Đề xuất Tổng bí thư làm trưởng ban phòng, chống tham nhũng
(VTC News) – Theo dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi việc tổ
chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng sẽ được quy định
trong văn kiện của Đảng.
Sáng 26/10, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã trình bày tờ
trình của Chính phủ về dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi. Một
trong những nội dung đáng chú ý là mô hình Ban Chỉ đạo Trung ương về
Phòng chống tham nhũng.
Theo đó, dự thảo Luật không quy định về Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Việc thành lập, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng sẽ do Đảng quy định.
Đồng thời, công tác chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của cơ quan này sẽ
được thực hiện thông qua các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng.
Ở Trung ương, thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị chuyên trách về chống tham
nhũng, Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số quy định về vấn đề này, trong đó
quy định Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể tổ chức, nhiệm vụ,
quyền hạn của đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng của Viện kiểm sát
nhân dân tối cao; Chính phủ quy định cụ thể tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn
của đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng của Thanh tra Chính
phủ, Bộ Công an.
Thẩm tra dự thảo luật, Ủy ban tư pháp cũng tán thành quan điểm bỏ các quy định về Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng.
Ủy ban tư pháp cho rằng hiện nay về tổ chức,hoạt động, chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức Đảng từ Trung ương tới cơ sở
cũng như của tất cả các đảng viên được điều chỉnh bởi Điều lệ Đảng, nghị
quyết, chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí
thư, các Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn và nghị quyết của các tổ chức cơ sở
Đảng.
Cũng theo Ủy ban Tư pháp, trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, ngoài
Điều 4 của Hiến pháp năm 1992 quy định về sự lãnh đạo của Đảng đối với
Nhà nước và xã hội thì các văn bản quy phạm pháp luật không quy định
điều chỉnh về tổ chức, hoạt động đối với các cơ quan, tổ chức của Đảng.
“Việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực
thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư làm Trưởng Ban theo đúng tinh thần và
nội dung Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng
là để bảo đảm sự thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng đối
với toàn bộ hệ thống chính trị của Nhà nước ta trong công tác đấu tranh
phòng, chống tham nhũng và tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo
phòng,chống tham nhũng sẽ được quy định trong văn kiện của Đảng”, báo
cáo cho biết.
Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định,
Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành, chính
quyền địa phương các cấp và các cơ quan, tổ chức hữu quan theo thẩm
quyền đều có quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc tổ chức thực
hiện công tác phòng, chống tham nhũng.
Tại các cơ quan này đã có các Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy, Đảng
bộ, Chi bộ để lãnh đạo, chỉ đạo mọi công tác, trong đó có công tác
phòng, chống tham nhũng theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Đông Huyền
Quyền lực chính trị của Đảng đang suy giảm
Có hai điểm thể hiện rõ nhất để thấy rằng quyền lực chính trị của nhà
nước cộng sản suy giảm một cách nhanh chóng là trong những năm gần đây,
xã hội càng trở nên bất an ninh và người dân có nhiều chống đối với
chính quyền hơn.
Khi xã hội càng trở nên bất an ninh và rối loạn thì bản chất là người ta
không sợ luật pháp đang chế tài cái xã hội đó, hay nói cách khác, một
cách không chính thức, người dân phủ nhận vai trò của cái nhà nước đang
nắm quyền kiểm soát xã hội. Nhà nước không có khả năng để thực hiện đầy
đủ các chức năng của một nhà nước, khi người dân không còn quan tâm tới
những "sản phẩm" (là chính sách, luật pháp, qui định điều chỉnh xã hội)
của nó. Khi ngày càng nhiều người muốn "bứt phá" và vượt lên cái luật
pháp nhà nước đó cũng là lúc xã hội chứng kiến một sự hỗn loạn. Trong
bối cảnh kinh tế đang ngày càng khó khăn bởi tham nhũng và vơ vét của
cải, thì các đối sách kinh tế cũng sẽ không có hiệu quả cao, vì sự mất
niềm tin quá lớn. Chúng ta xem tham nhũng và vơ vét của cải là một hình
thức bóc lột kiểu mới, tàn độc và dã man bởi hệ lụy nó gây ra, không
phải đối với từng cá thể mà đối với cả một cộng đồng người, không chỉ
một thế hệ, mà đối với cả những thế hệ tiếp theo. Nó không trực tiếp,
nhưng nó gián tiếp. Một khi môi trường sống trở nên lụn bại thì hệ lụy
nó không chừa một ai, kể cả các nhóm người đang làm việc cho chính thể
nhà nước đó cũng chịu chung số phận, con cái của tất cả mọi người, là an
ninh hay là người dân, là doanh nhân hay cán bộ viên chức,... Và vì
vậy, dự kiến xã hội sẽ còn nhiều rối loạn hơn nữa.
Sự chống đối của người dân đối với chính quyền đến từ nhiều lý do. Có
thành phần do chịu quá nhiều áp bức không chịu nổi mà tức nước vỡ bờ,
như Đoàn Văn Vươn phản ứng khi bị cướp đất, các tài xế xe húc CSGT,...
Nhưng cũng có thành phần trí thức hiểu được tình thế quốc gia đứng trước
bờ vực suy kiệt mà cất lên tiếng nói chứ bản thân họ không hề bị xâm
hại hay vì cuộc sống khó khăn như anh luật sư Lê Công Định, tiến sĩ luật
Cù Huy Hà Vũ, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức,...
Cả hai điểm trên đều cho thấy rằng người dân đã dần không còn "sợ" nhà
nước cộng sản. Như vậy, dù trực tiếp hay gián tiếp, xã hội, người dân,
các tổ chức dân sự, dần không còn thừa nhận vai trò lãnh đạo của nhà
nước. Tức, tính chính danh của nhà nước này bản thân nó không có, và
ngày càng bị công khai sự không thừa nhận.
Việc để xảy ra các vấn đề lớn có nguy cơ suy vong đối với đất nước như
dự án Bauxite Tây Nguyên, các gói dự án điện năng lượng quốc gia, ngành
xương sống của nền kinh tế công nghiệp đều do người TQ trúng thầu, các
thủy đập hay các công trình lớn đều có sự can thiệp từ phía TQ, nếu
không là con người thì cũng là máy móc kém chất lượng,... thì không ai
cho rằng đó đơn thuần là sự chủ quan và kém cỏi của các lãnh đạo Hà Nội.
Ngược lại, người ta còn thấy rõ một điểm là lòng tham về vật chất của
họ quá lớn, bào mòn sức sống của dân tộc. Dã man và tàn độc. Vừa kém,
vừa tham và là thủ phạm dẫn đến tình trạng một đất nước nguy cơ suy
vong.
Đông Kinh(DLB)
Nguyễn Hoàng Lan - Bàn về sửa đổi Hiến Pháp
(Hình) Nguyễn Hoàng Lan, một nghiên cứu sinh làm việc tại Trung tâm Dân chủ Lập hiến Đại học Indiana.
Hiện trạng Việt Nam sau Đại Hội lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng Sản, sau khi lãnh đạo cao nhất nước công khai thừa nhận đã
phạm sai lầm nghiêm trọng nhưng không bị kỷ luật, đã nêu bật nhu cầu
phải thiết lập cơ chế kiểm soát quyền lực và sửa đổi Hiến Pháp.
Theo Nguyễn Hoàng Lan, một nghiên cứu sinh làm việc tại Trung tâm Dân chủ Lập hiến Đại học Indiana, thì nhu cầu đó một mặt, xuất phát từ thực tế cuộc sống, từ việc Việt Nam gia nhập cộng đồng quốc tế và cần tuân thủ các nguyên tắc pháp lý quốc tế, và mặt khác, xuất phát từ tình trạng các cơ quan công quyền, các quan chức địa phương và trung ương “lợi dụng luật pháp để hành xử tùy tiện, gây bất công xã hội, như thu hồi đất đai hay tham nhũng lạm quyền," dẫn tới nhu cầu phải sửa đổi Hiến Pháp về quyền sở hữu đất đai cũng như cơ chế kiểm soát quyền lực của nhà nước.
Theo Nguyễn Hoàng Lan, một nghiên cứu sinh làm việc tại Trung tâm Dân chủ Lập hiến Đại học Indiana, thì nhu cầu đó một mặt, xuất phát từ thực tế cuộc sống, từ việc Việt Nam gia nhập cộng đồng quốc tế và cần tuân thủ các nguyên tắc pháp lý quốc tế, và mặt khác, xuất phát từ tình trạng các cơ quan công quyền, các quan chức địa phương và trung ương “lợi dụng luật pháp để hành xử tùy tiện, gây bất công xã hội, như thu hồi đất đai hay tham nhũng lạm quyền," dẫn tới nhu cầu phải sửa đổi Hiến Pháp về quyền sở hữu đất đai cũng như cơ chế kiểm soát quyền lực của nhà nước.
Sửa đổi Hiến pháp
Cô Hoàng Lan nói: “Nhu cầu sửa đổi hiến pháp tại thời điểm này nó là
nhu cầu xây dựng một nhà nước pháp quyền, trong đó không có ai có quyền
đứng trên Hiến Pháp và pháp luật. Nhưng theo Lan thì nhu cầu sửa đổi
Hiến Pháp lần này nó còn xuất phát từ một nguyên nhân sâu xa hơn về
chính trị. Cụ thể là bản Hiến Pháp hiện hành nó gây cản trở cho các cải
cách cấp thiết. Đó là bởi vì cái nhãn quan chính trị làm nền tảng cho
bản Hiến Pháp hiện nay nó không phù hợp và thậm chí, đi ngược lại nguyện
vọng và nhu cầu của xã hội. Cụ thể là bản Hiến Pháp hiện nay chủ yếu
vẫn dựa trên mô hình dân chủ tập trung và tư tưởng chuyên chính vô sản
kiểu Xô-viết Nga, trong khi đó thì xã hội Việt Nam trong thế kỷ 21 cần
tự do và cần có một nền kinh tế thị trường mở, cần một hệ thống chính
trị có cạnh tranh để mà có người tài lên lãnh đạo đất nước, cần có cơ
chế kiểm soát quyền lực để mà tránh tham nhũng.”
Cô Hoàng Lan lưu ý rằng Hiến Pháp năm 1959 áp đặt mô hình theo kiểu Xô-viết Nga, và các bản Hiến Pháp sau này của Việt Nam tiếp tục theo mô hình đó, trong khi người dân chưa bao giờ được quyền phúc quyết bản hiến pháp, vẫn được coi như “một khế ước qua đó nhân dân thỏa thuận trao quyền cho nhà nước, và cùng lúc hạn chế quyền lực nhà nước bằng cách thiết lập các cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực, quy định các quyền cơ bản của nhân dân”. Cô Hoàng Lan nói chính vì lý do đó mà sửa đổi Hiến Pháp tại thời điểm này vô cùng quan trọng, bởi vì nó sẽ quyết định tính chính danh của chế độ.
Cô nói tiếp: “Nếu bản Hiến Pháp đó chưa bao giờ được nhân dân phúc quyết thì cũng có nghĩa là quyền lực của nhà nước hiện nay chưa bao giờ được sự chuẩn thuận của nhân dân. Thì nói lần sửa đổi Hiến Pháp lần này sẽ sửa những gì, sửa như thế nào, và có được nhân dân phúc quyết hay không, thì nó sẽ quyết định cái tính chính danh.”
Vậy đâu là những vấn đề gây nhiều bức xúc, cần phải sửa đổi cấp bách nhất? Trả lời câu hỏi này, cô Lan cho biết:
“Theo suy nghĩ của Lan cũng như là qua sự quan sát các cuộc thảo luận ở trong nước thì cần phải thiết lập cơ chế tam quyền phân lập giữa 3 ngành lập pháp, hành pháp và tòa án, cần phân định quyền lực rõ ràng giữa trung ương và địa phương, cần có một hệ thống tòa án độc lập để đảng cầm quyền không thể can thiệp vào ngành tòa án. Ngoài ra thì người ta cũng đang nói đến khả năng Đảng Cộng Sản phải tách ra khỏi nhà nước để trở thành một thành phần bình đẳng với các thành phần khác trong đời sống chính trị xã hội, chứ Đảng Cộng Sản không thể tiếp tục là một cái bộ máy chuyên quyền, đứng trên pháp luật, đứng trên cả nhân dân.”
Nhưng làm thế nào để thực hiện tam quyền phân lập trong khi quyền lực tập trung trong tay một đảng, hay một nhúm người trong Bộ Chính Trị?
“Câu hỏi của chị chính là cái câu trả lời... Không thể có tam quyền phân lập trong chế độ một đảng. Không thể nào có kiểm soát quyền lực khi chỉ có một đảng độc quyền chính trị. Như Lan đã nói thì vấn đề sửa đổi Hiến Pháp nó không chỉ là một vấn đề về pháp lý mà nó còn là vấn đề bản chất của chế độ chính trị, và cái nhãn quan về chính trị của đất nước. Đảng Cộng Sản thì vẫn giữ cái não trạng dân chủ tập trung, vẫn giữ chế độ độc đảng để bảo vệ cái quyền lợi kinh tế cũng như quyền lợi về chính trị của họ, nhưng mà nhân dân bây giờ người ta đang nghĩ về dân chủ rất là khác. Họ đang đòi hỏi một chế độ dân chủ với một nhà nước có quyền lực hạn chế, có cạnh tranh chính trị, không thể chỉ có một đảng. Chính cái đòi hỏi về tam quyền phân lập nó thể hiện cái đòi hỏi về kiểm soát và hạn chế quyền lực, mà hạn chế và kiểm soát quyền lực không thể thực hiện được trong một chế độ độc đảng.”
Một số sự kiện xảy trong quá khứ, như vụ Đoàn Văn Vươn, đã gây phẫn nộ cao độ trong dân chúng, đưa đến nhu cầu sửa đổi Hiến Pháp về quyền sở hữu đất đai, đi kèm theo là vấn đề bình đẳng giữa kinh tế quốc doanh và tư nhân và vấn đề bảo vệ môi trường, Ngoài ra, Hoàng Lan cũng điểm qua một nhu cầu đặc biệt quan trọng khác:
Cô Hoàng Lan lưu ý rằng Hiến Pháp năm 1959 áp đặt mô hình theo kiểu Xô-viết Nga, và các bản Hiến Pháp sau này của Việt Nam tiếp tục theo mô hình đó, trong khi người dân chưa bao giờ được quyền phúc quyết bản hiến pháp, vẫn được coi như “một khế ước qua đó nhân dân thỏa thuận trao quyền cho nhà nước, và cùng lúc hạn chế quyền lực nhà nước bằng cách thiết lập các cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực, quy định các quyền cơ bản của nhân dân”. Cô Hoàng Lan nói chính vì lý do đó mà sửa đổi Hiến Pháp tại thời điểm này vô cùng quan trọng, bởi vì nó sẽ quyết định tính chính danh của chế độ.
Cô nói tiếp: “Nếu bản Hiến Pháp đó chưa bao giờ được nhân dân phúc quyết thì cũng có nghĩa là quyền lực của nhà nước hiện nay chưa bao giờ được sự chuẩn thuận của nhân dân. Thì nói lần sửa đổi Hiến Pháp lần này sẽ sửa những gì, sửa như thế nào, và có được nhân dân phúc quyết hay không, thì nó sẽ quyết định cái tính chính danh.”
Vậy đâu là những vấn đề gây nhiều bức xúc, cần phải sửa đổi cấp bách nhất? Trả lời câu hỏi này, cô Lan cho biết:
“Theo suy nghĩ của Lan cũng như là qua sự quan sát các cuộc thảo luận ở trong nước thì cần phải thiết lập cơ chế tam quyền phân lập giữa 3 ngành lập pháp, hành pháp và tòa án, cần phân định quyền lực rõ ràng giữa trung ương và địa phương, cần có một hệ thống tòa án độc lập để đảng cầm quyền không thể can thiệp vào ngành tòa án. Ngoài ra thì người ta cũng đang nói đến khả năng Đảng Cộng Sản phải tách ra khỏi nhà nước để trở thành một thành phần bình đẳng với các thành phần khác trong đời sống chính trị xã hội, chứ Đảng Cộng Sản không thể tiếp tục là một cái bộ máy chuyên quyền, đứng trên pháp luật, đứng trên cả nhân dân.”
Nhưng làm thế nào để thực hiện tam quyền phân lập trong khi quyền lực tập trung trong tay một đảng, hay một nhúm người trong Bộ Chính Trị?
“Câu hỏi của chị chính là cái câu trả lời... Không thể có tam quyền phân lập trong chế độ một đảng. Không thể nào có kiểm soát quyền lực khi chỉ có một đảng độc quyền chính trị. Như Lan đã nói thì vấn đề sửa đổi Hiến Pháp nó không chỉ là một vấn đề về pháp lý mà nó còn là vấn đề bản chất của chế độ chính trị, và cái nhãn quan về chính trị của đất nước. Đảng Cộng Sản thì vẫn giữ cái não trạng dân chủ tập trung, vẫn giữ chế độ độc đảng để bảo vệ cái quyền lợi kinh tế cũng như quyền lợi về chính trị của họ, nhưng mà nhân dân bây giờ người ta đang nghĩ về dân chủ rất là khác. Họ đang đòi hỏi một chế độ dân chủ với một nhà nước có quyền lực hạn chế, có cạnh tranh chính trị, không thể chỉ có một đảng. Chính cái đòi hỏi về tam quyền phân lập nó thể hiện cái đòi hỏi về kiểm soát và hạn chế quyền lực, mà hạn chế và kiểm soát quyền lực không thể thực hiện được trong một chế độ độc đảng.”
Một số sự kiện xảy trong quá khứ, như vụ Đoàn Văn Vươn, đã gây phẫn nộ cao độ trong dân chúng, đưa đến nhu cầu sửa đổi Hiến Pháp về quyền sở hữu đất đai, đi kèm theo là vấn đề bình đẳng giữa kinh tế quốc doanh và tư nhân và vấn đề bảo vệ môi trường, Ngoài ra, Hoàng Lan cũng điểm qua một nhu cầu đặc biệt quan trọng khác:
Cần có một cơ chế thi hành Hiến Pháp, một tòa án Hiến Pháp...thay vì đặt những quyền này vào tay Quốc hội...
“Cần có một cơ chế thi hành hiến pháp, một tòa án Hiến Pháp hoặc là một cơ chế để mà trao quyền tài phán Hiến Pháp cho Tòa án Tối cao thay vì đặt những quyền này vào tay Quốc hội hay là Ban Thường vụ quốc hội như hiện nay.”
Một quyền khác đang được thảo luận sôi nổi cả trong nước lẫn ngoài nước là quyền được biểu tình, để người dân có thể nói lên nguyện vọng của họ về một vấn đề cá biệt nào đó. Hoàng Lan cho biết ý kiến của cô về quyền này:
“Đó dứt khoát là một quyền quan trọng cần phải nêu bật rõ ràng hơn, và đặc biệt là cần phải có một cơ chế thi hành để mà bảo vệ những cái quyền đó.”
Trong Hiến Pháp hiện hành, có những mâu thuẫn giữa lời lẽ trong văn bản tối cao của quốc gia với những thực tế chính trị hay thực tế pháp lý thực sự xảy ra. Một trong những mâu thuẫn này có liên quan tới Điều 4 Hiến Pháp, quy định quyền độc tôn lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, hay nói cách khác, của 14 ủy viên trong Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam, trong khi đảng trước sau vẫn tuyên bố rằng quyền làm chủ là thuộc về người dân. Hoàng Lan cho biết ý kiến về điều 4 Hiến Pháp, điều đang gây tranh luận gay gắt:
“Lan cho rằng một điều khoản như vậy nó rất là mâu thuẫn, nó đi ngược lại cái bản chất của nhà nước cộng hòa bởi vì ai cũng biết là trong một nhà nước cộng hòa thì cái chủ quyền tối cao thuộc về nhân dân, và người dân bầu các lãnh đạo qua các kỳ bầu cử tự do và công bằng. Cũng chính cái điều 4 này nó sẽ làm cho cái mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền ở trong Điều 2 Hiến Pháp nó sẽ khó thực hành, không trở thanøh hiện thực được tại vì chính Điều 4 Hiến Pháp nó khiến Việt Nam trở thành một nhà nước Đảng trị thay vì một nhà nước pháp trị.”
Hiến Pháp là văn kiện tối cao, chi phối toàn bộ xã hội về mọi phương diện, văn kiện này cam kết bảo vệ các quyền công dân và nhân quyền, nhưng trên thực tế nhiều người đã và đang bị sách nhiễu, đàn áp chỉ vì hành xử các quyền đã được ghi trong Hiến Pháp, thế thì dựa vào thực tế đó, nên rút tỉa bài học nào khi soạn thảo Hiến Pháp mới? Cô Hoàng Lan nói Hiến Pháp là một điều kiện cần, nhưng bên cạnh đó, còn phải có một điều kiện đủ:
“Nói Hiến Pháp là một điều kiện cần bởi vì là nếu chỉ có một đảng nắm quyền như Việt Nam hiện nay thì chẳng có cái gì ngăn chận họ chà đạp lên Hiến Pháp hay vi phạm quyền của nhân dân. Chính thực tế ở Việt Nam như ngày nay, cái thực tế mà chị vừa nói đó, nó chính là cái bằng chứng sống cho cái tình trạng đó. Thì bên cạnh cái Hiến Pháp là điều kiện cần, thì cần có một điều kiện đủ. Cái điều kiện đủ đó chính là một cơ chế chính trị mở, tự do và có cạnh tranh. Không có cách nào khác để bảo vệ Hiến Pháp, bảo vệ cái nguyện vọng của nhân dân ngoại trừ cơ chế chính trị đó. Phải có một số nguyên tắc căn bản không thể nào bị vi phạm, ví dụ như thứ nhất, phải có bầu cử tự do và công bằng để người dân có thể truất phế lãnh đạo chính trị, những người mà coi thường nhân dân và vi phạm quyền của nhân dân. Điều thứ hai là cần phải có một xã hội dân sự lành mạnh, không bị kiểm duyệt, không bị theo dõi, không bị đàn áp. Điều thứ 3 là để có hai điều mà Lan vừa nói, bầu cử tự do và một xã hội dân sự lành mạnh, thì nhất thiết là một số quyền dân sự căn bản như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội, quyền tự do báo chí, nhất thiết cần được bảo đảm.”
-----------------------------------------
Thưa quý thính giả, vừa rồi là ý kiến của Hoàng Lan, một nghiên cứu sinh
đang bảo vệ luận án Tiến sĩ Luật tại Đại học Indiana. Cô Hoàng Lan tốt
nghiệp Cử nhân Luật, Đại học Rennes bên Pháp, có 2 bằng Thạc sĩ Luật tại
Đại học Panthéon-Assas và Đại học Paris, hiện đang bảo vệ luận án Tiến
sĩ Luật chuyên về Hiến Pháp Dân chủ Lập hiến tại Đại học Indiana. Cô
cũng là thành viên của Ban nghiên cứu pháp luật của Đảng Dân Chủ Việt
Nam.
Hoài Hương (VOA)
Sau HNTƯ 6: Nhìn lại đảng cộng sản Việt Nam
Kết quả Hội Nghị Trung Ương vừa rồi bất thường. Việc Ban Chấp
Hành Trung Ương bác bỏ quyết định của Bộ Chính Trị là điều
bình thường, và đúng với điều lệ của Đảng, Ban Chấp Hành
Trung Ương là cơ quan quyền lực cao nhất. Thế nhưng chỉ bác bỏ
khi quyết định của Bộ Chính Trị không đủ sức thuyết phục hay
sai trái, đây lại công nhận kết luận nhưng từ chối đưa ra kỉ
luật. Đó là thừa một lí do để ta thử nhìn lại, đảng Cộng
Sản Việt Nam là ai.
Vào những năm 30 của thế kỉ trước, khi mà các cuộc khởi nghĩa
chống lại thực dân Pháp đã thất bại và đi vào bế tắc thì
xuất hiện một lực lượng chống đối mạnh mẽ khác xuất hiện,
đó là những người cộng sản. Đây là sự thách thức nghiêm trọng
ách thống trị của thực dân Pháp, do những người cộng sản sử
dụng phương pháp đấu tranh dựa trên lực lượng và tổ chức chính
trị, nhất là có hỗ trợ và liên kết ở bên ngoài, tức Quốc
Tế Cộng Sản.
Tôn chỉ của những người Cộng Sản dựa theo triết học và lí
thuyết xã hội của Mác (tôi tránh dùng từ chủ nghĩa, vì trên
thế giới không có triết học nào là chủ cả, nó nhiều, đa dạng
và biến đổi theo thời đại). Thứ lí thuyết này xuất hiện ở
châu Âu vào thế kỉ thứ 19 khi mà thế giới đang chuyển mình,
cách mạng khoa học cùng sự tích lũy của cải của tầng lớp
thượng lưu, mà ta thường gọi là thời kì hoang dã của Chủ
Nghĩa Tư Bản. Học thuyết này chủ yếu nêu sự mâu thuẫn giữa
chủ và giai cấp công nhân và thực sự không hấp dẫn cho các
nước thuộc địa.
Tình thực sự thay đổi khi Lý Ninh (Lê Nin) bên Nga, 1917, dựa vào
hậu thuẫn của vua Đức, bạo loạn lật đổ chế độ Sa Hoàng,
tuyên bố thành lập nhà nước Xô Viết, với đặc trưng là tư liệu
sản xuất không thuộc tư nhân mà do chính quyền quản lí. Và điều
dễ hiểu là tất cả các quốc gia hồi đó xúm vào bao vây nhà
nước Xô Viết. Để nhằm giải thoát vòng vây đó, Lí Ninh tung ra
một chiêu tuyệt vời, cái gọi là Cách Mạng Vô Sản ở các nước
thuộc địa, nhằm tạo bất ổn vào sân sau của các nước đế quốc
thực dân, từ đó Quốc Tế Cộng Sản ra đời, trực tiếp cũng như
gián tiếp chi phối cách mạng ở các nước thế giới thứ ba.
Cả ba vùng: Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì đều có những đảng nhóm
cộng sản hoạt động độc lập. Quốc Tế Cộng Sản giao nhiệm vụ
cho Nguyễn Ái Quốc thống nhất 3 đảng lại thành Đảng Cộng Sản
Đông Dương, với tổng bí thư đầu tiên là Trần Phú, trong dòng họ
gia đình gọi là Phú “chuột”. Các sử gia nhầm lẫn lớn, coi
Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập ra đảng Cộng Sản Đông dương,
ông Nguyễn lúc đó và mãi sau này vẫn chỉ là giao liên giữa
Quốc Tế Cộng Sản và Đông Dương. Mọi thư từ gửi từ Đông Dương
qua ông Nguyễn sau đó mới tới Quốc Tế Cộng Sản và ngược lại.
Với cách hoạt động như thế Đảng Cộng Sản Đông Dương có lợi
thế là nhận được sự gíúp đỡ, thông tin chỉ đạo kịp thời từ
Quốc Tế Cộng Sản nhưng có yếu điểm chết người là ai nắm được
yết hầu thông tin thư từ đi lại sẽ khuynh đảo, lợi dụng, thậm
chí sinh mạng các cán bộ hoạt động ở Đông Dương bị nguy hiểm
nếu đường giao liên đó bị rò rỉ. Hồi đó đã có phàn nàn là
Nguyễn Ái Quốc đã tự động sửa thư từ từ Đông Dương gửi cho
Quốc Tế Cộng Sản.
Và sau đó tất cả các đời tổng bí thư, Trần Phú, Ngô Gia Tự.
Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập đều bị lộ và bị Pháp xử tử hình
cùng các cán bộ cộng sản có uy tín, có ảnh hưởng tới đảng,
nhất là những học viên có tương lai sáng giá được cử sang
Quảng Châu học tập, về nước đều bị lộ. Và nghiễm nhiên, khi
Nguyễn Ái Quốc, là cán bộ của Quốc Tế Cộng Sản về, thì trở
thành lãnh đạo tuyệt đối, không ai cản trở về đường lối
chính sách. Những cán bộ trung ương, ông Nguyễn đều chọn những
học trò do chính mình đào tạo.
Bản chất thực sự của đảng Cộng Sản bắt đầu biến dạng từ đây.
Từ một đảng tiên phong của giai cấp nghèo, có phương pháp tổ
chức và đấu tranh hiện đại dân chủ, Nguyễn Ái Quốc đã biến nó
thành phong trào khởi nghĩa kiểu nông dân, trong đó lãnh tụ
tuyệt đối tài giỏi thần bí có quyền ban phát chức vụ và đặc
biệt toàn quyền cá nhân đưa ra những sách lược quan trọng không
qua cọ sát tranh luận thường thấy ở các đảng chính trị khác,
đẩy dân tộc vào những cuộc phiêu lưu đẫm máu không cần thiết.
(Những cuộc phiêu lưu này tôi đã viết nhiều qua các diễn đàn,
ví dụ như hoạt động của Việt Minh đã bỏ lỡ không liên lạc chặt
chẽ với Stalin, hay tự ý giải tán đảng Cộng Sản Đông Dương gây
hậu quả nghiêm trọng là một thời gian dài không có đồng minh
đến khi Mao Trạch Đông thành công thì bắt buộc phải ngả theo là
điều tất yếu)
Khi đã thiết lập được chính quyền ở miền Bắc, chính quyền
kiểu phong kiến lại càng lộ rõ. Trung ương tồn tại chục năm
trời cũng chỉ từng đấy khuôn mặt, do Bác phân công. Thậm chí
những người có tội như Nguyễn Chí Thanh, khi bị Pháp bắt đã
khai ra bao nhiêu cơ sở, nhiều đồng chí bị tử hình mà vẫn được
Bác phong làm đại tướng. Lê Duẩn khi bị Pháp bắt là ủy viên
Trung Ương cùng với Nguyễn Thị Minh Khai nhưng chỉ bị 5 năm tù do
“biết điều” còn người kia bị tử hình. Tất cả các đảng viên
ở cơ sở chỉ có nhiệm vụ duy nhất là học tập và thực hiện
những chính sách ở trên đưa xuống. Không tin Trung Ương thì tin
ai, đó là câu nói cửa miệng.
Cả một thời gian dài, cơ chế hoạt động đó rất hiệu quả do
điều kiện chiến tranh, tức là cả miền Bắc nền kinh tế tập
trung cộng với viện trợ từ khối XHCN nên Trung Ương có quyền
chia cho ai, cắt của ai và độc quyền nhận viện trợ nên địa
phương phải tuyệt đối tuân thủ.
Đảng Cộng Sản thời hoàng kim là thời bao cấp đã hoạt động
theo kiểu phong kiến trá hình thì vào thời rệu rã nó cũng sẽ
đi theo con đường phong kiến: Nạn xứ quân lãnh chúa. Xưa kia có
minh chúa ban phát chỉ bảo thì nay mỗi quan trong triều cũng
phải liên kết với các lãnh chúa vùng xa tạo bè cánh và điều
cốt lõi, thủ lợi. Lãnh chúa thời nay là các ủy viên Trung Ương
phụ trách các tỉnh hay đứng đầu các ngành. Hơn ai hết họ
hiểu rằng, cơ chế này đang kiếm ăn thuận lợi nhất và bảo họ
bỏ phiếu dẹp người canh cửa cho họ kiếm ăn, là thủ tướng
Dũng, thì không bao giờ.
Thủ tướng Dũng xuất thân từ cán bộ tỉnh đội An Giang, nhưng lộ
quan không phải bằng con đường kinh tế mà bằng thủ đoạn công
an. Chỉ vì dùng mưu giả vờ bố trí cho dân làng theo kháng
chiến quân của Mai Văn Hạnh, Trần Văn Bá rồi úp gọn mà được
điều thẳng ra Hà Nội làm thứ trưởng Công An. Từ thống đốc ngân
hàng lên làm phó thủ tướng phụ trách mảng công nghiệp và tài
chính nhưng mảng đó luôn luôn be bét, do đó, khi đó khó mà có
thể tranh nhau với Vũ Khoan lên làm thủ tướng, lúc đó Vũ Khoan
đang là ngôi sao sáng trong cơn sốt WTO. Nhưng nhờ công an khui ra
vụ Mai Văn Dậu, mảng thương mại do Vũ Khoan phụ trách. Mai Văn Dậu
hồi đó người của tổng cục 2, nhưng tổng cục, đứng đầu là
tướng Vịnh, đang mắc nạn vụ Sáu Sứ T4, không cứu được.
Với quyền hạn của thủ tướng, Dũng đã nâng cấp một loạt các
công an lên hàm trung tướng rồi bố trí về các tỉnh làm bí thư,
và nghiễm nhiên cơ cấu thành ủy viên Trung Ưong, tạo tay chân cho
mình.
Do đó hội nghị Trung Ưong vừa rồi không những ở ngoài mà ngay
cả đảng viên và các lão thành cách mạng cũng tưởng đảng muốn
làm trong sạch đội ngũ của mình. Thực ra chỉ là động thái
cân bằng lại quyền lực mà thủ tướng Dũng đã đi quá xa. Cho dù
nay mai ông Dũng có từ chức hay không thì cũng phải nhắc nhở
phe Dũng. Ai chứng kiến các buổi phê và tự phê của Bộ Chính
Trị và Hội Nghị Trung Ương đều thấy rõ điều đó. Cho dù có
nói mạnh hay đập giấy xuống bàn thì câu nói cuối cũng bỏ ngỏ
để đối phương tự chỉnh. Hội Nghị kết luận không kỉ luật một
ai và tổng bí thư tuyên bố thành công mĩ mãn ai ở ngoài cũng
cho là giả dối nhưng thực sự là đúng như vậy, ông Dũng đã
nhượng bộ còn hơn cả dự kiến ban đầu.
Và ta có thể kiếm chứng sự hả hê mỹ mãn của hai ông Trọng và
Sang. Sau hội nghị ông Sang hưng phấn vui vẻ khuyên người dân cứ
mạnh dạn chống tham nhũng đừng sợ gì cả, có lẽ cái quyền và
những quyền mà ông vừa giành lại được sau hội nghị Trung Ưong
mà ông quên lòng tự trọng của người bình thường. Thử hỏi ông
có trong tay nào thanh tra toà án, công an và cá nhân ông có
cảnh vệ, ra đường có xe riêng không ai có thể gây gổ kiếm
chuyện với ông mà ông chống tham nhũng không được mà còn khuyên
dân lành tay không? Nhà ông có quán cà fê mà nó ghét thuê xã
hội đen đến quấy phá, sập tiệm chết đói ông có dám chống tiêu
cực không?
Lỗ Trí Thâm
(Dân luận)
Một thời kỳ rối loạn sẽ bắt đầu ở Việt nam
Vào ngày 15 tháng 10, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc một cuộc họp
dài nhất, thừa nhận những sai lầm lớn trong việc ngăn ngừa và khắc phục
nạn tham nhũng. Trọng tâm thảo luận của cuộc họp là việc quản lý yếu kém
và tệ bao che của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật đã cuối cùng
thoát khỏi việc bị trừng phạt. Biện pháp nửa vời này gói gọn bản chất cố
hữu của nạn tham nhũng trong nền chính trị Việt Nam, nhưng cũng phản
ánh mong muốn ổn định của giới lãnh đạo đảng. Nghịch lý thay, chính việc
thiếu kiên quyết chống lại các quan chức tham nhũng như Dũng sẽ đẩy
Việt Nam vào sâu hơn trong một kỷ nguyên của sự tranh giành chính trị và
kiệt quệ về kinh tế.
Sự vươn lên và tồn tại qua thử thách của ông Dũng như một trong những
nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhất Việt Nam minh họa gọn gàng sự phát triển của
nhà nước cộng sản trong thời kỳ đổi mới. Được đỡ đầu bởi cả hai nhà lãnh
đạo của 2 phe phái lớn trong đảng cầm quyền của Việt Nam, vị chủ tịch
nước bảo thủ Lê Đức Anh, và Võ Văn Kiệt vị thủ tướng có tinh thần cải
cách, Dũng đã trở thành thành viên trẻ nhất của bộ phận tạo quyết định
cao nhất của Việt Nam, Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản vào năm 1996. Cực
kỳ thực dụng, táo bạo, và có chí cương quyết, ông khéo léo tận dụng các
lợi thế gồm niềm hy vọng của giới muốn cải cách cho một nhà lãnh đạo
không sợ thay đổi, niềm ưa chuộng của phe bảo thủ về một nhà lãnh đạo
cứng rắn với phe đối lập cùng quyền lực không giới hạn của đảng-nhà
nước, để củng cố địa vị của mình.
Bên dưới sự vươn dậy đến quyền lực của ông Dũng là một hỗn hợp phát
triển gồm bốn đường lối chính sách đặc trưng cho nền chính trị đương đại
Việt Nam. Đường lối đầu tiên lèo lái bởi phe bảo thủ, những người chủ
trương tính ưu việt của ổn định chính trị thông qua sự gìn giữ của chế
độ. Đường lối thứ hai được đại diện bởi những nhà cải cách, thúc đẩy
hiện đại hóa và sự cởi mở trong nước và quốc tế bằng cách áp dụng chủ
nghĩa tự do và chủ nghĩa tư bản.
Cuộc hôn nhân giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến sự
nổi lên của hai đường lối chính sách khác. Một đường lối trung đạo, từng
cố gắng làm cầu nối sự khác biệt giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa
tư bản. Đường lối kia theo đuổi phương cách song phương, tích lũy lợi
nhuận của con đường tư bản chủ nghĩa và sức mạnh của giải pháp cộng sản.
Đường lối trung đạo tiếp cận được những lợi ích của việc là một chính
sách chính trị hợp lý trong cuộc chung sống lâu dài giữa phe bảo thủ và
cải cách. Một con đường trung lộ đã được xác nhận bởi Lê Khả Phiêu, Tổng
Bí thư Đảng Công sản lúc ấy, trong thời gian 1999-2000. Ông Phiêu khởi
xướng một chiến dịch lớn chống tham nhũng và khuyến khích sự pha trộn
của những tư tưởng mới hòa giải lợi ích của đảng với thành phần đa số
lớn hơn của đất nước. Vì không thực tế, những nỗ lực này biến mất cùng
với sự xụp đổ của ông Phiêu vào năm 2001.
Đến năm 2006, phương cách song phương nổi lên như một phương cách mạnh
nhất của bốn đưòng lối chính sách của Việt Nam. Bị thôi thúc bởi những
người theo phe cải cách của phương pháp này, Việt Nam nhanh chóng kết
thúc các cuộc đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Ông Dũng, người nối kết chặt chẽ nhất với các thành phần của đường lối
song phương được bầu làm thủ tướng với những quyền hạn làm lu mờ ngay cả
những người đứng đầu Đảng Cộng sản. Nguyện sẽ biến các tập đoàn khổng
lồ của nhà nước thành những cầu thủ quốc tế, ông Dũng nhận được ủng hộ
của đảng để trở thành một siêu giám đốc điều hành có hiệu lực của những
cỗ máy khổng lồ. Ông đã sử dụng chúng vừa như một kênh đầu tư để tiếp
liệu vào cuộc tăng trưởng cao vừa là một công cụ tiện dụng để kiểm soát
được nền kinh tế.
Tuy nhiên, mô hình của ông Dũng sớm bị đổ vỡ. Một vài tháng trước cuộc
suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, Việt Nam bắt đầu giai đoạn biến
động và suy thoái kinh tế riêng của mình, vốn hiện vẫn chưa đến hồi kết
thúc. Tỷ lệ tăng trưởng tụt giảm trung bình dưới 6% trong năm năm qua,
giảm từ khoảng 8 % của thời gian năm năm trước. Trong vòng một vài năm,
một trong 13 tập đoàn được ông Dũng thành lập đã bị phá sản, gây thiệt
hại hơn 4 tỷ đô la Mỹ, trong khi một tập đoàn khác được cho là đã đổ nợ.
Thật ngạc nhiên, ông Dũng đã sống sót vào một nhiệm kỳ thứ hai bất chấp
cơn khốn khó của kinh tế và các vụ bê bối tham nhũng từng trở thành đặc
hiệu cho nhiệm kỳ đầu của ông. Tuy nhiên, tầng lớp lãnh đạo đã không
chịu để bị ảnh hưởng bởi nạn tham nhũng kinh niên tràn ngập trong chính
phủ. Tìm cách đánh bóng lại hình ảnh của mình và duy trì một số cân bằng
giữa các dòng chính sách đối nghịch nhau, đại hội đảng lần thứ 11 vào
năm 2011 đã chọn Nguyễn Phú Trọng, một nhân vật trung dung với một khuôn
mặt sạch sẽ làm thủ lĩnh mới của đảng.
Đường rạn nứt chính trong giới lãnh đạo chính trị Việt Nam không còn
được phân chia giữa phe bảo thủ và cải cách như trong những năm 1990.
Rạn nứt ấy hiện nằm giữa phe trung đạo và phe song phương và vấn đề
trọng tâm là làm thế nào để đối phó với nạn tham nhũng. Thật vậy, giới
lãnh đạo Việt Nam từ năm 2011 là biểu hiện tài năng mới của các chiều
hướng chính sách. Không một ai trong số bốn nhà lãnh đạo hàng đầu là một
kẻ bảo thủ hay một nhà cải cách. Bên cạnh Tổng Bí thư Trọng và Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là một nhân vật ôn
hòa khác và chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là một người đi theo
đường lối nước đôi. .
Ngay sau khi củng cố vị trí của mình, trong tháng 1 năm 2012, ông Trọng
đã phát động một chiến dịch lớn để làm trong sạch đảng. Được hỗ trợ bởi
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, vào cuối tháng Tám và đầu tháng Chín
chiến dịch ghi được thành công lớn đầu tiên của mình với việc bắt giữ
những ông trùm ngân hàng từng có quan hệ gần gũi với ông Dũng. Thời điểm
của các vụ bắt giữ không phải là ngẫu nhiên. Một tháng sau, một hội
nghị trung ương của ủy ban trung ương đảng để quyết định số phận của thủ
tướng.
Lần này, một lần nữa ông Dũng thoát hiểm được cuộc tấn công từ đối thủ
của mình. Đa số trong Ủy ban Trung ương đảng đã tha không khiển trách
ông. Ông đã không cần phải xin lỗi cho việc làm sai trái của chính phủ
và gia đình mình - Bộ Chính trị và Ủy ban Trung ương đảng đã chung nhau
cùng xin lỗi cho ông ta. Bằng cách này, như thông cáo của hội nghị trung
ương giải thích, là đảng sẽ tránh được việc không châm thêm dầu vào
ngọn lửa của "các thế lực thù địch."
Điều đáng chú ý là đảng đã chọn bảo vệ các thành viên tham nhũng của
mình thay vì loại bỏ họ. Lý do có thể là vì, số lượng đảng viên tham
nhũng đã chỉ đơn giản là đã nở rộ đến một mức độ kông thể ngăn chặn được
nữa. Tuy nhiên, một lý do khác liên quan đến cách tiếp cận mềm mỏng là
lòng tôn thờ đến sự ổn định của đảng. Mặc dù ông Trong không đạt được
mục tiêu của mình, cuộc hội nghị của đảng vẫn mang dấu ấn lãnh đạo của
ông. Phát biểu tại cuộc họp, ông nhấn mạnh rằng sự ổn định chính trị nên
là mối ưu tiên hàng đầu.
Cuộc họp của đảng đã lựa chọn để tiếp tục lãnh đạo, nhưng quyết định này
không phải là cuối cùng. Thay vào đó, quyết định này chỉ mở ra một giai
đoạn thứ hai, hứa hẹn sẽ gay gắt hơn so với giai đoạn trước. Ngay sau
hội nghị trung ương, các phương tiện truyền thông nhà nước báo cáo rằng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, người được biết đến là một
trong những đồng minh thân cận nhất của ông Dũng, đã nhận được những
giải thưởng lớn. Trong phe kia, ông Trọng nói với một nhóm các cử tri
rằng các kế hoạch đã được chuẩn bị để thực hiện một cuộc bỏ phiếu bất
tín nhiệm, có thể vào giữa năm sau. Cũng trong cuộc gặp gỡ với cử tri
của mình trong tư cách là một thành viên quốc hội sau cuộc hội nghị
trung ương đảng, ông Sang kêu gọi người dân hãy gạt bỏ sợ hãi để đẩy
mạnh cuộc chiến chống tham nhũng.
Lời kêu gọi của ông Sang có thể được xem như là một lời thú nhận tiềm ẩn
cho sự thất bại, nhưng ngay cả như vậy, không hề có kẻ chiến thắng nổi
lên rõ ràng sau cuộc họp của đảng. Điều sắp đến trong nền chính trị Việt
Nam không phải là một thời kỳ ổn định mà là một thời bối rối. Cuộc đấu
đá nội bộ trong tầng lớp cầm quyền sẽ gia tăng khi thời hạn lựa chọn các
nhà lãnh đạo mới cho nhiệm kỳ tới đến gần. Với một giới lãnh đạo bị
chia rẽ sâu sắc, nền kinh tế đang khó khăn của Việt Nam sẽ có rất ít cơ
hội để được giải quyết đúng đắn,chưa nói đến hiệu quả của cuộc chuyển
dịch cơ cấu. Trong tương lai gần, nếu có một con hổ châu Á mới xuất
hiện, đấy sẽ không phải là Việt Nam.
Alexander L. Vuving - The Diplomat
Lê Quốc Tuấn X CafeVN chuyển ngữ
Con đường thoát của hai ông Sang - Trọng
Đáng lẽ không nói ra, nhưng thấy hai ông Sang-Trọng có vẻ thật tình, cũng nên nói.
Hai ông Sang-Trọng muốn diệt con sâu chúa tham nhũng là ba Dũng ngay trong hội nghị đảng 6, nhưng bất thành. Ông Trọng đọc diễn văn, có đoạn mếu máo trông rất…. đáng thuơng. Cũng nên thông cảm cho ông Trọng, nhân danh lãnh đạo tối cao mà không làm gì được cái “tự do” của ông ba Dũng, nghĩ tức chết! Ông Sang, đường đường Chủ tịch nước, cũng ngang tầm với “bác” hồi xưa, cay cú lắm nhưng cũng chỉ dám nói gần nói xa “đồng chí X”, chứ không dám nói là thằng “tự do” ba Dũng. Còn gì tức bằng?
Hai ông Sang-Trọng, với hồ sơ bằng chứng rành rành ghi đủ 300 trang giấy, cứ nghĩ rằng phen này sẽ bứng gốc ba Dũng. Nhưng lầm to. Bừng chứng thì bằng chứng nhưng làm gì được nhau? Hai ông Sang-Trọng vì vậy là nạn nhân của cái gọi là “dân chủ tập trung”, tức cái “dân chủ” áp dụng trong thượng tầng chóp bu của đảng.
Con sâu khi đã lên làm sâu chúa, chắc chắn đàn em của nó đã đầy cái ổ tham nhũng Trung ương đảng.
Hể nói dân chủ là nói đến biểu quyết, đến bỏ phiếu. Vậy thì phe nào nhiều phiếu phe đó thắng. Khi sâu mọt đã đầy trong trung ương thì ba Dũng thắng là phải rồi! Hai ông Sang-Trọng không lường được chiêu này của ba Dũng thì “quá dở”, nếu không thì bộ tham mưu của hai ông cũng là vô tích sự.
Điều muốn nói cho hai ông Sang-Trọng biết là ngón đòn thù bao giờ cũng hiểm độc. Hai ông đánh nó không chết thì coi chừng nó đánh lại hai ông phải chết. Không biết là con sâu chúa nó trả thù hai ông vào lúc nào. Điều trước tiên hai ông phải làm để phòng thân là hóa giải hiệu quả của “dân chủ tập trung”.
Vấn đề cần tìm hiểu ở đây là từ khi nào nguyên tắc “dân chủ tập trung” được áp dụng?
Ngày trước, TBT luôn nắm “ban tổ chức đảng”, tức bộ phận phân bổ nhân sự đảng viên vào các chức vụ nhà nước. Vì vậy, thẩm quyền của TBT rất lớn, nói là dưới nghe răm rắp. Đến đầu thập niên 90, hệ thống cộng sản quốc tế sụp đổ, đồng thời với chủ trương “đổi mới”, VN áp dụng “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”… các việc này ảnh hưởng lớn đến cơ cấu trong đảng. Ngày trước có “quyền” thì chỉ có “lực”, có thể hạ bệ, thủ tiêu đồng chí để tranh quyền. Trên phán xuống thì dưới xếp ve. Khi đảng chủ trương “đảng viên phải biết làm giàu”, vấn đề ngoài “quyền” còn có vấn đề “tiền”. Nhưng “tiền” mua tiên cũng được, do đó có tiền đồng nghĩa với “có quyền”. Trên phán xuống nhưng dưới có tiền đưa lên thì đồng tiền ở dưới sẽ điều khiển “trên”. Khi “quyền” đồng nghĩa với “lợi” việc tranh quyền trong nội bộ đảng rất gay gắt. Dưới thời ba ông, nhân sự cá mè một lứa, không ai chịu ai. Rốt cục một cơ chế gọi là “tam đầu chế” với ba nhân vật “Mười, Anh, Kiệt” thỏa hiệp “chia quyền” cùng nhau lãnh đạo.
Ba ông này không thể “trụ” mãi, vấn đề nhân sự lại đặt ra. Tranh chấp lãnh đạo trong đảng quyết liệt hơn, nhưng cá đối bằng đầu, không có gương mặt nào nổi bật, rốt cục phải chọn giải pháp “thỏa hiệp” là đưa một người “vô hại” lên TBT. Đó là Nông Đức Mạnh.
Chính trong thời kỳ ông Mạnh vấn đề nhân sự đảng bị lọt khỏi tay TBT. Cùng lúc, ba Dũng nổi lên như một nhân vật “đẹp trai”, “có khả năng”, lại được sự ủng hộ của hai ông Anh và Kiệt. Ông Dũng được nhận lãnh những chức vụ trọng yếu về an ninh và kinh tế. Trọng thời gian đó, Nguyễn Tấn Dũng đã cài cắm tay chân vào các chức vụ trọng yếu, nắm toàn bộ mạng lưới an ninh và hệ thống kinh tài của VN. Khi ông Trọng lên TBT, ông này cũng là một người “vô thưởng vô phạt”, thì Ba Dũng trở thành người duy nhứt cùng lúc nắm “thực quyền” và “tiền” trong hệ thống đảng và nhà nước. Những cán bộ nhà nước khác, ai lại không tham nhũng? đều bị ba Dũng “nắm tẩy”, nôm na là bị ba Dũng gieo “sinh tử phù”. Nguyên tắc “dân chủ tập trung” trở thành nguyên tắc của “bè phái”, chúng khẩu đồng từ. Quyết định những vấn đề lớn trong đảng được biểu quyết theo nguyên tắc “dân chủ”. Từ nay quyết định đó nằm trong tay của ba Dũng.
Hội nghị đảng 6 cho thấy lợi hại của dân chủ tập trung. Chơi dao có ngày đứt tay. Hai ông Sang Trọng là nạn nhân đầu tiên của nền dân chủ này.
Hai ông Sang Trọng sẽ phải làm gì để vừa “thoát thân”, tức thoát đòn trả thù của ba Dũng, và vừa “cứu nước” khỏi bầy sâu, thực ra là hệ thống Mafia của bố già “Corleone” Ba Dũng?
Sẽ không cách nào khác, phải dân chủ hóa chế độ. Chỉ có một nền dân chủ thực sự mới huy động được sức mạnh của toàn dân để diệt bầy mọt nước (vừa chống ngoại xâm). Hai ông Sang Trọng có dám ưỡn ngực làm Yeltsin Việt Nam để đi vào lịch sử muôn thuở lưu danh hay không?
Hai ông Sang-Trọng muốn diệt con sâu chúa tham nhũng là ba Dũng ngay trong hội nghị đảng 6, nhưng bất thành. Ông Trọng đọc diễn văn, có đoạn mếu máo trông rất…. đáng thuơng. Cũng nên thông cảm cho ông Trọng, nhân danh lãnh đạo tối cao mà không làm gì được cái “tự do” của ông ba Dũng, nghĩ tức chết! Ông Sang, đường đường Chủ tịch nước, cũng ngang tầm với “bác” hồi xưa, cay cú lắm nhưng cũng chỉ dám nói gần nói xa “đồng chí X”, chứ không dám nói là thằng “tự do” ba Dũng. Còn gì tức bằng?
Hai ông Sang-Trọng, với hồ sơ bằng chứng rành rành ghi đủ 300 trang giấy, cứ nghĩ rằng phen này sẽ bứng gốc ba Dũng. Nhưng lầm to. Bừng chứng thì bằng chứng nhưng làm gì được nhau? Hai ông Sang-Trọng vì vậy là nạn nhân của cái gọi là “dân chủ tập trung”, tức cái “dân chủ” áp dụng trong thượng tầng chóp bu của đảng.
Con sâu khi đã lên làm sâu chúa, chắc chắn đàn em của nó đã đầy cái ổ tham nhũng Trung ương đảng.
Hể nói dân chủ là nói đến biểu quyết, đến bỏ phiếu. Vậy thì phe nào nhiều phiếu phe đó thắng. Khi sâu mọt đã đầy trong trung ương thì ba Dũng thắng là phải rồi! Hai ông Sang-Trọng không lường được chiêu này của ba Dũng thì “quá dở”, nếu không thì bộ tham mưu của hai ông cũng là vô tích sự.
Điều muốn nói cho hai ông Sang-Trọng biết là ngón đòn thù bao giờ cũng hiểm độc. Hai ông đánh nó không chết thì coi chừng nó đánh lại hai ông phải chết. Không biết là con sâu chúa nó trả thù hai ông vào lúc nào. Điều trước tiên hai ông phải làm để phòng thân là hóa giải hiệu quả của “dân chủ tập trung”.
Vấn đề cần tìm hiểu ở đây là từ khi nào nguyên tắc “dân chủ tập trung” được áp dụng?
Ngày trước, TBT luôn nắm “ban tổ chức đảng”, tức bộ phận phân bổ nhân sự đảng viên vào các chức vụ nhà nước. Vì vậy, thẩm quyền của TBT rất lớn, nói là dưới nghe răm rắp. Đến đầu thập niên 90, hệ thống cộng sản quốc tế sụp đổ, đồng thời với chủ trương “đổi mới”, VN áp dụng “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”… các việc này ảnh hưởng lớn đến cơ cấu trong đảng. Ngày trước có “quyền” thì chỉ có “lực”, có thể hạ bệ, thủ tiêu đồng chí để tranh quyền. Trên phán xuống thì dưới xếp ve. Khi đảng chủ trương “đảng viên phải biết làm giàu”, vấn đề ngoài “quyền” còn có vấn đề “tiền”. Nhưng “tiền” mua tiên cũng được, do đó có tiền đồng nghĩa với “có quyền”. Trên phán xuống nhưng dưới có tiền đưa lên thì đồng tiền ở dưới sẽ điều khiển “trên”. Khi “quyền” đồng nghĩa với “lợi” việc tranh quyền trong nội bộ đảng rất gay gắt. Dưới thời ba ông, nhân sự cá mè một lứa, không ai chịu ai. Rốt cục một cơ chế gọi là “tam đầu chế” với ba nhân vật “Mười, Anh, Kiệt” thỏa hiệp “chia quyền” cùng nhau lãnh đạo.
Ba ông này không thể “trụ” mãi, vấn đề nhân sự lại đặt ra. Tranh chấp lãnh đạo trong đảng quyết liệt hơn, nhưng cá đối bằng đầu, không có gương mặt nào nổi bật, rốt cục phải chọn giải pháp “thỏa hiệp” là đưa một người “vô hại” lên TBT. Đó là Nông Đức Mạnh.
Chính trong thời kỳ ông Mạnh vấn đề nhân sự đảng bị lọt khỏi tay TBT. Cùng lúc, ba Dũng nổi lên như một nhân vật “đẹp trai”, “có khả năng”, lại được sự ủng hộ của hai ông Anh và Kiệt. Ông Dũng được nhận lãnh những chức vụ trọng yếu về an ninh và kinh tế. Trọng thời gian đó, Nguyễn Tấn Dũng đã cài cắm tay chân vào các chức vụ trọng yếu, nắm toàn bộ mạng lưới an ninh và hệ thống kinh tài của VN. Khi ông Trọng lên TBT, ông này cũng là một người “vô thưởng vô phạt”, thì Ba Dũng trở thành người duy nhứt cùng lúc nắm “thực quyền” và “tiền” trong hệ thống đảng và nhà nước. Những cán bộ nhà nước khác, ai lại không tham nhũng? đều bị ba Dũng “nắm tẩy”, nôm na là bị ba Dũng gieo “sinh tử phù”. Nguyên tắc “dân chủ tập trung” trở thành nguyên tắc của “bè phái”, chúng khẩu đồng từ. Quyết định những vấn đề lớn trong đảng được biểu quyết theo nguyên tắc “dân chủ”. Từ nay quyết định đó nằm trong tay của ba Dũng.
Hội nghị đảng 6 cho thấy lợi hại của dân chủ tập trung. Chơi dao có ngày đứt tay. Hai ông Sang Trọng là nạn nhân đầu tiên của nền dân chủ này.
Hai ông Sang Trọng sẽ phải làm gì để vừa “thoát thân”, tức thoát đòn trả thù của ba Dũng, và vừa “cứu nước” khỏi bầy sâu, thực ra là hệ thống Mafia của bố già “Corleone” Ba Dũng?
Sẽ không cách nào khác, phải dân chủ hóa chế độ. Chỉ có một nền dân chủ thực sự mới huy động được sức mạnh của toàn dân để diệt bầy mọt nước (vừa chống ngoại xâm). Hai ông Sang Trọng có dám ưỡn ngực làm Yeltsin Việt Nam để đi vào lịch sử muôn thuở lưu danh hay không?
Trương Nhân Tuấn
Nguồn: Dân chủ tập trung và con đường thoát của hai ông Sang-Trọng. Nhân Tuấn Trương. Facebook.
Lưới Tình Báo Trung Quốc tại Việt Nam (!?)
Phó TT Hoàng Trung Hải |
Có phải Phó Thủ Tướng CSVN Hoàng Trung Hải là gián điệp Hoa Nam do Trung
Quốc gài vào để chui sâu, trèo cao trong Đảng CSVN, theo lời tố cáo của
một người viết blog tại VN?
Chính xác, những chuyện như thế chúng ta không xác minh được. Nhưng hiển nhiên rằng, tình báo TQ luôn luôn muốn thò tay vào nội tình các nước, và tuyệt vời nhất sẽ là cài cắm gián điệp.
Trên trang báo Top Secret Writers, một phóng viên ký tên WC cho biết rằng nhà nước TQ luôn luôn có kế hoạch để biến các công dân Trung Quốc khắp thế giới trở thành gián điệp thu thập tin cho TQ.
Sở tình báo Trung Quốc được học giới Hoa Kỳ viết tắt là MSS, tức là Ministry of State Security (Bộ An Ninh Quốc Gia), đã lập một mạng lưới gián điệp trong nội địa Hoa Kỳ.
Để phát triển mạng lưới này, MSS đã dàn dựng cho các điệp viên nộp đơn xin di trú tại Mỹ. Có nhiều cách và có nhiều thành phần để MSS thực hiện mục tiêu gài người qua di trú.
Từ 20 năm trước, hơn 30% sinh viên TQ tốt nghiệp Harvard đã nộp đơn xin thường trú luôn tại Hoa Kỳ, và con số này ngày càng nhiều.
Trong cuốn sách tựa đề “Chinese Intelligence Operations” (Hoạt Động Tình Báo TQ), tác giả Nicholas Eftimiades kể về một sinh viên, một trường hợp điển hình, chuyển sang thành điệp viên cho TQ.
Trước khi vào Hoa Kỳ, các sinh viên TQ được gặp bởi các cán bộ đảng CSTQ. Những sinh viên được dặn dò, “Hãy nhớ tới gia đình quý bạn, nhớ tới Đảng Cộng Sản, và đất nước” trong khi sống xa xứ.
Các cán bộ đảng khuyến cáo sinh viên sắp rời nước là “phải ráng học và tìm bạn ở những cấp càng cao càng tốt.”
Đặc biệt, những sinh viên TQ sang Mỹ đều phải liên lạc thường xuyên với chi bộ Đảng CSTQ hải ngoại, và phải giữ mối liên lạc với cán bộ quản lý sinh viên.
Những cán bộ quản lý này có 2 nhiệm vụ: Tìm những sinh viên phù hợp với khả năng của một điệp viên giỏi, và nhận dạng những sinh viên có cơ nguy chuyển hướng sang lực lượng đòi hỏi dân chủ.
Do vậy, cả 2 công tác nhồi sọ trung thành với đảng CSTQ và quản lý chặt phải song song thực hiện từ sơ kỳ.
Dĩ nhiên, chính phủ TQ đã bác bỏ những gì tác giả Eftimiades nêu ra trong sách.
Tuy nhiên, phóng viên WC của mạng Top Secret Writers kể rằng trong năm đầu tiên ông sống ở Hoa Lục, ông đã có buổi họp để “gặp đặc biệt” với nhiều sinh viên TQ đang chờ sang Hoa Kỳ. Vì có mặt WC, những buổi họp mặt kia nhẹ về chính trị, mà chủ yếu biến sang vui chơi.
Các sinh viên được yêu cầu là để giữ được visa du học, họ phảỉ giữ liên lạc với một cơ quan chính phủ. Và các sinh viên được theo dõi liên tục, kể cả khi cần thiết, thư tín của các sinh viên gưỉ về gia đình phảỉ bị mở ra xem trộm. Kể từ thời chưa có email, đôi khi sinh viên bị người cán bộ quản lý ở Hoa Kỳ kêu lên giảỉ thích về các lá thư khả nghi. Gia đình và sinh viên lúc đó bị đe dọa trừng phạt kinh tế, hoặc là sẽ bị trường phạt một cách khác – ngay cả khi được chọn làm gián điệp mà từ chối.
Đối với sinh viên, khi gặp cảnh ngộ đó, có nghĩa là phải rời đại học. Đối với gia đình, khi bị trừng phạt có nghĩa là cả cha và mẹ có thể bị sa thải ra khỏi công việc họ đang làm ở quê nhà.
Trong thời email theo dõi còn dễ dàng hơn. Với những công ty viễn thông như Huawei và ZTE, hai công ty bị xem là cánh tay nối dài của quân đội TQ, đọc lén email của toàn bộ gia đình sinh viên này không khó, và sẽ dễ dàng nhận ra những sinh viên nào trung thành với Đảng CSTQ và sinh viên nào có thể trở thành bất trị.
Các cán bộ CSTQ cũng tìm các sinh viên có gia đình gặp cảnh ngộ khó khăn, và rồi đưa tiền giúp đỡ khi các sinh viên này chịu hoạt động cho mạng lưới MSS. Đối với những sinh viên có thể trở thành yêu thích dân chủ, giấy visa du học sẽ bị thu hồi.
Trong một trường hợp, một người Nhật Bản tên là Yosshizaki bị cáo buộc là hoạt động chống TQ, và bị đe dọa tống giam ở TQ.
Công an TQ nói, Yosshizaki có “nguồn gốc tổ tiên Trung Hoa,” và cũng có một đứa con đang sống ở TQ, nên Yosshizaki bị xem là công dân Trung Quốc. Yosshizaki bị hăm dọa bỏ tù hay bị xử tử nếu không hoạt động cho CSTQ, và cũng không được phép mang con trai ra khỏi TQ.
Điểm phi lý ở đây là: Yosshizaki có một passport của Nhật Bản.
Bên cạnh chuyện hăm dọa sinh viên, CSTQ cũng lập chi bộ đảng hải ngoại, và tòa đại sứ TQ đóng vai tích cực tuyển mộ gián điệp tương lai.
Phương pháp từ nhu tới cương đã thiết lập mạng lưới gián điệp TQ thành công ở Mỹ.
Một viên chức ở công ty Union Carbide, thuộc chi nhánh công ty hóa chất Dow,là gốc Hoa, được cán bộ CSTQ tới mời làm việc để trộm bí mật công nghệ ở Dow. Người này từ chối.
Một trường hợp khác thì thành công: Larry Chin là thông dịch viên Hoa Ngữ cho tình báo Mỹ CIA. Chin đã trở thành gián điệp đôi, mang bí mật của Mỹ bán cho TQ. Và lãnh án tù dài ah5n ở Mỹ năm 1986 về tội gián điệp và trốn thuế.
Hay như Xiang Dong Yu làm cho hãng Ford, hạ tải 4,000 hồ sơ về bí mật kỹ thuật xe hơi, và mang về cho nơi bà làm việc kế tiếp là Beijing Automotive Company. Cac1 hồ sơ này trị giá hàng chục triệu đô và là bí mật kỹ nghệ của nhiều năm nghiên cứu của các kỹ sư hãng Ford.
Mới tháng 1-2012, nhà hóa học Yuan Li thú tội trộm bí mật kỹ nghệ của Sanofi Aventis và bán sang TQ.
Hay như kỹ sư Wen Chyu Liou bị kết án trộm bí mật của Dow Chemicals và bán sang TQ.
Năm 2009, Dongfan Chung bị kết án trộm bí mật về phi đạn và phi thuyền tại Boeing.
Danh sách gián điệp nhiều không kể xiết.
Có phải Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải là gián điệp TQ gài vào Hà Nội hay không?
Chính xác, những chuyện như thế chúng ta không xác minh được. Nhưng hiển nhiên rằng, tình báo TQ luôn luôn muốn thò tay vào nội tình các nước, và tuyệt vời nhất sẽ là cài cắm gián điệp.
Trên trang báo Top Secret Writers, một phóng viên ký tên WC cho biết rằng nhà nước TQ luôn luôn có kế hoạch để biến các công dân Trung Quốc khắp thế giới trở thành gián điệp thu thập tin cho TQ.
Sở tình báo Trung Quốc được học giới Hoa Kỳ viết tắt là MSS, tức là Ministry of State Security (Bộ An Ninh Quốc Gia), đã lập một mạng lưới gián điệp trong nội địa Hoa Kỳ.
Để phát triển mạng lưới này, MSS đã dàn dựng cho các điệp viên nộp đơn xin di trú tại Mỹ. Có nhiều cách và có nhiều thành phần để MSS thực hiện mục tiêu gài người qua di trú.
Từ 20 năm trước, hơn 30% sinh viên TQ tốt nghiệp Harvard đã nộp đơn xin thường trú luôn tại Hoa Kỳ, và con số này ngày càng nhiều.
Trong cuốn sách tựa đề “Chinese Intelligence Operations” (Hoạt Động Tình Báo TQ), tác giả Nicholas Eftimiades kể về một sinh viên, một trường hợp điển hình, chuyển sang thành điệp viên cho TQ.
Trước khi vào Hoa Kỳ, các sinh viên TQ được gặp bởi các cán bộ đảng CSTQ. Những sinh viên được dặn dò, “Hãy nhớ tới gia đình quý bạn, nhớ tới Đảng Cộng Sản, và đất nước” trong khi sống xa xứ.
Các cán bộ đảng khuyến cáo sinh viên sắp rời nước là “phải ráng học và tìm bạn ở những cấp càng cao càng tốt.”
Đặc biệt, những sinh viên TQ sang Mỹ đều phải liên lạc thường xuyên với chi bộ Đảng CSTQ hải ngoại, và phải giữ mối liên lạc với cán bộ quản lý sinh viên.
Những cán bộ quản lý này có 2 nhiệm vụ: Tìm những sinh viên phù hợp với khả năng của một điệp viên giỏi, và nhận dạng những sinh viên có cơ nguy chuyển hướng sang lực lượng đòi hỏi dân chủ.
Do vậy, cả 2 công tác nhồi sọ trung thành với đảng CSTQ và quản lý chặt phải song song thực hiện từ sơ kỳ.
Dĩ nhiên, chính phủ TQ đã bác bỏ những gì tác giả Eftimiades nêu ra trong sách.
Tuy nhiên, phóng viên WC của mạng Top Secret Writers kể rằng trong năm đầu tiên ông sống ở Hoa Lục, ông đã có buổi họp để “gặp đặc biệt” với nhiều sinh viên TQ đang chờ sang Hoa Kỳ. Vì có mặt WC, những buổi họp mặt kia nhẹ về chính trị, mà chủ yếu biến sang vui chơi.
Các sinh viên được yêu cầu là để giữ được visa du học, họ phảỉ giữ liên lạc với một cơ quan chính phủ. Và các sinh viên được theo dõi liên tục, kể cả khi cần thiết, thư tín của các sinh viên gưỉ về gia đình phảỉ bị mở ra xem trộm. Kể từ thời chưa có email, đôi khi sinh viên bị người cán bộ quản lý ở Hoa Kỳ kêu lên giảỉ thích về các lá thư khả nghi. Gia đình và sinh viên lúc đó bị đe dọa trừng phạt kinh tế, hoặc là sẽ bị trường phạt một cách khác – ngay cả khi được chọn làm gián điệp mà từ chối.
Đối với sinh viên, khi gặp cảnh ngộ đó, có nghĩa là phải rời đại học. Đối với gia đình, khi bị trừng phạt có nghĩa là cả cha và mẹ có thể bị sa thải ra khỏi công việc họ đang làm ở quê nhà.
Trong thời email theo dõi còn dễ dàng hơn. Với những công ty viễn thông như Huawei và ZTE, hai công ty bị xem là cánh tay nối dài của quân đội TQ, đọc lén email của toàn bộ gia đình sinh viên này không khó, và sẽ dễ dàng nhận ra những sinh viên nào trung thành với Đảng CSTQ và sinh viên nào có thể trở thành bất trị.
Các cán bộ CSTQ cũng tìm các sinh viên có gia đình gặp cảnh ngộ khó khăn, và rồi đưa tiền giúp đỡ khi các sinh viên này chịu hoạt động cho mạng lưới MSS. Đối với những sinh viên có thể trở thành yêu thích dân chủ, giấy visa du học sẽ bị thu hồi.
Trong một trường hợp, một người Nhật Bản tên là Yosshizaki bị cáo buộc là hoạt động chống TQ, và bị đe dọa tống giam ở TQ.
Công an TQ nói, Yosshizaki có “nguồn gốc tổ tiên Trung Hoa,” và cũng có một đứa con đang sống ở TQ, nên Yosshizaki bị xem là công dân Trung Quốc. Yosshizaki bị hăm dọa bỏ tù hay bị xử tử nếu không hoạt động cho CSTQ, và cũng không được phép mang con trai ra khỏi TQ.
Điểm phi lý ở đây là: Yosshizaki có một passport của Nhật Bản.
Bên cạnh chuyện hăm dọa sinh viên, CSTQ cũng lập chi bộ đảng hải ngoại, và tòa đại sứ TQ đóng vai tích cực tuyển mộ gián điệp tương lai.
Phương pháp từ nhu tới cương đã thiết lập mạng lưới gián điệp TQ thành công ở Mỹ.
Một viên chức ở công ty Union Carbide, thuộc chi nhánh công ty hóa chất Dow,là gốc Hoa, được cán bộ CSTQ tới mời làm việc để trộm bí mật công nghệ ở Dow. Người này từ chối.
Một trường hợp khác thì thành công: Larry Chin là thông dịch viên Hoa Ngữ cho tình báo Mỹ CIA. Chin đã trở thành gián điệp đôi, mang bí mật của Mỹ bán cho TQ. Và lãnh án tù dài ah5n ở Mỹ năm 1986 về tội gián điệp và trốn thuế.
Hay như Xiang Dong Yu làm cho hãng Ford, hạ tải 4,000 hồ sơ về bí mật kỹ thuật xe hơi, và mang về cho nơi bà làm việc kế tiếp là Beijing Automotive Company. Cac1 hồ sơ này trị giá hàng chục triệu đô và là bí mật kỹ nghệ của nhiều năm nghiên cứu của các kỹ sư hãng Ford.
Mới tháng 1-2012, nhà hóa học Yuan Li thú tội trộm bí mật kỹ nghệ của Sanofi Aventis và bán sang TQ.
Hay như kỹ sư Wen Chyu Liou bị kết án trộm bí mật của Dow Chemicals và bán sang TQ.
Năm 2009, Dongfan Chung bị kết án trộm bí mật về phi đạn và phi thuyền tại Boeing.
Danh sách gián điệp nhiều không kể xiết.
Có phải Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải là gián điệp TQ gài vào Hà Nội hay không?
Trần Khải
(VAOL)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét