

PHI LUẬT TÂN, MIẾN ÐIỆN, THÁI LAN LIÊN MINH GẠO , VIỆT NAM BỊ CHO RA RÌA CHỈ VÌ CÁN BỘ MUỐN HỐI LỘ

Posted on 25.10.2012
Tin Sài Gòn – Gạo Việt đang tự làm mất thị trường, đó là lời báo nguy của các chuyên gia về xuất cảng gạo tại Việt Nam. Sau khi các công ty kinh doanh nông nghiệp chủ chốt của Phi Luật Tân, Miến Ðiện và Thái Lan đã thành lập một hiệp hội để phát triển chuỗi cung ứng gạo trong khu vực Ðông Nam Á, nhưng lại loại bỏ Việt Nam trong liên minh này. Một chuyên gia về nông nghiệp Việt Nam nhận xét, chỉ vì nhà nước Cộng sản Việt Nam bám chặt các doanh nghiệp nông sản, nghĩa là các cán bộ đảng muốn ghìm sức phát triển của các doanh nghiệp nông sản tư nhân, muốn mọi chuyện đều phải qua tay Hiệp hội Lương thực Việt Nam vẫn chỉ đạo các doanh nghiệp cứ chờ đợi thông tin từ các thị trường, nghĩa là để cho cán bộ ăn chận, lấy phần trăm. Cho nên các doanh nghiệp quốc tế nản lòng, bèn tẩy chay các doanh nghiệp CS Việt Nam.
Một nhân vật nổi tiếng trong giới xuất cảng gạo tại Việt Nam đã phải lên tiếng kêu gọi nhà nước phải cho phép các doanh nghiệp xuất cảng gạo thì tình hình mới có thể khá lên được. Nếu không đổi mới cách điều hành xuất cảng gạo và tham gia liên minh lúa gạo trong ASEAN, sức cạnh tranh của ngành xuất cảng gạo Việt Nam sẽ giảm mạnh và tự đánh mất dần thị trường.
Theo tin cho biết vào đầu tháng 9, các tập đoàn kinh doanh nông nghiệp chủ chốt của Phi Luật Tân, Miến Ðiện và Thái Lan đã thành lập một hiệp hội để phát triển chuỗi cung ứng gạo trong khu vực Ðông Nam Á. Trong đó Phi Luật Tân đóng góp công nghệ và giống lúa, Myanmar cung cấp đất sản xuất, còn Thái Lan đảm trách tiếp thị toàn cầu. Liên minh nông nghiệp trên sẽ có sức mạnh như OPEC đối với dầu hỏa, hướng tới chi phối thị trường xăng dầu thế giới. Thế nhưng Việt Nam là quốc gia có mức xuất cảng gạo thứ nhì trên thế giới lại không được tham gia và đang bị các nước trong khu vực đánh giá thấp về cách điều hành, quản lý xuất cảng gạo, vì chính phủ các nước tin vào doanh nghiệp tư nhân, còn Việt Nam thì bị cộng sản kềm kẹp, không tin vào doanh nghiệp tư nhân vì các quan chức muốn ăn tiền phong bì khi ký giấy cho các doanh nghiệp muốn ký hợp đồng thương mại.(SBTN)
Posted on 24 Oct 2012
 

Châu Phi cảnh giác trước quan hệ bất lợi với Trung Quốc

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào phát biểu trong buổi khai mạc Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – Châu Phi (FOCAC) lần thứ 5 tại Đại sảnh đường Nhân dân, Bắc Kinh ngày 19/07/2012.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào phát biểu trong buổi khai mạc Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – Châu Phi (FOCAC) lần thứ 5 tại Đại sảnh đường Nhân dân, Bắc Kinh ngày 19/07/2012. REUTERS/Jason Lee
Trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và Châu Phi tăng mức kỷ lục, 89% trong vòng hai năm và với 80,5 tỉ đôla trong 5 tháng đầu năm 2012, theo số liệu của Bắc Kinh. Do nhu cầu duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao, Trung Quốc gia tăng đầu tư khai thác tài nguyên châu Phi và xuất khẩu hàng giá rẽ tràn ngập châu lục này như thị trường thuộc địa. Châu Phi đã lên tiếng cảnh giác.
Trung Quốc là một cường quốc yêu chuộng hòa bình hay một đế quốc xâm lược bằng chiến thuật tằm ăn dâu ? Vào lúc đảng Cộng sản Trung Quốc sửa soạn thay thế hệ lãnh đạo trong bối cảnh Bắc Kinh tranh giành chủ quyền biển đảo với các quốc gia láng giềng, câu hỏi này đã trở thành thời sự nóng bỏng.
Đối với các nước châu Phi, nơi mà các dự án đầu tư của Trung Quốc và trao đổi thương mại gia tăng với tỉ số chóng mặt trong 10 năm qua, chính sách « hỗ tương phát triển đôi bên cùng có lợi » đã bị lật tẩy.
Ngày 19/07/2012 năm nay nhân « Diễn đàn hợp tác Trung-Phi » tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã cực lực bác bỏ những lời công kích này. Ông khẳng định « nhân dân Trung Quốc và nhân dân châu Phi thiết lập mối quan hệ bình đẳng, chân thành và hữu nghị, tương trợ nhau cùng phát triển ». Theo giới phân tích, tuyên bố của lãnh đạo Bắc Kinh cũng có ít nhiều cơ sở chứ không phải chỉ tuyên truyền.
Vào năm 2007, một bản phúc trình của Nghị viện châu Âu cũng nhận định « nhìn thoáng qua, thì sự thèm khát của Trung Quốc đối với tài nguyên đã mang lại phúc lợi cho châu Phi » . Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ thì thực tế không phải như vậy. Năm 2005, trong số 45 nước châu Phi buôn bán với Trung Quốc, 14 nước được thặng dư thương mại. 31 nước bị nhập siêu và còn bị hàng giá rẻ của Trung Quốc tràn ngập, tiêu diệt ngành công nghiệp non trẻ của địa phương.
Trong quan hệ mậu dịch giữa Trung Quốc và châu Phi, hố sâu phân cách kẻ được lợi, người bị thiệt càng ngày càng sâu rộng, tạo ra một tâm lý bất bình đối với Trung Quốc. Bản báo cáo của Nghị viện châu Âu kết luận : « Đối với đa số quốc gia châu Phi, diễn văn của Trung Quốc về phát triển đã tạo ra nhiều hy vọng, nhưng không tạo điều kiện để phát triển bền vững, lâu dài ».
Vấn đề là liệu Trung Quốc có giải pháp nào khác ? Giới phân tích cho rằng không nên quên chính quyền Trung Quốc là một ban lãnh đạo độc tài, mà sự tồn vong đặt trên tỉ lệ phát triển kinh tế. Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc ngày nay lệ thuộc vào nguyên liệu và nhiên liệu nhập khẩu. Chỉ hai năm sau khi bắt đầu nhập than đá, năm ngoái 2011, Trung Quốc đã mua của Úc 183 triệu tấn. Về khí đốt, dự kiến vào năm 2020, mỗi ngày Trung Quốc phải nhập 87 tỉ mét khối. Kim loại cần thiết cho công nghiệp điện tử cũng gia tăng theo.
Le Monde Diplomatique tháng 09/2012 lưu ý độc giả bài tham luận của Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành tại Học viện Quốc tế Trung Quốc ngày 10/04/2012 về mối « lo âu số một » của chính quyền Trung Quốc hiện nay : « Nuôi sống 1,3 tỉ dân là một thử thách, là một sức ép kinh khiếp… mọi thứ khác đều là phụ thuộc ».
Nếu mục tiêu tối thượng là nuôi sống dân thì gia tăng ngân sách võ trang để làm gì ? Tuy xem nhân dân chỉ là công cụ, Bắc Kinh gián tiếp thừa nhận là họ phải bảo đảm nguồn cung cấp năng lượng và nguyên liệu để duy trì ổn định chính trị.
Đáp lại bài diễn văn của Chủ tịch Trung Quốc tại Diễn đàn hợp tác Trung-Phi vào tháng 7, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma lưu ý đối tác Bắc Kinh là không thể để tình trạng « bòn rút tài nguyên châu Phi kéo dài ».
Trung Quốc chỉ còn hai phương án : một là cải cách tận gốc cơ cấu sản xuất và kinh tế, sử dụng năng lượng sạch; hai là tiếp tục lối mòn cũ, mà hệ quả không tránh được là bước vào vết xe đổ của các nước Tây phương thời đi tìm thuộc địa.
Nền kinh tế có tỉ lệ tăng trưởng cao nhất thế giới đã tỏ dấu hiệu hụt hơi : 7,4% trong quý ba năm nay, mức thấp nhất trong 13 năm qua.
Vì sao cấu trúc kinh tế Trung Quốc có thể biến cường quốc châu Á này thành một đế quốc, dù có âm mưu hay không ?
RFI đặt câu hỏi với một chuyên gia từng làm tư vấn cho một số doanh nghiệp Trung Quốc tại châu Phi : giáo sư kinh tế Nguyễn Phúc Liên, đại học Genève, Thụy Sĩ.
Giáo sư Nguyễn Phúc Liên :« Chính phủ Trung Quốc đã thấy là về lâu dài thì kinh tế của họ đang xuống dốc do lệ thuộc vào hai lãnh vực : nguyên liệu, nhiên liệu và thị trường tiêu thụ. Trung Quốc chỉ dồn vào lãnh vực chế biến, mà lãnh vực này lại cũng cần nhiên liệu và nguyên liệu…Khi nền kinh tế bí lối thiếu nguyên vật liệu thì phải tính, mà tính ở đây là tính…làm liều, là hung hăng là hống hách…và cuối cùng sẽ bị cô lập ».

AlanPhan :Tử huyệt của niềm tin

Tiến sĩ Alan Phan
Viết từ Sài Gòn
Cập nhật: 09:44 GMT – thứ sáu, 26 tháng 10, 2012- BBC
Hàng loạt khu căn hộ, chung cư ở Việt Nam đang xây dở phải bỏ trốngHàng loạt khu căn hộ, chung cư ở Việt Nam đang xây dở phải bỏ trống
Bong bóng đầy hơi helium thì sẽ bay bổng trông rất ngoạn mục. Nó mang theo ước mơ tươi đẹp của bao đứa trẻ muốn bay cao qua bầu trời, nhẹ lướt gió như con diều trên ngọn cây mái ngói. Nhưng người lớn thì thực tế hơn.
Họ hiểu rằng helium trong quả bóng sẽ xì hơi hay nổ tung theo thời gian, tùy vào áp lực và sức nóng. Nhiều người lớn không chấp nhận định luật vật lý này. Họ muốn “trẻ mãi không già”.
Thế giới gọi đây là hội chứng Peter Pan.
Tuần qua, các người “rất lớn” tổ chức hội thảo để giải quyết cục nợ gọi là “bong bóng bất động sản”.
Họ cố tìm ra một lý giải chính đáng để kết luận là bong bóng sẽ tiếp tục bay nếu chúng ta (người dân) có chút niềm tin vào chánh phủ và các công ty bất động sản (xem bài của VN Express đăng lại nơi web site GNA này).
Tin vào chánh phủ và các công ty bất động sản? Nếu đây là “tử huyệt” như vài chuyên gia nhận định, thì “tử” là cái chắc.
Như một bà vợ bắt gặp chồng ngoại tình lừa gạt không biết bao lần trong quá khứ, nhưng lần này ông chồng xin bà vợ hãy “tin anh đi”, anh mới cởi quần áo nó ra, chưa làm gì cả.

Tử huyệt niềm tin

Bỏ qua chuyện niềm tin, đây là những lý do tôi cho rằng một melt-down (chảy tan) của bất động sản Việt trước tháng 6 năm 2013 là điều khó tránh (trong bài phỏng vấn với VTV, họ cắt phần lớn những biện giải này):
1. Chánh phủ đã hết tiền, ngân hàng đã hết tiền, các công ty bất động sản đã hết tiền.

“Tin vào chánh phủ và các công ty bất động sản? Nếu đây là “tử huyệt” như vài chuyên gia nhận định, thì “tử” là cái chắc. “
Alan Phan
Người dân còn khoảng 50 tỷ USD (vàng và ngoại tệ) và Việt kiều có thể rót thêm 15 tỷ mỗi năm, nhưng không ai có “niềm tin” để vất tiền tốt theo đống tiền xấu.
Giải pháp in tiền bừa bãi không khả thi vì sẽ gây lạm phát phi mã và kết cuộc sẽ đến nhanh hơn dự đoán.
2. Khi giá bất động sản xuống dưới 50%, nợ xấu ngân hàng sẽ tăng gấp 3 lần hiện nay vì 67% dư nợ của ngân hàng dựa trên thế chấp bất đống sản.
Các con nợ thường ngưng trả tiền vay khi tài sản họ mất có trị giá thấp hơn tổng số tiền vay.
3. Nếu bong bóng bất động sản không nổ vì bất cứ lý do gì, sự trì trệ cho nền kinh tế sẽ kéo dài ít nhất 8 năm nữa.
Số lượng căn hộ tồn kho và các căn hộ đang xây dở dang phải mất đến 10 năm mới thanh lý hết.
4. Ánh sáng le lói dưới đường hầm là gói cứu trợ của IMF (chánh phủ đã bác bỏ giải pháp này) hoặc tín dụng từ đàn anh “lạ”.
Không ai ngoài chánh phủ có thông tin để dự đoán chính xác hướng đi sắp tới của chúng ta.
5. Chúng ta vẫn đang cố gắng làm những gì chúng ta đã làm trong quá khứ (khó mà thay đổi thói quen xin-và-cho); nhưng chúng ta đang hy vọng là kết quả sẽ khả quan và tốt đẹp (như lời các ngài quan chức đã tuyên bố gần đây).
Các quan đang muốn chứng minh là Einstein không biết gì về toán hay vật lý? Chúng ta mới là bậc trí tuệ?
Bản chất tôi là một người lạc quan và có niềm tin cao độ vào tôi cũng như vào những người chung quanh. Tôi luôn nhìn tương lai với cặp kính mầu hồng.
Gần đây, khi về lại Việt Nam, các Peter Pan cũng không còn đeo kính nữa. Có lẽ vì chúng ta đang ở Never-Land?
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một Việt kiều Mỹ, chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa. Bài đã đăng ở Bấm trang web của tác giả.

Nguyễn Ngọc Già – Làm gì khi bị bắt cóc ở nhà?

Nguyễn Ngọc Già

Sự việc cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị bắt cóc ngày 14/10/2012 gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước. Sự việc này cho thấy, phía công an ngày càng bế tắc và đuối lý khi áp dụng luật.
Vai trò Pháp Luật ngày càng trở nên hữu hiệu và người dân càng tỏ rõ trình độ đã nâng cao rất nhiều chỉ mới 3 năm qua, đẩy phía công an vào thế bị động để ngày càng né tránh luật, chuyển qua sử dụng chiêu trò “bắt cóc” và “khủng bố tinh thần”.
Vậy những ai đối diện với trò xã hội đen thế này nên làm gì? Một số chia sẻ nhỏ dưới đây gửi các bạn trẻ suy nghĩ và mong rằng các bạn có thể tìm trong này chút gì đó phù hợp với cá nhân từng người để ứng phó linh hoạt khi bị bắt cóc. Xin khoan cười cho đến khi bạn đọc xong:
1. Hãy đọc và nhớ nằm lòng (điều nào, khoản mấy) những phần liên quan nhất với bản thân thông qua LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ (phần bắt giữ, bắt quả tang, bắt khẩn cấp, tạm giam, tạm giữ, khám xét v.v…). Nếu được, các bạn nên luôn thủ sẵn trong người (khi ra đường), để nơi dễ lấy nhất (khi ở nhà) bộ luật này và bôi đậm “high light” lên những phần liên quan mật thiết đến quá trình bị bắt giữ theo luật quy định. Chia sẻ cho bạn bè việc này.
2. Hãy luôn tâm niệm: chúng ta có thể bị bắt cóc (và cả bắt theo luật) vào bất cứ thời điểm nào và trong mọi hoàn cảnh. Việc này không phải để chúng ta sợ sệt và hoang mang, hoảng loạn, thay vào đó chúng ta đã trang bị tốt TÂM THỨC CHỦ ĐỘNG & ĐIỀM TĨNH trong mọi tình huống. Tâm niệm này còn giúp chúng ta không bị tâm lý bất ngờ, đột ngột và chúng ta hoàn toàn bình thản, tỉnh táo khi đang ăn cơm, đi học, đi mua sắm, đi chơi v.v… thậm chí chúng ta đang ngủ vào lúc nửa đêm. Các bạn có thể gọi đó là bản lĩnh cũng được.
3. Khi công an ập vào phòng trọ (như cô Nguyễn Phương Uyên), xin ghi nhớ: BÌNH TĨNH. Bằng cách gì? (xin bạn hãy đọc kỹ)
3.1 Thầm đếm trong đầu từ 1 cho đến 5 (đếm không quá nhanh và không quá chậm; hãy tính bằng “giây”).
3.2 Sau khi đếm xong, các bạn hãy hít sâu và thở đều 3 nhịp. Hành động này cứ làm thoải mái, nhẹ nhàng.
3.3 Nở nhẹ nụ cười và mời họ ngồi, có thể bằng câu: “Xin mời các anh ngồi”. Trong trường hợp họ hùng hổ, xồng xộc xông vào túm bạn, bẻ quặt tay, hãy đừng kháng cự và cũng đừng hét toáng lên gì cả, dù bạn có cảm thấy rất đau, xin hãy bình tĩnh. Nói dứt khoát và vừa đủ nghe: “Tôi đang ở nhà, có gì mà vội vậy, anh hãy buông tay ra đi, tôi không chạy đi đâu mà sợ” và mắt bạn bình thản nhìn thẳng vào họ (nhưng đừng quắc mắt hay tỏ ra căm thù, khinh bỉ gì cả).
3.4 Tự nhiên và bình thản, rót nước mời họ (nước lọc cũng được). Qua đó, các bạn cũng cầm một ly nước đầy và nhẹ nhàng uống một hơi.
3.5 Luôn ghi nhớ trong đầu: nước và không khí rất quan trọng cho thể trạng và tâm trạng. Nếu nhà bạn (hay phòng trọ) có bao nhiêu cửa hãy mở toang hết ra. Bạn cũng nên bật quạt lên, vừa bật quạt vừa nói: “Không khí nóng và oi”. Xin nhớ, không vội vã, hấp tấp gì cả.
3.6 Khi vào câu chuyện, luôn tìm cách CHỦ ĐỘNG trong mọi tình huống. Không tỏ ra nóng nảy, bồn chồn hay rụt rè, sợ sệt. Trong câu chuyện luôn nhìn thẳng vào mắt người đối diện với nét mặt thanh thản, không căng thẳng. Bất chấp họ hùng hổ, đe nẹt, to tiếng, xông xáo nhào vào mọi ngóc ngách trong nhà. Bạn hãy nói nhẹ nhàng (không phải là sợ sệt nhé): “Anh có thể lục soát, mặc dù tôi biết, các anh đang vi phạm pháp luật”. Tuyệt đối, không xưng hô: “anh, em”, “chú, cháu”, “cô, bác” gì ở đây cả. Các bạn cần ý thức tinh thần CÔNG DÂN thiêng liêng của mình.
3.7 Họ càng hùng hổ, bạn càng nhẹ nhàng (không phải rụt rè) và bình thản.
3.8 Nếu họ lập biên bản và tịch thu đồ dùng cá nhân (laptop, máy ảnh, điện thoại v.v…) dứt khoát không ký. Các bạn cũng nên nhớ rõ trong đầu những gì họ lấy đi của bạn, nhớ cả model, nhãn hiệu, nét riêng của đồ dùng cá nhân.
3.9 Trong trường hợp, khi họ xông vào nhà bạn mà có người thân cùng ở hay bạn bè cùng trọ thì rất tốt khi bạn thể hiện những hành động nói trên. Tại sao? Bạn đang làm cho những người quanh bạn hoàn toàn an tâm và trấn tĩnh tinh thần theo bạn. Đừng để những người quanh bạn lên tiếng, ồn ào, lo âu, căng thẳng hay chen vào câu chuyện của bạn. Hãy nói vừa đủ nghe với người thân hoặc bạn bè: “Đây là việc của con (em, anh, chị, cháu v.v…), xin mọi người hãy an tâm và đứng chứng kiến giúp, chính con (em, anh, chị, cháu) cũng chẳng hiểu sao lại có việc như thế này”.
3.10 Khi họ buộc bạn ra xe, hãy nói: “tôi có thể ăn mặc cho đàng hoàng một chút chứ?”, và vừa đi vào phòng thay đồ vừa nói: “các anh có thể đứng canh tôi thay đồ cũng được” hoặc “các anh có thể cùng vào phòng và nhìn tôi thay đồ cũng được”. Xin nhớ, chị Tạ Phong Tần ngồi trong nhà vệ sinh, họ còn tông cửa vào thì bạn cũng nên chuẩn bị tâm lý này, nếu bạn là con gái. Bởi các cô gái trẻ, sự e ngại về thân xác phơi trước mắt là điều khó khăn, tuy nhiên các bạn phải xác định khi đã theo đuổi con đường đấu tranh bất bạo động thì những việc này là việc… “nhỏ” (!). Đặc biệt, đối với các bạn gái, hãy chọn trang phục gọn và đẹp, màu sắc nổi bật càng tốt, tóc tai nên buộc gọn phía sau (nếu tóc dài), thoa nhẹ tí son và má hồng, nếu cận bạn càng nên mang kính. Trường hợp xấu nhất, họ không cho bạn thay quần áo (đặc biệt các bạn trai thường mặc quần đùi ở nhà và có thể ở trần, hay áo 3 lỗ), bạn hãy đề nghị: “ít nhất cũng nên để tôi chải đầu lại cái đã, mất 1 phút thôi”. Bạn cũng có quyền đề nghị đi tiểu trước khi ra xe và nói họ có thể đứng ngay ngòai cửa, còn nếu họ muốn thì có thể… vào phòng vệ sinh cùng bạn cũng được :( . Hãy tận dụng lúc này để rửa mặt cho sảng khoái hơn.
3.11 Trong quá trình họ xông vào, nếu họ chụp hình, bạn nên nhìn thẳng vào ống kính và cười nhẹ (đừng tỏ ra trêu ghẹo hay thách thức gì cả), đặc biệt chú ý đôi mắt của mình, luôn phải vui và sáng. Họ đã lợi dụng hình ảnh xấu xí của các tù nhân lương tâm khá nhiều và thành công trong nhiều trường hợp. Đừng né tránh ống kính và đừng để họ chộp những gương mặt thất thần, buồn bã hay thảm não.
3.12 Bạn cũng đừng quên cầm theo LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ. Nếu họ ngăn, bạn chìa ra và nói: “Đây là LTTHS của VN”. Nếu họ vẫn dứt khoát không chịu, bạn hãy để lại, không sao cả.
3.13 Trước khi ra xe, nếu có người thân quanh đấy, bạn hãy tiến đến và ôm hôn từng người để động viên người thân. Trong trường hợp họ không cho và kéo bạn một cách thô bạo, càng tốt bạn ạ, đừng tỏ ra giận dữ gì cả. Đó là những gì hữu hiệu nhất tố cáo con người gỗ đá của họ. Chính họ tủi hổ và nhục nhã, không phải là bạn. Trước khi bạn vào xe, nhớ ngoái lại nhìn người thân cười tươi, đưa tay vẫy và nói lớn: “Con (em, anh, chị, cháu…) không có tội gì đâu, yên tâm!”
Chúng ta là chính nghĩa và lương thiện. Bạn hãy vững tin vào điều này.
Tôi không chắc mình biết hết, nhưng tôi sẽ nói hết những gì mình biết, nếu bạn cần hỏi thêm điều gì.
Tuổi trẻ Việt Nam đang mang lại nhiều mầm non lộc biếc báo hiệu mùa Xuân đang đến…
Các bạn trẻ yêu mến của tôi! Hãy cho tôi góp chút ý kiến như thế.
Nguyễn Ngọc Già

Đâu rồi những phụ nữ quyền lực ở TQ?

BBC tại Bắc Kinh
Cập nhật: 14:17 GMT – thứ sáu, 26 tháng 10, 2012
Lâm Sảng, một nữ sinh viên Trung Quốc
Mặc dù có kỹ năng và học thức, Lâm Sảng không có mong muốn đi vào con đường chính trị=>

Mang đôi bốt cao cổ hầm hố và với mái tóc buộc túm cao kiểu đuôi ngựa, Lâm Sảng, 22 tuổi, không giống như những người ăn mặc chỉnh triện ngồi ở vị trí lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nhưng điều đó không ngăn cản cô mất bốn năm trời để cố gắng trở thành một đảng viên với hy vọng nó sẽ tăng thêm triển vọng cho con đường sự nghiệp của cô.
Thông thạo tiếng Anh, Lâm là một sinh viên ưu tú tại Học viện Ngoại giao Bắc Kinh danh tiếng và là thành viên tích cực của Đoàn Thanh niên Cộng sản. Cô cũng say mê chính trị.
Khi học tại thành phố New York một học kỳ năm nay, cô đã có mặt trong khuôn viên của trường hôm Tổng thống Barack Obama đã đến thăm trường Đại học Tổng hợp Columbia. “Thật là hào hứng khi được tới gần Tổng thống như vậy”, cô mỉm cười nói.
Ở nhiều nước khác, người phụ nữ trẻ thành đạt này có thể là một ứng cử viên sáng giá làm việc trong chính phủ và, cuối cùng, có thể giúp điều hành đất nước mình. Tuy nhiên, cô Lâm thậm chí còn không nghĩ tới chuyện đó.
“Tôi không biết nhiều về văn hóa chính trị tại Trung Quốc, nhưng tôi cho rằng nó khá nam tính”, cô giải thích. Thay vào đó, cô muốn làm việc với một tổ chức phi lợi nhuận, có lẽ một tổ chức làm công việc chống bạo hành trong gia đình.
Có thể dễ dàng thấy lý do tại sao cô Lâm và những người khác như cô lại né tránh hệ thống chính trị của Trung Quốc.
Lãnh đạo nữ thật hiếm hoi trong xã hội vốn có truyền thống do nam giới thống lĩnh tại Trung Quốc. Những phụ nữ nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc – Từ Hy Thái Hậu và Giang Thanh, vợ Mao Trạch Đông – đều là vợ của những người đàn ông đầy quyền lực.
Xu hướng có lẽ sẽ không sớm thay đổi. Tin đồn đoán quanh Bắc Kinh cho thấy tân Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực điều hành đất nước Trung Quốc, sẽ gồm toàn nam giới khi nó được công bố vào tháng tới.
Bà Lưu Diên Đông 
Ít người cho rằng bà Lưu Diên Đông sẽ lọt vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc kỳ tới =>

Một phụ nữ, bà Lưu Diên Đông, được đồn là đang vận động dành một ghế trong Ủy ban Thường Vụ Bộ Chính trị. Tuy nhiên, hầu hết đều đồng ý rằng bà sẽ không thể trở thành người phụ nữ đầu tiên tham gia Ủy ban Thường vụ tới.
Thậm chí nếu bà Lưu có phá vỡ thông lệ thì điều đó cũng sẽ không gây ấn tượng với cô gái trẻ Lâm Sảng. “Tôi xem sơ yếu lý lịch của Lưu và cha của bà là một trong những cán bộ đảng,” cô nói.
Cô thấy thất vọng rằng, một lần nữa, một trong những phụ nữ quyền lực nhất Trung Quốc dường như đã đạt được thành công của mình vẫn nhờ thông quan hệ gia đình – cha của bà Lưu Diễn Đông, ông Lưu Thụy Long, là một quan chức cấp cao trong ngành nông nghiệp vào thời kỳ Cách mạng Văn hóa Trung Quốc.
Nó có đã tạo cảm hứng nhiều hơn nếu bà Lưu Diễn Đông chỉ là một công dân bình thường, cô Lâm tin như vậy.
“Điều đó sẽ khiến tôi cảm thấy như mình có cơ hội và rằng một cô gái bình thường cũng có thể có giấc mơ như thế, rằng cánh cửa mở rộng với chúng tôi ngay cả nếu chúng tôi không có một người cha có chức vụ cao.”
Văn hóa rượu
Tại một đất nước mà nhiều phụ nữ đang cầm cương trong kinh doanh và học thuật, thì lại ít phụ nữ thành đạt trong chính phủ.
Năm 1975, Trung Quốc xếp thứ 12 trong bảng xếp hạng toàn cầu về con số phụ nữ tham gia chính trường, theo ông Quách Hà Quyên, giáo sư chính trị và hành chính công tại Đại học Tổng hợp Chiết Giang.
Ngày nay, đất nước Trung Quốc đã tụt xuống thứ 64 trong danh sách này.
Mặc dù các chỉ dẫn nói rằng ít nhất 22% số ghế trong quốc hội Trung Quốc nên được phân bổ cho phụ nữ, phụ nữ chỉ chiếm 21,3% tại phiên họp quốc hội năm nay. Giáo sư Quách đổ lỗi cho việc quota dành cho phụ nữ không phải là bắt buộc.
Ngoài ra, Giáo sư Quách giải thích, cán bộ trong chính phủ được thăng chức là nhờ giới thiệu đề nghị của cấp trên.
Leta Hong Fincher, một người thường xuyên bình luận về các vấn đề của phụ nữ ở Trung Quốc, đã lưu ý mọi người tới thực tế rằng “để trở thành một quan chức có quyền lực ở Trung Quốc, quý vị cần tổ chức nhiều tiệc tùng, làm quen và uống nhiều quốc lủi”.
“Ngược lại, hầu hết phụ nữ được cho là phải ở nhà, chăm sóc gia đình của họ ngoài giờ làm việc.”
Các quan chức cao cấp Trung Quốc chúc tụng rượu 
Phụ nữ không được khuyến khích tham gia chè chén giao lưu, vốn cần thiết để tiến thân trong đảng

Sẽ thật khó khăn để một người phụ nữ có thể hòa nhập vào kiểu uống rượu và chè chén cùng với các đồng nghiệp nam của họ mà không được bị đánh giá bất công, bà Hồng Fincher lập luận. Theo truyền thống, nhiều phụ nữ được cho là phải duy trì một lối sống khiêm tốn, chăm sóc gia đình của họ sau khi đi làm về.
Bên cạnh đó, giao tiếp sau giờ làm việc để gây ấn tượng với ông chủ của mình không chỉ dừng lại ở việc uống cạn một chai quốc lủi. Một bí mật mà ai cũng biết là nhiều quan chức Trung Quốc còn có bồ như là một dấu hiệu về quyền lực của họ.
Cựu Bộ trưởng Đường sắt, Lưu Sư Quân, có 18 “vợ hai” trước khi ông bị cách chức vì tội tham nhũng.
Tháng này, chính trị gia thất sủng, ông Bạc Hy Lai, đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc một phần vì đã có “quan hệ tình dục sai trái với nhiều phụ nữ”, theo giải thích chính thức của chính phủ về chuyện ông bị cách chức.
Việc đưa bà Lưu Diên Đông vào hàng ngũ những lãnh đạo cao nhất của chính phủ Trung Quốc sẽ là một hành động có tính tượng trưng cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc sẵn sàng nâng cao vị thế của người phụ nữ, Giáo sư Quách giải thích.
Nhưng sinh viên trẻ Lâm Sảng chờ đợi có thay đổi thực sự “Nếu Đảng nâng quota cho phụ nữ hoặc họ tăng cường thúc đẩy các quyền của phụ nữ, như thế sẽ làm tôi thích Đảng Cộng sản hơn,” cô tuyên bố.
Có lẽ khi đó, người phụ nữ trẻ này và những người khác giống như cô sẽ có đủ nhiệt tình cần thiết để tiến thân vào Đảng Cộng sản Trung Quốc – câu lạc bộ dành cho nam giới.

Lo ngại cho nghiên cứu khoa học VN

Quốc Phương
BBC Tiếng Việt
Cập nhật: 12:29 GMT – thứ sáu, 26 tháng 10, 2012
Đại học Việt NamGiáo dục và nghiên cứu của VN đứng thấp ở khu vực theo xếp hạng
Kết quả mới công bố của viện nghiên cứu xếp hạng tổ chức giáo dục, khoa học SCImago của Tây Ban Nha năm 2012 cho thấy vị trí của các trường đại học, viện nghiên cứu của Việt Nam có xu hướng đứng thấp mà một số chuyên gia trong nước cho là đã “tụt hạng.”
Theo nội dung xếp hạng, về mặt số lượng, ở lĩnh vực nghiên cứu về giáo dục, công bố xếp hạng thực hiện với 3.290 đại học, viện nghiên cứu quốc tế của SCImago cho hay Việt Nam đứng hạng 14 trong 21 quốc gia ở khu vực Đông Á, xếp sau các nước như Malaysia (hạng 8), Thái Lan (hạng 9), Philippines (hạng 11).
Ở chỉ tiêu này, số lượng bài nghiên cứu về giáo dục của Việt Nam chỉ bằng 1/37 so với Đài Loan (hạng nhất) và 1/30 so với Hồng Kông (hạng nhì), với tổng số các bài báo khoa học trong ngành khoa học giáo dục của Việt Nam được công bố quốc tế là 39 trong khoảng thời gian 14 năm được so sánh từ 1996-2010 và có chỉ số trung bình là 2 bài mỗi năm.
Xếp hạng của SCImago về một chỉ số về việc được trích dẫn công bố quốc tế của bài báo, công trình khoa học, hay chỉ số H, cho thấy chỉ số này của Việt Nam đứng thứ 13 và ở mức 4 điểm, xếp dưới Philippines, quốc gia láng giềng Đông Nam Á vốn xếp thứ 10 với 6 điểm, sau Thái Lan (hạng 9, 8 điểm) và chỉ đứng trên Campuchia vốn xếp hạng 14 với 2 điểm.
Báo cáo xếp hạng trên ba nghìn trường, viện đại học, nghiên cứu thế giới cho hay có 4 tổ chức của Việt Nam lọt vào danh sách được xếp đợt này, nhưng đứng ở vị trí khiêm tốn, là Viện khoa học và công nghệ, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Bách khoa Hà Nội.
Xếp hạng của SCImago trong báo cáo năm 2012 về mặt công bố khoa học được bổ sung chỉ báo “lãnh đạo” ngầm chỉ định về tỷ lệ phần trăm tác giả chính của công trình khoa học công bố quốc tế là người trong biên chế của một cơ sở, trường viện được xếp hạng.
Chỉ số này đặt bên cạnh một số tiêu chí được đem ra so sánh, đánh giá khác đã biết như đầu ra, hợp tác quốc tế (với đồng nghiệp quốc tế), chỉ số tác động (đo ảnh hưởng của nghiên cứu), chỉ số chất lượng khoa học (nhắm vào tỷ lệ bài báo được công bố trên các tập san, tạp chí khoa học hàng đầu thế giới), chỉ số chuyên biệt hóa, chỉ số xuất sắc…
‘Không ngờ tệ như thế
Phản ứng về kết quả xếp hạng mới công bố của báo cáo 2012 của nhóm nghiên cứu thuộc SCImago, tờ Dân trí đăng bài báo của nhà nghiên cứu, học giả Nguyễn Văn Tuấn từ Đại học New South Wales Úc và đồng nghiệp, coi đây là một “báo động” và “tụt hạng” về nghiên cứu khoa học và nghiên cứu giáo dục của Việt Nam.
“Tôi không hình dung là (kết quả) tệ đến như thế này. Với tư cách là một người đứng đầu một viện nghiên cứu về giáo dục, tôi thấy đây là một nỗi đau mà chắc chắn là phải khắc phục”
PGS TS Đặng Thị Thanh Huyền
Một số chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu giáo dục mà BBC Việt ngữ hỏi ý kiến hôm 26/10/2012 có phản ứng khác nhau về công bố xếp hạng của SCImago.
Một trong số đó, PGS. TS Đặng Thị Thanh Huyền, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Quản lý Giáo dục cho rằng đây là một kết quả “rất tệ” đối với lĩnh vực nghiên cứu giáo dục nói riêng, nghiên cứu khoa học và ngành giáo dục nói chung của Việt Nam.
Trong khi cho rằng báo cáo của CSImago có thể chưa khảo sát đầy đủ kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục của các trường Đại học sư phạm và Viện Nghiên cứu khoa học Giáo dục quốc gia ở Việt Nam, bà nói:
“Tôi không hình dung là (kết quả) tệ đến như thế này. Với tư cách là một người đứng đầu một viện nghiên cứu về giáo dục, tôi thấy đây là một nỗi đau mà chắc chắn là phải khắc phục.”
“Không biết là các lãnh đạo cấp trên có đọc thông tin này không, nhưng chắc chắn là đọc, phải có những chiến lược để khắc phục vấn đề này.”
“Và nếu muốn giáo dục thay đổi, thì đúng là nghiên cứu khoa học về giáo dục phải thay đổi đi. Nếu với quy mô, số lượng và chất lượng như thế này, nó sẽ là một cản trở cho sự cải tổ giáo dục”
Lãnh đạo của Viện nghiên cứu trực thuộc Học viện Quản lý Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho rằng cần phải xem xét tới khâu kinh phí và đầu tư nguồn lực cho nghiên cứu khoa học.
Vì theo bà đây là một trở lực rất lớn đối với chất lượng, trong khi cải tiến phương pháp giảng dạy, đào tạo từ cấp giáo dục mầm non, phổ thông cho đến Đại học cũng có vai trò giúp cải thiện giáo dục trong tương lai.
Còn một chuyên gia về kiểm định chất lượng thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, người không muốn tiết lộ danh tính, cho rằng bảng xếp hạng của SCImago chỉ nhằm mục đích xếp hạng, không sử dụng đầy đủ các chỉ báo tổng quát cho phép đánh giá khách quan cũng như kiểm định về giáo dục, cũng như nghiên cứu khoa học. Ông nói:
“SCImago chỉ tính đến chỉ báo công bố quốc tế, không tính tới công bố trong nước, bỏ qua nhiều chỉ số kỹ thuật quan trọng, chi tiết và đặc trưng trong kiểm định giáo dục, khoa học.
“Chúng tôi không phủ nhận xếp hạng. Xếp hạng có ý nghĩa về động lực, nhưng không nên chủ trương coi xếp hạng là đánh giá cao nhất và duy nhất.”
‘Đào tạo quá tạp’
Giáo sư Lâm Quang ThiệpGiáo sư Lâm Quang Thiệp từng cho rằng một số cơ sở như đại học quốc gia cần xem xét lại mục tiêu đào tạo của mình
Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng việc các trường, viện của Việt Nam xuất hiện trên các đánh giá quốc tế cần phải được coi là một ghi nhận ban đầu và không nên ‘quá khắt khe’ như một số nhà nghiên cứu người Việt Nam từ nước ngoài.
“Vấn đề là đưa ra giải pháp. Hiện trạng Việt Nam chỉ có vậy, làm sao có thể yêu cầu Việt Nam theo kịp ngay được với các trường, viện hàng đầu quốc tế?”
“Phải có thời gian. Liệu chúng ta có kinh phí đủ để cải cách không? Nhân sự có dám thay toàn bộ hay hàng loạt không? Ở đây còn có vấn đề bài toán xã hội nữa.”
Riêng về cải thiện việc công bố quốc tế các công trình bài báo, khoa học, một trong các chỉ báo được nhóm xếp hạng của SCImago căn cứ, chuyên gia này đưa ra kiến nghị:
“Theo tôi cần cải tiến văn hóa công bố. Ở Việt Nam nhiều tác giả, nhóm tác giả còn chưa chú trọng công bố quốc tế.
“Việc đánh giá các đều tài, công trình nhiều khi coi nặng việc bảo vệ kết quả đề tài, nộp hồ sơ nghiệm thu, mà nhiều trong số đó thực ra có thể cân nhắc chỉ cần yêu cầu xuất trình bài báo công bố và công bố quốc tế là được.
“Việt Nam cần mạnh dạn với vấn đề ‘chủ đề nhạy cảm’, ở đâu có thể mời được chuyên gia, học giả quốc tế, như những người đoạt giải Nobel, thì nên mời họ vảo làm Tổng biên tập, Chủ tịch Hội đồng các tờ báo, tạp chí khoa học, và các tạp chí cũng nên song ngữ hóa, để quốc tế có thể theo dõi, tham khảo khoa học, giáo dục Việt Nam”
Riêng về vấn đề vai trò “hàng đầu” và “đạt chuẩn quốc tế, khu vực” của một số trường đại học, viện nghiên cứu, và trước một số chỉ trích cho rằng một số Viện đại học Quốc gia của Việt Nam chưa đạt được các kỳ vọng đặt ra, Giáo sư Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Đại học, trợ lý Bộ trưởng Giáo dục – Đào tạo, trong một trao đổi trước đây với BBC nói:
“Việt Nam cần xem lại quy hoạch phát triển đại học và bài toán chất lượng. Ngay một số Đại học được cho là hàng đầu như Đại học Quốc gia cũng xuất hiện khuynh hướng đào tạo quá tạp,”
“Từ đào tạo tại chức tới du học quốc tế, du học nội địa, đều làm, mà lẽ ra nên để cho các trường khác làm và tập trung vào các nhiệm vụ xứng đáng tầm vóc của mình hơn,” cựu thành viên Hội đồng Giáo dục Quốc gia bình luận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét